28
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. BẢO LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ: NGOẠI NGỮ ---------- ---------- CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC - CHIA SẺ TRONG TIẾT “ GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU” TIẾNG ANH LỚP 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI Năm học: 2019 - 2020

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. BẢO LỘC

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

TỔ: NGOẠI NGỮ

---------- ----------

CHUYÊN ĐỀ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC -

CHIA SẺ TRONG TIẾT “ GIỚI THIỆU

NGỮ LIỆU” TIẾNG ANH LỚP 7

THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Năm học: 2019 - 2020

Page 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

PHÒNG GD & ĐT TP BẢO LỘC

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

TÔ: NGOẠI NGỮ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bao Lôc, ngay 24 thang 10 năm 2019

KÊ HOẠCH

Thưc hiên chuyên đê nâng cao chât lương day va hoc môn TIếng Anh

Năm hoc: 2019 – 2020

Căn cư vao nhiêm vu chuyên môn năm hoc 2019– 2020 cua trương THCS Quang

Trung;

Tô Ngoai Ngư xây dưng kế hoach thưc hiên chuyên đê bao cao trươc hôi đông sư

pham:

“Phát triển năng lực hợp tác- chia sẻ trong các tiết học môn Tiếng Anh ’’

I. Muc đich:

- Để cải tiến phương phap giảng day mơi nhằm phát triển năng lưc hơp tác – chia sẻ

cua hoc sinh trong các tiết hoc Ngoai Ngư.

II. Nội dung va thơi gian thực hiên chuyên đê:

- Chuyên đê: “Phát triển năng lực hợp tác- chia sẻ trong các tiết học môn

Tiếng Anh ’’

- Thơi gian bao cao chuyên đê: thư Ba, ngày 05tháng 11 năm 2019, tuần 11

- Thơi gian day minh hoa chuyên đê: ngày 13 tháng 11 năm 2019, tuần 12

- Tiết 1, Lơp 7A3.

III. Thanh phân tham dự chuyên đê:

- Ban giam hiêu trương THCS Quang Trung.

- Tô trưởng cac tô chuyên môn

- Giao viên trong tô

IV. Tô chưc thực hiên:

1. Phân công thực hiên chuyên đê:

- Viết bao cao ly luân: cô Nguyễn Thị Tú Uyên

- Xây dưng chyên đê: Tô Ngoai Ngư

- Bao cao chuyên đê: cô Nguyễn Thị Tú Uyên

- Minh hoa tiết chuyên đê : cô Đinh Thị Ly

- Thư ky: cô Đinh Thị Ly

2. Chuân bi cho chuyên đê:

- Trang tri: cô Chi, cô Dung

- Chuẩn bị ban ghế phòng hoc : cô Loan , cô Ân

Page 3: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- Tiếp tân : cô Mai ,cô Liên.

3. Chương trinh thực hiên:

- Thông qua bao cao ly luân.

- Dư giơ day minh hoa chuyên đê

- Thảo luân góp y xây dưng chuyên đê

- Phat biểu y kiến cua Ban giam hiêu

- Bế mac.

Trên đây la kế hoach tô chưc thưc hiên chuyên đê nói trên. Rât mong đươc sư quan

tâm chỉ đao cua BGH nha trương, sư góp y cua đông nghiêp để chuyên đê thưc hiên thanh

công va có hiêu quả.

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TÔ TRƯỞNG

Lê Thi Minh Sa

Page 4: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 1-

CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẤU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích và phạm vi của chuyên đề

a) Mục đích

b) Phạm vi chuyên đề

PHẦN II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ

A. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:

1. Cơ cở lí luận

2. Cơ sở thực tiễn

B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC

- CHIA SẺ:

I. Tạo không khí giao tiếp trong giờ:

1. Bố trí chỗ ngồi

2. Bài tập luyện giao tiếp

II. Điều hành lớp học:

1. Bố trí học sinh hoạt động theo cặp, nhóm

1.1. Chọn học sinh theo cặp, theo nhóm

1.2. Cách tổ chức cặp, nhóm

1.3. Điều cần lưu ý khi tổ chức cặp, nhóm

2. Vai trò của người thầy:

2.1. Thầy giáo là người tổ chức

2.2. Thầy giáo là người gợi ý

III. Tổ chức thực hiện: Tiết dạy minh họa chuyên đề

PHẦN III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

II. Kiến nghị

Page 5: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 2-

CHUYÊN ĐỀ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC – CHIA SẺ

TRONG TIẾT “GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU” TIẾNG ANH

LỚP 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề:

Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến

lớp 12. Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan

trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu

các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý

thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học

sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe,

nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao

tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ

thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ

thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong khung năng lực ngoại ngữ

6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24

tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Để đạt được mục tiêu này, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi

trọng người học – coi học sinh là chủ thể của hoạt động, khuyến khích các hoạt động

học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình dạy học là rất cần thiết.

Dạy học theo hình thức cặp – nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau: Dạy

học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của mỗi lớp học được chia thành

các cặp hoặc nhóm nhỏ để tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công

và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của cặp hoặc nhóm sau đó được trình bày và đánh

giá trước toàn thể lớp học.

Phát triển năng lực hợp tác – chia sẻ của học sinh trong tiết học Tiếng Anh được

thực hiện dưới hai hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm. Hình thức hoạt động theo

cặp hoặc nhóm có thể hỗ trợ các hình thức làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân.

Những hoạt động luyện tập theo cặp hay nhóm mang tính chất hai chiều, tăng cường

được việc trao đổi thông tin qua lại của học sinh hoặc tạo cho các hoạt động luyện tập

Page 6: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 3-

giao tiếp trên lớp để học sinh có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh. Qua một số năm

giảng dạy môn Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp chúng tôi nhận thấy việc dạy học

theo hình thức luyện tập cặp – nhóm thực sự có rất nhiều ưu điểm:

- Tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh.

- Tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian.

- Tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc.

- Tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh.

- Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá

trình học tập.

- Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học

sinh.

Tuy nhiên khi thực hiện hoạt động “CẶP, NHÓM” trong các tiết dạy tiếng Anh, chúng

tôi cũng đã gặp một số khó khăn:

- Dễ gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh

- Học sinh có thể hay mắc lỗi khi làm việc với nhau

- Giáo viên khó kiểm soát được mọi hoạt động của học sinh trong cùng một lúc

- Học sinh có thể không làm việc, dựa dẫm, ỷ lại không tự giác làm việc hoặc khi mình

phải đương đầu với những vấn đề không thể tự giải quyết được.

- Một số học sinh quen với phương pháp học tập thụ động, còn có tâm lý ỷ lại vào bạn

bè, thầy cô, chưa tích cực trong việc hoạt động cặp – nhóm để nắm kiến thức.

- Một số em vẫn chưa có ý thức học tập bộ môn này, trong giờ học ít chú ý nghe giảng,

ít phát biểu cũng như ít tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Một số học sinh chưa

đủ tự tin về năng lực cá nhân nên ngại phát biểu, một số khác thì có năng lực nhưng

ngại tham gia vào các hoạt động vì sợ sai, sợ xấu hổ với thầy cô và bạn bè.

Với những lí do trên, tổ Ngoại Ngữ trường THCS Quang Trung tiến hành tổ chức

thực hiện chuyên đề: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC – CHIA SẺ TRONG

TIẾT “GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU” TIẾNG ANH LỚP 7 THEO CHƯƠNG TRÌNH

MỚI”

2. Mục đích và phạm vi chuyên đề:

a) Mục đích:

- Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động cặp – nhóm trong các tiết học tiếng Anh

- Giúp giáo viên có được những kinh nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động cặp, nhóm

có hiệu quả.

- Giúp học sinh có nhiều cơ hội luyện tập tiếng Anh trên lớp để từ đó hình thành kỹ

năng giao tiếp tiếng Anh của các em.

b) Phạm vi chuyên đề:

Page 7: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 4-

- Áp dụng được cho tất cả các tiết dạy tiếng Anh ở các khối, lớp khác nhau trong việc

phát triển tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà chủ yếu là các hoạt động giao tiếp.

- Đối tượng áp dụng: là tất cả các đối tượng học sinh trong các lớp học Tiếng Anh.

PHẦN II. NỘI DUNG

A. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:

1) Cơ sở lí luận:

Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh

những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần

thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh

THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây

dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao

các phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh.

Có thể nói một trong những biểu hiện tích cực, đặc trưng của học sinh

trong việc học tập bộ môn Ngoại Ngữ là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức,

kĩ năng vận dụng để giao tiếp, biết cách làm việc theo cặp, nhóm hợp tác và chia sẻ

với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập nói, viết; biết chủ động trình bày

những ý định của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết.

Việc tổ chức luyện tập thành cặp, nhóm không khó mà lại rất cần thiết để đạt

được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy Ngoại Ngữ là trang bị cho

người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ, lợi

thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói

và giao tiếp gần giống ngoài đời thực để từ dó phát triển năng lực hợp tác – chia sẻ

trong học sinh.

2) Cơ sở thực tiễn:

Ở Việt Nam chúng ta, lớp học thường đông học sinh, giờ học ngắn không đủ cho đại

bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Trừ việc luyện đọc đồng thanh, trung

bình mỗi học sinh trong lớp chỉ có tổng cộng 10- 15 giây để nói. Muốn tăng thời gian

học sinh được luyện nói trong các buổi học, giáo viên phải tổ chức hoạt động cặp –

nhóm để tất cả học sinh đều được giao tiếp bằng tiếng Anh. Những người theo quan

điểm lấy người học làm trung tâm thường cho rằng nếu tất cả học sinh trong lớp cùng

tham gia nói một lúc thì lớp học sẽ trở nên hết sức ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát.

Nhưng thực tế không hẳn như vậy: Với sự hướng dẫn, kiểm soát của giáo viên và việc

thiết lập những quy định khi làm việc theo cặp, nhóm, thì tiếng ồn trao đổi bằng Ngoại

Page 8: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 5-

Ngữ là tiếng ồn tích cực, là biểu hiện của việc học hành.

Để hoạt động theo cặp, nhóm của học sinh có hiệu quả trong việc dạy – học Ngoại Ngữ

nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cần phải hiểu thế nào là hoạt động theo cặp –

nhóm, cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải

làm gì? Ở chuyên đề này chúng tôi mạnh dạn thu thập để đưa ra cách tổ chức làm việc

theo cặp, nhóm sao cho có hiệu quả.

B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HỢP

TÁC – CHIA SẺ

I/ TẠO KHÔNG KHÍ GIAO TIẾP TRONG GIỜ HỌC:

1. Bố trí chỗ ngồi:

Để tạo không khí giao tiếp tốt, việc đầu tiên cần chú ý chính là bố trí chỗ ngồi:

Nếu giao tiếp thực sự diễn ra trong lớp học, học sinh phải ngồi sao cho hợp lý. Tuy

nhiên do thời gian bị hạn chế trong 45’, số lượng học sinh đông (khoảng 40 hs /1 lớp)

nên ta chỉ nên thay đổi tư thế ngồi của học sinh như cho hai em ngồi đối mặt với nhau

khi giao tiếp, hoặc cho hai em ngồi trước và sau quay lại đối mặt với nhau. Khi hoạt

động nhóm giáo viên nên cho hai em bàn trên và hai em bàn dưới quay lại đối mặt với

nhau. Theo chúng tôi nên để cho bốn em một nhóm, như vậy các em làm việc hiệu quả

hơn và nhóm trưởng dễ kiểm soát hơn vì vẫn có học sinh thiếu tự giác. Tuy nhiên giáo

viên cần chú ý nên sắp xếp chỗ ngồi ngay từ tiết học đầu tiên sao cho các nhóm có học

sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để các em có thể giúp đỡ nhau. Với mô hình này, sự giao

tiếp được cải thiện vì: Không phải nhìn vào gáy nhau, học sinh có thể nhìn và nói

chuyện chính diện với nhau. Nhìn vào nhau khi nói cũng nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Kỹ thuật hoạt động theo “Cặp – pairwork” hoặc “Nhóm – groupwork” cũng dễ dàng bố

trí. Đó là những điều mà người thầy mong đợi học sinh mình thực hiện trong lớp học.

2. Bài tập luyện giao tiếp:

Lớp học không phải là một nơi tự nhiên cho việc học ngôn ngữ nên người giáo viên

phải cố tạo ra việc học càng tự nhiên càng tốt. Vì vậy bài tập giáo viên chọn lựa hoặc

biên soạn cho học sinh phải phù hợp và không quá khó.

Hình thức làm việc theo cặp luôn phù hợp với các loại hoạt động cần có sự trao đổi,

hội thoại giữa hai người với nhau, vì vậy rất thích hợp với những loại hình bài tập

sau:

Practise the sentence: Phần này nên làm sau phần giới thiệu ngữ liệu mới và sau vài

phút luyện tập cả lớp.

Dialogue: Đóng lại bài hội thoại mẫu hoặc làm các bài hội thoại tương tự với hội

thoại mẫu, có gợi ý sẵn để thay thế các chi tiết.

Page 9: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 6-

Ask and answer the questions about the text: Học sinh thảo luận các câu hỏi theo cặp

sau đó đọc bài khoá hoặc học sinh tự đọc thầm bài khoá và trả lời về nội dung bài

theo cặp.

Grammar exercises: Học sinh làm các bài tập ngữ pháp bằng miệng theo cặp, sau đó

thầy giáo sửa bài cùng cả lớp, tiếp theo học sinh có thể viết lại bài vừa làm vào vở.

Các hoạt động luyện tập giao tiếp như: Information – gap, role play, interview,

questionnaire, problem – solving, communicative games.

Hình thức làm việc theo nhóm có thể được sử dụng trong các dạng bài tập sau:

Discussion

Take a survey

True – false statements

Multiple choice

Writing

Gap – filling

Grammar exercises

II/ ĐIỀU HÀNH LỚP HỌC:

1. Bố trí học sinh hoạt động theo cặp, nhóm:

Khi nào thì học sinh hoạt động theo nhóm hoặc theo cặp? Theo lí thuyết thì người ta

khuyên rằng nên cho học sinh làm quen với những hoạt động này càng sớm càng tốt.

Trong nhà trường nên bắt đầu ngay từ những giờ học tiếng Anh đầu tiên. Tuy nhiên

người giáo viên phải mất nhiều thời gian và sự nhẫn nại để làm cho học sinh có thể hoạt

động theo nhóm bạn hay đôi bạn tốt. Có rất nhiều điều mà giáo viên phải xét đến như:

1.1. Chọn học sinh theo cặp, theo nhóm:

Một số giáo viên thì chỉ đơn giản chọn những em học sinh ngồi gần nhau thành

nhóm bạn hay đôi bạn. Một số khác thì xếp những em có học lực yếu với những em khá

hơn ngồi chung với nhau. Tuy nhiên đôi lúc xếp nhóm học sinh khá với nhau và những

học sinh yếu với nhau cũng hay vì những học sinh yếu không bị học sinh khá hơn lấn

lướt và vì thế cũng tránh được việc các em không tham gia vào việc làm bài tập. Cách

nào là tốt hơn cả? Theo chúng tôi, người giáo viên phải tự chọn lấy cách phù hợp với

thực tế từng lớp học mà mình đang giảng dạy.

1.2 .Cách tổ chức cặp, nhóm:

Như chúng tôi đã nói ở trên, với cách sắp xếp chỗ ngồi như vậy, ta có nhiều cách tổ

chức các cặp làm việc trong lớp như là:

T – S (sơ đồ a): giữa thầy và 1 trò trong lớp

SS – SS (sơ đồ b): cặp mở – giữa hai học sinh ngồi cách xa nhau

SS – SS (sơ đồ c): cặp đóng – giữa hai học sinh ngồi sát cạnh nhau

Nhóm (sơ đồ d): nhóm 4 học sinh – hai hang ghế sát nhau quay đầu lại với nhau

Page 10: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 7-

Để tránh sự máy móc, nhàm chán khi làm việc theo cặp, thầy giáo có thể sử dụng

linh hoạt các hình thức cặp ở trên, không nhất thiết chỉ theo sơ đồ nào, sao cho luôn tạo

được sự mới mẻ, một môi trường và nhu cầu giao tiếp tự nhiên giữa học sinh với nhau

và giữa học sinh với giáo viên. Để có thể thay đổi hoạt động cặp cho nhanh, giáo viên

nên quy định tín hiệu với học sinh. Ví dụ: vỗ tay một cái, học sinh thực hiện cặp cạnh

nhau, vỗ tay hai cái, học sinh thực hiện cặp trước cặp sau…

Trường hợp tổ chức nhóm, nếu điều kiện lớp chật, có thể cho các em ngồi 2 hàng

ghế sát nhau quay đầu lại với nhau tạo thành 4 người một nhóm (sơ đồ d) mà không cần

di chuyển nhiều trong lớp, giáo viên nên đặt tên cho nhóm bằng những tên tiếng Anh,

như tên các loài hoa, loài vật, hoặc màu sắc hay những tính từ thú vị mà các em thích.

Khi học sinh thực hiên cặp, nhóm, giáo viên sẽ đi quanh bàn để theo dõi, nghe và hỗ

trợ khi cần thiết.

1.3. Điều cần lưu ý khi tổ chức cặp, nhóm:

Khi điều khiển hình thức làm việc theo cặp, nhóm, cần tạo cho học sinh thói quen

tuân theo một số quy định cần thiết để có thể đảm bảo thực hiện được bài tập như:

Đối với học sinh:

Cần phải bắt đầu và dừng ngay khi thầy giáo yêu cầu.

Cần nhanh chóng chuyển từ một hoạt động này sang một hoạt động khác mà thầy

giáo yêu cầu, không cố làm xong phần đang làm dở.

Cần nghe kĩ các yêu cầu của bài tập.

Đối với giáo viên

Luôn có hướng dẫn và ra nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo sao cho học sinh biết rõ công

việc phải làm.

Luôn khuyến khích học sinh đưa ra các câu hỏi khi có vướng mắc.

Page 11: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 8-

Luôn kiểm tra sát sao để bảo đảm rằng học sinh đang thực hiện bài tập theo đúng yêu

cầu.

Luôn ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý cho học sinh để sửa

và phản hồi sau đó.

Thông qua việc giám sát trong khi các cặp, nhóm học sinh làm việc thì giáo viên mới

thật sự biết học sinh đang nghĩ như thế nào và nghĩ gì. Từ đó người dạy nắm bắt được

mức độ tư duy và hiểu biết của các em để phát hiện ra những em có khả năng để bồi

dưỡng giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình. Đồng thời giúp đỡ những

học sinh yếu kém để các em có cơ hội giao tiếp tiếng Anh với các bạn cùng cặp, nhóm.

Thật không thực tế nếu mong học sinh thực hiện nhiều hoạt động khác nhau với kết

quả tốt theo nhóm bạn hay đôi bạn vào thời gian đầu của khoá học Tiếng Anh. Học sinh

phải có thời gian giải quyết bài tập với nhau. Vì thế, đối với những giờ học đầu tiên,

giáo viên nên cho học sinh những bài tập ngắn, đơn giản để thực hành. Khi học sinh đã

có thể hợp tác làm việc với nhau, giáo viên sẽ mở rộng thêm các dạng bài tập để tránh

nhàm chán cho học sinh và giúp các em có cơ hội phát huy khả năng tư duy độc lập và

sáng tạo của mình.

2. Vai trò của người thầy:

Trong một giờ học 45’, có những bước đi khác nhau mà trong đó người giáo viên

đóng vai trò khác nhau. Đối với hoạt động theo “Cặp – pairwork” hoặc “Nhóm –

groupwork” chúng tôi muốn đề cập đến vai trò của người thầy như một người tổ chức

hoạt động và là người gợi ý.

2.1. Thầy giáo là người tổ chức:

Hầu hết mọi người đều đồng ý cho rằng vai trò khó nhất và quan trọng nhất mà

người giáo viên phải thực hiện là vai trò người tổ chức. Thành công của nhiều hoạt

động tuỳ thuộc vào sự tổ chức và vào việc học sinh biết được chính xác những gì mà

các em sẽ thực hiện. Vì thế người thầy nên đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về những

điều mà học sinh phải thực hiện theo nhóm bạn hay đôi bạn, có mẫu ví dụ cho trước

hoặc có gợi ý để hoạt động được tiến hành dễ dàng và để đưa ra những phản hồi khi học

sinh thực hiện theo nhóm bạn hay đôi bạn. Theo chúng tôi, ta nên kiểm tra xem những

em học sinh trung bình, yếu có hiểu yêu cầu của phần bài tập hay không trước khi các

em thực hiện hoạt động.

Có một vấn đề xảy ra khi hoạt động nhóm là các em sử dụng tiếng mẹ đẻ để thảo

luận với nhau. Giáo viên phải làm thế nào để hạn chế việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong

giờ học Tiếng Anh? Làm thế nào để kích thích các em sử dụng Tiếng Anh để diễn đạt ý

kiến của mình? Sau đây là một số ý kiến đề xuất để giải quyết vấn đề thường gặp này:

Chuẩn bị “Pre” cho thật kỹ

Đôi khi học sinh sử dụng tiếng Việt vì các em không có đủ vốn từ bằng tiếng Anh để

diễn đạt. Thế nên giáo viên phải suy tính và giúp học sinh tạo nên vốn từ vựng cần thiết

trước khi cho các em thực hiện phần bài tập theo cặp, nhóm.

Page 12: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 9-

Đi quanh lớp học để lắng nghe và giúp đỡ học sinh khi cần thiết, tránh được việc sử

dụng tiếng mẹ đẻ trong khi hoạt động cặp, nhóm vì học sinh sẽ tự động dùng tiếng

mẹ đẻ nếu giáo viên không chú ý nhắc nhở các em.

2.2. Thầy giáo là người gợi ý:

Trong khi hoạt động theo nhóm bạn hay đôi bạn, học sinh sẽ gặp phải những rắc rối

mà các em không thể tự mình giải quyết chẳng hạn như: thiếu ý tưởng, thiếu từ vựng,

không đồng tình với ý kiến của nhau, hiểu nhầm yêu cầu của bài… Không có sự giúp

đỡ của giáo viên học sinh sẽ không thể hoàn thành bài tập đúng giờ. Tuy nhiên, giáo

viên sẽ đóng vai trò là người gợi ý chứ không phải người thầy trong những tình huống

này. Nói cách khác giáo viên được xem là một “Trung tâm cung cấp thông tin di động”

mà học sinh có thể nhận được lời khuyên và sự hướng dẫn khi cần thiết. Tuy nhiên học

sinh sẽ lười động não mà đợi câu trả lời có sẵn từ giáo viên. Vậy giáo viên nên cho học

sinh những gợi ý nào?

Giáo viên chỉ nên cung cấp thông tin cho các em qua:

Câu hỏi.

Từ gợi ý.

Thông tin vắn tắt.

Để làm tốt vai trò của mình, người giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật kỹ lưỡng ở

nhà, đồng thời cũng phải lường trước được những tình huống có thể xảy ra trong một

tiết học để không bị lúng túng trước những thắc mắc của học sinh. Giáo viên phải nghĩ

ra được từ nào, cấu trúc câu nào, những ý tưởng nào… mà học sinh có thể không nhớ

ra. Giáo viên cũng phải chọn ra những thủ thuật và những đồ dùng giảng dạy phù hợp

để giúp học sinh rút ra từ vựng mà không dùng tiếng mẹ đẻ. Một số trường hợp, giáo

viên sẽ là thành viên trong cuộc thảo luận, hay có thể nói người thầy đóng vai một học

sinh để hợp tác và chia sẻ với học sinh khác khi làm bài. Ý kiến của thầy sẽ rất bổ ích

cho những học sinh khác, giúp tiết kiệm được thời gian trong các hoạt động.

Tóm lại trong 1 tiết học có 45’, người thầy phải là một diễn viên đóng nhiều vai.

Làm thế nào để các vai diễn đó thật tốt tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng và sự linh động

trong thiết kế và trình bày bài giảng của mình.

Page 13: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 10-

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

GIÁO ÁN MINH HỌA TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ:

Period 34:

Lesson 1: GETTING STARTED

“DINNER ALONE”

I. OBJECTIVES: - Education aim: To help SS know more about and be proud of famous Vietnamese

food.

- Teaching aim: By the end of this lesson, students can use some vocabularies and

structures to talk about them.

II. PREPARATION: sub –boards, pictures.

III. PROCEDURES:

I/ Warm up:

- T shows pictures

- T asks “What is the key word?

- T: introduces the new lesson.

-T: gives more new words through the

-SS guess the words about food and

drink: sauce, cake, lemonade, noodles,

water, fish, rice, cheese.

-SS answer the question

- SS listen to the teacher

- SS look at the pictures and give the

Unit 5: VIETNAMESE FOOD AND DRINK

Page 14: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 11-

pictures

- Let SS repeat all words

- Have SS check vocabulary by matching

the new words with the correct pictures.

II/ Presentation:

- Ask Ss questions about the picture:

meaning of the new words

I. Vocabulary

- tofu (n)

- mineral water (n)

- turmeric (n)

- eel (n) -> eel soup (n)

- carton (n)

-warm up (v)

- SS listen and repeat

- SS look at the picture and answer

the questions

Page 15: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 12-

+ Who are they?

+ Where are Phong and his mum?

+ What are they doing?

+ What is there in the fridge?

- Play the recording and have SS listen then

answer the comprehension questions

+ What is there in the fridge?

- Have SS read the conversation

- T calls 2 pairs to perform before class.

- T asks: What is Phong going to eat for

dinner?

III/ Practice:

* Activity 1: Group work

- Have SS find the words about food and

drink in the conversation and put them

in the correct column.

- Have 2 SS retell before class -> give

mark.

=> They are Phong and his mum

=> They are in the kitchen

=> They are opening the fridge and

choosing food

=>There is meat with tofu,

fried vegetables, noodles, orange juice,

mineral water rice in the fridge.

II. Listen and read:

- SS listen to the tape and answer the

comprehension questions

- SS work in pairs

- SS read the conversation before class

- SS work in group write on their

sub boards )

- Retell before class.

+ He’s going to eat meat, tofu, fried

vegetables, noodles, rice, and drinks

juice, mineral water and orange juice

III. Practice:

- SS work in groups and write

Food Drink

meat milk

tofu juice

fried vegetables mineral water

Page 16: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 13-

*Activity 2:

- Let SS ask and answer the questions in

pairs

- Check the answers by playing the lucky

pictures.

- Let SS write down the answers on the

notebooks

- Let SS retell about Phong ( using pictures)

* Activity 3:

- Let SS match the food and drink with

the pictures.

bread orange juice

noodles milk

rice juice

- Answer the questions:

1. Because his parents are going

to the opera tonight and they

won't be home until 9 pm.

2. There's some rice left from

lunch.

3. Phong should warm it up.

4. She'll buy some milk tomorrow.

5. He can have some orange juice

instead of milk.

-2 students retell.

- SS work in pairs

- SS work in groups

Page 17: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 14-

- Get feedback

* Activity 4:

-Give SS some adjectives to describe

about food and drink and use the

adjectives to talk about the food and

drink.

IV/ Production:

* Activity 5:

- Have SS complete the summary by

looking at the pictures and guess the

words

Answers:

1-J 2.F 3.A 4.B 5.D

6.G 7.H 8.E 9.C

- - Group work (write on the sub boards)

- SS work in goups

Page 18: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 15-

* Activity 6:

- Have SS ask and aswer about their

favourite food and drink.

- Have Ss to think about their favourite

food and drink.

- Ask Ss to work in pairs.

- Call on some pairs to practise in front of

the class.

* Activity 7:

- Demonstrate the game to the class

- Describe one or two favourite foods or

drinks and ask some more able SS to

guess their names.

*Answer:

1. junk food / fast food

2. delicious

3.fatty

4. food store

5. kinds of food

6. happy

7. eat

8. obesity

9. disease

10. exercise

11. live longer

- SS work in pairs

A: What's your favourite food?

B: It's pho bo -beef noodle soup.

A: When do you usually eat it?

B: In the morning.

Game: WHAT'S YOUR

FAVOURITE FOOD AND

DRINK?

Work in groups. One student describes

his favourite food or drink. The rest of

the group tries to guess which food or

Page 19: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 16-

- Ask SS to work in groups.

Education: Beside doing exercise, we

should eat fresh and healthy food to have

good health.

V/ Homework:

- Guide SS to do the homework

drink it is. Ex:

A: It's my favourite drink. It's a bit

sour, but it's also sweet.

B: Is it lemonade?

A: Yes, it is./No, try again

* Homework:

Learn new words by heart.

Redo all the exercises.

Do exercises B1, B2 /p. 36,37 in

workbook.

Prepare A CLOSER LOOK 1

( How to cook omelette.)

PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:

Hoạt động hợp tác – chia sẻ dưới hình thức hoạt động cặp – nhóm thực sự đem lại

hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học Tiếng Anh ở các trường phổ thông nếu ta biết

phát huy tính tích cực của nó. Hoạt động này đã cuốn hút học sinh vào bài học, giúp

nâng cao khả năng tư duy, tìm tòi, học hỏi và sáng tạo của các em trong việc sử dụng

Page 20: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 17-

ngôn ngữ. Ngoài ra hoạt động cặp – nhóm còn tạo cho các em được tính độc lập suy

nghĩ và tính tập thể trong học tập. Độc lập trong suy nghĩ và tính tập thể trong thảo luận

trao đổi ý kiến để đưa ra kết luận chung cho nhóm của mình. Không những thế hoạt

động cặp – nhóm còn tạo được không khí học tập sôi nổi mang lại sự gần gũi, thân thiện

giữa thầy và trò khác với giờ học theo kiểu truyền thống. Hoạt động cặp – nhóm đã tạo

nên một xu hướng tốt trong việc dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên cũng có một số hạn

chế trong việc thực hiện các hoạt động này vì trong thảo luận vẫn có tình trạng học sinh

sử dụng Tiếng Việt do các em không đủ vốn từ vựng và ngữ pháp để sử dụng trong giao

tiếp. Hạn chế này cũng có thể khắc phục được theo thời gian và sự kiên trì của giáo viên

đối với học sinh của mình. Chúng tôi hy vọng rằng chuyên đề này sẽ góp phần cải thiện

và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường.

II/ KIẾN NGHỊ:

Để chuyên đề trên được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc dạy và học tiếng

Anh, chúng tôi cũng có một số đề xuất như sau:

- Giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để vận dung linh hoạt các

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tổ chức tốt các hoạt động dạy học theo cặp

hoặc theo nhóm để làm cho giờ học của mình luôn sinh động, lôi cuốn học sinh.

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở nhà thông qua hoạt động cặp –

nhóm, chuẩn bị bài mới chu đáo để việc tham gia các hoạt động trên lớp dễ dàng và có

hiệu quả.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của tổ Ngoại Ngữ trong việc thực hiện các hoạt động

dạy học bộ môn. Chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý

chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô giáo để chuyên đề của tổ chúng

tôi được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Bảo Lộc, ngày 25 tháng 10 năm 2019

Thực hiện

Tổ Ngoại Ngữ Trường THCS Quang Trung

Page 21: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

- 18-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Methodology handbook for English teachers inViet Nam.

- Teaching language skills.

- Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông của bà Nguyễn Hạnh Dung.

- Sổ tay người dạy Tiếng Anh.

- Hướng dẫn phương pháp Tiếng Anh theo chương trình mới.

Page 22: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Nhân phan hôi tư hoc sinh)

Page 23: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Thây cô tham dư chuyên đê)

Page 24: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Cô giao đang quan sat hoc sinh hoat đông căp nhom)

Page 25: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Cô giao đang giang bai)

Page 26: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Cô giao đang theo doi hoc sinh hoat đông căp nhom)

Page 27: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Hoc sinh dưa vao tranh đê cung cô bai hoc)

Page 28: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHIA SẺ TRONG …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191209/...2019/12/09  · Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến

(Hoc sinh phat biêu xây dưng bai)