18
1 ĐÁNH GIÁ MUA HOSE: HDB Ngành Ngân hàng Giá thtrường (VND) 33.000 Giá mc tiêu (VND) 41.300 Chênh lch so vi giá hin ti 25.2% Tlctc N/A Sut sinh li kvng 25.2% Thng kê 04/01/2018 SL lưu hành (triệu cp) 981 Vn hóa (tđồng) 32.373 Vn hóa (triu USD) 1,42 % khi ngoi shu 17,7% VND/USD 22.665 Index: VNIndex / HNX 968,46/115,58 NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRI N TP.HCM (HDBank) 04.01.2018 BÁO CÁO LẦN ĐẦU LI THRIÊNG BIT Điểm nhấn đầu HDSaison tiếp tục có đóng góp lớn vi 51% tng thu nhp lãi thun nhvào vthế và kinh nghim ca cđông chiến lước Credit Saison Tăng trưởng tín dng kvọng đạt 25% và 24,5% cho 2017 và 2018 nhdin biến tích cc ca thtrường cho vay tiêu dùng, sổn định ca nn kinh tế và thanh khon di dào với LDR đạt 65,4% NIM dkiến ci thin mnh mtrong năm 2017 và 2018 với lần lượt là 5,4% và 5,7% năm 2017 và 2018 nhờ khách hàng cá nhân, hgia đình và SMEs Chi phí dư phòng thấp nhtlnxu duy trì mc thp vi ch1,6% và áp lc tnVAMC cũng không quá lớn Mô hình bán lriêng bit bao gm Ngân hàng Công ty tài chính Hàng không giúp HDBank tn dụng đường ngun khách hàng tVJC Áp lc cnh tranh ln trên thtrường tài chính tiêu dùng đến t2 đối thln là FE Credit, Home Credit và các đối thmi Nhu cầu tăng vốn ln nhm phc vcho hoạt động kinh doanh và thc hin chun Basel II Chúng tôi dphóng LNST và VCSH 2017 lần lượt đạt 2.054 tđồng (+173%y/y) và 22.678 tđồng (+128%y/y), ng vi EPS 2541 đồng và BVPS 15.982 đồng. Theo đó, mức giá hp lý ca HDBank 41.300 đồng, cao hơn 25.2% so vi giá niêm yết là 33.000 đồng. Do đó, chúng tôi khuyến nghTĂNG TỶ TRNG Các chỉ tiêu tài chính 2015 2016 2017F 2018F TN lãi ròng 3.245 4.678 8.315 10.772 TN ngoài lãi ròng 888 740 1.237 1.358 LN trước CPDP 1.723 2.141 4.585 5.823 LNTT 788 1.148 3.196 4.224 TT tín dụng 34,7% 45,4% 25,0% 24,5% TT huy động 19,4% 38,8% 16,8% 20,9% TT thu nhập lãi thuần 99,2% 44,2% 77,7% 29,5% TT thu nhập ngoài lãi -30,1% -16,6% 67,2% 9,8% TT LN trước dự phòng 59,7% 24,3% 114,1% 27,0% TT LNTT 26,7% 45,6% 178,5% 32,2% CIR 58% 60% 52% 52% NIM 3,7% 4,1% 5,4% 5,7% LDR 63,6% 61,4% 65,4% 67,4% Tỷ lệ nợ xấu 1,5% 1,6% 1,6% 1,7% LLRR 79% 78% 70% 80% ROAA 0,6% 0,7% 1,5% 1,6% ROAE 6,6% 9,2% 19,5% 18,7% EPS pha loãng 642 932 2,541 3.359 BVPS N/A N/A 15,982 19.978 P/E forward N/A N/A 13,0 9,8 P/B forward N/A N/A 2,1 1,7 Đặng Gia Tuấn (+84 2) 3914 8585 - Ext: 1466 [email protected] www.kisvn.vn

NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM (HDBank)static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_04/...Nguyễn Hữu Đặng (TV HĐQT) và vợ Lưu Văn Sơn (TV HĐQT) Đào Duy

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ĐÁNH GIÁ MUA

HOSE: HDB

Ngành Ngân hàng

Giá thị trường (VND) 33.000

Giá mục tiêu (VND) 41.300

Chênh lệch so với giá hiện tại 25.2%

Tỷ lệ cổ tức N/A

Suất sinh lợi kỳ vọng 25.2%

Thống kê 04/01/2018

SL lưu hành (triệu cp) 981

Vốn hóa (tỷ đồng) 32.373

Vốn hóa (triệu USD) 1,42

% khối ngoại sở hữu 17,7%

VND/USD 22.665

Index: VNIndex / HNX 968,46/115,58

NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM (HDBank) 04.01.2018

Báo cáo Vĩ mô và TTCK Tháng 9/2016 05.09.2016

BÁO CÁO LẦN ĐẦU

LỢI THẾ RIÊNG BIỆT

Điểm nhấn đầu tư

HDSaison tiếp tục có đóng góp lớn với 51% tổng thu nhập lãi thuần nhờ

vào vị thế và kinh nghiệm của cổ đông chiến lước Credit Saison

Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 25% và 24,5% cho 2017 và 2018 nhờ

diễn biến tích cực của thị trường cho vay tiêu dùng, sự ổn định của nền kinh tế

và thanh khoản dồi dào với LDR đạt 65,4%

NIM dự kiến cải thiện mạnh mẽ trong năm 2017 và 2018 với lần lượt là 5,4%

và 5,7% năm 2017 và 2018 nhờ khách hàng cá nhân, hộ gia đình và SMEs

Chi phí dư phòng thấp nhờ tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp với chỉ 1,6% và

áp lực từ nợ VAMC cũng không quá lớn

Mô hình bán lẻ riêng biệt bao gồm Ngân hàng – Công ty tài chính – Hàng

không giúp HDBank tận dụng đường nguồn khách hàng từ VJC

Áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường tài chính tiêu dùng đến từ 2 đối thủ

lớn là FE Credit, Home Credit và các đối thủ mới

Nhu cầu tăng vốn lớn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh và thực hiện

chuẩn Basel II

Chúng tôi dự phóng LNST và VCSH 2017 lần lượt đạt 2.054 tỷ đồng

(+173%y/y) và 22.678 tỷ đồng (+128%y/y), ứng với EPS 2541 đồng và BVPS

15.982 đồng. Theo đó, mức giá hợp lý của HDBank 41.300 đồng, cao hơn

25.2% so với giá niêm yết là 33.000 đồng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị

TĂNG TỶ TRỌNG

Các chỉ tiêu tài chính 2015 2016 2017F 2018F

TN lãi ròng 3.245 4.678 8.315 10.772

TN ngoài lãi ròng 888 740 1.237 1.358

LN trước CPDP 1.723 2.141 4.585 5.823

LNTT 788 1.148 3.196 4.224

TT tín dụng 34,7% 45,4% 25,0% 24,5%

TT huy động 19,4% 38,8% 16,8% 20,9%

TT thu nhập lãi thuần 99,2% 44,2% 77,7% 29,5%

TT thu nhập ngoài lãi -30,1% -16,6% 67,2% 9,8%

TT LN trước dự phòng 59,7% 24,3% 114,1% 27,0%

TT LNTT 26,7% 45,6% 178,5% 32,2%

CIR 58% 60% 52% 52%

NIM 3,7% 4,1% 5,4% 5,7%

LDR 63,6% 61,4% 65,4% 67,4%

Tỷ lệ nợ xấu 1,5% 1,6% 1,6% 1,7%

LLRR 79% 78% 70% 80%

ROAA 0,6% 0,7% 1,5% 1,6%

ROAE 6,6% 9,2% 19,5% 18,7%

EPS pha loãng 642 932 2,541 3.359

BVPS N/A N/A 15,982 19.978

P/E forward N/A N/A 13,0 9,8

P/B forward N/A N/A 2,1 1,7

Đặng Gia Tuấn (+84 2) 3914 8585 - Ext: 1466 [email protected] www.kisvn.vn

2

11.0%

3.6%

3.0%

17.7%

71.6%

Sovico

Agriseco

Nguyễn Thị Phương Thảo (Phó Chủ tịch)

Lưu Thị Việt Hồng (Con gái Chủ tịch HDB)

Nguyễn Hữu Đặng (TV HĐQT) và vợ

Lưu Văn Sơn (TV HĐQT)

Đào Duy Tường (Trưởng BKS)

Cổ đông nước ngoài

Cổ đông khác

NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM (HDBank)

I. TỔNG QUAN

Được thành lập vào ngày 04/01/1990 với mức vốn điều lệ (VĐL) ban đầu chỉ 3 tỷ đồng,

sau khi trải qua nhiều đơt tăng vốn, Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. HCM (HDBank) đã

có mức VĐL lên đến gần 10.100 tỷ đồng. Tính đến 9 tháng 2017, HDBank đã có 240 chi

nhánh, phòng giao dịch và hơn 10.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, cùng với tổng số

nhân viên đạt hơn 13.000 người.

Hiện tại, HDBank đang nắm giữ thị phần tài chính tiêu dùng lớn thứ 3 tại thị trường Việt

Nam thông qua việc sở hữu 50% vốn tại công ty tài chính tiêu dùng HDSaison.

Hình 1:Các cột mốc quan trọng

Nguồn:HDB, KISV Research

1. Cơ cấu sở hữu

1.1. Cơ cấu cổ đông

Hình 2: Cơ cấu cổ đông hiện tại

Nguồn: KISV Research

Theo ước tính của chúng tôi, sau nhiều đợt tăng vốn trong năm 2017, hiện số lượng cổ

phiếu đang lưu hành của HDBank đạt hơn 981 triệu cổ phiếu. Trong đó, tổng tỷ lệ sở hữu

cả trực tiếp và gián tiếp của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hùng (Chủ tịch hội đồng sáng

lập Sovico) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Phó Chủ tịch) là hơn 14%.Vừa qua, HDBank

đã thành công trong đợt phát hành riêng lẻ hơn 98 triệu cổ phiếu, trong đó, Sovico và bà

Thảo đã mua đến 57% số lượng cổ phiếu phát hành này, giúp HDBank thu về khoản

3.200 tỷ đồng.

Mới đây nhất, HDBankcũng đã hoàn thành đợt phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài với

nguồn vốn thu được lên đến 300 triệu USD từ 76 tổ chức tài chính trên thế giới. Các tổ

chức này bao gồm Credit Saison (Nhật), Deutsche Bank AG (Đức), JPMorgan Vietnam

Opportunities Fund, CAM Bank (Nhật Bản), RWC Frontier Markets Opportunity Master

Fund (Anh), Macquarie Bank (Úc), Charlemagne (Anh); Dragon Capital (Anh), Vina

1989

• Thành lập với VĐL 3 tỷ đồng

1998

• Tăng VĐL lên 24 tỷ đồng

2006

• Tăng VĐL lên 300 tỷ đồng

2008

• Tăng VĐL lên 1.000 tỷ đồng

2010

• Tăng VĐL lên 2.000 tỷ đồng

2011

• Tăng VĐL lên 3.000 tỷ đồng

2012

• Tăng VĐL lên 5.000 tỷ đồng

2013

• + Thành lập HDSaison, + Sáp nhập với DaiABank, + Tăng VĐL lên 8.100 tỷ đồng

2017

• Tăng VĐL lên 10.100 tỷ đồng

3

HDBank

HDBank AMC HDSaison

55%

17%

13%

12%

3% FE Credit

Home Credit

HDSaison

Prudential Finance

Khác

Capital…Sau đợt này, HDBank sẽ tiếp tục phát hành 20 triệu cổ phiếu cho CBCNV với giá

ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu trước khi chính thức niêm yết trên sàn giao dịch HOSE vào

đầu năm 2018. Số lượng cổ phiếu lưu hành dự kiến sẽ là hơn 1,2 tỷ cổ phiếu.

1.2. Sơ đồ tổ chức

Hình 3:Sơ đồ tổ chức

Nguồn: HDB, KISV Research

HDBank hiện tại có hai công ty con bao gồm HDSaison và Công ty TNHH MTV Quản lý

Nợ và Khai thác tài sảnHDBank (HDBank AMC). Trong đó, HDSaison hiện đang có vốn

điều lệ 800 tỷ đồng. HDBank hiện đang sở hữu 50% cổ phần tại HDSaison, Credit Saison

sở hữu 49% và Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) sở hữu 1%.

2. Chiến lược hoạt động tập trung vào phân khúc ngân hàng bán lẻ

2.1. HDSaison là một trong những nguồn thu chính

Tài chính tiêu dùng hiện được cho là một trong những thị trường màu mỡ đối với các tổ

chức tài chính, ngân hàng tại Việt Nam nhờ dự báo quy mô dân số đạt 100 triệu người

vào 2025, thu nhập bình quân đầu người cùng với nhu cầu chi tiêu gia tăng trong tương

lai.

Hiện HDSaison đang là một trong ba Công ty Tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam với

đội ngũ hơn 7.000 nhân viên đang làm việc tại hơn 7.500 điểm giao dịch, phục vụ cho gần

3 triệu khách hàng trên cả nước.

Hình 4: Thị phần tài chính tiêu dùng năm 2016

Nguồn: KISVN Research

Suốt thời gian qua, HDBank đẩy mạnh phát triển mạng lưới hoạt động với kết quả đạt

được khả quan.Cụ thể, số điểm giao dịch ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc qua các

năm với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lên đến 89% trong giai đoạn 2013 – 2016, từ

1.121 điểm lên 7.515 điểm. Số lượng khách hàng cũng tăng lên đáng kể với CAGR đạt

67%, đạt hơn 3 triệu người cuối năm 2016 và hơn 3,4 triệu người tính đến thời điểm tháng

9/2017.Trong đó, chủ yếu là khách hàng cá nhân.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cổ đông chiến lược Credit Saison, một tổ chức phát hành thẻ

tín dụng lớn nhất Nhật Bản, HDSaison có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển sản phẩm

cũng như tiếp cận các công nghệ mới nhằm tối ưu hóa hoạt động, góp phần nâng cao

năng lực cạnh tranh và cải thiện thị phầnvới các công ty cho vay tiêu dùng khác.

4

1,121

2,312

4,522

7,515

10,000

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

2013 2014 2015 2016 9M2017

CAGR = 73%

486,589 712,400

1,244,351

2,274,124

3,400,000

-

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

2013 2014 2015 2016 9M2017

CAGR = 63%

Hình 6: Điểm giao dịch của HDSaison qua các năm Hình 7: Tăng trưởng khách hàng qua các năm

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

2.2. Mô hình bán lẻ riêng biệt bao gồm Ngân hàng – Công ty Tài chính – Hàng không

HDBank định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Trong đó, ngân hàng sẽ tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân và SMEs. Đây là mô

hình mà hầu hết tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đang theo đuổi. Tuy nhiên, nhờ mối

quan hệ cộng hưởng với VietJetAir, HDB đã có nhiều điều kiện riêng biệt và lợi thế vượt

trội so với nhiều ngân hàng khác.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân: Ngoài việc cung cấp các giải pháp cho vay tiêu dùng

thông qua HDSaison, HDBank đã tận dung lợi thếnguồn khách hàng lên đến 20 triệu

người từ VietJet Air để phát triển. Bên cạnh đó, HDBank cũng không ngừng tìm kiếm

những đối tác có nguồn khách hàng lớn như VNPT nhằm mở rộng hệ thống khách hàng

cá nhân trong tương lai.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: HDBank tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng

SMEs với chương trình tài trợ JBIC – JICA hợp tác với Nhật Bản. Theo đó, đây là năm

thứ 10 của chương trình này tại HDBank. Số lượng khách hàng tham gia và doanh số giải

ngân ngày càng tăng qua các năm dù qui mô vẫn còn khiêm tốn.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng khách hàng tham gia lũy kế 21 52 141 307 327

Doanh số giải ngân lũy kế (tỷ đồng) 34 73 167 390 558

Nguồn: HDB, KISV Research

2.3. Đầu tư mạnh mẽ vào ngân hàng điện tử

HDBank hiện đang là một trong những số ít ngân hàng tại Việt Nam đã đẩy mạnh phát

triển hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và ngân hàng điện tử từ rất sớm, góp phần tiết

kiệm thời gian cũng như các thủ tục, chi phí in ẩn, lưu trữ. Số lượng giao dịch Thương

mại điện tử năm 2016 đạt hơn 4,3 triệu giao dịch với tổng số tiền giao dịch là 28.244 tỷ

đồng. Trong đó, số lượng khách hàng sử dụng iBanking đạt 109.604 người với tổng giá trị

giao dịch đạt 19.636 tỷ đồng. Trong tương lai, HDBank định hướng hoàn thiện hệ thống

CNTT nhằm giảm thiểu thủ tục cho các nghiệp vụ huy động, cho vay hay tự động hóa

trong công tác quản lý và vận hành, tạo nền tảng CNTT vững vàng nhằm đẩy mạnh hoạt

động phát hành thẻ của ngân hàng.

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Thu nhập

Trong quá khứ, cơ cấu thu nhập của HDBank biến động khá mạnh giữa thu nhập lãi và

thu nhập ngoài lãi do HDBank tập trung nhiều vào hoạt động đầu tư chứng khoán. Cụ thể,

năm 2013, thu nhập lãi thuần chỉ đạt vỏn vẹn 309 tỷ đồng, chiếm 21% tổng thu nhập hoạt

động do chi phí lãi tăng cao. Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi thuần ghi nhận lên đến 1.133

tỷ đồng (+69% y/y), chủ yếu đến từ hoạt động mua bán chứng khoán. Kể từ 2014,

HDBank đã tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ hoạt động theo hướngđẩy mạnh các nghiệp vụ

cho vay đối với phân khúc khách hàng cá nhân thông qua HDSaison mới được thành lập

và các hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh, bất động sản ... Hoạt động tái cơ cấu đã

giúp HDBank tăng thu nhập lãi thuần và giảm thu nhập ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập,

góp phần giúp LNST hợp nhất của ngân hàng tăng trưởng một cách bền vững và nhanh

chóng. Tính đến hết 2016, thu nhập lãi thuần chiếm 86% tổng thu nhập, trong khi tỷ trọng

thu nhập ngoài lãi liên tục chỉ chiếm 14% từ mức 79% năm 2013. Bên cạnh đó, LNST hợp

nhất 2016 đạt đến 915 tỷ đồng (+45,2% y/y) với sự đóng góp lớn từ HDSaison với 353 tỷ

đồng, tương đương 38,6% tổng LNST.

(Người) (Điểm)

5

5,195 4,884

6,298 7,922

11,321

-2.7%

-6.0%

28.9%25.8%

42.9%

-20.0%

-10.0%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

2012 2013 2014 2015 2016

Thu nhập lãi % Tăng trưởng thu nhập lãi

194 269

427 326

218

477

630

915

66

235 236

353

-

200

400

600

800

1,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

HDB HDSaison

79.4%

14.7%

4.0%1.4% 0.5%

Cho vay khách hàng

Kinh doanh, đầu tư chứng khoán

Thu khác từ HĐ tín dụng

Tiền gửi

Nghiệp vụ bão lãnh

100%

56%

21%

56%

79% 86%

44%

79%

44%

21% 14%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2011 2012 2013 2014 2015 2016

% TN lãi thuần % Tn ngoài lãi ròng

Hình 8:Cơ cấu thu nhập qua các năm Hình 9:Lợi nhuận sau thuế qua các năm

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Thu nhập lãi tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đẩy mạnh hoạt động cho vay

Năm 2016, thu nhập lãi của HDBank ghi nhận ở mức 11.321 tỷ đồng, tăng trưởng đến

hơn 43% so với 2015. Trong đó, cho vay khách hàng đóng góp 79,4% và hoạt đồng đầu

tư chứng khoán đóng góp 14,7%, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 3-15 năm

với lãi suất từ 4,6% đến 11,5%, chứng chỉ tiền gửi của các TCTD với thời hạn 1 năm và

lãi suất 10,5%/năm và trái phiếu của các TCKT khác với thời hạn 2 đến 5 năm với lãi suất

từ 8,9%/năm đến 12,5%/năm. Bên cạnh đó, đóng góp của HDSaison vào tổng thu nhập lãi

có sự tăng trưởng đáng kể từ 18,3% năm 2015 lên 25,4% năm 2016. Điều này cho thấy

hoạt động tài chính tiêu dùng sẽ ngày càng có những đóng góp quan trọng hơn vào tổng

thu nhậpcủa HDBank.

Hình 9: Cơ cấu thu nhập lãi Hình 10: Thu nhập lãi và tăng trưởng thu nhập lãi

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Thanh khoản dồi dào, tín dụng đang ngày càng được đẩy mạnh

Ở giai đoạn đầu, HDBank vẫn chưa tập trung mạnh vào hoạt động cho vay nên thanh

khoản hệ thống luôn duy trì ở mức cao với tỷ lệ LDR có lúc chỉ đạt 53%, thậm chí, vào

năm 2013, HDBank ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng lên đến 108% nhưng chỉ số LDR

lúc này cũng chỉ đạt 58%. Đến năm 2014, khi tăng trưởng tín dụng giảm mạnh với -5%,

LDR lúc này đạt 47%. Tuy nhiên, kể từ đó, HDBank đã tái cơ cấu hoạt động kinh doanh,

tập trung vào hoạt động cho vay cốt lõi. Qua đó, HDBank đã ghi nhận mức tăng trưởng tín

dụng lần lượt 35% và 45% vào năm 2015 và 2016 với mức LDR lần lượt 64% và 61%,

thấp hơn nhiều so với mức trần 80%. Nếu so với mức 72% của VPB, ngân hàng có cùng

định hướng với HDBank, con số này đang khá thấp. Điều này cho thấy thanh khoản của

HDBank đang khá dồi dào và ngân hàng có thể chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh

phù hợp hơn trong tương lai với chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ như cho vay

tiêu dùng, sản xuất kinh doanh đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình.

Điều này đã thể hiện khá rõ trong việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ tại HDSaison trong

những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng kép CAGR lên đến 75% trong giai đoạn 2013-

2016, ghi nhận mức dư nợ tín dụng đến cuối năm 2016 và 6T2017 là 8.055 tỷ đồng và

8.550 tỷ đông, chiếm 8,6% tổng dư nợ toàn HDBank.

(%) (tỷ đồng)

(tỷ đồng) (%)

6

51.6%41.4%

25.2%35.9%

23.2% 22.7%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

9M2017 2016

Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

0.0%

49.6%28.1% 17.8%50.4%

Cho vay các TCKT Cho vay cá nhân

Công ty CP Công ty TNHH

Công ty TNHH nhà nước 100% Doanh nghiệp khác

Hộ kinh doanh

53%

108%

-5%

35%

45%41%

71%

6%

19%

39%

46%

58%

47%

64% 61%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

2012 2013 2014 2015 2016

Tăng trưởng TD Tăng trưởng HĐ TGKH

Tăng trưởng HĐ (bao gồm GTCG) LDR

1,496 2,329 4,696 8,055

21,148

44,030 41,993

56,559

82,224

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

80,000

90,000

2012 2013 2014 2015 2016

HDSaison

HDB

2.25%

0.56%

2.10%

3.67%

4.10%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

4.0%

4.5%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

2012 2013 2014 2015 2016

Thu nhập lãi thuần NIM

3.89%

0.0%

1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

7.0%

8.0%

9.0%

10.0%

VP

B

MB

B

TC

B

HD

B

SG

B

LP

B

KLB

AC

B

BID

VIB

MS

B

CT

G

VC

B

EIB

SH

B

NV

B

ST

B

Hình 11: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống HDBank Hình 12: Dư nợ tín dụng củaHDSaison

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Động lực tăng trưởng chính của HDBank đến từ hoạt động cho vay cá nhân và cho vay

các Tổ chức kinh tế (TCKT) với tỷ trọng lần lượt là 49,6% và 50.4%. Trong đó, với phân

khúc khách hàng doanh nghiệp, khách hàng chủ yếu là các công ty cổ phần (28,1%) và

Công ty TNHH (17,8%).Bên cạnh đó, kỳ hạn các khoản vay cũng bắt đầu có sự chuyển

dịch mạnh mẽ khi tỷ trọng cho vay trung hạn giảm mạnh từ 35,9% năm 2015 xuống còn

25,2% năm 2016 trong khi tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng từ 41.4% lên 51.6% trong giai đoạn

này. Điều này cho thấy định hướngtrong dài hạn của của HDBank là tập trung vào phân

khúc bán lẻ với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình và SMEs là trọng tâm.

Hình 13: Tỷ lệ dư nợ cho vay phân theo nhóm khách hàng Hình 14: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

2. Hiệu quả hoạt động tốt với NIM nằm trong nhóm cao

Kể từ 2013, với sự xuất hiện của HDSaison cùng với định hướng phát triển tập trung vào

phân khúc bán lẻ, HDBank đã liên tục cải thiện thu nhập lãi thuần qua các năm. Qua đó,

NIM của ngân hàng có những bước cải thiện mạnh mẽ từ 0.56% trong năm 2013 đến

mực 4.1% trong năm 2016, giúp HDBanktrở thành một trong những ngân hàng có NIM

cao nhất Việt Nam.

Hình 18: Thu nhập lãi thuần và NIM Hình 18: NIM so với các ngân hàng khác 9M2017

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: KISV Research

Bên cạnh đó, chi phí hoạt động của HDBank đang có sự cải thiện rõ rệt khi chỉ số CIR liên

tục giảm trong các năm qua. Sau 9T2017, CIR của HDBank chỉ đạt 52.4%, thấp hơn nhiều

so với mốc 60.5% của năm 2016. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng trong cùng

(tỷ đồng) (%) (%)

(%) (%)

(tỷ đồng)

7

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

1.2%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

2012 2013 2014 2015 2016 9M2017

ROE ROA

28.6%

17.4%

2.5%1.1%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

VPB TCB HDB LPB VCB MBB ACB BID CTG SHB VIB

ROE ROA

797 1,010

1,820 2,410

3,277

2,936

52.3%

70.0%62.8%

58.3% 60.5%

52.4%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

2012 2013 2014 2015 2016 9M2017

Chi phí hoạt động CIR

52.4%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

90.0%

ngày, CIR của HDBank sau 9T2017 vẫn ở mức cao so với nhiều ngân hàng khác. Trong

gần 3,000 tỷ đồng chi phí hoạt động của HDBank trong 9T2017 có đến 1,403 tỷ đồng chi

phí dành cho nhân viên, chiếm 48% tổng chi phí hoạt động. Đây là điều hợp lý khi

HDBank đang có định hướng tập trung vào mảng bán lẻ, cho vay tiêu dùng với nhu cầu

nhân sự rất cao. Qua đó, số lượng nhân viên hiện đã tăng đến 18.1% sau 9T2017, đạt

13,115 người.

Hình 20: Tỷ lệ CIR qua các năm Hình 21: Tỷ lệ CIR so với các ngân hàng khác

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: KISV Research

Hiệu suất sinh lời ROE và ROA cải thiện mạnh mẽ

Trong quá khứ, hiệu suất sinh lời ROE, ROA của HDBank khá thấp khi luôn duy trì lần

lượt dưới 10% và 1%. Trong khi đó, năm 2013, có mức sinh lời thấp nhất trong lịch sử với

ROE chỉ đạt 3.1% và ROA đạt 0.3%. Tuy nhiên, kể từ 2014, HDBank đã dần cải thiện lợi

nhuận cũng như hiệu quả hoạt động nhờ tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay cốt lõi.

Điều này giúp HDBank trở thành một trong những ngân hàng có suất sinh lời tốt nhất hệ

thống với ROE, ROA trong 9T2017 đạt lần lượt là 17.4% và 1.1% và chỉ xếp sau VPB và

TCB. Tuy nhiên, với thanh khoản dồi dào cộng với nhiều lợi thế riêng biệt từ nhóm khách

hàng Vietjet Air hay đối tác VNPT, khả năng duy trì và cải thiện hiệu suất sinh lợi trong

tương lai là rất lớn.

Hình 22: ROE, ROA của ngân hàng qua từng năm Hình 23: ROE, ROA so với các ngân hàng khác

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: Fiinpro, KISV Research

3. Nợ xấu thấp hơn so với trung bình ngành

Sau 9T2017, HDBank đang là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất với

chỉ 1.6%. Nếu tính luôn cả giá trị ròng của trái phiếu VAMC thì tỷ lệ này chỉ đạt 2.9%, vẫn

thấp hơn so với mức quy định 3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn đạt khoảng 3.4% với

hơn 3,300 tỷ đồng. Đây là điều khá tích cực đối với HDBank trong bối cảnh các ngân hàng

khác đang phải vật lộn với những khoản nợ xấu rất lớn như STB, BID hay VPB. Tuy

nhiên, lý do HDBank duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp là vì hoạt động cho vay của

HDBank chưa thực sự được đẩy mạnh hết mức trong những năm vừa qua. Qua đó, với

chiến lược cho vay thận trọng trong quá khứ đã giúp cho HDBank không bị ảnh hưởng

nhiều bởi nợ xấu. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có được một lợi thế lớn đối với các đối

thủ cùng phân khúc nhờ áp lực dự phòng cho nợ xấu thấp. Qua đó, với lợi thế này, chúng

tôi cho rằng khả năng tăng trưởng tín dụng của HDBank trong tương lai sẽ gặp nhiều

thuận lợi hơn so với các ngân hàng khác.

(%) (tỷ đồng)

(%) (%) (%)

8

3,306

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%

8.0%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

2012 2013 2014 2015 2016 9M2017

Nợ xấu VAMCNợ quá hạn(Nhóm 2-5) NPLsNPLs (bao gồm VAMC)

1.6%

0.0%

1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

7.0%

STB VPB SGB MSB EIB NVB VIB BID TCB SHB HDB MBB CTG LPB VCB ACB

39.3%43.1%

50.7%

78.7%

77.6%70.7%

0.9%

1.6%

1.2%1.1% 1.2%

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

1.2%

1.4%

1.6%

1.8%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

90.0%

2012 2013 2014 2015 2016 9M2017

LLRR Dự phòng/ Dư nợ cho vay

73.2%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

140.0%

160.0%

180.0%

Hình 24: Tình hình nợ xấu của HDB qua các năm Hình 25: Tỷ lệ nợ xấu giữa các ngân hàng 9M2017

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn:KISV Research

Duy trì tỉ lệ trích lập dự phòng cao đối giúp giảm thiểu rủi ro

Mặc dù có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với nhiều ngân hàng nhưng HDBank cũng đã khá tích

cực trong việc đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Trong đó, tỷ lệ dự phòng

trên nợ xấu (LLR) của HDBankđang ở mức khá cao so với mặt bằng chung với 73.2%.

Trong khi tỷ lệ này ở nhiều ngân hàng chỉ duy trì quanh mức 50%, thậm chí ở nhiều ngân

hàng tỷ lệ này còn thấp hơn như STB chỉ đạt 19% hay EIB, OCB lần lượt là 42% và 40%.

Điều này cho thấy mức độ rủi ro đối với HDBank là thấp hơn so với nhiều ngân hàng

khác. Tuy nhiên, trong tương lai chúng tôi cho rằng tỷ lệ này ở tại các ngân hàng sẽ

hướng về mức 100% nhằm đảm bảo dự phòng tốt nhất cho rủi ro nợ xấu. Theo đó,

HDBank sẽ cần một khoảng thời gian nữa để có thể đưa mức tỷ lệ này về 100%. Trong

ngắn hạn, chúng tôi cho rằng HDBank có thể duy trì mức dự phòng này nhờ tỷ lệ nợ xấu

đang ở mức thấp, qua đó góp phần giúp HDBank cải thiện thu nhập trong các năm tới.

Hình 26: Tỷ lệ LLR giữa các ngân hàng Hình 27: Tỷ lệ dự phòng qua các năm

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

THUẬN LỢI

Triển vọng tăng trưởng cao nhờ thị trường tài chính tiêu dùng

Việt Nam hiện có dân số hơn 95 triệu người và là nền kinh tế có thu nhập trung bình của

thế giới – Theo công bố của ngân hàng HSBC. Trong đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam

đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và có thể đạt 33 triệu người

vào năm 2020, tương ứng mức tăng trưởng kép 13,5% so với năm 2012. Theo định nghĩa

của các tổ chức thế giới, thu nhập của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam

dao động ở mức từ 1.400 USD – 3.400 USD/tháng (tương đương 31-77 triệu đồng/tháng).

Qua đó, tốc độ chi tiêu đang mở rộng do thu nhập của của tầng lớp trẻcải thiện nhanh hơn

nhờ quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, nền kinh tế ngày càng mở cửa tạo ra nhiều cơ

hội việc làm, kinh doanh và thu nhập tăng lên. Ngoài tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được

dự đoán gia tăng, tốc độ tăng người siêu giàu (những cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD

trở lên) tại Việt Nam được dự đoán tăng mạnh, vượt qua cả Ấn Độ. Cụ thể, Hãng tư vấn

Knight Frank (Anh) dự đoán trong vòng 10 năm, số người siêu giàu có thể tăng lên gấp

đôi, đạt 403 người. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng của kênh tài chính tiêu dùng.

Năm 2016, dư nợ cho vay của mảng tín dụng tiêu dùng đang chiếm khoảng 8% GDP và

được dự đoán sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020. Hoạt động chính của mảng

này là các nghiệp vụ cho vay mua hàng trả góp đối với những khách hàng muốn chi tiêu

(%) (tỷ đồng) (%)

(%) (%) (%)

9

4,953

6,815

8,464

11,102

13,115

190

209

220 221

236

185

195

205

215

225

235

245

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

2013 2014 2015 2016 9M2017

SLNV Số CN & PGD

21,708

15,799

9,928

23,628 25,178

11,472

17,969

13,115

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

VPB VCB ACB CTG BID MBB STB HDB

SLNV CN&PGD

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

0

5

10

15

20

25

30

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018F

Per capital income

YoY growth

Gap between growth of per capital income and zone-1 min salaryRHS

(Nghìn VND)(%, YoY)

nhưng chưa thể thanh toán 100% ngay từ đầu. Điều này sẽ khó thực hiện ở kênh ngân

hàng truyền thống, vì thế các công ty tài chính sẽ có cơ hội lớn đối với thị trường này.

Hình 28: Thu nhập bình quần đầu người của Việt Nam qua các năm

Nguồn: Bloomberg

HDSaison có nhiều lớn thế lớn để cạnh tranh thị phần với FE Credit và Home Credit

Trước khi thành lập HDSaison năm 2013, hoạt động kinh doanh của HDBank chưa thực

sự được đẩy mạnh. Cơ cấu hoạt động ngoài ngành như đầu tư chứng khoán vẫn chiếm tỷ

trọng khá lớn trong cơ cấu thu nhập. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, HDBank bắt đầu tái cơ

cấu lại hoạt động để tập trung chủ yếu vào mảng tín dụng bán lẻ. Trong đó, nhóm khách

hàng cá nhân và hộ gia đình là đối tượng khách hàng chính.

Hiện nay, HDSaison đang chiếm thị phần thứ 3 trên thị trường tài chính tiêu dùng với thị

phần 13% tại thời điểm cuối năm 2016, sau FE Credit và Home Credit. Tuy nhiên, hiện tại

thanh khoản toàn hệ thống của HDBank đang rất dồi dào với LDR chỉ đạt khoảng 62%. Tỷ

lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đang có xu hướng được thu hẹp nhờ HDBank

đang cơ cấu các khoản vay từ trung hạn sang ngắn hạn.

Bên cạnh đó, số lượng nhân viên (SLNV) và số chi nhánh và phòng giao dịch (CN&PGD)

đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ kể từ năm 2013. Tại thời điểm cuối quý III/2017, SLNV

của toàn HDBank đã lên đến 13.115 người, tăng hơn 18%y/y và số CN&PGD ghi nhận

mức tăng nhẹ 6.8% y/y lên 236 đơn vị. Bên cạnh đó, HDBank cũng là ngân hàng có tỷ lệ

nhân viên trên từng CN, PGD khá cao với 56 nhân viên và chỉ xếp sau đối thủ chính là

VPB (101 nhân viên). Ngoài ra, nếu xét riêng về các điểm giao dịch thì HDBank hiện đã có

khoảng 10.000 điểm giao dịch trên cả nước thông qua các cửa hàng bán lẻ của các đối

tác, tăng trưởng 33,3% y/y. Điều này dự kiến sẽ giúp ngân hàng phát triển mạnh mẽ và

nhanh chóng hệ thống khách hàng của mình trong tương lai mà không cần phải tốn nhiều

chi phí cho tài sản cố định.

Hình 29: Số lượng nhân viên qua các năm Hình 30: Số lượng nhân viên giữa các ngân hàng

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Bên cạnh đó, HDBank còn có được lợi thế cạnh tranh khá riêng biệt nhờ vào hệ thống

khách hàng lớn đến từ nguồn khách hàng của Vietjet. Theo đó, kể từ năm 2013, số lượt

hành khách vận chuyển của VJC đã tăng trưởng với tốc độ rất kinh ngạc và đạt khoảng

14 triệu lượt khách vào năm 2016. Thậm chí, sau 9T2017, số lượt hành khách tại VJC đã

tăng đến 17 triệu lượt. Chúng tôi cho rằng đây là một lợi thế đặc biệt thuận lợi của HDB,

(người) (người) (đơn vị) (đơn vị)

10

2.6% 2.1%3.4% 2.7%

3.6%2.6% 2.6%

3.9%2.3%

7.5%

9.9%11.8%12.0%

14.4%14.7%

21.2%

17.8%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

EIB SHB ACB CTG MBB BID VCB VPB HDB

NIM ROE

2.1%

0.4%1.3%

2.4% 2.3% 2.3%

6.1%

2.9%

4.8% 4.5%

7.5%

17.8%

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%

8.0%

10.0%

12.0%

14.0%

16.0%

18.0%

20.0%

2012 2013 2014 2015 2016 9M2017

NIM ROE

giúp ngân hàng có thể cạnh tranh trong dài hạn với các đối thủ cùng ngành. Ngoài ra,

HDB cũng đã không ngừng tìm kiếm những cơ hội hợp tác với nhiều đối tác khác nhằm

tăng cường hệ thống khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin… như đối tác VNPT,

Credit Saison. Với những lợi thế này, chúng tôi cho rằng HDBank sẽ có những bước đi

vững chắc hơn trong tương lai, qua đó, có thể cạnh tranh bền vững với FE Credit hay

Homecredit và các công ty tài chính khác trong mảng cho vay tiêu dùng.

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Hành khách vận chuyển (triệu) 3 6 9 14

Tăng trưởng YoY (%) 76% 67% 51%

Nguồn: VJC

Hoạt động cho vay ngoài HDSaison được đẩy mạnh với hiệu quả cải thiện

Trong quá khứ, HDBank đã không thực sự tập trung vào hoạt động cho vay cốt lõi. Do đó,

cơ cấu thu nhập lãi thuận có sự biến động rất mạnh qua các năm. Trong đó, năm 2013,

NIM và ROE của ngân hàng mẹ chỉ đạt lần lượt 0,4% và 2,9%. Đây cũng là năm mà trong

cơ cấu tổng thu nhập có đến 79% từ thu nhập ngoài lãi (chủ yếu là đầu tư chứng khoán).

Tuy nhiên, kể từ năm 2014, HDBank đã bắt đầu có sự cải thiện mạnh mẽ về hiệu quả hoạt

động khi ngân hàng quyết định tập trung vào hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2014 –

2016, NIM đã cải thiện từ 1,3% đến 2,3% và ROE thì tăng từ 4,8% lên 7,5%. Sau 9T2017,

NIM của ngân hàng mẹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức 2,3% nhưng ROE đã ghi nhận một

bước đột phá mạnh mẽ với gần 18%. Tuy nhiên, NIM của HDB vẫn đang khá thấp so với

mặt bằng chung nhưng ROE của HDB lại đang xếp thứ 2 với 17,8%, chỉ xếp sau VPB với

21,2%. Điều này là do trong năm 2017, HDBank đã tăng trưởng tín dụng khá mạnh mẽ khi

mức dư nợ tính đến cuối quý 3 là 86.812 tỷ đồng, tăng 18,6% ytd, qua đó giúp lãi ròng

tăng vọt lên 1.409 tỷ đồng (+263%y/y). Trong khi đó, sau 9T2017 vốn điều lệ của HDB chỉ

đạt 10.449 tỷ đồng, tăng 15% ytd do vẫn chưa hoàn thành các đợt tăng vốn theo kế

hoạch. Tuy nhiên, việc liên tục tăng vốn thành công trong tháng 12 năm 2017 đã giúp

VĐLcủa HDB cải thiện mạnh. Theo đó, chúng tôi cho rằng chỉ số ROE sẽ giảm về mức

15% vào cuối năm nay do yếu tố pha loãng.

Hình 31: NIM, ROE ngân hàng mẹ Hình 32: NIM, ROE của ngân hàng mẹ so với các ngân hàng khác

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Cơ cấu cho vay của ngân hàng mẹ cũng không có nhiều sự khác biệt so với báo cáo hợp

nhất với hơn 55,6% tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ

trọng lớn nhất là CTCP với tỷ trọng gần 31%, và 44,4% là khách hàng cá nhân. Chúng tôi

cho rằng cơ cấu cho vay này sẽ không có sự thay đổi trong trung dài hạn khi định hướng

chính của HDB là tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ. Xét trên khía cạnh lĩnh vực cho

vay, HDBank tập trung cho vay sản xuất kinh doanh- tiêu dùng của hộ gia đình với tỷ trọng

37,4% tổng dư nợ, tương đương hơn 32.700 tỷ đồng và cho vay đối với hoạt động xây

dựng đạt hơn 8.300 tỷ đồng, chiếm 9,56% và giảm 2,7 điểm phần trăm so với 2016. Các

hoạt động kinh doanh bất động sản, nông-lâm-ngư nghiệp lần lượt chiếm khoảng 6,9% và

6,4%. Bên cạnh đó, HDB cũng đang cơ cấu các khoản vay từ trung dài hạn sang ngắn

hạn. Sau 9T2017, cho vay ngắn hạn chiếm đến 52% tổng dư nợ, trong khi cho vay trung

hạn chỉ còn chiếm 22% tổng dư nợ.

Về nợ xấu, ngân hàng mẹ hiện đang duy trì tỷ lệ nợ xấu rất thấp với chỉ 1,2% sau 9T2017.

Đây là điểm chúng tôi đánh giá cao nhất đối với HDBank bất chấp nhà băng này đang đẩy

mạnh vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Theo đó, HDB sẽ không phải chịu nhiều áp lực

trích lập dự phòng cho nợ xấu trong tương lai. Điều này sẽ giúp ngân hàng cải thiện hiệu

quả hoạt động.

(%) (%)

11

44.4%

30.9%

19.7%

2.2%

1.7%

55.5%

Cho vay các TCKT Cho vay cá nhân

Công ty CP Công ty TNHH

Công ty TNHH nhà nước 100% Doanh nghiệp khác

Hộ kinh doanh

41,910 39,130

51,904

73,207

86,812 100.0%

-6.6% 32.6%

41.0%

18.6%

-20.0%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

80,000

90,000

100,000

2013 2014 2015 2016 9M2017

Tín dụng Tăng trưởng tín dụng

41%52%

34%22%

25% 26%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2016 9M2017

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

79% 82%

5%

14%

39%

-53%

-31%

-80%

-60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

2012 2013 2014 2015 2016

Tăng trưởng huy động TGKH

Tăng trưởng huy động GTCG

742

682

782

1,050 1.9%

1.3%

1.1%1.2%

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

1.2%

1.4%

1.6%

1.8%

2.0%

-

200

400

600

800

1,000

1,200

2014 2015 2016 9M2017

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

16.9%

72.3%

6.5%

4.2%

Nợ NHNN

TG và vay TCTD

TGKH

Phát hành GTCG

Khác

Hình 33: Tăng trưởng tín dụng ngân hàng mẹ Hình 34: Cơ cấu cho vay của ngân hàng mẹ 9T2017

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Hình 35: Cơ cấu kỳ hạn cho vay Hình 36: Tình hình nợ xấu của ngân hàng mẹ

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

THÁCH THỨC

Chi phí vốn cao hơn so với mặt bằng chung

Theo đánh giá của chúng tôi, tiềm năng tăng trưởng của HDB còn rất lớn nhưng đi kèm

theo đó là nhu cầu vốn để hoạt động kinh doanh sẽ trở thành một trong những thách thức

đối với ngân hàng. Theo đó, HDB thuộc nhóm ngân hàng thương mại nên sẽ gặp nhiều

khó khăn hơn trong việc huy động tiền gửi khách hàng so với các ngân hàng quốc doanh.

Vì vậy, để có thể đảm bảo được nguồn vốn huy động dồi dào, HDBank buộc phải duy trì

chính sách lãi suất huy động cao hơn so với nhiều ngân hàng khác. Điều này sẽ khiến

ngân hàng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về phí với các đối thủ khác. Chúng tôi ước

tính, chi phí huy động bình quân của HDBank ở mức khá cao với 6,1%, chỉ xếp sau VPB

(6,7%), trong khi chi phí huy động bình quân ngành khoảng 4,2%. Điều này khiến chỉ số

COF của HDBank nằm ở mức khá cao với 5,6% và giữ NIM ở mức thấp.

Hình 37: Cơ cấu nguồn vốn huy động 9M2017 Hình 38: Tăng trưởng huy động qua các năm

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Hiện tại, cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn đến từ nguồn TGKH,tiền gởi và vay từ

TCTD khác với tỷ trọng hơn 89% với lãi suất bình quân ước tính khoảng 5,9%. Trong khi

(%)

(Tỷ đồng)

(Tỷ đồng)

12

8.0%

6.2%5.6%

5.6% 5.1% 4.9% 4.7% 4.6%4.3% 4.1%

3.6% 3.4%3.0%

0.0%

1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

7.0%

8.0%

9.0%

MSB VPB HDB SHB EIB STB LPB BID CTG TCB MBB VIB VCB

2.9%3.3%

3.8%4.1% 4.1%

4.5%4.8% 4.8%

5.2%

6.1%6.7%

0.0%

1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

7.0%

8.0%

VCB MBB TCB ABB CTG ACB BID EIB SHB HDB VPB

đó, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng huy

động với lãi suất bình quân ước tính lên đến 9,6%. Trong hơn 10.400 tỷ đồng nguồn vốn

từ GTCG, đã có đến hơn 58,5% thuộc về HDSaison. Điều này là hợp lý khi theo luật thì

công ty tài chính không được phép huy động từ tiền gửi khách hàng mà chủ yếu huy động

thông qua các chứng chỉ tiền gửi hay các giấy tờ có giá khác. Hiện tại, thanh khoản của

hệ thống HDBank vẫn còn khá dồi dào nên chúng tôi cho rằng áp lực về huy động trong

năm 2018 vẫn chưa quá lớn. Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh mẽ với mục tiêu duy trì

tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm thì ngân hàng buộc phải có nhiều nguồn vốn bổ

sung khác. Chúng tôi cho rằng, trong tương lai, cơ cấu vốn huy động sẽ có sự thay đổi với

sự tăng lên của nguồn vốn đến từ giấy tờ có giá. Vì vậy, áp lực chi phí vốn sẽ tăng lên và

sẽ có thể trở thành một thách thức thật sự trong việc cạnh tranh về phí với các ngân hàng

đối thủ. Cụ thể, riêng thị trường tài chính tiêu dùng, HDSaison vẫn đang duy trì mức phí

và lãi vay cao hơn so với hai đối thủ lớn là HomeCredit và FE Credit. Chúng tôi đã có

cuộc khảo sát tại các chuỗi điện máy lớn như Thegioididong, NguyenKim… và nhận thấy

FE Credit hiện tại đang duy trì những chính sách mua hàng trả góp với lãi suất là 0%.

Trong khi đó, HDSaison vẫn đang duy trì mức lãi suất khá cao dao động từ 2,2% -

3,3%/tháng. Thậm chí, xét triên phương diện phí, khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay

của HDSaison thường phải trả số tiền lớn hơn so với hai đối thủ trên. Chúng tôi tin rằng

đây là một trong những lý do chính khiến HDSaison đang chịu thách thức rất lớn để giành

thị phần từ tay FE Credit và Home Credit nếu nhà băng này không nới lỏng hơn nữa chính

sách cho vay tiêu dùng như các đối thủ cạnh tranh.

Hình 39: Chỉ số COF giữa các ngân hàng Hình 40: Chi phí vốn bình quân giữa các ngân hàng

Nguồn: KISV Research Nguồn: KISV Research

Kiểm soát nợ xấu tốt nhưng nợ tiềm ẩn vẫn sẽ là mối đe dọa

Tính đến 9T2017, HDB hiện đang là nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất

tại Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ và hợp nhất lần lượt đạt 1,2% và 1,6%. Tuy

nhiên, tỷ lệ này ở HDSaison đang khá cao với 5,5%. Điều này cũng không phải quá bất

thường khi đối với một công ty tài chính tiêu dùng khi hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi

ro do các khoản vay đều không có tài sản đảm bảo. Nếu so sánh tỷ lệ nợ xấu với ngân

hàng cùng hoạt động kinh doanh là VPB với 3,1% thì rõ ràng là HDB vẫn đang khá an

tòan. Bên cạnh đó, nợ quá hạn (bao gồm cả nợ nhóm 2) của HDB cũng đang ở mức khá

thấp với chỉ 2,9% tổng dư nợ. Trong khi, tỷ lệ này ở VPB là khoản 10% tổng dư nợ.

HDBank đang duy trì chính sách quản trị rủi ro khá thận trọng khi liên tục duy trì trì tỉ lệ

trích lập dự phòng và quỹ dự phòng cao so với tỷ lệ nợ xấu. Chúng tôi đánh giá điểm này

cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là VPBank (VPB). Dù vậy, chúng tôi duy trì một

sự thận trọng nhất định đối với hoạt động của HDBank. Theo đó, mô hình hoạt động luôn

tiềm ẩn nhiều rủi ro với việc cho vay mà gần như không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó,

ở thời điệm hiện tại, HDBank cũng chưa thực sự đẩy mạnh tín dụng hết mức khi thanh

khoản của ngân hàng vẫn đang khá dồi dào với LDR vào khoảng 62%. Vì vậy, việc đẩy

mạnh hoạt động cho vay tiêu có thể kéo nợ xấu gia tăng trong tương lai.

(%) (%)

13

0%

50%

100%

150%

0

500

1000

1500

2011 2012 2013 2014 2015 2016 9M2017

CP dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng CVKH

LLRR

CPDP/nợ xấu

1,050

1,587

538

1.2%1.6%

5.5%

0.0%

1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

-

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

1,600

1,800

Ngân hàng mẹ Hợp nhất HDSaison

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

Hình 41: Tình hình nợ xấu năm 9M2017 Hình 42: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1H2017

Nguồn: HDB, KISV Research Nguồn: HDB, KISV Research

Basel II sẽ là thách thức lớn đối với HDB

Cuối năm 2016, CAR của HDB ghi nhận ở mức 9,12%, chỉ cao hơn một chút mức quy

định 9%. Trong 9T2017, chỉ số này thậm chí có lúc giảm xuống chỉ còn 8,5% do tăng

trưởng tín dụng tăng mạnh trong khi ngân hàng vẫn chưa thể tăng vốn trong giai đoạn

này. Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2017, HDBank đã liên tục phát hành thành công và

nâng vốn điều lệ lên hơn 12.200 tỷ đồng. Qua đó, CAR của HDBank được cải thiện mạnh

mẽ lên đến 14% cuối năm 2017.

Tuy nhiên, theo Thông tư 41 sẽ có hiệu lực vào năm 2019 thì hệ số CAR sẽ được tính

toán theo chuẩn Basel II với mức tối thiểu là 8% đi cùng đó là những yêu cầu quản trị

khắc khe hơn. Theo ước tính của chúng tôi, mặc dù hệ số CAR tại HDBank đã được cải

thiện đáng kể sau khi tăng vốn thành công nhưng vẫn sẽ chưa đáp ứng được chuẩn

Basel II. Vì vậy, HDB sẽ cần có nhiều thời gian hơn để có thể hoàn thành dự án này trong

tương lai. Trong đó, chúng tôi cho rằng, HDBank sẽ tiếp tục theo đuổi kế hoạch tăng vốn

thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu và các cổ đông chiến lược. Điều này sẽ khiến

cho cổ đông của HDB phải đối mặt với rủi ro pha loãng.

IV. DỰ PHÓNG VÀ ĐỊNH GIÁ

Dự phóng

Sau 9T2017, HDBank đã ghi nhận một sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ 2016. Cụ

thể, thu nhập lãi thuấn đạt 4,596 tỷ đồng (+36,4% y/y). Thu nhập ngoài lãi cũng tăng mạnh

106% y/y lên 1,004 tỷ đồng, trong đó chứng khoán đầu tư chiếm đến 50%. Tăng trưởng

tín dụng đạt mức cao 17,4% và tập trung vào mảng bán lẻ, qua đó giúp NIM cải thiện lên

3,9%. Công tác quản trị chi phí hiệu quả hơn khi CIR giảm còn 52%, thấp hơn mức 60%

của năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu đạt 1,59%, tăng 0,13 điểm phần trong so với cuối năm 2016

do mảng hoạt động tiêu dùng được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, chi phí dự phòng giảm nhẹ

3,9% y/y với 752,6 tỷ đồng. Kết quả, LNST 9T2017 đạt 1.398 tỷ đồng, tăng vọt 171% y/y)

Chúng tôi dự phóng thu nhập lãi thuần (NII) và thu nhập ngoài lãi (Non-NII) năm 2017 sẽ

lần lượt đạt 8.315 tỷ đồng (+77,7 %y/y) và 1.237 tỷ đồng (+67,2%y/y). Theo đó, LNST và

VCSH 2017của HDBank lần lượt đạt 2.493 tỷ đồng (+173%y/y) và 22.678 tỷ đồng

(+128%y/y), ứng với EPS 2.541 đồng và BVPS 15.982 đồng. Tại mức giá 33.000 đồng, cổ

phiếu HDB được giao dịch tại mức P/E forward13x và P/B forward 2.1x.

Năm 2018, chúng tôi dự phóng NII và Non-NII sẽ lần lượt đạt 10.772 (+30%y/y)) và 1.358

tỷ đồng (+10%y/y). LNST và VCSH dự kiến đạt 3.295 tỷ đồng (+32%y/y) và 26.598 tỷ

đồng (+17%y/y), ứng với mức EPS3.359 đồng và BVPS 19.979 đồng. Dự phóng của

chúng tôi dựa trên các giả định sau:

Tín dụng năm 2017 và 2018 kỳ vọng tăng trưởng lần lượt 25% và 24,5% nhờ

vào diễn biến tích cực của thị trường bán lẻ và cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, với

thanh khoản dồi dào chúng tôi cho rằng HDBank có thể duy trì mức tăng trưởng tín

dụng tương đương với năm 2017. HDSaison dự kiến tiếp tục đóng góp lớnđến 51%

thu nhập lãi thuần

Tăng trưởng huy động kỳ vọng đạt lần lượt 19% và 21% cho năm 2017 và 2018

(bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá). Theo đó, mức LDR dự kiến lần lượt đạt

65,4% và 67,4%.

(Tỷ đồng) (Tỷ đồng)

14

NIMmở rộng mạnh mẽ với 5,4% và 5,7% cho năm 2017 và 2018. Lãi suất cho vay

bình quân ước tính khoảng 12,8%, cao hơn 1,6 điểm phần trăm so với 2016nhờ tỷ

trọng danh mục cho vay gia tăng vào phân khúc khách hàng cá nhân, hộ gia đình và

SMEs.

Thu nhập ngoài lãi có sự cải thiện mạnh mẽ trong năm 2017 với mức độ tăng

trưởng 67%y/y. Trong đó, chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư vào Trái phiếu chính phủ

và các tổ chức tài chính khác với lãi suất dao động từ 4,6% đến 12,5%/năm. Điều

này sẽ giúp HDBank có được khoản thu ngoài lãi khá ổn định trong năm 2018.

Chí phí hoạt độngdự kiến duy trì ổn định với CIR là 52% qua các năm. Chúng tôi

cho rằng, đây là giai đoạn HDBank cần phải chi đầu tư nhiều cho việc phát triển hệ

thống bán lẻ, nhân viên và công nghệ nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuy

nhiên, lãi suất cho vay cao sẽ giúp HDBank bù đắp và duy trì CIR ổn định

Chi phí dự phòng tín dụng ước tính cho cả năm 2017 và 2018 lần lượt đạt 1.389

tỷ đồng(+40%y/y) và 1.599 tỷ đồng (+15%y/y) với tỷ lệ nợ xấu ước tính duy trì

1,59%. Tuy nhiên, kể từ 2019, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ xấu dự kiến sẽ tăng lên

1,65% do đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng và tình hình kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ gặp

nhiều biến động hơn.

HDBank đã phát hành tăng vốn thành công 2 đợt liên tiếp trong năm 2017, giúp

vốn điều lệ của ngân hàng tăng mạnh từ 8.100 tỷ đồng lên gần 10.000 tỷ đồng, ứng

với số lượng cổ phiếu lưu hành là hơn 981 triệu cổ phiếu. Nếu tính đợt phát hành

cho 76 nhà đầu tư nước ngoài trị giá 300 triệu đô và ESOP cho nhân viên thì số

lượng cổ phiếu dự kiến sẽ là hơn 1,2 tỷ cổ phiếu, ứng với vốn điều lệ là hơn 12.000

tỷ đồng.

Định giá

Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá theo P/B, P/E mục tiêu và phương pháp thu

nhập thặng dư (RIM) để xác định giá trị hợp lý của HDBank, cụ thể như sau:

Phương pháp thu nhập thặng dư (RIM)

Chúng tôi giả định tốc độ tăng trưởng trong dài hạn của HDBank là 6% với chi phí vốn

Re được ước tính dựa theo mô hình CAPM là 12%.

Giả định 2017F 2018F 2019F 2020F 2021F

Giá trị vốn chủ sở hữu 15.678 19.598 23.741 29.347 36.214

Lợi nhuận ròng 2.493 3.295 4.143 5.606 6.867

Chi phí vốn 1.881 2.352 2.849 3.522 4.346

Thu nhập thặng dư (TNTD) 611 943 1.294 2.085 2.521

Giá trị hiện tại TNTD 611 842 1.031 1.484 1.602

Tốc độ tăng trưởng bền vững 6%

Chi phí vốn Re 12%

Tổng giá trị hiện tại TNTD (2017-2021) 9.098

Giá trị hiện tại thu nhập thặng dư cuối kỳ 16.135

Giá trị vốn chủ sở hữu 40.910

Số lượng CP 981.000.000

Định giá 41.702

Phương pháp P/B, P/E mục tiêu

2017F 2018F

BVPS (VND) 15.982 19.978

P/B mục tiêu (x) 2,2 2,2

Định giá (VND) 35.160 43.951

EPS 2.541 3.358

P/E mục tiêu (x) 18,5 18,5

Định giá (VND) 47.010 62.132

Tổng hợp các phương pháp

Kết hợp các phương pháp, chúng tôi định giá HDBank ở mức 41.300 đồng, cao hơn

25% so với giá niêm yết là 33.000 đồng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG

đối với HDBank.

15

Phương pháp Tỷ trọng Giá

RIM 40% 41.702

P/B mục tiêu 30% 35.160

P/E mục tiêu 30% 47.010

Giá mục tiêu 41.300

V. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ

HDBank đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi sở hữu HDSaison năm 2013. Sau

gần 4 năm, hiện nay HDBank đã trở thành một tên tuổi lớn trên thị trường tài chính tiêu

dùng khi đang nắm giữ thị phần lớn thứ 3 với khoảng 13%, xếp sau HomeCredit (17%) và

FE Credit (55%). Điều này đã giúp HDBank không ngừng cải thiện hiệu quả hoạt động khi

chỉ số NIM và ROE liên tục được cải thiện qua các năm và đạt lần lượt 4,1% và 9,2% vào

năm 2016, dự kiến đạt lần lượt 5,4% và 15,3% vào cuối năm 2017. Chất lượng tài sản

duy trì lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu của HDBank cũng nằm trong nhóm rất thấp với chỉ

khoảng 1,59% sau 9T2017. Về chiến lược kinh doanh, HDBank hiện đang hướng đến

mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ với mục tiêu tăng trưởng bình quân 25%/năm.

Mô hình kinh doanh riêng biệt gồm Ngân hàng – Công ty tài chính – Hàng không được kì

vọng sẽ giúp cho HDBank hiện thực hóa tham vọng này. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là một

lợi thế quan trọng giúp HDBank có thể cạnh tranh thị phần với các đối thủ khác. Dù vậy,

rủi ro nợ xấu sẽ luôn đi cùng với sự phát triển của HDBank trong tương lai do đặc thù của

lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Mặt khác, hiện tại CAR của HDBank vẫn đang khá thấp khi chỉ

nhỉnh hơn mức sàn 9% một chú. Chúng tôi dự đoán HDBank sẽ gặp phải áp lực tăng vốn

trong tương lai nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và hướng đến tiêu chuẩn Basel II. Mức

giá hợp lý của HDBank 41.300 đồng, cao hơn 25,2% so với giá niêm yết là 33.000 đồng.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG đối với HDBank

16

PHỤ LỤC

DỰ PHÓNG KQKD

Bảng cân đối kế toán (tỷ đồng) 2016E 2017F 2018F 2019F 2020F

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1,636 2,045 2,546 3,106 3,758

Tiền gửi tại NHNN 2,389 3,510 4,248 5,012 5,914

Tiền gửi và cho vay TCTD khác 18,580 23,225 28,915 35,277 42,685

Cho vay KH 82,224 102,780 127,962 156,113 188,897

Dự phòng cho vay khách hàng (930) (1,151) (1,634) (2,026) (2,451)

Chứng khoán đầu tư 34,261 41,410 48,904 61,486 73,334

Tài sản sinh lãi 136,524 169,776 208,395 255,862 308,378

Tài sản khác 10,001 10,001 11,601 13,457 15,610

TỔNG TÀI SẢN 150,294 184,616 225,249 275,567 331,057

Các khoản nợ NHNN 178 211 256 302 356

Tiền gửi và vay các TCTD 19,685 23,602 28,451 40,446 61,763

Tiền gửi của khách hàng 103,300 122,927 148,741 175,515 207,107

Phát hành giấy tờ có giá 11,027 10,582 12,698 15,238 18,286

Nguồn vốn không chịu lãi khác 6,163 11,616 15,504 20,325 14,198

Tổng nợ phải trả 140,352 168,938 205,651 251,826 301,709

Vốn chủ sở hữu 9,943 15,678 19,598 23,741 29,347

TỔNG NGUỒN VỐN 150,294 184,616 225,249 275,567 331,057

Kết quả kinh doanh (tỷ đồng) 2016E 2017F 2018F 2019F 2020F

Thu nhập lãi 11,321 16,878 20,834 25,521 30,925

Chi phí lãi (6,643) (8,563) (10,062) (11,976) (14,233)

Thu nhập lãi ròng 4,678 8,315 10,772 13,544 16,693

Thu nhập ngoài lãi ròng 740 1,237 1,358 1,391 1,629

Tổng thu nhập hoạt động 5,418 9,553 12,131 14,936 18,321

Chi phí hoạt động (3,277) (4,967) (6,308) (7,767) (9,527)

Lợi nhuận trước chi phí dự phòng 2,141 4,585 5,823 7,169 8,794

Dự phòng (994) (1,389) (1,599) (1,858) (1,607)

Lợi nhuận trước thuế 1,148 3,196 4,224 5,311 7,188

Chi phí thuế (233) (703) (929) (1,168) (1,581)

Lợi nhuận sau thuế 914 2,493 3,295 4,143 5,606

Chỉ tiêu chính 2016E 2017F 2018F 2019F 2020F

Tăng trưởng tổng tài sản 41.1% 22.8% 22.0% 22.3% 20.1%

Tăng trưởng tín dụng 45.4% 25.0% 24.5% 22.0% 21.0%

Tăng trưởng huy động 38.8% 16.8% 20.9% 18.2% 18.0%

Tăng trưởng thu nhập lãi thuần 44.2% 77.7% 29.5% 25.7% 23.2%

Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi -16.6% 67.2% 9.8% 2.4% 17.1%

Tăng trưởng chi phí hoạt động 36.0% 51.6% 27.0% 23.1% 22.7%

Tăng trưởng LN trước DP 24.3% 114.1% 27.0% 23.1% 22.7%

Tăng trưởng LNTT 45.6% 178.5% 32.2% 25.7% 35.3%

CIR -60.5% 52.0% 52.0% 52.0% 52.0%

NIM 4.1% 5.4% 5.7% 5.8% 5.9%

LDR 61.4% 65.4% 67.4% 67.5% 65.8%

Tỷ lệ nợ xấu 1.6% 1.6% 1.7% 1.7% 1.7%

LLRR 77.6% 70.4% 80.3% 78.6% 78.6%

ROAA 0.7% 1.5% 1.6% 1.7% 1.8%

ROAE 9.2% 19.5% 18.7% 19.1% 21.1%

17

TĂNG TỶ TRỌNG: Nếu giá mục tiêu cao hơn 15% (bao gồm suất sinh lợi cổ tức) so với giá thị trường.

TRUNG LẬP: Nếu giá mục tiêu cao/thấp hơn -5 đến 15% (bao gồm suất cổ tức) so với giá thị trường.

GIẢM TỶ TRỌNG: Nếu tổng suất sinh lời kỳ vọng thấp hơn -5%.

KHUYẾN CÁO

Bản báo cáo này do Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) phát hành với sự đóng góp của các chuyên gia

của KIS được nêu trong báo cáo. Báo cáo này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho khách hàng là các tổ chức

đầu tư, các chuyên gia hoặc các khách hàng cá nhân của KIS tại Việt Nam.

Bản báo cáo này không nên và không được diễn giải như một đề nghị mua hoặc bán hoặc khuyến khích mua hoặc bán bất

cứ khoản đầu tư nào. Khi xây dựng bản báo cáo này, chúng tôi hoàn toàn đã không cân nhắc về các mục tiêu ðầu tý, tình

hình tài chính hoặc các nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. Cho nên khi đưa ra các quyết định đầu tư cho riêng mnh các

nhà đầu tư nên dựa vào ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn tài chính độc lập của mình và tùy theo tình hình tài chính cá

nhân, mục tiêu đầu tư và các quan điểm thích hợp khác trong từng hoàn cảnh.

Khi viết bản báo cáo này, chúng tôi dựa vào các nguồn thông tin công khai và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, và

chúng tôi giả định các thông tin này là đầy đủ và chính xác, mặc dù chúng tôi không tiến hành xác minh độc lập các thông

tin này. KIS không đưa ra, một cách ẩn ý hay rõ ràng, bất kỳ đảm bảo, cam kết hay khai trình nào và không chịu bất kỳ một

trách nhiệm nào đối với tính chính xác và đẩy đủ của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này.

Các nhận định, đánh giá và dự đoán trong báo cáo này được đưa ra dựa trên quan điểm chủ quan của chúng tôi vào thời

điểm đưa ra báo cáo này và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước.

KIS có thể đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc tiến hành các công việc kinh doanh khác cho

các công ty được đề cập đến trong báo cáo này. Ngoài ra, KIS cũng như các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên của

KIS có liên quan đến việc viết hay phát hành báo cáo này có thể đã, đang và sẽ mua hoặc bán có kỳ hạn chứng khoán

hoặc chứng khoán phái sinh (bao gồm quyền chọn) của các công ty được đề cập trong báo cáo này, hoặc chứng khoán

hay chứng khoán phái sinh của công ty có liên quan theo cách phù hợp hoặc không phù hợp với báo cáo và các ý kiến nêu

trong báo cáo này. Vì thế, nhà đầu tư nên ư thức rằng KIS cũng như các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên của KIS

có thể có xung đội lợi ích mà điều đó có thể ảnh hưởng đến nhận định.

Báo cáo này không được sao chụp, nhân bản hoặc xuất bản (toàn bộ hoặc từng phần) hoặc tiết lộ cho bất kỳ người nào

khác mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của KIS.

18

LIÊN HỆ

Trụ sở chính

Tòa nhà Maritime Bank

Tầng 3, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP.HCM.

ĐT: +84 28 3914 8585

Fax: +84 28 3821 6899

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà CTM

Tầng 6, 299 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: +84 24 3974 4448

Fax: +84 24 3974 4501

Phòng Phân tích

Trưởng phòng Phân tích

Bạch An Viễn

[email protected]

Chuyên viên phân tích Tài chính

Phạm Thị Tố Tâm

[email protected]

Chuyên viên Phân tích Tài chính

Đặng Gia Tuấn

[email protected]

Chuyên viên Phân tích Kỹ thuật

Nguyễn Lê Nguyên Vĩ [email protected]

Chuyên viên Phân tích Vĩ mô

Chu Lục Ninh

[email protected]

Phòng Khách hàng Định chế

Trưởng phòng Khách hàng Định chế

Lâm Hạnh Uyên

[email protected]