8
Từng là điểm nóng về khai thác vàng nên trước đây tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã Đa Quyn (Đức Trọng) hết sức phức tạp. Với mong muốn đem lại sự bình yên cho địa bàn vùng sâu này để người dân yên tâm lao động, sản xuất, Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/HU về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên lâm, khoáng sản trái phép”. VĂN HÓA - XÃ HỘI Tấm lòng cô giáo chủ nhiệm vùng sâu Cát Tiên TRANG 5 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến tặng quà trung thu cho các cháu Trường Mầm non Tà Nung, Đà Lạt. Ảnh:V.Báu BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4853 - THỨ HAI, NGÀY 14/8/2017 Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến-UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trao vòng nguyệt quế cho các học sinh giỏi cấp quốc gia. Ảnh:V.Báu TRANG 4 NHỚ LỜI BÁC DẠY Chủ động hội nhập quốc tế TRANG 4 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Ngừng thi công công trình gây nguy hiểm tính mạng của người dân TRANG 7 KINH TẾ Ông Tiến sỹ Việt kiều và khát vọng của người nông dân TRANG 3 TRANG 2 TRANG 6 Tại Lâm Đồng, gần đây, các đối tượng cực đoan dưới chiêu bài “dân chủ nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”, bằng những thủ đoạn tinh vi, thâm độc hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Từ thực tế đó, Đảng ủy, Ban CHQS huyện Đạ Tẻh xác định làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân góp phần quan trọng trong công tác quốc phòng địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc. Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính. BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số Vùng sâu bình yên “Tấm áo” đẹp Hà Lâm UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ cất giữ thông đỏ trái phép NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KẾT THÚC THẮNG LỢI NĂM HỌC 2016 - 2017 Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên theo hướng toàn diện UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Đức Trọng khẩn trương điều tra, xử lý vụ cất giữ gốc thông đỏ tại huyện Đức Trọng. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Đức trọng chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc cất giữ gỗ thông đỏ trái phép tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nhẫn, là Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, huyện Đức Trọng theo phản ánh của dư luận và báo chí; hoàn tất hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh kết quả trước ngày 15/8/2017. UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp, hỗ trợ các lực lượng chức năng của huyện Đức Trọng trong điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. NGUYÊN THI Thống kê mới đây cho biết, giai đoạn năm 2012 - 2016, thành phố Đà Lạt hỗ trợ đầu tư gần 1,7 tỷ đồng cho 164 lượt hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, thành phố Đà Lạt đã liên tục triển khai trong 3 năm 2014 - 2016 các chương trình trợ giá cho hộ đồng bào thiểu số chuyển đổi vật nuôi, cây trồng phù hợp ở xã Tà Nung. Trong đó, năm 2014 hỗ trợ 520 triệu đồng mua 50.000 cây giống cà phê catimor, 1.560 cây giống mít cao sản, trồng bơ ghép xen canh trên 20 ha cà phê, mua heo giống 150 triệu đồng. Năm 2015 hỗ trợ 100% kinh phí mua hơn 1.650 cây giống mắc ca. Năm 2016 cấp phát 23.850 cây giống cà phê tái canh, hơn 1.000 cây giống bơ ghép. Ngoài ra, trong cùng thời gian trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền thành phố Đà Lạt còn triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.400 ha rừng cho 87 hộ và giải ngân 200 triệu đồng nguồn vốn chính sách xã hội cho 10 hộ khác vay mua sắm nông cụ phát triển sản xuất... VŨ VĂN

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KẾT THÚC THẮNG …baolamdong.vn/upload/others/201708/25152_Bao_Lam_Dong_ngay_14_8_2017.pdf · luật của Nhà nước, quy định

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Từng là điểm nóng về khai thác vàng nên trước đây tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã Đa Quyn (Đức Trọng) hết sức phức tạp. Với mong muốn đem lại sự bình yên cho địa bàn vùng sâu này để người dân yên tâm lao động, sản xuất, Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/HU về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên lâm, khoáng sản trái phép”.

VĂN HÓA - XÃ HỘITấm lòng cô giáo chủ nhiệm

vùng sâu Cát TiênTRANG 5

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến tặng quà trung thu cho các cháu Trường Mầm non Tà Nung, Đà Lạt. Ảnh:V.Báu

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4853 - THỨ HAI, NGÀY 14/8/2017

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến-UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trao vòng nguyệt quế cho các học sinh giỏi cấp quốc gia. Ảnh:V.Báu TRANG 4

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Chủ động hội nhập quốc tếTRANG 4

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNgừng thi công công trình gây nguy hiểm tính mạng

của người dânTRANG 7

KINH TẾÔng Tiến sỹ Việt kiều và khát

vọng của người nông dânTRANG 3

TRANG 2

TRANG 6

Tại Lâm Đồng, gần đây, các đối tượng cực đoan dưới chiêu bài “dân chủ nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”, bằng những thủ đoạn tinh vi, thâm độc hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Từ thực tế đó, Đảng ủy, Ban CHQS huyện Đạ Tẻh xác định làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân góp phần quan trọng trong công tác quốc phòng địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc.

Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.

BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng

Triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số

Vùng sâu bình yên

“Tấm áo” đẹp Hà Lâm

UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ cất giữ thông đỏ trái phép

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KẾT THÚC THẮNG LỢI NĂM HỌC 2016 - 2017

Chất lượng và hiệu quả giáo dụcđược nâng lên theo hướng toàn diệnUBND tỉnh vừa có văn bản chỉ

đạo UBND huyện Đức Trọng khẩn trương điều tra, xử lý vụ cất giữ gốc thông đỏ tại huyện Đức Trọng. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Đức trọng chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc cất giữ gỗ thông đỏ trái phép tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nhẫn, là Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, huyện Đức Trọng theo phản ánh của dư luận và báo chí; hoàn tất hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh kết quả trước ngày 15/8/2017.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp, hỗ trợ các lực lượng chức năng của huyện Đức Trọng trong điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

NGUYÊN THI

Thống kê mới đây cho biết, giai đoạn năm 2012 - 2016, thành phố Đà Lạt hỗ trợ đầu tư gần 1,7 tỷ đồng cho 164 lượt hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, thành phố Đà Lạt đã liên tục triển khai trong 3 năm 2014 - 2016 các chương trình trợ giá cho hộ đồng bào thiểu số chuyển đổi vật nuôi, cây trồng phù hợp ở xã Tà Nung. Trong đó, năm 2014 hỗ trợ 520 triệu đồng mua 50.000 cây giống cà phê catimor, 1.560 cây giống mít cao sản, trồng bơ ghép xen canh trên 20 ha cà phê,

mua heo giống 150 triệu đồng. Năm 2015 hỗ trợ 100% kinh phí mua hơn 1.650 cây giống mắc ca. Năm 2016 cấp phát 23.850 cây giống cà phê tái canh, hơn 1.000 cây giống bơ ghép.

Ngoài ra, trong cùng thời gian trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền thành phố Đà Lạt còn triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.400 ha rừng cho 87 hộ và giải ngân 200 triệu đồng nguồn vốn chính sách xã hội cho 10 hộ khác vay mua sắm nông cụ phát triển sản xuất... VŨ VĂN

2 THỨ HAI 14 - 8 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Nằm ở phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, huyện Đạ Tẻh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân

dân còn nhiều khó khăn, đa số bà con đều từ các vùng miền khác đến lập nghiệp. Những năm qua, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, lực lượng vũ trang huyện đã thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Từ đó, làm thay đổi nhận thức của người dân, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, xúi giục. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang huyện còn tích cực giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, đưa khoa học kỹ thuật đến với bà con, đặc biệt là những vùng kinh tế còn khó khăn, dân trí thấp.

Đặc biệt, hàng năm, vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, địa phương, Ban CHQS huyện đã phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương tổ chức hàng chục đợt tuyên truyền, vận động, kết hợp làm công tác dân vận giúp đỡ nhân dân. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, lực lượng vũ trang huyện đã tiến hành được 5 đợt tuyên truyền, vận động nhân dân kết hợp giúp nhân dân phát triển kinh tế như: chăm sóc cây cao su, nạo vét kênh mương với gần 600 ngày công…

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đạ Tẻh đã kịp thời nắm tình hình để tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra. Điển hình như vụ một số người dân ở các xã Mỹ Đức, Quốc Oai có ý định tổ chức khiếu kiện tập thể liên quan đến việc giải tỏa, lấn chiếm, tranh chấp đất rừng trên địa bàn. Theo đó, Ban CHQS huyện đã nhanh chóng cử cán bộ xuống địa bàn theo dõi nắm tình hình và đến từng hộ gia đình để vận động, tuyên truyền; đồng thời, trực tiếp gặp gỡ những người có uy tín tại địa phương để phối hợp vận động thuyết phục. Ngoài ra, tranh thủ mối quan hệ quen biết, thân thiết giữa những cán bộ, chiến sỹ trong Lực lượng vũ trang huyện với các hộ khiếu kiện để làm công tác tư tưởng, giải thích, vận động thêm.

Nhờ có biện pháp mềm dẻo, khéo léo của chỉ huy và cán bộ vận động nên người dân đã đồng ý không tổ chức khiếu kiện đông người và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện còn tham mưu cho Ban Chỉ đạo 855 của huyện trong phối hợp hoạt động giữa

cơ quan quân sự với các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện cùng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, góp phần thực hiện tốt phong trào “Lực lượng vũ trang huyện chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Với tinh thần vì nhân dân phục vụ, lực lượng vũ trang huyện Đạ Tẻh đã tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ nhân dân, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, có mặt trong mọi điểm nóng trong khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, phòng chống cháy nổ, giúp nhân dân làm đường, làm cầu, sửa chữa nhà ở… để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, lực lượng vũ trang huyện Đạ Tẻh quyết tâm đổi mới tư duy, sáng tạo, thực hiện tốt phương châm “nói để dân tin, làm cho dân thấy”; thẳng thắn, nói đúng sự thật, không né tránh những vấn đề bức xúc; luôn lắng nghe và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân; tạo niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ địa phương vững chắc.

THẾ ANH - HOÀNG QUẾ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động quần chúngTại Lâm Đồng, gần đây, các đối tượng cực đoan dưới chiêu bài “dân chủ nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”, bằng những thủ đoạn tinh vi, thâm độc hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Từ thực tế đó, Đảng ủy, Ban CHQS huyện Đạ Tẻh xác định làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân góp phần quan trọng trong công tác quốc phòng địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc.

Cán bộ, chiến sĩCơ quan Quân sựhuyện Đạ Tẻhgiúp đỡ nhân dânkhắc phục hậu quảdo lốc xoáy gây ra.

Cục Thuế Lâm Đồng đang triển khai một loạt các nội dung của Chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp” theo Công văn số 2843/TCT-TTHT ngày 27/6/2017 của Tổng cục Thuế, nhằm hỗ trợ DN mới thành lập và DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Mục tiêu của chương trình là không để DN có khó khăn, trở ngại về thủ tục thuế làm ảnh hưởng đến hoạt động trong thời gian mới ra kinh doanh; hỗ trợ các DN khởi nghiệp hoàn thành các thủ tục hành chính thuế ban đầu nhanh nhất, thuận lợi và tiết kiệm nhất; tạo điều kiện để DN tiếp cận các kênh thông tin hỗ trợ của cơ quan Thuế; chia sẻ, đồng

hành cùng DN để DN an tâm kinh doanh; hỗ trợ DN khởi nghiệp để Lâm Đồng có một cộng đồng DN lớn mạnh, hoạt động hiệu quả trong tương lai.

Theo đó, các DN khởi nghiệp có thể tiếp cận các thông tin hỗ trợ từ cơ quan Thuế, như chuyên mục “Đồng hành cùng DN khởi nghiệp” tại Website Cục Thuế (http://lamdong.gdt.gov.vn), để tìm hiểu các thông tin hộ kinh doanh cần biết về DN và thông tin hướng dẫn DN khởi nghiệp từ khâu đăng ký thành lập DN đến kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn và sổ sách kế toán, một số lưu ý, sai sót thường gặp khi thực hiện nghĩa vụ thuế và các văn bản quy

phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chính sách thuế...; đồng thời, cung cấp địa chỉ, số điện thoại của Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế và 12 Chi cục Thuế huyện, thành phố tại Website Cục Thuế để DN khởi nghiệp dễ dàng liên hệ đề nghị cung cấp thông tin, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính thuế ban đầu; hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Cục Thuế và 12 Chi cục Thuế; tổ chức các hội nghị tập huấn, đối thoại cho các hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh lớn để tuyên truyền các lợi ích của việc thành lập DN, khuyến khích hộ kinh doanh lên DN...

PHẠM LÊ

Triển khai Chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp”

UBTVQH tiến hành giám sátcác công trình BOT

Từ ngày 10-18/8, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIV tổ chức Phiên họp thứ 13 với nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác.

Tại phiên họp lần này, UBTVQH sẽ cho ý kiến đối với các dự án Luật, gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài và dự án Luật Hành chính công. Đồng thời, cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của các dự án Luật, gồm: dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); dự án Luật Thủy sản (sửa đổi); dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Đặc biệt, UBTVQH sẽ dành một ngày (15/8) tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”.

Cũng trong phiên họp này, UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016”; việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chính phủ năm 2017; việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2016; tổng kết việc thực hiện thí điểm trang phục xét xử của Thẩm phán TAND theo quy định tại Nghị quyết số 1214/2016/NQ-UBTVQH13 và việc thực hiện thống nhất trang phục xét xử của Thẩm phán TAND trên phạm vi cả nước; Đề án vị trí việc làm của VKSND; việc thành lập TAND, VKSND TP Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Theo Văn hóa online

Chiều ngày 11/8, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN huyện Di Linh đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật với chức sắc các tôn giáo trong huyện.

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo UBND huyện Di Linh thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 7 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại năm 2017. Sau đó, lãnh đạo huyện lắng nghe ý kiến và tâm tư, nguyện vọng của các vị chức sắc tôn giáo.

Các vị chức sắc tôn giáo rất vui mừng khi nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương tiếp tục có những khởi sắc và phát triển ổn định; đồng thời, ghi nhận Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn có sự quan tâm, hỗ trợ đến hoạt động của tác tôn giáo và tạo mọi điều kiện để các tôn giáo hòa hợp, đoàn kết và cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Dịp này, các vị chức sắc tôn giáo cũng đã kiến nghị với Đảng bộ và chính quyền địa phương quan tâm giải quyết một số vấn đề về xã hội và hoạt động tôn giáo.

XUÂN LONG

Lãnh đạo huyện Di Linh gặp mặt chức sắc các tôn giáo.

DI LINH:Lãnh đạo huyện gặp mặt chức sắc các tôn giáo

Ông tiến sỹ già nhẹ nhàng kể lại hành trình của ông bằng những lời đơn giản: sang học tại nước Đức, lập gia

đình và ở lại dạy tại Đại học Nông nghiệp Hohenheim, năm 1985, ông cùng gia đình trở lại Việt Nam, dạy học tại Đại học Cần Thơ. Và năm 2010, sau khi nghỉ hưu, ông lên Đinh Lạc, Di Linh, gắn bó với mảnh đất cho thỏa khát vọng làm nông dân từ thuở thiếu thời.

Vốn được bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long quen thuộc với biệt danh “tiến sỹ biogas”, khi bắt đầu lên Di Linh, tiến sỹ Quỳnh là người thúc đẩy, hướng dẩn nông dân chăn nuôi tại địa phương thực hiện các mô hình hầm ủ biogas quy mô gia đình, biến những hầm chất thải heo trở thành nguồn điện sử dụng trong thắp sáng và sinh hoạt.

Nhiều hầm biogas hiện vẫn được nông dân sử dụng hiệu quả. Với các mô hình khí sinh học, ông vẫn nung nấu mong muốn đem ánh sáng điện đến với mọi người, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa không tiện mắc điện lưới.

Ngoài làm khí sinh học, tiến sỹ Đỗ Ngọc Quỳnh mày mò cùng nông dân làm kinh tế. Thấy được xung quanh nông dân trồng hồng môn rất tốt, ông cũng làm nửa sào nhà kính, trồng 3.000 cây hồng môn. Vườn hồng môn của tiến sỹ Quỳnh được trồng khá đặc biệt bởi

Ông Tiến sỹ Việt kiều và khát vọng của người nông dânNgày ngày cặm cụi với vườn cà phê, vườn hồng môn và với những người hàng xóm nông dân xung quanh, ít ai tưởng tượng được người đàn ông già ấy chính là tiến sỹ khoa học Đỗ Ngọc Quỳnh, đã rời một trong những trường đại học danh giá của nước Đức, Đại học Nông nghiệp Hohenheim, trở về nước công tác tại Đại học Cần Thơ. Sau những tháng ngày đắm chìm trong những công trình khoa học, ông trở thành nông dân tại Di Linh và gắn bó với đồng ruộng. Tấm lòng tha thiết của một nhà khoa học vẫn không ngừng cháy trong ông với mong muốn mang lại cho nông dân những điều tốt đẹp nhất.

mật độ trồng rất thoáng. Ông bảo, trồng thoáng để cây thở, sống. Cây cũng như con người, cần không gian phù hợp. Với “hậu phương” vững chắc là người vợ đang ở tại thành phố Hồ Chí Minh, ông cắt hồng môn với giá “trồng tận gốc, bán tận ngọn”, bông hồng môn được gia đình phân phối trực tiếp tới nhiều shop hoa nên giá cao hơn cho thương lái.

Không chỉ trồng và bán hồng môn đơn lẻ, ông chính là một thành viên cốt cán trong CLB hồng môn của xã Đinh Lạc. Mười hai thành viên của CLB đều đồng lòng trồng những bông hồng môn đẹp nhất, chất lượng cao với kỹ thuật trồng tiến bộ. CLB hồng môn là một trong những CLB làm ăn tốt và đoàn kết trên mảnh đất Đinh Lạc. Tiến sỹ Quỳnh khẳng định, từ thực tế bản thân ông

và các thành viên trong CLB, nếu chăm sóc tốt và phân phối đúng, một sào hồng môn có thu nhập tốt hơn một hecta cà phê.

Di Linh là mảnh đất của cà phê, hàng ngàn ha cà phê đang là nguồn sống chính của nông dân mảnh đất cao nguyên này. Nhưng giá trị hạt cà phê mang lại chưa tương xứng với công sức người nông dân bỏ ra. Bởi vậy, khi Hội những người sản xuất cà phê bền vững Di Linh được thành lập, tiến sỹ Đỗ Ngọc Quỳnh lập tức trở thành thành viên, cố vấn của Hội, mong mỏi cùng nông dân nâng cao chất lượng hạt cà phê. Những thành viên trong hội cố gắng trồng cà phê theo hướng an toàn theo các bộ tiêu chuẩn canh tác cà phê như UTZ, 4C. Còn ông và một vài thành viên canh tác cà phê

Tiến sỹ Đỗ Ngọc Quỳnh. Ảnh: D.Quỳnh

theo hướng hữu cơ. Thăm vườn cà phê của tiến sỹ Quỳnh, ai cũng thấy lạ lẫm bởi màu xanh ngút mắt trong vườn. Thay vì làm cỏ sạch vườn, ông trồng ngập đất cỏ lá lạc, một loài cây thuộc họ đậu có tác dụng cố định đạm, làm phì nhiêu đất đồng thời tạo môi sinh cho hệ thống các vi sinh vật phát triển. Vườn không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà sử dụng các biện pháp đối kháng sinh học tự nhiên để giúp cây cà phê phát triển.

Không dừng lại ở việc trồng và cùng nông dân trồng cây cà phê bền vững, ông đang cùng một số nông dân lập HTX chuyên trồng và chế biến hạt cà phê hữu cơ thành một loại cà phê đặc biệt: cà phê mật ong (honey coffee) với mong muốn cung cấp cho thị trường một dòng cà phê chế biến đặc sắc. HTX đang trong những ngày sắp sửa ra mắt và số thành viên chủ chốt đã được chuẩn bị sẵn sàng từ khâu trồng, chế biến tới phân phối. Mục tiêu của HTX là liên kết với nông dân, tăng thu nhập từ cây cà phê lên 20%. Anh Trịnh Tấn Vinh, Chi hội trưởng Chi hội Người sản xuất cà phê bền vững Di Linh nói rất kính trọng: “Bà con ở đây đều rất kính trọng và tin tưởng thầy, có việc gì thắc mắc đều tới hỏi thầy và được chia sẻ rất chân tình. Với người làm cà phê như chúng tôi, chúng tôi rất khát vọng và đồng lòng cùng thầy nâng cao giá trị hạt cà phê Di Linh”.

Tiến sỹ khoa học Đỗ Ngọc Quỳnh vẫn hàng ngày gắn bó với cây hồng môn, với vườn cà phê, thực hiện kế hoạch cà phê mật ong cùng những người nông dân Di Linh. Ông chỉ tâm niệm điều quan trọng trong cuộc đời: “Bài học vỡ lòng tôi học được từ các giáo sư người Đức là kỹ thuật phải có lời giải. Và với những người làm khoa học, lời giải đó trước hết phải mang lại lợi ích cho người nghèo. Tôi đã sống và sẽ tiếp tục sống với tâm nguyện ấy cho bà con nông dân, cho quê hương tôi”. DIỆP QUỲNH

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, DDCI (viết tắt Department and District Competitiveness Index) là

Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh. Khảo sát DDCI trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát.

Ông Đậu Anh Tuấn - Giám đốc Dự án PCI, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Đã có một vài địa phương triển khai mô hình này như Khánh Hòa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…, tuy nhiên thành công nhất phải kể đến là tỉnh Quảng Ninh. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương chính là cơ hội để các sở, các huyện nhìn lại mình, hoàn thiện lại mình thông qua các chỉ số thành phần chấm điểm. Đây là một công cụ đắc lực đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công, mức độ hài lòng của doanh nghiệp

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH:

Khi các sở, ngành, huyện, thị cũng được xếp hạngChỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) là cụm từ đã khá quen thuộc còn Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ngành, và địa phương thuộc tỉnh (DDCI) thì vẫn còn khá mới mẻ. Tuy chỉ mới một vài địa phương trên cả nước triển khai nhưng DDCI đã bộc lộ nhiều ưu Việt, được đánh giá là một bước phá vỡ “sức ì”, cải thiện môi trường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

và người dân đối với mức độ năng lực của các sở, ngành, địa phương, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch.

Tại Quảng Ninh - tỉnh thí điểm và thành công khi triển khai DDCI, khảo sát được tiến hành theo 7 tiêu chí thành phần liên quan đến môi trường kinh doanh: Tiếp cận thông tin,

tính năng động, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý. DDCI đã có tác động mạnh đến hoạt động của các sở, ngành, thay đổi thói quen trong đánh giá cơ quan Nhà nước; các ngành có điểm thấp, xếp cuối bảng đã có tinh thần cầu thị để thay đổi; các ngành nhóm trên

cũng tiếp tục mong muốn giữ hình ảnh trong mắt cộng đồng doanh nghiệp và đây cũng chính là cơ sở để lãnh đạo tỉnh có thêm thông tin, công cụ để đánh giá các cơ quan, địa phương.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, DDCI vẫn còn khá mới mẻ và chưa được ban hành, áp dụng. Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Minh Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng cho biết: Hiện Hiệp hội Doanh nghiệp cũng đang tiến hành xây dựng và đề xuất đến UBND tỉnh triển khai DDCI đối với Lâm Đồng vì xác định việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, với mục tiêu trọng tâm, ưu tiên hàng đầu là phải tạo dựng được môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất, hỗ trợ tối đa nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn các địa phương, việc ban hành DDCI sẽ là một bước phá vỡ “sức ỳ” còn tồn tại khi triển khai PCI, tăng năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thị cũng chính là tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch.

Hy vọng với những thực tiễn tốt mà DDCI đem lại, Lâm Đồng cũng sớm trở thành một trong những địa phương tiên phong triển khai, đưa DDCI trở thành một công cụ hiệu quả để cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh.

DIỄM THƯƠNG

Mô hình “một cửa điện tử” tập trung tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: D.Thương

3 THỨ HAI 14 - 8 - 2017KINH TẾ

4 THỨ HAI 14 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

PV: Xin bà cho biết những kết quả nổi bật của Ngành GDĐT Lâm Đồng trong năm học 2016 - 2017?

Bà Đàm Thị Kinh: Kết quả nổi bật nhất là chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy - học từng bước được nâng lên theo hướng toàn diện, đảm bảo thực chất; công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và đào tạo nhân tài đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Hiện nay, 100% xã đều có trường mầm non, mẫu giáo; thực hiện chương trình giáo dục mầm non trên 100% huyện và thành phố.

Đối với bậc phổ thông, Ngành tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng chọn lọc các mô hình và phương pháp giảng dạy tiên tiến, hình thức tổ chức dạy học tích cực phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học, giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Đối với giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền

nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, Ngành chỉ đạo củng cố, tăng cường hiệu quả đào tạo, đào tạo lại của Trường CĐSP Đà Lạt đáp ứng yêu cầu chất lượng đội ngũ giáo viên từ mầm non đến THCS. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến, học sinh xếp loại học lực khá, giỏi tăng, học sinh yếu, kém giảm so với cùng kỳ năm học trước. Cơ sở vật chất, trường lớp tiếp tục được đầu tư xây dựng hiện đại, đảm

bảo cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng đầy đủ về số lượng cũng như yêu cầu giảng dạy.

Đặc biệt, trong năm học 2016-2017, Lâm Đồng đạt kết quả cao tại các cuộc thi quốc tế, quốc gia và cấp tỉnh.

Cụ thể là thành tích học sinh giỏi quốc gia tiếp tục tăng cả về số

Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng toàn quốc; 1 học sinh đạt giải “Cây bút triển vọng” tại Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 năm 2017 và còn nhiều học sinh đoạt giải cao tại các cuộc thi cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Bên cạnh thành tích của các em học sinh, đội ngũ thầy, cô giáo cũng đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi, hội thi cấp quốc gia, cấp tỉnh. Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning lần thứ 4, Lâm Đồng có 31 sản phẩm lọt vào vòng chung kết quốc gia, trong đó, có 8 sản phẩm đạt giải thưởng. Có 30 giáo viên đoạt giải Cuộc thi Cô giáo tài năng duyên dáng cấp tỉnh, 1 giáo viên đoạt giải Ba tại Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc năm 2017. Tại Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm dành cho giáo viên trẻ cấp tỉnh, có 39 giáo viên đoạt giải và 92 giáo viên được công nhận danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh.

Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố… trong việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, đúng quy chế và đạt kết quả tốt. Toàn tỉnh có 13.228 thí sinh đỗ tốt nghiệp/13.325 thí sinh dự thi có đăng ký xét tốt nghiệp THPT,...

XEM TIẾP TRANG 8

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KẾT THÚC THẮNG LỢI NĂM HỌC 2016 - 2017

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lêntheo hướng toàn diện

Ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng đã hoàn thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ năm học 2016 - 2017. Bên cạnh tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT, Ngành Giáo dục Lâm Đồng luôn giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, quản lý tốt” nhằm phát triển bền vững sự nghiệp GDĐT. Nhân dịp tổng kết năm học 2016 - 2017, phóng viên Báo Lâm Đồng đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở GDĐT - bà Đàm Thị Kinh về những kết quả đạt được của năm học vừa qua và định hướng năm học 2017 - 2018.

Hội nhậptrong dạy - họcThực hiện hội nhập quốc tế về

lĩnh vực GDĐT, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều chương trình đối với các cấp học, bậc học. Trong đó, triển khai chương học tiếng Anh ở bậc tiểu học đến 100% các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Đồng thời, tiếp tục triển khai chương trình dạy tiếng Pháp tăng cường cho học sinh tiểu học tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Đà Lạt) theo “Chương trình giảng dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” được Tổ chức Đại học Pháp ngữ và Bộ GDĐT phối hợp tổ chức. Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình “Trường học mới” (thuộc Dự án GPE-VNEN,

Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) cho bậc tiểu học và THCS.

Bên cạnh đó, với sự cho phép của Bộ Ngoại giao và hỗ trợ từ tổ chức Thương mại Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (Korea International Cooperation Agency - KOICA) đã phối hợp với Sở GDĐT triển khai Trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt Hàn Quốc (KOICA) nhằm hỗ trợ, phát triển công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Không những vậy, chương trình còn thúc đẩy giao lưu văn hóa truyền thống của 2 dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc cho giáo viên và học sinh; vận hành chương trình huấn luyện giáo dục cho các giáo viên đảm trách giáo dục đặc biệt.

Đối với bậc trung học, triển khai chương trình dạy tiếng Pháp tăng cường cho học sinh THCS

và học sinh THPT tại Trường THCS&THPT Tây Sơn, trường THPT Chuyên Thăng Long - Đà

Lạt theo “Chương trình giảng dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” do Bộ GDĐT ký kết với Tổ chức Đại học Pháp ngữ - AUF. Cùng với đó, ngành Giáo dục Lâm Đồng đã tổ chức Cuộc thi KHKT cấp tỉnh và tham gia Cuộc thi KHKT cấp toàn quốc, là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam tham dự Cuộc thi KHKT quốc tế Intel ISEF. Cuộc thi đã giúp học sinh say mê tìm tòi, tạo hứng thú trong học tập; đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh làm quen, tập dượt nghiên cứu khoa học theo những nguyên tắc và chuẩn mực của thế giới về nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Ngoài ra, Sở GDĐT còn tổ chức các cuộc thi để học sinh có điều kiện hội nhập quốc tế như: Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Ineternet, Cuộc thi Olympic giải Toán trên Internet bằng tiếng Anh, Cuộc thi Olympic Hóa học Châu Á, Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới MOSWC...

XEM TIẾP TRANG 8

Lãnh đạo tỉnh và Sở GDĐT tặng hoa và bằng khen cho học sinh xuất sắc năm học 2016 - 2017. Ảnh: T.Hương

lượng và chất lượng giải, với 31/60 học sinh dự thi đoạt giải. Cuộc thi KH-KT quốc gia lần thứ 6, đoàn học sinh Lâm Đồng tiếp tục đạt kết quả cao với 13 giải/9 dự án dự thi, trong đó, 2 dự án đoạt giải Nhất chung cuộc được Bộ GDĐT chọn tham dự Cuộc thi KHKT quốc tế ISEF được tổ chức tại Hoa Kỳ; tại Cuộc thi này, học sinh Lâm Đồng xuất sắc giành 1 giải Tư và 2 giải đặc biệt. Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 5 tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 học sinh của tỉnh đã xuất sắc đoạt giải quán quân. Nhiều học sinh của tỉnh đã đạt điểm tuyệt đối 1.000/1.000 tại

Bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT.

Chủ động hội nhập quốc tếXác định được tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ngành Giáo dục Lâm Đồng đã chú trọng triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục ở các địa phương và các cơ sở giáo dục. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giao lưu hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GDĐT) đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Lâm Đồng.

Giáo viên Trường Năng khiếu Hữu nghị Chăm Pa Sắk - Làogiao lưu với học sinh Trường THPT Chuyên Thăng Long - Đà Lạt. Ảnh: V.Hùng

5 THỨ HAI 14 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sinh 1981, cô Hằng người gốc Bình Định nhưng theo cha mẹ vào Cát Tiên lập nghiệp từ thưở nhỏ nên coi nơi đây cũng là quê hương của

mình. Chính vì vậy, khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt năm 2004, cô xin về lại Cát Tiên dạy học. Cô dạy 6 năm ở Trường THCS Đức Phổ trước khi chuyển về THCS Phước Cát 1 hiện nay. Học trò cô dạy hằng ngày tại trường, dù là ở Đức Phổ hay ở Phước Cát 1 đều là học sinh nông thôn, “rất thuần tính, rất lễ phép, dễ dạy, biết thương yêu thầy cô bạn bè, nhưng nhiều em có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, để các em đến được lớp hằng ngày là một nỗ lực rất lớn” - cô Hằng nói.

Lớp cô chủ nhiệm trong năm học vừa rồi trong tổng số 27 em thì đã có 16 em là người Tày, Nùng - một con số bình thường trong một ngôi trường vốn có đến trên 40% học sinh là người dân tộc thiểu số học tập. Nhưng điều đáng nói, không chỉ 16 em này mà rất nhiều học sinh còn lại trong lớp đều có hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn không kém.

“Phần lớn gia đình người dân trong xã đều làm nông, trồng điều nên thu nhập hằng năm không nhiều, công việc bận rộn quanh năm, năm rồi điều lại thất bát nên nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, để con cái ở nhà cho ông bà, người thân chăm nom nên ít có điều kiện để tâm đến chuyện học của các cháu. Riêng các gia đình đồng bào thiểu số Tày, Nùng nhiều người đông con, các em lớn một chút phải làm giúp cha mẹ chuyện ngoài đồng lẫn trong nhà, ít có thời gian học tập. Thậm chí có gia đình còn rất xem nhẹ việc học, cho rằng có đi học cũng được mà không đi học cũng không sao” - cô Hằng tâm sự.

Để vận động học sinh đến lớp, duy trì sĩ số, ngay đầu năm học, cô Hằng thường thu xếp thời gian để đến tận từng nhà, nói chuyện với người thân trong gia đình để tìm hiểu hoàn

Tấm lòng cô giáo chủ nhiệm vùng sâu Cát Tiên13 năm đi dạy, 10 năm làm chủ nhiệm, cô luôn nỗ lực hết mình. Ở đâu học trò trong lớp cũng thương mến cô và chưa có học sinh nào trong lớp cô phụ trách bỏ học giữa chừng. Đó là cô giáo Phạm Thị Lệ Hằng, dạy Sinh - Hóa, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Phước Cát 1 trong vùng sâu Cát Tiên.

cảnh từng em: “Coi như là đi thăm nhà, nhưng thông qua đó hiểu được nhiều thứ, biết được hoàn cảnh sống của từng em trong lớp, biết em cần gì, thích gì; các em có thiếu thốn gì không để tìm cách giúp đỡ các em một cách thiết thực và cụ thể”. Đó cũng là cơ hội để cô có dịp trò chuyện với gia đình các em về ý nghĩa của việc học, tạo dựng mối quan hệ và duy trì trong năm học; vận động gia đình tạo điều kiện cho các em đến lớp hằng ngày.

Cùng đó, cô tranh thủ thời gian sau giờ lên lớp để trò chuyện cùng học sinh. “Học sinh thấy mình biết lắng nghe sẽ trao đổi, tâm sự với cô giáo. Trong khi lắng nghe, phải tìm cách động viên, khích lệ, tạo động lực cho các em tin vào việc học, tin vào tương lai tươi sáng phía trước” - cô nói.

Để duy trì được sĩ số lớp, chống bỏ học, theo kinh nghiệm của cô Hằng, giáo viên chủ

nhiệm chẳng có “bí quyết” nào ngoài việc phải thật sâu sát với lớp mình phụ trách.

“Như một người mẹ, phải yêu thương các em, vừa dạy vừa dỗ, thấy các em có biểu hiện lạ như học hành lơ đễnh, không mang sách vở đến lớp, lo lắng hay sợ hãi điều gì… là phải tìm hiểu ngay, không tiện nói chuyện tại lớp thì hẹn các em gặp mình sau giờ học, nếu cần thì đến nhà các em”

Cô Phạm Thị Lệ Hằng cho biết

Với những trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cô Hằng phối hợp với nhà trường để giúp các em áo quần, sách vở, dụng cụ học tập; với những em học yếu, cô phân công bạn học khá trong lớp kèm cặp, giúp đỡ. Có rất nhiều trường hợp cô đã đưa học sinh của mình - như một người thân, ra chợ mua vải may áo quần cho các em, cùng các em đi chọn mua dép cho vừa chân. Tiền giúp đỡ phần lớn từ Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo của trường nhưng cũng có trường hợp cô bỏ tiền túi ra giúp đỡ.

Dù thương yêu học sinh nhưng cô cũng rất nghiêm khắc với các trường hợp lơ là, bỏ học, không chịu học. “Cần nghiêm để làm gương cho các em khác còn lại chứ mình dễ quá cũng không được” - cô bảo.

Cho đến nay, sau 10 năm làm chủ nhiệm, cô Hằng cho biết, dù dạy học trong vùng sâu đầy khó khăn với rất nhiều học sinh dân tộc thiểu số, nhưng trong lớp cô chủ nhiệm chưa có một học sinh nào bỏ học giữa chừng.

Dạy học bằng nhiệt huyết và cả tấm lòng, cô Hằng luôn nuôi dưỡng những điều căn bản ấy trong từng ngày lên lớp và các thế hệ học trò nơi vùng sâu này đang rất cần những tấm lòng như thế. VIẾT TRỌNG

Cô giáo Phạm Thị Lệ Hằng. Ảnh: V. Trọng

Ngày 11/8, tại Đà Lạt, hơn 200 cán bộ, hội viên phụ nữ thuộc các phường, xã của TP Đà Lạt đã tham dự hội nghị đối thoại chính sách BHXH, BHYT. Đây là hoạt động do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN VN. Tham dự hội nghị có đại diện của Hội LHPN VN, Bảo hiểm Xã hội VN, BHXH tỉnh Lâm Đồng, Sở Lao động - TBXH và Sở Y tế.

Bà Hồ Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu khai mạc nhấn mạnh mục đích tổ chức hội nghị đối thoại về chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh nhằm triển khai tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách BHXH, BHYT; một số nội dung cơ bản của Luật BHXH năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 và trao đổi, hỏi đáp giữa hội viên phụ nữ với đại diện ngành BHXH, Y tế, Lao động - TBXH về các vấn đề liên quan đến chính sách BHXH, BHYT.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của cán bộ, hội viên phụ nữ quan tâm đến các nội dung liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, người cao tuổi,

Hơn 200 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia đối thoại chính sách BHXH - BHYT

trẻ em như: chế độ thai sản, ốm đau; BHYT hộ gia đình; khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT; quyền lợi được hưởng BHYT khi áp dụng khám chữa bệnh kỹ thuật cao; thuốc BHYT; về tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT…

Hoạt động này góp phần hướng tới mục tiêu đẩy mạnh công tác vận động, tăng số lượng hội viên phụ nữ được tiếp cận thông tin và tham gia BHYT, BHXH tự nguyện, góp phần đạt mục tiêu lộ trình BHYT toàn dân đến năm 2020 của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 68,35% người dân tham gia BHYT, còn khoảng 31,65% dân số chưa tham gia BHYT, chỉ tiêu của tỉnh đến cuối năm 2017 là 77,8% người dân tham gia BHYT.

Từ năm 2015, Hội LHPN tỉnh và BHXH tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2015 - 2020, đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh phát triển BHYT trong cán bộ, hội viên phụ nữ, đến nay tỉ lệ hội viên phụ nữ tham gia BHYT đạt trên 60%.

* Buổi chiều cùng ngày, Hội LHPN tỉnh phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ, hội viên phụ nữ tại huyện Đức Trọng.

AN NHIÊN

Bảo Lộc đã có trên 50% trường học đạt chuẩn quốc gia

Trong năm nay, thành phố Bảo Lộc đã có thêm 1 trường (Trường THCS

Đại Lào) đạt chuẩn quốc gia. Như vậy, tính đến nay, thành phố đã có 34 trường

(trong tổng số 67 trường công lập) đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 50,7%.

Đây là địa phương có tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia cao so với các địa

phương khác trong tỉnh. Để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc

gia, trong những năm vừa qua, thành phố Bảo Lộc đã tăng cường đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp được trên 85%, đầu tư trang thiết bị, chú

trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Thành phố tiếp tục triển khai Đề án quy

hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020; tiếp tục đầu tư kiên cố hóa trường

lớp; huy động các nguồn lực để triển khai “xã hội hóa” giáo dục; tăng cường kiểm

soát việc dạy thêm, học thêm… XUÂN LONG

Giảm tình trạng “ăn sáng,uống cà phê” trong giờ làm việc

Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, nhờ tăng cường hoạt động của các tổ thanh tra công

vụ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở nên trong thời gian vừa qua, kỷ luật, kỷ cương hành

chính của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh thực hiện tương đối tốt.

Cụ thể, số lượng cán bộ, công chức, viên chức đi làm việc trễ so với thời gian

quy định cùng tình trạng ăn sáng, uống cà phê trong giờ làm việc hiện đã giảm nhiều

so với trước đây; ít xảy ra trường hợp uống rượu bia trong buổi trưa các ngày

làm việc.UBND tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương

thực hiện nghiêm túc và hiệu quả kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan

hành chính nhà nước và thành lập các tổ thanh tra công vụ để chấn chỉnh việc

chấp hành giờ giấc, quy chế làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn

vị mình.G.K

Hợp nhất nhiều đơn vịnhằm thu gọn đầu mối

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ xem xét hợp nhất một số đơn vị của tỉnh trong thời gian sắp đến nhằm thu gọn đầu mối,

giảm bớt khâu trung gian và sự chồng chéo chức năng giữa các đơn vị.

Cụ thể, trong ngành nông nghiệp sẽ hợp nhất 3 đơn vị gồm Trung tâm Nghiên cứu

Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp; Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật Cây công

nghiệp và Cây ăn quả và Trung tâm Dự trữ Vật tư Thú y - Bảo vệ thực vật thành

Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp. Trung tâm mới này trực thuộc Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng quản lý.

Trong ngành Y tế, sẽ thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng

trên cơ sở sáp nhập 6 trung tâm gồm Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe; Trung tâm Y tế dự phòng, Trung

tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội, Trung tâm

Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm.

Tính từ năm 2013 đến nay, Lâm Đồng đã giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập trong tổng số 817 đơn vị trên địa bàn. V.T

DI LINH: 28% dân số tham giatập luyện thể dục thể thao

Phòng Văn hóa Thông tin Di Linh cho biết, toàn huyện đến nay có khoảng 28% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên. Trong đó 100% số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất; 100% số cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

Từ đầu năm đến nay, ngành Văn hóa Thể thao Di Linh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT trên địa bàn từ huyện đến cơ sở, trong đó tổ chức nhiều giải đấu thể thao và các giải này được duy trì thành giải truyền thống hằng năm trong các bộ môn bóng đá, bóng chuyền... Ngành cũng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện để tổ chức những giải thi đấu thể thao cho nhiều đối tượng, đồng thời tích cực vận động mỗi người dân chọn tham gia tập luyện một môn thể thao thích hợp.

V.T

6 THỨ HAI 14 - 8 - 2017

TÂN NGHĨA: Huy động nhân dân đóng góp trên 3,8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn đối ứng của Nhà nước hơn 14,1 tỷ đồng theo hình thức Nhà nước hỗ trợ 50% và nhân dân đóng góp 50%; Nhà nước hỗ trợ 30%, nhân dân đóng góp 70%, từ năm 2010 đến nay, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Tân Nghĩa đã vận động nhân dân địa phương đóng góp trên 3,8 tỷ đồng và 16.656 ngày công lao động xây dựng, nâng cấp được 41,7 km đường giao thông nông thôn và xây mới một số hội trường thôn.

Đến nay, xã Tân Nghĩa đã đạt được 18/19 tiêu chí về nông thôn mới (hiện chỉ còn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn chưa đạt), riêng hệ thống giao thông nông thôn đã được nhựa, bê tông hóa 71% và 100% thôn đã có hội trường sinh hoạt.

LAM PHƯƠNG

Đến Đa Quyn hôm nay, bắt gặp một cuộc sống mới có nhiều khởi sắc. Những cánh rừng xanh ngát đang kỳ

khép tán. Mỗi buổi sáng, trẻ em vui đùa, nhịp sống bình yên hiện hữu trong từng nếp nhà, từng thôn, xóm.

Điểm nóng về khai thác vàngĐa Quyn là xã nghèo vùng sâu thuộc diện

được hỗ trợ của Chương trình 30a của Chính phủ. Ông Hồ Đăng Thành, Bí thư Đảng ủy xã Đa Quyn chia sẻ, Đa Quyn là xã mới thành lập 2009 nên trình độ, năng lực của cán bộ chưa đồng đều. Bên cạnh sức trẻ nhiệt tình nhưng cũng còn thiếu kinh nghiệm, bởi số cán bộ ở xa tăng cường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như công tác. Trước đây, sức chiến đấu, lãnh đạo của TCCS đảng nhiều hạn chế nên đã để một số diện tích đất gần nước, bằng phẳng, thuận tiện giao thông bị các đối tượng đào đãi vàng lén lút đào xới gây ô nhiễm môi trường, hoang hóa không canh tác được...

Có thời điểm, Đa Quyn trở thành nơi tụ tập của người dân các nơi đổ về và là điểm nóng về tệ nạn xã hội của tỉnh; tình hình tạm trú bất hợp pháp nhiều, ma túy, trộm cắp diễn biến phức tạp, gây rối trật tự công cộng, án hình sự và tệ nạn xã hội gia tăng. Và, Nghị quyết 04 của Huyện ủy được ban hành chính là cơ sở để xã Đa Quyn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên lâm, khoáng sản trái phép; trong đó đưa nhiệm vụ ngăn chặn đào đãi vàng là nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết.

Nhờ nhân dân làm “con mắt”Qua 6 năm triển khai Nghị quyết cùng với

sự quyết tâm cao độ của toàn Đảng bộ, đến nay, xã Đa Quyn đã ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác, đào đãi vàng sa khoáng chế biến, tách vàng bằng hóa chất trái phép trên địa bàn.

Để làm được điều đó, trong những năm qua, UBND xã đã họp dân tuyên truyền, vận động thuyết phục nhân dân không tiếp tay, bán đất và cho kéo nhờ điện với mục đích khai thác khoáng sản, đã thu hút khá đông người dân tham gia. Cùng với đó xã còn tuần tra truy quét, cưỡng chế tháo dỡ 8 lều trại, đốt 6 lán trại làm vàng; tiêu hủy 19 máy hút xái và bắt giữ 2 xe chở cát từ

Vùng sâu bình yênTừng là điểm nóng về khai thác vàng nên trước đây tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã Đa Quyn (Đức Trọng) hết sức phức tạp. Với mong muốn đem lại sự bình yên cho địa bàn vùng sâu này để người dân yên tâm lao động, sản xuất, Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/HU về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên lâm, khoáng sản trái phép”.

quặng gốc chuyển lên huyện xử lý; tổ chức san lấp 4,4 ha tại tiểu khu 61, 62...

Nhờ sự quản lý chặt chẽ hộ khẩu, nhân khẩu, nên khi nghi ngờ hoặc tin báo từ quần chúng tố cáo người mới tới địa phương là lực lượng công an viên lập tức xuống ngay cơ sở xác minh, làm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời, linh hoạt; đồng thời, lực lượng Công an xã còn thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra nhân hộ khẩu, kịp thời xử lý và buộc rời khỏi địa phương đối với những người cư trú không có lý do chính đáng.

Theo Trung tá Võ Xuân Phương - Trưởng Công an xã Đa Quyn, thời gian qua, Công an xã làm tốt vai trò tham mưu Đảng ủy, UBND xã ban hành các nghị quyết chuyên đề về công tác ANTT; trong đó có sự phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng: Công an xã, ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT; gắn kết phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trong đó, Công an xã thực hiện tốt việc hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ ANTT, tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người phạm tội tại cộng đồng và vận động người

dân tố giác tội phạm và xem người dân là “con mắt” của lực lượng công an trong vấn đề bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó, lực lượng Công an xã còn thường xuyên tổ chức thăm nắm tình hình tại các thôn; tiếp tục thực hiện tốt công tác vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ với 6 khẩu súng (5 khẩu súng cồn, 1 khẩu súng ca líp tự chế); tổ chức ra mắt 2 mô hình Tổ tự quản tại các thôn Ma Kir, cụm dân cư thôn Chơ Ré và thôn Tân Hạ.

“Từ khi xã Đa Quyn được tăng cường lực lượng công an chính quy về đảm nhiệm chức danh Trưởng Công an xã (từ năm 2011), lực lượng này tham mưu Đảng ủy, UBND xã phát huy được vai trò của đảng viên và các đoàn viên, hội viên khối Mặt trận, đoàn thể, cùng nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa lực lượng Công an xã và MTTQ trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đây là yếu tố quan trọng để Đa Quyn trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đức Trọng hoàn thành tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM”, Bí thư Đảng ủy xã Hồ Đăng Thành chia sẻ.

HOÀNG YÊN

Bình yên xã vùng sâu Đa Quyn. Ảnh: H.Y

Sáng ngày 11/8, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Tinh Tú Cát cho biết, chỉ trong hai ngày đơn vị đã phải vớt gần 100 m3 rác thải đổ về thắng cảnh quốc gia hồ Xuân Hương do mưa lớn mấy ngày qua gây ra.

Ngay trong sáng 11/8, lượng rác thải tổng hợp, trong đó chủ yếu là rác nông nghiệp như: lục bình, chai lọ, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni lông, xác động vật… vẫn còn đang được tiếp tục trục vớt. Các công nhân phải dùng các dụng cụ chuyên biệt dồn rác từ khắp mặt hồ về khu vực hồ lắng số 2, tại ngã 3 đường Yersin - Trần Quốc Toản để máy xúc vớt đưa lên các xe tải vận chuyển ra bãi rác.

Trước đó, vào đầu giờ chiều mấy ngày qua, mưa lớn liên tục trên địa bàn TP Đà Lạt đã khiến lượng nước đổ về ào ạt, kéo theo rất nhiều loại rác thải từ phía thượng nguồn tràn vào hồ Xuân Hương qua hồ lắng số 1, vị trí Cầu sắt hồ Xuân Hương. Mặc dù hệ thống thoát nước hồ lắng số

Hai ngày vớt gần 100 m3 rác hồ Xuân Hương1 có lưới thép ngăn rác, nhưng do mực nước lên quá cao, rác thải vẫn tràn qua miệng cống. Thậm chí, hệ thống cáp lưới ngăn rác nối từ vị

trí quán Bích Câu sang bờ bên Công viên Trần Quốc Toản cũng bị đứt, khiến rác trôi khắp mặt hồ. C.THÀNH

Còn khoảng hơn 40 m3 rác thải đang được công nhân dồn về hồ lắng số 2 để trục vớt.

BẢO LÂM: Nhân dân đóng góp hơn 40 tỷ đồng xây dựng nông thôn

Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư (trực tiếp và gián tiếp) xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện Bảo Lâm khoảng 4.000 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 40 tỷ đồng, hiến 30 ha đất và tham gia hàng ngàn ngày công lao động xây dựng NTM. Trong tổng số 13 xã, huyện Bảo Lâm hiện đã có 8 xã đạt chuẩn “xã NTM”. Huyện đang tiếp tục phấn đấu đến cuối năm 2018, tất cả 13 xã đều đạt chuẩn NTM.

Các xã đã đạt chuẩn NTM vẫn đang tiếp tục huy động sức dân đầu tư xây dựng nông thôn nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Riêng trong thời gian từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Bảo Lâm tiếp tục đầu tư 12,4 tỷ đồng để xây dựng, tu sửa và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 7,4 km. Trong đó, ngân sách trung ương cấp 2,9 tỷ đồng; ngân sách huyện chi 8,9 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 570 triệu đồng. Ngoài ra, huyện Bảo Lâm còn chi từ ngân sách địa phương gần 1,7 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng 8,2 km đường giao thông tại các xã Lộc Thành, Lộc Ngãi, Lộc Tân, Lộc Phú…

XUÂN LONG

Bảo Lâm có 10 đội cồng chiêng

Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Lâm, trên địa bàn huyện Bảo Lâm hiện có 10 đội cồng chiêng đang hoạt động. Cụ thể, xã Lộc Tân có 2 đội cồng chiêng; xã Lộc Ngãi có 2 đội; các xã Lộc Thành, Lộc Nam, Lộc Lâm, Lộc Bảo, Lộc Bắc và thị trấn Lộc Thắng, mỗi địa phương có 1 đội cồng chiêng.

Các đội cồng chiêng này đã nhiều lần được mời tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa trong và ngoài huyện. Đặc biệt, đội cồng chiêng xã Lộc Tân còn được tham gia biểu diễn tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Thủ đô Hà Nội. TRỊNH CHU

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Nhược Uyên, UBND Phường 5, cùng các ngành chức

năng của TP Đà Lạt đã xuống hiện trường xác minh vụ việc và khẳng định: Kè taluy cao 5 mét, đã có dấu hiệu xuống cấp, nứt kẽ hở phía dưới chân kè chạy dài, sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào, vì không chịu tải nổi sức nặng của ngôi nhà 3 tầng đang xây dựng phía trên của gia đình ông Bùi Văn Lượng.

Từ kết quả xác minh và kiến nghị của UBND Phường 5 và các ngành chức năng, UBND TP Đà Lạt đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu gia đình ông Bùi Văn Lượng dừng thi công công trình, để tìm kiếm giải pháp gia cố kè taluy đủ lực chịu tải, tránh gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân, mà cụ thể là gia đình bà Nguyễn Nhược Uyên và bà Trần Thị Băng ở phía dưới. Các văn bản của UBND TP Đà Lạt giao UBND Phường 5 kiểm tra, giám sát việc ngừng thi công của hộ gia đình ông Bùi Văn Lượng. Thế nhưng, vào những thời điểm ngoài giờ hành chính, hoặc lúc không có mặt tại hiện trường của cán bộ địa phương, gia đình ông Bùi Văn Lượng vẫn cho thi công, khiến việc giám sát của UBND Phường 5 gặp vô vàn khó khăn.

Tại TP Đà Lạt vào thời điểm tháng 6, tháng 7/2017, mùa mưa vào đỉnh điểm đã xảy ra tình trạng sạt lở ở nhiều nơi. Đơn cử, mới đây tại đường Tô Hiến Thành, Phường 3, TP Đà Lạt đã xảy ra vụ sạt lở taluy khiến một cụ già bị thương phải nhập viện, thì bà Nguyễn Nhược Uyên càng có nhiều đơn kêu cứu gửi các cấp, các ngành. Bởi theo bà Uyên, gia đình ông Bùi Văn Lượng không thực hiện yêu cầu ngừng thi công công trình của UBND TP Đà Lạt, mà tiếp tục thi công ngôi nhà 3 tầng, khiến bờ kè taluy có nguy cơ sụp đổ, đe dọa đến tính mạng của gia đình bà.

Nhận được đơn của bà Nguyễn Nhược Uyên, trong các ngày 30/6, 20/7, 24/7, 27/7/2017, UBND TP Đà Lạt liên tục ban hành các văn bản yêu cầu gia đình ông Bùi Văn Lượng phải ngừng thi công công trình và giao UBND Phường 5, phối hợp với các ngành chức năng của TP kiểm tra, giám sát việc ngừng thi công của gia đình ông Bùi Văn Lượng và có tình hình phát sinh gì thì báo cáo về UBND TP Đà Lạt để có biện pháp xử lý.

Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Như

Ngừng thi công công trình gây nguy hiểm tính mạng của người dânTừ ngày gia đình ông Bùi Văn Lượng khởi công xây dựng ngôi nhà 3 tầng tại thửa đất 204, tờ bản đồ số 30, Phường 5, TP Đà Lạt, thì bà Nguyễn Nhược Uyên, ngụ tại hẻm Đa Minh, Phường 5, TP Đà Lạt liên tục gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều ngành yêu cầu gia đình ông Bùi Văn Lượng phải ngừng thi công công trình, bởi nhà ở của bà nằm ngay phía dưới, sát kè taluy cao 5 mét đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ lực chịu tải ngôi nhà đồ sộ 3 tầng phía trên của gia đình ông Lượng đang thi công.

Việt, Phó Chủ tịch UBND Phường 5 cho biết, việc giám sát ngừng thi công đối với gia đình ông Bùi Văn Lượng gặp rất nhiều khó khăn, bởi gia đình ông ngoài việc coi thường chính quyền địa phương, còn lén lút thi công vào những thời điểm ngoài giờ hành chính, nên khi phát hiện, hoặc nhận được điện báo của người dân, thì việc đâu đã vào đó. Tuy gặp không ít khó khăn, vất vả, nhưng UBND phường vẫn chấp hành nghiêm chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt về việc buộc gia đình ông Bùi Văn Lượng phải ngừng thi công để tìm giải pháp gia cố kè taluy, đủ lực chịu tải ngôi nhà 3 tầng đang xây dựng. Cụ thể, ngày 4/8/2017, UBND phường đã cử cán bộ đến hiện trường thu dụng cụ xây dựng, nhưng vợ chồng ông Bùi Văn Lượng không hợp tác. Không những thế, ngay chiều hôm đó họ còn đến Văn phòng UBND phường nằm vạ, chửi bới cán bộ lãnh đạo phường, nhất là đồng chí Chủ tịch UBND phường.

Sáng ngày 8/8/2017, làm việc với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt - Võ Ngọc Trình khẳng định: Gia đình ông Bùi Văn Lượng phải nghiêm túc thực hiện yêu cầu đình chỉ thi công công trình trong khi tìm biện pháp gia cố kè taluy đủ lực chịu tải ngôi nhà 3 tầng đang xây dựng. UBND Phường 5 có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng của thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành yêu cầu ngừng

thi công công trình của gia đình ông Bùi Văn Lượng và báo cáo về UBND TP nếu có phát sinh tình hình mới.

Ông Trình cũng cho biết thêm, trước đây Công ty TNHH TV-TK-XD An Minh đã xây dựng thiết kế gia cố bờ taluy và UBND thành phố Đà Lạt đã cấp phép xây dựng kè taluy cho gia đình ông Bùi Văn Lượng, nhưng do bà Nguyễn Nhược Uyên không đồng ý với thiết kế của Công ty An Minh, nên đã phải hủy bỏ giấy phép xây dựng.

Tiếp tục tìm kiếm giải pháp gia cố kè taluy, sáng ngày 7/8/2017, UBND Phường 5 cùng với Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt tổ chức buổi làm việc với gia đình ông Bùi Văn Lượng và bà Nguyễn Nhược Uyên. Tại buổi làm việc này, hai gia đình đã thống nhất việc mời đơn vị tư vấn độc lập có pháp nhân thẩm định và đưa phương án xây kè taluy đủ lực chịu tải ngôi nhà 3 tầng đang xây dựng của gia đình ông Bùi Văn Lượng. Trên cơ sở thống nhất hai gia đình, UBND Phường 5, cùng Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt sẽ xin ý kiến UBND TP Đà Lạt về việc chỉ định đơn vị thẩm định độc lập để thiết kế kè taluy đủ tải trọng như đã nói. Cũng tại buổi làm việc này, gia đình ông Bùi Văn Lượng đã chấp nhận đình chỉ việc thi công công trình theo yêu cầu của chính quyền địa phương, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

HOÀNG KIẾN GIANG

LÂM HÀ: 7 dự án đầu tư lĩnh vực thu mua, chế biến nông sản đi vào hoạt động ổn định

Thông tin từ UBND huyện Lâm Hà cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 11 dự án hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến nông sản; tổng mức đầu tư đạt 1.267 tỷ đồng; quy mô sử dụng đất đạt 50,1 ha.

Hiện nay, 7 dự án đã triển khai thực hiện và hoạt động ổn định trong các lĩnh vực: chế biến cà phê; chế biến sữa; xây

dựng nhà làm việc, nhà kho, sân bãi; thu mua, chế biến nông sản; hoạt động dịch

vụ nông nghiệp. Cụ thể, Nhà máy chế biến cà phê Hân Vinh (Nam Ban), Nhà

máy chế biến cà phê Khánh Thụy (Đinh Văn), Nhà máy chế biến cà phê Như

Tùng (Đinh Văn, Hoài Đức), Nhà máy chế biến sữa (Tân Hà), Nhà máy chế biến

cà phê Bảo Nghi (Đạ Đờn), dự án xây dựng nhà làm việc, kho, sân bãi, thu mua

chế biến nông sản (Đinh Văn), dự án khai thác thu mua nông sản và dịch vụ nông nghiệp (Gia Lâm). 4 dự án còn lại đang

tạm ngưng hoạt động.Theo UBND huyện Lâm Hà, công tác phối hợp để kiểm tra các dự án đầu tư

trong quá trình triển khai và sau khi đi vào hoạt động còn nhiều hạn chế, do đó huyện

chưa kịp thời phát hiện, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các dự án chậm tiến độ,

ngưng hoạt động.HOÀNG YÊN

Cấp nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” cho 4 đơn vị sản xuất vùng phụ cận

4 đơn vị sản xuất trên 45 ha rau các loại ở vùng phụ cận vừa được UBND

thành phố Đà Lạt quyết định cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu

“Rau Đà Lạt”, thời hạn 3 năm.Trong đó, có 3 đơn vị sản xuất trên

địa bàn huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương được cấp nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”

là Tổ Hợp tác Quang Hiền (5 ha ở Hiệp An và Hiệp Thạnh, Đức Trọng); Công ty

TNHH Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Cao Nguyên (5 ha ở các xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, N’Thol Hạ, Đức Trọng và xã

Quảng Lập, Đơn Dương); Công ty TNHH MTV nông sản Thảo Nam (5 ha ở thị trấn

Liên Nghĩa, xã Phú Hội, Đức Trọng). Còn lại 1 đơn vị được cấp nhãn hiệu

“Rau Đà Lạt” sản xuất 30 ha ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương là Công ty

TNHH Da Sa Thảo Mộc. VŨ VĂN

Xây dựng 173 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh cho biết, Hội Nông dân các cấp trong toàn

tỉnh đã xây dựng được 173 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. Các cấp

hội đã vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường

với những việc làm thiết thực như: xây dựng tuyến đường không rác, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, trồng cây

che bóng mát… Các địa phương đều có những mô hình

bảo vệ môi trường thích hợp với điều kiện thực tế của mình. Đây chính là hoạt động góp phần xây dựng nông thôn, giảm thiểu

ô nhiễm môi trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi sinh của cộng

đồng dân cư nông thôn. D.Q

Nhà ông Lượng đang thi công. Ảnh: H.Đ.Huynh

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Di Linh, toàn huyện hiện có 41.687 ha cà phê. Thực hiện Chương trình tái canh cà phê, từ trước đến nay, bà con nông dân trong huyện đã tái canh được 19.322 ha cà phê, chiếm tỷ lệ 46%; trong đó, trồng lại được 8.953 ha và ghép chồi

được 10.269 ha. Toàn bộ diện tích cà phê tái

canh đều chuyển sang giống mới có năng suất cao, như TS1, TS2, TS4, TS5, TR4, TR9, Thiện Trường, Hữu Thiên… Những diện tích cà phê sau 3 năm tái canh đã đạt năng suất 4 - 6 tấn nhân/1 ha. Toàn huyện hiện có trên 130

mô hình trồng lại và ghép chồi bằng giống cà phê cao sản đem lại hiệu quả cao, là những “địa chỉ” để nông dân có thể đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Tuy nhiên, trong việc tái canh cà phê, bà con nông dân trong huyện còn gặp khó khăn, không biết rõ nguồn gốc và

chất lượng cây giống. Ngoài những vườn ươm cung cấp giống tốt, mới đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với các ngành và địa phương tiến hành kiểm tra, phát hiện một số cơ sở sản xuất, cung cấp cây giống không đảm bảo chất lượng.

XL

DI LINH: 46% diện tích cà phê đã tái canh bằng giống mới

7 THỨ HAI 14 - 8 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ HAI 14 - 8 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai

đang thụ lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Đức Nữ Ái Hiền thường trú tại tổ dân phố 2, thị trấn ĐạM’ri, huyện Đạ Huoai về việc xin cấp Giấy chứng nhận QSD đất mang tên hộ ông Trần Đình Thuyên, cụ thể như sau:

Bà Nguyễn Đức Nữ Ái Hiền có nhận sang nhượng của hộ ông Trần Đình Thuyên theo giấy viêt tay ngày 26/11/1998 có chữ ký của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng Hộ ông Trần Đình Thuyên đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất số G 635656 số vào sổ 00432 do UBND huyện Đạ Huoai cấp ngày 22/5/1996 đối với thửa đất số 122 TBĐ số 3 (cũ) diện tích 1.228 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sau đó hộ ông Trần Đình Thuyên chuyển nhượng một phần diện tích 7.935 m2 đất CLN thuộc một phần thửa đất số 122 TBĐ số 3 cho ông Nguyễn Văn Lành theo HĐCN số 1 ngày 10/1/2006 của UBND huyện Đạ Huoai. Diện tích còn lại là 4.345 m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.

Căn cứ vào điều 82 nghị định số 43/ 2014 NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Đạ Huoai thông báo tới hộ ông Trần Đình Thuyên và những người có liên quan liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai ( địa chỉ; tổ dân phố 4, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) để làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng tin nếu hộ ông Trần Đình Thuyên không thực hiện và không có thắc mắc khiếu nại, tranh chấp liên quan tới lô đất nói trên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai sẽ lập thủ tục hủy Giấy chứng nhận đã cấp cho hộ ông Trần Đình Thuyên và cấp GCN cho

bà Nguyễn Đức Nữ Ái Hiền theo quy định. Mọi thắc mắc về sau không được giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.

Ông Lương Hồng Dũng được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số B 556241 ngày 16/10/1995 vào sổ theo dõi số 833/QSDĐ, chi tiết như sau.

-Thửa đất số 150 tờ bản đồ số 13, xã Hòa Ninh diện tích 2.703m2 (400m2 ONT + 2.303m2 CLN). .

- Thửa đất số 353 tờ bản đồ số 13, xã Hòa Ninh diện tích 1.790 m2 (CLN).

- Năm 1998 ông Lương Hồng Dũng chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Sơn thường trú tại thôn 2 - xã Hòa Ninh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Lương Hồng Dũng đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông(bà) Nguyễn Văn Sơn.

Hiện nay ông Lương Hồng Dũng ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Ninh hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đât đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đât đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai tỉnh Lâm Đồng trình sở Tài Nguyên & Môi Trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông(bà) Nguyễn Văn Sơn theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

BỐ CÁO THÀNH LẬPCHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI VĂN PHÒNG

NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆTTRÂN TRỌNG THÔNG BÁO

Thành lập

BỐ CÁO THÀNH LẬP PHÒNG GIAO DỊCH

Kích thước: 18 x 13 cm

Căn cứ Công văn số 646/LAĐ-TTGSNH ngày 27/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng về việc chấp thuận đủ điều kiện khai trương hoạt động PGDBĐ Lạc Dương và PGDBĐ Đam Rông;Căn cứ Quyết định số 322/2017/QĐ-HĐQT ngày 09/05/2017 về việc Thành lập Phòng Giao dịch Bưu điện;Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh mã số 00001 cấp ngày 01/08/2017;Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh mã số 00002 cấp ngày 01/08/2017,

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG – PHÒNG GIAO DỊCH BƯU ĐIỆN ĐAM RÔNGĐịa chỉ: Thôn 1, Xã Rô Men, Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, Việt NamSố điện thoại: 02633 618555 Người đứng đầu Phòng giao dịch: Lê Thị Kim AnhNội dung hoạt động: Hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Lâm Đồng

CHI NHÁNH LÂM ĐỒNGPHÒNG GIAO DỊCH BƯU ĐIỆN ĐAM RÔNG

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG – PHÒNG GIAO DỊCH BƯU ĐIỆN LẠC DƯƠNGĐịa chỉ: Số 161 đường Lang Biang, Thị trấn Lạc Dương, Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt NamSố điện thoại: 02633 839000 Người đứng đầu Phòng giao dịch: Lê Thị Kim AnhNội dung hoạt động: Hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Lâm Đồng

CHI NHÁNH LÂM ĐỒNGPHÒNG GIAO DỊCH BƯU ĐIỆN LẠC DƯƠNG

-

---

Chất lượng và hiệu quả... TIẾP TRANG 4

... đạt tỷ lệ 99,27 % (tăng 4,78% so với năm học 2015 - 2016); có 39 trường THPT và 5 trung tâm GDNN - GDTX đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%.

PV: Vậy Ngành GDĐT đề ra những nhiệm vụ gì để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2017 - 2018, thưa bà?

Bà Đàm Thị Kinh: Năm học 2017 - 2018, Ngành GDĐT Lâm Đồng tiếp tục phát triển theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện và đảm bảo các yếu tố: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.

Trong đó, ngành tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Đó là rà soát, bổ sung quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của con em trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng

lực của người học. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

PV: Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn.

TUẤN HƯƠNG (Thực hiện)

Chủ động hội nhập... TIẾP TRANG 4

...Nâng cao trình độ ngoại ngữ Để hội nhập quốc tế hiệu quả, Sở

GDĐT chú trọng nâng cao công tác đào tạo ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh, sinh viên qua việc triển khai Đề án ngoại ngữ 2020. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo để bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên. Sở GDĐT phối hợp với Nhà Xuất bản Oxford, Nhà Xuất bản Giáo dục tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho toàn bộ giáo viên tiếng Anh tiểu học trong toàn tỉnh, tổ chức Cuộc thi giao lưu tiếng Anh cho học sinh tiểu học nhằm động viên và khuyến khích học sinh học và nói tiếng Anh. Tổ chức cho học sinh THPT trong tỉnh giao lưu với học sinh Nhật Bản, Singapore, học sinh các nước ASEAN… theo chương trình của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm. Từ năm học 2012 - 2013, Sở GDĐT đã chọn một số trường tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh thí điểm cấp THCS.

Bên cạnh đó, thực hiện chương trình hợp tác phát triển GDĐT với tỉnh Chăm Pa Sắk - Lào theo chương trình hợp tác toàn diện của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Chăm Pa Sắk, Sở GDĐT làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành chức năng triển khai việc bàn giao trang thiết bị phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh, phòng vi tính và sách giáo khoa với kinh phí 3 tỷ đồng. Đồng thời, cử 3 giáo viên sang giảng dạy tiếng Việt tại Trường Năng khiếu Hữu nghị Chăm Pa Sắk - Lào và phối hợp với

Trường Đại học Đà Lạt tiếp nhận 2 sinh viên Lào sang học ngành Môi trường trong năm học 2016 - 2017.

“Ngành GDĐT Lâm Đồng tiếp tục xác định công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GDĐT là một nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ X. Để triển khai có hiệu quả, ngành GDĐT Lâm Đồng tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục thí điểm áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến, chất lượng cao; chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình, kiểm tra, đánh giá trẻ em mầm non, học sinh trong tỉnh; tăng cường áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình nghiên cứu khoa học dành cho học sinh. Đồng thời, chỉ đạo các trường học có điều kiện chủ động và tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, triển khai các chương trình giao lưu, trao đổi học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý với các trường cùng cấp. Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình. Bên cạnh đó, Ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 tại Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tăng cường thu hút hợp tác và đầu tư của nước ngoài vào GDĐT”, ông Huỳnh Quang Long - Phó Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng cho biết.

VIỆT HÙNG

ĐẠ TẺH: Thành lập thêm 2 hợp tác xã trong năm nayUBND huyện Đạ Tẻh cho biết,

từ nay đến cuối năm 2017 sẽ thành lập mới thêm 2 hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện.

Trong 2 HTX này có 1 trong lĩnh vực nông nghiệp là HTX Dâu tằm xã Triệu Hải và 1 trong lĩnh vực thương nghiệp là HTX

chợ Đạ Lây. Cùng đó, huyện cũng có kế hoạch thành lập mới thêm 3 - 5 tổ hợp tác nông nghiệp trong huyện.

Đạ Tẻh hiện có 6 HTX đang hoạt động, trong đó có 3 HTX nông nghiệp gồm HTX Sản xuất lúa công nghệ cao xã An Nhơn;

HTX Trồng dâu nuôi tằm xã Quốc Oai và HTX Nông nghiệp dịch vụ xã Hương Lâm; 2 HTX dịch vụ vận tải hàng hóa và 1 HTX Tiểu thủ công nghiệp sản xuất, gia công hàng; trong đó có 2 HTX mới thành lập và đi vào hoạt động gần đây. VIẾT TRỌNG

Thiệt hại hơn 33 tỷ đồng do mưa lớnThống kê 7 tháng đầu năm 2017,

trên địa bàn Lâm Đồng ảnh hưởng 2 cơn bão số 2 và số 4, gây thiệt hại tổng giá trị tài sản hơn 33 tỷ đồng.

Cụ thể, đã xảy ra 11 đợt mưa lớn, 2 đợt mưa đá, 1 lần sét đánh, dẫn đến hậu quả: gần 70 ha lúa và 2 ha bắp có nguy cơ mất trắng; gần 226 ha rau, hoa và hơn 102 ha cà phê, sầu riêng bị hư hại. Đáng kể

mưa lớn còn gây ra nhiều thiệt hại khác như: tốc mái, sạt lở 35 căn nhà ở và 21 ha nhà kính trồng rau, hoa; 20 ha diện tích ao nước nuôi cá bị ngập tràn; 7 cầu sắt và 1 cầu tạm qua suối cùng 80 m đường giao thông xã, thôn bị hư hỏng. Ngoài ra, trên đoạn bờ sông qua xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh bị sạt lở; 1 điểm nứt đất xảy ra khu vực

bờ suối ở huyện Lâm Hà. Tiếp tục chủ động phòng chống

thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi, nhằm giữ đủ nước tưới cho sản xuất, bảo vệ an toàn công trình hồ đập.

VĂN VIỆT