238
2 CÔNG BÁO/S473 + 474 ngày 10-8-2010 PHN I. VĂN BN QUY PHM PHÁP LUT BXÂY DNG THÔNG TƯ S03/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 4 năm 2010 ban hành Tiêu chun knăng nghQuc gia đối vi các nghthuc nhóm nghxây dng (Tiếp theo Công báo s471 + 472) TIÊU CHUN KNĂNG NGHQUC GIA TÊN NGH: SN XUT SVSINH MÃ SNGH: TP II Phn IV. TIÊU CHUN KNĂNG NGHMC LC 1. Gii thiu chung 2. Danh sách thành viên tham gia xây dng 3. Danh sách thành viên tham gia thm định 4. Mô tngh5. Danh mc công vic Tiêu chun thc hin công vic 6. Nhim vA: Chế to khuôn mu 7. Nhim vB: Chế to khuôn m8. Nhim vC: Chế to khuôn con (khuôn sn xut) 9. Nhim vD: Chế to khuôn áp lc 10. Nhim vE: Gia công chế to hđổ rót

PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

  • Upload
    habao

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

2 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BỘ XÂY DỰNG

THÔNG TƯ Số 03/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 4 năm 2010 ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề xây dựng

(Tiếp theo Công báo số 471 + 472)

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT SỨ VỆ SINH

MÃ SỐ NGHỀ:

TẬP II

Phần IV. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ

MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung 2. Danh sách thành viên tham gia xây dựng 3. Danh sách thành viên tham gia thẩm định 4. Mô tả nghề 5. Danh mục công việc

Tiêu chuẩn thực hiện công việc

6. Nhiệm vụ A: Chế tạo khuôn mẫu 7. Nhiệm vụ B: Chế tạo khuôn mẹ 8. Nhiệm vụ C: Chế tạo khuôn con (khuôn sản xuất) 9. Nhiệm vụ D: Chế tạo khuôn áp lực

10. Nhiệm vụ E: Gia công chế tạo hồ đổ rót

Page 2: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 3

11. Nhiệm vụ F: Tạo hình sản phẩm 12. Nhiệm vụ G: Sấy môi trường (hong sấy) 13. Nhiệm vụ H: Sấy mộc cưỡng bức 14. Nhiệm vụ I: Hoàn thiện mộc sau sấy 15. Nhiệm vụ K: Chế tạo men 16. Nhiệm vụ L: Phun men sản phẩm 17. Nhiệm vụ M: Dán chữ in mác 18. Nhiệm vụ N: Nung sản phẩm 19. Nhiệm vụ O: Phân loại sản phẩm sau nung 20. Nhiệm vụ P: Đóng gói sản phẩm 21. Nhiệm vụ Q: Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất

Page 3: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

4 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

GIỚI THIỆU CHUNG

I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Trên cơ sở Định hướng phát triển dạy nghề đến năm 2020 và căn cứ vào

Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 ban hành Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Được sự quan tâm của Bộ Xây dựng, Trường Trung cấp nghề Viglacera đã nhận được các ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Vụ Tổ chức về việc tham gia chương trình xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các ngành nghề do Bộ là cơ quan chủ trì thực hiện, đặc biệt là các nghề thuộc chuyên ngành Vật liệu xây dựng.

Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức về Kế hoạch xây dựng “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia” đối với Nghề sản xuất sứ vệ sinh. Từ tháng 6/2008 Nhà trường chính thức triển khai các bước công việc phục vụ chương trình xây dựng “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia” đối với Nghề sản xuất sứ vệ sinh.

Các bước công việc chính đã triển khai thực hiện gồm: 1. Thu thập các thông tin chung, tài liệu và tiêu chuẩn liên quan đến nghề sản

xuất sứ vệ sinh. 2. Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp hiện đang là những nhà sản xuất

chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp sứ vệ sinh tại thị trường Việt Nam, đồng thời đã và đang có khối lượng xuất khẩu sản phẩm đáng kể đến nhiều nước, nhiều khu vực thị trường có tính cạnh tranh cao trên thế giới, gồm:

- Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì. - Công ty cổ phần Sứ Viglacera Việt Trì. - Công ty Sứ Viglacera Bình Dương. - Công ty Sứ TOTO Việt Nam. 3. Trên cơ sở khảo sát thực tế, Nhà trường lựa chọn đơn vị có công nghệ sản

xuất đặc trưng và phù hợp với xu thế phát triển, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng, đã thực hiện khá nề nếp việc xây dựng - ban hành - thực hiện Tiêu chuẩn cấp bậc thợ sản xuất sứ vệ sinh trong nhiều năm qua để tham gia xây dựng “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia” đối với nghề sản xuất sứ vệ sinh.

Các đơn vị đã được Nhà trường lựa chọn cộng tác là Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì, Công ty cổ phần Sứ Viglacera Việt Trì, Công ty Sứ Bình

Page 4: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 5 Dương và Công ty Sứ TOTO Việt Nam. Trong các tháng 7-8/2008 Nhà trường và các đơn vị đã thống nhất thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề sản xuất sứ vệ sinh (Ban chủ nhiệm cấp cơ sở), Tiểu ban phân tích nghề sứ vệ sinh. Các tổ, nhóm thuộc ban, tiểu ban trên đã triển khai công việc theo hướng dẫn tại Quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Ngày 05/9/2008, Bộ xây dựng và Trường trung cấp nghề Viglacera đã ký Hợp đồng số 06/BXD-HĐĐT về việc thực hiện xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề sản xuất Sứ vệ sinh. Trong suốt quá trình thực hiện công tác trên Nhà trường đã nhận được sự quan tâm và những ý kiến chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng.

II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG

TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Ông Trần Quốc Thái Trường Trung cấp nghề Viglacera 2 Ông Nguyễn Ngọc Hiên -nt- 3 Ông Nguyễn Xuân Ngân -nt- 4 Bà Hoàng Thị Thủy -nt- 5 Ông Nguyễn Thái Bình -nt- 6 Ông Trần Ngọc Bảo -nt- 7 Bà Nguyễn Thị Ngân -nt- 8 Ông Nguyễn Tiên Phong -nt- 9 Ông Nguyễn Đức Phú -nt- 10 Ông Trần Quốc Khánh Công ty CP Tư vấn Viglacera 11 Ông Nguyễn Thế Anh Công ty CP Sứ Viglacera Việt Trì 12 Ông Ngô Trung Dũng Công ty CP Sứ Viglacera Thanh Trì 13 Ông Lê Văn Tiến -nt- 14 Ông Phạm Văn Ngũ -nt- 15 Ông Trần Nguyên Quang -nt- 16 Ông Nguyễn Văn Tý -nt- 17 Ông Nguyễn Hồng Trường -nt- 18 Ông Nguyễn Thành Quang -nt- 19 Ông Trần Văn Quế Công ty CP Sứ Viglacera Bình Dương 20 Ông Nguyễn Minh Khoa -nt-

Page 5: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

6 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

III. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THẨM ĐỊNH

TT Họ và tên Nơi làm việc

1

2

3

4

5

6

7

8

Page 6: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 7

MÔ TẢ NGHỀ

Tên nghề: Nghề sản xuất sứ vệ sinh Mã số nghề: Sứ vệ sinh được sản xuất từ các loại nguyên liệu dẻo (đất sét, cao lanh...),

nguyên liệu gầy (Quăzit, trường thạch, bột xương sứ...) và các phụ gia. Các loại nguyên liệu này được trộn với nhau và trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định rồi nghiền thành hồ trong máy nghiền bi. Hồ được đổ rót vào các khuôn để tạo hình sản phẩm mộc. Mộc sau tạo hình sẽ được sấy khô và kiểm tra hoàn thiện rồi được phun men, dán tem nhãn, sau đó được nung trong lò với các giai đoạn gia nhiệt khác nhau theo chế độ nung phù hợp. Sản phẩm ra lò được phân loại, những sản phẩm khuyết tật sẽ được sửa chữa rồi nung lại và tiếp tục được phân loại. Thành phẩm được đóng gói và xếp kho.

Page 7: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

8 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

DANH MỤC CÔNG VIỆC

Tên nghề: Nghề sản xuất sứ vệ sinh Mã số nghề:

Trình độ kỹ năng nghề TT

Mã số công việc

Công việc Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

A Chế tạo khuôn mẫu 1 A01 Vẽ tách chi tiết từ sản phẩm mẫu X 2 A02 Phân tích bản vẽ X 3 A03 Chế tạo hồ thạch cao X 4 A04 Tạo sản phẩm mẫu chi tiết bằng

thạch cao X

5 A05 Ráp các chi tiết sản phẩm mẫu X 6 A06 Làm khuôn mẫu chi tiết bằng thạch

cao X

7 A07 Sản xuất thử X 8 A08 Điều chỉnh và hoàn thiện khuôn mẫu X B Chế tạo khuôn mẹ

10 B01 Phân tích các chi tiết bộ khuôn mẫu X 11 B02 Làm cốt pha cho các chi tiết X 12 B03 Làm khuôn mẹ bằng thạch cao X 13 B04 Hoàn thiện bộ khuôn mẹ X 14 B05 Nhập kho bộ khuôn mẹ X

C Chế tạo khuôn con (khuôn sản xuất) 15 C01 Kiểm tra các chi tiết khuôn mẹ X 16 C02 Đổ các chi tiết trong bộ khuôn con X 17 C03 Hoàn thiện sản phẩm khuôn con X 18 C04 Sấy khuôn trong hầm sấy X 19 C05 Hoàn thiện khuôn con sau sấy X 20 C06 Nhập kho khuôn con X

Page 8: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 9

Trình độ kỹ năng nghề TT

Mã số công việc

Công việc Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

D Chế tạo khuôn áp lực 21 D01 Kiểm tra khuôn mẹ để chế tạo khuôn

áp lực X

22 D02 Định hình mạng lưới vi xốp trong khuôn mẹ

X

23 D03 Chế tạo hồ thạch cao hóa học X 24 D04 Đổ khuôn áp lực X 25 D05 Hoàn thiện khuôn áp lực X 26 D06 Lắp đặt khuôn lên băng áp lực X

E Gia công chế tạo hồ đổ rót 27 E01 Nạp liệu vào máy nghiền bi X 28 E02 Nghiền nguyên liệu bằng máy nghiền

bi ướt X

29 E03 Chế tạo hồ đất sét bằng máy khuấy nhanh

X

30 E04 Khuấy phế liệu và hồ thừa X 31 E05 Lọc hồ X 32 E06 Phối trộn hồ bằng máy khuấy nhanh X 33 E07 Ủ hồ bằng máy khuấy chậm X 34 E08 Vận hành bơm màng bơm hồ đổ rót X 35 E09 Xử lý sự cố trượt dây cu roa máy

nghiền bi X

36 E10 Xử lý sự cố nguyên liệu bị đóng vón trong thiết bị

X

F Tạo hình sản phẩm 37 F01 Đổ rót thủ công sản phẩm thân bệt X 38 F02 Đổ rót thủ công sản phẩm két nước X 39 F03 Đổ rót thủ công sản phẩm chậu rửa X 40 F04 Đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo X

41 F05 Đổ rót thủ công sản phẩm chân chậu X

Page 9: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

10 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

Trình độ kỹ năng nghề TT

Mã số công việc

Công việc Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

42 F06 Đổ rót thủ công sản phẩm xí xổm X 43 F07 Đổ rót thủ công sản phẩm nắp két nước X 44 F08 Đổ rót sản phẩm trên băng thân bệt X 45 F09 Đổ rót sản phẩm trên băng két nước X 46 F10 Đổ rót sản phẩm trên băng chậu rửa X 47 F11 Đổ rót sản phẩm trên băng áp lực X 48 F12 Hoàn thiện sản phẩm sau tách khuôn X 49 F13 Chuẩn bị sản phẩm mộc cho cấp sấy

cưỡng bức X

50 F14 Xử lý sự cố nứt mộc sau sấy xanh X 51 F15 Xử lý sự cố độ dày mộc không đạt

yêu cầu X

G Sấy môi trường (Hong sấy) 52 G01 Chuẩn bị vận hành sấy môi trường X 53 G02 Vận hành hệ thống sấy môi trường X 54 G03 Xử lý tình huống nhiệt độ môi

trường không đạt yêu cầu X

55 G04 Xử lý tình huống độ ẩm môi trường sấy không đạt yêu cầu

X

56 G05 Xử lý tình huống mất an toàn trong quá trình đốt cháy nhiên liệu

X

H Sấy mộc cưỡng bức 57 H01 Xếp mộc vào hầm sấy X 58 H02 Kiểm tra chương trình, téc nước tạo

ẩm và các động cơ X

59 H03 Vận hành hầm sấy theo chương trình sấy mộc

X

60 H04 Vận hành hầm sấy theo chương trình làm nguội

X

61 H05 Ra lò sản phẩm mộc sau sấy X 62 H06 Xử lý sự cố mộc không đạt độ ẩm

yêu cầu sau sấy X

Page 10: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 11

Trình độ kỹ năng nghề TT

Mã số công việc

Công việc Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

I Hoàn thiện mộc sau sấy 63 I01 Khởi động cabin kiểm tra mộc X 64 I02 Kiểm tra hình dạng và kích thước

sản phẩm X

65 I03 Kiểm tra nứt mộc X 66 I04 Kiểm tra lỗ châm kim và khuyết tật

xương X

67 I05 Hoàn thiện sản phẩm mộc X 68 I06 Xử lý sản phẩm mộc không đạt yêu

cầu X

69 I07 Báo cáo sự cố bất thường xảy ra sau sấy mộc

X

K Chế tạo men 70 K01 Nạp nguyên liệu men vào máy nghiền

bi X

71 K02 Nghiền men bằng máy nghiền bi X 72 K03 Xử lý men thu hồi để sử dụng lại X 73 K04 Lọc men X 74 K05 Khuấy keo CMC X 75 K06 Chế tạo men phun X 76 K07 Xử lý sự cố men phun bị vữa X

L Phun men sản phẩm 77 L01 Khởi động cabin phun men X 78 L02 Điều chỉnh súng phun men X 79 L03 Phun men thân bệt X 80 L04 Phun men két nước X 81 L05 Phun men chậu rửa X 82 L06 Phun men tiểu treo X 83 L07 Phun men các sản phẩm khác X 84 L08 Xử lý sự cố nứt men sau khi phun X 85 L09 Xử lý sự cố độ dày men không đạt

yêu cầu X

Page 11: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

12 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

Trình độ kỹ năng nghề TT

Mã số công việc

Công việc Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

M Dán chữ in mác 86 M01 Chuẩn bị dụng cụ và sản phẩm dán

chữ in mác X

87 M02 Vệ sinh dụng cụ dán chữ in mác X 88 M03 Chuẩn bị mực in X 89 M04 Dán chữ in mác sản phẩm X 90 M05 Hoàn thiện sản phẩm sau dán chữ in

mác X

N Nung sản phẩm 91 N01 Xếp sản phẩm mộc đã phun men lên

xe goòng X

92 N02 Chuẩn bị cho vận hành lò nung tuynel

X

93 N03 Vận hành lò nung tuynel X 94 N04 Dỡ sản phẩm từ xe goòng X 95 N05 Sửa khuyết tật của sản phẩm sau

nung X

96 N06 Xếp các sản phẩm đã sửa chữa lên xe goòng

X

97 N07 Vận hành lò nung gián đoạn nung thu hồi sản phẩm. (Lò shuttle)

X

98 N08 Xử lý sự cố mất điện khi vận hành lò nung

X

99 N09 Xử lý sự cố nhiệt độ không đồng đều trên tiết diện ngang lò nung

X

100 N10 Xử lý sự cố đường cong nung không đạt yêu cầu

X

O Phân loại sản phẩm sau nung 101 O01 Kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường

kết hợp mẫu chuẩn X

102 O02 Kiểm tra biến dạng sản phẩm X 103 O03 Kiểm tra kích thước kỹ thuật của

sản phẩm X

Page 12: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 13

Trình độ kỹ năng nghề TT

Mã số công việc

Công việc Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

104 O04 Hoàn thiện sản phẩm sau nung X 105 O05 Kiểm tra xả nước xả bi đối với thân

bệt X

106 O06 Kiểm tra giữ nước đối với thân bệt X 107 O07 Báo cáo lỗi sản phẩm phổ biến trong

sản xuất X

P Đóng gói sản phẩm 108 P01 Đóng gói sản phẩm thân bệt X 109 P02 Đóng gói sản phẩm két nước X 110 P03 Đóng gói sản phẩm chậu rửa X 111 P04 Đóng gói sản phẩm tiểu treo X 112 P05 Đóng gói sản phẩm chân chậu rửa X Q Kiểm soát chất lượng quá trình

sản xuất

113 Q01 Lấy mẫu nguyên liệu X 114 Q02 Kiểm tra độ ẩm và độ sót sàng của

nguyên liệu X

115 Q03 Kiểm tra thông số lưu biến của nguyên liệu

X

116 Q04 Kiểm tra chất lượng bột mầu X 117 Q05 Kiểm tra chất lượng thạch cao X 118 Q06 Kiểm tra chất lượng phụ gia X 119 Q07 Kiểm tra thông số hồ men X 120 Q08 Kiểm tra lượng mất khi nung của

nguyên liệu X

121 Q09 Kiểm tra độ co của sản phẩm X 122 Q10 Kiểm tra độ bền nhiệt của sản phẩm X 123 Q11 Kiểm tra độ hút nước của sản phẩm X

Page 13: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

14 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vẽ tách chi tiết từ sản phẩm mẫu Mã số công việc: A01

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Quan sát sản phẩm thật làm mẫu để sản xuất khuôn. Phân tích sản phẩm phải làm về kết cấu, hình dáng, cấu tạo bên trong và bên ngoài. Định hướng chia sản phẩm mẫu thành các chi tiết chính, dễ dàng cho việc làm mẫu sau này, đánh số thứ tự các chi tiết đã được chia.Vẽ lại các chi tiết đó thành bản vẽ (tỷ lệ 1: 1 và 1,1: 1), mỗi chi tiết được vẽ vào một bản vẽ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ hợp lý của việc phân chia sản phẩm thành các chi tiết.

- Số thứ tự gán cho các chi tiết phải đảm bảo khi ghép lại theo thứ tự đó thành sản phẩm.

- Số thứ tự đánh trên các chi tiết được chia phải trùng với số đánh trên bản vẽ tương ứng của chi tiết.

- Tỷ lệ bản vẽ: 1: 1 hoặc 1,1: 1.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Quan sát và phân tích vật thể.

- Chọn trục đối xứng hợp lý nhất để phân chia sản phẩm thành các chi tiết.

- Vẽ bản vẽ kỹ thuật.

2. Kiến thức:

- Trình bày được cách chia sản phẩm mẫu để tạo chi tiết.

- Trình bày được quy cách biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.

- Vẽ được bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D trên máy tính hoặc bằng tay.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực thực hiện: 1 người (làm việc độc lập từ đầu đến khi kết thúc).

- Bàn vẽ kỹ thuật, bàn làm mẫu.

Page 14: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 15

- Thước, dụng cụ vẽ các loại, máy vi tính có phần mền vẽ 2D, 3D.

- Các mẫu bản thân đã làm hoặc trong nhóm đã làm. Mẫu có một số điểm tương tự như mẫu cần làm.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ hợp lý của việc phân chia sản phẩm thành các chi tiết

- Quan sát lại sản phẩm mẫu và cách lấy trục đối xứng để chia sản phẩm - Phân tích tính đơn giản về cấu tạo các chi tiết mới được phân tích từ sản phẩm mẫu

- Số thứ tự gán cho các chi tiết phải đảm bảo khi ghép các chi tiết theo thứ tự đó tạo thành sản phẩm

- Kiểm tra lại thứ tự đánh trên các phần chia sản phẩm

- Số thứ tự gán cho bản vẽ trùng với số thứ tự gán cho chi tiết tương ứng khi chia trên sản phẩm

- Kiểm tra trực tiếp bản vẽ và đối chiếu với chi tiết có đánh số thứ tự trùng với số của bản vẽ

- Độ chuẩn xác của tỷ lệ bản vẽ (1: 1 hoặc 1: 1,1)

- Đo kiểm tra trực tiếp kích thước của chi tiết thể hiện trên bản vẽ và so sánh với kích thước thật của chi tiết trên sản phẩm mẫu

Page 15: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

16 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Phân tích bản vẽ Mã số công việc: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tập hợp tất cả các bản vẽ cho từng chi tiết của khuôn mẫu. Đọc các bản vẽ,

phân tích yêu cầu của bản vẽ, định dạng chi tiết và định hướng công việc làm mẫu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tập bản vẽ cho một bộ mẫu phải được tập hợp đầy đủ. - Độ chính xác của kích thước chi tiết xác định được. - Độ chính xác của hình dạng chi tiết hình dung được. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc bản vẽ kỹ thuật. - Sử dụng kính lúp và các dụng cụ vẽ kỹ thuật. - Đo kích thước chính xác trên bản vẽ kỹ thuật. - Hoạch định công việc. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình chế tạo khuôn mẫu. - Phát biểu được tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. - Nêu lên được tiêu chuẩn của sản phẩm khuôn mẫu thông qua bản vẽ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực thực hiện: 1 người (làm việc độc lập từ đầu đến khi kết thúc). - Bàn vẽ kỹ thuật, bàn làm mẫu. - Thước, dụng cụ vẽ các loại, máy vi tính có phần mền vẽ 2D, 3D. - Các mẫu đã làm có một số điểm tương tự như mẫu cần làm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự đầy đủ của các bản vẽ chi tiết cho một bộ khuôn mẫu

- Kiểm tra số lượng và sắp xếp các bản vẽ theo số thứ tự ghi trên bản vẽ

- Độ chính xác của chi tiết xác định được

- Kiểm tra tỷ lệ bản vẽ, đo và tính kích thước của chi tiết theo tỷ lệ đó

- Độ chính xác hình dáng chi tiết hình dung được

- Nghe người chế tạo mẫu mô tả và so sánh với sản phẩm mẫu chuẩn

Page 16: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 17

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chế tạo hồ thạch cao Mã số công việc: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị các thiết bị để khuấy hồ. Cân nước và thạch cao theo tỷ lệ đơn phối

liệu, vận hành máy khuấy để khuấy hồ thạch cao, hút chân không cho hỗn hợp đến độ chân không xác định. Lấy mẫu hồ thạch cao để gửi phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng, nhận phiếu xác định chất lượng để quyết định điều chỉnh thiết bị khuấy hồ thạch cao và hút chân không hợp lý.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của vật tư và dụng cụ đã chuẩn bị cho khuấy hồ thạch cao. - Độ chính xác của khối lượng thạch cao và nước đã cân. - Độ chuẩn xác của thời gian khuấy hồ thạch cao. - Chất lượng hồ thạch cao. - Mức độ tuân thủ quy trình vận hành thiết bị chế tạo hồ thạch cao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đọc chính xác đơn phối liệu. - Thao tác vận hành vít tải đưa thạch cao vào thùng chuẩn xác. - Vận hành thành thạo máy khuấy chân không, cân bàn tự động. 2. Kiến thức: - Nêu lên được tính chất của các loại thạch cao. - Phát biểu được tiêu chuẩn khuấy hồ thạch cao để chế tạo mẫu (thời gian

khuấy, tiêu chuẩn hồ thạch cao, tiêu chuẩn về độ chân không của thùng khuấy, tiêu chuẩn lấy mẫu hồ thạch cao).

- Trình bày được quy trình vận hành thiết bị khuấy hồ thạch cao. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang bị dụng cụ lao động như khẩu trang, găng tay bảo hộ. - Thiết bị: cân bàn tự động, máy khuấy chân không. - Vật tư: nước, thạch cao.

Page 17: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

18 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của vật tư và thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc chế tạo hồ thạch cao

- Kiểm tra chủng loại thạch cao sử dụng và so sánh với đơn phối liệu - Kiểm tra thiết bị, dụng cụ thực tế, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác của khối lượng thạch cao và nước đã cân

- Kiểm tra độ chính xác của cân bàn. - Cân lại tổng lượng thạch cao và nước và so sánh với tổng khối lượng nước + thạch cao đã cho trong đơn phối liệu

- Độ chuẩn xác của thời gian khuấy hồ thạch cao

- Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bấm thời gian - Giám sát trực tiếp quá trình khuấy hồ thạch cao

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của hồ thạch cao

- Kiểm tra kết quả phân tích hồ thạch cao trên phiếu xác nhận chất lượng hồ thạch cao

- Mức độ tuân thủ quy trình vận hành thiết bị chế tạo hồ thạch cao

- Giám sát trực tiếp quá trình vận hành thiết bị khuấy chế tạo hồ thạch cao, so sánh với quy trình chế tạo hồ thạch cao

Page 18: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 19

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tạo sản phẩm mẫu chi tiết bằng thạch cao Mã số công việc: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị cốt pha, chuẩn bị hồ thạch cao và các dụng cụ chuyên dùng khác,

ghép cốt pha cho các chi tiết rồi đổ hồ thạch cao vào để tạo ra các chi tiết mẫu, sau khi đã khô cứng, dỡ cốt pha và lấy chi tiết mẫu ra, cạo gọt và điều chỉnh chi tiết mẫu đến kích thước của bản vẽ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư để tạo sản phẩm mẫu chi tiết. - Mức độ chuẩn xác của hồ thạch cao theo tiêu chuẩn quy định về thời gian bắt

đầu và kết thúc đóng rắn. - Độ chính xác của chi tiết: kích thước dài rộng, các đường cong tạo dáng hình

dáng và kết cấu của sản phẩm mẫu chi tiết theo bản vẽ hoặc theo sản phẩm mẫu... - Mức độ tuân thủ quy trình tạo mẫu chi tiết. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Ghép cốt pha theo kích thước bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật. - Đổ rót hồ thạch cao vào cốt pha theo tiêu chuẩn. - Thổi khí để tháo cốt pha không làm hỏng mẫu. - Cạo gọt chi tiết mẫu sau khi tháo cốt pha đạt đến hình dạng và kích thước

chuẩn. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình làm sản phẩm mẫu chi tiết. - Nhớ được tiêu chuẩn về thời gian đổ hồ thạch cao vào khuôn cốt pha. - Nêu lên được tiêu chuẩn chỉnh sửa các chi tiết mẫu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực thực hiện: 1 người ( làm việc độc lập từ đầu đến khi kết thúc). - Dụng cụ, vật tư: bản vẽ chi tiết mẫu, bàn phẳng, dao nạo, cốt pha, hồ thạch

cao, búa đinh, thước đo các loại.

Page 19: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

20 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ chuẩn bị cho làm mẫu chi tiết

- Kiểm tra các dụng cụ, vật tư đã chuẩn bị và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Mức độ chuẩn xác của hồ thạch cao theo tiêu chuẩn quy định về thời gian bắt đầu và kết thúc đóng rắn

- Kiểm tra phiếu báo kết quả kiểm tra hồ thạch cao của phòng kỹ thuật - Đổ mẫu thử

- Độ chính xác của các chi tiết mẫu được tạo ra

- Quan sát hình dáng mẫu chi tiết đã tạo ra, so sánh với sản phẩm thật - Đo kiểm tra kích thước chi tiết mẫu mới tạo ra, so sánh với kích thước quy định trên bản vẽ kỹ thuật

- Mức độ tuân thủ quy trình tạo mẫu chi tiết

- Giám sát trực tiếp quá trình tiến hành công việc tạo sản phẩn mẫu chi tiết

Page 20: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 21

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Ráp các chi tiết sản phẩm mẫu Mã số công việc: A05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Sắp xếp các chi tiết mẫu đạt yêu cầu theo từng nhóm, sau đó ghép các chi tiết thành các mẫu chi tiết lớn hơn, hoàn thiện các chi tiết lớn mới được ghép đó. Ghép các chi tiết để tạo thành sản phẩm mẫu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác của việc sắp xếp các chi tiết theo các nhóm chi tiết để tạo các phần của sản phẩm mẫu.

- Độ chính xác của các phần của sản phẩm mẫu.

- Độ phẳng và kín khít của các bề mặt tiếp xúc khi ghép các chi tiết mẫu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Quan sát và phân loại các chi tiết một cách nhanh chóng, chính xác.

- Điều chỉnh kích thước mẫu theo yêu cầu bản vẽ.

- Ghép các chi tiết mẫu theo tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.

2. Kiến thức:

- Nhớ được thứ tự ghép các chi tiết sản phẩm mẫu.

- Đọc được bản vẽ kỹ thuật.

- Trình bày được tiêu chuẩn của mẫu sản phẩm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực thực hiện: 1 người.

- Các bản vẽ kỹ thuật phục vụ làm mẫu, bàn làm mẫu.

- Thước, dụng cụ làm mẫu các loại.

- Các mẫu đã được làm trước đó.

- Hồ thạch cao dùng cho đổ mẫu.

Page 21: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

22 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của việc sắp xếp các chi theo các nhóm chi tiết để tạo các phần của sản phẩm mẫu

- Kiểm tra số thứ tự các chi tiết, quan sát quá trình ghép các chi tiết mẫu

- Độ chính xác của các phần sản phẩm mẫu

- Quan sát hình dáng của các phần sản phẩm mẫu sau khi ghép các chi tiết lại và so sánh với sản phẩm mẫu chuẩn - Đo các kích thước của các phần của sản phẩm mẫu chi tiết và so sánh với kích thước tương ứng trên bản vẽ

- Độ phẳng và kín khít của các bề mặt tiếp xúc khi ghép các chi tiết mẫu

- Quan sát sự ăn khớp của các nam châm trên các bề mặt tiếp xúc tương ứng - Ghép các chi tiết thành sản phẩm mẫu và quan sát để kiểm tra độ kín khít tại các bề mặt tiếp xúc

Page 22: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 23

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Làm khuôn mẫu chi tiết bằng thạch cao Mã số công việc: A06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chuẩn bị các vật tư, dụng cụ sau đó chia các sản phẩm chi tiết để làm các mảnh khuôn, dựng cốp pha cho các mảnh khuôn mẫu chi tiết, hoàn thiện các mảnh khuôn chi tiết và ghép chúng lại thành khuôn mẫu chi tiết, sấy để khuôn đạt đến độ ẩm quy định, sau đó hoàn thiện bộ khuôn mẫu chi tiết.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ và vật tư làm khuôn mẫu chi tiết.

- Số lượng mảnh khuôn là ít nhất.

- Độ phẳng và kín khít của các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết khuôn mẫu.

- Thứ tự lắp ráp các chi tiết thành bộ khuôn.

- Độ chính xác về chế độ sấy khuôn: Nhiệt độ, thời gian, môi trường theo quy định.

- Độ ẩm của khuôn.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Phân tích sản phẩm mẫu để chia khuôn thành số mảnh là ít nhất.

- Làm cốp pha theo tiêu chuẩn của cốp pha làm xương khuôn mẫu.

- Chỉnh sửa các khuôn sau khi đổ khuôn và sau khi sấy.

2. Kiến thức:

- Nêu lên được tính chất của các loại vật liệu làm khuôn.

- Nhớ được tiêu chuẩn cốt pha, cốt thép của xương khuôn thạch cao.

- Nêu lên được tiêu chuẩn của hồ thạch cao làm xương.

- Nêu lên được tiêu chuẩn sửa khuôn thạch cao.

- Phát biểu được tiêu chuẩn về độ khô của khuôn sau khi sấy.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 1 người.

Page 23: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

24 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

- Dụng cụ, vật tư, thiết bị và tài liệu: Các bản vẽ kỹ thuật phục vụ làm mẫu, bàn làm mẫu thước, com pa, ê ke, khung thép, ván gỗ, nam châm, cốt thép, hồ thạch cao, các mẫu đã được làm trước đó, hồ thạch cao dùng cho đổ khuôn, thước, dao cạo, livô, dưỡng đo.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư chuẩn bị cho làm khuôn mẫu chi tiết

- Liệt kê tất cả các loại dụng cụ và vật tư phục vụ cho việc làm khuôn mẫu chi tiết, kiểm tra thực tế đã chuẩn bị và so sánh

- Số lượng mảnh khuôn là ít nhất - Kiểm tra lại cách chia sản phẩm mẫu chi tiết từ bản vẽ để làm khuôn

- Độ phẳng và độ kín khít của các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết khuôn mẫu khi ghép chúng lại thành bộ khuôn hoàn chỉnh cho một sản phẩm

- Quan sát thực tế bộ khuôn mẫu được tạo thành bằng cách ghép các chi tiết khuôn mẫu lại với nhau

- Thứ tự lắp ráp các chi tiết thành bộ khuôn

- Đánh dấu các chi tiết khuôn - Ghép các chi tiết để đạt được bộ khuôn mẫu

- Độ chính xác về chế độ sấy khuôn: Nhiệt độ, thời gian, môi trường theo quy định

- Kiểm tra đường cong sấy trên tủ điều khiển và sổ ghi chép chế độ nhiệt độ trong hầm sấy để so sánh với đường cong chuẩn

- Độ ẩm của khuôn - Kiểm tra phiếu xác định độ ẩm khuôn đã đạt yêu cầu sau khi sấy và so sánh với tiêu chuẩn về độ ẩm (hoặc độ khô) khuôn

Page 24: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 25

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Sản xuất thử Mã số công việc: A07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tạo hình sản phẩm bằng phương pháp đổ rót hồ xương sứ vào khuôn thạch cao

đã làm được, đưa những sản phẩm mộc đủ tiêu chuẩn về kích thước sau khi tạo hình vào sấy - hoàn thiện - phun men - sấy - nung sau đó kiểm tra kích thước sản phẩm sứ vệ sinh đã sản xuất thử. Căn cứ vào kết quả của quá trình sản xuất thử đưa ra quy trình sấy - nung - hoàn thiện - phun men và nung sản phẩm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của kích thước mộc sau tạo hình thử. - Mức độ tuân thủ các quy trình hướng dẫn sản xuất thử tại mỗi công đoạn

trong quá trình sản xuất thử. - Độ chuẩn xác về kích thước của sản phẩm sứ vệ sinh sau khi sản xuất thử. - Mức độ phù hợp và chuẩn xác của quy trình sản xuất cho mỗi loại sản phẩm

sứ vệ sinh đã xây dựng được. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đo kiểm tra chính xác kích thước của sản phẩm sau công đoạn tạo hình và

sau sấy - nung sản phẩm. - Đánh giá chất lượng sản phẩm sau mỗi công đoạn. - Theo dõi, giám sát sản phẩm sau mỗi công đoạn sản xuất thử. - Ghi chép chính xác các thông số kỹ thuật cần kiểm tra tại mỗi công đoạn sản

xuất thử. 2. Kiến thức: - Nêu được quy trình vận hành thiết bị tại mỗi công đoạn. - Nêu được tiêu chuẩn của hồ đổ rót. - Nêu được được tiêu chuẩn kích thước mộc sau tạo hình. - Nhớ được các tiêu chuẩn về kích thước của sản sản phẩm sau mỗi công đoạn

sấy, nung sản phẩm.

Page 25: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

26 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

- Trình bày được các phương pháp đo kiểm tra kích thước sản phẩm bằng các dụng cụ đo chuyên dùng.

- Nêu lên được các nguyên tắc để thành lập quy trình hướng dẫn tại mỗi công đoạn sản xuất.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: nhân lực tại các khâu chính trong dây chuyền sản xuất. - Bộ phận thực hiện kiểm tra, đánh giá sản phẩm: phòng kỹ thuật - thí nghiệm. - Thiết bị, dụng cụ: dây chuyền thiết bị sản xuất sứ vệ sinh, các bảng tiêu

chuẩn chất lượng sản phẩm tại mỗi công đoạn sản xuất, các bảng quy trình hướng dẫn vận hành các thiết bị trong dây chuyền, các loại dụng cụ đo kiểm tra kích thước sản phẩm sứ.

- Dụng cụ để đo các kích thước sản phẩm mộc, sản phẩm sứ sau nung. Thiết bị kiểm tra và thử các tính năng sử dụng của sản phẩm.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của kích thước mộc sau tạo hình thử

- Xem sổ ghi kiểm tra kích thước mộc sau khi đổ rót để sản xuất thử, so sánh với tiêu chuẩn

- Mức độ tuân thủ quy trình hướng dẫn sản xuất thử tại mỗi công đoạn

- Giám sát trực tiếp quá trình thực hiện sản xuất thử tại từng công đoạn và so sánh với bảng quy trình hướng dẫn

- Độ chuẩn xác về kích thước của sản phẩm sứ vệ sinh sau khi sản xuất thử

- Đo kiểm tra trực tiếp kích thước của sản phẩm và so sánh với kích thước yêu cầu của bản vẽ sản phẩm mẫu

- Mức độ phù hợp và chuẩn xác của quy trình sản xuất cho mỗi loại chủng loại sản phẩm sứ vệ sinh đã xây dựng được

- Kiểm tra sổ ghi chép theo dõi các thông số của quá trình sản xuất thử đối với lô sản phẩm đạt yêu cầu về kích thước, đối chiếu với quy trình xây dựng được

Page 26: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 27

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Điều chỉnh và hoàn thiện khuôn mẫu Mã số công việc: A08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC So sánh các thông số của mẫu với bản vẽ ban đầu, nếu sản phẩm có sai khác

thì điều chỉnh lại khuôn mẫu cho đến khi đạt yêu cầu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của các vị trí cần chỉnh sửa xác định trên khuôn mẫu. - Mức độ chính xác của việc quyết định điều chỉnh lại khuôn. - Mức độ tuân thủ theo đúng quy trình điều chỉnh khuôn. - Độ chính xác trong các thao tác điều chỉnh khuôn mẫu. - Độ chuẩn xác của việc kết luận đánh giá về chất lượng của khuôn. - Mức độ tuân thủ quy trình nhập kho khuôn mẫu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và so sánh các vị trí trên sản phẩm sản xuất thử với các vị trí tương

ứng trên khuôn mẫu. - Thao tác cạo gọt hoặc đắp thêm thạch cao vào khuôn mẫu trong quá trình

điều chỉnh. - Quan sát và đánh giá chính xác chất lượng bộ khuôn mẫu. - Thực hiện các thủ tục xác định chất lượng khuôn mẫu. - Chất lượng của bộ khuôn mẫu. - Thực hiện thủ tục giao nhận khuôn và xếp kho khuôn mẫu theo đúng quy định. 2. Kiến thức: - Nhớ được tiêu chuẩn về kích thước của sản phẩm sứ vệ sinh. - Trình bày được quy trình điều chỉnh khuôn mẫu. - Giải thích được cơ sở của việc quyết định sấy khuôn. - Nêu lên được tiêu chuẩn của khuôn thạch cao. - Trình bày được thủ tục xác định chất lượng khuôn mẫu. - Trình bày được thủ tục nhập kho bộ khuôn mẫu.

Page 27: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

28 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, vật tư: Bảng tiêu chuẩn sản phẩm mẫu ban đầu, bản vẽ sản phẩm

mẫu, phiếu xác định chất lượng sản phẩm sản xuất thử, bảng quy định tiêu chuẩn về bộ sản phẩm mẫu của công ty, lò sấy khuôn, dao cạo, thạch cao, khuôn mẫu chi tiết, các bảng hướng dẫn thủ tục xác định chất lượng bộ khuôn mẫu, thủ tục nhập và xếp kho sản phẩm khuôn mẫu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của các vị trí cần chỉnh sửa xác định trên khuôn mẫu

- Quan sát các vị trí đã đánh dấu cần chỉnh sửa trên khuôn mẫu, đối chiếu với các vị trí tương ứng trên sản phẩm mẫu sản xuất thử từ khuôn mẫu đó hoặc bản vẽ sản phẩm mẫu

- Mức độ chính xác của việc quyết định điều chỉnh lại khuôn

- Kiểm tra phiếu xác định chất lượng sản phẩm mẫu sản xuất thử từ khuôn

- Mức độ tuân thủ theo đúng quy trình điều chỉnh khuôn.

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra và điều chỉnh khuôn, so sánh với quy trình hướng dẫn

- Độ chuẩn xác của việc kết luận đánh giá về chất lượng của khuôn

- Giám sát trực tiếp quá trình điều chỉnh khuôn, kiểm tra phiếu xác định độ ẩm khuôn sau khi sấy, kích thước của khuôn, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác trong các thao tác điều chỉnh khuôn mẫu

- Kiểm tra quá trình điều chỉnh khuôn, các thao tác cắt gọt, đắp thêm thạch cao…

- Chất lượng của bộ khuôn mẫu - Quan sát sản phẩm sản xuất thử từ khuôn mẫu sau lần điều chỉnh cuối cùng, so sánh với mẫu thật và bản vẽ mẫu sản phẩm

- Mức độ tuân thủ quy trình nhập kho khuôn mẫu

- Giám sát trực tiếp quá trình nhập kho khuôn mẫu và kiểm tra phiếu nhập kho khuôn mẫu

Page 28: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 29

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Phân tích các chi tiết bộ khuôn mẫu Mã số công việc: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tập hợp các chi tiết của bộ khuôn mẫu, phân tích và chọn trục đối xứng hợp lý

để chia các chi tiết khuôn mẫu, từ đó định hướng cho việc tạo thành khuôn mẹ của từng chi tiết.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Số lượng các chi tiết của bộ khuôn mẫu phải được tập hợp đầy đủ.

- Độ chính xác trong việc quyết định chọn trục đối xứng của các chi tiết để định hướng cho việc phân tích từng chi tiết khuôn mẫu.

- Sự hợp lý của việc phân tích từng chi tiết khuôn mẫu để định hướng làm khuôn mẹ cho các chi tiết khuôn mẫu đó.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng: - Quan sát và phân tích khuôn mẫu.

- Quan sát và đánh giá từng chi tiết khuôn mẫu.

- Chọn trục đối xứng của từng chi tiết khuôn mẫu. - Đánh giá và phân tích để có trục đối xứng cho phù hợp và thuận lợi nhất cho

từng chi tiết khuôn mẫu. - Hoạch định cho công việc làm khuôn mẹ trên cơ sở phân tích khuôn mẫu.

2. Kiến thức:

- Nêu lên được phương pháp phân chia một vật thể bằng cách tạo các trục đối xứng.

- Trình bày được quy trình sản xuất khuôn mẹ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 1 người.

- Bộ khuôn mẫu hoàn chỉnh (gồm tất cả các chi tiết của bộ khuôn mẫu). - Bàn làm việc.

Page 29: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

30 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đầy dủ của các chi tiết của bộ khuôn mẫu

- Kiểm tra thực tế bằng cách ghép các chi tiết thành bộ khuôn mẫu - Đánh dấu các chi tiết của bộ khuôn mẫu

- Độ chính xác trong việc quyết định chọn trục đối xứng của các chi tiết để định hướng cho việc phân tích từng chi tiết khuôn mẫu

- Trục đối xứng là thuận lợi nhất - Hợp lý và đơn giản cho các chi tiết khuôn mẹ

- Mức độ hợp lý của việc phân tích chia từng chi tiết khuôn mẫu để định hướng làm khuôn mẹ

- Từng chi tiết khuôn phải được đánh giá sao cho khi làm khuôn mẹ phải được dễ dàng và đơn giản nhất - Giám sát trực tiếp quá trình phân tích khuôn mẫu và định hướng công việc làm khuôn mẹ

Page 30: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 31

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Làm cốt pha cho các chi tiết

Mã số công việc: B02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tạo cốt pha, cốt thép và đặt khóa van cho từng chi tiết khuôn mẹ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ đầy đủ và chuẩn xác của các vật tư, dụng cụ tạo cốt pha.

- Mức độ chuẩn xác của cốt pha làm khuôn mẹ.

- Mức độ vững chắc và chuẩn xác của cốt thép làm xương khuôn mẹ.

- Độ chính xác của vị trí đặt các khóa van cho các chi tiết khuôn mẹ.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Sắp xếp các dụng cụ, vật tư cho việc làm khuôn mẹ theo thứ tự thuận lợi cho quá trình thực hiện công việc.

- Ghép cốt pha kín khít.

- Làm cốt thép vững chắc, chuẩn xác.

2. Kiến thức:

- Nhớ được quy trình làm khuôn mẹ.

- Phát biểu được tiêu chuẩn độ dày xương khuôn mẹ.

- Trình bày được tiêu chuẩn cốt thép làm xương khuôn mẹ.

- Nhớ được quy định về các vị trí đặt khóa van cho khuôn mẹ.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 1 người (thợ làm khuôn mẹ thực hiện chính).

- Thiết bị, dụng cụ, vật tư: mặt bằng khu vực, bàn phẳng, thước đo các loại, ván, gầy xi măng, đinh, sắt thép, khóa van, máy cắt kim loại, máy hàn…

Page 31: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

32 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đầy đủ và chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư tạo cốt pha

- Kiểm tra các dụng cụ, vật tư đã được chuẩn bị cho công việc, so sánh với danh mục liệt kê các dụng cụ, vật tư cần thiết cho công việc làm cốt pha

- Mức độ chuẩn xác của cốt pha làm khuôn mẹ

- Đo kiểm tra thực tế và so sánh với tiêu chuẩn quy định về bề dày xương khuôn mẹ.- Quan sát để kiểm tra độ kín khít của các vị trí tiếp giáp giữa các ván ghép

- Mức độ vững chắc và chuẩn xác của cốt thép làm xương khuôn mẹ

- Quan sát cốt thép sau khi đã dựng (vị trí đặt, chủng loại thép sử dụng)

- Độ chính xác của vị trí đặt khóa van cho chi tiết khuôn mẹ

- Quan sát trực tiếp các khóa van đã đặt các vị trí trên cốt pha khuôn mẹ xem có đúng với vị trí quy định không

Page 32: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 33

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Làm khuôn mẹ bằng thạch cao Mã số công việc: B03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đổ rót hồ thạch cao đã đạt tiêu chuẩn vào cốt pha của các chi tiết tạo thành

khuôn mẹ cho các chi tiết khuôn mẫu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các dụng, cụ, thiết bị, vật tư chuẩn bị để làm khuôn mẹ phải chuẩn xác theo

đúng yêu cầu cho mỗi loại khuôn. - Kỹ thuật đổ hồ thạch cao đạt tiêu chuẩn. - Thời gian lưu hồ thạch cao trong khuôn phải chuẩn xác theo tính chất về thời

gián đóng rắn của thạch cao. - Thứ tự tháo cốt pha và lấy khuôn mẹ phải thực hiện theo đúng kỹ thuật và

đúng trình tự. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sắp xếp các dụng cụ và vật tư làm khuôn đảm bảo thuận tiện cho quá trình

thực hiện công việc. - Đọc hiểu được phiếu xác định chất lượng hồ thạch cao. - Đổ hồ thạch cao tránh bọt khí trong khuôn. - Tháo dỡ cốt pha để lấy chi tiết khuôn mẹ. 2. Kiến thức: - Nhớ được quy trình làm khuôn thạch cao. - Nhớ được tiêu chuẩn hồ thạch cao dùng để đổ chi tiết khuôn mẹ. - Giải thích được khoảng thời gian lưu hồ thạch cao trong khuôn. - Trình bày được trình tự tháo mở cốt pha để lấy chi tiết khuôn mẹ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆC CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang thiết bị dụng cụ: khẩu trang, găng tay bảo hộ, cốt pha, cốt thép, hồ

thạch cao, phễu rót, ca múc, xô nhựa, kìm, búa đinh, khí nén, bảng quy định trình

Page 33: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

34 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 tự tháo mở cốt pha lấy chi tiết khuôn mẹ, bảng quy định thời gian lưu hồ thạch cao, phiếu xác định chất lượng hồ thạch cao.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư dùng để thực hiện công việc làm chi tiết khuôn mẹ

- Liệt kê các loại dụng cụ, vật tư cần thiết cho công việc và so sánh với thực tế đã chuẩn bị, kiểm tra thông số hồ thạch cao trong phiếu xác định chất lượng hồ thạch cao, kiểm tra áp suất khí nén cấp cho mục đích mở cốt pha, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Mức độ đạt yêu cầu của kỹ thuật đổ hồ thạch cao làm chi tiết khuôn mẹ

- Giám sát trực tiếp quá trình đổ hồ thạch cao và kiểm tra sự có mặt của bọt khí trong khuôn, so sánh với tiêu chuẩn thực hiện

- Độ chuẩn xác của thời gian lưu hồ trong khuôn

- Giám sát trực tiếp thời gian lưu hồ trong khuôn, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Mức độ tuân thủ quy trình tháo cốt pha ra khuôn

- Giám sát trực tiếp quá trình thao tác tháo cốt pha ra khuôn và so sánh với quy trình hướng dẫn

Page 34: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 35

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện bộ khuôn mẹ Mã số công việc: B04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Làm sạch ba via và làm nhẵn bóng bề mặt trong và ngoài của các chi tiết

khuôn mẹ, ghép các chi tiết khuôn mẹ để tạo thành khuôn mẹ và hoàn chỉnh bộ khuôn mẹ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ nhẵn bóng của các bề mặt chi tiết khuôn mẹ. - Độ kín khít của các khe tại các vị trí tiếp xúc giữa các bề mặt của các chi tiết

khuôn khi ghép chúng lại thành khuôn mẹ. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sửa ba via và làm nhẵn không làm xơ xước bề mặt các chi tiết khuôn mẹ. - Ghép các chi tiết khuôn mẹ để tạo thành bộ khuôn mẹ hoàn chỉnh. 2. Kiến thức: - Nêu lên được tiêu chuẩn về độ nhẵn, phẳng bề mặt khuôn mẹ. - Nêu lên được tiêu chuẩn về kích thước và hình dáng bộ khuôn mẹ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ: lưỡi cưa, đục, dao nạo, xơ đánh bóng, bàn phẳng, dầu bôi trơn,

dưỡng đo và thước đo các loại, các chi tiết khuôn mẹ, balet để khuôn.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ nhẵn bóng của các bề mặt khuôn mẹ - Quan sát trực tiếp, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ kín khít của các khe tại các vị trí tiếp xúc giữa các bề mặt của các chi tiết khuôn khi ghép chúng lại thành khuôn mẹ

- Quan sát trực tiếp

Page 35: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

36 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nhập kho bộ khuôn mẹ Mã số công việc: B05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Xếp bộ khuôn mẹ lên balet, vận chuyển về kho để bàn giao cho bộ phận kho,

xếp kho bộ khuôn mẹ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chất lượng của bộ khuôn được mang đi nhập kho. - Thủ tục nhập kho phải được thực hiện theo đúng quy định. - Quy cách xếp kho phải đúng kỹ thuật. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thực hiện thành thạo và chuẩn xác thủ tục xác nhận chất lượng bộ khuôn mẹ. - Thực hiện thành thạo và chuẩn xác các thủ tục nhập kho. - Xếp kho bộ khuôn theo đúng quy cách. 2. Kiến thức: - Nhớ được thủ tục lập phiếu xác nhận chất lượng. - Trình bày được các quy định về thủ tục nhập kho bộ khuôn mẹ. - Nhớ được tiêu chuẩn về quy cách xếp kho khuôn mẹ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Các dụng cụ: bút, sổ ghi chất lượng khuôn mẹ, mẫu phiếu xác nhận chất

lượng khuôn mẹ, sổ ghi số lượng khuôn mẹ bàn giao, các balet xếp khuôn mẹ, xe vận chuyển khuôn mẹ, bảng chỉ dẫn xếp kho khuôn mẹ.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chất lượng của bộ khuôn mẹ mang đi nhập kho

- Giám sát trực tiếp quá trình thực hiện thủ tục lập phiếu xác nhận chất lượng khuôn mẹ

- Mức độ tuân thủ đúng theo thủ tục nhập kho bộ khuôn mẹ

- Kiểm tra sổ bàn giao khuôn, giám sát trực tiếp quá trình giao nhận khuôn

- Quy cách xếp khuôn - Kiểm tra trực tiếp sự xếp khuôn mẹ trong kho và so sánh với tiêu chuẩn về quy cách xếp kho các loại khuôn mẹ

Page 36: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 37

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra các chi tiết khuôn mẹ Mã số công việc: C01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra chất lượng và số lượng các chi tiết khuôn mẹ trước khi sản xuất, vệ

sinh sạch sẽ các bề mặt khuôn mẹ sau đó lau dầu bôi trơn các bề mặt khuôn mẹ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các chi tiết trong bộ khuôn mẹ phải được tập trung đầy đủ. - Độ sạch bề mặt khuôn. - Độ chính xác của các vị trí trí bôi mỡ trên khuôn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát tổng thể toàn bộ các chi tiết của bộ khuôn mẹ. - Làm sạch bề mặt khuôn mẹ khỏi bụi bẩn. - Bôi mỡ chính xác vào các vị trí xác định trên khuôn mẹ. 2. Kiến thức: - Nhớ được quy trình sản xuất khuôn con. - Chỉ ra được các vị trí cần bôi trơn trên bề mặt khuôn mẹ khi sản xuất khuôn con. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người (nhóm đổ khuôn con). - Dụng cụ, vật tư: phiếu xuất kho bộ khuôn mẹ, phiếu xác định số lượng khuôn

mẹ, chổi quét, xô nước, gôm mút, mỡ bôi khuôn, vam khuôn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự đầy đủ của các chi tiết khuôn mẹ - Quan sát khuôn mẹ sau khi đã được lắp

ghép từ các chi tiết - Độ sạch bề mặt khuôn - Quan sát trực tiếp - Độ chính xác của các vị trí được bôi mỡ trên khuôn

- Quan sát các vị trí đã được bôi mỡ trên khuôn và so sánh với tiêu chuẩn quy định

Page 37: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

38 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đổ các chi tiết trong bộ khuôn con Mã số công việc: C02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đổ hồ thạch cao vào bộ khuôn mẹ, lưu khuôn, tháo khuôn mẹ để lấy sản phẩm các chi tiết khuôn con.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Các dụng cụ và vật tư phục vụ công việc đổ chi tiết bộ khuôn con phải được chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại cần dùng.

- Kỹ thuật đổ hồ thạch cao vào khuôn mẹ để tạo chi tiết khuôn con phải đảm bảo yêu cầu.

- Thời gian lưu hồ thạch cao trong khuôn mẹ phải đảm bảo thời gian đóng rắn của hồ thạch cao.

- Đảm bảo chất lượng khuôn con sau khi ra khuôn.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Quan sát và sắp xếp các dụng cụ để thuận tiện cho quá trình thực hiện công việc.

- Điều chỉnh hồ thạch cao khi rót để tạo mật độ đồng đều và không tạo bọt khí.

- Thao tác tháo vam, rút chốt thông khí mở khuôn mẹ để lấy khuôn con thành thạo, không làm sứt, hỏng khuôn con.

2. Kiến thức:

- Trình bày được quy trình sản xuất khuôn con.

- Nhớ được chỉ tiêu kỹ thuật của hồ thạch cao dùng để đổ ra chi tiết khuôn con.

- Nhớ được tiêu chuẩn về thời gian lưu hồ thạch cao trong khuôn mẹ và tính chất của hồ thạch cao.

- Nêu lên được trình tự các bước tháo khuôn mẹ để ra khuôn con.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 2 người.

- Trang bị dụng cụ lao động như khẩu trang, găng tay bảo hộ.

Page 38: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 39

- Thiết bị, dụng cụ: phễu đổ, xô, khí nén, máy rụng, bàn rung, dao, lưỡi cưa, sung thổi khí nén, chốt cao su, súng thổi khí nén, khí nén, búa cao su, hồ thạch cao, phiếu xác định chất lượng hồ thạch cao, bảng tiêu chuẩn thời gian đóng rắn.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đầy đủ và chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư chuẩn bị cho thực hiện công việc

- Kiểm tra các dụng cụ, vật tư đã chuẩn bị, so sánh với tiêu chuẩn yêu cầu, kiểm tra chất lượng hồ thạch cao thông qua phiếu xác định chất lượng

- Kỹ thuật đổ rót hồ thạch cao vào khuôn mẹ để tạo hình khuôn con

- Giám sát trực tiếp quá trình điều chỉnh hồ khi đổ rót, kiểm tra sự có mặt của bọt khí trong khuôn khi đổ rót

- Độ chính xác của thời gian lưu hồ thạch cao trong khuôn

- Giám sát theo dõi thời gian lưu hồ thạch cao trong khuôn mẹ và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Chất lượng khuôn con sau khi ra khuôn

- Quan sát trực tiếp khuôn sau khi đã ra khuôn và chỉnh sửa sơ bộ

Page 39: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

40 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện sản phẩm khuôn con Mã số công việc: C03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra các chi tiết khuôn con sau khi ra khuôn, dùng dao, lưỡi cưa và các

dụng cụ để cắt ba via, chỉnh sửa và làm nhẵn bề mặt các chi tiết khuôn, sau đó ráp các chi tiết lại thành bộ khuôn con hoàn chỉnh và xếp vào balet.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chất lượng bề mặt khuôn con. - Độ kín khít của các khe tại các vị trí tiếp xúc giữa các chi tiết của khuôn con. - Mức độ hoàn thiện của bộ khuôn con. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát để phát hiện các lỗi trên bề mặt chi tiết khuôn con. - Chỉnh sửa bề mặt khuôn con bằng dao cạo và giấy giáp. - Lắp ráp các chi tiết khuôn con theo bản vẽ tổng thể. - Sắp xếp các chi tiết của bộ khuôn con vào balet. 2. Kiến thức: - Nhớ được tiêu chí đánh giá bề mặt chuẩn khuôn đúc. - Nêu được tiêu chuẩn kỹ thuật của khuôn sản xuất. - Đọc và hiểu được yêu cầu của bản vẽ tổng thể khuôn con. - Trình bày được trình tự các bước cần làm để hoàn thiện bộ khuôn con. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, trang bị: chuyên dụng cho việc chỉnh sửa, hoàn tinh bề mặt khuôn con.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chất lượng bề mặt khuôn con (khuôn sản xuất)

- Quan sát bề mặt khuôn và so sánh với tiêu chuẩn bề mặt khuôn sản xuất

- Độ kín khít của các khe tại các vị trí tiếp xúc giữa các bề mặt của chi tiết khuôn con khi ghép

- Quan sát

- Mức độ hoàn thiện của bộ khuôn con - Quan sát bộ khuôn sau khi đã được ghép từ các chi tiết, so sánh tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ khuôn con và bản vẽ tổng thể

Page 40: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 41

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Sấy khuôn trong hầm sấy Mã số công việc: C04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuyển từng giá balet khuôn vào hầm sấy, vận hành hầm sấy để giảm bớt độ

ẩm của khuôn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Điều kiện an toàn cho việc vận hành hầm sấy. - Độ chuẩn xác về thời gian sấy và nhiệt độ sấy khuôn. - Độ ẩm khuôn sau sấy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát, kiểm tra tình trạng các thiết bị hầm sấy trước khi vận hành. - Thao tác tủ điều khiển vận hành hầm sấy. - Theo dõi, kiểm soát quá trình sấy. - Kiểm tra độ ẩm khuôn sau sấy. 2. Kiến thức: - Nêu được nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị trong hầm sấy khuôn. - Trình bày được quy trình vận hành hầm sấy khuôn. - Hiểu biết về vận hành hầm sấy khuôn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, thiết bị, vật tư: giá gỗ để khuôn con, xe nâng tay để vận chuyển

khuôn con, hầm sấy khuôn, bảng quy định độ ẩm khuôn sau sấy, bảng quy trình vận hành hầm sấy để sấy khuôn.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Điều kiện an toàn cho vận hành hầm sấy

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị hầm sấy

- Độ chuẩn xác về thời gian sấy và nhiệt độ sấy

- Kiểm tra sổ ghi theo dõi vận hành hầm sấy, so sánh thời gian vận hành hầm sấy và nhiệt độ sấy thực tế với tiêu chuẩn quy định

- Độ ẩm khuôn sau khi sấy - Kiểm tra phiếu xác định độ ẩm của khuôn sau khi sấy, so sánh với bảng tiêu chuẩn độ ẩm khuôn sau sấy

Page 41: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

42 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện khuôn con sau sấy Mã số công việc: C05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra để loại bỏ các chi tiết khuôn bị cong vênh, chỉnh sửa và làm nhẵn,

sau đó bôi dầu lên bề mặt đúc của các chi tiết khuôn, làm phẳng các bề mặt ghép của các chi tiết khuôn, sắp xếp các chi tiết đạt chất lượng thành các bộ khuôn hoàn chỉnh.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư chuẩn bị cho hoàn thiện khuôn sau sấy. - Độ chính xác của việc quyết định loại bỏ các chi tiết khuôn không đạt. - Chất lượng khuôn sau khi đã hoàn thiện. - Độ chính xác của số lượng bộ khuôn đạt yêu cầu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sắp xếp các dụng cụ để thuận tiện cho công việc. - Quan sát đánh giá chất lượng các chi tiết khuôn. - Thao tác dụng các dụng cụ: lưỡi cưa, dao cạo, đục, xơ đánh bóng để chỉnh

sửa các bề mặt khuôn. 2. Kiến thức: - Nêu lên được công dụng của mỗi loại dụng cụ dùng để chỉnh sửa hoàn thiện

khuôn. - Nhớ được tiêu chuẩn khuôn sau sấy. - Nêu được tiêu chuẩn bề mặt đúc của khuôn sản xuất. - Nêu lên được tiêu chuẩn về độ kín khít của khuôn sản xuất. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: dao cạo, lưỡi cưa, đục, xơ đánh bóng, gôm mút, xô

nước, bàn phẳng, thước và dưỡng đo các loại, sổ ghi, phiếu kiểm tra chất lượng khuôn, bảng tiêu chuẩn khuôn và tiêu chuẩn bề mặt khuôn sau sấy.

Page 42: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 43

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ và vật tư chuẩn bị cho hoàn thiện khuôn sau sấy

- Liệt kê các loại dụng cụ yêu cầu cho công việc và đối chiếu với thực tế đã chuẩn bị

- Độ chính xác của việc quyết định loại bỏ các chi tiết không đạt

- Quan sát các chi tiết đã bị loại bỏ và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Chất lượng khuôn sau khi hoàn thiện - Kiểm tra bề mặt đúc và các bề mặt ghép nối của các chi tiết khuôn, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác của số lượng bộ khuôn đạt yêu cầu

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra, hoàn thiện khuôn sau sấy, kiểm tra sổ ghi chép số lượng bộ khuôn con đủ tiêu chuẩn

Page 43: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

44 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nhập kho khuôn con Mã số công việc: C06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Làm thủ tục để nhập kho khuôn sản xuất sau đó vận chuyển các balet đặt các

bộ khuôn về kho và xếp các bộ khuôn vào vị trí quy định trong kho. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thủ tục nhập kho đúng quy định. - Độ an toàn cho các bộ khuôn trong quá trình vận chuyển. - Độ chuẩn xác của các vị trí xếp kho cho mỗi chủng loại khuôn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Ghi phiếu làm thủ tục nhập kho. - Điều khiển xe nâng và xe đẩy tay để vận chuyển khuôn. - Xếp kho khuôn sản xuất. 2. Kiến thức: - Hiểu biết về khuôn con. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người, chuyển khuôn đến khu tập kết, nhập kho. - Để riêng khuôn con các loại. - Ghi chép sổ sách.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Khuôn con đảm bảo đầy đủ các điều kiện nhập kho

- Độ ẩm đúng quy định, bề mặt chi tiết các khuôn con chuẩn, không bị sứt vỡ, sần tróc

- Các bộ khuôn con có thể cấp sang phân xưởng tạo hình để đổ rót

- Khuôn đủ điều kiện đưa vào tạo hình cho sản phẩm

Page 44: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 45

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra khuôn mẹ để chế tạo khuôn áp lực Mã số công việc: D01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra số lượng các chi tiết khuôn mẹ, làm vệ sinh các chi tiết khuôn và lau

dầu mỡ các bề mặt khuôn sau đó ghép từng bộ khuôn để chuẩn bị sản xuất từng bộ chi tiết khuôn con.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đối với bề mặt khuôn. - Mức độ hoàn chỉnh về chất lượng của các bộ khuôn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát kiểm tra số lượng các chi tiết khuôn mẹ áp lực. - Làm sạch và lau dầu mỡ các bề mặt khuôn. - Lắp ghép các chi tiết thành bộ khuôn mẹ áp lực. 2. Kiến thức: - Nêu được tiêu chuẩn bộ khuôn mẹ. - Chỉ ra được các vị trí cần bôi dầu mỡ trên khuôn. - Trình bày được thứ tự ghép các chi tiết khuôn để tạo khuôn mẹ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Các dụng cụ vật tư, tài liệu: phiếu xác nhận chất lượng khuôn mẹ áp lực, mỡ

bôi khuôn, chổi quét, xô nước, gôm mút, vam khuôn. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đối với bề mặt khuôn

- Quan sát bề mặt khuôn sau khi đã vệ sinh, lau dầu mỡ, so sánh với tiêu chuẩn bộ khuôn mẹ và bảng chỉ dẫn vị trí lau dầu bề mặt khuôn mẹ áp lực

- Mức độ hoàn chỉnh về chất lượng của các bộ khuôn mẹ

- Kiểm tra phiếu xác nhận chất lượng bộ khuôn mẹ của phòng kỹ thuật, kết hợp với quan sát độ kín khít các vết ghép của bộ khuôn mẹ và hình dáng của nó

Page 45: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

46 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Định hình mạng lưới vi xốp trong khuôn mẹ Mã số công việc: D02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tạo dưỡng để đặt ống vi xốp, định hình mạng lưới sợi hóa học để làm khung

gắn mạng lưới với ống vi xốp đã định hình trong dưỡng bằng keo hai thành phần sau đó định hình mạng lưới vi xốp trong khuôn mẹ áp lực.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của các vật tư được chuẩn bị để làm lưới vi xốp. - Dưỡng để đặt ống vi xốp phải được tạo theo hình dáng của khuôn áp lực cần

sản xuất. - Mức độ chuẩn xác của việc đặt ống vi xốp vào dưỡng. - Chất lượng nhựa đóng rắn pha chế được. - Độ chắc chắn của mạng lưới vi xốp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đo diện tích bề mặt các chi tiết khuôn bằng các loại thước đo. - Sắp xếp các loại vật tư, dụng cụ để thuận tiện cho công việc. - Cuốn tôn tạo dưỡng bên ngoài theo hình dáng khuôn cần sản xuất. - Sắp đặt và phân bố các ống vi xốp hợp lý. - Tạo khung lưới giữ ống vi xốp bằng sợi hóa học. - Pha chế keo hai thành phần để tạo nhựa đóng rắn. 2. Kiến thức: - Liệt kê được các loại vật tư cần cho công việc tạo mạng lưới vi xốp trong

khuôn áp lực. - Nêu lên được phương pháp tạo mạng lưới vi xốp trong khuôn áp lực. - Nhớ được tiêu chuẩn đặt ống vi xốp trên các loại khuôn áp lực. - Nhớ được tiêu chuẩn khung lưới trong khuôn áp lực. - Nêu lên được tiêu chuẩn pha chế nhựa đóng rắn.

Page 46: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 47

- Nhớ được quy định về các vị trí gắn ống vi xốp. - Nhớ được quy định về cách đặt mạng lưới vi xốp.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 2 người. - Các dụng cụ, vật tư, tài liệu: thước kẹp, thước dây, thước cong chuyên dùng,

compa, lưới sợi, ống vi xốp, keo hai thành phần, tôn, sợi hóa học, cân định lượng, máy khuấy, tủ hút khí, bộ khuôn mẹ, bảng chỉ dẫn pha chế nhựa đóng rắn, bảng tiêu chuẩn phân bố ống vi xốp trên các loại khuôn áp lực, bảng tiêu chuẩn khung lưới cho các loại khuôn áp lực.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các vật tư chuẩn bị để thực hiện công việc

- Liệt kê các dụng cụ vật tư theo quy định cần thiết cho công việc, đối chiếu với thực tế sử dụng

- Độ chuẩn theo dáng khuôn cần sản xuất của dưỡng

- Quan sát dưỡng và đối chiếu với khuôn mẫu

- Mức độ chuẩn xác của việc đặt ống vi xốp vào dưỡng

- Quan sát vị trí đặt và sự phân bố các ống vi xốp trong khuôn mẹ, so sánh với tiêu chuẩn

- Chất lượng nhựa đóng rắn pha chế được

- Kiểm tra bài phối liệu pha chế nhựa, kiểm tra độ chính xác của các loại cân định lượng và giám sát quá trình khuấy keo hai thành phần, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chắc chắn của mạng lưới vi xốp

- Kiểm tra khung lưới vi xốp, quan sát vị trí đặt mạng lưới vi xốp trong khuôn mẹ, so sánh với tiêu chuẩn

Page 47: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

48 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chế tạo hồ thạch cao hóa học Mã số công việc: D03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cân nước và thạch cao hóa học theo tỷ lệ đơn phối liệu sau đó đưa vào khuấy

trong thiết bị khuấy có hút chân không để tạo hồ thạch cao hóa học, lấy mẫu hồ thạch cao hóa học gửi phòng kỹ thuật để làm thí nghiệm xác định chất lượng, điều chỉnh quá trình khuấy và hút chân không tạo hồ thạch cao hóa học căn cứ vào phiếu xác định chất lượng nhận được từ phòng kỹ thuật.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của khối lượng thạch cao hóa học và nước đã cân. - Độ chuẩn xác của thời gian khuấy hồ thạch cao hóa học. - Chất lượng hồ thạch cao. - Mức độ tuân thủ quy trình vận hành thiết bị chế tạo hồ thạch cao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thao tác cân thạch cao và nước theo đơn phối liệu. - Vận hành thiết bị khuấy có hút chân không tạo hồ thạch cao hóa học. - Kiểm soát quá trình khuấy hồ thạch cao hóa học theo tiêu chuẩn thời gian

khuấy. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình chế tạo hồ thạch cao hóa học. - Nêu được phương pháp khuấy hồ thạch cao hóa học. - Nhớ được tiêu chuẩn về thời gian khuấy hồ thạch cao hóa học. - Phát biểu được tiêu chuẩn lấy mẫu hồ thạch cao hóa học. - Nhớ được tiêu chuẩn hồ thạch cao hóa học. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, tài liệu: cân bàn, vít tải, thùng Inox, đồng hồ

đo nước, bơm nước, máy khuấy, máy hút chân không, đồng hồ, ca và khay lấy

Page 48: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 49 mẫu, bút, sổ ghi, bảng tiêu chuẩn thời gian khuấy hồ thạch cao hóa học, bảng quy định tiêu chuẩn lấy mẫu hồ thạch cao, bảng tiêu chuẩn hồ thạch cao hóa học.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng thạch cao hóa học và nước đã cân

- Kiểm tra độ chính xác của cân bàn

- Độ chuẩn xác của thời gian khuấy hồ thạch cao hóa học

- Kiểm tra sổ ghi thời gian khuấy thực tế và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Chất lượng hồ thạch cao

- Kiểm tra thông số hồ thạch cao hóa học thông qua phiếu xác định chất lượng của lần làm thí nghiệm cuối cùng, so sánh với bảng tiêu chuẩn chất lượng hồ thạch cao hóa học

- Mức độ tuân thủ quy trình vận hành thiết bị chế tạo hồ thạch cao hóa học

- Giám sát trực tiếp quá trình vận hành thiết bị khuấy hồ thạch cao hóa học và so sánh với quy trình hướng dẫn

Page 49: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

50 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đổ khuôn áp lực Mã số công việc: D04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đổ thạch cao hóa học vào khuôn mẹ, lưu thạch cao trong khuôn và thổi khí

vào hệ thống ống vi xốp khi thạch cao hóa học bắt đầu đóng rắn. Khi đã đóng rắn hoàn toàn thì mở khuôn mẹ kết hợp với thổi khí vào các bề mặt tiếp xúc giữa khuôn mẹ và khuôn con để lấy khuôn con ra.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của các dụng cụ và vật tư chuẩn bị để phục vụ công việc. - Kỹ thuật đổ hồ thạch cao hóa học. - Độ chuẩn xác của thời gian lưu khuôn và thổi khí nén vào hệ ống vi xốp. - Độ chính xác của áp lực khí nén dùng thổi vào hệ thống ống vi xốp. - Chất lượng khuôn áp lực sau khi tách khuôn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sắp xếp các dụng cụ vật tư thuận tiện cho quá trình thực hiện công việc. - Đổ hồ thạch cao vào khuôn mẹ không tạo bọt khí. - Làm phẳng bề mặt khuôn trên vị trí đổ rót bằng cưa và dao cạo. - Điều chỉnh thiết bị thổi khí để thổi khí nén vào ống mao với áp suất theo

yêu cầu. - Điều chỉnh dòng khí nén thổi vào đúng vị trí tiếp xúc giữa khuôn mẹ và

khuôn con. - Tách khuôn mẹ để lấy khuôn con không làm sứt khuôn con. 2. Kiến thức: - Nhớ được tính chất kỹ thuật của hồ thạch cao hóa học. - Nhớ được thời gian đóng rắn của hồ thạch cao hóa học. - Nêu được yêu cầu về độ phẳng khuôn áp lực. - Phát biểu được tiêu chuẩn về thời gian thổi khí nén vào ống vi xốp.

Page 50: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 51

- Giải thích được sự cần thiết tăng áp suất khí nén thổi vào ống vi xốp. - Trình bày được thứ tự các bước mở khuôn mẹ để lấy khuôn con.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 2 người. - Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, tài liệu: bộ khuôn mẹ đã định hình mạng lưới

vi xốp, xô, thùng, hồ thạch cao hóa học, phễu rót, lưỡi cưa, dao cạo, súng thổi khí nén, búa cao su, các vam, tay công, không khí nén, bảng hướng dẫn đổ rót hồ thạch cao, bảng tiêu chuẩn quy định thời gian đóng rắn hồ thạch cao, bảng quy định thời gian thổi khí và giá trị áp suất khí nén.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ và vật tư chuẩn bị để phục vụ công việc

- Kiểm tra phiếu xác nhận chất lượng hồ thạch cao hóa học, liệt kê các loại dụng cụ vật tư yêu cầu cần thiết cho công việc, đối chiếu với thực tế đã chuẩn bị

- Kỹ thuật đổ hồ thạch cao hóa học

- Giám sát quá trình đổ hồ thạch cao hóa học vào khuôn mẹ, quan sát xem có bọt khí không

- Độ chuẩn xác của thời gian lưu khuôn và thổi khí nén vào hệ ống vi xốp

- Theo dõi thời gian thực hiện công việc lưu hồ trong khuôn và thổi khí nén vào vào hệ thống vi xốp, so sánh với bảng tiêu chuẩn quy định thời gian lưu khuôn và thổi khí nén

- Độ chính xác của áp lực khí nén dùng thổi vào hệ thống ống vi xốp

- Quan sát số chỉ giá trị áp suất khí trên đồng hồ đo và so sánh với bảng tiêu chuẩn giá trị áp suất khí nén ống vi xốp

- Chất lượng khuôn áp lực sau khi tách khuôn

- Quan sát sản phẩm khuôn con sau khi được tách ra khỏi khuôn mẹ

Page 51: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

52 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện khuôn áp lực Mã số công việc: D05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Hoàn thiện bề mặt sản phẩm khuôn áp lực, điều chỉnh các mặt ghép nối giữa

các chi tiết của từng bộ khuôn sau đó ngâm khuôn áp lực trong nước để hoàn thiện bộ khuôn áp lực.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của các dụng cụ và vật tư chuẩn bị cho thực hiện công việc. - Độ nhẵn bóng của bề mặt đúc của các chi tiết khuôn áp lực sản xuất. - Độ phẳng của các bề mặt ghép của các chi tiết khuôn áp lực sản xuất. - Độ chính xác về thời gian ngâm nước cho các chi tiết khuôn áp lực sản xuất. - Độ an toàn cho các chi tiết khuôn trong quá trình thực hiện công việc

hoàn thiện. - Chất lượng và số lượng các bộ khuôn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sắp xếp, bố trí các dụng cụ để thuận tiện cho quá trình thực hiện công việc. - Thao tác sử dụng các loại dụng cụ: dao nạo, xơ đánh bóng, cưa… để chỉnh

sửa bề mặt các chi tiết. - Thao tác vận hành tời nâng để vớt chi tiết khuôn ra khỏi nước. - Sắp xếp và thống kê các chi tiết khuôn thành từng bộ khuôn. 2. Kiến thức: - Nêu được công dụng của mỗi loại dụng cụ trong việc hoàn thiện khuôn áp lực. - Phát biểu được tiêu chuẩn bề mặt đúc của khuôn áp lực sản xuất. - Phát biểu được tiêu chuẩn về độ kín khít của khuôn áp lực sản xuất. - Nhớ được tiêu chuẩn quy định về thời gian ngâm nước cho các chi tiết khuôn

áp lực. - Trình bày được nguyên lý vận hành tời nâng để vớt các chi tiết khuôn ra khỏi nước.

Page 52: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 53

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư: dao cạo, lưỡi cưa, gôm mút, lưỡi cưa, dưỡng,

thước đo, đục, xơ đánh bóng, tời nâng, nước sạch, sổ ghi, mẫu phiếu kiểm tra chất lượng khuôn áp lực.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các dụng cụ và vật tư chuẩn bị cho thực hiện công việc

- Liệt kê các loại dụng cụ vật tư yêu cầu cần thiết cho thực hiện công việc hoàn thiện khuôn áp lực và đối chiếu với thực tế đã chuẩn bị

- Độ nhẵn bóng của bề mặt đúc của các chi tiết khuôn áp lực sản xuất

- Quan sát đánh giá và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ phẳng của các bề mặt ghép của các chi tiết khuôn áp lực sản xuất

- Quan sát các vết ghép thử giữa các chi tiết khuôn, so sánh độ kín khít của các vết ghép giữa các bề mặt ghép với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác về thời gian ngâm nước cho các chi tiết khuôn áp lực sản xuất

- Theo dõi thời gian thực hiện việc ngâm nước các chi tiết khuôn, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ an toàn cho các chi tiết khuôn trong quá trình thực hiện công việc hoàn thiện

- Giám sát trực tiếp quá trình vớt chi tiết khuôn ra khỏi nước bằng tời nâng

- Độ chuẩn xác về chất lượng và số lượng các bộ khuôn

- Quan sát thực tế các bộ khuôn áp lực kết hợp với kiểm tra phiếu xác định chất lượng khuôn

Page 53: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

54 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Lắp đặt khuôn lên băng áp lực Mã số công việc: D06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Vận chuyển khuôn áp lực từ nơi sản xuất về khu vực băng đổ rót áp lực, làm vệ sinh băng và các hệ thống thiết bị trên băng, lắp khuôn lên băng, tiếp đó lắp các đường ống dẫn khí nén, dẫn hồ (nước) vào khuôn, sau cùng kiểm tra để hoàn thiện hệ thống băng đổ rót áp lực.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Số lượng khuôn để lắp lên băng.

- Độ an toàn cho khuôn trong quá trình vận chuyển.

- Độ sạch của hệ thống thiết bị băng đổ rót trước khi lắp khuôn.

- Độ chính xác của vị trí khuôn lắp trên băng.

- Độ chắc chắn của hệ thống băng khuôn áp lực.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Kiểm tra số lượng băng.

- Vận hành và điều khiển xe nâng chở khuôn.

- Thao tác thực hiện công việc làm vệ sinh hệ thống thiết bị băng áp lực.

- Lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, các đường ống dẫn.

- Quan sát, kiểm tra và căn chỉnh hệ thống thiết bị cơ khí.

2. Kiến thức:

- Nhớ được tiêu chuẩn về số lượng của từng loại khuôn áp lực lắp trên băng.

- Trình bày được nguyên lý an toàn khi vận hành xe nâng.

- Nêu lên được nguyên tắc lắp đặt các thiết bị cơ khí.

- Trình bày được quy trình lắp đặt khuôn áp lực lên băng.

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo vào hoạt động của hệ thống băng đổ rót áp lực.

- Trình bày được quy trình vận hành băng đổ rót áp lực.

Page 54: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 55

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, tài liệu: Xe nâng, clê, mỏ lết, ống nối, van

khóa, khí nén, nước sạch, dẻ lau, dầu mỡ bôi trơn, bảng tiêu chuẩn quy định số lượng các loại khuôn áp lực lắp trên băng.

- Các bộ phận liên quan cần phối hợp: bộ phận lái xe nâng vận chuyển, phân xưởng cơ khí.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ chuẩn xác về số lượng khuôn được chuyển đến để lắp trên băng

- Kết hợp kiểm tra phiếu xuất kho với quan sát thực tế và so sánh với bảng tiêu chuẩn quy định về số lượng mỗi loại khuôn trên băng áp lực

- Độ an toàn cho khuôn trong quá trình vận chuyển

- Quan sát thực tế quá trình vận chuyển bằng xe nâng từ bộ phận sản xuất và quá trình đặt khuôn lên vị trí gần băng khuôn

- Độ sạch của hệ thống thiết bị băng đổ rót trước khi lắp khuôn

- Quan sát - kiểm tra trực tiếp

- Độ chính xác của vị trí khuôn lắp trên băng

- Quan sát thực tế các khuôn san khi đã lắp lên băng, so sánh với sơ đồ cấu tạo băng đổ rót

- Độ chắc chắn của hệ thống băng khuôn áp lực

- Giám sát trực tiếp quá trình căn chỉnh - Hoàn thiện các khuôn sau khi đã lắp đặt trên băng

Page 55: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

56 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Nạp liệu vào máy nghiền bi Mã số công việc: E01

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận đơn phối liệu hồ nghiền từ phòng kỹ thuật, đổ các loại nguyên liệu vào

xe nạp liệu, cân khối lượng các loại nguyên liệu và vận chuyển xe nạp liệu về vị trí máy nghiền bằng tời nâng, nạp nguyên liệu, phụ gia và nước vào máy nghiền theo đúng thứ tự và khối lượng trong bài phối liệu, đóng chặt nắp máy nghiền ghi rõ khối lượng nguyên liệu đã nạp vào máy.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác về khối lượng của mỗi loại nguyên liệu, phụ gia và nước khi cân. - Xe nạp liệu phải cân bằng khi cân và khi vận chuyển bằng tời nâng. - Thứ tự nạp các loại nguyên liệu, phụ gia, nước theo đúng quy định. - An toàn trong quá trình làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Để xe cân bằng trên cân và sử dụng cân bàn chính xác. - Cân, đổ, nạp các loại nguyên liệu vào máy nghiền đúng chủng loại và trình tự

quy định. - Đặt chỉ số đồng hồ nước chính xác và bơm nước vào máy nghiền đồng thời

với quá trình nạp nguyên liệu bột để hạn chế bụi. - Xác định đúng tỷ lệ nước và phụ gia để nạp vào máy nghiền, đổ phụ gia vào

dòng nước chảy cấp vào máy nghiền. - Treo hàng rào bảo vệ và thực hiện biện pháp an toàn khi vận hành tời nâng. - Vặn mỏ lết, cờ lê đều tay để đóng chặt nắp máy nghiền. 2. Kiến thức: - Nhớ được quy trình nạp các loại nguyên liệu vào máy nghiền; các phụ gia và

nước vào máy nghiền. - Trình bày được phương pháp tính lượng nước pha loãng phụ gia từ tỷ lệ pha

quy định của công ty.

Page 56: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 57

- Trình bày được nguyên tắc an toàn khi vận hành tời nâng. - Trình bày được nguyên tắc đặt chỉ số trên đồng hồ đo nước, lựa chọn loại cân

phụ gia có độ chính xác phù hợp.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 3 người. - Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ: Cân đồng hồ, đồng hồ đo nước, clê, mỏ lết. - Máy nghiền bi ướt với lượng bi cao nhôm đủ theo tỷ lệ bi/liệu theo quy định. - Thiết bị phụ: xe nạp liệu, tời nâng.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác về khối lượng của mỗi loại nguyên liệu, phụ gia, trước khi cân

- Kiểm tra lại độ chính xác của các loại cân, đồng hồ đo nước - Kiểm tra tổng các mã cân trong phiếu cân

- Độ cân bằng của xe nạp liệu khi cân và khi vận chuyển bằng tời nâng

- Giám sát quá trình cân và quá trình nâng của tời

- Thứ tự nạp các loại nguyên liệu, phụ gia và nước theo đúng quy định

- Quan sát theo dõi quá trình nạp liệu, kiểm tra so sánh quy trình nạp liệu của công ty

- Độ chính xác của lượng nước pha loãng phụ gia để nạp vào máy nghiền

- Kiểm tra lại tỷ lệ và lượng nước pha

- An toàn trong quá trình làm việc - Quan sát theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn trong vận hành tời nâng

Page 57: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

58 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Nghiền nguyên liệu bằng máy nghiền bi ướt Mã số công việc: E02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đóng nắp máy nghiền và các cửa bảo vệ kiểm tra điều kiện an toàn khu vực

máy nghiền, đặt số vòng nghiền cho một mẻ theo quy định trong đơn phối liệu, chạy máy nghiền để nghiền hỗn hợp phối liệu trong máy nghiền. Kiểm tra và điều chỉnh các thông số hồ nghiền theo phiếu xác định chất lượng hồ nghiền của phòng kỹ thuật. Nhận phiếu xác định chất lượng đạt tiêu chuẩn để chuẩn bị ra hồ từ máy nghiền.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Điều kiện an toàn khu vực làm việc và thiết bị trong quy trình chạy máy

nghiền bi. - Thực hiện việc kiểm soát phối liệu trong quá trình nghiền theo quy định hoặc

khi có biểu hiện không bình thường. - Độ chính xác của các phụ gia điều chỉnh và cách pha chế phụ gia trước khi

điều chỉnh. - Độ chính xác của thông số hồ nghiền. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thao tác đóng nắp máy, đóng cửa bảo vệ và kiểm tra khu vực chạy máy nghiền. - Đặt số vòng nghiền trên bảng điều khiển máy nghiền. - Điều chỉnh phanh máy nghiền đúng vị trí yêu cầu để thay chõ và lấy hồ để

kiểm tra. - Xử lý được sự cố trượt dây đai khi vận hành máy nghiền. 2. Kiến thức: - Trình bày được các bước thực hiện xử lý tình huống trượt dây cu roa của máy

nghiền bi. - Trình bày được các bước thực hiện xử lý sự cố vón cục trong máy nghiền. - Nêu được nguyên tắc an toàn lao động trong vận hành máy nghiền bi. - Nêu được các thời điểm kiểm tra hỗn hợp nguyên liệu trong máy nghiền.

Page 58: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 59

- Trình bày được cách pha chế phụ gia khi điều chỉnh thông số hồ nghiền. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng, công dụng của các tỷ lệ pha chế phụ gia

khác nhau. - Nhớ được các tiêu chuẩn thông số hồ ra máy nghiền.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Trang bị BHLĐ: khẩu trang, găng tay. - Thời điểm chạy máy: thường vào ban đêm. - Thiết bị, dụng cụ: máy nghiền bi ướt cho xả hồ, nắp máy nghiền, clê, mỏ lết,

khí nén. - Bảng quy định thông số hồ men, phiếu xác định chất lượng của phòng kỹ

thuật, bảng nội quy vận hành máy nghiền bi. - Có sự phối hợp thực hiện của các bộ phận liên quan: phòng kỹ thuật, phân

xưởng cơ điện.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Điều kiện an toàn lao động khu vực và thiết bị trong quá trình nghiền

- Quan sát và kiểm tra cửa hàng rào bảo vệ, nghe tín hiệu khởi động máy nghiền

- Sự kiểm soát hỗn hợp phối liệu trong quá trình nghiền

- Kiểm tra sổ theo dõi chạy máy nghiền

- Độ chính xác của các phụ gia điều chỉnh và cách pha chế phụ gia khi điều chỉnh

- Quan sát quá trình điều chỉnh và kiểm tra chất lượng hồ sau khi điều chỉnh so sánh với bảng quy định thông số hồ

- Độ chính xác của thông số hồ nghiền

- Kiểm tra xem xét lại phiếu xác định chất lượng hồ của phòng kỹ thuật - Kiểm tra lại thông số hồ khi cần thiết

Page 59: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

60 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Chế tạo hồ đất sét bằng máy khuấy nhanh Mã số công việc: E03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nạp nước và phụ gia vào máy khuấy nhanh theo đúng trình tự quy định, cân

đất sét theo đơn phối liệu, tháo đất sét từ từ vào máy khuấy sau khi đã khởi động máy khuấy nhanh. Khuấy hồ đất sét đạt yêu cầu theo quy định, kiểm tra và điều chỉnh thông số hồ đất sét theo phiếu xác định thông số của phòng kỹ thuật và nhận phiếu xác định chất lượng hồ đạt theo tiêu chuẩn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của nguyên liệu đất sét, nước và phụ gia khi nạp vào máy khuấy. - Thứ tự nạp nước, phụ gia và đất sét. - Điều kiện an toàn khu vực làm việc và thiết bị trong quá trình chạy máy

khuấy nhanh. - Sự kiểm soát hỗn hợp hồ đất sét trong quy trình khuấy hồ sét. - Độ chính xác của khối lượng các phụ gia điều chỉnh và cách pha chế phụ gia

trước khi điều chỉnh. - Độ chính xác của thông số hồ đất sét sau khi khuấy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Cân, đổ, nạp, bơm nguyên liệu, nước và phụ gia vào máy khuấy nhanh đúng

khối lượng chủng loại và trình tự quy định. - Đặt đồng hồ nước chính xác. - Pha chế phụ gia với nước khi nạp vào máy khuấy khi máy khuấy đang hoạt động. - Tháo đất sét từ từ từng phần vào máy khuấy khi máy khuấy đang hoạt động. - Theo dõi diễn biến hồ trong máy khuấy nhanh và thiết bị trong quá trình

khuấy hồ đất sét. - Xử lý được sự cố vón cục trong thiết bị máy khuấy nhanh. 2. Kiến thức: - Trình bày được thứ tự quá trình nạp các loại nước, phụ gia, đất sét vào máy

khuấy nhanh.

Page 60: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 61

- Trình bày được cách pha chế phụ gia và nước nạp vào máy khuấy nhanh. - Trình bày được nguyên tắc lựa chọn cân để cân các loại phối liệu, phụ gia,

nước. - Trình bày được nguyên tắc an toàn lao động khi vận hành tời nâng và vận

hành máy khuấy nhanh. - Nêu được các bước xử lý sự cố vón cục trong máy khuấy nhanh. - Nhắc lại được tiêu chuẩn thông số hồ đất sét sau khuấy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 3 người. - Trang bị BHLĐ, khẩu trang, găng tay. - Thiết bị: Máy khuấy nhanh, xe nạp liệu, tời nâng, cân bàn, cân đồng hồ. - Bảng quy định vận hành máy khuấy nhanh, bảng thông số hồ đất sét. - Các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện: phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của nguyên liệu đất sét, nước và phụ gia khi nạp vào máy khuấy nhanh

- Kiểm tra độ chính xác của các loại cân, đồng hồ đo nước - Kiểm tra tổng các mã cân

- Thứ tự nạp các loại nước, nguyên liệu và phụ gia

- Quan sát quá trình nạp liệu và kiểm tra lại hướng dẫn khuấy hồ đất sét của Công ty

- Điều kiện an toàn lao động khu vực làm việc và thiết bị trong quá trình chạy máy khuấy nhanh

- Quan sát theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn trong việc vận hành tời nâng và vận hành khuấy nhanh

- Sự kiểm soát hỗn hợp hồ đất sét trong quá trình khuấy hồ sét bằng máy khuấy nhanh

- Quan sát và kiểm tra lại các thông số hồ trên phiếu xác định của phòng kỹ thuật

- Độ chính xác của khối lượng phụ gia điều chỉnh và cách pha chế phụ gia khi điều chỉnh vào máy khuấy

- Quan sát quá trình điều chỉnh và kiểm tra chất lượng hồ sau điều chỉnh - So sánh với quy định thông số đất sét

- Độ chính xác của thông số hồ đất sét sau khi khuấy

- Kiểm tra xem xét lại phiếu xác định chất lượng của phòng kỹ thuật

Page 61: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

62 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Khuấy phế liệu và hồ thừa Mã số công việc: E04

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Bơm hồ thừa về bể, đo lượng hồ thừa để xác định đúng khối lượng hồ thừa có

trong bể, đập phế liệu vào xe nạp liệu, cân xác định chính xác khối lượng phế liệu theo bài phối liệu, tháo phế liệu vào máy khuấy sau khi đã khởi động máy khuấy. Khuấy hồ phế liệu đạt yêu cầu theo quy định, kiểm tra và điều chỉnh thông số hồ phế liệu theo phiếu xác định thông số hồ của phòng kỹ thuật và nhận phiếu xác định chất lượng hồ đã đạt theo tiêu chuẩn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của khối lượng hồ, khối lượng phế liệu và khối lượng nước. - Thứ tự nạp hồ thừa, nước và phế liệu vào máy khuấy. - Điều kiện an toàn khu vực làm việc và thiết bị trong quá trình chạy máy

khuấy. - Sự kiểm soát hỗn hợp hồ phế liệu trong quá trình khuấy hồ phế liệu. - Độ chính xác của thông số hồ đất sét sau khi khuấy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đo khối lượng hồ thừa, bơm nước, cân phế liệu và nạp vào máy khuấy nhanh

đúng khối lượng và trình tự quy định. - Tháo phế liệu từ từ vào máy khuấy khi máy khuấy đang hoạt động. - Theo dõi trạng thái hỗn hợp khuấy và thiết bị khuấy trong quá trình khuấy hồ

phế liệu. - Đọc được phiếu xác định chất lượng hồ phế liệu của phòng kỹ thuật. 2. Kiến thức: - Trình bày được thứ tự quá trình bơm hồ thừa, nước và nạp phế liệu vào máy

khuấy nhanh. - Nhắc lại được bài phối liệu khuấy hồ thừa và phế liệu. - Trình bày được nguyên tắc an toàn lao động khi vận hành tời nâng và vận

hành máy khuấy nhanh khuấy phế liệu. - Nhớ được tiêu chuẩn thông số hồ phế liệu.

Page 62: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 63

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang. - Thiết bị: Xe nạp liệu, máy khuấy nhanh, đồng hồ nước, cân bàn. - Bảng nội quy vận hành máy khuấy nhanh, bảng thông số hồ phế liệu. - Các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện: phòng kỹ thuật và phân xưởng

cơ điện. - Thời điểm: Thường bơm hồ thừa và khuấy vào buổi tối.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng hồ thừa, khối lượng nước và khối lượng phế liệu nạp vào máy khuấy

- Kiểm tra độ chính xác của phép đo, cân, đo đồng hồ nước

- Thứ tự nạp liệu vào máy khuấy - Quan sát và kiểm tra so sánh với bài phối liệu

- Điều kiện an toàn lao động khu vực làm việc và thiết bị trong quá trình chạy máy khuấy

- Quan sát theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn trong vận hành tời nâng và vận hành máy khuấy

- Sự kiểm soát hỗn hợp hồ phế liệu trong quá trình khuấy

- Quan sát và kiểm tra lại các thông số bề trên phiếu xác định chất lượng

- Độ chính xác của thông số hồ phế liệu sau khuấy

- Kiểm tra xem xét lại phiếu xác định chất lượng hồ phế liệu của phòng kỹ thuật

Page 63: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

64 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Lọc hồ Mã số công việc: E05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lắp hệ thống thiết bị lọc hồ, sắp xếp nam châm vào phễu ra hồ, khởi động

sàng rung và bơm ly tâm sau đó điều chỉnh van để dòng hồ chảy qua sàng rung và thiết bị lọc sắt. Dừng các thiết bị khi cần rửa nam châm hoặc kết thúc quá trình lọc hồ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thứ tự khởi động và dừng các thiết bị trong quá trình lọc hồ. - Mức độ tuân thủ theo tiêu chuẩn xếp nam châm trên phễu lọc hồ. - Sự điều chỉnh van hồ để đạt lưu lượng hồ trên sàng rung và thiết bị lọc sắt. - Độ chính xác của thời điểm dừng thiết bị để rửa nam châm. - Độ sạch của nam châm sau khi rửa. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lắp đặt các thiết bị lọc hồ, kiểm tra sàng rung về kích thước lỗ sàng và độ

sạch của sàng rung. - Khởi động và dừng các thiết bị. - Xếp nam châm trên phễu ra hồ tạo thành đường rích rắc. - Vặn van điều chỉnh lưu lượng để hồ chảy dàn đều trên sàng rung không

bị rơi vãi. - Rửa và kiểm tra độ sạch của nam châm. 2. Kiến thức: - Nhắc lại được thứ tự khởi động và thứ tự tắt các thiết bị trong hệ thống

lọc hồ. - Trình bày được cách xếp nam châm trong phễu lọc hồ. - Trình bày được cách điều chỉnh van để tạo lưu lượng hồ qua sàng rung

hợp lý. - Trình bày các thời điểm dừng thiết bị để rửa nam châm và cách kiểm tra độ

sạch của nam châm.

Page 64: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 65

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang. - Thiết bị: sàng rung, bơm ly tâm, ống dẫn có khớp nối nhanh, phễu ra hồ,

nam châm. - Lọc hồ máy nghiền, lọc hồ đất sét, lọc hồ phế liệu và lọc hồ đổ rót.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự khởi động và thứ tự dừng các thiết bị trong hệ thống lọc hồ

- Quan sát và so sánh với bảng hướng dẫn vận hành thiết bị lọc hồ

- Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn xếp nam châm trong phễu lọc hồ

- Kiểm tra cách xếp nam châm

- Sự điều chỉnh van hồ để đạt lưu lượng hồ qua sàng rung và thiết bị lọc sắt

- Quan sát hồ chảy trên sàng rung để đánh giá

- Độ chính xác của thời điểm dừng thiết bị để rửa nam châm

- Đánh giá và xem xét lại sổ theo dõi rửa nam châm, so sánh với quy định thời gian rửa nam châm của Công ty

- Độ sạch của nam châm - Quan sát kiểm tra lại nam châm theo hướng dẫn

Page 65: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

66 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Phối trộn hồ bằng máy khuấy nhanh Mã số công việc: E06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Định lượng hồ nghiền, hồ đất sét và hồ phế liệu từ các bể chứa về bể khuấy

nhanh để phối trộn theo tỷ lệ của bài phối liệu đã định trước. Chạy máy khuấy nhanh để phối trộn đồng đều, kiểm tra và điều chỉnh thông số hồ để đạt được thông số hồ đổ rót theo tiêu chuẩn của Công ty.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của khối lượng hồ nghiền, hồ đất sét và hồ phế liệu. - Độ chính xác của khối lượng phụ gia, nước điều chỉnh thêm. - Độ chính xác của tỷ lệ pha chế phụ gia và nước khi điều chỉnh. - Thứ tự phối trộn các loại hồ vào bể khuấy. - An toàn khu vực máy khuấy và thiết bị khuấy trong quá trình phối trộn. - Sự kiểm soát hỗn hợp hồ đổ rót trong quá trình phối trộn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đo thể tích hồ trong các bể chứa để xác định chính xác khối lượng hồ tại

các bể. - Định lượng chính xác khối lượng và chủng loại hồ vào phối trộn theo tỷ lệ

bài phối liệu. - Cân và bơm chính xác khối lượng phụ gia và nước cần bổ sung điều chỉnh. - Pha chế phụ gia vào nước để điều chỉnh vào máy khuấy phối trộn. - Theo dõi diễn biến hỗn hợp hồ trong máy khuấy nhanh và thiết bị khuấy

trong quá trình khuấy phối trộn. 2. Kiến thức: - Trình bày được tỷ lệ phối trộn hồ trong bài phối trộn. - Trình bày được thứ tự nạp các loại hồ, phụ gia, nước vào máy khuấy

phối trộn. - Nêu được cách pha chế phụ gia và nước để điều chỉnh vào bể khuấy.

Page 66: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 67

- Trình bày được nguyên tắc an toàn khi vận hành máy khuấy nhanh. - Trình bày được nguyên tắc định lượng hồ và nguyên tắc đặt đồng hồ nước và

lựa chọn cân phụ gia. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay. - Thiết bị: Máy khuấy nhanh, bơm màng, thước đo, đồng hồ đo nước, cân

đồng hồ. - Các bộ phận phối hợp thực hiện: phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng hồ nghiền, hồ đất sét và hồ phế liệu

- Quan sát và kiểm tra lại sổ ghi thể tích trước và sau khi bơm hồ trong các bể

- Độ chính xác của khối lượng phụ gia, nước điều chỉnh

- Quan sát và kiểm tra lại phiếu điều chỉnh của phòng kỹ thuật

- Độ chính xác của tỷ lệ pha chế phụ gia và nước khi điều chỉnh

- Quan sát quá trình pha chế và kiểm tra lại tỷ lệ pha của Công ty

- Thứ tự phối trộn các loại hồ vào bể khuấy

- Quan sát và kiểm tra lại thứ tự phối trộn theo bài phối liệu

- An toàn khu vực máy khuấy và thiết bị khuấy trong quá trình phối trộn

- Quan sát theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn trong vận hành máy khuấy

- Sự kiểm soát hỗn hợp hồ đổ rót trong quá trình phối trộn

- Kiểm tra sổ theo dõi vận hành máy khuấy trong quá trình phối trộn hồ

Page 67: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

68 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Ủ hồ bằng máy khuấy chậm Mã số công việc: E07

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Hồ sau khi phối trộn được đưa vào bể ngâm ủ, chạy máy khuấy chậm và ngâm ủ hồ ít nhất 48 giờ trước khi bơm đi đổ rót. Kiểm tra các thông số hồ 1 ngày/lần và theo dõi diễn biến của hồ trong bể khuấy ngâm ủ thường xuyên.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác của thời gian ngâm ủ hồ trong bể khuấy.

- Độ chính xác của thời gian chạy máy khuấy ngâm ủ hàng ngày.

- An toàn khu vực máy khuấy và thiết bị khuấy trong quá trình ngâm ủ.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Kiểm tra lượng hồ trong bể, các nắp bể khuấy và các van cấp hồ.

- Chạy máy khuấy chậm.

- Theo dõi trạng thái của hồ đổ rót trong máy khuấy trong quá trình ngâm ủ.

- Ghi sổ sách hàng ngày.

2. Kiến thức:

- Trình bày được thời gian ngâm ủ hồ trong máy khuấy chậm.

- Trình bày được thời gian chạy máy khuấy thực hiện ngâm ủ hàng ngày.

- Nêu được các bước lấy mẫu hồ để kiểm tra thông số kỹ thuật.

- Trình bày được nguyên tắc an toàn khi vận hành máy khuấy chậm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 1 người.

- Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay.

- Thiết bị: Máy khuấy chậm, tủ điều khiển, các van cấp hồ, nắp bể khuấy.

- Các bộ phận phối hợp thực hiện: Phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện.

Page 68: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 69

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của thời gian ngâm ủ hồ trong bể khuấy

- Quan sát quá trình ngâm ủ và kiểm tra lại sổ theo dõi thời gian ngâm ủ, so sánh với tiêu chuẩn ngâm ủ

- Độ chính xác của thời gian chạy máy khuấy ngâm ủ hàng ngày

- Quan sát quá trình chạy máy và kiểm tra lại sổ theo dõi thời gian chạy máy hàng ngày, so sánh với tiêu chuẩn

- An toàn khu vực máy khuấy và thiết bị khuấy trong quá trình ngâm ủ

- Quan sát theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn trong vận hành máy khuấy chậm

Page 69: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

70 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Vận hành bơm màng bơm hồ đổ rót Mã số công việc: E08

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Mở van cấp hồ bể cần bơm, khóa các van cấp hồ các bể khác, khởi động bơm

màng để bơm đảo hồ lưu thông trên đường ống và hồi về bể cấp hồ. Sau đó khóa van hồi hồ về bể để thực hiện việc cấp hồ cho bộ phận tạo hình sản phẩm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thứ tự thực hiện các bước công việc trong quá trình cấp hồ đổ rót. - Độ chính xác của việc chọn bể cấp hồ. - Độ chính xác của lưu lượng và áp lực hồ trong đường ống cấp cho bộ phận

tạo hình. - An toàn khu vực làm việc và thiết bị bơm máy trong quá trình vận hành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đóng mở các van để thực hiện việc cấp hồ đúng bể cần bơm. - Kiểm tra lượng hồ, kiểm tra theo dõi bên trong quá trình cấp hồ để rót. - Điều chỉnh lưu lượng hồ trên đường ống, điều chỉnh áp lực bơm. - Theo dõi diễn biến lưu lượng hồ trên đường ống và mức hồ trong bể khuấy. - Thực hiện việc bơm đảo hồ trước khi cấp hồ đổ rót. 2. Kiến thức: - Nêu được thứ tự thực hiện các bước công việc trong quá trình bơm cấp hồ

cho bộ phận tạo hình. - Trình bày được các thao tác bơm cấp hồ đổ rót từ bể cấp đã chọn một cách

chính xác. - Trình bày được tiêu chuẩn áp lực bơm hồ và cách điều chỉnh áp suất khí cấp

vào bơm màng. - Trình bày được cách chuyển bể cấp hồ và cách ngừng thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người.

Page 70: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 71

- Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang. - Thiết bị: bơm màng, van cấp hồ, van hồi hồ về bể, đồng hồ đo áp suất khí

nén, bộ chỉnh áp suất khí.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự thực hiện các bước công việc trong quá trình bơm cấp hồ đổ rót

- Quan sát quá trình cấp hồ đổ rót và so sánh với hướng dẫn của Công ty

- Độ chính xác của việc chọn bể cấp hồ

- Quan sát các van trên hệ thống bơm cấp hồ

- Độ chính xác của lưu lượng và áp lực hồ trong đường ống cấp cho bộ phận tạo hình

- Quan sát và kiểm tra đồng hồ đo áp lực khí cấp cho bơm

- An toàn khu vực làm việc và thiết bị bơm màng trong quá trình vận hành

- Quan sát thao dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện bơm cấp hồ đổ rót

Page 71: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

72 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sự cố trượt dây cu roa máy nghiền bi Mã số công việc: E09

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phát hiện hiện tượng trượt dây curoa máy nghiền bi, dừng khẩn cấp máy

nghiền, kiểm tra mức độ căng dây curoa, xả nước và rắc bột nhựa thông lên bề mặt tiếp xúc giữa dây curoa và máy nghiền để trả lại diện tích tiếp xúc ban đầu và tăng ma sát tiếp xúc sau đó khởi động lại máy nghiền.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ kịp thời và chính xác của việc phát hiện hiện tượng trượt dây curoa máy nghiền bi.

- Mức độ nhanh chóng dừng các thiết bị nghiền. - Độ chính xác của việc kiểm tra độ căng dây curoa máy nghiền.

- Độ chính xác của việc trả lại diện tích tiếp xúc và tăng ma sát tiếp xúc giữa dây curoa và tang máy.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng: - Nghe và quan sát hiện tượng trượt dây curoa.

- Dừng sự cố trong thời gian nhanh nhất có thể.

- Bơm nước, rửa sạch bề mặt tiếp xúc giữa dây curoa và tang máy. - Rắc bột nhựa thông lên bề mặt tiếp xúc giữa dây curoa và tang máy.

- Lắc máy bằng cách liên tục ấn nút khởi động rồi lại dừng trước khi chính thức khởi động lại máy nghiền.

2. Kiến thức:

- Nêu được các tín hiệu hiện tượng trượt dây curoa máy nghiền. - Trình bày được thứ tự thực hiện các bước xử lý hiện tượng trượt dây curoa.

- Nêu được cách kiểm tra độ căng dây curoa.

- Giải thích được việc làm tăng diện tích về giá trị ban đầu và ma sát tiếp xúc giữa dây curoa và máy nghiền.

Page 72: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 73

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Thiết bị và dụng cụ: Máy nghiền bi, dây curoa, tủ điều khiển, clê, mỏ lết, bột

nhựa thông, nước. - Bộ phận phối hợp thực hiện: phân xưởng cơ điện tăng dây curoa khi dây

curoa bị chùng.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ phát hiện hiện tượng trượt dây curoa máy nghiền bi

- Quan sát

- Mức độ nhanh chóng dừng các thiết bị nghiền

- Quan sát quá trình dừng sự cố máy nghiền

- Độ chính xác của việc kiểm tra độ căng dây curoa máy nghiền

- Quan sát và so sánh với tiêu chuẩn độ căng dây curoa

- Độ chính xác của việc tăng diện tích tiếp xúc đạt đến giá trị ban đầu và ma sát tiếp xúc giữa dây curoa và tang máy

- Quan sát và so sánh với hướng dẫn xử lý sự cố

Page 73: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

74 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sự cố nguyên liệu bị đóng vón trong thiết bị Mã số công việc: E10

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Phát hiện hiện tượng vón cục nguyên liệu trong thiết bị, dừng thiết bị rồi dùng xà beng phá vỡ sơ bộ cục vón, dùng khí nén đưa vào trong lòng cục vón để phá vỡ tảng nguyên liệu vón thành các mảnh nhỏ sau đó chạy máy để nghiền mịn nguyên liệu tạo thành hồ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ phát hiện hiện tượng vón cục nguyên liệu trong thiết bị.

- Mức độ phá vỡ sơ bộ cục nguyên liệu vón bằng xà beng.

- Mức độ phá vỡ hoàn toàn cục nguyên liệu vón bằng khí nén.

- Sự kiểm soát hỗn hợp hồ sau khi xử lý sự cố.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Nghe và quan sát hiện tượng vón cục nguyên liệu trong thiết bị.

- Dùng xà beng để phá vỡ sơ bộ cục nguyên liệu vón.

- Đưa khí nén vào trong lòng cục nguyên liệu vón để phá vỡ hoàn toàn cục vón.

- Chạy máy nghiền để nghiền nguyên liệu.

- Theo dõi diễn biến hỗn hợp hồ sau khi xử lý sự cố.

2. Kiến thức:

- Nêu được các tín hiệu của hiện tượng vón cục nguyên liệu trong thiết bị.

- Trình bày được thứ tự thực hiện các bước xử lý hiện tượng vón cục nguyên liệu trong thiết bị.

- Nêu được cách phá vỡ sơ bộ cục nguyên liệu bị vón.

- Nêu được cách phá vỡ hoàn toàn cục nguyên liệu bị vón.

- Giải thích được hiện tượng vón cục nguyên liệu và đưa ra được giải pháp hạn chế vón cục nguyên liệu trong thiết bị.

Page 74: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 75

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ: Xà beng, khí nén. - Thiết bị: máy nghiền, tủ điều khiển. - Trang bị: Bảo hộ, khẩu trang, găng tay.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện hiện tượng vón cục nguyên liệu trong thiết bị

- Quan sát và kiểm tra thiết bị khi phát hiện

- Mức độ phá vỡ sơ bộ cục nguyên liệu vón bằng xà beng

- Quan sát và kiểm tra lại sau khi phá vỡ sơ bộ

- Mức độ phá vỡ hoàn toàn cục nguyên liệu vón bằng khí nén

- Quan sát và kiểm tra lại sau khi thổi khí nén

- Sự kiểm soát hỗn hợp hồ sau khi xử lý sự cố

- Quan sát và kiểm tra lại thiết bị xem có còn vón không - Đánh giá chất lượng hồ thông qua phiếu kiểm tra thông số hồ của phòng kỹ thuật

Page 75: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

76 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm thân bệt Mã số công việc: F01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo mở khuôn lấy sản phẩm ra. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện đổ rót thủ công sản phẩm bệt đúng quy trình, trình tự các bước. - Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng:

- Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí.

2. Kiến thức:

- Nhớ được trình tự các bước đổ rót hồ vào khuôn sản phẩm bệt.

- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản phẩm bệt.

- Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn.

- Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác trên sản phẩm mộc.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ công sản phẩm bệt.

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút.

Page 76: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 77

- Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Sự thực hiện quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm bệt

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Thao tác đổ rót chuẩn xác - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đổ rót

- Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - So sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 77: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

78 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm két nước Mã số công việc: F02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo hồ dư; lưu mộc đủ thời gian trong khuôn, mở khuôn lấy sản phẩm.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện đổ rót thủ công sản phẩm két nước đúng quy trình, trình tự các

bước. - Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước đổ rót thủ công sản phẩm két nước. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản

phẩm két nước. - Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn.

- Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc dán vải trên bề mặt khuôn.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác trên sản phẩm mộc.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ

công sản phẩm két nước.

Page 78: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 79

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Sự thực hiện quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm két nước

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Thao tác đổ rót chuẩn xác - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đổ rót

- Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - So sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 79: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

80 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm chậu rửa Mã số công việc: F03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo hồ dư; lưu mộc đủ thời gian trong khuôn, mở khuôn lấy sản phẩm.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện đổ rót thủ công sản phẩm chậu rửa đúng quy trình, trình tự các

bước. - Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí.

2. Kiến thức:

- Nhớ được trình tự các bước đổ rót thủ công sản phẩm chậu rửa. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản

phẩm chậu rửa. - Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn.

- Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác trên sản phẩm mộc.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ

công sản phẩm chậu rửa.

Page 80: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 81

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm chậu rửa

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Độ chuẩn xác của thao tác đổ rót - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đổ rót

- Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Mức độ an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - So sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 81: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

82 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo Mã số công việc: F04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo hồ dư; lưu mộc đủ thời gian trong khuôn, mở khuôn lấy sản phẩm.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo đúng quy trình, trình tự các

bước. - Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo.

- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo.

- Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn. - Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác trên sản phẩm mộc.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo.

Page 82: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 83

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm tiểu treo

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Độ chuẩn xác của thao tác đổ rót. - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đổ rót

- Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót

- Mức độ chính xác của vị trí và kích thước các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Mức độ an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - So sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 83: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

84 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm chân chậu Mã số công việc: F05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo hồ dư; lưu mộc đủ thời gian trong khuôn, mở khuôn lấy sản phẩm.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện đổ rót thủ công sản phẩm chân chậu đúng quy trình, trình tự

các bước. - Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước đổ rót hồ vào khuôn sản phẩm chân chậu.

- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản phẩm chân chậu.

- Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn. - Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác trên sản phẩm mộc.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ

công sản phẩm chân chậu.

Page 84: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 85

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Sự thực hiện quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm chân chậu

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Mức độ chuẩn xác của thao tác đổ rót - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đổ rót

- Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - So sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 85: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

86 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm xí xổm Mã số công việc: F06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo hồ dư; lưu mộc đủ thời gian trong khuôn, mở khuôn lấy sản phẩm.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mức độ tuân thủ đúng quy trình, trình tự các bước. - Kỹ thuật đổ rót phải chuẩn xác theo yêu cầu của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng định mức quy định trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước đổ rót hồ vào khuôn sản phẩm xí xổm. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản

phẩm xí xổm. - Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn. - Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác

trên sản phẩm mộc. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ

công sản phẩm xí xổm. - Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút.

Page 86: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 87

- Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm xí xổm

- Theo dõi, giám sát người thực hiện, so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Thao tác đổ rót chuẩn xác - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc - Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót, so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mộc sau đổ rót

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Mức độ an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Giám sát trực tiếp quá trình đổ rót, so sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 87: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

88 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót thủ công sản phẩm nắp két nước Mã số công việc: F07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; đổ rót hồ vào khuôn; lưu hồ trong khuôn tới khi đủ độ

bám dính đạt kích thước mộc quy định; tháo hồ dư; lưu mộc đủ thời gian trong khuôn, mở khuôn lấy sản phẩm.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mức độ tuân thủ quy trình, trình tự các bước. - Kỹ thuật đổ rót phải chuẩn xác theo yêu cầu của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng định mức quy định trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ rót hồ điền đầy khuôn, không tạo lỗ khí. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước đổ rót hồ vào khuôn sản phẩm nắp két nước. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót thủ công sản

phẩm nắp két nước. - Giải thích được nguyên nhân tạo lỗ khí trong quá trình đổ rót hồ vào khuôn. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật hêra bề mặt và khoan cắt các lỗ công tác

trên sản phẩm mộc. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót thủ

công sản phẩm nắp két nước. - Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, ca chứa hồ, phễu rót, sàng tay, thước kẹp, đồng hồ đo.

Page 88: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 89

- Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông, bàn xoay.

- Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ quy trình, trình tự đổ rót thủ công sản phẩm nắp két nước

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định

- Độ chuẩn xác của các thao tác đổ rót - Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đổ rót

- Đo, kiểm tra sản phẩm sau đổ rót

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Đo, kiểm tra vị trí các lỗ làm việc trên sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - So sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 89: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

90 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót sản phẩm trên băng thân bệt Mã số công việc: F08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đổ rót sản phẩm trên băng bệt bao gồm việc: chuẩn bị khuôn đổ rót; chuẩn bị

chương trình đổ rót tự động; đổ rót hồ vào khuôn theo chế độ tự động; tháo hồ và om khí trong khuôn; tháo mở khuôn lấy sản phẩm mộc.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện đổ rót trên băng sản phẩm bệt đúng quy trình, trình tự các bước. - Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng định mức quy định trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lập chương trình đổ rót hồ tự động trên máy nhanh, chuẩn xác. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước trong công việc đổ rót sản phẩm trên băng bệt. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót sản phẩm

trên băng bệt. - Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn. - Đặt được chương trình đổ rót hồ tự động trên máy. - Nhớ được tiêu chuẩn về thời gian om khí trong khuôn. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót trên

băng sản phẩm bệt. - Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, ống thổi khí, vải sạch, xô,

gôm mút.

Page 90: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 91

- Bột talc, miếng vải, mút cao su, ống nhựa mềm, màng lọc, thước kẹp, đồng hồ đo, dàn quạt.

- Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông, bàn xoay.

- Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ tuân thủ quy trình, trình tự đổ rót trên băng sản phẩm bệt

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định đánh giá theo thang đánh giá sự thực hiện

- Sự thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng thao tác từng bước

- Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện để so sánh đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng của từng bước quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sự thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc sau đổ rót - Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Theo dõi thời gian thực tế thực hiện công việc để so sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 91: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

92 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót sản phẩm trên băng két nước Mã số công việc: F09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; chuẩn bị chương trình đổ rót tự động; đổ rót hồ vào

khuôn theo chế độ tự động; tháo hồ và om khí trong khuôn; tháo mở khuôn lấy sản phẩm mộc.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mức độ tuân thủ đúng quy trình, trình tự các bước. - Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đổ rót của từng

bước công việc. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lập chương trình đổ rót hồ tự động trên máy nhanh, chuẩn xác. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước trong công việc đổ rót sản phẩm trên băng

két nước. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót sản phẩm

trên băng két nước. - Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn.

- Đặt được chương trình đổ rót hồ tự động trên máy. - Nhớ được tiêu chuẩn thời gian om khí trong khuôn.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót trên băng sản phẩm két nước.

Page 92: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 93

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, ống thổi khí, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, nút cao su, ống nhựa mềm, màng lọc, thước kẹp, đồng hồ

đo, dàn quạt. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ theo quy trình, trình tự đổ rót trên băng sản phẩm két nước

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định đánh giá theo thang đánh giá sự thực hiện

- Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đổ rót của từng bước công việc

- Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện để so sánh đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng của từng bước quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sự thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc sau đổ rót - Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Theo dõi thời gian thực tế thực hiện công việc để so sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 93: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

94 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót sản phẩm trên băng chậu rửa Mã số công việc: F10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị khuôn đổ rót; chuẩn bị chương trình đổ rót tự động; đổ rót hồ vào

khuôn theo chế độ tự động; tháo hồ và om khí trong khuôn; tháo mở khuôn lấy sản phẩm mộc.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Mức độ tuân thủ đúng quy trình, trình tự các bước. - Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đổ rót của từng

bước công việc. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lập chương trình đổ rót hồ tự động trên máy nhanh, chuẩn xác. 2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước trong công việc đổ rót sản phẩm trên băng

chậu rửa. - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót sản phẩm

trên băng chậu rửa. - Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn. - Đặt được chương trình đổ rót hồ tự động trên máy.

- Nhớ được tiêu chuẩn thời gian om khí trong khuôn.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót trên

băng sản phẩm chậu rửa.

Page 94: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 95

- Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, ống thổi khí, vải sạch, xô, gôm mút. - Bột talc, miếng vải, nút cao su, ống nhựa mềm, màng lọc, thước kẹp, đồng hồ

đo, dàn quạt. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ theo đúng quy trình, trình tự đổ rót trên băng sản phẩm chậu rửa

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy quy định đánh giá theo thang đánh giá sự thực hiện

- Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đổ rót của từng bước công việc

- Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện để so sánh đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng của từng bước quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sự thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc sau đổ rót - Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Theo dõi thời gian thực tế thực hiện công việc để so sánh đối chiếu với thời gian quy định trong phiếu công nghệ

Page 95: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

96 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Đổ rót sản phẩm trên băng áp lực Mã số công việc: F11

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chuẩn bị khuôn đổ rót đạt tiêu chuẩn; chuẩn bị hồ đổ rót phải đủ trong téc theo đúng yêu cầu; chuẩn bị chương trình đổ rót tự động; ép dàn khuôn trên băng bằng pistong thủy lực theo đúng yêu cầu về áp lực; đổ rót hồ vào khuôn theo chế độ tự động; tháo hồ trong khuôn; tháo mở khuôn tách lấy sản phẩm mộc.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Thực hiện đổ rót trên băng áp lực đúng quy trình, trình tự các bước.

- Độ chính xác của áp lực pistong thủy lực ép dàn khuôn.

- Độ chính xác của các thao tác: Mở van khí nén; bơm hút chân không; mở khuôn lấy sản phẩm…

- Đổ rót đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước.

- Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước quy định.

- Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định.

- Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

- Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ.

III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Lập chương trình đổ rót hồ tự động trên máy nhanh, chuẩn xác.

2. Kiến thức:

- Nhớ được trình tự các bước trong công việc đổ rót sản phẩm trên băng chậu rửa.

- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc đổ rót sản phẩm trên băng chậu rửa.

- Chỉ ra được những chỗ cần xoa bột talc, dán vải trên bề mặt khuôn.

- Đặt được chương trình đổ rót hồ tự động trên máy.

Page 96: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 97

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc đổ rót trên

băng sản phẩm chậu rửa. - Khuôn, hồ đổ rót, cân bàn, chổi cọ, khí nén, ống thổi khí, vải sạch, xô,

gôm mút. - Bột talc, miếng vải, nút cao su, ống nhựa mềm, màng lọc, thước kẹp, đồng hồ đo. - Đèn chiếu sáng, ống khoan, dưỡng, dao cắt, dao cạo, con dấu, hêra, bút lông,

bàn xoay. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca, biên bản thí nghiệm của phòng kỹ thuật. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ theo quy trình, trình tự đổ rót trên băng áp lực

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy

- Độ chính xác của áp lực pistong thủy lực ép dàn khuôn

- Theo dõi quá trình ép khuôn bằng máy ép thủy lực - Kiểm tra lực ép trên đồng hồ và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác của các thao tác: Mở van khí nén; bơm hút chân không; mở khuôn lấy sản phẩm…

- Theo dõi quá trình đổ rót và đối chiếu với quy trình đổ rót trên băng áp lực

- Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đổ rót của từng bước công việc

- Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc sau đổ rót - Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Mức độ chính xác của các lỗ làm việc và dấu trên sản phẩm

- Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Theo dõi thời gian thực tế thực hiện công việc

Page 97: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

98 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Hoàn thiện sản phẩm sau tách khuôn Mã số công việc: F12 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đặt sản phẩm mộc lên sàn thao tác, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện sản

phẩm: cắt bavia, hêra bề mặt sản phẩm, khoan khoét cắt lại lỗ, lấp vá lỗ cấp hồ, lau sạch bột talc. Sau đó tiến hành đo kiểm và xếp sản phẩm vào nơi quy định.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Hoàn thiện sản phẩm mộc sau tách khuôn đúng quy trình, trình tự các bước. - Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

và được xếp đúng nơi quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đo và kiểm tra độ cứng và độ dày sản phẩm chính xác. 2. Kiến thức:

- Nhớ được trình tự các bước trong công việc hoàn thiện sản phẩm.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc hoàn thiện sản phẩm.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc hoàn thiện

sản phẩm. - Bàn xoay, dao nhọn, khay nhựa, gôm mút, hêra, bút lông, hồ loãng, đất

dán, dưỡng. - Nước, máy đo độ cứng, máy đo độ dày, polinet, đèn kiểm tra.

- Sổ tay công nhân, sổ giao ca.

- Trang bị bảo hộ lao động.

Page 98: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 99

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ theo quy trình, trình tự quá trình hoàn thiện sản phẩm

- Theo dõi, giám sát người thực hiện, so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy

- Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện các bước công việc

- Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc sau công việc hoàn thiện sản phẩm

- Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Theo dõi thời gian thực tế thực hiện công việc, so sánh với tiêu chuẩn

Page 99: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

100 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Chuẩn bị sản phẩm mộc cho cấp sấy cưỡng bức Mã số công việc: F13 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đặt sản phẩm mộc lên sàn thao tác, tiến hành chỉnh sửa và hoàn hiện sản

phẩm: cắt bavia, hêra bề mặt sản phẩm, khoan khoét cắt lại lỗ, lấp vá lỗ cấp hồ, lau sạch bột talc, đóng dấu lên mộc, ghi lại số cá nhân của sản phẩm. Sau đó tiến hành đo kiểm và xếp sản phẩm vào nơi quy định.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Chuẩn bị sản phẩm mộc cho cấp sấy cưỡng bức trong lò đúng quy trình, trình

tự các bước. - Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng bước. - Sản phẩm mộc nhẵn, sạch, không biến dạng, móp méo, đảm bảo kích thước

và được xếp đúng nơi quy định. - Dấu và các lỗ làm việc đúng vị trí, kích thước quy định. - Thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức ghi trong quy trình công nghệ. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đo và kiểm tra độ cứng và độ dày sản phẩm chính xác.

2. Kiến thức: - Nhớ được trình tự các bước trong công việc chuẩn bị sản phẩm mộc cho

cấp sấy. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong công việc chuẩn bị sản

phẩm mộc cấp sấy. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Các loại bảng biểu, quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật trong công việc chuẩn bị mộc cấp sấy.

- Bàn xoay, dao nhọn, khay nhựa, gôm mút, hêra, bút lông, hồ loãng, đất dán, dưỡng, con dấu, bút chì.

Page 100: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 101

- Nước, máy đo độ cứng, máy đo độ dày, polinet, đèn kiểm tra. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tuân thủ theo quy trình, trình tự quá trình chuẩn bị mộc cấp sấy

- Theo dõi, giám sát người thực hiện so sánh đối chiếu với bảng quy trình thực hiện công việc của nhà máy

- Mức độ chuẩn xác của việc thực hiện các bước công việc

- Quan sát, theo dõi thao tác của người thực hiện

- Chất lượng sản phẩm mộc sau công việc chuẩn bị mộc cấp sấy

- Quan sát và sử dụng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong phiếu công nghệ theo thang đánh giá sản phẩm

- Sự an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ và công tác vệ sinh công nghiệp

- Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện của người làm

- Thời gian thực hiện so với định mức - Theo dõi thời gian thực tế thực hiện công việc, so sánh với tiêu chuẩn

Page 101: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

102 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Xử lý sự cố nứt mộc sau sấy xanh Mã số công việc: F14 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra phát hiện các vết nứt trên sản phẩm mộc sau khi sấy môi trường sau

đó đánh giá mức độ nứt của sản phẩm để xử lý theo từng cấp. II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Độ chính xác của nguyên nhân gây nứt đã phát hiện được. - Mức độ đồng đều về độ ẩm tạo lên cho hai phần ghép vá (đối với nguyên

nhân gây nứt do vết ghép vá). - Mức độ đạt tiêu chuẩn của độ nhám tạo cho bề mặt tiếp xúc giữa hai mảnh

ghép vá (đối với nguyên nhân gây nứt do vết ghép vá). - Độ dày của lớp hồ bôi lên phần ghép vá (đối với nguyên nhân gây nứt do vết

ghép vá). - Độ đồng đều của bề dày lớp hồ bôi trên phần ghép vá (đối với nguyên nhân

gây nứt do vết ghép vá). - Độ đồng đều về độ ẩm khuôn tạo hình (đối với nguyên nhân gây nứt do vệt

tháo hồ trên khuôn). - Mức độ thoát hết hồ thừa ở khuôn (đối với nguyên nhân gây nứt do vệt tháo

hồ trên khuôn). - Chất lượng của việc xử lý sự xuất hiện các vết nứt. III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát để phát hiện vết nứt. - Xác định chính xác nguyên nhân gây nứt. - Tạo độ ẩm đồng đều và phù hợp trên các bề mặt ghép vá. - Tạo độ nhám theo đúng tiêu chuẩn cho cho các bề mặt ghép vá. - Bôi một lớp hồ có độ dày đồng đều theo tiêu chuẩn lên bề mặt ghép vá. - Pha hồ loãng để tạo độ ẩm đồng đều trên bề mặt khuôn. - Thao tác nghiêng khuôn để tháo sạch hồ thừa. 2. Kiến thức: - Nêu lên được các nguyên nhân có thể gây nứt mộc sau sấy xanh.

Page 102: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 103

- Nhớ được tiêu chuẩn về độ nhám bề mặt tiếp xúc của phần ghép vá. - Nhớ được tiêu chuẩn về độ dày của lớp hồ quét lên bề mặt ghép vá. - Phát biểu được tính chất về sự hút nước của khuôn thạch cao. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sản phẩm mộc sau một ngày tạo hình. - Gương soi, đèn pin, vải xô, xô chứa nước, lưỡi cưa sắt, chổi quét hồ. - Gôm mút, nước hồ loãng. - Sổ tay công nhân, sổ giao ca. - Trang bị bảo hộ lao động.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của nguyên nhân gây nứt đã phát hiện được

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra nứt mộc, quan sát vị trí các vết nứt phát hiện được trên sản phẩm

- Mức độ thích hợp về độ ẩm tạo cho mảnh vải phủ lên bề mặt phần ghép vá

- Kiểm tra độ ẩm miếng vải phủ lên hai phần ghép vá và giám sát thời gian phủ vải ẩm lên miếng vá, so sánh với tiêu chuẩn

- Mức độ đạt tiêu chuẩn của độ nhám tạo cho bề mặt tiếp xúc giữa hai mảnh ghép vá

- Giám sát trực tiếp quá trình tạo nhám bề mặt ghép vá, quan sát bề mặt nhám tạo được và so sánh với tiêu chuẩn độ nhám bề mặt ghép vá

- Độ dày của lớp hồ bôi lên phần ghép vá

- Giám sát trực tiếp quá trình quét hồ, quan sát bề dày lớp hồ quét được và so sánh với tiêu chuẩn

- Độ đồng đều của bề dày lớp hồ bôi trên phần ghép vá

- Giám sát trực tiếp quá trình quét hồ

- Độ đồng đều của bề dày lớp hồ bôi trên phần ghép vá

- Kiểm tra độ loãng của hồ quét lên khuôn, giám sát quá trình quét hồ lên bề mặt khuôn tại vị trí ương ứng với vết nứt trên sản phẩm

- Mức độ thoát hết hồ thừa ở khuôn - Kiểm tra các khuôn sau khi đã thực hiện tháo hồ thừa

- Chất lượng việc xử lý sự xuất hiện các vết nứt trên sản phẩm sau sấy xanh

- Xem sổ ghi chép về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm mộc sau sấy xanh

Page 103: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

104 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ

Tên công việc: Xử lý sự cố độ dày mộc không đạt yêu cầu Mã số công việc: F15 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Phát hiện độ dày mộc không đạt yêu cầu, tiến hành thay đổi thời gian lưu hồ trong khuôn và quy định thời gian tháo mở khuôn hợp lý sau đó thông báo lại cho các bộ phận chức năng để xử lý.

II. TIÊU CHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Độ chính xác của sự sai lệch về bề dày đã phát hiện được.

- Mức độ tuân thủ quy trình kiểm tra đổ rót trên khuôn đổ mẫu thử.

- Việc báo cáo về sự cố cho các bộ phận liên quan phải kịp thời, đúng đối tượng.

III. KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Đo bề dày mộc bằng thước kẹp.

- Điều chỉnh lượng hồ tháo ra khỏi khuôn theo từng nấc một.

- Lập báo cáo rõ ràng về tình trạng sự cố.

2. Kiến thức:

- Nhắc lại được tiêu chuẩn về độ dày mộc bám khuôn, độ dày mộc sau tạo hình.

- Phát biểu được quy trình lưu hồ trong khuôn thạch cao.

- Nêu được phương pháp so sánh độ dày mộc mới được tạo ra với tiêu chuẩn độ dày mộc.

- Phát biểu được quy trình kiểm soát quá trình sản xuất.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ: Thước kẹp, thước kẹp đồng hồ, khuôn đổ mẫu thử, bảng tiêu chuẩn độ dày mộc, form báo cáo.

- Các bộ phận khác có liên quan cần phối hợp: phòng kỹ thuật, bộ phận sấy môi trường.

Page 104: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 105

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của sự sai lệch về bề dày đã phát hiện được

- Giám sát trực tiếp thao tác đo độ dày mộc bằng thước kẹp, so sánh kết quả đo với bảng tiêu chuẩn về bề dày

- Mức độ tuân thủ quy trình kiểm tra đổ rót trên khuôn đổ mẫu thử

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra mộc sau tạo hình, so sánh sự thực hiện các bước với quy trình

- Mức độ kịp thời và chính xác của việc báo cáo về sự cố cho các bộ phận liên quan

- Kiểm tra form báo cáo, kiểm tra sổ giao ca - Giám sát toàn bộ quá trình xử lý sự cố và so sánh với quy trình

Page 105: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

106 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị vận hành sấy môi trường Mã số công việc: G01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra tình trạng các thiết bị sấy môi trường, kiểm tra an toàn khu vực sấy

môi trường, tạo không gian khép kín cho khu vực sấy môi trường. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đường ống dẫn nhiên liệu và thiết bị đốt không có sự rò rỉ. - Đảm bảo điều kiện an toàn lao động. - Môi trường sấy phải được khép kín. - Sự phân bố các thiết bị đo thông số môi trường phải đảm bảo kiểm soát được

quá trình sấy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và nhận biết được sự rò rỉ của nhiên liệu. - Quan sát để phát hiện được tình trạng mất an toàn, không ổn định của các

thiết bị. - Quan sát tổng thể không gian môi trường sấy. - Lựa chọn điểm đặt thiết bị đo thông số môi trường. 2. Kiến thức: - Phát biểu được quy trình sấy môi trường. - Nêu lên được các quy tắc an toàn chống điện áp chạm đối với các thiết bị điện. - Trình bày được nguyên lý cấu tạo và làm việc của thiết bị đốt, quạt ly tâm và

thiết bị trao đổi nhiệt. - Vẽ được sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu cho sấy môi trường. - Nêu lên được các biện pháp an toàn khi làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng. - Trình bày được nguyên lý sấy trong không gian kín. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

Page 106: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 107

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: clê. mỏ lết, nhiên liệu (dầu, khí gas), không gian và mặt bằng khu vực tạo hình, khóa cửa, nhiệt kế cầm tay, ẩm kế cầm tay, bảng nội quy an toàn khi vận hành sấy môi trường, quy trình vận hành sấy môi trường, chương trình sấy cài đặt sẵn.

- Thiết bị: thiết bị đốt, quạt ly tâm, thiết bị trao đổi nhiệt, tủ điều khiển hệ thống thiết bị sấy môi trường.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Sự rò rỉ của nhiên liệu trên đường ống dẫn và thiết bị đốt

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra tất cả các mặt bích, các đoạn nối của đường ống cấp nhiên liệu và kiểm tra thiết bị đốt

- Điều kiện an toàn lao động - Kiểm tra toàn bộ khu vực môi trường sấy không có người - Kiểm tra sự nối đất của tất cả các động cơ quạt, tủ điện

- Độ kín của môi trường sấy - Kiểm tra sự đóng kín tất cả các cửa cách ly môi trường sấy với bên ngoài

- Sự phân bố các thiết bị đo thông số môi trường để đảm bảo kiểm soát được toàn bộ quá trình sấy

- Quan sát xem các thiết bị đo nhiệt độ, thiết bị đo độ ẩm có được bố trí đều khắp không gian khu vực môi trường sấy hay không?

Page 107: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

108 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành hệ thống sấy môi trường Mã số công việc: G02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chọn chế độ làm việc của thiết bị, chọn chế độ sấy (thực hiện trên tủ điều

khiển), vận hành hệ thống thiết bị theo chế độ đã chọn để tạo ra môi trường sấy có thông số yêu cầu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ tự động hóa của quá trình. - Sự tuân theo quy trình vận hành hệ thống sấy môi trường. - Độ chênh lệch thông số thực tế của môi trường sấy so với tiêu chuẩn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát sự hoạt động của hệ thống thiết bị. - Thao tác tủ điều khiển điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống thiết bị. - Quan sát và đọc chính xác chỉ số trên nhiệt kế và ẩm kế. - Kiểm soát quá trình sấy. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình vận hành thiết bị sấy môi trường, và kiểm soát quá

trình sấy môi trường. - Nêu được các giá trị tiêu chuẩn của thông số môi trường. - Nêu lên được nguyên tắc an toàn trong quá trình đốt cháy nhiên liệu dạng khí

hoặc lỏng. - Trình bày được nguyên lý hoạt động an toàn của các thiết bị trao đổi nhiệt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: quy trình vận hành hệ thống sấy môi trường, nhiên liệu (dầu, khí gas), nhiệt kế cầm tay, ẩm kế cầm tay, bảng nội quy an toàn khi vận hành sấy môi trường, quy trình vận hành sấy môi trường, sổ ghi thông số môi trường, chương trình sấy cài đặt sẵn.

Page 108: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 109

- Thời gian thực hiện: 12 giờ. - Thời điểm: ban đêm, khi không có người làm việc trong khu vực của môi

trường sấy. - Thiết bị: thiết bị đốt, quạt ly tâm thổi khí nóng và hút khí thải, thiết bị trao

đổi nhiệt, tủ điều khiển sự hoạt động của các thiết bị.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ tự động hóa quá trình sấy - Kiểm tra chế độ làm việc của hệ thống thiết bị đã được lựa chọn trên tủ điều khiển. Kiểm tra chương trình sấy đã cài đặt

- Sự tuân theo quy trình vận hành sấy môi trường

- Giám sát quá trình làm việc của người vận hành trong việc thực hiện đầy đủ các bước thao tác đã được chỉ dẫn trong bảng quy trình vận hành sấy môi trường

- Độ chênh lệch thông số thực tế của môi trường so với tiêu chuẩn

- Kiểm tra giá trị các thông số đo bằng nhiệt kế và ẩm kế đặt trong môi trường đã ghi trong sổ và so sánh các giá trị này với thông số đã cài đặt trong chương trình khi lựa chọn chế độ sấy

Page 109: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

110 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý tình huống nhiệt độ môi trường không đạt yêu cầu Mã số công việc: G03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phát hiện ra tình huống nhiệt độ môi trường sấy quá cao hoặc quá thấp so với

yêu cầu, điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều chỉnh thiết bị đốt, điều chỉnh quạt hút khí thải.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố. - Độ chính xác của việc chọn thiết bị để điều chỉnh. - Chất lượng của việc điều chỉnh sự hoạt động của các thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát theo dõi các thông số môi trường thông qua các thiết bị đo. - Thao tác tủ điều khiển điều chỉnh sự hoạt động của thiết bị đốt, quạt hút

khí thải. - Quan sát và đọc chính xác chỉ số trên nhiệt kế. - Kiểm soát quá trình sấy. - Lựa chọn đúng thiết bị cần điều chỉnh cho khu vực có xảy ra tình huống nhiệt

độ không đạt yêu cầu. - Điều chỉnh sự đốt cháy nhiên liệu của thiết bị đốt. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình vận hành thiết bị sấy môi trường, và kiểm soát quá

trình sấy môi trường. - Nêu được các giá trị tiêu chuẩn của thông số môi trường. - Trình bày được nguyên lý làm việc của thiết bị đốt. - Trình bày được quá trình hòa trộn của các dòng khí có nhiệt độ khác nhau. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

Page 110: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 111

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: quy trình vận hành hệ thống sấy môi trường, nhiên liệu (dầu, khí gas), nhiệt kế cầm tay, ẩm kế cầm tay, quy trình vận hành sấy môi trường, sổ ghi thông số thực tế của môi trường, chương trình sấy cài đặt sẵn trên tủ điều khiển, các nút thao tác điều khiển quạt hút và thiết bị đốt trên tủ điều khiển, các van chặn trên đường ống cấp nhiên liệu.

- Thiết bị: thiết bị đốt, quạt ly tâm hút khí thải môi trường, thiết bị trao đổi nhiệt, tủ điều khiển sự hoạt động của các thiết bị.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố

- Giám sát quá trình vận hành hệ thống sấy môi trường xem người vận hành có thực hiện việc kiểm tra thông số môi trường theo đúng chỉ dẫn của quy trình vận hành hay không - Kiểm tra thông số môi trường ghi trong sổ nhật ký vận hành xem tình trạng nhiệt độ không đạt yêu cầu bị kéo dài bao lâu

- Độ chính xác của việc chọn thiết bị điều chỉnh

- Các thiết bị đốt và quạt hút được điều chỉnh phải là các thiết bị cung cấp khí nóng và hút khí thải cho khu vực cần được điều chỉnh nhiệt độ

- Chất lượng của việc điều chỉnh sự hoạt động của các thiết bị

- Giám sát sự hoạt động an toàn và ổn định của các thiết bị đốt và quạt hút trong quá trình điều chỉnh - Kiểm tra độ chênh lệch của nhiệt độ môi trường sau khi đã điều chỉnh so với tiêu chuẩn đã cài đặt - Theo dõi khoảng thời gian tiến hành điều chỉnh thiết bị để nhiệt độ môi trường đạt yêu cầu

Page 111: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

112 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý tình huống độ ẩm môi trường sấy không đạt yêu cầu Mã số công việc: G04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phát hiện ra tình huống độ ẩm môi trường sấy quá cao hoặc quá thấp so với

yêu cầu, điều chỉnh độ ẩm bằng cách điều khiển sự hoạt động của quạt hút khí thải môi trường.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố. - Độ chính xác của việc chọn thiết bị cần điều chỉnh. - Chất lượng của việc điều chỉnh. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát sự hoạt động của hệ thống thiết bị. - Thao tác tủ điều khiển điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống thiết bị. - Quan sát và đọc chính xác chỉ số trên ẩm kế. - Kiểm soát quá trình sấy. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình vận hành thiết bị sấy môi trường, và kiểm soát quá

trình sấy môi trường. - Nêu được các giá trị tiêu chuẩn của thông số môi trường. - Nêu lên được sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường tới quá trình thoát ẩm của

vật liệu sấy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: quy trình vận hành hệ thống sấy môi trường, nhiên

liệu (dầu, khí gas), ẩm kế, bảng nội quy an toàn khi vận hành sấy môi trường, quy trình vận hành sấy môi trường, sổ ghi thông số môi trường, chương trình sấy cài đặt sẵn, tủ điều khiển.

- Thiết bị: quạt ly tâm hút khí thải môi trường.

Page 112: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 113

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố

- Giám sát quá trình vận hành hệ thống sấy môi trường xem người vận hành có thực hiện việc kiểm tra thông số môi trường theo đúng chỉ dẫn của quy trình vận hành hay không - Kiểm tra thông số môi trường ghi trong sổ nhật ký vận hành xem tình trạng độ ẩm không đạt yêu cầu bị kéo dài bao lâu

- Độ chính xác của việc chọn thiết bị điều chỉnh

- Kiểm tra xem quạt hút được điều khiển có nằm trong khu vực môi trường có độ ẩm không đạt yêu cầu hay không

- Chất lượng của việc điều chỉnh - Giám sát sự hoạt động an toàn và ổn định của quạt hút trong quá trình điều chỉnh - Kiểm tra độ chênh lệch của độ ẩm môi trường sau khi đã điều chỉnh so với tiêu chuẩn đã cài đặt - Theo dõi khoảng thời gian tiến hành điều chỉnh thiết bị để độ ẩm môi trường đạt yêu cầu

Page 113: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

114 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý tình huống mất an toàn trong quá trình đốt cháy

nhiên liệu Mã số công việc: G05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Điều khiển sự hoạt động của hệ thống thiết bị sấy môi trường khi có hiện

tượng nhiên liệu đã được phun ra khỏi thiết bị đốt nhưng không cháy gây nguy cơ nổ trong môi trường.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra nguy cơ gây sự cố. - Việc dừng thiết bị khi có sự cố phải được thực hiện kịp thời và theo đúng quy

trình an toàn. - Nguyên nhân gây sự cố phải được được khắc phục ngay sau khi phát hiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Cảm nhận được mùi nhiên liệu khuếch tán trong môi trường. - Đánh giá được mức độ cháy của nhiên liệu dựa vào màu sắc của ngọn lửa. - Thao tác tủ điều khiển điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống thiết bị. - Phối hợp với các bộ phận liên quan để khắc phục sự cố. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình dừng khẩn cấp thiết bị sấy môi trường khi có sự cố. - Liệt kê được tất cả các nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng có nhiên liệu

không cháy khuếch tán trong môi trường. - Nêu được các bước kiểm tra để tìm nguyên nhân sự cố. - Trình bày được nguyên tắc an toàn đối với thiết bị đốt nhiên liệu. - Nêu lên được phương pháp khắc phục nguy cơ gây cháy nổ trong môi trường. - Nhớ rõ trách nhiệm của bản thân và các bộ phận liên quan trong việc xử lý

sự cố. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

Page 114: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 115

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: quy trình vận hành hệ thống sấy môi trường, nhiên liệu (dầu, khí gas), bảng nội quy an toàn khi vận hành sấy môi trường, quy trình vận hành sấy môi trường, sổ ghi thông số môi trường, chương trình sấy cài đặt sẵn.

- Sự phối hợp của các bộ phận liên quan: Phòng kỹ thuật cơ điện. - Thiết bị: Thiết bị đốt, quạt ly tâm hút khí thải môi trường.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố

- Giám sát trực tiếp sự kiểm tra theo dõi thiết bị trong quá trình vận hành để đảm bảo điều kiện an toàn trong môi trường sấy

- Việc dừng thiết bị kịp thời khi có sự cố và theo đúng quy trình

- Giám sát quá trình dừng thiết bị xem các thao tác dừng thiết bị sau khi phát hiện ra sự cố có chính xác và tuân theo đúng nguyên tắc an toàn đối với các thiết bị làm việc trong môi trường có nguy cơ gây cháy nổ không

- Mức độ kịp thời của việc khắc phục nguyên nhân gây sự cố

- Theo dõi kiểm tra sự nghiêm túc trong việc giải quyết sự cố của người vận hành, sự phối hợp với các bộ phận liên quan để khắc phục sự cố, giám sát khoảng thời gian thực hiện công việc xử lý sự cố và trình tự thực hiện công việc

Page 115: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

116 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xếp mộc vào hầm sấy Mã số công việc: H01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận các xe mộc từ bộ phận tạo hình, vận chuyển và sắp xếp vào hầm sấy theo

đúng quy định và tiêu chuẩn mộc cấp sấy, chủng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc giao nhận sản phẩm mộc cấp sấy. - Thứ tự xếp các xe mộc trong hầm sấy. - Độ chính xác về số lượng và chủng loại sản phẩm trong hầm sấy mộc. - Sự điều chỉnh các xe mộc trong hầm sấy để an toàn cho sản phẩm sấy và thiết

bị sấy. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Nhận đúng chủng loại sản phẩm theo yêu cầu. - Đánh giá độ ẩm mộc theo tiêu chuẩn mộc cấp sấy. - Vận chuyển các xe mộc về hầm sấy. - Xếp các xe mộc trong hầm sấy theo thứ tự sắp xếp trong các khoang của

hầm sấy. - Điều chỉnh các bánh lái của xe đi an toàn trong quá trình sấy mộc cưỡng bức. 2. Kiến thức: - Nhắc lại được tiêu chuẩn độ ẩm mộc cấp sấy. - Nêu được các yêu cầu giao nhận sản phẩm mộc cấp sấy. - Trình bày được cách xếp sản phẩm mộc và trong hầm sấy theo các khoang

của hầm sấy mộc. - Giải thích được các sự cố có thể xảy ra khi việc điều chỉnh bánh lái của xe

chở mộc không dúng quy định. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

Page 116: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 117

- Trang bị bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay. - Thiết bị: hầm sấy mộc, xe chở sản phẩm mộc. - Bảng quy định cách xếp mộc trong hầm sấy; phiếu yêu cầu về chủng loại và

số lượng cần sấy mộc.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của việc giao nhận sản phẩm mộc cấp sấy

- Quan sát việc giao nhận sản phẩm mộc, kiểm tra lại sổ giao nhận sản phẩm mộc cấp sấy

- Thứ tự xếp các xe mộc trong hầm sấy - Quan sát việc xếp các xe mộc trong các khoang và kiểm tra lại quy định xếp mộc trong bồn sấy của công ty

- Độ chính xác về số lượng và chủng loại trong hầm sấy mộc

- Kiểm tra lại sổ cấp sấy so sánh với phiếu yêu cầu cấp sấy

- Sự điều chỉnh các xe mộc trong hầm sấy để an toàn cho sản phẩm và thiết bị sấy

- Kiểm tra lại các xe mộc xếp trong hầm sấy so sánh với quy cách xếp mộc trong hầm sấy của công ty

Page 117: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

118 CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra chương trình, téc nước tạo ẩm và các động cơ Mã số công việc: H02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra đúng quy định chương trình sấy của công ty đã cài đặt sẵn trên tủ

điều khiển hầm sấy mộc. Kiểm tra đủ mức nước trong téc nước tạo ẩm. Sau đó kiểm tra các động cơ, buồng đốt, các van đã trong trạng thái hoạt động tốt. Kiểm tra lại trong hầm sấy không có người, các cửa đã đóng kín khít.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc lựa chọn chương trình sấy quy định về chương trình

sấy của công ty. - Mức độ đầy đủ của lượng nước trong téc nước tạo ẩm theo quy định. - Độ chính xác của việc đánh giá tình trạng hoạt động của các động cơ, buồng

đốt, các van trên đường ống cấp và hút khí. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thực hiện thao tác trên tủ điều khiển đi kiểm tra xem chương trình sấy chọn

đã đúng với chương trình quy định của công ty hay không. - Đo mực nước trong téc nước tạo ẩm. - Kiểm tra các động cơ, buồng đốt, các van hút và thải trong tình trạng hoạt

động tốt. 2. Kiến thức: - Nhớ được tên chương trình sấy quy định của công ty. - Trình bày được cách kiểm tra lại chương trình sấy trên tủ điều khiển. - Nêu được cách kiểm tra mức nước trong téc nước tạo ẩm. - Nêu được cách kiểm tra động cơ, buồng đốt và các van hút, van đẩy. - Nêu được các yêu cầu về an toàn đối với các thiết bị điện. - Nêu được các yêu cầu về an toàn đối với các buồng đốt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

Page 118: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 473 + 474 ngày 10-8-2010 119

- Trang bị bảo hộ Lao động, mũ, khẩu trang, găng tay. - Thiết bị: Hầm sấy mộc, tủ điều khiển hầm sấy mộc, buồng đốt, các động cơ,

các van cấp khí và van đẩy khí thải. - Bảng nội quy vận hành hầm sấy mộc, bảng quy định chương trình sấy mộc

của công ty.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của chương trình sấy đúng theo chương trình sấy của công ty

- Quan sát quá trình kiểm tra chương trình sấy trên tủ điều khiển so sánh với chương trình quy định của công ty

- Mức độ đầy đủ của lượng nước trong téc nước tạo ẩm

- Kiểm tra trực tiếp mức nước trong tec nước và so sánh với tiêu chuẩn yêu cầu

- Độ chính xác của việc đánh giá tình trạng hoạt động của các động cơ, thiết bị đốt, các van trên đường cấp và hút khí

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra an toàn thiết bị trước khi vận hành

(Xem tiếp Công báo số 475 + 476)

Page 119: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức
Page 120: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

2 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BỘ XÂY DỰNG

THÔNG TƯ Số 03/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 4 năm 2010 ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề xây dựng

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

TÊN NGHỀ: SẢN XUẤT SỨ VỆ SINH MÃ SỐ NGHỀ:

TẬP II

Phần IV. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ

(Tiếp theo Công báo số 473 + 474)

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành hầm sấy theo chương trình sấy mộc Mã số công việc: H03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chọn chế độ điều khiển tự động (AUTO) cho hệ thống thiết bị của hầm sấy.

Sau đó thực hiện khởi động hệ thống và kiểm tra theo dõi sự hoạt động ổn định của hầm sấy trong suốt quá trình sấy mộc cưỡng bức.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc chọn chế độ điều khiển tự động (AUTO). - Thứ tự thực hiện việc khởi động toàn bộ hệ thống sấy. - Mức độ ổn định hệ thống sấy trong suốt quá trình sấy mộc cưỡng bức, theo

dõi sự hoạt động. - Mức độ dừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống khi có sự cố.

Page 121: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 3

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Bấm các phím trên tủ điều khiển đã chọn chính xác chế độ điều khiển

tự động. - Bật các nút khởi động từng thiết bị để khởi động toàn bộ hệ thống. - Ấn nút dừng hệ thống khi có dấu hiệu sắp có sự cố. 2. Kiến thức: - Trình bày được cách chọn chế độ điều khiển tự động trên tủ điều khiển. - Nhắc lại được thứ tự khởi động các thiết bị để khởi động toàn bộ hệ thống. - Nêu được các công việc kiểm tra theo dõi sự hoạt động ổn định của hệ thống

trong suốt quá trình sấy mộc. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, đèn pin. - Dụng cụ, thiết bị: hầm sấy mộc, bảng điều khiển hầm sấy mộc, bảng hướng

dẫn vận hành hầm sấy. - Thời điểm: thường sấy vào ban đêm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của việc chọn chế độ điều khiển tự động (AUTO)

- Giám sát trực tiếp quá trình đặt chế độ điều khiển thiết bị và so sánh với quy trình hướng dẫn

- Thứ tự thực hiện việc khởi động toàn bộ hệ thống sấy

- Quan sát việc thực hiện khởi động các thiết bị để vận hành toàn bộ hệ thống, so sánh với quy trình vận hành hầm sấy mộc

- Mức độ ổn định của hệ thống sấy trong suốt quá trình sấy mộc

- Giám sát trực tiếp quá trình và kiểm tra lại sổ theo dõi quá trình sấy mộc

- Mức độ tuân thủ quy trình dừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống khi có sự cố

- Quan sát và kiểm tra lại sổ theo dõi các sự cố xảy ra trong quá trình sấy mộc

Page 122: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

4 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Vận hành hầm sấy theo chương trình làm nguội

Mã số công việc: H04

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Bật công tắc sang vị trí "OFF", mở van hút khí thải ở mức 100%, chạy quạt hút khí thải trong một thời gian theo quy định, mở cửa hầm sấy mộc để mộc trong hầm sấy nguội hoàn toàn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ chính xác của vị trí ngắt toàn bộ hệ thống.

- Độ chính xác của việc điều chỉnh độ mở van hút khí thải.

- Độ chính xác của thời gian chạy quạt hút.

- Thứ tự thực hiện các công việc trong vận hành hầm sấy mộc theo chương trình làm nguội.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Bật công tắc hệ thống sang vị trí tắt “OFF”.

- Điều chỉnh van hút khí thải mở 100%.

- Khởi động quạt hút khí thải.

- Mở cửa hầm sấy khi đã đủ thời gian chạy quạt hút theo quy định.

2. Kiến thức:

- Trình bày được cách điều chỉnh van hút khí thải.

- Nhớ được thời gian chạy quạt hút khí thải trong chương trình làm nguội.

- Trình bày được thứ tự các bước thực hiện trong chương trình làm nguội.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, đèn pin, mũ.

- Dụng cụ, thiết bị: Tủ điều khiển hầm sấy mộc, van hút khí thải, nội quy vận hành hầm sấy mộc, bảng quy trình vận hành hầm sấy mộc theo chương trình làm nguội.

Page 123: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 5

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ chính xác của vị trí ngắt toàn bộ hệ thống

- Quan sát sự thực hiện chuyển công tắc về vị trí đóng

- Độ chính xác của van hút khí thải - Quan sát việc điều chỉnh van hút khí thải, so sánh với quy định

- Độ chính xác của thời gian chạy quạt hút

- Kiểm tra lại thời gian chạy quạt hút khí thải theo quy định

- Thứ tự thực hiện các công việc trong vận hành hầm sấy mộc theo chương trình làm nguội

- Quan sát quá trình vận hành hầm sấy theo chương trình làm nguội, so sánh với quy trình của công ty

Page 124: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

6 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Ra lò sản phẩm mộc sau sấy

Mã số công việc: H05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Lấy mẫu sản phẩm sấy gửi phòng kỹ thuật kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra và tiêu chuẩn mộc sau sấy để đưa sản phẩm mộc đã sấy ra khỏi hầm sấy bàn giao cho bộ phận kiểm tra mộc.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ chính xác của kết quả kiểm tra mộc trước khi ra lò.

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm ra lò.

- Thực hiện bàn giao đầy đủ cho bộ phận kiểm tra mộc.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Quan sát để kiểm tra tình trạng mộc xếp trong lò.

- Chọn mẫu kiểm tra chất lượng sấy.

- Sắp xếp các xe sản phẩm trên mặt bằng kho.

- Sắp xếp tài liệu, phiếu kiểm tra chất lượng.

2. Kiến thức:

- Phát biểu được tiêu chuẩn về chất lượng mộc sau khi sấy.

- Nêu lên được tiêu chuẩn lấy mẫu sản phẩm mộc trong lò để kiểm tra.

- Trình bày được quy trình bàn giao sản phẩm mộc giữa các bộ phận.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 2 người.

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: sổ bàn giao sản phẩm, bút, bảng tiêu chuẩn sản phẩm mộc sau khi sấy, quy trình bàn giao sản phẩm.

- Các bộ phận liên quan cần phối hợp: phòng kỹ thuật, bộ phận kiểm tra sản phẩm mộc.

Page 125: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 7

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ chính xác của kết quả kiểm tra mộc trước khi ra lò

- Giám sát trực tiếp việc thực hiện quy trình lấy mẫu mộc trong lò để kiểm tra - Giám sát trực tiếp quá trình làm thí nghiệm kiểm tra chất lượng mộc

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm khi ra lò

- So sánh kết quả kiểm tra của phòng kỹ thuật ghi trên phiếu báo kết quả kiểm tra mộc với tiêu chuẩn mộc ra lò

- Sự thực hiện bàn giao sản phẩm mộc cho bộ phận kiểm tra mộc

- Giám sát trực tiếp quá trình giao nhận giữa bộ phận trực lò sấy và bộ phận kiểm tra mộc - Kiểm tra sổ bàn giao để so sánh số lượng mộc bàn giao cho bộ phận kiểm tra mộc với số lượng mộc đã cấp vào lò sấy

Page 126: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

8 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý sự cố mộc không đạt độ ẩm yêu cầu sau sấy Mã số công việc: H06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm tra độ ẩm mộc sau sấy, nếu thấy không đạt yêu cầu thì dừng toàn bộ hầm sấy kiểm tra thiết bị và đường cong sấy để xác định nguyên nhân, khắc phục nguyên nhân để đưa ra được mẻ sấy đạt yêu cầu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mẻ sản phẩm mộc sấy không đạt yêu cầu về độ ẩm không được ra lò.

- Nguyên nhân gây sự cố phải được phát hiện chính xác.

- Sự điều chỉnh thiết bị để khắc phục sự cố phải tương thích với nguyên nhân gây sự cố.

- Việc vận hành hầm sấy để sấy lại phải tuân theo đúng quy trình.

- Quá trình xử lý sự cố phải được ghi sổ.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Kiểm soát quá trình sấy mộc trong lò.

- Đọc và phân tích biểu đồ đường cong sấy.

- Xác định chính xác nguyên nhân gây sự cố.

- Bảo dưỡng buồng đốt và điều chỉnh thiết bị đốt.

- Điều chỉnh thiết bị phun ẩm. - Vận hành hầm sấy mộc.

- Ghi sổ rõ ràng.

2. Kiến thức:

- Nhắc lại được tiêu chuẩn về độ ẩm của mộc sau khi sấy.

- Phát biểu được quy trình vận hành hầm sấy mộc.

- Trình bày được ý nghĩa của đường cong sấy thực tế và đường cong sấy lý thuyết.

- Phát biểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát ẩm của vật liệu sấy.

Page 127: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 9

- Nêu được lý thuyết cháy cơ bản. - Trình bày được nguyên lý cấu tạo và làm việc của thiết bị đốt. - Nêu được nguyên lý sấy trong lò buồng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: phiếu kết quả kiểm tra độ ẩm của sản phẩm mộc sau

sấy, bảng tiêu chuẩn sản phẩm mộc sau khi sấy, chương trình sấy cài đặt trên tủ điều khiển, màn hình hiển thị sơ đồ đường cong sấy lý thuyết, bản in đường cong sấy thực tế, búa, bảng treo cảnh báo: "chờ xử lý", bút sổ giao ca.

- Các bộ phận liên quan cần phối hợp: phòng kỹ thuật. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ độ tuân thủ quy định xử lý đối với sản phẩm sấy không đạt yêu cầu về độ ẩm

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra sản phẩm và ra lò - Quan sát xem có treo biển cảnh báo: “Chờ xử lý” hay không

- Độ chính xác của nguyên nhân gây sự cố tìm được

- Giám sát trực tiếp quá trình phân tích đường cong sấy, kiểm tra lại độ ẩm mộc cấp sấy để tìm nguyên nhân

- Mức độ phù hợp giữa việc điều chỉnh thiết bị với việc khắc phục nguyên nhân gây sự cố

- Giám sát trực tiếp quá trình điều khiển sự hoạt động của các thiết bị hầm sấy để sấy lại sản phẩm - Kiểm tra đường cong sấy

- Mức độ tuân thủ quy trình vận hành hầm sấy mộc để sấy lại sản phẩm

- Giám sát trực tiếp quá trình vận hành hầm sấy và điều khiển thiết bị để sấy lại sản phẩm

- Sự ghi chép về sự cố và quá trình khắc phục sự cố

- Kiểm tra sổ theo dõi vận hành hầm sấy mộc và sổ bàn giao ca

Page 128: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

10 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Khởi động cabin kiểm tra mộc Mã số công việc: I01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra cabin kiểm tra mộc và các động cơ trong tình trạng chuẩn bị hoạt

động, chạy quạt hút khí và bơm nước tạo màng nước để hút bụi, kiểm tra và đặt chế độ áp suất hợp lý cho súng thổi khí nén.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ tạo thành dạng màng mỏng của nước trong ca bin để thu hồi bụi. - Độ chính xác của giá trị áp suất khí nén cấp vào súng thổi bụi. - An toàn trong quá trình vận hành thiết bị cabin kiểm tra mộc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Khởi động quạt hút khí thải. - Khởi động bơm nước. - Điều chỉnh van nước tạo thành màng nước mỏng để thu hồi bụi. - Điều chỉnh bộ lọc khí để áp suất khí nén qua súng đạt yêu cầu. 2. Kiến thức: - Trình bày được cách điều chỉnh để đạt được màng nước mỏng thu hồi bụi. - Nhắc lại được việc điều chỉnh áp suất khí nén vào súng thổi khí. - Trình bày được an toàn lao động trong lao động đối với môi trường bụi và

tiếng ồn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nước trong thùng chứa thu hồi phải đầy. - Bộ điều chỉnh áp suất khí nén, tách dầu, tách nước và các đồng hồ đo áp suất

trong điều kiện làm việc tốt. - Thực hiện vào đầu các ca sản xuất. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ điều chỉnh lưu lượng nước thành màng nước mỏng để thu hồi bụi

- Quan sát quá trình điều chỉnh và đánh giá màng nước

- Mức độ điều chỉnh áp suất khí nén vào súng thổi khí

- Quan sát và kiểm tra lại đồng hồ đo áp lực khí nén

- An toàn trong quá trình vận hành thiết bị cabin kiểm tra mộc

- Quan sát việc thực hiện các nguyên tắc an toàn trong quá trình vận hành thiết bị cabin kiểm tra mộc

Page 129: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 11

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra hình dạng và kích thước sản phẩm Mã số công việc: I02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận sản phẩm mộc sau sấy, kiểm tra mức độ biến dạng sản phẩm trên bàn

phẳng bằng Livo và thước Cheper, kiểm tra kích thước của sản phẩm theo bản vẽ sản phẩm. Đánh dấu sản phẩm phát hiện khuyết tật biến dạng để sửa chữa lại.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của phép đo độ biến dạng sản phẩm. - Độ chính xác kích thước sản phẩm. - Thứ tự thao tác công việc kiểm tra hình dạng và kích thước sản phẩm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đặt Livo thăng bằng giọt nước và chọc thước Cheper để đo độ biến dạng. - Đo kích thước sản phẩm theo thứ tự kích thước tiêu chuẩn. 2. Kiến thức: - Trình bày được tiêu chuẩn độ biến dạng để sửa và độ biến dạng loại bỏ. - Nhắc lại được các tiêu chuẩn về kích thước của sản phẩm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bàn mặt đá có mặt phẳng nghiêng, Livo chuẩn, thước Cheper sai số 0,1mm,

thước dây, thước kẹp sai số 0,01mm. - Các bản vẽ kích thước sản phẩm sau sấy, bảng tiêu chuẩn độ biến dạng của

sản phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của phép đo biến dạng - Quan sát và kiểm tra lại thăng bằng của giọt nước

- Độ chính xác của phép đo kích thước sản phẩm

- Kiểm tra lại bản vẽ kích thước của sản phẩm

- Thứ tự thao tác công việc - Quan sát quá trình thao tác

Page 130: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

12 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra nứt mộc Mã số công việc: I03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Thổi bụi toàn bộ sản phẩm, dùng chổi quét dầu lên các vị trí thiết yếu trên sản

phẩm mộc để phát hiện và loại bỏ vết nứt. Đánh dấu trên các sản phẩm phát hiện vết nứt nhỏ để sửa chữa.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thao tác thổi sạch bụi sản phẩm. - Vị trí quét dầu trên sản phẩm và thao tác quét dầu theo đường gấp khúc

hình Sin. - Sự phát hiện vết nứt khi quét dầu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thổi sạch bụi bằng súng thổi khí nén. - Quét dầu đúng vị trí, quét theo đường gấp khúc hình sin để đại diện hết diện

tích bề mặt cần kiểm tra. - Quan sát để phát hiện thấy vệt thấm mầu và sủi bọt, từ đó tìm ra vết nứt. 2. Kiến thức: - Trình bày được thao tác thổi bụi toàn bộ sản phẩm. - Trình bày được vị trí thiết yếu trên sản phẩm cần thiết để quét dầu phát hiện

vết nứt. - Phân tích được sự thấm chất lỏng vào vết nứt mộc tạo thành vệt đan sắc cạnh

có khi sủi bọt tăm trên vết nứt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thổi sạch bụi sản phẩm sau đó mới được quét dầu. - Bảng hướng dẫn vị trí quét dầu trên từng chủng loại sản phẩm. - Chổi thử dầu, dầu FO, đèn pin. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thao tác thổi sạch bụi trên sản phẩm bằng súng thổi khí nén

- Quan sát thao tác thổi khí kết hợp nghiêng sản phẩm và đánh giá mức độ sạch bụi trên sản phẩm

- Vị trí cần thiết để quét dầu trên sản phẩm

- Kiểm tra bảng hướng dẫn vị trí thử dầu

- Thao tác quét dầu lên sản phẩm - Quan sát - Phát hiện vết nứt mộc trên sản phẩm - Quan sát và kiểm tra lại sản phẩm

Page 131: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 13

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra lỗ châm kim và khuyết tật xương Mã số công việc: I04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra sản phẩm để phát hiện khuyết tật xương và lỗ châm kim, loại bỏ lỗ

kim bằng cách di me sứ, loại bỏ khuyết tật xương bằng dao cạo. Đánh dấu các sản phẩm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ khéo léo trong thao tác di quả me sứ để loại bỏ khuyết tật lỗ kim. - Độ khéo léo trong thao tác gẩy, cạo dao để lược bỏ khuyết tật xương không

làm hỏng bề mặt sản phẩm mộc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Di me sứ để loại bỏ các lỗ kim nằm trên bề mặt sản phẩm mộc. - Cạo, gẩy các tạp chất lạ, khuyết tật xương bám trên bề mặt sản phẩm mộc. 2. Kiến thức: - Nhắc lại được tiêu chuẩn sửa đối với các lỗ kim trên bề mặt sản phẩm mộc. - Đưa ra được tiêu chuẩn loại bỏ các tạp chất khuyết tật xương bám trên bề mặt

sản phẩm mộc và đánh giá đối với các khuyết tật phải loại bỏ sản phẩm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bảng tiêu chuẩn sửa các khuyết tật xương và khuyết tật lỗ kim trên sản phẩm

mộc sau sấy. - Quả me sứ được tráng men trên bề mặt mộc nhẵn. - Dao cạo chuyên dùng để cạo khuyết tật không làm ảnh hưởng bề mặt sản

phẩm mộc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ khéo léo trong thao tác thực hiện di quả me sứ để loại bỏ lỗ kim

- Quan sát và kiểm tra lại

- Độ khéo léo trong gẩy, cạo dao để loại bỏ khuyết tật xương

- Quan sát và kiểm tra lại

Page 132: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

14 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện sản phẩm mộc Mã số công việc: I05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Tẩy các vết bị bẩn tạo độ phẳng nhẵn cho sản phẩm, hoàn thiện chân đế và các

lỗ thao tác trên sản phẩm và tạo cho bề mặt mộc một độ ẩm đồng đều chuyển sang công đoạn phun men.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ sạch của sản phẩm. - Độ đồng đều của độ ẩm tạo cho bề mặt sản phẩm mộc. - Thứ tự thực hiện các công việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Thổi bụi sạch không làm hỏng sản phẩm mộc. - Lau gôm mút ẩm để tạo cho bề mặt mộc một độ ẩm đồng đều. 2. Kiến thức: - Liệt kê được các khuyết tật xảy ra khi thổi bụi bẩn. - Giải thích được sự cần thiết phải tạo cho bề mặt mộc một độ ẩm đồng đều IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Súng thổi khí nén áp lực khí 6 bar để thổi sạch bụi trên sản phẩm đặc biệt lưu

ý tới các góc chết trên sản phẩm. - Gôm mút đặc chủng. - Nước sạch không lẫn dầu và các chất dung dịch chất hữu cơ để tạo ẩm cho

mộc sau khi đã kiểm tra. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ sạch bụi trên sản phẩm - Quan sát và đánh giá trên sản phẩm mộc

- Độ đồng đều của độ ẩm trên sản phẩm mộc

- Quan sát thao tác tạo ẩm

- Thứ tự thực hiện công việc hoàn thiện sản phẩm mộc

- Quan sát việc thổi bụi trước khi tạo ẩm cho sản phẩm mộc

Page 133: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 15

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sản phẩm mộc không đạt yêu cầu Mã số công việc: I06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đánh dấu vị trí các khuyết tật phát hiện, thông báo cho người liên quan tới các

khuyết tật để cùng đánh giá phân tích, sau đó vận chuyển về bộ phận sử dụng lại phế liệu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Sự phối hợp trong công việc với các bộ phận liên quan.

- Mức độ chính xác việc phân tích các khuyết tật phát hiện để tìm ra nguyên nhân gây khuyết tật.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng: - Phản hồi đúng người liên quan tới khuyết tật.

- Đánh giá và phân tích các khuyết tật phát hiện để tìm ra nguyên nhân gây khuyết tật.

2. Kiến thức:

- Phát biểu được quy định về sửa chữa sản phẩm mộc bị hỏng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ, thiết bị, vật tư: ca bin kiểm tra mộc, bảng quy trình kiểm tra và xử lý sản phẩm mộc.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Sự phối hợp trong công việc với các bộ phận liên quan

- Xem xét phiếu phản hồi

- Mức độ chính xác việc đánh giá và phân tích các khuyết tật để tìm ra nguyên nhân gây khuyết tật

- Quan sát, lắng nghe và kiểm tra lại bảng lấy ý kiến các bộ phận việc trong xử lý sự cố

Page 134: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

16 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Báo cáo sự cố bất thường xảy ra sau sấy mộc Mã số công việc: I07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phát hiện chính xác các khuyết tật bất thường xảy ra của sản phẩm sau sấy,

phối kết hợp với những người có liên quan phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và đưa ra biện pháp khắc phục.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác phát hiện sự cố bất thường xảy ra. - Sự phối hợp trong công việc với người có kinh nghiệm để nhanh chóng khắc

phục các khuyết tật bất thường. - Mức độ nhanh chóng trong phản hồi và lập báo cáo sự cố. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát sản phẩm sau sấy để phát hiện lỗi. - Phân tích nguyên nhân gây sự cố. - Lập báo cáo chuẩn xác. - Ghi chép sổ trực ca rõ ràng. 2. Kiến thức: - Giải thích được nguyên nhân gây ra khuyết tật bất thường. Đánh giá chính

xác khuyết tật do bộ phận nào gây ra khuyết tật bất thường trên: Tại bộ phận sấy, bộ phận tạo hình hay bộ phận gia công hồ đổ rót.

- Phối kết hợp với những người liên quan đưa ra giải pháp khắc phục sự cố. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Lập báo cáo ngay sau khi phát hiện đúng sự cố và phản hồi những người có

liên quan. - Lập báo cáo theo Form chuẩn quy định. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác phát hiện sự cố xảy ra

- Xem xét và kiểm tra lại trên sản phẩm đã phát hiện

- Sự phối hợp trong công việc với những người có liên quan để nhanh chóng khắc phục sự cố

- Quan sát cách đánh giá kiểm tra phiếu tham gia ý kiến trong xử lý sự cố bất thường xảy ra

- Mức độ nhanh chóng trong phản hồi và lập báo cáo sự cố

- Xem xét phiếu phản hồi sự cố bất thường xảy ra

Page 135: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 17

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Nạp nguyên liệu men vào máy nghiền bi Mã số Công việc: K01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận đơn phối liệu men; cân các loại nguyên liệu làm men theo đơn; đổ các

loại nguyên liệu đã cân vào xe nạp liệu; vận hành tời nâng để chuyển xe nạp liệu về vị trí nạp liệu cho máy nghiền; đổ nguyên liệu từ xe vào máy, nạp nước và phụ gia vào máy; đóng chặt nắp máy nghiền; ghi sổ theo dõi khối lượng nguyên liệu đã nạp vào máy.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác về khối lượng của mỗi loại nguyên liệu khi cân. - Độ chính xác về khối lượng của mỗi loại phụ gia và nước. - Độ cân bằng của xe nạp liệu trong quá trình di chuyển bằng tời. - Các loại nguyên liệu phải được nạp theo đúng thứ tự quy định. - Độ kín khít và chắc chắn của nắp máy nghiền sau khi đã đóng. - Sự kiểm soát quá trình nạp liệu chặt chẽ. - Độ an toàn trong quá trình làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lựa chọn và sử dụng cân. - Thực hiện các biện pháp an toàn lao động. - Đổ nguyên liệu vào xe nạp liệu không làm rơi vãi và gây bụi. - Điều khiển sự chuyển động của tời nâng. - Sử dụng đồng hồ đo nước. - Pha phụ gia với nước khi cấp. - Sử dụng mỏ lết để đóng chặt nắp máy. 2. Kiến thức: - Nêu lên được các biện pháp an toàn lao động phù hợp với điều kiện làm việc. - Nêu được nguyên tắc an toàn khi vận hành tời nâng.

Page 136: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

18 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Phát biểu được quy trình nạp liệu cho máy nghiền men. - Giải thích được các nguyên tắc lựa chọn các loại cân và đồng hồ đo đếm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 3 người. - Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ: cân cơ khí, đồng hồ đo nước, clê, mỏ lết, sổ sách, bút. - Thiết bị: máy nghiền bi ướt, tời nâng, thùng vận chuyển có bánh xe (xe nạp liệu). - Các bộ phận khác có liên quan: phòng kỹ thuật, thủ kho nguyên liệu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác về khối lượng của mỗi loại nguyên liệu nạp cho máy

- Kiểm tra độ chính xác của cân cơ khí - Cho tất cả các loại nguyên liệu đã cân vào một thùng rồi cân kiểm tra lại, so sánh với tổng số của các mẻ cân

- Độ chính xác của lượng phụ gia đã nạp

- Kiểm tra lại độ chính xác của đồng hồ đo nước, cân đồng hồ

- Độ cân bằng của xe nạp liệu trong quá trình di chuyển bằng tời

- Quan sát sự di chuyển của xe trong quá trình vận hành tời nâng

- Sự thực hiện theo quy định về thứ tự nạp các loại nguyên liệu

- Giám sát trực tiếp quá trình nạp liệu và so sánh với bảng quy định về thứ tự nạp các loại nguyên liệu men vào máy nghiền của công ty

- Độ kín khít của nắp máy nghiền sau khi đã đóng

- Kiểm tra gioăng đệm nắp máy, kiểm tra sự xiết chặt của các bu lông ốc vít

- Sự kiểm soát quá trình nạp liệu - Kiểm tra sổ nạp liệu về sự ghi chép thời điểm nạp, số lượng của mỗi chủng loại nguyên liệu đã nạp, diễn biến quá trình nạp

- Độ an toàn trong quá trình làm việc

- Kiểm tra trang bị bảo hộ lao động phòng tránh bụi cá nhân - Quan sát theo dõi việc thực hiện các nội quy an toàn trong vận hành tời nâng

Page 137: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 19

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên Công việc: Nghiền men bằng máy nghiền bi

Mã số Công việc: K02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm tra an toàn khu vực xung quanh máy nghiền; khởi động máy nghiền, kiểm tra theo dõi thông số hồ trong quá trình nghiền, thực hiện dừng máy nghiền khi có phiếu xác nhận chất lượng hồ đã đạt yêu cầu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Sự an toàn cho người làm việc.

- Sự an toàn đối với thiết bị khi làm việc.

- Sự điều khiển hoạt động của máy nghiền phải tuân theo quy trình.

- Sự kiểm soát chặt chẽ quá trình nghiền.

- Chất lượng hồ men sau khi nghiền.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Phát hiện được nguy cơ mất an toàn cho người vận hành máy trong quá trình làm việc.

- Đánh giá mức độ căng dây đai truyền động khi kiểm tra bằng tay.

- Điều chỉnh phanh máy nghiền.

- Thực hiện thành thạo các thao tác điều khiển máy nghiền khi vận hành máy.

2. Kiến thức:

- Trình bày được cách đề phòng tai nạn khi làm việc với thiết bị điện, thiết bị có bộ phận truyền động bằng dây đai.

- Nêu được nguyên tắc an toàn cho thiết bị truyền động dây đai.

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và sự hoạt động của máy nghiền.

- Phát biểu được quy trình vận hành máy nghiền bi để nghiền men.

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và sự hoạt động của máy bơm màng.

- Nêu lên được giá trị tiêu chuẩn về các thông số hồ men ra máy.

Page 138: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

20 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ, vật tư: tủ điện điều khiển máy nghiền, clê, mỏ lết, kìm, chỗ xả hồ

men, khí nén, bảng quy định thông số hồ men, bảng hướng dẫn vận hành máy nghiền men, bảng tiêu chuẩn thông số hồ men ra máy.

- Thiết bị: máy nghiền bi, máy bơm màng. - Các bộ phận liên quan cần phải phối hợp: phòng Kỹ thuật (để kiểm tra, giám

sát chất lượng hồ trong quá trình nghiền). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đảm bảo an toàn cho người vận hành

- Kiểm tra cửa đóng khu vực xung quanh máy nghiền đang hoạt động - Kiểm tra sự nối đất của các thiết bị điện

- Điều kiện an toàn đối với thiết bị khi làm việc

- Kiểm tra độ căng của dây đai truyền động máy nghiền - Kiểm tra sự nối đất của các thiết bị điện

- Mức độ tuân thủ sự thực hiện sự điều khiển hoạt động của máy nghiền theo đúng quy trình

- Giám sát trực tiếp quá trình khởi động máy, dừng máy xem có thực hiện đầy đủ các bước theo đúng như quy trình hay không

- Mức độ tuân thủ sự thực hiện theo quy trình sự kiểm soát chặt chẽ quá trình nghiền

- Theo dõi sự phối hợp của người vận hành với Phòng Kỹ thuật, số lần lấy mẫu để kiểm tra thông số hồ men

- Chất lượng hồ men sau khi nghiền

- Lấy mẫu hồ men gửi phòng kỹ thuật kiểm tra tỷ trọng, độ nhớt, độ sót sàng, độ linh động… rồi so sánh với giá trị của thông số của hồ men ra máy cho trong bảng thông số tiêu chuẩn của hồ men

Page 139: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 21

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Xử lý men thu hồi để sử dụng lại Mã số Công việc: K03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Nhận men thu hồi từ bộ phận phun men về bộ phận chế tạo men, kiểm tra sơ

bộ chất lượng men, chạy máy khuấy để làm đồng nhất men, kiểm tra thông số và tráng thử, ghi kết quả kiểm tra men sau khi đã khuấy.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Đảm bảo men thu hồi có thể chế biến để sử dụng lại được. - Độ đồng nhất của men sau khi khuấy. - Chất lượng men đảm bảo đạt yêu cầu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đánh giá được khả năng có thể điều chế để sử dụng lại của men thu hồi. - Điều khiển sự thay đổi tốc độ máy khuấy phù hợp. - Đánh giá chất lượng men thu hồi sau khi đã khuấy. 2. Kiến thức: - Trình bày được tiêu chuẩn men thu hồi. - Trình bày được phương pháp điều chỉnh các thông số của men thu hồi. - Trình bày được nguyên lý cấu tạo và làm việc của máy khuấy. - Nêu lên được tiêu chuẩn thông số men phun. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ: thùng chứa men di động, bảng tiêu chuẩn thông số men phun, bảng

tiêu chuẩn thông số men thu hồi, phiếu xác định chất lượng men thu hồi của phòng kỹ thuật.

- Thiết bị: máy khuấy có điều chỉnh tốc độ. - Các bộ phận liên quan cần phối hợp: Phòng Kỹ thuật (để kiểm tra thông số

men trong quá trình chế biến lại).

Page 140: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

22 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ chính xác của việc đánh giá khả năng sử dụng lại của men thu hồi

- Giám sát trực tiếp quá trình nhận và kiểm tra men thu hồi, xem lại phiếu kiểm tra chất lượng men thu hồi của phòng kỹ thuật, so sánh với tiêu chuẩn men thu hồi

- Độ đồng nhất của men thu hồi - Giám sát kiểm tra thời gian khuấy lại men bằng máy khuấy chậm - Đo kiểm tra tỷ trọng của men

- Chất lượng men thu hồi sau khi đã khuấy

- Kiểm tra kết quả trên phiếu kiểm tra thông số men sau khi đã khuấy lại và so sánh với tiêu chuẩn thông số men thu hồi - Giám sát trực tiếp quá trình tráng thử men lên mẫu và nung, so sánh màu sắc của sản phẩm tráng thử sau khi nung với sản phẩm chuẩn mẫu

Page 141: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 23

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: Lọc men Mã số Công việc: K04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành máy sàng rung hai lớp, bơm cho men chảy qua sàng rung để loại bỏ

tạp chất cơ học; vận hành thiết bị khử từ, bơm men đã lọc tạp chất cơ học cho chảy qua thiết bị khử từ để lọc tạp chất sắt.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ ổn định của thiết bị khi hoạt động. - An toàn lao động cho người làm việc. - Sự tuân thủ quy trình vận hành các thiết bị. - Chất lượng lọc tạp chất cơ học ra khỏi hồ men. - Mức độ lẫn tạp chất sắt của hồ men sau khi lọc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sắp đặt vị trí miệng ống rót hồ vào chính giữa mặt sàng. - Điều chỉnh lưu lượng bơm màng. - Căn chỉnh độ cân bằng khi sắp đặt sàng rung. - Lắp đặt để kết nối đường ống dẫn hồ men. - Vận hành sàng rung và thiết bị khử từ. 2. Kiến thức: - Vẽ được sơ đồ kết nối các thiết bị trong hệ thống lọc hồ. - Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy bơm màng, máy

sàng rung, máy khử từ điện. - Phát biểu được quy trình lọc hồ men. - Nêu lên được phương pháp kiểm tra lượng tạp chất sắt trong men. - Nhớ được tiêu chuẩn đối với mặt sàng để lọc men. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người.

Page 142: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

24 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ, vật tư: khí nén, clê, mỏ lết, gôm mút. - Thiết bị: máy bơm màng, thùng chứa inox, sàng rung, thiết bị khử từ (hai chiếc). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ ổn định của thiết bị khi hoạt động

- Kiểm tra độ cân bằng của máy sàng - Kiểm tra thiết bị khử từ phải có đủ hai chiếc - Giám sát trực tiếp quá trình lọc men

- An toàn lao động cho người làm việc

- Kiểm tra sự nối đất của các thiết bị điện mà con người có thể va chạm vào trong quá trình làm việc

- Sự tuân thủ quy trình vận hành hệ thống thiết bị lọc

- Quan sát theo dõi người vận hành xem có thực hiện đúng các công việc theo như quy trình vận hành hay không

- Chất lượng lọc tạp chất cơ học ra khỏi hồ men

- Theo dõi kiểm tra mặt sàng có bị rách trong quá trình lọc hay không? - Kiểm tra kích thước mắt lưới sàng sử dụng

- Mức độ lẫn tạp chất của hồ men sau khi sử dụng

- Sử dụng miếng gôm mút lau lên bề mặt hút sắt của đĩa từ lọc sắt, nếu thấy chuyển màu thì trong men vẫn còn sắt, nếu không chuyển màu thì trong men đã hết tạp chất sắt

Page 143: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 25

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Khuấy keo CMC Mã số công việc: K05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cân nước và keo theo tỷ lệ định trước, đưa nước vào thùng chứa và máy khuấy

sau đó cho dần keo CMC vào khuấy trộn đều đến khi tan hoàn toàn, ngâm ủ keo trong 24 giờ để hỗn hợp trở thành dạng sol - gel.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chất lượng nước.

- Độ chính xác về khối lượng nước.

- Độ chính xác khối lượng keo. - Phương pháp khuấy keo.

- Chất lượng keo sau khi đã ngâm, ủ.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng:

- Lựa chọn và sử dụng cân.

- Kiểm tra nước bằng mắt thường. - Đổ keo vào nước để hòa tan.

- Điều chỉnh tốc độ máy khuấy để tránh hiện tượng vón cục khi pha keo.

- Quan sát đánh giá sản phẩm nung thử sau khi phun men. 2. Kiến thức:

- Hiểu được yêu cầu đối với chất lượng nước dùng để hòa tan keo.

- Biết cách khuấy keo bằng máy khuấy. - Hiểu biết điều kiện về thời gian ngâm ủ keo.

- Biết cách hạn chế vi khuẩn phá hoại sol - gel.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

- Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay.

Page 144: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

26 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Dụng cụ, vật tư: cân bàn, cân đồng hồ, thùng Inox, keo CMC, nước sạch, buồng bảo ôn., bút, sổ ghi chép.

- Thiết bị: máy khuấy nhanh có điều chỉnh tốc độ, lò nung sản phẩm sứ vệ sinh. - Các bộ phận liên quan cần phải phối hợp: Phòng Kỹ thuật, phân xưởng

lò nung. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chất lượng nước - Quan sát bằng mắt thường nước trong, không có màu gỉ sắt

- Độ chính xác về khối lượng nước - Kiểm tra lại độ chính xác của cân bàn - Độ chính xác khối lượng keo - Kiểm tra độ chính xác của cân đồng hồ

- Phương pháp khuấy keo - Giám sát quá trình khuấy keo CMC thực hiện pha keo theo đúng nguyên tắc hòa tan một chất rắn trong chất lỏng

- Chất lượng keo sau khi đã ngâm ủ - Giám sát quá trình ngâm ủ keo về thời gian và điều kiện bảo quản keo trong buồng bảo ôn - Quan sát đánh giá sự co men trên mẫu tráng men nung thử

Page 145: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 27

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chế tạo men phun Mã số công việc: K06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cân men sống, men thu hồi và keo ở dạng sol - gel theo tỷ lệ quy định và

khuấy trộn đến khi đạt thông số theo quy định tiêu chuẩn men phun để cấp cho bộ phận men.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác về khối lượng của men sống, men thu hồi, keo sol - gel. - Độ đồng nhất của hỗn hợp men. - Chất lượng men phun. - Điều kiện bảo quản men phun khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lựa chọn cân. - Điều chỉnh tốc độ máy khuấy. - Kiểm tra chất lượng làm đồng nhất men bằng quan sát. 2. Kiến thức: - Phát biểu được tiêu chuẩn về sự đồng nhất của dung dịch. - Nêu được phương pháp tạo sự đồng nhất cao cho 1 dung dịch. - Nhớ được tiêu chuẩn về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường bảo quản men

tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ, vật tư: cân bàn, cân cơ khí, cân đồng hồ, thùng Inox, keo ở dạng

sol - gel, men thu hồi, men sống, nước sạch, buồng bảo ôn, máy điều hòa hai chiều, ẩm kế, nhiệt kế, ca nhựa, bảng tiêu chuẩn thông số men phun, bút, sổ ghi chép.

- Thiết bị: máy khuấy nhanh có điều chỉnh tốc độ. - Bộ phận liên quan cần phải phối hợp: Phòng Kỹ thuật.

Page 146: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

28 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác về khối lượng của các loại men sống, men thu hồi, keo ở dạng sol - gel

- Kiểm tra lại độ chính xác của các loại cân sử dụng

- Độ đồng nhất của hỗn hợp men - Giám sát quá trình vận hành và điều chỉnh tốc độ máy khuấy để tạo độ đồng nhất cho hỗn hợp men - Kiểm tra độ đồng nhất bằng cách múc 1 ca men sau khi đã khuấy để quan sát bằng mắt

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng men

- Kiểm tra lại đơn pha men phun - Lấy mẫu men gửi phòng kỹ thuật kiểm tra thông số men sau khi khuấy và so sánh với tiêu chuẩn về thông số men phun - Giám sát quá trình bảo quản men để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn

- Điều kiện bảo quản men tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn

- Sử dụng nhiệt kế và ẩm kế để kiểm tra thông số môi trường buồng bảo ôn. So sánh với thông số tiêu chuẩn đối với buồng bảo ôn

Page 147: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 29

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sự cố men phun bị vữa

Mã số công việc: K07

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Phát hiện men phun bị vữa, kiểm tra lại các thông số: tỷ trọng, độ linh động, tốc độ khô của men, kiểm tra khối lượng sol - gel, chất chống vữa để quyết định việc khuấy lại, kiểm tra và kết luận.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Nguyên nhân gây vữa men phải được xác định chính xác.

- Độ chính xác về các thông số tỷ trọng, độ linh động, tốc độ khô của men phun.

- Độ chính xác về thành phần phần trăm keo Sol-gel có trong men phun.

- Độ chính xác tỷ lệ chất chống vữa có trong men phun.

- Các công việc xử lý sự cố phải được thực hiện chính xác dựa trên sự kết hợp kiểm tra và theo dõi của Phòng Kỹ thuật.

- Thông số men sau khi xử lý phải nằm trong giới hạn tiêu chuẩn men phun.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Phân tích nguyên nhân gây sự cố khi quan sát sản phẩm sau phun men.

- Phối hợp với phòng kỹ thuật để thực hiện kiểm tra nguyên nhân gây sự cố.

- Pha chế men phun và vận hành máy khuấy để điều chỉnh lại men.

- Nhận biết bằng mắt mức độ đồng nhất của dung dịch men pha.

2. Kiến thức:

- Trình bày được cách xử lý khi men phun bị vữa.

- Nêu lên được cách kiểm tra độ đồng nhất của dung dịch.

- Nêu được phương pháp tạo sự đồng nhất cao cho 1 dung dịch.

- Nêu được tiêu chuẩn về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường bảo quản men tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Page 148: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

30 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Trang bị cá nhân: khẩu trang, găng tay. - Dụng cụ, vật tư: cân bàn, cân cơ khí, cân đồng hồ, thùng Inox, keo ở dạng

sol - gel, men thu hồi, men sống, nước sạch, buồng bảo ôn, máy điều hòa hai chiều, ẩm kế, nhiệt kế, ca nhựa, bảng tiêu chuẩn thông số men phun, bút, sổ ghi chép.

- Thiết bị: máy khuấy nhanh có điều chỉnh tốc độ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của việc tìm nguyên nhân gây vữa men

- Kiểm tra lại đơn phối liệu men và kiểm tra lại độ chính xác của các loại cân sử dụng

- Độ chính xác về các thông số tỷ trọng, độ linh động, tốc độ khô của men phun

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra các thông số tỷ trọng, độ linh động, tốc độ khô của men phun - So sánh kết quả kiểm tra các thông số với tiêu chuẩn thông số men phun

- Độ chính xác về thành phần phần trăm keo Sol - gel có trong men phun

- Kiểm tra sổ pha men, dựa vào số lượng keo sol - gel và lượng men cần pha để tính ra thành phần phần trăm keo có trong men và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác tỷ lệ chất chống vữa có trong men phun

- Kiểm tra sổ pha men, dựa vào khối lượng chất chống vữa đã pha để tính tỷ lệ và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Thứ tự thực hiện các công việc trong quá trình xử lý men bị vữa

- Giám sát trực tiếp quá trình phối hợp với Phòng kỹ thuật để điều chỉnh xử lý men - Kiểm tra độ đồng nhất bằng cách múc 1 ca men sau khi đã khuấy để quan sát bằng mắt

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng men

- Giám sát trực tiếp quá trình điều chỉnh men và lấy mẫu kiểm tra, so sánh kết quả kiểm tra chất lượng hồ men sau khi đã điều chỉnh lại với tiêu chuẩn men phun

Page 149: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 31

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Khởi động cabin phun men Mã số công việc: L01

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Khởi động quạt hút khí, khởi động máy bơm tạo màng nước để lọc bụi men,

thử sức hút của cabin phun men sau đó kiểm tra bàn xoay, tay quay trong cabin phun men ở trạng thái hoạt động tốt.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ chính xác việc điều chỉnh van nước để tạo thành màng nước mỏng

lọc bụi men. - Độ chính xác của phép thử sức hút của cabin phun men. - Mức độ kiểm tra bàn xoay và tay quay trong trạng thái hoạt động tốt. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Điều chỉnh van nước kết hợp quan sát máng nước tạo thành tấm chắn mỏng

bằng nước để lọc bụi men. - Phun thử súng phun men để kiểm tra sức hút của cabin phun men. - Đặt sản phẩm lên bàn xoay, quay thử tay quay để đánh giá sự hoạt động của

bàn xoay và tay quay. 2. Kiến thức: - Giải thích được cơ chế lọc bụi bằng màng nước. - Trình bày được thao tác thử sức hút cabin phun men để lọc bụi men an toàn

trong quá trình phun men. - Trình bày được tiêu chuẩn kiểm tra bàn xoay và tay quay của cabin phun men. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện công việc từ đầu mỗi ca sản xuất. - Trước khi vận hành cabin phải kiểm tra xem nước trong cabin đã đầy chưa. - Bàn xoay, tay quay ở trong trạng thái hoạt động tốt. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ chính xác việc điều chỉnh van tạo thành máy nước lọc bụi men

- Đánh giá bằng máy nước lọc bụi men

- Độ chính xác của phép thử sức hút cabin phun men - Quan sát - Mức độ ổn định trong hoạt động của bàn xoay, tay quay

- Quan sát và kiểm tra lại

Page 150: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

32 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Điều chỉnh súng phun men Mã số công việc: L02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận hành bơm màng để đưa men từ thùng chứa vào súng phun. Điều chỉnh lưu

lượng men phun đạt đến giá trị tiêu chuẩn bằng cách điều chỉnh áp lực khí nén cấp cho bơm. Điều chỉnh mức độ biến bụi men của súng phun men bằng cách điều chỉnh áp lực khí nén cấp cho súng phun.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thứ tự thực hiện các bước công việc. - Độ chính xác của lưu lượng men của súng phun men. - Độ chính xác của áp suất khí nén vào súng phun men. - Mức độ tạo thành dạng sương mù men của súng phun men. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Điều chỉnh bơm màng để đạt được lưu lượng men theo tiêu chuẩn. - Điều chỉnh áp suất khí nén và súng phun theo tiêu chuẩn áp lực để xé dòng

men phun. - Điều chỉnh côn súng, kim súng và biên độ dòng men ra khỏi súng phun để

tạo thành dạng sương mù men ra khỏi súng. 2. Kiến thức: - Nhắc lại được thứ tự thao tác các bước công việc. - Nhắc lại được tiêu chuẩn lưu lượng men ra khỏi súng phun và áp suất dòng

khí nén vào súng để xé dòng men phun. - Trình bày được thao tác điều chỉnh súng phun men để tạo thành dạng sương

mù ra khỏi súng phun. - Trình bày được nguyên nhân gây ra khuyết tật khi súng phun men không đạt

yêu cầu về áp suất và lưu lượng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Dụng cụ, vật tư: khí nén, máy bơm màng, men phun, súng phun men, cabin

phun men. - Nhân lực: 1 người.

Page 151: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 33

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự thực hiện các bước công việc - Quan sát - Độ chính xác về lưu lượng men của súng phun men

- Kiểm tra lưu lượng men phun ra từ miệng phun men của súng phun, kiểm tra sổ theo dõi lưu lượng men phun

- Độ chính xác của áp suất khí nén vào súng phun men

- Kiểm tra đồng hồ đo áp suất khí nén và kiểm tra sổ theo dõi áp lực khí nén

- Chất lượng tạo thành dạng sương mù của men khi ra khỏi súng phun

- Quan sát

Page 152: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

34 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Phun men thân bệt Mã số công việc: L03

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đưa sản phẩm mộc thân bệt lên bàn phun men, thổi sạch bụi bám trên sản

phẩm và các khe rãnh của sản phẩm, phun men vào các khe rãnh và đáy siphông sau đó thực hiện các bước phun men để tạo cho sản phẩm lượng men tiêu chuẩn về độ dầy và độ đồng đều.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Thứ tự thực hiện các bước phun men thân bệt. - Mức độ khéo léo thao tác phun men vào khe rãnh và đáy siphông.

- Độ khéo léo trong thao tác lau men đáy siphông và khe rãnh không làm mất men sản phẩm.

- Độ chính xác khoảng cách từ súng phun đến bề mặt sản phẩm.

- Độ chính xác số lượt phun và thao tác phun men sản phẩm thân bệt. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Thực hiện các bước phun men thân bệt theo quy trình hướng dẫn. - Phun men và thổi dạt men vào đáy siphông cũng như phần khuất bên trong

lòng thân bệt. - Đưa tay theo từng vòng, cầm súng phun đúng khoảng cách từ súng tới bề mặt

sản phẩm để dòng men ra luôn vuông góc với bề mặt cần phun. 2. Kiến thức:

- Trình bày được quy trình thao tác phun men thân bệt.

- Giải thích được sự tạo ẩm cho các góc cạnh và đáy Siphông có tác dụng như thế nào tới quá trình phun men.

- Trình bày được tiêu chuẩn về khoảng cách từ súng tới bề mặt sản phẩm và tiêu chuẩn dòng men bắn vào sản phẩm mộc trong phun men.

- Giải thích được hiện tượng nứt men tại các khe rãnh sau phun men.

Page 153: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 35

- Chỉ ra được các lỗi thường gặp nếu khoảng cách súng tới bề mặt sản phẩm không đảm bảo cũng như dòng men phun ra không vuông góc với bề mặt lần phun trên sản phẩm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện phun men lần 1 sau đó phải dừng phun để dùng gôm mút ẩm lau

men chảy đọng ở các khe rãnh, đáy siphông: Tránh việc gây đọng men, nứt men do độ dầy không đồng đều.

- Thao tác phun men kết hợp xoay bàn xoay để tạo cho sản phẩm một độ dầy men đồng đều.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự thực hiện các bước phun men thân bệt

- Quan sát và đánh giá theo quy trình hướng dẫn phun men thân bệt

- Độ khéo léo khi phun men và thổi men vào khe rãnh, đáy siphông trên thân bệt

- Quan sát và kiểm tra khả năng bị mút men của các sản phẩm sau khi phun men

- Độ chính xác khoảng cách từ súng phun men đến sản phẩm

- Kiểm tra tiêu chuẩn phun men

- Độ chính xác về số lần phun và các thao tác phun men

- Quan sát quá trình phun men sản phẩm thân bệt

Page 154: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

36 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Phun men két nước Mã số công việc: L05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đặt sản phẩm mộc két nước lên bàn xoay, thực hiện các bước phun men theo

tiêu chuẩn, cầm súng và thực hiện các thao tác riêng biệt để tạo cho bề mặt mộc két nước một độ dầy men và bề mặt men đạt tiêu chuẩn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thứ tự phun men các mặt của sản phẩm két nước. - Độ chính xác của tư thế cầm súng phun men từng lượt phun. - Độ chính xác khoảng cách từ súng phun tới bề mặt sản phẩm. - Độ chính xác của dòng men luôn được vuông góc với bề mặt sản phẩm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Phun men lần 1 và lần 3 cầm súng ở tư thế nằm ngang phun theo chiều cao

két nước kết hợp xoay bàn xoay để phun toàn bộ bề mặt két. - Phun men lần 2: Cầm súng ở tư thế thẳng đứng phun theo chiều rộng két

nước kết hợp xoay bàn xoay để phun hết bề mặt két nước. - Điều chỉnh súng phun để luôn duy trì khoảng cách từ súng tới bề mặt két

nước cũng như để dòng men ra khỏi súng luôn vuông góc với bề mặt két nước. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình hướng dẫn phun men két nước. - Nhắc lại được khoảng cách từ súng phun men tới bề mặt sản phẩm. - Mô tả được các tư thế cầm súng khi phun men trên các vị trí khác nhau của

két nước. - Giải thích được hiện tượng sần men và mỏng men két nước sau phun men. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện phun men lần 1 và lần 2 xong phải chờ khoảng 30 giây để thao tác

lau men chảy đọng và chờ cho bề mặt mới được phun men khô thì mới thực hiện phun lần 3 tránh việc lớp men không đảm bảo độ dầy lớp men phun.

Page 155: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 37

- Thao tác phun men kết hợp xoay bàn xoay để phun đồng đều bề mặt sản phẩm tạo cho sản phẩm một độ dầy và độ đồng đều lớp men đạt tiêu chuẩn.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự phun men các mặt của két nước

- Quan sát quá trình phun men và kiểm tra lại bảng hướng dẫn phun men két nước

- Độ chính xác của tư thế cầm súng phun men của các lần phun

- Kiểm tra tiêu chuẩn phun men két nước

- Độ chính xác khoảng cách từ súng phun men đến bề mặt sản phẩm cần phun

- Quan sát và kiểm tra tiêu chuẩn phun men két nước quá trình phun men

- Độ chính xác của dòng men ra khỏi súng luôn vuông góc với bề mặt sản phẩm

- Quan sát thao tác đưa tay súng phun men luôn vuông góc với bề mặt cần phun

Page 156: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

38 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Phun men chậu rửa

Mã số công việc: L05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đặt sản phẩm mộc chậu rửa lên bàn xoay, dùng súng phun men thổi bụi toàn bộ sản phẩm, phun men vào rốn chậu và thổi men chạt vào phần khuất, thực hiện phun men lần 1 và lần 2, lau men chảy đọng ở đáy chậu và trong siphông chậu rửa sau đó thực hiện phun men lần 3 để tạo cho bề mặt sản phẩm chậu rửa đạt độ đồng đều và độ dầy men theo yêu cầu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Thứ tự thực hiện các bước công việc phun men chậu rửa.

- Độ khéo léo trong thao tác phun men và thổi dạt men vào siphông chậu rửa.

- Độ khéo léo trong thao tác ngửa súng phun men để phun vành trên bên trong lòng chậu rửa.

- Độ chính xác khoảng cách và tư thế cầm súng phun đến bề mặt sản phẩm chậu rửa.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Thực hiện thao tác phun men chậu rửa theo quá trình hướng dẫn.

- Phun men và thổi dạt men vào siphông chậu rửa.

- Phối kết hợp giữa tay súng và tay quay để phun phần vành lòng trong phía bên trên của chậu rửa.

- Phối kết hợp giữa tay cầm súng và tay quay để phun phần vành của chậu rửa.

- Thực hiện phun men luôn duy trì khoảng cách và tư thế súng phun đến bề mặt sản phẩm chậu.

2. Kiến thức:

- Trình bày được quá trình hướng dẫn phun men chậu rửa.

- Trình bày được tiêu chuẩn về khoảng cách và tư thế súng phun đến bề mặt sản phẩm.

Page 157: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 39

- Giải thích được hiện tượng độ dầy men không đạt tại phần vành trong phía bên trên của chậu rửa.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện phun men lần 1 và lần 2 sau đó phải lau men chứa đọng tại phần

siphông chậu tránh việc gây chảy đọng men. - Lau men bằng gôm mút ẩm không làm hỏng bề mặt men vừa phun. - Thao tác phun men kết hợp quay bàn xoay để phun đều lên sản phẩm

chậu rửa. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự thực hiện các bước công việc trong phun men chậu rửa

- Quan sát và kiểm tra

- Độ khéo léo trong thao tác phun men và thổi men dạt vào phần khuất của si phông chậu

- Quan sát và kiểm tra nấc thổi khí của súng

- Độ khéo léo trong thao tác điều chỉnh súng phun phần vành trong phía trên của chậu rửa

- Kiểm tra độ dầy men và bề mặt men tại vị trí vành trong phía trên chậu sau phun men

- Độ chính xác khoảng cách và tư thế súng phun đến bề mặt sản phẩm

- Quan sát và kiểm tra lại bên chậu phun men

Page 158: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

40 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Phun men tiểu treo Mã số công việc: L06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đặt sản phẩm lên bàn xoay, thổi bụi sản phẩm, tạo ẩm các khe rãnh trong lòng

tiểu treo, phun men và thổi men vào khe rãnh cũng như phần vành khuất của tiểu treo sau đó thực hiện các bước phun men để tạo cho sản phẩm độ dày men và bề mặt men đúng tiêu chuẩn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Thứ tự thực hiện các bước phun men tiểu treo. - Độ khéo léo trong phun men và thổi men vào các khe rãnh trong lòng tiểu treo.

- Độ khéo léo trong thao tác lau men chảy đọng ở khe rãnh không làm mất men trên sản phẩm.

- Độ chính xác khoảng cách và tư thế súng phun tới bề mặt tiểu treo.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng:

- Thực hiện các bước phun men tiểu treo theo quá trình hướng dẫn.

- Phun men và thổi men dàn đều vào các khe rãnh. - Phun men kết hợp xoay bàn xoay luôn duy trì được khoảng cách từ súng

phun tới bề mặt sản phẩm để dòng men ra khỏi súng luôn vuông góc với bề mặt sản phẩm.

2. Kiến thức: - Nhắc lại được quy trình phun men tiểu treo.

- Trình bày được tiêu chuẩn về khoảng cách và tư thế cầm súng phun men đến bề mặt sản phẩm.

- Giải thích được hiện tượng nứt men tại các khe rãnh của sản phẩm tiểu treo.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thực hiện tạo ẩm các khe rãnh và phun men các khe rãnh sau đó mới thực

hiện các bước phun men.

Page 159: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 41

- Giữa 2 lượt phun men phải lau men chứa đọng tại khe rãnh để hạn chế tối đa việc nứt men. Chờ cho lớp men mới phun được khô rồi mới thực hiện phun lần 2.

- Thao tác phun men kết hợp xoay bàn xoay để tạo cho tiểu treo độ dày men đồng đều theo yêu cầu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thứ tự thực hiện các bước phun men tiểu treo

- Quan sát và đánh giá theo quy trình hướng dẫn phun men tiểu treo

- Độ khéo léo trong thao tác phun men và thổi men, lau men tại khe rãnh trên sản phẩm tiểu treo

- Quan sát và kiểm tra khả năng bị nứt men tại khe rãnh của sản phẩm tiểu treo sau phun men

- Độ chính xác khoảng cách và tư thế cầm súng phun men đến bề mặt sản phẩm tiểu treo

- Quan sát thao tác phun men tiểu treo

Page 160: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

42 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Phun men các sản phẩm khác

Mã số công việc: L07

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đưa sản phẩm mộc lên bàn xoay, thổi bụi sản phẩm, thực hiện thao tác phun men lần 1 và lần 2, lau men chứa đọng tại các điểm ghép nối, tiếp xúc sau đó thực hiện phun men lần 3 thao tác nhanh hơn tránh gây chứa đọng men, xếp sản phẩm lên xe đóng số hiệu công nhân phun men.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Thứ tự thực hiện các bước công việc trong phun men sản phẩm đơn giản khác.

- Độ khéo léo trong thao tác phun men đối với từng sản phẩm.

- Độ chính xác về khoảng cách và tư thế cầm súng phun men đến bề mặt sản phẩm cần phun.

- Số hiệu phun men được đóng đúng vị trí quy định.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Thực hiện các bước phun men theo quy trình hướng dẫn.

- Phun men kết hợp xoay bàn xoay để phun đầy men lên sản phẩm.

- Phun men và đưa súng luôn duy trì khoảng cách và tư thế cầm súng phun men vuông góc với bề mặt sản phẩm cần phun.

- Đóng số hiệu công nhân phun men đúng vị trí quy định.

2. Kiến thức:

- Nhắc lại được quy trình hướng dẫn phun men các sản phẩm đơn giản.

- Nhắc lại được khoảng cách từ súng phun men và tư thế cầm súng phun men đến bề mặt sản phẩm.

- Nhắc lại được tiêu chuẩn độ dầy men của sản phẩm sau phun men.

- Giải thích được hiện tượng nứt men trên mặt phẳng sau phun men.

Page 161: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 43

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sau khi thực hiện phun men lần 1 và 2 phải dừng phun men khoảng 30 giây

để lau men chảy đọng cũng như chờ lớp men phun được se khô mới thực hiện phun lần 2.

- Dấu đóng đúng vị trí, rõ ràng để kiểm soát quá trình. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thứ tự thực hiện các bước phun men sản phẩm khác

- Quan sát

- Độ khéo léo trong phun men đối với từng loại sản phẩm

- Quan sát

- Độ chính xác và khoảng cách và tư thế cầm súng phun men đến bề mặt sản phẩm cần phun

- Quan sát và kiểm tra lại tiêu chuẩn phun men

- Độ chính xác của vị trí đóng số hiệu phun men trên sản phẩm

- Kiểm tra dấu đóng trên sản phẩm, đối chiếu với vị trí quy định của công ty

Page 162: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

44 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý sự cố nứt men sau khi phun Mã số công việc: L08

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phát hiện hiện tượng nứt men, dừng phun men tại tất cả cabin cùng chủng loại

men, điều chỉnh tốc độ khô của men về cận min để thử lại, bổ sung men sống và keo CMC dạng sol gel vào men theo tỷ lệ bài phối liệu men phun mới kiểm tra lại bằng cách phun thử trên sản phẩm để đánh giá.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc phát hiện hiện tượng nứt men. - Mức độ phát hiện và dừng kịp thời các cabin phun men cùng chủng loại

men phun. - Độ chính xác của việc điều chỉnh thông số tốc độ khô của men về cận Min

trong tiêu chuẩn men phun. - Mức độ phát hiện hiện tượng nứt men sau khi đã điều chỉnh thông số tốc độ

khô của men phun về cận min. - Độ chính xác của tỷ lệ pha men: men phun, men sống, keo sol-gel để được

men phun mới. - Độ chính xác của việc phun men mới trên các sản phẩm để kiểm tra lại. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra sản phẩm và phát hiện kịp thời hiện tượng mất men do men phun

khô quá nhanh. - Thông báo phản hồi từ cabin phun men về việc dừng phun men xử lý. - Kiểm tra và điều chỉnh thông số tốc độ khô của men phun về cận min. - Pha chế men phun bằng cách chia đôi men xử lý và bổ sung men sống để

được loại men mới cần thiết đạt yêu cầu. 2. Kiến thức: - Phát hiện và phân định được hiện tượng tốc độ khô quá nhanh. - Nhắc lại được thông số tốc độ khô theo tiêu chuẩn của men phun.

Page 163: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 45

- Giải thích được cách chỉnh thông số tốc độ khô của men về cận min. - Trình bày được cách pha chế men phun mới dựa trên cơ sở của men phun

đang xử lý. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Thông báo phản hồi tới những người liên quan ngay sau khi phát hiện hiện

tượng nứt men. - Điều chỉnh men phun có tốc độ khô về cận min và phun cho 1 xe sản phẩm

bao gồm 12 thân bệt để đánh giá. - Chia đôi và pha chế thành hai thùng men để kiểm tra và xử lý trên sản phẩm

để kết luận. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của việc phát hiện hiện tượng nứt men

- Quan sát và kiểm tra lại tên sản phẩm phát hiện

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện sự cố và dừng các cabin phun men cùng chủng loại men phun

- Kiểm tra số lượng sản phẩm bị nứt men

- Độ chính xác của việc điều chỉnh thông số tốc độ khô của men về cận min trong tiêu chuẩn men phun

- Quan sát quá trình điều chỉnh thông số tốc độ khô, kiểm tra lại thông số và so sánh với cận min trong tiêu chuẩn

- Mức độ phát hiện hiện tượng nứt men sau khi đã điều chỉnh thông số tốc độ khô của men phun về cận min

- Kiểm tra lại sản phẩm sau khi đã điều chỉnh thông số tốc độ khô về cận min

- Độ chính xác của việc điều chỉnh thông số tốc độ khô của men phun về cận min

- Kiểm tra thông số men trong phiếu kiểm tra của phòng kỹ thuật

- Độ chính xác của tỷ lệ pha men phun mới theo công thức

- Kiểm tra bài phối liệu pha men và kiểm tra lại chất lượng men phun mới theo phiếu

- Độ chính xác của việc phun men mới trên các sản phẩm để kiểm tra lại

- Theo dõi quá trình phun men. Kiểm tra lại sản phẩm đã phun men mới để đưa ra quyết định

Page 164: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

46 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sự cố độ dày men không đạt yêu cầu

Mã số công việc: L09

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Phát hiện độ dày men không đạt yêu cầu bằng cách đo độ dày men sau phun. Kiểm tra và điều chỉnh lưu lượng men phun qua súng phun men đạt tiêu chuẩn cận max. Phun thử cho 1 xe sản phẩm gồm 12 mộc thân bệt để đo kiểm tra lại độ dày men đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đã định trước.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác phép đo của dày men của sảm phẩm sau phun men.

- Độ chính xác phép đo lưu lượng men và điều chỉnh lưu lượng men phun về cận max.

- Thứ tự thực hiện theo quy trình các bước phun men sản phẩm thử.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Đo độ dày men phun của sản phẩm sau phun men bằng đồng hồ đo chuyên dùng.

- Điều chỉnh lưu lượng men qua súng phun về cận max trong tiêu chuẩn.

- Quy trình phun men các loại sản phẩm thử.

2. Kiến thức:

- Trình bày được cách đo độ dày men bằng đồng hồ đo.

- Trình bày được cách điều chỉnh tăng lưu lượng men qua súng phun về cận max.

- Giải thích được hiện tượng mỏng men và sần men của sản phẩm sau khi nung.

- Trình bày được quy trình thao tác phun men chủng loại sản phẩm thử (sản phẩm thân bệt).

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Sổ theo dõi độ dày men phun của các ca sản xuất.

- Sổ theo dõi lưu lượng men từng súng phun men của các ca sản xuất.

Page 165: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 47

- Đồng hồ đo độ dày men chuyên dụng, cốc đựng và đồng hồ bấm giây đo lưu lượng men.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác phép đo độ dày men của sản phẩm sau phun men

- Kiểm tra lại độ dày men và kiểm tra lại sổ theo dõi độ dày men từng ca sản xuất

- Độ chính xác phép đo lưu lượng men qua súng phun và điều chỉnh lưu lượng men về tiêu chuẩn cận max

- Kiểm tra lại lưu lượng men qua súng và kiểm tra lại tiêu chuẩn lưu lượng men

- Thứ tự thực hiện quy trình phun men sản phẩm thử (thân bệt)

- Quan sát và kiểm tra lại quá trình hướng dẫn phun men thân bệt

Page 166: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

48 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị dụng cụ và sản phẩm dán chữ in mác Mã số công việc: M01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Sản phẩm sau khi hoàn tất công việc phun men được đưa sang công đoạn dán

chữ in mác. Phần việc chủ yếu của công đoạn này là chuẩn bị và tập kết các dụng cụ thiết bị, sản phẩm để thực hiện công việc dán chữ in mác.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, thiết bị và sản phẩm một cách chuẩn xác kỹ

lưỡng đúng quy trình kỹ thuật. - Các dụng cụ thiết bị và sản phẩm in dán phải sạch. - Độ chuẩn xác của các loại mực, mác sử dụng cho sản phẩm. - Phải kiểm tra hàng ngày và thay mác in khi có dấu hiệu bất thường. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát và kiểm soát kế hoạch sản xuất sản phẩm. - Kiểm tra kế hoạch sản xuất để lên kế hoạch chuẩn bị. - Lựa chọn đúng và đủ dụng cụ phục vụ việc in chữ, dán mác. - Xác định sản phẩm đủ tiêu chuẩn để in chữ dán mác. 2. Kiến thức: - Liệt kê được các vật tư thiết bị cần cho công việc. - Trình bày được tính năng, công dụng của các dụng cụ, vật tư, thiết bị sử dụng

trong in chữ, dán mác. - Phân loại chính xác các vật tư thiết bị cần thiết phải sử dụng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Quy trình in tem dán chữ, sổ nhật ký công việc, sổ giao nhận sản phẩm. - Dưỡng in, mực in, tem sản phẩm, đầu bông, mút lau, dẻ lau. - Dưỡng in không được thủng hoặc chùng, mực in không được khô, sản phẩm

in tem dán chữ phải sạch. - Số lượng người cần cho công việc: 3 người.

Page 167: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 49

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đúng và đủ dụng cụ phục vụ việc in chữ, dán mác

- Quan sát thực tế quá trình chuẩn bị dụng cụ

- Độ sạch của các dụng cụ và thiết bị chuẩn bị

- Quan sát thực tế quá trình chuẩn bị dụng cụ

- Chất lượng mực và độ chính xác của mác để in dán nhãn mác sản phẩm

- Kiểm tra thực tế công việc chuẩn bị

- Kiểm tra kế hoạch sản xuất để có phương án thay đổi mẫu mã tem của sản phẩm

- Đối chiếu kế hoạch hàng ngày

Page 168: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

50 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vệ sinh dụng cụ dán chữ in mác Mã số công việc: M02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Rửa đầu bông in nhãn mác bằng nước sạch, dùng khí nén thổi khô đầu bông.

Làm sạch dưỡng in mác bằng dẻ lau và mút chuyên dùng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các dụng cụ và thiết bị dán mác in chữ phải được vệ sinh sạch sẽ. - Đầu bông phải mịn và sạch, dưỡng mác không được trùng hoặc thủng. - Tất cả các dụng cụ thiết bị được vệ sinh toàn bộ bằng nước sạch. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Kiểm tra mức độ sạch của các dụng cụ thiết bị in, dán tem nhãn. - Quan sát kỹ lưỡng các dụng cụ thiết bị xem sắp xếp đã đủ chưa. 2. Kiến thức: - Liệt kê được các dụng cụ thiết bị cần có trong công việc. - Nêu lên được các dụng cụ cần có để làm sạch thiết bị. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ quy trình dán tem nhãn sản phẩm, sổ sách giao nhận vật tư. - Đầu bông, dưỡng in nhãn mác, dẻ lau, khí nén, nước sạch, mút lau. - Tất cả các dụng cụ đều được rửa bằng nước sạch, tuyệt đối không được làm

rách đầu bông. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ sạch của các dụng cụ thiết bị dán nhãn in mác

- Quan sát các dụng cụ thiết bị - Kiểm tra mức độ sạch sẽ của các thiết bị và dụng cụ

- Mức độ sạch của các đầu bông và dưỡng in

- Quan sát các đầu bông và dưỡng mác xem có bị rách và có sạch không

- Các dụng cụ thiết bị vệ sinh bằng nước sạch

- Kiểm tra nước xem có phải là nước sạch không

Page 169: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 51

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị mực in Mã số công việc: M03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chọn mực in và chuẩn bị tem nhãn; rót mực vào lọ bảo quản mực in; quét mực

ra một mặt phẳng để kiểm tra chất lượng mực trước khi đem in. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mực in đúng chủng loại. - Mực phải được bảo quản ở nhiệt độ 25oC. - Không rót mực vào đầy lọ để khi in mực ra đều. - Chất lượng mực đem in. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Rót từ từ mực vào cho đến khi mực chiếm ¾ thể tích của lọ mực. - Lắc đều lọ mực trước khi đem ra in, xem có đúng loại mực cần dùng hay không. 2. Kiến thức: - Nêu lên được tính năng của từng loại mực được sử dụng. - Phát biểu được tiêu chuẩn lựa chọn chủng loại mực đem in lên sản phẩm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ quy trình dán tem in nhãn sản phẩm, sổ giao nhận vật tư, phiếu giao kế hoạch. - Lọ đựng và bảo quản mực in, mực in, giá quét mực, đầu bông in mác. - Mực in không được khô hay lắng ở đáy lọ, mực loang đều sẽ làm cho chữ in

mác rõ và đậm mực. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ chính xác của việc lựa chọn chủng loại mực đem in

- Quan sát và xem xét một cách kỹ lưỡng về màu sắc của mực in có chuẩn xác không

- Sự bảo quản mực in - Kiểm tra nhiệt độ môi trường bảo quản mực xem có đạt tiêu chuẩn 25oC hay không? - Kiểm tra chất lượng của mực in trước khi đem sử dụng bằng cách in thử

- Mức độ hợp lý của lượng mực đổ vào lọ

- Kiểm tra trực tiếp lượng mực trong lọ đựng mực in và so sánh với tiêu chuẩn về lượng mực đổ vào lọ. - Quan sát vệt loang của mực khi quét thử

- Chất lượng mực đem in - Giám sát trực tiếp quá trình quét mực ra mặt phẳng để kiểm tra, quan sát đánh giá sự loang đều của mực

Page 170: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

52 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Dán chữ in mác sản phẩm

Mã số công việc: M04

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Làm sạch bề mặt sản phẩm nơi in dán tem nhãn; sau đó đặt dưỡng in lên và quét mực in vào để in nhãn mác sản phẩm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ sạch sẽ của các sản phẩm và dụng cụ phục vụ cho việc in tem dán chữ.

- Độ đồng đều của mực loang trên dưỡng in.

- Chất lượng in.

- Tất cả các sản phẩm trước khi đưa vào kho hàng bán thành phẩm chờ nung phải được in dán nhãn mác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Căn chỉnh đặt dưỡng mác ở vị trí cân bằng để giúp cho chữ in nằm cân bằng trên bề mặt sản phẩm.

- Quan sát để phát hiện kịp thời sự khô mực in trên dưỡng mác trong quá trình in, lau sạch dưỡng in bằng mút ẩm.

2. Kiến thức:

- Trình bày được quy trình in nhãn mác sản phẩm.

- Mô tả được trình tự thao tác quét mực in mác lên sản phẩm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Sổ quy trình dán tem nhãn sản phẩm, sổ giao nhận sản phẩm, phiếu xác nhận sản phẩm đã dán nhãn hoàn hảo.

- Sản phẩm in, đầu in, dưỡng in, tem nhãn sản phẩm, mực in, bút chì mềm, mút lau.

- In mác theo tuần tự tầng trên trước tầng dưới sau, đồng thời không dừng lại khi chưa in mác xong 1 xe sản phẩm để làm công việc khác.

Page 171: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 53

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ sạch các sản phẩm và dụng cụ và nhãn mác trên sản phẩm

- Kiểm tra thực tế các dụng cụ khi sử dụng

- Độ chính xác của vị trí in dán tem nhãn trên sản phẩm

- Giám sát trực tiếp quá trình đặt dưỡng in lên sản phẩm xem có ngay ngắn và chuẩn xác với vị trí quy định không

- Mức độ chuẩn xác, sắc nét của mác in trên sản phẩm

- Giám sát trực tiếp các thao tác quét mực in nhãn mác lên sản phẩm, quan sát và đánh giá màu sắc, độ đậm nhạt của nét chữ

- Tất cả các sản phẩm mộc sau phun men đều được in nhãn hoặc dán nhãn

- Quan sát kiểm tra tất cả các sản phẩm sau khi qua công đoạn in dán tem nhãn

Page 172: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

54 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện sản phẩm sau dán chữ in mác Mã số công việc: M05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cạo chân đế sản phẩm, làm sạch phần men bám trên bề mặt khuất của sản

phẩm, quét ôxít nhôm vào các vị trí yêu cầu và chuyển về vị trí tập kết để chuyển giao cho công đoạn nung sản phẩm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ sạch của bề mặt chân đế sản phẩm. - Độ sạch khỏi men chảy ở các phần khuất của sản phẩm. - Độ chính xác của các vị trí cần quét ôxit nhôm. - Độ chính xác của bề dày lớp ôxít nhôm. - Độ đồng đều về bề dày của lớp ôxit nhôm. - Độ sạch khỏi bụi bám của sản phẩm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Cạo những phần men thừa ở chân đế và chỗ khuất của sản phẩm. - Pha quét ôxít nhôm lên các vị trí yêu cầu mà không làm dây hoặc dính lên

phần men của sản phẩm. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy định về các bước trong khâu hoàn thiện sản phẩm sau khi

dán chữ, in mác. - Nêu lên được tính chất chảy của men trong quá trình nung. - Nhớ được tiêu chuẩn về độ dày lớp hồ ôxít nhôm quét lên các vị trí quy định. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ quy trình dán tem in nhãn, sổ giao nhận sản phẩm, phiếu kiểm tra chất

lượng kết thúc công đoạn. - Dao cạo, miếng đánh sứ, xơ đánh sứ, hồ pha bột ôxít nhôm, gôm mút, nước

sạch, súng khí nén, khí nén, bút chì, bột ôxít nhôm.

Page 173: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 55

- Thao tác thổi bụi phải hết sức cẩn trọng tránh làm sứt men bề mặt sản phẩm. - Công việc này cần có 2 người để thực hiện. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ sạch của bề mặt chân đế sản phẩm

- Kiểm tra toàn bộ bề mặt chân đế sản phẩm sau khi hoàn thiện

- Sự làm sạch khỏi men men chảy ở các phần khuất của sản phẩm

- Giám sát trực tiếp quá trình cạo men chảy, quan sát kỹ các sản phẩm sau khi đã cạo men chảy

- Độ chính xác của các vị trí cần quét ôxít nhôm

- Quan sát các vị trí đã quét ôxít nhôm, đối chiếu với quy định của công ty

- Độ chính xác về bề dày của lớp ôxít nhôm

- Quan sát trực tiếp quá trình quét ôxít nhôm lên sản phẩm

- Độ đồng đều của bề dày lớp ôxít nhôm

- Quan sát trực tiếp số lượt quét lớp ôxít nhôm lên các vị trí cần quét của sản phẩm

- Độ sạch khỏi bụi bẩn của sản phẩm sau khi đã hoàn thiện

- Kiểm tra trực tiếp sản phẩm sau khi đã tiến hành hút bụi

Page 174: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

56 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xếp sản phẩm mộc đã phun men lên xe goòng Mã số công việc: N01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị xe goòng và kiểm tra và vệ sinh xe goòng, chuẩn bị sản phẩm, xếp

sản phẩm lên xe goòng, hút bụi toàn bộ sản phẩm xếp trên xe goòng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xe goòng xếp sản phẩm phải chắc chắn, hệ thống tấm kê bằng phẳng, vật liệu

chịu lửa, chất chống nóng không bị lồi lõm, bẹp và phải sạch sẽ, bề mặt xếp tải của xe goòng phải được quét ôxít nhôm.

- Chất lượng sản phẩm mộc khi xếp goòng phải đảm bảo. - Trình tự xếp các hàng sản phẩm lên xe goòng phải được thực hiện theo

quy định. - Quy cách xếp sản phẩm trên xe goòng phải đúng theo quy định. - Sản phẩm sau khi xếp goòng phải không dính bụi bẩn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Căn chỉnh độ bằng phẳng của mặt xe goòng bằng livô. - Sắp xếp sản phẩm lên xe đúng quy cách tiêu chuẩn, không bị sứt vỡ. - Đặt độ phẳng của Tanaita và Tochi theo tiêu chuẩn. - Sử dụng máy hút bụi để làm sạch bề mặt sản phẩm trước khi đưa vào nung. - Ghi chép toàn bộ số lượng sản phẩm, màu sắc và chất lượng khối xếp. 2. Kiến thức: - Phát biểu được quy trình kiểm tra và vệ sinh xe goòng. - Phát biểu được quy trình vận chuyển và xếp mộc bán thành phẩm lên xe

goòng vào lò. - Nhớ được tiêu chuẩn xếp mộc lên xe goòng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ quy trình (Vận chuyển và xếp sản phẩm, kiểm tra và vệ sinh xe goòng,

kiểm tra sản phẩm đã phun men), phiếu giao nhận sản phẩm, sổ giao nhận vật tư.

Page 175: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 57

- Găng tay và trang phục bảo hộ, livô, thước dây 5m, thước đo góc, thước thẳng, đèn soi, máy hút bụi, xô nước, mút đỏ, xe và tời nâng chở body, bút và chổi lông, bút chì, miếng xốp, tochi, Form số liệu sản phẩm, Pallet.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ chắc chắn của xe goòng và độ bằng phẳng, cân đối, sạch sẽ của bề mặt xếp tải xe goòng

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra cân chỉnh độ ngang bằng của xe goòng và theo dõi sự quét phủ nhôm lên bề mặt xếp tải xe goòng, trực tiếp kiểm tra tình trạng xe goòng

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm mộc trước khi xếp goòng

- Giám sát quá trình chuẩn bị xếp goòng, quan sát toàn bộ sản phẩm trước khi xếp goòng

- Sự tuân thủ theo trình tự xếp các lớp sản phẩm mộc trên xe goòng

- Giám sát trực tiếp quá trình xếp sản phẩm lên xe goòng xem có thực hiện theo thứ tự xếp từ hàng trên xuống hay không?

- Mức độ đạt yêu cầu tiêu chuẩn của quy cách xếp goòng

- Kiểm tra lại toàn bộ khối xếp trên xe goòng và so sánh với tiêu chuẩn quy định về quy cách xếp goòng

- Mức độ sạch của sản phẩm trước khi xe goòng vào lò

- Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sản phẩm sau khi đã xếp goòng

Page 176: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

58 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Chuẩn bị cho vận hành lò nung tuynel Mã số công việc: N02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống các thiết bị lò nung, đóng tất cả các van

cấp gas cho hệ thống thiết bị đốt, chọn đặt tốc độ đẩy xe goòng. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chắc chắn của xe goòng và các sản phẩm trên xe goòng trước khi vào lò. - Mức độ kín khít của hệ thống cung cấp nhiên liệu. - Mức độ đạt giá trị yêu cầu về áp suất nhiên liệu trước thiết bị đốt. - Sự tuân thủ quy tắc an toàn đối với buồng đốt nhiên liệu khí hoặc lỏng. - Các hệ thống thiết bị lò nung ở trạng thái hoạt động tốt. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sắp xếp các sản phẩm nung trên xe goòng phải chắc chắn cẩn thận không để

thò ra ngoài. - Cắt bông thủy tinh rộng hay hẹp tùy thuộc khe hở cần phải nhét cho vừa khe

hở và không bị chờm ra ngoài. - Xếp các sản phẩm trên xe goòng không xô lệch và phải đồng đều nhau. - Quan sát toàn bộ hệ thống thiết bị lò. - Đánh giá khả năng hoạt động của các thiết bị lò khi kiểm tra. 2. Kiến thức: - Phát biểu được tiêu chuẩn khối xếp sản phẩm trên xe goòng trước khi đưa

vào lò nung. - Quy trình kiểm tra, cài đặt các thông số lò nung và các thiết bị phụ trợ. - Liệt kê các hạng mục đã kiểm tra, xem xét tình trạng thực tế để có kế hoạch

duy tu bảo dưỡng và giải pháp khắc phục tạm thời. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các sổ quy trình hướng dẫn kiểm tra, sổ ghi chép tình trạng các thiết bị lò, sổ

ghi chép tình trạng các zôn nung sấy trong lò.

Page 177: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 59

- Dao cắt, thước lá, bông thủy tinh, clê mỏ lết, Filter quạt hút, bút sổ sách ghi chép, tủ điều khiển lò nung, các chương trình nung.

- Sản phẩm không chạm nhau và không thò ra phía thành lò vì sẽ chạm vào sensor gắn 2 bên thành lò làm gẫy và gây sự cố thiết bị.

- Công việc này cần có 2 người để thực hiện các công tác chuẩn bị và kiểm tra. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chắc chắn của xe goòng và các sản phẩm trên xe trước khi vào lò nung

- Giám sát trực tiếp quá trình chuẩn bị xe goòng và xếp sản phẩm mộc lên xe. Quan sát các hàng sản phẩm xếp trên xe goòng

- Mức độ kín khít của hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cấp nhiên liệu từ trạm thiết bị chuẩn bị nhiên liệu về, kiểm tra sự rò rỉ của các van, các mối nối trên đường ống dẫn nhiên liệu

- Mức độ đạt yêu cầu về giá trị áp suất nhiên liệu trước thiết bị đốt

- Đọc giá trị áp suất thiết bị đo áp suất gas, so sánh với tiêu chuẩn về áp suất gas trước thiết bị đốt

- Mức độ tuân thủ quy tắc an toàn đối với buồng đốt dùng nhiên liệu khí hoặc lỏng

- Giám sát toàn bộ quá trình kiểm tra hệ thống van cấp nhiên liệu cho lò nung, kiểm tra sự đóng kín của các van cấp nhiên liệu

- Tình trạng hoạt động của các hệ thống thiết bị lò nung

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra hệ thống thiết bị lò nung trước khi vận hành

Page 178: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

60 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Vận hành lò nung Tuynel

Mã số công việc: N03

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chọn chế độ điều khiển cho các thiết bị lò nung, chọn chế độ nung (đường cong nung), khởi động các hệ thống thiết bị lò nung theo trình tự quy định trong quy trình vận hành, kiểm soát nhiệt độ lò, kiểm soát sự hoạt động của các thiết bị đốt, kiểm soát sự hoạt động của hệ thống quạt lò nung và các thiết bị phụ trợ khác.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chuẩn xác của việc lựa chọn chế độ điều khiển thiết bị.

- Mức độ chuẩn xác của chế độ nung lựa chọn cho sản phẩm nung.

- Thứ tự khởi động các hệ thống thiết bị lò nung.

- An toàn đối với buồng lò đốt nhiên liệu lỏng hoặc khí trong quá trình khởi động.

- Độ chênh lệch giữa nhiệt độ thực tế của lò nung so với nhiệt độ cài đặt theo chương trình.

- Tốc độ đẩy goòng vận chuyển sản phẩm nung.

- Sự ổn định của các mỏ đốt trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

- Sự ổn định của các hệ thống thiết bị lò trong quá trình làm việc.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Điều chỉnh nhiệt độ theo đúng đường cong nung đốt đã quy định của công ty.

- Điều chỉnh hệ thống kích đẩy thủy lực để đạt tốc độ ra vào sản phẩm theo đúng quy định của công ty.

- Xác định lượng nhiên liệu tiêu hao trong quá trình nung để điều chỉnh nhiệt độ nung từng giai đoạn phù hợp.

- Điều chỉnh hệ thống quạt trong quá trình nung đốt sản phẩm.

2. Kiến thức:

- Trình bày được quy trình vận hành lò nung tuynel.

Page 179: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 61

- Giải thích được biểu đồ đường cong nung.

- Nêu lên được nguyên lý đốt cháy nhiên liệu của thiết bị đốt. - Giải thích phương pháp điều chỉnh nhiệt độ lò thông qua việc điều chỉnh thiết

bị đốt. - Nhớ được tốc độ đẩy goòng theo quy định.

- Nêu lên được vai trò của mỗi loại quạt trong hệ thống quạt lò nung.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ ghi chép các thông số hoạt động của lò, các hướng dẫn vận hành ở các vị

trí thiết bị, sổ giao nhận ca của các ca. - Tủ điều khiển, đường cong nung sản phẩm theo quy định của công ty, các

thiết bị tháo lắp cơ khí. - Nhân lực cần cho công việc: 3 người.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chuẩn xác của việc lựa chọn chế độ điều khiển thiết bị

- Kiểm tra chế độ hoạt động đã chọn trên tủ điều khiển và so sánh với quy trình vận hành thiết bị lò nung của công ty (thường là chế độ tự động - AUTO)

- Mức độ chuẩn xác của chế độ nung lựa chọn cho sản phẩm

- Giám sát trực tiếp quá trình lựa chọn chế độ nung theo sự chỉ đạo của phòng kỹ thuật

- Sự thực hiện theo thứ tự quy định về việc khởi động các hệ thống thiết bị lò nung

- Giám sát trực tiếp quá trình khởi động hệ thống thiết bị lò nung tuynel và so sánh với chỉ dẫn về thứ tự khởi động các thiết bị trong quy trình vận hành lò

- Mức độ thực hiện biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ đối với buồng lò trong quá trình khởi động

- Giám sát trực tiếp quá trình khởi động hệ thống các quạt thông gió lò nung, theo dõi khoảng thời gian chạy quạt trước khi nhóm lửa thiết bị đốt xem có thực hiện theo đúng thời gian quy định không

- Độ chênh lệch giữa nhiệt độ thực tế của lò nung so với nhiệt độ cài đặt theo chương trình

- Quan sát đường cong nung thực tế hiển thị trên màn hình và đối chiếu với đường cong nung lý thuyết đã lựa chọn

Page 180: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

62 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Kiểm tra sổ ghi thông số lò nung trong quá trình vận hành, so sánh với giá trị nhiệt độ cài đặt

- Độ chính xác của tốc độ đẩy goòng

- Theo dõi thời gian chuyển động của 1 xe goòng từ đầu lò đến cuối lò xem có phù hợp với chế độ nung đã chọn hay không

- Sự ổn định của các thiết bị đốt trong quá trình đốt cháy nhiên liệu

- Giám sát trực tiếp quá trình vận hành lò - Quan sát trực tiếp quá trình làm việc của các thiết bị đốt

- Sự ổn định của hệ thống thiết bị lò nung trong quá trình vận hành

- Giám sát trực tiếp quá trình vận hành lò và theo dõi sự hoạt động của các thiết bị lò trong suốt quá trình vận hành

Page 181: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 63

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Dỡ sản phẩm từ xe goòng

Mã số công việc: N04

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư để dỡ sản phẩm, dỡ sản phẩm, kiểm tra sơ bộ, xếp sản phẩm lên Pallet chuyển về công đoạn phân loại sản phẩm nhập kho.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ đầy đủ và chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư phục vụ việc dỡ sản phẩm.

- Sự thực hiện theo quy định về dỡ sản phẩm khi ra lò.

- Mức độ chính xác của việc phân loại sơ bộ sản phẩm.

- Mức độ an toàn cho sản phẩm khi ra lò.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Xác định đúng chủng loại và màu sắc sản phẩm.

- Dỡ sản phẩm tránh va chạm gây sứt men sản phẩm.

2. Kiến thức:

- Phát biểu được tiêu chuẩn phân loại sản phẩm sau nung.

- Phát biểu được quy trình phân loại sản phẩm sau nung.

- Nêu lên được tiêu chuẩn xếp sản phẩm sau nung lên pallet.

- Trình bày được quy trình xếp dỡ sản phẩm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Sổ giao nhận sản phẩm sau nung, sổ giao ca, phiếu bàn giao sản phẩm cho công đoạn sau.

- Pallet, tấm kê, xe chuyển sản phẩm.

- Công việc này cần 3 người thực hiện.

- Chú ý đảm bảo chất lượng sản phẩm sau nung.

Page 182: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

64 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đầy đủ và chuẩn xác của các dụng cụ, vật tư phục vụ cho việc dỡ sản phẩm

- Kiểm tra thực tế quá trình chuẩn bị

- Thứ tự dỡ sản phẩm - Kiểm soát trực tiếp quá trình dỡ sản phẩm xem có thực hiện dỡ các hàng sản phẩm theo thứ tự quy định hay không

- Mức độ chính xác của việc phân loại sơ bộ sản phẩm khi ra lò

- Quan sát thực tế việc kiểm tra phân loại sơ bộ sản phẩm khi ra lò

- Mức độ tuân thủ quy định về quy cách xếp sản phẩm lên palett

- Kiểm tra trực tiếp các palett đã xếp sản phẩm sau khi phân loại sơ bộ, so sánh với tiêu chuẩn quy định của công ty

- Mức độ an toàn cho sản phẩm trong quá trình xếp dỡ

- Giám sát trực tiếp quá trình dỡ sản phẩm - Giám sát trực tiếp việc thực hiện quy cách xếp sản phẩm lên palett - Kiểm tra trực tiếp các sản phẩm sau khi đã phân loại sơ bộ và xếp dỡ

Page 183: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 65

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Sửa khuyết tật của sản phẩm sau nung Mã số công việc: N05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phân loại các lỗi trên sản phẩm, chuẩn bị men và vá để sửa chữa sản phẩm. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc đánh giá các lỗi cần khắc phục trên sản phẩm. - Độ chuẩn xác của chủng loại men và màu men đem vá cho sản phẩm. - Chất lượng của sản phẩm sau khi vá. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Xác định đúng vị trí cần vá. - Phủ men chính xác vào vị trí cần vá. - Hoàn thiện vết vá đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ. 2. Kiến thức: - Nhớ được quy trình vá và khắc phục các sản phẩm lỗi sau nung. - Nhắc lại được tiêu chuẩn sửa chữa sản phẩm khuyết tật. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ giao nhận sản phẩm lỗi sau nung, phiếu khắc phục sản phẩm, sổ giao ca. - Mũi khoan, dao vá, men, ca đựng men, bút đánh dấu, dẻ lau. - Công việc này cần 2 người thực hiện. - Chú ý men vá sản phẩm phải sạch và đúng màu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của việc đánh giá các lỗi trên sản phẩm

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra phân loại sản phẩm lỗi

- Mức độ chuẩn xác của chủng loại men và màu men vá trên sản phẩm

- Kiểm tra thực tế quá trình lấy men để vá cho sản phẩm - Quan sát màu sắc của men vá sau khi đã vá sửa sản phẩm

- Chất lượng vá - Quan sát thực tế vết vá

Page 184: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

66 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xếp các sản phẩm đã sửa chữa lên xe goòng Mã số công việc: N06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra xe goòng, đưa sản phẩm đã sửa lên xe và xếp goòng theo tiêu chuẩn

quy định, tập kết xe goòng chở sản phẩm về vị trí quy định để chờ nung, ghi sổ số lượng sản phẩm đã được sửa chữa và xếp lên xe.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ chắc chắn và sạch sẽ của xe goòng xếp sản phẩm nung. - Mức độ đạt yêu cầu về tiêu chuẩn xếp goòng của khối xếp sản phẩm trên xe. - Mức độ tuân thủ quy định vị trí tập kết xe goòng chờ nung. - Độ chính xác của việc ghi sổ số lượng sản phẩm sửa. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đánh giá chính xác tình trạng làm việc của xe goòng khi kiểm tra. - Xếp các sản phẩm nung thu hồi lên goòng chắc chắn. - Ghi sổ chính xác, rõ ràng. 2. Kiến thức: - Trình bày được quy trình sửa chữa sản phẩm khuyết tật. - Phát biểu được tiêu chuẩn về quy cách xếp sản phẩm lên xe goòng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách giao nhận sản phẩm, phiếu kiểm tra sản phẩm, sổ giao ca. - Các trang thiết bị bảo hộ lao động, Palet, xe goòng. - Công việc này cần 2 người thực hiện. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ sạch của xe goòng và mức độ chắc chắn của sản phẩm xếp trên xe

- Kiểm tra thực tế xe goòng xếp sản phẩm - Quan sát trực tiếp các cấu kiện của xe

- Mức độ đạt yêu cầu về tiêu chuẩn xếp goòng của khối sản phẩm trên xe

- Quan sát thực tế khối sản phẩm xếp trên xe - Đo kiểm tra một vài khoảng cách sản phẩm, so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Mức độ tuân thủ vị trí tập kết xe goòng chờ nung

- Kiểm tra thực tế việc sắp xếp các xe goòng chờ nung tại vị trí quy định

- Độ chính xác của việc ghi sổ các sản phẩm sửa

- Kiểm tra thực tế số lượng xe, số lượng sản phẩm sửa chờ nung và đối chiếu với sổ sách ghi chép

Page 185: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 67

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Vận hành lò nung gián đoạn nung thu hồi sản phẩm

(Lò Shuttle) Mã số công việc: N07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Kiểm tra nguồn điện cấp và kiểm tra các hệ thống thiết bị lò nung, đưa xe

goòng chở sản phẩm vào lò, đóng kín cửa lò, cấp điện cho hệ thống thiết bị lò và chọn chế độ làm việc của lò, chọn chương trình nung, sau đó khởi động các hệ thống thiết bị lò và kiểm soát quá trình nung sản phẩm trong lò, đưa sản phẩm ra lò sau khi kết thúc chương trình nung.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ ổn định và an toàn của hệ thống cấp nhiên liệu. - Độ sạch của miệng phun nhiên liệu của các thiết bị đốt. - Độ ổn định của áp suất khí nén biến bụi nhiên liệu. - Mức độ ổn định của hệ thống cung cấp không khí và hút khí thải lò. - Độ chuẩn xác của chương trình nung lựa chọn. - Độ sai lệch nhiệt độ thực tế so với chương trình. - Mức độ tuân thủ theo quy trình vận hành lò nung gián đoạn nung thu hồi

sản phẩm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Xác định đúng thời điểm của các giai đoạn nung. - Đóng cánh cửa lò đúng quy trình hướng dẫn. - Điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình nung đốt. 2. Kiến thức: - Nhớ được quy trình nung đốt sản phẩm trong lò nung gián đoạn. - Nêu lên được cách lựa chọn chương trình nung. - Nêu lên được các nguyên tắc an toàn trong vận hành lò nung. - Giải thích được biểu đồ đường cong nung.

Page 186: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

68 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ ghi chép các thông số lò, bảng thông số cài đặt cho lò, các Form ghi kết

quả nung đốt. - Tủ điều khiển, bút sổ sách, các trang thiết bị bảo hộ, Fillter thay thế của quạt

hút, kính an toàn. - Công việc này cần 2 người thực hiện. - Khi lò chạy hết chương trình nhiệt độ thực tế lớn hơn nhiệt độ cài đặt phải

chú ý không được mở cửa lò mà phải chờ đến khi nhiệt độ cân bằng mới mở. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ an toàn của hệ thống cấp nhiên liệu

- Kiểm tra trực tiếp tình trạng thực tế của hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Độ sạch của miệng phun nhiên liệu của các thiết bị đốt

- Quan sát trực tiếp các thiết bị đốt

- Độ ổn định của áp suất khí nén biến bụi nhiên liệu

- Kiểm tra độ ổn định của bộ ổn áp khí nén

- Mức độ ổn định của hệ thống cung cấp không khí và hút khí thải lò nung

- Giám sát trực tiếp quá trình kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống quạt lò nung - Kiểm tra sự nối đất của các động cơ quạt

- Độ chuẩn xác của chương trình nung lựa chọn

- Kiểm tra chương trình đã lựa chọn và so sánh với phiếu yêu cầu của phòng kỹ thuật

- Độ sai lệch của nhiệt độ thực của lò so với chương trình

- Kiểm tra sổ ghi theo dõi nhiệt độ lò trong quá trình nung và so sánh với nhiệt độ đã cài đặt trong chương trình

- Mức độ tuân thủ quy trình vận hành lò nung gián đoạn nung thu hồi sản phẩm

- Trực tiếp giám sát quá trình thực hiện các thao tác vận hành lò xem có thực hiện theo đúng thứ tự đã chỉ dẫn trong bảng quy trình vận hành lò nung gián đoạn hay không

Page 187: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 69

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sự cố mất điện khi vận hành lò nung

Mã số công việc: N08

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đóng tất cả các van cấp nhiên liệu đốt, khởi động lại hệ thống quạt, kiểm tra lại hệ thống cung cấp nhiên liệu và tiếp tục cho lò đốt trở lại khi có điện.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Các van gas phải được đóng lại hoàn toàn khi có sự cố mất điện.

- Việc khởi động lại hệ thống quạt và vận hành các van cấp nhiên liệu đốt phải tuân thủ đúng quy trình khởi động của hệ thống lò nung.

- Việc khởi động lại hệ thống kích đẩy thủy lực chỉ được thực hiện khi nhiệt độ vùng nung > 1180oC.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Đóng các van cấp nhiên liệu tránh gây ra hiện tượng xung áp trên đường ống.

- Mở và điều chỉnh các quạt trong hệ thống theo trình tự hướng dẫn công việc.

- Sửa chữa và khắc phục các lỗi trên tủ điều khiển khi xảy ra sự cố mất điện đột ngột.

2. Kiến thức:

- Nhớ được quy trình vận hành sự cố khi mất điện đột ngột.

- Nêu trình tự khởi động lại hệ thống khi đã khắc phục được sự cố và có điện trở lại.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Sổ nhật ký sự cố, các quy trình hướng dẫn vận hành thiết bị.

- Tủ điều khiển, clê, mỏ lết và các dung cụ kiểm tra hệ thống điện.

- Công việc này cần 2 người thực hiện.

- Khi khởi động lại hệ thống kích đẩy thủy lực có thể không khởi động được do goòng quá tải, khô dầu, kẹt phanh cuối lò.

Page 188: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

70 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ đóng kín của các van cấp nhiên liệu khi có sự cố mất điện đột ngột

- Quan sát xem trong buồng nung có còn xảy ra sự cháy khi các hệ thống van đã ở chế độ ngừng cấp nhiên liệu - Kiểm tra trực tiếp ở các đầu đốt và các van cấp

- Thứ tự khởi động các quạt theo quy trình hướng dẫn

- Giám sát trực tiếp quá trình khởi động lại các quạt của lò nung khi có điện trở lại

- Thứ tự mở các van cấp nhiên liệu theo quy trình hướng dẫn

- Quan sát trực tiếp quá trình mồi lửa thiết bị đốt khi có điện trở lại

- Mức độ chuẩn xác của thời điểm khởi động lại kích đẩy thủy lực

- Quan sát trực tiếp giá trị nhiệt độ vùng nung (fz4) hiển thị trên tủ điều khiển tại thời điểm khởi động lại kích đẩy thủy lực. (> 1180oC)

Page 189: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 71

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Xử lý sự cố nhiệt độ không đồng đều trên tiết diện ngang lò

nung Mã số công việc: N09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Điều chỉnh sự cung cấp nhiên liệu và không khí cho các thiết bị đốt phía trên

và dưới của khu vực lò có nhiệt độ không đồng đều trên mặt cắt ngang để đạt tới cùng một giá trị theo tiêu chuẩn đường cong nung tại khu vực đó.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố nhiệt độ không đồng đều trên tiết

diện ngang của lò nung. - Độ chính xác của việc điều chỉnh nhiên liệu vào phía bên có nhiệt độ không

đạt và giảm nhiên liệu tại các phía có nhiệt độ quá tới hạn. - Độ chính xác của việc điều chỉnh không khí cấp vào các bên có nhiệt độ

chênh lệch nhau. - Độ chính xác của việc điều chỉnh áp suất trong lò nung đạt yêu cầu theo

quy định. - Ổn định và khắc phục vùng có sự chênh lệch nhiệt độ. - Đưa nhanh chế độ nhiệt ổn định vào làm việc. - Độ chính xác của việc kiểm tra lại nhiệt độ trên tiết diện ngang sau khi xử lý

sự cố. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Phát hiện và xác định chính xác vùng xảy ra chênh lệch nhiệt độ. - Điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch khi có sự cố xảy ra. - Sửa chữa và khắc phục các mỏ đốt khi bị tắc hoặc bám muội. 2. Kiến thức: - Giải thích được hiện tượng chênh lệch nhiệt độ tại vùng sự cố. - Nêu lên được các nguyên nhân gây sự cố chênh lệch nhiệt độ. - Lý giải được các yếu tố tạo ra sự cố chênh lệch nhiệt độ.

Page 190: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

72 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Trang thiết bị bảo hộ lao động, mẫu thử nhiệt, cân đo nhiệt độ, dao vệ sinh

đầu mỏ đốt, dẻ lau... - Khi xảy ra sự cố cần phải phát hiện và khắc phục nhanh chóng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố

- Giám sát quá trình vận hành lò nung

- Độ chính xác của việc điều chỉnh nhiên liệu vào phía bên có nhiệt độ không đạt và giảm nhiên liệu tại phía bên có nhiệt độ quá tới hạn

- Giám sát quá trình căn chỉnh van gas và theo dõi diễn biến của nhiệt độ vùng căn chỉnh

- Độ chính xác của việc điều chỉnh không khí cấp vào các bên có nhiệt độ chênh lệch nhau

- Giám sát quá trình căn chỉnh van không khí và theo dõi diễn biến của nhiệt độ vùng căn chỉnh

- Độ chính xác của việc điều chỉnh áp suất trong lò nung đạt yêu cầu theo quy định

- Giám sát quá trình căn chỉnh van của các quạt đối lưu, quạt hút, quạt cung cấp khí và theo dõi diễn biến của nhiệt độ vùng căn chỉnh

- Thời gian khắc phục sự cố sau khi phát hiện so với mức độ biến động

- Kiểm tra thực tế công việc khắc phục

- Tính chuẩn xác của quá trình khắc phục sự cố

- Giám sát thực tế theo thời gian mà nhiệt độ vùng trở lại chế độ chuẩn

- Độ chính xác của việc kiểm tra lại nhiệt độ trên tiết diện ngang sau khi xử lý sự cố

- Kiểm tra sổ ghi nhiệt độ và các chỉ số trên đồng hồ đo. Giám sát quá trình kiểm tra trực tiếp bằng vòng đo nhiệt độ

Page 191: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 73

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xử lý sự cố đường cong nung không đạt yêu cầu Mã số công việc: N10

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Trong quá trình gia nhiệt sản phẩm sứ vệ sinh trong lò nung thường xảy ra

hiện tượng nhiệt độ thực tế có sự chênh lệch lớn so với chế độ nhiệt độ tiêu chuẩn quy định ở đường cong nung chuẩn vì vậy bước công việc này là phát hiện và khắc phục sự cố trên.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mức độ kịp thời của việc phát hiện ra sự cố đường cong nung không đạt yêu cầu.

- Độ chính xác của việc điều chỉnh nhiên liệu vào vùng có nhiệt độ không đạt và giảm nhiên liệu tại các vùng có nhiệt độ quá tới hạn.

- Độ chính xác của việc điều chỉnh không khí cấp vào các vùng có nhiệt độ chênh lệch nhau.

- Độ chính xác của việc điều chỉnh áp suất trong lò nung đạt yêu cầu theo quy định.

- Mức độ nhanh chóng của việc khắc phục sự cố. - Độ chính xác của việc phát hiện và điều chỉnh các yếu tố tạo nên sự cố.

- Độ chính xác của việc kiểm tra lại nhiệt độ trên tiết diện ngang sau khi xử lý sự cố.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng: - Phát hiện sự sai lệch về nhiệt độ và sự biến động nhiệt độ.

- Điều chỉnh nhiệt độ khi khắc phục sự cố.

- Sửa chữa và khắc phục các thiết bị đốt trong quá trình khắc phục sự cố. 2. Kiến thức:

- Liệt kê các vùng nhiệt độ biến động để lên phương án khắc phục.

- Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới sự cố có thể xảy ra.

Page 192: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

74 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Nêu lên các nguyên nhân có thể gây nên sự cố. - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng trên. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Sổ sách ghi chép nhật ký sự cố, đường cong nhiệt cố định. - Trang thiết bị bảo hộ, các thiết bị tháo lắp mỏ đốt. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ kịp thời của việc phát hiện sự cố

- Giám sát trực tiếp quá trình vận hành

- Độ chính xác của việc điều chỉnh nhiên liệu vào vùng có nhiệt độ không đạt và giảm nhiên liệu tại các vùng có nhiệt độ quá tới hạn

- Giám sát quá trình căn chỉnh van gas và theo dõi diễn biến của nhiệt độ vùng căn chỉnh

- Độ chính xác của việc điều chỉnh không khí cấp vào các vùng có nhiệt độ chênh lệch nhau

- Giám sát quá trình căn chỉnh van không khí và theo dõi diễn biến của nhiệt độ vùng căn chỉnh

- Độ chính xác của việc điều chỉnh áp suất trong lò nung đạt yêu cầu theo quy định

- Giám sát quá trình căn chỉnh van của các quạt đối lưu, quạt hút, quạt cung cấp khí và theo dõi diễn biến của nhiệt độ vùng căn chỉnh

- Mức độ nhanh chóng của việc khắc phục sự cố

- Quan sát đường cong nung thực tế so với đường cong nung chuẩn, xác định khoảng thời gian điều chỉnh để đường cong nung thực tế trùng với đường cong nung chuẩn

- Thứ tự thực hiện các thao tác điều chỉnh để khắc phục sự cố

- Giám sát trực tiếp quá trình điều chỉnh nhiệt độ lò để khắc phục sự cố, so sánh với quy trình hướng dẫn

- Độ chính xác của việc điều chỉnh thiết bị để phát hiện sự cố

- Xem sổ ghi chép xác định nguyên nhân gây sự cố và quá trình điều chỉnh thiết bị theo nguyên nhân đã tìm ra

- Độ chính xác của việc kiểm tra lại nhiệt độ theo đường cong nung sau khi xử lý sự cố

- Kiểm tra sổ ghi nhiệt độ và các chỉ số trên đồng hồ đo. Giám sát quá trình kiểm tra trực tiếp bằng vòng đo nhiệt độ

Page 193: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 75

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường kết hợp mẫu chuẩn Mã số công việc: O01

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đặt sản phẩm lên bàn, kiểm tra bằng mắt thường, phân loại C các sản

phẩm khuyết tật nứt mộc, nứt lạnh, phân loại B sản phẩm bị khuyết tật lỗ kim, khuyết tật xương. Sau đó sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được kiểm tra bề mặt men so với mẫu chuẩn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc phân loại C đối với các sản phẩm có khuyết tật nứt

mộc, nứt lạnh và biến dạng. - Độ chính xác của việc phân loại B đối với các sản phẩm có khuyết tật châm

kim, khuyết tật xương, chấm sắt, chấm màu. - Độ chính xác kiểm tra bề mặt men và so sánh bề mặt men của sản phẩm với

mẫu chuẩn. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đặt sản phẩm lên bàn kiểm tra. - Quan sát toàn bộ sản phẩm để phát hiện các khuyết tật. - Đánh giá chính xác các khuyết tật phát hiện. - So sánh bề mặt men của sản phẩm với mẫu chuẩn. - Sử dụng thước đo kích thước để đo chính xác diện tích khuyết tật. - Áp dụng các tiêu chuẩn phân loại. 2. Kiến thức: - Nêu được các tiêu chuẩn phân loại C đối với các sản phẩm sau khi nung. - Nêu được các tiêu chuẩn phân loại B đối với các sản phẩm sau khi nung. - Trình bày được tiêu chuẩn phân loại đối với các sản phẩm có khuyết tật

xương, lỗ kim và chấm màu. - Trình bày được tiêu chuẩn bọt khí trên bề mặt men của sản phẩm. - Nêu được phép so sánh bề mặt men so với mẫu chuẩn.

Page 194: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

76 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người/ca. - Trang bị: BHLĐ, găng tay, khẩu trang. - Dụng cụ: Bàn kiểm tra, mẫu men chuẩn, kính hiển vi, thước đo kích thước

tiêu chuẩn, bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm sứ vệ sinh. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác của việc phân loại C đối với các sản phẩm có khuyết tật nứt mộc, nứt lạnh

- Quan sát và kiểm tra lại tiêu chuẩn phân loại

- Độ chính xác của việc phân loại B đối với các sản phẩm có khuyết tật châm kim, khuyết tật xương, chấm sắt, chấm màu

- Quan sát và kiểm tra lại tiêu chuẩn phân loại

- Độ chính xác kiểm tra bề mặt men và so sánh bề mặt men của sản phẩm với mẫu chuẩn

- Quan sát và kiểm tra lại tiêu chuẩn phân loại - Kiểm tra lại phép so sánh của sản phẩm và mẫu chuẩn

Page 195: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 77

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Kiểm tra biến dạng sản phẩm

Mã số công việc: O02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đặt sản phẩm lên bàn có mặt phẳng ngang, dùng thước livo và thước Cheper để xác định chính xác độ biến dạng của sản phẩm kiểm tra. Phân loại C đối với sản phẩm có độ biến dạng quá tiêu chuẩn. Đánh dấu xác định vị trí và độ lệch cần mài đối với sản phẩm có độ biến dạng 5 - 7mm để sửa chữa.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác của vị trí đặt Livo và xác định vị trí cân bằng giọt nước trên Livo.

- Độ chính xác của phép đo thước Cheper xác định độ biến dạng của sản phẩm.

- Mức độ chính xác của việc đánh giá sự biến dạng của sản phẩm để phân loại hoặc chuyển sang mài xử lý.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Đặt sản phẩm sứ trên bàn đá cân bằng và không bị nứt vỡ.

- Xác định được vị trí đặt livo.

- Điều chỉnh livo để giọt nước trên livo thăng bằng.

- Chọc thước Cheper để đo chính xác độ biến dạng của sản phẩm.

- Đánh dấu chính xác vào vị trí biến dạng và khoảng biến dạng trên sản phẩm để đưa sang mài xử lý sản phẩm.

2. Kiến thức:

- Nêu ra được các vị trí cần đo và đặt Livo.

- Trình bày được cách đo độ biến dạng của sản phẩm.

- Nêu được tiêu chuẩn phân loại đối các sản phẩm có độ biến dạng khác nhau: sản phẩm đạt, sản phẩm loại C và sản phẩm có thể chuyển sang mài xử lý để sửa chữa.

Page 196: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

78 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ: Bàn đá có mặt phẳng ngang, thước livo, thước cheper, bảng tiêu

chuẩn phân loại, bút dạ phân loại. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của vị trí đặt Livo và xác định vị trí cân bằng giọt nước trên Livo

- Quan sát và kiểm tra lại theo tiêu chuẩn phân loại

- Độ chính xác của phép đo thước Cheper xác định độ biến dạng của sản phẩm

- Quan sát và kiểm tra lại phép đo thước cheper

- Mức độ chính xác của việc đánh giá sự biến dạng của sản phẩm để phân loại hoặc chuyển sang mài xử lý

- Kiểm tra lại các sản phẩm so sánh với tiêu chuẩn phân loại

Page 197: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 79

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra kích thước kỹ thuật của sản phẩm Mã số công việc: O03

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đo kích thước sản phẩm bằng thước dây, đo kích thước các lỗ thao tác và

khoảng cách của chúng bằng dưỡng. Đánh dấu vị trí không đạt yêu cầu về kích thước để chuyển sang sửa chữa, loại bỏ các sản phẩm sai kích thước không sửa chữa được.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của phép đo kích thước sản phẩm. - Độ chính xác của việc áp dưỡng kiểm tra kích thước các lỗ thao tác. - Mức độ đánh giá sản phẩm không đạt kích thước để loại bỏ hoặc sửa chữa. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sử dụng thước dây để đo kích thước sản phẩm. - Áp dưỡng đúng chủng loại sản phẩm cần đo để xác định các kích thước lỗ và

khoảng cách lỗ thao tác. - Đánh dấu vị trí cần sửa chữa. - Đánh dấu loại bỏ các sản phẩm không thể sửa chữa. 2. Kiến thức: - Trình bày được tiêu chuẩn về kích thước sản phẩm sau nung. - Nêu được cách đo kích thước sản phẩm. - Giải thích được yêu cầu loại bỏ các sản phẩm và yêu cầu sửa chữa các sản

phẩm khi kích thước sản phẩm không đạt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, tài liệu: thước dây, thước kẹp, bộ dưỡng đo

kích thước, bút đánh dấu, bản vẽ chi tiết từng sản phẩm, form chuẩn, bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm sứ vệ sinh.

Page 198: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

80 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của phép đo kích thước sản phẩm

- Quan sát quá trình đo kích thước so sánh với bản vẽ chi tiết kích thước sản phẩm đó

- Độ chính xác của việc áp dưỡng kiểm tra kích thước các lỗ thao tác

- Quan sát quá trình đo so sánh với bản vẽ chi tiết kích thước sản phẩm

- Mức độ chính xác của việc đánh giá sản phẩm không đạt kích thước để loại bỏ hoặc sửa chữa

- Quan sát và kiểm tra lại sản phẩm

Page 199: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 81

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Hoàn thiện sản phẩm sau nung Mã số công việc: O04

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Mài chân sản phẩm bằng máy mài tay đối với sản phẩm có độ song phẳng

không đều hoặc độ biến dạng nhỏ 1 - 2 mm. Mài chân đế sản phẩm bằng máy mài nước với khoảng cần mài đã được xác định trước sau đó kiểm tra lại độ biến dạng của sản phẩm sau khi mài.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của việc tạo độ song phẳng chân đế sau khi mài sản phẩm

bằng tay. - Độ chính xác của việc xác định vị trí và khoảng cần mài. - Độ chính xác của việc kiểm tra lại độ biến dạng sản phẩm sau khi mài. - An toàn khu vực và thiết bị trong quá trình vận hành mài. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sử dụng máy mài tay để tạo độ song phẳng chân để sản phẩm và độ biến

dạng nhỏ 1 - 2 mm. - Đặt úp sản phẩm trên bàn máy mài nước. - Đo xác định vị trí và khoảng cần mài. - Vận hành máy mài để mài chân đế sản phẩm tạo sự cân bằng cho sản phẩm. 2. Kiến thức: - Trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm cần phải mài tay. - Trình bày được tiêu chuẩn biến dạng cần mài trên sản phẩm. - Trình bày được cách xác định vị trí và khoảng cần mài. - Nêu được cách kiểm tra biến dạng của sản phẩm sau khi mài và tiêu chuẩn

biến dạng việc phân loại sản phẩm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người.

Page 200: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

82 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Thiết bị: Máy mài tay. máy mài nước, bơm nước. - Dụng cụ: Livo, thước cheper, bàn mài, lưỡi mài, bảng điều khiển. - Bảng hướng dẫn sử dụng máy mài, bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của việc tạo độ song phẳng chân đế sau khi mài sản phẩm bằng tay

- Quan sát và kiểm tra lại sản phẩm so sánh với tiêu chuẩn phân loại của công ty

- Độ chính xác của việc xác định vị trí và khoảng cần mài

- Quan sát và kiểm tra lại trên sản phẩm

- Độ chính xác của việc kiểm tra lại độ biến dạng sản phẩm sau khi mài

- Quan sát và kiểm tra lại quy trình hướng dẫn kiểm tra độ biến dạng

- An toàn khu vực và thiết bị trong quá trình vận hành mài

- Quan sát việc thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình mài

Page 201: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 83

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra xả nước xả bi đối với thân bệt Mã số công việc: O05

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đưa sản phẩm thân bệt lên máy xả nước, cấp nước vào két đạt đến mức nước

theo quy định của từng chủng loại sản phẩm thân bệt, xả thử nước để đánh giá mức độ xả nước. Sau đó đổ lượng bi 50 viên tiêu chuẩn theo quy định xả nước để đánh giá lượng bi còn lại sau 5 lần thử theo TCVN.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của lượng nước cần xả trong két nước. - Mức độ xả và khả năng xả của nước trong lòng thân bệt. - Độ chính xác của lượng bi còn lại trong lòng siphông thân bệt sau 5 lần xả. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đặt sản phẩm cân đối và vững chắc trên máy thử nước. - Lắp đặt hệ thống sao cho giữa két và thân bệt ăn khớp không bị rò rỉ nước. - Đánh giá khả năng chảy của dòng nước trong lòng thân bệt. - Đổ bi vào lòng siphông thân bệt không bị trôi bi xuống đáy thân bệt. - Cộng tổng số lượng bi còn đọng lại trong lòng thân bệt sau 5 lần thử. 2. Kiến thức: - Nêu được tiêu chuẩn lượng nước cần xả. - Nêu được yêu cầu dòng nước chảy trong lòng thân bệt. - Trình bày được tiêu chuẩn lượng bi còn sót lại trong lòng thân bệt sau 5

lần thử. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Thiết bị: máy thử nước, máy bơm nước, khí nén. - Dụng cụ: bi nhựa tiêu chuẩn, rổ đựng bi, két nước, găng cao su, van điều

chỉnh khí nén. - Thực hiện việc thử nước khi các tiêu chuẩn phân loại đã đạt tiêu chuẩn loại A.

Page 202: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

84 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của lượng nước cần xả trong két nước

- Quan sát, so sánh với tiêu chuẩn xả nước của loại sản phẩm đó

- Mức độ xả và khả năng xả của nước trong lòng thân bệt

- Quan sát quá trình xả nước

- Độ chính xác của lượng bi còn lại trong lòng siphông thân bệt sau 5 lần xả

- Quan sát và so sánh với tiêu chuẩn xả nước của công ty

Page 203: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 85

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra giữ nước đối với thân bệt Mã số công việc: O06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đặt sản phẩm thăng bằng trên giá đỡ rồi đổ nước vào lòng bệt. Đánh dấu mực

nước trong lòng bệt khi nước bắt đầu rỉ ra đáy siphông thân bệt, giữ lượng nước trong lòng thân bệt trong khoảng thời gian 3 giờ và kiểm tra xem lượng nước trong lòng thân bệt có thay đổi hay không. Loại bỏ các sản phẩm bị mất nước.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ thăng bằng của sản phẩm trên giá đỡ. - Độ chính xác việc đánh dấu lượng nước trong lòng thân bệt. - Độ chính xác về thời gian lưu nước trong thân bệt. - Độ chính xác việc thay đổi mực nước trong đáy siphông thân bệt sau thời

gian lưu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đặt sản phẩm thăng bằng. - Sử dụng Livo để căn chỉnh chính xác độ thăng bằng của sản phẩm trên giá đỡ. - Đổ nước vào đáy siphông thân bệt sao cho nước bắt đầu rò rỉ tại đáy siphông

thân bệt. - Đánh dấu chính xác mực nước trong đáy siphông thân bệt. - Theo dõi sự thay đổi của mức nước trong đáy siphông. - Kiểm tra lại mực nước trong đáy siphông sau khi đã đủ thời gian lưu. 2. Kiến thức: - Nêu được khoảng thời gian lưu lượng nước trong siphông thân bệt. - Giải thích được hiện tượng mất nước trong lòng siphông thân bệt. - Đánh giá được mức độ mất đi một lượng nước trong khoảng thời gian lưu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người.

Page 204: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

86 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Thiết bị: Máy bơm nước. - Dụng cụ: Giá đỡ sản phẩm, Livo, bút đánh dấu, đồng hồ bấm giờ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ thăng bằng của sản phẩm trên giá đỡ

- Quan sát và kiểm tra lại sản phẩm trên giá đỡ

- Độ chính xác việc đánh dấu lượng nước trong lòng thân bệt

- Quan sát quá trình đánh dấu kiểm tra lại trên sản phẩm

- Độ chính xác về thời gian lưu nước trong thân bệt

- Quan sát so sánh với tiêu chuẩn giữ nước của công ty

- Độ chính xác việc thay đổi mực nước trong đáy siphông thân bệt sau thời gian lưu

- Quan sát và kiểm tra so sánh với tiêu chuẩn giữ nước của công ty

Page 205: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 87

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Báo cáo lỗi sản phẩm phổ biến trong sản xuất Mã số công việc: O07

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Phát hiện hiện tượng sự cố bất thường, báo cáo cho cán bộ phụ trách và phòng

kỹ thuật khi phát hiện hiện tượng bất thường của sản phẩm sau khi ra lò để xử lý kịp thời tránh được các diễn biến tiếp diễn gây hậu quả nghiêm trọng.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ phát hiện hiện tượng sự cố bất thường xảy ra trên sản phẩm phân loại. - Mức độ kịp thời của việc báo cáo cho những người có liên quan. - Sự phối hợp trong quá trình phân tích đánh giá khuyết tật để tìm ra nguyên

nhân khắc phục. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát, phân tích để phát hiện sớm các sự cố bất thường xảy ra trên sản

phẩm phân loại. - Đánh giá trên từng lô sản phẩm, cùng chủng loại, cùng ngày tạo hình, cùng

mẻ lò... - Viết báo cáo kịp thời ngay khi phát hiện. - Phối kết hợp với các bộ phận để ngăn chặn và tìm ra nguyên nhân khắc phục. 2. Kiến thức: - Trình bày được các nguyên tắc phát hiện sự cố bất thường xảy ra trên sản

phẩm phân loại. - Nêu được cách thông báo tới các bộ phận. - Phân tích được các nguyên nhân gây ra sự cố bất thường để phối kết hợp tìm

ra biện pháp khắc phục sự cố bất thường. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Bộ phận phối kết hợp: phòng kỹ thuật, cán bộ phụ trách.

Page 206: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

88 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Thời điểm: nhanh nhất. - Form chuẩn để báo cáo. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ phát hiện hiện tượng sự cố bất thường xảy ra trên sản phẩm phân loại

- Quan sát và kiểm tra sổ giao ca

- Mức độ kịp thời của việc báo cáo cho những người có liên quan

- Quan sát và kiểm tra lại form báo cáo

- Sự phối hợp trong quá trình phân tích đánh giá khuyết tật để tìm ra nguyên nhân khắc phục

- Giám sát trực tiếp quá trình tiến hành báo cáo lỗi sản phẩm phổ biến, kiểm tra sổ và phiếu báo cáo, so sánh với quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất

Page 207: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 89

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đóng gói sản phẩm thân bệt Mã số công việc: P01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Vận chuyển các sản phẩm thân bệt từ kho chứa về bộ phận đóng gói, lau sạch

và kiểm tra bằng mắt các sản phẩm trước khi đóng gói, đưa sản phẩm lên bàn máy đóng hàng, lồng ni lông thân bệt, đóng bìa catông bằng máy đóng hàng, đóng dây đai và bao bì gỗ.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các vật tư, dụng cụ sử dụng cho việc đóng gói sản phẩm thân bệt phải đúng

chủng loại và phù hợp. - Các sản phẩm thân bệt được đóng gói phải đảm bảo chất lượng (không có

khuyết tật, không bị sứt vỡ). - Sản phẩm được đóng gói theo đúng quy cách đóng gói sản phẩm thân bệt. - Độ an toàn cho sản phẩm thân bệt khi xếp kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện lỗi trên sản phẩm. - Sắp xếp sản phẩm thân bệt khi vận chuyển và lưu kho không bị đổ vỡ. - Gấp bao bì catông theo đúng quy chuẩn. - Lồng bao bì nilông và bao bì catông chắc chắn. - Sử dụng máy đóng hàng để đóng dây thắt chặt bao bì ôm thân bệt. 2. Kiến thức: - Nhớ được quy trình kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. - Nhớ được tiêu chuẩn phân loại sản phẩm thân bệt sau nung. - Nêu được phương pháp tháo dỡ các lô hàng. - Trình bày được quy cách đóng gói sản phẩm thân bệt. - Giải thích được các quy định cho tiêu chuẩn xếp kho cho sản phẩm thân bệt. - Nêu được các quy định về an toàn lao động khi vận chuyển và xếp kho sản

phẩm thân bệt.

Page 208: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

90 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm thân bệt, bảng

quy định tiêu chuẩn xếp kho sản phẩm thân bệt, bảng chỉ dẫn xếp kho, xe vận chuyển sản phẩm, bảng quy định tiêu chuẩn xếp sản phẩm trên xe, xô nước, gôm mút, khăn lau, mực dấu và con dấu, tem nhãn sản phẩm thân bệt, bìa catông, bao bì catông, băng dính, máy dán băng dính, túi ni lông đóng gói thân bệt, máy đóng đai, dây đai đóng hàng, bao bì gỗ cho sản phẩm thân bệt, bàn đóng gói sản phẩm.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan: Thủ kho thành phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ chính xác và phù hợp của các vật tư, dụng cụ sử dụng cho việc đóng gói sản phẩm thân bệt

- Kiểm tra các dụng cụ vật tư, dụng cụ đã chuẩn bị, so sánh với yêu cầu theo tiêu chuẩn cho đóng gói sản phẩm thân bệt

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm thân bệt được lựa chọn đóng gói

- Giám sát việc kiểm tra lại sản phẩm trước khi đóng gói, so sánh với tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đóng gói của công ty - Kiểm tra tem nhãn trên sản phẩm đóng gói

- Việc thực hiện đúng quy cách đóng gói sản phẩm thân bệt theo định của công ty

- Kiểm tra lại vật tư sử dụng để đóng gói sản phẩm, thứ tự các lớp bao bì đóng gói cho sản phẩm và so sánh với quy định về tiêu chuẩn đóng gói sản phẩm thân bệt

- Độ an toàn cho sản phẩm xếp kho - Kiểm tra kho thành phẩm xem các sản phẩm có được xếp đúng vị trí quy định cho từng loại sản phẩm thân bệt về vị trí, màu sắc không - Kiểm tra quy cách xếp kho sản phẩm thân bệt sau khi đóng gói và so sánh với tiêu chuẩn (xếp 8 hàng theo chiều cao và theo kiểu so le)

Page 209: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 91

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đóng gói sản phẩm két nước Mã số công việc: P02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị tem nhãn, bao bì catông theo yêu cầu của từng loại két nước, lau sạch

két, dán tem nhãn, đóng bộ phụ kiện két nước vào lòng két, lồng nilông và đưa két nước lên bàn máy đóng hàng để đóng bao bì.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các vật tư, dụng cụ sử dụng cho việc đóng gói sản phẩm két nước phải đúng

chủng loại và phù hợp. - Các sản phẩm két nước được đóng gói phải đảm bảo chất lượng (không có

khuyết tật, không bị sứt vỡ). - Sản phẩm được đóng gói theo đúng quy cách đóng gói cho từng loại sản

phẩm két nước. - Độ an toàn cho sản phẩm két nước khi xếp kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện lỗi trên sản phẩm. - Sắp xếp sản phẩm két nước khi vận chuyển và lưu kho không bị đổ vỡ. - Gấp bao bì catông theo đúng quy chuẩn. - Lồng bao bì nilông và bao bì catông chắc chắn. - Sử dụng máy đóng hàng để đóng dây thắt chặt bao bì ôm két nước. 2. Kiến thức: - Nêu được phương pháp tháo dỡ các lô hàng. - Nhớ được tiêu chuẩn phân loại sản phẩm két nước sau nung. - Phát biểu được quy trình kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. - Phát biểu được quy cách đóng gói sản phẩm thân bệt. - Nhớ được quy định cho tiêu chuẩn xếp kho cho sản phẩm thân bệt. - Trình bày được quy định an toàn lao động khi vận chuyển và xếp kho sản

phẩm thân bệt.

Page 210: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

92 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm két nước, bảng

quy định tiêu chuẩn xếp kho sản phẩm két nước, bảng chỉ dẫn xếp kho, xe vận chuyển sản phẩm, bảng quy định tiêu chuẩn xếp sản phẩm trên xe, xô nước, gôm mút, khăn lau, mực dấu và con dấu, tem nhãn sản phẩm két nước, bìa catông, bao bì catông, túi ni lông đóng gói két nước, băng dính, máy dán băng dính, máy đóng đai, dây đai đóng hàng, bao bì gỗ cho sản phẩm két nước, bộ phụ kiện của két nước, choòng vặn, súng tuvit, khí nén, bàn đóng gói sản phẩm.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan: thủ kho thành phẩm.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các vật tư, dụng cụ chuẩn bị cho đóng gói sản phẩm két nước

- Liệt kê các loại vật tư, dụng cụ yêu cầu theo tiêu chuẩn cho đóng gói sản phẩm két nước và so sánh với thực tế sử dụng

- Mức độ thực hiện theo tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm két nước khi đóng gói

- Giám sát việc kiểm tra lại sản phẩm trước khi đóng gói - Kiểm tra tem nhãn dán trên sản phẩm

- Mức độ thực hiện theo đúng quy cách đóng gói cho sản phẩm két nước

- Kiểm tra lại vật tư sử dụng để đóng gói sản phẩm, thứ tự các lớp bao bì đóng gói cho sản phẩm và so sánh với quy định về tiêu chuẩn đóng gói sản phẩm két nước

- Độ an toàn cho sản phẩm két nước khi xếp kho

- Kiểm tra kho thành phẩm xem các sản phẩm có được xếp đúng vị trí quy định cho từng loại sản phẩm két nước về vị trí, màu sắc không - Kiểm tra quy cách xếp kho sản phẩm két nước sau khi đóng gói, so sánh với tiêu chuẩn quy định (xếp thành 10 hàng theo chiều cao và theo kiểu so le)

Page 211: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 93

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đóng gói sản phẩm chậu rửa Mã số công việc: P03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị tem nhãn, bao bì catông theo yêu cầu của từng loại chậu rửa, lau sạch

chậu, dán tem nhãn, lồng nilông và đưa chậu rửa lên bàn máy đóng hàng để đóng bao bì.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Các vật tư, dụng cụ sử dụng cho việc đóng gói sản phẩm chậu rửa phải đúng

chủng loại và phù hợp. - Các sản phẩm chậu rửa được đóng gói phải đảm bảo chất lượng (không có

khuyết tật, không bị sứt vỡ). - Sản phẩm được đóng gói theo đúng quy cách đóng gói cho từng loại sản

phẩm chậu rửa. - Độ an toàn cho sản phẩm chậu rửa khi xếp kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện lỗi trên sản phẩm. - Sắp xếp sản phẩm chậu rửa khi vận chuyển và lưu kho không bị đổ vỡ. - Gấp bao bì catông theo đúng quy chuẩn. - Lồng bao bì nilông và bao bì catông chắc chắn. - Sử dụng máy đóng hàng để đóng dây thắt chặt bao bì ôm chậu rửa. 2. Kiến thức: - Nêu được phương pháp tháo dỡ các lô hàng. - Nhớ được tiêu chuẩn phân loại sản phẩm chậu rửa sau nung. - Phát biểu được quy trình kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. - Phát biểu được quy cách đóng gói sản phẩm chậu rửa. - Nhớ được quy định cho tiêu chuẩn xếp kho cho sản phẩm chậu rửa. - Trình bày được quy định an toàn lao động khi vận chuyển và xếp kho sản

phẩm chậu rửa.

Page 212: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

94 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm chậu rửa, bảng

quy định tiêu chuẩn xếp kho sản phẩm chậu rửa, bảng chỉ dẫn xếp kho, xe vận chuyển sản phẩm, bảng quy định tiêu chuẩn xếp sản phẩm trên xe, xô nước, gôm mút, khăn lau, mực dấu và con dấu, tem nhãn sản phẩm chậu rửa, bìa catông, bao bì catông, băng dính, máy dán băng dính, túi ni lông đóng gói chậu rửa, máy đóng đai, dây đai đóng hàng, bàn đóng gói sản phẩm.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan: thủ kho thành phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các vật tư, dụng cụ sử dụng để đóng gói sản phẩm chậu rửa

- Kiểm tra các loại vật tư, dụng cụ đã chuẩn bị và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Mức độ thực hiện theo tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm chậu rửa khi đóng gói

- Giám sát việc kiểm tra lại sản phẩm trước khi đóng gói

- Mức độ thực hiện theo đúng quy cách đóng gói cho sản phẩm chậu rửa

- Kiểm tra thứ tự các lớp bao bì đóng gói cho sản phẩm và so sánh với tiêu chuẩn về quy cách đóng gói sản phẩm chậu rửa

- Độ an toàn cho sản phẩm chậu rửa khi xếp kho

- Kiểm tra kho thành phẩm xem các sản phẩm có được xếp đúng vị trí quy định cho từng loại sản phẩm chậu rửa về vị trí, màu sắc không - Kiểm tra quy cách xếp kho sản phẩm chậu rửa sau khi đóng gói, so sánh với tiêu chuẩn quy định (xếp thành 6 - 8 hàng theo chiều cao và theo kiểu so le)

Page 213: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 95

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đóng gói sản phẩm tiểu treo Mã số công việc: P04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đóng hộp bộ phụ kiện tiểu treo, chuẩn bị bao bì catông cho từng loại sản phẩm

tiểu treo, lau sạch và kiểm tra lại sản phẩm, dán tem nhãn, lồng nilông tiểu treo và đóng bao bì catông cho tiểu treo bằng máy đóng hàng.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của việc sử dụng đúng các vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc

đóng gói sản phẩm tiểu treo. - Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm tiểu treo được đóng gói

(không có khuyết tật, không bị sứt vỡ). - Mức độ chuẩn xác về quy cách đóng gói cho từng loại sản phẩm tiểu treo. - Độ an toàn cho sản phẩm tiểu treo khi xếp kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện lỗi trên sản phẩm. - Sắp xếp sản phẩm tiểu treo khi vận chuyển và lưu kho không bị đổ vỡ. - Gấp bao bì catông theo đúng quy chuẩn. - Lồng bao bì nilông và bao bì catông chắc chắn. - Sử dụng máy đóng hàng để đóng dây thắt chặt bao bì ôm tiểu treo. 2. Kiến thức: - Nêu được phương pháp tháo dỡ các lô hàng. - Nêu lên được tiêu chuẩn phân loại sản phẩm tiểu treo sau nung. - Phát biểu được quy trình kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. - Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của bộ phận xả nước

tiểu treo. - Nhớ được quy cách đóng gói sản phẩm tiểu treo. - Nhớ được quy định cho tiêu chuẩn xếp kho cho sản phẩm tiểu treo.

Page 214: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

96 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Trình bày được quy định an toàn lao động khi vận chuyển và xếp kho sản phẩm tiểu treo.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm tiểu treo, bảng

quy định tiêu chuẩn xếp kho sản phẩm tiểu treo, bảng chỉ dẫn xếp kho, xe vận chuyển sản phẩm, bảng quy định tiêu chuẩn xếp sản phẩm trên xe, xô nước, gôm mút, khăn lau, mực dấu và con dấu, tem nhãn sản phẩm tiểu treo, bìa catông, bao bì catông, túi ni lông đóng gói tiểu treo, bộ phụ kiện xả nước tiểu treo, mỏ lết, bơm nước, máy đóng đai, dây đai đóng hàng, bàn đóng gói sản phẩm.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan: thủ kho thành phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của việc sử dụng đúng các loại vật tư, dụng cụ phục vụ cho đóng gói sản phẩm

- Liệt kê các loại vật tư, dụng cụ yêu cầu theo tiêu chuẩn cho đóng gói sản phẩm tiểu treo và so sánh với thực tế sử dụng

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm tiểu treo được đóng gói

- Giám sát việc kiểm tra lại sản phẩm trước khi đóng gói

- Mức độ chuẩn xác về quy cách đóng gói cho từng loại sản phẩm tiểu treo

- Kiểm tra thứ tự các lớp bao bì đóng gói cho sản phẩm và so sánh với quy định về tiêu chuẩn đóng gói sản phẩm tiểu treo

- Độ an toàn cho sản phẩm tiểu treo khi xếp kho

- Kiểm tra kho thành phẩm xem các sản phẩm có được xếp đúng vị trí quy định cho từng loại sản phẩm tiểu treo về vị trí, màu sắc không - Kiểm tra quy cách xếp kho các sản phẩm tiểu treo sau khi đóng gói, so sánh với tiêu chuẩn quy định (xếp thành 6 - 8 hàng theo chiều cao và theo kiểu so le)

Page 215: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 97

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Đóng gói sản phẩm chân chậu rửa Mã số công việc: P05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Chuẩn bị bao bì catông, giá đỡ, vận chuyển chân chậu theo từng chủng loại từ

kho về khu vực đóng gói theo đơn yêu cầu, đặt chân vào thùng catông đóng hai chân chậu song song trên giá đỡ máy đóng hàng.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chuẩn xác của việc sử dụng các loại vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc

đóng gói sản phẩm chân chậu rửa. - Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm chân chậu rửa được

đóng gói. - Mức độ chuẩn xác về quy cách đóng gói sản phẩm chân chậu rửa. - Độ an toàn cho sản phẩm tiểu treo khi xếp kho. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện lỗi trên sản phẩm. - Sắp xếp sản phẩm chân chậu rửa khi vận chuyển và lưu kho không bị đổ vỡ. - Gấp bao bì catông theo đúng quy chuẩn. - Lồng bao bì nilông và bao bì catông chắc chắn. - Sử dụng máy đóng hàng để đóng dây thắt chặt bao bì ôm chân chậu rửa. 2. Kiến thức: - Nêu được phương pháp tháo dỡ các lô hàng. - Nêu được tiêu chuẩn phân loại sản phẩm chân chậu rửa sau nung. - Phát biểu được quy trình kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. - Nhớ được quy định về quy cách đóng gói sản phẩm chân chậu rửa. - Nhớ được quy định cho tiêu chuẩn xếp kho cho sản phẩm chân chậu rửa. - Trình bày được các quy định an toàn lao động khi vận chuyển và xếp kho sản

phẩm chân chậu rửa.

Page 216: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

98 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 2 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: bảng tiêu chuẩn phân loại sản phẩm chân chậu rửa,

bảng quy định tiêu chuẩn xếp kho sản phẩm chân chậu rửa, bảng chỉ dẫn xếp kho, xe vận chuyển sản phẩm, bảng quy định tiêu chuẩn xếp sản phẩm trên xe, xô nước, gôm mút, khăn lau, mực dấu và con dấu, tem nhãn sản phẩm chân chậu rửa, bìa catông, bao bì catông, túi ni lông đóng gói chân chậu rửa, máy đóng đai, dây đai đóng hàng, bàn đóng gói sản phẩm, bao bì gỗ cho sản phẩm chân chậu rửa.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan: thủ kho thành phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chuẩn xác của các loại vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm chân chậu rửa

- Liệt kê các loại vật tư, dụng cụ yêu cầu theo tiêu chuẩn cho đóng gói sản phẩm chân chậu rửa và so sánh với thực tế đã chuẩn bị

- Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm chân chậu rửa được đóng gói

- Giám sát trực tiếp việc kiểm tra lại sản phẩm trước khi đóng gói

- Mức độ chuẩn xác về quy cách đóng gói sản phẩm chân chậu rửa

- Kiểm tra lại vật tư sử dụng để đóng gói sản phẩm, thứ tự các lớp bao bì đóng gói cho sản phẩm và so sánh với quy định về tiêu chuẩn đóng gói sản phẩm tiểu treo

- Độ an toàn cho sản phẩm chân chậu rửa khi xếp kho

- Kiểm tra kho thành phẩm xem các sản phẩm có được xếp đúng vị trí quy định cho từng loại sản phẩm tiểu treo về vị trí, màu sắc không - Kiểm tra quy cách xếp kho các sản phẩm tiểu treo sau đóng gói và so sánh với tiêu chuẩn quy định (xếp thành 6 - 8 hàng theo chiều cao và theo kiểu so le)

Page 217: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 99

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Lấy mẫu nguyên liệu

Mã số công việc: Q01

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chọn vị trí lấy mẫu đại diện, rạch bao để lấy mẫu nguyên liệu, đập nhỏ rồi trộn đều nguyên liệu, chia thành các phần nhỏ để lấy 1 phần tiến hành làm thí nghiệm.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mẫu đã được lấy phải đảm bảo được tính đại diện cho cả lô hàng.

- Độ chính xác về khối lượng mẫu được lấy từ trong các lô hàng theo tiêu chuẩn.

- Độ đồng đều về cỡ hạt của mẫu nguyên liệu.

- Độ chính xác của khối lượng mẫu được lấy đi để làm thí nghiệm.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Lựa chọn vị trí lấy mẫu.

- Làm đồng đều kích cỡ hạt của mẫu.

- Chia đều mẫu thành các phần nhỏ bằng nhau.

2. Kiến thức:

- Nêu được phương pháp tháo dỡ các lô hàng.

- Nêu lên được tiêu chuẩn lấy mẫu nguyên liệu.

- Phát biểu được cách chia phần để lấy mẫu làm thí nghiệm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 1 người.

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: Dao, thìa xúc, khay, búa cao su, thìa gạt, cốc, bảng tiêu chuẩn lấy mẫu nguyên liệu.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan: thủ kho nguyên liệu.

Page 218: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

100 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Tính đại diện cho cả lô hàng của mẫu được lấy

- Giám sát trực tiếp quá trình lựa chọn vị trí lấy mẫu và cách lấy mẫu trong bao nguyên liệu ra

- Độ chính xác về khối lượng mẫu được lấy theo tiêu chuẩn

- Kiểm tra độ chính xác của cân đồng hồ - Cân kiểm tra lại lượng mẫu đã lấy và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ đồng đều về cỡ hạt của mẫu nguyên liệu

- Giám sát và kiểm tra quá trình đập nhỏ, trộn đều mẫu nguyên liệu và chia phần để lấy mẫu làm thí nghiệm

- Độ chính xác của khối lượng mẫu được lấy đi để làm thí nghiệm

- Cân kiểm tra lại phần mẫu đã lấy đi để làm thí nghiệm và so sánh với tiêu chuẩn quy định - Kiểm tra độ chính xác của cân đồng hồ

Page 219: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 101

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Kiểm tra độ ẩm và độ sót sàng của nguyên liệu

Mã số công việc: Q02

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Cân mẫu nguyên liệu, đưa mẫu vào sàng, xả nước vào sàng để đánh tan mẫu, lấy lượng cặn còn lại trên sàng sấy khô để tính toán xác định % khối lượng nguyên liệu sót sàng.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác của khối lượng mẫu.

- Độ khô của mẫu sau khi sấy.

- Độ chính xác của các thông số sau khi làm thí nghiệm.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Sử dụng cân

- Giữ cho mẫu không bị hút ẩm trở lại.

- Vận hành tủ sấy.

- Sử dụng máy tính.

2. Kiến thức:

- Trình bày được quy trình làm thí nghiệm để xác định độ ẩm, độ sót sàng của nguyên liệu.

- Trình bày được nguyên lý vận hành tủ sấy.

- Viết ra được công thức xác định độ sót sàng.

- Viết ra được công thức xác định độ ẩm của nguyên liệu.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Nhân lực: 1 người.

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: cân điện tử, cốc nung, bình hút ẩm, sàng, chổi lông, gôm mút, tủ sấy điện, máy tính tay, nước, bảng hướng dẫn tiêu chuẩn lấy mẫu kiểm tra độ ẩm, độ sót sàng của nguyên liệu.

Page 220: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

102 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng mẫu và nước khi cân

- Kiểm tra lại độ chính xác của cân - Cân kiểm tra lại khối lượng của mẫu nguyên liệu và nước, so sánh với bảng hướng dẫn tiêu chuẩn lấy mẫu

- Độ khô của mẫu sau khi sấy - Giám sát quá trình sấy mẫu trong tủ điện đảm bảo mẫu trước khi lấy ra khỏi tủ đã đạt đến trạng thái khối lượng không giảm được nữa

- Độ chính xác của các thông số sau khi làm thí nghiệm

- Giám sát toàn bộ quá trình làm thí nghiệm - Kiểm tra công thức tính các thông số - Dùng máy tính kiểm tra lại các thông số và so sánh với kết quả đã tính

Page 221: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 103

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra thông số lưu biến của nguyên liệu Mã số công việc: Q03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đưa một lượng nước vào nguyên liệu để tạo ra độ ẩm cố định. Bổ sung thủy

tinh lỏng để hỗn hợp đạt được độ nhớt định trước. Xác định % khối lượng thủy tinh lỏng đã tiêu hao.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của khối lượng mẫu và nước khi cân. - Mức độ hòa tan của nguyên liệu trong nước. - Độ chính xác của độ nhớt tạo ra cho dung dịch. - Độ chính xác của thông số lưu biến. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sử dụng cân điện tử. - Nhận biết được mức độ đông của nguyên liệu trong nước. - Đọc điểm chuẩn vạch chia độ trên thiết bị đo độ nhớt. - Tính chính xác lượng nước đưa vào để đạt độ ẩm đã định trước. - Điều chỉnh lượng chất lỏng nhỏ giọt bằng ống pipét. 2. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm về thông số lưu biến. - Nêu được quy trình làm thí nghiệm xác định độ lưu biến. - Giải thích được phương pháp lựa chọn cân để định lượng nguyên liệu. - Nêu được phương pháp định lượng chất lỏng bằng ống pi pét. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: cân điện tử, cốc định lượng, máy tính tay, ống pi pét

đong chất lỏng, thiết bị đo độ nhớt, sổ ghi chép, bảng quy định tiêu chuẩn làm thí nghiệm xác định độ lưu biến.

Page 222: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

104 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng mẫu và nước khi cân

- Kiểm tra lại độ chính xác của cân điện tử - Cân kiểm tra lại lượng nguyên liệu mẫu và nước, so sánh với tiêu chuẩn về khối lượng nguyên liệu và nước lấy để làm thí nghiệm

- Mức độ hòa tan của nguyên liệu trong nước

- Giám sát quá trình khuấy nguyên liệu trong nước, quan sát dung dịch hòa tan

- Độ chính xác của độ nhớt tạo ra cho dung dịch

- Giám sát quá trình định lượng và nhỏ thủy tinh lỏng vào dung dịch bằng ống pi pét, kiểm tra kết quả đo độ nhớt, đối chiếu kết quả đo với giá trị quy định theo tiêu chuẩn làm thí nghiệm

- Độ chính xác của thông số lưu biến

- Giám sát quá trình định lượng thủy tinh lỏng - Tính kiểm tra lại % khối lượng thủy tinh lỏng đã đưa vào dung dịch

Page 223: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 105

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra chất lượng bột màu Mã số công việc: Q04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Lấy mẫu bột màu nghiền trộn với men gốc, tráng thử lên một sản phẩm mộc

sản xuất, đem nung mẫu đã tráng thử trong lò sản xuất cùng với một sản phẩm mộc mẫu tráng men chuẩn làm mẫu để so sánh. Căn cứ vào sự đánh giá sản phẩm tráng thử so với mẫu chuẩn, thử bán sản xuất các thông số kỹ thuật.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của khối lượng bột màu và men gốc. - Mức độ đồng đều nhau về bề dày men của mẫu tráng men màu thử và mẫu

tráng men chuẩn. - Mức độ chính xác của các thông số nhiệt độ nung và môi trường nung của

mẫu thử phải tương đương mẫu chuẩn. - Độ chính xác của sự so sánh giữa mẫu tráng men màu thử với mẫu chuẩn và

kết quả đánh giá sự phù hợp giữa xương với men. - Độ chính xác của bài phối liệu men thử bán sản xuất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sử dụng cân điện tử,vận hành máy nghiền rung lắc. - Tạo bề dày đồng đều của lớp men trên sản phẩm mộc khi tráng thử. - Xếp sản phẩm vào lò đúng quy cách. - Phân biệt rõ màu sắc của men trên hai sản phẩm. - Đánh giá chính xác mức độ phù hợp giữa xương với men. - Điều chỉnh thông số hồ men về đúng thông số sản xuất. 2. Kiến thức: - Nêu được các bước công việc cần tiến hành để kiểm tra chất lượng bột màu. - Trình bày được nguyên lý làm việc của máy nghiền rung lắc. - Nêu lên được ảnh hưởng của sự tương tác giữa xương và men đến sự phát

màu của men khi nung.

Page 224: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

106 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Nhớ được các bài phối liệu men. - Trình bày được phương pháp điều chỉnh thông số hồ men. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: cân điện tử, máy nghiền rung lắc, đồng hồ đo độ dày

men, kính hiển vi, máy nghiền men 500 lít, 20 sản phẩm mộc sứ vệ sinh đã đủ tiêu chuẩn để phun men, lò nung sản xuất, các bài phối liệu men.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận: phòng kỹ thuật, bộ phận nghiền men, phun men, lò nung.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng bột màu và men gốc

- Kiểm tra lại bài phối liệu men màu thử, kiểm tra độ chính xác của cân điện tử

- Mức độ đồng đều nhau về bề dày men của mẫu tráng men màu thử và mẫu tráng men chuẩn

- Dùng đồng hồ đo độ dày men

- Mức độ chính xác của các thông số nhiệt độ nung và môi trường nung của mẫu thử phải tương đương mẫu chuẩn

- Kiểm tra mẫu thử nung tại lò nung nào để so sánh với mẫu chuẩn - Kiểm tra nhiệt độ nung mẫu thử tại nhiệt độ nung bao nhiêu để so sánh với mẫu chuẩn ở cùng nhiệt độ nung đó

- Độ chính xác của sự so sánh giữa mẫu tráng men màu thử với mẫu chuẩn và kết quả đánh giá sự phù hợp giữa xương với men

- Kiểm tra lại độ tin cậy của kính hiển vi, kính đo độ dày men - Quan sát lại màu sắc mẫu của cả hai mẫu sau khi nung và so sánh

- Độ chính xác của bài phối liệu men thử bán sản xuất

- Kiểm tra lại bột màu trước khi đem thử bán sản xuất - Kiểm tra bài phối liệu men - Tính kiểm tra lại bài phối liệu men đã tính

Page 225: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 107

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra chất lượng thạch cao Mã số công việc: Q05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Pha trộn thạch cao với nước theo tỷ lệ xác định, đặt vòng vi cát lên tấm kính

phẳng rồi đổ hỗn hợp vào vòng vi cát, sau đó nhấc vòng vi cát ra, để hỗn hợp tự chảy loang trên mặt kính. Xác định độ lỏng sau đó dùng kim sắt vạch lên mặt miếng thạch cao để xác định thời gian đóng rắn.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác của khối lượng thạch cao và nước. - Độ chuẩn xác về thời gian khuấy trộn thạch cao. - Độ phẳng của bề mặt đặt vòng vi cát để đổ thạch cao. - Độ chính xác của độ lỏng xác định được. - Độ chính xác của thời gian đóng rắn xác định được. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sử dụng cân điện tử và máy tính. - Điều chỉnh tốc độ máy khuấy thạch cao. - Căn chỉnh độ phẳng ngang bằng livô. - Xếp sản phẩm vào lò đúng quy cách. - Thao tác nhấc vòng vi cát đều tay. - Quan sát kết hợp với bấm đồng hồ thời gian. - Tính toán xác định thời gian đóng rắn. 2. Kiến thức: - Nêu được các bước công việc cần tiến hành để kiểm tra chất lượng thạch cao. - Đưa ra được các tiêu chuẩn về khối lượng thạch cao và nước cần cho việc

làm thí nghiệm kiểm tra. - Nêu lên được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy khuấy. - Nêu lên được phương pháp hòa tan thạch cao trong nước.

Page 226: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

108 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

- Trình bày được phương pháp dùng livô để căn chỉnh mặt phẳng ngang. - Trình bày được phương pháp xác định độ lỏng của hỗn hợp. - Trình bày được quy định về cách xác định thời gian đóng rắn của hỗn hợp

thạch cao. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, vật tư, tài liệu: cân điên tử, cốc định lượng, máy tính tay, thìa, máy

khuấy chân vịt, tấm kính phẳng, livô, vòng vi cát, kim sắt đường kính 1 mm, đồng hồ bấm giây, thước kẹp.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của khối lượng thạch cao và nước

- Kiểm tra cân điện tử - Cân kiểm tra lại lượng thạch cao và nước

- Độ chuẩn xác về thời gian khuấy trộn thach cao

- Giám sát quá trình vận hành máy khuấy để khuấy thạch cao - Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ theo dõi

- Độ phẳng của bề mặt đặt vòng vi cát để khuấy thạch cao

- Kiểm tra độ phẳng của bề mặt tấm kính dùng để đặt vòng vi cát - Quan sát quá trình căn chỉnh độ phẳng ngang của bề mặt tấm kính bằng livô

- Độ chính xác của độ lỏng của hỗn hợp thạch cao xác định được

- Giám sát quá trình nhấc vòng vi cát để xác định độ lỏng - Quan sát cách đo đường kính hỗn hợp thạch cao chảy trên mặt kính - Kiểm tra độ chính xác của thước kẹp

- Độ chính xác của thời gian đóng rắn xác định được

- Kiểm tra đồng hồ bấm giây - Giám sát quá trình tiến hành thực hiện đồng thời vừa nhấc vòng vi cát vừa bấm đồng hồ, quá trình quan sát trạng thái của thạch cao trên mặt kính phẳng kết hợp bấm đồng hồ kịp thời - Kiểm tra phép tính xác định khoảng thời gian đóng rắn

Page 227: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 109

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Kiểm tra chất lượng phụ gia

Mã số công việc: Q06

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, giấy chỉ thị màu để tiến hành các thí nghiệm kiểm tra thông số của các phụ gia cho sản xuất hồ xương sứ và hồ men sứ (kiểm tra tỷ trọng của thủy tinh lỏng, thời gian chống vữa của chất chống vữa, độ lỏng của CMC, PH của sol).

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác về tỷ trọng của thủy tinh lỏng.

- Độ chính xác về thời gian chống vữa men của chất chống vữa.

- Độ chuẩn xác của việc kiểm tra CMC.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Sử dụng cân điện tử.

- Hòa tan chất chống vữa vào men bằng máy khuấy.

- Quan sát sự đổi màu của giấy chỉ thị màu.

2. Kiến thức:

- Nêu lên được phương pháp xác định tỷ trọng.

- Nêu được tiêu chuẩn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào men.

- Nêu được nguyên lý hoạt động của máy khuấy.

- Phát biểu được tính chất của giấy chỉ thị màu, tính chất của keo CMC.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ, vật tư, tài liệu: Bình đo tỷ trọng, cân điện tử có độ chính xác 10-2 g, máy khuấy, cốc đựng, thìa, cốc khuấy sol thí nghiệm, giấy chỉ thị màu, bảng hướng dẫn kiểm tra chất lượng phụ gia.

- Nhân lực: 1 người.

Page 228: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

110 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác về khối lượng của thủy tinh lỏng

- Kiểm tra cân điện tử - Kiểm tra lại xem tỷ trọng của thủy tinh lỏng xác định được có nằm trong khoảng 1,35 - 1,5 g/cm3

- Độ chính xác về thời gian chống vữa men của chất chống vữa

- Giám sát quá trình tiến hành làm thí nghiệm xác định thời gian chống vữa men xem có thực hiện đúng các bước và các tiêu chuẩn như quy trình hướng dẫn hay không

- Độ chuẩn xác của việc kiểm tra chất lượng keo CMC

- Giám sát trực tiếp quá trình tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra chất lượng keo CMC xem có thực hiện theo đúng theo quy trình hướng dẫn và tiêu chuẩn thực hiện hay không

Page 229: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 111

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra thông số hồ men Mã số công việc: Q07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Đo tỷ trọng và độ lưu biến bằng cách cân một lượng hồ trong cốc. Đo tỷ trọng,

sử dụng galenKamp để đo độ lưu biến; ghi lại kết quả vào sổ hoặc phiếu kiểm tra. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ đồng nhất của mẫu hồ, mẫu men được lấy kiểm tra. - Độ chính xác của các thông số cơ lý: tỷ trọng, độ nhớt, độ lắng của hồ men. - Mức độ chính xác và kịp thời của việc ghi chép kết quả kiểm tra. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Lấy mẫu hồ kiểm tra đảm bảo đúng quy định. - Đo tỷ trọng, độ nhớt, độ lắng chính xác. 2. Kiến thức: - Trình bày được phương pháp xác định tỷ trọng, độ nhớt, độ lắng bằng các

dụng cụ và phương tiện đo chuyên dùng. - Liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của quá trình đo. - Mô tả được ý nghĩa của các thông số kỹ thuật của hồ, men. - Nhớ được các giới hạn trị số cho phép của các thông số kỹ thuật của hồ, men. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Cốc đong, bình đo tỷ trọng, cân điện tử sai số 10-2g; GalenKamp, đồng hồ

bấm giây, máy tính. - Sổ ghi kết quả hoặc phiếu kiểm tra, bút. - Có sự phối hợp giữa bộ phận chế tạo hồ, men với phòng kỹ thuật về thời

điểm lấy hồ, men kiểm tra. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ đồng nhất của mẫu hồ, mẫu men được lấy kiểm tra

- Quan sát trực tiếp việc lấy mẫu hồ, men để kiểm tra

- Độ chính xác của các thông số kiểm tra

- Kiểm tra lại các thông số - Giám sát trực tiếp quá trình làm thí nghiệm đo các thông số tỷ trọng, độ nhớt, độ lắng

- Mức độ kịp thời và chính xác của việc ghi chép kết quả kiểm tra

- Quan sát trực tiếp

Page 230: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

112 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra lượng mất khi nung của nguyên liệu Mã số công việc: Q08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Cân mẫu nguyên liệu đưa vào sấy đến khối lượng không đổi, cân khối

lượng mẫu đã nguội cho vào cốc đem nung mẫu trong lò ở nhiệt độ 1000oC trong thời gian 1 giờ sau đó lấy ra cân lại mẫu và tính % khối lượng mất khi nung của nguyên liệu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Độ chính xác về khối lượng của mẫu tại mỗi lần cân. - Độ khô của nguyên liệu trước khi nung. - Sự thực hiện nung mẫu nguyên liệu phải theo đúng tiêu chuẩn. - Mức độ chính xác của kết quả tính lượng mất khi nung. - Mức độ chính xác của việc ghi chép kết quả trong quá trình tiến hành làm

thí nghiệm. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Sử dụng cân điện tử để cân chính xác mẫu nguyên liệu. - Vận hành lò điện nung mẫu nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn nung. 2. Kiến thức: - Trình bày được phương pháp làm thế nào để nhận biết được mẫu nguyên liệu

khô hoàn toàn. - Phát biểu được các tiêu chuẩn thực hiện nung mẫu nguyên liệu để xác định

lượng mất khi nung. - Mô tả được nguyên lý cấu tạo và làm việc của lò điện nung thí nghiệm

sản phẩm. - Giải thích được công thức tính lượng mất khi nung của nguyên liệu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ: cân điện tử, lò điện nung thí nghiệm, cốc nung bằng platin, máy

tính tay, sổ ghi kết quả, bút.

Page 231: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 113

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác về khối lượng mẫu khi cân

- Kiểm tra cân điện tử, giám sát quá trình cân mẫu nguyên liệu, cân kiểm tra lại

- Độ khô của nguyên liệu trước khi nung

- Giám sát quá trình sấy mẫu trước khi nung đến trạng thái không giảm khối lượng

- Mức độ thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của việc nung mẫu

- Giám sát trực tiếp quá trình nung mẫu, kiểm tra nhiệt độ nung và thời gian nung

- Độ chính xác của kết quả tính lượng mất khi nung

- Giám sát trực tiếp toàn bộ quá trình làm thí nghiệm - Tính kiểm tra lại

- Mức độ chính xác của việc ghi chép kết quả trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm

- Giám sát trực tiếp quá trình cân mẫu nguyên liệu trước và sau khi nung, quá trình thực hiện phép tính xác định lượng mất khi nung của nguyên liệu

Page 232: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

114 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Kiểm tra độ co của sản phẩm Mã số công việc: Q09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC Rót hồ vào khuôn thạch cao và lưu trong khuôn 4 giờ sau đó tháo khuôn cắt

thành các mẫu nhỏ, đo và đánh dấu lên mẫu 1 khoảng cách 50 mm, để khô 1 ngày ở điều kiện môi trường và sấy khô trong lò. Đo kiểm tra độ co sấy. Nung mẫu và kiểm tra độ co nung của mẫu.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của hồ đổ rót vào khuôn thạch cao. - Mức độ đạt tiêu chuẩn về thời gian lưu hồ và kích thước của mẫu mộc. - Độ chuẩn xác của khoảng cách đánh dấu trên mẫu. - Mẫu trước khi nung phải được sấy khô hoàn toàn. - Tính chính xác của độ co của sản phẩm xác định được. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng: - Đổ hồ vào khuôn sao cho không tạo bọt khí. - Cắt và lấy mẫu mộc ra khỏi khuôn mà không làm thay đổi hình dạng miếng mẫu. - Đánh dấu lên mẫu bằng thước kẹp một cách chuẩn xác. - Điều chỉnh nhiệt độ lò sấy điện sấy thí nghiệm mẫu. - Điều khiển nhiệt độ lò nung thí nghiệm theo điều kiện nung thực tế sản xuất. - Đo kích thước mẫu thí nghiệm bằng thước kẹp, palme. 2. Kiến thức: - Nhớ được tiêu chuẩn về thông số hồ đổ rót. - Nêu lên được tính chất của hồ khi đổ rót vào khuôn. - Nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành bề dày của lớp mộc

trong khuôn thạch cao. - Nêu lên được tiêu chuẩn về độ co của mộc. - Trình bày được phương pháp làm thế nào để nhận biết được mẫu sản phẩm

mộc đã khô hoàn toàn. - Giải thích được tiêu chuẩn kiểm tra độ co của sản phẩm.

Page 233: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 115

- Nêu lên được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của lò sấy điện sấy thí nghiệm. - Nêu lên được nguyên lý cấu tạo và sự hoạt động của lò điện nung thí nghiệm

sản phẩm. - Phát biểu được quy trình nung mẫu trong lò nung thí nghiệm ở tiêu chuẩn của

điều kiện sản xuất. - Trình bày được cách kiểm tra nhiệt độ khi nung mẫu trong lò nung sản xuất. - Viết ra được công thức xác định độ co sấy, độ co nung và độ co toàn phần. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ: khuôn thạch cao, ca múc hồ, dao cắt mẫu mộc, tấm kính phẳng,

thước kẹp, palme, lò điện sấy thí nghiệm, khay đỡ mẫu sấy, lò điện nung thí nghiệm, lò nung sản xuất, máy tính.

- Sự phối hợp với các bộ phận liên quan khác: Bộ phận tạo hình, bộ phận lò nung sản phẩm (nếu nung mẫu trong lò nung sản xuất).

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của hồ đổ rót vào khuôn thạch cao

- Kiểm tra thông số hồ trước khi đổ rót vào khuôn

- Mức độ đạt tiêu chuẩn về thời gian lưu hồ và kích thước của mẫu mộc

- Giám sát trực tiếp quá trình lưu hồ trong khuôn và so sánh thời gian lưu khuôn thực tế với tiêu chuẩn quy định - Đo kiểm tra kích thước miếng mộc đã cắt làm mẫu và so sánh với tiêu chuẩn về kích thước mẫu khi cắt

- Độ chuẩn xác của khoảng cách đánh dấu trên mẫu

- Giám sát trực tiếp việc đánh dấu lên mẫu và quan sát hình dạng miếng mẫu sau khi đã đánh dấu

- Độ khô của mẫu trước khi nung - Giám sát trực tiếp quá trình sấy mẫu trong lò sấy điện để đạt đến trạng thái không thể giảm về khối lượng mẫu khi sấy

- Độ chính xác của độ co của sản phẩm xác định được

- Giám sát trực tiếp toàn bộ quá trình tiến hành thí nghiệm xem có thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của từng bước không công việc không, tính kiểm tra lại kết quả

Page 234: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

116 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Kiểm tra độ bền nhiệt của sản phẩm

Mã số công việc: Q10

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đưa mẫu sản phẩm vào sấy sau đó nhúng mẫu vào nước lạnh (nhiệt độ 5oC) có pha xanh mêtylen 1% trong 5 phút sau đó kiểm tra bề mặt có bị nứt hoặc rạn men hay không.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Độ chính xác của nồng độ và nhiệt độ dung dịch Xanh metylen.

- Độ chính xác của nhiệt độ sấy sản phẩm làm thí nghiệm xác định độ bền.

- Độ chính xác về thời gian sấy mẫu trong lò và thời gian nhúng mẫu trong dung dịch.

- Độ chính xác của giá trị độ bền nhiệt của sản phẩm và độ bền men đã tính được.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Điều chỉnh nhiệt độ tủ sấy điện.

- Pha xanhmetylen với nước và nước đá để đạt được nồng độ dung dịch 1% ở 5oC.

- Quan sát bằng mắt thường và kính hiển vi để phát hiện chính xác hiện tượng nứt mẫu hoặc rạn men đúng thời điểm.

- Ghi chép kết quả chính xác, rõ ràng.

2. Kiến thức:

- Phát biểu được quy trình làm thí nghiệm kiểm tra độ bền nhiệt của sản phẩm và độ bền men.

- Giải thích được phương pháp làm thí nghiệm xác định độ bền nhiệt của sản phẩm và độ bền men.

- Trình bày được tiêu chuẩn thực hiện làm thí nghiệm xác định độ bền nhiệt của sản phẩm, tiêu chuẩn thực hiện thí nghiệm xác định độ bền men.

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của tủ sấy điện.

Page 235: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 117

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Nhân lực: 1 người. - Dụng cụ, thiết bị, vật tư, tài liệu: tủ sấy điện, kẹp gắp mẫu, xô nước, nước đá,

xanh metylen, nhiệt kế, cân, kính hiển vi, bảng chỉ dẫn các tiêu chuẩn tiến hành làm thí nghiệm xác định độ bền nhiệt của sản phẩm và độ bền men.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ chính xác của nồng độ và nhiệt độ dung dịch Xanh metylen

- Giám sát trực tiếp quá trình pha dung dịch xanh mêtylen bằng nước và nước đá, dùng nhiệt kế để đo kiểm tra lại nhiệt độ dung dịch sau khi pha

- Độ chính xác của nhiệt độ sấy sản phẩm làm thí nghiệm xác định độ bền

- Quan sát nhiệt độ thực tế của lò sấy và so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác về thời gian sấy mẫu trong lò và thời gian nhúng mẫu trong dung dịch

- Giám sát trực tiếp quá trình sấy mẫu trong lò và quá trình nhúng mẫu trong dung dịch. Dùng đồng hồ để theo dõi khoảng thời gian sấy mẫu trong lò và nhúng mẫu trong dung dịch rồi so sánh với tiêu chuẩn quy định

- Độ chính xác của giá trị độ bền nhiệt và giá trị độ bền men đã xác định được

- Giám sát trực tiếp quá trình làm thí nghiệm, kiểm tra sự ghi chép kết quả vào sổ

Page 236: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

118 CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Kiểm tra độ hút nước của sản phẩm

Mã số công việc: Q11

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Lấy mẫu sản phẩm, cân xác định khối lượng rồi đưa vào nước đun sôi trong 3 giờ sau đó lấy ra cân lại và tính độ hút nước.

II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Mẫu phải tuyệt đối chưa hút ẩm.

- Khối lượng mỗi mảnh mẫu phải được xác định chính xác.

- Thời gian luộc mẫu để hấp thụ ẩm phải tuân theo đúng tiêu chuẩn.

- Độ chính xác của việc lau thấm nước bề mặt mẫu để cân khối lượng mẫu sau khi mẫu đã thẫm đủ nước.

- Kết quả tính độ hút nước của sản phẩm phải chính xác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng:

- Đập vỡ sản phẩm để lấy mẫu.

- Sử dụng cân điện tử.

- Điều chỉnh nhiệt độ đun sôi nước luộc mẫu.

- Ghi chép sổ rõ ràng.

2. Kiến thức:

- Trình bày được phương pháp làm thí nghiệm xác định độ hút nước của sản phẩm.

- Nhớ được tiêu chuẩn lấy mẫu kiểm tra độ ẩm.

- Trình bày được tiêu chuẩn làm thí nghiệm hút nước.

- Viết ra được công thức xác định độ hút nước.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Dụng cụ, thiết bị, vật tư, tài liệu: búa, khay đựng mẫu, cân điện tử sai số 10-2g, nồi luộc, bếp điện, máy tính.

Page 237: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức

CÔNG BÁO/Số 475 + 476 ngày 10-8-2010 119

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Độ hút thêm ẩm của mẫu - Giám sát trực tiếp quá trình lấy mẫu từ lúc sản phẩm mới ra lò cho đến khi thực hiện cân mẫu

- Độ chính xác về khối lượng của các mảnh mẫu khi cân

- Kiểm tra cân điện tử - Giám sát trực tiếp việc cân mẫu trước khi luộc xem có thời gian để mẫu hút thêm ẩm không - Giám sát trực tiếp việc cân mẫu sau khi luộc xem có lau khô nước bám trên bề mặt mẫu trước khi cân hay không

- Mức độ chuẩn mực về thời gian luộc mẫu

- Giám sát trực tiếp việc luộc mẫu, theo dõi thời gian luộc mẫu và so sánh với tiêu chuẩn làm thí nghiệm hấp thụ ẩm

- Độ chính xác của việc lau thấm nước bề mặt mẫu để cân khối lượng mẫu sau khi mẫu đã thẫm đủ nước

- Giám sát quá trình thấm ẩm bề mặt mẫu và kiểm tra lại và so sánh kết quả phép cân

- Độ chính xác của kết quả xác định độ hút nước

- Giám sát toàn bộ quá trình làm thí nghiệm, tính kiểm tra lại kết quả và so sánh với kết quả đã ghi ở sổ

(Xem tiếp Công báo số 477 + 478)

Page 238: PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - ibst.vn Su ve sinh.pdf · 16. Nhim vụ L: Phun men sệ ản ... Tháng 5/2008 Nhà trường đã báo cáo với Vụ Tổ chức