78
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT CHIẾT XUẤT TỪ RỄ NGƯU BÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI 2013

Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

Embed Size (px)

DESCRIPTION

các bạn liên hệ email: [email protected] or sms via 0949 278 109 ( không nhận cuộc gọi ) để có thể có được file.Ngoài ra nhận tải mọi tài liệu ở trang http://125.235.10.97/opacdigital/ ( thư viện đại học dược hà nội.

Citation preview

Page 1: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN

TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT

CHIẾT XUẤT TỪ RỄ NGƯU BÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2013

Page 2: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN

TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT

CHIẾT XUẤT TỪ RỄ NGƯU BÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Thái An

Nơi thực hiện:

Bộ môn Dược liệu - Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI - 2013

Page 3: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia

đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu

sắc đến:

PGS. TS. NguyễnThái An

người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận

lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận.

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: PGS.TS Thái Nguyễn

Hùng Thu, Ths. Nguyễn Văn An, Ds. Ngô Thị Thu đã cho tôi những đóng

góp quý báu về đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ

môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Hóa học - Viện Khoa

học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể

các thầy cô giáo, các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để

tôi có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dược trong suốt 5 năm

học.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn

sát cánh, động viên tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hằng

Page 4: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3

1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT .......................................... 3

1.1.1. Ví trí phân loại của chi Arctium L. ......................................................... 3

1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Asteraceae .................................................... 3

1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Arctium L. .................................................... 3

1.1.4. Đặc điểm thực vật của loài Arctium lappa L. ......................................... 4

1.1.5. Phân bố và sinh thái ................................................................................ 4

1.1.6. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến .......................................................... 5

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC .......................................................................... 5

1.2.1. Quả .......................................................................................................... 5

1.2.2. Lá ............................................................................................................ 6

1.2.3. Rễ ............................................................................................................ 7

1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ .............................................................................. 10

1.3.1. Tác dụng trên gan và chống viêm ......................................................... 10

1.3.2. Tác dụng ức chế HIV và tế bào ung thư ............................................... 10

1.3.3. Tác dụng hạ đường huyết ..................................................................... 11

1.3.4. Tác dụng kháng khuẩn .......................................................................... 12

1.3.5. Tác dụng giảm ho ................................................................................. 12

1.3.6. Tác dụng chống oxy hóa ....................................................................... 12

1.4. TÍNH VỊ, CÔNG NĂNG, CÔNG DỤNG CỦA RỄ NGƯU BÀNG .......... 13

1.4.1. Tính vị, công năng ................................................................................ 13

1.4.2. Công dụng ............................................................................................. 14

1.5. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỨA RỄ NGƯU BÀNG .................................... 15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 16

Page 5: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU .................................... 16

2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................... 16

2.1.2. Hóa chất và thiết bị ............................................................................... 17

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 18

2.2.1. Định tính ............................................................................................... 18

2.2.2. Chiết xuất .............................................................................................. 18

2.2.3. Phân lập các chất ................................................................................... 19

2.2.4. Nhận dạng chất phân lập ....................................................................... 20

Chương 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................... 21

3.1. ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ NHÓM CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU BẰNG

PHẢN ỨNG HÓA HỌC ....................................................................................... 21

3.2. CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH CĂN ETHYLACETAT BẰNG SĂC KÝ

LƠP MONG .......................................................................................................... 22

3.2.1. Độ ẩm của bột dược liệu ....................................................................... 22

3.2.2. Chiết xuất .............................................................................................. 22

3.2.3. Định tính cắn ethylacetat băng SKLM ................................................. 24

3.3. PHÂN LẬP .................................................................................................. 25

3.3.1. Phân lập ................................................................................................. 25

3.3.2. Kiểm tra độ tinh khiết các chất phân lập .............................................. 28

3.4. NHẬN DẠNG CÁC CHẤT PHÂN LẬP ................................................... 31

3.4.1. Hợp chất TA08 ......................................................................................... 31

3.4.2. Hợp chất TA09 ......................................................................................... 34

3.5. BÀN LUẬN ................................................................................................. 36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................................... 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 6: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 AST Ánh sáng thường

2 BRE Dịch chiết ethanol từ rễ Ngưu bàng

3 CC Column chromatography

4 13C-NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

5 DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

6 EET Dịch chiết ethanol của rễ Ngưu bàng

6 1H-NMR Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance

7 KHV Kính hiển vi

8 MS Mass Spectroscopy

9 P/ư Phản ứng

10 Rf Hệ số di chuyển

11 SKLM Sắc ký lớp mỏng

12 TT Thuốc thử

13 UV254nm Ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm

14 UV365nm Ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm

15 XD Xanh dương

16 XLM Xanh lá mạ

17 WEB Dịch chiết nước của rễ Ngưu bàng

18 HWEB Dịch chiết nước nóng của rễ Ngưu bàng

Page 7: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

DANH MỤC BẢNG

STT Ký hiệu Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1 Một số hợp chất phân lập từ cây Ngưu bàng 8

2 Bảng 1.2 Tác dụng dược lý của một số hợp chất phân lập từ

cây Ngưu bàng 13

3

Bảng 3.1

Kết quả định tính một số nhóm chất trong mẫu

nghiên cứu 21

4 Bảng 3.2 Hàm lượng cắn các phân đoạn chiết xuất từ rễ

Ngưu bàng 22

5 Bảng 3.3 Màu sắc và giá trị Rf của cắn ethylacetat trên

SKLM với hệ dung môi khai triển IV 25

6 Bảng 3.4 Kết quả SKLM của TA08 với 3 hệ dung môi sau

khi phun TT quan sát ở AST 28

7 Bảng 3.5 Kết quả SKLM của TA09 với 3 hệ dung môi sau

khi phun TT quan sát ở AST 30

8 Bảng 3.6 Dữ liệu phổ NMR của TA08 32

9 Bảng 3.7 Dữ liệu phổ NMR của TA09 35

Page 8: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

DANH MỤC HÌNH

STT Ký hiệu Tên hình Trang

1 Hình 2.1 Ảnh cây Ngưu bàng và một số bộ phận của cây

Ngưu bàng 16

2 Hình 3.1 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ rễ Ngưu

bàng 23

3 Hình 3.2 Sắc ký đồ của cắn ethylacetat với hệ dung môi

IV 24

4 Hình 3.3 Sơ đồ phân lập các thành phần từ phân đoạn

ethylacetat chiết xuất từ rễ Ngưu bàng 27

5 Hình 3.4 Hình ảnh SKLM của TA08 với 3 hệ dung môi

sau khi phun TT quan sát ở AST 28

6 Hình 3.5 Sắc ký so sánh TA08 với cắn ethylacetat sau

khi phun TT quan sát ở AST 29

7 Hình 3.6 Hình ảnh SKLM của TA09 với 3 hệ dung môi

sau khi phun TT quan sát ở AST 30

8 Hình 3.7 Sắc ký so sánh TA09 với cắn ethylacetat sau

khi phun TT quan sát ở AST 30

9 HInh 3.8 Ảnh tinh thể của TA08 dưới KHV vật kính 40 31

10 Hình 3.9 Cấu trúc hóa học của hợp chất TA08 33

11 Hình 3.10 Ảnh tinh thể của TA09 dưới KHV vật kính 40 34

12 Hình 3.11 Cấu trúc hóa học của hợp chất TA09 36

Page 9: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới thực vật, một kho tàng bí ẩn và kỳ diệu của thiên nhiên đang

ngày càng được quan tâm, khám phá và khai thác phục vụ nhu cầu của con

người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của tổng hợp hóa dược, công tác

nghiên cứu, phát triển thuốc và sản phẩm thiên nhiên mới có nguồn gốc cây

cỏ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo những công bố gần đây, ở Việt Nam đã biết tới 3200 loài thực vật

bậc cao cũng như bậc thấp được sử dụng làm thuốc. Tuy vậy, hiện mới có

khoảng 300 loài cây con và vị thuốc được sử dụng ở mức độ tương đối phổ

biến theo kinh nghiệm dân gian hoặc theo y học cổ truyền mà chưa được

nghiên cứu kỹ và đầy đủ. Nhiều cây vừa được dùng làm “rau ăn” lại vừa được

dùng làm thuốc như: Ngải cứu, Cải cúc, Rau diếp, Ngưu bàng….

Tại Nhật Bản, rễ Ngưu bàng được sử dụng phổ biến như một loại thức

ăn, phối hợp với củ cải trắng, cà rốt và nấm đông cô tạo thành một món ăn bổ

dưỡng với tên gọi “Canh Dưỡng Sinh” được coi như một phương thuốc chữa

bách bệnh. Tại các nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Canada, Ấn Độ...

rễ Ngưu bàng lại là một vị thuốc được dùng điều trị đái tháo đường, đau

xương khớp, bệnh ngoài da, gout, làm ra mồ hôi, lọc máu, lợi tiểu, kích thích

tiêu hoá...

Tại Việt Nam, Ngưu bàng mới được dùng chủ yếu là dạng quả (Ngưu

bàng tử) trong y học cổ truyền làm thuốc điều trị cảm cúm, trị viêm phổi,

viêm amidal, trị sốt, họng hầu sưng đau, cầm máu, giải độc, nhuận tràng...,

còn rễ Ngưu bàng (Ngưu bàng căn) thì hầu như chưa thấy được sử dụng và

nghiên cứu.

Từ năm 2006 đến nay, tại trường Đại học Dược Hà Nội đã có một số

nghiên cứu về rễ Ngưu bàng, và bước đầu cũng đã thu được một số kết quả

đáng chú ý. Tuy vậy, nhăm làm sáng tỏ hơn nữa thành phần hóa học cũng như

Page 10: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

2

kinh nghiệm sử dụng trong dân gian của rễ Ngưu bàng, đề tài “Phân lập một

số thành phần từ phân đoạn ethylacetat chiết xuất từ rễ Ngưu bàng” được

thực hiện với các mục tiêu sau:

1. Phân lập một số thành phần trong phân đoạn ethylacetat chiết xuất

từ rễ Ngưu bàng.

2. Nhận dạng chất phân lập.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:

1. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.

2. Chiết xuất và định tính cắn phân đoạn ethylacetat bằng SKLM.

3. Phân lập một số thành phần trong phân đoạn ethylacetat.

4. Nhận dạng chất phân lập dựa trên các dữ liệu phổ MS và NMR.

Page 11: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

3

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

1.1.1. Ví trí phân loại của chi Arctium L. [4], [8], [16]

Chi Arctium năm trong phân họ Hoa ống (Tubuliflorae), họ Cúc

(Asteraceae), bộ Cúc (Asterales), phân lớp Cúc (Asteridae), lớp Ngọc lan

(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Vị trí của chi Arctium L.

trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau:

Ngành Magnoliophyta

Lớp Magnoliopsida

Phân lớp Asteridae

Bộ Asterales

Họ Asteraceae

Phân họ Tubuliflorae

Chi Arctium L.

1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Asteraceae [4]

Cây cỏ hay bụi, ít khi là dây leo hay gỗ. Lá đơn, ít khi lá kép hoặc tiêu

biến giảm, mọc so le. Không có lá kèm. Cụm hoa là đầu, và có thể tụ lại thành

chùm đầu hoặc ngù. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, có khi vô tính do cả hai bộ

nhị và nhụy không phát triển. Quả đóng, mỗi quả có một hạt. Để giúp cho sự

phát tán, mỗi quả có thể có một chùm lông (phát tán nhờ gió), có móc nhỏ

hoặc lông dính (phát tán nhờ động vật). Hạt có phôi lớn, không có nội nhũ.

1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Arctium L.

Cây thảo, lá ở gốc xếp hình hoa thị, lá ở thân mọc so le. Cụm hoa đầu

có bao chung, gồm nhiều lá bắc kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở đỉnh, khi

chín sẽ thành móc quặp giúp cho sự phát tán nhờ động vật. Chi Arctium gồm

Page 12: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

4

10 loài ở vùng ôn đới cựu lục địa. Ở nước ta có nhập trồng 1 loài là Arctium

lappa L. [7].

1.1.4. Đặc điểm thực vật của loài Arctium lappa L.

Tên khoa học: Arctium lappa L., họ Cúc (Asteraceae) [15].

Tên đồng nghĩa: Arctium majus Bernh [21].

Tên khác: đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử [15].

Tên nước ngoài: burdock, coklebur, clotbur (Anh); bardane (Pháp)

[21].

Ngưu bàng là cây thảo, sống hàng năm hay hai năm, thân thẳng, có

khía, cao khoảng 1-1,5m, phía trên thân có nhiều cành. Lá mọc thành hình

hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to, rộng 20-30cm, dài 30-40cm

[15], [21] hình trái xoan, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay

lượn sóng [6], [7], cuống lá dài, có nhiều lông trắng mịn ở mặt dưới lá [15].

Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4 cm. Cánh hoa

màu đỏ hay tím nhạt [6], [7], [15]. Các lá bắc của bao chung kéo dài thành

mũi nhọn, có móc ở chóp [6], [7].

Quả bế, thuôn, hoặc gần hình trứng, hơi có cạnh tam giác [21], màu

xám nâu [6], [7], [15], hơi cong [15], có nhiều móc quặp, phía trên có một

mào lông ngắn màu vàng [6], [7]. Mỗi quả có 1 hạt. Củ tròn và dài, có thể dài

từ 1,2-2,7m nếu được trồng từ 2 năm trở lên [10].

Ngưu bàng ra hoa tháng 6-7; ra quả tháng 7-8 [9], [15], 8-9 [7].

1.1.5. Phân bố và sinh thái

1.1.5.1.Trên thế giới

Ngưu bàng có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm thuộc Nam Âu hoặc Tây Á.

Hiện nay cây mọc tự nhiên ở vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ, Nepal và

Trung Quốc. Ngưu bàng còn được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc và Nhật Bản

[21].

Page 13: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

5

1.1.5.2. Ở Việt Nam

Năm 1959, Ngưu bàng được nhập từ Trung Quốc vào trồng thử ở Sa Pa

thấy sinh trưởng phát triển tốt, sau đó được mở rộng trồng ở Bắc Hà (Lào Cai)

và Sìn Hồ (Lai Châu) [6], [7], [15]. Ngưu bàng còn được phát hiện mọc hoang

ở vùng cao huyện Bát Xát (Lào Cai) [15].

Ngưu bàng là cây ưa ẩm, ưa sáng và thích nghi với vùng có khí hậu á

nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình năm từ 15-180C.

Cây trồng từ hạt ở Sapa ra hoa quả nhiều ngay trong năm đầu tiên. Sau

khi quả già, cả cây bị tàn lụi [21].

Ngưu bàng rất dễ trồng. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, cây

không được chú ý phát triển nên chỉ còn một số cây được duy trì thường

xuyên với mục đích giữ giống tại Trại thuốc Sapa - Viện Dược liệu [19].

Từ năm 2004, Ngưu bàng đã được trồng tại bãi giữa sông Hồng, hạt

giống được nhập từ Úc.

1.1.6. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Quả (thường gọi là Ngưu bàng tử) [6], thu hái khi quả chín (vào các

tháng 8-9), đập lấy quả phơi khô [15].

Rễ (thường gọi là Ngưu bàng căn) [6], thu hái vào mùa xuân năm thứ

hai, trước khi ra hoa, được rửa sạch, thái thành từng miếng dày 2 cm, phơi

hay sấy đến khô [15].

Lá đôi khi cũng được dùng [21].

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

1.2.1. Quả

Một số tài liệu cho thấy, quả Ngưu bàng chứa nhiều chất thuộc nhiều

nhóm hóa học:

-Nhóm lignan: arctiin, arctigenin, diarctigenin, các lappaol A, B, C, D,

E, F, H, neoarc B, các arctignan A - E, neoarctiin A, neoarctiin B [21].

Page 14: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

6

-Nhóm sterol: daucosterol [21].

-Nhóm polysaccharid: inulin [21].

-Nhóm dầu béo 15-30 % [21], 25-30% [15] (trong đó chủ yếu gồm các

glycerid của acid panmitic, acid stearic và acid oleic).

-Nhóm các thành phần khác như: acid chlorogenic, germacranolid,

matairesinol [21].

Từ dịch chiết ethanol quả Ngưu bàng, năm 2007, MinYong, Gu Kun và

Min-Hua Qiu đã phân lập được 10 chất: neoarctiin A, mairesinol, arctiin,

lappaol A, lappaol E, lappaol F, lappaol H và arctignan A, arctignan G,

arctignan H [61].

Theo một số nhà khoa học ở Hàn Quốc, năm 2007, từ dịch chiết

methanol quả Ngưu bàng đã phân lập được isolappaol C, lappaol C, lappaol

D, lappaol F và diartigenin [47].

Năm 2010, He Liu và cộng sự đã phân lập được arctiin và arctigenin

trong dịch chiết methanol quả Ngưu bàng băng kỹ thuật chiết pha rắn và xác

định băng HPLC với detector huỳnh quang [43].

1.2.2. Lá

Lá Ngưu bàng có chứa arctiol (8α-hydroxyeudesmol), Δ9(10)-fukinon

(dehydrofukinol), fukinon, fukinanolid, β-eudesmol, petasitolon, eremophilen,

taraxasterol, onopor – dopicrin [21]. Trong lá còn chứa men oxidase [15].

Năm 2012, S.Jeelani và M.A.Khuro đã phân lập được 2 triterpenoid

(3α-hydroxylanosta-5,15-dien, 3α-acetoxy-hop-22(29)-ene) từ dịch chiết

chloroform lá Ngưu bàng và xác định băng phổ NMR, IR, MS. Trong đó, 3α-

hydroxylanosta-5,15-dien là triterpenoid được phân lập lần đầu tiên trong loài

này [36].

Page 15: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

7

1.2.3. Rễ

Băng các phản ứng hóa học thường quy, Hà Đăng Thành, Trần Thị Thu

Trang, Trần Thị Thu Thủy đã sơ bộ xác định trong rễ Ngưu bàng thu hái tại

Sapa và Hà Nội có chứa flavonoid, coumarin, tanin, chất béo, phytosterol,

đường khử, acid hữu cơ, acid amin, polysaccharid; không có anthraglycosid,

carotenoid, glycosid tim, saponin [17], [18], [19].

Theo một số tài liệu cho thấy, rễ Ngưu bàng có chứa nước 70% [23],

nhóm polysaccharid (gồm inulin khoảng 50% [21], 45% [6], 57% (có khi tới

70%) [21], aretose [23], glucose 5-6% [15], fructan [37], albumin 2% [23],

aldehyde [23] (formaldehyd, acetaldehyd, propionic aldehyd, butyl aldehyd,

isopropyl aldehyd), polyacetylen 0,001-0,002% [21] (chủ yếu là 1,11-

tridecacdien-3,5,7,9-tetrayn và 1,3,11-tridecatrien-5,7,9-triyn, acid artiic (hợp

chất acetylen có S) [21]), methylen chlorid, alcohol [23], chất béo 0,4%, hàm

lượng lớn chất nhày, chất đắng, nhựa [15], men peroxidase [21], tinh dầu,

tannin, acid stearic, một carbua hydrogen và một phytosterol [6].

Ngoài ra, trong rễ Ngưu bàng còn chứa các acid:

-Acid bay hơi: acid acetic, acid propionic, acid butyric, acid isovaleric

[21], [23], acid 3-hexenoic, acid 3-octenoic, acid costic [21], acid crotonic

[23].

-Acid không có nhóm -OH: acid lauric, acid myristic, acid stearic, acid

palmitic [21].

-Acid polyphenol: 3,65% [23] trong đó có: acid cafeic và acid

chlorogenic [21], [23].

-Acid alkyl của sulfur: acid aretic có tên khoa học là 5’-(1-propynyl)-

2,2’-bithienyl-5-carboxylic acid [23].

-Acid béo: acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic [23].

Page 16: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

8

Từ rễ Ngưu bàng phân lập được baicalin và genistin (một dẫn chất của

baicalin) [58].

Năm 2003, Karrdosova A. và cộng sự đã phân lập được một

fructofuranan trọng lượng phân tử thấp thuộc nhóm inulin từ dịch chiết nước,

và được kết tủa băng ethanol, sau đó sử dụng sắc ký trao đổi ion, lọc gel để

tinh chế tủa [37].

Năm 2007, từ dịch chiết ethylacetat rễ Ngưu bàng, Trần Thị Thu Trang

đã phân lập được một flavonoid glycosid có công thức hóa học là C21H20O11,

với tên khoa học là kaempferol -7-O-glucosid [19].

Năm 2011, Rakesh Jaiswal và Nikolai Kuhnert đã phân lập được acid

chlorogenic trong rễ Ngưu bàng nhờ sử dụng sắc ký lỏng ghép đầu dò khối

phổ [35].

Bảng 1.1. Một số hợp chất phân lập từ cây Ngưu bàng

STT Tên Công thức hóa học Bộ phận

dùng TLTK

1

Kaempferol-

7-O-

glucosid

O

OH

OHOH

OH

OH O

OH

OH

O

Lá [19]

2 Arctiin

O

H

OH3C

OGlu

OCH3

OCH3

O

H

Quả

Rễ

[21]

[43]

3 Arctigenin

CO

O

CH3

HO

CH3O

Quả

Rễ

[24]

[33]

[43]

Page 17: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

9

4 Neoarctiin

A

Quả [21]

[61]

5 Lappaol A

Quả [21]

6 Lappaol B OH

O

CH3

O

OH

O

O

O

OCH3

CH3

Quả [21]

7 Lappaol D

OH

CH2OH

OH

OMe

OOMe

OMe

MeO

OH

O

Quả [21]

8 Daucosterol

O

CH3

CH3

O

OH

OH

OH

OH

CH3

CH3

CH3

CH3

Quả [21]

9 Acid

chlorogenic OH

HH

COOH

OH

H

H OH

H

H OCOCHCH

OH

OH

Rễ

[21]

[23]

[48]

O

MeO

O

MeO

OMe

OMe

H-

O

O H

H

OMeCH3

MeO

O

O

MeO

OH

MeO

CH2OH

OH

OMe

O

Page 18: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

10

10 Acid caffeic OH

OH

OH

O

Rễ [21]

[23]

11 Baicalin O

HOOC OH

OH

OH

O O

OH

OH O

Rễ [56]

12 Genistin O

OH

OH

O

OH

OH

O

OH OOH

Rễ [56]

1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của Ngưu bàng từ lâu đã được

đánh giá là có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện

chức năng trao đổi chất của cơ thể [41]. Nhiều nghiên cứu về tác dụng sinh

học của Ngưu bàng cho thấy dược liệu này có khả năng: chống viêm, chống

ung thư, kháng khuẩn, kháng virus, điều trị tiểu đường…

1.3.1. Tác dụng trên gan và chống viêm

Cao toàn phần rễ Ngưu bàng có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây

tổn thương gan băng acetaminophen (với liều 600mg/kg thể trọng chuột) [40]

hoặc băng tetrachlorocarbon (32µg/kg thể trọng chuột), theo cơ chế chống

oxy hóa [40], [41]; có tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù chân chuột

băng 0,05ml carragenin 1% [39]; baicain trong dịch chiết diclorua methal của

Ngưu bàng có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt [59].

1.3.2. Tác dụng ức chế HIV và tế bào ung thư

Rễ Ngưu bàng có tác dụng chống khối u [23], [59] (tuy nhiên tác dụng

này mới được thử nghiệm ban đầu trong ống nghiệm và trên động vật, chưa

được thử nghiệm trên người [59]). Arctigenin phân lập từ Ngưu bàng có tác

Page 19: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

11

dụng làm giảm nguồn dinh dưỡng của yếu tố gây độc tế bào ở nồng độ

0,01μg/ml với hiệu quả gần 100% [24].

Nước sắc Ngưu bàng được ủ với một dịch treo chứa tế bào H9 và HIV,

sau 4 ngày ủ ấm, nhuộm soi tìm tế bào kháng nguyên HIV băng phương pháp

miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và tính tỉ lệ số tế bào bị nhiễm so với đối

chứng. Độ giảm các tế bào bị nhiễm tính theo tỉ lệ phần trăm được coi là chỉ

tiêu đánh giá hoạt lực kháng virus. Kết quả cho thấy, Ngưu bàng có khả năng

ức chế HIV cao trong thử nghiệm này [21].

Baicalin và genistin ức chế chọn lọc trên ADN polymerase của động

vật có vú, trong đó genistin là chất kháng đột biến, ức chế chọn lọc trên hoạt

động của TdT (Terminal deoxyribonucleotidyl Transferase) [58].

1.3.3. Tác dụng hạ đường huyết

Cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucose máu [15]. Sitosterol-β-D-

glucopyranosid được xem là có tác dụng mạnh nhất trong số các hợp chất

được tìm thấy trong rễ Ngưu bàng. Nó ức chế hoạt động của enzyme α-

glucosidase (α-glucosidase tham gia vào việc tổng hợp glycoprotein và

glycogenolysis) [44].

Năm 2005, tác dụng hạ đường huyết của lignan trong quả Ngưu bàng

được nghiên cứu trên mô hình gây đái tháo đường băng alloxan trên chuột

nhắt và chuột cống. Kết quả cho thấy sau 10 ngày uống dịch chiết lingan toàn

phần từ hạt với các mức liều 2,0; 1,0; 0,5 và 1,38; 0,69; 0,35 g/kg, nồng độ

glucose huyết, triglycerid, cholesterol giảm đáng kể gần như về mức bình

thường. Đồng thời khả năng dung nạp glucose, nồng độ insulin máu và HDL-

cholesterol tăng nhưng không có nguy cơ hạ đường huyết. Thí nghiệm này đã

cho thấy các lignan trong Ngưu bàng là một tác nhân điều trị đái tháo đường

an toàn, và hơn thế nữa, còn có thể giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo

đường [60].

Page 20: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

12

Năm 2012, Jianfeng Cao và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng hạ đường

huyết của dịch chiết ethanol từ rễ Ngưu bàng (BRE) trên mô hình gây đái tháo

đường băng streptozotocin ở chuột cống. Kết quả cho thấy BRE làm giảm

đáng kể lượng đường trong máu và làm tăng mức độ insulin ở chuột mắc

bệnh tiểu đường [27].

1.3.4. Tác dụng kháng khuẩn

Ngưu bàng cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn cao [21]. Dịch chiết lá

Ngưu bàng có tác dụng ức chế sự phát triển của hệ vi sinh vật đường miệng

và hầu hết vi khuẩn nội bào như: Bacillus subtilis, Candida albicans,

Lactobacillus acidophilus và Pseudomonas aeruginosa [48]. Acid

chlorogenic được tách ra từ lá Ngưu bàng có tác dụng ức chế Escherichia

coli, Staphylococcus aureus và Micrococcus luteus [42]. Ngoài ra, một số

thành phần polyacetylen được chiết xuất từ rễ Ngưu bàng cũng có tác dụng

kháng khuẩn và kháng nấm [57].

1.3.5. Tác dụng giảm ho

Fructan trong rễ Ngưu bàng có tác dụng giảm ho trên mèo tương đương

tác dụng của các chế phẩm tổng hợp giảm ho không gây nghiện khác [37].

1.3.6. Tác dụng chống oxy hóa

Trong nghiên cứu của Pin-Der Duh, tác dụng chống oxy hóa của dịch

chiết nước (WEB) và dịch chiết nước nóng (HWEB) rễ Ngưu bàng không có

sự khác biệt đáng kể. Hai dịch chiết này khi được sử dụng ở liều 1,0mg đều

có khả năng thu thập 60,4-65,0% superoxide và 80,5% hydrogen peroxyd

[31].

Thông qua cơ chế kháng tiết acid và chống oxy hóa, dịch chiết ethanol

của rễ Ngưu bàng (EET) thúc đẩy tái sinh niêm mạc dạ dày và làm giảm diện

tích tổn thương khoảng 29,2%; 41,4%; 59,3%; 38,4% tương ứng với mức liều

1, 3, 10 và 30mg/kg thể trọng chuột cống. Với liều 10 mg/kg, không chỉ thúc

Page 21: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

13

đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày mà còn khôi phục lại hoạt động

superoxid dismutase, ngăn chặn việc giảm mức độ glutathione, ức chế sự hoạt

động myeloperoxidase và giảm tính thấm vi mạch. Trong in vitro, EET làm

giảm gốc tự do và tăng thu dọn các gốc 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

(DPPH) [54].

Bảng 1.2: Tác dụng dược lý của một số hợp chất phân lập từ cây Ngưu bàng

Nhóm chất Tên hợp chất Bộ phận dùng Tác dụng TLTK

Lignan

Arctigenin Lá, quả, hạt,

rễ

Chống ung thư

Kháng virus cúm

[24]

[33]

Arctiin Lá, quả,

Rễ

Ngăn ngừa khối u phát

triển [56]

Lappaol F Quả, hạt Ức chế nhóm NO [47]

Diarctigenin Quả, rễ, hạt Ức chế nhóm NO [47]

Polyphenol

Acid caffeic Thân, lá, vỏ

rễ

Chống oxy hóa

Thu gom các gốc tự do.

[46]

[25]

Acid

chlorogenic Lá, vỏ rễ

Bảo vệ thần kinh

Chống oxy hóa

Thu gom các gốc tự do

[38]

[26]

[29]

Sterol Sitosterol-β-D-

glucopyranoside Rễ Chống đái tháo đường

[44]

Fructose Inulin Rễ Chống đái tháo đường [49]

[55]

1.4. TÍNH VỊ, CÔNG NĂNG, CÔNG DỤNG CỦA RỄ NGƯU BÀNG

1.4.1. Tính vị, công năng

Rễ Ngưu bàng (Ngưu bàng căn) có vị đắng cay, tính hàn, có tác dụng

lợi tiểu (loại được acid uric), khử độc, ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, trị

giang mai, trị đái đường, trị nọc độc [6].

Page 22: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

14

1.4.2. Công dụng

Y học cổ truyền dùng rễ Ngưu bàng dưới dạng thuốc sắc để chữa mụn

nhọt, giảm đau, chữa trĩ, chữa viêm thận và lao da [1].

Theo Hoàng Văn Vinh [23], rễ Ngưu bàng có tác dụng trừ phong nhiệt,

tiêu độc sưng, trị phong độc mặt sưng, đầu chuếnh choáng, họng hầu sưng

nóng, đau răng, ho, tiêu khát, mụn nhọt lở ngứa. Rễ, thân Ngưu bàng chữa

thương hàn nóng lạnh, trúng phong, mặt sưng, tiêu khát, trúng nhiệt, trục

thủy. Ngoài ra, rễ Ngưu bàng cắt vụn đảo với miến ăn chữa đầy bụng. Dùng

rễ, lá Ngưu bàng với chút muối giã đắp để loại mụn nhọt.

Ở Ấn Độ, rễ Ngưu bàng được coi có tác dụng lợi tiểu, làm ra mồ hôi và

phục hồi sức khỏe [21].

Ở Nhật Bản và một số nơi khác, rễ Ngưu bàng được sử dụng như một

loại thức ăn và ngày càng trở nên thông dụng trong một loại chè để chữa ung

thư [59].

Y học hiện đại dùng rễ Ngưu bàng làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, lọc

máu; dùng trong bệnh thấp khớp, trị đau và sưng khớp; bệnh ngoài da (hắc

lào, trứng cá, mụn nhọn, lở loét) [15], [21]. Cao rễ Ngưu bàng có tác dụng hạ

glucose máu, được dùng điều trị bệnh đái tháo đường [15].

Ở Ấn Độ, rễ Ngưu bàng được coi có tác dụng lợi tiểu, làm ra mồ hôi và

phục hồi sức khỏe [21].

Ở Nhật Bản và một số nơi khác, rễ Ngưu bàng được sử dụng như một

loại thức ăn và ngày càng trở nên thông dụng trong một loại chè để chữa ung

thư [59].

Ở Châu Âu, rễ Ngưu bàng được dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da và

bệnh gout [21].

Page 23: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

15

1.5. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỨA RỄ NGƯU BÀNG

- Trị nhiệt độc, đau răng, răng lợi sưng đau:

Ngưu bàng căn 1 đồng cân, giã nước, cho chút muối, nấu thành cao,

mỗi lần dùng bôi lên răng lợi. Ngày bôi 2-3 lần [23].

-Phòng ngừa và điều trị ung thư (Canh dưỡng sinh):

Củ cải trắng: 135g

Lá củ cải trắng: 90g

Củ cà rốt: 90g

Nấm đông cô Nhật Bản: một cái lớn hay từ 3-5 nấm nhỏ

Củ Ngưu bàng: 225g tươi

Nấu lấy nước để uống như nước trà, phần bã có thể dùng nấu canh [13].

-Chữa ung thư đại tràng:

Ngưu bàng căn: 20g

Xích tiểu đậu 8g

Đương quy 12g

Đại hoàng 6g

Bồ công anh 12g

Tất cả đem say nhỏ hoặc tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10g [22].

Page 24: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

16

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Nguyên liệu

- Mẫu nghiên cứu:

+ Cành mang hoa, lá tươi để giám định tên khoa học.

+ Rễ tươi rửa sạch, thái mỏng, phơi se, rồi sấy khô ở 60ºC, nghiền

thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín, để chỗ mát làm nguyên liệu

nghiên cứu thành phần hóa học.

a) Cây Ngưu bàng lúc mới gieo b) Cây Ngưu bàng trồng được 2 năm

c) Hoa Ngưu bàng d) Quả Ngưu bàng d) Rễ Ngưu bàng

Hình 2.1. Ảnh cây Ngưu bàng và một số bộ phận của cây Ngưu bàng

Page 25: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

17

- Nơi thu mẫu: Hà Nội.

- Thời gian thu mẫu: 02/2012.

- Giám định tên khoa học: Mẫu nghiên cứu được PGS. TS Nguyễn Khắc Khôi

- Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật giám định tên khoa học là: Arctium

lappa L., họ Cúc (Asteraceae).

2.1.2. Hoa chât và thiết bị

2.1.2.1. Hoa chât

Dung môi, hóa chất, thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo tiêu chuẩn

Dược điển Việt Nam IV [5].

2.1.2.2. Máy moc, thiết bị dùng trong nghiên cứu

- Nồi cách thủy

- Đèn tử ngoại

- Máy ảnh Canon

- Cột sắc ký

- Bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 (Merck)

- Cân kỹ thuật Sartorius

- Cân phân tích Precisa

- Máy xay thô

- Tủ sấy Shellab, tủ sấy Mermet

- Kính hiển vi Leica CME

- Máy xác định độ ẩm Sartorius

- Máy cất quay chân không BUCHI ROTAVAPOR R-200

- Máy Kofler micro-hotstage dùng để đo điểm chảy tại Viện Hóa học

các hợp chất thiên nhiên – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.

- Máy AGILENT 6310 LC-MSD Trap để đo phổ khối lượng (ESI-MS)

tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Khoa học và công nghệ

Việt Nam.

Page 26: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

18

- Máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer tại Viện Hóa học - Viện

Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng để đo phổ 1H-NMR, 13C-NMR,

DEPT.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Định tính

Định tính sơ bộ các nhóm chất hóa học trong cắn phân đoạn ethylacetat

băng phản ứng hóa học [2], [3], [11].

Định tính cắn ethylacetat băng SKLM [11]. Sử dụng bản mỏng tráng

sẵn Silicagel GF254 (Merck), khai triển với nhiều hệ dung môi khác nhau.

Quan sát dưới ánh sáng thường (AST), dưới đèn tử ngoại ở hai bước sóng

254nm và 365nm khi chưa phun TT và ở AST sau khi phun TT hiện màu là

dung dịch vanillin/H2SO4 10% lên bản mỏng, sấy ở 1100C.

2.2.2. Chiết xuât

Chiết xuất băng phương pháp chiết nóng với máy chiết liên tục

(Shoxlet) [11].

- Chiết xuất:

Bột dược liệu (đã xác định độ ẩm) được chiết liên tục băng Shoxlet lần

lượt với từng dung môi n-hexan, chloroform, ethylacetat. Sau mỗi lần chiết

với một loại dung môi, bã dược liệu được làm khô rồi tiếp tục chiết với loại

dung môi tiếp theo. Mỗi phân đoạn chiết, cất thu hồi dung môi đến khối lượng

không đổi. Cân cắn và tính hiệu suất chiết của từng phân đoạn.

- Hàm lượng % của cắn so với khối lượng bột dược liệu được tính theo công

thức sau:

Page 27: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

19

X% =)1(

%100.

xM

a

Trong đó: X: hàm lượng (%)

M: khối lượng dược liệu đem chiết (g)

x: độ ẩm dược liệu (%)

a: khối lượng cắn (g)

2.2.3. Phân lập các chât

Sử dụng phương pháp sắc ký cột thông dụng để phân lập các chất [11].

2.2.3.1. Tiến hành phân lập các chất

- Chuân bị cột:

Cột rửa sạch, sấy khô, lắp thẳng đứng trên một giá cố định.

Dùng đũa thủy tinh dài để lót một lớp bông (loại bông thấm nước) lên

trên ống thoát dịch của cột.

Cân một lượng silicagel cần dùng vào cốc có mỏ. Thêm dung môi rửa

giải vào, dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho tới khi hết bọt khí.

Mở vòi, rót hỗn dịch trên vào cột, cho dung môi chảy và để silicagel

lắng tự nhiên xuống đáy cột. Khi dung môi chảy gần hết trong cột, tiếp tục rót

hỗn dịch trên vào cột. Chú ý không để khô dung môi ở cột. Tiếp tục dùng

dung môi hứng được rót lên cột và cho chảy liên tục 1 thời gian. Ổn định cột

trong 12 giờ.

- Nạp mẫu vào cột:

Trộn đều một lượng bột silicagel với dung dịch cắn ethylacetat, để

dung môi bay hơi rồi đưa mẫu lên cột, rải thành một lớp đều đặn trên mặt

silicagel.

- Rưa giải:

+ Sử dụng hệ dung môi thích hợp.

+ Kiểm soát tốc độ dòng chảy.

+ Hứng dịch rửa giải vào bình nón, ống nghiệm với thể tích thích hợp.

Page 28: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

20

+ Kiểm tra các phân đoạn thu được băng SKLM, các phân đoạn cho sắc

ký đồ giống nhau thì gộp thành một phân đoạn.

2.2.3.2. Tinh chế các chất phân lập

Sử dụng phương pháp kết tinh lại hoặc rửa nhiều lần băng dung môi ít

hòa tan chất phân lập.

2.2.3.3. Kiêm tra độ tinh khiết các chất phân lập

Độ tinh khiết của chất phân lập được kiểm tra băng SKLM. Mỗi chất

phân lập được kiểm tra băng nhiều hệ dung môi khác nhau.

2.2.4. Nhận dạng chât phân lập

Các chất phân lập được ở dạng tinh khiết được khảo sát các đặc trưng

vật lý: màu sắc, dạng thù hình, điểm nóng chảy, độ tan. Khi các chất đủ sạch,

tiến hành ghi các phổ: phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân

proton (1H-NMR), carbon 13 (13C-NMR), phổ DEPT. Các dữ liệu phổ thu

được dùng để xác định cấu trúc hóa học của các chất phân lập.

Page 29: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

21

Chương 3

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ NHÓM CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU BẰNG

PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Tiến hành định tính mẫu nghiên cứu các nhóm chất thường gặp trong

phân đoạn ethylacetat của dược liệu băng phản ứng hóa học, kết quả được thể

hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả định tính một số nhóm chất trong mẫu nghiên cứu

TT Nhóm chất P/ư định tính Kết quả Kết luận

1 Flavonoid

P/ư Cyanidin +

Có P/ư với dd NaOH 10% +++

P/ư với dd FeCl3 5% ++

P/ư với NH3 đặc ++

2 Tanin

P/ư với dd FeCl3 5% ++

Có P/ư với dd chì acetat 10% ++

P/ư với dd gelatin 1% +++

P/ư với dd đồng acetat 10% +

3 Coumarin P/ư mở, đóng vòng lacton +++

Có P/ư huỳnh quang +

Ghi chú: (-): phản ứng âm tính

(+): phản ứng dương tính

(++): phản ứng dương tính ro

(+++): phản ứng dương tính rất ro

Nhận xét: Băng các phản ứng hóa học thường quy, kết quả cho thấy trong cắn

phân đoạn ethylacetat của rễ Ngưu bàng có chứa các nhóm chất: flavonoid,

tannin, coumarin.

Page 30: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

22

3.2. CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH CĂN ETHYLACETAT BẰNG SĂC KÝ

LƠP MONG

3.2.1. Độ ẩm của bột dược liệu

Lấy khoảng 2g bột dược liệu để xác định độ ẩm. Bật máy đo độ ẩm,

điều chỉnh nhiệt độ 1300C. Trải đều dược liệu lên đĩa cân, đậy đĩa cân và đợi

máy tự động hiện kết quả.

Độ ẩm dược liệu là 8,62%.

3.2.2. Chiết xuât

Cân chính xác khoảng 500g bột dược liệu, chiết băng phương pháp

chiết nóng với máy chiết liên tục (Shoxlet), lần lượt với từng dung môi n-

hexan, chloroform, ethylacetat. Sau mỗi lần chiết với một loại dung môi, bã

dược liệu được làm khô rồi chiết tiếp với dung môi tiếp theo. Cất thu hồi dung

môi của mỗi phân đoạn chiết đến cắn (khối lượng không đổi) và ký hiệu lần

lượt là cắn H, cắn C, cắn E.

Sơ đồ chiết xuất được mô tả như ở hình 3.1.

Bảng 3.2. Hàm lượng cắn các phân đoạn chiết xuất từ rễ Ngưu bàng

STT Phân đoạn Khối lượng

dược liệu (g)

Khối lượng cắn

(g)

% so với nguyên

liệu khô

1 n-hexan 500,05 8,0621 1,76

2 chloroform 500,05 16,1029 3,52

3 ethylacetat 500,05 24,9302 5,46

Page 31: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

23

Hình 3.1: Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ rễ ngưu bàng

Bột rễ Ngưu bàng

Dịch chiết n-hexan Bã dược liệu

Cắn H

Dịch chiết chloroform Bã dược liệu

Cắn C

Dịch chiết

ethylacetat

Cắn E

n-hexan

n-hexan thu hồi chloroform

choloroform thu hồi ethylacetat

ethylacetat thu hồi

Bã dược liệu

Page 32: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

24

3.2.3. Định tinh cắn ethylacetat băng SKLM

- Mẫu thử: cắn ethylacetat được hòa tan trong methanol.

- Bản mỏng silicagel tráng sẵn, hoạt hóa ở 1100C trong 1h.

Tiến hành thăm dò trên nhiều hệ dung môi khai triển.

Hệ I : Toluen – Aceton – Methanol (6:1:1)

Hệ II : Ethylacetat – Methanol – Nước (8:1:1)

Hệ III: Chloroform – Methanol – Nước (4:3:3)

Hệ IV: Toluen – Ethylacetat – Acid formic (5,5:4:0,5)

Hệ V : Chloroform – Methanol – Acid acetic – Nước (2:1:1:2)

- Thuốc thử hiện màu: dd vanillin/H2SO410%.

- Tiến hành: chấm dịch chấm sắc ký lên bản mỏng, sấy nhẹ cho bay hết

dung môi, đặt vào bình sắc ký đã bão hòa dung môi. Sau khi khai triển, lấy

bản mỏng ra, sấy khô, quan sát dưới AST, UV365nm, UV254nm. Sau đó phun

thuốc thử, sấy ở 1100C, quan sát tiếp dưới AST.

Sau nhiều lần khai triển sắc ký thấy hệ IV cho kết quả tách tốt nhất. Kết

quả được thể hiện trên hình 3.2 và bảng 3.3.

1 2 3 4

Hình 3.2. Sắc ký đồ của cắn ethylacetat với hệ dung môi IV

1) không phun TT, AST 3) không phun TT,UV254nm

2) không phun TT, UV365nm 4) phun TT, AST

Page 33: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

25

Bảng 3.3. Màu sắc và giá trị Rf của cắn ethylacetat trên SKLM với hệ dung

môi khai triên IV

STT Không có thuốc thử Có thuốc thử

Rf x100 AST UV365nm UV254nm AST

1 Đen ++++ 5,45

2 XD + 10,90

3 Đen ++++ 12,73

4 Hồng + 20,00

5 XD + Đen + 22,73

6 Hồng + 29,09

7 XD +++ Đen + 30,91

8 Hồng + 36,36

9 XD ++++ 38,18

10 Đen + 43,64

11 XD ++++ Hồng + 44,55

12 XD ++++ Đen ++++ 49,09

13 XD + 52,73

14 Đen ++ Vàng +++ 54,55

15 XD +++ 56,36

16 XLM +++ 62,27

17 Đen ++++ Hồng ++++ 63,64

18 Đen +++ 69,09

19 XD ++++ 72,73

20 XLM +++ 87,27

Chú thích: +: rất mờ ++: mờ +++: rõ ++++: rất ro

3.3. PHÂN LẬP

3.3.1. Phân lập

Cắn ethylacetat (24,30g) được phân lập trên cột silicagel, rửa giải với

hệ dung môi n-hexan : ethylacetat (5:1) thu được 2 phân đoạn E1 và E2. Kiểm

tra các phân đoạn thu được băng SKLM.

Phân đoạn E1 được phân lập tiếp trên cột silicagel, rửa giải với hệ dung

môi n-hexan : aceton (6:1). Kiểm tra thành phần của dịch rửa giải băng

Page 34: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

26

SKLM để dồn các ống có cùng thành phần, thu được 5 phân đoạn. Phân đoạn

số 2 (ký hiệu là E11) được phân lập băng dung dịch chloroform. Tiến hành

chạy cột silicagel phân đoạn số 3 (E111) trong 7 phân đoạn thu được ở trên

với hệ dung môi rửa giải n-hexan : aceton (15:1). Sau khi dồn ống (kiểm tra

băng sắc ký lớp mỏng), thu được 10 phân đoạn. Tiếp tục đưa phân đoạn 4

(trong 10 phân đoạn trên, E1111) lên cột silicagel và tiến hành rửa giải băng

hệ dung môi n-hexan : aceton (12:1), thu được 55 phân đoạn. Sau khi để cho

bay hơi tự nhiên, thấy xuất hiện kết tinh ở phân đoạn 3 (ống 21-35), ký hiệu là

TA08. Tinh chế TA08 băng phương pháp kết tinh lại. Cô đến cắn có khối

lượng không đổi, xác định khối lượng của TA08 là 12mg.

Phân đoạn E2 được phân lập tiếp trên cột silicagel, với hệ dung môi

methanol : nước (1:2) thu được 34 phân đoạn. Phân đoạn 12 được đưa lên cột

silicagel rửa giải băng hệ dung môi chloroform : aceton (1:1,5) thu được 5

phân đoạn. Sau khi để bay hơi tự nhiên có 1 phân đoạn xuất hiện kết tinh

trong ống nghiệm, ký hiệu là TA09 (ống 45-54). Tinh chế TA09 băng phương

pháp kết tinh lại. Sau khi cô đến cắn, khối lượng của TA09 là 20mg.

Page 35: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

27

n-hexan:ethylacetat (5:1)

n-hexan:aceton (6:1) methanol:nước (1:2)

100% chloroform chloroform:aceton (1:1,5)

n-hexan:aceton (15:1)

n-hexan:aceton (12:1)

Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các thành phần từ phân đoạn ethylacetat chiết xuất

từ rễ Ngưu bàng.

Cắn ethylacetat (cắn E)

Cắn E1 Cắn E2

Cắn E11 Cắn E21

Cắn E1111

TA08

Cắn E111 TA09

Page 36: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

28

3.3.2. Kiểm tra độ tinh khiết các chât phân lập

3.3.2.1. Kiêm tra độ tinh khiết của chất TA08

TA08 được khai triển với 3 hệ dung môi:

Hệ I: n-Hexan - Aceton (8:2)

Hệ II: Toluen - Ethylacetat (7:2)

Hệ III: Toluen - Ethylacetat - Acid formic (7:2:0,5)

Kết quả: TA08 chỉ xuất hiện 1 vết màu vàng nâu sau khi phun thuốc

thử (vanillin/H2SO4 10%) ở AST với cả 3 hệ dung môi (hình 3.3).

Vì vậy sơ bộ kết luận TA08 là một chất tinh khiết.

Hệ I Hệ II Hệ III

Hình 3.4. Hình ảnh SKLM của TA08 với 3 hệ dung môi sau khi phun TT quan

sát ở AST

Bảng 3.4. Kết quả SKLM của TA08 với 3 hệ dung môi sau khi phun TT quan

sát ở AST

Hệ dung môi I II III

Rf × 100 17,91 36,23 70,59

Màu sắc Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu

Page 37: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

29

Sắc ký so sánh TA08 với cắn ethylacetat trên cùng một bản mỏng, dung

môi khai triển là hệ chloroform : methanol (6:1). Kết quả thể hiện trên hình

3.5.

Hình 3.5. Sắc ký so sánh TA08 với cắn ethyl acetat sau khi phun TT quan sát

ở AST

3.3.2.2. Kiêm tra độ tinh khiết của chất TA09

TA09 được kiểm tra độ tinh khiết băng SKLM triển khai với 3 hệ dung

môi:

Hệ I: Toluen – Ethylacetat – Acid formic (5:3:1)

Hệ II: Chloroform – Methanol (9:1)

Hệ III: Toluene – Aceton – Acid formic (6:2:1)

Kết quả: TA09 chỉ xuất hiện 1 vết màu tím sau khi phun thuốc thử

(vanillin/H2SO4 10%) ở AST ở cả 3 hệ dung môi (hình 3.5). Trước khi phun

thuốc thử, quan sát ở AST, UV254, UV365 đều không xuất hiện vết nào ở cả 3

hệ dung môi.

Vì vậy sơ bộ kết luận TA09 là một chất tinh khiết.

Page 38: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

30

Hệ I Hệ II Hệ III

Hình 3.6. Hình ảnh SKLM của TA09 với 3 hệ dung môi sau khi phun TT quan

sát ở AST

Bảng 3.5. Kết quả SKLM của TA09 với 3 hệ dung môi sau khi phun TT quan

sát ở AST

Hệ dung môi I II III

Rf × 100 54,54 42,37 50,85

Màu sắc Tím Tím Tím

Sắc ký so sánh TA09 với cắn ethylacetat trên cùng một bản mỏng với

hệ dung môi khai triển là hệ chloroform : methanol (6:1). Kết quả được thể

hiện trên hình 3.7.

Hình 3.7. Sắc ký so sánh TA09 với cắn ethylacetat sau khi phun TT quan sát

ở AST

Page 39: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

31

3.4. NHẬN DẠNG CÁC CHẤT PHÂN LẬP

3.4.1. Hợp chât TA08

- Tính chất: TA08 là chất kết tinh ở dạng tinh thể hình kim màu trắng

(hình 3.8), nhiệt độ nóng chảy là 188-189oC. Tan trong cloroform, ethylacetat,

không tan trong nước.

Hình 3.8. Ảnh tinh thê của TA08 dưới KHV vật kính 40

- Phổ khối lượng ESI-MS m/z = 427 [M+H]+. Công thức phân tử

C30H50O, M=426.

- Phổ NMR (bảng 3.6) chỉ ra răng chất này là triterpenoid có khung

lup-20(29)-en.

Phổ 1H-NMR của TA08 cho thấy tín hiệu của 7 nhóm methyl (-CH3)

cộng hưởng trong vùng trường mạnh, trong đó có 6 nhóm methyl bậc ba tại

các giá trị δH 0,97 (3H, s, H-23); 0,76 (3H, s, H-24); 0,83 (3H, s, H-25); 1,03

(3H, s, H-26); 0,94 (3H, s, H-27); 0,79 (3H, s, H-28) và một tín hiệu CH3 tại

δH 1,68 (3H, br, s, H-30) thuộc nhánh isopropenyl. Tín hiệu 2 proton thuộc

nhánh isopropenyl xuất hiện tại δH 4,68 (1H, d, J=1,0Hz) và δH 4,56 (1H, d,

J=1,0Hz). Ngoài ra, tín hiệu tại δH 3,19 (1H, dd J=11,5, 5,0 Hz, H-3) khẳng

định sự có mặt của một nhóm oximethin (CH-O).

So sánh số liệu phổ NMR của chất TA08 với số liệu của hợp chất

triterpen khung lup-20(29)-en đã biết là lupeol (3β-hydroxylup-20(29)-en)

Page 40: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

32

[45] nhận được sự phù hợp hoàn toàn ở tất cả các vị trí tương ứng (bảng 3.7).

Nhận định này được khẳng định thêm khi xem xét đến hăng số tương

tác J của proton H-3. Proton H-3 cộng hưởng tại δ 3,19 (dd, J=11,5, 5,0 Hz),

tín hiệu doublet này cho thấy hăng số tương tác J lớn, vì vậy H-3 ở vị trí axial

(a) hay alpha (α) dẫn tới OH tại C-3 là equatorial (e) [45]. Từ các phân tích

nêu trên hợp chất TA08 được xác định là 3β-hydroxylup-20(29)-en hay

lupeol.

Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của TA08

C #C

[45]

C a,b DEPT H

a,c

1 38,7 38,76 CH2

2 27,5 27,46 CH2

3 79,0 79,03 CH 3,19 dd (11,5; 5,0)

4 38,9 38,89 -

5 55,3 55,36 CH

6 18,3 18,35 CH2

7 34,3 34,34 CH2

8 40,9 40,88 -

9 50,5 50,50 CH

10 37,2 37,21 -

11 21,0 20,97 CH2

12 25,2 25,21 CH2

13 38,1 38,11 CH

14 42,9 42,87 -

15 27,5 27,49 CH2

16 35,6 35,62 CH2

17 43,0 43,03 -

Page 41: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

33

18 48,0 48, 01 CH

19 48,3 48, 36 CH 2,38 dd (11,0; 11,0;

6,0)

20 150,9 150,96 -

21 29,9 29,90 CH2

22 40,0 40,03 CH2

23 28,0 28,01 CH3 0,97s

24 15,3 15,38 CH3 0,76s

25 16,1 16,13 CH3 0,83s

26 16,0 16,01 CH3 1,03s

27 14,6 14,58 CH3 0,94s

28 18,0 18,03 CH3 0,79s

29 109,3 109,33 CH2 4,68s/4,56s

30 19,3 19,33 CH3 1,68s

#C của lupeol đo trong CDCl3 ở 25,25 MHz (13C) [45], a Đo trong CDCl3, b125 MHz,

c500 MHz.

HO

H

1

2

34

5

6

7

89

10

24

23

25

11

12

13

14

15

16

17

18

1920 21

22

26

27

28

29

30

Hình 3.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất TA08

Page 42: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

34

3.4.2. Hợp chât TA09

- Tính chất: TA09 là dạng tinh thể màu vàng (hình 3.8). Nhiệt độ

nóng chảy là 213oC. Tan trong methanol, ethylacetat. Công thức phân

tử C18H16O7, M = 344.

Hình 3.10. Ảnh tinh thê TA09 dưới KHV vật kính 40

Phổ 1H-NMR của TA09 chỉ ra các tín hiệu đặc trưng của flavon. Trên

phổ có xuất hiện tín hiệu đơn của 3 nhóm methoxy tại δ 3,93 (s, 3H, O-Me-6),

3,90 (s, 3H, O-Me-7) và 3,73 (s, 3H, O-Me-3’). Ngoài ra còn xuất hiện tín

hiệu của 5 olefinlic proton tại các vị trí cộng hưởng δ 6,93-6,95 (m, 3H, H -3,

H-8 và H-5’) và δ 7,59-7,61(m, 2H, H -2’ và H-6’).

Trên phổ 13C-NMR của TA09 xuất hiện 18 tín hiệu carbon đặc trưng cho

hợp chất flavon gồm 3 tín hiệu của nhóm methoxy, 5 tín hiệu carbon methyl

và 10 tín hiệu carbon bậc bốn. Tín hiệu của nhóm carbonyl vòng C được xác

định tại vị trí cộng hưởng δ 182,22 (C-4). Năm tín hiệu carbon bậc 4 gắn

nguyên tử oxy được xác định tại các vị trí cộng hưởng 152,03(C-5),

131,87(C-6), 152,61(C-7), 148,04 (C-3’) và 150,87(C-4’). Bên cạnh đó còn

xuất hiện tín hiệu của nối đôi vòng C tại các tín hiệu cộng hưởng 163,97(C-

2)/102,99(C-3).

So sánh với dữ liệu phổ của hợp chất cirsilineol (5, 4’-dihydroxy-6,7,3’-

trimethoxyflavon) [30] thấy hoàn toàn phù hợp tại các vị trí tương ứng. Do

Page 43: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

35

đó, có thể kết luận hợp chất TA09 là cirsilineol (5,4’-dihydroxy-6,7,3’-

trimethoxyflavon).

Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của TA09

C #C [30] C a,b H

a,c

2 163,87 163,97 -

3 102,96 102,99 6,93-6,95

4 182,13 182,22 -

5 151,98 152,03 -

6 131,67 131,87 -

7 152,53 152,61 -

8 91,55 91,59 6,93-6,95

9 158,53 158,58 -

10 105,02 105,06 -

1’ 121,34 121,39 -

2’ 110,18 110,26 7,59-7,61

3’ 147,97 148,04 -

4’ 150,83 150,87 -

5’ 115,70 115,77 6,93-6,95

6’ 120,37 120,44 7,59-7,61

OMe-6 56,00 56,01 3,93 (3H, s)

OMe-7 56,42 56,43 3,90 (3H, s)

OMe-3’ 59,94 59,99 3,73 (3H, s)

#C của Cirsilineol đo trong DMSO [30], a Đo trong DMSO, b125 MHz, c500 MHz.

Page 44: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

36

Hình 3.11. Cấu trúc hóa học của hợp chất TA09

3.5. BÀN LUẬN

Rễ Ngưu bàng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản,

Trung Quốc, Canada, Ấn Độ… Nhiều nghiên cứu về tác dụng sinh học của

Ngưu bàng cho thấy dược liệu này có khả năng: chống viêm [39], [59], hạ

đường huyết [44], [60], kháng khuẩn [42], [48], giảm ho [37], chống oxy hóa

[31], [54], ức chế HIV và tế bào ung thư [21], [58], [59]… Mặc dù có nhiều

tác dụng như vậy, nhưng việc nghiên cứu về rễ Ngưu bàng tại Việt Nam vẫn

còn rất ít, đặc biệt là việc chiết tách các thành phần hóa học có tác dụng dược

lý để chứng minh cho kinh nghiệm sử dụng rễ Ngưu bàng trong dân gian. Do

đó việc tiến hành nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, góp phần khẳng

định giá trị sử dụng của dược liệu này.

Trên thế giới, các nhà khoa học đã phân lập được một số chất từ rễ

Ngưu bàng như: baicalin, genistin, fructan, acid chlorogenic. Trong đề tài

này, cũng xuất phát từ rễ Ngưu bàng chúng tôi đã tiến hành phân lập một số

chất trong phân đoạn ethyl acetat, kết quả đã phân lập được 2 chất là TA08 và

TA09. Dựa vào các dữ liệu phổ MS, 1D- và 2D- NMR đã nhận dạng TA08 là

3β-hydroxyl-20(29)-en hay lupeol, TA09 là 5,4’-dihydroxy-6,7,3’-

trimethoxyflavon hay cirsinilineol.

Lupeol có trong nhiều loài thực vật, nó được tìm thấy trong bắp cải, hạt

tiêu, dưa chuột, cà chua, trong trái cây (ôliu, xoài, dâu tây, nho đỏ), trong cây

Page 45: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

37

thuốc (nhân sâm, chó đe răng cưa, phèn đen…), phân bố rộng rãi trong các họ

thực vật (Asteraceae, Apocynaceae, Euphorbiaceae, Rutaceae…). Năm 1983,

Schmidt J. đã phân lập được lupeol từ dịch chiết chloroform của vỏ thân

Plumeria obtusifolia băng phương pháp sắc ký cột với chất nhồi cột là

silicagel [52]. Ngoài ra, lupeol cũng được phân lập từ dịch chiết ether dầu hỏa

[51], dịch chiết methanol vỏ cây Gạo [14]. Cũng băng phương pháp sắc ký cột

trên silicagel, đề tài đã lần đầu tiên phân lập được lupeol từ rễ Ngưu bàng.

Lupeol có nhiều tác dụng dược lý: chống viêm, chống oxy hóa, hạ huyết áp,

chống sốt rét, bảo vệ gan, chống xơ vữa thành mạch và đặc biệt kìm hãm sự

phát triển tế bào ung thư [32], [50], [62]. Bên cạnh đó khi sử dụng lupeol,

người bệnh không bị sút cân trầm trọng như khi sử dụng phương pháp hóa trị

liệu. Nhận thấy vai trò quan trọng của lupeol, con người đang tích cực đầu tư

cho nghiên cứu phân lập hợp chất này từ các nguồn dược liệu khác nhau như:

chiết tách lupeol từ lá me rừng [12], phân lập các triterpen ancol từ cây

Xerospermum lavevigatum Radlk [20]. Vì vậy việc phân lập ra lupeol từ rễ

cây Ngưu bàng là định hướng mở rộng nguồn dược liệu có giá trị khai thác

lupeol tại Việt Nam. Tuy nhiên cần tiến hành xác định hàm lượng lupeol có

trong cây Ngưu bàng để làm cơ sở cho việc khai thác.

Cirsilineol đã được các nhà khoa học khác nhau trên thế giới phân lập

và chứng minh tác dụng dược lý. Năm 2006, Ahmet Cakir và cộng sự đã phân

lập được cirsilineol từ dịch chiết aceton của Teucrium orientale L. băng

phương pháp sắc ký cột và chứng minh được hoạt tính chống oxy hóa của

cirsilineol [28]. Theo Takahiko và cộng sự, cirsilineol có hoạt tính kháng

khuẩn mạnh với Helicobacter pylori (IC90 = 3,2 µg/ml), kháng khuẩn yếu với

Escherichia coli (IC90 = 25-50 µg/ml) và Salmonella enteritidis (IC90 = 25-50

µg/ml) [34]. Ngoài ra, theo [53], cirsilineol phân lập từ Artemisia vestita Wall

cũng được chứng minh có tác dụng chống ung thư.

Page 46: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

38

Việc phân lập được lupeol và cirsilineol là một đóng góp mới của khóa

luận, bổ sung thêm các chất phân lập từ cây Ngưu bàng nói chung và rễ

Ngưu bàng nói riêng. Sự có mặt của lupeol và cirsilineol trong rễ Ngưu bàng

với những tác dụng được biết đến của chúng đã phần nào chứng minh được

tác dụng dược lý cũng như kinh nghiệm sử dụng vị thuốc này trong dân gian.

Page 47: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

39

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

KẾT LUẬN

Sau thời gian tiến hành làm thực nghiệm, khóa luận đã thu được một số

kết quả sau đây:

1. Chiết xuất cắn ethylacetat từ rễ Ngưu bàng băng phương pháp chiết

nóng với máy chiết liên tục (Shoxlet) với hàm lượng là 5,46%.

2. Định tính cắn ethylacetat băng SKLM với hệ dung môi khai triển

thích hợp cho thấy: Cắn ethylacetat cho 11 vết ở UV365nm, 9 vết ở UV254nm

trước khi phun thuốc thử và 6 vết ở AST sau khi phun thuốc thử.

3. Từ cắn ethylacetat đã phân lập được 2 chất là: lupeol, cirsilineol. Sau

khi kiểm tra băng SKLM cho thấy 2 chất phân lập được là tinh khiết. Cấu trúc

được xác định dựa trên các dữ liệu phổ MS, NMR (1H-NMR, 13C-NMR,

DEPT).

ĐỀ XUẤT

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên những kết quả nghiên cứu trên

của chúng tôi mới chỉ đóng góp phần nào trong công trình nghiên cứu về cây

Ngưu bàng. Vì vậy chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất:

- Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của rễ Ngưu bàng.

- Nghiên cứu tác dụng sinh học của rễ Ngưu bàng.

- Nghiên cứu dạng bào chế phù hợp, tiện sử dụng, hiệu quả trong điều

trị từ rễ Ngưu bàng.

Page 48: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn Dược cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội (2000), Dược

học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr.135.

2. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng

dược liệu, tập 1, Nhà xuất bản Y học.

3. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập

dược liệu.

4. Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Thực vật học,

tr. 318-320.

5. Bộ Y Tế (2009), Dược điên Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học.

6. Võ Văn Chi (1997), Từ điên cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr.

855-856.

7. Võ Văn Chi (2003), Từ điên thực vật thông dụng, Nhà xuất bản Khoa

học và kỹ thuật, tập 1, tr.334.

8. Vũ Văn Chuyên (1971), Phân loại học thực vật- thực vật bậc cao, Nhà

xuất bản Y học Hà Nội, tập 2, tr.205-206.

9. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điêm các họ cây thuốc, Nhà xuất

bản Y học Hà Nội, tr.45-46.

10. Vũ Văn Chuyên - Lê Trần Trấn - Trần Hợp (1987), Địa lý các họ cây

thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr.174-175.

11. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1980), Phương pháp nghiên cứu

hóa học cây thuốc, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

12. Phạm Hữu Hiển, Lê Thị Anh Đào (2004), "Chiết tách lupeol từ lá me

rừng", Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 10, 20-22.

13. Lập Thạch Hòa (Trần Anh Kiệt chuyển ngữ - 2003), Canh dưỡng

sinh, tr.41-42, 171-175.

Page 49: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

14. Phùng Thị Hồng (2012), Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ lá

cây Gạo, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Trường Đại học dược Hà

Nội, Hà Nội.

15. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội, tr.624-625.

16. Hoàng Thị Sản - Hoàng Thị Bé (2003), Thực hành phân loại thực vật,

Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Hà Đăng Thành (2007), Nghiên cứu đặc diêm thực vật và thành phần

hóa học của rễ cây ngưu bàng thu hái tại Sapa, Khóa luận tốt nghiệp dược

sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

18. Trần Thị Thu Thủy (2010), Nghiên cứu đặc điêm thực vật và thành

phần hóa học của cây Ngưu bàng thu hái tại địa bàn Hà Nội, Khóa luận tốt

nghiệp dược sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

19. Trần Thị Thu Trang (2007), Nghiên cứu đặc điêm vi học và thành phần

hóa học của vị thuốc Ngưu bàng căn thu mua trên thị trường Hà Nội, Khóa

luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

20. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2004), "Các triterpene ancol từ cây

Xerospermum lavevigatum Radlk.", Tạp chí Hóa học, 42(4), tr.466-469.

21. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr.426-430.

22. Quách Tuấn Vinh (2005), Dùng cây thuốc, Nhà xuất bản Y học và

Quân đội Nhân Dân, tr 218-219.

23. Hoàng Văn Vinh (2001), Cây thuốc – vị thuốc Đông Y, Nhà xuất bản

Hà Nội, tr.1313 -1320.

Page 50: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

TIẾNG ANH

24. Awale S. et al. (2006), “Identification of arctigenin as an antitumor

agent having the ability to eliminate the tolerance of cancer cells to nutrient

starvation”, Cancer Res., 66(3), 1751-1757.

25. Bhat SH., Azmi AS., Hadi SM. (2007), “Prooxidant DNA breakage

induced by caffeic acid in human peripheral lymphocytes: Involvement of

endogenous copper and a putative mechanism for anticancer properties”,

Toxicol. Appl. Pharm., 218, 249-255.

26. Bouayed J. et al. (2007), “Chlorogenic acid, a polyphenol from Prunus

domestica (Mirabelle), with coupled anxiolytic and antioxidant effects”, J.

Neurol Sci., 262, 77-84.

27. Cao J. et al. (2012), “Antidiabetic effect of budrock (Arctium lappa L.)

root ethanol extract on streptozotocin induced diabetic rats”, African

Journal of Biotechnology, 11(37), 9079-9085.

28. Cakir A. et al. (2006), “Antioxidant activities of the extracts and

components of Teucrium orientale L. var. orientale”, Turk. J. Chem., 30,

483-494.

29. Chen F.A., Wu A.B., Chen C.Y. (2004), “The influence of different

treatments on the free radical scavenging activity of burdock and variations

of its active components”, Food Chem., 86, 479-484.

30. Chris O. Van Den Broucke et al. (1982), “Three methylated flavonones

from Thymus vulgaris”, Phytochemistry, 21(10), 2581-2583.

31. Duh P.D. (1998), “Antioxidant activity of Burdock (Arctium lappa

Linné): Its scavenging effect on free-radical and active oxygen”, J. Am. Oil

Chem. Soc., 75(4), 455-461.

32. Gallo M.B.C., Sarachine M.J. (2009), "Biological activities of lupeol",

Int. J. Biomed. Pharma. Sci., 3(special issue 1), 46-66.

Page 51: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

33. Gao Y., Dong X., Kang T.G. (2002), “Activity of in vitro anti-influenza

virus of arctigenin” , Zhong Yong Cao, 33, 48-54.

34. Isobe T. et al. (2006), “The anti-Helicobacter pylori flavones in a

Brazilian plant, Hyptis fasciculata, and the activity of methoxyflavones”,

Biol. Pharm. Bull., 29(5), 1039-1041.

35. Jaiswal R., Kuhnert N. (2011), “Identification and characterization of

five new classes of chlorogenic acids in burdock (Arctium lappa L.) roots

by liquid chromatography/ tandem mass spectrometry”, Food Funct., 2(1),

63-71.

36. Jeelani S., Khuro M.A. (2012), “Triterpenoids from Arctium lappa”,

Nat. Prod. Res., 26(7), 654-658.

37. Kardosová A. et al. (2003), “A biologically active fructan from the

roots of Arctium lappa L., var. herkules”, Int. J. Biol. Macromol., 33(1-3),

135-140.

38. Li Y. et al. (2008), “Neuroprotective effects of chlorogenic acid against

apoptosis of PC12 cells induced by methylmercury”, Environ. Toxicol.

Phar., 26, 13-21.

39. Lin C.C. et al. (1996), “Anti-inflammatory and radical scavenge effects

of Arctium lappa”, Am. J. Chin. Med., 24(2), 127-37.

40. Lin S. C. et al. (2000), “Hepatoprotective effects of Arctium lappa on

carbon tetrachloride- and acetaminophen-induced liver damage”, Am. J.

Chin. Med., 28, 163-173.

41. Lin S.C. et al. (2002), “Hepatoprotective effects of Arctium lappa Linne

on liver injuries induced by chronic ethanol consumption and potentiated

by carbon tetrachloride”, J. Biomed. Sci., 9, 401-409.

Page 52: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

42. Lin X.C. et al. (2004), “Extraction and content comparision of

chlorogenic acid in Arctium lappa L. leaves collected from different terrain

and its restraining bacteria test”, Nat. Prod. Res. & Dev., 16, 328-330.

43. Liu H. et al. (2010), “Determination of the major constituents in fruit of

Arctium lappa L. by matrix solid-phase dispersion extraction coupled with

HPLC separation and fluorescence detection”, J. Chromatogr. B, 878,

2707-2711.

44. Mitsuo M., Nobuo Y., Katsya T. (2005), “Inhibitory compounds of

alpha glucosidase activity from Arctium lappa L.”, J. Oleo. Sci., 54, 589-

594.

45. Mochamad Sholichin et al. (1980), “13C nuclear magnetic resonace of

lupane-type triterpenes, lupeol, betulin and betulinic acid”, Chem. Pharm.

Bull., 28(3), 1006-1008.

46. Pari L., Prasath A. (2008), “Efficacy of caffeic acid in preventing nickel

induced oxidative damage in liver of rats”, Chem. Biol. Interact., 173(2),

77-83.

47. Park S.Y. et al. (2007), “Lignans from Arctium lappa and their

inhibition of LPS-induced nitric oxide production”, Chem. Pharm. Bull.,

55, 150-155.

48. Pereira J.V. et al. (2005), “Antimicrobial activity of Arctium lappa

constituents against microorrganisms commonly found in endodontic

infections”, Braz. Dent. J., 16, 192-196.

49. Rault-Nania M.H. et al. (2008), “Inulin supplementation prevents high

fructose diet-induced hypertension in rats”, Clin. Nutr., 27, 276-282.

50. Saleem M. (2009), "Lupeol, a novel anti-inflammatory and anti-cancer

dietary triterpene", Cancer Lett., 285(2), 109-115.

Page 53: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

51. Saleem R. et al. (2003), "Hypotensive Activity and Toxicology of

Constituents from Bombax ceiba Stem Bark", Biol. Pharm. Bull., 26(1), 41-

46.

52. Schmidt J. et al. (1983), “Lupeol long-chain fatty acid esters and other

triterpenoid constituents from Plumeria obtusifolia”, Phytochemistry, 22

(4), 1032-1033.

53. Sheng X. et al. (2008), “Cirsilineol inhibits proliferation of cancer cells

by inducing apoptosis via mitochondrial pathway”, J. Pharm. Pharmacol.,

60(11), 1523-9.

54. Silva L.M. et al. (2013), “Ethanolic extract of roots from Arctium lappa

L. accelerates the healing of acetic acid-induced gastric ulcer in rats:

Involvement of the antioxidant system”, Food Chem. Toxicol., 51, 179-187.

55. Silver A. A., Krantz Jr J. C. (1931), “The effect of the ingestion of

burdock root on normal and diabetic individuals a preliminary report”, Ann.

Intern. Med., 5, 274.

56. Takasaki M. et al. (2000), “Anti-tumor-promoting activity of lignans

from the aerial part of Saussurea medusa”, Cancer Lett., 158, 53-59.

57. Takasugi, M., Konoshima, T., Komatsu, K., et al (1987), “Studies on

stress metabolites. 5. 2 polyacetylenic phytoalexins from Arctium lappa”,

Phytochemistry, 26, 2957-2958.

58. Uchivama Y. et al. (2005), “Selective inhibitors of terminal

deoxyribonucleotidyltransgerase (TDT): baicalin and genistin”, Biochim.

Biophys. Acta, 1725(3), 298-304.

59. Wichtl M. (1994), Herbal Drugs and phytopharmaceuticals: A

handbook for practice on a a scientific basis, 3rd ed¸CRC Press, 9-101.

Page 54: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

60. Xu Z.H. et al. (2008), “The antidiabetic activity of total lignan from

Fructus Arctii against alloxan-induced diabetes in mice and rats”,

Phytother. Re.s, 22, 97-101.

61. Yong M., Kun G., Qiu M.H. (2007), “A new lignan from the seeds of

Arctium lappa”, J. Asian Nat. Prod. Res, 9(6-8), 541-544.

62. You Y.J. et al. (2003), "Antiangiogenic activity of Lupeol from

Bombax ceiba", Phytother. Res., 17(4), 341-344.

Page 55: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC VÀ BIÊN SOẠN TƯ

LIỆU LOÀI THỰC VẬT.

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ PHỔ CỦA CHẤT TA08 (MS, 1H-NMR, 13C-NMR,

DEPT)

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHỔ CỦA CHẤT TA09 (MS, 1H-NMR, 13C-NMR,

DEPT)

Page 56: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC VÀ BIÊN SOẠN TƯ

LIỆU LOÀI THỰC VẬT

Page 57: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 58: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 59: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHỔ CỦA CHẤT TA08

- PHỔ MS

- PHỔ 1H-NMR

- PHỔ 13C-NMR

- PHỔ DEPT

Page 60: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 61: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 62: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 63: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 64: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 65: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 66: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 67: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 68: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 69: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 70: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 71: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf

PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHỔ CỦA CHẤT TA09

- PHỔ MS

- PHỔ 1H-NMR

- PHỔ 13C-NMR

- PHỔ DEPT

Page 72: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 73: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 74: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 75: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 76: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 77: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf
Page 78: Phân lập một số thành phần từ phân đoạn Ethylacetat chiết xuất từ rễ ngưu bàng.pdf