36
0 UBND TỈNH TRÀ VINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI Nghiên cứu đánh giá tác động gây ô nhiễm nguồn nước và vấy nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc-gia cầm từ các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm tại Trà Vinh Cơ quan chủ trì đề tài: ĐẠI HỌC CẦN THƠ Chủ nhiệm đề tài: TRẦN NGỌC BÍCH Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh Cần Thơ, tháng 11 năm 2016

nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

0

C

UBND TỈNH TRÀ VINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Nghiên cứu đánh giá tác động gây ô nhiễm nguồn nước và vấy

nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc-gia cầm từ

các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm tại Trà Vinh

Cơ quan chủ trì đề tài: ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chủ nhiệm đề tài: TRẦN NGỌC BÍCH

Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh

Cần Thơ, tháng 11 năm 2016

Page 2: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

1

Biểu B1-2a-TMĐTCN

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá tác động gây ô nhiễm

nguồn nước và vấy nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm

gia súc-gia cầm từ các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm

tại Trà Vinh

1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng

tuyển)

2 Thời gian thực hiện: 18 tháng 3 Cấp quản lý

(Từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2018)

Quốc gia Bộ

Tỉnh Cơ sở

4 Tổng kinh phí thực hiện: 400,475 triệu đồng, trong đó:

Nguồn Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 400,475

- Từ nguồn tự có của tổ chức

- Từ nguồn khác

5 Phương thức khoán chi:

Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó:

- Kinh phí khoán: ………………….....triệu đồng

- Kinh phí không khoán: ………….….triệu đồng

6

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:

Thuộc dự án KH&CN

Độc lập

Khác

7 Lĩnh vực khoa học

Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ; Y dược.

1 Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực

khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times New

Roman, cỡ chữ 14

X

Page 3: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

2

8 Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: TRẦN NGỌC BÍCH

Ngày, tháng, năm sinh: 28/05/1968 Giới tính: NamNữ:

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư-Tiến sĩ/chuyên ngành Thú y

Chức danh khoa học: PGS-Giảng viên chính Chức vụ: Q.Trưởng Bộ môn Thú y

Điện thoại:

Tổ chức: 0710 830954 (8305) Nhà riêng: 0710.3881160 Mobile: 0972100857.

Fax: (84)710.3830814 E-mail: [email protected]

Tên tổ chức đang công tác: Đại học Cần Thơ.

Địa chỉ tổ chức: Khu 2, đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Địa chỉ nhà riêng: 192/98 A2, đường Nguyễn Thông, phường An Thơ, Quận Bình Thủy, TP.

Cần Thơ.

9 Thư ký đề tài

Họ và tên:Đặng Thị Thắm

Ngày, tháng, năm sinh: 27/10/1981 Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn:Kỹ sư Thú y

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Kế toán Bộ môn Thú y

Điện thoại:

Tổ chức: 0710 830954 (8305) Nhà riêng: ............................... Mobile: 0962436438

Fax: :(84)710.3830814 E-mail: [email protected]

Tên tổ chức đang công tác: Đại học Cần Thơ

Địa chỉ tổ chức: Khu 2, đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Địa chỉ nhà riêng: C104, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

10 Tổ chức chủ trì đề tài

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Đại học Cần Thơ

Điện thoại: (84-0710) 3832663 Fax: (84-0710) 3838474

Website: http://ctu.edu.vn/

Địa chỉ: Khu 2, đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hà Thanh Toàn

Tên tài khoản giao dịch: Đại học Cần Thơ

Số tài khoản: 3713.0.1055506.00000

Tại khoản tại: Kho bạc nhà nước Cần Thơ

11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)

1. Tổ chức 1 : Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh

Tên cơ quan chủ quản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: 074.3840093 Fax: 074 3840861

Địa chỉ: 109, đường phạm Ngũ Lão, phường 1, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ngô Đức Thạnh

Số tài khoản: 7406215003940

X

Page 4: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

3

Ngân hàng: Ngân hàng AgriBank chi nhánh Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

2. Tổ chức 2 : Chi cục An tòan Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Trà Vinh

Tên cơ quan chủ quản Sở Y tế tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: 074.3754769 Fax: ..............................................................................

Địa chỉ: 26C Bạch Đằng, Phường 4, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Thạch Nhơn

Số tài khoản: ..........................................................................................................................

Ngân hàng: ............................................................................................................................

12 Các cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức

chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những

thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)

TT Họ và tên,

học hàm học vị

Tổ chức

công tác

Nội dung,

công việc chính tham gia

Thời gian làm việc

cho đề tài

(Số tháng quy đổi2)

1 PGS.TS. Trần

Ngọc Bích

Đại học Cần

Thơ

Chủ trì việc thực hiện và quản

lý theo dõi tiến độ thực hiện đề

tài, viết báo cáo tiến độ, viết

báo và viết báo cáo tổng kết.

1,77

2 Kỹ sư Đặng Thị

Thắm

Đại học Cần

Thơ

Thư ký đề tài; tổng hợp số liệu

đề tài.

Kế toán đề tài.

0,82

3 TS. Phạm Ngọc Du Đại học Cần

Thơ

Điều tra và đánh giá thực trạng

hoạt động giết mổ và vệ sinh

thú y ở cơ sở giết mổ và hộ kinh

doanh thịt gia súc gia cầm ở chợ

tại các huyện thị thành

phốthuộc tỉnh Trà Vinh. Xử lý

số liệu thống kê.

1,64

4 ThS. Nguyễn Thu

Tâm

Đại học Cần

Thơ

Đánh giá chất lượng thịt tại cơ

sở giết mổ và hộ kinh doanh ở

chợ về mặt vi sinh vật theo tiêu

chuẩn quốc gia về kiểm

nghiệm thịt tươi (TCVN 7046:

2009).

Đánh giá chất lượng nước thải

tại cơ sở giết mổ theo quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp (QCVN

40:2011/BTNMT).

1,41

5 Ths. Bùi Thị Lê

Minh

Đại học Cần

Thơ

Khảo sát tỷ lệ nhiễm và cường

độ nhiễm với vi khuẩn hiếu khí,

Coliform, E.coli, Salmonellla và

Staphylococcus aureus trên thịt

heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt tại cơ

1,41

2Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

Page 5: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

4

sở giết mổ và hộ kinh doanh thịt

gia súc gia cầm ở chợ.

6 Kỹ sư. Trần Duy

Khang

Đại học Cần

Thơ

Điều tra và lấy mẫu xét nghiệm

tại các huyện thị thành phố

thuộc tỉnh Trà Vinh.

1,41

7 Bác sỹ Thú Y

Ngô Minh Phượng

Chi cục Thú

Y Trà Vinh

Phối hợp tham gia điều tra,

khảo sát là lấy mẫu tại các lò

mỗ và chợ thuộc tỉnh Trà Vinh.

0,26

8 Thạc sĩ Trần Sỹ

Nam

Khoa Môi

Trường và

TNTN- Đại

học Cần Thơ

Tham gia thực hiện đề tài

Đánh giá chất lượng nước thải

tại cơ sở giết mổ và nước sinh

hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công

nghiệp(QCVN

40:2011/BTNMT)và nước sinh

hoạt (QCVN 02:2009/BYT).

1,41

9 Thạc sĩ Nguyễn

Văn Lộc

Chi cục Quản

lý Chất lượng

Nông Lâm

Thủy sản Trà

Vinh

Tham gia thực hiện đề tài

Đánh giá chất lượng thịt tại cơ

sở giết mổ và hộ kinh doanh ở

chợ về mặt vi sinh vật theo tiêu

chuẩn quốc gia về kiểm

nghiệm thịt tươi (TCVN 7046:

2009).

0,26

10 Bác sĩ Thạch Nhơn Chi cục Bảo

vệ Môi

trường Trà

Vinh

Đánh giá chất lượng nước thải

tại cơ sở giết mổ và nước sinh

hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công

nghiệp.

(QCVN 40:2011/BTNMT)và

nước sinh hoạt (QCVN

02:2009/BYT).

0,26

Page 6: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

5

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)

- Đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ và vệ sinh thú y ở cơ sở giết mổ và hộ kinh doanh thịt gia súc gia

cầm ở chợ tại các huyện thị thành phốthuộc tỉnh Trà Vinh.

- Khảo sát tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm với vi khuẩn hiếu khí, Coliform, E.coli, Salmonellla và

Staphylococcus aureus trên thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt tại cơ sở giết mổ và hộ kinh doanh thịt gia súc gia

cầm ở chợ.

- Đánh giá chất lượng thịt tại cơ sở giết mổ và hộ kinh doanh ở chợ về mặt vi sinh vật theo tiêu chuẩn quốc

gia về kiểm nghiệm thịt tươi (TCVN 7046: 2009).

- Đánh giá chất lượng nước thải tại cơ sở giết mổ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT) và nước sinh hoạt gần lò mổ theo theo QCVN 02:2009/BYT.

14 Tình trạng đề tài

Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của

đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả

nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ

KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)

Theo Declan et al. (2002) đã tiến hành nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm vi sinh vật trên 60 heo từ

một lò mổ với công suất nhỏ (80 heo/ngày) và 60 heo từ một lò mổ với công suất lớn (2.000 heo/ngày) ở

Dublin. Kết quả cho thấy, ở lò mổ có công suất nhỏ với 27% heo dương tính với Salmonella trước khi

giết mổ. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống ở mức 10% sau khi heo được tắm bằng vòi cao áp. Thế nhưng việc

chọc tiết sẽ làm tăng tỷ lệ Salmonella dương tính lên mức 50% ở tất cả các thân thịt. Ở lò mổ công suất

lớn việc trụng nóng thì tỷ lệ giảm Salmonella dương tính từ 31% xuống còn 1% trên tất cả các thân thịt.

Một nghiên cứu khác đã thí nghiệm 120 mẫu swab trên thân thịt heo qua các công đoạn; sau khi

trụng cạo lông; trước khi lấy nội tạng; sau khi lấy nội tạng xẻ thịt và sau trữ 24 giờ trữ lạnh thì tỷ lệ

Salmonella là 10%, 6,7%, 16,7% và 13,33% còn Sta. aureus là 10%, 16,7%, 13,33% và 6,7%. (Emilia

Do Socrro et al., 2004).

Tại Đài Loan trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2006, kiểm tra tại 53 lò mổ trên các

mẫu thịt heo đã phát hiện vi khuẩn Sta. aureus cụ thể năm 2004 phát hiện (38/430) mức độ 8,8% sang

năm 2005 (13/300) ở mức 11,3% và năm 2006 (13/300) mức nhiễm 4,3%. Sta. aureus là tác nhân gây ra

Page 7: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

6

nhiều bệnh ở người và vật nuôi là chỉ tiêu quan trọng trong việc kiểm tra thân thịt heo trong lò mổ cũng

như điều kiện vệ sinh trong quá trình giết mổ (Lin et al., 2009).

Theo Hassan Ali et al.(2010), tiến hành kiểm tra tần số ô nhiễm trong thịt bán lẻ với 20 mẫu thịt

nguyên và 90 mẫu từ bề mặt các thiết bị chế biến thịt và môi trường xung quanh được phân tích ô nhiễm

vi sinh. Kết quả được ghi nhận tổng số vi khuẩn hiếu khí dao động từ 108- 10

10CFU/g hoặc cm

2, có đến

84% được tìm thấy bị ô nhiễm với các loài vi khuẩn như Klebsiella, Enterobacter, Sta. aureus và

Bacillus subtilis.

Adesijiet al. (2011), khảo sát sự vấy nhiễm các loại vi khuẩn Arcobacter, Escherichia coli,

Staphylococcus aureus và Salmonella trên 300 mẫu thịt từ các loại gia súc gia cầm cho thấy vi khuẩn S.

aureus hiện diện trên 138 mẫu với tỷ lệ cao nhất là 46%, kế đến là vi khuẩn E. coli với tỷ lệ vấy nhiễm là

26% (78 mẫu), tỷ lệ sản phẩm thịt nhiễm vi khuẩn Arcobacter spp. Và Salmonella spp. là 19% (57 mẫu)

và 2% (6 mẫu). Nghiên cứu cũng cho kết quả số lượng mẫu vấy nhiễm vi khuẩn Escherichia coli 66

(84.6%) mẫu, Salmonella 6 (100%) mẫu và Arcobacterspp. 57 (100%) mẫu đề kháng kháng sinh

amoxicillin.

Theo Nanditaet al. (2015), tiến hành đánh giá chất lượng vi sinh vật trong các mẫu nước thải và đất

của lò giết mổ tập trung. Giá trị pH của các mẫu nước thải và đất dao động lần lượt trong khoảng f 6,10-

6,60 và 7,41-7,86. Chỉ tiêu tổng số vi sinh vật (Total Bacterial count – TBC) của mẫu nước thải và đất

lần lượt là 4,5x104 – 2,5x10

9 cfu/ml và 9,0x10

7 – 1,2x10

9 cfu/g. Vi khuẩn phân lập được từ các mẫu khảo

sát gồm Bacillus spp., Pseudomonas spp., Escherichia coli, Lactobacillus spp., Listeria spp.,

Staphylococcus spp., Cornybacterium spp. and Klebsiella spp. và hầu hết đều thể hiện tính đề kháng

kháng sinh.

Theo Nicoline et al. (2015), tiến hành khảo sát 176 mẫu thịt từ cơ sở giết mổ cho kết quả như sau:

104 (67,5%) mẫu nhiễm vi khuẩn E. coli và 50 mẫu (32.5%) nhiễm S. aureus. Thêm vào đó, 14/104 mẫu

(13,46%) nhiễm các loại vi khuẩn E. coli có khả năng gây bệnh nặng bao gồm enteropathogenic E.

coli (EPEC) (bfpA) 1,9%, enterotoxigenic E. coli (ETEC) (LT) 3,8%, và enteroaggregative E.

coli (EAEC) (aaiC) 7,6%. Vi khuẩn E. coliphân lập được đều đề kháng kháng sinh vancomycin và

bacitracin (100%). S. aureus (100%) đề kháng kháng sinh 100% với oxacillin và nalidixic acid. Sự hiện

diện của những loài vi sinh vật, không chỉ có khả năng gây bệnh mà còn có khả năng đề kháng kháng

sinh, trên sản phẩm gia súc là mối nguy cơ rất lớn cho sức khỏe và liệu pháp điều trị đối với các bệnh

ngộ độc thực phẩm (do vi sinh vật) cho người sử dụng.

Trong nước

Nhìn chung tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có rất ít các đề tài nghiên cứu về ô

nhiễm nguồn nước và vấy nhiễm vi sinh vật do các hoạt động giết mổ gia súc gia cầm, đặc biệt là tại Trà

Vinh chỉ có một vài đề tài nghiên cứu được thực hiện trước đó.

Theo Nguyễn Cẩm Linh (2009), tiến hành khảo sát 66 mẫu được thu thập tại 2 lò giết mổ tại xã

Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long bao gồm mẫu môi trường lò mổ, mẫu thịt heo và mẫu nước

thải. Kết quả cho thấy trong các mẫu thịt, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí là 100%, E. coli là 91,67%,

Salmonella 19,44%, Sta. aureus 5,55%.Với 36 mẫu thịt heo khảo sát chỉ có 6 mẫu đạt tiêu chuẩn an toàn

chiếm tỷ lệ 16,66%, tỷ lệ mẫu không đạt là 83,44%. Hiện trạng xử lý nước thải tại lò mổ cho thấy: lò mổ

1 đạt tiêu chuẩn loại A các chỉ tiêu BOD5, Nitơ tổng số, loại B chỉ tiêu COD, không đạt loại C các chỉ

Page 8: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

7

tiêu SS, phospho tổng số, Coliform tổng số. Lò mổ 2 sau khi xử lý đạt loại A các chỉ tiêu BOD5, COD,

Nitơ tổng số. Không có chỉ tiêu đạt loại B, vượt chỉ tiêu loại C là SS, phospho tổng số, Coliform tổng số.

Theo Lê Văn Ấm (2010), nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trên thịt heo cũng như môi trường

giết mổ tại lò mổ ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã cho thấy mức độ nhiễm vi sinh vật khá cao cụ

thể: trên sàn giết mổ và nguồn nước sử dụng tỷ lệ nhiễm tổng vi khuẩn hiếu khí, E.coli là 100%,

Salmonella là 12%. Không phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Sta. aureus và Bacillus cereus. Tỷ lệ

nhiễm vi sinh vật trên thịt heo tươi tại lò mổ như sau tổng vi khuẩn hiếu khí, E. coli là 100%, Salmonella

18,75%, Sta. aureus 12,5%, không phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Bacillus cereus. Đánh giá chất

lượng quầy thịt so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7046:2002 không có mẫu thịt nào đạt tiêu chuẩn cho

phép làm thực phẩm. Tỷ lệ mẫu không đạt trên từng chỉ tiêu: tổng số vi khuẩn hiếu khí 12,5%, E. coli

100%, Sta. aureus 12,5% và Salmonella 18,75%. Hiện trạng xử lý nước thải của qui trình xử lý nước thải

tại lò mổ cho thấy: các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn loại A: nhiệt độ, pH, Nitơ tổng số. Loại B các chỉ tiêu:

BOD5, COD, SS. Vượt tiêu chuẩn loại C như phospho tổng số và Coliforms.

Từ một nghiên cứu khác về sự vấy nhiễm vi sinh vật theo thời gian giết mổ trên 126 thân thịt heo

và 132 mẫu môi trường giết mổ, dụng cụ giết mổ và phương tiện vận chuyển thịt ở phương thức giết mổ

bán thủ công và thủ công tại 2 tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp. Các kết quả cho thấy, với 2 phương thức giết

mổ này thì tỷ lệ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí (100%), Coliform (93,65% và 82,54%), E. coli

(92,06% và 66,67%), Sta. aureus (65,08% và 46,03%) và Salmonella spp. (23,81% và 9,52%) trên thịt

tăng dần theo thời gian giết mổ (Trần Duy Thanh, 2011).

Song song đó tác giả Trần Quang Thái (2012), đã tiến hành khảo sát yếu tố vấy nhiễm vi sinh vật

trên thịt heo tươi tại lò mổ trên địa bàn TP. Bến Tre. Kết quả ghi nhận tỷ lệ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu

khí (TSVKHK) và Coliform là 100%, E. coli và Sta. aureus chiếm tỷ lệ 50%, cuối cùng là Salmonella

spp. là 25%.

Khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trên thịt heo tại lò giết mổ gia súc tập trung An Bình, huyện

Cao Lãnh và thịt heo bày bán tại chợ trung tâm thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp do tác giả Nguyễn

Thị Cúc (2013) tiến hành được các kết quả như sau: hiện trạng lò giết mổ gia súc tập trung An Bình,

huyện Cao Lãnh không đủ điều kiện vệ sinh thú y theo Thông tư 14 (xếp loại C); thịt heo tại lò mổ khảo

sát nhiễm vi sinh vật rất cao (100%). Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trên mẫu môi trường giết mổ khá cao ngay

từ trước khi giết mổ với tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, S. aureus là 100%, đặc biệt là trên

mẫu nước nguồn đã có sự hiện diện của tổng số vi khuẩn hiếu khí là 100%, Coliforms, E. coli, S. aureus

là 66,67%. Tất cả các mẫu thịt heo khảo sát tại lò mổ đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tươi theo

TCVN 7046-2009.

Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt heo và chất lượng nước thải ở 2 lò mổ tập trung huyện

Trà Ôn, Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long cho kết quả như sau: ở lò mổ 1, tỷ lệ nhiễm tổng số của vi khuẩn

hiếu khí, Coliform và Escherichia coli trên các mẫusàn giết mổ, dao, tay và nước sử dụng là 100%;

không phát hiện Clostridium perfringens, Salmonella spp. trên các mẫu này. Đối với mẫu thịt heo ở lò 1,

100% mẫu thịt được phát hiện có nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms và Escherichia coli; 38,9%

mẫu nhiễm Staphylococcus aureus, 11,11% mẫu nhiễm Salmonella spp. tưởng tự ở lò mổ 2, 100% các

mẫu thịt heo sàn giết mổ, dao, tay và nước có nhiễm tổng số của vi khuẩn hiếu khí, Coliforms và

Escherichia coli (riêng tỷ lệ nhiễm Escherichia coli trên sàn giết mổ là 83,3%); tỷ lệ nhiễm

Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens và Salmonella spp. trên thịt heo lần lượt là 33,3%, 0%

Page 9: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

8

và 5,6%. Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật cho thấy không mẫu thịt nào đạt yêu cầu kỹ thuật thịt

tươi theo tiêu chuẩn. Kết quả phân tích 18 mẫu nước thải của hai lò mổ như sau: ở lò 1, các chỉ tiêu nhiệt

độ, pH được xếp loại A; chỉ tiêu BOD5 được xếp loại B; các chỉ tiêu còn lại COD, N, P, SS, Coliforms

được xếp loại C và >C. Ở lò 2, các chỉ tiêu nhiệt độ, pH đạt loại A; BOD5, COD, SS đạt loại B, các chỉ

tiêu còn lại N, P, Coliforms được xếp loại>C (Lê Thị Đậm, 2013).

Theo Nguyễn Văn Sơn (2013), tiến hành khảo sát tình hình vấy nhiễm vi sinh vật trên thịt heo ở

hai cơ sở giết mổ gia súc tập trung Long Hiệp và Thành Công thuộc tỉnh Trà Vinh. Kết quả cả hai lò mổ

đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; mẫu thịt và mẫu môi trường dương tính với vi sinh vật cao nhất

với tỷ lệ là 100%. Cụ thể đối với mẫu thịt tại hai cơ sở giết mổ này có tỷ lệ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu

khí và Staphylococcus aureus là 100%; Coliforms, E. coli và Salmonella ở cơ sở giết mổ Thành Công và

Long Hiệp lần lượt là 100%, 83,33%, 11,11% và 88,89%, 61,11%, 5,5%. Bên cạnh đó, khảo sát môi

trường giết mổ dụng cụ giết mổ cho thấy sự nhiễm vi sinh với tỷ lệ và mật độ cao. Theo TCVN 7046:

2009 về chỉ tiêu vi sinh vật thì cả hai cơ sở giết mổ không có mẫu thịt nào đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt

tươi.

15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài

(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu

có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình

độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn

tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu

đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu)

Theo thống kê, cả nước hiện có 34.642 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, hầu hết nằm ngoài sự

kiểm soát của cơ quan thú y (chỉ có 35% điểm giết mổ được kiểm soát). Điều lo lắng nhất là gia cầm đưa

vào giết mổ không rõ nguồn gốc, có thể gây bệnh và ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng (Bộ Nông

nghiệp và PTNT, 2014). Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở giết mổ được xây dựng phân tán, nhỏ lẻ ở nhiều địa

điểm khác nhau và thường tập trung ở các khu dân cư, và điều đặc biệt đáng quan tâmlà quytrình giết

mổ, vệ sinh thú y tạicác cơ sở giết mổ và xử lý nước thải chưa thực hiện đúng theo quy định. Nước thải

từ các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm chưa được quản lý tốt, xử lý một cách thô sơ hoặc chưa được xử lý,

hàng ngày thải trực tiếp ra các sông rạch. Điều đó đó sẽ gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), đặc biệt là

gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cư dân sống gần các cơ sở giết mổ tại các khu vực nông thôn nơi

“nguồn nước máy” còn sử dụng rất hạn chế đặc biệt là ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Nguồn nước bị vấy

nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là những loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho người và có thể

lây lan rất nhanh chóng nhờ vào môi trường nước. Không những thế, nguồn nước bị vấy nhiễm những

loại vi khuẩn gây bệnh cho gia súc gia cầm từ các lò mổ thải ra môi trường bên ngoài theo sông, rạch,

các mạch nước ngầm có thể dễ dàng lây lan mầm bệnh cho các trang trại chăn nuôi trong khu vực lân

cận, mặt khác nguồn vi sinh vật từ hoạt động giết mổ còn có thể phát triển ngoài môi trường trở thành

nguồn bệnh, ổ bệnh làm cho công tác quản lý dịch bệnh ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.

Ngoài ra, tại các cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ này cũng chưa thực sự đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm (VSATTP) cho người tiêu dùng và có thể còn là nơi gây vấy nhiễm vi sinh trên thân thịt gia

súc gia cầm và gây ngộ độc thực phẩm ở người. Theo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), trong

Page 10: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

9

năm 2011, toàn quốc ghi nhận 148 vụ ngộ độc thực phẩm (trong đó có 41 vụ do vi sinh vật chiếm 27,7%

số vụ) với 4.700 người mắc, 3.663 người đi viện, 27 người chết và tỷ lệ ca ngộ độc/100.000 dân trong

các vụ ngộ độc thực phẩm là 5,4%.Theo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), trong 10 tháng đầu

năm 2015, cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong.Trong

số đó, riêng bếp ăn tập thể có 33 vụ, làm 2.302 người mắc, 2.268 người đi viện. Trong đó, có 70% vụ

ngộ độc do cơ sở cung cấp thức ăn săn (đặt dịch vụ) không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá

trình vận chuyển, bảo quản thức ăn và 30% do bếp ăn tại chỗ. Phần lớn các vụ ngộ độc xảy ra với quy

mô nhiều người mắc, nguyên nhân chính gây ngộ độc là do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, chủ yếu do vi

khuẩn E.coli, Salmonellla và Staphylococcus aureus. Một số nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy thịt

bò bày bán trên địa bàn Hà Nội nhiễm 19,0% Salmonella và 71,4% E.coli (Đỗ Ngọc Thúy, 2006). Còn

tại các tỉnh thành phía Nam theo nghiên cứu của Võ Thị Trà An (2006) cho thấy tình hình nhiễm

Salmonella trên thân thịt tại một số lò mổ có tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt bò, thịt heo, thịt gà lần lượt

là 34,3% , 55,9% và 64%.

Tại Trà Vinh, hầu hết các cơ sở giết mổ quy mô còn nhỏ và cũng chưa có một công trình nghiên

cứu nào về về ô nhiễm nguồn nước và vấy nhiễm vi sinh vật do các hoạt động giết mổ gia súc gia

cầm.Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Trà Vinh về vấn đề ô nhiễm

môi trường (nguồn nước) và vệ sinh thực toàn phẩm có nguồn gốc động vật do các cơ sở giết mổ gia súc

gia cầm thủ công gây ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh

giá tác động gây ô nhiễm nguồn nước và vấy nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm (thịt) gia súc-gia cầm

từ các cơ sở giết mổ tại Trà Vinh”.

16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi

đánh giá tổng quan

1. Adesiji Y.O., Alli O.T., Adekanle M.A., Jolayemi J.B., 2011. Prevalence of Arcobacter,

Escherichia coli, Staphylococcus aureus and Salmonella species in Retail Raw Chicken, Pork,

Beef and Goat meat in Osogbo, Nigeria. Sierra Leone Journal of Biomedical Research. Vol. 3(1)

pp. 8-12, April, 2011. ISSN 2076-6270 (Print) - ISSN 2219-3170 (Online).

2. Declan J. Boliton, Rachel Pearce, James J. Sheridan, 2002. Risk based determination of critical

control points for pofk slaughter, Dublin.560

3. Emillia Do Socorro C. delima, Pinto, Paulosegio de A, dos Santos. Jose Vanetti. Maria Cristina

D, Bevilacqua. Paula D,de Almeida, Learte P,Pinto. Mayara S, Dias and E Franceca S, 2004.

Isolamento de Salmonella sp e Staphylococcus aureus no processo do abate suino comosubsidio

ao sistema de Anaslise de Perigos e Pontos Cristicos de Controle-APPCC, Pesq. Vet. Bras.,

24(4): pp.185-190.

4. Lin J., Yeh K. S., Liu H. T. and Liu J. H., 2009. Staphylococcus aureus Isolated from Pork and

Chicken Carcasses in Taiwan: Prevalence and Antimicrobial Susceptibility, Journal of Food

Protection®, Volume 72, Number 3: pp.608-611.

5. Nandita D., Badaru O., Ayobami and Adekeye Bosede T., 2015. Microbiological Assessment of

Agege Abattoir Situated In Lagos State, Nigeria. IOSR Journal of Environmental Science,

Toxicology and Food Technology (IOSR-JESTFT). Volume 9, Issue 9 Ver. I (Sep. 2015), PP 86-

93. ISSN 2319-2399 (Print) - ISSN 2319-2402 (Online).

6. Nicoline F. T., Eunice S., Roland N. N. and Pascal O. B. Detection of Pathogenic Escherichia

coli and Staphylococcus aureus from Cattle and Pigs Slaughtered in Abattoirs in Vhembe

Page 11: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

10

District, South Africa. Hindawi Publishing Corporation. Scientific World Journal. Volume 2015,

Article ID 195972, 8 pages.

7. Hassan Ali., FarooquiA., Khan A. Y. and Kazmi S. U., 2010. Microbial contamination of raw

meat and its environment in retail shops in Karachi, Pakistan. Journal of Infection Developing

Countries,4(6): pp.382-388.

8. Nguyễn Cẩm Linh, 2009. Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt heo và hiện trạng vệ sinh

nước thải ở lò mổ tập trung tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

9. Nguyễn Thị Cúc, 2013. Khảo sát tình hình nhiễm vi sinh vật trên thịt heo tại lò giết mổ gia súc

tập trung An Bình huyện Cao Lãnh và bày bán tại chợ trung tâm Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng

Tháp. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

10. Nguyễn Văn Sơn, 2013. Khảo sát tình hình vấy nhiễm vi sinh vật trên thịt heo ở hai cơ sở giết mổ

gia súc tập trung Long Hiệp và Thành Công thuộc tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

11. Lê Thị Đậm, 2013. Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt heo và chất lượng nước thải ở 2

lò mổ tập trung huyện Trà Ôn, Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông

nghiệp, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

12. Lê Văn Ấm, 2010. Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt heo và chất lượng nước thải ở lò

mổ tập trung tại Thị xã Vị Thanh- tỉnh Hậu Giang. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại

học Cần Thơ.

13. Trần Duy Thanh, 2011. Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt heo tại hai cơ sở giết mổ gia

súc tập trung thuộc Thành phố Cao Lãnh và Thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ Khoa học

nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.

14. Trần Quang Thái, 2012. Đánh giá một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt heo tại lò mổ và bán ở chợ

thành phố Bến Tre- tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.

15. Trần Ngọc Bích (2012), Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên đàn thủy cầm nuôi tại tỉnh

Hậu Giang, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y (số 2-2012). P43-49

16. Trần Ngọc Bích (2012), Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella sp. trên thủy cầm và sản phẩm thủy cầm

tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học. ĐHCT so 2012:23a, p235-242

17. Nguyen Phuc Khanh, Tran Ngoc Bich, Nguyễn Thu Tâm (2014), Bệnh tích đại thể ở vịt được

mổ khám tại lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh, Tạp chí Khoa học ĐHCT, số chuyên đề (Nông

nghiệp 2014). P96-99

18. Lưu Hữu Mãnh, Mai Nhựt Minh, Bùi Thị Lê Minh, Nguyễn Thanh Lãm, Nguyễn Nhựt Xuân

Dung (2014), Đánh giá mức độ vấy nhiễm một số vi khuẩn nguy hiểm trên thịt gia cầm sau giết

mổ ở chợ Bạch Đằng, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn 2014

19. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Bùi Thị Lê Minh, Trần Quang Thái (2015), Mức độ

vấy nhiễm vi khuẩn trên thịt heo tại lò mổ và chợ bán lẻ thành phố Bến Tre, Kỹ yếu hội nghị

khoa học toàn quốc chăn nuôi thú y 2015

20. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Bùi Thị Lê Minh, Trần Thị Hồng Vân (2015), Đánh

giá hiệu quả của các mô hình xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh

Bến Tre, Kỹ yếu hội nghị khoa học toàn quốc chăn nuôi thú y 2015

21. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Bùi Thị Lê Minh (2015), Khảo sát mô hình xử lý

nước thải chăn nuôi heo bằng túi ủ biogas kết hợp với ao sinh học và ao cá ở Sóc Trăng, Tạp chí

khoa học kỹ thuật Thú y 2015

Page 12: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

11

22. Ứng dụng ozon trong quá trình giết mổ 14-11-2011 - http://www.lino3.com/news/detail/ung-

dung-ozone-trong-qua-trinh-giet-mo.128.aspx

23. Nước thải giết mổ gia súc gia cầm và phương pháp xử lý, Công Ty Môi Trường Ngọc Lân

http://thanhphohochiminhcity.jaovat.com/n-c-th-i-gi-t-m-gia-suc-va-ph-ng-phap-x-l-iid-

136860693

24. Trần Thị hồng Nhung, Các lò giết mổ gia súc

http://violet.vn/huongngoclan1125/present/show?entry_id=4333510

25. http://www.tinmoi.vn/kiem-soat-chat-viec-giet-mo-kinh-doanh-gia-suc-gia-cam

26. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “ Lò giết môt gia súc, gai cầm tập trung tại thành

phố Đà Năng”

27. "Công nghệ" giết mổ gia súc, gia cầm: Lạc hậu và bẩn! – Baomoi.com

17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện

(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù hợp cần thực hiện để

giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ

những nội dung mới , những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó;dự kiến những

nội dung có tính rủi ro và gải pháp khắc phục – nếu có).

Nội dung 1:Điều tra tổng quan tình hình giết mổ và vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt

gia súc gia cầm tại các chợ thuộc tỉnh Trà Vinh.

- Chuyên đề 1: Điều tra tổng quan về tình hình giết mổ và vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ gia súc – gia

cầm và các cơ sở kinh doanh- mua bán sản phẩm súc sản tại các chợ thuộc tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 2: Khảo sát các chỉ tiêu vi sinh tại các cơ sở giết mổ và chợ bày bán sản phẩm súc

sản thuộc tỉnh Trà Vinh.

+ Thu thập mẫu nước sử dụng giết mổ, sàn giết mổ, sàn pha thịt và sàn bày bán sản phẩm súc sản để

khảo sát các chỉ tiêu vi sinh: vi khuẩn hiếu khí, Coliform, E.coli, Salmonellla, Clostridium perfringensvà

Staphylococcus aureus theo TCVN.

+ Thu thập mẫu thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt tại cơ sở giết mổ và hộ kinh doanh ở chợ để khảo sát tỉ lệ

nhiễm vi khuẩn hiếu khí, Coliform, E.coli, Salmonellla, Clostridium perfringensvà Staphylococcus aureus

theo TCVN.

- Chuyên đề 2: Khảo sát các chỉ tiêu vi sinh tại các cơ sơ giết mổ và kinh doanh thịt để đánh giá mức độ

vấy nhiễm vi sinh vào thân thịt trong quá trình giết mổ và kinh doanh thịt và tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trên

sản phẩm thịt tại lò mổ và tại các chợ tại Trà Vinh.

Nội dung 3: Khảo sát các chỉ tiêu môi trường của nước thải lò mổ và nước sinh hoạt gần các cơ

sở giết mổ gia súc - gia cầm.

+ Thu thập mẫu nước thải tại các cơ sở giết mổ để khảo sát 9 chỉ tiêu môi trường về amoni (tính theo

N), pH, DO, COD, BOD5, SS, Nitơ, Phốt pho và Coliform theo QCVN 40:2011/BTNMT.

+ Thu thập mẫu nước sông (nước sinh hoạt) gần các cơ sở giết mổ để khảo sát 6 chỉ tiêu môi trường

về amoni, pH, hàm lượng sắt tổng số, Asen, Flor và Coliform theo QCVN 02:2009/BYT.

- Chuyên đề 3: Khảo sát các chỉ tiêu môi trường về amoni (tính theo N), pH, DO, COD, BOD5, SS,

Nitơ, Phốt phovà Coliformtừ nước thải của các cơ sở giết mổ gia súc – gia cầm.

Page 13: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

12

Nội dung 4: Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm súc sản theo tiêu chuẩn quốc gia về kiểm

nghiệm thịt tươi (TCVN 7046: 2009) và chất lượng môi trường (nước) của nước thải tại cơ sở

giết mổ, nước sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN

40:2011) và nước sinh hoạt (QCVN 40:2011/BTNMT).

+ Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt gia súc gia cầm ở chợ

về mặt vi sinh vật theo tiêu chuẩn quốc gia về kiểm nghiệm thịt tươi (TCVN 7046: 2009).

+ Đánh giá chất lượng môi trường (nước) của nước thải tại cơ sở giết mổ, nước sinh hoạt theo quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011) và nước sinh hoạt (QCVN

02:2009/BYT).

- Chuyên đề 4: Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt gia súc

gia cầm ở chợ về mặt vi sinh vật theo tiêu chuẩn quốc gia về kiểm nghiệm thịt tươi (TCVN 7046:

2009) và Đánh giá chất lượng môi trường (nước) của nước thải tại cơ sở giết mổ, nước sinh hoạt theo

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011?BTNMT) và nước sinh hoạt

(QCVN 02:2009/BYT).

Nội dung 5: Hội thảo khoa học, trao đổi quan điểm và kết quả nghiên cứu.

+ Mục đích: Báo cáo kết quả đề tài cho các Sở ban ngành, huyện thị thành phố và chuyên gia địa

phương góp ý, bổ sung.

+ Thành phần: Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở

Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Chi cục Thú y, Chi cục QLCL Nông Lâm Thủy sản, đại diện

UBND các huyện thị thành phố trong tỉnh Trà Vinh,...

+ Địa điểm tổ chức: thành phố Trà Vinh (dự kiến tại hội trường Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh

Trà Vinh).

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

Cách tiếp cận:

Từ lý thuyết và quan sát thực tế, cũng như kế thừa các các công trình nghiên cứu trong- ngoài

nướcNghiên cứu-đánh giá tác nhân gây ô nhiễm môi trường (nguồn nước) và vệ sinh thực toàn phẩm

có nguồn gốc động vật do các cơ sở giết mổ gia súc gia cầmthủ công gây ra từ đó đề ra định hướng

xây dựng lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung.

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

- Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ tháng 10-/2016 – 04/2018.

- Địa điểm thực hiện đề tài: Các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm và chợ tại 3 huyện Càng Long, Cầu

Kè, Châu Thành và Thành phố Trà Vinhthuộc tỉnh Trà Vinh, Trường Đại Học Cần Thơ.

- Đối tượng nghiên cứu: mẫu nước sinh hoạt, mẫu nước lò mổ, nước thải lò mổ, môi trường giết mổ,

mẫu súc sản (thịt gia súc, gia cầm...)

Dụng cụ

Nồi hấp ướt, tủ sấy, tủ ấm, bếp đun cách thủy, buồng cấy vô trùng, máy trộn, máy so màu quang

phổ, máy đo pH, nhiệt kế, tủ hút khí độc, cân điện tử có sai số 0,001g, bếp điện.

Page 14: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

13

Đĩa petri, ống nghiệm, ống Durham, thùng giữ lạnh, nước đá khô, bình nhựa một lít, bình tam giác

100ml, lọ màu nút mài 125ml, ống đong, bình định nước 50ml, ống chỉnh độ, Becker, ống hút. Giấy lọc

Cellulose Acetate Filter có đường kính lỗ lọc 0,45µm, phiễu lọc, bình hút chân không, cốc sứ, bình hút

ẩm,…

Môi trường và hóa chất

Nutrient Agar (xuất xứ Merck), Trytone Bile X-glucuronide Agar (Merck), Violet Red Bile Agar

(Merck), Lactose Sulphite broth base (Merck), Mac Conkey Agar (Merck), Baird – Parker (Merck),

Triple Sugas Iron agar (Merck), Brilliant Green Bile Lactose (Merck), Mueller Kauffman Tetrathionate

Novobiocin Broth base (Merck), Nutrient Broth (Merck), Rappaport and Vassiliadis Salmonella

enrichment broth, Tryptose Sulfite Cycloserine Agar (Merck), Buffered Peptone water, Fluid

Thioglycolate medium, Tryptone water, Simmons citrate Agar, Urea agar base (India), BPLS Agar,

Brain Heart Infusion broth (Merck), Xylose Lysine Deoxycholate agar (Merck), NaOH (China), Urea,

Sodium chloride (China), huyết tương, thạch máu, que chan, ống nghiệm, que cấy, micropipet, eppendorf

và một số dụng cụ chuyên dùng trong phòng thí nghiệm.

Dung dịch MnSO4, dung dịch KI- NaOH, dung dịch KMnO4 0,1N, dung dịch CdCl2, dung dịch

HCl 4 N, dung dịch I2 0,1N, dung dịch KOH, dung dịch H2O 30%, dung dịch NaOH 33%, dung dịch

NaOH 15%, dung dịch acid boric 2%, dung dịch acid phenoldisulfomic. Nước cất, cồn tuyệt đối,

phenolphthalein, Molybdate ammonium, MgO, dung dịch H2SO4 đậm đặc, K(SbO) C4H4O6.5H2O,

CuSO4.5H2O, KNO3, aceton, C6H8N2O2S, N2H6SO4…

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra tổng quan tình hình giết mổ và vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt

gia súc gia cầm tại các chợ thuộc tỉnh Trà Vinh.

- Địa bàn nghiên cứu: các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm và chợ buôn bán súc sản tại 3 huyện

Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành và Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh.

- Thu thập số liệu: tại các trạm Thú y, chi cục Thú y thuộc tỉnh Trà Vinh.

- Phương pháp điều tra: điều tra cắt ngang tại các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm và chợ buôn

bán súc sản tại 3 huyện Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành và Thành phố Trà Vinh thuộc

tỉnh Trà Vinh. Điều tra hồi cứu: thu thập số liệu tại các Trạm Thú y, Chi cục Thú y thuộc

tỉnh Trà Vinh (Phụ lục 1: phiếu điều tra lò giết mỗ gia súc- gia cầm).

- Dự kiến điều tra tại 4 lò mổ tại 3 huyện và thành phố và 1 cơ sở kinh doanh thịt tại mỗi

huyện/thành phố thuộc tỉnh Trà Vinh (tổng cộng 4 hộ kinh doanh thịt). Tổng số phiếu điều

tra là 30 phiếu.

- Chỉ tiêu đánh giá nội dung theo quy định tại Thông tư số 60/2010/TT-BNN-PTNT ngày 25

tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều kiện vệ sinh thú y tại

lò giết mổ heo (Phụ lục 2: phiếu đánh giá điều kiện vệ sinh thú y tại lò giết mổ heo) và

kinh doanh thịt (phụ lục 3: điều 47 của NĐ số 33/2005/ của CP Quy định chi tiết thi hành

Pháp Lệnh Thú Y).

Page 15: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

14

Nội dung 2: Khảo sát các chỉ tiêu vi sinh tại các cơ sở giết mổ và chợ bày bán sản phẩm súc sản

thuộc tỉnh Trà Vinh.

Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật như tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E. coli, Sta. aureus,

C. perfringens và Salmonella trên môi trường giết mổ và quầy thịt tươi tại lò mổ và chợ.

Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

Đối với mẫu thịt tươi: phương pháp lấy mẫu, số mẫu cần lấy và bảo quản mẫu được thực hiện theo

QCVN 01-4:2009/BNN-PTNT. Trong Quy chuẩn qui định cơ sở giết mổ heo với qui mô giết mổ từ 10

đến 300 con thì số lượng mẫu lấy từ 4 đến 6 mẫu.

Dung lượng mẫu: áp dụng QCVN 01-04:2009/BNN-PTNT thì số mẫu cần lấy là 4 mẫu/lần, mẫu

được lấy 2 lần lặp lại. Số lượng mẫu thịt khảo sát là: 4 mẫu x 2 lần lặp lại = 8 mẫu/lò mổ.

Vị trí lấy mẫu: thịt heo tươi tại lò mổ. Mẫu được lấy trên thân thịt sau khi rửa sạch chờ thú y kiểm

tra, lấy mẫu ở bốn vị trí khác nhau (má, ngực, lưng, mông) trên thân thịt. Trọng lượng mẫu cần khảo sát

khoảng 200 gram, cho vào túi nylon vô trùng, ghi ký hiệu mẫu, bảo quản trong thùng trữ lạnh, chuyển

ngay về phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ và tiến hành nuôi cấy.

Đối với các loại thịt lấy tại chợ (thịt bò, gà, vịt, heo) tại chợ lấy từ 4 mẫu/mỗi chợ vào 2 thời điểm là 7h

và 11h và lặp lại 2 lần, tổng số mẫu cần lấy mỗi chợ là = 4 x 2 x 2 mẫu/chợ = 16 mẫu/chợ

Môi trường bảo quản, vật liệu và dụng cụ lấy mẫu: dung dịch pha loãng nước muối pepton (0,1%

pepton + 0,85% NaCl) vô trùng. Phân phối vào các chai vô trùng với lượng 100 ml, túi bằng chất dẻo vô

trùng, Etanol 70%/bông thấm nước có tẩm Ethanol 70% đựng trong chai, găng tay vô trùng, thùng xốp

bảo quản mẫu với túi đá lạnh.

Hình 3.1: Các vị trí lấy mẫu thân thịt đỏ

(QCVN 01-04:2009/BNN-PTNT)

Page 16: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

15

Mẫu sàn giết mổ, kệ pha lóc: dùng tampon vô trùng phết trên bề mặt sàn 1 dm2. Lấy ở 2 vị trí khác

nhau trên sàn giết mổ và kệ pha lóc.

Bảo quản tampon trong môi trường chuyên chở, cho vào thùng trữ lạnh, đưa về phòng thí nghiệm

phân tích trong vòng 24 giờ.

Số lượng mẫu tampon khảo sát/1 lò mổ là: 8 mẫu. Gồm:

- 2 mẫu sàn giết mổ x 2 lần lặp lại = 4 mẫu

- 2 mẫu kệ pha lóc x 2 lần lặp lại = 4 mẫu

2 mẫu tampon tại kệ bán thịt ở chợ x 2 lần lặp lại = 4 mẫu

Mẫu nước sử dụng: mẫu nước được lấy từ vòi sử dụng trong khu giết mổ. Sử dụng bình nhựa vô

trùng thể tích 250-300ml để đựng mẫu. Trước khi lấy mẫu tráng bình bằng chính nước lấy mẫu 3 lần,

cho vòi nước chảy liên tục lấy cách khoảng sao cho lượng nước cách nắp đậy 3cm, bảo quản trong bình

trữ lạnh từ 0-5oC và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

Số lượng mẫu nước khảo sát /1 lò mổ là: 2 mẫu x 2 lần lặp lại= 4 mẫu/lò mổ.

Thời gian lặp lại giữa 2 lần lấy mẫu cách nhau là 30 ngày

Tổng số mẫu dự kiến cần lấy tại 1 lò mổ và chợ là = 16 mẫu môi trường + 24 mẫu thịt = 40mẫu x 4

lò mổ (chợ) = 160 mẫu.

Tổng số lượt chỉ tiêu phân tích = 160 x 6 = 960 chỉ tiêu.

6 chỉ tiêu (vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E. coli, Sta. aureus, C. perfringens và Salmonella)

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thịt tươi

Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7046:2009 về Thịt tươi – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa

học và Công nghệ ban hành (TCVN 7046:2009)

Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi (TCVN 7046:2009)

Tên chỉ tiêu Mức tối đa

1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí. CFU trên gam sản phẩm 105*

2. Coliform, CFU trên gam sản phẩm 102

3. Escherichia coli, CFU trên gam sản phẩm 102

4. Staphylococcus aureus, CFU trên gam sản phẩm 102

5. Clostridium perfringens, CFU trên gam sản phẩm 102

6. Salmonella, số khuẩn lạc trong 25g sản phẩm Không cho phép

*Đối với thịt xay nhỏ là 106

Page 17: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

16

Nội dung 3: Khảo sát các chỉ tiêu môi trường của nước thải lò mổ và nước sinh hoạt gần các cơ sở

giết mổ gia súc - gia cầm.

Đánh giá chất lượng nước thải lò mổ và nước sông (nước sinh hoạt) gần các cơ sở giết mổ để khảo

sát các chỉ tiêu môi trường nước về Amoni, pH, DO, COD, BOD5, SS, Nitơ, Phốt pho và Coliform theo

TCVN (QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 02:2009/BYT).

Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

Mẫu nước thải: tất cả chai lọ lấy mẫu phải sạch, trước khi lấy mẫu phải được tráng ít nhất 3 lần

bằng chính nước cần lấy mẫu. Đối với mẫu nước thải dùng để phân tích chỉ tiêu vi sinh, cách lấy mẫu

được tiến hành như mẫu nước sử dụng tại lò mổ.

Số lượng mẫu nước thải khảo sát (VT1) là: 2 mẫu (nước lớn-nước rồng) x 3 lần lặp lại= 6 mẫu

Số lượng mẫu nước sinh hoạt khảo sát (VT 2): 2 mẫu (nước lớn-nước rồng) x 3 lần lặp lại = 6 mẫu

Số lượng mẫu nước sinh hoạt khảo sát (VT 3): 2 mẫu (nước lớn-nước rồng) x 3 lần lặp lại = 6 mẫu

Mổi lần lặp lại cách nhau 1 tháng

Vị trí lấy mẫu nước thải tại lò mổ được thể hiện qua mô hình hóa sau

VT1 VT2 VT2 VT3

Vị trí thu mẫu nước thải tại lò giết mổ

Chú thích:

VT1: vị trí 1 điểm nước thải lò mổ

VT2: vị trí 2 nước sinh hoạt đã qua hệ thống xử lý nước thải của lò mổ (kinh- mương)

VT3: vị trí nước sinh hoạt cách vị trí VT2 khoảng 500m

Ghi ký hiệu mẫu: Mẫu sau khi được lấy sẽ được ghi ký hiệu cẩn thận, bảo quản và vận chuyển mẫu

về phòng thí nghiệm.

Tổng số mẫu nước thải lò mổ dự kiến cần lấy là 6 mẫu/lò mổ x 4 lò mổ = 24 mẫu

Tổng số lượt chỉ tiêu phân tích nước thải lò mổ: 24 mẫu x 9 chỉ tiêu = 216 chỉ tiêu

9 chỉ tiêu nước (amoni tính theo N, pH, DO, COD, BOD5, SS, Nitơ, Phốt pho và Coliform theo

QCVN 40:2011/BTNMT)

Quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT

Giá trị giới hạn các thông số và hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất,

chế biến, kinh doanh, dịch vụ…được gọi chung là nước thải công nghiệp được trình bày theo bảng sau.

Điểm thải Hầm Biogas

Khu xử lý

Nước kinh, rạch

Page 18: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

17

Giá trị giới hạn các thông số nước thải (QCVN 40:2011)

STT Thông số

Đơn vị Giá trị C

A B

1 Amoni tính theo N mg/l 5 10

2

3

pH

DO

-

mg/l

6,0 đến 9,0 5,5 đến 9,0

4 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) 20oC mg/l 30 50

5 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 75 150

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 50 100

7 Nitơ tổng số mg/l 20 40

8 Phospho tổng số mg/l 4 6

9 Coliforms MPN/100ml 3.000 5.000

Ghi chú: Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được

dùng cho mục đích cấp nước sinh họat; Cột B quy định giá trị C của các thong số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả

vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác

định tại khu vực tiếp nhận nước thải).

Để đánh giá tác động gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt gần các cơ sở giết mổ chúng tôi lấy 12 mẫu

nước sinh hoạt (vị trí VT2 và VT 3) tại một lò mổ/huyện-thành phố để khảo sát các chỉ tiêu về chất lượng

nước sinh hoạt theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 02:2009/BYT)

Tổng số mẫu nước sinh hoạt cần lấylà 12 mẫu x 4 lò mổ = 48

Tổng số chỉ tiêu phân tích 48 x 6 chỉ tiêu = 288 chỉ tiêu về nước sinh hoạt

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

Giá trị giới hạn các chỉ tiêu chất lượng (QCVN 02:2009/BYT)

Các chỉ tiêu: amoni, pH, hàm lượng sắt tổng số, Asen, Flor và Coliform theo QCVN 02:2009/BYT

STT Tên chỉ tiêu

Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép

I II

1 Amoni tính theo N mg/l 3 3

2 pH - 6,0 đến 8,5 6,0 đến 8,5

3 hàm lượng sắt tổng số mg/l 0,5 0,5

4 Asen mg/l 0,01 0,05

5 Flor mg/l 1,5 -

6 Coliforms MPN/100ml 50 150

Ghi chú

I: áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước

II: áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình

Page 19: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

18

Điều kiện bảo quản và thời gian lưu mẫu

Thông số nghiên cứu Dụng cụ chứa mẫu Kỹ thuật

bảo quản

Thời gian

lưu mẫu

Vi sinh (thịt, sàn giết mổ, kệ

pha lóc)

Bọc nylon vô trùng, ống

nghiệm

0-2oC 24 giờ

Vi sinh (nước sử dụng, nước

thải)

Bình chứa tiệt trùng 2-5oC 8 giờ

DO Chai nhựa hoặc thủy tinh màu 2-5oC 24 giờ

BOD5 Chai thủy tinh màu 2-5oC 24 giờ

COD Chai thủy tinh màu 2-5oC 5 giờ

Phospho tổng số Chai nhựa hoặc thủy tinh 2-5oC 24 giờ

Nitơ tổng số (Kjeldahl) Chai nhựa hoặc thủy tinh màu 2-5oC 24 giờ

SS (chất rắn lơ lửng) Chai nhựa hoặc thủy tinh - 48 giờ

pH - 0-6 giờ

Nhiệt độ - Tại chỗ

Ghi chú: SS: chất rắn lơ lửng; DO: oxy hòa tan trong nước; BOD5: nhu cầu oxy sinh hóa; COD: nhu cầu oxy hóa học

Phương pháp phân tích

Chuẩn bị mẫu phân tích vi sinh vật

Mẫu trước khi được phân tích phải được đồng nhất, các thao tác phải được tiến hành trong điều

kiện vô trùng.

Đối với mẫu thịt tươi: cắt nhỏ và cân 1gram mẫu thịt, cho vào túi nylon vô trùng chứa 9 ml nước

muối sinh lý đã được chuẩn bị trước, trộn đều đồng nhất mẫu, ta sẽ có dung dịch huyền phù với độ pha

loãng 10-1

. Tiếp tục hút 1ml ở ống nghiệm thứ 1 cho vào ống nghiệm thứ 2 chứa 9 ml nước muối sinh lý

vô trùng. Trộn đều như trên bằng máy Vortex, độ pha loãng lúc này là 10-2

. Cứ tiếp tục như vậy để có

mẫu ở các độ pha loãng 10-3

, 10-4

, 10-5

Đối với mẫu nước: dùng micropipet vô trùng hút 1ml mẫu cho vào ống nghiệm chứa 9 ml dung

dịch pha loãng đã vô trùng, trộn đều bằng máy Vortex, được dung dịch pha loãng ở nồng độ 10-1

. Tiếp

tục thao tác như mẫu thịt để có độ pha loãng mong muốn.

Đối với sàn giết mổ, kệ pha lóc: cho tampon vào ống nghiệm có chứa 9 ml dung dịch pha loãng,

dùng máy trộn đồng nhất mẫu, được dung dịch pha loãng ở nồng độ 10-1

. Tiếp tục hút 1ml ở ống nghiệm

thứ 1 cho vào ống nghiệm thứ 2 chứa 9 ml nước cất vô khuẩn. Trộn đều như trên bằng máy Vortex, độ

pha loãng lúc này là 10-2

tiếp tục pha loãng đến nồng độ cần thiết.

Page 20: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

19

Pha loãng mẫu

Pha loãng mẫu thành 3 nồng độ pha loãng 10-1

, 10-2

, 10-3

Quy trình phân tích tổng số vi sinh vật hiếu khí

Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí theo TCVN 7928:2008.

Cách tiến hành: chọn 2 nồng độ pha loãng liên tiếp, chuyển 0,1 ml dung dịch mẫu vào đĩa môi

trường NA, ở mỗi nồng độ được chan thành 2 đĩa, dùng que gạt vào cồn 90o đốt nhẹ để nguội sau đó

chan đều trên mặt thạch cho thật khô, sau đó đem ủ ở 37oC trong 24 giờ.

Quy trình định lượng tổng số vi sinh vật hiếu khí được thể hiện qua hình sau đây:

Đếm khuẩn lạc TSVSV hiếu khí

Quy trình xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí (TCVN 7928-2008)

Page 21: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

20

Phương pháp định lượng Coliforms (phụ lục)

Phương pháp định lượng vi khuẩn Coliformsđược thực hiện theo TCVN 6848:2007.

Phương pháp định lượng Escherichia coli (phụ lục)

Phương pháp định lượng vi khuẩn E. coli được thực hiện theo TCVN 7924:2008.

Phương pháp định lượng Staphylococcus aureus (phụ lục)

Phương pháp định lượng vi khuẩn Sta. aureus được thực hiện theo TCVN 4830-1:2005

Phương pháp định lượng Clostridium perfringens (phụ lục)

Phương pháp định lượng vi khuẩn C. perfringens theo TCVN 4991:2005.

Phương pháp định tính Salmonellas spp. (phụ lục)

Phương pháp định tính vi khuẩn Salmonella spp. theo TCVN 4829:2005.

Khảo sát chất lượng nước thải tại lò mổ theo QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải gồm: nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng (SS), oxy hòa tan trong

nước (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), hàm lượng phospho, hàm lượng

nitơ và Coliforms.

Nhiệt độ

Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân có chia độ từ 0-100oC đặc vào trong nước ở độ sâu 15-20 cm

trong 5 phút sau đó đọc kết quả (trước khi đo chỉnh vạch nhiệt độ xuống thấp theo TCVN 6492:1999.

pH

Xác định độ pH của nước thải bằng cách đo trên máy đo pH hiệu Hanna theo TCVN 6492-2011 (ISO

10523:2008).

Chất rắn lơ lửng (SS)

Chất rắn lơ lửng được xác định bằng phương pháp trực tiếp, lọc 50 ml mẫu nước qua giấy lọc cellulose

acetate có đường kính của lỗ lọc 0,45µm và đã biết trước trọng lượng, sau đó mang giấy lọc sấy khô ở

105oC cho đến khi trọng lượng giấy không đổi, sau đó đem cân theo TCVN 6625:2000 (ISO 11923-

1997).

Oxy hòa tan (DO)

DO trong nước được xác định bằng phương pháp Winker trong môi trường base mạnh theo TCVN

5499:1995.

Nhu cầu oxy sinh học (BOD5)

BOD5 được xác định bằng phương pháp Winker trong môi trường base mạnh ở nhiệt độ 20oC trong 5

ngày theo TCVN 6001-1:2008.

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học của mẫu nước được xác định bằng phương pháp Kalipermanganate (KMnO4) trong

môi trường kiềm yếu theo TCVN 6491:1999).

Hàm lượng phospho tổng số

Page 22: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

21

Phospho tổng số trong nước được xác định bằng phương pháp so màu, đọa trên máy so màu quang phổ

Spectronic 20 ở bước sóng 720 nm (tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004)).

Hàm lượng nitơ tổng số

Nitơ tổng số được xác định bằng phương pháp Kjeldahl (tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5987: 1995).

Coliform

Kiểm tra chỉ số Coliform trong nước thải. Phương pháp định lượng vi khuẩn Coliformsđược thực

hiện theo TCVN 6848:2007.

Nội dung 4: Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm súc sản theo tiêu chuẩn quốc gia về kiểm

nghiệm thịt tươi (TCVN 7046: 2009) và chất lượng môi trường (nước) của nước thải tại cơ sở giết

mổ, nước sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN

40:2011/BTNMT) và nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT).

Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt gia súc gia cầm ở chợ về

mặt vi sinh vật theo tiêu chuẩn quốc gia về kiểm nghiệm thịt tươi (TCVN 7046: 2009).

Đánh giá chất lượng môi trường (nước) của nước thải tại cơ sở giết mổ, nước sinh hoạt theo quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011) và nước sinh hoạt (QCVN

02:2009/BYT).

Các chỉ tiêu theo dõi

Mẫu môi trường và thịt tại cơ sở giết mổ, tại chợ

Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí/1g (1ml) mẫu.

Xác định tổng số Coliforms/1g (1ml) mẫu.

Xác định tổng số vi khuẩn Sta. aureus/1g (1ml) mẫu.

Xác định tổng số vi khuẩn C. perfringens/1g (1ml) mẫu.

Xác định sự hiện diện vi khuẩn Salmonella spp./25g (25 ml) mẫu.

Mẫu nước thải: Amoni, pH, DO, BOD5, COD, SS, nitơ tổng số, phospho tổng số, coliforms tổng số

theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Mẫu nước sinh hoạt: Amoni, pH, hàm lượng sắt tổng số, Asen, Flor và Coliform theoQCVN

02:2009/BYT

Nội dung 5: Hội thảo khoa học, trao đổi quan điểm và kết quả nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia và hội thảo: Sử dụng hệ chuyên gia am hiểu vấn đề nghiên cứu, đa

ngành; kết hợp tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia Sở ngành, lãnh đạo địa phương tỉnh Trà Vinh.

Phương pháp xử lý số liệu

Tính toán tổng số các loại vi khuẩn và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

So sánh tỉ lệ nhiễm giữa các vi khuẩn trên thịt bằng phương pháp Chi bình phương χ2 (Chi Square

Test) của phần mềm Minitab®version 16.0; số liệu >5 Chi Square, Chi –Square Yates1 (số liệu từ 2-5)

và Fixer Exactly test1 (số liệu <2).

Page 23: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

22

Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:

Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về tình hình giết mổ gia súc gia cầm của Trà Vinh

và đồng thời nghiên cứu, đánh giá tác nhân gây ô nhiễm môi trường (nguồn nước) và vệ sinh an toàn

thực phẩm có nguồn gốc động vật do các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thủ công gây ra từ đó đề ra định

hướng xây dựng lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung.

19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước

Phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Trà Vinh, là hai đơn vị

hành chánh của tỉnh Trà Vinh. Chi cục Thú y sẽ thực hiện chức năng tiếp nhận và chuyển giao công

nghệ, khoa học kỹ thuật và đề xuất xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, các cơ sở giết mổ gia

súc gia cầm tập trung nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc gia cầm

gây ra. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trên địa bàn. Bộ môn

Thú y, Trường Đại học Cần Thơ sẽ phối hợp, chia sẻ các thông tin dữ liệu đã có. Việc triển khai đề tài

cũng là cơ hội cho một số cán bộ của Bộ môn được tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia, nâng cao trình

độ chuyên môn.

Phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Trà Vinh sẽ phối hợp

tham gia đề tài trong nội dung khảo sát điều tra tổng quan tình hình giết mổ và kinh doanh súc sản trên

địa bàn, lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, sinh hóa trên thịt, môi trường giết mổ và nước thải từ

hoạt động giết mổ gia súc gia cầm. Từ đó đề ra định hướng xây dựng lò giết mổ gia súc gia cầmtập

trung.

Kết quả của đề tài sẽ góp phần không nhỏ vào việc đánh giá được nguy cơ và cảnh báo sớm đến các đối

tượng giết mổ, kinh doanh thịt gia súc gia cầm, cũng như các nhà quản lý (Chi cục Thú y, Chi cục An toàn

Vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng, các cấp Chính quyền,…) và người dân về các sản phẩm

động vật không an toàn và tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ các cơ sở giết mổ. Từ đó góp

phần nâng cao việc quản lý kiểm soát giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, cũng

như là cơ sở khoa học để lập quy hoạch dự án cho các cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại tỉnh Trà Vinh.

20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp

tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần

hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài )

Page 24: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

23

21 Tiến độ thực hiện

Các nội dung, công

việc chủ yếu cần được

thực hiện; các mốc

đánh giá chủ yếu

Kết quả phải đạt

Thời

gian (bắt

đầu,

kết thúc)

Cá nhân,

tổ chức

thực hiện*

Dự kiến

kinh phí

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Điều tra tổng quan tình

hình giết mổ và vệ sinh

thú y tại cơ sở giết mổ

và kinh doanh thịt gia

súc gia cầm tại các chợ

thuộc 4 huyện/thành

phố tỉnh Trà Vinh.

Số liệu thống kê về

tình hình giết mổ và vệ

sinh thú y tại cơ sở giết

mổ và kinh doanh thịt

gia súc gia cầm tại các

chợ thuộc4 huyện/thành

phốtỉnh Trà Vinh.

12/2016

02/2017

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinhvà các thành

viên tham gia

1.1 Điều tra tổng quan về tình

hình giết mổ và vệ sinh

thú y tại các cơ sở giết mổ

gia súc gia cầm tại 4

huyện/thành phốtỉnh Trà

Vinh

Số liệu thống kê về

tình giết mổ và vệ sinh

thú y tại các cơ sơ giết

mổ gia súc gia cầm tại

4 huyện/thành

phốthuộc tỉnh Trà

Vinh

12/2016

02/2017

Trần Ngọc Bích,

Trần Duy Khang

Phạm Ngọc Du

Nguyễn Văn Lộc

Chi cục Thú y Trà

Vinh

Chi cục An toàn

Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh

1.2 Khảo sát điều kiện vệ

sinh thú y tại các cơ sở

kinh doanh mua bán sản

phẩm súc sản tại các chợ

thuộc 4 huyện/thành phố

tỉnh Trà Vinh

Tình hình vệ sinh thú

y tại các cơ sở kinh

doanh và mua bán súc

sản tại 4 huyện/thành

phốTrà Vinh

12/2016

02/2017

Trần Ngọc Bích,

Trần Duy Khang,

Phạm Ngọc Du,

Nguyễn Văn Lộc,

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh

Page 25: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

24

2 Khảo sát các chỉ tiêu vi

sinh tại các cơ sở giết

mổ và chợ bày bán sản

phẩm súc sản thuộc 4

huyện/thành phố tỉnh

Trà Vinh

Số liệu thống kê về tỷ

lệ nhiễm vi sinh vật tại

lò mổ và trên sản

phẩm thịt tại 4

huyện/thành phố

02/2017

08/2017

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh và các thành

viên tham gia

2.1 Thu thập mẫu thịt heo,

thịt bò, thịt gà, thịt vịt tại

cơ sở giết mổ và hộ kinh

doanh ở chợ tại 4

huyện/thành phố

Khảo sát tỉ lệ nhiễm

và cường độ nhiễm vi

khuẩn hiếu khí,

Coliform, E.coli,

Salmonellla và

Staphylococcus aureus

theo TCVN

(TCVN 7046: 2009)

02/2017

08/2017

Trần Ngọc Bích

Nguyễn Thu Tâm

Bùi Thị Lê Minh

Trần Duy Khang

Đặng Thị Thắm

Chi cục Thú y Trà

Vinh

Chi cục An toàn

Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh

2.2 Thu thập mẫu nước sử

dụng giết mổ, sàn giết

mổ và sàn bày bán sản

phẩm súc sản tại 4

huyện/thành phố

Khảo sát các chỉ tiêu

vi sinh: vi khuẩn hiếu

khí, Coliform, E.coli,

Salmonellla và

Staphylococcus aureus

theo TCVN (TCVN

7046: 2009)

02/2017

08/2017

Trần Ngọc Bích

Nguyễn Thu Tâm

Bùi Thị Lê Minh

Trần Duy Khang

Đặng Thị Thắm

Trần Sỹ Nam

Chi cục Thú y Trà

Vinh

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh

3 Khảo sát các chỉ tiêu

môi trường của nước

thải lò mổ và nước

sinh hoạt gần các cơ sơ

giết mổ gia súc gia cầm

tại 4 huyện/thành phố

02/2017

08/2017

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục

Bảo vệ Môi

trường Trà Vinh

và các thành viên

Page 26: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

25

Trà Vinh tham gia

3.1 Thu thập mẫu nước thải

tại các cơ sở giết mổ

thuộc 4 huyện/thành phố

Khảo sát các chỉ tiêu

môi trường về amoni,

pH, DO, COD, BOD5,

SS, Nitơ, Phốt pho và

Coliform theo

TCVN(QCVN

40:2011/BTNMT)

02/2017

08/2017

Trần Ngọc Bích

Nguyễn Thu Tâm

Bùi Thị Lê Minh

Trần Duy Khang

Đặng Thị Thắm

Trần Sỹ Nam

Chi cục Thú y Trà

Vinh

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh

3.2 Thu thập mẫu nước

sông (nước sinh hoạt)

gần các cơ sở giết mổ

thuộc 4 huyện/thành phố

Khảo sát các chỉ tiêu

môi trường về amoni,

pH, DO, COD, BOD5,

SS, Nitơ, Phốt pho và

Coliform theo TCVN

(QCVN

02:2009/BYT)

02/2017

08/2017

Trần Ngọc Bích

Nguyễn Thu Tâm

Bùi Thị Lê Minh

Trần Duy Khang

Đặng Thị Thắm

Trần Sỹ Nam

Chi cục Thú y Trà

Vinh

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh

4 Đánh giá vệ sinh an

toàn thực phẩm súc

sản theo tiêu chuẩn

quốc gia về kiểm

nghiệm thịt tươi

(TCVN 7046: 2009) và

chất lượng môi trường

(nước) của nước thải

tại cơ sở giết mổ, nước

sinh hoạt theo quy

chuẩn kỹ thuật quốc

gia về nước thải công

nghiệp và nước sinh

Kết quả đánh giá về

vệ sinh an toàn thực

phẩm súc sản và chất

lượng môi trường

nước thải theo các quy

chuẩn của Việt Nam

(TCVN 7046: 2009,

QCVN 40:2011 và

QCVN 02:2009/BYT)

02/2017

11/2017

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh và các thành

viên tham gia

Page 27: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

26

hoạt (QCVN 40:2011

và QCVN

02:2009/BYT)

4.1 Đánh giá vệ sinh an

toàn thực phẩm của thịt

tại cơ sở giết mổ và kinh

doanh thịt gia súc gia cầm

ở chợ về mặt vi sinh vật

theo tiêu chuẩn quốc gia

về kiểm nghiệm thịt tươi

(TCVN 7046: 2009)

Kết quả đánh giá về

vệ sinh an toàn thực

phẩm súc sản theo quy

chuẩn của Việt Nam

(TCVN 7046: 2009)

02/2017

11/2017

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh và

các thành viên

tham gia

4.2 Đánh giá chất lượng

môi trường (nước) của

nước thải tại cơ sở giết

mổ, nước sinh hoạt theo

quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về nước thải công

nghiệp và nước sinh

hoạt (QCVN 40:2011 và

QCVN 02:2009/BYT)

Kết quả đánh giá về

chất lượng môi trường

nước thải theo các quy

chuẩn của Việt Nam

(QCVN 40:2011

QCVN 02:2009/BYT)

02/2017

11/2017

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh và các thành

viên tham gia

5 Xử lý số liệu, báo cáo

sơ kết

Đánh giá sơ bộ kết

quả nghiên cứu, viết

báo, viết báo

11/2017

02/2018

Trần Ngọc Bích

Nguyễn Thu Tâm

Phạm Ngọc Du

Trần Duy Khang

Đặng Thị Thắm

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh

6 Tổ chức Hội thảo khoa

học

Kết quả nghiên cứu

của đề tài được các

chuyên gia và địa

phương đóng góp ý

kiến cho hoàn chỉnh.

11/2017

02/2018

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Page 28: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

27

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh và các thành

viên tham gia

7 Chuẩn bị báo cáo tổng

kết và nghiệm thu đề

tài

Báo cáo đầy đủ nội

dung đã đăng ký và

các sản phẩm đề tài

02/2018

06/2018

Trần Ngọc Bích

Chi cục Thú y Trà

Vinh, Chi cục An

toàn Vệ sinh Thực

phẩm Trà Vinh,

Chi cục Bảo vệ

Môi trường Trà

Vinh và các thành

viên tham gia

* Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 12

Page 29: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

28

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22 Sản phẩm KH&CN chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản phẩm)

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu;

Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số TT

Tên sản phẩm cụ thể và

chỉ tiêu chất lượng chủ

yếu của sản phẩm

Đơn

vị

đo

Mức chất lượng Dự kiến số

lượng/quy mô

sản phẩm tạo

ra

Cần

đạt

Mẫu tương tự

(theo các tiêu chuẩn mới nhất)

Trong nước Thế giới

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước

ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần đạt của các sản

phẩm của đề tài)

......................................................................................................................................................

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết

kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo

(phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên

cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú

(1) (2) (3) (4)

1 Báo cáo khoa học tổng kết

và báo cáo tóm tắt đề tài

Phân tích kết quả, đề xuất hướng giải quyết 18 bản in

mổi loại và

2 đĩa CD

ghi cơ sở

dữ liệu của

đề tài

2 Báo cáo chuyên đề (4

chuyên đề)

Phù hợp với nội dung đã đăng ký 18 bản mổi

loại

Chuyên đề 1: Điều tra tổng

quan về tình hình giết mổ và

vệ sinh thú y tại các cơ sở giết

mổ gia súc – gia cầm và các

Phù hợp với nội dung đã đăng ký

Page 30: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

29

cơ sở kinh doanh- mua bán

sản phẩm súc sản tại các chợ

thuộc tỉnh Trà Vinh.

Chuyên đề 2: Khảo sát các chỉ

tiêu vi sinh tại các cơ sơ giết

mổ và kinh doanh thịt để đánh

giá mức độ vấy nhiễm vi sinh

vào thân thịt trong quá trình

giết mổ và kinh doanh thịt và

tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trên sản

phẩm thịt tại lò mổ và tại các

chợ tại Trà Vinh.

Chuyên đề 3: Khảo sát các chỉ

tiêu môi trường về Amoni,

pH, DO, COD, BOD5, SS,

Nitơ, Phốt phovà Coliformtừ

nước thải của các cơ sở giết

mổ gia súc – gia cầm và

nước sinh hoạt gần các cơ

sở giết mổ.

Chuyên đề 4: Đánh giá vệ

sinh an toàn thực phẩm của

thịt tại cơ sở giết mổ và kinh

doanh thịt gia súc gia cầm ở

chợ về mặt vi sinh vật theo

tiêu chuẩn quốc gia về kiểm

nghiệm thịt tươi (TCVN

7046: 2009) và Đánh giá

chất lượng môi trường

(nước) của nước thải tại cơ

sở giết mổ, nước sinh hoạt

theo quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công

nghiệp (QCVN 40:2011).

Page 31: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

30

Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác

Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Dự kiến nơi công bố

(Tạp chí, Nhà xuất bản) Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5)

Khảo sát tỉ lệ

nhiễm và cường độ

nhiễm vi khuẩn hiếu

khí, Coliform, E.coli,

Salmonellla và

Staphylococcus

aureustại các lò mổ

thuộc tỉnh Trà Vinh.

Đạt tiêu chuẩn bài báo khoa

học

Tạp chí KH Trường

Đại học Cần Thơ

Khảo sát các chỉ

tiêu môi trường về

Amoni, pH, DO,

COD, BOD5, SS,

Nitơ, Phốt pho và

Coliformtừ nguồn

nước thải tại lò mổ

thuộc tỉnh Trà Vinh.

Đạt tiêu chuẩn bài báo khoa

học

Tạp chí Thông tin khoa

học và Công nghệ tỉnh

Trà Vinh

22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có (Làm

rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

Thông qua đề tài sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu phân tích một cách khoa họcthực tiển và là cơsở khoa

học để đánh giá tác nhân gây ô nhiễm môi trường (nguồn nước) và vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn

gốc động vật do các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thủ công gây ra từ đó đề ra định hướng xây dựng lò

giết mổ gia súc gia cầm tập trung tại Trà Vinh.

22.3 Kết quả tham gia đào tạo đại học, sau đại học

TT Cấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5)

Thạc sỹ 1 Thú y

Kỹ sư 2 Chăn nuôi – Thú y

Page 32: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

31

22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:

Không

23 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

23.1 Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng

cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường?)

Kết quả của đề tài cung cấp số liệu thống kê về tình hình nhiễm vi sinh vật trên thịt gia súc gia cầm và

tình hình xử lý nước thải cũng như chất lượng nước thải ở các cơ sở giết gia súc gia cầm tại tỉnh Trà

Vinh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất các giải pháp hữu hiệu về xử lý nước thải, vệ

sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ và kinh doanh thịt gia súc gia cầm tại tỉnh

Trà Vinh nói riêng và các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL.

23.2 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh

về giá thành và chất lượng sản phẩm)

Đề tài cung cấp số liệu thống kê về tình hình nhiễm vi sinh vật trên thịt gia súc gia cầm và tình hình xử

lý nước thải cũng như chất lượng nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tại tỉnh Trà Vinh. Trên

cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất các giải pháp hữu hiệu về xử lý nước thải, vệ sinh thú y, vệ

sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ và kinh doanh thịt gia súc gia cầm tại tỉnh Trà Vinh.

23.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các cơquan ban ngành có liên quan sẽ đề xuất các giải pháp

hữu hiệu về xử lý nước thải, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ và kinh

doanh thịt gia súc gia cầm tại tỉnh Trà Vinh.

23.4 Mô tả phương thức chuyển giao

(Chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần

theo tỷ lệ % của doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn với đơn vị phối hợp

nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu theo tỷ lệ đã thỏa thuận để cùng triển khai sản

xuất; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra…)

Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Trà Vinh thực hiện chức năng tiếp

nhận và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật và đề xuất xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch

bệnh, các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

và giết mổ gia súc gia cầm thủcông gây ra. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc

từ động vật trên địa bàn. Bộ môn Thú y, Trường Đại học Cần Thơ sẽ phối hợp, chia sẻ các thông tin dữ

liệu đã có.

Page 33: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

32

24 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của đề tài

Kết quả của đề tài sẽ cung cấp số liệu thống kê về tình hình nhiễm vi sinh vật trên thịt gia súc gia cầm và

tình hình xử lý nước thải cũng như chất lượng nước thải ở các cơ sở giếtmổgia súc gia cầm tại tỉnh Trà

Vinh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất các giải pháp hữu hiệu về xử lý nước thải, vệ

sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ và kinh doanh thịt gia súc gia cầm tại tỉnh

Trà Vinh nói riêng và các tỉnh thành trong vùng ĐBSCLnói chung.

25 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

25.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

- Sự vấy nhiễm vi sinh vật trên các sản phẩm súc sản do các cơ sở giết mổ thủ công gây ra.

- Phân tích, đánh giá tác động gây ô nhiễm môi trường (nguồn nước sinh hoạt) từ các cơ sở giết mổ gia

súc gia cầm thủ công.

25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Kết quả của đề tài sẽ sẽ góp phần không nhỏ vào việc đánh giá được nguy cơ và cảnh báo sớm đến các

đối tượng giết mổ, kinh doanh thịt gia súc gia cầm, cũng như các nhà quản lý (Chi cục Thú y, Chi cục An

toàn Vệ sinh thực phẩm Trà Vinh, Trung tâm Y tế dự phòng, các cấp chính quyền,…) và người dân về

các sản phẩm động vật không an toàn và tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ các cơ sở giết mổ.

Từ đó góp phần nâng cao việc quản lý kiểm soát giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc

động vật, cũng như là cơ sở khoa học để lập quy hoạch dự án cho các cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại

tỉnh Trà Vinh.

25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường)

- Báo cáo tổng quan về tình hình giết mổ gia súc gia cầm tại Trà Vinh.

- Báo cáo phân tích, đánh giá tác động ô nhiễm môi trường (nguồn nước sinh hoạt) và vệ sinh an toàn

thực phẩm từ các cơ sở giết mổ tại tỉnh Trà Vinh từ đó đề ra định hướng xây dựng lò giết mổ gia súc gia

cầm tập trungnhằm không những để nâng cao năng suất giết mổ mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm

giết mổ cho người tiêu dùng cũng như hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường.

Page 34: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

33

Biểu I.1

DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN/DỰ ÁN SXTN

STT Họ và tên, học hàm, học vị Chức danh thực hiện3 Tổ chức công tác

1 PGS-TS. Trần Ngọc Bích Chủ nhiệm đề tài Khoa Nông nghiệp &

SHƯD – ĐHCT

2 KS. Đặng Thị Thắm Thư ký khoa học Khoa Nông nghiệp &

SHƯD – ĐHCT

3 TS. Phạm Ngọc Du Thành viên chính Khoa Nông nghiệp &

SHƯD – ĐHCT

4 ThS. Bùi Thị Lê Minh Thành viên chính Khoa Nông nghiệp &

SHƯD – ĐHCT

5 ThS. Nguyễn Thu Tâm Thành viên chính Khoa Nông nghiệp &

SHƯD – ĐHCT

6 ThS. Trần Sỹ Nam Thành viên chính Khoa Môi Trường &

TNTN – ĐHCT

7 KS. Trần Duy Khang Thành viên chính Khoa Nông nghiệp &

SHƯD – ĐHCT

8 BS. Ngô Minh Phượng Thành viên Chi cục Thú y Trà Vinh

9 ThS. Nguyễn Văn Lộc Thành viên

Chi cục Quản lý Chất

lượng Nông Lâm Thủy sản

Trà Vinh

10 Bác sĩ Thạch Nhơn Thành viên Sở Y tế và An toàn vệ sinh

thực phẩm

3 Theo quy định tại bảng 1 Điểm b Khoản 1 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày

22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng,

phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.

Page 35: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

34

IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

(Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo)

Đơn vị tính: Triệu đồng

26 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

Nguồn kinh phí Tổng số

Trong đó

Trả công

lao động

(khoa

học, phổ

thông)

Nguyên,

vật liệu,

năng

lượng

Thiết

bị, máy

móc

Xây

dựng,

sửa

chữa

nhỏ

Chi khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Tổng kinh phí

Trong đó: 400,475 126,315 171,360 0,000 0,000 102,800

1 Ngân sách SNKH:

- Năm thứ nhất*:

- Năm thứ hai*:

- Năm thứ ba*:

343,989

56,486

108,844

17,471

171,360

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

63,785

39,015

2 Nguồn tự có của cơ quan

3 Nguồn khác

(vốn huy động, ...)

(*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt

Cần Thơ, ngày...... tháng ...... năm 2016 Cần Thơ, ngày...... tháng ...... năm 2016

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên và chữ ký)

Tổ chức chủ trì đề tài

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

Trà Vinh, ngày...... tháng ...... năm 2016

Sở Khoa học và Công nghệ3

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

---------------------------- 3,Chỉ ký đóng dấu khi đề tài được phê duyệt

Page 36: nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm gia súc gia cầm từ các cơ

35