18
www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt Cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng chi phí nguyên vật liệu tăng cao Ngành săm lốp vẫn còn dư địa tăng trưởng trong dài hạn, tuy nhiên chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp săm lốp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2018 do: Chi phí đầu vào tăng cao. Cao su thiên nhiên, cao su nhân tạo và than đen là các nguyên liệu chính để sản xuất săm lốp. Sau khi tạo đáy vào cuối năm 2016, giá các mặt hàng hóa cơ bản đã tăng trở lại trong năm 2017. Theo thông tin từ ANRPC (Hiệp hội các nước xuất khẩu cao su thiên nhiên thế giới), giá cao su thiên nhiên sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới và khó có thể giảm lại trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Giá cao su tổng hợp được làm từ dầu mỏ cũng đã tăng mạnh trong năm 2017 và được các tổ chức tài chính nhận định sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 do nhu cầu có xu hướng tăng cao, trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ lại cắt giảm sản lượng. Áp lực cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như Bridgestone (Nhật Bản), Kumho Tire (Hàn Quốc), Kenda (Đài Loan)… Các doanh nghiệp FDI thời gian vừa qua liên tục mở rộng nhà máy, gia tăng công suất sản xuất. Ngoài thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cạnh tranh lớn từ săm lốp nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rẻ hơn trong những năm gần đây là rất cao, khiến các doanh nghiệp nội địa phải chạy đua giảm giá bán, tăng chiết khấu, khuyến mại để giữ thị phần. Thách thức hội nhập quốc tế Theo quy định của Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2012-2014, mức thuế suất nhập khẩu với sản phẩm săm lốp tùy từng chủng loại nhập từ Trung Quốc từ 10-25% và 0- 5% với sản phẩm nhập từ ASEAN. Tuy nhiên, đến năm 2018, các loại thuế suất sẽ tiến về 0% và lốp xe nội địa sẽ phải cạnh tranh công bằng với lốp xe nhập khẩu. Các sản phẩm lốp Radial của nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với mức giá ngày càng hấp dẫn. NGNH SĂM LỐP Báo cáo cập nhật 27/12/2017 Liên hệ Chuyên viên phân tích Trần Trọng Đức Email: [email protected] Mobile: +84 949 910 675

NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng chi phí

nguyên vật liệu tăng cao

Ngành săm lốp vẫn còn dư địa tăng trưởng trong dài hạn, tuy nhiên chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp săm lốp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2018 do:

■ Chi phí đầu vào tăng cao. Cao su thiên nhiên, cao su nhân tạo và than đen là các nguyên liệu chính để sản xuất săm lốp. Sau khi tạo đáy vào cuối năm 2016, giá các mặt hàng hóa cơ bản đã tăng trở lại trong năm 2017. Theo thông tin từ ANRPC (Hiệp hội các nước xuất khẩu cao su thiên nhiên thế giới), giá cao su thiên nhiên sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới và khó có thể giảm lại trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Giá cao su tổng hợp được làm từ dầu mỏ cũng đã tăng mạnh trong năm 2017 và được các tổ chức tài chính nhận định sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 do nhu cầu có xu hướng tăng cao, trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ lại cắt giảm sản lượng.

■ Áp lực cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như Bridgestone (Nhật Bản), Kumho Tire (Hàn Quốc), Kenda (Đài Loan)… Các doanh nghiệp FDI thời gian vừa qua liên tục mở rộng nhà máy, gia tăng công suất sản xuất. Ngoài thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cạnh tranh lớn từ săm lốp nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rẻ hơn trong những năm gần đây là rất cao, khiến các doanh nghiệp nội địa phải chạy đua giảm giá bán, tăng chiết khấu, khuyến mại để giữ thị phần.

■ Thách thức hội nhập quốc tế Theo quy định của Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2012-2014, mức thuế suất nhập khẩu với sản phẩm săm lốp tùy từng chủng loại nhập từ Trung Quốc từ 10-25% và 0-5% với sản phẩm nhập từ ASEAN. Tuy nhiên, đến năm 2018, các loại thuế suất sẽ tiến về 0% và lốp xe nội địa sẽ phải cạnh tranh công bằng với lốp xe nhập khẩu. Các sản phẩm lốp Radial của nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với mức giá ngày càng hấp dẫn.

NGANH SĂM LỐP

Báo cáo cập nhật

27/12/2017

Liên hệ

Chuyên viên phân tích

Trần Trọng Đức

Email: [email protected]

Mobile: +84 949 910 675

Page 2: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

2 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

MUC LUC

THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP THẾ GIỚI .................................................. 3

Sự chi phối của các nhà sản xuất săm lốp lớn ............................ 3

Cạnh tranh lớn từ các thương hiệu mới nổi từ châu Á ................ 4

Triển vọng thị trường - vẫn còn dư địa tăng trưởng .................. 6

THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP VIỆT NAM .................................................. 8

Cơ cấu chi phí sản xuất .............................................................. 8

Biến động giá của các nguyên liệu chủ chốt ............................... 8

Thị trường săm lốp xuất khẩu .................................................... 9

Thị trường săm lốp tại Việt Nam .............................................. 10

Chính sách thuế ....................................................................... 12

CÁC DOANH NGHIỆP SĂM LỐP NIÊM YẾT TRÊN SAN .................. 12

Page 3: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

3 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP THẾ GIỚI

Sự chi phối của các nhà sản xuất săm lốp lớn

(Nguôn: Tire Business)

Thị trường săm lốp thế giới hiện có quy mô khoảng 180 ti USD với rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ.

Tuy nhiên, thị trường này chủ yếu đang được thống trị bởi các thương hiệu lớn như Bridgestone,

Michelin và Goodyear, chiếm 37% thị phần theo giá trị và xấp xi 30% theo khối lượng. Nhóm công

ty này có các đặc điểm chung:

Là các công ty đa quốc gia, lâu đời, công ty trẻ nhất trong top 3 là Bridgestone cũng đã

thành lập từ năm 1931, trong khi Goodyear năm 1898 và Michelin năm 1889.

Có những thương hiệu săm lốp cao cấp nổi tiếng: thương hiệu Bridgestone và Potenza

của công ty Bridgestone, thương hiệu Goodyear và Dunlop của Goodyear, con Michelin

dùng chính tên thương hiệu này.

Có mặt trên mọi châu lục thông qua các mạng lưới phân phối phụ thuộc hoặc độc lập,

đông thời cũng bán hàng qua những website thương mại điện tư.

Thị phần lớn đến từ các thương vụ thâu tóm, sát nhập khi tạo ra phân khuc mới xâm

nhập thị trường mới

Biểu 1: Thống kê các thương hiệu săm lốp lớn trên thế giới

Page 4: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

4 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Cạnh tranh lớn từ các thương hiệu mới nổi từ châu Á

Những nhà sản xuất từ Nhật Bản (Sumitomo, Yokohama, Toyo), Hàn Quốc (Hankook, Kumbo,

Nexen), Đài Loan (Cheng Shin, Namkang), Trung Quốc (Triangle, Giti) và thậm chí Ân Độ (Apollo)

trong những năm gần đây đang vươn lên và chiếm lấy thị phần của các công ty truyền thống. Vào

năm 2004, top 3 gôm Bridgestone (Nhật Bản) , Michelin (Pháp) và Goodyear (My), chiếm tới 54%

thị phần toàn thế giới, tuy nhiên hiện nay chi con 37% với sự sụt giảm thị phần từ cả 3. (-3.7% từ

Bridgestone, -5.7% Michelin và -7.4% từ Goodyear).

(Nguôn: Tire Business)

Sự vươn lên mạnh mẽ của các thương hiệu châu Á đến từ sự phát triển thần kì của nền kinh tế

Trung Quốc, đất nước đã vươn lên vượt My và trở thành thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, thị

phần tăng từ 9% năm 2007 lên mức 35% vào năm 2016. Quá trình phát triển của Trung Quốc đã

mang lại rất nhiều lợi thế cho các công ty châu Á.

(Nguôn: Renault)

Biểu 2: Thị phần săm lốp theo giá trị của các doanh nghiệp (Đvị: %)

Biểu 3: Thị trường xe hơi các nước trên thế giới năm 2016 (Đvị: %)

Other45%

Bridgestone14%

Michelin14%

Goodyear9%

Continental7%

ChemChina - Pirelli

4%

Sumitomo Rubber

4%

Hankook3%

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

Bridgestone Michelin Goodyear

China

35%

USA

22%

Europe

22%

Japan

6%

India

5%

Brazil

2%

Russia

2%

Korea

2%

Canada

2%

Mexico

2%

Page 5: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

5 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Bên cạnh sự cạnh tranh tại châu Á, những công ty mới cũng đã tấn công các thị trường của các

công ty truyền thống tại My và châu Âu bằng cách cung cấp các mặt hàng với giá bán thấp hơn

đáng kể, đi kèm với độ bền và an toàn cũng kém hơn. Theo thông tin từ Michelin, các loại lốp xe

tiêu chuẩn của các thương hiệu lớn có thể sư dụng khoảng 40.000-50.000km, trong khi các loại lốp

mới này chi đi được 15.000-20.000km. Đông thời khoảng cách phanh trên mặt đường ướt của lốp

cao cấp có thể tốt hơn 15% so với sản phẩm giá rẻ. So sánh giá trung bình của các sản phẩm lốp

xe cùng hạng, giá trung bình của các thương hiệu mới (Nankang, Cheng shin, Kumho,…) có giá

bán thấp hơn khoảng 30% so với giá trung bình sản phẩm của các thương hiệu lớn do ba nhà sản

xuất lốp hàng đầu cung cấp (Bridgestone, Goodyear và Michelin). Nếu so sánh các sản phẩm có giá

bán cao nhất của hai bên, mức chênh lệch này có thể lên tới 66%.

(Nguôn: ETRMA)

Mặc dù các biện pháp được thực hiện bởi Hoa Kỳ, EU vẫn duy trì thuế nhập khẩu (4,5%) rất thấp

so với My, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng cạnh tranh không

lành mạnh. Phân khuc lốp xe tải thay thế bị ảnh hưởng nhiều bởi hàng nhập khẩu giá rẻ mà các

chất đuc (ví dụ như lốp xe đã bị mài mon được buộc lại với một dải cao su, vì thân thịt vẫn con tốt)

đã trở nên kém cạnh hơn so với lốp xe của Trung Quốc, theo chủ xe tải.

Trong những năm 2007-2015, lượng lốp tái chế ở châu Âu suy giảm 19% trong khi lượng nhập

khẩu lốp từ Trung Quốc tăng mạnh 168%. Sự tương quan ngược chiều này 1 phần do giá trị nhập

khẩu của Trung Quốc rẻ hai lần so với lốp xe mang thương hiệu phương Tây. Sự chênh lệch rất lớn

làm cho lốp xe được lát lại tái chế (rẻ hơn so với lốp mới tương đương 30-40%) vẫn kém hấp dẫn

hơn lốp xe của Trung Quốc, bắt buộc các tập đoàn phương Tây phải cơ cấu lại để bảo vệ lợi nhuận

của mình. Các công ty săm lốp lớn như Continental và Goodyear đã phải công bố thông tin về việc

đóng cưa nhà máy lốp tái chế và Michelin trong năm 2016 cũng đã đóng trung tâm dịch vụ lốp xe

tải tại La Combaude (Pháp) do nhu cầu yếu. Theo thông tin từ Michelin, tại Pháp có khoảng 48%

lốp xe tải đã được sưa chữa và tái chế năm 2012, tuy nhiên đã suy giảm chi con 39% vào năm

2015.

Biểu 4: So sánh sản lượng lốp xe tải nhập khẩu từ Trung Quốc và lốp xe tải đúc lại tại

châu Âu (Đvị: triệu chiếc)

0,00

1,00

2,00

3,00

4,00

5,00

6,00

7,00

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lốp xe tải được đuc lại Lốp xe tải TQ nhập khẩu

-19%

+168%

Page 6: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

6 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Theo EY, các sản phẩm lốp xe tải từ Trung Quốc có chi phí thấp và thường không được làm lại

(mono-life) và có tuổi thọ cao nhất ở mức 120.000 km. Mặt khác, lốp xe tải chất lượng cao có tuổi

thọ có thể vượt quá 200.000 km và có thể được sưa chữa tái chế hai lần.

Nhu cầu lốp xe tải mới nhập khẩu từ Trung Quốc bùng nổ những năm gần đây một phần đến từ sự

suy thoái kinh tế ở Châu Âu trong những năm trước, khiến cho các công ty vận tải đường bộ, đặc

biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang lốp mono-life có giá mua thấp khi tiền mặt khan

hiếm, chấp nhận chịu thêm chi phí dài hạn. Lý do thứ 2 đến từ sự sụt giảm mạnh về giá nguyên

liệu. Sự cải thiện của nền kinh tế thế giới cùng triển vọng giá cao su cao hơn sẽ đem lại tích cực

cho thị trường lốp xe tái chế.

Triển vọng thị trường - vẫn còn dư địa tăng trưởng

Mặc dù các hãng săm lốp đang cạnh tranh khốc liệt tuy nhiên thị trường vẫn đang trong giai đoạn

tăng trưởng khá tốt.

(Nguôn: MBS Research)

Cho đến gần đây, nhu cầu từ các thị trường phát triển (châu Âu, My, Canada và Nhật Bản) đã được

củng cố bởi nền kinh tế của họ đã trải qua một giai đoạn bắt kịp thời khi các quốc gia xuất khẩu

dầu đang phải chịu giá dầu thấp. Doanh số bán ô tô của My được giữ ổn định (BG ước tính lượng

đăng ký sẽ giảm 1% vào năm 2017), buộc các nhà sản xuất nặng như Ford và General Motors cắt

giảm sản xuất. Tại Nhật Bản, thị trường vẫn bị suy thoái do suy thoái kinh tế và giảm phát nhưng

sắp tới sẽ ổn định (BG ước tính lượng đăng ký xe sẽ tăng 1,5% vào năm 2017) sau khi đạt mức

thấp trong năm 2016.

Ở Trung Quốc, đầu máy xe hơi dùng cho sản xuất tăng trưởng nhờ tăng trưởng GDP, nhu cầu về

xe ô tô trong số tầng lớp trung lưu mới nổi đã được thuc đẩy bởi sự giảm thuế đối với xe có động

cơ nhỏ. Con số này đã được tăng lên tới 7,5% (từ 5%) và sẽ trở lại mức ban đầu là 10% vào năm

2018. Ước tính về thị trường Trung Quốc có thể tăng thêm 4% vào năm 2017 và khoảng 2,5% mỗi

năm trong năm 2018-2020.

Biểu 5: Doanh số bán xe từ năm 2012-2016 (Đvị: triệu chiếc)

19,3 22,1 23,7 24,5 28,1

10,3 11,1 11,7 12,1

12,2 9,9 9,6 9,8 9,3

9,2 5,6

5,7 5,9 6,0

6,1

39,0 39,1

38,7 38,9 39,4

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

90,0

100,0

2012 2013 2014 2015 2016

Trung Quốc Mỹ Nhật Bản Đức Other

Page 7: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

7 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

(Nguôn: LMC International)

Nhu cầu tiêu thụ săm lốp ô tô thế giới có thể đạt mức tăng trưởng với CAGR hàng năm xấp xi 4%

trong giai đoạn 2015 – 2020 theo dự báo của LMC International. Động lực chính đến từ các thị

trường đang phát triển mạnh ở châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc. Tổng nhu cầu tiêu thụ cao su trên

thế giới năm 2017 sẽ đạt 29,1 triệu tấn và tăng lên 30,3 triệu tấn vào năm 2016. Trong đó, nhu

cầu tại Trung Quốc sẽ tăng từ 286,7 triệu chiếc năm 2016 lên 315,6 triệu chiếc năm 2017 và đến

2020 sẽ là 390,2 triệu chiếc. LMC International Ltd dự báo tiêu thụ cao su toàn cầu sẽ tăng trung

bình 3,5% mỗi năm từ nay do nhu cầu tăng đối với lốp xe thay thế, hỗ trợ giá hàng hóa.

Các thị trường phát triển như châu My, châu Âu đã bước vào giai đoạn bão hoa với tốc độ tăng

trưởng thấp, dự báo chi tăng trưởng ở mức dưới 1% mỗi năm đối với khu vực Bắc My và gần 3%

đối với khu vực châu Âu. Các thị trường đang phát triển ở châu Á sẽ tăng trưởng với CAGR hàng

năm 6% và đóng góp khoảng 2/3 trong tổng mức tăng trưởng của toàn thế giới, trong đó riêng

Trung Quốc có khả năng đóng góp tới 40% tổng mức tăng trưởng, với CAGR hàng năm đạt khoảng

9% và tiếp tục là thị trường tiêu thụ lốp xe lớn nhất thế giới.

Biểu 6: Dự báo tiêu thụ săm lốp thế giới năm 2015 - 2020 (Đvị: triệu chiếc)

384,3 382,3 415,3 433,8 449,8 445,9

307,4 318,6 332,2 329,7 341,8 353,0

353,5 366,4 365,4 364,4 377,8 371,6

261,3 286,7 315,6 347,0

377,8 390,2 153,7159,3

166,1173,5

179,9 185,8

-

200,0

400,0

600,0

800,0

1.000,0

1.200,0

1.400,0

1.600,0

1.800,0

2.000,0

2015 2016 2017E 2018E 2019E 2020E

Châu Âu Châu Á TBD Bắc Mỹ Nam Mỹ Trung Quốc Khác

Page 8: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

8 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP VIỆT NAM

Cơ cấu chi phí sản xuất

Chi phí nguyên liệu thô là chi phí đầu vào lớn nhất trong ngành lốp xe, chiếm khoảng 68%.

Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất lốp là cao su tự nhiên, cao su poly butadiene (PBR), cao su

styren butadiene (SBR) than đen và vải dây nylon. Tất cả các nguyên liệu này mang các đặc tính

khác nhau, được kết hợp để phát triển lốp xe với các tính chất riêng biệt. Loại cao su bao gôm (tự

nhiên và tổng hợp), than đen và vải dây nylon chiếm một phần đáng kể, tức khoảng 60-65% tổng

chi phí nguyên liệu thô của ngành.

(Nguôn: MBS Research)

Tỷ trọng lớn nhất trong nguyên liệu thô sản xuất săm lốp là cao su tự nhiên, là một polymer

hydrocacbon có tính đàn hôi cao, chiếm khoảng 70% trong tổng lượng cao su. Tỷ trọng lớn hơn

nhiều trong việc sư dụng tại các thị trường phát triển như My, Châu Âu và Nhật Bản với ước tính

khoảng 40%. Một trong những lý do cho việc sư dụng cao su tự nhiên nhiều hơn là do cao su tự

nhiên hấp thụ lượng nhiệt lớn hơn và có thể thích ứng được với tình trạng đường xấu và chở quá

tải tại các nước đang phát triển tốt hơn so với cao su tổng hợp. Ngoài ra, Việt Nam cũng tận dụng

lợi thế sẵn có của mình do là một trong những nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới.

Bất kỳ sự thay đổi nào về giá của những nguyên vật liệu như cao su thiên nhiên, dầu mỏ (nguyên

liệu làm cao su tổng hợp) hay than đen sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngành.

Biến động giá của các nguyên liệu chủ chốt

Kể từ năm 2013 tới 2016, các doanh nghiệp sản xuất lốp được hưởng lợi lớn từ việc giá nguyên

liệu đầu vào giảm mạnh. Chi phí nguyên liệu tổng thể giảm mạnh từ 80% xuống 68% trên tổng chi

phí trong năm 2016. Tuy nhiên, giá các nguyên vật liệu đã có xu hướng tạo đáy cuối năm 2016 và

tăng trở lại vào năm 2017.

Giá cao su tự nhiên, cao su tổng hợp và than đen là các nguyên vật liệu chiếm ti trọng lớn nhất

trong chi phí đầu sản xuất săm lốp, đều chịu ảnh hưởng từ giá dầu thô. Vì vậy, ngoài việc theo dõi

diễn biến cung cầu, chung ta cần theo dõi sát những yếu tố khác như giá dầu thô, xu hướng giá

Biểu 7: Câu cấu chi phí sản xuất lốp xe của ngành (Đvị: %)

68%7%

2%

9%

9%4% Chi phí nguyên liêu thô

Chi phí bán hàng, phân phối

Chi phí quản ly

Chi phí sản xuât khác

Lương nhân viên

Chi phí năng lương, nhiên liêu

Page 9: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

9 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

của các đông tiền có liên quan như USD, Yên Nhật, Nhân dân tệ, cũng như các biến động chính trị

để đánh giá tác động của những sự kiện này lên giá các nguyên liệu chủ chốt.

(Nguôn: Bloomberg, MBS Research)

Thị trường săm lốp xuất khẩu

Việt Nam hiện có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất, 170 đơn vị mua bán và xuất khẩu săm lốp.

Nếu như trước năm 2009, kịm ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam luôn thấp hơn nhập khẩu từ từ

2010, xu thế đảo ngược và đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu ngành hàng này. Giá trị xuất

khẩu lốp xe của Việt Nam trong năm 2016 đạt 638 triệu USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ, tốc độ

tăng trưởng bình quân trong 5 năm gần đây đạt khoảng 15% mỗi năm. Về cơ cấu xuất khẩu, Việt

Nam hiện đang xuất khẩu 3 loại: lốp ô tô, lốp xe máy và lốp xe đạp. Trong đó lốp xe đạp chiếm tỷ

trọng lớn nhất với 45,1%, tiếp theo là lốp xe máy với 23,7% và lốp ô tô với 30,2%.

(Nguôn: BCSI, MBS Research)

Biểu 8: Biến động giá các nguyên liệu đầu vào chủ chốt sản xuất săm lốp

Biểu 9: Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm lốp xe 9 tháng đầu năm 2017 (Đvị: %)

0

1

2

3

4

5

6

7

0

20

40

60

80

100

120

140

04/01/2010 04/01/2011 04/01/2012 04/01/2013 04/01/2014 04/01/2015 04/01/2016 04/01/2017

Dầu WTI (USD/BBL) Than (USD/MT) Cao su (USD/kg)

45%

30%

24%

Lốp xe đạp

Lốp xe máy

Lốp ô tô

Page 10: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

10 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Mảng săm lốp xe đạp hiện nay của Việt Nam gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường khi cạnh

tranh chi đến từ một số sản phẩm của Trung Quốc với số lượng khá ít và chất lượng không cao.

Thị trường xuất khẩu lốp xe đạp chính của Việt Nam vẫn là Đức với 1,45 triệu chiếc, tương ứng

trên 32% tổng lượng xuất khẩu xe đạp trong quý 3/2017. Đối với săm lốp xe máy, Việt Nam có sự

góp mặt của nhiều doanh nghiệp FDI như Kenda, Inoue hay Cheng Shin…Các nhà sản xuất này

chiếm thị phần lớn trong phân khuc OEM nhờ thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao. Các

doanh nghiệp săm lốp Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh tốt trong phân khuc săm lốp xe máy

thay thế. Thị trường xuất khẩu săm lốp ô tô chứng kiến sự cạnh tranh lớn từ rất nhiều nhà sản

xuất săm lốp tên tuổi lớn trên thế giới như Bridgestone, Kumho, Yokohama, Sailun, Cheng Shin…

Các doanh nghiệp này đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, xây dựng những nhà máy có

công suất lên tới hàng triệu lốp/năm.

Hiện nay, săm lốp xe đạp đã bước vào giai đoạn bão hoa trong khi phân khuc săm lốp xe máy

cũng chi con dư địa tăng trưởng tới năm 2010. Săm lốp ô tô chính là động lực tăng trưởng chính

cho ngành săm lốp Việt Nam trong dài hạn.

Thị trường săm lốp trong nước

Tại Việt Nam, mảng săm lốp cho xe 2 bánh vẫn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam với

CSM – CTCP cao su Miền Nam sản xuất 38,2 triệu chiếc, chiếm 22% thị phần. DRC - CTCP cao su

Đà Nẵng và SRC – CTCP cao su Sao Vàng cùng chiếm 9% thị phần với trên 15 triệu chiếc. Cả ba

DN này đều do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối.

(Nguôn: MBS Research)

Tuy nhiên, mảng săm lốp ô tô cho thấy sự lép vế của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh

nghiệp có vốn FDI hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Thị phần mảng săm lốp của các doanh nghiệp

hàng đầu Việt Nam như CSM và SRC chi ở mức khiêm tốn 3-4%, chi riêng DRC là doanh nghiệp có

mức thị phần 9% có thể cạnh tranh với các thương hiệu FDI lớn khác.

Cả 3 doanh nghiệp đầu ngành săm lốp của Việt Nam là DRC, CSM và SRC đều chưa có thế mạnh

trong việc sư dụng săm lốp ky thuật cao với công nghệ lõi thép Radial. Hiện thị trường này vẫn

đang của các doanh nghiệp FDI và các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và

các sản phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc, chiếm 84% thị phần.

Biểu 10: Thị phần săm lốp ô tô & xe 2 bánh của Việt Nam năm 2016 (Đvị: %)

CSM4%

DRC9% SRC

3%

Khác84%

CSM22%

DRC9%

SRC9%

Khác60%

Page 11: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

11 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

(

Nguôn: MBS Research)

Xét trên quy mô công suất cũng cho thấy sự vượt trội từ các doanh nghiệp FDI như Bridgestone

(16,7 triệu lốp/năm), Sailun (7,8 triệu lốp/năm) hay Kumho (3,3 triệu lốp/năm). Các doanh nghiệp

FDI có quy mô rất lớn và chiếm ưu thế hoàn toàn trong phân khuc lốp ô tô con nhờ thương hiệu và

chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã chính xác khi không tập trung vào sản xuất phân khuc

này mà tập trung cho sản xuất lốp xe tải. Trong các năm tới, khi giai đoạn 2 nhà máy lốp radial

của DRC và CSM đi vào hoạt động, tổng công suất sản xuất lốp ô tô của DRC và CSM có thể đạt

lần lượt 1,4 triệu lốp/năm và 1,3 triệu lốp/năm. Lốp xe tải sẽ là động lực tăng trưởng của các

doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới khi xu hướng sư dụng lốp Radial ngày một gia tăng.

(Nguôn: BCSI, MBS Research)

Nhu cầu tiêu thụ lốp tại phân khuc xe tải được dự báo tiếp tục khả quan trong các năm tới nhờ

động lực đến từ lốp Radial. Dự kiến nhu cầu lốp xe tải sẽ đạt mức xấp xi 12,9 triệu lốp vào năm

2020, chiếm tỷ trọng 60,1% tổng nhu cầu lốp xe các loại. Đứng đầu trong phân khuc vẫn là 2

doanh nghiệp FDI là Birdgestone và Michelin, chiếm tổng thị phần 34%. Tuy nhiên các doanh

nghiệp Việt Nam đang bám đuổi khá sát với DRC chiếm 13% thị phần và CSM với 8% thị phần.

Trong thời gian qua các doanh nghiệp FDI lớn cũng đã đẩy mạnh sản xuất thêm săm lốp giá rẻ để

cạnh tranh khiến các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trong nước phải liên tục giảm giá bán nhằm

duy trì thị phần. Áp lực cạnh tranh tiếp tục tăng lên khi săm lốp Trung Quốc có giá thấp hơn 10% -

Biểu 11: Công suất sản xuất lốp xe ô tô trong nước (Đvị: triệu lốp/năm)

Biểu 12: Dự báo nhu cầu lốp xe tải trên tổng nhu cầu lốp ô tô tại Việt Nam (Đvị: triệu lốp) và cơ cấu thị phần tiêu thụ lốp

xe tải trong nước năm 2016 (Đvị: %)

16,7

7,8

3,3

1,4 1,3 1,30,5

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Bridgestone Sailun Kumho DRC Yokohama CSM SRC

1,316 2,784 3,2272,241

4,176

9,698

5,929

11,761

21,501

0

5

10

15

20

25

2010 2015 2020

Lốp Bias Lốp Radial Lốp xe ô tô các loại

Bridgestone19%

Michelin15%

DRC13%CSM

8%Yokohama

6%

Maxxis5%

Double Coin5%

SRC4%

Chengshin

3%

Kumho2%

Khác20%

Page 12: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

12 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

15% trong khi chiết khấu đại lý cao hơn nhiều lần. Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp FDI khác có

quy mô lớn đang muốn xây dựng nhà máy ở Việt Nam hoặc mở rộng nhà máy hiện có như Kumho

Tire của Hàn Quốc đang hoàn thành việc mở rộng nhà máy ở Bình Dương và sẽ nâng công suất từ

3,1 triệu lốp/năm lên 6,3 triệu lốp/năm. Nhà sản xuất lốp Guizhou Tyre của Trung Quốc với 2

thương hiệu nổi tiếng Advance và Samson cũng đã có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe

tải và xe bus ở Việt Nam, trị giá 242 triệu USD, công suất hàng năm dự kiến 1,2 triệu lốp/năm. Mặc

dù phần lớn các doanh nghiệp FDI hiện chủ yếu vẫn đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu nhưng

khi nhu cầu của thị trường nội địa tăng lên, chắc chắn sự xuất hiện của những tên tuổi này vẫn sẽ

ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trong nước. Đây là bài toán khó cho các

doanh nghiệp săm lốp Việt Nam cần phải giải quyết trong những năm tới.

Chính sách thuế

Theo lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam với ASEAN từ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN,

mức thuế suất nhập khẩu hiện tại với sản phẩm săm lốp ở mức 5% với sản phẩm nhập từ ASEAN.

Tuy nhiên, đến năm 2018, các loại thuế suất từ ASEAN sẽ tiến về 0% và lốp xe nội địa phải cạnh

tranh công bằng với lốp xe nhập khẩu. Các sản phẩm lốp Radial của nước ngoài sẽ tràn vào Việt

Nam với mức giá ngày càng hấp dẫn. Với sản phẩm lốp xe tải cỡ trung từ Trung Quốc sẽ có mức

thuế được nâng từ 25% lên 50%, điều này có thể giup giảm bớt áp lực cạnh tranh từ săm lốp

Trung Quốc lên các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên yếu tố này vẫn cần được theo dõi thêm

do những năm gần đây, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất săm lốp Trung Quốc tiến hành mở nhà

máy sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu săm lốp Trung Quốc

có thể có các hành vi kê khai giảm giá, trốn thuế nhập khẩu.

Biểu 13: Biểu thuế nhập khẩu săm lốp từ 2016 - 2018

2016 2017 2018

Lốp xe dành cho ô tô con

Nhập khẩu từ Trung Quốc 20% 20% 20%

Nhập khẩu từ ASEAN 5% 5% 0%

Lốp xe dành cho ô tô buýt và ô tô tải (<17.7 inch)

Nhập khẩu từ Trung Quốc 25% 25% 50%

Nhập khẩu từ ASEAN 5% 5% 0%

Lốp xe dành cho ô tô buýt và ô tô tải (>17.7 inch)

Nhập khẩu từ Trung Quốc 0% 0% 0%

Nhập khẩu từ ASEAN 0% 0% 0%

(Nguôn: Tổng cục Hải quan)

CÁC DOANH NGHIỆP SĂM LỐP NIÊM YẾT

Biểu 14: Các chỉ tiêu cơ bản của các doanh nghiệp trong ngành

Chỉ tiêu tài chính DRC CSM SRC

Vốn hóa (tỷ) 2.887 1.642 353,6

Doanh thu (tỷ) 2755,2 2661,1 694,2

Lợi nhuận trước thuế (tỷ) 163,5 62,1 36,4

Lợi nhuận sau thuế (tỷ) 130,6 49,7 29,1

EPS (VNĐ) 1.099 479,7 1.039

Book value (VNĐ) 12.850 11.878 12.704

Gross margin (%) 12,9 12,1 17,3

ROE (%) 13 11 12

Nợ/VCSH 0,9 2,1 1,3

P/E 11,20 12,57 8,57

P/B 1,79 1,25 1,10

Page 13: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

13 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

(Nguôn: MBS Research)

Hiện nay có 3 doanh nghiệp săm lốp duy nhất niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam

là CSM, DRC và SRC. Trong đó, DRC là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trong ngành đạt 2.887 tỷ

đông, tiếp theo là CSM 1.642 tỷ đông và bé nhất là SRC với 353,6 tỷ đông. CSM là doanh nghiệp có

hệ số P/E cao nhất ngành ở mức 12,57 lần, DRC ở mức 11,2 và SRC là 8,6. So với P/E của toàn thị

trường hiện ở mức 18 thì nhóm cổ phiếu ngành săm lốp đang không được nhà đầu tư đánh giá tích

cực.

Biểu 15: Một số chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp trong ngành

Nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành săm lốp có nền tảng tài chính khá tốt, nợ vay có xu

hướng tăng lên nhưng vẫn ở mức khá thấp. Số vong quay khoản phải thu của CSM ở mức khá thấp

so với DRC và SRC do CSM luôn có các chính sách thu tiền hấp dẫn cho các đại lý phân phối để

thuc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong 2 năm trở lại đây số vong quay phải thu của cả 3 doanh nghiệp

đều giảm mạnh do phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm từ Trung Quốc và các doanh nghiệp

FDI. Tỷ suất lợi nhuận gộp biên của DRC và CSM cũng suy giảm rất mạnh do giá nguyên liệu đầu

vào tăng cao nhưng lại phải tăng chiết khấu, hoa hông cho các nhà phân phối do các sản phẩm từ

Trung Quốc có mức hoa hông cao và giá bán rẻ. SRC chi bị suy giảm nhẹ do chi bị tác động từ giá

nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên doanh nghiệp này rất khó có thể tăng trưởng tốt trong những năm

tới do sản phẩm lốp xe đạp, xe máy đã bão hoa. Hiện nay, chi có dự án lốp Radial mới có thể giup

các doanh nghiệp săm lốp cải thiện biên lợi nhuận và thoát khỏi khó khăn hiện tại. Vì vậy, nhà đầu

tư cần theo dõi sát dự án lốp Radial giai đoạn 2 của các doanh nghiệp DRC và tình hình tiêu thụ

lốp radial để có hành động phù hợp.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

2013 2014 2015 2016 9T/2017

Nợ/Tổng tài sản (%)

DRC CSM SRC

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

2013 2014 2015 2016

Vòng quay khoản phải thu

DRC CSM SRC

0

5

10

15

20

25

30

2013 2014 2015 2016 9T/2017

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

DRC CSM SRC

0

1

2

3

4

5

6

2013 2014 2015 2016 9T/2017

Chi phí bán hàng/doanh thu

DRC CSM SRC

Page 14: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

14 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

CTCP CAO SU ĐA NẴNG (HOSE: DRC)

Chỉ tiêu tài chính cơ bản

(Nguôn: BCTC DRC và MBS dự phóng)

Luận điểm

MBS tiến hành cập nhật kết quả kinh doanh và khuyến nghị theo dõi đối với cổ

phiếu DRC với mức giá mục tiêu 22.400 VND/cổ phiếu, thấp hơn 5,8% so với

mức giá hiện tại, với các luận điểm:

Giá cao su đã tạo đáy vào cuối năm 2016 và tăng trở lại trong năm 2017.

Giá cao su được được dự báo tiếp tục duy trì khả quan trong năm 2018 do tình

hình thời tiết khắc nghiệt và thỏa thuận cắt giảm sản lượng xuất khẩu đến từ Hội

đông Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC). Điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực tới

DRC do cao su là một trong những nguyên liệu chính của sản xuất săm lốp, cao su

tự nhiên chiếm khoảng 30-40% chi phí sản xuất.

Giá bán săm lốp giảm do áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc và các doanh

nghiệp vốn FDI tại Việt Nam. DRC không thể tăng giá khi nguyên liệu đầu vào

tăng cao mà con phải tăng chiết khấu, hoa hông cho các nhà phân phối do các

sản phẩm từ Trung Quốc có mức hoa hông cao và giá bán rẻ hơn khoảng 20%.

Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường Ân Độ, Thái Lan, Brazil…để

giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường nội địa. Hiện doanh thu xuất khẩu của

DRC mới chi đạt 30 triệu USD trong năm 2016, chiếm 17% tổng doanh thu. DRC

trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh xuất khẩu lốp Radial sang các thị trường đang

phát triển, dân số đông và tỷ lệ sở hữu xe/người dân con thấp.

Triển vọng từ dự án lốp Radial giai đoạn 2 đi vào hoạt động kể từ cuối năm

2018 sẽ là động lực tăng trưởng của DRC trong những năm tới. Công suất lốp

Radial sẽ tăng lên gấp đôi, đạt 600.000 lốp/năm.

Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận của DRC trong năm 2017 là

3.596 tỷ đông (+7% YoY) và 199,1 tỷ đông (-49,7% YoY). Năm 2018, doanh thu

ước đạt 3.650 tỷ đông và LNST đạt 204,7 tỷ đông. Mức EPS forward năm 2018

ước đạt 1.723 VND/cp, tương ứng mức P/E là 14 lần.

■ Doanh nghiệp vị thế đầu ngành trong các doanh nghiệp săm lốp trong nước

■ Biên lợi nhuận suy giảm mạnh do chi phí nguyên liệu và chi phí bán hàng tăng

mạnh

■ Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng lớn khi mức thuế nhập khẩu lốp xe vào

Việt Nam từ các nước Asean giảm từ 5% xuống con 0% kể từ năm 2018.

■ Triển vọng từ nhà máy lốp Radial giai đoạn 2 được đi vào hoạt động, nâng gấp đôi

công suất lên mức 600.000 lốp/năm

■ Hành động: THEO DÕI

ĐVT: Tỷ đồng 2016 2017E 2018E 2019E

Doanh thu 3.361 3.596 3.650 4.197

LNTT 494,1 248,9 255,9 310,8

LNST 395,2 199,1 204,7 248,6

EPS (VND) 3.327 1.677 1.723 2.093

P/E (lần) 14,4 14,0 11,5

Báo cáo cập nhật KQKD 26/12/2017

Đánh giá Phù hợp thị trường

Giá mục tiêu (VND) 22.400

Cổ tức dự kiến 20%

Thông tin cổ phiếu 25/12/2017

Giá hiện tại (VND) 23.800

Số lượng CP niêm yết 118.792.605

Số lượng CP lưu hành 118.792.605

Vốn hóa (tỷ VND) 2.862,9

Khoảng giá 19.200 – 32.900

% sở hữu nước ngoài 24,94%

Biến động giá 6 tháng gần nhất

Liên hệ

Trần Trọng Đức

Chuyên viên phân tích

Email: [email protected]

Tel: +84 949 910 675

Page 15: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

15 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Cập nhật kết quả kinh doanh

Quý 3/2017, giá nguyên liệu liệu tăng cao và tỷ suất lợi nhuận gộp của DRC giảm mạnh từ 19%

xuống 11% dẫn đến doanh thu của DRC đạt 878 tỷ, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ nhưng LNST

chi đạt 25 tỷ, giảm khoảng 70% so với cùng kỳ 2016.

Lũy kế 9 tháng, DRC đạt doanh thu 2.642 tỷ, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Ti suất lợi nhuận gộp giảm

mạnh từ 20,8% xuống 12,9%, chi phí bán hàng tăng 81% so với cùng kỳ do tăng chiết khấu cho

đại lý. LNST giảm mạnh 53%, chi hoàn thành 30% KH năm. Hàng tôn kho giá cao sẽ không tác

động nhiều vào KQKD quý 4, tuy nhiên mặt bằng giá cao su sau giai đoạn tăng nóng và hiện tại

vẫn cao hơn cùng kỳ khoảng 30%. MBS dự báo DRC đạt 3.596 tỷ doanh thu và 199,1 tỷ LNST

trong 2017, giảm mạnh so với 2016 và sẽ là mức lợi nhuận thấp nhất của DRC từ 2012 đến nay.

Chung tôi dự phóng kết quả kinh doanh năm 2017 của DRC doanh thu đạt 3.596 tỷ và LNST đạt

199,1 tỷ trong 2017, giảm mạnh so với 2016 và sẽ là mức lợi nhuận thấp nhất của DRC kể từ

2012. EPS 2017 ở mức 1.723 tương ứng mức P/E là 14,4 lần.

Triển vọng

Động lực tăng trưởng trong các năm tới của DRC phụ thuộc hoàn toàn vào nhà máy Radial giai

đoạn 2 do các sản phẩm Bias có biên lợi nhuận cao hiện đã bão hoa, xu hướng bị thay thế bởi lốp

Radial là rất rõ ràng. Nhà máy GĐ2 của DRC có suất đầu tư thấp, khoảng 700 tỷ đông, chi bằng

1/2 so với GĐ1 nhưng giup DRC có thể nâng gấp đôi công xuất lên mức 600.000 lốp/năm. Dự kiến

nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019. Nhà máy chạy tối đa

công suất sẽ giup giảm chi phí cố định trên mỗi đầu sản phẩm lốp, cải thiện biên lợi nhuận gộp cho

DRC trong tương lai. Nhà máy Radial GĐ1 cũng đang được khấu hao nhanh trong vong 7 năm thay

vì 15 năm hiện đang tạo áp lực cho kết quả kinh doanh của DRC các năm gần đây. Nhà máy này

sẽ hết khấu hao sau 3 năm nữa, kết hợp với yếu tố từ nhà máy GĐ2 có thể giup cải thiện đáng kể

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro

Rủi ro cạnh tranh khốc liệt với săm lốp giá rẻ của các DN FDI tại Việt Nam như Bridgestone,

Kumho, Chengsin,…và săm lốp từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Tuy nhiên với chiến lược đẩy

mạnh xuất khẩu và săm lốp Trung Quốc bị đánh thuế thêm 25% từ năm 2018, sự cạnh tranh có

thể suy giảm theo hướng tích cực cho DRC.

Rủi ro lớn từ việc biến động nguyên liệu đầu vào khi giá cả hàng hóa đã chính thức tạo đáy và

tăng lên. Các nguyên liệu đầu vào của DRC là cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp (được làm từ

dầu mỏ) và than đen đều đã có mức tăng giá lớn trong năm 2017.

Rủi ro thấp từ vấn đề tỷ giá, hiện DRC đang sư dụng phần lớn vốn vay và giao dịch mua bán

nguyên vật liệu bằng đông USD. Nếu tỷ giá USD/VND biến động có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí

tài chính của doanh nghiệp. MBS đánh giá rủi ro này khá thấp trong năm 2018.

Page 16: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

16 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Biểu 15: Các chỉ số tài chính của DRC

Chỉ tiêu tài chính 2012 2013 2014 2015 2016

Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 quý gần nhất (EPS) 5289 4866 4246 4759 3796

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) 16892 16609 18487 18307 13318

Beta 1,92 1,69 1,06 0,71 0,5

Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 quý gần nhất (EPS ĐC) 5107 4866 4246 4710 3796

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS ĐC) 16892 16609 18487 18307 13318

Chi số giá thị trường trên thu nhập (P/E ĐC) 8.43

Chi số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B ĐC) 2.40

Giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EV/EBIT)

6.09 8.52 10.64 8.15 8.67

Giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EV/EBITDA)

5.48 7.45 9.17 6 6.05

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên 21,33 25,57 24,72 24,09 20,85

Tỷ lệ lãi EBIT 15,29 19,26 16,51 17,69 15,97

Tỷ lệ lãi EBITDA 16,99 22,05 19,15 24,03 22,88

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần 11,21 13,39 10,85 12,51 11,76

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) 30,5 29,45 24,2 25,87 24,28

Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn bình quân (ROCE) 28,33 25,75 23,35 25,47 25,32

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA) 15,23 13,25 11,15 13,22 13,27

Tăng trưởng doanh thu thuần 5,62 0,68 15,96 2,04 1,31

Tăng trưởng lợi nhuận gộp 42,83 20,7 12,1 -0,55 -12,31

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 58,23 20,03 -9,69 17,72 -7,18

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của CĐ công ty mẹ 57,92 20,28 -6,05 17,66 -4,78

Tăng trưởng tổng tài sản 52,82 28,64 -1,58 0,17 -10,42

Tăng trưởng nợ dài hạn 308,35 13,37 -7,51 -26,65 -33,96

Tăng trưởng nợ phải trả 75,93 38,16 -11,41 -8,22 -16,1

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 33,25 17,99 11,31 8,93 -5,43

Tăng trưởng vốn điều lệ 50 20 10 30

Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt 0,14 0,06 0,11 0,27 0,06

Tỷ số thanh toán nhanh 0,62 0,42 0,5 0,59 0,57

Tỷ số thanh toán nhanh (Đã loại trừ HTK, Phải thu ngắn hạn - Tham khảo)

0,14 0,06 0,11 0,27 0,06

Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) 1,94 1,39 1,4 1,49 1,48

Khả năng thanh toán lãi vay 48,44 13,71 6,34 10,72 12,59

Vong quay phải thu khách hàng 16,79 13,71 12,39 12,49 10,35

Thời gian thu tiền khách hàng bình quân 21,74 26,62 29,47 29,22 35,26

Vong quay hàng tôn kho 2,86 2,59 3,03 3,36 3,42

Thời gian tôn kho bình quân 127,77 141,12 120,56 108,73 106,74

Vong quay phải trả nhà cung cấp 19,17 12,88 15,67 17,51 20,19

Thời gian trả tiền khách hàng bình quân 19,04 28,34 23,3 20,85 18,08

Vong quay tài sản cố định (Hiệu suất sư dụng tài sản cố định) 3,11 1,72 1,69 1,77 2,07

Vong quay tổng tài sản (Hiệu suất sư dụng toàn bộ tài sản) 1,36 0,99 1,03 1,06 1,13

Vong quay vốn chủ sở hữu 2,72 2,2 2,23 2,07 2,07

Page 17: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

17 Báo cáo ngành cao su săm lốp

25/12/2017

Chỉ tiêu tài chính 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Tổng nợ phải trả 41,08 51,65 49,52 59,66 68,25

Tỷ số Nợ vay trên Tổng tài sản 35,84 44,5 36,5 33,04 32,15

Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản 52,81 56,72 51,05 46,77 43,81

Tỷ số Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản 47,19 43,28 48,95 53,23 56,19

Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Vốn chủ sở hữu 45,97 67,68 51,64 52,42 53,2

Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu 75,95 102,81 74,56 62,08 57,21

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu 111,9 131,04 104,29 87,87 77,95

Tỷ số dong tiền HĐKD trên doanh thu thuần 19,9 5,31 23,44 18,43 14,6

Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ dong tiền HĐKD 103,1 15,93 96,09 69,74 58,31

Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

-0,48 -2,26 3,82 17,74 -22,5

Tỷ lệ dôn tích (Phương pháp Cân đối kế toán) 43,47 32,23 -5,53 -4,93 -1,42

Tỷ lệ dôn tích (Phương pháp Dong tiền) 29,39 33,37 -4,66 -3,4 0,18

Dong tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản 27,04 5,25 24,1 19,48 16,48

Dong tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu 54,15 11,67 52,28 38,12 30,16

Dong tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ HĐKD 134,67 29,89 172,62 116,37 103,03

Khả năng thanh toán nợ từ dong tiền HĐKD 42,35 8,23 47,59 41,61 39,8

Dong tiền từ HĐKD trên mỗi cổ phần (CPS) 9392 1928 9174 7013 4715

Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần 78,67 74,43 75,28 75,91 79,15

Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 2,15 2,65 4,96 2,31 2,53

Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần 2,94 2,51 2,09 2,53 2,18

Chi phí lãi vay/Doanh thu thuần 0,32 1,4 2,6 1,65 1,27

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 42,13 40,72 35,42 41,48 44,3

Tiền/Tài sản ngắn hạn 7,24 4,19 7,62 18,43 4,08

Đầu tư tài chính ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn

Phải thu ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn 20,3 25,69 26,62 21,35 33,6

Hàng tôn kho/Tài sản ngắn hạn 68,24 69,44 64,4 60,21 61,81

Tài sản ngắn hạn khác/Tài sản ngắn hạn 4,23 0,67 1,36 0,01 0,51

Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 57,87 59,28 64,58 58,52 55,7

Tài sản cố định/Tổng tài sản 56,74 57,91 63,51 55,99 52,86

Tài sản cố định hữu hình/Tài sản cố định 12,55 92,99 96,42 99,95 99,63

Tài sản thuê tài chính/Tài sản cố định

Tài sản vô hình/Tài sản cố định 0,1 0,06 0,05 0,05 0,37

XDCBDD/Tài sản cố định 87,35 6,95 3,53 3,37 1,1

(Nguôn: MBS Research)

Page 18: NGÀNH SĂM LỐP - ĐTCKstatic.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2018_01_02/... · so với Mỹ, mặc dù ngành cao su của nước này đã bị ảnh hưởng bởi xu hướng

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

MBS Equity Research Phạm Thiên Quang – ([email protected]) - Trưởng bộ phận

Nguyễn Thị Huyền Dương – ([email protected]) – Trưởng nhóm khu vực phía Nam

Ngân hàng

Phạm Thiên Quang ([email protected])

Hàng tiêu dùng, Công nghệ

Nguyễn Thị Huyền Dương ([email protected])

Cao su, Săm lốp

Trần Trọng Đức ([email protected])

Cảng biển, Dầu khí, Vật liệu xây dựng

Phí Quốc Tuân ([email protected])

Bất động sản, Bảo hiểm

Dương Đức Hiếu ([email protected])

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của MBS được xây dựng dựa trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ phiếu trên thị

trường tại thời điểm đánh giá

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%

KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%

KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS)

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu

tiên tại Việt Nam. Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch

vụ bao gôm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và các nghiệp vụ thị trường vốn.

Mạng lưới chi nhánh và các phong giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP, HCM, Hải

Phong và các vùng chiến lược khác, Khách hàng của MBS bao gôm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, Là thành

viên Tập đoàn MB bao gôm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quy đầu tư MB (MB Capital), Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản

lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC). MBS có nguôn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch

vụ phù hợp mà rất ít các công ty chứng khoán khác có thể cung cấp.

MBS tự hào được nhìn nhận là:

Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu thị phần môi giới từ năm 2009.

Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế và thị

trường chứng khoán; và

Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa.

MBS HỘI SỞ

Toa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601

Webiste: www.mbs.com.vn

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2014 thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), Những thông tin sư dụng trong báo cáo được thu thập

từ những nguôn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chung, Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và

không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS, Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến

nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào, Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.