24
Sản xuất &Thị trường 1 Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có tổng đàn chó, mèo khoảng 493 nghìn con. Mục đích nuôi chó để giữ nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích khác như làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm; Có khoảng 1.013 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo; 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh. Trong đó, các quận nội thành có 232 điểm kinh doanh chó mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 5 cơ sở kinh doanh chó mèo cảnh; Có 57 cơ sở khám chữa bệnh động vật, trong đó, tại nội thành 39 cơ sở khám chữa bệnh động vật. Nhu cầu sử dụng chó mèo cảnh (thú cưng) hiện nay trên địa bàn thành phố tăng nhanh nhất là ở các khu vực đô thị, các khu chung cư. Chó mèo là con vật gần gũi với con người, có vai trò bảo vệ, cân bằng sinh thái trong môi trường sống, tuy nhiên bệnh dại là một bệnh nguy hiểm gây tử vong cho con người. Theo báo cáo từ trạm Thú y các quận, huyện, thị xã từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn Hà Nội, đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong vì bệnh Dại tại huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh Dại tại quận Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai. Cũng theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, trên toàn Thành phố đã có 5.098 người bị súc vật cắn được điều trị dự phòng. Trong đó nguyên nhân do chó cắn tới 87%, tiếp đó là mèo 11,7%; dơi, chuột, khỉ ...vv chiếm 1,3%. Qua phản ảnh của người dân cũng như qua thực tế đi kiểm tra tại các cơ sở thấy việc quản lý chó, mèo nuôi tại các địa phương còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt, việc thả chó rông ra nơi công cộng không chỉ ở vùng nông thôn mà cả ở khu đô thị còn nhiều song việc xử lý vi phạm chưa được thực hiện. Thời gian qua có nhiều người dân hỏi (qua đường giây nóng 02433800115 của Chi cục Thú y Hà Nội) về những quy định của pháp luật về quản lý chó mèo nuôi. Chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết để người dân biết và cùng thực hiện. Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Loài mắc là động vật máu nóng, chủ yếu là chó, mèo. Đường lây truyền, vi rút xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại: Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi): Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh; Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã (phường): Lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn (bao gồm các thông tin họ tên và địa chỉ của chủ vật nuôi; số lượng chó nuôi; ngày, tháng, năm tiêm phòng vắc-xin dại. Hằng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhập thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn; Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 1

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có tổng đàn chó,

mèo khoảng 493 nghìn con. Mục đích nuôi chó để giữ

nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích

khác như làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm;

Có khoảng 1.013 điểm kinh doanh chó, mèo thương

phẩm, giết mổ chó, mèo; 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo

cảnh. Trong đó, các quận nội thành có 232 điểm kinh

doanh chó mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 5 cơ

sở kinh doanh chó mèo cảnh; Có 57 cơ sở khám chữa

bệnh động vật, trong đó, tại nội thành 39 cơ sở khám

chữa bệnh động vật.

Nhu cầu sử dụng chó mèo cảnh (thú cưng) hiện nay

trên địa bàn thành phố tăng nhanh nhất là ở các khu

vực đô thị, các khu chung cư. Chó mèo là con vật gần

gũi với con người, có vai trò bảo vệ, cân bằng sinh thái

trong môi trường sống, tuy nhiên bệnh dại là một bệnh

nguy hiểm gây tử vong cho con người. Theo báo cáo từ

trạm Thú y các quận, huyện, thị xã từ đầu năm 2018

đến nay trên địa bàn Hà Nội, đã ghi nhận 3 trường hợp

tử vong vì bệnh Dại tại huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và

Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với

bệnh Dại tại quận Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai. Cũng

theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tính

riêng 5 tháng đầu năm 2018, trên toàn Thành phố đã

có 5.098 người bị súc vật cắn được điều trị dự phòng.

Trong đó nguyên nhân do chó cắn tới 87%, tiếp đó là

mèo 11,7%; dơi, chuột, khỉ ...vv chiếm 1,3%.

Qua phản ảnh của người dân cũng như qua thực

tế đi kiểm tra tại các cơ sở thấy việc quản lý chó, mèo

nuôi tại các địa phương còn nhiều hạn chế, chưa quan

tâm chỉ đạo quyết liệt, việc thả chó rông ra nơi công

cộng không chỉ ở vùng nông thôn mà cả ở khu đô thị

còn nhiều song việc xử lý vi phạm chưa được thực hiện.

Thời gian qua có nhiều người dân hỏi (qua đường giây

nóng 02433800115 của Chi cục Thú y Hà Nội) về những

quy định của pháp luật về quản lý chó mèo nuôi. Chúng

tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết để người dân

biết và cùng thực hiện.

Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động

vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động

vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc

họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có

thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của

vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được

nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần

kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc

bằng cái chết. Loài mắc là động vật máu nóng, chủ yếu

là chó, mèo. Đường lây truyền, vi rút xâm nhập qua các

vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương,

vết thương hở.

Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng

bệnh Dại: Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ

vật nuôi): Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân

dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; xích, nhốt

hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ

sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung

quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an

toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho

chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; Nuôi chó tập

trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây

ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;

Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo

theo quy định; Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó

thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và

tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì

chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại

theo quy định của pháp luật.

Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã (phường): Lập sổ

quản lý chó nuôi trên địa bàn (bao gồm các thông tin

họ tên và địa chỉ của chủ vật nuôi; số lượng chó nuôi;

ngày, tháng, năm tiêm phòng vắc-xin dại. Hằng năm

trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhập

thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn; Quy định cụ

thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa

bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó

thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc

bệnh Dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại

chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi

đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành

chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Page 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

2 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có

thông báo mà không có người nhận; Phối hợp với cơ

quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức

tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông và bắt động vật mắc

bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành

viên của đội chuyên trách; Phối hợp với cơ quan y tế tổ

chức được tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho các thành

viên của đội chuyên trách theo quy định của ngành y tế.

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin: Đối tượng

tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo. Thời gian tiêm phòng,

hàng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào

tháng 3 - 4. Ngoài ra, hàng tháng phải tiêm phòng bổ

sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã

hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ. Liều lượng, cách sử

dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin. Phạm vi

tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn chó, mèo thuộc diện

tiêm phòng do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa

phương xác định, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt ít nhất

70% tổng đàn. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm

phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa

phương để tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho chó,

mèo trên địa bàn. Trong vòng 07 ngày trước đợt tiêm

phòng và trong thời gian triển khai tiêm phòng, Ủy ban

nhân dân cấp xã thông báo hằng ngày trên các phương

tiện truyền thông cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về

địa điểm và ngày tiêm phòng. Cơ quan quản lý chuyên

ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể việc tiêm

phòng vắc-xin Dại trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng,

giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm

phòng bệnh Dại cho chủ vật nuôi có chó, mèo được tiêm

phòng vắc xin Dại.

Xử lý khẩn cấp ổ dịch Dại động vật: Cơ quan có

thẩm quyền thực hiện công bố dịch theo quy định tại

Điều 26 của Luật thú y. Tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ

dịch, tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin dại cho toàn bộ đàn

chó, mèo khỏe mạnh trong xã có ổ dịch Dại và các xã

tiếp giáp với xã có dịch. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ

trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng

phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về

tiêm phòng Dại. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y

địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng

và giám sát việc tiêm phòng. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ

chức tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo để bao vây

ổ dịch. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực

hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 9 của Luật thú y. Các tổ

chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai các

biện pháp phòng, chống dịch theo quy định (tại Điều

25, 27, 28, 29, 30 của Luật Thú y). Người tham gia xử

lý ổ dịch Dại phải sử dụng bảo hộ cá nhân phù hợp (bao

gồm kính bảo vệ mắt, khẩu trang y tế, găng tay, ủng

và quần áo bảo hộ) theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Giám sát bệnh Dại: Giám sát lâm sàng là biện

pháp chủ yếu nhằm phát hiện sớm các ca bệnh dại ở

động vật. Đối tượng giám sát chủ yếu là đàn chó nuôi

ở vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn

có chó nghi mắc bệnh Dại cắn người gây tử vong do

lên cơn Dại. Chủ vật nuôi có trách nhiệm thường xuyên

theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát

hiện con vật vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động

vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền

địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Cơ quan

quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định vùng

có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao phát bệnh Dại,

phối hợp với các cơ quan chức năng của ngành y tế xây

dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện

Kế hoạch giám sát bệnh dại trên địa bàn.

Xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra:

Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại

được xử lý như sau: Tiêu hủy bắt buộc động vật chết,

động vật mắc bệnh Dại. Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo

có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy

phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu

phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định; Khuyến

khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc

xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại;

trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi

trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy

theo quy định; Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi

cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh

Dại thì phải tiêu hủy theo quy định. Đối với chó, mèo

khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện

nuôi nhốt trong thời gian có dịch.

Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện

ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh

Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa

phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc

bệnh Dại. Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại

theo quy định.

Chẩn đoán xét nghiệm bệnh: Loại bệnh phẩm là đầu

của chó, mèo mắc bệnh, chết. Kỹ thuật lấy mẫu bệnh

Page 3: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 3

KHẨN TRƯƠNG KHẮC PHỤC THIỆT HẠI DO MƯA, LŨ GÂY RA TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ

Đoàn công tác liên ngành của Thành phố Hà Nội gồm

Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch &

Đầu tư, Sở Giao Thông, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Văn

Hóa Thể thao & Du lịch Hà Nội do đồng chí Chu Phú Mỹ,

Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT làm trưởng đoàn vừa

có buổi làm việc với huyện Chương Mỹ về việc khắc phục

thiệt hại, phục hồi sản xuất do mưa, lũ gây ra năm 2018.

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu

bão số 3 và áp thấp gây mưa, trên địa bàn huyện Chương

Mỹ có mưa to đến rất to. Lũ rừng ngang về nhanh khiến

mực nước sông Bùi dâng cao trên mức báo động 3 gây

nên tình trạng ngập lụt kéo dài. Đời sống sinh hoạt và

sản xuất của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm

trọng. Theo thống kê sơ bộ đến ngày 8/8/2018, diện tích

lúa thiệt hại 1.384,20 ha. Diện tích cây ngô, cây đậu,

cây rau màu thiệt hại 313,70 ha. Diện tích cây ăn quả bị

thiệt hại 184,70 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ

nhỏ bị thiệt hại 636,30 ha. Thiệt hại 339 con lợn, 62.549

con gia cầm, thủy cầm. Bên cạnh đó, mưa lũ gây ngập

26.105 m đê, sạt lở 12.110 m đê; ngập 33.080 m đường

giao thông nông thôn, sạt lở, hư hỏng 1.885 m đường

giao thông nông thôn; ngập, hư hỏng 15 công trình nhà

văn hóa, trường học, trạm y tế; hư hỏng 15 đình, chùa.

Ước tính tổng thiệt hại khoảng hơn 270 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã đi kiểm tra thực

tế tình hình thiệt hại tại huyện Chương Mỹ. Sau khi trao

đổi, lắng nghe kiến nghị, đề xuất của huyện, cùng với ý

kiến của các sở liên quan, đồng chí Chu Phú Mỹ, Giám

đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã thống nhất như

sau: Đối với công trình đê điều, khẩn trương nâng cấp

đê tả Bùi, hữu Bùi; Xử lý ngay một số đoạn bị sụt lún

nghiêm trọng. Đối với các công trình thủy lợi, đoàn công

tác cơ bản đồng ý với kiến nghị, đề xuất của huyện.

Trong đó sẽ tập trung vào một số nội dung sau: Đề

nghị thành phố cho xây dựng mới trạm bơm tiêu Khúc

Bằng (xã Tân Tiến), nâng cấp trạm bơm tiêu Nhân Lý

(xã Nam Phương Tiến), trạm bơm tiêu Mỹ Thượng, trạm

bơm tiêu Mỹ Hạ (xã Hữu Văn), trạm bơm tiêu Mỹ Lương

(xã Mỹ Lương); sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ

sản xuất. Ngoài ra, đề xuất thành phố hỗ trợ huyện sửa

chữa, cải tạo các công trình giao thông, giáo dục, văn

hóa bị ngập lụt và hư hỏng nghiêm trọng; chuyển vị trí

và xây mới trụ sở UBND xã Nam Phương Tiến do nơi đây

đang nằm trong đất đình và thường xuyên bị ngập. Trên

cơ sở các ý kiến đã thống nhất, Sở Nông nghiệp & PTNT

cùng các sở liên quan sẽ tổng hợp lại và báo cáo thành

phố để xin ý kiến chỉ đạo./.

Nguyễn Thúy

phẩm, người lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh dại

phải sử dụng bảo hộ cá nhân gồm găng tay dày hoặc

đeo 3 lớp găng tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang y tế,

tạp dề, ủng cao su; Cố định phần đầu của xác chó, mèo,

dùng dao cắt đầu ở vị trí đốt Atlas đầu tiên sau gáy. Bao

gói và bảo quản thực hiện bọc 3 lớp nilon và cho vào

hộp bảo ôn có đá lạnh để bảo quản; dán nhãn, ghi rõ

bệnh phẩm đã lấy. Chuyển ngay bệnh phẩm đến phòng

thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Bệnh phẩm phải được gửi kèm theo phiếu gửi Mẫu bệnh

phẩm, ghi rõ bệnh sử, triệu chứng, đặc điểm dịch tễ.

Nếu chưa gửi đi xét nghiệm ngay thì giữ trong ngăn mát

tủ lạnh từ 2°C đến 8°C tối đa trong 48 giờ.

Trường hợp không may người bị chó, mèo cắn cần

đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và áp

dụng các biện pháp phòng trị kịp thời.

Rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các

ngành về thực hiện các quy định phòng chống bệnh dại;

đối với người chăn nuôi cần tuân thủ những quy định

nêu trên để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc

khi bị chó, mèo dại cắn./.

Nguyễn Ngọc Sơn

Page 4: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

4 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch phối

hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA vừa

tổ chức Hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về

nông sản thực phẩm sạch, an toàn và ra mắt chuyên

trang nông sản an toàn Hà Nội với mục tiêu kết nối các

doanh nghiệp và các chuỗi giá trị từ sản xuất đến phân

phối, tiêu thụ sản phẩm.

Trang web nông sản an toàn Hà Nội sẽ giúp các

nhà sản xuất tiếp cận các quy trình sản xuất theo các

tiêu chuẩn khác nhau. Đối với các nhà phân phối, qua

website này không chỉ tìm kiếm được sản phẩm của

những đơn vị sản xuất được chứng nhận đủ điều kiện

an toàn thực phẩm mà còn có cơ hội quảng bá cửa

hàng, điểm kinh doanh tới người tiêu dùng, cũng như

truy cập danh bạ của các đơn vị sản xuất an toàn để tìm

kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Theo đó, những thông

tin về nông sản an toàn sẽ được cập nhật đầy đủ trên

chuyên trang; cung cấp cho người tiêu dùng Hà Nội

kinh nghiệm nhận diện nông sản sạch, an toàn bằng mã

truy xuất điện tử QR Code. Đồng thời giới thiệu các sản

phẩm uy tín, đã được kiểm nghiệm, từ đó hướng tới kết

nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản an toàn ở trong và ngoài

nước tại địa chỉ: https://nongsanantoanhanoi.gov.vn.

Tại hội nghị các đại biểu cũng đã được nghe chia

sẻ từ phía đại diện tổ chức JICA về tổ chức các hoạt

động nhằm tăng cường công tác truyền thông nâng cao

nhận thức về nông sản thực phẩm sạch, an toàn; đề

cao vai trò của công tác truyền thông trong việc nâng

cao nhận thức và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản

sạch, an toàn./.

Lưu Phượng

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2018, Trung

tâm Khuyến nông Hà Nội cùng với Trạm khuyến nông

huyện Phúc Thọ vừa tiến hành bàn giao lợn giống cho

các hộ tham gia mô hình Chăn nuôi lợn thương phẩm sử

dụng thức ăn vi sinh tại xã Võng Xuyên.

Tại buổi bàn giao, mỗi hộ tham gia mô hình được

nhận 30 con lợn giống có trọng lượng khoảng 20 kg/con.

Qua kiểm tra đánh giá cho thấy, lợn giống khỏe mạnh,

đều con, không dị tật, dị hình; không mang mầm bệnh,

đã được tiêm phòng đủ các bệnh dịch tả, tụ dấu, phó

thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh. Bên cạnh được

hỗ trợ 100% con giống, các hộ tham gia mô hình còn

được hỗ trợ 30% thức ăn, 30% chế phẩm sinh học.

Mô hình Chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng thức

ăn vi sinh được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển

khai trên địa bàn 5 huyện, thị xã: Sơn Tây, Phúc Thọ,

Chương Mỹ, Thanh Oai và Mỹ Đức với quy mô 450 con.

Mô hình sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho người

chăn nuôi lợn trong việc sử dụng thức ăn và chế phẩm

sinh học, giảm lượng sử dụng kháng sinh, giảm chi phí,

tạo hướng đi mới cho chăn nuôi phát triển bền vững,

tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo sản phẩm an

toàn cho người tiêu dùng. Mô hình thành công sẽ tạo

cơ hội cho hộ nông dân, chủ trang trại trong vùng cũng

như các tỉnh bạn đến thăm quan, học tập và trao đổi

kinh nghiệm./.

Huy Hoàng

CÂP GIỐNG MÔ HINH CHĂN NUÔI LỢN THƯƠNG PHẨM SỬ DỤNG THỨC ĂN VI SINH

RA MẮT CHUYÊN TRANG NÔNG SẢN AN TOÀN HÀ NỘI

Page 5: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 5

Chăm sóc cây nhãn giai đoạn sau thu hoạch là

việc làm tối cần thiết để duy trì năng suất, cũng như

giữ lực cho các năm kế tiếp. Việc làm này tăng khả

năng thâm canh, chuẩn bị các dưỡng chất cần thiết

cho đợt lộc sắp tới.

Những người mới bắt tay vào trồng nhãn thường

chỉ chú ý chăm sóc khi cây ra hoa và kết quả nhưng

sự thật là thời điểm sau thu hoạch mới là quan trọng

nhất. Bởi lúc này cây đang cần được bổ sung các

chất dinh dưỡng cần thiết khi đã mất rất nhiều lực

cho mùa vụ trước. Bỏ qua công đoạn này, cây nhãn

rất dễ bị chột không thể tiếp tục ra quả, hoặc có

cũng là sai mùa vụ, từ đó năng suất sụt giảm.

Chăm sóc cây nhãn giai đoạn sau thu hoạch cần

tiến hành các công việc chính như sau:

1. Cắt tỉa, vệ sinh vườn

Cắt tỉa tạo cho cây có độ thông thoáng, giảm khả

năng lưu trú của sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng

nuôi cành lộc thu.

- Lần 1: Cắt tỉa vào cuối tháng 8 đến đầu tháng

9. Chủ yếu loại bỏ cành la, cành vượt, cành sâu

bệnh, gom cành tỉa đem chôn hoặc đốt.

- Lần 2: Vào nửa cuối tháng 9, với các cây có tuổi

khoảng trên dưới 10 năm. Khi tỉa chỉ để lại ở mỗi

cành 1-2 lộc thu to khoẻ để tập trung dinh dưỡng.

2. Cắt tỉa tạo tán (tháng 10-12)

Sau những đợt bón phân phục hồi cho cây sau

thu hoạch, cần tỉa để cành, lá trên cây phân bố đều,

thông thoáng, nâng khả năng quang hợp, tập trung

dinh dưỡng, giảm bớt sâu bệnh bằng cách tỉa thưa

và cắt ngắn bớt.

Cắt các cành mọc lộn xộn, quá dày, chồng lên

nhau, cành khô, cành bệnh... ở trong tán, dùng kéo

cắt bỏ sát chân cành. Đối với những cành vượt cắt

bớt phía ngọn, những cành có lộc thu cắt tỉa hết, chỉ

để lại 1-2 lộc thu to khoẻ.

Khi cắt tỉa cần chú ý:

- Cắt tỉa trong tán trước, ngoài tán sau, cắt cành

lớn trước, cành bé sau sao cho cành phân tán đều.

- Dùng kéo sắc chuyên dụng cho cành nhỏ, với

cành lớn phải dùng cưa, cắt dứt khoát, kết thúc thì

nên quét nước vôi lên bề mặt. Ngoài ra, không tiến

hành cắt tỉa vào những ngày mưa để tránh nấm

bệnh tấn công vào vị trí mới cắt.

3. Bón phân

Với cây nhãn có độ tuổi từ 10 năm trở lên có thể

bón cho mỗi cây 50-100kg phân chuồng hoại mục;

1-1,5kg urê; 1,5-2kg lân; 1,5-2kg kali hoặc dùng

phân NPK đa yếu tố Văn Điển chuyên dùng cho cây

ăn quả bón bổ sung thêm đất phù sa, bùn ao vào

gốc cây...

Cách bón: Chiếu mép tán ra 30cm, đào rãnh 20 x

20cm vòng quanh tán. Phân bón trộn, rải đều xuống

rãnh, lấp đất hoặc hoà nước phân chuồng tưới đều

quanh tán; lấy đất phù sa, bùn ao (để ải, phơi khô,

đập nhỏ), không đổ quá nhiều và quá dày (chỉ dày

5-7cm). Với cây không cho quả, giảm 1/2 lượng phân

chuồng, lân và bón thêm phù sa, bùn ao.

Dùng phân bón qua lá như Bayfolan, Orgamin,

Fabeta phun lần 1 sau khi bón phân xong, hỗ trợ cho

lộc thu bật nhanh; bón lần 2 khi lộc thu dài 5cm;

bón lần 3 khi lộc thu chuyển bánh tẻ.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Tháng 9: Cần phòng trừ sâu bệnh hại bảo vệ

lộc thu. Đối tượng gây hại là bọ xít, rầy, rệp ... Có

thể phun diệt chúng bằng các thuốc: Sherpa 0,2%,

Shepzol 0,2%, Polytrin 0,2%, Trebon 0,2%, Supracide

0,2%. Phun làm 2 lần: lần 1 khi cây nhú lộc, lần 2 khi

lộc rộ.

Tháng 11-12:

- Với nhóm sâu ăn lá như sâu róm, ban miêu ...

dùng Sumicidin 0,2%, Sherpa 0,2%, Shepzol 0,2%...

Với sâu chính hút như bọ xít, rầy rệp... dùng Tribon

(0,2-0,3%), Sherpa 0,2%, Shepzol 0,2%...

- Với nhóm sâu đục nõn, đục gân dùng Decis 0,2-

0,3%), Sherpa (0,2-0,3%), Sumicidin (0,2-0,3%)...,

phun làm 2 đợt:

CHĂM SÓC CÂY NHÃN GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH

Page 6: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

6 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

Cà chua là cây trồng mang lại giá trị kinh tế

cao. Đây là nông sản được xã hội tiêu thụ lớn và

thường xuyên.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cà chua,

nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh

hại. Trong đó, bệnh mốc sương (sương mai) là

một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất.

Bệnh mốc sương đã gây mất mùa, làm tăng chi

phí và cản trở việc sản xuất của nhiều nhà vườn.

* Triệu chứng: Bệnh làm lá thâm tái và teo

tóp lại. Trong điều kiện ẩm ướt, nơi vết bệnh mới,

được phủ nhẹ một lớp nấm trắng mỏng, đặc biệt

mặt dưới lá. Vết bệnh rất dễ lan rộng và làm toàn

bộ lá bị khô cháy. Bệnh làm cho quả bị xanh xám,

làm quả sượng không chín được, khi bệnh nặng

thì quả bị thối. Bệnh cũng làm thân, cành bị thối

thâm đen...

* Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh

phát triển: Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển:

- Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn

dư cây vụ trước.

- Vườn được trồng cà chua, khoai tây liên tục,

thiếu luân canh, hoặc trồng gần vườn được trồng

cà chua, khoai tây, hay một số cây trồng cạn khác

như dưa, ớt… vụ trước.

- Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật

độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm,

thiếu vi lượng, nên vườn cây rậm rạp.

- Quản lý nước không tốt, làm vườn thường

xuyên ẩm thấp.

- Vụ Đông Xuân thường có nhiệt độ mát hoặc

hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương

mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển.

*Các biện pháp phòng trừ hiệu quả cao:

- Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích bệnh hại trên

ruộng, vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã

trồng các cây cùng ký chủ như cà chua, khoai tây,

ớt, dưa…

- Sử dụng giống kháng bệnh.

- Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá

dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn.

- Bón phân cân đối, bổ sung các nguyên tố

trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây

như phân bón lá POLY FEED 15-15-30 ở giai đoạn

hoa quả.

- Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để

vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.

- Luân canh với cây trồng khác nếu vườn

thường xuyên trồng cà chua, khoai tây.

- Trong điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương

mù nhiều, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng

ngừa trước bằng các loại thuốc sau: TREPPACH

BUL 607SL, hoặc DIPOMATE 80WP màu xanh.

Nên phun 2 lần cách nhau 7 ngày khi bệnh

chớm xuất hiện trên đồng./.

TX (Theo Báo NNVN)

BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA

Đợt 1 khi nhú lộc, đợt 2 sau đợt 1 hai tuần.

- Với sâu tiện vỏ dùng gai mây hay sợi thép cho

vào trong lỗ ngoáy và kéo sâu ra, hoặc dùng Pol-

ytrin 0,2% bơm vào các vết đùn trên cây hay lấy

bông thấm thuốc nhét vào các lỗ bị đục.

- Với bệnh đốm lá, xém mép lá, khô đầu lá

dùng Viben C 0,3%, Score 0,05%, Daconil 0,3%,

Bavistin 0,3%... phun khi bắt đầu xuất hiện bệnh,

phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần 1 khoảng 2-3 tuần.

Đồng thời sau khi thu hoạch, bà con dùng nước

vôi đặc quét vào gốc, thân cây và các cành chính./.

Trạm KN Đan Phượng

Page 7: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 7

1. Xu thế thời tiết 10 ngày:

Từ ngày 11- 13, khu vực chịu ảnh hưởng của rãnh

áp thấp có trục qua Bắc Bộ, kết hợp hội tụ gió trên

cao, những ngày sau rãnh áp thấp hoạt động yếu dần.

Khoảng từ ngày 18 rãnh áp thấp có khả năng hoạt động

mạnh trở lại

2. Dự báo chi tiết các yếu tố khí tượng:

Từ ngày 11 - 13: Mây thay đổi đến nhiều mây, ngày

nắng, chiều tối và đêm có mưa, mưa rào rải rác và có

nơi có dông. Gió Đông nam cấp 2.

Từ ngày 14 - 17: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm có

mưa vài nơi. Gió Đông nam cấp 2.

Từ ngày 18 - 20: Mây thay đổi đến nhiều mây, chiều

tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông. Gió Đông

nam cấp 2.

Nhiệt độ trung bình: 27.0 - 28.0oC.

Nhiệt độ cao nhất: 33 - 35oC.

Nhiệt độ thấp nhất: 24 - 26oC.

Lượng mưa phổ biến: 30 - 50mm.

Độ ẩm trung bình: 75 - 85%.

Tổng số giờ nắng: 40 - 60 giờ.

Theo Đài KTTV KVĐB Bắc Bộ

DỰ BÁO THỜI TIẾT 10 NGÀY THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 9 năm 2018)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 114/2018/NĐ-

CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Nghị định này quy định về quản lý an toàn đập, hồ

chứa nước đối với đập có chiều cao từ 5 m trở lên hoặc

hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên

và an toàn cho vùng hạ du đập.

Về nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước,

Nghị định nêu rõ: Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước

là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai

thác đập, hồ chứa nước.

Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải

được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá

trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai

thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.

Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về

an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu; tổ chức, cá

nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản

lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của

công trình.

Nghị định quy định cụ thể quản lý an toàn đập, hồ chứa

nước trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác.

Trong đó, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước

phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước. Cụ thể,

phải kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện

trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước.

Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá

an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp

chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để

bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát

hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của

đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng,

chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa

chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp.

Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động

đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá

hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước. Trường hợp phát

hiện đập, hồ chứa nước có hư hỏng đột xuất, phải báo

cáo ngay cho chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa

nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải

thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn

đập, hồ chứa nước.

Trường hợp xảy ra sự cố có thể gây mất an toàn

đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác đập,

hồ chứa thủy lợi và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện

phải triển khai cứu hộ khẩn cấp, xử lý khắc phục sự cố,

đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng,

chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, Ban Chỉ

đạo trung ương về phòng chống thiên tai để ứng cứu,

hỗ trợ và kịp thời triển khai kế hoạch ứng phó.

Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC

Page 8: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

8 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức

việc cứu hộ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, tham

gia cứu hộ đập, hồ chứa nước cho địa phương khác

theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, quyết định theo thẩm quyền biện

pháp xử lý khẩn cấp, khắc phục hậu quả theo quy

định của pháp luật về phòng, chống thiên tai trong

trường hợp xảy ra lũ, ngập lụt do sự cố đập gây

thiệt hại cho vùng hạ du đập trên địa bàn. Trường

hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo

kịp thời với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và

tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban chỉ đạo trung

ương về phòng, chống thiên tai hỗ trợ, xử lý.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương có

trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

thực hiện biện pháp huy động lực lượng, vật tư,

phương tiện cứu hộ đập, hồ chứa nước thuộc phạm

vi quản lý.

Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên

tai quyết định hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng

Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện

pháp cứu hộ đập, hồ chứa nước, ứng phó đảm bảo

an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập theo

quy địn h của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm

kiếm cứu nạn chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố vỡ đập

trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương./.

TX (TH)

Vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua

quyết định về việc ban hành các quy định mới nhằm

ngăn chặn dịch cúm gia cầm bùng phát như đã xảy

ra trước đây.

Những quy định mới nhằm hài hòa giảm thiểu rủi

ro và tăng cường các biện pháp an toàn sinh học để

ngăn chặn sự bùng phát của cúm gia cầm.

Quyết định của EC nhằm mục đích ngăn chặn

virus xâm nhập vào gia cầm từ các loài chim hoang

dã, từ đó lây lan trong các trang trại gia cầm, dẫn

đến dịch bệnh như đã từng xảy ra. Chiến lược sẽ

được thiết lập để đảm bảo nông dân được chuẩn bị

trước mùa đông.

Quyết định này dựa trên ý kiến gần đây của

EFSA (Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu) và

kinh nghiệm của các nước thành viên về dịch cúm

gia cầm trong quá khứ. Nó sẽ nâng cao năng lực

của các nước thành viên để đối phó với các tình

huống khủng hoảng và tạo cho họ sự linh hoạt cần

thiết được xây dựng dựa trên phương pháp tiếp

cận rủi ro.

Trước đây, dịch cúm gia cầm do chủng động

lực cao (HPAI) trong EU đã cho thấy vai trò trung

tâm của các loài chim di cư hoang dã, và cách thức

chúng xâm nhập vào các trang trại gia cầm để lây

nhiễm. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các

biện pháp an toàn sinh học của nông dân ở cấp

trang trại.

Các quy định mới được đưa ra bởi quyết định này

cho phép các Quốc gia thành viên ngăn cấm một số

hoạt động trong các khu vực có “nguy cơ cao”. Ban

đầu, họ sẽ cần phải xác định các khu vực như vậy

trong lãnh thổ của họ, dựa trên các yếu tố nguy cơ

cho việc xâm nhập và lây lan virus. Các trang trại gia

cầm gần khu vực nơi chim hoang dã tụ tập, những

trang trại nuôi gia cầm ở khu vực mở và các khu vực

có mật độ gia cầm cao sẽ đặc biệt có nguy cơ.

Ở bất kỳ khu vực có nguy cơ cao nào, các nước

thành viên phải cấm nuôi vịt và ngỗng cùng với các

loài gia cầm khác. Họ cũng phải cấm việc nuôi gia

cầm ở ngoài trời, ngăn cấm việc mua bán gia cầm

và các loài chim nuôi nhốt tại các chợ và hội chợ, và

cấm các hoạt động săn bắn nhất định. Những hành

động như vậy được cho là cần thiết để giúp chống

lại sự lây lan của dịch cúm gia cầm.

Ủy ban châu Âu đã tuyên bố rằng sau một đánh

giá rủi ro toàn diện, các nước thành viên có thể áp

dụng các hướng dẫn khi tình trạng dịch bệnh và hệ

thống sản xuất gia cầm địa phương thay đổi./.

TT (Theo mard.gov.vn)

EC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ QUY TẮC MỚI CHỐNG CÚM GIA CẦM

Page 9: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 9

Theo Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày

8/7/2015 của HĐND Thành phố Hà Nội về một

số chính sách thực hiện Chương trình phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố

Hà Nội giai đoạn 2016-2020, cơ sở chế biến phụ

phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi

phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Cơ sở chế biến phụ phẩm nông nghiệp dùng

làm thức ăn chăn nuôi nằm trong quy hoạch, đáp

ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 6, Nghị

định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của

Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

- Sử dụng nguyên liệu bao gồm rơm, rạ, thân

cây ngô, đậu tương, cỏ tự nhiên, cỏ trồng, phụ

phế phẩm ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn

bổ sung, khoáng chất, chất phụ gia.

- Sử dụng công nghệ tiên tiến sản xuất thức ăn

hoàn chỉnh (TMR, TMF) cho bò.

- Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng và

an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT./.

NT (TH)

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế

hoạch số 169/KH-UBND về việc triển khai mô hình

hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm

(ATTP) giai đoạn 2018 - 2020.

Theo đó, thành phố sẽ xây dựng và tổ chức

hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP trên địa bàn

toàn thành phố gồm 3 ngành: Y tế, Công thương,

NN&PTNT tại 3 đơn vị thường trực là Chi cục

An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị

trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản

và Thủy sản và các quận, huyện, thị xã và xã,

phường, thị trấn.

Các điểm cảnh báo ATTP sẽ tiếp nhận, xử lý

thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về

ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các

biện pháp cảnh báo nhanh cho cộng đồng. Các

điểm cảnh báo ATTP từ thành phố xuống quận;

huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết

định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân

công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông

tin và được kết nối hoạt động với điểm cảnh báo

Trung tâm.

Cán bộ quản lý ATTP cấp thành phố, quận,

huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tham gia hệ

thống cảnh báo nhanh về ATTP được bồi dưỡng

kiến thức về cảnh báo nhanh ATTP; Thông tin

cảnh báo về ATTP, sự cố khẩn cấp về ATTP được

quản lý, xử lý kịp thời, có hiệu quả, cảnh báo

nhanh cho cộng đồng.

Các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý

nhà nước về ATTP của ngành Y tế, ngành NN&PT-

NT, ngành Công thương tổ chức kiểm tra giám sát

chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn Thành

phố theo phân cấp; Xây dựng, tổ chức hệ thống/

bộ máy cảnh báo nhanh về ATTP trên địa bàn toàn

Thành phố với 3 cấp: thành phố; quận, huyện, thị

xã và xã, phường, thị trấn.

UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm

chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, triển khai các

hoạt động theo kế hoạch tại địa phương đúng tiến

độ, thời gian, mục tiêu. Quyết định thành lập hệ

thống cảnh báo nhanh, xây dựng điểm cảnh báo

cấp 1, cấp 2 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý,

triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông

tin tại địa bàn. Xử lý, giải quyết các vấn đề ATTP

trên địa bàn dựa trên thông tin cảnh báo từ hệ

thống cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ ATTP.

Phối hợp các đơn vị chức năng tuyến TP trong

công tác thanh kiểm tra, giám sát phát hiện sự cố

về ATTP, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm

theo phân cấp./.

TT (Theo Báo KTĐT)

TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP DÙNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI

HÀ NỘI TRIỂN KHAI MÔ HINH CẢNH BÁO NHANH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Page 10: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

10 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

Theo Thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE),

ngày 01/8/2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng

Anh là African swine fever - viết tắt là ASF) lần đầu tiên

được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung

Quốc. Tính đến ngày 25/8/2018, đã có 04 ổ dịch Dịch

tả lợn Châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với

tổng số lợn buộc phải tiêu hủy gần 10.000 con. Mặt khác,

từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm

Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-

ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi,

U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi.

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm

nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan

nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã),

xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại

nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây

ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong

môi trường. Lợn khỏi bệnh lâm sàng có khả năng mang

vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ

mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được

bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Hiện nay,

chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả

lợn Châu Phi; vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát

hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và

chưa lây lan; Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập

khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn

sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.

Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của

vi rút Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn Thành phố, Sở

Nông nghiệp và PTNT Hà Nội có văn bản số 2438/SNN-

CN ngày 04/9/2018 gửi UBND các quận, huyện, thị xã

và các đơn vị trong ngành. Trong đó:

1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã- Tuyên truyền rộng rãi về tính chất nguy hiểm, mức

độ thiệt hại kinh tế và các biện pháp phòng, chống dịch

bệnh để nhân dân biết và thực hiện chăn nuôi an toàn

sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn,

kết hợp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi;

Đồng thời không tham gia các hoạt động buôn bán, kinh

doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ

nguồn gôc.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác theo dõi,

giám sát dịch bệnh trên đàn lợn tại địa phương để phát

hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi có dấu hiệu của dịch

bệnh. Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch

bệnh trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

- Chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc

buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn trên địa

bàn và kiên quyết xử lý nghiêm cá trường hợp buôn lậu

lợn, các sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc vào địa

bàn Thành phố.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung công

tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo

của Trung ương và UBND Thành phố.

2. Chi cục Thú y Hà Nội- Xây dựng Kế hoạch, phương án phòng chống bệnh

Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Trạm Thú y tham mưu UBND các quận,

huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác phòng, chống

bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; phối hợp chặt chẽ với chính

quyền địa phương giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh

trên đàn lợn, phát hiện sớm, báo cáo và xử lý nhanh, gọn

kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

- Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn trên địa bàn

Thành phố, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng,

bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu phi hoặc

đối với lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc

phải lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân

gây bệnh.

- Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động

vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra về sinh thú y. Tổ chức

kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn

có nguy cơ cao.

- Tổ chức tốt công tác tiêm phòng đại trà các loại vắc

xin đợt 2 năm 2018 cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là

đối với Dịch tả lợn và tổ chức tiêu độc môi trường chăn

nuôi tại những nơi có nguy cơ cao.

- Phối hợp chặt chẽ với chi cục Thú y/Chăn nuôi thú

y các tỉnh trong việc phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch

động vật, sản phẩm động vật; truy xuất nguồn gốc xuất

xứ sản phẩm.

- Chuẩn bị các điều kiện, tra thiết bị để thực hiện theo

dói, giám sát và ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

bán chạy đồng thời tiến hành tiêu độc môi trường

triệt để.

3. Trung tâm Phát triển chăn nuôi; Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

- Phối hợp với Chi cục Thú y Hà Nội trong giám sát,

trao đổi, thông tin dịch bệnh, đặc biệt là các hình chăn

nuôi lợn, vùng xã chăn nuôi trọng điểm, các Doanh ng-

hiệp, trang trại, Hợp tác xã chăn nuôi.

- Tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch

CHỦ ĐỘNG NGĂN CHẶN NGUY CƠ XÂM NHIỄM BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Page 11: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 11

UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp

với các sở, ngành liên quan và các huyện Quốc Oai,

Chương Mỹ, Mỹ Đức khẩn trương kiểm tra, đánh giá

chính xác mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra; chủ động

hỗ trợ nhân dân vùng bị ngập lụt đúng chế độ, chính

sách hiện hành.

Các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức chủ động

hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại do thiên tai từ nguồn dự

phòng ngân sách huyện; nếu thiếu nguồn thì tổng hợp,

báo cáo Sở Tài chính tham mưu trình UBND thành phố

hỗ trợ bổ sung.

UBND thành phố cũng giao Sở Tài chính chủ trì, phối

hợp với các sở Kế hoạch và Đầu tư, NN&PTNT khẩn

trương báo cáo UBND thành phố bố trí nguồn ngân sách

dự phòng xử lý cấp bách các dự án cải tạo, đầu tư xây

dựng công trình, nhằm giải quyết khó khăn cho nhân dân

vùng thường xuyên bị ngập lụt, nhất là các địa phương,

các khu dân cư bị chia cắt, cô lập…/.

TX (Theo Báo HNM)

Trong tình hình hiện nay trên thị trường có rất nhiều

nguồn cung cấp thực phẩm và rau xanh không đảm bảo

chất lượng mất vệ sinh ATTP. Công ty TNHH thương

mại xuất nhập khẩu Tâm Hòa với thương hiệu Bologa

chuyên cung cấp thực phẩm tươi sống và rau, củ, quả

các loại… Bologa là một trong những thương hiệu đi đầu

trong việc nói “không” với thực phẩm bẩn, rau bẩn. Với

phương châm “Chất lượng vì cuộc sống Việt” Bologa tận

tâm trong việc cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu

dùng nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Bologa đang liên kết với các cơ sở chăn nuôi và

trồng trọt đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh ATTP,

chăn nuôi bằng nguồn thức ăn ủ men vi sinh và nấu

cám truyền thống từ các sản phẩm nông sản, tuyệt đối

không sử dụng các chất cấm, chất tạo nạc trong chăn

nuôi. Rau xanh và các loại củ, quả được canh tác sản

xuất theo theo tiêu chuẩn VietGAP.

Không ngừng hoàn thiện và phát triển, hiện nay

Bologa đã có mặt trên thị trường, cung cấp cho các hệ

thống cửa hàng thực phẩm sạch và một số nhà hàng,

siêu thị tại các quận nội thành trong thành phố Hà Nội.

Trải qua một chặng đường dài không ngừng nỗ lực

và phát triển với thương hiệu Bologa đang dần tự khẳng

định mình được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng

sử dụng.

Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu liên kết tiêu

thụ sản phẩm vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Tâm Hòa

Địa chỉ: Số 7, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

Địa chỉ cửa hàng Thực phẩm sạch Bologa: Tòa nhà A2 -

VINACONEX 7 - 136 Hồ Tùng Mậu - Nam Từ Liêm - Hà Nội

ĐT: 0965.246.226/0985.635777/0965.155115.

Thanh Tuyền

CHỦ ĐỘNG PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ NHÂN DÂN VÙNG NGẬP LỤT

ĐỊA CHỈ XANHTHỰC PHẨM TÂM HÒA: CHÂT LƯỢNG VI CUỘC SỐNG VIỆT

CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁPTS. NGÔ VĨNH VIỄN - NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

khi triển khai các mô hình khuyến nông về chăn nuôi trên

địa bàn Thành phố. Đồng thời quán triệt các hộ tham gia

mô hình tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.

- Thông tin, tuyên truyền về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn các

hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thực

hiện nhập con giống có nguồn gốc, từ các cơ sở chăn

nuôi lợn an toàn dịch bệnh và thực hiện phòng chống dịch

bệnh cho đàn vật nuôi./.

Nguyễn Thu Phương

Câu hỏi: Gia đình tôi có vài chục cây mít thái, hàng năm cho quả rất sai, tuy nhiên hay có hiện tượng: quả sắp chín thì bị thối. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Không chỉ mít thái mà các giống mít khác cũng bị thối quả khi quả mít sắp chín. Hiện tượng thối quả mít do nấm Rhizopus gây ra. Nấm này không chỉ gây thối

khi quả mít sắp chín mà còn gây thối đen ngay khi quả còn non. Tuy nhiên khi mít sắp chín và tích lũy đường thì rất thuận lợi cho nấm phát triển. Những quả mít bị nứt rất thuận lợi cho nấm xâm nhập và gây hại. Nước mưa đọng trên mặt trên của quả cũng làm cho nấm gây hại phát sinh thuận lợi hơn.

Page 12: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

12 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

HIỆU QUẢ MÔ HINH CHĂN NUÔI GÀ AI CẬP SINH SẢN TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

Năm 2017, tại huyện Mỹ Đức, Trung tâm Khuyến

nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Đức đã triển

khai thực hiện mô hình "Chăn nuôi gà Ai cập sinh sản"

tại xã Đốc Tín và Phúc Lâm. Qua thời gian triển khai thực

hiện đến nay mô hình bước đầu thu được kết quả đáng

phấn khởi.

Mô hình Chăn nuôi gà Ai cập sinh sản tại huyện Mỹ

Đức có quy mô 10.000 con, triển khai thực hiện tại hai

xã Đốc Tín và Phúc Lâm, đây là những xã có chuyển đổi

cơ cấu cây trồng vật nuôi và chăn nuôi phát triển mạnh

của huyện Mỹ Đức. Mô hình được triển khai từ tháng

4 năm 2017, với 10 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ

100% giống với số lượng 500 – 1.000 con tùy theo quy

mô trang trại, Trung tâm cũng hỗ trợ 30% thức ăn cho

gà từ 7 đến 20 tuần tuổi.

Là một trong 5 hộ tham gia mô hình, hộ ông Nguyễn

Văn Bòng đã có nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi gia

cầm, ông được hỗ trợ 1000 con, đến nay gà sinh trưởng

và sinh sản tốt, trọng lượng gà bình quân đạt 1,7kg/

con, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 65%. Ông cho rằng giống

gà lai Ai Cập được cấp dễ nuôi, cho trứng tốt, trứng

được thu mua cao ngang với giá trứng gà ta, cao hơn

hẳn so với các loại trứng gà công nghiệp. Từ những ưu

điểm đó và hiệu quả đạt được ông đã mạnh dạn đầu tư,

mở rộng quy mô lên 5000 con.

Để có được những thành công trên, ngay từ khi có

kế hoạch triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông

Hà Nội cùng với Trạm Khuyến nông phối hợp với UBND

huyện Mỹ Đức, chính quyền của xã Đốc Tín và Phúc

Lâm thực hiện nghiêm túc chọn điểm, chọn hộ tham

gia mô hình. Đây là bước đầu nhưng có ý nghĩa then

chốt để đảm bảo sự thành công của mô hình. Theo Bà

Trần Thị Toan – Trạm trưởng Trạm Trạm Khuyến nông

Mỹ Đức từ khi thực hiện mô hình, công tác chỉ đạo,

hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra giám sát và đánh giá

tiến độ thực hiện mô hình được thực hiện nghiêm túc,

sát thực tế, xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình

thực hiện. Qua tổng kết đánh giá cho thấy, mô hình

được triển khai đúng tiến độ, tuân thủ các yêu cầu đề

ra; Mô hình đã nâng cao năng suất, giảm chi phí, giảm

công lao động, với 10.000 con trừ chi phí đem lại lợi

nhuận trên 460 triệu đồng

Với mục đích nâng cao nhận thức cho người chăn

nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới nhất vào

sản xuất chăn nuôi gà hướng trứng, tạo ra sản phẩm

trứng an toàn, từng bước hình thành vùng sản xuất

hàng hóa theo hướng công nghiệp tập trung. Mô hình

chăn nuôi gà Ai Cập sinh sản đã mở ra hướng sản xuất

chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, hạn chế dịch bệnh,

phù hợp với với điều kiện thực tế, nâng cao thu nhập

cho người dân. Ông Phạm Quý Ba – Giám đốc HTX NN

xã Phúc Lâm cho rằng: Trong định hướng phát triển

nông nghiệp, huyện Mỹ Đức ưu tiên các mô hình sản

xuất mới, đặc biệt là các mô hình ứng dụng công nghệ

cao, mô hình sản xuất theo hướng ATSH. Mô hình chăn

nuôi gà Ai Cập sinh sản đã hiện thực hóa hướng đi, góp

phần thiết thực vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát

triển sản xuất trên quy mô lớn, hình thành các chuỗi

liên kết gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; xóa bỏ

tập quán sản xuất lạc hậu, hình thành nếp sản xuất

nông nghiệp hiện đại, bền vững cho nông dân./.

Huy Hoàng

Biện pháp hạn chế bệnh bao gồm:

- Bón bổ sung 0,5 đến 1 kg vôi bột cho một gốc trước

khi mít ra hoa để hạn chế hiện tượng nứt quả khi quả mít

đã lớn.

- Chủ động thoát nước trong mùa mưa trên vườn mít

để hạn chế mít hút quá nhiều nước gây nứt quả để nấm

gây bệnh xâm nhập.

- Che mặt trên của quả mít để hạn chế nước tự do

trên bề mặt quả.

- Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Daconil

500SC, Anvil 5SC, Antracol 70WP…phun theo hướng dẫn

trên bao bì./.

GƯƠNG SẢN XUẤT ĐIỂN HÌNH

Page 13: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 13

ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNGTHỊ TRƯỜNG

Đối với mặt hàng lương thực: Trên thị trường giá

lúa gạo tuần qua duy trì ổn định, tuy nhiên giá bán lẻ tại

các chợ vẫn luôn có sự chệnh lệch dao động từ 1.000

- 1.500 đ/kg (tùy mặt hàng và tùy từng khu vực). Gạo

bắc thơm vẫn phổ biến ở mức 14.000 - 16.000 đ/kg; gạo

Tám thái có giá từ 18.000 - 20.000 đ/kg, gạo nếp cái

hoa vàng phổ biến ở mức từ 25.000 - 26.000 đ/kg. Các

mặt hàng đậu, đỗ giá bán duy trì ở các mức như sau: giá

đậu xanh không vỏ phổ biến từ 65.000 - 70.000 đ/kg,

đậu đen dao động từ 45.000 - 50.000 đ/kg, lạc nhân giá

48.000 - 50.000 đ/kg.

Đối với các mặt hàng thực phẩm: Tuần qua, giá

lợn hơi xuất chuồng tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã

đồng loạt giảm từ 4.000 - 6.000 đ/kg xuống còn 49.000

- 50.000 đ/kg. Dự báo giá thịt lợn sẽ ổn định và giảm

thêm trong tháng tới. Trong khi đó giá bán lẻ mặt hàng

thịt lợn tại các chợ vẫn phổ biến ở mức cao: Thịt lợn ba

chỉ có giá 95.000 - 100.000đ/kg; thịt lợn mông sấn giá

từ 85.000 - 95.000 đ/kg, thịt bò duy trì ở mức 250.000

- 260.000 đ/kg; giá gà ta hơi 100.000 - 120.000đ/kg.

Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng thủy hải sản vẫn giữ

ở mức ổn định như: Cá trắm giá từ 60.000 - 65.000 đ/

kg, cua đồng có giá 130.000 - 150.000 đ/kg, cá rô phi

40.000 - 45.000 đ/kg, ngao giá 18.000 - 20.000 đ/kg.

Đối với các mặt hàng rau, củ, quả: Mặc dù thời

tiết tuần qua có nhiều đợt mưa kéo dài trong ngày, phần

nào đã ảnh hưởng đến chất lượng của những loại rau

đến thời kỳ được thu hoạch. Tuy nhiên do đảm bảo được

nguồn cung nên giá bán các loại rau xanh tương đối ổn

định. Cụ thể: rau muống, mồng tơi, rau ngót giá 3.000

- 4.000 đ/mớ, cải bắp có giá 12.000 - 15.000 đ/kg, rau

cải ngọt có giá 15.000 - 18.000 đ/kg, cà chua vẫn giữ ở

mức 18.000 - 20.000 đ/kg, bí đao giá từ 12.000 - 15.000

đ/kg, dưa chuột giá 10.000 - 12.000 đ/kg. Đối với mặt

hàng trái cây trên thị trường hiện nay rất phong phú,

giá ổn định trong những ngày thường nhưng lại tăng

cao trong những ngày lễ, ngày mồng một và ngày rằm.

Trong những ngày thường, giá phổ biến như sau: Na có

giá từ 35.000 - 40.000 đ/kg, nhãn lồng Hưng Yên có giá

từ 30.000 - 35.000 đ/kg, thanh long ruột trắng có giá từ

25.000 - 30.000 đ/kg, lựu giá từ 30.000 - 35.000 đ/kg,

dưa hấu giá 14.000 - 16.000 đ/kg./.

TX (TH)

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ai Cập đã nhất trí

với Việt Nam về việc nhập khẩu một triệu tấn gạo trắng

trong 3 đến 4 tháng.

Đây là thông báo của người đứng đầu ngành gạo của

Liên đoàn Các ngành nghề Ai Cập (FEI) Rajab Shehata,

vừa đưa ra ngày 30/8.

Báo điện tử Ahram của Ai Cập dẫn phát biểu của ông

Shehata cho hay: “Chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt

Nam Trần Đại Quang tới Ai Cập đã đưa đến kết quả về

một thỏa thuận hợp tác thương mại với việc cung cấp

một triệu tấn gạo trắng, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực

vào tuần tới.”

Theo ông Shehata, số gạo này sẽ được giao làm

nhiều đợt trong từ 3 đến 4 tháng và sẽ góp phần tăng

cường cho hoạt động dự trữ gạo chiến lược cho năm tới

của Ai Cập.

Theo báo điện tử Ahram, trong một nỗ lực nhằm sử

dụng các nguồn nước một cách hợp lý, năm nay, Ai Cập

đã giảm diện tích cho phép trồng lúa, đồng thời áp dụng

các hình phạt nghiêm khắc mới đối với các nông dân

trồng lúa trái phép.

Giới thương nhân Ai Cập cho rằng những chính sách

này đã khiến Ai Cập cần phải nhập khẩu tới một triệu tấn

gạo trong năm tới.

Trong khi đó, ông Shehata cho biết thêm: “Nhập khẩu

sẽ thuộc trách nhiệm của chính phủ, không thuộc lĩnh vực

của tư nhân.”

Ông Shehata không đề cập cụ thể đến giá gạo của

Việt Nam song cho hay giá gạo Việt Nam sẽ rẻ hơn gạo

nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện Ai Cập tiêu thụ khoảng

3,3 triệu tấn gạo mỗi năm./.

TX (Theo TTXVN)

AI CẬP SẼ NHẬP KHẨU MỘT TRIỆU TÂN GẠO TRẮNG CỦA VIỆT NAM

Page 14: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

14 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

Ngày 07 tháng 9 năm 2018

TTMặt hàng

vàquy cách

Loại

Chợ Yên Mê

Linh

Chợ Hà

Đông

Chợ Nghệ Sơn Tây

Chợ Vân Đình Ứng Hoà

Chợ Phùng

ĐanPhượng

ChợVồi

Thường Tín

Chợ Cầu DiễnTừ

Liêm

Chợ Ngọc Lâm Long Biên

Chợ Tó

Đông Anh

Chợ Tả

ThanhOai

Thanh Trì

1 Lúa Khang Dân loại 1 7.500 6.500 6.000 6.800 8.000 6.500 8.000 7.500 7.000

2 Gạo Khang Dân loại 1 12.500 12.000 11.000 12.000 12.000 11.000 12.500 12.000 11.500 11.000

3 Gạo bắc thơm loại 1 14.000 16.000 14.000 15.000 15.000 15.000 18.000 15.000 15.000 15.000

4 Gạo Xi 23 loại 1 12.000 12.500 12.000 12.000 13.000 13.500 12.000 12.500 13.000

5 Gạo Điện Biên loại 1 16.000 17.000 16.500 15.500 15.500 18.000 17.000 17.000

6 Gạo Hải Hậu loại 1 18.000 16.000 16.000 15.500 14.500 17.000 14.000 16.000 16.000

7 Gạo tám Thái loại 1 20.000 18.000 18.000 16.000 16.000 22.000 18.000 20.000 18.000

8 Gạo nếp cái hoa vàng loại 1 25.000 27.000 26.000 25.000 25.000 25.000 25.000 26.000 30.000 25.000

9 Gạo nếp cẩm loại 1 38.000 30.000 30.000 30.000 35.000 30.000 32.000 30.000

10 Đậu tương loại 1 25.000 23.000 20.000 21.000 20.000 20.000 25.000 22.000 20.000

11 Đậu xanh có vỏ loại 1 32.000 40.000 45.000 40.000 35.000 38.000 45.000 40.000

12 Lạc nhân loại 1 50.000 50.000 50.000 50.000 40.000 50.000 50.000 50.000 45.000 50.000

13 Đậu đen loại 1 50.000 46.000 50.000 45.000 50.000 45.000 50.000 50.000 46.000 45.000

Page 15: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 15

Ngày 07 tháng 9 năm 2018

TTMặt hàng

vàquy cách

Loại

Chợ Yên Mê

Linh

ChợHà

Đông

ChợNghệSơnTây

Chợ Vân ĐìnhỨng Hoà

ChợPhùng

ĐanPhượng

ChợVồi

ThườngTín

Chợ CầuDiễn Nam Từ

Liêm

Chợ Ngọc LâmLong Biên

ChợTó

Đông Anh

Chợ Tả

Thanh Oai

Thanh Trì

1 Thịt lợn mông sấn loại 1 75.000 85.000 95.000 85.000 100.000 80.000 100.000 90.000 90.000

2 Thịt lợn nạc thăn loại 1 95.000 95.000 100.000 100.000 110.000 96.000 110.000 95.000 100.000 100.000

3 Thịt lợn ba chỉ loại 1 100.000 100.000 105.000 100.000 110.000 96.000 100.000 90.000 100.000 100.000

4 Thịt bò thăn loại 1 270.000 270.000 250.000 250.000 250.000 230.000 280.000 260.000 220.000 250.000

5 Thịt bò mông loại 1 250.000 230.000 240.000 240.000 250.000 210.000 260.000 250.000 220.000 230.000

6 Gà ta hơi loại 1 100.000 110.000 120.000 105.000 120.000 100.000 130.000 120.000 100.000 120.000

7 Gà ta nguyên con làm sẵn loại 1 120.000 120.000 130.000 135.000 160.000 150.000 175.000 150.000 120.000 140.000

8 Gà công nghiệp hơi loại 1 45.000 32.000 40.000 42.000 37.000 45.000

9 Gà CN nguyên con làm sẵn loại 1 50.000 65.000 55.000 62.000 58.000 58.000 70.000 70.000 65.000

10 Vịt hơi loại 1 48.000 46.000 37.000 40.000 43.000 38.000 55.000 58.000 50.000 50.000

11 Vịt nguyên con làm sẵn loại 1 65.000 70.000 60.000 60.000 70.000 55.000 80.000 70.000 75.000 70.000

12 Ngan hơi loại 1 52.000 60.000 52.000 55.000 55.000 50.000 60.000 60.000 60.000 50.000

13 Ngan nguyên con làm sẵn loại 1 70.000 75.000 70.000 75.000 80.000 75.000 90.000 80.000 85.000 80.000

14 Cá chép > 1kg loại 1 65.000 60.000 60.000 60.000 70.000 55.000 70.000 58.000 85.000 60.000

15 Cá trắm > 2kg loại 1 70.000 60.000 55.000 60.000 70.000 55.000 75.000 85.000 80.000 65.000

16 Cá quả loại 1 90.000 130.000 100.000 130.000 120.000 110.000 120.000 100.000 100.000 110.000

17 Ngao loại 1 20.000 15.000 20.000 15.000 16.000 15.000 22.000 18.000 22.000 18.000

18 Tôm sú loại 1 480.000 400.000 370.000 380.000 320.000 400.000 400.000

19 Cua đồng loại 1 160.000 160.000 150.000 170.000 160.000 140.000 160.000 130.000 150.000 150.000

Page 16: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

16 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

Ngày 07 tháng 9 năm 2018

TT Mặt hàng vàquy cách Loại

Chợ Yên Mê

Linh

ChợHà

Đông

ChợNghệSơnTây

Chợ Vân ĐìnhỨng Hoà

ChợPhùng

ĐanPhượng

ChợVồi

ThườngTín

Chợ Cầu Diễn Nam Từ

Liêm

Chợ Ngọc LâmLong Biên

ChợTó

Đông Anh

Chợ Tả

Thanh Oai

Thanh Trì

1 Cam sành loại 1 30.000 40.000 40.000 40.000 40.000 35.000 40.000 40.000 35.000 40.000

2 Dưa hấu Miền Nam loại 1 14.000 15.000 15.000 15.000 18.000 15.000 18.000 15.000 14.000 15.000

3 Nhãn loại 1 20.000 25.000 25.000 20.000 25.000 15.000 25.000 25.000 20.000 20.000

4 Xoài cát chu Loại 1 40.000 35.000 45.000 35.000 35.000 50.000 35.000 40.000 35.000

5 Thanh long loại 1 30.000 25.000 40.000 35.000 35.000 35.000 30.000 30.000 30.000

6 Nho xanh loại 1 65.000 75.000 40.000 55.000 50.000 35.000 45.000 40.000 40.000 50.000

7 Măng cụt loại 1 40.000 45.000 40.000 45.000 45.000 45.000 50.000 40.000 40.000

8 Na loại 1 35.000 40.000 35.000 30.000 40.000 45.000 40.000 40.000 40.000 40.000

9 Lựu loại 1 25.000 30.000 28.000 30.000 25.000 30.000 35.000 25.000 25.000

10 Chôm chôm loại 1 35.000 25.000 25.000 20.000 22.000 35.000 35.000 30.000

11 Cà chua loại 1 20.000 20.000 25.000 15.000 20.000 22.000 20.000 20.000 20.000 18.000

12 Bí đao loại 1 20.000 15.000 13.000 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000 16.000

13 Khoai tây loại 1 15.000 15.000 12.000 13.000 12.000 13.000 15.000 15.000 13.000 13.000

14 Rau cải ngọt loại 1 18.000 20.000 20.000 18.000 20.000 18.000 25.000 20.000 18.000 16.000

15 Rau ngót loại 1 3.000 5.000 4.000 3.000 4.000 5.000 5.000 4.000 5.000

16 Mướp hương loại 1 10.000 10.000 8.000 10.000 12.000 15.000 15.000 15.000 12.000 15.000

17 Dưa chuột loại 1 18.000 15.000 15.000 16.000 15.000 12.000 18.000 15.000 15.000 16.000

18 Rau mùng tơi (mớ) loại 1 3.000 5.000 4.000 3.000 4.000 3.000 6.000 4.000 5.000

19 Rau muống (mớ) loại 1 3.000 5.000 3.000 3.000 3.000 4.000 6.000 5.000 3.000 5.000

20 Hoa hồng đỏ (bông) loại 1 3.500 5.000 5.000 5.000 5.000 3.000 6.000 5.000 4.000 5.000

21 Hoa ly hồng (cành) loại 1 30.000 25.000 30.000 30.000 22.000 35.000 30.000 30.000 25.000

22Hoa cúc vàng

(bông) loại 1 6.000 5.000 5.000 5.000 4.000 6.000 7.000 5.000 6.000

Page 17: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 17

STT Mặt hàng và quy cách Loại Sơn La Vĩnh Phúc Hưng Yên

1 Thóc tẻ (KD, Q5) loại 1 7.000 7.200 7.000

2 Gạo Xi 23 loại 1 11.500 12.000 12.500

3 Đậu tương loại 1 23.000 24.000 23.000

4 Đậu xanh tách vỏ loại 1 50.000 48.000 45.000

5 Lạc nhân loại 1 42.000 48.000 50.000

6 Miến dong loại 1 72.000 70.000 70.000

7 Thịt lợn hơi loại 1 53.000 51.000 52.000

8 Thịt mông sấn loại 1 95.000 95.000 95.000

9 Gà Tam hoàng hơi loại 1 75.000 72.000 75.000

10 Gà ta hơi loại 1 110.000 100.000 100.000

11 Gà Ai cập hơi loại 1 80.000 80.000 80.000

12 Vịt hơi loại 1 45.000 42.000 42.000

13 Thịt bò thăn loại 1 250.000 250.000 250.000

14 Trứng gà ta (quả) loại 1 4.000 4.000 4.000

15 Trứng chim cút (10 quả) loại 1 7.500 7.500 7.500

16 Tôm sú loại 1 450.000 450.000 450.000

17 Cá quả loại 1 100.000 100.000 100.000

Ngày 07 tháng 9 năm 2018

Page 18: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

18 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

STT Mặt hàng và quy cách Loại Sơn La Vĩnh Phúc Hưng Yên

1 Dưa hấu Miền Nam loại 1 12.000 12.000 14.000

2 Na loại 1 35.000 30.000 30.000

3 Xoài cát chu loại 1 40.000 35.000 40.000

4 Bơ loại 1 25.000 20.000 18.000

5 Chanh leo loại 1 35.000 35.000 35.000

6 Cà rốt loại 1 18.000 17.000 17.000

7 Hành tây loại 1 15.000 17.000 15.000

8 Khoai tây loại 1 15.000 15.000 15.000

9 Cà chua loại 1 20.000 20.000 20.000

10 Rau mùng tơi (mớ) loại 1 3.000 3.000 3.000

11 Chanh (quả tươi) loại 1 30.000 25.000 25.000

12 Tỏi ta khô loại 1 50.000 50.000 50.000

13 Dưa chuột loại 1 15.000 15.000 15.000

14 Rau dền (mớ) loại 1 4.000 4.000 3.000

15 Hành củ ta khô loại 1 70.000 65.000 65.000

16 Mướp hương loại 1 12.000 10.000 10.000

Ngày 07 tháng 9 năm 2018

Page 19: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 19

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko

Thanh CaoĐại diện:

Bà Dương Thị Thu Huệ - Chủ tịch HĐQT

Thôn Đốc Kính, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức,

Hà NộiĐT: 0904.684113

Là đơn vị đầu ngành trong việc nghiên cứu - phát triển các giống nấm Việt, Công ty không chỉ là nơi nghiên cứu - lai tạo các giống nấm mới mà còn là nơi đầu tiên áp dụng những công nghệ nuôi trồng Nấm của Nhật Bản vào điều kiện nuôi trồng nấm của Việt Nam và góp phần phổ biến các kĩ thuật này cho nông dân trồng nấm ở Việt Nam.

2

Chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn A-Z

Đại diện:HTX Hoàng Long,

Ông Nguyễn Trọng Long– Giám đốc

Xã Tân Ước, huyện Thanh Oai,

Hà Nội ĐT: 0982.873527

HTX Hoàng Long (Tân Ước, Thanh Oai) tổ chức theo chuỗi khép kín. Quy mô và năng lực sản xuất: 01 cơ sở giết mổ công suất 50 con/ngày đảm bảo ATTP và vệ sinh thú y theo quy định, 01 trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP với 3000 con lợn, trong đó có 350 nái, 7 lợn đực, còn lại là lợn nuôi thương phẩm. Hiện nay, sản phẩm tiêu thụ theo chuỗi bao gồm thịt lợn và các sản phẩm chế biến như giò, chả, nem chua, xúc xích đảm bảo an toàn thực phẩm mang thương hiệu “A-Z”.

3

Chuỗi thịt lợn VAFĐại diện:

Công ty CP công nghệ chế biến thực phẩm Vinh Anh, Ông Đào

Quang Vinh – Giám đốc

Xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà NộiĐT: 0989.099536

Công ty liên kết với Nhà máy thức ăn chăn nuôi De Heus (thuộc công ty đa quốc gia của Hà Lan) và các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn trên địa bàn Thành phố và các tỉnh. Hiện nay, Công ty ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho 22 trại chăn nuôi. Hiện tại Công ty CP công nghệ chế biến thực phẩm Vinh Anh giết mổ 150 con lợn/ngày, cung cấp cho thị trường từ 12-15 tấn thịt lợn/ngày thông qua các cửa hàng tiện ích, siêu thị và các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4

Chuỗi thịt lợn SHFĐại diện:

Công ty Cổ phần Tập đoàn chế biến thực

phẩm Nam Hà Nội, Ông Võ Việt Dũng – Chủ tịch

HĐQT

Địa chỉ văn phòng: Lô 1 - CN1 - Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà

NộiNhà máy: Lô C1 - Thôn 2,

Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội

ĐT: 02436892344/0913.227703

Hotline: 0915289009 - 0915289006

Công ty có quy mô chăn nuôi hiện tại khoảng 3.000 con. Công ty đang liên kết với một số hệ thống trại vệ tinh với quy mô khoảng 25.000 con. Trên địa bàn Hà Nội Công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ cho 10 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Hiện nay, Công ty đã giết mổ trung bình 50 con lợn/ngày, cung cấp cho thị trường 4-5 tấn thịt lợn/ngày. Hiện tại Công ty đang phát triển cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, 50 bếp ăn trường học, 20 siêu thị và một số của hàng tiện ích.

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Page 20: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

20 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TTĐơn vị,

người đại diệnĐịa chỉ

Ngành nghề sản xuất,kinh doanh

1

Hộ sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao

Cuối QuýĐại diện:

Bà Đặng Thị Cuối – Chủ hộ sản xuất

Thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng,

Hà NộiĐT: 0986.758153

Với diện tích khoảng 3 ha trồng nhiều loại rau như su hào ăn lá, cải mơ trắng, măng tây xanh, khoai tây, bắp cải, su hào... ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, cho sản lượng ước tính 3 tạ rau/ngày, trung bình mỗi tháng cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn và sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc.

2

HTX Nông nghiệp Hương Ngải

Đại diện: Nguyễn Đỗ Ban

Xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội

ĐT: 0912.020055

Chuyên sản xuất và tiêu thụ rau, củ, quả các loại theo mùa với số lượng lớn, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

3

HTX kinh doanh DVTH thương mại Đại Lan

Đại diện: Đặng Bá Thắng

Xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội

ĐT: 0166.6151086

Chuyên sản xuất và tiêu thụ rau, củ, quả các loại theo mùa với số lượng lớn, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

4

HTX Nông nghiệp Phù Lưu Hạ

Đại diện: Dư Đình Huyên

Xã Phù Lưu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội

ĐT: 0988.235764

Chuyên sản xuất và tiêu thụ rau, củ, quả các loại theo mùa với số lượng lớn, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Page 21: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 21

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤTKINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TTĐơn vị,

người đại diệnĐịa chỉ

Ngành nghề sản xuất,kinh doanh

1

Công ty Cổ phần VietRAP đầu tư thương mại

Đại diện: Vũ Thị Vân Phượng

489 Hoàng Quốc Việt,Cầu Giấy,Hà Nội

ĐT: 0915.599780

Công ty kinh doanh các loại nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền với số lượng lớn sản phẩm đảm bảo chất lượng

2

Công ty TNHH Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam

Đại diện: Nguyễn Tiến Hưng

Xã Tân Ước,huyện Thanh Oai,

Hà Nội ĐT: 0982.873527

HTX Hoàng Long (Tân Ước, Thanh Oai) tổ chức theo chuỗi khép kín. Quy mô và năng lực sản xuất: 01 Cơ sở giết mổ công suất 50 con/ngày đảm bảo ATTP và vệ sinh thú y theo quy định, 01 trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP với 3000 con lợn, trong đó có 350 nái, 7 lợn đực, còn lại là lợn nuôi thương phẩm. Hiện nay, sản phẩm tiêu thụ theo chuỗi bao gồm thịt lợn và các sản phẩm chế biến như giò, chả, nem chua, xúc xích đảm bảo an toàn thực phẩm mang thương hiệu “A-Z”.

3

Chuỗi thịt lợn VAFĐại diện:

Công ty CP công nghệ chế biến thực phẩm Vinh Anh,

Ông Đào Quang Vinh – Giám đốc

Xã Văn Bình, huyện Thường Tín,

Hà NộiĐT: 0989.099536

Công ty liên kết với Nhà máy thức ăn chăn nuôi De Heus (thuộc công ty đa quốc gia của Hà Lan) và các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn trên địa bàn Thành phố và các tỉnh. Hiện nay, Công ty ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho 22 trại chăn nuôi. Hiện tại Công ty CP công nghệ chế biến thực phẩm Vinh Anh giết mổ 150 con lợn/ngày, cung cấp cho thị trường từ 12-15 tấn thịt lợn/ngày thông qua các cửa hàng tiện ích, siêu thị và các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4

Chuỗi thịt lợn SHFĐại diện:

Công ty Cổ phần Tập đoàn chế biến thực phẩm

Nam Hà Nội, Ông Võ Việt Dũng –

Chủ tịch HĐQT

Địa chỉ văn phòng: Lô 1 - CN1 - Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội

Nhà máy: Lô C1 - Thôn 2, Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội

ĐT: 02436892344/0913.227703Hotline: 0915289009 -

0915289006

Công ty có quy mô chăn nuôi hiện tại khoảng 3.000 con. Công ty đang liên kết với một số hệ thống trại vệ tinh với quy mô khoảng 25.000 con. Trên địa bàn Hà Nội Công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ cho 10 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Hiện nay, Công ty đã giết mổ trung bình 50 con lợn/ngày, cung cấp cho thị trường 4-5 tấn thịt lợn/ngày. Hiện tại Công ty đang phát triển cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, 50 bếp ăn trường học, 20 siêu thị và một số của hàng tiện ích.

Page 22: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

22 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TTĐơn vị,

người đại diệnĐịa chỉ

Ngành nghề sản xuất,kinh doanh

1

Hội sản xuất và kinh do-anh Bưởi Quế Dương

Đại diện: Ông Nguyễn Như Hảo –

Chủ tịch hội

Xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội

ĐT: 0982.921958

Được thành lập năm 2013, toàn xã có 20ha bưởi Quế Dương đây là đặc sản của địa phương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 – 200 tấn quả. Với phương châm luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, sản phẩm Bưởi Quế Dương của chúng tôi đã có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị trong cả nước và được đánh giá là thực phẩm sạch, an toàn với người tiêu dùng. Bưởi Quế Dương có dáng tròn hơi dẹt, cùi mỏng, lúc chín có màu vàng mịn. Quả bưởi khá to, trung bình từ 1,2-1,5 kg, cũng có khi nặng tới 5kg, có vị ngọt vừa phải, không sắc như bưởi Diễn, đặc biệt, giống bưởi này thuộc loại chín sớm, có thể thu hoạch từ rằm tháng Tám, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2-3 tháng.

2

Hợp tác xã Nông nghiệp Đại ThànhĐại diện:

Đinh Văn Phích

Xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội

ĐT: 0916.947409

Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

3

Hội Sản xuất và Kinh doanh nhãn chín muộn

Hoài Đức Đại diện:

Triệu Tiến Ích

Thôn Lại Dụ, xã An Thượng, Hoài Đức, Hà NộiĐT: 0913.319044

Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

4

Trang trại nhãn chín muộn

Đại diện: Trần Văn Bảy

Thôn Ba Lương, xã Song Phượng, huyện Hoài Đức,

Hà NộiĐT: 0906.077442

Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Page 23: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

Sản xuất &Thị trường 23

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1

Cơ sở gốm sứBát TràngĐại diện:

Nguyễn Thị Hoa

Ki ốt 128, chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà NộiĐT: 0982.700525

Cơ sở sản xuất và kinh doanh gốm sứ Bát Tràng với số lượng lớn, đa dạng về mẫu mã, sản phẩm bền, đẹp

2

Cơ sở gốm sứBát TràngĐại diện:

Đỗ Thị Thúy

Ki ốt 120, chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà NộiĐT: 0984.087583

Cơ sở sản xuất và kinh doanh gốm sứ Bát Tràng với số lượng lớn, đa dạng về mẫu mã, sản phẩm bền, đẹp

3

Cơ sở gốm sứBát TràngĐại diện:

Vũ Mạnh Cường

Ki ốt 11, chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà NộiĐT: 0976.545376

Cơ sở sản xuất và kinh doanh gốm sứ Bát Tràng với số lượng lớn, đa dạng về mẫu mã, sản phẩm bền, đẹp

4

Cơ sở gốm sứBát TràngĐại diện:

Nguyễn Thị Tuyết

Ki ốt 7, chợ gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà NộiĐT: 0976.545616

Cơ sở sản xuất và kinh doanh gốm sứ Bát Tràng với số lượng lớn, đa dạng về mẫu mã, sản phẩm bền, đẹp

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC LÀNG NGHỀTRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Page 24: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ CHÓ, MÈO NUÔI ĐỂ …khuyennonghanoi.gov.vn/PublishingImages/thu trang 5/RUOT BAN TIN SO 25... · theo số liệu của Trung tâm

24 Số 25 - Ngày 10 tháng 9 năm 2018

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤTKINH DOANH TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

TT Đơn vị,người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

1Trang trại Chuối VIBA

Đại diện: Trần Trung Đức

Xã Tân Thành, Lương Sơn, Hòa Bình

ĐT: 0989.615405

Trang trại trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

2

Hợp tác xã Nông nghiệp và Thủy sản Cảnh Hưng

Đại diện: Nguyễn Duy Công

Thôn Rền, Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc NinhĐT: 0988.177509

HTX trồng chuối tây, chuối tiêu hồng với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

3HTX Na Sang

Đại diện: Lê Thanh Tâm

Na Sang,Mường Chà, Điện Biên

ĐT: 0164.9055568

HTX sản xuất và kinh doanh quả dứa với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

4

Hợp Tác xã Dứa Háng Lìa Mường ChàĐại diện:

Đào Trọng Hải

Sa Lông, Mường Chà, Điện Biên

ĐT: 0912.369201

HTX sản xuất và kinh doanh quả dứa với số lượng lớn đảm bảo chất lượng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP