116
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên: VŨ THÙY DƢƠNG TRẦN HOÀNG PHÚ MSSV: 4074682 Lớp: Ngoại thương 01_K33 Cần Thơ - 2010

Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:

VŨ THÙY DƢƠNG TRẦN HOÀNG PHÚ

MSSV: 4074682

Lớp: Ngoại thương 01_K33

Cần Thơ - 2010

Page 2: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 1

CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan

trọng nhất của nền kinh tế, có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định và phát

triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với

tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn. Đồng thời hệ

thống ngân hàng phải hoạt động đủ mạnh và có hiệu quả cao, có khả năng thu hút

tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó.

Nhu cầu vốn luôn là một nhu cầu hết sức quan trọng và cần thiết đối với

bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Bởi lẽ vốn là yều tố quan trọng đối với sự

hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng – một doanh nghiệp đặc biệt nói

riêng và các doanh nghiệp nói chung. Một cơ cấu tài chính an toàn và hợp lý sẽ

giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro thanh khoản và sử dụng vốn một cách

hiệu quả hơn. Nhu cầu vốn cần thiết của nền kinh tế sẽ được ngân hàng đáp ứng

dưới hình thức cấp tín dụng. Chính vì thế, có thể nói nghiệp vụ huy động vốn và

cấp tín dụng là hai hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại,

luôn đồng hành với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Vĩnh Long, một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – vùng có

điều kiên tự nhiên ưu đãi, vựa lúa lớn nhất của nước Việt Nam, nhiều nguồn lợi

thu về từ cây ăn trái, thuỷ hải sản,… có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo

chiến lược an toàn lương thực thực phẩm quốc gia và xuất khẩu. Vào ngày

10/4/2009, Chính phủ có Nghị định số 16/NĐ – CP thành lập thành phố Vĩnh

Long thuộc tỉnh Vĩnh Long là đô thị loại III. Sự kiện này đã tạo một bước ngoặc

mới cho nền kinh tế tỉnh nhà trong việc thu hút vốn đầu tư – một nhân tố hàng

đầu cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh

các ngân hành thương mại nói chung cũng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Vĩnh Long nói riêng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn

và sử dụng vốn. Làm thế nào để hoạt động tín dụng thật hiệu quả, tạo nguồn vốn

Page 3: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 2

dồi dào, chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

đất nước là vấn đề đáng được quan tâm.

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, với mong muốn góp một phần

nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi

nhánh Vĩnh Long, tôi chọn đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp để được

hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng và cố gắng đóng góp thêm

những ý kiến để hoạt động của ngân hàng ngày càng mang lại hiệu quả cao.

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

Từ một đơn vị chỉ có nhiệm vụ nhận và quản lý vốn ngân sách để đầu tư

cho các chương trình phát triển kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước, năm 1995, Chi

nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long chuyển sang hoạt động kinh

doanh như một ngân hàng thương mại và đã gặp không ít khó khăn về vốn, công

nghệ,… Tuy nhiên, với sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng tập thể đơn vị, BIDV

Vĩnh Long đã có được chỗ đứng trên thị trường tiền tệ. Trong đó, vốn được xem

là điều kiện quan trọng để tồn tại và phát triển. Vì thế, bên cạnh việc nhận vốn

đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, chi nhánh đã huy động được nhiều nguồn vốn

như nhận tiền gởi từ các tổ chức kinh tế (TCKT), các ban ngành đoàn thể, huy

động tiền gởi tiết kiệm trong các tầng lớp dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

ngân hành, huy động vốn thông qua thị trường liên ngân hàng,…

Thật vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế nào cũng vậy, muốn phát

triển kinh tế đều phải có vốn đầu tư xây dựng mới, phát triển hàng hóa dịch vụ để

tạo ra của cải vật chất cho xã hội và tạo công ăn việc làm cho người dân. Một câu

hỏi được đặt ra là “Vốn cho sản xuất lầy từ đâu, được tài trợ từ những nguồn

nào?” Thế nhưng vốn của ngân sách thì có hạn, không thể đáp ứng hết cho nhu

cầu của nền kinh tế. Mặt khác, nếu mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân kinh doanh

bằng vốn tự có của mình mà không có sự đầu tư của người khác thì hoạt động

kinh doanh của họ sẽ không thể nào mở rộng, phát triển được. Đó là điều hiển

nhiên. Vì thế, họ rất cần sự hỗ trợ từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn nhằm

phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, kinh doanh.

Khi ấy, ngân háng sẽ đứng ra làm người trung gian, có vai trò hết sức

quan trọng là tập hợp tiền nhàn rỗi trong xã hội tạo lập nguồn vốn và đáp ứng

Page 4: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 3

nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mọi người dân cũng như các tổ chức đều mong

muốn ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng, địa phương thông qua

việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và người

tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Rõ ràng, cho vay là chức năng kinh tế

hàng đầu của ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp và cá nhân.

Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết

với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ. Bởi lẽ hoạt động

cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo động lực cho các

doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt để có thể trả nợ cho ngân hàng. Đó vừa là

khoa học, vừa là thực tiễn của việc phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1.Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm từ

năm 2007 đến 9 tháng đầu năm 2010. Từ đó, đưa ra các giải pháp thiết thực để

nâng cao chất lượng tín dụng ở BIDV Vĩnh Long.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm từ năm

2007 đến 9 tháng đầu năm 2010.

- Phân tích tình hình cho vay vốn của ngân hàng qua các năm từ năm 2007

đến 9 tháng đầu năm 2010.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

của ngân hàng.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Không gian nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng đầu tư

và phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, số 50 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành

phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

Số liệu được sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu qua ba năm 2007,

2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Vĩnh Long.

Page 5: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 4

1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là số liệu có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của

BIDV Vĩnh Long lấy từ các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của đơn vị.

1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

* Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2010) “Phân tích tình hình huy động vốn

và sử dụng vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh

Long”. Luận văn phân tích hoạt động huy động vốn, cho vay và phân tích tình

hình huy động vốn, tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá

hạn và từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy động vốn và sử dụng

vốn.

* Nguyễn Minh Lý (2010) “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân

hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long”. Luận văn phân

tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng để có thể thấy được những thuận lợi và khó

khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ đó có thể đề xuất các giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.

* Trịnh Quốc Trung (2000) “Biện pháp nâng cao khả năng cạnh

tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện

nay”. Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những tồn tại của hệ thống ngân

hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập, trong đó có vấn đề về rủi ro

tín dụng, các vấn đề về vốn, về quản lý, các chính sách còn hạn chể của chính

phủ về thuế, lãi suất… Từ đó, luận văn đã đưa ra một số biện pháp giải quyết,

đặc biệt là các kiến nghị về mở cửa hội nhập ngân hàng và nâng cao sức cạnh

tranh của các ngân hàng.

* Nguyễn Quốc Hưng (2005) “Hoạch định chiến lược kinh doanh

của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đến năm

2010”. Luận văn đã đánh giá tình hình kinh doanh của EXIMBANK trong thời

gian qua, phân tích những yếu kém và thuận lợi của ngân hàng trong quá trình

hoạt động. Đồng thời luận văn đã sử dụng các ma trận SWOT, SPACE, BCG, IE,

EFE,… để đưa ra các định hướng phát triển thích hợp cho ngân hàng trong thời

gian tới.

Page 6: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 5

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHẤP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1.Các khái niệm, bản chất, chức năng tín dụng:

- Các khái niệm tín dụng: tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát

triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu theo

những định nghĩa sau:

+ Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay

hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một

thời gian nhất định.

+Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau

giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.

+Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên trong đó một bên ( trái chủ -

người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh

toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người cho vay).

Như vậy, “ tín dụng” có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội

dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là

người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc

bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại.

- Bản chất tín dụng:

+ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ

chức tín dụng với các doanh nghiệp, các công ty, cá nhân. Trong mối quan hệ

này ngân hàng đóng vai trò là người trung gian vừa là người đi vay, vừa là người

cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh

nghiệp, công ty, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy

động vốn trong xã hội. Ngược lại với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung

cấp tín dụng là chiếc cầu nối giữa cung và cầu về vốn tiền tệ cho nền kinh tế.

+ Trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng

vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay không có

quyền sở hữu số vốn đó nên phải có trách nhiệm hoàn lại cho người cho vay khi

đến hạn đã thoả thuận. Sự hoàn trả không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn

tín dụng còn được tăng lên với hình thức lợi tức.

Page 7: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 6

- Chức năng của tín dụng:

+ Chức năng tập trung và phân phối vốn: đây là chức năng cơ bản của

tín dụng nhằm điều tiết vốn từ nơi “ thừa” sang nơi “thiếu” để đầu tư phát triển.

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và chuyển hoá quyền sử dụng để đáp

ứng nhu cầu vốn cho xã hội.

+ Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông cho xã hội: nhờ hoạt

động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông không dùng

tiền mặt như: kỳ phiếu, trái phiếu, các loại séc, các thẻ thanh toán,… cho phép

thay thế một lượng tiền mặt lưu hành nhờ đó giảm bớt các chi phí có liên quan

đến việc in ấn, đúc tiền, vận chuyển,…

+ Chức năng tạo ra tiền: quá trình tạo ra tiền của ngân hàng được thực

hiện thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân

hàng.

+ Kiểm soát các hoạt động kinh tế: Nhằm mục đích bảo tồn vốn của

mình, khi các tổ chức tín dụng cho vay đều yêu cầu người đi vay phải có tài sản

thế chấp, phải có phương án khả thi trong việc sử dụng tiền vay của khách hàng.

Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán hộ, ngân hàng có điều kiện tăng

cường kiểm soát đồng tiền các hoạt động của các đơn vị kinh tế.

2.1.2. Một số vấn đề về huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân

ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng được sử

dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động

các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với

nền kinh tế.

2.1.2.1. Khái niệm về huy động vốn

Huy động vốn là lượng tiền huy động từ các hoạt động tín dụng như

nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân, các TCKT, TCTD và

phát hành các chứng từ có giá.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, thực

chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử

dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Do

Page 8: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 7

đó, khi sử dụng ngân hàng phải dự trữ lại một tỷ lệ nhất định để đảm bảo khả

năng chi trả khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.

2.1.2.2. Các hình thức huy động vốn

a) Huy động vốn bằng tiền gửi

Tiền gửi là số tiền của khách hàng tại ngân hàng dưới hình thức không

kỳ hạn, có kỳ hạn, TGTK và một số hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi

hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh

trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng để thuận tiện

cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào

ngân hàng dưới các hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): loại tiền gửi mà khi gửi

vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho

ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Chính vì tính

chất không ổn định của loại tiền gửi này nên ngân hàng phải dự trữ với số lượng

lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với loại tiền gửi này khách hàng

không có mục đích nhận lãi suất mà chủ yếu để được ngân hàng cung cấp các

dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như ủy nhiệm chị, ủy nhiệm thu, sec,…

+ Tiền gửi có kỳ hạn: khi gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời gian rút

ra giữa ngân hàng và khách hàng. Theo quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày

13/09/2004, khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do

yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi của khách hàng, ngân hàng cho phép khách

hàng rút tiền trước thời hạn nhưng chỉ được nhận lãi suất không kỳ hạn hoặc một

mức lãi suất thấp hơn.

- Tiền gửi dân cư:

+ Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản

tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui định

của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của luật pháp

về bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù số tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình là nhỏ nhưng

ngân hàng huy động với số lượng lớn nên cũng mang lại nguồn vốn lớn kinh

doanh cho ngân hàng.

Page 9: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 8

+ Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân

hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Ngày nay, khi đời

sống vật chất của mọi người được nâng cao thì ngày càng có nhiều cá nhân mở

tài khoản tiền gửi tại nhân hàng và thực hiện các giao dịch, thanh toán qua ngân

hàng. Vì vậy, tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng cường nguồn vốn

cho các ngân hàng thương mại.

+ Tiền gửi khác: ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các ngân hàng thương

mại còn có các khoản tiền gửi như: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ

chức tín dụng, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước,…

b) Vốn huy động thông qua phát hành các chứng từ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động

vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoản thời gian

nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng

và người mua. Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành các chứng

từ như: kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền

gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào ngân hàng.

2.1.3. Các khái niệm liên quan đến sử dụng vốn tín dụng

Sử dụng vốn là toàn bộ vốn mà ngân hàng đem cho vay và đầu tư trong kỳ

kế hoạch cụ thể như số dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay khác,

các nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chính của ngân hàng như kinh doanh chứng

khoán, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp dưới dạng góp

vốn liên doanh, thành lập công ty con,…

Tuy nhiên đối với BIDV Vĩnh Long thì việc sử dụng vốn bao gồm các

nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng ngắn hạn (cho vay ngắn hạn, bảo lãnh ngân

hàng), trung và dài hạn (cho vay các dự án), các dịch vụ truyền thống và nhiều

dịch vụ mới như dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ

thanh toán, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế Visa, dịch vụ BIDV-VnTopup: nạp tiền

cho thuê bao di động trả trước trên máy ATM hoặc thông qua dịch vụ tin nhắn

SMS,… và kinh doanh ngoại tệ.

Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh làm phát sinh

chi phí lớn nhất trong ngân hàng thì nghiệp vụ cho vay là nghệp vụ chủ yếu,

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, mang về doanh lợi

Page 10: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 9

cho ngân hàng. Chính vì thế, trong đề tài tập trung phân tích nghiệp vụ cho vay

trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.

2.1.3.1. Khái niệm cho vay

Cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền mặt hoặc là hàng hóa) giữa bên

cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân và các

chủ thể). Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong

một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn

gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

2.1.3.2. Hình thức cho vay

Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được xác

định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,

loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn

hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và

cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Tín dụng ngắn hạn bao gồm các hình

thức sau đây: cho vay bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ có

giá, thấu chi.

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.

Dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở

rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Đối với hình

thức cho vay này nhằm để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn

lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.

- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố

định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.

Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài

sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí

nghiệp và công trình mới.

Page 11: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 10

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho

các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh.

- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng.

2.1.3.3. Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để

làm căn cứ xem xét, quyết định thiết lập quan hệ tính dụng. Nội dung điều kiện

cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình

sử dụng tiền vay.

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo qui định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và phù

hợp với qui định của pháp luật.

- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của BIDV Việt Nam.

2.1.3.4. Đối tƣợng cho vay

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu

thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản

xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

+ Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị, các khoản chi phí khách hàng

thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.

+ Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa

bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn

để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.

Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

+ Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu)

+ Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác

Page 12: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 11

+ Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.

Doanh nghiệp có thể vay cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùng một thời

điểm ở một hay nhiều ngân hàng khác nhau. Trong một số trường hợp, một đối

tượng của một bên vay có thể được nhiều ngân hàng cùng cho vay. Người ta gọi

hoạt động này là cho vay hợp vốn.

2.1.3.5. Qui trình cho vay

5

1 4

2 3

3

3

Hình 1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Long.

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên gặp Cán bộ tín dụng. Cán bộ

tín dụng làm đầu mối tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn và

các giấy tờ có liên quan.

Cán bộ tín dụng trực tiếp nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn,

kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu xét thấy không đủ điều

kiện cho vay thì cán bộ tín dụng trả hồ sơ lại cho khách hàng để khách hàng chủ

động tìm nguồn vốn khác.

Bước 2: Nếu đầy đủ các điều kiện, sau khi hoàn tất các thủ tục cán bộ tín

dụng lập tờ trình cho vay theo mẫu ghi rõ đề nghị mức cho vay, thời hạn trả nợ,

lãi suất kèm hồ sơ vay vốn để trình lên Trưởng phòng tín dụng xem xét. Trên cơ

sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng tín dụng xem

xét, thẩm định, kiểm tra lại hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lý, hợp lệ thì Trưởng

phòng tín dụng thì đề nghị cán bộ tín dụng xem xét lại hồ sơ.

Cán bộ tín dụng

Trưởng phòng tín dụng

Phó giám đốc

Giám đốc

Khách hàng Phòng giao dịch

khách hàng

Page 13: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 12

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lý thì Trưởng phòng tín dụng ghi ý kiến vào tờ

trình, ký duyệt mức cho vay, thời hạn, lãi suất. Sau đó, cán bộ tín dụng trình lên

Phó Giám đốc để ký duyệt.

Nếu hồ sơ vay có mức cho vay vượt quá thẩm quyền quyết định của Phó

Giám đốc thì sẽ chuyển hồ sơ sang Giám đốc để trình ký duyệt.

Sau khi xem xét hồ sơ từ Phó Giám đốc, Giám đốc kiểm tra lại hồ sơ vay

vốn, xem xét, ký duyệt mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay. Sau đó cán bộ tín

dụng sẽ nhận lại hồ sơ từ phòng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.

Bước 4: Phòng Tín dụng chuyển hồ sơ đến phòng Giao dịch khách hàng.

Bước 5: Phòng Giao dịch khách hàng nhận lệnh chi tiền và tiến hành giải

ngân cho khách hàng, khách hàng thực hiện các thủ tục theo quy định.

2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn và cho

vay vốn của Ngân hàng

- Chỉ tiêu phân tích nguồn vốn huy động:

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng; trong tổng

nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Bởi

mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh

khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau, ...Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh

giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn

tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.

- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ / Vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay

vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với

tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động.

Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không

hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng

Tỷ lệ dư nợ trên tổng

vốn huy động Vốn huy động

Tổng dư nợ ( lần)

=

Vốn huy động / tổng nguồn vốn Vốn huy động

Tổng nguồn vốn =

Page 14: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 13

gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách

có hiệu quả đồng vốn huy động được.

Tổng dư nợ trên tổng tài sản:

x 100%

Đây là chỉ số tính toán khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng tài sản.

Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn Ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu

đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của Ngân hàng càng

tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu chỉ số

này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì còn rất nhiều

khoản tồn động không sinh lãi.

Hệ số thu nợ

x 100%

Chỉ số này nói lên hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cao hay thấp. Ngân

hàng có hệ số thu nợ gần bằng 1 tức là công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá

chất lượng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất

định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn.

Nợ xấu / tổng dư nợ

x 100%

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng, hiệu quả của các khoản vay. Hệ số có

liên quan đến việc các khoản vay gốc hoặc lãi, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản

vay. Hệ số được tính theo nợ xấu trên tổng dư nợ, theo quy định của NHNN thì

mức an toàn cho phép là 5%.

Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

=

Hệ số thu nợ ( % ) Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ

=

Nợ xấu/tổng dư nợ ( % ) Tổng dư nợ

Nợ xấu

=

--

Tổng dư nợ trên

tổng tài sản (%)

=

Tổng tài sản

Tổng dư nợ

Page 15: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 14

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi

nợ vay nhanh hay chậm, vòng vay vốn tín dụng càng lớn càng tốt, nó cho thấy

hiệu quả của việc luân chuyển vốn, vốn không bị ứ đọng hay vòng vay vốn

nhanh.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thông qua các bảng báo cáo tài chính và hồ sơ lưu trữ ở

phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản trị tín dụng, phòng Kế toán tổng hợp.

Đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng.

- Thu thập số liệu, thông tin về Ngân hàng và một số tài liệu tham khảo có

liên quan như giáo trình, tạp chí Ngân hàng.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

- Dùng phương pháp so sánh để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, bao gồm:

+ So sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị

của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị

số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước

y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm

trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động

của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ So sánh tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ

tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay

giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân

2 =

Page 16: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 15

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa

trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y1

∆y = *100% - 100%

yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước.

y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ

tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa

các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên

nhân và biện pháp khắc phục.

- Dùng biểu đồ, biểu bảng để biểu diễn sự thay đổi của tình hình huy động

vốn và sử dụng vốn tín dụng.

- Bên cạnh việc phân tích sự tăng giảm bằng số tương đối, số tuyệt đối, biểu

đồ, biểu bảng một số chỉ tiêu tài chính còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả

công tác huy động vốn và sử dụng vốn tín dụng ở BIDV Vĩnh Long.

Page 17: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 16

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VĨNH LONG

3.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long là một chi

nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, kinh doanh đa năng, phục vụ các tổ

chức thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.

Tên giao dịch: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh

Long.

Địa chỉ: 50 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Điện thoại: (070) 3.823452 – 3.8205453 Fax: 070.824928

Đây là một trong những chi nhánh của BIDV được thành lập theo quyết định

số 20/NH/QĐ ngày 29/03/1990 của Thống đốc NHNN về việc thành lập Phòng

Đầu tư và Phát triển Cửu Long trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

Nam. Ngày 29/01/1992, Thống đốc NHNN ra quyết định 23/NH/QĐ về việc

“Nâng Phòng Đầu tư và Phát triển Cửu Long thành chi nhánh Ngân hàng đầu tư

và phát triển Vĩnh Long trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”

mở ra hướng đi theo phương châm “đi vay để cho vay”.

Từ ngày thành lập, chi nhánh đã hòa nhập vào công cuộc sản xuất kinh doanh

ở địa phương, thực hiện theo chủ trương và chính sách nhà nước, thực hiện theo

quyết định số 239/NH/QĐ của Thống đốc NHNN về việc thay đổi chức năng và

nhiệm vụ của BIDV, chi nhánh đã chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTN

quốc doanh. Hòa chung vói cả nước trong công cộc phát triển kinh tế, chi nhánh

đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

nói chung và tỉnh nhà nói riêng.

3.1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Vĩnh Long

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam

tỉnh Vĩnh Long gồm có: Giám đốc, Phó giám đốc (ba) và các phòng Kế toán tài

chính, phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ, phòng Tổ chức hành chính và ngân quỹ,

phòng Tín dụng, phòng Nguồn vốn kinh doanh, phòng Thẩm định- Quản lý tín

dụng và phòng giao dịch (ba).

Page 18: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 17

Hình 2: Cơ cấu tổ chức tại BIDV Vĩnh Long

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của BIDV Vĩnh Long

3.1.2.1. Ban Giám Đốc

*Giám đốc:

- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ

và phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các

phòng ban.

Ban Giám Đốc

Khối

QHKH

Khối

Trực thuộc

Khối Quản

lý nội bộ

Khối

Tác nghiệp

Khối

QLRR

Phòng

QHKH

Tổ tài

trợ dự

án

Phòng

QTTD

Phòng

diện

toán

Văn

phòng

Phòng

KHTH

Phòng

TC-HC

Phòng

TCKT

Quĩ tiết

kiệm

Phòng

GD

H.Phú

Phòng

GD

Vlong

Phòng

GD

B.Minh

Phòng

QLRR

Phòng

TTQT

Phòng

QL&

DV kho

quĩ

Phòng

GDKH

Page 19: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 18

- Có quyền tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng

lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm

toán trưởng.

*Phó giám đốc:

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt

động chung của toàn Chi nhánh các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành

chính, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng.

3.1.2.2. Khối Tín Dụng

*Bộ phận quan hệ trực tiếp khách hàng:

Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, kiểm tra tính đầy

đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng ban liên quan để thực hiện chức

năng. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá

tài sản đảm bảo của nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức

năng có liên quan.

Quản lý hậu giải ngân, giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử

dụng vốn vay. Thực hiện cho vay thu nợ theo quy định, lập báo cáo về tín dụng

theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công.

*Bộ phận tác nghiệp:

Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài

khoản tiền vay. Nắm được các dữ liệu về khoản mục cho vay và hạn mức. Thiết

lập thông tin khách hàng. Xem xét định kỳ và áp dụng các quy định hướng dẫn

nội bộ về quản trị tác nghiệp các khoản cho vay.

*Phòng thẩm định – quản lý tín dụng:

Thu thập cung cấp thông tin và đánh giá các chi tiêu kinh tế kỷ thuật. Thẩm

định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán

quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về cấp tín dụng đối với các dự

án trung và dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của

Trưởng phòng Tín dụng. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.

Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại tín dụng khách hàng vay và đánh

giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động tín dụng

của Chi nhánh. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực

tiếp và báo cáo, tham mưu xử lý nợ.

Page 20: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 19

3.1.2.3. Khối dịch vụ khách hàng

*Phòng dịch vụ khách hàng:

Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ được giả quyết. Mở tài

khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản

hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền

bằng nội ngoại tệ của khách hàng.

Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền bán thẻ ATM,… cho khách

hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.

*Tổ tiền tệ kho quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ, quản lý quỹ nghiệp vụ của chi

nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý chứng từ

có giá, hồ sơ giấy thế chấp, cầm cố thực hiện xuất nhập để đảm bảo thanh toán

khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.

3.1.2.4. Khối quản lý nội bộ

*Phòng tài chính-kế toán:

Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán và chế độ báo

cáo kế toán của các phòng tạ chi nhánh, lập phân tích báo cáo tài chính, kế toán

của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc về chế độ tài chính, kế toán, thực hiện

nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ.

*Tổ điện toán:

Quản lý mạng, kiểm soát theo quy định của giám đốc, quản lý hệ thống

máy móc thiết bị tin học tại Chi nhánh. Hướng dẫn đào tạo, hổ trợ các đơn vị trực

thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều

hành Chi nhánh.

*Phòng tổ chức hành chính:

Thực hiện quản lý lực lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế tham gia

các kỳ hoạt động của đơn vị, có trách nhiệm bảo quản tài sản của đơn vị, giám

sát trong ngoài, tiếp nhận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban Giám

Đốc. Thực hiện chức năng hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các

chính sách chế độ của nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ

bảo hộ và các quỹ lương khác. Hỗ trợ cùng Giám Đốc tuyển chọn nhân viên và

chỉ đạo tổ chức công tác hành chính quản trị, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ.

Page 21: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 20

*Phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ:

Kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh. Thực hiện chức năng

kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy định hoạt động kiểm tra- kiểm toán nội

bộ. Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi

nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao.

*Phòng kế hoạch- nguồn vốn:

Gồm kế hoạch tổng hợp, nguồn vốn kinh doanh:

Kế hoạch tổng hợp: tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân

tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách

kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất,

chính sách huy động vốn…

Nguồn vốn kinh doanh: tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các

quan hệ vốn của chi nhánh. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm

mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, bão cáo đề xuất, phản hồi về chính

sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại

tệ với khách hàng doanh nghiệp.

3.1.2.5. Khối đơn vị trực thuộc

Đưa sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng đến tận khách hàng. Tiếp nhận đặc

điểm, nhu cầu phát triển đặc thù của từng khu vực địa bàn, để điều chỉnh bổ sung

cơ chế hoạt động chung cho Chi nhánh. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó Phòng

giao dịch Bình Minh, Thành phố Vĩnh Long và Hòa Phú thực hiện tất cả các

chức năng nhiệm vụ về khách hàng mà Chi nhánh được phép thực hiện.

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV VĨNH LONG

TỪ NĂM 2007- 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh

doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long cũng không ngoại lệ. Bảng kết

quả hoạt động kinh doanh phản ảnh được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Cùng

với xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua,

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Vĩnh Long cũng đạt được những thành tựu

đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình và được đánh giá là một trong

những đơn vị dẫn đầu trong khu vực về chỉ tiêu lợi nhuận.

Page 22: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 21

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long

Từ 2007 đến 9 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng và tăng

với tốc độ tương đối ổn định, năm 2008 tăng 35,88%, năm 2009 tăng 26,72% và

9 tháng đầu năm 2010 tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù tốc độ tăng

năm 2009 và có thể năm 2010 giảm so với tốc độ tăng năm 2008 nhưng về số

tuyệt đối thì lợi nhuận của Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm. Đạt được

thành tựu này là nhờ sự điều hành, chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân

hàng và sự nỗ lực, tận tình trong công tác của tập thể cán bộ nhân viên Ngân

hàng. Lợi nhuận gia tăng chứng minh cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và

hiệu quả của Chi nhánh. Trong tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thử

thách nhưng Chi nhánh vẫn đạt được kết quả khả quan này là một điều rất đáng

khích lệ.

3.2.1. Phân tích khoản mục doanh thu

Doanh thu của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá

trình hoạt động kinh doanh của mình bao gồm các hoạt động: cho vay, đầu tư,

cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 9T2010 2008/2007 2009/2008 9T2010/9T2009

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Doanh thu 95.683 120.593 124.815 128.619 24.910 26,03 4.222 3,50 41.247 34,72

Chi phí 87.347 109.266 110.461 113.494 21.919 25,09 1.195 1,09 36.982 48,33

Lợi nhuận 8.336 11.327 14.354 15.125 2.991 35,88 3.027 26,72 3.428 29,30

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

Triệu đồng

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

Page 23: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 22

Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục doanh thu qua các năm của Ngân

hàng tăng khá tốt. Năm 2008 tăng 26,03%, năm 2009 tăng 3,5%.Tuy nhiên, tốc

độ tăng của năm 2009 có phần chậm lại so với tốc độ tăng của năm 2008 là

9,16%. Năm 2010 dự đoán là năm hoạt động đầy hiệu quả của Ngân hàng, doanh

thu của Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm thì

doanh thu đã vượt qua doanh thu của cả năm 2009 cộng lại và đạt mức 128.619

triệu đồng, tăng 47,21% so với 9 tháng đầu năm 2009. Năm 2010, tình hình kinh

tế nhìn chung khả quan hơn những năm trước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

nước nhà dự đoán đạt mức tăng trưởng cao 6,7%. Vì vậy với tốc độ tăng trưởng

này thì vào cuối năm doanh thu sẽ đạt mức cao. Để có thể rõ hơn, ta đi vào phân

tích từng khoản mục trong cơ cấu doanh thu từ năm 2007 đến 9 tháng đầu năm

2010.

Bảng 2: Doanh thu BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 9 tháng

đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 9T2010 2008/2007 2009/2008 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Doanh thu 95.683 120.593 124.815 128.619 24.910 26,03 4.222 3,50 41.249 47,21

Thu từ lãi 92.856 116.795 119.829 121.895 23.939 25,78 3.034 2,60 38.641 46,41

Thu ngoài lãi 2.827 3.798 4.986 6.724 971 34,35 1.188 31,28 2.608 63,36

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 4: Cơ cấu doanh thu của BIDV Vĩnh Long

2.95

97.05

3.15

96.85

3.99

96.01

3.15

96.85

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Thu từ lãi

Thu ngoài lãi

Page 24: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 23

3.2.1.1. Phân tích khoản mục thu từ lãi

Thu nhập từ lãi là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín

dụng của ngân hàng. Khoản mục này của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm

và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập (trên 94%).

Mặc dù nền kinh tế 2008 gặp nhiều khó khăn nhưng thu nhập từ lãi của

BIDV Vĩnh Long năm 2008 tăng 23.939 triệu đồng tương đương 25,78% so với

năm 2007 đạt 116.795 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu tốt. Năm 2008 đã cho

thấy vai trò hết sức quan trọng của ngành Ngân hàng đối với nền kinh tế. Đạt

được thành tựu này là nhờ vào sự mạnh mẽ, quyết liệt của NHNN với tư cách là

một Ngân hàng Trung ương trong việc góp phần cùng Chính phủ đưa nền kinh tế

Việt Nam đi đến bờ bến an toàn. Hơn nữa, lãi suất cho vay năm 2008 là tương

đối cao (vay ngắn hạn 14,5%/trung bình năm và trung dài hạn là 16%/trung bình

năm) đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng khoản mục thu từ lãi. Bên cạnh

đó, trong năm hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá hiệu quả, cán bộ tín dụng

làm tốt về công tác thu nợ nên ngân hàng đạt được kết quả khả quan.

Sang năm 2009 doanh thu từ lãi tiếp tục tăng thêm 2,60% tức tăng thêm

3.034 triệu đồng và đạt mức 119.829 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010

doanh thu từ hoạt động cho vay đạt 121.895 triệu đồng tăng 38.641 triệu đồng

tương ứng tăng 46,41% so với 9 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của

sự tăng lên này là nhờ vào chính sách kích cầu của Chính phủ, cho vay ưu đãi với

các doanh nghiệp và cá thể nên đã đẩy mạnh nhu cầu về vốn, làm tăng doanh số

cho vay nên thu từ lãi của Chi nhánh cũng gia tăng. Mặc dù năm 2009, nền kinh

tế đã có những dấu hiệu trên đà phục hồi nhưng đó không phải là vấn đề một sớm

một chiều mà cần có thời gian dài. Mặt khác, lãi suất cho vay trong thời gian này

đã giảm xuống so với năm 2008 (vay ngắn hạn 12%/trung bình năm và trung dài

hạn 14%/trung bình năm). Vì thế, tốc độ tăng của năm 2009 có phần chậm hơn

tốc độ năm 2008. Bên cạnh đó, năm 2009 do tác động của dịch bệnh trên gia súc,

gia cầm diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã

hội trên địa bàn. Bước sang năm 2010, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục

hồi tích cực hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Long gia tăng đáng

kể. Vì vậy số dự án và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn rất cần

sự hỗ trợ về vốn từ Ngân hàng. Điều này đã làm tăng nhu cầu vốn cũng như góp

Page 25: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 24

phần tăng thu nhập lãi cho Chi nhánh. Nếu xét trong bối cảnh tình hình kinh tế

kém khả quan của thế giới suy thì mức tăng trưởng này là khả quan, có dấu hiệu

phát triển tích cực.

3.2.1.2. Phân tích khoản mục thu ngoài lãi

Đây là khoản thu phí từ các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán,

bảo lãnh, mở L/C, dịch vụ ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối, tiền lãi phạt theo quy

định, thanh lý tài sản,… Khoản thu này tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng

cũng liên tục. Cụ thể là năm 2007 đạt 2.827 triệu đồng, năm 2008 đạt 3.798 triệu

đồng tăng 34,35%, năm 2009 tốc độ tăng giảm nhẹ còn 31,28%, đạt 4.986 triệu

đồng. Năm 2010 dự đoán thu ngoài lãi tiếp tục tăng, trong 9 tháng đầu năm 2010,

doanh thu ngoài lãi đạt 6.724 triệu đồng, tăng 63,36% so với cùng kỳ năm 2009.

Đạt được kết quả này là nhờ vào sự cố gắng, nhiệt tình và phong cách phục vụ

tận tình cũng như công nghệ thanh toán hiện đại. Vì vậy mà quan hệ thanh toán

giữa Ngân hàng với khách hàng ngày càng mở rộng, góp phần làm tăng thu nhập

ngoài từ dịch vụ của Ngân hàng. Thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng

cơ cấu doanh thu (dưới 4%). Bởi vì các nghiệp vụ kinh doanh tại Chi nhánh chưa

phong phú và đa dạng, còn hạn chế một số nghiệp vụ như kinh doanh chứng

khoán, góp vốn liên doanh, nhận ủy thác, cho thuê tài chính, về kinh doanh ngoại

tệ chỉ giao dịch một loại ngoại tệ là USD. Chính điều này làm ảnh hưởng đến số

lượng khách hàng giao dịch cũng như làm giảm phần nào doanh thu từ việc thu

phí, dịch vụ thanh toán, L/C, chuyển tiền từ thành phần kiều hối của Chi nhánh

cũng như thu nhập về kinh doanh chứng khoán, thu về góp vốn liên doanh…

Mặc dù đây là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu

nhập của Ngân hàng nhưng cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh

của Ngân hàng, góp nhần làm tăng thu nhập cho chi nhánh.

3.2.2. Phân tích khoản mục chi phí

Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì các khoản chi phí cũng tăng lên

để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chi phí phục vụ

cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, cụ thể là

năm 2008 tổng chi phí là 109.266 triệu đồng, tăng với tốc độ là 25,09%, năm

2009 thì chi phí chỉ tăng nhẹ so với năm 2008 và ở mức 110.461 triệu đồng là

1,09%. 9 tháng đầu năm 2010 tổng chi phí là 113.494 triệu đồng, tăng 48,33% so

Page 26: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 25

với cùng kỳ năm 2009. Ở khoản mục chi phí ta thấy dấu hiệu đáng mừng cho Chi

nhánh là tốc độ tăng năm 2009 và dự đoán vào năm 2010 sẽ tăng ít hơn so với

tốc độ tăng năm 2008. Điều này chứng minh cho việc quản lý chi phí có hiệu quả

của Chi nhánh trong thời gian qua.

Bảng 3: Chi phí của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 9T2010 2008/2007 2009/2008 9T2010/9T2009

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ) Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Chi phí 87.347 109.266 110.461 113.494 21.919 1.195 1.195 1,09 36.982 48,33

Chi cho lãi 70.436 93.140 99.213 105.039 22.704 6.073 6.073 6,52 36.606 53,49

Chi ngoài lãi 16.911 16.126 12.243 8.455 - 785 - 3.883 - 3.883 - 24,08 376 4,65

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 5: Cơ cấu chi phí của BIDV Vĩnh Long

3.2.2.1. Phân tích khoản mục chi cho lãi

Đây là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn,

trung và dài hạn, các khoản nợ phải trả khác… Chi cho lãi chiếm tỷ trọng lớn

trong cơ cấu chi phí (hơn 80%), khoản chi này tăng dần qua các năm. Tuy vậy

tốc độ tăng năm 2009 đã giảm 25,71% so với tốc độ tăng năm 2008 và theo dự

đoán trong năm 2010 khoản mục này sẽ có biến động không lớn so với năm

2009. Đây là một dấu hiệu tốt cho công tác quản lý chi phí của Chi nhánh.

Chi cho lãi vào năm 2008 tăng với tốc độ khá nhanh 32,23% nhanh hơn

tốc độ tăng của thu từ lãi là 6,45%, ở mức 93.140 triệu đồng, tăng đến 22.704

triệu đồng so với năm 2007. Do biến động của giá cả thị trường vàng và ngoại tệ,

thêm vào đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu, sự cạnh tranh gay gắt

trong lĩnh vực huy động vốn của Ngân hàng. Do đó, Chi nhánh muốn huy động

19.36

80.64

15

85

10.18

89.82

7.45

92.55

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Chi cho lãi

Chi ngoài lãi

Page 27: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 26

được vốn thì phải áp dụng mức lãi suất huy động hợp lý. Điều này làm cho công

tác huy động vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Để có thể đáp ứng cho nhu

cầu tín dụng của khách hàng nên Chi nhánh phải vay điều chuyển từ Hội sở

chính với chi phí cao. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng có phát hành chứng chỉ tiền

gửi dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nên phải trả lãi suất cao hơn

so với lãi suất huy động bằng tiền gửi thông thường. Do đó đã làm tăng chi phí

lãi của Ngân hàng trong năm 2008.

Nhưng sang năm 2009 do còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

kinh tế thế giới và việc hạ thấp lãi suất của chính phủ đã làm chi phí huy động

vốn có tăng nhưng không đáng kể, tốc độ tăng đã giảm xuống chỉ còn 6,52%, ở

mức 99.213 triệu đồng, tăng 6.073 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng

53,49% so với cùng kỳ năm 2009, ở mức 105.039 triệu đồng, tăng 36.606 triệu

đồng. Điều này chứng tỏ việc quản lý chi phí của Chi nhánh có hiệu quả. Đồng

thời nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của Ban lãnh đạo Ngân hàng, trong năm Ngân

hàng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các

Ngân hàng cũng như các giải pháp để tăng cường thu hút vốn trên địa bàn như

các chương trình khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, tri ân khách hàng… Đồng

thời tâm lý của người gửi tiền đã dần ổn định sau thời gian lạm phát nên nguồn

vốn huy động từ tiền gửi cũng ổn định trở lại. Chính những điều này đã làm tăng

nguồn vốn huy động của Ngân hàng, có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho khách

hàng.

3.2.2.2. Phân tích khoản mục chi ngoài lãi

Chi ngoài lãi bao gồm chi dự phòng rủi ro tín dụng, tiền lương, chi phí

hoạt động, chi phí quản lý, quảng cáo, bảo hiểm,…

Chi ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu chi phí của chi

nhánh và có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là năm 2007 chiếm

19,36% còn thấp nhất là 7,45% trong 9 tháng đầu năm 2010. Khoản chi ngoài lãi

giảm liên tục qua ba năm từ năm 2007 đến 2009, năm 2008 chi ngoài lãi giảm

4,64%, tốc độ giảm năm 2009 cao hơn tốc độ giảm năm 2008 là 19,44%. Điều

này là dấu hiệu rất tốt đối với chi nhánh, thể hiện sự kiểm soát, quản lý tốt về chi

phí của chi nhánh trong thời gian qua. Năm 2008 khoản chi này giảm 4,64%

tương đương giảm 785 triệu đồng, ở mức 16.126 triệu đồng, sang năm 2009 chi

Page 28: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 27

ngoài lãi là 12.243 triệu đồng, giảm 24,08% với lượng giảm là 3.883 triệu đồng.

Sự giảm xuống đáng kể ở khoản mục chi ngoài lãi một phần là do thuế thu nhập

doanh nghiệp giảm từ 28% xuống còn 25%. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng làm

việc khá hiệu quả trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc

khách hàng trả nợ nên hiệu quả thu nợ khá tốt. Vì thế, Chi nhánh không mất

nhiều chi phí cho dự phòng tổn thất tín dụng. Hơn nữa, công tác bảo quản, kiểm

kê tài sản của Chi nhánh khá tốt nên Chi nhánh ít tốn kém về khoản chi phí mua

sắm tài sản, thiết bị, công cụ dụng cụ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản. Qua đó, cho

thấy đó là sự cố gắng của Ban lãnh đạo và công nhân viên chức của BIDV Vĩnh

Long trong việc thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi phí không cần thiết nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận cho đơn vị. Những điều này đã góp

phần giúp chi phí ngoài lãi tại Chi nhánh giảm xuống đáng kể trong thời gian vừa

qua. Trong 9 tháng đầu năm 2010 chi ngoài lãi là 8.455 triệu đồng, tăng 4,65%

với lượng tăng là 376 triệu đồng so với 9 tháng đầu năm 2009. Việc tăng chi phí

này là do Ngân hàng ngoài việc tăng đãi ngộ cho nhân viên thì Ngân hàng còn

phát triển nhân viên về chất và lượng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển

kinh doanh của đơn vị. Đó là chiến lược đầu tư đúng đắn của Ngân hàng trong

thời buổi nhiều Ngân hàng thương mại tập trung thu hút nhân tài như hiện nay.

3.2.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận

Hình 6: Lợi nhuận tại BIDV Vĩnh Long 2007- 9 tháng đầu năm2010

Lợi nhuận là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là

chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của một ngân hàng. Ngân hàng

thương mại cũng như các loại hình doanh nghiệp khác cũng đều hướng tới mục

tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Qua bảng 1 và hình 6 nhìn chung ta thấy lợi nhuận Ngân hàng tăng trưởng

tốt qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

Triệu đồng

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Lợi nhuận

Lợi nhuận

Page 29: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 28

ngày càng đạt hiệu quả và quy mô hoạt động ngày càng mở rộng. Năm 2007 tổng

lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được là 8.336 triệu đồng. Năm 2008 thì lợi nhuận

Ngân hàng tăng thêm 2.991 triệu đồng, tăng 35,88% so với năm 2007 và đạt mức

11.327 triệu đồng. Năm 2009 thì lợi nhuận Ngân hàng tiếp tục tăng nhưng tốc độ

tăng trưởng không cao bằng năm 2008. Cụ thể năm 2009 thì lợi nhuận Ngân

hàng là 14.354 triệu đồng tăng 3.027 triệu đồng tương đương 26,72% so với năm

2008. Nguyên nhân của lợi nhuận năm 2009 tăng không cao như năm 2008 là do

tốc độ tăng của doanh thu có chậm lại, doanh thu trong năm chỉ tăng 3,5% so với

mức tăng của năm 2008 thì kém xa (26,03%). Nhưng đáng chú ý là chi phí trong

năm chỉ có tăng 1,09% nên lợi nhuận vẫn tăng trưởng ở mức tương đối cao.

Năm 2010 sẽ bắt đầu đánh dấu sự tăng trưởng cao trở lại của doanh thu.

Vì đây là thời gian tăng trưởng sau khủng hoảng của nền kinh tế. Các lĩnh lực

kinh doanh khác cũng đã nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và phát triển

nhanh. Ngân hàng là ngành đi đầu có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của nền

kinh tế, vì thế quy mô hoạt động kinh doanh sẽ mở rộng cho các doanh nghiệp

tiếp cận vốn dễ dàng. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2010 thì lợi nhuận của BIDV

Vĩnh Long đã tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 15.125 triệu đồng so

với 9 tháng đầu năm 2009 là 10.858 triệu đồng. Trong những tháng cuối năm thì

điều kiện hoạt động của Ngân hàng vẫn đang thuận lợi, vì vậy chắc chắn năm

2010 là một năm hoạt động thành công nữa của BIDV Vĩnh Long với mức tăng

trưởng sẽ cao hơn các năm trước đó.

3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BIDV VĨNH LONG TRONG

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

3.3.1. Thuận lợi

3.3.1.1. Yếu tố bên ngoài

- Sự kiện ngày 10/04/2009, Chính phủ có Nghị định số 16/NĐ-CP thành

lập thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long là đô thị loại III cùng với quá

trình đô thị hóa cũng như việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương đã tạo tiền

đề cho sự đầu tư và phát triển bền vững của tỉnh nhà.

- Chi nhánh tọa lạc trên tuyến đường chính, quốc lộ 1A, vị trí trung tâm

của Thành phố Vĩnh Long, mơi đầu mối giao thông và hoạt động kinh tế, sản

xuất sôi nổi, sầm uất, dân cư đông đúc.

Page 30: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 29

3.3.1.2. Yếu tố bên trong

- BIDV Vĩnh Long là một trong những Chi nhánh của hệ thống BIDV-

ngân hàng với truyền thống và bề dày hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành,

hoạt động ngày càng phát triển: các sản phẩm và dịch vụ ngày àng đa dạng hóa,

phong phú, chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên ngày được

nâng cao. Những điều này đã tạo uy tín cho BIDV nói chung cũng như BIDV

Vĩnh Long nói riêng tại địa phương.

- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ, công nhân viên tuổi đời bình quân còn

trẻ, năng động, có trình độ, năng lực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao.

Hầu hết các cán bộ, công nhân viên đều thành thạo vi tính, một số cán bộ có thể

viết chương trình nhằm phục vụ cho công tác điện báo thống kê.

3.3.2. Khó khăn

3.3.2.1. Yếu tố bên ngoài

- Trên địa bàn có nhiều NHTM quốc doanh và cổ phần cùng hoạt động:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà Đồng

bằng sông Cửu Long, NHTMCP Sacombank, Đông Á, Ngân hàng Á Châu,…

- Ngoài sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn thì tình hình kinh

tế thế giới xảy ra nhiều biến động bất lợi như lạm phát, bệnh dịch, thiên tai đã

làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp, hộ

sản xuất tại địa phương. Từ đó, sự cạnh tranh càng gay gắt, thị phần bị chia nhỏ.

3.3.2.2. Yếu tố bên trong

- Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh còn mỏng, chỉ có ba phòng giao

dịch. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chưa tốt so với các NHTM trên địa bàn, mặt

bằng, không gian giao dịch hẹp.

- Năng lực và trình độ công nghệ phát triển chưa tương xứng với yêu cầu

của thị trường. Chi nhánh chưa có trang Web riêng để khách hàng có thể truy cập

thông tin thuận tiện hơn.

- Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh còn hạn chế, chưa đa dạng hóa

đầu tư nên đã làm giảm thu nhập giảm, tăng rủi ro cho Chi nhánh. Hơn nữa, Chi

nhánh chỉ giao dịch ngoại tệ là USD thôi. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến

nguồn thu từ thanh toán xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ về L/C cũng như hạn chế

số lượng khách hàng có người thân ở nước ngoài đến giao dịch.

Page 31: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 30

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN

TẠI BIDV VĨNH LONG TỪ 2007 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập

và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khách hàng trong

hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long

gồm có vốn huy động, vốn điều chuyển, nguồn vốn khác và các quỹ.

Bảng 4: Phân loại nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 2009

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 7: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 - 2009

Với sự quản lý, điều hành đúng đắn, kịp thời của Ban lãnh đạo cùng với

sự tận tình, nỗ lực trong công việc của tập thể cán bộ, nhân viên đã làm cho tổng

nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm, năm 2008 tăng 34,9%,

sang năm 2009 tốc độ tăng có phần chậm lại, tăng 11,88%.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Vốn huy động 348.881 420.647 620.036 71.766 20,57 199.389 47,40

Vốn điều chuyển 161.662 299.741 301.469 138.079 85,41 1.728 0,58

Vốn hoạt động và các quỹ 597.898 822.679 826.445 224.781 37,60 3.766 0,64

Vốn khác 150.241 154.865 151.724 4.624 3,08 - 3.141 - 2,03

TỔNG 1.258.682 1.697.932 1.899.674 439.250 34,90 201.742 11,88

2009

32.64

15.87

43.5

7.99

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Vốn hoạt động và các quỹ Vốn khác

2007

27.72

12.8447.5

11.94

24.77

17.6548.45

9.12

2008

Page 32: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 31

Bảng 5: Phân loại nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền Tỷ trọng

( % ) Số tiền

Tỷ trọng

( % )

Tuyệt

đối

Tương đối

( % )

Vốn huy động 575.694 31,27 863.095 39,88 287.401 49,92

Vốn điều chuyển 300.210 16,31 295.257 13,64 - 4.953 - 1,65

Vốn hoạt động và các quỹ 824.653 44,80 875.277 40,44 50.624 6,14

Vốn khác 140.357 7,62 130.636 6,04 - 9.721 - 6,93

TỔNG 1.840.914 100,00 2.164.265 100,00 323.351 17,76 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Năm 2010, quy mô hoạt động Ngân hàng được tiếp tục mở rộng vì thế

nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tiếp tục tăng. Cụ thể tổng nguồn vốn hoạt

động của Ngân hàng tính đến hết quý 3 năm 2010 tăng là 17,76% so với cùng kỳ

năm 2009. Trong đó, vốn huy động liên tục tăng lên, tốc độ tăng năm 2009 đạt

47,4%, sang 9 tháng đầu năm 2010 tăng 49,92% so với 9 tháng đầu năm 2009.

Vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (dưới 12%), luôn biến động qua các năm:

2008 tăng 3,08% nhưng sang năm 2009 giảm 2,03%, đến 9 tháng đầu năm 2010

giảm 6,93% so với cùng kỳ năm 2009. Vốn hoạt động và các quỹ chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn (gần 50%), năm sau tăng cao hơn năm trước.

4.1.1. Phân tích vốn huy động

Đây là nguồn vốn quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng,

huy động vốn nhằm tạo vốn đầu tư và phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho Ngân

hàng và đồng thời có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Cơ cấu

vốn huy động thể hiện năng lực huy động vốn của Ngân hàng. Theo số liệu thống

kê của Ngân hàng thì vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng về số

lượng cũng như tỷ trọng tương đối cao trên 27,7% tổng cơ cấu nguồn vốn (đứng

thứ hai chỉ sau nguồn vốn hoạt động và các quỹ).

Về năm 2008, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn từ

cuộc khủng hoảng tài chính, lạm phát làm đồng tiền trong nước mất giá, giá cả

các mặt hàng có nhiều biến động, tâm lý người gửi tiền hoang mang, họ rút tiền

khỏi Ngân hàng hoặc không gửi tiền vào Ngân hàng mà chuyển sang cất trữ

ngoại tệ hay vàng nên tốc độ tăng của tiền gửi có phần chậm hơn so với năm

2009, đạt 420.647 triệu đồng, tăng 71.766 triệu đồng với mức tăng 20,57% so với

năm 2007 và chiếm 24,77% về tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

Page 33: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 32

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng thì công tác

huy động vốn là một trong những khâu quan trọng, mang tính chất quyết định đối

với sự ổn định, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng

này, nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn và thay lời tri ân gởi đến khách hàng

đã đồng hành và chia sẽ cùng Chi nhánh trong suốt thời gian vừa qua, BIDV

Vĩnh Long triển khai khuyến mại từ 13/05/2009 đến 13/07/2009. Và kết quả đạt

được là vốn huy động năm 2009 đạt 620.036 triệu đồng, tăng 47,4% so với năm

2008 và chiếm 32,64% trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

Việc huy động vốn năm 2010 có nhiều thuận lợi do Chi nhánh đẩy mạnh

công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn

mới với nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất huy động không ngừng

tăng cao, trong đó đáng kể nhất là chương trình khuyến mãi tiết kiệm dự thưởng

“ Rồng vàng Thăng Long” chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội khá

hấp dẫn đã thu hút một lượng lớn vốn nhàn rỗi từ dân. Cụ thể trong 9 tháng đầu

năm, vốn huy động đã lên đến 863.095 triệu đồng, tăng 287.401 triệu đồng tương

ứng tăng 49,92% so với 9 tháng đầu năm 2009, chiếm 39,88% cơ cấu nguồn vốn.

Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng khá tốt này Chi nhánh có thể đáp ứng

nhu cầu vốn cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà. Đồng

thời, với số tiền huy động được so với vốn hoạt động không vượt quá mức cho

phép của NHNN (20 lần) thì không làm ảnh hưởng đến độ an toàn trong hoạt

động kinh doanh của chi nhánh.

4.1.2. Phân tích vốn điều chuyển

Đây là nguồn vốn mà Chi nhánh xin Hội sở điều chuyển nhằm bổ sung

nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho Chi nhánh. Vốn điều chuyển có

thể đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân hàng một cách nhanh chóng, trong thời gian

ngắn. Do đó, Chi nhánh phải trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi. Tại BIDV Vĩnh

Long vốn điều chuyển không lớn lắm, cao nhất chiếm 17,65% vào năm 2008 với

lượng vốn điều chuyển là 299.741 triệu đồng, tăng 138.079 triệu đồng hay tăng

85,41% so với năm 2007. Nguyên nhân vì năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp

nói chung cũng như các NHTM nói riêng đều rơi vào tình trạng khó khăn về vốn,

lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá, phần lớn người dân rút tiền gửi khỏi Chi

nhánh. Việc này đã làm cho Chi nhánh gặp khó khăn trong việc đáp

Page 34: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 33

ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng. Chính vì thế vốn điều chuyển năm

2008 tăng cao để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản của nền kinh tế.

Sang năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010, tình hình kinh tế đang bước đầu

hồi phục tốt, tâm lý người dân đã ổn định trở lại nên nguồn vốn huy động đã dần

ổn định, có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế xã hội. Vì thế, năm 2009

vốn điều chuyển chỉ tăng nhẹ 0,58%, chiếm tỷ trọng là 15,87% cơ cấu nguồn

vốn, đạt 301.469 triệu đồng với lượng tăng là 1.728 triệu đồng so với năm 2008.

Năm 2010, Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt ra mục tiêu là phải giảm tốc độ tăng

nguồn vốn điều chuyển xuống. Do đó trong 9 tháng đầu năm 2010, vốn điều

chuyển đã giảm 1,65% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 295.257 triệu đồng, giảm

4.953 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong

cơ cấu tổng nguồn vốn (13,64%). Trong quá trình hoạt động đôi khi nguồn vốn

tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng thì Chi nhánh sẽ nhận

nguồn vốn điều chuyển từ BIDV hội sở. Tuy nhiên viêc sử dụng nhiều vốn điều

chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho Ngân hàng vì chi phí cho việc sử dụng vốn

này cao hơn vốn huy động tại chổ và phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng hội sở.

Tính linh hoạt trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng không có. Vì vậy để

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn thì Ngân hàng

cần hạn chế việc nhận vốn điều chuyển đồng thời nâng cao công tác huy động

vốn tại chỗ. Sự giảm xuống của vốn điều chuyển cho thấy hiệu quả hoạt động

trong công tác huy động vốn, giúp Ngân hàng chủ động hơn trong công tác sử

dụng vốn.

4.1.3. Phân tích vốn hoạt động và các quỹ

Loại vốn này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận giữ lại. Các quỹ

gồm có quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,…

Các quỹ này được trích lập từ lợi nhuận sau thuế theo quy định của Ngân hàng

nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Và lợi nhuận

giữ lại cũng là nguồn vốn quan trọng giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động kinh

doanh. Vốn hoạt động và các quỹ thể hiện sự lành mạnh và mức độ an toàn của

một Ngân hàng vì đây là nguồn vốn có khả năng trang trải cho các khoản nợ khi

rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.

Page 35: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 34

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối cao

trong tổng nguồn vốn (gần 50%) do BIDV vẫn chưa cổ phần hóa nên nguồn vốn

được cấp lớn. Vốn chủ sở hữu tăng liên tục qua các năm, năm 2008 là 822.679

triệu đồng, tăng 224.781 triệu đồng với mức tăng là 37,60% so với năm 2007,

sang năm 2009 tốc độ tăng giảm lại, chỉ tăng 0,64%, đạt 826.445 triệu đồng với

lượng tăng là 3.766 triệu đồng. Sở dĩ năm 2009 tốc độ tăng có phần chậm lại là vì

lợi nhuận năm 2009 có tốc độ tăng cũng chậm hơn năm 2009. Theo số liệu mới

nhất của Chi nhánh thì 9 tháng đầu năm 2010, vốn chủ sỏ hữu là 875.277 triệu

đồng, tăng 50.624 triệu đồng với mức tăng 6,14% so với 9 tháng đầu năm 2009.

Nhìn chung, nguồn vốn này tăng qua các năm là dấu hiệu tốt đối với Chi nhánh

chứng tỏ Chi nhánh kinh doanh hiệu quả, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng.

4.1.4. Phân tích vốn khác

Nguồn vốn khác là những khoản mà Chi nhánh tạm giữ lại trong thanh

toán, tiền ký quỹ tạm thời chưa sử dụng của các TCKT, các khoản phải trả, tài

sản thừa chưa xử lý… Đây là khoản mà Chi nhánh chiếm dụng của người bán,

người cung cấp, các doanh nghiệp nên không thuộc vốn hoạt động của Chi

nhánh. Do đó, Chi nhánh cần có những biện pháp điều chỉnh để giảm nguồn vốn

chiếm dụng này xuống mức hợp lý. Khoản vốn chiếm dụng này chiếm tỷ trọng

không lớn lắm trong cơ cấu: đạt 11,94% vào năm 2007, 9,12% vào năm 2008,

năm 2009 là 7,99% và 9 tháng đầu năm 2010 là 6,04%. Nguồn vốn khác ở Chi

nhánh có sự biến động qua các năm, tăng lên rồi giảm xuống: năm 2008 tăng

3,08% với lượng là 154.865 triệu đồng, tăng 4.624 triệu đồng, sang năm 2009

giảm 2,03%, đạt 151.724 triệu đồng, giảm 3.141 triệu đồng. Trong 9 tháng 2010,

nguồn vốn khác là 130.636 triệu đồng, giảm 9.721 triệu đồng, tương ứng giảm

6,93% so với 9 tháng đầu năm 2009. Sự giảm sút vào năm 2009 và 9 tháng đầu

năm 2010 chứng tỏ Chi nhánh đã có biện pháp thích hợp trong việc làm giảm

nguồn vốn chiếm dụng này. Việc sử dụng nguồn vốn này từ các tổ chức tín dụng

khác với chi phí cao là điều nên hạn chế vì thế ta thấy cơ cấu nguồn vốn này

giảm liên tục qua các năm là tín hiệu mừng đối với Ngân hàng.

Tóm lại, BIDV Vĩnh Long phải luôn luôn đảm bảo một cơ cấu vốn hợp lý,

chủ động về nguồn vốn để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, tránh việc

bị động về nguồn vốn sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Qua việc

Page 36: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 35

phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, ta có thể thấy được Ngân hàng đang

trên đà phát triển và khá ổn định. Kết quả đáng khen này là nhờ vào Ban lãnh đạo

Ngân hàng đã đưa ra những chính sách kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ,

giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV VĨNH

LONG

Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng

nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt

động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác

như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ kênh tiết

kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cho họ có thể gia tăng tiêu

dùng trong tương lai. Cung cấp cho họ một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy

vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho họ tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng,

đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng

cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho nhu cầu tiêu dùng.

Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu vốn của các cá nhân

cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết. Điều này

đã thúc đẩy Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn, không những góp

phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi

nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn. Nguồn vốn được huy động bằng hai

hình thức cơ bản. Đó là huy động bằng tiền gửi (TG) và huy động bằng giấy tờ

có giá (GTCG).

Bảng 6: Nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Tiền gửi 337.149 404.960 589.615 67.811 20,11 184.655 45,60

Giấy tờ có giá 11.732 15.687 30.421 3.955 33,77 14.734 93,90

Tổng 348.881 420.647 620.036 71.766 20,57 199.389 47,40

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Page 37: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 36

Bảng 7: Nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền (trđ)

Số tiền (trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Tiền gửi 530.436 836.343 305.907 57,67

Giấy tờ có giá 28.457 26.752 - 1.705 - 5,99

Tổng 558.893 863.095 304.202 54,43

( Nguồn: Phòng Quản trị tin dụng)

Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 9 tháng

đầu năm 2010

4.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn bằng tiền gửi

Đây là hình thức huy động vốn chủ yếu và phổ biến ở hầu hết các

NHTM nói chung và BIDV Vĩnh Long nói riêng. Phần lớn đây là nguồn vốn

nhàn rỗi từ nền kinh tế với mục đích chủ yếu là tiết kiệm, sinh lời. Bằng hình

thức này, Chi nhánh huy động được hơn 95% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi

huy động được liên tục tăng lên qua ba năm, với tốc độ tăng năm 2009 cao hơn

tốc độ tăng năm 2008 là 25,49% và tốc độ tăng vốn huy động bằng tiền gửi 9

tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 là 57,67%. Đạt kết quả đó là nhờ

vào sự đa dạng kỳ hạn, hình thức trả lãi, mức lãi suất khá hấp dẫn cũng như các

chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng đã làm cho hình thức huy động vốn

này tăng lên liên tục. Hơn nữa, hệ thống BIDV là Ngân hàng lớn, uy tín hàng đầu

Việt Nam nên thu hút được đông đảo khách hàng. Dựa trên ưu thế này nên tình

hình huy động vốn của BIDV Vĩnh Long cũng khá tốt, tăng trưởng liên tục.

2007

96.4

3.36

2008

96.27

3.73

2009

95.09

4.91

Tiền gửi Giấy tờ có giá

9T2010

96.9

3.1

Page 38: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 37

Để có thể hiểu chi tiết hơn về tình hình huy động vốn bằng tiền gửi, ta

cần phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo thành phần kinh tế, theo

mục đích gửi tiền, theo kỳ hạn và theo loại tiền để có thể thấy rõ những mặt

mạnh, những hạn chế trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

4.2.1.1. Phân loại theo thành phần kinh tế

Xét theo tiêu chí thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ

trọng lớn nhất, tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.

Bảng 8: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo thành phần

kinh tế 2007 - 2009

Chỉ

tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

TCKT 94.145 27,92 135.177 33,38 259.247 42,97 41.032 43,58 120.070 91,78

TCTD 1.690 0,51 1.872 0,46 3.420 1,58 182 10,77 1.548 82,69

Dân cư 241.314 71,57 267.911 66,16 326.948 55,45 26.597 11,02 59.037 22,04

Tổng 337.149 100,00 404.960 100,00 589.615 100,00 67.811 20,11 184.655 45,60

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 9: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo thành phần

kinh tế 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền (trđ)

Tỷ trọng

( % )

Số tiền (trđ)

Tỷ trọng

( % )

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

TCKT 235.479 42,15 326.576 39,05 91.097 38,59

TCTD 3.276 0,59 20.316 2,43 17.040 520,15

Dân cư 319.879 57,26 489.451 58,52 169.572 53,01

Tổng 558.630 100,00 836.343 100,00 277.713 49,71

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Vốn huy động bằng tiền gửi tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng năm

2009 cao hơn tốc độ tăng năm 2008 là 25,49% và tốc độ tăng vốn huy động bằng

tiền gửi 9 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 là 49,71%. Điều này là

Page 39: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 38

một dấu hiệu tốt thể hiện khả năng cạnh tranh của Chi nhánh với các NHTM

khác trên địa bàn.

Tiền gửi của các TCKT tăng với tốc độ rất cao và liên tục. Năm 2008,

tiền gửi của các TCKT đạt 135.177 triệu đồng tăng 41.032 triệu đồng với mức

tăng 43,58%, sang năm 2009 tiền gửi của các TCKT đạt 259.247 triệu đồng tăng

120.070 triệu đồng tương ứng tăng 91,78%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng

38,59%, đạt 326.576 triệu đồng với lượng tăng là 91.097 triệu đồng so với cùng

kỳ năm 2009. Đây là tiền gửi chủ yếu với mục đích thanh toán, sử dụng các dịch

vụ của ngân hàng, tạo thuận tiện cho quá trình kinh doanh, sản xuất của các

doanh nghiệp chứ không vì mục đích sinh lợi. Do đó, chất lượng của hệ thống

chuyển tiền là điều quan trọng và cần thiết đối với các TCKT. Nắm bắt được nhu

cầu này BIDV Vĩnh Long đã không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng dịch vụ

chuyển tiền điện tử, mở rộng mạng lưới thanh toán, đáp ứng nhanh nhu cầu chi

trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó,

Chi nhánh cũng có đa dạng các kỳ hạn gửi tiền và loại hình trả lãi nên vốn huy

động từ TCKT tăng lên rất nhiều trong giai đoạn vừa qua.

Tiền gửi của các TCTD mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu (dưới

2,5%) nhưng cũng góp phần vào sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Tiền

gửi này cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2007 tiền gửi này là 1.690 triệu

đồng, đến năm 2008 tăng lên là 1.872 triệu đồng, tức tăng 182 triệu đồng so với

năm 2007 tương ứng tăng 10,77%. Năm 2009 tiền gửi của các tổ chức tín dụng

đạt 3.420 triệu đồng tức tăng 1.548 triệu đồng, với tốc độ tăng 82,69% so với

năm 2008. Trong 9 tháng đầu năm 2010 tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt

20.316 triệu đồng tức tăng 17.040 triệu đồng, với tốc độ tăng rất cao 520,15% so

với cùng kỳ năm 2009 và chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (2,43%). Nguyên

nhân của việc gia tăng này là do nền kinh tế luôn tăng trưởng qua các năm, các

giao dịch liên Ngân hàng, cũng như thanh toán giữa các Ngân hàng ngày càng

được thực hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó, uy tín của Ngân hàng cũng góp phần làm

tăng nhiều mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tạo nhiều

thuận lợi cho Chi nhánh trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau.

Tiền gửi của dân cư chủ yếu gửi tiền với mục đích tiết kiệm sinh lời,

khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động theo thành

Page 40: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 39

phần kinh tế (trên 55%). Tiền gửi của dân cư tăng liên tục và tốc độ tăng của năm

2009 cao hơn tốc độ tăng của năm 2008 là 11,02%, năm 2008 tiền gửi dân cư đạt

267.919 triệu đồng, tăng 26.597 triệu đồng với mức tăng là 11,02%, sang năm

2009 tiền gửi dân cư tăng lên gấp đôi so với năm 2008 tức tăng 22,04% đạt

326.948 triệu đồng với mức tăng là 59.037 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm

2010 tiền gửi của dân cư đạt 489.451 triệu đồng, tăng mạnh 53,01% so với cùng

kỳ năm 2009 với lượng tăng là 169.572 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng

trưởng này là do Chi nhánh đã có những bước điều chỉnh lãi suất kịp thời hợp lý,

đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức

trả lãi. Đồng thời, Chi nhánh đã đưa ra các hình thức khuyến mại, tiết kiệm dự

thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư. Sỡ dĩ năm 2008 tốc độ tăng có phần

chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 là do tác

động của lạm phát, đồng nội tệ bị mất giá cũng như tâm lý người dân dao động,

hoang mang, họ rút tiền về hoặc chuyển sang dự trữ vàng hay ngoại tệ. Sang năm

2009 và 9 tháng đầu năm 2010, tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển khả quan

hơn nên đã cải thiện được tình hình huy động vốn trong tầng lớp dân cư.

4.2.1.2. Phân loại theo mục đích gửi tiền

Vốn huy động theo mục đích gửi tiền chủ yếu có hai mục đích chính là

tiết kiệm và thanh toán. Bên cạnh đó, còn có tiền gửi chuyên dùng, tức là tiền gửi

được sử dụng với mục đích đã được xác định trước. Tiền gửi với mục đích tiết

kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 62%) và tiền gửi chuyên dùng chiếm tỷ trọng

nhỏ nhất ( dưới 2,34%).

Bảng 10: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo mục đích gửi tiền

từ năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối

(%)

TG tiết kiệm 251.496 74,60 296.280 73,16 366.510 62,16 44.784 17,81 70.230 23,70

TG thanh toán 84.443 25,05 107.603 26,57 220.949 37,47 23.160 27,43 113.346 105,34

TG chuyên dùng 1.210 0,35 1.077 0,27 2.156 0,37 - 133 - 10,99 1.079 100,19

Tổng 337.149 100,00 404.960 100,00 589.615 100,00 67.811 20,11 184.655 45,60

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Page 41: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 40

Bảng 11: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo mục đích gửi tiền

9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền Tỷ trọng

( % ) Số tiền

Tỷ trọng

( % )

Tuyệt

đối

Tương đối

( % )

TG tiết kiệm 338.734 60,54 559.040 66,84 220.306 65,04

TG thanh toán 218.892 39,12 257.731 30,82 38.839 17,74

TG chuyên dùng 1.906 0,34 19.572 2,34 17.666 926,86

Tổng 559.532 100,00 836.343 100,00 276.811 49,47

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Các khoản tiền gửi tiết kiệm và thanh toán tăng liên tục qua các năm

nhưng tiền gửi chuyên dùng thì tăng giảm không đồng đều, giảm vào năm 2008

rồi sau đó tăng lên vào năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010. Để có thể hiểu rõ

hơn, ta đi vào phân tích chi tiết từng mục đích của việc gửi tiền.

Tiền gửi tiết kiệm: có xu hướng tăng lên đều qua các năm, năm 2008 đạt

296.280 triệu đồng, tăng 44.784 triệu đồng tương ứng tăng 17,81% so với năm

2007. Sang năm 2009, lượng tiền gửi tiết kiệm đạt 336.510 triệu đồng, tăng

70.230 triệu đồng với tốc độ 23,70% so với năm 2008. Bước qua 9 tháng đầu

năm 2010, tình hình tiền gửi tiết kiệm tăng tương đối cao đạt 559.040 triệu đồng,

tăng 220.306 triệu đồng tương ứng tăng 65,04% so với cùng kỳ năm 2009. Như

đã phân tích theo tiêu chí thành phần kinh tế thì tiền gửi của cá nhân chủ yếu là

tiết kiệm sinh lời từ nguồn vốn nhàn rỗi. Do đó, khi xét theo mục đích gửi tiền thì

khoản mục này cũng tăng là việc hoàn toàn đúng. Sự tăng lên đáng kể này là nhờ

vào sự đa dạng của các hình thức gửi tiền, kỳ hạn gửi cùng với thái độ phục vụ

nhiệt tình, vui vẻ của nhân viên. Những điều này tạo thuận lợi cho việc lựa chọn

của khách hàng cũng như mang lại cho khách hàng tâm trạng thoải mái, an tâm

khi đến Ngân hàng gửi tiền nên đã thu hút khá nhiều khách hàng đến với Chi

nhánh. Đồng thời Chi nhánh cũng có các chương trình khuyến mại, tri ân khách

hàng như chương trình tiết kiệm dự thưởng “ cào ngay, trúng liền”, “Rồng vàng

Thăng Long” trong 9 tháng đầu năm 2010, chính vì vậy lượng tiền gửi tiết kiệm

trong 9 tháng đầu năm 2010 đã tăng đáng kể so với các năm qua. Hơn nữa, phần

Page 42: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 41

lớn khách hàng có sự trung thành cao đối với ngân hàng mà họ đã chọn để gửi

tiền. Do đó, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm khá ổn định và có chiều hướng tăng lên.

Tiền gửi thanh toán: đây là tiền gửi chủ yếu của các TCKT, các doanh

nghiệp nhằm thuận tiện cho việc giao dịch của họ với Ngân hàng cũng như với

các TCKT khác trong việc thanh toán vốn lẫn nhau. Khoản mục này tăng liên tục

qua các năm. Năm 2008, tiền gửi thanh toán đạt 107.603 triệu đồng, tăng 23.160

triệu đồng với tốc độ tăng 27,43% so với năm 2007. Sang năm 2009, tiền gửi

thanh toán tăng rất cao, đạt 220.949 triệu đồng, tăng 105,34% với lượng tăng

113.346 triệu đồng so với năm 2008. Sang 9 tháng đầu năm 2010, lượng tiền gửi

thanh toán tăng chậm lại đạt 257.731 triệu đồng, tăng 38.839 triệu đồng tương

ứng tăng 17,74% so với cùng kỳ năm 2009. Vì đây là khoản tiền gửi phần lớn là

không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, không ổn định do đó tốc

độ tăng thường không đồng đều, điều này giải thích vì sao tốc độ tăng của năm

2009 rất cao 105,34%, cao hơn tốc độ tăng của năm 2008 là 77,91% nhưng lại

giảm xuống trong 9 tháng đầu năm 2010 với tốc độ tăng chỉ đạt 17,74% so với

cùng kỳ năm 2009. Mặc dù vậy khi khách hàng chưa có nhu cầu thì đây vẫn là

nguồn vốn mà Chi nhánh có thể tận dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.

Có được kết quả khả quan này là nhờ Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới thanh

toán, hình thức thanh toán cũng đa dạng và nhanh chóng hơn, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc thanh toán, đáp ứng nhu cầu chi trả của các TCKT nên đã thu hút

được nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán tại Chi nhánh. Hơn nữa, BIDV

là một ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, có uy tín và chất lượng trên thị trường

nên khách hàng chọn đến giao dịch với BIDV Vĩnh Long.

Tiền gửi chuyên dùng: mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu

nguồn vốn nhưng tiền gửi chuyên dùng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy

động cho Chi nhánh qua các năm. Đây là khoản tiền gửi của các TCKT gửi vào

Ngân hàng với mục đích bổ sung các quỹ như quỹ sữa chữa lớn, quỹ đầu tư xây

dựng cơ bản. Năm 2008, tiền gửi chuyên dùng đạt 1.077 triệu đồng, giảm 133

triệu đồng tương ứng giảm 10,99% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 lại

tăng cao 100,19% đạt 2.156 triệu đồng tương ứng tăng 1.079 triệu đồng so với

năm 2008. Trong 9 tháng đầu năm 2010, chứng kiến lượng tiền gửi chuyên dùng

tăng đột biến lên 19.572 triệu đồng, tăng 17.666 về lượng tương ứng tăng

Page 43: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 42

926,86% so với cùng kỳ năm 2009. Sự giảm sút vào năm 2008 là do ảnh hưởng

bởi những tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế

toàn cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh cả nước liên tiếp gánh chịu hậu quả của bão

lụt, dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng nên đầu ra tiêu thụ có

sự giảm sút. Những điều này đã chi phối hoạt động của các TCKT nên đã làm

cho tiền gửi này giảm xuống. Nhưng với sự giúp đỡ của Chính phủ bằng nhiều

chính sách, giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh

doanh phát triển, ngăn ngừa lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội nên hoạt động

kinh doanh của các TCKT có phần tiến triển khả quan hơn, nền kinh tế trên đà

phục hồi, đang dần vượt qua khó khăn, thử thách làm cho sự tăng trưởng tiền gửi

chuyên dùng ở mức cao trong năm 2009 và tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm

2010. Kết quả đạt được của Chi nhánh rất đáng mừng và theo hướng tích cực.

4.2.1.3. Phân loại theo kỳ hạn

Đối với việc huy động vốn phân theo kỳ hạn thì yếu tố lãi suất rất quan

trọng để khách hàng lựa chọn kỳ hạn gửi tiền. Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng

cao và ngược lại. Hơn nữa, Chi nhánh đã áp dụng các hình thức trả lãi hàng

tháng, trả lãi trước và trả lãi sau nên đã góp phần thu hút đông đảo khách hàng

đến gửi tiền.

Bảng 12: Tình hình lãi suất huy động VNĐ tại BIDV Vĩnh Long

Đơn vị tính: %/tháng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 9T2010

Tiền gửi không kỳ hạn 0,25 0,30 0,30 0,30

Tiền gửi tiết kiêm có kỳ hạn

01 tháng 0,50 0,67 0,54 0,86

02 tháng 0,52 0,68 0,58 0,88

03 tháng 0,63 0,75 0,70 0,92

06 tháng 0,70 0,80 0,74 0,93

12 tháng 0,75 1,04 0,79 0,93

24 tháng 0,80 1,21 0,85 0,93

Chứng chỉ tiền gửi

> 12 tháng 0,82 1,25 1,62 0,93

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Page 44: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 43

Để có thể tồn tại và ngày càng phát triển, các NHTM không ngừng hoạt

động và mở rộng thị phần bằng mọi biện pháp. Do đó, sự cạnh tranh giữa các

Ngân hàng cũng diễn ra quyết liệt và gay gắt. Trong đó, lãi suất là công cụ cạnh

tranh chủ yếu giữa các Ngân hàng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền

kinh tế. Vì vậy, BIDV Vĩnh Long cũng có nhiều lần thay đổi lãi suất cho phù hợp

nhằm tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BIDV Vĩnh Long luôn có mức

lãi suất huy động tương đối đa dạng với nhiều kỳ hạn, mỗi kỳ hạn có một mức lãi

suất khác nhau. Qua mỗi kỳ hạn huy động, ta thấy Chi nhánh đã có sự phân tuyến

khách hàng nhằm đa dạng hóa đối tượng phục vụ, đồng thời cũng xác định khách

hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của Chi nhánh trong từng thời kỳ. Từ đó,

Chi nhánh sẽ có chiến lược phục vụ tốt từng loại khách hàng nhằm đạt mức huy

động vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Nhìn vào bảng lãi suất huy động trên, ta thấy lãi suất huy động vốn của

Ngân hàng qua các năm có nhiều biến động. Cụ thể là lãi suất có chiều hướng

tăng lên vào năm 2008 nhưng lại có xu hướng giảm xuống vào năm 2009 và 9

tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên sự thay đổi, dao động này không lớn lắm. Một

nguyên nhân quan trọng làm lãi suất năm 2008 tăng lên đó là lạm phát, làm mất

giá đồng nội tệ, hầu hết người dân hoang mang, rút tiền gửi về. Do đó, để tránh

tình trạng này, đảm bảo khả năng thanh khoản nên Chi nhánh đã tăng lãi suất huy

động lên để thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế. Ngoài ra, nhằm kiềm chế

lạm phát, Chính phủ đã đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, yêu cầu các NHTM

mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Với động thái này của NHNN đã làm cho

các NHTM nói chung và BIDV Vĩnh Long nói riêng rơi vào tình trạng khó khăn

về vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất huy động tăng lên

vào năm 2008. Sang năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010, tình hình chung của

nền kinh tế có phần ổn định lại, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, tâm lý người

gửi tiền cũng lạc quan hơn, họ an tâm gửi tiền trở lại vào Ngân hàng nên lãi suất

có xu hướng giảm xuống.

Page 45: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 44

Bảng 13: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo kỳ hạn 2007 - 2009

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

( % )

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

( % )

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Không kỳ hạn 84.443 25,05 107.603 26,57 220.949 37,47 23.160 27,43 113.346 105,34

Có kỳ hạn 252.706 74,95 297.357 73,43 368.666 62,53 44.651 17,67 71.309 23,98

- Kỳ hạn <12 tháng 52.363 15,53 97.132 23,99 115.462 19,58 44.769 85,50 18.330 18,87

- Kỳ hạn >12 tháng 200.343 59,42 216.314 49,44 253.204 42,95 15.971 7,97 36.890 17,05

Tổng 337.149 100,00 404.960 100,00 589.615 100,00 67.811 20,11 184.655 45,60

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 14: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo kỳ hạn

9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng

( % )

Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng

( % )

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Không kỳ hạn 212.687 38,73 257.731 30,82 45.044 21,18

Có kỳ hạn 336.439 61,27 578.612 69,18 242.172 71,98

- Kỳ hạn <12 tháng 112.713 33,50 166.025 28,69 53.312 47,30

- Kỳ hạn >12 tháng 223.726 66,50 412.587 71,31 188.861 84,42

Tổng 549.126 100,00 836.343 100,00 287.217 52,30 ( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Vốn huy động phân theo kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền

gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng

gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng

và ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng. Do đó nguồn vốn này

thường không ổn định. Về tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi khi khách hàng gửi

tiền phải có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa khách hàng và Ngân hàng nên

rất ổn định. Vì thế, lãi suất có kỳ hạn cao hơn lãi suất không kỳ hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn: phần lớn đây là tiền gửi của các TCKT gửi vào

Ngân hàng nhằm thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán chứ không phải để

hưởng lãi suất. Tiền gửi không kỳ hạn tăng dần qua các năm và tốc độ tăng của

tiền gửi không kỳ hạn khá cao. Năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn đạt 107.603

triệu đồng tăng 23.160 triệu đồng tương ứng tăng 27,43%, sang năm 2009 tiền

gửi không kỳ hạn đạt 220.949 triệu đồng tăng đến 105,34% với lượng tăng là

113.346 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 khoản mục này đạt 212.687

triệu đồng tăng 45.044 triệu đồng với mức tăng là 21,18% so với cùng kỳ năm

Page 46: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 45

2009. Nguyên nhân là do mục đích thanh toán của các TCKT, TCTD ngày càng

tăng, hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương ngày

càng phát triển. Một nguyên nhân quan trọng góp phần đáng kể trong sự tăng

trưởng vào năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 đó là chính sách kích cầu của

Chính phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất nên nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp

được đáp ứng, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán của Chi nhánh khá tốt với công nghệ hiện đại,

mạng lưới thanh toán rộng nên đáp ứng kịp thời cho việc thanh toán, chi trả cùng

với thủ tục nhanh gọn, thái độ phục vụ của nhân viên tận tình đã thu hút được

nhiều doanh nghiệp mở tài khoản tại Chi nhánh, góp phần làm tăng tiền gửi này

trong thời gian vừa qua.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng tăng liên tục trong thời gian qua.

Năm 2008 đạt 97.132 triệu đồng tăng 85,50% với lượng tăng là 44.769 triệu

đồng so với năm 2007, sang năm 2009 đạt 115.462 triệu đồng tăng 18.330 triệu

đồng tương ứng tăng 18,87%. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn

dưới 12 tháng đạt 112.713 triệu đồng tăng 53.312 triệu đồng tức tăng 47,3% so

với cùng kỳ năm 2009. Đạt được kết quả này một phần là vì lãi suất có kỳ hạn

cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, một phần nhờ vào mạng lưới hoạt động được mở

rộng nên Ngân hàng dễ dàng thực hiện công tác khuyến mại, quảng cáo để thu

hút khách hàng. Tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của

năm 2008 là 66,63%. Nguyên nhân là do năm 2009 xảy ra sự biến động giá vàng

và ngoại tệ, một số khách hàng tích dự trữ vàng và ngoại tệ nên họ đã rút tiền để

chuyển sang đầu tư lĩnh vực này nhằm tìm một tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất

Ngân hàng. Chính vì thế đã làm tốc độ tăng của khoản tiền gửi này có phần lại

giảm vào năm 2009.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng qua các năm tăng liên tục, năm 2008 đạt

216.314 triệu đồng tăng 15.971 triệu đồng tức tăng 7,97% so với năm 2007, sang

năm 2009 đạt 253.204 triệu đồng tăng 36.890 triệu đồng với mức tăng là 17,05%.

Trong 9 tháng đầu năm 2010, khoản mục này đạt 223.726 triệu đồng tăng 52,3%,

với lượng tăng là 287.217 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Tốc độ tăng của

tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng liên tục hơn so với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12

tháng. Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này

Page 47: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 46

là nhằm sinh lời từ lãi trên số tiền nhàn rỗi. Với kỳ hạn càng dài nên khách hàng

được hưởng lãi suất hấp dẫn hơn các kỳ hạn khác. Lãi suất trung bình của tiền

gửi kỳ hạn trên 12 tháng, năm 2008 là 1,04%/tháng, năm 2009 là 0,79%/tháng, 9

tháng đầu năm 2010 là 0,93%/tháng (bảng 12) nên khá hấp dẫn đối với khách

hàng, góp phần làm tăng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong thời gian qua.

Mặc dù cạnh tranh rất gay gắt với các NHTM trên địa bàn nhưng nhờ vào uy tín,

chất lượng của Ngân hàng đối với khách hàng kết hợp với sự điều hành đúng đắn

của Ban lãnh đạo Chi nhánh đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và kết

quả là vốn huy động bằng tiền gửi này liên tục tăng qua các năm.

4.2.1.4. Phân loại theo loại tiền

Theo tiêu chí phân loại tiền gửi theo loại tiền thì gồm có nội tệ là VND

và ngoại tệ. Đối với BIDV Vĩnh Long chỉ kinh doanh một ngoại tệ là USD.

Bảng 15: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo loại tiền

từ năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

( % )

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

( % )

Số tiền

(trđ)

Tỷ

trọng

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

( % )

Nội tệ 318.828 94,57 383.497 94,70 566.603 96,08 64.669 20,28 183.106 47,75

Ngoại tệ 18.321 5,43 21.463 5,30 23.012 3,92 3.142 17,15 1.549 7,22

Tổng 337.149 100,00 404.960 100,00 589.615 100,00 67.811 20,11 184.655 45,60 ( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 16: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo loại tiền

9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng

( % )

Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng

( % )

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Nội tệ 514,367 95,88 810.496 96,91 296.129 57,57

Ngoại tệ 22.079 4,12 25.847 3,09 3.768 17,07

Tổng 536.446 100,00 836.343 100,00 299,897 55,90 ( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hai khoản mục tiền gửi VND và USD cũng tăng liên tục qua các năm.

Tốc độ tăng của VND thì liên tục còn USD thì tốc độ tăng có phần giảm lại. Để

hiểu chi tiết hơn ta đi vào phân tích biến động của từng loại tiền qua từng thời kỳ.

Page 48: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 47

Về tiền gửi nội tệ: tuy trong thời gian vừa qua tình hình kinh tế đã xảy ra

rất nhiều biến động nhưng nhìn chung công tác huy động vốn của BIDV Vĩnh

Long vẫn đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua bảng số

liệu trên, tiền gửi nội tệ tăng liên tục qua các năm, với tốc độ rất nhanh. Năm

2008, tiền gửi nội tệ đạt 383.497 triệu đồng tăng 64.669 triệu đồng tương ứng

tăng 20,28% so với năm 2007, sang năm 2009 tăng 47,75% đạt 566.603 triệu

đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010, khoản mục này đạt 810.496 triệu đồng tăng

57,57% tương đương tăng 296.129 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Sự tăng

trưởng này một lần nữa khẳng định BIDV Vĩnh Long đã thu hút khách hàng gửi

tiền bằng các sản phẩm huy động đa dạng, hình thức và kỳ hạn phong phú, phân

tuyến khách hàng để phục vụ tốt, có các chương trình khuyến mại lớn, hấp dẫn,

các dịch vụ hỗ trợ khách hàng gửi tiền và bằng uy tín của BIDV trên thị trường.

Bên cạnh đó, năm 2008 để kiềm chế lạm phát nên NHNN đưa ra chính sách thắt

chặt tiền tệ bắt đầu từ việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1% đối với TCTD

(ngày 16/01/2008) và quyết định của NHNN yêu cầu các NHTM mua 20.300 tỷ

đồng tín phiếu bắt buộc. Lúc này các NHTM đối mặt với khó khăn thiếu hụt

nguồn cung tiền sau những quyết định của NHNN. Việc này đã dẫn đến cuộc đua

lãi suất ngấm ngầm diễn ra giữa các NHTM, lãi suất huy động liên tục được nâng

lên. BIDV Vĩnh Long cũng không ngoại lệ, luôn thay đổi lãi suất huy động nhằm

thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Mặc dù cạnh tranh rất gay gắt với các

NHTM trên địa bàn nhưng nhờ vào uy tín, chất lượng của Ngân hàng đối với

khách hàng kết hợp với sự điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo Chi nhánh đã

góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và kết quả là vốn huy động bằng tiền gửi

này liên tục tăng qua các năm. Chính những nguyên nhân này đã góp phần làm

vốn huy động VND tăng liên tục qua các năm.

Về tiền gửi ngoại tệ: cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2008, tiền gửi

ngoại tệ ở tại Ngân hàng đạt 21.461 triệu đồng tăng 3.142 triệu đồng tương ứng

tăng 17,15% so với năm 2007, sang năm 2009 lượng tiền này đạt 25.847 triệu

đồng tăng 1.549 triệu đồng tức tăng 7,22%. Trong 9 tháng đầu năm 2010, khoản

mục này đạt 25.847 triệu đồng tăng 17,07% với lượng tăng là 3.768 triệu đồng so

với cùng kỳ năm 2009. Do các hoạt động xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài

và kiều hối ở địa phương được đẩy mạnh, tăng trưởng khá tốt nên tài khoản tiền

Page 49: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 48

gửi ngoại tệ tại Chi nhánh ngày càng tăng lên. Ngoài ra, do biến động của tỷ giá

nên một số khách hàng đã chuyển tiền gửi nội tệ sang gửi ngoại tệ để sinh lời

nhiều hơn. Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng trong việc góp

phần làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng là lãi suất huy động

USD tăng liên tục qua các năm để thu hút nguồn vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu

cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu trên địa bàn. Sở dĩ lãi suất tiền gửi USD

tăng liên tục và ở mức khá cao là do giai đoạn 2007 – 2009 và trong 9 tháng đầu

năm 2010 là do NHNN cho phép các NHTM thực hiện cơ chế thỏa thuận về lãi

suất huy động USD nên khách hàng được nhận các mức lãi suất từ 2,5% -

3,5%/năm. Đồng thời, trong năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010, một tình trạng

nổi bật và kéo dài là việc nhiều doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, ngay cả

nguồn kiều hối nhưng vẫn găm giữ và không bán lại hay gửi vào ngân hàng, điều

này dẫn đến căng thẳng trên thị trường và điều này đã đẩy lãi suất huy động USD

lên cao.

Bảng 17: Lãi suất huy động USD tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 9

tháng đầu năm 2010

Đơn vị tính: %/tháng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 9T2010

Tiền gửi không kỳ hạn 0,03 0,04 0,05 0,05

Tiền gửi tiết kiêm có kỳ hạn

01 tháng 0,08 0,10 0,15 0,16

02 tháng 0,13 0,13 0,17 0,18

03 tháng 0,15 0,16 0,18 0,18

06 tháng 0,17 0,18 0,20 0,20

12 tháng 0,18 0,20 0,22 0,22

24 tháng 0,20 0,23 0,25 0,26

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Mặc dù vốn huy động bằng ngoại tệ liên tục tăng lên qua các năm nhưng

chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn huy động (dưới 5,5%). Bởi lẽ hầu hết

người dân, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nội tệ trong các giao dịch nên tỷ

trọng của ngoại tệ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu. Bên cạnh đó, việc huy động

bằng ngoại tệ lại không có sự phân biệt rõ ràng, chủ yếu là tiền gửi của TCKT để

Page 50: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 49

phục vụ cho mục đích thanh toán, chỉ có phần nhỏ là của dân cư. Vì thế, Chi

nhánh cần có những giải pháp thu hút vốn huy động bằng ngoại tệ do tiềm năng

tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền kinh tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt

kiều về cho người thân, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang nước

ngoài làm việc.

4.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn bằng giấy tờ có giá

Bên cạnh việc huy động vốn dưới hình thức cơ bản bằng tiền gửi, Chi

nhánh còn phát hành các giấy tờ có giá để thu hút vốn, Chi nhánh phát hành chủ

yếu là chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Mặc dù đây là hình thức huy động vốn chiếm

tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động nhưng lại là một trong những

công cụ huy động vốn hữu hiệu của Ngân hàng với mục đích bổ sung nguồn vốn

cho kinh doanh của Ngân hàng ổn định trong thời gian. Chính vì thế mà lãi suất

phải trả cho các giấy tờ có giá luôn cao hơn lãi suất tiền gửi.

Tuy tỷ trọng huy động vốn bằng giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không cao

nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, và có

chiều hướng tăng liên tục qua các năm. Theo số liệu ở bảng 6, bảng 7 và hình 8,

năm 2007 doanh số phát hành các giấy tờ có giá là 11.732 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 3,36%. Năm 2008 đạt 15.687 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,73% với số tiền

tăng tương ứng là 3.955 triệu đồng và tăng 33,71%. Đến năm 2009 tiếp tục gia

tăng đạt 30.421 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,91% với số tiền tăng là 14,734 triệu

đồng, với tốc độ tăng 93,92%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 tiếp tục tăng đạt

26.752 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,1% với tốc độ tăng giảm 5,99% với số tiền

giảm là 1.705 triệu đồng so với 9 tháng đầu năm 2009. Sở dĩ năm 2009 có sự

tăng mạnh ở huy động vốn bằng hình thức này là do nhu cầu vốn của các doanh

nghiệp tăng đột biến thông qua gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính

phủ nên không thể dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình.

Do đó, Chi nhánh cần huy động bằng hình thức này để có thể thu hút nguồn vốn

lớn trong thời gian ngắn. Hơn nữa, lãi suất huy động từ việc phát hành các giấy

tờ có giá cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có cùng kỳ hạn (bảng 12). Chính điều

này đã thu hút được rất nhiều khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi.

Page 51: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 50

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN GIAI ĐOẠN 2007 – 9

THÁNG ĐẦU NĂM 2010 TẠI BIDV VĨNH LONG

Bên cạnh việc huy động vốn thì Ngân hàng cũng phải có chính sách hợp

lý trong việc sử dụng vốn để đạt được lợi nhuận tối ưu cho Chi nhánh. Sử dụng

vốn bao gồm các hoạt động kinh doanh như cho vay ngắn, trung và dài hạn, kinh

doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, góp vốn liên doanh, ủy thác. Tuy

nhiên, đối với BIDV Vĩnh Long thì mục đích sử dụng vốn chính của Chi nhánh

vẫn là cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần, ngành nghề

kinh tế để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ngày càng vững mạnh. Còn

các nghiệp vụ khác rất hạn chế. Vì thế, khi phân tích tình hình sử dụng vốn của

Chi nhánh đề tài phần lớn tập trung phân tích việc cho vay vốn ở các thành phần,

ngành nghề kinh tế. Để có thể hiểu rõ hơn về việc cho vay vốn của Chi nhánh, ta

đi vào phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu và phân tích

một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của việc huy động vốn, cho vay vốn tại

chi nhánh trong thời gian qua.

Để tồn tại và phát triển bền vững, bên cạnh việc mở rộng hình thức, đối

tượng cho vay, Chi nhánh còn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Ngoài các sản

phẩm truyền thống thì Ngân hàng còn phát triển cho vay kinh doanh, cho vay xây

dựng sửa chữa nhà, cho vay buôn bán nhỏ, cho vay tiêu dùng. Điều này đã tác

động về mặt xã hội rất lớn, giúp người dân cải thiện đời sống, đồng thời phát

triển kinh tế địa phương.

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay tại BIDV Vĩnh Long

Nền kinh tế Vĩnh Long trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn: đặc

biệt do biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế

Việt Nam cũng như tỉnh nhà, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp

trong khi giá các mặt hàng lương thực, nông thủy hải sản không ổn định ảnh

hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra

trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất

và đời sống như xăng, dầu, thép, phân bón,… tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, với sự

phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện

công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế

địa phương.

Page 52: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 51

Hình 9: Doanh số cho vay tại BIDV Vĩnh Long

Doanh số cho vay từ năm 2007 đến 9 tháng đầu năm 2010 có lúc tăng lúc

giảm. Năm 2007 doanh số cho vay là 1.971.338 triệu đồng, năm 2008 là

1.770.723 triệu đồng giảm 10,18% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt

giảm doanh số cho vay năm 2008 là do tình hình kinh tế trong năm 2008 không

tốt làm cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn kém hiệu

quả, hàng hóa khó tiêu thụ trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng,

quy mô sản xuất thu hẹp dẫn đến ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vay vốn,

quy mô vay cũng nhỏ. Hệ lụy của khủng hoảng kinh tế là số người thất nghiệp

tăng, thu nhập người lao động bị thu hẹp, dẫn đến người dân tiết kiệm chi tiêu

làm nhu cầu vay tiêu dùng của người dân giảm xuống.

Sang năm 2009 tình hình nền kinh tế bước đầu phục hồi nhưng thiên tai

lại gia tăng hơn năm 2008. Với sự chỉ đạo sáng suốt của nhà nước, Chính phủ

tung ra gói kích cầu 8 tỉ USD giúp: hoãn thuế, hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư. Gói

kích cầu tung ra kịp thời và đúng lúc đã giúp các doanh nghiệp vượt qua khó

khăn, tạo việc làm cho người lao động, kinh tế đất nước từng bước được hồi phục

và bắt đầu tăng trưởng trở lại nên doanh số cho vay tăng mạnh so với năm 2008.

Cụ thể, doanh số cho vay năm 2009 là 3.143.451 triệu đồng tăng 1.372.728 triệu

đồng tương đương 77,52% so với năm 2008.

Trên đà phát triển của năm 2009, nền kinh tế năm 2010 phát triển mạnh

mẽ và theo dự báo của Chính phủ thì nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng

trưởng 6,7% trong năm nay, lạm phát giữ ở mức dưới 8%. Doanh số cho vay

ngắn hạn chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2010 cũng đã gần bằng năm 2009 và đạt ở

mức cao 2.952.064 triệu đồng tăng 37,83% so với cùng kỳ năm 2009.

0

500000

1000000

1500000

2000000

2500000

3000000

3500000

Triệu đồng

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Doanh số cho vay

Page 53: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 52

4.3.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng để thấy được Ngân

hàng đã cho vay từng loại tín dụng với mức bao nhiêu trong một thời gian nhất

định. Từ đó cho thấy quy mô cho vay của Ngân hàng cho từng thời hạn tín dụng.

Bảng 18: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long

2007 - 2009

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 19: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 10: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV

Vĩnh Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

a) Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn

hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay

tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Ngắn hạn 1.764.982 1.520.316 2.659.519 -244.666 -13,86 1.139.203 74,93

Trung – dài hạn 206.356 250.407 483.932 44.051 21,35 233.525 93,26

TỔNG 1.971.338 1.770.723 3.143.451 -200.615 -10,18 1.372.728 77,52

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Ngắn hạn 1.756.705 2.421.277 664.572 37,83

Trung – dài hạn 398.659 530.787 132.128 33,14

TỔNG 2.155.364 2.952.064 796.700 36,96

10.47

89.53

14.14

85.86

15.39

84.61

17.98

82.02

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

ngắn hạn

Trung - dài hạn

Page 54: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 53

luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các

thành phần, ngành nghề kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong

việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Tại Chi nhánh có sự phân phối không đồng

đều giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung – dài hạn. Doanh số cho vay ngắn

hạn chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 82%). Vì Ngân hàng chủ yếu cho vay sữa chữa,

xây dựng, đầu tư và phát triển vào các công trình, dự án nhỏ nên nhu cầu vay

ngắn hạn rất lớn. Hơn nữa cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, thời

gian thu hồi nợ lâu. Trong khi nguồn vốn của Chi nhánh có hạn nên doanh số cho

vay trung và dài hạn còn thấp.

Tình hình cho vay ngắn hạn của Chi nhánh qua các năm có nhiều biến

động, giảm 13,86% năm 2008 đạt mức 1520.316 triệu đồng, tăng lên 74,93%

năm 2009 đạt 2.659.519 triệu đồng và tăng 37,83% trong 9 tháng đầu năm 2010

so với cùng kỳ năm 2009 đạt được 2.421.277 triệu đồng. Năm 2008 là năm xảy

ra nhiều biến động, lạm phát tăng cao, dịch bệnh tràn lan, quá trình sản xuất bị

ảnh hưởng, sức tiêu thụ giảm. Do đó, nhu cầu vay ngắn hạn bị giảm sút. Bên

cạnh đó, do di chứng từ bài học kinh nghiệm của Mỹ để lại nên Chi nhánh cũng

dè dặt các khoản vay nên phần nào làm giảm doanh số cho vay vào năm 2008.

Sang năm 2009, doanh số cho vay tăng lên khá nhanh là do Ngân hàng đã từng

bước mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn

cho các doanh nghiệp, hộ cá thể thông qua việc hỗ trợ lãi suất cho vay nên nhu

cầu vốn của nền kinh tế tăng lên. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tình hình cho vay

ngắn hạn cũng tăng khá, do nền kinh tế đã dần phục hồi và trở lại tăng trưởng ổn

định. Đó là do sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của NHNN trong việc đưa ra các

chính sách kịp thời hợp lý trong việc quản lý thị trường tài chính tiền tệ trong

nước trước những biến động bất ổn của nền kinh tế tài chính thế giới. Các doanh

nghiệp, hộ cá thể đã dần yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu

vay ngắn hạn tăng lên trong thời gian này.

b) Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn

Mục đích của khách hàng vay trung-dài hạn tại Chi nhánh nhằm mở

rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân

xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên....Các khoản cho vay trung-

dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận

Page 55: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 54

trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Cho vay trung và dài hạn dễ

bị tác động bởi những thay đổi của nền kinh tế nên cho vay trung và dài hạn

chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu (dưới 18%). Tuy nhiên, doanh số cho vay

trung và dài hạn cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm cho chi

nhánh.

Tình hình cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh tăng liên tục qua các

năm. Tốc độ tăng của năm 2009 cao hơn tốc độ tăng của năm 2008 là 71,91% và

tốc độ tăng của 9 tháng đầu năm 2010 là 33,14% so với cùng kỳ năm 2009. Cụ

thể năm 2008 doanh số đạt 250.407 triệu đồng tăng 21,35% so với năm 2007,

sang năm 2009 doanh số cho vay là 483.932 triệu đồng tăng 93,26%. Trong 9

tháng đầu năm 2010 đạt 530.787 triệu đồng tăng 33,14% so với cùng kỳ năm

2009 và chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba năm qua (17,98%).

Năm 2008, cho vay trung và dài hạn tăng một phần là do nhu cầu đầu tư

mở rộng, xây mới của các doanh nghiệp, một phần có thể là do giá nguyên vật

liệu xây dựng tăng hàng loạt, ví dụ: giá gạch viên từ 600 đồng/ 1 viên tăng lên

1.200 đồng/ 1 viên, tăng gấp hai khiến cho các công trình đang xây dựng dở dang

cần nhiều vốn hơn để hoàn thành đi vào hoạt động nên doanh số cho vay trung và

dài hạn tăng trong năm 2008. Năm 2009 doanh số cho vay theo thời hạn này tăng

cao, nguyên nhân chủ yếu là nhờ vào sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã thúc

đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng lên. Trong 9 tháng đầu năm

2010, nền kinh tế đã dần phục hồi và tăng trưởng ổn định, nhu cầu vay nợ trung

và dài hạn ngày càng tăng, cộng thêm việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay

ngắn hạn sang trung và dài hạn nên đã làm cho doanh số cho vay trung và dài

hạn tăng lên.

4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác

nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân

hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu,

cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.

Page 56: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 55

Bảng 20: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 -2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 21: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 11: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại

BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

Nhìn chung thì Ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay với tất cả các loại

hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Công ty cổ phần và

công ty trách nhiệm hữu hạn (CTCP-TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và

khách hàng cá thể. Trong đó cho vay đối với loại hình CTCP-TNHH chiếm tỉ

trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung thì doanh số cho vay với các

loại hình này qua các năm có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

DNNN 181.256 115.986 439.278 - 65.270 - 36,01 323.292 278,73

CTCP-TNHH 979.569 859.681 1.489.178 - 119.888 - 12,24 629.497 73,22

DNTN-CT 810.513 795.056 1.214.995 - 15.457 - 1,91 419.939 52,82

TỔNG 1.971.338 1.770.723 3.143.451 -200.615 -10,18 1.372.728 77,52

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

DNNN 383.207 517.716 134.509 35,10

CTCP-TNHH 1.103.302 1.283.476 180.174 16,33

DNTN-CT 668.855 1.150.872 482.017 72,07

TỔNG 2.155.364 2.952.064 796.700 36,96

9.19

49.7

41.11

6.55

48.55

44.9

13.98

47.37

38.65

17.53

43.48

38.99

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

DNNN CTCP - TNHH DNTN - CT

Page 57: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 56

Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Doanh số cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (dưới 17,6%) vì phần lớn các

DNNN đã được cổ phần hóa để hoạt động có hiệu quả hơn. Tình hình cho vay

biến động mạnh, giảm rồi lại tăng nhanh. Năm 2008 đạt 115.986 triệu đồng giảm

36,01% so với năm 2007 chiếm tỷ lệ 6,55%, lại tăng mạnh 278,73% vào năm

2009 chiếm tỷ lệ là 13,98% và đạt mức 439.278 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu

năm 2010 doanh số cho vay này tăng 35,01% so với cùng kỳ năm 2009, đạt được

517.716 triệu đồng và chiếm tỷ trọng cao nhất so với các năm trước là 17,53%.

Bởi vì thời điểm năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế

toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao nên ảnh hưởng lớn đến hoạt

động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, sức tiêu thụ giảm, đầu ra không

ổn định nên quá trình hoạt động gặp khó khăn. Điều này đã làm doanh số cho

vay năm 2008 giảm đáng kể. Sang năm 2009, nền kinh tế đang trên đà phục hồi,

cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách và nhờ vào gói kích cầu kinh tế của Chính

phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất nên đã cải thiện được rất nhiều doanh số cho vay, đẩy

mạnh nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp nên doanh số cho vay tăng đáng kể.

Trong 9 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng đã giảm 243,63% so với tốc độ tăng

của năm 2009. Đó là do tình hình kinh tế thế giới vẫn còn bất ổn ảnh hưởng đến

nền kinh tế trong nước, để kiềm chế lạm phát Chi nhánh đã thắt chặt tiền tệ, tăng

lãi suất huy động lên cho nên lãi suất cho vay cũng tăng theo khiến ít doanh

nghiệp vay vốn hơn. Vì vậy, khoản mục này trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng

không cao so với năm 2009. Ngoài ra, khu vực DNNN là đối tượng khá đặc biệt

trong các đối tượng cho vay, được ưu tiên hơn nhằm đầu tư, phát triển theo định

hướng của Nhà nước. Do đó, trong mọi thời kỳ kinh tế, các DNNN đều nhận

được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng để phục vụ mục tiêu đầu tư, phát triển đất nước

nên làm cho doanh số cho vay cũng như tỷ trọng doanh số cho vay ở khu vực này

tăng lên liên tục. Hơn nữa, kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền

kinh tế nên vốn đầu tư cho các doanh nghiệp này vẫn lớn. Mặc khác, đây là các

đối tác lớn và có uy tín đối với ngân hàng, vì vậy ngân hàng tập trung cho vay.

Đối với Công ty Cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Doanh số cho vay theo loại hình này chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 43%)

do loại hình hoạt động này ngày càng nhiều trên địa bàn. Doanh số cho vay biến

Page 58: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 57

động cùng chiều với các DNNN, giảm 12,24% năm 2008 với doanh số đạt được

859.681 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 48,55%, năm 2009 tăng lên 1.489.178

triệu đồng tương ứng tăng 73,22% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 47,37%. Trong 9

tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay tiếp tục tăng 16,33% so với cùng kỳ năm

2009 và đạt mức 1.283.476 triệu đồng với tỷ trọng lại tiếp tục giảm còn 43,48%.

Nhìn chung ta thấy tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này liên tục

giảm qua các năm nhưng về tuyệt đối thì nhìn chung tương đối là tăng. Nguyên

nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do phục hồi thiếu ổn định của nền

kinh tế thế giới tác động lên nền kinh tế trong nước. Các NHTM nói chung cũng

như BIDV Vĩnh Long nói riêng đã có những chính sách nới lỏng tiền tệ rồi lại

thắt chặt tiền tệ, làm cho lãi suất cho vay có xu hướng giảm rồi lại tăng. Do đó,

doanh số cho vay ở thành phần này giảm vào năm 2008, tăng lên vào năm 2009

và 9 tháng đầu năm 2010. Mặc khác, năm 2008, nền kinh tế thế giới suy thoái tác

động đến nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm vào khó

khăn, một phần là do thiếu vốn sản xuất, một phần do thị trường tiêu thụ giảm sút

làm cho doanh số cho vay giảm trong năm 2008. Sang năm 2009 và 9 tháng đầu

năm 2010, tình hình kinh tế có bước phục hồi và đi vào ổn định, cùng với đó thì

hiện nay luật doanh nghiệp thông thoáng hơn trong việc mở doanh nghiệp. Vì thế

ngày càng nhiều công ty TNHH ra đời trong tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn của các

doanh nghiệp này rất lớn. Hơn nữa, hiện nay xu hướng chung là nhiều DNNN

tiến dần đến cổ phần hóa, từng bước trở thành CTCP. Những điều này làm cho

doanh số cho vay trong thời gian này tăng lên.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá thể:

Doanh số cho vay cũng biến động tương tự như ở loại hình DNNN và

CTCP-TNHH, năm 2008 đạt 795.056 triệu đồng giảm 1,91% so với năm 2007

với tỷ trọng là 44,9%, tăng lên 52,82% năm 2009 đạt mức 1.214.995 triệu đồng

và tỷ trọng chiếm 38,65%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ở

thành phần này tăng cao, tăng 72,07% tỷ trọng cũng tăng và chiếm 38,99% so

với cùng kỳ năm 2009, đạt mức 1.150.872 triệu đồng. Ta thấy hiện nay có rất

nhiều DNTN được hình thành và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực: giao thông

vận tải, thương mại- dịch vụ, xây dựng, chế biến thủy sản,... nên nhu cầu nguồn

vốn cho hoạt động là rất lớn. Tuy nhiên cho vay đối với các loại hình này thì rủi

Page 59: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 58

ro khá cao. Vì vậy đối với loại hình này thì Ngân hàng nên điều tra thẩm định

khách hàng cẩn thận trước khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, hộ cá thể là

thành phần đông đảo, chiếm ưu thế trên địa bàn. Do đó, nhằm tránh đánh mất thị

phần to lớn này nên Chi nhánh luôn có các biện pháp như hỗ trợ lãi suất, mở rộng

cho vay tiêu dùng, sửa chữa, xây dựng nhà ở, giúp khách hàng đưa ra phương án

kinh doanh tốt, khả thi để các hộ sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.

4.3.1.3. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long đã

mở rộng đầu tư cho vay ở tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau nhũ nông nghiệp,

thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Với truyền thống là tỉnh nông

nghiệp và có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản vì thế vốn tập trung trong lĩnh vực

này khá nhiều. Nhưng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, xây

dựng và thương mại như hiện nay thì nhu cầu về nguồn vốn ngày càng lớn hơn.

Bảng 22: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 - 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 23: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

(%)

Nông nghiệp 221.311 124.821 215.810 - 96.490 - 43,60 90.989 72,90 Công nghiệp,xây dựng 442.811 483.931 1.153.405 41.120 9,27 669.474 138,34 Thủy sản 994.040 896.610 1.085.748 - 97.430 - 9,80 189.138 21,09 Thương mại 313.176 265.361 688.488 - 47.815 - 15,27 423.127 159,45

TỔNG 1.971.338 1.770.723 3.143.451 -200.615 -10,18 1.372.728 77,52

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Nông nghiệp 142.143 206.513 64.370 45,26 Công nghiệp,xây dựng 724.332 1.056.903 332.571 45,91 Thủy sản 763.468 623.028 - 140.440 - 18,40 Thương mại 525.421 1.065.620 540.199 102,81

TỔNG 2.155.364 2.952.064 796.700 36,96

Page 60: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 59

Hình 12: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh

Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

Đối với ngành nông nghiệp:

Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp truyền thống, thu nhập trong lĩnh vực nông

nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên với xu hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và

xây dựng thì nguồn vốn dành cho lĩnh vực này có xu hướng giảm về mặt tỷ

trọng. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp

là 221.311 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 11,23% trong tổng doanh số ngắn hạn cho vay.

Đến năm 2008 thì tỷ lệ này chỉ còn chiếm 7,06%, không những giảm về tỷ trọng

mà về nguồn vốn cũng giảm chỉ còn 124.821 triệu đồng, giảm 43,6% so với năm

2007. Năm 2009 thì doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tăng trở lại với

mức tăng trưởng 72,9% đạt mức 215.810 triệu đồng, tuy tăng so với năm 2008

nhưng vẫn thấp hơn năm 2007. Về 9 tháng đầu năm 2010, doanh số cho vay

trong lĩnh vực nông nghiệp là 206.513 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7% so với tất cả

các ngành khác. Doanh số cho vay nông nghiệp giảm mạnh trong năm 2008 còn

có nguyên nhân khác đó là do diều kiện tự nhiên không thuận lợi, mặc khác do

chuyển đổi đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp như Bắc Cổ Chiên, Bình

Minh,... làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống. Năm 2009 và 9 tháng

đầu năm 2010 doanh số cho vay tăng trở lại vì chủ trương của tỉnh là khuyến

khích phát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà

con nông dân bằng hình thức đầu tư tín dụng, hỗ trợ lãi suất. Nhưng với xu

hướng chung của kinh tế thì về mặt tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp

không tăng.

11.23

22.46

50.42

15.89

7.05

27.33

50.63

14.99

6.87

36.69

34.54

21.9

7

35.8

21.1

36.1

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Nông nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thủy sản Thương mại

Page 61: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 60

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng:

Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng

ngày càng tăng đặc biệt là ngành công nghiệp, xây dựng,… Nắm bắt kịp thời nhu

cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các ngành này nên doanh số cho

vay các ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại Chi

nhánh qua các năm, thấp nhất vào năm 2007 chiếm 22,46% và cao nhất là vào

năm 2009 chiếm tới 36,69%.

Nhìn chung doanh số cho vay ngành công nghiệp, xây dựng liên tục tăng

qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 442.811 triệu đồng. Năm 2008 đạt

483.931 triệu đồng tăng 9,27% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số cho vay

của ngành tăng vượt bật với mức tăng 138,34% đạt 1.153.405 triệu đồng. Trong

9 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay cũng đạt ở mức cao 1.056.903 triệu

đồng, tăng 45,91% so với cùng kỳ năm 2009.

Nguyên nhân doanh số cho vay trong lĩnh vực này không ngừng tăng qua

các năm và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số cho vay là do cùng với xu

hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế của tỉnh chuyển dần

theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, minh chứng là 3 khu công

nghiệp lớn của tỉnh được xây dựng và đưa vào sử dụng là Hòa Phú, Bắc Cổ

Chiên, Bình Minh. Cùng với đó thì lĩnh vực xây dựng cũng đang phát triển rất

mạnh mẽ để đáp ứng cơ sơ hạ tầng cho các ngành khác phát triển, đặc biệt là các

công trình giao thông, xây dựng nhà ở, trường học.

Đối với ngành thủy sản:

Thời gian qua, ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn do biến động tình hình

giá cả nhưng diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Long vẫn tăng. Theo số liệu thống kê của Chi cục thủy sản Vĩnh Long, đến hết

tháng 9 năm 2010, toàn tỉnh phát triển hơn 2.470 ha mặt nước nuôi thủy sản các

loại. Trong đó diện tích nuôi cá tra thâm canh hơn 400 ha, với sản lượng đạt hơn

89.200 tấn. Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản, BIDV Vĩnh Long luôn

quan tâm và chú trọng công tác cho vay vốn đối với ngành này.

Nhìn vào số liệu ta thấy doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (cao

nhất vào năm 2008 chiếm 50,63%) và có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm

2007, doanh số cho vay đối với thủy sản là 994.040 triệu đồng chiếm tỷ lệ

Page 62: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 61

50,42%. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 896.610 triệu đồng giảm 9,8% so với

năm 2007, đến năm 2009 đạt 1.085.748 triệu đồng, tăng 21,09% so với năm

2008. Trong 9 tháng năm 2010 doanh số cho vay của ngành thủy sản là 623.028

triệu đồng chỉ chiếm 21,1%, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2009.

Nguyên nhân chủ yếu của doanh số cho vay của ngành thủy sản biến động

không ổn định như vậy là do ngành thủy sản của tỉnh chủ yếu là nuôi cá da trơn.

Mà việc xuất khẩu cá da trơn sang thị trường nước ngoài thì đầy biến động, giá

cá tăng giảm thất thường. Có khi xuất khẩu thuận lợi, giá cá tăng cao thì nhiều

người đổ xô vay vốn đào ao thả cá. Có khi giá cá xuống rất thấp thì nhiều người

nuôi cá treo ao. Điển hình như giá cá nguyên liệu cuối năm 2009 và đầu năm

2010 thấp, người nuôi cá không có lãi, vì thế mà doanh số cho vay đối với thủy

sản 9 tháng đầu năm 2010 giảm.

Đối với ngành thương mại:

Trong những năm vừa qua ngành thương mại Việt Nam nói chung và

ngành thương mại Vĩnh Long nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc.

Nhìn chung thì doanh số cho vay đối với ngành thương mại tăng qua các

năm, tuy nhiên sự tăng trưởng đó không ổn định, có lúc giảm. Cụ thể năm 2008

doanh số cho vay đối với thương mại giảm 15,27% so với năm 2007, doanh số

cho vay của năm 2008 là 265.361 triệu đồng, trong khi đó năm 2007 là 313.176

triệu đồng. Năm 2009 doanh số cho vay của ngành thương mại tăng vọt lên

688.488 triệu đồng tăng 159,45% so với năm 2008. Trong 9 tháng năm 2010

doanh số cho vay của ngành là 970.982 triệu đồng tăng mạnh so với cùng kỳ năm

2009, tăng 102,81%. Đạt được như vậy là do hoạt động thương mại trên địa bàn

đạt nhiều kết quả khả quan, như kiêm ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng qua các

năm, ngoài ra còn cho các khu du lịch sinh thái vay nhằm thu hút khách nước

ngoài vào Việt Nam du lịch. Đây là hình thức đa dạng hóa cho vay ngành thương

mại dịch vụ của Ngân hàng.

Nhìn chung, doanh số cho vay của Chi nhánh từ năm 2007 – 9 tháng

đầu năm 2010 biến động không ngừng, lúc tăng, lúc giảm. Nguyên nhân chính

của sự giảm sút là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát,

dịch bệnh, thiên tai,… kéo theo là sự làm ăn không hiệu quả của một số thành

phần, ngành nghề kinh tế. Về sự tăng trưởng tín dụng thì phần lớn là nhờ vào gói

Page 63: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 62

kích cầu của Chính phủ với việc cho vay hỗ trợ lãi suất cùng với sự cố gắng của

các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, thử thách. Về phía Ngân hàng: cần có

những chính sách, phương hướng nhằm duy trì, mở rộng quy mô, thị phần hoạt

động của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hội nhập, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ tại BIDV Vĩnh Long

Với phương châm “chất lượng – an toàn – hiệu quả” trong công tác điều

hành, ngoài việc huy động vốn thì việc sử dụng vốn cũng không kém phần quan

trọng. Phải sử dụng vốn như thế nào là hợp lý, hiệu quả là vấn đề cần thiết mà

Chi nhánh cần phải quan tâm. Vì nếu sử dụng vốn không phù hợp thì sẽ dẫn đến

nhiều rủi ro, không thu hồi được nợ, làm tăng tỷ lệ nợ xấu,… Do đó, Chi nhánh

cần thường xuyên theo dõi việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của

khách hàng để kịp thời xử lý, thu hồi nợ khi đến hạn. Doanh số thu nợ thể hiện

hiệu quả của việc cấp tín dụng, đánh giá tình hình thu hồi vốn cũng như chất

lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Hình 13: Doanh số thu nợ tại BIDV Vĩnh Long

Doanh số thu nợ của Chi nhánh qua các năm liên tục tăng lên. Năm

2008 tăng 5,53% sau đó tiếp tục tăng lên 36,23% vào năm 2009, trong 9 tháng

đầu năm 2010 tăng 65,45% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng

trưởng một phần là do khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi nên

khả năng hoàn trả vốn là rất cao. Một phần, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn

đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Những việc làm này đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả đạt được

trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

0

500000

1000000

1500000

2000000

2500000

3000000

2007 2008 2009 9T2010

Triệu đồng

Năm

Doanh số thu nợ

Page 64: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 63

4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Công tác thu nợ rất được chú trọng vì từ đó mà nguồn vốn được tái đầu

tư tín dụng nhằm bảo tồn vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong

Ngân hàng. Tương tự như doanh số cho vay, tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn

luôn ở mức cao so với tỷ trọng doanh số thu nợ trung và dài hạn trong cơ cấu

doanh số thu nợ.

Bảng 24: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long

2007 - 2009

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 25: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 14: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh

Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

a) Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn

Ý thức được tầm quan trọng của công tác thu nợ đối với hoạt động của

mình, Ngân hàng theo dõi kỹ các khoản vay và có nhiều biện pháp tích cực trong

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Ngắn hạn 1.592.699 1.672.980 2.126.045 80.281 5,04 453.065 27,08

Trung – dài hạn 114.713 128.836 328.626 14.123 12,31 199.790 155,07

TỔNG 1.707.412 1.801.816 2.454.671 94.404 5,53 652.855 36,23

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Ngắn hạn 1.403.190 2.425.698 1.022.508 72,87

Trung – dài hạn 285.458 368.227 82.769 28,30

TỔNG 1.688.648 2.793.925 1.105.277 65,45

6.72

93.28

7.15

92.85

13.39

86.61

13.18

86.82

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Ngắn hạn

Trung-dài han

Page 65: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 64

công tác thu nợ như phát mãi tài sản, trích lập dự phòng,...nên doanh số thu nợ

không ngừng tăng qua các năm . Đặc biệt đối với các khoản vay ngắn hạn thì có

nhiều thuận lợi hơn các khoản vay khác do thời hạn ngắn nên ít rủi ro hơn.

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình thu nợ ngắn hạn rất khả quan. Doanh

số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 đạt 1.672.989 triệu đồng tăng

5,04%, sang năm 2009 tăng 27,08% đạt được 2126.045 triệu đồng, trong 9 tháng

đầu năm 2010 ở mức 2.425.698 triệu đồng tăng 72,87% so với cùng kỳ năm

2009. Do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên doanh số thu nợ

cũng chiếm phần lớn tương ứng trong cơ cấu. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn

hạn tăng không cao trong năm 2008 là doanh số cho vay ngắn hạn trong năm đạt

thấp, giảm 13,86% so với năm 2007. Sang năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010,

tình hình kinh tế đã dần phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu

quả, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều

kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Bên cạnh

đó, sự gia tăng của doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian này làm cho doanh

số thu nợ một phần cũng tăng theo.

b) Phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn

Doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu

doanh số thu nợ. Tỷ trọng chiếm thấp nhất vào năm 2007 (chiếm 6,72%) và cao

nhất vào năm 2009 (chiếm 13,39%).

Theo bảng số liệu được cung cấp, ta thấy tình hình thu nợ trung và dài

hạn diễn biến khá tốt, theo xu hướng tăng dần. Năm 2008 tăng 12,31% thu được

128.836 triệu đồng, sang năm 2009 tiếp tục tăng mạnh đến 155,07% đạt mức

328.626 triệu đồng. 9 tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợ đạt 368.227 triệu

đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ

cấu nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng góp phần mang lại hiệu quả,

chất lượng tín dụng cho Chi nhánh trong công tác thu hồi nợ. Nhìn chung, sự gia

tăng doanh số thu nợ trung và dài hạn không nằm ngoài những nguyên nhân về

sự gia tăng doanh số cho vay và sự gia tăng doanh số thu nợ ngắn hạn. Có được

kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong

việc lựa chọn khách hàng, công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn,

đôn đốc khách hàng trả nợ nên có thể thu được vốn đã phát vay.

Page 66: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 65

4.3.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thời thành phần kinh tế

Công tác cho vay phải đi kèm với công tác thu nợ. Việc Ngân hàng mở

rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế thì công tác thu nợ cũng được

thực hiện tương tự. Đối với các thành phần kinh tế khác nhau việc trả nợ cũng

khác nhau. Nhưng nhìn chung thì công tác thu nợ đối với thành phần công ty CP

- TNHH và nhóm DNTN - CT thì thu nợ tăng qua các năm, các thành phần khác

thì có sự tăng giảm qua các năm.

Bảng 26: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 - 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 27: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 15: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh

Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

DNNN 198.365 178.866 399.869 - 19.499 - 9,83 221.003 123,56

CTCP-TNHH 891.256 975.812 1.099.612 84.556 9,49 123.800 12,69

DNTN-CT 617.791 647.138 955.190 29.347 4,75 308.052 47,60

TỔNG 1.707.412 1.801.816 2.454.671 94.404 5,53 652.855 36,23

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

DNNN 313.950 515.517 201.567 64,20

CTCP-TNHH 814.423 1.428.537 614.114 75,40

DNTN-CT 560.275 849.871 289.596 51,69

TỔNG 1.688.648 2.793.925 1.105.277 65,45

11.62

52.2

36.18

9.93

54.16

35.91

16.29

44.8

38.91

18.45

51.13

30.42

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

DNTN-CT

CTCP-TNHH

DNNN

Page 67: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 66

Đối với Doanh nghiệp nhà nước:

Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp này biến động liên tục, giảm

9,83% vào năm 2008 đạt mức 178.866 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 9,93%, rồi

tăng vọt vào năm 2009 với mức đạt được là 399.869 triệu đồng tăng 123,56% và

tỷ trọng tăng lên 16,29%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợ ở thành

phần này đạt mức 515.517 triệu đồng, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2009 và tỷ

trọng tiếp tục tăng lên 18,45% trong tổng cơ cấu.

Việc doanh số thu nợ tăng giảm ngoài việc phụ thuộc vào công tác thu

nợ của cán bộ tín dụng mà còn phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay của năm.

Sở dĩ công tác thu nợ thấp của năm 2008 cũng là do doanh số cho vay năm này

thấp hơn năm 2007. Tương tự ta thấy việc biến động của doanh số thu nợ cũng

khá tương đồng với sự biến động của doanh số cho vay. Doanh số thu nợ giảm

vào năm 2008 là do các dự án mới đầu tư chưa đến kỳ thu nợ nên Chi nhánh

chưa thể thu được. Hơn nữa, thời gian này các DNNN gặp nhiều khó khăn do bị

chi phối từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Một phần với quy mô hoạt động lớn nên

rủi ro phải đối mặt cũng không nhỏ đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm khả

năng trả nợ cho Chi nhánh. Năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ

diễn biến tốt hơn vì các DNNN được sự hỗ trợ của Chính phủ kết hợp với chính

sách quản lý điều hành kịp thời hợp lý nên đã mang lại hiệu quả kinh doanh cao,

góp phần trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh.

Đối với Công ty Cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn:

Đây là loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với Ngân hàng,

tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này chiếm khoảng 50% tín dụng của

Ngân hàng. Vì vậy muốn công tác thu nợ đạt nhiều thành công thì Ngân hàng

nên có chiến lược riêng tập trung vào loại hình này. Tình hình thu nợ các năm

qua diễn biến tốt, tăng dần qua các năm, riêng trong 9 tháng đầu năm 2010 tình

hình thu nợ đã có bước tiến nổi bậc, doanh số thu nợ vượt qua doanh số cho vay

145.097 triệu đồng. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 975.812 triệu đồng

tăng 9,49% so với năm 2007, sang năm 2009 tiếp tục tăng 12,69% với mức đạt

được là 1.099.612 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 doanh số thu nợ ở

thành phần này chiếm tỷ lệ 51,13% tăng tới 75,4% so với cùng kỳ năm 2009, đạt

mức 1.428.537 triệu đồng và lớn hơn cả doanh số cho vay 9 tháng đầu năm 2010.

Page 68: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 67

Nhìn chung, sự tăng nhẹ vào năm 2008 là do các doanh nghiệp còn gặp

không ít khó khăn từ nền kinh tế xã hội: lạm phát bùng nổ, bệnh dịch tràn lan,…

Sang năm 2009, nền kinh tế đang trên đà phục hồi nên tình hình sản xuất, kinh

doanh của các doanh nghiệp khả quan hơn cùng với sự giúp đỡ của Chính phủ về

hỗ trợ lãi suất cho vay nên các doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư, sinh lợi, trả

nợ cho Chi nhánh, cũng chính vì thế doanh số thu nợ đã tăng cao trong 9 tháng

đầu năm 2010. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh chú trọng cho vay đối với

các dự án khả thi, có phương án kinh doanh rõ ràng, sử dụng vốn hiệu quả, khả

năng thu hồi nợ cao. Hơn nữa các thành phần kinh tế này làm ăn ngày càng hiệu

quả kết hợp với sự theo dõi, kiểm tra giám sát, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở

khách hàng của các cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ ngày càng tăng.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá thế:

Việc thu hồi nợ đối với khách hàng này cũng đạt kết quả khá khả quan.

Doanh số thu nợ có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối

cao trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ (trên 30% chỉ sau CTCP – TNHH). Năm

2008 thu nợ ở thành phần này đạt 647.138 triệu đồng tăng 4,75%, sang năm 2009

doanh số tăng vọt lên 47,6% với số tiền đạt được 955.190 triệu đồng và chiếm tới

38,91% tổng doanh số thu nợ. Trong 9 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ đạt

849.871 triệu đồng tăng 51,69% so với cùng kỳ năm 2009.

Nguyên nhân công tác thu nợ đối với thành phần này có sự tăng trưởng

như vậy đó là do công tác thẩm định đối với khách hàng này là rất kỹ lưỡng, chỉ

những doanh nghiệp tư nhân và cá thể có nguồn tài chính đủ đảm bảo thu hồi nợ

thì Ngân hàng mới cho vay nên thu hồi nợ cũng tương đối dễ dàng. Cuối năm

2009 chính phủ có động thái hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, nên nhiều doanh nghiệp được vay vốn mà thời hạn

trả sang năm 2010. Bên cạnh đó, khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và

sinh lợi nên có khả năng hoàn trả vốn và lãi đúng hạn. Mặt khác, các doanh

nghiệp và hộ sản xuất tranh thủ trả gốc sớm để vay lại với lãi suất ưu đãi hơn. Vì

vậy cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ điều tăng cao trong thời gian năm

2009 và 9 tháng đầu năm 2010.

Page 69: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 68

4.3.2.3. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Trong các ngành kinh tế mà Ngân hàng có quan hệ tín dụng thì quan hệ

tín dụng của Ngân hàng trong lĩnh vực thủy sản chiếm thị phần cao trong tín

dụng cao của Ngân hàng, tiếp đến là lĩnh vực thương mại, công nghiệp xây dựng

và thấp hơn cả là lĩnh vực nông nghiệp.

Bảng 28: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 - 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 29: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 16: Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 – 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Nông nghiệp 211.115 125.041 174.984 - 86.074 - 40,77 49.943 39,94 Công nghiệp,xây dựng 311.855 553.699 780.362 241.844 77,55 226.663 40,94 Thủy sản 922.683 900.106 933.584 - 22.577 - 2,45 33.478 3,72 Thương mại 261.759 222.970 565.741 - 38.789 - 14,82 342.771 153,73

TỔNG 1.707.412 1.801.816 2.454.671 94.404 5,53 652.855 36,23

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Nông nghiệp 152.726 209.899 57.173 37,44 Công nghiệp,xây dựng 542.457 1.092.004 549.547 101,31 Thủy sản 668.867 804.216 135.349 20,24 Thương mại 324.598 687.806 363.208 111,89

TỔNG 1.688.648 2.793.925 1.105.277 65,45

12.3618.26

54.04

15.34

6.94

30.73

49.96

12.37

7.13

31.79

38.03

23.05

7.51

39.09

28.78

24.62

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Nông nghiệp Công nghiệp,xây dựng Thủy sản Thương mại

Page 70: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 69

Đối với ngành nông nghiệp:

Đây là lĩnh vực có doanh số thu nợ thấp nhất so với các lĩnh vực khác, do

doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2007 tổng

doanh số thu nợ là 211.115 triệu đồng, sang năm 2008 là 125.041 triệu đồng

giảm 40,77% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số thu nợ ở ngành này đạt

174.984 triệu đồng tăng 39,94%. Sang năm 2010 thu nợ trong hoạt động nông

nghiệp tăng do các khoản nợ của năm trước tới hạn trả nợ và Ngân hàng đã thu

được nợ, cụ thể 9 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ đạt 209.899 triệu đồng

tăng 37,44% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm tỷ lệ 7,51% trong tổng doanh số

thu nợ của ngành. Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong năm 2008 giảm

do tình hình kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến

ngành nông nghiệp của tỉnh, bên cạnh đó trong năm này ngành nông nghiệp cũng

gặp nhiều khó khăn thiên tai dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, lỡ mòm lông

móng, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả… đã ảnh hưởng

đến hiệu quả nuôi trồng của người nông dân. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nợ

của Ngân hàng. Nhìn chung thì doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ

lệ dưới 10% trong tổng doanh số (ngoại trừ năm 2007 là 12,36%). Nhưng việc

chiếm tỷ lệ thấp đó cũng không làm ta lo ngại vì khi nhìn lại doanh số cho vay

trong lĩnh vực này thì đó cũng khá hợp lý.

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng:

Là ngành chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số thu nợ, và có xu

hướng phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao, cho thấy hướng phát triển trong

khối ngành này ngày càng mạnh mẽ. Năm 2007 doanh số thu nợ của ngành là

311.855 triệu đồng chiếm tỷ lệ 18,26%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt được

553.699 triệu đồng, tăng tới 77,55% so với năm 2007 và chiếm tỷ lệ 30,73%.

Sang năm 2009, doanh số này tiếp tục tăng 40,94% và đạt mức 780.362 triệu

đồng. Năm 2010 thì thu nợ trong lĩnh vực này tăng rất mạnh, 9 tháng đầu năm tỷ

lệ thu nợ của công nghiệp, xây dựng chiếm 39,09% cao nhất so với các ngành

còn lại với số tiền thu được là 1.092.004 triệu đồng tăng tới 101,31% so với cùng

kỳ năm 2009. Sự gia tăng doanh số thu nợ đối với ngành công nghiệp, xây dựng

liên tục qua các năm là tương đồng với sự gia tăng doanh số cho vay của ngành.

Việc phát triển mạnh tỷ trọng thu nợ của ngành này chứng tỏ sự lớn mạnh của

Page 71: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 70

khối ngành này trong nền kinh tế, đây là lĩnh vực khách hàng có thể tin tưởng

vào Ngân hàng và là ngành trọng tâm trong tương lai.

Đối với ngành thủy sản:

Thu nợ trong ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số

thu nợ của Ngân hàng nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007 thu

nợ đạt 922.683 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54,04%, sang năm 2008 thu được 900.106

triệu đồng giảm 2,45% so với năm 2007 và tỷ trọng cũng giảm xuống còn

49,96%. Năm 2009 doanh số thu nợ của ngành thủy sản tăng 3,72%, đạt mức

933.584 triệu đồng nhưng tỷ trọng vẫn giảm, chiếm 38,03%. Theo thống kê mới

nhất của 9 tháng đầu năm 2010 thì tỷ trọng thu nợ của ngành thủy sản tiếp tục

giảm và không còn là ngành có doanh số thu nợ cao nhất, tỷ lệ chỉ còn 28,78%

đứng sau ngành công nghiệp xây dựng, doanh số thu nợ đạt 804.216 triệu đồng.

Nguyên nhân tỷ trọng trong ngành này ngày càng giảm là do về yếu tố giá cả thất

thường trên thị trường, người nuôi cá không có được lợi nhuận, thậm chí bị lỗ,

nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng hạn chế

cho vay đối hoạt động ngành thủy sản.

Đối với ngành thương mại:

Thu hồi nợ biến động tăng giảm qua các năm nhưng có xu hướng chung là

tăng và chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng thu nợ. Năm 2008 doanh số thu nợ là

222.970 triệu đồng giảm 14,82% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số này tăng

lên 565.741 triệu đồng tăng vọt lên 153,73% so với năm 2008 chiếm tỷ lệ

23,05%. Đến năm 2010 doanh số thu nợ của ngành được dự báo tiếp tục tăng, chỉ

9 tháng đầu năm doanh số thu nợ đã đạt 687.806 triệu đồng vượt 122.065 triệu

đồng doanh số thu nợ cả năm 2009 và chiếm tỉ lệ 24,62%. Với chủ trương chú

trọng đầu tư phát triển thương mại tỉnh nhà, hoạt động thương mại của tỉnh phát

triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thương mại làm ăn

hiệu quả có lợi nhuận cao nên công tác thu nợ cũng tương đối dễ dàng.

Nhìn chung, tình hình thu nợ của Chi nhánh qua các năm là tương đối

tốt. Kết quả này phần nhiều là nhờ vào sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp

có nguồn vốn để kinh doanh, sản xuất nên làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ

đúng hạn làm công tác thu nợ tăng. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tập trung cho

vay ngắn hạn nên thời gian hoàn vốn nhanh. Đồng thời cán bố tín dụng cũng

Page 72: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 71

công tác tốt trong việc xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư khả thi, thường

xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng

hạn nên khả năng thu hồi vốn khá cao.

4.3.3. Phân tích dƣ nợ tại BIDV Vĩnh Long

Dư nợ là số tiền Ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ

tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất

định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của

Ngân hàng.Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy

mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ. Cùng với sự tăng lên không ngừng

của doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên.

Hình 17: Dƣ nợ tại BIDV Vĩnh Long

Tình hình dư nợ của Chi nhánh qua các năm tuy có nhiều biến động

nhưng nhìn chung là khá tốt. Giảm 3,26% vào năm 2008 nhưng sang năm 2009

tăng lên 74,64%, trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng 29,92% so với cùng kỳ 2009.

Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn vì dư nợ trung và dài

hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian hoàn vốn lâu hơn. Nguyên nhân sự tăng

trưởng này là nhờ chính sách hợp lý của Ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ

mới đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng loại khách hàng làm cho cả doanh số cho

vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao. Do đó tình hình dư nợ của Chi

nhánh cũng tăng theo.

4.3.3.1. Phân tích dƣ nợ theo thời hạn tín dụng

Nhìn chung dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn tại Chi nhánh liên tục

tăng, tuy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm ít hơn nhưng đó là nguồn vốn

quan trọng đối với người dân. Như vậy, khả năng về nhu cầu vốn trung và dài

hạn còn rất lớn đối với người dân.

0

500000

1000000

1500000

2000000

2007 2008 2009 9T2010

Triệu đồng

Năm

Doanh số dư nợ

Page 73: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 72

Bảng 30: Tình hình dƣ nợ theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long 2007 - 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 31: Tình hình dƣ nợ theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 18: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long từ năm

2007 – 9 tháng đầu năm 2010

a) Phân tích dư nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế trong

cơ cấu dư nợ vì với thời hạn ngắn Chi nhánh sẽ gặp ít rủi ro hơn trong các dự án

đầu tư. Thời gian càng dài càng chịu nhiều biến động, năm 2008 giảm 24,06%,

sang năm 2009 lại tăng vọt đến 110,72%. Tính đến tháng 9 năm 2010 thì dư nợ

ngắn hạn đạt ở mức cao 1.010.867 triệu đồng, gần bằng năm 2009, tăng 21,03%

so với cùng kỳ năm 2009, chứng tỏ quy mô tín dụng ngày càng mở rộng và chỉ

tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2010 có thể đạt được. Quan hệ tín dụng của

Ngân hàng hình thành đối với tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các ngành

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Ngắn hạn 634.478 481.814 1.015.288 - 152.664 - 24,06 533.474 110,72

Trung – dài hạn 319.403 404.974 596.280 121.571 38,06 155.306 35,22

TỔNG 953.881 922.788 1.611.568 - 31.093 - 3,26 688.780 74,64

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Ngắn hạn 835.239 1.010.867 175.628 21,03

Trung – dài hạn 526.879 758.840 231.961 44,03

TỔNG 1.362.118 1.769.707 407.589 29,92

33.48

66.52

47.79

52.21

37

63

42.88

57.12

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Ngắn hạn

Trung-dài hạn

Page 74: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 73

nghề khác nhau. Sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là tất yếu bởi vì doanh số cho

vay ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay.

Riêng năm 2008, dư nợ ngắn hạn giảm là do nền kinh tế có nhiều biến động,

thiên tai dịch bệnh hoành hành làm cho doanh số cho vay giảm đồng thời dư nợ

cũng giảm tương ứng trong thời gian này.

b) Phân tích dư nợ trung và dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn có biến động nhẹ, tốc độ tăng khá ổn định. Năm

2008 dư nợ trung và dài hạn đạt 404.974 triệu đồng tăng 38,06% và tăng 35,22%

vào năm 2009, trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 758.840 triệu đồng tăng 44,03%

so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu (cao

nhất là 47,79% trong năm 2008) nhưng dư nợ trung và dài hạn cũng góp phần

vào tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Có được kết quả khả quan này là do Chi

nhánh đã mở rộng nhiều hình thức cho vay làm cho doanh số cho vay trung và

dài hạn tăng trưởng liên tục qua các năm. Đồng thời, do các thành phần và ngành

nghề kinh tế trong vùng sử dụng vốn đúng mục đích, có những dự án khả thi, trả

nợ đúng hạn nên Ngân hàng không ngần ngại khi cho vay. Mặc khác, Ngân hàng

thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung hạn một mặt để sử

dụng có hiệu quả vốn huy động nguồn vốn trung hạn, mặc khác để tăng cao lợi

nhuận hoạt động. Các khoản nợ vay trung hạn lũy kế cộng dồn qua các năm tăng

lên làm cho tổng dư nợ tăng. Những điều này đã góp phần làm doanh số dư nợ

trung và dài hạn tăng liên tục qua các năm.

4.3.3.2. Phân tích dƣ nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng dần qua các năm,

cũng như cho vay theo thành phần kinh tế, thì dư nợ tăng mạnh nhất và chiếm tỷ

trọng cao nhất là các công ty Cổ phần và trách nhiệm hữu hạn vì các doanh

nghiệp này có nhu cầu mở rộng sản xuất cao nên nhu cầu vốn tăng, cộng thêm

việc kinh doanh có phần thuận lợi nên họ mạnh dạn đầu tư tiếp cho năm sau và

Ngân hàng cũng đã tăng trưởng dư nợ cho các đối tượng này nên làm cho dư nợ

của loại hình doanh nghiệp này tăng lên đáng kể.

Page 75: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 74

Bảng 32: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 – 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 33: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 19: Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

Đối với Doanh nghiệp nhà nước:

Dư nợ đối với loại hình DNNN giảm 25,1% vào năm 2008 ở mức

187.639 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,33% và tăng trở lại với tốc độ 21% ở mức

227.048 triệu đồng vào năm 2009 nhưng tỷ trọng giảm còn 14,09%. Trong 9

tháng đầu năm 2010, dư nợ ở mức 251.652 triệu đồng giảm 3,15% so với cùng

kỳ năm 2009 với tỷ trọng 14,22%. Năm 2008 dư nợ giảm là vì doanh số cho vay

giảm do ảnh hưởng từ những tác động bất lợi của nền kinh tế, gây khó khăn cho

hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, trong khi doanh số thu nợ đạt cao do

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

DNNN 250.519 187.639 227.048 - 62.880 - 25,10 39.409 21,00

CTCP-TNHH 458.147 342.016 731.582 - 116.131 - 25,35 389.566 113,90

DNTN-CT 245.215 393.133 652.938 147.898 60,31 259.805 66,09

TỔNG 953.881 922.788 1.611.568 - 31.093 - 3,26 688.780 74,64

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

DNNN 243.971 251.652 7.681 3,15

CTCP-TNHH 632.455 753.547 121.092 19,15

DNTN-CT 485.782 764.508 278.726 57,38

TỔNG 1.362.118 1.769.707 407.589 29,92

26.26

48.03

25.71

20.33

37.06

42.61

14.09

45.39

40.52

14.22

42.58

43.2

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

DNTN-CT

CTCP-TNHH

DNNN

Page 76: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 75

thu về được những khoản vay chưa đến hạn thu của năm trước. Vì thế, dư nợ

năm 2008 giảm sút. Trong năm 2009, với sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc cho

vay hỗ trợ lãi suất nên doanh số cho vay tăng cao khiến dư nợ tăng trong năm

2009. Sang 9 tháng đầu năm 2010, công tác thu nợ được thực hiện tốt, doanh số

thu nợ tăng cao (64,2%), tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho

vay (doanh số cho vay tăng 35,1%) nên trong thời gian này dư nợ chỉ tăng nhẹ.

Đối với công ty Cổ phần và công ty Trách nhiệm hữu hạn:

Dư nợ ở thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm trên 37%),

tình hình dư nợ biến động thuận chiều với các DNNN. Dư nợ giảm 25,35% vào

năm 2008 ở mức 342.016 triệu đồng rồi lại tăng 113,9% vào năm 2009 ở mức

731.582 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 tiếp tục tăng 19,15% so với

cùng kỳ năm 2009 ở mức 753.547 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42,58%. Năm 2008

do tình hình chung của nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động bất

ổn nên gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp, sức tiêu thụ giảm. Do đó, tình

hình sản xuất có phần chậm lại, nhu cầu vốn cũng giảm theo kéo theo dư nợ

giảm. Về nguyên nhân tăng vọt dư nợ vào năm 2009 là do để tăng trưởng tín

dụng, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn nên Chính phủ đã có

gói kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ lãi suất cho vay nên các doanh nghiệp có nhu cầu

vay vốn nhiều hơn. Đến 9 tháng đầu năm 2010 thì tỷ trọng dư nợ của thành phần

này trong tổng dư nợ đã giảm xuống thấp nhất trong các năm qua còn 42,58%

(trừ năm 2008 chiếm 37,06%), điều này cho thấy tình hình dư nợ ở thành phần

này đã chuyển biến theo chiều hướng tốt nhưng vẫn còn ở mức cao.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá thể:

Dư nợ ở loại hình này có xu hướng tăng lên qua các năm và ở mức cao,

tăng với tốc độ 60,31% vào năm 2008 ở mức 393.133 triệu đồng rồi lại tăng

66,09% vào năm 2009 ở mức 652.938 triệu đồng, trong 9 tháng đầu năm 2010 dư

nợ ở mức 764.508 triệu đồng tiếp tục tăng 57,38% so với cùng kỳ năm 2009. Tỷ

trọng dư nợ ở thành phần này cũng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2008

chiếm 42,61% sang 9 tháng đầu năm 2010 là 43,2%. Nhìn chung, sự tăng dần

qua các năm là do doanh số thu nợ luôn nhỏ hơn doanh số cho vay nên đã đẩy dư

nợ ngày càng tăng lên với tỷ trọng tăng tương ứng theo. Tốc độ tăng cao vào năm

2009 phần nhiều là do tác động của Chính phủ với gói kích cầu, cho vay hỗ trợ

Page 77: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 76

lãi suất nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng như hộ cá thế tăng lên.

Tốc độ tăng trong 9 tháng đầu năm 2010 cũng rất cao do doanh số cho vay đạt

mức cao nhưng thu hồi về không đủ nên dư nợ tăng lên.

4.3.3.3. Phân tích dƣ nợ theo ngành kinh tế

Trong tổng dư nợ của Ngân hàng thì dư nợ của ngành công nghiệp,

xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 50%) tiếp đến là ngành thủy sản, ngành

thương mại và cuối cùng là ngành nông nghiệp, cùng với sự phát triển mạnh của

thương mại thì dư nợ đối với ngành này không ngừng tăng.

Bảng 34: Dƣ nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 35: Dƣ nợ theo ngành kinh tế BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 20: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%) Nông nghiệp 81.530 81.310 122.136 - 220 - 0,01 40.826 50,21 Công nghiệp,xây dựng 554.891 485.123 858.166 - 69.768 - 12,57 373.043 76,90 Thủy sản 215.990 212.494 364.658 - 3.496 - 1,62 152.164 71,61 Thương mại 101.470 143.861 266.608 42.391 41,78 122.747 85,32

TỔNG 953.881 922.788 1.611.568 - 31.093 - 3,26 688.780 74,64

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Nông nghiệp 80.254 118.750 38.496 47,97 Công nghiệp,xây dựng 759.016 823.065 64.049 8,44 Thủy sản 294.654 183.470 - 111.184 - 37,73 Thương mại 228.194 644.422 416.228 182,40

TỔNG 1.362.118 1.769.707 407.589 29,92

8.55

58.17

22.64

10.64

8.81

52.57

23.03

15.59

7.58

53.25

22.63

16.54

6.71

46.51

10.37

36.41

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Thương mại

Thủy sản

Công nghiệp,xây dựng

Nông nghiệp

Page 78: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 77

Đối với ngành nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp khoảng dưới 9% dư nợ tín dụng

hàng năm, và có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng. Nhìn chung hàng năm dư nợ tín

dụng của ngành nông nghiệp tăng, nhưng mức tăng gần bằng với các ngành khác

cộng với việc tỷ trọng nhỏ nên dư nợ sẽ chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ,

khó có sự đột phá. Như năm 2008 dư nợ đạt 81.310 triệu đồng gần như không có

biến động so với năm 2007, giảm nhẹ 220 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 8,81% tổng

dư nợ, đó là tỷ trọng cao nhất trong 3 năm 2007-2009 và cả 9 tháng đầu năm

2010. Năm 2009 thì dư nợ có tăng 50,21% so với năm 2008 và đạt 122.136 triệu

đồng nhưng cũng chỉ chiếm 7,58% tổng dư nợ. Còn tới tháng 9 năm 2010 dư nợ

là 118.750 triệu đồng tăng 8,44% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 6,71%.

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng:

Ngành công nghiệp, xây dựng là ngành có dư nợ cao nhất so với các ngành

khác. Dư nợ cũng tăng giảm qua các năm nhưng mức tăng thì cao hơn mức giảm

nên nhìn chung thì tăng. Năm 2007 dư nợ là 554.891 triệu đồng chiếm 58,17%

tổng dư nợ. Đến năm 2008 dư nợ là 485.123 triệu đồng, giảm 12,57% so với năm

trước. Năm 2009 dư nợ là 858.166 triệu đồng tăng 76,9% so với năm 2008. 9

tháng đầu năm 2010 dư nợ của ngành công nghiệp, xây dựng vẫn ở mức cao là

823.065 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 46,51%. Nguyên nhân dư nợ ngành công

nghệp, xây dựng giảm vào năm 2008 là do doanh số cho vay trong năm thấp hơn

doanh số thu nợ (thấp hơn 69.768 triệu đồng). Trong năm 2009, doanh số cho

vay tăng trưởng mạnh (tăng 138,34%) trong khi doanh số thu nợ không theo kịp

(chỉ tăng 40,94%) kéo theo dư nợ tăng cao trong 2009. Sang 9 tháng đầu năm

2010, công tác thu nợ được thực hiện tốt, bên cạnh đó doanh số cho vay và doanh

số thu nợ tăng trưởng gần như tương đồng nhau cho nên dư nợ chỉ tăng nhẹ trong

thời gian này.

Đối với ngành thủy sản:

Ngành thủy sản là ngành có tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ nhưng

có xu hướng giảm qua các năm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sự biến động giảm

của dư nợ. Cụ thể năm 2007 dư nợ là 215.990 triệu đồng chiếm tỷ lệ 22,64%.

Năm 2008 dư nợ là 212.494 triệu đồng giảm 1,62% so với năm 2007. Đến năm

2009 dư nợ lại tăng 71,61%. Sang năm 2010 thì tỷ trọng của ngành thủy sản

Page 79: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 78

giảm đột biến, dư nợ của 9 tháng đầu năm là 183.470 triệu đồng chỉ chiếm

10,37% tổng dư nợ. Sự biến động của dư nợ thủy sản cuối năm cho thấy sự thất

thường của ngành thủy sản dẫn tới quy mô tín dụng trong lĩnh vực bị thu hẹp.

Đối với ngành thương mại:

Hoạt động thương mại của tỉnh nhà được đầu tư và ngày càng phát triển

tốt vì thế dư nợ trong lĩnh vực này cũng tăng nhưng sự biến động không được rõ

ràng. Năm 2007 dư nợ là 101.470 triệu đồng chiếm chỉ 10,64%. Năm 2008 dư nợ

tiếp tăng 41,78% và đạt 143.861 triệu đồng. Đạt được kết quả này là điều hết sức

nổi bậc của ngành thương mại, trong khi vào năm 2008 hầu hết các ngành kinh tế

đều gặp nhiều khó khăn, dư nợ giảm sút thì ngành thương mại lại có sự tăng

trưởng vững chắc. Đến năm 2009 dư nợ là 266.608 triệu đồng tăng 85,31%.

Ngược lại với sự giảm sút của ngành thủy sản thì dư nợ ngành thương mại lại

tăng rất mạnh mẽ vào 9 tháng đầu năm 2010, dư nợ đã đạt mức 644.422 triệu

đồng, vượt dư nợ cả năm 2009 và tăng 182,4% so với cùng kỳ năm 2009 chiếm

tỷ lệ cao nhất trong các năm 2007, 2008 và 2009 chiếm 36,41%% tổng dư nợ

(vượt qua ngành thủy sản và đứng thứ 2 chỉ sau ngành công nghiệp, xây dựng).

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ ngành thương mại cho thấy tiềm năng phát

triển của ngành này ngày càng được biểu hiện. Do đó doanh số cho vay đối với

ngành thương mại không ngừng tăng qua các năm và đó cũng là nguyên nhân

dẫn đến dư nợ của ngành tăng cao.

Tóm lại, trong thời gian qua, tình hình dư nợ của BIDV Vĩnh Long có

nhiều biến động phức tạp qua từng giai đoạn cũng như trong từng thành phần và

ngành nghề kinh tế. Có thể nói nguyên nhân chính của sự giảm sút không gì khác

hơn là do sự chi phối từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với những bất

lợi do thiên nhiên gây ra, lũ lụt, bệnh dịch,… Về sự tăng lên của dư nợ thì phần

nhiều là nhờ vào chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ nên đã đẩy

mạnh nhu cầu vay vốn trong các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế.

Bên cạnh đó, tại địa phương phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất

trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư, mà đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Chi

nhánh. Bên cạnh việc xem xét dư nợ của Ngân hàng ta cần chú ý đến rủi ro mà

Ngân hàng gánh chịu với mức dư nợ đó, mặc dù mức dư nợ đó cao nhưng rủi ro

mà Ngân hàng phải gánh chịu nằm trong khoảng có thể chấp nhận được thì mức

Page 80: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 79

dư nợ đó vẫn là tốt vì nó thể hiện đuợc quy mô, khả năng đáp ứng nhu cầu về

vốn cho khách hàng cao. Dư nợ của BIDV Vĩnh Long mấy năm qua tăng do

Ngân hàng mở rộng thị phần tăng trưởng tín dụng, cho vay nhiều nên dư nợ cũng

cao. Ngân hàng nên theo dõi mức rủi ro hợp lý trước khi quyết định tăng trưởng

dư nợ để làm cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn

4.3.4. Phân tích tình hình nợ xấu tại BIDV Vĩnh Long

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu

cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân

hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp

để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với

nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Hình 21: Nợ xấu tại BIDV Vĩnh Long

Năm 2007, nợ xấu là 9.159 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn chiếm

86,10%. Năm 2008, nợ xấu tăng lên 14.148 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn

chiếm 81,86%. Như vậy, trong năm 2008, nợ xấu tăng đáng kể so với năm 2007

nguyên nhân là do năm này tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động không

nhỏ đến nền kinh tế làm giảm hiệu quả tín dụng của Chi nhánh.

Đến năm 2009, tình hình nợ xấu đã gia tăng đột biến, lên đến 40.789

triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao là 74,17%. Với tốc

độ tăng đột biến này là dấu hiệu không tốt trong hoạt động tín dụng của Chi

nhánh, thể hiện Chi nhánh đang gặp khá nhiều khó khăn. Trong 9 tháng đầu năm

2010, nợ xấu tăng lên 54.435 triệu đồng, tốc độ tăng đã giảm xuống, chỉ tăng

61,15% so với cùng kỳ năm 2009. Có được điều này là do đội ngũ cán bộ tín

dụng cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo, Chi nhánh đã từng bước

làm hạ tốc độ tăng của nợ xấu trong năm 2009.

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

2007 2008 2009 9T2010

Triệu đồng

Năm

Nợ xấu

Page 81: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 80

4.3.4.1. Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của dư nợ, nợ quá hạn, thì nợ xấu

của BIDV Vĩnh Long trong những năm qua cũng có nhiều biến động. Dư nợ cho

vay, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất nên nợ xấu ngắn hạn cũng

chiếm số lượng lớn nhất (trên 74%).

Bảng 36: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long

2007 - 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 37: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

( Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 22: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long

a) Phân tích nợ xấu ngắn hạn:

Nhìn vào số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn diễn biến không tốt có xu

hướng tăng qua các năm, tăng 48,86% vào năm 2008 ở mức 11.581 triệu đồng,

tăng mạnh 161,24% vào năm 2009, tiếp tục tăng 64,73% trong 9 tháng đầu năm

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Ngắn hạn 7.886 11.581 30.254 3.695 46,86 18.673 161,24

Trung – dài hạn 1.273 2.567 10.536 1.294 101,65 7.968 310,40

TỔNG 9.159 14.148 40.790 4.989 54,47 26.642 188,31

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Ngắn hạn 25.348 41.757 16.409 64,73

Trung – dài hạn 8.432 12.678 4.246 50,36

Tổng 33.780 54.435 20.655 61,15

13.9

86.1

18.15

81.85

25.83

74.17

23.29

76.71

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Ngắn hạn

Trung-dài hạn

Page 82: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 81

2010 so với cùng kỳ năm 2009 ở mức là 41.757 triệu đồng. Trong đó, tỷ trọng nợ

xấu ngắn hạn luôn ở rất cao, cao nhất là vào năm 2007 chiếm tới 86,1% và thấp

nhất là vào năm 2009 chiếm 74,17%. Nợ xấu tăng nhanh một phần là do phía

người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng

làm cho nợ xấu tăng, một phần là do tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng quá

nhanh vì thế không thể tránh tác động đến nợ xấu.

b) Phân tích nợ xấu trung và dài hạn:

Cũng tương tự như ngắn hạn thì nợ xấu năm 2008 ở mức 2.567 triệu đồng

tăng 101,65%, sang năm 2009 tăng 310,40% và trong 9 tháng đầu năm 2010 tiếp

tục tăng 50,36% so với cùng kỳ năm 2009 ở mức là 12.678 triệu đồng. Ngoài ra,

tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng dần, cao nhất chiếm

25,83% vào năm 2009 và thấp nhất chiếm 13,9% vào năm 2007. Nợ xấu trung và

dài hạn không ngừng tăng là do Ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu theo quyết

định của NHNN số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và có hiệu

lực vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 nên có những khoản nợ gia hạn trước đây

chuyển vào các nhóm nợ 3, 4, 5 làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Bên cạnh đó, tình hình

dư nợ trung và dài hạn tăng liên tục qua các năm làm cho nợ xấu tăng theo.

Những món vay nợ trung và dài hạn với thời gian dài hơn thường chứa đựng

nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên với lượng nợ xấu thấp như vậy cũng không làm ảnh

hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng đã đề ra.

4.3.4.2. Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế

Khi xem xét nợ xấu phân theo thành phần kinh tế thì ta thấy đối

tượng nợ xấu chủ yếu phát sinh từ CTCP-TNHH và DNNN, qua các năm nợ xấu

của các đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao.

Bảng 38: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 - 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

DNNN 3.016 4.699 13.810 1.683 55,80 9.111 193,89

CTCP-TNHH 5.108 8.022 23.194 2.914 57,05 15.172 189,13

DNTN-CT 1.035 1.427 3.786 392 37,87 2.359 165,31

TỔNG 9.159 14.148 40.790 4.989 54,47 26.642 188,31

Page 83: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 82

Bảng 39: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 23: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

Đối với Doanh nghiệp nhà nước:

Nợ xấu đối với DNNN không ngừng tăng và tỷ trọng cũng có xu hướng

tăng qua các năm. Năm 2007, nợ xấu là 3.016 triệu đồng, bước sang năm 2008

thì nợ xấu đã tăng lên đạt mức 4.699 triệu đồng, tăng 55,8% so với năm 2007 và

chiếm 33,21% tổng nợ xấu. Đến năm 2009, nợ xấu của các DNNN tăng lên đạt

13.810 triệu đồng tăng tới 193,89% so với năm 2008. 9 tháng đầu năm 2010 thì

nợ xấu cũng ở mức cao 19.304 triệu đồng, tăng 65,03% so với cùng kỳ năm 2009

với tỷ trọng tiếp tục tăng lên 35,46%%. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp

Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, công tác điều hành yếu kém dẫn đến thua lỗ

trong sản xuất kinh doanh nên không thể trả nợ cho Ngân hàng, tình trạng nợ

trong thời gian dài làm cho nợ xấu ở thành phần kinh tế này tăng cao.

Đối với công ty Cổ phần và công ty Trách nhiệm hữu hạn:

Nợ xấu của thành phần kinh tế này cũng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng

cao nhất trong cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu

là 5.108 triệu đồng thì sang năm 2008 là 8.022 triệu đồng tăng 57,05% so với

năm 2007, chiếm tỷ trọng 56,7%. Đến năm 2009, nợ xấu tăng vọt và đạt 23.194

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

DNNN 11.697 19.304 7.607 65,03

CTCP-TNHH 18.431 29.798 48.229 61,67

DNTN-CT 3.652 5.333 1.681 46,03

Tổng 33.780 54.435 20.655 61,15

32.93

55.77

11.3

33.21

56.7

10.09

33.86

56.86

9.28

35.46

54.74

9.8

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

DNTN-CT

CTCP-TNHH

DNNN

Page 84: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 83

triệu đồng, tăng 189,13%. Trong 9 tháng đầu năm 2010, nợ xấu của doanh

nghiệp là 29.798 tăng 61,67% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 54,74% tổng

nợ xấu. Nguyên nhân là do có một số công ty làm ăn thua lỗ, không bán được sản

phẩm nên không thu hồi được vốn để trả nợ cho Ngân hàng làm nợ xấu đối với

thành phần này tăng lên. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu của doanh nghiệp

CTCP-TNHH chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ xấu của Ngân hàng, chiếm trên 54%

và luôn tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với loại

hình này giảm sút. Vì vậy để hoạt động tín dụng Ngân hàng đảm bảo, thì cùng

với việc mở rộng hoạt động tín dụng thì công tác thẩm định là rất quan trọng.

Ngân hàng nên tránh việc cho vay tràn lan và phải cân nhắc từng đối tượng, việc

này chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ tín dụng.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá thể:

Nhìn chung nợ xấu của DNTN - CT luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm

2007 nợ xấu là 1.035 triệu đồng thì sang năm 2008 nợ xấu đã tăng lên đáng kể

đạt 1.427 triệu đồng, tăng 37,87%. Đến năm 2009, nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao,

đạt 3.786 triệu đồng tăng 165,31% và chiếm tỷ trọng 9,28%. Trong 9 tháng đầu

năm 2010, nợ xấu là 5.333 triệu đồng, tăng 46,03% với tỷ trọng chiếm 9,8% tổng

nợ xấu. Nguyên nhân là do có một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động

chưa ổn định, làm ăn thua lỗ nên không đủ vốn để trả nợ cho Ngân hàng làm cho

nợ xấu của nó luôn tăng. Ngoài ra, thiên tai bệnh dịch hoành hành cũng là

nguyên nhân làm cho công tác thu nợ gặp khó khăn, dẫn đến nợ xấu trong thời kỳ

này tăng đột biến. Do đó Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực như thẩm

định một cách chính xác các dự án kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay,

đôn đốc các khách hàng trả nợ đúng hạn.... để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp

nhất tránh ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

4.3.4.3. Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế

Nhìn chung nợ xấu của từng ngành khác nhau biến động không ổn

định qua các năm, giảm trong năm 2008, tăng trở lại vào năm 2009, và 9 tháng

đầu năm 2010 tăng mạnh. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng

cao trong tổng nợ xấu nhưng có xu hướng giảm dần, ngành thủy sản và thương

mại đang tăng về tỷ trọng nợ xấu, dự báo sự khó khăn trong hoạt động tín dụng

của ngành này. Cụ thể từng ngành như sau:

Page 85: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 84

Bảng 40: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Bảng 41: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hình 24: Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

Đối với ngành nông nghiệp:

Nợ xấu của ngành năm 2008 là 1.632 triệu đồng tăng 55,73% so với năm

2007. Năm 2009 nợ xấu là 3.450 triệu đồng, tăng 111,4%, chiếm tỷ lệ 8,46%

trong tổng nợ xấu của Ngân hàng, tỷ lệ này giảm qua các năm. Sang năm 2010

nợ xấu tiếp tục tăng, trong 9 tháng đầu năm, tổng nợ xấu là 3.494 triệu đồng, tăng

21,87% nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 6,42 % trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Việc nợ

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%)

Tuyệt

đối

(trđ)

Tương

đối

(%) Nông nghiệp 1.048 1.632 3.450 584 55,73 1.818 111,40 Công nghiệp,xây dựng 5.276 7.962 23.284 2.686 50,91 15.322 192,44 Thủy sản 2.652 3.374 11.878 722 27,22 8.504 252,05 Thương mại 183 1.180 2.178 997 544,81 998 84,58

TỔNG 9.159 14.148 40.790 4.989 54,47 26.642 188,31

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

9T2009 9T2010 9T2009/9T2010

Số tiền

(trđ)

Số tiền

(trđ)

Tuyệt đối

(trđ)

Tương đối

( % )

Nông nghiệp 2.867 3.494 627 21,87 Công nghiệp,xây dựng 13.876 14.779 903 6,51 Thủy sản 10.551 26.575 16.024 151,87 Thương mại 6.486 9.587 3.101 47,81

Tổng 33.780 54.435 20.655 61,15

11.44

57.6

28.96

2

11.54

56.28

23.85

8.33

8.46

57.08

29.12

5.34

6.42

27.15

48.82

17.61

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2007 2008 2009 9T2010

Năm

Nông nghiệp Công nghiệp,xây dựng Thủy sản Thương mại

Page 86: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 85

xấu tăng đột biến trong năm 2009 là do quy mô hoạt động tín dụng Ngân hàng

tăng cao, nhưng ta thấy tỷ trọng nợ xấu của ngành có xu hướng giảm dần qua các

năm, cho thấy lĩnh vực nông nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả hơn so với các

lĩnh vực khác.

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng:

Năm 2007, nợ xấu của ngành công nghiệp, xây dựng là 5.276 triệu đồng,

chiếm tỷ lệ 57,6%, năm 2008 nợ xấu tăng 50,91% và ở mức 7.962 triệu đồng.

Đến năm 2009 thì nợ xấu tăng mạnh 192,44% và ở mức 23.284 triệu đồng, chiếm

tỷ trọng 57,08% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. 9 tháng đầu năm 2010 nợ xấu

là 14.779 triệu đồng tăng 6,51% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng chỉ chiếm tỷ lệ

27,15%. Đây là ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất của Ngân hàng (ngoại trừ ở 9

tháng đầu năm 2010 tỷ lệ nợ xấu sau ngành thủy sản), nhưng có chiều hướng

giảm dần. Bởi vì quy mô hoạt động tín dụng của ngành này là lớn nhất so với các

ngành khác. Vì vậy để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả thì Ngân

hàng phải tìm cách nào vừa tăng quy mô hoạt động tín dụng trong ngành mà vừa

đảm công tác thu nợ để tránh sự tăng cao của nợ xấu.

Đối với ngành thủy sản:

Năm 2007, nợ xấu của ngành thủy sản là 2.652 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 28,96%, năm 2008 nợ xấu tăng 27,22% và ở mức 3.374 triệu đồng. Đến

năm 2009 thì nợ xấu tăng mạnh 252,05%, ở mức 11.878 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 29,12% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. 9 tháng đầu năm 2010 nợ xấu là

26.575 triệu đồng và chiếm tỷ trọng tới 48,82% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng

(cao nhất trong cơ cấu nợ xấu theo ngành). Đây là biến động đáng chú ý của hoạt

động tín dụng đối với ngành thủy sản. Nguyên nhân là do hoạt động kém hiệu

quả của ngành này, dẫn tới việc chậm trả nợ cho Ngân hàng, vì vậy tình trạng nợ

xấu của Ngân hàng tăng đột biến. Do đó Ngân hàng nên thẩm định thật kỹ khi

cho vay trong ngành này để tránh việc chậm trả nợ của khách hàng.

Đối với ngành thương mại:

Trong xu hướng tăng chung của nợ xấu thì ngành thương mại cũng

không ngoại lệ. Năm 2007, nợ xấu của ngành thương mại là 183 triệu đồng, năm

2008 nợ xấu tăng cao và ở mức 1.180 triệu đồng. Đến năm 2009 thì nợ xấu tiếp

tục tăng cao 84,58% ở mức 2.178 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,34% trong tổng nợ

Page 87: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 86

xấu của Ngân hàng. 9 tháng đầu năm 2010 nợ xấu là 9.587 triệu đồng tăng

47,81% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm tỷ trọng 17,61% trong tổng nợ xấu của

ngân hàng.

Nhìn chung, nợ xấu tại BIDV Vĩnh Long là tương đối cao. Nguyên nhân

là tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng quá nhanh vì thế không thể tránh tác

động đến nợ xấu. Ngoài ra, Ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu theo quyết định của

NHNN. Nên có những khoản nợ gia hạn trước đây chuyển vào các nhóm nợ 3, 4,

5 làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh, thiên tai tuy được

sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc khôi phục sản xuất nhưng thiệt

hại quá lớn nên nhiều món nợ đến hạn vẫn chưa thu hồi được. Để tạo điều kiện

cho việc khôi phục sản xuất, Ngân hàng gia hạn thêm thời hạn trả nợ của các

món vay đã làm cho nợ xấu tăng lên. Nhưng tin rằng với sự chỉ đạo đúng đắn của

Ban lãnh đạo cùng với sự hăng hái, nhiệt tình của các cán bộ tín dụng BIDV

Vĩnh Long sẽ từng bước khắc phục những khó khăn trong công tác thu nợ, góp

phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, giúp cho Chi nhánh ngày càng phát triển vững mạnh

và bền vững.

4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV

VĨNH LONG

4.4.1. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Thông qua những chỉ tiêu dưới đây, ta có thể biết được hiệu quả của

công tác huy động vốn tại BIDV Vĩnh Long trong thời gian vừa qua.

Bảng 42: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 9T2010

Vốn huy động Triệu đồng 348.881 420.647 620.036 863.095

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.258.682 1.697.932 1.899.674 2.164.265

Tổng dư nợ Triệu đồng 953.881 922.788 1.611.568 1.769.715

VHĐ/TNV % 27,72 24,77 32,64 39,88

Tổng dư nợ/ VHĐ Lần 2,73 2,19 2,60 2,05

4.4.1.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Phân tích chỉ tiêu này để Ngân hàng thấy được tỷ trọng đóng góp của

vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên

lĩnh vực này. Cụ thể năm 2007, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ

Page 88: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 87

trọng 27,72% sang năm 2008 tỷ trọng này giảm nhẹ còn 24,77% và tăng lên

32,64%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 chỉ tiêu này là 39,88% so với cả năm

2009. Sự giảm xuống vào năm 2008 là do tốc độ tăng của VHĐ không theo kịp

tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Sang năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 do tốc

độ tăng của VHĐ lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn nên tỷ trọng của VHĐ

đã tăng lên 32,64% và 39,88%. Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của

Ngân hàng tuy tăng đều qua các năm nhưng nhìn chung chưa cao so với tiềm

năng và còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển.

Nguyên nhân là do nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng

tiền nhàn rỗi rất ít, họ chưa có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng mà chỉ thích đầu

tư vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Tuy nguồn vốn huy động đạt được với tỷ

trọng chưa cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng,

điều này có thể nói Ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của

mình trong xu thế hội nhập

4.4.1.2. Tổng dƣ nợ / Vốn huy động

Hệ số này cho thấy hiệu quả của việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu

vay vốn của nền kinh tế. Chỉ số này càng gần 1 càng tốt vì khi đó vốn huy động

được vừa đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Chỉ tiêu này luôn biến động

qua các năm: năm 2007 là 2,73 lần, năm 2008 giảm còn 2,19 lần, năm 2009 tăng

lên 2,6 lần và giảm còn 2,05 lần vào 9 tháng đầu năm 2010. Qua những số liệu

trên ta thấy, mặc dù vốn huy động tăng lên liên tục qua các năm những vẫn chưa

đáp ứng đủ nhu cầu vốn cần thiết của nền kinh tế. Do đó, BIDV Vĩnh Long nên

có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của huy động vốn như

khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để huy động được nhiều hơn, đáp

ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế xã hội.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua các năm thực

hiện rất tốt. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh luôn phấn đấu nỗ lực tìm

mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ

chức tín dụng với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên Ngân

hàng cần tăng cường công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để

giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay,

Page 89: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 88

công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của Ngân hàng, vì vậy

Ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về

vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

4.4.2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay vốn

Hiệu quả của việc cho vay không chỉ đơn thuần biểu hiện qua doanh số

cho vay, dư nợ ngày càng tăng mà phải được thể hiện ở những chỉ tiêu nói lên

đúng bản chất của vấn đề. Cho vay phải thật hợp lý, rõ ràng, minh bạch, đúng

mục đích, phải qua xét duyệt, thẩm định cẩn thận, tập trung cho công tác thu hồi

nợ, không nên chạy theo doanh số mà làm tăng tỷ lệ nợ xấu, ảnh hưởng đến

doanh lợi của Ngân hàng.

Bảng 43: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay vốn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2007 2008 2009 9T2010

Tổng tài sản Triệu đồng 1.258.682 1.697.932 1.899.674 2.164.265

Tổng dư nợ Triệu đồng 953.881 922.788 1.611.568 1.769.715

Dư nợ bình quân Triệu đồng 884.669 938.335 1.267.178 1.690.642

Doanh số cho vay Triệu đồng 1.971.338 1.770.723 3.143.451 2.952.064

Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.707.412 1.801.816 2.454.671 2.793.925

Nợ xấu Triệu đồng 9.159 14.148 40.789 54.435

Tổng dư nợ/Tổng tài sản % 75,78 54,35 84,83 91,76

Hệ số thu nợ % 86,61 101,76 78,09 94,64

Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,96 1,53 2,53 3,08

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,93 1,92 1,94 1,65

4.4.2.1 Tổng dƣ nợ / Tổng tài sản

Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua các

năm. Năm 2007 là 75,78%, năm 2008 giảm còn 54,35%, sau đó tăng lên 84,83%

vào năm 2009, trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng 91,76%. Sở dĩ năm 2008 chỉ

tiêu này giảm là vì doanh số cho vay giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất

tiền gửi tăng kéo theo lãi suất cho vay tăng nên nhu cầu vay vốn bị hạn chế, trong

khi doanh số thu nợ tăng. Do đó, theo công thức tính dư nợ thì dư nợ có sự giảm

sút. Ngoài ra, tài sản cũng tăng cùng vói sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Với sự

sụt giảm của dư nợ và tăng lên của tổng nguồn vốn như trên thì thương số tổng

Page 90: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 89

dư nợ trên tổng tài sản sụt giảm đáng kể. Sang năm 2009 và 9 tháng đầu năm

2010, tình hình tổng dư nợ trên tổng tài sản có sự thay đổi, tăng lên 84,83% và

91,76%. Nguyên nhân chính của sự tăng lên này là nhờ vào chính sách kích cầu

của Chính phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp

tăng lên (doanh số cho vay tăng) trong khi thu hồi về không đủ nên kéo theo dư

nợ tăng lên. Ý nghĩa của chỉ số này là 9 tháng đầu năm 2010, trong 100 đồng tài

sản thì Chi nhánh đã sử dụng 91,74 đồng để cho vay.

4.4.2.2. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho thấy khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh là tốt hay

không tốt. Hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi

nhánh có hiệu quả. Chỉ tiêu này cũng biến động liên tục qua các năm: năm 2007

là 86,61%, năm 2008 là 101,76%, sang năm 2009 là 78,09% và trong 9 tháng đầu

năm 2010 là 94,64%. Nhìn chung, hệ số thu nợ của Chi nhánh từ năm 2007 đến

9 tháng đầu năm 2010 khá tốt, đạt được kết quả này là nhờ vào sự tận tình của

các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Hơn nữa, có nhiều khách hàng rất

uy tín, trả nợ đúng hạn, chấp hành tốt quy định cho vay. Những điều này đã góp

phần giúp công tác thu hồi nợ của Chi nhánh tốt hơn.

4.4.2.3. Nợ xấu / Tổng dƣ nợ

Đây là chỉ số thế hiện chất lượng hiệu quả các khoản vay, đồng thời cũng

thấy được công tác thu hồi nợ của Chi nhánh. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu

này tăng liên tục qua từng năm. Năm 2007 là 0,96%, năm 2008 là 1,53%, tiếp tục

tăng lên 2,53% vào năm 2009, trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng 3,08%. Xu

hướng nợ xấu của Chi nhánh ngày càng tăng, đây là một dấu hiệu xấu đối với

Chi nhánh. Nguyên nhân là do một số khách hàng cố tình trì hoãn thời gian trả

nợ, một số kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn vay sai mục đích nên không

có khả năng hoàn vốn cho Chi nhánh. Thêm vào đó, theo đánh giá của Chi nhánh

thì nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ xấu tăng nhanh và ở mức cao là do Chi

nhánh đã áp dụng triệt để việc hạn chế giải quyết cho khách hàng cơ cấu lại nợ.

Năm 2008 các NHTM nói chung cũng như BIDV Vĩnh Long nói riêng phải đối

mặt với lạm phát tăng cao, do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không

nhỏ cho ngân hàng. Thứ nhất: ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vì thế phải

tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay

Page 91: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 90

vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của Ngân hàng. Thứ hai: do lãi suất cao nên

khả năng hoàn trả vốn của khách hàng bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn,

các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các Ngân hàng. Đó

chính là những lý do vì sao nợ xấu tăng nhanh và liên tục qua các năm.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ làm nợ xấu ngày

càng gia tăng nhưng hệ số Nợ xấu/Tổng dư nợ vẫn còn ở mức thấp (dưới 3,1%)

và chưa vượt quá mức cho phép của NHNN (5%). Chính vì vậy, Chi nhánh cần

tích cực hơn nữa trong việc theo dõi và tăng cường thu hồi nợ xấu bằng mọi biện

pháp, đôn đốc và có chính sách khuyến mãi phù hợp trong việc huy động vốn,

không nên tập trung huy động vốn quá nhiều để rồi phải tăng trưởng tín dụng

tương ứng, kéo theo tình trạng nợ xấu tăng dần, kinh doanh không hiệu quả, ảnh

hưởng đển lợi nhuận của Chi nhánh.

4.4.2.4. Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Chỉ tiêu này

càng lớn càng tốt, Chi nhánh sẽ nhanh chóng thu hồi vốn. Vòng quay vốn tín

dụng của Chi nhánh không biến động theo một chiều, năm 2007 là 1,93 vòng,

sang năm 2008 là 1,92 vòng và tăng lên 1,94 vòng vào năm 2009, giảm xuống

còn 1,65 vòng vào 9 tháng đầu năm 2010. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng có xu

hướng ngày càng nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng ngày càng thấp.

Như ta đã biết thì tình hình nợ xấu cũng ảnh hưởng nhiều đến vòng quay vốn. Nợ

xấu không ngừng tăng đã làm vòng quay tín dụng của Ngân hàng càng bị thu

hẹp.

Tóm lại, nhờ vào sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân

hàng và sự tận tình trong công việc, đặc biệt là trong công tác thu nợ nên hiệu

quả tín dụng ở BIDV Vĩnh Long qua các năm khá tốt. Doanh số cho vay, doanh

số thu nợ, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng,… tuy có nhiều biến động nhưng

không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Chi nhánh. Bên cạnh những thuận lợi

thì Chi nhánh cũng gặp phải một số khó khăn: tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Một

phần là do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, kinh doanh không hiệu

quả nên không có khả năng hoàn vốn. Tuy nhiên, trong tình hình chung của kinh

tế thế giới và những bất lợi từ thiên tai, dịch bệnh gây ra thì kết quả mà BIDV

Vĩnh Long đạt được là rất khả quan.

Page 92: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 91

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH

VĨNH LONG TỪ 2007 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV VĨNH LONG

5.1.1. Thuận lợi

5.1.1.1. Yếu tố bên ngoài

- Sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính

sách về tài chính - tiền tệ - đầu tư tiếp tục được đổi mới theo hướng tạo môi

trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch,

nhằm thu hút tối đa các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức khá cao góp phần tạo môi

trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân tập trung sản xuất, hoạt động,

kinh doanh ngày càng hiệu quả. Từ đó cũng thúc đẩy tích cực cho việc kinh

doanh của Ngân hàng, nguồn vốn huy động được ngày càng tăng.

- Năm 2009, gói kích cầu của Chính phủ với việc cho vay hỗ trợ lãi suất

nhằm tháo gỡ khó khăn của kinh tế trong nước trước diễn biến phức tạp của kinh

tế thế giới giúp các doanh nghiệp, cá nhân ổn định sản xuất, duy trì việc làm,

đảm bảo thu nhập cho người lao động. Chính vì thế đã đẩy nhu cầu vốn trong nên

kinh tế tăng cao. Vì thế, Chi nhánh đạt được doanh số cho vay khá tôt.

- Đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân tại địa phương ngày càng

được nâng cao, cải thiện. Họ hiểu được những lợi ích, thuận tiện của việc gửi tiền

vào Ngân hàng nên nguồn vốn huy động ngày càng tăng lên.

5.1.1.2. Yếu tố bên trong

- BIDV nói chung cũng như BIDV Vĩnh Long nói riêng là NHTM quốc

doanh của nhà nước, chưa cổ phần hóa, nguồn vốn được cấp lớn nên có quy mô

kinh doanh lớn.

- Là một trong những Chi nhánh của hệ thống BIDV – ngân hàng uy tín,

hàng đầu của Việt Nam. BIDV Vĩnh Long cũng là một trong những ngân hàng ra

đời sớm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nên thu hút được số lượng khách hàng đông

đảo và rất trung thành với Ngân hàng.

Page 93: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 92

- Chi nhánh thường xuyên có các chương trình khuyến mại hấp dẫn, tri

ân khách hàng tạo sự gắn bó thân thiết với “thượng đế” cùng với các sản phẩm,

dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu phong phú của các thành phần kinh tế nên đã

làm gia tăng nguồn vốn huy động cũng như doanh số cho vay.

- Tập thể cán bộ nhân viên tuổi đời bình quân trẻ, năng động và tận tình

trong công việc, đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra,

đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ.

5.1.2. Khó khăn

5.1.2.1. Yếu tố bên ngoài

- Hệ thống Ngân hàng nói chung và BIDV Vĩnh Long nói riêng còn chịu

tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc

dù những tháng đầu năm 2010, nền kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng

tuy nhiên cũng còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

- Chi nhánh phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ các NHTM trên địa

bàn. Với nền kinh tế càng phát triển thì công cụ cạnh tranh càng đa dạng, sự cạnh

tranh càng gay gắt nên thị phần bị mất dần. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các

hình thức bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã làm giảm thị phần nguồn vốn huy

động của Chi nhánh.

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư vẫn còn, nhất là người dân ở

các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân

hàng còn chưa rộng rãi, ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều khách hàng còn chưa

tốt. Hơn nữa, có bộ phận khách hàng rất chay lì, cố tình trì hoãn việc trả nợ.

5.1.2.2. Yếu tố bên trong

- Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chưa cao lắm, chưa đáp ứng đủ nhu

cầu vốn cho cộng đồng nên thường xuyên cần vốn điều chuyển từ Hội sở chính

trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Tốc độ tín dụng tăng nhanh nhưng tốc độ gia tăng nợ xấu cũng nhanh,

điều này sẽ làm phát sinh rủi ro cho Ngân hàng nếu Ngân hàng không có giải

pháp phòng ngừa hợp lý.

- Tuy đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng tỷ lệ cho vay ngắn

hạn vẫn còn khá cao, như thế Ngân hàng sẽ không sử dụng có hiệu quả vốn huy

động trung và dài hạn.

Page 94: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 93

- Tại Chi nhánh vẫn còn xảy ra tình trạng không minh bạch, rõ ràng,

công tư phân minh trong công tác thẩm định cho vay, dẫn đến tình trạng nợ quá

hạn, xấu gia tăng gây thiệt hại đến doanh lợi cũng như uy tín của Chi nhánh.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG

VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG

Qua quá trình phân tích số liệu, ta thấy mặc dù công tác huy động vốn tại

Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu

vốn cần thiết của kinh tế xã hội, vốn huy động chiếm tỷ trọng không cao trong

tổng có cấu nguồn vốn (cao nhất là 32,64% vào năm 2009). Vì thế, Chi nhánh

cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn nhằm đáp ứng nhu

cầu tín dụng cho nền kinh tế.

5.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ

- Bên cạnh sự đa dạng của các sản phẩm đã có, Chi nhánh cần hoàn thiện

hơn về các hình thức huy động bằng VND và ngoại tệ.

- Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức trả lãi cho khách hàng. Chẳng

hạn như Chi nhánh có thể chuyển lãi qua tài khoản thẻ, giảm bớt thủ tục, tiết

kiệm thời gian và thuận lợi cho việc lãnh lãi của khách hàng thay vì trước đây

phải đến Ngân hàng mới lãnh được.

- Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu đời sống sinh hoạt

của người dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi

trả của người dân ngày càng thuận tiện. Người dân không cần phải nắm giữ nhiều

tiền trong nhà mà vẫn có thể mua sắm được đầy đủ thông qua tài khoản cá nhân.

Việc mua sắm tiêu dùng và tích luỹ là hai khoảng thời gian hoàn toàn tách biệt.

Vì vậy Ngân hàng cần phải có hình thức huy động mới phù hợp như: gửi một nơi

rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần. Bằng hình

thức này, Ngân hàng sẽ thu hút một lượng vốn nhàn rỗi còn trong dân cư, nhất là

đối với cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác tự tạo thuận lợi cho người có tiền

gửi, vừa tạo thêm tích luỹ cho người gửi, đặc biệt tạo ra được nguồn vốn khá ổn

định cho Ngân hàng.

- Ngoài ra, để giữ được nguồn vốn và tiếp tục tăng trưởng, Chi nhánh cần

phải quan tâm đến chính sách khách hàng, chính sách lãi suất. Nếu thực hiện lãi

Page 95: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 94

suất huy động hợp lý, hấp dẫn sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng về

Ngân hàng gửi tiền.

5.2.2. Nâng cao trình độ tƣ vấn, kỹ năng bán hàng của nhân viên

- Bố trí đội ngũ cán bộ nhiệt tình, trẻ trung có khả năng chuyên môn vững

vàng, thường xuyên mở các lớp giao tiếp nâng cao khả năng ứng xử lịch sự, vui

vẻ, bình đẳng với mọi đối tượng khách hàng, giải quyết tình huống linh hoạt.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công

tác huy động vốn để họ nắm vững các vấn đề, nghiệp vụ có liên quan nhằm giải

thích, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

5.2.3. Nâng cao uy tín và thƣơng hiệu ngân hàng

- Chi nhánh nên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật khang trang hơn, đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa

dạng của khách hàng. Vì đây là bộ mặt của Ngân hàng, một nhân tố không kém

phần quan trọng góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu cho một NHTM, góp

phần thu hút khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.

- Ngân hàng cần kết hợp giữa hình thức khuyến mại với hoạt động

marketing thông qua hình thức quảng cáo như tặng những món quà có hình logo,

biểu tượng đặc trưng của Ngân hàng cho khách hàng nhằm nâng cao thương hiệu

của Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường hoạt động marketing, tuyên

truyền và quảng cáo để người dân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa biết đến Ngân

hàng cũng như những tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, góp

phần thu hút khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh.

5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG

Trong quá trình cho vay vốn tại Chi nhánh trong thời gian qua, khó khăn

lớn nhất mà Chi nhánh gặp phải là nợ xấu tăng liên tục ảnh hưởng đến chất lượng

tín dụng. Chính vì thế, Chi nhánh cần có biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nâng

cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mang lợi nhuận cho Chi nhánh.

5.3.1. Tăng cƣờng công tác thu nợ

- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ

đúng hạn, tăng cường kiểm tra, giám sát về mục đích sử dụng vốn vay của khách

Page 96: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 95

hàng. Nếu thấy có những biểu hiện xấu dẫn đến rủi ro thì chi nhánh cần có biện

pháp xử lý kịp thời để hạn chế ở mức thấp nhất.

- Đối với trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không có hiệu quả do

nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng nên gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

và giúp khách hàng tìm ra phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn như

những khách hàng các ngành nghề nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản không hiệu

quả gây thất thu do chưa áp dụng kỹ thuật đúng hay do thiên tai dịch bệnh thì

Ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng dễ dàng trả nợ.

- Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách hàng

có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần có biện

pháp cứng rắn hơn để thu nợ. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi

kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ.

5.3.2. Giảm thiểu nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt

động tín dụng, mặc dù chúng ta không thể triệt tiêu nó nhưng chúng ta có thể hạn

chế nó bằng các biện pháp:

- Khi bắt đầu một món vay nào đó Ngân hàng nên thẩm định xem xét thận

trọng đối với tất cả các khách hàng vì là khách hàng mới chưa có giao dịch với

khách hàng thì việc thẩm định kỹ lưỡng là việc đương nhiên, còn đối với những

khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tuy đã tạo được sự tin cậy, uy

tín với Ngân hàng nhưng Ngân hàng cũng nên thẩm định kỹ kế hoạch kinh doanh

của họ là do không phải dự án nào của họ cũng khả thi, vốn cho họ vay không

phải lúc nào cũng thu hồi đúng thời hạn. Nói chung, công tác thẩm định rất quan

trọng tác động trực tiếp đến việc hình thành nợ xấu.

- Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem

họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng không để có

biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân hàng.

- Tích cực xử lý và thu hồi nợ rủi ro, giảm thấp nợ xấu, thu đúng, thu đủ

và kịp thời mọi nguồn thu. Ngân hàng phối hợp với lãnh đạo các huyện ủy,

UBND các huyện và các địa phương trong công tác thu hồi nợ xấu để đạt kết quả

tốt hơn.

Page 97: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 96

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, phát triển theo cơ chế thị trường

cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, BIDV nói chung và BIDV Vĩnh

Long nói riêng luôn hoạt động với phương châm “chia sẻ cơ hội - hợp tác thành

công” để đạt được doanh lợi tối đa cho mái nhà chung BIDV. Cùng với sự lớn

mạnh của toàn hệ thống NHTM trong cả nước, BIDV Vĩnh Long đã và đang

đóng góp sức lực vào công cuộc phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà.

Không chỉ hoạt động vì lợi nhuận mà Chi nhánh còn hoạt động vì sự nghiệp nâng

cao, phát triển kinh tế tỉnh nhà. Thật vậy, nhìn lại chặng đường đã đi qua luôn có

dấu chân của BIDV Vĩnh Long trong việc góp phần hỗ trợ cho các thành phần

kinh tế ngày càng phát triển cũng như giúp kinh tế tỉnh nhà ngày càng tăng

trưởng.

Hoạt động tín dụng tại BIDV Vĩnh Long luôn chiếm tỷ trọng cao trong

hoạt động của Ngân hàng qua giai đoạn từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010.

Nó góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân

cư, các đơn vị kinh tế, đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả lượng tiền nhàn

rỗi trong dân cư, ổn định kinh tế.

Qua phân tích hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Long ta thấy Chi

nhánh đã đạt được những thành tựu sau:

Quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng với tổng nguồn vốn tăng

qua các năm. Cụ thể tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tính đến quý 3

năm 2010 đã cao hơn cả năm 2009 và đạt 2.164.265 triệu đồng, trong đó tỷ trọng

vốn huy động có xu hướng tăng dần qua các năm và khá ổn định.

Công tác huy động vốn của Ngân hàng phát triển mạnh, năm sau cao

hơn năm trước, đến 9 tháng đầu năm 2010 vốn huy động lên tới 863.095 triệu

đồng tăng, vượt qua cả năm 2009 và tăng tới 57,67% so với cùng kỳ năm 2009.

Hoạt động thu nợ của Ngân hàng qua các năm là khá tốt, doanh số thu

nợ tăng liên tục qua các năm, có năm doanh số thu nợ còn lớn hơn cả doanh số

cho vay như trong năm 2008 doanh số thu nợ đạt 1.801.816 triệu đồng trong khi

doanh số cho vay chỉ là 1770.723 triệu đồng.

Page 98: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 97

Nghiệp vụ tín dụng giữ được khách hàng, giữ được tốc độ phát triển

trong phạm vi kiểm soát. Thực hiện tốt chủ trương sàn lọc khách hàng yếu kém

lựa chọn khách hàng tốt, an toàn, hiệu quả, doanh số thu nợ biến động tăng giảm

tương ứng với doanh số cho vay.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Chi nhánh vẫn còn một số

vấn đề sau:

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn còn thấp, nguồn vốn huy động

chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Chi nhánh còn phụ

thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển từ cấp trên. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng ngày càng hiệu quả thì Ngân hàng cần nâng cao công tác huy

động vốn tại chỗ hơn nữa, bên cạnh đó cần giảm thiểu vốn điều chuyển đến mức

tối thiểu có thể.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng qua các năm nhưng vẫn

chưa vượt quá dự tính của Ngân hàng, vẫn còn trong khả năng kiểm soát của

Ngân hàng. Mặc dù vậy Ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao năng lực

quản trị rủi ro tín dụng, khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ

xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt

động để hạn chế được những rủi ro tín dụng.

Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả to lớn mà Chi

nhánh đã đạt được cùng với sự cố gắng, nổ lực không ngừng để góp phần thúc

đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin

vững chắc trong từng khách hàng và đến nay khách hàng trong Tỉnh đã thừa nhận

rằng một phần thành công của họ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, đáp ứng vốn kịp thời của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long. Hy vọng rằng trong tương

lai khi Ngân hàng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của các ngành các cấp thì các

biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trên sẽ được Ngân hàng ứng

dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ và toàn diện để Ngân hàng khắc phục phần

nào những hạn chế, dần đi đến hoàn thiện và tiến xa hơn nữa trong vai trò là

“xương sống” cho nền kinh tế của Tỉnh để tiếp tục sánh vai với các khách hàng

trong từng chặng đường mở cửa và hội nhập hiện nay.

Page 99: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 98

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

- Thường xuyên mở các khóa đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của

nhân viên cũng như trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo.

- Tăng cường kiểm tra hoạt động để các chi nhánh hoạt động có hiệu quả và

chất lượng hơn.

6.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi

nhánh tỉnh Vĩnh Long

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm tăng khả

năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Chi nhánh nên xây dựng Website riêng để hỗ trợ cho khách hàng trong

việc tìm kiếm thông tin cần thiết mà không cần đến tận ngân hàng.

6.2.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng tỉnh Vĩnh Long

- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng

trong việc cung cấp thông tin của khách hàng nhằm thuận lợi cho công tác theo

dõi khách hàng.

- Hỗ trợ cho ngân hàng trong việc mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao

dịch, tăng cường thêm máy ATM.

- Bổ sung, điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, quảng bá

hình ảnh của tỉnh để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời tạo điều

kiện môi trường an ninh, xã hội ổn định để người dân yên tâm đầu tư sản xuất,

kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.

Page 100: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Trần Hoàng Phú 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2007). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ

sách trường Đại học Cần Thơ

2. Trần Ái Kết (2007). Lý thuyết tài chính tiền tệ, Tủ sách trường Đại học

Cần Thơ

3. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương

mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ

4. Lê Thị Thanh Hà (2008). Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường Đại

học Ngân hàng.

5. Đàm Hồng Phương (2010). Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt

động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí ngân

hàng, số 03/2010

6. Vưu Văn Minh (2010). Góp sức để Vĩnh Long phát triển, Đầu tư – Phát

triển, số 150 (03/2010)

7. Thanh Huyền (2010). Thị trường tiền tệ 6 tháng đầu năm 2010, Đầu tư –

Phát triển, số 155 (6/2010)

8. Bích Hiền, Công Hoan (2010). Nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ phát

triển kinh tế bền vững của NHNN, Báo Sài Gòn giải phóng

9. Nguyễn Huyền Anh (2010). Giữ giới hạn an toàn cho tăng trưởng tín dụng,

Đầu tư - Phát triển, số 156 (7&8/2010)

10. Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn

11. Các trang web:

http://www.vnecnomy.com.vn

http://www.google.com.vn

http://www.vinhlong.gov.vn

http://www.sbv.gov.vn/vn/home/index.jsp

http://www.luatvietnam.vn/default.aspx?tabid=616&fid=2

2007

27.72

12.8447.5

11.94

Page 101: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

i

LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học tập ở Trường đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ

bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa

KT- QTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời

gian học tập ở trường. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành

chương trình học của mình.

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi

nhánh tỉnh Vĩnh Long em được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt

tình của Ban Lãnh Đạo, cùng toàn thể các anh, chị trong Ngân hàng đã tạo cơ hội

cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại Ngân hàng. Em xin chân thành

cám ơn các anh chị, đặc biệt là Phòng Quản trị tín dụng đã giúp em hiểu biết

thêm về các quy chế trong ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong

việc nghiên cứu thực tế các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng.

Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT - QTKD đã truyền

đạt cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là Cô Vũ Thùy Dương

đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo, Anh Chị trong Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là Chú và các

Chị Phòng Quản trị tín dụng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt

nhiệm vụ trong thời gian thực tập.

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên bài luận văn

của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của

Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo Ngân hàng giúp em khắc phục được những thiếu

sót và khuyết điểm.

Em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Anh Chị trong

Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành đạt.

Trân trọng!

Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Phú

Page 102: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề

tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm ……..

Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Phú

Page 103: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...............................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

.......................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm …

Page 104: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...............................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm …

Giáo viên hƣớng dẫn

Vũ Thùy Dƣơng

Page 105: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

v

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người hướng dẫn: ............................................................................

Học vị: ..............................................................................................................

Chuyên ngành: .................................................................................................

Cơ quan công tác: ............................................................................................

Tên học viên: ..................................................................................................

Mã số sinh viên: ...............................................................................................

Chuyên ngành: .................................................................................................

Tên đề tài: ........................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

2. Về hình thức:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

3. Ý nghĩa thực khoa học, thực tiễn tính cấp thiết của đề tài:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu):

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

6. Các nhận xét khác:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

7. Kết luận:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..

Ngƣời nhận xét

Page 106: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

vi

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...............................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm …

Giáo viên phản biện

Page 107: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

vii

MỤC LỤC Trang

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ................................................................... 1

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ........................................................... 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 3

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3

1.3.1. Không gian nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 4

1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 4

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................... 5

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 5

2.1.1. Các khái niệm, bản chất, chức năng của tín dụng ........................ 5

2.1.2. Một số vấn đề về huy động vốn ....................................................... 6

2.1.2.1. Khái niệm về huy động vốn .................................................. 6

2.1.2.2. Các hình thức huy động vốn ................................................ 7

2.1.3. Các khái niệm liên quan đến sử dụng vốn ...................................... 8

2.1.3.1. Khái niệm cho vay ................................................................. 9

2.1.3.2. Hình thức cho vay ................................................................. 9

2.1.3.3. Điều kiện cho vay ................................................................ 10

2.1.3.4. Đối tƣợng cho vay ............................................................... 10

2.1.3.5. Qui trình cho vay ................................................................ 11

2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cho vay vốn

của Ngân hàng ................................................................................................ 12

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 14

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 14

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................... 14

Page 108: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

viii

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH LONG ................................................................. 16

3.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG ..................................................... 16

3.1.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Vĩnh Long ............................................. 16

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của BIDV Vĩnh Long ...... 17

3.1.2.1. Ban Giám Đốc ..................................................................... 17

3.1.2.2. Khối tín dụng ....................................................................... 18

3.1.2.3. Khối dịch vụ khách hàng .................................................... 19

3.1.2.4. Khối quản lý nội bộ ............................................................. 19

3.1.2.5. Khối đơn vị trực thuộc ....................................................... 20

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV VĨNH LONG

TỪ NĂM 2007 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ............................................. 20

3.2.1. Phân tích khoản mục doanh thu ................................................... 21

3.2.1.1. Phân tích khoản mục thu từ lãi ......................................... 23

3.2.1.2. Phân tích khoản mục thu ngoài lãi .................................... 24

3.2.2. Phân tích khoản mục chi phí ......................................................... 24

3.2.2.1. Phân tích khoản mục chi cho lãi ........................................ 25

3.2.2.2. Phân tích khoản mục chi ngoài lãi .................................... 26

3.2.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận .................................................... 27

3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BIDV VĨNH LONG TRONG

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ......................................................................... 28

3.3.1. Thuận lợi ......................................................................................... 28

3.3.1.1. Yếu tố bên ngoài .................................................................. 28

3.3.1.2. Yếu tố bên trong .................................................................. 29

3.3.2. Khó khăn ......................................................................................... 29

3.3.2.1 Yếu tố bên ngoài ................................................................... 29

3.3.2.2. Yếu tố bên trong .................................................................. 29

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO

VAY VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG TỪ 2007 – 9THÁNG ĐẦU NĂM

2010 .................................................................................................................. 30

4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG. ....... 30

4.1.1. Phân tích vốn huy động ................................................................. 31

Page 109: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

ix

4.1.2. Phân tích vốn điều chuyển .............................................................. 32

4.1.3. Phân tích vốn hoạt động và các quỹ .............................................. 33

4.1.4. Phân tích vốn khác .......................................................................... 34

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV VĨNH

LONG .............................................................................................................. 35

4.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn bằng tiền gửi .......................... 36

4.2.1.1. Phân loại theo thành phần kinh tế ...................................... 37

4.2.1.2. Phân loại theo mục đích gửi tiền ......................................... 39

4.2.1.3. Phân loại theo kỳ hạn ........................................................... 42

4.2.1.4 Phân loại theo loại tiền .......................................................... 46

4.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn bằng giấy tờ có giá................. 49

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN GIAI ĐOẠN 2007 – 9

THÁNG ĐẦU NĂM 2010 TẠI BIDV VĨNH LONG ................................... 50

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay tại BIDV Vĩnh Long ........................ 50

4.3.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng .......... 52

4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ....... 54

4.3.1.3. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ................ 58

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ tại BIDV Vĩnh Long .......................... 62

4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ............ 63

4.3.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ......... 65

4.3.2.3. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .................. 68

4.3.3. Phân tích dƣ nợ tại BIDV Vĩnh Long ............................................ 71

4.3.3.1. Phân tích dƣ nợ theo thời hạn tín dung ............................. 71

4.3.3.2. Phân tích dƣ nợ theo thành phần kinh tế ........................... 73

4.3.3.3. Phân tích dƣ nợ theo ngành kinh tế .................................... 76

4.3.4. Phân tích tình hình nợ xấu tại BIDV Vĩnh Long ......................... 79

4.3.4.1. Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng ............................ 80

4.3.4.2. Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế ......................... 81

4.3.4.3. Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế .................................. 83

4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV

VĨNH LONG ................................................................................................... 86

4.4.1. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn ......... 86

4.4.1.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn ......................................... 86

Page 110: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

x

4.4.1.2. Tổng dƣ nợ / Vốn huy động ................................................. 87

4.4.2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay vốn ............ 88

4.4.2.1. Tổng dƣ nợ / Tổng tài sản.................................................... 88

4.4.2.2. Hệ số thu nợ .......................................................................... 89

4.4.2.3. Nợ xấu / Tổng dƣ nợ ............................................................ 89

4.4.2.4. Vòng quay vốn tín dụng ....................................................... 90

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TẠI BIDV VĨNH LONG TỪ 2007 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 91

5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI BIDV VĨNH LONG ........................................................... 91

5.1.1. Thuận lợi .......................................................................................... 91

5.1.1.1. Yếu tố bên ngoài ................................................................... 91

5.1.1.2. Yếu tố bên trong ................................................................... 91

5.1.2. Khó khăn .......................................................................................... 92

5.1.2.1. Yếu tố bên ngoài ................................................................... 92

5.1.2.2. Yếu tố bên trong ................................................................... 92

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG

VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG ..................................................................... 93

5.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ................................................ 93

5.2.2. Nâng cao trình độ tƣ vấn, kỹ năng bán hàng của nhân viên....... 94

5.2.3. Nâng cao uy tín và thƣơng hiệu ngân hàng .................................. 94

5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY

VỐN TẠI BIDV VĨNH LONG ...................................................................... 95

5.3.1. Tăng cƣờng công tác thu nợ ........................................................... 95

5.3.2. Giảm thiểu nợ xấu ........................................................................... 95

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 96

6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 96

6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 98

6.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ..... 98

6.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi

nhánh tỉnh Vĩnh Long .................................................................................... 98

6.2.3. Kiến nghị đối vói chính quyền địa phƣơng tỉnh Vĩnh Long........ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 99

Page 111: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

xi

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long ........................ 20

Bảng 2: Doanh thu của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 9 tháng đâu năm 2010

........................................................................................................................... 22

Bảng 3: Chi phí của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 25

Bảng 4: Phân loại nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 2009 ........ 30

Bảng 5: Phân loại nguồn vốn tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 ..... 31

Bảng 6: Nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 2009 ....... 35

Bảng 7: Nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010 .... 36

Bảng 8: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo thành phần kinh tế 2007 -

2009 .................................................................................................................. 37

Bảng 9: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo thành phần kinh tế 9 tháng

đầu năm 2010 .................................................................................................... 37

Bảng 10: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo mục đích gửi tiền từ năm

2007 – 2009 ...................................................................................................... 39

Bảng 11: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo mục đích gửi tiền 9 tháng

đầu năm 2010 .................................................................................................... 40

Bảng 12: Tình hình lãi suất huy động VNĐ tại BIDV Vĩnh Long ................... 42

Bảng 13: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo kỳ hạn từ năm 2007 –

2009 .................................................................................................................. 44

Bảng 14: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo kỳ hạn 9 tháng đầu năm

2010 .................................................................................................................. 44

Bảng 15: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo loại tiền từ năm 2007 –

2009 .................................................................................................................. 46

Bảng 16: Phân loại vốn huy động bằng tiền gửi theo loại tiền 9 tháng đầu năm

2010 .................................................................................................................. 46

Bảng 17: Lãi suất huy động USD tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 9 tháng đầu

năm 2010 ........................................................................................................... 48

Bảng 18: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dùng tại BIDV Vĩnh Long 2007

– 2009 ............................................................................................................... 52

Page 112: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

xii

Bảng 19: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long 9

tháng đầu năm 2010 .......................................................................................... 52

Bảng 20: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

2007 – 2009 ...................................................................................................... 55

Bảng 21: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9

tháng đầu năm 2010 .......................................................................................... 55

Bảng 22: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 –

2009 .................................................................................................................. 58

Bảng 23: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng

đầu năm 2010 .................................................................................................... 58

Bảng 24: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long 2007 –

2009 .................................................................................................................. 63

Bảng 25: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng

đầu năm 2010 .................................................................................................... 63

Bảng 26: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007

– 2009 ............................................................................................................... 65

Bảng 27: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9

tháng đầu năm 2010 .......................................................................................... 65

Bảng 28: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 –

2009 .................................................................................................................. 68

Bảng 29: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng

đầu năm 2010 .................................................................................................... 68

Bảng 30: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long 2007 –

2009 .................................................................................................................. 72

Bảng 31: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng

đầu năm 2010 .................................................................................................... 72

Bảng 32: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009 ... 74

Bảng 33: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu

năm 2010 ........................................................................................................... 74

Bảng 34: Dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009 ........... 76

Bảng 35: Dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm

2010 .................................................................................................................. 76

Page 113: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

xiii

Bảng 36: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009 .. 80

Bảng 37: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu

năm 2010 ........................................................................................................... 80

Bảng 38: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009 . 81

Bảng 39: Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu

năm 2010 ........................................................................................................... 82

Bảng 40: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 2009 ......... 84

Bảng 41: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm

2010 .................................................................................................................. 84

Bảng 42: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn .............................. 86

Bảng 43: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay vốn ................................. 88

Page 114: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

xiv

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Quy trình cho vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Long ...... 10

Hình 2: Cơ cấu tổ chức tại BIDV Vĩnh Long ................................................... 17

Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long ......................... 21

Hình 4: Cơ cấu doanh thu của BIDV Vĩnh Long ............................................. 22

Hình 5: Cơ cấu chi phí của BIDV Vĩnh Long .................................................. 25

Hình 6: Lợi nhuận tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

........................................................................................................................... 27

Hình 7: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 - 2009 ........... 30

Hình 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 9 tháng đầu

năm 2010 ........................................................................................................... 36

Hình 9: Doanh số cho vay tại BIDV Vĩnh Long .............................................. 51

Hình 10: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long

từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 ............................................................... 52

Hình 11: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh

Long từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 ..................................................... 55

Hình 12: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long từ

năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 ................................................................... 59

Hình 13: Doanh số thu nợ tại BIDV Vĩnh Long............................................... 62

Hình 14: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long

từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 ............................................................... 63

Hình 15: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long

từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 ............................................................... 65

Hình 16: Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long từ

năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 ................................................................... 68

Hình 17: Dư nợ tại BIDV Vĩnh Long ............................................................... 71

Hình 18: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tại BIDV Vĩnh Long từ năm 2007 – 9

tháng đầu năm 2010 .......................................................................................... 72

Hình 19: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long ............. 74

Hình 20: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long ..................... 76

Page 115: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

xv

Hình 21: Nợ xấu tại BIDV Vĩnh Long ............................................................. 79

Hình 22: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại BIDV Vĩnh Long ............. 80

Hình 23: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long ........... 82

Hình 24: Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long ................... 84

Page 116: Phan Tich Hoat Dong Tin Dung tai BIDV

xvi

DANH S ÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

TCKT: tổ chức kinh tế

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

TG: tiền gửi

GTCG: giấy tờ có giá

TCTD: tổ chức tín dụng

DNNN: doanh nghiệp nhà nước

CTCP – TNHH: công ty cổ phần – trách nhiệm hữu hạn

DNTN – CT: doanh nghiệp tư nhân – cá thể

NH: ngắn hạn

TDH: trung dài hạn

VHĐ: vốn huy động

TNV: tổng nguồn vốn

9T2010: 9 tháng đầu năm 2010

Trđ: triệu đồng

Tiếng Anh

BIDV: Bank of Investment and Development of Vietnamese: Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương Mại thế giới

ATM: Automated Teller Machine: Thẻ rút tiền tự động