13
IVS RESEARCH | SECTOR VIEW 1 NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs MADE IN VIETNAM Chiến lược tăng trưởng dựa vào thu hút đầu tư quốc tế và xuất khẩu đã cho thấy kết quả rất tích cực đối kinh tế Việt Nam. Đóng góp vào kết quả 2 năm qua, xét về kim ngạch thì mặt hàng điện tử chiếm tỷ trọng chính với sự có mặt của Samsung. Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ đối với lĩnh vực công nghệ cao cần thêm nhiều thời gian hay nói cách khác DN Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị và đang phụ thuộc rất lớn vào các đối tác Hàn Quốc. Nhà máy đến vì chi phí rẻ và có thể rời đi bất kỳ lúc nào khi có các lựa chọn khác (ví dụ Triều Tiên) và đem đến rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp có liên quan. Nhìn về nội lực của doanh nghiệp Việt Nam, thì nhóm dệt may mới chính là nhóm có kinh nghiệm, năng lực sản xuất và tạo ra thương hiệu cạnh tranh được trên thế giới. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đi cùng với sự chậm lại của các nền kinh tế lớn đang khiến cho thương mại quốc tế sẽ chứng kiến sự giảm sút. Nhưng không như các ngành xuất khẩu khác, ngành Dệt may Việt Nam thuộc một trong số ít các nhóm mà lợi ích nhận được từ việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sẽ vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy giảm trong thương mại toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cũng luôn có các chính sách và định hướng hỗ trợ cho ngành, thể hiện kết quả ở các hiệp định thương mại tự do được Việt Nam ký kết với nhiều thị trường quan trọng của ngành. Nhóm dệt may niêm yết hiện tại có nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm tiềm năng của ngành và có thực lực để nắm bắt cơ hội đến từ các FTAs. Trong số đó, do các quy định liên quan đến nguồn gốc xuất xứ nên các doanh nghiệp có khả năng sản xuất sợi coton, sợi tổng tổng hợp và các doanh nghiệp may mặc có khả năng sản xuất hàng may mặc, kiểm soát từ khâu mua nguyên liệu (phương thức FOB) hoặc cao hơn là thiết kế (ODM) sẽ là các cổ phiếu đáng chú ý, Số liệu Xuất – Nhập khẩu Dệt may trong 9 tháng đầu năm 2018 Kim ngạch Xuất khẩu 22.56 tỷ USD Tăng trưởng YoY +17.1% Kim ngạch Nhập khẩu 12.70 tỷ USD Tăng trưởng YoY +16.4% Cán cân thương mại Dệt may 9.86 tỷ USD Các đối tác chính & Tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu dệt may 2017 Nước Tỷ trọng (%) Mỹ 47.16% EU 12.90% Nhật Bản 11.95% Hàn Quốc 10.15% Nhóm cổ phiếu dệt may trên sàn Vốn hóa (tỷ đồng) TCM 1,550.81 TNG 838.78 VGG 2,584.52 TDT 97.78 STK 1,060.90 GMC 548.93 Chuyên viên Phân tích Trần Thị Hồng Nhung [email protected]

NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

1

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

MADE IN VIETNAM

Chiến lược tăng trưởng dựa vào thu hút đầu tư quốc tế và

xuất khẩu đã cho thấy kết quả rất tích cực đối kinh tế Việt

Nam. Đóng góp vào kết quả 2 năm qua, xét về kim ngạch

thì mặt hàng điện tử chiếm tỷ trọng chính với sự có mặt

của Samsung. Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ đối với

lĩnh vực công nghệ cao cần thêm nhiều thời gian hay nói

cách khác DN Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi giá

trị và đang phụ thuộc rất lớn vào các đối tác Hàn Quốc.

Nhà máy đến vì chi phí rẻ và có thể rời đi bất kỳ lúc nào

khi có các lựa chọn khác (ví dụ Triều Tiên) và đem đến rủi

ro rất lớn cho các doanh nghiệp có liên quan.

Nhìn về nội lực của doanh nghiệp Việt Nam, thì nhóm dệt

may mới chính là nhóm có kinh nghiệm, năng lực sản xuất

và tạo ra thương hiệu cạnh tranh được trên thế giới. Căng

thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đi cùng với sự

chậm lại của các nền kinh tế lớn đang khiến cho thương

mại quốc tế sẽ chứng kiến sự giảm sút. Nhưng không như

các ngành xuất khẩu khác, ngành Dệt may Việt Nam thuộc

một trong số ít các nhóm mà lợi ích nhận được từ việc

chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sẽ vượt qua các ảnh

hưởng tiêu cực từ sự suy giảm trong thương mại toàn cầu.

Chính phủ Việt Nam cũng luôn có các chính sách và định

hướng hỗ trợ cho ngành, thể hiện kết quả ở các hiệp định

thương mại tự do được Việt Nam ký kết với nhiều thị

trường quan trọng của ngành.

Nhóm dệt may niêm yết hiện tại có nhiều doanh nghiệp

nằm trong nhóm tiềm năng của ngành và có thực lực để

nắm bắt cơ hội đến từ các FTAs. Trong số đó, do các quy

định liên quan đến nguồn gốc xuất xứ nên các doanh

nghiệp có khả năng sản xuất sợi coton, sợi tổng tổng hợp

và các doanh nghiệp may mặc có khả năng sản xuất hàng

may mặc, kiểm soát từ khâu mua nguyên liệu (phương

thức FOB) hoặc cao hơn là thiết kế (ODM) sẽ là các cổ

phiếu đáng chú ý,

Số liệu Xuất – Nhập khẩu Dệt may trong 9 tháng đầu năm 2018

Kim ngạch Xuất khẩu 22.56 tỷ USD

Tăng trưởng YoY +17.1%

Kim ngạch Nhập khẩu 12.70 tỷ USD

Tăng trưởng YoY +16.4%

Cán cân thương mại

Dệt may 9.86 tỷ USD

Các đối tác chính & Tỷ trọng đóng

góp vào xuất khẩu dệt may 2017

Nước Tỷ trọng (%)

Mỹ 47.16%

EU 12.90%

Nhật Bản 11.95%

Hàn Quốc 10.15%

Nhóm cổ phiếu dệt may trên sàn

Mã Vốn hóa (tỷ đồng)

TCM 1,550.81

TNG 838.78

VGG 2,584.52

TDT 97.78

STK 1,060.90

GMC 548.93

Chuyên viên Phân tích

Trần Thị Hồng Nhung

[email protected]

Page 2: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

2

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

TỔNG QUAN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Việt Nam hiện là một trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch

xuất khẩu năm 2017 đạt ~31 tỷ USD (Tổng cục Thống kê).

Hiện nay sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu đến các thị trường chính bao gồm

Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất

của dệt may Việt Nam. Năm 2018, dự

kiến kim ngạch xuất khẩu sang thị

trường này sẽ tăng khoảng 8 – 10%, ước

đạt trên 13 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 38%

tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có

quy mô thứ hai về xuất khẩu dệt may

vào Hoa Kỳ.

Tiếp đến, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3

thị trường tiếp theo đóng vai trò quan

trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu

dệt may của Việt Nam.

Bên cạnh các thị trường trên, ASEAN

cũng đang là thị trường được kỳ vọng

tăng trưởng mạnh nhờ được hưởng ưu

đãi thuế quan giữa các nước trong cộng

đồng kinh tế ASEAN.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

47.16%

12.90%

11.95%

10.15%

17.84%

Xuất khẩu dệt may đến các thị trường chính (2017)

Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Khác

Page 3: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

3

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, có kim ngạch

xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% vào GDP.

9 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất

khẩu dệt may đạt 22.561 tỷ USD,

xếp thứ 2 trong nhóm các hàng

hoá xuất khẩu, xếp sau giá trị xuất

khẩu các sản phẩm điện thoại,

linh kiện (giá trị 36.127 tỷ USD).

Tính chung 9 tháng đầu năm, giá

trị xuất khẩu sản phẩm dệt may

tăng trưởng 17.1% so với cùng kỳ

năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xuất khẩu tăng trưởng

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Năm 2017, thặng dư thương mại

ngành dệt may đạt khoảng 15.5 tỷ

USD, đây là mức cao nhất từ trước đến

nay. Ngoài ra, ngành dệt may Việt

Nam cũng tạo dấu mốc quan trọng khi

lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm may

mặc sang thị trường Trung Quốc với

giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường

nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 9.11 tỷ USD, tăng 11.9% so

với cùng kỳ năm trước và chiếm 46.1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả

nước. Tiếp theo lần lượt là thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 2.76 tỷ USD, +11.7% yoy; thị

trường Nhật Bản tiêu thụ 2.47 tỷ USD, + 25.8% yoy.

20.19%

12.61%

12.10%

6.77%6.58%

41.75%

Cơ cấu xuất khẩu 9 tháng đầu năm

Điện thoại các loại và linh kiện

Dệt may

Điện tử, máy tính & LK

Máy móc, thiết bị, phục vụ PT khác

Giày dép

Khác

11.34%

3.64%

8.77%9.68%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

0

10

20

30

40

2015 2016 2017 2018E

Xuất khẩu dệt may Việt Nam 2015-2018E

Page 4: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

4

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

Điều đó cho thấy, những thị trường XK trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối CPTPP, EU,

Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN… đều tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng

vượt trội so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, dệt may Việt Nam cũng đạt kết quả đáng kể về tăng trưởng so với các quốc

gia dẫn đầu về xuất khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.

Thị trường xuất khẩu

2017/ 2016 (%)

2016/ 2015 (%)

Giá trị XK 2017 (tỷ USD)

Trung Quốc -1.20% -4.20% 250

Ấn Độ +3.00% -4.70% 36

Bangladesh -1.32% +4.90% 34

Việt Nam +10.81% +5.42% 31.2

Đã có sự chuyển dịch về số lượng đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Có thể

thấy, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc giảm gần bằng mức tăng xuất khẩu của Việt

Nam trong năm ngoái (~ 3 tỷ USD).

1. Động lực tăng trưởng từ các hiệp định thương mại tự do được ký kết

Nhờ các hiệp định FTA được ký kết trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu các sản

phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng năm 2016 là

4.44% và 2017 là 9.31%. Đáng chú ý, tác động tích cực của các hiệp định ASEAN-India

FTA, KVFTA và đặc biệt là CPTPP ký kết tháng 3 năm nay nâng kỳ vọng giá trị xuất khẩu

năm nay đạt 34-35 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trên 30%.

Một số hiệp định thương mại có tác động tích cực tới tăng trưởng dệt may Việt Nam:

Hiệp định Chi tiết

FTA Việt Nam-

EU (chờ xét

duyệt)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU được coi là hiệp định thương mại song phương toàn diện nhất giữa EU và 1 quốc gia trong khu vực ASEAN là Việt Nam. Trong khi đó, EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 3.79 tỷ USD trong năm 2017.

Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu mức thuế từ 7-17%. Vì vậy, hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ càng tạo đà cho ngành dệt may phát triển bởi sau khi EVFTA được ký kết, mức thuế suất áp dụng sẽ giảm xuống còn 0% trong 7 năm, khiến cho tốc độ tăng trưởng ở thị trưởng này có thể lên tới 7-8%/năm, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Ngày 17/10/2018, Uỷ ban châu Âu đã thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Thương mại và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam để chờ xét duyệt. Theo quy định, các thỏa thuận về

Page 5: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

5

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam cần phải được Nghị viện châu Âu (EP) và 28 nước thành viên EU phê duyệt. Hiệp định được kỳ vọng sẽ chính thức ký kết trong năm 2019.

CPTPP

(3/2018)

Cơ hội mở rộng xuất khẩu tại các thị trường mới với CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 8-3-2018 và dự kiến bắt đầu có hiệu lực trong năm 2019, đặt ra kỳ vọng thúc đẩy XK vào 6 nước thường nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc bao gồm Canada, Mexico, Australia, New Zealand, Singapore nhờ những ưu đãi về thuế quan. Trong đó, Canada cam kết loại bỏ ngay 42 dòng thuế đối với sản phẩm dệt may Việt Nam.

Giai đoan 2013-2017, xuat khau hang de t may Vie t Nam sang cac nươc CPTPP ta ng trương binh qua n khoang 8%/na m, chiem khoang 15% tong kim ngach xuat khau de t may ca nươc. Riêng trong năm 2017, XK dệt may của Việt Nam sang nhóm các nước này đạt trên 950 triệu USD.

Kỳ vọng

Dư kien ngay trong na m 2018, xuat khau de t may sang khoi cac nươc CPTPP co the se đạt 4.8 tỷ USD, ta ng khoang 10.5% so vơi năm 2017. Như vậy, khu vưc nay sẽ la thi trương xuat khau de t may lơn thư 2 cua Vie t Nam, chi sau thi trương My (chiem 47% tong kim ngach xuat khau de t may).

FTA Liên minh

kinh tế Á-Âu

và Việt Nam

(VN-EAEU)

(10/2016)

Mức thuế ưu đãi

Hầu hết các sản phẩm dệt may đều được hưởng ưu đãi thuế 0% từ năm 2016 theo hiệp định. Theo như lộ trình, hầu hết các sản phẩm dệt may cò lại sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi còn 6.7% trong năm nay. (Chi tiết thông tin trong biểu thuế).

Kết quả

Điển hình cho tác động tích cực của VN-EAEU FTA đến ngành dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga tăng trưởng mạnh, từ 54.8 triệu USD năm 2015 lên 110 triệu USD năm 2016 (tăng 30%) và đạt khoảng 172 triệu USD năm 2017 (tăng 56%).

KVFTA

(5/2015)

Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi cung cấp 20% vải cho ngành may mặc Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. Vì vậy, có thể nói hiệp định KVFTA có tính bổ trợ cao đối với ngành dệt may khi Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu vải từ Hàn Quốc và xuất khẩu sản phẩm ngược lại vào thị trường này.

Tác động tích cực từ hiệp định

Page 6: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

6

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

Với hiệp định KVFTA, xuất khẩu dệt may đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Hàn Quốc, với tốc độ tăng trưởng CAGR ~12% giai đoạn 2015-2017. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục gây ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2018 với mức tăng 24.88% yoy, đạt 1.5 tỷ USD. Còn tính riêng trong tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 270.7 triệu USD, tăng 24.18% so với tháng 6/2018 và tăng 24.06% so với tháng 7/2017. Nếu so sánh với thời điểm 3 năm trước, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này đã có sự bứt tốc rất nhanh, với khoảng cách thị phần giữa Trung Quốc và Việt Nam từ mức 40.18% và 29.52% về mức gần như ngang bằng ở thời điểm hiện tại.

Dự báo từ nay cho đến cuối năm, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc sẽ tăng khoảng 20% so với mức thực hiện của cùng kỳ năm 2017, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 đạt 3.2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2017.

ASEAN-India

FTA (2015)

Ưu đãi thuế quan

Mức thuế ưu đãi đối với mặt hàng dệt may các nước trong khu vực thực

hiện theo lộ trình cắt giảm giai đoạn 2015-2018, cụ thể đến năm 2018:

Hầu hết mức thuế suất cho các loại vải dệt kim giảm từ 5-9.5% về 3%.

Thuế suất cho quần áo và hàng may mặc phụ trợ giảm từ 10%-14% về 5%-12%. Trong đó, mức thuế suất áp dụng phổ biến là 5%.

Hiệu quả

Dưới tác động tích cực của hiệp định trên, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đã cải thiện đáng kể. Cụ thể, trong năm 2017, xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ sang Việt Nam đạt 429 triệu USD (tăng 44% so với năm 2016); nhập khẩu hàng dệt may của Ấn Độ từ Việt Nam đạt 178 triệu USD (tăng 42% so với năm 2016).

Công đồng

kinh tế ASEAN

(AEC-2015)

Nhờ những ưu đãi được hưởng giữa các nước trong cộng đồng ASEAN, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng đáng kể từ 1 tỷ USD năm 2015 lên 1.35 tỷ USD năm 2017 (CAGR=16.2%).

Việt Nam-

Nhật Bản

(2009)

FTA Việt Nam- Nhật Bản phát huy tác dụng từ khi hiệp định được ký kết năm 2009 khi Nhật Bản duy trì là 1 trong 4 thị trường chính nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang Nhật Bản năm 2017 đạt 3.2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2016.

Page 7: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

7

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

FTA thúc đẩy đầu tư FDI vào lĩnh vực dệt may

Tính đến năm 2017, các doanh nghiệp FDI tuy chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng

góp đến 62% vào kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam, trong đó xơ, sợi chiếm

72%, vải và may mặc chiếm hơn 60%.

Nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực dệt may vẫn không ngừng tăng lên trong những

năm gần đây, chủ yếu nhờ vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường, đặc biệt sau một loạt

các hiệp định thương mại được ký kết. Thống kê cho thấy, đầu tư FDI vào dệt may tính

đến hết năm 2017 là 2,091 dự án, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15.89 tỷ USD. Có

52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó một số quốc

gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… Riêng 6

tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam đã thu hút được 2.8 tỷ USD từ nguồn vốn FDI, đưa

lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17.5 tỷ USD.

Cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Trong năm 2017, thị trường Mỹ chiếm 17% tổng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc

trong khi 50% hàng may mặc tiêu dùng tại Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy, có thể

thấy, ở nhóm hàng này, Mỹ ở vị thế phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Việc thuế suất

tăng lên sẽ khiến cho các công ty đa quốc gia của Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng

như các công ty nội địa Trung Quốc có động cơ mạnh hơn để chuyển hướng các đơn hàng

cũng như hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế.

Như vậy, có thể suy đoán các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt

Nam, Bangladesh, Cambodia sẽ hưởng lợi trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-

Trung leo thang.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang như hiện nay, ngành dệt may

Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng lợi:

Cơ hội từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ nhờ mức giá

cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, tác động tích cực này được đánh giá sẽ phát huy trong

dài hạn. Một số doanh nghiệp được hưởng lợi có thể kể đến TCM, GMC, etc.

Đồng NDT mất giá mạnh so với USD, qua đó cũng mất giá so với VND. Trong khi

đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn nhất của Việt Nam.

Việc NDT mất giá do đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập được

nguồn nguyên liệu với chi phí rẻ hơn.

Với những tiềm năng tăng trưởng như hiện nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự kiến kim

ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2018 sẽ đạt 35 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD so với kế hoạch,

đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức liên quan

đến quy tắc xuất xứ cũng như khả năng cạnh tranh từ các thị trường khác như Bangladesh,

Pakistan, hay Cambodia.

Cụ thể, trong số 10 hiệp định FTA Việt Nam đã đàm phán, CPTPP thì EVFTA có xuất xứ

chặt chẽ nhất. Trong đó, CPTPP yêu cầu quy tắc xuất xứ từ sợi và EVFTA yêu cầu xuất xứ

Page 8: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

8

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

từ vải. Với tình trạng phát triển lệch của dệt may Việt Nam hiện nay, việc đáp ứng các quy

tắc xuất xứ từ 2 FTA này là khó nhưng đây lại là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp

trong ngành có thể hưởng lợi.

Cơ cấu xuất khẩu ngành hàng dệt may theo sản phẩm

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặt hàng dệt may, gia công chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu dệt may của Việt

nam trong khi đó nguyên phụ liệu như vải, xơ, sợi vẫn chưa tự sản xuất được và phải nhập

khẩu từ nước ngoài.

2. Một số cổ phiếu hưởng lợi chính từ CPTPP và EVFTA

Một số doanh nghiệp nổi bật:

Mã CK TCM TNG VGG TDT STK GMC

Giá 29,000 17,000 57,000 12,000 18,000 35,750

Vốn hóa thị trường (Tỷ đồng)

1,550.81 838.78 2,584.52 97.78 1,060.90 548.93

Doanh số năm 2017 (Tỷ đồng)

3210 2491 8458 217 2009 1610

ROE (Quý gần nhất %)

17.45% 21.94% 27.41% 13.17% 16.89% 23.87%

P/E cơ bản 8.19 5.97 6.19 7.87 7.96 7.58

P/B 1.38 1.23 1.67 1.04 1.30 1.76

Tăng trưởng doanh thu thuần 2017

4.46% 31.96% 12.32% - 45.61% -0.51%

Tốc độ tăng trưởng EPS (2017)

77.70% 43.29% -9.42% - 211.00% 0.19%

Data update 03/10/2018

88%

11%1%

2016

Hàng dệt may

Xơ, sợi

Các sản phẩm vải

87%

12%1%

2017

Page 9: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

9

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

CHI TIẾT

TCM Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dệt may. Công ty có 4 nhà máy sợi có tổng công suất là 21,000 tấn/năm, nhà máy dệt với công suất 7 triệu m/năm. Ngoài ra, công ty còn có nhà máy may với tổng cống suất 18 triệu sản phẩm/năm.

Doanh thu xuất khẩu chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu của TCM (87%- 90%). Trong đó, hàng may mặc chiếm 73.1% tổng doanh thu trong khi doanh thu từ vải chiếm 11.7% tổng doanh thu.

Kết thúc quý 3/2018, TCM tiếp tục hưởng lợi từ đà tăng xuất khẩu với doanh thu đạt gần 1,200 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu công ty đạt 2,827 tỷ đồng (+15.39%yoy) với 213 tỷ đồng (+25.29%yoy) lợi nhuận sau thuế, tương ứng NM là 7.53%.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, hoạt động xuất khẩu của TCM bị ảnh hưởng bởi thông tin liên quan đến vụ phá sản của Công ty Sears Holding tại Mỹ, theo đó, 2 khách hàng chiếm khoảng 7% doanh thu hàng năm của TCM là Sears Roebuck và Kmart cũng nằm trong danh sách công ty con của Sears Holding. Cùng với đó, TCM không tránh khỏi tổn thất với khoản nợ gần 95 tỷ từ 2 đơn vị trên.

Doanh số xuất khẩu thực hiện năm 2017 đạt 127.6 triệu USD, năm 2016 đạt 125.6 triệu USD.

Mảng hoạt động kinh doanh được hưởng lợi từ hiệp định FTA hay CPTPP liên quan đến quy tắc xuất xứ về sợi và vải.

Trong khi đó, TCM là một trong số ít doanh nghiệp có chuỗi hoạt động sản xuất khép kín từ khâu sợi, vải đến may mặc. Vì thế, TCM đã ở trong vị thế sẵn sàng để đón đầu cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết.

Giá 29,100

Vốn hoá

TT

1,575 tỷ

Doanh

thu

3,209 tỷ

ROE 19.30%

P/E 7.84x

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

2014 2015 2016 2017

KQKD 2014-2017

Doanh thu (Tỷ đồng) ROE

35%

30%

25%

10%

Thị trường xuất khẩu 2017

Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc EU

Page 10: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

10

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

Một số doanh nghiệp khác hưởng lợi từ thị trường xuất khẩu sau khi các hiệp định

thương mại tự do được ký kết bao gồm: VGG, STK, TDT...

VGG VGG là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt

Nam, chỉ sau Dệt may Việt Nam Vinatex. Doanh thu năm 2017 ghi

nhận đạt 8,458 tỷ đồng, trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm

85% trong cơ cấu doanh thu. Giá 57,800

Vốn hoá

TT 2,565 tỷ

Doanh

thu 8,458 tỷ

ROE 27.34%

P/E 6.14x

TNG Hoạt động kinh doanh chính: sản xuất quần áo may sẵn cho các nhãn hiệu nước ngoài. Trong đó, các sản phẩm may mặc áo, quần, phụ kiện chiếm khoảng 80% cơ cấu doanh thu.

Doanh thu của công ty được đóng góp chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng 85% cơ cấu doanh thu với các thị trường chính là EU, Mỹ, Hàn Quốc, etc.

Thị trường xuất khẩu chính của TNG là EU, chiếm 56% doanh thu. Do đó, hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU được ký kết có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với mức thuế suất được giảm về 0%. Điều này đồng thời nâng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác như Bangladesh, Cambodia, Myanmar hay Trung Quốc, trong đó, Myanmar và Cambodia vốn đã được hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường chính bao gồm EU và Mỹ.

Giá 15,500

Vốn hoá

TT

764 tỷ

Doanh

thu

2,491 tỷ

ROE 20.00%

P/E 6.16x

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

2014 2015 2016 2017

KQKD

Doanh thu (Tỷ đồng) ROE

56%33%

3% 3% 5.00%

Thị trường xuất khẩu 2017

EU Mỹ Hàn Quốc Nga Khác

Page 11: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

11

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

Đáng chú ý, nhà máy

mới với quy mô lớn

nhất và hiện đại nhất

của công ty sẽ đi vào

hoạt động trong năm

nay, dự kiến sẽ tăng

gấp đôi công suất của

VGG.

TDT

TDT hoạt động chính trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu, là đối tác

của các thương hiệu GAP, Zara, SuperDry, etc. Sản phẩm của công

ty chủ yếu là quần áo cho nam, nữ, trẻ em, etc với các thị trường

chính là Mỹ và EU.

Mặc dù là một doanh

nghiệp nhỏ và mới niêm

yết trên sàn, tuy nhiên,

doanh nghiệp có tiềm

năng tăng trường tốt nhờ

việc cải thiện công suất

gấp 3 lần so với hiện tại

với các nhà máy mới

(tổng công suất dự kiến

đạt 3.6 triệu sản

phẩm/năm năm 2023)

cũng như ưu đãi thuế quan từ CPTPP.

Giá 13,000

Vốn hoá

TT

104 tỷ

Doanh

thu

217 tỷ

ROE 16.75%

P/E 8.39x

STK

STK là 1 trong 5 doanh

nghiệp sản xuất sợi DTY tại

Việt Nam.

Các hiệp định mới như

CPTPP và EVFTA quy định

nghiêm ngặt về xuất xứ

hàng hoá mở ra cơ hội lớn

cho doanh nghiệp trong

việc mở rộng quy mô cũng

như lượng khách hàng khi

ngành dệt chỉ chiếm 15%-

20% nhu cầu trong nước và

STK là 1 trong 5 doanh

nghiệp nội địa cung cấp sản phẩm sợi.

Giá 16,650

Vốn hoá

TT

998 tỷ

Doanh

thu

2,008 tỷ

ROE 13.52%

P/E 7.49x

32%

22%17%

29%

Cơ cấu xuất khẩu VGG

Nhật Bản Mỹ EU Khác

45%42%

7% 5% 1%

Thị trường xuất khẩu chính TDT

EU Mỹ Hàn Quốc Canada Khác

46%

17%

17%

8% 7%

Cơ cấu doanh thu theo TT của STK 5 tháng đầu năm

Việt Nam Thái Lan Nhật Bản

Đài Loan Hàn Quốc

Page 12: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

12

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

GMC

GMC cũng là 1 trong những

doanh nghiệp dệt may

hưởng lợi từ EVFTA hay

CPTPP sắp tới. GMC có

hoạt động kinh doanh

chính là sản xuất và xuất

khẩu quần áo cao cấp của

các thương hiệu nổi tiếng

như Nike, Nautica,

Haggar…

Doanh thu xuất khẩu

chiếm trên 95% cơ cấu

doanh thu của công ty

trong năm 2017. Trong đó,

EU và Mỹ là 2 thị trường

xuất khẩu chính của GMC,

chiếm tới 80% tổng giá trị

xuất khẩu.

Giá 35,500

Vốn hoá

TT

550 tỷ

Doanh

thu

1,610 tỷ

ROE 22.92%

P/E 7.60x

45%

35%

20%

Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường GMC

EU Mỹ Nhật & các nước khác

Page 13: NGÀNH D T MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN T FTAs - ivs.vn Sector analysis_Textile and FTAs.pdf · phẩm dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng

IVS RESEARCH | SECTOR VIEW

13

NGÀNH DỆT MAY & TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ FTAs

IVS RESEARCH

Võ Thế Vinh Đỗ Trung Nguyên Trần Thị Hồng Nhung

Trưởng phòng

Phân tích & Tư vấn Đầu tư

Trưởng bộ phận

Chiến lược Giao dịch

Chuyên viên

Phân tích Doanh nghiệp

[email protected] [email protected] [email protected]

Kênh thông tin cập nhật nhận định (nền tảng Zalo)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẤU TƯ VIỆT NAM

LIÊN HỆ TRỤ SỞ CHÍNH

HÀ NỘI CHI NHÁNH

TP. HCM

VIETNAM INVESTMENT SECURITIES COMPANY

Điện thoại tư vấn: (04) 35.730.073

Điện thoại đặt lệnh: (04) 35.779.999

Email: [email protected] Website:

www.ivs.com.vn

P9-10, Tầng 1, Chamvit Tower

Điện thoại: (04) 35.730.073

Fax: (04) 35.730.088

Lầu 4, Số 2 BIS, Công Trường Quốc Tế, P. 6,

Q. 3, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 38.239.966

Fax: (08) 38.239.696

KHUYẾN CÁO

Báo cáo, bản tin này được cung cấp bởi Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam – Vietnam Investment

Securities Company (IVS). Nội dung bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo và các nhận định trong

báo cáo được đưa ra dựa trên đánh giá chủ quan của người viết. Mặc dù mọi thông tin được thu thập từ

các nguồn đáng tin cậy, nhưng IVS không đảm bảo tính chính xác của các thông tin và không chịu trách

nhiệm đối với các quyết định mua bán do tham khảo thông tin này.