7
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI Môn : Âm Nhạc Năm học 2013 - 2014 ( Thời gian làm bài : 120 phút ) Câu 1 ( 3,0 điểm ). 1) Trình bày mức thu và quản lí , sử dụng tiền học thêm trong nhà trường THCS theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương. 2) Trình bày chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm và đối tượng khác bậc THCS theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo. 3) Trình bày nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ nội vụ - Bộ tài chính . Câu 2 ( 3,0 điểm ). Hãy lập ma trận đề , ra đề và hướng dẫn chấm một bài kiểm tra 1 tiết thuộc môn thầy ( cô ) được phân công năm học 2013 - 2014. Câu 3 ( 2,0 điểm ). 1) Trình bày suy nghĩ của thầy ( cô ) về câu nói : " Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" . Vận dụng câu nói trên vào việc giảng dạy bộ môn và hoạt động chuyên môn trong nhà trường. 2) Hãy đưa ra những giải pháp để đến năm 2020 trường THCS Hưng Thái trở thành một trường chất lượng cao trong huyện Ninh Giang. Câu 4 ( 2,0 điểm ). Đồng chí hãy kí âm lại bài hát "Như có Bác trong ngày Đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên (với giọng La trưởng), rồi phân tích bài hát đó? ---------------------------------------Hết---------------------------------------

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI …ng-thcshungthai.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/79868982836690.pdf · Bài hát được viết ở giọng La trưởng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI Môn : Âm Nhạc Năm học 2013 - 2014 ( Thời gian làm bài : 120 phút )

Câu 1 ( 3,0 điểm ).

1) Trình bày mức thu và quản lí , sử dụng tiền học thêm trong nhà trường

THCS theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh Hải

Dương.

2) Trình bày chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm và

đối tượng khác bậc THCS theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của

Bộ giáo dục và đào tạo.

3) Trình bày nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên

tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ giáo dục và đào

tạo - Bộ nội vụ - Bộ tài chính .

Câu 2 ( 3,0 điểm ).

Hãy lập ma trận đề , ra đề và hướng dẫn chấm một bài kiểm tra 1 tiết thuộc

môn thầy ( cô ) được phân công năm học 2013 - 2014.

Câu 3 ( 2,0 điểm ).

1) Trình bày suy nghĩ của thầy ( cô ) về câu nói : " Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo

ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" . Vận dụng câu nói

trên vào việc giảng dạy bộ môn và hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

2) Hãy đưa ra những giải pháp để đến năm 2020 trường THCS Hưng Thái trở

thành một trường chất lượng cao trong huyện Ninh Giang.

Câu 4 ( 2,0 điểm ).

Đồng chí hãy kí âm lại bài hát "Như có Bác trong ngày Đại thắng" của nhạc

sĩ Phạm Tuyên (với giọng La trưởng), rồi phân tích bài hát đó?

---------------------------------------Hết---------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI GVDG CẤP TRƯỜNG MÔN ÂM NHẠC NĂM HỌC 2013 - 2014

Câu 1 ( 3,0 điểm ). 1) 1,0 điểm

2) 1,0 điểm.

1.Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

2. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần. 3. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ

trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

4. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

5. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.

6. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt

Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.

7. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

8. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần.

9. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.

10. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.

11. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học). 3) 1,0 điểm.

1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

4. Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

5. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm

nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. Câu 2 ( 3,0 điểm ). - Lập được ma trận đề phù hợp PPCT, chuẩn KTKN, giảm tải . 1,0 điểm - Ra đề tương ứng ma trận , chính xác. 1,0 điểm - Hướng dẫn chấm chi tiết, chính xác. 1,0 điểm Câu 3 ( 2,0 điểm ). 1) 1,0 điểm. * Giải thích ( 0,25 điểm ).

* Bàn luận : ( 0,25 điểm )

* Bài học : ( 0,25 điểm )

* Vận dụng vào giảng dạy và hoạt động chuyên môn trong nhà trường. ( 0,25 điểm ) 2) Giải pháp ( 1,0 điểm )

Câu 4 ( 2,0 điểm )

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm

Tuyên. Với giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích, cả nhan đề và lời

chưa đến 60 từ chính vì vậy bài hát được phổ biến một cách rộng rãi ở Việt Nam và

các nước trên thế giới.

Đêm ngày 28/4/1975,sau khi nghe bản tin cuối cùng của đài có tin phi công

Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất,chỉ trong vòng chưa đầy 2

tiếng đồng hồ từ 9 giờ 30 phút tối đến 11 giờ ông đã viết xong .

1/ Sự phát triển của giai điệu:

Bài hát được viết ở giọng La trưởng nhịp hai bốn, viết ở thể 2 đoạn không có tái hiện,

dựa trên 2 âm hình chủ đạo là:

Tiết tấu:

Đoạn a gồm 16 ô nhịp đầu, bao gồm 4 câu, mỗi câu gồm 4 nhịp và là những

tiết nhạc độc lập, kết cấu chặt chẽ, vuông vắn. Các câu được phát triển từ âm hình

chủ đạo bằng thủ pháp thêm bớt nốt, giai điệu sử dụng các quãng 3 thứ lên xuống, kết

câu ở các bậc ổn định, dựa trên tiết tấu mạnh mẽ, thể hiện được sự tự hào, hùng tráng

và niềm tự hào đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoạn b (đoạn điệp khúc) được bắt đầu với một âm 3 lấy đà cho một lời ngợi

ca, một niềm tự hào vô bờ về Bác, một lời hiệu triệu toàn dân đánh giặc giữu nước,

một khẩu hiệu có sức thuyết phục tuyệt đối. Gồm 4 câu với 4 nhịp mỗi câu hết sức

vuông vắn. Tác giả dùng thủ pháp giữ nguyên hình tiết tấu thay đổi cao độ và nhắc lại

y nguyên để khẳng định thêm một lần nữa niềm vui khi có Bác trong ngày đại thắng.

Kết câu ở những bậc 5 và bậc 1 cho ta cảm giác yên bình, ổn định, những dấu nối

như tha thiết hơn khi gọi tên Người_ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

2/ Nội dung tình cảm của bài:

Ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà,

lan toả đến nhiều nước như Nga, Đức, Cuba, Trung Quốc. Ở Nhật Bản, ca khúc này

được dịch ra tiếng Nhật và lưu hành phổ biến ở 49 tỉnh thành. Có nhiều vị khách

quốc tế, dù không biết tiếng Việt vẫn có thể nhẩm theo giai điệu bài hát trong những

dịp tham gia khánh lễ. Và mấy chục năm qua, điệp khúc “Việt Nam Hồ Chí Minh,

Việt Nam Hồ Chí Minh” vẫn vang lên bừng bừng khí thế, rộn ràng niềm vui trong

từng góc phố, khán đài, trong những cuộc giao lưu quốc tế.

Nhân dịp Đại Lễ kỉ niệm ngàn năm Thăng long Đông Đô Hà nội, “Như có Bác trong

ngày vui đại thắng” càng minh chứng cho sức sống của nó. Bài hát vang mãi trong

tim mỗi người dân Việt Nam. Mỗi lần nhắc đến, ta như đang đi giữa cờ hoa chiến

thắng của ngày 30/4 của những năm về trước. Sức sống lan toả của nó rộng khắp và

truyền nối cho thế hệ con cháu đời đời, sống mãi với thời gian, nó là bài ca thành

kính tri ân mà nhạc sĩ Phạm Tuyên đã thay lời dân tộc mừng ngày đại thắng./.