32
SỞ Y TẾ BÀ RỊA - VŨNG TÀU Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1/10 SỐ 79 (2012) T M Q U A N T R N G V À Ý N G H Ĩ A

NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1/10soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 79.pdf · • Hỏi đáp về Luật Phòng chống ... • Lời cảm ơn! ... khắc

  • Upload
    buithuy

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỞ Y TẾ BÀ RỊA - VŨNG TÀUTrung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

NGÀY QUỐC TẾNGƯỜI CAO TUỔI 1/10

SỐ 79 (2012)

TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Email: [email protected]

  Chịu TráCh nhiệm xuấT bản:BS: nguyễn Thị Thu hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập.

  ban biên Tập:1. BS. nguyễn Văn Lên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban.2. Cv. Lê Thị Khánh - Trung tâm TT-GDSK - Thư ký.3. BS. Trương Đình Chính - TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên.4. BS. Trương Đình Trúc - TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên.5. BS. nguyễn phạm hà - TP. QLHNYTTN - Sở Y tế - Biên tập viên.6. BS. phạm minh an, Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên.7. BS. Trần Văn bảy, Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi - Biên tập viên.8. BS. hà Văn Thanh, Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên.9. Cv. Trần Thị nga - Trung tâm TT-GDSK - Biên tập viên.

  TrÌnh bÀY: Nghĩa Quý   ảnh bìa 1: Linh NgaGiấy phép xuất bản số: 01/2009/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 6-1-2009. Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản và in ấn. Web: mythuatvungtau.com In 1.500 cuốn tại Công ty Văn hóa Đông Dương (ĐT: 0913 957 486).

• Tầm quan trọng và ý nghĩa Ngày quốc tế Người cao tuổi 1/10 ........3 • Phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn lây sang người ...............................5 • Nhân Ngày thị giác thế giới 11/10/2012: “Tật khuc xạ học đường

và cách phòng tránh”........................................................................7 • Chương trình “Nối nhịp trái tim”: Khám sàng lọc cho bệnh nhân

mắc bệnh tim của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .........................................8 • Trung tâm TT-GDSK: Tập huấn kỹ năng cho các truyền thông viên ..8 • Hỗ trợ chi phí đồng chi trả cho người có thẻ BHYT phải chạy thận

nhân tạo ...........................................................................................9 • Tổ chức vui Trung thu cho trẻ em nghèo xã Phước Long Thọ, huyện

Đất Đỏ ..............................................................................................9 • Hội thảo triển khai kế hoạch quốc gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong

các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2012-2015 ................ 10 • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Đại hội Đại

biểu lần thứ V nhiệm kỳ 2012 - 2014 ............................................ 11 • Giao ban quý III/2012 - Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống

lao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.............................................................. 12 • Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai chiến dịch uống bổ sung vaccin

sabin cho trẻ < 5 tuổi tại các vùng nguy cơ cao năm 2012 ........... 12 • Chăm sóc thành công 3 bé sinh non, thiếu tháng ......................... 13 • Trung tâm Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức: Mít tinh nhân Ngày

Thị giác thế giới ............................................................................. 13

• Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Sơ kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2012 ........................... 14

• Huyện Đất Đỏ triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đợt 2 năm 2012 ............................................. 15

• Trung tâm Truyền Thông – Giáo dục sức khỏe tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập huấn kỹ năng báo chí ...................................................... 15

• Trạm Y tế xã Bình Châu huyện Xuyên Mộc: Một ngày khám chữa bệnh cho 40 - 50 bệnh nhân .......................................................... 16

• Thông tin dược .............................................................................. 17 • Tuyến tuỵ nhân tạo - Hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường .... 18 • Đã có vi rut diệt tế bào ung thư ..................................................... 18 • Hiến tạng, một hoạt động nhân đạo mang nhiều ý nghĩa, cần được

nhân rộng ...................................................................................... 19 • Nỗi niềm của những người phụ nữ nghèo mắc bệnh tim ............. 21 • Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh tim mạch 29/9: “Những

điều cần lưu ý trong sinh hoạt của người bệnh tăng huyết áp” ..... 23 • Điều trị sỏi đường tiết niệu theo phương pháp Đông y ................. 24 • Hỏi đáp về Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ........................ 25 • Bác sĩ tuyến trên-tuyến dưới .......................................................... 26 • Hộ lý Lý Thị Nhạn - 15 năm trách nhiệm với nghề ........................ 27 • Trang thơ ....................................................................................... 29 • Lời cảm ơn! .................................................................................... 30

Bs. Nguyên Văn Thai, Pho Giam đôc Sơ Y tê (bên trai) tăng qua lưu niêm cho giao viên, hoc sinh trương Khiêm thi huyên Tân Thanh, Ba Ria - Vũng Tau. Ảnh: M.T

Bac sĩ Trương Văn Kính, Giam đôc Sơ Y tê trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 ca nhân đạt thanh tích xuất sắc năm 2011. Ảnh: N.V.L

Một là, người cao tuổi đối với xã hội. Phải làm cho mọi người thấy rõ công lao của người cao tuổi đối với dân tộc, đối với đất nước và vị trí của họ trong xã hội. Hiện nay, nhiều người đã già, sức đã yếu, nhưng vẫn còn tham gia đóng góp cho xã hội về kinh nghiệm, kiến thức, uy tín của họ rất lớn, rất thiết tha với cuộc sống và với thế hệ mai sau.

Hai là, xã hội đối với người cao tuổi. Phải làm sao huy động mọi người trong xã hội, mọi cấp, mọi ngành vào việc chăm sóc người cao tuổi với hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện từng lúc, từng nơi.

Chương trình hoạt động quốc tế người cao tuổi năm 1982 có hiệu lực trong 50 năm và cứ 4 năm thế giới họp một lần để kiểm điểm thực hiện chương trình tập trung 6 điểm: 1, Sức khỏe và ăn uống; 2, Nhà ở và môi trường; 3, Củng cố gia đình; 4, Bảo trợ xã hội; 5, Công ăn việc làm; 6, Giáo dục và không ngừng nâng cao trình độ.

Hưởng ứng chương trình đó, nước ta đã tổ chức Hội nghị người cao tuổi lần đầu vào tháng 11.1982 tại Hội trường Thống nhất, TP.Hồ Chí Minh để triển khai và tổ chức thực hiện chương trình của LHQ.

Ngày 14.12.1990, Đại hội đồng LHQ đã có quyết định số 45/106 lấy ngày 1.10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi và bắt đầu vào 1.10.1991.

Liên hiệp quốc đã lôi kéo sự chú ý của nhân loại tới một hiện tượng

Tầm quan trọng và ý nghĩa Ngày quốc tế Người cao tuổi 1/10

Tập dưỡng sinh trơ thanh hoạt động thương xuyên của Hội ngươi cao tuổi. Ảnh: LINH NGA

Sự bùng nổ dân số người cao tuổi đang là vấn đề quan tâm của cả thế giới. Vì vậy, Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) trong khóa họp năm 1978 đã quyết định lấy năm 1982 là năm quốc tế người già. Và lần đầu tiên trong lịch sử có một Đại hội thế giới về người già do LHQ triệu tập tại Viene (Áo) từ 26.7 - 6.8.1982 với hơn 3.000 đại biểu của 170 nước trên thế giới, đại biểu của tổ chức phi chính phủ các nước, các đoàn thể quần chúng, các nhà khoa học tự nhiên và xã hội, nhằm: “Nâng cao tuổi thọ và bảo vệ sức khỏe cho người già”. Đại hội đã có chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già, tập trung 2 chủ đề:

SỰ KIỆN

3

dân số là: “Sự lão hóa dân số và kỷ nguyên của người cao tuổi”.

Ngày 1.10.1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão và đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của LHQ và nêu rõ: “Chăm sóc cho người cao tuổi là một chính sách quan trọng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”.

Ngày 1.10 hàng năm dành cho người cao tuổi vẫn dùng biểu tượng Cây Đa, được Đại hội thế giới người cao tuổi thông qua năm 1982. Biểu tượng do họa sĩ người Mỹ là cụ Oscar 82 tuổi trình bày với ý nghĩa:

Cây đa tượng trưng cho tuổi thọ cao, là nguyện vọng của mọi người, thuộc mọi thời đại; Tượng trưng cho tính liên tục giữa các thế hệ. Từ cành của cây đa mọc ra các rễ, từ các rễ mọc ra các cây đa con; Tượng trưng cho tính độc lập, không lệ thuộc. Đó là nguyện vọng sâu xa của người cao tuổi; Tượng trưng cho tính cộng đồng. Dưới ánh nắng trưa hè, bóng mát cây đa là nơi trẻ con nô đùa, người lao động nghỉ chân. Tấm lòng người cao tuổi hướng về việc thiện, giúp ích cho đời trước khi đi xa.

Tháng 5.1991, LHQ đã thành lập quỹ cây Đa, có nhiệm vụ hỗ trợ các chương trình về tuổi già của các nước thuộc thế giới thứ ba và các Hội người cao tuổi. Tiếp theo, Văn phòng LHQ đã có thông tri “Một ngày, một năm, một thập kỷ” về người cao tuổi. Một ngày, đó là ngày 1.10; Một năm, đó là năm 1991, được chọn để kỷ niệm và chủ yếu là để rút kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện chương trình; Một thập kỷ, đó là từ năm 1992 – 2001 sau khi đã bổ sung các chương trình và 5 nguyên tắc; Bằng mọi cố gắng khắc phục hoặc hạn chế tình trạng bị lệ thuộc của lớp người có tuổi và người già; Bảo đảm cho người cao tuổi được quyền tham gia mọi công việc của cộng đồng; Bảo đảm quyền được chăm sóc khi cần thiết; Bảo đảm quyền được phát triển bản sắc riêng; Bảo đảm quyền được tôn trọng nhân phẩm.

Và trong phiên họp toàn thể ngày 15-16/10/1992, Đại hội đồngLHQ đã thảo luận kế hoạch hành động quốc

tế đối với người cao tuổi toàn thế giới cho đến hết năm 2001.

Hội nghị thế giới về người già lần thứ II do LHQ tổ chức, diễn ra từ ngày 8-12 tháng 4 năm 2002, tại Madrid (Tây Ban Nha) nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho tương lai của thế giới trong bối cảnh vào giữa thế kỷ XXI này, thế giới có hơn 2 tỷ người cao tuổi. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm dẫn đầu tham dự. Theo ước tính trong vòng 50 năm tới, 1/5 dân số thế giới sẽ ở độ tuổi về hưu, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động sẽ giảm 1/2 so với hiện nay, khiến vấn đề phúc lợi xã hội sẽ trở nên cấp bách.

Đại hội lần thứ III của thế giới về người già, do LHQ tổ chức diễn ra vào tháng 12.2006 với chủ đề: “Đoàn kết, trí tuệ, xây dựng Hội vững mạnh, phát triển phong trào thi đua: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” lên tầm cao mới.

Đối với Việt Nam, nhân dân ta có truyền thống “Kính lão đắc thọ”. Sách xưa có câu: “Thất thập trượng ư quốc” (70 tuổi chống gậy đi, trong nước ai cũng tỏ lòng kính trọng). Đặc biệt, từ khi nước ta có Đảng, có Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đánh giá cao và quý trọng người già. Như thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi các

cụ phụ lão cả nước năm 1941: “Trách nhiệm của các cụ phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ của đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong phụ lão đều có trách nhiệm nặng nề. Đối với gia đình, đối với Tổ quốc phụ lão có trách nhiệm là bậc tôn trưởng. Đối với làng, xóm, đối với bà con, phụ lão có trách nhiệm lớn lao. Phụ lão hô nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, nhân dân làm theo. Hô điều nên hô, làm điều nên làm. Đồng bào cả nước đang ngẩng đầu mà trông chờ các bậc phụ lão. Các cụ đang nêu tấm gương mẫu mực để con cháu noi theo”.

Thực hiện lời Bác Hồ dạy, trong những nghị quyết của Đảng trước đây, cũng như nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020 đã nêu: “Thực hiện và hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội, giúp đỡ người già cả, neo đơn… cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe cho người dân, nhất là sức khỏe BMTE, người cao tuổi, nâng cao tuổi thọ bình quân và giảm tỷ lệ tử vong…”. Đó là những quan điểm và chính sách quan trọng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với người cao tuổi.

DSCK2: Trần Trấp

Chăm soc cho ngươi cao tuổi la một chính sach quan trong va nhất quan của Đảng va Nha nước ta. Trong ảnh: Khám sức khỏe cho người cao tuổi. Ảnh: N.Q

SỰ KIỆN

4

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Phóng viên (PV): Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và tác hại của bệnh do Liên cầu khuẩn lợn?

- Bs Phạm Thị Hiền (Bs PTH): Nhiễm Liên cầu khuẩn lợn là một loại bệnh gây hại cho người và lợn, đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu. Tác nhân gây bệnh là do Streptococcus suis (S.suis) gây ra ở lợn và có khả năng lây lan sang người. S.suis là một liên cầu, cư trú trong đường hô hấp trên, đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân, cũng có thể ở đường tiêu hóa, đường sinh dục của lợn. Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị. Bệnh có thể lây từ lợn sang người và gây tử vong.

PV: Nguyên nhân, điều kiện thuận lợi gây nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người như thế nào, thưa bác sĩ?

- Bs PTH: Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ thịt lợn thiếu an

toàn, nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân do vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác.

Đường lây: Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo một trong các cách sau:

Từ đường ăn uống: Khi ăn các sản phẩm từ lợn mà chưa được nấu chín như tiết canh, lòng, nem, cháo lòng lợn bị bệnh liên cầu nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn.

Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc: Những người có các vết thương, sây sát ở da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết… của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh; trong quá trình chế biến, tiếp xúc trực tiếp (vệ sinh chuồng trại, giết mổ) cũng có thể lây nếu có các vết xước chân, tay (ở nhiệt độ 25oC, vi khuẩn này sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân). Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương rách

da nhỏ, vết trầy xước, lở niêm mạc chân răng… hoặc tiếp xúc với con lợn nhiễm bệnh khi chăm sóc, giết mổ, chế biến mà bị xây xước chân tay. Bình thường loại vi khuẩn này có sẵn trong cổ họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp, sinh dục của lợn. Khi lợn mắc bệnh, nhất là bệnh tai xanh, hệ miễn dịch suy giảm và đây là dịp cho loại vi khuẩn này có cơ hội phát triển mạnh. Người tiếp xúc trực tiếp lợn bệnh sẽ bị lây qua các vết thương trên.

Đường hô hấp: Người cũng có thể bị bệnh do lây qua đường hô hấp khi hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra.

PV: Bác sĩ hãy cho biết thêm về triệu chứng bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người và nguyên do nào có thể gây ra tử vong khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn?

- Bs PTH: Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trong năm 2010 miền Bắc có 55 trường hợp mắc liên cầu nặng nhập viện điều trị, trong đó có 7 người bị tử vong (tỷ lệ 12,73%).

Khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng, suy đa tạng phủ. Nếu nhập viện muộn thì cơ hội cứu chữa thấp. Vi khuẩn liên cầu lợn tấn công người sẽ gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao (lạnh, tay chân run rồi lên cơn sốt rất cao, trên 39oC), đầu đau dữ dội, đau cứng cổ gáy, sau đó tri giác lơ mơ, li

Phòng bệnhliên cầu khuẩn lợn lây sang ngườiTheo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tháng 9 vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Một thông tin khác cho hay, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong 8 tháng qua đã có 44 cas nhập viện vì nhiễm Liên cầu khuẩn lợn. Để giúp người dân hiểu thêm về bệnh cũng như biết cách phòng tránh bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn chúng tôi đã gặp Bs CK1 Phạm Thị Hiền – phụ trách khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh để tìm hiểu thêm về Bệnh do Liên cầu khuẩn lợn gây ra. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.

Ăn tiêt canh lợn la một trong những nguyên nhân gây nhiêm liên cầu khuẩn lợ

n san

g ng

ươi.

5

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

bì, hôn mê, sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da (xuất huyết rất to màu xám đen, bong tróc, hay lốm đốm). Một số bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi. Tiếp đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao... viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Ngoài ra có thể có biểu hiện nhiễm trùng huyết: sốt cao, da xanh, mệt mỏi, phờ phạc, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi...; sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da... Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ khả quan, nhưng nếu phát hiện muộn bệnh nhân có thể bị phù não, để lại các di chứng nặng như động kinh và có thể tử vong.

PV: Một cách ngắn gọn xin bác sĩ cho biết làm cách nào để phòng tránh bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người?

- Bs PTH: Để phòng tránh được bệnh liên cầu khuẩn lợn, người tiếp xúc với lợn, nhất là lợn bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân (trang bị bảo hộ lao động, rửa tay chân sau khi tiếp xúc...). Khi tiêu hủy lợn

nhiễm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ. Đặc biệt, những người có vết thương hở, bệnh ngoài da không nên tiếp xúc với lợn hoặc tham gia giết mổ, chế biến.

Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn ở nơi tin cậy, rõ nguồn gốc, có đóng dấu kiểm dịch. Thịt lợn phải được nấu chín trước khi sử dụng, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi thịt lợn, thịt lợn nhiễm bệnh, thịt lợn hoặc nội tạng lợn chưa nấu chín. Sau khi dùng thịt hoặc tiếp xúc với lợn, nếu thấy có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, đau họng, cần nhập viện ngay.

Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh; Kiểm soát nghiêm ngặt động vật và sản phẩm động vật vận chuyển qua biên giới;

Nhân viên y tế cần tuyên truyền để người dân không hoang mang trước các thông tin về dịch bệnh. Các cơ sở mua bán và vận chuyển lợn cần chú ý, trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ phải được tập trung tại các điểm thu gom đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y và được khử trùng tiêu độc hàng ngày.

Yên Châu(thực hiện)

Theo một nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho thấy, bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng, 58 bệnh nhân (81%) là nam giới. Phần lớn bệnh nhân là nông dân, 38% bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn hay thịt lợn, tuy nhiên chỉ có 6 bệnh nhân (8%) có tổn thương da nghi ngờ. 69 bệnh nhân (96%) biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối loạn tri giác là những triệu chứng thường gặp. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc. Một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị sốc do nhiễm độc tố liên cầu. Sau 10 - 14 ngày dùng kháng sinh ceftriaxon, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục. Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được còn nhạy cảm với penicillin và ceftriaxon.

Thế nào là tật khúc xạ? Về phương diện quang học, một con mắt bình

thường khi nhìn một vật thì ảnh của vật đó sẽ rơi đúng trên võng mạc cho ta thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét, đúng màu sắc. Người ta gọi đó là mắt chính thị. Nếu vì một lý do nào đó mà ảnh của vật không rơi vào võng mạc người ta gọi đó là tật khúc xạ (TKX).

Có 3 loại tật khúc xạ tương ứng với vị trí hội tụ của vật so với võng mạc: Nếu hội tụ trước võng mạc gọi là cận thị, nếu ở phía sau gọi là viễn thị, nếu hình ảnh của vật không phải là một điểm mà là một đoạn thẳng có thể ở trước, ở sau hoặc nửa trước, nửa sau gọi là loạn thị.

TKX thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, nhất là từ 11 – 15 tuổi, trong đó cận thị, chiếm khoảng hơn 80%, vì vậy người ta hay dùng từ “Cận thị học đường” để chỉ tình trạng này. Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp bị TKX ở tuổi rất nhỏ, hoặc ở tuổi trưởng thành sau những lần thay đổi lớn về sức khỏe như thai sản, chấn thương, bệnh lý nội khoa v.v. Tật khúc xạ thường có xu hướng phát triển tăng dần cho đến khoảng 18 - 20 tuổi thì dừng lại. Xuất hiện càng sớm và càng nặng thì sự tăng độ càng nhiều. Nguyên nhân và biêu hiên cua tật khúc xạ

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây TKX là bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh thường do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình và giống người. Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: Tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng thiếu, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem TV, sử dụng vi tính không hợp lý v.v.

NHÂN NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI 11/10/2012:

“Tât khuc xa học đường và cách phong tránh”

Kham mắt cho hoc sinh ơ Đất Đo.

6

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Biểu hiện chủ yếu của tật khúc xạ là nhìn mờ. Cận thị thì giảm thị lực khi nhìn xa, viễn thị và loạn thị thì cả nhìn xa và gần đều mờ. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, viết chữ không thẳng hàng, kết quả học tập giảm sút. Cac phương phap điều chinh

Khi đã bị TKX thì bắt buộc phải điều chỉnh để mắt trở lại trạng thái thoải mái, hạn chế bớt sự tăng độ và ngăn ngừa những biến chứng của mắt. Có 3 cách được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ.

Thông thường là sử dụng kính đeo, ưu điểm là tiện lợi, rẻ tiền, dễ thay đổi, nhưng nhược điểm dễ hỏng, dễ mất. Nên đeo kính thường xuyên và kiểm tra độ kính 6 tháng một lần.

Phương pháp thứ 2 là mang kính tiếp xúc. Là một miếng chất dẻo đặc biệt được đặt áp sát vào giác mạc. Loại kính này phù hợp cho lứa tuổi thanh niên và người lớn. Ưu điểm là gọn, nhỏ, người ngoài nhìn vào sẽ không

thể nhận biết được. Nhược điểm là phải tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, nếu không khéo léo có thể gây trầy xước giác mạc, nhiễm trùng. Một số người bị dị ứng với kính thì không dùng được.

Phương pháp thứ 3 là phẫu thuật bằng Laser Excimer. Phẫu thuật này được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn, cho hình ảnh như sinh lý bình thường của mắt, kết quả lâu dài hoặc vĩnh viễn, nhược điểm là đắt tiền, thường trên 20 tuổi mới thực hiện được.

Hiện nay y học đang phát triển một số phương pháp mới như mổ phaco thay thủy tinh thể để điều chỉnh TKX, mổ Phakic đặt kính nội nhãn v.v. cũng mang lại thị lực cao cho những trường hợp bị TKX đặc biệt.

Trẻ bị tật khúc xạ không đeo kính sẽ bị thiệt thòi hơn người bình thường vì không thể nhìn rõ mọi vật, chất lượng thị giác và chất lượng cuộc sống sẽ giảm đi. Mặt khác mắt luôn phải điều tiết căng thẳng làm cho nhức

NHÂN NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI 11/10/2012:

“Tât khuc xa học đường và cách phong tránh”đầu, chóng mặt, buồn nôn, lé mắt và tăng độ nhanh. Ở một số trẻ bị cận nặng có thể bị đục pha lê thể gây hiện tượng ruồi bay, thoái hóa hắc võng mạc và nặng nề nhất là biến chứng bong võng mạc dẫn đến mù lòaPhong tranh tật khúc xạ và chăm soc măt

Để có một đôi mắt sáng đẹp và phòng tránh TKX cho mắt, ở lứa tuổi học đường cần thực hiện các biện pháp sau đây.

Nơi học tập đảm bảo đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, khi quỳ.

Tư thế ngồi học thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp với cấp học để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học, 30cm với cấp THCS và 35cm với học sinh THPT.

Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.

Phải có chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Khi học cứ 1 giờ phải nghỉ 10 – 15 phút. Khi xem TV, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ từ 8 – 10 tiếng một ngày, dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây, sữa tươi v.v. đảm bảo đủ các loại vitamine và khoáng chất cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng một lần hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở v.v... để kịp thời phát hiện và điều chỉnh TKX.Bài, ảnh: BS Ck2: nguYễn ViếT giáp

GĐ Trung tâm Mắt

Có 2 nhóm nguyên nhân làm cho mắt không nhìn rõ được vật. Thứ nhất là những bệnh lý thực thể như đục thủy tinh thể, chấn thương, glaucoma, bệnh lý đáy mắt .v.v. Thứ hai là do những rối loạn về quang học ở mắt gọi là tật khúc xạ.

Kham khuc xạ hoc đương tại TP. Vũng Tau.

7

Sau hơn 1 tháng chuẩn bị và truyền thông sâu rộng tới tận các khu dân cư trong tỉnh, sáng 23/9, hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh tim tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được

khám sàng lọc tại Trung tâm Chẩn đoán y khoa – bệnh viện Bà Rịa.

UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã gửi thư mời đến từng bệnh nhân từ nhiều ngày trước, tổ chức phương tiện khởi hành từ 4g-5g sáng để đưa tất cả bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân từ các địa phương lên bệnh viện Bà Rịa, chưa kể còn phát cho mỗi bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân tiền ăn sáng và ăn trưa tại TP Bà Rịa; Riêng UBND huyện Côn Đảo đã lo chi phí và cử nhân viên y tế hộ tống 2 bệnh nhân (và 2 thân nhân), đi bằng máy bay từ đảo vào đất liền từ ngày 21/9.

Trong lời phát biểu khai mạc, ông Trần Minh Sanh – Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn sự hỗ trợ của chương trình “Nối Nhịp Trái Tim” và các Mạnh Thường Quân, đồng thời, hứa sẽ có những giải pháp huy động sự ủng hộ từ nhiều nguồn để chăm lo cho tất cả những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim trong tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương, PCT hội Cựu Chiến binh Tp HCM – cố vấn chương trình “Nối Nhịp Trái Tim” giới thiệu về hoạt động của chương trình tại 2 tỉnh Long An, Bình Phước vừa qua, cũng như hoạt động của chương trình tại Bà Rịa-Vũng Tàu sắp tới.

Với sự nỗ lực của các nhân viên bệnh viện Bà Rịa và các phòng y tế, các bệnh nhân được tổ chức khám sàng lọc hết sức khoa học, trật tự và nhanh gọn. Các bệnh nhân được xem xét hồ sơ cũ, khám tổng quát, khám tim mạch, siêu âm tim để chẩn đoán xác định. Kết quả trong số 211 bệnh nhân khám sàng lọc, có 133 bệnh nhân (63%) có chỉ định phẫu thuật, trong đó có 84 người lớn. TP Vũng Tàu, huyện Châu Đức và huyện Tân Thành là các địa phương có nhiều bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nhất, mỗi nơi có 24 bệnh nhân.

Sau khi tổng hợp kết quả , chương trình “Nối Nhịp Trái Tim” sẽ lập văn bản thông báo chính thức cho UBND và Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau đó Hợp đồng trách nhiệm sẽ được ký kết giữa các bên và các bệnh nhân tim đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể sẽ được các Bác sĩ của Viện Tim TPHCM phẫu thuật ngay trong những tháng cuối năm 2012.

Tin, ảnh: Khánh Chi

CHƯƠNG TRÌNH “NỐI NHỊP TRÁI TIM”:

Khám sàng lọc cho bệnh nhân mắc bệnh tim của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

TRUNG TÂM TT-GDSk:

Tâp huấn kỹ năng cho các truyền thông viênTrong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Truyền thông

Giáo dục sức khỏe tỉnh BR-VT đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ năng truyền thông - giáo dục sức

khỏe cho các truyền thông viên của các đơn vị y tế trong ngành. Tham gia giảng dạy có Ths.Hồ Thiên Ngân – Viện Pasteur TP. HCM và Bs. Trịnh Cao Hiệp – Trung tâm TT –GDSK TP. HCM.

Tại các lớp tập huấn, giảng viên và học viên đã sử dụng phương pháp dạy và học rất tích cực. Các học viên đã được chia sẻ các khái niệm cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng cơ bản trong truyền thông

trực tiếp, gián tiếp; cách lập kế hoạch thực hiện một buổi truyền thông, kỹ năng viết thông điệp giáo dục sức khỏe tại địa phương. Tại lớp tập huấn, các học viên còn được thực hành đóng vai với nhiều tình huống truyền thông cụ thể, hấp dẫn để dễ dàng hệ thống lại những khái niệm cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kỹ năng truyền thông, vận động cộng đồng. Ngoài ra các học viên còn được tập huấn các kỹ năng truyền thông trong các vụ dịch, truyền thông nguy cơ và truyền thông tác động thay đổi hành vi.

Minh Thắng

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

8

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Chiều ngày 27/9, tại Sở Y tế đã diễn ra cuộc họp liên ngành Y tế-Tài chính-Lao động Thương binh Xã hội, để bàn về việc trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí tham gia BHYT và phần

kinh phí đồng chi trả cho người bệnh tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có chỉ định chạy thận nhân tạo (CTNT). Bs Trương văn Kính – Giám đốc Sở Y tế, chủ trì cuộc họp.

Theo báo cáo của đại diện lãnh đạo bệnh viện Bà Rịa và bệnh viện Lê Lợi, hiện nay toàn ngành y tế có 16 máy CTNT (10 tại bệnh viện Bà Rịa và 6 tại bệnh viện Lê Lợi), mỗi bệnh viện phải

Được sự hỗ trợ của Tỉnh Đoàn, ngày 29/9/2012 Chi đoàn Văn Phòng Sở Y tế đã phối hợp với Ban thanh niên công ty Cổ phần giải pháp phần mềm

Bình Minh, TP. Hồ Chí Minh tổ chức vui Trung thu cho 50 trẻ em nghèo tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ.

Đúng 18 giờ lễ hội bắt đầu. Sau màn múa lân ấn tượng, các em nhỏ được tham gia một số trò chơi hào hứng do các anh chị đoàn viên thanh niên tổ chức và nhận được những món quà nhỏ khích lệ tinh thần. Khép lại đêm Trung thu đầy ý nghĩa, các em ra về với phần quà trị giá 300.000 đồng bao gồm: bánh trung thu, lồng đèn, sách vở, đồ dùng học tập và 10 kg gạo.

Tổ chức vui Trung thu cho trẻ em nghèo xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ

làm việc với công suất tối đa (4 ca/ngày), nhưng chỉ đáp ứng được cho 135 người bệnh, còn hơn 50 người bệnh khác đang có nhu cầu CTNT nhưng vẫn phải chờ cho đến khi có người bệnh đang điều trị chết hay bỏ trị mới có cơ hội được CTNT.

Một điều bất lợi cho người bệnh CTNT là nhiều người bệnh không được hưởng chế độ hộ cận nghèo hoặc hộ nghèo của tỉnh, do quy định của ngành LĐTBXH chỉ căn cứ trên thu nhập đầu người hàng tháng trong hộ gia đình để cấp sổ hộ cận nghèo hoặc hộ nghèo, mà chưa tính đến việc hộ gia đình đó có thể có thu nhập đầu người hàng tháng cao hơn mức cận nghèo hoặc nghèo, nhưng đa số thu nhập đó phải dùng để thanh toán viện phí CTNT (gần 10 triệu đồng/tháng nếu người bệnh không có thẻ BHYT, gần 2 triệu đồng/tháng nếu người bệnh có thẻ BHYT tự nguyện đồng chi trả 20%)

Thường mỗi người bệnh CTNT tại bệnh viện 4 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và chạy thận suốt đời. Như vậy dù trước đó thu nhập thế nào nhưng CTNT sẽ làm “nghèo hóa” bệnh nhân và gia đình.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người bệnh cần CTNT tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các thành viên dự họp đã nhất trí cao về việc trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí để cho tất cả những người bệnh phải CTNT chưa có thẻ BHYT đều được tham gia BHYT (với thẻ BHYT tự nguyện, mức đóng 567.000 đ/năm/người), và hơn nữa, tất cả khoản chi phí đồng chi trả của người bệnh CTNT có thẻ BHYT đều được UBND tỉnh hỗ trợ, tính ra khoảng 23 triệu /người/năm , tương đương 4,5 tỷ đồng/năm cho tất cả người bệnh CTNT trong tỉnh. Tin, ảnh: Bảo phúC

Thay mặt chính quyền, nhân dân xã Phước Long Thọ, ông Mai Văn Phụng- Phó chủ tịch UBND xã đã cảm ơn hoạt động thiết thực của các bạn đoàn viên, thanh niên đã đem lại cho những trẻ em nghèo của xã một đêm Trung thu trọn vẹn, ấm áp nghĩa tình. Tin, ảnh: Khánh Chi

Hỗ trợ chi phí đồng chi trả cho người có thẻ BHYT phải chay thân nhân tao

9

Ngày 02/10/2012, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo triển khai Kế hoạch hành

động quốc gia về tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) giai đoạn 2012-2015.

PGs Ts Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì; Tham dự hội thảo có đại diện các vụ, cục BYT, đại diện WHO tại Việt nam, đại diện các dự án, chương trình quốc tế tại Việt Nam, Gs Ts Trần Quỵ - nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo, phòng Nghiệp vu Y các Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện, TK kiểm soát nhiễm khuẩn, Điều dưỡng trưởng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện đa khoa tỉnh trong cả nước.

Về nội dung, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế báo cáo về Thực trạng công tác KSNK trong các cơ sở KCB năm 2012; Theo đó, Bộ Y tế thực hiện điều tra cắt ngang vào tháng 8/2012 tại 522 bệnh viện (29 bệnh viện tuyến TW, 200 bệnh viện tuyến tỉnh và 293 bệnh viện tuyến huyện), và đưa ra một số nhận định như : hệ thống tổ chức KSNK chưa hoàn thiện theo yêu cầu; đội ngũ cán bộ KSNK (nhất là tuyến huyện) còn thiếu, chưa đủ năng lực, chưa được đào tạo; nhiều nhiệm vụ chuyên môn trọng yếu về KSNK chưa được quan tâm triển khai thực hiện, các hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát vi khuẩn kháng thuốc, xây dựng cơ sở dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện và nghiên cứu khoa học về KSNK đạt tỷ lệ thấp.

Cũng theo Bộ Y tế, mối quan tâm lớn trong công tác KSNK hiện nay là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện – là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời

gian điều trị tại bệnh viện; Theo đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện khoảng 8,4-9% bệnh nhân điều trị nội trú (nghiên cứu của WHO năm 1983 trên 28.861 bệnh nhân tại 547 bệnh viện ở 14 nước: 8,4%; nghiên cứu tại England năm 1994 trên 37.000 bệnh nhân tại 153 bệnh viện: 9,0%), trong đó những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp như: Viêm phổi, Nhiễm khuẩn vết mổ, Nhiễm khuẩn tiết niệu, Nhiễm khuẩn huyết, Nhiễm khuẩn vết bỏng… dẫn đến hậu quả: Tăng tỷ lệ tử vong, tăng biến chứng, tăng số ngày điều trị, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc và tăng chi phí điều trị.

Hội thảo đã được giới thiệu về Quyết định 1014/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ Y tế, v/v phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn từ nay đến 2015”. Theo đó, kế hoạch hành động có các mục tiêu: Củng cố và hoàn thiện hệ thống KSNK; Bổ sung, cập nhật và ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật , chính sách, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu hướng dẫn KSNK bệnh viện; Tăng cường nguồn nhân lực và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác KSNK; Tăng cường nhận thức về KSNK của nhân viên y tế và cộng đồng; Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu KSNK theo quy định tại Thông tư 18/2009/TT-BYT; Đẩy mạnh công tác giám sát KSNK bệnh viện và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực KSNK.

Phát biểu kết luận hội thảo, PGs Ts Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương, các cơ sở KCB lưu ý: Tăng cường hệ thống quản lý KSNK theo hướng dẫn của Thông tư 18/2009/TT-BYT; Cập nhật, bổ sung các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn chuyên môn về KSNK; Tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng và KSNK; Tăng cường đào tạo về KSNK, đầu tư tài chính và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KSNK.

Tin, ảnh: Bảo Trí

hội thảo triển khai kế hoạch quốc gia kiểm soát nhiễm khuẩnTRONG CÁC CƠ SỞ kHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH GIAI ĐOẠN 2012-2015

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

10

Nhằm đánh giá kết quả công tác Đoàn nhiệm kỳ 2008 – 2012, đồng thời đề ra phương hướng

nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, sáng ngày 5/10/2012, tại trường Trung cấp Y tế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ V - nhiệm kỳ 2012 - 2014. Tham dự Đại hội có Bs. Nguyễn Văn Thái – UV BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Sở Y tế; Đ/c Trần Văn Mảng- Uy viên Ban thường vụ tỉnh Đoàn; đại diện các chi bộ trực thuộc Đảng ủy Sở Y tế, cùng 82 đoàn viên tiêu biểu.

Đoàn thanh niên cơ sở Sở Y tế hiện có 10 Chi đoàn và Liên chi đoàn trực thuộc với tổng số 557 đoàn viên. Trong thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Đảng uỷ, Ban giám đốc Sở Y tế, của tỉnh Đoàn, của Chi bộ và Ban giám đốc các đơn vị trực thuộc, cùng với sự nhiệt tình tham gia của các đoàn viên thanh niên nên trong nhiệm kỳ 2008 -2012 đã đạt được những bước tiến bộ trong công tác xây dựng và củng cố tổ chức đoàn, phát động nhiều phong

trào thi đua sôi nổi về giáo dục chính trị tư tưởng; Tổ chức nhiều đợt khám chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho đồng bào nghèo, vùng sâu, vùng xa, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách; Thực hiện tốt chiến dịch “Thanh niên tình nguyện” hàng năm với nhiều hoạt động thiết thực; Làm tốt công tác “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, phong trào “khát vọng xanh”, Thực hiên tốt 12 điều y đức của ngành, phát động và thi đua noi gương anh hùng liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm; Tích cực hưởng ứng phong trào Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; Thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Triển khai thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, góp phần đẩy mạnh các hoạt động của ngành và phong trào của Đoàn thanh niên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phát biểu tại Đại hội, Bs. Nguyễn Văn Thái đã biểu dương sự đoàn kết, thống nhất cao của đội ngũ cán bộ

Đoàn; sự năng động, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong các hoạt động của Đoàn nhiệm kỳ 2008 – 2012. Đồng thời, nhấn mạnh BCH Đoàn Sở Y tế nhiệm kỳ 2012 -2014 cần tăng cường hơn nữa về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, tăng cường quán triệt cho đoàn viên chấp hành và thực hiện tốt 12 điều Y đức; mỗi đoàn viên phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, tin học, ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn để ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.

Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ra Ban chấp hành khoá V nhiệm kỳ 2012 - 2014 gồm 11 đồng chí và bầu 03 đồng chí đi dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS HCM tỉnh BR-VT nhiệm kỳ 2012 - 2017 ( gồm có 2 đại biêu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết). Đồng thời Đại hội đã nhất trí và quyết tâm cao thực hiện mục tiêu “Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn; tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức của cán bộ Y tế; đồng hành với thanh niên trong mọi hoạt động”. Minh Thắng

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH SỞ Y TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU:

Đại hội Đại biểu lần thứ VNHIỆM KỲ 2012 - 2014

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

11

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Chiều ngày 15/10/2012, tại Sở Y tế, BQL dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao tỉnh BR-VT đã tổ chức giao ban quý III/2012 với các đối

tác và phòng y tế. Bs. Nguyễn Thị Thu Hồng – PGĐ SYT, giám đốc dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao tỉnh BR-VT chủ trì hội nghị.

Sau khi nghe Bs. Nguyễn Trường Giang – TK lao – Trung tâm PCBXH, điều phối viên dự án báo cáo tóm tắt các hoạt động của dự án trong quý III, với những nội dung cụ thể: tổ chức 4/4 lớp tập huấn cho nhân viên phòng khám/bệnh viện tư và nhà thuốc tư nhân (Mô hình DOTS, STBP/ISTC, và PPM tập trung vào mô hình chuyển tuyến) (đạt tỷ lệ 100% KH); 01/01 lớp tập huấn cho kỹ thuật viên xét nghiệm lao về phối hợp y tế công-tư (đạt 100% KH); Tập huấn về phối hợp y tế công-tư cho các bác sỹ tư và nhân viên nhà thuốc về phối hợp y tế công-tư (115/120 người tham dự, đạt 95,8% KH); sau tập huấn về phối hợp y tế công tư tại các đơn vị tham gia dự án sẽ có thêm 96 cơ sở y dược tư nhân đăng ký tham gia PPM và sẽ thực hiện chuyển gửi người nghi lao vào quý IV/2012; Tổng số cơ sở tư nhân đang phối hợp và chuyển người nghi lao 355/300 (đạt 118% KH); số người nghi lao được chuyển đến cơ sở lao để chẩn đoán trong quý là 540 (lũy tích từ đầu dự án 1.261/4.200, đạt 30% KH); Số người nghi lao đến làm xét nghiệm đờm chẩn đoán lao 308 (lũy tích từ đầu dự án là 994/1.100, đạt 90% KH); Số người xét nghiệm có kết quả AFB (+) là 43 trường hợp, nâng tổng số người được phát hiện lên 141/110, đạt 128% KH; Số người được chẩn đoán là

lao (các thể) 51, tích lũy từ đầu dự án là 153/275, đạt 56% KH;… Tuy vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường giám sát hỗ trợ các cơ sở y dược tư nhân đăng ký tham gia dự án nhưng chưa tích cực trong chuyển gửi người đi khám phát hiện lao… đại diện các PYT, hội LHPN, CTĐ, T4G cũng đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp nhằm làm tốt hơn nữa các hoạt động trong khuôn khổ của dự án.

Kết luận buổi giao ban, Bs. Nguyễn Thị Thu Hồng cũng chia sẻ những khó khăn của các đối tác, các địa phương đồng thời yêu cầu các đối tác, các địa phương cần cố gắng hơn nữa, khắc phục những khó khăn để dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt được những kết quả thiết thực; là tiền đề để tiếp tục thực hiện giai đoạn II của dự án. Thanh an

Giao ban quý III/2012 - Dự án Quỹ toàn cầu vong 9 phong chống lao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trong 3 ngày 12-14/10/2012 vừa qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức chiến dịch đợt

I uống bổ sung vaccin Sabin phòng bệnh Bại liệt cho trẻ < 5 tuổi trên địa bàn huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc, đây là những địa phương có nguy cơ theo kế hoạch của viện Pasteur TP.HCM. Yêu cầu của chiến dịch là đảm bảo 100% số trẻ dưới 5 tuổi có mặt tại địa phương trong thời điểm triển khai được uống đầy đủ 02 liều vaccin Sabin (kể cả các trẻ tạm trú, vãng lai),

không tính những liều vaccin Sabin trẻ đã uống trước đây. Đối tượng uống Sabin là những trẻ sinh từ 01/01/2008 đến 30/09/2012. Số điểm

uống cố định tại các huyện cụ thể như sau: Tân Thành 54 điểm, Châu Đức 107 điểm, Xuyên Mộc 95 điểm; với tổng số trẻ < 5 tuổi uống bổ sung vaccin phòng bệnh Bại liệt trên địa bàn 03 huyện là: 40.314 trẻ.

Qua giám sát của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và viện Pasteur TP.HCM, các điểm uống Sabin đã thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế. Công tác chỉ đạo, tập huấn, tuyên truyền rất kỹ lưỡng, đầy đủ. Nhìn chung chiến dịch đợt I đã đạt mục tiêu đề ra.

Tin, ảnh: Thanh Tỉnh

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai chiến dịch uống bổ sung vaccin sabin cho trẻ < 5 tuổi tai các vùng nguy cơ cao năm 2012

Tư vấn cho bênh nhân lao. Ảnh: MINH THẮNG

12

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Chăm sóc thành công 3 bé sinh non, thiếu thángVào lúc 17g, ngày 8/10/2012, khoa Nhi bệnh

viện Bà Rịa tiếp nhận 03 bé trai, cân nặng mỗi bé lần lượt 1,4 - 1,3 và 1,2 kg từ khoa Sản

bệnh viện chuyển qua. Đây là trường hợp sinh 3 của chị Phạm Thị Hồng Trinh , 29 tuổi, trú đường Phạm Hữu Trí, ấp Long Hiệp, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khi mới tiếp nhận, cả 03 bé có biểu hiện suy hô hấp nên phải cho thở oxi, sưởi trong lồng ấp chuyên biệt và nuôi ăn tĩnh mạch. Đồng thời cũng tập cho bé ăn bằng đường tiêu hóa và dùng thuốc kháng sinh. Nhưng đến ngày 13/10 (sau 06 ngày điều trị) bệnh tình của các bé trở nặng, ngưng thở, da nổi bông, biểu hiện lừ đừ. Ngay lập tức các bác sỹ khoa Nhi đổi thuốc kháng sinh và cho thuốc trợ tim (tăng cường co bóp cơ tim). Đến ngày 16/10 các bé đã ổn định. Và đến ngày 19/10 thì các bé không phải thở oxi, không phải truyền dịch nhưng vẫn phải duy trì tiêm thuốc.

Anh Trần Hoàng Sang (chồng chị Trinh) cho biết, vợ anh sinh 3 cháu ở tháng thứ 7 (thiếu 02 tháng so với những ca sinh đẻ bình thường) nhưng được các Y bác sỹ ở bệnh viện tận tình chăm sóc nên các con của anh đã dần ổn định và có khả năng được xuất viện sớm.

Bác sỹ Võ Văn Đạt – Phó khoa Nhi – bệnh viện Bà Rịa cho biết: những trường hợp sinh ba, thiếu tháng nhưng phát triển tốt như các cháu con chị Trinh là rất hiếm. Hiện các cháu vẫn đang được nuôi dưỡng trong lồng kính và được theo dõi thường xuyên. Tới đây sẽ chuyển các cháu đến bệnh tuyến trên để được khám Mắt theo quy định.

Tin, ảnh: Minh Thắng

TRUNG TÂM MẮT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TỔ CHỨC:

mít tinh nhân ngày Thị giác thế giớiSáng 16/10/2012, được sự phối hợp của Chương trình hỗ trợ

thị giác Việt Nam – Australia (VAVSP) và Viện thị giác Brien Holden, Trung tâm Mắt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

đã tổ chức mít tinh nhân Ngày Thị giác thế giới tại Hội trường Trung tâm Hội nghị tỉnh BR-VT. Tới dự có các ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Jennifer Gersbeck, Giám đốc tổ chức Tầm nhìn 2020 Australia cùng đại diện các tổ chức quốc tế và các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương.

Ngày “Thị giác thế giới” là hoạt động thường niên, diễn ra vào ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng 10 hằng năm. Đây là sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Quốc tế về phòng, chống mù lòa (IAPB) nhằm khuyến nghị công tác bảo vệ thị giác, chữa trị mù lòa, hướng đến mục tiêu loại bỏ hoàn toàn mù lòa có thể tránh được trên thế giới.

Tại tỉnh BR-VT, chương trình phòng chống mù lòa được triển khai từ năm 1997. Sau hơn 10 năm hoạt động, có hơn 16.000 lượt bệnh nhân nghèo được phẫu thuật miễn phí, hơn 30.000 học sinh được khám tầm soát tật khúc xạ và gần 4.000 học sinh bị tật khúc xạ được tặng kính. Từ năm 2011, với sự tài trợ của VAVSP và Viện thị giác Brien Holden, tỉnh BR-VT đã có 3 đơn vị khúc xạ cộng đồng được thành lập và hoạt động có hiệu quả tại TP. Bà Rịa, huyện Đất Đỏ và huyện Xuyên Mộc.

Được biết, năm 2012, Viện thị giác Brien Holden sẽ tiếp tục hỗ trợ BR-VT xây dựng kế hoạch chăm sóc mắt một cách dài hạn cho tỉnh; hỗ trợ sàng lọc tật khúc xạ cho hơn 40 ngàn học sinh trong vùng dự án và chăm sóc các đối tượng yếm thế khác như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, trẻ mồ côi…

Tại lễ mít tinh, với sự tài trợ của VAVSP, thông qua sự hỗ trợ của Viện thị giác Brien Holden, 143 học sinh nghèo mắc các tật khúc xạ đang theo học tại các trường THCS thuộc TP.Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc và huyện Đất Đỏ được tặng kính đeo mắt. Nhân dịp này, Tổng công ty Khí PVGas ủng hộ quỹ phòng, chống mù lòa tỉnh 750 triệu đồng.

Tin, ảnh: Minh ThắngMột trong ba chau trai con của anh Sang, chi Trinh đang được can bộ y tê chăm soc tại Bênh viên Ba Ria.

13

Ngày 18/10/2012, tại hội trường Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bà

Rịa-Vũng Tàu triển khai hội nghị sơ kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2012. Bs. Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, lãnh đạo các Trung tâm Y tế, Phòng Y tế huyện, thành phố và chuyên trách ATVSTP của các TTYT huyện, thành phố trong tỉnh.

Bs. Tiêu Văn Linh - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã báo cáo sơ kết chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2012; đồng thời, triển khai Thông tư số 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế, Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 01/11/2012).

Báo cáo đã nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm trong hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia An toàn vệ sinh thực phẩm 9 tháng đầu năm 2012 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, cụ thể như sau:

Về ưu điểm, đã tổ chức thành công Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012

theo các nội dung hoạt động chỉ đạo của Trung ương; tổ chức được Hội nghị giao ban quý I/2012, hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012; Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP 6 tháng đầu năm cả 3 tuyến đều có sự gia tăng: Tuyến tỉnh tăng 1,3%; tuyến huyện tăng 2,6%; tuyến xã tăng 2,8%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP 6 tháng đầu năm toàn tỉnh tăng 3%. Trong 9 tháng đầu năm 2012 không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và không có cas tử vong do ngộ độc thực phẩm; Số cas mắc do ngộ độc thực phẩm giảm 54%; số vụ ngộ độc thực phẩm trên 2 người mắc giảm

50%;Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu

kiểm được thực hiện thường xuyên, qua đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm về VSATTP; Đồng thời qua thanh tra, kiểm tra tiếp tục truyền thông giáo dục sức khỏe về VSATTP cho người dân, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh về VSATTP, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, giúp công tác quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm tại địa phương ngày càng hiệu quả.

Về hạn chế, kế hoạch năm 2012 được phê duyệt chậm, thiếu kinh phí hoạt động gây khó khăn trong hoạt động chuyên môn nhất là trong các đợt trọng điểm Tết Nguyên Đán và Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012; Nhân sự tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường: còn thiếu, yếu, tại một số huyện cán bộ chuyên trách năng

Kiểm tra an toan vê sinh thực phẩm hang banh kẹo. Ảnh: M.T

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU:

Sơ kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2012

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

14

lực còn hạn chế. Báo cáo số liệu chưa mang tính hệ thống, số liệu chênh lệch lớn giữa các đợt báo cáo; việc xử lý vi phạm lĩnh vực ATVSTP chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức cứng nhắc

Trong công tác thông tin truyền thông, phương tiện truyền thông còn ít, nội dung truyền thông nghèo nàn, hình thức truyền thông còn đơn điệu (chủ yếu là tổ chức tập huấn, hội thảo, tuyên truyền trên đài, báo) chưa thực sự tác động mạnh đến các nhóm đối tượng; việc thay đổi hành vi của nhóm đối tượng không đồng đều.

Bs Tiêu Văn Linh – Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cũng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động ATVSTP 3 tháng cuối năm 2012 bao gồm : tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát , đặc biệt lưu ý các đối tượng nguy cơ, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chỉ tiêu của 3 dự án thuộc ngành y tế triển khai (dự án tăng cường năng lực ATVSTP, dự án thông tin truyền thông GDSK và dự án giám sát mối nguy và điều tra ngộ độc); các phòng ban và các đơn vị rà soát công việc, chuẩn bị công tác chấm điểm cuối năm và tiếp đoàn kiểm tra cuối năm; bộ phận tài chính đảm bảo việc thanh quyết toán các nội dung hoạt động của chương trình đúng định mức và đúng chế độ.

Trong phát biểu chỉ đạo của mình, Bs Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế nhấn mạnh: một là, chi cục ATVSTP và các TTYT huyện, thành phố lưu ý rà soát công tác chương trình đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đúng tiến độ ; hai là, chi cục cần đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc liên quan việc thống nhất mẫu giấy chứng nhận ATVSTP các tuyến, việc triển khai thực hiện mô hình thức ăn đường phố; ba là làm tốt công tác ATVSTP phục vụ các lễ hội của tỉnh và trung ương tổ chức tại tỉnh từ nay đến cuối năm; bốn là đặc biệt lưu ý công tác y tế, trong đó có công tác ATVSTP, phục vụ lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do Chủ tịch nước trao tặng cho tập thể và các cá nhân tù chính trị Côn Đảo sẽ tổ chức trong thời gian tới.

Thanh Tỉnh

Huyện Đất Đỏ triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoach hóa gia đình đợt 2 năm 2012Với mục tiêu tăng tỷ lệ các

cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện

pháp tránh thai hiện đại, tăng tỷ lệ khách hàng được tiếp cận các dịch vụ khám tầm soát nhiểm khuẩn đường sinh sản, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Đất Đỏ phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Chiến dịch Chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình đợt 2 năm 2012.

Chiến dịch đợt 2 năm 2012 triển khai tại 2 xã Láng Dài và Phước Long Thọ từ ngày 18/10/2012 đến ngày 19/10/2012. Mục tiêu của chiến dịch đợt 2 là rà soát, nắm chắc các đối tượng để có kế hoạch tuyên truyền, vận động đối tượng đến tham gia thực hiện các dịch vụ

trong chiến dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của đối tượng trong chiến dịch; Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ; Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: đảm bảo 100% số đối tượng trên địa bàn triển khai chiến dịch có nhu cầu thực hiện KHHGĐ được cung cấp đầy đủ các biện pháp tránh thai phù hợp, 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn được cung cấp thông tin, kiến thức để nâng cao hiểu biết cơ bản về sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, làm mẹ an toàn.

BS. Võ Thị TuYếTTTYT Đất Đỏ

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC kHỎE TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Tâp huấn kỹ năng báo chíTrong 3 ngày (từ ngày 24

-26/10/2012), Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức

khỏe tỉnh BR –VT đã tổ chức lớp tập huấn Kỹ năng báo chí cho 25 học viên thuộc các đơn vị y tế trong ngành. Tham gia giảng dạy có Nhà báo Huỳnh Liên – Trưởng phòng Kinh tế - Báo BR-VT.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Bs. Nguyễn Văn Lên – Phó Giám đốc Trung tâm TT-GDSK nhấn mạnh: Trong thời gian qua, Bản tin của ngành Y tế không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, liên tục đổi mới nội dung và hình thức, đáp ứng cơ bản nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên, để các phóng

viên, cộng tác viên có những tin, bài đạt chất lượng cao hơn thì công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về viết báo là hết sức cần thiết.

Tại lớp tập huấn, giảng viên đã hướng dẫn rất cụ thể các kỹ năng nắm bắt thông tin để viết tin, viết bài phỏng vấn, viết phóng sự… Bên cạnh đó học viên còn được hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh… Ngoài ra các học viên còn được thực hành viết tin, bài ngay tại lớp nhằm hệ thống được những kiến thức cơ bản, cũng như nâng cao khả năng tự tin cho bản thân mình, làm cơ sở cho học viên nâng cao chất lượng tin bài, ảnh trong thời gian tới.

Diệp oanh

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

15

Trong không khí mát mẻ sau những ngày mưa kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 6 vừa đi

qua, chúng tôi có mặt tại trạm y tế Bình Châu. Khác với sự tưởng tượng ban đầu của chúng tôi về một trạm y tế nơi vùng sâu vùng xa vắng vẻ, hiu quạnh và cũ kỹ, trước mắt chúng tôi là một cơ sở y tế rộng rãi, thoáng mát và rất đông bệnh nhân đến khám. Tiếp chúng tôi là Bs. Đặng Thị Kim Thơm- Trưởng trạm. Chị vui vẻ dẫn chúng tôi đi thăm quan toàn bộ cơ ngơi của trạm và giới thiệu về nó cặn kẽ và đầy tự hào như một người chủ giới thiệu về ngôi nhà của mình: “Trạm được đưa vào sử dụng từ năm 2004 với 3 phòng khám được triển khai bao gồm: khám nội nhi; khám sản, đỡ đẻ và khám Đông Y. Trung bình mỗi ngày trạm chúng tôi tiếp nhận và khám cho khoảng 40-50 bệnh nhân. Từ năm 2009 đến nay, số lượt bệnh nhân đến khám ngày càng tăng (Năm 2009 là: 14.984 lượt người; năm 2010 là: 15.783 lượt người và năm 2011 là 20.035 lượt người)”. Lý giải nguyên nhân của sự gia tăng số lượt bệnh nhân đến trạm y tế khám, nhất

là trong năm 2011, chị cho biết: “Trước đây, TYT xã Bình Châu hoạt động trong tình trạng không có bác sĩ, chỉ có các chức danh như y sĩ đa khoa, điều dưỡng trung học, nữ hộ sinh và dược sĩ. Tất cả nhân viên là người địa phương nên đều nhiệt tình, gắn bó và yêu nghề, nhưng do trình độ hạn chế nên không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân địa phương. Từ năm 1990, ngành y tế đã có chủ trương tăng cường bác sĩ về công tác tại trạm, tuy nhiên hiệu quả không cao vì bác sĩ không thường xuyên có mặt, các trường hợp cấp cứu đột xuất vào ngoài giờ hành chính bác sĩ cũng không đến được vì nhà xa, chưa kể thời gian công tác tại trạm ngắn, chưa kịp làm quen với người dân và tạo niềm tin với họ đã phải quay trở về trung tâm y tế. Lúc bấy giờ, tôi trong vai trò là trưởng trạm y tế, cảm thấy rất thương bà con của mình, đã ở nơi vùng sâu, vùng xa, đời sống nghèo khó mà lại không được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng, tôi mong muốn được đi học để có thể quay trở về phục vụ bà con của mình, nguyện vọng của tôi được các

TRẠM Y TẾ XÃ BÌNH CHÂU, HUYỆN XUYÊN MỘC:

Một ngày khám chữa bệnh cho 40 - 50 bệnh nhân

Trạm Y tế xã Bình Châu trực thuộc TTYT huyện Xuyên Mộc, với địa bàn

rộng, phức tạp, dân số đông (21.550 khẩu, 4.450 hộ, chia làm 15 ấp và 156 tổ địa bàn dân cư). Nhân

dân trong xã đa phần sống phụ thuộc vào nghề

biển nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu

sự ổn định. Một bộ phận người dân chưa thực sự

quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe và các chương

trình y tế. Trong bối cảnh đó, trạm Y tế (TYT) xã Bình Châu vẫn hoàn

thành mọi nhiệm vụ được giao và ngày càng chiếm được niềm tin của người dân xã nhà. Ấn tượng về những kết quả mà trạm

đã đạt được, trong sự khó khăn chung của toàn

ngành về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt

là nhân sự ở tuyến y tế cơ sở, chúng tôi đã đến thăm

và tìm hiểu “bí quyết” để có được những thành

công đó vào một ngày đầu tháng 9 năm 2012…

Bênh nhân đên kham bênh tại Trạm Y tê xã Bình Châu, huyên Xuyên Mộc. Ảnh: K.C

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

16

đồng nghiệp ủng hộ, cấp trên cũng tạo điều kiện. Nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên mãi đến năm 2006 tôi mới có thể đi học chuyên tu bác sĩ . Năm 2010 tôi tốt nghiệp và trở về tiếp tục phục vụ trên mảnh đất quê hương. Những kiến thức vừa học được giúp tôi tự tin hơn khi đối diện với những ca bệnh khó, mạnh dạn hơn khi tiếp cận những kỹ thuật mới. Cùng sự hợp tác nhiệt tình đầy trách nhiệm của các đồng nghiệp, chúng tôi ngày càng tạo được niềm tin đối với người dân xã nhà…”.

Như để chứng minh những điều chị nói, ngay thời điểm 8 giờ 30 sáng đã có hơn 10 bệnh nhân đang ngồi chờ khám bệnh. Nhân viên của trạm đang tất bật lấy thông tin bệnh nhân, đo huyết áp, hoàn thiện thủ tục khám bệnh bằng thẻ BHYT… Thấy một người phụ nữ khám thai đang thảnh thơi ngồi đợi, tôi đến bắt chuyện và chị vui vẻ cho biết: “Tôi tên là Trần Thị Lý, nhà ở ấp Thèo Nèo, xã Bình Châu. Hôm nay tôi đến trạm để khám thai, đây là đứa con thứ hai của tôi. Đứa trước tôi khám thai và sanh tại TTYT huyện, nhưng đứa này tôi quyết định khám thai và sanh tại TYT xã luôn vì bây giờ trạm đã có bác sĩ rồi.” Cũng giống như chị Lý, anh Đào Bá Thủy, nhà ở ấp Láng Găng, xã Bình Châu cho biết lý do anh đến TYT hôm nay: “Con trai tôi bị sốt cao cách đây 2 ngày, ăn uống kém và đau đầu. Những năm trước khi gia đình tôi có vấn đề gì về sức khỏe, đa phần

tôi đều đưa lên TTYT Xuyên Mộc để khám, chỉ những trường hợp thật nhẹ như: nhức đầu, sổ mũi hoặc chân tai sây sát mới đưa đến TYT để lấy thuốc về uống, nhưng nay TYT đã có bác sĩ rồi nên dù bệnh có nặng tôi cũng đưa đến trạm, vừa được khám chu đáo, vừa được cấp thuốc đầy đủ, dặn dò nhiệt tình, chẳng việc gì phải đi xa cho mệt…”.

Không chỉ chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, công tác phòng chống dịch của trạm cũng được triển khai hiệu quả. Nhiều năm liền trên địa bàn xã Bình Châu không để xảy ra vụ dịch lớn nào, các bệnh dịch theo mùa được kiểm soát tốt và số ca mắc giảm dần theo từng năm. Đây chính là điểm nhấn thu hút khách du lịch an tâm đến với các danh lam, thắng cảnh của địa phương trong những năm qua, đồng thời tạo nên một môi trường du lịch an toàn, thân thiện trong mắt các du khách quốc tế, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế của địa phương.

Đánh giá về hoạt động của TYT xã Bình Châu, Bs. Vũ Văn Nam- Phó giám đốc TTYT Xuyên Mộc cho biết: “TYT xã Bình Châu là một cơ sở y tế tuyến xã hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm, được bà con nhân dân tin tưởng, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Chúng tôi đánh giá rất cao sự đoàn kết, ý thức trách nhiệm và tin tưởng vào khả năng chuyên môn của các y,

bác sĩ của trạm. Riêng Bs. Đặng Thị Kim Thơm, tôi luôn đề cao tinh thần học hỏi, khả năng quản lý và nhất là sự nhiệt tình trong công tác. Sự vững mạnh của TYT xã Bình Châu trong những năm qua đã góp phần giảm tải cho TTYT huyện Xuyên Mộc. Từ những hiệu quả thực tế trong hoạt động của TYT Bình Châu, chúng tôi nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của bác sĩ tại y tế tuyến cơ sở để từ đó tăng cường công tác đào tạo, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các TYT khác trong toàn huyện”.

Chia tay với tập thể y, bác sĩ TYT xã Bình Châu, trong lòng mỗi người chúng tôi đều cảm thấy vui. Đã có lúc chúng tôi nghĩ rằng, niềm vui ấy là do chuyến đi của mình đã đạt được mục đích ban đầu là tìm được nguyên nhân khiến TYT xã Bình Châu- một xã nghèo nơi vùng sâu, vùng xa của huyện Xuyên Mộc trở thành một điểm sáng về y tế tuyến cơ sở. Song, cho đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ về trạm trong lòng chúng tôi vẫn cảm thấy vui. Có lẽ niềm vui ấy được đọng lại từ ánh mắt ấm áp, thái độ ân cần của các y, bác sĩ khi chia sẻ với bệnh nhân hoặc cũng có thể là niềm vui được đọng lại từ cái nhìn đầy tin yêu, trân trọng của bệnh nhân đối với các y, bác sĩ. Chúc cho TYT xã Bình Châu ngày càng vững mạnh và phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện ngày càng cao của nhân dân.

Khánh Chi

THÔNG TIN DƯỢCVừa qua, Cục quản lý Dược – Bộ Y tế ra thông báo đình chỉ lưu hành đối với những mặt hàng thuốc sau:

Tên thuốc và đặc điểm kỹ thuật Nguồn gốc, xuất xứ Lý do Biện pháp xử lý- Thuốc viên nang Vitamin B1 250 mgLô SX số: 0112Hạn dùng: 040415 Số đăng ký: VD-14171-11

Công ty Cổ phần Dược S.Pharm sản xuất.

không đạt tiêu chuẩn chất lượng về độ hòa tan

Thu hồi

- Thuốc bột CEPLOR VPC 250 (Cefaclor 250mg)Lô SX số: 01120110Hạn dùng: 0113Số đăng ký: VD-8591-09

Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất

không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chi tiêu đinh lượng.

Thu hồi

- Thuốc viên nen bao đương Magnesi –B6Lô SX số: 010810Hạn dùng: 10013Số đăng ký: VD-11460-10

Công ty Cổ phần Dược phẩm Lâm Đồng –Ladophar sản xuất.

không đạt tiêu chuẩn chất lượng về độ tan ra.

Thu hồi

Thi Thi

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

17

Các chuyên gia Anh - Mỹ đã tạo ra một loại vi rút có khả năng tiêu diệt được các tế bào ung thư trong cơ thể mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác.

Các nhà khoa học ĐH Oxford đã biến đổi gen 1 loại siêu vi vốn rất phổ biến là adeno, loại vi

rút thường gây ra các viêm nhiễm ở ngực, thành một loại vi rút săn tìm các khối u ở gan nhưng không gây độc cho gan.

Cơ chế hoạt động của vi rút này là tạo ra các ổ viêm nhiễm tự nhiên trong khối u ác tính trên động vật và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Loại siêu vi đặc biệt này có khả năng tấn công các khối u ác tính ở gan của các con chuột thí nghiệm mà

không mảy may ảnh hưởng tới các phần khỏe mạnh khác trong cơ thể.

“Chúng tôi đã thành công trong

việc “khóa” cơ chế gây hại vốn có ở vi rút”, GS Leonard Seymour, công tác tại Viện Nghiên cứu Ung bướu Anh, nhấn mạnh.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng sẽ phải mất ít nhất 2 năm để phương pháp mới này được thử nghiệm trên con người. Nhà khoa học Leonard Seymour cho biết: “Chúng tôi đã biến loại vi rút nguy hiểm này thành 1 loại vi rút dễ bảo và cho thấy hướng phát triển các loại vi rút chữa bệnh trong tương lai đang rộng mở”. Ông cũng cho biết là dùng vi rút tiêu diệt tế bào bệnh đã xuất hiện từ cách đây vài năm nhưng vấn đề chưa đi đến đâu do gây ra các phản ứng phụ khác cho bệnh nhân điều trị.

Theo Dân Trí

Các nhà khoa học Mỹ hi vọng có thể tìm ra cách chữa trị căn bệnh tiểu đường type 1 bằng cách thay tuyến tụy nhân tạo. Vì nếu mắc bệnh này, tuyến tụy của bệnh nhân hầu như không có khả năng sản sinh ra insulin- một loại hormone nhằm giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng trong các tế bào.

Bé Molly Cann 7 tuổi bị tiểu đường nên ít khi được nếm chocolate vì lo rằng món kẹo này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những trận ốm từ lúc lên 2 tuổi đã khiến Molly

luôn thận trọng để tránh sự thay đổi lượng đường trong máu một cách đột ngột. Thật khó để biết rằng tình trạng của Molly sẽ kéo dài hàng tháng hay hàng năm, và cả gia đình bé luôn lo ngại về điều đó. Nhưng có một loại máy có thể kiểm soát lượng insulin đang đem lại hi vọng cho mẹ của Molly.

Chị Chris Cann - Mẹ của Molly cho biết: «Tôi tin rằng Molly sẽ được hưởng lợi từ các công nghệ tiên tiến, đó là tuyến tụy nhân tạo».

Tuyến tụy nhân tạo gồm hệ thống giám sát liên tục lượng đường glucose, phán đoán lượng đường glucose trong máu. Cứ 15 phút, hệ thống này lại gửi thông tin cho máy tính, rồi thuật toán dựa trên lượng đường glucose và những thông tin khác của cơ thể, sẽ đưa ra liều lượng cần thiết để bơm lượng insulin vừa đủ cho bệnh nhân. Đây là tiến bộ quan trọng trong việc chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường, khi mà máy tính này có thể theo dõi bệnh nhân ngay cả khi họ đang ngủ.

Máy này đang được phát triển theo chương trình của Quỹ Nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên của Mỹ. Họ hi vọng máy này sẽ giúp hàng trăm triệu người mắc bệnh này.

Ông Aaron Kowalski - Giám đốc chương trình của Quỹ Nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã gần đi tới thành công. Chiếc máy có thể theo dõi bệnh nhân suốt cả ngày và có thể đưa ra những quyết định đúng cho rất nhiều trường hợp phức tạp”.

Các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành trên 20 người ở trường đại học Virginia.

Theo tiến sĩ Mary Pat Gallagher - Trung tâm Tiểu đường Naomi Berrie, nghiên cứu đặc biệt này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu, vì mới được thử nghiệm trên ít người và chỉ đeo thiết bị này trong thời gian ngắn nhưng hi vọng là sớm có thể thử nghiệm trên nhiều người trong thời gian dài hơn.

Có lẽ phải vài năm nữa, hệ thống này mới có thể giúp điều trị trên bệnh nhân tiểu đường, nhưng đối với những đứa trẻ như Molly Cann, thì nó rất đáng để chờ đợi. Theo VTV

Tuyên tụy nhân tạo co thể tự động duy trì mức đương huyêt của cac bênh nhân đai thao đương.

Tuyến tuỵ nhân tạo - hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường

Đa có vi rút diệt tế bào ung thư

18

Trong tháng 4/2012 vừa qua, được gia đình người chết não đồng ý hiến tạng để cứu những

bệnh nhân khác, lần đầu tiên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện cùng lúc 4 ca ghép: gan, tim và hai ca ghép thận. Để có thể tiến hành cùng một lúc 4 ca ghép, Bệnh viện đã phải huy động 150 bác sĩ, cán bộ y tế tham gia. Trong đó, phức tạp nhất là ca ghép gan hoàn thành sau 8 giờ. Bốn ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 14/4. Kết quả ban đầu cho thấy, các ca ghép đều thành công. Người cho tạng là một thanh niên hơn 30 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông. Có thể nói, đây là một trong số rất ít trường hợp bị chết não tại nước ta đồng ý hiến tạng, cho cả gan, tim, thận và giác mạc.

Vừa qua, hai van tim của một ca tử vong do chết não đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội sử dụng để ghép và cứu sống cho hai bệnh nhân mắc bệnh tim. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện việc ghép van tim đồng loại. Một bệnh nhân được thay van là nam, 35 tuổi, người Hà Giang, bị hỏng van động mạch chủ, trường hợp còn lại là một cháu bé 11 tuổi, bị dị tật bẩm sinh ở tim và phải ghép van động mạch phổi. Hai van tim này được lấy từ một bệnh nhân tử vong do chết não - được người nhà hiến nội tạng cho bệnh viện. Từ gan, hai quả thận, hai giác mạc và hai van tim của người này, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã ghép thành công, cứu chữa được cho 7 bệnh nhân.

Hiến tạng vẫn còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với hầu hết mỗi người dân Việt Nam. Là một nước theo đạo Phật nên quan niệm “có chết cũng phải chết toàn thây” chính là rào cản lớn trong nhận thức hiến tạng cứu người. Từ đó dẫn đến thực trạng lượng cầu thì quá nhiều còn lượng cung thì quá ít… đa số người thân các bệnh nhân không sẵn sàng hiến tạng bởi quan niệm Á Đông và tình cảm đối với người đã khuất. Ngay cả khái niệm chết não bây giờ cũng rất khó giải thích để người nhà

Hiến tạng,một hoat động nhân đao mang nhiều ý nghĩa, cần được nhân rộng

Trong những năm qua, việc ghép mô, bộ phận cơ thể người đã có những bước tiến đáng kể, trong đó các bệnh viện tuyến TW đã ghép thành công được hàng trăm trường hợp, bao gồm ghép thận, ghép gan, ghép tụy, ghép tim, ghép giác mạc và ghép tủy. Nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể người và nhu cầu có xác để phục vụ việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở Việt Nam là rất lớn và ngày một tăng. Cả nước có khoảng 5.000 - 6.000 người suy thận mãn cần được ghép thận, khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc, riêng tại Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan... do đó đòi hỏi phải có nhiều mô, bộ phận.

TRANG ĐIỀU TRỊ

Cac bac sĩ tiên hanh ca ghép. Ảnh: TRƯƠNG ĐÌNH CHÍNH

19

bệnh nhân hiểu. Đa số vẫn cho rằng tim còn đập, mũi còn thở thì “còn nước còn tát” dù 100% ca bệnh nhân chết não chắc chắn sẽ tử vong trong thời gian ngắn.

Còn theo Gs Ts Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức: Ở Đài Loan là một nước hầu hết theo đạo Phật nhưng họ lại rất cởi mở trong việc hiến tạng. Trên thế giới, nếu phát hiện người có dấu hiệu chết não, các chuyên gia chỉ việc làm một trong ba xét nghiệm như siêu âm, chụp động mạch, điện tâm đồ là có thể kết luận về người chết não. Nhưng ở Việt Nam, các bác sỹ phải cẩn thận làm đủ 3 xét nghiệm trên, thay vì chỉ là một trong 3 như tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí họ còn chờ lâu hơn, chấp nhận lấy tạng muộn hơn, đôi khi có sự hoại tử của gan (đem đi ghép) rồi, để thân nhân người chết não cảm thấy an lòng hơn.

Đối với những người quan tâm đến hiến mô, tạng, điều kiện và quy trình quy định rất rõ ràng: Trước hết, người hiến mô, tạng cần phải có đơn cam kết tình nguyện, sau đó cần phải có ý kiến đồng ý về phía gia đình và xin xác nhận của chính quyền và cơ quan công an nơi thường trú. Sau khi hoàn tất các thủ tục

này, bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm, chẩn đoán xem bộ phận hiến có hợp với người nhận không. Những người có mong muốn hiến mô, tạng sống thì liên hệ với Trung tâm Hiến tạng của BV Việt -Đức để được tư vấn cụ thể.

Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây: Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế

và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Riêng đối với những người hiến mô, tạng chết não, không thể cứu sống được thì bệnh viện sẽ làm thủ tục tâm linh để gia đình người hiến yên tâm.

Do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, tại các bệnh viện tuyến tỉnh khó có thể triển khai kỹ thuật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, nhưng nếu có người có tâm nguyện hiến mô, hiến tạng, ngành y tế BRVT có thể tư vấn trực tiếp; hoặc giới thiệu liên hệ chuyên gia ở bệnh viện Việt Đức – Hà Nội (qua email, qua điện thoại ...) nhằm tạo nhiều cơ hội được cứu sống cho người cần ghép mô, ghép tạng; hoặc mong muốn có cơ hội tổ chức hội thảo để các chuyên gia trao đổi trực tiếp với những người có tâm nguyện hiến mô, hiến tạng, qua đó mọi người có thêm hiểu biết, đưa hoạt động hiến tạng ngày càng được nhiều người ủng hộ, tham gia và sẽ ngày càng nhiều người bệnh được cứu sống nhờ ghép tạng.

BS. Trương Đình ChínhTrưởng phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế

Bênh nhi chơ đợi câu chuyên cổ tích để được cứu sông.

TRANG ĐIỀU TRỊ

20

Hoàng Thị Ph. sinh năm 1985, người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại một vùng quê

nghèo thuộc huyện Cao Bằng, bị mắc bệnh tim bẩm sinh với bệnh lý thông liên thất có chỉ định mổ, nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên cô đành chấp nhận sống chung với bệnh tật. Cách đây 5 năm, cô theo người quen vào Vũng Tàu với mong muốn tìm một công việc nhẹ nhàng, phù hợp để có thể tự nuôi được bản thân và tích lũy ít tiền để chữa bệnh. Với vẻ bề ngoài gầy gò, ốm yếu nhưng gương mặt ưa nhìn, cô được tuyển vào làm nhân viên bán hàng tại siêu thị Metro phường 12, Tp.Vũng Tàu. Làm được một thời gian ngắn, cô đành phải xin nghỉ vì không chịu nổi áp lực công việc do phải thường xuyên di chuyển và sắp xếp hàng hóa. Những tưởng cô phải khăn gói về quê tiếp tục sống dựa vào gia đình và chờ

đợi cơ hội để được chữa trị bệnh tật, nhưng duyên số một lần nữa đã níu chân cô ở lại khi một người đàn ông nghèo, tha thiết mong được tái nghĩa cùng cô để có người chăm sóc 2 con nhỏ đã mất mẹ do bệnh nặng. Nghĩ phận mình cả đời là gánh nặng cho gia đình, nay có thể giúp được cho những đứa trẻ bất hạnh sớm mồ côi mẹ, cô đồng ý về làm vợ và làm mẹ của hai đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Bằng tình yêu thương và trái tim ấm áp của mình cô đã sưởi ấm trái tim người đàn ông mất vợ, và bù đắp được phần nào sự thiếu vắng tình mẫu tử của 2 đứa trẻ mà cô xem như con ruột của mình. Song trong tận đáy lòng, cô vẫn mong một ngày nào đó sẽ có được một đứa con chung với chồng. Hiểu được mong muốn của cô, nhưng lại lo vợ gặp nguy

hiểm trong quá trình mang thai và sanh nở, người chồng kiên quyết bắt vợ phải kế hoạch, nhưng cô vẫn lén chồng quyết thực hiện mơ ước của mình. Có thai được gần 3 tháng cô mới thông báo cho chồng biết. Anh đưa cô đi khám tại bệnh viện Bà

Nỗi niềm của những người phụ nữ nghèo mắc bệnh tim

Người mắc bệnh tim cho dù là bất cứ ai cũng gặp phải những khó khăn rất lớn trong sinh hoạt, vận động và đặc biệt là tính mạng luôn bị đe dọa. Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, đến tương lai của các em sau này; nam giới trong độ tuổi thanh niên và trung niên là người trụ cột gia đình nhưng không đủ sức khỏe để gánh vác công việc; đối với người già, bệnh tim chính là nguyên nhân gây đột tử cao nhất theo thống kê của các nhà khoa học. Còn đối với những người phụ nữ nghèo mắc bệnh tim, bên cạnh những hệ lụy từ một thân thể ốm yếu, xanh xao còn ẩn chứa những nỗi niềm, những khát khao không dễ nói nên lời…

Tập luyên thể thao theo liều lượng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bênh nhân tim mạch.

TRANG ĐIỀU TRỊ

21

Rịa. Sau khi khám thai và siêu âm kỹ càng, bác sĩ khuyên cô không nên giữ lại đứa bé vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Không còn cách nào khác cô đành gạt nước mắt chấp nhận để vuột khỏi tay đứa trẻ mà cô luôn ao ước có được.

Khác với Ph, Đào Kim A, người dân tộc Châu Ro, sống tại ấp Vĩnh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức năm nay đã 42 tuổi mà vẫn phải sống dựa vào cha mẹ già (ngoài 60 tuổi) vì bản thân cô bị hở van tim hai lá có chỉ định mổ, song vì gia đình quá khó khăn nên từ khi phát hiện đến nay cô vẫn phải sống chung với bệnh. Không cam lòng nhìn cha mẹ già hàng ngày vẫn phải lên nương rẫy làm lụng vất vả để nuôi mình, cô mong muốn tìm được một công việc phù hợp với sức khỏe để làm và có một mái ấm gia đình riêng, bớt đi nỗi lo cho ba mẹ lúc tuổi già sức yếu. Nhưng bệnh tật không cho phép cô thực hiện điều mà mình mong muốn. Nhiều lần cô phải nghỉ việc giữa chừng khi đi làm công nhân lột vỏ lụa điều cho một nhà máy tại địa phương và nhiều lần cô đành khóc thầm khi những người đàn ông trong ấp, dù yêu thương cô thật lòng cũng không đủ dũng cảm để cưới cô về làm vợ vì hoàn cảnh họ cũng nghèo, lo cho bản thân không đủ nói gì đến việc cưới một người phụ nữ bị bệnh tim về làm vợ.

Cũng như Kim A, Đào Thị H người dân tộc Châu Ro, sống tại ấp Vĩnh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức năm nay đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa có đám nào dạm hỏi vì ngoài hoàn cảnh gia đình đặc biệt nghèo khó (sống cùng bà ngoại năm nay đã 83 tuổi trong một căn nhà tình thương theo chương trình 134) cô còn mắc thêm bệnh hở van tim hai lá và bệnh cường giáp nhưng không có tiền để phẫu thuật và chữa trị. H tâm sự, cô mong muốn được phẫu thuật tim để có thể khỏe mạnh chăm sóc bà ngoại của mình, vì cô rất sợ nếu cô có mệnh hệ gì sẽ không có ai chăm lo cho bà trong những năm tháng cuối của cuộc đời.

Còn rất nhiều những người phụ nữ nghèo mắc bệnh tim như Ph, như Kim A, như H và mỗi người đều có những tâm sự, những nỗi niềm mà ngay cả những trái tim mạnh khỏe nhất cũng phải lỗi nhịp khi được lắng nghe và tận mắt chứng kiến. Đã có mặt trên cuộc đời này nhưng họ lại không được hưởng những hạnh phúc rất đỗi trần thế như làm vợ, làm mẹ hoặc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Số phận của họ có lẽ sẽ chẳng thể thay đổi được khi cái nghèo vẫn mải miết đeo bám và bệnh tim như một cái án tử lúc nào cũng ở ngay trước mặt…

Nhưng không, cuộc đời luôn ẩn chứa những bất ngờ. Có những lối rẽ, những tia sáng hiện ra trong những con đường tăm tối nhất và cả những trái tim nhân hậu vẫn luôn cúi xuống để mở ra một tương lai cho những con người bất hạnh. Chương trình “Nối nhịp trái tim” của HTV đã kết nối những trái tim đầy nhân ái và đem lại những hy vọng cho tất cả những bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim. Với 70% chi phí do các nhà hảo tâm, các Mạnh Thường Quân tài trợ và 30% chi phí do Quỹ trẻ em nghèo tỉnh hỗ trợ cho mỗi ca mổ tim, cùng với cam kết của ông Trần Minh Sanh-Chủ

tịch UBND tỉnh là sẽ phẫu thuật tim miễn phí cho 100% trường hợp người nghèo mắc bệnh tim có chỉ định phẫu thuật của tỉnh BRVT đã thực sự đem lại cho tất cả những người nghèo mắc bệnh tim của tỉnh một cơ hội mà trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt của cuộc sống, họ cũng như gia đình họ không thể tự tạo ra.

Trong buổi khám sàng lọc vào ngày 23/9 vừa qua, hơn 200 bệnh nhân nghèo mắc bệnh tim đã được các bác sĩ Viện tim Tp. HCM xuống khám để lọc bệnh mổ. Kết quả đã có 133 bệnh nhân (63%) có chỉ định phẫu thuật. Trên những gương mặt xanh xao, ốm yếu của những người bệnh nghèo tuy vẫn còn những băn khoăn, lo lắng vì những dự cảm trước những ca phẫu thuật, nhưng tôi vẫn đọc thấy trong mắt họ những niềm vui, sự lạc quan về một tương lai tươi sáng hơn đang hiện diện phía trước. Rồi đây những người phụ nữ như Ph, như Kim A và H sẽ có thể thực hiện được ước mơ, khát khao của đời mình. Nhỏ bé thôi nhưng tôi biết đó là tất cả những gì thuộc về bản năng của một người phụ nữ mà nếu không có được hẳn trái tim dù có khỏe mạnh vẫn sẽ “nhức nhối” chẳng bao giờ nguôi.

Bài, ảnh: Khánh Chi

TS. Nguyên Văn Phan, Trương khoa Phẫu thuật Viên tim TP. Hồ Chí Minh trực tiêp kham sang loc bênh nhân.

TRANG ĐIỀU TRỊ

22

TRANG ĐIỀU TRỊ

Phần lớn THA không có triệu chứng, các triệu chứng thường nhẹ và mơ hồ có thể gặp ở nhiều

bệnh khác, do đó tăng huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thẩm lặng”. Triệu chứng thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, mệt, tức ngực, nôn, buồn nôn, khó thở, nhìn mờ, nẩy đom đóm… hoặc người bị THA chỉ biết được khi bị biến chứng: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận, phình bóc tách động mạch chủ…

Về chế độ ăn cho người THA: Nếu người bị tăng huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Chế độ ăn được khuyến cáo hiện nay :

Giảm mặn: (< 6 gam muối hay 1 thìa càphê muối mỗi ngày) ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp, cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối, tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối. Ví dụ trong 3-4 lát bánh mỳ gối đã chứa tới 2g muối ăn.

Tăng cường ăn rau quả xanh, trai cây: chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magné và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu. Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo: cholesterol và acid béo no, cần hạn chế tối đa chất béo, thịt mỡ, bơ, da các loại gia súc, gia cầm. Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 - 22,9 kg/m2. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia. Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 60 phút mỗi

NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH TIM MẠCH 29/9:

“Những điều cần lưu ý trong sinh hoat của người bệnh tăng huyết áp”

ngày. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh bị lạnh đột ngột.

Vấn đề sinh hoạt tình dục đối với người bênh tăng huyết ap: Tăng huyết áp có thể có tác động đến chất lượng khoái cảm, cả nam và nữ. Vì giao hợp là một gắng sức vừa phải, có thể coi như làm một số động tác thể dục nên người tăng huyết áp được điều trị ổn định thì không cần kiêng, trừ trường hợp cảm thấy mệt hoặc bị đau thắt ngực hay suy tim thì cần kiêng. Ngoài ra, một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục cũng cần được chú ý.

Theo WHO, đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là căn bệnh có nguy cơ tử vong đứng hàng thứ hai, sau bệnh ung thư. Người bị THA nếu không được điều trị kiểm soát HA tốt, lạnh đột ngột, tress, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, uống nhiều rượu bia, đái tháo đường, loạn nhịp tim, hút thuốc,… dễ dẫn đến đột quỵ.

Đề ngăn ngừa đột quỵ cần tìm hiểu và điều trị các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, lọan nhịp tim, đái tháo đuờng, hút thuốc, ruợu bia…; biết rõ những dấu hiệu cảnh báo của bệnh đột quỵ; biết xử trí đúng khi phát hiện thấy có những dấu hiệu cảnh báo.

Xử trí cấp cứu tại nhà, tại trạm y tế trước một bênh nhân đột quỵ:

Tại nhà: Khẩn trương đỡ người bệnh (tránh bị té ngã chấn thương) ; để người bệnh nhẹ nhàng nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở; nới rộng quần áo; gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, gọi 115; không nên chuyển bằng xe máy vì phần chân liệt dễ rớt bị thuơng tích; không nên

chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn; không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác; không để nằm chờ xem có khỏe lại không; không cạo gió, cắt lể, cúng vái…

Trạm y tế: khám toàn diện, phát hiện dấu yếu liệt; đánh giá mức độ nặng; giữ thông đuờng hô hấp, hút đàm, lấy răng giả; ổn định huyết áp; chuyển đến bệnh viện có điều kiện điều trị.

Sau khi bị tai biến mạch máu não nguời bệnh cần đuợc quan tâm về chế độ ăn, sinh họat, tập luyện phục hồi chức năng phần cơ thể bị liệt và phòng ngừa tái phát.

Phong tai biến mạch mau não: Giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh; không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị tăng huyết áp, không nên tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm; tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng…; sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ; ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích; không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…; điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim…

BS CK2: nguYễn Thị nghĩa TK Nội BV Bà Rịa

23

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, nhất là các nước vùng nhiệt đới. Ở

Việt Nam, bệnh chiếm một tỷ lệ đáng kể, đặc biệt ở lứa tuổi 30 - 50. Chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc sống ở vùng khô, vùng nhiệt đới là những yếu tố thuận lợi tạo thành sỏi. Sỏi tiết niệu gồm có sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm; gồm các triệu chứng chủ yếu như: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó…

Nguyên nhân: do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.

Thê thấp nhiêt: (Tương ứng với sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu).

Triệu chứng: Bụng, lưng đau kịch liệt, lan lên vùng hạ vị hay lan xuống bộ phận sinh dục, tiểu tiện nhiều lần kèm theo đau buốt, tiểu tiện ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày dính, mạch huyền sác hay hoạt sác.

Phep chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch.

Bài 1: Bát chính tán gia giảm, gồm: Mộc thông 9g, Biển súc 12g, Hoạt thạch 15g, Sơn chi 12g, Kim tiền thảo 30g, Kê nội kim 9g, Tiên hạc thảo 15g, Xa tiền tử 15g, Cù mạch 12g, Đại hoàng 6g (cho vào sau), Cam thảo 6g, Hải kim sa 15g, Hoa hòe 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2: Kim tiền thảo 40g, Tỳ giải

20g, Xa tiền tử 20g, Uất kim 12g, Trạch tả 12g, Ngưu tất 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

Bài 3: Đạo xích tán gia vị gồm: Sinh địa 16g, Kim tiền thảo 40g, Đạm trúc diệp 16g, Xa tiền tử 20g, Mộc thông 08g, Kê nội kim 8g, Cam thảo (sao cháy) 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Châm cứu: Châm tả mạnh các huyệt tùy theo vị trí sỏi:

1. Sỏi thận, đoạn trên niệu quản: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý

2. Sỏi đoạn dưới niệu quản: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý.

Thê ứ trê: (Tương ứng với thể sỏi gây xung huyết chảy máu nhiều).

Triệu chứng: Lưng đau liên miên, vùng hạ vị đầy trướng đau, tiểu ra máu, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch huyền sác.

Phep chữa: Lý khí hành trệ, hoạt huyết thông tiểu.

Các vị thuốc thường sử dung: Hoàng bá, Sa tiền, Thổ hoàng liên, Bạch linh, Bán hạ chế, Trư linh, Rễ cỏ tranh, Mộc thông, Sài hồ, Hoàng

cầm, Tỳ giải, Bồ công anh, Sinh đại, Chi tử, Ô dược, Tri mẫu, Trạch tả, Y dĩ, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Râu mèo, Kim ngân, Liên kiều, Cúc hoa, Đại táo, Đơn bì, Xích thược, Chỉ xác, Đào nhân, Đan sâm, Tam thất, Trinh nữ hoàng cung.

Thành phẩm: Kim tiền thảo, Bài thạch, liều dùng 15 viên x 3 lần/ngày; CENNAR, liều dùng 03 viên x 3 lần/ngày; LIVBINIC, liêu dùng 04 viên x 3 lần/ngày; VG5, liều dùng 03 viên x 3 lần/ngày

Châm cứu: Châm tả mạnh các huyệt tùy theo vị trí sỏi:

1. Sỏi thận, đoạn trên niệu quản: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý

2. Sỏi đoạn dưới niệu quản: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý.

Trường hợp sỏi tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu tiện buốt, rắt thì thường xuyên dùng các vị thuốc bổ tỳ, bổ thận phối hợp với các vị thuốc lợi niệu làm sỏi nhỏ tiêu dần hoặc bài tiết ra ngoài.

BS. nguYễn Trương SơnTrưởng khoa Đông Y, BV. Lê Lơi

Điêu trị soi đường tiết niệu theo phương pháp Đông y

Châm cứu tại khoa Đông y bênh viên Lê Lợi. Ảnh: M.T

TRANG Y HỌC CỔ TRUYỀN

24

Hỏi: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm được ban hành từ khi nào? Luật phòng chống chống bệnh truyền nhiễm quy định những hành vi nào bị cấm?

- Đap: Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

Điều 8 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. 2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi

ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Hỏi: Các cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm?

- Đap: Điều 32 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm:

1. Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp theo từng nhóm bệnh; chăm sóc toàn diện người mắc bệnh truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.

4. Theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế

trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5. Thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp.

6. Thực hiện các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Bệnh truyền nhiễm được phân loại ra sao? Mức độ nguy hiểm như thế nào?

- Đap: Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy

hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh Bại liệt; bệnh cúm A/H5N1; bệnh Dịch hạch; bệnh Đậu mùa; bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; bệnh Sốt vàng; bệnh Tả; bệnh Viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do Adenovirus; bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh Bạch hầu; bệnh Cúm; bệnh Dại; bệnh Ho gà; bệnh Lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh Lỵ Amibe; bệnh Lỵ trực trùng; bệnh Quai bị; bệnh Sốt Dengue, Sốt xuất huyết Dengue; bệnh Sốt rét; bệnh Sốt phát ban; bệnh Sởi; bệnh Tay-Chân-Miệng; bệnh Than; bệnh Thủy đậu; bệnh Thương hàn; bệnh Uốn ván; bệnh Rubeon; bệnh Viêm gan vi rút; bệnh Viêm màng não do não mô cầu; bệnh Viêm não vi rút; bệnh Xoắn khuẩn vàng da; bệnh Tiêu chảy do Rotavirus;

c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Chlamydia; bệnh Giang mai; các bệnh do giun; bệnh Lậu; bệnh Mắt hột; bệnh do nấm Candida albicans; bệnh Nocardia; bệnh Phong; bệnh do Cytomegalovirus; bệnh do Herpesvirus; bệnh sán dây; bệnh Sán lá gan; bệnh Sán lá phổi; bệnh Sán lá ruột; bệnh Sốt mò; bệnh sốt do Rickettsia; bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Hanta; bệnh do Trichomonas; bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do Coxsakievirus; bệnh viêm ruột do Giardia; bệnh viêm ruột do Vibrio parahaemolyticus và các bệnh truyền nhiễm khác.

Hỏi đáp về Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

(Xem tiếp trang 28)

25

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Bác sĩ (hay Thầy thuốc) là người duy trì, phục hồi

sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. (Bài viết này chỉ nói về Bác sĩ khám chữa bệnh cho người, không liên quan Bác sĩ thú y hay “Bác sĩ” máy tính).

Chương trình y khoa là chương trình đào tạo chuyên ngành, có thời gian học dài tới 6 năm, có lời thề Hippocrates khi ra trường và có một “luật lệ bất thành văn” về thứ bậc là “đàn anh-đàn em” (Bác sĩ ra trường trước là đàn anh của Bác sĩ ra trường sau, xin nói rõ là ra trường trước chứ không phải vào trường trước, vì thế mới có chuyện một bác sĩ là sếp ở bệnh viện huyện Đ. lớn hơn Lưu Linh tui đến 6 tuổi nhưng vì đi bộ đội K, ra trường sau Lưu Linh tui 2 năm nên vẫn gọi Lưu Linh tui một điều anh hai điều anh).

Bộ Y tế hiện nay phân tuyến điều trị, tuyến trung ương-tuyến tỉnh-tuyến huyện-tuyến xã phường, nên có thêm một thuật ngữ nữa là “tuyến trên-tuyến dưới”. Ngoài việc bệnh viện “tuyến dưới” chuyển bệnh lên bệnh viện “tuyến trên” khi quá khả năng điều trị, Bộ Y tế chủ trương Bác sĩ “tuyến trên” hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho “tuyến dưới” thông qua đề án 1816, bệnh viện vệ tinh, nhằm giảm

tải cho các bệnh viện “tuyến trên”, nâng cao trình độ chuyên môn cho các bệnh viện “tuyến dưới”.

Có một vài chuyện vui buồn mà Lưu Linh tui từng chứng kiến, xin hầu chuyện quý bạn đọc để cùng ngẫm nghĩ thêm :

Ở một khoa Nhi bệnh viện tỉnh, bác sĩ “tuyến trên” tiếp nhận bệnh nhân được chuyển lên từ một bệnh viện huyện, sau khi khám qua, bác sĩ tuyến trên không nói bệnh gì mà chỉ nhún vai và phán “bệnh này mà cũng chuyển, ở dưới đó chẳng biết chữa bệnh gì”. Người nhà người bệnh thì tái mặt, mà điều dưỡng bệnh viện “tuyến dưới” thì tái tê. Nghe đâu sau đó Bác sĩ “tuyến dưới” ấy cũng mất uy tín ở địa phương một thời gian vì câu nói bâng quơ mà chết người ấy;

Lại một lần khác ở khoa sản bệnh viện tỉnh, bác sĩ “tuyến trên” sau khi khám một sản phụ được chuyển lên từ bệnh viện huyện, đã la lên “trời ơi, giữ ở dưới làm gì mà giờ này mới chịu chuyển lên đây” và ra lệnh nhân viên chuẩn bị thủ tục “mổ bắt con” gấp. Nhờ xử trí kịp thời nên sản phụ được mẹ tròn con vuông, nhưng bệnh viện huyện thì giải quyết khiếu nại của người nhà sản phụ mất mấy tháng mới êm.

Có một lần khác ở phòng cấp cứu bệnh viện tỉnh, sau khi Bác sĩ chẩn

đoán người bệnh theo dõi bị Viêm ruột thừa, người nhà phàn nàn “vậy mà sáng đến giờ ở dưới đó tìm không ra bệnh, may mà em xin chuyển…”, bác sĩ “tuyến trên” từ tốn: “không phải vậy đâu, tùy từng giai đoạn bệnh có triệu chứng khác nhau, sáng nay ở dưới đó tìm chưa ra bệnh chứ nếu sáng nay ở đây chắc gì tụi tui tìm ra…”. Người nhà người bệnh im lặng.

Một lần nọ, Lưu Linh tui có dịp gặp các bác sĩ bệnh viện C. TPHCM xuống 1816. Trong đoàn Bác sĩ “tuyến trên” xuống 1816, lớn tuổi có, trẻ tuổi có, trưởng khoa có, Bác sĩ điều trị có. Và Lưu Linh tui ngạc nhiên thấy Bác sĩ “tuyến dưới” nọ cứ ngập ngừng khi “tiếp và làm việc” với một Bác sĩ “tuyến trên” xuống 1816, hỏi ra mới biết… cách đây chỉ mới mấy năm thôi, khi Bác sĩ “tuyến trên” còn là sinh viên thì Bác sĩ “tuyến dưới” ấy (chuyển công tác từ đại học y khoa về) đã là thầy hướng dẫn sinh viên, thế mà…

Một lần khác, khi đến bệnh viện tỉnh nọ , Lưu Linh tui gặp lại một đồng môn thời đại học mà hơn 20 năm sau khi ra trường mới gặp lại, hỏi ra mới biết bạn mình nay là Thạc sĩ của bệnh viện B. TPHCM, hôm nay xuống 1816 về niệu khoa cho bệnh viện tỉnh, mà người tiếp nhận 1816 chính là vị Bác sĩ đàn anh của Lưu Linh tui , thế là bạn tui nay đang đóng vai “tuyến trên” và là “thầy” cho bác sĩ “tuyến dưới” đàn anh của Lưu Linh tui (và cũng là đàn anh bạn Lưu Linh tui), tréo ngoe .

Một vài chuyện thôi, nhưng thật nhiều ý nghĩa. Một hành động, lời nói, cử chỉ hoặc thái độ của Bác sĩ “tuyến trên” có thể “giết” hoặc “cứu” Bác sĩ “tuyến dưới” hơn mọi thứ khác; vì trong phân cấp theo quy định, “tuyến trên” vẫn là “trên” của “tuyến dưới”, cho dù “tuyến trên” trước đó là “trò” của “tuyến dưới”, hay “tuyến trên” hiện đang là “đàn em” của “tuyến dưới”. Lưu Linh

Bác sĩtuyến trên-tuyến dưới

TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU

26

NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Đầu tháng 10/2012, được sự giới thiệu của lãnh đạo bệnh viện, tôi hẹn gặp chị Lý Thị

Nhạn – Hộ lý khoa Cấp cứu bệnh viện Bà Rịa vào một buổi sáng. Dù đã được sự đồng ý của Trưởng khoa cho tạm ngưng công việc để tiếp chuyện với phóng viên, nhưng chị Nhạn vẫn hẹn tôi tại phòng Cấp cứu, bởi theo chị có 2 lý do chị không muốn hẹn tôi ở nơi khác. Thứ nhất chị muốn tôi chứng kiến tận mắt cường độ làm việc của các đồng nghiệp; thứ hai, do chị không yên tâm bỏ dở công việc của mình. Và đúng như lịch hẹn, tôi đến phòng Cấp cứu để gặp chị (trước khi vào phòng tôi đã điện thoại báo cho chị biết là tôi đã tới). Khi bước

vào phòng, trước mắt tôi là một cảnh tượng hãi hùng, trong phòng bệnh nhân nằm quá đông, người máu loang lổ, băng trắng đầy mình. Có những bệnh nhân khuôn mặt bị biến dạng, trông càng đáng sợ. Bệnh nhân này được các bác sỹ sơ, cấp cứu chưa xong đã thấy bệnh nhân khác được đưa vào. Tiếng khò khè, rên rỉ đau đớn, tiếng người nhà bệnh nhân hoảng hốt gọi con, gọi cháu đang bất động trên cáng, lo lắng, thúc giục bác sỹ cấp cứu cho người thân của mình làm cho không khí thêm ngột ngạt, bức bối. căng thẳng. Cán bộ y tế trong kíp trực chạy như con thoi giữa các bệnh nhân, chỗ này vào sổ bệnh án, chỗ kia lau rửa, băng bó vết

thương, đeo máy trợ thở, chỗ khác chuyển bệnh nhân qua phòng điều trị… lưng áo ai nấy ướt đẫm mồ hôi...

Cố trấn an tâm lý một chút, tôi kéo vội chiếc ghế ngồi cạnh một chị Điều dưỡng đang ghi tên bệnh nhân để bớt sợ và lấy lại bình tĩnh. Cũng lúc đó, từ xa chị Nhạn chạy tới và như hiểu được tâm lý của tôi, chị cười và nói “ Sở dĩ chị tiếp em trong phòng Cấp cứu là để em hiểu được những khó khăn của những người làm hộ lý như chị, bởi vì công việc làm sạch bệnh viện ở phòng Cấp cứu tăng gấp nhiều lần so với các phòng khác. Em thấy rồi đấy! Hàng ngày chị phải đến bệnh viện từ rất sớm để dọp dẹp vệ sinh phòng và giúp các y bác sĩ chăm sóc người bệnh. Với công việc thường ngày, ai nhìn qua cũng tưởng chừng như đơn giản đó, bởi vì công việc của hộ lý tụi chị suốt ngày chỉ đưa bệnh nhân đi xét nghiệm, chuyển các kết quả, chuyển bệnh nhân, thay dra trải giường, lau dọn vệ sinh phòng bệnh..., nhưng chỉ có ai ở lâu trong phòng này mới biết được công việc của hộ lý vất vả lắm đó em à! Chính vì bệnh nhân đông nên công việc nhiều, tụi chị ít có thời gian nghỉ ngơi lắm”.

Đang nói chuyện với tôi thì có ai đó trong phòng nói to “ Có ca bệnh mới đấy”! Đã thành phản xạ, chị đứng bật dậy, nhanh tay đẩy chiếc xe ra đón người bệnh, đưa vào phòng để bác sỹ thăm khám. Một lúc sau, chị quay lại tiếp tôi, khuôn mặt chị không còn được vui vẻ như lúc trước nữa, chị nói: “ bệnh nhân vừa vào là một bà cụ 72 tuổi, bị té gãy tay, nhưng hoàn cảnh rất đáng thương em ạ. Bà cụ không có người thân, sức khỏe yếu lắm, việc chăm sóc cũng không đơn giản đâu. Lát nữa bà cụ được chuyển xuống khoa Ngoại để nằm điều trị và khi đó, người lo cho bà miếng cơm, chén cháo lại chính là chị em hộ lý tại khoa đó. Chị buồn vì nghĩ tới chị em hộ lý lại thêm phần

Hộ lý Lý Thị Nhạn15 năm trách nhiệm với nghê

Chi Lý Thi Nhạn chăm soc bênh nhân.

Biết là nghề hộ lý vất vả, phải chịu nguy cơ lây nhiễm cao, thu nhập hạn hẹp, nhưng chị Lý Thị Nhạn đã gắn bó với công việc hộ lý suốt 15 năm. Chị không ngại khó, không ngại khổ, ai nhờ vả việc gì chị cũng vui vẻ đồng ý. Hạnh phúc lớn nhất của chị là sự hài lòng của bệnh nhân.

27

vất vả, buồn hơn cho hoàn cảnh éo le của bà cụ, sao ở xã hội phát triển như thế này lại có những con người khốn khổ đến thế nhỉ?...”.

Thấy vẻ mặt chị trầm xuống, đôi mắt rưng buồn, tôi cố ý chuyển qua chủ đề khác để tránh cho chị phải buồn thêm. Khi nghe tôi hỏi về gia đình thì chị lại vui vẻ trở lại, chị chia sẻ: “Chị có một gia đình êm ấm, hạnh phúc với hai cô con gái ngoan, học giỏi, sống rất tình cảm. Cô con gái đầu tên Nghiêm Lý Thanh Thảo, hiện đang học Đại học Y Dược TP. HCM năm thứ 2. Hiểu được công việc của mẹ vất vả nên cháu hay động viên, chia sẻ với mẹ lắm. Đặc biệt là cháu rất thích làm thơ tăng mẹ”. Nói rồi, chị đọc luôn một bài thơ (Nghề của mẹ) do em Thanh Thảo viết tặng chị một cách vô tư. Xem ra chị rất tự hào về con gái và công việc hộ lý của mình. Sợ tôi không nghe kịp, chị nhắc tôi “ Em nghe kỹ nhé! Chỗ nào chưa ghi kịp em nói chị đọc lại he!”.

Mẹ cậu làm nghề gì? Mẹ tớ làm hộ lý!Hộ lý làm việc gì?Đưa, đẩy, đón bệnh nhân.

Con chỉ nói có thếBởi con sợ nói rằngMẹ lau chùi, dọn dẹpBạn sẽ cười vào con!

Con nào đâu hay biếtÁo mẹ đẫm mồ hôi

Tay chân mẹ mỏi nhừVì lau nhà, đổ rác.

Con nào đâu hay biếtĐôi mắt ấy thêm sâuMái tóc thêm bạc màuNhững đêm trực thức trắng.

Vậy mà khi ra trựcMẹ nào có thở thanLuôn vui vẻ, tươi cườiĐể yên lòng con nhỏ.

Việc mẹ vất vả thếMà lương chẳng là baoMẹ chắt chiu từng đồngNuôi chúng con khôn lớn.

Con ngốc quá hả mẹ?Chỉ sợ mình thiệt hơnNào để ý lại rằng:Mẹ yêu con biết mấy!

Mẹ đã dạy con rằngKhông nghề nào thấp kemChỉ cần mình lương thiệnNghề nào cũng như nhau.

Vậy mà con quên mấtCon hư quá mẹ ha!Tự hào và trân trọngLà những điều con nên!

Nếu có ai hỏi rằng:“ Mẹ cậu làm gì vậy?”Con hạnh phúc trả lời:“ Mẹ tớ là y công!”

Với chị Lý Thị Nhạn là thế đó, vô tư, nhưng sâu sắc, luôn đồng cảm với bệnh nhân và đồng nghiệp. Chị làm việc với tất cả cái tâm, bởi nghề hộ lý là một nghề nhọc nhằn và chỉ những người thật sự yêu nghề như chị mới gắn bó được trong suốt thời gian dài như thế. Không dừng lại ở đó chị luôn phấn đấu học hỏi, nâng cao tay nghề để phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân. Chị đã từng đạt giải Nhì cuộc thi tay nghề hộ lý do ngành y tế tỉnh BR –VT tổ chức.

CN. Đỗ Ngọc Anh – Phó phòng Điều dưỡng - bệnh viện Bà Rịa cho biết: “Khó khăn nhất của những người làm hộ lý tại phòng Cấp cứu là người nhà bệnh nhân ra vào đông, cường độ làm việc cao, đỏi hỏi người hộ lý phải có sự kiên nhẫn, tỷ mỉ, nhưng chị Lý Thị Nhạn làm việc rất nhiệt tình, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, dù công việc vất vả nhưng luôn vui vẻ, chị ấy chính là tấm gương cho đồng nghiệp noi theo”.

Chia tay chị ra về, nhưng trong tôi luôn vấn vương bởi những câu thơ về nghề hộ lý mà con gái chị đã viết: “Hộ lý làm việc gì? Đưa, đẩy, đón bệnh nhân”. Với tấm lòng yêu nghề, yêu bệnh nhân mà chị Lý Thị Nhạn đã gắn bó, góp sức với bệnh viện, với ngành Y tế tỉnh BR –VT hoàn thành tốt trọng trách cao cả là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thì thật đáng khâm phục và ngợi khen.

Bài, ảnh: Diệp oanh

Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định trên.

Hỏi: Việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?

- Đap: Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch:

1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố; Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm

thuộc nhóm B và nhóm C; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch; Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền quy định quyết định việc công bố dịch.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.

BS. Trương Đình ChínhTP Nghiệp vụ Y, Sở Y tế

Hỏi đáp về... (Tiếp theo trang 25)

NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

28

TRANG THƠ

Sống vui, sống khỏe

Bình minh ửng sáng nắng hồngLà giờ thể dục của ông, của bàCơ thể, sức khỏe người giàMột đêm nằm ngủ trong nhà ấm êmRa ngoài quá sớm chớ nênTrạng thái cơ thể chưa quen khí trờiĐi bộ thả bước thảnh thơiDưỡng sinh, múa gậy, lặn bơi nhẹ nhàngDuy trì cho đúng thời gianCường độ tập luyện chớ ham nặng nhiềuTập xong sảng khoái bao nhiêuNhắc nhau ta giữ những điều kể trênSống vui, sống khỏe là tiênGia đình hạnh phúc giữ bền tuổi xuân.

Trần Trong ChuChủ nhiệm CLB thơ ca Bạch Dinh TP. Vũng Tàu

Côn Đảo và emEm trở lại Côn Lôn trong tiết trời oi bứcCái nắng gió tháng 3 ở biển đảo lạ lùng

Mưa bất chợt, trời nồng say bất chợtNhưng trông đâu cũng tím rực một màu

Màu chung thủy chân tình người Côn ĐảoHoa bằng lăng tím nở đón chờ Em

Thân em mệt nhưng lòng em vui mát nhẹBởi cơn gió nồng của tình đất , tình người

Và tiếng nói cười rộn rã suốt thâu đêmEm vẫn thấy mình chưa thèm buồn ngủ

Những đêm tối đảo xa sao ngắn lạ

Rút gọn thời gian em quên mất lối vềVì ở đảo em ấm tình đồng chíNo tình Dân và hạnh phúc quá tình QuânTình đồng nghiệp là gia đình Em đóVề đảo xa tức em được về nhàDẫu đi đâu, dẫu bận rộn trăm bềEm vẫn giữ thời gian quay trở lạiVới Côn Đảo là lối về Em đó .

BS. nguYễn Thị Thu hỒngPGĐ Sở Y tế BR - VT

29

Lo lăngMột phụ nữ nói với bác sĩ:- Thưa bác sĩ, xin ông đừng giấu giếm tôi điều gì cả.

Hãy nói tôi nghe tình trạng sức khoẻ của chồng tôi như thế nào sau khi bị gãy tay. Không biết rõ điều này thì tôi chết mất.

- Bà yên tâm, ông ấy rồi sẽ khoẻ dần thôi mà.- Vậy có nghĩa là ông ấy sẽ rửa bát được chứ ạ?

Co biết không?Đường vắng,

xe Dream II đang chạy bon bon thì một chiếc Babetta phóng vọt lên, tay lái xe nghênh nghênh đầu nói:

- Có biết Babetta không?

- Tay Dream II không thèm trả lời, cau mày vít ga bứt lên. Được một đoạn lại thấy chiếc xe «cà gỉ» kia băng băng vượt qua, cái đầu bù xù vẫn kịp ngoái sang gào: Có biết Babetta không?

- Chủ xe Dream II chặc lưỡi phớt lờ, rồi rà phanh đi chậm lại. Đến một khúc quanh, tay lái xe Dream II thấy chiếc Babetta chúi mũi vào một gốc cây, còn cái đầu bù xù thì đang lóp ngóp dưới ruộng. Sau khi kéo hắn lên bờ, tay lái Dream II hất hàm: Cậu cứ vượt lên rồi hỏi tôi câu đó là ý gì vậy?

- Ô, lại là bác đấy ư? Em hỏi vậy để nếu bác biết thì sẽ nhờ bác chỉ cho em cái phanh nó nằm ở đâu.

Xac nhận vấn đềVova thường ngồi chung xe bus với Natasa. Một hôm,

Vova lấy hết dũng cảm dúi cho Natasa một mẩu giấy, trên đấy viết:

- «Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ».

- Một lúc sau Natasa chuyển lại mẩu giấy cũ, Vova vui mừng mở ra xem, trên giấy viết: «Không mở được cửa sổ!»

Thôi miên liêu phapMột bà nọ mắc chứng rối loạn tuần hoàn, chữa trị

bằng nhiều loại thuốc men mãi không khỏi. Nghe nói bệnh này có thể điều trị bằng thôi miên, bà cũng thử xem sao.

Ông thầy thôi miên nhìn xoáy sâu vào mắt bệnh nhân và bảo:

- Bà hãy nhắc lại từng lời tôi nói: «Tôi đã khỏi bệnh! Đã khỏi bệnh!»

Người bệnh mừng rỡ reo lên:- Tôi đã khỏi bệnh!- Bà phải trả tôi 500 đôla! - Ông thầy thôi miên nói.Bà bệnh nhân liền nhìn sâu vào mắt người vừa điều

trị cho mình, niệm thần chú:- Tôi đã trả tiền rồi. Thầy hãy nói theo: «Vâng! Bà đã

trả tiền rồi!».

Lời cảm ơn!Trong tháng 10 vừa qua, BBT Bản tin Sức khỏe

BRVT đã nhận được bài cộng tác của các CTV: Ông Trần Thanh Sơn, huyện Xuyên Mộc; Ông Trần Trọng Chu, Chủ nhiệm CLB thơ ca Bạch Dinh - Vũng Tàu; Bs. Võ Thị Tuyết, TTYT Đất Đỏ; Bs. Đinh Thị Thuy, Bv Bà Rịa; Bs. Hoàng Phước Ba, Bv. Lê Lợi; Bs. Thu Hà- Bv Bình Dân; Bs. Nguyễn Trường Sơn, Trưởng khoa Đông Y Bv. Lê Lợi; Ds CK2 Trần Trấp, 46 Đoàn Thị Điểm, TP. Vũng Tàu; Ths BS. TrầnThị

Lê Tiên, Trường Trung cấp y tế; BS CK2 Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng khoa Nội Bv. Bà Rịa; Bs. Nguyễn Viết Giap, Giám đốc trung tâm Mắt; Bs Trương Đình Chính, TP NVY SYT.

BBT sẽ xem xét, sắp xếp đăng tải các bài viết theo chủ đề của từng bản tin. Xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác tích cực của các CTV trong thời gian tới.

Trân trọng! BBT Bản Tin SứC Khỏe BrVT

30

Một số hình ảnh về hoat động

khám sàng lọc bệnh tim tai

tỉnh BR -VT của Chương trình

“Nối nhịp trái tim”

Kham sang loc bênh nhân. Siêu âm tim.

Lãnh đạo tinh va Sơ Y tê tăng hoa cam ơn Chương trình “Nôi nhip trai tim”.

Ông Trần Minh Sanh, Chủ tich UBND tinh phat biểu khai mạc. Thiêu tướng Nguyên Văn Chương, PCT Hội CCB TP.HCM, Cô vấn chương trình “Nôi nhip trai tim” giới thiêu về hoạt động của chương trình.

Ảnh: KHÁNH CHI

Một số hình ảnh về Đai hội đai biểu Đoàn cơ sở Sở Y tế lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 -2014

Văn nghê chao mưng Đại Hội. Bs. Nguyên Văn Thai, UVBCH Đảng bộ, Pho Giam đôc Sơ Y tê, tăng hoa chức mưng Đại Hội

Đồng chí Trần Văn Mảng, Ủy viên Ban Thương vụ Tinh đoan, tăng giấy khen cho cac chi đoan đạt thanh tích xuất sắc.

Cac đại biểu bầu Ban chấp hanh nhiêm ky mới.

Đại Hội nhất trí thông qua nghi quyêt. Đồng chí Vũ Thi Thanh Huyền (bên trai) Bí thư Đoan cơ sơ SYT nhiêm ky 2008 -2012 tăng hoa chuc mưng BCH Đoan cơ sơ SYT nhiêm ky 2012 -2014.

Ảnh: LINH NGA