8
Ngày 6-6, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và cho ý kiến về các nội dung trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Các đại biểu dự họp đã thảo luận về các dự thảo Nghị quyết: Quy định mức chi bồi dưỡng xét xử phiên toà của Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh, huyện; quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; điều chỉnh, bổ sung phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, quy định mức thu, tỷ lệ trích cụ thể thay thế mức thu tối đa, tỷ lệ trích tối đa các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh; quy định biểu mẫu của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính và UBND cấp trên; ban hành chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND); quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh... Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Thành yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến, sớm hoàn thiện các nghị quyết, trình kỳ họp HĐND sắp tới. THANH TÙNG Ngày 7-6, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến thăm, động viên Hội Người mù tỉnh. Bí thư Tỉnh uỷ đã chia sẻ với những khó khăn, thiệt thòi và đánh giá cao sự nỗ lực, vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng của 1.036 hội viên Hội Người mù tỉnh. Đặc biệt, Hội đã thực hiện rất tốt vai trò tập hợp, động viên, chăm lo cho các hội viên. Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân toàn tỉnh luôn sẵn lòng sẻ chia giúp đỡ, ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người khiếm thị có cuộc sống ổn định, tự tin hoà nhập cộng đồng. Tỉnh đã và tiếp Ngày 6-6, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và lập, quản lý, thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 587-QĐ/TU ngày 3-5-2017 của BTV Tỉnh uỷ, chủ trì cuộc họp thống nhất các nội dung kiểm tra. Đồng chí Nguyễn Đức Long đã quán triệt tinh thần kiểm tra nghiêm túc tới các thành viên trong đoàn. Yêu cầu các thành viên bố trí thời gian, ưu tiên thực hiện chương trình kiểm tra; quán CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NINH - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Qu ảng Ninh n Thứ Năm 8-6-2017 (14, Tháng Năm, Đinh Dậu) n Năm thứ 53 Số: 9730 n Báo điện tử: www.baoquangninh.com.vn 27 o C - 33 o C 27 o C - 33 o C Miền Tây TP Hạ Long Vùng biển ngoài khơi 26 o C - 34 o C 26 o C - 32 o C Gió đông nam cấp 3-4, sóng cấp 2-3, tầm nhìn xa 10km Miền Đông THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIV ĐẢNG BỘ TỈNH - Đường dây nóng (0203) 3834365 - 0913.549255 - Fax: (0203) 3835623 - 3838430 - E-mail: [email protected]; [email protected] Ngày 7-6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Cao Tường Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát tại Sở KH&ĐT về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, dự chỉ đạo buổi khảo sát. Các đại biểu đã nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình rà soát các dự án chậm tiến độ theo Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 7-6, Quốc hội xem xét, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và 3 dự án luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Luật Thuỷ sản (sửa đổi). Trong buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi). HÀ ANH (theo vtv.vn) Tối 6-6, tại TP Hạ Long, đồng chí Trần Danh Chức, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, đã có buổi tiếp đoàn công tác Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Phon Sạn Vi Lay Mêng, Uỷ viên Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Lào, Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hủa Phăn dẫn đầu, thăm và làm việc tại Quảng Ninh. Tại buổi tiếp, đồng chí Trần Danh Chức đánh giá cao chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh của đoàn công tác. Đồng chí thông báo những kết quả nổi bật trong Tháng Công nhân năm 2017 tại Quảng Ninh, đặc biệt là việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ, phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Quảng Ninh vững mạnh. Đồng chí nhấn mạnh về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Hủa Phăn nói riêng, hai nước Việt Nam và Lào nói chung; bày tỏ tin tưởng mối Sáng 7-6, Tập đoàn Indevco tổ chức lễ trao tặng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng tại Công viên Nghĩa trang An Lạc (xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ) cho Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh, với tổng diện tích 2.200m 2 , trị giá hơn 10 tỷ đồng. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm nhà trường phải sử dụng 20 thi thể được hiến tặng dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy, đào tạo. Sau đó, những thi thể này cần được an táng, nhưng nhà trường rất khó khăn về địa điểm. Sau thời gian tìm hiểu, kết nối, nhà trường rất vui mừng, cảm kích trước việc được Tập đoàn Indevco trao tặng 1.000m 2 đất tại Công viên Nghĩa trang An Lạc. 1.200m 2 đất còn lại tặng Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh để an táng cho những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo qua đời. NGUYỄN HOA Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, đến nay có 19/112 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh đăng ký đạt các chỉ tiêu ra khỏi diện ĐBKK trong năm 2017. Đó là các thôn: Khe Lèn - xã Đồng Tâm, Phủ Liễn - xã Đồng Sơn, Khe Phương - xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ; Đồng Dọng - xã Bình Dân, huyện Vân Đồn; Khe Mạ - xã Phong Dụ, Khe Quang - xã Đại Dực, Đoàn Kết, Nà Cam, Khe Mươi - xã Đại Thành, huyện Tiên Yên; Tầu Tiên - xã Đồn Đạc, Sơn Hải - xã Nam Sơn, Khe Lò - xã Thanh Sơn, Đồng Loóng - xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ; Cầm Hắc - xã Đồng Văn, Pặc Pùng - xã Vô Ngại, Khe Mó - xã Húc Động, huyện Bình Liêu; Thanh Sơn, An Bình - xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà; thôn 3 - xã Quảng Chính, huyện Hải Hà. Thực hiện Đề án 196, đến nay 8/22 xã ĐBKK đã triển khai hỗ trợ cho 1.333 hộ nghèo với tổng số vốn 6,011 tỷ đồng, đạt 20,74% kế hoạch giao; 22 xã, 8/8 xã có thôn ĐBKK đã xây dựng lộ trình mục tiêu giảm nghèo trong năm 2017; các địa phương này đăng ký 1.581 hộ thoát nghèo, 479 hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững trong năm nay... VÂN ANH Hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2017, ngày 6-6, CLB Phụ nữ hướng về biên giới, biển đảo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thăm, tặng quà các đơn vị quân đội, cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, các hộ dân đang sinh sống tại đảo Trần (huyện Cô Tô). Tham gia chuyến đi có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cùng 58 thành viên CLB. Đoàn đã đến thăm và trao tặng 27 suất quà (tiền mặt, tranh ảnh, quạt tích điện, thùng đựng rác, túi đựng rác thân thiện với môi trường...) cho Đồn Biên phòng đảo Trần, Trạm Ra da Hải quân, Lữ đoàn bộ binh 242 (Quân khu 3), các cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn và 16 hộ dân sinh sống trên đảo Trần. Tổng giá trị quà tặng hơn 60 triệu đồng, được trích từ quỹ hoạt động của CLB do các thành viên đóng góp và Quỹ Nghĩa tình biên giới, biển đảo do các đơn vị, cơ quan, nhà hảo tâm tài trợ. Đại diện Nữ công Báo Quảng Ninh, Hội LHPN TP Hạ Long trao tặng các suất quà là chăn, đồ dùng học tập cho các hộ dân, các cháu học sinh trên đảo. Cũng trong dịp này, CLB đã phối hợp với các đơn vị bộ đội trên đảo, Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà tổ chức dọn vệ sinh môi trường bãi biển và khám sức khoẻ, phát thuốc cho người dân trên đảo. Tin, ảnh: THU NGUYÊN Cái Lân kết nối và lan toả S áng 6-6, tại TP Hạ Long, Công ty TNHH Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân (cảng CICT) đã chính thức khai trương tuyến dịch vụ ACS Cái Lân, đưa cảng CICT trở thành điểm trung chuyển của tuyến hàng hải đi qua 6 nước gồm Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Việt Nam (cảng CICT), Trung Quốc và Hàn Quốc (ACS). Đây là sự kiện quan trọng, tỏ rõ bước phát triển mới trong hoạt động cảng biển Quảng Ninh và thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí. Đồng loạt các báo đã đưa tin về sự kiện này “Cảng container quốc tế Cái Lân trở thành điểm trung chuyển của tuyến hàng hải ACS” (Báo Đầu tư); “Khai trương tuyến quốc tế hàng hải nối 6 quốc gia châu Á” (VOV). “Khai trương tuyến hàng hải quốc tế kết nối 6 quốc gia” (Sài Gòn giải phóng); “Cảng Cái Lân đón tàu container lớn nhất miền Bắc” (Tiền phong); “Quảng Ninh cam kết chưa thu phí hạ tầng cảng biển” (VietTimes)... Tại lễ khai trương, ông Lê Hồng Quân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân đã khẳng định, đến hiện tại, cảng CICT của Công ty là cảng duy nhất tại miền Bắc có thể đón nhận tàu có tải trọng từ 5.000 TEU trở lên. Bởi cảng CICT là cảng có độ sâu trước bến khi thuỷ triều bằng 0 là -13m, cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào làm hàng. Chính vì thế mà cảng CICT đã được hai hãng tàu là Hyundai Merchant Marine (HMM) và Gold Star Line (ZIM) - hai hãng tàu đã hình thành nên tuyến hàng hải ACS, chọn cảng CICT là một trong những điểm trung chuyển trên tuyến. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Công ghi nhận: “Tôi nghĩ rằng đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng, ấn tượng. Chúng ta sử dụng các Khảo sát một số nội dung trình kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHOÁ XIV Quốc hội xem xét 1 dự thảo nghị quyết và 3 dự án luật Đoàn công tác Công đoàn tỉnh Hủa Phăn (Lào) thăm, làm việc tại Quảng Ninh TẬP ĐOÀN INDEVCO Trao tặng 2.200m 2 đất tại Công viên Nghĩa trang An Lạc 19 thôn đăng ký ra khỏi diện ĐBKK trong năm nay CLB PHỤ NỮ HƯỚNG VỀ BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO TỈNH Thăm, tặng quà tại đảo Trần (Cô Tô) (Xem tiếp trang 8) SỰ VIỆC HÔM NAY UBND tỉnh cho ý kiến về các nội dung trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Đọc thăm, động viên Hội Người mù tỉnh TỪ NGÀY 12 ĐẾN 20-6 Kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh (Xem tiếp trang 2) (Xem tiếp trang 2) (Xem tiếp trang 2) (Xem tiếp trang 7) Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen cho 10 doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội nghị tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, năm 2016. Ảnh: HOÀNG NGA Tạo giá trị khác biệt trong thu hút đầu tư (Xem trang 2) Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trò chuyện với học viên đang học chữ nổi braille tại trụ sở Hội Người mù tỉnh. Đồng chí Nguyễn Minh Hường (bên trái), đại diện Nữ công Báo Quảng Ninh, trao tặng quà cho các hộ dân trên đảo Trần. Thực phẩm sạch hút khách mùa nắng nóng 3 THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 196 Minh Cầm tập trung các nguồn lực 5 CHUYỂN ĐNG QUẢNG NINH

Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 6-6, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và cho ý kiến về các nội dung trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Các đại biểu dự họp đã thảo luận về các dự thảo Nghị quyết: Quy định mức chi bồi dưỡng xét xử phiên toà của Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh, huyện; quy định chế độ

bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; điều chỉnh, bổ sung phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, quy định mức thu, tỷ lệ trích cụ thể thay thế mức thu tối đa, tỷ lệ trích tối đa các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh; quy định biểu mẫu của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính và UBND cấp trên; ban hành chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với

các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND); quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Thành yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến, sớm hoàn thiện các nghị quyết, trình kỳ họp HĐND sắp tới.

THANH TÙNG

Ngày 7-6, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến thăm, động viên Hội Người mù tỉnh.

Bí thư Tỉnh uỷ đã chia sẻ với những khó khăn, thiệt thòi và đánh giá cao sự nỗ

lực, vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng của 1.036 hội viên Hội Người mù tỉnh. Đặc biệt, Hội đã thực hiện rất tốt vai trò tập hợp, động viên, chăm lo cho các hội viên. Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân

dân toàn tỉnh luôn sẵn lòng sẻ chia giúp đỡ, ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người khiếm thị có cuộc sống ổn định, tự tin hoà nhập cộng đồng. Tỉnh đã và tiếp

Ngày 6-6, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và lập, quản lý, thực hiện các quy hoạch trên địa

bàn tỉnh theo Quyết định số 587-QĐ/TU ngày 3-5-2017 của BTV Tỉnh uỷ, chủ trì cuộc họp thống nhất các nội dung kiểm tra.

Đồng chí Nguyễn Đức Long đã quán triệt tinh thần

kiểm tra nghiêm túc tới các thành viên trong đoàn. Yêu cầu các thành viên bố trí thời gian, ưu tiên thực hiện chương trình kiểm tra; quán

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NINH - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Quảng NinhnThứ Năm8-6-2017(14, Tháng Năm, Đinh Dậu)

nNăm thứ 53Số: 9730

nBáo điện tử: www.baoquangninh.com.vn

27oC - 33oC

27oC - 33oC

Miền Tây

TP Hạ Long Vùng biển ngoài khơi

26oC - 34oC

26oC - 32oCGió đông nam cấp 3-4,

sóng cấp 2-3, tầm nhìn xa 10km

Miền Đông

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIV ĐẢNG BỘ TỈNH

- Đường dây nóng (0203) 3834365 - 0913.549255 - Fax: (0203) 3835623 - 3838430 - E-mail: [email protected]; [email protected]

Ngày 7-6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Cao Tường Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát tại Sở KH&ĐT về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, dự chỉ đạo buổi khảo sát.

Các đại biểu đã nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình rà soát các dự án chậm tiến độ theo

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 7-6, Quốc hội xem xét, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và 3 dự án luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Luật Thuỷ sản (sửa đổi).

Trong buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi).

HÀ ANH (theo vtv.vn)

Tối 6-6, tại TP Hạ Long, đồng chí Trần Danh Chức, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, đã có buổi tiếp đoàn công tác Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Phon Sạn Vi Lay Mêng, Uỷ viên Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Lào, Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hủa Phăn dẫn đầu, thăm và làm việc tại Quảng Ninh.

Tại buổi tiếp, đồng chí Trần Danh Chức đánh giá cao chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh của đoàn công tác. Đồng chí thông báo những kết quả nổi bật trong Tháng Công nhân năm 2017 tại Quảng Ninh, đặc biệt là việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ, phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Quảng Ninh vững mạnh. Đồng chí nhấn mạnh về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Hủa Phăn nói riêng, hai nước Việt Nam và Lào nói chung; bày tỏ tin tưởng mối

Sáng 7-6, Tập đoàn Indevco tổ chức lễ trao tặng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng tại Công viên Nghĩa trang An Lạc (xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ) cho Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh, với tổng diện tích 2.200m2, trị giá hơn 10 tỷ đồng.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm nhà trường phải sử dụng 20 thi thể được hiến tặng dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy, đào tạo. Sau đó, những thi thể này cần được an táng, nhưng nhà trường rất khó khăn về địa điểm. Sau thời gian tìm hiểu, kết nối, nhà trường rất vui mừng, cảm kích trước việc được Tập đoàn Indevco trao tặng 1.000m2 đất tại Công viên Nghĩa trang An Lạc.

1.200m2 đất còn lại tặng Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh để an táng cho những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo qua đời.

NGUYỄN HOA

Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, đến nay có 19/112 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh đăng ký đạt các chỉ tiêu ra khỏi diện ĐBKK trong năm 2017. Đó là các thôn: Khe Lèn - xã Đồng Tâm, Phủ Liễn - xã Đồng Sơn, Khe Phương - xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ; Đồng Dọng - xã Bình Dân, huyện Vân Đồn; Khe Mạ - xã Phong Dụ, Khe Quang - xã Đại Dực, Đoàn Kết, Nà Cam, Khe Mươi - xã Đại Thành, huyện Tiên Yên; Tầu Tiên - xã Đồn Đạc, Sơn Hải - xã Nam Sơn, Khe Lò - xã Thanh Sơn, Đồng Loóng - xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ; Cầm Hắc - xã Đồng Văn, Pặc Pùng - xã Vô Ngại, Khe Mó - xã Húc Động, huyện Bình Liêu; Thanh Sơn, An Bình - xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà; thôn 3 - xã Quảng Chính, huyện Hải Hà.

Thực hiện Đề án 196, đến nay 8/22 xã ĐBKK đã triển khai hỗ trợ cho 1.333 hộ nghèo với tổng số vốn 6,011 tỷ đồng, đạt 20,74% kế hoạch giao; 22 xã, 8/8 xã có thôn ĐBKK đã xây dựng lộ trình mục tiêu giảm nghèo trong năm 2017; các địa phương này đăng ký 1.581 hộ thoát nghèo, 479 hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững trong năm nay...

VÂN ANH

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2017, ngày 6-6, CLB Phụ nữ hướng về biên giới, biển đảo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thăm, tặng quà các đơn vị quân đội, cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, các hộ dân đang sinh sống tại đảo Trần (huyện Cô Tô). Tham gia chuyến đi có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cùng 58 thành viên CLB.

Đoàn đã đến thăm và trao tặng 27 suất quà (tiền mặt, tranh ảnh, quạt tích điện, thùng đựng rác, túi đựng rác thân thiện với môi trường...) cho Đồn Biên phòng đảo Trần, Trạm Ra da Hải quân, Lữ đoàn bộ binh 242 (Quân khu 3),

các cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn và 16 hộ dân sinh sống trên đảo Trần. Tổng giá trị quà tặng hơn 60 triệu đồng, được trích từ quỹ hoạt động của CLB do các thành viên đóng góp và Quỹ Nghĩa tình biên giới, biển đảo do các đơn vị, cơ quan, nhà hảo tâm tài trợ. Đại diện Nữ công Báo Quảng Ninh, Hội LHPN TP Hạ Long trao tặng các suất quà là chăn, đồ dùng học tập cho các hộ dân, các cháu học sinh trên đảo.

Cũng trong dịp này, CLB đã phối hợp với các đơn vị bộ đội trên đảo, Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà tổ chức dọn vệ sinh môi trường bãi biển và khám sức khoẻ, phát thuốc cho người dân trên đảo.

Tin, ảnh: THU NGUYÊN

Cái Lân kết nối và lan toả

Sáng 6-6, tại TP Hạ Long, Công ty TNHH Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân (cảng CICT) đã chính thức khai

trương tuyến dịch vụ ACS Cái Lân, đưa cảng CICT trở thành điểm trung chuyển của tuyến hàng hải đi qua 6 nước gồm Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Việt Nam (cảng CICT), Trung Quốc và Hàn Quốc (ACS).

Đây là sự kiện quan trọng, tỏ rõ bước phát triển mới trong hoạt động cảng biển Quảng Ninh và thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí. Đồng loạt các báo đã đưa tin về sự kiện này “Cảng container quốc tế Cái Lân trở thành điểm trung chuyển của tuyến hàng hải ACS” (Báo Đầu tư); “Khai trương tuyến quốc tế hàng hải nối 6 quốc gia châu Á” (VOV). “Khai trương tuyến hàng hải quốc tế kết nối 6 quốc gia” (Sài Gòn giải phóng); “Cảng Cái Lân đón tàu container lớn nhất miền Bắc” (Tiền phong); “Quảng Ninh cam kết chưa thu phí hạ tầng cảng biển” (VietTimes)...

Tại lễ khai trương, ông Lê Hồng Quân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân đã khẳng định, đến hiện tại, cảng CICT của Công ty là cảng duy nhất tại miền Bắc có thể đón nhận tàu có tải trọng từ 5.000 TEU trở lên. Bởi cảng CICT là cảng có độ sâu trước bến khi thuỷ triều bằng 0 là -13m, cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào làm hàng. Chính vì thế mà cảng CICT đã được hai hãng tàu là Hyundai Merchant Marine (HMM) và Gold Star Line (ZIM) - hai hãng tàu đã hình thành nên tuyến hàng hải ACS, chọn cảng CICT là một trong những điểm trung chuyển trên tuyến.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Công ghi nhận: “Tôi nghĩ rằng đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng, ấn tượng. Chúng ta sử dụng các

Khảo sát một số nội dung trình kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII

KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHOÁ XIVQuốc hội xem xét 1 dự thảo nghị quyết và 3 dự án luật

Đoàn công tác Công đoàn tỉnh Hủa Phăn (Lào) thăm, làm việc tại Quảng Ninh

TẬP ĐOÀN INDEVCOTrao tặng 2.200m2 đất tại Công viên Nghĩa trang An Lạc

19 thôn đăng ký ra khỏi diện ĐBKK trong năm nay

CLB PHỤ NỮ HƯỚNG VỀ BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO TỈNH

Thăm, tặng quà tại đảo Trần (Cô Tô)

(Xem tiếp trang 8)

SỰ VIỆC HÔM NAY

UBND tỉnh cho ý kiến về các nội dung trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Đọc thăm, động viên Hội Người mù tỉnh

TỪ NGÀY 12 ĐẾN 20-6

Kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh

(Xem tiếp trang 2)

(Xem tiếp trang 2)

(Xem tiếp trang 2)

(Xem tiếp trang 7)

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen cho 10 doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội nghị tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, năm 2016. Ảnh: HOÀNG NGA

Tạo giá trị khác biệt trong thu hút đầu tư (Xem trang 2)

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trò chuyện với học viên đang học chữ nổi braille tại trụ sở Hội Người mù tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Minh Hường (bên trái), đại diện Nữ công Báo Quảng Ninh, trao tặng quà cho các hộ dân trên đảo Trần.

Thực phẩm sạch hút khách mùa nắng nóng

3THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 196

Minh Cầm tập trung các nguồn lực

5

CHUYỂN ĐÔNG QUẢNG NINH

Page 2: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Thời sự - Chính trị2 Quảng Ninh Thứ Năm, 8-6-2017

TRỤ SỞ TÒA SOẠN: 71 - NGUYỄN VĂN CỪ - TP HẠ LONG. ĐIỆN THOẠI: (0203) 3835806 - 3834364 - 3834365 - 3838430 (QUẢNG CÁO). FAX: 0203.3835623. n Tổng Biên tập: NGUYỄN TIẾN MẠNH n Phó Tổng biên tập: HOÀNG DŨNG - NGUYỄN TRƯỜNG n Thư ký Toà soạn: ĐÀM MINH TUẤN n Trình bày: ÁNH NGA - TẤT ĐẠT

n BÁO RA TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN n CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ TẠI TOÀ SOẠN n IN TẠI CÔNG TY IN QUẢNG NINH n GIẤY PHÉP XUẤT BẢN 72/GP-BTTTT NGÀY 30-3-2015 CỦA BÔ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG n Khổ 42x57cm n 8 Trang Giá: 3.000 đồng

Bổ sung 3 sản phẩm vào Chương trình phát triển quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định (số 787/QĐ-TTg, ngày 5-6-2017) phê duyệt bổ sung Danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Theo đó, tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng); cà phê Việt Nam chất lượng cao; sâm Việt Nam là các sản phẩm được bổ sung vào danh mục sản phẩm quốc gia, bắt đầu thực hiện từ năm 2017.

Trong từng trường hợp cần thiết, ngoài các cơ chế chính sách đã được quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31-12-2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ một số cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù của từng sản phẩm quốc gia trên. Trước đó, Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 439/QĐ-TTg (ngày 16-4-2012) gồm 6 sản phẩm chính thức và 3 sản phẩm dự bị.

ĐÀM TUẤN

Lễ xuất quân “Học kỳ trong quân đội” năm 2017

Ngày 7-6, tại Trung đoàn 244 (Bộ CHQS tỉnh), BTV Tỉnh Đoàn, Bộ CHQS tỉnh, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ xuất quân “Học kỳ trong quân đội” năm 2017 với chủ đề “Rèn luyện để trưởng thành”. “Học kỳ trong quân đội” năm nay có nhiều điểm mới, là độ tuổi thiếu nhi tham gia mở rộng; lồng ghép nhiều hoạt động kỹ năng để tăng tính hấp dẫn, hiệu quả của chương trình với 3 chương trình cụ thể (trải nghiệm quân ngũ, sơ cấp và trung cấp).

Lễ xuất quân đợt 1 năm 2017 có 52 học sinh sẽ được trải nghiệm các nội dung: Học tập, rèn luyện, giáo dục truyền thống, lịch sử dân tộc, kiến thức cơ bản về QP-AN, làm quen đời sống của chiến sĩ, giáo dục thể chất, tham gia hoạt động dã ngoại, cắm trại, kỹ năng tham gia hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa... Chương trình “Học kỳ trong quân đội” được các đơn vị tổ chức từ năm 2012. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức được 12 lớp “Học kỳ trong quân đội” cho 1.132 học sinh từ 12-18 tuổi.

TRÚC LINH

Mỗi xã phát triển một sản phẩm gắn với nông thôn mới

Sáng 6-6, tại tỉnh Quảng Nam, Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc hướng dẫn điều tra cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Theo kế hoạch, tháng 9 tới Bộ NN&PTNT hoàn thành Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ NN&PTNT cho biết, Chương trình được triển khai trên toàn quốc; mỗi xã sẽ xây dựng một sản phẩm hàng hoá hoặc sản phẩm dịch vụ gắn với xã NTM.

Trước mắt, đề xuất lựa chọn 9 tỉnh, thành phố để chỉ đạo điểm là Hà Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Nam, Lâm Đồng, Cần Thơ và Bến Tre. Tại hội nghị, đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong nước được nghe giới thiệu về phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của các nước trên thế giới; chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (chương trình OCOP) của tỉnh Quảng Ninh...

HÀ ANH (Theo chinhphu.vn)

Bảo đảm 100% các hộ mới kinh doanh được cấp mã số thuế

UBND tỉnh vừa có Chỉ thị (số 08/CT-UBND, ngày 29-5-2017) về tăng cường công tác quản lý đối với hộ, cá nhân kinh doanh (gọi chung là hộ kinh doanh). Chỉ thị nêu rõ, những năm qua hoạt động của các hộ kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động của các hộ kinh doanh cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan; biểu dương những hộ kinh doanh gương mẫu, đồng thời phê phán những hộ kinh doanh thiếu gương mẫu, bị xử lý. Rà soát, đánh giá thực tế quy trình quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh, đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30-6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm 100% các hộ mới ra kinh doanh được đưa vào quản lý cấp mã số thuế cùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại trung tâm hành chính công cấp huyện...

VÂN ANH

triệt và nghiên cứu kỹ Nghị quyết số 06-NQ/TV (ngày 20-3-2012 của BTV Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh), để công tác kiểm tra đạt hiệu quả. Quá trình

kiểm tra phải đi vào thực chất, dành thời gian đi cơ sở để nắm chắc tình hình thực tiễn. Qua kiểm tra sẽ lập báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo Tỉnh uỷ để BCH Đảng bộ tỉnh có chỉ đạo tiếp theo. Thời gian kiểm tra từ ngày 12 đến 20-6.

Đoàn kiểm tra gồm 16 đồng chí, chia làm 2 tổ. Đối tượng kiểm tra là các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ; một số đảng uỷ sở, ban, ngành, đơn vị liên quan. Nội dung kiểm tra là việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TV; việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác lập, quản lý, thực hiện các quy hoạch

trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến nay.

Mục đích của cuộc kiểm tra là đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TV; trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan về công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện các quy hoạch

trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, đánh giá ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, khuyết điểm và dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng, lập chiến lược, lập, quản lý, thực hiện quy hoạch để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục. Đồng thời nâng cao ý thức,

trách nhiệm của các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức và người dân trong thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. Từ đó, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả công tác lập, quản lý và thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

THANH HẰNG

Kiểm tra... (Tiếp theo trang 1)

Ý TƯỞNG MỚI

Tạo giá trị khác biệt trong thu hút đầu tư

MÔ HÌNH CHƯA CÓ TIỀN LỆ

Những năm đầu của giai đoạn phát triển 2011-2015, cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược và chuyển đổi phương thức phát triển đã đặt ra cho tỉnh nhu cầu rất lớn về nguồn lực đầu tư. Trong khi thực trạng hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tại thời điểm đó còn nhiều hạn chế: Thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng phát triển, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trong doanh nghiệp còn chậm, vướng ở nhiều khâu, nhà đầu tư khó khăn trong tiếp cận với các dự án đầu tư... Từ những khó khăn này, tỉnh đã xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính đột phá để mở ra cơ hội phát triển. Xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến và hỗ trợ đầu tư với sự ra đời của IPA Quảng Ninh chính là một trong những giải pháp hiện thực hoá mục tiêu này. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh. IPA Quảng Ninh khi thành lập là mô hình mới, chưa có ở Việt Nam, mang dấu ấn đổi mới mạnh mẽ của Quảng Ninh, vì vậy ngay khi mô hình ra đời đã đón nhận sự quan tâm rất lớn từ Trung ương, các địa phương cũng như cộng đồng

doanh nghiệp, nhà đầu tư.IPA Quảng Ninh tập

trung nhận diện, đánh giá, xây dựng giải pháp để giải quyết triệt để những vướng mắc, hạn chế trong 3 lĩnh vực chính, là: Hoạt động xúc tiến đầu tư; giải quyết thủ tục đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư. Từ việc nhận diện trúng những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, IPA đã gỡ dần những “nút thắt” trong hoạt động này. Trong đó, phải kể đến việc góp phần quan trọng trong đổi mới căn bản quy trình giải quyết TTHC liên quan đến đầu tư theo hướng từ “trên xuống” (giải quyết, chỉ đạo từ cấp cao nhất) thay vì từ “dưới lên” (giải quyết từng khâu từ cấp nhỏ nhất) như trước đây. Thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư được rút ngắn khoảng 50% so với quy định của pháp luật hiện hành (từ 237 ngày xuống còn 138 ngày), số lượng thủ tục giảm thiểu (từ 35 xuống còn 13 thủ tục trong 2 lĩnh vực chấp thuận địa điểm và cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, Ban đã chủ động gắn kết, quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Trung ương và các tổ chức quốc tế (VCCI, CIEM, JETRO, KOTRA, VietSurvey...), tranh thủ ý kiến của các chuyên gia nhằm tham mưu cho tỉnh những giải pháp có tính đổi

mới, sáng tạo và thiết thực. Đặc biệt, sáng kiến của Quảng Ninh về triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) do IPA tham mưu đề xuất, đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả, tạo phong trào thi đua, cạnh tranh ngay trong nội bộ các cơ quan nhà nước của tỉnh, nhằm phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Cùng với đó, Ban sớm hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu xúc tiến đầu tư Quảng Ninh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về xúc tiến đầu tư, chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm; hướng dẫn và hỗ trợ các sở, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự vào cuộc đồng bộ trên toàn tỉnh.

KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚIQua 5 năm hoạt động,

mô hình IPA Quảng Ninh được các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế đánh giá

là mô hình hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp nhất toàn quốc. Mô hình đã tạo chuyển biến tích cực và rõ nét về tư duy, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, nhân dân và doanh nghiệp; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực đầu tư.

Quảng Ninh đã tạo ra một làn sóng kêu gọi thu hút đầu tư vô cùng mạnh mẽ, ấn tượng. Đại diện Tập đoàn Sun Group cho biết: Quảng Ninh không chỉ có cách kêu gọi đầu tư bài bản, hấp dẫn nhà đầu tư, mà còn có cách làm thực chất, cụ thể ở tất cả các khâu để doanh nghiệp tiến tới nhanh nhất việc triển khai dự án. Hoạt động này đang diễn ra đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, vì vậy có thể thấy, nhà đầu tư ngoài tìm hiểu các dự án ở địa bàn trọng điểm về kinh tế của tỉnh cũng đang hướng dần đến những địa bàn có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ, công nghiệp...

Theo thống kê của Sở KH&ĐT, thu hút đầu tư FDI trong 30 năm đổi mới trên

địa bàn tỉnh có 120 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 5,97 tỷ USD; trong đó riêng giai đoạn 2012-2016 thu hút 31 dự án với số vốn 3,58 tỷ USD (chiếm 60%). Thu hút vốn đầu tư trong nước 5 năm đạt 126.876 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm. Đầu tư trong và ngoài nước tăng đáng kể với nhiều dự án lớn có tính động lực, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ như: Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, cầu Bạch Đằng, Cảng Hàng không Quảng Ninh, Công viên Đại Dương, Bệnh viện Vinmec, các KCN Hải Hà, Sông Khoai, Đầm Nhà Mạc... Những năm qua Quảng Ninh luôn duy trì vị trí xếp hạng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trong nước có môi trường đầu tư tốt nhất, đứng đầu các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được cải thiện đáng kể, năm 2016 Quảng Ninh vươn lên giành vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng PCI toàn quốc.

Những nỗ lực này đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng trưởng

kinh tế bình quân 5 năm (2012-2016) đạt 9,2% (cao hơn bình quân cả nước); thu ngân sách liên tục đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước. So với năm 2011, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2016 tăng 200%; thu nhập bình quân đầu người tăng 140%.

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng IPA Quảng Ninh, cho biết: Mặc dù đạt được những kết quả khích lệ, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của tỉnh, tuy nhiên do IPA Quảng Ninh là mô hình mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, do vậy hiện mô hình này vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tiễn phát triển của địa phương. Ban đã nhận diện được những ưu, nhược điểm trong quá trình hoạt động, từ đó xây dựng, báo cáo với tỉnh những mục tiêu, giải pháp cụ thể phát triển trong thời gian tới.

Theo đó, các giải pháp của Ban thời gian tới tập trung: Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, bằng việc thực hiện quyết liệt các biện pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nhận thức và hành động đối với công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện quyết liệt, sáng tạo 8 nội dung về hoạt động xúc tiến đầu tư theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư bằng các hành động thiết thực, bao gồm cả việc vận động chính sách; tiếp tục thúc đẩy cải cách TTHC, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định và an toàn...

HỒNG NHUNG

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long (ngoài cùng, bên phải) cùng lãnh đạo các địa phương trong nước có chỉ số năng lực cạnh tranh rất tốt, nhận Kỷ niệm chương của BTC tại Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2016, do VCCI phối hợp tổ chức, ngày 14-3-2017. Ảnh: THANH HẰNG

TP MÓNG CÁI

Nỗ lực thực hiện tinh giản bộ máy, biên chếSau hơn 2 năm thực

hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU (ngày

3-3-2015) về thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, TP Móng Cái đã nghiêm túc, quyết liệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng lộ trình, tiến độ, mục tiêu, đạt kết quả rõ nét, nhiều chỉ tiêu vượt so với Đề án. Quá trình thực hiện đề án đã tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ; sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và cán bộ đảng viên, công chức, viên chức; được nhân dân đồng tình ủng hộ; bảo đảm khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tiễn, giải quyết hiệu quả những vấn đề cụ thể đang đặt ra tại địa phương. Qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên; hệ thống chính trị từng bước được củng cố. Đặc biệt, tổ chức bộ máy được kiện

toàn, sắp xếp lại đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ xã hội và nhân dân; chất lượng đội ngũ CBCCVC được cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Để tinh gọn bộ máy, TP Móng Cái đã sắp xếp, tổ chức lại các phòng, ban chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, đồng thời, sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị thuộc ngành giáo dục, y tế... Hiện thành phố đã thực hiện chuyển đổi mô hình “đầu tư công, quản lý tư” đối với Công trình cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, Trường Mầm non Hoa Hồng; đầu tư xây dựng Trường Mầm non Ka Long theo hình thức “Đầu tư tư - Quản lý tư” đi vào hoạt động từ tháng 6-2016 với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, chất lượng ngày càng được nâng lên; đầu tư Điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu Km3+4 gắn với cảng ICD Thành Đạt (100% kinh phí do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khoảng hơn 300 tỷ

đồng). Đồng thời, thực hiện sáp nhập, giảm 2 trường (sáp nhập Trường Tiểu học Hải Xuân I và Trường Tiểu học Hải Xuân II để thành lập Trường Tiểu học Hải Xuân; Trường THCS Bắc Sơn và Trường Tiểu học Bắc Sơn thành Trường TH&THCS Bắc Sơn), 17 điểm trường, 26 nhóm lớp... Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 3765/QĐ-UBND (ngày 7-11-2016) của UBND tỉnh “Về việc chuyển 186 trạm y tế xã, phường, thị trấn từ trực thuộc trung tâm y tế, Sở Y tế về UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý”, thành phố đã tiếp nhận 17/17 trạm y tế xã, phường về UBND thành phố quản lý. Song song với đó, UBND thành phố đã xây dựng Đề án vị trí việc làm đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; đồng thời điều chỉnh, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các phòng ban chuyên môn; cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên

môn, nâng cao chất lượng hoạt động. Thành phố cũng tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao vai trò, phát huy tác dụng, hiệu quả hoạt động của các hội trên địa bàn thành phố. Qua đó, các cấp hội từ thành phố đến cơ sở đều có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý và đề ra được định hướng hoạt động rõ ràng tạo sự liên kết, gắn bó chặt chẽ là cầu nối quan trọng trong việc chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo nhân dân.

Về thực hiện tinh giản biên chế, tổng số CBCCVC, hợp đồng 68, hợp đồng lao động đã giảm từ khi thực hiện Đề án 25 đến nay là 233 người. Trong đó, khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền giảm 110 người; khối xã, phường giảm 123 biên chế theo định mức của Trung ương và tỉnh. Ngoài ra, số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giảm 36 người (199/235) so với định mức quy định theo Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND

của HĐND tỉnh. Cùng với việc tinh giản bộ máy, biên chế, TP Móng Cái thực hiện tái cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ. Để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, chính quyền thành phố, các cơ quan, đơn vị đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ. Năm 2015-2016, thành phố đã chọn cử 244 cán bộ đi đào tạo trình độ lý luận chính trị (29 cao cấp, 215 trung cấp), 235 lượt đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (trong đó cử đi đào tạo 1 tiến sĩ); có trên 20 CBCCVC, cán bộ xã, phường tự theo học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Hiện TP Móng Cái tiếp tục đẩy mạnh tiến độ tách chức năng dịch vụ công ra khỏi nhiệm vụ quản lý nhà nước; thu hút, kêu gọi, huy động các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các mô hình hợp tác công - tư trên địa bàn; chuyển đổi mô hình các đơn vị sự nghiệp kinh tế sang mô hình doanh nghiệp. Cùng với đó, thành phố tiếp tục giao khoán kinh phí tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công và triển khai đồng bộ, đổi mới cơ chế giao dự toán theo hướng “đặt hàng, giao nhiệm vụ theo sản phẩm đầu ra”. Năm 2017 thành phố phấn đấu giảm 1,5% tổng biên chế so với năm 2016.

Bài, ảnh: HÀ CHI

Lãnh đạo phường Trần Phú, TP Móng Cái (ngoài cùng bên trái) trao đổi với cán bộ khu 3 về việc nhất thể hoá chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng khu.

CHUYỂN ĐÔNG QUẢNG NINH

Ngày 24-2-2012, tỉnh tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với quy mô quốc tế. Hội nghị thành công gắn với sự ra đời của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA Quảng Ninh) - cơ quan chuyên trách đầu tiên trong cả nước trực thuộc tỉnh để làm công tác xúc tiến và hỗ trợ các nhà đầu tư. Đến nay sau 5 năm hoạt động, IPA Quảng Ninh đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm đổi mới, tiên phong, sáng tạo của tỉnh trong xúc tiến, hỗ trợ đầu tư. Từ đó, Quảng Ninh đã xây dựng những giá trị khác biệt và ưu thế so với các địa phương khác trong nước, thu hút ngày càng nhiều hơn những nhà đầu tư chiến lược.

quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai tỉnh, hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp trong thời gian tới.

Đồng chí Phon Sạn Vi Lay Mêng cảm ơn tình cảm và sự đón tiếp nồng hậu của LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, chúc mừng những kết quả tốt đẹp mà Công đoàn Quảng Ninh đạt được, kết quả Tháng Công nhân

năm 2017. Đồng chí bày tỏ hy vọng thời gian tới Công đoàn hai tỉnh tiếp tục tăng cường giao lưu đoàn kết hữu nghị, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công đoàn, góp phần vun đắp mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hai tỉnh.

HỒNG QUẢNG (LĐLĐ tỉnh)

Đoàn công tác... (Tiếp theo trang 1)

tục nghiên cứu tìm mọi cơ chế hỗ trợ cho người khuyết tật trên toàn tỉnh nói chung, người khiếm thị nói riêng về đào tạo việc làm, xây dựng nhà ở, trang thiết bị hỗ trợ trong cuộc sống. Đồng chí giao Sở LĐ-TB&XH nghiên cứu, đề xuất với tỉnh các cơ chế hỗ trợ về kinh phí

mở lớp đào tạo nghề cho người khiếm thị, rà soát, tổng hợp đầy đủ số lượng người khiếm thị của tỉnh, đề xuất cơ chế hỗ trợ cuộc sống; trao đổi với Sở Nội vụ xây dựng phụ cấp cho cán bộ làm việc tại Hội Người mù tỉnh. LAN HƯƠNG - HÙNG SƠN

Bí thư Tỉnh ủy... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

3Quảng NinhKinh tếThứ Năm, 8-6-2017

Năm 2015, xếp hạng và đánh giá chỉ số cải cách hành chính (CCHC), Sở Công Thương đứng thứ 9/19 các sở, ban, ngành trong tỉnh; năm 2016 ngành có sự bứt phá, tăng 6 bậc, đứng thứ 2/19 sở, ban, ngành với 85,14 điểm. Phát huy kết quả đã đạt được, năm nay ngành Công Thương đang thực hiện nhiều giải pháp, quyết tâm duy trì xếp hạng tốp đầu.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Công Thương,

cho biết: Việc xếp hạng và đánh giá chỉ số tụt bậc năm 2015 là bài học đối với Sở trong việc ban hành kế hoạch CCHC hằng năm, đánh giá thi đua, khen thưởng của từng bộ phận, từng CBCC... Do đó, năm 2017, Sở tích cực triển khai giai đoạn 2 chính quyền điện tử và trung tâm hành chính công; hoàn thành số hoá tài liệu, dữ liệu của các phòng chuyên môn, đơn vị. Theo đó, Sở quyết liệt triển khai kế hoạch CCHC tới toàn thể cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở đó, các phòng chuyên môn quán triệt tầm quan trọng của công tác CCHC tới từng CBCC, nhân viên để nghiêm túc thực hiện. Trong tất cả các cuộc họp giao ban hằng tháng, nội dung về CCHC luôn được lãnh đạo Sở yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc báo cáo. Sở thường xuyên tổ chức cuộc họp

chuyên đề về CCHC. Nhờ đó, kết quả thực hiện hằng tháng về CCHC của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc luôn được theo dõi, cập nhật, đánh giá, định hướng kịp thời. CCHC được Sở xác định là một trong những tiêu chí quan trọng trong thi đua giữa các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc và CBCC. Sở tăng cường kiểm tra các phòng, ban, đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện, khắc phục, điều chỉnh những bất cập, đảm bảo thực hiện tốt công tác CCHC.

Xác định hiện đại hoá chính là yếu tố then chốt của công tác CCHC, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin, duy trì hoạt động có hiệu quả các phần mềm quản lý văn bản, sử dụng cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý văn bản dùng chung cho toàn tỉnh để trao đổi, gửi nhận, phát hành văn bản. Nhằm nâng cao hiệu quả của cổng thông tin điện tử thành phần, Sở đã thêm mới các chuyên mục: Quy hoạch (gồm quy hoạch ngành và quy hoạch chiến lược của tỉnh); hội nhập kinh tế quốc tế; xúc tiến thương mại; CCHC... Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư, Sở chủ động rà soát, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các quy định, cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực của ngành. Đầu năm nay, Sở

đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương giải quyết 19 đề nghị của TKV và Tổng Công ty Đông Bắc, đồng thời báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành giải quyết 16 đề nghị của các đơn vị. Hiện Sở đang gấp rút hoàn thiện chính sách nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp; quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035; chính sách khuyến khích xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các sản phẩm sản xuất, chế biến. Đồng thời, Sở chủ động triển khai thanh, kiểm tra theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt trong các lĩnh vực: Vật

liệu nổ công nghiệp; hoạt động khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn...

Đến nay, 119/119 TTHC cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đã được đưa vào Trung tâm Hành chính công tỉnh với tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước và đúng hạn đạt trên 97%; đưa 9 TTHC thực hiện “một thẩm, một phê”. Hiện Sở đã áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 88/119 TTHC, đạt 74%. Sở phấn đấu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tất cả số TTHC trong năm nay. Đáng chú ý, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) đang được thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Trong đó, doanh nghiệp xin cấp C/O khai báo hồ sơ trên hệ thống phần mềm điện tử Ecosys qua mạng Internet. Khi đảm bảo hợp lệ, doanh nghiệp mang hồ sơ gốc đến Phòng Quản lý xuất nhập khẩu để đối chiếu, thẩm định, ký duyệt. Các hồ sơ sẽ được giải quyết rút ngắn từ 2 giờ đến 15 phút làm việc thay vì từ 4 đến 8 giờ theo quy định. Qua đó, góp phần giảm tối đa thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Với những cố gắng và nỗ lực, ngành Công Thương tỉnh quyết tâm duy trì xếp hạng chỉ số CCHC năm 2017 và những năm tiếp theo ở tốp đầu, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bài, ảnh: CAO QUỲNH

Những ngày qua, toàn miền Bắc bao phủ bởi đợt nắng nóng nhất trong vài chục năm trở lại đây, ở nhiều địa phương nhiệt độ lên đến 42 độ C, ảnh hưởng tới sản xuất của nhiều đơn vị, doanh nghiệp, đời sống của người dân. Vì vậy, giải pháp phòng, chống nóng là yêu cầu cấp thiết với đơn vị, doanh nghiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiều đơn vị khai thác lộ thiên của ngành Than đã thực hiện

các giải pháp để giảm tác động của nắng nóng đến hoạt động sản xuất cũng như sức khoẻ người lao động. Các Công ty CP Than Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu... cho lắp đặt hệ thống điều hoà trên phương tiện máy xúc, ô tô, máy khoan; tăng thời gian phun sương, giảm bụi và nhiệt độ trên khai trường sản xuất.

Ông Nguyễn Tiến Nhương, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo, cho biết: Công ty chỉ đạo Phòng Y tế đơn vị cung cấp nước ô-zôn, C sủi cho công nhân lao động. Đối với các phân xưởng sản xuất trực tiếp ngoài trời, Công ty điều chỉnh thời gian làm việc từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa, buổi chiều bố trí cho công nhân nghỉ. Các phân xưởng phục vụ, bộ phận không làm việc trực tiếp ngoài trời, sẽ kéo dài thời gian nghỉ trưa để hạn chế nắng nóng tác động sức khoẻ người lao động.

Việc điều chỉnh thời gian làm việc với lao động cũng là giải pháp được nhiều đơn vị của TKV áp dụng. Ông Nhữ Xuân Hinh, Phó Chánh Văn phòng Công ty Than Mạo Khê, cho biết: Vào những ngày nắng nóng, Công ty đã điều chỉnh thời gian làm việc sớm hơn 30 phút. Cụ thể ca một bắt đầu từ 7 giờ, thời gian nghỉ trưa dài hơn...

Tại Công ty Than Hòn Gai, nắng nóng tác động không nhiều đến khối khai thác hầm lò, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến bộ phận làm việc trên mặt bằng. Ông Phạm Văn Thi, Chủ tịch Công đoàn Công ty, cho biết: Công ty đã điều chỉnh đối với các phân xưởng sàng tuyển được nghỉ thêm một giờ, đồng thời chỉ đạo các bộ phận, phân xưởng chủ động ứng phó với thời tiết nắng nóng. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, Công ty sẽ bố trí thời gian làm việc hợp lý, thậm chí nghỉ việc để không ảnh hưởng đến

sức khoẻ công nhân. Công ty chỉ đạo các bộ phận phục vụ tổ chức nấu chè, bổ sung nước mát tại các vị trí làm việc, đảm bảo ổn định sản xuất trong thời gian nắng nóng kéo dài.

Với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, công tác chống nóng luôn được duy trì trong những ngày vừa qua. Công ty TNHH MTV Vina New Tarps (Khu công nghiệp Cái Lân, TP Hạ Long), chuyên sản xuất phông bạt xuất khẩu, có hệ thống chống nóng được đầu tư từ trước, như quạt mát tại phân xưởng, tôn chống nóng... Chị Đỗ Thị Tuyết, Chủ tịch Công đoàn Công ty, cho biết: Đợt nắng nóng này, Công ty tiến hành mở rộng hệ thống cửa tại các nhà xưởng thông thoáng hơn; lắp thêm 5 quạt mát ở phân xưởng dệt; cung cấp nước chanh, đường, đá giải nhiệt cho công nhân. Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam tại Quảng Ninh

(Khu công nghiệp Đông Mai, TX Quảng Yên), toàn bộ gần 5.000 công nhân lao động làm việc không bị ảnh hưởng nhờ nhà xưởng có hệ thống điều hoà. Ông Trần Quang Khởi, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH KHKT Texhong Ngân Long (KCN Hải Yên, TP Móng Cái), cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo các xưởng trưởng xem xét các vị trí, khu vực, nếu phát hiện các thiết bị làm mát như điều hoà, quạt bị hỏng sẽ sửa chữa ngay. Công ty phối hợp với Công đoàn tăng cường tuyên truyền cho người lao động trước khi đến làm việc phải mặc bảo hộ chống nóng, đảm bảo sức khoẻ...”.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, thi công các công trình, cũng triển khai nhiều giải pháp chống nóng. Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Miền Đông (TP Cẩm Phả) bố trí hệ thống quạt gió tại các nhà xưởng, tăng cường nước uống cho người lao động; điều chỉnh làm việc sớm hơn 1 giờ vào buổi sáng và muộn hơn 1 giờ vào buổi chiều. Ông Bùi Anh Đức, Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng, cho biết: Công đoàn đã tổ chức thăm hỏi, động viên các đơn vị đang thi công các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó với thời tiết nắng nóng, chăm lo người lao động. Đến nay chưa có trường hợp lao động bị ngất hoặc cấp cứu do thời tiết nắng nóng.Bài, ảnh: DƯƠNG TRƯỜNG

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh, hàng loạt dự án khu đô thị mới ra đời với mong muốn đem lại một cuộc sống tiện nghi, hiện đại cho người dân. Tuy nhiên, tại nhiều khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, điều kiện hạ tầng tương thích kèm theo chưa được hoàn thiện, đã gây khó khăn trong sinh hoạt của các hộ dân.

Dự án Khu đô thị Tây cầu Trới (huyện Hoành Bồ) tổng mức

đầu tư ban đầu trên 59,7 tỷ đồng, được điều chỉnh thành trên 115 tỷ đồng vào năm 2015; phải thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho 143 hộ. Đến nay, giai đoạn 1 của dự án, các hạng mục đã thực hiện: 99% diện tích san nền, 66,45% đường giao thông, 96% thoát nước mặt. Giai đoạn 2, doanh nghiệp chưa được giao đất để thực hiện, UBND huyện đã điều chỉnh lần 2... Như vậy, tính chung dự án mới đạt 10,44% giá trị hạng mục giao thông, 17,8% hạng mục thoát nước; các hạng mục cấp điện, nước, hệ thống nước thải chưa được thực hiện. Nhiều hộ dân mua đất xây nhà ở thuộc dự án từ nhiều năm nay, nhưng như ở tạm, vì hệ thống điện chưa được lắp đặt, hệ thống thoát nước chỗ có, chỗ không (mỗi khi trời mưa to, nước tràn lên mặt đường gây lầy lội), đường giao thông trong khu dân cư chưa hoàn thiện...

Nhiều dự án khu đô thị trên địa bàn tỉnh cũng trong tình trạng tương tự. Khu đô

thị Cao Xanh - Hà Khánh A (TP Hạ Long) do Công ty CP Xây dựng công trình 507 làm chủ đầu tư, đến nay hệ thống hạ tầng điện, nước ở đây vẫn trong tình trạng tạm bợ, gây bức xúc cho các hộ dân. Ông Đặng Phú Kiếm (tổ 52, khu 4B, phường Cao Xanh) cho biết: Ông xây nhà ở đây từ năm 2011, nhưng điện phải đầu tư cột và thuê thợ kéo điện về nhà. Hệ thống điện ngầm trước cửa nhà các hộ dân không có tác dụng. Khu đô thị này được thiết kế 6 hộ chung nhau một tủ điện đặt trên vỉa hè phía trước nhà và hệ thống điện được đi ngầm hoàn toàn. Nhưng đó chỉ là trong quy hoạch. Hiện các hộ muốn có điện dùng phải bỏ tiền ra mua cột điện, dây dẫn, thuê thợ điện dựng cột, kéo điện. Một khu đô thị mới với thiết kế ban đầu hiện đại, đồng bộ, nay dây điện giăng chằng chịt, rất mất mỹ quan. Các hộ đã kiến nghị vấn đề này đến phường

Cao Xanh, Công ty CP Xây dựng công trình 507 Chi nhánh Quảng Ninh, ngành điện, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Chủ đầu tư cho rằng việc này là của ngành điện, vì đơn vị này kinh doanh điện thì phải thay thiết bị cho dân. Ngành điện lại cho rằng, Công ty là đơn vị đầu tư thiết bị điện tại khu đô thị thì phải thay thế khi có hỏng hóc. Người dân ở giữa chẳng biết nghe ai, phải sử dụng chất lượng dịch vụ không đảm bảo...

Trước những tồn tại, vướng mắc trên, mới đây (ngày 25-5-2017) tại cuộc họp xử lý vướng mắc liên quan đến cấp điện, cấp nước tại các dự án có sử dụng đất chưa có nhu cầu hoặc ít hộ gia đình ở, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các địa phương rà soát việc thực hiện kết quả đầu tư, kết cấu hạ tầng cấp điện, cấp nước theo hồ sơ thiết kế của dự

án đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó làm việc cụ thể với nhà đầu tư và các ngành điện, nước để xác định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dự toán đủ điều kiện nghiệm thu bàn giao cho các ngành điện, nước. Những dự án không có khả năng lấp đầy do nhu cầu ở của các hộ thứ cấp không có, UBND các địa phương cùng các ngành điện, nước làm việc với nhà đầu tư thống nhất phương án đầu tư (đầu tư toàn diện hay dừng đầu tư), phương án trông coi quản lý dự án. Các địa phương, các ngành điện, nước phải chia sẻ kinh phí trông coi hao tổn điện năng của từng dự án...

Những khó khăn, bất cập trong việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng điện, nước tại các khu đô thị mới đã và đang được các cấp, ngành nỗ lực tháo gỡ nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.

Bài, ảnh: THU TRANG

Những ngày nắng nóng bất thường vừa qua, bên cạnh tìm mua

những thực phẩm chống nóng trong bữa ăn hằng ngày, thì vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vì thế, thay vì lựa chọn thực phẩm không có xuất xứ rõ ràng, nhiều người tiêu dùng thường tìm đến những siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch, có chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo khảo sát của phóng viên, tại các siêu thị, những ngày nắng nóng vừa qua, ở các siêu thị lớn như Big C, MM Mega Market, Vinmart, khách hàng tập trung đông ở những gian hàng thực phẩm bán rau, củ, quả, các loại trái cây giải nhiệt mùa hè. Các cửa hàng thực phẩm sạch cũng khá hút người tiêu dùng đến tìm mua. Chị Trần Thu Huyền, chủ cửa hàng thực phẩm sạch Tâm Hoa (số 39, tổ 11, khu 2, phường Giếng Đáy), cho biết: Nhu cầu mua thực phẩm tăng khá mạnh do thời tiết nắng nóng kéo dài. Một số loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thạch đóng hộp... giúp giải nhiệt mùa hè bán khá chạy và luôn trong tình trạng hết hàng khá sớm. Các loại thực phẩm ở cửa hàng đều được đảm bảo vệ sinh, có chứng nhận rõ ràng, nên khách hàng khá yên tâm khi sử dụng, vì thế dù giá cả có nhỉnh hơn đôi chút so với nơi khác, nhưng khách hàng vẫn tin tưởng chọn lựa.

Các loại thực phẩm sạch đều được bảo quản, sơ chế kỹ lưỡng, đóng gói cẩn thận và có chứng nhận đi kèm. Phần lớn do khách hàng khá lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong những ngày hè, nên những thực phẩm đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ đều được

khách hàng tin tưởng tìm mua. Nhiều khách hàng cho biết, mùa nắng nóng các loại thực phẩm hầu hết không để được lâu, nếu không được bảo quản cẩn thận trước khi đến tay người tiêu dùng. Chị Lê Thị Thành (tổ 6, khu 2, phường Hồng Hải) cho biết: “Thực phẩm sạch thực tế giá sẽ cao hơn là điều dễ hiểu, đổi lại chất lượng ở cửa hàng phải đảm bảo, giấy tờ, hoá đơn, chứng nhận an toàn thực phẩm đều phải có. Nếu cửa hàng thực phẩm nào chưa đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn đó thì chúng tôi không tìm đến. Người tiêu dùng bây giờ đều mua có chọn lọc chứ không phải thích gì mua nấy...”.

Những ngày nắng nóng vừa qua, hầu hết các loại thực phẩm không tăng giá, mặc dù số lượng tiêu thụ nhiều hơn, nếu có tăng cũng không đáng kể do giá đầu vào nhích lên đôi chút. Cụ thể, ở một số cửa hàng bán trái cây ở TP Hạ Long, dưa vàng, bơ có giá 90.000 đồng/kg; cam xoàn, giá 85.000 đồng/kg; táo Mỹ, giá 110.000 đồng/kg; lê Nam Phi, giá 115.000 đồng/kg; nho đen không hạt, giá 235.000 đồng/kg... Một số thức uống giải khát cũng được tiêu thụ mạnh

vào những này nóng, là: Sữa chua tươi, giá từ 35.000-40.000 đồng/chai; các loại thạch, giá từ 45.000-50.000 đồng/hộp; sữa gạo, giá 60.000 đồng/chai...

Trên thị trường hiện nay, thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP (tiêu chuẩn nông nghiệp tốt của Việt Nam) ngày càng phổ biến; bên cạnh đó, tiêu chuẩn như Global GAP (tiêu chuẩn nông nghiệp toàn cầu), hay điển hình hiện nay là thực phẩm Organic (thực phẩm hữu cơ) được nhiều người biết đến, đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng an toàn khắt khe hơn. Do vậy, người tiêu dùng sẽ có khá nhiều sự lựa chọn đối với các loại thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng. Đồng thời, nhiều cửa hàng thực phẩm sạch đều đưa ra cam kết đối với người tiêu dùng khi mua hàng, nếu mua hàng có vấn đề về chất lượng đều có thể đem đổi trả lại... Hiện nay, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đang ngày một nhiều hơn, những hội chợ về hàng nông sản sạch được tổ chức thường xuyên hơn, nên phần nào đã khắc phục được nỗi lo của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong những ngày nắng nóng.

Bài, ảnh: VÂN ANH

Doanh nghiệp chủ động chống nóng cho công nhân

Cần sớm hoàn thiện hạ tầng điện, nước tại các dự án khu đô thị mới

Thực phẩm sạch hút khách mùa nắng nóng

Cán bộ Sở Công Thương giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Nỗ lực giữ vị trí tốp đầu về cải cách hành chính

Toàn bộ nhà xưởng của Công ty TNHH KHKT Texhong Ngân Long (Khu công nghiệp Hải Yên, TP Móng Cái) được lắp đặt điều hoà, đảm bảo sản xuất ổn định trong thời tiết nắng nóng.

Ông Đặng Phú Kiếm (tổ 52, khu 4B, phường Cao Xanh) cho biết các hộ dân ở đây phải đầu tư cột và thuê thợ kéo điện về nhà.

Những ngày qua, tại Siêu thị Vinmart, thực phẩm sạch luôn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng.

Page 4: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

4 Quảng Ninh Thứ Năm, 8-6-2017Đời sống - Pháp luật

Tôi còn nhớ vào dịp gần Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 khi đến cánh

đồng của anh Ân Văn Kim (thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ), nhìn vườn táo Đài Loan trĩu trịt với những quả to bóng, rất nhiều người hỏi mua với giá cao, nhưng anh Kim không bán, dù đây không phải là vụ thu đầu tiên. Lý do là bởi do thời tiết nóng bức nên trong số táo đến độ thu hoạch ấy, nhiều quả dù nhìn bề ngoài bóng đẹp, nhưng trong lõi bị sâu. Bởi vậy, bất kỳ ai đến, anh đều mời thưởng thức miễn phí món táo ngay tại vườn, lỡ vào quả sâu thì vứt đi. Anh bảo: “Thà chịu lỗ một mùa chứ nếu bán ra thị trường mà lẫn những quả sâu, táo của gia đình tôi lập tức mất thương hiệu, ảnh hưởng đến tiêu thụ ở các mùa sau”. Qua việc của anh Kim mới thấy, ý thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp đã ăn sâu vào mỗi người nông dân của huyện.

Có được điều này một phần cũng nhờ các cấp chính quyền từ huyện, đến xã luôn đẩy mạnh tuyên truyền về việc xây dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bằng cách kỹ lưỡng trong khâu chọn giống, chăm sóc và tạo sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để tạo nên những sản phẩm có chất lượng, huyện tích cực tìm, giới thiệu đến người nông dân những giống mới trước đây chưa có trên địa bàn, nhưng qua nghiên cứu hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương như: Ổi Đài Loan, táo Đài Loan, cam Canh... Đồng thời huyện cũng đẩy mạnh tập huấn cho người nông dân kiến thức trồng, chăm sóc để tạo các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, huyện còn hỗ trợ bà con nông dân đưa sản phẩm đến người

tiêu dùng. Trong năm 2017, huyện đã tổ chức Hội hoa xuân 2017 với 33 gian hàng trưng bày trên 11.000 cây hoa, cây cảnh trang trí và trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện có đủ điều kiện sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm, như: Nấm các loại, mật ong, trứng gà, rượu ba kích, rượu bâu, cam, ổi, khoai sọ nương, tinh dầu, tinh bột nghệ, dược liệu chế biến... tại hội hoa. Kết thúc Hội hoa xuân, các đơn vị tham gia trưng bày và các nhà vườn đã bán được trên 20.000 cây hoa, cây cảnh trang trí và rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp. Tổng doanh

thu trong 4 ngày diễn ra Hội hoa xuân tại gian hàng và nhà vườn khoảng gần 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện mời 6 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện tham gia giới thiệu và bán hàng tại Hội chợ OCOP Xuân 2017 của tỉnh.

Trên đây cũng là cách thức huyện hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm qua. Nhờ vậy mà Hoành Bồ đã tạo dựng được tên tuổi cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương dù nhiều loại mới được trồng. Hiện toàn huyện có 140ha ba kích và cây

dược liệu khác, 64ha hoa, 87ha mía... Tổng diện tích cây ăn quả 507ha, với tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2016 vào khoảng 600 tấn; trong đó ổi khoảng 400 tấn và cây có múi khoảng 100 tấn. 5 tháng đầu năm 2017, huyện tiêu thụ 200 tấn ổi, khoảng 80 tấn cam... Thậm chí giáp ngày Tết, các gia đình trồng cam, ổi, táo ở huyện không còn sản phẩm để bán.

Theo Phó Phòng NN&PTNT huyện Hoành Bồ Đỗ Thu Hằng, huyện tiếp tục hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, tập huấn, đào tạo nghề, xây dựng nhãn hiệu thương hiệu, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng... cho người nông dân để tiếp tục mở rộng vùng sản xuất các sản phẩm nói trên. Đồng thời, mỗi năm, huyện sẽ hỗ trợ phát triển 1-2 sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm OCOP. Cùng với việc hỗ trợ người dân, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người nông dân trên địa bàn xác định là người chủ trong việc làm nên thương hiệu, uy tín cho sản phẩm của chính mình sản xuất ra.

Bài, ảnh: CẦM KHUÊ

THỰC TRẠNGTheo Trưởng Phòng

NN&PTNT huyện Hải Hà Nguyễn Tiến Đức: Năm 2016 ở địa phương nổi lên tình trạng người dân sử dụng đăng lưới để khai thác thuỷ sản. Đây là loại lưới làm bằng tre, sậy bện lại thành dãy dài với chiều cao cắm xuống đáy biển và phần còn lại nổi trên mặt nước. Độ hở giữa các thanh đăng rất nhỏ khiến loại cá bé nhất cũng không thể lọt qua. Người khai thác thường cắm lưới đăng dài hàng km để đánh bắt thuỷ sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên biển mà còn huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Năm 2016, huyện đã tổ chức kiểm tra, tháo dỡ hơn 10km đăng lưới. Tuy nhiên, nếu không có sự phối hợp tốt giữa các địa phương và các lực lượng thì khó dẹp bỏ hẳn tình trạng sử dụng đăng lưới như hiện nay.

Không chỉ ở Hải Hà mà việc sử dụng đăng lưới còn xuất hiện ở nhiều vùng biển mà tỉnh đã phân cấp cho các địa phương quản lý. Qua rà soát đến tháng 4-2016 của Sở NN&PTNT tại các địa phương Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà cho thấy có 65 hộ sử dụng đăng lưới. Bên cạnh việc sử dụng đăng lưới, trên địa bàn tỉnh còn xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng các phương pháp khai thác mang tính tận thu, tận diệt, như: Te xiệp (khai thác ven bờ), lờ dây (lồng xếp, lồng bát quái), khai thác sá sùng bằng phương pháp tạo hang, rãnh theo đường di chuyển của sá sùng để bắt tận diệt; hay huỷ hoại môi trường sống của các loại thuỷ sản, như: Máy bơm nước tạo áp lực để khai thác nhuyễn thể; lưới kéo kết hợp kích điện; nghề cào khai thác nhuyễn thể ven bờ...

Trước tình hình đó, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; cấm sử dụng các dụng cụ, phương tiện khai thác, đánh bắt mang tính chất huỷ diệt. UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng ngư dân về quy định của Trung ương, của tỉnh trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Từ năm 2015 đến nay, các sở, ngành, địa phương, lực lượng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra phát hiện và xử lý gần 1.600 trường hợp vi phạm, trong đó hơn 600 trường hợp vi phạm hoạt động nghề cấm (lặn, lưới đăng, lồng bát quái sử dụng kích điện, vật liệu nổ...). Chi cục Thuỷ sản (Sở NN&PTNT), năm 2016 và 5 tháng đầu năm nay đã tổ chức 27 cuộc thanh kiểm tra về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; qua đó phát hiện 856 trường

hợp vi phạm (2 trường hợp sử dụng chất nổ; 64 trường hợp sử dụng xung điện; 56 trường hợp vi phạm về sử dụng nghề, phương pháp khai thác bị cấm như lặn, đăng lưới, te xiệp, lờ dây...).

NHIỀU KHÓ KHĂN CẦN THÁO GỠ

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiện gặp không ít khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 7.450 tàu đánh bắt thuỷ sản, phần lớn là tàu đánh bắt ven bờ (5.014 tàu), gây áp lực đối với khai thác vùng bờ dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó, sự vào cuộc và chỉ đạo của một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, chưa đồng bộ. Mặc dù được huyện phân cấp quản lý, nhưng nhiều xã chưa quan tâm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Cụ thể như vấn

đề sử dụng đăng lưới trong đánh bắt thuỷ sản, một số địa phương kiên quyết xử phạt, tháo dỡ nhưng một số địa phương mới chỉ dừng ở nhắc nhở dẫn đến người dân có tâm lý so sánh, không chấp hành.

Việc triển khai ở cơ sở vẫn mang tính phong trào. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi mỏng. Phương tiện phục vụ thanh, kiểm tra còn thiếu, nhất là với cấp xã. Sở NN&PTNT có 2 tàu xuồng phục vụ hoạt động thanh tra trên biển, nhưng do sử dụng nhiều năm nên đã xuống cấp. Trong khi đó, vùng biển quản lý rộng, nhiều cửa, lạch, vụng, vịnh thuận lợi cho các đối tượng sử dụng các công cụ khai thác thuỷ sản bị cấm trốn tránh lực lượng chức năng. Việc sử dụng đăng lưới, hầu hết là ngư dân tỉnh Nam Định đến hoạt động tại vùng biển thuộc các địa phương Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà; khi

phát hiện lực lượng kiểm tra, các đối tượng này thường có hành vi trốn tránh, gây nhiều khó khăn cho việc phát hiện, xử phạt.

Bên cạnh đó, quy định trong các văn bản đang còn hiệu lực liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa theo kịp tình hình thực tế phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi..., như: Chưa quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với những nghề khai thác hải sản ven bờ, trên các bãi triều mà không sử dụng tàu thuyền; mức xử phạt còn thấp chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi của đại bộ phận ngư dân chưa cao. Để tăng năng suất, sản lượng khai thác, một bộ phận ngư dân vẫn lén lút sử dụng chất nổ, xung điện, các công cụ bị cấm để khai thác thuỷ sản. Những người vi phạm thường là dân nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên thường làm liều, bất chấp pháp luật. Mặc dù, lực lượng thanh tra của Chi cục Thuỷ sản đã nhiều lần xử phạt, nhưng khi lực lượng kiểm tra đi khỏi, các đối tượng tiếp tục dựng lại đăng đáy và tái diễn hành vi vi phạm.

Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh, việc phân cấp quản lý vùng biển đến các địa phương đã được thực hiện triệt để; bởi vậy, ngoài đề xuất tháo gỡ những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật thì các địa phương cần có sự phối kết hợp tốt với các lực lượng chức năng và phối hợp tốt với nhau hơn. Có như vậy, mới đủ sức răn đe, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm để bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sản.

THU NGUYỆT

HOÀNH BỒ

Xây dựng thương hiệu nông sản

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Thiếu sự đồng bộ

HỘP THƯ BẠN ĐỌC - CTVTuần qua, Toà soạn Báo

Quảng Ninh đã nhận được tin, bài, thơ, truyện ngắn cộng tác của các tác giả: Đoàn Hưng, Nguyễn Sơn Hải, Hà Văn Phàn (TP Hạ Long); Lại Tuấn Hiền (huyện Hoành Bồ); Thu Hà (Cục Thuế tỉnh); Trần Bảo (Công ty Than Nam Mẫu); Nguyễn Văn Đảm (Bộ CHQS tỉnh); Nguyễn

Thu Hương (Sở KH&CN); Phạm Hải Hoà (Sở VH-TT); Nguyễn Xuân Quảng (Mạo Khê, Đông Triều); Thuỳ Dung (Trung tâm TT-VH Cẩm Phả); Nguyễn Thuỳ Dương (Trung tâm TT-VH Hoành Bồ); Nguyễn Thu Trang (Trung tâm TT-VH Đông Triều); Nguyễn Thuỳ Dương (Trung tâm TT-VH

Quảng Yên); Mai Duyên (Đài Vân Đồn); Đoàn Thuỳ Loan (Trung tâm TT-VH Ba Chẽ); La Lành, Hoàng Gái (Trung tâm TT-VH Bình Liêu); Thanh Trường (Trung tâm TT-VH Hải Hà); Mai Thắm (Trung tâm TT-VH Đầm Hà); Vi Thu, Thu Hằng (Trung tâm TT-VH Móng Cái); Nguyễn Thu, Hoàng

Phương (Trung tâm TT-VH Cô Tô); Vũ Thảo Ngọc, Nguyễn Văn Học (Hà Nội), Nguyễn Đình Thu (Bình Định)...

Toà soạn xin trân trọng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự cộng tác của các bạn.

PHÒNG BẠN ĐỌC - TƯ LIỆU

Thu hoạch cam Canh tại hộ dân ở tổ 1, khu 8, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tháng 1-2017.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là “phao cứu sinh” đối với người lao động (NLĐ) mất việc làm, giúp họ sớm ổn định cuộc sống và nhanh chóng trở lại với thị trường lao động. Tuy nhiên, thực tế chính sách BHTN chưa đến gần với nhiều NLĐ và chưa phát huy hiệu quả như mong muốn.

Dù chính sách đi vào đời sống khá lâu nhưng đến nay không ít NLĐ

và người sử dụng lao động chưa nhận thức hết quyền, trách nhiệm của mình trong việc tham gia và hưởng BHTN. Trên thực tế, đa số NLĐ không hoặc khó làm thủ tục hưởng BHTN bởi chủ sử dụng lao động không thực hiện tốt các nghĩa vụ BHXH. Trong đó, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH đã gây không ít khó khăn cho việc đảm bảo ngân sách và quyền lợi của NLĐ khi chấm dứt làm việc với cơ quan, đơn vị cũ. Theo ông Vũ Mạnh Cường, Trưởng Phòng BHTN, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB&XH), việc quản lý Quỹ BHTN còn bất hợp lý. Việc thu BHTN hiện nay thuộc trách nhiệm ngành BHXH nhưng việc thụ lý hồ sơ, ra quyết định chi trả BHTN là do ngành LĐ-TB&XH thực hiện. Vì thế, quá trình quản lý dễ gây ra chồng chéo, thiếu tính gắn kết, thống nhất. Việc phối hợp thực hiện công tác triển khai giữa hai ngành vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu đối chiếu thông tin nên vẫn còn nhiều trường hợp sai phạm dẫn đến thiếu công bằng trong việc hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, một số quy định về điều kiện để được thanh toán BHTN chưa hợp lý, khái niệm về thời gian nghỉ việc, không có việc làm

chưa rõ ràng. Ngoài ra, đối với NLĐ theo mùa vụ, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp còn khá “thiệt thòi”. Bởi lẽ, theo quy định về BHTN năm 2017, Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP, đối với các trường hợp ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên và đóng trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp; trong khi đó, đây là đối tượng rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, công việc bấp bênh nên dù tham gia BHTN cũng khó đủ điều kiện hưởng BHTN.

Một khó khăn nữa xuất phát từ chính nhận thức của NLĐ, đó là tình trạng NLĐ không trung thực khi khai báo tình trạng việc làm, vấn đề mà NLĐ quan tâm không phải là được đào tạo nghề để tìm việc mà là số tiền trợ cấp. Trong khi đó, các cơ quan chức năng không có biện pháp xác minh các trường hợp nộp hồ sơ xin hưởng BHTN có thực sự đang thất nghiệp hoặc không xin được việc hay không. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu cực, gian dối, trục lợi trong lập thủ tục, hồ sơ chi trả BHTN. Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, trong 5 tháng

đầu năm đã có 1.839 người nộp hồ sơ hưởng BHTN, 51 người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, số người học nghề tìm việc mới chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó có 2.435 người được tư vấn việc làm nhưng chỉ có 65 người học nghề và 27 người được giới thiệu việc. Nhiều NLĐ đến nhận tiền BHTN mà bỏ qua các hỗ trợ khác như hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm. Một phần do thời gian hỗ trợ ngắn, mức hỗ trợ còn ít, nhưng phần lớn người thất nghiệp là lao động phổ thông có tâm lý muốn tìm ngay việc làm mới để tăng thu nhập, nên bỏ qua khâu học nghề.

Vì vậy, để BHTN phát huy hiệu quả, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời tuyên truyền đến NLĐ các chính sách BHTN, nâng cao nhận thức của NLĐ về quyền lợi của mình, loại bỏ tâm lý chủ quan, ỷ lại vào trợ cấp thất nghiệp. Cùng với đó, nhằm hạn chế tình trạng gian dối, tăng cường quản lý lao động, các đơn vị liên quan cũng cần siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm trục lợi; đẩy mạnh giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề và có các biện pháp hạn chế sa thải NLĐ của các doanh nghiệp...

Bài, ảnh: DƯƠNG HÀ

Khó khăn trong thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Thanh tra Chi cục Thuỷ sản phối hợp với Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Công an tỉnh, xử lý đối tượng sử dụng xung điện đánh bắt hải sản. Ảnh: ĐINH HIỀN (Chi cục Thủy sản)

Người lao động làm thủ tục và hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

BẠN ĐỌC VIẾT

Tính đến ngày 30-4-2017, trên địa bàn TP Móng Cái có 83.836

người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ 79,3% dân số (tỷ lệ toàn tỉnh hiện là 90,2%). Năm nay Móng Cái đề ra kế hoạch có 87,5% dân số tham gia BHYT (tương đương khoảng 92.500 người).

Để thực hiện mục tiêu đó, thành phố tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các xã, phường, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tích cực vào cuộc vận động người dân tham gia. BHXH thành phố nỗ lực nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, tính cộng đồng, chia sẻ trong việc tham gia các chính sách BHXH, BHYT. Giám đốc BHXH TP Móng Cái Bùi Diệu Ngọc cho biết: “Cơ quan BHXH sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân dễ hiểu, biết cách thức tham gia BHYT. Đồng thời xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới đại lý thu bảo hiểm ở cơ sở. Hiện 17/17 xã, phường đều có ít nhất 1 đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của đối tượng tự đóng. Với 55 nhân viên đại lý thu, cơ bản đảm bảo phục vụ tận nơi, mọi lúc, thủ tục nhanh gọn, điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia”. Để quyền lợi của nhân dân khi tham gia BHYT được đảm bảo cao nhất, BHXH thành phố tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố và các trạm y tế trên địa bàn tổ chức thực

hiện chính sách pháp luật về BHYT, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, sử dụng Quỹ BHYT hợp lý, an toàn, hiệu quả. Bà Đàm Thị Tin, một người dân ở phường Hoà Lạc, cho biết: “Trước đây, khi chưa có BHYT, mỗi lần đi viện khám bệnh, tôi phải chi phí khá lớn. Nay mua bảo hiểm theo hộ gia đình, việc khám, chữa bệnh không còn là nỗi lo lắng của gia đình nữa...”.

Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1-6-2017, hơn 1.900 dịch vụ y tế điều chỉnh tăng giá sẽ áp dụng đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT. Có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa là: Khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; ngày giường điều trị; kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Trong đó, hai nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng giá cao gấp 2-4 lần so với giá trước đó, sẽ là gánh nặng đáng kể với

người bệnh không có BHYT phải điều trị nội trú dài ngày. Do đó, BHYT có thể được coi là “cứu cánh” của người bệnh và của toàn dân. Bởi vậy, việc nỗ lực vận động người dân tham gia BHYT là hết sức cần thiết.

Hiện hầu hết các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở Móng Cái đạt trên 86% dân số tham gia BHYT, trong đó xã Quảng Nghĩa đạt gần 97%. Tuy nhiên, ở một số phường, nơi đời sống, thu nhập của nhân dân cao hơn các xã, việc tham gia BHYT lại hạn chế, thậm chí thấp hơn so với mức bình quân chung của thành phố: Ninh Dương 73,9%; Hải Yên 60,3%; Trà Cổ 76,1%; Hải Hoà 59,2%. Do vậy, để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT cần sự vào cuộc tích cực hơn của cả hệ thống chính trị và nhân dân, có như vậy mới góp phần đảm bảo tốt an sinh xã hội, đảm bảo cho mỗi người dân yên tâm với sự hỗ trợ của chính sách BHYT.

Bài, ảnh: THU HẰNG (Trung tâm TT-VH Móng Cái)

MÓNG CÁI

Nỗ lực tăng tỷ lệ người dântham gia BHYT

Phẫu thuật cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Móng Cái.

Nói đến sản phẩm nông nghiệp Hoành Bồ, người ta không thể không nói về hoa, ổi, cam, mía... nơi đây. Mặc dù, giá cả các loại này thường đắt hơn so với sản phẩm từ nơi khác, song người tiêu dùng vẫn ưa chuộng tìm đến. Có được điều này là nhờ việc xây dựng thương hiệu cho nông sản của huyện luôn được chính quyền địa phương cũng như bản thân người dân chú trọng.

Page 5: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

5Quảng NinhVăn hoá - Xã hộiThứ Năm, 8-6-2017

Hiện trên địa bàn TP Móng Cái đang phát sinh ổ bệnh dại và

nguy cơ phát sinh các ổ bệnh dại khác là rất lớn do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó đạt tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, phương thức nuôi chó của người dân chủ yếu là thả rông không quản lý, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho bệnh dại phát triển.

Ông Trần Xuân Đông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), cho biết: Ngày 1-6, Chi cục nhận được báo cáo nhanh từ Phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế TP Móng Cái về việc có xảy ra bệnh nhân chết vì bệnh dại. Ngay sau đó, Sở NN&PTNT, Chi cục đã thành lập đoàn kiểm tra xuống cơ sở nắm bắt tình hình và đưa ra các giải pháp chỉ đạo nhằm dập tắt bệnh dại tại Móng Cái. Qua kiểm tra, xác định bệnh nhân chết vì bệnh dại là ông Hoàng Văn H., sinh năm 1950 tại thôn 3, xã Vĩnh Thực.

Trước đó, ngày 26-4-2017, ông H. có bắt 1 con

chó hoang chạy đến trang trại chăn nuôi của gia đình. Trong quá trình bắt và xích nhốt, con chó này đã cắn vào mu bàn tay ông H. gây chảy máu. Ông H. chủ quan chỉ rửa qua vết thương. Đến ngày 1-5-2017, con chó bị chết nhưng ông H. không báo cho gia đình biết và cũng không đi tiêm phòng vắc-xin dại. Đến 3 giờ ngày 1-6, ông H. đã lên cơn dại và tử vong tại nhà. Ông H. được Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí kết luận mắc bệnh dại. Như vậy, từ sau khi ông H. bị chó cắn đến lúc phát bệnh dại và chết là 34 ngày.

Qua kiểm tra và báo cáo của xã Vĩnh Thực và xã Vĩnh Trung, từ đầu tháng 11-2016 đến nay, xã Vĩnh Thực đã có 20 người bị chó cắn, xã Vĩnh Trung có 2 người bị chó cắn; trong đó số người đã tiêm phòng là 12. Nguyên nhân của bệnh dại qua điều tra tại 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực từ trước đến thời điểm ngày 30-5 không có người chết vì dại. Vì vậy, ổ dịch xuất hiện vừa qua có thể do việc mua bán chó giống của người dân

từ đất liền ra đảo nuôi hoặc do tiếp xúc giữa chó của nhân dân trên đảo với chó trên các tàu vận tải qua lại, mua bán trên đảo.

Theo cơ quan chức năng, một nguyên nhân để xảy ra ổ dịch bệnh dại và là điều kiện để phát sinh thêm các ổ dịch khác là tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó tại thời điểm kiểm tra trên địa bàn Móng Cái đạt rất thấp. Tại thời điểm kiểm tra ngày 1-6, kết quả tiêm phòng vắc-xin dại trên địa bàn là 1.905/6.500 liều, bằng 29,3% kế hoạch; tỷ lệ tiêm phòng so với tổng đàn chó thống kê thời điểm 1-4 đạt 28,01% (tổng số 6.799 con). Như vậy, tỷ lệ tiêm phòng rất thấp, chưa đủ bảo hộ phòng chống bệnh dại cho đàn chó nuôi, nhất là đang mùa nóng và đã xuất hiện ổ bệnh dại trên người.

Còn tại xã Vĩnh Thực, kết quả tiêm phòng là 192/450 liều, bằng 42,6% kế hoạch và bằng 44,6% tổng đàn chó (đến thời điểm ngày 1-6 là 430 con). Tại xã Vĩnh Trung, tỷ lệ tiêm phòng mới là 10/450 liều, bằng 2,2% kế hoạch. Thời điểm kiểm tra, mới chỉ có

2/4 thôn thống kê được đàn chó nuôi với 220 con, 2 thôn còn lại chưa thống kê, chưa có số liệu báo cáo.

Trước tình hình dịch bệnh dại, TP Móng Cái đã chỉ đạo các phường, xã, phòng, ban tăng cường giám sát, phát hiện và chủ động phối hợp phòng chống bệnh dại; tổ chức đoàn xuống làm việc cụ thể với 2 xã về triển khai các biện pháp bao vây xử lý dịch bệnh. UBND các xã đã ban hành thông báo về tình hình chó cắn người tại địa bàn và khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng tránh. Hai xã đảo đang triển khai các biện pháp tích cực chỉ đạo tiêm phòng nhanh gọn vắc-xin dại trên chó, thành lập các tổ tiêm phòng dại. Riêng xã Vĩnh Trung, ngày 2-6, UBND xã đã họp BCĐ phòng chống dịch và chỉ đạo tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó đạt 100% trong diện tiêm và mục tiêu hoàn thành tiêm chậm nhất đến ngày 10-6.

Theo ông Trần Xuân Đông, hiện nay nguy cơ bệnh dại phát sinh trên địa bàn Móng Cái là rất lớn do tỷ

lệ tiêm phòng cho chó đạt thấp, phương thức nuôi chó là thả rông không quản lý, nhất là thời tiết đang vào nắng nóng mùa hè, thuận lợi cho bệnh dại phát triển. Vì vậy, thành phố cần thực hiện tiêu độc, khử trùng kỹ môi trường, khu vực chăn nuôi của hộ có người chết vì bệnh dại, thôn có người chết vì bệnh dại và các thôn xung quanh. Thông báo, tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và khuyến cáo người dân phải đi tiêm phòng vắc-xin dại nếu bị chó cắn, khuyến khích người dân nuôi nhốt chó và thực hiện tiêm phòng dại. Thực hiện rà soát, thống kê và tiêm phòng 100% chó

nuôi trong diện tiêm tại các xã Vĩnh Thực, Vĩnh Trung và trên toàn địa bàn thành phố. Đảm bảo sau khi tiêm vắc-xin dại, chó phải được xích nhốt theo dõi 15 ngày sau tiêm phòng; nuôi nhốt chó, không thả rông chó nuôi; dừng ngay các hoạt động mua bán, giết mổ chó, mèo trên địa bàn xã có ổ dịch dại. Thành phố cần giao trách nhiệm cho chủ tịch các xã, phường tổ chức tiêm phòng dại và xử lý các trường hợp không tiêm phòng dại cho chó nuôi; quản lý vận chuyển, mua bán, giết mổ chó. Đặc biệt, 2 xã Vĩnh Trung và Vĩnh Thực cần dừng xuất, nhập chó, mèo ra vào địa bàn.

Bài, ảnh: HỮU VIỆT

Móng Cái nguy cơ lây lan bệnh dại

Quảng Ninh là một trong những địa phương trên toàn

quốc đi đầu thực hiện việc tổ chức cho các doanh nghiệp ký kết không chở hàng hoá quá tải trọng. Bằng nhiều cách làm thiết thực, đồng thời kết hợp với xử lý, tuyên truyền nên tình trạng phương tiện chở hàng hoá quá tải trọng đã giảm đi rõ rệt.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Ban ATGT tỉnh, cho biết: “Việc “kéo” các doanh nghiệp cùng chung tay chấm dứt tình trạng vận chuyển hàng hoá quá tải trọng đã phát huy hiệu quả khi lượng phương tiện vi phạm đã giảm rõ rệt. Cách làm này không chỉ mang đến cho doanh nghiệp những thuận lợi trong kinh doanh mà còn góp phần cùng tỉnh trong việc bảo trì, bảo dưỡng kéo dài tuổi thọ của các công trình giao thông, giảm thiểu TNGT. Bên cạnh đó các doanh nghiệp sẽ là tấm gương về việc chấp hành luật giao thông cho những cá nhân, tổ chức khác noi theo”.

TX Đông Triều thời gian gần đây được xem là “điểm nóng” về tình trạng nhiều phương tiện vận tải có dấu hiệu chở hàng hoá quá tải trọng lưu thông suốt ngày đêm, đặc biệt là khi Trạm cân lưu động Km58 dừng hoạt động để bàn giao mặt bằng cho việc thi công QL18, đoạn Uông Bí - Bắc Ninh. Để tăng cường công tác quản lý phương tiện, đồng thời xử lý nghiêm xe vi phạm chở hàng hoá quá tải trọng, TX

Đông Triều đã tiến hành thực hiện cho các doanh nghiệp ký cam kết không vi phạm, từ sự quyết liệt đó tình trạng doanh nghiệp chở hàng hoá quá tải trên địa bàn đã giảm rõ rệt, nhận được sự ủng hộ của người dân.

Vừa qua, chúng tôi đã đi cùng Đội CSGT Công an TX Đông Triều tuần tra, kiểm soát tại các “điểm nóng” phương tiện vận chuyển hàng hoá quá tải, như: Đức Chính, Tràng Lương, Bình

Khê... Đại uý Đỗ Lý Tưởng, cán bộ của Đội, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tuần tra kiểm soát để xử lý những phương tiện chở hàng hoá quá tải trong tuyến đường được giao quản lý. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp đã thực hiện việc ký cam kết không chở hàng hoá quá tải thực hiện nghiêm những nội dung đã ký, đồng thời tuyên truyền để các chủ bến, cảng, kinh doanh vật liệu xây dựng chấp hành nghiêm việc bốc xúc hàng hoá lên phương tiện, chủ động tháo dỡ phần thùng, thành đã cơi nới”.

Từ ngày 1-8, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực, thay thế Nghị định 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Với nhiều quy định mức xử phạt được nâng lên, Nghị định này được cho là sẽ góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà

nước về công tác bảo đảm trật tự ATGT; đặc biệt tăng tính răn đe, giáo dục đối với hành vi chở hàng hoá vượt tải trọng cho phép. Chính vì các lỗi vi phạm bị tăng nặng nên các doanh nghiệp đều chấp hành nghiêm quy định về trọng tải. Doanh nghiệp vận tải Lương Phúc có trụ sở tại TP Uông Bí hiện nay có trên 5 phương tiện vận tải chở hàng hoá đi các tỉnh trong nước. Kể từ khi có Nghị định tăng mức xử phạt chở hàng hoá quá tải trọng tăng cao doanh nghiệp đã chủ động yêu cầu các lái xe chấp hành nghiêm quy định chở đúng tải trọng trong đăng ký, đăng kiểm. Để đảm bảo khối lượng hàng hoá đã ký với đối tác, doanh nghiệp chủ động tăng thêm chuyến và cân đối cước phí. Bên cạnh những doanh nghiệp chủ động chấp hành còn nhiều đơn vị cho rằng việc phải tăng đầu xe càng gây áp lực cho hệ thống hạ tầng giao thông hiện nay. Đại tá Phạm Hồng Sơn, Trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công

an tỉnh, cho biết: “Đối với các doanh nghiệp đã ký cam kết nên chấp hành nghiêm các quy định khi chở hàng để làm gương cho những doanh nghiệp khác. Trong thời gian tới thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, lãnh đạo tỉnh, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phối hợp với các lực lượng CSGT địa phương, Cảnh sát 113 để xử lý nghiêm phương tiện chở hàng hoá quá tải trọng”.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các phương tiện chở hàng hoá quá tải có dấu hiệu “bùng phát” đó là không ngăn chặn ngay từ nơi bốc, xúc hàng hoá và các doanh nghiệp “phớt lờ” quy định để vi phạm vì lợi nhuận. Giải pháp các doanh nghiệp ký cam kết không vi phạm tải trọng là một cách làm hay và đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên việc này phải được duy trì đều đặn và chính các đơn vị, doanh nghiệp chấp hành tốt để xây dựng “Văn hoá giao thông” từ chính ý thức chấp hành luật giao thông của mình.

Bài, ảnh: NGUYỄN DUY

Ký cam kết không vi phạm tải trọng

Cán bộ thú y xã Vĩnh Trung (TP Móng Cái) tiêm phòng vắc-xin dại cho chó nuôi của các hộ gia đình.

Năm 2008, xã Minh Cầm (huyện Ba Chẽ) thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Tuy nhiên, mới đây xã lại được đưa vào nhóm các xã khu vực III theo Quyết định 582/QĐ-TTg (ngày 28-4-2017) “Phê duyệt danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020”. Có thể thấy, đây là hệ quả của việc đầu tư giảm nghèo chưa bền vững. Thực hiện Đề án 196 của tỉnh, Minh Cầm phấn đấu thoát diện ĐBKK vào năm 2018.

SỐ HÔ TÁI NGHÈO CAOHơn 40km là khoảng cách

từ trung tâm thị trấn Ba Chẽ đến trung tâm xã Minh Cầm. So với nhiều xã vùng sâu, vùng xa khác, Minh Cầm khá gọn với 5 thôn, trong đó thôn xa nhất cũng chỉ cách trung tâm xã khoảng hơn 2km.

Năm 2008, Minh Cầm đã thoát khỏi diện xã ĐBKK. Năm 2014, Khe Tum, thôn cuối cùng của xã thoát khỏi diện thôn ĐBKK. Tuy nhiên, theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg (ngày 3-11-2016) “Về tiêu chí xác định thôn ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020”, Minh Cầm thuộc diện xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và

miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Nguyên nhân là hiện Minh Cầm còn một số chỉ tiêu về trường học, y tế, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chưa đạt. Song nguyên nhân chính là do tỷ lệ hộ nghèo đầu kỳ giai đoạn 2016-2020 của xã tăng đột biến, kéo theo đó là số thôn ĐBKK của xã tăng lên khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.

Năm 2015, Minh Cầm chỉ còn 2 hộ nghèo, chiếm 1,52%; 12 hộ cận nghèo, chiếm 9,09%. Trong khi đó, theo thống kê hộ nghèo áp dụng tiêu chí đa chiều, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Minh Cầm chiếm tới 64,71%, trong đó có 48 hộ nghèo, chiếm 35,29% và 40 hộ cận nghèo chiếm

29,41%. Những con số này cho thấy việc giảm nghèo của Minh Cầm về cơ bản là chưa bền vững.

Theo quy định, tiêu chí nghèo đa chiều không chỉ đơn thuần tính ở tiêu chí thu nhập, mà còn phải đảm bảo để mọi người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Do đó, bên cạnh những hộ nghèo thực sự thì kể cả những hộ có mức thu nhập tương đối tốt song vẫn thuộc diện hộ nghèo do thiếu hụt một số tiêu chí về dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cho thấy việc áp dụng bộ tiêu chí tính điểm hộ nghèo, cận nghèo đa chiều của vùng đồng

bằng sông Hồng là chưa phù hợp, chưa sát thực với điều kiện thực tế tại một địa phương miền núi như Minh Cầm. Đơn cử như một hộ gia đình có 1 con trâu cũng tính điểm bằng hộ có 10 con trâu, hay hộ có 3-5 lao động cũng được tính điểm bằng hộ có 1 lao động. Trong khi đó chăn nuôi quy mô đàn gia súc hay gia đình có đông nhân khẩu, đông lao động là đặc thù của vùng miền núi.

THOÁT XÃ NGHÈO GẮN VỚI XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚILà xã có 100% người dân

tộc thiểu số, từ năm 2008-2014, Minh Cầm được ưu tiên đầu tư nguồn lực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

từ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM và vốn xây dựng cơ bản được huyện phân bổ. Đến nay 100% hộ dân xã được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sinh hoạt hợp vệ sinh; hệ thống đường giao thông nông thôn, kênh mương và giao thông nội đồng đã tương đối hoàn chỉnh. Ông Bàn Văn Ba, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Minh Cầm, cho biết: Sau khi có quyết định của tỉnh, xã sẽ khảo sát, lập đề án nhiệm vụ và giải pháp đưa Minh Cầm ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu chương trình 135. Đồng thời sử dụng nguồn lực đầu tư của Chính phủ, của tỉnh để hoàn thiện các tiêu chí hạ tầng còn thiếu, tích cực giảm nghèo bền vững để tạo đà cho xây dựng NTM.

Hiện xã đạt 15/20 tiêu chí và 44/53 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh. Xã đang tập trung xây dựng thôn Đồng Tán trở thành thôn NTM kiểu mẫu và lựa chọn làm 2 vườn mẫu trong năm nay. Qua rà soát đến thời điểm này, Đồng Tán đạt 3/10 tiêu chí, 14/30 chỉ tiêu thôn NTM kiểu mẫu, đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí về nhà ở và công trình phụ trợ, vườn hộ, công trình chăn nuôi, hàng rào, vệ sinh môi trường... Xã sẽ tập trung vận động người dân làm tốt tiêu chí vệ sinh môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá văn minh. Đây là những tiêu chí cần nguồn lực ít, nhưng cần nhiều thời gian để tuyên truyền, vận động người dân

thực hiện; tiếp tục huy động người dân đóng góp ngày công hoàn thiện phần hạ tầng giao thông. Công việc này đang được người dân hưởng ứng tương đối tốt. Ông Đặng Văn Kim, một người dân thôn Đồng Quánh, chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ vật liệu, công san mặt bằng, nhân dân trong thôn vừa hoàn thành đổ bê tông 590m đường ngõ xóm. Gia đình tôi mỗi ngày cử 1 người tham gia lao động đổ bê tông. Trời nắng nóng, làm đường vất vả, nhưng có đường bê tông vào tận ngõ ai cũng mừng”.

Hiện Minh Cầm đề xuất tỉnh, huyện sớm đầu tư hoàn thành tuyến đường liên xã Minh Cầm - Đạp Thanh (Ba Chẽ) dài hơn 7km; tuyến thôn Khe Càn (xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ) - thôn Đồng Quánh (xã Minh Cầm) dài 1,3km. Đây là những tuyến đường quan trọng giúp rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng, nông sản từ Minh Cầm đến các vùng trung tâm. Năm nay Minh Cầm đăng ký giảm 12 hộ nghèo. Để giúp xã đạt được mục tiêu này, Phòng LĐ-TB&XH, Phòng GD&ĐT và Huyện Đoàn Ba Chẽ đã nhận giúp đỡ 6 hộ thoát nghèo. Xã phân công các thôn, tổ chức đoàn thể giúp đỡ những hộ đăng ký thoát nghèo, trên cơ sở giúp các hộ hoàn thiện các tiêu chí nghèo bị thiếu, hỗ trợ cải thiện nhà ở... Xã phấn đấu năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%, thoát diện xã ĐBKK.

Bài, ảnh: PHƯƠNG THUÝ

Môn thi bắn nỏ, đẩy gậy của Đại hội TDTT tỉnh, khai mạc tháng 8-2017 tại Tiên Yên

Theo kế hoạch tổ chức các môn thi đấu của Đại hội TDTT tỉnh lần thứ XIII - năm 2018, 2 môn thi đấu chính thức của Đại hội là bắn nỏ, đẩy gậy sẽ được khai mạc vào tháng 8-2017 tại huyện Tiên Yên. Các môn thi đấu tại Đại hội cũng là một trong những hoạt động của Tuần Văn hoá thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh lần thứ I - năm 2017 được khai mạc tại huyện Tiên Yên ngày 3-8.

Việc tổ chức xong sớm các môn thi của Đại hội TDTT sẽ giúp cho Quảng Ninh chuẩn bị tốt về mặt lực lượng để đi thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - năm 2018.

NGUYỄN NGUYỄNHOÀNH BỒTriển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

Từ ngày 1 đến 30-6, Hoành Bồ triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6). Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có chủ đề “Gia đình - Nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình” sẽ tập trung tuyên truyền vào 3 nội dung chính: Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; kiến thức, kỹ năng về hôn nhân gia đình và xây dựng gia đình văn hoá và đấu tranh với các hành vi bạo lực gia đình trên địa bàn huyện, duy trì và nhân rộng các mô hình gia đình tiến bộ, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình... Trong tháng 6 này, huyện sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt tuyên dương, toạ đàm và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao gia đình gắn với tuyên truyền về giá trị của gia đình và phòng chống bạo lực gia đình.

PHƯƠNG THUÝQUẢNG YÊNHỗ trợ cải thiện nhà ở cho 18 đối tượng người có công với cách mạng

Theo thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH TX Quảng Yên, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh và thị xã, hiện Quảng Yên đang hỗ trợ cho 18 hộ gia đình người có công với cách mạng xây dựng mới và sửa chữa nhà ở. Những hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ đợt này thuộc các xã, phường: Phong Cốc, Hà An, Quảng Yên, Sông Khoai, Liên Vị, Liên Hoà, Tiền An, Phong Hải. Trong đó, có 14 hộ xây dựng mới được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ; 3 hộ sửa chữa nhà được hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ. Các công trình xây mới và sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng đều phấn đấu hoàn thành trước ngày 27-7 năm nay. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với cách mạng và hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 (1947-2017).

QUẢNG AN

Biện pháp xử lý đối với thuyền viên có hành vi vi phạm trong quá trình làm việc trên tàu du lịch

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 2726/UBND-GT2 ngày 21-4-2017 về việc xử lý thuyền viên có hành vi vi phạm trong quá trình làm việc trên tàu du lịch, Sở GT-VT và UBND TP Hạ Long đã phối hợp, nghiên cứu các quy định về xử lý vi phạm đối với thuyền viên làm việc trên phương tiện thuỷ nội địa và đề xuất một số biện pháp xử lý.

Theo đó đề nghị các chủ tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cam kết không sử dụng thuyền viên làm việc trên tàu nếu vi phạm một trong các quy định như: Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định; chở vượt quá số người được phép; ép giá, lừa đảo khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ trên tàu; trộm cắp tài sản của khách. Thuyền viên được bố trí trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu mà không có mặt trên phương tiện hoặc không thực hiện trông coi phương tiện theo quy định; thuyền viên làm việc trên phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 50 mili-gam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng...

DUY LINH

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo ATGT đường thuỷ

Thực hiện Kế hoạch số 1846 ngày 12-4-2017, văn bản số 03/SGTVT-QLVT&PT ngày 12-5-2017 của Sở GT-VT về việc kiểm tra hoạt động cảng, bến thuỷ nội địa, bến đò, bến phà và tăng cường công tác quản lý đảm bảo ATGT đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh, các lực lượng Cảng vụ Đường thuỷ nội địa, Thanh tra giao thông thuỷ sẽ tăng cường xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động giao thông thuỷ nội địa.

Theo đó sẽ rà soát về hồ sơ pháp lý, điều kiện an toàn theo quy định; công tác quản lý, khai thác của chủ cảng bến; công tác phối hợp liên ngành giữa các lực lượng, chủ bến và chính quyền địa phương tại các bến khách ngang sông, bến đò, bến phà trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra trang thiết bị của bến, danh bạ thuyền viên, định biên thuyền viên, bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; kiểm tra điều kiện hoạt động của đơn vị như đăng ký, đăng kiểm, trang thiết bị an toàn, dụng cụ nổi cứu sinh, tín hiệu phương tiện. Kiểm tra, xử lý, đình chỉ hoạt động đối với các phương tiện vận chuyển khách ngang sông chưa được Sở GT-VT chấp thuận theo quy định.

NGUYỄN DUY

Tiên Yên trao tặng 300 áo phao cho ngư dân các xã ven biển

Ngày 5-6, Ban ATGT huyện Tiên Yên, Đội CSGT huyện Tiên Yên đã tổ chức trao tặng 300 chiếc áo phao cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn huyện Tiên Yên.

Mục đích là nhằm hỗ trợ, trang bị điều kiện an toàn cho người dân trong quá trình tham gia giao thông, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc trên phương tiện thuỷ có công suất nhỏ, phương tiện thô sơ, bè, mảng. Ngoài việc trao tặng áo phao cứu sinh cho ngư dân các xã ven biển, đội CSGT Công an huyện Tiên Yên còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, các quy định, mức xử lý hành chính khi vi phạm Luật Giao thông đường thuỷ tới các chủ phương tiện. Qua đó, góp phần đảm bảo an toàn cho ngư dân khi hoạt động trên biển, hạn chế xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Đồng thời, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thuỷ nội địa cho người điều khiển phương tiện, xây dựng văn hoá giao thông, đảm bảo bình yên sông nước.

XUÂN THAO (Trung tâm TT-VH Tiên Yên)

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 196

Minh Cầm tập trung các nguồn lực

Lực lượng CSGT Công an TX Đông Triều cân kiểm tra trọng tải phương tiện.

Bên cạnh những con đường đẹp mới được đầu tư thì Minh Cầm vẫn còn không ít ngôi nhà không đạt tiêu chí “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng).

AN TOÀN GIAO THÔNG

Page 6: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

6 Quảng Ninh Thứ Năm, 8-6-2017Chuyên đềCỰU CHIẾN BINH

SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG

Trong thời gian qua, Hội CCB TP Móng Cái với 2.969 hội viên

thuộc 103 chi hội, đã tham gia, thực hiện hiệu quả các phong trào do các cấp Hội, tỉnh phát động.

Đối với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hội CCB thành phố đã tuyên truyền vận động 48 hộ CCB, tham gia hiến 217m2 đất, 910m tường rào, ủng hộ 573 triệu đồng, tham gia đóng góp 2.250 ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng, đường nông thôn, hệ thống kênh mương ở các xã xây dựng nông thôn mới trong toàn thành phố. Đặc biệt mô hình “Thắp sáng đường quê”, theo Hội CCB tỉnh thì Hội CCB TP Móng Cái là đơn vị đầu tiên của Quảng Ninh hoàn thành chương trình này. Tính đến tháng 12-2015, đã có 56/56 thôn của 9 xã xây dựng nông thôn mới, 30 khu phố hiện vẫn đang sản xuất nông nghiệp của 5 phường trên địa bàn, đã được thắp sáng bằng 2.484 bóng đèn, chiếu sáng 100,62km đường thôn, bản, khu phố, tổng kinh phí 1,732 tỷ đồng. Trong đó riêng CCB đóng góp 561 triệu đồng còn lại từ nguồn xã hội hoá và nhân dân đóng góp. Phong trào “CCB phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo” và phong trào “CCB làm kinh tế giỏi”

cũng được các CCB tích cực hưởng ứng. Các hội viên CCB đã đóng góp được gần 1,6 tỷ đồng vào quỹ hội. Số tiền này được các hội cơ sở giúp các hội viên khó khăn vay vốn không lãi để phát triển kinh tế. Từ hoạt động này đã giúp cho nhiều hội viên khó khăn về vốn, đã thu được những thành công về phát triển kinh tế, giúp đẩy lui những khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 0,39% năm 2012 xuống còn 0% vào năm 2014, nâng tỷ lệ hộ khá từ 49,53% năm 2012 lên 71,86% năm 2016.

Chúng tôi đến phường Hải Yên, là điểm sáng của CCB thành phố về phong trào “CCB giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Ông An Như Thuận, Phó Chủ tịch Hội CCB phường Hải Yên, cho biết: “Từ nguồn quỹ do các hội viên đóng góp, Hội đã giúp các hội viên khó khăn nên đến nay toàn phường không còn hộ CCB nghèo. Ngoài vốn vay, nhiều chi hội còn giúp hội viên về cây, con giống. Hội đã thành lập được CLB CCB đam mê làm kinh tế phường Hải Yên, gồm 50

hội viên. Các hội viên với các mô hình phát triển kinh tế trang trại vườn đồi, ao đầm, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả thu nhập từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng/người/năm. Đã có nhiều hội viên được tặng bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh và UBND TP Móng Cái về thành tích “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Từ nguồn quỹ, Hội đã giúp đỡ một hội viên khó khăn ở chi hội 6 xây xong nhà (gồm 45 triệu đồng của CCB, 15 triệu đồng của MTTQ phường).

Hội đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, khu 5 vận động các cán bộ hội viên và nhân dân nâng cấp nhà văn hoá của khu trị giá hơn 200 triệu đồng, làm tuyến đường nội khu dài 200m trị giá 230 triệu đồng. Chi hội khu 6, CCB đã đóng góp làm được tuyến đường dài 1.500m và 50 bóng điện chiếu sáng trị giá 220 triệu đồng”. Tới khu 6, được nghe bà con khen ngợi nhiều về mô hình “Thắp sáng đường quê”, bà Chu Thị Dung, người dân ở đây bảo rằng: “Khu phố chúng tôi giáp với phường Ninh Dương có phố xá sầm uất hơn nên điện sáng lung linh. Còn khu chúng tôi trước kia không có điện đường rất tối, nên các đối tượng tệ nạn xã hội thường kéo đến đây làm “bãi đáp”. Bà con, người dân thường hay bị trộm cắp, câu chó... Buổi tối người dân cũng rất ít khi ra đường vì ngại va chạm hay mất an toàn giao thông. Từ khi có đường điện thắp sáng của CCB, cuộc sống của chúng tôi đã bình yên hơn rất nhiều”.

Cứ như vậy, đường điện thắp sáng của CCB, hay những con đường họ đã hiến đất góp nhiều công sức..., đã đem lại niềm vui cho nhiều người, giống như tinh thần của họ cứ sáng mãi truyền thống “Anh Bộ đội Cụ Hồ”.

Bài, ảnh: ANH VŨ

CỰU CHIẾN BINH NƠI ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Đoạn đường thực hiện mô hình “Thắp sáng đường quê” của CCB khu phố 6, phường Hải Yên, TP Móng Cái.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh tiên phong trong việc ứng dụng, triển khai Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia (QLTTTCQG). Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã đưa hệ thống vào hoạt động, góp phần thực hiện quản lý quá trình tiêm chủng và quản lý đối tượng tiêm chủng một cách xuyên suốt, đồng bộ.

THỰC TẾ Ở PHƯỜNG MINH THÀNH

Sáng 2-6-2017, Trạm Y tế phường Minh Thành (TX Quảng Yên) tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ em. Các bậc phụ huynh đưa con em đến tiêm được đón tiếp, lấy phiếu; sau đó trẻ được khám sàng lọc và vào tiêm nếu đủ điều kiện sức khoẻ. Tiêm xong, trẻ được chuyển sang phòng theo dõi, sau khoảng 30 phút nếu trẻ không có phản ứng thì được về nhà và tiếp tục theo dõi thêm. Cuối buổi tiêm, 26 trẻ đã được tiêm vắc xin an toàn. Nhân viên của Trạm tập hợp phiếu tiêm và cập nhật thông tin vào Hệ thống QLTTTCQG.

Y sĩ Lê Thị Hồng Thanh, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Minh Thành, cho biết: Trước đây, vào những ngày tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ, các cán bộ, nhân viên của Trạm khá vất vả. Từ việc lập danh sách trẻ, dự trù vắc xin, làm phiếu tiêm đến ghi chép sổ sách, báo cáo... đều phải thực hiện thủ công. Từ khi triển khai Hệ thống QLTTTCQG, gần như các phần việc này đều được thực hiện trên hệ thống phần mềm, giúp tiết kiệm rất nhiều về thời gian, công sức và giấy tờ, văn phòng phẩm; đồng thời mang lại nhiều tiện lợi, giảm tải cho nhân viên y tế.

Để có được kết quả trên, sau khi được tập huấn trên hệ thống QLTTTCQG và cung cấp tài khoản trên hệ thống, Trạm đã thực hiện nhập dữ liệu đối tượng và tiền sử tiêm chủng bao gồm trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ vào hệ thống phần mềm theo mốc thời gian quy định. Đến nay, Trạm đã cập nhật được 702 đối tượng, trong đó có 536 trẻ sinh từ ngày 1-1-2015 đến tháng 5-2017. Hiện mọi hoạt động liên quan đến tiêm chủng đều được Trạm thực hiện trên Hệ thống QLTTTCQG.

Được đánh giá là đơn vị triển khai khá tốt Hệ thống QLTTTCQG, tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai, sử dụng hệ thống này ở Trạm Y tế phường Minh Thành vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế. Đó là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đáp ứng được yêu cầu, như số lượng máy vi tính ít, cấu hình máy tính còn thấp, đường truyền internet còn

chưa ổn định. Nhân viên y tế chưa được tập huấn sâu về sử dụng, khai thác các tiện ích từ hệ thống. Phần mềm hệ thống đôi lúc còn bị lỗi, gây khó khăn cho nhân viên của Trạm. “Do hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu (thiếu máy vi tính, chưa nối được đường truyền internet lên phòng đón tiếp, phòng tiêm...) nên trong buổi tiêm chủng, chúng tôi vẫn thực hiện thủ công và chỉ cập nhật, bổ sung đối tượng sau mỗi buổi tiêm chủng. Điều này làm mất thêm thời gian, nhân lực, đồng thời chưa tận dụng hết ưu điểm mà hệ thống mang lại...” - chị Lê Thị Hồng Thanh bày tỏ.

Theo chị Đinh Thị Thuỷ, quyền phụ trách Điều dưỡng trưởng, Khoa Kiểm soát dịch bệnh - Y tế công cộng - An toàn vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế TX Quảng Yên), hiện 19/19 xã, phường của Quảng Yên đã triển khai, sử dụng Hệ thống QLTTTCQG vào công tác tiêm chủng. Những khó

khăn mà Trạm Y tế phường Minh Thành gặp phải cũng là khó khăn, bất cập chung của nhiều trạm y tế trên địa bàn thị xã...

TIẾN TỚI ĐỒNG BÔ, HIỆU QUẢ

Hệ thống QLTTTCQG do Cục Y tế dự phòng chủ trì xây dựng và triển khai đồng bộ trên toàn quốc từ ngày 24-3-2017. Hệ thống bảo đảm quản lý tất cả các đối tượng tiêm chủng là trẻ em và phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra, bao gồm tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ, quản lý về vắc xin, quét mã vạch...

Tỉnh Quảng Ninh triển khai Hệ thống QLTTTCQG từ cuối năm 2016, bắt đầu từ việc tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống cho cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã, phường, thị trấn. Trong tháng 1 và 2-2017, các địa phương tiến hành nhập dữ liệu đối tượng vào hệ thống.

Tính đến tháng 5-2017, 100% số xã, phường, thị trấn đã triển khai Hệ thống QLTTTCQG; trong đó có 20% sử dụng hệ thống trước, trong và sau khi tiêm chủng. Theo kết quả giám sát việc triển khai hệ thống của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, nhiều đơn vị đã triển khai tốt, hiệu quả hệ thống này, như trung tâm y tế các địa phương: Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Bình Liêu, Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên. Một số đơn vị thực hiện tốt việc nhập đối tượng trẻ sinh trong ngày, như Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Khoa sản của Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu, huyện Vân Đồn, TP Móng Cái...

Cũng qua kiểm tra, giám sát cho thấy, một số đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc nhập dữ liệu đối tượng mà chưa triển khai hoạt động quản lý tiêm chủng trên hệ thống phần mềm, lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sát hoạt động này... Nguyên nhân là do hệ thống máy tính tuyến xã, phường đa số đã cũ, hỏng hóc nhiều; đường truyền internet tại một số xã chậm gây khó khăn trong việc thực hiện phần mềm; nhân lực ở các đơn vị còn hạn chế về số lượng, trình độ; hệ thống phần mềm đang trong giai đoạn hoàn thiện, do đó khi thực hiện còn xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật. Để việc triển khai Hệ thống QLTTTCQG được đồng bộ, hiệu quả, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh triển khai hệ thống này; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cử cán bộ giám sát, hỗ trợ cho các trạm y tế, đặc biệt là vào ngày tiêm chủng; hỗ trợ cho các trạm y tế có trình độ nhân lực công nghệ thông tin còn hạn chế...

Bài, ảnh: HOÀNG QUÝ

Nói đến tiêm vắc xin phòng bệnh, hầu hết mọi người thường có

suy nghĩ chỉ có trẻ em mới cần mà ít người nghĩ rằng vắc xin cũng cần thiết cho người lớn. Đã có không ít trường hợp người lớn bị bệnh nặng, có thể dẫn tới tử vong do không được tiêm chủng trước đó. Điều này cho thấy, tiêm chủng rất quan trọng và người lớn cũng cần được tiêm vắc xin để phòng bệnh.

Hơn một năm trước, khi đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, tôi được bác sĩ Đỗ Duy Long, Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản kể về trường hợp một bệnh nhân nam tên là B (18 tuổi, TP Hạ Long). Sau khi mắc bệnh quai bị, nghi ngờ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nên anh B đến Khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện khám. Sau khi làm các xét nghiệm, kiểm tra tinh dịch đồ của anh B thì 100% tinh trùng đã chết; anh B không còn khả năng có con. Lúc nghe kết quả, anh B lặng người đi rồi khóc. Nhìn anh như thế, ai cũng thấy tiếc cho anh bởi anh còn rất trẻ, lại chưa lập gia đình. Bác sĩ Long chia sẻ: Anh B khi mắc bệnh quai bị, bị biến chứng viêm tinh hoàn, tinh hoàn teo dần dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và gây vô sinh. Được biết, từ nhỏ anh B đã không tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị; đến lúc trưởng thành cũng không đi tiêm. Giá như được tiêm phòng bệnh, rất có thể anh đã tránh được kết cục buồn này...

Những trường hợp người lớn do không tiêm phòng nên mắc bệnh, để lại di chứng nặng nề như anh B hiện không phải là hiếm. Bác sĩ Trần Thị Diệp, Phó Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, cho biết: Không chỉ trẻ em mà người lớn

cũng rất cần được tiêm vắc xin để phòng chống một số bệnh cho bản thân và cộng đồng. Người lớn có thể tiêm các vắc xin phòng các bệnh, như: Cúm, sởi - quai bị - rubella, viêm gan A, viêm gan B, ung thư cổ tử cung, thuỷ đậu, não mô cầu, zona, dại, uốn ván... Một số đối tượng phải quan tâm và thực hiện tiêm chủng như phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người chuẩn bị đi du lịch ở nước ngoài...

Trên địa bàn tỉnh, các điểm tiêm chủng cho trẻ em rất nhiều: Ở bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế hoặc trạm y tế phường, xã. Phác đồ tiêm chủng của trẻ cũng được phổ biến khá rộng rãi; nhiều loại vắc xin nằm trong Chương trình tiêm chủng quốc gia, được tiêm miễn phí. Đối với người lớn, việc tiêm chủng được thực hiện ở các trung tâm y tế tuyến huyện hoặc Phòng tiêm dịch vụ Safpo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Các trung tâm y tế tuyến huyện cung ứng đa phần các loại vắc xin thông thường, cấp thiết. Phòng tiêm dịch vụ Safpo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cung cấp gần như đầy đủ các loại vắc xin

phòng bệnh cho cả người lớn và trẻ em. Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2017, Phòng tiêm dịch vụ Safpo đã tiêm cho người lớn trên 900 mũi vắc xin phòng bệnh dại; 127 mũi vắc xin phòng ung thư cổ tử cung; 382 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B; 1.286 mũi phòng uốn ván; 116 mũi phòng bệnh thuỷ đậu; 183 mũi phòng bệnh cúm; 147 mũi phòng bệnh sởi - quai bị - rubella...

“Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong phòng chống bệnh. Hiện nay đã có gần 30 bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khoẻ mạnh, vắc xin còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế... Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khoẻ cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung. Do đó, mọi người cần chú ý đến việc tiêm phòng để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng” - bác sĩ Trần Thị Diệp nói.

Bài, ảnh: HOÀNG NHI

Khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm chủng tại Trạm Y tế phường Minh Thành (TX Quảng Yên).

Người dân đến tiêm vắc xin phòng bệnh tại Phòng tiêm dịch vụ Safpo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

“Số hoá” công tác tiêm chủng

Người dân thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn) và các xã lân

cận đã quá quen với hình ảnh ông lão 72 tuổi, cứ vào buổi chiều lại lọ mọ tay xách chiếc thùng sơn cũ, cùng với chiếc kẹp để đi nhặt ống kim tiêm, do những người nghiện ma tuý dùng xong vứt bừa bãi. Suốt chu vi khoảng 7km nơi ông sinh sống, cứ nơi nào có kim tiêm là ông đến nhặt cho vào thùng. Ban đầu người ta cũng không hiểu ông nhặt về làm gì, sau hiểu ra họ đều có lời cảm ơn ông giúp cho đường phố, môi trường được sạch sẽ, an toàn hơn, để không nguy hiểm cho người khác, nhất là người già hay trẻ con nhỡ giẫm đạp vào thì khổ.

Những lời cảm ơn của bà con, đó là những gì mà ông Nguyễn Văn Bùi, người CCB ở tổ 2, khu 2, thị trấn Cái Rồng, nhận được từ công việc suốt 10 năm trời “Vác tù và hàng tổng” đi nhặt kim tiêm giữ gìn môi trường của ông. Ông Bùi đã từng phục vụ trong quân đội từ năm 1968 đến năm 1973. Khi ấy ông là lính trinh sát Trung đoàn 50, Sư đoàn 320 tham gia chiến đấu chủ yếu ở chiến trường Quảng Trị. Ngày trở về còn nhiều mảnh đạn ở chân, ông hưởng chế độ bệnh binh. Có người bảo: “Sao ông không đi khám vết thương để được chứng nhận là thương binh”. Ông cười: “Người ta mất chân, mất tay thì mới là thương binh. Chân tay tôi vẫn còn và vẫn

đi lại được cơ mà”. Các vết thương vẫn hành hạ ông khi tuổi già, lo cho mình thì ít, ông lo cho người khác nhiều hơn, nên có nhiều buổi mệt nghỉ ở nhà, ông lại chỉ lo kim tiêm không ai nhặt, nhỡ có người giẫm vào.

Số kim tiêm thu về nhiều quá, ban đầu ông hì hục đào cái hố sâu gần 2m ngoài vườn nhà để đổ xuống đó đốt đi. Có người hiểu ra bảo ông: “Ông tiêu huỷ như vậy vẫn không đảm bảo an toàn đâu”. Vậy là, ông để số kim tiêm đó vào một nơi an toàn ở cái chuồng lợn cũ nhà mình, rồi che đậy cẩn thận. Ban đầu vợ con ông thấy sợ, nhưng sau thấy công việc đó cũng không gây hại cho ai trong gia đình, lại an toàn cho nhiều người khác ngoài xã hội lại thôi. Ông gom lại thành đống đến nay đã được 30 chiếc thùng đầy (thùng đựng sơn loại 18 lít). Ông Nguyễn Văn Đáng, Chủ tịch

Hội CCB thị trấn Cái Rồng, nơi ông Bùi đang sinh hoạt bảo: “Rất mong các cơ quan chức năng cùng vào cuộc, giúp ông Bùi tiêu huỷ số kim tiêm này. Vì nó không thể tiêu huỷ theo phương pháp đốt thông thường, phần nhựa cháy hết, phần kim bằng kim loại vẫn còn gây nguy hiểm”.

Suốt 10 năm trời không nhận được đồng thù lao nào, cũng không nhận được tấm giấy khen của đơn vị chức năng nào về công việc giữ gìn môi trường, nhưng ông Bùi vẫn cần mẫn, lặng lẽ với công việc. Ngày nay, việc của ông ít hơn trước, do lớp trẻ giờ cũng đã có nhận thức, số người nghiện đã ít đi, nhưng ông Bùi vẫn 3 ngày/lần đi nhặt kim tiêm. Ông bảo: “Chỉ đến khi nào tôi nhắm mắt xuôi tay, hay Vân Đồn hết hẳn số người nghiện thì tôi mới nghỉ không làm công việc này nữa”.

Bài, ảnh: CÔNG THÀNH

CCB Nguyễn Văn Bùi và số kim tiêm gom được trong suốt 10 năm qua.

Người cựu chiến binh10 năm đi nhặt kim tiêm

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho người lớn

Page 7: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

7Quảng NinhThứ Năm, 8-6-2017 Thể thaon Thêm 5 cầu thủ Real Madrid ra đi. Theo tờ Mirror, ngoài Pepe và Coentrao, sẽ có 5 cầu thủ Real Madrid nữa sẽ rời Bernabeu vào hè này để nhường chỗ cho các tân binh, trong đó có Morata, James Rodriguez, Danilo, Keylor Navas và Mariano.n Fiorentina bổ nhiệm Stefano Pioli làm HLV. CLB Fiorentina vừa ra thông báo xác nhận bổ nhiệm cựu cầu thủ của họ là Stefano Pioli làm HLV trong HĐ 2 năm. Trước đó Stefano Pioli dẫn dắt Inter và bị sa thải cách đây 1 tháng.n David Seaman chào đón Joe Hart. Theo thủ môn huyền thoại của Arsenal, David Seaman thì Pháo thủ nên mua Joe Hart vì thủ môn người Anh của Man City có nhiều kinh nghiệm và đủ tài năng bắt cho đội chủ sân Emirates.n Bất ngờ với bến đỗ mới của Torres. Theo báo chí Tây Ban Nha, El Nino sẽ rời Atletico Madrid trong những ngày tới và đang đàm phán HĐ với đội bóng Mexico, Queretaro.n Arda Turan giã từ tuyển quốc gia. Tiền vệ hiện khoác áo Barca vừa đăng đàn xác nhận chia tay đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ để dồn toàn tâm trí cho CLB. Arda Turan chắc chắn sẽ chia tay Barca vào hè này và nhiều khả năng sẽ gia nhập Arsenal.n Bellerin đã gật với Barca. Một loạt tờ báo ở xứ Catalan đưa tin, Barcelona đã đạt được thoả thuận với cá nhân Hector Bellerin để anh trở lại sân Camp Nou. Trong tuần tới, hậu vệ 22 tuổi này sẽ nói chuyện với HLV Arsene Wenger về khả năng về Tây Ban Nha 6 năm sau khi anh đến sân Emirates.n Balotelli tới Dortmund? Người đại diện Mino Raiola mới đây đã bóng gió về khả năng Mario Balotelli có thể đến thi đấu cho Borussia Dortmund. Tuy nhiên, phía Dortmund chỉ làm việc với Raiola về một cầu thủ trẻ sắp chuyển đến đây nên chưa có tỉ lệ phần trăm nào cho chân sút người Italia tới sân Signal Iduna Park.

HỮU DUY (Tổng hợp)

TIN VẮN Đoàn VN dự kiến đến SEA Games 29 với 659 thành viên

Ngày 6-6, Uỷ ban Olympic VN đã công bố nhà tài trợ đầu tiên cho đoàn thể thao VN (TTVN) tại SEA Games 29. Theo danh sách dự kiến, đoàn TTVN sẽ đến đại hội với 659 thành viên, trong đó có 447 VĐV, 114 HLV.Các VĐV của đoàn TTVN tham dự thi đấu ở 30 môn gồm: điền kinh, bơi, bắn súng, TDDC, đấu kiếm, cử tạ, taekwondo, silat, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn... Dự kiến đoàn TTVN sẽ đạt từ 49-59 HCV và đứng trong top 3 đại hội. Theo kế hoạch, đoàn TTVN sẽ tham dự đại hội từ ngày 13-8 đến 1-9. Tổng cục TDTT sẽ lo kinh phí vé máy bay khứ hồi, tiền ăn ở cho 635/659 thành viên trong đoàn. Các đội tuyển bơi nghệ thuật (9 thành viên), bowling (15 thành viên) sẽ đi theo diện tự túc kinh phí.

VN giành 4 HCV quyền taekwondo thiếu niên châu Á 2017

Trong ngày thi đấu đầu tiên Giải taekwondo thiếu niên châu Á 2017 diễn ra tối 6-6 tại nhà thi đấu Quân khu 7 (TP HCM), đội tuyển quyền VN đã giành 4/9 HCV. Ở nội dung quyền đồng đội tiêu chuẩn nữ, bộ ba Nguyễn Kim Phương - Lê Ngọc Hân - Nguyễn Thị Minh Anh đã mở hàng HCV sau hai bài thi với tổng số điểm 7.865. Thái Lan giành HCB với 7.635 điểm, Đài Loan giành HCĐ với 7.615 điểm. Ở nội dung quyền tiêu chuẩn đôi nam nữ, hai VĐV Nguyễn Kim Phương và Nguyễn Quang Trí cũng vượt qua Thái Lan để giành HCV sau hai bài thi với tổng điểm 7.970. Ở nội dung quyền sáng tạo đôi nam nữ, Nguyễn Thị Minh Anh và Bùi Anh Tuấn giành HCV với 7.04 điểm. Chiếc HCV cuối cùng đến từ nội dung quyền đồng đội sáng tạo 5 người với 6.87 điểm.

HẠ NINH (Tổng hợp theo tuoitre.vn)

Thấp thỏm với “vua”

Tuyển Việt Nam: Trẻ người, đừng non dạ

Cuối tháng này, V-League 2017 trở lại, nhưng nếu thử làm một phép thống kê sẽ biết ngay trọng tài là đội ngũ được quan tâm nhiều nhất chứ không phải là cuộc đua đến ngôi vô địch.

Lấy lại uy tín và hình ảnh là khát vọng của “giới còi, cờ” ở giai đoạn lượt

về mùa bóng 2017. Nhưng chỉ với đợt tập huấn kéo dài vài ngày liệu có đủ để các trọng tài, trợ lý trọng tài trau dồi chuyên môn, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cũng như bản lĩnh khi đương đầu với thách thức trên sân cỏ và trước những diễn biến khó lường của bóng đá?

Kể ra là khó, nhưng cơ bản cứ tạm tin vào mục tiêu cao nhất của đợt tập huấn giữa giai đoạn mà VFF phối hợp cùng VPF tổ chức tại Đà Nẵng, vì không ai mong những sai lầm nghiêm trọng và có tính hệ thống ở lượt đi sẽ tái diễn cả. Với lại, để đến mức tiếp tục phải mời trọng tài ngoại tới để cùng chia sẻ trách nhiệm điều hành các trận đấu của V-League thì còn ra thể thống gì nữa.

Cuối tháng này, V-League 2017 trở lại, nhưng nếu thử làm một phép thống kê sẽ biết ngay trọng tài là đội ngũ được quan tâm nhiều nhất chứ không phải là cuộc đua đến ngôi vô địch. Một nhà chuyên môn lão luyện thậm chí còn tếu táo: “Cứ thử hỏi hầu hết các đội

bóng đi, bạn sẽ biết trọng tài là những người đứng đầu về tỷ lệ đặt cược ở lượt về”. Tất nhiên, cược ở đây đơn thuần được hiểu là “không để xảy ra sai sót nghiêm trọng”, chứ không mang ý tứ nào khác.

Tức là, ngay cả khi giới chức điều hành bóng đá Việt Nam và giải đấu V-League hứa hẹn đã chấn chỉnh công tác trọng tài, đồng thời tuyên bố sẽ xử lý đến nơi đến chốn những vụ sai phạm của “Vua áo đen” thì hầu hết các đội bóng vẫn thấp thỏm cho cuộc hành trình của mình. Họ tự an ủi rằng sẽ không còn cảnh trọng tài “gây bão” như ở lượt đi, và những nỗ lực của các cầu thủ trên sân bóng được ghi nhận thật công tâm, chứ không phải bị tước đoạt đầy cay đắng chỉ

vì sai lầm trong nhận định của các trọng tài.

VPF mới đây cho biết trong 2 đợt tập huấn giữa giai đoạn cho các giám sát, trọng tài, đã tích cực trình chiếu những đoạn video tình huống xung đột của trận, tác động của khán giả, lãnh đạo CLB... để giúp các trọng tài hình dung ra phương pháp xử lý an toàn nhất có thể, tránh gây thất thiệt cho các bên tham gia trận đấu. Nhưng rõ ràng, thành hay bại còn tuỳ vào trình độ chuyên môn cũng như bản lĩnh của trọng tài có được thể hiện kịp thời hay không mà thôi.

Những bài học xương máu từ lượt đi, sự khắt khe của giới truyền thông và dư luận sẽ trở thành những hình

thức giám sát hữu ích đối với giới quản lý VFF và VPF trong nỗ lực chấn chỉnh công tác trọng tài. Trưởng BTC giải V-League 2017, ông Nguyễn Minh Ngọc cũng đã thừa nhận: “Các ý kiến đóng góp của các CLB trong buổi họp đánh giá sơ bộ lượt đi mới đây xoay quanh vấn đề trọng tài đều mang tính xây dựng chứ không gay gắt hay phàn nàn. Tất cả đều hướng tới việc đưa ra được giải pháp tốt nhất cho công tác tổ chức lượt về, đặc biệt là vấn đề trọng tài, để mọi việc diễn ra suôn sẻ. VPF cũng đã xác định công tác trọng tài là khâu trọng tâm ở lượt về, quyết định đến thành công của giải đấu nên phải giám sát chặt chẽ hơn nữa”.

Theo LÊ QUANG/Sggp

Đội tuyển Việt Nam có thể nói là đã để tuột mất 2/3 điểm tối đa, vì

lỗi kỹ thuật (trong tính toán thay người), ở trận ra quân gặp Afghanistan, trên sân trung lập Pamir (Dushanbe, Tajikistan). Chúng ta có bàn vượt lên dẫn trước (Văn Toàn, phút thứ 64) và tạo ra được một thế trận khá sáng sủa cho đến khi đối thủ quân bình tỷ số (phút 67). Tuy nhiên, 1 điểm có được trên sân đối phương cũng không quá tệ. Thẳng thắn mà nói, thầy trò ông Thắng có cơ hội ngang bằng với Jordan ở sân Thống Nhất tới đây.

Jordan dù 2 lần vào tới tứ kết Asian Cup 2004 và 2011, có thành tích tốt ở các giải bóng đá Tây Á hoặc Đại hội Thể thao khối Arab..., nhưng vẫn không được xem là một trong những nền bóng đá hàng đầu châu Á tầm như: Saudi Arabia, Iran, Iraq, Bahrain, Uzbekistan hay Nhật Bản,

Hàn Quốc... Trong khoảng 1 năm nay, với 12 trận đấu, họ chỉ thắng được các đối thủ cỡ Hongkong (Trung Quốc), Campuchia hay Georgia, còn lại toàn hoà và thậm chí từng thua Thái Lan 0-2 (King’s Cup vào 6-2016).

HLV Nguyễn Hữu Thắng và học trò hoàn toàn có thể tự tin để giành giật điểm số với đối thủ được đánh giá là mạnh nhất bảng C. Ngoài lịch sử đối đầu của các cấp độ ĐTQG Việt Nam với những đối thủ ở khu vực Trung Đông hoặc Tây Á là khá sáng sủa, thì trong tay vị tướng họ Nguyễn là tập hợp những gương mặt trẻ tài năng bậc nhất của nền bóng đá. Bằng với phần lớn những con người này, HLV Hữu Thắng đang có một kế hoạch dài hơi đến vòng loại U23 châu Á 2018 và SEA Games 29.

Cụ thể, vòng loại U23 châu Á 2018 sẽ khởi tranh những trận đầu tiên vào

tháng 7-2017, một tháng sau đó, SEA Games 29 sẽ diễn ra tại Malaysia. HLV Nguyễn Hữu Thắng trên thực tế đã bắt đầu chu kỳ chuẩn bị những sân chơi quan trọng từ khi ĐTQG tập trung lần 1 năm 2017, chuẩn bị cho trận đấu với Afghanistan (tháng 3-2017), tiếc là chúng ta đã không thể có một kết quả viên mãn. Và trận đấu tập - chào hỏi với U20 Argentina của U22 Việt Nam vừa qua thực sự là bài học lớn.

Dùng đội hình “2-3 trong 1” tại các giải đấu - Vòng

loại châu lục, để chuẩn bị cho “hội làng” SEA Games 29, dễ bị cho là... phản khoa học! Tuy nhiên, chúng ta cần xét năng lực cạnh tranh của các nền bóng đá đối thủ tại bảng đấu của mình, để tính toán một công đôi ba chuyện. Tại vòng loại Asian Cup 2019, Jordan là đối thủ chính lớn nhất của đội tuyển Việt Nam (2 đội còn lại là Afghanistan và Campuchia), trong khi, Hàn Quốc thuộc nhóm hạt giống 1 tại bảng I (còn lại là Macau, Trung Quốc và Timor Leste).

Cứ cho là “tận thu” đi, nhưng bằng với nòng cốt khoảng trên dưới 20 cầu thủ trong độ tuổi (và một số đàn anh dầy dạn kinh nghiệm), được tập luyện và thi đấu suốt một thời gian dài cùng nhau (khoảng 3 tháng, xen kẽ các đợt tập trung là các trận đấu), hoàn toàn có lợi trong việc tạo sự gắn kết về mặt lối chơi, tinh thần và tính toán điểm rơi phong độ.

Theo TUỲ PHONG(Thể thao & Văn hoá)

Với sự bổ sung các cầu thủ U20, đội tuyển Việt Nam thiếu nhiều kinh nghiệm so với đối thủ.

THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

Độ tuổi trung bình là 22,9 tuổi, đội tuyển Việt Nam hội quân lần này được cho là trẻ nhất trong lịch sử. Song chắc chắn, HLV Nguyễn Hữu Thắng không chỉ “chiêu binh mãi mã” cho trận đánh duy nhất với Jordan, trong khuôn khổ lượt trận thứ 2, bảng C - Vòng loại thứ 3 Asian Cup 2019 (vào ngày 13-6, tại sân Thống Nhất, TP HCM)..., mà thuyền trưởng người Nghệ Tĩnh còn có các con tính đường dài khác.

THÔNG BÁO“V/v tìm chủ sở hữu, người sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”

Công an TX Đông Triều đang tạm giữ 41 xe mô tô các loại chưa xác định được chủ sở hữu có đặc điểm như sau:

1. Future 125; màu sơn: Xám - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK:RLHJC5844DY008164; SM: Tẩy xóa.

2. Exciter GP; màu sơn: Xanh - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

3. AirBlade; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHJF1805AY470556; SM: JF27E-0487574.

4. Wave anpha; màu sơn: Đỏ - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHHC09047Y...; SM: HC09E...

5. Exciter GP; màu sơn: Xanh - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

6. Exciter GP 135; màu sơn: Xanh - Trắng - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

7. Wave anpha; màu sơn: Đỏ - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHHC090X5Y...; SM: Tẩy xóa.

8. Không mác (AirBlade); màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xoá; SM: JF27E-...

9. Jupiter RC; màu sơn: Đỏ - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

10. AirBlade; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

11. Sirius RC; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

12. Sirius RL; màu sơn: Trắng; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: RLCS5C630A; SM: Tẩy xóa.

13. SiRiusRC; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: RLCS5C610...; SM: Tẩy xóa.

14. Jupiter V; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: VYA-J5V...; SM: Tẩy xóa.

15. Wave anpha; màu sơn: Xanh; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHHCO...; SM: Tẩy xoá.

16. Wave RS; màu sơn: Đỏ - Bạc - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHHC12228...; SM: Tẩy xóa.

17. Sirius RC; màu sơn: Đen - Trắng; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: 5C64-352693.

18. Sirius R; màu sơn: Đỏ - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: RLCS5C640...; SM: Tẩy xóa.

19. Không mác (Dream); màu sơn: Nâu; biển số: 29L8-5357; lốc máy có chữ: Loncin; SK: *LXDXCGLOIIY001580*; SM: LC1P50 FMG*00700695*.

20. Lead; màu sơn: Đỏ; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

21. Lead; màu sơn: Đỏ; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHJF450...; SM: JF45E-0135524.

22. SH 150I; màu sơn: Trắng - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xoá; SM: Tẩy xoá.

23. SH 150I; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: JF14E-*500654*KTFE1; SM: RLHJF...

24. SH 150I; màu sơn: Bạc - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

25. SH 150I; màu sơn: Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: *ZDCKF08A08F205868*; SM: KF08E*0129405*.

26. Nouvo; màu sơn: Đen - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

27. Exciter GP 150; màu sơn: Xanh - Bạc - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: G3D4E...

28. AirBlade i; màu sơn: Trắng - Đen - Đỏ; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: NC 110AP-0101592; SM: Tẩy xóa.

29. Lead; màu sơn: Xanh - Nâu; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

30. Nouvo; màu sơn: Trắng - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

31. Exciter RC; màu sơn: Đỏ - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

32. Sirius; màu sơn: Trắng - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: RLCS5C6...; SM: 5C64...

33. Nouvo GP; màu sơn: Xanh - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

34. Không mác (Exciter); màu sơn: Đen - Trắng; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Yamaha; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

35. Wave anpha; màu sơn: Trắng - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHHC1212D...; SM: HC12E-...

36. Wave anpha; màu sơn: Đỏ; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: HCO...E-...

37. Ariblade; màu sơn: Trắng - Xám; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xoá.

38. Dream II; màu sơn: Nâu; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: Tẩy xóa; SM: Tẩy xóa.

39. Airblade; màu sơn: Đen - Đỏ; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: NC110AC-0043587; SM: NC110ACF-0043587.

40. Wave anpha; màu sơn: Trắng - Bạc; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Honda; SK: RLHHC1210DY417924; SM: HC12E-5416867.

41. Labour 100; màu sơn: Xanh - Đen; biển số: Không biển; lốc máy có chữ: Sufat; SK: RPJWCG1PJ5A524911; SM: VPJL1P50FMG*524911*.

- Ai là chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp số xe mô tô nêu trên tới Công an TX Đông Triều. (Liên hệ qua đội CSHS-MT) Khu 3 - phường Đông Triều - TX Đông Triều - Quảng Ninh; số điện thoại: 02033.870.067.

- Mang theo đầy đủ giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu hợp pháp để giải quyết.

-Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp không đến nhận, thì số xe mô tô, ô tô có đặc điểm như trên sẽ bị tịch thu theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

TRƯỞNG CÔNG AN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀUĐại tá: Đỗ Công Sáu

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Tôi tên là Nguyễn Văn Tín, hiện cư trú tại: Tổ 39, khu 7, Phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Năm 1991, tôi có mua của ông bà Ngô Thị Thảo thửa đất được cấp Giấy phép xây dựng số 27, ngày 5-8-1988 diện tích 119m2 đất ở có kích thước (6,15m x 19,4m) địa chỉ thửa đất tại: Tổ 39, khu 7, phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nhưng chưa ký thủ tục sang tên đổi chủ. Nay vợ chồng bà Ngô Thị Thảo hiện đang ở đâu về phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để ký các thủ tục chuyển nhượng về đất đai cho vợ chồng tôi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng thông tin đại chúng nếu không liên lạc để giải quyết thì gia đình tôi là Nguyễn Văn Tín và Võ Thị Hồng Đào sẽ báo cáo cơ quan chức năng để giải quyết việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Văn Tín và Võ Thị Hồng Đào, tổ 39, khu 7, phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Số điện thoại: 0978.897.874.

Công ty CP Xi măng Cẩm Phả tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh- Thời gian làm việc từ: 8-17h, thứ 2 đến thứ 6 * Mô tả công việc: - Quản lý nhà phân phối, Tìm kiếm khách hàng, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm của Công ty cho khách hàng. - Lương khởi điểm: 10 triệu đồng/tháng. * Kinh nghiệm: Đã có kinh nghiệm đi thị trường. - Ưu tiên nam, tuổi từ 22 trở lên. - Nhanh nhẹn, trung thực và chăm chỉ, đam mê kinh doanh. - Tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành kinh tế. - Thành thạo vi tính văn phòng. - Phẩm chất cá nhân: Trung thực, nhanh nhẹn, linh hoạt, có trách nhiệm cao trong công việc.- Hộ khẩu thường trú: tại Quảng Ninh. - Địa chỉ làm việc: Phòng Kinh doanh - Công ty CP Xi măng Cẩm Phả, Km6, quốc lộ 18A, Cẩm Thạch, Cẩm Phả, Quảng Ninh. * Yêu cầu hồ sơ: - Đơn xin việc làm. - Sơ yếu lý lịch. - Bản sao hộ khẩu, CMND và các bằng cấp có liên quan. - Giấy khám sức khoẻ. * Hồ sơ nộp về: Phòng Tổ chức - Chính trị, Công ty CP Xi măng Cẩm Phả, Km6, quốc lộ 18A, phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

phân công của UBND tỉnh; tình hình thực hiện Nghị quyết số 16 của HĐND tỉnh về quy định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện giai đoạn 2017-2020; kết quả triển khai các nội dung kiến nghị thuộc lĩnh vực quản lý trong báo cáo kết quả giám sát công tác quyết toán; nội dung trình thông qua tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XIII.

Tại buổi khảo sát, các thành viên trong đoàn đề nghị Sở KH&ĐT làm rõ một số nội dung liên quan đến nợ xây dựng cơ bản; thực hiện các chỉ tiêu liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017; dự kiến phân bổ vốn, nhất là ở cấp huyện; tình hình rà soát các dự án chậm tiến độ...

Phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Xuân Ký đề nghị Sở KH&ĐT làm rõ vốn đầu tư cấp tỉnh tập trung vào dự án nào; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính ngân sách. Liên quan đến nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh cần phải làm rõ vấn đề đầu

tư công trung hạn; rà soát, làm rõ các dự án chuyển tiếp xem dự án nào hiệu quả, không hiệu quả... Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2017, Sở đề xuất các giải pháp thực hiện; tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả các dự án sau đầu tư; nghiêm túc đánh giá lại các dự án ODA...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Cao Tường Huy đề nghị Sở KH&ĐT tiếp tục hoàn thiện báo cáo để chuyển cho đoàn khảo sát. Sở quan tâm đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội; làm tốt công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm... Về lĩnh vực đầu tư công trung hạn, đồng chí đề nghị Sở làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Đồng chí cũng đề nghị Sở rà soát lại quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đúng theo quy hoạch; làm tốt công tác trả lời kiến nghị của cử tri...

QUANG MINH

Khảo sát... (Tiếp theo trang 1)

Page 8: Quảng Ninhbaoquangninh.com.vn/upload/others/201706/12764_Ngay_8_Tr1278.pdfchi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Thời sự trong nước - quốc tếTin vắnu

n Nhật Bản tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện Ta-ca-ha-ma, tỉnh Phư-cư-i, miền bắc nước này sau khi bị trì hoãn một năm do lo ngại rủi ro.n Bộ Nội vụ Séc khẳng định không tiếp nhận thêm bất kỳ trường hợp tị nạn nào từ I-ta-li-a và Hy Lạp dựa trên hạn ngạch phân bổ của EU.n Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đề xuất Quốc hội triển khai tư nhân hoá hệ thống kiểm soát không lưu, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ hàng không của nước này. n Tại Hội nghị châu Phi bày tỏ tình đoàn kết với Cu-ba diễn ra ở Na-mi-bi-a, các đại biểu tham dự kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế hơn 50 năm qua đối với quốc đảo Ca-ri-bê.n Tại Áp-ga-ni-xtan, các tay súng phiến quân bắn rốc-két vào khu vực Sa-sơ Đa-rắc, trung tâm thủ đô Ca-bun giữa lúc diễn ra hội nghị quốc tế về hợp tác an ninh và hoà bình Áp-ga-ni-xtan, song không gây thiệt hại về người. n Một máy bay không người lái chưa xác định thả bom vào một thị trấn thuộc tỉnh Xa-la-hu-đin, miền bắc I-rắc, khiến tám người chết. Vụ việc nghi do tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tiến hành. n Theo SOHR, 21 dân thường Xy-ri chết trong một cuộc không kích do liên quân chống IS tiến hành tại thành phố Ra-ca, thành trì của IS tại Xy-ri. n Truyền thông Pháp đưa tin, một cảnh sát bị thương vì bị một đối tượng nam giới tiến công bằng búa bên ngoài nhà thờ Nô-tơ Đam ở thủ đô Pa-ri. Động cơ vụ việc đang được điều tra.

T.K (tổng hợp)

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhNhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, công bằng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Công Thương tích cực triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu (XK), năm 2017,

ngoài việc tiếp tục thúc đẩy đàm phán và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Bộ Công Thương đã và đang tích cực triển khai các giải pháp cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Đơn cử, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - để đẩy mạnh XK trực tuyến, mới đây, Bộ Công Thương đã có định hướng triển khai sàn giao dịch vietnamexport.com để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội XK. Cung cấp các thông tin tổng quan về thị trường, chế độ quản lý nhập khẩu (NK), biểu

thuế, thông tin các doanh nghiệp NK tiềm năng..., sàn giao dịch này được kỳ vọng sẽ giúp những ngành hàng XK chủ lực của nước ta, đặc biệt là nông - thuỷ sản tăng cường XK trực tiếp đến thị trường và người tiêu dùng nước ngoài.

Việc triển khai sàn giao dịch vietnamexport.com được coi là giải pháp kịp thời trong giai đoạn này bởi hiện nay, mặc dù số lượng

các doanh nghiệp XK Việt Nam đang tham gia các sàn giao dịch trực tuyến lớn như Amazon, Alibaba... còn thấp nhưng đáng chú ý, phần lớn trong số đó là doanh nghiệp XK nông - thuỷ sản. Theo phân tích của các chuyên gia, nông - thuỷ sản ngày càng phải đi đầu trong XK trực tuyến bởi với nhiều ngành hàng gia công khác, vị thế cạnh tranh sẽ dễ bị mất đi trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ. Bên cạnh đó, nếu đầu tư sâu, nông - lâm - thuỷ sản chính là mặt hàng thế mạnh của nước ta, vừa đóng góp lớn cho ngân sách, vừa góp phần xây dựng thành công thương hiệu Việt trên thị trường thế giới.

Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng sàn giao

dịch trực tuyến để tăng XK, Cục Xuất nhập khẩu cũng đang đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, nhiều dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đạt đến cấp độ 4, giúp giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí và được doanh nghiệp đánh giá cao.

Theo bà Phạm Thị Hải - Trưởng đại diện Công ty CP Tôn Đông Á - sau khi tham gia dịch vụ khai nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) qua Internet, thời gian xin cấp C/O của doanh nghiệp đã giúp rút ngắn từ 4-16 tiếng xuống chỉ còn 1-2 tiếng, giúp tạo lợi thế thương mại lớn cho doanh nghiệp.

Với những lợi ích như vậy, theo ông Trần Thanh

Hải, chỉ tính riêng năm 2016, Bộ Công Thương đã cấp C/O qua Internet cho trên 650.000 bộ hồ sơ theo các mẫu khác nhau. Trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để giúp doanh nghiệp khai báo hồ sơ xin cấp C/O nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Sau khi tích cực tháo gỡ rào cản cho các mặt hàng XK chủ lực như bãi bỏ Thông tư 37 quy định về mức giới hạn và kiểm tra hàm lượng formaldehyt, amin thơm chuyển hoá từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may năm 2016, “điểm nhấn” cải cách hành chính của Bộ Công Thương năm 2017 là bãi bỏ Nghị định 109 về Quy hoạch thương nhân kinh doanh XK gạo. Hiện, Bộ Công Thương đang tích cực sửa đổi Nghị định thay thế với nhiều điểm được đánh giá là giúp tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp XK như giảm bớt điều kiện về kho bãi, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, thương hiệu, nâng cao chất lượng gạo XK...

Đến nay, Dự thảo đang lấy ý kiến của các bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội. Với việc mạnh tay gỡ bỏ những thủ tục được lo ngại sẽ kiềm chế sự phát triển của doanh nghiệp, Dự thảo đang nhận được đồng tình và góp ý tích cực của doanh nghiệp và chuyên gia. Sau khi lấy ý kiến, Dự thảo sẽ sớm được trình Chính phủ thời gian tới.

Theo NGỌC BẢO/baocongthuong.com.vn

Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương trên sàn giao dịch vietnamexport.com.

Colombia thu giữ hơn 1 tấn cocaine vận chuyển đến Trung Mỹ

Chỉ trong một ngày mà Nga đã điều các chiến đấu cơ chặn một máy

bay ném bom của Mỹ và một máy bay tuần tra của Na Uy bay dọc biên giới Nga trên các vùng biển.

Nga ngày 6-6 đã điều động một chiến đấu cơ MiG-31 để chặn một máy bay tuần tra của Na Uy đang bay dọc biên giới Nga trên Biển Barents.

Thông tin trên được các hãng tin Nga dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này đồng loạt đăng. Theo hãng tin Reuters, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã xác định được máy bay Na Uy là loại máy bay P-3 Orion chống ngầm và máy bay này đã tắt bộ nhận và phát tín hiệu trong suốt quá trình bay.

Trước đó, cũng trong ngày, một máy bay chiến

đấu Su-27 của Nga cũng đã chặn máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ tại biên giới Nga trên vùng Biển Baltic.

Trong một thông báo, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống phòng không Nga đã phát hiện chiếc B-52 vào khoảng 7 giờ (theo giờ GMT) sáng 6-6. Ngay lập tức chiếc Su-27 thuộc Hạm đội Baltic

Nga đã được triển khai, nhận diện và theo sát máy bay Mỹ.

Thời điểm đó chiếc phi cơ ném bom chiến lược của Mỹ đang bay ở không phận trung lập trên Biển Baltic, dọc theo biên giới Nga. Sau khi chiếc B-52 rời không phận gần Nga, chiếc S-27 đã trở về căn cứ.

Theo HỒNG HẠNH/Báo Tin Tức

Ngày 6-6, lực lượng Hải quân Colombia cho biết đã tịch thu 1,1

tấn cocaine cất giấu trong một lô hàng đang được vận chuyển tại vùng biển Thái Bình Dương thuộc nước này hướng tới khu vực Trung Mỹ. Sau khi thu giữ, Hải quân nước này đã đưa số cocaine trị giá hơn 34,4 triệu USD trên về cảng Buenaventura.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng hải quân Colombia đã tịch thu hơn 47 tấn cocaine, góp phần ngăn chặn nguồn thu 1,6 tỷ USD từ chất gây nghiện của các băng đảng buôn bán ma tuý.

Theo báo cáo của Cơ quan chống Ma tuý và Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), Colombia là một trong những quốc gia trồng cây coca - thành phần quan trọng sử dụng để sản xuất

cocaine - nhiều nhất trên thế giới, với diện tích canh tác lên tới 96.000 ha. Quốc gia Nam Mỹ này cũng là nước

sản xuất cocaine lớn nhất thế giới với 646 tấn trong năm 2015.

Theo TTXVN/Vietnam+

Chiến đấu cơ MiG-31 của Nga.

Một vụ bắt giữ đường dây buôn ma tuý số lượng cực lớn ở Colombia. Nguồn: JammedUp News

Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cải cách thể chế, đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sau khi đơn giản, bãi bỏ 39 TTHC năm 2016, trong năm 2017, Bộ sẽ tiếp tục bãi bỏ 15 TTHC và đơn giản hoá 108 thủ tục.

THÔNG TIN - QUẢNG CÁO

Rạng sáng 7-6, tại Công ty CP ECO Việt Nam của ông Vũ Quang

Đức, ở thôn Khe, xã Cộng Hoà, TP Cẩm Phả, xảy ra cháy tại xưởng sản xuất viên nén mùn cưa.

Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 2 (Cảnh sát PCCC tỉnh) đã huy động lực lượng và phương tiện đến hiện trường phối hợp với Đồn Công an Khu công nghiệp Mông Dương, UBND xã Cộng Hoà và lực lượng chữa cháy

cơ sở của Công ty thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Sau 90 phút (từ khi phát hiện cháy), đám cháy đã được khống chế hoàn toàn, không để xảy ra cháy lan, không gây thiệt hại về người, ước thiệt hại về tài sản khoảng 300 triệu đồng.

Theo Phòng Cảnh sát PCCC số 2, bước đầu xác định nguyên nhân cháy là do chập hệ thống điện của tủ điều khiển hệ thống máy ép.

TUẤN HƯƠNG

Cháy xưởng sản xuất viên nén mùn cưaAN NINH - TRẬT TỰ

Sau B-52 của Mỹ, đến lượt máy bay Na Uy bị chiến đấu cơ Nga chặn

THÔNG BÁOTHẤT LẠC HỒ SƠ XE MÁY CHUYÊN DÙNG

Do sơ suất chúng tôi có làm thất lạc một số hồ sơ xe máy chuyên dùng có những đặc điểm sau:

Tên chủ sở hữu1. Công ty TNHH Hoàng Thành Được;

địa chỉ: Tổ 2, khu 13, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Loại xe: Máy đào bánh xích, màu sơn: vàng, nhãn hiệu: HITACHI EX270LC, năm sản xuất: 1996, số động cơ: H06C-TF13128, số khung: 158-7600

2. Công ty TNHH TM&DV Anh Tuấn, địa chỉ: Tổ 1, Vĩnh Lập, Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. Loại xe: Máy xúc lật bánh lốp, màu: vàng, nhãn hiệu: LIUGONG ZL30E, năm sản xuất: 2014, số động cơ: J8006E30655, số khung: 1401147.

3. Đỗ Đức Hoan, địa chỉ: Tổ 4, Hoàng Hoa Thám, Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. Loại xe: Máy đào bánh xích, màu: vàng, nhãn hiệu: KOMATSU, nước sản xuất: Nhật Bản, số động cơ: 6D125E-2-83417, số khung: PC450-12042.

4. Hứa Văn Vinh, địa chỉ: Khu 5, Vàng Danh, TP Uông Bí, Quảng Ninh. Loại xe: Máy đào bánh lốp, màu: vàng, nhãn hiệu: DOOSAN, nước sản xuất: Hàn Quốc, năm sản xuất: 2003, số khung: SL55W-VGP-1104, số động cơ: 31223.

Vậy chúng tôi xin thông báo tập thể, cá nhân nào có tranh chấp quyền sở hữu xe máy chuyên dùng trên xin gửi về Sở GT-VT Quảng Ninh. Sau 7 ngày kể từ ngày có thông báo này, nếu không có tranh chấp, Sở GT-VT Quảng Ninh sẽ tiến hành làm thủ tục đăng ký cho chúng tôi theo quy định của pháp luật.

Kênh thanh toán đa dạng với mạng lưới hơn 400 điểm giao dịch, gần 2.000 ATM, kênh VCB-iB@nking 24/7 hoặc thanh toán trích nợ tự động.

Áp dụng cho khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí.

Lợi ích dành cho người thanh toán: Nhanh chóng, thuận tiện Không lo chậm trễ Hệ thống gạch nợ tiền điện tức thì ngay sau khi giao dịch thành công An toàn, bảo mật tuyệt đối Tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn Thủ tục đơn giản Dễ dàng đối chiếu và kiểm soátThông tin chi tiết vui lòng liên hệ:Trụ sở Vietcombank Quảng Ninh - Địa chỉ: Đường 25/4, phường Bạch Đằng, TP

Hạ Long - ĐT: 0333.611.922Trụ sở Vietcombank Hạ Long - Địa chỉ: 166 đường Hạ Long, phường Bãi Cháy,

TP Hạ Long - ĐT: 0333.611.911Và các phòng giao dịch trên địa bàn trực thuộc Chi nhánh Vietcombank

Quảng NinhPGD Bạch Đằng: - ĐT: 0333.611.938PGD Lê Thánh Tông: - ĐT: 0333.819.319PGD Hồng Hải: - ĐT: 0333.816.256PGD Quang Trung: - ĐT: 0333.566.891PGD Cẩm Phả: - ĐT: 0333.939.838PGD Trần Phú: - ĐT: 0333.933.899PGD Cửa Ông: - ĐT: 0333.950.955PGD Uông Bí: - ĐT: 0333.562.570

LỜI CẢM ƠN CỦA BAN TỔ CHỨC GIẢI QUẦN VỢT MỞ RỘNG QUẢNG NINH CÚP BIA HÀ NỘI 2017

Sau 2 ngày thi đấu liên tục, sôi nổi giải quần vợt mở rộng tỉnh Quảng Ninh cúp bia Hà Nội đã kết thúc tốt đẹp. So với những mùa trước, giải 2017 có bước tiến mới. Hầu hết các câu lạc bộ trong tỉnh, từ biên giới đến hải đảo đều cử vận động viên tham gia thi đấu. Công tác tổ chức tốt hơn, trọng tài điều khiển các trận đấu chính xác, trung thực. Giải đã kết thúc tốt đẹp, an toàn, gây ấn tượng tốt cho các vận động viên và người xem.

Ban tổ chức giải chân thành cảm ơn Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đưa giải vào là một trong những nội dung của hoạt động trong Tuần Du lịch Hạ Long 2017. Cảm ơn các câu lạc bộ và các đơn vị đã tạo điều kiện tổ chức sân thi đấu tốt. Cảm ơn các vận động viên thi đấu nhiệt tình sôi nổi. Đặc biệt Ban tổ chức giải cảm ơn Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội đã 4 năm liền tài trợ cho giải quần vợt mở rộng Quảng Ninh. Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội đã gắn bó, thúc đẩy sự phát triển phong trào tập luyện, thi đấu quần vợt của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh thành vùng Đông Bắc.

TM. BCH LIÊN ĐOÀN CHỦ TỊCH

Trần Trọng Trung

dịch vụ, các tàu trọng tải lớn thì sẽ tiết giảm chi phí, thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá xuất nhập khẩu của chúng ta. Tôi tin rằng việc các tàu trọng tải lớn vào cập cảng CICT sẽ giúp phát triển kinh tế, xã hội không chỉ của Quảng Ninh mà của cả khu vực”.

Vui mừng trước sự kiện đánh dấu bước phát triển của kinh tế cảng biển, đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh tuyên bố, tỉnh Quảng Ninh sẽ không tiến hành thu bất kỳ loại phí hạ tầng cảng biển nào thuộc thẩm quyền của tỉnh để thực hiện đúng tinh thần đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh.

Tuyên bố của Chủ tịch UBND tỉnh đã được các chủ tàu và các doanh nghiệp có hàng hoá cần vận chuyển bằng đường biển hoan nghênh.

Ông Đỗ Quang Huy - Đại diện hãng tàu ZIM tại Hải Phòng đánh giá cảng CICT có hạ tầng, dịch vụ tốt. Việc phối hợp hướng dẫn luồng lạch của các lực lượng chức năng khiến chủ tàu hết sức yên tâm. Ông Đỗ Quang Huy còn đánh giá cao công tác bốc xếp tại cảng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí nằm cảng và mong muốn các chuyến tàu từ bờ Đông Ấn Độ hằng tuần sẽ đều đặn cập cảng, đảm bảo nhu cầu vận chuyển nhanh và hiệu quả của các bạn hàng.

Ông Ju Kyeong-Ho, Giám đốc của hãng tàu Hyundai Merchant Marine (HMM) tại Việt Nam đã có đánh giá tốt về các dịch vụ trọn gói do cảng CICT cung cấp. Đó là dịch vụ bốc xếp và vận chuyển xà lan trọn gói với thời gian vận chuyển container từ CICT về Hải Phòng chỉ là 24h (đối với container lạnh) và 48h (đối với container thông thường).

Bà Lưu Thị Kim Giang, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Vina New Tarps cho biết, sau khi tuyến ACS - Cái Lân được hình thành, hàng hoá của công ty tại Quảng Ninh đi Hàn Quốc và Malaysia thay vì phải đi sang cảng Hải Phòng để vận chuyển thì công ty sẽ chuyển về cảng CICT.

Như vậy, từ Cái Lân đã thêm sự kết nối và lan toả các tuyến vận tải biển quốc tế. Đây là tín hiệu vui cho Quảng Ninh trong phát triển kinh tế cảng biển. Từ khởi động mới này, mở ra cơ hội phát triển cho cảng biển Quảng Ninh cùng các tỉnh trong khu vực.

NGUYÊN ĐAN

Cái Lân... (Tiếp theo trang 1)

Kết quả xổ sốNgày 7-6-2017Giải đặc biệt: 35870Giải nhất: 58684Giải nhì: 10480-90593Giải ba: 22998-98712-87938-61348-99680-20394

Giải tư: 0440-9718-2648-0663Giải năm: 9024-2810-2959-1649-4915-6175Giải sáu: 862-175-754Giải bảy: 76-15-36-78