12
Gồng người, tôi cgng kéo tht mnh chiếc xe ba gác chđầy đất cát, bc bi tôi làu bàu: cchiếc xe đầy đất cát mà trcó 35 ngàn, thằng đó giàu quá thêm 100 ngàn đối với nó cũng chả b. Ổng cũng ham tiền, trbèo như vậy mà cũng nhận… Mhôi vã như tắm, chảy lòng thòng trước mt, mt on người, tôi vn cgng sc kéo, từng bước chm chp qua con đường đất đỏ bi. Tôi giã như lơi tay đi, chiếc xe vn còn trn chy thêm một đoạn ri chm li. Tôi biết phía sau, ng vn cđẩy, cho ti khi nào mt thì ng mi la lên. Chiếc xe quá nng, mà sc ca hai cha con có gii hạn, nhưng với scgng nó vn chậm rãi lăn tng bánh tng bánh. Tôi lại lơi tay, chiếc xe vẫn lăn thêm chừng mươi mét rồi ttchm li. Phía sau ông già tôi la lên: - Nghmy Tôi mng trong bng, vậy là được nghri. Liếc nhanh vgóc chiếc xe ba gác, nơi hồi sm, ba tôi còn cha li na gói xôi đậu mà má tôi đã gói cho hai cha con người mt gói. Gói xôi phn ca tôi, tôi đã ăn hết ngay tbui sáng, riêng ng thì chăn phân na. Tôi biết là ng scho tôi. - Nhìn gì, lại đó lấy mà ăn, Má mầy hôm nay múc cho cvào, không chịu để dành mà bán! Ừa, hình như gói xôi của ng lớn hơn gói của tôi, tôi chăn một chp là hết, còn ng cchm rãi mà ăn, vậy mà vẫn còn dư cho tôi ăn. - Ba, sao, ba nhận đẩy chiếc xe cát này cho Ông Tư Kẹo? ng trcó 35 ngàn hà; Tôi cáu hi - My biết gì mà nói, có vic thì clàm …… Sau bao năm tôi cũng quyết định quay v“Quê Hương”, nơi mà tôi có toàn là nhng knim buồn… Giờ, đã là một Vit Kiu mà tôi cũng vẫn còn cht cha bao knim bun. Bn bè tôi đưa nào cũng vít nht là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rng m, các quán café bia ôm, mát-xa mc lại dày đặt. Đặc bit là cái mc Nht DĐế Vương thì khỏi chê!!! Tôi vn ccười và bo là Tao không thích về… Cho tới nhận được tin nhn là ng mun tôi v. Đã hơn 15 năm tôi ra đi trên con tàu SG1321 rời bãi Long Khánh; Sau 5 đêm bốn ngày chiếc ghe 14 thước cập đảo KuKu Indonesia, chuyến hi trình cũng khá êm thm, ngoài vic bcông an biên phòng rượt bn, nhưng li bcuc gia chng, có lvì đêm đó là đêm 30 tháng 4, tụi nó còn phi

quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

Gồng người, tôi cố gắng kéo thật mạnh chiếc xe ba gác

chở đầy đất cát, bực bội tôi làu bàu: cả chiếc xe đầy đất

cát mà trả có 35 ngàn, thằng đó giàu quá thêm 100 ngàn

đối với nó cũng chả bỏ. Ổng cũng ham tiền, trả bèo như

vậy mà cũng nhận…

Mồ hôi vã như tắm, chảy lòng thòng trước mặt, mệt oằn

người, tôi vẫn cố gắng sức kéo, từng bước chậm chạp

qua con đường đất đỏ bụi. Tôi giã như lơi tay đi, chiếc

xe vẫn còn trớn chạy thêm một đoạn rồi chậm lại. Tôi

biết phía sau, ổng vẫn cố đẩy, cho tới khi nào mệt thì

ổng mới la lên.

Chiếc xe quá nặng, mà sức của hai cha con có giới hạn, nhưng với sự cố gắng nó vẫn chậm rãi lăn

từng bánh từng bánh. Tôi lại lơi tay, chiếc xe vẫn lăn thêm chừng mươi mét rồi từ từ chậm lại. Phía

sau ông già tôi la lên:

- Nghỉ mầy

Tôi mừng trong bụng, vậy là được nghỉ rồi. Liếc nhanh về góc chiếc xe ba gác, nơi hồi sớm, ba tôi

còn chừa lại nữa gói xôi đậu mà má tôi đã gói cho hai cha con người một gói. Gói xôi phần của tôi,

tôi đã ăn hết ngay từ buổi sáng, riêng ổng thì chỉ ăn phân nữa. Tôi biết là ổng sẽ cho tôi.

- Nhìn gì, lại đó lấy mà ăn, Má mầy hôm nay múc cho cố vào, không chịu để dành mà bán!

Ừa, hình như gói xôi của ổng lớn hơn gói của tôi, tôi chỉ ăn một chập là hết, còn ổng cứ chậm rãi mà

ăn, vậy mà vẫn còn dư cho tôi ăn.

- Ba, sao, ba nhận đẩy chiếc xe cát này cho Ông Tư Kẹo? Ổng trả có 35 ngàn hà; Tôi cáu hỏi

- Mầy biết gì mà nói, có việc thì cứ làm

……

Sau bao năm tôi cũng quyết định quay về “Quê Hương”, nơi mà tôi có toàn là những kỷ niệm buồn…

Giờ, đã là một Việt Kiều mà tôi cũng vẫn còn chất chứa bao kỷ niệm buồn. Bạn bè tôi đưa nào cũng

về ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng mở, các quán café

bia ôm, mát-xa mọc lại dày đặt. Đặc biệt là cái mục Nhất Dạ Đế Vương thì khỏi chê!!!

Tôi vẫn cứ cười và bảo là Tao không thích về… Cho tới nhận được tin nhắn là ổng muốn tôi về.

Đã hơn 15 năm tôi ra đi trên con tàu SG1321 rời bãi Long Khánh; Sau 5 đêm bốn ngày chiếc ghe 14

thước cập đảo KuKu Indonesia, chuyến hải trình cũng khá êm thấm, ngoài việc bị công an biên

phòng rượt bắn, nhưng lại bỏ cuộc giữa chừng, có lẽ vì đêm đó là đêm 30 tháng 4, tụi nó còn phải

Page 2: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

quay về để ăn nhậu. Thêm vào việc bị say sóng nằm suốt 3 ngày đầu, tất cả đều thuận buồm xuôi

gió, có lẽ nhờ vào ân đức bề trên.

Máy bay đang từ từ hạ cánh xuống phi đạo Tân Sơn Nhất; Vậy là giờ tôi đã thật sự đặt chân trở lại

đất nước Việt Nam, nơi mà tôi đã từ bỏ nó, dù tôi cũng không có chút khái niệm cụ thể nào về hai

chữ từ bỏ!.

Trong cái nắng chói chang, tôi cố nhìn và tìm ổng. Nhưng không thể nào nhận ra được; Đủ loại âm

thanh xung quanh, thêm sự chen lấn dành đường, tôi thật sự hoảng loạn và hốt hoảng; Tôi còn tần

ngần cố đứng gần sát mé cửa nơi có anh Bảo Vệ mặc đồng phục, chỉ vì tôi không biết mình phải đi

đâu và làm gì. Chợt anh Bảo Vệ hét lên:

- Ơ hay, cái anh này, sau không đi ra còn đứng đây chi?

- Xin lỗi anh, tôi đang tìm người nhà. Tôi phân trần.

- Tìm thì đi ra ngoài mà tìm, đứng đây tìm cái chi. Ảnh lại hét.

Đã nghe qua lời dạy bảo vàng ngọc của mấy thằng bạn, tôi tính rút bóp cho anh Bảo Vệ vài đô.

Nhưng { thì như vậy, tay lại không chịu nghe lời vì ngại quá! Thôi thì 01 liều ba bảy cũng liều, tôi kéo

cái va-li đi ra. Tôi lại lầm bầm, sao không thấy Ổng đâu cả, có gởi hình về rồi mà!

- Thằng Tâm… Tao đây nè.

Quay về phía có tiếng kêu, nhiều cánh tay quẫy quá.. tôi không nhận ai là ai…Nhíu mày dưới cái

nóng, mồ hôi nhiễu đầy mặt, tôi lại ráng ngóng …

- Anh ơi đi về đâu anh.. em chở đi, rẻ lắm anh. Nhiều tiếng mồi chày rổn rảng vang lên.

Chưa kịp trả lời thì có người kéo tay tôi.

- Bác Ba đứng bên kia, anh đi theo em.

Vừa nhìn một người lạ hoắt rồi nhìn theo hướng chỉ tay, tôi đã thấy ổng. Trời, ổng già và ốm như

thế sao? Nhưng gương mặt đó, cái nét … và cái nhìn đó… Trong ánh mắt của Ổng tôi đọc được sự

mừng rỡ, một niềm vui bất tận.

Tôi và Ổng cùng lên chiếc taxi để về ngôi nhà bên Quận 8, còn anh Tám thì đi xe máy riêng về sau.

Trên xe, hai cha con không nói nhau lời gì ngoài những cái nhìn và thăm hỏi sức khỏe.

Căn nhà của tôi cũng vẫn như xưa, chỉ thay cái mái nhà thành máy tôn, bên dưới là lớp cách nhiệt.

Ngay giữa nhà để một bàn thờ gia đình, trên có hình của Má tụi và Ông Bà. Hai cây nhang đang tỏa

khói.

Bên ngoài trờ đang nóng hầm hập, vậy mà khi vô trong nhà thì cảm giác thật là mát, gió lất phất phía

sau cứ thổi đều đều vào nhà. Căn nhà quá trống trãi, ngoài hai vách ngăn làm hai phòng ngủ, cái

võng sau hè, cái đi-văng phía trước, nhà bếp phía sau.

Tôi cảm thấy buồn buồn, Ổng ở thiếu đủ thứ, tuy không nói ra nhưng tôi định sẽ sắm sửa đồ đạc cho

đúng với phong cách một gia đình có con Việt Kiều; Hoặc ít nhất cũng phảI có TiVi, Tủ Lạnh, Máy hát

và máy lạnh. Tôi lại trầm ngâm, không biết hàng tháng tiền tôi gởi về ổng làm gi hết?

Page 3: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

- Tối nay mầy muốn ăn gì, hay là đi ra ngoài tiệm ăn? Ổng hỏi.

- Dạ ăn gì cũng được ba.

Tối hôm đó, hai cha con thả bộ ra ngã ba Âu Dương Lân- Phạm Thế Hiển. Tôi thì kêu nào ốc, nào cua,

canh chua cá lóc và đủ các loại rau; Ổng thấy tôi kêu nhiều món ăn quá, liền bảo:

- Bộ mầy đói lắm hả?

- Dạ không có đói mấy, nhưng không có tốn bao nhiêu; vả lại con muốn ba ăn cho no.

- Tao không có đói.

Một bữa ăn ngon nhưng không ngon, vì ổng cứ như chỉ để mình tôi ăn; tôi cố giục mấy lần ổng cứ

gấp cầm chừng. Ăn xong, hai cha con thả bộ; tôi hỏI về mấy đứa trong xóm; ổng trả lời:

- Hầu như đứa nào cũng tản lạc hết; trong xóm chỉ còn vài nóc nhà cũ; họ cắt đất bán phân

nữa, rồi dùng tiền xây nhà lại.

- Ủa sao ba không gắn máy lạnh hay quạt máy trong nhà. Nhiều khi trời nóng quá ba mở máy

lên cho mát.

Ổng chỉ cười…

---

“Mấy ông nhà đèn lại cúp điện..” Tiếng ai đó la lên khi tôi đang nằm lắc lư trên võng sau nhà. Đã về

Việt Nam hai ngày, cái nắng nóng thật oi bức, cái khó chịu của cái không khí ẩm, da lúc nào cũng như

ướt ướt, tôi đã định kêu người tới gắn máy lạnh, nhưng còn sợ ổng giận.

- Ông Sáu ơi; cho qua nằm ké bộ ván tí. Tiếng một người đàn bà vang lên phía trước nhà.

- Ừa, mầy đem thằng Bình vô đi. Ba tôi trả lời.

Tò mò, tôi ngồi dậy và đi ra phía trước xem ai tới nhà mình. Phía trước là một chị trạc 35 tuổi tay

đang bế thằng nhỏ đang khóc.

- Ông Sáu, con trai ông đó hả? Nghe bà bảy nói là nhà ông có Việt Kiều về, nay mới thấy mặt.

Sướng nghen

- Ừa con trai tao, bên Úc về chơi vài tuần.

- Chào chị. Tôi lễ phép chào.

- Tôi tên là Thắm, bà con gọi tụi là Thắm bánh Ú vì tôi làm bánh ú bỏ mối ở chợ. Cậu về chơi

bao lâu?

Vừa nói, chị Thắm vừa tự nhiên, trật áo ra để cho con bú. Tôi vội quay mặt ngoãnh đi; Ba tôi như đã

biết chuyện gì sẽ xảy ra, khi thấy tôi ngoãnh đi liền bảo:

- Mầy ra sau rót miếng nước cho con Thắm.

Tôi lui đi vào nhà sau, kéo chai nước mát đã được ba tôi ngâm dưới lu nước sau nhà lên, rót vào ly

và mang lên cho chị Thắm. Thằng Bình bây giờ như đã no sữa, nhưng vẫn còn mòm mèm cái vú. Tôi

ngại ngùng đưa ly nước rồi lãng ra xa ngồi. Tôi như nhìn được một thoáng vui và hài lòng hiện ra

trong ánh mắt của ổng.

Page 4: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

- Cậu biết không, ở đây cho dù có sắm máy lạnh hay quạt máy đi nữa, khi mà bị cúp điện thì

cũng chịu. Mà mấy ổng cứ cúp hoài luôn. Nhà ba cậu hay lắm nghen, lúc nào cũng mát, gió

lúc nào cũng thổi nên khi cúp điện là tôi chạy qua đây cho thằng Bình ngủ.

- “Ông Sáu ơi, cho tụi con ra sau nhè nhà ông học bài tí”. Lại tiếng hai đứa nhỏ vang lên trước

nhà.

- Thấy chưa… tôi nói đâu sai, bữa nay đỡ là ít đứa ở nhà. Cuối tuần mà cúp điện nhà ba cậu

vui lắm; con nít nằm đầy đi văng; còn người lớn thì ra sau hè uống trà. Ba cậu ở đây ai cũng

biết tiếng!

Tôi sững sờ và ngạc nhiên, bây giờ tôi mới biết tại sao ổng không gắn máy lạnh. Tôi len lén nhìn ổng,

ổng vẫn trầm ngâm bên ly trà.

- À ba cậu oai lắm nghen, cả xóm này, thậm chí cả phường này chả ai dám đụng tới đâu.

- Ủa sao vậy chị?. Tôi biết là ba tụi xưa là lính Việt Nam Cộng Hòa và ghét chế độ Cộng Sản.

Khi xưa ổng hay làu bàu: “ Tổ cha mấy cái thằng công an… còn hơn ông trời con” vì cái tánh

khinh người và áp bức người dân trong phố, đặc biệt là nạn hối lộ và coi thường pháp luật

- Hai đứa vừa rồi là con của trưởng công an quận mình đó. Đêm đó, nếu không có bí quyết

gia truyền của giòng họ cậu thì, chắc thằng lớn đã toi mạng rồi.

“Bí quyết gia truyền” tôi có bao giờ biết ổng là thầy thuốc đâu, còn bí quyết gia truyền thì lại càng

mù tịt. Thấy tôi im lặng và trố mắt nhìn, chị Thắm lại nói tiếp:

- Chuyện này cả xóm đều biết, cách đây đâu chừng 9-10 năm gì đó, con của ông Huy –khi đó

ổng chỉ làm việc văn phòng binh thường thôi- bị bệnh nặng, lúc đó làng xóm mình đâu có

khang trang như vầy, đường còn sỏi đá. Các bác sĩ miệt vườn tới chuẩn bịnh đều bó tay hết.

Có lẽ trời độ mạng thằng nhỏ nên ngay khi ấy ba cậu đẩy chiếc xe ba gác chở củi cho nhà ông

Huy; nghe tiếng khóc la trong nhà, ổng mới vào xem, thấy thằng nhỏ nằm trên giường, Ba

cậu mới bảo là để ổng thử trị xem sao; không biết ổng rạch, ổng chấm sao đó mà thằng nhỏ

chảy ra tí máu rồi bắt đầu thở trở lại. Khi đem nó lên bệnh viện, ông bác sĩ trưởng khoa tới

xem và bảo là thằng nhỏ gặp quí nhân giúp đỡ, nếu không làm kịp lúc và đúng cách thì thằng

nhỏ đã chết hoặc bị tàn phế trước khi mang tới bệnh viện. Nghe đâu, ông bác sĩ trưởng

khoa còn muốn đi gặp ba cậu, nhưng ba cậu từ chối. Sau đó chuyện này đồn khắp nơi, bà

con ai cũng biết; Ông Huy trả nhiều tiền nhưng Ba cậu đều không nhận. Sau này khi ông Huy

lên làm trưởng công an quận, ổng lại mang quà đến biếu nhưng ba cậu từ chối hết, chỉ xin

bộ tách trà mà thôi.

Tôi ngó nhìn ổng, ổng vẫn cứ trầm ngâm bên tách trà, mắt vẫn dõi nhìn về xa xăm

- Thui tôi về, nhờ cậu và ông sáu coi chừng dùm thằng Bỉnh, khi nào nó dậy thì chạy qua kêu

tôi dùm, còn phải gói cho xong mấy chục cái bánh ú nữa; chút nấu xong đem qua mời cậu ăn

cho biết.

Ba tôi làm bác sĩ tự hồi nào? Đem ly nước ra sau hè cất, ngước nhìn mấy luống khoai lang, mấy bụi

xả, bụi hành, tôi cứ suy tư.

- Thằng Hai mầy coi hái giúp em nó hái vài lá bưởi mang về cho Má nó xông. Tiếng ổng từ nhà

trước vọng lên.

- Dạ.

Page 5: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

Một cô gái bước ra sau nhà tôi, mắt nhìn ngó mông lung,

- Cô tính hái bưởi hả, mấy hôm nay tôi cũng canh me nhưng ba tôi ổng nói là bưởi chưa chin,

chưa ăn được.

- Không em hái lá bưởi.

- Ủa chị hái lá bưởi? tôi ngạc nhiên hỏi

- Dạ cho má em xông.

À tôi nhớ hồi nhỏ mỗi khi tôi bị cảm thì cũng được xông bằng lá bưởi và vài loại lá khác nữa.

- Anh muốn làm gì thì làm đi, em tự hái được rồi.

- OK. Tôi nói

Cô gái khoảng chừng 20, nước da ngâm đen, mái tóc dài chấm ngang vai, cũng không phải đẹp lắm,

nhưng cái miệng nói chuyện có duyên. Thấy cô cố với tay hái mấy cái lá già trên cao, tôi vội bước tới

kéo cái nhánh cây xuống cho cô hái. Sau khi hái thêm mấy lá chanh, và cắt vài lá xả, cô chào tôi rồi

ra về.

Trời xế chiều, trong cái nắng nóng, nhưng được cái là có gió nhẹ nên cũng mát mát; đang suy nghĩ

mông lung thì ổng bước ra sau và hỏi

- Thằng hai, mầy đói bụng không.

- Con đói rồi ba. Mình đi ra ngoài ăn hả?

- Đi chi ra ngoài, mầy qua nhà bà Tư bánh xèo, kêu con Minh qua đây tao nhờ chút.

Nhà bà Tư nằm xéo nhà tôi khoảng ba căn, bà Tư thì tôi biết, còn “con Minh” thì tôi chưa gặp bao

giờ, tôi nghĩ chắc là con bé nào khoảng 10-12 tuổi.

- Đứng trước cửa, tôi gọi lớn.

- Bà Tư ơi, ba tôi muốn nhờ con Minh chút.

Dáng một cô gái bước ra, tôi vừa nhình thấy thì hơi thoáng ngượng.

- Má tôi bị bệnh; không biết Ông Sáu kêu con Minh có chuyện chi không?

- Xin lỗi cô, chắc tôi kêu lớn tiếng làm ồn nhà cô. Tôi cũng không biết nữa, Ba tôi kêu tôi đi, thì

tôi đi. Con Minh có nhà không cô?

- Cô gái cười khẽ mỉm cười rồi nói

- Con Minh có nhà. Nói xong cô quay vào trong lấy cái nón ra, bước ra sân rồi bảo tôi đi.

Tôi nghĩ chắc là cổ dẫn mình đi kiếm con Minh.

- Vừa bước vào nhà tôi: “Bác Sáu kêu con có chuyện gì không?” Vừa nói cô vừa cố che cái nụ

cười… Tôi biết mình đã bị hố; tôi vội lãng ra sau.

- Mầy đi đâu đó, ba tôi kêu lại.

- Con Minh, mầy chở thằng Hai đi ra con quán con Sáu mua vài ổ bánh mì thịt heo quay về ăn.

Thằng Hai nó đói bụng rồi.

- Con đi một mình được rồi bác Sáu, để anh Hai ở nhà nghỉ cho khỏe, trời nắng quá. Minh trả

lời.

- Mầy đi một mình, ai giữ xe cho mầy? Giờ này ngoải đông lắm, bộ tao không biết à. Thôi đi

đi. Ba tôi nói như một mệnh lệnh.

Page 6: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

Tôi ngồi sau xe, tay vịn thật chắc vào yên ghế sau, nhưng sao cứ thấy chiếc xe loạng choạng sao đó,

càng cảm giác loạng choạng tôi lại càng cố bám thật chặc.

- Anh vịn nhẹ thôi, anh ngồi em khó lái xe quá !!! Minh quay người ra sau nói.

Tôi khẽ gật đầu, nhưng thật không dám lới tay chút nào. Khi tới nơi, Minh thở phào dừng xe, bảo tôi

ngồi canh chừng chiếc xe để Minh vào trong mua bánh mì. Khách cũng khá đông nên Minh nói chắc

cũng mất khoảng 10-15 phút.

Cách khoảng chừng chục mét, có vài đứa trẻ đang chơi “đánh trõng”, trò chơi này khi nhỏ tôi cũng

rất hay chơi với đám nhỏ trong xóm, giờ thấy lại, thật nhớ đến ngày xưa, không biết giờ tụi nó tha

phương nơi đâu. Tôi thầm nghĩ, cây nó quất kiểu này chắc thế nào cũng bay tới đây, lúc đó tôi sẽ

phải gắng chụp. Quả nhiên chỉ vài phút sau thằng nhỏ táng một cái, khúc cây nhỏ bay về phía tôi.

Tôi nhoài người ra cố chụp khúc cây, khúc cây trược qua ngón tay tôi và bay thẳng vào bóng đèn xe.

Cũng vừa khi ấy, Minh bước ra, cô vội chạy lại và la lên. Nhưng đám nhóc đã bỏ chạy hết. Nhìn mấy

ngón tay đang dần dần bầm tím, Minh hỏi:

- Anh có đau lắm không, Em chở về rồi dùng thuốc rượu của ba anh xoa sẽ bớt đau liền. Liếc

nhìn bóng đèn xe và làn nứt trên miếng chắn, Minh chỉ khẽ thở dài, lắc đầu không nói gì.

Tôi biết là Minh đang lo cho chiếc xe của mình, chắc thế nào cũng bi Má la. Tôi cũng không nói gì.

- Ngón tay đau nhức tôi không còn vịn chiếc xe chắc như trước nữa, Minh biết tôi sợ nên nói

nhỏ

- Anh dùng cái tay còn nguyên vịn vào yên ghế sau, còn tay bị thương vịn vào người em. Nhớ

đừng vịn chặt quá, khó lái lắm. Tôi làm theo lời Minh

Minh vừa thoa mấy ngón tay tôi bằng thuốc rượu của Ba tôi, Minh vừa kể lại chuyện đã xảy ra. Ba

tôi chỉ khẽ lắc đầu rồi thở dài, ổng nhìn mấy ngón tay tôi giờ đã bầm tím của tôi, lại cũng chỉ lắc đầu

rồi thở dài. Nhìn ánh mắt của ổng tôi biết ổng cũng xót lắm.

- Mầy ráng thoa nhiều nhiều cho thằng Hai, nhớ chút qua thoa tiếp giùm tao nghen.

Bước ra sân, ổng nhìn chiếc xe của Minh, không biết suy nghĩ sau, ổng quay bước vô ổng nói:

- Tụi bây ăn bánh mì, rồi ra tiệm Ông Sáu Có để ổng xem chiếc xe của mầy, nói với ổng tao trả

tiền.

- Dạ không sao đâu bác, con trả tiền được rồi.

- Mầy chê tao không tiền chắc, tao kêu sao thì cứ làm vậy, nhớ chở thằng Hai đi theo luôn.

Tiệm sửa xe Ông Sáu Có nằm ngoài mặt lộ, xe qua lại đông đúc. Sau khi chào Ông sáu Có và nhờ Ông

Sáu sửa dùm chiếc xe, Ông bảo là trong tiệm có bóng đèn xe, nhưng không có tấm chắn, phải đi mua

và bảo phải đợi. “Mẹ mầy bớt chưa” Ông Sáu hỏi Minh, rồi quay qua nhìn tôi hỏi tiếp. “Còn Thằng

này là thằng nào”.

- Dạ Mẹ con bớt rồi, sáng nhờ lá xông của Ông Sáu, còn anh này là con trai của ông Sáu.

- Ủa thằng Hai đó hả, lớn dữ mậy. Hồi đó tao nhớ lúc mầy phụ ba mầy đẩy xe ba gác, nhiều

khi thấy mà thương cho cha con mầy, trời nắng chang chang,, trên đầu cái nón thì tơi tả. Mẹ

Page 7: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

mầy thì chỉ có gánh xôi, nói tới xôi, cả xóm không ai nấu xôi ngon hơn Má mày. Nói xong, ông

quay đi và chỉ hai cái ghế cho tôi và Minh ngồi xuống.

Tôi nhìn quanh cửa tiệm, lèo tèo vài món đồ phụ tùng, vài thùng đựng đồ nghề củ kỹ, nền đất thì

đen quánh. Trời nóng hầm hầm, tôi có { định rủ Minh qua quán nước đối diện.

- Minh, trời nóng quá, hay là mình qua quán nước đối diện uống ly nước

- Em không đi đâu. Minh nhìn tôi ngạc nhiên rồi trả lời.

Ông Sáu có quay qua nhìn tôi, thấy tướng ngơ ngác của tôi, ổng bèn nói.

- Mầy biết tiệm đó bán gì không?

- Dạ không. Con thấy bảng ghi là quán giải khát thì con biết là quán bán nước. Tôi trả lời

- Đó là quán bia ôm đó mầy, mầy không biết sao?

- Dạ không biết! Tôi đã nghe qua từ bia ôm từ mấy thằng bạn; quay nhìn Minh, thấy cô im

lặng tôi cũng im lặng luôn.

- Minh, sao mầy không dẫn thằng Hai qua quán con bảy uống nước mía, khi nào xong tao qua

kêu, nó mới về chắc không biết cái gì đâu. Ông Sáu Có nói.

Minh dạ rồi nhổm dậy đi, vì trong tiệm thiệt chán. Tôi cũng đứng dậy và đi theo. Hỏi ra mới biết

Minh đã học xong đại học, nhưng tìm không ra việc làm thích hợp, hiện đang làm tiếp viên trong một

siêu thị lớn.

- Ông Sáu ơi, hết bao nhiêu tiền vậy. Tôi hỏi khi Ông Sáu bảo là xe đã sửa xong.

- Hết 50 ngàn.

Tôi đưa cho Ông Sáu tờ 100 ngàn rồi nói

- Ông Sáu giữ luôn 50 ngàn còn lại để ser-vice tiếp cho xe của Minh kz tới. Chiếc xe này bị hư

là tại con.

Ông Sáu nhìn tôi rồi bảo

- Ừa, thằng này sang mậy. Minh 3 tháng sau mầy đem xe ra đây tao coi lại cho. Thôi để tao

ghi lên bảng đặng khỏi quên.

Minh chỉ lí nhí cảm ơn rồi dắt xe ra và đưa tôi về nhà. Tôi cũng chào ông và hẹn gặp Ông sau, rồi lủi

thủi đi theo Minh.

Khi về đến nhà thì tôi đã thấy một anh thanh niên ăn bận bảnh bao đang ngồi trong nhà.

- Đây là anh Tuấn, làm trong công ty dịch vụ du lịch, tao kêu anh Tuấn qua để đặt tua du lịch.

Thằng Hai mầy muốn đi đâu chơi.

- Chào anh Tuấn, dạ Ba muốn đi đâu cũng được. Tôi trả lời

- Chào anh Hai, nãy giờ em có nói với Ba là đi Nha Trang chơi, có giá khuyến mãi đặc biệt, ở đó

có đảo Ngọc đẹp và sang lắm. Anh và Ba đi là thích liền.

- Ừa thì đi Nha Trang cũng được, lâu lắm rồi Tao không đi Nha Trang. Quan trọng là chổ ăn ở

phải sạch đẹp. Mắc chút cũng không sao. Ba tôi trả lời.

Page 8: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

Tiếng còi hụ, rồi tiếng xình xịch của bánh xe nghiến vào đường sắt tạo nên một âm thanh lạ tôi cứ

ngồi và nhìn qua khung cửa sổ, hai bên đường lúc thì nhà cửa san sát, lúc thì ruộng đồng bao la, xa

xa lại vài ngôi mộ lúc ẩn lúc hiện. Cảnh bên ngoài biến đổi luôn luôn.

Cabin trong xe lửa có hai giường tầng, dành cho bốn người, nhưng vì theo yêu cầu của ba tôi, ổng

mua luôn hết bốn giường vì không muốn chia chung với người khác, tôi nghĩ là ổng lo tôi sẽ ngại vì

ngủ chung với người lạ. Cabin có Ti Vi màn hình LCD, có bình hoa. Nhà vệ sinh trên tàu còn sạch và

đẹp hơn nhiều nhà vệ sinh tại các cửa hiệu lớn ở thành phố.

Trời dần tối, sau khi ăn tối ở canteen trên tàu, tôi và ổng về cabin của mình. Đang suy nghĩ miên

man, tôi chợt hỏi

- Ba, tại sao mà Má mất vậy ba? Tôi nhớ là khi Má tôi mất, Ba tôi chỉ báo là Má mầy mất rồi.

Ngoài ra không còn nói thêm việc gì cả.

- Bả có lẻ vì mệt mỏi quá và làm quá sức nên kiệt sức. Ba tôi trầm ngâm.

- Một thoáng buồn trên đôi mắt. Ba tôi nói tiếp.

- Tội nghiệp bả, những ngày còn khỏe, tối về là bả cứ lấy lá thơ của mầy ra mà đọc. Bả cứ đọc

đi đọc lại rồi cười. Bả nói, phải mầy mà về nước thì bả sẽ nấu mấy nồi xôi cho mầy ăn.

Nhưng lúc đó sao mà mầy về được, rồi những ngày cuối đời, bả nằm trên giường, cứ kêu tao

đem thơ mầy ra đọc.

- Tội nghiệp má mầy, cái áo quan cũng không được lành lặn. Tao những mong tao được chết

thay bả để bả có thể nấu cho mầy nồi xôi để bả tròn tâm ước.

Nói tới đây ba tôi có những tiếng nấc nhỏ, tôi không dám nhìn ba tôi và nước mắt đã chảy tự khi

nào. Ngày đó vì mấy chỉ vàng lo cho tôi vượt biên mà Má tôi đã phải quang gánh với mấy thúng xôi,

dù ngày mưa hay nắng. Còn ba tôi thì đẩy xe thuê, làm mướn không nề hà công việc dơ bẩn hay khó

nhọc. Tôi còn nhớ ngày tôi ra đi, Má tôi đã ôm tôi thật chặc miệng thì luôn thì thầm cầu nguyện, còn

ba tôi thì cứ lẳng lặng nhìn tôi; tôi lúc đó ngạc nhiên vì không biết chuyện gì xảy ra, vì hàng ngày tôi

luôn bị la chứ có bao giờ mà được ôm hôn như thế này đâu. Cho tới khi tới đảo KuKu Indonesia tôi

mới biết là mình đã đi vượt biên !

- Sau khi má mầy mất có lẽ nhờ sự phò hộ của bả nên tao làm ăn được, những gì tao làm ngày

hôm nay, tao đều muốn chuyển nhượng hết cho bả, để bả có thiệt nhiều công đức, khi đầu

thai thì sẽ được sống một cuộc đời an nhàn hạnh phúc, không cực khổ như cuộc đời này của

bả.

- Tao thì đời này đã cực nhiều rồi, kiếp sau có cực nữa cũng không sao? Ba tôi lại trầm ngâm

Phải cuộc đời này ba tôi đã quá khổ, Má tôi có kể, ngày đất nước “bị” giải phóng, ổng chạy về, trên

người chi chít những máu, ổng nói với má tôi: “Bạn bè anh chết gần hết rồi, chỉ còn anh Có với anh là

chạy kịp. Thằng Hai đâu, mình mau chạy ra cảng Sài Gòn”. Ôm tôi trong tay, ba tôi cố chạy ra cảng

Sài Gòn nhưng đã không kịp. Quay trở về ổng làu bào: “Đ.M cái thằng Béo, nó bỏ anh em chạy

trước, biết vậy tôi ra lệnh cho anh em giải tán luôn hôm qua. Mình cầm súng đánh để cho nó chạy

trước”. Rồi ổng bảo má tôi mau tiêu hủy hết các giấy tờ hình ảnh vì mình sẽ gặp khó khăn với chính

quyền mới. Và kể từ đó cuộc sống đã đi vào bước ngoặt mới.

- Ủa rồi sao ba đổi đời vậy. À còn ba làm bác sĩ nữa, ba hay thiệt. tôi cười và hỏi để phá tan

cái không khí u uất vừa qua.

Page 9: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

- Bác sĩ cái khỉ khô gì. Mấy năm đi học tập, tao ở chung với bác sĩ Bình, hôm kia có anh tù

cũng rơi vào trường họp giống vậy, bác sĩ Bình giải thích và chỉ cho tao. May mà tao nhớ, rồi

khi gặp thằng nhỏ bị giống y chang, tao làm liền. Vừa cắt gân máu vừa cầu nguyện Ông Bà

nó phù hộ cho nó, còn ông ba tao phù hộ cho tao. Nói xong ổng cười.

- Nhưng cũng nhờ đó mà mấy thằng công an nó không làm khó dễ nữa, tao mua bán ve chai

kiếm tiền cũng khá, rồi sau đó mầy gởi tiền về. Tao cất hết đó để giúp bà con hàng xóm

những khi túng quẫn. Mầy bên Úc cần tiền cho tao biết, tao gởi qua cho.

Tôi Cười nói:

- Con bên đó cũng dư ăn dư xài, không giàu không nghèo, ba cứ giữ đó giúp bà con trong xóm.

- Ừa.. à sau giờ mầy cũng chưa cưới vợ đi?

- Dạ con chưa tính tới.

- Mầy thấy con Minh ra sao? Nó ngon lành lắm nghen mậy, năm ngoái có hai thằng Việt Kiều

về có ý muốn rước nó đi, nhưng nó từ chối. Tao hỏi nó tại sao, thì nó trả lời là hai người đó

không biết quí trọng đồng tiền và ra vẻ Việt Kiều nên nó không thích.

- Dạ con không biết, nhưng để từ từ rồi tính ba. Tôi cắt ngang.

Ba tôi thở dài; tôi biết ổng cũng như bao Cha Mẹ khác luôn muốn có cháu ẵm bồng.

Tôi với tay tắt cái đèn bàn, tiếng xe lửa xình xịch nhẹ nhàng trong đêm, tôi nghĩ tới niềm vui có cháu

của ba tôi, tôi lại nghĩ đến Minh, nhớ đến mái tóc mềm mại mà gió đã thổi tung vào mặt tôi, nhớ tới

hương thơm trên tóc, cái ánh mắt, nụ cười của nàng.. tôi thiếp đi vào giấc ngủ với những kỷ niệm

nhẹ nhàng và biết rằng mình nằm ngủ đây và Ba mình sẽ canh giấc ngủ của Mình.

Những ngày ở Nha Trang thật là tuyệt đẹp, hai cha con cùng nhau đi dạo cảnh, tắm biển, thưởng

thức các món đặc sản. Ba tôi bảo Nha Trang giờ thay đổi nhiều quá, hồi xưa tao đóng đồn ở đây,

cảnh còn hoang vu lắm. Nay phố xá ồn ào náo nhiệt quá. Và Ba tôi vẫn như ngày nào, ổng luôn để ý

xem tôi thích ăn món gì là y như ổng sẽ dành phần đó cho tôi.

Anh Hải, hướng dẫn viên du lịch đã lo thật chu đáo từ nơi ăn chốn ở, anh Hải nói với ba tôi:

- Anh Tuấn là sư huynh con, Hai năm trước khi con đã cùng đường, bị xã hội đen tìm tới thanh

toán. Anh Tuấn đã giúp con trả nợ, ảnh lại còn giúp công ăn việc làm. Nay nhớ ơn, lại biết

Anh Tuấn luôn xem Bác như là Ba nên con phải hết lòng. Bác và anh Hai cần gì cứ nói.

Ngày về Ba tôi bảo, mầy lấy triệu đồng cho thằng Hải đi. Coi bộ nó chi nhiều lắm đó. Bao trọn gói

như vầy nó với thằng Tuấn coi như cho không.

- Anh Hải, anh cầm lấy triệu đồng coi như quà tặng cho hai đứa con anh.

- Dạ cảm ơn anh Hai, em không dám nhận đâu. Tiền anh Hai đã trả hết rồi.

- Mầy cứ lấy đi, mấy hôm rày tao có nghe mầy nói chuyện, thiếu tiền sách vỡ, tiền học cho con

có phải không? Thằng Hai cho con mầy chứ có cho mầy đâu. Ba tôi nói

- Dạ có thiệt là túng, nhưng con xoay sở được. Vả lại anh Tuấn mà biết thì con khó lòng giải

thích.

- Thằng Tuấn để tao lo, mầy làm như tao con nít vậy, mấy hổm rày mầy sài quá sang cho cha

con tao quá mà, tiền bao trọn gói chả thấm vào đâu. Thêm vào đó, mầy xoay sở ở đâu ra, đi

Page 10: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

mượn à. Mượn cũng phải trả vậy con. Mầy không lấy tao về tao nói thằng Tuấn là mầy mệt

đa.

- Dạ. Bác và anh Hai cho thì con nhận, thú thiệt là tụi con túng quá; làm đến khô máu luôn mà

cũng không đủ đâu vào đâu. Con cảm ơn Bác và anh Hai.

Về tới nhà, thấy nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, trên bàn thờ Má tôi bình bông huệ trắng tinh tỏa hương

thơm ngát. Trên bàn là hai dĩa xôi đậu đỏ. Hai cha con phần đói, phần mệt nên đã ăn hai dĩa xôi thật

ngọn. Kịp khi ấy, Minh đi sang qua nhà tôi để trả lại xâu chìa khóa nhà. Ba tôi bảo Minh cứ giữ đó và

hỏi

- Minh, xôi này ai nấu.

- Dạ của Má con nấu.

- Mầy nói xạo với tao à. Má mầy nấu xôi, tao ăn chắc tao không biết hả?

Minh đỏ mặt rồi bẽn lẽng nói

- Dạ con biết Bác Sáu về nên con nấu cho bác và anh Hai ăn.

- Ừa nấu như vậy là tao thích, má mầy không chịu ngâm đậu với nước muối cho nên hạt đậu

không có mặn mà. Nhưng phải biết cách ngâm, nếu không thì mặn chát bỏ cả nồi xôi.

Nhận được lệnh của ba tôi, Minh phải chở tôi đi dạo thành phố Sài Gòn, trên chiếc xe máy nhỏ, tôi

lúc này đã biết vịn xe nên Minh chạy dể dàng hơn. Người Minh thật thà, lại hay để { và chăm sóc

cho những người chung quanh. Tôi biết là có bao người đã âm thầm ngấm Minh, nhưng với cá tính

cứng rắn, rõ ràng nên hầu như tất cả đều e dè. Cả xóm đều đã xì xầm bàn tán ra vào.

Càng ở lâu thì tôi càng nghe nhiều giai thoại về ổng. Như anh Tuấn người tổ chức các tua du lịch đã

tự nhận Ba tôi là Ba: 5 năm trước Tuấn là một học sinh giỏi, đã từng tham dự các cuộc thi tuyển văn

Thành Phố. Nhưng theo bạn bè, Tuấn sa vào vòng xì ke ma túy. Hôm đó quá túng, Tuấn đánh liều

vào nhà Ba tôi ăn trộm đồ. Không may ổng bắt được, hàng xóm chạy tới. Tuấn nắm chặc khúc cây

được vót nhọn và thách ai vào thì sẽ đâm chết.

Ba tôi liền bảo bà con giang ra rồi nói

- Mầy bây giờ chạy ra ngoài sẽ bị bà con đánh rồi bắt lên phường, bây giờ tao với mầy đánh

tay đôi, nếu mầy thắng thì tao bảo bà con tha cho mầy, còn như thua mầy phải ở lại nhà tao

để tao trị bệnh ghiền xì ke.

Tuấn đồng ý, và chỉ với vài thế võ, Ba tôi đã cho Tuấn đo ván. Hàng xóm súm trói lại và chờ cho qua

con ghiền. Từ đó, mỗi khi, Tuấn sắp lên cơn, thì Ba tôi trói lại,ổng còn nấu nước xông để gần Tuấn.

Những khi tỉnh thì Ba tôi lo cho tuấn ăn uống đầy đủ. Chỉ vài tháng sau, Tuấn đã lướt qua được

những cơn nghiền. Ba tôi lại gởi lên nhà Ông Sáu có cho học việc. Sau nhờ theo anh Đông đi làm

hướng dẫn viên, nay đã tự ra riêng và mở công ty du lịch. Anh Tuấn luôn nói: Ba Sáu là Cha Mẹ tái

sanh của anh

Thêm chuyện bà Chín Oanh, ham chơi đề mượn tiền của Ba tôi nói là đi đóng học phí cho con nhưng

không đóng; Khi biết được, Ba tôi thưa lên phường, may sao hôm đó có Trưởng Công An quận chạy

Page 11: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

ngang, thấy ba tôi trong phòng công an, tưởng ba tôi có việc gì nên quay đầu xe lại, khi biết rõ câu

chuyện, ổng Trưởng công an bèn bảo Bà Chín là phải trả tiền lại cho ba tôi trong vòng một tuần nếu

không thì sẽ cho bắt và tịch biên nhà cửa. Ổng còn dặn anh công an phường phải trình bảo lại sự

việc. Ba tôi nói với ổng: Tại ba Chín chơi số đề mới ra cớ sự.

Nghe thế, Bà Chín bèn năn nỉ Ba tôi cho khuất và hẹn tháng sau. Hôm sau, Ba tôi dẫn hai đứa con bà

Chín đến trường đóng tiền học cho hai đứa, rồi nói hai đứa bây cuối năm phải đem giấy khen về cho

tao, nếu không tao tới nhà đòi tiền và tịch thu nhà bây đa.

Không biết có phải có lệnh của Trưởng Công An Quận hay không, mà sau nầy không còn ai dám cho

bà Chín chơi đề nữa, nên Bà Chín ; Hai đứa nhỏ cuối năm đem giấy khen thưởng tới cho Ba tôi, cộng

với tiền học. Ba tôi không lấy tiền và kêu đi mua con vịt quay về cho cả nhà Bà Chín ăn mừng.

…..

Hôm kia có việc tôi ghi lại một mẫu giấy cho Minh. Hôm sau Minh bảo:

- Chữ viết của anh khi trứơc đẹp hơn bây giờ nhiều.

- Ủa sao Minh biết?

- Thì lá thơ của anh viết đó.

- Thơ nào, anh đâu có viết thơ cho ai đâu.

- Lá thơ anh viết cho Ba Má anh hồi xưa đó.

Nghe nói là thơ hồi xưa tôi lại hỏi tới thì mới biết là Ba tôi đã để lá thơ mà Má tôi luôn ôm ấp trong

tim trên bàn thờ Má tôi. Lá thơ được cất dưới lớp trải bàn thờ nên tôi không thấy. Có lẽ Minh đã

lau bàn thờ thật kỹ nên mới biết được lá thơ. Nhìn lại lá thơ cũ nay đã phai màu theo dòng thời gian

mà tôi rưng nước mắt. Nhớ đến Má tôi, sự cực khổ ngày xưa của Ba và Má. Lá thơ không vương một

chút bụi. Tôi thoáng nhận ra, Ba tôi cũng hàng đêm lấy thơ ra mà đọc. Mặt dù trong thơ tôi chỉ toàn

là nhắc đến Má, chỉ có một chữ Ba ngay dòng đầu. Mắt tôi nhòa lệ; Minh nắm vai tôi như muốn

chia xẽ một phần nào nổi đau trong lòng.

Tôi quay qua nhìn Minh:

- Minh, anh muốn em nấu xôi cho anh ăn.

- Anh muốn thì chút em đi chợ rồi nấu cho anh ăn. Minh trả lời

- Không, anh muốn em nấu cho anh ăn và con của anh cho tới hết cuộc đời của hai đứa mình.

Minh quay mặt nhìn chổ khác, tay nàng lúng túng.

Tôi nắm lấy tay nàng, chậm rãi nói

- Em hãy hứa với anh đi. Em không hứa thì anh không buông tay em ra. Vừa nói tôi kéo

người Minh vào sát người tôi.

- Anh buông em ra đi, Má thấy Má đánh em chết.

- Không … anh không buông.

- Anh không buông thì làm sao em đi chợ mua nếp với đậu nấu xôi cho anh ăn. Minh bẽn lẽng

nói nhỏ như vừa đủ cho hai đứa nghe.

Tôi ôm chầm lấy Minh, Minh cũng ngước mắt nhìn tôi, trong ánh mắt long lanh tràn đầy những

niềm, trên môi nàng nở một nụ cười thật hạnh phúc

Page 12: quay v - users.tpg.com.auusers.tpg.com.au/locthuy/interests/van/Ba Toi.pdfvề ít nhất là 3-4 lần; Đứa nào cũng khen đủ thứ, cái này đổi mới, đường xá rộng

Máy bay từ đáp xuống, vừa qua cổng nhận hành l{, tôi đã thấy Ba tôi đang đứng ngay phía ngoài,

trên mặt nụ cười rạng rỡ vì cũng vừa nhìn ra thằng Hai và đứa con dâu trên tay đang ẵm thằng Hạnh

đứa cháu nội đích tôn.

Ba kìa em.. tôi nói rồi chỉ cho Minh thấy Ba tôi đang đứng với đôi vòng tay rộng mở.

Melbourne –Nhân dịp lễ Father’s day.

Nhu Ai 24 Aug 2010

Photo from

http://huynhnamphotography.vox.com/library/photo/6a00fad6a028f000050123de12d24e860c.

html