22
Page 1 of 22 Phương pháp cha bnh táo bón trem chun nht Phương pháp cha bnh táo bón trem chun nht.Táo bón trlà tình trng trđi ngoài phân rn và khô. Khong cách 2 ln đại tin quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Để cha trtáo bón cho tr, cha mcn đặc bit chú ý đến chế độ ăn cho tr. PHƯƠNG PHÁP CHA BNH TÁO BÓN TREM Táo bón là tình trng thường gp trem. Làm sao để ngăn nga cũng như xlý tình trng táo bón ca bé ti nhà? Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bnh vin Nhi Đồng 1 TP.HCM sgiúp phhuynh hiu rõ hơn nhng thc mc xung quanh vn đề trên. Trđi tiêu như thế nào gi là táo bón? Thông thường, trong tun lđầu sau sinh, trthường đi cu khong 4 ln/ngày, phân ca trmm hoc lng (thường gp trbú mnhiu hơn trbú bình). Ba tháng đầu sau sinh, trbú mthường đi cu phân mm khong 3 ln/ngày; mt strmđi cu sau mi ln bú; đặc bit mt strchđi cu mt ln trong sut ctun, thm chí c12 ngày. Hu hết các trbú mhiếm khi btáo bón. Trong khi đó, la tui này, trbú bình thường đi cu t2-3 ln/ngày, dù điu này còn tùy thuc vào loi sa công thc bé ung. 2 tui trlên, trchcòn đi cu t1-2 ln mi ngày. Trong khi đó, trbtáo bón có sln đi cu ít hơn bình thường, đi cu phân cng hay phân to, bài tiết khó khăn và đau. Nếu tình trng này kéo dài hơn 2 tun được gi là táo bón mn (tính), trước thi gian này được gi là táo bón cp (tính). Du hiu nhn biết: Trnhhơn 12 tháng: Trbtáo bón thường đi cu có phân trông cng và ging như các viên bi tròn nh(còn gi là phân dê). Trcó thkhóc khi cgng rn hay đi cu ít ln hơn trước đó, nghĩa là trđi cu 1 ln/ 1-2 ngày so vi thói quen trước đó là 3-4 ln/ ngày. Cn lưu ý la tui này, các cơ thành bng còn yếu nên bé thường rn khi đi cu, làm cho mt bé đỏ lên. Do đó nếu bé đi phân mm sau vài phút rn thì không phi btáo bón.

Phuong Phap Chua Tao Bon

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Sach y hoc

Citation preview

Page 1: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 1 of 22

Phương pháp ch ữa bệnh táo bón ở trẻ em chuẩn nhất

Phương pháp ch ữa bệnh táo bón ở trẻ em chu ẩn nhất.Táo bón ở trẻ là tình tr ạng tr ẻ đi

ngoài phân r ắn và khô. Kho ảng cách 2 l ần đại ti ện quá xa nhau, th ường là trên 3 ngày.

Để chữa tr ị táo bón cho tr ẻ, cha m ẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn cho tr ẻ. PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ EM

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Làm sao để ngăn ngừa cũng như xử lý tình trạng

táo bón của bé tại nhà? Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1

TP.HCM sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn những thắc mắc xung quanh vấn đề trên.

Trẻ đi tiêu nh ư thế nào gọi là táo bón?

Thông thường, trong tuần lễ đầu sau sinh, trẻ thường đi cầu khoảng 4 lần/ngày, phân của trẻ

mềm hoặc lỏng (thường gặp ở trẻ bú mẹ nhiều hơn trẻ bú bình).

Ba tháng đầu sau sinh, trẻ bú mẹ thường đi cầu phân mềm khoảng 3 lần/ngày; một số trẻ bú

mẹ đi cầu sau mỗi lần bú; đặc biệt một số trẻ chỉ đi cầu một lần trong suốt cả tuần, thậm chí cả

12 ngày. Hầu hết các trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón. Trong khi đó, ở lứa tuổi này, trẻ bú bình

thường đi cầu từ 2-3 lần/ngày, dù điều này còn tùy thuộc vào loại sữa công thức bé uống. 2

tuổi trở lên, trẻ chỉ còn đi cầu từ 1-2 lần mỗi ngày.

Trong khi đó, trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu phân cứng hay phân to,

bài tiết khó khăn và đau. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần được gọi là táo bón mạn

(tính), trước thời gian này được gọi là táo bón cấp (tính).

Dấu hiệu nhận biết:

Trẻ nhỏ hơn 12 tháng: Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên

bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước

đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Cần lưu ý ở

lứa tuổi này, các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn khi đi cầu, làm cho mặt bé đỏ lên.

Do đó nếu bé đi phân mềm sau vài phút rặn thì không phải bị táo bón.

Page 2: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 2 of 22

Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.

Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn

vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.

Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị

táo bón. Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1-2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì

có thể trẻ bị táo bón.

Nhiều bé bị táo bón đã hình thành “thói quen” bất thường là nín nhịn để giữ phân lại khi chúng

cảm thấy mắc đi cầu.

Trẻ em lớn có thể trốn ở một góc hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện việc này.

Hậu quả của táo bón

Dù những động tác trên nhìn giống như trẻ đang cố gắng để đi cầu, nhưng sự thật trẻ cố để

không đi cầu vì một số lý do: chúng không có một nơi cảm thấy “thoải mái”, hoặc trẻ “bận bịu”

và bỏ qua nhu cầu đi vệ sinh. Khi đi cầu, việc này có thể làm trẻ đau nên trẻ nín luôn để tránh

bị đau hơn. Đôi khi, trẻ có thể bị rách hậu môn (giới y khoa gọi là nứt hậu môn) sau khi đi

phân to và cứng. Đau do rách hậu môn có thể dẫn đến sự nín đi cầu.

Thậm chí, trẻ có thể học cách nín luôn vì sợ đau. Cần lưu ý phát hiện hành vi này để phòng

ngừa hoặc điều trị sớm táo bón cho trẻ. Nếu trẻ bị “bỏ quên” hay “thoát” khỏi sự kiểm soát, sẽ

dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón: nhịn để khỏi đi cầu, khiến phân ở lâu trong cơ thể

càng lớn và càng khô cứng, đến khi đi cầu phải rặn nhiều và làm rách hậu môn gây đau, chảy

máu. Do đó, trẻ càng sợ lại càng nín nhiều hơn.

Cuối cùng, khối phân đóng cứng trong trực tràng (phần cuối cùng của ống tiêu hóa nối với lỗ

hậu môn) lớn dần khiến trẻ không thể giữ được phân nữa nên làm són phân ra quần (dân gian

thường gọi là ị đùn). Theo thời gian, phần phân lỏng (mới hình thành sau các bữa ăn) hoặc

phân kích thích trực tràng len ra ngoài khiến trẻ thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại

không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa.

Sau một tuổi, trẻ bị táo bón phần lớn đều do nguyên nhân chức năng, nghĩa là không do bệnh

lý gì cả mà chỉ do “hậu quả” của hành vi nín giữ ở trên. Khoảng 5% trẻ bị táo bón là do các

bệnh lý thực thể. Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất

Page 3: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 3 of 22

thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như ruột già của trẻ

quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển

hóa, bệnh thần kinh, cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này cần điều trị bệnh tận gốc mới hết

táo bón.

Táo bón thường xảy ra vào 3 thời điểm sau: khi trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền;

suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu và sau khi bắt đầu đi học.

Khi nào đưa trẻ đến bệnh vi ện?

Khi trẻ bị táo bón, biện pháp tốt nhất là nên đưa bé đi khám và nghe theo ý kiến bác sĩ về việc

điều trị táo bón. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

* Đi ngay: khi bé đau bụng dữ dội

• Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé đi

tiêu 2 ngày/lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu)

• Bé nhỏ hơn 4 tháng đi tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt.

• Bé đi tiêu phân có máu.

• Bé đau khi đi tiêu.

• Bé đã bị nhiều đợt táo bón.

• Hoặc khi phụ huynh cảm thấy bất an.

Điều tr ị táo bón t ại nhà

Đa số các trường hợp táo bón có thể điều trị tại nhà. Dù những biện pháp này khá đơn giản

nhưng chúng thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ.

Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi:

• Nước trái cây: có thể cho trẻ uống một số loại nước trái cây nguyên chất có tác dụng điều trị

táo bón như mận, táo, lê. Những loại nước trái cây khác không có hiệu quả bằng các loại trên.

Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: có thể cho uống nước trái cây từ 60 -120ml/ngày.

Page 4: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 4 of 22

Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: uống nước trái cây tối đa 180ml/ngày.

• Các loại thức ăn nhiều chất xơ: nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột

ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cũng có thể thử các loại trái cây có

nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông

cải hoặc cải bó xôi. Bạn có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê) với bột ngũ cốc, hoặc trái cây/

rau cải nghiền nát.

• Các loại sữa công thức có chất sắt: hàm lượng chất sắt trong sữa công thức dành cho trẻ

nhỏ rất ít nên sẽ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón. Vì vậy, phụ huynh

không cần đổi sữa có nồng độ sắt thấp. Nếu trẻ có tình trạng dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ có thể

đề nghị cho trẻ uống loại sữa công thức. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đổi bất

kỳ loại sữa công thức nào.

• Siro sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ

nhỏ cần uống giọt sắt, có thể cần thay đổi chế độ ăn hoặc chế độ điều trị khác để đảm bảo trẻ

không bị táo bón.

Trẻ lớn:

• Nước trái cây: tương tự như ở trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo, lê nguyên chất có thể giúp

làm mềm phân ở trẻ lớn.

Trẻ từ 1-6 tuổi: không cho uống quá 180ml/ngày.

Trẻ > 7 tuổi có thể uống tối đa 1- 2 ly 120ml/ngày.

• Thức ăn: cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm thức ăn nguyên hạt (không chà bóng), trái

cây và rau.

• Khi áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện tình trạng táo bón của trẻ, có thể trẻ

không dung nạp được với đạm sữa bò. Phụ huynh có thể phải ngưng không cho trẻ dùng sữa

bò và các sản phẩm từ sữa bò như ya-ua, phomai và kem trong 1-2 tuần, dù với số lượng rất

nhỏ. Nếu vẫn không cải thiện có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Page 5: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 5 of 22

THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY CHỮA BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ EM

Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam.

Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2-3 lần.

Bài 2: Rau khoai lang 60 gam

Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần.

Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam

Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần.

Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam.

Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm.

Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam, vừng đen 500 gam.

Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ. Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong, đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém.

Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ hạt).

Xoa bóp giúp nhuận tràng

Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại.

Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng ở trẻ.

Page 6: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 6 of 22

Phòng bệnh táo bón cho trẻ

- Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả như cam, bưởi, uống nước đun sôi để ấm.

- Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa.

- Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo dài.

Một vài m ẹo nhỏ giúp tr ẻ đi cầu dễ dàng

Khuyến khích trẻ uống thêm nước cam, nước cà chua bằng cách pha nhiều ly, nhiều người cùng uống đua với trẻ, ai uống trước sẽ được hoan hô; có không khí thi đua, bé sẽ hào hứng và uống nhiều; nên cho trẻ uống sau khi ngủ trưa dậy.

Trẻ bú bình bị bón thì coi chừng do pha sữa quá đặc hay quá ngọt, nên pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã ghi trên hộp. Nếu bé vẫn bón có thể nhỏ vài giọt chanh vào nước ấm rồi dùng nước ấy pha sữa cho bé.

Mủ cây xà lách trị bón rất hữu hiệu, dùng 3 cây xà lách ta (không phải loại xà lách Đà lạt lá cuốn) rửa sạch, tách hết lá, còn lại 3 cọng thân, dùng dao xắt thành lát nấu nước pha sữa cho trẻ uống.

Biện pháp cơ học thì dùng ống thủy (nhiệt kế) thoa chút dầu ăn hoặc vaseline vào đầu ống thủy cho trơn, rồi mỗi ngày cứ đúng giờ đút vào hậu môn của bé rồi rút ra, làm đi làm lại vài lần sẽ kích thích bé mắc đi cầu.

Tập cho trẻ ăn rau: rau dền, rau mồng tơi… mềm, dễ ăn, trẻ sẽ ăn được nhiều. Rau nào cũng giúp cho trẻ hượt. Cho trẻ ăn cơm chung với người lớn, trẻ thấy người lớn ăn rau sẽ bắt chước. Rửa sạch tay cho trẻ rồi cho tự bốc ăn, trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn.

Các thức ăn giúp trẻ nhuận trường có thể kể ra: cà chua, đu đủ, chuối, khoai tây, khoai lang, các loại rau… Cũng cần chú ý xem có phải tại chế độ ăn của bé gây táo bón như quá mặn, nhiều carot và thiếu nước uống không?

Chỉ cho trẻ thấy hình ảnh các con thú ăn nhiều rau: con hà mã trong sở thú… ở nông thôn thì con bò, con trâu, con heo, con gà… đều thích ăn rau để khuyến khích trẻ.

Chữa bón cho trẻ về nguyên tắc và cách làm thì dễ nhưng cần thời gian và sự kiên trì của cha mẹ.

Page 7: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 7 of 22

LƯU Ý PHÒNG BỆNH TÁO BÓN CHO TRẺ EM

Thay đổi chế độ ăn cho tr ẻ

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị táo bón được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, chế độ ăn vẫn là phương pháp quan trọng nhất.

Cho bé u ống nhi ều nước

Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Các mẹ có thể cho bé ăn một số loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

Chọn sữa cho bé

Các mẹ chú ý bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

Không nên cho trẻ ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê ….

Trong trường hợp mẹ bị táo bón khi đang nuôi con bú thì cần phải điều trị kịp thời, cách an toàn nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống cho mẹ.

Luyện tập cho tr ẻ

• Đối với trẻ lớn, các mẹ nên khuyến khích trẻ, giúp trẻ tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Khuyến khích trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao .

• Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, các mẹ có thể tiến hành xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn.

• Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.

• Nếu trẹ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu thì cần điều trị triệt để • Khi trẻ bị táo bón, có thể cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C

theo đơn của thầy thuốc. • Nếu trên 3 ngày sau khi đã áp dụng các biện pháp kẻ trên mà vẫn không có tác dụng gì, các

mẹ có thể áp dụng phương pháp thụt tháo. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml. (Có thể dùng thuốc thụt hậu môn mỗi lần thụt 1 ống).

Chất xơ - siêu th ực phẩm ngừa táo bón cho bé

Page 8: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 8 of 22

Táo bón là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Vì vậy, để giúp trẻ 'tránh xa' chứng táo bón, các mẹ nên bổ sung chất xơ vào bữa ăn của trẻ.

Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà các bà mẹ nên biết.

Chất xơ rất quan trọng với sức khỏe của trẻ. (Ảnh minh họa).

1. Ngũ cốc nguyên h ạt

Khởi động ngày mới với với bột yến mạch hoặc một bát ngũ cốc có chứa ít nhất 5 gam chất xơ. Nếu bé thích loại ngũ cốc tẩm đường, hãy cho bé thử đến khi bé điều chỉnh được vị mới, sau đó tăng dần lượng ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp.

2. Trái cây

Vỏ táo và lê có chứa nhiều chất xơ, vì vậy, hãy để trẻ thưởng thức chúng mà không cần gọt vỏ. Một quả lê trung bình chứa 4g chất xơ. Một quả lê thái mỏng có thể được phục vụ vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Còn táo giúp điều chỉnh lượng cholesterol hiệu quả.

Nếu bé không thích ăn hoa quả, các mẹ có thể thay thế bằng sinh tố trái cây. Nước táo là một đồ uống “dễ chịu” có thể phù hợp với tất cả các bé.

3. Rau củ

Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng cần phải ăn nhiều rau để tăng lượng chất xơ. Thêm nhiều rau xanh vào các món ăn như pizza, sandwiches và thịt hầm. Rất nhiều trẻ không thích ăn salad, nhưng việc thêm một chút rau vào sẽ không khiến trẻ chú ý.

Gợi ý cho bạn là trong bông cải xanh có rất nhiều chất xơ. Ngoài chất xơ, bông cải xanh cũng chứa 2 gam protein, 288 mg kali, và 43 mg canxi. Vì vậy, bạn rất nên dùng thực phẩm này để chế biến món ăn cho trẻ.

Page 9: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 9 of 22

Ngoài ra, bí ngô cũng là lựa chọn tốt nếu bạn muốn phòng táo bón cho trẻ. Hoặc, hàng tuần, chuyển đổi chế độ ăn cho trẻ 1 bữa thịt sang 1 bữa đậu. Nếu gia đình bạn có vấn đề về việc tiêu hóa đậu, hãy cho trẻ thử đậu lăng trước tiên, vì loại đậu này giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn

Những th ực phẩm chữa bệnh táo

bón hi ệu quả Chứng táo bón tuy ch ỉ giống tật nhỏ, nhưng lại là c ăn nguyên c ủa không ít b ệnh khác

bởi thực phẩm b ị lưu lại quá lâu trong ru ột sẽ sinh ra h ơn 30 loại độc tố, theo tu ần hoàn

máu đi vào l ục phủ ngũ tạng, gây b ệnh cho các c ơ quan trong c ơ thể.

NHỮNG THỰC PHẨM TRỊ CHỨNG TÁO BÓN HIỆU QUẢ Mách bạn 6 thực phẩm dưới đây có thể nhanh chóng giúp giải quyết tật nhỏ này: Sữa chua

Các loại sữa chua đều có thể phòng ngừa chứng táo bón. Lợi khuẩn probiotics và lactobacillus sinh ra trong quá trình lên men sữa có công dụng điều hoà các vi

Page 10: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 10 of 22

khuẩn đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng cho chức năng ruột. Nhờ đó, không chỉ giúp ngăn ngừa chứng táo bón, mà còn phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Lưu ý:Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn dễ gây táo bón. Do trong hoa quả chứa nhiều các loại axit hữu cơ, axit tannic và các loại men protein có hoạt tính mạnh, dùng không đúng lúc có thể gây kích thích và làm tổn thương dạ dày. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, chất protein, tinh bột vốn được tiêu hoá chậm sẽ gây trở ngại cho việc tiêu hoá hoa quả. Do đó các thực phẩm bị lưu lại trong dạ dày. Hoa quả dưới tác dụng của nhiệt độ cơ thể sẽ có phản ứng lên men, thậm chí thối rữa, từ đó gây ra các hiện tượng như chướng khí, táo bón…

Các loại hạt khô

Hàm lượng chất xơ tốt trong các loại hạt khô không ít hơn trong các loại rau quả. Trong các loại hạt khô chứa nhiều vitamin B, E, protein, axit linoleic mang lại tác dụng nhuận tràng thông tiện, trị chứng táo bón rất hiệu quả. Táo

Page 11: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 11 of 22

Táo là thực phẩm tính ôn, người có thể chất hàn hay nhiệt đều có thể sử dụng. Trong táo chứa nhiều pectin giúp dung hoà các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hoà chức năng dạ dày, ngăn ngừa táo bón. Măng tây

Page 12: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 12 of 22

Măng tây chứa lượng đường và chất béo thấp, hàm luợng chất xơ cao, tuyệt đối là thực phẩm tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, với hàm lượng nước và chất xơ tốt phong phú, măng tây rất có công hiệu trong việc điều trị chứng táo bón. Cà chua

Giá trị dinh dưỡng phong phú của cà chua từ lâu đã được biết đến. Mùa hè ăn nhiều cà chua còn có tác dụng ngăn ngừa tia tử ngoại. Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột. Mật ong

Page 13: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 13 of 22

Theo Đông y, mật ong có công dụng thông tiện, giải suy nhiệt, trị chứng bệnh về tim, trung hoà các loại thuốc, điều hoà sắc mặt. Trong mật ong chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các loại enzyme phong phú. Các loại enzyme sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn 1 thìa mật ong trước khi ngủ để đẩy lùi chứng táo bón!

MÁCH BẠN CÁCH TRỊ TÁO BÓN HIỆU QUẢ

Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng

thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng

thời gây nguy hiểm cho tim.

Dưới góc nhìn y học thì táo bón không phải là bệnh lý thông thường mà thậm chí nó còn khá

nguy hiểm. Khi bị táo bón, các chất độc tích lũy trong khung ruột sẽ là cơ hội để phát triển

nhiều các bệnh khác như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng... nặng hơn thì là viêm đại tràng mãn

tính, trĩ và thậm chí là ung thư ruột già.

Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng

thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng

thời gây nguy hiểm cho tim vì nó làm mất đi hai chất cần thiết cho hoạt động của tim là kali và

chất khoáng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do cho nên việc

chữa bệnh theo triệu chứng mô tả được coi là thuận tiện với nhiều người, ví dụ như thuốc

nhuận tràng. Nhưng dùng thuốc như vậy không giải quyết được tận gốc vấn đề. Việc điều trị

táo bón cần phải điều trị từ đúng nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón như do thói quen ăn uống không khoa học; ít vận động

(thường xảy ra với dân văn phòng); lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu; bị mất ngủ, căng

thẳng; do gặp phải những vấn đề ở ruột; hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.

Có những cách đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu trong việc điều trị tận gốc chứng táo bón,

hơn nữa lại khá tiết kiệm. Chỉ cần một chút kiên trì, những người hay bị táo bón sẽ không còn

phải quá lo lắng về vấn đề này.

Page 14: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 14 of 22

- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra

những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bạn bị

táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.

- Uống 1 lít nứơc ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Hoặc là uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, kết hợp với xoa bụng.

- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực

phẩm dễ tiêu hoá, bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ, hạn chế và tránh ăn

những đồ ăn khô như đậu tương, lạc...

- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.

- Luyện tập thể dục đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa

và điều trị bệnh táo bón. Nên vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách

nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.

- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo

bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ

giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.

- Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa

ăn.

- Sau bữa ăn chiều, nên dùng một chút nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh vắt.

- Không uống trà, cà phê, nếu có thể thì uống nước khoáng có nhiều kali càng tốt.

- Nên tạo thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, dù là có muốn hay không. Khi thấy có cảm

giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước

thành khô cứng, khó đẩy ra.

Một vài cách đơn giản trên có thể sẽ rất có ích trong việc "giải quyết tận gốc" bệnh táo bón

hơn bất kì loại dược phẩm nào. Với những người may mắn ít khi hoặc chưa bao giờ bị táo

bọn thì cũng nên chú ý để tránh bị vì một khi bị táo bón liên tục thì sẽ rất mất thời gian trong

việc chữa trị.

Page 15: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 15 of 22

CHỮA BỆNH TÁO BÓN BẰNG RAU QUẢ TRONG VƯỜN NHÀ

Táo bón là bệnh lý khá phổ biến, táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ

và một số bệnh nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây ra chứng táo bón rất đa dạng như chế độ ăn uống không hợp lý, lượng

nước cung cấp cho cơ thể không đủ, yếu tố tâm lý... nên người bệnh cần được thăm khám,

chẩn đoán kỹ để xác định phương pháp điều trị phù hợp, tránh dẫn đến các căn bệnh hiểm

nghèo như ung thư trực tràng, đại tràng, hậu môn …

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau củ có tác dụng chữa táo bón hiệu quả. Dưới đây là một số

loại rau, củ, quả rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày điều trị căn bệnh trên:

Rau mồng tơi: Dùng một nắm lá mồng tơi, rửa kỹ, giã nát vắt lấy nước cốt pha với một tách

nước uống, chỉ một vài lần là thấy ruột mát, đi đại tiện dễ dàng. Khi dùng thang này, tránh ăn

các thứ cay, nóng, uống rượu; khi uống được vài giờ, ăn thêm củ Khoai lang luộc rất hiệu

nghiệm.

Rau má: Dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài ngày.

Page 16: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 16 of 22

Rau diếp cá: Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau

đó uống thay trà.

Cà chua: Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit

malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.

Cà rốt: Đây là loại củ chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2,

vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột,

nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1

lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá

hiệu quả.

Khoai lang: Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến

thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin

C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ

dàng hơn.

Page 17: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 17 of 22

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường vận động, tập

luyện thể dục thể thao hàng ngày. Thêm vào đó, vào mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, bạn

cũng nên cần uống một cốc nước đun sôi để nguội sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và

trong suốt 1 ngày bạn cần đáp ứng 2 lít nước cho cơ thể.

Thuốc nam ch ữa táo bón By Thuyct on July 22, 2012 2:36 pm in Chữa táo bón, Chữa táo bón bằng Đông y / no comments

Thuốc chữa bệnh táo bón

Táo bón là một chứng bệnh thường gặp. Y học cổ truyền cho rằng táo bón phần nhiều do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. táo bón làm trở ngại việc tống các chất cặn bã gây ra bí trướng, đau đớn làm người bệnh khó chịu. Chữa trị táo bón ngoài việc điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý, tăng khẩu phần rau xanh và các chất xơ để tăng nhu nhuận, có thể dùng thuốc hoạt tràng, thông tiện. Có rất nhiều vị thuốc điều trị bệnh táo bón. Xin giới thiệu một số vị thuốc nam thông dụng mà hiệu quả.

Page 18: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 18 of 22

Vừng đen: Tên thuốc gọi là hắc chi ma, là một thực phẩm khá quen thuộc, chứa nhiều chất dầu, protein, các chất cholin, phytin, methionin… Hạt vừng vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Dùng chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm. Trường hợp Táo bón, dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Có thể dùng vài ngày.

Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.

Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

Thảo quyết minh: Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.

Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

Page 19: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 19 of 22

Phan tả diệp: Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai

Chữa táo bón cho bé By Thuyct on June 13, 2011 9:23 am in Chữa táo bón cho trẻ em, Táo bón ở trẻ em / no comments

Táo bón chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý tiêu hóa. táo bón do rất nhiều căn nguyên khác nhau, có khi cấp tính, hoặc mạn tính (chiếm đa số các trường hợp). Dưới đây là một số loại thuốc chữa táo bón ở trẻ.

Táo bón nếu không điều trị tốt có thể gây biến chứng phức tạp: dãn đại tràng, sa trực tràng, sa tử cung (dạ con), trĩ… Ở trẻ em, táo bón kéo dài gây chán ăn, chậm lên cân, thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc nôn trớ.

Điều trị táo bón ngoài việc loại trừ các nguyên nhân, uống nhiều nước, tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ thì thuốc chữa táo bón đóng vai trò quan trọng.

Đặc điểm chung của các thuốc chữa táo bón là: làm mềm phân, trơn hoặc gây tăng nhu động đại tràng. Do đó nếu uống liều thấp thuốc gây nhuận tràng, nếu uống liều cao sẽ gây tiêu chảy (có tác dụng làm sạch ruột như thuốc tẩy).

Tại thị trường Việt Nam, các thuốc chữa táo bón có rất nhiều loại biệt dược có tên thương mại khác nhau. Tuy nhiên, đều có nguồn gốc từ một số hoạt chất.

Các loại dầu:

Có tác dụng bôi trơn làm dễ đại tiện. Thuốc thuộc nhóm này chủ yếu có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên tác dụng chống táo bón không mạnh. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc thụt hậu môn, có thể kể đến: các loại dầu có nguồn gốc từ chất khoáng như parafin, koadremol, agarol. Liều dùng từ 1-6 thìa/ngày tùy theo lứa tuổi. Trẻ lớn hoặc người lớn có thể dùng liều cao hơn.

Các chất gây tăng thẩm thấu:

Thuốc có áp lực thẩm thấu cao sẽ hút nước vào lòng ruột gây lỏng phân, dễ đại tiện. Thuốc thuộc nhóm này nhìn chung có tác dụng mạnh, dễ gây tiêu chảy, nhất là ở trẻ em, do đó có thể dùng như một thuốc tẩy tràng (làm sạch ruột), khi phải nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật đường tiêu hóa…

Thuốc nhóm này có nhiều loại như: sorbitol, lactulose, poly ethylenglycon, muối magiê…

- Nếu uống thuốc ở liều thấp, thuốc làm nhuận tràng, nếu liều cao gây tiêu chảy. Do đó cần lưu ý bù nước và điện giải, nhất là ở trẻ nhỏ.

- Liều thuốc tùy theo từng loại, dùng từ 1-8 thìa/ngày, tùy theo lứa tuổi và mục đích.

Page 20: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 20 of 22

Các thuốc tăng nhu động ruột:

Các thuốc nhóm này có tác dụng kích thích nhu động ruột làm co bóp mạnh hơn, làm giảm thời gian lưu thông của phân trong ruột. Cho nên khi uống gây triệu chứng đau bụng.

Các thuốc gồm có: castorvil, sữa magiê, diphenyl methan (bisacodyl)…

Các chất xơ:

Thuốc có tác dụng dự phòng với các trường hợp táo bón mạn tính mà không do tắc đường tiêu hóa. Thuốc có tác dụng nhẹ, có thể dùng kéo dài.

Thuốc thuộc nhóm này có psillium, methylcellulose…

Các thuốc làm mềm phân:

Thuốc làm phân lỏng, dễ đi ngoài, tuy nhiên cũng dễ gây tiêu chảy. Điển hình trong nhóm này là các muối docusate. Thuốc không khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Các thuốc khác: anthraquinone, targserod… có tác dụng mạnh nhưng ít dùng cho trẻ em.

Khi dùng thuốc chống táo bón cần lưu ý:

- Thuốc dễ gây tiêu chảy và mất nước ở trẻ nhỏ.

- Có thể phối hợp thuốc với chế độ ăn nhiều chất và uống nhiều nước.

- Tạo thói quen đi ngoài đúng giờ, tránh nhịn đại tiện kéo dài.

- Cần chữa các bệnh chính gây táo bón.

Theo Tuổi Trẻ

Làm sao điều tr ị táo bón cho con tôi? By Thuyct on June 13, 2011 8:39 am in Chữa táo bón, Chữa táo bón cho trẻ em, Táo bón ở trẻ em / no comments

Cháu nhà tôi năm nay 10 tuổi, bị táo bón từ nhỏ. Tôi đã cho cháu điều trị theo nhiều phương pháp cả đông y và tây y nhưng không khỏi. Cách hiện tôi áp dụng cho cháu là điều chỉnh bằng đồ ăn và thụt bằng mật ong.

Tuy nhiên phân của cháu vẫn khô và cứng… Thường thì phân của cháu luôn chìm xuống nước và vón cục như phân dê. Xin chuyên mục và các bạn đọc tư vấn, cho xin kinh nghiệm đã từng điều trị khỏi triệu chứng trên. Xin chân thành cảm ơn và mong được giúp đỡ. (Nguyễn Mạnh Hùng)

Trả lời:

Page 21: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 21 of 22

Rất tiếc là bạn không cho biết thêm thời gian táo bón, thuốc đã điều trị (loại thuốc, liều lượng, cách uống, thời gian đã dùng) và tình trạng của bé bây giờ (cân nặng, đau khi tiểu, kích thuốc phân, tiêu phân có máu?) nên khó có thể trả lời cụ thể được. Tuy nhiên qua những thông tin bạn cung cấp, cần lưu ý các điểm sau:

- Trừ khi con bạn bị hẹp hậu môn, điều trị bằng thụt tháo mỗi ngày là hoàn toàn không tốt, bé sẽ phụ thuộc và khó có thể tự đi tiêu, nghĩa là lành hoàn toàn.

- Con bạn phải điều trị bằng thuốc (nếu sau khi thăm khám, có thể chụp X-quang nếu cần và xác định không cần phẫu thuật). Thời gian điều trị khoảng vài tháng, có khi cả năm. Điều chỉnh chế độ ăn là cần thiết nhưng không đủ để điều trị cho trường hợp con bạn.

- Cần phải phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ làm cản trở sự đi tiêu của bé (ham chơi, sợ chỗ lạ, sợ dơ, sợ tối…)

Cách hay ' đánh bay' táo bón cho tr ẻ Thứ Sáu, ngày 30/09/2011 14:24 PM (GMT+7) Táo bón là b ệnh th ường gặp ở con tr ẻ, nhưng cách ch ữa tr ị đơn giản mà hiệu quả thì lại là 'ẩn số' với nhi ều mẹ.

Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con. Chia sẻ những điều cần biết khi trẻ Ăn Dặm, hay những câu Truyện Cổ Tích hay cho bé. Đọc và chia sẻ trên Website EVA.

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau

do phân rắn hoặc quá to. (Ảnh minh họa).

Page 22: Phuong Phap Chua Tao Bon

Page 22 of 22

- Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Cách giúp trẻ khỏi táo bón

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả (chọn loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang). Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Ăn các loại quả như: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long… Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo…