104
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO THỊ BÌNH AN XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN VÀ TỈ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH VỚI LYSINE CHO LỢN [(PIETRAIN x DUROC) x (LANDRACE x YORKSHIRE)] GIAI ĐOẠN 10 – 20 KG VÀ 30 – 50 KG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2019

ĐÀO THỊ BÌNH ANhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1316/NOIDUNGLA.pdf · Khái niệm về protein và axit amin ..... 7 1.2.1.2. Vai trò của protein, axit amin trong cơ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ BÌNH AN

XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG

TIÊU CHUẨN VÀ TỈ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN

CHỨA LƯU HUỲNH VỚI LYSINE CHO LỢN

[(PIETRAIN x DUROC) x (LANDRACE x YORKSHIRE)]

GIAI ĐOẠN 10 – 20 KG VÀ 30 – 50 KG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2019

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ BÌNH AN

XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG

TIÊU CHUẨN VÀ TỈ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN

CHỨA LƯU HUỲNH VỚI LYSINE CHO LỢN

[(PIETRAIN x DUROC) x (LANDRACE x YORKSHIRE)]

GIAI ĐOẠN 10 – 20 KG VÀ 30 – 50 KG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 9.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. HỒ TRUNG THÔNG

GS. TS. VŨ CHÍ CƯƠNG

HUẾ - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi

thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung

thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công

trình nào khác.

Tác giả luận án

Đào Thị Bình An

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm ơn

chân thành nhất tới:

- Trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Chăn nuôi Thú y, Trung tâm Nghiên cứu

và Thực hành Chăn nuôi, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.

- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khóa học:

PGS. TS. Hồ Trung Thông và GS. TS. Vũ Chí Cương, người đã tận tình hướng dẫn,

chỉ bảo và định hướng khoa học, luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.

- Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm nghiên cứu

lợn Thụy Phương, Ban lãnh đạo Viện Chăn nuôi đã tạo điều kiện về thời gian, công

việc giúp tôi có thời gian chuyên tâm cho việc nghiên cứu.

- Tôi xin chân thành cảm ơn TS. John Khun Kyaw Htoo (Evonik, Hanau, Cộng

Hòa Liên Bang Đức) đã đóng góp ý kiến về phương pháp nghiên cứu, thiết lập khẩu

phần và hỗ trợ xử lý số liệu và TS. Maria Eloisa Carpena (Evonik, Singapore) đã hỗ

trợ trong quá trình nghiên cứu và phân tích axit amin. Lời cảm ơn chân thành xin gửi

đến Tập đoàn Evonik, đơn vị đã tài trợ toàn bộ kinh phí cho nghiên cứu, nếu không có

sự tài trợ và hợp tác to lớn này, ý tưởng nghiên cứu này không thể được thực hiện.

- Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Lê Quỳnh Châu và ThS. Phạm Hoàng Sơn

Hưng đã hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và

Thực hành Chăn nuôi. Xin gửi lời cám ơn đến các bạn sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y

khóa 46, 47 và Học viên cao học Trịnh Xuân Quang đã tham gia nghiên cứu, giúp đỡ

tôi trong suốt 3 năm nghiên cứu khoa học.

- Cuối cùng là sự biết ơn tới cha mẹ, gia đình, đồng nghiệp và những người bạn

thân thiết vì đã liên tục động viên để duy trì nghị lực, sự cảm thông, chia sẻ về thời gian, sức

khỏe và mọi khía cạnh của cuộc sống trong cả quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận án không tránh khỏi những thiếu sót;

rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà

khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

iii

Đào Thị Bình An

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ................................................................................................................... iiiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viiiii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................................... x

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 3

3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3

4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 5

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THẾ

GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .................................................................................................. 5

1.1.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi lợn trên thế giới ........................................... 5

1.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam ........................................... 6

1.2. CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 7

1.2.1. Protein và axit amin ............................................................................................... 7

1.2.1.1. Khái niệm về protein và axit amin ..................................................................... 7

1.2.1.2. Vai trò của protein, axit amin trong cơ thể ......................................................... 8

iv

1.2.1.3. Phân loại theo quan điểm dinh dưỡng ................................................................ 9

1.2.2. Tiêu hóa và hấp thu protein ở lợn ........................................................................ 10

1.2.2.1. Tiêu hóa protein ở lợn ...................................................................................... 10

1.2.2.2. Hấp thu protein ở lợn ........................................................................................ 11

1.2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu protein ở lợn ...................... 13

1.2.3. Đánh giá chất lượng axit amin của thức ăn đối với lợn thông qua tỉ lệ tiêu

hóa hồi tràng .................................................................................................................. 15

1.2.3.1. Tỉ lệ tiêu hoá hồi tràng biểu kiến ...................................................................... 15

1.2.3.2. Axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ........................................................... 16

1.2.3.3. Axit amin tiêu hóa hồi tràng thực ..................................................................... 17

1.2.4. Nhu cầu protein và axit amin của lợn sinh trưởng .............................................. 18

1.2.4.1. Nhu cầu protein và axit amin của lợn sinh trưởng ........................................... 18

1.2.4.2. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa axit amin ở lợn ....................................................... 19

1.2.5. Protein lý tưởng và tỉ lệ cân bằng các axit amin trong protein lý tưởng của lợn ........ 20

1.2.5.1. Protein lý tưởng ................................................................................................ 20

1.2.5.2. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn .................................. 20

1.2.5.3. Lợi ích của các khẩu phần ăn có protein lý tưởng ............................................ 22

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU AXIT AMIN TIÊU HÓA HỒI

TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ................ 23

1.3.1. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn trên thế giới.............................................................................................................. 23

1.3.2. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn ở Việt Nam .............................................................................................................. 28

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 31

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 31

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................... 32

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 32

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 32

2.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 10 – 20 kg ................................................................................................ 32

v

2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 30 – 50 kg ................................................................................................ 38

2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg ................................ 41

2.4.4. Thí nghiệm 4: Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg ................................ 45

2.4.5. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 48

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................... 49

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 50

3.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN

CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 10 – 20 KG ............................................................................ 50

3.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN

CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 30 – 50 KG ............................................................................ 56

3.3. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH SO VỚI

LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 10 – 20

KG ...................................................................................................................................................63

3.4. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH SO VỚI

LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 30 – 50

KG ...................................................................................................................................................68

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 75

4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 75

4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 75

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ............................ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 78

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 91

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh

ADG Tãng khối lýợng trung bình/ngày Average daily gain

AOAC Hiệp hội các nhà hóa phân tích

chính thống

Association of Official Analytical

Chemists

Arg Arginine

Ash Khoáng tổng số Total ash

Asp Aspartic acid

ATD Tỉ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến Apparent total tract digestibility

BW Khối lýõng cõ thể Body weight

CF Xõ thô Crude fiber

CP Protein thô/protein tổng số Crude protein

cs. Cộng sự

Cys Cysteine

DCP Dicalcium phosphate

DDGS Bã ngô Distillers dried grains with solubles

DE Nãng lýợng tiêu hóa Digestible energy

DM Vật chất khô Dry matter

ĐVT Đơn vị tính

EE Lipid thô/lipid tổng số Ether extract

FCR Hệ số chuyển hóa thức ãn Feed conversion ratio

FE Nãng lýợng trong phân Fecal energy

FI Lýợng thức ãn ãn vào Feed Intake

G:F Hiệu quả sử dụng thức ãn Gain:Feed

His Histidine

Ile Isoleucine

LY Lợn lai Landrace x Yorkshire

Leu Leucine

Lys Lysine

vii

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh

ME Nãng lýợng trao ðổi Metabolizable energy

Met Methionine

PiDu Lợn lai Pietrain x Duroc

Phe Phenylalanine

PUN Nitơ ure huyết tương Plasma urea nitrogen

SAA Axit amin chứa lưu huỳnh Sulfur amino acids

SID Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn Standardised ileal digestibility

Thr Threonine

TID Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng ðúng True ileal digestibility

Trp Tryptophan

Tyr Tyrosine

Val Valine

viii

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2013-2017 .................... 5

Bảng 1.2. Sản lượng thịt lợn của một số nước sản xuất chính trên ................................. 6

Bảng 1.3. Số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn của Việt Nam .................................... 7

Bảng 1.4. Nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng cho lợn thịt ........................................ 18

Bảng 1.5. Nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn thịt ....................... 19

Bảng 1.6. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng công bố .............................. 21

Bảng 1.7. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn thịt (axit amin tổng

số) .................................................................................................................. 21

Bảng 1.8. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn thịt ........................ 22

Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys của lợn giai đoạn 10 – 20

kg .................................................................................................................. 33

Bảng 2.2. Thành phần hóa học và axit amin của nguyên liệu sử dụng trong ................ 34

Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu ......... 35

Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định SID Lys

cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% khẩu phần) ................................................ 36

Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm xác định SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg ............... 38

Bảng 2.6. Thành phần hóa học và axit amin của nguyên liệu sử dụng trong ................ 39

Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu

SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng) ............................. 40

Bảng 2.8. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu

SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg .......................................................... 41

Bảng 2.9. Thành phần hóa học và axit amin của nguyên liệu sử dụng trong ................ 42

Bảng 2.10. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối

ưu SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng) ............... 43

Bảng 2.11. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối

ưu SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg ............................................ 44

Bảng 2.12. Thành phần hóa học và axit amin của nguyên liệu sử dụng trong .............. 45

Bảng 2.13. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối

ưu SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng) ............... 46

Bảng 2.14. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối

ưu SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg ............................................ 47

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng

và PUN của lợn giai đoạn 10 – 20 kg ........................................................... 51

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng

của lợn ........................................................................................................... 52

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng

và PUN của lợn giai đoạn 30 – 50 kg ........................................................... 57

ix

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng

của lợn ........................................................................................................... 58

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng

độ PUN của lợn giai đoạn 10 – 20 kg ........................................................... 64

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng của lợn

giai đoạn 10 – 20 kg qua các tuần nuôi thí nghiệm ...................................... 65

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và

nồng độ PUN của lợn giai đoạn 30 – 50 kg .................................................. 70

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng của

lợn giai đoạn 30 – 50 kg qua các tuần nuôi thí nghiệm ................................ 71

x

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1. Axit amin thiết yếu, bán thiết yếu và không thiết yếu ở lợn ........................... 9

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và lượng axit amin thu nhận ........ 16

Hình 1.3. Các phần axit amin khác nhau ở dịch hồi tràng ............................................ 17

Đồ thị 3.1. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ADG ............................. 53

Đồ thị 3.2. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F ......................... 54

Đồ thị 3.3. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ....................................... 55

Đồ thị 3.4. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ADG ............................. 60

Đồ thị 3.5. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F ......................... 61

Đồ thị 3.6. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và .............................................. 62

Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến ADG ........................... 66

Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến G:F .............................. 67

Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN .............. 68

Đồ thị 3.10. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến ADG ......................... 72

Đồ thị 3.11. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến G:F ............................ 73

Đồ thị 3.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN ............ 74

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chi phí thức ăn chiếm tới khoảng 70% tổng chi phí trong chăn nuôi lợn [6], do

đó giảm chi phí thức ăn là chủ đề được quan tâm trong nhiều năm qua [18]. Để đạt

được mục tiêu này, đánh giá đúng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và thành phần dinh

dưỡng của thức ăn là yêu cầu bắt buộc [20]. Trong số các chất dinh dưỡng có mặt

trong thức ăn, protein và thành phần cấu tạo của nó là các axit amin đã được biết đến

là một trong những chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, chất lượng thịt

và hiệu quả kinh tế [20], [113]. Khi khẩu phần mất cân đối, protein (hay axit amin) dư

thừa bị đào thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, làm giảm khả năng tăng khối lượng

và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn [113]. Việc cân đối axit amin trong khẩu phần

phù hợp với từng lứa tuổi, từng giai đoạn phát triển của lợn không chỉ giúp đáp ứng

gần hơn với nhu cầu axit amin của lợn mà còn là chiến lược dinh dưỡng nhằm giảm

đào thải nitơ và giảm phát thải ammonia từ phân lợn và giảm chi phí thức ăn [8], [19].

Để lợn có thể thực hiện tốt các chức năng duy trì, tối ưu khả năng sinh trưởng và điều

kiện sức khỏe, các khẩu phần phải chứa đầy đủ về số lượng đối với tất cả các chất dinh

dưỡng, trong đó có axit amin. Lysine (Lys) thường là axit amin giới hạn thứ nhất trong

các khẩu phần cho lợn [112]. Do đó việc xác định nhu cầu Lys của lợn là rất cần thiết,

giúp xây dựng khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

Xây dựng khẩu phần dựa trên đánh giá tỉ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID)

sẽ cải tiến độ chính xác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu axit amin của lợn [112]. Do trong

đường tiêu hoá của lợn luôn có sự thay đổi tế bào (sự tái tạo tế bào mới và loại thải tế

bào già, chết) và sự tiết ra các enzyme tiêu hoá cũng như chất nhày bảo vệ niêm mạc

ruột [127]. Tất cả những sản phẩm này được gọi là chất nội sinh và đều có bản chất là

protein hay axit amin. Vì vậy, axit amin của dịch thức ăn trong đường tiêu hoá không

chỉ bao gồm các axit amin của thức ăn ăn vào mà còn chứa các axit amin của các sản

phẩm nội sinh. Hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID) được xác định sau khi đã loại

bỏ được ảnh hưởng của axit amin nội sinh cơ bản có trong dịch thức ăn [9], [26]. Vì

vậy, giá trị SID phản ánh chính xác hơn khi đánh giá giá trị sinh học của protein hay

axit amin của thức ăn và được khuyến cáo dùng làm chỉ tiêu xác định nhu cầu axit

amin đối với lợn [128].

Trong những năm gần đây, công tác cải tiến giống lợn phát triển mạnh, các

giống lợn ngoại có năng suất cao liên tục được nhập về nước ta. Các tổ hợp lợn lai 3, 4

2

giống ngoại được đưa vào sản xuất thay thế cho các giống lợn nội có năng suất thấp

thường nuôi trước đây [2]. Hiện nay, số lượng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại cũng

như lợn nái lai ngoại x ngoại chiếm 22,4% (Cục Chăn nuôi, 2016) [2], tỉ lệ lợn lai,

ngoại đạt 92,7% năm 2017. Cùng với sự phát triển của giống lợn, sự gia tăng tỷ lệ nạc,

nhu cầu axit amin cũng tăng lên ở các giống lợn có tỷ lệ nạc cao [112]. Trong trường

hợp không có sự điều chỉnh về tác động của sự gia tăng tỷ lệ nạc đối với nhu cầu

lysine của cơ thể, sự thiếu hụt lysine trong khẩu phần có thể xảy ra, gây hạn chế trong

việc phát huy tiềm năng di truyền của lợn. Việc cân bằng lysine cùng với các axit amin

thiết yếu khác trong khẩu phần theo khái niệm “protein lý tưởng” sẽ giúp cơ thể sử

dụng axit amin một cách tối ưu và giảm đào thải protein. Do đó, việc điều chỉnh lysine

trong khẩu phần đến mức tối ưu là rất cần thiết nhằm đảm bảo sinh trưởng tối đa ở lợn.

Sau lysine, axit amin chứa lưu huỳnh (methionine và cysteine) được coi là axit amin

giới hạn thứ 2 hay thứ 3 trong khẩu phần cho lợn con. Cho đến nay, số lượng các

nghiên cứu xác định tỉ lệ lý tưởng giữa các axit amin chứa lưu huỳnh (SAA) so với

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID Lys) ở lợn rất ít và có sự khác nhau. Ở Việt

Nam, những nghiên cứu về nhu cầu axit amin cho lợn trước đây thường tập trung

nghiên cứu nhu cầu của lysine, chưa xem xét nhiều đến các tỉ lệ tối ưu của các axit

amin khác với lysine và thường chỉ được biểu thị ở mức độ axit amin tổng số [9]. Mặt

khác, đối tượng của các nghiên cứu này là các giống lợn thuần, lợn nội, lợn lai ngoại x

nội, các giống lợn lai 3, 4 giống ngoại chưa được nghiên cứu [24]. Trong cơ sở dữ liệu

thức ăn cho lợn hiện nay cũng không có thông tin về tỷ lệ tiêu hóa axit amin hồi tràng

tiêu chuẩn [24]. Do đó, các nhà dinh dưỡng Việt Nam hiện vẫn phải sử dụng các hệ số

tiêu hóa từ các cơ sở dữ liệu thức ăn của nước ngoài để tính toán nhu cầu axit amin tiêu

hóa cho lợn [9]. Việc tiến hành các nghiên cứu xác định nhu cầu axit amin tiêu hoá hồi

tràng cho lợn lai giống ngoại ở nước ta là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Chính vì vậy, nghiên cứu: “Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ

tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain × Duroc) × (Landrace

× Yorkshire)] giai đoạn 10 - 20 kg và 30 - 50 kg” đã được tiến hành.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Cung cấp cơ sở dữ liệu về nhu cầu axit amin tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cho

lợn góp phần gia tăng độ chính xác khi xây dựng khẩu phần ăn cho lợn thịt.

3

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Xác định nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai [(Pietrain ×

Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg.

(2) Xác định nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai [(Pietrain ×

Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 30 – 50 kg.

(3) Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai

đoạn 10 – 20 kg

(4) Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai

đoạn 30 – 50 kg.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên lợn lai 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace

× Yorkshire)]. Tổng số 4 thí nghiệm đã được thực hiện bao gồm: Xác định nhu cầu

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so

với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace ×

Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg. Tăng khối lượng trung bình/ngày

(ADG), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (FCR), hiệu quả sử dụng thức ãn (G:F),

lượng ăn vào (FI), nồng độ nitơ urea huyết tương (PUN) là các chỉ tiêu theo dõi. Số

liệu thí nghiệm được xử lý thống kê sinh học và các mô hình thống kê đường cong

bình ổn (curvilinear plateau) và đường gấp khúc tuyến tính (linear broken-line) đã

được sử dụng để xác định nhu cầu SID Lys và tỉ lệ lý tưởng SID SAA:Lys.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung cơ sở dữ liệu về nhu cầu lysine tiêu

hoá hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với lysine

tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai 4 giống [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x

Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg trong điều kiện ở Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phối trộn khẩu

phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn

nuôi.

4

4. Những đóng góp mới của luận án

- Lần đầu tiên ở Việt Nam xác định được nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu

chuẩn của lợn lai thương phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)]

giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg.

- Lần đầu tiên xác định được tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với

lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn lai thương phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc)

× (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg.

- Kết quả của đề tài đóng góp cơ sở dữ liệu để xây dựng khẩu phần tối ưu cho

lợn thịt trên cơ sở cân bằng lysine với các axit amin không thay thế ở mức độ tiêu hoá

hồi tràng tiêu chuẩn cũng như các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần.

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THẾ

GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi lợn trên thế giới

Ngành chăn nuôi nói chung cũng như ngành chăn nuôi lợn nói riêng phát triển

mạnh trong những năm gần đây, sản lượng thịt liên tục tăng. Hàng năm, tổng sản

lượng thịt lợn luôn đạt cao nhất so với các loại thịt chính trên thế giới như thịt gà và

thịt trâu bò. Năm 2017, sản lượng thịt lợn đạt 111,0 triệu tấn, trong khi đó sản lượng

thịt gà đạt 90,2 triệu tấn và thịt trâu bò đạt 61,4 triệu tấn (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2013-2017

(ĐVT: triệu tấn)

Nãm Thịt lợn Thịt gà Thịt bò, bê

2013 108,850 84,407 60,535

2014 110,652 86,765 60,815

2015 110,618 89,126 59,699

2016 109,969 89,098 60,443

2017 111,034 90,175 61,373

Thay ðổi 2013/2017 2,01% 6,83% 1,38%

Thịt lợn, thịt trâu và thịt bò được tính theo khối lượng thân thịt; Thịt gà được tính theo

khối lượng đã được sơ chế

(Nguồn: USDA, 2017) [133]

Sản lượng thịt lợn toàn thế giới năm 2017 tăng 2,01% so với năm 2013. Trung

Quốc là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất trên thế giới với tổng sản lượng đạt 53,5 triệu tấn

năm 2017, chiếm gần 1/2 tổng sản lượng thịt lợn toàn thế giới (bảng1.2), sau đó là Châu

Âu và Mỹ. Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thịt lợn sản xuất hàng năm.

Sản lượng thịt lợn toàn thế giới năm 2018 được dự báo sẽ tăng 1,83% so với

năm 2017 (sản lượng thịt lợn thế giới ước tính đạt 113,1 triệu tấn). Trong đó, Mỹ được

dự báo là quốc gia có sản lượng thịt lợn tăng mạnh nhất (tăng 3,98%), sau đó đến

Trung Quốc (tăng 2,34%). Tuy nhiên, các nước thuộc liên minh Châu Âu lại có dự báo

6

giảm 0,21% tương đương 50 tấn thịt. Sản lượng thịt lợn năm 2018 của Việt Nam ước

tính tăng 40 tấn thịt so với năm 2017.

Bảng 1.2. Sản lượng thịt lợn của một số nước sản xuất chính trên

thế giới giai đoạn 2013-2017

(ĐVT: triệu tấn)

Nãm 2013 2014 2015 2016 2017 T10/2018*

Trung Quốc 54,930 56,710 54,870 52,990 53,500 54,750

EU 22,359 22,540 23,249 23,523 23,400 23,350

Mỹ 10,525 10,368 11,121 11,320 11,722 12,188

Brazil 3,335 3,400 3,519 3,700 3,725 3,755

Nga 2,400 2,510 2,615 2,870 2,960 3,000

Việt Nam 2,357 2,431 2,572 2,701 2,750 2,775

Canada 1,822 1,805 1,899 1,914 1,960 2,000

Philippines 1,388 1,402 1,463 1,540 1,585 1,635

Mexico 1,284 1,290 1,323 1,376 1,430 1,480

Nam Triều Tiên 1,252 1,200 1,217 1,266 1,307 1,332

Nhật Bản 1,309 1,264 1,254 1,279 1,275 1,270

Khác 5,889 5,732 5,516 5,490 5,420 5,535

Tổng 108,850 110,652 110,618 109,969 111,034 113,070

*: dự báo; Thịt lợn được tính theo khối lượng thân thịt

(Nguồn: USDA, 2017) [133]

1.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam những năm gần đây đã có bước phát triển vượt bậc.

Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nông hộ chuyển sang chăn nuôi trang trại quy mô lớn,

chất lượng con giống được cải thiện rõ rệt, nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao

được nhập về nước ta, đi cùng với đó là sự phát triển trên lĩnh vực thức ăn giúp nâng

cao hiệu quả chăn nuôi. Hiện nay, số lượng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại cũng như

lợn nái lai ngoại x ngoại chiếm 22,4% (Cục Chăn nuôi, 2016) [2], tỉ lệ lợn lai, ngoại

đạt 92,7% năm 2017. Tổng đàn lợn cả nước có xu hướng tăng từ 26,2 triệu con năm

2013 lên đến 29,0 triệu con năm 2016. Đặc biệt đàn lợn tăng mạnh ở năm 2016, tăng

4,77% so với năm 2015. Lợn nái là đối tượng được tăng nhiều nhất từ 4,0 triệu con

7

năm 2015 lên 4,23 triệu con năm 2016 (Tổng cục thống kê, 2016) [23]. Năm 2015-

2016 là giai đoạn phát triển quá nóng của ngành chăn nuôi lợn vì cứ nuôi 1 con lợn

ngoại là thu lời bình quân 1 triệu đồng [4] nên người người đưa nhau nuôi lợn,

thậm chí rất nhiều doanh nghiệp không chuyên về chăn nuôi như xí nghiệp/doanh

nghiệp khoáng sản, xây dựng,… cũng đổ xô vào nuôi lợn dẫn đến cung vượt xa cầu

[4]. Hơn nữa, lượng thịt lợn tạm nhập tái xuất quá lớn. Khi cung vượt cầu quá lớn

mà con đường xuất khẩu kể cả tiểu ngạch gần như bị đóng cửa dẫn đến thị trường

sản phẩm đầu ra gặp rất nhiều khó khăn [4]. Giá lợn giảm sâu, giá lợn hơi xuất

chuồng xuống quá thấp, thấp nhất trong 10 năm gần đây (Bộ NN&PTNT, 2017)

[1]. Do vậy, người chăn nuôi buộc phải giảm đàn giảm quy mô chăn nuôi. Có thể

nói năm 2017 là một năm khó khăn nhất của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta trong

khoảng 10 năm trở lại đây.

Bảng 1.3. Số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn của Việt Nam

giai đoạn 2013-2017

Nãm

Số lýợng ðàn lợn

(triệu con)

Sản lýợng thịt lợn hõi xuất

chuồng (triệu tấn)

2013 26,264 3,098

2014 26,761 3,160

2015 27,750 3,228

2016 29,075 3,351

10/2017 27,406 3,733

(Nguồn: TCTK, 2017) [3]

Tuy số lượng lợn năm 2017 giảm nhưng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn

tăng, tăng 11,4% so với năm 2016. Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn đang có dấu hiệu

phục hồi. Theo dự báo của USDA (2017) [133], tổng lượng thịt lợn năm 2018 của Việt

Nam sẽ tăng 1,35%.

1.2. CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Protein và axit amin

1.2.1.1. Khái niệm về protein và axit amin

Protein là một nhóm các hợp chất đại phân tử sinh học, cùng với

polysaccharide, lipid và nucleic acid, tạo nên các hợp phần của cơ thể sống [21]. Một

cách cụ thể, protein là chuỗi axit amin kết hợp với nhau bằng liên kết peptit (CO-NH)

8

[21]. Phân tử lượng của protein vì thế rất cao, khoảng 60.000 Da. Cấu trúc protein của

mỗi loài, ngay cả trong cùng một cơ thể protein của mỗi mô bào cũng khác nhau. Sự

khác biệt ấy là do số lượng, loại và thứ tự của các axit amin cấu tạo nên protein. Chính

vì vậy, protein của từng loại thức ăn khác nhau về thành phần và thứ tự các axit amin,

do đó khác nhau về hàm lượng các axit amin.

Axit amin là đơn vị cấu tạo nên protein. Trong phân tử axit amin có chứa các

nhóm chức amine (-NH2) và carboxylic acid (-COOH) [21]. Các axit amin được phân

biệt bằng các gốc hydrocarbon đặc trưng. Về mặt chức năng, protein trong thức ăn

cung cấp các axit amin cho cơ thể [112]. Trong đường tiêu hóa, protein bị phân giải

bởi các enzyme và giải phóng các axit amin ở dạng riêng lẻ hoặc các chuỗi peptide

ngắn. Các axit amin và chuỗi peptide sau đó được hấp thu vào máu và vận chuyển đi

khắp cơ thể [105]. Các axit amin này sẽ là thành phần cấu tạo nên nhiều loại protein

khác nhau, đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Về mặt số lượng, protein là chất dinh

dưỡng có giá thành cao trong khẩu phần; việc chuyển hóa protein thức ăn thành

protein các mô trong cơ thể cần phải qua quá trình tiêu hóa, hấp thu, trao đổi chất sau

hấp thu các axit amin [112]. Chất lượng protein trong thức ăn phụ thuộc vào khả năng

cung cấp các axit amin (về cả số lượng và tỷ lệ) của protein [112].

Trong tự nhiên hầu hết các axit amin đều có dạng L [21]. Khi tổng hợp axit

amin người ta thu được một nửa dạng L và một nửa dạng D. Qua nghiên cứu cho thấy

chỉ có một số axit amin có thể sử dụng cho lợn ở cả hai dạng D và L là: DL-

methionine, DL-tryptophan, còn đối với các axit amin khác chỉ sử dụng được dạng L.

D-methionine ngang bằng L-methionine, D-tryptophan có 60 tới 70% giá trị sinh học

của L-tryptophan [13]. Đồng phân D của lysine và threonine ít sử dụng cho lợn [13].

Vì vậy khi phối hợp khẩu phần chúng ta cần phải biết dạng cấu tạo hóa học để lợn có

thể sử dụng hiệu quả.

1.2.1.2. Vai trò của protein, axit amin trong cơ thể

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của

cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào. Quá

trình sống là sự thoái hóa và tái tạo thường xuyên của protein. Chính vì vậy, cơ thể cần

một lượng protein bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày. Protein là thành phần cấu

trúc chủ yếu của tế bào động vật, nhiều chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động

sống của cơ thể như sắc tố hô hấp Hb để vận chuyển khí, fibrinogen tham gia vào phản

ứng đông máu, các enzyme xúc tác trao đổi chất, actin và myosine để co cơ… Protein

huyết tương là albumin tạo ra áp suất thể keo trong máu để duy trì ổn định nội mô,

globulin là kháng thể trong máu liên quan tới phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Nhiều

9

hormone điều hoà hoạt động chức năng là protein, cơ cấu di chuyển trong nhân tế bào

là loại protein phức tạp nhất nằm ở nhiễm sắc thể và gen. Trong quá trình chuyển hoá,

protein cũng có thể oxy hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống nhất là khi

năng lượng chủ yếu từ nguồn lipit và gluxit được cung cấp không đủ. Vì thế trong

chăn nuôi cần phải cung cấp đủ protein trong khẩu phần và có mức năng lượng hợp lý

để đạt năng suất cao với các sản phẩm thịt, trứng, sữa. Protein có tính đặc hiệu rất cao

vì thế cơ thể chỉ sử dụng nguồn axit amin thuỷ phân từ thức ăn trong đường tiêu hoá

để tổng hợp protein đặc trưng của mình.

1.2.1.3. Phân loại theo quan điểm dinh dưỡng

Hiện nay, theo quan điểm dinh dưỡng axit amin được phân loại axit amin không

thay thế (axit amin thiết yếu), axit amin bán thay thế (axit amin bán thiết yếu hoặc axit

amin thiết yếu có điệu kiện) và axit amin thay thế (axit amin không thiết yếu) [48]. Ở

lợn có chín loại axit amin quan trọng trong quá trình thực hiện các chức năng duy trì

và sản xuất bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine,

threonine, tryptophan và valine do lợn không thể tổng hợp bộ khung carbon hay keto

acid tương ứng [48], [112]. Các axit amin này được gọi là các axit amin “không thay

thế” hay “thiết yếu”, và cần phải được cung cấp cho cơ thể. Động vật dạ dày đơn được

cung cấp các axit amin này qua thức ăn. Ngược lại, các axit amin cơ thể có khả năng

tự tổng hợp được gọi là các axit amin “có thể thay thế” hay “không thiết yếu”. Các axit

amin không thiết yếu ở lợn bao gồm alanine, asparagine, aspartate, glutamate, glycine

và serine [112].

Hình 1.1. Axit amin thiết yếu, bán thiết yếu và không thiết yếu ở lợn

(Nguồn: Boisen và cs., 2000) [36]

10

Ngoài ra, arginine, cysteine, glutamine, proline và tyrosine được xem là các axit

amin “thiết yếu có điều kiện” [112] hay “không quan trọng có điều kiện” ở lợn [48].

Axit amin arginine được coi là axit amin thiết yếu có điều kiện vì arginine có thể tổng

hợp nội sinh từ glutamate/glutamine và proline [21]. Tuy nhiên, sự tổng hợp này

thường không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của quá trình phát

triển cơ thể, do một phần lớn ariginine được tổng hợp bị phân huỷ ở gan bởi enzyme

arginase và trong sữa đầu cũng như sữa của lợn mẹ thường thiếu axit amin này (thiếu

khoảng 40%). Ở giai đoạn kể từ sau khi thành thục về tính và giai đoạn mang thai,

nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lợn có thể tổng hợp arginine với số lượng đủ đáp ứng

nhu cầu của chúng [112]. Do đó, ở lợn con argigine là axit amin thiết yếu còn đối với

lợn giai đoạn nuôi vỗ béo thì đây không phải là axit amin thiết yếu. Axit amin cysteine

có thể được tổng hợp từ methionine, cysteine lại có thể chuyển thành cystine. Như

vậy, cystine có thể thay thế một phần methionine, ở lợn có thể thay tới 50%. Tương tự

như đối với nhóm axit amin chứa lưu huỳnh, phenylalanine có thể đáp ứng nhu cầu

của tổng lượng phenylalanine và tyrosine (axit amin có nhân thơm) vì sự chuyển hóa

phenylalanine có thể tạo thành tyrosine. Tyrosine có thể đáp ứng tối thiểu 50% tổng

nhu cầu của hai loại axit amin này nhưng nó không thể là nguồn duy nhất và không thể

thay thế cho phenylalanine vì nó không thể chuyển được thành phenylalanine [21].

Các axit amin thiết yếu có điệu kiện này thường không cần thiết phải có trong thức ăn

nhưng cần phải được cung cấp trong khẩu phần cho những động vật không tổng hợp

đủ để đáp ứng nhu cầu [120], [63]. Trong thực tế chăn nuôi, tỷ lệ thành phần các axit

amin trong thức ăn và nhu cầu của gia súc luôn luôn khác nhau, đặc biệt là các axit

amin thiết yếu. Một số axit amin trong thức ăn thường rất thấp so với nhu cầu, những

axit amin đó làm giảm hiệu quả sử dụng các axit amin còn lại. Các axit amin có trong

một loại thức ăn với lượng thấp hơn so với nhu cầu của lợn được gọi là “axit amin giới

hạn”. Nếu khẩu phần bị thiếu hụt một hay nhiều axit amin thiết yếu, quá trình sinh

tổng hợp protein sẽ dừng lại ở mức axit amin giới hạn thứ nhất. Nhu cầu của phần lớn

axit amin trong khẩu phần thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ với nhu cầu lysine, do

lysine là axit amin giới hạn thứ nhất trong các khẩu phần cho lợn [36].

1.2.2. Tiêu hóa và hấp thu protein ở lợn

1.2.2.1. Tiêu hóa protein ở lợn

Dưới tác động của các nhóm emzym protease, protein thức ăn được thủy phân

thành các polypeptide, oligopeptide và cuối cùng thành các axit amin. Sự thủy phân

protein xảy ra ở dạ dày và ruột non [21]. Lợn là loài gia súc có cấu tạo dạ dày đơn. Dạ

11

dày lợn có môi trường axit do dịch vị tiết ra (pH = 2,0-2,5), pH dịch vị thấp phù hợp

điều kiện hoạt động của pepsin để phân giải protein thành các sản phẩm trung gian như

albumose, pepton và một lượng nhỏ axit amin [22]. Ruột non của lợn chứa dịch tuỵ,

dịch ruột và dịch mật, có môi trường kiềm với pH trong khoảng 7,8-8,7 trong đó chỉ có

dịch tuỵ và dịch ruột chứa đủ các enzyme tiêu hoá triệt để các chất dinh dưỡng trong

thức ăn. Nhờ vậy, ruột non là bộ phận của cơ quan tiêu hoá chứa đầy đủ enzyme thuỷ

phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản nhất mà cơ

thể hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu. Trong tất cả các chất dinh dưỡng thì

protein là đại phân tử có cấu tạo phức tạp nhất nên phức hệ enzyme thuỷ phân protein

cũng phức tạp nhất và được chia thành các nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng và mức

độ phân giải của từng enzyme. Nhóm 1 gồm các enzyme pepsin của dịch vị, trypsin và

chymotrysine của dịch tuỵ, erepxin của dịch ruột, nhóm này thuỷ phân protein thành

các peptit ngắn 6-8 axit amin. Nhóm 2 là nhóm enzyme phân giải peptit. Nhóm 3 là

nhóm enzyme thuỷ phân protein của tổ chức liên kết như elastase thuỷ phân elastin.

Nhóm 4 là nhóm thuỷ phân protein nhân tế bào [17]. Dịch mật không chứa enzyme

tiêu hoá, nhưng nó hỗ trợ các hoạt động tiêu hoá và hấp thu, đặc biệt là tiêu hoá mỡ.

Ruột non có cấu tạo thích hợp cho việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Do niêm mạc ruột

có các tuyến ruột phát triển tiết dịch ruột theo kiểu toàn tiết, tức là các tế bào tuyên

chứa đầy enzyme từ niêm mạc ruột bong ra theo chu kỳ rơi thẳng vào xoang ruột tạo ra

nguồn nitơ nội sinh. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới tính chính xác của các thử

nghiệm mức tiêu hoá protein ở lợn mà ta không thể loại trừ. Protein dư thừa được đẩy

xuống ruột già và được phân huỷ bởi các vi khuẩn gây thối tạo thành các chất độc

crezon, fenol, indol, scatol. Các chất độc này được hấp thu vào máu và giải độc ở gan.

Nếu quá nhiều sẽ gây tình trạng ngộ độc đường tiêu hoá làm cho lợn bị ỉa chảy. Như

vậy, sự lên men bởi vi sinh vật ruột già ở manh tràng, kết tràng lợn đều tạo ra sinh

khối vi sinh vật thải ra ngoài theo phân, nguồn nitơ này cùng với nitơ thừa trong thức

ăn gây ra sai số đáng kể trong việc xác định tỉ lệ tiêu hoá thực của nitơ trong thức ăn

ăn vào. Điều này bắt buộc các nhà dinh dưỡng học phải loại trừ trong phương pháp thí

nghiệm thử mức tiêu hoá [17]. Hoạt động tiêu hoá của lợn vào ban ngày lớn hơn ban

đêm và thời gian thức ăn lưu lại trong đường tiêu hoá ở lợn khoảng 24 giờ. Tuy nhiên

có một phần nhỏ thức ăn sẽ thải trong khoảng 4-5 ngày [15].

1.2.2.2. Hấp thu protein ở lợn

Protein được phân giải trong dạ dày và ruột non nhờ phức hệ enzyme protease

thành các axit amin. Tất cả các đoạn của ống tiêu hoá đều có khả năng hấp thu nhưng

sự hấp thu ở ruột non là quan trọng nhất vì các lý do: (i) niêm mạc ruột non có cấu trúc

12

đặc biệt nên diện tích hấp thu rất lớn; (ii) các chất dinh dưỡng ở ruột non, qua quá

trình tiêu hoá đã sẵn sàng ở dạng hấp thu được. Hấp thu ở ruột non là sự xuyên thấm

của các chất dinh dưỡng từ hốc ruột vào máu và bạch huyết qua lớp tế bào niêm mạc

ruột có cấu trúc tinh vi và theo những cơ chế phức tạp. Đó là cơ chế vận chuyển thụ

động (gồm khuếch tán đơn thuần, khuếch tán có chất mang và siêu lọc) và vận chuyển

tích cực (vận chuyển tích cực thứ phát cần sự có mặt của ion Na+. Hai cơ chế vận

chuyển này có vai trò chủ đạo trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào máu,

ngoài ra còn có cơ chế thực bào (phagocytose) và ẩm bào (pinocytose). Chính nhờ sự

hấp thu ở ruột non mà cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết đáp ứng cho

hoạt động sống của mình. Các axit amin này được hấp thu qua vách nhung mao ruột

vào máu để về gan và tới các mô bào trong cơ thể tham gia các phản ứng tổng hợp

protein đặc trưng của các mô bào, trong đó phần lớn là protein của mô bào co vân cấu

thành mô nạc trong sản phẩm thịt lợn. Các nghiên cứu cho thấy sự hấp thu axit amin

xảy ra ở đoạn cuối tá tràng, đoạn đầu của không tràng và hồi tràng. Hiệu suất hấp thu

và sử dụng protein chịu ảnh hưởng của một số yếu tố:

- Nồng độ axit amin: Khi nồng độ axit amin trong ruột tương ứng ở máu thì tốc

độ hấp thu cao nhất.

- Cơ thể hấp thu axit amin với tỉ lệ cân đối theo một tương quan nhất định giữa

các loại axit amin. Loại nào vượt quá mức tương quan đó thì cơ thể không hấp thu và

đào thải ra ngoài. Điều này có ý nghĩa khi phối hợp thức ăn phải cân đối tỷ lệ axit

amin cho phù hợp.

- Tính chọn lọc trong quá trình hấp thu: Do sự hấp thu được điều tiết bằng thần

kinh thể dịch và hormone nên những axit amin nào hấp thu vào cơ thể mà được sử

dụng ngay thì hấp thu nhanh. Ví dụ như methionine hấp thu nhanh gấp 3 lần cysteine;

L-histidine hấp thu nhanh gấp 6 lần so với D-histidine.

- Ảnh hưởng của vitamin: Các vitamin B1, B6 cần thiết cho quá trình trao đổi

chất của trung tâm gắn nối và vận chuyển, khi thiếu những vitamin này thì sự hấp thu

bị trở ngại.

- Ảnh hưởng của đường: Trong bốn trung tâm gắn nối vận chuyển axit amin và

đường có một trung tâm cho cả hai loại cơ chất nên nếu đường ruột có nồng độ

glucose, galactose cao thì gây ức chế hấp thu leucine [17].

13

1.2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu protein ở lợn

* Yếu tố liên quan đến động vật

Giống và tính biệt có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hoá hấp thu và sử dụng

protein trong cơ thể lợn [98], [123]. Ở lợn hướng nạc khả năng tiêu hoá hấp thu và sử

dụng protein cao hơn ở lợn hướng mỡ thể hiện ở khả năng phân tiết và hoạt tính các

enzyme thuỷ phân protein trong dịch tuỵ và dịch ruột của lợn [123]. Đây là một đặc

tính đã được quan tâm chọn lọc qua sự ổn định sinh lý tiêu hoá khi tăng lượng protein

khẩu phần để thúc đẩy tăng trưởng phần nạc trong thịt lợn. Một thí nghiệm của

Ajinomoto thực hiện trên lợn ở hai pha, pha sinh trưởng (20-50kg) và nuôi béo (50-

100kg), kết quả cho thấy mức tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn

đực thiến và lợn cái là khác nhau và đưa ra khuyến cáo về quy trình chăm sóc nuôi

dưỡng tách biệt con cái và đực thiến. Tác giả Cromwell et al., (1993) [47] đã chỉ ra

rằng Kết quả chỉ ra rằng lợn nái hậu bị đòi hỏi nồng độ axit amin trong chế độ ăn uống

cao hơn để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng nạc so với lợn đực.

Tuổi lợn gắn liền với quy luật sinh trưởng của nó [102], đây là sự đồng bộ cả về

lượng và chất, cả về cấu tạo và chức năng của các cơ quan bộ phận hệ thống tiêu hoá

nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Người ta đã khảo sát rất kỹ sự phát triển cơ

quan tiêu hoá ở lợn ở các lứa tuổi khác nhau [112]. Ví dụ dạ dày lợn mới đẻ có dung

tích 25ml đến tuổi trưởng thành đạt 3,5-4 lít [22]. Sự biến đổi đường tiêu hoá rõ rệt

theo tuổi nhất ở lợn con để thích ứng với sự tiêu hoá thức ăn ở giai đoạn sau cai sữa.

Trong đó hoạt tính và hàm lượng các enzyme thuỷ phân protein ở tuyến tuỵ lợn tăng

nhanh theo thời gian và ổn định ở giai đoạn tuổi mà con vật đang sinh trưởng mạnh để

tiêu hoá tốt protein trong khẩu phần cho tích luỹ. Khi tuổi tăng lên thì lượng dịch tuỵ

tăng lên và hàm lượng enzyme cũng tăng lên, hoạt tính thuỷ phân tinh bột của enzyme

amilase tăng 24%, của lipase tăng 1,9 lần nhưng hoạt tính của trypsin lại giảm đi

[113]. Sự giảm hoạt tính của trypsin liên quan đến sự tổng hợp protein trong tế bào,

còn lipaza thì tăng hoạt tính vì cần có sự tích luỹ mỡ của lợn giai đoạn vỗ béo.

* Yếu tố liên quan đến thức ăn

Tỷ lệ protein và năng lượng: Năng lượng trong khẩu phần thức ăn có liên quan

chặt chẽ đến hiệu quả tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Mọi quá trình tổng hợp chất hữu cơ

trong mô bào trong đó có protein đều cần đến năng lượng ở dạng “công hoá học”. Đây

là chuyển dạng hoá năng từ vật chất hữu cơ cũ sang vật chất hữu cơ mới để tái tạo cấu

trúc, để tích luỹ vật chất trong tế bào. Trong quá trình trao đổi chất và sử dụng thức ăn

dinh dưỡng của lợn ở các giai đoạn khác nhau, trạng thái sinh lý và trình độ sản xuất

14

khác nhau cần một tỷ lệ nhất định năng lượng và protein. Ettle và cs. (2003) [54] đã

nghiên cứu và kết luận rằng, tăng tỉ lệ lysine tiêu hóa/ME thì tăng trọng cao hơn, mức

tối ưu cho tăng trọng cao nhất ở lợn cái là 0,58; tỷ lệ lysine/năng lượng càng cao trong

giai đoạn đầu sinh trưởng của lợn thì tỉ lệ nạc càng lớn [54]. Nếu tỷ lệ không thích

hợp, protein thức ăn không chỉ làm giảm việc sử dụng thức ăn, và thậm chí ảnh hưởng

đến sức khoẻ và tốc độ tăng trưởng. Người ta biểu thị mối quan hệ này bằng số gam

protein hoặc cụ thể hơn là số gam axit amin/1000 kcal ME. Các quan hệ dinh dưỡng

này cũng đã được tiêu chuẩn hoá để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho sự tổng hợp và

tích luỹ protein trong thịt nạc. Theo nghiên cứu của Ninh Thị Len và cs. (2011) [10] để

đạt được tốc độ sinh trưởng tốt nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất tỉ lệ lysine

tiêu hóa/ME trong khẩu phần cho lợn lai thương phẩm 4 máu ngoại nuôi thịt ở vụ hè

thu là 3,48-3,06 hoặc 3,59-3,13 (g/Mcal); vụ đông xuân là 3,36-2,94 hoặc 3,37-2,98

(g/Mcal). Nếu thiếu năng lượng sẽ dẫn đến việc cơ thể phải huy động protein để lấy

năng lượng, gây ra sự lãng phí không cần thiết. Một trong những ảnh hưởng của thành

phần dinh dưỡng tới khả năng tiêu hoá protein và axit amin trong khẩu phần là sự cân

bằng giữa các axit amin trong protein ăn vào. Nếu trong thức ăn có tỷ lệ hợp lý giữa

các loại axit amin sẽ làm giảm nhu cầu protein của lợn. Jarolav và cs. (1998) [79] cho

rằng việc giảm protein và bổ sung bằng các axit amin tổng hợp sẽ làm tăng sử dụng

protein. Khẩu phần chứa đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu, phù hợp với nhu

cầu lợn thịt ở từng giai đoạn sinh trưởng sẽ là cơ sở của việc nghiên cứu giảm mức

protein tổng số trong khẩu phần một cách hợp lý nhằm tiết kiệm thức ăn giàu đạm.

Các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn: Tiêu hóa chất dinh dưỡng có mối

liên quan mật thiết với thành phần hóa học của thức ăn. Sự có mặt của các yếu tố

kháng dinh dưỡng trong thức ăn có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tính sẵn có của

protein và axit amin [70]. Các chất kháng dinh dưỡng có thể xuất hiện tự nhiên trong

thức ăn, chẳng hạn như glucosinolate trong khô dầu hạt cải; các yếu tố ức chế trypsin

và hemagglutinin trong đậu đỗ; tannin trong cỏ bộ đậu và ngũ cốc; phytate trong ngũ

cốc và các hạt chứa dầu; gossypol trong khô dầu bông, … Các chất kháng dinh dưỡng

cũng có thể xuất hiện trong quá trình xử lý nhiệt/kiềm đối với các sản phẩm protein,

sinh ra các hợp chất là sản phẩm của phản ứng Maillard, các dạng oxy hóa của các axit

amin chứa lưu huỳnh [71]. Kết quả nghiên cứu của Bell (1993) [33] cho thấy khô dầu

hạt cải với hàm lượng glucosinolate cao có thể gây tác động bất lợi đến lượng thức ăn

thu nhận và giải phóng các sản phẩm có hại khác, làm ảnh hưởng đến chức năng bình

thường của đường tiêu hóa. Việc chế biến khô dầu hạt cải không phù hợp cũng có thể

gây phản ứng Maillard và làm giảm tỷ lệ tiêu hóa lysine [33].

15

Chất xơ trong thức ăn: Các yếu tố dinh dưỡng khác như hàm lượng xơ và NSP

trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa axit amin. Kết quả nghiên cứu của

Bell (1993) [33], Nyachoti và cs. (1997) [114] cho thấy hàm lượng NDF và NSP cao

trong lúa mạch đã làm gia tăng bài tiết nội sinh, tăng độ nhớt của đường tiêu hóa do đó

làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu. Tốc độ của quá trình lên men xơ trong ruột của lợn

phụ thuộc vào thành phần, đặc điểm lý hóa, mức độ lignin hóa, kích thước của xơ [94]

và thời gian lưu chuyển trong đường tiêu hóa [139]. Khả năng giữ nước của xơ hòa tan

cao hơn so với xơ không hòa tan nên đã làm tăng bề mặt tiếp xúc ở ruột giúp cho

enzym của vi khuẩn dễ dàng tiếp cận. Bởi vậy những đặc điểm này phụ thuộc trực tiếp

vào nguồn gốc thực vật hoặc chế biến nguồn xơ [85]. Trong khi đó, hàm lượng khoáng

cao trong thức ăn (chẳng hạn như bột thịt xương) chỉ làm giảm chất lượng protein do

sự suy giảm hàm lượng axit amin thiết yếu trong mỗi đơn vị protein tổng số, không

gây tác động bất lợi đến tiêu hóa axit amin [126].

* Yếu tố liên quan đến môi trường nuôi

Chế độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi và mật độ nuôi có ảnh hưởng không nhỏ đến

khả năng tiêu hoá hấp thu và sử dụng protein của lợn [86]. Nhiệt độ cao của môi

trường và tiểu khí hậu chuồng nuôi đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng,

mức tiêu thụ thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn đang tăng trưởng [134]. Khả

năng tăng khối lượng/ngày của lợn lai (PiDu x LY) ở Việt Nam trong mùa đông xuân

là 942 (g/ngày), trong khi đó ở mùa hè chỉ là 874 (g/ngày) [10]. Khi nhiệt độ tăng cao

thì lợn sẽ bị stress nhiệt, gây giảm lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Do lớp mỡ dưới

dạ dày, trên da không có tuyến mồ hôi (trừ phần da quanh mõm) nên lợn không thể

điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Dù tăng nhịp thở nhưng thân nhiệt lợn vẫn

tăng cao. Đây là lý do khiến lợn giảm ăn khi thời tiết nóng. Vì vậy, nhu cầu duy trì về

năng lượng sẽ cao hơn bình thường, làm giảm lượng năng lượng tích lũy cho nhu cầu

tăng trưởng của lợn [78], [11]. Chế độ ăn và kỹ thuật cho ăn cũng ảnh hưởng tới khả

năng hấp thu protein ở lợn, cụ thể chế độ ăn có ảnh hưởng tới lượng dịch tiết cũng như

hoạt tính của enzyme.

1.2.3. Đánh giá chất lượng axit amin của thức ăn đối với lợn thông qua tỉ lệ tiêu

hóa hồi tràng

1.2.3.1. Tỉ lệ tiêu hoá hồi tràng biểu kiến

Giá trị các axit amin và protein của các nguyên liệu thức ăn nuôi lợn thường

dựa trên tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của chúng. Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của các thức ăn

chăn nuôi phần lớn được xác định ở lợn đặt một ống thông vào đoạn cuối hồi tràng

16

hoặc bằng đặt hậu môn giả giữa hồi tràng-trực tràng (IRA). Từ số lượng protein thô

hoặc axit amin ăn vào từ khẩu phần và lượng chất dinh dưỡng không được hấp thu

phỏng định trong dưỡng chấp hồi tràng, tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID -

apparent ilead digestibility) của các chất dinh dưỡng được tính toán [127]. Các giá trị

thường được gọi là giá trị tiêu hóa biểu kiến, vì dưỡng chấp ở hồi tràng không chỉ chứa

protein và axit amin từ khẩu phần mà còn có một lượng nội sinh có từ chính cơ thể con

vật hoặc protein có nguồn gốc vi sinh vật [127]. Như vậy, tiêu hóa axit amin biểu kiến

bao gồm tiêu hóa axit amin từ nguồn gốc nội sinh và từ khẩu phần [26]. Giá trị tiêu

hóa biểu kiến chịu tác động của lượng thức ăn thu nhận, khối lượng cơ thể, các chất

kháng dinh dưỡng, hàm lượng protein (hoặc axit amin) và xơ khẩu phần [119]. Khi

lượng protein thu nhận thấp, hàm lượng axit amin nội sinh trong dịch tiêu hóa tăng lên

(tương quan với protein trong thức ăn) [119]. Vì vậy, ở các khẩu phần thí nghiệm chứa

hàm lượng protein (hay axit amin) thấp, kết quả tính toán tỉ lệ tiêu hóa axit amin biểu

kiến sẽ thấp hơn so với tỉ lệ tiêu hóa thực [119].

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và lượng axit amin thu nhận

(Nguồn: [119])

1.2.3.2. Axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID – standardized ilead digestibility) là tiêu hoá

toàn phần biểu kiến sau khi hiệu chỉnh với mất mát nội sinh cơ bản [26]. SID được

tính theo công thức:

SID AID (EAL/AAf) 100%

Trong đó: SID và AID tính theo %; EAL là mất mát nội sinh (protein hay axit

amin) cơ bản (mg/kg DMI) sau khi ăn khẩu phần không có protein; AAf là hàm lượng

axit amin trong khẩu phần thức ăn (mg/kg DM)

17

Axit amin hay protein nội sinh cơ bản được định nghĩa là số lượng axit amin

nội sinh có mặt ở đoạn cuối hồi tràng trong điều kiện sinh lý bình thường của lợn được

cho ăn khẩu phần không chứa yếu tố làm mất mát axit amin nội sinh đặc thù [49]. Axit

amin nội sinh cơ bản chỉ phụ thuộc lượng chất khô thu nhận, không chịu ảnh hưởng

của thành phần thức ăn hoặc khẩu phần [106]. Chính vì vậy, sử dụng tỉ lệ tiêu hóa tiêu

chuẩn cho phép so sánh các thành phần thức ăn ngay cả trong trường hợp hàm lượng

axit amin khác nhau đáng kể [32].

Hình 1.3. Các phần axit amin khác nhau ở dịch hồi tràng

(Nguồn: [127])

1.2.3.3. Axit amin tiêu hóa hồi tràng thực

Tiêu hóa axit amin thực là tỉ lệ tiêu hóa sau khi hiệu chỉnh AID với tổng mất

mát axit amin nội sinh (bao gồm nội sinh cơ bản và nội sinh đặc thù) [50]. Axit amin

nội sinh đặc thù hay còn gọi là protein nội sinh phụ thuộc khẩu phần. Điều này được

hiểu là khi lợn được nuôi bởi khẩu phần có yếu tố làm tăng mất mát nội sinh như

protein, xơ khẩu phần... thì axit amin nội sinh tổng số sẽ tăng. Việc phân tách các axit

amin nội sinh ra khỏi các axit amin không tiêu hóa có nguồn gốc từ khẩu phần ở cuối

hồi tràng sau khi cho ăn bằng một protein đặc thù có thể thực hiện vào những năm gần

đây bằng kỹ thuật pha loãng đồng vị [119] và kỹ thuật homoarginine [136]. Kết quả

đánh giá thất thoát axit amin nội sinh xác định được bằng các kỹ thuật này cao hơn

nhiều so với kết quả xác định được dựa vào các phương pháp truyền thống [122]. Tuy

nhiên, nhược điểm của hệ thống này là phương pháp sử dụng để xác định thất thoát nội

sinh đặc thù đòi hỏi nhiều lao động, chi phí cao và các thiết bị đặc biệt [127]. Mặt khác,

Axit amin mất mát

qua hồi tràng

(g DM/ngày)

18

hiện nay dữ liệu về tỉ lệ tiêu hóa thực vẫn còn thiếu, gây hạn chế trong việc sử dụng hệ

thống này. Chính vì những lý do trên, hệ thống tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn hiện đang được

sử dụng phổ biến hơn so với các hệ thống tiêu hóa thực và tiêu hóa biểu kiến [42].

1.2.4. Nhu cầu protein và axit amin của lợn sinh trưởng

1.2.4.1. Nhu cầu protein và axit amin của lợn sinh trưởng

Nhu cầu của axit amin được thể hiện là tỉ lệ phần trăm (%) trong khẩu phần,

thực sự là mục tiêu tiến tới bởi nhiều yếu tố tác động [13]. Quan trọng nhất là các yếu

tố: (A) Nồng độ năng lượng của khẩu phần: nhu cầu axit amin tăng khi năng lượng

tăng; (B) Hàm lượng protein trong khẩu phần: nhu cầu axit amin tăng khi protein

ttrong khẩu phần tăng; (C) Khả năng di truyền để phát triển cơ thể, giống nạc cao, gia

súc nhiều thì có nhu cầu axit amin cao hơn; (D) Giống (tính biệt): lợn hậu bị có nhu

cầu axit amin cao hơn lợn đực thiến. Lợn đực có nhu cầu axit amin cao nhất; (E) Giảm

tiêu tốn thức ăn và tăng thịt nạc thì nhu cầu axit amin cao hơn đối với tăng trọng

chung; (F) Tương quan giữa các axit amin. Cystine có thể cung cấp có thể cung cấp ít

nhất 50% nhu cầu cho các axit amin chứa lưu huỳnh (sulfur) (methionine + cystine).

Tyrosine cung cấp ít nhất 50% nhu cầu cho các axit amin có nhân thơm (aromatic)

(phenylalanine + tyrosine) [13].

Theo khuyến cáo của Nhật Bản 1993 (dẫn theo Viện Chăn nuôi, 2001) [24],

nhu cầu cho lợn thịt giai đoạn 30-70 kg là: 15% protein, 0,75% lysine, 0,45%

threonine, 0,11% trytophan và giai đoạn 70-110 kg là: 13% protein, 0,56% lysine,

0,34% threonine, 0,08% trytophan. Tập đoàn Evonik (2012) [55] khuyến cáo nhu cầu

axit amin tiêu hóa hồi tràng cho lợn thịt ở các giai đoạn (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng cho lợn thịt (%)

Giai đoạn Lys Met Met +

Cys Thr Trp Arg Ile leu Val His

Phe +

Tyr

<10 1,42 0,47 0,85 0,89 0,31 0,60 0,78 1,42 0,97 0,45 1,35

10-20 1,32 0,43 0,79 0,83 0,29 0,55 0,72 1,32 0,89 0,42 1,25

20-40 1,08 0,37 0,67 0,70 0,22 0,43 0,60 1,08 0,74 0,35 1,03

40-60 0,94 0,32 0,58 0,61 0,19 0,38 0,52 0,94 0,64 0,30 0,89

60-80 0,84 0,29 0,53 0,56 0,17 0,30 0,46 0,84 0,57 0,27 0,80

80-100 0,75 0,27 0,49 0,53 0,14 0,24 0,41 0,75 0,51 0,24 0,71

100-120 0,65 0,23 0,42 0,45 0,12 0,21 0,36 0,65 0,44 0,21 0,61

(Nguồn: Evonik, 2012) [55]

19

Theo NRC (2012) [112], nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn thịt giai đoạn 11-25 kg và 25-50 kg được khuyến cáo như sau:

Bảng 1.5. Nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn thịt

giai đoạn 11-25 kg và 25-50 kg (%)

Khối lượng cơ thể (kg)

11-25 25-50

Lysine 1,23 0,98

Methionine 0,36 0,28

Methionine + Cysteine 0,68 0,55

Threonine 0,73 0,59

Tryptophan 0,20 0,17

Arginine 0,56 0,45

Isoleucine 0,63 0,51

Leucine 1,23 0,99

Valine 0,78 0,64

Histidine 0,42 0,34

(Nguồn: NRC, 2012) [112]

1.2.4.2. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa axit amin ở lợn

Khi cung cấp axit amin cho lợn không đủ hoặc không cân đối, lợn sẽ có một vài

triệu chứng lâm sàng đặc trưng như ăn ít, lượng thức ăn ăn vào giảm, thức ăn thừa

nhiều, lợn chậm lớn và hiệu quả kinh tế thấp [113]. Lợn có thể chịu được lượng

protein ăn vào cao mà ít có biểu hiện bệnh đáng kể, ngoại trừ đôi khi bị ỉa chảy nhẹ.

Tuy nhiên khi cho ăn lượng protein vượt quá 25% đối với lợn choai vỗ béo là lãng phí,

gây ô nhiễm môi trường, làm giảm khả năng tăng khối lượng và làm giảm hiệu quả sử

dụng thức ăn [113]. Theo nghiên cứu của Brudevoid và Southern (1994) [39] thì nếu

bổ sung quá nhiều axit amin tinh chế như arginine, leucine, methionine có thể làm

giảm lượng thức ăn ăn vào và giảm tốc độ tăng trưởng. Mặt khác, lợn ăn quá nhiều

một loại axit amin riêng lẻ có thể gây nhiều triệu chứng xấu như độc tính, tính đối

kháng hay tính mất cân bằng. Sự mất cân bằng axit amin có thể xảy ra khi khẩu phần

được bổ sung thêm một hay nhiều axit amin không phải là axit amin giới hạn. Trong

hầu hết các trường hợp đó, lượng thức ăn ăn vào đều giảm. Lợn thường trở lại bình

thường nhanh chóng khi lượng axit amin vượt quá được rút bớt khỏi khẩu phần.

20

1.2.5. Protein lý tưởng và tỉ lệ cân bằng các axit amin trong protein lý tưởng của lợn

1.2.5.1. Protein lý tưởng

Protein lý tưởng là protein tổng số của khẩu phần mà thành phần axit amin thiết

yếu của nó có tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu của một chức năng sinh lý nào đó

(như duy trì, tăng truởng mô nạc, mang thai và tiết sữa). Cân bằng axit amin trong

protein lý tưởng chọn dùng lysine làm tham chiếu: Hàm lượng lysine được coi là 100,

tỷ lệ các axit amin thiết yếu khác xác định theo % của lysine [29], [113]. Lý do chọn

lysine làm tham chiếu là vì lysine là yếu tố hạn chế thứ nhất trong các khẩu phần thực

tế, có nhu cầu cao hơn các axit amin thiết yếu khác và không tham gia các chức năng

khác ngoài chức năng sinh tổng hợp protein [5]. Lysine được khảo sát nhiều nhất về

khía cạnh nhu cầu của lợn và các loại vật nuôi khác [5]. Học viện Kỹ thuật chăn nuôi

lợn của Pháp (1992; dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2011) [5] đã cho biết mẫu cân bằng axit

amin tiêu hóa trong protein lý tưởng của lợn đang sinh trưởng là: Lysine 100%,

methionine 30%, Met + Cystine 60%, threonine 65% và trytophan 18%. Bikker và cs

(1994) [35] cũng đưa ra như cầu lysine cho lợn thịt giai đoạn sinh trưởng từ 6,5 – 7,5 g

lysine/100 g protein cơ thể. Trong đó cystine có thể chiếm tới 50% nhu cầu của các

axit amin có chứa lưu huỳnh và tyrosin chiếm 50% nhu cầu axit amin có chứa mạch

vòng. Vì cystein có thể tạo ra trong cơ thể từ methionine, còn tyrosin từ phenylalanine,

do đó các tác giả đã đề xuất hệ số chuyển đổi: 1,25 methionine = 1 cystein. Trong thực

tế không có bất kỳ một loại nguyên liệu thức ăn nào mà protein của nó được coi là lý

tưởng, nguyên nhân là do hàm lượng các axit amin thiết yếu trong thức ăn luôn khác

với nhu cầu của con vật. Chỉ có sữa mẹ nói chung được coi là “protein lý tưởng”, trong

đó sữa của lợn mẹ được sử dụng làm mẫu cân bằng axit amin là tham khảo tốt nhất. Vì

sữa lợn mẹ là thức ăn lý tưởng cho lợn con, hàm lượng axit amin trong sữa có mẫu cân

bằng axit amin gần giống với mẫu cân bằng axit amin của cơ thể cũng như protein tích

lỹ trong cơ thể lợn thời kỳ sinh trưởng.

1.2.5.2. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn

Hàm lượng axit amin trong sữa có tỉ lệ axit amin cân bằng gần giống với tỉ lệ

axit amin của cơ thể cũng như protein tích lỹ trong cơ thể lợn thời kỳ sinh trưởng.

21

Bảng 1.6. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng công bố

của một số tổ chức

Tỉ lệ NRC (2012)

Mỹ

INRA (2013)

Pháp

VSP (2013)

Đan Mạch

Lys:Lys 100 100 100

Thr:Lys 59 65 61

Met:Lys 29 30 32

(Met+Cys):Lys 55 60 54

Try: Lys 16 22 20-22

Val: Lys 63 70 67

Ile: Lys 51 52 53

Leu: Lys 100 101 102

His: Lys 34 31 32

Phe:Lys 58 54 57

(Phe+Tyr): Lys 93 - 111

Tyr: Lys - 40 -

Tỉ lệ trên là giá trị của SID từ công bố NRC (2012), van Milgen and Dourmad (2015), VSP (2013)

(Nguồn: [124])

NRC (1998) đã công bố tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn

nuôi thịt với chế độ ăn tự do như sau:

Bảng 1.7. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn thịt (axit amin tổng số)

Khối lượng cơ thể (kg)

5-10 10-20 20-50 50-xuất

Arginine

Histidine

Isoleucine

Leucine

Lysine

Methionine

Met+Cyst

Phenylalanine

Phe + Tyrosine

Threonine

Tryptophan

Valine

CP%

Lysine%

40

31.8

54

97.8

100

25.9

56.2

59.2

92.6

63.7

17.8

68.1

23.7

1.35

40

31.3

54.8

97.4

100

26.1

56.5

59.1

92.2

64.3

18.2

68.7

20.9

1.15

38.9

31.6

53.6

94.7

100

26.3

56.8

57.8

91.6

64.2

17.9

57.3

18.0

0.95

36

32

56

94.6

100

26.6

58.6

58.6

93.3

68

18.6

69.3

15.5

0.75

(Nguồn: [113])

22

Bảng 1.8. Tỉ lệ cân bằng axit amin trong protein lý tưởng của lợn thịt

(axit amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến)

Khối lượng cơ thể (kg)

5-10 10-20 20-50 50-xuất

Arginine

Histidine

Isoleucine

Leucine

Lysine

Methionine

Met+Cyst

Phenylalanine

Phe + Tyrosine

Threonine

Tryptophan

Valine

CP%

Lysine%

41.4

32.4

54.9

103.6

100

27

56.7

59.4

94.6

59.4

17.1

66.6

23.7

1.11

41.5

32.9

55.3

104.2

100

27.6

56.3

59.5

94.6

64.3

17

67

20.9

0.94

40.2

32.4

54.5

103.9

100

27.2

57.1

59.7

93.5

59.7

16.9

66.2

18.0

0.77

36

32.7

55.7

104.9

100

27.8

59

60.6

95.1

60.6

16.4

67.2

15.5

0.61

(Nguồn: [113])

1.2.5.3. Lợi ích của các khẩu phần ăn có protein lý tưởng

Khẩu phần ăn có protein lý tưởng sẽ giúp tăng tốc độ tăng trưởng và giảm tiêu

tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Một thí nghiệm của Ajinomoto thực hiện trên lợn ở

hai pha, pha sinh trưởng (20-50kg) và nuôi béo (50-100kg) với khẩu phần dựa trên

ngô-khô đỗ tương có các mức protein lý tưởng khác nhau (từ 10,6 đến 15%), khẩu

phần bổ sung axit amin công nghiệp để đảm bảo tỷ lệ axit amin cân đối theo mẫu của

ARC (1981) và Fuller (1988) cho cả 2 pha: Lysine/CP: 7%, Tryptophan/Lysine: 18%,

Methionine + Cystine/Lysine: 63%, Threonine/Lysine: 65%, Isoleucine/Lysine: 60%.

Kết quả cho thấy mức tăng khối lượng và hiệu quả lợi dụng thức ăn của lợn đực thiến

và lợn cái được cải thiện khi tăng mức protein lý tưởng.

Sử dụng phương pháp cân bằng axit amin trong protein lý tưởng giúp giảm

được hàm lượng protein tổng số của khẩu phần, vừa tránh lãng phí nguồn protein này,

vừa giảm nitơ thải tiết, hạn chế ô nhiễm môi trường. Tính trung bình, kết quả của các

nghiên cứu này đã giảm được 5-10% chi phí thức ăn [8]. Tuy nhiên cần chú ý khi giảm

protein tổng số của khẩu phần bằng việc cân bằng các axit amin có thể dẫn đến tăng

giá thành nếu lượng axit amin công nghiệp bổ sung tăng lên quá lớn, ảnh hưởng đến

giá thức ăn chăn nuôi, do vậy cần tính toán hợp lý và phù hợp với hiệu quả mang lại.

23

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU AXIT AMIN TIÊU HÓA HỒI

TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn trên thế giới

Trên thế giới, việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi đã được

tiến hành từ rất sớm. Từ giữa thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những

hệ thống dinh dưỡng có thể cho phép người chăn nuôi xây dựng được khẩu phần ăn

hợp lý hơn cho gia súc, gia cầm [105]. Cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật,

thức ăn ngày càng được nghiên cứu sâu hơn và hệ thống đánh giá thức ăn cũng được

phát triển, thay đổi theo hướng ngày càng đánh giá chính xác hơn giá trị dinh dưỡng

của thức ăn. Ngày nay, việc đánh giá thức ăn dựa trên tỉ lệ tiêu hóa của các chất dinh

dưỡng đã và đang được nhiều nước sử dụng [87]. Việc thiết lập khẩu phần ăn dựa trên

mức độ tiêu hóa thức ăn sẽ cho kết quả chính xác hơn so với thành phần các chất dinh

dưỡng tổng số [64]. Nhu cầu axit amin của lợn cũng được nghiên cứu rất kỹ từng loại

axit amin và trên các giai đoạn sinh trưởng của lợn.

* Nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn

Lysine được sử dụng làm điểm tham chiếu khi xác định nhu cầu đối với các axit

amin thiết yếu khác. Cùng với sự gia tăng tích lũy protein ở các giống lợn nạc hiện

nay, việc xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là rất cần thiết nhằm

đảm bảo cho việc thiết lập các khẩu phần với mục tiêu tối ưu hóa tiềm năng di truyền

của các giống lợn [142]. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã và đang được

thực hiện nhằm xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn con.

Theo Gaines và cs (2003) [66], nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn giai

đoạn 5-10 kg là 1,35-1,40%. Kết quả này tương tự với thông báo của Dean và cs

(2007) [52]. Theo nhóm tác giả này, nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn

giai đoạn 6-12 kg là 1,40% hay 18,9 g/kg tăng trọng. Trong khi đó, NRC (2012) [112]

khuyến cáo sử dụng 1,50% và 1,35% lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn con

ở các giai đoạn 5-7 kg và 7-11 kg.

Đối với lợn con giai đoạn 12-24 kg, Yi và cs. (2006) [142] đã thông báo nhu

cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là 1,32%. Khi tiến hành 5 thí nghiệm khác

nhau trên 3.628 con lợn, Kendall và cs (2008) [88] đã nhận thấy rằng việc sử dụng

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 1,30% hay 19 g/kg tăng trọng là cần thiết

cho lợn sinh trưởng tối ưu ở giai đoạn 12-27 kg. Trong trường hợp biểu thị tương quan

với năng lượng của khẩu phần, giá trị nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở

24

trên tương đương với 3,81g/Mcal ME. Đối với lợn giai đoạn 11-19 kg, việc sử dụng

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 1,35% bảo đảm cho lợn sinh trưởng tối ưu

[88]. Schneider và cs (2010) [123] đã tiến hành 2 thí nghiệm đánh giá đồng thời các

mức lysine và năng lượng trên 2 giống lợn khác nhau. Ở giống lợn thứ nhất, tỷ lệ

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn:ME tối ưu là 3,4-3,6 g/Mcal ME; trong khi đó, tỷ

lệ này ở giống lợn thứ 2 là 3,9-4,2 g/Mcal ME. Tuy nhiên, khi được biểu thị dưới dạng

tương quan với tăng trọng, nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở cả 2 giống

lợn thí nghiệm là khoảng 19 g/kg. Trong một nghiên cứu khác, Lenehan và cs (2003)

[95] đã nhận thấy rằng nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn

10-20 kg là 1,40% hay 19g/kg tăng trọng. Trong khi đó, NRC (2012) [112] khuyến cáo

nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn 11-25 kg là 1,23%, thấp hơn các

kết quả nghiên cứu trên. Sự biến động trong kết quả xác định nhu cầu lysine ở lợn con

có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc thiết lập khẩu phần dựa trên axit

amin tổng số thay vì axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn [127], các phương pháp phân tích

thống kê [121], giới tính [30], hay kiểu gen [123].

Đối với lợn giai đoạn 25-50 kg, NRC (2012) [112] đã khuyến cáo sử dụng

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 0,98%. Dựa trên mô hình đường gãy khúc,

Li và cs (2012) [96] đã nhận thấy rằng việc sử dụng tỷ lệ lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu

chuẩn:ME ở các mức 3,0; 2,43 và 2,2 cho lợn ở các giai đoạn 29-47 kg; 54-76kg và

84-109 kg cho kết quả tăng trọng cao nhất. Bergstrom và cs (2010) [34] đã tiến hành 4

thí nghiệm 28 ngày ở lợn đực thiến và lợn cái với tỷ lệ đực/cái như nhau nhằm xác

định nhu cầu lysine của lợn giai đoạn sinh trưởng - kết thúc (PIC TR4 × 1050) với

khối lượng cơ thể từ 37-129 kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở lợn có khối lượng từ

37-65 kg, 56-86 kg, 80-107 kg và 102-129 kg, sinh trưởng và thu nhập trên chi phí

thức ăn đạt cực đại khi sử dụng các tỷ lệ lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn:ME tương

ứng là 2,69; 2,35; 2,09 và 1,79g/Mcal ME [34]. Ngoài ra, Shelton và cs (2009) [125]

cũng đã thông báo rằng nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn cái giai

đoạn 55-80 kg là 20g.

* Tỉ lệ tryptophan/lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Tryptophan là axit amin giới hạn thứ 2 hoặc thứ 3 trong các khẩu phần cho lợn

[75]. Do đó, việc cung cấp lượng tryptophan tiêu hóa đáp ứng đủ nhu cầu cho lợn là

rất cần thiết để cải thiện khả năng sinh trưởng [37]. Kết quả nghiên cứu của Burgoon

và cs (1992) [41] cho thấy nhu cầu tryptophan tổng số của lợn giai đoạn 6-16 kg là 1,9

g/kg, tương đương 0,138 khi được biểu thị ở dạng với tỷ lệ tryptophan/lysine tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn. Theo Ma và cs (2010b) [100], nhu cầu tryptophan của lợn giai

25

đoạn 11-22 kg là 15% khi biểu thị ở dạng tỷ lệ tryptophan/lysine tiêu hóa. Guzik và cs

(2002) [77] đã xác định được nhu cầu tryptophan tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với

lợn con giai đoạn 5,2-7,3 kg; 7,3-10,2 kg; và 10,3-15,7 kg lần lượt là 0,21; 0,20; và

0,18% trong khẩu phần. Khi được biểu thị ở dạng tỷ lệ tryptophan:lysine tiêu hóa, các

giá trị nhu cầu này đều dưới 16% [74]. Tuy nhiên, Guzik và cs (2002) [77] đã thông

báo rằng nhu cầu tryptophan tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với lợn giai đoạn 10-16

kg là 1,8 g/kg, tương đương với tỷ lệ tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là

0,178. Khi tiến hành thử nghiệm 6 mức tỷ lệ tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu

chuẩn từ 0,175 đến 0,245, Susenbeth và Lucanus (2005) [130] đã không nhận thấy bất

kỳ tác động nào của các mức tryptophan tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn trong khẩu phần

đến sinh trưởng ở lợn giai đoạn 15-25 kg. Điều này cho thấy nhu cầu tryptophan:lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 15-25 kg là thấp hơn hoặc bằng 0,175

[130]. Tương tự, Borgesa và cs (2013) [37] cũng nhận thấy rằng nhu cầu

tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn con là thấp hơn hoặc bằng

0,178. Tuy nhiên, Jansman và cs (2010) [84] đã thông báo nhu cầu tryptophan tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn giai đoạn 10-20 kg cao hơn so với các kết quả trên (0,22%

trong khẩu phần hay 21,5% khi biểu thị ở dạng tryptophan:lysine tiêu hóa). Bên cạnh

đó, Guzik và cs (2005a) [75] cũng đã nhận thấy sự gia tăng tuyến tính về tốc độ tăng

trọng hằng ngày ở lợn con giai đoạn 7-16 kg khi tăng tỷ lệ tryptophan:lysine tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn trong khẩu phần từ 0,145 đến 0,195. Điều này có nghĩa là nhu cầu

tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn con giai đoạn 7-16 kg là lớn

hơn hoặc bằng 0,195 [75]. Khi xem xét kết quả của 33 thí nghiệm khác nhau,

Susenbeth (2006) [129] đã tổng kết rằng nhu cầu tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng

tiêu chuẩn là khoảng 16,0% và thấp hơn 17,4%. Tác giả này cũng kết luận rằng việc sử

dụng 17% tryptophan:lysine tiêu hóa trong khẩu phần sẽ kiểm soát được hầu hết các

biến động sinh học; và tỷ lệ tryptophan:lysine dường như không bị ảnh hưởng bởi khối

lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng, nồng độ protein và lysine trong khẩu phần, hay tiềm

năng di truyền của con vật [129]. Gần đây, Nitikachana và cs (2012, 2013) [108],[109]

đã tiến hành một loạt các nghiên cứu về tryptophan ở lợn con và lợn giai đoạn kết thúc

nhằm xác định tương quan về nhu cầu tryptophan đối với lysine ở mức độ tiêu hóa hồi

tràng tiêu chuẩn. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng tỷ lệ tryptophan:lysine lý tưởng

là không thấp hơn 19-20%; kết quả này cao hơn nhiều so với các công bố trước đây

[108],[109].

Ở thí nghiệm đầu tiên trên lợn giai đoạn 25-40 kg, Quant và cs (2007) [118] đã

xác định được nhu cầu tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn là 15,6%.

26

Ở thí nghiệm thứ 2, nhóm tác giả trên đã tăng nồng độ các axit amin thiết yếu khác

trong khẩu phần và nhận thấy rằng nhu cầu tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu

chuẩn của lợn giai đoạn 25-40 kg là 17% [117]. Guzik và cs (2005b) [76] đã không

đưa ra tỷ lệ tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn nào, nhưng nhóm tác giả đã

thông báo rằng nhu cầu tryptophan tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30,

50, 70 và 90 kg lần lượt là 0,18; 0,14; 0,11 và 0,11. Các mức nhu cầu về tryptophan

trên cũng đã được Ma và cs (2010a) [99] xác nhận. Khi tiến hành 3 thí nghiệm trên lợn

giai đoạn 27-45 kg, 67-85kg và 96-117 kg, Hinson và cs (2010) [80] đã tìm ra tỷ lệ

tryptophan:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn tối ưu cho lợn ở cả 3 giai đoạn là 16%.

* Tỷ lệ axit amin chứa lưu huỳnh:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Axit amin chứa lưu huỳnh (methionine and cysteine) được xem là axit amin

giới hạn thứ 2 hay thứ 3 trong khẩu phần cho lợn con [142]. Nhiều nghiên cứu đã và

được thực hiện trong những năm gần đây nhằm xác định nhu cầu tổng axit amin chứa

lưu huỳnh, nhu cầu methionine và nhu cầu cysteine của lợn. Thông thường,

methionine được cho là chiếm 50% trong tổng axit amin chứa lưu huỳnh (theo NRC là

48% khối lượng); tuy nhiên, các số liệu gần đây cho thấy methionine có thể chiếm tỷ

lệ cao hơn (55% khối lượng hay 50% phân tử gam) so với cysteine [72]. Dean và cs

(2007) [52] đã thông báo rằng nhu cầu tổng axit amin chứa lưu huỳnh của lợn con giai

đoạn 6-12 kg là 10,1% g/kg tăng trọng hay 54% đối với lysine. Trong khi đó, kết quả

nghiên cứu của Gaines và cs (2005) [67] cho thấy tỷ lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh

đối với lysine là 57-61% tùy thuộc vào các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

điểm dừng ở lợn giai đoạn 8-26 kg. Yi và cs (2006) [142] cũng đã nhận thấy rằng việc

sử dụng tỷ lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối với lysine là 58% cho kết quả tối ưu

về tăng trọng hằng ngày ở lợn giai đoạn 12-24 kg. Khi tiến hành một loạt các nghiên

cứu, Schneider và cs (2010) [123] đã tìm thấy tỷ lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối

với lysine ở lợn giai đoạn 10-20 kg là 57-60%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của

Gaines và cs (2004a, b) [68],[69] khi thực hiện 2 thí nghiệm độc lập trên lợn sinh

trưởng đã cho thấy tỷ lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh:lysine tối ưu là 60% ở lợn giai

đoạn 29-45 kg và 45-68 kg. Tương tự, Lawrence và cs (2005) [93] cũng đã thông báo

tỷ lệ tối ưu ở lợn giai đoạn 30-60 kg là 60%. Một nghiên cứu mới đây của Capozzalo

và cs (2017) [43], bổ sung chủng E.coli có nhu cầu cao đối với axit amin chứa lưu

huỳnh vào khẩu phần ăn để đánh giá sự ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ SID SAA/Lys.

Kết quả cho thấy tỉ lệ SAA/Lys tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn không có sự khác giữa

khẩu phần không bổ sung E.coli với khẩu phần có bổ sung E.coli.

27

* Tỷ lệ threonine:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Khi cơ thể bị thiếu hụt threonine sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và năng suất

ở mức độ thấp hơn so với khi thiếu hụt các axit amin chủ yếu khác. Tuy nhiên, sự khác

biệt lớn giữa tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến và tỷ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn đối với threonine sẽ

gây ảnh hưởng lớn khi biểu thị nhu cầu threonine ở dạng axit amin tiêu hóa [74].

Frank và cs (2001) [58] đã chứng minh rằng tỷ lệ threonine:lysine tiêu hóa hồi tràng

tiêu chuẩn tối ưu ở lợn giai đoạn 34-65 kg là khoảng 65%. Đây cũng chính là tỷ lệ tối

ưu đã được Buraczewska và cs (2006) [40] thông báo khi tiến hành thí nghiệm trên lợn

giai đoạn 25–50 kg. Van Milgen và Le Bellego (2003) [135] đã phân tích tổng hợp 22

nghiên cứu khác nhau và nhận thấy rằng tỷ lệ theonine:lysine tối ưu tăng từ 58% ở lợn

giai đoạn 15 kg đến 65% ở lợn giai đoạn 110 kg theo mô hình tuyến tính – bình ổn

(linear-plateau model). Ettle và cs (2004) [53] đã thông báo tỷ lệ threonine:lysine tiêu

hóa hồi tràng tiêu chuẩn tối ưu ở lợn giai đoạn 33-65 kg là 0,73. Khi tiến hành nghiên

cứu trên lợn giai đoạn 22-50 kg nuôi bằng khẩu phần protein thấp và bổ sung các axit

amin tinh chế, Zhang và cs (2013) [147] đã thông báo rằng tỷ lệ threonine:lysine tiêu

hóa hồi tràng tiêu chuẩn tối ưu là 0,70 cho kết quả tăng trọng cao nhất; 0,68 cho kết

quả tối ưu về hệ số chuyển hóa thức ăn; và 0,63 là tỷ lệ làm giảm nồng độ nitơ ure

huyết thanh xuống mức thấp nhất. Lenehan và cs (2003) [95] đã tìm thấy tỷ lệ

threonine:lysine tối ưu cho lợn giai đoạn 10-20 kg là 64-66%. James và cs (2003) [83]

cũng đã thông báo tỷ lệ threonine:lysine tối ưu là 60-65% đối với lợn giai đoạn 10-20

kg. Mặc dù Wang và cs (2006) [137] không thông báo tỷ lệ threonine:lysine tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn, nhóm nghiên cứu đã tính toán được tỷ lệ nhu cầu threonine:lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là 60% dựa trên tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm và

nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (19 g/kg tăng trọng). Gần đây, Goodband

và cs (2014) [74] đã thông báo rằng nhu cầu threonine có thể được mô hình hóa theo

tương quan tỷ lệ với lysine trong các khẩu phần cho lợn ở đầu giai đoạn sinh trưởng

(0,0000130BW2 – 0,0014229BW+ 0,6387290), và theo các số liệu của NRC (2012)

[112], nhu cầu threonine của lợn tăng lên cùng với khối lượng cơ thể.

* Tỷ lệ valine:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Kết quả nghiên cứu mới nhất của Nørgaard và cs (2017) [111] về tỉ lệ Val:Lys

tiêu hoá hồi tràng tiểu chuẩn ở lợn 8-10kg là 0,68. Mavromichalis và cs (2001) [104]

là một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên khuyến cáo nhu cầu valine của lợn con

ở mức cao hơn so với NRC (1998) [113]. Các số liệu của nhóm nghiên cứu này cho

thấy lợn giai đoạn 10-20 kg cần 12,5g valine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho mỗi kg

tăng trọng [104]. Gaines và cs (2011) [65] cũng đã thông báo rằng nhu cầu valine tiêu

28

hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn giai đoạn 13-32 kg là 12,3 g/kg tăng trọng. Khi sử dụng

mức nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn con là 19g/kg tăng trọng,

Goodband và cs (2014) [74] đã tính toán được tỷ lệ valine:lysine tiêu hóa hồi tràng

tiêu chuẩn là 66%. Kết quả này tương tự với các thông báo trước đây của Gaines và cs

(2010) [65] (65% ở lợn giai đoạn 13-32 kg) và Wiltafsky và cs (2009b) [140] (67% ở

lợn giai đoạn 8-25 kg). Ngoài ra, Nemechek và cs (2012) [107] cũng đã thông báo

rằng tỷ lệ valine:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là 65% ở lợn giai đoạn 7-14 kg.

* Tỷ lệ isoleucine:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Tế bào máu khô sấy phun (spray dried blood cells) được sử dụng trong nhiều

nghiên cứu về isoleucine nhằm xây dựng khẩu phần cơ sở có tỷ lệ isoleucine:lysine

thấp [116],[115], [89], [61]. Tuy nhiên, các tế bào máu chứa hàm lượng leucine cao là

nguyên nhân gây tăng mức khuyến cáo về tỷ lệ isoleucine:lysine. Do đó, Fu và cs

(2005b, 2006) [62],[60], Dean và cs (2005) [51] và Wiltafsky và cs (2009a) [139] đã

thông báo rằng nhu cầu isoleucine:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cao hơn hoặc

bằng 60% khi sử dụng các khẩu phần chứa bột máu hoặc tế bào máu; và khoảng 50%

khi sử dụng các khẩu phần không chứa tế bào máu ở mức cao. Barea và cs (2009) [31]

cũng đã xác nhận rằng nhu cầu isoleucine:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở lợn

giai đoạn 11-23 kg là 50% hoặc thấp hơn khi nuôi bằng khẩu phần không chứa tế bào

máu. Lindemann và cs (2010) [97] cũng đã thông báo rằng nhu cầu isoleucine:lysine

tiêu hóa hồi tràng là 48-52% khi sử dụng chỉ tiêu theo dõi là tăng trọng hàng ngày.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Nørgaard và Fernandez (2009) [110] cũng cho thấy

việc tăng tỷ lệ isoleucine:lysine từ 53% đến 62% không gây ảnh hưởng đến sinh

trưởng của lợn giai đoạn 9-22 kg. Một nghiên cứu khác của tác giả Nørgaard và cs

(2017) [111] chỉ ra rằng nhu cầu isoleucine:lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn

giai đoạn 8-10kg là 0,54. Theo Goodband và cs (2014) [74], tỷ lệ isoleucine:lysine tiêu

hóa hồi tràng tiêu chuẩn là dưới 52% khi sử dụng các khẩu phần không chứa các sản

phẩm từ máu. Còn theo Htoo và cs (2014) [81] chỉ ra rằng tiêu hoá hồi tràng tiêu

chuẩn Ileu:Lys là 51% đối với lợn từ 10-22 kg và 54% đối với lợn nuôi từ 24-39 kg có

chế độ ăn không chứa leusine.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các thông tin về nhu cầu axit amin cũng như nhu cầu axit amin

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho các giống lợn chính trong chăn nuôi vẫn rất hạn chế

[9]. Những nghiên cứu về nhu cầu axit amin thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của

29

lysine và thường biểu thị dưới dạng axit amin tổng số [24]. Một số nghiên cứu về nhu

cầu lysine tổng số, methionine tổng số, cysteine tổng số và threonine tổng số đã được

thực hiện trên các giống lợn địa phương, lợn ngoại và lợn lai [8], [14], [131]. Theo Lã

Văn Kính (2003) [8], nhu cầu axit amin của lợn ngoại và lợn lai giai đoạn dưới 7 kg là

1,65 và 1,35% đối với lysine tổng số; 0,45 và 0,36% đối với methionine tổng số; 0,94

và 0,77% đối với tổng axit amin chứa lưu huỳnh; 1,04 và 0,85% đối với threonine tổng

số; 0,33 và 0,27% đối với tryptophan tổng số. Trong khi đó, nhu cầu ở lợn ngoại và

lợn lai giai đoạn 7-15 kg là 1,5 và 1,1% đối với lysine tổng số; 0,41 và 0,3% đối với

methionine tổng số; 0,86 và 0,63% tổng axit amin chứa lưu huỳnh; 0,95 và 0,69% đối

với threonine tổng số; 0,33 và 0,32% đối với tryptophan tổng số (Lã Văn Kính, 2003)

[8]. Khi tiến hành nghiên cứu trên giống lợn địa phương, Đặng Thúy Nhung và Bùi

Quang Tuấn (2004) [14] đã kết luận rằng mức lysine tổng số phù hợp cho lợn Móng

Cái giai đoạn 5-10 kg là 1,5%. Tác giả Nguyễn Nghi và cs (1995) [12] đã thí nghiệm

trên 68 con lợn lai [Duroc x (Yorkshire x Landrace)], với hai mức protein 16% và 18%

trên cùng mức 0,8% lysine ở giai đoạn 20-55kg, ở giai đoạn 56-90kg mức protein

giảm tương ứng ở hai lô là 14% và 16%, lysine giảm còn 0,7%. Kết quả thấy hai lô lợn

thí nghiệm có mức tăng khối lượng không khác nhau ở cả hai giai đoạn nhưng chi phí

thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô có tỉ lệ protein cao sẽ thấp hơn. Pham Khanh Tu và cs

(2010) [131] cũng đã thông báo mức lysine tối ưu cho sinh trưởng ở lợn nái và lợn con

Móng Cái là 1,05% lysine tổng số trong khẩu phần cho lợn nái. Nhu cầu axit amin

tổng số cho lợn ngoại và lợn lai ở các giai đoạn sinh trưởng và kết thúc cũng đã được

Lã Văn Kính (2003) [8] khuyến cáo. Ngoài nghiên cứu nhu cầu axit amin tổng số của

các axit amin thiết yếu, các tác giả cũng nghiên cứu về tỉ lệ axit amin/năng lượng.

Theo Nguyễn Ngọc Hùng và cs (2000) [7], tỉ lệ lysine/năng lượng cho lợn giai đoạn

20-50 kg 0,65 g/MJDE và giai đoạn 20-50 kg là 0,55 g/MJDE. Trần Quốc Việt và cs

(2001) [25] cho biết tỷ lệ lysine/năng lượng (g/MJDE) ở lợn sau cai sữa đực Yorkshire

x cái (Yorkshire x Móng Cái) 3200 kcal ME/kg, 19% protein, 1,26% lysine, 0,75%

methionine+cystine, 0,81% threonine and 0,22% trytophan đã cải thiện tăng cường và

giảm chi phí thức ăn. Tương tự, Vũ Thị lan Phương và cs (2001) [16] cho biết lợn từ

1-8 tuần với mức lysine là 0,65 g/MJDE thức ăn đã làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn

(0,3 kg) so với mức 0,95 g/MJDE. Ở giai đoạn từ 8-16 tuần với mức lysine là 0,55

g/MJDE và mức năng lượng là 12,5 MJDE/kg thức ăn cho khả năng thu nhận thức ăn

và tăng trọng cao nhất (tương ứng 2,31 kg/con/ngày, 680 g/con/ngày). Tác giả Hồ

Trung Thông (2009) [19] cho biết lợn đực thiến lai 3 máu ăn khẩu phần có tỷ lệ

30

protein tăng dần từ 4,58% đến 30,03% tính theo vật chất khô cho tỷ lệ tiêu hoá toàn

phần đối với protein tổng số tăng từ 76,8% đến 90% và tổng lượng nitơ đào thải theo

phân, nước tiểu tăng theo mức tăng protein, lượng nitơ ở nước tiểu nhiều hơn nitơ thải

ra qua phân. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, nhu cầu axit amin cho lợn chỉ được

biểu thị ở mức độ axit amin tổng số. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Viện

Chăn nuôi nhưng không nghiên cứu trên lợn con, chỉ nghiên cứu lysine cho lợn sinh

trưởng và vỗ béo lai 4 máu sau đó tính các axit amin không thay thế khác theo tỷ lệ

công bố trên thế giới. Hiện nay, chưa có thông báo nào về nhu cầu các axit amin tiêu

hóa cho lợn con ở Việt Nam. Trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho lợn hiện nay cũng không

có thông tin về tỷ lệ tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn (Viện Chăn nuôi, 2001)

[24]. Do đó, các nhà dinh dưỡng Việt Nam hiện vẫn phải sử dụng các hệ số tiêu hóa từ

các cơ sở dữ liệu thức ăn của nước ngoài để tính toán nhu cầu axit amin tiêu hóa cho

lợn. Chính vì vậy, nghiên cứu xác định nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng trên các

giống lợn nuôi chủ yếu và trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam là vô cùng cần thiết.

31

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Lợn lai 4 giống [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] (viết tắt là PiDu x

LY): Tổng cộng 400 con lợn PiDu x LY có khối lượng trung bình 10 kg được nhập từ

Công ty cổ phần giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế. Lợn được nhập thành 2

đợt mỗi đợt 200 con. Sau đó, lợn được chuyển về nuôi chuẩn bị tại Trung tâm Nghiên

cứu và Thực hành Chăn nuôi thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế. Lợn đã

được tiêm vacxin đầy đủ trước khi đưa về nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Thực

hành Chăn nuôi. Lợn khỏe mạnh và độ đồng đều cao. Lợn khi đưa về trại được bấm

thẻ tai và bố trí ngẫu nhiên vào các ô chuồng. Lợn được cho uống điện giải, nuôi thích

nghi trong 7 ngày nuôi và 4 ngày nuôi thích nghi cuối thức ăn nuôi thích nghi được

chuyển đổi sang thức ăn nuôi thí nghiệm theo quy trình: ngày thứ nhất: 75% thức ăn

viên + 25% thức ăn thí nghiệm; ngày thứ hai: 50% thức ăn viên + 50% thức ăn thí

nghiệm; ngày thứ ba: 25% thức ăn viên + 75% thức ăn thí nghiệm; ngày thứ tư: 100%

thức ăn thí nghiệm. Sau đó, lợn được bắt đầu được tiến hành thí nghiệm. Lợn được cân

từng con bằng cân bàn điện tử FG-150 KAL của hãng A&D Nhật Bản sản xuất, độ

chính xác 20g để xác định khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm.

Nguyên liệu sử dụng để phối trộn khẩu phần thức ăn gồm : Ngô, tấm gạo, cám

gạo, khô đậu nành, đậu nành nguyên dầu, đậm đặc protein đậu nành, bột sữa (whey),

dầu nành, tinh bột ngô, DCP 19% (Dicalcium phosphate), bột đá, premix vitamin –

khoáng, muối ăn và axit amin tinh chế.

Các loại nguyên liệu : Ngô, tấm gạo, khô đậu tương, đậu tương nguyên dầu,

protein đậu tương, bột sữa whey, dầu nành, DCP 19%, bột đá, premix vitamin –

khoáng được mua của Công ty Công nghệ sinh học R.E.P địa chỉ 10 đường 8, phường

Long Trường, quận 9, TP. HCM, sau đó được vận chuyển về Huế và được nghiền

thành bột trước khi sử dụng làm thức ăn thí nghiệm. Các nguyên liệu cần nghiền là

ngô, tấm gạo, khô đậu tương. Cám gạo được mua trực tiếp tại các cơ sở xay xát gạo ở

Thừa Thiên Huế. Cám gạo được sử dụng cho nghiên cứu có mùi thơm, màu vàng nhạt,

không ôi mốc. Các axit amin bổ sung gồm có DL-Methionine, L-Threonine, L-

Tryptophan, L-Valine và L-Lysine.HCl. Các axit amin này được mua của Tập đoàn

Công nghiệp Evonik – Đức, được sản xuất tại Bỉ và Indonesia.

32

Tổng số 04 thí nghiệm được nuôi trong cùng điều kiện chuồng trại, chuồng nuôi

gồm 36 ô chuồng nuôi, diện tích là 2,16 m2/ô chuồng. Chuồng nuôi được thiết kế theo

kiểu chuồng hở, có hệ thống bạt che hai bên chuồng và có hệ thống phun sương được

nắp đặt trên mái để làm mát cho lợn khi thời tiết nắng nóng. Chuồng trại, máng ăn và

dụng cụ chăn nuôi được rửa sạch, phun sát trùng trước khi bắt đầu thí nghiệm. Sát

trùng chuồng trại được thực hiện theo các bước: Bước 1: Làm sạch phân và các chất

thải hữu cơ; Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước; Bước 3: Tẩy bằng xà phòng; Bước 4:

Sát trùng bằng thuốc sát trùng Virkon tỉ lệ 1:100, phun 300 ml/m3 và sau đó để khô.

Để trống chuồng 7 ngày và trước khi chuyển lợn thí nghiệm vào (2 ngày) phun thuốc

sát trùng lại. Phun thuốc sát trùng nền chuồng, tường chuồng và khu vực xung quanh

chuồng trại để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, rải vôi bột xung quanh chuồng, sử

dụng cạm bẫy chuột. Trong quá trình thí nghiệm, chuồng trại và khu vực xung quanh

được phun sát trùng định kỳ 1 lần/1 tuần. Hố sát trùng chứa vôi bột được đặt trước cửa

ra vào dùng để sát trùng ủng trước khi vào chuồng.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 tại

Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Chăn nuôi thuộc Trường Đại học Nông Lâm –

Đại học Huế.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu bao gồm 4 nội dung :

- Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

- Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

- Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi

tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

- Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi

tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 10 – 20 kg

* Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 108 con lợn lai 4 giống PiDu x LY ở trung bình

36,2 ngày tuổi. Lợn thí nghiệm là những lợn khỏe mạnh. Lợn được cân trước khi phân

33

lô tiến hành thí nghiệm để đảm bảo độ đồng đều giữa các ô thí nghiệm và giữa các

công thức thí nghiệm. Khối lượng lợn trung bình khi bắt đầu thí nghiệm là 11,8

kg/con. 03 con lợn được bố trí vào một ô chuồng nuôi. Mỗi nghiệm thức được tiến

hành trên 6 ô chuồng nuôi, mỗi ô chuồng là 1 lần lặp lại. Tỉ lệ đực/cái trong các công

thức thí nghiệm là như nhau. Thời gian nuôi thí nghiệm là 21 ngày (3 tuần). Thí

nghiệm được bố trí như trong bảng 2.1

Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Chỉ số Đơn vị KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Số con/ô thí nghiệm Con 3 3 3 3 3 3

Số lần lặp lại Lần 6 6 6 6 6 6

Tổng số con/lô thí nghiệm Con 18 18 18 18 18 18

Tỉ lệ đực/cái Con 9/9 9/9 9/9 9/9 9/9 9/9

Thời gian thí nghiệm Ngày 21 21 21 21 21 21

Phương thức cho ăn BTD BTD BTD BTD BTD BTD BTD

(BTD: Bán tự do (ARC, 1981) [29])

* Nguyên liệu và phân tích hóa học

Nguyên liệu sử dụng cho thí nghiệm 1 gồm: Ngô, khô đậu tương, đậu tương

nguyên dầu, tấm, protein đậu tương, bột sữa whey. Để đảm bảo độ chính xác của kết

quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm.

Các loại thức ăn nguyên liệu được tính toán số lượng đủ dùng cho cả một đợt thí

nghiệm và được mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm để sử dụng từ đầu đến cuối

cho một thí nghiệm. Nguyên liệu sau khi nhập về được trộn thật đồng đều ngay trong

cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để phân tích thành phần dinh dưỡng. Sau

khi có thành phần dinh dưỡng, khẩu phần dự kiến được điều chỉnh dựa trên kết quả

phân tích để có khẩu phần thí nghiệm chính thức.

Các chỉ tiêu axit amin tổng số, axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn, protein

tổng số và chất khô được tiến hành ở Phòng Phân tích axit amin của Tập đoàn Evonik

tại Singapore. Hàm lượng xơ thô (CF), lipid thô (EE) và khoáng tổng số (Ash) được

phân tích theo tiêu chuẩn AOAC (1990) [28] tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa

Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế. Thành phần hóa học và

axit amin của nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm 1 được trình bày ở bảng 2.2.

34

Bảng 2.2. Thành phần hóa hoc và axit amin của nguyên liệu sư dung trong

thí nghiệm xác định SID Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Ðâòu týõng

nguyên dâÌu

Khô ðâòu

týõng Ngô Tâìm gaòo

Protein đậu

tương

Bột sữa

Whey

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

Methionine 0,538 0,441 0,683 0,615 0,154 0,134 0,201 0,169 0,759 0,683 0,083 -

Cysteine 0,608 0,456 0,769 0,638 0,171 0,139 0,170 0,136 0,865 0,718 0,135 -

Met + Cys 1,140 0,889 1,460 1,256 0,328 0,276 0,371 0,275 1,624 1,397 0,218 -

Lysine 2,385 1,980 3,085 2,745 0,242 0,184 0,267 0,214 3,846 3,423 0,498 -

Threonine 1,478 1,167 1,911 1,644 0,255 0,204 0,241 0,181 2,385 2,051 0,356 -

Tryptophan 0,515 0,422 0,669 0,582 0,058 0,044 - - - - - -

Arginine 2,789 2,427 3,530 3,283 0,379 0,334 0,551 0,496 4,605 4,283 0,493 -

Isoleucine 1,665 1,332 2,185 1,922 0,232 0,200 0,282 0,231 2,832 2,492 0,382 -

Leucine 2,853 2,226 3,658 3,182 0,785 0,698 0,556 0,467 4,744 4,127 0,641 -

Valine 1,774 1,383 2,311 2,010 0,338 0,290 0,415 0,336 2,942 2,560 0,388 -

Histidine 1,010 0,838 1,303 1,173 0,214 0,184 0,164 0,144 1,687 1,518 0,215 -

Phenylalanine 1,832 1,484 2,404 2,140 0,328 0,289 0,307 0,264 3,158 2,811 0,356 -

Thành phần

(%)

Ðâòu týõng

nguyên dâÌu

Khô ðâòu

týõng Ngô Tâìm gaòo

Protein đậu

tương

Bột sữa

Whey

CP 37,67 48,53 7,16 7,17 61,87 9,81

DM 91,17 89,19 88,82 87,07 93,68 96,75

EE 18,83 1,74 3,93 0,45 1,21 1,44

Ash 5,23 6,75 1,20 0,40 6,37 7,85

CF 5,58 3,58 2,36 0,46 4,79 0,65

* Khẩu phần thí nghiệm:

Khẩu phần thí nghiệm được thiết lập dựa trên tham khảo thành phần dinh

dưỡng của nguyên liệu theo công bố của Tập đoàn Evonik (2014) [56] và nhu cầu dinh

dưỡng của NRC (2012) [112]. Sau khi phân tích thành phần dinh dưỡng của các

nguyên liệu sử dụng (bảng 2.2) thì khẩu phần thí nghiệm được điều chỉnh lại dựa trên

số liệu phần tích. Thí nghiệm 1 bao gồm 6 khẩu phần được ký hiệu tương ứng từ KP1

đến KP6. Khẩu phần 1 là khẩu phần cơ sở được phối trộn từ các nguyên liệu bao gồm

ngô, tấm, khô đậu tương, đậu tương ép đùn nguyên dầu và bột sữa whey. Khẩu phần 2

đến khẩu phần 6 được xây dựng dựa trên khẩu phần 1 bằng cách bổ sung thêm L-

35

Lysine.HCl để ra tăng nồng độ lysine. Tổng số 6 khẩu phần (bảng 2.3) có mức SID

lysine biến động từ thấp đến cao (0,90; 1,00; 1,10; 1,20; 1,30 và 1,40%). Các axit amin

khác (ngoại trừ lysine) được cân đối đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo

khuyến cáo của NRC (2012) [112]. Các axit amin tinh chế (methionine, threonine,

tryptophan và valine) được bổ sung vào các khẩu phần thí nghiệm đảm bảo đáp ứng

nhu cầu tối thiểu về tỷ lệ axit amin theo mô hình axit amin lý tưởng [112], [27]. Năng

lượng thuần đã được thiết kế ở mức 10,4 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần theo

khuyến cáo của Tập đoàn Evonik (2012) [27]. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh

dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 1 được trình bày ở bảng 2.3 và bảng 2.4.

Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu

SID Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn (%)

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 52,69 52,69 52,69 52,69 52,69 52,69

Khô đậu tương 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00

Đậu tương nguyên dầu 5,12 5,12 5,12 5,12 5,12 5,12

Tấm 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00

Đậm đặc protein đậu tương 7,26 7,26 7,26 7,26 7,26 7,26

Bột sữa whey 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00

Dầu đậu tương 2,94 2,94 2,94 2,94 2,94 2,94

Tinh bột ngô 1,00 0,872 0,744 0,615 0,487 0,231

DCP 19% 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86

Bột đá 0,55 0,55 0,55 0,55 0,55 0,55

Premix vitamin-khoáng* 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52

DL-Methionine 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28

L-Threonine 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24

L-Tryptophan 0,09 0,09 0,09 0,09 0,09 0,09

L-Valine 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14

L-Lysine.HCl - 0,128 0,256 0,385 0,513 0,641

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

36

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3;

40.000 mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin

B3; 13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se; 120.000

mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định SID Lys cho lợn

giai đoạn 10 – 20 kg (% DM)

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4

NE (MJ/kg) 10,40 10,40 10,40 10,40 10,40 10,40

CP, % 19,08 19,08 19,08 19,08 19,08 19,08

SID Lys, % 0,90 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40

SID Met, % 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53

SID M+C, % 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79

SID Thr, % 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83

SID Trp, % 0,29 0,29 0,29 0,29 0,29 0,29

SID Ile, % 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68

SID Val, % 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90

SID Leu, % 1,33 1,33 1,33 1,33 1,33 1,33

SID Arg, % 1,17 1,17 1,17 1,17 1,17 1,17

SID, Phe, % 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79

SID His, % 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45

Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70

P sẵn có, % 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35

Na, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

* Phối trộn thức ăn

Sau khi xây dựng xong công thức thí nghiệm, thức ăn được trộn thành từng mẻ

trộn có khối lượng 50 kg cho từng khẩu phần, sử dụng máy trộn thức ăn siêu tốc của

công ty TNHH cơ khí Minh Trí – TP. HCM với tốc độ vòng quay 500 vòng/phút, thời

gian trộn 10 phút/mẻ. Nguyên liệu được cân riêng từng loại và cho vào máy trộn, đối

với các nguyên liệu thức ăn có khối lượng nhỏ như premix vitamin – khoáng, axit

37

amin... đã được trộn với một lượng bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó

mới cho vào máy. Dầu ăn cũng được trộn với một lượng nhỏ bột ngô hoặc cám gạo

trước khi cho vào máy. Sau mỗi mẻ trộn, tiến hành lấy mẫu từng khẩu phần đã trộn để

phân tích lại thành phần dinh dưỡng, kiểm tra độ chính xác của từng khẩu phần đã

phối trộn. Thức ăn đã phối trộn được cho vào bao tải có bao nilon ở trong, buộc kín lại

và ghi chú đánh dấu từng khẩu phần. Thức ăn đã trộn được bảo quản nơi khô ráo, mát,

có mái che. Bao thức ăn được đặt lên giá kê, không tiếp xúc trực tiếp với nền và tường

nhà, có biện pháp chống chuột phá hoại.

* Phương pháp cho ăn

Lợn thí nghiệm được cho ăn theo chế độ ăn bán tự do (semi-ad libitum) như đã

được mô tả theo ARC 1981 [29] và nước uống theo chế độ tự do bằng núm uống tự

động. Lợn được cho ăn nhiều lần trong ngày (8 lần/ngày) vào các thời điểm 6h, 8h,

10h, 11h30, 15h30, 17h30, 20h, 22h. Mỗi lần cho ăn, thức ăn sẽ được bổ sung vào

máng nhiều lần cho đến khi lợn no (trong máng còn lại một ít thức ăn, lợn không liếm

sạch máng) và tất cả các con trong ô thí nghiệm đều có thể ăn no thỏa mãn. Lượng

thức ăn cho ăn của ngày hôm sau được ước tính dựa trên lượng thức ăn ngày hôm

trước và được cân 1 lần vào buổi sáng trước lần cho ăn đầu tiên, trường hợp xô nào hết

thì cân bổ sung. Mỗi ô thí nghiệm có 1 xô đựng thức ăn có ghi nhãn loại thức ăn. Thức

ăn thừa (trong xô và máng ăn) sẽ được cân vào sáng ngày hôm sau để tính lượng thức

ăn ăn vào (g/con/ngày).

* Cách lấy mẫu máu

Sau thời gian nuôi thí nghiệm, lợn được lấy máu để kiểm tra hàm lượng nitơ urea

huyết tương (PUN). Vào ngày kết thúc thí nghiệm, lợn được cho nhịn đói 12 giờ, sau đó

mỗi ô chuồng nuôi chọn ra 2 con lợn (1 đực và 1 cái), tổng số 12 con/nghiệm thức để

lấy máu. Lợn được lấy 5ml mẫu máu qua tĩnh mạch cổ với xi-lanh 10ml sau đó được

đưa vào ống 10ml chứa sẵn heparine, tạm giữ trong nước đá. Trong vòng 2 giờ sau khi

lấy mẫu máu, mẫu máu được li tâm ở 1500xg ở 4oC trong 10 phút để tách chiết huyết

thanh, sau đó giữ huyết thanh ở -18ºC cho đến khi phân tích PUN [141].

38

2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 30 – 50 kg

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY ở độ tuổi

trung bình 71,5 ngày tuổi với khối lượng lợn khi bắt đầu thí nghiệm trung bình là

28,85 kg/con Lợn thí nghiệm là những lợn khỏe mạnh. 02 con lợn (1 đực, 1 cái) được

bố trí vào 1 ô chuông nuôi và đảm bảo độ đồng đều giữa các ô thí nghiệm và giữa các

công thức thí nghiệm. Mỗi ô chuồng nuôi là 1 đơn vị thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp

lại 6 lần cho 1 nghiệm thức. Thời gian nuôi thí nghiệm là 28 ngày (4 tuần). Thí nghiệm

được bố trí như trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm xác định SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Chỉ số Đơn vị KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Số con/ô thí nghiệm Con 2 2 2 2 2 2

Số lần lặp lại Lần 6 6 6 6 6 6

Tổng số con/lô thí nghiệm Con 12 12 12 12 12 12

Tỉ lệ đực/ cái Con 6/6 6/6 6/6 6/6 6/6 6/6

Thời gian thí nghiệm Ngày 28 28 28 28 28 28

Phương thức cho ăn BTD BTD BTD BTD BTD BTD

(BTD: Bán tự do (ARC, 1981) [29])

* Nguyên liệu và phân tích thành phần hóa học

Nguyên liệu sử dụng cho thí nghiệm 2 gồm: Ngô, khô đậu tương, cám gạo.

Nguyên liệu được mua đủ số lượng một lần trước khi tiến hành thí nghiệm và được

bảo quản cẩn thận để sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm. Từng loại nguyên liệu

được đồng hóa, lấy mẫu đại diện và gửi đi phân tích tại Phòng Phân tích axit amin của

Tập đoàn Evonik tại Singapore với các chỉ tiêu axit amin tổng số, axit amin tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn, protein tổng số và chất khô. Hàm lượng xơ thô (CF), lipid thô

(EE) và khoáng tổng số (Ash) được phân tích theo tiêu chuẩn AOAC (1990) [28] tại

Phòng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm

– Đại học Huế. Thành phần hóa học và axit amin của nguyên liệu sử dụng trong thí

nghiệm 2 được trình bày ở bảng 2.6.

39

Bảng 2.6. Thành phần hóa hoc và axit amin của nguyên liệu sư dung trong

thí nghiệm xác định SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Khô ðâòu týõòng Ngô Caìm gaòo

AA (%) SID (%) AA (%) SID (%) AA (%) SID (%)

Methionine 0,683 0,615 0,147 0,128 0,209 0,148

Cysteine 0,769 0,638 0,170 0,138 0,236 0,125

Met + Cys 1,460 1,256 0,319 0,268 0,445 0,276

Lysine 3,085 2,745 0,230 0,175 0,500 0,310

Threonine 1,911 1,644 0,246 0,970 0,421 0,261

Tryptophan 0,669 0,582 0,056 0,044 0,135 0,101

Arginine 3,530 3,283 0,361 0,318 0,802 0,617

Isoleucine 2,185 1,922 0,224 0,193 0,372 0,253

Leucine 3,658 3,182 0,769 0,684 0,788 0,520

Valine 2,311 2,010 0,327 0,281 0,582 0,390

Histidine 1,303 1,173 0,211 0,182 0,306 0,202

Phenylalanine 2,404 2,140 0,318 0,280 0,483 0,304

Thành phần (%) Khô ðâòu týõòng Ngô Caìm gaòo

CP 48,53 6,91 11,18

DM 89,19 88,89 90,36

EE 1,74 3,97 13,89

Ash 6,75 1,26 9,08

CF 3,58 2,10 10,93

* Khẩu phần thí nghiệm

Khẩu phần thí nghiệm được thiết lập dựa trên tham khảo nhu cầu dinh dưỡng

của NRC (2012) [112] và Evonik (2012) [27]. Thí nghiệm gồm có 6 khẩu phần: KP1,

KP2, KP3, KP4, KP5 và KP6. Khẩu phần 1 được phối hợp từ các nguyên liệu bao gồm

ngô, cám gạo, khô đậu nành. Các khẩu phần từ 2 đến 6 được thiết lập dựa trên khẩu

phần 1, sau đó bổ sung L-Lysine.HCl để tạo ra 6 khẩu phần có mức SID lysine biến

động tương ứng từ 0,70; 0,80; 0,90; 1,00; 1,10 và 1,20%. Khẩu phần 5 và 6 có sự điều

40

chỉnh nhỏ trong thành phần nguyên liệu để tránh sự mất cân đối giữa các axit amin khi

tăng nồng độ SID Lys trong khẩu phần. Các axit amin khác (ngoại trừ lysine) được cân

đối đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến cáo của NRC (2012) [112]. Các

axit amin tinh chế (methionine, threonine, tryptophan và valine) được bổ sung vào các

khẩu phần thí nghiệm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu về tỷ lệ axit amin theo mô

hình axit amin lý tưởng [112], [27]. Năng lượng thuần đã được thiết kế ở mức 10,2

MJ/kg trong tất cả các khẩu phần theo khuyến cáo của Evonik (2012) [27]. Thành

phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 2 được trình bày

ở bảng 2.7 và bảng 2.8.

Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu SID

Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn (%) SID Lys, %

0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 65,69 65,69 65,69 65,69 69,12 65,67

Khô đậu nành 21,44 21,44 21,44 21,44 27,3 30,43

Tinh bột ngô 1,00 0,872 0,744 0,615 0,487 0,231

Cám gạo 9,00 9,00 9,00 9,00 - -

Dầu đậu nành - - - - - 0,50

DCP 19% 1,13 1,13 1,13 1,13 1,15 1,13

Bột đá 0,74 0,74 0,74 0,74 0,69 0,68

Premix vitamin-khoáng * 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22

DL-Methionine 0,19 0,19 0,19 0,19 0,18 0,21

L-Threonine 0,18 0,18 0,18 0,18 0,14 0,17

L-Tryptophan 0,05 0,05 0,05 0,05 0,04 0,04

L-Valine 0,06 0,06 0,06 0,06 0,03 0,04

L-Lysine.HCl - 0,128 0,256 0,385 0,340 0,380

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) chứa 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000 mg

vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3; 12.000

mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg biotin,

31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se; 120.000 mcg

Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

41

Bảng 2.8. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu SID

Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% DM)

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID Lys, %

0,7% 0,8% 0,9% 1,0% 1,1% 1,2%

NE (MJ/kg) 10,23 10,23 10,23 10,23 10,20 10,20

CP, % 16,07 16,07 16,07 16,07 18,35 19,66

SID Lys, % 0,70 0,80 0,90 1,00 1,10 1,20

SID Met, % 0,41 0,41 0,41 0,41 0,42 0,47

SID M+C, % 0,64 0,64 0,64 0,64 0,68 0,74

SID Thr, % 0,67 0,67 0,67 0,67 0,71 0,78

SID Trp, % 0,21 0,21 0,21 0,21 0,22 0,24

SID Ile, % 0,55 0,55 0,55 0,55 0,64 0,69

SID Val, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,75 0,81

SID Leu, % 1,16 1,16 1,16 1,16 1,32 1,39

SID Arg, % 0,95 0,95 0,95 0,95 1,10 1,19

SID, Phe, % 0,66 0,66 0,66 0,66 0,77 0,83

SID His, % 0,38 0,38 0,38 0,38 0,44 0,46

Ca, % 0,66 0,66 0,66 0,66 0,66 0,66

P sẵn có, % 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31

Na, % 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10

Phương pháp phối trộn thức ăn, phương pháp cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và

cách lấy mẫu ở thí nghiệm này được tiến hành giống như mô tả ở thí nghiệm 1.

2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành trên 108 con lợn lai 4 giống PiDu x LY có độ tuổi

trung bình là 35,9 ngày tuổi. Lợn thí nghiệm là những lợn khỏe mạnh. Lợn được cân

trước khi phân lô tiến hành thí nghiệm để đảm bảo độ đồng đều giữa các ô thí nghiệm

và giữa các công thức thí nghiệm. Khối lượng lợn trung bình khi bắt đầu thí nghiệm là

11,88 kg/con. 03 con lợn được bố trí vào một ô chuồng nuôi. Mỗi nghiệm thức được

tiến hành trên 6 ô chuồng nuôi, mỗi ô chuồng là 1 lần lặp lại. Tỉ lệ đực/cái trong các

công thức thí nghiệm là như nhau. Thời gian nuôi thí nghiệm là 21 ngày (3 tuần). Thí

nghiệm được bố trí giống như mô tả ở thí nghiệm 1 (bảng 2.1).

42

* Nguyên liệu và phân tích thành phần hóa học

Nguyên liệu sử dụng cho thí nghiệm 3 gồm: Ngô, khô đậu tương, tấm gạo, đậu

tương nguyên dầu, protein đậu tương, bột sữa whey. Nguyên liệu được mua đủ số

lượng một lần trước khi tiến hành thí nghiệm và được bảo quản cẩn thận để sử dụng

trong suốt quá trình thí nghiệm. Từng loại nguyên liệu được đồng hóa, lấy mẫu đại

diện và gửi đi phân tích tại Phòng Phân tích axit amin của Tập đoàn Evonik tại

Singapore với các chỉ tiêu axit amin tổng số, axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn,

protein tổng số và chất khô. Hàm lượng xơ thô (CF), lipid thô (EE) và khoáng tổng số

(Ash) được phân tích theo tiêu chuẩn AOAC (1990) [28] tại Phòng Thí nghiệm Trung

tâm – Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế. Thành

phần hóa học và axit amin của nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm 3 được trình bày

ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thành phần hóa hoc và axit amin của nguyên liệu sư dung trong

thí nghiệm xác định SID Lys:SAA cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Ðâòu týõng

nguyên dâÌu

Khô ðâòu

týõng Ngô Tâìm gaòo

Protein đậu

tương

Bột sữa

Whey

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

AA

(%)

SID

(%)

Methionine 0,498 0,409 0,636 0,572 0,152 0,132 0,205 0,172 0,759 0,683 0,161 -

Cysteine 0,570 0,427 0,691 0,574 0,175 0,142 0,167 0,134 0,865 0,718 0,205 -

Met + Cys 1,081 0,843 1,315 1,131 0,328 0,275 0,372 0,276 1,624 1,397 0,363 -

Lysine 2,293 1,903 3,062 2,725 0,240 0,182 0,257 0,206 3,846 3,423 1,003 -

Threonine 1,417 1,120 1,854 1,595 0,279 0,223 0,242 0,181 2,385 2,051 0,665 -

Tryptophan 0,483 0,396 0,657 0,572 0,060 0,045 0,096 0,074 - - 0,154 -

Arginine 2,709 2,357 3,519 3,273 0,387 0,341 0,565 0,509 4,605 4,283 0,328 -

Isoleucine 1,656 1,324 2,186 1,924 0,267 0,230 0,282 0,231 2,832 2,492 0,506 -

Leucine 2,802 2,186 3,663 3,187 0,953 0,848 0,560 0,471 4,744 4,127 0,866 -

Valine 1,736 1,354 2,257 1,964 0,367 0,316 0,409 0,331 2,942 2,560 0,531 -

Histidine 0,974 0,808 1,241 1,117 0,232 0,199 0,162 0,142 1,687 1,518 0,211 -

Phenylalanine 1,830 1,483 2,455 2,185 0,367 0,323 0,357 0,307 3,158 2,811 0,462 -

Thành phần

(%)

,Ðâòu týõng

nguyên dâÌu

Khô ðâòu

týõng Ngô Tâìm gaòo

Protein đậu

tương

Bột sữa

Whey

CP 37,23 47,92 7,75 7,02 61,87 12,94

DM 89,16 88,33 87,74 86,39 93,68 95,99

EE 17,26 1,02 4,07 0,50 1,21 1,29

Ash 4,72 5,80 1,17 0,38 6,37 9,90

CF 6,98 3,88 2,30 0,21 4,79 0,56

43

* Khẩu phần thí nghiệm

Khẩu phần thí nghiệm 3 được xây dựng dựa trên phối trộn các nguyên liệu ngô,

tấm gạo, khô đậu tương, đậu tương nguyên dầu và bột sữa whey. Tổng số 6 khẩu phần

đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,13% SID Lys được cố định là axit amin

giới hạn 2. Các khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID SAA:Lys (50%, 55%, 60%, 65%

và 70%) được tạo ra bằng cách bổ sung DL-Met. Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng

độ tất cả các loại axit amin đủ đáp ứng nhu cầu với 1,25% SID Lys (bảng 2.11). Khẩu

phần được thiết lập theo phương pháp đã được mô tả bởi Warnants và cs. (2003)

[138]. Để tránh sự bất cân đối giữa các axit amin khi có sự gia tăng nồng độ SID Met

+ Cys trong khẩu phần, tỉ lệ ngô và khô đậu tương và một số axit amin tinh chế có sự

thay đổi nhỏ ở khẩu phần cuối cùng (khẩu phần 6). Khẩu phần thí nghiệm đã được

thiết lập dựa trên ngô, tấm gạo, khô đậu tương và đậu tương nguyên dầu ép đùn bằng

cách sử dụng nồng độ axit amin của các nguyên liệu đã được lấy mẫu để phân tích và

các hệ số SID đã được công bố để đáp ứng nhu cầu axit amin tối thiểu [112],[27].

Năng lượng thuần sẽ được thiết kế ở mức 10,5 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần theo

khuyến cáo của Evonik (2012) [27]. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của

các khẩu phần thí nghiệm 3 được trình bày ở bảng 2.10 và bảng 2.11.

Bảng 2.10. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu

SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn (%) KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 29,69 29,69 29,69 29,69 29,69 34,03

Tấm gạo 27,67 27,67 27,67 27,67 27,67 25,00

Khô đậu tương 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00

Đậu tương nguyên dầu 3,06 3,06 3,06 3,06 3,06 11,28

Đậm đặc protein đậu tương 15,76 15,76 15,76 15,76 15,76 5,00

Bột sữa whey 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00

Tinh bột ngô 1,00 0,942 0,884 0,825 0,767 0,71

DCP 19% 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,69

Bột đá 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44 0,32

Premix vitamin-khoáng* 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối ăn 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0,50

DL-Methionine 0,00 0,058 0,116 0,175 0,233 0,29

L-Threonine 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,23

L-Tryptophan 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,09

L-Valine 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,12

L-Lysine HCl 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,44

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

44

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3;

40.000 mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin

B3; 13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se; 120.000

mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

Bảng 2.11. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID

SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% DM)

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %

50 55 60 65 70 62

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

NE (MJ/kg) 10,5 10,5 10,5 10,5 10,5 10,5

CP, % 23,04 23,04 23,04 23,04 23,04 24,82

SID Lys, % 1,13 1,13 1,13 1,13 1,13 1,25

SID Met, % 0,29 0,34 0,39 0,44 0,49 0,48

SID M+C, % 0,56 0,62 0,68 0,73 0,79 0,77

SID Thr, % 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,81

SID Trp, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,28

SID Ile, % 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83 0,89

SID Val, % 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,95

SID Leu, % 1,53 1,53 1,53 1,53 1,53 1,36

SID Arg, % 1,45 1,45 1,45 1,45 1,45 1,22

SID Phe, % 0,97 0,97 0,97 0,97 0,97 1,03

SID His, % 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52 0,55

Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70

P sẵn có, % 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35

Na, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Tỉ lệ so với SID Lys, %

SID Met, % 0,26 0,30 0,35 0,39 0,43 0,38

SID M+C, % 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,62

SID Thr, % 0,65 0,65 0,65 0,65 0,65 0,65

SID Trp, % 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22

SID Ile, % 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,71

SID Val, % 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,76

SID Leu, % 1,35 1,35 1,35 1,35 1,35 1,09

SID Arg, % 1,28 1,28 1,28 1,28 1,28 0,98

SID, Phe, % 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,82

SID His, % 0,46 0,46 0,46 0,46 0,46 0,44

Phương pháp phối trộn thức ăn, phương pháp cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và

cách lấy mẫu ở thí nghiệm này được tiến hành giống như mô tả ở thí nghiệm 1.

45

2.4.4. Thí nghiệm 4: Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

* Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY có khối

lượng trung bình là 32,9 kg ở độ tuổi trung bình là 75,3 ngày tuổi. Lợn thí nghiệm là

những lợn khỏe mạnh. 02 con lợn (1 đực, 1 cái) được bố trí vào 1 ô chuông nuôi và

đảm bảo độ đồng đều giữa các ô thí nghiệm và giữa các công thức thí nghiệm. Mỗi ô

chuồng nuôi là 1 đơn vị thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 6 lần cho 1 nghiệm thức.

Thời gian nuôi thí nghiệm là 21 ngày (3 tuần). Thí nghiệm 4 được bố trí giống như mô

tả thí nghiệm 2 (bảng 2.5).

* Nguyên liệu và phân tích thành phần hóa học

Nguyên liệu sử dụng cho thí nghiệm 4 gồm: Ngô, khô đậu tương và cám gạo.

Nguyên liệu được mua đủ số lượng một lần trước khi tiến hành thí nghiệm và được

bảo quản cẩn thận để sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm. Từng loại nguyên liệu

được đồng hóa, lấy mẫu đại diện và gửi đi phân tích tại Phòng Phân tích axit amin của

Tập đoàn Evonik tại Singapore với các chỉ tiêu axit amin tổng số, axit amin tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn, protein tổng số và chất khô.

Bảng 2.12. Thành phần hóa hoc và axit amin của nguyên liệu sư dung trong

thí nghiệm xác định SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Khô ðâòu týõng Ngô Caìm gaòo

AA (%) SID (%) AA (%) SID (%) AA (%) SID (%)

Methionine 0,636 0,572 0,152 0,132 0,247 0,175

Cysteine 0,691 0,574 0,173 0,140 0,271 0,144

Met + Cys 1,315 1,131 0,330 0,277 0,520 0,322

Lysine 3,062 2,725 0,233 0,177 0,548 0,339

Threonine 1,854 1,595 0,269 0,215 0,444 0,275

Tryptophan 0,657 0,572 0,058 0,044 0,154 0,116

Arginine 3,519 3,273 0,369 0,325 0,947 0,729

Isoleucine 2,186 1,924 0,259 0,223 0,412 0,284

Leucine 3,663 3,187 0,921 0,820 0,830 0,548

Valine 2,257 1,964 0,356 0,307 0,635 0,425

Histidine 1,241 1,117 0,224 0,193 0,322 0,213

Phenylalanine 2,455 2,185 0,356 0,314 0,539 0,339

Thành phần (%) Khô ðâòu týõng Ngô Caìm gaòo

CP 47,92 7,50 12,09

DM 88,33 88,12 89,91

EE 1,02 3,79 14,69

Ash 5,80 1,22 7,75

CF 3,88 3,01 8,58

46

Hàm lượng xơ thô (CF), lipid thô (EE) và khoáng tổng số (Ash) được phân tích

theo tiêu chuẩn AOAC (1990) [28] tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn

nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế. Thành phần hóa học và axit

amin của nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm 4 được trình bày ở bảng 2.12.

* Khẩu phần thí nghiệm

Tổng số 6 khẩu phần đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,0% SID Lys

được cố định là axit amin giới hạn 2. Các khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID

SAA:Lys (50%, 55%, 60%, 65% và 70%) được tạo ra bằng cách bổ sung DL-Met.

Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng độ tất cả các loại axit amin đủ đáp ứng nhu cầu

với 1,11% SID Lys (bảng 2.14). Khẩu phần được thiết lập theo phương pháp đã được

mô tả bởi Warnants và cs. (2003) [138]. Để tránh sự bất cân đối giữa các axit amin khi

có sự gia tăng nồng độ SID Met + Cys trong khẩu phần, tỉ lệ ngô và khô đậu nành và

một số axit amin tinh chế có sự thay đổi nhỏ ở khẩu phần cuối cùng (khẩu phần 6).

Khẩu phần thí nghiệm đã được thiết lập dựa trên ngô, khô đậu tương và cám gạo bằng

cách sử dụng nồng độ axit amin của các nguyên liệu đã được lấy mẫu để phân tích và

các hệ số SID đã được công bố để đáp ứng nhu cầu axit amin tối thiểu [112],[27].

Năng lượng thuần đã được thiết kế ở mức 10,3 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần theo

khuyến cáo của Evonik (2012) [27].

Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 4

được trình bày ở bảng 2.13 và bảng 2.14.

Bảng 2.13. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu

SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn (%) KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 57,08 57,08 57,08 57,08 57,08 58,87

Cám gạo 12,00 12,00 12,00 12,00 12,00 12,00

Khô đậu nành 26,64 26,64 26,64 26,64 26,64 25,52

Dầu cọ 0,23 0,23 0,23 0,23 0,23 0,00

Tinh bột ngô 1,00 0,95 0,90 0,85 0,80 0,00

DCP 19% 1,51 1,51 1,51 1,51 1,51 1,51

Bột đá 0,54 0,54 0,54 0,54 0,54 0,55

Premix vitamin-khoáng * 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối ăn 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44

DL Methionine 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,22

L-Threonine 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,17

L-Tryptophan 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,04

L-Lysine HCl 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,34

L-Valine 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,04

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

47

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) chứa 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000 mg

vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3; 12.000

mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg biotin,

31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se; 120.000 mcg

Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

Bảng 2.14. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID

SAA:Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% DM)

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %

50 55 60 65 70 64

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

NE (MJ/kg) 10,25 10,25 10,25 10,25 10,25 10,25

CP, % 19,00 19,00 19,00 19,00 19,00 19,00

SID Lys, % 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,11

SID Met, % 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,47

SID M+C, % 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,71

SID Thr, % 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,74

SID Trp, % 0,21 0,21 0,21 0,21 0,21 0,23

SID Ile, % 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 0,66

SID Val, % 0,76 0,76 0,76 0,76 0,76 0,78

SID Leu, % 1,40 1,40 1,40 1,40 1,40 1,38

SID Arg, % 1,16 1,16 1,16 1,16 1,16 1,13

SID Phe, % 0,81 0,81 0,81 0,81 0,81 0,79

SID His, % 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44 0,43

Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70

P sẵn có, % 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31

Na, % 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19

Tỉ lệ so với SID Lys, %

SID Met, % 25 30 35 40 45 42

SID M+C, % 50 55 60 65 70 64

SID Thr, % 67 67 67 67 67 67

SID Trp, % 21 21 21 21 21 21

SID Ile, % 68 68 68 68 68 59

SID Val, % 76 76 76 76 76 70

SID Leu, % 140 140 140 140 140 124

SID Arg, % 116 116 116 116 116 102

SID, Phe, % 81 81 81 81 81 71

SID His, % 44 44 44 44 44 39

48

Phương pháp phối trộn thức ăn, phương pháp cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và

cách lấy mẫu ở thí nghiệm này được tiến hành giống như mô tả ở thí nghiệm 1.

2.4.5. Chỉ tiêu theo dõi

Khối lượng lợn được cân lúc bắt đầu thí nghiệm, cân hàng tuần và khi kết thúc

thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng thức ăn ăn vào (FI), khối lượng cơ

thể (BW), tăng khối lượng trung bình/ngày (ADG), hiệu quả sử dụng thức ăn (G:F), hệ

số chuyển hóa thức ăn (FCR) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

- Khối lượng cơ thể tăng (kg):

Khối lượng cơ thể tăng/tuần được tính dựa trên chênh lệch khối lượng của từng

cá thể giữa hai thời điểm bắt đầu tuần thí nghiệm và kết thúc tuần thí nghiệm. Vào lúc

6h sáng ngày chủ nhật hàng tuần, trước khi cho ăn. Cân từng cá thể bằng cân điện tử

(sai số ± 20g). Khối lượng cơ thể tăng được tính theo công thức :

ΔBW = BWs – BWt

Trong đó: ΔBW: Khối lượng cơ thể tăng (kg)

BWt : Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg)

BWs : Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg)

- Tăng khối lượng trung bình/con/ngày (g/con/ngày) (ADG)

ADG = ΔBW

x 1000 n

Trong đó : ADG: Tăng khối lượng trung bình/con/ngày (g/con/ngày)

ΔBW: Khối lượng cơ thể tăng (kg)

n: Số ngày nuôi (ngày)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) (FCR)

FCR = ∑FI

ΔBW

Trong đó : FCR: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

∑FI: Tổng lượng thức ăn ăn vào (kg)

ΔBW: Khối lượng cơ thể tăng (kg)

49

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg) (G:F):

G:F = ΔBW

∑FI

Trong đó : G:F: Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg)

ΔBW: Khối lượng cơ thể tăng (kg)

∑FI: Tổng lượng thức ăn ăn vào (kg)

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý sơ bộ trên Excel, sau đó được phân tích ANOVA sử dụng

GLM trên SAS (SAS Inst. Inc., Cary, NC) với khối lượng ban đầu (covariable) và thử

nghiệm khẩu phần là nguồn biến động (sources of variation). Đối với sinh trưởng, mỗi

1 ô chuồng là một đơn vị thí nghiệm. Sử dụng mô hình quadratic broken-line

(curvilinear plateau) để phân tích hồi quy của nồng độ axit amin trong thức ăn với

ADG và G:F, (Robbins và cs, 2006) [121]. Đối với kết quả PUN, dựa trên mức độ phù

hợp nhất, mô hình đường gấp khúc tuyến tính (linear broken-line model) đã được sử

dụng [121]. Kết quả được trình bày trong các bảng là giá trị trung bình. Duncan’s

multiple range test đã được sử dụng để so sánh sự sai khác của các giá trị trung bình.

Các giá trị trung bình được coi là sai khác có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

50

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN

CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 10 – 20 KG

Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng

và nồng độ PUN của lợn giai đoạn 10 – 20 kg được nuôi bằng khẩu phần được bổ sung

axit amin tinh chế được trình bày ở bảng 3.1, 3.2 và được mô tả ở các đồ thị 3.1, 3.2 và

3.3. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức là 11,8 kg/con và có

độ đồng đều cao (P>0,05). Tất cả lợn thí nghiệm đều khỏe mạnh trong toàn bộ thời

gian thí nghiệm, không quan sát thấy có dấu hiệu tiêu chảy cũng như các dấu hiệu lâm

sàng khác của bệnh. Khối lượng của lợn ở các nghiệm thức qua các tuần nuôi thí

nghiệm và ở thời điểm kết thúc thí ngiệm có sự sai khác (P<0,001). Khối lượng lợn đạt

cao nhất ở nghiệm thức 5 (1,3% SID lysine) ở ba tuần nuôi thí nghiệm với các giá trị

tương ứng là 14,1 kg; 17,9 kg và 22,6 kg. Nồng độ SID lysine phân tích thấp hơn so

với các giá trị tính toán (ngoại trừ khẩu phần 6). Nồng độ SID lysine khi phân tích

khẩu phần là 0,87%; 0,98%; 1,04%; 1,18%; 1,25% và 1,42%. Nồng độ SID lysine dựa

theo tính toán là 0,9%; 1,0%; 1,1%; 1,2%; 1,3% và 1,4%. Việc tăng nồng độ SID

lysine trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng khối lượng trung

bình/ngày (ADG) và tỉ lệ tăng khối lượng/thức ăn (G:F) (P<0,001). Tăng khối lượng

trung bình/ngày ở các tuần nuôi thí nghiệm cũng như toàn bộ thí nghiệm có xu hướng

giống nhau, đó là khối lượng lợn thí nghiệm ở các nghiệm thức tăng tỉ lệ thuận với

chiều tăng nồng độ SID lysine trong khẩu phần (tăng từ khẩu phần 1 đến khẩu phần 5)

nhưng giảm ở khẩu phần 6. Lượng ăn vào không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nồng độ

SID lysine trong các khẩu phần. Lượng thức ăn ăn vào trung bình ở giai đoạn này là

779,5 g/con/ngày. Lượng thức ăn ăn vào ở các nghiệm thức không có sự sai khác

(P>0,05). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (FCR) đã được cải thiện, giảm rõ rệt

(P<0,0001) khi tăng của nồng độ SID lysine khẩu phần trong khoảng từ 0,9% đến

1,4% SID lysine. ADG, FCR và G:F đạt tốt nhất ở nồng độ SID lysine thức ăn 1,3%.

Việc gia tăng nồng độ SID lysine thức ăn đã làm thay đổi có ý nghĩa nồng độ nitơ urea

huyết tương (PUN). Khi gia tăng nồng độ SID lysine thức ăn, nồng độ PUN giảm

tuyến tính (P<0,0001) và nồng độ PUN thấp nhất ở nồng độ SID lysine thức ăn là

1,3% (bảng 3.1).

51

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng và PUN của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Chỉ tiêu SID Lys cho lợn 10-20 kg (%)

SEM

Giá trị P SID Lys dựa trên phân

tích (%) 0,87 0,98 1,04 1,18 1,25 1,42

SID Lys dựa trên tính toán

(%) 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 Anova Lin Quad

BW bắt đầu, kg/con 11,8 11,8 11,8 11,8 11,8 11,8 0,17 1,000 0,898 0,966

BW 07 ngày TN, kg/con 13,6d 13,8cd 13,9bc 14,0abc 14,1a 14,1ab 0,08 0,0002 <0,0001 0,121

BW 14 ngày TN, kg/con 16,6d 17,0c 17,4b 17,6ab 17,9a 17,8a 0,12 <0,0001 <0,0001 0,006

BW 21 ngày TN, kg/con 20,6d 21,1c 21,7b 22,3a 22,6a 22,5a 0,15 <0,0001 <0,0001 0,004

PUN (mg/100ml) 11,81a 10,84a 9,05b 8,70b 6,54c 6,69c 0,382 <0,0001 <0,0001 0,247

Toàn bộ thí nghiệm (1 đến 21 ngày nuôi TN)

ADG, g/con/ngày 421d 447c 477b 503a 516a 513a 7,17 <0,0001 <0,0001 0,003

FI, g/con/ngày 797 796 780 777 761 766 26,49 0,898 0,234 0,909

FCR 1,895a 1,781a 1,636b 1,542bc 1,475c 1,494c 0,04 <0,0001 <0,0001 0,014

G:F 0,529c 0,564c 0,612b 0,651ab 0,681a 0,672a 0,02 <0,0001 <0,0001 0,055

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

52

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng của lợn

giai đoạn 10 – 20 kg qua các tuần nuôi thí nghiệm

Chỉ tiêu SID Lys cho lợn 10-20 kg (%)

SEM

Giá trị P SID Lys dựa trên phân tích (%) 0,87 0,98 1,04 1,18 1,25 1,42

SID Lys dựa trên tính toán (%) 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 Anova Lin Quad

Tuần 1 (1 đến 7 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 263d 285cd 305bc 317ab 339a 332ab 9,24 <0,0001 <0,0001 0,116

FI, g/con/ngày 469 475 471 478 480 477 19,38 0,998 0,708 0,915

FCR 1,789a 1,669ab 1,541bc 1,513bc 1,416c 1,444c 0,06 0,001 <0,0001 0,123

G:F 0,562c 0,604bc 0,656ab 0,666ab 0,712a 0,696a 0,03 0,002 <0,0001 0,189

Tuần 2 (8 đến 14 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 424d 457c 498b 522ab 533a 534a 10,85 <0,0001 <0,0001 0,009

FI, g/con/ngày 800 809 790 790 785 784 33,36 0,994 0,584 0,984

FCR 1,891a 1,769a 1,589b 1,506b 1,472b 1,469b 0,06 <0,0001 <0,0001 0,032

G:F 0,531b 0,570b 0,633a 0,668a 0,683a 0,685a 0,02 <0,0001 <0,0001 0,067

Tuần 3 (15 đến 21 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 576c 598bc 627b 669a 675a 672a 13,68 <0,0001 <0,0001 0,094

FI, g/con/ngày 1122 1104 1080 1063 1018 1038 37,04 0,368 0,033 0,766

FCR 1,953a 1,849ab 1,723bc 1,587cd 1,509d 1,542d 0,05 <0,0001 <0,0001 0,070

G:F 0,514d 0,544cd 0,581bc 0,633ab 0,668a 0,651a 0,02 <0,0001 <0,0001 0,157

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

53

Phân tích theo mô hình curvilinear – plateau đã được tiến hành để xác định nhu

cầu SID lysine của lợn thí nghiệm. Kết quả phân tích bằng mô hình curvilinear-plateau

trên ADG và G:F cho thấy nồng độ SID lysine thức ăn tối ưu cho lợn thí nghiệm là

1,36% với phương trình [y = 516,0 – 413,6 (1,36 – x)2; R2 = 0,98]; 1,38% với phương

trình [y = 0,678 – 0,599 (1,38 – x)2; R2 = 0,97] theo trình tự tương ứng để tối đa hóa

ADG và tỉ lệ G:F (đồ thị 3.1 và 3.2). Phân tích theo mô hình broken-line trên PUN cho

thấy nhu cầu SID lysine cho lợn thí nghiệm là 1,28% với phương trình [y = 6,69 +

12,79 (1,28 – x); R2 = 0,94] để giảm thấp nhất PUN (đồ thị 3.3). Trung bình cho tất cả

các chỉ tiêu nghiên cứu trên, nhu cầu SID lysine cho lợn sau cai sữa giai đoạn 10 – 20

kg là 1,34%.

Đồ thị 3.1. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ADG

Một số nghiên cứu trước đây đã được thực hiện để đánh giá nhu cầu lysine cho

lợn giai đoạn 10 – 20 kg. Tác giả Kahindi (2014) [86] đã nghiên cứu nhu cầu SID Lys

của lợn [Duroc x (Yorkshire x Landrace)] giai đoạn sau cai sữa (7 – 16 kg) với khối

lượng bắt đầu thí nghiệm 6,9 ± 0,5 kg với 5 khẩu phần thí nghiệm có 5 mức SID Lys

(1,1; 1,2; 1,3; 1,4 và 1,5%), thời gian nuôi thí nghiệm là 21 ngày. Tác giả Kahindi đã

và đưa ra kết luận rằng nhu cầu SID Lys tối ưu nhất cho ADG và G:F là 1,32%.

Urynek và Buraczewska (2003) [132] đã công bố nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng

biểu kiến để tối đa tích lũy nitơ và ADG là 0,85 g AID lysine/MJ ME cho lợn 13 đến

20 kg. Tác giả Yi và cs (2006) [142] đã nghiên cứu nhu cầu TID Lys trên 662 con lợn

giống (Triumph 4 x PIC C22) có khối lượng ban đầu là 12 ± 0,18 kg với 5 công thức

54

thí nghiệm có TID Lys dao động từ 1,10 đến 1,50% và kết quả cho thấy rằng nồng độ

TID lysine cho lợn 12 đến 26 kg tối thiểu là 1,30% để tối đa ADG và G:F. Tương tự,

Kendall và cs (2008) [88] đã báo cáo rằng nhu cầu TID lysine của lợn 11 – 27 kg là

1,30% để tối đa sinh trưởng. Tuy nhiên, Htoo và Morales (2010) [82] cho thấy rằng

nhu cầu SID lysine của lợn 10 – 20 kg dòng PIC cao nạc (GP1050) là cao hơn 1,38%.

Kết quả nhu cầu SID lysine của lợn lai thương phẩm 4 giống PiDu x LY trong nghiên

cứu này là 1,34% SID lysine là tương đương. Tuy nhiên kết quả này có cao hơn so với

công bố của NRC (2012) [112] cho giai đoạn 11 – 25 kg, theo công bố này thì nhu cầu

SID Lys là 1,23%. Có thể do các giống lợn có năng suất cao, tốc độ tăng trưởng nhanh

và khả năng tích lũy nạc cao liên tục được chọn lọc và do đó, nhu cầu Lys đối với việc

tích lũy protein cao hơn đề xuất bởi NRC (2012).

Đồ thị 3.2. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F

Ngoài ra, nhu cầu SID lysine từ phân tích G:F cao hơn nhu cầu SID lysine từ

phân tích ADG (1,38% so với 1,36%). Một số công bố khác cũng cho thấy sự quan sát

tương tự trong nghiên cứu này [142], [88], [107]. Kết quả nghiên cứu của Nemechek

và cs (2012) [107] khi nghiên cứu nhu cầu SID Lys cho lợn giai đoạn 7 đến 14 kg với

6 mức SID Lys 1,15; 1,23; 1,30; 1,38; 1,45 và 1,53% cũng đã phân tích trên 2 chỉ tiêu

ADG và FCR và kết quả cho thấy nhu cầu SID lysine tối ưu đối với ADG là 1,30% và

G:F là 1,39% cho lợn giai đoạn 7 đến 14 kg. Tương tự, các phát hiện của Kendall và cs

(2008) [88] cho thấy TID lysine cho lợn 11 đến 19 kg là 1,33% và 1,35% để tối đa

ADG và G:F theo thứ tự tương ứng. Htoo và Morales (2010) [82] cho thấy nhu cầu

55

SID lysine của lợn 10 – 20 kg dòng PIC cao nạc trên hai chỉ tiêu AGD và FCR đều cao

hơn 1,38%. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các công bố gần đây

đã chỉ ra rằng nhu cầu SID lysine có thể sẽ khác nhau phụ thuộc vào chỉ tiêu theo dõi.

Trong nghiên cứu này, lượng ăn vào (FI) không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng SID

lysine thức ăn. Quan sát này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác sử dụng axit amin

bổ sung vào thức ăn theo các mức khác nhau để gia tăng nồng độ lysine thức ăn [132],

[88], [86]. Ngược lại, trong các thí nghiệm sử dụng các nguồn protein để gia tăng nồng

độ lysine thức ăn, FI giảm tuyến tính [88]. Sự dư thừa protein thức ăn dẫn đến gia tăng

phân giải axit amin do đó có thể góp phần vào việc giảm FI.

Đồ thị 3.3. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và nồng độ PUN

Nitơ urea huyết tương thường được sử dụng như một chỉ tiêu theo dõi để đánh

giá nhu cầu axit amin vì PUN được coi như là một chỉ số của hiệu quả sử dụng protein.

Khi có sự dư thừa axit amin, nồng độ PUN sẽ gia tăng vì axit amin dư thừa không thể

được dự trữ và vì thế bị phân giải và gia tăng tổng hợp urea. Nồng độ PUN giảm xuống

chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng nitơ gia tăng hoặc giảm phân giải protein [45]. Sử dụng mô

hình đường gấp khúc (broken-line model) đã cho thấy để giảm thấp nhất PUN thì nhu cầu

SID lysine của lợn 10 – 20 kg là 1,28%. Nồng độ PUN ở lợn 10 – 20 kg giảm từ 11,8

mg/100ml xuống còn 6,54 g/100ml khi tăng nồng độ SID lysine thức ăn từ 0.9% đến

1,3%. Tác giả Coma và cs. (1995) [45] thí nghiệm trên 5 khẩu phần có mức lysine tăng

56

dần cho lợn có khối lượng 19 kg và đã sử dụng mô hình bậc hai để phân tích hồi quy nồng

độ PUN, kết quả cho thấy PUN đạt thấp nhất ở mức lysine là 1,05%.

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu ADG, G:F, FCR và PUN cho thấy nhu cầu

SID lysine cho lợn lai thương phẩm 4 giống PiDu x LY giai đoạn 10 – 20 kg là 1,34%

tương đương 10,45 g/con/ngày (tính theo vật chất khô).

3.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN

CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 30 – 50 KG

Kết quả thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys cho lợn giai đoạn 30 - 50 kg

được trình bày ở bảng 3.3 và bảng 3.4. Lợn thí nghiệm được bố trí vào 6 lô tương ứng

với 6 nghiệm thức có nồng độ SID Lys lần lượt là 0,7%; 0,8%; 0,9%; 1,0%; 1,1% và

1,2%. Lợn ở các lô thí nghiệm có độ đồng đều cao (P>0,05), khối lượng lợn bắt đầu

thí nghiệm là 28,9 kg. Khối lượng cơ thể lợn qua các giai đoạn nuôi thí nghiệm cũng

như toàn bộ thời gian nuôi thí nghiệm tăng tuyến tính (P<0,0001) khi gia tăng nồng độ

SID Lys trong khẩu phần. Khối lượng cơ thể đạt cao ở nghiệm thức có nồng độ SID

Lys ở mức 1,1% và 1,2%, khối lượng cơ thể lợn đạt tương ứng là 53,0 kg và 53,1 kg

qua 4 tuần nuôi thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, khẩu phần 5 và 6 có sự thay đổi

nhỏ trong thành phần nguyên liệu để tránh sự mất cân đối giữa các axit amin khi tăng

nồng độ SID Lys trong khẩu phần. Tăng khối lượng trung bình/ngày (ADG) thể hiện

tốc độ sinh trưởng hay khả năng tích lũy của con vật. ADG và G:F tăng tuyến tính

(P<0,0001) khi nồng độ SID Lys trong khẩu phần tăng (bảng 3.3 và 3.4). ADG và G:F

đạt cao ở mức SID Lys là 1,04%; 1,12% và 1,22% tương ứng với ADG đạt 842

g/con/ngày, 862 g/con/ngày và 864 g/con/ngày. Tuy nhiên, FCR lại thấp nhất ở khẩu

phần có nồng độ SID Lys là 1,04% với mức 1,87 kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối

lượng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi lợn. FCR giảm tuyến

tính khi tăng nồng độ SID Lys trong khẩu phần tăng từ 0,71% đến 1,04% SID Lys, sau

đó lại có xu hướng tăng lên ở khẩu phần có nồng đồ SID Lys ở mức 1,12% và 1,22%.

Tăng khối lượng trung bình/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở các khẩu

phần ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng thức ăn ăn vào

của các lô thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,01; bảng 3.3,

3.4). Lượng thức ăn ăn vào trung bình ở giai đoạn này là 1,57 – 1,70 kg/con/ngày.

Nồng độ PUN giảm bậc hai (P=0,001) khi mức Lys trong khẩu phần tăng lên và PUN

đạt 8,04 mg/100ml, thấp nhất ở khẩu phần SID Lys 1,04%.

57

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng và PUN của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Chỉ tiêu SID Lys cho lợn 30-50 kg (%)

SEM

P-value

SID Lys dựa trên phân

tích (%) 0,71 0,82 0,91 1,04 1,12 1,22

Anova Lin Quad SID Lys dựa trên tính

toán (%) 0,70 0,80 0,90 1,00 1,1 1,20

BW bắt ðầu, kg/con 28,8 28,9 28,9 28,8 28,9 28,8 0,269 1,00 0,98 0,99

BW 14 ngày TN, kg/con 38,4b 39,2ab 39,6a 39,9a 40,2a 40,2a 0,339 0,01 0,00 0,19

BW 28 ngày TN, kg/con 49,5c 50,9bc 51,8ab 52,4ab 53,0a 53,1a 0,591 0,00 <0,0001 0,15

PUN (mg/100ml) 8,97a 8,73ab 8,15bc 8,04c 8,14bc 8,77ab 0,22 0,010 0,128 0,001

Toàn bộ thí nghiệm (1 ðến 28 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 739c 787bc 821ab 842ab 862a 864a 21,148 0,00 <0,0001 0,15

FI, g/con/ngày 1645 1701 1618 1577 1679 1690 59,111 0,66 0,81 0,35

FCR 2,227a 2,161a 1,972b 1,872b 1,946b 1,952b 0,046 <0,0001 <0,0001 0,00

G:F 0,450b 0,463b 0,509a 0,536a 0,515a 0,515a 0,012 <0,0001 <0,0001 0,01

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

58

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng của lợn

giai đoạn 30 – 50 kg qua các giai đoạn nuôi thí nghiệm

Chỉ tiêu SID Lys cho lợn 30-50 kg (%)

SEM

P-value

SID Lys dựa trên phân

tích (%) 0,71 0,82 0,91 1,04 1,12 1,22

Anova Lin Quad SID Lys dựa trên tính

toán (%) 0,70 0,80 0,90 1,00 1,1 1,20

Giai ðoạn 1 (1 ðến 14 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 682b 739ab 766a 790a 809a 812a 24,203 0,01 0,00 0,19

FI, g/con/ngày 1448 1508 1452 1433 1526 1547 48,951 0,47 0,21 0,38

FCR 2,126a 2,041ab 1,900bc 1,822c 1,886bc 1,905bc 0,052 0,00 0,00 0,01

G:F 0,471c 0,491bc 0,529ab 0,552a 0,531ab 0,529ab 0,015 0,01 0,00 0,01

Giai ðoạn 2 (15 ðến 28 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 795b 834ab 877ab 896a 915a 916a 27,046 0,02 0,00 0,26

FI, g/con/ngày 1842 1894 1784 1720 1833 1833 79,655 0,74 0,66 0,39

FCR 2,319a 2,267a 2,0367b 1,921b 2,002b 1,998b 0,063 0,00 <0,0001 0,02

G:F 0,433b 0,442b 0,492a 0,525a 0,502a 0,504a 0,015 0,00 0,00 0,03

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

59

60

Phân tích theo mô hình curvilinear – plateau đã được tiến hành để xác định nhu

cầu SID lysine của lợn thí nghiệm. Kết quả phân tích bằng mô hình curvilinear-plateau

trên ADG cho thấy nồng độ SID thức ăn tối ưu cho lợn thí nghiệm này là 1,23% [y =

864,1 – 466,5 (1,23 – x)2; R2 = 0,99] (đồ thị 3.4) và trên chỉ tiêu G:F cho thấy nồng độ

SID thức ăn tối ưu là 1,10% [y = 0,521 – 0,524 (1,10 – x)2; R2 = 0,87] (đồ thị 3.5).

Phân tích theo mô hình broken-line trên PUN cho thấy nhu cầu SID lysine cho lợn thí

nghiệm là 0,98% [y = 7,89 + 4,14 (0,98 – x) + 3,43 (x – 0,98); R2 = 0,89] để giảm thấp

nhất PUN (đồ thị 3.6). Trung bình cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID Lys

cho lợn sau cai sữa giai đoạn 30 – 50 kg là 1,10%.

Đồ thị 3.4. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ADG

Đánh giá nhu cầu SID Lys tối ưu cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg nhằm tăng khả

năng sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn hay giảm chi phí thức ăn và giảm ô

nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và

nghiên cứu. Mathai và Stein (2014) [103] đã tiến hành xác định nhu cầu lysine tiêu

hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn cái hậu bị giống (G-Performer × Fertilis 25) giai đoạn

25 – 50 kg và đã đưa ra công bố nhu cầu SID Lys của lợn cái giai đoạn này là 1,09%,

cụ thể khi phân tích trên chỉ tiêu ADG và G:F thì nhu cầu SID Lys để tối ưu ADG và

G:F tương ứng lần lượt là 1,08% và 1,10%. Những phát hiện này cũng phù hợp với kết

quả nghiên cứu của tác giả Landero và cs (2016) [92] nghiên cứu trên lợn đực và lợn

cái hậu bị giai đoạn 25 – 50 kg. Tác giả Landero và cs (2016) [92] báo cáo rằng tăng

SID Lys trong khẩu phần ăn dẫn đến tăng tuyến tính ADG và G:F (P<0,01) và mức

61

1,04% SID Lys trong khẩu phần là mức SID Lys tối ưu cho lợn giai đoạn 25 – 50 kg.

Như vậy, kết quả nghiên cứu xác định nhu cầu SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg

trong nghiên cứu này tương đương với các công bố trên. Tuy nhiên, kết quả nghiên

cứu này lại cao hơn một chút so với khuyến nghị của NRC (2012) [112] cho lợn giai

đoạn 25 – 50 kg. NRC (2012) [112] khuyến cáo nhu cầu SID Lys cho lợn giai đoạn

này là 0,98%. Hơn nữa, lợn cho ăn khẩu phần CP thấp chứa 0,90% SID Lys tăng trọng

chậm hơn so với lợn cho ăn khẩu phần chứa 1,02% SID Lys, điều đó chỉ ra rằng khẩu

phần ăn có CP thấp chứa 0,9% SID Lys bị thiếu ở Lys (Zhang và cộng sự, 2012) [145].

Dựa trên những phát hiện này, người ta cho rằng khẩu phần ăn với SID Lys 1,0% có thể

được sử dụng trong thí nghiệm tiếp theo để xác định tỷ lệ tối ưu SID SAA so với Lys. Có

thể, trong nghiên cứu này, cân bằng giữa các axit amin trong khẩu phần có hàm lượng

SID Lys cao (1,1% và 1,2% SID Lys trong khẩu phần) do thay đổi nhẹ thành phần khẩu

phần có thể là lý do cho ADG tốt hơn, G: F và PUN thấp hơn và do đó ước tính chính xác

hơn nhu cầu SID Lys.

Đồ thị 3.5. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F

Trong thí nghiệm này, FI không bị ảnh hưởng bởi mức độ SID Lys trong khẩu

phần ăn. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác trong đó axit amin tinh chế đã

được sử dụng để tăng nồng độ Lys trong khẩu phần [132], [88]. Ngược lại, trong các

thí nghiệm được sử dụng các nguồn protein nguyên vẹn để tăng Lys trong khẩu phần,

điều này đã dẫn đến giảm tuyến tính trong FI (Kendall và cs., 2008) [88]. Việc cho ăn

các thức ăn giàu đạm sẽ tạo ra nhu cầu lớn hơn cho lợn để phân giải axit amin và bài

tiết nitơ thừa (Carpenter và cs, 2004; Gloaguen và cs, 2014) [44],[73].

62

Nitơ urê huyết tương thường được sử dụng như một tấm gương phản chiếu

nồng độ axit amin trong máu vì PUN được coi như một chỉ tiêu để xác định hiệu quả

sử dụng protein. Khi có một axit amin dư thừa, PUN sẽ tăng vì axit amin dư thừa

không thể được dự trữ và do đó chúng bị thoái hóa và ở lợn sẽ tạo ra urea. Nếu PUN

trong máu giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng nitơ tăng lên hoặc giảm sự phân hủy

protein (Coma và cs, 1995) [45]. Sử dụng kết quả tổng thể của thí nghiệm này, phân

tích tuyến tính hai chiều dốc ước tính nhu cầu SID Lys tối ưu cho lợn 49,5-53,1 kg để

giảm thiểu PUN là 10,37% từ 8,97 mg/100 ml xuống 8,04 mg/100 ml (P <0,05). Trong

nghiên cứu này, lợn được nhịn ăn 12h trước khi lấy mẫu máu. Trong các nghiên cứu

trước đây, nhiều nhà khoa học đã tập trung vào việc giảm nồng độ PUN cho lợn ở các

giai đoạn sinh trưởng khác nhau bằng cách cho chúng ăn chế độ ăn tiêu chuẩn hoặc

protein thấp (Coma và cs, 1995, 1996; Carpenter và cs, 2004; Zamora và cs, 2011;

Martinez-Aispuro và Sanchez-Torres, 2012) [45], [46], [44], [144], [101]. Tuy nhiên,

có một vài phát hiện liên quan đến việc giảm thiểu mức PUN cho 25 – 50 kg lợn dựa

trên ước tính nhu cầu của Lys. Ví dụ, bổ sung 0,5% L-Lys.HCl trong khẩu phần giảm

mức nồng độ PUN ở lợn 25 kg từ 13,4 mg/100 ml xuống còn 10,4 mg/100 ml so với

lợn cho ăn khẩu phần xây dựng trên ngô với Lys là axit amin hạn chế (P <0,05)

(Brown và Cline, 1974) [38]. Từ các phân tích trên cho thấy nhu cầu SID Lys cho lợn

lai 4 giống PiDu x LY giai đoạn từ 30 – 50 kg là 1,10% tương đương 18,16 g/con/ngày

Đồ thị 3.6. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và nồng độ PUN

63

(tính theo vật chất khô).

3.3. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH SO

VỚI LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN GIAI ĐOẠN

10 – 20 KG

Thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg với khối lượng lợn bắt đầu

thí nghiệm là 11,9 kg ở trung bình 35,9 ngày tuổi và kết thúc lúc lợn đạt khối lượng

trung bình là 22,1 kg sau ba tuần nuôi thí nghiệm. Lợn khỏe mạnh và đồng đều ở các

lô thí nghiệm (P>0,05). Trong toàn bộ quá trình thí nghiệm lợn hoàn toàn khỏe mạnh,

không bị tiêu chảy cũng như các dấu hiệu lâm sàng của một số bệnh khác. Khối lượng

lợn sau 21 ngày nuôi thí nghiệm đạt thấp nhất ở nghiệm thức có nồng độ SID

SAA:Lys là 52% (tương ứng 20,59 kg). Khối lượng lợn đạt cao ở nghiệm thức có SID

SAA:Lys là 60%, 66%, 69% và 64% với khối lượng tương ứng là 22,68 kg, 22,52 kg,

22,41 kg và 22,56 kg. Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm ở bốn nghiệm thức này không

có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng lại có sự sai khác so với nghiệm

thức 1 (52% SID SAA:Lys) và 2 (57% SID SAA:Lys) (P<0,001). Khối lượng lợn kết

thúc thí nghiệm có sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 (P<0,0001) với sự gia tăng nông độ

SID SAA:Lys. Điều này dẫn đến sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 của ADG (P<0,0001)

và G:F (P<0,0001). Lượng ăn vào hàng ngày không bị ảnh hưởng bởi nồng độ SID

SAA:Lys khẩu phần. Lượng ăn vào hàng ngày trung bình ở giai đoạn này là 784,8

g/con/ngày. Trong khi đó FCR lại được cải thiện tuyến tính và bậc hai (P<0,001). FCR

giảm từ 1,95 kg xuống còn 1,51 kg khi nồng độ SID SAA:Lys tăng từ 52% lên 60%. Ở

thí nghiệm này, nồng độ PUN giảm bậc 2 (P<0,0001) khi tăng SID SAA:Lys trong khẩu

phần và nồng độ PUN là thấp nhất khi tỉ lệ SID SAA:Lys là 60%.

64

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value

Tỉ lệ hiệu chỉnh 52 57 60 66 69 64 Anova Lin Quad

So sánh

KP4 và

KP6 Tỉ lệ tính toán 50 55 60 65 70 62

BW bắt ðầu, kg/con 11,88 11,88 11,88 11,89 11,88 11,88 0,06 1,000 0,968 0,973 0,971

BW 7 ngày, kg/con 13,83c 14,02b 14,22a 14,18ab 14,16ab 14,19ab 0,06 0,0003 0,0001 0,006 0,856

BW 14 ngày, kg/con 16,82c 17,47b 18,07a 17,97a 17,94a 18,01a 0,10 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,797

BW 21 ngày, kg/con 20,59c 21,67b 22,68a 22,52a 22,41a 22,56a 0,12 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,819

PUN (mg/100ml) 14,25ab 13,31c 12,73c 13,53bc 14,83a 12,79c 0,287 <0,0001 0,138 <0,0001 0,076

Toàn bộ thí nghiệm (ngày 1 ðến ngày 21)

ADG, g/con/ngày 415c 466b 514a 507a 501a 508a 5,80 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,842

FI, g/con/ngày 809 786 777 780 781 776 22,07 0,904 0,391 0,481 0,878

FCR 1,951a 1,684b 1,511c 1,539c 1,560c 1,526c 0,04 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,807

G:F 0,513c 0,598b 0,664a 0,653a 0,642a 0,656a 0,02 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,890

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

65

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng của lợn giai đoạn 10 – 20 kg qua các tuần nuôi thí nghiệm

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value

Tỉ lệ hiệu chỉnh 52 57 60 66 69 64

Anova Lin Quad

So sánh

KP4 và

KP6 Tỉ lệ tính toán 50 55 60 65 70 62

Tuần 1 (ngày 1 ðến ngày 7)

ADG, g/con/ngày 278c 306b 333a 328ab 326ab 330ab 8,40 0,0003 0,000 0,006 0,854

FI, g/con/ngày 497 483 470 471 471 471 17,29 0,836 0,245 0,514 0,978

FCR 1,791a 1,584b 1,411c 1,443bc 1,444bc 1,426c 0,05 <0,0001 <0,0001 0,001 0,799

G:F 0,559c 0,632b 0,716a 0,701ab 0,699ab 0,703ab 0,02 0,0002 <0,0001 0,008 0,973

Tuần 2 (ngày 8 ðến ngày 14)

ADG, g/con/ngày 428c 493b 550a 542a 539a 545a 10,36 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,855

FI, g/con/ngày 835 818 823 832 828 823 37,85 1,000 0,997 0,846 0,870

FCR 1,951a 1,658b 1,498b 1,529b 1,537b 1,514b 0,07 0,000 <0,0001 0,003 0,875

G:F 0,513b 0,621a 0,670a 0,660a 0,653a 0,663a 0,03 0,001 0,001 0,005 0,954

Tuần 3 (ngày 15 ðến ngày 21)

ADG, g/con/ngày 538c 600b 659a 650a 639a 650a 10,38 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,970

FI, g/con/ngày 1094 1058 1039 1038 1046 1032 27,36 0,629 0,187 0,305 0,892

FCR 2,035a 1,765b 1,574c 1,596c 1,639c 1,588c 0,04 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,903

G:F 0,492c 0,570b 0,639a 0,629a 0,611ab 0,630a 0,02 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,972

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

66

Phân tích theo mô hình curvilinear – plateau đã được tiến hành để xác định nhu

cầu SID SAA:Lys của lợn thí nghiệm. Kết quả phân tích bằng mô hình curvilinear-

plateau trên ADG và G:F cho thấy nồng độ SID SAA:Lys thức ăn tối ưu cho lợn thí

nghiệm này tưng ứng là 63,1% [y = 506,5 – 0,769(63,1 – x)2; R2 = 0,94] (đồ thị 3.7) và

62,5% [y = 0,652 – 0,001(62,5 – x)2; R2 = 0,95] (đồ thị 3.8). Phân tích theo mô hình

broken-line trên PUN cho thấy nhu cầu SID SAA:Lys cho lợn thí nghiệm giai đoạn

này là 62,9% [y = 12,2 + 0,19 (62,9 – x) + 0,43 (x – 62,9); R2 = 1,00] để giảm thấp

nhất PUN (đồ thị 3.9). Trung bình cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID

SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg là 62,8%.

Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến ADG

Khẩu phần thức ăn xây dựng có tỉ lệ axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn lý

tưởng sẽ tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tích lũy protein. Đối với lợn giai đoạn 11

– 25 kg, tỉ lệ SAA:Lys được khuyến cáo bởi NRC (1998) [113] và NRC (2012) [112]

lần lượt là 58% và 55%. Tuy nhiên, các nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ 55% có thể

không đủ đáp ứng hiệu suất tối ưu của lợn đang phát triển ở khối lượng cơ thể khác

nhau. Tác giả Kongkeaw và cs. (2013) [91] đã nghiên cứu tỉ lệ lý tưởng SAA:Lys tổng

số trên lợn thương phẩm giai đoạn 7 – 25 kg và đưa ra kết luận rằng tỉ lệ SAA:Lys

tổng số lý tưởng là 64%. Tác giả Gaines và cs. (2005) [67] đã tiến hành thí nghiệm xác

định tỉ lệ tối ưu SAA:Lys trên 1500 con lợn thương phẩm PIC giai đoạn 8 – 26 kg

bằng các bổ sung axit amin tinh chế để thay đổi tỉ lệ SAA:Lys thức ăn và kết quả đã

chỉ ra rằng tỉ lệ tối ưu SAA:Lys của ADG là 59% cho lợn từ 8 – 19 kg và 60% cho lợn

67

từ 8 – 26 kg. Yi và cs (2006) [142] báo cáo rằng tỉ lệ SAA:Lys tối ưu hóa sinh trưởng

và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn giai đoạn 11- 26 kg là 58%. Kahindin (2014)

[86] đưa ra kết quả rằng tỉ lệ SAA:Lys tối ưu cho sinh trưởng của lợn giai đoạn 7 – 16

kg dựa trên các chỉ tiêu khác ngoài chỉ tiêu ADG là 60%. Sử dụng chỉ tiêu ADG, tỉ lệ

SAA:Lys tối ưu là 61%. Như vậy, kết quả nghiên cứu tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys

trong nghiên cứu này tương đương với một số kết quả nghiên cứu của tác giả

Kongkeaw và cs. (2013) [91], Gaines và cs. (2005) [67], Kahindi (2014) [86] nhưng

cao hơn so với khuyến cáo của NRC (2012) [112] cho lợn giai đoạn 11 - 25 kg (62,8%

so với 55%).

Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến G:F

Cân đối khẩu phần để đủ tổng axit amin chứa lưu huỳnh từ đó đáp ứng nhu cầu

Met là điều cần thiết bởi vì Cys có thể được hình thành từ con đường chuyển hóa Met

nhưng con đường ngược lại không thể diễn ra được. Tỉ lệ Met/(Met+Cys) trong thí

nghiệm này dao động từ 52 – 61%. Thông thường, methionine được cho là chiếm 50%

trong tổng axit amin chứa lưu huỳnh (theo NRC (2012) [112] là 52% khối lượng); tuy

nhiên, các số liệu gần đây cho thấy methionine có thể chiếm tỷ lệ cao hơn (55% khối

lượng hay 50% phân tử gam) so với cysteine [72]. Dean và cs (2007) [52] đã thông

báo rằng nhu cầu tổng axit amin chứa lưu huỳnh của lợn con giai đoạn 6 – 12 kg là

10,1% g/kg tăng trọng hay 54% đối với lysine. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của

Gaines và cs (2005) [67] cho thấy tỷ lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối với lysine là

68

57 – 61% tùy thuộc vào các chỉ tiêu theo dõi và khối lượng kết thúc thí nghiệm. Cùng

nghiên cứu trên con lợn thương phẩm PIC, tác giả Gaines và cs đã đưa ra kết luận rằng

SAA:Lys tối ưu cho lợn giai đoạn 8 – 19 kg là 59% và giai đoạn 8 – 26 kg là 60% và

tỉ lệ tối ưu SAA:Lys cho lợn thương phẩm giai đoạn này là 59,0% đối với chỉ tiêu

ADG và 60,8% đối với chỉ tiêu G: F. Htoo và Morales (2010) [82] kết luận rằng tỉ lệ

SID Met+Cys:Lys tối ưu cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg là 59% đối với chỉ tiêu ADG và

lớn hơn 62% đối với chỉ tiêu FCR. Như vậy, tỉ lệ SAA:Lys tối ưu cho từng giai đoạn

sinh trưởng của lợn khi phân tích trên các chỉ tiêu khác nhau là khác nhau. Trong

nghiên cứu này, tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu khi phân tích trên chỉ tiêu ADG là 63,1%,

còn với chỉ tiêu G:F là 62,5%.

Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN

của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Nồng độ PUN đã được sử dụng làm chỉ tiêu để xác định nhu cầu axit amin [45],

[57]. Giảm PUN là một dấu hiệu của sự giảm xuống của phản ứng khử amin của axit

amin dư thừa. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu để giảm thiểu PUN là

62,9% đối với lợn 10 – 20 kg.

3.4. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH SO

VỚI LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN GIAI ĐOẠN

30 – 50 KG

Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg được trình bày ở bảng

69

3.7, 3.8 và đồ thị 3.10, 3.11 và 3.12. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm là 32,9 kg,

đảm bảo độ đồng đều giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Nồng độ Lys và Met+Cys phân tích cao hơn so với các giá trị tính toán. Tỉ lệ

SID SAA:Lys hiệu chỉnh (hiệu chỉnh sau khi phân tích khẩu phần) là 52%, 59%, 63%,

68%, 75% và 60% (bảng 3.7). Tất cả các số liệu được thể hiện ở các phần sau là SID

Lys đã được hiệu chỉnh hay tỉ lệ SID SAA:Lys đã được hiệu chỉnh như là SID Lys hay

SID SAA:Lys. Khi gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys từ 52% lên 63% thì khối lượng lợn khi

kết thúc thí nghiệm tăng, sự sai khác có ý nghĩa thông kê (P<0,05). Khối lượng lợn sau

21 ngày nuôi thí nghiệm đạt thấp nhất ở nghiệm thức có nồng độ SID SAA:Lys là 52%

(tương ứng 49,04 kg). Khối lượng lợn đạt cao ở nghiệm thức có SID SAA:Lys là 63%,

68%, 75% và 60% với khối lượng tương ứng là 50,86 kg, 50,51 kg, 50,23 kg và 50,59

kg. Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm ở bốn nghiệm thức này không có sự sai khác có

ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng lại có sự sai khác so với nghiệm thức 1 (52% SID

SAA:Lys) và 2 (59% SID SAA:Lys) (P<0,001). Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm có

sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 (P<0,0001) với sự gia tăng nông độ SID SAA:Lys do vậy

ADG, G:F và FCR thay đổi tuyến tính và bậc 2 (P≤0,001) (bảng 3.7 và 3.8). Lượng

thức ăn ăn vào không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thí nghiệm. Lượng ăn vào hàng ngày

trung bình ở giai đoạn này là 821,5 g/con/ngày. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy,

sự gia tăng SID SAA trong khẩu phần ăn đã làm giảm nitơ urea huyết tương (Plasma

Urea Nitrogen, PUN) theo quan hệ bậc 2 (P<0,05) và nồng độ PUN thấp nhất được

quan sát thấy ở tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Khẩu phần 6 tương tự khẩu phần 5 và chỉ

khác nhau ở chỗ khẩu phần 6 có nồng độ Lys cao hơn. ADG và G:F của lợn được nuôi

bằng khẩu phần 6 cao hơn khi so với khẩu phần 5 nhưng sự sai khác này không có ý

nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng của nồng độ Lys khẩu phần không

khác nhau (P>0,05). FCR thấp nhất ở tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Dựa trên những kết quả

này, các phát hiện này cho thấy rằng để tối đa ADG, G:F, FCR và giảm thiểu PUN, tỉ

lệ tối ưu SID SAA so với Lys cho lợn 30 kg đến 50 kg là 63%.

70

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value

Tỉ lệ hiệu chỉnh 52 59 63 68 75 60 Anova Lin Quad

So sánh

KP5 và

KP6 Tỉ lệ tính toán 50 55 60 65 70 64

BW bắt đầu, kg/con 33,0 32,9 32,9 33,0 32,9 33,0 0,405 1,000 0,99 0,99 0,977

BW 07 ngày, kg/con 37,91c 38,16bc 38,56a 38,39ab 38,34ab 38,42a 0,12 0,007 0,006 0,012 0,618

BW 14 ngày, kg/con 43,31c 43,84b 44,53a 44,24ab 44,16ab 44,29ab 0,17 0,001 0,001 0,002 0,592

BW 21 ngày, kg/con 49,04c 49,93b 50,86a 50,51ab 50,23ab 50,59a 0,21 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,235

PUN (mg/100ml) 11,71b 11,57b 11,18b 11,30b 12,58a 11,23b 0,21 0,012 0,115 0,003 0,002

Toàn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến 21)

ADG, g/con/ngày 767c 807b 853a 837ab 824ab 841a 9,81 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,241

FI, g/con/ngày 1686 1701 1706 1688 1687 1691 25,23 0,99 0,893 0,575 0,926

FCR 2,200a 2,106b 2,000c 2,017c 2,048bc 2,011c 0,03 <0,0001 <0,0001 0,001 0,32

G:F 0,455c 0,475b 0,501a 0,496a 0,488ab 0,497a 0,01 <0,0001 0,0001 0,0001 0,324

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

71

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng của lợn giai đoạn 30 – 50 kg qua các tuần nuôi thí nghiệm

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value

Tỉ lệ hiệu chỉnh 52 59 63 68 75 60

Anova Lin Quad

So sánh

KP5 và

KP6 Tỉ lệ tính toán 50 55 60 65 70 64

Tuần 1 (ngày 1 đến 7)

ADG, g/con/ngày 710c 745bc 798a 780ab 770ab 785ab 16,01 0,0075 0,005 0,013 0,537

FI, g/con/ngày 1533 1555 1580 1575 1568 1567 28,97 0,883 0,329 0,431 0,987

FCR 2,157a 2,091ab 1,981b 2,022b 2,043ab 1,998b 0,04 0,063 0,035 0,05 0,461

G:F 0,465b 0,479ab 0,506a 0,495ab 0,492ab 0,501a 0,01 0,075 0,037 0,066 0,539

Tuần 2 (ngày 8 đến 14)

ADG, g/con/ngày 772b 810ab 855a 836ab 830ab 842ab 22,03 0,141 0,049 0,074 0,707

FI, g/con/ngày 1682 1707 1692 1687 1691 1694 34,63 0,998 0,982 0,804 0,946

FCR 2,184a 2,113ab 1,982b 2,024b 2,038b 2,013b 0,04 0,028 0,01 0,045 0,689

G:F 0,459b 0,474ab 0,506a 0,495a 0,491a 0,497a 0,01 0,03 0,013 0,041 0,68

Tuần 3 (ngày 15 đến 21)

ADG, g/con/ngày 818b 868ab 907a 894ab 872ab 896ab 25,03 0,177 0,103 0,043 0,489

FI, g/con/ngày 1844 1840 1846 1801 1803 1810 55,86 0,98 0,502 0,853 0,93

FCR 2,263a 2,123ab 2,039b 2,012b 2,076ab 2,025b 0,06 0,071 0,019 0,055 0,568

G:F 0,444b 0,472ab 0,493a 0,499a 0,485ab 0,495a 0,01 0,088 0,021 0,067 0,629

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn

vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

72

Xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys bị ảnh hưởng bởi mô hình thống kê

được sử dụng. Khi phân tích bằng mô hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG, kết

quả cho thấy tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 65,5% với phương trình y = 835,5 –

0,387 (65,5 – x)2 (R2 = 0,84). Trong khi đó, cũng dựa trên kết quả ADG, phân tích

bằng mô hình linear broken-line đã xác định được tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là

63,0% với phương trình y = 846,5 – 7,5 (63,0 – x) – 1,87 (x – 63,0) (R2 = 0,97). Đối

với kết quả G:F, khi phân tích bằng mô hình curvilinear-plateau đã xác định được tỉ lệ

SID Met+Cys:Lys tối ưu là 66,7% với phương trình y = 0,494 – 0,0002 (66,7 – x)2 (R2

= 0,86). Cũng với kết quả G:F, khi áp dụng mô hình linear broken-line kết quả tỉ lệ

SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,9% với phương trình y = 0,501 – 0,004 (63,9 – x) –

0,001 (x – 63,9) (R2 = 0,96). Khi phân tích kết quả PUN bằng mô hình linear broken-

line, tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu đã xác định được là 66,8% với phương trình y =

11,09 + 0,045 (66,8 – x) + 0,18 (x – 66,8) (R2 = 0,9). Tính trung bình chung cho tất cả

các chỉ tiêu, tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn sinh trưởng trong thí nghiệm này là

65,2%.

Đồ thị 3.10. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến ADG

Tính trung bình chung cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, tỉ lệ tối ưu SID SAA

so với Lys là 65,2%. Tỉ lệ này cao hơn so với khuyến cáo của NRC (2012) [112] cho

lợn giai đoạn 25 – 50 kg (65,2% so với 56%). Các kết quả trong nghiên cứu này có thể

một phần bị ảnh hưởng bởi sự cân đối giữa các axit amin trong khẩu phần cuối cùng

có tỉ lệ SID Met+Cys:Lys 64% do có sự thay đổi nhỏ trong khẩu phần. Các kết quả

73

trong nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Zhang và cs. (2015) [146]

vì theo các tác giả này tỉ lệ tối ưu cho lợn 25 – 50 kg SID SAA: Lys là 62,3%. Kết quả

của nghiên cứu này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu khác trong thời gian

gần đây. Gaines và cs. (2004b) [69] thấy rằng tỉ lệ tối ưu TID SAA:Lys cho lợn 29 –

45 kg đối với chỉ tiêu ADG và G:F theo trình tự lần lượt là 59,7% và 61,1%. Yi và cs.

(2005) [143] cũng công bố rằng tỉ lệ lý tưởng trung bình TID SAA:Lys là 61% cho lợn

cả lợn đực thiến và lợn cái giống PIC giai đoạn 28 – 49 kg.

Đồ thị 3.11. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến G:F

Tỷ lệ SAA: Lys tối ưu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tình trạng sức

khoẻ (có hoặc không có kháng sinh) và giống (tiềm năng tích lũy nạc) lợn được sử

dụng, tiêu chí và phương pháp hồi quy được áp dụng trong các nghiên cứu. Cân đối

khẩu phần để đủ tổng axit amin chứa lưu huỳnh từ đó đáp ứng nhu cầu Met là điều cần

thiết bởi vì Cys có thể được hình thành từ con đường chuyển hóa Met nhưng con

đường ngược lại không thể diễn ra được. Gaines và cs. (2005) [67] đã thông báo rằng

mô hình hồi quy đường gãy khúc hai độ dốc (two-slope broken-line), giá trị x của

đường cong gãy khúc và đường cong bậc hai, và 95% cận trên ở cả bốn thí nghiệm cho

thấy tỉ lệ TID SAA:Lys tối ưu trung bình là 59,3; 60,1 và 57,7% đối với chỉ tiêu ADG

và 60,6; 61,7 và 60,1% đối với chỉ tiêu G:F. Trung bình, tỉ lệ TID SAA:Lys tối ưu đối

với lợn 8-26 kg là 59,0% đối với ADG và 60,8% đối với G:F. Đối với lợn giai đoạn

kết thúc, Frantz và cs. (2009) [59] đã tóm tắt rằng để tối ưu hóa sinh trưởng của lợn

74

giai đoạn kết thúc được nuôi bằng thức ăn bổ sung 5 ppm ractopamine HCl, tỷ lệ SID

SAA: Lys không nên cao hơn 58%.

Đồ thị 3.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN

của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Urea là sản phẩm cuối cùng có nguồn gốc từ sự dị hóa của axit amin và hậu quả

của khẩu phần kém cân đối axit amin. Giảm PUN là một dấu hiệu của sự giảm xuống

của phản ứng khử amin của axit amin dư thừa. Nồng độ PUN đã được sử dụng làm chỉ

tiêu để xác định nhu cầu axit amin [45], [57]. Trong nghiên cứu này, mô hình tuyến

tính hai đường dốc (two-slope linear broken line model) đã xác định tỉ lệ SID

SAA:Lys tối ưu để giảm thiểu PUN là 66,8% đối với lợn 30 – 50 kg. Tương tự, Zhang

và cs. (2015) [146] sử dụng mô hình curvilinear-plateau đã báo cáo rằng tỉ lệ SID

SAA:Lys tối ưu là 61,5% đối với chỉ tiêu PUN cho lợn giai đoạn 25 - 50 kg. Kim và

cs. (2012) [90] cho rằng tỉ lệ SID SAA:Lys để tối đa hóa sự tích lũy protein trong cơ

thể gia tăng từ 58% lên 75% khi lợn sinh trưởng được kích thích miễn dịch bằng

lipopolysaccharide. Điều này có thể là do Met có thể cung cấp Cys và cần nhiều Cys

hơn cho sự tổng hợp glutathione trong điều kiện kích thích miễn dịch. Các khẩu phần

được sử dụng trong thí nghiệm này đã được thiết lập không có kháng sinh. Vì thế,

kết quả tỉ lệ SAA:Lys tính trung bình cho các chỉ tiêu nghiên cứu cho lợn 30 – 50 kg

lợn trong nghiên cứu này là 65,2% có thể là do tình trạng miễn dịch dưới mức tối ưu

của lợn nuôi trong điều kiện kết hợp với việc sử dụng các khẩu phần không chứa

kháng sinh.

75

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

- Đối với lợn lai thương phẩm [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)]

giai đoạn 10 – 20 kg, nồng độ SID lysine tối ưu trong khẩu phần để tối đa ADG và tỉ lệ

G:F lần lượt là 1,36% và 1,38%. PUN đạt thấp nhất ở mức SID lysine là 1,28%. Trung

bình chung tất cả các chỉ tiêu theo dõi này, nhu cầu SID lysine cho lợn giai đoạn 10 –

20 kg là 1,34%.

- Giai đoạn 30 – 50 kg, nồng độ SID lysine tối ưu trong khẩu phần để tối đa

ADG, G:F và giảm thấp nhất PUN là 1,23%; 1,10% và 0,98%. Trung bình chung tất cả

các chỉ tiêu theo dõi này, nhu cầu SID lysine cho lợn giai đoạn này là 1,10%.

- Tỉ lệ SID (Met+Cys):Lys tối ưu để tối đa sinh trưởng, G:F và giảm thiểu FCR

và PUN cho lợn lai [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg

là: 63,1%; 62,5% và 62,9%. Như vậy, tỉ lệ (Met+Cys):Lys tối ưu nhất trong giai đoạn

10 – 20 kg là 62,8%.

- Tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu trong khẩu phần có sự khác nhau khi sử dụng các

chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau và các mô hình thống kê khác nhau. Khi phân tích bằng

mô hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG, G:F thì tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là

65,5% và 66,7%. Cũng trên hai chi tiêu đó khi phân tích bằng mô hình linear broken-

line thì tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,0% và 63,9%. PUN phân tích bằng mô hình

linear broken-line, tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu đã xác định được là 66,8%. Như vậy,

tỉ lệ SID Met+Cys: Lys tối ưu để tối đa sinh trưởng, G:F và giảm thiểu FCR và PUN

cho lợn lai (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire) giai đoạn 30 – 50 kg là 65,2%.

4.2. ĐỀ NGHỊ

- Các giá trị nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit

amin chứa lưu huỳnh với lysine nên được sử dụng để lập khẩu phần ăn cũng như xác

định mô hình lý tưởng của protein thức ăn cho lợn lai [(Pietrain x Duroc) x (Landrace

x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg để tối đa sinh trưởng, tỉ lệ G:F và

tích lũy protein đồng thời giảm thiểu đào thải nitơ ra ngoài môi trường qua nước tiểu.

76

- Bổ sung, cập nhật kết quả nghiên cứu vào tài liệu về nhu cầu axit amin cho

lợn thương phẩm ở Việt Nam.

- Tiếp tục nghiên cứu xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ

lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain x Duroc) x

(Landrace x Yorkshire)] cho lợn giai đoạn 50 kg đến khi xuất bán.

77

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai (Pietrain x Duroc) x

(Landrace x Yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg. Tạp chí Khoa hoc Kỹ thuật Chăn

nuôi, số 210 (tháng 8-2016), 18-25.

2. Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi

tràng tiêu chuẩn cho lợn lai thương phẩm giai đoạn 30 – 50 kg. Tạp chí Khoa

hoc - Đại hoc Huế, 127(3B), 2018.

3. Estimation of the standardized ileal digestible lysine requirement and optimal

sulphur amino acids to lysine ratio for 30 – 50 kg pigs. Journal of Animal

Physiology and Animal Nutrition, 2018; 1-11. Doi: 10.1111/JPN.13029

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Báo cáo kết quả thực hiện kế

hoạch 9 tháng năm 2017 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ

NN&PTNN.

[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Tổng kết công tác quản lý, chỉ

đạo phát triển sản xuất chăn nuôi năm 2016 theo định hướng tái cơ cấu, Bộ

NN&PTNN.

[3]. Chăn nuôi Việt Nam, Thống kê chăn nuôi Việt Nam 01/10/2017 (Nguồn Tổng cục Thống

kê, 2017), 01/12/2017, http://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/tk-chan-nuoi/.

[4]. Nguyễn Văn Đức (2018), Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen FUT1, MUC4 đến

năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire, Học viện Nông nghiệp

Việt Nam, Hà Nội.

[5]. Vũ Duy Giảng (2011), Protein lý tưởng trong khẩu phần lợn thịt, Bài giảng sinh

hoạt Câu lạc bộ dinh dưỡng Bayer, tháng 3/2011, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

[6]. Hội chăn nuôi Việt Nam, Chi phí nuôi heo công nghiệp trại 1.000 con, 03/05/2018,

http://nhachannuoi.vn/chi-phi-nuoi-heo-cong-nghiep-trai-1-000-con/.

[7]. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Nghi, Đỗ Văn Quang (2000), "Ảnh

hưởng của tỷ lệ lysine/năng lượng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất của

heo thịt giống Yorkshire và con lai Yorkshire x Thuộc nhiêu", Báo cáo khoa

hoc Chăn nuôi thú y, tr. 228-242

[8]. Lã Văn Kính (2003), Thành phần hóa hoc và giá trị dinh dưỡng của các loại thức

ăn gia súc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, TPHCM.

[9]. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Nguyễn Thị Hồng (2010), "Hệ số

tiêu hóa axit amin hồi tràng biểu kiến và tiêu chuẩn của một số loại thức ăn dùng

chủ yếu cho lợn ở Việt Nam", Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Chăn nuôi, 26, tr. 35-43.

[10]. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Sầm Văn Hải (2011), "Nghiên

cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và

trytophan) cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi lợn thịt ở Việt Nam", Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 1 - tháng 5/2011, tr. 64-72.

[11]. Lê Thị Mến (2008), "Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến năng suất tăng trưởng,

hiệu quả sử dụng thức ăn và hoạt tính của enzyme tổng hợp và phân giải chất

béo ở mô mỡ và gan heo tăng trưởng", Tạp chí Khoa hoc, T9/2008, tr. 36-40.

79

[12]. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải, Bùi Ngọc Thảo (1995), Nghiên cứu ảnh hưởng của

protein khẩu phần và phương thức cho ăn đến năng suất và chất lượng thịt xẻ

của heo thịt, Báo cáo khoa học, Viện khoa học nông nghiệp miền nam.

[13]. Nhà xuất bản nông nghiệp (2000), Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

[14]. Đặng Thúy Nhung, Bùi Quang Tuấn (2004), "Xác định mức lysine và năng

lượng (L/NL) đối với lợn con Móng Cái giai đoạn sau cai sữa", Tạp chí Khoa

hoc Kỹ thuật Nông nghiệp, 2(5), tr. 358-361

[15]. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo

trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, 16-25; 113-115.

[16]. Vũ Thị Lan Phương, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Văn Hùng, Trần Văn Khánh (2001),

"Xác định tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp cho lợn sinh trưởng và vỗ béo giống

Yorkshire", Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 11(pp. 491-492.

[17]. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý hoc vật nuôi, NXB Nông

nghiệp, tr. 57-70.

[18]. Phạm Xuân Thanh, Lương Thị Dân, Mai Thanh Cúc (2014), "Phát triển chăn nuôi lợn

thịt trên địa bàn tỉnh Thanh hóa", Tạp chí Khoa hoc và Phát triển, 12(5), tr. 769-778.

[19]. Hồ Trung Thông (2009), "Sự phụ thuộc của tỷ lệ tiêu hoá protein và các con

đường đảo thải nitơ của lượng protein ăn vào ở lợn sinh trưởng", Tạp chí Nông

nghiệp và PTNT, 6/2009, tr. 46-51.

[20]. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện (2012), Giá trị

dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn phổ biến cho gia cầm, NXB Đại học Huế,

[21]. Hồ Trung Thông, Lê Văn An (2006), Giáo trình hóa sinh động vật, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

[22]. Nguyễn Xuân Tịnh (1996), Giáo trình sinh lý gia súc, NXB Nông nghiệp,

[23]. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê, NXB Thống kê.

[24]. Viện Chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia

cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[25]. Trần Quốc Việt, Lê Minh Lịnh, Hoàng Hương Giang (2001), Nghiên cứu xác

định nhu cầu năng lượng, lysine và tỉ lệ lysine/năng lượng tối ưu trong khẩu

phần của lợn lai F2 3/4 máu ngoại nuôi thịt, Tuyển tập công trình nghiên cứu

chăn nuôi, Viện chăn nuôi năm 2001.

80

Tài liệu Tiếng Anh

[26]. Afz, Eurolysine Ajinomoto, Nutrition Aventis Animal, INRA, ITCF (2000),

AmiPig - Standardised ileal digestibility of amino acids in feedstuffs for pigs.

CD-ROM,

[27]. AMINODat® 4.0 (2012), Platinum version. 2012, Evonik Degussa GmbH,

Hanau-Wolfgang, Germany.

[28]. AOAC (1990), Official methods of analysis, Published by the Association of

Official Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA.

[29]. ARC – Agricultural Council (1981), The nutrient Requirement of pigs,

Commonwcalth agricultural Bureaux, Slough, England, 124s.

[30]. Baker D. H. (1986), "Problems and pitfalls in animal experiments designed to

establish dietary requirements for essential nutrients", J Nutr, 116(12), pp. 2339-

2349.

[31]. Barea R., Brossard L., Le Floc'h N., Primot Y., van Milgen J. (2009), "The

standardized ileal digestible isoleucine-to-lysine requirement ratio may be less

than fifty percent in eleven- to twenty-three-kilogram piglets", J Anim Sci,

87(12), pp. 4022-4031.

[32]. Batal A.B. (2007), Comparison of methods to determine amino acid digestibility

for poultry, Nutrition Conference, Arkansas.

[33]. Bell J. M. (1993), "Factors affecting the nutritional value of canola meal: A

review", Canadian Journal of Animal Science, 73(4), pp. 689-697.

[34]. Bergstrom J.R., Shelton N.W., Potter M.L., Jacela J.Y., DeRouchey J.M., Tokach

M.D., Dritz S.S., Goodband R.D., Nelssen J.L. (2010), "Effects of increasing

standardized ileal digestible lysine:calorie ratio on growth performance of

growing-finishing pigs", Journal of Animal Science, 88(Suppl. 3), pp.

[35]. Bikker P., A Verstegen M. W., Bosch M. W. (1994), "Acid amin composition of

growing pigs is affected by protein and energy intake", F.Nutr, 124, pp. 1961-1969.

[36]. Boisen S., Hvelplund T., Weisbjerg M.R. (2000), "Ideal amino acid profiles as a

basis for feed protein evaluation", Livestock Production Science, 64(2000), pp.

239–251.

[37]. Borgesa G., Woyengo T. A., Nyachoti C. M. (2013), "Optimum ratio of

standardized ileal digestible tryptophan to lysine for piglets", Journal of Animal

and Feed Sciences, 22(4), pp. 323-328.

81

[38]. Brown J. A., Cline T. R. (1974), "Urea excretion in the pig: an indicator of

protein quality and amino acid requirements", J Nutr, 104(5), pp. 542-545.

[39]. Brudevoid A. B, Southern L. L. (1994), "Low-protein, crystalline amino acid-

supplemented, sorghum-soybean meal diets for the 10 to 20 kilogram pig",

J.Anim. Sci, 72, pp. 638-647.

[40]. Buraczewska L., Święch E., Bellego L. Le (2006), "Nitrogen retention and

growth performance of 25 to 50 kg pigs fed diets of two protein levels and

different ratios of digestible threonine to lysine", Journal of Animal and Feed

Sciences, 15(1), pp. 25-36.

[41]. Burgoon K. G., Knabe D. A., Gregg E. J. (1992), "Digestible tryptophan

requirements of starting, growing, and finishing pigs", J Anim Sci, 70(8), pp.

2493-2500.

[42]. C.M. Parsons (2002), "Digestibility and bioavailability of protein and amino

acids. In McNab J.M., Boorman K.N. (Eds.)", Poultry feedstuffs: supply,

composition and nutritive value, CABI, Oxon, UK, pp. 115- 135.

[43]. Capozzalo M. M., Resink J. W., Htoo J. K., Kim J. C., de Lange F. M., Mullan

B. P., Hansen C. F., Pluske J. R. (2017), "Determination of the optimum

standardised ileal digestible sulphur amino acids to lysine ratio in weaned pigs

challenged with enterotoxigenic Escherichia coli", Animal Feed Science and

Technology, 227, pp. 118-130.

[44]. Carpenter D. A., Mara F.P.O., Doherty J.V.O. (2004), "The Effect of Dietary

Crude Protein Concentration on Growth Performance, Carcass Composition

and Nitrogen Excretion in Entire Grower-Finisher Pigs", Irish Journal of

Agricultural and Food Research, 43(2), pp. 227–236.

[45]. Coma J., Carrion D., Zimmerman D. R. (1995), "Use of plasma urea nitrogen as

a rapid response criterion to determine the lysine requirement of pigs", J Anim

Sci, 73(2), pp. 472-481.

[46]. Coma J., Zimmerman D. R., Carrion D. (1996), "Lysine requirement of the

lactating sow determined by using plasma urea nitrogen as a rapid response

criterion", J Anim Sci, 74(5), pp. 1056-1062.

[47]. Cromwell G. L., Cline T. R., Crenshaw J. D., Crenshaw T. D., Ewan R. C.,

Hamilton C. R., Lewis A. J., Mahan D. C., Miller E. R., Pettigrew J. E., et al.

(1993), "The dietary protein and(or) lysine requirements of barrows and gilts.

NCR-42 Committee on Swine Nutrition", J Anim Sci, 71(6), pp. 1510-1519.

82

[48]. D’Mello J.P.F. (2003), Amino acids in animal nutrition. Second edition, CABI

Publishing.

[49]. Darragh A.J., Hodgkinson S.M. (2000), "Quantifying the digestibility of dietary

protein", Journal of Nutrition, 130, pp. 1850S-1856S.

[50]. De Lange C.F.M., Souffrant W.B., Sauer W.C. (1990), "Real ileal protein and

amino acid digestibilities in feedstuffs for growing pigs as determined with the

15N-isotope dilution technique", Journal of Animal Science, 68, pp. 409-418.

[51]. Dean D. W., Southern L. L., Kerr B. J., Bidner T. D. (2005), "Isoleucine

requirement of 80- to 120-kilogram barrows fed corn-soybean meal or corn-

blood cell diets", J Anim Sci, 83(11), pp. 2543-2553.

[52]. Dean D. W., Southern L. L., Kerr B. J., Bidner T. D. (2007), "The Lysine and

Total Sulfur Amino Acid Requirements of Six- to Twelve-Kilogram Pigs", The

Professional Animal Scientist, 23(5), pp. 527-535.

[53]. Ettle T., Roth-Maier D. A., Bartelt J., Roth F. X. (2004), "Requirement of true

ileal digestible threonine of growing and finishing pigs", J Anim Physiol Anim

Nutr (Berl), 88(5-6), pp. 211-222.

[54]. Ettle T., Roth-Maier D. A., Roth F. X. (2003), "Effect of apparent ileal digestible

lysine to energy ratio on performance of finishing pigs at different dietary

metabolizable energy levels", Journal of Animal Phýiology and Animal

Nutrition, 87(7-8), pp. 269-279.

[55]. Evonik (2012), Recommendations for Swine: Amino acids and more, Enonik

Nutrion Germany.

[56]. Evonik (2014), Asia South feed ingredients report, Enonik Nutrion Germany.

[57]. Fischer R.L., Miller P.S., Lewis A.J. (2000), The use of plasma urea as an

indicator of protein status in growing-finishing pigs, Nebraska Swine Report

(University of Nebraska - Lincoln).

[58]. Frank J.W., Kendall D.C., Gaines A.M., Usry J.L., Allee G.L. (2001),

"Estimation of the threonine to lysine ratio for growing and finishing gilts",

Journal of Animal Science, 79(Supp1. 2), pp. 150.

[59]. Frantz N. Z., Tokach M. D., Goodband R. D., Dritz S. S., DeRouchey J. M., Nelssen

J. L., Jones C. L. (2009), "The Optimal Standardized Ileal Digestible Lysine and

Total Sulfur Amino Acid Requirement for Finishing Pigs Fed Ractopamine

Hydrochloride1", The Professional Animal Scientist, 25(2), pp. 161-168.

83

[60]. Fu S.X., Fent R.W., Allee G.L., Usry J.L. (2006), "Branched chain amino acid

interactions and isoleucine imbalance in late-finishing pigs", Journal of Animal

Science, 84(1), pp. 371.

[61]. Fu S.X., Fent R.W., Srichana P., Allee G.L., Usry J.L. (2005a), "Effects of

protein source on true ileal digestible (TID) isoleucine:lysine ratio in late-

finishing barrows", Journal of Animal Science, 83(2), pp. 149.

[62]. Fu S.X., Kendall D.C., Fent R.W., Allee G.L., Usry J.L. (2005b), "True ileal

digestible (TID) isoleucine:lysine ratio of late-finishing barrows fed corn-blood

cell or corn-amino acid diets", Journal of Animal Science, 83(2), pp. 148.

[63]. Fürst P., Stehle P. (2004), "What are the essential elements needed for the

determination of amino acid requirements in humans", Journal of Nutrition,

134(6 Suppl), pp. 1558S–1565S.

[64]. Furuya S., Kaji Y. (1989), "Estimation of the true ileal digestibility of amino

acids and nitrogen from their apparent values for growing pigs", Animal Feed

Science and Technology, 26(3), pp. 271-285.

[65]. Gaines A. M., Kendall D. C., Allee G. L., Usry J. L., Kerr B. J. (2011),

"Estimation of the standardized ileal digestible valine-to-lysine ratio in 13- to

32-kilogram pigs", J Anim Sci, 89(3), pp. 736-742.

[66]. Gaines A. M., Kendall D. C., Allee Gary, Tokach Michael, Dritz S. S., Usry James (2003),

Evaluation of the true ileal digestible (TID) lysine requirement for 7 to 14 kg pigs,

[67]. Gaines A. M., Yi G. F., Ratliff B. W., Srichana P., Kendall D. C., Allee G. L.,

Knight C. D., Perryman K. R. (2005), "Estimation of the ideal ratio of true ileal

digestible sulfur amino acids:lysine in 8- to 26-kg nursery pigs", J Anim Sci,

83(11), pp. 2527-2534.

[68]. Gaines A.M., Yi G.F., Ratliff B.W., Srichana P., Allee G.L., Knight C.D.,

Perryman K.R. (2004a), "Estimation of the true ileal digestible sulphur amino

acid:lysine ratio for early finishing gilts weighing 45 to 68 kilograms", Journal

of Animal Science and Biotechnology, 82(Suppl. 1), pp. 577.

[69]. Gaines A.M., Yi G.F., Ratliff B.W., Srichana P., Allee G.L., Knight C.D.,

Perryman K.R. (2004b), "Estimation of the true ileal digestible sulphur amino

acid:lysine ratio for growing pigs weighing 29 to 45 kilograms", Journal of

Animal Science, 82(Suppl. 1), pp. 576.

[70]. Gilani G.S., Cockell K.A., Sepehr E. (2005), "Effects of antinutritional factors on

protein digestibility and amino acid availability in foods", Journal of AOAC

International, 88(3), pp. 967-987.

84

[71]. Gilani G.S., Wu X.C., Cockell K.A. (2012), "Impact of antinutritional factors in food

proteins on the digestibility of protein and the bioavailability of amino acids and on

protein quality", British Journal of Nutrition, 108(Suppl. 2), pp. S315-S332.

[72]. Gillis A. M., Reijmers A., Pluske J. R., de Lange C. F. M. (2007), "Influence of

dietary methionine to methionine plus cysteine ratios on nitrogen retention in

gilts fed purified diets between 40 and 80 kg live body weight", Canadian

Journal of Animal Science, 87(1), pp. 87-92.

[73]. Gloaguen M., Le Floc'h N., Corrent E., Primot Y., van Milgen J. (2014), "The

use of free amino acids allows formulating very low crude protein diets for

piglets", J Anim Sci, 92(2), pp. 637-644.

[74]. Goodband Bob, Tokach Mike, Dritz Steve, DeRouchey Joel, Woodworth Jason

(2014), "Practical starter pig amino acid requirements in relation to immunity,

gut health and growth performance", Journal of Animal Science and

Biotechnology, 5(1), pp. 12-12.

[75]. Guzik A. C., Pettitt M. J., Beltranena E., Southern L. L., Kerr B. J. (2005a),

"Threonine and tryptophan ratios fed to nursery pigs*", J Anim Physiol Anim

Nutr (Berl), 89(7-8), pp. 297-302.

[76]. Guzik A. C., Shelton J. L., Southern L. L., Kerr B. J., Bidner T. D. (2005b), "The

tryptophan requirement of growing and finishing barrows", J Anim Sci, 83(6),

pp. 1303-1311.

[77]. Guzik A. C., Southern L. L., Bidner T. D., Kerr B. J. (2002), "The tryptophan

requirement of nursery pigs", J Anim Sci, 80(10), pp. 2646-2655.

[78]. Harmon B. G. (2000), Swine nutrition and management, Purde University, USA.

[79]. Heger Jaroslav, Mengesha Samson, Vodehnal David (1998), "Effect of

essential:total nitrogen ratio on protein utilization in the growing pig", British

Journal of Nutrition, 80, pp. 537–544.

[80]. Hinson R.B.L., Ma G.D., Gerlemann G.L., Allee, Less J.D., Hall D.D., Yang H.,

Holzgraefe D. (2010), "Determination of SID Trp:lysine requirement in grow-

finish pig fed diets containing 30 per cent DDGS", Journal of Animal Science,

88(E-Suppl. 3), pp. 149.

[81]. Htoo J. K., Zhu C. L., Huber L., de Lange C. F., Quant A. D., Kerr B. J.,

Cromwell G. L., Lindemann M. D. (2014), "Determining the optimal

isoleucine:lysine ratio for ten- to twenty-two-kilogram and twenty-four- to

thirty-nine-kilogram pigs fed diets containing nonexcess levels of leucine", J

Anim Sci, 92(8), pp. 3482-3490.

85

[82]. Htoo J.K., Morales J. (2010), Requirements of Lys and Met+Cys for 10-20 kg

pigs with high lean growth potential, Evonik Degussa GmbH, Health and

Nutrition, Rodenbacher Chaussee.

[83]. James B.W., Tokach M.D., Goodband R.D., Dritz S.S., Nelssen J.L., Usry J.L.

(2003), "The optimal true ileal digestible threonine requirement for nursery pigs

between 11 to 22 kg", Journal of Animal Science, 81(1), pp. 42.

[84]. Jansman A. J., van Diepen J. T., Melchior D. (2010), "The effect of diet

composition on tryptophan requirement of young piglets", J Anim Sci, 88(3),

pp. 1017-1027.

[85]. Jha R., Berrocoso J. D. (2015), "Review: Dietary fiber utilization and its effects on

physiological functions and gut health of swine", Animal, 9(9), pp. 1441-1452.

[86]. Kahindi R. K (2014), Assessment of standardized ileal digestible lysine and

sulfur amino acids to lysine ratio for weaned piglets fed antibiotic-free diets,

University of Manitoba Winnipeg, http://hdl.handle.net/1993/30584.

[87]. Karakas P, Versteegh HAJ, Honing Y, Kogut J, Jongbloed AW (2001),

"Nutritive value of the meat and bone meals from cattle or pigs in broiler diets",

Poultry Science, 80, pp. 1180-1189.

[88]. Kendall D. C., Gaines A. M., Allee G. L., Usry J. L. (2008), "Commercial

validation of the true ileal digestible lysine requirement for eleven- to twenty-

seven-kilogram pigs", J Anim Sci, 86(2), pp. 324-332.

[89]. Kerr B. J., Kidd M. T., Cuaron J. A., Bryant K. L., Parr T. M., Maxwell C. V.,

Campbell J. M. (2004), "Isoleucine requirements and ratios in starting (7 to 11

kg) pigs", J Anim Sci, 82(8), pp. 2333-2342.

[90]. Kim J. C., Mullan B. P., Frey B., Payne H. G., Pluske J. R. (2012), "Whole body

protein deposition and plasma amino acid profiles in growing and/or finishing

pigs fed increasing levels of sulfur amino acids with and without Escherichia

coli lipopolysaccharide challenge", J Anim Sci, 90 (Suppl 4), pp. 362-365.

[91]. Kongkeaw P., Kaewtapee C., Rakangtong C., Bunchasak C., Poeikhampha T.,

Effects of Methionine Sources and Total Sulfur Amino Acid to Lysine Ratios in

Diets on Growth, Intestinal pH and Blood Urea Nitrogen Concentrations of Nursery

Pigs, 02/05/2018, http://psrcentre.org/images/extraimages/ 48%20413617.pdf.

[92]. Landero J.L., Young M.G., Touchette K.J., Stevenson M.J., Clark A.B.,

Gonçalves M.A.D., Dritz S.S. (2016), "Lysine requirement titration for barrows

and gilts from 25 to 75 kg", Journal of Animal Science, 94(suppl 2), pp. 95.

86

[93]. Lawrence K.R., Groesbeck C.N., Goodband R.D., Tokach M.D., Dritz S.S.,

DeRouchey J.M., Nelssen J.L., Neill C.R. (2005), "Evaluation of the true ileal

digestible (TID) total sulphur amino acid (TSAA) to lysine ratio for finishing

pigs weighing 33 to 60 kg", Journal of Animal Science, 83(Suppl. 2), pp. 66.

[94]. Le Goff G., Noblet Jean, Cherbut C. (2003), Intrinsic ability of the microbial

flora to ferment dietary fiber at different growth stages of pigs,

[95]. Lenehan N.A., Dritz S.S., Tokach M.D., Goodband R.D., Nelssen J.L., Usry J.L.

(2003), "Effects of lysine level fed from 10 to 20 kg on growth performance of

barrows and gilts", Journal of Animal Science and Biotechnology, 81(1), pp. 46.

[96]. Li Pengfei, Zeng Zhikai, Wang Ding, Xue Lingfeng, Zhang Rongfei, Piao

Xiangshu (2012), "Effects of the standardized ileal digestible lysine to

metabolizable energy ratio on performance and carcass characteristics of growing-

finishing pigs", Journal of Animal Science and Biotechnology, 3(1), pp. 9-9.

[97]. Lindemann M.D., Quant A.D., Cho J.H., Kerr B.J., Cromwell G.L., Htoo J.K.

(2010), "Determining the optimium ratio of standardized ileal digestible (SID)

isoleucine to lysine for growing pigs fed wheat-barley based diets", Journal of

Animal Science, 88(E-Suppl. 3), pp. 43.

[98]. Liu Y., Kong X., Jiang G., Tan B., Deng J., Yang X., Li F., Xiong X., Yin Y.

(2015), "Effects of dietary protein/energy ratio on growth performance, carcass

trait, meat quality, and plasma metabolites in pigs of different genotypes", J

Anim Sci Biotechnol, 6(1), pp. 36.

[99]. Ma L., Zhu Z.P., Hinson R.B., Allee G.L. (2010a), "Determination of

standardized ileal digestible tryptophan requirements of growing-finishing pigs

fed diets containing high protein distillers dried grains", Journal of Animal

Science, 88(E-Suppl. 3), pp. 150.

[100]. Ma L., Zhu Z.P., Hinson R.B., Allee G.L., Less J.D., Hall D.D., Yang H.,

Holzgraefe D.P. (2010b), "Determination of SID Trp:lysine ratio requirement of

11- to 22-kg pigs fed diets containing 30% DDGS", Journal of Animal Science,

88(3), pp. 151.

[101]. Martinez-Aispuro M., Sanchez-Torres M.T. (2012), "Effect of fatty acids source

on growth performance , carcass characteristics , plasma urea nitrogen

concentration , and fatty acid profile in meat of pigs fed standard- or low-

protein diets", Spanish Journal of Agricultural Research, 10(4), pp. 993–1004.

[102]. Martinez G. M., Knabe D. A. (1990), "Digestible lysine requirement of starter

and grower pigs", J Anim Sci, 68(9), pp. 2748-2755.

87

[103]. Mathai J.K., Stein H.H. (2014), "Estimated lysine requirement of 25 to 50 kg

growing gilts", J. Anim. Sci, 92(E-Suppl. 2), pp. 218-219.

[104]. Mavromichalis I., Kerr B. J., Parr T. M., Albin D. M., Gabert V. M., Baker D. H.

(2001), "Valine requirement of nursery pigs", J Anim Sci, 79(5), pp. 1223-1229.

[105]. McDonald P., Edwards R.A., Greenhalgh J.F.D., Morgan C.A. (2002), Animal

nutrition. Sixth edition, Prientice Hall.

[106]. Miller E.L. (2004), Protein nutrition requirements of farmed livestock and

dietary supply, In Protein sources for the animal feed industry, FAO Expert

Consultation and Workshop, Bangkok, Thailand, 29 April-3 May 2002.

[107]. Nemechek J. E., Gaines A. M., Tokach M. D., Allee G. L., Goodband R. D.,

DeRouchey J. M., Nelssen J. L., Usry J. L., Gourley G., Dritz S. S. (2012),

"Evaluation of standardized ileal digestible lysine requirement of nursery pigs

from seven to fourteen kilograms", J Anim Sci, 90(12), pp. 4380-4390.

[108]. Nitikanchana S., Tokach M.D., Dritz S.S., DeRouchey J.M., Goodband R.D.,

Nemecheck J.E., Nelssen J.L., Usry J. (2012), "Influence of standardized ileal

digestible tryptophan:lysine ratio on gr owth performance of 6- to 10-kg

nursery pigs", Journal of Animal Science, 90(2), pp. 151.

[109]. Nitikanchana S., Tokach M.D., Dritz S.S., Usry J., Goodband R.D., DeRouchey

J.M., Nelssen J.L. (2013), "The effects of Sid Trp:Lys ratio and Trp source in

diets containing DDGS on growth performance and carcass characteristics of

finishing pigs", Journal of Animal Science, 91(Suppl. 2), pp. 73.

[110]. Nørgaard J. V., Fernández J. A. (2009), "Isoleucine and valine supplementation

of crude protein-reduced diets for pigs aged 5–8 weeks", Animal Feed Science

and Technology, 154(3), pp. 248-253.

[111]. Nørgaard J. V., Soumeh E. A., Curtasu M., Corrent E., van Milgen J.,

Hedemann M. S. (2017), "Use of metabolic profile in short-term studies for

estimating optimum dietary isoleucine, leucine, and valine for pigs", Animal

Feed Science and Technology, 228(pp. 39-47.

[112]. NRC (2012), Nutrient requirements of swine, The National Academies Press,

Washington D.C.

[113]. NRC (1998), Nutrient requirements of swine, The National Academies Press,

Washington D.C.

[114]. Nyachoti C. M., Lange C. F. M. de, McBride B. W., Schulze H. (1997),

"Significance of endogenous gut nitrogen losses in the nutrition of growing

pigs: A review", Canadian Journal of Animal Science, 77(1), pp. 149-163.

88

[115]. Parr T. M., Kerr B. J., Baker D. H. (2004), "Isoleucine requirement for late-

finishing (87 to 100 kg) pigs", J Anim Sci, 82(5), pp. 1334-1338.

[116]. Parr T. M., Kerr B. J., Baker D. H. (2003), "Isoleucine requirement of growing

(25 to 45 kg) pigs", J Anim Sci, 81(3), pp. 745-752.

[117]. Quant A.D., Lindemann M.D., Cromwell G.L., Kerr B.J., Payne R.L. (2009),

"Determining the optimum dietary tryptophan to lysine ratio in growing pigs

fed diets formulated with higher levels of other essential amino acids", Journal

of Animal Science, 87(Suppl. 2), pp. 84.

[118]. Quant A.D., Lindemann M.D., Cromwell G.L., Kerr B.J., Payne R.L. (2007),

"Determining the optimum dietary tryptophan to lysine ratio in 25 to 40 kg

pigs", Journal of Animal Science, 85(Suppl. 1), pp. 622.

[119]. Ravindran V., Bryden W.L. (1999), "Amino acid availability in poultry - in

vitro and in vivo measurements", Australian Journal of Agricultural Research,

50(5), pp. 889 - 908.

[120]. Reeds P.J. (2000), "Dispensable and indispenable amino acids for human",

Journal of Nutrition, 130(7), pp. 1835S–1840S.

[121]. Robbins K. R., Saxton A. M., Southern L. L. (2006), "Estimation of nutrient requirements

using broken-line regression analysis", J Anim Sci, 84 (Suppl), pp. E155-165.

[122]. Roos N. Pfeuffer M., Hagemeister H. (1994), "Labelling with 15N as compared

with homoarginine suggests a lower prececal digestibility of casein in pigs",

Journal of Nutrition, 124, pp. 2404-2409.

[123]. Schneider J. D., Tokach M. D., Dritz S. S., Nelssen J. L., Derouchey J. M.,

Goodband R. D. (2010), "Determining the effect of lysine:calorie ratio on

growth performance of ten- to twenty-kilogram of body weight nursery pigs of

two different genotypes", J Anim Sci, 88(1), pp. 137-146.

[124]. Schweer, Wesley (2018), Amino acid requirements of health challenged pigs,

Graduate Theses and Dissertations. 16459.

[125]. Shelton N.W., Tokach M.D., Dritz S.S., Goodband R.D., Nelssen J.L.,

DeRouchey J.M. (2009), "Effects of increasing standard ileal digestible (SID)

lysine to metabolizable energy ratios on performance of 55 to 80kg gilts in a

commercial finishing environment", J. Anim. Sci., 87(E-Suppl. 3), pp. 86.

[126]. Shirley R. B., Parsons C. M. (2001), "Effect of ash content on protein quality of

meat and bone meal", Poult Sci, 80(5), pp. 626-632.

89

[127]. Stein H. H., Seve B., Fuller M. F., Moughan P. J., de Lange C. F. (2007b),

"Invited review: Amino acid bioavailability and digestibility in pig feed

ingredients: terminology and application", J Anim Sci, 85(1), pp. 172-180.

[128]. Stein HH, Nyachoti M (2003), Animal effects on ileal amino acid digestibility

P. 223-241 in R. O. Ball (Ed.): Proc. 9th Intl. Symp. Digest. Phys. in Pigs, Vol.

1. Banff, Canada.

[129]. Susenbeth A. (2006), "Optimum tryptophan: Lysine ratio in diets for growing

pigs: Analysis of literature data", Livestock Science, 101(1), pp. 32-45.

[130]. Susenbeth A., Lucanus U. (2005), "The effect of tryptophan supplementation of

diets of restricted- and unrestricted-fed young pigs", J Anim Physiol Anim Nutr

(Berl), 89(9-10), pp. 331-336.

[131]. Tu Pham Khanh, Le duc Ngoan, H. Hendriks W., C.M.C Peet-Schwering,

Verstegen Martin (2010), Effect of Dietary Lysine Supplement on the

Performance of Mong Cai Sows and Their Piglets.

[132]. Urynek W., Buraczewska L. (2003), "Effect of dietary energy concentration and

apparent ileal digestible lysine:metabolizable energy ratio on nitrogen balance and

growth performance of young pigs1", Journal of Animal Science, 81(5), pp. 1227-1236.

[133]. USDA (2017), Livestock and poultry: World markets and trade, October 2017.

[134]. van Heugten E., Spears J. W., Coffey M. T. (1994), "The effect of dietary

protein on performance and immune response in weanling pigs subjected to an

inflammatory challenge", J Anim Sci, 72(10), pp. 2661-2669.

[135]. Van Milgen J., LeBellego L. (2003), "A meta-analysis to estimate the optimum

threonine to lysine ratio in growing pigs", Journal of Animal Science, 81(1), pp. 553.

[136]. W.L. Bryden, K. Angkanaporn, V. Ravindran, M. Imbeah, E.F Annison (1996),

"Use of homoarginine technique to determne endogenous amino acid losses in

poultry and pigs. In Nunes A.F., Portugal A.V., Costa J.P., Ribeiro J.R. (Eds.)",

Protein metabolism and nutrition, Estacao Zootecnica Nacional, Vale de

Santarem, Portugal, pp. 319-323.

[137]. Wang X., Qiao S. Y., Liu M., Ma Y. X. (2006), "Effects of graded levels of true

ileal digestible threonine on performance, serum parameters and immune function

of 10–25kg pigs", Animal Feed Science and Technology, 129(3), pp. 264-278.

[138]. Warnants N., Van Oeckel M. J., De Paepe M. (2003), "Response of growing

pigs to different levels of ileal standardised digestible lysine using diets

balanced in threonine, methionine and tryptophan", Livestock Production

Science, 82(2), pp. 201-209.

90

[139]. Wiltafsky M. K., Bartelt J., Relandeau C., Roth F. X. (2009a), "Estimation of

the optimum ratio of standardized ileal digestible isoleucine to lysine for eight-

to twenty-five-kilogram pigs in diets containing spray-dried blood cells or corn

gluten feed as a protein source", J Anim Sci, 87(8), pp. 2554-2564.

[140]. Wiltafsky M. K., Schmidtlein B., Roth F. X. (2009b), "Estimates of the optimum

dietary ratio of standardized ileal digestible valine to lysine for eight to twenty-

five kilograms of body weight pigs", J Anim Sci, 87(8), pp. 2544-2553.

[141]. Xie C., Zhang S., Zhang G., Zhang F., Chu L., Qiao S. (2013), "Estimation of

the optimal ratio of standardized ileal digestible threonine to lysine for finishing

barrows fed low crude protein diets", Asian-Australas J Anim Sci, 26(8), pp.

1172-1180.

[142]. Yi G. F., Gaines A. M., Ratliff B. W., Srichana P., Allee G. L., Perryman K. R.,

Knight C. D. (2006), "Estimation of the true ileal digestible lysine and sulfur

amino acid requirement and comparison of the bioefficacy of 2-hydroxy-4-

(methylthio)butanoic acid and DL-methionine in eleven- to twenty-six-

kilogram nursery pigs", J Anim Sci, 84(7), pp. 1709-1721.

[143]. Yi G.F., Gaines A.M., Ratliff B.W., Srichana P., Allee G.L., Knight C.D.,

Perryman K.R., Estimation of the true ileal digestible sulfur amino acid : lysine

ratio for growing pigs weighing 28–49 kilograms, 02/05/2018,

http://www.jtmtg.org/JAM/2005/abstracts/JAM05-Abstracts.pdf.

[144]. Zamora V., Figueroa J. L., Reyna L., Cordero J. L., Sánchez-Torres M. T.,

Martínez M. (2011), "Growth performance, carcass characteristics and plasma

urea nitrogen concentration of nursery pigs fed low-protein diets supplemented with

glucomannans or protease", Journal of Applied Animal Research, 39(1), pp. 53–56.

[145]. Zhang G. J., Song Q. L., Xie C. Y., Chu L. C., Thacker P. A., Htoo J. K., Qiao

S. Y. (2012), "Estimation of the ideal standardized ileal digestible tryptophan to

lysine ratio for growing pigs fed low crude protein diets supplemented with

crystalline amino acids", Livestock Science, 149(3), pp. 260-266.

[146]. Zhang G. J., Thacker Palak, Htoo John, Qiao S. Y. (2015), Optimum proportion

of standardized ileal digestible sulfur amino acid to lysine to maximize the

performance of 25–50 kg growing pigs fed reduced crude protein diets fortified

with amino acids,

[147]. Zhang G. J., Xie C. Y., Thacker P. A., Htoo J. K., Qiao S. Y. (2013), "Estimation

of the ideal ratio of standardized ileal digestible threonine to lysine for growing

pigs (22–50kg) fed low crude protein diets supplemented with crystalline amino

acids", Animal Feed Science and Technology, 180(1), pp. 83-91.

91

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM

Hình 1. Chuẩn bị nguyên liệu Hình 2. Trộn nguyên liệu

Hình 3. Chuẩn bị chuồng trại Hình 4. Chuẩn bị lợn thí nghiệm

Hình 5. Cân nguyên liệu và trộn thức ăn

92

Hình 6. Cân thức ăn thí nghiệm Hình 7. Lợn Thí nghiệm

Hình 8. Lấy máu

Hình 9. Phân tích urea huyết tương