23
Báo cáo tng kết: Trao Đổi Chuyên Môn Sóc Trăng - Úc Qun Lý Tng Hp Vùng B

Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo tổng kết: Trao Đổi Chuyên Môn Sóc Trăng - Úc

Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ 

September 2013 

Page 2: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

 

 

Lời cảm ơn 

Xin chân thành cảm ơn tổ chức GIZ đã hỗ trợ tổ chức chuyến trao đổi chuyên môn này. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo sư Tim Smith 

Page 3: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

Lời tựa  Báo cáo này tổng kết nội dung các buổi trao đổi chuyên môn giữa đoàn đại biểu Sóc Trăng với trường Đại học Sunshine Coast về vấn đề Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ (QLTHVB). Nội dung của các buổi trao đổi chủ yếu bàn về các vấn đề và các khái niệm liên quan đến QLTHVB đồng thời cho phép thảo luận so sánh kinh nghiệm giữa Việt Nam và Úc. Bên cạnh các buổi trao đổi chuyên môn, các chuyến đi thực địa và các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách (bao gồm cả các viên chức được bầu cử) cũng được diễn ra tại vùng Đông Nam Queensland, Úc.      

Mục lục 

 

Buổi 1: Khái niệm và các nguyên tắc ................................................................................... 1 

Buổi 2: Việt Nam và vấn đề biến đổi khí hậu ...................................................................... 2 

Buổi 3: Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................ 5 

Buổi 4: Nghiên cứu về Sóc Trăng ......................................................................................... 6 

Buổi 5: Đánh giá tính dễ bị tổn thương ............................................................................... 8 

Buổi 6: Quản lý khu bảo tồn ............................................................................................. 10 

Buổi 7: Du lịch sinh thái .................................................................................................... 14 

Buổi 8 và 9: Ngư nghiệp và biến đổi khí hậu ..................................................................... 19 

 

 

Page 4: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

1  

Buổi 1: Khái niệm và các nguyên tắc  Người diễn thuyết: Giáo sư (GS) Tim Smith, GS Bill Carter, GS Neil Powell, Steve Gould, Vũ Cảnh Toàn  

 Buổi trao đổi này đưa ra một cái nhìn tổng thể về khái niệm và các nguyên tắc về QLTHVB bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng.  Tổng hợp:  đề cập đến các bên liên quan trong quá trình tổng hợp (ngư dân, nông dân, các nhóm cộng đồng,…); tập hợp các cơ quan chính phủ (trách nhiệm không của riêng cơ quan đoàn thể nào mà là đại diện cho toàn thể các lợi ích khác nhau của tất cả các đơn vị; và tổng hợp các qui luật (khoa học tự nhiên và xã hội).  Quản lý dựa trên hệ sinh thái:  được thảo luận rộng rãi thông qua một khung thống nhất về việc xem xét ảnh hưởng của các hoạt động đến khả năng duy trì các chức năng của các hệ ven biển.  Tầm quan trọng của sự tham gia cộng đồng được thảo luận như một phần của công tác quản trị hiệu quả các hệ ven biển. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng cũng giúp giảm thiểu các mâu thuẫn về sử dụng nguồn tài nguyên và thúc đẩy phát triển bền vững.  Buổi trao đổi cũng nhấn mạnh nhu cầu lồng ghép QLTHVB với các chương trình khác như chương trình bảo tồn, phát triển, các chương trình quốc tế và QLTHVB nên được đóng vai trò chủ đạo. Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven bờ cũng được tập trung thảo luận và các hoạt động thích ứng được xác định nhằm giúp giảm tính dễ bị tổn thương ở khu vực ven bờ này. Ba loại thích ứng được thảo luận là: (i) Bảo vệ; (ii) Thích nghi; (iii) Di dời (Hình 1).     

Hình 1: Các loại thích ứng  Một số ví dụ về các phương pháp thích ứng bao gồm: (i) Bảo vệ: xây dựng các tường chắn bằng đá, bờ đê, rào chắn và nâng cấp bờ biển; (ii) Thích nghi: nâng cao nền móng nhà ở, nhà chống thấm nước và xây dựng thêm các lối đi khác; (iii) Di dời: tái quy hoạch và phát triển những khu định cư mới. Tầm quan trọng của việc tránh thích ứng sai và nhu cầu am hiểu các tư duy lối mòn trong công tác thích ứng cũng được thảo luận. 

Bảo vệ  Thích nghi  Di dời 

Page 5: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

2  

Buổi 2: Việt Nam và Vấn Đề Biến Đổi Khí Hậu  Người diễn thuyết: Vũ Cảnh Toàn  

 Áp dụng các thông tin về khí hậu để đưa ra quyết định 

Phần  thuyết  trình này  trước  tiên giải  thích  tại  sao việc áp dụng  các phương pháp  truyền 

thống để đi đến quyết định sử dụng các dữ liệu cũ và một kịch bản duy nhất không còn hiệu 

quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu nữa. Đồng thời, nó cũng cung cấp các giải pháp trọng 

điểm về việc sử dụng các thông tin liên quan đến khí hậu nói chung và thông tin về các kịch 

bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói riêng (phiên bản 2011). Buổi trao đổi cũng đề xuất một 

số các phương pháp và khuyến nghị để giải quyết vấn đề về khí hậu trong quá trình đưa ra 

các quyết định.  

 

Tại sao các phương pháp truyền thống không còn thích hợp nữa? 

Phương pháp truyền thống đưa ra quyết định về sự phát triển trong tương lai nói chung và 

việc lập kế hoạch quản lí rủi ro do thiên tai hầu hết dựa vào các dữ liệu cũ trước đây như các 

cơn lũ trong quá khứ cũng như cường độ và mật độ bão. Trong những năm gần đây, các nhà 

chức trách và hoạch định bắt đầu nghĩ đến các kịch bản khác nhau trong quá trình  lập kế 

hoạch (Hình 2).Tuy nhiên, sau cùng họ thường quyết định chọn ra một kịch bản được cho là 

gần đúng và tiến hành lập kế hoạch dựa trên kịch bản này. Những phương pháp này rất mạo 

hiểm và không thích hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu vì lập kế hoạch cho việc thích ứng 

với biến đổi khí hậu là kế hoạch cho tương lai trong khi thông tin về khí hậu trong tương lai 

(được xem  là  thông  tin  đầu vào cho việc  đưa  ra quyết  định) không có gì chắc chắn  (một 

phần là do điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, nguyên nhân gây ra các kịch bản về biến đổi 

khí hậu cũng không chắc chắn). Điều này cũng có nghĩa  là chúng  ta cần  lập kế hoạch cho 

nhiều kịch bản trong tương lai chứ không phải chỉ một kịch bản gần đúng nhất.  

Page 6: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

3  

  

Hình 2: Kịch bản gia tăng biến đổi khí hậu dựa vào thông tin kịch bản diễn biến tình hình kinh tế xã hội  

Những điểm chính cần lưu ý khi sử dụng thông tin về khí hậu 

Để đưa ra quyết định hiệu quả và thích hợp cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu chúng ta 

cần phải hiểu rõ ý nghĩa của mỗi thông tin về khí hậu và phải biết rõ những gì cần thiết cho 

việc xác định mục đích cũng như đưa ra quyết định cụ thể, KHÔNG áp dụng thông tin chung 

chung. Với bối cảnh tại Việt Nam, cần thiết phải biết thông tin về Những Kịch Bản Biến Đổi 

Khí Hậu Quốc Gia, cái nào chúng ta nên và không nên áp dụng. Trong kịch bản mới nhất, hầu 

hết các thông tin được cung cấp đều là giá trị trung bình như là nhiệt độ trung bình, lượng 

mưa trung bình trong vùng hàng tháng và cả năm. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 

cũng được thể hiện dưới góc nhìn đơn lẻ như trong trường hợp lập bản đồ lũ lụt chỉ dựa vào 

mực nước biển tăng mà không xem xét các ảnh hưởng liên quan khác (chẳng hạn như lũ lụt 

do mực nước biển tăng, lượng mưa trong vùng và ở các khu vực thượng nguồn…). Chúng ta 

đều biết các  thông  tin  ảnh hưởng đơn  lẻ và chung chung này không hữu dụng  trong việc 

đưa ra quyết định. Vì vậy, những điều đáng chú ý là:  

Tìm kiếm thông tin cụ thể cho mục tiêu nhất định (ví dụ thông tin cho mỗi  lĩnh vực 

đều khác biệt; thông tin tại thời điểm khác nhau; thông tin từ nơi khác chẳng hạn 

như tìm kiếm thông tin về lượng mưa tại Sóc Trăng và cả lượng mưa ở các khu vực 

thượng nguồn). 

Những kịch bản về phát thải khí nhà

kính Kịch bản biến đổi

khí hậu

GCMs

Thích ứng từ SEA START Kịch bản diễn biến tình hình kinh tế xã hội

Page 7: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

4  

Tìm kiếm các giá trị đa dạng và thông tin liên quan đến các tác động liên quan, không 

chỉ tập trung vào một tác động (ví dụ tìm thông tin về ảnh hưởng của lượng mưa ở 

Sóc Trăng và các khu vực thượng nguồn, ảnh hưởng của mực nước biển tăng và thủy 

triều cùng một lúc khi đề cập đến tình hình lũ lụt ở Sóc Trăng).  

Tập trung vào xu hướng và vùng thông tin khí hậu, không chỉ ở một thông tin duy 

nhất. 

“Nhu cầu nước của một ruộng lúa khác nhau qua từng giai đoạn, vì vậy chúng ta cần thông 

tin cụ  thể về  lượng mưa  trước khi đánh giá  tính dễ bị  tổn  thương và quyết định  làm gì!” 

(Nguồn: Lê Anh Tuấn)  

 

Cách đưa ra quyết định trong bối cảnh không chắc chắn  

Chúng ta có cần đợi đến khi có thông tin chắc chắn hơn trước khi đưa ra quyết định không? 

Câu trả lời là KHÔNG! 

NHƯNG chúng ta cần chuyển đổi từ ” gần như”/ kịch bản đơn lẻ thành những kịch bản 

tương lai hợp lí/đa dạng hơn. Do đó, chúng ta cần:    

- Đặt ra câu hỏi ”Kế hoạch của tôi hay tỉnh/ban ngành tôi sẽ ra sao nếu tình huống X, Y 

hay Z xảy ra?” một vài lần trong khi đưa ra quyết định. 

- Xem xét thông tin không chắc chắn/khẩn cấp /kịch bản gần đúng nhất trong quá 

trình đưa ra quyết định. 

- Thúc đẩy các phương thức linh hoạt, không hối tiếc và thất bại an toàn. 

- Kết hợp nhiều hạn độ khác nhau (mềm và cứng) và không chỉ tập trung vào kích 

thước các cấu trúc.   

- Tạo điều kiện học hỏi các kiến thức và kỹ năng mới cũng như rút kinh nghiệm từ các 

thất bại.

 

 

 

 

   

Page 8: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

5  

Buổi 3: Cơ cấu tổ chức  Người diễn thuyết: GS Tim Smith, GS Bill Carter, GS Neil Powell 

 

 

Buổi nói chuyện cung cấp thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức ở Úc và liên hệ đến Sóc 

Trăng. 

Thảo luận các vấn đề liên quan đến phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Phương pháp này 

được áp dụng để vận hành hầu hết các cơ cấu tổ chức quản lý vùng ven bờ. Các vấn đề này 

bao gồm:   

• Các kiểu mâu thuẫn khi đưa ra quyết định  •  Mâu thuẫn về quyền hạn, lợi ích, tài chính và cách thực hiện •  Phụ thuộc của lợi ích công cộng vào lợi ích đặc biệt •  Thiếu sự điều phối và tin tưởng (nội bộ và giữa các tổ chức với nhau) •  Tính ì trong tổ chức •  Tiếp cận vấn đề một cách rời rạc •  Áp dụng không hiệu quả các phương pháp khoa học 

Các vấn đề này gây cản trở khả năng đương đầu với rắc rối. Tuy nhiên, phương pháp quản 

trị mới được thảo luận nhằm hướng đến việc liên kết các hệ thống xã hội và hệ sinh thái, 

cũng như tập trung vào việc hợp tác giữa các bên và việc tham gia của cộng đồng. Mô hình 

này chuyển đổi từ “quản lí” đến “quản trị”. Sự chuyển đổi trong các phương pháp quản lí 

tổng hợp vùng ven bờ đã được nhắc đến từ thế kỷ 18 cho đến nay.  

Cơ cấu tổ chức ở Úc thảo luận về các vai trò và trách nhiệm của 3 tầng chính quyền: địa 

phương, bang và liên bang. Cần lưu ý rằng không có phương pháp tổng hợp trong việc quản 

lí vùng ven bờ ở Úc và vai trò thực tế đã dần được biết đến. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức 

hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu (nhấn mạnh bằng con số 

nhà ở đáng kể bị ảnh hưởng bởi mực nước biển tăng thêm 1,1m  theo như dự đoán vào 

năm 2100).  Ngoài ra, các hiện tượng cực đoan ngày càng trở nên khốc liệt do ảnh hưởng 

của biến đổi khí hậu cũng được thảo luận như hiện tượng ngập lụt gần đây ở thành phố của 

Brisbane, và việc cần thiết phải xây dựng khả năng thích ứng để có thể ứng phó với các 

thách thức này.    

Khung tính dễ bị tổn thương được giới thiệu như một cách để am tường về các mối de dọa 

và phản ứng của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, xu hướng kinh tế xã hội cần được bổ sung thêm 

vào cơ cấu tổ chức để có thể đánh giá đầy đủ tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng 

trong tương lai. 

Sự phức tạp trong cơ cấu quản lý vùng bờ ở Úc được đề cập đến và nên lưu ý rằng bất kể 

các quá trình thể chế chính thức thì phải công nhận rằng thành tích của QLTHVB diễn ra 

thông qua quá trình xã hội và những điểm này phải được thể hiện trong cơ cấu tổ chức mới. 

Page 9: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

6  

Buổi 4: Nghiên cứu về Sóc Trăng  Người diễn thuyết: GS Tim Smith 

 

 Buổi nói chuyện cung cấp một cái nhìn tổng thể nghiên cứu mới đây về QLTHVB thực hiện bởi trường Đại Học Sunshine Coast (với sự hỗ trợ từ phía GIZ) tại Sóc Trăng. Nghiên cứu này nhằm mục đích:  

• Xác định các vấn đề quản lí vùng bờ (hiện tại và trong tương lai) • Phân tích khả năng giải quyết các vấn đề • Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao QLTHVB  

 Nghiên cứu bao gồm 3 giai đoạn chính (Hình 3):  

  Hình 3: Các giai đoạn nghiên cứu  Kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 1 nhấn mạnh thay đổi nhanh chóng về sinh thái – xã hội diễn ra ở tỉnh ví dụ như đô thị hóa nhanh chóng diễn ra cùng với sự tăng nhanh các hiện tượng thời tiết cực đoan.  Kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 2 nhấn mạnh các vấn đề phức tạp mà Sóc Trăng phải đối mặt, nhưng đồng thời cũng chỉ ra tiềm năng cho các sinh kế bền vững tập trung thành một mục tiêu thống nhất. Ngoài ra, các nhân tố chính trong việc tiếp tục phát triển các tiềm năng 

Page 10: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

7  

này được xác định liên quan đến nguồn lực con người và xã hội và nó rất quan trọng đến các chiến lược QLTHVB sau này.  Các kết quả nghiên cứu được tổng kết ở giai đoạn 3 cùng với 7 khuyến nghị được đề xuất. (Bảng 1) Bảng 1: Vấn đề QLTHVB ở Sóc Trăng và các khuyến nghị  

Vấn đề/Kết quả  Khuyến nghị 

Hiện tại, các chiến lược bảo vệ chiếm phần lớn ở Sóc Trăng 

1. Cần xem xét các chiến lược vùng bờ khác như: – Bảo vệ – Thích nghi bằng cách nâng cao – Di dời 

Rất ít người chú ý đến chi phí thực thi và các hệ lụy liên tiếp cho bất kì các sáng kiến quản lí vùng bờ nào  

2. Xác định các hệ lụy khi lựa chọn bất cứ giải pháp quản lí vùng bờ nào. – Ví dụ: xem xét chi phí để duy trì các 

công trình bảo vệ và các phát sinh trong tương lai nếu chuyển sang kiểu thích ứng khác 

Một kế hoạch QLTHVB cần thiết   

3. Đưa ra một phương pháp thích ứng toàn diện: – Đừng đưa ra các quyết định tức thời 

không dự tính trước gây nên thích ứng sai lầm 

Sinh kế bền vững là giá trị nền tảng cốt lõi ở Sóc Trăng 

4. Bảo đảm rằng việc thích ứng luôn bao gồm các giá trị cốt lõi: – Thích ứng có thể là việc tích lũy một 

chuỗi các quyết định nhỏ nhưng có thể không bao gồm các giá trị cốt lõi  

Sáng kiến thích ứng hiện tại chỉ kéo dài trong khoảng thời gian vừa và ngắn  

5. Áp dụng các khung thời gian đa dạng: – Ngắn (khoảng 1‐5 năm) – Vừa (khoảng 5‐20 năm)  – Dài (khoảng >20 năm)  

Nguồn lực con người và xã hội được xác định là những nhân tố chính trong việc thích ứng 

6. Tiếp tục xây dựng nguồn lực con người và xã hội: – Giáo dục và nhận thức – Sự tham gia của cộng đồng – Xây dựng nội lực cho việc đưa ra các 

quyết định chắc chắn  

Thay đổi có thể mang đến nhiều cơ hội  

7. Xem xét các cơ hội cũng như các nguy cơ: – Thay đổi có thể mang đến các lợi ích gì 

và vị thế tốt nhất cho những thay đổi này? 

 Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập: http://czm‐soctrang.org.vn Hoặc tham khảo bài đánh giá: Smith TF, Thomsen DC, Gould S, Schmitt K và Schlegel B, 2013, ‘Áp lực của sinh kế bền vững: Thích Ứng Ven Bờ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long’’, Bền vững, 5 (1), 228‐241. doi:10.3390/su5010228. 

Page 11: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

8  

Buổi 5: Đánh giá tính dễ bị tổn thương  Người diễn thuyết: GS Robert Kay 

 

 Mục đích của buổi trao đổi nhằm truyền đạt các vấn đề sau đây: 

 Nguyên nhân và các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến các vùng ven bờ 

Sử dụng các phương pháp tiếp cận, công cụ và dữ liệu sẵn có  để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các vùng ven bờ  

Hiểu rõ việc áp dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương vào xác định các phương pháp thích nghi thích hợp.    

Buổi trao đổi trước tiên giới thiệu các định nghĩa và khái niệm cơ bản về tính dễ bị tổn 

thương và thích ứng ở các vùng ven biển trong bối cảnh BĐKH. Các nguyên nhân và ảnh 

hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu sau đó cũng được đề cập tới. Những điểm này nhấn 

mạnh mức độ dễ bị tổn thương tại hạ lưu Đồng bằng Sông Cửu Long.  

Nội dung chính về khung thích ứng và tính dễ bị tổn thương được thảo luận như phương 

pháp ” từ trên xuống” với ”từ dưới lên” và cách khắc phục ”tính dễ bị tổn thương” với 

“BĐKH”. Tầm quan trọng của việc bảo đảm các khung thích ứng thích hợp cho nhu cầu của 

địa phương được nhấn mạnh, cụ thể các câu hỏi về chính sách quan trọng và phát triển sinh 

kế được đưa ra. Các chuyên gia cũng trao đổi những đánh giá tính dễ bị tổn thương tại vùng 

sông Cửu Long. 

Hai buổi trao đổi đầu tiên đã kết luận vấn đề sau đây ở tỉnh Sóc Trăng: 

• Những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài của BĐKH  • Mức độ dễ bị tổn thương cao • Việc đánh giá vùng dễ bị tổn thương đã được tiến hành  • Kết hợp các phương pháp “từ trên xuống” và “từ dưới lên” nhằm: 

– Mở rộng tối đa việc tham gia của cộng đồng – Nắm giữ tính khoa học chặt chẽ – Củng cố các phương pháp thích ứng hiệu quả 

 

Các ý kiến đóng góp về thích ứng vùng bờ được thảo luận một cách chi tiết thông qua việc 

áp dụng hạng mục các ý kiến của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH (bảo vệ, di dời, thích nghi).  

Các phương pháp thích ứng ven bờ thực tế có thể áp dụng ở Sóc trăng được trao đổi từ 

phương pháp bảo vệ ”cứng” (đê, tường chắn sóng) đến ”mềm” (phục hồi hệ sinh thái – 

trồng rừng), cho đến lựa chọn thích ứng (các khu vực được chọn xây dựng). Các chính sách, 

kế hoạch và ý kiến tham gia cộng đồng cũng được nhắc đến (Các kế hoạch Quản Lí Vùng Ven 

Bờ; Chính sách BĐKH của tỉnh).  

Page 12: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

9  

Cuối cùng, những “phương pháp thích ứng thực tế” lồng ghép vào công tác thích ứng ven bờ 

được nhấn mạnh là một phương pháp hiệu quả trong việc phát triển “con đường thích ứng” 

lâu dài cho tỉnh Sóc Trăng. Việc đảm bảo thích ứng vùng bờ được các nhà hoạch định xem 

xét như một vấn đề lâu dài là rất quan trọng.  

Các thông tin liên quan khác có thể được tìm thấy tại những nguồn chính sau đây:  

UNFCCC Tập huấn về Tính dễ bị tổn thương và Thích ứng tại các vùng ven bờ  

http://unfccc.int/national_reports/non‐

annex_i_natcom/training_material/methodological_documents/items/349.php 

 Các tổ chức phát triển quốc tế khác (e.g GIZ, USAID, UNDP) 

 Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Khung pháp lí thích ứng BĐKH (APF) 

<http://www.undp.org/climatechange/adapt/apf.html> 

Công cụ thiết lập các sáng kiến thích ứng (UNDP) 

http://ncsp.undp.org/sites/default/files/UNDP%20Adaptation%20Toolkit%202010.pdf 

USAID Thích ứng với đa dạng và BĐKH; Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch  

http://www.usaid.gov/our_work/environment/climate/pub_outreach/index.html 

GTZ, Hội thảo quốc tế về Lồng Ghép Thích Ứng BĐKH   

Hướng dẫn và Công cụ 

http://www.giz.de/Themen/en/28511.htm 

 

 

   

Page 13: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

10  

Buổi 6: Quản lý các khu bảo tồn  Người diễn thuyết: GS Chris Jacobson, GS Bill Carter  

 Buổi trao đổi cung cấp một cái nhìn tổng thể về các nguyên tắc cũng như xem xét vấn đề 

thiết lập và quản lý các khu bảo tồn ở Sóc Trăng. Bảo tồn mang lại rất nhiều lợi ích bao gồm 

bảo tồn đa dạng sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái. Dịch vụ hệ sinh thái bao gồm tối thiểu hóa 

ảnh hưởng của BĐKH (duy trì rừng ngập mặn nhằm giảm tác hại của bão), cải thiện chất 

lượng nước, môi trường sống tự nhiên, cơ hội kinh tế từ việc đền bù các‐bon và lợi ích sinh 

kế.    

 

Không có khu vực bảo tồn nào ở Sóc Trăng trong số hơn 200 khu bảo tồn ở Việt Nam có 

trong danh sách Các Khu Bảo Tồn trên thế giới (www.wdpa.org). Vì vậy chúng ta tập trung 

vào quản lí theo loại và chọn lựa. Ủy Ban Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) xác định có 7 

loại khu vực bảo tồn được nêu trong Hiệp Định Bảo Vệ Đa dạng Sinh Học tại Việt Nam, mỗi 

loại có một đặc điểm khác nhau (Bảng 2).  

 

Bảng 2: Các loại khu vực bảo vệ 

Phân loại bởi IUCN   Đặc điểm sinh thái  Tham quan/Duy trì sinh cảnh 

Sinh kế 

Ia – Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt 

Khu đất diện tích nhỏ ít hoặc chưa bị tác động bởi con người 

Hạn chế không cho người dân vào 

Không bao gồm các khu định cư 

Ib – Khu bảo vệ hoang dã 

Khu đất với diện tích lớn chưa bị tác động bởi con người 

Hạn chế không cho người dân vào 

Không bao gồm các khu định cư 

II –  Vườn quốc gia  Quy mô hệ sinh thái  Tham quan mức độ vừa phải 

 

III – Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên 

Là nơi có 1 hoặc nhiều đặc điểm tự nhiên (ví dụ rừng ngập mặn) 

Tập trung duy trì sinh cảnh 

 

IV – Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 

Là khu đất/biển được khoanh vùng để tập trung quản lí 

   

V ‐    Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển 

Là khu đất có biển và bờ biển có tính đặc thù riêng tạo bởi sự tương tác giữa con người với 

Tập trung duy trì sinh cảnh/văn hóa

Tiếp tục sử dụng đất đai truyền thống 

Page 14: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

11  

thiên nhiên  

VI – Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững TNTN 

Khu có các hệ sinh thái tự nhiên hầu như chưa bị tác động 

Tập trung duy trì sinh cảnh/văn hóa

Cung cấp các sản phẩm tự nhiên bền vững đáp ứng nhu cầu cộng đồng  

 

Quản lý khu bảo tồn – hợp tác với cộng đồng 

Để quản lý một cách hiệu quả điều quan trọng phải nghĩ đến tương tác giữa con người và 

nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế đã chỉ ra rằng vấn đề 

lớn tồn tại lớn nhất trong việc quản lý khu bảo tồn ở Châu Á là thiếu sự hiểu biết về việc sử 

dụng và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo tồn của cộng đồng. 

Ngoài ra, các vấn đề khác còn tồn tại như thiếu kiến thức về bảo tồn, quản lí nguồn tài 

nguyên không thích đáng, thiếu sự hợp tác giữa các ban ngành. Điều này làm cho việc chấp 

thuận và làm theo các quy định bảo tồn không được đảm bảo. 

Với các vấn đề nêu trên, chúng tôi tin rằng Sóc Trăng nên xem xét vấn đề đồng quản lí trong 

các khu bảo tồn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm về khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt 

(IUCN loại khu bảo tồn V và VI). Các chọn lựa trong việc quản lí khu bảo tồn được tổng kết ở 

bảng 3.  

 

Bảng 3: Các chọn lựa trong quản lí khu bảo tồn 

Dựa vào chính quyền 

Hợp tác  Đồng quản lí  Đồng quản trị  Không dựa vào chính quyền 

Chính quyền ra quyết định 

Chính quyền ra quyết định dựa vào ý kiến cộng đồng 

Chính quyền và cộng đồng cùng lập các kế hoạch quản lí 

Chính quyền và cộng đồng cùng đưa ra quyết định 

Cộng đồng tự đưa ra quyết định 

Chính quyền thi hành các điều luật 

Chính quyền thi hành các điều luật  

Chính quyền và cộng đồng thi hành các điều luật 

Chính quyền và cộng đồng thi hành các điều luật 

Cộng đồng thi hành các điều luật 

Ví dụ từ Việt Nam Khu bảo tồn  Sử dụng tài 

nguyên rừng với mục đích đặc biệt 

Chi trả cho các dịch vụ môi trường 

Sử dụng tài nguyên rừng với mục đích đặc biệt 

UBND tỉnh  

 

   

Page 15: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

12  

IUCN hỗ trợ việc quản lý thích ứng liên quan đến các nhà quản lý (bao gồm chính quyền 

và/hoặc các cộng đồng dân cư) bằng việc rút kinh nghiệm thực tế từ các hoạt động của họ.  

Việc này đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ trong quá trình giám sát các giai đoạn của vòng 

quản lý nhằm hiểu rõ khía cạnh quản lý nào cần thích ứng để phát huy hiệu quả (Hình 4).  

 

 Hình 4: Quản lý thích ứng  

Thông tin từ hoạt động giám sát và đánh giá có thể được kết hợp bằng nhiều cách khác 

nhau để áp dụng vào quản lý thích ứng. Ví dụ nếu không có bất cứ kế hoạch nào và kết quả 

đạt được không tốt thì nên lập kế hoạch cẩn thận. Nếu có lập kế hoạch và đầu tư cẩn thận 

nhưng kết quả vẫn không tốt trong một vài lĩnh vực khi so sánh với các kế hoạch khác thì 

việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ các hoạt động quản lý hiệu quả rất hữu ích. Thông 

qua việc đánh giá cũng có thể xác định nơi các nhà quản lý không nhất trí với hiệu quả quản 

lý.  

Thông tin chi tiết: 

Dudley, N. (2008) Hướng dẫn áp dụng các phương pháp quản lý khu bảo tồn (Guidelines for 

applying protected areas management categories). IUCN, Gland, Switzerland.  

Leverington, F., Hockings, M., Lemos‐Costa, K.(2008) Đánh giá hiệu quả quản lý các khu bảo 

tồn(Management effectiveness evaluation in protected areas). University of Queensland, 

Australia.  

Page 16: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

13  

Jacobson, C., Carter, R.W., Hockings, M., Kelman, J. (2011) Maximizing conservation 

evaluation utilization. Evaluation 17:53‐71.  

   

Page 17: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

14  

Buổi 7: Du lịch sinh thái  Người diễn thuyết: GS Bill Carter, GS Christine Jacobson 

 

 Du lịch sinh thái (DLST) được trình bày như một loại hình du lịch rộng lớn hơn của du lịch 

môi trường và du lịch bền vững. DLST được phân biệt bởi các điểm sau: (1) tập trung gắn 

liền với thiên nhiên, (2) bao gồm công tác giáo dục, (3) yêu cầu về sinh thái bền vững; (4) 

đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, và (5) bảo vệ môi trường.   

Muốn tổ chức du lịch sinh thái thành công, hợp tác đa ngành là rất cần thiết và cần chú 

trọng vai trò và tầm ảnh hưởng của các lĩnh vực khác lên du lịch sinh thái (Hình 5) bao gồm: 

Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ y tế, quản lý hiệu quả rác thải, viễn thông và thị trường mục tiêu. 

Cần hiểu rõ lĩnh vực du lịch phát triển dựa trên những sản phẩm du lịch, nhưng những khách 

du lịch muốn trải nghiệm thì không chỉ dựa vào sản phẩm hay dịch vụ du lịch mà còn dựa 

trên mức độ hài lòng hoặc tương tác giữa họ với những lĩnh vực khác.  

 

Hình 5: Hợp tác đa ngành và những ảnh hưởng đến thành công trong công tác tổ chức du lịch 

Page 18: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

15  

 

Du lịch thành công phụ thuộc vào điểm đến với hình ảnh thu hút khách du lịch, các điểm 

tham quan, dịch vụ bổ trợ và quà lưu niệm (Hình 6). Vì vậy, chúng ta nên liệt kê tất cả các 

yếu tố thu hút khách du lịch dùng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, 

cần xác định điểm đến với các sản phẩm có thể được phát triển để phục vụ nhu cầu của 

người bản địa, khách du lịch trong và ngoài nước.   

 

 

Bảng 6: Các nhân tố giúp du lịch thành công  

Với danh sách các yếu tố du lịch thu hút này, cần có những kế hoạch phát triển chúng theo 

từng chủ đề và theo đó khách du lịch có thể có những trải nghiệm khác nhau trong chuyến 

tham quan của họ. Cần xây dựng các cách phù hợp để đến tham quan những điểm với trải 

nghiệm khác nhau này. Để tối thiểu hóa cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng một trung tâm du 

lịch cùng với các điểm đến du lịch gần kề rất phù hợp với tình hình ở Sóc Trăng (Hình 7). Để 

phát triển các sản phẩm du lịch địa phương việc tập huấn cho cộng đồng địa phương về 

những sản phẩm có thể phát triển, tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe, và làm cách nào quản lí 

bền vững mô hình kinh doanh du lịch nhỏ là rất cần thiết.  

 

Page 19: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

16  

 

Figure 7: Trung tâm du lịch và các điểm đến du lịch lân cận  

Đối với Sóc trăng, điều quan trọng cần phải nhận ra: 

Các điểm tham quan chất lượng sẽ thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư; 

Chất lượng không có nghĩa là đầu tư tốn kém; 

Các nhà đầu tư không cần những ưu đãi, họ cần môi trường đầu tư hấp dẫn (bao gồm những sản phẩm địa phương sẵn có, môi trường lành mạnh và một môi trường đầu tư ổn định); 

Rác thải tràn lan gây mất mỹ quan, vì vậy quản lý rác thải là vấn đề trọng điểm; 

Du lịch có thể được xây dựng trên những yếu tố thu hút hiện có, và  

Những yếu tố hiện có có thể được quảng bá như những điểm du lịch chính, và chính vì thế khách du lịch di thăm thú nhiều nơi hơn, ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và sẽ quay lại để viếng thăm những điểm họ chưa đến. 

 

Những điểm du lịch thu hút có thể được xây dựng trên các yếu tố hiện có tại Sóc Trăng liên 

quan đến các hoạt động văn hóa, thắng cảnh hình thành bởi sự tương tác của con người và 

thiên nhiên, lịch sử và sinh kế, lối sống của các cộng đồng địa phương (Hình 8).  

 

Page 20: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

17  

 

Hình 8: Những điểm thu hút tại Sóc Trăng  

Nếu Sóc Trăng muốn tự mình phát triển du lịch của tỉnh nhà trong tương lai hơn là để các 

nhà đầu tư bên ngoài nắm cơ hội thì nên làm theo các bước sau đây:  

1. Lập kế hoạch 

• Tiến hành liệt kê các nhân tố thu hút (có gì để tham quan ở đây?) và xác định giá trị của các nhân tố này trong phát triển du lịch. 

• Tiến hành đánh giá thị trường (đối tượng khách du lịch hướng đến) và nhu cầu của các thị trường này. 

• Tiến hành đánh giá cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ tầng dành cho du lịch có được trang bị không?) để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của du khách được đáp ứng bao gồm phương tiện tiếp cận các sản phẩm du lịch. 

• Tiến hành đánh giá các xu hướng (ngành du lịch sẽ phát triển theo hướng nào?) để đảm bảo du lịch phát triển theo các xu hướng mới, không bị lỗi thời.  

• Tổng hợp các đánh giá này vào phân tích SWOT ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)  

2. Phát triển kế hoạch 

• Phát triển kế hoạch hành động chiến lược xác định những gì cần thực hiện, ai thực hiện, chi phí bao nhiêu và khi nào hoàn tất. Các chỉ tiêu của kế hoạch hành động bao gồm: cụ thể, hợp lý, khả thi, thực tiễn và có thời gian xác định.  

3. Thực thi: Đừng để kế hoạch chỉ nằm trên giấy  4. Xem xét lại sau một năm.  Kế hoạch được lập với tầm nhìn xa nhưng kết quả thực hiện 

nên được kiểm tra hàng năm. 5. Điều chỉnh: đừng nên cho rằng kế hoạch sẽ hoàn chỉnh ngay từ đầu. Rút kinh nghiệm và 

từng bước xây dựng ngành du lịch bền vững.  

 

 

   

Page 21: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

18  

Xem thêm thông tin về du lịch sinh thái: 

Carter, RW (2013) Nhận biết tiềm năng du lịch tại Kiên Giang và chiến lược phát triển phá 

Đông Hồ ở Việt Nam (Realising the tourism potential of Kien Giang Province and strategic 

actions for Dong Ho lagoon Viet Nam),  

và 

Carter, RW (2013) Hướng dẫn lập kế hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển phá Đông Hồ ở 

Việt Nam (Guidelines for integrated planning for conservation and development of Dong Ho 

lagoon Viet Nam), 

http://kiengiangbiospherereserve.com.vn/project/uploads/doc/tourism_kien_giang_en201

3.pdf, và 

http://kiengiangbiospherereserve.com.vn/project/uploads/doc/dong_ho_planning_guidelin

es_05032012[1].pdf. 

 

 

 

 

 

 

Page 22: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

19  

Buổi 8 and 9: Ngư nghiệp và biến đổi khí hậu  Người diễn thuyết: TS Pedro Fidelman và TS Melissa Nursey‐Bray 

 

 Buổi trao đổi cung cấp thông tin tổng quát về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên ngư 

nghiệp và các lựa chọn thích ứng đối với khu vực rạn san hô Great Barrier Reef (GBR) tại Úc. 

Buổi trao đổi nhằm mục đích: 

• Thảo luận ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các lựa chọn thích ứng  • Rút ra các bài học liên quan đến Sóc Trăng  

Biến đổi khí hậu diễn ra và gây ảnh hưởng đến GBR như san hô chết trắng (1998, 2002), 

nước biển bị axít hóa, các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến các rạn san hô bị thiệt hại 

hoặc chết.  Biến đổi khí hậu được cho là sẽ tác động đến các yếu tố phi khí hậu (giảm chất 

lượng nước, chất lượng phát triển ven bờ) gây ra các ảnh hưởng kéo theo khác lên các 

ngành công nghiệp và cộng đồng sống phụ thuộc vào rạn san hô bao gồm ngư nghiệp và du 

lịch.  

Bốn kịch bản khác nhau được xây dựng nên để thấy rõ các ảnh hưởng và lựa chọn thích 

khác nhau tại rặn san hô GBR và ngành ngư nghiệp tại đây. Các kịch bản dự đoán những xu 

hướng BĐKH đến năm 2050 và các con đường thích ứng khác nhau có thể áp dụng tại GBR; 

những kịch bản này đã được thảo luận trong cuộc họp các bên liên quan bao gồm các đại 

biểu của ngành công nghiệp khai thác cá, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ và chính 

quyền địa phương, và cộng đồng các nhà nghiên cứu. Một số vấn đề được thảo luận tại các 

hội thảo bao gồm mức độ chính xác của các kịch bản và mức độ thích ứng của ngành công 

nghiệp khai thác cá. Các bên liên quan thảo luận về những chọn lựa thích ứng và đặc biệt 

nhấn mạnh việc lập kế hoạch thương mại và cương vị quản lý. Các ý chính được truyền đạt 

thông qua cuộc họp bao gồm: 

Biến đổi khí hậu thách thức và tạo ra cơ hội để xem xét lại giá trị và cách quản lý GBR; 

BĐKH là một trong những thách thức mà ngành ngư nghiệp phải đối mặt và nhiều thách thức cần phải có sự quan tâm ngay tức thời  

BĐKH hiện nay gây ra nhiều hệ lụy liên quan đến rặn san hô GBR nên việc đặt mối quan tâm vào thích ứng và giải quyết BĐKH cần thiết hơn là tập trung giải quyết các hệ lụy liên quan đó. 

 

Để biết thêm thông tin vui lòng tham khảo tại: 

EVANS, L.; HICKS, C.; FIDELMAN, P.; TOBIN, R.; PERRY, A. 2013. Công cụ 

nghiên cứu Các Kịch Bản Tương Lai: Nghiên cứu các ảnh hưởng của 

BĐKH, các chọn lựa thích ứng và kết quả lên Great Barrier Reef, Úc. 

Human Ecology; doi: 10.1007/s10745‐013‐9601‐0 [OPEN SOURCE] 

Page 23: Quản Lý Tổng Hợp Vùng Bờ - daln.gov.vn · bao gồm: tổng hợp, quản lí dựa trên hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Tổng hợp ... chức

20