13
Tháng 02 năm 2021 Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Hình ảnh: © Dog Meat Free Indonesia (DMFI)

Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Tháng 02 năm 2021

Nạn buôn bán thịt chó và mèo:Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Hình

ảnh

: © D

og M

eat F

ree

Indo

nesi

a (D

MFI

)

Page 2: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

© N

adia

Jan

isz

Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 1

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu; nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến kinh tế, gây ra tình trạng mất việc làm trên diện rộng và đe dọa sinh kế của hàng triệu người. Trong cuộc đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của bệnh dịch này, điều quan trọng là chúng ta phải xem xét và hiểu được cách thức dịch bệnh phát sinh để có thể thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu khả năng xuất hiện các đại dịch khác trong tương lai.

Người ta cho rằng COVID-19 khởi phát từ một chợ động vật sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, do lây truyền từ động vật sang người. Đồng thời, điều kiện tại các chợ động vật sống như vậy được cho là cung cấp môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện của các mầm bệnh mới lây truyền từ động vật sang người. Nhiều nhà nghiên cứu bệnh học và vi-rút học đã cảnh báo các cơ quan chức năng về những mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng mà những điều kiện này có thể gây ra. Mặc dù đại dịch COVID-19 chắc chắn không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp các bệnh truyền nhiễm có liên quan trực tiếp đến các hoạt động của con người mà trong đó động vật thuộc nhiều loài và nguồn gốc được đưa đến gần nhau và gần con người, nhưng quy mô và mức độ tàn phá của đại dịch này là chưa từng có. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao các biện pháp không được thực hiện sớm hơn để giải quyết các rủi ro của loại hình buôn bán động vật này, trong khi các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người rõ ràng là rất cao.

Trong khi sự chú ý gần đây của công chúng và chính trị quốc tế tập trung vào việc buôn bán các loài động vật hoang dã, những rủi ro do nạn buôn bán thịt chó và mèo (DCMT), chủ yếu là bất hợp pháp và không được kiểm soát, vẫn tiếp tục bị bỏ qua. Đây là thực tế đang diễn ra, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy nạn buôn bán không chỉ là một vấn đề gây tranh cãi mà còn là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe và phúc lợi của con người và động vật. Nạn buôn bán này tác động đến 30 triệu cá thể chó và mèo mỗi năm trên khắp châu Á, phần lớn trong số đó là thú hoang bị bắt

trên đường phố hoặc thú cưng bị đánh cắp. Những động vật này thường bị đưa đến chợ để bán và giết mổ cùng với các loài động vật hoang dã. Tại các chợ và những nơi khác nói chung, hoạt động buôn bán này vi phạm các luật và quy định hiện hành về kiểm soát bệnh truyền nhiễm, vệ sinh, vận chuyển qua biên giới, trộm cắp và phúc lợi động vật.

Rất khó định lượng mức độ rủi ro thật sự của hoạt động buôn bán thịt chó và mèo gây ra cho cả sức khỏe cộng đồng và sức khỏe động vật do bản chất của hoạt động buôn bán, sự phụ thuộc của nó vào nguồn cung cấp động vật không rõ nguồn gốc và tình trạng sức khỏe, cũng như sự vận hành bất hợp pháp. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động buôn bán này gây ra những rủi ro đáng kể đối với sức khỏe toàn cầu – ngoài những nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người được trực tiếp ghi nhận thông qua hoạt động buôn bán, chẳng hạn như bệnh dại và bệnh than. Rõ ràng các cá thể chó và mèo bị buôn bán chính là một ổ chứa tầm cỡ, dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của các mầm bệnh truyền từ động vật sang người, bao gồm cả vi rút phát sinh trong quá trình điều trị bệnh cho động vật. Bất chấp cảnh báo của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe con người và động vật, các tổ chức liên chính phủ và các nhà dịch tễ học, phần lớn các chợ và hoạt động buôn bán động vật trên khắp châu Á vẫn tiếp tục hoạt động công khai, cung cấp môi trường gần như giống hệt những môi trường được cho là nơi xuất hiện COVID-19, và tiềm ẩn nguy cơ khiến hàng triệu người bị phơi nhiễm với nhiều loại bệnh lây truyền từ động vật sang người mỗi ngày.

Hoạt động buôn bán động vật gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phúc lợi và sự ổn định của quốc gia và quốc tế này không còn có thể bị bỏ qua hoặc phòng ngừa như một lựa chọn cá nhân hoặc mang tính văn hóa. Hiện tại chính là thời điểm quan trọng để các quốc gia trên thế giới đưa ra và thực hiện các chính sách cấm nuôi, bắt, bán và giết mổ chó và mèo, nhằm giảm nguy cơ đại dịch trong tương lai và bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của con người và động vật.

Tóm tắt chính

© D

MFI

© iS

tock

phot

o / D

omep

itipa

t

Mèo được bày bán cạnh gà tại một chợ động vật sống ở Indonesia

Thực khách tại nhà hàng thịt chó và mèo tại Việt Nam

Page 3: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

2 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 3

Mục lục

1. COVID-19 – tác động toàn cầu và bài học kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1 ‘Chợ động vật sống’ – Nguồn liên tục gây ra các bệnh truyền nhiễm mới nổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.2 Kêu gọi sự thay đổi trên phạm vi toàn cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

2. Nạn buôn bán thịt chó và mèo – một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng bị xem nhẹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

2.1 Sự lây lan của bệnh dại và nạn buôn bán thịt chó . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

2.2 Các mối nguy hiểm khác đối với sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của người tiêu dùng . . . . . . . . . 11

3. Các phản ứng ngay lập tức đối với đại dịch COVID-19 trên phạm vi khu vực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

4. Tại sao quy định không phải là giải pháp để giải quyết nạn buôn bán thịt chó và mèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

5. Luật pháp tiến bộ góp phần chấm dứt nạn buôn bán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

6. Các khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

Tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

1 Johns Hopkins Coronavirus Resource Center. 20212 The Guardian. 20203 Gopinath, G. 2020

4 World Health Organization. 20035 UNEP & ILRI. 20206 Grace, D. et al. 2012

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về số lượng người tử vong, sức khỏe thể chất và tinh thần, nền kinh tế toàn cầu, sinh kế, chất lượng cuộc sống công và quan hệ ngoại giao. Tại thời điểm báo cáo được thực hiện, đã có hơn 107.000.000 ca nhiễm COVID-19 và 2.362.000 ca tử vong trên 192 quốc gia/vùng lãnh thổ (số liệu ngày 11 tháng 2 năm 2021)1. Có những ước tính khác nhau về những chi phí thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính thiệt hại về sản lượng đối với nền kinh tế toàn cầu là từ 12 nghìn tỷ Đô-la Mỹ trong giai đoạn 2020-2021 đến 28 nghìn tỷ Đô-la Mỹ trong giai đoạn 2020-2025 2,3. Rõ ràng là chi phí thực tế dùng để chống lại một đại dịch toàn cầu vượt xa chi phí cần để ngăn chặn nó xảy ra.

Khi các bệnh động vật lây truyền từ động vật sang người, nguyên nhân thường xuất phát từ hoạt động của con người. Đại dịch COVID-19 chắc chắn không phải là dịch bệnh đầu tiên liên quan đến các hoạt động của con người mà trong đó động vật thuộc nhiều loài và nguồn gốc được đưa đến gần nhau và gần con người. Chẳng hạn, từ năm 2002 đến 2003, Hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS), dẫn đến hơn

8.000 trường hợp mắc bệnh ở người tại 29 quốc gia với 774 trường hợp tử vong4. Các bệnh và mầm bệnh chính lây truyền từ động vật sang người khác, chẳng hạn dịch như Ebola, MERS, HIV, bệnh lao bò, bệnh dại và bệnh leptospirosis5 cũng liên quan đến quá trình lây truyền từ động vật.

Trong suốt nhiều thập kỉ qua, mặc dù trên thế giới đã có nhiều bằng chứng về những rủi ro mà các chính sách sản xuất và buôn bán động vật hiện hành có thể gây ra đối với sức khỏe và an toàn cộng đồng, tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít các thay đổi lâu dài và toàn cầu được thực hiện nhằm giảm thiểu những rủi ro này. Do việc quản lý và đối xử với động vật không được cải thiện, số vụ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi đã tăng hơn gấp ba mỗi thập kỷ kể từ những năm 1980. Bệnh có nguồn gốc từ động vật chiếm khoảng 60% tổng các bệnh truyền nhiễm và chiếm 75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người, điều này cho thấy sự lây truyền bệnh từ động vật ngày càng gia tăng5. Bệnh động vật là nguyên nhân gây ra hai tỷ ca nhiễm bệnh ở người và hai triệu ca tử vong mỗi năm6.

1. Đại dịch COVID-19 – tác động toàn cầu và bài học kinh nghiệm

© iS

tock

phot

o / i

smag

ilov

Thú cưng bị bắt trộm, nhốt trong lồng chờ giết mổ

© F

OUR

PAW

S

Page 4: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

1.1 ‘Chợ động vật sống’ – Nguồn liên tục gây ra các bệnh truyền nhiễm mới nổiMặc dù vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề nguồn gốc chính xác và con đường lây nhiễm của COVID-19, nhưng dường như dịch bệnh này bắt nguồn từ một 'chợ động vật sống' ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019 thông qua quá trình lây truyền bệnh động vật từ vật chủ động vật hoang dã ban đầu, có thể qua một vật chủ trung gian, sau khi tiếp xúc gần gũi với con người 7. Một loạt các loài động vật khác nhau được ghi nhận là được bày bán tại Chợ Hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán.

Chợ động vật sống là nơi bán thịt, cá, nông sản và các loại hàng hóa chóng hỏng khác; và tại nhiều nơi ở châu Á, nhiều loài động vật sống, bao gồm cả chó và mèo, cũng được bán và giết mổ gần nhau và gần với con người. Ở nhiều nơi trong khu vực, thịt tươi được ưa chuộng hơn thịt đông lạnh, điều này càng khuyến khích các chợ động vật sống tập trung ở các thành phố đông dân cư 8.

Các chợ động vật sống trong khu vực bán nhiều loài động vật khác nhau phục vụ cho hoạt động giết mổ, thường được buôn bán qua biên giới các tỉnh và quốc tế và nhập khẩu vào các thành phố đông dân cư, trong các điều kiện căng thẳng, tàn nhẫn và sự giam giữ chật chội. Trong khi hầu hết sự chú ý quốc tế gần đây tập trung vào hoạt động buôn bán các loài động vật hoang dã, hàng triệu cá thể chó và mèo cũng đang bị buôn bán và giết mổ tại các khu chợ này, cùng với động vật hoang dã. Những động vật này hoặc là vật nuôi bị đánh cắp hoặc là thú hoang bị bắt trên đường phố. Hiện có tới 30 triệu cá thể chó và mèo bị giết thịt mỗi năm chỉ riêng tại châu Á nhằm phục vụ cho hoạt động buôn bán thịt. Bên cạnh những mối lo ngại rõ ràng về quyền lợi động vật, do điều kiện vận chuyển, nuôi nhốt và giết mổ không hợp vệ sinh cũng như việc thiếu các biện pháp thực thi các quy định về sức khỏe và an toàn, không ai có thể đảm bảo rằng thịt bán tại các chợ này là an toàn cho con người. Do đó, chỉ là vấn đề thời gian trước khi dịch bệnh chết người lây truyền từ động vật sang người tiếp theo xuất hiện.

Người ta cũng thừa nhận rằng các điều kiện tại chợ động vật sống cung cấp môi trường hoàn hảo cho sự tái tổ hợp của vi-rút, từ đó các mầm bệnh chết người, bao gồm cả các vi-rút, có thể xuất hiện và lây lan sang các động vật khác và con người; và nhiều nhà nghiên cứu bệnh học và vi-rút học đã cảnh báo các cơ quan chức năng về những nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng mà những điều kiện này có thể gây ra9. Một số điều kiện nêu trên cũng diễn ra tương tự tại các cơ sở buôn bán thịt chó và mèo không nằm trong các chợ động vật sống.

Điều khiến những khu chợ này trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng không chỉ là tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh hay sự đa dạng của các loài động vật được bán từ nhiều nguồn khác nhau, mà còn là cách thức trưng bày, giết mổ, xẻ thịt tại chỗ nhiều loài động vật theo yêu cầu của khách hàng. Động vật thường bị nhốt trong lồng, nhồi nhét trong không gian chật hẹp, xếp chồng lên nhau, lồng ở tầng dưới liên tục bị ô nhiễm bởi phân và máu của động vật bị nhốt ở tầng trên9. Động vật hoang dã được bán cùng với các loài đã được thuần hóa, bao gồm cả chó và mèo, và sự pha trộn, tiếp xúc thường xuyên của nhiều loại mầm bệnh, từ các loài hoang dã và vật nuôi, vốn đã bị suy giảm miễn dịch do những căng thẳng lớn phải chịu đựng trước khi đến chợ, đã tạo ra điều kiện hoàn hảo cho sự xuất hiện của các mầm bệnh mới có thể lây nhiễm sang người. Chó và mèo để giết thịt hầu như luôn được bày bán tại các chợ động vật sống hoặc trong các cơ sở buôn bán có tất cả các điều kiện nguy hiểm như các chợ động vật sống.

Người bán, người mua và người tiêu dùng có thể tiếp xúc với máu, mô và dịch cơ thể của động vật, tạo điều kiện cho mầm bệnh lây truyền sang người, có thể là qua vết thương, lây nhiễm chéo qua thực phẩm hoặc qua khí dung9. Theo đó, mức độ lưu thông cao của cả con người và động vật ra vào các chợ này càng làm tăng khả năng lây truyền của mầm bệnh mới khi chúng xuất hiện.

4 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 5

7 Wu, F. et al. 20208 Woo, PC. et al. 20069 Schuck Paim, C. et al. 2020

Bên cạnh những mối lo ngại rõ ràng về quyền lợi động vật, do

điều kiện vận chuyển, nuôi nhốt và giết mổ không hợp vệ sinh

cũng như việc thiếu các biện pháp thực thi các quy định về sức khỏe và an toàn, không ai có thể đảm bảo rằng thịt bán tại các chợ này là an toàn cho con người. Do đó, chỉ là vấn đề thời gian trước khi dịch bệnh chết người lây truyền từ động vật sang người tiếp theo

xuất hiện.

Các chợ và hoạt động buôn bán động vật sống tạo điều kiện tối ưu cho sự xuất hiện và lây truyền sang người của các mầm bệnh chết người

Các nguồn khác nhauCác loài động vật (bao gồm cảchó và mèo) được vận chuyểnđến chợ động vật sống có thể cónguồn gốc/xuất xứ khác nhau.

Nhiều loài động vậtNhiều loài động vật khác nhauđược vận chuyển đến các chợđộng vật sống.

Buôn bán và vậnchuyểnĐộng vật bị đưa đến các chợđộng vật sống, thường là ở cáctrung tâm đô thị, trong nhữngchiếc lồng chật chội.

Chợ động vật sốngQuy trình mất vệ sinh và điềukiện căng thẳng dẫn đến nảysinh hàng triệu mầm bệnh. Điều này tạo ra môi trườnghoàn hảo cho quá trình biếnđổi gen và sự xuất hiện của cácloại vi-rút mới.

Sự xuất hiện và lâytruyền của các loạivi-rút mớiVi-rút chết người có khả năng'nhảy' từ động vật sang conngười. Một khi điều này xảy ra,số lượng người ra vào chợ vàcác điểm bán hàng khác sẽ tạora điều kiện hoàn hảo gây lâytruyền bệnh sang người khác.

Quốc gia/Tỉnh/

Thành phốA.

Quốc gia/Tỉnh/

Thành phốB.

Quốc gia/Tỉnh/

Thành phốC.

Quốc gia/Tỉnh/

Thành phốD.

Vận chuyển chó và mèo để bán

Khu vực giam giữ/giết mổ là nơi sản sinh ra mầm bệnh

Các loại vi-rút lây truyền sang người

Page 5: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

6 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 7

1.2 Kêu gọi sự thay đổi trên phạm vi toàn cầuĐại dịch COVID-19 đã nêu bật yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới phải xem xét và cân nhắc các chính sách hiện hành liên quan đến sản xuất, vận chuyển, mua bán và giết mổ tất cả các loài động vật làm thực phẩm cho con người. Trên toàn thế giới, các quốc gia đang đoàn kết cùng chống lại đại dịch COVID-19 chết người, với nhiều lời kêu gọi đóng cửa các loại hình buôn bán và chợ nguy hiểm nhất có liên quan đến việc lây truyền dịch bệnh và sự xuất hiện của các loại bệnh mới. Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo từ

các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe con người và động vật, các tổ chức liên chính phủ và các nhà dịch tễ học, các hoạt động buôn bán và chợ động vật không được kiểm soát trên khắp châu Á vẫn tiếp tục hoạt động công khai, cung cấp môi trường gần như giống hệt những môi trường được cho là nơi xuất hiện COVID-19, và tiềm ẩn nguy cơ khiến hàng triệu người bị phơi nhiễm với nhiều loại bệnh lây truyền từ động vật sang người mỗi ngày.

Hàng năm, ước tính có khoảng 30 triệu cá thể chó và mèo bị buôn bán để giết thịt tại châu Á, chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, CHDCND Lào và Hàn Quốc. Ngoại trừ Hàn Quốc, nơi phần lớn chó phục vụ cho nhu cầu này được nuôi trong trang trại, hầu hết các quốc gia đều dựa vào việc thu gom chó trên đường phố và bắt trộm thú cưng của người dân để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ.

Người ta ngày càng lo ngại về những rủi ro mà nạn buôn bán này gây ra đối với sức khỏe con người và động vật. Hoạt động buôn bán thịt chó và mèo hầu như được thực hiện một cách bất hợp pháp hoặc vi phạm các luật và quy định hiện hành liên quan đến kiểm soát dịch bệnh, sức khỏe và vệ sinh cũng như bảo vệ động vật và luật hình sự.

Do hoạt động buôn bán này dựa trên việc giết mổ chó, mèo không rõ tình trạng sức khỏe và nguồn gốc nên không thể đảm bảo thịt của chúng an toàn cho con người. Động vật được buôn bán thường có những dấu hiệu mắc bệnh rõ ràng hoặc đang trong thời kì ủ bệnh. Một số động vật thậm chí có thể bị đã bị trúng độc trước khi tiêu thụ, do việc sử dụng các chất có độc tính cao, bao gồm strychnine, kali xyanua và succinylcholine – các hóa chất thường được sử dụng trong quá trình bắt trộm chó và mèo. Những động vật này sau đó bị buôn bán và giết mổ tại các khu chợ có điều kiện giống như khu chợ động vật sống được cho là đã xuất hiện COVID-19 – chính điều này đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người trên toàn cầu.

Rất khó, nếu không muốn nói là không thể, định lượng được mức độ rủi ro thực sự đối với sức khỏe cộng đồng và động vật bởi vì hoạt động buôn bán này không được kiểm soát và không có hồ sơ, giấy tờ, nó phụ thuộc vào nguồn cung cấp động vật không rõ nguồn gốc và tình trạng sức khỏe, cũng như cách thức vận hành bất hợp pháp. Chó và mèo bị buôn bán là ổ chứa các bệnh động vật có thể lây sang người qua nước bọt, khí dung, nước tiểu hoặc phân bị nhiễm bệnh và thông qua tiếp xúc trực tiếp10. Trong nhiều thập kỉ qua, trên khắp châu Á, đã có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm của nạn buôn bán thịt chó trong việc lây truyền các bệnh nguy hiểm, bao gồm cả bệnh tả và bệnh dại.

Việc ngày càng có nhiều kiến thức về sự lây truyền và xuất hiện của dịch bệnh cho thấy những rủi ro nghiêm trọng xuất hiện phổ biến trong tất cả các khâu của hoạt động buôn bán thịt chó và mèo – từ tìm nguồn cung cấp đến vận chuyển, mua bán, giết mổ, xẻ thịt và tiêu thụ. Tình trạng thiếu áp dụng ngay cả những nguyên tắc cơ bản nhất về

2. Nạn buôn bán thịt chó và mèo – một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng bị xem nhẹ

10 Ghasemzadeh, I. et al. 2015

© F

OUR

PAW

S

phúc lợi động vật dẫn đến sự căng thẳng và đau khổ tột độ, gây ra ức chế miễn dịch và tái nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng. Một số hoạt động trong nạn buôn bán có khả năng gây ra mức độ căng thẳng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây truyền bệnh và làm trầm trọng thêm dịch bệnh bao gồm:

■ Thu gom và vận chuyển động vật: Hàng triệu cá thể chó và mèo không rõ bệnh tật và tình trạng tiêm phòng bị bắt đi một cách tàn nhẫn từ trên đường phố hoặc bị đánh cắp từ khắp các vùng và tỉnh khác nhau trong một quốc gia (và đôi khi là quốc tế), bị nhồi nhét vào các lồng nhỏ trên xe tải và vận chuyển đường dài đến khu vực giam giữ tập trung đông đúc hoặc trực tiếp đến chợ, lò giết mổ bẩn thỉu, mất vệ sinh.

■ Ép ăn: Để tăng trọng lượng cơ thể và giá thị trường của chó, thương lái thường nhét vào dạ dày của chúng một chiếc ống và bơm nước vào để tăng trọng lượng. Nước được sử dụng thường là nước thải hôi thối, nhiễm bẩn. Quá trình này không chỉ gây căng thẳng và đau đớn cho động vật, thậm chí giết chết một số cá thể chó trong quá trình thực hiện, mà còn tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm các mầm bệnh lây truyền qua đường nước như bệnh tả, vốn có liên hệ chặt chẽ với tập quán ăn thịt chó.

■ Giam giữ: Chó và mèo bị bắt và nuôi nhốt trong các cơ sở quá đông đúc, trong điều kiện mất vệ sinh, thường trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, trong quá trình chờ vận chuyển hoặc giết mổ. Nếu xét trên khía cạnh bệnh truyền nhiễm, những nơi này làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh và dễ bị lây nhiễm, tăng khả năng lây truyền bệnh. Tỷ lệ tiếp xúc mầm bệnh cao do tình trạng quá đông đúc đã được chứng minh là góp phần sản sinh các mầm bệnh đường hô hấp ở chó như những bệnh liên quan đến bệnh hô hấp truyền nhiễm phức hợp ở chó (CIRDC), bao gồm nhiều loại vi khuẩn gây bệnh do các vi-rút khác nhau, từ parainfluenza đến Bordetella pneumoniaseptica và cúm chó (H3N8 và H3N2)11.

■ Bán và giết mổ: Tại các chợ và lò giết mổ, chó và mèo bị nhốt cùng hoặc cạnh các cá thể cùng loài hoặc các loài khác; trong khoảng cách gần với con người; bị đối xử thô bạo; và không được cung cấp đầy đủ hoặc không có thức ăn hoặc nước uống. Quá trình giết mổ và xẻ thịt diễn ra ngay trên sàn nhà và các bề mặt chứa đầy chất thải hữu cơ, xung quanh là động vật còn sống và đã bị giết mổ cùng loài hoặc khác loài từ nhiều nguồn khác nhau và không rõ nguồn gốc.

Sự căng thẳng cực độ dẫn đến tình trạng động vật bị suy giảm miễn dịch, và chính điều này, cùng với điều kiện mất vệ sinh, có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cá thể động vật và khả năng chúng sẽ sản sinh ra mầm bệnh. Hệ quả này lại làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho động vật khác và con người12, cung cấp môi trường khởi phát hoàn hảo cho thảm họa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng tiếp theo.

Hơn nữa, những thương lái làm việc tại chợ và những người đi chợ, bao gồm cả du khách, có nhiều khả năng phơi nhiễm với bệnh dịch. Các chợ động vật sống nói riêng có nguy cơ khiến hàng trăm nghìn người mỗi ngày tiếp xúc với nhiều loại bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là trong điều kiện mất vệ sinh, quá đông đúc và căng thẳng khi động vật bị nuôi nhốt và giết mổ. Các tình huống có thể xảy ra phơi nhiễm bệnh bao gồm:

■ Người buôn bán hoặc giết mổ chó và mèo: chó mèo phải trải qua trạng thái vô cùng căng thẳng, cùng với đó là quá trình xử lý thô bạo, dẫn đến nguy cơ những người buôn bán và giết mổ bị cắn và trầy xước, tiếp xúc với nước bọt và các chất dịch cơ thể khác của động vật trong quá trình xử lý và giết mổ động vật. Quá trình giết mổ thường rất tàn bạo với máu và các chất hữu cơ bắn tung tóe khắp nơi. Hiếm khi người giết mổ mặc bất kỳ loại quần áo hoặc thiết bị bảo hộ cá nhân nào hoặc tuân theo các hướng dẫn hoặc quy định về sức khỏe và an toàn.

■ Người tiêu thụ thịt chó hoặc mèo bị lây nhiễm chéo.

■ Du khách hít phải những giọt bắn máu hoặc nước bọt từ động vật bị thương hoặc bị giết mổ.

■ Du khách bị chó hoặc mèo nhốt trong lồng chờ giết mổ tại chợ cắn hoặc cào.

11 Sykes, JE. et al. 2013 12 Broom, DM. et al. 2019

Chó sắp bị giết mổ bị vận chuyển đi trong một chiếc xe tải tại Campuchia

© F

OUR

PAW

S

Những cá thể chó sống bị nhốt trong lồng, phía trên là những cá thể chó đã chết tại Indonesia

Page 6: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

2.1 Sự lây lan của bệnh dại và nạn buôn bán thịt chóMặc dù mục tiêu loại trừ bệnh dại đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là ưu tiên y tế toàn cầu, và cho dù đã có sẵn các quy trình loại bỏ bệnh dại cũng như các chương trình được thực hiện thành công ở các nước trên thế giới, nhưng mỗi năm vẫn có khoảng 59.000 người thiệt mạng vì bệnh dại – 45% là ở châu Á – với chi phí toàn cầu ước tính là 8,6 tỷ Đô la Mỹ mỗi năm13.

Sự lây lan vi rút dại xuyên biên giới tỉnh và quốc gia được cho là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm dịch bệnh dại ở chó tại Indonesia14 và Trung Quốc15, và WHO đã nhấn mạnh rõ nạn buôn bán chó để làm thức ăn cho người là một yếu tố góp phần cho sự lây lan của bệnh dại16. Dựa trên những kiến thức sâu rộng mà chúng ta đã biết về vi-rút bệnh dại, điều này không có gì là đáng ngạc nhiên, đặc biệt khi mà nạn buôn bán thịt chó là hoạt động buôn bán duy nhất ở châu Á khuyến khích việc di chuyển hàng triệu cá thể chó không rõ bệnh tật và tình trạng tiêm phòng qua biên giới các tỉnh và thậm chí quốc tế mỗi năm. Việc di chuyển chó hàng loạt và sự gián đoạn quần thể như vậy là vi phạm các khuyến nghị về hướng dẫn kiểm soát và loại trừ bệnh dại của tất cả các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe con người và động vật – bao gồm WHO, Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) – trong đó, quy định việc tiêm phòng hàng loạt cho chó và hạn chế việc di chuyển chó là những yêu cầu tối thiểu để tạo ra khả năng miễn dịch cần thiết cho quần thể và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh mới.

© iS

tock

phot

o / m

embi

o

8 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 9

13 Hampson, K. et al. 201514 Clifton, M. 201015 Tao, XY. et al. 2009

16 Dog Meat Free Indonesia. 202017 GAVI – The Vaccine Alliance. 202018 OIE – World Health Organisation. 2020

Miễn dịch cộng đồng là gì?‘Miễn dịch cộng đồng’, còn được gọi là ‘miễn dịch quần thể’, là hình thức bảo vệ gián tiếp dành cho quần thể người hoặc động vật khi một tỷ lệ nhất định trong quần thể miễn dịch với bệnh tật, thông qua tiêm phòng hoặc đã mắc bệnh trước đó. Các ngưỡng ở cấp độ quần thể được tính toán là mốc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng - nghĩa là các cá thể, chẳng hạn như chó, không miễn dịch với một bệnh cụ thể sẽ được bảo vệ bởi vì các cá thể miễn dịch khác hoạt động như bộ đệm ngăn cách giữa chúng và các cá thể bị nhiễm bệnh17.

Một khi khả năng miễn dịch cộng đồng được thiết lập và cùng với các nỗ lực khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, dịch bệnh có thể bị loại bỏ – một ví dụ tiêu biểu là bệnh đậu mùa.

Ngưỡng tiêm phòng được chấp nhận chung ở chó đối với khả năng miễn dịch bệnh dại của bầy đàn – cần thiết để loại trừ bệnh – là 70%18. Tuy nhiên, do nạn buôn bán thịt chó đã bắt một số lượng lớn chó (bao gồm cả các cá thể chó đã được tiêm phòng) ra khỏi quần thể, thực tế này khiến cho việc đạt được 70% khả năng miễn dịch là rất khó, nếu không muốn nói là không thể.

Nạn buôn bán thịt chó làm suy yếu nỗ lực của một quốc gia nhằm loại bỏ bệnh dại thông qua các chương trình tiêm phòng cho chó.

© F

OUR

PAW

S

Ngoài ra, cũng có bằng chứng được ghi chép rõ ràng về việc những cá thể chó dương tính với bệnh dại được buôn bán và giết mổ để làm thức ăn cho người ở các chợ công cộng, lò giết mổ và thậm chí ở cả nhà hàng tại Trung Quốc19,15, Việt Nam20 và Indonesia21, với 20%22 chó được xét nghiệm dương tính với bệnh dại. Trong nhiều trường hợp, các báo cáo cho thấy những cá thể chó đó không hề có triệu chứng bệnh.

Trong một cuộc trao đổi riêng với Liên minh Không Thịt chó Indonesia, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho biết, “Có những báo cáo cho thấy các chợ thịt chó có tỷ lệ chó mắc bệnh dại cao hơn so với quần thể chó nói chung, bởi vì mọi người thường bán chó ra chợ khi chúng có biểu hiện ốm; một số con chó bị ốm này mắc bệnh dại. Một số báo cáo đã phát hiện ra rằng có tới 5% số chó được đưa vào chợ thịt chó mắc bệnh dại tại các nước đặc hữu bệnh, đây là một nguy cơ rất cao khi tỉ lệ tử vong của bệnh này gần như là 100%. Hơn nữa, đã có ít nhất ba báo cáo được công bố về việc con người mắc bệnh dại từ các hoạt động liên quan đến chợ thịt chó, điều này càng nhấn mạnh nguy cơ mắc bệnh từ các chợ này là rất thực tế.”

Những người buôn bán, người giết mổ/xẻ thịt và người tiêu dùng cũng có nguy cơ phơi nhiễm bệnh dại cao, chẳng hạn trong các trường hợp sau:

■ Những người buôn bán xử lý chó nhiễm bệnh bị phơi nhiễm thông qua các vết cắn, cào, v.v.

■ Giết mổ và bán thịt (chế biến xác động vật bị nhiễm bệnh) có thể dẫn đến lây truyền bệnh dại. Thông tin từ hai cuộc khảo sát các công nhân lò mổ chó ở Nigeria lần lượt cho biết 18/19 và 8/12 bị chó cắn trong quá trình làm việc 23,24. Do có sự tương đồng trong hoạt động buôn bán thịt chó và mèo tại Nigeria và châu Á, tỷ lệ tương tự cũng có thể xảy ra tại châu Á. Việc lây truyền bệnh dại khi tiếp xúc với thịt của một động vật bị nhiễm bệnh đã được một số nghiên cứu22,25 nhấn mạnh và việc giết mổ các loài vật là ổ chứa bệnh dại chưa được tiêm chủng (bao gồm cả chó) ở các vùng đặc hữu bệnh dịch cần được coi là phơi nhiễm loại III (nghiêm trọng), cần được điều trị dự phòng22.

■ Ăn thịt chó và mèo bị bệnh dại. WHO và USCDC khuyên không nên tiêu thụ thịt từ động vật nghi ngờ mắc bệnh dại. Tại Trung Quốc26, Việt Nam20,27 và Philippines28, trước đây cũng đã có các báo cáo về bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm bệnh dại đã từng chế biến và ăn thịt chó và mèo có thể đã nhiễm bệnh.

■ Mọi người, kể cả khách du lịch, đến thăm các chợ bán động vật bị bệnh dại cũng có thể vô tình tiếp xúc với vi-rút.

19 Hu, RL. et al. 200820 Nguyen, AKT. et al. 201121 Adiani, S. et al. 2009

22 Wertheim, HFL. et al. 200923 Mshelbwala, PP. et al. 201324 Otolorin, G. et al. 2014

25 Tariq, WU. et al. 199126 Kureishi, A. et al. 199227 Asia Canine Protection Alliance. 2013

28 Dimaano, EM. et al. 2011

© F

OUR

PAW

S/Aa

ron

Geko

sk

Thương lái dỡ chó từ xe tải xuống để chuẩn bị giết mổ

Chó được tiêm phòng dại tại Campuchia

Page 7: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

10 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 11

Nghiên cứu tình huống: Việt Nam

Năm 2009, Wertheim và cộng sự, đã công bố các nghiên cứu điển hình về hai người đàn ông tử vong vì bệnh dại mặc dù không ai có tiền sử bị động vật cắn – nguồn lây nhiễm tiềm năng22. Cả hai trường hợp đều có những điểm tương đồng bao gồm giết mổ, xẻ thịt, chế biến và ăn thịt chó và mèo.

Bệnh nhân 1 đã xẻ thịt và ăn thịt một con chó đã bị chết trong một vụ tai nạn giao thông đường bộ.

Bệnh nhân 2 đã giết mổ, xẻ thịt và tiêu thụ một con mèo đã bị bệnh trong ba ngày.

Có nhiều rất khả năng khiến cả hai người đàn ông này bị nhiễm vi-rút dại và tử vong, tất cả đều liên quan đến hoạt động buôn bán thịt chó và mèo. Cả hai bệnh nhân đều bị bệnh trong thời gian ủ bệnh dại dự kiến sau khi phơi nhiễm trong quá trình mổ thịt; và các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng việc loại bỏ và chế biến não của chó và mèo tạo ra một lượng lớn vi rút dại truyền nhiễm, với sự lây truyền diễn ra thông qua kết mạc, hoặc niêm mạc miệng và mũi họng. Bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm bệnh do lây nhiễm qua các vết cắt hoặc trầy xước trên tay. Việc lây nhiễm bệnh dại qua các vết thương hở sau khi xử lý xác động vật nhiễm bệnh đã từng xảy được ghi nhận trước đây 25. Cả hai trường hợp đều cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa nạn buôn bán thịt chó, mèo và tình trạng lây nhiễm bệnh dại gây tử vong ở người.

Hai trường hợp mắc bệnh dại hung dữ tại Việt Nam

Nghiên cứu tình huống: Campuchia

Vương quốc Campuchia là nơi nạn buôn bán thịt chó diễn ra tràn lan và là nơi đặc hữu bệnh dại. Người ta ước tính rằng bệnh dại gây tử vong 800 người mỗi năm tại Campuchia; tuy nhiên, rất có thể đây là số liệu đánh giá chưa đầy đủ. Từ năm 2000, Viện Pasteur Campuchia, cơ quan hàng đầu về bệnh dại của nước

này, đã xét nghiệm trung bình 200 cá thể chó cắn người mỗi năm. Gần 50% số chó được kiểm tra cho kết quả nhiễm bệnh dại29. Bất chấp nguy cơ rõ ràng đang đe dọa sức khỏe cộng đồng, nạn buôn bán thịt chó vẫn tiếp tục diễn ra và hầu như không suy giảm ở hầu hết các khu vực trên đất nước, với hơn 3 triệu cá thể chó bị buôn bán mỗi năm, tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm cho hàng chục nghìn người bao gồm thương lái, người bán hàng, người bán thịt và bất kỳ ai có tiếp xúc với các cá thể chó trong toàn bộ quá trình buôn bán. Để đạt được mục tiêu xóa sổ bệnh dại và giảm nguy cơ lây truyền sang người, cần phải có một chương trình tiêm phòng cho chó được thực hiện cùng với lệnh cấm buôn bán thịt chó.

Nạn buôn bán thịt chó và bệnh dại tại Campuchia

29 Institut Pasteur. 2017

© F

OUR

PAW

FOU

R PA

WS

2.2 Các nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của người tiêu dùngDo quá trình chế biến thịt chó và mèo không được kiểm soát, không có hướng dẫn hoặc quy trình chính thức nào để đảm bảo rằng thịt được chế biến một cách cẩn thận, hợp vệ sinh hoặc an toàn cho sức khỏe con người – bao gồm cả việc đảm bảo rằng thịt không bị nhiễm các mầm bệnh động vật hoặc chất độc được thương lái sử dụng để làm tê liệt hoặc giết chó, bao gồm cả kali xyanua. Hơn nữa, các cơ sở chế biến thịt chó và mèo thu hút số lượng lớn ruồi, côn trùng khác và động vật gặm nhấm, làm ô nhiễm các sản phẩm thịt và góp phần lây lan dịch bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm khácNgoài bệnh dại, tiêu thụ thịt chó và mèo cũng có thể khiến người tiêu dùng đứng trước nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm chết người khác bao gồm nhiễm khuẩn E. coli và Salmonella spp. – vi khuẩn thường được tìm thấy trong các loại thịt bị ô nhiễm; đồng thời, nạn buôn bán thịt chó cũng có mối liên hệ với sự lây truyền một số bệnh nguy hiểm khác, bao gồm bệnh than, bệnh sốt gợn sóng, viêm gan, bệnh tả và bệnh giun xoắn.

Bệnh tảBệnh tả là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, có thể lây lan nhanh chóng, gây tiêu chảy số lượng lớn, nôn mửa, thậm chí suy thận và tử vong nếu không được điều trị. Các đợt bùng phát của dịch bệnh có thể kéo dài hàng tháng và là gánh nặng lớn đối với y tế cộng đồng. Sự bùng phát dịch tả được cho là liên quan đến nạn buôn bán thịt chó trên khắp miền Bắc Việt Nam30, với vi khuẩn tả được tìm thấy trong các mẫu thịt chó, trên thiết bị của các lò mổ, nhà hàng và trong nước thải từ các lò mổ chó tại Hà Nội31.

Vào tháng 7 năm 2010, 60 nhà hàng thịt chó và cơ sở giết mổ trong nội thành và xung quanh Hà Nội đã phải đóng cửa do những lo ngại về sức khỏe con người – đặc biệt là việc bán thịt chó bị nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae – các quan chức y tế Hà Nội cho biết trong bảy tháng đầu năm 2010, trên 60% các trường hợp mắc bệnh tả được ghi nhận tại Hà Nội (121 trên 200 trường hợp) có liên quan đến thịt chó32.

30 Ngo, TC. et al. 201131 Vietnam Culture. 200932 Thanh Nien News. 2010

33 Ehara. 201134 Trần, ND. et al. 200935 World Health Organization. 2008

Nghiên cứu trường hợp điển hình: Việt Nam

Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, một đợt bùng phát bệnh tiêu chảy cấp tính đã ảnh hưởng đến hàng nghìn người tại 22 tỉnh thành trên khắp miền Bắc Việt Nam. Hơn 1.500 trường hợp nuôi cấy dương tính với V cholerae O1 khi xét nghiệm mẫu phân tại Khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) tại Hà Nội. Theo một nghiên cứu mà trong đó các cá thể chó nhập khẩu có thể được xem là vật trung gian truyền bệnh Vibrio cholerae O1, phần lớn bệnh nhân đã ăn thịt chó tại nhà của họ hoặc tại các nhà hàng thịt chó khi đợt dịch bắt đầu bùng phát33.

Tại xã Hương Nội (Hà Nội), vào ngày 8 tháng 5 năm 2009, trong 37 mẫu được lấy từ 4 lò mổ, có 11 mẫu dương tính với V. cholerae O1. Cũng trong tháng đó, trong 54 mẫu được lấy tại các cơ sở giết mổ chó trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 3 mẫu cho kết quả dương tính33.

Các phân tích của NIHE về các đợt dịch tả từ năm 2007 đến năm 2010 đã cho thấy thịt chó bị nghi ngờ là thực phẩm gây ra bệnh tả cho hơn 64% trường hợp mắc bệnh tả năm 2007 và hơn 83% trường hợp năm 2008. Điều thú vị là các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng truyền thống không ăn thịt chó vào đầu tháng âm lịch của Việt Nam do mê tín dị đoan, cũng được phản ánh rõ ở tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp thấp hơn trong hai tuần đầu của tháng âm lịch. Một phân tích về các yếu tố nguy cơ gắn liền với tình trạng nhiễm bệnh34 đã thúc đẩy WHO đưa ra cảnh báo rằng việc ăn thịt chó, hoặc thực phẩm khác từ các cửa hàng phục vụ món thịt chó, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh gấp 20 lần35.

Sự bùng phát dịch tả tại Việt Nam liên quan đến thịt chó

© F

OUR

PAW

S

Page 8: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

12 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 13

Bệnh giun xoắnBệnh giun xoắn là một bệnh ký sinh trùng phổ biến toàn cầu, lây truyền qua thực phẩm do ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín có chứa ấu trùng của giun tròn trichinella. Sự lây nhiễm ở người với giun trưởng thành hoặc ấu trùng của trichinella, được gọi là bệnh giun xoắn, là kết quả trực tiếp của việc ăn phải ấu trùng trichinella. Bệnh giun xoắn, nếu không được điều trị, có thể gây tử vong. Nguồn lây bệnh cho người phổ biến nhất là thông qua lợn nhà; tuy nhiên, bệnh giun xoắn cũng có thể xảy ra do ăn phải thịt được chế biến không đúng cách từ các động vật khác, bao gồm cả chó.

Thịt chó là nguồn lây nhiễm trichinella chính ở người tại Trung Quốc và rất có thể ở các quốc gia khác, nơi thịt chó được tiêu thụ phổ biến. Các cuộc khảo sát được thực hiện tại 9 tỉnh hoặc các khu tự trị của Trung Quốc với 19.662 mẫu chó. Tỷ lệ nhiễm giun xoắn ở chó dao động từ 7% ở Hà Nam đến 39,5% ở Hắc Long Giang, với tỷ lệ phổ biến chung là 21,1%36. Thịt chó cũng có liên quan đến bệnh giun xoắn ở người tại Thái Lan37. Một cuộc khảo sát cho thấy 7 cá thể chó bị nhiễm bệnh trong tổng số 421 cá thể tại một chợ thịt chó38.

Các chất độcĐể phục vụ cho quá trình bắt chó, nhiều loại chất độc và/hoặc thuốc an thần đôi khi được thương lái cho vào bả để gây tê liệt hoặc giết chết chó. Không thể đảm bảo rằng thịt của những con chó bị đánh bả không bị nhiễm độc và an

toàn cho con người. Các chất độc thường được sử dụng bao gồm kali xyanua và strychnine, cũng như thuốc giãn cơ, chẳng hạn như suxamethonium. Những chất độc và chất gây tê liệt này không chỉ cực kỳ tàn nhẫn đối với động vật bị đánh bả, mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ, vào năm 2014, 11 người đã bị kết án tù ở Trung Quốc vì bán thịt của gần 1.000 con chó bị giết do đầu độc bằng phi tiêu có chứa chất gây tê liệt ngắn hạn succinylcholine chloride39. Vào tháng 6 năm 2020, một cặp vợ chồng đã bị bắt ở miền Trung Việt Nam sau khi tẩm xyanua vào thức ăn để giết và bắt trộm chó và mèo để buôn bán40.

36 Cui, J. et al. 200137 Chalermchaikit, T. et al. 200138 Khamboonruang, C. 1991

39 Jinran, Z. et at. 201440 VnExpress. 2020

Để phục vụ cho quá trình bắt chó, nhiều loại chất độc và/hoặc thuốc

an thần đôi khi được thương lái cho vào bả để gây tê liệt hoặc giết

chết chó. Không thể đảm bảo rằng thịt của những con chó bị đánh bả không bị nhiễm độc và

an toàn cho con người.

© D

MFI

41 World Health Organization. 202042 Shenzhen News Network. 202043 Boyle, L. 2020

44 South China Morning Post. 2020

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, chính phủ các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ về sức khỏe con người và động vật và các chuyên gia đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới xem xét lại các chính sách và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và khẩn cấp nhằm xử lý các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh liên quan đến động vật có tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Với sự chú ý toàn cầu tập trung vào các chợ động vật sống buôn bán động vật hoang dã cùng với động vật nuôi, bao gồm cả chó và mèo để lấy thịt, cộng đồng thế giới và các bên có liên quan đến sức khỏe cộng đồng đã kêu gọi các chính phủ giải quyết cả tình trạng buôn bán động vật hoang dã không được kiểm soát và nạn buôn bán thịt chó và mèo, không chỉ vì sức khỏe con người và động vật mà còn cả khía cạnh đạo đức, nhằm công nhận rằng trên khắp thế giới, chó và mèo được coi là 'động vật đồng hành' chứ không phải 'vật nuôi' hay 'động vật làm thức ăn'.

Các chương trình và luật pháp tiến bộ và đổi mới đã được thông qua với tốc độ chưa từng có nhằm giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã. Thậm chí trước khi WHO phân loại COVID-19 là 'đại dịch toàn cầu '41, Trung Quốc đã đối

phó với tình trạng bùng phát dịch bằng các lệnh cấm mang tính đột phá đối với hành vi buôn bán động vật hoang dã với hiệu lực ngay lập tức. Các thành phố áp dụng các biện pháp bổ sung cấm tiêu thụ động vật hoang dã để bảo vệ sức khỏe con người, bao gồm cả Vũ Hán và Bắc Kinh. Ví dụ, thành phố Thâm Quyến đã thông qua luật cấm vĩnh viễn việc tiêu thụ, nhân giống và buôn bán động vật hoang dã như rắn, thằn lằn và các động vật hoang dã khác để làm thức ăn cho con người, với mức phạt nặng lên tới 150.000 Nhân dân tệ (> 20.000 Đô la Mỹ)42.

Một kế hoạch quy mô toàn quốc đầu tiên tại Trung Quốc đang xây dựng một chương trình thu mua trọn gói để giúp những người buôn bán động vật hoang dã chuyển sang các sinh kế thay thế, chẳng hạn như trồng trái cây, rau, cây chè và thảo mộc43. Nhận ra mối đe dọa mà ngành buôn bán động vật hoang dã có thể gây ra đối với sức khỏe con người trên toàn cầu, Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện những thay đổi này mặc dù ngành công nghiệp tiêu thụ và buôn bán động vật hoang dã của quốc gia này được Học viện Kỹ thuật Trung Quốc định giá 520 tỷ Nhân dân tệ44 (tương đương 74 tỷ Đô la) vào năm 2017.

3. Các phản ứng ngay lập tức đối với đại dịch COVID-19 trên phạm vi khu vực

© D

MFI

Động vật bị giết mổ tại một chợ động vật sống ở Indonesia

Động vật sống và chết thuộc các loài khác nhau được để lẫn lộn tại một chợ động vật sống ở Indonesia

Page 9: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

14 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 15

Các biện pháp tương tự cũng được Việt Nam thực hiện vào tháng 7 năm 2020 nhằm “giảm thiểu nguy cơ xảy ra các đại dịch mới” thông qua việc công bố một chỉ thị có hiệu lực ngay lập tức, cấm chợ động vật hoang dã và hành vi buôn bán động vật hoang dã (bao gồm nhập khẩu động vật hoang dã sống và sản phẩm từ động vật hoang dã); đồng thời tăng cường thực thi các quy định cấm săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã, bao gồm cả mua bán trực tuyến.

Trong những tháng tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và hai thành phố lớn của Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết nạn buôn bán thịt chó và mèo trong bối cảnh các mối quan ngại và sự lên án trong phạm vị quốc gia và quốc tế ngày càng gia tăng. Ở cả cấp quốc gia và thành phố, nền tảng của cải cách lập pháp dựa vào chó là "động vật đồng hành" chứ không phải "vật nuôi", đồng thời nhận thấy sự cần thiết của luật pháp để phản ánh tình cảm của công chúng.

Thâm Quyến, tỉnh Quảng ĐôngVào ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thâm Quyến trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc đại lục cấm vĩnh viễn việc tiêu thụ chó, mèo và động vật hoang dã. Luật an toàn thực phẩm ('Quy định của đặc khu kinh tế Thâm Quyến về lệnh cấm toàn diện đối với việc tiêu thụ động vật hoang dã')42 được các nhà lập pháp Thâm Quyến đề xuất vào tháng 2 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2020. Luật cấm tiêu thụ thịt chó và mèo bằng cách liệt kê danh sách những loài được phép tiêu thụ, trong đó không bao gồm chó và mèo45. Kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, hành vi buôn bán chó mèo làm thức ăn cho con người đã bị cấm tại các nhà hàng và cửa hàng trên khắp Thâm Quyến, đồng thời việc buôn bán chó mèo sống tại các chợ để làm thức ăn cũng bị cấm.

Trong tuyên bố về đạo luật mang tính đột phá này, người phát ngôn của chính quyền Thâm Quyến cho biết: “… chó và mèo là thú cưng đã có mối quan hệ rất gần gũi với con người hơn tất cả các loài động vật khác, và việc cấm tiêu thụ chó, mèo và các vật nuôi khác là một quy định phổ biến tại các nước phát triển cũng như tại Hồng Kông và Đài Loan. Lệnh cấm này cũng đáp ứng nhu cầu và tinh thần của nền văn minh nhân loại 46.”

Luật pháp quốc giaVào ngày 27 tháng 5 năm 2020, Danh mục quốc gia mới nhất về nguồn gen Gia súc và Gia cầm45 đã được chính phủ quốc gia (Bộ Nông nghiệp) công bố. Danh mục bao gồm danh sách các loài động vật được coi là ‘vật nuôi’. Cả chó và mèo đều không được đưa vào danh sách, và lần đầu tiên, tài liệu có kèm theo lời giải thích cho việc không bao gồm loài chó và chính thức phân loại chúng thành 'động vật đồng hành': “Với sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại và sự quan tâm và yêu thích của công chúng đối với hoạt động bảo vệ động vật, chó đã được thay đổi từ động vật nuôi truyền thống thành động vật đồng hành. Chó nói chung không được coi là gia súc và gia cầm trên khắp thế giới, và Trung Quốc cũng không được sử dụng chúng như gia súc và gia cầm 47”.

Chu Hải, tỉnh Quảng ĐôngVào ngày 15 tháng 4 năm 2020, sau khi công bố dự thảo mới nhất của Danh mục quốc gia về nguồn gen gia súc và gia cầm45, thành phố Chu Hải trở thành thành phố thứ hai ở Trung Quốc đại lục cấm vĩnh viễn hành vi tiêu thụ chó, mèo và động vật hoang dã. Ủy ban thường vụ của Hội đồng nhân dân thành phố Chu Hải tuyên bố rằng các nhà lập pháp phải tuân thủ "danh sách trắng" vật nuôi của Trung Quốc về động vật làm thức ăn cho con người48, trong đó không bao gồm chó và mèo.

45 Ministry of Agriculture and Rural Affairs of the People’s Republic of China. 202046 Shenzhen News Network. 2020

47 Ministry of Agriculture and Rural Affairs of the People’s Republic of China. 202048 China News Network. 2020

© F

OUR

PAW

S

Nạn buôn bán thịt chó và mèo không chỉ gây tranh cãi và chia rẽ ngày càng gia tăng mà còn là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe và cuộc sống của con người và động vật. Hơn nữa, vấn nạn này cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đáng kể lên danh tiếng quốc tế của một quốc gia khi mà trên toàn thế giới, người dân ngày càng không đồng tình với các hành vi tàn ác với động vật, trong đó sự phản đối nạn buôn bán từ chính địa phương cũng ngày càng tăng lên, đặc biệt là giới trẻ.

Đến nay, chưa có quốc gia nào chính thức hợp pháp hóa hoặc đưa ra quy định về việc chế biến thực phẩm từ thịt chó và mèo; và rõ ràng là bất kì nỗ lực nào nhằm kiểm soát một hình thức kinh doanh đang vi phạm các luật hiện hành (bao gồm cả các quy định về sức khỏe và an toàn) và hoạt động dựa vào sự thiếu thực thi pháp luật, đều sẽ thất bại. Không có bằng chứng xác thực nào cho thấy quy định về chế biến thịt chó và mèo sẽ giải quyết được sự tàn ác mang tính hệ thống hay làm giảm các rủi ro gây ra cho sức khỏe con người. Hơn nữa, chưa có chính phủ hoặc tổ chức liên chính phủ nào tìm ra giải pháp an toàn và nhân đạo để nuôi và giết mổ thương mại thịt chó và mèo. Và bất kỳ nỗ lực tương tự nào đều được coi là lạc hậu so với phần còn lại của thế giới – nơi chó và mèo được coi là bạn đồng hành.

Các nghiên cứu và khảo sát trên khắp châu Á cho thấy ở bất cứ nơi nào tình trạng tiêu thụ thịt chó và mèo đang thịnh hành, nó thường gây nhiều tranh cãi và thường chỉ được thực hiện bởi – đồng thời mang lại lợi nhuận tài chính cho

– một bộ phận thiểu số dân số, trong khi đó, nạn buôn bán tiêu cực này lại tác động đến toàn bộ dân số về mặt sức khoẻ, kinh tế và danh tiếng.

Ví dụ, động vật đồng hành chưa bao giờ được xem là một phần của ẩm thực chính thống của Trung Quốc và các cuộc khảo sát cũng cho thấy thịt chó chỉ được ăn – và không thường xuyên – bởi dưới 20% dân số Trung Quốc49. Các kết quả tương tự cũng được thu thập từ các cuộc điều tra và khảo sát tại Campuchia, nơi ước tính chỉ có 12% người dân thường xuyên ăn thịt chó, và việc tiêu thụ vẫn còn là một tập quán gây tranh cãi đối với người Khmer 50; còn tại Indonesia, Liên minh Không thịt chó Indonesia ước tính có ít hơn 7% dân số tiêu thụ thịt chó. Tại Hàn Quốc, nhu cầu tiêu thụ thịt chó đang giảm, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, và hầu hết người Hàn Quốc không ăn thịt chó thường xuyên. Tại Việt Nam, một nghiên cứu thị trường cho thấy tỷ lệ tiêu thụ thịt chó rất khác nhau tùy theo địa điểm. Ví dụ như tại Hà Nội, một thành phố được biết đến với tỉ lệ tiêu thụ thịt chó cao, cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 11% người dân ăn thịt chó thường xuyên và tỉ lệ này thậm chí còn ít hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ 1,5%. Ngoài ra, tại Thành phố Hồ Chí Minh, 88%51 người được khảo sát cho biết họ sẽ từ chối ăn thịt chó. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Gallup Korea vào tháng 6 năm 2018 cho thấy 70% người dân Hàn Quốc nói rằng họ sẽ không ăn thịt chó trong tương lai52. Do đó, việc chấm dứt nạn buôn bán thịt chó sẽ ảnh hưởng đến một số ít người nhưng mang lại lợi ích cho đại đa số người dân.

4. Tại sao quy định không phải là giải pháp để giải quyết nạn buôn bán thịt chó và mèo

49 Humane Society International. 202050 FOUR PAWS International. 2020

51 FOUR PAWS International. 202052 Kim. 2018

© F

OUR

PAW

S

Nấu thịt chó tại Campuchia

Thịt chó và mèo được bán tại các chợ ở Việt Nam

Chân chó trên vỉ nướng nướng tại Campuchia

© F

OUR

PAW

S

Page 10: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

16 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 17

Nhận thức được nhu cầu cần có sự rõ ràng trong pháp luật, ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã thông qua pháp luật tiến bộ, chính thức công nhận chó và mèo là 'động vật đồng hành', không phải là 'vật nuôi' hoặc 'động vật làm thức ăn' và xóa chúng khỏi danh sách 'loài vật nuôi' trong luật hiện hành. Chẳng hạn, Philippines, Đài Loan và Hồng Kông đã thông qua luật, quy định và pháp lệnh cấm giết mổ, buôn bán và tiêu thụ thịt chó – điều này phù hợp với tình cảm của công chúng, cam kết bảo vệ quyền lợi động vật và phù hợp với các ý kiến chuyên gia toàn cầu về kiểm soát và loại trừ bệnh dại – bằng cách thực hiện các cách tiếp cận pháp lý khác nhau. Tại Đài Loan và Hồng Kông, hành vi giết mổ, buôn bán và tiêu thụ thịt mèo cũng bị cấm hoàn toàn, trong khi ở Philippines, mèo không có trong danh sách những loài được phép tiêu thụ, điều này góp phần ngăn cản hiệu quả sự tiêu thụ thịt mèo.

Tại các quốc gia khác, chẳng hạn như Ấn Độ, nơi hiện không có lệnh cấm rõ ràng như vậy nhưng nạn buôn bán này vẫn bị coi là bất hợp pháp theo Luật về Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (Tiêu chuẩn Sản phẩm Thực phẩm và Chất phụ gia thực phẩm)53, vốn không công nhận thịt chó là thực phẩm, cũng như Đạo luật quốc gia về Phòng chống đối xử thô bạo với động vật 54 (1960); và tại Singapore55, luật bảo vệ động vật và an toàn thực phẩm nghiêm cấm giết mổ và tiêu thụ chó và mèo, những loài không được công nhận là 'động

vật làm thức ăn’. Lộ trình hợp pháp để xác định "động vật làm thức ăn" – những động vật được chấp nhận cho con người tiêu thụ – là một cách tiếp cận cũng đã được áp dụng tại Thái Lan và Indonesia; và được phản ánh trong các biện pháp mà Trung Quốc đang thực hiện kể từ khi đại dịch COVID-19 yêu cầu xem xét lại các chính sách hiện hành liên quan đến hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật.

53 Food Safety and Standards Authority of India. 201154 Animal Welfare Board of India. 196055 Singapore Government. 2002

© F

OUR

PAW

S

Hàng triệu cá thể chó và mèo đang bị bắt, buôn bán và giết mổ để tiêu thụ hàng năm trên khắp châu Á; và đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng mà những hoạt động buôn bán này gây ra, chính phủ các khu vực và quốc gia trên thế giới có trách nhiệm loại bỏ các nguồn bùng phát dịch bệnh trong khả năng của mình. Bất kỳ chính sách và quy định nào tiếp tục duy trì nạn buôn bán thịt chó và mèo không chỉ ngăn cản mọi nỗ lực loại trừ bệnh dại – do sự không tương thích giữa nạn buôn bán thịt chó và mèo và các chương trình loại trừ bệnh dại – mà còn tiềm ẩn nguy cơ lớn và khó lường đối với sức khỏe cộng đồng, có thể dẫn đến sự bùng phát trong tương lai cũng như những dịch bệnh động vật lây truyền sang con người.

Do đó, chính phủ các nước trên khắp châu Á cũng có trách nhiệm giải quyết nạn buôn bán thịt chó và mèo, mặc dù không được xem là nguồn gốc của COVID-19, nhưng chắc chắn nạn buôn bán này đe dọa đáng kể đến sức khỏe con người theo cách riêng, bao gồm sự lây lan bệnh giun xoắn, bệnh tả và bệnh dại, làm thiệt mạng hàng chục nghìn người mỗi năm.

Do đó, cần phải có các biện pháp ngày càng tiến bộ và nghiêm ngặt nhằm phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của các quốc gia và toàn cầu về những hiểm họa mà nạn buôn bán chó và mèo làm thức ăn cho con người có thể gây ra cho sức khỏe và an toàn cộng đồng. Đồng thời, phản ánh nhận thức ngày càng gia tăng trên thế giới về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ tốt hơn quyền lợi động vật thông qua việc ban hành đầy đủ luật pháp nhằm ngăn chặn các hành vi tàn ác đối với động vật. Hơn nữa, gánh nặng kinh tế của hoạt động buôn bán này phải được xem xét cả về chi phí kinh tế và xã hội. Các chi phí này bao gồm chi phí do nạn buôn bán thịt chó và mèo là nguyên nhân duy trì và làm trầm trọng thêm tình trạng lây truyền dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dại, các chi phí liên quan đến danh tiếng quốc tế của đất nước, ngành du lịch cũng như các ngành và cơ hội đầu tư khác bị ảnh hưởng.

Điều cần thiết là chính phủ các nước trên thế giới phải hành động để giải quyết nguồn gốc của các mầm bệnh chết người lây truyền từ động vật – trong trường hợp của COVID-19 là một chợ động vật sống, nơi con người và các loài động vật khác nhau tiếp xúc gần – để đảm bảo nơi đó không phải là xuất phát điểm của đại dịch tiếp theo. Nếu chúng ta không bắt đầu hành động ngay thì câu hỏi đặt ra không phải là một đại dịch tương tự có xuất hiện hay không, mà là khi nào chúng xuất hiện. Trước những tác động thảm khốc của đại dịch COVID-19, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế mọi rủi ro. Nạn buôn bán động vật gây ảnh hưởng đến phúc lợi và sự ổn định của quốc gia và quốc tế không thể thể bị bỏ qua hoặc chỉ được ngăn chặn như một lựa chọn cá

nhân hoặc mang tính văn hóa. Bây giờ là thời điểm quan trọng để các quốc gia trên thế giới nghiên cứu và xem xét lại các chính sách hiện hành của mình liên quan đến hoạt động chăn nuôi/bắt giữ, vận chuyển, mua bán và giết mổ tất cả các loài động vật dùng làm thức ăn cho con người, bao gồm cả chó và mèo.

Dựa trên các bằng chứng khoa học và các khuyến nghị của chuyên gia, chúng tôi kêu gọi chính phủ các nước trong toàn khu vực thực hiện các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp bao gồm:

■ Ban hành Luật hoặc Chỉ thị đầy đủ, rõ ràng, nghiêm cấm tất cả các khâu của hoạt động buôn bán thịt chó và mèo, bao gồm buôn lậu, bán, giết mổ và tiêu thụ.

■ Đảm bảo đóng cửa tất cả các chợ và cơ sở bán và/hoặc giết mổ chó và mèo sống.

■ Ban hành các tuyên bố công khai về mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng của hoạt động giết mổ và tiêu thụ chó và mèo.

■ Thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm đảm bảo việc thực thi các luật, quy định và chỉ thị hiện hành để chấm dứt nạn buôn bán thịt chó và mèo.

6. Các khuyến nghị

Điều cần thiết là chính phủ các nước trên thế giới phải hành động để giải quyết nguồn gốc của các mầm bệnh chết người lây truyền từ động vật – trong trường hợp của COVID-19 là

một chợ động vật sống, nơi con người và các loài động vật khác

nhau tiếp xúc gần – để đảm bảo nơi đó không phải là xuất phát điểm của

đại dịch tiếp theo.

5. Luật pháp tiến bộ góp phần chấm dứt nạn buôn bán

Tác động của nạn buôn bán đối với chủ sở hữu thú cưng và xã hộiNạn buôn bán thịt chó không những hoạt động dựa trên việc vi phạm luật hiện hành mà còn dẫn đến tình trạng bất bình ngày một gia tăng trong xã hội khi những kẻ trộm và buôn chó ngày càng xung đột với cộng đồng người nuôi và yêu thú cưng. Ví dụ, ở cả Trung Quốc và Việt Nam, các báo cáo về những thương lái cố đánh cắp vật nuôi và bị thương nặng, hoặc thậm chí bị giết trong các cuộc đụng độ này thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Chủ sở hữu thú cưng ngày càng trở nên thất vọng với tình trạng thiếu thực thi pháp luật và phải tự giải quyết vấn đề để bảo vệ vật nuôi của mình.

Các quan chức chính phủ Campuchia cho thấy họ sẵn sàng hành động chống lại nạn buôn bán thịt chó

Page 11: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Tham khảo

■ 1. Johns Hopkins Coronavirus Resource Center. COVID-19 Map. Johns Hopkins Coronavirus Resource Center. 2021 Feb 11 [accessed 2020 Feb 11]. https://coronavirus.jhu.edu/map.html

■ 2. The Guardian. IMF estimates global Covid cost at $28tn in lost output. The Guardian [accessed 2021 Feb 17]. https://www.theguardian.com/business/2020/oct/13/imf-covid-cost-world-economic-outlook

■ 3. Gopinath G. Reopening from the Great Lockdown: Uneven and Uncertain Recovery. [Blog]. IMFBlog – Insights and Analysis on Economics and Finance. [accessed 2021 Feb 17]. https://blogs.imf.org/2020/06/24/reopening-from-the-great-lockdown-uneven-and-uncertain-recovery/

■ 4. World Health Organization. WHO | Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003. WHO. 2003 Dec 31 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.who.int/csr/sars/country/table2004_04_21/en/

■ 5. United Nations Environment Programme, International Livestock Research Institute. Preventing the next pandemic – Zoonotic diseases and how to break the chain of transmission. 2020

■ 6. Grace D, Mutua F, Ochungo P, Kruska R, Jones K, Brierley L, Lapar L, Said M, Herrero M, Phuc PD, et al. Mapping of poverty and likely zoonoses hotspots. Mapping of poverty and likely zoonoses hotspots. 2012 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.zotero.org/fpsu/collections/58NEDDNK/items/Q2TP74ND/collection

■ 7. Wu F, Zhao S, Yu B, Chen Y-M, Wang W, Song Z-G, Hu Y, Tao Z-W, Tian J-H, Pei Y-Y, et al. A new coronavirus associated with human respiratory disease in China. Nature. 2020;579(7798):265–269. doi:10.1038/s41586-020-2008-3

■ 8. Woo PC, Lau SK, Yuen K. Infectious diseases emerging from Chinese wet-markets: zoonotic origins of severe respiratory viral infections. Current Opinion in Infectious Diseases. 2006;19(5):401–407. doi:10.1097/01.qco.0000244043.08264.fc

■ 9. Schuck Paim C, Alonso WJ. Pandemics, global health and consumer choices. 1st ed. Cria Mineira Empreendimentos Ltda.; 2020.

■ 10. Ghasemzadeh I, Namazi S. Review of bacterial and viral zoonotic infections transmitted by dogs. Journal of Medicine and Life. 2015;8(Spec Iss 4):1–5.

■ 11. Sykes JE, Greene CE. Infectious Diseases of the Dog and Cat – E-Book. Elsevier Health Sciences; 2013.

■ 12. Broom DM, Johnson KG. Stress and Animal Welfare: Key Issues in the Biology of Humans and Other Animals, 2nd edn. Stress and Animal Welfare: Key Issues in the Biology of Humans and Other Animals, 2nd edn. 2019 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.academia.edu/41640480/Stress_and_Animal_Welfare_Key_Issues_in_the_Biology_of_Humans_and_Other_Animals_2nd_edn

■ 13. Hampson K, Coudeville L, Lembo T, Sambo M, Kieffer A, Attlan M, Barrat J, Blanton JD, Briggs DJ, Cleaveland S, et al. Estimating the Global Burden of Endemic Canine Rabies. PLOS Neglected Tropical Diseases. 2015;9(4):e0003709. doi: https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0003709" 10.1371/journal.pntd.0003709

■ 14. Clifton M. How not to fight a rabies epidemic: A history in Bali. Asian Biomedicine. 2010; 4: 663–670. doi:10.2478/abm-2010-0086

■ 15. Tao XY, Tang Q, Li H, Mo ZJ, Zhang H, Wang DM, Zhang Q, Song M, Velasco-Villa A, Wu X, et al. Molecular epidemiology of rabies in Southern People’s Republic of China. Emerging Infectious Diseases. 2009;15(8):1192–1198. doi:10.3201/eid1508.081551

■ 16. Dog Meat Free Indonesia. Dog Meat Free Indonesia | Take Action Now. Dog Meat Free Indonesia. 2020 Oct [accessed 2020 Oct 19]. https://www.dogmeatfreeindonesia.org/

■ 17. GAVI – The Vaccine Alliance. What is herd immunity? 2020 Mar [accessed 2020 Dec 17]. https://www.gavi.org/vaccineswork/what-herd-immunity

■ 18. OIE – World Health Organisation. Rabies Portal: OIE – World Organisation for Animal Health. 2020 [accessed 2020 Dec 17]. https://www.oie.int/animal-health-in-the-world/rabies-portal/

18 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu | 19

■ 19. Hu RL, Fooks AR, Zhang SF, Liu Y, Zhang F. Inferior rabies vaccine quality and low immunization coverage in dogs (Canis familiaris) in China. Epidemiology and Infection. 2008;136(11):1556–1563. doi:10.1017/S0950268807000131

■ 20. Nguyen AKT, Nguyen DV, Ngo GC, Nguyen TT, Inoue S, Yamanda A, Dinh XK, Nguyen DV, Phan TX, Pham BQ, et al. Molecular epidemiology of rabies virus in Vietnam (2006-2009). – Abstract – Europe PMC. Japanese Journal of Infectious Diseases. 2011 Jan 1:64(5):391-396.

■ 21. Adiani S, Tangkere E. Rabies Case Study On Dog’s Head (Canis Familiaris) In Manado, Airmadidi & Langowan Wet Markets. Journal of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics (J AGR RURAL DEV TROP). 2009 Jan 1.

■ 22. Wertheim HFL, Nguyen TQ, Nguyen KAT, de Jong MD, Taylor WRJ, Le TV, Nguyen HH, Nguyen HTH, Farrar J, Horby P, et al. Furious rabies after an atypical exposure. PLoS medicine. 2009;6(3):e44. doi:10.1371/journal.pmed.1000044

■ 23. Mshelbwala PP, Ogunkoya AB, Maikai BV. Detection of Rabies Antigen in the Saliva and Brains of Apparently Healthy Dogs Slaughtered for Human Consumption and Its Public Health Implications in Abia State, Nigeria. ISRN Veterinary Science. 2013 Dec 12 [accessed 2021 Feb 12];2013:e468043. https://www.hindawi.com/journals/isrn/2013/468043/. doi: https://doi.org/10.1155/2013/468043

■ 24. Otolorin GR, Umoh JU, Dzikwi A. Prevalence of Rabies Antigen in Brain Tissue of Dogs Slaughtered for Human Consumption and Evaluation of Vaccination of Dogs Against Rabies in Aba, Abia State Nigeria. undefined. 2014 [accessed 2021 Feb 12]. https://doi.org/paper/Prevalence-of-Rabies-Antigen-in-Brain-Tissue-of-for-Otolorin-Umoh/0194b116f2943c57cf21bb7ff7e8eb3a71c65f74" /paper/Prevalence-of-Rabies-Antigen-in-Brain-Tissue-of-for-Otolorin-Umoh/0194b116f2943c57cf21bb7ff7e8eb3a71c65f74

■ 25. Tariq WU, Shafi MS, Jamal S, Ahmad M. Rabies in man handling infected calf. Lancet (London, England). 1991;337(8751):1224. doi:10.1016/0140-6736(91)92895-9

■ 26. Kureishi A, Xu LZ, Wu H, Stiver HG. Rabies in China: recommendations for control. Bulletin of the World Health Organization. 1992;70(4):443–450.

■ 27. Asia Canine Protection Alliance (ACPA). Risk Assessment – The Risk The Dog Meat Trade Poses to Rabies Transmission and the ASEAN Plus 3 Countries’ Pledge to Eliminate Rabies by 2020. 2013.

■ 28. Dimaano EM, Scholand SJ, Alera MTP, Belandres DB. Clinical and epidemiological features of human rabies cases in the Philippines: a review from 1987 to 2006. International Journal of Infectious Diseases. 2011;15(7): e495–e499. doi:10.1016/j.ijid.2011.03.023

■ 29. Institut Pasteur. Rabies in Cambodia. Institut Pasteur. 2017 Mar 29 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.pasteur.fr/en/research-journal/news/rabies-cambodia

■ 30. Ngo TC, Nguyen DT, Huy tran H, Le T, Hoai Thu N, Diep T, Weiss L, Nguyen B, DuongTran N, Yamashiro T, et al. Imported Dogs as Possible Vehicles of Vibrio Cholerae O1 Causing Cholera Outbreaks in Northern Vietnam. The Open Infectious Diseases Journal. 2011;2011, 5, 127–134:1874–2793. doi:10.2174/1874279301105010127

■ 31. Vietnam Culture. Dog meat restaurants closed amid cholera outbreak fears – Health – News. Vietnam Culture. 2009 May 14 [accessed 2020 Oct 19]. http://travel.org.vn/news/health/2009/05/dog-meat-restaurants-closed-amid-cholera-outbreak-fears.html

■ 32. Thanh Nien News. A dog’s life | Society | Thanh Nien Daily. Thanh Nien News. 2010 Jul 16 [accessed 2020 Oct 19]. http://www.thanhniennews.com/society/a-dogs-life-15632.html

■ 33. Ehara M. Imported Dogs as Possible Vehicles of Vibrio Cholerae O1 Causing Cholera Outbreaks in Northern Vietnam. The Open Infectious Diseases Journal. 2011;5(1):127–134. doi:10.2174/1874279301105010127

■ 34. Trần ND, Nguyễn TTY, Nguyễn TBM, Phạm TCH, Nguyễn QM, Nguyễn TH. Risk factors for cholera outbreak in northern Vietnam in 2008. Health Prevention Magazine. 2009; No.5((104)).

■ 35. World Health Organization. Severe Acute Watery Diarrhoea with Vibrio cholerae in Viet Nam. 2008 Apr 21 [accessed 2020 Oct 20]. https://www.who.int/vietnam/news/detail/21-04-2008-severe-acute-watery-diarrhoea-with-vibrio-cholerae-in-viet-nam

■ 36. Cui J, Wang ZQ. Outbreaks of human trichinellosis caused by consumption of dog meat in China. Parasite (Paris, France). 2001;8(2 Suppl): S 74-77. doi:10.1051/parasite/200108s2074

Page 12: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

© F

OUR

PAW

S

20 | Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

■ 37. Chalermchaikit T, A-Kanee Navarat (Chulalongkorn Univ. B (Thailand) F of VSD of VM). Epidemiological surveillance of Trichinosis outbreak in Phetchabun province [Thailand, swine]. Wetchasan Sattawaphaet. 1982 [accessed 2020 Oct 20]. https://agris.fao.org/agris-search/search.do?recordID=XB8220286

■ 38. Khamboonruang C. The present status of trichinellosis in Thailand. 1991.

■ 39. Jinran Z, Zhiwei F. Dog killers sentenced to prison. China Daily. 2014 Apr 15 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.chinadaily.com.cn/china/2014-05/15/content_17508441.htm

■ 40. VnExpress, Hoang L. Couple poisoned hundreds of dogs, cats with cyanide: police. VnExpress International – Latest news, business, travel and analysis from Vietnam. 2020 [accessed 2020 Oct 19]. https://e.vnexpress.net/news/news/couple-poisoned-hundreds-of-dogs-cats-with-cyanide-police-4115926.html

■ 41. World Health Organization. WHO Director-General’s opening remarks at the media briefing on COVID-19 – 11 March 2020. 2020 Mar 11 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19---11-march-2020

■ 42. Shenzhen News Network. Shenzhen Special Economic Region Regulation on a Comprehensive Ban on the Consumption of Wild Animals. Shenzhen News Network. 2020 Apr 1 [accessed 2020 Oct 19]. http://www.sznews.com/news/content/2020-04/01/content_23021431.htm

■ 43. Boyle L. China’s farmers offered buy-out to grow plants instead of breeding wild species in coronavirus clampdown. The Independent. 2020 May 18 [accessed 2021 Feb 12]. https://www.independent.co.uk/climate-change/news/coronavirus-china-wildlife-trade-buyout-farmers-plants-a9520786.html

■ 44. South China Morning Post. China’s wildlife trade. 2020 Mar [accessed 2020 Dec 17]. https://multimedia.scmp.com/infographics/news/china/article/3064927/wildlife-ban/index.html

■ 45. Ministry of Agriculture and Rural Affairs of the People’s Republic of China. National Directory of Genetic Resources for Livestock and Poultry. Ministry of Agriculture and Rural Affairs of the People’s Republic of China. 2020 May 29 [accessed 2020 Oct 19]. http://www.moa.gov.cn/govpublic/nybzzj1/202005/t20200529_6345518.htm

■ 46. Shenzhen News Network. Shenzhen completely banned the consumption of wild animals, these problems you need to know. Shenzhen News Network. 2020 Apr 1 [accessed 2020 Oct 19]. http://mp.weixin.qq.com/s?_biz= MjM5MjE0ODY2MA==&mid=2651243767&idx=1&sn=f0dec17325be96461f4602a8d21cd92d&chksm=bd58d92c8a2f

503a33b5afc937616a7aebe56870eb621df73983f25c3c1d7428d2cd07e1de6c#rd

■ 47. Ministry of Agriculture and Rural Affairs of the People’s Republic of China. Explanations the National Livestock and Poultry Genetic Resources Catalogue. Ministry of Agriculture and Rural Affairs of the People’s Republic of China. 2020 Apr 8 [accessed 2020 Oct 19]. http://www.moa.gov.cn/hd/zqyj/202004/t20200408_6341067.htm

■ 48. China News Network. Zhuhai will implement the ‘strictest ever’ fasting wildlife regulations. China News Network. 2020 Apr 14 [accessed 2020 Oct 19]. http://www.chinanews.com/sh/2020/04-14/9156890.shtml

■ 49. Humane Society International. Humane Society International/India and People for Animals welcome ‘major turning point’ in campaign to end dog meat cruelty. Humane Society International. 2020 [accessed 2020 Oct 19]. https://www.hsi.org/news-media/tag/dog-meat/

■ 50. FOUR PAWS International. A summary report on dog meat consumption in Cambodia. End the Dog and Cat Meat Trade – a FOUR PAWS Campaign. 2020a Jul 23 [accessed 2020 Oct 19]. https://dogcatmeat.four-paws.org/the-truth/a-summary-report-on-dog-meat-consumption-in-cambodia

■ 51. FOUR PAWS International. The Dog and Cat Meat Trade in Southeast Asia: A Threat to Animals and People. 2020b. https://media.4-paws.org/8/0/0/3/80039a8956751c7b9bf934c35993858592182db3/FOURPAWS_Big_DCMT_ Report_GB.pdf

■ 52. Kim H-J. ´Redundant` animal rights activists announce result of dog meat survey... 74% eat with a nearby invitation. Topstarnews. 2018 Jul 27 [accessed 2020 Oct 19]. http://www.topstarnews.net/news/articleView.html?idxno=454226

■ 53. Food Safety and Standards Authority of India. Food Safety and Standards (Food Products Standards and Food Additives) Regulations. 2011.

■ 54. Animal Welfare Board of India. The Prevention of cruelty to Animals Act. 1960.

■ 55. Singapore Government. Animals and Birds Act – Singapore Statutes Online. 2002 [accessed 2020 Dec 16]. https://sso.agc.gov.sg/Act/ABA1965

Khi các bệnh động vật lây truyền từ động vật sang người, nguyên nhân thường xuất phát từ hoạt động của con người. Đại dịch

COVID-19 chắc chắn không phải là dịch bệnh đầu tiên liên quan

đến các hoạt động của con người mà trong đó động vật thuộc nhiều loài và nguồn gốc được đưa đến

gần nhau và gần con người.

Page 13: Nạn buôn bán thịt chó và mèo: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

VIER PFOTEN International / FOUR PAWS InternationalLinke Wienzeile 236Thành phố Viên, Áo (mã bưu chính 1150) Điện thoại: +43-1-545 50 [email protected]

four-paws.org facebook.com/fourpaws.org twitter.com/fourpawsint youtube.com/fourpawsinternational instagram.com/four_paws_international Th

iết k

ế: V

irtua

lity.

FOUR PAWS là tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu dành cho động vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của con người, thông qua việc công khai những đau đớn mà động vật phải chịu đựng, giải cứu và bảo vệ động vật cần giúp đỡ. Được thành lập bởi Heli Dungler vào năm 1988 tại Vienna, FOUR PAWS chủ trương một thế giới nơi con người đối xử với động vật bằng sự tôn trọng, cảm thông và thấu hiểu. Các chiến dịch và dự án bền vững của FOUR PAWS tập trung vào động vật đồng hành bao gồm cả chó và mèo

hoang, vật nuôi trang trại và động vật hoang dã – như gấu, mèo lớn, đười ươi và voi – đang bị nuôi nhốt trong điều kiện không phù hợp cũng như tại các khu vực chịu thiên tai và xung đột. Với các văn phòng đại diện tại Úc, Áo, Bỉ, Bulgary, Đức, Kosovo, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nam Phi, Thái Lan, Ukraina, Hungary, Vương Quốc Anh, Mỹ và Việt Nam cũng như các khu bảo tồn động vật được giải cứu tại 12 quốc gia, FOUR PAWS cung cấp sự hỗ trợ nhanh chóng cũng như các giải pháp lâu dài.

Thông tin về FOUR PAWS

© iS

tock

phot

o/Th

itare

eSar

mka

sat

© iF

OUR

PAW

S