8
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bảo Lâm những hạt cà phê sạch để tham gia xuất khẩu…, đó chính là đặc điểm của Công ty TNHH Cà phê Hân Vinh. Đóng trên địa bàn thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, một vùng trọng điểm cà phê, Công ty Hân Vinh đã và đang gắn bó với hàng ngàn nông hộ trồng cà phê với mong muốn thực sự mang lại giá trị cho hạt cà phê Việt. TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Tà Năng nỗ lực cán đích nông thôn mới TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT 6 năm thực hiện Luật Thanh tra TRANG 6 Một doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế tốt, gắn bó với cộng đồng địa phương, chế biến BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4848 - THỨ HAI NGÀY 7/8/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI DI LINH: Thêm nhiều trường học được xây mới TRANG 5 XEM TRANG 2 TRANG 5 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V. Báu Tuổi trẻ Công an Đức Trọng làm theo lời Bác TRANG 4 Gắn bó với nông dân để phát triển doanh nghiệp TRANG 3 Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR. .510. 52,28% xã đạt chuẩn nông thôn mới Đảng bộ thị trấn Đinh Văn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Thị trấn Đinh Văn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Hà. Diện tích thị trấn trên 3.531 ha, có 27 tổ dân phố với 4.703 hộ, trên 21.000 khẩu gồm 12 dân tộc anh em (trong đó đồng bào K’Ho, Chil, Mạ... chiếm 1/3). Phần lớn nhân dân thị trấn sống bằng nông nghiệp và một số khác thuộc thành phần kinh doanh, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, các hộ cán bộ, công chức, viên chức... TRANG 2 Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức trung bình thấp so với chuẩn toàn quốc Theo thống kê của UBND tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 6/2017, toàn tỉnh có 60/117 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 52,28%. Năm 2017, có 18 xã đặt mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Qua rà soát, hiện đã có 10 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đều đã đạt từ 15 - 18 tiêu chí. Theo báo cáo, ở các xã này thì các tiêu chí cần tập trung chỉ đạo, thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch gồm: Trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. Cũng theo số liệu của UBND tỉnh thì tại 39 xã còn lại, có xã Nam Ninh (Cát Tiên) đạt 15 tiêu chí, xã Tân Thượng (Di Linh) đạt 16 tiêu chí. 35 xã khác đã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, riêng hai xã Phi Tô (Lâm Hà) và Đạ Long (Đam Rông) chỉ mới đạt được (theo thứ tự) là 9 và 8 tiêu chí. Các địa phương này cho biết, hiện đã chỉ đạo, tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, phấn đấu mỗi xã tăng thêm từ 1 đến 2 tiêu chí trở lên trong năm nay. NGUYỄN NGHĨA Tất cả các ban, ngành, địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt nhất để chỉ số PAPI của Lâm Đồng có sự thay đổi trong thời gian sớm nhất...

Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bảo Lâm

những hạt cà phê sạch để tham gia xuất khẩu…, đó chính là đặc điểm của Công ty TNHH Cà phê Hân Vinh. Đóng trên địa bàn thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, một vùng trọng điểm cà phê, Công ty Hân Vinh đã và đang gắn bó với hàng ngàn nông hộ trồng cà phê với mong muốn thực sự mang lại giá trị cho hạt cà phê Việt.

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTà Năng nỗ lực cán đích

nông thôn mới TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT6 năm thực hiện Luật Thanh tra

TRANG 6Một doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế tốt, gắn bó với cộng đồng địa phương, chế biến

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4848 - THỨ HAI NGÀY 7/8/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIDI LINH:

Thêm nhiều trường học được xây mới

TRANG 5XEM TRANG 2

TRANG 5

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V. Báu

Tuổi trẻ Công an Đức Trọnglàm theo lời Bác

TRANG 4

Gắn bó với nông dân để phát triển doanh nghiệp

TRANG 3

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR. .510.

52,28% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đảng bộ thị trấn Đinh Văn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Thị trấn Đinh Văn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Hà. Diện tích thị trấn trên 3.531 ha, có 27 tổ dân phố với 4.703 hộ, trên 21.000 khẩu gồm 12 dân tộc anh em (trong đó đồng bào K’Ho, Chil, Mạ... chiếm 1/3). Phần lớn nhân dân thị trấn sống bằng nông nghiệp và một số khác thuộc thành phần kinh doanh, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, các hộ cán bộ, công chức, viên chức...

TRANG 2

Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức trung bình thấp so với chuẩn toàn quốc

Theo thống kê của UBND tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 6/2017, toàn tỉnh có 60/117 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 52,28%.

Năm 2017, có 18 xã đặt mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Qua rà soát, hiện đã có 10 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đều đã đạt từ 15 - 18 tiêu chí. Theo báo cáo, ở các xã này thì các tiêu chí cần

tập trung chỉ đạo, thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch gồm: Trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm.

Cũng theo số liệu của UBND tỉnh thì tại 39 xã còn lại, có xã Nam Ninh (Cát Tiên) đạt 15 tiêu chí, xã Tân Thượng (Di Linh) đạt 16 tiêu chí. 35 xã khác đã đạt từ 10 - 14

tiêu chí, riêng hai xã Phi Tô (Lâm Hà) và Đạ Long (Đam Rông) chỉ mới đạt được (theo thứ tự) là 9 và 8 tiêu chí. Các địa phương này cho biết, hiện đã chỉ đạo, tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, phấn đấu mỗi xã tăng thêm từ 1 đến 2 tiêu chí trở lên trong năm nay.

NGUYỄN NGHĨA

Tất cả các ban, ngành, địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt nhất để chỉ số PAPI của Lâm Đồng có sự thay đổi trong thời gian sớm nhất...

Page 2: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

2 THỨ HAI 7 - 8 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

XEM TIẾP TRANG 8

Mới đây, về công tác, Chủ tịch UBND thị trấn Ka Bích cho chúng tôi biết: Thị trấn được

công nhận đô thị loại 5 vào năm 2015, năm 2017 tập trung hoàn thành các tiêu chí văn minh đô thị, nay đã đạt 16/24 tiêu chí và phấn đấu năm 2020 đạt tiêu chí đô thị loại 4. Đinh Văn đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún; nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi. Thị trấn chú trọng phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) bằng biện pháp đầu tư thâm canh, không mở rộng diện tích canh tác. Hiện hộ nghèo vẫn còn 194 hộ, chiếm 5,5% (trong đó, đồng bào DTTS 9,17%), hộ cận nghèo 379 hộ (hộ DTTS chiếm 17,3%). Thời gian qua, Đảng ủy thị trấn đã chỉ đạo các chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm đạt kết quả cao nhất trong

việc đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Nội dung sinh hoạt gắn với giải quyết những vấn đề thiết thựcĐảng bộ thị trấn Đinh Văn có 39 chi bộ

(27 chi bộ tổ dân phố) với 446 đảng viên (55 đảng viên người dân tộc thiểu số). Đảng viên phân bố ở các chi bộ không đồng đều, phần lớn chi bộ đông đảng viên thường tập trung ở những khu vực trung tâm; chi bộ vùng nông thôn có ít đảng viên, một số chi bộ phải điều động tăng cường đảng viên để sinh hoạt chi bộ. Vượt qua khó khăn, nhiều năm qua, Đảng bộ thị trấn là một trong những Đảng bộ tiêu biểu của Đảng bộ huyện Lâm Hà. Trong các mặt công tác, Đảng ủy Đinh Văn chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trên cơ sở đó hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương.

Theo lãnh đạo Đảng ủy thị trấn Đinh Văn: Trước khi có Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Đảng bộ Đinh Văn và đảng viên trong Đảng bộ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, tuy nhiên chưa đồng đều, nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa rõ nét. Thời gian qua, Đảng ủy đã phân công 13 Đảng ủy viên, 1 đồng chí phụ trách 3-4 chi bộ cơ sở để sâu sát thực tế. Sau khi thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, nhìn chung sinh hoạt chi bộ được duy trì định kỳ hằng tháng theo quy định; nội dung sinh hoạt đa dạng, phong phú; sinh hoạt diễn ra nghiêm túc. Ý thức trách nhiệm của đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên không ngừng nâng cao. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có

Đảng bộ thị trấn Đinh Văn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộThị trấn Đinh Văn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Hà. Diện tích thị trấn trên 3.531 ha, có 27 tổ dân phố với 4.703 hộ, trên 21.000 khẩu gồm 12 dân tộc anh em (trong đó đồng bào K’Ho, Chil, Mạ... chiếm 1/3). Phần lớn nhân dân thị trấn sống bằng nông nghiệp và một số khác thuộc thành phần kinh doanh, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, các hộ cán bộ, công chức, viên chức...

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên BCHTƯ Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên BCHTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng cùng chủ trì hội nghị.

Hội thảo diễn ra với mục đích giới thiệu và phân tích cụ thể các kết quả về chỉ số quản trị và hành chính công tỉnh Lâm Đồng trong những năm gần đây. Đồng thời, cũng là cơ hội trực tiếp để các nhà khoa học của Học viện và các nhà hoạt động thực tiễn ở các cấp, ngành của Lâm Đồng trao đổi, thảo luận về những nguyên nhân của thành công và hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở chính quyền địa phương.

TS Lê Văn Chiến - Phó Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: “Bộ chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là một bộ công cụ đo lường khách quan, dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân về hoạt động của các cấp chính quyền. Nội dung của PAPI nhấn mạnh đến việc đo lường hiệu quả thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Kết quả PAPI chỉ ra cho chúng ta những mặt thành công và chưa thành công trong công tác lãnh đạo, quản lý của chính quyền địa phương, qua đó tạo động lực để lãnh đạo các cấp tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình”.

Cũng theo TS Lê Văn Chiến: “Việc cải cách hành chính trên địa bàn Lâm Đồng luôn được

Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức trung bình thấp so với chuẩn toàn quốc

đẩy mạnh, nhiều văn bản chỉ đạo đã được UBND tỉnh ban hành và thực thi đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, vẫn còn một số nội dung đạt kết quả dưới mức trung bình của cả nước, thậm chí có nội dung giảm điểm trong năm 2016 như “Trách nhiệm giải trình với người dân”; một số nội dung thành phần trong “Thủ tục hành chính công” chưa được người dân đánh giá cao. Điều này cho thấy, sự cải thiện về quản trị của Lâm Đồng chưa đồng đều, chưa vững chắc, đâu đó vẫn còn khoảng cách giữa quyết tâm chính trị ở cấp tỉnh với thực thi trên thực tiễn ở cấp cơ sở”.

Trong hai nghiên cứu thực tế, có sự điền dã tại cơ sở và tham chiếu dưới nhiều góc độ khá hoàn chỉnh là: “Chỉ số PAPI và xu hướng biến đổi cấp quốc gia PAPI” của Thạc sỹ Đỗ Thanh Huyền - Chuyên gia phân tích chính sách của UNDP và “Báo cáo kết quả đo lường Chỉ số PAPI 2016 của Lâm Đồng: Tóm tắt phát hiện nghiên cứu và hàm ý chính sách” của PGS.TS Đặng Thị Ánh Tuyết - Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 6 trục nội dung PAPI

gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công, Lâm Đồng đều nằm ở mức trung bình thấp so với thang điểm chuẩn của toàn quốc. Ngay trong khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng cũng có nhiều nội dung thấp hơn so với các tỉnh.

PGS.TS Đặng Thị Ánh Tuyết cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy các nội dung đều ở mức trung bình thấp so với các tỉnh. Đặc biệt, nội dung Tham gia của người dân ở cấp cơ sở lại ở mức thấp nhất, tuy có thay đổi nhưng không như mong muốn và kỳ vọng của người dân. Điều đáng lưu ý, đó là nhiều nội dung PAPI của Lâm Đồng năm 2016 có thay đổi so với năm 2015 nhưng lại chậm hơn so với nhiệm kỳ trước”.

Trong phát biểu của mình, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến cũng đã thừa nhận: “Sự phát triển của địa phương trong thời gian qua có sự góp phần quan trọng của việc xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt

động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức từ tỉnh cho đến cơ sở. Tuy nhiên, so với yêu cầu mục tiêu đề ra còn nhiều việc chúng ta chưa đáp ứng được; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp có lúc, có nơi, có lĩnh vực chưa được người dân đánh giá cao. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh còn thấp, điều đó đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh và niềm tin của người dân đối với bộ máy chính quyền các cấp”.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: “Một số nội dung của Lâm Đồng tuy còn thấp nhưng bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và việc thay đổi cũng không hẳn đã khó. Chỉ cần thể hiện rõ được vai trò lãnh đạo của các cấp, sự gần gũi hơn nữa với người dân, đồng thời cách tiếp cận phải thực tế… thì mọi chỉ số PAPI của Lâm Đồng sẽ sớm có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực”.

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Đoàn Văn Việt cũng cho rằng, nghiên cứu của Học viện đều có sự tương đồng với nhận định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác cải cách hành chính và có sự trùng khớp với thực tế tại địa phương. Trong năm 2016, nhiều chỉ số, chỉ tiêu quan trọng của Lâm Đồng đều bị tụt hạng, đây là kết quả chỉ ra rằng, còn có sự chủ quan trong công tác lãnh, chỉ đạo của nhiều ban, ngành và các cấp cơ sở ở địa phương, sự hiểu biết về PAPI còn ở mức hạn chế.

Để thay đổi tất cả các điều trên, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt nhấn mạnh: “Tất cả các ban, ngành, địa phương cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt nhất để chỉ số PAPI của Lâm Đồng sẽ có sự thay đổi trong thời gian sớm nhất và hy vọng trong tương lai gần sẽ không còn ai phải nghe lại những thông tin đáng buồn như thế này”.

TUẤN LINH - VĂN BÁU

ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Các chi bộ trực thuộc sinh hoạt đều đặn từ ngày 3 đến 5 hằng tháng. Trong các buổi sinh hoạt có điểm danh, ghi biên bản; đảng viên tham dự đạt khoảng 95% trở lên. Nội dung sinh hoạt chi bộ có thông báo tình hình thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh, địa phương; thông báo các văn bản quy định phải phổ biến đến từng đảng viên; quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; phổ biến các nghị quyết, văn bản và kế hoạch của Đảng ủy thị trấn. Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác trong tháng trên các lĩnh vực, chi bộ thảo luận, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng tới và phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Nội dung sinh hoạt chuyên đề tập trung bàn biện pháp điều hành của tổ dân phố, bàn công tác mặt trận phối hợp với các đoàn thể triển khai các nhiệm vụ được giao. Sinh hoạt chi bộ đã có nhiều đổi mới và nâng cao chất lượng khi tập trung cho các vấn đề thiết thực như: Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; phân công trách nhiệm đảng viên trong phát hiện, bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới, đặc biệt các chi bộ đông đồng bào DTTS, vùng có đạo, các doanh nghiệp...

Toàn cảnh hội nghị.

Chiều 4/8, tại Đà Lạt, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt là PAPI) năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng.

Page 3: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

3 THỨ HAI 7 - 8 - 2017KINH TẾ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( N N & P T N T ) L â m Đồng, năm 2016, cũng

như các tỉnh khác, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên theo Thông báo số 191/TB-VPCP của Chính phủ, hoạt động khai thác lâm sản của tỉnh chỉ tập trung cho kế hoạch khai thác rừng trồng tại các công ty lâm nghiệp, kế hoạch tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng là chủ yếu và thực hiện một số giải pháp khai thác tận thu tận dụng lâm sản tại các dự án đã được chuyển mục đích sử dụng trước đây. Tổng khối lượng lâm sản do các đơn vị khai thác đã được nghiệm thu, xác nhận, đóng búa kiểm lâm trong năm 2016 (từ ngày 1/12/2015 đến 10/12/2016) là 49.822 m3; bao gồm gỗ lớn 14.194 m3, gỗ tận dụng 463 m3, gỗ nhỏ 35.025 m3, củi 140 m3, lâm sản phụ 752.000 cây Mum, Le, Lồ ô và 80.000 sợi song mây.

Về chế biến lâm sản, định hướng của UBND tỉnh là sau khi phê duyệt Quy hoạch chế biến lâm sản, các địa phương phải triển khai công tác rà soát sắp xếp các cơ sở chế biến; triển khai kế hoạch rà soát toàn bộ diện tích rừng trồng đối với rừng sản xuất của tất cả các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng phục vụ chế biến, tinh chế gỗ và thuê đất trồng rừng của các doanh nghiệp được ưu tiên trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho hoạt

Hướng phát triển ngành chế biến lâm sản sau khi đóng cửa rừngBắt đầu từ cuối năm 2016, chủ trương của Chính phủ là đóng cửa rừng tự nhiên như Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016. Vậy tỉnh Lâm Đồng sẽ chuyển hướng thế nào đối với lĩnh vực chế biến lâm sản theo yêu cầu mới khi trên địa bàn tỉnh hiện có hàng chục doanh nghiệp chế biến gỗ với tổng công suất chế biến mỗi năm hàng trăm m3 gỗ tròn và gỗ hộp các loại?

động sản xuất chế biến lâm sản lâu dài và bền vững. Kết quả chế biến lâm sản năm 2016 như sau: về nguyên liệu (gỗ tròn 42.500 m3, gỗ xẻ, hộp 3.000 m3); về tiêu thụ (gỗ xẻ 10.000 m3, ván ép 8.600 m3, hàng mộc 4.850 m3). Tổng giá trị tiêu thụ khoảng 360 tỷ đồng.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Sơn: Là cơ quan quản lý nhà nước, Sở đã tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư liên quan đến chuyển đổi rừng và tham mưu thu hồi toàn bộ các giấy phép tận dụng lâm sản theo chỉ đạo tại Văn bản 3999/UBND-LN của UBND tỉnh Lâm Đồng. Mặt khác, rà soát hoạt động các xưởng chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh để

báo cáo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...

Năm 2017, kế hoạch của Sở NN&PTNT Lâm Đồng là “Tiếp tục triển khai thực hiện đề án chế biến gỗ, đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng phát triển sản xuất khép kín, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên doanh liên kết trong chế biến lâm sản nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao như hàng mộc cao cấp, ván ghép thanh, ván sàn,... Định kỳ rà soát, đánh giá, đề xuất bổ sung các doanh nghiệp chế biến lâm sản đạt tiêu chí ưu tiên mua gỗ tròn hàng năm; đồng thời loại khỏi danh sách ưu tiên các doanh nghiệp không còn đảm bảo tiêu chí hoặc vi phạm các quy định của nhà nước”, Giám đốc Nguyễn

Văn Sơn cho biết. Còn Chi cục trưởng Kiểm lâm

Nguyễn Khang Thiên, ngày 3/8, trả lời Báo Lâm Đồng: Hiện nay, Sở NN&PTNT và chúng tôi đã triển khai những giải pháp ngành như tổ chức sắp xếp lại các xí nghiệp chế biến phù hợp quy hoạch của tỉnh; trước đó là tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến. Song song với đó là tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân chế biến vi phạm pháp luật; cương quyết thu hồi giấy phép đối với những cơ sở cố tình vi phạm...

Muốn thực hiện chủ trương đóng cửa rừng hiệu quả, công tác chế biến lâm sản đúng quy định của pháp

Việc quản lý các cơ sở chế biến lâm sản ngày càng rất cần được siết chặt.

Ảnh: Đ.Phan

luật, ông Nguyễn Khang Thiên cũng cho rằng “chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện và các ngành chức năng phải vào cuộc quyết liệt”.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, khối lượng lâm sản do các đơn vị khai thác đã được nghiệm thu, xác nhận là 1.671,065 m3 (toàn bộ là rừng trồng). Trong đó, gỗ lớn 148,245 m3; gỗ tận dụng 9,205 m3 và gỗ nhỏ 1.513,615 m3.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 58 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó 51 đơn vị tư nhân và cơ sở sản xuất hàng mộc gia dụng, tổng công suất chế biến khoảng 100.000 m3 gỗ tròn và 10.000 m3 gỗ hộp các loại.

Theo Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2015 về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016, thì rừng tỉnh Lâm Đồng có diện tích rừng tự nhiên là 452.651 ha và diện tích rừng trồng 79.983 ha, độ che phủ đạt 53,1%. Trong tình hình nhu cầu sử dụng gỗ của xã hội rất lớn; tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp; các đối tượng vi phạm rất manh động, tình hình vi phạm ngày càng tinh vi... Vì vậy, hơn lúc nào, cần có sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc phối hợp giám sát, kiểm tra chặt chẽ; đặc biệt, đòi hỏi các lực lượng chức năng nâng cao nhiều hơn về trách nhiệm và năng lực của mình để nhanh chóng đưa lĩnh vực chế biến lâm sản vào đúng lộ trình và yêu cầu đổi mới. ĐẠO PHAN

Ông Trần Văn Hiếu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban đánh giá, Hân

Vinh là một trong những doanh nghiệp làm ăn thành công nhất trên địa bàn. Ông cho biết, mỗi năm công ty đóng tới hàng chục tỷ đồng tiền nghĩa vụ thuế, thời điểm còn thu thuế cà phê, Hân Vinh nộp xấp xỉ 20 tỷ đồng/năm, một con số không nhỏ với một doanh nghiệp chuyên gắn bó với nông nghiệp. Không chỉ thực hiện nghĩa vụ thuế tốt, công ty còn là một “Mạnh thường quân” tại địa phương, mọi hoạt động của địa phương cần được hỗ trợ, công ty sẵn sàng đóng góp. Và quan trọng nhất, Hân Vinh đã là cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp thu mua lớn và hiện nay, đang vươn lên chủ động thu mua cà phê xuất khẩu bằng mối quan hệ chặt chẽ với nông dân địa phương.

Bà Nguyễn Thị Vinh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hân Vinh kể lại

Gắn bó với nông dân để phát triển doanh nghiệpMột doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế tốt, gắn bó với cộng đồng địa phương, chế biến những hạt cà phê sạch để tham gia xuất khẩu…, đó chính là đặc điểm của Công ty TNHH Cà phê Hân Vinh. Đóng trên địa bàn thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, một vùng trọng điểm cà phê, Công ty Hân Vinh đã và đang gắn bó với hàng ngàn nông hộ trồng cà phê với mong muốn thực sự mang lại giá trị cho hạt cà phê Việt.

từ những ngày đầu tiên hoạt động trên địa bàn Nam Ban. Ban đầu nơi đây chỉ là cơ sở thu mua nhỏ lẻ, dần dần cùng với uy tín trong buôn bán, cơ sở phát triển dần lên và để đáp ứng nhu cầu công việc, Công ty Hân Vinh được thành lập vào năm 2011. Thời gian đầu, công ty chuyên thu mua cà phê của nông dân rồi cung cấp lại cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê lớn. Mọi chuyện chỉ dừng lại ở mua - bán.

Tuy nhiên, càng về sau, nhu cầu tìm kiếm những hạt cà phê sạch, đạt chuẩn 4C, UTZ càng tăng nên công ty trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp lớn và nông dân để thực hiện các chương trình quản lý sản xuất cà phê sạch. Công ty là trung gian giúp doanh nghiệp ký hợp đồng với các nhóm nông hộ, sau đó thu mua những hạt cà phê của các hộ trong chương trình và thống kê để doanh nghiệp trả tiền thưởng cho nông dân. Bà Vinh cho hay: “Công ty chúng

tôi không cầm tiền doanh nghiệp trả thưởng trực tiếp cho nông dân mà cung cấp số tài khoản của nông dân tham gia UTZ, thống kê số lượng cà phê để doanh nghiệp chuyển trực tiếp cho bà con. Vì vậy, bà con tin tưởng Hân Vinh không làm ăn “lèm nhèm” mà rất đàng hoàng, trong sáng”.

Từ làm đại lí cho doanh nghiệp lớn, Hân Vinh đã tự tìm đường đi cho hạt cà phê của mình bằng hình thức xuất khẩu. Công ty đã liên kết được với 8 nhà máy chế biến cà phê ướt vì chỉ cà phê chế biến ướt mới đủ tiêu chuẩn. Dàn máy bắn màu của công ty cũng là dàn máy công nghệ tiên tiến, tách hạt cà phê, loại sạch những hạt cà phê không đạt chuẩn.

Hiện tại, Hân Vinh đang có hợp đồng thu mua với gần 1 ngàn nông hộ thuộc các xã Mê Linh, Đông Thanh, thị trấn Nam Ban của Lâm Hà và 150 hộ cung cấp cà phê Arabica tại Cầu Đất, Đà Lạt.

Năm 2016, bà Vinh cho biết, công ty thu mua 22 ngàn tấn cà phê Robusta, 5 ngàn tấn cà phê Arabica

và may mắn xuất khẩu trực tiếp được 10 ngàn tấn. Hầu hết cà phê xuất khẩu do công ty thu mua trực tiếp của nông dân bán sang các thị trường Hoa Kỳ, Đức.

Hiện tại, hầu hết các tổ liên kết sản xuất cà phê của khu vực Nam Ban đều do Hân Vinh ký hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, chứng nhận và bao tiêu sản phẩm. Ông Nguyễn Viết Thuận, tổ trưởng một tổ liên kết nông dân với Công ty Hân Vinh chia sẻ, làm cà phê UTZ với Hân Vinh khá yên tâm, công ty hỗ trợ nhiệt tình và tiền thưởng trả rất nhanh. Ngay trong tháng 7/2017 có thêm 110 nông hộ thuộc hai tổ liên kết cà phê bền vững tại Nam Ban đã ký hợp đồng với Hân Vinh làm cà phê UTZ.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Vinh chia sẻ: “Tôi muốn khẳng định lại giá trị sạch của hạt cà phê Lâm Đồng, để người tiêu dùng được thưởng thức những hạt cà phê sạch thật sự”. Vì vậy ngoài xuất khẩu hạt cà phê thô, Hân Vinh đã đầu tư dàn chế biến rang xay cà phê bột với mong muốn không chỉ tiêu thụ nội địa mà con vươn ra xuất khẩu.

DIỆP QUỲNH

“Muốn xuất khẩu cà phê, điều đầu tiên là phải truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, chúng tôi liên kết trực tiếp với nông hộ, hướng dẫn họ thực hiện canh tác bằng bộ tiêu chuẩn UTZ, thuê bên thứ ba chứng nhận những vườn đạt chuẩn và khi thu mua thưởng 300 đồng/kg cà phê. Đây là quan hệ có lợi cho cả hai bên, nông dân tăng thu nhập, công ty có nguồn cà phê chất lượng và cà phê Lâm Đồng tăng uy tín”.

Bà Nguyễn Thị Vinh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hân Vinh

Page 4: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

4 THỨ HAI 7 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

T rung úy Nguyễn Xuân Thắng - Phó Bí thư Chi đoàn Công an huyện Đức Trọng cho biết, những năm qua, phong trào “Thanh niên Công an

nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” đã được Chi đoàn Công an huyện cụ thể hóa thành những nội dung thiết thực để các ĐVTN thi đua, phấn đấu thực hiện.

Phát huy tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong công tác, chiến đấu, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh, ĐVTN Công an huyện luôn đi đầu trong tham gia đảm nhận các khâu yếu, việc khó, việc mới cần sự sáng tạo, sức trẻ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đặc biệt, có 6 ĐVTN tham gia tổ công tác liên lực lượng theo chỉ đạo của Công an tỉnh ra quân tuần tra kiểm soát phòng chống tội phạm về trật tự xã hội; 50 ĐVTN đăng ký xung phong, tình nguyện nhận công tác tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực trọng điểm về an ninh trật tự.

Ngoài ra, chi đoàn cũng đã đăng ký và thực hiện 3 công trình thanh niên về cấp phát giấy chứng minh lưu động; phối hợp với Đoàn xã Đa Quyn trồng hoa tại UBND xã và khu vực tái định cư; trồng hơn 4.000 cây keo và muồng đen phủ xanh đất trống, đồi trọc tại xã Đa Quyn và cải tạo khuôn viên cơ quan.

Trong công tác tình nguyện, 100% ĐVTN Chi đoàn Công an huyện đã làm thêm ca, thêm giờ, trực quân số vào ngày nghỉ, ngày lễ với quyết tâm “chưa hết việc là chưa hết giờ”, đảm nhận nhiệm vụ ngoài việc chuyên môn được phân công khi có yêu cầu.

Chi đoàn cũng đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc công trình “Vọng gác Thanh niên” trực gác bảo vệ cơ quan từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau trong mỗi ca trực. Thứ bảy hàng tuần, các đoàn viên Khối Cảnh sát quản lý hành chính và giao thông đều nhiệt tình tham gia tiếp nhận, cấp phát CMND, giải quyết vi phạm hành chính. Đồng thời, Ban chấp hành (BCH) cũng thường xuyên phối hợp với các đội nghiệp vụ cử cán bộ chiến sĩ, ĐVTN đến các xã vùng sâu, vùng xa tiến hành cấp phát CMND lưu động, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, ĐVTN Công an Đức Trọng đã chấp hành nghiêm sự phân công của lãnh đạo, tình nguyện tăng cường công tác về các trạm công an tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện, đặc biệt là 5 xã vùng Loan; tham gia những vụ việc phức tạp, những đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm tại 15 xã, thị trấn.

Đồng thời, ĐVTN luôn tích cực tham gia điều tra các vụ án hình sự, ma túy, kinh tế, tham nhũng, cũng như tham gia làm công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng. ĐVTN Công an huyện cũng kịp thời giải quyết, tham mưu đề xuất với lãnh đạo đơn vị không để tăng đột biến phạm pháp hình sự và tai nạn giao thông. Qua đó, đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Song song với các hoạt động trên, Chi đoàn Công an huyện còn thường xuyên tổ chức các hoạt động nghĩa tình đồng đội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công trình thanh niên, cũng như quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các cán bộ, chiến sĩ. Nhiều việc làm thiết thực đã được Chi đoàn Công an huyện triển khai từ năm 2012 đến nay như: Thăm hỏi, tặng quà cho 5 gia đình chính sách tại xã Tà Năng trị giá 20 triệu đồng; tặng quà cho các em học sinh nghèo hiếu học là đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo vượt khó trị giá 8 triệu đồng; tham gia ủng hộ, vận động quyên góp xây dựng nhà tình thương với số tiền trên 100 triệu đồng...

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Đồng thời, BCH Chi đoàn sẽ tiếp tục và thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho từng đối tượng ĐVTN, đổi mới các mô hình sinh hoạt, xây dựng các phong trào có tính thuyết phục để quy tụ ĐVTN tự giác tham gia” - anh Bùi Văn Tiệp - Bí thư Chi đoàn Công an huyện Đức Trọng cho biết thêm.

THY VŨ

Tuổi trẻ Công an Đức Trọnglàm theo lời BácNhững năm qua, tuổi trẻ Công an Đức Trọng đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Thanh niên Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú đa dạng, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên các lĩnh vực.

Chi đoàn Công an huyện cùng lãnh đạo đơn vị hỗ trợ bò cho người dân khó khăn. Ảnh: T.Vũ

Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - gọi tắt là ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2017), Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã tổ chức Hội thi tìm hiểu về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á với sự tham dự của đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên đến từ các trường phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hội thi đã diễn ra 4 nội dung: giới thiệu, khởi động, tăng tốc, về đích. Phần thi giới thiệu được các đội thi thể hiện bằng hình thức sân khấu hóa, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của đất nước, phong cảnh thiên nhiên, văn hóa truyền thống đặc sắc của 11 quốc gia Đông Nam Á và mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với cộng đồng ASEAN.

3 phần thi còn lại (khởi động, tăng tốc, về đích) diễn ra sôi nổi. Mỗi đội được quyền trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đi sâu tìm hiểu về đất nước, văn hóa, xã hội, con người, kinh tế của các quốc gia ASEAN

và các hoạt động hợp tác, giao lưu, những sự kiện giữa các nước trong khối ASEAN. Đồng thời định hướng xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động, phát

triển; một khu vực hòa bình, thịnh vượng; vì một ASEAN chung “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”.

QUỲNH UYỂN

Hội thi tìm hiểu về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Thuyết trình những hiểu biết về ASEAN.

Di Linh đã hoàn thành 110%kế hoạch hiến máu cả năm

Hội Chữ thập đỏ huyện Di Linh vừa phối hợp với Giáo xứ Di Linh tổ chức đợt hiến máu nhân đạo. Trong đợt hiến máu nhân đạo lần này, các vị linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân thị trấn Di Linh, xã Gung Ré, xã Bảo Thuận đã hiến 200 đơn vị máu cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.

Đây là đợt hiến máu nhân đạo lần thứ 5 do Hội Chữ thập đỏ huyện Di Linh phối hợp tổ chức trong năm 2017. Trong cả 5 đợt, các tình nguyện viên trong toàn huyện đã tham gia hiến được 828 đơn vị máu cung cấp cho các bệnh viện, đạt trên 110% kế hoạch cả năm 2017. Theo bác sĩ Đỗ Hùng Minh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Di Linh, từ nay đến cuối năm 2017, Hội sẽ tiếp tục vận động hiến máu nhân đạo thêm 2 đợt tại xã Gia Hiệp và Gung Ré. X.L

Bàn giao các trườngphổ thông DTNT cấp THCSvề các huyện

Sở GDĐT vừa tổ chức họp bàn giao các trường phổ thông DTNT cấp THCS về UBND các huyện quản lý. Theo đó, 7 trường phổ thông DTNT gồm: Lạc Dương, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm được Sở GDĐT bàn giao về UBND các huyện. Như vậy, từ năm học 2017 - 2018, trong khối trường phổ thông DTNT, còn 2 trường có cấp THPT là Trường THPT DTNT tỉnh và Trường THCS - THPT DTNT Liên huyện phía Nam là đơn vị trực thuộc Sở GDĐT.

Công tác bàn giao và tiếp nhận các trường trên được triển khai thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GDĐT thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng GDĐT thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời thực hiện Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng. V.HÙNG

Thông qua 13 chương trình “Bảo Lộc hương trà - Sắc tơ”

Thành phố Bảo Lộc vừa chính thức thông qua 5 chương trình chính và 8 chương trình hưởng ứng với chủ đề “Bảo Lộc hương trà - Sắc tơ”, diễn ra từ ngày 23 - 27/12/2017 trên địa bàn. Đây là sự kiện văn hóa ngành nghề truyền thống nằm trong tổng thể chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017.

Trong đó 5 chương trình chính gồm: “Đêm hội Tơ - Trà” tôn vinh người làm trà, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa gắn với việc công bố và cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tơ tằm Bảo Lộc; “Phiêu du xứ Bảo” tổ chức các tour du lịch canh nông; “Bảo Lộc ngày mới óng ánh sắc tơ” trình diễn thời trang tơ lụa, thổ cẩm; hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày “Hương trà - Sắc tơ” và hội thảo tìm kiếm giải pháp phát triển ngành trà, tơ lụa, thổ cẩm.

Và 8 chương trình hưởng ứng là: Hội thi hái trà; nhịp điệu thành phố trẻ; hội thi vẽ tranh thiếu nhi “B’Lao quê em”; liên hoan văn nghệ “Bay cao tiếng hát xứ trà”; giải bóng đá các làng trà; triển lãm ảnh nghệ thuật “Bảo Lộc ngày mới”; diễu hành đường phố; giải quần vợt dành cho CB-CNVC. MẠC KHẢI

Page 5: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

5 THỨ HAI 7 - 8 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ông Lê Quang Thương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Lâm cho biết:

Từ năm 2011, huyện đã triển khai đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 10 xã có tỉ số giới tính khi sinh cao trên địa bàn gồm: Lộc Thắng, Lộc Ngãi, Lộc Thành, Lộc An, Lộc Đức, Lộc Quảng, Lộc Bắc, Lộc Tân, Lộc Nam, Tân Lạc. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin qua hội thảo, nói chuyện chuyên đề tác động vào nhận thức các đối tượng: cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể; chuyên trách, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản; hộ gia đình; phụ nữ, trẻ em gái về thực trạng và tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh. Xây dựng và duy trì CLB Phụ nữ không sinh con thứ ba tại 3 xã Lộc Phú, B’Lá, Lộc Bắc với 100 thành viên, đã tổ chức 100 buổi sinh hoạt các chuyên đề này.

Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Bảo Lâm tiếp tục duy trì 10 xã, thị trấn triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Qua theo dõi, tổng số sinh của 6 tháng đầu năm 2017 toàn huyện có 926 trẻ, trong đó có 485 bé trai và 435 bé gái, tỉ số giới tính 111 bé trai/100 bé gái. Tỉ số này so với cùng kỳ 6 tháng năm 2016 tăng 15,04%. Một số địa bàn có tình trạng chênh lệch giới

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bảo LâmTheo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Bảo Lâm là một trong những địa phương có tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trong những năm qua. Ở mức bình thường, tỉ lệ giới tính khi sinh là 103 - 107 bé trai/100 bé gái. Riêng tại Bảo Lâm, tỉ lệ giới tính khi sinh trong 5 năm qua còn cao, cụ thể: 113,5 bé trai/100 bé gái (năm 2011); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2012); 113 bé trai/100 bé gái (năm 2013); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2014); 112,8 bé trai/100 bé gái (năm 2015).

tính khi sinh rất cao là: Lộc Thắng, B’Lá…Ông Thương cho biết nguyên nhân xảy ra

mất cân bằng giới tính khi sinh cao ở Bảo Lâm mặc dù đã nhiều năm triển khai đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng này, đó là: Tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận dân cư được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa tác động mạnh đến sự mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai nối dõi tông đường, lao động chính tạo ra nguồn thu nhập chính trong gia đình

và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già, đã tác động mạnh đến nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là các cặp vợ chồng sinh chỉ có con gái trong những lần sinh trước đó. Người già có tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già. Bên cạnh đó, sự phát triển của các kỹ thuật, công nghệ y sinh học, siêu âm là thành tựu tốt đẹp cho ngành sản khoa giúp phát hiện những bất thường của thai nhi ngay

từ khi còn rất nhỏ, nhưng mặt trái của nó là để chẩn đoán giới tính của thai nhi. Kết hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phục vụ cả dịch vụ siêu âm, nạo phá thai rất sẵn và thuận tiện. Trong khi quản lý nhà nước chưa hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

Lãnh đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Lâm cho biết, giải pháp để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước về công tác dân số - KHHGĐ. Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động của đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để những cơ sở vi phạm về việc thông tin giới tính và lựa chọn giới tính thai nhi. Tuyên truyền, vận động người dân để thay đổi tư duy, nhận thức và hành động gây ra do mất cân bằng giới tính khi sinh. Tình trạng mất cân bằng giới khi sinh là hậu quả của dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi, vì vậy, điều quan trọng là phải thay đổi được nhận thức, hành vi của người dân. Tăng cường công tác tuyên truyền bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhằm kiểm soát được chỉ số giới tính khi sinh dưới mức cho phép. Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện tăng cường phối hợp với Đoàn thanh niên, các trường trung học phổ thông trên địa bàn tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em học sinh về vấn đề giáo dục giới tính để tương lai thế hệ các cặp vợ chồng trẻ nhận thức và hành động tốt hơn về vấn đề này, sẵn sàng nói không với lựa chọn giới tính thai nhi.

AN NHIÊN

BSCKILục Văn Công - Trưởngkhoa Sản -Trung tâm Y tếBảo Lâmcho biếtmặc dù không ghi giới tính nhưng qua siêu âm các bà mẹ đều biết rõ giới tính thai nhi.Ảnh: A.Nhiên

Chỉ tính trong hai năm 2016 và 2017, Giáo dục Di Linh đã được đầu tư trên 155 tỷ đồng để sửa chữa và xây mới rất nhiều ngôi trường trên địa bàn.

Nhiều trường được xây mớiLà huyện rộng, đông dân cư với 19 xã,

thị trấn, Di Linh hiện có 84 trường học trên địa bàn, trong đó có 23 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở (THCS), 2 trường có 2 cấp tiểu học và THCS, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú, 1 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, 6 trường trung học phổ thông (THPT), 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Tổng số học sinh toàn huyện trong năm học 2016-2017 vừa qua khoảng gần 38.200 học sinh; trong đó mầm non trên 7.000 học sinh, tiểu học đông nhất gần 15.560 học sinh, THCS trên 10.100 học sinh và THPT trên 5.500 học sinh.

Chỉ tính riêng số trường công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Di Linh quản lý là 76 trường, chưa tính thêm 6 trường mầm non tư thục ngoài công lập trên địa bàn.

“Chưa có thời điểm nào trường lớp tại Di Linh được xây dựng mạnh mẽ như trong năm ngoái và năm nay, đặc biệt là năm nay”

Ông Phan Đình Đồng - Trưởng Phòng Giáo dục Di Linh cho biết

Một ước tính, từ tất cả các nguồn vốn của tỉnh và huyện, trong năm 2016 và năm 2017 này, đã có trên 155 tỷ đồng được đầu tư xây mới lẫn sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị cho các trường học trên địa bàn huyện.

Tại huyện hiện có 4 công trình trường học

DI LINH: Thêm nhiều trường học được xây mới

đang xây dựng được chuyển tiếp từ năm tài chính 2016 sang năm nay với tổng vốn đầu tư 55 tỷ đồng, gồm THCS Tân Lâm, Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Đinh Trang Hòa 3 và Mẫu giáo Sơn Điền.

Cũng trong năm 2016, ngân sách tỉnh đã cấp cho huyện 15 tỷ đồng để tu sửa một số điểm trường, mua sắm trang thiết bị. Từ nguồn ngân sách huyện, Di Linh cũng chi 15 tỷ đồng, trong đó 8 tỷ đồng cho tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất trường học, 7 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị.

Năm nay, Di Linh sẽ có thêm 3 trường xây mới từ nguồn kinh phí tỉnh, gồm THCS Tân Thượng - 10 tỷ đồng, xây mới hoàn toàn, dự kiến sẽ khởi công trong thời gian đến, khi xây xong huyện sẽ tách bậc THCS ra khỏi ngôi trường 2 cấp gồm tiểu học và THCS này, trường cũ sẽ thành trường tiểu học. Tại thị trấn Di Linh, Trường Mầm non Vành Khuyên sẽ được xây mới lại với kinh phí 10 tỷ đồng. Tại xã Liên Đầm, trường THCS cũng được đầu tư 9 tỷ đồng để cải tạo xây mới dãy 8 phòng

học, 4 phòng bộ môn và nhà hiệu bộ. Tỉnh cũng cũng cấp một gói 5,6 tỷ đồng trang thiết bị dạy và học cho huyện

Di Linh cũng đã chi 36 tỷ đồng cho giáo dục, trong đó 20 tỷ đồng để sửa chữa nâng cấp 2 trường học, xây mới 17 nhà vệ sinh và 17 hệ thống nước sạch tại các trường học, 16 tỷ đồng còn lại cho việc mua sắm bàn ghế mới, trang thiết bị cho thư viện, phòng bộ môn... trong năm 2017.

Riêng trong hè này, theo Phòng Giáo dục huyện, các trường học trên địa bàn đã chi khoảng 2 tỷ đồng để sửa chữa nhỏ, sơn lại trường, tôn tạo cảnh quan chuẩn bị cho năm học mới 2017- 2018; số tiền này được sử dụng từ nguồn huy động xã hội hóa.

Tỷ lệ trường đạt chuẩnquốc gia còn chậmTính đến thời điểm này, Di Linh đã có

31/83 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 37,3%, trong đó có 7 trường mầm non,

17 trường tiểu học, 4 trường THCS, 1 trường Dân tộc nội trú và 2 trường THPT.

Theo ông Phan Đình Đồng, tỷ lệ này vẫn còn khá chậm so với kế hoạch huyện đề ra lâu nay, nguyên nhân chính vẫn là thiếu cơ sở vật chất. “Trừ một số trường được xây mới gần đây, các trường còn lại được xây dựng đã lâu nên xuống cấp, cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp lại. Một số trường hiện chỉ đáp ứng được phòng học, còn thiếu phòng bộ môn, khu hiệu bộ, phòng chức năng...” - Ông Đồng phân tích.

Với bậc học mầm non, theo ông Đồng, nhờ gần đây đầu tư mạnh nên cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh trên địa bàn. Việc huy động học sinh ra lớp gần đây rất tốt. Tương tự, trường lớp bậc tiểu học cũng được bố trí khá hợp lý, các xã đến nay đều có trường tiểu học, nhiều xã rộng có đến 3 trường, cơ sở vật chất nhìn chung cơ bản đáp ứng. Khó nhất là bậc THCS, vì hầu hết các trường phòng học đủ nhưng còn thiếu phòng chức năng.

Trong năm học 2016-2017 vừa qua, chỉ tiêu của Di Linh là có thêm 8 trường đạt chuẩn quốc gia nhưng đến nay mới chỉ công nhận được 3 trường, đó là, Mẫu giáo Tân Thượng, Tiểu học Hòa Trung và THCS Nguyễn Du tại thị trấn Di Linh. 5 trường còn lại dự kiến sẽ nỗ lực đạt chuẩn trong năm nay gồm Mẫu giáo Đinh Lạc, Mẫu giáo Măng Non thị trấn Di Linh, Tiểu học Gia Hiệp, THCS Hòa Nam và THCS Tân Châu.

“Chỉ tiêu của huyện trong năm 2017 phải đạt tỷ lệ 43% tổng số trường. Nếu 5 trường trên nỗ lực cộng với khối THPT có thêm 2 trường đạt chuẩn theo kế hoạch thì số trường chuẩn của Di Linh sẽ đạt và vượt qua con số này” - ông Đồng hy vọng.

VIẾT TRỌNG

Trường Tiểu học Kim Đồng - xã Gung Ré đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Ảnh: Ndong Brừm

Page 6: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

6 THỨ HAI 7 - 8 - 2017

Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải

Sở Giao thông Vận tải cho biết, từ ngày 16/11/2016 đến ngày 13/7/2017, Sở đã chỉ đạo Thanh tra Sở GTVT, Phòng Quản lý vận tải và Phương tiện người lái chủ động xây dựng và triển khai nhiều cuộc kiểm tra độc lập và phối hợp liên ngành với Công an tỉnh trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Qua đó, đã phát hiện và xử lý 62 trường hợp phương tiện vi phạm với số tiền phạt là trên 207 triệu đồng.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải về điều kiện kinh doanh vận tải, việc chấp hành các quy định về quản lý vận tải để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị, đồng thời có biện pháp xử lý đối với các vi phạm của các đơn vị kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải thường xuyên theo dõi thiết bị giám sát hành trình để kịp thời xử lý các vi phạm như: phương tiện chạy quá tốc độ cho phép, lái xe làm việc liên tục quá 4 giờ và quá 10 giờ/ngày, thực hiện không đúng hành trình, xe chạy không có phù hiệu...

HOÀNG YÊN

ĐẠ HUOAI: Đối tượng sản xuất phân bón giả lãnh án tù

Tòa án Nhân dân huyện Đạ Huoai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Phong Hải (45 tuổi, ngụ thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai) về tội “sản xuất phân bón giả”.

Theo cáo trạng: Vào khoảng 18 giờ ngày 4/6/2016, sau khi nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân, Công an huyện Đạ Huoai phối hợp cùng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện đã tiến hành kiểm tra Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Lâm Hoàng (Tổ dân phố 2, thị trấn Mađaguôi) và phát hiện, thu giữ 391 bao phân bón giả (tổng trọng lượng gần 20 tấn). Chủ của số phân bón giả này là Nguyễn Phong Hải.

Vào thời điểm bị bắt quả tang, Hải đang cho người bốc số phân bón này lên một xe tải để vận chuyển lên TP Bảo Lộc tiêu thụ.

Toàn bộ số phân bón giả nói trên được đóng trong bao loại 50 kg giả nhãn hiệu, bao bì sản phẩm phân lân trung lượng (Lân - Magie Faba) của Công ty CP - XNK Hưng Tường (trụ sở chính đóng tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh). Sau đó, các cơ quan chức năng huyện Đạ Huoai liên hệ với Công ty Hưng Tường để đối chứng nhãn hiệu, nguồn gốc của số phân bón này. Công ty này xác nhận đối tượng Hải đã giả nhãn mác để sản xuất thu lợi bất chính làm ảnh hưởng đến uy tín Công ty.

Tại phiên tòa, xét thấy hành vi của Nguyễn Phong Hải gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội và gây tâm lý hoang mang cho người dân nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù giam về tội “sản xuất phân bón giả”.

HẢI ĐƯỜNG

Trong 6 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 3.867 cuộc thanh tra; trong đó có 1.109 cuộc thanh tra hành chính, 2.758 cuộc

thanh tra chuyên ngành. Cụ thể: Trong 1.109 cuộc thanh tra hành chính, có 950 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 151 cuộc thanh tra đột xuất, 7 cuộc thanh tra liên ngành và 1 cuộc thanh tra lại. Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm về tiền (hoặc tài sản quy thành tiền) 173,558 tỷ đồng, về đất 3.677,44 ha và 3,179 tỷ đồng giá trị từ tài sản khác. Qua phát hiện sai phạm, đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 98,084 tỷ đồng, thu hồi 115,49 ha đất, kiến nghị xử lý hành chính 735 tổ chức và 293 cá nhân vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 15 vụ việc để điều tra, xử lý 17 cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, qua 2.758 cuộc thanh tra chuyên ngành đã phát hiện 6.698 cá nhân và 1.739 tổ chức có hành vi sai phạm, đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 34,912 tỷ đồng, xử lý tài sản vi phạm với số tiền trên 1,807 tỷ đồng.

Qua việc tổ chức thực hiện Luật Thanh tra 2010, Lâm Đồng đã triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, góp phần thu hồi tài sản vi phạm cho nhà nước, xử lý các hành vi vi phạm đúng quy định của pháp luật, có tác dụng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân để phòng ngừa sai phạm, ổn định tình hình và thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được nói

trên, qua 6 năm thực hiện Luật Thanh tra vẫn bộc lộ một số mặt tồn tại, hạn chế. Có thể kể

ra đây như: Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra ở một số thời điểm chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Đội ngũ công chức của một số cơ quan thanh tra chưa đảm bảo về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ công chức thanh tra đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị chưa cao. Trong lúc công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chưa nhiều, còn bất cập, dẫn đến ảnh hưởng phần nào đến kết quả của công tác thanh tra. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình thủ trưởng các cấp, các ngành phê duyệt tại một số cơ quan thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, dẫn đến chất lượng của một số cuộc thanh tra chưa cao. Việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm bắt tình hình phục vụ công tác thanh tra còn hạn chế. Một số cuộc thanh tra bị kéo dài, có biểu hiện chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là đối với các doanh nghiệp. Một số đối tượng thanh tra có biểu hiện cản trở, chống đối, bất hợp tác dưới nhiều hình thức như không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin, tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa, kéo dài thời gian làm việc của các đoàn thanh tra, nhưng chưa có chế tài xử lý.

Bên cạnh đó, cũng phải nói rằng, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan thanh tra vẫn còn hạn chế, việc báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra tại một số cuộc thanh tra còn chung chung, chưa cụ thể, chưa xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xãy ra sai phạm… Việc giám sát hoạt động của một số đoàn thanh tra còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, nhất là đối với các đoàn thanh tra của các sở, ngành, các huyện, thành phố. Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý

sau thanh tra còn gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng thanh tra chưa chấp hành nghiêm việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, nhưng chưa có chế tài xử lý. Công tác tổng hợp báo cáo tình hình về công tác thanh tra của các huyện, thành phố, các sở, ngành còn sơ sài, hình thức, chưa thực sự đúng và đầy đủ các nội dung theo quy định của Thanh tra Chính phủ.

Cùng với những tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện Luật Thanh tra như đã đề cập ở trên, bản thân các quy phạm pháp luật của nhà nước để thực hiện Luật Thanh tra, hoặc trong các quy định của Luật Thanh tra cũng vẫn có những bất cập, nên hạn chế đến hiệu lực, hiệu quả của Luật Thanh tra và đã được ngành thanh tra chỉ ra. Chẳng hạn như theo quy định của Luật Thanh tra thì việc thu hồi tiền phát hiện sai phạm qua thanh tra được thực hiện khi có kết luận thanh tra, nên khó khăn trong quá trình xử lý. Việc thực hiện yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị thanh tra có tài khoản để phong tỏa tài khoản của các tổ chức, cá nhân là đối tượng bị thanh tra, nhằm đảm bảo thi hành các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra chưa thực hiện được do thiếu các quy định chế tài cụ thể. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền của một số cơ quan thanh tra còn chồng chéo về thẩm quyền thanh tra, nhất là trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành...

Từ thực tế đó, ông Nguyễn Đức Hưng - Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đề xuất, Thanh tra Chính phủ cần đề xuất với Quốc hội có những sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra chặt chẽ, hợp lý, khoa học hơn. Cùng với đó, thanh tra các cấp, các ngành cần có biện pháp, giải pháp khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Thanh tra 2010 để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao hơn. HOÀNG KIẾN GIANG

6 năm thực hiện Luật Thanh traSau khi Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2011), UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh và thanh tra các sở, ngành, các huyện, thành trong tỉnh tổ chức thực hiện Luật Thanh tra bằng việc tổ chức thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Qua 6 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được rất khả quan, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những mặt hạn chế trong tổ chức thực hiện, cũng như trong các quy định của Luật Thanh tra, cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.

Kết thúc tháng 7/2017, ước tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Đà Lạt đạt 1.212 tỷ đồng, tăng gần 17% so với cùng kỳ.

Trên lĩnh vực dịch vụ du lịch, các cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt đã tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và kịp thời xử lý tình

trạng tiếp thị không lành mạnh. Kết quả lũy kế 7 tháng đầu năm 2017, Đà Lạt đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ gần 14%.

Riêng tổng giá trị hàng xuất khẩu Đà Lạt trong tháng 7/2017 đạt hơn 7,1 triệu USD,

bằng 187% so với cùng kỳ. Doanh thu bao gồm 90,6% lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và 9,4% lĩnh vực kinh tế tư nhân. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như rau, củ, quả; hoa; chè; dệt may, doanh thu tăng so với cùng kỳ từ 2 - 6,6 lần.

VĂN VIỆT

Theo số liệu rà soát hộ nghèo cuối năm 2016, hiện nay, số hộ nghèo toàn huyện Di Linh còn 3.174 (chiếm tỷ lệ 8,01% số hộ toàn huyện). Trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 2.010 hộ (chiếm 14,38% số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện), hộ cận nghèo là 2.639 hộ (chiếm 6,73%).

Có được kết quả đó, trong năm 2016,

huyện Di Linh đã quan tâm thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo, nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 2,03% so với năm 2015, vượt chỉ tiêu của huyện đề ra, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3,68%.

Năm 2017, huyện Di Linh tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ các xã nghèo, thôn

nghèo theo kế hoạch, đồng thời ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 6,61% (giảm từ 1,5 - 2%).

LAM PHƯƠNG

Đà Lạt tăng gần 17% doanh thu bán lẻ và dịch vụ

Di Linh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 6,61%

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 40 cơ sở sản xuất gạch, trong đó có 11 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò thủ công, 21 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò đứng liên tục, 8 cơ sở sử dụng công nghệ lò vòng; tổng sản lượng ước đạt 150 triệu viên/năm. Cùng đó, còn có 6 cơ sở sản xuất vật liệu không nung, tổng công suất thiết kế trên 60 triệu viên/năm.

Hiện, ngành Xây dựng đang phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 12/1/2017 của UBND tỉnh về việc chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu. Theo đó, Sở Xây dựng đã đề nghị các địa phương lập kế hoạch và triển khai các giải pháp; hướng dẫn các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh việc lập và quản lý chi phí

đầu tư xây dựng công trình, lập và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh và thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng. Chủ trương sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng gắn với việc xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công là lộ trình đã được Bộ Xây dựng phê duyệt nhằm tiết kiệm năng lượng và đặc biệt là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. M.ĐẠO

Tích cực lộ trình chấm dứt gạch đất sét nung

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

Bảo vệ môi trường trang trại 1.200 heo nái sinh sản

Dự án trang trại chăn nuôi 1.200 heo nái sinh sản tại Thôn 4, xã Madaguôi, huyện Đạ

Huoai vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt báo cáo đánh giá tác

động môi trường với 8 yêu cầu. Trang trại tọa lạc trên tổng diện tích gần

5,7 ha, mỗi năm xuất chuồng 28.800 con heo con; đồng thời, duy trì đàn heo hậu bị

và heo nọc 60 con. Để bảo vệ môi trường chăn nuôi, trang

trại cam kết thực hiện 4 yêu cầu đầu tiên là: giảm thiểu tối đa xói mòn đất trong xây dựng; chất lượng đất, nước, không khí theo tiêu chuẩn; không sử dụng hóa chất và các loại máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu cấm sử dụng; xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ

thuật trước khi thải ra môi trường. Và 4 yêu cầu còn lại gồm: thu gom, vận

chuyển xử lý chất thải rắn theo quy định; phối hợp chính quyền địa phương xử lý dịch bệnh; đảm bảo khoảng cách an toàn từ trang trại đến khu dân cư; hàng năm báo cáo diễn

biến chất lượng môi trường. VŨ VĂN

Lạc Dương giải ngân 63% vốn xây dựng cơ bản

Theo báo cáo kinh tế - xã hội tháng 7/2017, huyện Lạc Dương đã giải ngân 63%

kế hoạch vốn xây dựng cơ bản; trong đó, giải ngân công trình chuyển tiếp đạt 69%,

công trình khởi công mới đạt 60%. Được biết, tính đến tháng 7/2017,

huyện Lạc Dương được phân bổ gần 156 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm 34 công trình chuyển tiếp (hơn 107 tỷ đồng) và 46 công trình khởi công mới

(gần 49 tỷ đồng).Chính quyền huyện Lạc Dương đã tập

trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, thực

hiện các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khởi công mới thuộc chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; kịp thời giải ngân nguồn vốn ngân sách từ Trung ương, tỉnh và vốn sự nghiệp để sửa chữa các công trình của

ngành giáo dục…MẠC KHẢI

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự đoạn qua đèo Bảo Lộc (thuộc địa phận TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trên đèo Bảo Lộc.

Dự án có tổng mức đầu tư là 19,659 tỷ đồng được trích từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2017

- 2021. Hệ thống điện chiếu sáng có tổng chiều dài 10,1 km. Trong đó, đoạn qua địa phận TP Bảo Lộc có chiều dài 3,2 km do Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP Bảo Lộc làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 6,418 tỷ đồng. Đoạn qua địa phận huyện Đạ Huoai có chiều dài 6,9 km do Trung tâm Quản lý

và Khai thác công trình công cộng huyện Đạ Huoai làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 13,241 tỷ đồng. Toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng có 340 bóng đèn LED 127W-220V và 6 trạm biến áp 1x15 KVA. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai xây dựng vào đầu năm 2018.

Đèo Bảo Lộc có tổng chiều dài khoảng 10 km, khá nguy

hiểm với nhiều khúc cua gấp, đường quanh co liên tục. Trong thời gian qua, trên tuyến đèo này liên tục xảy ra các vụ tai nạn giao thông, lật xe khiến nhiều người chết và bị thương. Các vụ tai nạn giao thông trên đèo Bảo Lộc chủ yếu rơi vào các thời điểm trời tối, mưa và sương mù khiến tầm nhìn bị hạn chế. KHÁNH PHÚC

Gần 20 tỷ đồng lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trên đèo Bảo Lộc

Tà Năng nỗ lực cán đích nông thôn mớiNhững ngày đầu tháng 8, về thăm xã Tà Năng (Đức Trọng), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến những đổi thay của địa phương. Các tuyến đường xã được mở rộng, những ngôi nhà khang trang mọc lên... Đó là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã với quyết tâm hoàn thành xây dựng NTM trong năm nay.

Tuyến đường Charang Hao đang được bê tông sẽ giúp nhân dân đi lại thuận lợi. Ảnh: H.Y

Xuất phát điểm thấpXã Tà Năng là xã vùng sâu, vùng xa, có

đông đồng bào dân tộc sinh sống. Toàn xã có 1.392 hộ với 5.792 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 77,2%, sinh sống tại 10 thôn và 1 cụm dân cư. Những năm trước đây, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn - xã hội trên địa bàn tương đối phức tạp, nhất là tình hình khai thác và vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo 16%...

Ông Hoàng Văn Tư - Bí thư Đảng ủy xã Tà Năng chia sẻ: Thời gian qua, một số hộ dân đã tự nguyện đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng các công trình dân sinh nhưng sự đóng góp về kinh phí còn quá ít. Trong khi đó, vốn huy động từ các doanh nghiệp gần như không có. Để tăng mức thu nhập, thời gian qua, chính quyền xã đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế như đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại; mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị như trồng rau màu trên chân lúa một vụ, tái canh cà phê, tiêu... Tuy nhiên, những giải pháp đó chỉ dừng lại ở việc giúp người dân có thêm thu nhập ổn định để cải thiện phần nào cuộc sống khó khăn chứ chưa thực sự phát huy hiệu quả nâng mức thu nhập theo đúng tiêu chí. Điều này dẫn đến nhiều hộ khó thoát nghèo. Bên cạnh đó, Tà Năng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ người dân, đây chính là rào cản đáng ngại trên lộ trình xây dựng NTM của Tà Năng.

Theo lộ trình, vào năm 2018, Đức Trọng sẽ xây dựng thành công huyện nông thôn mới. Đây là một thách thức lớn của xã bởi năm 2016 xã chỉ mới vừa thoát khỏi xã vùng 3 - xã đặc biệt khó khăn.

Xuất phát điểm thấp khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhưng xác định đây là chương trình lớn, tổng thể, toàn diện nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nên Đảng ủy xã ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện.

Quyết tâm vượt khó để cán đíchNhận thức được ý nghĩa của việc xây

dựng NTM sẽ góp phần làm thay đổi

diện mạo xã, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nên suốt 6 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tà Năng đã chủ động nâng cao chỉ tiêu, theo “khung” bộ tiêu chí NTM.

Với quyết tâm cao, huyện Đức Trọng đang dành các nguồn lực tập trung xây dựng xã Tà Năng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017. Qua đó, huyện đã phân bổ 14,158 tỷ đồng để Tà Năng xây dựng cơ bản, gồm trường học, đường giao thông, trụ sở làm việc, hỗ trợ sản xuất... Từ đầu năm đến nay, UBND xã đã hoàn thiện các hồ sơ liên quan, đã hợp đồng thi công và triển khai xong đường từ ngã ba Charang Hao đi thôn Klong Bong với chiều dài 1,1 km; đường bê tông xi măng từ ngã ba Bưu điện đi cầu Trảng 5 Láng Mít 0,9 km và đang hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị triển khai thi công đoạn đường từ thôn Charang Hao đi ra trung tâm xã... Đồng thời, chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện xác định các tuyến đường tiếp tục đầu tư năm 2017. Ngoài ra, UBND xã đã chỉ đạo ban nhân dân các thôn huy động nhân dân đóng góp tiền, ngày công để làm đường giao thông nông thôn.

Bên cạnh việc phát triển hạ tầng, trong xây dựng nông thôn mới điều cốt yếu nhất là làm sao nâng cao đời sống cho người dân. Chính vì vậy, xã đã vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa cây con giống chất lượng, năng suất cao vào sản xuất; tích cực triển khai xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; tham gia xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn bằng những hành động cụ thể như: ủng hộ tiền, đóng góp ngày công lao động, hiến đất, cây hoa màu làm đường giao thông; thi đua xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư…

Với nhiều hình thức tuyên truyền, xã Tà Năng đã tạo được sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và huy động tối đa các nguồn lực để mọi người tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của toàn xã đạt 32 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo đa chiều là 4,97%, đấy thật sự là nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân trong xã.

Xây dựng NTM của xã đang trong quá trình “leo dốc” với nhiều “chướng ngại vật” khó vượt như đường giao thông nông thôn, môi trường, hộ nghèo... Đây là những vướng mắc rất lớn mà lãnh đạo cũng như nhân dân xã Tà Năng đang từng bước khắc phục.

Xây dựng NTM hiện như luồng gió mới đang lan tỏa tích cực vào đời sống nhân dân cũng như bộ mặt của địa phương. Việc xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến rõ nét, cảnh quan môi trường được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bí thư Đảng ủy xã Tà Năng - Hoàng Văn Tư vẫn khá lạc quan cho rằng, với sự quan tâm, đồng lòng từ huyện tới xã thì việc hoàn thành 19/19 tiêu chí trong năm 2017 sẽ có thể thực hiện được.

HOÀNG YÊN

LÂM HÀ: Xây dựng “Cung đường xanh - sạch - đẹp” Hoài Đức - Tân Thanh

Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô

thị”, Hội Nông dân, Hội LHPN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của 2 xã Tân Thanh và Hoài Đức (Lâm Hà) đã phối hợp phát động mô

hình “Cung đường xanh - sạch - đẹp” liên xã. “Cung đường xanh - sạch - đẹp” kéo dài gần 2 km trên Tỉnh lộ 725 nối thôn Đức

Long, xã Hoài Đức với thôn Đông Thanh xã Tân Thanh sẽ tập trung thực hiện 2 nội

dung: xây dựng cung đường không rác, không xả rác, vứt rác bừa bãi, thu gom rác, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động trồng hoa, cây xanh dọc hai

bên tuyến đường. Ngay sau lễ ký kết giữa các đoàn thể

của 2 xã, các hội viên phụ nữ, nông dân, đoàn viên, thanh niên đã ra quân dọn rác,

phát quang bụi rậm làm sạch tuyến đường; tuyên truyền, vận động nhân dân dọc hai

bên đường cùng cam kết tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định,

thường xuyên ra quân thu gom rác thải, thực hiện “ngày chủ nhật xanh”, “ngày thứ bảy

tình nguyện”, “tuyến đường không rác”. QUỲNH UYỂN

7 THỨ HAI 7 - 8 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: Chỉ số PAPI của Lâm Đồng ở mức Đảng bộ thị trấn Đinh Văn ...baolamdong.vn/upload/others/201708/25052_BLD_ngay_7.8.2017.pdf · chính là đặc điểm của

8 THỨ HAI 7 - 8 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTCông ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15 Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành

phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

THÔNG BÁO MỜI ĐĂNG KÝ MUA CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG

Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng trân trọng mời các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia mua cổ phần của Công ty như sau:

1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG2. Địa chỉ: Số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng3. Giấy đăng ký kinh doanh: Số 5800271921 do Sở KH-ĐT tỉnh Lâm Đồng cấp (lần 9) ngày

23/2/2016.4. Điện thoại: 0263 3 823 829 / 0902663939 5. Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí và các dịch vụ

khác. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (hướng dẫn du lịch, vận chuyển, lữ hành, bán hàng lưu niệm).

6. Vốn điều lệ công ty hiện hữu: 352.354.200.000 đồng 7. Tổng số cổ phần chào bán: 4.764.580 cổ phần (Bốn triệu, bảy trăm sáu mươi bốn ngàn, năm

trăm tám mươi cổ phần).8. Vốn điều lệ sau phát hành (nếu phát hành thành công): 400 000 000 000 đồng.9. Đối tượng chào bán: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng các quy định của pháp luật

đều có thể đăng ký mua.10. Thông tin về đợt chào bán:Loại cổ phần chào bán: cổ phần phổ thông bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 (ba) năm kể từ ngày

trở thành cổ đông.Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần (Mười ngàn đồng một cổ phần)Giá chào bán cổ phần: tối thiểu 12.000 đồng/cổ phần (Mười hai ngàn đồng một cổ phần). Sẽ tổ chức

đấu giá nếu số cổ phần đăng ký mua lớn hơn số cổ phần chào bán. Số lượng đăng ký mua: Một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tối đa không quá 4.764.580

cổ phần. 11. Thời gian và địa điểm cung cấp và tiếp nhận đơn đăng ký tham gia mua cổ phần:Thời gian phát và nhận đơn: từ 07h30 ngày 04/8/2017 đến 16h30 ngày 10/8/2017.Địa điểm cung cấp và tiếp nhận đơn đăng ký mua cổ phần: Trụ sở Công ty Cổ phần Du lịch Lâm

Đồng, số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.Người liên hệ: Nguyễn Võ Lê Huy, ĐT: 0902663939; Email: [email protected]. Hình thức và thời gian tổ chức chào bán:Hình thức chào bán: đấu giá hoặc thỏa thuận.Thời gian đấu giá hoặc thỏa thuận: 09h00 ngày 12/8/2017 Địa điểm đấu giá hoặc thỏa thuận: Trụ sở Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng, số 01 Lê Đại Hành,

Phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. 13. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: từ 14/8/2017 đến 16h ngày 15/8/2017.Thông tin bổ sung: vui lòng xem thêm tại trang web công ty: http://dalattourist.com.vn

Đại diện theo pháp luật Tổng Giám đốc Trần Thị Hồng Nhạn

TIN BUỒNCụ ông: Đào Anh Trình, sinh năm 1928, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng. Đã từ trần hồi 06 giờ 30 phút, ngày 4/8/2017 (nhằm ngày 13/6 năm Đinh Dậu), thượng thọ 91 tuổi.- Lễ nhập niệm 17h00 ngày 4/8/2017 tại tư gia 15/11 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo

Lộc, tỉnh Lâm Đồng.- Lễ viếng bắt đầu từ 18h00 ngày 4/8/2017.- Di quan vào lúc 8h00 ngày 6/8/2017 (nhằm ngày 15/6 năm Đinh Dậu); an táng tại Nghĩa trang

Lam Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Đảng bộ thị trấn Đinh Văn… TIẾP TRANG 2

... Thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo thực hiện văn minh trong tổ chức cưới hỏi, ma chay, lễ, tết…, tránh xa hoa, lãng phí, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, gây phản cảm trong dư luận xã hội.

Ngoài sinh hoạt định kỳ, một số chi bộ chủ động tổ chức nội dung sinh hoạt theo chuyên đề như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết nạp đảng viên, kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, bàn về công tác cán bộ. Nhiều chi bộ dành phần lớn thời gian để sinh hoạt tư tưởng; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của đảng viên cũng như gia đình đảng viên, qua đó kịp thời có biện pháp khắc phục, tháo gỡ, giúp đỡ đảng viên vượt khó khăn. Ý thức phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt chi bộ có những chuyển biến tích cực.

Qua sinh hoạt phát hiện và kịp thời ngăn chặn, góp ý cho những đảng viên có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, làm việc cầm chừng, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao… Trong 2 nhiệm kỳ qua, ở Đảng bộ thị trấn chưa có đảng viên nào vi phạm khuyết điểm, bị xử lý kỷ luật.

Chú trọng thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ủy thị trấn Đinh Văn phân công các Đảng ủy viên dự sinh hoạt trực tiếp chỉ đạo các chi bộ tổ chức hội nghị kiểm điểm nghiêm túc, chặt chẽ, bám sát nội dung nguyên tắc sinh hoạt. Thông qua sinh hoạt cho thấy nhận thức về nguy cơ và nhận diện những biểu hiện suy thoái đối với từng chi bộ, đảng viên đã rõ ràng hơn. Mỗi cán bộ, đảng viên tự xác định rõ ý thức, trách nhiệm trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ động ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Qua kiểm điểm các Đảng ủy viên và đảng viên các chi bộ trực thuộc, Bí thư Đảng ủy thị trấn Bùi Trọng Thiềm nhận xét: Trong Đảng bộ không có đảng viên biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tuy nhiên, có một số đồng chí còn biểu hiện: lười học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia học tập Nghị

quyết, các lớp tập huấn, bồi dưỡng không đầy đủ; ý thức trách nhiệm trong học tập Nghị quyết chưa cao; không tập trung lắng nghe, ghi chép; không tích cực tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy; đấu tranh phê bình chưa mạnh dạn, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm…

Chú trọng phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng Qua 10 năm thực hiện Chỉ

thị số 10-CT/TW, chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ thị trấn tuy có chuyển biến tích cực song cũng còn một số mặt hạn chế cần sớm khắc phục. Đó là ở một số chi bộ chưa duy trì tốt nề nếp sinh hoạt, số lượng đảng viên tham gia không đều. Cấp ủy, chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt chưa chu đáo, còn đơn điệu, chưa đi sâu vào vấn đề chủ yếu, chưa tập trung thảo luận sâu, tìm ra biện pháp tích cực để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm. Chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, ngại đấu tranh, cấp dưới không dám phê bình cấp trên. Công tác kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho đảng viên thiếu cụ thể, không giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ; còn lúng túng trong công tác tạo nguồn nên một số chi bộ nhiều năm liền không phát triển được đảng viên mới. Bình quân mỗi năm, toàn Đảng bộ mới kết nạp từ 15-17 đảng viên. Biên bản sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ, nhất là các chi bộ tổ dân phố chưa phản ánh đầy đủ diễn biến cuộc họp, ý kiến đảng viên, không ghi thành phần, số lượng. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm thực hiện chưa tốt.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Đảng ủy thị trấn Đinh Văn đã đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho thời gian tới. Trong đó, chú trọng phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, chi bộ tạo điều kiện để đảng viên thể hiện chính kiến, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của chi ủy, nhất là bí thư chi bộ. Đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cấp trên; đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu để chi bộ thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Đảng ủy đối với việc thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW.

NGUYỄN THANH