16
PHÒNG GD& ĐT HÒA VANG TRƯỜNG TH HÒA BẮC BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN TIẾNG VIỆT ( đọc hiểu) - LỚP NĂM Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày 20 tháng 12 năm 2013 Lớp Năm/....... Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Giáo viên coi: ................................................... Giáo viên chấm: ................................................ ĐỀ CHÍNH THỨC Phần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm bài văn sau: Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trĩa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả, mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo Băng Sơn

PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

PHÒNG GD& ĐT HÒA VANG TRƯỜNG TH HÒA BẮC

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014MÔN TIẾNG VIỆT ( đọc hiểu) - LỚP NĂM

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày 20 tháng 12 năm 2013

Lớp Năm/....... Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề)Giáo viên coi: ................................................... Giáo viên chấm: ................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm bài văn sau:

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ

lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trĩa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả, mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo Băng Sơn B. Dựa vào nội dung bài học, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: ( 0,25 đ) Theo em, nên chọn tên nào để đặt cho bài văn?

a. Làng tôi b. Những cánh buồm c. Quê hương

Câu 2: ( 0,25 đ) Suốt bốn mùa, dòng sông có những đặc điểm gì?

a. Nước sông đầy ắp b. Những con lũ dâng đầy.

c. Dòng sông đỏ lựng phù sa.

Câu 3: ( 0,25 đ) Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với ai?

a. Màu nắng của những ngày đẹp trời.

b. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

c. Màu áo của những người thân trong gia đình.

Câu 4: ( 0,25 đ) Cách so sánh màu áo như thế có gì hay?

a. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.

Page 2: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

b. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê

hương.

c. Cho thấy những cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.

Câu 5: ( 0,5 đ) Câu văn nào trong bài văn tả đúng một cánh buồm căng gió?

a. Những cánh buồm đi như rong chơi.

b. Lá buồm căng như ngực người khổng lồ.

c. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.

Câu 6: ( 0,5 đ) Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng với con người ?

a. Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người.

b. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

c. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.

Câu 7: ( 0,5 đ) Bài văn trên có phần kết bài được viết theo kiểu nào ?

a. Mở rộng b. Không mở rộng c. Không kết bài.

Câu 8: ( 0,5 đ)Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “đương nhiên”

a. Tất nhiên b. Mặc nhiên c. Ngẫu nhiên.

Câu 9: ( 0,5 đ) Các từ “ xanh tươi, hoa quả, đậm nhạt, tươi đẹp” thuộc kiểu cấu tạo gì?

a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp.

b. Từ ghép có nghĩa phân loại.

c. Từ láy.

Câu 10. ( 0,5 đ) Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp

trời trong có quan hệ với nhau như thế nào?

a. Đó là một từ nhiều nghĩa b. Đó là hai từ đồng âm.

c. Đó là một từ đồng nghĩa.

Câu 11: ( 0,5 đ) Từ “tưởng tượng” trong câu: “Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt

vang lên tiếng của chim hoàng oanh hót” thuộc loại từ gì?

a. Danh từ b. Tính từ c. Động từ

Câu 12: ( 0,5 đ) Bộ phận chủ ngữ trong câu “Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như

cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ” là gì?

a. Màu đỏ. b. Màu đỏ của hoa đỗ quyên.

c. Hoa đỗ quyên.

Page 3: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

PHÒNG GD& ĐT HÒA VANG TRƯỜNG TH HÒA BẮC

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014MÔN TIẾNG VIỆT ( đọc hiểu) - LỚP BỐN

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày 20 tháng 12 năm 2013

Lớp Bốn/....... Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề)Giáo viên coi: ................................................... Giáo viên chấm: ................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc : A. Đọc thầm bài văn sau :

ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Tôi mở ví ra và chép miệng :- Tiếc quá ! Bác không có xu lẻ.- Không sao đâu ạ. Bác đưa cho cháu một đồng tiền vàng cũng được. Cháu sẽ đi đổi rồi trả

lại bác ngay. Tôi nhìn cậu bé, lưỡng lự :

- Thật chứ ?- Thật đấy ạ. Cháu không phải một đứa bé xấu.Vẻ mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi không còn chút đắn đo nào nữa, giao

luôn cho cậu một đồng tiền vàng.Nhưng rồi tôi đã phải tự trách mình quá tin người vì chờ mãi không thấy cậu bé bán diêm

quay lại. Không thể đợi lâu hơn nữa, tôi phải đi.Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình. Cậu bé này rất

giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò và xanh xao hơn. Đôi mắt và giọng nói của cậu bé thoáng một nỗi buồn :

- Thưa bác, có phải bác vừa đưa cho anh Mai-cơn cháu một đồng tiền vàng không ?Thấy tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp :- Thưa bác, cháu là Giôn, em trai anh Mai-cơn. Đây là tiền thừa của bác. Anh Mai-cơn bảo

cháu mang đến. Anh cháu không mang trả bác được vì trên đường đến đây anh ấy bị xe tông gãy chân.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.

Theo TRUYỆN KHUYẾT NƯỚC ANH

B. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng dưới đây:

Câu 1 : (0,5 điểm)Cậu bé trong truyện làm nghề gì ?

a. Ăn xin b. Bán diêm c. Không nghề nghiệp

Câu 2. (0,5 điểm) Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông ?

a. Xin tiền b. Nhờ đổi tiền. c. Mời mua diêm.

Câu 3. (0,5 điểm)Những chi tiết nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ ?

a. Chừng 12, 13 tuổi. b.Vẻ mặt cương trực, tự hào.

Page 4: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

c. Gầy gò, xanh xao, quần áo rách tả tơi.

Câu 4. (0,5 điểm)Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự, sau tin tưởng giao một đồng

tiền vàng cho cậu bé ?

a. Vì thấy vẻ mặt cậu ấy cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.

b. Vì nghe cậu bé hứa sẽ đi đổi tiền rồi trả lại ngay.

c. Vì tin những cậu bé nghèo luôn giữ lời hứa.

Câu 5. (0,5 điểm) Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa ?

a. Có một tâm hồn đẹp trong hoàn cảnh nghèo.

b. Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.

c. Cậu bé buồn vì không thực hiện được lời hứa.

Câu 6. (0,5 điểm)Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?

a. Đây là tướng ông. b. Mèo ta phổng mũi.

c. Bé đánh tam cúc với con mèo hoang.

Câu 7. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?

a. Thơm thảo, hoa hồng, mảnh dẻ. b. Trắng trẻo, ngập ngừng, ngọt ngào.

c. Hương thơm, hoa hồng, ngập ngừng.

Câu 8: (0,5 điểm)Những dòng nào sau đây viết đúng chính tả?

a. Sáng suốt, xấc xược, tấc đất, trật tự, sung sức, xa xôi.

b. Sáng suốt, sạch xành xanh, tấc đất, trậc tự, lấc phất.

c. Sạch sành sanh, xành điệu, tấc đất, sao xuyến, lất phất.

Câu 9: (0,5 điểm) Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định như thế nào?

a. Nhằm giới thiệu, tả bao quát, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái

độ của người viết về đồ vật.

b. Nhằm giới thiệu, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của

người viết về đồ vật.

c. Nhằm giới thiệu, tả bao quát đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của người viết về

đồ vật.

Câu 10: (0,5 điểm)Câu “ Cháu đã về đấy ư?” được dùng làm gì?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để yêu cầu, đề nghị.

c. Dùng thay lời chào.

Page 5: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

PHÒNG GD& ĐT HÒA VANG TRƯỜNG TH HÒA BẮC

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014MÔN TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu) - LỚP BA

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày 20 tháng 12 năm 2013

Lớp Ba /....... Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề)Giáo viên coi: ................................................... Giáo viên chấm: ................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc :

A. Đọc thầm bài tập đọc sau:

B. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúngCâu 1: (0,5 điểm) Nhà Đôi và Thu nằm ở đâu ?

a. Ở phía đầu và phía cuối con lạch.

b. Ở cùng một bên bờ của con lạch.

c. Ở hai bên một con lạch.

Câu 2 : (0,5 điểm) Vì sao con mương cạnh nhà Đôi và Thu trở thành con lạch ?

a. Mương được đào rộng thành con lạch.

b. Lũ lớn, bờ mương lở, hai nhà tạo đáy, tạo thành con lạch.

c. Đôi và Thu đổi tên con mương thành con lạch.

Câu 3 : (0,5 điểm) Nước con lạch bên nhà Đôi, Thu trong xanh là do đâu ?

a. Do lạch rộng, sâu, nước ra vô mạnh theo thuỷ triều.

b. Do nước lũ đổ về rất lớn.

CON KÊNH XANH XANH Nhà Đôi và nhà Thu chỉ cách nhau một con lạch nhỏ. Trước kia, lạch chỉ là mương dẫn nước từ con kênh đào vào vườn để nuôi cây. Cách đây mấy năm, lũ lớn, bờ mương bị lở, khoét rộng ra. Ba má Đôi và ba má Thu cùng nhau nạo đáy, tạo thành con lạch chung cho cả hai nhà. Có con lạch, nước ta vô mạnh theo thuỷ triều nên trong xanh, không đục bùn như những con mương nhà khác. Hai nhà đều treo sẵn vài cái võng máng lên thân những cây dừa, trưa hè nóng nực ra nằm mát rượi như đang nằm trên ghe bơi dọc theo kênh lớn. Hè đến, Đôi và Thu thường nằm trên võng đua nhau ôn bài, đố vui. Có lần, Thu ví con lạch này là con kênh xanh xanh của hai nhà. Cái tên con kênh xanh xanh giống hệt một bài hát mà Đôi biết : “Con kênh xanh xanh những chiều êm ả lướt trôi ... Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh. Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha...” Theo Kim Hài

Page 6: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

c. Do con lạch được trồng rau.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?

a. Hùng chống nạnh, thế thủ. b. Tiếng hót của chim mồi lôi cuốn các loài chim.

c. Người Hmông, người Dao là anh em.

Câu 5. (0,5 điểm) Dòng nào gồm các từ viết đúng chính tả ?

a. Nghỉ ngơi, sạch sẽ, lặt lè.

b. Bật thang, luống rau, hoen gỉ.

c. Mượt mà, xoèn xoẹt, tủi thân.

Câu 6. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?

a. Trong ngần, chơi vơi, xanh.

b. Thả diều, phơi, gặt hái.

c. Cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm.

Câu 7. (1 điểm) Dòng nào sau đây ghi đầy đủ về cách trình bày một bức thư ?

a. Dòng đầu thư (địa điểm, thời gian); nội dung thư; lời thăm hỏi; lời chào; kí tên

b. Dòng đầu thư (địa điểm, thời gian); lời xưng hô với người nhận thư; nội dung thư;

cuối thư (lời chào, chữ kí và tên).

c. Dòng đầu thư (địa điểm, thời gian); lời xưng hô ; nội dung thư.

Câu 8: ( 1 điểm) Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh?

a. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải

thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

b. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón

mừng cô giáo về bản dạy chữ.

c. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

PHÒNG GD& ĐT HÒA VANG

TRƯỜNG TH HÒA BẮC BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014

MÔN TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu) - LỚP Hai

Page 7: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày 20 tháng 12 năm 2013

Lớp Hai/....... Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề)

Giáo viên coi: ................................................... Giáo viên chấm: ................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc :

A. Đọc thầm bài tập đọc sau:

MÓN QUÀ QUÝ NHẤT Ngày xưa, ở gia đình kia có ba anh em trai. Vâng lời cha mẹ, họ ra đi để tự kiếm sống trong một thời gian. Sau một năm, họ trở về. Ai cũng mang về một món quà quý. Người anh thứ hai và người em út biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu. Người anh cả khoác về một tay nải nặng, không biết ở trong đựng những gì. Sau bữa cơm vui vẻ, người cha hỏi người con cả: - Bấy lâu nay con đi đâu, làm gì? - Thưa cha, con đi tìm thầy học những điều hay lẽ phải để dùng trong việc làm ăn hàng ngày. Nói rồi, anh xin phép cha mở tay nải ra. Mọi người ngạc nhiên: ở trong toàn là sách. Người cha vuốt râu, khen: - Con đã làm đúng. Con người ta, ai cũng cần phải học. Quà của con mang về cho cha là món quà quý nhất. Theo báo Thiếu Niên Tiền Phong B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. (0,5 điểm) Ai biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu?

a. Người anh cả và người em út.

b. Người anh cả và người anh thứ hai.

c. Người anh thứ hai và người em út.

Câu 2. (0,5 điểm) Người cha quý nhất món quà của ai?

a. Quà của người con cả.

b. Quà của người con thứ hai.

c. Quà của người con út.

Câu 3. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?

a. Cần biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu để cha mẹ vui lòng.

Page 8: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

b. Cần học nhiều điều hay lẽ phải trong sách để phục vụ cuộc sống.

c. Cần đọc nhiều sách để thỏa trí tò mò của bản thân mình.

Câu 4: (0,5 điểm) Em chọn từ dễ thương, to hay xanh tốt để trả lời cho câu hỏi:

Cây cau như thế nào?

a. Dễ thương b. To c. Xanh tốt

Câu 5: (0,5 điểm) Bộ phận in đậm trong câu “Bông là học sinh lớp 2.” trả lời câu hỏi

nào?

a. Ai ? b. Là gì ? c. Cái gì ?

Câu 6: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ phẩm chất của người?

a. Sách, nhanh nhẹn, cái ghế

b. Lẫm chẫm, sáng dạ, dễ thương

c. Thông minh, nhanh trí, giỏi.

Câu 7: (1 điểm) Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai làm gì ?

a. Anh trai tặng Sơn chiếc xe đạp.

b. Cậu bé là người anh tốt.

c. Cậu bé rất thương yêu em.

Câu 8: (1 điểm) Câu nào dưới đây viết sai chính tả:

a. Tôi biết đi xe đạp.

b. Mùa thu, nước hồ xanh biết.

c. Lớp chúng em đoàn kết.

PHÒNG GD& ĐT HÒA VANG

TRƯỜNG TH HOÀ BẮCBÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2013-2014

MÔN TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu) - LỚP MỘT

Page 9: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày 20 tháng 12 năm 2013

Lớp Một/....... Thời gian: 30 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐIỂM: ......... Giáo viên coi: ...................................................

Giáo viên chấm: ................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC Phần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc :

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1 : (1 điểm) Nối từ với tranh ảnh thích hợp :

Nhà tầng

Đá bóng

Cánh buồm

Gà trống

Page 10: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

Câu 2 : (1 điểm) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu:

Câu 3 : (1 điểm) Nối vần với từ ngữ đúng:

Câu 4 : (1 điểm) Nhìn tranh viết từ:

Ngựa phi

Mẹ nhìn em

Suối chảy

qua khe đá.

gặm cỏ bên sườn đồi.

tung bờm.

Đàn dê âu yếm.

A B

Cành chanh

Máy tính

Long lanh

Củ hành

Đình làng

Bình minh

inh

anh

Page 11: PHÒNG GD& ĐT HÒA VANGthhoabac-hoavang.edu.vn/uploads/tin-tuc-truong/2014_01/... · Web viewPhần đọc hiểu : Phần đọc thành tiếng : Điểm đọc: A. Đọc thầm

.............. ....................... .................... ..................