34

nhan dinh luat hinh su 1.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 2: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 3: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 4: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 5: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 6: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 7: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Câu 41. Hình phạt trước hết nhằm trừng trị người phạm tội.Đúng: Vì đây là mục đích của hình phạt.

42. lỗi luôn luôn có trong mọi loại tội .đúng bởi vì để xác định có phạm tội hay không trước hết phải xác định lỗi-nguyên tắc quan trọng của luật hình sự là nguyên tắc lỗi.

43. người bị hạn chế NLHV là người không chịu trách nhiêm hình sự trong mọi trường hợp. sai nếu hạn chế năng lực hành vi một phần thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

44.hỗn hợp lỗi là trường hợp mà người phạm tội luôn luôn phạm tội từ 2 lỗi trở lên, và 2 lỗi này phải khác nhau. đúng bởi vì hỗn hợp lỗi là có từ hai lỗi trở lên và hai lỗi đó khác nhau như là cố ý về hành vi vô ý về hậu quả theo điều 104 cũng là hỗn hợp lỗ

45. động cơ và mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành phạm tội. sai động cơ và mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.có một số tội chỉ có động cơ chứ không nhất thiết phải có mục đích..ví dụ:như điều 78 tội phản bội tổ quốc mục đích là lật đổ chính quyền còn động cơ không bắt buộc...

46. cấu thành phạm tội trong lỗi vô ý vì quá tự tin luôn luôn là cấu thành tội phạm vật chất. Sai

47. người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ trong mọi trường hợp không phải chịu TNHS.

48. phạm tội chưa đạt do nguyên nhân khách quan thì người phạm tội không phải chịu TNHS. .sai dù cho nguyên nhân khách quan thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi chưa đạt.câu hỏi này của bạn mình thấy có vẻ không đúng

49. các giai đoạn thực hiện tội phạm luôn đặt ra với các tội thực hiện ở mọi loại lỗi. sai bởi vì giai đoạn phạm tội chỉ đặt ra ở lỗi cố ý trực tiếp và gián tiếp còn vô ý không bị

50. người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS trong mọi trường hợp. người tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội chỉ  được miễn trách nhiệm hình sự với điều kiện khi tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội không có ai ngăn cản thứ hai hậu quả chưa xảy ra

51. cấu thành tội phạm hình thức là loại tội phạm mà dấu hiệu hậu quả là không bắt buộc. sai bởi vì cấu thành hình thức hậu quả cũng xảy ra trên thực tế như theo điểm khoản 3 điều 111

52. ngưới bị cưỡng bức về mặt tinh thần trong mọi trường hợp không phải chịu TNPL. sai có thể cấu thành tội bức tử

53. hình phạt trục xuất áp dụng cho tất cả các chủ thể có hành vi vu phạm lãnh thổ xâm phạm an ninh quốc gia. .sai bởi vì hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ anh ninh quốc gia chỉ bị trục xuất đối với chủ thể là người nước ngoài còn người việt nam không bị

Page 8: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Đề thi:

Bài tập:

Page 9: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Bài tập 2:

Page 10: nhan dinh luat hinh su 1.doc
Page 11: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Bài 1:A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?(4 điểm)b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? (3 điểm)Trả lờia. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọngGiải thích:Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định:3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí (tính phải chịu phạt).Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội:Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật.A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. Khi nói đến trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lén lút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp tài sản. Vì thế trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.Hành vi của A đã gây nguy hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm phạm đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS, mà cụ thể là xâm hại quyền sở hữu tài sản của B trị giá lên tới 100 triệu đồng.Xét về mặt hậu quả pháp lí:Điều 138 BLHS quy định:2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;………Tài sản mà A trộm cắp của B có trị giá 100 triệu đồng. Do vậy A phạm vào tội quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138, đó là: “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. Điều 138 BLHS cũng quy định rõ về hình phạt đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp được nêu trong khoản 2 đó là “phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Ta có thể thấy được mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản của A là bảy năm tù. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta xác định được loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm (CTTP) tăng nặngGiải thích:Trước hết, CTTP là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm được quy định trong luật hình sự. Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, luật hình sự phân CTTP thành: CTTP cơ bản ( là CTTP chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội); CTTP giảm nhẹ (là CTTP chứa những tình tiết làm tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm giảm đi đáng kể); CTTP tăng nặng (là CTTP ngoài dấu hiệu định tội còn chứa dấu hiệu khác làm tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm tăng lên). Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) được quy định trong Điều 48 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để phân loại CTTP cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ là các dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ.Xét trường hợp của A: A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp theo khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt ba năm tù.

Khoản 1 Điều 138 là CTTP cơ bản (vì chỉ bao gồm dấu hiệu định tội): “người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Tức là, nếu A trộm cắp tài sản của B trị giá từ hai triệu đến dưới năm mươi triệu thì hành vi của A sẽ thuộc trường hợp CTTP cơ bản. Tuy nhiên, hành vi của A lại cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS, ngoài các tình tiết để định tội là trộm cắp tài sản, A còn có thêm tình tiết tăng nặng là “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đông đến dưới hai trăm triệu đồng” (cụ thể là 100 triệu đồng).

Page 12: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Điều này phản ánh mức độ của tính nguy hiểm tăng lên rõ rệt so với các trường hợp trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1.

Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp CTTP tăng nặng đối với hành vi của A cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường (mức cao nhất là ba năm – theo khoản 1 Điều 138 BLHS) lên khung tăng nặng (mức cao nhất là bảy năm – theo khoản 2 Điều 138 BLHS).

Tóm lại, từ những phân tích ở trên, ta có thể khẳng định: loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng và hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng.

Bài 2:

Ngày 23/1/2009 A đã thực hiện hành vi hiếp dâm chị H. Do quá uất ức, chị H đã treo cổ tự sát. Ngày 7/7/2009, Tòa án nhân dân tỉnh H. xét xử A về tội hiếp dâm theo điểm c khoản 3 Điều 111 BLHS.Hỏi:a. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm ( Điều 111 BLHS) là cấu thành tội phạm hình thức?b. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội hiếp dâm mà A đã thực hiện và bi xét xử thuộc loại tội phạm gì? Giải thích rõ tại sao?

Trả lời

a.Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức.

Trước hết, cần hiểu cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.Từ định nghĩa này có thể nhận thấy, tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm hình thức, vì theo định nghĩa tội hiếp dâm đã được miêu tả trong BLHS tại Điều 111ở tội này là có 2 hành vi khách quan:-Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng ko thể chống cự của nạn nhân.- Hành vi giao cấu.

Tội phạm có cấu thành hình thức sẽ hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện tất cả các hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Như vậy tội hiếp dâm chỉ có thể được xác lập khi có hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân đã được thực hiện, tức là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đã xảy ra, hậu quả từ hành vi phạm tội đã phát sinh. Hậu quả ở đây có thể là sức khỏe của nạn nhân, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị ảnh hưởng, thậm chí có thể là tính mạng của nạn nhân bị đe dọa gây thiệt hại. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả của hành vi hiếp dâm không thể phát sinh khi hành vi giao cấu chưa được thực hiện và ngược lại, khi hành vi giao cấu trái với ý muốn được thực hiện thì hậu quả cũng phát sinh. Dấu hiệu hành vi và hậu quả trong tội hiếp dâm luôn là các yếu tố đi kèm với nhau, không thể thiếu một trong hai yếu tố đó. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tội hiếp dâm không thể xác lập.Trong trường hợp trên, A đã có hành vi dùng vũ lực để hiếp dâm chị H, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chị H uất ức mà tự sát.

b.Xác định tội hiếp dâm mà anh A thực hiện và bị xét xử thuộc loại tội phạm gì?

Tội phạm, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm đã được phân thành bốn nhóm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sự phân thành bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện cơ bản, vừa là cơ sở thống nhất nhất cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự. Đồng thời là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cụ thể để áp dụng cho từng loại tội phạm xảy ra.

Căn cứ để phân loại tội phạm được thể hiện trong Khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999, là căn cứ phân loại tội phạm dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tội hiếp dâm được các nhà làm luật ấn định tại Điều 111 của BLHS, thực tiễn đã thừa nhận tất cả các hành vi hiếp dâm khi xảy ra đều có chung đặc điểm đó là hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Tuy nhiên, để thực hiện được hành vi phạm tội trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn, và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải phân loại tội phạm đối với hành vi hiếp dâm để có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Điều 111 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi hiếp dâm có tính chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất.Dựa vào cơ sở đó và khoản 3 Điều 8 BLHS, tội hiếp dâm được phân loại khá cụ thể.Đối với trường hợp trên, hành vi của A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Theo khoản 3, điều 111-BLDS hạm tội hiếp dâm được

Page 13: nhan dinh luat hinh su 1.doc

quy định tại khoản 3 Điều 111 BLHS thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội và có khung hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Như vậy, hậu quả chị H tự sát nằm trong mục c, khoản 3, điều 111 quy định, đồng thời đối chiếu với điều 8, Vì vậy có thể kết luận, tội của A thuộc loại tội nghiêm trọng. Từ đó có thể căn cứ để định rõ mức khung và hình phạt cho A theo pháp luật quy định, đó là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Bài 3:

Một tên A ăn trộm chiếc sh sau đó mang tới gửi nhà B ( bạn thân) . B hỏi A xe ở đâu mà ko mang về nhà. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người mua rồi sẽ cho B tiền. Nói xong A đi về . tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe . sau đó đến chiều mang cho B 5 tr, .Vậy trong trường hợp này B phạm tội j?Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm/?Trả lời1/ Về tội danh:

Tội phạm tại Điều 250 BLHS là một tội ghép, nó quy định hai hành vi khác nhau là "chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" và "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Hành vi chứa chấp là những hành vi như cất giữ, bảo quản...Hành vi tiêu thụ là những hành vi như mua để dùng, nhận để bán lại, giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đo cho người khác theo yeu cầu của người phạm tội...

Vì vậy khi xác định tội danh, nếu người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp thì định tội là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có"; nếu người phạm tội thực hiện hành vi tiêu thụ thì định tội là "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" chứ không định tội như tên gọi của điều luật là "Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Trường hợp người phạm tội thực hiện cả hai hành vi chứa chấp và tiêu thụ thì định tội là "Chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Ở trường hợp trên, B chỉ thực hiện hành vi cất giữ mà không thực hiện hành vi tiêu thụ. Vì vậy tội danh của B là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có".

2/ Vì sao nó là chứa chấp

Tình tiết "không hứa hẹn trước" chỉ có giá trị để xác định B không đồng phạm với A về tội "Trộm cắp tài sản". Còn nó cũng là dấu hiệu đặc trưng của cả tội "Che giấu tội phạm", chứ không chỉ riêng tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ...". Và hành vi cất giữ tang vật (vật chứng) của tội phạm cũng là một trong những hành vi khách quan của tội "Che giấu tội phạm".

Việc phân biệt hai tội danh này là dựa vào mục đích của người phạm tội. Nếu mục đích là che giấu tội phạm mà người khác đã thực hiện thì cấu thành tội "Che giấu tội phạm". Còn nếu mục đích chỉ là trục lợi bất chính thì cấu thành tội "Chứa chấp...".

B thực hiện hành vi cất giữ xe cho A với mục đích trục lợi, nên tội phạm mà B phải chịu là "Chứa chấp...".

Bài 4:

B, C, D với động cơ chống chính quyền nhân dân đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin với số lượng trên 50 người lập nên tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền”. B, C, D trong tổ chức này đã có các hoạt động:- Liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc nhưng chưa quan hệ được;- Đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài;- Bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.

Trả lời:

1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?

Page 14: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Căn cứ vào những chứng cứ đã được cung cấp trong đề bài và những căn cứ khác, có thể chỉ ra hành vi của nhóm B, C, D có các dấu hiệu của các tội phạm sau:Một, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS), bởi những lẽ sau:Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Đối tượng tác động ở đây là chính quyền nhân dân xã, huyện mà tổ chức của B, C, D đã có những hoạt động đặt mìn phá trụ sở UBND xã, bao vây UBND xã, huyện, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.Về mặt khách quan của tội phạm: “hành vi khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”(1). Trong tình huống này, B, C, D đã có những hành động cụ thể như sau để có thể khẳng định hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của tội phạm này:Thứ nhất, hoạt động thành lập tổ chức để lật đổ chính quyền nhân dân, thể hiện bằng một số hành vi cụ thể: B, C, D đã lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức với động cơ chống chính quyền nhân dân;Thứ hai, đề ra chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức: trước hết B, C, D sẽ liên hệ với nước ngoài để lấy vũ khí, sau đó có vũ khí trong tay tiến hành đặt mìn phá trụ sở UBND xã; bao vây UBND xã, huyện và có hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của một số cán bộ công an xã, huyện mà tổ chức của B, C, D bao vây.Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D đã cố ý thành lập tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền” vì đã có động cơ từ trước là chống chính quyền và đã có những hoạt động cụ thể để thực hiện hành vi của mình.Hai, Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Bởi lẽ: Về khách thể của tội phạm: hành vi của B, C, D và tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền đã xâm phạm đến sự an toàn(sự vững mạnh) của chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.Về mặt khách quan của tội phạm: trong tình huống trên, nhóm B, C, D đã có những hoạt động cụ thể: tiến hành hoạt động vũ trang với việc tập hợp đông người( là những thành phần bất mãn với chế độ và một số đối tượng khác) bao vây trụ sở CQNN, lực lượng vũ trang nhân dân để đốt phá, gây nổ, tấn công các CQNN(ở đây là trụ sở UBND xã, huyện), bắn giết cán bộ(giết một số cán bộ công an xã, huyện).Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp: nhận thức được hành vi bao vây UBND xã và bắn giết một số cán bộ; đặt mìn phá trụ sở UBND xã của mình có thể gây nguy hại đến sự vững mạnh, đe dọa đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân nhưng vẫn thực hiện. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thể hiện ở việc gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu chính quyền.Ba, Tội phá hoại cơ sở vật chất- kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 83 BLHS). Bởi những biểu hiện sau: về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, làm hủy hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH: trụ sở cơ quan nhà nước(thông qua việc đặt mìn để phá trụ sở UBND xã, huyện); về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc lĩnh vực chính trị cũng đồng nghĩa với việc đã hủy hoại đi những tài liệu quan trọng thuộc bí mật nhà nước được lưu giữ tại trụ sở UBND xã, huyện thông qua việc đặt mìn phá trụ sở(làm cho các tài sản trong cơ quan nhà nước mất hẳn giá trị sử dụng); về mặt chủ quan: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp nhằm chống chính quyền nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại B, C, D nhận thức rõ hành vi đó có thể gây thiệt hại cho cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động của CQNN nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra để đặt được mục đích chống chính quyền nhân dân; về chủ thể: là nhóm B, C, D có đủ năng lực chịu TNHS và độ tuổi, do vậy mới có khả năng thực hiện những hành vi đặc thù này.Bốn, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân(Điều 84 BLHS), bởi vì: Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân thông qua việc đã trực tiếp bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện(trực tiếp xâm phạm tính mạng của con người).Về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi xâm phạm đến tính mạng của cán bộ, công chức(giết một số cán bộ, công chức khi bao vây UBND xã, huyện). Đối tượng của hành vi giết cán bộ nhà nước của nhóm B, C, D là những cán bộ công an xã, huyện, là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hoạt động này của nhóm B, C, D có mục đích là nhằm chống chính quyền nhân dân, có thể nói đây là những hoạt động để phục vụ cho động cơ trực tiếp và chủ yếu là nhằm chống chính quyền nhân dân, là những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống chính quyền được diễn ra mà không có sự cản trở bởi bất cứ yếu tố nào.Về mặt chủ quan của tội phạm: hành vi này của B, C, D được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, có nghĩa là B, C, D nhận thức được hành vi giết cán bộ công an xã, huyện của mình có thể làm cho hoạt động của chính quyền lâm vào bế tắc vì cán bộ cán cốt, nhân lực không đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra(vẫn tiến hành bao vây trụ sở ủy ban, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện).

2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.Căn cứ vào những tình tiết mà đề bài đưa ra cũng như đối chiếu với BLHS, thì có thể khẳng định nhóm B, C, D đã phạm Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo quy định tại Điều 79 BLHS. Bởi những lẽ sau đây:Về mặt khách quan của tội phạm: B, C, D đã có hành vi thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân theo quy định của BLHS “người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì...” cụ thể là: B, C, D đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin để lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền. Ở đây, nhóm B, C, D đã có “những chủ trương, đường lối hoạt động cho tổ chức chống chính quyền nhân dân chuẩn bị được thành lập đó là: có các hành vi tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ chức”(2) Vì Dân Chủ và Nhân Quyền( là hành vi đã tập hợp được một số thành phần bất mãn với chế độ và mua chuộc được một số đối tượng nhẹ dạ cả tin).Hoạt động thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân mà B, C, D đã thực hiện là việc do B, C, D cùng thống nhất ý chí, cùng chung mục đích với một số đối tượng khác đứng ra thành lập tổ chức.B, C, D trong tổ chức đã có những hoạt động: liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc tuy nhiên chưa

Page 15: nhan dinh luat hinh su 1.doc

quan hệ được; đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài; bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện, những hành động này tuy có dấu hiệu của một số tội phạm cụ thể khác nhưng khi xem xét mục đích của những hoạt động này thì không cấu thành những tội độc lập khác mà những hoạt động này là nhằm phục vụ cho mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Bởi lẽ ở đây, hoạt động thứ nhất của B, C, D “không phải là hành vi câu kết với nước ngoài như ở Tội phản bội tổ quốc chỉ là hành vi bàn bạc với nhau tìm cách liên hệ, xin nước ngoài giúp đỡ để hoạt động nhưng chưa thực hiện được, chưa có sự câu kết với nước ngoài”(3) do vậy, đã thỏa mãn CTTP của Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ở hoạt động thứ hai, B, C, D không phạm Tội bạo loạn, Tội phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, bởi vì chính hoạt động này không có mục đích là chống chính quyền nhân dân mà hoạt động cụ thể này là do B, C, D thực hiện nhằm mục đích tạo dựng sự tin tưởng đối với nước ngoài để từ đó có thể được các tổ chức nước ngoài tin tưởng mà đồng ý cung cấp vũ khí, tiền bạc cho nhóm B, C, D sử dụng để tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà mình đã có động cơ từ trước, cũng là sự phù hợp với ý chí của các đối tượng bất mãn với chế độ XHCN mà B, C, D lôi kéo. Ở hoạt động thứ ba, hành vi của B, C, D trong ý chí của mình không nhằm thông qua đó để chống lại chính quyền mà thông qua đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cụ thể làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội(lật đổ chính quyền nhân dân).

Về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp, B, C, D và những đối tượng khác cố ý cùng tham gia với nhau để thành lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền với mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thể hiện cụ thể ở chỗ: B, C, D đã có động cơ từ trước, thành lập nên một tổ chức với số lượng thành viên trên 50 người(có tổ chức chặt chẽ) và chính hành vi gây niềm tin với nước ngoài đã chứng minh tổ chức này không chỉ dừng lại ở việc nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân mà cao hơn thế nữa là nhằm lật đổ chính quyền hay nói cách khác nhờ nước ngoài cung cấp cơ sở vật chất để có đủ sức mạnh, tiềm lực làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. Hơn nữa việc chống lại chính quyền nhân dân chỉ là động cơ còn mục đích rõ ràng ở đây phải là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay nói cách khác cái cuối cùng mà tổ chức của B, C, D hướng tới ở đây là lật đổ được chính quyền nhân dân.Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã trực tiếp xâm phạm tới sự tồn tại của chính quyền nhân dân (bao vây UBND và bắn chết một số cán bộ nhằm làm cho BMNN không còn đủ cơ sở để duy trì hoạt động được).Về chủ thể của tội phạm: trong tình huống trên chủ thể là B, C, D- là những người đã đủ độ tuổi chịu TNHS và không bị mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì mới có thể có khả năng thực hiện các hoạt động: lôi kéo các thành phần bất mãn với chế độ; đặt mìn phá trụ sở; liên hệ qua Internet với nước ngoài; bao vây trụ sở ủy ban và giết một số cán bộ nhà nước./.

Bài 4:B, C, D với động cơ chống chính quyền nhân dân đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin với số lượng trên 50 người lập nên tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền”. B, C, D trong tổ chức này đã có các hoạt động:- Liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc nhưng chưa quan hệ được;- Đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài;- Bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.

Trả lời:

1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?Căn cứ vào những chứng cứ đã được cung cấp trong đề bài và những căn cứ khác, có thể chỉ ra hành vi của nhóm B, C, D có các dấu hiệu của các tội phạm sau:

Một, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS), bởi những lẽ sau:Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Đối tượng tác động ở đây là chính quyền nhân dân xã, huyện mà tổ chức của B, C, D đã có những hoạt động đặt mìn phá trụ sở UBND xã, bao vây UBND xã, huyện, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.Về mặt khách quan của tội phạm: “hành vi khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”(1). Trong tình huống này, B, C, D đã có những hành động cụ thể như sau để có thể khẳng định hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của tội phạm này:Thứ nhất, hoạt động thành lập tổ chức để lật đổ chính quyền nhân dân, thể hiện bằng một số hành vi cụ thể: B, C, D đã lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức với động cơ chống chính quyền nhân dân;Thứ hai, đề ra chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức: trước hết B, C, D sẽ liên hệ với nước ngoài để lấy vũ khí, sau đó có vũ khí trong tay tiến hành đặt mìn phá trụ sở UBND xã; bao vây UBND xã, huyện và có hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của một số cán bộ công an xã, huyện mà tổ chức của B, C, D bao vây.Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D đã cố ý thành lập tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền” vì đã có động cơ từ trước là chống chính quyền và đã có những hoạt động cụ thể để thực hiện hành vi của mình.Hai, Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Bởi lẽ: Về khách thể của tội phạm: hành vi của B, C, D và tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền đã xâm phạm đến sự an toàn(sự vững mạnh) của chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.Về mặt khách quan của tội phạm: trong tình huống trên, nhóm B, C, D đã có những hoạt động cụ thể: tiến hành hoạt động vũ

Page 16: nhan dinh luat hinh su 1.doc

trang với việc tập hợp đông người( là những thành phần bất mãn với chế độ và một số đối tượng khác) bao vây trụ sở CQNN, lực lượng vũ trang nhân dân để đốt phá, gây nổ, tấn công các CQNN(ở đây là trụ sở UBND xã, huyện), bắn giết cán bộ(giết một số cán bộ công an xã, huyện).Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp: nhận thức được hành vi bao vây UBND xã và bắn giết một số cán bộ; đặt mìn phá trụ sở UBND xã của mình có thể gây nguy hại đến sự vững mạnh, đe dọa đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân nhưng vẫn thực hiện. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thể hiện ở việc gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu chính quyền.Ba, Tội phá hoại cơ sở vật chất- kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 83 BLHS). Bởi những biểu hiện sau: về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, làm hủy hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH: trụ sở cơ quan nhà nước(thông qua việc đặt mìn để phá trụ sở UBND xã, huyện); về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc lĩnh vực chính trị cũng đồng nghĩa với việc đã hủy hoại đi những tài liệu quan trọng thuộc bí mật nhà nước được lưu giữ tại trụ sở UBND xã, huyện thông qua việc đặt mìn phá trụ sở(làm cho các tài sản trong cơ quan nhà nước mất hẳn giá trị sử dụng); về mặt chủ quan: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp nhằm chống chính quyền nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại B, C, D nhận thức rõ hành vi đó có thể gây thiệt hại cho cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động của CQNN nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra để đặt được mục đích chống chính quyền nhân dân; về chủ thể: là nhóm B, C, D có đủ năng lực chịu TNHS và độ tuổi, do vậy mới có khả năng thực hiện những hành vi đặc thù này.Bốn, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân(Điều 84 BLHS), bởi vì: Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân thông qua việc đã trực tiếp bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện(trực tiếp xâm phạm tính mạng của con người).Về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi xâm phạm đến tính mạng của cán bộ, công chức(giết một số cán bộ, công chức khi bao vây UBND xã, huyện). Đối tượng của hành vi giết cán bộ nhà nước của nhóm B, C, D là những cán bộ công an xã, huyện, là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hoạt động này của nhóm B, C, D có mục đích là nhằm chống chính quyền nhân dân, có thể nói đây là những hoạt động để phục vụ cho động cơ trực tiếp và chủ yếu là nhằm chống chính quyền nhân dân, là những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống chính quyền được diễn ra mà không có sự cản trở bởi bất cứ yếu tố nào.Về mặt chủ quan của tội phạm: hành vi này của B, C, D được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, có nghĩa là B, C, D nhận thức được hành vi giết cán bộ công an xã, huyện của mình có thể làm cho hoạt động của chính quyền lâm vào bế tắc vì cán bộ cán cốt, nhân lực không đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra(vẫn tiến hành bao vây trụ sở ủy ban, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện).

2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.Căn cứ vào những tình tiết mà đề bài đưa ra cũng như đối chiếu với BLHS, thì có thể khẳng định nhóm B, C, D đã phạm Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo quy định tại Điều 79 BLHS. Bởi những lẽ sau đây:Về mặt khách quan của tội phạm: B, C, D đã có hành vi thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân theo quy định của BLHS “người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì...” cụ thể là: B, C, D đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin để lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền. Ở đây, nhóm B, C, D đã có “những chủ trương, đường lối hoạt động cho tổ chức chống chính quyền nhân dân chuẩn bị được thành lập đó là: có các hành vi tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ chức”(2) Vì Dân Chủ và Nhân Quyền( là hành vi đã tập hợp được một số thành phần bất mãn với chế độ và mua chuộc được một số đối tượng nhẹ dạ cả tin).Hoạt động thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân mà B, C, D đã thực hiện là việc do B, C, D cùng thống nhất ý chí, cùng chung mục đích với một số đối tượng khác đứng ra thành lập tổ chức.B, C, D trong tổ chức đã có những hoạt động: liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc tuy nhiên chưa quan hệ được; đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài; bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện, những hành động này tuy có dấu hiệu của một số tội phạm cụ thể khác nhưng khi xem xét mục đích của những hoạt động này thì không cấu thành những tội độc lập khác mà những hoạt động này là nhằm phục vụ cho mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Bởi lẽ ở đây, hoạt động thứ nhất của B, C, D “không phải là hành vi câu kết với nước ngoài như ở Tội phản bội tổ quốc chỉ là hành vi bàn bạc với nhau tìm cách liên hệ, xin nước ngoài giúp đỡ để hoạt động nhưng chưa thực hiện được, chưa có sự câu kết với nước ngoài”(3) do vậy, đã thỏa mãn CTTP của Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ở hoạt động thứ hai, B, C, D không phạm Tội bạo loạn, Tội phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, bởi vì chính hoạt động này không có mục đích là chống chính quyền nhân dân mà hoạt động cụ thể này là do B, C, D thực hiện nhằm mục đích tạo dựng sự tin tưởng đối với nước ngoài để từ đó có thể được các tổ chức nước ngoài tin tưởng mà đồng ý cung cấp vũ khí, tiền bạc cho nhóm B, C, D sử dụng để tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà mình đã có động cơ từ trước, cũng là sự phù hợp với ý chí của các đối tượng bất mãn với chế độ XHCN mà B, C, D lôi kéo. Ở hoạt động thứ ba, hành vi của B, C, D trong ý chí của mình không nhằm thông qua đó để chống lại chính quyền mà thông qua đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cụ thể làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội(lật đổ chính quyền nhân dân).

Về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp, B, C, D và những đối tượng khác cố ý cùng tham gia với nhau để thành lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền với mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thể hiện cụ thể ở chỗ: B, C, D đã có động cơ từ trước, thành lập nên một tổ chức với số lượng thành viên trên 50 người(có tổ chức chặt chẽ) và chính hành vi gây niềm tin với nước ngoài đã chứng minh tổ chức này không chỉ dừng lại ở việc nhằm làm suy yếu chính

Page 17: nhan dinh luat hinh su 1.doc

quyền nhân dân mà cao hơn thế nữa là nhằm lật đổ chính quyền hay nói cách khác nhờ nước ngoài cung cấp cơ sở vật chất để có đủ sức mạnh, tiềm lực làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. Hơn nữa việc chống lại chính quyền nhân dân chỉ là động cơ còn mục đích rõ ràng ở đây phải là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay nói cách khác cái cuối cùng mà tổ chức của B, C, D hướng tới ở đây là lật đổ được chính quyền nhân dân.Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã trực tiếp xâm phạm tới sự tồn tại của chính quyền nhân dân (bao vây UBND và bắn chết một số cán bộ nhằm làm cho BMNN không còn đủ cơ sở để duy trì hoạt động được).Về chủ thể của tội phạm: trong tình huống trên chủ thể là B, C, D- là những người đã đủ độ tuổi chịu TNHS và không bị mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì mới có thể có khả năng thực hiện các hoạt động: lôi kéo các thành phần bất mãn với chế độ; đặt mìn phá trụ sở; liên hệ qua Internet với nước ngoài; bao vây trụ sở ủy ban và giết một số cán bộ nhà nước./

1.Anh A là một thanh niên có tài bắn cung ,trong một lần vui chơi .A đã rủ một người bạn của mình là B thi thố tài năng bằng cách mỗi người lần lượt để một quả táo lên đầu cho người kia bắn.kết quả là B bị mũi tên của A bắn vào mắt..Trong trường hợp trên ,anh A có lỗi hay không,nếu có thuộc loại lỗi gì?tại sao?- Có lỗi- Lỗi vô ý do quá tự tin- Vì nhận thức được tính chất nguy hiểm và hậu quả của hành vi nhưng cho rằng với tài bắn cung của mình thì hậu quả sẽ không xảy ra.

2.Do mâu thuẫn với anh B,nên anh A có ý định sẽ trả thù anh B bằng cách dùng thuốc nổ ném vào nhà anh B lúc anh B đang ngủ ,nhưng vì lo sợ nên không thực hiện .Vậy anh A có vi phạm pháp luật không?Tại sao? Nếu ở Việt Nam A sẽ phạm tội tàng trữ thuốc nổ trái phép.

3.Trong khi Hòa và Bình chơi với nhau ,bé Hòa(đang học lớp 3)đã đánh nhau với bé Bình (đang học lớp 5).Do Hòa yếu hơn nên đã bị Bình vật ngã.Do bực tức ,Hòa đã dùng dao chém vào đầu của Bình làm Bình bị thương nặng.Hành vi của Hòa có bị coi là vi phạm pháp luật không?tại sao- Có vi phạm pháp luật- vì đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cấu thành tội cố ý gây thương tích.

4.Do mâu thuẫn nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm đầu độc cả nhà anh B.Kết quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc ,anh B qua đời.Việc làm của anh B vi phạm pháp luật như thế nào?Vi phạm như thế nào còn tuỳ thuộc vào động cơ mục đích của người phạm tội. Hành vi của B có thể cấu thành tội giết người theo quy định tại điểm l) Khoản 1 điều 93 Bộ Luật Hình sự hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dẫn đến hậu quả chết người theo điều 104 Bộ luật Hình sự

5. A và B là hai chủ thể có mâu thuẫn với nhau. A có mục đích sẽ giết B nên đã chuẩn bị một khẩu súng AK và 5 viên đạn. Một tối nọ, A lẻn vào nhà B. Trời tối, thấy B đang nằm ngủ, A lấy súng nổ 2 phát súng vào đầu của B rồi sau đó bỏ chạy. Qua khám nghiệm tử thi, được biết B chết trước khi A nổ súng là 3 giờ đồng hồ do bị nhồi máu cơ tim. Qua những tài liệu đã được xác minh. Hỏi :- A có phạm tội giết người không? Tại sao?- Theo bạn A phạm tội gì? Tại sao?- Thứ nhất A có giai đoạn chuẩn bị phạm tội( theo điều 15 BLHS 1999) đó chính là giai đoạn mà A sửa soạn công cụ đó là khẩu súng AK và 5 viên đạn.- Thứ hai, A thấy B đang ngủ, A lây súng nổ 2 phát súng vào đầu B rùi A bỏ chạy. Hành động trên của A là cố ý giết người, và việc tội phạm của A đã hoàn thành. Trường hợp này là do A sai lầm về đối tượng ( đối tượng của A là B nhưng phải còn sống ), A không hề biết B vốn bị nhồi máu cơ tim và qua đời, hành vi và ý chí của A vẫn vì mục đích giết chết B ( bắn thẳng vào đầu và liên tục đến 3 phát )trong trường hợp dù sai lầm về đối tượng nhưng người phạm tội vốn đã hoàn thành tất cả những hành vi thuộc về mặt khách quan như thế thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo tội mà mình đã phạmĐây là 1 quan điểm sai lầm vì khách thể luôn có mối quan hệ mật thiết với mục đích của người phạm tội, trong trường hợp này A đã có ý định giết B, mọi hành vi của A thực hiện như mô tả là cố ý trực tiếp, khi thực hiện hành vi của mình A không hề biết B đã chết vì bệnh, hay nói cách khác A tin rằng B còn sống và mình sẽ giết B, tức A hoàn toàn cố ý xâm phạm sự an toàn tính mạng của người khác, đây mới chính là khách thể thật sự của vụ án.Cần lưu ý rằng dù điều luật về tội này nêu rất ngắn gọn nhưng phải chú ý là hậu quả nạn nhân chết hay không chỉ có giá trị định khung hình phật, xác định tội phạm có hoàn thành hay chưa chứ k có giá trị định tội.

Từ những luận điểm trên, tôi khẳng định A vẫn phải chịu trách nhệm HS về tội giết người dù rằng B k do A giết, vấn đề sai lầm về đối tượn trên thực tế rất phổ biến, điển hình là việc mua bán chất ma túy, người mua có thể mua phải bột ngọt hay đường do bị người bán lừa dối, nhưng người mua k biết và nghĩ là mình đã mua ma túy nên vẫn phải chịu tnhs, còn người bán có ý thức lừa người mua nên tráo ma túy thành đường >>> người bán không xâm phạm vào khách thể trong nhóm tội phạm về ma túy nên k phải chịu tnhs.

Đề số 1:Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp? Cho ví dụ.Trả lời : Lỗi cố ý trực tiếpNgười phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích, phù hợp

Page 18: nhan dinh luat hinh su 1.doc

với mong muốn của người đó.Ví dụ: A dùng dao đâm chết B và mong muốn người đó chết. Hậu quả xảy là B chết và đúng như mong muốn của A. Lỗi cố ý gián tiếpNgười phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích khác. Để đạt được mục đích này mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước.Ví dụ: A dùng dao dâm B với mong muốn làm B bị thương, tuy nhiên do B cố né tránh nên dao đâm trúng chỗ hiểm. Hậu quả B chết, hậu quả này ngoài ý muốn ban đầu của A.

Câu 2: Tại sao người tổ chức trong đồng phạm được coi là người có vai trò nguy hiểm nhất?Trả lời :Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (khoản 2 điều 20 BLHS).- Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm đồng phạm, thiết lập các mối lien hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau…Những người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm như:- Những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phương hướng hoạt động, vạch các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác.- Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ thể của nhóm đồng phạm.Với vai trò như vậy, người tổ chức luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm.

Câu 3: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?a. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác có thể bị coi là tình tiết tăng nặng tội. Sai. Vì theo khoản 1 điều 48 BLHS thì đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.b. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử.Sai. Vì : Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì về phía người bị hại phải là người lệ thuộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần. Mặt khác, nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.c. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền.Đúng. VÌ : Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.d. Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm.Sai. Vì : ????( chưa biết ^^)Câu 4: Đỗ Văn A bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản. A đã chấp hành xong án nhưng chưa được xóa án tích, A lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp X với số tiền chiếm đoạt là 200 triệu. Hỏi:.Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, A chưa bị kết án về tội nào).

Trả lời : Theo khoản 3 điều 8 BLHS thì A bị xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản là tội ít nghiêm trọng. Theo điểm a, khoản 3 điều 139 BLHS thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A bị phạt tù từ 7 đến 15 năm tù (tội rất nghiêm trọng).Do vậy tổng hợp 2 điểm trên, theo khoản 1 điều điều 49 A được coi là tái phạm.

Câu 5: Hoàng Văn B bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng được hưởng án treo về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (điều 202 khoản 1 BLHS), thời gian thử thách là 4 năm. Khi chỉ còn 1 năm thời gian thử thách B lại bị tòa án xét xử về tội trộm cắp tài sản mà B thực hiện trước khi có bản án cho hưởng án treo. Hình phạt đối với B về tội trộm cắp tài sản là 2 năm tù. Hỏi:a. Khi xét xử lần này, tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B không? Tại sao?b. Tòa án có thể cho B được hưởng án treo một lần nữa không? Tại sao?a. Khi xét xử lần này tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B. Theo khoản 1 điều 51 BLHS thì trường hợp này tòa án có thể tổng hợp hình phạt cho B theo điều 50 BLHS.b. Theo khoản 5 điều 60 BLHS thì trường hợp này tòa án không thể cho B được hưởng án treo 1 lần nữa.

Đề số 5:

Câu 1: Phân tích dấu hiệu về MCQ và về MKQ của đồng phạm.Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt ko đòi hỏi fải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đỏi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành.- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). Nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi:Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành.Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người tổ chứcHành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người xúi giục.Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này gọi là người giúp sức.

Page 19: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Nếu ko có một trong những hành vi này thì ko thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không thể là người đồng phạm được. Trong đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ có một loại hành vi. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vào vụ đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều cùng thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của CTTP nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết qủa chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành là ngnhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.

Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?a. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.Sai. Theo điều 202 BLHS thì những người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

b. Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không thực hiện lời hứa hẹn thì không bị coi là hành vi đồng phạm.Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS thì người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm là người giúp sức. Luật không đòi hỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện khi sự thực hiện lời hứa là những việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã thực hiện xong.

c. Người đưa hối lộ mà tự thú, thật thà khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.Sai. Theo khoản 6 điều 289 thì Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ

d. Một người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 30 năm và có thể thực sự chấp hành hình phạt tù vượt quá 30 năm.Sai. Theo điểm a khoản 1 điều 50 về tổng hợp hình phạt thì phạt tù có thời hạn chỉ với mức cao nhất là 30 năm.

e. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.Đúng. Hành vi nào đó sở dĩ quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội.

Câu 3: Vào khoảng 12 giờ đêm, anh A là cán bộ dân phòng khi đi tuần tra ở đoạn đường vắng người qua lại thì gặp H đang gánh một số tài sản mà H vừa trộm cắp được. Anh A yêu cầu H dừng lại để kiểm tra. H hạ gánh đồ vật xuống và cầm đòn gánh vào ven đường. Khi A đang tập trung soi đèn pin để kiểm tra số đồ vật thì bất ngờ H dùng đòn gánh nhằm vào đầu A bổ một nhát và ném đòn gánh xuống ven đường rồi bỏ chạy. Khi bị bắt H khai với công an: Tôi đánh anh A nhằm để trốn tránh việc bị bắt giữ.Với nội dung vụ án trên, ngoài tội trộm cắp tài sản anh (chị) hãy định tội danh cho hành vi của H với những tình huống sau đây và giải thích rõ vì sao lại định tội như vậy:a. Anh A bị chấn thương sọ não và tử vong sau 5 ngày cấp cứu.b. Đòn gánh H đánh chỉ sượt qua đầu và trung vai anh A nên A chỉ bị thương tích với tỷ lệ 31%.

Đề số 2:

Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

a. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn mọi TNHS.Sai. Theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

b. Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) thì không phải chịu TNHS.Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.Theo khoản 3 điều 8 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

c. Người già, người tàn tật có thể là chủ thể của tội phạm.Đúng. Theo khoản 2 điều 3 BLHS mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

d. Chỉ một số tội phạm cụ thể nhất định mới đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt.Đúng. Ví dụ chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới, chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn.

Câu 3: Với mục đích lấy tài sản của người khác, Trần Thanh H (32 tuôi, chưa có tiền án, tiền sự) giả là người đi lỡ độ đường vào nhà ông K xin tạm nghỉ qua đêm. Trước đó H đã trình báo giấy tờ với chính quyền địa phương tại UBND xã. Ban đêm khi cả nhà ông K đã ngủ yên, H rón rén trở dậy lấy đi chiếc đài cát sét của gia đình ông K và một số tài sản khác. Chiếc đài này ông K mới mua giá là 1.800.000 đồng, các tài sản khác có giá trị là 108 ngàn đồng.Hỏi hành vi của H cấu thành tội gì?Tội trộm cắp tài sản.

Đề số 3:

Câu 2: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?a. Theo BLHS người gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ được coi là không có lỗi.

Page 20: nhan dinh luat hinh su 1.doc

b. Người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản (điều 133).Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy khẳng định là sai.

c. Người chưa thành niên phạm tội thì không bị áp dụng hình phạt tiền.

Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.

d. Người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 500 ngàn trở lên mới phải chịu THNH.

Câu 3: X bị tòa án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi hành án được 5 năm X lại bị tòa án xét xử về tội cố ý gây thương tích cho người khác mà X thực hiện trước khi có bản án đang thi hành. Đối với tội bị xét xử lần này tòa tuyên phạt 16 năm tù đối với X.Hỏi tổng hợp hình phạt đối với X và cho biết hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là bao nhiêu?

Trả lời : Theo khoản 1 điều 51 và điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS thì nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Do đó tổng hợp hình phạt đối với X là phạt tù có thời hạn. Theo đó hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là 15+16-5=26 năm.

Câu 4: Trần Văn K đã dung dao chem. B nhằm giết B để trả thù. Khi K chém. B được 2 nhát, nhát thứ nhất vào bả vai làm B bị thương, nhát thứ 2 chém B vào đầu nhưng B tránh được nên chỉ bị rách da đầu. K giơ dao chem. tiếp B thì liền bị anh C và anh D đi qua ngăn chặn được, K bị bắt. Kết quả B chỉ bị thương tích với tỷ lệ 25%.Hãy phân tích để xác định hành vi của K phạm tội gì và tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào?

Đề số 4:Câu 1: Theo BLHS phạm tội có tổ chức là gì? Nêu những đặc điểm của phạm tội có tổ chức.

Theo khoản 3 điều 20 thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy đồng phạm có tổ chức thường có những đặc điểm sau:- Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.- Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt…

Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?a. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được phản ánh là dấu hiệu trong các cấu thành tội phạm.

b. Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo.Sai. Theo khoản 1 điều 60 thì người được hưởng án treo là người phạm tội và bị xử phạt tù không quá ba năm. Tội phạm nghiêm trong bị phat tù với mức từ 3 đến 7 năm nên không được hưởng án treo.c. Tội giết người là tội có cấu thành hình thức

Đúng. Vì CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định thì CTTP được xây dựng là CTTP hình thức

d. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể được coi là người giúp sức trong đồng phạm

Câu 3: Tại sao theo BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Câu 4: Lợi dụng lúc đêm tối, A đã lẻn vào nhà ông B để lấy tài sản. A đã lấy được chiếc xe máy của gia đình ông B ra khỏi nhà và đang mở cánh cổng sắt để dắt xe ra đường phóng đi thì bị anh C là con ông B phát hiện và tri hô mọi người đuổi bắt. A cho xe nổ máy để tẩu thoát nhưng máy không nổ, A đã bỏ xe lại để chạy thoát than. Vừa chạy được 100m, A bị anh D là hang xóm của gia đinh ông B ngăn lại, A liền xông tới đấm vào mặt D và đẩy anh ngã xuống đường hòng để tiếp tục chạy trốn, nhưng A đã bị bắt ngay sau đó ít phút. Anh D chỉ bị trầy xước và thương tích không đáng kể. Trước cơ quan điều tra A đã khai nhận toàn bộ hành vi trên của mình.Đối với vụ án này có 2 quan điểm như sau:Quan điểm 1 cho rằng: A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết hành hung để tẩu thoát (điều 138 điểm d)Quan điểm 2 cho rằng: A phạm tội cướp tài sản theo điều 133 (tức trường hợp trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản)Theo anh (chị) quan điểm nào trên là đúng? Giải thích tại sao?

Đề số 6:

Câu 2: Tại sao phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Page 21: nhan dinh luat hinh su 1.doc

Phạm tội có tổ chức là TH đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 điều 20).Đặc điểm có sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ lien kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự lien kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phan hóa vai trò. Phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy đồng phạm có tổ chức có những đặc điểm:Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt.Như vậy đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội lien tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

Câu 3: Định tội danh (có phân tích cụ thể) cho các TH sau:

A gọi điện cho B hẹn đi chơi. Sau đó A đến nhà B để đón B. Trong lúc B vào nhà trong thay quần áo, A lén mở túi xách tay của B lấy một xấp tiền cho vào túi của mình và vờ như không có chuyện gì xảy ra. Khi từ nhà trong đi ra, B không hề biết mình bị mất tiền. Do vậy A và B vẫn cùng nhau đi chơi bình thường. Sau khi đi chơi về, A đếm lại số tiền đã lấy được và mới biết cụ thể là đã lấy được 800 ngàn. Sau đó vụ việc bị phát hiện.

Đề số 7:Câu 1:Trình bày cơ sở khoa học của quy định tại điều 34 đoạn 2 BLHS “Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội”. Nếu điều luật áp dụng có quy định có hình phạt tù chung thân thì mức cao nhất có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là bao nhiêu?

Câu 2:Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?a. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thì không phải chịu TNHS.

Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.Theo khoản 3 điều 8 thì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

b. Người lái xe chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm vận chuyển thì có thể bị coi là phạm tội tham ô tài sản. (điều 278)

Sai. Chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn. Người lái xe không phải là người có chức vụ quyền hạn nên không thể phạm tội tham ô tài sản.

c. Người vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu TNHS khi gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác.Đúng. Theo khoản 1 điều 202

d. Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy cứu TNHS.

Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 3: A bị kết án 15 năm tù về tội cướp tài sản. Thi hành được 3 năm A bị đưa ra xét xử về tội giết người mà A thực hiện trước khi có bản án về tội cướp tài sản. Tòa án đã tuyên hình phạt 20 năm tù đối với tội giết người. Hãy tổng hợp hình phạt.?Trả lời : Theo khoản 1 điều 51 thì ta có thể tổng hợp hình phạt cho A theo điều 50. Theo điểm a khoản 1 điều 50 Hình phạt chung của A là 15+20-3=32 năm>30 do vậy thời gian A phải chấp hành hình phạt tù còn lại là 30-3=27 năm.

Câu 4: V đến nhà B rủ B đi chơi. Trong lúc B vào phòng trong để thay quần áo, V nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của B. V đã lấy chiếc máy ảnh kỹ thuật số của B để trong tủ kính và cho vào túi sách của mình (chiếc máy ảnh trị giá 1500 ngàn). Sau đó vờ như không có chuyện gì xảy ra và đi chơi cùng B.Hãy xác định tội danh cho hành vi của V và giải thích tại sao anh (chị) lại có quan điểm như vậy.

Đề số 8:

Câu 1: Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin. Cho ví dụ.

Lỗi cố ý gián tiếpLà lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Người phạm tôi đã tin vào khả năng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sựNgười phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích khác. Chính để đạt được mục đích này mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước.

VD: A dùng dao chém B vào đùi với mục đích để cảnh cáo B nhưng sau đó bỏ về nhà. Do không được cấp cứu kịp thời, máu ra nhiều nên B đã chết.

Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong TH người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng

Page 22: nhan dinh luat hinh su 1.doc

hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.

Thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra.Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở TH cố ý gián tiếp. Sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và đã cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác.VD: A điều khiển xe ô tô trên đường nhìn thấy B đang chuẩn bị sang đường nhưng A nghĩ là B sẽ sang từ từ và A có thể tránh được nên không giảm tốc độ. Đột ngột B sang đường nền A không tránh nổi. Kết quả A làm B chết.

Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai vì sao?a. Trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản được tài sản.b. Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.

c. Án treo là hình phạt không tước đoạt tự do của người bị kết án.Sai. Theo điều 28 BLHS không có loại hình phạt là án treo. Do đó án treo không phải là hình phạt.

d. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp gây thiệt hại cho xã hội mà người thực hiện hành vi không có lỗi.

Sai. Theo điều 10 BLHS. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Câu 3:Ngày 27-12-2006 tòa án nhân dân thành phố H xét xử N về hai tội là tội giết người theo điều 93 khoản 1 điểm g và tội cướp tài sản theo điều 13 khoản 3 điểm b. Tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản và quyết định hình phạt chung là 30 năm tù. Anh (chị) hãy cho biết việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng hay sai? Nêu rõ căn cứ pháp lý.

Trả lời : Việc tổng hợp hình phạt này của tòa án là đúng. Theo điểm a, khoản 1 điều 50 BLHS nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.

Câu 4:Nguyễn Văn A (25 tuổi) là đối tượng không nghề nghiệp. Ngày 15/6/2005, A lang thang ở bến xe phía Nam. A thấy K là hành khách vừa xuống xe đồ đạc lỉnh kỉnh nên A trà trộn cùng một số người bốc vác nhân lúc K sơ ý A đã lén lút lấy túi xách của K. A cẩm túi xách chạy một quãng đường 10 mét. Khi đang mở túi xem đồ bên trong A bị lực lượng bảo vệ bến xe phát hiện và bắt giữ. Trong túi có một số quần áo, một ví tiền đựng 15 triệu và một số giấy tờ. Anh (chị) hãy xác định và giải thích rõ:a. Hành vi của A phạm tội gì?b. A thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào?

Đề số 9:

Câu 2: Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?[/b]

a. Lỗi của người đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

b. Người gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi đối với việc gây ra hậu quả.Đúng. Vì sự kiện bất ngờ không phải là lỗi.

c. Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản điều 133.

Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy khẳng định là sai.

d. Chỉ trong TH chiếm đoạt được tài sản, tội cướp tài sản mới được coi là đã hoàn thành về mặt pháp lý.

Đề số 12:

Câu 2: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?a. Tội gián điệp (điều 80) là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.Sai. Theo khoản 3 điều 8 thì tội gián điệp khoản 1 là tội đặc biệt nghiêm trọng còn tại khoản 2 là tội rất nghiêm trọng.

Page 23: nhan dinh luat hinh su 1.doc

b. Người phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.Đúng. Theo điều 14 BLHS.

c. Người tâm thần khi phạm tội thì được miễn TNHS.Đúng. Theo điều khoản 1 điều 13

d. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hòan thành khi có hành vi bắt cóc người khác làm con tin.

e. Người 17 tuổi phạm tội thì không bị áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân.Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS.

1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ?SAI. Đối tượng điều chỉnh của Luật HS là quan hệ PL hình sự, là quan hệ xã hội phát sinh khi có 1 sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được kết luận là 1 tội phạm thì sẽ làm xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và ngươì thực hiện hành vi phạm tội.2. Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến một quan hệ xã hội cụ thể?SAI. Tội phạm có thể cùng một lúc xâm hại trực tiếp đến nhiều quan hệ xã hội mà Luật Hình sự bảo vệ.3. Ngươì bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu TNHS về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS?ĐÚNG. Vì cưỡng bức thân thể là trường hợp dùng bạo lực vật chất tác động lên thân thể của ngươì khác (giam, trói..) khiến ngươì này không thể hành động theo ý muốn của họ được và trường hợp này thì trách nhiệm hình sự được loại trừ.4. Hành vi của con ngườì không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết?SAI. Vì nếu hành vi đó trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì hành vi gây thiệt hại đó được xem là nguồn nguy hiểm và ngươì gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.5. Ngươì phạm tội và ngươì bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của ngươì phạm tội?SAI. Vì nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là ngươì bảo vệ luật pháp, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử ngươì phạm tội buộc ngươì phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã gây ra. Mức độ trách nhiệm hình sự không phụ thuộc vào sự thoả thuận của ngươì phạm tội và ngươì bị hại.6. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là mức hình phạt do toà án áp dụng đối với ngươì phạm tội?SAI. Vì phân loại tội phạm theo Đ8 BLHS là cụ thể hoá chính sách hình sự trong xử lý tội phạm. Là cơ sở pháp lý cho việc xác định tội phạm, áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác cũng như là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự như: Tạm giam, bắt ngươì trong trường hợp khẩn cấp... chứ không phải là mức hình phạt do TA áp dụng đvới ngươỉ phạm tội.7. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội?SAI. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu hiệu định tội còn những dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Là dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).8. Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội?ĐÚNG. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và mang tính khách quan cho nên tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng là loại trừ tính chất phạm tội.9. Bãi nại của ngươì bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật HS?SAI. Việc bãi nại của ngươì bị hại chỉ có giá trị dân sự. BLHS có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ phát sinh giữa nhà nước và ngươì phạm tội khi ngươì này thực hiện tội phạm.Việc bãi nại của ngươì bị hại không làm căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.10. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là phạm tội? (câu hỏi của cô)SAI. Theo Điều 19 BLHS quy định: “ Ngươì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì ngươì đó phái chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.11. Dấu hiệu định tội là dấu hiệu chỉ được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản?SAI. Dấu hiệu định tội ngoài quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản còn quy định ở cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ.12. Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm?SAI. Vì phòng vệ quá sớm là khi chưa có những biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà có hành vi phòng vệ. Nếu sự tấn công chưa xảy ra nhưng có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì sự phòng vệ không cho là quá sớm.13. Qui phạm pháp luật HS tại Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại quy định mô tả?SAI. Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại quy định giản đơn. Chỉ nêu tên tội phạm chứ không mô tả các dấu hiệu của tội phạm.14. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại VN nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ VN?SAI. Vì tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt nam khi tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.15. Để xác định tội phạm theo Điều 8 BLHS phải dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt nặng nhất trong điều luật quy định về tội phạm đó?SAI. Xác định tội phạm về mặt biểu hiện pháp lý ở mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là kết quả quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các nhà làm luật về sự cần thiết khách quan của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định, khung hình phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm với nhau, không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng.16. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của ngươì thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội?ĐÚNG. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của ngươì thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ngươì chưa đạt độ tuổi

Page 24: nhan dinh luat hinh su 1.doc

bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự được coi là không có lỗi. Ngươì từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngươì từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.17. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh?SAI. Khách thể của tội phạm là quan hệ của xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.18. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm?ĐÚNG. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là tạo ra những điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm, được xem là đồng phạm, tuy vai trò giúp sức ít nguy hiểm hơn những đồng phạm khác.19. Quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 điều 136 BLHS có phần chế tài là loại chế tài “tương đối dứt khoát”?ĐÚNG. Khoản 1 Điều 136 quy định “Ngươì nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Đây là loại chế tài tương đối dứt khoát quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt hay còn gọi là khung hình phạt.20. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản?SAI. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành QHXH là khách thể củatội phạm. Trong cấu thành tội phạm cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội-dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.21. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại khách thể chung?ĐÚNG. Vì khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm (quy định tại Điều 1 và Điều 8 BLHS)22. Những tội phạm bị toà tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng?SAI. Vì có những tội phạm nghiêm trọng nhưng khi xét xử toà án quyết định mức hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS do đương sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ (Điều 46 & 47 BLHS) hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với ngươì chưa thành niên phạm tội.23. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan đối với các tội phạm có cấu thành vật chất?ĐÚNG. Đây là dấu hiệu có tính bắt buộc để kết luận hành vi của ngươì phạm tội gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất là tài sản. Đó là những thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản và xác định theo giá trị tài sản quy ra tiền.24. Nguồn nguy hiểm trong phòng vệ chính đáng chỉ là hành vi của con ngươì?ĐÚNG. Đó là hành vi của con ngươì tạo ra nguồn nguy hiểm như: Sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật; Sự tấn công xâm phạm lợi ích của nhà nước, xã hội, lơị ích chính đáng của mình hoặc của ngươì khác; Sự tấn công đang hiện hữu, đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra trong tức khắc.25. Luật hình sự chỉ có nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm?SAI. Vì BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi ngươì ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.26. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện?SAI. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt nam là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và ngươì phạm tội khi ngươì này thực hiện tội phạm.27. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tính chất có lỗi của hành vi?ĐÚNG. Vì ngoài các yếu tố như: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sự kiện bất ngờ cũng được xem là tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi. Điều 11 BLHS quy định: “Ngươì thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.28. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức?SAI. Vì một tội phạm mà trên thực tế chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ngoài cấu thành tội phạm hình thức còn cấu thành tội phạm cắt xén, trong cấu thành tội phạm cắt xén cũng chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả, nhưng khác với cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm cắt xén không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội mà là hành vi hoạt động nhằm thực hiện hành vi đó.29. Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu hành giảm nhẹ?SAI. Vì mỗi loại tội phạm có một cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra có thể có một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ. Không nhất thiết phải có đủ ba loại cấu thành tội phạm. Việc xác định tội danh chính là quá trình xác định xem hành vi thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nào trong BLHS.30. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là thiệt hại cho xã hội?SAI. Việc xâm hại các quan hệ xã hội bằng cách tác động đến các đối tượng tác động không có nghĩa là các đối tượng tác động đó luôn luôn bị thiệt hại cùng với các quan hệ xã hội. Có những trường hợp trong đó đối tượng tác động không rơi vào tình trạng xấu hơn trước khi phạm tội xảy ra.Ví dụ: Kẻ trộm cắp tài sản thường không gây hư hỏng cho đối tượng tác động mà còn có những biện pháp bảo vệ giá trị vật chất của tài sản đã chiếm đoạt...31. Mọi trường hợp có từ hai ngươì trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm?SAI. Vì tuy chủ thể của đồng phạm phải từ hai ngươì trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm nhưng phải thoả mãn là những ngươì này phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.32. Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi?ĐÚNG. Theo quy định tại điều 13 BLHS thì ngươì ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là ngươì đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây cũng là tình tiết loại trừ tính có lỗi, tính chất phạm tội của hành vi. Tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với ngươì này nhưng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa

Page 25: nhan dinh luat hinh su 1.doc

bệnh.33. Phần quy định trong pháp luật hình sự tại Khoản 2 Điều 93 BLHS-1999 là loại quy định viện dẫn?ĐÚNG. Khoản 2 Điều 93 BLHS “ Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” là loại quy định viện dẫn. Là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật.34. Mục đích phạm tội là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm?ĐÚNG. Vì mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà ngươì phạm tội đặt ra phải đạt khi thực hiện hành vi phạm tội. Nên nó là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc để định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt.35. Phạm tội do phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn là phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?SAI. Phạm tội do phòng vệ quá sớm là khi chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã có hành vi phòng vệ. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự chấm sứt mới có hành vi phòng vệ. Cả hai trường hợp này quyền phòng vệ không khởi phát. Đối với vượt quá phòng vệ chính đáng theo Điều 15 khoản 2 BLHS: “Vượt quá giới hạn pòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Ngươì có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chiụ trách nhiệm hình sự”.36. Những ngươì đồng phạm khác phải chiụ trách nhiệm hình sự đối vơí mọi tội phạm do ngươì thực hành thực hiện trên thực tế?SAI. Vì nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những ngươì đồng phạm ngoài nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm còn có nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm và nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự của những ngươì đồng phạm. Theo khoản 2 Điều 3 BLHS thể hiện chính sách hình sự của VN là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Đó là nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối...khoan hồng đối với ngươì tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngươì đồng phạm, lập công chuộc tội...37. Trong phần các tội phạm của BLHS, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự?SAI. Trong phần cá tội phạm của BLHS, mỗi điều luật thường quy định một quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không ít trường hợp tại một số điều luật lại quy định nhiều tội phạm khác nhau thuộc cùng một loại tội nhất định. Ví dụ: Điều 133 quy định một loại tội phạm (tội cướp tài sản) nhưng tại điều 164 quy định hai loại tội phạm (tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả) ...38. Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể?SAI. Vì đối tượng tác động của tội phạm ngoài đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội thì đối tượng tác động của tội phạm còn là con người hoặc những hoạt động bình thường của chủ thể.39. Động cơ phạm tội là dấu hiệu không có ý nghĩa bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm?SAI. Vì động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có quyết định hình phạt. Ví dụ: Trong những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được quy định ở điều 46 và điều 48 BLHS có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội.40. Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi?ĐÚNG. Tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi như: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự. Là một trong hai tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Đây chính là cơ sở pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm, bảo đảm pháp lý cho ngươì dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội.41. Luật hình sự điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện trên thực tế? (câu hỏi của cô)SAI. Vì khi có một tội phạm được thực hiện trên thực tế thì Luật hình sử chỉ điều chỉnh một quan hệ duy nhất chứ không điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội phát sinh. VD: A và B là sinh viên (18 tuổi). A đánh B gây thương tích 31%. A bồi thường viện phí cho B. A bị nhà trường đuổi học.Trong vi dụ trên luật hình sử chỉ điều chỉnh một quan hệ xã hội đó là: A đánh B gây thương tích 31%. Còn luật dân sự điều chỉnh quan hệ xã hội: A bồi thường viện phí cho B. Luật hành chính điều chỉnh quan hệ xã hội: A bị nhà trường đuổi học.42. Bất kỳ cụ án nào cũng trãi qua giai đoạn phúc thẩm? (câu hỏi của cô)SAI. Giai đoạn phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo (của bị cáo) và kháng nghị (của VKS).43. Giám đốc thẩm tái thẩm là một giai đoạn xét xử? (câu hỏi của cô)SAI. Giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã kh6ong biết có tình tiết đó (tái thẩm)44. Mọi hành vi phạm tội suy cho cùng điều xâm phạm đến khách thể chung? (câu hỏi của cô)ĐÚNG. Vì khách thể chung là tổng thể các QHXH được LHS bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm (khoản 1, điều 8 qui định “Tôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”)45. Động cơ mục đích phạm tội luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm? (câu hỏi của cô)SAI. Vì: trong mọi cấu thành tội phạm thì chỉ có lỗi là yếu tố bắt buộc46. Trong một bản án có hình phạt và bồi thường. Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa bồi thường. Vậy người phạm tội có được xem là đã chấp hành xong nghĩa vụ? (câu hỏi của cô)Sai. Vì bản án của tòa thì người phạm tội có hai nghĩa vụ là thực hiện hình phạt và bồi thường nhưng người phạm tội chỉ mới thực hiện xong nghĩa vụ chấp hành hình phạt còn việc bồi thương chưa thực hiện thì không được xem là đã chấp hành xong nghĩa vụ.47. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý? (câu hỏi của cô)ĐÚNG. Vì trách nhiệm pháp lý bao gồm: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỹ luật.

Page 26: nhan dinh luat hinh su 1.doc

48. Án treo là một loại hình phạt? (câu hỏi của cô)SAI. Án treo chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.