36
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ 1

QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Citation preview

Page 1: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT

QUẢN TRỊ

1

Page 2: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

–Lý thuyết quản trị là một hệ thống những tư tưởng, quan niệm nhằm giải thích về các hoạt động quản trị được thực hành trong thế giới thực tại.

–Lý thuyết quản trị dựa vào thực tế và được nghiên cứu có hệ thống qua các thời đại.

2

Page 3: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

I. Bối cảnh lịch sử

−Thế kỷ 18, cách mạng công nghiệp đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy, những nổ lực nghiên cứu và đưa ra lý thuyết quản trị được tiến hành rộng khắp, tuy vẫn tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất hơn là những nội dung của hoạt động quản trị thực chất. −Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hoạt động sản xuất phát triển mạnh, đòi hỏi nhu cầu thu hút vốn lớn, bên cạnh đó khoa học công nghệ cũng góp phần vào việc gia tăng qui mô sản xuất sự tách bạch về chức năng chủ sở hữu và chức năng quản trị. Sự phân biệt này giúp các nhà nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản trị một cách chuyên sâu. Giai đoạn này vẫn tập trung vào khía cạnh kỹ thuật và đã chú ý đến khía cạnh lao động trong quản trị.

3

Page 4: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị1.1 Lý thuyết quản trị khoa học

Tác giả tiêu biểu Frededric W.Taylor, Charles Babbage, Frank và Lillian Gilbreth, Henry L. Gantt

4

Frededric W.Taylor

Tác phẩm: (Principles of scientific management) xuất bản lần đầu ở Mỹ vào năm 1911.

Page 5: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Các nhược điểm của cách quản lý cũ

–Thuê công nhân không chú ý đến năng lực và kỹ năng nghề nghiệp.–Không có hệ thống huấn luyện, tổ chức học việc. –Không có tiêu chuẩn và phương pháp làm việc. –Công nhân tự mình định đoạt tốc độ làm việc.–Công việc và trách nhiệm đều giao phó cho người công nhân. –Nhà quản trị không thực hiện chức năng chính là lập kế hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa nhận.

5

Page 6: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị4 nguyên tắc quản trị khoa học:

1. Phương pháp khoa học cho những thành tố cơ bản trong công việc của công nhân.

2. Xác định chức năng hoạch định của nhà quản trị, thay vì để công nhân tự ý lựa chọn phương pháp làm việc.

3. Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác đồng đội.

4. Phân chia công việc giữa nhà quản trị và công nhân.

6

Page 7: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Công tác quản trị tương ứng:

−Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc.−Dùng mô tả công việc để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện công nhân.−Trả lương theo nguyên tắc khuyến khích theo sản lượng, bảo đảm an toàn lao động bằng dụng cụ thích hợp.−Thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động.

7

Page 8: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Charles Babbage–Tìm cách tăng năng suất lao động.–Chủ trương chuyên môn hóa lao động, dùng toán học để tính toán cách sử dụng nguyên vật liệu tối ưu nhất. –Nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc, từ đó ấn định tiêu chuẩn công việc.–Thưởng cho những công nhân vượt tiêu chuẩn. –Đề nghị phương pháp chia lợi nhuận để duy trì quan hệ giữa công nhân và người quản lý.

8

Page 9: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Frank và Lillian Gilbreth −Tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian - động tác.–Đưa ra một hệ thống xếp loại bao trùm các động tác như cách nắm đồ vật, cách di chuyển... –Xây dựng hệ thống các động tác khoa học, nêu lên những tương quan giữa loại động tác và tần số với sự mệt nhọc trong lao động.–Loại bỏ những động tác dư thừa, chú tâm vào những động tác thích hợp làm giảm mệt mỏi và tăng năng suất lao động.

9

Page 10: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Henry L. Gantt −Hoàn thiện kỹ thuật kiểm soát chi phí và kiểm soát sản xuất−Phát triển sơ đồ Gantt mô tả dòng công việc để hoàn thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch, thời gian hoạch định và thời gian thực sự. −Xây dựng hệ thống chỉ tiêu công việc và hệ thống khen thưởng.

10

Page 11: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Đóng góp: –Phát triển kỹ năng quản trị qua phân công và chuyên môn hóa quá trình lao động, hình thành qui trình sản xuất dây chuyền.–Nêu tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động.–Nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có tính hệ thống và hợp lý để giải quyết các vấn đề quản trị.–Xem quản trị là một đối tượng nghiên cứu khoa học.

11

Hạn chế:– Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định– Đề cao bản chất kinh tế, đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người.– Áp dụng những nguyên tắc quản trị phổ quát cho mọi hoàn cảnh mà không quan tâm tính đặc thù của môi trường,– Quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật.

Page 12: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

1.2 Lý thuyết quản trị hành chánh

Trường phái quản trị hành chánh phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức.

Tiêu biểu là Henry Fayol ở Pháp và Max Weber ở Đức nêu lên, cùng thời với Taylor ở Mỹ.

12

Page 13: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Max Weber−Phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp. −Quan liêu bàn giấy là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công, phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. −Cơ sở tư tưởng của Weber là thẩm quyền hợp pháp và hợp lý.

13

Page 14: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Đặc tính của chủ nghĩa quan liêu:–Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức.–Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một chức vụ khác cao hơn.–Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và kinh nghiệm.–Các hành vi hành chánh và các quyết định phải được lập thành văn bản.–Quản trị phải tách rời sở hữu.–Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng,được áp dụng thống nhất cho mọi người.

14

Page 15: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Henry Fayol

−Năng suất lao động của con người trong tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp của tổ chức.

−Fayol gọi việc sắp xếp tổ chức là việc quản trị tổng quát và việc này cũng quan trọng như 5 việc khác trong một cơ sở sản xuất kinh doanh: (1) sản xuất, (2) tiếp thị, (3) tài chính, (4) quản lý tài sản và con người và (5) kế toán - thống kê.

15

Page 16: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trịĐể làm tốt việc tổ chức Fayol nên ra 14 nguyên tắc quản trị:

1. Phân công lao động rõ ràng2. Định rõ mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm3. Duy trì kỷ luật 4. Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực

tiếp5. Nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ huy 6. Quyền lợi chung luôn được đặt trên quyền lợi riêng7. Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc8. Quyền quyết định phải tập trung hợp lý9. Phạm vi quyền lực được phân bố từ cao xuống thấp10. Mọi hoạt động phải có trật tự11. Sự đối xử phải công bình12. Công việc của mỗi người phải ổn định13. Tôn trọng sáng kiến 14. Xây dựng cho được tinh thần tập thể 16

Page 17: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết cổ điển về quản trị

Đóng góp–Chủ trương năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp xếp hợp lý.–Các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền đã và đang ứng dụng phổ biến.

17

Hạn chế– Tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định– Quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã

hội.

Page 18: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

2. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị–Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị (lý thuyết tác phong) là những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc.

–Hiệu quả của quản trị là do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người.

–Tác giả tiêu biểu Mary Parker Follett, Elton Mayo, Abraham. Maslow, Douglas McGregor

18

Shareholders

Page 19: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Mary Parker Follett −Quản trị là một dòng chảy, một tiến trình liên tục, nếu một vấn đề được giải quyết thì sẽ làm một vấn đề khác nảy sinh.−Khi giải quyết vấn đề cần quan tâm đến người lao động. −Nhà quản trị phải linh động khi áp dụng các nguyên tắc quản lý.−Sự phối hợp giữ vai trò quyết định trong quản trị.−Nhà quản trị cấp cơ sở sẽ là người phối hợp và cho ra những quyết định tốt nhất.−Nhà quản trị cần thiết lập mối quan hệ tốt với cấp dưới, giải quyết các xung đột và tích cực tiếp xúc với nhân viên.

19

Page 20: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Abraham Maslow Xây dựng một lý thuyết về nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc được xếp từ thấp lên cao theo thứ tự:

(1) Nhu cầu cơ bản

(2) Nhu cầu an toàn

(3) Nhu cầu xã hội

(4) Nhu cầu được tôn trọng và

(5) Nhu cầu tự hoàn thiện

20

Page 21: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

21

Nhu cầu cơ bản:(nhu cầu ăn, uống, mặc…)

Nhu cầu an toàn:(được đảm bảo an toàn)

Nhu cầu xã hội:(tạo lập mối quan hệ xã hội)

Nhu cầu được tôn trọng:(được thừa nhận)

Nhu cầu tự hoàn thiện

Nhu

cầu

Cấp

cao

Nhu

cầu

cấ

p th

ấp

Hinh 2.1 Thang nhu cầu Của A. MASLOW

Page 22: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

D. Mc. Gregor −Các nhà quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầm về tác phong và hành vi của con người (Thuyết X)

Đã xây dựng những bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục, và hệ thống giám sát chặt chẽ.

−Đề nghị một giả thuyết khác (Thuyết Y)

Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm đến sự phối hợp hoạt động.

22

Page 23: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

23

1. Phần lớn mọi người sợ làm việc và cố gắng trốn tránh công việc.

2. Đa số mọi người điều lãng tránh làm việc và họ chỉ làm khi bị bắt buộc và phải theo dõi, giám sát chặt chẽ.

3. Hầu hết mọi người điều muốn bị điều khiển, luôn trốn tránh trách nhiệm, rất ít tham vọng vươn lên và chỉ mong được an toàn, yên ổn.

 

1.Nỗ lực làm việc là bản năng tự nhiên của con người.

2. Việc kiểm soát và đe dọa không phải là phương pháp để khích lệ nhân viên đóng góp cho mục tiêu của tổ chức. Mỗi người điều có khả năng tự kiểm soát và làm việc hướng đến đạt mục tiêu chung.

3. Khen thưởng kịp thời, xứng đáng sẽ hướng người ta gắn bó với mục tiêu của tổ chức.

4. Khả năng giải quyết vấn đề, đảm nhận trách nhiệm điều có thể tìm thấy ở mọi người công nhân bình thường.

5. Mỗi người công nhân bình thường đều có năng lực và khả năng sáng tao.

Thuyết Y

Năng động và có ý thức trách nhiệm

Tự hành độngTự kiểm soát

Chủ động trong Công việc

Thuyết X và Thuyết Y theo Mc Gregor

Thuyết X

Bắt buộc và Kiểm soát chặt

Bị động trongcông việc

Sợ trách nhiệmKhông có sáng kiến

Page 24: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Elton Mayo - Thí nghiệm tìm ra hiệu ứng Hawthorne

Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của con người có ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành quả lao động của con người.

24

Page 25: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Đóng góp:Xem tổ chức là một hệ thống xã hội.Động viên không chỉ bằng yếu tố vật chất mà còn phải quan tâm đến những nhu cầu xã hội.Tập thể ảnh hưởng trên tác phong cá nhânLãnh đạo không chỉ là quyền hành do tổ chức, mà còn do các yếu tố tâm lý xã hội của tổ chức chi phối.

25

Hạn chế: Quá chú ý đến yếu tố xã hội Xem con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không quan

tâm đến yếu tố bên ngoài.

Page 26: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

3. Lý thuyết định lượng về quản trịCơ sở: “Quản trị là quyết định” và muốn việc quản trị có

hiệu quả, các quyết định phải đúng đắn.

−Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản trị−Tiếp cận theo hệ thống để giải quyết các vấn đề−Sử dụng các mô hình toán học−Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và xác suất thống kê−Chú ý các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý xã hội−Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ−Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín

26

Page 27: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Đóng góp:Định lượng kế thừa trường phái cổ điển Thâm nhập trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động.

27

Hạn chế: Không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản

trị. Các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểu

Page 28: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

4. Trường phái tích hợp trong quản trịTổng hợp các lý thuyết cổ điển, lý thuyết hành vi và lý thuyết định lượng, sử dụng những tư tưởng tốt nhất của mỗi trường phái.

Những tư tưởng này tạo thành trường phái tích hợp (hay còn gọi là trường phái hội nhập).

28

Page 29: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết quản trị hiện đại

4.1. Phương pháp quản trị quá trình–Đã được đề cập từ đầu thế kỷ 20 qua tư tưởng của Henry Fayol, phát triển mạnh từ năm 1960 do công của Harold Koontz.–Quản trị là một quá trình liên tục của các chức năng hoạch định, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra, các chức năng này được gọi là các chức năng quản trị chung.

29

Page 30: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết quản trị hiện đại

30

HOẠCH ĐỊNH

TỔ CHỨC

NHÂN SỰ

LÃNH ĐẠO

KIỂM SOÁT

Hình 2.3: Quản trị quá trình

Page 31: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

II. Các lý thuyết quản trị hiện đại

4.2. Phương pháp tình huống ngẫu nhiênQuản trị hữu hiệu là căn cứ vào tình huống cụ thể để vận dụng phối hợp các lý thuyết đã có từ trước.

Các biến số tình huống−Công nghệ−Môi trường bên ngoài−Nhân sự

Linh hoạt lựa chọn giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức và từng cá nhân.

31

Page 32: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

III. Các lý thuyết quản trị hiện đại

4.3. Trường phái quản trị Nhật BảnLý thuyết Z (William Ouchi):−Lý thuyết Z do William Ouchi xây dựng trên cơ sở áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong các công ty Mỹ. −Lý thuyết ra đời năm 1978, chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức. −Công việc dài hạn, quyết định thuận hợp, trách nhiệm cá nhân, xét thăng thưởng chậm, kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên...−Áp dụng kỹ thuật quản trị của Nhật Bản vàKaizen.

32

Page 33: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

III. Khảo hướng quản trị hiện đại

3.1 Khảo hướng quản trị tuyệt hảoThập niên 80, Robert H.Waterman và Thomas J.Peter đưa ra lý thuyết thúc đẩy hoạt động quản trị đạt đến sự tuyệt hảo với 8 nguyên tắc:

−Khuynh hướng linh hoạt−Liên hệ chặt chẽ với khách hàng−Tự quản và mạo hiểm−Nâng cao năng suất thông quan nhân tố con người−Phổ biến và thúc đẩy các giá trị chung của tổ chức−Gắn bó với tổ chức−Tổ chức nhân sự đơn giản, gọn nhẹ−Quản lý tài sản chặt chẽ và hợp lý

33

Page 34: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

III. Khảo hướng quản trị hiện đại

34

– Tri thức rút ra từ thực tế, quan sát và cải tiến phương pháp.

– Chú trọng khách hàng, công nhân, ý tưởng mới

– Chấp nhận sự mạo hiểm, đề cao sáng tạo

– Đề cao nhân tố có người, đề cao nội lực của tổ chức

Không kiểm soát những biến cố của môi trường kinh doanh như công nghệ, chính sách nhà nước, biến động nguyên liệu.

Page 35: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

III. Khảo hướng quản trị hiện đại3.2 Khảo hướng quản trị sáng tạoQuan điểm của các nhà quản trị Nhật bản cho rằng năng lực cạnh tranh dựa trên những ý tưởng sáng tạo.

35

− Chiến lượt kinh doanh dài hạn, dựa trên ý tưởng sáng tạo của thành viên công ty.

− Cơ cấu tổ chức theo mạng lưới, mỗi thành viên là một đơn vị cơ sở.

− Chính sách Quản trị nguồn nhân lực hợp lý.

− Chính sách quản trị nguồn thông tin.

Page 36: QTH - Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

36

Hình 2.3: Sự Phát Triển của Lý Thuyết Quản Trị

Lý ThuyếtCổ điển

Lý ThuyếtQT khoa học

Lý ThuyếtQT hành

chánh

Lý ThuyếtTâm lý xã hội

Lý ThuyếtĐịnh lượng

Lý Thuyếthiện đại

Lý Thuyết QT Quá Trình

Lý Thuyết QT Nhật Bản

Lý Thuyết Tình Huống Ngẫu

Nhiên