186
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI ĐỖ THTHÚY VÂN ĐỐI CHIU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TING VIT LUN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGHC HÀ NI - 2019

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THÚY VÂN

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP

CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THÚY VÂN

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP

CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Mã số: 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI - 2019

Page 3: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và

số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Thị Thúy Vân

Page 4: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Thanh

Hương, người đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận án

trong suốt thời gian qua.

Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học

xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có

được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.

Tôi xin cảm ơn tạp chí Ngôn ngữ và đời sống và Tạp chí Nhân lực Khoa học

xã hội đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá

trình thực hiện luận án.

Tôi xin cảm ơn Thư viện Ngôn ngữ học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại

học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi

tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho luận án của tôi.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Ngoại ngữ, Học viện Khoa

học xã hội – nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học

tập và hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và

các học viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận án

Page 5: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ...... 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới ................................................................. 7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 14

1.2. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 18

1.2.1. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ ............................................................................ 18

1.2.2. Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong lý thuyết hội thoại ......................... 27

1.2.3. Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ .................. 35

1.2.4. Phân tầng xã hội và phân tầng ngôn ngữ học xã hội ....................................... 36

1.2.5. Một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến hành vi cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn ................................................................................................................ 38

1.3. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 40

Chƣơng 2: ĐỐI CHIẾU CÁC CHIẾN LƢỢC CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP

CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................... 42

2.1. Đối chiếu các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................... 42

2.1.1. Chiến lược cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................ 42

2.1.2. Chiến lược cảm ơn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................... 58

2.1.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn trong

tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................. 76

2.2. Đối chiếu các chiến lược hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt .......... 83

2.2.1. Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp ................................................................ 83

2.2.2. Chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp .............................................................. 88

2.2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược hồi đáp cảm ơn

trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................... 95

2.3. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 97

Chƣơng 3: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH

VÀ TUỔI ................................................................................................................. 99

Page 6: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

3.1. Tư liệu và thông tin nghiệm viên ....................................................................... 99

3.2. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 100

3.3. Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

từ góc độ giới tính ................................................................................................... 101

3.3.1. Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới tính ..... 101

3.3.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới

tính ........................................................................................................................... 114

3.3.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới ......................................... 121

3.4. Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

từ góc độ tuổi ........................................................................................................... 124

3.4.1. Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi ............. 125

3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130

3.4.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi ......................................... 136

3.4. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 142

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................. 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 149

PHỤ LỤC……………………………………………………………………….

Page 7: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

BTNN

BTNV

CLCOTT

CLCOGT

CLGT

CLHĐCOTT

CLHĐCOGT

CLTT

DCT (Discourse completion Test)

ĐT

ĐTNV

H/Sp2

HĐCO

HVCO

HVNN

HT

NGA

NHA

PhM

PhV

S/Sp1

TCL

TCLCO

TCLHĐCO

TH

TH1

TH2

Biểu thức ngôn ngữ

Biểu thức ngữ vi

Chiến lược cảm ơn trực tiếp

Chiến lược cảm ơn gián tiếp

Chiến lược gián tiếp

Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp

Chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp

Chiến lược trực tiếp

Phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn"

Động từ

Động từ ngữ vi

Người nghe

Hồi đáp cảm ơn

Hành vi cảm ơn

Hành vi ngôn ngữ

Hội thoại

Người gia ân

Người hàm ân

Phim Mĩ

Phim Việt

Người nói

Tiểu chiến lược

Tiểu chiến lược cảm ơn

Tiểu chiến lược hồi đáp cảm ơn

Tình huống

Tình huống 1

Tình huống 2

Page 8: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thông tin nghiệm viên người Mĩ và người Việt ....................................... 100

Bảng 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi

được đồng nghiệp lớn tuổi khen mặc bộ trang phục đẹp ........................................ 110

Bảng 3: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người

Việt khi được bạn bè cảm ơn về món quà sinh nhật ............................................... 114

Bảng 4: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người

Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật ...................................... 115

Bảng 5: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người

Việt khi được người thân cảm ơn về món quà sinh nhật ........................................ 116

Bảng 6: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người

Việt khi được bạn bè cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp .......................... 118

Bảng 7: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người

Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp ................ 119

Bảng 8: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt

khi được người thân trong gia đình cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp .......... 120

Bảng 9: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi nhận

được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp ................................................................. 125

Bảng 10: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi nhận

được món quà sinh nhật người thân ........................................................................ 126

Bảng 11: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được

đồng nghiệp khen mặc bộ trang phục đẹp ............................................................... 128

Bảng 12: Bảng 11: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt

khi được người thân khen mặc bộ trang phục đẹp .................................................. 129

Bảng 13: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt

khi được đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật .............................................. 130

Bảng 14: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt

khi được người thân cảm ơn về món quà sinh nhật ................................................ 131

Page 9: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

Bảng 15: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt

khi được đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp ........................ 133

Bảng 16: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt

khi được người thân cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp ........................... 134

Page 10: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới ................................................... 99

Biểu đồ 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận

được món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới ................................................. 101

Biểu đồ 3: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ bạn bè khác giới .................................................. 102

Biểu đồ 4: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận

được món quà sinh nhật từ bạn bè khác giới .................................................. 102

Biểu đồ 5: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi ........................................... 103

Biểu đồ 6: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận

được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi ........................................... 103

Biểu đồ 7: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi ....................................... 101

Biểu đồ 8: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận

được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi ....................................... 101

Biểu đồ 9: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi .......................................... 102

Biểu đồ 10: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi ................................. 102

Biểu đồ 11: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ bố, mẹ ................................................................. 103

Biểu đồ 12: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

nhận được món quà sinh nhật từ bố, mẹ ........................................................ 103

Biểu đồ 13: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ anh, chị................................................................ 104

Biểu đồ 14: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

nhận được món quà sinh nhật từ anh, chị ....................................................... 104

Biểu đồ 15: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ em ....................................................................... 104

Page 11: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

Biểu đồ 16: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

nhận được món quà sinh nhật từ em............................................................... 104

Biểu đồ 17: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận

được món quà sinh nhật từ vợ, chồng ............................................................ 105

Biểu đồ 18: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

nhận được món quà sinh nhật từ vợ, chồng ................................................... 105

Biểu đồ 19: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

bạn bè cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp ............................................. 106

Biểu đồ 20: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

được bạn bè cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp ...................................... 106

Biểu đồ 21: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

bạn bè khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp ............................................... 107

Biểu đồ 22: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

được bạn bè khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp ...................................... 107

Biểu đồ 23: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

bố, mẹ khen mặc bộ trang phục đẹp ............................................................... 109

Biểu đồ 24: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

được bố, mẹ khen mặc bộ trang phục đẹp ...................................................... 109

Biểu đồ 25: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

anh, chị khen mặc bộ trang phục đẹp ............................................................. 110

Biểu đồ 26: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

được anh, chị khen mặc bộ trang phục đẹp .................................................... 110

Biểu đồ 27: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

em khen mặc bộ trang phục đẹp ..................................................................... 111

Biểu đồ 28: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

được em khen mặc bộ trang phục đẹp ............................................................ 111

Biểu đồ 29: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

vợ, chồng khen mặc bộ trang phục đẹp .......................................................... 111

Biểu đồ 30: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi

được vợ, chồng khen mặc bộ trang phục đẹp ................................................. 111

Page 12: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Trong các nghi thức giao tiếp thì cảm ơn và hồi đáp cảm ơn là một nghi

thức giao tiếp có tính phổ quát (universal), theo đó, với tư cách là hành vi ngôn ngữ,

hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn cũng được nghiên cứu trong ngôn ngữ học, là

hành vi thể hiện phép lịch sự (politeness) của mỗi con người trong giao tiếp khi

người nói cảm ơn (thanker) muốn thể hiện để ghi nhận thái độ tốt của người kia, tức

là người nhận lời cảm ơn (thankee). Đến lượt mình, người nhận lời cảm ơn cảm

thấy cần có sự phản hồi nhằm xác nhận lời cảm ơn của người nói cảm ơn.

1.2. Mỗi nền văn hóa đều có cách nói cảm ơn về sự giúp đỡ, khen, tặng,

động viên, thăm hỏi... và hồi đáp lời cảm ơn trong giao tiếp thường nhật. Tuy

nhiên, mỗi một ngôn ngữ, mỗi một văn hóa lại có những cách thức thể hiện hành

vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn khác nhau. Việc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáp lại

lời cảm ơn phù hợp có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa người nói và người

nghe. Ngược lại, thiếu hoặc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáp lại lời cảm ơn không

phù hợp có thể khiến người nghe không hài lòng, qua đó đôi khi làm xấu đi mối

quan hệ giữa người nói và người nghe, gây ra những cú sốc văn hóa (culture

shocks) trong giao tiếp liên văn hóa.

1.3. Trong thời kỳ hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng

trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo xu thế đó, người Việt

Nam rất chú trọng đến việc học ngoại ngữ, đặc biệt là học tiếng Anh, người nước

ngoài cũng cần hiểu biết về hóa Việt Nam để hội nhập, giao thương giữa hai nền

văn hóa. Nghiên cứu theo hướng đối chiếu Anh - Việt, trong đó hành vi cảm ơn

và hồi đáp cảm ơn được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên cho đến nay

chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong các chiến lược cảm ơn

và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, cũng như các nhân tố tác động đến

việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và

người Việt.

Page 13: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

2

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đối

chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt” nhằm lấp

đầy khoảng trống này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là thông qua việc nghiên cứu các chiến lược thực hiện

hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra các điểm

giống và khác nhau giữa chúng để góp phần vào nghiên cứu hành vi ngôn ngữ và

đối chiếu Anh – Việt.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được các mục đích đã đề ra, luận án hướng đến việc thực hiện các

nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1) Tổng quan các tình hình nghiên cứu trước đó và chỉ ra hướng nghiên cứu của

luận án.

2) Xây dựng bộ khung lí thuyết liên quan đến đề tài luận án.

3) Khảo sát hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt

nhằm tìm ra các chiến lược thực hiện hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong hai

ngôn ngữ.

4) Tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt về chiến lược thực hiện hành vi cảm

ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.

5) Xem xét sự chi phối giữa nhân tố giới tính và tuổi đến việc thực hiện các chiến

lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt.

3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong

tiếng Anh và tiếng Việt.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được giới hạn ở hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người

Mĩ nói tiếng Anh và người Việt được biểu hiện bằng ngôn từ và phi ngôn từ.

3.3. Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu được chúng tôi thu thập từ hai nguồn chính là từ phim và

phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" (DCT).

Page 14: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

3

Tƣ liệu từ phim: Luận án sử dụng ngữ liệu từ những bộ phim nổi tiếng được

sản xuất ở giai đoạn sau những năm 1939 cho đến năm 2017, phát sóng trên truyền

hình Việt Nam và truyền hình Mĩ. Tuy nhiên, có phim Mĩ được chuyển thể từ

truyện xuất bản năm 1811 và phim Việt chuyển thể từ truyện xuất bản năm 1936.

Lý do chúng tôi muốn khảo cứu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong

tiếng Anh và tiếng Việt ở giai đoạn khá dài để xem liệu có sự biến đổi gì trong việc

sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong hai ngôn ngữ.

Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu phim vì hành vi cảm ơn (HVCO) và hồi đáp

cảm ơn (HĐCO) là một cặp thoại không thể tách rời, vì vậy, cặp trao đáp này phải

được đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Việc lấy bối cảnh tự nhiên từ phim giúp cho việc

nhận diện HVCO và HĐCO được hiệu quả hơn, đặc biệt dấu hiệu giao tiếp phi ngôn

từ sẽ được thể hiện rõ trong phim.

Từ 15 Phim Mĩ, luận án nhận diện được 240 cặp cảm ơn và hồi đáp, 20 bộ

phim Việt, thống kê được 169 cặp. (Chi tiết xin xem ở Phụ lục 1)

Các ví dụ bằng tiếng Anh và ngữ liệu từ phim Mĩ được dịch ra tiếng Việt,

phần lớn các ví dụ tiếng Anh từ phim Mĩ có thể dịch với cấu trúc và nghĩa tương

đương, nhưng có một số ví dụ khi dịch sang tiếng Việt phải được Việt hóa theo

đúng văn phong của tiếng Việt và đúng bối cảnh trong phim cho nên những lời dịch

đó hơi khác so với văn bản tiếng Anh.

Tƣ liệu đƣợc thực hiện từ phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" (DCT): Luận án

sử dụng phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" để thu thập ngữ liệu về hành vi cảm ơn và

hồi đáp cảm ơn từ học viên người Việt đang học thạc sĩ tiếng Anh không chuyên và

người Mĩ có trình độ học vấn từ đại học trở lên thông qua hai tình huống (TH).

TH1: Khi được tặng quà sinh nhật và nhận được lời cảm ơn về món quà sinh nhật.

TH2: Khi được khen mặc bộ trang phục đẹp và nhận được lời cảm ơn về việc khen

mặc bộ trang phục đẹp.

Chúng tôi lựa chọn hai tình huống trên để khảo sát vì đã có một số công trình

sử dụng hai tình huống này để nghiên cứu trong tiếng Anh, hai tình huống này cũng

được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Hai tình huống này có nội dung cảm ơn

gần tương đương nhau, nên mọi sự khác biệt trong cách thức cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn có thể qui cho sự khác biệt thuộc về yếu tố người nói hoặc người nghe (mối

Page 15: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

4

quan hệ về quyền hoặc khoảng cách). Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng

sẽ dễ dàng được so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số tư liệu từ website và tư liệu do

cá nhân thu thập được một cách không chính thức.

4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ đạo được sử dụng: phương pháp miêu tả, phương pháp

phân tích hội thoại, phương pháp đối chiếu, cụ thể như sau:

a. Phương pháp miêu tả

Ở chương 2, luận án sử dụng phương pháp miêu tả định tính để khảo sát đặc

điểm hình thức và ngữ nghĩa của các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong

tiếng Anh và tiếng Việt.

Ở chương 3, phân tích định lượng được sử dụng nhằm tìm hiểu mối tương liên

giữa nhân tố giới tính và nhân tố tuổi đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và

hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt.

b. Phương pháp phân tích hội thoại

Luận án sử dụng phương pháp này để nhận diện các hành vi cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn trong các sự kiện lời nói, trong hội thoại nhằm tìm ra các chiến lược cảm ơn

và chiến lược hồi đáp cảm ơn.

c. Phương pháp đối chiếu

Dựa trên các kết quả đã phân tích, phương pháp đối chiếu được sử dụng để đối

chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và

người Việt. Để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt chúng tôi đã sử dụng nguyên

tắc đối chiếu hai chiều.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp khác như: thủ pháp mô hình hóa

nhằm mô hình hóa các biểu thức của các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

trong tiếng Anh và tiếng Việt. Thủ pháp thống kê phân loại được thực hiện và xử lý

bằng phần mềm SPSS.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là một công trình đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống các

chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt theo cách tiếp

Page 16: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

5

cận của dụng học xã hội (socio- pragmatics), góp phần làm rõ sự tương đồng và

khác biệt của hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, đồng

thời chỉ ra sự tác động của nhân tố giới tính và tuổi tới việc sử dụng cặp hành vi này

và chỉ ra mối quan hệ có tính đặc thù giữa ngôn ngữ và văn hóa trong hai ngôn ngữ.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Thông qua các tư liệu cụ thể, luận án góp phần minh chứng hành vi cảm ơn và

hồi đáp cảm ơn là phổ quát, luận án nghiên cứu và làm rõ về khái niệm hành vi cảm

ơn, xây dựng khái niệm hồi đáp cảm ơn, chiến lược cảm ơn và chiến lược hồi đáp

cảm ơn. Bên cạnh đó, luận án phân tích và chỉ ra sự tác động của nhân tố giới tính

và tuổi đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và

người Việt.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Việc so sánh đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng

Anh và tiếng Việt góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thù

của ngôn ngữ trong giao tiếp.

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học

tập, nghiên cứu hay giảng dạy môn tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt

cho người nước ngoài. Ngoài ra, kết quả của luận án cũng sẽ góp phần trong việc

dịch thuật giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính

của luận án được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.

Chương này trình bày một cách ngắn gọn tổng quan tình hình nghiên cứu liên

quan đến hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời

trình bày cơ sở lí luận liên quan đến đề tài, bao gồm: Khái quát hóa các lý thuyết về

hành vi ngôn ngữ, hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, lý thuyết hội thoại, lý thuyết

ngôn ngữ học đối chiếu và sự phân tầng trong ngôn ngữ học xã hội…

Page 17: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

6

Chương 2: Đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng

Anh và tiếng Việt.

Chương này mô tả và phân tích các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và

khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn về cấu trúc

ngữ nghĩa.

Chương 3: Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và

tiếng Việt từ góc độ giới tính và tuổi.

Chương 3 trình bày và phân tích các kết quả khảo sát phiếu Hoàn thiện diễn

ngôn để tìm ra sự ảnh hưởng của nhân tố giới tính và tuổi đến việc sử dụng các

chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt.

Page 18: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn. Các nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn của người bản ngữ nói tiếng Anh, hoặc là nghiên cứu hành vi cảm ơn của

người phi bản ngữ nói tiếng Anh, hoặc là nghiên cứu so sánh đối chiếu với một số

ngôn ngữ khác, hay một số nghiên cứu hành vi cảm ơn trong giao tiếp liên văn hóa.

Nhưng dù theo hướng nào thì các nghiên cứu đều tập trung vào hai nội dung lớn sẽ

được chúng tôi điểm luận dưới đây.

i. Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lƣợc cảm ơn và hồi đáp cảm cảm ơn

Theo nội dung nghiên cứu này có công trình của Jung (1994) “Speech Acts of

"Thank You" and Responses to It in American English.” Tác giả nghiên cứu hành vi

cảm ơn và hồi đáp lời cảm ơn được sử dụng trong trong tiếng Anh – Mĩ. Để thu

thập dữ liệu, phương pháp chính được tác giả dùng là phương pháp dân tộc học của

Hymes (1972), ngoài ra dữ liệu từ văn bản và từ chương trình truyền hình cũng

được sử dụng trong nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, cảm ơn về cơ bản được sử dụng để bày tỏ sự cảm kích một

ân huệ và chức năng cơ bản này cũng được mở rộng thêm như: chức năng mở đầu

cuộc hội thoại, ngắt nghỉ, kết thúc cuộc thoại hay dùng để chào tạm biệt và trả lời

khẳng định, những chức năng này được ngầm ẩn trong lời cảm ơn. Như vậy, lời

cảm ơn có thể mang nhiều hàm ý trong những ngữ cảnh khác nhau.

Jung (1994) đã phân hồi đáp lời cảm ơn thành sáu loại: Chấp nhận

(Acceptance); Khước từ (Denial); Có đi có lại (Reciprocity); Bình phẩm

(Comments); Cử chỉ phi ngôn từ (Non-verbal gestures); Không đáp lại (No-

response).

Mặc dù nghiên cứu đã đưa ra được một số kết quả, tuy nhiên, tác giả mới chỉ

liệt kê ra được những chức năng của cảm ơn và hồi đáp cảm ơn mà chưa đi sâu vào

Page 19: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

8

phân tích và không đưa ra các mô hình cảm ơn và hồi đáp cảm ơn. Dù vậy, sự phân

loại hồi đáp lời cảm ơn sẽ là những gợi ý về việc phân loại các chiến lược hồi đáp

trong nghiên cứu của chúng tôi.

Năm 1996, Aijmer tiến hành một nghiên cứu để khảo sát chức năng và các

chiến lược cảm ơn. Nghiên cứu của Aijimer dựa trên Bộ ngữ liệu hội thoại Anh ngữ

London-Lund Corpus. Tác giả đề cập cảm ơn như là một hành vi ngôn ngữ biểu

cảm có “lực ngôn trung" (illocutionary force) [70, tr.34]. Tác giả đã mã hóa được

tám chiến lược cảm ơn và sáu chiến lược hồi đáp cảm ơn. Kết quả của nghiên cứu

chỉ ra rằng, dạng thức biểu đạt cảm ơn được sử dụng thường xuyên nhất là

thanks/thank you.

Cheng (2005) trong công trình “An exploratory cross-sectional study of

interlanguage pragmatic development of expressions of gratitude by Chinese

learners of English” đã khảo sát các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng

Trung Quốc. Dữ liệu được thu thập bằng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) thông

qua tám tình huống. Có 152 nghiệm viên tham gia được chia thành 5 nhóm, trong

đó 3 nhóm là những người học tiếng Anh gồm: Nhóm người học tiếng Anh thứ nhất

(G1) bao gồm 14 sinh viên đang theo học kỳ đầu tiên khóa sau đại học tại một

trường đại học của Mĩ. Nhóm người học tiếng Anh thứ hai (G2) gồm 23 sinh viên

đã sống tại Mĩ được một năm. Nhóm người học tiếng Anh thứ ba (G3) gồm 16 sinh

viên đã sống tại Hoa Kỳ 4 năm trở lên. Hai nhóm còn lại là người bản ngữ gồm:

Nhóm người bản ngữ nói tiếng Trung (NSC) bao gồm 64 sinh viên cao học tại một

trường Đại học ở Đài Loan. Nhóm người bản ngữ nói tiếng Anh (NSE) gồm 35 sinh

viên cao học tại Đại học Iowa.

Các câu trả lời của các nghiệm viên được mã hóa thành tám chiến lược: Cảm

ơn (Thanking); Sự cảm kích (appreciation); Cảm xúc tích cực (Positive feelings);

Xin lỗi (Apology); Thừa nhận sự áp đặt (Recognition of imposition); Trả ân

(Repayment); Các chiến lược khác (Others); Hô ngữ (Alerters).

Tác giả sử dụng phương pháp mô tả định lượng và phân tích T-test nhằm tìm

ra sự khác biệt về ngữ dụng học, đồng thời phân biệt hành vi cảm ơn giữa ba nhóm

người học tiếng Anh. Kết quả cho thấy, nhóm NSC và NSE có xu hướng sử dụng

Page 20: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

9

các chiến lược cảm ơn khác nhau trong các tình huống khác nhau. Trong khi đó, cả

ba nhóm người học tiếng Anh đều có xu hướng sử dụng các chiến lược cảm ơn

giống nhau, ngoại trừ chiến lược Trả ân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra

mô hình các chiến lược cảm ơn khá đầy đủ. Tuy vậy, với số lượng 152 nghiệm viên

tham gia khảo sát lại được phân thành nhiều nhóm, dẫn đến sự chồng chéo khi phân

tích dữ liệu. Hơn nữa, có những nhóm số lượng nghiệm viên ít nên kết quả khảo sát

sẽ khó đảm bảo độ tin cậy, xác thực. Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát

các chiến lược cảm ơn mà không khảo sát các chiến lược hồi đáp cảm ơn.

Farnia và Suleiman (2009) đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm để khảo sát

các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của người Iran học tiếng Anh. Đối tượng tham

gia nghiên cứu bao gồm: học viên Iran học tiếng Anh và người bản ngữ nói tiếng

Anh. Đối với nghiệm viên là người Iran được chia làm hai nhóm: trình độ trung cấp

và trình độ cao, mỗi nhóm 10 người. Đối với người bản ngữ, gồm 10 người bản ngữ

nói tiếng Farsi được lựa chọn từ những sinh viên đại học tại Iran, và 10 người bản ngữ

nói tiếng Anh là những sinh viên người Mĩ. Các nghiệm viên được phát phiếu câu hỏi

diễn ngôn DCT gồm 14 câu hỏi. Sau khi thu thập số liệu, các câu trả lời được mã hóa

dựa vào tám chiến lược cảm ơn của Cheng (2005).

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, người bản ngữ nói tiếng Farsi sử dụng

chiến lược cảm ơn rất khác so với người bản ngữ nói tiếng Anh. Người Iran sử dụng

nhiều chiến lược cảm ơn hơn người Mĩ. Tuy nhiên, ngoại trừ chiến lược thừa nhận

sự hàm ân và cảm xúc tích cực thì không có khác biệt nào đáng kể trong việc sử

dụng các chiến lược cảm ơn giữa người bản ngữ nói tiếng Anh và người bản ngữ nói

tiếng Farsi. Tương tự, không có khác biệt đáng kể nào trong việc sử dụng các chiến

lược cảm ơn giữa hai nhóm học ngoại ngữ ở 2 trình độ là trung cấp và trình độ cao. Các

kết quả này cho thấy, trình độ và sự thông thạo ngoại ngữ không ảnh hưởng đến việc sử

dụng các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn bằng tiếng Anh của các nhóm nghiệm viên.

Mặc dù nghiên cứu cũng chỉ ra được một số kết quả có ý nghĩa, nhưng do số

lượng nghiệm viên tham gia khảo sát tương đối ít nên không bảo đảm tính đại diện,

không thể áp dụng chung cho tất cả học viên Iran khác. Vì vậy, kết quả nghiên cứu

khó đảm bảo sức thuyết phục.

Page 21: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

10

Çiğdem và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu các chiến lược bày tỏ lòng biết

ơn của những người nói tiếng Anh trình độ cao là người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran.

Nghiên cứu sử dụng phiếu câu hỏi diễn ngôn của Cheng (2005) để thực hiện khảo sát

thông qua 8 tình huống. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cả người Thổ Nhĩ Kỳ và

người Iran nói tiếng Anh đều sử dụng hầu hết các chiến lược giống như tám chiến lược

cảm ơn của Cheng (2005) để thể hiện lòng biết ơn. Tuy nhiên, độ dài của câu nói thì lại

có phần khác nhau, người bản ngữ nói tiếng Anh sử dụng số lượng từ ít nhất, trong khi

đó, độ dài câu nói của sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn so với sinh viên Iran. Dựa vào

các tình huống khảo sát, tác giả cho rằng, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran ưa sử dụng

những lời cảm ơn trau chuốt hơn để bày lòng biết ơn.

Reza và Sima (2012) trong nghiên cứu “Cross-cultural Comparison of

Gratitude Expressions in Persian, Chinese and American English” đã so sánh các

chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của người người Ba Tư, người Trung Quốc học tiếng

Anh và người bản ngữ nói tiếng Anh. Những người tham gia được yêu cầu hoàn

thành phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) dựa vào các tình huống của Eisenstein và

Bodman (1993) và áp dụng tám chiến lược cảm ơn của Cheng (2005). Kết quả cho

thấy, mặc dù chiến lược cảm ơn dùng động từ ngữ vi “thank” là chiến lược được ưa

sử dụng nhất trong cả ba nhóm, nhưng người Ba Tư học tiếng Anh sử dụng chiến

lược thể hiện cảm giác tích cực nhiều hơn người Trung Quốc và người bản ngữ nói

tiếng Anh. Điều đó có thể là do họ muốn giữ thể diện của mình. Vì vậy, để thể hiện

lịch sự, người Ba Tư thường dịch dựa theo những công thức ngữ nghĩa, theo văn

hóa của họ sang ngôn ngữ đích. Do việc chuyển di văn hóa không phù hợp này gây

ra sự hiểu nhầm cho người bản ngữ nói tiếng Anh. Như vậy, việc xác định cảm ơn

vì điều gì và cảm ơn ai cũng có sự khác biệt giữa người bản ngữ nói tiếng Anh và

người Trung Quốc. Người bản ngữ nói tiếng Anh coi mọi người là bình đẳng và

việc bày tỏ lòng biết ơn sẽ được thể hiện như nhau trong mọi tình huống mà họ cần

giúp đỡ, đề nghị và sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, người Trung Quốc có xu hướng

cảm ơn tới những ai giúp đỡ họ nhiều lần.

Farenkia (2012) khảo cứu các chiến lược mà người Canada nói tiếng Anh sử

dụng để đáp lại lời cảm ơn dựa vào sự phân loại hồi đáp lại lời cảm ơn của Aijmer

Page 22: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

11

(1996). Kết quả cho thấy, người tham gia sử dụng năm chiến lược khác nhau, trong

đó chiến lược giảm thiểu ân huệ được sử dụng thường xuyên nhất. Chiến lược này

chủ yếu được lựa chọn trong mối quan hệ là bạn thân và khi nói với người lạ. Kết

quả này cũng cho thấy, người nói tiếng Anh Canada dường như có cùng lựa chọn

với người nói Tiếng Anh Mỹ, tiếng Anh Ailen và tiếng Anh Anh khi đáp lại lời cảm

ơn. Về độ dài của câu nói để đáp lại lời cảm ơn, kết quả cho thấy rằng những người

tham gia có xu hướng sử dụng những câu nói đơn giản khi đáp lại lời cảm ơn thay

vì những câu nói phức tạp.

ii. Nghiên cứu các nhân tố chi phối hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Nghiên cứu của Cheng (2005) cho thấy, các biến ngữ cảnh như địa vị xã hội,

mức độ thân quen và mức độ áp đặt có ảnh hưởng đáng kể đến tần suất sử dụng các

chiến lược cảm ơn của người học tiếng Anh. Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu là

không tính đến yếu tố giới tính và tuổi tác xem hai nhân tố này có ảnh hưởng như

thế nào đến việc thể hiện lòng biết ơn.

Trong nghiên cứu “Expressing Gratitude in American English”,

Eisenstein và Bodman (1986) đã khảo sát 14 tình huống, 7 tình huống đầu tiên được

thử nghiệm với 56 người Mĩ bản địa nói tiếng Anh sau đó điều chỉnh 7 tình huống

còn lại và thử nghiệm với 67 người phi bản ngữ ở các lớp học tiếng Anh đến từ năm

quốc gia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Nga và Tây Ban Nha. Các tác giả cho

rằng, mẫu ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp giữa những người có địa vị xã hội

không bằng nhau hoặc bằng nhau đều giống nhau. Tuy nhiên, các tác giả cũng thấy

rằng việc cảm ơn đã bị hạn chế, hoặc không được trau chuốt trong những trường

hợp những người đối thoại không cùng địa vị xã hội, trong khi việc bày tỏ lòng biết

ơn giữa những người bạn lại thể hiện lời cảm ơn không chỉ mang tính khuôn mẫu

mà còn thể hiện sự chu đáo, kỹ càng. Nghiên cứu cho thấy người bản ngữ nói tiếng

Anh thể hiện hành vi cảm ơn một cách thống nhất trong các ngữ cảnh cụ thể.

Nghiên cứu cũng cho thấy, hành vi cảm ơn là một hành vi phức hợp, có thể

bao hàm cả những cảm nghĩ tích cực và tiêu cực về phía người gia ân và người hàm

ân, là một hành vi đe dọa thể diện cho thấy người nói ghi nhận mình đã nợ người

nghe một ân huệ, điều này hạ thấp thể diện của người nói. Bản chất của lời cảm ơn,

Page 23: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

12

vừa tạo nên sự thân ái giữa những người đối thoại, lại vừa có thể đe dọa thể diện

của người nói.

Tedjaatmadja và cộng sự (2011) nghiên cứu các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn

của người bản ngữ nói tiếng Anh (người Mĩ) và người phi bản ngữ nói tiếng Anh là

người Indonesia gốc Hoa ở Subaraya. Số liệu được thu thập từ các câu hỏi trong 24

tình huống với bốn mối quan hệ là người lạ, sếp/ cấp trên, bạn bè, các thành viên

trong gia đình/ bạn thân. Nghiên cứu đã sử dụng khung phân tích của Havekate

(1984) về tám chiến lược bày tỏ lòng biết ơn để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy,

cả người Mĩ và người Indonesia gốc Hoa phần lớn đều sử dụng cách nói thẳng, trực

tiếp trong việc bày tỏ lòng biết ơn, thậm chí người Indonesia gốc Hoa sử dụng các

cách thức nói thẳng và dứt khoát khi được tặng quà, nhận lời khen, sự giúp đỡ hay

nhận một ân huệ cho dù lớn hay là nhỏ với tần suất nhiều hơn cả người Mĩ. Điều

này cũng cho thấy đặc điểm sắc tộc không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến

việc bày tỏ lòng biết ơn, thay vào đó là các nhân tố khác, cụ thể là việc tiếp xúc

ngôn ngữ (language exposure) hay thể hiện thái độ đối với cả hai nền văn hóa cũng

đóng vai trò rất quan trọng. Cách thể hiện lòng biết ơn bằng tiếng Anh của người

Mĩ và người Indonesia gốc Hoa: theo từng thời điểm đã được nghiên cứu cũng đã

thay đổi do sự chuyển di văn hóa.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách xã hội và mức độ hàm ơn, Vajiheh

và Abbas (2011) đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của hai biến xã hội (social

variable) là khoảng cách xã hội và mức độ hàm ơn nhằm tìm ra những chiến lược

mà người nói tiếng Anh bản địa và người Ba Tư học tiếng Anh sử dụng để bày tỏ

lòng biết ơn trong các tình huống khác nhau, từ đó rút ra những điểm khác biệt giữa

hai nền văn hoá, hai ngôn ngữ. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 75

sinh viên cùng độ tuổi đến từ khoa tiếng Anh, trường Đại học Isfahan và 24 sinh

viên người Mĩ. Các tác giả sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) nhằm thu

thập ngữ liệu nhằm tìm hiểu cách đáp lời cảm ơn bằng lời nói trong các tình huống

khác nhau của người tham gia. Kết quả cho thấy, người Ba Tư và người bản ngữ nói

tiếng Anh đã có những phản hồi rất đa dạng. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội

nên sinh viên Ba Tư đã diễn đạt lời cảm ơn bằng tiếng Anh không phù hợp, không

Page 24: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

13

giống với tiếng Anh bản ngữ. Điều đó chứng tỏ người Ba Tư học tiếng Anh đã

chuyển một phần quy tắc ngữ dụng từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang tiếng Anh, vì họ tưởng

những quy tắc đó mang tính phổ cập với tất cả các ngôn ngữ.

Ngoài ba nhân tố chi phối hành vi cảm ơn được các nhà ngôn ngữ học nghiên

cứu ở trên, thì giới tính cũng là một nhân tố quan trọng thể hiện sự khác nhau trong

biệc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáp cảm ơn. Nghiên cứu nhân tố này có các công

trình của Reza và Sima (2011) và Cui (2012). Kết quả của hai nghiên cứu đều cho

thấy, đối với nhóm nguời phi bản ngữ nói tiếng Anh thì nữ giới sử dụng các cách

bày tỏ lòng biết ơn thường xuyên hơn nam giới. Ngoài ra, trong nghiên cứu của

mình, Cui (2012) còn chỉ ra rằng nữ giới nói lời cảm ơn dài hơn so với nam giới.

Trong nghiên cứu của mình, Farashaiyan và Hua (2012) đã miêu tả và so sánh

các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của sinh viên người Iran học tiếng Anh và sinh

viên người Malaysia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các tình huống

khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng Phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) để khảo sát 20

sinh viên người Iran và 20 sinh viên người Malaysia. Các nhân tố xã hội cũng được

khảo sát qua hai nhóm tham gia nghiên cứu là: địa vị xã hội, mức độ áp đặt và giới

tính. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tương đồng và khác biệt về các chiến

lược bày tỏ lòng biết ơn của sinh viên người Iran và Malaysia, điều này phản ánh sự

khác biệt trong giá trị và quy tắc văn hóa của hai nền văn hóa không phải là nền văn

hóa phương Tây. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh yếu tố ngữ cảnh và giới

tính có ảnh hưởng đáng kể đến các chiến lược và tần suất sử dụng các chiến lược

bày tỏ lòng biết ơn. Các tác giả cho rằng, sự khác nhau về giới dẫn đến sự khác

nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ, cả nam giới người Iran và người Malaysia đều

sử dụng nhiều chiến lược cảm hơn so với nữ giới. Tuy vậy, cũng giống như một số

công trình khác, số lượng nghiệm viên tham gia trong nghiên cứu này khá hạn chế,

mỗi ngôn ngữ chỉ có 20 người.

Công trình của Kolsoum (2015) và các cộng sự nghiên cứu về việc sử dụng

các chiến lược cảm ơn của người nói tiếng I-ran ở Ilam dựa vào giới tính và tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới tính và tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng

các chiến lược cảm ơn của người nói tiếng I-ran ở Ilam. Có thể thấy, đây là nghiên

Page 25: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

14

cứu đầy đủ về cả hai nhân tố giới tính và tuổi, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ giới hạn

ở chiến lược cảm ơn và các tác giả cũng không đưa ra được các biểu thức ngôn ngữ

cảm ơn trong mỗi chiến lược.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hành vi cảm ơn đặc biệt là hồi đáp cảm ơn hiện nay chưa được

nghiên cứu sâu rộng. Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi cảm

ơn và hồi đáp cảm ơn một cách thuần Việt hay nghiên cứu theo hướng đối chiếu

tiếng Việt với ngôn ngữ khác, cụ thể được chúng tôi tổng hợp theo các nội dung

nghiên cứu sau đây:

i. Nghiên cứu về nghi thức lời nói

Công trình đầu tiên theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến luận án Phó tiến

sĩ của Phạm Thị Thành (1995). Tác giả nghiên cứu về “Nghi thức lời nói tiếng Việt

hiện đại qua các phát ngôn: chào, cảm ơn, xin lỗi”. Tác giả phân loại các phát ngôn

có hành vi cảm ơn dựa vào nghĩa biểu hiện thành hai loại phát ngôn: Phát ngôn

tường minh và phát ngôn hàm ẩn, mỗi loại phát ngôn, tác giả đưa ra những cấu trúc

cụ thể. Các phát ngôn cảm ơn được biểu hiện một cách tường minh gồm bốn cấu

trúc: cảm ơn, cảm ơn đối tượng giao tiếp ạ, xin có lời cảm ơn đối tượng giao tiếp,

chủ thể giao tiếp xin gửi đến đối tượng giao tiếp lời cảm ơn. Các phát ngôn cảm ơn

được biểu hiện một cách hàm ẩn gồm năm cấu trúc: cấu trúc khẳng định, cấu trúc

băn khoăn, cấu trúc khen: Đối tượng giao tiếp + tính chất + quá!, cấu trúc tiếp nhận:

Chủ thể giao tiếp xin đối tượng giao tiếp, Chủ thể giao tiếp sẽ không quên ơn đối

tượng giao tiếp.

Nguyễn Văn Lập (2005), trong luận án tiến sĩ đã phân loại nghi thức lời nói trong

tiếng Việt thành những hành vi như: hành vi thu hút sự chú ý, hành vi chào hỏi… và

hành vi cảm ơn được tác giả phân loại dựa theo bốn tiêu chí sau:

Đối với sự hàm ơn nhỏ: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “cảm

ơn” để bày tỏ lòng biết ơn đối với người gia ân.

Đối với sự hàm ơn lớn: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “đội ơn, đa

tạ, cảm tạ, biết ơn, tri ân” để bày tỏ lòng biết ơn đối với người gia ân.

Page 26: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

15

Cảm ơn về lời mời, lời tặng: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi

“xin” để đáp lại ân huệ của người gia ân.

Cảm ơn để từ chối lịch sự: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “cảm ơn”.

Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thị Nhĩ (2010) nghiên cứu về nghi thức lời nói

tiếng Anh Mỹ hiện đại qua các phát ngôn: Chào, cảm ơn và xin lỗi. Tác giả đã chỉ

ra sự tương đồng phát ngôn cảm ơn trong tiếng Anh – Mĩ và tiếng Việt về tình

huống cảm ơn, về chiến lược cảm ơn, về cấu trúc của phát ngôn cảm ơn và chỉ ra

những khác biệt trong cấu trúc của phát ngôn cảm ơn giữa hai ngôn ngữ. Trong

tiếng Việt, thường xuất hiện những bộ phận đứng trước như: xin, cho tôi được,

thành thật ... hoặc làm tăng thêm thái độ lịch sự, thành khẩn, biết ơn của người nói

khi dùng các phó từ tình thái chỉ mức độ cao như: thật, thật là, rất, rất là. Theo tác

giả, người Việt thường không sử dụng phát ngôn cảm ơn chính danh một cách

tường minh trong mối quan hệ thân mật, thay vào đó sử dụng các ngữ đoạn hàm ẩn

như: khách sáo quá, bày vẽ làm gì, vẽ chuyện… Trong khi đó, người Mĩ thường

xuyên sử dụng các phát ngôn cảm ơn mang nghĩa tường minh trong các tình huống

hằng ngày nhằm thể hiện sự lịch sự trong văn hóa của một cộng đồng hay của xã

hội thông qua những cấu trúc phát ngôn cảm ơn ở dạng vô nhân xưng như: Thank

you (for), Many thanks (for), That‟s very kind of you, …

Ba nghiên cứu trên của các tác giả Phạm Thị Thành (1995), Nguyễn Văn Lập

(2005), Huỳnh Thị Nhĩ (2010) đều đã đưa ra những cấu trúc và đã phân tích hành vi

cảm ơn khá khái quát và cụ thể. Tuy nhiên, các tác giả không đi sâu vào nghiên cứu

hành vi cảm ơn mà chỉ đề cập đến như một phần nội dung nhỏ hay lồng ghép

nghiên cứu với các nghi thức khác. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Lập và

Huỳnh Thị Nhĩ có nêu ra tình huống sử dụng cấu trúc có chứa hành vi cảm ơn và

hồi đáp cảm ơn nhưng không đi vào phân tích cụ thể.

Lê Tuyết Nga (2010), nghiên cứu các phát ngôn cảm ơn trong tiếng Việt đối

chiếu với tiếng Đức. Tác giả cho rằng cả hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Đức đều

có một lượng phát ngôn cảm ơn phong phú, đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau

để biểu đạt các nghĩa tình huống và sắc thái biểu cảm. Cũng như một số nghiên cứu

nêu trên, nghiên cứu này cũng chỉ ra được sự khác biệt rõ nhất là người Việt ưa

Page 27: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

16

cách nói hàm ẩn, gián tiếp. Trong khi đó, để thể hiện tính lịch sự, người Đức thường

xuyên sử dụng lời nói cảm ơn trực tiếp.

ii. Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lƣợc cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Nghiên cứu về cảm ơn và hồi đáp cảm ơn có luận văn thạc sĩ của Ngô Hữu

Hoàng (1998), tác giả nghiên cứu về các mô hình cảm ơn và hồi đáp cảm ơn theo

hướng giao tiếp liên văn hóa. Nghiên cứu được thực hiện với 100 người là người

bản ngữ nói tiếng Anh và người Việt thông qua việc trả lời bảng hỏi. Kết quả cho

thấy, mặc dù có sự khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân, …

hoặc có mối quan hệ thân quen hay xa lạ, người bản ngữ nói tiếng Anh có xu hướng

sử dụng cách nói cảm ơn trực tiếp nhiều hơn cách nói gián tiếp trong hầu hết các

tình huống. Người Việt lại ưa lựa chọn cách nói cảm ơn gián tiếp trong các tình

huống và các mối quan hệ. Người Việt cho rằng, lời nói cảm ơn trực tiếp nên được

sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, quan trọng tùy thuộc vào ân huệ, sự giúp

đỡ, vai trò, mức độ thân quen,… của người đối thoại.

Trong tiếng Anh, cũng giống như mô hình cảm ơn, hồi đáp cảm ơn cũng được

quy ước mang tính công thức. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Hoàng đã tổng hợp

được 5 cách diễn đạt mà tác giả coi như là những chiến lược đáp lại lời cảm ơn là:

Chấp nhận lời cảm ơn bằng cách phủ nhận hoặc từ chối ân huệ; Chấp nhận lời cảm ơn

bằng cách thể hiện sự sẵn lòng; Im lặng; Cảm ơn lại; Thay đổi chủ đề.

Mặc dù, công trình này cũng đã đưa ra được các biểu thức cảm ơn và các biểu

thức đáp lại lời cảm ơn, tuy nhiên đây chỉ là công trình nghiên cứu ở bậc thạc sĩ

theo hướng liên văn hóa, tác giả phần lớn mới chỉ đưa ra được những biểu thức mà

chưa đi sâu vào phân tích. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ sử dụng một loại ngữ liệu là

bảng hỏi nên việc nghiệm viên trả lời sẽ thụ động, chưa bắt nguồn từ cơ sở thực tế

sử dụng ngôn ngữ.

Tác giả Nguyễn Thị Lương (2010), Lương Hinh (2010), giới thiệu một cách

khái quát các hình thức cảm ơn trực tiếp, cảm ơn gián tiếp của người Việt trên

phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hình thức cảm ơn bằng lời.

Nghiên cứu theo hướng ngữ dụng có công trình của Nguyễn Thị Mến (2012),

tác giả phân loại các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt thành bốn

Page 28: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

17

chức năng chính. Tác giả cho rằng trong ngữ cảnh khác nhau, lời cảm ơn lại mang

những sắc thái biểu cảm khác nhau, như trong trường hợp để biểu thị lòng biết ơn

hay lựa chọn khác nhau và dùng cấu trúc phức tạp gồm đầy đủ các thành phần hơn

với các thành phần mở rộng. Đối với những trường hợp lời cảm ơn có chức năng

như yếu tố lịch sự, chẳng hạn như khi nhận hay từ chối lời mời, chuyển, dừng và kết

thúc lời thoại hay mang ý nghĩa mỉa mai, người Việt thường chọn cách diễn đạt đơn

giản có sử dụng động từ ngữ vi “cảm ơn”.

iii. Nghiên cứu các nhân tố chi phối hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Đoàn Văn Huấn (2005), nghiên cứu các chiến lược cảm ơn nhằm đánh giá

ba nhân tố chi phối hành vi cảm ơn là: quyền lực (P- Power), khoảng cách xã hội

(D - Social Distance) và mức độ áp đặt (R- Absolute Ranking of Impositions)

giữa người nói và người nghe. Ngữ liệu được tác giả khảo sát qua phiếu câu hỏi

diễn ngôn (DCT). Kết quả cho thấy, trong những tình huống khảo nghiệm,

những người bản ngữ nói tiếng Anh và người Việt học tiếng Anh lựa chọn hình

thức khác nhau để bày tỏ lòng biết ơn và với tần suất khác nhau. Trong khi người

Việt học tiếng Anh có xu hướng sử dụng hành vi cảm ơn thường xuyên hơn

trong những cảnh huống có mức độ hàm ơn thấp, thì những người bản ngữ nói

tiếng Anh có xu hướng sử dụng hành vi này thường xuyên hơn trong những cảnh

huống có mức độ hàm ơn cao.

Cũng theo khuynh hướng nghiên cứu nhân tố chi phối hành vi cảm ơn, Phạm

Anh Toàn (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách xã hội tới việc bày tỏ lòng

biết ơn trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách xã hội có ảnh

hưởng lớn đến cách bày tỏ lòng biết ơn trong các mối quan hệ liên nhân. Điều này

được phản ánh trong cách thức các đối tượng tham gia giao tiếp lựa chọn chiến lược

hành vi có chủ đích trực tiếp, chiến lược hành vi có chủ đích gián tiếp hay chiến

lược hành vi đa chủ đích. Nhìn chung, người nói tiếng Việt bản địa cảm ơn người lạ

nhiều hơn so với người thân. Hay nói cách khác, những người thân thường ít nói lời

cảm ơn với nhau. Theo tác giả, đó là bởi vì nói “cảm ơn” với những người thân có

thể làm giãn khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe, khiến người nghe có

cảm giác người nói xa lạ và khách sáo.

Page 29: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

18

Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã góp phần làm sáng tỏ

những khái niệm, đặc điểm, chức năng và so sánh các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn

của tiếng Anh với các ngôn ngữ khác. Đây cũng chính là những cơ sở lý thuyết cùng

những kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn giúp chúng tôi tham khảo và sử dụng trong

nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy hiện tại chưa có một nghiên cứu

nào ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu về hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh

đối chiếu với tiếng Việt một cách toàn diện nhằm khái quát hóa các chiến lược cảm ơn

và hồi đáp cảm ơn, đồng thời chỉ ra được những nhân tố như tuổi, giới tính chi phối

việc thực hiện hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chính

vì vậy, nghiên cứu muốn tập trung làm sáng tỏ những khoảng trống trên.

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ

1.2.1.1. Hành vi ngôn ngữ

Khái niệm “Speech Act” đã được nhiều nhà Việt ngữ học dịch thành những

tên gọi khác nhau như: hành vi ngôn từ, hành vi nói, hành vi nói năng, hành động

ngôn từ, hành vi ngôn ngữ, hành động bằng lời, hành động ngôn hành, hành động

phát ngôn … Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn cách dịch “Speech Act” là

“Hành vi ngôn ngữ” (HVNN) theo cách dịch của tác giả Đỗ Hữu Châu (2012).

Trong công trình đầu tiên “How to do things with words” Austin (1962) quan

niệm rằng, con người khi giao tiếp, trong quá trình chuyển tải một ý nghĩa nào đó,

không chỉ thực hiện một phát ngôn đáp ứng được quy luật ngữ pháp và từ vựng để

nó có một nghĩa đầy đủ mà còn “cùng một lúc thực hiện ba hành vi” thông qua phát

ngôn ấy.

i. Hành vi tạo lời (locutionary act), tức là quá trình người nói hình thành phát

ngôn dựa vào các quy luật ngữ/từ pháp, làm cho phát ngôn có nghĩa đen/trực

tiếp, hay còn được gọi là nghĩa mệnh đề (propositional meaning).

ii. Hành vi ở lời (illocutionary act), tức là phát ngôn có một chức năng tương

tác thông qua mệnh đề thông tin trong một tình huống nhất định nào đó.

iii. Hành vi mượn lời (perlocutionary) là kết quả hoặc tác động được tạo ra từ

phát ngôn trong một ngữ cảnh cụ thể.

Page 30: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

19

Xét ví dụ sau:

(1). Sp1 nói với Sp2.

Giờ mình bị mệt.

Phát ngôn này có thể được hiểu:

Về hành vi tạo lời: Nghĩa mệnh đề là thông tin về trạng thái thể chất của

người nói chứ không bao hàm bất cứ ý nghĩa nào khác.

Về hành vi ở lời: Phát ngôn này tạo ra ít nhất là một trong những hành vi sau

đây: (i) Yêu cầu gián tiếp của người nói với người nghe rằng đừng có làm phiền; (ii)

Nhờ giúp với ý nhờ người nghe giúp, có thể là mua thuốc hay làm gì đó; (iii) Từ

chối với ngụ ý người nói không làm gì đó.

Về hành vi mượn lời: Khi phát ngôn đã chứa đựng ít nhất là một trong những

chức năng trên, người nói mong muốn người nghe nhận biết được là mình đang mệt

để có thái độ hay hành vi phù hợp.

Phần lớn các nhà nghiên cứu dụng học đều cho rằng trong ba hành vi nói trên

thì hành vi ở lời là hành vi quan trọng nhất và là đối tượng thường được tập trung

nghiên cứu nhiều nhất, và hành vi ở lời cũng chính là đối tượng mà chúng tôi

nghiên cứu.

Wittgenstein đã thực hiện nghiên cứu bằng cách liệt kê các hành vi ngôn ngữ

nhưng ông cho rằng không thể phân loại được chúng. Dựa vào thử nghiệm của

Wittgenstein, Austin (1962) phân loại thành năm nhóm hành vi chính là:

(i) Hành xử (Exercitives): Là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi

hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khuyến cáo

là các hành vi ngôn ngữ như bổ nhiệm, đặt tên, cảnh cáo…

(ii) Phán xử (Verdictives): Là những hành vi đưa ra những lời phán xét như:

xét xử, miêu tả, đánh giá, phân tích…

(iii) Cam kết (Commissives): là những hành vi ràng buộc người nói vào một

chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, giao ước, thề…

(iv) Trình bày (Expositives): Là những hành vi dùng để trình bày các quan

niệm, giải thích như: khẳng định, phủ nhận, từ chối, bác bỏ …

Page 31: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

20

(v) Ứng xử (Behavitives): Là những hành vi dùng để phản ứng với cách cư xử

của người khác như: cảm ơn, xin lỗi, khen, chào, phàn nàn ... [7, tr.121]

Theo cách phân loại này, hành vi cảm ơn được Austin (1962) xếp vào nhóm

hành vi Ứng xử.

Có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu không đồng tình với cách phân loại

của Austin, đặc biệt là Searle (1969) cho rằng Austin không đưa ra các tiêu chí

trong cách phân loại hành vi ngôn ngữ một cách rõ ràng. Ông cho rằng, phải phân

loại các hành động ở lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng. Vì

vậy, Searle đã đề xuất một bộ tiêu chí gồm 12 tiêu chí để phân biệt các hành động ở

lời, trong đó 3 tiêu chí đầu là quan trọng nhất:

1) Đích tại lời (Difference in the point or purpose of a type of illocution.)

2) Hướng khép lời với hiện thực mà lời đề cập đến (Difference in the direction of fit

between words and the world.)

3) Trạng thái tâm lý được thể hiện (Difference inexpressed psychological states.)

Dựa vào ba tiêu chí quan trọng trên, Searle đã phân thành năm nhóm hành vi

cơ bản:

(i) Tái hiện (Representatives): là những hành vi xác nhận cho người nói sự thật

của một sự việc như: quả quyết, xác nhận, báo cáo...

(ii) Điều khiển (Directives): là khi người nói cố gắng khiến người nghe phải

làm điều gì đó như: yêu cầu, ra lệnh, thỉnh cầu, cầu xin …

(iii) Cam kết (Commissives): là những hành vi buộc người nói phải thực hiện

việc gì trong tương lai như: hứa, đề nghị, đe dọa …

(iv) Biểu cảm (Expressives): là những hành vi bộc lộ trạng thái tâm lý như:

cảm ơn, xin lỗi, khen ngợi…

(v) Tuyên bố (Declaratives): là những hành vi đem lại sự tương ứng giữa nội

dung được gợi ý và sự thật như: chỉ định một chủ tọa, đề cử một thí sinh, kết hôn,

rửa tội. [7, tr.126]

Như vậy, theo bảng phân loại của Searle (1969) thì hành vi cảm ơn thuộc vào

nhóm hành vi Biểu cảm. Dựa trên hướng phân loại này, chúng tôi nhận diện và phân

Page 32: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

21

loại được hành vi ngôn ngữ cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng

Việt trong nghiên cứu của mình.

1.2.1.2. Hành vi cảm ơn

Theo Từ điển tiếng Việt (2018), cảm ơn (có biến thể là cám ơn) là “bày tỏ sự

biết ơn đối với người giúp đỡ mình, (2). Xin cảm ơn ông.

Là “từ dùng trong lời nói lịch sự, để bày tỏ sự cảm kích với người đã làm việc

gì đó cho mình, hoặc để nhận lời hay từ chối điều gì.”

(3). Sp1: Mời anh uống nước.

Sp2: Cảm ơn. [48, tr. 134]

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), thank (cảm ơn) được sử dụng khi nói

với ai đó rằng bạn biết ơn vì điều gì; Thank sb for sth (Cảm ơn ai vì điều gì), ví dụ (4). I

must write and thank Mary for the present. (Tôi phải viết và cảm ơn Mary về món

quà.); Thank sb for doing sth (cảm ơn ai đã làm điều gì.), ví dụ (5). She said goodbye

and thanked us for coming. (Cô ấy chào tạm biệt và cám ơn chúng tôi đã đến.)

[122, tr.1673]

Theo từ điển tiếng Anh Oxford (2014), thuật ngữ "gratitude" (lòng biết ơn)

được định nghĩa là cảm giác biết ơn và muốn bày tỏ lời cảm ơn của bạn. [122,

tr.705]. Thuật ngữ gratitude và thanking được hầu hết các học giả như Eisenstein và

Bodman (1986, 1993); Aijmer (1995); Schauer and Adolph (2006) … sử dụng để

thay thế cho nhau. Một số các học giả khác cho rằng, hai từ này không giống nhau

vì các biểu thức bày tỏ lòng biết ơn bao gồm tất cả các biểu thức có thể sử dụng để

thể hiện lòng biết ơn, còn thanks và thank you là các từ vựng sử dụng cùng với các

biểu thức khác để cảm ơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thanking (cảm

ơn) vì hành vi ngôn ngữ cảm ơn được cho là có chức năng và cách sử dụng phổ biến

hơn so với bày tỏ lòng biết ơn.

Khi chúng ta muốn thực hiện một hành vi sinh lý hay vật lý thì chúng ta cần

phải có những điều kiện để có thể thực hiện được hành vi đó như phải có sức khỏe,

có nhu cầu thực sự. Hành vi ở lời là hành vi xã hội nên càng cần phải có các điều

kiện sử dụng cụ thể, chân thực để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của phát

ngôn. Theo Searle (1969), có bốn điều kiện để nhận diện một hành vi ở lời:

Page 33: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

22

Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition): là điều kiện chỉ

ra bản chất của hành vi, có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề. Có

thể là một hành động của người nói (như hứa hẹn) hay một hành động của người

nghe (lệnh, yêu cầu).

Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition): Bao gồm những hiểu biết của

người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa

người nói và người nghe.

Ví dụ, hành vi hứa đòi hỏi người hứa hẹn có ý muốn thực hiện lời hứa và

người nghe cũng thực sự mong muốn lời hứa được thực hiện.

Điều kiện chân thành (Sincerity condition): Là điều kiện nhằm chỉ ra các trạng

thái tâm lí tương ứng của phát ngôn như hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói.

Điều kiện căn bản (Essential condition): Là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm

mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra. Trách

nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (ra lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với

tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm

về sự đúng đắn của điều nói ra).

Dựa vào bốn điều kiện thực hiện hành vi ở lời của Searle (1969), chúng tôi

tiến hành nhận diện và xác định các điều kiện thực hiện hành vi cảm ơn như sau:

i. Điều kiện chuẩn bị: Là người nghe (Sp2 – Người gia ân) trước đó đã có

hành động gia ân (hành động gia ân đó có thể bằng vật chất như hành động tặng quà

hay sự trợ giúp về tinh thần, như an ủi, động viên, cho mượn sách, cho vay tiền…)

đối với Sp1 (người hàm ân).

ii. Điều kiện nội dung mệnh đề: Một sự hàm ân, một cái nợ của người nói

(Sp1), vì lí do đó mà Sp1 cảm ơn.

iii. Điều kiện chân thành: Sp1 cảm thấy mình mắc nợ và cần phải cảm ơn và

đánh giá cao về hành động của Sp2.

iv. Điều kiện căn bản: Sp1 cảm thấy trách nhiệm của mình đối với sự chân

thực trong hành vi cảm ơn của mình.

Từ những cơ sở lý thuyết trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa hành vi cảm ơn là

hành vi mà ở đó người nói muốn thể hiện sự ghi nhận sự giúp đỡ của người nghe,

Page 34: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

23

hoặc đáp lại một ân huệ (ân huệ đó có thể là bằng vật chất như một vật hoặc một

món quà, hay phi vật chất như lời chúc, thông báo, lời khen…). Hành vi cảm ơn

được sử dụng không chỉ để đáp lại sự gia ân, sự giúp đỡ, sự ủng hộ về vật chất hoặc

tinh thần đã có ở trong quá khứ mà còn có ở trong tương lai.

Xét hai ví dụ sau:

(6). Tại bến xe buýt, Tiên Sa đuổi theo đánh bọn cướp và lấy lại túi cho cô bị cướp.

Tiên Sa: Túi của cô đây ạ.

Cô bị cướp túi: Cảm ơn cô rất nhiều. Cô tên gì vậy? [PhV13]

(7). Thủy Tiên đến gặp và trao đổi với ông giám đốc.

Ông Giám đốc: Tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng mong đợi của

cô Thủy Tiên.

Thủy Tiên: Dạ. Cảm ơn chú. [PhV16]

Ở ví dụ (6), cô bị cướp túi cảm ơn Tiên Sa vì Tiên Sa đã lấy lại được túi từ

tay bọn cướp. Như vậy, sự gia ân mà Tiên Sa thực hiện đã xảy ra rồi. Còn ở ví dụ

(7), lời ông Giám đốc nói là một lời hứa và sự gia ân này không phải đã xảy ở trong

quá khứ, mà sẽ được thực hiện trong tương lai.

1.2.1.3. Biểu thức ngữ vi

Trong hội thoại, khi các đối ngôn giao tiếp với nhau cũng là lúc các phát ngôn

được tạo lập để thực hiện một hành vi nào đó. Các phát ngôn ngữ vi (performative

utterance) là sản phẩm và là phương tiện của các hành vi ở lời khi hành vi này được

thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.

Biểu thức ngữ vi (performative expression) (BTNV) “là những thể thức nói

năng đặc trưng cho hành vi ở lời, là dấu hiệu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các hành vi ở

lời.” [dẫn theo 7, tr.92]. Nhờ các biểu thức ngữ vi chúng ta nhận biết được các hành

vi ở lời. Để phân biệt được các biểu thức ngữ vi cần phải có các phương tiện chỉ

dẫn. Các dấu hiệu chỉ dẫn này được Searle (1979) gọi là những phương tiện chỉ dẫn

hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices – IFIDs). Các phương tiện chỉ

dẫn là các mô hình đặc trưng tương ứng với hành vi ở lời, hay các từ ngữ chuyên

dùng để tạo các mô hình và là các dấu hiệu để người nghe biết được hành vi nào

đang được thực hiện, ví dụ:

Page 35: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

24

(8). Khi Sp1 nói với Sp2: You look so beautiful today. (Hôm nay trông chị đẹp

lắm), trong phát ngôn này người nghe hiểu rằng thông tin mệnh đề ở đây không

phải thực sự “đẹp” hay “không đẹp” mà thường có khuynh hướng hiểu là Sp1 vừa

mới thực hiện một hành vi khen Sp2. Như vậy, phát ngôn trên có kết cấu đặc trưng

cho biểu thức ngữ vi của hành vi khen.

Trong cấu trúc của một biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi (performative verbs)

(ĐTNV) là một thành tố quan trọng, nó có thể được thể hiện trong chức năng ngữ

vi, chức năng ở lời. Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng

với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực

hiện luôn hành vi ở lời. [dẫn theo 7, tr.97]

Không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được dùng trong chức năng ngữ

vi mà nó có thể được dùng với chức năng miêu tả, hay vừa dùng trong chức năng

ngữ vi vừa dùng trong chức năng miêu tả. Austin cho rằng, động từ ngữ vi chỉ được

dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó được dùng

ở ngôi thứ nhất (Sp1), thời hiện tại (hiện tại phát ngôn), thể (voice) chủ động và

thức (mood) thực thi (indicative). [7, tr.98]

Trong một biểu thức ngữ vi, dựa vào tính chất có hay không có động từ ngữ

vi, chúng ta có thể phân loại được hai loại biểu thức ngữ vi tường minh (explicit) và

biểu thức ngữ vi hàm ẩn (implicit). Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu khác là các

IFIDs đặc trưng cho các biểu thức ngữ vi ứng với hành vi ở lời cũng là dấu hiệu

tường minh.

Xét các ví dụ sau:

(9). Em cảm ơn anh rất nhiều về sự giúp đỡ của anh trong thời gian vừa qua.

(10). I am very grateful to you for your help.

(Tôi rất biết ơn bạn về sự giúp đỡ của bạn.)

(11). Nếu không có sự giúp đỡ của anh trong thời gian vừa qua thì em không

biết ra sao. [HT]

Cùng là một biểu thức ngữ vi cảm ơn nhưng ở phát ngôn (9) có động từ ngữ vi

“cảm ơn” nên được gọi là biểu thức ngữ vi tường minh cảm ơn. Mặc dù phát ngôn

(10) không có động từ ngữ vi nhưng dựa vào từ grateful với nghĩa “biết ơn” là dấu

Page 36: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

25

hiệu IFIDs đặc trưng cho biểu thức ngữ vi tường minh ứng với hành vi cảm ơn, còn

ở phát ngôn (11) không có động từ ngữ vi “cảm ơn” hay các từ có nghĩa cảm ơn

trực tiếp nên được gọi là biểu thức ngữ vi hàm ẩn.

1.2.1.4. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức

diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech acts)

và hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech acts).

Hành vi ngôn ngữ trực tiếp: là “hành vi ngôn ngữ được thực hiện ở những

phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng và là hành vi

được thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng”. [146, tr. 54-55]

Ví dụ, một câu trần thuật được dùng để nhận định hay để khuyên một ai đó nên

làm một việc gì đó người nói sử dụng hành vi khuyên, chẳng hạn: “Tôi khuyên anh nên

gọi điện lại cho cô ấy”, hành vi ngôn ngữ này là hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Như vậy,

theo chúng tôi, hành vi ngôn ngữ trực tiếp là sự nói thẳng vào vấn đề, không chứa

hàm ý hay ẩn ý gì.

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: “là hành vi ngôn ngữ có quan hệ gián tiếp giữa

một chức năng và một cấu trúc.” [146, tr.55] hay Searle (1975) cho rằng “một hành

vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác gọi

là hành vi gián tiếp” [133, tr.72]. Vì vậy, khi người nói sử dụng một hành vi ngôn

ngữ gián tiếp thì người nghe phải dựa vào cả những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài

ngôn ngữ chung cho cả hai người để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy.

Ví dụ, một câu trần thuật dùng để nhận định thì đó là hành động trực tiếp,

nhưng câu trần thuật được dùng để cầu khiến thì đó lại là một HVNN gián tiếp.

Searle (1979) nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của HVNN gián tiếp với

đặc tính mệnh đề thông tin của phát ngôn không phải lúc nào cũng chứa động từ

ngữ vi mà thường có mối quan hệ gián tiếp với chức năng giao tiếp trong ngữ cảnh.

(12). Sp1 nói với Sp2.

Sp1: Would you like to go shopping with me?

(Bạn có muốn đi mua sắm với mình không?)

Sp2: I have an appoitment now.

Page 37: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

26

(Giờ tớ lại có hẹn)

(13). Nếu không có bác thì vợ chồng em không biết xoay sở thế nào đây? [HT]

Ở ví dụ (12), Sp1 đã sử dụng mô hình là câu hỏi dạng nghi vấn would you like

to …? nhưng đây không phải là một câu hỏi, Sp1 không chỉ mong đợi một câu trả

lời mà mong một hành động. Ngữ cảnh này được hiểu như là hành vi ngôn ngữ gián

tiếp là rủ rê, gợi ý Sp2 đi mua sắm, và việc Sp2 sử dụng câu trần thuật để đáp lại

cũng gián tiếp từ chối lời rủ rê đó. Hay phát ngôn ở ví dụ (13) người nói đã gián

tiếp cảm ơn sự giúp đỡ của người nghe, sự giúp đỡ đó có thể bằng vật chất (cho vay

tiền), hay là một hành động (trông nhà).

Như vậy, hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp có mối quan hệ

rất chặt chẽ với nhau, hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào hiệu lực ở lời trực tiếp.

Muốn nhận biết được hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì trước hết người nghe phải nhận biết

được hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Nhận ra được hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kết quả của

hoạt động suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà Sp1 phát ngôn.

1.2.1.5. Hành vi cảm ơn trực tiếp và hành vi cảm ơn gián tiếp

Dựa trên định nghĩa của Searle (1969) về sự phân biệt giữa các HVNN trực

tiếp và gián tiếp, hành vi cảm ơn trực tiếp và hành vi cảm ơn gián tiếp được nhận

diện như sau:

Hành vi cảm ơn trực tiếp: Là hành vi cảm ơn có sự phù hợp giữa hiệu lực ở

lời với hình thức câu chữ dùng để biểu thị hành vi đó. Do vậy, để nhận diện được

hành vi này chúng ta cần dựa vào phương tiện từ vựng: Động từ ngữ vi “thank”

(cảm ơn) giữ vai trò hạt nhân có chức năng là vị ngữ trung tâm của câu, “I thank

you”, có chủ ngữ ngôi thứ nhất “I/We” (có thể tỉnh lược) và tân ngữ ngôi thứ hai

“you”. Ngoài ra còn có những động từ, danh từ, tính từ có nghĩa cảm ơn, đó là

những dấu hiệu chỉ báo ở lời để cảm ơn một cách trực tiếp như:

Tiếng Anh Tiếng Việt

Thanks

Grateful

Thankful

Appreciate

Lời cảm ơn, sự cảm ơn…

Biết ơn

Cảm kích

Page 38: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

27

Hành vi cảm ơn gián tiếp: Hành vi cảm ơn gián tiếp được thực hiện thông qua

một hành vi ngôn ngữ khác, vì vậy, phải dựa các mô hình đặc trưng tương ứng với

hành vi ở lời, các từ ngữ chuyên dùng, dựa vào ngữ cảnh và phải suy ý thì mới nhận

diện được hành vi cảm ơn gián tiếp.

(14). Sp1 nói với Sp2 khi được tặng quà sinh nhật.

Sp1: You are so kind-hearted.

(Bạn thật tốt bụng.) [TH1]

Trong ví dụ này, về hình thức đây là một lời khen, nhưng trong ngữ cảnh này rõ

ràng là hành vi cảm ơn được Sp2 thực hiện một cách gián tiếp thông qua hành vi khen

bằng việc sử dụng tính từ “kind-hearted”. Như vậy, hành vi khen Sp2 được Sp1 sử

dụng như là một lời cảm ơn nhằm đáp lại món quà mà Sp2 đã tặng cho mình.

(15). Vân và Huy cùng nhau đi bộ trên núi nói chuyện.

Huy: Khi nào em có chuyện gì thì cứ gọi cho điện cho anh nhé, anh luôn

sẵn sàng.

Vân: Như thế thì phiền anh quá. Anh còn có nhiều việc phải làm mà. [PhV8]

Ở ví dụ (15), khi được Huy nói luôn sẵn sàng giúp cô bất cứ khi nào cô cần,

Vân cho rằng như vậy sẽ làm phiền đến anh. Bằng việc từ chối nhận sự giúp đỡ từ

Huy, Vân ngầm thể hiện lòng biết ơn của mình một cách gián tiếp. Như vậy, để

nhận diện được hành vi cảm ơn gián tiếp phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

1.2.2. Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong lý thuyết hội thoại

Nhiệm vụ của luận án là đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong

tiếng Anh và tiếng Việt. Do vậy, việc nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

phải đặt trong cấu trúc hội thoại, nghĩa là phải có các nhân vật tham gia trong một

cuộc thoại, người nói (Sp1) thực hiện hành vi cảm ơn và người nghe (Sp2) hồi đáp

lại hành vi cảm ơn của Sp1. Tuy nhiên, lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều vấn đề, ở

đây luận án chỉ trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại có liên quan đến việc

triển khai đề tài.

1.2.2.1. Các quy tắc hội thoại

Để một cuộc hội thoại diễn ra bình thường, các đối ngôn trong cuộc thoại phải

tuân theo những quy tắc nhất định. Orecchioni chia quy tắc hội thoại thành ba

Page 39: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

28

nhóm: quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội

thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại. [dẫn theo 7, tr.225]

Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời: trong khi giao tiếp các đối ngôn phải

ý thức được vai trò của mình trong cuộc hội thoại. Người nói (S) – người nghe (H)

và đổi vai H thành S, và S thành H. Khi các đối ngôn giao tiếp, không có quy ước

nào về độ dài của mỗi lượt lời. Tuy nhiên, để tránh chồng chéo các lượt lời hay làm

gián đoạn cuộc hội thoại thì thường các đối ngôn tự ngầm hiểu sự luân phiên lượt

lời đó.

Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại: Đây là nói đến cấu trúc, đến quan hệ

giữa các lượt lời với nhau. Sự liên kết giữa hai lượt lời là sự liên kết giữa hành vi

dẫn nhập hay sự kích thích (stimulus) và hành vi hồi đáp hay sự phản hồi

(responding). Trong đó, có nhiều phát ngôn trong hội thoại cần phải có sự hồi đáp

riêng biệt như hành vi cảm ơn cần phải có một hồi đáp lời cảm ơn. Tuy vậy, người

tham gia trong hội thoại cũng phải sử dụng những chiến lược giao tiếp và phương

tiện biểu đạt để lựa chọn cách thức hồi đáp khác nhau hoặc tuân theo, hoặc từ chối

hay là lờ đi.

Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân: Trong tương tác hội thoại, quan hệ cá

nhân giữa những người tham hội thoại rất quan trọng, đó là mối quan hệ ngang

(quan hệ thân – sơ), quan hệ dọc (quan hệ vị thế xã hội).

Quan hệ ngang: là mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa những

người tham gia trong giao tiếp. Bằng cách sử dụng những từ xưng hô: tôi/ tao/ mình

- anh/ chị/ mày/ bạn, đã thể hiện mối quan hệ thân – sơ, trọng – khinh giữa những

người tham gia giao tiếp.

Quan hệ dọc: là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành các vị thế trên dưới được

thể hiện qua yếu tố quyền lực, cương vị xã hội, giới, độ tuổi…

Trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp với những phát ngôn

đi trước nó hoặc bản thân nó định hướng cho những phát ngôn tiếp theo hay hành vi

ngôn ngữ A sẽ kéo theo sự hồi đáp hành vi ngôn ngữ B, lượt lời thứ nhất có chức

năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Trong trường hợp này, chúng tôi đề cập đến

khái niệm “cặp thoại”. Theo Nguyễn Đức Dân (1998), “Các cặp thoại không phải

Page 40: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

29

được nói ra một cách ngẫu nhiên tùy tiện. Chúng được tổ chức theo một quy cách

chặt chẽ và tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại.” [10, tr.96]

1.2.2.2. Cặp kế cận

Trong giao tiếp, sự hồi đáp có thể bằng các HVNN tương thích với hành vi

dẫn nhập lập thành các cặp thoại như: Hành vi hỏi – trả lời, hành vi chào – chào,

hành vi cầu khiến – nhận lời hoặc từ chối, hành vi cảm ơn – hồi đáp, hành vi xin lỗi

– hồi đáp, hành vi đề nghị - đáp ứng, hoặc cũng có thể được thực hiện bằng các

hành vi bất kỳ, không tương thích với hành vi dẫn nhập. Cùng bàn về vấn đề này,

Đỗ Hữu Châu (2012) cho rằng, “ngay cả những hành vi tự thân không cần sự hồi

đáp như hành vi cảm thán hay khảo nghiệm vẫn cần được hồi đáp.” [7, tr.208]

Xét ví dụ, (16). Buồn thật đấy!

Trong ví dụ trên, mặc dù là Sp1 tự nói với bản thân thế nhưng Sp1 vẫn

mong được Sp2 (người nghe) chia sẻ với mình về cảm xúc đó. Nếu được Sp2 hỏi

han chia sẻ, Sp1 sẽ phần nào nguôi ngoai nỗi buồn hay tâm trạng mà mình đang

có. Và đối với Sp1 cũng vậy, nếu khi nghe Sp1 ca thán như vậy mà không có lời

chia sẻ động viên thì cũng thấy thật không phải hay áy náy.

Như vậy, cặp kế cận là hai phát ngôn, kế cận nhau, do hai người nói khác

nhau (Sp1 và Sp2) nói ra có quan hệ trực tiếp với nhau. Hai phát ngôn của cặp kế

cận do Sp1 và Sp2 nói ra có sự tương thích về mặt chức năng.

Trong hội thoại giữa những người tham gia hội thoại có sự tương tác. Sự

tương tác này là tác động qua lại đối với hành động của nhau giữa những người

tham gia hội thoại thông qua sự tương tác bằng lời (verbal communication) hoặc

không bằng lời (phi ngôn từ, non- verbal communication). Theo tác giả Nguyễn

Quang (2007), “giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp

không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa là không được mã hóa bằng từ

ngữ”. [55, tr.77]

Giao tiếp phi ngôn từ được hiện thực hóa thông qua hai kiểu: Cận ngôn ngữ

(Paralanguage) và Ngoại ngôn ngữ (Extralanguage). Kiểu Ngoại ngôn ngữ gồm ba

Page 41: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

30

loại: Ngôn ngữ thân thể (Body language), Ngôn ngữ vật thể (Object language) và

Ngôn ngữ môi trường (Environmental language). [55, tr.80]

Trong nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ tập trung vào loại Ngôn ngữ thân

thể, đó là ánh mắt, các biểu hiện trên khuôn mặt, hay cử chỉ, điệu bộ của đầu, vai và

tay. Vì đây cũng chính là tiểu chiến lược cảm ơn hay hồi đáp cảm ơn được thể hiện

bằng cử chỉ phi ngôn từ.

1.2.2.3. Cặp thoại cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Hành vi cảm ơn và hồi đáp lời cảm ơn tạo thành một cặp thoại hay cặp kế

cận. Để thực hiện được cặp thoại cảm ơn và hồi đáp cảm ơn hành vi cảm ơn cần

có ba thành tố cơ bản mà theo Orecchioni (1997) gọi đó là: “quà – cảm ơn –

phản ứng sau lời cảm ơn” [47, tr.73]. Quà ở đây có thể hiểu như là lý do mà

người hàm ân sẽ cảm ơn hay chính là ân huệ có thể bằng vật chất hay tinh thần,

hay một hành vi mà người gia ân đã làm hoặc sẽ làm cho người hàm ân và mang

lại lợi ích cho người hàm ân. Trong hội thoại có sử dụng hành vi cảm ơn, hiệu

quả của hành vi cảm ơn sẽ được củng cố nếu người gia ân chấp nhận hoặc ghi

nhận sự hàm ơn của người hàm ân và được thể hiện thông qua hồi đáp lời cảm

ơn là phản ứng sau lời cảm ơn của người gia ân. Nhận diện được hồi đáp lời cảm

ơn vì theo lý thuyết hội thoại nó là hành vi đi sau, hay về mặt ngữ nghĩa có liên

quan đến hành vi của người nói.

(17). Trong một nhà hàng sang trọng, Bill và Sebastian đang bắt tay nhau.

Bill: Hi.

(Chào)

Sebastian: Bill. Thanks for having me back.

(Chào Bill, cảm ơn vì cho tôi trở lại làm việc).

Bill: You're welcome.

(Không có gì.) [PhM4]

Phân tích hai ví dụ sau:

(18). Sp2 nói với Sp2.

Sp1: Thank you for supporting me.

Page 42: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

31

(Cảm ơn anh đã ủng hộ em.)

Sp2: You are welcome.

(Có gì đâu.)

(19). Sp2 cho Sp1 quà.

Sp1: Hoa quả ngon quá chị ạ, lại tươi nữa. Em cảm ơn chị nhiều ạ.

Sp2: Chị biết ngon nên mới dành cho em đấy. Có gì đâu. Của nhà trồng được

mà. [HT]

Cặp thoại cảm ơn và hồi đáp cảm ơn bao gồm hai lượt lời khác nhau. Ở ví dụ

(18), Sp1 phát ngôn trực tiếp hành vi cảm ơn và Sp2 cũng đáp lại lời cảm ơn qua

một bước thoại (move). Tuy nhiên, lượt lời của hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

có thể bao gồm nhiều bước thoại trước hoặc sau hành vi chính cảm ơn hay hồi đáp

cảm ơn, như ví dụ (19), ngoài lượt lời chính, phần trung tâm của hành vi cảm ơn thì

phần rào đón khen hoa quả rất ngon của Sp1 đã làm tăng mức độ hàm ân. Hay khi

Sp2 hồi đáp “có gì đâu” thì còn có cả phần rào đón trước, sau với mục đích làm

giảm nhẹ sự mắc nợ cho Sp1. Như vậy cấu trúc của cặp thoại bao gồm hai lượt lời

nhưng mỗi một lượt lời bao gồm không phải chỉ có một bước thoại mà có thể có

nhiều bước thoại.

Như vậy các câu hồi đáp có thể đứng ở các vị trí khác nhau. Ở ví dụ (18), lời

hồi đáp đứng ngay sau lời cảm ơn. Tuy nhiên lượt lời hồi đáp ở ví dụ (19) có tới ba

bước thoại, đó là:

a. Chị biết ngon nên mới dành cho em đấy.

b. Có gì đâu.

c. Của nhà trồng được mà.

Trong ba bước thoại trên thì chỉ có bước thoại (b) là tương thích với hành vi

dẫn nhập là hành vi cảm ơn. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình chúng tôi tập trung

vào những lời hồi đáp có sự tương thích với hành vi dẫn nhập, hành vi đích.

Tuy nhiên, bước thoại (a) và (c) là lời rào đón trước sau. Sự đáp lại không theo

đích ở lời trao của Sp2 có khả năng hướng cho cuộc hội thoại được tiếp tục phát

triển, mở rộng.

Page 43: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

32

Trong một đoạn thoại cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, có nhiều lượt lời được nói

giữa Sp1 và Sp2. Có thể qua nhiều lượt lời khác thì hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm

ơn mới xuất hiện. Xét ví dụ sau:

(20). Sp1 nói với Sp2

Sp1: Có món quà tặng em này.

Sp2: Chị mua ở đâu thế?

Sp1: Chị mua ở cửa hàng gần cơ quan chị.

Sp2: Hàng mới đấy. Hôm trước em ra mà chưa có mẫu này.

Sp1: Ừ. Có thích không?

Sp2: Có mà. Hợp với em. Cảm ơn chị nhiều nhé.

Sp1: Tiện thì chị mua ấy mà.

Sp2: Sợ bác lại tốn tiền.

Sp1: Mấy khi. Ơn với huệ gì.

Ở ví dụ (20), cuộc thoại của Sp1 và Sp2 được thực hiện qua rất nhiều bước

thoại. Khi Sp1 tặng Sp2 một món quà, tuy vậy, Sp2 không nói lời cảm ơn ngay sau

đó mà hỏi han và bình phẩm thêm. Qua bốn lượt lời giữa Sp2 và Sp1 thì hành vi

cảm ơn mới xuất hiện. Tương tự, khi được Sp2 cảm ơn về món quà, qua hai lượt lời

khác thì lời hồi đáp cảm ơn cũng mới được Sp1 nói. Trong nghiên cứu của mình,

chúng tôi chỉ tập trung vào lượt lời cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.

1.2.2.4. Ngữ cảnh

Trong giao tiếp, mỗi một phát ngôn đều được sản sinh ra trong một bối cảnh

nhất định, muốn lĩnh hội được đầy đủ, chính xác câu đó ta phải đặt nó trong bối

cảnh mà nó được phát ngôn. Vì vậy, ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở

cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập phát ngôn, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu

đáo phát ngôn đó. Ngữ cảnh đặc biệt quan trọng khi nhận diện và phân tích hành vi

ngôn ngữ gián tiếp nói chung và chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn gián tiếp nói

riêng. Ngữ cảnh được tạo ra bởi các nhân tố sau:

Đối tượng giao tiếp: bao gồm người nói và người nghe, những người này có

các vị thế khác nhau: trên quyền, ngang quyền hay dưới quyền. Các vị thế này hình

Page 44: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

33

thành quan hệ giao tiếp có thể thân mật, gẫn gũi hay khách sáo quan cách, nhiệt tình

hay hờ hững…

Hoàn cảnh giao tiếp: bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng (toàn bộ những nhân

tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế văn hóa, phong tục…tạo nên bối cảnh văn hóa của

một đơn vị ngôn ngữ) và hoàn cảnh giao tiếp hẹp (nơi chốn, thời gian phát sinh câu

nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh).

Ngữ huống: Là những thay đổi theo diễn biến của cuộc giao tiếp, có thể là thay

đổi đối tượng giao tiếp, kéo theo trạng thái tâm lí, trạng thái hiểu biết, ý đồ, chủ đề

giao tiếp thay đổi.

Để người nói tạo lập được những phát ngôn phù hợp và người nghe lĩnh hội

đầy đủ, thấu đáo ý nghĩa phát ngôn thì mỗi một nhân tố (ngữ cảnh) trên đóng một

vai trò nhất định trong quá trình giao tiếp. Nó chính là môi trường sản sinh ra các

phát ngôn giao tiếp, nó chi phối cả nội dung và hình thức của phát ngôn.

Việc dùng từ trong một phát ngôn phải phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp

với các từ ngữ khác được dùng trong phát ngôn đó, phải phù hợp với quan hệ

giữa người nói và người nghe (về vị thế, về quan hệ thân sơ, trạng thái tâm lí…),

phải phù hợp với cách thức giao tiếp và tình huống giao tiếp cụ thể.

Như cùng một nội dung là cảm ơn người gia ân vì đã mời người nói ăn tối,

nhưng nếu đối tượng giao tiếp với người nói là bạn bè, có vị thế bình đẳng, ngang

hàng, quan hệ thân mật thì người nói có thể nói: “Mình/Tao/Tớ cảm ơn nhé.” thậm

chí có thể nói trống không: “cảm ơn.”, nhưng nếu người giao tiếp với người nói là

người bề trên (trên về tuổi tác hoặc địa vị ...) thì người nói lại phải thể hiện sự lễ

phép, tôn trọng của mình: "Em (Cháu) cảm ơn anh/chị (bác/cô).” hay có thể sử

dụng thêm những lời nói chêm xen, rào đón làm cho cuộc giao tiếp tự nhiên hơn.

Muốn lĩnh hội chính xác, thấu đáo một phát ngôn nào đó người nghe cần căn

cứ vào ngữ cảnh. Phải đặt phát ngôn đó vào ngữ cảnh mà nó được sử dụng, gắn với

từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích, lí giải thấu đáo, hiểu cặn kẽ

từng chi tiết về nội dung và hình thức. Chẳng hạn cùng một câu nói: “Lần sau

không phải mua nữa nhé.” có thể mang nhiều hàm ý khác nhau, đó có thể là lời

nhắc nhở, dặn dò của người nói với người nghe đừng có mua, tốn kém hay có thể là

Page 45: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

34

người nói đang bực tức nên tuyên bố với người nghe như vậy. Tuy nhiên, phát ngôn

này cũng có thể hiểu là một lời cảm ơn gián tiếp.

Do vậy, chính ngữ cảnh đã giúp ta hiểu được hàm ý của câu nói, tức cái ý

nghĩa đích thực mà người nói muốn truyền tải. Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

cũng phải được đặt vào ngữ cảnh để nhận diện.

1.2.2.5. Chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), “Stratergy is a plan that is intended

to achieve a particular purpose” chiến lược là một kế hoạch được thực hiện nhằm

đạt được một mục đích cụ thể. [122, tr.1596]

Theo Schneider (2005), “Mỗi hành vi có thể được thực hiện theo những cách

khác nhau trong bất kỳ ngôn ngữ nào được gọi là chiến lược. Vì vậy, chiến lược

thực hiện là các mô hình cấu trúc và các phương tiện từ vựng và ngữ nghĩa có sẵn

mà người nói lựa chọn để thực hiện một hành vi cụ thể.” [131, tr.101]

Một chiến lược được miêu tả như là một cách thức mà một hành vi ngôn ngữ cụ

thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Đối với hành vi cảm

ơn, ngoài hành vi cảm ơn trực tiếp, người hàm ân có thể sử dụng nhiều hành vi ngôn

ngữ khác nhau như: khen ngợi, hứa hẹn trả nợ, hoặc thể hiện sự không cần thiết phải

biết ơn ... để cảm ơn người gia ân, đây là cảm hành vi cảm ơn gián tiếp. Người hàm

ân cũng mong đợi người gia ân đáp lại lòng biết ơn của mình và hành vi cảm ơn sẽ

rất hiệu quả nếu người nhận lời cảm ơn chấp nhận hoặc thừa nhận lòng biết ơn. Như

vậy, để cảm ơn hay đáp lại lời cảm ơn thì người hàm ân hay người gia ân phải xác

định và lựa chọn các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, thông qua việc sử dụng

phương tiện ngôn ngữ là các biểu thức ngữ vi hay các mô hình để thực hiện các chiến

lược đó nhằm đạt được mục đích cảm ơn hay hồi đáp cảm ơn.

Trên thế giới, một số tác giả nghiên cứu về hành vi cảm ơn và đưa ra hệ thống

các chiến lược cảm ơn như: Eisentein &Bodman (1986, 1993), Aijmer (1996),

Cheng (2005), Schauer & Adolph (2006), Chang (2008) … và một số công trình

nghiên cứu về hồi đáp cảm ơn như của Coulmas (1981), Jung (1994), Aijmer

(1996), Schneider (2005), Dumitrescu (2006) … Trong nghiên cứu của mình, chúng

Page 46: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

35

tôi dựa vào khung phân tích các chiến lược cảm ơn của Cheng (2005) và các chiến

lược hồi đáp cảm ơn của Jung (1994).

1.2.3. Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ

Theo tác giả Lê Quang Thiêm (2005), trong ngôn ngữ học hiện đại, “so sánh

đối chiếu là phương pháp lấy đối tượng là hai hay nhiều ngôn ngữ để làm sáng tỏ

những nét tương đồng và dị biệt theo nguyên tắc đồng đại [63, tr.137]. Để thực hiện

việc đối chiếu, cần có tiêu chí và quy trình đối chiếu sau:

(i). Tiêu chí đối chiếu

Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng (2008), trong đối chiếu ngôn ngữ, chỉ những đối

tượng tương đương với nhau mới có thể so sánh với nhau. Qua so sánh, đối chiếu, ta

xác định được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đơn vị hay cấu trúc

ngôn ngữ tương đương. Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng

Việt cũng có cách nói tương đương, hay trong tiếng Anh có cách nói cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn mà trong tiếng Việt không có, và ngược lại. Ví dụ, khi đáp lại ân huệ

của người lớn tuổi, người trên quyền hoặc trong những tình huống giao tiếp thân

mật, thay vì dùng lời “cảm ơn”, người Việt thường dùng những cách nói khác như:

“Cháu xin bác”; “Chị chu đáo quá ạ”…

(ii). Các kiểu đối chiếu

Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm (những

điểm giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ tương đương của hai ngôn

ngữ. Luận án của chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu này ở chương 2 nhằm

tìm ra những tương đồng và dị biệt của các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

thông qua các mô hình và các từ ngữ được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Đối chiếu định lượng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những khác biệt về số

lượng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó. Chúng tôi cũng sử

dụng phương pháp đối chiếu này trong chương 3 xét theo tiêu chí đối chiếu là nhân tố

giới tính và tuổi nhằm khảo sát xem sự khác biệt về tần suất sử dụng các chiến lược

cảm ơn (CLCO) và chiến lược hồi đáp cảm ơn (CLHĐCO) giữa các giới và các nhóm

tuổi được sử dụng trong hai ngôn ngữ.

Page 47: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

36

(iii). Quy trình đối chiếu

Dựa vào quy trình đối chiếu theo 3 bước của Bùi Mạnh Hùng (2008), quy

trình đối chiếu của luận án được thực hiện như sau:

Bước 1: Luận án sử dụng nguyên tắc miêu tả các chiến lược cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Bước 2: Xác định các yếu tố tương đương để đối chiếu là các chiến lược cảm

ơn và chiến lược hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Bước 3: Thực hiện đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn nhằm

tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ. Đây là bước quan

trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đối chiếu.

Dựa vào mục đích và nhiệm vụ cụ thể, người nghiên cứu có thể lựa chọn cách

đối chiếu phù hợp đó là: Đối chiếu hai hay nhiều chiều và đối chiếu một chiều. Đối

chiếu một chiều là cách tiếp cận theo luật tương quan (Tertium comparationis),

không có ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Đối chiếu hai hay nhiều chiều là xem

xét các hiện tượng được đối chiếu của hai hay nhiều ngôn ngữ.

Luận án của chúng tôi đi theo hướng đối chiếu hai chiều, nhằm tìm ra những

điểm tương đồng và dị biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong hai

ngôn ngữ Anh – Việt.

1.2.4. Phân tầng xã hội và phân tầng ngôn ngữ học xã hội

Phân tầng là một hiện tượng xã hội loài người, được thể hiện rất đa dạng ở các

quốc gia khác nhau và những nền văn hóa khác. Tầng xã hội là tổng thể của mọi cá

nhân trong cùng một hoàn cảnh xã hội. Họ giống nhau hoặc bằng nhau về tài sản

hay thu nhập, trình độ học vấn hay văn hóa, về địa vị hay uy tín xã hội, khả năng

thăng tiến trong thang bậc xã hội.

Phân tầng xã hội là sự phân chia nhỏ xã hội, là sự phân chia xã hội thành các

tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, nghề nghiệp, học vấn, phong cách sinh hoạt,

thị hiếu nghệ thuật,…

Ngôn ngữ học xã hội sử dụng khái niệm phân tầng xã hội vào nghiên cứu việc

sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò là tấm gương phản chiếu xã hội, là thước đo

bản sắc, là chỉ tố về sự ứng xử văn hóa của cộng đồng giao tiếp và của mỗi cá nhân.

Page 48: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

37

Vì thế, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của phân tầng xã hội.

Nói cách khác, trong xã hội nếu có sự phân chia con người thành các tầng lớp

khác nhau thì trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm người thuộc các tầng

xã hội riêng biệt đó cũng có những nét đặc trưng khác nhau [32, tr.71]. Như vậy có

thể thấy, giao tiếp của con người chịu tác động của các nhân tố xã hội, các nhân tố

đó là các nhân tố mà mỗi cá nhân đã có từ khi sinh ra như tuổi, giới, tôn giáo, vùng

miền… và các nhân tố tự có do sự phấn đấu hay năng lực của bản thân để có được

như học vấn, nghề nghiệp, địa vị, quyền lực… Các nhân tố này cho dù xét riêng rẽ

hay tổng hợp các nhân tố lại thì cũng đều được đặt trên trục tọa độ để xem xét, đó

là, sự biến đổi không gian và thời gian.

Có rất nhiều nhân tố tác động đến giao tiếp. Theo Nguyễn Văn Khang (2014),

các nhân tố đó được phân thành 3 nhóm các nhân tố từ mạnh đến yếu:

Nhóm 1: là nhóm mà các nhân tố tác động nhất đến giao tiếp người Việt gồm:

tuổi, địa vị và giới.

Nhóm 2: là nhóm mà các nhân tố tác động vừa phải đến giao tiếp người Việt gồm:

nghề nghiệp, vùng miền, học vấn.

Nhóm 3: là nhóm mà các nhân tố tác động ít đến giao tiếp người Việt gồm nhân tố

thu nhập và tôn giáo. [32, tr. 77]

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về hai trong

những nhân tố ảnh hưởng nhất đến giao tiếp là giới tính và tuổi, đối chiếu sự ảnh

hưởng của hai nhân tố giữa người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt.

1.2.4.1. Giới và giới tính

Có nhiều quan niệm về thuật ngữ giới tính và giới. Theo Hoàng Phê (2018),

trong tiếng Việt, giới trong tiếng Việt được hiểu là “những lớp người trong xã hội

được phân theo một đặc điểm rất chung nào đó như về nghề nghiệp, địa vị xã hội.” ,

giới tính là “những đặc điểm chung phân biệt nam và nữ, giống đực và giống cái,

nói tổng quát.” [48, tr.510-511]. Ngoài ra giới tính còn có cách gọi: nam giới/ giới

nam, nữ giới/giới nữ. Trong tiếng Anh, từ sex tương đương với giới tính và gender

là giới. Như vậy, giới được hiểu là thuật ngữ được hiểu theo xã hội còn giới tính là

thuật ngữ được hiểu xét về mặt sinh học.

Page 49: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

38

Trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, hai thuật ngữ này được sử dụng thay

thế cho nhau như R. Lakoff (1979) sử dụng sex and gender, Todd B. Kashdan và

các cộng sự (2009), Atefeh Yoosefvand (2014), Kolsoum Yusefi (2015) sử dụng

gender. Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học như Vũ Thị Thanh Hương (1999),

Vũ Tiến Dũng (2003), Lê Hồng Linh (2010), Nguyễn Văn Khang (2012), Nguyễn

Thị Trà My (2017) sử dụng giới tính, Lương Văn Hy, Phạm Thị Hà (2013) sử dụng

giới. Với nội hàm ý nghĩa phổ quát như trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi thống

nhất sử dụng thuật ngữ giới tính.

Căn cứ và giới tính của người gia ân (NGA) và người hàm ân (NHA), chúng

tôi phân biệt các trường hợp:

- Giới tính của NGA: Nam, nữ

- Giới tính của NHA: Nam, nữ

1.2.4.2. Tuổi

Nếu như khi nghiên cứu về sự phân tầng trong sử dụng ngôn ngữ, ngôn ngữ

học xã hội đã rất thành công đối với nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và

giới, trong đó có sự tác động của nhân tố giới trong giao tiếp thì về mối quan hệ

giữa ngôn ngữ và tuổi, cụ thể là sự tác động của nhân tố tuổi tới việc sử dụng các

chiến lược cảm ơn trong tiếng Việt hầu như chưa được chú ý, chính vì vậy chúng

tôi muốn làm rõ vấn đề này.

Trong quan hệ xã hội, quan hệ già trẻ luôn được đặt trong các bối cảnh cụ thể

dưới tác động của nhân tố xã hội chi phối. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang (2014),

có hai loại tuổi đó là: Tuổi nhìn nhận dựa vào sự phát triển của cơ thể người (còn

gọi là tuổi đời) và tuổi nhìn nhận theo sự từng trải về nghề nghiệp, cuộc sống (gọi là

tuổi nghề.)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tuổi theo nghĩa thứ nhất,

tức là tuổi đời, theo sự phát triển của cơ thể người.

Căn cứ vào độ tuổi của các nghiệm viên, chúng tôi phân biệt các trường hợp:

Cảm ơn – hồi đáp cảm ơn với người lớn tuổi hơn, bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn.

1.2.5. Một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến hành vi cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn

Giao tiếp ngôn ngữ tự thân nó không chỉ thuộc về phạm trù ngôn ngữ, mà còn

bao hàm phương diện rộng hơn, đó là văn hóa. Văn hóa được coi là thứ chi phối tập

Page 50: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

39

quán giao tiếp. Rất nhiều nghiên cứu về sự khác nhau trong văn hóa cho rằng, con

người có văn hóa khác biệt sẽ có những phong cách nói khác nhau. Rema và Sima

(2011) cho rằng, “sự khác biệt về phong cách nói là dấu hiệu khác nhau trong giá trị

văn hóa” [125, tr.117], vì thế con người có thể giao tiếp thành công nếu như họ hiểu

được nền văn hóa xã hội của nhau. Cùng một nội dung hay một vấn đề, nhưng khi

giao tiếp, mỗi dân tộc lại có những cách diễn đạt khác nhau. Một số dân tộc nghiêng

về sử dụng lối nói trực tiếp, trong khi số khác ưa chuộng cách nói gián tiếp hơn.

Levine và Adelman (1993) cho rằng:“Người Mĩ có thể đánh giá những ai đến từ nền

văn hóa coi trọng lối nói gián tiếp (ví dụ, chần chừ, “vòng vo Tam Quốc”, “không đi

thẳng vào vấn đề”) là thiếu quyết đoán. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ trong giới doanh

nhân không biết rằng phần lớn các nền văn hóa trên thế giới đều đề cao tính gián tiếp

và xem hành vi “đi thẳng vào vấn đề” là một sự khiếm nhã.” [118, tr.70]

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu về tần suất sử dụng cách nói trực tiếp và gián

tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt đã cho kết quả rằng, trong tiếng Anh sử dụng

cách nói trực tiếp nhiều hơn trong tiếng Việt. Những cách diễn đạt như: don't beat

around the bush (đừng vòng vo Tam Quốc), let's get down to the business (nói

thẳng vào vấn đề), let‟s get straight to the point (đi thẳng vào vấn đề), out with it,

speak up (nói thẳng ra) ... là luận chứng cho quan điểm này.

Về vấn đề nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa, tác giả Đỗ

Hữu Châu cho rằng: “Bên cạnh những hành vi ngôn ngữ cần yếu cho giao tiếp ở tất

cả các cộng đồng ngôn ngữ trên thế giới, vẫn tồn tại những hành vi ngôn ngữ chỉ có

trong nền văn hóa này mà không tồn tại trong nền văn hóa khác (ví như hành vi “lì

xì”, “mừng tuổi” ngày Tết, hành vi “phỉ thui” trước lời nói gở của người Việt Nam).

Quan trọng hơn nữa là động lực và cách thức thực hiện những hành vi ngôn ngữ

phổ quát vẫn bị chi phối bởi các nhân tố văn hóa”. [6, tr.16]

Đối với hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn cũng vậy, trong nhiều nền văn hóa,

“Thank you” (cảm ơn) thường không được dùng để bày tỏ sự biết ơn đối với các

thành viên trong gia đình về lòng tốt của họ, ví dụ như người Argentina, Puerto

Rico hay người Trung Quốc cho rằng các thành viên trong gia đình giúp đỡ nhau là

để tạo sự gần gũi và gắn kết các thành viên trong gia đình, điều được coi là vai trò

xã hội của họ. Vì vậy, việc bày tỏ lòng biết ơn trong những ngữ cảnh mà họ cho là

Page 51: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

40

không phù hợp có thể bị coi là giữ khoảng cách, xúc phạm hoặc thô lỗ. Trong khi,

lời cảm ơn trực tiếp vẫn luôn được sử dụng trong mọi ngữ cảnh, mọi quan hệ của

đời sống xã hội của người bản ngữ nói tiếng Anh.

Tóm lại, giữa ngôn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ mật thiết, ngôn ngữ là

công cụ của văn hoá bởi vì không có ngôn ngữ thì không một hoạt động nào có thể

diễn ra được. Văn hóa chi phối mạnh mẽ mọi hành vi của con người trong xã hội

trong đó có các hành vi ngôn ngữ mà cụ thể là hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.

Con người có văn hóa khác biệt sẽ có những phong cách nói khác nhau. Sự khác

biệt về phong cách nói là dấu hiệu của sự khác nhau trong giá trị văn hóa, vì thế

con người có thể giao tiếp thành công nếu như họ hiểu được ý nghĩa của kiến thức

văn hóa xã hội.

1.3. Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, chúng tôi đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hành vi ngôn ngữ

trong đó có hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, lý thuyết hội thoại và lý thuyết ngôn ngữ

học đối chiếu, sự phân tầng trong ngôn ngữ học xã hội và một số vấn đề ngôn ngữ và

văn hóa liên quan đến hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.

Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, luận án dựa vào khung lý thuyết của hai tác

giả Austin (1962) và Searle (1969), đây cũng là những lý thuyết có ứng dụng rất lớn

trong lĩnh vực ngữ dụng học. Các khái niệm về HVNN, phân loại HVNN, HVNN

trực tiếp, gián tiếp, động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi … làm cơ sở cho việc đưa ra

khái niệm, nhận diện, phân loại HVCO và HĐCO trong nghiên cứu.

HVCO và HĐCO là một cặp thoại không thể tách rời, vì vậy, cặp trao đáp này

phải được đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Việc tạo bối cảnh tự nhiên giúp cho việc nhận

diện HVCO và HĐCO được hiệu quả hơn.

Luận án đứng trên quan điểm của dụng học xã hội coi giới tính và tuổi là hai

nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.

Việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ nói chung cũng như hành vi cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn nói riêng không thể đặt ngoài mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

của hai cộng đồng ngôn ngữ Anh và Việt, trong đó hai quốc gia với hai nền văn hóa

Page 52: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

41

với những chuẩn mực xã hội khác nhau cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mục đích,

hiệu quả sử dụng của hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.

Các vấn đề nêu trên là cơ sở lí thuyết để luận án triển khai các nội dung nghiên

cứu ở các chương tiếp theo.

Page 53: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

42

Chƣơng 2

ĐỐI CHIẾU CÁC CHIẾN LƢỢC CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Trong chương này, chúng tôi phân tích và trình bày các kết quả miêu tả các

chiến lược và các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành vi cảm ơn

và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ 15 bộ phim Mĩ (PhM), chúng

tôi nhận diện được 240 cặp cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và từ 20 bộ

phim Việt Nam (PhV) có 169 cặp cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Việt được

nhận diện. (Chi tiết xin xem ở Phụ lục 1)

Dựa vào Lí thuyết hành vi ngôn ngữ đã được trình bày ở Chương 1, chúng

tôi chia các lời cảm ơn thành hai loại: hành vi cảm ơn trực tiếp và hành vi cảm ơn

gián tiếp. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày kết quả phân tích các chiến lược cảm ơn,

hồi đáp cảm ơn và các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện các chiến

lược đó. Trong mỗi chiến lược (CL) lại được phân ra thành các tiểu chiến lược

(TCL). Chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại các chiến lược cảm ơn của Cheng

(2005) và hệ thống phân loại các chiến lược hồi đáp cảm ơn của Jung (1994). Tuy

nhiên, trong quá trình phân tích tư liệu, chúng tôi có thay đổi và bổ sung thêm

những tiểu chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn cho phù hợp với tư liệu nghiên

cứu của luận án.

2.1. Đối chiếu các chiến lƣợc cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.1.1. Chiến lược cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.1.1.1. Chiến lược cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh

a. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi “thank”

Trong tiếng Anh, biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi “”thank” được dùng để

cảm ơn. Tuy nhiên, biểu thức cảm ơn này còn có các thành phần mở rộng là các từ

ngữ đi kèm để nêu lí do, biểu thị sự lịch sự, nhấn mạnh mức độ cảm ơn ...

i. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có đủ ba thành phần chính là người hàm ân,

ĐTNV “thank” và người gia ân

(21). Vito nói với chú, người mà chăm sóc và coi cậu như con ruột.

Page 54: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

43

Vito: You've always been good to me, ever since I came here. You looked after

me like a father. I thank you. And I won't forget it.

(Từ lúc cháu đến đây, chú lúc nào cũng tốt với cháu. Chú lo cho cháu như một

người cha. Cháu cảm ơn chú. Cháu không quên điều đó đâu.) [PhM2]

Qua ví dụ trên, biểu thức ngữ vi có ba thành phần chính được mô hình hóa

như sau:

Sp1 + thank + Sp2.

Biểu thức cảm ơn trên gồm các thành phần chính trong câu là chủ ngữ (Sp1),

động từ ngữ vi “thank” và tân ngữ (Sp2). Tuy nhiên, trong tiếng Anh, ở HVCO trực

tiếp, thành phần chủ ngữ thường được lược bỏ khi dùng biểu thức cảm ơn có động

từ ngữ vi “thank”.

(22). Joe tặng hoa cho Kathleen.

Joe: I brought you flowers.

(Tôi mua hoa cho cô này.)

Kathleen: Thank you.

(Cảm ơn.) [PhM15]

ii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ba thành phần chính và lý do

(23). Chris Gardner đi tiếp thị ở bệnh viện, anh nói chuyện với bác sĩ.

Chris Gardner: Thank you for the opportunity to discuss it with you.

(Cảm ơn ông rất nhiều vì đã dành thời gian trao đổi với tôi.) [PhM11]

Trong ngữ cảnh này, Christ cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện với

anh về sản phẩm thuốc mà công ty anh bán. Các phát ngôn cảm ơn có chứa nhiều

thành phần mở rộng, thường có thành phần mở rộng là nêu lí do cảm ơn. NHA đề

cập đến nội dung cảm ơn một cách rõ ràng để NGA thấy rằng, NHA đã ghi nhận và

đánh giá hành vi mà NGA đã làm cho mình.

Như vậy, qua ví dụ trên, có thể mô hình hóa biểu thức cảm ơn như sau:

Thank + Sp2 + for …

iii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV “thank” và tên Sp2.

(24). Cuộc nói chuyện giữa chàng trai và cô gái.

Fin: Look, I won you a prize.

Page 55: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

44

(Nhìn này, anh có phần thưởng dành cho em.)

Allie: Oh, Fin, thank you!

(Ôi, Fin, Cảm ơn anh!) [PhM9]

Nhân dịp hẹn gặp Fin đã tặng cho Allie một món quà. Allie rất ngạc nhiên

và vui mừng vì hành động và tình cảm của Fin dành cho mình. Cô ngay lập tức

nói lời cảm ơn Fin. Bằng việc gọi tên Fin trước khi nói lời cảm ơn, Allie thể hiện

sự thân mật, thân thiết trong mối quan hệ của mình với Fin.

Tên Sp2 có thể đứng đầu hoặc cuối phát ngôn, việc NHA gọi tên NGA khi

nói lời cảm ơn đã làm tăng sự thân mật trong mối quan hệ giữa NGA và NHA.

Từ ví dụ trên, biểu thức cảm ơn được mô hình hóa như sau:

Sp2’s name, + thank + Sp2.

Trong tiếng Anh, ngoài động từ ngữ vi “thank” được sử dụng ở dạng cảm

ơn trực tiếp còn có động từ “appreciate” cũng có nghĩa thể hiện sự cảm kích, biết

ơn ai đó, thường được sử dụng trong văn phong trang trọng.

(25). Johnny và Mike (Michael) gặp và nói chuyện với nhau về công việc và

ông Roth.

Michael: Can I do anything or send anything?

(Tôi có thể làm gì để giúp các anh đây?)

Johnny: We appreciate your concern, Michael, and your respect….

(Chúng tôi rất cảm ơn về sự quan tâm của anh, Michael. Cả sự tôn trọng của

anh nữa.) [PhM2]

iv. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV “thank” và các từ ngữ biểu thị mức độ

lịch sự

Trong tiếng Anh, biểu thức cảm ơn trực tiếp có động từ ngữ vi “thank”, kết

hợp với các với các từ ngữ như: would like to, want to thank … để làm tăng thêm

mức độ lịch sự.

(26). Tại cuộc họp.

Ngài Chủ tịch: I would like to thank United Telephone and Telegraph for

their Christmas gift. A solid gold telephone.

Page 56: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

45

(Tôi muốn cảm ơn Công ty Liên hiệp Điện thoại Điện báo về món quà Giáng

Sinh của họ. Một chiếc điện thoại bằng vàng khối.) [PhM2]

(27). Đoàn khách đặc biệt, các nhà công nghiệp Mỹ sang Cuba để hợp tác

được chào đón long trọng.

Ngài Chủ tịch: Welcome to Havana. I want to thank this distinguished group

of American industrialists for continuing to work with Cuba or the greatest

period of prosperity in her entire history.

(Chào mừng quý vị đến thành phố Havana. Tôi xin cảm ơn đoàn khách đặc

biệt, các nhà công nghiệp Mỹ đã tiếp tục hợp tác với Cuba tiến đến giai đoạn

thịnh vượng nhất trong suốt quá trình lịch sử.) [PhM2]

(28). Trước khi đưa con trai đi xem trận bóng bầu dục, Chris Gardner đến gặp

ngài Ribbon.

Chris Gardner: And I wanted to take this opportunity to say “thank you for

your time.”

(Và tôi muốn nhân cơ hội này để nói “lời cảm ơn vì ngài đã dành thời gian cho

tôi.”) [PhM11]

Trong các ví dụ trên, yếu tố lịch sự được thêm vào khi NHA sử dụng cụm từ

would like to và want to với nghĩa là “muốn” kết hợp với động từ ngữ vi “thank”.

Yếu tố lịch sự này phụ thuộc vào sự khác biệt giữa mối quan hệ về quyền lực nếu có

hoặc không, tùy vào bối cảnh trang trọng, không trang trọng như trong các cuộc

họp, hội nghị hay giao tiếp hằng ngày.

v. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV “thank” và các từ ngữ chỉ mức độ cảm ơn

Thông qua dạng phủ định của động từ tình thái, động từ thường, từ phủ định

để nhấn mạnh mức độ biết ơn của NHA.

(29). Bà mẹ nói với người đã cứu con gái.

Bà Dashwood: Sir, I cannot begin to thank you.

(Thưa ngài, tôi không biết cảm ơn thế nào.) [PhM6]

Trong ngữ cảnh này, sau khi Willoughby cứu và đưa con gái của bà

Dashwood về nhà. Cảm kích về sự giúp đỡ của ông, bà sử dụng phát ngôn I cannot

Page 57: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

46

begin to thank you để cảm ơn lòng tốt của ông Willoughby. Bà cho rằng nếu ko có

ông Willoughby thì có lẽ con gái bà đã gặp nguy hiểm.

(30). Người em nói với chị.

Paddy Cleary: Mary, we have no words to thank you for your kindness in

bringing us here.

(Chị Mary, bọn em không biết nói lời nào để cảm ơn chị vì đã đưa bọn em đến

đây.) [PhM12]

Việc chị gái của Paddy đã đưa cả gia đình anh đến sống cùng đã giúp gia đình

anh vượt qua khó khăn, Paddy đã bày tỏ lòng biết ơn bằng việc sử dụng cụm từ no

words to thank nhằm thể hiện sự biết ơn chân thành của anh và gia đình mình đến mức

không có lời nào có thể nói để cảm ơn hết được sự giúp đỡ, quan tâm của chị gái.

(31). Thank you from the bottom of my heart for everything!

(Từ tận đáy lòng, cảm ơn anh về mọi thứ.) [HT]

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), từ bottom có nghĩa là “phần thấp nhất,

đáy”, từ heart ngoài nghĩa chỉ bộ phận cơ thể (tim) thì còn có nghĩa nói về tình cảm

là “tấm lòng” [122, tr. 176, 750]. Như vậy, bằng việc sử dụng hình ảnh trái tim,

NHA muốn thể hiện lòng biết ơn một cách chân thành, thành thật từ trong tâm

mình.

Các từ chỉ mức độ như: very much, so much, in advance… đứng trước hoặc

sau ĐTNV nhóm 1 cũng thường được sử dụng để nhấn mạnh mức độ hàm ơn của

người nói.

(32). Elinor nói chuyện với Edward.

Elinor: Thank you so much for your help to Margaret. She's changed a lot

since you came.

(Cảm ơn anh rất nhiều vì đã giúp Margaret. Nó đã thay đổi rất nhiều từ khi anh

đến.) [PhM6]

Trong ngữ cảnh này, Elinor đã sử dụng từ biểu thị mức độ so much để nhấn

mạnh sự biết ơn của mình đối với Edward vì đã giúp em gái mình.

(33). Khi được Sp2 nói sẽ giúp, Sp1 đáp lại:

Thank you in advance.

(Cảm ơn anh trước.) [HT]

Page 58: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

47

Trong ví dụ này, mặc dù Sp2 chưa giúp Sp1, mà có thể đó chỉ là lời đề nghị,

lời hứa Sp2 sẽ làm điều gì đó cho Sp1 nhưng việc Sp1 sử dụng từ in advance sau

cụm từ thank you với hàm ý cảm ơn trước, với sự thành khẩn mong muốn sớm được

nhận ân huệ đó từ Sp2.

b. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ với nghĩa cảm ơn

Trong tiếng Anh, biểu thức ngữ vi có danh từ với nghĩa cảm ơn được dùng là

“thanks” và “gratitude”

b1. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ “thanks”

i. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi chỉ có danh từ “thanks”

Trong tiếng Anh, danh từ “thanks” có nghĩa cảm ơn, và danh từ này luôn ở

hình thức số nhiều.

(34). Amanda ngồi trước máy điện thoại để nói chuyện với Dawson trong tù.

Hai người nhìn nhau nói chuyện.

Amanda: I brought you some books and things.

(Em mang cho anh ít sách và đồ dùng.)

Dawson: Thanks.

(Cảm ơn.) [PhM8]

ii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ “thanks” và tên Sp2

(35). Dawson đang ngồi nhìn Amanda, April mang đồ ăn tới.

Bobby: Food's here.

(Đồ ăn đây.)

Dawson: Thanks, April.

(Cám ơn, April) [PhM8]

iii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ “thanks” và lí do

(36). Sau khi nói chuyện với luật sư và Mike, Thượng Nghị sĩ Pat Geary chào

tạm biệt ra về.

- Thượng Nghị sĩ Pat Geary: It's been delightful. Thanks for inviting us.

(Buổi tiệc thật thú vị. Xin cảm ơn vì đã mời chúng tôi.) [PhM2]

Từ ví dụ (36) biểu thức cảm ơn dùng danh từ thanks được mô hình hóa như

sau:

Page 59: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

48

Thanks for ….

Trong tiếng Anh, khi diễn đạt lòng biết ơn, bên cạnh sử dụng ĐTNV thank thì

danh từ thanks cũng được sử dụng trong rất nhiều ngữ cảnh. Đặc biệt là danh từ này

luôn luôn ở hình thức số nhiều thanks. Biểu thức cảm ơn với danh từ thanks được

sử dụng trong những tình huống ít trang trọng hơn so với ĐTNV thank, hay dùng

trong những tình huống thân mật. Danh từ thanks có thể đứng một mình, có tên Sp2

hoặc từ chỉ lý do.

iv. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ “thanks” và các từ ngữ chỉ mức độ

cảm ơn

Các từ ngữ nhấn mạnh mức độ hàm ân thường được sử dụng với BTNV có

danh từ “thanks” là: a million, a bunch, tons, a lot, …

(37). Thanks a million for your kindness.

(Triệu lời cảm ơn cho lòng tốt của bạn.) [HT]

(38). You told Tony what I told you in confidence? Thanks a bunch!

(Cậu nói với Tony bí mật tớ đã kể với cậu ư? Cảm ơn nhiều nhé!) [HT]

Các ví dụ trên, biểu thức ngữ vi có danh từ “thanks” được mô hình hóa như

sau:

Thanks +

a bunch.

tons

a million

a lot

+ (for…)

Đây là cách nói cảm ơn thể hiện sự thân mật, suồng sã. Trong một số ngữ cảnh

nó “thanks a bunch” được sử dụng khi muốn cảm ơn ai với hàm ý mỉa mai vì người

được cảm ơn đã làm điều mà người cảm ơn cảm thấy không vui.

Tuy nhiên, biểu thức cảm ơn dùng với danh từ thanks cũng thường được sử

dụng trong thư từ hay trong công việc thể hiện sự trang trọng, ví dụ:

(39). Many thanks to your organization for donating to our charity fund.

(Cảm ơn nhiều đến tổ chức của ông về sự đóng góp vào quỹ từ thiện của

chúng tôi.)

Ngoài ra, danh từ thanks còn được sử dụng với từ sincere và anyway.

Page 60: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

49

(40). Sincere thanks.

(Thành thực cám ơn.) [HT]

(41). Chú nói với cháu.

Chú: Vito! Take this to your family.

(Vito! Đem cái này về cho gia đình.)

Vito: Oh, no! Thanks anyway. But please, I can't accept.

(Ôi, không. Dẫu sao cũng cảm ơn chú, nhưng cháu không nhận được đâu. [PhM2]

Trong đoạn thoại này, người cháu đã từ chối lời đề nghị của người chú, nhưng

anh vẫn thể hiện sự lịch sự đối với người chú của mình bằng lời cảm ơn “thanks

anyway” với sự miễn cưỡng vì sự quan tâm của chú với gia đình mình.

b2. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ “gratitude”

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), từ gratitude được sử dụng khi người

nói cảm thấy biết ơn hay muốn diễn tả “lòng biết ơn” của mình đối với người nghe

hoặc điều gì. [122, tr.705]

(42). Bà Dashwood nói với người đã cứu con gái mình.

Bà Dashwood: Our gratitude is beyond words.

(Sự biết ơn của chúng tôi là hơn cả lời nói.) [PhM6]

Lời nói này được thực hiện khi Willoughby đến thăm Marianne, người mẹ vẫn

luôn thể hiện lòng biết ơn đối với việc anh đã cứu giúp con mình. Trong lời cảm ơn, bà

mẹ sử dụng giới từ beyond để thể hiện sự so sánh với nghĩa “nhiều hơn, hơn cả”, với

hàm ý là sự biết ơn của gia đình bà còn hơn cả lời nói, sự biết ơn đó là vô hạn.

c. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có tính từ với nghĩa “cảm ơn” (thankful), “biết

ơn” (grateful, obliged)

(43). Khách nói với chủ nhà sau bữa ăn.

Khách: I‟m thankful that we had a great time.

(Tôi thật biết ơn rằng chúng ta đã có một thời gian tuyệt vời.) [HT]

Ở ngữ cảnh trên, người khách sử dụng phát ngôn có từ thankful để thể hiện sự

biết ơn đối với chủ nhà vì đã dành thời gian cho mình và đã có một bữa ăn ngon

miệng.

Page 61: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

50

(44). Tại lễ cưới con gái ông Don Corleone.

Luca Brasi: Don Corleone. I'm honored and grateful that you have invited me

to your daughter's wedding.

(Ngài Don Corleone, tôi rất vinh dự và biết ơn ngài đã mời tôi đến dự hôn lễ

của con gái ngài.) [PhM1]

Ở ví dụ (44), ông Luca Brasi là một người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội,

ông không nghĩ rằng mình sẽ được mời đến dự đám cưới con gái ông Don

Corleone, người có vai vế, quyền uy trong xã hội. Vì vậy, khi được mời ông đã thể

hiện tình cảm và lòng biết ơn với ông Don Corleone qua phát ngôn có sử dụng từ

grateful.

(45). Đồng nghiệp nam nói với đồng nghiệp nữ.

Đồng nghiệp nam: I‟m much obliged to you for your patience during the

recent difficulties.

(Anh biết ơn em nhiều về sự kiên nhẫn của em trong khoảng thời gian khó

khăn vừa qua.) [HT]

Từ obliged trong ví dụ trên được đồng nghiệp nam sử dụng nhằm bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc của anh tới đồng nghiệp nữ đã đồng hành cùng mình vượt qua khó

khăn. Tính từ này được sử dụng trong những bối cảnh trang trọng, thể hiện sự lịch

sự.

Từ các ví dụ trên, biểu thức cảm ơn sử dụng các tính từ được mô hình hóa

bằng các cấu trúc sau:

Sp1+ tobe +

thankful

grateful

(intentifier) obliged

+ to V …

Trong tiếng Anh, hình thức cảm ơn trực tiếp bằng biểu thức ngữ vi có động từ

ngữ vi “thank”, danh từ “thanks, gratitude” hay các tính từ “thankful, grateful,

obliged” còn có các yếu tố tăng cường là các thán từ đi kèm như: Oh, Wow, Well …

Các thán từ này đứng trước lời cảm ơn để nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc, bộc lộ

sự ngạc nhiên, vui mừng của người nói.

(46). Sinh nhật Lou, cả nhà quây quần chúc mừng và tặng quà cho cô.

Ông nội: Here. It's not much, but…

Page 62: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

51

(Đây. Không nhiều, nhưng …)

Lou: Oh, granddad, thank you! Thank you!

(Ôi ông, cảm ơn ông! Cảm ơn ông.) [PhM5]

Tóm lại, trong tiếng Anh, chiến lược cảm ơn trực tiếp có các biểu thức ngữ vi

cảm ơn chứa động từ ngữ vi, danh từ và tính từ. Ngoài ra, trong biểu thức để cảm

ơn còn có các thành phần mở rộng là các từ ngữ chỉ lí do cảm ơn, để chỉ mức độ

nhấn mạnh và mức độ lịch sự.

2.1.1.2. Chiến lược cảm ơn trực tiếp trong tiếng Việt

a. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi

a1. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 1: “cảm ơn”, “cám ơn”

i. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có đủ ba thành phần chính là người hàm ân,

ĐTNV và người gia ân

(47). Bí thư tỉnh uỷ và cô Chi đang đứng trước cửa nhà nói chuyện, thì vợ bí

thư tỉnh uỷ đi lại.

Bà Lê: Cô Chi trưa nay ở lại đây ăn cơm với nhà tôi nhá. Tôi vừa mua được

mấy lạng thịt đây rồi, cô đỡ mất công xếp hàng.

Cô Chi: Em cảm ơn chị. Nhưng em phải về chiều còn phải lo chuyện triển khai

nghị quyết phòng không. Với lại chậm là ăn đòn với Bí thư tỉnh uỷ đấy. [PhV5]

Giống trong tiếng Anh, trong tiếng Việt biểu thức cảm ơn sử dụng động từ ngữ vi

nhóm 1 cũng gồm ba thành phần chính là chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Qua ví dụ trên,

biểu thức được mô hình hóa như sau: Sp1 + cảm ơn/cám ơn + Sp2

ii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ba thành phần chính và lý do

(48). Vân (cô giáo) và Huy (kỹ sư) đi bộ trên núi nói chuyện.

Vân: Em cảm ơn anh vì những gì anh dành cho em. Cứ mỗi lần nói chuyện

với anh xong, em thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. [PhV8]

(49). Với những việc anh đã giúp em, em cảm ơn anh rất nhiều ạ. [HT]

Trong tiếng Việt, lý do cảm ơn có thể đứng ở đầu câu hoặc cuối câu. Biểu thức

cảm ơn được mô hình hóa theo cấu trúc sau:

Sp1 + cảm ơn/cám ơn + Sp2 + lý do

iii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi chỉ có ĐTNV nhóm 1, thêm Sp1 hoặc Sp2

(50). Hai đồng nghiệp nói chuyện.

Page 63: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

52

Ông Cường: Sắp tới tờ “Thời Mới” của tôi sẽ có một vệt tuyên truyền về Đông

Giang, đó chính là tạo dư luận, dư luận sẽ hậu thuẫn cho anh.

Ông Viện: Cám ơn. [PhV6]

(51). Tại cuộc thi hát.

Giám khảo 2: Nhưng mà em phải có một cái gì đó đặc biệt của em để khán giả

biết được là em có cái riêng biệt.

Tiên Hương: Cảm ơn chị. [PhV13]

(52). Long mua cà phê mang đến cho mọi người ở cơ quan.

Long: Anh mời Vân.

Vân: Em xin. Em cảm ơn! [PhV18]

Qua hai ví dụ trên, biểu thức cảm ơn được mô hình hóa như sau:

(Sp1) + cảm ơn/cám ơn + (Sp2)

iv. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 1 với các từ ngữ biểu thị mức độ

lịch sự

(53). Tại bữa tiệc.

Hồ Thu: Ôi, cảm ơn mọi người.

Phan Quân: Xin cảm ơn.

Trong ngữ cảnh này, Phan Quân và vợ là Hồ Thu nâng ly rượu chúc mừng

cùng mọi người trong bữa tiệc kỷ niệm và cảm ơn sự hiện diện của mọi người.

Trong tiếng Việt, từ “muốn” và “xin” được sử dụng đứng trước ĐTNV nhóm

1 để thể hiện sự lịch sự khi NHA nói lời cảm ơn với NGA. Biểu thức được mô hình

hóa như sau:

… muốn/xin + cảm ơn…

v. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 1 và các từ ngữ chỉ mức độ cảm

ơn

Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Việt cũng có những từ ngữ nhấn mạnh mức

độ cảm ơn của NHA đối với NGA như:

- Dùng dạng phủ định của động từ hay từ phủ định: … không biết/ chẳng biết

làm thế nào (để) …

(54). Em không biết phải làm gì để cảm ơn hết những gì anh đã dành cho

em. [HT]

Page 64: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

53

- Dùng các từ ngữ: rất, rất nhiều, chân thành, thật là, dù sao, thật lòng…

(55). Tại bến xe buýt.

Tiên Sa: Túi của cô đây ạ.

Cô bị cướp túi: Cảm ơn cô rất nhiều. Cô tên gì vậy?

Khi được Tiên Sa đuổi theo đánh bọn cướp và lấy lại được túi đưa cho người bị

cướp. Người bị cướp bày tỏ lòng biết ơn bằng việc sử dụng ĐTNV “cảm ơn” và từ

“rất nhiều” để nhấn mạnh mức độ hàm ân của mình ở mức độ cao.

(56). Chàng trai và cô gái nói chuyện với nhau.

Chàng trai: Anh mua ít đồ cho em ăn thêm đấy.

Cô gái: Dạo này em đang ăn kiêng. Nhưng dù sao cũng cảm ơn anh nhé.[HT]

Ở ngữ cảnh này, sự quan tâm của chàng trai khi mua đồ ăn cho cô gái có vẻ

không được đón nhận khi cô giải thích là mình đang ăn kiêng, có nghĩa phải giảm

ăn. Tuy nhiên, cô gái vẫn thể hiện sự biết ơn của mình, mặc dù mức độ hàm ân

không cao khi sử dụng cụm từ “dù sao cũng”.

(57). James đứng trên sân khấu phát biểu trước toàn bộ khán giả đến tham dự.

James: Chào các bạn hữu, rất hoan nghênh các bạn đã đến tham dự cùng tôi.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về tình cảm mà quý vị đã dành cho tôi trong

những năm vừa qua. [PhV15]

James nói lời cảm ơn đến các cộng tác viên đã cộng tác trong dự án của mình.

Bằng việc sử dụng từ chân thành trước động từ cảm ơn, James muốn nói lời cảm ơn

của mình là hết sức thành thật, xuất phát tự đáy lòng.

Bên cạnh các từ nhấn mạnh mức độ chân thành trong lời cảm ơn ở trên, thì

người Việt sử dụng từ “thật lòng”, “tận đáy lòng” để bày tỏ sự biết ơn của mình đối

với ân huệ của NGA.

(58). Thật lòng, tôi vô cùng biết ơn anh chị đã giúp tôi trong lúc khó khăn.

[HT]

- Dùng các từ ngữ: trước, sau

(59). Đứng trước trạm thủy điện, Vân trả sách cho Huy và nói chuyện.

Huy: Thế thì lần này về Hà Nội nhất định anh sẽ tìm cho em mấy cuốn sách

của ông cho em đọc.

Vân: Vậy thì tốt quá. Em cảm ơn anh trước. [PhV8]

Page 65: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

54

Mặc dù Vân chưa nhận được sách của Huy, nhưng qua lời hứa sẽ tìm cho cô

mấy cuốn của ông, Vân vẫn thể hiện sự biết ơn của mình. Bằng việc sử dụng từ

“trước” trong biểu thức ngữ vi cảm ơn đã thể hiện sự thành khẩn mong muốn được

nhận những cuốn sách đó sớm.

Trong tiếng Việt, các biểu thức ngữ vi cảm ơn có các ĐTNV nhóm 1 thuộc

dạng trung tính nên được sử dụng ở trong các bối cảnh khác nhau trong giao tiếp

hằng ngày, không mang tính nghi thức xã giao và cũng không phân biệt các vai

giao tiếp.

a2. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 2: “bái tạ”, “cảm tạ”, “đa tạ”,

“đội ơn”, “tạ ơn”, “giã ơn”, “tri ơn”

Ngoài những biểu thức ngữ vi cảm ơn trực tiếp có ĐTNV nêu trên, người Việt

còn sử dụng những từ đồng nghĩa với ĐTNV “cảm ơn” như: “bái tạ”, “cảm tạ”, “đa

tạ”, “đội ơn”, “ơn”, “tạ ơn”, “tri ơn” để diễn đạt lời cảm ơn.

Theo từ điển tiếng Việt (2018), từ bái tạ mang nghĩa cảm ơn một cách cung

kính; cảm tạ dùng để bày tỏ lòng biết ơn bằng lời cảm ơn; đa tạ mang nghĩa cảm ơn

nhiều (dùng trong đối thoại để tỏ lòng biết ơn); từ đội ơn dùng trong lời biểu thị

lòng biết ơn sâu sắc đối với người trên. [48, tr.33-135-146-428-485]

(60). Trong đình, Ông áo xanh kể chuyện với thầy Lý và nhờ thầy gỡ nạn.

Thầy Lý: Này, chỉ còn cách đến họ Trần mà xin. May ra trong lúc đại thái lai

đại vinh hiển thế này người ta xá tội cho. Nhưng mà này cấm được hở cái

chuyện tôi giúp chú lấy ruộng lấy cái công điền đấy nhớ.

Ông áo xanh: Dạ, em tri ơn anh Lý. Anh đã vén mây mù mở mắt cho em ạ.

[PhV9]

(61). Cô Ngọc cùng ông bà Đồ nói về việc cưới xin của cô Ngọc với Trần Đại

Long.

Ông Đồ: Họ từ chối việc cưới xin con ạ.

Bà Đồ: Thôi cũng là cái số con gái ạ.

Cô Ngọc: Đội ơn thầy mẹ đã không giấu con. [PhV9]

(62). Đũi muốn mở một Nhà trò nên đến nhờ Bà Cố Hồng giúp.

Bà Cố Hồng: Thôi thì tôi cũng sẽ vì cô một lần.

Page 66: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

55

Đũi: Ơn bà. [PhV20]

Từ các ví dụ trên, biểu thức bày tỏ lòng biết ơn gồm các ĐTNV nhóm 2 được

mô hình hóa như sau: (Sp1) + bái tạ/cảm tạ/đa tạ …+ Sp2 …

Các ĐTNV dùng để thể hiện lòng biết ơn thuộc nhóm 2 cơ bản là giống mô

hình cấu trúc ngữ pháp của biểu thức ngôn ngữ biểu thị hành vi cảm ơn trực tiếp ở

nhóm 1. Tuy nhiên, trong biểu thức cảm ơn sử dụng ĐTNV ở nhóm 2, thành phần

Sp1 có thể khuyết thiếu nhưng không thể thiếu Sp2 vì nếu vắng Sp2 phát ngôn sẽ

không có nghĩa. Các cách cảm ơn này thường được dùng trong thời phong kiến, khi

vai giao tiếp Sp1 có địa vị thấp hơn Sp2.

a3. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 3: “biết ơn”, “tri ân”

i. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi chỉ có ĐTNV nhóm 3

Cũng như các động từ ở nhóm 2, các ĐTNV ở nhóm 3 cũng có nghĩa cảm ơn

nhưng khác nhau ở sắc thái biểu cảm.

(63). Học sinh nói với thầy, cô giáo.

Học sinh: Nhân ngày 20.11, chúng em xin tri ân thầy cô. [HT]

Ngữ cảnh trên, người học trò đã bày tỏ lòng biết ơn, tri ân với nghĩa sâu nặng

đối với tình cảm, sự dạy dỗ dìu dắt của thầy cô giáo.

Biểu thức ngữ vi cảm ơn sử dụng các ĐTNV nhóm 3 thường có từ “xin”

đứng trước ĐTNV để biểu thị thái độ khiêm tốn, lễ phép của người nói. Mô hình

này được dùng trong văn phong trang trọng, chính luận trong các bài phát biểu như

ngày 20/11, các sự kiện lễ hội văn hóa…

ii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 3 và các từ ngữ chỉ mức độ cảm

ơn: …. ĐTNV nhóm 3 + vạn bội/ngàn lần …

Trong từ điển tiếng Việt (2018), từ vạn bội chỉ số lượng, có nghĩa “muôn lần,

không kể xiết”, ví dụ: (64). Đội ơn vạn bội. [48, tr.1390]

iii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có ĐTNV nhóm 3 và các từ ngữ biểu thị mức độ

lịch sự

Cũng như ĐTNV nhóm 1 và nhóm 2, từ “xin”cũng được sử dụng đứng trước

ĐTNV để thể hiện sự lịch sự khi Sp1 muốn bày tỏ lòng biết ơn với Sp2.

… xin + ĐTNV nhóm 3…

Page 67: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

56

(65). Xuân Tóc đỏ và bác sĩ đang đứng vừa đi vừa nói chuyện với nhau.

Xuân Tóc Đỏ: Tôi không được vinh dự khám cho cậu Phước như ngài, nhưng

chỗ anh em. Tôi mách ngài. Cậu ấy dậy thì đấy.

Bác sĩ: Xin cảm tạ. [PhV17]

Trong ngữ cảnh trên, sau khi được Xuân mách nước cho tình hình bệnh tình của

cậu Phước, bác sĩ bày tỏ sự biết ơn bằng việc sử dụng từ xin đứng trước động từ “cảm tạ”

nhằm thể hiện sự lịch sự, lễ phép của mình đối với Xuân.

b. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ với nghĩa cảm ơn

Trong tiếng Việt, từ cảm ơn, cảm tạ, tri ân, biết ơn … đều là động từ nên cần

thêm các phụ từ như “sự” hay “lời” đứng trước để tạo thành danh từ.

i. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ và Sp2, lí do

(66). Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn, lời tri ân đến chị với những gì chị đã

cống hiến trong suốt thời gian công tác. [HT]

(67). Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự ủng hộ của các quý vị trong thời

gian qua. [HT]

Trong ví dụ này, người nói đã hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với

mình, có thể đó là sự ủng hộ của khách hàng tới một nhãn hàng hay một sản phẩm

dịch vụ nào đó.

Biểu thức ngữ vi có dùng danh từ với nghĩa cảm ơn được mô hình hóa như

sau:

… lời cảm ơn, lời tri ân +Sp2 + lí do …

ii. Cảm ơn bằng biểu thức ngữ vi có danh từ và các từ ngữ biểu thị mức độ lịch sự

… xin …. lời cảm ơn, lời tri ân……

(68). Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến sự đồng hành và giúp đỡ của cô trong

suốt thời gian qua. [HT]

Trong tiếng Việt, hình thức cảm ơn trực tiếp bằng biểu thức ngữ vi ở cả 3

nhóm có động từ ngữ vi hay danh từ có chứa các yếu tố tăng cường đứng trước hoặc

sau để nhấn mạnh mức độ hàm ân hay bộ lộ sự cảm thán như:

- Các thán từ: Ôi, Ối, Ú, Thật là… đứng đầu câu như thể hiện sự cảm xúc của

người nói.

(69). Gia đình Bích Tài cùng hai đứa con về quê thăm ông bà nội.

Page 68: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

57

Tài: Bố ơi đây là quà Bích mua biếu bố Vitamin tổng hợp tốt cho người già

lắm đấy ạ.

Bố: Ôi, cảm ơn các con. [PhV11]

Trong đoạn thoại trên bố Tài sử dụng thán từ “Ôi” để diễn tả sự ngạc nhiên,

bất ngờ và mừng rỡ vì con dâu mua thuốc bổ cho ông. Việc sử dụng thán từ đi kèm

với lời cảm ơn càng làm tăng mức độ hàm ân của người nói.

- Các tiểu từ tình thái: ạ, nhé, nha, nhá … đứng cuối câu thể hiện sắc thái tình

cảm và các vai giao tiếp khác nhau. Từ “ạ” được đi kèm với từ “cảm ơn” thể hiện

phép lịch sự, thái độ tôn trọng, lễ phép trong giao tiếp giữa người cảm ơn và nguời

được cảm ơn ở quan hệ không bằng vai, thường là người vai dưới đối với người vai

trên, người có địa vị xã hội thấp với người có địa vị xã hội cao hơn. Từ nhé, nha, nhá

là từ thể hiện cảm xúc có thể dùng khi nói với các vai giao tiếp bằng hay thấp quyền

hơn.

(70). Vân đến mừng sinh nhật mẹ người yêu.

Vân: Ơ…Bác ơi! (cười) hôm nay là sinh nhật của bác cháu có bó hoa tặng cho

bác ạ.

Bà Phương: Cảm ơn cháu nhé. [PhV18]

(71).Tại tiệm thuốc, Xuân Tóc Đỏ được ông chủ Ban tha tội.

Xuân Tóc Đỏ: Dạ, con đội ơn ông ạ. [PhV20]

(72). Minh và Nhâm đứng ở bậc cửa nói chuyện.

Nhâm: Này. Anh trả lại mẹ em tiền.

Minh: Tiền gì thế này ạ?

Nhâm: Cứ cầm lấy. Thôi anh về đây.

Minh: Vâng. Em cảm ơn anh Nhâm nhá. [PhV19]

Hay dùng từ “Dạ”, ví dụ:

(73). Lão ăn mày và Xuân tóc đỏ đang ngồi ở bậc thềm. Xuân tóc đỏ rút tiền

ra, cho lão ăn mày.

Xuân Tóc Đỏ: Ông cầm tạm.

Lão ăn mày: Dạ. Đội ơn quan lớn ạ. [PhV17]

Ngữ liệu ở các phim Việt Nam thời kỳ phong kiến trước năm 1945 cho thấy,

người có vai dưới quyền khi nói lời cảm ơn người trên quyền thường sử dụng từ Dạ

Page 69: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

58

ở đầu câu. Ngoài ra, từ Vâng hay Dạ vâng cũng có nghĩa tương đồng, đây là đặc

trưng văn hóa Việt để mở đầu câu nói một cách lễ phép.

2.1.2. Chiến lược cảm ơn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt

Bên cạnh sử dụng chiến lược trực tiếp để cảm ơn, trong tiếng Anh và tiếng

Việt còn sử dụng chiến lược cảm ơn gián tiếp thông qua các tiểu chiến lược có sử

dụng các hành vi khác như: khen, hỏi, thừa nhận sự áp đặt… Dựa vào các dấu hiệu

chỉ báo hành vi ở lời thông qua các biểu thức ngôn ngữ, các từ ngữ đặc trưng và dựa

vào ngữ cảnh để nhận diện chiến lược cảm ơn gián tiếp.

2.1.2.1. Cảm ơn gián tiếp bằng tiểu chiến lược Khen

Khen là một hành vi ngôn ngữ diễn đạt một cách tường minh hoặc ngụ ý, thể

hiện phản ứng tích cực của người hàm ân dành cho người gia ân. Do vậy, khi nhận

được một ân huệ, người hàm ân có thể sử dụng TCL Khen để thể hiện sự cảm kích

của mình, đánh giá cao người gia ân hoặc ân huệ đó.

a. Trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, cảm ơn thông qua TCL Khen thường sử dụng các biểu thức

ngôn ngữ:

i. Dùng động từ “compliment”, “praise”

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), động từ compliment có nghĩa “khen,

khen ngợi” với ý nói cho ai đó rằng bạn thích hay ngưỡng mộ điều họ làm hay về

diện mạo của họ; động từ praise được sử dụng để bày tỏ sự tán dương hay sự

ngưỡng mộ đối với ai đó hay với điều gì. [122, tr. 321-1238]

(74). Sp1 nói với SP2 sau khi ăn tối.

I compliment you on your good cooking.

(Tôi khen anh về tài nấu ăn ngon đấy.) [HT]

(75). Sau khi được con gái giúp, người mẹ nói:

I praise you for your help.

(Mẹ khen con vì con đã giúp.) [HT]

Ở hai ví dụ trên, khi NHA là Sp1 nhận được Sp2 mời đến ăn tối hay khi người

mẹ nhận được sự giúp đỡ từ người con của mình thì NHA tiếp nhận ân huệ đó bằng

lời khen. Việc khen ngợi đã làm tăng thể diện cho Sp2 và người con, làm cho họ

Page 70: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

59

cảm thấy họ quan trọng. Mọi người đều muốn được khen và thừa nhận giá trị nên

đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được như thế. Một người nấu ăn cho bạn sẽ tiếp

tục tìm tòi sáng tạo ra những công thức để nấu những món ăn ngon nếu được khen

ngợi và thừa nhận giá trị. Hành vi tốt của mọi người sẽ được tăng lên và sẽ hạn chế

những hành vi xấu nếu họ nhận được sự khích lệ động viên từ những việc mình làm.

Như vậy, trong hai ví dụ trên, chiến lược cảm ơn gián tiếp được bộc lộ thông

qua biểu thức ngữ vi có động từ với nghĩa khen, khen ngợi:

Sp1 + compliment + Sp2 + on+ Sth/ V-ing…

Sp1 + praise + Sp2 + for + Sth/ V-ing …

ii. Dùng tính từ với nghĩa tích cực

(76). Sp1 nói với Sp2 khi được Sp2 tặng quà.

The gift looks really nice.

(Món quà trông thật đẹp.) [TH1]

Trong tiếng Anh những tính từ như: good, great, nice, kind, thoughtful …

được sử dụng để khen NGA hay ân huệ với hàm ý cảm ơn NGA hay ân huệ của

NGA.

iii. Bằng cách khen phản hồi

(77). Vito đến chơi và nói chuyện với chú Roth Hyman.

Chú Roth Hyman: You're a wise and considerate man.

(Anh là một người khôn ngoan và chu đáo đấy.)

Vito: And you're a great man, Mr. Roth. There's much I can learn from you.

(Còn chú là một người vĩ đại, chú Roth. Tôi học được ở chú rất nhiều điều.)

[PhM2]

Trong đoạn thoại này, sau khi kể cho chú Roth Hyman nghe về việc đã xử lý

những vụ việc và kế hoạch của mình, chú khen Vito là một người khôn ngoan và

chu đáo, thay vì dùng lời cảm ơn trực tiếp, Vito đã dùng chiến lược khen lại người

chú là một người vĩ đại, còn lớn lao hơn gấp ngàn lần so với mình, với hàm ý cảm

ơn về những điều chú đã giúp mình, anh học được rất nhiều điều từ người chú.

(78). Trong nhà hàng, Kathleen và Frank vừa ăn vừa nói chuyện.

Frank: You're a wonderful person.

(Em là một người tuyệt vời.)

Page 71: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

60

Kathleen: So are you.

(Anh cũng vậy) [PhM15]

Trong đoạn thoại này, khi được Frank khen mình là người tuyệt vời, Kathleen

cũng khen lại Frank rằng anh cũng tuyệt vời như vậy bằng việc sử dụng cấu trúc: So

+ tobe + đại từ. Lời cảm ơn gián tiếp đã được bộc lộ qua hành vi khen lại của

Kathleen.

Việc tiếp nhận lời khen của NHA thông qua việc khen lại NGA, bằng cách sử

dụng nội dung tương đương với lời khen mà NGA vừa nói để khen lại thể hiện sự

khéo léo và sự cân bằng giữa NHA và NGA, vì vậy, cả hai đều được tôn vinh thể

diện.

iv. Dùng động từ chỉ cảm xúc

(79). Sp1 được Sp2 tặng quà.

Sp1: I really love the gift. [TH1]

(Em thật sự thích món quà.)

Ở ngữ cảnh trên, khi nhận được sự gia ân là món quà, Sp1 thể hiện sự thích

thú hài lòng của mình, đó cũng gián tiếp thể hiện sự biết ơn đối với Sp2. TCL khen

dùng với động từ chỉ cảm xúc được mô hình hóa bằng biểu thức sau:

Sp1 + like/love/enjoy + Sp2/Sth/V-ing …

v. Dùng câu cảm thán

(80). Sp1 được Sp2 tặng hoa.

Sp1: What beautiful flowers!

(Hoa đẹp quá!) [TH1]

Biểu thức khen dùng để cảm ơn được mô hình hóa bằng cấu trúc cảm thán sau:

What + (a/an) adj + NPh(s)!

How + Adj/ Adv + Sp2 + tobe/V!

b. Trong tiếng Việt

TCL Khen cũng được NHA nói khi muốn khen một ân huệ, một hành động

hay khen chính NGA. Các biểu thức ngôn ngữ thường được sử dụng như:

i. Dùng động từ “khen”

(81). Sau bữa ăn.

Sp1: Anh khen cho khả năng nấu nướng của chú đấy. [HT]

Page 72: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

61

Cũng như trong tiếng Anh, trong tiếng Việt khi nhận được sự gia ân hay ân

huệ từ NGA, NHA cũng sử dụng lời khen để đáp lại như một lời cảm ơn. Biểu thức

ngữ vi sử dụng động từ khen có cấu trúc như sau: SP1 + khen + Sp2/Sự sở hữu

ii. Sử dụng tính từ với nghĩa tích cực

Trong tiếng Việt cũng có các tính từ hay cụm từ chỉ tính chất, phẩm chất được

dùng để khen ngợi ân huệ hay người gia ân như: đẹp, tốt, khéo, giỏi, hay, chu đáo,

quý hóa …

(82). Tại hiệu thuốc.

Xuân: Ấy, bà ngồi xuống, chờ tôi một tí. Dạ, tôi đã gói cả vào đây. Thưa bà,

trong này còn có cả chỉ dẫn nữa đấy ạ.

Bà Huyện: Cậu chu đáo quá. [PhV20]

Khi được Xuân đưa thuốc cho và còn hướng dẫn cách sử dụng, bà Huyện thể

hiện sự vui mừng và khen Xuân cận thận, chu đáo. Sự khen ngợi của bà cũng ngầm

bày tỏ sự biết ơn đối với Xuân.

iii. Bằng cách khen phản hồi

(83). Hai người bạn nói chuyện với nhau.

SP1: Chị nấu ăn món nào cũng ngon.

Sp2: Em cũng thế mà. [HT]

Theo Từ điển tiếng Việt (2018), từ cũng là từ biểu thị ý khẳng định về một sự

giống nhau của hiện tượng, trạng thái, hoạt động, tính chất. Hay hay không khác so

với trường hợp vừa nêu ra, hay là với trước kia; từ thế và vậy dùng để chỉ điều như

đã biết vì vừa được nói đến, sắp được nói đến hay đang là thực tế ở ngay trước mắt.

[48, tr.282-1182-1406]

Trong ví dụ (83), khi được khen nấu ăn ngon, Sp2 phản hồi lại bằng phát ngôn

“em cũng thế mà” thể hiện hàm ý Sp2 muốn khen lại là Sp1 cũng nấu ngon như

mình. Việc khen phản hồi này càng được khẳng định thêm khi Sp2 sử dụng từ mà

đứng cuối câu.

Giống như trong tiếng Anh, khi sử dụng TCL Khen để cảm ơn, người Việt

cũng sử dụng mô hình khen phản hồi bằng các cụm từ như: … cũng vậy/ cũng thế ...

(84). Hồ Thu đến xem Lương Bổng chuẩn bị lễ kỉ niệm 30 năm ngày cưới cho

vợ chồng Phan Quân – Hồ Thu.

Page 73: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

62

Lương Bổng: Chị

Hồ Thu: Đúng là vào tay anh có khác, đâu vào đấy cả.

Lương Bổng: Chị khéo động viên. Anh ra chưa hả chị? [PhV12]

Khi được Hồ Thu khen mình làm việc nhiệt tình và khoa học, Lương Bổng đã

gián tiếp cảm ơn cô thông qua hành vi khen phản hồi rằng cô “khéo động viên” anh.

Thông qua mô hình khen phản hồi của Lương Bổng ngầm gián tiếp cảm ơn với Hồ

Thu rằng cô đã có lời lẽ thích hợp làm anh hài lòng.

iv. Dùng động từ chỉ cảm xúc

(85). Tại buổi sinh nhật.

Sp1: Chúc mừng sinh nhật em nhé.

Sp2: Ôi, em thích quá.Món quà yêu quá chị ạ. [TH]

Trong ngữ cảnh này, đáp lại hành vi tặng quà và món quà của Sp1, Sp2 thể

hiện sự vui mừng, cảm giác bằng lòng khi nhận được món quà thông qua phát ngôn

khen bằng việc sử dụng động từ chỉ cảm xúc “thích”. Biểu thức này được mô hình

hóa như sau: Sp1 + thích/yêu… + SP2/Sth

v. Dùng câu cảm thán

(86). Sp1 và Sp2 nói với nhau sau buổi biểu diễn.

Sp1: Chúc mừng em nhé. Diễn hay lắm.

Sp2: Ôi, anh đến bất ngờ quá! [HT]

Câu cảm thán được sử dụng để cảm ơn một cách gián tiếp có biểu thức sử

dụng các từ sau: Ôi, chao, chà, quá, lắm, thật,…

Như vậy, mặc dù TCL Khen không thể hiện rõ sự biết ơn một cách trực tiếp

nhưng thông qua ngữ cảnh và sự suy ý thì nó lại được sử dụng để thể hiện sự cảm

ơn của NHA. Khi nhận được một sự thiện ý, NHA thường cảm thấy vui và thể hiện

sự cảm kích của mình, đánh giá thiện chí của NGA. Để nhấn mạnh lời cảm ơn,

NHA thường đưa ra đánh giá tích cực về lòng tốt của NGA và khen sự thiện chí đó.

2.1.2.2. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Hỏi

Hỏi ở đây không phải là câu hỏi bình thường mà NHA sử dụng hành vi hỏi

thông qua các biểu thức mang hình thái kết cấu câu hỏi có nội dung xoay quanh ân

huệ hay sự gia ân mà NGA vừa làm cho mình. NHA hỏi có thể mục đích là muốn

Page 74: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

63

tìm kiếm thông tin hay câu trả lời từ NGA, hay không phải là câu hỏi để lấy thông

tin như câu hỏi tu từ (rhetorical question).

a. Trong tiếng Anh

i. Dùng câu hỏi tu từ

(87). Bà Wilkes nói với bà Watling:

Bà Wilkes: How can I thank you enough for what you did for us?

(Làm thế nào tôi có thể cảm ơn bà cho đủ với những gì bà đã cứu giúp chúng

tôi?) [PhM3]

Đây là một lời cảm ơn của bà Wilkes về việc bà Watling (bác sĩ) đã cứu chồng

mình. Thay vì sử dụng lời cảm ơn trực tiếp để bày tỏ lòng biết ơn về sự cứu giúp

đó, bà Wilkes dùng câu hỏi tu từ có cấu trúc: How can + Sp1 + thank you …?

(Làm thế nào tôi có thể cảm ơn bà … ?). Việc bà Wilkes dùng câu hỏi tu từ có kết

cấu như một câu hỏi để hỏi ko nhằm mục đích muốn tìm hiểu lí do hay cần nhận

được câu trả lời vì sao bà Watling lại giúp đỡ vợ chồng bà như vậy, bà Wilkes bộc

lộ cảm xúc hàm ơn vô điều kiện và muốn khẳng định là sự hàm ơn này khó lòng có

thể trả hết được.

Như vậy, các câu cảm ơn gián tiếp được cấu tạo bằng câu hỏi tu từ có hình

thức là câu hỏi nhưng không nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung nào đó, người

hỏi cũng không mong muốn nhận được câu trả lời từ người nghe mà mục đích

khẳng định lại hay bộc lộ cảm xúc mà người hỏi muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy.

ii. Dùng trạng từ

(88). Trong bữa ăn.

Sp1: You are a good cook.

(Anh là một người nấu ăn ngon đấy.)

Sp2: Really?

(Thật sao?) [HT]

Trong ngữ cảnh này, khi được Sp1 khen là một người nấu ăn ngon, Sp2 đáp

lại bằng cách dùng trạng từ really thông qua ngữ điệu hỏi để hỏi lại. Mục đích hỏi

của Sp2 là sự nghi ngờ có ngụ ý muốn Sp1 xác nhận lại lời khen, thể hiện sự ngạc

nhiên khi nhận được lời khen đó hay cảm thấy không tin vào sự khen ngợi của Sp1.

Page 75: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

64

b. Trong tiếng Việt

i. Dùng câu hỏi tu từ

(89). Làm thế nào để em có thể cảm ơn được hết sự giúp đỡ của anh chị đây?

[HT]

Câu hỏi tu từ có từ để hỏi Làm thế nào … có thể cảm ơn …? có nghĩa NHA

hỏi cách thức để đền đáp lại ân huệ mà NGA đã làm cho mình. Tuy nhiên, theo sự

suy ý trong ngữ cảnh ở ví dụ trên thì NHA không có ý mong nhận được câu trả lời,

mà thông qua hình thức hỏi này để bày tỏ sự biết ơn chân thành của mình tới sự

giúp đỡ của NGA.

ii. Dùng câu nghi vấn

(90). Sp1 nói với Sp2

Sp1: Em mặc bộ này đẹp lắm.

Sp2: Có thật không ạ? [HT]

Trong ví dụ trên, Sp2 đáp lại lời khen qua câu hỏi … có…không …? thông

qua câu hỏi này, Sp2 muốn Sp1 xác nhận hay khẳng định lại lời khen vừa nói với

Sp2 là có đẹp thật hay không. Tuy nhiên, đó cũng là lời cảm ơn gián tiếp của Sp2 để

đáp lại lời khen của Sp1.

2.1.2.3. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Thừa nhận sự áp đặt

Việc sử dụng TCL Thừa nhận sự áp đặt, NHA muốn làm giảm mức độ khó xử

khi cho rằng NGA phải mất nhiều thời gian hay công sức vì mình.

a. Trong tiếng Anh

a1. Thừa nhận sự hàm ân

NHA thể hiện sự biết ơn một cách hàm ẩn bằng cách thừa nhận gánh nặng và

việc áp đặt do ân huệ được nhờ vả hoặc yêu cầu, và cố gắng đề cao lợi ích của NGA

để người đó cảm thấy hành vi mà mình đã làm cho NHA có ý nghĩa và quan trọng

như thế nào. Xét ví dụ sau:

(91). Sp1 cảm ơn về sự giúp đỡ của Sp2.

If you didn‟t help us, we couldn‟t own the car.

(Nếu anh không giúp, chúng tôi đã không thể có được chiếc xe.) [HT]

Trong ví dụ trên, bằng việc sử dụng câu điều kiện: If….not … (nếu … không

…), Sp1 muốn thừa nhận sự giúp đỡ của Sp2 có thể là cho vay tiền và NHA cho

Page 76: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

65

rằng nếu không có sự giúp đỡ của NGA thì NHA sẽ không mua được chiếc xe. Như

vậy, đối với sự hàm ân cao như cho vay tiền, NHA sử dụng cấu trúc dạng câu điều

kiện để nhấn mạnh mức độ hàm ân. Thông qua đó, chiến lược cảm ơn gián tiếp

được bộc lộ.

a2. Bác bỏ sự hàm ân

Ngược lại với việc thừa nhận sự hàm ân, hành vi bác bỏ cũng được sử dụng

nhằm phủ nhận thông tin được đề cập trước đó hay ân huệ của NGA. Sự bác bỏ này

được thể hiện thông qua các biểu thức ngôn ngữ sau:

i. Sử dụng câu phủ định

(92). Noah và Allie vừa đi vừa nói chuyện.

Allie: You're fantastic.

(Anh rất giỏi.)

Fin: I'm not.

(Anh không được như vậy đâu.) [PhM9]

Trong ngữ cảnh này, Fin và bạn trai Noan hẹn Allie cùng bạn bè đi xem phim.

Khi gặp nhau Allie khen Fin là anh giỏi vì anh đã dành một giải thưởng ở độ tuổi rất

trẻ, anh ngay lập tức bác bỏ lời khen bằng việc sử dụng dạng phủ định của động từ

tobe, cho rằng mình không được như vậy. Rõ ràng, Fin đã ngầm cảm ơn Allie vì cô

đã nhận ra điều đó.

(93). Sp1 nói khi được SP2 tặng quà.

Oh! My goodness, you didn't have to get me anything.

(Chúa ơi, anh không phải tặng gì cho em đâu.)

Hay: Oh, you shouldn't have.

(Ồ, bạn không nên làm thế). [TH1]

Ở đây, Sp1 sử dụng dạng phủ định của động từ thường didn‟t have to hay

động từ tình thái shouldn't have … với hàm ý cho rằng Sp2 không cần thiết phải

tặng quà vì Sp1 không muốn Sp2 tốn tiền và điều này làm Sp1 sẽ cảm thấy mình

mắc nợ với sự gia ân đó và điều này đe dọa thể diện của Sp1.

(94). Tại bữa tiệc ở trang trại Mười hai Cây Sồi, Melanie gặp và nói chuyện

với Scarlett.

Page 77: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

66

Melanie: Oh, Scarlett, you have so much life. I've always admired you. I wish

I could be more like you.

(Ôi Scarlett, trông cô đầy sức sống. Tôi luôn ngưỡng mộ cô. Tôi ước gì mình

được như cô.)

Scarlett: You mustn't flatter me and say things you don't mean.

(Melanie, cô không được tâng bốc tôi đấy nhé và đừng có nói những gì cô

không muốn.) [PhM3]

Trong ngữ cảnh này, Melanie vui mừng vì được gặp lại Scarlet, khen Scarlett

trẻ trung và đầy sức sống, tỏ ý ngưỡng mộ và muốn mình được như cô. Tuy nhiên,

vì không thích Melanie nên Scarlett đã bác bỏ lời khen mà Melanie dành cho mình,

cô còn cho rằng Melaine đang tâng bốc, không thật lòng hay khen đểu mình. Hành

vi bác bỏ của Scarlett ở trong ngữ cảnh này chính là lời cảm ơn gián tiếp nhưng

được thể hiện với ý mỉa mai.

ii. Bằng cách nói giảm

(95). Tại bữa tiệc, Steele nói chuyện với Elinor.

Steele: May I sit beside you? I've longed to meet you. I've heard nothing but

praise of you.

(Tôi có thể ngồi cạnh cô không, cô Daswood? Tôi đã mong chờ rất lâu được

quen biết cô, tôi được nghe toàn những điều tốt đẹp về cô.)

Daswood. Elinor: I would be delighted. Sir John and Mrs. Jennings are too

excessive in their compliments. I am sure to disappoint.

(Tôi rất vui. Nhưng ngài John và bà Jennings đã khen tôi quá lời rồi. Tôi chắc

sẽ thất vọng đấy.) [PhM6]

Trong ngữ cảnh trên, khi Steele nói cô được nghe rất nhiều lời khen tốt đẹp về

Elinor. Elinor tỏ ra rất vui về điều đó nhưng cô thể hiện sự khiêm tốn bằng việc bác

bỏ lời khen đó qua phát ngôn có từ “too” đứng trước tính từ “excessive” để nói rằng

vợ chồng bà Jennings đang quá khen mình và tin chắc khi biết cô không được như

vậy sẽ thất vọng.

(96). Scarlett đến sở chỉ huy thăm Reth.

Reth: How good of you to come and see me. And how pretty you look!

(Thật tốt khi em đến thăm anh. Và trông em đẹp thế.)

Page 78: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

67

Scarlett: How you do run on, teasing a country girl like me.

(Ôi Retth, lúc nào anh cũng trêu trọc một cô gái quê mùa như em.) [PhM3]

Trong cuộc thoại này, Reth rất vui và cảm kích vì Scarlett không quản đường

xa đến thăm mình. Anh khen cô rất đẹp. Scarlet bác bỏ lời khen, trách Reth rằng

anh nói thế là trêu cô, nghĩ cô là cô gái quê mùa.

b. Trong tiếng Việt

b1. Thừa nhận sự hàm ân

Cũng giống tiếng Anh, trong tiếng Việt khi muốn nhấn mạnh ân huệ mà NGA

giúp mình, NHA thường sử dụng mệnh đề điều kiện: Nếu không… thì … để bày tỏ

lòng biết ơn của mình.

(97). Nếu không có anh thì em không biết nhờ ai nữa. [HT]

(98). Bà Hằng (chủ nhà hàng) và Thanh và Minh (người bốc vác) nói chuyện

với nhau.

Bà Hằng: Nghe chuyện của hai người tôi rất thông cảm, được gặp nhau tại

đây tôi muốn biếu mỗi người “dăm vé” (500$) gọi là giúp nhau lúc khó khăn,

nếu hai người không từ chối thì tôi mới dám đưa. Chẳng biết làm như vậy có

thất lễ không?

Thanh: Chị nói vậy làm tôi lại khó nghĩ quá. Một miếng khi đói bằng một gói

khi no. Chị cho tấm vé (số tiền) này đối với tôi là cả một tài sản. Coi như

chúng tôi vay chị. [PhV6]

Khi được bà Hằng biếu tiền, Thanh cho rằng đó là số tiền lớn như gia tài của

mình nên anh trân trọng tấm lòng của bà và thể hiện lòng biết ơn đối với bà Hằng

bằng việc sử dụng tổ hợp kết từ: … đối với … là ….

(99). Tại hiệu thuốc, Bà Huyện lấy thuốc ra về.

Bà Huyện: Thôi, bây giờ tôi phải đi đây. Thuốc đâu?

Xuân: Ấy, bà ngồi xuống, chờ tôi một tí. Dạ, tôi đã gói cả vào đây. Thưa bà,

trong này còn có cả chỉ dẫn nữa đấy ạ.

Bà Huyện: Cậu chu đáo quá.

Xuân: Dạ. [PhV20]

Page 79: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

68

Theo Từ điển tiếng Việt (2018), từ Dạ là tiếng để đáp lại người khác một cách

lễ phép, tỏ ý nghe theo, ưng thuận hoặc thừa nhận điều người đối thoại vừa nói đến.

[48, tr.298]

Ở hội thoại trên, khi được bà Huyện khen chu đáo, Xuân đáp lại bằng từ Dạ,

vừa thể hiện sự lễ phép, vừa thừa nhận rằng mình là người như vậy. Qua đó, Xuân đã

gián tiếp cảm ơn bà. Ngoài từ Dạ, thì trong tiếng Việt còn có rất nhiều các từ dùng để

để đáp lại người khác một cách lễ phép, thể hiện sự đồng ý hay sự nhất trí, thừa nhận

hay tỏ ý nghe theo điều người đối thoại vừa nói đến như: Ừ, Ờ, Vâng, Dạ…

b2. Bác bỏ sự hàm ân

Ngược lại với việc thừa nhận ân huệ từ người gia ân, hành vi bác bỏ cũng

được sử dụng trong tiếng Việt để đáp lại ân huệ từ NGA thông qua các biểu thức:

i. Sử dụng câu phủ định

(100). Anh chị đến là vui rồi, từ sau không phải mua gì đâu ạ. [HT]

Trong ví dụ trên, thông qua phát ngôn “… từ sau không phải mua gì đâu ạ”,

người nói cho rằng người nghe không nhất thiết phải tốn tiền, mất thời gian để mua

đồ. Thực chất đây cũng là lời cảm ơn gián tiếp của người nói đối với ân huệ của

người nghe.

ii. Bằng cách nói giảm

(101). Sp1 nói với Sp2 khi được khen mặc chiếc áo đẹp.

101a). Cũng bình thường thôi ạ.

101b). Nhìn béo lắm.

101c). Chú quá khen. [TH1]

Ba lời đáp lại khi được khen trong ngữ cảnh (101) cho thấy, Sp1 bác bỏ và

phủ nhận lại lời khen mà Sp2 vừa khen bằng cách sử dụng các từ làm giảm mức độ

của lời khen như: “bình thường” (101a), “béo” (101b) và “quá khen” (101c) nhằm

hạ thấp mình, cho rằng mình không được như vậy.

2.1.2.4. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Trả ân

Trả ân là TCL được NHA sử dụng nhằm gián tiếp cảm ơn NGA. Khi nhận

được ân huệ, NHA không chỉ công nhận ân huệ đó mà thường đề nghị sẽ làm một

điều gì đó để báo đáp lại trong tương lai như là lời hứa hẹn (ngụ ý hoặc tường

Page 80: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

69

minh), mời lại để làm giảm nhẹ đi ân huệ mà người họ nhận được từ NGA. Lời hứa

có thể bắt buộc phải thực hiện hay đôi khi chỉ là lời mời, lời gợi ý xã giao.

a. Trong tiếng Anh

i. Sử dụng từ, cụm từ với nghĩa “mắc nợ”

(102). Sp1 nói với Sp2 khi được giúp.

I owe you for doing this for me.

(Tôi nợ anh về việc anh giúp tôi.) [HT]

Ở ngữ cảnh trên, khi được Sp2 giúp, Sp1 cảm thấy mình mang ơn hay mắc nợ

với ân huệ của Sp2. Sp1 bày tỏ lòng biết ơn qua biểu thức có các từ, cụm từ: to owe,

be indebted … Các biểu thức cảm ơn gián tiếp này thường được sử dụng với những

ân huệ có mức hàm ân cao.

ii. Cảm ơn bằng hành vi hứa

(103). Sp1 nói với Sp2 khi được cho vay tiền.

103a). I promise to repay it as soon as I can.

(Tôi hứa trả lại ngay khi tôi có thể)

103b). I'll get this back to you in a few days.

(Vài ngày nữa em sẽ trả cho anh.)

103c). I won‟t forget this.

(Tôi sẽ không quên điều này đâu.) [HT]

Trong tình huống trên, khi được cho vay tiền, Sp1 dùng cấu trúc thể hiện lời

hứa sẽ trả lại món nợ, đó cũng là bằng chứng để Sp2 yên tâm cho vay. Qua đó Sp1

cũng ngầm cảm ơn Sp2 đã giúp mình. Hành vi hứa được mô hình hóa bằng các biểu

thức sau:

Sp1 +

promise to …

will …

won’t …

b. Trong tiếng Việt

i. Sử dụng từ, cụm từ “nợ”, “mắc nợ”

Giống tiếng Anh, trong tiếng Việt, khi nhận được sự giúp đỡ có sự hàm ân

cao, thường là về vật chất như được cho vay tiền, NHA cảm thấy mình bị mắc nợ và

coi đó là một gánh nặng nên thường dùng những từ, cụm từ để đáp lại như: …nợ,

mắc nợ …

Page 81: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

70

(104). Chúng em mắc nợ anh nhiều quá. Không biết khi nào mới trả được.

[HT]

ii. Cảm ơn bằng hành vi hứa, hành vi mời

(105). Sp1 đáp lại khi được Sp2 khen.

Sp1: Thích cái này thì hôm nào chị dẫn đi mua.

(106). Sp1 đáp lại khi được Sp2 cho vay tiền.

Sp1: Em sẽ trả lại anh sớm ạ.

(107). Sp1 nói với Sp2 sau bữa ăn.

Sp1: Cuối tuần qua nhà mình làm một bữa nhé. [HT]

Khi đáp lại ân huệ của NGA, ân huệ đó có thể bằng tinh thần như lời khen,

bằng vật chất như cho vay tiền hay được mời ăn tối, NHA không chỉ công nhận ân

huệ đó và bày tỏ việc mắc nợ điều gì đó với người gia ân mà thường đề nghị sẽ làm

một điều gì đó để báo đáp lại như là lời đề nghị như ví dụ (105), lời hứa như ví dụ

(106) hay bằng cách mời mọc như ví dụ (107) nhằm làm giảm nhẹ đi ân huệ mà họ

nhận được từ NGA. Biểu thức cảm ơn được thể hiện qua cấu trúc sau: Sp1 + hứa

(sẽ) …

2.1.2.5. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Thể hiện sự thấu hiểu

Thể hiện sự thấu hiểu là TCL cảm ơn gián tiếp được NHA dùng nhằm thể hiện

sự thân thiết, đề cao việc NGA đã thấu hiểu được những mong muốn thầm kín của

NHA.

a. Trong tiếng Anh

i. Dùng câu hỏi có từ để hỏi

(108). Sp1 nói sau khi mở gói quà Sp2 tặng.

Wow! How did you know? It’s just what I wanted.

(Ôi! Sao cậu biết? Đây đúng là thứ tớ cần.) [TH]

Qua phát ngôn How did you know? It‟s just what I wanted, rõ ràng Sp1 không

hàm ý thực hiện chức năng hỏi thông tin mà Sp1 gián tiếp cảm ơn Sp2 nhằm ghi

nhận việc Sp2 đã quan tâm và biết được Sp1 thích gì.

(109). Ngài Đại tá và Elinor nói chuyện.

Đại tá: I'll take you to barton myself.

(Tôi sẽ đưa các cô về Barton.)

Page 82: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

71

Elinor: I confess, that is what I hoped.

(Thú thật với anh, đó chính là điều tôi mong muốn.) [PhM6]

Trong đoạn thoại này, khi ngài Đại tá ngỏ lời có ý muốn đưa chị em Elinor về

Barton, Elinor đáp lại rằng “that is what I hoped”. Như vậy, Elinor đã ngầm cảm ơn

Đại tá vì ông đã hiểu cho những mong muốn của cô.

ii. Dùng tổ hợp từ

(110). Maghann nói với Luke.

Meghann: Thanks to you, Luke. I've had time to get around and to find out

what I've been missing!

(Nhờ có anh, Luke. Tôi phải đi đây và tìm thứ mà tôi đang thiếu!) [PhM12]

Bằng việc sử dụng cụm từ: Thanks to … (Nhờ có…), Meghann đã gián tiếp

cảm ơn Luke về việc nhờ có anh mà cô nhận ra được những điều mình còn thiếu.

Tuy nhiên trong ngữ cảnh này, Meghann có vẻ như không hài lòng với Luke, điều

này được thể hiện qua lượt lời sau “I've had time to get around and to find out what

I've been missing!” (Tôi phải đi đây và tìm thứ mà tôi đang thiếu!)

b. Trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt cũng vậy, NHA luôn biết ơn và ghi nhận việc NGA luôn hiểu

và biết được những điều mà NHA mong muốn. Sự thấu hiểu lòng nhau luôn được

đề cao cho dù dó là ân huệ nhỏ hay lớn thì cũng mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho

NHA.

i. Dùng câu hỏi có từ để hỏi

(111). Sp1 nói với Sp2 khi được Sp2 tặng quà.

Sao anh biết em thích cái này mà mua?

Sao lại hiểu em thế? [TH]

Qua hai ví dụ trên, biểu thức cảm ơn gián tiếp được mô hình hóa như sau:

Sao … biết/ lại hiểu ….?

ii. Dùng tổ hợp từ

(112). Hùng nói chuyện với ông Toàn chủ nhà trọ về cái cái xe vừa bán.

Ông Toàn: Chiều nay tôi thấy hết rồi, không có tôi làm cầu nối điện thoại, thì

cũng khó bán được xe đấy?

Page 83: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

72

Hùng: Vâng! Cháu cũng biết, nhờ có bác mới bán được xe. Cháu sẽ có quà

cho Bác. [PhV14]

Trong ngữ cảnh này, Hùng hiểu rằng, ông Toàn là người cũng có công trong

việc giúp mình bán được chiếc xe. Ẩn sau phát ngôn “Cháu cũng biết nhờ có bác

mới bán được xe” là lời cảm ơn gián tiếp ghi nhận sự giúp đỡ, môi giới của ông

Toàn và Hùng hứa sẽ đền đáp sự giúp đỡ đó là gửi ông số tiền hoa hồng như đã hứa.

(113). Hùng bị đau bụng, được Đào đưa về nhà.

Đào: Anh đang đau dạ dày về nhà nhớ không được ăn những thứ chua cay

như giấm ớt đâu đấy nhớ.

Hùng: Bánh mỳ này hơn thuốc tiên đấy, không có cô Đào tôi không biết làm

thế nào. [PhV16]

Nhân vật Hùng trong đoạn thoại trên đã gián tiếp thể hiện lòng biết ơn của

mình đối với Đào vì cô đã hiểu và giúp anh như là người thân của anh vậy. Việc

giúp đỡ tận tình của Đào được Hùng ghi nhận và xem sự giúp đỡ của cô như liều

thuốc tinh thần.

Thông qua hai ví dụ trên, biểu thức cảm ơn gián tiếp được mô hình hóa bằng tổ

hợp từ:

… cũng biết, nhờ có ….

Không có…, … không biết…

2.1.2.6. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Phi ngôn từ

TCL Phi ngôn từ là những dấu hiệu giao tiếp không dùng lời nói, bao gồm

những cử chỉ, điệu bộ như: ánh mắt, ôm, hôn, bắt tay, cười, gật đầu … hay im lặng.

Ý nghĩa của những cử chỉ, điệu bộ này là những đặc điểm được chuyển nghĩa qua

cơ thể con người được NHA sử dụng với ngụ ý muốn cảm ơn NGA.

a. Trong tiếng Anh

(114). Tại Trang trại Mười hai Cây Sồi.

Người đến dự tiệc: You look mighty fine this morning, Miss Scarlett.

(Chào Scarlett, sáng nay cô trông thật đẹp.)

Scarlett: (Cười và nhún mình) [PhM3]

Page 84: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

73

Khi được mọi người chào đón và khen mình đẹp và khen mặc váy đẹp,

Scarlett không đáp lại bằng lời mà thể hiện niềm vui qua ánh mắt, nụ cười và cái

nhún mình. Đó cũng là lời cảm ơn mà Scarlett muốn đáp lại vì đã khen mình.

b. Trong tiếng Việt

TCL Phi ngôn từ cũng được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt ở những

bối cảnh khi NHA đang vội, cảm thấy ngại ngùng hay khi NGA vẫn tiếp tục nói.

Thay vì chen vào để ngắt lời NGA, NHA chỉ thể hiện qua ánh mắt cử chỉ điệu bộ

như: cười, gật đầu, lắc đầu, nhún vai … để đáp lại hành vi của NGA, ví dụ:

(115). Cả nhà Thương đang ăn cơm, bác Khang hàng xóm sang chơi.

Bác Khang hàng xóm: Lên thành phố có khác. Xinh đáo để.

Thương: (Cười thẹn thùng) [PhV14]

Mặc dù không dùng lời để đáp lại lời khen của bác Khang, nhưng qua TCL phi

ngôn từ bằng nụ cười e thẹn của Thương cũng đã thể hiện vai trò nhất định trong

việc lí giải nghĩa cảm ơn gián tiếp cho lời khen mà bác Khang dành cho mình.

2.1.2.7. Cảm ơn bằng Đa chiến lược

Đa chiến lược là khi NGA sử dụng kết hợp các tiểu chiến lược khác nhau để

nói lời cảm ơn.

a. Trong tiếng Anh

(116). Kathleen và bạn của cô đang ngồi ở bàn và nói chuyện với bác Birdie

về quyết định sẽ đóng cửa cửa hàng hoa của cô.

Bác Birdie: Closing the store is the brave thing to do

(Đóng cửa cửa hàng là một việc dũng cảm.)

Kathleen: You are such a liar. But thank you.

(Bác đúng là đồ nói dối. Nhưng cảm ơn bác.) [PhM15]

Trong đoạn thoại này, việc bác Birdie quyết định sẽ đóng cửa hàng hoa của

Kathleen điều này làm cô cảm thấy buồn và trách bác đang nói dối. Tuy vậy cô vẫn

cảm ơn bác vì thời gian vừa qua. Phát ngôn “You are such a liar” chính là TCL

Thừa nhận sự sự áp đặt, với hàm ý bác là người không tốt, không giữ lời hứa,

nhưng không vì thế mà cháu không cảm ơn bác “But thank you”. Như vậy, lời cảm

ơn không chỉ lời đáp lại để thể hiện niềm vui về sự giúp đỡ hay nhận được điều gì

Page 85: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

74

tốt đẹp từ NGA mà trong trường hợp khác nó lại thể hiện sự trách móc hay tin gì

không vui mà NGA mang lại như trong ngữ cảnh này, và đây là sự kết hợp của hai

chiến lược: CL gián tiếp (TCL Thừa nhận sự áp đặt) và CL trực tiếp.

(117). Cuộc trò chuyện giữa vợ chồng nhà Paddy.

Fiona: Paddy, you look like a diplomat.

(Paddy, anh trông như một nhà ngoại giao vậy)

Paddy: Do I? I feel like an undertaker.

(Thật hả? Anh lại thấy như một người làm công vậy.) [PhM12]

Khi Fiona khen chồng mình nhìn rất lịch thiệp như nhà ngoại giao vậy thì

Paddy nghi ngờ lời khen của vợ nên anh đã dùng TCL hỏi để hỏi lại “Do I?” để

mong muốn Fiona xác nhận lại lời khen của cô. Thêm vào đó anh hạ thấp bản thân

bằng việc sử dụng TCL Thừa nhận sự áp đặt bằng việc phủ nhận lời khen, cho rằng

mình không được như vậy. Anh nghĩ mình chỉ là một người làm công, làm việc

chân tay thôi (an undertaker).

Như vậy, trong ví dụ này, Paddy đã sử dụng hai TCL để đáp lại lời khen của

vợ mình là: TCL Hỏi và TCL Thừa nhận sự áp đặt.

b. Trong tiếng Việt

TCL Đa chiến lược cũng được sử dụng để cảm ơn trong tiếng Việt.

(118). Trong ngữ cảnh Bà Hằng (chủ nhà hàng) và Minh (người bốc vác) nói

chuyện với nhau.

Bà Hằng: Vay trả tính sau, hai người cứ cầm lấy cho tôi vui lòng.

Minh: Chị Hằng là người hảo tâm, rộng rãi hiếm có, càng giàu càng

thoáng, cần gì chị cứ ới bọn em một tiếng. Không phải khoe khoang, ở thành

phố này ngóc ngách nào bọn em chẳng biết. Có gì khó khăn bọn em sẽ ra tay

giúp. Thỉnh thoảng chị gọi đi ăn là được rồi, cho tiền bọn em xấu hổ lắm. Có

gì chị cứ sai bảo nhé. [PhV6]

Khi được bà Hằng nói cứ cầm tiền, Minh đáp lại lòng tốt của bà bằng việc sử

dụng TCL Khen bà “là người hảo tâm, rộng rãi hiếm có, càng giàu càng thoáng”.

Ngoài lời khen, Minh cho rằng có đi có lại nên anh cũng muốn báo đáp lại bà bằng

việc đề nghị bà cứ gọi cho anh nếu có việc gì cần.

Page 86: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

75

Như vậy trong hội thoại trên, Minh đã sử dụng hai TCL là Khen và Trả ân để

đáp lại lòng tốt của bà Hằng.

Ngoài các TCL mà cả hai ngôn ngữ sử dụng để diễn đạt lời cảm ơn, trong

tiếng Việt có sử dụng thêm hai TCL sau:

2.1.2.8. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Lảng tránh

Lảng tránh ở đây không có nghĩa là không nói gì mà là không hồi đáp vào nội

dung NHA vừa đề cập mà chuyển chủ đề hay nói sang một chuyện khác. Đây là

chiến lược cảm ơn theo chúng tôi là khá thú vị mà NHA đưa ra. Việc không hồi đáp

trực tiếp vào vấn đề mà NGA vừa đề cập đến thường được sử dụng trong những

ngữ cảnh như khi được khen, NHA muốn tránh tự ca ngợi bản thân, thay vào đó, họ

sẽ đề cập đến một vấn đề khác hay gợi mở cho một cuộc giao tiếp dài hơn.

(119). Sp1 và Sp2 nói chuyện.

Sp1: Hôm nay có áo mới nhé. Đẹp đấy.

Sp2: Hôm nay trời đẹp chị nhỉ. [TH]

Nếu như xét ví dụ này mà không dựa vào ngữ cảnh thì rất khó nhận biết đây

lại là hồi đáp của Sp2 khi được khen. Sp2 sử dụng TCL Lảng tránh bằng cách bình

luận về thời tiết đẹp mà không đề cập nội dung nào liên quan đến lời khen về cái áo,

vì có thể nếu chấp nhận lời khen đó thì có thể Sp2 sẽ làm giảm thể diện của mình.

2.1.2.9. Cảm ơn bằng tiểu chiến lược Xin

Động từ xin ở đây không biểu thị hành động “xin” hay biểu thị thái độ khiêm

tốn, lịch sự. Trong trường hợp này, xin được sử dụng như một lời đáp với nghĩa cảm

ơn khi tiếp nhận một ân huệ (bằng vật chất) từ người đối thoại. Ở TCL này, khi đáp

lại NHA luôn dùng biểu thức có chủ ngữ, nếu phát ngôn không có chủ ngữ, câu sẽ

không có nghĩa “cảm ơn”, ví dụ:

(120). Cô hàng xóm sang nhà Thương chơi.

Cô hàng xóm: Con cái Thương đâu rồi, xem mày ăn cơm thành phố có thay

đổi không nào? … Cô có chút quà quê, mang sang cho cháu.

Thương: Cháu xin cô ạ!...

Mẹ Thương: Cô sang chơi lại còn mang cả quà cho cháu nữa à. Cô uống

nước.

Cô hàng xóm: Em xin Bác. [PhV14]

Page 87: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

76

Trong đoạn thoại trên, ở lượt lời thứ nhất khi được bà hàng xóm mang cho quà

quê, Thương cảm ơn về sự quan tâm, thân thiết và lòng tốt của bà, Thương dùng

động từ “xin” để nhận món quà đó. Hay trong lượt lời thứ hai, khi mẹ Thương mời

nước, bà hàng xóm cũng sử dụng động từ “xin” để cầm chén nước. Như vậy ở đây

xin không phải là muốn NGA cho cái gì hay lời yêu cầu NGA làm gì cho mà là lời

đáp của NHA khi nhận một ân huệ bằng vật chất từ NGA. Khi đó, chiến lược cảm

ơn gián tiếp đã được bộc lộ. Có thể thấy, TCL Xin mang nghĩa cảm ơn này là một

đặt trưng mà chỉ có nền văn hóa Việt mới sử dụng. Nó được sử dụng ở tất cả các vai

giao tiếp, các mối quan hệ, đặc biệt ở mối quan hệ người thân hay ở những người

nhỏ tuổi khi nói với người lớn tuổi.

2.1.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn trong tiếng

Anh và tiếng Việt

Qua ngữ liệu nghiên cứu và phân tích, chúng tôi nhận thấy hành vi cảm ơn

trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có những nét tương đồng và khác biệt.

2.1.3.1. Những điểm tương đồng

a. Về nội dung cảm ơn

Có thể thấy hành vi cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt có nội dung cảm ơn

giống nhau là khi NHA thể hiện lòng biết ơn của mình về ân huệ (có thể là vật chất,

tinh thần) mà NGA đã hoặc sẽ làm.

b. Về việc sử dụng các chiến lược cảm ơn

Cấu trúc hành vi cảm ơn trong hai ngôn ngữ được sử dụng đa dạng trong các

bối cảnh giao tiếp, thể hiện sự lịch sự, trang nghiêm hay thân mật, gần gũi. Các biểu

thức ngữ vi cảm ơn được mã hóa theo các chiến lược trực tiếp và gián tiếp tương

đối giống nhau, trong đó mỗi biểu thức đều được mô hình hóa qua các dạng khác

nhau tương đối đa đạng, phong phú, từ việc sử dụng biểu thức ngữ vi có ĐTNV, các

từ ngữ có nghĩa cảm ơn hay thông qua biểu thức ngữ vi và các thành phần mở rộng.

Ở dạng câu trần thuật, câu phủ định, câu nghi vấn hay câu hỏi tu từ.

Trong chiến lược cảm ơn trực tiếp, cả hai ngôn ngữ đều sử dụng các cách cảm

ơn như: Cảm ơn bằng BTNV có động từ ngữ vi; Cảm ơn bằng BTNV có danh từ.

Page 88: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

77

Trong đó, BTNV có thêm các thành phần mở rộng là các từ ngữ chỉ lí do, biểu thị

sự lịch sự, chỉ mức độ cảm ơn.

Trong chiến lược cảm ơn gián tiếp, cả hai ngôn ngữ đều sử dụng bảy TCL

giống nhau là: TCL Khen, TCL Hỏi, TCL Thừa nhận sự áp đặt, TCL Trả ân, TCL

Thể hiện sự thấu hiểu, TCL Phi ngôn từ và TCL Đa chiến lược.

Các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng các thành

phần mở rộng là các yếu tố tăng cường để nhấn mạnh thái độ, tình cảm hay thể hiện

sự lịch sự. Điều này làm tăng thể diện của cả người hàm ân và người gia ân. Các

TCL cảm ơn có thể được dùng một mình hoặc được sử dụng cùng với các TCL

khác.

c. Về việc sử dụng từ xưng hô

Chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng trong cách

sử dụng từ hô gọi, các từ hô gọi có thể tồn tại dưới dạng danh ngữ hoặc mệnh đề

danh tính. Từ hô gọi được sử dụng để gây sự chú ý, hướng tới và bày tỏ thái độ của

người nói với người nghe. Các từ hô gọi có thể đứng ở các vị trí khác nhau trong

câu:

- Từ hô gọi chỉ tên người:

(121). Ngài Dean: Thanks, Chris.

(Cảm ơn Chris.) [PhM11]

(122). Hạ: Cảm ơn Long đã cho Hạ một bài học về tình bạn . [PhV1]

Việc sử dụng tên riêng, tức là xưng bằng tên trong việc nói cảm cảm ơn thể

hiện sự thân mật, gần gũi giữa NHA và NGA, vì cách xưng hô này không rõ thông

tin về tuổi và các vai giao tiếp cũng không bộc lộ rõ về thứ bậc, quyền uy.

- Từ hô gọi thể hiện tình cảm yêu mến:

(123). Pat: Buddy, thank you. That's so nice of you. [PhM7]

(Bạn yêu, cảm ơn bạn. Bạn thật tốt.)

(124). Chồng cảm ơn vợ yêu nhé. [TH1]

- Từ hô gọi chỉ chức vụ:

(125). Elinor: Colonel, thank you so much for coming.

(Đại tá, cảm ơn ngài đã đến thăm.) [PhM6]

Page 89: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

78

(126). Lê Thành: Cảm ơn bác sĩ. [PhV12]

- Từ hô gọi chỉ quan hệ thân tộc:

(127). Will: Thank you, Dad.

(Cảm ơn bố). [PhM10]

(128). Kìm: Dạ! Cảm ơn ba. [PhV10]

d. Về việc sử dụng yếu tố tăng cường

Trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có các thán từ thể hiện thái độ, tình cảm,

cảm xúc của người nói, ví dụ trong tiếng Anh có: Ah, Well, Oh: dùng để bày tỏ

niềm vui, thể hiện sự bất ngờ. Tương đương trong tiếng Việt có: Ôi, Ồ, Ối,…

Các từ chỉ mức độ để nhấn mạnh mức độ hàm ân, ví dụ trong tiếng Anh có:

very, so, really .. tương đương trong tiếng Việt có: nhiều, rất nhiều, lắm, nhiều lắm,

lắm lắm.

2.1.3.2. Những điểm khác biệt

a. Về mặt ngữ nghĩa

Qua tư liệu và phân tích ở trên, có thể thấy, trong tiếng Anh và tiếng Việt đều

có một hệ thống các từ ngữ dùng để biểu đạt lời cảm ơn, tuy nhiên trong tiếng Việt

các động từ được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn phong phú hơn trong tiếng Anh,

điều này được thể hiện ở các biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi ở nhóm 1, nhóm 2

và nhóm 3. Dựa vào từng ngữ cảnh cụ thể mà người Việt lựa chọn các động từ

mang nghĩa cảm ơn một cách phù hợp.

Trong những bối cảnh mang tính nghi thức thì ĐTNV “thank “ trong tiếng

Anh hay “cảm ơn” trong tiếng Việt mang sắc thái tính trung tính, được sử dụng ở cả

hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, người Việt thường sử dụng các ĐTNV thuộc nhóm 2 gắn

với yếu tố Hán Việt như: “bái tạ”, “cảm tạ”, “đa tạ”, “độ ơn”, “đội ơn”, “tạ ơn”,

“giã ơn”, “tri ơn” … Lời cảm ơn trực tiếp trong giao tiếp tiếng Việt biến đổi theo

lịch đại. Các biểu thức ngữ vi có ĐTNV “cảm tạ”, “đa tạ”, “bái tạ”, “đội ơn”, “tạ

ơn”, “giã ơn” (cũng là các động dùng để bày tỏ lòng biết ơn) ở giai đoạn 1930 –

1945 được sử dụng với tần xuất cao hơn ĐTNV “cảm ơn”. Các ĐTNV này thường

mang sắc thái trang trọng, thành kính, thường được dùng trong văn thơ, sách vở thời

cổ xưa, hay thường xuất hiện trong những bối cảnh giao tiếp đời thường khi vai

Page 90: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

79

giao tiếp không ngang bằng về địa vị xã hội, về tuổi tác, về quan hệ, những người

phải chịu ơn người khác trong xã hội Việt Nam giai đoạn trước năm 1945. Bởi vì

giai đoạn này, đời sống của người dân trong xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh

của lễ giáo phong kiến. Các cách cảm ơn sử dụng các ĐTNV này đã giảm khá rõ rệt

trong các giai đoạn tiếp theo từ 1954 – 1975. Giai đoạn từ 1975 đến nay, do ảnh

hưởng của hội nhập, sự giao thoa ngôn ngữ liên văn hóa nên những hình thức cảm

ơn có chứa ĐTNV “cảm tạ”, “đa tạ”, “bái tạ”, “đội ơn”, “tạ ơn”, “giã ơn” hầu

như không xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày, thay vào đó ĐTNV “cảm ơn” được

sử dụng nhiều hơn. Hiện nay, những hình thức cảm ơn có các ĐTNV thuộc nhóm 2

thường được dùng trong các trường hợp mang tính tâm linh, theo tín ngưỡng tôn

giáo.

Trái lại, theo quan sát của chúng tôi, trong tiếng Anh từ cổ chí kim,

HVCOTT hầu như không biến đổi theo thời gian, các biểu thức của lời cảm ơn trực

tiếp luôn chứa ĐTNV “thank” và danh từ “thanks”.

b. Về việc sử dụng chiến lược cảm ơn

Đối với chiến lược cảm ơn trực tiếp, trong tiếng Anh có các biểu thức ngữ vi

cảm ơn sử dụng các tính từ mang nghĩa cảm ơn như: grateful, thankful, obliged..

mà trong tiếng Việt không có.

Đối với chiến lược cảm ơn gián tiếp, trong tiếng Anh có ít các TCL cảm ơn

gián tiếp hơn trong tiếng Việt, cụ thể, trong tiếng Anh không có hai TCL là Lảng

tránh và TCL Xin như trong tiếng Việt.

Lảng tránh là một TCL rất đặc trưng của người Việt.Tuy nhiên, người Việt

không phải lảng tránh tất cả mọi thứ, mà họ thường lảng tránh khi được khen về

những vấn đề liên quan đến sức khỏe, diện mạo. Có thể do ảnh hưởng của văn hóa

phương Đông, đặc biệt là thời kỳ trước đây, người Việt rất duy tâm vì vậy tâm lý họ

rất e ngại khi được khen trong một số tình huống như khen về diện mạo hay khen về sức

khỏe, đặc biệt đối với trẻ con càng không khen về sức khỏe mà phải nói tránh đi. Người

Việt cũng khá mê tín nên nói những điều như vậy vì sợ bị những điều gở sẽ xảy đến với

mình nên từ người lớn, trẻ con đến người già đều kiêng kị (taboo) nói về nó, vì thế họ

thường lảng tránh nói đến sự gia ân mà NGA vừa đề cập đến và họ thường đề cập đến

chuyện khác.

Page 91: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

80

TCL Xin cũng được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt. Khi nhận được một

món quà hay một ân huệ từ NGA thay vì dùng lời cảm ơn trực tiếp thì người Việt sử

dụng từ xin nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với NGA.

c. Việc sử dụng các biểu thức ngữ vi cảm ơn

Trong tiếng Anh, ở biểu thức ngữ vi dùng ĐTNV “thank”, chủ ngữ (Sp1)

thường được lược bỏ và được sử dụng ở tất cả các bối cảnh giao tiếp. Sp1 thường

được dùng trong văn phong trang trọng dưới dạng văn bản. Sp1 được sử dụng ở

dạng văn nói khi muốn nhấn mạnh sự biết ơn của Sp1 đối với những điều mà Sp2

đã làm cho Sp1.

Trong tiếng Việt, Sp1 chỉ được lược bỏ khi Sp1 đóng vai trên quyền, hay ở bối

cảnh giao tiếp thân mật. Theo dữ liệu và theo quan sát, chúng tôi thấy biểu thức cảm

ơn dạng có đầy đủ các thành phần này trong tiếng Anh có phần ít phổ biến hơn

trong tiếng Việt.

Trong tiếng Anh, biểu thức ngữ vi sử dụng ĐTNV “thank”, bắt buộc phải có

Sp2 đằng sau ĐTNV, nhưng khi dùng với danh từ “thanks” thì lại không sử dụng.

Đối với tiếng Việt, đối với BTNV cảm ơn có ĐTNV “cảm ơn/cám ơn”, tùy từng

ngữ cảnh cụ thể, một số thành phần trong câu có thể đổi vị trí cho nhau một cách

linh hoạt.

Trong trường hợp khuyết thiếu cả Sp1 và Sp2, trong tiếng Việt chỉ ĐTNV cảm

ơn/cám ơn và đa tạ mới dùng được.

Trong trường hợp khuyết thiếu Sp2, các động từ ngữ vi ở nhóm 2 và 3 hầu

như không được sử dụng. Bởi vì, do các động từ ngữ vi ở nhóm 2 và 3 thường được

sử dụng khi vai giao tiếp không bằng về địa vị xã hội, về tuổi tác, về quan hệ nên

trong những trường hợp như vậy, các động từ ngữ vi ở nhóm 2 và 3 bắt buộc phải

có Sp2 chứ không thể bị tỉnh lược, ví dụ:

(129). Phương đến quán nước mà bạn cô hẹn cùng với 1 người đàn ông tên

Thâm.

Bạn Phương: này… uống nước đi, tôi gọi trước cho bà rồi đấy.

Phương: Cảm ơn. [PhV7]

(130). Ông thầy bói: Đội ơn bà ạ. Lần sau bà cho gọi tôi xin đến hầu ngay ạ.

[PhV17]

Page 92: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

81

Dễ nhận thấy, khi nói lời cảm ơn, đó thường là lời nói thành thật xuất phát từ

cái tâm, từ tâm khảm của con người. Những nền văn hóa khác nhau có những quan

niệm khác nhau trong việc sử dụng hình ảnh biểu trưng cho tình cảm. Người

phương Tây quan niệm, mọi thứ đều từ xuất phát từ trái tim và các cơ quan trong cơ

thể cũng được vận hành bằng trái tim nên trái tim trở thành biểu tượng cho tình

cảm. Người bản ngữ nói tiếng Anh sử dụng hình ảnh “heart” (trái tim) để bày tỏ

lòng biết ơn của mình đối với người gia ân. Còn người Việt theo văn hóa phương

Đông lại dùng hình ảnh “lòng”, “tấm lòng” để thể hiện tâm lí, tình cảm, tinh thần.

Và những gì liên quan đến cảm xúc thì người Việt lại mượn cái “lòng” để biểu

trưng, ví dụ như: “đau lòng, đứt ruột” hay “lòng quặn thắt”… và lời cảm ơn cũng bị

chi phối bằng hình ảnh đó. Chính vì vậy, người Việt sử dụng từ “lòng” để bày tỏ sự

biết ơn một cách chân thành, sâu nặng.

d. Về việc sử dụng từ xưng hô

Khi nói lời cảm ơn, người nói cũng thường chú ý đến cách xưng đáp để làm

hài lòng người nghe. Tuy vậy giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt cũng có sự khác nhau

trong việc sử dụng từ xưng hô.

Trong tiếng Anh, Sp1 ở ngôi thứ nhất làm chủ ngữ chỉ có đại từ nhân xưng số ít ngôi

thứ nhất là I (số ít) và WE (số nhiều) và ngôi thứ hai (số ít và số nhiều) trong vai Sp2 chỉ có

đại từ nhân xưng duy nhất là YOU nhưng đóng nhiều vai nghĩa khác nhau, ví dụ:

(131). Mia đang soi gương thì cô bạn cùng phòng đẩy cửa đi vào.

Cô bạn cùng phòng: Whoa! Holy shit! You wanna open a window?

(Trời đất! Cậu muốn mở cửa sổ ra à?)

Mia: I was trying to give you an entrance.

(Tớ chỉ muốn mở lối vào cho cậu thôi.)

Cô bạn cùng phòng: Thank you.

(Cảm ơn bạn nhé.) [PhM4]

Trong đoạn thoại này, nếu không có ngữ cảnh trên thì sẽ khó biết được từ you

đóng vai gì. Như vậy đoạn thoại trên là cuộc nói chuyện giũa Mia và bạn cùng

phòng, nên từ you trong ngữ cảnh này có nghĩa là “bạn”.

Page 93: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

82

(132). Trước khi đưa con trai đi xem trận bóng bầu dục, Chris Gardner đến

gặp ngài Ribbon.

Chris Gardner: And I wanted to take this opportunity to say thank you for your

time. I know you probably waited for me.

(Và tôi muốn nhân cơ hội này để nói lời cảm ơn vì ngài đã dành thời gian cho

tôi. Tôi biết, có thể ngài đã chờ tôi.) [PhM11]

Trong ví dụ (132), Chris Gardner là nhân viên bán thuốc, còn từ you là ngài

Ribbon là khách hàng, người đóng vai trên quyền.

Ngược lại, trong tiếng Việt, từ xưng hô được sử dụng rất đa dạng và phong

phú, ví dụ:

(133). Em cảm ơn chị ạ. [PhV18]

(134). Ông Phan Quân ngồi nói chuyện với con dâu về gia đình, về Lê Thành.

Phan Quân: Bố không yêu cầu con phải bắt chước cô ta, nhưng phải biết nhu

biết cương, và đứng có ghê gớm quá nếu không nó sẽ bỏ của chạy lấy người

đấy.

Bích ngọc: Vâng. Con cảm ơn bố ạ. [PhV12]

(135). Bảo Khánh muốn mang các mẫu quần áo của trẻ em mà Bà Hà đan ra

của hàng giới thiệu.

Bảo Khánh: Không sao đâu dì ơi. Con chỉ mang đến để ở cửa hàng trưng bày và

giới thiệu với khách thôi. Nhưng con nghĩ là sẽ bán được ạ.

Bà Hà: Ừ. Thế dì cám ơn con nhá. Ừ. [PhV18]

Trong các ví dụ trên, Sp1 và Sp2 đã sử dụng cách xưng đáp bằng từ thân tộc:

Em- chị, con- bố, dì – con.

(136). Bích và Huệ đến nhà Nga sau khi nghe tin Nga đã tìm thấy con gái của

mình.

Bích: Thôi mày vào nghỉ đi cả ngày hôm nay chạy đi khắp nơi rồi còn gì nữa.

Tụi tao cũng về đây, đang nhốt hai thằng ở nhà đấy.

Nga: Tao cảm ơn nhá.. [PhV11]

Ở ví dụ (136), người nói dùng từ xưng hô thể hiện vai ngang hàng như: mày –

tụi tao, tao thể hiện thoải mái trong giao tiếp, sự thân thiết trong quan hệ bạn bè.

Page 94: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

83

Đôi khi tùy vào cảm xúc mà người Việt có sự thay đổi trong cách hô gọi, cho dù

cùng một đối tượng, từ bạn sang người đẹp, thằng bạn, con ranh …

(137). Ông khách sáo quá đấy. [TH1]

(138). Anh cảm ơn chú nhé. [TH1]

Từ Ông trong ví dụ (137) không phải là người lớn tuổi hay có quan hệ thân tộc

với người nói, mà ngang hàng với người nói. Hay, trong ví dụ (138), Sp1 và Sp2 sử

dụng từ ngữ hô gọi Anh – chú cũng không phải có quan hệ thân tộc. Việc sử dụng

các từ xưng hô trong các ví dụ trên cho thấy, người Việt vốn coi trọng truyền thống

gia đình nên trong giao tiếp với các mối quan hệ có xu hướng sử dụng các từ xưng

hô một cách thân tộc hóa và thân mật hóa.

Như vậy, tùy thuộc vào bối cảnh, mối quan hệ, độ tuổi hay tùy vào cảm xúc

mà người Việt (giữa Sp1 và Sp2) lựa chọn từ xưng hô khác nhau để thể hiện lời

cảm ơn.

e. Về việc sử dụng yếu tố tăng cường

Trong tiếng Việt, các thán từ dùng khi cảm ơn có xu hướng đa dạng hơn trong

tiếng Anh về các loại như việc xuất hiện của các tiểu từ tình thái: ạ, nhé, nha, nhá …

2.2. Đối chiếu các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.2.1. Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp

2.2.1.1. Hồi đáp bằng tiểu chiến lược Chấp nhận lời cảm ơn

Chấp nhận lời cảm ơn là TCL mà NGA sử dụng để hồi đáp lại lời cảm ơn của

NHA với hàm ý muốn thể hiện rằng họ đã thấy được NHA đã ghi nhận ân huệ mà

mình đã làm và chấp nhận lời cảm ơn đó. Sự chấp nhận lời cảm ơn của NGA sẽ làm

tăng thể diện cho NHA, làm cho NHA cảm thấy yên tâm và nhẹ đi phần nào về ân

huệ mà mình mang ơn.

a. Trong tiếng Anh

(139). Hai vợ chồng đứng nói chuyện, người chồng (ông Steve) đưa cốc nước

cho vợ (bà Kim).

Bà Kim: Thanks.

(Cảm ơn.)

Ông Steve: Yeah.

(Ừ.) [PhM10]

Page 95: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

84

Trong đoạn thoại trên, bà Kim nói lời cảm ơn với chồng, ông Steve đáp lại lời

cảm ơn của vợ bằng từ “Yeah.” để thể hiện sự chấp nhận lời cảm ơn của vợ.

Như vậy, để chấp nhận lời cảm ân của NHA, NGA sử dụng từ: Yeah, Yes ... Cách

hồi đáp này thường được dùng trong những mối quan hệ thân mật.

(140). Chris Gardner cùng con trai và gia đình ngài Ribbon đi xem trận bóng

bầu dục.

Chris Gardner: This is the way to watch a football game here. Thank you very

much for this, really.

(Xem bóng là phải như thế này mới phải chứ. Thực sự cảm ơn ngài rất nhiều.)

Ngài Ribbon: Hey, it's my pleasure, Chris.

(Ô, đó là vinh hạnh của tôi mà Chris.) [PhM11]

Từ pleasure đứng sau tính từ sở hữu dùng để đáp lại lời cảm ơn với nghĩa

muốn nói với NHA rằng “NGA rất vui khi làm điều đó” [122, tr.1210]

Sau khi xem trận bóng bầu dục. Chris cảm ơn ông Ribbon vì đã có một buổi

rất tuyệt vời cùng với gia đình ông. Ông Ribbon cũng cảm thấy hài lòng, thoải mái

vì cũng đã được thư giãn cùng gia đình vì vậy ông nói Hey, it's my pleasure, Chris.

Bằng việc sử dụng thán từ Hey, ông Ribbon đã làm giảm mức đe dọa thể diện đối

với Chris, tạo nên sự gần gũi thu hẹp khoảng cách giữa ông (vai trên quyền) với

Chris (vai dưới quyền).

(141). Sp1 và Sp1 nói với nhau.

Sp1: Thanks for your lending.

(Cảm ơn về việc cho vay của anh.)

Sp2: Sure. Anytime.

(Ừ. Bất cứ lúc nào cũng được.) [HT]

Từ Sure được sử dụng để đáp lại lời cảm ơn với nghĩa “Vâng, chắc chắn”

[122, tr.1625]. Trong ví dụ trên, khi Sp1 cảm ơn về việc cho vay tiền, Sp2 đáp lại

lời cảm ơn thể hiện sự chắc chắn sẽ giúp đỡ, điều này còn được khẳng định thêm

khi Sp2 dùng từ “Anytime” với ý rằng sẵn lòng giúp bất cứ lúc nào Sp1 cần.

(142). Dawson sửa xe cho Bobby.

Bobby: Thanks, Dawson.

Page 96: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

85

( Cảm ơn Dawson)

Dawson: Go on. It's all right.

(Đi đi. Ổn rồi đấy.) [PhM8]

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), từ all right là từ được sử dụng “khi

chấp nhận lời cảm ơn về sự giúp đỡ hay về ân huệ”, [122, tr.41]. Điển hình, trong

ngữ cảnh trên, khi Bobby cảm ơn Dawson vì đã giúp cậu sửa xe, Dawson đã chấp

nhận lời cảm ơn của Bobby.

Qua các ví dụ trên, biểu thức chấp nhận lời cảm ơn được mô hình hóa qua các

cấu trúc sau:

It's all right.

(It’s ) + my pleasure.

Sure.

You’re welcome.

Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có thành ngữ dùng để đáp lại lời cảm ơn: You

bet … anytime.

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (2014), từ bet đứng sau đại từ nhân xưng You

được dùng thay cho từ Yes để nhấn mạnh việc ai đó đoán hay nói điều gì đúng, với

nghĩa “đúng thế, chắc chắn, tất nhiên”. [122, tr.137]

(143). Ông John cảm ơn Trung úy về sự có mặt để giúp gia đình ông.

Ông John: Thanks for everything, Lieutenant.

(Xin cám ơn ngài Trung úy về mọi việc.)

Trung úy: You bet, John, anytime.

(Chắc chắn rồi, bất kì khi nào anh cần, John.) [PhM9]

Hành vi hồi đáp lời cảm ơn của ông John đã được Trung úy khẳng định ông luôn

sẵn lòng giúp đỡ nếu ông John cần. Chính sự hồi đáp You bet, John, anytime mang nghĩa

tích cực này phần nào an ủi, động viên ông John và gia đình.

Như vậy, việc hồi đáp bằng cách chấp nhận lời cảm ơn của NHA cho thấy

NGA biết rõ mức độ, tính chất của việc mình đã giúp đỡ người khác và cảm thấy

việc chấp nhận lời cảm ơn này sẽ khiến cho NHA nhẹ lòng, không cảm thấy áy náy,

bận lòng vì cảm giác mắc nợ.

Page 97: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

86

b. Trong tiếng Việt

Giống tiếng Anh, trong tiếng Việt cũng có các từ, cụm từ tương đương thể

hiện sự chấp nhận dùng để đáp lại lời cảm ơn của NHA: Dạ, Vâng, Dạ vâng, Rồi,

Ừ, Ừm .

(144). Linh ngồi trên giường bệnh. Cô y tá lại gần giường hỏi thăm bệnh.

Linh: Chị có biết cách nào liên lạc với người đã cứu em không. Em muốn cảm

ơn anh ấy.

Cô y tá: À đúng rồi. Anh ấy có đưa số điện thoại cho chị nè. Anh nói là nếu em

có chuyện gì xảy ra thì gọi cho anh.

Linh: Dạ. Em cảm ơn chị.

Cô y tá: Ừ. [PhV4]

Trong ngữ cảnh trên, lời hồi đáp cảm ơn của cô y tá bằng cách dùng từ “Ừ”

thể hiện việc chấp nhận lời cảm ơn của Linh về việc cô y tá đã nói cho Linh số điện

thoại của người cứu và đưa cô về trạm xá. Cách nói này dùng để trả lời người dưới

quyền hay nhỏ tuổi hơn hay người ngang hàng.

(145). Tại lễ kỉ niệm 30 năm ngày cưới, vợ chồng Phan Quân – Hồ Thu.

Bá Thế: Dạ vâng. Rất hân hạnh, chúc mừng anh chị.

Hồ Thu: Cảm ơn anh.

Bá Thế: Dạ vâng. Rất hân hạnh chúc mừng anh chị. [PhV12]

Từ “Dạ vâng” được dùng để đáp lại lời cảm ơn, thể hiện sự lễ phép đối với

người trên quyền hay người lớn tuổi hơn.

2.2.1.2. Hồi đáp bằng tiểu chiến lược Phủ nhận lời cảm ơn

TCL Phủ nhận lời cảm ơn là khi NGA tỏ ra khiêm tốn bằng cách phủ nhận

việc mình tạo ân huệ cho NHA, đồng thời muốn NHA hiểu rằng sự giúp đỡ hay ân

huệ của họ không nhằm áp đặt bất kỳ gánh nặng ân nghĩa nào. Tuy nhiên, việc

NGA từ chối nhận lời cảm ơn cũng có thể do NHA cảm ơn một cách miễn cưỡng,

thiếu sự chân thành, thực lòng, hay lời cảm ơn đó không phù hợp với ngữ cảnh.

a. Trong tiếng Anh

(146). Chị gái Marianne (Dashwood) cảm ơn Willoughby đã cứu giúp em gái

mình.

Page 98: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

87

Chị Dashwood: Sir, I cannot begin to thank you.

(Thưa ngài, tôi không biết cảm ơn ngài thế nào.)

Willoughby: Do not think of it. I'm honoured to be of service.

(Xin đừng ơn nghĩa gì. Tôi rất vinh dự được giúp.) [PhM6]

Hành vi cảm ơn gián tiếp Willoughby của Dashwood (chị gái Marianne) với

hàm ý, chị em cô không biết nói gì để cảm ơn anh về với những gì anh giúp. Chiến

lược hồi đáp trực tiếp bằng hành vi phủ nhận của Willoughby đã phủ nhận lời cảm

ơn của cô “Do not think of it”, anh cho rằng cô không nên bận tâm về điều đó và

anh cảm thấy rất vinh dự khi được giúp đỡ.

(147). Trên xe ngựa, Bà Watling nói chuyện với bà Wilkes.

Bà Wilkes: How can I thank you enough for what you did for us?

(Làm thế nào tôi có thể cảm ơn bà cho đủ với những gì bà đã cứu giúp chúng

tôi?)

Bà Watling: Why, Mrs. Wilkes, you must have lost your mind. I came as

soon as it was dark to say you mustn't think of any such thing.

(Sao thế, bà Wilkes, bà mất trí rồi. Tôi phải đến đây ngay khi trời tối để cho bà

biết rằng bà không được nghĩ đến chuyện như thế.) [PhM3]

Đoạn thoạn này diễn ra khi bà Wilkes muốn cảm ơn về sự giúp đỡ từ bà

Watling vì bà đã cứu chồng mình. Tuy nhiên bà Watling đã phủ nhận điều này, bà

cho rằng bà Wilkes không nên làm như vậy. Bà Watling đã hai lần sử dụng lời hồi

đáp với nghĩa phủ nhận để bác bỏ lời cảm ơn của Wilkes you must have lost your

mind. … you mustn't think of any such thing. Sự hồi đáp của bà Watling làm giảm

mức độ đe dọa thể diện của bà Wilkes.

Qua các ví dụ trên, NGA hồi đáp lại lời cảm ơn của NHA thông qua TCL Phủ

nhận lời cảm ơn bằng các cụm từ cố định có các trợ động từ dạng phủ định hay các

từ có nghĩa phủ định như: Don’t mention it (Đừng đề cập đến chuyện đấy); No

problem (Không vấn đề gì); Not at all (Không sao đâu); Do not think of it (Đừng

nghĩ đến nó). ….; … mustn’t + V … (… không được …)

b. Trong tiếng Việt

(148). Bà Hoạt đi chợ bị cướp và được cô Yến giúp đỡ đưa về nhà.

Bà Hoạt: Cảm ơn cô Yến nhá, không có cô hôm nay thì tôi chết mất.

Page 99: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

88

Yến: Thôi, không có gì chị. Thôi, chị về nghỉ đi. [PhV8]

Từ Thôi, theo Từ điển tiếng Việt (2018) là từ đứng ở đầu câu, biểu thị ý can

ngăn hoặc từ chối, không muốn để cho một hành động nào đó xảy ra hoặc tiếp diễn;

từ không là từ biểu thị ý phủ định đối với điều được nêu ra sau đó.[48, tr.1203-644]

Như vậy, trong hội thoại trên, khi được bà Hoạt cảm ơn vì đã giúp mình,

Yến hai lần phủ nhận lời cảm ơn đó qua phát ngôn “Thôi, không có gì chị.” với ý

bà đừng nói vậy, có gì đâu mà phải ơn huệ, nhằm giảm nhẹ ân huệ và tăng thể

diện cho bà.

(149). Xếp Quyết trao đổi với Phan Quân về việc trao học bổng.

Phan Quân: Dạ thưa anh, tôi xin ủng hộ hết lòng ạ, cảm ơn các anh đã cho

phép giúp đỡ các cháu ạ

Xếp Quyết: Phiền anh quá! [PhV12]

Khi được nhân viên cấp dưới của ông Quyết (lãnh đạo Ủy ban Nhân dân) kể

về việc Phan Quân (chủ tịch tập đoàn Phan Thị, là ông trùm của xã hội đen) được

mọi người đánh giá cao về những việc thiện nguyện của mình, Phan Quân cảm ơn

mọi người đã cho phép anh được giúp đỡ các cháu học sinh nghèo. Ông Quyết thực

hiện gián tiếp hành vi cảm ơn bằng chiến lược thừa nhận sự giúp đỡ của Phan Quân

bằng câu cảm thán “Phiền anh quá!”, cho rằng đó là sự làm phiền vì bên anh đã phải

bỏ cả tiền bạc và thời gian để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Trong tiếng Việt, TCL Phủ nhận lời cảm ơn cũng được ưa sử dụng, thông qua

các cụm từ: (Thôi) Không có gì (đâu)….; Có gì đâu (mà ….); Phiền … quá. ; …

khách sáo thế/quá.; … không phải cảm ơn …

Như vậy, TCL Phủ nhận lời cảm ơn được dùng để đáp lại lời cảm ơn của

NHA, NGA thể hiện sự khiêm tốn, tự hạ mình bằng cách phủ nhận những điều họ

đã làm, giúp đỡ NHA, qua đó muốn giảm nhẹ mức độ ơn huệ mà mình đã mang đến

cho NHA, khiến cho họ cảm thấy việc được giúp đỡ là việc nhỏ, không cần nặng nề

thái quá.

2.2.2. Chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp

2.2.2.1. Hồi đáp bằng tiểu chiến lược Có đi có lại

TCL Có đi có lại là việc NGA đáp lại hay đối xử tốt lại như những gì mà NHA

đã nói hay làm cho mình.

Page 100: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

89

a. Trong tiếng Anh

- Sử dụng hành vi Cảm ơn lại

Cảm ơn lại nghĩa là lời cảm ơn “thank you” được đáp lại bằng một câu

cảm ơn trực tiếp “thank you” hay câu cảm ơn gián tiếp khác. Tình huống này

xảy ra khi những người đối thoại cho rằng cả hai đều mang lại lợi ích cho

nhau.

(150). Willoughby đến thăm và tặng Marianne một bó hoa.

Marianne: Our gratitude is beyond words.

(Anh Willoughby, chúng tôi thật biết ơn anh vô hạn.)

Willoughby: But it is I who am grateful.

(Nhưng, tôi mới là người phải biết ơn.) [PhM6]

Hành vi cảm ơn của Marianne đã được thực hiện một cách gián tiếp bằng phát

ngôn “Our gratitude is beyond words”, có thể lời cảm ơn này cũng không diễn tả hết

sự biết ơn không chỉ vì bó hoa anh tặng mà là vì tất cả những điều anh đã làm cho

chị em cô. Tuy vậy, Willoughby lại cho rằng anh mới là người phải cảm ơn cô với

hàm ý: nhờ có sự giúp đỡ mà anh mới được quen biết chị em cô. Hành vi hồi đáp

cảm ơn gián tiếp của Willoughby được thực hiện một cách khéo léo làm tăng thể

diện của Marianne.

(151). Tại buổi thử vai diễn cho bộ phim mới.

Mia: I can do it a different way.

(Tôi có thể diễn theo cách khác.)

Giám khảo: No, that‟s fine. Thank you very much.

(Thôi được rồi, cảm ơn cô đã đến.)

Mia: That was fun. Thanks.

(Rất vui. Cảm ơn.) [PhM4]

Đoạn thoại này diễn ra khi Mia đi thử vai, cô vừa diễn được vài phút thì giám

khảo bảo cô dừng lại. Cô cảm thấy bối rối và nói muốn thể hiện theo cách khác

nhưng giám khảo ngắt lời và cảm ơn cô bởi đối với giám khảo chỉ cần cô diễn một

chút thì họ cũng đã đánh giá được tài năng của cô. Mia cũng đáp lại ban giám khảo

bằng lời cảm ơn.

Page 101: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

90

- Sử dụng hành vi Khen lại

Với việc sử dụng hành vi này, NGA có thể nhắc lại nguyên câu khen ban đầu

hay sử dụng các mô hình khác (giống như mô hình của TCL Khen trong CL Cảm

ơn) để khẳng định lại lời mình vừa nói.

Ví dụ, khi được NHA cảm ơn vì NGA khen mặc bộ trang phục đẹp, NGA một

lần nữa khẳng định lại lời nói của mình bằng hành vi khen lại.

(152). Sp1 nói với Sp2.

Sp1: You look great in that dress.

(Em trông rất đẹp khi mặc váy này.)

Sp2: Thanks.

(Cảm ơn)

Sp1: Really awesome, I mean.

(Thật sự đẹp.) [HT]

b. Trong tiếng Việt

- Sử dụng hành vi Cảm ơn lại

(153). Vân và Tài cùng đến thư viện mượn sách để đọc.

Vân: Công nhận từ khi có phương pháp của anh thì em làm gì đọc gì cũng dễ

hiểu hơn. Em cảm ơn anh nhiều lắm.

Tài: Vân này, anh mới là người phải cảm ơn em mới đúng vì suốt thời gian

qua. [PhV11]

Tình huống xảy ra giữa Vân và Tài là bạn bè cùng ngành cùng đến thư viện

mượn sách để đọc. Khi được Tài dạy cho phương pháp học, Vân về học theo cách

đấy thấy rất hiệu quả và cảm ơn Tài về điều đó. Tài cũng đáp lại lời cảm ơn của Vân

bằng lời cảm ơn lại “anh mới là người phải cảm ơn em mới đúng”. Tài cho rằng

người cần cảm ơn phải là anh mới đúng, vì từ trước tới giờ Vân cũng giúp anh

nhiều. Như vậy, cả hai đều làm tăng thể diện cho nhau.

- Sử dụng hành vi Khen lại

Giống như trong tiếng Anh, trong tiếng Việt, NGA cũng sử dụng biểu thức

khen lại để khẳng định lại lời khen đã nói.

(154). Sp1 và Sp2 nói chuyện với nhau.

Page 102: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

91

Sp1: Em mặc bộ này hợp đấy.

Sp2: Cảm ơn.

Sp1: Đẹp thật mà. [TH2]

2.2.2.2. Hồi đáp bằng tiểu chiến lược Lảng tránh

Cũng như trong chiến lược cảm ơn, lảng tránh ở đây có nghĩa là NGA không

đáp lại với nội dung trực tiếp đến lời cảm ơn mà NHA vừa nói mà có thể nói lái đi

hay chuyển sang một chủ đề mới. Mục đích là NGA muốn làm giảm nhẹ đi cảm

giác mà NHA nghĩ mình đang phải mang ơn, để cho câu chuyện thoải mái và nhẹ

nhàng hơn, hay NGA chuyển chủ đề để tránh cuộc thoại chỉ tập trung vào việc cảm

ơn.

a. Trong tiếng Anh

(155). Đại tá đến gặp Elinor hỏi về tình trạng cuả Marianne.

Elinor: Colonel, thank you so much for coming.

(Đại tá, cảm ơn ngài đã đến thăm.)

Đại tá: How is your sister?

(Em gái cô thế nào rồi?) [PhM6]

Khi đại tá nghe tin Marianne bị sốc, ông liền vội đến thăm cô, cô chị Elinor ra

đón và bày tỏ lời cảm ơn vì đại tá đã đến thăm. Tuy nhiên ngài đại tá không hồi đáp

lại lời cảm ơn của Elinor mà chuyển sang chủ đề chính là hỏi thăm luôn tình hình

của Marianne.

(156). Will và bạn gái (Ronnie) đang ngồi ăn và nói chuyện với gia đình.

Ông Tom (bố của Will): Well, she's a lot prettier than you described her, Will.

(Bạn gái con xinh hơn lời con kể đấy.)

Will: Thank you, Dad.

(Cảm ơn bố.)

Ông Tom: Are you bringing her to the wedding?

(Con có định đưa bạn gái đến dự đám cưới không?) [PhM10]

Khi Will đưa Ronnie về ra mắt gia đình, trong bữa ăn, bố của Will khen Jonah

trông xinh hơn là lời Will kể, Will cảm ơn bố vì đã khen bạn gái của mình. Ông

Page 103: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

92

Tom hỏi Will là có đưa bạn gái đến dự đám cuới của em gái mình vào hai tuần nữa

không, “You bringing her to the wedding?”, câu hỏi của ông Tom không phải trực

tiếp đáp lại lời cảm ơn của Will, mà câu hỏi này chính là chiến lược lảng tránh để

cho bạn gái Will nghe thấy đỡ ngại và đó cũng là gợi mở cho cuộc nói chuyện được

tiếp tục.

b. Trong tiếng Việt

TCL Lảng tránh cũng được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt.

(157). Duyên đang làm ngoài ruộng, thầy giáo Khang đi đến hỏi cô xem đã

nhận được thư mình viết giúp chồng chưa.

Khang: Cô đã nhận được thư chưa?

Duyên: Thầy tôi đã nhận được rồi. Cám ơn anh.

Khang: Có kịp ngày giỗ không? [PhV3]

Cuộc thoại trên xảy ra khi Duyên cảm ơn Khang đã viết hộ thư cho chồng,

Khang cũng không đáp lại lời cảm ơn một cách trực tiếp mà sử dụng câu hỏi để hỏi

về một nội dung khác.

(158). Cuộc trò chuyện giữa Linh và Huy.

Linh: Ừm. Một lần nữa em cảm ơn anh. Cảm ơn về cây Thuỷ Tùng đại thụ

và cả ngày hôm nay nữa.

Huy: Mình còn gặp lại nhau chứ? [PhM4]

Khi Huy và Linh tạm biệt nhau, Linh cảm ơn Huy thêm một lần nữa về món

quà mà anh đã tặng cô và việc anh dành cả ngày hôm nay cho cô. Huy sợ rằng anh

sẽ không được gặp lại cô nữa nên anh lảng tránh lời cảm ơn của Linh. Lời phản hồi

bằng câu nói “Mình còn gặp lại nhau chứ?” của Huy có hàm ý rằng, anh ít nhiều đã

khẳng định việc cô và anh vẫn còn cơ hội gặp nhau và tựa như anh hỏi thế chỉ để

xác nhận lại thêm thôi.

2.2.2.3. Hồi đáp bằng tiểu chiến lược Phi ngôn từ

Giống như TCL Phi ngôn từ trong chiến lược cảm ơn, hồi đáp lời cảm ơn cũng

có TCL Phi ngôn từ được thực hiện bằng những cử chỉ điệu bộ như: gật đầu, mỉm

cười … những cử chỉ này có thể được dùng như một cách thức để đáp lại lời cảm

ơn.

Page 104: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

93

a. Trong tiếng Anh

(159). Sharp và Ngài Pitt, cô Crawley và mọi người trong gia đình Gergeo

đang ngồi tại bàn ăn.

Ngài Pitt: It is we Crawleys, madam, who are the gainers by your marriage.

(Phước phần cho chúng tôi khi có người nhà như cô đây.)

Cô Crawley: (mỉm cười) [PhM14]

Nụ cười hài lòng của Crawley đã thay cho lời cảm ơn tới ngài Pitt về lời khen

và sự biết ơn của ông đối với cô. Nụ cười đó cũng đã nói lên rằng cô ấy hoàn toàn ý

thức được giá trị của lời khen dành cho mình, thể hiện sự hài lòng và mình đáng

được nhận lời khen ấy.

(160). Pat và Tiffany ở nhà hàng.

Pat: You look nice.

(Em đẹp lắm.)

Tiffany: Thanks.

(Cám ơn.)

Pat: (không nói gì, nhìn âu yếm) [PhM7]

b. Trong tiếng Việt

TCL phi ngôn từ trong tiếng Việt cũng được sử dụng giống trong tiếng Anh.

(161). Huy và Phương đang ngồi nói chuyện ngoài sân. Linh cầm chiếc váy

hoa chạy đến.

Linh: Anh ơi. Nó đẹp quá à. Em thích lắm. Em cảm ơn anh.

Huy: ( không nói gì, cười vui vẻ) [PhV4]

(162). Xuân Tóc đỏ và ông Phán mọc sừng đứng nói chuyện với nhau.

Xuân Tóc đỏ: Thế có nghĩa là tôi phải bảo bác mọc sừng trước mặt vợ bác và

cụ cố tổ thì tôi sẽ hết thù chứ gì.

Ông Phán Mọc Sừng: Chính thế. Xin đa tạ và tạm biệt ngài. Hẹn tái ngộ.

Xuân Tóc đỏ: (cười hề hề, bắt tay ) [PhV17]

2.2.2.4. Hồi đáp bằng Đa chiến lược

Đa chiến lược là sự kết hợp các TCL mà NGA sử dụng để hồi đáp lại lời cảm

ơn mà NHA vừa nói.

Page 105: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

94

a. Trong tiếng Anh

(163). Sp1 nói với Sp2.

Sp1: Thanks for your beautiful gift.

(Cảm ơn về món quà rất đẹp của anh.)

Sp2: Don’t mention it. I'm so glad you like it. I was happy to find something

that made me think of you. It suits you very well.

(Đừng bận tâm. Anh rất vui khi em thích món quà này. Anh cũng đã rất vui khi

tìm được một thứ mà làm anh nghĩ ngay đến em. Em rất hợp với nó.) [TH1]

Trong ví dụ này, NGA đáp lại lời cảm ơn của NHA bằng việc sử dụng các TCL

Phủ nhận sự hàm ân + TCL Có đi có lại (khen lại).

b. Trong tiếng Việt

(164). Con trai tặng cho bố một chiếc áo nhân dịp sinh nhật của ông.

Bố: Cảm ơn con trai nhé.

Con trai: Có gì đâu ạ. Bố thích là con vui rồi. Bố mặc cái này hợp đấy ạ.

[TH1]

Người con đáp lại lời cảm ơn của bố bằng việc kết hợp các tiểu chiến lược:

TCL Phủ nhận lời cảm ơn + Khen.

2.2.2.5. Hồi đáp bằng tiểu chiến lược Hỏi

Trong ngữ liệu thu thập được, chúng tôi không thấy trong tiếng Anh có chiến

lược hồi đáp cảm ơn thông qua hành vi hỏi. Tuy nhiên, trong tiếng Việt lại có TCL

này, ví dụ:

(165). Sau cuộc họp tổ dân phố Mẹ cu Bin (người được Bích giúp đỡ) đã gọi

Bích (là giáo viên) lại và nói chuyện.

Mẹ cu Bin: chị Bích, chị Bích, nhà em cảm ơn chị ạ, nhờ có chị nhận làm

bác cu Bin nên em đã chuyển được trường cho cháu rồi chị ạ.

Bích: Thế hả? Tốt quá. Thế chuyển vào học trường của bác hả?

Mẹ cu Bin (vừa nói vừa nhét phong bì vào tay cô Bích): Nhà em mừng lắm

cháu đi học vừa gần mà đỡ phải đưa đón nhiều chị ạ. Chị ơi chị nhận giúp.

Bích: Hàng xóm với nhau sao em câu nệ thế hả? [PhV11]

Page 106: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

95

Trong ngữ cảnh này, Bích sử dụng kết cấu tình thái nghi vấn … sao … câu nệ

thế hả? cũng là dạng câu hỏi tu từ để đáp lại lời cảm ơn của Mẹ cu Bin. Mặc dù là

câu hỏi nhưng không nhằm mục đích muốn Mẹ cu Bin trả lời mà Bích muốn khẳng

định việc thân thiết, hàng xóm láng giềng nên không phải khách sáo, cảm ơn gì cả.

(166). Thiên Kim và Việt Phương nói chuyện tại buổi liên hoan.

Thiên Kim: Cảm ơn anh đã cho em ý tưởng tốt về chương trình Sài Gòn

Anh yêu em.

Việt Phương: Là sao? [PhV15]

Khi được Thiên Kim cảm ơn mình về việc Việt Phương đã giúp cô có được ý

tưởng tốt về chương trình cô dự định thực hiện. Việt Phương hỏi lại Thiên Kim “Là

sao?” vì có thể do mọi người ở tiệc liên hoan ồn nên anh không nghe rõ cô nói gì

nhưng cũng có thể là anh tỏ ra ngạc nhiên vì cô nói vậy.

2.2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược hồi đáp cảm ơn

trong tiếng Anh và tiếng Việt

Với sự miêu tả và phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy các chiến lược hồi đáp

cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt có những nét tương đồng và khác biệt.

2.2.3.1. Những điểm tương đồng

a. Về việc sử dụng các chiến lược hồi đáp cảm ơn

Cả hai ngôn ngữ đều sử dụng chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp và chiến

lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp. Trong mỗi chiến lược lại có các tiểu chiến lược được

sử dụng đa dạng qua các cấu trúc trong các bối cảnh giao tiếp. Đối với chiến lược

hồi đáp cảm ơn trực tiếp, hai ngôn ngữ cũng có sự tương đồng trong việc sử dụng

các ngôn từ qua hai TCL sau: TCL Chấp nhận lời cảm ơn và TCL Phủ nhận lời cảm

ơn. Trong chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp, các TCL được hai ngôn ngữ sử dụng

là: TCL Có đi có lại; TCL Lảng tránh; TCL Phi ngôn từ và TCL Đa chiến lược.

b. Sử dụng các từ ngữ, cấu trúc dùng để đáp lại lời cảm ơn

Sự tương đồng trong viêc sử dụng các cấu trúc hồi đáp cảm ơn cũng được thể

hiện trong hai ngôn ngữ cụ thể:

Page 107: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

96

Đối với TCL Chấp nhận lời cảm ơn: trong tiếng Anh có những từ, cụm từ:

Yes, Yeah, Sure, My pleasure, You are welcome … tương đương với các từ, cụm từ

trong tiếng Việt: Dạ/Vâng, Chắc chắn rồi, Đó là niềm vinh hạnh của tôi. …

Khi muốn từ chối lời cảm ơn, trong tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng các

từ và cụm từ giống nhau về nghĩa như: Don‟t mention it ; No problem; Not at all;

Do not think of it ... có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là: Đừng đề cập đến

chuyện đấy; Không vấn đề gì; Không sao đâu; Đừng nghĩ đến nó.

Ở TCL Có đi có lại, hai ngôn ngữ đều sử dụng hành vi cảm ơn lại bằng các

biểu thức cảm ơn trực tiếp hay gián tiếp và sử dụng hành vi khen lại bằng các tính

từ với nghĩa tích cực như: awesome (đẹp)…

TCL Lảng tránh cũng được hai ngôn ngữ sử dụng, tùy vào ngữ cảnh, mục đích

và nội dung giao tiếp mà NGA sử dụng TCL này một cách phù hợp.

Ở TCL Phi ngôn từ, cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có các hình thức đáp lại lời cảm

ơn qua cử chỉ, điệu bộ như: ánh mắt, nụ cười, gật đầu, bắt tay…

TCL Đa chiến lược cũng được sử dụng trong hai ngôn ngữ, đó là sự kết hợp

giữa các TCL trong CL hồi đáp trực tiếp hay các TCL trong CL hồi đáp gián tiếp.

2.2.3.2. Những điểm khác biệt

a. Sử dụng các chiến lược hồi đáp

- Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp

Trong tiếng Anh ở TCL Chấp nhận lời cảm ơn có dùng thành ngữ: You bet …

anytime. Còn trong tiếng Việt lại có những cụm từ như: Phiền … quá, với hàm ý

NGA muốn từ chối lời cảm ơn của NHA.

- Chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp

Mặc dù cả chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của hai ngôn ngữ đều bao

gồm chiến lược trực tiếp và gián tiếp. Nhưng do đặc điểm loại hình của mỗi ngôn

ngữ có những nét đặc trưng riêng nên có sự khác biệt trong cấu trúc và việc sử dụng

các chiến lược hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh, các

cấu trúc hồi đáp cảm ơn có vẻ khiêm tốn hơn trong tiếng Việt, đặc biệt là ở dạng

gián tiếp, cụ thể là trong tiếng Anh không có TCL Hỏi. Trong tiếng Việt, chiến lược

hồi đáp cảm ơn gián tiếp được sử dụng phong phú và đa dạng ở nhiều dạng thức. Tư

Page 108: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

97

liệu còn cho thấy, trong cách nói gián tiếp của người Việt còn sử dụng những từ

lóng để đáp lại.

(167). Tại hiệu thuốc.

Xuân tóc đỏ: Trời đất. Tôi không nhận ra bà nữa. Bà đúng là một quý bà thực

thụ.

Bà Huyện: Cỡm.

Xuân: Cười hở mười cái răng ý. Đó là những kẻ không biết thưởng thức cái

đẹp, bà ạ. Không tiến bộ. [PhV20]

Hành vi khen của Xuân tóc không thể hiện sự chân thành mà là sự nịnh bợ bà

Huyện. Đáp lại lời khen của Xuân, bà Huyện cũng nói một cách lẳng lơ “Cỡm” với

hàm ý Xuân đừng có khen như vậy làm bà ngại.

b. Về việc sử dụng các yếu tố tăng cường

Khi đáp lại lời cảm ơn, trong tiếng Anh không xuất hiện từ tình thái. Ngược

lại, trong tiếng Việt, từ tình thái lại được sử dụng rất đa dạng, chúng có thể đứng

đầu câu, giữa mệnh đề hoặc đứng cuối câu, chúng có thể đứng một mình hay kết

hợp với các từ tình thái khác để cấu tạo câu nghi vấn, câu cảm thán và để biểu thị

các sắc thái tình cảm của người nói.

2.3. Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành mô tả và phân tích các chiến lược

cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đối chiếu tìm ra

những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược thông qua mô

hình các cấu trúc và ngữ nghĩa. Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng các chiến

lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trực tiếp; chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn gián

tiếp với các tiểu chiến lược cụ thể thông qua việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ

tương đối giống nhau. Về nội dung cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, việc sử dụng các từ

xưng hô hay sử dụng các thành phần mở rộng để nhấn mạnh thái độ, tình cảm hay thể

hiện sự lịch sự của người hàm ân và người gia ân cũng được sử dụng ở hai ngôn ngữ.

Trong chiến lược cảm ơn trực tiếp, cả hai ngôn ngữ đều sử dụng các hình thức

cảm ơn như: cảm ơn thông qua biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi; cảm ơn thông

qua biểu thức ngữ vi có danh từ; cảm ơn kết hợp với các thành phần mở rộng.

Page 109: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

98

Trong chiến lược cảm ơn gián tiếp, cả hai ngôn ngữ đều sử dụng 7 tiểu chiến lược

cảm ơn giống nhau là: TCL Khen, TCL Hỏi, TCL Thừa nhận sự áp đặt, TCL Trả ân,

TCL Thể hiện sự thấu hiểu, TCL Phi ngôn từ và TCL Đa chiến lược.

Trong chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp, cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có

TCL Chấp nhận lời cảm ơn và Phủ nhận lời cảm ơn. Đối với hồi đáp cảm ơn gián

tiếp, cả hai ngôn ngữ đều có 4 tiểu chiến lược hồi đáp: TCL Có đi có lại, TCL Lảng

tránh, TCL Phi ngôn từ và TCL Đa chiến lược.

Bên cạnh những điểm tương đồng thì sự khác biệt cũng thể hiện rõ trong từng

ngôn ngữ.

Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn phản ánh các giá trị văn hóa, tập quán,

quan niệm về hệ giá trị mang tính đặc trưng của mỗi dân tộc nên có một số tiểu

chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn có trong tiếng Việt mà không xuất hiện trong

tiếng Anh và ngược lại. Ở chiến lược cảm ơn trực tiếp, trong tiếng Anh có biểu thức

ngôn ngữ cảm ơn sử dụng tính từ, tuy nhiên trong tiếng Việt lại không có dạng thức

này. Ở chiến lược cảm ơn gián tiếp, trong tiếng Việt có TCL Lảng tránh và TCL

Xin, trong tiếng Anh không có hai TCL này. Đây cũng là hai TCL không có trong

nghiên cứu của Cheng (2015). Hay ở chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp, trong

tiếng Anh không có TCL Hỏi như trong tiếng Việt. Đây cũng là TCL mới, không có

trong kết quả nghiên cứu của Jung (1994). Chúng tôi đã thống kê các chiến lược

cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, các tiểu chiến lược và các biểu thức thành một bảng.

(Chi tiết xin xem Phụ lục 2).

Page 110: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

99

Chƣơng 3

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG

ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH VÀ TUỔI

Như đã trình bày ở chương 1, có rất nhiều nhân tố xã hội ảnh hưởng đến việc

lựa chọn và sử dụng hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm

ơn nói riêng. Giới tính và độ tuổi theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là hai

trong những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người

trong đó có hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn. Chương này, chúng tôi trình bày các

kết quả đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của hai nhân tố giới tính và tuổi tới việc lựa chọn các

chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt.

3.1. Tƣ liệu và thông tin nghiệm viên

Trong chương này, chúng tôi dùng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) để khảo

sát hai tình huống.

Tình huống 1: Khi được tặng quà sinh nhật và nhận được lời cảm ơn về món quà

sinh nhật.

Tình huống 2: Khi được khen mặc bộ trang phục đẹp và nhận được lời cảm ơn về

việc khen mặc bộ trang phục đẹp.

Các nghiệm viên được yêu cầu hình dung mình là người hàm ân (người cảm

ơn) và người gia ân (người hồi đáp lại lời cảm ơn) trong hai tình huống trên và trả

lời các câu hỏi qua phiếu câu hỏi. Bảng hỏi được thiết kết theo định dạng câu hỏi

mở nên các nghiệm viên có thể viết ra bất kỳ điều gì họ nói trong thực tế như thể họ

đang nói chuyện với người khác mà không bị giới hạn bởi không gian.

1) Bạn sẽ nói gì với một người khi người đó tặng bạn món quà sinh nhật.

2) Bạn sẽ nói gì với một người khi người đó khen bạn mặc bộ trang phục đẹp.

3) Bạn sẽ nói gì với một người khi người đó cảm ơn bạn về món quà sinh nhật.

4) Bạn sẽ nói gì với một người khi người đó cảm ơn bạn vì bạn khen họ mặc bộ

trang phục đẹp.

Ở chương này, luận án chỉ sử dụng nguồn tư liệu từ Phiếu câu hỏi diễn ngôn

(Discourse Completion Task – DCT) bởi vì ở DTC, nhân tố tuổi của các nghiệm

Page 111: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

100

viên mới được thể hiện rõ và chính xác. Bảng hỏi (DCT) được chúng tôi trình bày

chi tiết ở Phụ lục 3.

Một số thông tin về nghiệm viên được trình bày trong bảng sau đây.

Bảng 1: Thông tin nghiệm viên ngƣời Mĩ và ngƣời Việt

Giới và Tuổi Ngƣời Mĩ Ngƣời Viêt

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Giới Nam 94 42.7% 114 39.3%

Nữ 126 57.3% 176 60.7%

Tổng 220 100% 290 100%

Tuổi

Nhóm tuổi 1

(Từ 22 tuổi đến 30 tuổi)

53 24.1% 126 43.4%

Nhóm tuổi 2

(Từ 31 tuổi đến 44 tuổi)

59

26.8% 115 39.7%

Nhóm tuổi 3

(Từ 45 tuổi đến 62 tuổi)

108 49.1% 49 16.9%

Tổng 220 100% 290 100%

3.2. Phƣơng pháp phân tích

Phiếu câu hỏi được phát trực tiếp cho 290 nghiệm viên người Việt hiện đang

học thạc sĩ tại Học viện Khoa học xã hội. Đối với tiếng Anh, chúng tôi thực hiện khảo

sát qua hình thức trực tuyến OnlineServey. Chúng tôi gửi link cho bạn bè bên Mĩ nhờ

họ gửi cho bạn bè, đồng nghiệp và người thân của họ là sinh viên hay những trí thức.

Sau khi nhận được câu trả lời, chúng tôi phân loại và lấy bảng trả lời từ 220 nghiệm

viên người Mĩ, những nghiệm viên này có trình độ học vấn từ cử nhân trở lên, tương

đương với trình độ của các nghiệm viên người Việt.

Trên cơ sở tư liệu là phiếu hoàn thiện diễn ngôn và dựa vào kết quả phân

tích ở chương 2 là các chiến lược cảm ơn trực tiếp (CLCOTT) và chiến lược cảm

ơn gián tiếp (CLCOGT), chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp (CLHĐCOTT) và

chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp (CLHĐCOGT). Các câu trả lời của các

nghiệm viên được phân loại và được mã hóa thành CLCOTT và CLCOGT,

CLHĐCOTT và CLHĐCOGT. Luận án sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện

thống kê, miêu tả và phân tích. Ngoài ra, kiểm định Chi-Square cũng được thực

Page 112: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

101

hiện để kiểm định lại sự tác động của hai nhân tố giới tính và tuổi đến việc sử dụng

CLCO và CLHĐCO của người Mĩ và người Việt.

Kết quả đối chiếu chiến lược cảm ơn trực tiếp và gián tiếp, hồi đáp cảm ơn

trực tiếp và gián tiếp của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt theo giới tính và độ

tuổi được phân tích ở trong các mối quan hệ khác nhau.

Mối quan hệ giữa hai giới là nam giới và nữ giới khi nói với:

- Bạn bè cùng giới, bạn bè khác giới.

- Đồng nghiệp: lớn tuổi hơn, bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn.

- Người thân trong gia đình: bố/mẹ, anh/chị, em, vợ/chồng.

Mối quan hệ theo độ tuổi ở 3 nhóm tuổi khi nói với:

- Đồng nghiệp: lớn tuổi hơn, bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn

- Người thân trong gia đình: bố/mẹ, anh/chị, em, vợ/chồng.

3.3. Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

từ góc độ giới tính

3.3.1. Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới tính

3.3.1.1. Tình huống 1: Khi nhận được món quà sinh nhật

a. Mối quan hệ là bạn bè

Biểu đồ 1: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới

Biểu đồ 2: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới

Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy, người Mĩ sử dụng CLCOTT và CLCOGT để

bày tỏ lòng biết ơn khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè. Khi nói lời cảm

ơn với bạn bè cùng giới, cả nam giới và nữ giới người Mĩ đều lựa chọn CLCOTT

Page 113: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

102

với tỉ lệ rất cao và gần bằng nhau nam (97.9%), nữ (96.8%) và ngược lại thì họ

lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ rất khiêm tốn, nam (2.1%), nữ (3.2%).

Kết quả ở biểu đồ 2 cho thấy người Việt giữa các giới có xu hướng sử dụng

các chiến lược cảm ơn với tỉ lệ khác nhau để cảm ơn bạn bè cùng giới. Nam giới

nói với bạn bè cùng giới họ ưa sử dụng CLCOTT (63.2%) nhiều hơn gần gấp hai

lần CLCOGT (36.8%). Điều này xóa đi quan điểm của nhiều người Việt cho

rằng bạn bè cùng giới đặc biệt là nam ít khi nói lời cảm ơn trực tiếp với nhau, vì

họ cho rằng điều này là khách sáo và đã là bạn bè thì không phải nói lời cảm ơn

với nhau. Trong khi nữ giới lại lựa chọn CLCOGT nhiều hơn CLCOTT khi nói

với bạn cùng giới, tỉ lệ lần lượt là 55.1% và 44.9%.

Biểu đồ 3: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ bạn bè khác giới

Biểu đồ 4: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ bạn bè khác giới

Khi nói lời cảm ơn với bạn bè khác giới, người Mĩ vẫn ưa lựa chọn CLCOTT với

tỉ lệ cũng rất cao, tương đương nhau, cụ thể số liệu ở biểu đồ 3: nam (93.6%), nữ

(93.7%). Trong khi đó nam giới người Việt lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ (50.9%) cao hơn

một chút so với CLCOGT (49.1%) và ngược lại so với nữ giới.

Bên cạnh số liệu ở các biểu đồ, chúng tôi thực nghiệm kiểm định Kết quả Chi-

Square cho thấy, giá trị Pearson Chi-Square (P) của nam giới và nữ giới người Mĩ

đạt: P = 0.59, và người Việt đạt: P = 0.04. Như vậy, giá trị P của người Việt nhỏ

hơn 0.05, có ý nghĩa thống kê, nên có thể kết luận rằng. Có sự tác động của nhân tố

giới tới việc lựa chọn các chiến lược cảm ơn trong tình huống nhận quà sinh nhật ở

mối quan hệ bạn bè người Việt còn người Mĩ thì không.

Page 114: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

103

b. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Biểu đồ 5: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi

Biểu đồ 6: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi

Trong quan hệ đồng nghiệp, biểu đồ 5 cho thấy, khi nói với đồng nghiệp lớn

tuổi cả nam giới và nữ giới người Mĩ đều lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ rất cao: nam

(98.4%) và nữ (99.6%), điều này đồng nghĩa với việc CLCOGT được lựa chọn với

tỉ lệ rất thấp, nam (1.6%), nữ (0.4%).

Số liệu ở biểu đồ 6 cho thấy, nam giới và nữ giới người Việt lựa chọn

CLCOTT cao hơn CLCOGT khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, tuy nhiên gần như

không có sự khác biệt về tỉ lệ sử dụng từng CLCO giữa các giới, lần lượt là nam

(78.5% và 21.5%), nữ (78.4% và 21.6%).

Biểu đồ 7: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi

Biểu đồ 8: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi

Page 115: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

104

Biểu đồ 7 cho thấy, khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi, nam giới người Mĩ lựa

chọn CLCOTT với tỉ lệ rất cao là 97.9%, nữ giới lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ gần

như tuyệt đối 99.6%, và tỉ lệ CLCOGT chiếm tỉ lệ rất thấp (nam: 2.1%, nữ: 0.4%).

So sánh với số liệu ở biểu đồ 8, ta thấy cả nam giới và nữ giới người Việt đều lựa

chọn CLCOTT với tỉ lệ thấp hơn người Mĩ, tuy nhiên so sánh với CLCOGT thì họ

lại ưa sử dụng hơn một chút, cụ thể nam (53.9%và 46.1%), nữ (50.9% và 49.1%).

Biểu đồ 9: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi

Biểu đồ 10: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi

Biểu đồ 9 cho thấy, cũng như khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, nam giới và nữ

giới người Mĩ ưa lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ rất cao khi cảm ơn đồng nghiệp nhỏ

tuổi, trong đó nữ giới lựa chọn gần như tuyệt đối (99.2%), ngược lại CLCOGT được

lựa chọn với tỉ lệ rất khiêm tốn.

Có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới người Việt khi nói với đồng nghiệp nhỏ

tuổi được thể hiện ở biểu đồ 10, nam giới sử dụng CLCOTT nhiều hơn nữ giới và tỉ lệ

nghịch với CLCOGT, cụ thể nam: 60.5% và 39.5%, nữ: 52.6% và 47.4%.

Mặc dù có sự khác nhau về tỉ lệ sử dụng các CLCO của người Mĩ và người

Việt khi nói lời cảm ơn với đồng nghiệp nhưng kết quả Chi-Square cho thấy, giá trị

Pearson Chi-Square của nam giới và nữ giới người Mĩ đạt: P = 0.925, và người Việt

đạt: P = 0.000. Như vậy, chỉ có giá trị P của người Việt nhỏ hơn 0.05, nên có thể kết

luận rằng, nhân tố giới có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các CLCO trong tình huống

nhận quà sinh nhật ở mối quan hệ đồng nghiệp của người Việt.

Page 116: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

105

Như vậy, ở mối quan hệ đồng nghiệp, đối với người Mĩ hầu như không có sự

khác biệt trong việc lựa chọn CLCO giữa nam giới và nữ giới. Còn với người Việt

có sự chênh lệch về tỉ lệ sử dụng các CLCO giữa các giới. Mặc dù vị thế giống nhau

là cùng là đồng nghiệp nhưng giới tính khác nhau nên có sự khác biệt. Với đồng

nghiệp lớn tuổi thì không có sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc lựa chọn các

CLCO, khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi thì nam giới lựa chọn CLCOTT cao hơn

một chút so với nữ giới, còn ở mối quan hệ đồng nghiệp nhỏ tuổi thì có sự chênh

lệch tương đối về tỉ lệ sử dụng CLCO giữa hai giới.

c. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

- Các CLCO của con cái là nam giới và nữ giới nói với bố mẹ

Biểu đồ 11: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ bố, mẹ

Biểu đồ 12: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ bố, mẹ

Số liệu ở biểu đồ 11 và 12 cho thấy sự khác nhau trong việc sử dụng các

CLCO của con cái là nam giới và nữ giới người Mĩ và người Việt đối với người

thân là bố, mẹ.

Đối với người Mĩ: Cả nam giới và nữ giới lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao hơn

CLCOGT. Đặc biệt khi nam giới nói với bố/mẹ hoặc anh/chị họ sử dụng CTCOTT đạt tỉ

lệ tuyệt đối 100%, nữ giới cũng ưa lựa chọn với tỉ lệ rất cao (95.2%).

Đối với người Việt: Sự khác biệt được thể hiện rõ trong số liệu ở biểu đồ 12, cả

nam giới và nữ giới người Việt đều ưa sử dụng CLCOGT (nam: 61.4%, nữ: 67.6%)

khi nói với người thân là bố, mẹ với tỉ lệ cao gấp gần hai lần so với CLCOTT (nam:

38.6%, nữ: 32.4%).

Page 117: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

106

- Các CLCO của em là nam giới và nữ giới nói với anh/chị

Biểu đồ 13: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ anh, chị

Biểu đồ 14: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ anh, chị

Đối với người Mĩ: Giống như khi nói lời cảm ơn với bố, mẹ, khi nói với anh,

chị nam giới cũng ưa chọn CLCOTT với tỉ lệ tuyệt đối 100%, nữ giới cũng sử dụng

CLCOTT với tỉ lệ cao là 93.7%, trong khi đó CLCOGT đạt 6.3%.

Đối với người Việt: Có sự khác nhau nhỏ giữa nam giới và nữ giới, nam giới

ưa lựa chọn CLCOTT khi nói với anh, chị với tỉ lệ 53.5%, CLCOGT đạt 46.5%, còn

nữ giới lại ưa lựa chọn CLCOGT hơn đạt 58.5%, CLCOTT đạt 41.5%.

- Các CLCO của nam giới và nữ giới nói với em

Biểu đồ 15: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ em

Biểu đồ 16: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ em

Page 118: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

107

Đối với người Mĩ: CLCOTT vẫn được cả nam giới và nữ giới ưa lựa chọn với

tỉ lệ rất cao khi nói với em (nam: 97.9%, nữ: 96.8%) trong đó CLCOGT họ chỉ sử

dụng với tỉ lệ rất khiêm tốn (nữ: 2.1%, nam: 3.2%)

Đối với người Việt: Khác với người Mĩ, cả nam và nữ người Việt lại ưu tiên

lựa chọn CLCOGT nhiều hơn CLCOTT, trong đó nam (59.6%) thấp hơn nữ giới

(69.3%). Sự lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ cao hơn khi nói lời cảm ơn với em cho

thấy, khi nói người thân ít tuổi hơn, cả nam giới và nữ giới cho rằng đó là bậc dưới

quyền, là em nên tránh sử dụng những lời COTT mà chỉ sử dụng những lời COGT.

- Các TCLCO của nam giới nói với vợ và nữ giới nói với chồng

Biểu đồ 17: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi nhận đƣợc món

quà sinh nhật từ vợ, chồng

Biểu đồ 18: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi nhận đƣợc

món quà sinh nhật từ vợ, chồng

Đối với người Mĩ: Số liệu ở biểu đồ 17 cho thấy, CLCOTT vẫn được cả hai giới

lựa chọn nhiều hơn rất nhiều so với CLCOGT. Các CL được hai giới sử dụng với tỉ lệ

gần bằng nhau. Với CLCOTT, tỉ lệ sử dụng giữa hai giới đạt lần lượt là: nam (95.7%),

nữ (95.2%); ở CLCOGT nam (4.3%) và nữ (4.8%).

Đối với người Việt: Cả hai giới đều ưa lựa chọn CLCOGT nhiều hơn gấp hai

lần so với CLCOTT. Trong đó, nữ giới lại sử dụng CLCOGT nhiều hơn nam giới

(nữ: 77.3%, nam: 69.3%) được thể hiện ở biểu đồ 18.

Kết quả kiểm định Chi-square cho thấy, ở người Mĩ, chỉ số P = 0.76 lớn hơn

0.05 nên kết quả không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là nhân tố giới không

có tác động tới việc lựa chọn các CLCO của người Mĩ. Trong khi chỉ số Chi-Square

của người Việt P = 0.00 nhỏ hơn 0.05 nên giá trị này có ý nghĩa về mặt thống kê

Page 119: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

108

hay giới tính có ảnh hưởng tới việc lựa chọn và sử dụng các CLCO khi nói với

người thân trong gia đình của người Việt.

Như vậy, ở tình huống 1, khi đáp lại món quà mà người gia ân tặng mình nhân

ngày sinh nhật, người hàm ân Mĩ và Việt đã có những sự lựa chọn CLCO khác

nhau. Qua số liệu phân tích ở trên và kết quả Chi-Square cho thấy, gần như không

có sự khác biệt trong việc lựa chọn các CLCO giữa nam giới và nữ giới người Mĩ,

cả hai giới đều ưa lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ rất cao để cảm ơn tất cả các mối quan

hệ, từ bạn bè, đồng nghiệp đến người thân. Còn đối với người Việt, sự khác nhau

được thể hiện qua sự lựa chọn các CLCO mỗi giới khi nói với các mối quan hệ.

3.3.1.2. Tình huống 2: Khi nhận được lời khen mặc bộ trang phục đẹp

a. Mối quan hệ là bạn bè

- Đối với bạn bè cùng giới

Biểu đồ 19: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi đƣợc bạn bè

cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp

Biểu đồ 20: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi đƣợc bạn bè

cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp

Kết quả ở hai biểu đồ 19 và 20 cho thấy sự đối lập trong việc lựa chọn các CL đáp

lại lời khen ở mối quan hệ bạn bè cùng giới của người Mĩ và người Việt.

Nam giới và nữ giới người Mĩ đều lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ rất cao để nói với

bạn bè cùng giới khi được khen, trong đó nữ (98.4%) cao hơn nam (94.7%). CLCOGT

được nữ giới lựa chọn với tỉ lệ khá khiêm tốn chỉ 1.6%, nam giới chọn 5.3%.

Ngược lại, khi đáp lại lời khen của bạn bè cùng giới, nam giới và nữ giới

người Việt đều ưa lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ rất cao và nam cao hơn nữ (nam:

Page 120: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

109

96.5%, nữ: 93.2%). Với CLCOTT thì nữ giới lại sử dụng gần gấp đôi so với nam

giới (nữ: 6.8%, nam: 3.5%)

- Đối với bạn bè khác giới

Biểu đồ 21: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi đƣợc bạn bè

khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp

Biểu đồ 22: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi đƣợc bạn bè

khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp

Sự đối lập về tỉ tệ sử dụng các CLCO vẫn được nam giới và nữ giới người Mĩ

sử dụng khi nói với bạn bè khác giới với tỉ lệ cũng rất cao được thể hiện ở biểu đồ

21, trong đó nam giới lựa chọn nhiều hơn một chút so với nữ (nam: 95.7%, nữ:

93.7%), CLCOGT lại được nữ giới ưa lựa chọn nhiều hơn nam giới (nữ: 6.3%, nam:

4.3%).

Đối với người Việt, cả hai giới vẫn ưa lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ khá cao

(nam: 88.6%, nữ: 85.8%). So với khi nói với bạn cùng giới, cả nam giới và nữ giới

người Việt sử dụng CLCOTT có xu hướng tăng lên (nam: 11.4%, nữ: 14.2%), cao

hơn khi nói với bạn khác giới.

Mặc dù số liệu ở bốn biểu đồ 19, 20, 21, 22 được phân tích ở trên cho thấy sự

khác nhau về tỉ lệ các CL đáp lại lời khen giữa các giới của người Mĩ và người Việt,

chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm Chi – Square, kết quả cho thấy, ở người Mĩ chỉ số

P = 0.5 và người Việt P = 0.012. Như vậy, chỉ có chỉ số Chi – Square của người

Việt nhỏ hơn 0.05 nên có thể kết luận rằng, kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê

hay nhân tố giới có tác động đến việc lựa chọn các CL để đáp lại lời khen của bạn

bè cùng giới và khác giới là người Việt.

Page 121: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

110

b. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 2: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và ngƣời Việt

khi đƣợc đồng nghiệp lớn tuổi khen mặc bộ trang phục đẹp

Nhìn vào bảng 2 có thể thấy, sự tương phản trong việc lựa chọn các CL đáp lại

lời khen của đồng nghiệp người Mĩ và người Việt, cụ thể:

Đối với người Mĩ: Nổi bật là cả nam giới và nữ giới ưa sử dụng CLCOTT khi

nói với đồng nghiệp lớn tuổi, bằng tuổi và nhỏ tuổi với tỉ lệ rất cao, tỉ lệ trung bình

đạt 97.8%. Trong đó, nữ giới có xu hướng lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao hơn một

chút so với nam giới khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi (98.8%) và đồng nghiệp bằng

tuổi (98.4%). Ngược lại, CLCOGT được hai giới sử dụng với tỉ lệ khá khiêm tốn.

Đối với người Việt: Khác với người Mĩ, người Việt nhìn chung ưa sử dụng

CLCOGT hơn CLCOTT ở mối quan hệ là đồng nghiệp. Tuy nhiên, có sự chênh

lệch về tỉ lệ trong việc lựa chọn các CL giữa hai giới khi nói với đồng nghiệp ở từng

độ tuổi.

Khi được đồng nghiệp lớn tuổi khen mặc bộ trang phục đẹp cả nam giới và nữ

giới ưa lựa chọn CLCOGT để đáp lại lời khen (nam: 75.4%, nữ: 69.9%). CLCOTT

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Trực

tiếp

Gián

tiếp

Nam

Đồng nghiệp lớn

tuổi

184 4 188 56 172 228

97.9% 2.1% 100% 24.6% 75.4% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi

183 5 188 40 188 228

97.3% 2.7% 100% 17.5% 82.5% 100%

Đồng nghiệp nhỏ

tuổi

183 5 188 26 202 228

97.3% 2.7% 100% 11.4% 88.6% 100%

Nữ

Đồn nghiệp lớn

tuổi

249 3 252 106 246 352

98.8% 1.2% 100% 30.1% 69.9% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi

248 4 252 53 299 352

98.4% 1.6% 100% 15.1% 84.9% 100%

Đồng nghiệp nhỏ

tuổi

245 7 252 68 284 352

97.2% 2.8% 100% 19.3% 80.7% 100%

Tổng 1307 13 1320 1080 660 1740

99.0% 1.0% 100% 62.1% 37.9% 100%

Page 122: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

111

được sử dụng với tỉ lệ là: nam: 24.6%, nữ: 30.1%. Có thể thấy CLCOTT được sử

dụng khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi được nữ giới sử dụng cao hơn nam giới, và

cao nhất khi so sánh với các đồng nghiệp khác.

Không có sự khác biệt nhiều về tỉ lệ sử dụng CLCOTT và CLCOGT khi nam

giới và nữ giới nói với đồng nghiệp bằng tuổi, tỉ lệ các CL được sử dụng lần lượt là

nam: 17.5% và 82.5%, nữ: 15.1% và 84.9%.

Ở mối quan hệ đồng nghiệp nhỏ tuổi, nữ giới người Việt có xu hướng sử dụng

CLCOTT (19.3%) tăng hơn so với nam giới (11.4%) và tỉ lệ ngược lại với

CLCOGT.

Giá trị Chi – Square của người Mĩ đạt P = 0.5 và người Việt P = 0.000, chỉ có

người Việt đạt giá trị P nhỏ hơn 0.05 nên có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có tác động

của nhân tố giới tới sự lựa chọn các CL để đáp lại lời khen ở mối quan hệ đồng

nghiệp người Việt.

c. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

- Các chiến lƣợc cảm ơn khi đáp lại lời khen của con cái là nam giới và nữ giới

nói với bố, mẹ

Biểu đồ 23: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi đƣợc bố, mẹ

khen mặc bộ trang phục đẹp

Biểu đồ 24: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi đƣợc bố, mẹ

khen mặc bộ trang phục đẹp

Đối với mối quan hệ người thân trong gia đình, đều là con cái nhưng người Mĩ

và người Việt lại có những sự lựa chọn các CL với tỉ lệ khác nhau khi đáp lại lời

khen của bố, mẹ, cụ thể qua biểu đồ 23 và 24.

Page 123: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

112

Đối với người Mĩ: Một điểm chung là cả nam giới và nữ giới đều ưa lựa chọn

CLCOTT với tỉ lệ rất cao nam giới đạt 98.9%, nữ giới đạt 97.6%, tỉ lệ CLCOGT

nam giới đạt 1.1%, và nữ giới đạt: 2.4%.

Đối với người Việt: Cả hai giới đều lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ cao, trong đó tỉ lệ

nam giới chọn là 94.7% và nữ giới chọn là 89.2%, cao hơn nữ giới. Là bậc con cái

tưởng như không bao giờ nói lời cảm ơn với bố, mẹ khi được khen mặc trang phục đẹp

nhưng số liệu ở biểu đồ 24 cho thấy, nữ giới người Việt đã sử dụng 10.8% CLCOTT

để nói lời cảm ơn đến bố mẹ cao hơn gấp hai lần so với nam giới (5.3%).

- Các chiến lƣợc cảm ơn khi đáp lại lời khen của em là nam giới và nữ giới

nói với anh, chị

Biểu đồ 25: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi đƣợc anh, chị

khen mặc bộ trang phục đẹp

Biểu đồ 26: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi đƣợc anh, chị

khen mặc bộ trang phục đẹp

Số liệu ở biểu đồ 25 và 26 cho thấy,

Đối với người Mĩ: Cũng như khi nói với người thân khác trong gia đình, nam

giới và nữ giới ưa lựa chọn CLCOTT để nói khi được anh, chị khen và CLCOGT

được lựa chọn rất ít. Mức độ chênh lệch giữa hai giới là không đáng kể, cụ thể lần

lượt, nam: 97.9% và 2.1%, nữ: 96.8% và 3.2%

Đối với người Việt: Khi đáp lại lời khen của anh, chị, người Việt ưa lựa chọn

CLCOGT, trong đó nam giới đạt 95.6%, tỉ lệ này nhiều hơn nữ giới (91.5%).

Ngược lại, nữ giới lại lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ 8.5% cao gần hai lần so với nam

giới (4.4%).

Page 124: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

113

- Các chiến lƣợc cảm ơn khi đáp lại lời khen của anh, chị nói với em

Biểu đồ 27: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi đƣợc em khen

mặc bộ trang phục đẹp

Biểu đồ 28: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi đƣợc em khen

mặc bộ trang phục đẹp

Đối với người Mĩ: Khi nói với người thân là em, nam giới và nữ giới người Mĩ

vẫn theo xu hướng sử dụng CLCOTT với tỉ cao như khi nói với người thân khác, tỉ

lệ trung bình đạt hơn 95%, CLCOGT đạt trung bình hơn 4%.

Đối với người Việt: CLCOGT đạt tỉ lệ cao nhất khi nam giới và nữ giới sử dụng để nói

với em mình (nam: 98.2%, nữ: 97.2%), CLCOTT đạt lần lượt là nam (1.8%), nữ (2.8%).

- Các chiến lƣợc khi đáp lại lời khen của nam nói với vợ và nữ nói với chồng

Biểu đồ 29: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Mĩ khi đƣợc vợ, chồng

khen mặc bộ trang phục đẹp

Biểu đồ 30: Các chiến lƣợc cảm ơn của nam

giới và nữ giới ngƣời Việt khi đƣợc vợ,

chồng khen mặc bộ trang phục đẹp

Đối với người Mĩ: Nam giới lựa chọn CLCOTT khi nói với vợ đạt 97.9% cao

bằng tỉ lệ khi nói với anh, chị. Nữ giới sử dụng 98.4%, tỉ lệ này gần tương đương khi

nói với bố, mẹ. CLCOGT được hai giới sử dụng với tỉ lệ rất ít (nam: 2.1%, nữ: 1.6%)

Đối với người Việt: Nam giới ưa sử dụng CLCOGT hơn nữ giới, tỉ lệ lần lượt

là 88% và 79%, CLCOTT được nữ giới lựa chọn với tỉ lệ 21%, nam giới đạt 12%.

CLCOTT được hai giới lựa chọn ít hơn nhiều so với CLCOGT. Tuy nhiên, so sánh

CLCOTT mà nam giới và nữ giới đáp lại người thân khi được khen thì có thể thấy ở

Page 125: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

114

mối quan hệ vợ, chồng đạt tỉ lệ cao nhất. Kết quả này cho thấy đã có sự thay đổi

trong cách đáp lại lời khen, đặc biệt là khen về trang phục. So với trước đây, khi

được ai đó khen về trang phục mặc đẹp, phần lớn mọi người sử dụng CLCOGT để

đáp lại như các TCL Hỏi lại, Phủ nhận lời khen hay Phi ngôn từ. Tuy vậy, lời khen

giờ đây thường mang tính xã giao thậm chí được mọi người sử dụng thay cho lời

chào hỏi hằng ngày và nói lời “cảm ơn” trực tiếp cũng đã được sử dụng thường

xuyên hơn để đáp lại lời khen mặc trang phục đẹp.

Kết quả Chi – Square cho thấy giá trị P của người Mĩ đạt 0.393 và người Việt

đạt 0.00. Như vậy chỉ có kết quả của người Việt là nhỏ hơn 0.05 nên có giá trị ý

nghĩa thống kê. Vì vậy, có thể kết luận rằng, giới tính có ảnh hưởng đến sự chọn các

CL đáp lại lời khen từ người thân là người Việt.

3.3.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới tính

Sau khi người hàm ân thể hiện lòng biết ơn thông qua các chiến lược cảm ơn,

người gia ân đáp lại lời cảm ơn bằng việc sử dụng các chiến lược hồi đáp hay các

hành vi ngôn ngữ hồi đáp. Phần này chúng tôi muốn khảo sát xem nhân tố giới có

tác động gì đến việc sử dụng các CLHĐCO của người Mĩ và người Việt.

3.3.2.1. Tình huống 1: Khi được cảm ơn về món quà sinh nhật

a. Mối quan hệ là bạn bè

Bảng 3: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và

ngƣời Việt khi đƣợc bạn bè cảm ơn về món quà sinh nhật

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Trực

tiếp

Gián

tiếp

Nam

Bạn bè cùng

giới

88 6 94 30 84 114

93.6% 6.4% 100% 26.3% 73.7% 100%

Bạn bè khác

giới

90 4 94 44 70 114

95.7% 4.3% 100% 38.6% 61.4% 100%

Nữ

Bạn bè khác

giới

121 5 126 82 94 176

96.0% 4.0% 100% 46.6% 53.4% 100%

Bạn bè cùng

giới

119 7 126 45 131 176

94.4% 5.6% 100% 25.6% 74.4% 100%

Tổng

418 22 440 201 379 580

95.0% 5.0% 100% 34.7% 65.3% 100%

Số liệu ở bảng 3 cho thấy, tỉ lệ các CL mà người gia ân hồi đáp lời cảm ơn của

người hàm ân về món quà sinh nhật là khác nhau. Người Mĩ ưa lựa chọn CLHĐCOTT

hơn người Việt, ngược lại người Việt lại ưa sử dụng CLHĐCOGT, cụ thể:

Page 126: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

115

Đối với người Mĩ: Khi đáp lại lời cảm ơn từ bạn bè, cả nam giới và nữ giới lựa

chọn CLHĐCOTT cao hơn khi nói với bạn bè khác giới, tuy nhiên tỉ lệ không

chênh lệch nhiều. Tỉ lệ lần lượt là, nam: 95.7% và 4.3%; nữ 96.0% và 4.0%. Nói

với bạn bè cùng giới tỉ lệ đạt được là, nam: 93.6% và 6.4%; nữ: 94.4% và 5.6%.

Đối với người Việt: Nam giới và nữ giới khi nói với bạn bè cùng giới đều ưa chọn

CLHĐCOGT với tỉ lệ gần bằng nhau (nam: 73.7%, nữ: 74.4%), CLHĐCOTT được sử

dụng với tỉ lệ là nam: 26.3%, nữ: 25.6%). Khi nói với bạn bè khác giới, nam giới lại lựa

chọn tỉ lệ CLHĐCOGT nhiều hơn nữ giới (nam: 61.4%, nữ: 53.4%), CLHĐCOTT lại

được nữ giới lựa chọn với tỉ lệ cao hơn nam giới lần lượt là 46.6% và 38.6%.

Bên cạnh số liệu ở bảng 3, chúng tôi thực hiện kiểm định Kết quả Chi-Square

cho thấy, giá trị Pearson Chi-Square (P) của nam giới và nữ giới người Mĩ đạt: P =

0.1, và người Việt đạt: P = 0.02. Như vậy, giống như kết quả sử dụng các CLCO ở

mối quan hệ bạn bè, chỉ có giá trị Chi - Square của người Việt có ý nghĩa thống kê,

vì P = 0.02 nhỏ hơn 0.05 nên có thể kết luận rằng: Có sự tác động của nhân tố giới

tới việc sử dụng các CLHĐCO trong tình huống nhận quà sinh nhật ở mối quan hệ

bạn bè người Việt còn với người Mĩ thì không có giá trị thống kê.

b. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 4: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và

ngƣời Việt khi đƣợc đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Trực

tiếp

Gián

tiếp

Nam

Đồng nghiệp lớn

tuổi

186 2 188 121 107 228

98.9% 1.1% 100% 53.1% 46.9% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi

183 5 188 104 124 228

97.3% 2.7% 100% 45.6% 54.4% 100%

Đồng nghiệp nhỏ

tuổi

183 5 188 132 96 228

97.3% 2.7% 100% 57.9% 42.1% 100%

Nữ

Đồng

nghiệp lớn tuổi

247 5 252 180 172 352

98.0% 2.0% 100% 51.1% 48.9% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi

245 7 252 138 214 352

97.2% 2.8% 100% 39.2% 60.8% 100%

Đồng nghiệp nhỏ

tuổi

242 10 252 169 183 352

96.0% 4.0% 100% 48.0% 52.0% 100%

Tổng

1286 34 1320 844 896 1740

97.4% 2.6% 100% 48.5% 51.5% 100%

Page 127: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

116

Đối với người Mĩ: Xu hướng sử dụng CLHĐCOTT với tỉ lệ cao hơn

CLHĐCOGT vẫn được người Mĩ duy trì ở mối quan hệ đồng nghiệp, kết quả cụ thể

được thể hiện ở bảng 4.

Khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, hai giới lựa CLHĐCOTT đạt tỉ lệ cao nhất,

và gần bằng nhau, nam: 98.9%, nữ: 98.0%, tỉ lệ CLHĐCOGT đạt tỉ lệ rất thấp, nam:

1.1%, nữ: 2.0%. Đặc biệt nam giới sử dụng các CLHĐCO với tỉ lệ bằng nhau đối

với đồng nghiệp bằng tuổi và nhỏ tuổi, CLHĐCOGT đạt 97.3% và CLHĐCOTT đạt

2.7%. Trong khi đó, nữ giới lựa chọn CLHĐCOTT cao hơn một chút khi nói với

đồng nghiệp bằng tuổi so sánh với đồng nghiệp nhỏ tuổi.

Đối với người Việt: Kết quả ở bảng 4 cho thấy, nam giới sử dụng

CLHĐCOTT nhiều hơn nữ giới trong mối quan hệ với đồng nghiệp, tỉ lệ này

ngược lại với CLHĐCOGT, cụ thể, nam giới lựa chọn CLHĐCOTT với tỉ lệ cao

nhất khi nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi (57.9%) và thấp nhất khi nói với đồng

nghiệp bằng tuổi (45.6%). Nữ giới lại lựa chọn CLHĐCOTT với tỉ lệ cao nhất

khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi (51.1%), và giống nam giới thấp nhất khi nói

với đồng nghiệp bằng tuổi (39.2%)

Kết quả Chi-Square cho thấy, giá trị P của nam giới và nữ giới người Mĩ

đạt: P = 0.228, và người Việt đạt: P = 0.000. Như vậy, người Việt có giá trị P

nhỏ hơn 0.05 nên có thể kết luận rằng: nhân tố giới tính có ảnh hưởng tới việc sử

dụng các CLHĐCO trong tình huống đáp lại lời cảm ơn khi nhận quà sinh nhật ở

mối quan hệ đồng nghiệp người Việt.

c. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

Bảng 5: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và

ngƣời Việt khi đƣợc ngƣời thân trong gia đình cảm ơn về món quà sinh nhật

Giới tính Ngƣời Mĩ Ngƣời Việt

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng

Bố/ mẹ

91 3 94 50 64 114

96.8% 3.2% 100% 43.9% 56.1% 100%

Page 128: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

117

Nam

Anh/ Chị 90 4 94 45 69 114

95.7% 4.3% 100% 39.5% 60.5% 100%

Em 89 5 94 43 71 114

94.7% 5.3% 100% 37.7% 62.3% 100%

Vợ 90 4 94 29 85 114

95.7% 4.3% 100% 25.4% 74.6% 100%

Nữ

Bố/ mẹ

122 4 126 58 118 176

96.8% 3.2% 100% 33.0% 67.0% 100%

Anh/ Chị 121 5 126 53 123 176

96.0% 4.0% 100% 30.1% 69.9% 100%

Em

120 6 126 45 131 176

95.2% 4.8% 100% 25.6% 74.4% 100%

Chồng 122 4 126 31 145 176

96.8% 3.2% 100% 17.6% 82.4% 100%

Tổng

845 35 880 354 806 1160

96.0% 4.0% 100% 30.5% 69.5% 100%

Đối với người Mĩ: Có thể thấy số liệu ở bảng 5, không có sự chênh lệch

nhiều trong việc lựa chọn các CLHĐCO giữa hai giới khi đáp lại lời cảm ơn với

các thành viên trong gia đình. Cả hai giới đều ưa lựa chọn CLHĐCOTT với tỉ lệ

trung bình đạt 96% và CLHĐCOGT đạt trung bình chỉ khoảng 4%.

Đối với người Việt: Nhìn chung, người Việt ưa sử dụng CLHĐCOGT hơn

CLHĐCOTT, trong đó nữ giới lại sử dụng CLHĐCOGT với tần suất nhiều hơn

nam giới. Tỉ lệ các CLHĐCO cũng được tăng hay giảm dần khi nói với từng

thành viên, cụ thể, nam giới lựa chọn CLHĐCOGT theo mức tăng dần, thấp nhất

là bố mẹ (56.1%), lần lượt đến anh, chị (60.5%), em (62.3%), vợ (74.6%). Tỉ lệ

CLHĐCOTT lại ngược lại cao nhất là bố, mẹ (43.9%) và thấp nhất là vợ

(25.4%). Nữ giới cũng lựa chọn CLHĐCOGT theo tỉ lệ tăng dần nhưng cao hơn

khá nhiều so với nam giới.

Trong mối quan hệ với người thân, kết quả Chi-Square cho thấy, giá trị Pearson

Chi-Square (P) của nam giới và nữ giới người Mĩ đạt: P =0.7, và người Việt đạt: P =

Page 129: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

118

0.00. Như vậy, giá trị Chi -Square của người Việt P = 0.00 nhỏ hơn 0.05 có ý nghĩa

thống kê hay nhân tố giới có ảnh hưởng tới việc sử dụng các CLHĐCO của người

Việt khi nói với người thân trong gia đình.

3.3.2.2. Tình huống 2: Khi được cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp

a. Mối quan hệ là bạn bè

Bảng 6: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và

ngƣời Việt khi đƣợc bạn bè cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp

Giới tính Ngƣời Mĩ Ngƣời Việt

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng

Nam

Bạn bè cùng

giới

54 40 94 36 78 114

57.4% 42.6% 100% 31.6% 68.4% 100%

Bạn bè khác

giới

62 32 94 18 96 114

66.0% 34.0% 100% 15.8% 84.2% 100%

Nữ

Bạn bè khác

giới

77 49 126 23 153 176

61.1% 38.9% 100% 13.1% 86.9% 100%

Bạn bè cùng

giới

69 57 126 17 159 176

54.8% 45.2% 100% 9.7% 90.3% 100%

Tổng

262 178 440 94 486 580

59.5% 40.5% 100% 16.2% 83.8% 100%

Đối với người Mĩ: Khi đáp lại lời cảm ơn của bạn bè cùng giới về lời khen mặc

trang phục đẹp, không có chênh lệch nhiều về tỉ lệ lựa chọn CLHĐCOTT và

CLHĐCOGT giữa nam giới và nữ giới, nam: 57.4% và 42.6%, nữ: 54.8% và 45.2%.

Với bạn bè khác giới, nam giới và nữ giới lựa chọn CLHĐCOTT với tỉ lệ cao gần gấp

hai lần so với CLHĐCOGT, nam: 66.0% và 34.0%, nữ: 61.1% và 38.9%.

Đối với người Việt: CLHĐCO được sử dụng với tỉ lệ vượt trội khi nói với bạn

bè là CLHĐCOGT, cụ thể: khi nói với bạn cùng giới, nam giới sử dụng

CLHĐCOGT cao hơn hai lần so với CLHĐCOTT (68.4% và 31.6%), còn nữ giới

sử dụng cao gấp chín lần (90.3% và 9.7%). Khi nói với bạn bè khác giới, tỉ lệ

CLHĐCOGT cao hơn CLHĐCOTT, cụ thể: nam giới đạt 84.2% và 15.8%, nữ giới

đạt: 90.3% và 9.7%.

Giá trị Chi- Square của người Mĩ, P = 0.1; người Việt, P = 0.007 cho thấy chỉ

có người Việt đạt giá trị nhỏ hơn 0.05 nên có thể kết luận giá trị này có ý nghĩa về

mặt thống kê.

Page 130: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

119

b. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 7: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và

ngƣời Việt khi đƣợc đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp

Đối với người Mĩ: Số liệu ở bảng 7 cho thấy, cả nam giới và nữ giới có xu

hướng sử dụng CLHĐCOTT để đáp lại lời cảm ơn của đồng nghiệp về lời khen mặc

bộ trang phục đẹp với tỉ lệ cao hơn CLHĐCOGT, trong đó, khi nói với đồng nghiệp

lớn tuổi, tỉ lệ CLHĐCOTT được nữ giới giới lựa chọn cao hơn một chút so với nam

giới, và tỉ lệ nghịch với CLHĐCOGT (nam: 72.9% và 27.1%, nữ: 73.4% và 26.6%).

Tỉ lệ các CLHĐCO đạt bằng nhau khi nam giới đáp lại đồng nghiệp bằng tuổi và

nhỏ tuổi, CLHĐCOTT: 69.1%, CLHĐCOGT: 30.9%. so sánh với nữ giới thì

CLHĐCOTT đạt tỉ lệ gần bằng nhau khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi nhưng lại

cao hơn khi nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi.

Đối với người Việt: Cả nam giới và nữ giới có xu hướng sử dụng CLHĐCOGT

đạt tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với CLHĐCOTT, CLHĐCOGT đạt tỉ lệ trung bình là

nam: 89.6%, nữ: 93%, kết quả cho thấy, nữ giới sử dụng CLGT nhiều hơn nam giới.

CLHĐCOTT đạt tỉ lệ trung bình nam: 10.4%, nữ: 7%. Cả hai giới đều sử dụng

Giới tính Ngƣời Mĩ Ngƣời Việt

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng

Nam

Đồng nghiệp lớn tuổi 137 51 188 28 200 228

72.9% 27.1% 100% 12.3% 87.7% 100%

Đồng nghiệp bằng tuổi 130 58 188 23 205 228

69.1% 30.9% 100% 10.1% 89.9% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 130 58 188 20 208 228

69.1% 30.9% 100% 8.8% 91.2% 100%

Nữ

Đồng nghiệp lớn tuổi 185 67 252 38 314 352

73.4% 26.6% 100% 10.8% 89.2% 100%

Đồng nghiệp bằng tuổi 175 77 252 20 332 352

69.4% 30.6% 100% 5.7% 94.3% 198

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 170 82 252 16 336 352

67.5% 32.5% 100% 4.5% 95.5% 100%

Tổng

927 393 1320 145 1595 1740

70.2% 29.8% 100% 8.3% 91.7% 100%

Page 131: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

120

CLHĐCOGT với tỉ lệ tăng dần khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, đồng nghiệp bằng

tuổi và đồng nghiệp nhỏ tuổi.

Kết quả kiểm định Chi-Square cho thấy, giá trị P = 0.236 (người Mĩ) và P =

0.004 (người Việt), vì vậy chỉ có giá trị P của người Việt có ý nghĩa thống kê và có

sự ảnh hưởng về giới tính tới việc lựa chọn các CLHĐCO trong mối quan hệ đồng

nghiệp của người Việt.

c. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

Bảng 8: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới ngƣời Mĩ và

ngƣời Việt khi đƣợc ngƣời thân trong gia đình cảm ơn về lời khen mặc bộ

trang phục đẹp

Giới tính Ngƣời Mĩ Ngƣời Việt

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng

Nam

Bố/ mẹ

63 31 94 6 108 114

67.0% 33.0% 100% 5.3% 94.7% 100%

Anh/ Chị 66 28 94 6 108 114

70.2% 29.8% 100% 5.3% 94.7% 100%

Em 61 33 94 3 111 114

64.9% 35.1% 100% 2.6% 97.4% 100%

Vợ 53 41 94 11 103 114

56.4% 43.6% 100% 9.6% 90.4% 100%

Nữ

Bố/ mẹ 82 44 126 10 166 176

65.1% 34.9% 100% 5.7% 94.3% 100%

Anh/ Chị 80 46 126 11 165 176

63.5% 36.5% 100% 6.3% 93.8% 100%

Em

79 47 126 3 173 176

62.7% 37.3% 100% 1.7% 98.3% 100%

Chồng 84 42 126 11 165 176

66.7% 33.3% 100% 6.3% 93.8% 100%

Tổng 568 312 880 65 1095 1160

64.5% 35.5% 100% 5.6% 94.4% 100%

Đối với người Mĩ: Số liệu ở bảng 8 cho thấy, cả nam giới và nữ giới đều lựa

chọn CLHĐCOTT với tỉ lệ cao hơn CLHĐCOTT, trong đó nổi trội là nam giới khi

đáp lại lời cảm ơn của anh, chị ở CLHĐCOTT đạt 70.2%, thấp nhất là khi nói với

vợ đạt 56.4%, và tỉ lệ này tỉ lệ nghịch với CLHĐCOGT. Các CLHĐCOTT được nữ

Page 132: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

121

giới sử dụng với tỉ lệ tương đối bằng nhau, đạt trung bình khoảng 64.5%, CLHĐGT

đạt trung bình khoảng 35.6%

Đối với người Việt: Khác với người Mĩ, CLHĐCOGT lại được cả nam giới và

nữ giới người Việt lựa chọn với tỉ lệ rất cao, và tỉ lệ này tỉ lệ nghịch với

CLHĐCOTT. CLHĐCOGT đạt tỉ lệ cao nhất khi nam giới và nữ giới khi đáp lại lời

cảm ơn của em (nam: 97.4%, nữ: 98.3%). Đặc biệt là khi nói với bố mẹ và anh chị,

CLHĐCOGT được nam giới lựa chọn đạt tỉ lệ bằng nhau là 94.7%, CLHĐCOTT

đạt 5.3%, nữ giới cũng đạt tỉ lệ gần bẳng nhau, trung bình đạt 94.05%.

CLHĐCOGT đạt thấp nhất là khi nói với vợ hoặc chồng, nam đạt 90.4%, nữ đạt

93.8%, điều này có nghĩa rằng nam giới sử dụng CLHĐCOTT với tỉ lệ 9.6% cao

hơn nữ giới 6.3% khi đáp lại lại lời cảm ơn của người bạn đời, và tỉ lệ này thậm chí

còn cao nhất trong các CLHĐCOTT được hai giới nói với người thân

Giá trị kiểm định Chi- Square ở mối quan hệ người thân của người Mĩ đạt P =

0.784 cao hơn 0.05, nguời Việt đạt P = 0.015 nhỏ hơn 0.05. Vì vậy có thể kết luận

rằng, giới tính có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các CLHĐCO của người Việt.

3.3.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới

3.3.3.1. Những điểm tương đồng

Kết quả từ hai tình huống trên cho thấy, cả nam giới và nữ giới người Mĩ và

người Việt đều sử dụng chiến lược cảm ơn trực tiếp và chiến lược cảm ơn gián tiếp

ở cả hai tình huống là được tặng quà sinh nhật và được khen khi mặc trang phục đẹp

và hồi đáp lời cảm ơn về món quà sinh nhật và lời cảm ơn khi được khen.

Trong đó, đối với TH khi được tặng quà, ở mối quan hệ bạn bè cùng giới, cả nam

giới người Mĩ và người Việt đều có xu hướng lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao hơn

CLCOGT so với nữ giới. Đối với quan hệ đồng nghiệp, cả nam và nữ lớn tuổi, bằng

tuổi hay nhỏ tuổi, người Mĩ và người Việt đều lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao hơn so

với CLCOGT. Trong mối quan hệ với người thân trong gia đình thì nam người Mĩ và

người Việt đều sử dụng CLCOTT cao hơn CLCOGT khi nói với anh, chị.

Đối với CLHĐCO, khi được cảm ơn về món quà, đồng nghiệp nam lớn tuổi và

nhỏ tuổi người Mĩ và người Việt đều lựa chọn CLHĐCOTT với tỉ lệ cao hơn

Page 133: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

122

CLHĐCOGT. Trong khi đó nữ đồng nghiệp lớn tuổi lại chọn CLHĐCOTT cao hơn

CLHĐCOGT.

3.3.3.2. Những điểm khác biệt

Sự khác biệt lớn nhất là cả nam giới và nữ giới người Mĩ đều có xu hướng

chọn CLCOTT với tỉ lệ rất cao ở tất cả các mối quan hệ, thậm chí gần đạt tỉ lệ tuyệt

đối. Sự lựa chọn này có thể là do văn hóa của người phương Tây ưa lối nói trực

tiếp, xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, cái tôi nên lời cảm ơn trực tiếp là phát ngôn

mang tính khuôn mẫu có sẵn và được sử dụng hầu hết trong các ngữ cảnh.

CLCOTT được người Mĩ ưa dùng thông qua việc sử dụng hành vi cảm ơn trực tiếp,

ví dụ: Thanks; thanks so much!; thank you so much!... , hay TCL Đa chiến lược,

gồm TCL Cảm ơn và Thể hiện sự không cần thiết của ân huệ, hay Khen ví dụ: Oh,

you shouldn't have done that. Thanks.; Thank you so much, it's really kind of you.

TCLCOGT được người Mĩ ưa sử dụng là Khen người gia ân (NGA) hay ân huệ

(món quà), ví dụ: That's so nice of you, I am so happy.

Trong khi đó, người Việt có xu hướng lựa chọn CLCOGT nhiều hơn người

Mĩ, đặc biệt ở tình huống được khen mặc trang phục đẹp. Ở tình huống được tặng

quà sinh nhật, CLCOGT cũng được lựa chọn với tỉ lệ cao khi hai giới nói với người

thân trong gia đình.

Tuy vậy, khi xét về từng CLCO thì cũng có sự khác nhau trong việc lựa chọn

các CL giữa các giới người Việt, như trong tình huống tặng quà, ở tất cả các mối

quan hệ, nam giới đều lựa chọn CLCOTT để bày tỏ lòng biết ơn với tỉ lệ cao hơn nữ

giới. Điều này cho thấy, khi được bạn bè tặng quà, nam giới người Việt thường ưa

lối nói ngắn gọn trong khi đó nữ giới ưa lối nói dài dòng, vòng vo hơn. Theo nghiên

cứu của Vũ Thị Thanh Hương (1999), khi nói đến trực tiếp và gián tiếp thì gián tiếp

lịch sự hơn trực tiếp vì vậy nữ giới dùng gián tiếp nhiều hơn nam giới và trong xã

hội phụ hệ, nữ giới là người thấp quyền hơn nên khi người thấp quyền hơn nói với

người trên quyền thì thường lịch sự hơn nam giới. Theo quan niệm truyền thống của

nền văn hóa Việt, sự ảnh hưởng này đã tác động đến cách sử dụng các chiến lược

cảm ơn của mỗi giới trong giao tiếp.

Page 134: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

123

Mặc dù vậy, theo quan sát và con số thực tế ở trên thì người Việt đã có sự thay

đổi trong việc sử dụng lời nói cảm ơn, với tỉ lệ có xu hướng nhiều hơn trước đây, so

sánh với các nghiên cứu đi trước như của Ngô Hữu Hoàng (1998) hay của Vũ Thị

Thanh Hương (1999). Đặc biệt, việc sử dụng lời cảm ơn trực tiếp để đáp lại khi được

khen mặc trang phục đẹp cũng đã được sử dụng thường xuyên hơn và là một sự mới

mẻ trong cách tiếp cận của người Việt.

Đối với CLCOGT, một điểm chung là cả nam giới và nữ giới đều lựa chọn TCL Xin

khi nhận món quà đặc biệt là từ đồng nghiệp hay người thân lớn tuổi hơn như bố, mẹ và

anh, chị. Sự khác biệt giữa hai giới được thể hiện khi ở nam giới ưa lựa chọn cách nói

với nghĩa bác bỏ, phủ nhận sự hàm ân với ý cho rằng NGA không nhất thiết phải dành

cho NHA ân huệ như vậy và đáng ra NGA không cần phải mất thời gian, sức lực hay

tiền bạc để làm điều đó hay nhằm phủ nhận lời nói của NGA. Ví dụ: Bạn bày vẽ quá!;

Sao cầu kì thế? (TH1); Em thấy không được đẹp lắm.(TH2), hay sử dụng TCL Phi ngôn

từ, như: Mỉm cười, gật đầu (TH2). TCL Lảng tránh cũng được nam giới ưa sử dụng, ví

dụ: nam giới đã sử dụng chiến lược Lảng tránh nhiều hơn nữ giới, ví dụ: Sao không cho

vợ đến? (TH1); Lâu lắm mới gặp anh; hay Hôm nay trời nóng chị nhỉ. (TH2)...

Ngược lại, nữ giới ưa sử dụng TCL mang nghĩa khẳng định như: Thừa nhận

sự áp đặt nhằm thể hiện rõ sự cần thiết của ân huệ hơn vì muốn hiện lòng biết ơn

một cách ẩn ý bằng cách thừa nhận gánh nặng và việc áp đặt do ân huệ được hỏi

hoặc yêu cầu, và cố gắng đề cao vai trò của người gia ân để người gia ân cảm thấy

hành vi mà mình đã làm cho người hàm ân có ý nghĩa và quan trọng như thế nào. Ví

dụ: Ui, đúng là cái em đang cần đấy. (TH1) hay khi được khen, người gia ân khẳng

định lại lời khen đó là đúng bằng những lời nói như Cũng được em nhỉ; Ừ. Hay

TCL Hỏi: Sao biết mình thích món quà này vậy?; Mua quà to thế này tốn nhiều

tiền không? (TH1), Thật không chị? (TH2), TCL Đa chiến lược cũng được nữ

giới người Việt ưa sử dụng, ví dụ: Ôi, chị yêu thật là chu đáo, món quà này rất

tuyệt. Em cảm ơn ạ.

Khi phản hồi lời cảm ơn về món quà hay lời khen, số liệu phân tích ở hai tình

huống cho thấy, không có sự khác biệt gì giữa hai giới khi người Mĩ nói tiếng Anh

sử dụng tỉ lệ CLHĐCOTT để đáp lại lời cảm ơn với bạn bè, đồng nghiệp và người

Page 135: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

124

thân vẫn chiếm tỉ lệ cao so với CLHĐCOGT. Các TCL được nam giới và nữ giới

người Mĩ ưa sử dụng trong CLHĐCOTT là Phủ nhận lời cảm ơn, Chấp nhận lời

cảm ơn, ví dụ: No problem; You're welcome; Mmhmm. / Yep. (TH1, TH2); I'm so

glad you like it. (TH1)

Với CLHĐCOGT, cả hai giới người Mĩ ưa sử dụng TCL Khen lại để khẳng định

thêm một lần nữa trong cảnh huống khen, ví dụ: Really, you look great; I mean that you

look great, ngoài ra nam giới cũng chọn sử dụng TCL Lảng tránh (TH2).

Đối với người Việt, sự khác nhau về giới đã tạo nên sự khác nhau trong cách

lựa chọn các CLHĐCO ở người Việt. Đối với CLHĐCOTT, nam giới người Việt ưa

lựa chọn các TCL Phủ nhận lời cảm ơn trong cả hai tình huống, ví dụ: Không có gì

đâu; Không đáng bao nhiêu đâu anh; Chuyện nhỏ mà; Không phải cảm ơn đâu mà;

Không phải lăn tăn gì cả … để giảm đi mức đe dọa thể diện của NHA.

3.4. Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

từ góc độ tuổi

Trong văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa của những người bản địa nói

tiếng Anh, cụ thể là người Mĩ, khi gặp nhau hay trong giao tiếp hay chào hỏi, việc

hỏi tuổi người khác lại điều tối kị và được cho là không lịch sự khi hỏi về vấn đề

riêng tư của người đối diện, nhưng trong văn hóa người Việt lại khác. Theo Trần

Ngọc Thêm (2011), “người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá, …

Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình” [62, tr.156].

Thói quen ưa tìm hiểu của người Việt như việc hỏi tuổi người khác, mục đích

không phải là tò mò hay có ý gì mà dựa vào số tuổi để điều chỉnh mối quan hệ giao

tiếp theo tuổi qua các cách sử dụng ngôn từ nhất là cách dùng và việc điều chỉnh

cách dùng từ xưng hô, cách sử dụng các yếu tố tình thái trong các phát ngôn phản

ánh ảnh hưởng của yếu tố tuổi trong giao tiếp, điều này dường như là không xảy ra

đối với văn hóa phương Tây.

Để tìm hiểu nhân tố tuổi có ảnh hưởng đến việc sử dụng các CLCO và HĐCO

của người Mĩ và người Việt hay không, chúng tôi thực hiện khảo sát và thu được

kết quả sau:

Page 136: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

125

3.4.1. Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi

3.4.1.1. Tình huống 1: Khi nhận được món quà sinh nhật

a. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 9: Các chiến lƣợc cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời Việt khi

nhận đƣợc món quà sinh nhật từ đồng nghiệp

Đối với người Mĩ: Nhìn vào bảng 9 cho thấy, ở các độ tuổi, người Mĩ đều lựa

chọn CLCOTT khi nói với đồng nghiệp với tỉ lệ rất cao, đạt mức tuyệt đối 100% ở

nhóm tuổi 1 và nhóm tuổi 2 khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi và nhỏ tuổi,

CLCOGT đạt tỉ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 3 khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi

(2.3%). Như vậy có thể thấy rằng, đối với người Mĩ không có sự khác nhau nhiều tỉ

lệ các CLCO mà đồng nghiệp ở các nhóm tuổi sử dụng.

Đối với người Việt: Giống như người Mĩ, khi bày tỏ lòng biết ơn với đồng

nghiệp về món quà, người Việt ở các nhóm tuổi cũng có xu hướng lựa chọn

CLCOTT với tỉ lệ cao hơn CLCOGT, ngoại trừ nhóm tuổi 3 khi nói với đồng nghiệp

bằng tuổi. Khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, cả ba nhóm tuổi đều lựa chọn CLCOTT

với tỉ lệ cao nhất so với đồng nghiệp bằng tuổi và nhỏ tuổi. Trong đó, nhóm tuổi 1 lựa

chọn CLCOTT với tỉ lệ (90.4%), đạt tỉ lệ cao nhất khi so sánh với hai nhóm tuổi còn

Giới tính Ngƣời Mĩ Ngƣời Việt

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng

Nhóm

tuổi 1

Đồng nghiệp lớn tuổi 99 1 100 226 24 250

99.0% 1.0% 100% 90.4% 9.6% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi

100 0 100 161 89 250

100% 0.0% 100% 64.4% 35.6% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 100 0 100 204 46 250

100% 0.0% 100% 81.6% 18.4% 100%

Nhóm

tuổi 2

Đồng nghiệp lớn tuổi 119 1 120 201 29 230

99.2% 0.8% 100% 87.4% 12.6% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi 120 0 120 135 95 230

100% 0.0% 100% 58.7% 41.3% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 120 0 120 170 60 230

100% 0.0% 100% 73.9% 26.1% 100%

Nhóm

tuổi 3

Đồng nghiệp lớn tuổi 218 2 220 88 12 100

99.1% 0.9% 100% 88.0% 12.0% 100%

Đồng nghiệp bằng

tuổi 215 5 220 48 52 100

97.7% 2.3% 100% 48.0% 52.0% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 216 4 220 80 20 100

98.2% 1.8% 100% 80.0% 20.0% 100%

Tổng

1307 13 1320 1313 427 1313

99.0% 1.0% 100% 75.5% 24.5% 75.5%

Page 137: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

126

lại, nhóm tuổi 2 (87.4%) và nhóm tuổi 3 (88.0%). Khi nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi,

nhóm tuổi 1 và nhóm tuổi 3 lựa chọn CLCOTT và CLCOGT với tỉ lệ gần bằng nhau,

nhóm tuổi 1: 81.6% và 18.4%, nhóm tuổi 3: 80.0% và 20.0%. Nhóm tuổi 2 chọn

CLCOTT với tỉ lệ thấp nhất (73.9%) và ngược lại với CLCOGT (26.1%)

Bên cạnh kết quả ở bảng 9 về tỉ lệ sử dụng các CLCO từ các nhóm tuổi, kiểm

định Chi-square cho thấy, giá trị P của các nhóm tuổi người Mĩ đạt P = 0.925, cao hơn

0.05, nên không có ý nghĩa thống kê. Người Việt đạt giá trị P = 0.000, thấp hơn

0.05, nên có thể kết luận, chỉ có người Việt mới chịu sự tác động của nhân tố tuổi

đến việc lựa chọn các CLCO khi nói với đồng nghiệp về món quà được tặng.

b. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

Bảng 10: Các chiến lƣợc cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời Việt khi

nhận đƣợc món quà sinh nhật ngƣời thân trong gia đình

Giới tính Ngƣời Mĩ Ngƣời Việt

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng Trực

tiếp

Gián

tiếp

Tổng

Nhóm

tuổi 1

Bố, mẹ 50 0 50 50 75 125

100% 0.0% 100% 40.0% 60.0% 100%

Anh, chị 50 0 50 56 69 125

100% 0.0% 100% 44.8% 55.2% 100%

Em

50 0 50 40 85 125

100% 0.0% 100% 32.0% 68.0% 100%

Vợ, chồng 50 0 50 35 90 125

100% 0.0% 100% 28.0% 72.0% 100%

Nhóm

tuổi 2

Bố, mẹ 58 2 60 37 78 115

96.7% 3.3% 100% 32.2% 67.8% 100%

Anh, chị 58 2 60 49 66 115

96.7% 3.3% 100% 42.6% 57.4% 100%

Em

60 0 60 41 74 115

100.0% 0.0% 100% 35.7% 64.3% 100%

Vợ, chồng 60 0 60 26 89 115

100.0% 0.0% 100% 22.6% 77.4% 100%

Nhóm

tuổi 3

Bố, mẹ 106 4 110 14 36 50

96.4% 3.6% 100% 28.0% 72.0% 100%

Anh, chị 104 6 110 29 21 50

94.5% 5.5% 100% 58.0% 42.0% 100%

Em

104 6 110 19 31 50

94.5% 5.5% 100% 38.0% 62.0% 100%

Vợ, chồng 102 8 110 14 36 50

92.7% 7.3% 100% 28.0% 72.0% 100%

Tổng

852 28 880 410 750 1160

96.8% 3.2% 100% 35.3% 64.7% 100%

Page 138: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

127

Kết quả ở bảng 10 cho thấy:

Đối với người Mỹ: Khi được tặng quà, nhóm tuổi 1 lựa chọn CLCOTT với

tỉ lệ 100% khi nói với tất cả các thành viên trong gia đình. Nhóm tuổi 2 sử cũng

sử dụng CLCOTT với tỉ lệ 100% đối với người thân là em và vợ, chồng và khi

nói với bố, mẹ và anh, chị nhóm tuổi này cũng sử dụng CLCOTT với tỉ lệ bằng

nhau đạt 96.7%, CLCOGT đạt 3.3%. Nhóm tuổi 3 sử dụng CLCOTT với tỉ lệ

cao nhất khi nói với bố, mẹ đạt 96.4%, tỉ lệ CLCOGT đạt 3.6%. Khi nói với anh,

chị và em, nhóm tuổi này đạt tỉ lệ bằng nhau ở CLCOTT là 94.5% và CLCOGT

là 5.5%, tỉ lệ CLCOTT đạt tỉ lệ thấp nhất là khi nói với vợ, chồng.

Đối với người Việt: Hầu hết các nhóm tuổi đều ưa lược chọn các CLCOGT khi

nói với người thân trong gia đình. Tuy nhiên, giữa ba nhóm tuổi có sự lựa chọn các

CL với tỉ lệ khác nhau khi nói với từng thành viên trong gia đình, cụ thể:

Khi nói với bố, mẹ, nhóm tuổi 3 lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ cao nhất

72.0%, tiếp đến nhóm tuổi thứ 2 đạt 67.8%, và nhóm tuổi 1 đạt tỉ lệ thấp nhất

60.0%, ngược lại với CLCOTT thì nhóm tuổi 1 chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 40.0%.

Khi nói với anh, chị, các CL giữa các nhóm tuổi cũng có sự thay đổi về tỉ

lệ. Nhóm tuổi 2 sử dụng CLCOGT đạt tỉ lệ cao nhất 57.4%, tiếp đến là nhóm

tuổi 1 đạt 55.2%, cuối cùng là nhóm tuổi 3 đạt 42.0%.

Khi nói với em, tỉ lệ CLCOGT được cả ba nhóm lựa chọn cao hơn hai lần so

với CLCOTT, tỉ lệ giảm dần từ nhóm tuổi 1 đến nhóm tuổi 3, lần lượt là 68.0%,

64.3% và 62.0%, CLCOTT lại đạt với tỉ lệ tăng dần, 32.0%, 35.7% và 38.0%.

Khi nói với người bạn đời là vợ hay chồng, nhóm tuổi 2 sử dụng CLCOGT đạt

tỉ lệ 77.4%, cao hơn hai nhóm tuổi còn lại.

Kết quả kiểm định Chi-square cho thấy, khi đáp lại món quà được tặng từ

người thân, các nhóm tuổi người Mĩ đạt giá trị P = 0.899, cao hơn 0.05, nên

không có ý nghĩa thống kê. Người Việt có giá trị P = 0.000, thấp hơn 0.05 nên có

thể kết luận, nhân tố tuổi đã tác động đến việc lựa chọn các CLCO của người

Việt khi nói với người thân về món quà được tặng.

Page 139: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

128

3.4.1.2. Tình huống 2: Khi nhận được lời khen mặc bộ trang phục đẹp

a. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 11: Các chiến lƣợc cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời Việt khi

đƣợc đồng nghiệp khen mặc bộ trang phục đẹp

Đối với người Mĩ: Kết quả ở bảng 11 cho thấy, nhóm tuổi 1 chỉ sử dụng

CLCOTT với tỉ lệ tuyệt đối 100%, giảm dần ở hai nhóm tuổi còn lại, tỉ lệ trung bình

lần lượt là: nhóm tuổi 2 đạt 98,1%, nhóm tuổi 3 đạt 96.8%.

Đối với người Việt: Khác với người Mĩ khi đáp lại lời khen của đồng nghiệp,

người Việt lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ cao hơn CLCOTT, khi nói với đồng nghiệp

lớn tuổi và đồng nghiệp bằng tuổi thì CLCOGT đạt tỉ lệ tăng dần từ nhóm tuổi 1

đến nhóm tuổi 3, lần lượt 68.0%, 69.6% và 78.0%, tỉ lệ CLCOTT lại giảm dần từ

nhóm tuổi 1 đạt tỉ lệ cao nhất 32.0%, tiếp đến nhóm tuổi 2 đạt 30.4% và nhóm tuổi

3 đạt 22.0%. Khi nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi thì nhóm tuổi 3 lại đạt tỉ lệ cao nhất ở

CLCOGT 84.0%, tiếp đến nhóm tuổi 2 đạt 80.0% và thấp nhất ở nhóm tuổi 2 đạt 77.4%.

Kết quả kiểm định Chi-square cho thấy, khi đáp lại lời khen của đồng nghiệp,

giá trị P của người Mĩ bằng 0.5 cao hơn 0.05 nên giá trị này không có ý nghĩa thống

kê. Người Việt có giá trị P = 0.001. Như vậy, chỉ có người Việt mới chịu sự tác

động của nhân tố tuổi tới việc sử dụng CLCO.

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Trực

tiếp

Gián

tiếp

Nhóm

tuổi 1

Đồng nghiệp lớn tuổi 100 0 100 80 170 250

100% 0.0% 100% 32.0% 68.0% 100%

Đồng nghiệp bằng tuổi 100 0 100 61 189 250

100% 0.0% 100% 24.4% 75.6% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 100 0 100 50 200 250

100% 0.0% 100% 20.0% 80.0% 100%

Nhóm

tuổi 2

Đồng nghiệp lớn tuổi 118 2 120 70 160 230

98.3% 1.7% 100% 30.4% 69.6% 100%

Đồng nghiệp bằng tuổi 119 1 120 49 181 230

99.2% 0.8% 100% 21.3% 78.7% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 116 4 120 52 178 230

96.7% 3.3% 100% 22.6% 77.4% 100%

Nhóm

tuổi 3

Đồng nghiệp lớn tuổi 215 5 220 22 78 100

97.7% 2.3% 100% 22.0% 78.0% 100%

Đồng nghiệp bằng tuổi 212 8 220 20 80 100

96.4% 3.6% 100% 20.0% 80.0% 100%

Đồng nghiệp nhỏ tuổi 212 8 220 16 84 100

96.4% 3.6% 100% 16.0% 84.0% 100%

Tổng

1307 13 1320 420 1320 1740

99.0% 1.0% 100% 24.1% 75.9% 100%

Page 140: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

129

b. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

Bảng 12: Các chiến lƣợc cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời Việt khi

đƣợc ngƣời thân trong gia đình khen mặc bộ trang phục đẹp

Kết quả ở bảng 12 cho thấy:

Đối với người Mĩ: Giống như khi nói với đồng nghiệp, nhóm tuổi 1 cũng lựa

chọn CLCOTT với tỉ lệ cao nhất, đạt tuyệt đối 100% khi nói với bố, mẹ. Tỉ lệ này

cũng được nhóm tuổi 2 lựa chọn sử dụng khi nói với bố, mẹ và vợ, chồng, trong khi

nhóm tuổi 3 sử dụng với tỉ lệ thấp hơn một chút, nhưng CLCOGT lại được nhóm này

sử dụng với tỉ lệ cao nhất khi nói với vợ, chồng đạt 4.5% so sánh với các nhóm tuổi

còn lại.

Đối với người Việt: CLCOGT đạt cao nhất khi nhóm tuổi 1 nói với em, đạt

98.4%, CLCOTT đạt tỉ lệ thấp nhất 1.6%. Tỉ lệ CLCOGT được sử dụng thấp nhất

thuộc về nhóm tuổi 2 ở mối quan hệ vợ chồng đạt 76.5%, và CLCOTT đạt tỉ lệ cao

nhất 23.5% khi so sánh với tất cả các mối quan hệ ở các nhóm tuổi. Khi nói với bố

mẹ, người Việt có xu hướng chọn CLCOGT với tỉ lệ tăng dần và CLCOTT lại giảm

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp

Nhóm

tuổi 1

Bố, mẹ 50 0 50 17 108 125

100% 0.0% 100% 13.6% 86.4% 100%

Anh, chị 50 0 50 10 115 125

100% 0.0% 100% 8.0% 92.0% 100%

Em

50 0 50 2 123 125

100% 0.0% 100% 1.6% 98.4% 100%

Vợ, chồng 50 0 50 13 112 125

100% 0.0% 100% 10.4% 89.6% 100%

Nhóm

tuổi 2

Bố, mẹ 60 0 60 6 109 115

100% 0.0% 100% 5.2% 94.8% 100%

Anh, chị 58 2 60 7 108 115

96.7% 3.3% 100% 6.1% 93.9% 100%

Em

59 1 60 3 112 115

98.3% 1.7% 100% 2.6% 97.4% 100.0%

Vợ, chồng 60 0 60 27 88 115

100.0% 0.0% 100% 23.5% 76.5% 100%

Nhóm

tuổi 3

Bố, mẹ 107 3 110 2 48 50

97.3% 2.7% 100% 4.0% 96.0% 100%

Anh, chị 108 2 110 3 47 50

98.2% 1.8% 100% 6.0% 94.0% 100%

Em

107 3 110 2 48 50

97.3% 2.7% 100% 4.0% 96.0% 100%

Vợ, chồng 105 5 110 7 43 50

95.5% 4.5% 100% 14.0% 86.0% 100%

Tổng

864 16 880 99 1061 1160

98.2% 1.8% 100.0% 8.5% 91.5% 100%

Page 141: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

130

dần theo các nhóm. Không có sự chênh lệch nhiều về mức độ sử dụng CLCOGT và

CLCOTT ở mối quan hệ anh, chị giữa các nhóm tuổi.

Kết quả kiểm định Chi –Square cho thấy, đối với người Mĩ, giá trị P = 0.917,

lớn hơn 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê. Người Việt có P = 0.000, nhỏ hơn

0.05 nên có ý nghĩa thống kê, nên có thể kết luận rằng, độ tuổi có ảnh hưởng tới việc

lựa chọn các CLCO của người Việt.

3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi

3.4.2.1. Tình huống 1: Khi được cảm ơn về món quà sinh nhật

a. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 13: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời

Việt khi đƣợc đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp

Nhóm

tuổi 1

Đồng nghiệp

lớn tuổi

99 1 100 120 130 250

99.0% 1.0% 100% 48.0% 52.0% 100%

Đồng nghiệp

bằng tuổi

96 4 100 111 139 250

96.0% 4.0% 100% 44.4% 55.6% 100%

Đồng nghiệp

nhỏ tuổi

97 3 100 127 123 250

97.0% 3.0% 100% 50.8% 49.2% 100%

Nhóm

tuổi 2

Đồng nghiệp

lớn tuổi

118 2 120 125 105 230

98.3% 1.7% 100% 54.3% 45.7% 100%

Đồng nghiệp

bằng tuổi

117 3 120 94 136 230

97.5% 2.5% 100% 40.9% 59.1% 100%

Đồng nghiệp

nhỏ tuổi

115 5 120 122 108 230

95.8% 4.2% 100% 53.0% 47.0% 100%

Nhóm

tuổi 3

Đồng nghiệp

lớn tuổi

216 4 220 56 44 100

98.2% 1.8% 100% 56.0% 44.0% 100%

Đồng nghiệp

bằng tuổi

215 5 220 37 63 100

97.7% 2.3% 100% 37.0% 63.0% 100%

Đồng nghiệp

nhỏ tuổi

213 7 220 52 48 100

96.8% 3.2% 100% 52.0% 48.0% 100%

Tổng

1286 34 1320 844 896 1740

97.4% 2.6% 100% 48.5% 51.5% 100%

Đối với người Mĩ: CLHĐCOTT được lựa chọn với tỉ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 1

(99.0%) khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, nhóm tuổi 2 và 3 đạt tỉ lệ gần bằng nhau,

lần lượt là 98.3% và 98.2%, tỉ lệ CLHĐCOGT được 3 nhóm tuổi lựa chọn với tỉ lệ

không đáng kể. Khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi, nhóm tuổi 1 sử dụng

CLHĐCOTT với tỉ lệ (96.0%) thấp hơn hai nhóm tuổi còn lại. Khi nói với đồng

nghiệp nhỏ tuổi, nhóm tuổi 1 lại đạt tỉ lệ sử dụng CLHĐCOTT cao nhất (97.0%),

xếp thứ hai là nhóm tuổi 3 (96.8%) và thấp nhất là nhóm tuổi 2 (95.8%).

Page 142: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

131

Đối với người Việt: Khi đáp lại lời cảm ơn của đồng nghiệp lớn tuổi về món quà

sinh nhật, nhóm tuổi 1 lựa chọn CLHĐCOGT với tỉ lệ 52.0% cao hơn nhóm tuổi 2

(45.7%) và 3 (44.0%), và tỉ lệ CLHĐCOTT lại theo xu thế tăng từ nhóm tuổi 1

(48.0%) và cao nhất ở nhóm tuổi 3 (56.0%). Với đồng nghiệp bằng tuổi, các

CLHĐCO lại được sử dụng theo xu hướng ngược lại với đồng nghiệp lớn tuổi. Khi

nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi, nhóm tuổi 2 lại sử dụng CLHĐCOGT lới tỉ lệ ít nhất là

47.0% và CLHĐCOGT đạt tỉ lệ cao nhất là 53.0% khi so sánh với hai nhóm còn lại.

Kết quả kiểm định Chi-square cho thấy, giá trị P của người Mĩ bằng 0.228,

trong khi đó người Việt đạt tỉ lệ P = 0.000. Điều này cho thấy, chỉ có người Việt

mới bị tác động của nhân tố tuổi tới việc sử dụng các chiến lược hồi đáp lời cảm ơn

khi nói với đồng nghiệp ở các nhóm tuổi.

b. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

Bảng 14: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời

Việt khi đƣợc ngƣời thân trong gia đình cảm ơn về món quà sinh nhật

Tuổi Ngƣời Mĩ Tổng

Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp

Nhóm

tuổi 1

Bố, mẹ 49 1 50 53 72 125

98.0% 2.0% 100% 42.4% 57.6% 100%

Anh, chị 47 3 50 39 86 125

94.0% 6.0% 100% 31.2% 68.8% 100%

Em

48 2 50 42 83 125

96.0% 4.0% 100% 33.6% 66.4% 100%

Vợ, chồng 47 3 50 22 103 125

94.0% 6.0% 100% 17.6% 82.4% 100%

Nhóm

tuổi 2

Bố, mẹ 57 3 60 40 75 115

95.0% 5.0% 100% 34.8% 65.2% 100%

Anh, chị 59 1 60 45 70 115

98.3% 1.7% 100% 39.1% 60.9% 100%

Em

58 2 60 31 84 115

96.7% 3.3% 100% 27.0% 73.0% 100%

Vợ, chồng 59 1 60 26 89 115

98.3% 1.7% 100% 22.6% 77.4% 100%

Nhóm

tuổi 3

Bố, mẹ 107 3 110 15 35 50

97.3% 2.7% 100% 30.0% 70.0% 100%

Anh, chị 105 5 110 14 36 50

95.5% 4.5% 100% 28.0% 72.0% 100%

Em

103 7 110 15 35 50

93.6% 6.4% 100% 30.0% 70.0% 100%

Vợ, chồng 106 4 110 12 38 50

96.4% 3.6% 100% 24.0% 76.0% 100%

Tổng

845 35 880 354 806 1160

96.0% 4.0% 100.0% 30.5% 69.5% 100%

Page 143: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

132

Khi đáp lại lời cảm ơn về món quà của người thân, người Mĩ ưa sử dụng

CLHĐCOTT với tỉ lệ cao hơn người Việt ở tất cả các nhóm tuổi, số liệu cụ thể ở

bảng 14:

Đối với người Mĩ: Khi nói với bố, mẹ, nhóm tuổi 1 sử dụng CLHĐCOTT

với tỉ lệ đạt 98.0% cao hơn nhóm tuổi 2 và 3. CLHĐCOTT và CLHĐCOGT

được sử dụng với tỉ lệ bằng nhau lần lượt là 94.0% và 6.0% khi nhóm tuổi 1 nói

với anh, chị và vợ chồng.

Nhóm tuổi 2 lại sử dụng CLHĐCOTT (98.3%) đạt tỉ lệ cao nhất và

CLHĐCOGT (1.7%) khi nói với anh, chị và tỉ lệ này bằng khi nói với vợ, chồng.

Khi nói với em, nhóm tuổi 1 và 2 sử dụng CLHĐCOTT cao với tỉ lệ gần bằng

nhau lần lượt đạt 96.0% và 96.7%, thấp nhất ở nhóm tuổi 3 (93.6%).

Nhóm tuổi 3 sử dụng CLCOTT đạt tỉ lệ cao nhất khi nói với bố, mẹ

(97.3%), mức độ giảm dần khi nói với vợ, chồng, anh chị và em.

Đối với người Việt: Khi nói với bố, mẹ, nhóm tuổi 1 lựa chọn CLHĐCOTT

với tỉ lệ cao nhất (42.4%) và CLHĐCOGT đạt tỉ lệ thấp nhất (57.6%) khi so sánh

với các nhóm tuổi còn lại. Khi nói với anh, chị, nhóm tuổi 1 sử dụng

CLHĐCOTT đạt tỉ lệ (31.2%), CLHĐCOGT (68.8%) gần bằng với tỉ lệ khi nói

với em (33.6%) và (66.4%). Ở mối quan hệ vợ, chồng, nhóm tuổi 1 sử dụng

CLHĐCOGT với tỉ lệ cao nhất (82.4%) và CLHĐCOTT đạt tỉ lệ thấp nhất

(17.6%) so với hai nhóm tuổi còn lại. Và tỉ lệ CLHĐCOTT ở nhóm tuổi 2 và 3

không chênh lệch nhiều (22.6% và 24.0%), CLHĐCOGT được hai nhóm tuổi sử

dụng lần lượt (77.4% và 76.0%) cao hơn gấp ba lần so với CLHĐCOTT.

Kiểm định Chi-square cũng được thực hiện trong mối quan hệ là người thân.

Kết quả cho thấy, giá trị P của người Mĩ đạt P = 0.791, cao hơn 0.05 nên không có

giá trị thống kê. Người Việt có P = 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên có thể khẳng định rằng,

khi đáp lại lời cảm ơn của người thân về món quà, người Việt đã bị ảnh hưởng bởi

nhân tố tuổi.

Page 144: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

133

3.4.2.2. Tình huống 2: Khi được cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp

a. Mối quan hệ là đồng nghiệp

Bảng 15: Các chiến lƣợc hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi ngƣời Mĩ và ngƣời Việt khi

đƣợc đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp

Kết quả khảo sát ở bảng 15 cho thấy:

Đối với người Mĩ: Khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, bằng tuổi và nhỏ tuổi,

nhóm tuổi 1 sử dụng CLHĐCOTT với tỉ lệ đạt gần bằng nhau, tỉ lệ trung bình đạt

63.4% và thấp hơn khi so sánh với hai nhóm tuổi còn lại. CLHĐCOTT đạt tỉ lệ cao

nhất khi nhóm tuổi 3 nói với đồng nghiệp lớn tuổi (75.5%) và tỉ lệ CLHĐCOGT đạt

cao nhất khi nhóm tuổi 1 nói với đồng nghiệp bằng tuổi (37.0%)

Đối với người Việt: CLHĐCOGT được người Việt sử dụng với tỉ lệ rất cao ở

các nhóm tuổi, trong đó nhóm tuổi 1 sử dụng với tỉ lệ cao nhất và theo xu hướng

tăng dần khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi, bằng tuổi và nhỏ tuổi, lần lượt từ 92.4%,

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Trực

tiếp

Gián

tiếp

Nhóm

tuổi 1

Đồng nghiệp

lớn tuổi

66 34 100 19 231 250

66.0% 34.0% 100% 7.6% 92.4% 100%

Đồng nghiệp

bằng tuổi

63 37 100 14 236 250

63.0% 37.0% 100% 5.6% 94.4% 100%

Đồng nghiệp

nhỏ tuổi

64 36 100 9 241 250

64.0% 36.0% 100% 3.6% 96.4% 100%

Nhóm

tuổi 2

Đồng nghiệp

lớn tuổi

90 30 120 35 195 230

75.0% 25.0% 100% 15.2% 84.8% 100%

Đồng nghiệp

bằng tuổi

88 32 120 21 209 230

73.3% 26.7% 100% 9.1% 90.9% 100%

Đồng nghiệp

nhỏ tuổi

80 40 120 15 214 230

66.7% 33.3% 100% 6.6% 93.4% 100%

Nhóm

tuổi 3

Đồng nghiệp

lớn tuổi

166 54 220 12 88 100

75.5% 24.5% 100% 12.0% 88.0% 100%

Đồng nghiệp

bằng tuổi

154 66 220 8 92 100

70.0% 30.0% 100% 8.0% 92.0% 100%

Đồng nghiệp

nhỏ tuổi

156 64 220 11 89 100

70.9% 29.1% 100% 11.0% 89.0% 100%

Tổng

927 393 1320 144 1595 1740

70.2% 29.8% 100% 8.3% 91.7% 100%

Page 145: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

134

94.4%, 96.4% khi so sánh với các nhóm tuổi khác. CLHĐCOTT được lựa chọn

nhiều nhất khi nhóm tuổi 2 nói với đồng nghiệp lớn tuổi (15.2%).

Khi đáp lại lời cảm ơn của đồng nghiệp về lời khen mặc bộ trang phục đẹp, giá

trị kiểm định Chi-square của người Mĩ có P = 0.236, giá trị này lớn hơn 0.05 nên

không có ý nghĩa thống kê, trong khi đó người Việt có P = 0.003. Như vậy, chỉ có

người Việt mới chịu sự tác động của nhân tố tuổi đến việc lựa chọn các CLHĐCO.

b. Mối quan hệ là người thân trong gia đình

Bảng 16: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt

khi được người thân trong gia đình cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp

Giới tính Ngƣời Mĩ Tổng Ngƣời Việt Tổng

NHA NGA Trực

tiếp

Gián

tiếp

Trực tiếp Gián

tiếp

Nhóm

tuổi 1

Bố, mẹ 33 17 50 4 121 125

66.0% 34.0% 100% 3.2% 96.8% 100%

Anh, chị 39 11 50 10 115 125

78.0% 22.0% 100% 8.0% 92.0% 100%

Em

33 17 50 3 122 125

66.0% 34.0% 100% 2.4% 97.6% 100%

Vợ, chồng 34 16 50 11 114 125

68.0% 32.0% 100% 8.8% 91.2% 100%

Nhóm

tuổi 2

Bố, mẹ 36 24 60 6 109 115

60.0% 40.0% 100% 5.2% 94.8% 100%

Anh, chị 30 30 60 9 106 115

50.0% 50.0% 100% 7.8% 92.2% 100%

Em

32 28 60 2 113 115

53.3% 46.7% 100% 1.7% 98.3% 100%

Vợ, chồng 32 28 60 7 108 115

53.3% 46.7% 100% 6.1% 93.9% 100%

Nhóm

tuổi 3

Bố, mẹ 76 34 110 6 44 50

69.1% 30.9% 100% 12.0% 88.0% 100%

Anh, chị 77 33 110 2 48 50

70.0% 30.0% 100% 4.0% 96.0% 100%

Em

75 35 110 1 49 50

68.2% 31.8% 100% 2.0% 98.0% 100%

Vợ, chồng 71 39 110 4 46 50

64.5% 35.5% 100% 8.0% 92.0% 100%

Tổng

568 312 880 65 1095 1160

64.5% 35.5% 100.0% 5.6% 94.4% 100%

Page 146: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

135

Các chiến lược hồi đáp lời cảm ơn về lời khen trang phục của các nhóm tuổi

người Mĩ và người Việt nói với người thân được thể hiện ở bảng 16 cho thấy:

Đối với người Mĩ: Xu hướng lựa chọn CLHĐCOTT vẫn được người Mĩ ưa dùng

hơn CLHĐCOGT.

Ở nhóm tuổi 1: CLHĐCOTT được sử dụng với tỉ lệ cao nhất (78.0%) khi so

sánh với các thành viên khác và so sánh với các nhóm tuổi. CLHĐCOGT đạt tỉ lệ

thấp nhất (22.0%), các thành viên khác sử dụng CLHĐCOTT với tỉ lệ không chênh

lệch nhiều, trong đó, khi nói với bố mẹ và em đạt tỉ lệ bằng nhau: CLHĐCOTT

(66.0%) và CLHĐCOGT (34.0%).

Nhóm tuổi 2: CLHĐCOTT đạt tỉ lệ cao nhất khi nói với bố mẹ (60.0%), đạt tỉ

lệ bằng nhau khi nói với em và vợ, chồng (53.3%), CLHĐCOGT đạt (46.7%). Đặc

biệt, cả hai CLHĐ đều đạt tỉ lệ bằng nhau (50.0%) khi nói với anh, chị.

Nhóm tuổi 3: CLHĐCOTT được lựa chọn với tỉ lệ cao nhất khi nói với anh,

chị (70.0%), tiếp đến là khi nói với bố mẹ và em lần lượt (69.1% và 68.2%), các tỉ

lệ này gấp đôi tỉ lệ CLHĐCOGT. Khi nói với người bạn đời CLHĐCOTT đạt tỉ lệ

thấp nhất (64.5%).

Đối với người Việt: Khác với người Mĩ, khi đáp lại lời cảm ơn về lời khen của

người thân, người Việt sử dụng CLHĐCOTT với tỉ lệ rất khiêm tốn, thay vào đó là

CLHĐCOGT được ưa dùng.

Nhóm tuổi 1: Sử dụng CLHĐCOGT cao nhất khi nói với em (97.6%), và thấp

nhất khi nói với vợ hoặc chồng (91.2%), CLHĐCOGT lại đạt tỉ lệ ngược lại.

Nhóm tuổi 2: Tỉ lệ CLHHĐGT cũng được sử dụng nhiều nhất khi nhóm tuổi 2 nói

với em (98.3%), và giảm dần khi nói với bố mẹ (94.8%), vợ, chồng (93.9%) và anh, chị

(92.2%). Tỉ lệ CLHĐCOTT đạt giá trị cao nhất khi nói với anh, chị (7.8%)

Nhóm tuổi 3: Như nhóm tuổi 1, và 2, nhóm tuổi 3 cũng lựa chọn CLHĐCOG

đạt tỉ lệ cao nhất khi nói với em (98.0%) và thấp nhất khi nói với bố, mẹ (88.0%),

và CLHĐCOGT lại đạt tỉ kệ cao nhất khi đáp lại bố, mẹ (12.0%).

Kiểm định Chi-square cũng được thực hiện trong mối quan hệ là người thân

khi đáp lại lời cảm ơn về lời khen trang phục đẹp. Kết quả cho thấy, giá trị P của

người Mĩ ở các nhóm tuổi đạt P = 0.784, lớn hơn 0.05 nên không có giá trị thống

Page 147: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

136

kê. Người Việt có P = 0.015 nhỏ hơn 0.05, nên có thể kết luận rằng, yếu tố tuổi đã

tác động tới việc lựa chọn các CLHĐCO của người Việt khi đáp lại lời cảm ơn của

người thân về lời khen mặc trang phục đẹp.

3.4.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi đáp

cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi

3.4.3.1. Những điểm tương đồng

Mặc dù tiếng Anh và tiếng Việt là hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, và người

Mĩ nói tiếng Anh và người Việt thuộc hai nền văn hóa với những qui ước khác nhau

nhưng HVCO và HĐCO của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt ở ba nhóm tuổi

có những điểm tương đồng về cách sử dụng các CLCO và CLHĐCO bằng chiến

lược trực tiếp và chiến lược gián tiếp, đặc biệt là người Mĩ nói tiếng Anh và người

Việt ở cả ba nhóm tuổi đều lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao hơn khi cảm ơn đồng

nghiệp về món quà.

3.4.3.2. Những điểm khác biệt

Sự khác biệt được thể hiện rõ ở tỉ lệ phần trăm các CLCO và HĐCO mà người

Mĩ nói tiếng Anh và người Việt ở các nhóm tuổi lựa chọn,

Người Mỹ có xu hướng sử dụng CLCOTT và CLHĐCOTT, đạt tỉ lệ cao hơn

rất nhiều so với CLCOGT và CLHĐCOGT ở tất cả các nhóm tuổi khi nói với các

mối quan hệ. Nổi bật là, khi đáp lại món quà hay khi được khen thì với đồng nghiệp

bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn thì người Mĩ ở nhóm tuổi 1 và nhóm tuổi 2 lựa chọn

CLCOTT với tỉ lệ đạt tuyệt đối 100%. Hay khi nói với người thân trong gia đình thì

nhóm tuổi 1 cũng lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao nhất. CLHĐCOTT cũng được

người Mĩ lựa chọn để đáp lại khi được cảm ơn về món quà hay khi được cảm ơn về lời

khen với tỉ lệ rất cao, phần lớn đạt trên 90.0%, chỉ có khi đáp lại lời cảm ơn khi được

khen của người thân các nhóm tuổi lựa chọn CLHĐCOTT cao hơn khoảng gấp hai lần

so với CLHĐCOGT. Việc các nhóm tuổi người Mĩ ưu tiên sử dụng CLCOTT và

CLHĐCOTT khi nói với đồng nghiệp và người thân với tỉ lệ rất cao cho thấy, tuổi

không có tác động đến sự lựa chọn các CLCO và CLHĐCO của người Mĩ.

Điều này có thể lí giải dựa trên những nét đặc thù về văn hóa ứng xử của

người Mĩ. Là một nước phương Tây theo lối sống hiện đại, phóng khoáng nhưng

Page 148: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

137

văn hóa Mĩ trong giao tiếp và ứng xử vẫn tồn tại những chuẩn mực nhất định. Công

dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tự gọi họ là người Mĩ (American). Hoa Kỳ là đất nước

đông dân và đa dạng về chủng tộc. Xã hội Mĩ được tạo nên bởi những con người

đến từ nhiều quốc gia với sự đa dạng về chủng tộc văn hóa, xã hội, hoàn cảnh kinh

tế và cả vấn đề nhân sinh quan. Do đó, người ta dùng khái niệm “nồi hầm nhừ”

(Melting pot) để miêu tả nước Mĩ và những người dân Mĩ, bởi đó là một nơi mà

“trong đó có những con người, và những nền văn hóa, và tư tưởng các loại, hòa lẫn

vào nhau”. Nền văn hóa Mĩ là sự giao thoa văn hóa giữa nhiều sắc tộc với nhau.

Người Mĩ có một số nét tính cách nổi bật như: tính cá nhân, sự thân thiện, sự thẳng

thắn, tính tự lập, và tôn trọng tự do và làm chủ thiên nhiên. Tất cả những nét đặc thù

trong văn hóa và tính cách này chi phối đến cách thức sử dụng ngôn ngữ trong giao

tiếp xã hội của người Mĩ, trong đó bao hàm việc sử dụng các hành động ngôn ngữ

như khen, hồi đáp khen; cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong văn hóa Mĩ. Có thể nói,

hai hành động ngôn ngữ “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng thường trực ở nơi

công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt… trở thành câu cửa miệng trong mỗi

người dân Mĩ.

Trong phong cách sống và giao tiếp, người Mĩ luôn tự hào và đề cao về tính cá

nhân và sự khác biệt. Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song

họ tôn trọng tính cá nhân và nhân quyền, từ đó biết tôn trọng các cá nhân khác và

biết đòi hỏi quyền bình đẳng con người. Độc lập là một phần của sự đề cao con

người trong văn hóa Mĩ. Người Mĩ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong

giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung. Vì thẳng thắn nên họ không ưa các cách

giao tiếp dài dòng, rào đón. Người Mĩ luôn đi thẳng vào vấn đề, không tốn nhiều

thời gian cho việc chuẩn bị hình thức, và trong mọi sự việc họ thường không quan

tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả. Trong giao tiếp thường nhật, người Mĩ ưa

thể hiện cảm xúc theo kiểu bộc lộ rõ ràng, vui buồn đều thể hiện qua gương mặt và

lời nói. “Cảm ơn‟‟ cũng là một câu nói phổ thông trong xã hội Mĩ, họ cảm ơn mọi

lúc, mọi nơi với mọi hành động tác động tốt đến cuộc sống của họ dù là nhỏ nhặt

hay lớn lao để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ thường trực. Ở xã hội Âu Mĩ, trẻ em

ngay từ lúc còn rất nhỏ đã được dạy phải có trách nhiệm xã hội, phải biết nói “cám

Page 149: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

138

ơn” và “xin lỗi” một cách chân thành. Người Mĩ cảm ơn và hồi đáp cảm ơn một

cách trực tiếp, ít khi sử dụng gián tiếp, điều này được thực hiện ở tất cả mọi giới

tính và lứa tuổi bởi họ không xem “cảm ơn” là hành vi xã giao như một số quốc gia

Á Đông. Ngay cả trong gia đình, lời cảm ơn trực tiếp luôn thường trực ở những

người thân, họ dành lời cảm ơn cho nhau từ những sự chăm sóc nhỏ nhặt nhất như

sự quan tâm trong bữa ăn, đến những việc lớn hơn như mua quà tặng hoặc được

tặng quà, được giúp đỡ, hỗ trợ trong sinh hoạt và cuộc sống. Ngay trong văn hóa

tặng và nhận quà, theo tập quán văn hóa, người Anh hoặc người Mĩ khi được tặng

vật phẩm gì, họ mở quà ngay trước mặt người tặng, thậm chí trước cả khán giả,

khách mời. Vì theo họ có xử sự như vậy mới là thật lòng, mới tỏ ra quan tâm đến

thịnh tình của người tặng, nếu cứ lặng lẽ cất đi, khi khách về mới mở ra xem, theo

họ là vụng về, bất nhã. Vì thế, khi nhận được quà tặng từ người thân, bạn bè, ngoài

việc mở túi/hộp quà để khám phá, hành vi cảm ơn đi kèm vì thế thường được bộc lộ

trực tiếp.

Nét tính cách thẳng thắn và tự tin ở người Mĩ đã khiến cho việc giao tiếp được

thoải mái hơn trong việc khen, và tiếp nhận lời khen. Người Mĩ có xu hướng thích

được khen về ngoại hình, về sự hấp dẫn (đối với nữ) và khen về trí tuệ, về sức mạnh

(đối với nam). Vì vậy, khi tiếp nhận một lời khen về bộ trang phục đẹp hay hình

thức, người Mĩ xem đó là việc tự nhiên và đón nhận nó hết sức tự nhiên và có xu

hướng đưa ra các chiến lược cảm ơn và chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp. Họ ít

lảng tránh và e dè như người Việt và họ tự tin đón nhận điều đó. Sự bộc lộ trực tiếp

này giúp cho họ tiết kiệm thời gian trong giao tiếp (phù hợp với nhịp sống của xã

hội công nghiệp) và nhanh chóng chuyển chủ đề giao tiếp theo ý định. Qua đó, có

thể nhận thấy kết quả khảo sát của luận án về các CLCO và HĐCO mà người Mĩ

nói tiếng Anh thể hiện hoàn toàn phù hợp với nét tính cách về văn hóa và con người

Mĩ. Người Mĩ có xu hướng sử dụng CLCOTT và CLHĐCOTT đạt tỉ lệ cao hơn rất

nhiều so với CLCOGT và CLHĐCOGT ở tất cả các nhóm tuổi khi nói với các mối

quan hệ.

Trong văn hóa của người Việt, sự khác biệt về tuổi là thước đo về sự khác biệt về

quyền lực trong giao tiếp. Người ít tuổi bao giờ cũng tỏ thái độ kính trọng, lễ phép với

Page 150: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

139

người trên tuổi hay, đặc biệt là ở mối quan hệ đồng nghiệp nên qua khảo sát của luận

án, việc lựa chọn CLCOTT khi nhận được món quà của đồng nghiệp được cả ba nhóm

tuổi người Việt sử dụng với tỉ lệ cao hơn CLCOGT. Tuy nhiên khi nói với người thân

trong gia đình cả 3 nhóm lại ưa lựa chọn CLCOGT hơn CLCOTT.

Khi so sánh tỉ lệ sử dụng CLCOTT giữa các nhóm tuổi ở cả hai tình huống

thì những người ở độ tuổi nhóm 1 sử dụng ở mức độ cao nhất, có thể vì là những

người trẻ, họ ưa lối nói trực tiếp, ngắn gọn, với lại do ảnh hưởng của văn hóa

phương Tây khi phần lớn trong số họ được học tiếng Anh từ nhỏ nên ngay cả khi

nói với người đồng vai phải lứa họ cũng thường sử dụng lối nói trực tiếp. Ngược lại,

những người thuộc nhóm tuổi 3 là những người độ tuổi trung niên, họ có sự trải

nghiệm cũng như kinh nghiệm, có phần kín đáo hơn nên họ có xu hướng sử dụng

CLCOGT nhiều hơn khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi, tuy nhiên tỉ lệ giữa hai

chiến lược không chênh lệch nhiều.

Như chúng ta đã biết, từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong

việc đánh giá nhân cách con người. Trong ứng xử giữa cộng đồng, “cảm ơn” và

“hồi đáp cảm ơn” là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn

minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Việc các cá nhân trong một cộng đồng ngôn ngữ

- văn hóa lựa chọn sử dụng các chiến lược cảm ơn hay chiến lược hồi đáp cảm ơn

cũng phần nào phản ánh đặc thù văn hóa của cộng đồng xã hội.

Sở dĩ người Việt ở mọi lứa tuổi có xu hướng ưa sử dụng chiến lược cảm ơn

gián tiếp cũng như chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp là vì người Việt chịu ảnh

hưởng của nét văn hóa Á Đông, ưa thâm trầm và kín đáo. Theo Trần Ngọc Thêm

(2013), xuất phát từ cội nguồn văn minh lúa nước, văn hóa Việt rất âm tính, nên

người Việt thường có tính thụ động. Sự thụ động này còn được củng cố bởi tính

cộng đồng là một đặc trưng khác cũng rất điển hình của nền văn minh lúa nước, nơi

mà cuộc mưu sinh cần tới sự cộng sinh nhiều hơn là sức mạnh riêng lẻ của từng cá

nhân. Khác với người Âu Mĩ, phẩm chất thường được người Việt Nam đánh giá cao

là “sự khiêm tốn” chứ không phải là “sự tự tin”, và càng không phải là “tính tiên

phong”. Với người Việt, “khiêm tốn” thường được hiểu là sự nhún nhường, tự hạ

thấp mình, đôi khi tới mức thấp kém, hèn mọn. Chất thụ động, âm tính này đã trở

Page 151: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

140

thành một thiết chế gây áp lực lên cộng đồng suốt hàng ngàn năm qua, không dễ gì

có thể thay đổi một sớm một chiều. Nó vẫn còn đi theo người Việt cho đến tận ngày

nay, và chắc chắn sẽ còn tiếp tục chi phối trong một thời gian không ngắn nữa. Chất

âm tính này cũng chi phối đến cách sử dụng các chiến lược giao tiếp trong đời sống

ngôn ngữ của cộng đồng, trong đó có chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong

những ngữ cảnh văn hóa cụ thể. [148]

Trong xã hội Việt Nam xưa, lời cảm ơn trực tiếp giữa những người thân trong

gia đình, với bạn bè thân hữu rất ít khi được bộc lộ, bởi người Việt vốn tôn trọng lối

sống cộng đồng, đùm bọc và đoàn kết lẫn nhau, nên vô hình chung, trong những

ứng xử xã hội, họ luôn xem sự quan tâm, giúp đỡ của người thân dành cho nhau là

đương nhiên, là hợp đạo lí, nếu cảm ơn sẽ bị coi là khách sáo, là xa cách, là coi nhẹ

tình nghĩa. Đặc biệt trong quan hệ vợ chồng, hoặc mối quan hệ giữa những người

thân trong gia đình, lời cảm ơn, bộc lộ lòng biết ơn về những sự quan tâm dành cho

nhau thường được che dấu bởi các hành động ngôn ngữ gián tiếp, tránh nói thẳng

vào sự việc, họ quan niệm biết ơn, sự hàm ơn phải để trong lòng, trong trái tim, và

đó là nơi thiêng liêng, sâu kín, không cần bộc lộ trực tiếp. Vì thế, với lớp người Việt

thuộc thế hệ cũ, lời cảm ơn trực tiếp dành cho người thân rất ít được thể hiện. Với

lớp người Việt thế hệ sau, do ảnh hưởng của giao thoa văn hóa nên tình hình này có

phần cải thiện hơn.

Trong một số nghiên cứu gần đây về nhược điểm trong tính cách của người

Việt, một số nghiên cứu có đưa ra các nét tính cách điển hình của người Việt như:

đề cao kinh nghiệm cảm tính dẫn dến lối sống duy tình; lối tư duy thiên về duy cảm;

cách hành xử gia đình và hành xử theo kiểu gia đình. Người Việt do ảnh hưởng của

Nho giáo nên luôn đề cao triết lý sống: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Chị

ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”… với một đạo lý nguyên gốc: “Nước

mắt chảy xuôi”, “Công cha nghĩa mẹ” [147] … vì thế, cái cách hành xử gia đình đã

mặc định cho phép người Việt tư duy rằng người trong gia đình, họ hàng giúp đỡ,

quan tâm đến nhau là chuyện đương nhiên, cảm ơn khi được giúp đỡ đôi khi trở

thành khách sáo. Với cộng đồng người Việt, mọi hành xử trong xã hội nông nghiệp,

vượt qua quan hệ gia đình, sẽ vào tới quan hệ làng xã. Từ đây xuất hiện kiểu hành

Page 152: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

141

xử làng xã và hành xử theo kiểu làng xã. Song, các nghiên cứu nhấn mạnh, tính chất

thực dụng - lấy gia đình làm trung tâm - đã dẫn đến hiện tượng gia đình hóa xã hội

ở người Việt; trước hết trong cách sử dụng các từ thân tộc đem ra xưng hô ngoài xã

hội; sau đến các hành vi “gia đình hóa” như kết nghĩa anh em, nhận con nuôi… trở

thành phổ biến để thắt chặt mối quan hệ láng giềng trong làng xã; người Việt còn

đưa đẩy thêm bằng các triết lý: “Trong họ ngoài làng”, “Bán anh em xa mua láng

giềng gần”… đây được gọi là hiện tượng hành xử theo kiểu gia đình. Lợi ích tích

cực của kiểu hành xử gia đình này là có thể làm nền tảng cho những tư tưởng tương

thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau [147]. Tuy nhiên, nó kéo theo một tư tưởng rằng,

đã là quan hệ gia đình hay láng giềng thân thiết, anh em đồng nghiệp thân thiết thì

phải có nghĩa vụ chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ nhau mới hợp đạo lí. Chính vì thế, trong

các mối quan hệ gia đình mở rộng này, lời cảm ơn trực tiếp cho những sự quan tâm

dành cho các thành viên trong nhóm cũng được xem là khách khí, không cần thiết.

Họ thường dấu sự biết ơn ở trong lòng hoặc ưa bộc lộ nó một cách gián tiếp. Ngay

trong văn hóa tặng quà và nhận quà của người Việt, khác với người Mĩ, sẽ mở món

quà ngay trước mặt người tặng, kể cả quan khách, khán giả, thì việc làm đó ở người

Việt sẽ bị xem là khiếm nhã, sỗ sàng, đôi khi là vô văn hóa. Những lời cảm ơn dành

cho người tặng quà vì thế cũng thường có xu hướng bộc lộ gián tiếp.

Với tính cách âm, ưa sự kín đáo, tế nhị như người Việt, việc khen một ai đó

trực diện, kiểu như khen trang phục đẹp cũng được bộc lộ hết sức dè dặt. Người

Việt khi khen hình thức ai đó thường có thói quen khen qua cách ví von, so sánh với

một hình ảnh nào đó, hoặc rào đón gần xa, chứ ít khen trực diện. Nếu là khen người

khác giới lại càng cẩn trọng, vì người khác có thể có những suy nghĩ tiêu cực, suy

diễn lạc hướng bởi lời khen của người phát ngôn. Họ có thể suy diễn rằng người

khen đang có một ý nghĩ không trong sáng nào đó, có liên quan đến tình dục hoặc

giới tính, trong khi ở người Mĩ, việc khen một người phụ nữ hấp dẫn luôn đem đến

niềm vui và hạnh phúc cho người tiếp nhận lời khen. Vì thế, lời cảm ơn trong

trường hợp được khen về ngoại hình, trang phục của người Việt cũng theo cách đó

mà ưa bộc lộ gián tiếp, được sử dụng chủ yếu bởi những chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn gián tiếp hơn là trực tiếp.

Page 153: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

142

3.4. Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, chúng tôi đã thực hiện khảo sát hai tình huống cụ thể,

chứng minh sự ảnh hưởng của nhân tố giới tính và tuổi tác đến việc sử dụng các

chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt. Kết quả cho

thấy, có sự khác biệt trong cách lựa chọn và sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn giữa người Mĩ và người Việt qua hai tình huống khảo sát, cụ thể:

Sự khác biệt rõ nhất là người Mĩ dù là nam hay nữ đều ưa sử dụng CLCOTT

để cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp hay người thân khi nhận được một món quà hay khi

được khen và sử dụng CLHĐCOTT để đáp khi được người khác cảm ơn với tỉ lệ rất

cao, đạt tỉ lệ gần như tuyệt đối ở một số mối quan hệ như khi nói với người thân

trong gia đình. Trong khi đó, người Việt thể hiện rõ sự khác nhau về việc sử dụng

các CLCO và CLHĐCO qua nhân tố giới tính. Ở tình huống tặng quà, người Việt

sử dụng CTCOTT và CLHĐCOTT nhiều hơn CLCOGT và CLHĐCOGT khi nam

giới nói với bạn bè cùng giới, khác giới và nói với chị. Đối với đồng nghiệp thì cả

nam giới và nữ giới ưa lựa chọn CLCOTT.

Cũng như khi xét về nhân tố giới, đối với nhân tố tuổi, người Mĩ dù ở độ tuổi

nào cũng ưa sử dụng CLCOTT để cảm ơn đồng nghiệp hay người thân khi nhận

được một món quà hay khi được khen và sử dụng CLHĐCOTT để đáp khi được

người khác cảm ơn với tỉ lệ rất cao, gần như đạt tỉ lệ tuyệt đối 100% ở các mối quan

hệ.

Đối với người Việt lại có sự khác nhau khi lựa chọn CLCO và CLHĐCO theo

các mối quan hệ và theo từng ngữ cảnh. Ở tình huống 1, khi nhận được món quà

của đồng nghiệp, cả ba nhóm tuổi người Việt lựa chọn CLCOTT với tỉ lệ cao hơn

CLCOGT, ngoại trừ nhóm tuổi 3 khi nói với đồng nghiệp bằng tuổi. Tuy nhiên, khi

nói với người thân trong gia đình cả ba nhóm lại ưa lựa chọn CLCOGT hơn

CLCOTT. Ở tình huống 2, khi nhận được lời khen mặc trang phục đẹp, cả ba nhóm

tuổi người Việt đều lựa chọn CLCOGT với tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với CLCOTT

ở cả mối quan hệ đồng nghiệp và người thân.

Kết quả cho thấy, khi hồi đáp lại lời cảm ơn ở cả hai tình huống, cả ba nhóm

tuổi người Việt đều có xu hướng sử dụng CLHĐCOGT cao hơn rất nhiều so với

Page 154: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

143

CLHĐCOTT khi đáp lại lời cảm ơn của đồng nghiệp và người thân, ngoại trừ ở tình

huống 1, khi nhóm tuổi 1 nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi, nhóm tuổi 2 và 3 nói với

đồng nghiệp lớn và nhỏ tuổi, tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch không đáng kể giữa hai

chiến lược.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự khác nhau về văn hóa và cách tư duy của

người Mĩ và người Việt đã tác động đến việc lựa chọn các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn. Đó chính là do tâm lí xã hội khác nhau ở từng giới tính, từng độ tuổi,

sự khác nhau về đặc điểm của mỗi giới và mỗi độ tuổi đã tạo nên phong cách giao

tiếp riêng cho họ. Hay nói cách khác, dường như trong mỗi ngôn ngữ đều có

những từ ngữ chỉ dùng cho giới này hay độ tuổi này mà không thể dùng cho giới

khác, độ tuổi khác.

Người Mĩ thuộc nền văn hóa phương Tây, văn hóa của cái tôi nên khi nói cảm

ơn hay đáp lại lời cảm ơn thường không có sự phân biệt giới tính hay tuổi tác và ưa

sử dụng lối nói trực tiếp. Vì vậy, có thể kết luận rằng giới tính và tuổi không có tác

động tới việc sử dụng các chiến lược cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh.

Trong khi đó, văn hóa Việt Nam thuộc nền văn hóa phương Đông, coi trọng

tình cảm, thể hiện sự kín đáo, ưa vòng vo nên người Việt ưa cách nói gián tiếp hơn.

Và kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động của hai nhân tố giới tính và tuổi tới

việc sử dụng các CLCO và CLHĐCO của người Việt.

Page 155: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

144

KẾT LUẬN

1. Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn là một cặp thoại song đôi. Việc so sánh

đối chiếu hành vi ngôn ngữ cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

đã góp phần chứng minh rõ thêm về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữ

trong giao tiếp.

Dựa vào các khung lí thuyết về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại, luận án

đã xây dựng được khái niệm hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, khái niệm chiến

lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.

2. Với hệ thống ngữ liệu thu thập được từ nguồn phim Mĩ và phim Việt, luận

án đã khảo sát các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng

Việt dựa trên tư liệu phim Mĩ và phim Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa hai

ngôn ngữ có tương đồng và khác biệt về các CLCO và CLHĐCO, cụ thể:

Sự giống nhau trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và chiến lược hồi

đáp cảm ơn: Trong chiến lược cảm ơn trực tiếp, cả hai ngôn ngữ đều sử dụng các

hình thức cảm ơn như: cảm ơn thông qua biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi; cảm ơn

thông qua biểu thức ngữ vi có danh từ. Trong đó, BTNV cảm ơn có thêm các thành

phần mở rộng là các từ ngữ chỉ lí do, biểu thị sự lịch sự, chỉ mức độ cảm ơn. Đối với

chiến lược cảm ơn gián tiếp, cả hai ngôn ngữ đều sử dụng 7 tiểu chiến lược cảm ơn

giống nhau là: TCL Khen; TCL Hỏi; TCL Thừa nhận sự áp đặt; TCL Trả ân; TCL

Thể hiện sự thấu hiểu; TCL Phi ngôn từ; TCL Đa chiến lược.

Trong chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp, cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có

TCL Chấp nhận lời cảm ơn và TCL Phủ nhận lời cảm ơn. Đối với hồi đáp cảm ơn

gián tiếp, cả hai ngôn ngữ đều có các tiểu chiến lược như: TCL Có đi có lại, TCL

Lảng tránh, TCL Phi ngôn từ, TCL Đa chiến lược.

Sự khác nhau trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và chiến lược hồi đáp

cảm ơn: Ở chiến lược cảm ơn trực tiếp, trong tiếng Anh có các biểu thức ngữ vi cảm ơn

sử dụng tính từ, tuy nhiên trong tiếng Việt lại không có dạng thức này. Ở chiến lược cảm

ơn gián tiếp, trong tiếng Việt dùng TCL Lảng tránh và TCL Xin, trong tiếng Anh không

có hai TCL này. Đây cũng là hai TCL không có trong nghiên cứu của Cheng (2015).

Hay ở chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp, trong tiếng Anh không có TCL Hỏi như

Page 156: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

145

trong tiếng Việt. Đây cũng là TCL mới, không có trong kết quả nghiên cứu của Jung

(1994).

3. Theo cách tiếp cận của dụng học và ngôn ngữ học xã hội, các hành vi ngôn

ngữ nói chung, hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn nói riêng chịu sự chi phối của

nhiều nhân tố xã hội, trong đó có nhân tố giới tính và tuổi. Dựa theo tư liệu phiếu

hoàn thiện diễn ngôn (DCT) ở hai tình huống là cảm ơn khi nhận được món quà

sinh nhât và khi được khen mặc bộ trang phục đẹp, nghiên cứu đã khảo sát và chỉ ra

mối tương quan giữa hai nhân tố giới tính và tuổi của người hàm ân và người gia ân.

Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy, hai nhân tố này có những tác động không giống

nhau trong việc sử dụng các CLCO và CLHĐCO của người Mĩ và người Việt, cụ thể:

Xét mối tương quan về giới tính: Người Mĩ khi nói với tất cả các mối quan hệ

bạn bè, đồng nghiệp hay người thân đều có xu hướng lựa chọn CLCOTT và

CLHĐCOTT với tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với CLCOGT và CLHĐCOGT. Trong

khi đó người Việt lại có sự khác nhau trong việc nói lời cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

trong hai tình huống. có xu hướng sử dụng CLCOGT và CLHĐCOGT với tỉ lệ cao

hơn CLCOTT và CLHĐCOTT ở phần lớn các mối quan hệ. Ngoại trừ khi được

tặng quà thì nam giới người Việt có xu hướng lựa chọn CLCOTT nhiều hơn

CLCOGT khi nói với bạn bè. Và khi nói lời cảm ơn với đồng nghiệp thì cả nam giới

và nữ giới cũng ưa chọn CLCOTT nhiều hơn CLCOGT.

Xét mối tương quan về tuổi: Người Mĩ ở cả ba nhóm tuổi đều có xu hướng ưa

sử dụng CLCOTT để cảm ơn đồng nghiệp hay người thân khi nhận được một món

quà hay khi được khen và sử dụng CLHĐCOTT để đáp khi được người khác cảm

ơn với tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với CLHĐCOGT. Tỉ lệ sử dụng các chiến lược của

người Việt có sự khác nhau, khi nhận được món qua từ đồng nghiệp, đa số các

nhóm tuổi sử dụng CLCOTT với tỉ lệ cao hơn CLCOGT, đối với người thân lại

ngược lại. Khi đáp lại lời khen của đồng nghiệp hay người thân, người Việt đều ưa

lựa chọn CLCOGT nhiều hơn CLCOTT. Với CLHĐCO ở TH1, cả ba nhóm tuổi khi

nói với đồng nghiệp nhỏ tuổi, nhóm tuổi 2 và 3 khi nói với đồng nghiệp lớn tuổi lựa

chọn CLHĐCOGT cao hơn một chút so với CLHĐCOGT. Ở TH2, cả ba nhóm tuổi

lại sử dụng CLHĐCOGT với tỉ lệ cao hơn nhiều so với CLHĐCOTT.

Page 157: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

146

Kết quả kiểm định Chi-Square của người Mĩ ở hai giới và ba nhóm tuổi cho

thấy, giá trị P đều lớn hơn 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê. Với người Việt, giá

trị P đều nhỏ hơn 0.05 nên có ý nghĩa thống kê.Vậy có thể kết luận rằng, giới tính

và độ tuổi có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các CLCO và CLHĐCO của người Việt.

Kết quả này ủng hộ với kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Hoàng (1998).

4. Sự khác biệt trong việc lựa chọn các CLCO và CLHĐCO của người Mĩ và người

Việt xét theo giới tính và tuổi là do đặc thù trong văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi một nền

văn hóa có những quy ước xã hội riêng và chi phối đến cách thức sử dụng ngôn ngữ

trong giao tiếp. Đối với người Mĩ, họ ưa sự thẳng thắn nên trong giao tiếp họ thường

tránh dài dòng, rào đón. Vì thế, họ có xu hướng sử dụng các chiến lược cảm ơn và

chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp.

Trong khi người Việt thường cẩn trọng và e dè hơn trong cách biểu đạt những

hành vi ngôn ngữ liên quan đến cảm xúc như cảm ơn. Do lối sống hướng nội nên

người Việt Nam luôn đặt tình cảm lên trên hết, khi nhận được ân huệ từ người thân

như một món quà, họ cho rằng người trong gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm

quan tâm chăm sóc nhau là việc đương nhiên, trong thâm tâm mọi người nghĩ là quá

thân thiết, ruột thịt và việc mua quà cho nhau là điều bình thường, nếu nói lời cảm

ơn trực tiếp thì sẽ bị xem là quá khách sáo nên họ thường sử dụng lời cảm ơn gián

tiếp. Hay khi nhận được lời khen và được cảm ơn về lời khen, người Việt cũng ưa

bộc lộ gián tiếp hơn là trực tiếp.

5. Có thể thấy, không có sự thay đổi gì về tần suất sử dụng CLCOTT và

CLHĐCOTTcủa người Mĩ nói tiếng Anh, họ vẫn ưa sử dụng lối nói trực tiếp . Đối

với người Việt, dường như đang có sự thay đổi khá rõ trong việc sử dụng CLCOTT,

cụ thể trong trường hợp nhận được món quà, đặc biệt là khi tiếp nhận lời khen. Nhìn

vào các số liệu của những người tham gia khảo sát, có một điểm đáng chú ý là tất cả

290 người Việt Nam tham gia đều đang học môn ngoại ngữ là tiếng Anh. Vì vậy, có

thể là trong một phạm vi nhất định, họ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ mà họ đang học

và có thể do sự hội nhập, sự giao thoa văn hóa đó đã làm cho tần suất nói lời cảm

ơn trực tiếp của người Việt ngày càng tăng, đặc biệt là trong mối quan hệ là bạn bè

và đồng nghiệp.

Page 158: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

147

6. Kết quả nghiên cứu của hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn một cách toàn

diện và hệ thống đã đưa ra được các chiến lược thông qua các mô hình cảm ơn và

hồi đáp cảm ơn. Việc tìm ra được các nhân tố tác động đến việc sử dụng các CLCO

và CLHĐCO đã phản chiếu các giá trị văn hóa trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai

nền văn hóa. Điều này sẽ giúp cho người dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt như

một ngoại ngữ có thể sử dụng hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn hiệu quả nhằm đạt

được mục đích giao tiếp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần vào việc

dịch thuật Anh – Việt.

7. Ngoài những vấn đề đã được đề cập và giải quyết, chúng tôi xin được nêu ra hai

vấn đề mà trong khuôn khổ luận án này chưa giải quyết được:

Mặc dù các yếu tố ngoại ngôn ở ngữ liệu phim ảnh khá phong phú, tuy nhiên,

yếu tố ngoại ngôn là một vấn đề rất rộng và phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng và thời

gian nên trong khuôn khổ của luận án chúng tôi chỉ tập trung vào một số thành tố

như về cử chỉ điệu bộ, cử chỉ của khuôn mặt, đầu, vai và tay.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong

tiếng Anh và tiếng Việt thông qua ngữ liệu phim ảnh và phiếu hoàn thiện diễn ngôn

(DCT). Các kết quả nghiên cứu của luận án cần được kiểm nghiệm bằng các tư liệu

ngôn ngữ giao tiếp tự nhiên ở nhiều bối cảnh xã hội và các nhân vật giao tiếp khác

nhau. Với những hạn chế này, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra một hướng nghiên cứu

thú vị khác về hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.

Page 159: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Thị Thúy Vân (2015), “Lý thuyết hành vi lời nói và việc dạy tiếng

Anh cơ bản theo đường hướng giao tiếp”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã

hội, số tháng 11/2015.

2. Đỗ Thị Thúy Vân (2017), “Các mô hình cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh

(đối chiếu với tiếng Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 9/2017.

3. Đỗ Thị Thúy Vân (2017), “Ảnh hưởng của nhân tố giới đến việc sử dụng

các chiến lược cảm ơn trong tiếng Việt”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã

hội, số tháng 11/2017.

Page 160: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

[9]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

[16]

[17]

[18]

Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

Diệp Quang Ban (2010), Từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học (Sơ thảo), Nxb Giáo Dục

Việt Nam.

Thái Duy Bảo (1988), Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh – Việt, LA. PTS,

Đại học Tổng hợp Hà nội.

Thái Duy Bảo (2002), Một số vấn đề giao thoa văn hóa của nghi thức lời nói trong

ngôn ngữ văn hóa giao tiếp, Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.

Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.

Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa”, Ngôn ngữ, (số 10) tr. 118.

Đỗ Hữu Châu (2012), Đại cương ngôn ngữ học, ngữ dụng học, tập 2. Nxb Giáo dục.

Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông

Nam Á, Nxb Viện KHXHNV, Viện Đông Nam Á, Hà Nội.

Nguyễn Đức Dân (1996), “Các hành vi ngôn ngữ”, Lôgic và tiếng Việt, phần II:

Tiếng Việt, Chương XI, tr.191 - 326, Nxb Giáo dục, Hà nội.

Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ Dụng Học, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hạnh động

nói), luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Văn Độ (1995), Về việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp, Ngôn ngữ, (1).

Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội.

Nguyễn Quỳnh Giao (2017), Mở thoại và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt,

Luận án tiến sĩ, Học viện KHXV.

Lê Thị Thúy Hà (2015), Lịch sự trong hành động ngôn từ phê phán của người Việt

và nguời Anh, Luận án tiến sĩ, Học việc Khoa học xã hội.

Phạm Thị Hà (2013), Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt (qua hành vi

khen và tiếp nhận lời khen), Luận án tiến sĩ, Học viện KHXH.

Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu

Page 161: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

150

[19]

[20]

[21]

[22]

[23]

[24]

[25]

[26]

[27]

[28]

[29]

[30]

[31]

[32]

Anh – Việt, Việt – Anh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Lương Hinh (2010), “Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt”. Tạp chí Ngôn

ngữ số 3.

Lương Hinh (2010), “Các hình thức cảm ơn gián tiếp của người Việt”, Tạp chí Ngôn

ngữ, số 5.

Nguyễn Thị Mai Hoa (2016), Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng

Việt, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế, trường ĐH Khoa học.

Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục.

Đỗ Việt Hùng (2011), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam

Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Giới tính và lịch sự”, tạp chí Ngôn ngữ, số 8.

Vũ Thị Thanh Hương (2000), Lịch sự trong tiếng Việt: chiến lược hay chuẩn mực,

BCKH /Pan-Asiatic Linguistics: Abstracts of the Fifth International Symposium on

languages and linguistics. HCM City, 2000.

Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong

lời cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng

Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Vũ Thị Thanh Hương (2002), “Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên

cứu ứng xử ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, (1).

Lương Văn Hy (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội: Dẫn nhập những vấn đề cơ

bản và những trường phái lý thuyết chính, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn

tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Văn Khang (2004), “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kì thị và kế hoạch hóa

ngôn ngữ về chống kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ”, Tạp chí

Khoa học xã hội, số 2.

Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục, Việt Nam.

Nguyễn Văn Khang (2014), Giao tiếp ngôn ngữ của người Việt với các nhân tố chi

phối, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

Page 162: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

151

[33]

[34]

[35]

[36]

[37]

[38]

[39]

[40]

[41]

[42]

[43]

[44]

[45]

[46]

Đào Thị Thanh Lan (2011), “Nhận diện hành động mời và rủ tiếng Việt”, Tạp chí

Ngôn ngữ, số 3-2011

Đào Thị Thanh Lan (2011), “Về phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt”, Tạp chí

Ngôn ngữ, số 11-2011

Nguyễn Văn Lập (1996), “Hành vi lời nói xin lỗi trong tiếng Việt”, Ngữ học trẻ 96,

Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.

Nguyễn Văn Lập (2005), Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi

ngôn ngữ (so sánh với tiếng Anh), LA TS Ngữ văn, ĐHKHXHNV Tp. HCM.

Phạm Hùng Linh (2001), “Biểu thức ngữ vi cảm ơn – hành vi cảm ơn với chức năng

dẫn nhập và hồi đáp trong cặp thoại”, Ngữ học Trẻ, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà

Nội.

Nguyễn Thị Lương (2010), “Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt”, Tạp

chí Ngôn ngữ, số 3. Viện Ngôn ngữ học.

Nguyễn Thị Mến (2012), “Các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng

Việt”, Ngôn ngữ và Đời sống, Số 7(201)-2012.

Nguyễn Thị Trà My (2017), Đặc điểm ngôn ngữ của người Việt dưới tác động của

nhân tố giới tính và nghề nghiệp, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

Nguyễn Thị Thu Nga (2013), Hành vi ngôn ngữ thề (Swear) trong tiếng Việt, Luận

án tiến sĩ ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội.

Lê Tuyết Nga (2010), Các phát ngôn cảm ơn trong tiếng Việt và tiếng Đức

Nguyễn Thị Thanh Ngân (2012), Các hành động thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt,

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN.

Huỳnh Thị Nhĩ, (2010), Nghi thức lời nói tiếng Anh Mỹ hiện đại qua các phát ngôn:

Chào, cảm ơn và xin lỗi, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

Hồ Thị Kiều Oanh (2001), “Về cách thức khen và tiếp nhận lời khen trong phát ngôn

Việt và Mĩ”, tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 5.

Hồ Thị Kiều Oanh (2001), “Hành động cảm ơn và tiếp nhận lời cảm ơn nhìn từ góc

độ văn hóa của hai cộng đồng Mỹ - Việt”, Ngữ học Trẻ, Hội ngôn ngữ học Việt

Nam, Hà Nội.

Page 163: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

152

[47]

[48]

[49]

[50]

[51]

[52]

[53]

[54]

[55]

[56]

[57]

[58]

[59]

[60]

Orecchioni- Kerbrat C. (1997), “Lời cảm ơn trong tiếng Pháp, nhìn góc độ phân tích

diễn ngôn”, Thông tin khoa học, (17), tr.71 – 76. Đại học sư phạm Tp.HCM.

Hoàng Phê (2018), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.

Hoàng Trọng Phiến (1991), “Nghi thức lời nói tiếng Việt”, Art and culture studies,

(42), Tokyo.

Đào Nguyên Phúc (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc

gia.

Nguyễn Quang (2002a), “Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp”, Ngôn

ngữ, (11), tr.48-55; (13), tr.28 – 41.

Nguyễn Quang (1999), Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt – Mĩ trong cách thức

khen và tiếp nhận lời khen, luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa, Nxb

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Quang (2007), “Giao tiếp phi ngôn từ”, tạp chí Khoa học ĐHQGHN,

Ngoại ngữ 23, tr. 76‐83

Siriwong Hongsawan (2010), Các phương tiện thể hiện hành động bác bỏ trong

tiếng Thái và tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ

gián tiếp trong hội thoại, luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Tạ Thị Thanh Tâm (2008), Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng Việt, Luận

án Tiến sĩ ngữ văn, ĐHQG, ĐHKHXH & NV, Tp. HCM.

Phạm Thị Thành (1995), Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn:

chào, cảm ơn, xin lỗi, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học ngữ văn, Trường ĐH KHXH &

NV, Hà Nội, Nxb ĐH Quốc gia.

Phạm Văn Thấu (2000), Cấu trúc liên kết của cặp thoại (trên ngữ liệu tiếng Việt),

luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Page 164: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

153

[61]

[62]

[63]

[64]

[65]

[66]

[67]

[68]

[69]

[70]

[71]

[72]

[73]

Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp, thành

phố Hồ Chí Minh.

Trần Ngọc Thêm (2011), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Lê Quang Thiêm (2005), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Bùi Minh Toán (2012), Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Đỗ Thị Thuý Vân (2015), “Lý thuyết hành vi lời nói và việc dạy tiếng Anh cơ bản

theo đường hướng giao tiếp”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số tháng

11/2015.

Đỗ Thị Thuý Vân (2017), “Các mô hình cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh (đối

chiếu với tiếng Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 9/2017.

Đỗ Thị Thuý Vân (2017), “Ảnh hưởng của nhân tố giới đến việc sử dụng các chiến

lược cảm ơn trong tiếng Việt”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số tháng

11/2017.

Trần Thị Thanh Vân (2012), Đặc trưng giới tính biểu hiện qua cuộc hội thoại mua

bán ở chợ Đồng Tháp, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Aijmer, K. (1996), Conversational routines in English: Convention and creativity

(Vol. 175). London: Longman

Apte, M. L. (1974), 'Thank you' and South Asian Languages: A comparative

sociolinguistic study. Linguistics, 136, 67-89.

Austin, John L., (1962), How to do Things with Words: the William James Lectures

Delivered at Harvard University in 1955, Cambridge: Harvard University Press.

Back, K; Harnish, R. (1979), Linguistics Communication and Speech Acts.

Cambridge, The Masachussets Institude of Technology.

Page 165: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

154

[74]

[75]

[76]

[77]

[78]

[79]

[80]

[81]

[82]

[83]

[84]

Bardovi-Harlig, K. (1996), Pragmatics and language teaching: Bringing pragmatics

and pedagogy together. In L. F. Bouton (Ed.), Pragmatics and language learning (pp.

21-39). University of Illinois, Urbana Champaign: Division of English as an

International Language.

Bardovi-Harlig, K. (1999), Exploring the interlanguage of Interlanguage Pragmatics:

A Research agenda for acquisitional pragmatics. Language Learning, 49(4), 677-

713.

Brown, P. & Levinson, S.C. (1987), Politeness: Some Universals In Language

Usage, New York: Cambridge University Press.

Chang, S.W. (2008), “An Interlanguage Study of Chiness EFL Students‟

Expressions of Gratitude”. Unpublished PhD dissertation. The University of Lowa.

Cheng, S. W. (2005), An exploratory cross-sectional study of interlanguge pragmatic

development of expresstions of gratitude by Chinese learners of English.A doctoral

dissertation, University of Iowa.

Çiğdem Özdemir a, Seyed Ali Rezvani a. (2010), Interlanguage pragmatics in action:

Use of expressions of gratitude, Published by Elsevier Ltd Open access under CC

BY-NC-ND license.

Clankie, S. M. (1993), The use of expressions of gratitude in English by Japanese

and American university students, Journal of inquiry and research, 58, 37-71

Cohen, Andrew D. (1996), „Investigating the Production of Speech Act Sets‟ in

Susan M.Gass & Joyce Neu, (eds.), Speech Acts Across Cultures, Berlin: Mouton

De Gruyter.

Coulmas, F. (1979), On the sociolinguistic relevance of routine formulae. Journal of

Pragmatics, 3, 329-366.

Coulmas, F. (1981), “Poison to your soul”: Thanks and apologies contrastively

viewed. In F. Coulmas (Ed.), Conversational routine (pp.69-91). The Hague,

Netherlands: Mouton.

Cui, X. (2012), A Cross-linguistic Study on Expressions of Gratitude by Native and

Non-native English Speakers, ISSN 1798-4769 Journal of Language Teaching and

Page 166: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

155

[85]

[86]

[87]

[88]

[89]

[90]

[91]

[92]

[93]

Research, Vol. 3, No. 4, pp. 753-760, ACADEMY PUBLISHER Manufactured in

Finland. doi:10.4304/jltr.3.4.753-760

Dumitrescu, D. (2006), Some polite speech acts across cultures. Southwest Journal

of Linguistics 25(2):1‐37

Eisenstein, M & Bodman, J. (1986), „I very appriciate‟, expressions of gratitude by

native and non-native speakers of American English. Applied Linguistics, 7(2), 167-

185)

Eisenstein, M & Bodman, J. (1988), May God increase your bounty: The expression

of gratitude in English native and non-native speakers. Cross Curents, 15(1), 1-21.

Eisenstein, M & Bodman, J. (1993), „Expressing Gratitude in American English‟ in

Gabriele Kasper & Shoshana Blum- Kulka, (eds), Interlanguage Pragmatics, New

York: Oxford University Press.

Eisenstein, M. & Bodman, J. (1995), Expressing gratitude in American English. In

G. Kasper & S. Blum-Kulka (Eds.), Interlanguage pragmatics (pp. 64-81). NY:

Oxford University Press.

Farashaiyan, A. & Hua, T. K. (2012), “A Cross-Cultural Comparative Study of

Gratitude Strategies between Iranian and Malaysian Postgraduate Students”,

www.ccsenet.org/ass Asian Social Science Vol. 8, No. 7; June 2012,

URL:http://dx.doi.org/10.5539/ass.v8n7p139

Farenkia, B.M. (2012), Face-saving Strategies in Responding to Gratitude

Expressions: Evidence from Canadian English, International Journal of English

Linguistics; Vol. 2, No. 4; 2012. ISSN 1923-869XE-ISSN 1923-8703, Published by

Canadian Center of Science and Education.

Farenkia, B.M. (2014), Face-Enhancing Strategies in Compliment Responses by

Canadian University Students, International Journal of Linguistics, ISSN 1948-5425,

2014, Vol. 6, No. 3

Farnia, M., & Suleiman, R. (2009), An Interlanguage Pragmatic Study of

Expressions of Gratitude by Iranian EFL Learners – A Pilot Study. Malaysian

Journal of ELT Research, 5, 108-140

Page 167: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

156

[94]

[95]

[96]

[97]

[98]

[99]

[100]

[101]

[102]

[103]

[104]

[105]

Fauziyah, N. U. (2010), Gratitude expressions and gratitude responses of male and

female characters in Rachel getting married movie. Doctoral dissertation, Maulana

Malik Ibrahim State Islamic University of Malang.

Ferrara, K. (1994), Pragmatic transfer in American‟s use of Japanese thanking

routines. Unpublished manuscript. Department of English, Texas A&M University,

College Station, TX.

Froh, J. J., Yurkewicz, C. and Kashdan, T. B. (2009), Gratitude and subjective well-

being in early adolescence: Examining gender differences. Journal of Adolescence,

32, 633–650.

Ghobadi, A., Fahim, M. (2009), The effect of explicit teaching of English 'thanking

formulas' on Iranian EFL intermediate level students at English language institutes.

Science Direct, 37, 526–537.

Goffman, E. (1976), Interaction ritual: Essays in face-to-face behaviour. Chicago:

Aldine Publishers.

Hana, A. (2014), Speech Acts Of Thanking And Thanking Responses By Hijazi

Females, The Degree Master Of Arts, Ball State University Muncie, Indiana

Herbert, Robert K. (1986), Say “Thank you” – or something, American Speech

61.1,76-88

Holmes, J. (1986), "Complements and Compliment Responses in New Zealand

English." Anthropological Linguistics 28,4:485-508.

Hinkel, E. (1992), Pragmatics of Interaction: Expressing Thanks in a Second

Language. U.S. Department of Education Office of Educational Research and

Improvement Educational Resources Information center (ERIC)

Hinkel, E. (1994), Pragmatics of interaction: Expressing thanks in a second

language. Applied Language Learning, 5(1), 73-91.

Ngô Hữu Hoàng (1998), “A cross- cultural study on thanking and responding to

thanks in English and Vietnamese”, MA Thesis. VNU-CFL.

Đoàn Văn Huấn (2005), “Expressing gratitude by native speakers of English and

Vietnamese learners of English”, MA Thesis. VNU-CFL.

Page 168: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

157

[106]

[107]

[108]

[109]

[110]

[111]

[112]

[113]

[114]

[115]

[116]

[117]

[118]

[119]

Hymes, D. (1971), Sociolinguistics and the ethnography of speaking. In E. Ardener

(Ed.), Social anthropology and language (tr. 47-93). London: Tavistock.

Hymes, D.C (1972), On communicative competence: Sociolinguitics, England,

Hormondsworth, Middlesex: Penguin.

Intachakra, S. (2004), Contrastive pragmatics and language teaching: Apologies and

thanks in English and Thai. RELC, 35(1), 37-62.

Jautz, S. (2008), Gratitude in British and New Zealand radio programmes. Nothing

but gushing? In K. P. Schneider & A. Barron (Eds.), Variational Pragmatics. A

Focus on Regional Varieties in Pluricentric Languages (pp. 141-178).

Amsterdam/Philadelphia: John Benjamins.

Jung, W. H. (1994), Speech Acts of" Thank You" and Responses to It in American

English.

Kasper G. (1990), “Linguistic politeness: Current research issues” in Juarnal of

Pragmatics, 14, 193-218.

Kasper, G. & Merete, D. (1991), “Research Methods in Interlanguage Pragmatics‟ in

Studies in Second Language Acquisition, 13(2):215-246.

Kasper, G. & Schmidt, R. (1996), Developmental issues in interlanguage pragmatics.

Studies in Second Language Acquisition, 18(2), 149-169.

Kolsoum, Y., Habib, G., Akbar, A. & Zakieh, E. (2015), A pragmatic analysis of

thanking strategies among Kurdish speakers of Ilam based on gender and age,

Procedia - Social and Behavioral Sciences 199 ( 2015 ) 211 – 217

Kumar, I. (2001), Expressions of Politeness and Gratitude: Towards a General

Theory. New Delhi: MunshiramManoharlal Publishers.

Lakoff, R., (1990), Talking Power. The Politics of Language. Harpercollins

Publisher, Inc.

Leech, G. N. (1983), Principles of pragmatics. London; New York: Longman.

Levine, D.R. and Adelman, M.B. (1993), Beyond Language - Cross-Cultural

Communication. Regents/Prentice Hall Inc.

Maryam, F. (2009), An Interlanguage Pragmatic Study of Expressions of Gratitude

Page 169: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

158

[120]

[121]

[122]

[123]

[124]

[125]

[126]

[127]

[128]

[129]

[130]

[131]

by Iranian EFL Learners – A Pilot Study. Malaysian Journal Of ELT Research

ISSN: 1511-8002 Vol. 5, 2009

Nakai, M., & Watanabe, Y. (2000), A study on expressions of gratitude in Japanese

and American English. Journal of Pan-Pacific Association of Applied Linguistics,

4(1), 200-216.

Nakamura, K. (2005). Appreciation Strategies of Germanand Japanese Native

Speakers and German Learners of Japanese. Proceedings of the 4th Annual JALT

Pan-SIG Conference. May 14-15. Tokyo, Japan: Tokyo Keizai University.

Oxford Advanced Learner‟s Dictionary with Vietnamese Translation (8th Edition)

(2014), NXB Trẻ.

Ozdemi & Rezvani. (2011), Interlanguage pragmatics in action: Use of expressions

of gratitude. Procedia Social and Behavioral Sciences, 3,194-202.

http://dx.doi.org/10.1016/j.sbspro.2010.07.032

Đặng Thanh Phương, (1999), A cross- cultural study of apologizing and responding

to apologies in Vietnamese and English, MA Thesis VNU – CFL.

Reza, P. & Sima, Z. (2011), Expressions of Gratitude: A Case of EFL Learners,

URL: http://dx.doi.org/10.5539/res.v3n2p140

Reza, P. & Sima, Z. (2012), Cross-cultural Comparison of Gratitude Expressions in

Persian, Chinese and American English. Vol. 5, No. 1; January 2012, URL:

http://dx.doi.org/10.5539/elt.v5n1p117

Richards, J.C, Platt, J & Platt, H. (1992), Longman Dictionary of Language

Teaching and Applied Linguistics. Longman Group UK Limited.

Rubin, J. (1983), The use of “thank you”. Paper presented at the Socio-linguistics

Colloquium, TESOL Convention, Toronto, Canada.

Schauer, G. A. & Svenja, A. (2006), Expressions of gratitude in corpus and DCT

data: Vocabulary, formulaic sequences, and pedagogy. System 34:119-134

Schmidt, R. & Richards, J.C. (1980), Speech acts and second language learning.

Applied Linguistics, 1920, 129-157.

Schneider, K. (2005), „No problem, you‟re Welcome, Anytime‟ Responding to

Page 170: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

159

[132]

[133]

[134]

[135]

[136]

[137]

[138]

[139]

[140]

[141]

[142]

Thanks in Ireland, England, and the USA, In the Pragmatics of Irish English, pp.101-

139. Edited by A. Barron & K. Schneider. Berlin: Mouton de Gruyter.

Searle, J. R. (1969), Speech acts: an essay in philoshophy of language, Cambridge:

Cambridge University Press.

Searle, J. R. (1975), Indirect Speech Acts, In Cole and L.Morgan (eds). “Syntax and

Semantics” (3: Speech Atcs) New York Academic Press.

Searle, J.R. (1979), Expression and Meaning: Studies in the Theory of Speech Acts,

Cambridge: Cambridge University Press.

Takahashi T. & Beebe L. M. (1993), “Cross- linguistic iffluence in the speech act of

corection”, in Kasper G. and Blum- Kulka S. eds. Interlanguage Pragmatics. New

York: Cambridge University Press.

Tedjaatmadja, H. & Putri, R. (2011), Thanking Strategies of Gratitude Expressions

in English Produced by Americans and Chinese Indonesians in Surabaya: Now and

Then, Research Center, Petra Christian University.

Thomas, J. (1983), Cross - cultural pragmatic failure. Applied

Linguistics,4,91112.sociolinguistic study. Lingusitics,136,89.ttp://dx.doi.org/10.151

5/ling.1974.12.136.67

Phạm Anh Toàn (2005), A Vietnamese – American Cross – cultural study on

expressing gratitude to people with different social distances, MA, VNU- College of

Foreign Languages, Hanoi.

Phạm Anh Toàn (2010), The Influence of Social Distance on Expressions of

Gratitude in Vietnamese. University of South Australia The Internet Journal

Language, Culture and Society.

Vajiheh, A. & Abbas, E. (2011), The Effect of Social Status and Size of Imposition

on the Gratitude Strategies of Persian and English Speakers, ISSN 1798-4769,

Journal of Language Teaching and Research, Vol. 2, No. 1, pp. 120-128,

ACADEMY PUBLISHER Manufactured in Finland. doi:10.4304/jltr.2.1.120-128

Warhaugh, R. (1988), Introduction to Sociolinguistics. UK: Basil Blackwell.

Wierzbicka, A. (1985), Different cultures, different languages, and different speech

Page 171: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

160

[143]

[144]

[145]

[146]

[147]

[148]

acts: Polish vs. English. Journal of Pragmatics 9:145-178

Wierzbicka, A. (1991), Cross-cultural pragmatics: The semantic of human

interaction.Berlin, Mouton de Gruyter.

Wolfson, N. (1989), Perspectives: Sociolinguistics and TESOL. New York:

Newbury House Publishers.

Wong, M. L. (2010), Expressions of gratitude by Hong Kong speakers of English:

Research from the International Corpus of English in Hong Kong, Journal of

Pragmatics, 42, 1243-1257.

Yule, G. (1996), Pragmatics, OUP, Oxford.

TÀI LIỆU TỪ CÁC TRANG WEB TRÊN INTERNET

Nguyễn Văn Chiến, Tính cách người Việt-Khung phân tích tính cách tộc người

(Nghiên cứu nhân học văn hoá), Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ

tư tại Hà Nội 11-2012, https://chiennvan.wordpress.com/2013/03/28/tinh-cach-

nguoi-viet-khung-phan-tich-tinh-cach-toc-nguoi-nghien-cuu-nhan-hoc-van-hoa/,

Posted on March 28, 2013.

Trần Ngọc Thêm: Người Việt thuộc văn hóa âm tính, nên thụ động,

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/gs-tran-ngoc-them-nguoi-viet-thuoc-van-

hoa-am-tinh-nen-thu-dong-n20130718130711043.htm, Thứ Bảy, 27/07/2013 06:31

GMT+7.

Page 172: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

161

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: NGỮ LIỆU PHIM

A. PHIM MĨ – [PhM]

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

PHIM 1- [PhM1]: THE GODFATHER 1 (BỐ GIÀ 1), Sản xuất năm 1972

PHIM 2 – [PhM2]: THE GOADFATHER 2 (BỐ GIÀ 2), Sản xuất năm 1974

PHIM 3 – [PhM3]: GONE WITH THE WIND (CUỐN THEO CHIỀU

GIÓ), Sản xuất năm 1939

PHIM 4 – [PhM4]: LA LA LAND (NHỮNG KẺ KHỜ MỘNG MƠ), Sản

xuất năm 2016

PHIM 5 – [PhM5]: ME BEFORE YOU (TRƢỚC NGÀY EM ĐẾN), Sản

xuất năm 2016

PHIM 6 – [PhM6]: SENSE AND SENSIBILITY (LÝ TRÍ VÀ TÌNH

CẢM), Sản xuất năm 1995

PHIM 7 – [PhM7]: SILVER LININGS PLAYBOOK (TÌNH YÊU TÌM

LẠI), Sản xuất năm 2012

PHIM 8 – [PhM8]: THE BEST OF ME (TẤT CẢ DÀNH HẾT CHO EM),

Sản xuất năm 2014

PHIM 9 – [PhM9]: THE NOTEBOOK (NHẬT KÍ TÌNH YÊU), Sản xuất

năm 2004

PHIM 10 - [PhM 10]: THE LAST SONG (NIỆM KHÖC CUỐI), Sản xuất

năm 2010

PHIM 11 – [PhM11]: THE PURSUIT OF HAPPINESS (MƢU CẦU

HẠNH PHÖC), Sản xuất năm 2006.

PHIM 12 – [PM12]: THE THORN BIRDS (TIẾNG CHIM HÓT TRONG

BỤI MẬN GAI), Sản xuất năm 1983

PHIM 13 – [PM13]: TITANIC (CON TÀU TITANIC), Sản xuất năm 1997

PHIM 14 – [PhM14]: VANITY FAIR (HỘI CHỢ PHÙ HOA), Sản xuất

năm 2004

PHIM 15 – [PM15]: YOU GOT THE MAIL (BẠN CÓ THƢ), Sản xuất

năm 1998

Page 173: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

162

B. PHIM VIỆT NAM - [PhV]

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

PHIM 1- [PhV1]: 12A và 4H, Sản xuất năm 1994

PHIM 2 – [PhV2]: BÁNH ĐÖC CÓ XƢƠNG, Sản xuất năm 2014

PHIM 3 – [PhV3]: BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG 10, Sản xuất năm 1984

PHIM 4 – [PhV4]: BAO GIỜ CÓ YÊU NHAU, Sản xuất năm 2016

PHIM 5 - [PhV5]: BÍ THƢ TỈNH UỶ, Sản xuất năm 2017

PHIM 6 – [PhV6]: CHỦ TỊCH TỈNH, Sản xuất năm 2011

PHIM 7 – [PhV7]: HÔN NHÂN RONG NGÕ HẸP, Sản xuất năm 2015

PHIM 8 - [PhV8]: KHI ĐÀN CHIM TRỞ VỀ (phần 3), Sản xuất năm 2015

PHIM 9 – [PhV9]: LỀU CHÕNG, Sản xuất năm 2010

PHIM 10 – [PhV10]: MÙA LEN TRÂU, Sản xuất năm 2003

PHIM 11 - [PhV11]: MƢA BÓNG MÂY, Sản xuất năm 2014

PHIM 12 - [PhV12]: NGƢỜI PHÁN XỬ, Sản xuất năm 2017

PHIM 13 – [PV13]: NHÀ CÓ NĂM NÀNG TIÊN, Sản xuất năm 2013

PHIM 14 – [PhV14]: PHÍA TRƢỚC LÀ BẦU TRỜI, Sản xuất năm 2001

PHIM 15 – [PhV15]: SÀI GÒN ANH YÊU EM, Sản xuất năm 2016

PHIM 16 – [PV16]: SÓNG NGẦM, Sản xuất năm 2015

PHIM 17 - [PhV17]: SỐ ĐỎ, Sản xuất năm 1990

PHIM 18 – [PhV18]: SỐNG CHUNG VỚI MẸ CHỒNG, Sản xuất năm

2017

PHIM 19 – [PhV19]: THƢƠNG NHỚ ĐỒNG QUÊ, Sản xuất năm 2017

PHIM 20 - [PhV20]: TRÕ ĐỜI, Sản xuất năm 2013

Page 174: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

163

PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHIẾN LƢỢC VÀ MÔ HÌNH CẢM

ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

A. Các chiến lƣợc và các biểu thức cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

1. Chiến lƣợc cảm

ơn trực tiếp

Các biểu thức cảm ơn trực tiếp

Tiếng Anh Tiếng Việt

1.1. Cảm ơn bằng

biểu thức ngữ vi có

động từ ngữ vi

i. Cảm ơn bằng biểu

thức ngữ vi có đủ ba

thành phần chính là

người hàm ân,

ĐTNV và người gia

ân

ii. Cảm ơn bằng biểu

thức ngữ vi có ba

thành phần chính và

lý do

iii. Cảm ơn bằng

biểu thức ngữ vi có

động từ ngữ vi và tên

Sp2.

iv. Cảm ơn bằng

biểu thức ngữ vi có

động từ ngữ vi và

các từ ngữ biểu thị

mức độ lịch sự

v. Cảm ơn bằng biểu

thức ngữ vi có động

từ ngữ vi và các từ

ngữ chỉ mức độ cảm

ơn

Sp1 + thank + Sp2.

Thank + Sp2

Thank + Sp2 + for …

Thank + Sp2, Sp2‟s name.

Sp2‟s name, + thank + Sp2.

… would like to thank …

… want to say “thank you” ….

… cannot begin to thank …

.. no words to thank …

Thank you from the bottom of my

heart …

…. very much, so much, in

Động từ ngữ vi nhóm 1:

cảm ơn, cám ơn

Sp1 + cảm ơn/cám ơn + Sp2

Sp1 + cảm ơn/cám ơn + Sp2 + lý

do

(Sp1) + cảm ơn/cám ơn + (Sp2)

… muốn/xin + ĐTNV nhóm 1…

- Dùng dạng phủ định của động từ

hay từ phủ định: … không biết/

chẳng biết làm thế nào (để) …

- Dùng các từ ngữ: rất, rất nhiều,

chân thành, thật là, dù sao, thật

Page 175: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

164

advance… lòng…

- Dùng các từ ngữ: trước, sau

Động từ ngữ vi nhóm 2:

bái tạ, cảm tạ, đa tạ, đội ơn,

tạ ơn, giã ơn, tri ơn

(Sp1) + bái tạ/cảm tạ/đa tạ …+

Sp2 …

Động từ ngữ vi nhóm 3:

biết ơn, tri ân

Sp1 + ĐTNV nhóm 3 +Sp2

…. ĐTNV nhóm 3 + vạn bội/ngàn

lần …

… xin + ĐTNV nhóm 3…

1.2. Cảm ơn bằng

biểu thức ngữ vi có

danh từ

i. Cảm ơn bằng biểu

thức ngữ vi chỉ có

danh từ

ii. Cảm ơn bằng biểu

thức ngữ vi có danh

từ và tên Sp2

iii. Cảm ơn bằng

biểu thức ngữ vi có

danh từ và lí do

iv. Cảm ơn bằng

biểu thức ngữ vi có

danh từ và từ ngữ chỉ

mức độ cảm ơn

v. Cảm ơn bằng biểu

thức ngữ vi có danh

từ và các từ ngữ biểu

“thanks” và “gratitude”

Thanks.

Thanks, Sp2‟s name.

Thanks for …

Sp1‟s gratitude + tobe + beyond

words.

a million, a bunch, tons, a lot, …

lời cảm ơn, lời tri ân…

… động từ + lời cảm ơn, lời tri ân

+Sp2 + lí do

… xin + động từ + lời cảm ơn, lời

tri ân……

Page 176: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

165

thị mức độ lịch sự

1.3. Cảm ơn bằng

mô hình có tính từ

với nghĩa “cảm ơn”,

“biết ơn”

Kết hợp với các yếu

tố tăng cường

- Các thán từ

- Các tiểu từ tình thái

Sp1 + tobe + (intentifier)

thankful/grateful/obliged + to V…

- Oh, Wow, Well …

- Ôi, Ối, Ú, Thật là…

- ạ, nhé, nha, nhá …

2. Chiến lƣợc cảm

ơn gián tiếp

Các biểu thức ngôn ngữ cảm ơn gián tiếp

Tiếng Anh Tiếng Việt

2.1. Chiến lược cảm

ơn gián tiếp bằng

tiểu chiến lược Khen

2.1.1. Dùng động từ

“khen”

2.1.2. Dùng tính từ

với nghĩa tích cực

2.1.3. Bằng cách

khen phản hồi

2.1.4. Dùng động từ

chỉ cảm xúc

2.1.5. Dùng câu cảm

thán

Sp1 + compliment + Sp2 + on+

Sth/ V-ing …

Sp1 + praise + Sp2 + for + Sth/

V-ing…

… good, great, nice, kind …

So + tobe + đại từ.

Sp1 + like/love/enjoy +

Sp2/Sth/V-ing…

What + Adj + N.Ph!

How + Adj/ Adv + Sp2 + tobe/V!

SP1 + khen + Sp2/Sự sở hữu

đẹp, tốt, khéo, giỏi, hay, chu đáo,

quý hóa …

… cũng vậy/ cũng thế….

Sp1 + thích/yêu… SP2/Sth

Ôi, chao, chà, quá, lắm, thật,…

2.2. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Hỏi.

2.2.1. Dùng câu hỏi

tu từ

2.2.2. Dùng trạng từ,

câu nghi vấn

How can +Sp1+ thank you …?

Really?

Làm thế nào … có thể cảm ơn …?

… có… không …?

Page 177: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

166

2.3. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Thừa

nhận sự áp đặt.

2.3.1. Thừa nhận sự

hàm ân

2.3.2. Bác bỏ sự hàm

ân

- Sử dụng câu phủ

định

- Bằng cách nói giảm

If….not …

Sp1 + Trợ ĐT/ Modal Verb + not

too

Nếu không… thì … không…

… đối với … là ….

Ừ, Ờ, Vâng, Dạ…

… không, (không phải) …

Bình thường, quá

2.4. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Trả

ân

2.4.1. Dùng từ, cụm

từ với nghĩa “mắc

nợ”

2.4.2. Cảm ơn bằng

hành vi hứa

to owe, be indebted …

Sp1 + promise to + V …

Sp1 + will/won‟t + V …

… nợ, mắc nợ …

Sp1 + hứa (sẽ) …

2.5. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Thể

hiện sự thấu hiểu

2.5.1. Dùng câu hỏi

có từ để hỏi

2.5.2. Dùng tổ hợp từ

How … know … + Pro + be +

what +Sp1 + wanted/ hoped?

Thanks to …

Sao … biết/ lại hiểu ….?

… cũng biết, nhờ có ….

Không có…, … không biết…

2.6. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Phi

ngôn từ

Dùng cử chỉ, điệu bộ như: ánh

mắt, ôm, hôn, bắt tay, cười hay im

lặng …

Dùng cử chỉ, điệu bộ như: ánh

mắt, ôm, hôn, bắt tay, cười hay im

lặng …

2.7. Cảm ơn bằng Đa

chiến lược

Kết hợp các TCL Kết hợp các TCL

2.8. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Lảng

tránh

Không có trong tiếng Anh Bằng cách nói lái đi hay chuyển

sang một chủ đề mới.

2.9. Cảm ơn bằng

tiểu chiến lược Xin

Không có trong tiếng Anh Sp1 + xin + Sp2

Page 178: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

167

B. Các chiến lƣợc và các biểu thức hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

1. Chiến lƣợc hồi đáp cảm

ơn trực tiếp

Các biểu thức hồi đáp cảm ơn trực tiếp

Tiếng Anh Tiếng Việt

1.1. Hồi đáp bằng tiểu chiến

lược Chấp nhận lời cảm ơn

Yeah, Yes ...

It's all right.

(It's) + my pleasure

Sure.

You are welcome

You bet … anytime.

Dạ, Vâng, Dạ vâng, Rồi, Ừ,

Ừm .

1.2. Hồi đáp bằng tiểu chiến

lược Phủ nhận lời cảm ơn

Don‟t mention it

No problem

Not at all

Do not think of it

… mustn‟t + V …

(Thôi) Không có gì (đâu)….

Có gì đâu (mà ….)

Phiền … quá.

… khách sáo thế/quá.

… không phải cảm ơn …

2. Chiến lƣợc hồi đáp cảm

ơn gián tiếp

Các biểu thức hồi đáp cảm ơn gián tiếp

2.1. Hồi đáp thông qua tiểu

chiến lược Có đi có lại

2.1.1. Sử dụng hành vi Cảm

ơn lại

2.1.2. Sử dụng hành vi Khen

lại

Sử dụng giống biểu thức

“cảm ơn”

Sử dụng giống biểu thức

“khen”

Sử dụng giống biểu thức

“cảm ơn”

Sử dụng giống biểu thức

“khen”

2.2. Hồi đáp bằng tiểu chiến

lược Lảng tránh

Bằng cách nói lái đi hay

chuyển sang một chủ đề mới

Bằng cách nói lái đi hay

chuyển sang một chủ đề mới

2.3. Hồi đáp bằng tiểu chiến

lược Phi ngôn từ

Dùng cử chỉ, điệu bộ như:

ánh mắt, ôm, hôn, bắt tay,

cười hay im lặng …

Dùng cử chỉ, điệu bộ như:

ánh mắt, ôm, hôn, bắt tay,

cười hay im lặng …

2.4. Hồi đáp bằng Đa chiến

lược

Kết hợp các TCL Kết hợp các TCL

2.5. Hồi đáp thông qua tiểu

chiến lược Hỏi

Không có trong tiếng Anh … sao … câu nệ thế hả?

Là sao?

Page 179: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

168

PHỤ LỤC 3: PHIẾU CÂU HỎI DIỄN NGÔN

Mẫu số 1 PHIẾU CÂU HỎI DIỄN NGÔN

(Dùng cho ngƣời Việt Nam)

Những câu hỏi dưới đây là để lấy dữ liệu cho đề tài nghiên cứu: “Đối chiếu hành vi

cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.”

Rất mong các Anh/ Chị bớt chút thời gian trả lời một cách trung thực và chính xác

các câu hỏi. Mọi thông tin của Anh/ Chị đều được bảo mật.

Chân thành cảm ơn sự cộng tác của Anh/ Chị.

Trƣớc khi trả lời các câu hỏi, xin vui lòng điền đầy đủ các thông tin dƣới đây:

- Giới tính: Nam Nữ

- Tuổi: ………………………………………………………………………….

Vui lòng đọc kĩ và trả lời những câu hỏi trong những tình huống sau:

Tình huống 1:

Vào ngày sinh nhật Anh/ Chị, một người (trong 9 mối quan hệ dưới đây với anh/

chị) tặng anh/ chị một món quà. Khi nhận món quà, anh/ chị sẽ nói gì với người

ấy?

Các mối quan hệ của anh/chị Anh/Chị sẽ nói gì với những ngƣời này

1. Bạn bè

1a. bạn cùng giới

với anh/chị

1b. bạn khác giới

với anh/chị

2. Đồng

nghiệp

2a. đồng nghiệp lớn

tuổi hơn anh/chị

2b. đồng nghiệp

bằng tuổi với

anh/chị

2c. đồng nghiệp

nhỏ tuổi hơn

anh/chị

Page 180: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

169

3. Ngƣời

thân

trong gia

đình

3a. Bố/ Mẹ của

anh/chị

3b. Anh/ Chị của

anh/chị

3c. Em của anh/chị

3d. Vợ/Chồng của

anh/chị

Tình huống 2

Một người (trong 9 mối quan hệ dưới đây với anh/ chị) khen anh/chị mặc bộ

trang phục rất đẹp, anh/ chị sẽ nói gì với người ấy?

Các mối quan hệ của anh/chị Anh/Chị sẽ nói gì với những ngƣời này (Bằng lời

hoặc không bằng lời)

1. Bạn bè

1a. bạn cùng giới

với anh/chị

1b. bạn khác giới

với anh/chị

2. Đồng

nghiệp

2a. đồng nghiệp lớn

tuổi hơn anh/chị

2b. đồng nghiệp

bằng tuổi với

anh/chị

2c. đồng nghiệp

nhỏ tuổi hơn

anh/chị

3. Ngƣời

thân

trong gia

đình

3a. Bố/ Mẹ của

anh/chị

3b. Anh/ Chị của

anh/chị

3c. Em của anh/chị

3d. Vợ/Chồng của

anh/chị

Page 181: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

170

Mẫu số 2 PHIẾU CÂU HỎI DIỄN NGÔN

(Dùng cho ngƣời Việt Nam)

Những câu hỏi dưới đây là để lấy dữ liệu cho đề tài nghiên cứu: “Đối chiếu hành vi

cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.”

Rất mong các Anh/ Chị bớt chút thời gian trả lời một cách trung thực và chính xác

các câu hỏi. Mọi thông tin của Anh/ Chị đều được bảo mật.

Chân thành cảm ơn sự cộng tác của Anh/ Chị.

Trƣớc khi trả lời các câu hỏi, xin vui lòng điền đầy đủ các thông tin dƣới đây:

- Giới tính: Nam Nữ

- Tuổi: ………………………………………………………………………….

Vui lòng đọc kĩ và trả lời những câu hỏi trong những tình huống sau:

Tình huống 1

Anh/ Chị sẽ nói gì khi một người (trong 9 mối quan hệ dưới đây với anh/ chị)

cảm ơn anh/ chị về món quà anh/ chị tặng cho người ấy nhân dịp sinh nhật?

Ngƣời đƣợc anh/chị tặng quà

cảm ơn anh/chị

Anh/Chị sẽ nói gì với những ngƣời này (Bằng lời

hoặc không bằng lời)

1. Bạn bè

1a. bạn cùng giới

với anh/chị

1b. bạn khác giới

với anh/chị

2. Đồng

nghiệp

2a. đồng nghiệp lớn

tuổi hơn anh/chị

2b. đồng nghiệp

bằng tuổi với

anh/chị

2c. đồng nghiệp

nhỏ tuổi hơn

anh/chị

3. Ngƣời

thân

trong gia

3a. Bố/ Mẹ của

anh/chị

3b. Anh/ Chị của

Page 182: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

171

đình anh/chị

3c. Em của anh/chị

3d. Vợ/Chồng của

anh/chị

Tình huống 2

Anh/ Chị sẽ nói gì khi một người (trong 9 mối quan hệ dưới đây với anh/ chị)

cảm ơn anh/ chị khi anh/ chị khen người đó mặc bộ trang phục rất đẹp?

Ngƣời đƣợc anh/chị khen cảm

ơn anh/chị

Anh/Chị sẽ nói gì với những ngƣời này (Bằng lời

hoặc không bằng lời)

1. Bạn bè

1a. bạn cùng giới

với anh/chị

1b. bạn khác giới

với anh/chị

2. Đồng

nghiệp

2a. đồng nghiệp lớn

tuổi hơn anh/chị

2b. đồng nghiệp

bằng tuổi với

anh/chị

2c. đồng nghiệp

nhỏ tuổi hơn

anh/chị

3. Ngƣời

thân

trong gia

đình

3a. Bố/ Mẹ của

anh/chị

3b. Anh/ Chị của

anh/chị

3c. Em của anh/chị

3d. Vợ/Chồng của

anh/chị

Page 183: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

172

Appendix 1

DISCOURSE COMPLETION TEST

(FOR AMERICAN)

This survey is designed to collect data for the study on: “A contrastive analysis of the

speech act of thanking and responding to thanks in English and Vietnamese”

We hope you will spend your time answering the questions honestly and precisely. The

collected data are used for the research paper only, not for other purpose. All information

is held confidential.

Thank you very much for your cooperation.

Before answering the questions, please fill in some information:

- Gender: Male Female

- Age: ………………………………

Please read the situations carefully and write in the space provided what you

would say in each situation. Respond as you would be in an actual conversation.

Situation 1

What would you say to a person (in 9 relations with you) when she/he offers you

a present on your birthday?

Relations What would you say to these people?

1. Friends

1a. A friend of the

same sex with you

1b. A friend of the

different sex with

you

2.

Colleagues

2a. An older

colleague

2b. A colleague at

your same age

2c. A younger

colleague

3. Family

members

3a. Father/Mother

3b. An elder sister/

brother

3c. A younger

sister/ brother

3d. Husband/Wife

Page 184: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

173

Situation 2

A person (in 9 relations with you) says that you look great in a new suit/dress.

What would you say to him/her?

Relations What would you say to these people?

1. Friends

1a. A friend of the

same sex with you

1b. A friend of the

different sex with

you

2.

Colleagues

2a. An older

colleague

2b. A colleague at

your same age

2c. A younger

colleague

3. Family

members

3a. Father/Mother

3b. An elder sister/

brother

3c. A younger

sister/ brother

3d. Husband/Wife

Page 185: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

174

Appendix 2

DISCOURSE COMPLETION TEST

(FOR AMERICAN)

This survey is designed to collect data for the study on: “A contrastive analysis of the

speech act of thanking and responding to thanks in English and Vietnamese”

We hope you will spend your time answering the questions honestly and precisely.

The collected data are used for the research paper only, not for other purpose. All

information is held confidential.

Thank you very much for your cooperation.

Before answering the questions, please fill in some information:

- Gender: Male Female

- Age: ………………………………

Please read the situations carefully and write in the space provided what

you would say in each situation. Respond as you would in an actual

conversation.

Situation 1

What would you say to a person (in 9 relations with you) who thanks you for your

gift which you gave him/her on his/her birthday?

Relations What would you say to these people?

1. Friends

1a. A friend of the

same sex with you

1b. A friend of the

different sex with

you

2.

Colleagues

2a. An older

colleague

2b. A colleague at

your same age

2c. A younger

colleague

Page 186: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP...3.4.2. Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3. Những

175

3. Family

members

3a. Father/Mother

3b. An elder sister/

brother

3c. A younger

sister/ brother

3d. Husband/Wife

Situation 2

What would you say to a person (in 9 relations with you) When he/she thanks

you for your compliment that he/she looks very great in a new suit/dress.

Relations What would you say to these people?

1. Friends

1a. A friend of the

same sex with you

1b. A friend of the

different sex with

you

2.

Colleagues

2a. An older

colleague

2b. A colleague at

your same age

2c. A younger

colleague

3. Family

members

3a. Father/Mother

3b. An elder sister/

brother

3c. A younger

sister/ brother

3d. Husband/Wife