11

Click here to load reader

Người Việt ở Mĩ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

du hoc

Citation preview

Page 1: Người Việt ở Mĩ

Trong tương lai, các quốc gia trên thế giới có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo Ngạc nhiên hơn, có những đoạn văn của tôi đăng trên báo phổ thông (như Tuổi trẻ) cũng được đưa vào luận án!

Cảm giác đầu tiên là tôi vui, vì thấy những công trình ở VN của mình được chú ý và tham khảo (nói theo tiếng Anh là có citation). Nhưng ngay sau đó là cảm giác buồn, vì em ấy không hề đề nguồn, không theo đúng với qui ước khoa học. Nói cách khác, em ấy đã "phạm tội" đạo văn. Cảm giác buồn dâng cao hơn khi sáng nay đọc một bài báo về một luận án tiến sĩ khác cũng đạo văn, và người đạo văn nay đã là một phó giáo sư đang giữ trọng trách trong một đại học. Những câu chuyện đạo văn và thăng quan tiến chức như thế xảy ra rất thường xuyên, với mật độ càng ngày càng cao hơn trên báo chí, làm cho người ta cảm thấy đạo văn đã trở thành một vấn nạn ở VN. 

Đạo văn, theo cách hiểu của giới học thuật, được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp. “Không thích hợp” ở đây có nghĩa chính là không ghi rõ nguồn gốc. Đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc. 

Chẳng riêng gì ở VN, đạo văn còn rất phổ biến ở China. Mức độ phổ biến đến nổi giới học thuật Mĩ và China xem đó là một vấn nạn, làm cho China khó có thể sánh vai cùng các cường quốc khoa học và giáo dục trên thế giới. Ngay cả các nước tiên

tiến, nạn đạo văn cũng khá phổ biến. Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố. Trước đây có người xem xét 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu”. 

Vấn đề đạo văn ở VN, theo tôi, còn có một chiều kích khác: thầy cô và hiểu biết. Có thể nói rằng một số thầy cô trung học và đại học ở VN không biết đạo văn là gì, và cũng chẳng am hiểu qui ước trích dẫn. Điển hình cho hiểu lầm về trích dẫn là phát biểu sau đây trên báo Người lao động: “Nguyên tắc nghiên cứu khoa học, khi đã sử dụng dù chỉ một từ vẫn phải có trích dẫn chữ dùng của ai.” Thật ra, không có nguyên tắc nào đòi hỏi người ta phải trích dẫn nếu sử dụng chỉ 1 từ cả, ngoại trừ đó là một thuật ngữ đặc biệt chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có qui ước: khi dùng hay sao chép hơn 3 hay 4 từ liên tục từ một nguồn thì cần phải để trong ngoặc kép hoặc đề nguồn. 

Một hiểu lầm khác về “giai tầng” học thuật và đạo văn. Có ý kiến cho rằng “Trong nghiên cứu khoa học, ai cũng biết một luật bất thành văn là luận án tiến sĩ không thể nào trích dẫn, tham khảo tài liệu ở những công trình có học vị thấp hơn. Một luận án tiến sĩ mà dựa trên nghiên cứu, quan điểm của sinh viên thì khó chấp nhận.” Thật ra, không có qui định thành văn hay bất thành văn nào như thế. Rất nhiều tập san khoa học quốc tế không cho phép tác giả đề học vị và chức danh. Do đó, một công trình nghiên cứu trên tập san khoa học như thế, làm sao chúng ta biết tác giả đó có bằng cử nhân hay tiến sĩ? Thật ra, khoa học rất bình đẳng trong tri thức, và trích dẫn trong khoa học không phân biệt đẳng cấp và học vị của tác giả của nguồn thông tin. 

Page 2: Người Việt ở Mĩ

Thầy cô mà còn chưa am hiểu vấn đề đạo văn thì chúng ta khó trách trò. Quay lại trường hợp tôi nêu trên, điều làm tôi ngạc nhiên là em bác sĩ ấy đạo văn từ những công trình của tôi, mà chính lại gửi cho tôi đọc! Điều này có thể nói lên rằng em ấy không hiểu đạo văn là gì, hay nghĩ tôi không để ý. Nhìn một cách rộng lượng hơn, có thể em ấy chẳng hiểu đạo văn là gì, nên phạm lỗi. Cũng có người thành thật hơn, nói rằng vì câu văn gốc của tác giả (tiếng Anh) hay quá nên không biết viết lại sao cho đủ ý. Dĩ nhiên, sự khó khăn đó không thể biện minh cho đạo văn, vì đạo văn được xem là một scientific fraud.

Đối với những người than phiền không có cách nào diễn giải ý tưởng của người trước tốt hơn, tôi thường chỉ ra vài mẹo. Những mẹo này chưa chắc làm cho câu văn tốt hơn, nhưng sẽ không vướng phải tội đạo văn. Thông thường tôi khuyên đương sự vài mẹo diễn tả ý tưởng như sau:

(a) Thay đổi vị trí từ ngữ trong câu văn. Chẳng hạn như nếu người ta dùng chữ before, thì mình thay thế bằng những chữ có nghĩa gần với chữ gốc, như previously, beforehand, prior, in the past, v.v. 

(b) Thay đổi thể văn chủ động (active) sang thụ động (passive), hay ngược lại. Nếu người ta viết “Optimizing peak bone mass during the early years is thought to be a key factor in preventing osteoporosis later in life” thì mình có thể viết lại theo thể chủ động “To prevent postmenopausal osteoporosis, several experts consider that it is important to build bone mass during adolescence”, và dĩ nhiên không quên đề nguồn. 

(c) Nếu câu văn gốc hơi dài, thì mình chia câu văn thành nhiều cáu văn ngắn, và viết lại theo ý tác giả. 

Mặc dù ở đâu cũng có đạo văn, cái khác nhau là cách giải quyết và xử lí vấn đề. Nếu là bài báo khoa học đã công bố thì tập

san có thể rút bài báo xuống. Nếu là luận án thì nghiên cứu sinh phải viết lại. Nhưng cũng có vài trường hợp có kết quả xấu. Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt. Sau khi điều tra, ông bị cấm làm chuyên gia bình duyệt (reviewer) các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì sự việc lại xảy ra tại Đại học Harvard. Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”. Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty. Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng 500.000 USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt. 

Còn ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến rất nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học. Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên. Có trường hợp đạo văn khá hi hữu vì sự đạo văn cực kì trắng trợn và … thô. Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu

Page 3: Người Việt ở Mĩ

hóa tại Nga. Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam! Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình ảnh con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000. Khi tác giả bài báo gốc liên lạc với các tác giả bài báo năm 2004 để tìm hiểu thêm nguyên do và lời giải thích, thì sự việc rơi vào im lặng. Báo chí hôm nay lại nêu một nghi án đạo văn liên quan đến một phó giáo sư, nhưng hình như vấn đề cũng chẳng có ai giải quyết và có thể lại rơi vào im lặng. 

Riêng trường hợp của em bác sĩ, tôi chỉ viết thư riêng cho em ấy nhắc nhở em nên ghi nguồn dữ liệu và cố gắng viết lại ý tưởng bằng câu chữ của em. Tôi thấy không cần phải gây ồn ào làm gì, vì em ấy còn nhiều cơ hội để học hỏi. Không ai biết tình trạng đạo văn trong các đại học ở VN phổ biến như thế nào, nhưng chắc chắn là nhiều (trên 10% luận văn và luận án?). Nếu VN muốn trở thành một “actor” trên trường khoa học quốc tế thì cần phải có biện pháp và chiến lược ngăn ngừa đạo văn ngay từ bậc tiểu học. ại học trong vùng như Chulalongkorn, Mahidol, hay Malaya, nhưng tầm ảnh hưởng của nghiên cứu của VNU-HCM thì hơn hẳn các đại học trong vùng.Tầm ảnh hưởng là khái niệm tương đối mới. chỉ có 45% những bài báo công bố trên những tập san hàng đầu được trích dẫn trong 5 năm sau đó. Nói cách khác, rất nhiều (có thể đến 60%) bài báo không được trích dẫn, có lẽ chẳng gây tác động gì, mà chỉ … tốn giấy mực. Ngay cả được trích dẫn và tham khảo, con số cũng rất khiêm tốn : chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần mà thôi (trong vòng 5 năm). Do đó, có người đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng". Những công trình có ảnh

hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên.

Nhưng để đạt đẳng cấp high-cited thì con số 100 chưa đủ. Theo một qui ước chung, những bài có trên 1000 trích dẫn được xem là những công trình top-cited. Nhưng những bài báo đó thuộc nhóm nào, xuất phát từ đâu? 8073 tập san khoa học trong thư mục SCI-E (Science Citation Index - Expanded) từ 1991 đến 2010 (tức 20 năm). Nói cách khác, tỉ lệ số bài báo có ảnh hưởng lớn chỉ 0.017%. Nói cách khác, cứ 100,000 bài công bố, chỉ có 17 bài là có trích dẫn trên 1000 lần. 

Thể loại. Trong số 3652 bài có ảnh hưởng lớn, 70% là những bài báo nguyên thuỷ (original article), và 26% là những bài tổng quan (review). 

Tập san. Không ngạc nhiên khi thấy những tập san lớn như Science, Nature, New England Journal of Medicine, Lancet, PNAS, v.v. là những tập san có nhiều bài có ảnh hưởng lớn. Bảng dưới đây trình bày những tập san có nhiều bài có ảnh hưởng lớn:

Hai mươi tập san hàng đầu có nhiều công trình có ảnh hưởng lớn 

Tập san  Số bài với

trích dẫn trên 1000 lần

Hệ số ảnh hưởng

(impact factor) 2010

Science  406 31.377Nature  378 36.104New England Journal of Medicine 

203 53.486

Cell  197 32.406PNAS  87 9.771Lancet  77 33.633JAMA  65 30.011Physical Review Letters  53 7.622

Page 4: Người Việt ở Mĩ

Journal of Chemical Physics 

27 2.921

Nucleic Acids Research  26 7.836Journal of Experimental Medicine 

24 14.776

Nature Genetics  23 36.377Nature Medicine  20 25.430Physical Review B  20 3.774Circulation  18 14.432Applied Physics Letters  18 3.841Cancer Journal for Clinicians 

17 94.333

Journal of the American Chemical Society 

17 9.023

Journal of Biological Chemistry 

17 5.328

Journal of Molecular Biology 

17 4.008

Quốc gia. Khoảng 70% những công trình có ảnh hưởng lớn là xuất phát từ Mĩ. Những quốc gia có nhiều công trình top-cited là (theo thứ tự): Anh (458 bài), Đức (282), Pháp (227), và Canada (212). Danh sách 20 trường đại học có công trình top-cited 

Trường  Số bài với

trích dẫn trên 1000 lần

Phần trăm (tính trên tổng số

3652 bài)

Harvard  231Stanford  120Texas  108MIT  106Washington  97UCSD  87UC Berkeley  85Johns Hopkins  81UCSF  79Michigan  72Brigham Hospital  69Yale  66Mass Gen Hospital  61Washington Univ  61

Oxford  59 2.0UCLA  58 1.9NCI  57 1.9  Cambridge  53 1.8Columbia  50 1.7Pennsylvania  50 1.7

Trong thế giới khoa học, có những người tiếng Anh gọi là quiet achievers – thành công thầm lặng. Họ là những người ít ai biết đến, không có những giải thưởng lớn, nhưng công trình của họ lại gây ảnh hưởng trong khoa học rất lớn. 

Những công trình của họ không hẳn là “đột phá” trong khoa học, nhưng có thể chinh phục về phương pháp giúp cho các ngành khoa học khác phát triển. Chẳng hạn như công trình của Roger Tsien (ĐH Cambridge) tìm ra cách cho phép chúng ta quan sát calcium ion di chuyển trong tế bào;

Sex là đề tài bàn luận của những người kém văn hoá, chứ khó có thể là đề tài của người có văn hoá..Sách gồm 5 phần: tự sự, người thân và bè bạn, đọc – nghe – cảm nhận, du kí, và trò chuyện. Phần tự sự là những câu chuyện tôi đến Thái Lan và cuộc sống bên Úc. Đáng lẽ câu chuyện dài hơn và sống động hơn trong những năm sau 1975, nhưng có lẽ chưa phải thời điểm kể lại những chuyện không vui đó. Thành ra, câu chuyện giới hạn trong thời ở trại tị nạn và những ngày tháng đầu trên xứ người. Những trải nghiệm về tự học, và kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn và đề bạt cũng được thuật lại như là những kỉ niệm cá nhân để người đọc có thể cảm nhận một chút về mảnh đời của người Việt ở thế giới Tây phương ra sao. Đi thì nhiều (có thể ví như đi chợ), nhưng có cảm hứng để viết lại thì chẳng bao nhiêu. Có khi viết nhiều, nhưng có thể một số quan điểm chưa thích hợp cho việc in ấn. Các bạn sẽ đọc những chuyến đi của tôi đến Nhật, Thái Lan, xứ ngàn lẻ một đêmTự sự của một người làm khoa học Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCMKhổ sách: 14x21Số trang: 568Năm xuất bản: 2/2013Giá bìa: 135.000 ĐồngNxb Tổng Hợp TPHCM: địa chỉ tại 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao, Quận I,

Page 5: Người Việt ở Mĩ

ĐT: 38296764 - 3877326 - 38247225 - 38225340 - 38256804, Email:[email protected]

Ngoài ra, các bạn có thể mua sách bản điện tử (chẳng hiểu sao giá chỉ có 10 ngàn Đồng) ở đây: 

https://sachweb.com/sach-nghien-cuu-m10/sach-tu-su-cua-mot-nguoi-lam-khoa-hoc-e940T h u r s d a y , J u n e 2 7 , 2 0 1 3

Người Việt ở Mĩ nghèo nhất trong cách sắc dân châu Á?

Báo Thanh Niên ngày hôm qua có một bản tin làm tôi suy nghĩ: “Ng ườ i Vi ệ t nghèo nh ấ t trong nhóm ng ườ i châu Á t ạ i Mĩ” (1). Nhưng tôi e rằng tựa đề bài báo này không đúng với những gì trình bày trong bản báo cáo mà bài báo đề cập đến. Dữ liệu từ báo cáo cho thấy người Việt ở Mĩ có thu nhập khá, nhưng trình độ học vấn thì kém nhất so với cộng đồng Tàu, Ấn, Nhật, Hàn, và Phi.

Bài báo viết rằng “Với tựa đề Cách ly nhưng bình đẳng: Công dân châu Á tại Mỹ, báo cáo cho thấy người Ấn và người Nhật là những công dân có điều kiện thuận lợi nhất về kinh tế tại Mỹ. Trong khi người Việt Nam lại là nhóm người nhập cư có thu nhập thấp nhất và ít học nhất trong các nhóm nhập cư châu Á.”

Thật ra, đó là báo cáo “Separate but equal: Asian Nationalities in the US” do Gs John Logan và đồng nghiệp W. Zhang soạn thảo và phân tích. Như chúng ta thấy, ngay cả cách dịch “nationalities” = “công dân” cũng không ổn mấy, nhưng thôi, chúng ta hãy tập trung vào cái thông điệp chính của bài báo. Trong bài này, Logan và Zhang so sánh những chỉ tiêu

liên quan đến kinh tế, giáo dục và an sinh của 6 cộng đồng người Á châu ở Mĩ (Tàu, Phi, Ấn, Việt, Hàn, và Nhật).

Báo cáo của Logan và Zhang có thể xem qua ở đây: http://www.s4.brown.edu/us2010/Data/Report/report06112013.pdf

Bảng số 2 trong báo cáo của Logan và Zhang cho thấy thu nhập trung bình (tính trên hộ gia đình - household) của người Việt là 52,830 USD, cao hơn cộng đồng người Hàn (50,000), nhưng thấp hơn Tàu (65,000), Ấn (89,600), Phi (77,010), và Nhật (65,000). Như vậy, dựa vào con số này, không thể nói “Người Việt nghèo nhất trong nhóm người châu Á tại Mĩ”. Càng không thể kết luận như thế khi mà phân tích này chưa xem xét đến các cộng đồng Á châu khác như Cambodia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Pakistan, Bangladesh, v.v. Thật ra, báo cáo của Logan và Zhang không hề viết rằng người Việt nghèo nhất.

Tuy nhiên, báo cáo đó cũng chỉ ra vài xu hướng đáng chú ý về giáo dục. So với cộng đồng Tàu, Nhật, Hàn, Phi, và Ấn, cộng đồng người Việt là ít học nhất. Tính trung bình, số năm theo học (years of schooling) của người Việt là 11.8 năm, so với Tàu (13.9), Ấn (15.5), Phi (14.1), Nhật (14.4), và Hàn (14.5). Một báo cáo khác (Pew Research) cho thấy tỉ lệ người trên 25 tuổi có trình độ đại học và cao đẳng ở người Việt chỉ 26%, và con số này thấp nhất so với Tàu (51%), Ấn (70%), Phi (47%), Nhật (46%), và Hàn (53%).

Chúng ta biết rằng thu nhập bình quân có tương quan cao với trình độ học vấn. Do đó, những dữ liệu trên có phần … mâu thuẫn. Bởi vì cộng đồng người Việt có trình độ học vấn thấp nhất, chúng ta “kì vọng” rằng thu nhập bình quân của người Việt phải thấp nhất so với 5 cộng đồng

Page 6: Người Việt ở Mĩ

kia. Nhưng số liệu trên cho thấy thu nhập bình quân của người Việt cao hơn người Hàn!

Tôi nghĩ những con số trên cần phải đặt trong bối cảnh thực tế của cộng đồng người Việt. Thứ nhất, người Việt chỉ mới định cư ở Mĩ từ 30 năm qua (trước đó cũng có nhưng không đáng kể), còn các cộng đồng khác, như Tàu và Phi chẳng hạn, thì đã định cư khá lâu ở Mĩ. Thứ hai, đại đa số người Việt đến Mĩ với hai bàn tay trắng (tị nạn mà!), còn những cộng đồng khác họ đến với tiền của đàng hoàng. Do đó, trong một thời gian ngắn mà người Việt đạt được mức thu nhập như thế thì cũng đáng chú ý lắm chứ.

Tôi nghĩ xu hướng tập trung như thế cũng dễ hiểu. Thoạt đầu mới chân ướt chân ráo sang xứ người, phải tìm nơi gần đồng hương để sống chứ. Gần đồng hương có nhiều cái lợi như học hỏi kinh nghiệm người đi trước, nếu bí tiếng Anh thì nói tiếng nước mình, và quan trọng hơn hết là thực phẩm. Thử tưởng tượng sống giữa nước Mĩ mà sáng ăn phở, cơm tấm; trưa ăn cơm gà, bánh mì; chiều cơm xào (mà món nào cũng ngon hơn ở Việt Nam) thì còn gì hay hơn? Nhưng thế hệ thứ hai thì chúng sẽ dần dần xa cộng đồng và tìm nơi nào ít người Việt để sống vì đối với họ sống gần người Việt có nhiều vấn đề quá!

Họ "thất nghiệp" nhưng vẫn có thu nhập đều đều, vẫn đi nghỉ holiday, vẫn gửi tiền về bên nhà giúp thân nhân. Người Mĩ và người phương Tây rất khó hiểu được người Việt, và những con số họ báo cáo khó có độ chính xác cao. Trong thực tế, tôi nghĩ thu nhập của người Việt (và người Tàu nữa) ở

Mĩ cao hơn con số mà các nhà nghiên cứu trình bày.

Posted by Tuan Nguyen   at 1:36 PM Labels: kinh t ế , ng ườ i vi ệ t ở h ả i ngo ạ i , thu nh ậ p  Đó là, thu nhập mà họ trả lời nhà PV là thu nhập được trả bằng checks, và có khai thuế. Còn thu nhập bang tiền mặt thì thực sự chẵng ai khai ra( ngu sao khai, hehe). Do đó, thực sự lợi tức của người Việt thực sự khá cao. Có lẽ là cao nhất không chừng. Hảy nhìn số tiền người ta gởi về VN hang năm là trên 10 tỷ Mỹ kim. Nếu số tiền đó là khoảng 5% thu nhập thì lợi tức của khoảng 2 triệu người Việt ở nước ngoài là 200 tỷ MK. Nếu là 2% thì số tiền đó là 500 tỷ. Con sô quá lớn khó tưởng tượng cho khoảng hơn 2 triệu người.

June 29, 2013 at 6:23 PMThế hệ đi dầu tiếp tục xin đoàn tụ, kết hôn (thật lẫn giả), xin cho cô dượng Sáu dưới quê qua. Cô Sáu lại xin cho út Mười qua. Út Mười lại về lấy vợ... Cứ thế mà tăng trưởng."người Việt .. không nói thật" quả tình .. có lý!Nếu sở thuế Mỹ ..sờ gáy dân ta đang làm Neo, Uốn tóc, tiệm ăn, cắt cỏ..vv thì thống kê đã khác!Thế hệ "làm Neo" "thống trị" nghành này trên nước Mỹ và không những thế đang lấn qua cả châu Âu!Và một chủ tiệm Neo giàu thua gì một anh kỹ sư đi cày ở Silicon Valley?

Sự trở lại của Rudd còn là một bài học tuyệt vời của một thể chế dân chủ. 

Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Kevin Rudd đúng như câu “lên voi xuống chó” của người Việt chúng ta. Sinh năm 1957 trong một gia đình lao động thuộc bang Queensland (miền Bắc nước Úc). Tốt nghiệp từ trường Đại học Quốc gia Úc (ANU) với bằng cử nhân hạng ưu, chuyên về lịch sử và ngôn ngữ Hoa. Đáng chú ý là trong thời gian theo học cử nhân, ông làm nghề cleaner (quét dọn nhà) cho nhà báo Laurie Oakes (ông này là một bỉnh bút nổi tiếng của đài truyền hình số 9). Năm 1989, Rudd tiếp tục theo học tiếng Hoa tại Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU). Ông

Page 7: Người Việt ở Mĩ

nói và viết thành thạo tiếng Hoa. Năm 1981, ông được bổ nhiệm làm tham tán cho Bộ Ngoại giao Úc và phục vụ trong các sứ quán Úc ở nước ngoài. Năm 1988 ông và vợ về Úc, và ông tham gia Đảng Lao Động với nhiều vị trí, kể cả làm phụ tá cho thủ hiến bang Queensland lúc đó là Wayne Goss. Nhưng tình hình chính trị rối reng, Đảng Lao Động dưới sự lãnh đạo của Gillard cũng dần dần mất uy tín. Thế là những tay “kingmakers” trong Đảng Lao Động đề cử Rudd tranh chức lãnh tụ với bà Gillard. Đầu năm 2010, trong một cuộc bầu cử nội bộ Đảng, Rudd thất bại, và Gillard vẫn hiên ngang làm thủ tướng. Rudd là người lịch lãm hơn, nho nhã hơn, và worldly hơn Gillard. Rudd là người hỗ trợ cho giáo dục, khoa học và y tế rất nhiều. Chính ông là tác giả của chương trình broadband internet cho toàn nước Úc, và người tuyên bố mỗi học sinh trung học từ lớp 9 trở lên sẽ được cấp một cái laptop (và ông nói là làm). Yếu tố thời gian rất quan trọng trong chính trị, không thể để một kẻ bất tài (hay mất tín nhiệm) tại chức lâu ngày trong khi con thuyền của đảng sắp chìmSự việc diễn ra theo các nguyên tắc dân chủ. Thiểu số phục tùng đa số. Chỉ có thể chế dân chủ mới có một sự chuyển giao quyền lực một cách nhẹ nhàng như tôi vừa mô tả trên. Cái hay của một thể chế dân chủ trưởng thành là người đắc cử và người thất cử đều chấp nhận số phận chính trị của mình qua lá phiếu của đồng nghiệp. Người đắc cử đưa tay nâng đỡ người thất cử, như bà Gillard bổ nhiệm sếp Kevin Rudd làm bộ trưởng ngoại giaoPhải nói rằng chính trường trong các thể chế dân chủ rất … sinh động. Tất cả đều diễn ra một cách minh bạch, trước ống kính của giới truyền thông và của tất cả người dân. Người dân hào hứng theo dõi từng phút, chẳng khác gì một trận đá

bóng. Đồng hương ở đây vẫn nhìn những thực phẩm nói chung, và hàng Tết nói riêng, bằng một ánh

mắt nghi ngờ. Đặc biệt là những món hàng có xuất xứ từ miền Bắc thì mức độ nghi ngờ còn cao hơn.  Không phải kì thị gì ở đây; người ta nghi ngờ phẩm chất có đạt hay không, vệ sinh an toàn thực phẩm có đúng chuẩn mực hay không.  Qua báo chí, người ta càng sợ vì hàng hoá và thực phẩm bên nhà sử dụng hoá chất Tàu quá nhiều.   Đến nổi mực và gạo mà còn làm bằng plastic thì đúng là bó tay.  Thú thật, cá nhân tôi cũng nằm trong số đông nghi ngờ đó.  Ở một mức độ nào đó, tôi đã mất niềm tin vào đạo đức kinh doanh của người Việt.  Tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm ăn theo tư duy của Tàu, tức là đặt lợi nhuận trên và trước đạo đức xã hội và an toàn cho người tiêu thụ.  Ở Việt Nam mà nói đến đạo đức và quan tâm đến người tiêu dùng thì có lẽ là một điều gì đó quả xa xỉ.

Quay lại chuyện Tết.  Vật chất ngày Tết thì có đấy, nhưng thiếu là cái không khí và không gian.  Cái không khí Tết ở bên nhà bắt đầu từ nồi bánh tét.