13
HSƠ NĂNG LC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT TƯ: 1. Chọn loại vật tư và qui cách kích thước: - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để chọn loại mác thép. - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế và bản vẽ pha phôi để chọn qui cách kích thước của các vật tư sao cho tỉ lệ sử dụng vật tư là cao nhất - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế chọn vật liệu hàn. 2. Ki ểm tra: 2.1. Kiểm tra mác thép phù hợp với thiết kế: Nguyên tắc phải chọn mác thép đã thi ết kế hoặc tương đương. 2.2. Kiểm tra chiều dày: Dùng thước cặp độ chính xác 0.5% để đo. Chiều dày của thép phải nằm trong giới hạn sau: - Chiều dày thép 5<= S<8mm : (-0.3) đến (+0.3) mm - Chiều dày thép 8<= S<15mm : (-0.3) đến (+0.3) mm - Chiều dày thép 15<= S<25mm : (-0.4) đến (+0.6) mm - Chiều dày thép 25<= S<30mm : (-0.4) đến (+0.6) mm 2.3. Kiểm tra độ phẳng, độ thẳng: - Kiểm tra độ phẳng của thép tấm: Dùng đồ gá có chiều rộng x rộng lớn hơn tấm thép cần kiểm tra. Đặt tấm thép l ên mặt phẳng đồ gá, dùng thước nivo, dây căng, thước m để kiểm tra độ phẳng của tấm thép. Sai số chọn theo hình 1.1 trang (Dung sai chế tạo dầm chính theo tiêu chuẩn TCVN 4244-2005). - Kiểm tra độ thẳng và độ phẳng của thép hình: Thép hình kiểm tra độ phẳng của cánh và độ thẳng của cây. II PHA PHÔI: 1. Pha phôi: 1.1. Pha phôi các tấm thành, tấm trên, tấm dưới thực hiện trên máy cắt tole hoặc trên máy cắt hơi ,một hoặc nhiều mỏ. 1.2. Pha phôi các tấm gân thực hiện trên máy cắt tole hoặc máy cắt hơi tự động. 1.3 Thép hình pha phôi sử dụng bằng máy đá cắt. 2. Ki ểm tra độ chính xác của phôi: TT Tiêu Chí Kiểm Tra Chuẩn Đánh Gía Kiểm Tra Kết Luận 1 Độ không // gi ữa các cạnh 1/5000mm 2 Kích thước hình học Bản vẽ Phương pháp kiểm tra: Đặt phôi lên trên đồ gá phẳng, dùng dây căng 2 điểm đầu và cuối của cạnh cần kiểm tra, đo độ không song song bằng thước m. Kiểm tra độ không vuông góc của các cạnh cắt sử dụng thước vuông góc. 3. Làm cùn các cạnh sắc: Các tấm sau khi cắt không phải vát mép được làm cùn các cạnh sắc bằng máy mài cầm tay. * Chú ý: Khi mài sắc không làm mất độ phẳng, độ vuông góc của mặt cắt.

QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1

QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

I. CHỌN VẬT TƯ: 1. Chọn loại vật tư và qui cách kích thước:

- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để chọn loại mác thép. - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế và bản vẽ pha phôi để chọn qui cách kích thước của các

vật tư sao cho tỉ lệ sử dụng vật tư là cao nhất - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế chọn vật liệu hàn.

2. Kiểm tra: 2.1. Kiểm tra mác thép phù hợp với thiết kế: Nguyên tắc phải chọn mác thép đã thiết kế hoặc tương đương. 2.2. Kiểm tra chiều dày: Dùng thước cặp độ chính xác 0.5% để đo. Chiều dày của thép

phải nằm trong giới hạn sau: - Chiều dày thép 5<= S<8mm : (-0.3) đến (+0.3) mm - Chiều dày thép 8<= S<15mm : (-0.3) đến (+0.3) mm - Chiều dày thép 15<= S<25mm : (-0.4) đến (+0.6) mm - Chiều dày thép 25<= S<30mm : (-0.4) đến (+0.6) mm

2.3. Kiểm tra độ phẳng, độ thẳng: - Kiểm tra độ phẳng của thép tấm: Dùng đồ gá có chiều rộng x rộng lớn hơn tấm thép

cần kiểm tra. Đặt tấm thép lên mặt phẳng đồ gá, dùng thước nivo, dây căng, thước m để kiểm tra độ phẳng của tấm thép. Sai số chọn theo hình 1.1 trang (Dung sai chế tạo dầm chính theo tiêu chuẩn TCVN 4244-2005).

- Kiểm tra độ thẳng và độ phẳng của thép hình: Thép hình kiểm tra độ phẳng của cánh và độ thẳng của cây.

II PHA PHÔI: 1. Pha phôi:

1.1. Pha phôi các tấm thành, tấm trên, tấm dưới thực hiện trên máy cắt tole hoặc trên máy cắt hơi ,một hoặc nhiều mỏ.

1.2. Pha phôi các tấm gân thực hiện trên máy cắt tole hoặc máy cắt hơi tự động. 1.3 Thép hình pha phôi sử dụng bằng máy đá cắt.

2. Kiểm tra độ chính xác của phôi:

TT Tiêu Chí Kiểm Tra Chuẩn Đánh Gía Kiểm Tra Kết Luận 1 Độ không // giữa các cạnh 1/5000mm 2 Kích thước hình học Bản vẽ

Phương pháp kiểm tra: Đặt phôi lên trên đồ gá phẳng, dùng dây căng 2 điểm đầu và cuối của cạnh cần kiểm tra, đo độ không song song bằng thước m. Kiểm tra độ không vuông góc của các cạnh cắt sử dụng thước vuông góc.

3. Làm cùn các cạnh sắc: Các tấm sau khi cắt không phải vát mép được làm cùn các cạnh sắc bằng máy mài cầm

tay. * Chú ý: Khi mài sắc không làm mất độ phẳng, độ vuông góc của mặt cắt.

Page 2: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 2

III. GHÉP PHÔI:

Các tấm thành, tấm đỉnh và tấm đáy được ghép với nhau thành một tấm. 1. Gá, hàn các tấm thành, tấm đỉnh và tấm đáy:

- Vát mép các tấm phôi theo kích thước ghi trên bản vẽ thiết kế. - Gá các tấm phôi lại với nhau trên đồ gá phẳng. Yêu cầu đảm bảo độ song song và độ

vuông góc như các tấm đơn. - Hàn các tấm phôi lại với nhau sử dụng máy hàn tự động hoặc máy hàn Mag.

2. Kiểm tra: * Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành

kiểm tra lại cho đến khi đạt yâu cầu.

IV. TỔ HỢP DẦM( XEM BẢNG VẼ KÈM THEO): IV.1 TỔ HỢP DẦM CHÍNH

Tổ hợp dầm chính được thực hiện trên sàn gá phẳng có kích thước 1000x(Lk+1000) (Lk là khẩu độ cầu trục).

Trình tự tổ hợp dầm cầu trục theo các bước sau: Bước 2: Tổ hợp khung gân đứng theo kích thước bản vẽ. 1.2 .Bước 2: Lấy dấu, định vị các tấm gân dọc lên tầm đáy

- Đặt tấm đỉnh số 1 lên sàn gá phẳng. Lấy dấu xác định vị trí của khung gân số 4, tấm

thành bên số 2A,2B trên tấm đỉnh số 1. - Gá các khung gân số 4 với tấm đỉnh số 1. - Kiểm tra độ vuông góc của các tấm gân số 4 với tấm đỉnh số 1:

TT Tiêu chí kiểm tra Chuẩn kiểm tra 1 Độ không vuông góc của phương

cạnh khung gân số 4 với tấm đỉnh số 1

±1

2 Độ không vuông góc của mặt khung gân số 4 với tấm đỉnh số 1

±1

Page 3: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 3

- Hàn các khung số 4 với tấm đỉnh số 1. 1.3. Bước 3: lấy dấu, định vị các thanh gân dọc lên tấm hông.

- Đặt tấm hông 2A. 2B lên sàn gá phẳng lấy dấu chính xác vị trí các gân dọc. - Gá, hàn gân dọc: Gân dọc số 5 được gá và hàn trên các tấm thành bên số 2A,2B.

1.4. Bước 4: Gá, hàn hai tấm thành bên 2A,2B với tấm đỉnh số 1 và các gân dọc số 5. - Sử dụng cầu trục tải trọng >5 tấn để nâng tấm thành bên số 2A gá lên tấm đỉnh số 1.

Đính gá được tiến hành từ đầu này sang đầu kia, sử dụng vam ép để ép sát tấm thành số 2A với tấm đỉnh số 1, các khung gân số 4.

- Sử dụng cầu trục tải trọng >5 tấn để nâng tấm thành bên số 2B gá lên tấm đỉnh số 1. Đính gá được tiến hành từ đầu này sang đầu kia, sử dụng vam ép để ép sát tấm thành số 2B với tấm đỉnh số 1, các khung gân số 4.

- Hàn tấm thành bên số 2A. 2B với tấm đỉnh số 1( hàn phía trong lòng dầm). - Hàn tấm thành bên số 2A. 2B với khung đỉnh số 5.

1.5. Bước 5: Gá, hàn tấm nắp số 4 với hai tấm thành bên số 2A,2B. - Sử dụng cầu trục tải trọng >5T để nâng tấm đáy số 4 gá vào hai tấm thành bên số

2A,2B. - Đính gá được tiến hành từ đầu này sang đầu kia, sử dụng vam ép để ép sát tấm đáy số

4 với tấm thành 2A và 2B, ép sát tấm thành 2A và 2B. 1.6. Bước 6 : Hàn tấm đỉnh số 1 và tấm đáy số 4 với hai tấm thành bên số 2A, 2B.

- Đặt hộp dầm đã được gá hoàn chỉnh lên sàn gá phẳng. - Sử dụng máy hàn tự động hoặc máy hàn Mag để hàn tấm đỉnh số 1, đáy số 4 với các

tấm hông 2A,2B. - Hàn tấm đỉnh số 1 hoặc tấm đáy số 4 với hai tấm thành bên số 2 được thực trên hai

máy hàn song song cùng chiều từ đầu này sang đầu kia. - Sau khi hàn song một phía dùng hai cầu trục có tải trọng > 10T để lật hàn phía đối

diện. - Kiểm tra chất lượng mối hàn.

TT Tiêu Chí Kiểm Tra Chuẩn Kiểm Tra Phương pháp Kiểm tra 1 Kích thước hình học Bản vẽ 2 Kiểm tra mối hàn bên

ngoài Hàn đều, không rỗ khí Siêu âm

3 Kiểm tra mối hàn bên trong

Hàn đều, không rỗ khí

- Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành

kiểm tra lại cho đến khi đạt yêu cầu. 1.7. Bước 7: Tạo độ vồng ban đầu của dầm đạt trị số l =Lk/1000.

- Đặt đồ gá gồm hai dầm gá phẳng (I400x200xL=1000) lên sàn phẳng, hai dầm gá phẳng đặt cách nhau một khoảng bằng Lk-1000.

- Kiểm tra độ đồng phẳng của hai mặt phẳng sàn gá bằng máy thủy bình. - Đặt dầm theo phương thẳng đứng, tấm đỉnh phía dưới, tấm đáy phía trên lên hai dầm gá phẳng. - Kiểm tra độ đồng phẳng ban đầu của hai đầu dầm bằng máy thủy bình.

Page 4: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 4

- Sử dụng máy cắt con rùa để hơ nóng từng đường thẳng trên tấm đáy. - Dùng dây căng để xác định độ võng xuống của dầm sau khi hơ nóng tấm đáy số 4 so

với ban đầu. 1.8. Bước 8: Cắt lượng dư và cắt vát hai đầu. Kiểm tra khẩu độ thực tế của đường ray so sánh với khẩu độ thiết kế để cắt lượng dư

và cắt vát hai đầu.

IV.2 TỔ HỢP DẦM BIÊN:

Trình tự chế tạo được thực hiện theo các bước sau: 2.1 Bước 1: Lấy dấu, định vị các tấm gân lên tấm đáy.

- Đặt tấm đỉnh số 1 lên sàn gá phẳng - Gá các tấm gân số 3 với tấm đỉnh số 1.

- Kiểm tra độ vuông góc. TT Tiêu chí kiểm tra Chuẩn kiểm tra 1 Độ không vuông góc của phương cạnh khung gân 4 với

tấm đỉnh1 ±1

2 Độ không vuông góc của mặt khung gân 4 với tấm đỉnh1

±1

2. 2 Bước 2: Hàn các tấm gân số 5 với tấm đỉnh số 1.

- Gá, hàn hai tấm thành bên 2A,2B với tấm đỉnh số 1 và các tấm gân số 3. - Hàn tấm thành bên số 2A. 2B với tấm đỉnh số 1( hàn phía trong lòng dầm). 2.3 Bước 3: Gá, hàn tấm nắp số 4 với hai tấm thành bên số 2. Đính gá được tiến hành từ đầu này sang đầu kia, sử dụng vam ép để ép sát tấm đáy số 2 với

tấm thành 2A và 2B, ép sát tấm thành 2A và 2B. 2.4. Bước 4: Hàn t ấm đáy sô 1 và tấm đỉnh số 4 với các tấm hông 2A,2B. - Đặt hộp dầm đã được gá hoàn chỉnh lên sàn gá phẳng. - Sử dụng máy hàn tự động hoặc máy hàn Mag để hàn t ấm đỉnh số 1 và tấm đáy số 2

với hai bên số 2A,2B. - Hàn tấm đỉnh số 1 hoặc tấm đáy số 2 với hai tấm thành bên số 2A,2B được thực hiện đồng. - Sau khi hàn xong một phía dùng hai cầu trục có tải trọng 2T để lật hàn phía đối diện.

Page 5: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 5

- Các mối hàn không đảm bảo chất lượng phải được sửa ngay, sau khi sửa tiến hành kiểm tra lại cho đến khi đạt yâu cầu. 2.5. Bước 5: Cân chỉnh trục bánh xe (TCVN 4244-2005)

- Lấy mặt đáy 2 làm mặt chuẩn, dùng thước góc lần lượt đo và gá trục IvàII sao cho vuông góc với mặt chuẩn 2 theo hai phương X vàY. - Lấy mặt 3 làm chuẩn dùng thước mét đo kích thước b của 2 trục I và II sao cho bằng nhau sau đó hàn định vị đúng vị trí đó thông qua các ổ đỡ trục. - Tiến hành hàn ổ đỡ vào các mặt hông của dầm biên. - Lắp bánh xe. - Kiểm tra:

- Căng dây kiểm tra xem 4 điểm A,B,C,D và A’,B’, C’, D’ có thẳng hàng hay không, nếu 4 điểm trên không thẳng hàng thì trục bị xiên. Tiếp tục điều chỉnh cho đến khi đạt yêu cầu tức là 4 điểm nói trên thẳng hàng.

2.6 Bước 6: Định vị, hàn mặt bích gắn môtơ di chuyển dọc.

D : khoảng cách tâm trục bánh xe dầm biên và tâm trục moto di chuyển dọc.

Page 6: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 6

D = R + r –2M M: Modul bánh xe chủ động. R: Bán kính bánh xe chủ động. R: Bán kính bánh răng moter.

V. GÁ DẦM CHÍNH VỚI DẦM BIÊN:

Đặt đồ gá gồm hai dầm gá phẳng (H400x400xL=5000) lên mặt sàn phẳng, hai dầm gá phẳng đặt cách nhau một khoảng bằng Lk-3000.

5.1 Lấy dấu chính xác định vị trí đặt dầm chính theo hai phương ngang và dọc trên dầm gá. 5.2 Đặt dầm theo phương thẳng đứng, tấm đỉnh phía dưới, tấm đáy phía trên lên hai dầm

gá phẳng theo đúng vạch lấy dấu. 5.3 Cắt chiều dài dầm theo đúng khẩu độ. 5.4 Kiểm tra.

TT Tiêu chí kiểm tra Chuẩn kiểm tra

1 Độ đồng phẳng của hai tấm đỉnh mỗi đầu bằng Nivo TCVN 4244-2005

2 Độ vuông góc mặt cắt tấm thành với tấm đỉnh bằng thước vuông góc.

3 Kích thước dầm chính trước khi gá bằng thước m hoặc máy đo khoảng cách bằng tia hồng ngoại.

5.5 Hàn định vị hai dầm chính vào sàn gá và thanh giằng ngang. 5.6 Gá hai dầm biên với dầm chính : 5.7 Gá dầm biên thứ nhất:

- Lấy mặt phẳng bích nối làm chuẩn để gá dầm đầu với dầm chính, lấy dấu trên bích nối để gá các tấm thành, tấm đỉnh với bích.

- Sử dụng cầu trục 5T để gá dầm đầu thứ nhất. - Kiểm tra:

TT Tiêu chí kiểm tra Chuẩn kiểm tra Phương pháp kiểm tra

1 Độ thẳng đứng của mặt bích nối dầm. TCVN 4244-2005 2 Độ không vuông góc của dầm biên với

dầm chính theo phương dọc dầm chính. TCVN 4244-2005

3 Độ không vuông góc của dầm biên với TCVN 4244-2005

Page 7: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 7

dầm chính theo phương vuông góc với dầm chính.

5.8 Dầm biên thứ hai:

- Lấy mặt phẳng bích nối làm chuẩn để gá dầm đầu với dầm chính, lấy dấu trên bích nối để gá các tấm thành, tấm đỉnh với bích.

- Sử dụng cầu trục 5T để gá dầm đầu thứ hai. - Kiểm tra:

5.9 Hàn hai dầm đầu với dầm chính. Sau khi kiểm tra đạt các yêu cầu kỹ thuật tiến hành hàn dầm đầu với dầm chính. 5.10 Hàn gá ray với dầm chính.

- Lấy dấu tâm ray bằng dây căng vạch dấu. - Trên cơ sở tâm ray lấy dấu một cạnh của ray để làm cơ sở gá ray. - Gá ray ngang theo vạch dấu có sẵn.

5.11 Lật cầu trục trùng với vị trí cầu trục làm việc. - Sau khi hàn hai dầm đầu với dầm chính tháo bulông ghép dầm chính với dầm đầu để

tháo rời dầm chính với dầm đầu. - Dùng cầu trục lật hai dầm chính theo chiều ngược lại, kê hai dầm chính lên hai dầm gá

ngược với phương ban đầu. - Hàn các mối hàn còn lại. - Lắp lại dầm chính với dầm đầu.

VII. GÁ SÀN LAN CAN:

Việc gá hàn sàn lan can được tiến hành theo bản vẽ thiết kế.

VIII. BẮN VÍT ĐỒNG MÁNG ĐỠ ĐƯỜNG CẤP ĐIỆN XE CON:

Việc bắn vít đồng máng đỡ đường điện xe con được tiến hành theo bản vẽ thiết kế.

IX. VỆ SINH, SƠN CHỐNG RỈ, SƠN TRANG TRÍ:

Làm sạch: Làm sạch toàn bộ bề mặt kết cấu thép bằng máy đánh rỉ bàn chải sắt. 1. Sơn:

2.1 Sơn chống rỉ: + Loại sơn: Alkyd. + Nhiệt độ thép, môi trường khi sơn: 30 độ. + Chiều dầy lớp sơn: 30 - 40 micromet.

2.2 Sơn trang trí: Sau khi sơn chống rỉ tiến hành phun sơn trang trí bề mặt.

Page 8: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 8

+ Loại sơn: Do khách hàng yêu cầu. + Nhiệt độ thép, môi trường khi sơn: 30 độ. + Chiều dầy lớp sơn: 40-50 micromet.

Page 9: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 9

QUY ĐỊNH CHUNG CHO CÁC MỐI HÀN

Loại mối hàn Chiều dày tole Góc vát Kích thước vát Kích thước mối hàn (hxb)

Hàn giáp mí

Hàn góc Hàn chữ T

6mm 7-14 6-14 6-14

60 60 55 55

5mm 5mm 5mm 8mm

1x12 2x14 4x10 4x14

QUI ĐỊNH CHUNG CHO DÒNG ĐIỆN CÔNG TÁC

Que hàn Dòng điện(A) Hàn bằng Hàn đứng Hàn ngửa

3.2 4

100-140 140-190

90-120 140-170

90-110 140-160

Page 10: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 10

QUI TRÌNH LẮP DỰNG

I. LẤY DẤU VÀ CÂN CHỈNH VAI CỘT: Bước 1: Dùng máy đo Thủy Bình để cân chỉnh vai cột

Chọn vị trí đặt máy sao cho từ đó có thể nhìn thấy tất cả các vai cột trong nhà xưởng. Đặt máy và chỉnh cho thước thủy cân bằng. Lấy dấu mặt bằng chuẩn cho tất cả các vai cột.

Bước 2: Dùng thước cuộn 30m Lấy mặt bằng chuẩn vừa xác định để kiểm tra chiều cao các vai cột, ghi độ cao tương đối vào sơ đồ cột của nhà xưởng. Sau khi có được chiều cao tương đối của từng vai cột ta tiến hành cân chỉnh các vai cột sao cho các vai cột có chiều cao bằng nhau thông qua các tấm thép có chiều dày tương ứng với kích thước cần chêm. Nếu dùng cột bằng bê tông thì tấm bích vai cột phải khoét lỗ có đường kính từ 50-100mm để đổ bê tông vào sau khi cân chỉnh. II.LẤY DẤU VÀ LẮP ĐƯỜNG CHẠY Bước : 1 Sau khi đã cân chỉnh và chêm vai cột, ta tiến hành lấy dấu để lắp đặt đường chạy. Chọn hai vai cột đầu xưởng và cuối xưởng làm chuẩn, căng day dọc và lấy dấu. Bước : 2 Tiến hành lắp: sử dụng xe cẩu lắp. Trên một dãy cột đường chạy ta gác cây đường chạy đầu tiên ở bước thứ 2, sau đó tiếp tục gác các bước còn lại. Bước : 3 Lấy đường chạy đã cân chỉnh xong làm chuẩn, từ 2 vai cột đầu và cuối của dãy cột còn lại dùng dây dài, thước 30mét, thước đo góc tiến hành đo và lấy khẩu độ. Bước : 4 Hàn cố định đường chạy lên vai cột. III. LẮP RAY CHẠY DỌC: Bước: 1 Sau khi lắp hoàn chỉnh đường chạy ta tiến hành lấy dấu chuẩn lắp đường ray chạy dọc. Dùng thước mét và dây dài ta chia tim 2 đầu đường chạy của 1 bên rồi căng thẳng dây sao cho dây trùng với tim đường chạy sau đó tiến hành lắp ray theo tim dây đã được căn chuẩn. Bước: 2 Tiến hành lắp: sử dụng xe cẩu cẩu các thanh ray đặt lên đường chạy rồi gá các bu long móc ray vào các lỗ móc ray đã khoan sẵn theo kiểu so le nhau. Dùng mỏ lết xiết chặt các bulong móc ray sau khi đã chỉnh thẳng ray theo dây đã căng thẳng ban đầu. Bước: 3 Lấy đường ray đã cân chỉnh xong làm chuẩn, từ 2 đầu ray đầu và cuối của đường chạy vừa chỉnh xong ta dùng dây dài, thước 30mét, thước đo góc tiến hành đo và lấy khẩu độ cho đường ray còn lại rồi tiến hành lắp như trên. Sau khi việc lắp đặt ray được hoàn thiện ta tiến hành kiểm tra lại các vị trí nối ray, khẩu độ ray lần cuối trước khi cho gác dầm chính lên. IV. TỔ HỢP VÀ GÁC DẦM CHÍNH: Sau khi đã hoàn tất công đoạn lắp đường chạy và ray ta tiến hành tổ hợp và gác dầm chính thông qua các bước sau Bước : 1

Page 11: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 11

Đặt đồ gá gồm hai dầm gá phẳng (H400x400xL=5000) lên mặt sàn phẳng, hai dầm gá phẳng đặt cách nhau một khoảng bằng Lk-3000. Bước : 2 Kiểm tra: Độ vuông góc mặt cắt tấm thành với tấm đỉnh bằng thước vuông góc. Kích thước dầm chính trước khi gá bằng thước m hoặc máy đo khoảng cách bằng tia hồng ngoại. Gá hai dầmbiên với dầm chính : Sử dụng xe cẩu để gá dầm đầu thứ nhất với dầm chính Kiểm tra: + Độ thẳng góc tim hai bánh xe dầm biên với tim dầm chính bằng dây dài và thước góc + Độ song song của hai dầm chính( Cầu trục dầm đôi) Dùng bulong liên kết dầm chính với dầm biên lại. Gá dầm đầu thứ hai với dầm chính Sử dụng xe cẩu để gá dầm đầu thứ nhất với dầm chính Kiểm tra: + Độ thẳng góc tim hai bánh xe dầm biên với tim dầm chính bằng dây dài và thước góc + Độ song song của hai dầm chính ( cầu trục dầm đôi) Dùng bulong cường lực (H8.8) liên kết dầm chính với dầm biên lại. Gắn hệ thống palang nâng hạ vào thân dầm chính cầu trục( đối với cầu trục dầm đơn) Kiểm tra kích thước khẩu độ lại lần cuối trước khi gác dầm lên đường ray. Dùng xe cẩu chuyên dùng cẩu toàn bộ cụm cầu trục đã tổ hợp hoàn thiện trên sàn gá gác lên đường ray đã được cân chỉnh hoàn thiện ở công đoạn trước. Rồi tiếp tục cẩu hệ thống palang nâng hạ gác lên ray dầm chính (đối với cầu trục dầm đôi). V. LẮP HỆ THỐNG ĐIỆN. VI. NGHIỆM THU NỘI BỘ, KIỂM ĐỊNH

Page 12: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 12

QUI TRÌNH KIỂM TRA THỬ TẢI NGHIỆM THU CẤP PHÉP VẬN HÀNH

Đây là khâu cuối cùng nhằm bàn giao thiết bị nâng đã được lắp đặt xong cho đơn vị sử dụng và

quản lý. Công Ty Tín Phát chúng tôi sẽ thông báo thời gian tiến hành kiểm tra, nghiệm thu và thử tải hệ thống cầu trục cho chủ đầu tư. Trong quá trình kiểm tra thử tải có sự giám sát của Trung Tâm Kiểm Định Kỹ Thuật An Toàn Công Nghiệp (Bộ Công Nghiệp), tiến hành lập biên bản kiểm tra thử tải và biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng, biên bản bàn giao hoàn tất công trình.

Quá trình kiểm tra thử tải gồm các bước sau:

Kiểm tra bên ngoài :

- Kiểm tra lại toàn bộ cầu trục, kiểm tra các mối hàn chủ yếu, các mối ghép bu-lông, kiểm tra đường ray chạy của cầu trục.

- Kiểm tra dầu bôi trơn. - Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của cầu trục. - Kiểm tra kỹ các liên kết giữa các cữ chặn an toàn ở hai đầu cuối hành trình chạy dọc. - Kiểm tra toàn bộ các công tắc giới hạn hành trình của cầu trục. - Kiểm tra và điều chỉnh phanh (nếu cần) trên pa-lăng và cầu trục. - Bấm thử các nút bấm điều khiển cho toàn bộ thống cầu trục hoạt động ở trạng thái không tải. - Sau khi tiến hành xong các bước điều chỉnh, vận hành không tải, ta tiến hành thử tải cầu trục ở hai

trường hợp.

Thử tải tĩnh :

- Chuẩn bị tải ở mức 125% tải qui định: 10 tấn x 125% = 12.5 tấn/dầm phụ đồng thời đặt tải ở khu vực trống nằm giữa khầu độ nhà xưởng và chuẩn bị đầy đủ cáp (xích) buộc tải chịu đủ tải nêu trên.

- Đưa hệ thống cầu trục vào vị trí đặt tải. - Di chuyển palăng ra đúng giữa dầm chính. - Dán thước vào vị trí giữa dầm và dùng máy kinh vĩ ngắm vào thước lấy số liệu chuẩn ban đầu. - Nâng quá tải 125% tải trọng sử dụng (12.5 tấn) lên độ cao khoảng 200mm cách mặt đất ở trạng

thái tĩnh trong vòng 10 phút .Ngắm vào máy kinh vĩ đọc số liệu thay đổi trên thước kiểm tra độ võng của dầm chính .Sau đó hạ tải và cũng dùng máy kinh vĩ kiểm tra lại độ biến dạng dư. Nếu dầm chính không có biến dạng dư và độ võng phù hợp với tính toán thiết kế thì đạt yêu cầu và số liệu thực tế lúc thử tải sẽ được ghi vào Hồ Sơ Lý Lịch Máy Trục.

Thử tải động :

- Chuẩn bị tải ở mức 110% tải qui định : 10 tấn x 110% = 11 tấn . - Nâng và hạ tải đột ngột trong vòng tối thiểu 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh của động cơ nâng,

nếu trong lúc đang nâng (hạ) dừng đột ngột mà tải không trôi là đạt yêu cầu. - Cho palăng mang tải di chuyển ngang qua lại và buông tay đột ngột 3 lần để kiểm tra hệ thống

phanh của động cơ di chuyển ngang đồng thời cho palăng mang tải đụng 3 lần vào 2 cữ chặn hành trình ngang để kiểm tra ổn định các mối liên kết chống xô ngang .

Page 13: QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA · PDF fileHỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 1 QUI TRÌNH CHẾ TẠO CẦU TRỤC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA I. CHỌN VẬT

HỒ SƠ NĂNG LỰC Trang 13

- Cho hệ thống cầu trục mang tải di chuyển dọc tới lui và buông tay đột ngột 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh của động cơ di chuyển dọc đồng thời cho hệ thống cầu trục mang tải đụng 3 lần vào 2 đầu chặn hành trình dọc để kiểm tra độ ổn định các mối liên kết theo phương dọc .

Tóm lại, đây là bước kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu của hệ thống cầu trục, hệ thống cung cấp điện, cột đở và đường chạy. Nếu toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định, êm, nhẹ nhàng và không có dấu hiệu cong vênh hay biến dạng thì đạt yêu cầu và hội đủ điều kiện cấp phép vận hành đưa hệ thống vào sử dụng .

GIÁM ĐỐC NGUYỄN HOÀNG TRÍ