77
Phần III : Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp sinh thái ở vùng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng : I. Giới thiệu sơ lược về đồng bằng sông Hồng a. Vùng đồng bằng sông Hồng Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam và các số liệu thống kê của Nhà nước, VĐBSH bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Theo Nghị quyết về việc Điều chỉnh địa giới hành chính Thủ Đô Hà Nội được Quốc hội thông qua ngày 29/05/2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng sẽ bao gồm toàn bộ diện tích tỉnh Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Như vậy, hiện nay VĐBSH bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, VĐBSH bao gồm làm hai khu vực là khu vực đô thị và khu vực nông thôn, không kể đến khu vực ven biển gắn liền với phát triển kinh tế biển. Tổng diện tích đất tự nhiên của VĐBSH là 1.486,2 nghìn ha, tổng dân số tính đến hết năm 2007 là 18.400,6 nghìn người, bao gồm: + Khu vực đô thị: Được xác định theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc Phân loại đô thị ngày 07/05/2009. Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực đô thị VĐBSH là 115,8 nghìn ha (chiếm 7,79% diện tích VĐBSH). Tổng dân số tính đến hết năm 2007 là 4.622,1 nghìn người (chiếm 25,12% dân số toàn VĐBSH). + Khu vực nông thôn: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.370,4 nghìn ha (chiếm 92,21% diện tích VĐBSH).

Phần III

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần III

Phần III : Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp sinh thái ở vùng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng :

I. Giới thiệu sơ lược về đồng bằng sông Hồng

a. Vùng đồng bằng sông Hồng

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam và các số liệu thống kê của Nhà nước, VĐBSH bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Theo Nghị quyết về việc Điều chỉnh địa giới hành chính Thủ Đô Hà Nội được Quốc hội thông qua ngày 29/05/2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng sẽ bao gồm toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Như vậy, hiện nay VĐBSH bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, VĐBSH bao gồm làm hai khu vực là khu vực đô thị và khu vực nông thôn, không kể đến khu vực ven biển gắn liền với phát triển kinh tế biển. Tổng diện tích đất tự nhiên của VĐBSH là 1.486,2 nghìn ha, tổng dân số tính đến hết năm 2007 là 18.400,6 nghìn người, bao gồm:

+ Khu vực đô thị: Được xác định theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc Phân loại đô thị ngày 07/05/2009. Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực đô thị VĐBSH là 115,8 nghìn ha (chiếm 7,79% diện tích VĐBSH). Tổng dân số tính đến hết năm 2007 là 4.622,1 nghìn người (chiếm 25,12% dân số toàn VĐBSH).

+ Khu vực nông thôn: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.370,4 nghìn ha (chiếm 92,21% diện tích VĐBSH). Tổng dân số tính đến năm 2007 là 13.778,5 nghìn người (chiếm 74,88% dân số toàn VĐBSH). Bản đồ hành chính VĐBSH được trình bày trong Hình 0.1. Chi tiết các số liệu về VĐBSH được trình bày trong Phụ lục 3.

b. Khu công nghiệp

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 3 năm 2008 về Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế quy định như sau: “1. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. 2. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục

Page 2: Phần III

quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể”.

c. Khu công nghiệp nông thôn

Khu công nghiệp (KCN) nông thôn được hiểu là các KCN, cụm công nghiệp (CCN) có vị trí nằm tại khu vực nông thôn hay trong quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn.

d. Làng nghề

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

+) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

+) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.

II. Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội – môi trường khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

a. Về kinh tế :

Hiện nay, khu vực nông thôn VĐBSH chiếm tới ~75% dân số và ~74% lao động toàn vùng nhưng chỉ tạo ra 20,8% giá trị GDP và chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị thị trường bán lẻ và dịch vụ toàn vùng. Thu nhập bình quân đầu người hang tháng và mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người ở khu vực nông thôn chỉ bằng gần một nửa so với khu vực đô thị. Khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn, năm 1996 là 2,71 lần; năm 2001là 3,45 lần; năm 2003 là 4 lần và 2005 là 5 lần. Trong khi có tới gần một nửa số dân nông thôn (48%) thuộc 2 nhóm có mức sống thấp nhất thì 85% số dân thành thị thuộc 2 nhóm có mức sống cao nhất. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư vào khu vực nông thôn hiện nay rất thấp. Trong

Page 3: Phần III

vòng 10 năm 1998-2008, đầu tư FDI vào khu vực nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 10,7% tổng số dự án và 4,24% tổng vốn đầu tư. Ngân sách Nhà nước đầu tư vào khu vực nông thôn hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu vốn, số còn lại do các địa phương tự giải quyết.

Về công nghiệp :

+ Sản xuất quy mô nhỏ và lạc hậu: Theo thống kê, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN khu vực nông thôn VĐBSH là hộ cá thể và doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ (DNCNV&N) (98%), có quy mô sản xuất nhỏ (0,05- 0,2ha) với công nghệ lạc hậu và chỉ có khoảng 350 nghìn lao động thuần công nghiệp và TTCN tại đây (~36% lao động công nghiệp). Nhìn chung, hình thức tổ chức và trình độ nhân lực cũng như quản lý của các cơ sở sản xuất thấp, khả năng tiếp cận thị trường và các nguồn vốn kém. Điều đó dẫn đến khả năng cạnh tranh kém của doanh nghiệp trên thị trường: năng suất thấp, sản phẩm mẫu mã đơn giản, chất lượng thấp.

+ Sản xuất phân tán vẫn chiếm tỷ lệ lớn: Theo thống kê, khoảng 55,2% số lao động công nghiệp nông thôn làm việc trong các KCN, CCN nông thôn. Gần 45% số lao động còn lại vẫn làm việc tại các cơ sở công nghiệp, TTCN phân tán trong khu dân cư và các làng nghề.

+ Sản phẩm công nghiệp không trực tiếp phục vụ nhu cầu của nông thôn: Một vấn đề nghịch lý hiện nay là các loại hình ngành nghề công nghiệp hay TTCN được phát triển lại không phục vụ trực tiếp khu vực nông thôn VĐBSH. Có hai nhóm ngành sản phẩm chủ yếu hiện nay:

- Sản phẩm từ các làng nghề, do các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất, phần lớn là các sản phẩm TTCN truyền thống: đồ mỹ nghệ, gỗ, mây tre đan,... phục vụ chủ yếu nhu cầu xuất khẩu hay thị trường đô thị.

- Sản phẩm từ các KCN, CCN hay điểm công nghiệp nông thôn, phần lớn do các doanh nghiệp từ đô thị đầu tư sản xuất, bao gồm các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp phát triển: dệt-may, da-giày, cơ khí-điện tử,... cũng phục vụ chủ yếu nhu cầu xuất khẩu và thị trường đô thị.

Các ngành sản xuất phục vụ trực tiếp nông nghiệp và phát triển nông thôn như chế biến nông sản (gắn liền với vùng nguyên liệu) và sản xuất máy công cụ nông nghiệp chưa thu hút được đầu tư và phát triển, chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất.

Page 4: Phần III

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp: Sự phát triển của công nghiệp nông thôn VĐBSH trong vòng 5 năm (2001-2005) được đánh giá có tốc độ tăng trưởng khá khoảng 23,6%/năm. Trong đó, các ngành công nghiệp khai thác, dệt-may, da-giày, cơ khí-điện tử, chế biến gỗ, mây tre được đánh giá là tăng trưởng mạnh, đạt từ 25%/năm đến 60%/năm [6]. Tuy nhiên, hiện tại, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn chỉ chiếm 22,35% toàn ngành [8]. Giá trị sản xuất của KCN, CCN nông thôn cũng chỉ đạt 0,2-0,5 triệu USD/ha so với mức trung bình 0,9-1,5 triệu USD/ha của các DNCNV&N, 3-3,5 triệu USD/ha của các doanh nghiệp công nghiệp lớn và trung DNCNL&T trong cả nước [4].

Về dịch vụ :

+ Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp yếu kém: Các dịch vụ khuyến nông, trạm, trung tâm khuyến nông được hình thành ở tất cả các huyện, xã (gần 100 trung tâm và gần 2.000 trạm) nhưng trình độ cán bộ thấp, đầu tư hàng năm thấp nên không phát huy được hiệu quả tích cực. Các dịch vụ về cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ vốn, bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân còn rất hạn chế và chỉ tập trung tại các thị xã, thị trấn. Hệ thống điều tiết và phân phối các sản phẩm nông nghiệp và TTCN ở nông thôn chưa được hình thành.

+ Thiếu các dịch vụ phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn: Các dịch vụ thông tin về thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, TTCN nông thôn hầu như chưa phát triển. Chỉ có khoảng 10% số điểm bưu điện-văn hóa xã được sử dụng phương thức truy cập ADSL, số còn lại vẫn phải truy cập internet theo phương thức quay số trực tiếp [10].

+ Thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ có giá trị thấp: Thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khu vực nông thôn VĐBSH đang có chiều hướng gia tăng khoảng 11% năm so nhưng vẫn đạt tổng giá trị thấp, chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị toàn vùng.

+ Du lịch có tiềm năng phát triển mạnh: Về du lịch, nông thôn VĐBSH được xác định là vùng du lịch trọng điểm của cả nước với lợi thế thiên nhiên phong phú. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa kết hợp với tham quan, nghiên cứu, khảo sát, học tập. Một trong những sản phẩm hiện nay rất thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa là tham quan và tìm hiểu các làng nghề TTCN truyền thống (Bát Tràng, Vạn Phúc, Phù Lãng, Đồng Kỵ,…). Đây có thể sẽ là một hướng phát triển mới cho các KCN, CCN nông thôn.

Về giao thông :

Page 5: Phần III

+ Hệ thống giao thông đường bộ chiếm ưu thế: Giao thông đường bộ khu vực nông thôn VĐBSH đã được phát triển đáng kể trong những năm gần đây, hầu hết các tuyến quốc lộ và liên tỉnh được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu giao thông và vận chuyển hàng hóa liên vùng, hình thành mạng lưới kết nối các trung tâm, đầu mối kinh tế, KCN, CCN, nhà ga, sân bay và hải cảng (Xem Bản đồ hành chính VĐBSH được trình bày trong Hình 0.1). Giao thông nội bộ nông thôn cũng được phát triển mạnh, 99,5% số xã có đường ô tô đến ủy ban nhân dân (UBND) xã, 42,6% số xã có đường liên thôn được rải nhựa, bê tông hoá trên 50% [6].

+ Hệ thống giao thông đường thủy nội địa với hệ thống sông Hồng rộng khắp chảy qua tất cả các tỉnh thành có tiềm năng, lợi thế nhưng chưa được khai thác: Vấn đề chủ yếu là sự suy giảm độ sâu tối thiểu do phù sa bồi đắp mà không được nạo vét thường xuyên. Chỉ có khoảng 2.050km đường thủy (60% tổng chiều dài đường thủy) có thể sử dụng tầu có mức mớn nước 1,2m trong 90% thời gian của một năm. Vào mùa khô, một số tuyến giao thông chính không thể qua lại được [9].

Các cảng sông, cảng biển chính đều nằm ở khu vực đô thị (Hà Nội, Sơn Tây, Hải Phòng). Tại khu vực nông thôn, các cảng sông đều có tính tạm thời, chủ yếu do tư nhân tự hình thành phục vụ cho nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Vận chuyển đường thủy chủ yếu là than, dầu, ximăng, đá vôi và các loại vật liệu xây dựng có tỷ trọng lớn. Vận tải nông sản, các sản phẩm TTCN nông thôn, vận tải hành khách hầu như không phát triển. Các tuyến du lịch đường sông có rất ít.

+ Hệ thống giao thông đường sắt mất hẳn tính cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa khoảng cách ngắn: Hệ thống đường sắt VĐBSH đã được xây dựng cách đây hơn 60 năm rất lạc hậu (khổ đường ray nhỏ, tầu cũ) với tổng chiều dài toàn bộ các tuyến là 549km [9]. Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là than, ximăng, đá vôi, máy móc và các loại vật liệu xây dựng có tỷ trọng lớn. Vận tải nông sản, các sản phẩm TTCN nông thôn không được phát triển. Các ga hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu luân chuyển và lưu trữ (hệ thống bốc dỡ và nhà kho không được phát triển).

Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:

+ Cấp điện: Mạng lưới điện sinh hoạt đã được kết nối tới mọi khu vực nông thôn nhưng công suất cấp điện chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất (70-80%) và giá điện còn cao.

+ Cấp nước: Khoảng 35% dân số nông thôn VĐBSH được sử dụng nước sạch, hai phần ba còn lại sử dụng các nguồn nước mặt, nước giếng khơi và giếng

Page 6: Phần III

khoan. Nước phục vụ sản xuất do các doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) tự khai thác từ nguồn nước ngầm (sử dụng giếng khoan sâu).

+ Thu gom, xử lý nước thải, rác thải: Chỉ 12,5% số xã có xây hệ thống thoát nước thải chung và 27% số xã có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải [6], toàn bộ khu vực nông thôn VĐBSH còn lại xử lý nước thải, rác thải theo hình thức gia đình tự sản tự tiêu. Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng hệ thống cống rãnh, không qua xử lý và đổ thẳng ra các nguồn nước mặt gây ô nhiễm trên diện rộng.

Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay là chôn lấp và đốt tự do. Nước thải, rác thải công nghiệp do các doanh nghiệp tự xử lý trước, sau đó đổ và xử lý chung với hệ thống nước thải, rác thải sinh hoạt.

b. Về xã hội :

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn, chuyển đổi cơ cấu lao động chậm: Khu vực nông thôn VĐBSH hiện có tỷ lệ lao động nông nghiệp rất lớn, chiếm tới 68,4% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động giảm chậm, trung bình tỷ trọng chỉ giảm 1,6% mỗi năm.

+ Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao, chất lượng lao động thấp: Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH cao (từ 3-16% tùy từng địa phương). Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động nông thôn VĐBSH trong độ tuổi cũng thấp, chỉ đạt ~80%. Chỉ khoảng 25% lao động qua đào tạo, 12% thanh niên tốt nghiệp phổ thông trung học, 3% thanh niên có trình độ trung cấp trở lên [13].

Thu nhập và tích lũy

+ Sự chênh lệch giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp: Theo thống kê, năm 2006, thu nhập bình quân người lao động nông nghiệp VĐBSH chỉ đạt ~5 triệu đồng/năm so với thu nhập bình quân 9,1 triệu đồng/năm và chưa bằng một nửa so với thu nhập bình quân của lao động phi nông nghiệp 11,5 triệu đồng/năm [6].

+ Giá trị tích lũy của hộ nông thôn thấp: Tại thời điểm 01/7/2006, theo thống kê, vốn tích luỹ bình quân 1 hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng và gấp 2,1 lần so với vốn tích luỹ tại thời điểm 1/10/2001. Vốn tích lũy của hộ nông nghiệp (trồng cây và chăn nuôi) thấp nhất 4,8 triệu đồng, tiếp đó là hộ thủy sản 11,3 triệu đồng. Vốn tích lũy của hộ phi nông nghiệp cao, cao nhất là hộ vận tải 14,9 triệu đồng, tiếp đến là hộ thương nghiệp 12,1 triệu đồng [6].

Page 7: Phần III

Sự đô thị hóa

+ Sự đô thị hóa do tác động chủ yếu của việc phát triển KCN và đầu tư của Chính phủ vào kết cấu hạ tầng: Sự chuyển đổi đất đai nông thôn lớn nhất tại khu vực nông thôn VĐBSH từ năm 2001 đến nay là việc xây dựng mới các KCN, CCN và các XNCN nằm dọc theo các tuyến quốc lộ chính và việc phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông quốc gia. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và môi trường, nông thôn VĐBSH đã chuyển đổi khoảng 16.000ha đất cho các chức năng công nghiệp và khoảng 22.000ha đất cho hệ thống hạ tầng, giao thông quốc gia. Cùng với đó là việc xây dựng một số khu dân cư đô thị mới (khoảng 20 khu với diện tích khoảng 850ha) dọc theo các tuyến quốc lộ mới mở hay gắn liền với các KCN, CCN (ví dụ khu đô thị mới Nam Từ Sơn, khu đô thị mới Cienco 6,…). Chỉ riêng giai đoạn 2001-2005, nông thôn VĐBSH đã mất đi khoảng 4,4% diện tích đất nông nghiệp (khoảng 33.000ha) [11].

+ Sự đô thị hóa nội tại diễn ra chậm: Từ năm 2001 đến 2007, chỉ có 04 thị trấn mới được thành lập với tổng diện tích khoảng 2.500ha. Các thị tứ phát triển mạnh hơn nhưng các khu vực làng xã xa đô thị vẫn phát triển chậm. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất các khu vực phát triển mới chủ yếu mới đáp ứng yêu cầu của việc tăng dân số và nhu cầu tối thiểu về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, mà không hình thành được các khu vực có khả năng thu hút đầu tư, tạo việc làm và tạo động lực cho sự phát triển.

c. Ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải

+ Từ sản xuất nông nghiệp: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không dung cách và rác thải nông nghiệp (do chế biến lương thực, thực phẩm, phân súc vật nuôi,…).không được xử lý đang là nguồn gây ô nhiễm trên diện rộng.

+ Từ sinh hoạt hàng ngày: Chỉ một phần các chất thải rắn được thu gom (chủ yếu là ở các thị tứ, làng xóm gần đô thị) chở tới bãi rác chung, một phần được chôn lấp, một phần để khô rồi đốt. Các bãi rác này đều không được xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường (hố rác đúng tiêu chuẩn, hệ thống thu gom và xử lý nước rác) và chính nó lại trở thành nguồn gây ô nhiễm. Phần lớn các chất thải rắn còn lại do người dân tự xử lý: chôn lấp, đốt, hay đổ tự do. Nước thải sinh hoạt thu gom bằng hệ thống cống rãnh sau đó đổ thẳng ra các nguồn nước mặt không qua xử lý. Bên cạnh đó là sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) hiện có và sự không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển làm quá tải hệ thống này cũng gây ra ô nhiễm.

Page 8: Phần III

+ Từ sản xuất công nghiệp và TTCN: Các KCN, CCN, làng nghề và các cơ sở sản xuất phân tán tại khu vực nông thôn VĐBSH là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất:

- Thứ nhất, phần lớn các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư, sử dụng chung với hệ thống HTKT phục vụ sinh hoạt. Nước thải sản xuất không được xử lý trước khi đổ ra hệ thống chung. Các ô nhiễm về bụi, khói, mùi, hóa chất, tiếng ồn,… cũng không có biện pháp xử lý. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm các làng nghề đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

- Thứ hai, các KCN, CCN nông thôn không hoặc chưa xây dựng hệ thống xử lý môi trường chung cho toàn khu. Các doanh nghiệp phải tự xử lý và vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của doanh nghiệp.

- Thứ ba, các cơ sở sản xuất ngày càng sản xuất ra nhiều chất thải trong khi các thiết bị xử lý cụ bộ không có hay không thể đáp ứng. Chủ cơ sở không đủ điều kiện, trốn tránh hoặc không nhận thức được sự cần thiết của việc xử lý môi trường cục bộ.

- Thứ tư, càng ngày càng hình thành nhiều cơ sở sản xuất và KCN, CCN nông thôn, gây nên sự tích tụ và cộng hưởng ô nhiễm ngày càng cao.

Các dạng ô nhiễm

VĐBSH hiện nay đang bị đe dọa ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, trong đó ô nhiễm môi trường nước ở mức độ cao nhất, tiếp đó là ô nhiêm môi trường khí và cuối cùng là ô nhiễm môi trường đất.

+ Ô nhiễm môi trường nước mặt: Môi trường nước mặt khu vực nông thôn VĐBSH ngày càng bị ô nhiễm nặng. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm nước các sông tự nhiên hiện chỉ mang tính cục bộ, xảy ra ở cửa xả các thành phố, KCN hay XNCN, mức độ ô nhiễm thay đổi theo không gian và thời gian. Phía hạ lưu các KCN và thành phố cường độ ô nhiễm giảm dần. Về mùa khô mức độ ô nhiễm nặng hơn về mùa mưa. Nhưng nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, hệ thống các sông đang có nguy cơ ô nhiễm toàn tuyến. Ao, hồ tù đọng khu vực nông thôn vùng ĐBSH đã bị ô nhiễm ở mức báo động, do là nơi tiếp nhận nước thải chưa được xử lý, với nồng độ các chất ô nhiễm gấp 5 - 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

+ Ô nhiễm môi trường nước ngầm: VĐBSH là nơi khai thác nước ngầm tập trung nhiều nhất trong cả nước, tồn tại đồng thời các hệ thống khai thác tập trung, khai

Page 9: Phần III

thác nhỏ và các lỗ khoan lẻ. Mức độ khai thác toàn vùng khoảng 1 triệu mét khối mỗi ngày như hiện nay đã dẫn đến sự suy giảm mực nước không chỉ đối với các công trình khai thác mà còn với cả toàn tầng chứa nước. Các phễu hạ thấp mực nước đã hình thành, ngày càng lan rộng và sâu hơn. Sự suy giảm lưu lượng, tỷ lưu lượng trong các lỗ khoan khai thác diễn ra mạnh. Các chất thải theo sự thẩm thấu của nước mưa cũng đang làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thành phần hóa học của các tầng chứa nước biến động mạnh với sự gia tăng các hợp chất nitơ, sắt, mangan, clo giảm một số nguyên tố vi lượng. Hiện tượng nhiễm bẩn phênol, xianua và nhiễm bẩn vi sinh ngày càng nhiều. [11]

+ Ô nhiễm môi trường khí: Ô nhiễm môi trường khí cũng là vấn đề đáng báo động ở nông thôn VĐBSH khi các cơ sở sản xuất thải ra càng nhiều bụi, khói, mùi. Thêm vào đó là sự phát triển của hệ thống giao thông nông thôn cùng với sự gia tăng số lượng xe cơ giới. Tại một số làng nghề, KCN nông thôn, ô nhiễm khí SO2 đã vượt tiêu chuẩn cho phép 3-4 lần và đã có hiện tượng lắng đọng axít cục bộ, làm môi trường đất chung quanh bị axít hóa. Phạm vi ảnh hưởng của tổng bụi lơ lửng cũng khá rộng trên VĐBSH, chủ yếu là do các nguồn thải như Việt Trì, Phả Lại, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội. Mưa a xít đã xuất hiện ở VĐBSH, song tần suất chưa cao, độ pH thấp và chưa phổ biến ở qui mô vùng. Nhìn chung, ô nhiễm môi trường khi trên toàn VĐBSH vẫn dưới mức tiêu chuẩn cho phép.

+ Ô nhiễm môi trường đất: Trong nông nghiệp, việc sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV có xu hướng tăng mạnh và không theo đúng phương pháp (mất cân đối giữa các nguyên tố, sử dụng thuốc cấm, tần suất sử dụng cao,…) có nguy cơ làm tăng độ chua sinh lý, dư lượng hóa chất cao, làm giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất, dẫn đến sự suy giảm năng suất cây trồng và giảm sản lượng nông nghiệp nói chung. Quá trình phát triển công nghiệp ở VĐBSH đang gây ra các loại hình ô nhiễm đất mới, điển hình là ô nhiễm kim loại nặng. Ô nhiễm này trở nên phổ biến ở một số làng nghề (chì, sắt) và dọc các trục đường giao thông lớn (chì).

d. Nhận xét :

Các phân tích và đánh giá về tình hình hiện trạng đều chỉ ra rằng sự phát triển của khu vực nông thôn VĐBSH là mất cân đối: giữa đô thị và nông thôn, ngay trong lòng nông thôn, trong KCN và CCN nông thôn. Theo đánh giá của các chuyên gia, tồn tại cơ bản nhất hiện nay của nông thôn VĐBSH là:

- Quá nhiều người làm nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp lại rất thấp;

Page 10: Phần III

- Nông thôn mất nhiều tài nguyên (đất đai, lao động, nguyên liệu,...) cho phát triển công nghiệp, KCN nhưng lại được hưởng lợi rất ít từ sự phát triển này, thêm vào đó là nguy cơ đe dọa ô nhiễm môi trường diện rộng.

- Sự đô thị hóa không theo kịp nhu cầu phát triển công nghiệp, KCN. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn VĐBSH, vấn đề cần tập trung phát triển là KCN nông thôn. Tuy nhiên, việc quy hoạch xây dựng các KCN nông thôn như hiện nay không đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, khu vực nông thôn VĐBSH cần một mô hình phát triển KCN nông thôn mới có khả năng đem lại sự phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân nông thôn, đảm bảo các yêu cầu:

- Xuất phát từ các điều kiện, nhu cầu thực tế của khu vực nông thôn, phù hợp và phục vụ cho các lợi ích phát triển nông thôn VĐBSH.

- Rút kinh nghiệm từ những mô hình phát triển làng nghề, KCN, CCN đã có tại Việt Nam và các mô hình tương tự trên thế giới.

- Áp dụng chọn lọc những nguyên tắc, phương pháp và ứng dụng về phát triển bền vững và sinh thái phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ điều kiện kinh tế-xã hội-môi trường VĐBSH, điều kiện thực tế những mô hình phát triển đã có tại Việt Nam và những mô hình tương tự trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề sau:

1. Về vị trí và phân bố: Đất công nghiệp là một bộ phận cấu thành trong tổng thể liên kết hữu cơ với các bộ phận chức năng khác của khu vực, của vùng nhưng hiện nay chúng ta chưa có một quy hoạch tổng thể phân bố các KCN nông thôn VĐBSH. Sự phát triển các KCN này mang tính cục bộ địa phương, chưa gắn kết trong cơ cấu phát triển vùng và phần lớn được quy hoạch biệt lập, tách rời với khu vực đô thị hóa. Kinh nghiệm phát triển trên thế giới chỉ ra rằng công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai vấn đề có tính quy luật phát triển đồng bộ với nhau. Trong khi mô hình làng nghề gắn kết chặt chẽ với cấu trúc không gian làng xã, mô hình KCN gắn kết với cấu trúc không gian đô thị, mô hình KCN nông thôn mới này không thể phát triển độc lập riêng lẻ mà cần phải được đặt trong các cấu trúc không gian đặc thù của nông thôn trong giai đoạn chuyển đổi: đó là không gian chuyển tiếp từ nông thôn lên đô thị kiểu thị tứ - trung tâm cụm xã hay trung tâm dịch vụ nông thôn.

2. Về quy mô KCN: Kinh nghiệm phát triển các KCN hay Business Park trên thế giới chỉ ra rằng để phát triển thành công KCN cần đạt tới một “quy mô tới hạn”. Tại quy mô đó, KCN có đủ diện tích để giải quyết đồng bộ các vấn đề về chất lượng

Page 11: Phần III

môi trường (như nhiều cây xanh cảnh quan hay các khu vực mang tính sinh thái), tiện nghi phục vụ (như các công trình công cộng, dịch vụ cho người lao động) cũng như đạt hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư (đủ diện tích XNCN cho thuê). Một số CCN nông thôn hiện nay có diện tích quá nhỏ (dưới 10ha chiếm 19,4%) không thể đáp ứng các yêu cầu phát triển lâu dài. Chúng ta cần phải xác định lại quy mô tới hạn cũng như cơ cấu chức năng đồng bộ cho KCN nông thôn.

3. Về loại hình công nghiệp: Hiện nay, phần lớn các KCN nông thôn là KCN đa ngành, nằm tại khu vực nông thôn để phục vụ cho các doanh nghiệp trong đô thị tới đầu tư vì có nhiều ưu đãi, thủ tục nhanh gọn và giá thành rẻ. Để phục vụ mục tiêu phát triển đồng bộ công nghiệp và nông nghiệp nông thôn, chúng ta cần xây dựng các KCN chuyên ngành gắn kết với các vùng nguyên liệu hay các làng nghề TTCN truyền thống, nhằm phát huy lợi thế so sánh và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển tại chỗ của khu vực nông thôn. Đây chính là các KCN mang đặc thù riêng của vùng và có khả năng mang tính sinh thái cao.

4. Về cơ cấu các bộ phận chức năng: Mục tiêu đầu tiên của các KCN nông thôn là phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, TTCN tại nông thôn. KCN nông thôn cần phải phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp nông thôn: phần lớn là quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ và một phần gắn liền với các hoạt động sinh hoạt và ở trong một môi trường cộng đồng kiểu “làng nghề”. Mục tiêu tiếp theo của phát triển các KCN nông thôn là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp mà trước hết là nâng cao năng suất và giá trị nông sản. Do vậy, KCN nông thôn, ngoài các bộ phận chức năng thông thường, cần tăng cường thêm các bộ phận chức năng mới như khu vực thu gom và phân phối nông sản trước và sau chế biến, khu vực dịch vụ và đào tạo, khu vực sản xuất kết hợp với ở,…

5. Về tỷ lệ diện tích các bộ phận chức năng: Tỷ lệ diện tích đất XNCN lớn (≥55%), mật độ xây dựng tối đa trong lô đất lớn (đến 70% đối với lô đất dưới 0,5ha), mật độ xây dựng gộp tối đa trong toàn khu lớn (50%) và tỷ lệ diện tích cây xanh thấp (≥10%) theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện nay không thể tạo ra được một chất lượng kiến trúc, cảnh quan, môi trường và hòa nhập KCN vào cơ cấu phát triển chung của khu vực nông thôn. Tỷ lệ đất các khu kỹ thuật ≥1% cũng chưa thể đáp ứng các yêu cầu về công nghệ xử lý thân thiện với môi trường. Tỷ lệ này cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển bền vững chung: giảm diện tích đất XNCN, tăng diện tích đất cây xanh và kỹ thuật.

6. Về giải pháp quy hoạch và chia lô đất: Giải pháp quy hoạch vuông vắn theo kiểu ô cờ hiện nay là quá đơn điệu, không thể tạo ra sự gắn kết các bộ phận chức

Page 12: Phần III

năng trong nội bộ KCN cũng như gắn kết KCN với các bộ phận chức năng khác của đô thị. Việc chia lô đất theo kiểu dãy song song hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu nhỏ và rất nhỏ của các doanh nghiệp nông thôn. KCN nông thôn cần có thêm các giải pháp quy hoạch linh hoạt và chia lô đất theo nhóm, cụm hay xây dựng các dãy nhà xưởng cho thuê.

7. Về đầu tư: Tình trạng chung về đầu tư các KCN nông thôn hiện nay là vốn đầu tư nhỏ và xây dựng không đồng bộ. Với suất đầu tư thấp khoảng 1,5-1,8 tỷ/ha so với 5,74 tỷ/ha đối với các KCN tại đô thị lớn, các KCN nông thôn phần lớn chỉ đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, mương hở thoát nước mưa và cấp điện. Các công trình hạ tầng tiếp theo do các doanh nghiệp thuê đất tự đầu tư. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề bất cập về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan và ô nhiễm môi trường. KCN nông thôn cần có các giải pháp hỗ trợ để cân bằng lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.

8. Về giải pháp cho hệ thống HTKT: Với vốn đầu tư thấp, các KCN nông thôn thường lựa chọn các giải pháp hệ thống HTKT đơn giản, tiết kiệm nhất và không đồng bộ, đặc biệt là thiếu hệ thống xử lý rác thải và nước thải. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc gây ô nhiễm và khả năng đáp ứng nhu cầu lâu dài kém. KCN nông thôn cần xác định giải pháp xây dựng hệ thống HTKT đồng bộ, hiệu quả và chi phí thấp dựa trên các công nghệ thân thiện với môi trường.

9. Về ô nhiễm môi trường và sinh thái: Thiếu hệ thống xử lý môi trường chung KCN, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp lạc hậu và trình độ quản lý kiểm soát kém đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các KCN nông thôn. Các vấn đề về sinh thái: bảo tồn sinh thái, đa dạng sinh học,… chưa được đề cập trong các dự án phát triển của KCN. KCN nông thôn cần có ngay những biện pháp đồng bộ và tích cực nhằm hạn chế các tác động xấu này. Với khả năng hạn chế của chủ đầu tư, các công nghệ xử lý chất thải sinh học chi phí thấp là giải pháp tốt nhất trong giai đoạn trước mắt cũng như phát huy được hiệu quả bền vững về môi trường lâu dài.

10. Các chính sách phát triển: Sự phát triển công nghiệp nông thôn và KCN nông thôn không thể thiếu các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Chính phủ cũng như các tổ chức liên quan. Hiện nay các chính sách và hỗ trợ này còn thiếu, chung chung, chưa trực tiếp và chưa thực sự phát huy hiệu quả. Một hệ thống các chính sách và hỗ trợ phù hợp, trực tiếp sẽ là tiền đề mạnh mẽ cho sự phát triển.

III. Một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn trên thế giới

Page 13: Phần III

1. Khuyến khích đầu tư và ưu đãi phát triển công nghiệp ở nông thôn

Năm 1972, Nhật Bản đã ban hành Luật Xúc tiến di chuyển công nghiệp, khuyến khích di chuyển các xí nghiệp từ khu vực tập trung công nghiệp quá đông - “khu vực khuyến khích di chuyển công nghiệp” ra các vùng nông thôn kém phát triển, có ít hoạt động công nghiệp - “khu vực khuyến khích thiết lập công nghiệp”; đồng thời đề cập đến các kế hoạch xây dựng KCN, bảo vệ môi trường và ổn định lao động. Vào thập niên 1980-1990, mỗi năm có hơn 50% nhà máy được thành lập trong các KCN và hơn 67% nhà máy mới hay mở rộng nằm trong các khu vực khuyến khích thiết lập công nghiệp. Điều này chứng tỏ các KCN hấp dẫn đối với các xí nghiệp và là một biện pháp hiệu quả để khuyến khích việc đặt các nhà máy ở những vùng nông thôn.

Tại các nước châu Á khác, để khuyến khích phát triển KCN trong vùng nông thôn, Chính phủ và các cơ quan địa phương đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư như trợ cấp vốn, miễn, giảm thuế, cung cấp thông tin thị trường,... cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vật tư, nâng cao tay nghề, hỗ trợ dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn.

2.Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển đồng bộ KCN và nông thôn

Năm 1983, Nhật Bản ban hành một đạo luật riêng nhằm thực hiện chiến lược mới để phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng nông thôn, bằng cách thiết lập những đô thị mới, trong đó KCN, khu vực nghiên cứu và khu dân cư được liên kết chặt chẽ với nhau. Bên cạnh KCN, khu vực nghiên cứu được xây dựng, bao gồm các trường kỹ thuật, các trung tâm đào tạo hay phòng thí nghiệm, nhằm cung cấp những sản phẩm khoa học kỹ thuật cơ bản cho các doanh nghiệp trong vùng. Khu dân cư được quy hoạch xây dựng đồng bộ và hiện đại để phục vụ cuộc sống của các lao động làm việc trong KCN và khu nghiên cứu. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và thành lập các KCN do các chính quyền địa phương chủ động lập dựa trên cơ sở các kế hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và phát triển vùng của Chính phủ.

Cộng đồng địa phương cũng tham gia vào việc thẩm định, đánh giá và quyết định dự án thông qua một uỷ ban được thành lập gồm các công ty kinh doanh hạ tầng, đại diện cộng đồng dân cư và các chủ sở hữu đất.

3. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận tiện cho sản xuất công nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã

Page 14: Phần III

dành một lượng vốn đầu tư ngày càng lớn cho lĩnh vực này. Nếu như vào năm 1955, tổng vốn đầu tư của Chính phủ Nhật Bản cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp là 80 tỷ yên, tương đương 0,9% GDP thì vào năm 1970 số vốn này là 1.876 tỷ yên, tương đương 2,5% GDP và vào năm 1980 là 6.684 tỷ yên, tương đương 2,8% GDP.

Kinh nghiệm thực tế ở Ấn Độ cho thấy, nếu Chính phủ tăng đầu tư vào đường giao thông nông thôn 100 tỷ Rupi, tỷ lệ nghèo ở nông thôn sẽ giảm 0,87% thông qua việc tăng cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Đây là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng ở Ấn Độ để mở rộng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN).

4. Hình thành các KCN chuyên ngành chế biến nông sản tại nông thôn

Kinh nghiệm tại Thái Lan, Ấn Độ hay Trung Quốc cho thấy, để phát triển nông thôn và gia tăng giá trị nông sản, Chính phủ đã khuyến khích xây dựng các KCN hay tổ hợp công nghiệp chuyên ngành chế biến nông sản nằm ngay tại vùng nguyên liệu hay nằm gần đó. Ví dụ KCN Kerala tại Wayanad, KCN Shirwal tại Phune (Ấn Độ), KCN Gejia tại Wendeng (Trung Quốc).

5. Hình thành các KCN, CCN chuyên ngành TTCN

Theo kinh nghiệm của Italia, để phát triển hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, người ta đã tạo ra mô hình công nghiệp hóa mới có hiệu quả rất cao dựa chủ yếu vào phát triển thủ công nghiệp và tư duy kinh doanh của người dân địa phương.

Các cụm công nghiệp (CCN) này là những thể chế sản xuất có mạng lưới tương trợ về thị trường, cùng chia sẻ các giá trị chung, có tác dụng làm giảm chi phí trao đổi (vận tải, tiếp cận thông tin, tiếp xúc với người cung cấp và phân phối), giảm rủi ro trong kinh doanh, đề cao tính sáng tạo và năng động. Nhờ các mạng lưới chính thức và phi chính thức của các CCN mà họ đã tăng sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi cách thức làm ăn, thu hút vốn, tạo nên sự tin tưởng... tạo thuận lợi cho đầu tư và việc làm. Các CCN tuy cùng cạnh tranh trên thị trường, nhưng lại bổ sung cho nhau trên phương diện phân công lao động, chức năng sản xuất trên cơ sở kinh tế có nhiều sự tương đồng, sử dụng có hiệu quả nguồn lợi nhân lực nhờ tổ chức linh hoạt sử dụng tốt công nghệ hiện đại, nên hoạt động có hiệu quả hơn các xí nghiệp lớn.

CCN cũng là thực tiễn phát triển rất năng động ở nhiều nước khác trên thế giới và gần đây đã trở thành chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn khá phổ biến.

Page 15: Phần III

IV. Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp sinh thái trên thế giới

3.1. Khái niệm KCN sinh thái

“KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại”.

Mục tiêu của KCNST là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên trong KCN. KCNST là động lực phát triển công nghiệp nói riêng và là động lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững của toàn khu vực.

3.2. Các nguyên tắc cơ bản của KCNST

+ Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên

- Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…).

- Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.

+ Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST

- Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài.

- Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận

dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,...

- Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại.

Page 16: Phần III

- Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại.

- Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải.

+ Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST

- Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân

thiện với môi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát

triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN.

- Phát triển hỗn hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở,...)

và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

+ Lợi ích đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCNST:

- Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng; tái chế và tái sử dụng các chất thải. Điều đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, tư vấn và bí quyết công nghệ. Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCNST giúp các doanh nghiệp này vượt qua các rào cản và nhận được các nguồn đầu tư để phát triển.

- Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viêncũng làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư.

+ Đối với nền công nghiệp nói chung:

Page 17: Phần III

- KCNST là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm,…

- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương.

- Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Tóm lại, KCNST có thể mang lại các lợi thế cạnh tranh và lợi ích quan trọng trong thời điểm mà các KCN ở các nước châu Á không đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp thời đại mới.

3.3.2. Lợi ích cho môi trường

- Giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải cũng như

giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.

- Đảm bảo cân bằng sinh thái: Quá trình hình thành và phát triển của KCNST (từ lựa chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…) đều phù hợp các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh.

- Phấn đấu vì mục tiêu ngày càng cao về môi trường: Mỗi một KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường.

3.3.3. Lợí ích cho xã hội

- KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực, thu hút các tập đoàn lớn, tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Tạo động lực và hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng địa phương như: đào tạo nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo hệ thống HTKT, …

- KCNST chính là một trung tâm tự nhiên của mạng lưới sinh thái công nghiệp. Các lợi ích về kinh tế và môi trường do KCNST đem lại sẽ tạo ra một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn hơn cho toàn khu vực.

- KCNST tạo các điều kiện hợp tác với các cơ quan Nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích hợp hơn.

Page 18: Phần III

3.4. Các loại hình KCNST và các thành phần chức năng

Mỗi một KCNST có một chủ đề (đặc trưng) riêng về môi trường hay HSTCN trong đó. Căn cứ vào đó, hiện nay người ta chia KCNST thành năm loại chính sau: KCNST nông nghiệp, KCNST tái chế, KCNST năng lượng tái sinh, KCNST nhà máy điện, KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất [6]. Trong đó, KCNST nông nghiệp và tái chế có tính định hướng chiến lược cho quá trình công nghiệp hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

3.4.1. KCNST nông nghiệp

KCNST nông nghiệp tập trung vào nhóm các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng nhiều năng lượng, nước và biomass để tạo ra các dòng lưu chuyển phế phẩm, phụ phẩm hay bán thành phẩm thuận lợi. Tiếp theo là nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ nông nghiệp bền vững và duy trì, đổi mới môi trường kinh tế-xã hội nông thôn. Cơ cấu chính một KCNSTNN bao gồm:

- Các doanh nghiệp thu gom, chế biến và phân phối lương thực, thực phẩm.

- Các doanh nghiệp sử dụng phế phẩm, phụ phẩm và chất thải để sản xuất khí gas sinh học, phân compost,…

- Các khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm hay vật liệu sinh học chuyên canh trong hay gần KCNST.

- Các doanh nghiệp liên quan khác như doanh nghiệp sử dụng các vật liệu sinh học (cọ, dầu gai, tre,…) hay các doanh nghiệp tái chế.

- Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, năng lượng, nguyên liệu và các dịch vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn.

3.4.2. KCNST tái tạo tài nguyên

KCNST tái tạo tài nguyên là một cơ hội rất lớn từ việc chấm dứt khái niệm “chất thải” và làm sạch môi trường đô thị. KCNST này tạo ra lợi ích về kinh tế và môi trường to lớn từ việc quản lý, tái sử dụng, tái chế một cách hệ thống các dòng chất thải công nghiệp, thương mại, nhà ở và công cộng. KCNST này là một hệ thống có thể tái tạo lại giá trị chất thải, tạo nên các cơ hội kinh doanh và việc làm, tạo nguồn lợi nhuận mới, đồng thời đem lại hiệu quả về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vấn đề cốt lõi ở đây là biến các chất thải thành các sản phẩm hay nguyên vật liệu có thể bán được. Cơ cấu chính một KCNST tái tạo tài nguyên bao gồm:

Page 19: Phần III

- Các doanh nghiệp tái tạo chính: thu gom, xử lý (chế biến) và phân phối các bán thành phẩm từ chất thải.

- Các doanh nghiệp sản xuất: sử dụng bán thành phẩm trên để sản xuất.

- Các doanh nghiệp sản xuất liên quan khác: sử dụng các đầu ra khác của các doanh nghiệp trong KCN như nhiệt thừa, nước thừa hay các phế thải khác.

- Các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị phục vụ cho việc tái chế và tái sử dụng.

- Các doanh nghiệp liên quan khác: dịch vụ sửa chữa; dịch vụ và tư vấn môi trường; cung cấp vốn đầu tư; thương mại, dịch vụ,...

3.5. Một số KCNST trên thế giới

3.5.1. KCN Kalundborg

KCN Kalundborg (Đan Mạch) được coi là một ví dụ điển hình về việc áp dụng STHCN đầu tiên trên thế giới. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận về KCNST trên thế giới. Trên cơ sở hai nhà máy Nhà máy nhiệt điện than đá Asnổs (công suất 1.500 MW) và Nhà máy lọc dầu Statoil (công suất 1,8 triệu tấn/năm), năm 1972, nhà máy sản xuất tấm plastic Gyproc (công suất hiện tại 14 triệu m2/năm) bắt đầu phát triển hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty (cộng sinh công nghiệp) bằng việc sử dụng khí gas butan từ Statoil.

Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn cácbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD.

Đến nay, KCN này bao gồm nhiền doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm của nhau như: nhiên liệu, bùn, bụi và clinker, hơi nước, nước nóng, dung dịch sulfur, nước sau xử lý sinh học và thạch cao.

3.5.2. KCN Riverside

KCN Riverside (Vermont, Hoa Kỳ), diện tích 40ha (không kể khu vực các nông trại), là một KCNST nông nghiệp hỗn hợp đa chức năng, bao gồm cả các khu vực cây xanh, vui chơi giải trí công cộng của địa phương và vùng đầm lầy. KCNST này áp dụng các nguyên tắc của STHCN để thiết lập một mô hình phát triển bền vững khép kín, tập trung vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch. Thành phần cơ

Page 20: Phần III

bản trong KCNST Riverside là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, trạm xử lý nước thải dạng Living Machine, nhà máy compost hóa và các nông trại, ao thủy sản, nhà kính. Các thành phần này hoạt động theo một chu trình khép kín đầu vào, đầu ra kết hợp từ trạm thu gom gỗ thải, nhà máy sản xuất ximăng, nhà máy sản xuất kem tới các nông trại trong vùng. Để đạt được một sự phát triển vừa mạnh về kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tốt nhất môi trường khu vực, các nhà phát triển KCNST này đã đề ra sáu nguyên tắc cơ bản sau:

- Khuyến khích phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp địa phương và tận dụng tối đa các nguồn lực địa phương.

- Cân bằng các lợi ích kinh tế và ảnh hưởng của sự phát triển.

- Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính.

- Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường địa phương, đặc biệt là ngành nông nghiệp truyền thống.

- Luôn đảm bảo một sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

- Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các hoạt động hàng hóa và dịch vụ cần thiết. KCNST Riverside là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế dựa trên cơ sở công nghiệp sinh thái nhằm đạt được các lợi ích về môi trường và cộng đồng.

3.5.3. KCN Cabazon

KCN Cabazon (California, Hoa Kỳ), diện tích 240ha, là KCNST tái tạo tài nguyên đầu tiên ở Mỹ. Doanh nghiệp chính đầu tiên của KCNST này là nhà máy điện nhiên liệu sinh học 48 MW của Colmac Energy Inc trị giá 148 triệu USD, cung cấp điện cho khu vực Edison, Nam California. Nhà máy này sử dụng 700-900 tấn nhiên liệu sinh học (từ gỗ, gỗ thải và các chất thải hữu cơ nông nghiệp trên toàn vùng Nam California) cùng một số khí gas tự nhiên và than đá để sản xuất điện. DNTV thứ hai là nhà máy tái chế lốp xe thành các sản phẩm cao su và các sản phẩm hữu dụng khác của First Nation Recovery Inc trị giá 10 triệu USD, công suất xử lý 2,72 tấn lốp xe/giờ.

Doanh nghiệp trong KCNST hiện nay bao gồm các ngành công nghiệp: tái chế kim loại; sản xuất năng lượng (từ biomass, tái lọc dầu, ethanol hay methanol); compost hóa; tái chế các sản phẩm xây dựng và phá hủy công trình; tái chế cao su và plastic, …

Page 21: Phần III

V. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển không gian sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

1.1.2. Các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội VĐBSH

Kịch bản 1: mức độ phát triển thấp Kịch bản 1 (KB1) tương ứng với mức độ phát triển thấp, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tức là thấp hơn tốc độ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005. Công nghiệp VĐBSH được tập trung phát triển các ngành công nghiệp, TTCN sử dụng nhiều lao động (giai đoạn tiền công nghiệp hóa) như: dệt, may mặc, lắp ráp, chế biến thực phẩm.

Kịch bản 2: mức độ phát triển trung bình Kịch bản 2 (KB2) tương ứng với mức độ phát triển trung bình. Công nghiệp VĐBSH phát triển ở mức độ trung bình, bao gồm các ngành công nghiệp, TTCN sử dụng nhiều lao động như: dệt, may mặc, lắp ráp, chế biến thực phẩm,... và một số ngành kỹ thuật cao, mức độ sử dụng lao động trung bình.

Kịch bản 3: mức độ phát triển cao Kịch bản 3 (KB3) tương ứng với mức độ phát triển cao: Việt Nam đạt được các mục tiêu đề ra và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Công nghiệp VĐBSH phát triển ở mức độ cao, phát triển các ngành công nghiệp, TTCN có công nghệ hiện đại và một số ngành kỹ thuật cao, mức độ sử dụng lao động trung bình và thấp.

3.1. KCN nông thôn và trung tâm dịch vụ nông thôn

3.1.1. KCN nông thôn trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, đô thị hóa và trung tâm dịch vụ nông thôn Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai vấn đề có tính quy luật phát triển đồng bộ với nhau. Công nghiệp hóa là tiền đề tạo ra các giá trị, là động lực cho sự đô thị hóa. Đô thị hóa là cơ sở điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của công nghiệp hóa. Hoạt động sản xuất công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế khác tại nông thôn: sản xuất nông nghiệp-nông sản, nguyên liệu-TTCN, công nghiệp chế biến, sản xuất máy phục vụ nông nghiệp-dịch vụ, thương mại, trao đổi-giá trị gia tăng, thu nhập-đầu tư-sản xuất nông nghiệp (sản xuất công nghiệp) và trong mối tương quan mật thiết với quy hoạch, phân bố chức năng, tổ chức không gian lãnh thổ.

Với điều kiện nông thôn VĐBSH hiện nay, công nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh khi có một sự phát triển đồng bộ của các khu vực chức năng khác (thương mại, dịch vụ, tiện ích xã hội, nhà ở công nhân, nghỉ ngơi giải trí) và cơ sở HTKT tương ứng với nó, có vai trò tác động tương hỗ với nhau trong quá trình phát triển chung. Trong khi mô hình làng nghề gắn kết chặt chẽ với cấu trúc không gian làng xã

Page 22: Phần III

nông thôn, mô hình KCN gắn kết với cấu trúc không gian đô thị, mô hình KCN nông thôn không thể phát triển độc lập riêng lẻ mà cần phải được đặt trong các cấu trúc không gian đặc thù của khu vực nông thôn trong giai đoạn chuyển đổi - đó chính là các TTDVNT. Điều này cũng rất phù hợp với nhiệm vụ và vai trò của các TTDVNT. Như vậy, khi quy hoạch xây dựng các KCN nông thôn, điều cần thiết là phải xem xét vị trí của chúng có phù hợp với sự hình thành và phát triển của các TTDVNT hay không và phải lập quy hoạch xây dựng KCN đồng bộ với TTDVNT.

3.1.2. Phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn

3.1.2.2. Vai trò của TTDVNT

+ TTDVNT là không gian chuyển tiếp giữa các khu vực phát triển cao là đô thị và khu vực hiện đang phát triển thấp là các làng xã Thay vì chỉ tập trung phát triển đô thị hoặc đầu tư phân tán trong các làng xã, mô hình TTDVNT cho phép đầu tư hợp lý và có hiệu quả hơn. Tại đây có đồng bộ các hoạt động kinh tế-xã hội, tuy quy mô không bằng khu vực đô thị song hơn hẳn so với các hoạt động phân tán hiện có tại từng thôn xã [5]. TTDVNT cung cấp các dịch vụ xã hội và hành chính cơ bản, các mối liên hệ về cơ sở hạ tầng với trung tâm cấp cao hơn.

+ TTDVNT là không gian phát triển-“động lực” cho các hoạt động kinh tế nông thôn TTDVNT là mô hình cho phép tạo ra các nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu sản xuất hay nhu cầu phát triển tại khu vực nông thôn mà không phụ thuộc vào sự phát triển từ bên ngoài. Nó chính là động lực cho việc phát triển bằng nguồn nội lực thông qua quan hệ: Nhu cầu-Phải sản xuất để có tiền thỏa mãn nhu cầu-Phát triển-Nhu cầu cao hơn-Sản xuất có hiệu quả hơn và quy mô lớn hơn. Các dịch vụ kinh tế và xã hội ngày một cải thiện hơn trong TTDVNT là phương tiện để thực hiện quá trình này. TTDVNT tạo ra các điều kiện về thị trưòng, thu hút việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy nhanh hơn quá trình đô thị hóa [5]. TTDVNT là không gian liên kết giữa nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ. Thay vì phát triển theo cơ cấu riêng lẻ độc lập, TTDVNT tạo ra sự phát triển đồng bộ và tạo ra các mối tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các khu vực kinh tế.

TTDVNT là không gian phát triển cho các hoạt động kinh tế nông thôn:

- TTDVNT cung cấp các không gian để bố trí tập trung các hoạt động công nghiệp và TTCN-hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất cũng như quản lý về môi trường. TTDVNT có thể liên kết các làng nghề truyền thống thành một khu vực sản xuất có quy mô lớn hơn, được hỗ trợ bởi các hoạt động dịch vụ mới.

Page 23: Phần III

- TTDVNT là không gian cho hoạt động dịch vụ kinh tế, trước hết là các dịch vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ thương mại, phục vụ nhu cầu mua bán không thường xuyên của người dân nông thôn. Các dịch vụ trong TTDVNT giúp người dân nông thôn cũng như các doanh nghiệp nông thôn có được sự thuận tiện trong khu vực không gian của mình và gia tăng các nhu cầu phát triển.

- TTDVNT là khu vực tập trung buôn bán hàng nông sản với hệ thống bảo quản, vận chuyển và chế biến hàng nông sản, nơi tiêu thụ hàng nông sản với giá cạnh tranh hợp lý đối với cả người mua và người bán. TTDVNT góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.

+ TTDVNT tạo khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài TTDVNT có vai trò như khu kinh tế mở của một nước đang phát triển hướng tới các nước phát triển để tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, công nghệ, thông tin và tiến bộ xã hội. Các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, không kể từ nhà nước, vào khu khu vực nông thôn có thể gồm:

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN do u

thế về đất đai, lao động.

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở thu gom và chế biến nông sản do tiềm năng sản xuất nông nghiệp của khu vực

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình thương mại dịch vụ do tiềm năng

về thị trường của khu vực. [5]

+ TTDVNT là không gian đa chức năng cho nhu cầu phát triển và đô thị hóa của người dân nông thôn TTDVNT là không gian đa chức năng (làm việc, sống, nghỉ ngơi giải trí) đáp ứng nhu cầu và chất lượng ngày càng cao (hướng tới lối sống đô thị) của người dân nông thôn:

- Bố trí các dạng nhà ở đô thị tại nông thôn, đáp ứng nhu cầu nhà ở chất lượng cao hơn cho các hộ dân.

- Cung cấp nhiều thể loại công trình phục vụ (cho nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp dân cư): khu vực vui chơi giải trí, mua sắm, ngân hàng,...

Page 24: Phần III

- Cung cấp các công trình phục vụ phát triển tri thức, việc làm: trường phổ thông trung học cho một vài cụm xã, trường dạy nghề, thư viện thông tin, trung tâm lao động việc làm,...

- Có hệ thống cơ sở HTKT đồng bộ và tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị. Như vậy, TTDVNT là một mô hình tổng hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nông thôn, phục vụ trực tiếp quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Với vai trò như vậy, các TTDVNT này có thể phát triển theo dạng đa ngành (đồng bộ cả công nghiệp và dịch vụ) hay chuyên ngành (tập trung phát triển công nghiệp hay thương mại dịch vụ).

Page 25: Phần III

3.1.2.3. Vị trí các TTDVNT

Chương trình VIE/89/034 về Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng đã đánh giá các vị trí thích hợp cho các TTDVNT dựa trên một loạt các yếu tố sau:

- Các mô hình giải quyết hiện có, bao gồm vị trí, trình độ, chức năng và các mối liên hệ của chúng.

- Cảnh quan, sử dụng đất và các hạn chế về điều kiện tự nhiên.

- Mạng lưới giao thông hiện có và tương lai cũng như các mối gắn kết khác.

- Sự khác biệt trong các hoạt động kinh tế chính (công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng).

- Sự khác nhau về văn hóa, xã hội và các đặc tính liên quan đến lối sống, nhu cầu và triển vọng kinh tế của người dân.

Trên cơ sở đó, chương trình đã xác định được trên 20 trung tâm cho mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa ban đầu, được lựa chọn từ các huyện lỵ trong vùng, nằm kề với hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ, cách đô thị cấp III, IV không quá 10km và có vị trí trung tâm trong phạm vi cung cấp dịch vụ của chúng.

Hình thức thứ nhất: Tái quy hoạch lại các KCN đã nằm trong quy hoạch

nhưng chưa xây dựng

Một số KCN nông thôn đã quy hoạch theo mô hình cũ nhưng chưa xây

dựng hay có thể được quy hoạch lại thành KCN theo hướng sinh thái trong cấu trúc

tổng thể với các TTDVNT. Vấn đề cần xem xét, đánh giá chủ yếu ở đây là:

- Vị trí KCN có phù hợp với việc phát triển TTDVNT khu vực hay không.

- Khả năng phát triển, tính chất của TTDVNT tại đó.

- Khả năng thu hút đầu tư xây dựng KCN cùng với TTDVNT.

Hình thức thứ hai: Cải tạo từ các KCN đã xây dựng

Một số KCN nông thôn đã hay đã xây dựng nhưng hoạt động không hiệu

Page 26: Phần III

quả, gây ô nhiễm và nảy sinh các vấn đề xã hội khác (phát triển không bền vững) có

thể được cải tạo lại thành KCN theo hướng sinh thái. Vấn đề chủ yếu ở đây là:

- Vị trí KCN có phù hợp với việc phát triển TTDVNT khu vực hay không.

Page 27: Phần III

33

- Khả năng kết nối KCN với TTDVNT (quỹ đất, đường tiếp cận, kết nối

hệ thống HTKT khác).

- Khả năng thu hút đầu tư xây dựng TTDVNT.

- Giải pháp hạn chế ô nhiễm giữa khu vực công nghiệp và dân dụng.

Hình thức thứ ba: Xây dựng mới

Đây là hình thức phát triển KCN theo hướng sinh thái thuận tiện và đồng bộ

nhất. Đầu tiên, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các huyện, xã,

xác định ra các TTDVNT dựa trên một loạt các yếu tố sau:

- Định hướng và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.

- Các mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiện có, bao gồm vị trí, trình

độ, chức năng và các mối liên hệ của chúng.

- Mạng lưới giao thông, HTKT hiện có và tương lai cũng như các mối gắn

kết khác, đặc biệt là sự gắn kết với các làng xóm hiện có.

- Đặc điểm tự nhiên khu đất: quy mô, hình dạng, cảnh quan tự nhiên,...

Tiếp theo là việc lựa chọn các TTDVNT có khả năng phát triển KCN theo

hướng sinh thái dựa trên các yếu tố sau:

- Sự phát triển của công nghiệp, TTCN nông thôn trong khu vực và vùng.

Page 28: Phần III

- Vị trí, tính chất các KCN đã có trong khu vực và vùng.

- Tiềm năng phát triển của nền nông nghiệp và vùng nguyên liệu.

- Khả năng thiết lập các chu trình sản xuất liên kết và hình thành KCN

chuyên ngành.

- Khả năng thu hút các DNCN nông thôn cũng như từ đô thị.

- Khả ngăng thu hút đầu tư xây dựng đồng bộ KCN và TTDVNT.

- Các vấn đề về vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan, sinh thái chung

của khu vực.

3.3. Quy mô

Quy mô KCN tại khu vực nông thôn VĐBSH phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Page 29: Phần III

34

+ Hiệu quả của chủ đầu tư: Chủ đầu tư các KCN nông thôn chủ yếu là

chính quyền các địa phương và các doanh nghiệp tư nhân nội địa. KCN phải có diện

tích đủ lớn để tạo hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư: đủ diện tích cho thuê để thu lợi

nhuận trên vốn đầu tư. KCN cũng không được lớn quá vượt ra ngoài khả năng kinh

tế của chủ đầu tư. Theo các nghiên cứu về kinh tế thì quy mô hợp lý cho một KCN

nông thôn là vào khoảng 30ha đến 50ha [1] [4].

+ Hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng: KCN phải có một diện tích đủ lớn

để tập trung được các hoạt động sản xuất, tạo điều kiện cho việc xây dựng và khai

thác hiệu quả các công trình HTKT. Một trạm cấp nước công nghiệp sẽ hoạt động

hiệu quả khi công suất đáp ứng của nó trên 500m3/ngày, phục vụ khoảng 8-10ha

đất XNCN, tương ứng với khoảng 13-17ha đất KCN (với tỷ lệ diện tích đất XNCN

trong KCN là 60%). Một trạm biến thế công nghiệp thường có công suất nhỏ nhất

1.5000-2.000KVA, phục vụ khoảng 6-8ha đất XNCN, tương ứng với khoảng 10-

13ha đất KCN (với tỷ lệ diện tích đất XNCN trong KCN là 60%).

+ Khả năng tạo lập TTDVNT: KCN cần có diện tích đủ lớn để là yếu tố tạo

lập của TTDVNT. Theo tính toán của chuyên gia thì tối thiểu một TTDVNT cần

phải có 5.000 dân [8]. Nếu lấy theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam cũ [10] với chỉ

tiêu đất công nghiệp và kho tàng đối với đô thị cấp V là 16m2/người thì quy mô tối

Page 30: Phần III

thiểu của KCN là khoảng 8ha.

+ Khả năng phát triển môi trường sinh thái: KCN cần có một diện tích cây

xanh cảnh quan đủ lớn để tạo lập một hình ảnh về tính “xanh” và và sinh thái. Các

Business Park thế hệ thứ hai quy mô nhỏ thường có diện tích khoảng 20-30ha [2].

+ Các yếu tố khác: Ngoài ra cần phải xem xét thêm các mặt: quy mô các

KCN đã có trong vùng, khả năng hợp tác của các KCN trong vùng, nhu cầu vận

chuyển hàng hóa, nhu cầu mở rộng KCN trong tương lai, nhu cầu phát triển dân

cư,...

Như vậy, có thể xác định quy mô hợp lý của KCN nông thôn dao động từ

15ha đến 50ha, quy mô trung bình khoảng 30-35ha.

Page 31: Phần III

35

Hình thức phát triển và các cơ sở xác định quy mô KCN nông thôn VĐBSH

được trình bày trong Hình 3.3.

3.4. Các bộ phận chức năng

3.4.1. Các bộ phận chức năng

Qua các phân tích về nhu cầu phát triển thực tế của doanh nghiệp, điều kiện

thực tế khu vực nông thôn VĐBSH, yêu cầu về quy hoạch bền vững và bảo vệ môi

trường sinh thái, ngoài các bộ phận chức năng cơ bản như trong quy hoạch xây

dựng các KCN hiện nay (là trung tâm điều hành, XNCN, cây xanh, giao thông và

HTKT), KCN nông thôn sẽ có thể có thêm các bộ phận chức năng sau:

- Nhằm cần phục vụ tốt không những nhu cầu của người lao động trong

KCN mà còn cho nhu cầu của dân cư xung quanh: hội trường, cửa hàng,

câu lạc bộ, thể thao,...

- Nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất:

+ Khu vực dịch vụ sản xuất: vận chuyển, thu gom, phân phối hàng hóa;

chuyển giao công nghệ; máy và thiết bị sản xuất, xử lý môi trường;

Page 32: Phần III

+ Khu vực hỗ trợ sản xuất: đào tạo, giới thiệu việc làm; trưng bày sản

phẩm, tiếp thị; thông tin thị trường; hợp tác sản xuất;...

- Nhằm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, doanh

nghiệp mới thành lập: khu vực nhà xưởng cho thuê.

- Nhằm đáp ứng nhu cầu các hộ gia đình cá thể: khu vực sản xuất kết hợp

với ở (kiểu làng nghề, phố nghề):.

- Nhằm đáp ứng các nhu cầu thu gom và phân phối nguyên vật liệu, sản

phẩm (chủ yếu thuộc nông nghiệp): khu vực kho tàng.

- Nhằm tăng cường tính “xanh”, “sạch” và sinh thái của KCN: khu vực các

khoảng mở công cộng, cảnh quan, sinh thái tự nhiên khác.

Căn cứ vào tình hình thực tế, nhà đầu tư và nhà quy hoạch sẽ lựa chọn thêm

các bộ phận chức năng này cho phù hợp với nhu cầu phát triển KCN. Các yếu tố

cần xem xét bao gồm:

Page 33: Phần III

36

- Quy hoạch TTDVNT của khu vực.

- Hệ thống công trình công cộng, dịch vụ đã có và dự kiến quy hoạch

trong TTDVNT và toàn khu vực.

- Sự phát triển các làng nghề, công nghiệp, TTCN nông thôn và các dịch

vụ hỗ trợ sản xuất tại các làng xã trong khu vực.

- Sự phát triển của nông nghiệp và vùng nguyên liệu phục vụ KCN.

- Nhu cầu sử dụng lao động KCN và trình độ lao động nông thôn.

- Khả năng tham gia của các DNCN vào chu trình sản xuất liên kết.

- Các chính sách ưu đãi hỗ trợ liên quan của Nhà nước và địa phương

- Các vấn đề văn hóa, xã hội liên quan khác.

3.4.2. Tỷ lệ diện tích các bộ phận chức năng

Việc tăng cường các chức năng công cộng, dịch vụ và yêu cầu bảo vệ môi

trường sinh thái sẽ làm thay đổi tỷ lệ diện tích giữa các bộ phận chức năng trong

KCN. Theo kinh nghiệm phát triển các Business Park thế hệ thứ hai, thứ ba thì:

- Diện tích khu vực trung tâm điều hành, công trình công cộng, thương

mại, dịch vụ cần tăng lên 2-5% tổng diện tích KCN.

- Diện tích cây xanh cần tăng lên 15-20% tổng diện tích KCN.

Page 34: Phần III

- Diện tích các XNCN và khu vực liên quan như kho tàng, nhà xưởng cho

thuê không vượt quá 60% tổng diện tích KCN.

Để đảm bảo diện tích cho các công nghệ xử lý thân thiện môi trường (như

xử lý nước thải sinh học), diện tích khu vực các công trình HTKT cần tăng lên 2-

4% tổng diện tích KCN.

Các bộ phận chức năng trong KCN nông thôn VĐBSH được trình bày trong

Hình 3.4.

3.5. Hệ thống giao thông vận chuyển

3.5.1. Giao thông bên ngoài KCN

Nhìn chung hiện nay tại khu vực nông thôn VĐBSH, hệ thống đường quốc

lộ, liên tỉnh, liên huyện đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Đối với những

Page 35: Phần III

37

TTDVNT nằm liền kề hay gần các tuyến đường này thì việc quy hoạch xây dựng

KCN là rất thuận lợi. Đối với những TTDVNT chưa có giao thông thuận lợi thì cần

xây dựng các tuyến đường liên xã để kết nối.

Hệ thống giao thông đường thủy là một lợi thế chưa được khai thác của

VĐBSH. Nếu các KCN nằm gần các tuyến đường thủy hoạt động tốt quanh năm thì

cần tính toán để khai thác có hiệu quả (nhất là việc vận chuyển nguyên liệu là lương

thực và thực phẩm).

3.5.2. Giao thông bên trong KCN

Các dòng lưu thông

Trong KCN sẽ hình thành ba dòng lưu thông chủ yếu:

- Dòng sản xuất: bao gồm vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm và lao động.

Đây là dòng có lưu lượng hoạt động lớn nhất và quan trọng nhất.

- Dòng thương mại, sinh hoạt: bao gồm các hoạt động giao dịch thương

mại, các hoạt động công cộng, dịch vụ và hoạt động ở.

- Dòng chất thải: bao gồm các hoạt động thu gom và xử lý các chất thải

trong KCN.

Page 36: Phần III

Phương tiện giao thông

Khi thiết kế giao thông trong KCN nông thôn cần quan tâm tới thể loại các

phương tiện giao thông chủ yếu của nông thôn và cần xác định tỷ lệ các loại phương

tiện và xu hướng phát triển để tính toán chiều rộng đường, diện tích bãi đỗ xe cho

phù hợp. Các phương tiện giao thông chủ yếu của nông thôn bao gồm:

- Phương tiện đi lại của người lao động: xe máy và xe đạp, một phần đi bộ.

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa: xe container cỡ nhỏ, xe tải các cỡ, xe

công nông, xe lam 3 bánh và các loại xe thồ cải tiến.

- Phương tiện vận chuyển chất thải: các loại xe chuyên dụng như xe đẩy

tay, xe chở rác hay xe tải và các thiết bị chứa như thùng rác, container.

Đường giao thông

Yêu cầu cơ bản về đường giao thông trong KCN là tạo điều kiện thuận lợi

nhất cho hệ thống vận chuyển hàng hóa và người: đơn giản, ngắn, luôn thông suốt,

kết cấu vững chắc, có chỉ dẫn rõ ràng và đầy đủ.

Căn cứ theo Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng QCXDVN1: 2008/BXD, kinh

nghiệm phát triển các KCN nông thôn trên thế giới và các KCN cho DNCNV&N

hiện nay ở Việt Nam, yêu cầu các tuyến đường chính cho 3-4 làn xe, đường nhánh

và thương mại, sinh hoạt cho 2-3 làn xe, vỉa hè tối thiểu là 3m để đảm bảo cho việc

xây dựng các tuyến hạ tầng ngầm [1]. Yêu cầu về kích thước các tuyến giao thông

trong KCN được xác định như trong Bảng 2.2.

Tiêu chuẩn thiết kế đường trong KCN lấy theo tiêu chuẩn Đường ô tô - Yêu

cầu thiết kế TCVN 4045:2005:

- Loại đường ô tô cấp II, III.

Page 37: Phần III

- Kết cấu tầng mặt: Cấp cao A1 bê tông nhựa.

- Kết cấu tầng móng: đất, đá, cát gia cố chất liên kết (vô cơ hoặc hữu cơ).

Bãi đỗ xe

Các DNCN có bãi đỗ xe riêng của mình trong lô đất (cho xe vận chuyển

hàng hóa và người lao động). KCN cần bố trí các bãi đỗ xe tại khu vực các công

trình công cộng, thương mại và dịch vụ tập trung nhiều người. Nếu KCN có xây

dựng khu vực “làng nghề”, “phố nghề” thì cần tính toán bãi đỗ xe cho khách tham

quan du lịch. KCN cũng cần có bãi đỗ xe và sân bãi chung cho các khu vực các nhà

xưởng cho thuê hay nhóm các lô đất rất nhỏ.

Page 38: Phần III

39

Diện tích cho một chỗ đỗ xe tối thiểu theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng

Việt Nam là: ôtô con 25m2, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2.

Các cơ sở về hệ thống giao thông trong KCN nông thôn được trình bày

trong Hình 3.5.

3.6. Hệ thống cung cấp đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường

3.6.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng và hệ thống thoát nước mưa

Quỹ đất chủ yếu để phát triển KCN nông thôn là đất nông nghiệp, có cao độ

thấp nên việc san nền, chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng cần được tính toán cẩn thận

trên cơ sở cao độ nền các khu vực dân cư, đường giao thông xung quanh và mực

nước khi có úng ngập. Theo kinh nghiệm quy hoạch các KCN ở VĐBSH, cao độ

nền trung bình của KCN không nên thấp hơn cao độ đường giao thông đối ngoại đi

qua đó (từ liên xã trở lên).

Trong mọi trường hợp, hệ thống thoát nước mưa cần xây dựng tách riêng

với hệ thống thoát nước thải. KCN nông thôn cần xây dựng hồ điều hòa để thu gom

Page 39: Phần III

và tái sử dụng toàn bộ nước mưa trong KCN. Hồ điều hòa cần có đập tràn thoát trực

tiếp ra nguồn nước mặt trong trường hợp mưa quá lớn.

3.6.2. Hệ thống cấp nước

Nguồn nước mặt và ngầm hiện nay do Sở tài nguyên và môi trường các địa

phương quản lý. Trước khi khai thác, chủ đầu tư KCN cần xin chấp thuận của cơ

quan này.

Hệ thống cấp nước sản xuất trong KCN cần được xây dựng riêng, sử dụng

trạm cấp nước cục bộ (nguồn nước ngầm), công suất tính toán theo quy mô KCN.

Có thể tăng công suất trạm để phục vụ chung cho cả TTDVNT. Chỉ tiêu cấp nước

sản xuất theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam hiện hành là

≥20m3/ha.ngày.đêm cho tối thiểu 60% diện tích KCN.

Page 40: Phần III

3.6.3. Hệ thống cấp điện

40

Cơ quan chủ quản về cấp điện là Sở địa lực các địa phương và Phòng kinh

tế hạ tầng các huyện, xã. Chủ đầu tư KCN cần xin chấp thuận và có phương án kết

nối khả thi để cơ quan này phê duyệt.

Khu vực nông thôn VĐBSH đang dần hoàn thiện mạng lưới trung thế

22KV cấp cho tất cả các huyện lỵ. TTDVNT và KCN nông thôn cần kết nối điện từ

mạng lưới điện quốc gia này thông qua các trạm cắt và trạm biến áp 22KV, công

suất tính toán theo quy mô KCN. Chỉ tiêu cấp điện sản xuất theo Quy chuẩn quy

hoạch xây dựng Việt Nam hiện hành là 120-350KW/ha tùy theo loại hình công

nghiệp.

3.6.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Công ty Bưu chính viễn thông các địa phương là cơ quan cung cấp thông

tin liên lạc. Chủ đầu tư KCN cần có thỏa thuận và có phương án kết nối khả thi để

cơ quan này phê duyệt và kết nối.

Hiện nay điện thoại cố định không dây của EVN là một giải pháp rất hiệu

quả và nhanh chóng, không đòi hỏi chi phí đầu tư tại những khu vực xa tổng đài vệ

tinh. EVN cũng đang triển khai hệ thống internet băng thông rộng trên đường

truyền không dây này. Đây sẽ là hướng khai thác thông tin hiệu quả của KCN nông

Page 41: Phần III

thôn. Theo kinh nghiệm tính toán trong các đồ án quy hoạch đã phê duyệt thì tiêu

chuẩn cấp thông tin là 5-10 máy/ha đất công nghiệp.

3.6.5. Hệ thống thoát nước bẩn

KCN cần xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng biệt và trạm xử lý cục bộ

theo phương pháp sinh học, công suất phụ thuộc quy mô KCN. Có thể tăng công

suất trạm để phục vụ chung cho cả TTDVNT. Theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng

Việt Nam hiện hành, khối lượng nước thải tính toán ≥80% khối lượng nước cấp.

3.6.6. Hệ thống thu gom và xử lý rác thải

Việc xây dựng trạm xử lý rác thải phục vụ riêng KCN là không hiệu quả mà

cần xây dựng một tổ hợp xử lý chung cho một vùng (quy mô huyện). Trong KCN

nông thôn sẽ xây dựng hệ thống thu gom và phân loại ngay tại nguồn thải rồi

Page 42: Phần III

41

chuyển tới khu vực xử lý chung. Theo kinh nghiệm tính toán trong các đồ án quy

hoạch đã phê duyệt thì chỉ tiêu rác thải công nghiệp là khoảng 0,4 tấn/ha, tỷ lệ thu

gom là 100%.

Các cơ sở về hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN nông thôn được trình

bày trong Hình 3.6.

3.7. Đầu tư phát triển KCN nông thôn

3.7.1. Chủ đầu tư

Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản

của Bộ Xây dựng (ngày 11/10/2006), doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần có

vốn pháp định tối thiểu 4 tỷ đồng, đối với hợp tác xã là 2 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án

hạ tầng KCN phải có vốn sở hữu của mình đầu tư vào dự án không nhỏ hơn 20%

tổng mức đầu tư. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay ở Việt Nam

các doanh nghiệp bất động sản lớn có vốn pháp định khoảng 500-1.000 tỷ đồng, các

doanh nghiệp bất động sản trung có vốn pháp định khoảng 100-500 tỷ đồng và các

doanh nghiệp nhỏ có vốn pháp định dưới 100 tỷ đồng, vốn lưu động vào khoảng

30% vốn pháp định.

Theo nhận định của các chuyên gia và kinh nghiệm phát triển trên thế giới,

thị trường bất động sản công nghiệp (thị trường quyền sử dụng đất công nghiệp) sẽ

chắc chắn được hình thành ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong phân khúc thị

trường bất động sản, các doanh nghiệp lớn chiếm lĩnh các thị trường đô thị và ven

đô thị, nơi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Các doanh

nghiệp trung và nhỏ còn lại sẽ tìm cách đầu tư và chiếm lĩnh thị trường mới ở khu

Page 43: Phần III

vực nông thôn, đòi hỏi vốn đầu tư nhỏ. Theo các phân tích Phần 1.4 thì thị trường

bất động sản công nghiệp nông thôn VĐBSH sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và

sẽ phát triển nóng. Trong thời gian tới các doanh nghiệp cỡ trung bình và nhỏ sẽ

chuyển đầu tư vào các KCN nông thôn.

3.7.2. Suất vốn đầu tư

42

Page 44: Phần III

Theo tính toán trong Bảng 3.3, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cho KCN

nông thôn tối thiểu hiện nay là khoảng 2,33-2,62 tỷ đồng/ha cộng thêm chi phí đền

bù giải phóng mặt bằng từ 0,5-0,8 tỷ đồng/ha. Như vậy để xây dựng toàn bộ hạ tầng

1ha đất KCN nông thôn (chưa có hệ thống xử lý môi trường) cần tối thiểu 3,1 tỷ

đồng (chi phí đền bù giải phóng mặt bằng + chi phí xây dựng hạ tầng + phụ phí

10%). Nếu tỷ lệ đất XNCN trong KCN là 60% thì chi phí tối thiểu cho 1m2 đất

XNCN là ~520 nghìn đồng. Nếu đầu tư xây dựng như vậy mà giá cho thuê chỉ từ

300-500 nghìn đồng/m2 thì chủ đầu tư chắc chắn không có lãi.

3.7.3. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước

Trước các vấn đề nêu trên, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách

ưu đãi và hỗ trợ, cộng thêm các chính sách khuyến khích riêng của từng địa phương

nhằm tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư vào KCN nông thôn, gồm:

- Hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Miễn giảm thuế sử dụng đất.

- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu của dự án.

Page 45: Phần III

43

- Ưu đãi lãi suất ngân hàng và thời gian ân hạn.

3.7.4. Các giải pháp về đầu tư

Giảm chi phí xây dựng hạ tầng bằng các giải pháp thay thế nguyên vật

liệu và công nghệ giá thành rẻ

Bên cạnh các giải pháp về kinh tế thông thường hiện nay như phân đợt xây

dựng, liên kết góp vốn với các DNCN, giải pháp lựa chọn vật liệu thay thế và công

nghệ giá thành hạ để giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng luôn là yêu cầu đặt ra của

chủ đầu tư. Vấn đề cần giải quyết là làm sao giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất

lượng phục vụ và bảo vệ môi trường.

Xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể

Đầu tư xây dựng KCN là một hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy

nhiên để xây dựng đồng bộ và chất lượng cao một KCN nông thôn mà giá cho thuê

rẻ sẽ khó đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư.

Kinh nghiệm phát triển bất động sản trên thế giới cho thấy những khu vực

đầu tư kém hiệu quả (KCN nông thôn, các công trình công cộng) thường có được

Page 46: Phần III

những ưu đãi đặc biệt của Nhà nước và địa phương để khuyến khích đầu tư. Những

khu vực đầu tư hiệu quả cao (nhà ở, công trình thương mại, dịch vụ) thường kèm

theo các quy định nghiêm ngặt và các khoản đóng góp cao. Sự kết hợp đầu tư vào

cả hai khu vực này sẽ được sự ủng hộ của cộng đồng, ưu đãi của Nhà nước và giảm

được các quy định kiểm soát.

Theo kinh nghiệm đó, chủ đầu tư có thể xây dựng một chiến lược đầu tư

vào KCN và cả TTDVNT để đạt được một hiệu quả kinh tế tổng thể.

Page 47: Phần III

44

KẾT LUẬN

1. Các xu thế của thời đại và quan điểm phát triển của Việt Nam chỉ ra rằng

việc phát triển KCN, ở mọi khía cạnh, phải được lồng ghép trong sự phát triển bền

vững chung của đất nước. Đặc trưng cơ bản của các KCN giai đoạn tiếp theo sẽ là

sự hòa nhập và linh hoạt, sự đa dạng và hỗn hợp và tính “cộng đồng”. Yêu cầu này

chỉ có thể đạt được khi Việt Nam chuyển hướng phát triển các KCN theo cách thức

thông thường sang phát triển các KCN theo hướng sinh thái mà phạm vi áp dụng

đầu tiên của nó là ở những khu vực KCN bắt đầu phát triển - đó là khu vực nông

thôn.

2. Các chuyển biến kinh tế-xã hội nông thôn VĐBSH hiện nay đang có

chiều hướng tích cực nhưng với tốc độ còn rất chậm. Sự phát triển vượt bậc của khu

Page 48: Phần III

vực nông thôn chỉ có thể đạt được khi phát triển đồng bộ công nghiệp hóa và đô thị

hóa mà động lực, không gian phát triển của nó chính là các TTDVNT. Việc phát

triển KCN theo hướng sinh thái tại khu vực nông thôn trong cơ cấu chung của

TTDVNT là một vấn đề tất yếu.

3. Nhu cầu phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn VĐBSH là rất

mạnh, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường đất công nghiệp (KCN nông

thôn). Với yêu cầu phát triển mới, KCN nông thôn không thể áp dụng tiếp các mô

hình đã có từ đô thị mà phải xây dựng mô hình của riêng mình-KCN theo hướng

sinh thái, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của kinh tế-xã hội và bảo vệ môi

trường sinh thái khu vực nông thôn. Dựa trên các phân tích đã nêu, mô hình mới

này sẽ có các đặc điểm sau:

+ Về hình thức phát triển: KCN có thể được quy hoạch xây dựng hoàn toàn

mới, tái quy hoạch các KCN đã quy hoạch nhưng chưa xây dựng hay cải tạo từ

những KCN cũ đã xây dựng. Vấn đề cần xem xét ở đây là sự phù hợp của KCN với

sự phát triển TTDVNT và bảo vệ môi trường sinh thái toàn khu vực.

Page 49: Phần III

45

+ Về vị trí: KCN cần gắn liền và là một thành phần cấu trúc của TTDVNT.

+ Về quy mô: KCN có quy mô từ 15-50ha, trung bình 30-35ha.

+ Về loại hình công nghiệp: KCN nhằm phục vụ chủ yếu các loại hình công

nghiệp, TTCN nông thôn: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; chế biến nông, lâm và

thủy sản; cơ khí sản xuất máy phục vụ nông nghiệp; Bên cạnh đó là các ngành công

nghiệp nhẹ như dệt may, lắp ráp và ngành công nghiệp tái chế.

+ Về các bộ phận chức năng: Ngoài 05 bộ phận chức năng cơ bản (trung

tâm điều hành, XNCN, cây xanh, giao thông, HTKT), tùy thuộc điều kiện cụ thể

KCN có thêm các bộ phận:

- Các công trình phục vụ công cộng: hội trường, cửa hàng, câu lạc bộ, thể

thao,...: phục vụ không những nhu cầu của người lao động trong KCN

mà còn cho nhu cầu của dân cư xung quanh.

- Khu vực kho tàng, nhà xưởng cho thuê và khu vực sản xuất kết hợp với

ở (kiểu làng nghề, phố nghề).

- Khu vực dịch vụ và hỗ trợ sản xuất.

- Khu vực xử lý để tái sử dụng năng lượng và nước thừa.

- Khu vực các khoảng mở công cộng, cảnh quan, sinh thái tự nhiên khác

nhằm tăng cường tính sinh thái của KCN.

Page 50: Phần III

+ Về tỷ lệ diện tích các bộ phận chức năng: Cần tăng cường diện tích cho

khu vực trung tâm công cộng (2-5%), cây xanh (15-20%) và HTKT (2-4%).

+ Về hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật: KCN cần xây dựng hệ thống

này một cách đồng bộ. Các chỉ tiêu đáp ứng có thể được tính toán thấp hơn KCN đô

thị để phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Cần áp dụng những biện pháp hay

công nghệ thay thế để giảm chi phí đầu tư.

+ Về bảo vệ môi trường sinh thái: Thể hiện ở các vấn đề:

- Áp dụng những nguyên tắc và công nghệ phù hợp để thu gom, xử lý

đồng bộ và triệt để nhất các chất thải. Tái chế và tái sử dụng các chất thải

ở mức cao nhất.

- Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước.

Page 51: Phần III

46

- Thiết lập các chu trình sản xuất theo hướng sinh thái: Với đặc thù khu

vực nông thôn VĐBSH, trong KCN có thể hình thành các chu trình sản

xuất liên kết dựa trên cơ sở các ngành: Công nghiệp chế biến nông sản

và các sản phẩm sinh học; Chế biến gỗ và sản xuất hàng thủ công mỹ

nghệ từ gỗ, mây, tre; Cơ khí chế tạo và tái chế kim loại.

- Tăng cường diện tích cây xanh, khoảng mở công cộng phát huy và bảo

tồn môi trường sinh thái tự nhiên.

4. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chủ đầu tư các KCN nông

thôn chủ yếu sẽ là các doanh nghiệp trung và nhỏ. Bên cạnh các chính sách khuyến

khích ưu đãi của Nhà nước, các doanh nghiệp này cần chủ động xây dựng chiến

lược đầu tư tổng thể vào khu vực nông thôn và áp dụng các biện pháp thay thế

nguyên vật liệu xây dựng, công nghệ giá thành rẻ vào các giải pháp quy hoạch KCN

và thiết kế hệ thống HTKT KCN.