3
Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, luật pháp. Đây là nhóm yếu tố khách quan, là những yếu tố mà doanh nghiệp buộc phải tuân theo quy luật và làm cho mình phù hợp với nó. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thì các yếu tố này bao gồm : Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu : Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu. Theo nghị định số 57/1998/NĐ - CP của chính phủ quy định ba nhóm hàng nhập khẩu cho thời kỳ 2001 – 2005 : Một là, hàng hóa cấm nhập khẩu : danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm 11 nhóm hàng chính, như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, hóa chất độc, sản phẩm văn hóa đồi trụy, pháo các loại…Toàn bộ các hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đều được áp dụng cho toàn bộ thời kỳ từ 2001 - 2005. Hai là, hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại : đối với loại hàng hóa này các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý của bộ thương mại được cắt giảm dần theo lộ trình quy định, chỉ có loại hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và hàng hóa là đường tinh luyện, đường thô được quản lý trong suốt thời kỳ 2001 – 2005. Ba là, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên nghành : nhóm hàng hóa này chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên nghành về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh … Một loại hàng hóa có thể chịu sự quản lý của hai hay nhiều bộ, cơ quan chuyên ngành khác nhau. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện nhập khẩu khi có giấy phép và đáp ứng được các yêu cầu do cơ quan chuyên nghành đề ra. Đối với các loại hàng hóa được phép nhập khẩu cũng có những chế độ ưu đãi, hạn chế khác nhau của Nhà nước, thông qua mức thuế nhập khẩu, hạn ngạch…và các chế độ ưu đãi thuế quan, phi thuế quan khác. Sự thông thoáng, mở cửa của Nhà nước đối với một loại hàng hóa nào đó không chỉ ảnh hưởng đến cách thức nhập khẩu của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của loại hàng hóa đó trên thị trường trong nước, từ đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hay hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa đó của mỗi doanh nghiệp. Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế : Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại quốc tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động của luật pháp nước ngoài, các công ước quốc tế. Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước thứ ba (nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế và các công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia. Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá

Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, luật pháp. Đây là nhóm yếu tố khách quan, là những yếu tố mà doanh nghiệp buộc phải tuân theo quy luật và làm cho mình phù hợp với nó.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thì các yếu tố này bao gồm :

Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu :

Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu. Theo nghị định số 57/1998/NĐ - CP của chính phủ quy định ba nhóm hàng nhập khẩu cho thời kỳ 2001 – 2005 :

Một là, hàng hóa cấm nhập khẩu : danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm 11 nhóm hàng chính, như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, hóa chất độc, sản phẩm văn hóa đồi trụy, pháo các loại…Toàn bộ các hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đều được áp dụng cho toàn bộ thời kỳ từ 2001 - 2005.

Hai là, hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại : đối với loại hàng hóa này các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý của bộ thương mại được cắt giảm dần theo lộ trình quy định, chỉ có loại hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và hàng hóa là đường tinh luyện, đường thô được quản lý trong suốt thời kỳ 2001 – 2005.

Ba là, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên nghành : nhóm hàng hóa này chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên nghành về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh … Một loại hàng hóa có thể chịu sự quản lý của hai hay nhiều bộ, cơ quan chuyên ngành khác nhau. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện nhập khẩu khi có giấy phép và đáp ứng được các yêu cầu do cơ quan chuyên nghành đề ra.

Đối với các loại hàng hóa được phép nhập khẩu cũng có những chế độ ưu đãi, hạn chế khác nhau của Nhà nước, thông qua mức thuế nhập khẩu, hạn ngạch…và các chế độ ưu đãi thuế quan, phi thuế quan khác.

Sự thông thoáng, mở cửa của Nhà nước đối với một loại hàng hóa nào đó không chỉ ảnh hưởng đến cách thức nhập khẩu của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của loại hàng hóa đó trên thị trường trong nước, từ đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hay hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa đó của mỗi doanh nghiệp.

Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế :

Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại quốc tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động của luật pháp nước ngoài, các công ước quốc tế. Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước thứ ba (nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế và các công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia. Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Page 2: Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Do đó, trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về luật pháp trong nước và quốc tế.

Biến động của thị trường trong nước và quốc tế :

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa bán ra, chất lượng sản phẩm có trên thị trường… Khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng thì giá thành của hàng nhập khẩu cũng tăng lên tương đối làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường trong nước, giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nội địa, cùng những biến động của nó, ví dụ như giá cả nhập khẩu, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… phải đảm bảo tính cạnh tranh so với hàng hóa được bán trên thị trường nội địa

Biến động của tỷ giá hối đoái :

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cả nhập khẩu hay giá thành sản phẩm nhập khẩu, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm đi tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.

Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương :

Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trước hết, sự phát triển của hệ thống ngân hàng – tài chính ảnh hưởng đến an toàn, sự đảm bảo cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, và khả năng hưởng các khoản tín dụng. Giao thông vận tải là một khâu trong quá trình kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, khả năng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu và trong phân phối trên thị trường trong nước. Cuối cùng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương lại quyết định khả năng, chi phí lưu kho, các dịch vụ nhập khẩu, bảo quản hàng hóa…

Các đối thủ cạnh tranh :

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng (những đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong tương lai). Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng bao gồm các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa nội địa có tính chất tương tự hoặc thay thế. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, tìm cho mình một hướng đi, cách thức thực hiện kinh doanh, đặc biệt là các chương trình marketing phù hợp, có tính cạnh tranh và tạo những nét riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp không bị nhầm lẫn

Page 3: Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

với các doanh nghiệp khác, dễ đi vào lòng người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Các nhân tố môi trường khác :

Các nhân tố môi trường khác ở trong nước và quốc tế như các yếu tố nhân khẩu, văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên… Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng của từng quốc gia.

Các yếu tố thuộc về luật pháp, môi trường kinh doanh là những yếu tố khách quan, từng doanh nghiệp không thể làm thay đổi nó. Đối với nhóm yếu tố này, doanh nghiệp buộc phải tuân theo và có những biện pháp điều chỉnh hoạt động, cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp với quy luật hoạt động của chúng.