8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Trăn trở Đinh Trang Hòa TRANG 7 CHÍNH TRỊ Đảng bộ xã Xuân Thọ chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4961 - THỨ SÁU NGÀY 12/1/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Đổi mới cách truyền thông dân số TRANG 5 Vùng rau tập trung đầu tiên ở Đam Rông TRANG 3 Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. (Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢN LOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6/1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558) Làm gì để đẩy nhanh tiến độ thi hành án tại Đà Lạt? TRANG 4 TRANG 3 Những giờ đứng lớp của thầy Phương luôn hấp dẫn và hiệu quả với học sinh. Ảnh: Khánh Phúc Trao Cờ thi đua xuất sắc năm 2017 của Chính phủ tặng ngành Kiểm sát Lâm Đồng. Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Nhìn từ kết quả bảo vệ và phát triển rừng Phó Ban chỉ đạo Kế hoạch BV&PTR tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn cho biết: Kết quả nổi bật trong công tác QLBV&PTR của tỉnh năm 2017 là toàn tỉnh đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh. Một nội dung được lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương khẳng định là trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh nói chung, địa bàn huyện, thành phố nói riêng đều giảm cả ba tiêu chí (số vụ vi phạm Luật BV&PTR, diện tích thiệt hại do phá rừng và lâm sản thiệt hại) so với năm 2016. Khẩn trương rà soát, triển khai nhiệm vụ CCHC TRANG 6 BÀI DỰ THI “DÂN VẬN KHÉO” Thầy hiệu trưởng yêu nghề, sáng tạo khi đứng lớp Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả kết quả kế hoạch khắc phục và nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo của UBND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan trực tiếp đến kết quả thực hiện các tiêu chí về cải cách hành chính khẩn trương rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí thành phần năm 2017 thuộc trách nhiệm tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện. Chủ động tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo. UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương tổng kết kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh năm 2017; gửi UBND tỉnh tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định theo qui định. NGUYỄN NGHĨA Ngày 10/1, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác kiểm sát năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2018 và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Công Phàn - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Năm 2017, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Viện Kiểm sát hai cấp thực hiện đồng bộ, toàn diện công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra;... VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG Tổng kết công tác kiểm sát năm 2017 và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTrăn trở Đinh Trang Hòa

TRANG 7

CHÍNH TRỊ

Đảng bộ xã Xuân Thọ chú trọng đẩy mạnh công tác

kiểm tra, giám sát TRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4961 - THỨ SÁU NGÀY 12/1/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐổi mới cách truyền thông

dân số TRANG 5

Vùng rau tập trung đầu tiên ở Đam Rông

TRANG 3

Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.

(Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢN LOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6/1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558)

Làm gì để đẩy nhanh tiến độ thi hành án tại Đà Lạt?

TRANG 4

TRANG 3

Những giờ đứng lớp của thầy Phương luôn hấp dẫn và hiệu quả với học sinh. Ảnh: Khánh Phúc

Trao Cờ thi đua xuất sắc năm 2017 của Chính phủ tặng ngành Kiểm sát Lâm Đồng. Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2

Nhìn từ kết quả bảo vệ và phát triển rừngPhó Ban chỉ đạo Kế hoạch BV&PTR tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm

Đồng Nguyễn Văn Sơn cho biết: Kết quả nổi bật trong công tác QLBV&PTR của tỉnh năm 2017 là toàn tỉnh đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh.

Một nội dung được lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương khẳng định là trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh nói chung, địa bàn huyện, thành phố nói riêng đều giảm cả ba tiêu chí (số vụ vi phạm Luật BV&PTR, diện tích thiệt hại do phá rừng và lâm sản thiệt hại) so với năm 2016.

Khẩn trương rà soát, triển khai nhiệm vụ CCHC

TRANG 6

BÀI DỰ THI “DÂN VẬN KHÉO”

Thầy hiệu trưởng yêu nghề, sáng tạo khi đứng lớp

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả kết quả kế hoạch khắc phục và nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo của UBND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan trực tiếp đến kết quả thực hiện các tiêu chí về cải cách hành chính khẩn trương rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí thành phần năm 2017 thuộc trách nhiệm tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện. Chủ động tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương tổng kết kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh năm 2017; gửi UBND tỉnh tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định theo qui định.

NGUYỄN NGHĨA

Ngày 10/1, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác kiểm sát năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2018 và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Công Phàn - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Năm 2017, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Viện Kiểm sát hai cấp thực hiện đồng bộ, toàn diện công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra;...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Tổng kết công tác kiểm sát năm 2017 và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Page 2: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

2 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Số người tham gia BHYT, BHXH tăng nhanh qua từng năm

Chiều 10/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”. Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, số người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 1.025.212 người tham gia BHYT, BHXH, tăng 37,5% người so với năm 2012; trong đó, tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện) là 84.131 người, tham gia BHYT là 1.023.686 người và lao động tham gia BHTN là 70.331 người.

Để đạt được kết quả trên, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân tham gia BHYT, BHXH; công tác xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết đã được quan tâm thực hiện kịp thời, đồng bộ từ tỉnh đến huyện; các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động, người lao động đã nâng cao hơn nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách BHYT, BHXH, BHTN; vai trò quản lý nhà nước về BHXH, BHYT đã được đổi mới mạnh mẽ và được đầu tư nhiều hơn... Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 9 tập thể và 7 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2012-2017.

THY VŨ

Di Linh bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Chiều 10/1, Phòng Nội vụ huyện Di Linh phối hợp với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và trao giấy chứng nhận cho các học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Sau gần 3 tháng học tập, 136 học viên là cán bộ, công chức, viên chức nói trên thuộc các phòng ban, đơn vị và các xã, thị trấn đã được học tập, nghiên cứu các chuyên đề như: Nhà nước trong hệ thống chính trị; Công vụ, công chức; Đạo đức công vụ; Thủ tục hành chính nhà nước; Quản lý nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước; Cải cách hành chính nhà nước; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng soạn thảo văn bản; Quản lý hồ sơ…

Trải qua 320 tiết học, kết quả 100% học viên được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 17 học viên đạt loại giỏi, 110 học viên đạt loại khá và 9 học viên đạt loại trung bình khá. Dịp này, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tặng Giấy khen cho 13 học viên có thành tích cao trong học tập.

LAM PHƯƠNG

... nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa, thực hiện có chất lượng công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trên các lĩnh vực…

Trong phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng xác định: tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các đạo luật mới về tư pháp, những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, kiểm sát viên; tăng cường trách nhiệm công tố và

kiểm soát hoạt động tư pháp, bảo đảm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến nhấn mạnh: Với chủ đề của tỉnh đề ra cho năm 2018 là “hành động mạnh mẽ, đồng bộ”, trong nhiệm vụ năm 2018, Ngành Kiểm sát Lâm Đồng cần tiếp tục bám sát chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, chương trình công tác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết của

Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng năm 2018… để rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác của ngành, của cơ quan cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Đặc biệt, cần tăng cường công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới: “công minh, chính trực,

khách quan, thận trọng, khiêm tốn”… Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của từng cán bộ, đảng viên…

Ghi nhận những thành tích của Ngành Kiểm sát Lâm Đồng đạt được trong năm 2017, Chính phủ đã tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2017 và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã tặng 4 Cờ thi đua và 6 Bằng khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc.

LÊ HỮU TÚC

Tổng kết công tác kiểm sát... TIẾP TRANG 1

Đảng bộ xã Xuân Thọ chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sátThời gian qua, Đảng bộ xã Xuân Thọ (TP Đà Lạt) luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Hiện nay, Đảng bộ xã Xuân Thọ có 9 chi bộ trực thuộc (6 chi bộ thôn, 2

chi bộ trường học, 1 chi bộ quân sự) với 92 đảng viên. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy xã đã xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm, phân công từng đồng chí cấp ủy phụ trách các chi bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên các tổ chức Đảng và đảng viên. Hàng tháng, thông qua sinh hoạt chi bộ và các hoạt động khác, cấp ủy các cấp trên địa bàn xã tích cực tuyên truyền, quán triệt sâu sắc Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định của cấp ủy cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đến từng cán bộ, đảng viên.

Đồng chí Trần Thìn - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thọ cho biết: “Kiểm tra, giám sát là phương

thức lãnh đạo quan trọng của các cấp ủy Đảng. Đối với Đảng ủy xã, công tác này ngày càng được chú trọng, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy và UBKT Đảng ủy. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp… thường xuyên được tăng cường. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”.

Đảng ủy, UBKT Đảng ủy xã Xuân Thọ thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận trong đảng viên, kịp thời tháo gỡ những khó

khăn, vướng mắc trong công việc thường nhật. Trong công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 30, 32 Điều lệ Đảng được Đảng ủy, UBKT Đảng ủy xã thực hiện theo kế hoạch cụ thể. Ngoài kiểm tra, giám sát theo kế hoạch, UBKT Đảng ủy xã còn tập trung thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

Để từng bước nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, Đảng bộ xã Xuân Thọ tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành với sự nghiệp cách mạng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.

Trong năm 2017, Ban Thường vụ Đảng ủy xã cùng với các chi bộ trực thuộc thực hiện kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng đối với 12 đảng viên các chi bộ (trong đó có 4 chi ủy viên,

8 đảng viên không giữ chức vụ trong Đảng), giám sát chuyên đề 8 đảng viên (trong đó có 1 chi ủy viên, 7 đảng viên không giữ chức vụ trong Đảng); thực hiện kiểm tra, giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng với 2 đảng viên. UBKT Đảng ủy thực hiện kiểm tra 2 chi bộ, 4 đảng viên, giám sát chuyên đề 1 đảng viên.

Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy các chi bộ, đảng viên đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ tốt. Thông qua kiểm tra, giám sát đã giúp tổ chức Đảng, đảng viên phát huy những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tạo nên sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Cũng theo Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thọ thì căn cứ vào chương trình kiểm tra, giám sát, Ban Thường vụ Đảng ủy xã yêu cầu các đồng chí được ủy quyền chủ trì kiểm tra, giám sát phải chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể; các chi bộ, đảng viên được kiểm tra, giám sát phải chuẩn bị nội dung kiểm tra, giám sát theo yêu cầu. Sau kiểm tra, giám sát phải tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy kết luận, đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát và theo dõi các chi bộ, đảng viên được kiểm tra, giám sát. Ngoài các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch, Ban Thường vụ Đảng ủy sẽ triển khai một số cuộc kiểm tra, giám sát đột xuất theo yêu cầu của Thành ủy Đà Lạt hoặc điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

ĐỨC TÚ

Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát mà cán bộ, đảng viên ở Xuân Thọ luôn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Ảnh: Đ.Tú

Page 3: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

3 3 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018KINH TẾ

Thu hồi hơn 670 ha đất triển khai dự án

Vườn rau thương phẩm tập trung tại xã Đạ K’Nàng có diện tích hơn 20 ha do Công ty TNHH

Đông Hải sản xuất từ tháng 9/2017 đang cho thu hoạch. Rau được trồng tại đây gồm hơn 10 loại như: cải thảo, su hào, súp lơ, cà chua, bắp cải, cải dưa… Chủ đầu tư cho biết, ước thu hoạch mỗi ha rau hiện nay được khoảng 60 tấn và theo giá thị trường lợi nhuận thu về gần 100 triệu đồng/1 ha sau khi trừ chi phí đầu tư. Chị Nguyễn Thu Huệ - quản lý Công ty TNHH Đông Hải cho hay: Quyết định chuyển đổi sang trồng rau thì tôi thấy có hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác.

Trước đó, nhận thấy khí hậu thổ nhưỡng tại xã Đạ K’Nàng phù hợp cho cây rau phát triển tốt, Công ty TNHH Đông Hải chuyển đổi diện tích trồng cây dược liệu đã cho thu hoạch sang trồng rau, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa nhằm cải tạo đất. Để cây rau phát triển tốt, trong quá trình trồng và chăm sóc, đơn vị này đã chú trọng đầu tư

các giống rau, nguồn phân bón đảm bảo chất lượng, cùng với hệ thống tưới phun sương và tiến hành các biện pháp khử khuẩn cho đất… Chị Nguyễn Thu Huệ cho biết thêm: Ngoài điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ra, để cây rau phát triển tốt quan trọng là khâu xử lý đất, khử trùng đất ngay từ giai đoạn đầu thì cây rau sẽ không bị sâu bệnh và cho năng suất tốt.

Để có đầu ra ổn định cho sản phẩm rau thương phẩm, Công ty TNHH Đông Hải đã liên kết bao tiêu sản phẩm với một số đơn vị tại TP Hồ Chí Minh.

Việc trồng rau thương phẩm tập trung quy mô lớn không những đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho Công ty mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định từ 6 - 8 triệu đồng mỗi tháng cho hơn 60 công nhân là người địa phương.

Công nhân Đặng Thị Nhung bày tỏ: “Tiền công 170.000 đồng/ngày nên mỗi tháng tôi thu nhập 5,1 triệu đồng. Nếu chị em nào làm thêm thì thu nhập 6 - 8 triệu

Vùng rau tập trung đầu tiên ở Đam RôngHơn 20 ha rau thương phẩm đã được trồng tập trung tại xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Đây được coi là một trong những vùng trồng rau tập trung quy mô lớn đầu tiên được thực hiện trên địa bàn xã.

đồng. Còn cuộc sống của gia đình từ khi làm cho Công ty ổn định hơn”.

Hiệu quả kinh tế ban đầu từ vùng trồng rau thương phẩm tập trung quy mô lớn trên cũng đã được chính quyền xã Đạ K’Nàng ghi nhận và có hướng nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Quân - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đạ K’Nàng cho biết: Trong thời gian tới, xã sẽ phối hợp với Công ty tổ chức nhân rộng các mô hình trồng rau và vận động nhân dân phát triển cây rau.

Thực tế những năm qua, việc trồng rau thương phẩm trên địa bàn xã Đạ K’Nàng nói riêng và huyện Đam Rông nói chung đã được thực hiện nhưng chủ yếu là ở quy mô nhỏ lẻ nên mô hình trồng rau thương phẩm tập trung quy mô lớn nếu được nhân rộng tại xã Đạ K’Nàng và các địa phương khác sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấy cây trồng, phát triển kinh tế đối với địa phương.

ĐAM TRỌNG

Theo số liệu thống kê, so với cùng kỳ năm 2016, số vụ vi phạm giảm 436 vụ (30%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm hơn

35,5 ha (28%), lâm sản thiệt hại giảm gần 1.357,5 m3 (26%); cháy rừng giảm cả về số vụ và diện tích rừng bị cháy (giảm 26 vụ, tương đương 76% và hơn 92,7 ha, tương đương 78%).

Phó Ban chỉ đạo Kế hoạch BV&PTR tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn cho biết: Kết quả nổi bật trong công tác QLBV&PTR của tỉnh năm 2017 là toàn tỉnh đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh. Một nội dung được lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương khẳng định là trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh nói chung, địa bàn huyện, thành phố nói riêng đều giảm cả ba tiêu chí (số vụ vi phạm Luật BV&PTR, diện tích thiệt hại do phá rừng và lâm sản thiệt hại) so với năm 2016.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế, cần mạnh dạn phân tích tìm ra đâu là nguyên nhân. Cũng như các địa phương khác trong nước, tình hình vi phạm pháp luật về QLBVR trên tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa thể hết những diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi tuần vẫn còn phát sinh từ 15-20 vụ vi phạm liên quan đến QLBV&PTR.

Nếu như năm 2016, trên địa bàn có những vụ vi phạm nổi cộm gây thiệt hại tài nguyên lớn (trong đó đặc biệt nghiêm trọng là tại lâm phần Ban Quản lý rừng Lộc Bắc, Bảo Lâm quản lý) thì năm 2017 tình hình này vẫn chưa chấm dứt, điển hình là vụ lấn chiếm 7 ha đất rừng trái pháp luật tại địa bàn xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh. Ngoài ra, trong năm còn diễn ra những vụ vi phạm đáng quan tâm khác tại các địa bàn Đức Trọng,

Nhìn từ kết quả bảo vệ và phát triển rừngNăm 2017, tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) mà lâu nay mới đạt được. Để đạt được thành tích này đã khó, nhưng giữ và phấn đấu vượt lên càng vô cùng khó khăn.

Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương, Di Linh, Đà Lạt… Việc vi phạm xảy ra tại các dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao nhưng chưa được kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời... Đây là vấn đề còn nhức nhối, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của nhiều sở, ngành và cả địa phương, đặc biệt là Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm chính. Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Đăng Dung cho biết: UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi toàn bộ 13 dự án; thu hồi một phần 2 dự án và đang tiếp tục xem xét, xử lý thu hồi các dự án khác.

Tồn tại, hạn chế rất cần được khắc phục trong năm 2018 triệt để hơn nữa, đó là một số cơ quan chức năng và đơn vị chủ rừng chưa quyết liệt hoặc thiếu trách nhiệm trong công tác QLBVR. Mặc dù, năm 2017,

đã phê bình nhắc nhở 6 kiểm lâm phụ trách địa bàn, kiểm điểm rút kinh nghiệm 1 tập thể lãnh đạo Hạt Kiểm lâm. Và đối với chủ rừng, có đến 22 cá nhân thuộc các BQLR phòng hộ bị phê bình nhắc nhở, kỷ luật khiển trách 1 cán bộ tiểu khu, phê bình nhắc nhở 4 tập thể Trạm QLBVR… Việc để xảy ra phá rừng tại huyện Đạ Tẻh và Lâm Hà cần tiếp tục điều tra, kiên quyết xử lý trách nhiệm. Trong thực tế, chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa có giải pháp, biện pháp hợp lý trong công tác phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên và xử lý các đối tượng vi phạm.

Bên cạnh đó, một hạn chế cũng tiếp tục cần khắc phục là chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện một số nơi chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước…

Lợi dụng buông lỏng quản lý, người của chủ dự án đã ngang nhiên phá rừng trái phép tại Phường 12, Đà Lạt. Ảnh: M.Đạo

Thực tế, ở địa phương nào có cấp ủy quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị thì công tác BVR tốt hơn. Cùng đó, nếu chủ rừng thực sự có trách nhiệm cao thì diện tích rừng và đất lâm nghiệp ít bị tác động trái phép hoặc ngăn chặn kịp thời khi bị xâm hại...

Để năm 2018 công tác QLBV&PTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không chỉ giữ vững thành quả của năm 2017 mà còn đạt kết quả cao hơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho rằng: Toàn hệ thống chính trị phải hoàn thành 5 mục tiêu cơ bản, trong đó có 6 điểm mới. Cụ thể: Đảm bảo đạt độ che phủ rừng với tỷ lệ 54%; giảm cả 3 tiêu chí, trong đó giảm 20% số vụ vi phạm, 30% diện tích thiệt hại do phá rừng so với năm 2017; không để lợi dụng chính sách giao (thuê) rừng dẫn đến vi phạm; không để xảy ra điểm nóng vi phạm cũng như không để chậm xử lý hồ sơ vi phạm Luật BV&PTR như những năm trước.

Cùng đó, những nhiệm vụ cụ thể kèm theo các giải pháp quan trọng được Phó Chủ tịch Phạm S nêu đó là: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình không tăng biên chế lực lượng kiểm lâm; sau khi được Bộ NN&PTNT phê duyệt về quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh sẽ khẩn trương triển khai thực hiện chậm nhất vào tháng 2/2018. Sở NN&PTNT và Sở KH&ĐT rà soát các dự án đầu tư, các địa phương cấp huyện kiểm tra, giám sát và theo đó kiên quyết xử lý nghiêm hơn đối với những dự án không thực hiện đúng luật định như nộp tiền giao (thuê) rừng chậm; không đảm bảo lực lượng BVR chuyên trách; sử dụng sai mục đích. Sở TN&MT tăng cường giám sát quản lý tài nguyên khoáng sản liên quan đến rừng; Sở Công thương tham mưu theo hướng không tăng dự án thủy điện liên quan đến rừng; ngành Công an cấp huyện xử lý nhanh đối với những vụ vi phạm Luật BV&PTR… “Tỉnh chủ trương kiên quyết luân chuyển những cán bộ, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm, cán bộ cấp xã liên quan đến các dự án nhằm không để xảy ra tình trạng khó xử lý khi xảy ra vi phạm”, ông Phạm S nhấn mạnh.

MINH ĐẠO

Thống kê trên 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng, năm 2018 phải thu hồi hơn 670

ha các loại đất lâm nghiệp, nông nghiệp, phi nông nghiệp… để triển khai dự án đầu

tư xây dựng trên địa bàn. Trong đó, gồm 137 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 16 dự án vốn ngoài ngân

sách. Những hạng mục đầu tư tiêu biểu như: nâng cấp các đường Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Phạm Hồng Thái; mở rộng hồ Phát Chi, Trạm

Hành (thành phố Đà Lạt); tái định cư đường tránh phía Tây thuộc các xã Đạm B’ri, Lộc

Châu, Lộc Tiến, Đại Lào; phân lô đất đường Hoàng Văn Thụ nối dài (thành phố Bảo Lộc).

10 huyện còn lại với những hạng mục đầu tư trọng điểm gồm: Đường khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Ấp Lát (Lạc

Dương); đường Liên Nghĩa - N’Thol Hạ - Tân Hội - Bình Thạnh (Đức Trọng); hồ Đạ Sa (Lâm Hà); ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn xã Đạ Long (Đam Rông); chống

sạt lở bờ sông hạ du thủy điện Đa Nhim (Đơn Dương); khu dân cư Đinh Lạc (Di

Linh); nâng cấp hồ Lộc Thắng (Bảo Lâm); đường B’Sa - Đoàn Kết (Đạ Huoai); kiên cố hóa kênh mương cấp 2 (Đạ Tẻh); đường nội

thị thị trấn Cát Tiên (Cát Tiên)… VŨ VĂN

Page 4: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

4 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018

Nhiệt huyết, yêu nghềNăm 1984, sau khi tốt nghiệp

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, thầy Phương tình nguyện xin về công tác tại Trường THCS Quang Trung (xã Lộc An, huyện Bảo Lâm) cho đến nay. Từ khi còn là giáo viên đứng lớp, đến khi được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng, thầy Phương luôn là người tận tụy và tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Đặc biệt, ở cương vị quản lý, thầy không chỉ chăm lo xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên mà luôn là người đi đầu và không ngừng học hỏi, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính điều đó đã giúp Trường THCS Quang Trung trở thành “lá cờ đầu” trong công tác đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tính đến nay, thầy Phương đã có “thâm niên” 10 năm làm hiệu trưởng tại Trường THCS Quang Trung. Tuy là cán bộ quản lý, nhưng thầy vẫn dành nhiều thời gian để đứng lớp. Bởi theo thầy, việc đứng lớp không chỉ giúp bản thân mình có thời gian để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để chia sẻ và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh và đồng nghiệp. Theo chia sẻ của thầy, cách đây 3 năm, khi áp dụng Mô hình VNEN ở bậc THCS, bản thân thầy cũng như các đồng nghiệp trong nhà trường đều cảm thấy bỡ ngỡ và không khỏi lo lắng. Còn các bậc phụ huynh thì cho rằng, mô hình này không phù hợp vì phải học theo nhóm và được bạn giúp nên là “cơ hội” để con em họ “ăn theo” và chểnh mảng việc học. Song bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề của mình đã thôi thúc thầy tìm tòi, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho VNEN. Rồi thầy Phương nhận thấy, nếu được vận dụng đúng phương pháp thì mô hình này có nhiều điểm “ưu việt” hơn so với cách dạy học truyền thống. “Đã là dạy học, dù mới hay cũ thì vai trò của người giáo viên luôn rất quan trọng. Nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh, mỗi

BÀI DỰ THI “DÂN VẬN KHÉO”

Thầy hiệu trưởng yêu nghề, sáng tạo khi đứng lớpThầy giáo Văn Đức Phương không chỉ là người quản lý giỏi mà còn là nhà giáo nhiệt huyết, yêu nghề và sáng tạo khi đứng lớp. Với cương vị là Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung (xã Lộc An, huyện Bảo Lâm), thầy Phương đã có những sáng kiến quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nên luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin tưởng, quý trọng.

Những giờ đứng lớp của thầy Phương luôn hấp dẫn và hiệu quả với học sinh. Ảnh: K.P

Gắn nghiên cứukhoa học với dạy họcThầy Nguyễn Văn Hải - Phó Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cho hay: Từ năm 2010, công tác NCKH của trường bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp - giáo viên nào cũng phải có đề

Nâng cao chất lượng đào tạo từ nghiên cứu khoa họcXác định nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo, những năm gần đây, lĩnh vực này được Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt chú trọng và đạt nhiều kết quả khả quan.

Sinh viên Khoa Điện, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt thực hành mô - đun lập trình tự động.Ảnh: T.H

tài NCKH và phải có tính ứng dụng. Đầu mỗi năm học, nhà trường triển khai cho giáo viên đăng ký đề tài và tạo điều kiện tối đa cho việc NCKH của giáo viên.

Cũng từ năm 2010 đến nay, hàng năm, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt có bình quân 10 đề tài khoa học cấp cơ sở, trong đó, nhiều đề tài tham gia cấp tỉnh. Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học cấp trường để tạo cơ hội cho giáo viên giao lưu, học hỏi và nâng cao chất lượng nghiên cứu. Năm 2013 là mốc đánh dấu sự hội nhập của trường tham gia các hội thảo khoa học trong nước. Và NCKH trở thành thế mạnh của trường khi đều đặn có các công trình công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước.

giáo viên phải có phương pháp dạy học sáng tạo và linh hoạt phù hợp với từng giờ học, môn học cụ thể. Đối với Mô hình VNEN càng đòi hỏi giáo viên phải biết cách triển khai và chuyển giao nhiệm vụ để từng học sinh hoạt động độc lập nhằm tạo ra sản phẩm riêng. Có nghĩa là nhiệm vụ mà giáo viên chuyển giao tới học sinh trong từng giờ học phải đơn giản, dễ hiểu; đồng thời, phải biết cách định hướng và cung cấp dữ liệu để tất cả học sinh có thể tự tạo ra sản phẩm mà không ai phụ thuộc ai. Có như vậy mới mang lại hiệu quả” - thầy Phương chia sẻ về việc áp dụng Mô hình VNEN.

Giáo dục luôn cầnsáng tạo, đổi mớiTheo thầy Phương, để ngành Giáo

dục phát triển, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tâm huyết với nghề và chịu

khó học hỏi; vững vàng về chuyên môn, năng động, sáng tạo và đổi mới trong công tác dạy học. Đối với Mô hình VNEN, muốn hiệu quả thì sự đổi mới, sáng tạo là không thể thiếu. Nhưng đổi mới phải đồng bộ “về cả phương pháp và tư duy trong từng môn học, bài giảng” để giúp học sinh đón nhận nhiệt tình, hiệu quả. “Để khẳng định điều đó, ngay từ đầu tôi đã mời phụ huynh lên dự giờ rồi tiến hành dạy bài học theo hai cách (một theo truyền thống và một theo Mô hình VNEN) để họ so sánh. Kết thúc tiết dạy, đa số phụ huynh đều ủng hộ việc nhà trường thực hiện giảng dạy theo Mô hình VNEN vì thấy rằng bài học rất hấp dẫn và hiệu quả” - thầy Phương cho biết thêm.

Để áp dụng hiệu quả Mô hình VNEN, thầy Phương tổ chức nhiều buổi hội thảo trong từng bộ môn để giáo viên chia sẻ, nắm bắt những khó

sôi nổi hẳn lên, hầu hết trong mỗi giờ lên lớp học sinh nào cũng phát biểu, đóng góp ý kiến. Có những giờ học, tôi còn được gợi mở thêm từ những ý kiến phát biểu của các em. Nói chung cách dạy này không chỉ đòi hỏi giáo viên chúng tôi phải thường xuyên sáng tạo, đổi mới mà còn giúp học sinh năng động và sáng tạo hơn”.

Ông Lê Đức, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) huyện Bảo Lâm đánh giá: “Với sự sáng tạo trong công tác quản lý và dạy học theo Mô hình VNEN của thầy Phương đã giúp Trường THCS Quang Trung không ngừng nâng cao chất lượng, trở thành “lá cờ đầu” trong công tác giáo dục của địa phương. Hiện, toàn huyện Bảo Lâm đang có 5 trường THCS áp dụng Mô hình dạy học VNEN thì Trường THCS Quang Trung là đơn vị duy nhất có 20/20 lớp dạy học theo mô hình này, đạt tỷ lệ 100%. Đây cũng là ngôi trường luôn dẫn đầu của huyện về thành tích đào tạo mũi nhọn ở bậc THCS khi luôn có số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia dẫn đầu toàn huyện. Hiện, phương pháp dạy học theo Mô hình VNEN của thầy Phương đang thu hút đông đảo giáo viên trong huyện đến học hỏi để áp dụng vào thực tế”.

Với những đóng góp không ngừng nghỉ của mình cho sự nghiệp trồng người, vào đầu tháng 12/2017 vừa qua, thầy Phương vinh dự là cá nhân duy nhất của tỉnh Lâm Đồng cùng với 63 nhà giáo đến từ khắp mọi miền đất nước được Bộ GD - ĐT tặng bằng khen tại Lễ tuyên dương gương người tốt việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017. Đây chính là cơ sở khẳng định sự sáng tạo của thầy Phương trong Mô hình VNEN cấp THCS tại Trường THCS Quang Trung nói riêng và huyện Bảo Lâm nói chung đang phát huy hiệu quả, thực sự tạo môi trường học tập chủ động, sáng tạo cho học sinh để đạt kết quả học tập cao nhất.

KHÁNH PHÚC

tạo, thực hành của học sinh, sinh viên. Trong đó, nhiều giáo viên đã nghiên cứu, tận dụng lại những thiết bị máy móc hết hạn sử dụng để chế tạo ra sản phẩm dạy học, thực hành cho sinh viên. Không những vậy, từ kết quả NCKH, nhiều thiết bị mang tính thời đại cao ra đời như: nhà kính thông minh, mô hình thực hành điện khí nén...

Tiêu biểu tại hội thi thiết bị dạy nghề toàn quốc năm 2016 - một “sân chơi” mang tính ứng dụng cao 4 năm tổ chức 1 lần, nhà trường đã mang về 5 giải/6 sản phẩm tham gia. Hầu hết các sản phẩm dự thi đều có tính ứng dụng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay. Đặc biệt, có những sản phẩm được nhà sản xuất mua bản quyền và đưa vào ứng dụng...

XEM TIẾP TRANG 8

khăn trong quá trình giảng dạy nhằm tìm cách khắc phục, thay đổi sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Đồng thời, xây dựng phương án tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh để họ nắm rõ những nét thay đổi đặc trưng của mô hình này. Cùng với đó, thầy còn triển khai tập huấn cho giáo viên về quy cách tổ chức hoạt động của Hội đồng tự quản; tập huấn cho Hội đồng tự quản, nhóm trưởng và thư ký về quy cách điều hành tổ chức lớp học VNEN.

Nói về phương pháp dạy học của thầy Phương theo Mô hình VNEN, cô Trương Thanh Thảo, giáo viên Trường THCS Quang Trung, tâm đắc: “Tôi dạy môn Văn, trước đây dạy theo kiểu truyền thống, nên mỗi lần lên lớp tôi giảng hết sức mình còn học sinh thì cứ thế ghi chép. Nhưng từ khi áp dụng Mô hình VNEN theo cách dạy của thầy Phương thì lớp học

Qua công tác NCKH, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt dần tạo được “tên tuổi” trong hệ thống các trường

nghề trong cả nước. Đó là việc nhà trường triển khai các thiết bị dạy học tự làm nhằm phục vụ công tác đào

Page 5: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

5 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 21-NQ/TW cũng đặt ra vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế

vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng DS. Việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), để đạt mục tiêu ổn định quy mô DS 104 triệu người vào năm 2030.

Với quan điểm đầu tư cho công tác DS là đầu tư cho phát triển, Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu quan điểm: Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế bảo đảm nguồn lực cho công tác DS. Đề cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp: Đưa công tác DS, đặc biệt là nâng cao chất lượng DS thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác DS, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội...

Đổi mới về nội dung tuyên truyền được Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu rõ: Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách DS và phát triển nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con; tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục DS, sức khỏe sinh sản (SKSS) trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về DS - SKSS đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Đổi mới nội dung tập huấn cho cán bộ DS. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ DS các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách DS và phát triển. Đưa nội dung DS và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên

Đổi mới cách truyền thông dân sốNghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 21-NQ/TW) ngày 25/10/2017 về công tác dân số (DS) trong tình hình mới có nhiều điểm mới, đáng chú ý là việc chuyển trọng tâm chính sách DS từ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) sang DS và phát triển, giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề DS về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng DS và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.

cứu khoa học. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân...

Nâng cao chất lượng dịch vụ về DS, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ DS toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố DS. Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ KHHGĐ và thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa trong các cơ sở y tế…

Trong năm 2017, mạng lưới làm công tác DS-KHHGĐ Lâm Đồng từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức thành công Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép với dịch vụ DS tại 74 xã khó khăn, xã có mức sinh cao, mức sinh không ổn định.

Tổ chức in ấn, cấp phát hơn 100.000 tờ rơi các loại về nội dung: Làm thế nào để giảm nguy cơ sinh con bị bệnh lý di truyền; mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đã đến lúc chúng ta cần hành động; hiểu biết để có hành động đúng trong chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; sống vui khỏe, sống có ích”; cấp phát 320 cuốn tranh lật về hướng dẫn các biện pháp tránh thai hiện đại; 722 sổ tay tuyên truyền, 693 tranh tuyên truyền… Hoạt động truyền thông trực tiếp về DS tại các huyện, thành phố đã tổ chức 204 buổi hội

nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề có gần 6.000 lượt người tham dự. Lồng ghép tuyên truyền, vận động DS trong các buổi họp nhóm, tổ dân phố, thôn, các chi tổ hội với gần 3.000 buổi tư vấn nhóm nhỏ cho hơn 41.000 lượt người; thăm tư vấn tại hơn 45.500 lượt hộ gia đình cho hơn 92.000 trường hợp.

Đồng thời, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách DS. Toàn tỉnh duy trì 39 mô hình Xã, phường hạn chế người sinh con thứ ba trở lên; 17 mô hình Đưa chính sách DS - KHHGĐ vào quy ước, hương ước thôn, tổ dân phố; 19 CLB tư vấn sức khỏe vị thành niên, thanh niên và tiền hôn nhân…

Đặc biệt, tại các huyện, thành chú trọng truyền thông vận động thực hiện các đề án như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tuyên truyền, vận động đối với các đối tượng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên…

Chị Huỳnh Thị Kim Hoang trên 10 năm làm cộng tác viên DS ở Tổ dân phố 4 - thị trấn Di Linh, kiêm quản lý nhóm trẻ gia đình cho biết: Qua thực tế, tôi có thuận lợi dễ tiếp xúc các bà mẹ đến gửi con được tư vấn sức khỏe. Hơn nữa, tôi vừa làm Chi hội trưởng phụ nữ Tổ 4 và y tế thôn bản nên tranh thủ lồng ghép tuyên truyền nhiều nội dung về DS. Bản thân tôi trực tiếp tư vấn và đưa các cháu mới lập gia đình chưa

muốn sinh con sớm đến trạm y tế đặt vòng… Nhờ vậy, trong những năm qua tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn rất ít.

Theo BS Đinh Đức Thọ - Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh cho biết, định hướng hoạt động truyền thông - giáo dục về DS và phát triển năm 2018 với mục tiêu nâng cao chất lượng DS, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề về cơ cấu DS, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Triển khai đồng bộ các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và phát triển với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề: Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh và giảm tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ và dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng. Tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em; giảm bệnh tật và tử vong trẻ em; giảm tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Tuyên truyền sâu rộng đến người dân về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm giảm tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh trên địa bàn toàn tỉnh; tư vấn SKSS vị thành niên, thanh niên; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

AN NHIÊN

Chị Huỳnh Thị Kim Hoang - CTV DS ở Tổ dân phố 4 - thị trấn Di Linh,kiêm quản lý nhóm trẻ gia đình thuận lợi trong việc tuyên truyền về DS - SKSS cho các bà mẹ. Ảnh: D.H

LẠC DƯƠNG: Giảm 191 hộ nghèo

UBND huyện Lạc Dương cho biết, trong năm 2017 vừa qua, Chương

trình quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện được phân bổ tổng cộng trên 7,736 tỷ đồng để triển khai các

chương trình giảm nghèo trên địa bàn, trong đó ngân sách địa phương

của huyện là 614 triệu đồng.Trong số vốn này, huyện đã đầu tư

cơ sở hạ tầng 5,56 tỷ đồng; duy tu sửa chữa đường 273 triệu đồng, hỗ trợ sản

xuất cho người dân (cấp phân bón, giống cây trồng, vật nuôi...) trên 1,7 tỷ

đồng, còn lại là các hoạt động khác. Một cuộc khảo sát của ngành chức

năng huyện cuối năm cho biết, số hộ nghèo trên địa bàn huyện trong năm

2017 đã giảm được 191 hộ so với năm 2016, trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm được 183 hộ.

Toàn huyện hiện nay còn 484 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,9% (trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn 472

hộ, chiếm tỷ lệ 10,9%.)VIẾT TRỌNG

Năm 2017, cấp mớihơn 2.800 mã số thuế

Thời gian qua, ngành Thuế Lâm Đồng đã kịp thời giải quyết đăng ký

cấp, đóng mã số thuế (MST) theo đúng quy trình cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, con dấu.

Trong năm 2017 đã cấp mới 2.803 MST (tổ chức 1.416 MST, hộ cá thể

1.387 MST). Số MST tạm ngừng là 1.290 MST (tổ chức 255 MST,

hộ kinh doanh 1.035 MST); ngừng kinh doanh đóng MST là 5.988 MST

(tổ chức 1.129 MST, hộ kinh doanh 4.859 MST). Lũy kế tổng số MST

đang hoạt động đến tháng 12/2017 là 35.996 MST, trong đó tổ chức 7.860

MST, hộ kinh doanh 28.136 MST.P.L.H

Thành phố Đà Lạt cho biết sẽ tuyển dụng đặc cách 121 viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

Trong 121 viên chức này, có 118 viên chức cho ngành giáo dục phân bổ về các trường học trên địa bàn, gồm 25 chỉ tiêu cho khối mầm non, 73 chỉ tiêu cho

khối tiểu học, 20 chỉ tiêu cho khối trung học cơ sở; 3 chỉ tiêu còn lại gồm Trung tâm Nông nghiệp 1 chỉ tiêu, Ban Quản lý rừng Lâm viên 1 chỉ tiêu và Đài Truyền thanh Truyền hình Đà Lạt 1 chỉ tiêu.

Đối tượng xét tuyển đặc cách trong đợt này là những người có

kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực hoạt động cần tuyển; những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp tiến sỹ và thạc sỹ trong nước có chuyên ngành đào tạo phù hợp. Sau khi vượt qua vòng kiểm tra hồ sơ, thành phố sẽ thành lập một hội đồng xét tuyển tổ chức phỏng vấn trực

tiếp người được xét tuyển đặc cách; nội dung phỏng vấn gồm kiến thức chung và chuyên môn nghiệp vụ.

Theo kế hoạch, thành phố sẽ phát hành tài liệu ôn tập trong đầu tháng 2/2018, việc sát hạch sẽ tiến hành trong đầu tháng 3/2018.

V.T

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh đã ban hành quyết định tuyển chọn 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối

với 3 đơn vị trúng tuyển. Cụ thể, ở tỉnh Lâm Đồng, 1 đơn

vị trúng tuyển là Đài Khí tượng thủy văn với nhiệm vụ được tuyển chọn

có tên “Đánh giá công tác phòng chống thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn giai đoạn trước năm

2015; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đến năm 2030 trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng”. Ngoài địa phương Lâm Đồng, có 2 đơn vị gồm Viện Địa lý Tài nguyên

thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Nghiên cứu thủy nông và cấp

nước, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam với 2 nhiệm vụ khoa học công nghệ trúng tuyển lần lượt có tên gọi

“Nghiên cứu các tai biến địa chất: Nứt, sụt đất, trượt lở đất và đề xuất các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa

và khắc phục trên địa bàn thành phố Đà Lạt” và “Nghiên cứu tính toán

cân bằng nước và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn nước phục vụ

sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi

khí hậu trên địa bàn Lâm Đồng”. MẠC KHẢI

Tuyển chọn 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ

ĐÀ LẠT:

Xét tuyển đặc cách 121 viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập

Page 6: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

6 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Án tồn đọng gia tăngĐiểm nổi bật trong công tác thi

hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Lạt (gọi tắt là Chi cục) trong năm 2017 vừa qua chính là việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc tại địa phương. Cụ thể, Chi cục đã giải quyết được 1.515 vụ việc trong tổng số đã thụ lý 2.761 vụ việc, đạt chỉ tiêu 72% so với chỉ tiêu được giao từ đầu năm; giải quyết được 144,5 tỷ đồng trên tổng số 712,5 tỷ đồng thụ lý, vượt chỉ tiêu 35,4% về số tiền so với 32% chỉ tiêu được giao từ đầu năm. Trong số vụ việc trên có những vụ án kéo dài được giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, bên cạnh số lượng vụ việc đã được thi hành dứt điểm như trên, công tác thi hành án dân sự tại địa phương vẫn còn những hạn chế.

Cụ thể, trong 4 chỉ tiêu của ngành, Chi cục mới chỉ đạt 2 chỉ tiêu, gồm số lượng vụ việc và số tiền; còn 2 chỉ tiêu chưa đạt là số án tồn đọng và số tiền tồn đọng chuyển sang năm tới.

So với năm 2016 với 1.125 việc được chuyển sang năm 2017 giải quyết, thì năm 2017 vừa qua số vụ việc chuyển sang năm 2018 để giải quyết tăng hơn với 1.219 vụ; số tiền từ năm 2017 chuyển sang 2018 trên 567,4 tỷ đồng, trong khi số tiền từ 2016 chuyển sang 2017 là 528,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của ngành chức năng, một số vụ việc có điều kiện thi hành còn để kéo dài nhiều năm, chưa được thi hành dứt điểm; việc giao tài sản trúng đấu giá một số vụ việc còn chậm, đơn thư khiếu nại kéo dài nhưng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bộc lộ một số sai phạm trong việc chậm

Làm gì để đẩy nhanh tiến độ thi hành án tại Đà Lạt? Chi cục Thi hành án Đà Lạt đang hướng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các loại giấy tờ rườm rà, đưa vào thực hiện cơ chế giải quyết giấy tờ theo hình thức một cửa tại cơ quan trong thời gian đến.

có hiệu quả, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành những vụ việc khó có vướng mắc. Mặt khác, yêu cầu Chi cục tổ chức rà soát, lập danh sách những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài; tổng hợp những vướng mắc trong công tác phối hợp gửi lên để thành phố có ý kiến chỉ đạo; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong công tác thi hành án dân sự theo yêu cầu Bộ Tư pháp. Chỉ đạo Công an TP Đà Lạt và công an các phường, xã trên địa bàn cần phối hợp tốt với cơ quan thi hành án dân sự thành phố trong việc xác minh nơi cư trú, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị Tòa án thành phố Đà Lạt sớm đưa ra xét xử những vụ án tranh chấp tài sản để thi hành án dân sự, đặc biệt là những vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đưa vào diện trực tiếp theo dõi chỉ đạo (như vụ án Dương Thanh Cường và đồng bọn phạm tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) để sớm thi hành án, thu hồi tài sản nhà nước bị thiệt hại.

Riêng với Chi cục, theo ông Cần, đơn vị đang nỗ lực phân loại án tồn đọng để tìm cách giải quyết dứt điểm. Vướng nhất hiện nay là án không có điều kiện thi hành vì không có căn cứ gì để kê biên tài sản. Trong cải cách hành chính, cơ quan cũng đang xúc tiến việc thực hiện giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa theo Quyết định 537/QĐ-TCTHADS. “Khi hoàn tất hệ thống một cửa này, người dân cứ đến nộp đơn và cơ quan sẽ hẹn thời gian để trả, không phải đi lại mất thời gian như hiện nay”- ông Cần khẳng định.

GIA KHÁNH

thụ lý đơn khiếu nại thi hành án, trong áp dụng luật giải quyết khiếu nại nên gây bức xúc…

Những khó khăn Theo ông Nguyễn Sỹ Cần, Chi

cục trưởng Chi cục, nhiều nguyên nhân khiến cho việc giải quyết thi hành án dân sự trên địa bàn bị chậm. Đó là tình trạng rất nhiều người phải thi hành án đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên việc xác minh điều kiện thi hành án gặp rất nhiều khó khăn. Còn những đối tượng phải thi hành án, chủ yếu là án hình sự, khi ra tù đã bỏ trốn đi nơi khác khiến công tác xác minh cực kỳ khó khăn. Cùng đó, trong xác minh nơi cư trú, xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chi cục còn gặp phải khó khăn khi công tác phối hợp giữa các đơn vị công

an xã, phường với cơ quan thi hành án dân sự chưa được chặt chẽ; một mình cơ quan thi hành án khó mà xoay xở nếu không có sự phối hợp với lực lượng công an.

Một nguyên nhân khác cũng góp phần không nhỏ làm chậm tiến độ giải quyết các vụ việc chính là một số thủ tục hành chính trong thi hành án dân sự vẫn còn khá phức tạp, rườm rà, làm mất thời gian, mất công sức của đương sự cũng như của cán bộ thi hành án trong thực thi công vụ. Nhưng khó nhất là việc xác minh tài sản của những người phải thi hành án. Rất nhiều trường hợp vay mượn một số tiền lớn, làm chủ huê hụi, giật nợ, khi ra tòa bị tuyên đền bù nhưng khi cơ quan thi hành án đến nhà, toàn bộ tài sản đã chuyển cho người khác đứng tên từ lâu và họ thản nhiên cho biết hiện

trạng không có gì, nợ thì chịu nợ, nhưng từ từ họ trả.

“Chế tài chúng ta chưa đủ mạnh, tạo sức răn đe nên rất nhiều người cứ thế chây lỳ không chịu thi hành án. Lời hứa “từ từ” ở đây có nghĩa không biết đến bao giờ họ mới trả được” - ông Cần nói.

Đơn giản thủ tụcNhằm đẩy nhanh tiến độ công

tác thi hành án dân sự trên địa bàn, UBND thành phố Đà Lạt vừa qua đã yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố cần phối hợp tuyên truyền có hiệu quả Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành bằng các hình thức phù hợp,

Cần sự phối hợp của các đơn vị công an phường, xã trong xác minh nơi cư trú và điều kiện thi hành án. Ảnh: GK

Năm 2018, Lâm Đồng triển khai 2 dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nằm trong danh mục tổng số 27 dự án của Chương trình Nông thôn miền núi trên cả nước vừa được Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt. Cụ thể, các dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng và vận hành chuỗi rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh 2018 - 2020” và “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây Magic - S tại vùng đệm Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang”.

Với mục tiêu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây cà chua thân gỗ Magic-S thành cây trồng cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái tại vùng đệm Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang; Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà sẽ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp (Sở NN-PTNT) tiến

hành chuyển giao và tiếp nhận quy trình kỹ thuật trồng cây Magic-S: kỹ thuật nhân giống, trồng thuần, trồng xen, chăm sóc và thu hoạch trái cây. Xây dựng mô hình sản xuất giống quy mô 0,1 ha (1.000 m2) tại Ban quản lý Khu DTSQTG có hệ thống nhà lưới và các thiết bị tưới tiêu tiên tiến, cung cấp khoảng 50 ngàn cây giống/năm. Xây dựng mô hình trồng Magic-S gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang quy mô 2,5 ha tại vùng đệm Khu DTSQTG. Tiến hành đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho nông dân. Thực hiện liên kết, hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa Ban Quản lý Khu DTSQTG, chính quyền địa phương và người dân trong vùng dự án trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cây Magic-S gắn với bảo vệ, quản lý tài nguyên thiên nhiên...

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng và vận hành chuỗi rau, củ, quả trên địa bàn

tỉnh 2018 - 2020” với mục tiêu áp dụng thành công nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm rau, củ, quả có thế mạnh của tỉnh; hình thành chuỗi sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ rau, quả an toàn, nâng cao uy tín thương hiệu rau, quả của Lâm Đồng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Trên cơ sở đó, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản cùng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tỉnh sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất và quản lý sản xuất rau an toàn theo VietGAP; xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn đạt chứng nhận VietGAP; xây dựng cơ sở sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đạt chuẩn HACCP; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm rau, củ, quả an toàn.

QUỲNH UYỂN

Triển khai 2 dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình nông thôn, miền núi

Ngày 11/1, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Hội và Phong trào nông dân năm 2017.

Theo báo cáo của Hội Nông dân tỉnh, sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng tiếp tục phát triển tương đối toàn diện theo cả chiều rộng và chiều sâu; tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%/năm; đóng góp hơn 46,33% trong tổng cơ cấu GDP; doanh thu trên 1 ha đất sản xuất tăng. Để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả, Hội Nông dân các cấp đã vận động nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Đã có hơn 11.935 hộ hội viên ký liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ yếu trên các lĩnh vực trồng trọt (rau, hoa, cà phê, khoai tây, khoai lang, dâu tằm, hồ tiêu), chăn nuôi (bò sữa, heo, gà)…

Trong 5 năm đã có 8 nhãn hiệu sản phẩm được cấp chứng nhận: Sầu riêng Đạ Huoai; Nếp Quýt Đạ Tẻh; Rau Đà Lạt; Hoa Đà Lạt; Khoai tây Đà Lạt; Trà B’Lao; Cà phê Di Linh và Dứa Cayenne Đơn Dương. Nhằm tôn vinh những sản phẩm có uy tín, chất lượng cao, Hội Nông dân tỉnh đã giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương và được Hội đồng bình chọn công nhận 2 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2016 là Rượu vang Chateau Đà Lạt của Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng và Trà Actiso của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng. Trái hồng Đà Lạt đang được xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng ăn trái Đà Lạt” để nâng cao giá trị kinh tế, tạo thị trường tiêu thụ.

HOÀNG YÊN

Tập trung xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

Page 7: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

7 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cách trở “Khu Kinh tế 2”Xã Đinh Trang Hòa có hơn

5.300 ha đất sản xuất nông nghiệp. Toàn xã hiện có 21 thôn với 3.700 hộ và hơn 15.000 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm 53% dân số của toàn xã, còn lại chủ yếu là người dân từ các tỉnh phía Bắc vào đây lập nghiệp. Địa bàn rộng, dân số đông nên việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như việc đảm bảo an ninh chính trị ở Đinh Trang Hòa có những khó khăn nhất định. Dù những năm qua, xã Đinh Trang Hòa được Nhà nước đầu tư nhiều chương trình dự án để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế.

Trong số 21 thôn ở Đinh Trang Hòa thì có 7 thôn nằm ở “Khu Kinh tế 2” đều cách xa trung tâm xã từ 15 - 21 km. Vì vậy, việc đi lại, sinh hoạt, giải quyết các thủ tục hành chính của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.

Từ UBND xã Đinh Trang Hòa, chúng tôi phải vượt khoảng 20 km đường dốc cao, nhiều khúc cua… mới đến được với thôn 11 và 12. Sự cách trở về đường sá đã gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thông thương hàng hóa, đặc biệt là vào mùa mưa. Ông Ngô Duy Bằng, người dân Thôn 11 chia sẻ: “Đường xa nên người dân chúng tôi rất vất vả mỗi khi có việc cần ra xã, đó là chưa kể có những việc phải đi lại hai ba lần mới xong. Không những vậy, các mặt hàng nông sản làm ra bán tại chỗ thường bị thương lái ép giá. Đã hơn 10 năm nay, người dân đã nhiều lần kiến nghị tách xã nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay vẫn chưa thực hiện”. Còn theo ông Đinh Văn Toàn, Trưởng thôn 12, Khu Kinh tế 2 chủ yếu là người dân di cư từ các tỉnh phía Bắc vào làm kinh tế. Những năm qua, tuy cơ sở hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng, nhưng hệ thống giao thông thôn, xóm, điện lưới sinh hoạt và dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân... Điều này ảnh

Trăn trở Đinh Trang HòaXã Đinh Trang Hòa là địa phương có dân số đông và địa bàn trải dài, rộng nhất so với các xã khác của huyện Di Linh, có thôn cách xa trung tâm xã lên đến 21 km. Điều này, đã gây không ít khó khăn cho cấp ủy, chính quyền trong việc quản lý, điều hành, đảm bảo an ninh chính trị cũng như phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

hưởng không nhỏ đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong vùng.

Những khó khăn của người dân cũng là nỗi trăn trở nhất mà cán bộ xã Đinh Trang Hòa gặp phải từ nhiều năm qua. Trước thực trạng trên, từ năm 2006, UBND xã Đinh Trang Hòa đã có tờ trình và HĐND xã cũng đã ra Quyết nghị tán thành Đề án thành lập xã Đinh Trang Hạ, gồm 9 thôn với hơn 900 hộ và 3.800 nhân khẩu để trình cấp có thẩm quyền xem xét. “Sau khi chúng tôi kiến nghị lên các cấp của huyện, tỉnh về việc tách Đinh Trang Hòa thành hai đơn vị hành chính cấp xã thì năm 2008, các đơn vị chức năng của tỉnh đã xuống kiểm tra và đều thống nhất, nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tách xã là nguyện vọng và niềm mong mỏi lớn nhất của cán bộ và nhân dân chúng tôi từ nhiều năm nay. Với quy mô của xã Đinh Trang Hòa như hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã không thể đáp ứng được các yêu cầu ở cơ sở cũng như tham gia quản lý, điều hành, thực thi công vụ một cách hiệu quả” - ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch UBND xã Đinh Trang Hòa cho biết.

“Diện mạo” xã mớiCái tên Đinh Trang Hạ đã có

từ năm 1958, là một trong 11 xã của quận Di Linh thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng. Sau ngày giải phóng và theo thời gian, địa giới xã Đinh Trang Hạ được điều chỉnh thành xã Đinh Trang Hòa và các xã: Hòa Trung, Hòa Bắc, Hòa Nam và Hòa Ninh. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, đến nay, diện tích xã Đinh Trang Hòa vẫn còn rộng với địa hình phức tạp, nên từ lâu đã hình thành 2 khu dân cư riêng biệt, gồm Khu phía Nam và phía Bắc (Khu Kinh tế 2 hiện nay). Những năm qua, huyện Di Linh đã đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại Khu Kinh tế 2. Đến nay, tại đây đã có trường mầm non, TH và THCS với đội ngũ giáo viên trên 80 người. Ngoài ra, khu vực này còn được đầu tư một phân trạm y tế. Khu Kinh tế 2 có trục đường chính liên xã đi các xã Lộc An (Bảo Lâm), Tân Lâm và đi trung tâm xã Đinh Trang Hòa với chiều dài 14 km đã được trải nhựa và 9 nhánh đường giao thông nông thôn tới 9 thôn với tổng chiều dài khoảng 20 km. Ngay từ năm 1999, chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc tách xã nên đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống chính trị.

Ngoài việc quy hoạch, sắp xếp khu dân cư, tổ chức bộ máy

cán bộ…, UBND xã Đinh Trang Hòa còn xây dựng Đề án về Định hướng phát triển của xã Đinh Trang Hạ sau khi điều chỉnh địa giới hành chính. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển, sản xuất nông nghiệp, như chè, cà phê…, nơi đây còn thích hợp với phát triển các loại hình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, do có đầu mối thông thương với các xã Tân Lâm, Liên Đầm và Lộc Đức, Lộc An (Bảo Lâm), là những yếu tố quan trọng, tạo thế mạnh cho việc định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nếu xét về thực tế, việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Đinh Trang Hoà để thành lập xã mới Đinh Trang Hạ là cần thiết. Điều này không chỉ khôi phục lại tên xã cũ đã từng có truyền thống lịch sử, đấu tranh cách mạng, mà còn hình thành các đơn vị hành chính mới hợp lý hơn, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cho việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trước mắt và lâu dài. Mặt khác, việc tách xã sẽ phù hợp với trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và nhân dân địa phương nhằm giảm bớt những khó khăn của cả chính quyền lẫn người dân.

NDONG BRỪM

Một góc dân cư Khu Kinh tế 2. Ảnh: Ndong Brừm

Ban An toàn giao thông huyện Lâm Hà vừa triển khai Cuộc thi “Giao thông học đường” đến toàn thể học sinh các trường THCS và THPT trên địa bàn huyện do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phát động.

Cuộc thi diễn ra bằng hình thức online tại website http://giaothonghocduong.com.vn hoặc http://cpvm.vn, kéo dài từ nay đến hết tháng 5/2018, qua 3 vòng thi cấp trường, cấp tỉnh, vòng thi

toàn quốc; với nội dung: tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa ứng xử giao thông, các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; các kỹ năng nhận biết về tình huống giao thông nguy hiểm và cách phòng tránh tai nạn giao thông. Vòng thi cấp trường sẽ diễn ra 10 tuần thi liên tiếp với từng gói 35 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian tối đa 30 giây/câu với 10 điểm trên 1 câu trả lời đúng; thí sinh điểm cao nhất trả

lời trong thời gian nhanh nhất của mỗi trường sẽ được vào vòng thi cấp tỉnh, mỗi tỉnh sẽ chọn 2 thí sinh điểm cao nhất của mỗi cấp học tham dự cuộc thi toàn quốc. Kết quả mỗi vòng thi sẽ được cập nhật công khai trực tuyến, đảm bảo chính xác, công bằng. Vòng thi toàn quốc sẽ tổ chức tập trung tại Hà Nội kết hợp với lễ tổng kết trao giải cuộc thi.

Việc phát động cuộc thi đến đông đảo học sinh ở các trường trung học

trong toàn huyện nhằm đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật ATGT, văn hoá giao thông cho học sinh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông mà nạn nhân là học sinh. Cuộc thi cũng tạo điều kiện để các em tiếp cận với môi trường và công cụ giáo dục, tuyên truyền pháp luật ATGT hiện đại, lành mạnh, hấp dẫn, phù hợp với trình độ lứa tuổi của các em.

THÁI AN

LẠC DƯƠNG: 26 dự án đầu tư chậm tiến độ

UBND huyện Lạc Dương cho biết, toàn huyện hiện có 68 dự án

đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký là 5.698 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng

là 6.327 ha. Nhiều nhất trong số này là các dự án sản xuất nông lâm

nghiệp với 44 dự án, còn lại là 10 dự án về công nghiệp xây dựng, 7 dự án khu nông nghiệp công nghệ cao, 7 dự án khu du lịch sinh thái

nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện

nhiều dự án khá chậm, tính đến cuối năm 2017 mới chỉ có 39 dự án cơ bản hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng

số vốn đã thực hiện 2.977 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2017 thực hiện

211 tỷ đồng. Trong số dự án còn lại có 26 dự án chậm tiến độ và hết thời hạn đầu tư, chỉ còn 3 dự án còn thời

hạn đầu tư. VT

LÂM HÀ: Phát động Cuộc thi “Giao thông học đường”

Lần đầu tiên, Lâm Đồngcó trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 1 năm

Năm 2017, toàn tỉnh Lâm Đồng có 1.113 doanh nghiệp thành lập mới. Đây là lần đầu tiên đạt con

số trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới trong vòng 1 năm, trong đó, số doanh nghiệp đăng ký qua mạng 8%. Tính đến 31/12/2017,

toàn tỉnh có 7.299 ngàn doanh nghiệp còn hoạt động, tốc độ tăng

21%. Lâm Đồng sẽ đạt mốc 10 ngàn doanh nghiệp trong năm 2020. Tuy nhiên, trong số các

doanh nghiệp đang hoạt động, có hơn 1.000 doanh nghiệp không có

địa chỉ rõ ràng.PHẠM LÊ

Trạm thu mua sữa Di Linh bắt đầu hoạt động

Sau 7 tháng thi công xây dựng, Trạm thu mua sữa bò huyện Di

Linh (tại xã Đinh Lạc) do Công ty Vinamilk làm chủ đầu tư đã

hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 1 năm

2018. Bà con nông dân chăn nuôi bò sữa trong huyện rất phấn khởi

vì không còn phải mang sữa bò đi bán xa như trước đây.

Công suất của Trạm thu mua sữa Di Linh có thể mua tới 20

tấn/1 ngày. Tuy nhiên, trạm chỉ mới thu mua được dưới 2 tấn/1

ngày. Bởi vì hiện tại trên địa bàn huyện chỉ có 70 hộ nông dân

nuôi khoảng 300 con bò sữa. Số bò cho khai thác sữa còn ít. Triển

khai Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa đã đề ra, UBND huyện

Di Linh đã và đang tập trung đẩy mạnh các biện pháp tăng đàn để

phấn đấu đến cuối năm 2020, toàn huyện có khoảng 2.000 con bò sữa (50% cho khai thác sữa), cung cấp cho trạm thu mua sữa trên 5.000 tấn sữa tươi/1 năm.

XL

Page 8: Ảnh: Lê Hữu Túc XEM TIẾP TRANG 2 Thầy hiệu trưởng yêu nghề ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27016_Bao_Lam_Dong_ngay_12_1_2018.… · “NGƯỜI TỐT VIỆC

8 THỨ SÁU 12 - 1 - 2018

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác Mekong-Lan Thương đi vào thực chất

Việt Nam đã tham gia tích cực vào hợp tác Mekong-Lan Thương với nhiều đóng góp về nội dung, lĩnh vực hợp tác, góp phần thúc đẩy hợp tác Mekong-Lan Thương đi vào thực chất.

Nâng cao chất lượng... TIẾP TRANG 4

...Và chế tạo robotTự hào khoe 5 con robot được

chế tạo từ mấy năm trước, thầy Hải cho biết: Ngoài việc NCKH phục vụ công tác giảng dạy, nhà trường đã tham gia NCKH hiện đại hiện nay là chế tạo robot. Khi bắt tay chế tạo robot với ý định sẽ tham gia cuộc thi Robocon, nhưng vì một số lý do nên 5 con robot này đang dùng để phục vụ cho việc dạy chuyên ngành điện tự động hóa của trường.

Tuy chưa thử sức ở sân chơi Robocon, nhưng thầy Hải tiết lộ, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nhà trường đang nghiên cứu và chế tạo thêm 2 dòng robot cho các lĩnh vực như: phục vụ nhà hàng và nhặt bóng sân gold. Đặc biệt, trong thời gian tới, nhà trường sẽ nghiên cứu và chế tạo một số robot phục vụ

nông nghiệp cho địa phương. “Hướng tới xây dựng Trường

Cao đẳng Nghề Đà Lạt trở thành trường chất lượng cao trong hệ thống dạy nghề của cả nước. Đồng thời, triển khai đề án đào tạo cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, cấp độ ASEAN và cấp độ quốc gia, nhà trường đang tập trung đẩy mạnh công tác NCKH ứng dụng vào chương trình đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ đáp ứng yêu cầu về chất lượng, trình độ đào tạo đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực; phát triển đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử, tin học, liên kết đào tạo với các doanh nghiệp…”, thầy Hải nhấn mạnh.

TUẤN HƯƠNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen trong buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

THÔNG BÁO V/v cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai đang thụ lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Hữu Nhiêu, thường trú tại Tổ dân phố 3, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng về việc xin cấp giấy chứng nhận QSD đất mang tên hộ ông Lê Văn Tần, cụ thể như sau:

Ông Nguyễn Hữu Nhiêu có nhận sang nhượng của hộ ông Lê Văn Tần theo giấy sang nhượng viết bằng tay ngày 6/7/2007 có chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, Giấy chứng nhận QSDĐ số B 527499 vào sổ cấp giấy chứng nhận số 00469 do UBND huyện Đạ Huoai cấp ngày 23/2/1994.

Căn cứ vào Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai thông báo tới hộ ông Lê Văn Tần và những người có liên quan với hộ ông Lê Văn Tần sau khi nhận được thông báo này liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai (địa chỉ: Tổ dân phố 4, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) để làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng tin, nếu hộ ông Lê Văn Tần và các thành viên trong hộ có liên quan không thực hiện và không có thắc mắc, khiếu nại, tranh chấp gì liên quan tới lô đất nói trên thuộc Giấy chứng nhận QSDĐ số B 527499 thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai sẽ thiết lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền lập thủ tục hủy giấy chứng nhận đã cấp cho hộ ông Lê Văn Tần và cấp GCN cho ông Nguyễn Hữu Nhiêu theo quy định. Mọi thắc mắc về sau sẽ không được giải quyết.

Hạ viện Cộng hòa Séc quyết định hoãn bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ

Sau phiên họp kéo dài gần 12 giờ, Hạ viện Cộng hòa Séc tối 10/1 đã quyết định hoãn bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ thiểu số của Thủ tướng Andrej Babis - lãnh đạo phong trào ANO, sang ngày 16/1.

Đề xuất hoãn cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầy cam go này do các nghị sỹ của Đảng Dân chủ công dân (ODS) đưa ra và được các đảng phái khác trong Hạ viện Séc ủng hộ. Chỉ có các nghị sỹ của Đảng Cộng sản Séc và Morava (KSCM) phản đối.

Tại phiên họp đại diện, các đảng phái đối lập tỏ rõ thái độ không ủng hộ nội các chỉ gồm các bộ trưởng của phong trào ANO và một số nhà kỹ trị không đảng phái. Đại diện Đảng Cướp biển Séc, phong trào

Trưởng lão và những người độc lập (STAN), phong trào TOP 09 đã chỉ trích gay gắt nội các mới, một lần nữa khẳng định rằng ông Babis bị tình nghi gian lận tài chính trong việc nhận trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) cho tổ hợp Tổ Cò nên họ không tin tưởng ông này.

Đại diện các đảng phái khác cũng không ủng hộ nội các mới, do Ủy ban về chính sách pháp luật và quyền miễn trừ của nghị sỹ không đưa ra được những lý giải rõ ràng. Đảng Cướp biển Séc và STAN cũng không thực hiện được kế hoạch tiến hành bỏ phiếu về việc tước quyền miễn trừ của Thủ tướng Babis trước phiên họp bàn về sự tín nhiệm Chính phủ thiểu số. TTXVN

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen, Thủ tướng

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 2 tổ chức vào ngày 10/1/2018 tại Phnom Penh, Campuchia.

Đây là Hội nghị mang tính định kỳ, được tổ chức 2 năm 1 lần luân phiên giữa các nước thành viên. Hội nghị lần này do Campuchia và Trung Quốc chủ trì tổ chức.

Ngày 23/3/2016, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất chính thức khởi động giữa 6 nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và thống nhất các định hướng lớn cho cơ chế hợp tác.

Mục tiêu bao trùm của hợp tác Mekong-Lan Thương là thúc đẩy hợp tác toàn diện để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung ở tiểu vùng. Ngoài ra, hợp tác Mekong-Lan Thương còn hướng tới mục tiêu khác bao gồm củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thúc đẩy phát triển bền vững, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập toàn diện vào kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tình hữu nghị, quan hệ láng giềng tốt giữa nhân dân các nước.

Theo đó, 6 nước sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân. Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác là đồng thuận, bình đẳng, phối hợp, tham vấn lẫn nhau, tự nguyện, cùng đóng góp, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Hợp tác Mekong-Lan Thương sẽ đặt trọng tâm vào 5 lĩnh vực ưu tiên là quản lý tài nguyên nước, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới,

nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Hợp tác Mekong-Lan Thương có

cơ chế làm việc, gồm: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao được tổ chức định kỳ thường niên; Hội nghị Cấp cao tổ chức 2 năm 1 lần và luân phiên theo thứ tự chữ cái các nước.

Theo đó, Hội nghị ủng hộ Campuchia đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 2. Các nhóm công tác chuyên ngành sẽ sớm được thành lập sau Hội nghị để xây dựng, triển khai các dự án hợp tác.

Đến nay, hợp tác Mekong-Lan Thương đã triển khai một số hoạt động, bao gồm: Thành lập các nhóm công tác chuyên ngành về nguồn nước, giảm nghèo, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất; triển khai một số dự án thuộc danh sách dự án “thu hoạch sớm” được thông qua tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất (tổ chức tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc tháng 3/2016) như: Chương trình giao lưu cán bộ, chương trình mổ mắt nhân đạo, diễn đàn hợp tác phụ nữ, diễn đàn hợp tác các thành phố du lịch Mekong - Lan Thương; đưa vào sử dụng Quỹ Hợp tác đặc biệt Mekong- Lan Thương; thành lập Ban Thư ký, cơ quan điều phối quốc gia hợp tác Mekong-Lan Thương tại mỗi nước…

Tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng hợp tác Mekong-Lan Thương có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững tại Tiểu vùng Mekong, củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa 6 nước, hỗ trợ các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc...

Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của hợp tác Mekong-Lan Thương đối với

sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Tiểu vùng Mekong, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia ngay từ giai đoạn đầu quá trình hình thành cơ chế hợp tác này.

Trước Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, Việt Nam đã tham dự và có đóng góp quan trọng tại các hội nghị cấp bộ trưởng và hội nghị các quan chức cao cấp.

Những đóng góp của Việt Nam về nguyên tắc, cơ chế hợp tác, lĩnh vực trọng tâm, trong đó có các đề xuất về hợp tác nguồn nước, kết nối kinh tế, đã được các nước ủng hộ, khẳng định trong Tuyên bố Tam Á và các văn kiện liên quan của hợp tác Mekong-Lan Thương.

Việt Nam đã đề xuất các dự án và đã được các nước nhất trí đưa vào Danh sách dự án thu hoạch sớm để triển khai giai đoạn đầu của hợp tác Mekong-Lan Thương. Các dự án này đều có lợi ích thiết thực, phù hợp với ưu tiên của hợp tác Mekong-Lan Thương, nhất là dự án tăng cường phối hợp quản lý lũ lụt, hạn hán trong lưu vực sông Mekong-Lan Thương và dự án hài hòa hóa tiêu chuẩn, thủ tục giữa các nước trong tiểu vùng.

Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc và các nước Tiểu vùng Mekong triển khai dự án chung về thành lập Trung tâm Hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực về quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong, trong đó có việc đóng góp tài chính, chuyên gia làm việc tại Trung tâm này.

Với chủ đề “Dòng sông hòa bình và phát triển bền vững của chúng ta”, Hội nghị dự kiến sẽ rà soát tình hình hợp tác kể từ sau Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, thảo luận phương hướng hợp tác thời gian tới, thông qua các văn kiện: Tuyên bố Phnom Penh, Kế hoạch hành động hợp tác Mekong-Lan Thương giai đoạn 2018-2022, danh sách các đề xuất dự án hợp tác Mekong-Lan Thương đợt hai… TTXVN