24
HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Nhóm cổ vũ“Compendium”

Phac thao compendium

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phac thao compendium

HỌC THUYẾT XÃ HỘICỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Nhóm cổ vũ“Compendium”

Page 2: Phac thao compendium

ĐỨC HỒNG YPHANXICÔ-XAVIÊ

NGUYỄN VĂN THUẬNNGƯỜI CÓ SÁNG KIẾN

BIÊN SỌANBẢN TÓM LƯỢC

Page 3: Phac thao compendium

GIỚI THIỆU

Đây là cuốn “ Giáo lý Xã hội” của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận , Chủ tịch

Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình chuẩn bị tài liệu từ

năm 1999.

Tiếp nối và kế nhiệm là Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino,

cuốn sách hoàn thành năm 2004: Trình bày có hệ thống Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công Giáo

(HTXHCG).

Nêu những điểm chính và quan trọng nhất của HTXHCG.

Việc soạn thảo một bản văn như thế thực sự chưa từng có trước đây trong lịch sử Giáo hội

Ủy Ban Bác Ái Xã Hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịch thuật năm 2007.

Thuật ngữ “học thuyết xã hội” đến từ Đức Giáo Hòang Piô XI.

Page 4: Phac thao compendium

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

HỌC THUYẾT XÃ HỘICỦA GIÁO HỘI CÔNG

GIÁO

Page 5: Phac thao compendium

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Trong hoàn cảnh xã hội mới giống như tên của thông điệp

“Tân Sự”:Những tiến bộ và phát minh của khoa học và kỹ thuật.

Đổi mới trong tổ chức sản xuất và kinh tế (nền kinh tế hàng hóa) Đời sống xã hội và chính trị thay đổi (đời sống bần cùng của giới công nhân, Chủ nghĩa Macxit).

Quan điểm của thông điệp Tân Sự:Đặt phẩm giá của người lao động bình đẳng với chủ nhân.

Đòi quyền tư hữu cho mọi người, quyền thành lập các hiệp hội công nhân hay công đoàn.

Không đấu tranh giai cấp, thông điệp kêu gọi các bên hợp tác để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn.

Rerum Novarum 1891 (Thông điệp Tân Sự)

Page 6: Phac thao compendium

Đặc biệt quan tâm đến tiền lương người lao động,

không chỉ bản thân người lao động mà cả nhu cầu

căn bản của gia đình họ.

Phân tích và phê phán Chủ nghĩa Tự do:

Các tập đòan tài chính lộng quyền - Áp đặt sự thống trị của thiểu số có tiềm lực. Can thiệp quá sâu vào các Cty nhỏ, thông điệp đưa ra nguyên tắc “bổ trợ”

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Thông điệp Non Abbiamo Bisogno 1931 (Chúng tôi không cần):Phản đối sự lạm quyền của Phát xít Ý.

Thông điệp Mit Brennender Sorge 1937 (Với nỗi lo âu hồi hộp):Đề cập tới tình hình Giáo hội Công giáo dưới thời Đức Quốc Xã.

Thông điệp Divini Redemptoris 1937 (Đấng Cứu Chuộc Thần Linh): Phê bình rất hệ thống về Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Quadragesimo Anno 1931(Thông điệp Năm thứ 40)

Page 7: Phac thao compendium

Một cái nhìn toàn cầu về các vấn đề xã hội: Vấn đề lao động. Cách mạng công nghiệp, nông nghiệp. Vấn đề các nước đang phát triển. Vấn đề gia tăng dân số.

Nhấn mạnh: Bổn phận con người phải hợp tác với nhau

Trong mọi sự mới có hy vọng giải quyết được các vấn đề. Thông điệp Mater et Magista nhắc đến phương pháp

“xem – xét - làm”. Thông điệp Pacem in Terris nói 4 trụ cột của Hòa Bình :

CHÂN LÝ – CÔNG BẰNG – YÊU THƯƠNG – TỰ DO

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Mater et Magista 1961 (Thông điệp Mẹ và Thầy)

Pacem in Terris 1963(Thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới)

Page 8: Phac thao compendium

Công đồng Vatican II chọn phương pháp đi từ nhận định thực tại, rồi phân tích dưới ánh sáng mạc khải. Mọi sự đều bắt đầu từ con người và hướng tới con người.

Gaudium et Spes 1965(Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng)Dựa trên quan điểm nhân học Kitô giáo và sứ mạng Giáo Hội, Công đồng trình bày một cách hệ thống các chủ đề văn hóa - kinh tế và xã hội - hôn nhân và gia đình - chính trị - hòa bình .

Dignitatis Humanae 1966(Tuyên ngôn Phẩm giá con người)Trong Tuyên ngôn này, Công đồng bàn về quyền tự do tín ngưỡng được nhìn trong mối tương quan giữa công dân và chính quyền.

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Page 9: Phac thao compendium

Populorum Progressio 1967(Thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc)

Điểm mới của thông điệp này là: phát triển toàn diện

Con người (không chỉ kinh tế) – phát triển toàn thể nhân loại (liên đới) – “sự phát triển là tên gọi mới của hòa bình”.

Năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập Ủy ban Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ngài còn lấy ngày đầu năm dương lịch hằng năm (bắt đầu 1968) là Ngày Thế giới Hòa bình .

Octogesima Adveniens 1971(Tông thư Tiến Đến Năm Thứ 80)

Các ý thức hệ không đủ giải quyết các vấn đề ngày càng nhiều và phức tạp.

Tông thư chấp nhận, do cùng một đức tin thúc đẩy, các tín hữu có thể chọn lựa các phương thức khác nhau để tham gia vào hoạt động xã hội.

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Page 10: Phac thao compendium

Laborem Exercens 1981(Thông điệp Thực Hành Lao Động)Kỷ niệm 90 năm Thông điệp Tân Sự.Thông điệp nhấn mạnh vai trò của lao động trong sự phát triển xã hội và hoàn thiện

con người, đồng thời đưa ra một nền linh đạo và đạo đức cho việc lao động.

Sollicitudo Rei Socialis 1987(Thông điệp Quan Tâm Đến Xã Hội)

Kỷ niệm 20 năm thông điệp Populorum Progressio của Đức Giáo Hòang Phaolô VI. Sự khác nhau giữa tiến bộ vật chất và phát triển, phát triển phải nhắm tới con người

toàn diện và góp phần làm cho người ta được “làm người” cách sung mãn.Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo không thuộc lĩnh vực ý thức hệ, nó thuộc

lĩnh vực thần học và đặc biệt là thần học luân lý.

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Page 11: Phac thao compendium

Centesimus Annus 1991 (Thông điệp Bách Chu Niên)

CÁC VĂN KIỆN HÌNH THÀNH

Kỷ niệm 100 năm Thông điệp Tân Sự.

Xác định nguyên tắc căn bản để tổ chức xã hội là nguyên tắc liên đới: “Hòa bình là hoa trái của tình liên đới”. Trước đây các Đức Giáo Hoàng gọi bằng các tên:

– “Hữu Nghị” (ĐGH Leo XIII)

– “Bác ái Xã hội” (ĐGH Pio XI) – “Văn minh Tình yêu” (ĐGH Phaolô VI).

Lập lại thái độ của Giáo hội đối với Chủ nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng sản:

Chủ nghĩa Tư bản: Không quan tâm đến tình liên đới xã

hội – Đề cao một thứ tự do quá khích, tách khỏi mọi giá trị

luân lý.

Chủ nghĩa Cộng sản: Cắt đứt con người ra khỏi chiều

hướng siêu việt – Chủ trương đấu tranh giai cấp.

Page 12: Phac thao compendium

BẢN CHẤT HỌC THUYẾT XÃ HỘICỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Page 13: Phac thao compendium

Một sự hiểu biết được đức tin soi sáng (72-75)

HTXHCG không thuộc ý thức hệ, mà thuộc lĩnh vực thần học

luân lý.

HTXHCG phản ảnh 3 cấp độ của thần học luân lý:

Cấp nền tảng là các động cơ.

Cấp hướng dẫn gồm các chuẩn mực cho đời sống xã hội.

Cấp quyết định của lương tâm.

Một trong những mục đích của HTXHCG là hướng dẫn cách cư xử của người Kitô hữu.

Giáo huấn xã hội của GHCG được tìm thấy ở giao lộ cuộc sống và lương tâm của người Kitô hữu khi tiếp xúc với thế giới thực.

HTXHCG đặt nền tảng trên mạc khải Kinh Thánh và Truyền

thống của Giáo hội.

Đặt nền tảng trên đức tin, đồng thời còn vận dụng lý trí tham

gia vào việc thực hành đức tin trong mọi hòan cảnh lịch sử .

BẢN CHẤT HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Page 14: Phac thao compendium

BẢN CHẤT HỌC THUYẾTXÃ HỘI CỦA GHCG

Biểu hiện tác vụ giảng dạy của Giáo hội (79-80)

Toàn thể cộng đồng Giáo hội – từ linh mục, tu sĩ đến giáo dân – đều tham gia hình thành học thuyết xã hội này.

Từ những đóng góp vừa nhiều vừa đa dạng trên, được Huấn quyền tiếp thu, giải thích, tổng hợp và công bố là học thuyết của chính Giáo hội.

Quyền giảng dạy với thẩm quyền mà Đức Kitô đã ban cho các tông đồ và những người

kế vị. Đây đúng là Huấn quyền đích

thực, buộc các tín hữu phải

gắn bó.

Đối thọai thân tình với mọi ngành kiến thức (76-78)

HTXHCG vận dụng mọi ngành kiến thức, không kể nguồn gốc . Đặc biệt là ngành

triết học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Page 15: Phac thao compendium

Hướng đến một xã hội đã được hòa giải trong công lý và tình yêu (81-82)

HTXHCG không chỉ có nhiệm vụ công bố, mà còn có nhiệm vụ tố cáo khi có bất công hay bạo

lực trong xã hội.

HTXHCG bênh vực đặc biệt cho những người

nghèo, những người nhỏ bé nhất, những người

yếu kém.

Với HTXHCG, Giáo hội không hề muốn tìm cách

cơ cấu hóa hay tổ chức xã hội, mà chỉ kêu gọi,

hướng dẫn và đào tạo các lương tâm.

Ý hướng của HTXHCG nhắm xây dựng một nền

nhân bản toàn diện và liên đới và tiến tới một

trời mới đất mới, nơi hòa bình và công lý ngự trị.

BẢN CHẤT HỌC THUYẾTXÃ HỘI CỦA GHCG

Page 16: Phac thao compendium

Một thông điệp gửi cho con cái Giáo hội và cho nhân lọai (83-84)

Thông qua HTXHCG, mọi người trong Giáo hội được kêu gọi nhìn nhận và chu toàn các bổn phận

công bằng và bác ái trong xã hội. Người tín hữu giáo dân, với ơn gọi bản chất trần

thế, phải có bổn phận tham gia chính trị, kinh tế và xã hội (đưa Giáo huấn vào thực hành).

HTXHCG là một giáo huấn công khai gửi cho mọi người thiện chí.

Vừa liên tục, vừa đổi mới (85-86) Sự liên tục là luôn tham chiếu các giá trị phổ quát

rút ra từ Mạc Khải và bản tính con người (không lệ thuộc nền văn hóa hay ý thức hệ nào).

Trong sự đổi mới liên tục, HTXHCG đáp ứng các thay đổi trong lịch sử.

Là “Mẹ và Thầy”, Giáo hội luôn vươn ra như một nơi để nhân loại gặp gỡ với Tin Mừng, với thông điệp giải phóng và hòa giải, công lý và hòa bình.

BẢN CHẤT HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GHCG

Page 17: Phac thao compendium
Page 18: Phac thao compendium

Nguyên tắc nhân vị

Con người được tạo dựng theo hình ảnh

Thiên Chúa:

Có trí tuệ và ý chí tự do.

Được chia sẻ quyền quản lý vũ trụ .

Mời gọi chia sẻ tình yêu Thiên Chúa.

Mời gọi sống hiệp thông với tha nhân.

Trong đời sống xã hội, con người nhân vật chính, luôn luôn là: Chủ thể - Nền tảng – Mục tiêu Do đó, tất cả mọi người đều có bổn phận bảo vệ và đề cao nhân quyền. Các quyền và các bổn

phận nối kết với nhau và bổ sung cho nhau, bởi vì không thể nào có được các quyền mà mọi người lại không có bổn phận đề cao chúng.

Lấp đầy khỏang cách giữa ‘chữ viết’ và ‘tinh thần’ của nhân quyền, Giáo hội dấn thân:• Công bố những nền tảng Kitô Giáo của nhân quyền – Tố cáo những vi phạm các quyền này

(Công bố quan trọng hơn tố cáo).• Cậy dựa vào Thiên Chúa và Thánh Thần Ngài.

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIÁ TRỊ ĐỂ SUY TƯ

Page 19: Phac thao compendium

Nguyên tắc công ích

Công ích, nghĩa là điều thiện chung, con người không chỉ sống ‘với’ mà còn phải sống ‘cho’ người khác.

Nó không chỉ đơn giản là tổng số các thiện ích riêng của mỗi người, nó không thể phân chia được và khi dùng chung như thế người ta mới có được nó.

Xét trên phương diện công dân, mỗi người là một thành phần xã hội và có nhiệm vụ phục vụ công ích; nhưng xét theo tư cách nhân vị, con người chính là chủ thể của xã hội và ở trên công ích.

Công ích là lý do khiến quyền hành chính trị tồn tại, chính phủ phải điều hòa công ích, theo lợi ích thật sự của mọi thành phần, không chỉ chiều theo đa số mà cả các nhóm thiểu số.

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIÁ TRỊ ĐỂ SUY TƯ

Page 20: Phac thao compendium

Mục tiêu phổ quát của của cải

Thiên Chúa tiền định cho trái đất và tất cả những gì trái đất chứa đựng đều cho mọi người và cho mọi dân tộc, ngõ hầu mọi thụ tạo đều được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào công lý, được điều tiết bởi bác ái.

Quyền tư hữu cá nhân, sự nối dài tự do của con người, làm phát triển nhân phẩm

và là yếu tố căn bản cho:

Một trật tự xã hội đúng đắn.

Chính sách kinh tế và xã hội thực sự dân chủ.

Tư hữu phải đi đôi với công ích, không được

để của cải thành vô ích, do đó quyền tư hữu

không là quyền tuyệt đối, tư hữu không là

mục tiêu chỉ là phương tiện.

Ưu tiên lựa chọn dành cho người nghèo, vì suy

cho cùng hình như trong chúng ta ai cũng

“mắc nợ” những bất công vô tình gây cho

người khác.

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIÁ TRỊ ĐỂ SUY TƯ

Page 21: Phac thao compendium

Nguyên tắc bổ trợ

Mọi xã hội thuộc trật tự cao hơn phải có thái độ trân trọng giúp đỡ  – tức là hỗ trợ, thăng tiến, và phát triển các xã hội thuộc trật tự thấp hơn.

Không ai được quyền phế bỏ sáng kiến, tự do và trách nhiệm của các xã hội thuộc trật tự thấp hơn.

Sự tham gia

Là nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân, là một trong những trụ cột nâng đỡ mọi trật tự dân chủ. Không tham gia thì không thực hiện được nguyên tắc bổ trợ.

Nguyên tắc liên đới

Giữa các cá nhân, xã hội và quốc gia

với nhau, luôn luôn có một sự ràng buộc sâu

xa và bền vững, chúng ta phải liên đới với

nhau, do cùng chia sẻ: Một bản tính và một

định mệnh – Một nguồn gốc và một cứu cánh.

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIÁ TRỊ ĐỂ SUY TƯ

Page 22: Phac thao compendium

Các giá trị căn bản

Một cá nhân, một xã hội được đánh giá cao khi phục vụ con người 4 giá trị căn bản sau:

Sự thật/Chân lý

Sống trong sự thật là sống xứng đáng với phẩm giá con người. Con người phải được giáo dục để tìm kiếm sự thật. Sự thật đòi hỏi quyền thông tin trung thực.

Tự do

Biểu lộ phẩm giá cao quý nhất của con người. Tự do đòi hỏi phải lọai bỏ những gì là tiêu cực xét về luân lý.

Công lý/Công bằng

Ước muốn trả những gì thuộc về Thiên Chúa và tha nhân. Công bằng có các hình thức: Giao hóan – Phân phối và Xã hội (kinh tế, chính trị...)

Tình yêu/Tình thương/Bác ái

Vắng bóng công bằng, bác ái dễ trở thành ru ngủ, mị dân.

Vắng tình thương, xã hội sẽ lạnh lùng, chai cứng, phi nhân.

Nhờ tình thương, con người dễ cảm thông những giới hạn của kiếp người...để khai mở “Một nền văn minh tình thương”

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIÁ TRỊ ĐỂ SUY TƯ

Page 23: Phac thao compendium

Những nguyên tắc để suy tư. Nguyên tắc nền tảng của HTXHCG: Nguyên tắc Nhân vị. Nguyên tắc tổ chức xã hội: Nguyên tắc bổ trợ - Nguyên

tắc liên đới. Con người với xã hội: Nguyên tắc công ích - Mục tiêu

phổ quát của tài sản - Sự tham gia. Những giá trị luân lý trong việc tổ chức xã hội:

Sự thật - Tự do - Công lý và Bác ái.

Những tiêu chuẩn để phán đoán.Các hệ thống, định chế, tổ chức kinh tế có sử dụng các dữ liệu thực nghiệm.

Những chỉ dẫn để hành động.Đưa ra các ý kiến, nhận định về các sự kiện lịch sử là kết quả của:

Quan điểm Kitô giáo về thực tại. Kinh nghiệm mục vụ của Giáo hội. Sự ưu tiên lựa chọn người nghèo. Vấn đề đối thọai, kinh tế, xã hội và tôn trọng

thẩm quyền chính đáng của thực tại chính trị…

GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GHCG

Page 24: Phac thao compendium

MỘT NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU