14
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTP. HCHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DY KINH TFULBRIGHT ---------------------------- NGUYN THTHÚY LOAN CÁC YU TẢNH HƯỞNG ĐẾN KHNĂNG THOÁT NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã s: 6340402 NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. HChí Minh Năm 2015

NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THOÁT

NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã số: 6340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐINH CÔNG KHẢI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015

Page 2: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử

dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu

biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh

tế TP. Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Loan

Page 3: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-ii-

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Quý thầy cô tại Chƣơng trình Giảng dạy

Kinh tế Fulbright đã luôn nhiệt tình hƣớng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Đinh Công Khải đã tận tâm hƣớng dẫn và giúp tôi

phát hiện ra những hƣớng đi đúng đắn, cũng nhƣ hỗ trợ tôi rất nhiều để hoàn thiện bài luận

văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báo và sự hỗ trợ rất nhiệt tình của

các cán bộ tại Sở Lao động Thƣơng binh & Xã hội tỉnh Trà Vinh, UBND xã Song Lộc, xã

An Quảng Hữu, xã Long Sơn, xã Ngũ Lạc và các cán bộ ở các Ấp đã tận tình giúp đỡ tôi

trong việc tiếp cận các thông tin và hộ gia đình để hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ và các bạn lớp MPP6 tại Chƣơng trình Giảng

dạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận

văn.

Cuối cùng, xin dành lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên

cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên và cổ vũ tôi hoàn thành tốt luận văn này.

TP. HCM, tháng 07 năm 2015

Nguyễn Thị Thúy Loan

Page 4: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-iii-

TÓM TẮT

Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Logistic kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn sâu

để tìm những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thoát nghèo của ngƣời dân ở tỉnh Trà Vinh.

Điểm nổi bật của đề tài là tập trung nghiên cứu sâu vào tác động của năm chính sách xóa

đói giảm nghèo mà Tỉnh đã và đang áp dụng gồm: tín dụng ƣu đãi, hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản

xuất, trợ cấp y tế, giáo dục và tiền mặt khác. Số liệu thực hiện đề tài đƣợc tác giả thu thập

trực tiếp từ 174 hộ nghèo/thoát nghèo trên 4 huyện mang nét đặc trƣng về đặc điểm tự

nhiên của Tỉnh: huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải.

Kết quả phân tích cho thấy, chính sách tín dụng ƣu đãi có ảnh hƣởng lớn đến khả năng

thoát nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nhận đƣợc hỗ trợ còn hạn chế và chính sách cũng thể hiện

một số bất cập trong công tác triển khai nhƣ cấp bò có chất lƣợng kém, thiếu giám sát, bình

xét hộ thoát nghèo chƣa hợp lý. Nghiên cứu chƣa phát hiện tác động của các chính sách

nhƣ hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất, trợ cấp giáo dục, y tế và tiền mặt. Tuy nhiên, chính sách

hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất lại có tác động ở một số địa bàn nhất định, cụ thể ở huyện Cầu

Ngang. Và chính sách trợ cấp giáo dục lại làm giảm xác suất thoát nghèo, kết quả đi ngƣợc

lại mục tiêu, do khoản hỗ trợ còn khá thấp và lợi ích từ đầu tƣ giáo dục chƣa đƣợc nhìn

nhận đúng đắn từ phía hộ gia đình.

Ngoài ra, những nhân tố nhƣ trình độ học vấn, tuổi, dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ ngƣời phụ

thuộc, diện tích đất bình quân và hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp có

tác động lớn đến xác suất thoát nghèo, kết quả trên phù hợp với các nghiên cứu trƣớc.

Những hộ có chủ hộ là ngƣời dân tộc Khmer, trình độ học vấn cao, có tỷ lệ ngƣời phụ

thuộc thấp, diện tích đất canh tác cao và có thu nhập khác ngoài nông nghiệp sẽ có cơ hội

thoát nghèo cao hơn.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đƣa ra năm khuyến nghị chính sách nhằm góp

phần nâng cao hiệu quả công xóa đói giảm nghèo của Tỉnh trong tƣơng lai gồm: i) cần có

chính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo/cận nghèo; ii) rà soát và điều chỉnh lại công tác

thực thi chính sách tín dụng; iii) xây dựng tiêu chí bình xét hộ nghèo/thoát nghèo theo

hƣớng tiếp cận nghèo đa chiều; iv) cần có chính sách khuyến khích đầu tƣ để tạo thêm

nhiều việc làm ; và v) nâng mức hỗ trợ chính sách trợ cấp giáo dục.

Từ khóa: thoát nghèo, nghèo, Trà Vinh, xóa đói giảm nghèo

Page 5: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-iv-

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii

DANH MỤC HỘP .................................................................................................. viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1

1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách ................................................................................................. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................. 3

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5 Cấu trúc đề tài .......................................................................................................................... 4

Chƣơng 2 : KHUNG PH N T CH V C C NGHI N CỨU TRƢỚC .................... 5

2.1 Các khái niệm liên quan ........................................................................................................... 5

2.2 Khung phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thoát nghèo ........................................ 7

Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 15

3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................................. 15

3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................................... 16

3.3 Phƣơng pháp phân tích ........................................................................................................... 19

3.4 Xây dựng phiếu điều tra ......................................................................................................... 20

3.5 Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................................... 21

3.6 Cỡ mẫu và phƣơng pháp lấy mẫu .......................................................................................... 22

Chƣơng 4 : TỔNG QUAN CH NH S CH XĐGN CỦA TỈNH TRÀ VINH .......... 23

4.1 Tổng quan cách thức triển khai chính sách các chính sách XĐGN ....................................... 23

4.2 Tổng quan kết quả thực hiện một số chính sách XĐGN ở Tỉnh ............................................ 25

Chƣơng 5 : TRÌNH B Y V THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............. 30

5.1 Mô tả sơ lƣợc về số liệu nghiên cứu ...................................................................................... 30

5.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................ 31

5.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 33

Chƣơng 6 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH................................................ 42

Page 6: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-v-

6.1 Kết luận .................................................................................................................................. 42

6.2 Gợi ý chính sách..................................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 47

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50

Page 7: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-vi-

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn nghèo đói của WB ............................................................................... 6

Bảng 3.1 Cỡ mẫu phân tầng theo tỷ lệ hộ nghèo và địa phƣơng năm 2013 ........................ 22

Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến định lƣợng trong mô hình ............................................ 30

Bảng 5.2 Kết quả mô hình hồi quy ...................................................................................... 31

Bảng 5.3 Mô phỏng xác suất thoát nghèo thay đổi .............................................................. 32

Bảng 5.4 Tình trạng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hai nhóm hộ ....................... 41

Page 8: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-vii-

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tình hình về hộ nghèo, thoát nghèo và hộ nghèo phát sinh giai đoạn 2011 – ƣớc

tính 2014 ................................................................................................................................ 2

Hình 2.1 Khung phân tích các nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân của HGĐ ............... 8

Hình 2.2 Khung phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo .......................... 14

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 15

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 16

Hình 3.3 Địa điểm khảo sát số liệu ...................................................................................... 21

Hình 4.1 Quy trình triển khai chính sách XĐGN của Tỉnh ................................................. 24

Hình 5.1 Mô phỏng xác suất thoát nghèo theo tác động biên của từng nhân tố .................. 33

Hình 5.2 Trình độ hộ vấn trung bình của chủ hộ phân theo dân tộc.................................... 40

Page 9: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-viii-

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Những chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo ở Tỉnh trong giai đoạn 2002 – 2012 .. 23

Hộp 5.1 Thoát nghèo nhờ vay vốn nuôi bò ......................................................................... 34

Hộp 5.2 Bất cập của tín dụng ƣu đãi nuôi bò ...................................................................... 34

Hộp 5.3 Hỗ trợ nhà ở có giúp thoát nghèo? ......................................................................... 35

Hộp 5.4 Tình huống khó xử của chính quyền địa phƣơng .................................................. 36

Hộp 5.5 Nhận thức về giáo dục của ngƣời dân .................................................................... 37

Hộp 5.6 Tâm lý ỷ lại, thích nhận trợ cấp tiền mặt của ngƣời dân ....................................... 38

Page 10: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-ix-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Việt

BCĐ : Ban Chỉ đạo

BHYT : Bảo hiểm y tế

DTTS : Dân tộc thiểu số

ĐTV : Điều tra viên

HGĐ : Hộ gia đình

HSSV : Học sinh sinh viên

LĐTB&XH : Lao động Thƣơng binh và Xã hội

NHCSXH : Ngân hàng Chính sách Xã hội

UBND : Ủy ban Nhân dân

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

WB : World Bank

Page 11: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-1-

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU

Chƣơng 1 sẽ giới thiệu về bối cảnh và vấn đề chính sách, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,

phạm vi nghiên cứu của đề tài.

1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách

Bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo là một trong những thất bại của nền kinh tế thị

trƣờng và công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) hiện đã trở thành một trong tám mục

tiêu trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Thế nên, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã có

nhiều chính sách hỗ trợ để “diệt giặc đói” và gặt hái đƣợc nhiều thành công nổi bật. Theo

kết quả điều tra của World Bank (WB), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống

20,7% trong 20 năm qua (1990-2010) với khoảng 30 triệu ngƣời. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm

nghèo nhanh nhƣng chƣa bền vững, khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ

còn lớn; nhiều vùng còn nhiều khó khăn, có vùng còn trên 50% hộ nghèo, cá biệt có vùng

còn 60% -70% hộ nghèo (Xuân Thân, 2013).

Không nằm ngoài thực trạng chung, Trà Vinh là tỉnh có thu nhập thấp nhất ở Đồng bằng

Sông Cửu Long hiện nay và là tỉnh có tỷ lệ ngƣời dân tộc Khmer đứng thứ hai trong vùng

sau Sóc Trăng (31,5%). Ngƣời nghèo ở Trà Vinh chủ yếu là đồng bào ngƣời Khmer, chiếm

57,37% trong tổng số hộ nghèo và chiếm 43,32% trong tổng số hộ cận nghèo của tỉnh nên

có nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo cao (Sở Lao động Thƣơng binh & Xã hội Trà

Vinh (LĐTB&XH), 2013). Hơn nữa, đa phần ngƣời nghèo ở nơi đây có trình độ dân trí

thấp, thiếu đất canh tác, trình độ sản xuất lạc hậu, tập quán sinh sống và sản xuất còn lạc

hậu nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Tình hình an ninh chính trị ở nông thôn, đặc biệt là

khu vực đông ngƣời Khmer lại khá phức tạp, dễ bị một số kẻ xấu lợi dụng để kích động,

xúi giục đồng bào làm ảnh hƣởng đến trật tự, an ninh thôn xóm. Do đó, công tác giảm

nghèo luôn là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

trong những năm qua.

Trong giai đoạn 10 năm qua (2002 – 2012), Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chính sách

XĐGN nhƣ tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền Tết; hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất cho

hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS); khám chữa bệnh và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; hỗ

Page 12: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-2-

trợ tiền điện, nƣớc sinh hoạt; chính sách khuyến nông, lâm, ngƣ hỗ trợ phát triển sản xuất,

phát triển ngành nghề; dạy nghề cho ngƣời nghèo; hỗ trợ về giáo dục; trợ giúp pháp lý;…

với tổng kinh phí hơn 719.764 tỷ đồng (Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013). Tuy nhiên, tỷ lệ

giảm nghèo cũng không cải thiện nhiều và tỷ lệ hộ tái nghèo lại tăng. Theo kế hoạch giai

đoạn 2011-2015, Tỉnh dự kiến kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh từ 23,63% xuống

10% nhƣng kết quả thực hiện đến năm 2013 chỉ giảm xuống 13,96% trong đó tỷ lệ hộ

nghèo dân tộc Khmer chỉ giảm khoảng 7%. Vấn đề đặt ra ở đây là những chính sách

XĐGN nào thực sự tác động đến tỷ lệ giảm nghèo của Tỉnh?

Hình 1.1 Tình hình về hộ nghèo, thoát nghèo và hộ nghèo phát sinh giai đoạn 2011 –

ƣớc tính 2014

(Nguồn: Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013).

Các nghiên cứu trƣớc đây của Walle và cộng sự (2001), Krishna (2004), Nguyễn Trọng

Hoài và cộng sự (2006), World Bank (2007), Đinh Phi Hổ và Chiv (2009) đã đƣa ra nhiều

yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo của HGĐ nhƣ đặc điểm nhân khẩu (quy mô hộ,

trình độ học vấn, dân tộc), quy mô đất canh tác, đa dạng hóa ngành nghề và các yếu tố môi

trƣờng (tiếp cận thị trƣờng, cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng). Mặc dù đã có nhiều nghiên

cứu ở Việt Nam cũng nhƣ ở Trà Vinh nhƣng cho đến nay chƣa có một đánh giá đầy đủ nào

về tác động của các chính sách XĐGN đến khả năng thoát nghèo. Do đó, nghiên cứu này

sẽ tập trung đánh giá tác động của năm chính sách XĐGN nổi bật hiện đang áp dụng ở

Tỉnh Trà Vinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí nhƣ chính sách tín dụng ƣu đãi

(Quyết định 54/QĐ-TTg, Quyết định 551/QĐ-TTg và Quyết định 29/QĐ-TTg); hỗ trợ nhà

51.306

43.326 36.841

30.912

13.834 11.328 8.857 8.500 6.982 3.348 2.372 2.571

0

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

2011 2012 2013 Ƣớc tính 2014

Số hộ nghèo Số hộ thoát nghèo Số hộ nghèo phát sinh

Page 13: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-3-

ở, đất ở/sản xuất (Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định 74/2008/QĐ/TTg và Quyết

định 29/2013/QĐ-TTg); trợ cấp y tế (Quyết định 30/2007/QĐ-TTg, Quyết định 705/QĐ-

CP và Quyết định 797/QĐ-CP); trợ cấp giáo dục (Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định

74/2013/NĐ-CP) và trợ cấp tiền mặt khác (Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định

13/2010/NĐ-CP, Nghị định 06/2011/NĐ-CP và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP). Với

phƣơng pháp hồi quy Logistic dựa trên số liệu khảo sát thực tế từ hai nhóm: hộ thoát nghèo

và hộ nghèo, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền

tham khảo trong công tác hoạch định và lựa chọn chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ

XĐGN của Tỉnh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo của ngƣời dân tỉnh Trà Vinh

trong đó tập trung nghiên cứu sâu tác động của các chính sách XĐGN.

- Khuyến nghị chính sách nhằm giúp ngƣời dân tỉnh Trà Vinh tăng khả năng thoát nghèo

trong thời gian tới.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hƣởng và mức độ tác động của các yếu tố này ra sao đến khả năng

thoát nghèo của các HGĐ ở tỉnh Trà Vinh?

- Những chính sách XĐGN nào cần thiết thực hiện để giúp HGĐ tăng khả năng thoát

nghèo trong tƣơng lai?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo của ngƣời

dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đặc biệt tập trung nghiên cứu sâu đến năm chính sách

XĐGN nổi bật chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí hỗ trợ nhƣ tín dụng ƣu đãi; hỗ trợ

nhà/đất; trợ cấp giáo dục; trợ cấp y tế và hỗ trợ tiền mặt khác nhƣ tiền điện, nƣớc sinh hoạt

hàng tháng cho ngƣời nghèo.

Page 14: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

-4-

Đối tƣợng quan sát mục tiêu là nhóm hộ nghèo liên tục giai đoạn 2011 đến 2014 (không

xét những trƣờng hợp hộ rơi vào “nghèo bền vững” nhƣ ngƣời già neo đơn, tàn tật,…) và

nhóm hộ nghèo từ giai đoạn trƣớc năm 2013 và sau đó thoát nghèo đến nay.

1.5 Cấu trúc đề tài

Đề tài bao gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1 giới thiệu về bối cảnh và vấn đề chính sách, mục tiêu

và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài; Chƣơng 2 trình bày khung phân tích

và các nghiên cứu trƣớc; Chƣơng 3 trình bày thiết kế và phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng

4 giới thiệu tổng quan các chính sách XĐGN của Tỉnh trong thời gian vừa qua; Chƣơng 5

trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu; Chƣơng 6 là phần kết luận và gợi ý chính sách.

Tóm tắt chương, Chƣơng 1 đã khái quát tính cấp thiết của vần đề nghiên cứu, bối cảnh,

mục tiêu cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu.