150
Quy hoch Tng thPhát trin Kinh tế -Xã hi huyn Cô Tô đế n n ă m 2020, t m nhìn đế n n ă m 2030 UBAN NHÂN DÂN HUYN CÔ TÔ QUY HOCH TNG THPHÁT TRIN KINH T- XÃ HI HUYN CÔ TÔ ĐẾ N NĂM 2020, TM NHÌN ĐẾ N NĂM 2030 Cô Tô, tháng 1 năm 2015

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN …

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

HUYỆN CÔ TÔ

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Cô Tô, tháng 1 năm 2015

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG........................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH........................................................................................... vii

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

I. Tính cấp thiết của việc xây dựng quy hoạch................................................. 1

II. Mục tiêu của việc xây dựng quy hoạch....................................................... 2

III. Nhiệm vụ quy hoạch ................................................................................. 2

IV. Các căn cứ xây dựng quy hoạch ................................................................ 5

V. Phương pháp xây dựng quy hoạch............................................................ 11

PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁTTRIỂNKINH TẾXÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ ....................................................12

1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên............................................................. 12

1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 12

1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu ........................................... 13

1.1.3. Tài nguyên đất.................................................................................. 15

1.1.4. Tài nguyên nước............................................................................... 18

1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng ................................................... 19

1.1.6. Tài nguyên du lịch............................................................................ 21

1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển ................................................................... 23

1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư............................................ 24

1.4. Bối cảnh quốc tế và trong nước .............................................................. 28

1.4.1. Bối cảnh quốc tế............................................................................... 28

1.4.2. Bối cảnh trong nước ......................................................................... 30

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHẦN 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔTÔ .......................................................................................................................34

2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2013 .......... 34

2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế...................................................... 34

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................. 35

2.1.3. Thu chi ngân sách............................................................................. 43

2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư........................................................... 45

2.1.5. Các lĩnh vực văn hoá-xã hội ............................................................. 47

2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng ...................................................... 48

2.2.1. Mạng lưới giao thông ....................................................................... 48

2.2.2. Mạng lưới điện, hệ thống chiếu sáng, thông tin và truyền thông....... 49

2.2.3. Mạng lưới cấp, thoát nước................................................................ 50

2.3. Điểm mạnh-điểm yếu- cơ hội-thách thức (SWOT) ................................. 51

2.3.1. Điểm mạnh....................................................................................... 51

2.3.2. Điểm yếu.......................................................................................... 52

2.3.3. Cơ hội .............................................................................................. 53

2.3.4. Thách thức ....................................................................................... 54

PHẦN 3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆNCÔ TÔ ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 ......................................................56

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển........................................................... 56

3.1.1.Quan điểm phát triển ......................................................................... 56

3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................... 57

3.2. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực............................................... 60

3.2.1. Định hướng phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp ........................ 60

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

3.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp... 62

3.2.3. Định hướng phát triển du lịch - thương mại...................................... 69

3.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội .............................................. 77

3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực................................................................. 77

3.3.2. Giáo dục........................................................................................... 80

3.3.3. Y tế .................................................................................................. 81

3.4. Định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng huyện đảo và trên mỗi đảo.......... 82

3.4.1. Hạ tầng giao thông vận tải ................................................................ 83

3.4.2. Hạ tầng điện ..................................................................................... 86

3.4.3. Hạ tầng cấp nước sinh hoạt............................................................... 87

3.5.4. Hạ tầng xử lý nước thải .................................................................... 88

3.4.5. Hạ tầng xử lý chất thải rắn................................................................ 89

3.4.6. Hạ tầng thông tin và truyền thông..................................................... 90

3.4.7. Hạ tầng thương mại, chợ .................................................................. 90

3.5. Bảo vệ môi trường.................................................................................. 91

3.6. Công tác an ninh, quốc phòng ................................................................ 92

3.7. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ ....................................................... 94

3.7.1. Phương hướng sử dụng đất............................................................... 96

3.7.2. Định hướng phát triển đô thị............................................................. 98

3.8. Luận chứng phương án tăng trưởng lựa chọn (luận giải tính khả thi).... 100

3.9. Danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư ................................. 104

3.9.1. Lĩnh vực ưu tiên đầu tư .................................................................. 104

3.9.2. Danh mục các dự án ưu tiên ........................................................... 105

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHẦN 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYHOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHUNG..................................................................108

4.1. Giải pháp phát triển ngành ................................................................... 108

4.1.1. Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp ......................................... 108

4.1.2. Giải pháp phát triển công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, 111

4.1.3. Giải pháp phát triển du lịch, thương mại......................................... 113

4.1.4. Giải pháp cho công tác an ninh quốc phòng ................................... 115

4.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư............................................................. 118

4.2.1. Định hướng chung.......................................................................... 119

4.2.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................. 120

4.2. Đề xuất mô hình tổ chức hành chính Cô Tô.......................................... 122

4.2.1. Về tổ chức bộ máy ......................................................................... 122

4.2.2. Về đội ngũ cán bộ........................................................................... 123

4.3. Giải pháp phát triền nguồn nhân lực..................................................... 123

4.3.1. Đối với cán bộ viên chức nhà nước ................................................ 123

4.3.2. Giải pháp đối với lao động trong các khu vực kinh tế (ngoài nhà nước)

................................................................................................................. 124

4.3.3. Giải pháp thu hút nhân tài............................................................... 126

4.4. Các giải pháp khác ............................................................................... 126

4.4.1. Giải pháp quản lý hành chính ......................................................... 126

4.4.2. Giải pháp khoa học công nghệ........................................................ 127

4.4.3. Giải pháp về thị trường................................................................... 128

4.5. Tổ chức thực hiện................................................................................. 128

4.5.1. Công khai quy hoạch...................................................................... 128

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.5.2. Giám sát thực hiện quy hoạch......................................................... 129

4.6. Kiến nghị.............................................................................................. 130

4.6.1. Kiến nghị đối với Trung ương ........................................................ 130

4.6.2. Kiến nghị đối với Tỉnh ................................................................... 130

PHỤ LỤC 1. PHÂN KHU VÀ PHÂN KHÚC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠIHUYỆN CÔ TÔ ...............................................................................................132

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ .....................133

PHỤ LỤC 3.TỔ CHỨC BỘMÁY CƠ QUAN ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CẤPHUYỆN HIỆN TẠI ..........................................................................................136

PHỤ LỤC 4.TỔ CHỨC BỘMÁY CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘCUBND HUYỆN HIỆN TẠI ..............................................................................137

PHỤ LỤC 5. CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG.....................................138

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô (ha)............................................ 17

Bảng 2. Lao động phân theo trình độ chuyên môn tính đến 15/9/2013 (người) 26

Bảng 3. Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013)

(người) ............................................................................................................. 26

Bảng 4. Những sản phẩm nông nghiệp chính huyện Cô Tô .............................. 37

Bảng 5. Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013)

(người) ............................................................................................................. 45

Bảng 6. So sánh một số chỉ tiêu của huyện Cô Tôvới tỉnh Quảng Ninh và một số

huyện khác thuộc Tỉnh(năm 2012) ................................................................... 46

Bảng 7. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Cô Tô .................................. 58

Bảng 8. Nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất .................................................... 87

Bảng 9. Nhu cầu nước thải ............................................................................... 89

Bảng 10. Dự báo cơ cấu sử dụng đất (ha) ......................................................... 97

Bảng 11. Lựa chọn phương án tăng trưởng huyện Cô Tô ............................... 103

Bảng 12. So sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 ................. 104

Bảng 13. Các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện đến năm 2030............. 105

Bảng 14. Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá................................................ 106

Bảng 15. Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão tàu cá.................................... 107

Bảng 16. Các dự án xã hội ưu tiên đầu tư phát triển ....................................... 107

Bảng 17. Nhu cầu tổng vốn đầu tư cho phát triển huyện Cô Tô (triệu đồng) .. 118

Bảng 18. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển huyện Cô Tô (triệu đồng) . 119

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện

quản lý (tỷ đồng) .............................................................................................. 23

Hình 2. Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây .................................................... 25

Hình 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô ............................................. 34

Hình 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%)...................................... 36

Hình 5. Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản huyện Cô Tô ................................. 37

Hình 6. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn)............. 38

Hình 7. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm (giá cố định 2010, triệu đồng). 39

Hình 8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng) ................................................... 40

Hình 9. Lượng khách du lịch tới đảo hàng năm (người) ................................... 42

Hình 10.Thu Chi ngân sách huyện Cô Tô (tỷ đồng) ......................................... 44

Hình 11. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm................................................................... 46

Hình 12.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện huyện Cô Tô ...................................... 49

Hình 13. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh....................................... 50

Hình 14. Tam giác kết nối Cô Tô - Vân Đồn - Quan Lạn ................................. 84

Hình 15. Hình thành tuyến đường vòng quanh đảo .......................................... 85

Hình 16. Định hướng phát triển lãnh thổ huyện Cô Tô trong tỉnh Quảng Ninh. 95

MỞ ĐẦUI. Tính cấp thiết của việc xây dựng quy hoạch

Trong thời gian qua, huyệnCô Tô đã đạt được những kết quả tăng trưởngkinh tế và phát triển đáng ghi nhận. Trong những thành tựu đạt được, hạ tầngkinh tế - xã hội (điện, giao thông, trường học) có những thay đổi lớn. Quá trìnhđô thị hóa bắt đầu diễn ra.

Tăng trưởng kinh tế cao góp phần cải thiện thu nhập bình quân đầu người.Cơ cấu kinh tế cũng dịch chuyển theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng đónggóp của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, tương ứng với sựgia tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ.

Tuy nhiên, Huyện Cô Tô vẫn chưa khai thác được hết những lợi thế vàtiềm năng để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. GDP bình quânđầu người của Huyện Cô Tô vẫn thấp hơn nhiều so với mức thu nhập bình quânchung của tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng tốc độchuyển dịch còn chậm, chủ yếu vẫn dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có. Tronglĩnh vực dịch vụ, tiềm năng du lịch chưa được khai thác một cách bài bản, dựatrên chiến lược phát triển bền vững. Thay vào đó, sự phát triển của lĩnh vực nàyđang đi theo hướng tự phát. Hệ quả là chất lượng dịch vụ chỉ có thể thỏa mãnđược nhu cầu bình dân và không đủ chất lượng đáp ứng các nhu cầu cao cấp.

Trong bối cảnh Quy hoạch phát triển KT-XH Tỉnh Quảng Ninh đã điềuchỉnh theo định hướng tăng trưởng xanh, những định hướng phát triển trong“quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến 2010, địnhhướng đến 2020”1 không còn phù hợp.

Chính vì vậy, việc xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyệnCô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", phù hợp với định hướng pháttriển của tỉnh Quảng Ninh, phát huy được các lợi thế, tiềm năng sẵn có củaHuyện Cô Tô để trở thành một đô thị sinh thái biển là thực sự cần thiết.

1Quyết định 513/QĐ-UBND ngày 22/2/2008.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

II. Mục tiêu của việc xây dựng quy hoạch

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện trong 5 năm gầnđây cách để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của Huyện Cô Tô trong giaiđoạn phát triển vừa qua và xác định các nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.

- Đề xuất mới một “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyệnCô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, phù hợp với định hướng phát triểnkinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Làm cơ sở để huy động các nguồn lực phát triển huyện đảo Cô Tô thànhđô thị sinh thái biển trong giai đoạn qui hoạch; cũng như thành pháo đài vữngchắc bảo vệ chủ quyền biển đảo vùng Đông Bắc của Tổ quốc.

- Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp đểtriển khai thực hiện giai đoạn 2015–2020, và sau 2020.

III. Nhiệm vụ quy hoạch

1. Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với mục tiêuphát triển của huyện trong tỉnh và vùng, bao gồm:

- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố nàycho quy hoạch phát triển của huyện.

- Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu và dự báo khả năng khai thácchúng.

- Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn vớiyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.

- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng vềmức độ đáp ứng yêu cầuphát triển cao hơn.

- Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế -xã hội của huyện.

2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đếnphát triển kinh tế, xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

3. Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thứcđối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế,xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh vàvùng lãnh thổ, bao gồm:

- Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từđó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quyhoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch. Luậnchứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).

- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất),giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu và tỷ trọng đóng góp củahuyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năngcạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh.

- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đóinghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo,mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.

- Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mứcđảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường -TCVN. Đưa ra các chính sách, biện pháp đối với một đô thị xanh, sạch phù hợpvà trở thành huyện đảo sinh thái.

- Nhiệm vụ và giải pháp đạt mục tiêu. Luận chứng phát triển cơ cấu kinhtế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sảnphẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dựán đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).

- Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đàotạo nguồn nhân lực;

- Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổhuyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ);

- Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thi, điểm dân cư tập trung, khu vực pháttriển du lịch; Phát triển hệ thống làng nghề cá; khu thương mại, hệ thống chợgắn với các điểm dân cư.

- Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vậtnuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng hoá.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém pháttriển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắnvới ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo.

- Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mứcsống dân cư giữa đô thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư;

- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâudài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trongtỉnh:

a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trongtổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh.

b) Phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông.

c) Phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lướichuyển tải điện của cả tỉnh.

d) Phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, dự trữ nước ngọt và cấpnước.

đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúclợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thốngy tế- chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đấtcăn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực)

- Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên.

- Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ônhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm vềmôi trường và đề xuất giải phápthích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.

- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêuquy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cânđối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quyhoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch:

a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.

b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.

d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.

đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.

IV. Các căn cứ xây dựng quy hoạch

Cấp Trung ương:

* Nghị định:

- Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ vềQuy chế khu vực biên giới biển

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việclập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.

- Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khuvực phòng thủ.

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.

- Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 Nghị định của Chính phủ vềviệc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Nghị định số 22/NQ-CP ngày 7/2/2013 của Chính phủ về quy hoạch sửdụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnhQuảng Ninh.

- Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ : Về Quychế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Nghị quyết:

- Nghị quyết số 54/NQ-TƯ ngày 14/9/2005 của Bộ chính trị về phươnghướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an, quốc phòng vùng đồng bằngsông Hồng đến năm 2010 và định hướng năm 2020.

- Nghị quyết 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (Khóa X) vềtiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vựcphòng thủ (KVPT) vững chắc trong tình hình mới.

- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về việc phêduyệt quy hoạch sử dụng đất đên năm 2020 và kế hoạch sử dụng đât 5 năm kỳđầu 2011-2015 của tỉnh Quảng Ninh.

* Thông tư:

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ KH&ĐT về việchướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày11/01/2008 sửa đổi.

- Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản củatổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển ngày 11 tháng 8 năm 2010

- Thông tư 05/2013/TT-BKHQĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bốquy hoạch tổng thể; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

* Quyết định:

- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chínhphủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh BắcBộ đến năm 2020

- Quyết định số 491/2009QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010-2020.

- Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 phê duyệt Quy hoạch pháttriển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định 742/QĐ/TTg ngày 26/5/2010 của thủ tướng Chính phủ vềviệc Phê duyệt Quy hoạch khu bảo tồn biển Việt Nam giai đoạn 2010-2015

- Quyết định số 457/QĐ-BKHĐT ngày 5/4/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầutư về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biểnđảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

- Quyết định 1208/QĐ/TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủvềviệc phê duyệt phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm2030.

- Quyết định số 1349/QĐ - TTG ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chínhphủ Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàucá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quyhoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.

- Quyết định số 2471/QĐ-BCT ngày 14/5/2012 của Bộ Công thương vềvệc phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn2011-2015, có dét đến 2020.

- Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủPhê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sôngHồng đến năm 2020.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 10147/QĐ-BCT ngày 30/12/2013 của Bộ Công Thươngphê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại các huyện đảo ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020.

- Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 24/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2013-2020.

- Quyết định 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

- Quyết định số 4500/QĐ-BQP ngày 30/10/2014 của Bộ Quốc phòng vềviệc phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế quốc phòng Cụm đảo Đông Bắc, tỉnhQuảng Ninh/Quân khu 3 đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

* Các văn bản pháp quy khác:

- Chương trình hành động số 26 triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 8 (khóaXI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Thông báo số 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Ban Chấp hành Trungương về Đề án Phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắcquốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệtVân Đồn, Móng Cái Quảng Ninh.

- Chị thị số 2178/CT-TTg ngày 2/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường công tác quy hoạch.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Kết luận số 47-KL/TW ngày 6/5/2009 của Bộ Chính trị số kết 3 nămthực hiện Nghi quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

- Văn bản số 3966/VPCP-KTN ngày 01/6/2014.

Cấp Tỉnh:

* Nghị quyết:

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủyvề việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lývà thực hiện quy hoạch.

- Nghị quyết số 13-NQ/TUngày 06/5/2014 của Tỉnh về kế hoạch pháttriển KT-XH 2011-2015 và 2016-2020.

- Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủysản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

* Quyết định:

- Quyết định 513/QĐ-UBND ngày 22/2/2008 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện CôTô đến 2010 tầm nhìn 2020.

- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh QuảngNinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninhđến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 05/10/2010của UBND tỉnh QuảngNinh về việc quy hoạch hệ thống cửa hành bán lẻ, kho xăng dầu 2010-2020.

- Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của UBND tỉnh về quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Cô Tô giai đoạn 2000-2010.

- Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộivùng biển, đảo và ven biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Quyết định 3047/QĐ-UBND ngày 27/9/2011 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc quy hoạch các khu bảo tồn, các vùng cấm khai thác thủy sản cóthời giạn và phân vùng phân tuyến khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh QuảngNinh.

- Quyết định 727-QĐ/TW ngày 9/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vềviệc vận động thanh niên, nhân dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vịhàn chính trực thuộc huyện Cô Tô.

- Quyết định số 2177/2013/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của UBND tỉnhQuảng Ninh về ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đối với hộ dân ra sinhsống ởĐảo Trần, huyện Cô Tô.

- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020.

- Quyết định 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tậptrung tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014của UBND tỉnh QuảngNinhvề việc phê duyệt Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầmnhìn đến năm2050

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh.

- Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 2/6/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh QuảngNinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030s

- Quyết định 376/QĐ-UBND ngày 20/12/2014 về việc phê duyệt đề ántổng thể đưa dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trựcthuộc huyện Cô Tô giai đoạn 2014-2017.

* Các quy hoạch:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050 và ngoài năm 2050.

- Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,tầm nhìn đến 2030.

* Các văn bản pháp quy khác:

- Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 09/7/2014 về triển khai thực hiệnchiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020.

- Văn bản 818/UBND-QLĐĐ ngày 25/02/2013 của UBND tỉnh QuảngNinh về việc phân bổ chỉ tiêu QSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ đầu(2011-2015) cấp huyện.

- Văn bản 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 về việc chấp thuận phươngán quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.

V. Phương pháp xây dựng quy hoạch

- Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tàiliệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp.

- Phương pháp chuyên gia: hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành,các địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội

- Phương pháp phân tích dự báo: được sử dụng để phân tích, đánh giá cácthông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch.

- Phương pháp làm việc nhóm và cùng tham gia giữa đơn vị tư vấn lậpquy hoạch, UBND huyện, các đơn vị trực thuộc UBND huyện và các đơn vị liênquan khác.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰCPHÁT TRIỂNKINH TẾXÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ

1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý:Từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc. Từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông.Huyện Cô Tô cách đất liền 100km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiềudài biên giới biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200km từ khơi đảo Trần đếnngoài phía đông đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng.

Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (thị xãMóng Cái).

Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng.

Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

Huyện Cô Tô là một quần đảo với gần năm mươi đảo lớn nhỏ, trong đó cóba đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích đất nổi của huyệnlà 4750,75 ha. Trong đó, đảo Cô Tô lớn là 1.780ha, đảo Thanh Lân là 1.887 ha,đảo Trần là 512 ha, còn lại là các đảo diện tích nhỏ lẻ khác. Cô Tô có 3 đơn vịhành chính gồm 2 xã và một thị trấn.

Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngư trường khai thác hảisản lớn của cả nước; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách khu kinhtếmởMóng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đường hànghải quốc tếHải Phòng - Bắc Hải 30 km.

Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiềutiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lưu kinh tế với nhân dânTrung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninhquốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giớitrên biển của nước ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạntrên biển.

Huyện Cô Tô còn có ví trí quan trọng tạo thành điểm kết nối và tuyến dulịch, giải trí Hạ Long - Cửa Ông - Vân Đồn – Cô Tô.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu

a. Khí hậu, thời tiết

Quần đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnhmang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đãtạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.

- Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 170 - 280C, nhiệt độ trungbình cao nhất từ 270 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Về mùa đông,nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50 - 15,80C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40C.

- Lượng mưa

Cô Tô là huyện nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn. Lượngmưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm caonhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bốkhông đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa nhiều kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượngmưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm.Lượng mưa cao nhất vào khoảng396 mm vào tháng 8 hàng năm.

- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20- 22% tổng lượng mưa năm, tháng có mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2từ 20 - 26 mm.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tương đương mức trungbình của các huyện, thị xã trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theomùa và các tháng trong năm, tháng 3 và 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhấtvào tháng 10 và 11 là 77 - 78%.

- Chế độ gió - bão

Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùađông bắc và gió mùa đông nam.

Gió mùa đông nam: xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theohơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

của 5 đến 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 11, giật trên cấp 11. Vào tháng5 đến tháng 10 hay gặp dông tố, đặc biệt tháng 6 đến tháng 8 cơn dông thườngxuất hiện từ 15 đến 20 ngày, khi có dông thường hay gây ra mưa to, gió mạnhtạo ra vùng gió xoáy làm ảnh hưởng xấu đến các phương tiện hoạt động trênbiển.

Gió mùa đông bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 nămsau, tốc độ gió trung bình từ 4-6 m/s. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thườnglạnh và mang theo giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuấtnông nghiệp, gia súc, gia cầm...

Bão: Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bãonhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11,nhiều nhất là tháng 6 và tháng 8, ảnh hưởng của bão đối với vùng này là rất lớn,vì bão thường gây ra gió mạnh từ 40 - 50 m/s và mưa lớn từ 300 - 400 mm/ngày.

Sương: có hai loại sương mù và sương muối. Sương muối ít xảy ra, nếucó thì sương muối thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và tháng 1 nămsau.Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày.

Như vậy thời tiết khí hậu đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và bãolũ. Mưa tập trung theo mùa đã gây ra thừa nước về mùa mưa nhiều và thiếunước khá gay gắt vào mùa mưa ít. Bão lũ có thể gây ra những thiên tai, thảm họaảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi bố trí các ngànhsản xuất và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa và gió bão trên đảo.

b. Thuỷ văn và hải văn

Nhìn chung chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo haimùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông.

Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnhBắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa.Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biểnthống trị có hướng Đông Bắc - Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định.Mùahè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa bãosóng đạt tới 6m. Thủy triều dao động lớn từ 3,95-4,95m.

Tóm lại: Huyện đảo Cô Tô nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ có vịtrí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên biển. Đặc biệtHuyện có vị trí tiền tiêu trên biển của vùng Đông bắc Tổ quốc, gần các trung

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

tâm kinh tế lớn của vùng như Hạ Long, Hải Phòng và các trung tâm du lịch nhưVân Đồn, Móng Cái, đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế tổng hợpcủa huyện.

Tuy vậy, huyện Cô Tô cũng chịu nhiều thách thức lớn trước sóng gió, bãotố của thiên nhiên, nằm cách xa đất liền và phải thường xuyên đối mặt vớinhững vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển và vùng biển của nước ta.

1.1.3. Tài nguyên đất

Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây,đất đỏ vàng.

Nhóm đất cát

Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắpchủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhómđất này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơnvị đất là:

Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại đấtphụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển vàthường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.

Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là cát, ởđịa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấntrong huyện. Loại đất này có một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắngvàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pHKCL: 4,50 ở tầngđất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung tích hấp thụ(CEC) thấp: 4,40mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phầncơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.

Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô. Đơn vịđất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là:

- Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặcvàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giớitừ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơở các tầng đềunghèo. Dung tích hấp thu thấp.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quátrình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều kiện địa hình thấphơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chuapHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tươngứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số vàdễ tiêu nghèo (<0,5mg/100g đất), canxi và manhê trao đổi thấp, lượng canxi trao đổichiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phần cơgiới cát mịn là chủ yếu.

Nhóm đất Giây

Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu cóthành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặctính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và ĐồngTiến. Đất Iây có một đơn vị đất là đất Giây chua.

Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giâychua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơở tầng đấtmặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặtkhá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ởlớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêukhá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100gđất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầngdưới có thành phần cơ giới cát pha.

Nhóm đất Đỏ vàng

Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thái phẫu diệnđất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏngthường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Đất Đỏ vàng đượcphân bố ở các xã và thị trấn trong huyện.

Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phảnứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càngxuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt.Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và ma-nhê trao đổi thấp. Dung

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giớiở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Diện tích đất tự nhiên của huyện Cô Tô là 4.750,75 ha, được chia đều chủyếu trên hai hòn đảo lớn là Cô Tô (bao gồm thị trấnCô Tô: 601,49 ha và xãĐồng Tiến: 1.566,08 ha) và đảo Thanh Lân (xã Thanh Lân) là 2.583,18 ha. Đấttại thị trấn và xã Đồng Tiến bằng phẳng và thuận lợi cho hoạt động kinh tế vàphát triển hạ tầng, đô thị hơn so với xã Thanh Lân.

Hiện tại, đất nông nghiệp của huyện Cô Tô chiếm diện tích lớn nhất trongtổng số diện tích đất tự nhiên (chiếm tới 49,5%). Trong đó, phần lớn diện tíchđất nông nghiệp là đất lâm nghiệp (chiếm tới 44% tổng diện tích tự nhiên).Diệntích trồng lúa và hoa màu hàng năm khá nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013diện tích đất trồng lúa là 120,23 ha, đất trồng màu chỉ là 24ha, diện tích nuôitrồng thủy sản không thay đổi trong vòng 5 năm với 110 ha.

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô (ha)

2009 2010 2011 2012 2013

Đất nông nghiệp 2476,11 2476,11 2476,11 2476,11 2476,11

Đất sản xuất nông nghiệp 255,69 250,54 250,54 250,54 250,54

Đất trồng cây hàng năm 155,65 151,97 151,97 151,97 151,97

Trong đó:

Đất trồng lúa 123,68 120,23 120,23 120,23 120,23

Đất lâm nghiệp có rừng 2090,57 2090,57 2090,57 2090,57 2090,57

Đất nuôi trồng thuỷ sản 111 111 111 111 111

Đất nông nghiệp khác 24 24 24 24 24

Đất phi nông nghiệp 1155,47 1164,91 1164,91 1164,91 1164,91

Đất chưa sử dụng 1236,78 1232,94 1232,94 1232,94 1232,94

Nguồn: UBND huyện Cô Tô

Một thế mạnh của huyện Cô Tô đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫnchiếm một tỷ lệ khá lớn (năm 2013 còn 1232,94 ha và chiếm khoảng 30% tổng

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất núi đá không có rừng cây khoảng 33ha; đấtđồi núi chưa sử dụng khoảng 513ha; còn lại khoảng hơn 600 ha đất bằng chưasử dụng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ quy hoạch pháttriển huyện đảo Cô Tô theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo.

1.1.4. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệum3/năm2, tuy vậy khả năng giữ nước lại rất kém. Do xung quanh huyện đảo làbiển bao bọc, địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớnnên lượng nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Hệ thốngsông suối của Cô Tô nhỏ và chỉ hoạt động vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện có13 con suối có chiều dài từ 1km trở lên, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo CôTô có 3 và đảo Cô Tô con có 1 con suối. Riêng ở đảo Thanh Lân có 3 con suốicó lưu vực khá lớn như suối Ngọc Mai dài 0,7 km, lưu vực 0,88 km2; suối CápChán dài 1,9 km, lưu vực 1,03 km2; suối Bắc Vân Xín dài 1,5 km, lưu vực 1,63km2.

Trong những năm vừa qua, huyện đã đầu tư xây dựng đập tạo hồgiữ nước(hồ Trường Xuân,) hiện đủ cung cấp nước cho nhu cầu của người dân địaphương trên đảo và khách du lịch hiện tại, tránh tình trạng thiếu nước trong mùakhô như trước đây. Tuy nhiên, lượng nước tại các hồ chứa phụ thuộc khá nhiềuvào lượng mưa hàng năm. Hơn nữa, nguồn nước dự trữ cũng cần tính tới đápứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp (lượng nước đối với những du khách nàythường sử dụng nhiều hơn).Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước sạch cho toànhuyện vẫn chưa hiện đại, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của khách du lịch cao cấp.

Nguồn nước ngầm

Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệum3.Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nướcngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể khai thác nước ngầm từ quy mônhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầngchứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ

2 Lượng mưa trung bình 1707,8 mm x diện tích tự nhiên 46 km2x tỷ trọng đất nông lâm nghiệp 0,61

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sửdụng khác. Có thể sử dụng các giếng khoan hoặc đào giếng với độ sâu 8 - 20mđể cung cấp nước, có những khu vực mực nước ngầm chỉ ở độ sâu 4-5 m như ởthôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Một số nơi sát biển hay bị nhiễm mặn. Tuy vậy,đến nay chưa có đánh giá về khả năng khai thác nước ngầm. Vì vậy trong cácnăm tới cần khảo sát điều tra để làm rõ trữ lượng và khả năng khai thác. Mặtkhác, để giữ được nguồn nước ngầm cần tiếp tục bảo vệ diện tích rừng hiện cóvà tăng cường trồng rừng mới.

1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện đảo Cô Tô được đánh giá theo diện tích và giá trịcủa thảm thực vật. Năm 2013, huyện Cô Tô có 2.090,57 ha rừng, chiếm 44% tổngdiện tích tự nhiên huyện (giảm so với năm 2005 là 2.328,45 ha rừng, chiếm 49,2%diện tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên là 1080 ha, rừng trồng 1008 ha, rừngngập mặn chiếm diện tích không đáng kể . So với năm 2005 thì diện tích tự nhiênhiện nay có xu hướng tăng lên và diện tích rừng trồng giảm xuống.

Giá trị tài nguyên của thảm thực vật: hiện nay rừng trên đảo đa số là rừngnon phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Rừng của huyện CôTô còn có nhiều loại cây gỗ thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, longnão, lim, giao, bồ hòn, thông, keo... Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dượcliệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo.

Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với cáchọ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim... Dưới tầng cây bụi làtầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Ngoài ratrên đảo còn có cây bụi, trảng cỏ trên cồn cát với các loài họ phong bai, dừa cạn,xương rồng, rau muống biển; Rừng trồng với các loài chính như thông, phi lao,bạch đàn. Cây rừng có độ cao trung bình 10-12m, có nhiều loài cây xanh quanhnăm, nhưng cũng có loài cây “thanh ngạnh” là loài rụng lá vào mùa đông

Động vậtrừng từ xa xưa có khá nhiều nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lâncòn có đàn khỉ vàng chừng, một số loài trăn, tắc kè...

Tài nguyên biển

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo.Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Độngvật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giápxác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốcnón, tôm hùm, hải sâm.

Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triểnrộng lớn ở độ sâu10 - 20m có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loàiquý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón vớidiện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100tấn/năm.

Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổivà các đáy.

Cá nổi phân thành 2 nhóm là nhóm cá ít di chuyển và nhóm cá di cưxa.Trong đó cá ít di chuyển có cá trích xương (Sardinella jusieu), cá lầm(Dussumieri hasseltii), cá cơm (Engraulidate), cá nục (Decapterus)... chúng tạothành những đàn cá địa phương.Cá di cư xa như cá ngừ, cá bạc má, cá nhám...Từng loài cá di chuyển theo các mùa khác nhau. Cá trích xương có thời gianxuất hiện rộ vào vụ Nam. Cá lầm, cá nục có thời gian xuất hiện gần như quanhnăm và xuất hiện rộ vào cuối vụ Bắc đến đầu vụ Nam. Cá bạc má, cá dầu, cá chỉvàng, cá lẹp thời gian xuất hiện chính là vào vụ Nam. Cá ngừ có hiện tượng dicư xa nhất, mùa đông chúng sống ở những khu vực phía Nam biển Đông, tháng4 các đàn cá ngừ di chuyển vào vịnh Bắc Bộ và đi lên phía Bắc vịnh. Cá chuồnvà một số loài thuộc họ cá khế khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, chúng rờikhỏi vịnh Bắc Bộ.

Cá đáy có nhiều loài như họ cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Symodidae),họ cá lượng (Nemipteridae), họ cá trác (Pricanthis), họ cá miễn sành (Spridae),họ cá hồng (Lutjanidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), v.v.

Ngoài ra còn có Cá mực gồm 6 loài, mực ống chủ yếu là mực Trung Hoa tậptrung nhiều ở đông nam đảo Thanh Lân, sản lượng khai thác có thể đạt 50 tấn/năm.Cô Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 200 hải lý vuông, độ sâu 11-23m, đáy tươngđối bằng phẳng, chất đáy cát pha bùn. Tôm bị khai thác quá mức nên nguồn lợi suygiảm nhanh, hiện tại tôm còn rất ít. Cô Tô có trai ngọc là một đặc sản quý, phù hợp

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

với điều kiện tự nhiên của Cô Tô nên trong tự nhiên trai ngọc phát triển tốt. Hiệnnay trai ngọc tự nhiên vẫn tồn tại ởCô Tô, nhưng trữ lượng chưa được điều tra đểxác định. Hải sâm và bào ngư cũng là hai loài đặc sản của Cô Tô. Ở phía Đôngquần đảo có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cả 2 loại hải sản này.Tuy nhiên, trữ lượng tự nhiên chưa được điều tra xác định.

Ở vùng biển Cô Tô có 3 bãi cá điển hình là: bãi cá đáy Bạch Long Vĩ, bãi cá nổiven bờ Quảng Ninh và bãi cá nổi Bạch Long Vĩ.

Bãi cá đáy Bạch Long Vĩ có phạm vi từ 19030’N - 20030’N và 107000E -108030’E độ sâu trên dưới 50m chất đáy là bùn cát, cát bùn. Diện tích 2.115 hải lývuông (7.254,2km2), trữ lượng 39.128 tấn, khả năng khai thác 19.562 tấn, mật độ5,39 tấn/km2. Các loại cá tầng đáy chủ yếu: cá miễn sành, (Paragryrops edita), cámối thường (Saruidatum), cá lượng (Nemipterus), cá phèn khoai(Upeneusbensasi), cá nục sồ (Desapterus maruadsi), cá trác (Priacanthus).

Bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh có phạm vi từ Nam Long Châu đến khu vựcThương Hạ Mai và Thanh Lân - Cô Tô lên tới đảo Vĩnh Thực. Cá tập trung tươngđối dày trong vụ Nam, ở độ sâu từ 10-30m. Trong vụ Nam ở khu vực liền bờthường gặp các đàn cá nổi. Các loại cá nổi chủ yếu: cá mực sồ (Decapterushasselti), cá cơm (Engraolidea), cá trích xương (Sardinella jussieu).

Bãi cá nổi Bạch Long Vĩ nằm chủ yếu ở Đông và Đông Bắc đảo BạchLong Vĩ ở độ sâu 35-55m, đây là bãi cá nổi tốt nhất cho vụ Bắc ở vịnh Bắc Bộ.Các loại cá nổi chủ yếu: cá nục sồ, cá trích, cá lầm. Mật độ cá phân bố dầy ởphía Bắc bãi cá.

1.1.6. Tài nguyên du lịch

Tiềm năng du lịch

Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịchsinh thái biển cao cấp như:

- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, khôngkhí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàuhình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn,Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừngnguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển phong

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp vớidu lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.

- Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng CôTônhững nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn vớicác đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biểnsạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi đểphát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảoCô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợpvới nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.

- Đào còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bịchia nhỏ (đảo Cô Tô con phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưacó dân sinh sống và trên đảo Cô Tô to còn nhiều vị trí phù hợp phát triển du lịchsinh thái biển)

- Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắtxa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợiphát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phêduyệt dịch vụ). Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạothành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực,cá khô...

- Đặc biệt, tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thànhCô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với VânĐồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Trước năm 2012, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phục vụ khách dulịch phát triển ởmức độ hạn chế do các khó khăn về giao thông vận tải, cơ sở hạtầng, thiếu điện và nước sạch. Các cơ sở lưu trú chủ yếu dưới hình thức kết hợpsinh hoạt gia đình và kinh doanh khi có nhu cầu của khách. Tuy nhiên, kể từ dựán nối điện lưới quốc gia ra Cô Tô, sự “bùng nổ” đầu tư vào lĩnh vực du lịchđược đánh dấu bởi sự tăng trưởng nhanh các cơ sở lưu trú. Đến năm 2014, trêntoàn địa bàn huyện đã có 68 cơ sở lưu trú, tập trung chủ yếu ởĐảo Cô Tô (62 cơ

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

sở) và hơn 50 hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú theo mô hình lưu trúhome-stay. Tổng số phòng lưu trú (các loại) lên tới 800 phòng.

Xu hướng chuyển dịch dần sang đầu tư cho các cơ sở lưu trú đạt tiêuchuẩn đã dần thay thế hình thức cung cấp dịch vụ phòng ở theo mô hình home-stay. Đến tháng 6/2014, trên địa bàn toàn huyện đã có 30 khách sạn, 01 nhà khácvà 37 nhà nghỉ.

1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển

Nguồn vốn đầu tư của huyện hiện tại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồnvốn ngân sách từ cấp trên do nguồn thu ngân sách trên địa bàn dù có xu hướngtăng những vẫn rất nhỏ. Trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp hoạt động vàquy mô của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ nên trong vài năm tới nguồnthu phục vụ đầu tư từ nguồn này vẫn chưa có sự đột biến.

Hình 1. Vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấphuyện quản lý (tỷ đồng)

Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm

��

���

���

���

���

���

2009 2010 2011 2012 2013

����

����� ���

���

���

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Tuy nhiên, kể từ năm 2010, huyện Cô Tô đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợngân sách khá lớn. Dù là huyện đảo nhưng các điều kiện căn bản cho phát triểnnhư trường học, mẫu giáo, trạm y tế, trung tâm thể thao văn hóa,.. đã được đầutư khá đây đủ và khang trang. Năm 2013, vốn đầu tư do cấp huyện quản lý giảmmạnh do các hạng mục cơ bản phục vụ đời sống của người dân trên đảo đã đượchoàn thiện.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cấp trên cấp thì lãnh đạo huyệncũng đã chủ động xin các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp khác trên địa bàntỉnh cũng như ngoài tỉnh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện phụcvụ người dân.

Bên cạnh nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tài trợ, trong vài năm gầnđây, nguồn vốn của người dân địa phương trên đảo là nguồn vốn đầu tư pháttriển quan trọng, đặc biệt từ khi có điện lưới năm 2013, người dân trên đảo bắtđầu đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, nhà ở và đầu tư cho sản xuất tăngmạnh (theo ước tính của lãnh đạo huyện khoảng hàng trăm tỷ và bằng vốn đầutư của 20 năm trước đây cộng lại). Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng giúphuyện mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch cũngnhư người dân trên đảo.

Đến thời điểm hiện tại, huyện vẫn chưa thu hút được dự án đầu tư nướcngoài nào do hạn chế về cơ sở hạ tầng.

1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư

Cộng đồng dân cư

Dân cư huyện Cô Tô chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều địa phương khácnhau trong cả nước ra xây dựng kinh tế mới như Hải Phòng, Nam Định, TháiBình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Dân cư chủ yếu tập trung tại trung tâm của huyệnlà thị trấn Cô Tô.

Do mục đích sinh kế chính của người dân trên đảo khi ra xây dựng kinh tếmới là khai thác và đánh bắt thủy, hải sản (trước năm 1979 Cô Tô là nơi cónhiều loại hải sản quý hiếm và cũng là nơi từng đạt năng suất đánh bắt cao nhấtmiền Bắc với 18 tấn/lao động/1 năm) nên hiện tại nghề này vẫn chiếm phần lớnlao động làm việc.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Trong vài năm gần đây, dù ngành du lịch đã có sự bùng nổ tại Cô Tô vềsố lượng khách du lịch thu hút nhưng tính chuyên nghiệp của người dân vẫnchưa cao, hầu hết lao động chưa qua đào tạo và hoạt động theo hình thức hộ giađịnh nhằm phục vụ khách bình dân, kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu. Đặcbiệt, kiến thức và nhận thức về du lịch cao cấp còn rất hạn chế.Văn hóa tiêudùng, sinh hoạt và vấn đềmôi trường còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh vànâng cao nhận thức.

Dân sốvà nguồn nhân lực

Trong 5 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng nămtừ 4.992 người năm 2009 lên 5.553 người tính tới năm 2013, tăng 561 người.Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tính đến15/9/2013, huyện Cô Tô có tổng số 1.662 hộ với 5.602 nhân khẩu (so với 1.623hộ trên địa bàn huyện với 5.556 nhân khẩu tính đến 1/4/2013).Như vậy, chỉtrong vòng khoảng gần nửa năm nhưng số hộ và dân số cũng đã có sự gia tăngkhá nhanh. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người(chiếm 63%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng laođộng tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân do cóđịa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung ít hơn.

Hình 2. Dân sốhuyện Cô Tô 5 năm gần đây

Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm

���

���

���

����

����

����

���

���

����

����

2009 2010 2011 2012 2013

�����

�����

�����

�����

�����

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cô Tô vẫn khá nhỏ, lao động qua đào tạotoàn huyện là 949 người (26,88% tổng số lao động); trong đó xã Thanh Lân đạt23,84%, xã Đồng Tiến đạt 21,25%. Tuy nhiên, hiện phần lớn lao động được đàotạo tập trung làm việc trong các cơ quan nhà nước, còn lại lao động trong khuvực nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm và chưaqua đào tạo.

Bảng 2. Lao động phân theo trình độ chuyên môn tính đến 15/9/2013(người)

TT Chỉ tiêu

Tổng số Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Hộ Nhânkhẩu

Sốngườitrong độtuổi laođộng

Họcnghề

Trunghọc

chuyênnghiệp

Caođẳng

Đạihọc

Tổng số: 1.662 5.602 3.530 469 197 131 152

1 Thị trấn Cô Tô 757 2.597 1.503 86 115 93 93

2 Xã Đồng Tiến 517 1.739 1.248 227 43 23 46

3 Xã Thanh Lân 388 1.266 779 156 39 15 13Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)

Hiện tại, lao động của huyện tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệpvà khu vực dịch vụ. Cụ thể, lao động nông nghiệp chiếm 20,99%; ngư nghiệpchiếm 27,11%; dịch vụ du lịch và thương mại chiếm 24,81%; cơ quan nhà nướcchiếm 11,55%; lĩnh vực công nghiệp xây dựng nhỏ nhất khi chỉ chiếm 2,88%trong lực lượng lao động.Bảng 3. Lao động phân theo ngành nghềhuyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013)

(người)

Cơ quannhà

nước

Nôngnghiệp

Ngưnghiệp

Lâmnghiệp

Côngnghiệp -xây dựng

Dịch vụ, dulịch,

thương mại

Tổng số 408 741 957 n/a 102 876

Thị trấn Cô Tô 270 126 323 n/a 51 638

Xã Đồng Tiến 91 441 329 n/a 32 95

Xã Thanh Lân 47 174 305 n/a 19 143

Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Cô Tô hiện nay vẫnkhá thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn. Phần lớn lao độngtrong khu vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch hoạt động theo kinh nghiệm và tựhọc hỏi lẫn nhau là chính. Những kiến thức về hoạt động kinh doanh du lịch mớichỉ đáp ứng được nhu cầu du lịch bình dân, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịchtrung cấp và cao cấp. Vì vậy, kế hoạch đào tạo cho lao động và kiến thức-vănhóa du lịch cao cấp đối với người dân nói chung cần phải thực hiện ngay từ bâygiờ nhằm đáp ứng mục phát triển kinh tế dựa vào du lịch trong giai đoạn tới.

Hệ thống xử lý rác thải và vấn đềmôi trường

Trong vài năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệmôi trường như đặt thùng rác tới tận khu dân cư của thị trấn và 2 xã, có đội thugom rác sinh hoạt, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường nên vấn đề môi trườngcũng có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân về vấn đề môitrường và thói quen tiêu dùng cũ nên tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môitrường vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc thu gom rác trên các bãi biển tại các xã,thị trấn trong những tháng cao điểm về khách du lịch còn nhiều hạn chế.

Ủy ban nhân dân huyện đã ra thông báo chấn chỉnh công tác sử dụng đấtđai và bảo vệ môi trường của các cơ sở chế biến sứa và tiến hành kiểm tra việcxây dựng hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chế biến sứa biển, yêu cầu cáccơ sở chế biến sứa khẩn trương hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nướcthải trước khi đi vào hoạt động vụ tiếp theo. Qua kiểm tra vẫn phát hiện 33 cơ sởvi phạm về bảo vệ môi trường.

Hiện tại, huyện cũng đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinhhoạt (công nghệ đốt rác) ngay trên đảo dự kiến hoàn thành trong năm 2014 sẽ xửlý tối đa rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Đây là điều kiện tốt giúp giảiquyết những tác động vềmôi trường trong dài hạn, đặc biệt không ảnh hưởng tớihoạt động du lịch và giúp huyện trở thành đô thị sinh thái tiên phong ở ViệtNam.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên khoáng sản cũng đượclãnh đạo huyện và các cấp đặc biệt quan tâm như việc quản lý và bảo vệ rừng,đặc biệt diện tích rừng tự nhiên ngày càng gia tăng. Huyện cũng đã có văn bản

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

quy định nghiêm cấm việc khai thác, đánh bắt hủy diệt bằng chất nổ, hóachất,…nhằm bảo vệ sinh thái tài nguyên và động thực vật phát triển bền vững.

1.4. Bối cảnh quốc tế và trong nước

1.4.1. Bối cảnh quốc tế

Xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âuthời gian qua cho thấy nền đại công nghiệp cơ khí, với các công nghệ và môhình tiêu dùng truyền thống, đang đi đến những giới hạn khách quan về tàinguyên, môi trường, về chi phí sản xuất, về thị trường và xã hội mà chúng dựavào, cũng như những giới hạn nội tại của bản thân các công nghệ và nền sảnxuất đó. Vì vậy, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là xu hướng được các quốc gialựa chọn, một mặt thể hiện sự điều chỉnh để thích nghi của các quốc gia saukhủng hoảng mặt khác nó cũng xuất phát từ yêu cầu giải quyết những bất cậptrong mỗi nền kinh tế. Về cơ bản, việc chuyển đổi đang diễn ra trên ba cấp độ:

Cấp độ sản phẩm: Xu hướng đổi mới, cải thiện toàn diện từ chủng loại,chất lượng, công dụng, giá thành, với mục tiêu đa dạng hóa, tinh giản và tíchhợp nhiều chức năng. Đặc biệt, thế giới sẽ ngày càng ưa chuộng và mở rộng sảnxuất, cũng như tiêu dùng các sản phẩm “xanh”, sạch, và bảo vệ sức khoẻ conngười bằng những công nghệ có hàm lượng khoa học ngày càng cao và thânthiện với môi trường …

Cấp độ công ty: Một bộ phận doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp qui môhoạt động nhằm giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một bộphận khác có xu hướng mở rộng thông qua hoạt động mua bán và sát nhập(M&A) để tận dụng hiệu quả theo quy mô, nâng cao sức cạnh tranh.

Cấp độ nền kinh tế: Xu hướng xây dựng mô hình tăng trưởng “xanh”đang diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến hoạt động sảnxuất kinh doanh. Các quốc gia có xu hướng giảm dần các ngành khai thác, chếbiến nguyên liệu truyền thống và xuất hiện những ngành khai thác, chế biếnnguyên liệu mới thân thiện với môi trường; Các ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọnglớn nhất và đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng tấtyếu của thời đại, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là cácnước đang phát triển.Tuy nhiên, quá trình này cũng mang lại nhiều thách thứckhông nhỏ.

Điểm nổi bật trong xu thế toàn cầu hóa là quá trình sản xuất đang đượcchia nhỏ thành các công đoạn khác nhau và các nước đều cố gắng đạt được mộttrình độ và mức độ chuyên môn hoá nhất định để tham gia vào mạng lưới sảnxuất toàn cầu và khu vực. Đối với Việt Nam, vấn đề đặt ra là có thể và cần đảmnhận khâu nào trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu khi cơ cấu kinh tế chuyênmôn hóa trong những ngành có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động giárẻ.

Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chất lượng đào tạo cònnhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là cho cácngành, lĩnh vực công nghệ cao, các loại h́ình dịch vụ hiện đại đang là thách thứclớn đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong việc thamgia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triểnvới các quốc gia đi trước.

Trung Quốc là một nền kinh tếmới nổi và có vị thế, có ảnh hưởng lớn đốivới các nước trong khu vực trên các mặt kinh tế, quốc phòng-an ninh. Là mộthuyện biên giới, tiếp giáp với Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng trực tiếp vànhanh chóng trước những thay đổi (tích cực và tiêu cực) của chính sách thươngmại.

Xu thếphát triển khoa học công nghệ của thế giới

Khoa học công nghệ được coi là yếu tố cơ bản của sự phát triển, đẩynhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làmchuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Dưới tác động của đổimới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng, phong phú và phức tạp hơn, các ngànhcó hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn so với các ngànhtruyền thống hao tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trong thời đại kinh tế tri thức này, tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra rấtnhanh và công nghệ thông tin ngày càng tác động mạnh đến sản xuất và đờisống, đóng vai trò là hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế hiện đại, là “hạ tầng của hạtầng”. Điện tử, tin học, viễn thông, điều khiển học gắn kết với nhau trong mộtsản phẩm hoặc hệ thống thiết bị.

Với sự thâm nhập của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ toàn cầu,cơ cấu kinh tế của nước ta sẽ có điều kiện tốt cho sự chuyển dịch cơ bản về chất,kết nối với cơ cấu kinh tế trong khu vực, làm tăng khả năng tăng trưởng kinh tếtrong nước và đáp ứng sự phân công hợp tác trong khu vực. Trước cơ hội pháttriển như vậy, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các địa phương là phải có kế hoạchnâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận những công nghệ mới(cả trong quản lý và sản xuất), từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thếhội nhập này.

1.4.2. Bối cảnh trong nước

Tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướngtăng trưởng xanh.

Sau nhiều năm đạt được thành tích tăng trưởng được coi là khá ngoạnmục, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang đối mặt với yêu cầugay gắt phải “chỉnh sửa căn bản cấu trúc” khi mô hình tăng trưởng hiện tại dựatrên các trụ cột chính là khai thác tài nguyên; lao động rẻ chất lượng thấp; đầu tưvốn lớn và dễ dàng; khu vực DNNN có thế lực mạnh nhưng với hiệu quả thấptất nhiên dẫn tới một cơ cấu ngành ít có năng lực “tự cải tạo”, bị hãm lâu ở tầngđẳng cấp thấp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng xét theo quan điểm pháttriển bền vững. Kéo theo đó là một cơ cấu công nghiệp lệch lạc – thiếu nền tảngcông nghiệp hỗ trợ, thiếu lực lượng doanh nghiệp có khả năng liên kết và gianhập vào chuỗi sản xuất thế giới và khu vực, do đó, không thể cạnh tranh và lớnlên một cách bình thường.

Trước bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới mô hình tăng trưởng vàtái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng phát triển, tiết kiệm tàinguyên, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và đạt hiệu quảtoàn diện. Trong đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu là thay đổi độnglực của tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu dựa vào tăng quy mô các yếu tố đầu vào

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(vốn, lao động, tài nguyên) sang gia tăng hiệu quả, năng suất lao động và năngsuất các yếu tố tổng hợp để các yếu tố này trở thành động lực tăng trưởng kinhtế. Ba lĩnh vực trọng tâm khởi động cho cả quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhànước mà trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu các ngânhàng thương mại.

Tăng trưởng xanh là mô hình phát triển mới được nhiều nước trên thế giớiquan tâm, đặc biệt khu vực châu Á Thái Bình Dương nơi đã thu được nhiều kếtquả quan trọng nhằm không những giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khảnăng thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn nâng cao chất lượng của tăngtrưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiệnđời sống người dân. Tăng trưởng xanh do đó, là cách thức phát triển phù hợp vớiyêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạnsắp tới ở Việt Nam. Để có thể đáp ứng được yêu cầu cho công cuộc cải cáchtrên, ngoài nguồn lực vật chất thì nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai tròquyết định trong việc phát triển những ngành có giá trị gia tăng và hàm lượngchất xám cao.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được thông quatại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “phát triểnvà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là đột phá chiến lược, làyếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấulại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọngnhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực conngười được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quý báu nhất, có vai trò quyếtđịnh, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn vật chất còn hạnhẹp”. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Trên cơ sở đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợphài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu yêu cầu lực lượng lao động cũng cần đượcnâng cao về chuyên môn, kỹ năng giỏi, tác phong đạo đức tốt và khả năng tưduy sáng tạo nhạy bén.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trong những năm qua, nhân lực được đào tạo các bậc hàng năm đều tăngnhưng lao động có chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu xã hội. Trong khinguồn nhân lực chất lượng cao là sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang tìmkhông ra việc làm thì các doanh nghiệp cũng kêu ca về khó khăn trong tuyểndụng nhân lực. Cung và cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫnchưa tìm được hướng đi chung.

Đây là thách thức đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh (trongđó có huyện Cô Tô) nói riêng trong việc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hộinhằm định hướng phát triển những những ngành xanh và sạch, đồng thời phải cógiá trị gia tăng cao (do qui mô diện tích Cô Tô nhỏ) góp phần vào tăng trưởngkinh tế cao và bền vững.

Cô Tô trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triểncủa Quảng Ninh

Định hướng phát triển từ nay đến 2020 của tỉnh Quảng Ninh sẽ là chuyểnđổi mô hình tăng trưởng, từ tăng trưởng dựa vào tài nguyên sang tăng trưởngxanh; từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu; thực hiện tái cấu trúc lạinền kinh tế tỉnh một cách hài hòa trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất vàdịch vụ theo hướng bền vững, trong đó tập trung vào các giải pháp phát triểnxanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao phục vụ cho phát triển du lịch đẳng cấp quốc tế; đẩy mạnh thu hút cácnguồn lực đầu tư, thu hút các doanh nghiệp “sạch”,...

Tái cơ cấu dựa trên sự thay đổi ba trụ cột phát triển cơ bản của QuảngNinh bao gồm:

(i) Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, đột phá là du lịch, hướng đếncông nghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-ngânhàng; cửa khẩu, hàng không và cảng biển)

(ii) Phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môitrường (công nghiệp xanh)

(iii) Phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển (nông nghiệp xanh).Trọng tâm phát triển là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

cao, găn với nuôi trồng chế biến các sản phẩm nông-lâm-thủy sảnphục vụ du lịch và xuất khẩu.

Với sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” của QuảngNinh, Cô Tôvới vị trí tiền tiêu của vùng biển phía Đông Bắc gắn với những lợithế tuyệt đối (như phân tích ở trên) sẽ có vai trò quan trọng trong việc hiện thựchóa chiến lược tăng trưởng mới của tỉnh Quảng Ninh. Dù có nhiều thách thức vàkhó khăn trong việc phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh nhưng mô hìnhnày là thích hợp nhất với Cô Tô để thực hiện mục tiêu phát triển những ngànhtạo ra giá trị gia tăng cao và trở thành đô thị sinh thái biển.

Là huyện tiếp giáp với khu kinh tếVân Đồn, Cô Tô sẽ có các cơ hội pháttriển do nhận được lan tỏa từ sự phát triển của khu HC-KT Vân Đồn. Cụ thể: i)Với mục tiêu xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn trở thành khu kinh tếtổng hợp - thành phố biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế; với trọng tâmlà phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng,khoa học công nghệ, y tế và giáo dục, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng) và kinh tếbiển, Cô Tô tận có cơ hội rất lớn và thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu đôthị sinh thái biển khi nằm liền kề sát với Vân Đồn; vàii) Cô Tô tăng khả năngkết nối với Việt Nam và thế giới: Theo kế hoạch, sân bay Vân Đồn sẽ được xâydựng tại xã Đoàn Kết, Vân Đồn được thiết kế với quy mô sân bay nội địa có khảnăng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Đến năm 2020 có thể đón các máy bayA320, A321, B777. Do đó khi sân bay Vân Đồn di vào hoạt động du khách cóthể kết nối với Cô Tô rất dễ dàng và rút ngắn thời gian di chuyển rất nhiều sovới hiện nay (rút ngắn được khoảng 5 đến 6 tiếng đồng hồ nếu qua sân bay nộibài như hiện nay).

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔTÔ

2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2013

2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2010–2013 ngược với xu

hướng tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Trong khi tốc độ tăng trưởng

kinh tế của cả nước thể hiện xu hướng giảm xuống, tốc độ tăng trưởng kinh tế

của huyện Cô Tô thể hiện xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Kinh

tế của Cô Tô chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên biển.

Đây là những ngành sản xuất ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng do những

ngành này có độ co dãn với cầu thấp (những mặt hàng thiết yếu)

Cô Tô là huyện đảo, tính kết nối còn yếu. Nền kinh tếmang tính tự cấp, tự

túc cao nên có thể chống chịu được trước các cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Mặt

khác, nguồn thu nhập khác của huyện là du lịch, chủ yếu là du lịch bình dân, giá

rẻ nên ít chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế.

Hình 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tếhuyện Cô Tô

Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm

��

��

��

��� ��� ��� ��� �������

�� �� ����

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Kể từ 2010, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu

hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế

cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những

điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo

dục được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát

triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô

Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng

trưởng kinh tế của huyện ởmức khá cao trong vài năm gần đây.

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông

– lâm – thủy sản.Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần

khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng

mạnh trong năm 2013.

Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh

xây dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá

du lịch của lãnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ

khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, do năm 2013 chế

biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so

với năm 2012. Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu mạnh

của Cô Tô và tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng lên

chiếm gần 55%. Đóng góp của ngành nông nghiêp cũng giảm

Sự tăng nhanh đóng góp của khu vực dịch vụ giúp kinh tế huyện Cô Tô

phát triển ổn định hơn và bớt phụ thuộc vào thiên nhiên khi chủ yếu người dân

dựa vào đánh bắt, khu vực này có nhiều rủi ro và sự bất ổn đối với phát triển

kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của Cô Tô hiện chủ yếu dựa vào

khai thác và chế biến sứa, kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc rất lớn

vào thiên nhiên và lượng sứa người dân thu gom sứa. Vì vậy, ngành công nghiệp

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

chế biến có thể nói hiện vẫn là ngành có đóng góp vào kinh tế không ổn định và

thiếu bền vững. Bên cạnh đó, chế biến sứa hiện vẫn chỉ là sơ chế và xuất thô

sang Trung Quốc nên giá trị gia tăng thấp.

Hình 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếhuyện Cô Tô (%)

Nguồn: UBND huyện Cô Tô

Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Nông nghiệpTổng diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2013 là 212,1 ha. Trong đó,

diện tích lúa 173 ha, tổng sản lượng đạt 544 tấn, diện tích rau màu đạt

39,1ha.Với diện tích đảo quy mô nhỏ, việc trồng lúa hiệu quả không cao và

chiếm diện tích đất lớn, tốn nước. Vì vậy, huyện nên có chiến lược chuyển đổi

sang loại cây trồng khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Nhìn chung, trồng trọt

trong lĩnh vực nông nghiệp rất kém hiệu quả về mặt kinh tế và có đóng góp rất

hạn chế đối với phát triển kinh tế của huyện.

Chăn nuôi gia súc gia cầm trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát

triển theoquy mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình. Số lượng hàng

năm nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do những loài vật

���� ��� �� ���

����

��� ���� ���� ���

���

���� ���� ��� ��������

��

���

���

��

��

���

���

���

���

���

����

2009 2010 2011 2012 2013

Thương mại Công nghiệp Nông-lâm-ngư nghiệp

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

nuôi này là thức ăn thông dụng thường xuyên nên giá cả thấp và không mang lại

lợi nhuận cao.

Bảng 4. Những sản phẩm nông nghiệp chính huyện Cô Tô

Đơn vị 2010 2011 2012 2013Lúa Tấn 642 545 618 544Chăn nuôi

Trâu Con 215 210 197Bò Con 420 517 550Lợn Con 2.500 2.250 2.450Gia cầm Con 16.200 16.500 17.500

Nguồn: Báo cáo tổng kết KT-XH hàng năm của huyện Cô Tô

Lâm nghiệp

Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên, Cô Tô có 1.008 ha diện tích rừng trồng

và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ gia đình. Sản lượng gỗ

khai thác năm 2009 là 300 mét khối nhưng năm 2013 là 400 mét khối. Tuy

nhiên, tính hiệu quả còn phụ thuộc vào chủng loại cây trồng và kỹ thuật chăm

sóc, canh tác của người dân trên đảo.

Hình 5. Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản huyện Cô Tô

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm củahuyện Cô Tô

���

���

��

��

���

2009 2010 2011 2012 2013

������

������

���

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngư nghiệp

Khu vực nông nghiệp huyện hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào khai thác hải

sản từ nguồn lợi biển là chủ yếu. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm phụ

thuộc khá lớn vào điều kiện thiên nhiên và có nhiều rủi ro. Có những năm thuận

lợi thì sản lượng đánh bắt được nhiều (năm 2010) nhưng ngay sau đó năm 2011

sản lượng lại giảm tới hàng nghìn tấn và có xu hướng giảm dần trong những

năm gần đây. Xu hướng giảm mạnh một mặt do số lượng lao động chuyển từ

khu vực ngư nghiệp sang khu vực dịch vụ ngày càng tăng nhưng một nguyên

nhân quan trọng khác đó là nguồn thủy sản có xu hướng giảm nên việc đánh bắt

ngày càng khó khăn hơn là nguyên nhân quan trọng sản lượng giảm mạnh.

Hình 6. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn)

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm của

huyện Cô Tô

Mặt khác, do phương tiện đánh bắt của bà con ngư dân vẫn khá thô sơ và

lạc hậu, các tàu thuyền hầu hết còn nhỏ, kỹ thuật đánh bắt chưa hiện đại cũng có

phần ảnh hưởng tới kết quả sản lượng khai thác của huyện

����

���

����

����

�����

�����

����

�����

2009 2010 2011 2012 2013

�����

�����

�����

�������

Sản lượng thuỷ sản Khai thác

Nuôi trồng

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện nhìn chung không đáng kể so

với tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Xu hướng trong vài năm gần đây chỉ

tăng không đáng kể so với năm 2010 (từ 100 tấn lên 145 tấn năm 2013) và đây

không phải là ngành mũi nhọn của huyện.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN)

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không phải là

lĩnh vực thếmạnh do đặc thù về vị trí địa lý và tự nhiên nên quy mô công nghiệp

nhỏ lẻ. Những lĩnh vực chiếm chủ yếu chỉ có chế biến sứa, muối, nước nắm.

Hình 7. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm (giá cốđịnh 2010, triệuđồng)

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm của

huyện Cô Tô

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2013 đạt 85 tỷ đồng,

tăng 537% so với cùng kỳ, với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất muối 122 tấn

bằng 93,84% kế hoạch, doanh thu đạt 366 triệu đồng; nước mắm 13.500 lít, đạt

103,84% kế hoạch, tăng 25% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 405 triệu đồng; chế

biến hải sản (sứa biển) 210.000 thùng.

��

��

��

��

��

��

��

2010 2011 2012 2013

��

����

��

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và mang lại thu nhập khá cao cho

người dân của huyện là từ chế biến sứa xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do

đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào lượng sứa khai thác hàng năm và

mỗi năm chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng. Nếu thu hoạch sứa mất mùa thì ảnh

hưởng trực tiếp tới giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Mặt khác, chế biến

sứa là ngành gây ô nhiễm môi trường nên huyện cần quản lý hết sức chặt chẽ

nếu không sẽ có tác động tiêu cực tới phát triển ngành du lịch.

Thương mại và du lịch

Thương mại bán lẻ

Hình 8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm của

huyện Cô Tô

Do là huyện đảo, hàng hóa bán lẻ toàn huyện Cô Tô hiện vẫn khá đơn

giản và chưa có những thay đổi lớn trong thời gian vừa qua.Hầu hết các mặt

hàng bán lẻ chủ yếu của huyện là những mặt hàng thiếu yếu đối với đời sống của

người dân như: lương thực; thực phẩm; vật liệu xây dựng; nhiên liệu xăng dầu

��

��

��

2010 2011 2012 2013

��������

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

và các mặt hàng thiết yếu gia dụng Mặc dù hàng năm xu hướng tiêu dùng có gia

tăng nhưng mức gia tăng tương đối chậm.

Du lịch

Trong những năm vừa qua, huyện đảo Cô Tô đã có những bước tiến vượt

bậc về lượng khách du lịch tới đảo.Từ chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô Tô

nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách thăm quan đã gia tăng đột biến. Để đạt

được những kết quả trên, huyện đã thực hiện một loạt các hoạt động nhằm

quảng bá và thu hút du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể:

Tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch của vùng biển đảo Cô Tô

trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, của tỉnh và trung ương

thông qua các tin, bài, phóng sự, các trang web điện tử, các trang báo mạng từ

trung ương đến địa phương… Huyện đã tổ chức họp báo giới thiệu tiềm năng và

các cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch Cô Tô năm 2013 tại Thành phốHạ Long;

Cụ thể:

- 3.500 cuốn lịch có nội dung giới thiệu về du lịch Cô Tô năm 2013, để

tặng cho 100% các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên toàn huyện và các cơ quan, địa

phương khác trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên

truyền, cung cấp thông tin cho du khách;

- Phát hành sổ tay du lịch giới thiệu và cung cấp thông tin về khách sạn,

nhà hàng, đi lại có niêm yết giá hàng năm. Năm 2013, huyện đã phát hành 30

nghìn quyển Cẩm nang du lịch Cô Tô, phát cho các du khách để du khách biết

thông tin về du lịch Cô Tô. Trong đó đã cung cấp cơ bản đầy đủ các thông tin về

du lịch Cô Tô từ dịch vụ du lịch đến giao thông đi lại, các điểm tham quan, các

chương trình du lịch, sản phẩm du lịch…;

- Tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 từ ngày

28/4 đến ngày 01/5/2013 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thao thu hút sự tham gia đông đảo của khách du lịch và nhân dân cùng tham gia.

Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhất để quảng bá tuyên truyền thu

hút khách du lịch đến với Cô Tô, đây cũng là món ăn tinh thần bổ ích cho nhân

dân trên đảo tạo động lực cho nhân dân hăng hái làm du lịch, phát triển kinh tế -

xã hội.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hỗ trợ phát

triển du lịch như: Tổ chức "Liên hoan Lân – Sư – Rồng"; Tổ chức cuộc thi

"Hướng dẫn viên du lịch Cô Tô"; Tổ chức "Triển lãm ảnh đẹp về Cô Tô"; Tổ

chức "Cuộc thi video clip vềCô Tô"; Tổ chức "Liên hoan tiếng hát khu dân cư";

Tổ chức "Cuộc thi sáng tác ca khúc vềCô Tô"; Tổ chức "Liên hoan các đôi nhảy

đẹp, nhóm nhảy đẹp"; Tổ chức "Liên hoan xe đạp thể thao".

- Tổ chức chương trình “Du lịch cộng đồng”, thực hiện cơ chế hỗ trợ

khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại xã Thanh Lân. Thông qua các hoạt

động du lịch cộng đồng tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục

chủ quyền, hoạt động xã hội tình nguyện trên địa bàn huyện.

Hình 9. Lượng khách du lịch tới đảo hàng năm (người)

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm của

huyện Cô Tô

�����

�����

����

����

�����

�����

2010 2011 2012 2013

�����

������

������

�����

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nhờ có điện lưới và định hướng phát triển du lịch của huyện; các hộ gia

đình trên đảo đã mạnh dạn đầu xây dựng các nhà nghỉ, tăng cường các dịch vụ

có chất lượng nhằm phục vụ đa dạng các loại hình khách du lịch. Do đó số

lượng phòng lưu trú đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch không ngừng

được gia tăng (hiện tại toàn huyện có khoảng trên 20 nhà nghỉ với hơn 200

phòng lưu trú kiên cố, đảm bảo chất lượng, trên 50 hộ làm du lịch cộng đồng với

gần 200 phòng trọ và khách sạn, tổng số có thể đảm bảo lưu trú qua đêm cho

trên 1.500 khách) và hiện nay một số hộ dân đang xây dựng các nhà nghỉ, đến

đầu năm 2014 toàn huyện sẽ tăng thêm khoảng 20 nhà nghỉ với khoảng 450

phòng)2.

Mặc dù đạt được một số thay đổi lớn nhưng ngành du lịch Cô Tô còn

nhiều hạn chế và tồn tại cần được khắc phục: Du lịch Cô Tô tăng trưởng nhanh

về số lượng du khách nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, tính chuyên nghiệp

thấp, cở sở hạ tầng còn nghèo nàn, không có các khu dịch vụ chất lượng cao, lợi

nhuận từ du lịch đóng góp vào GDP của huyện còn thấp; kết quả hoạt động chưa

tương xứng với tiềm năng và tài nguyên du lịch vốn có của Cô Tô. Năm 2013,

tổng doanh thu từ du lịch mới chỉ đạt khoảng hơn 50 tỷ đồng, nghĩa là tổng chi

tiêu của 1 khách du lịch tại Coto mới chỉ khoảng 1 triệu/đồng/người/ mỗi lần

thăm quan du lịch. Với nguồn thu đó là quá nhỏ và điều đó cho thấy những dịch

vụ về du lịch chưa phát triển mà chủ yếu mới mang tính tự phát. Khách du lịch

thu hút mới chỉ là khách bình dân và du lịch bụi giá rẻ.

2.1.3. Thu chi ngân sách

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đối

được nguồn chi ngân sách trên địa bàn huyện. Do hoạt động công nghiệp và dịch

vụ vẫn chưa phát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên

nguồn thu của huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên

2Báo cáo Kết quả hoạt động du lịch năm 2013.UBND huyện Cô Tô.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

địa bàn. Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn

tài trợ khác. Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp

tỉnh hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt.

Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toàn

huyện chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và quy mô

nhỏ nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm thấp trong tổng nguồn thu

ngân sách, chỉ bằng khoảng 1/10 tổng nguồn thu ngân sách của huyện (năm cao

nhất, 2013).

Hình 10.Thu Chi ngân sách huyện Cô Tô (tỷ đồng)

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm của

huyện Cô Tô

Tuy nhiên, với tốc độ thu hút khách du lịch và sự khởi sắc trong hoạt

động kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải hành

khách,..của người dân địa phương và doanh nghiệp sẽ giúp huyện tăng nguồn

thu ngân sách mạnh trong vài năm tới.

���

����

����

���

����

�����

�����

�����

����

�����

�����

2010 2011 2012 2013

���

���

���� �����

������� ��

����

���

�����

����� �����

Tổng chi NS

Thu NS trên địa bàn

Tổng thu NS từ các nguồnkhác

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư

Việc làm

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện năm 2013 là 2.720người, chiếm 88,51%; trong đó xã Thanh Lân đạt 93,02%; xã Đồng Tiến đạt91,1%. Tuy nghiên, số lao động không thường xuyên có việc làm vẫn khá lớnvới 631 người, chiếm khoảng 18% tổng số lao động. Do đặc thù hoạt động vàlàm việc của lao động tại huyện Cô Tô theo mùa vụ khá rõ (du lịch, đánh bắt)nên tỷ lệ lao động không có việc làm thường xuyên cao cũng là điều khó tránhkhỏi với thực trạng kinh tế của huyện như hiện nay.

Bảng 5. Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013)(người)

Thường xuyên Không thườngxuyên Đang đi học

Không thamgia hoạt động

kinh tế

Tổng số 2.348 631 445 12

Thị trấn Cô Tô 1.026 219 204 4

Xã Đồng Tiến 817 251 154 6

Xã Thanh Lân 505 161 87 2

Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)

Mức sống dân cư

So với tỉnh Quảng Ninh, GDP bình quân đầu người của huyện vẫn khá

thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, Tiên Yên thì GDP bình

quân đầu người của Cô Tô lại cao hơn. Cụ thể,GDP bình quân đầu người đạt

1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24 triệu đồng/người) năm 2012.

Tương tự, các tiêu chí khác như tỷ lệ nghèo đói, số giường bệnh và bác sĩ

trên 1 vạn dân thì huyện Cô Tô đều có kết quả khá cao so với các huyện vùng

sâu vùng xa khác của Quảng Ninh (cụ thể trong bảng 5).

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 6. So sánh một sốchỉ tiêu của huyện Cô Tôvới tỉnh Quảng Ninh vàmột sốhuyện khác thuộc Tỉnh(năm 2012)

TT Hạng mục ĐVTTỉnh

QuảngNinh

HuyệnCô Tô

HuyệnHảiHà

HuyệnBaChẽ

HuyệnĐầmHà

HuyệnTiênYên

1 Dân số 1.000ng 1.172,50 5,55 57,9 20,3 35,5 46,7

2 GDP bq/người/năm2012 Tr.đ/ng 46,7 24 17,4 10,0 17,0 20,6

3 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêuchí mới) % 4,89 1,32 10,40 27,37 10,0 10,37

4 Số giường bệnh/1vạn dân Giường 42,3 57 14,2 25 14,4 38

5 Số bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 9,0 10 5,0 11 4,5 8

Nguồn: Chi cục thống kê các huyện Hải Hà, Đầm Hà Tiên Yên, Ba Chẽ và cụcthống kê Tỉnh Quảng Ninh năm 2012 và báo cáo của UBND huyện Cô Tô.

Một trong những thành công quan trọng của huyện Cô Tô là tỷ lệ hộ

nghèo nhỏ và xu hướng giảm dần hàng năm. Hiện năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo chỉ

còn 0,79%. Đây là thành tích khá ấn tượng và tỷ lệ nghèo của huyện Cô Tô khá

thấp so với mức bình quân của tỉnh Quảng Ninh cũng như của cả nước hiện nay.

Hình 11. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm

Nguồn: Tính toán của đơn vị tư vấn thông qua báo cáo KTXH hàng năm củahuyện Cô Tô

���

���

���

��

2010 2011 2012 2013

����

���

����

����

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.1.5. Các lĩnh vực văn hoá-xã hội

Giáo dục

Hiện tại, Cô Tô có 9 trường ở 3 cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sởvới 7/9 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trường trung học phổ thôngcủa huyện đã được đưa vào sử dụng. Huyện cũng đầu tư nguồn vốn ngân sách đểtrang bị hệ thống bảng điện tử tương tác thông minh cho tất cả các trường học; tiếtkiệm chi thường xuyên của bộ máy hành chính để hỗ trợ mỗi giáo viên 3 triệu đồngđể mua máy tính bảng hoặc máy tính xách tay phục vụ giảng dạy. Cô Tô cũng làhuyện đầu tiên trong toàn quốc thực hiện việc hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh hệmầm non ở tất cả các độ tuổi khi đến lớp. Ngành giáo dục huyện Cô Tô đã tậptrung đào tạo chuẩn hóa, nâng cao trình độ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáodục, nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt cho học sinh.

Chất lượng giáo viên của huyện ngày một nâng cao (đạt chuẩn 100%, trênchuẩn đạt 50%). Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổchức buổi gặp gỡ, giao lưu với 47 tân sinh viên và các sinh viên người địaphương đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm nhằm động viên các tân sinh viênphấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công khai chỉ tiêu biênchế, quy chế thi tuyển công chức, viên chức năm 2013.

Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổibậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ 5 tuổi, toàn huyện có 07/09 trường đạt chuẩn quốc gia, 02 trường đang hoànthiện thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho nhândân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Hiện nay 100% xã, thị trấn đã có trạm y tế; 100% các thôn đều có nhânviên y tế hoạt động. Các xã và thị trấn đều có bác sĩ và cơ sở vật chất đều đạtchuẩn quốc gia về y tế cơ sở.Các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữabệnh tại bệnh viện đa khoa huyện đều được đầu tư hiện đại và đồng bộ, hạn chếtối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị. Cho đến năm 2013, cơ sở vật chất y tếthường xuyên được đảm bảo với tổng số giường bệnh trên toàn huyện là 34

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

giường bệnh (trong đó 25 giường thuộc trung tâm y tế và 9 giường thuộc trạm ytế thị trấn, xã).

Mặc dù cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở nhưng nhìnchung mới chỉ đáp ứng được khả năng chữa bệnh thông thường và đơn giản.Mặt khác, cơ sở y tế mới chỉ được đầu tư phục vụ cho người dân trên đảo màchưa tính tới việc phục vụ cho khách du lịch.

Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân vuiTết Nguyên đán và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước.Hàng năm huyện Tổchức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sự kiện chính trị, văn hóa diễn ratrên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cô Tô", Liên hoan tiếng hátHọa Mi Vàng cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, "Đêm Thơ quảng Ninh", Hộinghị giao ban báo Đảng của 20 tỉnh, thành phía Bắc, Giải thể thao thanh thiếunhi hè; Chương trình phát động ủng hộ dự án Đưa điện lưới ra đảo Cô Tô vớichủ đề “ Chung tay thắp sáng đảo ngọc Cô Tô”; Hội nghị tổng kết 15 năm xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Thiliên hoan tiếng hát khu dân cư cấp huyện và Đêm hội trăng rằm cho các cháuthiêu nhi; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới ra đảo Cô Tô.

Đại hội Thể dục - Thể thao cấp huyện lần thứ IV gắn với các hoạt động kỷniệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh và hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lậphuyện Cô Tô; Ban hành quyết định công nhận 08 thôn thuộc xã Đồng Tiến,Thanh Lân đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”; đảm bảo vệ sinh, an toàn trật tự Khudi tích Bác Hồ phục vụ trên 80 đoàn và nhân dân, du khách thập phương đếnthăm quan và dâng hương.

2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng

2.2.1. Mạng lưới giao thông

Đường thủy:

Là huyện đảo xa đất liền, việc duy trì và phát triển đường thủy giữa đảovới đất liền, giữa các đảo và xây dựng hệ thống đường bộ trên mỗi đảo có ýnghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện tại, huyệncó một cảng quân sự Bắc Vàn và hai cảng khác là: cảng Thanh Lân nối xã vớihuyện, cảng Cô Tô nối liền đất liền với huyện. Tuy nhiên, giao thông đi lại vẫn

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

gặp nhiều khó khăn khi gặp thời tiết xấu, tần suất tàu chạy giữa huyện với đấtliền vẫn còn thấp

Hệ thống giao thông đường bộ:

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của huyện cơ bản được bê tônghóa. Hệ thống đường bộ hiện tại cơ bản đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại củangười dân và du khách trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết đường đô thị và trục đườngchính xây dựng bằng bê tông, mặt đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấuhiệu xuống cấp. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế trên đảo phát triển,huyện cần phải tiến hành đầu tư xây dựng các đường xương cá từ trục chính đếncác thôn, nâng cấp các tuyến đường và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thôngnông thôn. Khu vực đô thị cần nhựa hóa nhằm tăng thẩm mỹ và chất lượngđường phục vụ dân cư và du khách.2.2.2. Mạng lưới điện, hệ thống chiếu sáng, thông tin và truyền thông

Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việcđáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất. Cụthể, năm 2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng dođược tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia đình trênđảo đều có điện.

Hình 12.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện huyện Cô Tô

Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)

��

��

��

��

��

��

��

���

2009 2010 2011 2012 2013

������ ����

�����

Toàn huyện

Thị trấnXã

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với lãnh đạo và người dân huyệnCô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còntạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mởrộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyệnthay đổi tích cực.

Toàn bộ diện tích đảo đã được phủ sóng di động, và internet, riêng khuvực thị trấn được phủ sóng wifi miễn phí, thuận tiện cho khách du lịch và toànbộ dân cư sống tại khu vực sử dụng. Hệ thống truyền thanh xã phường hoạtđộng hiệu quả, đưa thông tin kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước tới toàn bộ người dân trên huyện đảo.

2.2.3. Mạng lưới cấp, thoát nước

- Mạng lưới cung cấp nước: Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trongthời gian qua đã được chính quyền huyện quan tâm đầu tư đặc biệt là hồ TrườngXuân và hồ C4. Xã Thanh Lân đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích3 ha; xã Đồng Tiến đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thịtrấn Cô Tô đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn chungvới hệ thống hồ đập và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phụcvụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã được đáp ứng đầyđủ.

Hình 13. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)

��

��

��

��

��

��

��

���

2009 2010 2011 2012 2013

�� �� ��

��

���

� �� ��

��

���

Thị trấn

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước chủ yếutrên địa bàn huyện là hệ thống mương, rãnh gắn với các trục đường kết hợp vớithoát nước thải ra biển. Hiện tại trên địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lýrác thải sử dụng công nghệ đốt rác.

2.3. Điểm mạnh-điểm yếu- cơ hội-thách thức (SWOT)

2.3.1. Điểm mạnh

- Có lợi thế về khai thác và đánh bắt thủy hải sản: Tài nguyên biển dồi dào

và phong phú về chủng loại mực, cá. Các loại động vật phong phú và có giá trị

kinh tế cao như cầu gai, bào ngư, tôm hùm, hải sâm

- Cơ sở hạ tầng khá đồng bộ đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh và

đời sống của người dân: đã được đầu tư điện lưới quốc gia, hiện điện lưới và

nước sinh hoạt đáp ứng gần như 100% tới các hộ gia đình; hệ thống trường học

(từ mầm non tới THPT), y tế, nhà văn hóa thể thao, đều được đầu tư đầy đủ; đã

phủ sóng internet wifi trên đảo (tuy nhiên chất lượng chưa thật sự ổn định), hệ

thống cảng biển, đường giao thông đô thị và khu dân cư được cứng hóa bằng bê

tông và đổ nhựa từ trục chính xuyên đảo tới các xã, thôn đều được đầu tư khá

tốt.

- Quỹ đất dành cho phát triểnvẫn còn và chưa bị chia nhỏ sẽ là điểm thuận

lợi cho quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái cao cấp. Hiện tại, huyện Cô Tô

còn khoảng hơn một nghìn ha đất chưa sử dụng, nhiều diện tích đất thuận lợi

cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như khu vực ven bãi biển Hồng Vàn,

bãi Vàn Chảy, Cô Tô con, khu Trường Xuân-xã Đồng Tiến thuận lợi cho phát

triển du lịch sinh thái..Do huyện ý thức được vấn đề phát triển trong dài hạn nên

huyện đã giữ lại nhiều diện tích đất có điều kiện cho phát triển du lịch nghỉ

dưỡng để thu hút những nhà đầu tư có kinh nghiệm và ý tưởng phát triển du lịch

thực sự.

- Có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Liền kề với khu kinh tếVân Đồn nên huyện Cô Tô sẽ được hưởng lợi từ

sự phát triển của Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn

2.3.2. Điểm yếu

- Nội lực yếu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp và gần như

phụ thuộc ngân sách của tỉnh. Do trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp và

các cơ sở hoạt động kinh doanh nên nguồn thu ngân sách huyện rất nhỏ so với

nhu cầu đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua, ngân sách đầu tư cơ sở hạ

tầng trên địa bàn huyện hầu hết phụ thuộc vào ngân sách cấp trên và các nguồn

tài trợ, tuy nhiên nguồn vốn này xu hướng cũng sẽ thụt giảm do cắt giảm ngân

sách đầu tư công trên cả nước.

- Đầu tư hạ tầng giao thông và đô thị mới chủ yếu nhằm đáp ứng và phục

vụ nhu cầu của người dân trên đảo, kết nối giữa đất liền với đảo và giữa các đảo

còn khó khăn do tần suất chuyến tàu giữa Cô Tô Vân Đồn, đảo Cô Tô lớn và

đảo Thanh Lan còn thấp, đặc biệt trong mùa mưa bão đi lại còn khó khăn do tàu

còn nhỏ. Đô thị chưa xây dựng theo bản sắc, phong cách và kiến trúc riêng

mang tính đặc thù của huyện đảo, đặc biệt là đảo du lịch. Hình hài đô thị vẫn

theo mô tuýp của các đô thị trên đất liền.

- Nguồn nhân lực còn yếu, người dân và lao động trên đảo chủ yếu là

đánh bắt và khai thác thủy sản vài thập kỷ nay nên trình độ hầu hết không qua

đào tạo mà chủ yếu làm việc thông qua kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Những

kiến thức về kinh doanh và hoạt động du lịch chuyên sâu của người dân trên đảo

chưa có, tư duy đầu tư và kinh doanh du lịch vẫn ngắn hạn và theo mùa vụ.

- Hạ tầng giáo dục mềm còn yếu, chất lượng còn thua xa so với các

trường ở thành phố trong tỉnh như Hạ Long, Cẩm Phả,… và trên đảo chưa có

trung tâm ngoại ngữ, tin học có chất lượng.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Kiến thức và nhận thức của người dân về vấn đềmôi trường, du lịch cao

cấp vẫn còn hạn chế, chủ yếu tự phát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Hạ tầng dịch vụ y tế, ngân hàng vẫn giản đơn, chưa đáp ứng được nhu

cầu du lịch đẳng cấp quốc tế (chưa có hệ thống ATM thanh toán quốc tế; máy

móc, trang thiết bị y tế hiện đại còn thiếu).

- Thủ tục cấp phép đối với người nước ngoài ra đảo Cô Tô do tỉnh quyết

định và thủ tục vẫn còn phiền hà và thời gian chờ đợi dài. Hiện tại, du khách

nước ngoài muốn tới Cô Tô phải xin cấp phép ở cấp tỉnh (xin phép trước đó

khoảng 1 tuần) và thời gian lưu trú trên đảo chỉ giới hạn 2 ngày sẽ gây bất tiện

lớn đối với khách du lịch nước ngoài muốn tới đây thăm quan du lịch.

- Vấn đề thời tiết khí hậu: tần suất bão tại Cô Tô nhiều, tốc độ bão lớn và

thường tập trung đúng vào mùa du lịch (từ tháng 6 tới tháng 8). Hơn nữa, do đặc

tính khí hậu của Cô Tô đó là mùa hè chỉ kéo dài 5 tháng, còn lại là mùa lạnh nên

du lịch tắm biển không kéo dài cả năm như các bãi biển phía Nam Trung Bộ của

Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch tới Cô Tô

cũng như thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực du lịch tắm biển.

- Không có bản sắc văn hóa, tập quán riêng mang tính đặc thù trên đảo do

người dân cư đa phần là nhập cư từ rất nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước.

2.3.3. Cơ hội

- Trong tương lai, Hạ Long và Vân Đồnsẽ là cáctrung tâm kinh tế - thành

phố biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế; với trọng tâm là phát triển các

loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, khoa học công

nghệ, y tế và giáo dục, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng cao cấp) và kinh tế biển.

- Vai trò quan trọng của các huyện đảo được đặt ra trong chiến lược phát

triển kinh tế biển của Việt Nam được với mục tiêu: làm giàu từ biển trên cơ sở

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

phát huy mọi tiềm năng từ biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội

với bảo đảm quốc phòng - an ninh; khai thác mọi nguồn lực cả bên trong và bên

ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển. Quan trọng hơn,

trongbối cảnh hiện nay tranh chấp về biển Đông giữa các nước trong khu vực và

việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam và Cô

Tô không là ngoại lệ. Vì vậy, các chính sách ưu đãi và cơ hội thu hút nguồn lực

từ nhà nước và ngoài nhà nước sẽ rất lớn.

- Cô Tô - điểm kết nối quan trọng, đóng vai trò tiền tiêu về mặt kinh tế

biển cho vùng Đông Bắc, trở thành điểm quan trọng cho an ninh quốc phòng và

giữ vững chủ quyền biển đảo.

- Là trung tâm hậu cần nghề biển gắn với khai thác, hiện đang được đầu tư

xây dựng giai đoạn một.

- Phát triển du lịch (bước đầu hình thành và phát triển) vừa phát triển kinh

tế vừa quảng bá hình ảnh Cô Tô và chủ quyền của Việt Nam với quốc tế.

2.3.4. Thách thức

- Chi phí đầu tư xây dựng - hạ tầng cao do chi phí vận chuyển vật tư, vật

liệu từ đất liền ra đảo, chi phí nhân công cao hơn gần gấp đôi.

- Khó thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân do suy thoái kinh tế và tranh chấp

biển Đông.

- Nguồn cung nước ngọt hạn chế, đặc biệt đối với khu vực hậu cần nghề

biển.

- Thách thức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao do môi trường làm

việc còn nhiều khó khăn (lương, dịch vụ an sinh xã hội, xa đất liền,…)

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Hoạt động kết nối dễ bị chia cắt và tổn thương khi gặp thời tiết xấu

(giông bão, bất ổn).

- Thách thức về môi trường (theo tiêu chuẩn) do phát triển khu hậu cần

nghề biển và du lịch, tiêu dùng quá mức.

- Mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh và trình độ quản lý.

- Thách thức về bùng phát phát triển du lịch đại trà có thể ảnh hưởng tới

tầm nhìn dài hạn (theo tiêu chuẩn du lịch và đô thị sinh thái biển).

- Khai thác quá mức nguồn hải sản, phương thức khai thác thiếu tính bền

vững.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHẦN 3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆNCÔ TÔ ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

3.1.1.Quan điểm phát triển

(1) Khai thác và phát huy triệt để tiềm năng, lợi thế sẵn có, đặc biệt là lợithế địa kinh tế, địa chính trị của huyện Cô Tô; tận dụng có hiệu quả sự quan tâmhỗ trợ của Nhà nước, nắm bắt các cơ hội phát triển mới để thu hút đầu tư pháttriển nhanh, tạo sự bứt phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nhanhchóng đưa Cô Tô lên một đẳng cấp phát triển mới, thành một vùng đảo có kinhtế phát triển, một căn cứ vững chắc để đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệvững chắc chủ quyền quốc gia vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc. Đây làquan điểm chủ đạo, có tính chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của huyện CôTô.

(2) Xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội Cô Tô phù hợp với Nghị quyếtHội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020và đặt trong tổng thể phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Gắn kết chặt chẽ giữa pháttriển huyện Cô Tô với sự phát triển trong khu vực, nhất là thành phố Hạ Long,Khu kinh tếVân Đồn, Thành phố cửa khẩu quốc tếMóng Cái và Vành đai kinhtế ven biển Vịnh Bắc Bộ.

(3) Phát triển huyện Cô Tô theo hướng mở cửa, hội nhập mạnh với khuvực và thế giới, đồng thời phải trên quan điểm tổng hợp, có tầm nhìn dài hạn vàbước đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

(4) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển những ngành có lợi thế,những ngành có sứ mệnh khẳng định, củng cố và tăng cường chủ quyền và sứcmạnh quốc gia trên biển như hậu cần biển, thủy sản, du lịch biển đảo, hình thànhmột số sản phẩm chủ lực, làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịchnhanh cơ cấu kinh tế, nhanh chóng xác lập một đẳng cấp phát triển mới cho CôTô. Tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; áp dụng các cơ chếchính sách ưu đãi và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhàđầu tư chiến lược, đến phát triển sản xuất kinh doanh trên vùng đảo.

(5) Phát triển huyện Cô Tô cần đặc biệt coi trọng việc tăng cường, củngcố tiềm lực quốc phòng an ninh xứng đáng với vị trí tiền tiêu của vùng đảo

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

nhằm giữ vững ổn định chính trị và chủ quyền quốc gia vùng biển Đông Bắc củaTổ quốc. Lấy phát triển kinh tế làm cơ sở để tăng cường củng cố quốc phòng anninh, đồng thời lấy bảo đảm quốc phòng an ninh làm tiền đề sốmột để phát triểnkinh tế. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Cô Tô phù hợp với quyhoạch khu KTQP cụm đảo Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh/Quân khu 3. Dựa trên cơsở gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng–an ninhđể ổn định cuộc sống của người dân tại chỗ, xóa đói giảm nghèo. Có sự phốihợp giữa chính quyền địa phương và Đoàn Kinh tế Quốc phòng trong việc triểnkhai thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội, tránh sự đầu tư chồng chéo,trùng lặp.

(6) Coi trọng phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, ổnđịnh dân cư phù hợp với sức chứa trên mỗi đảo; không ngừng nâng cao dân trívà đời sống của nhân dân trên các đảo.

(7) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ, tái tạo tài nguyênvà bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu đến năm 2020 là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững vùngbiển đảo Cô Tô để sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn, chậm phát triển. Đếnnăm 2030, tiến tới xây dựng Cô Tô thành một huyện đảo có kinh tế năng động,một trọng điểm phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của tỉnhQuảng Ninh nói riêng và Chiến lược biển cả nước nói chung; đồng thời là căncứ vững chắc để bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia vùng biểnĐông Bắc của Tổ quốc.

Trong đó, mục tiêu phát triển kinh tế bền vững với cơ cấu kinh tế dần dịchchuyển theo hướng dịch vụ du lịch, tăng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp gắnvới ngành ngư nghiệp với định hướng phát triển khu hậu cần nghề biển (chếbiến thủy hải sản và các dịch vụ hậu cần) để trở thành điểm tựa vươn khơi củangành ngư nghiệp trên toàn vùng biển Đông Bắc và phát triển Cô Tô thành đôthị sinh thái biển thông minh, hiện đại với hạ thống cơ sở hạ tầng hiện đại,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

và phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; tăng cườngcông tác quản lý, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái;

Phát triển huyện Cô Tô phù hợp trong tổng thể phát triển khu kinh tếquốc phòng cụm đảo Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh/Quân khu 3; thống nhất vớichiến lược biển Việt Nam; chương trình mục tiêu quốc gia; và quy hoạchtổng thể của tỉnh Quảng Ninh dựa trên cơ sởphát huy các tiềm năng nội tạicủa vùng về tự nhiên, kinh tế-xã hội, phát huy nguồn lực tại chỗ là chính,Đoàn Kinh tếquốc phòng là nòng cốt.

Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững với cơ cấu kinh tế dần dịch chuyểntheo hướng dịch vụ du lịch, tăng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp gắn vớingành nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy hải sảnvà các dịch vụ hậu cần nghề biển để trở thành đô thị sinh thái biển với hạ thốngcơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa,đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống củanhân dân; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái;đảm bảo an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền lãnh thổ, phấn đấu đưa CôTô trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức khá của tỉnh Quảng Ninh.

- Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc trong cơ cấu kinh tế củahuyện theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng nhanh tỷtrọng các ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch) và công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp.

Bảng 7. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Cô Tô

STT Mục tiêu Bình quân giai đoạn2014-2015 2016-2020 2021-2030

� Vềphát triển kinh tế- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12%-13% 16%-17% 19%-20%- + Nông, lâm, thủy sản 8%-9% 7%-8% 9%-10%

+ Công nghiệp-xây dựng 15%-16% 20%-21% 19%-20%+ Dịch vụ 17%-18% 26%-27% 26%-27%- GDP bình quân đầu người 10%-11% 12%-13% 16%-17%- Năng suất lao động 10%-11% 12%-13% 17%-18%- Vốn đầu tư toàn xã hội3 1.136,9 tỷ 2.555,2 tỷ 5.094,2 tỷ

3Giá so sánh năm 1994.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

2 Vềphát triển xã hội- Tốc độ tăng dân số 2% 2% 1.5%- Dân số trung bình 5.777 người 6.400 người

(2020)7.400 người

(2030)- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 30% 40% (2020) 60% (2030)- Tỷ lệ hộ nghèo 0,5% 0,4% 0,3%- Số giường bệnh/vạn dân 60 70 80- Số bác sĩ/vạn dân 11 12 15

3 Vềmôi trường- Dân số sử dụng nước sạch 100% 100% 100%- Số hộ được đấu nối với hệthống nước thải

0% 50% 100%

- Số cơ sở sản xuất đấu nốivới hệ thống xử lý nước thảicông nghiệp

0% 50% 100%

Nguồn: Tính toán của đơn vị tư vấn

- Đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 17% - 18%/năm,trong đó giai đoạn 2014–2015 đạt 12%-13%/năm; giai đoạn 2016–2020 khoảng16% - 17%/năm và giai đoạn 2021-2030 19%-20%/năm, phù hợp với mục tiêutrong quy hoạch Khu kinh tế-quốc phòng cụm đảo Đông Bắc, tỉnh QuảngNinh/Quân khu 3. Giai đoạn 2014-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của giaiđoạncủa khu vực dịch vụ vào khoảng 17-18%; khu vực công nghiệp – xây dựngvàokhoảng 15%-16% vàkhu vựcnông-lâm-ngư nghiệp vào khoảng 8%-9%.Tương tự, các mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016-2010 lần lượt là 16%-17%; 26%-27%; 20%-21% và 7%-8% và cho giai đoạn 2021-2030 lần lượt là19%-20%; 26%-27%; 19%-20% và 9%-10%.

GDP bình quân đầu người tăng đều, cụ thể, giai đoạn 2014-2015 làkhoảng 10%-11%/ năm; giai đoạn 2016-2020 là khoảng 12%-13%/năm và tăngmạnh trong giai đoạn 2021-2030 là khoảng 16%-17%/năm.

Phấn đấu GDP bình quân đầu người sẽ tăng từ từ 34,7 triệu đồng/năm vàonăm năm 2015 lên 65,0 triệu đồng/năm vào năm 2020, 143,4 triệu/năm vào năm2025 và lên 345,6 triệu/ năm vào năm 2030.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

3.2. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực

3.2.1. Định hướng phát triển ngành nông, lâm, ngưnghiệp

Quan điểm phát triển nông nghiệp Cô Tô trở thành khu vực sản xuất hànghóa có chất lượng cao với thương hiệu được khẳng định trong nước và quốc tế.Gắn sản xuất nông nghiệp với mục đích phục vụ dịch vụ du lịch và chế biếncông nghiệp nhằm nâng giá trị gia tăng ngày càng cao.

Sản xuất nông nghiệp chú trọng tới việc tận dụng lợi thế tự nhiên, sảnxuất những sản phẩm hạn chế sử dụng nước ngọt, hạn chế sử dụng những chấthóa học có tác động tiêu cực tới môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tàinguyên.

Bảo vệ và chăm sóc rừng tự nhiên đang có trên địa bàn huyện; phát triểntrồng rừng ngập mặn tại vùng ven biển quanh các đảo.

3.2.1.1. Lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên

a. Trồng trọt

Trồng khoai lang nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm khoai lang chế biến và trởthành thương hiệu của Cô Tô. Khoai lang là cây trồng truyền thống, thích hợpcao với điều kiện sinh thái trên đảo, có hương vị và chất lượng được thị trườngưa chuộng. Đây cũng là cây trồng được Chủ Tịch HồChí Minh định hướng nênphát triển với quy mô rộng ởCô Tô khi ra thăm đảo

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi gà đồi: Cô Tô là huyện đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, có lợithế về đồi bãi rộng lớn, được phủ kín bởi rừng, rất thích hợp cho việc chăn thảgia cầm.Từ thực tế các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và phân tán nên cần phảiquy hoạch thành từng vùng tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chứccó quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường,nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thịtrường tiêu thụ

c. Ngư nghiệp

Đánh bắt thủy, hải sản bền vững

Hiện đại hóa tàu thuyền, công cụ đánh bắt và nâng cao kỹ năng cho ngưdân. Hiện tại, hầu hết lao động trên các tàu cá trên đảo đào tạo thiếu bài bản, chủ

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

yếu hành nghề theo kiểu cha truyền con nối cho nên khó tiếp cận phương thứcsản xuất tiên tiến. Vì vậy, cần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ vốn, tạo điềukiện cho ngư dân đầu tư cải hoán nâng cao công suất tàu, đồng thời thườngxuyên mở các lớp tập huấn, hỗ trợ trong việc đào tạo, ứng dựng công nghệ mới,tiên tiến vào khai thác hải sản (thiết bị định vị vệ tinh GPS, xác định luồng cá,)nhằm phát triển kinh tế biển của ngư dân trên đảo trong bối cảnh hội nhập.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi hải sâm:Cô Tôcó rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáycát, bùn, có nhiều các eo biển, vịnh, ít bị tác động bởi sóng gió, ít bị ảnh hưởngtrực tiếp của nước ngọt đổ vào. Với lợi thế này, huyện có thể phát triển mạnhviệc nuôi Hải Sâm tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân

Nuôi ốc hương: Sản phẩm Ốc Hương Cô Tô phải được nhiều người biếtđến và có vai trò quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái biên của Cô Tô. Vìvậy, cần xác định sản phẩm Ốc Hương là một trong những sản phẩm chủ lực củanuôi trồng thủy sản tại địa bàn Cô Tô

Bên cạnh các sản phẩm chủ lực, Cô Tô cũng đa dạng hóa các sản phẩmnhư trồng rau gia vị, rau sạch, hoa công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu kháchdu lịch và người dân trên đảo nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp vàtiết kiệm nước, giảm ô nhiễm môi trường nhờ giảm lượng phân hóa học vàthuốc trừ sâu.

3.2.1.2. Phân khu quy hoạch và Dựán ưu tiên

a. Trồng trọt

Khoai lang: Giai đoạn 2014 - 2015

- Xã Đồng Tiến quy hoạch 7,0 ha ở khu: Cụ thể, trước dãy Thủy Nguyên(thôn Nam Đồng) 2,0 ha; khu Bà Thà (thôn Nam Hà) 1,0 ha; cửa nhà HoanQuyến (thôn Hải Tiến) 3,0 ha; cửa Bà Bốn (thôn Hải Tiến) 1,0 ha.

- Thị trấn Cô Tô: quy hoạch trồng 2,0 ha khu đập C4.

Đến cuối năm 2015 diện tích trồng khoai lang tập trung trên địa bàn 9,0 ha.

Giai đoạn 2016 - 2020

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Đến năm 2020 toàn huyện có 29,0 ha diện tích trồng Khoai Lang tậptrung hàng hóa, trong đó diện tích mở rộng thêm 20,0 ha; có 9,0 ha được trồngtừ giai đoạn trước.

Đến năm 2020 được cụ thể như sau:

- Xã Đồng Tiến quy hoạch 22,0 ha ở khu: trước dãy Thủy Nguyên (thônNam Đồng)10,0 ha; khu Bà Thà (thôn Nam Hà)4,0 ha; cửa nhà Hoan Quyến

(thôn Hải Tiến) 6,0 ha; cửa Bà Bốn (thôn Hải Tiến)2,0 ha.

- Thị trấn Cô Tô quy hoạch 7,0 ha ở khu:Khu xứ đồng phía sau trụ sởHĐND, UBND thị trấnCô Tô (Khu ao cá bác Hồ) 2,0 ha; khu đập C4 4,0 ha;khu đồng gần N.Ngã Châu ( cánh đồng cầu Thủ Mỵ) 1,0 ha.

b. Nuôi trồng thủy sản

Nuôi Hải Sâm: Xã Thanh Lân diện tích 42,8 trong đó: diện tích đã nuôi27,5 ha và diện tích khoanh nuôi mở rộng 15,3 ha được bố trí ( hòn Khe Con 8,0ha; hòn Núi Nhọn, Ngựa 10,0 ha; hòn Ba Đỉnh, Bát Hương 7,8 ha; khu VụngCon 5,0 ha; Hòn Đặng Vạn Châu 4,0 ha; hòn Ăng Ten 2,0 ha; khu cửa Ông 2,0ha và khu Vụng Ba Châu 4,0 ha).Thị trấn Cô Tô diện tích 37,0 ha trong đó: diệntích đã nuôi 10,0 ha và diện tích khoanh nuôi mở rộng 27,0 ha được bố trí (Khubảo tồn của thị trấn nằm dọc bãi biển đến khu mõm Đuôi Chuột diện tích 12,0ha; hòn khe châu diện tích 25,0 ha.

Nuôi ốc hương: Hiện nay trên địa bàn xã Thanh Lân đã có diện tíchkhoanh nuôi Ốc Hương khoảng 1,5 ha. Dự kiến diện tích mở rộng khoanh nuôi,bảo tồn phát triển Ốc Hương 3,0 ha ( Vụng Tròn 2,0 ha; Cửa Hồ 1,0 ha) đếncuối năm 2015 diện tích nuôi Ốc Hương là 4,5 ha.

Dự kiến diện tích mở rộng khoanh nuôi, bảo tồn phát triển Ốc Hương 2,0ha (Vụng Tròn 1,0 ha; Cửa Hồ 1,0 ha) đến cuối năm 2020 diện tích nuôi ỐcHương dự kiến là 6,5 ha

3.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp

3.2.2.1. Lựa chọn phát triển ngành, lĩnh vực công nghiệp dịch vụ có lợi thế

Với mục tiêu khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế biển đảo, trọng tâm pháttriển công nghiệp của Cô Tô sẽ là các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề biển vàchế biến thủy hải sản.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Hiện nay do những khó khăn về khoảng cách, lương thực, thực phẩm,xăng dầu, công tác bảo quản và sơ chế nên việc đánh bắt thuỷ sản ở Cô Tô chủyếu là đánh bắt gần bờ.Việc dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề biển Cô Tôđược phê duyệt đầu tư, sau khi hoàn tất sẽ là một giải pháp quan trọng trong việckhắc phục những khó khăn và hạn chế đó. Trung tâm này được mong chờ là mộttrong những khu hậu cần nghề biển sầm uất nhất khu vực vịnh Bắc Bộ với cácloại hình dịch vụ đa dạng, như cung cấp nước ngọt, nước đá, lương thực, thựcphẩm, vật tư ngư nghiệp cũng như dịch vụ sửa chữa tàu thuyền đánh cá và hệthống cung ứng xăng dầu cho tàu thuyền trên biển và hệ thống kho bảo quảnđông lạnh.

Thế mạnh về khai thác thuỷ sản với 1.000 loài cá, trong đó có khoảng 60loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loại quý hiếm mà ít địa phương nào có được(như ngọc trai, bào ngư, tu hài, trân châu, hồng, song, mú) đãcho Cô Tô một nềntảng phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của huyện đảo.Các cụmcông nghiệp của huyện sẽ là nơi tập trung các hoạt động chế biến sâu thủy hảisản. Đây sẽ là những sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, mang đặc trưng và đượcgắn với thương hiệu Cô Tô, như các sản phẩm về sứa, mực, cá duội, hải sâm vànước mắm. Những sản phẩm này sẽ đem lại giá trị gia tăng cao và nhằm đápứng không chỉ thị trường du lịch nội địa mà còn phục vụ xuất khẩu.

Muối biển là một trong những nguyên liệu đầu vào không thể thiếu nhằmphục vụ cho các hoạt động sơ chế thủy hải sản, làm mắm hoặc chế biến cákhô.Nghề làm muối ở Cô Tô đã có từ hàng chục năm nay và đã trở thành mộtnghề thiết yếu đối với người dân trên đảo. Về điều kiện tự nhiên, nước biển củaCô Tô được đánh giá có độ tinh khiết và độ mặn cao, rất thuận lợi cho phát triểnnghềmuối.Trong khi cơ sở hạ tầng đã sẵn có là cánh đồng muối có quy mô trên4 ha, vẫn có thể mở rộng thêm.Bên cạnh đó, những kinh nghiệm làm muối từnhiều năm nay của diêm dân cũng chính là một lợi thế tốt để nghề này tiếp tụcđược duy trì và phát triển. Việc đầu tư phát triển sâu các hoạt động chế biến thủyhải sản và các sản phẩm biển đặc trưng của Cô Tô sẽ mở ra một thị trường tiêuthụ ổn định và lâu dài cho sản phẩm này, đồng thời tạo cơ hội nâng cao thu nhậpcho diêm dân Cô Tô.

Bên cạnh nguồn lợi từ biển, thiên nhiên cũng ưu đãi Cô Tô với chất đất cóthể trồng được loại khoai lang to củ và có chất lượng cao. Một khi loại nông sản

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

này được đưa vào quy hoạch sản phẩm chủ lực thì có thể nghĩ tới hướng chếbiến các sản phẩm đóng gói từ khoai lang, phục vụ cho thị trường du lịch và tiêudùng ở phía Bắc.

Việc đón tiếp một lượng du khách gần 56.000 lượt (2013) đến thăm CôTô là một thị trường rất tiềm năng và hiện đang còn bỏ ngỏ dành cho các sảnphẩm thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm du lịch biển. Hiện tại những mặt hàngnày ở Cô Tô rất nghèo nàn và hầu như không có. Đây cũng là một hướng để thuhút doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại chỗ nhằm tận dụng nguồn vật liệu và nhâncông trực tiếp trên địa bàn huyện đảo. Tuy đây không phải hướng phát triểntrọng tâm của Cô Tô, nhưng nếu biết khéo léo khai thác và đầu tư có chiều sâuthì sẽ là một ngành hàng đem lại giá trị gia tăng đáng kể và bổ trợ tốt cho cáchoạt động du lịch của huyện.

Tóm lại, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo định hướng hậu cầnnghề biển và chế biến thủy hải sản, nông sản sẽ là những lĩnh vực trọng tâm vàmũi nhọn của Cô Tô. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút đầu tư cần lưu ý tới vấnđề bảo vệ môi trường sinh thái trên đảo. Các dự án phục vụ phát triển côngnghiệp dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp của huyện phải áp dụng công nghệ giảmthiểu ô nhiễm và hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái,hoạt động du lịch và đời sống của chính người dân.

3.2.2.2. Quy hoạch cụm công nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp

Trung tâm dịch vụ hậu cần nghềbiển

Với lợi thế tự nhiên được xác định thuận lợi cho phát triển cảng cá và cácngành nghề phục vụ cho hoạt động đánh bắt thủy hải sản, ở Cô Tô sẽ có haitrung tâm dịch vụ hậu cần nghề biển là Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề biểnBắc vịnh Bắc Bộ và Khu dịch vụ hậu cần nghề biển đảo Trần.

Dự án Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề biển Bắc vịnh Bắc Bộ, với tổngdiện tích 50,5 ha, đã được phê duyệt quyết định đầu tư và hiện đang trong quátrình hoàn tất xây dựng hạ tầng cơ sở. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng,Trung tâm này được mong đợi sẽ tạo nên một sự biến đổi lớn về kinh tế đối vớiCô Tô. Đây sẽ là nơi cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho ngư dân nhưxăng dầu, nước ngọt, kho hàng đông lạnh, lương thực, vật tư ngư nghiệp... chokhoảng 2.000 tàu đánh bắt hải sản, đồng thời là khu vực đầu mối mua bán và

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá. Dự án này cũng bao gồm cả nhà điều hành,chợ đầu mối, nhà tiếp nhận và phân loại thuỷ hải sản, kho đông lạnh, nhà máysản xuất nước đá, trạm xăng dầu, các cơ sở cung cấp ngư cụ, lương thực, thựcphẩm cho ngư dân. Ngoài ra còn có khu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và cáccông trình phụ trợ khác như hệ thống phao neo, biển báo luồng, đèn báo bãonhằm phục vụ cho hoạt động neo đậu và tránh trú bão cho tàu thuyền trong khuvực. Đây sẽ là một trung tâm dịch vụ hậu cần có quy mô lớn, khép kín và hiệnđại trong khu vực vịnh Bắc Bộ.

Khu dịch vụ hậu cần nghề biển đảo Trần được xác định là trọng tâm vànền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội trên đảo Trần. Hiện tại, đây cũng là mộttrong những dự án đang được huyện định hướng đầu tư và phát triển, bao gồmviệc kéo dài và tu bổ cầu cảng hiện có, xây dựng đê chắn sóng tạo đường vào vàvũng neo đậu tàu gần 10 ha, với sức thu hút khoảng 200 tàu cá có công suất 200-600 CV. Khu vực này còn bao gồmkhu dịch vụ cần nghề biển trên bờ, trong đócó chợ đầu mối, nhà tiếp nhận phân loại, kho đông lạnh, xưởng sản xuất đá, trạmphát điện dự phòng và hệ thống cấp thoát nước.

Cụm công nghiệp dịch vụ chếbiến thủy hải sản

Việc thu hút đầu tư vào các hoạt động chế biến thủy hải sản tại sẽ được tậptrung chủ yếu tại đảo Cô Tô và đảo Thanh Lân.

Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề biển Bắc vịnh Bắc Bộ trên đảo Cô Tô lớnsẽ bao gồm cả các hoạt động chế biến thủy hải sản. Những sản phẩm này sẽnhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong đất liền và thị trường khách du lịch củaCô Tô. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý về những vấn đề ô nhiễm môi trường(nguồn nước, không khí, cảnh quan) đối với một đô thị du lịch với mật độ dân cưtương đối dày như đảo Cô Tô lớn. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài,Cô Tô nên thu hút các doanh nghiệp chế biến có đầu tư công nghệ tiên tiến nhằmgiảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời về hạ tầng cần xây dựng nhà máy xửlý nước thải trong khu vực này.

Cụm công nghiệp chế biến sứa trên đảo Thanh Lân vốn đã được định hìnhtừ lâu. Tuy nhiên, hoạt động chế biến sứa mới dừng ở quy mô hộ gia đình và sảnphẩm chỉ là sứa sơ chế (sứa ướp muối) để xuất khẩu sang Trung Quốc theođường tiểu ngạch. Chính vì vậy công nghệ sơ chế sứa biển phụ thuộc vào sựhướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc và giá cả cũng lên xuống tùy theo

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

nhu cầu của thị trường này. Trong khi đó, sứa sơ chế sau khi nhập về TrungQuốc lại được tiếp tục tinh chế nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nướcvà xuất sang các quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc với mức giá cao hơn rất nhiều.Do đó, để tận dụng nguồn lợi tự nhiên này và tăng giá trị gia tăng cho sản phẩmsứa, Cô Tô cần thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạtđộng chế biến các sản phẩm sứa ăn liền, tức các sản phẩm mà người tiêu dùng cóthể sử dụng ngay tức thì cho các món ăn như nộm sứa, gỏi sứa, sứa chiên, xàohoặc lẩu sứa.

Bên cạnh loại sản phẩm truyền thống là sứa, các sản phẩm đặc trưng kháccủa Cô Tô như mực, cá duội, hải sâm cũng là một hướng đi nên được đầu tư chohoạt động chế biến thành sản phẩm tiêu dùng đóng gói. Các loại sản phẩm này sẽchủ yếu phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng nhu cầu của du khách khi đếnhuyện đảo.

Việc thu hút đầu tư cho ngành chế biến thủy hải sản nên được thực hiệnmột cách có chọn lọc – chỉ cấp phép cho những nhà đầu tư sử dụng công nghệhiện đại, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Song song với đólà việc xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm xử lý các nguồn nước thải và rác thải, tránhtuyệt đối việc xả thẳng ra biển nguồn nước thải mà không qua xử lý như hiệnnay.

Cụm công nghiệp chếbiến nông sản và tiểu thủ công nghiệp

Như đã nói ở trên, với thếmạnh nông nghiệp về cây khoai lang, Cô Tô cóthể tận dụng để thu hút đầu tư đối với hoạt động chế biến các sản phẩm tiêu dùngtrực tiếp từ khoai lang. Nhật Bản, Thái Lan hay Philippines là những điển hìnhthành công trong việc đa dạng hóa các sản phẩm từ củ khoai lang. Khoai langđược chế biến thành nguyên liệu dạng bột để làm các loại bánh và được dùng đểchế biến các món ăn thường ngày. Bên cạnh đó, hàng loạt những sản phẩm tiêudùng cuối cùng như kẹo ngọt, kẹo dẻo, mật khoai, mứt khoai và khoai sấy giòn,thậm chí nước tương hay rượu cũng được làm từ khoai lang. Với những sảnphẩm này, thị trường tiêu thụ khoai lang tại các quốc gia nói trên đã được đadạng hóa, góp phần nâng cao giá trị thực của cây khoai lang và mang lại nguồnlợi kinh tế rất lớn cho nông dân. Từ đó cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu câytrồng từ cây lúa nước sang cây khoai lang không chỉ giúp Cô Tô giải quyết vấnđề hạn chế về nguồn nước tưới (do cây khoai lang chịu hạn tốt hơn cây lúa), mà

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

còn mang lại cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp cho Cô Tô nếu hoạtđộng chế biếnloại nông sản này được đầu tư đúng hướng. Việc xây dựng cáckhu/xưởng chế biến có thể đặt trực tiếp trên đảo Cô Tô lớn để tận dụng lợi thếgần nguồn nguyên liệu (tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến).

Với những ưu thế sẵn có, việc phát triển nghề làm muối của Cô Tô là mộthướng đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành chế biến thủy hải sản tạiđây.Tuy nhiên, khó khăn đối với diêm dân Cô Tô hiện nay là vấn đề thiếu vốnsản xuất và đầu tư mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu và thời tiếtthất thường trên đảo cũng là một bất lợi khiến đời sống kinh tế của diêm dân khábấp bênh. Chính vì vậy, để phát triển nghềmuối ởCô Tô, cần phải có quy hoạchcụ thể và chi tiết cho nghề sản xuất muối. Việc xác định quy mô sản xuất phùhợp cần được đặc biệt lưu ý nhằm cân bằng cung-cầu sản xuất, tránh tình trạngđầu tư xây dựng hạ tầng tràn lan, dẫn tới việc để hoang hóa những cánh đồngmuối như tình trạng đã xảy ra ởCô Tô năm 20134.

Khoảng trống thị trường cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệmhay các sản phẩm áo, mũ… có tính quảng bá cho du lịch của Cô Tô hiện vẫnchưa thực sự được khai thác tốt. Cô Tô có thể không cần tham gia trực tiếp trongviệc thu hút đầu tư cho lĩnh vực này, mà chỉ cần liên kết với các doanh nghiệptrong đất liền để mở những cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm phục vụ dukhách tham quan và mua sắm. Tuy nhiên, các sản phẩm được Cô Tô đặt hàngphải mang tính biểu trưng và có sức hấp dẫn đối với du khách, vừa có thể là đồlưu niệm, vừa có thể là đồ trang trí trong gia đình và thậm chí là đồ trang sức.Những sản phẩm du lịch loại này đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho cácquốc gia có ngành du lịch biển nổi tiếng như Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ.

3.2.2.3. Khả năng thu hút vốn đầu tư

Đối với Dự án Khu hậu cần nghề biểnCô Tô hiện nay đã được phê duyệtvới mức đầu tư trên 466,7 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách trungương (Chương trình Biển Đông-Hải đảo), vốn ngân sách tỉnh, vốn huy động từcác nhà đầu tư, các tổ chức xã hội.

Việc mở rộng và xây dựng hạ tầng cơ sở cho cụm công nghiệp chế biếnthủy hải sản sẽ được huy động từ ngân sách của tỉnh, vốn huy động từ các nhà

4Phạm Tăng (2013), “Lao đao nghềmuối Cô Tô,” Báo Quảng Ninh, ngày 27-6-2013. Đường dẫn:http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201306/lao-dao-nghe-muoi-co-to-2199915/

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, Cô Tô nên thuhút những doanh nghiệp nước ngoài của Hàn Quốc và Nhật Bản cho ngành chếbiến sứa, bởi những quốc gia này là thị trường tiêu thụ trực tiếp cho các sảnphẩm sứa hiện nay. Hơn nữa, tiêu chuẩn kỹ thuật để sản phẩm sứa Việt Nam nóichung, và của Cô Tô nói riêng, có thể thâm nhập trực tiếp vào hai thị trường nàytrên tế là khá cao. Chính vì vậy, thu hút chính các nhà đầu tư Hàn Quốc và NhậtBản sẽ giúp tận dụng được công nghệ và kỹ thuật chế biến của họ để thỏa mãncác tiêu chuẩn kỹ thuật của chính những quốc gia này đặt ra.

Về chính sách đãi đầu tư tại vùng biển đảo Cô Tô, Quy hoạch do Bộ Kếhoạch và Đầu tư phê duyệt đã xác định ưu tiên nguồn vốn của Chương trình BiểnĐông – Hải đảo, nguồn vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi củaChính phủ và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác cho vùng biển đảo CôTô. Các doanh nghiệp đầu tư vào vùng biển đảo Cô Tô sẽ được áp dụng cácchính sách ưu đãi nhất dành cho các đảo và các khu kinh tế ở Việt Nam, kể cảchính sách đối với các khu chế xuất, khu kinh tếmở, khu kinh tế ven biển và khukinh tế cửa khẩu, chính sách ưu đãi như các dự án du lịch. Các dự án đầu tư sảnxuất, kinh doanh tại vùng biển đảo Cô Tô thuộc đối tượng được hưởng các loạihình tín dụng ưu đãi của Nhà nước được ưu tiên bố trí vốn để thực hiện dự ántheo kế hoạch. Các tổ chức tín dụng trong nước, ngân hàng liên doanh với nướcngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo phápluật của Việt Nam được khuyến khích mở chi nhánh tại vùng biển đảo Cô Tô,miễn tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước trong suốt thời gian thực hiện dự án đốivới các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.Người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tưnước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Cô Tô theo quyđịnh của pháp luật hiện hành.Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngkỹ thuật đến các khu du lịch, khu chức năng tại Cô Tô; hỗ trợ tiền bồi thườnggiải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, chấtthải trên vùng biển đảo Cô Tô.

3.2.2.4. Danh mục các dựán ưu tiên thu hút đầu tư

Đến hết 2015:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạtvà sản xuất; xử lý nước thải, rác thải và đưa vào sử dụng;

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Hoàn thiện hạ tầng khu tổ hợp hậu cần cảng cá trên đảo Cô Tô và kêugọi đầu tư cho các hạng mục;

- Hoàn thiện hạ tầng khu hậu cần cảng cá đảo Trần và kêu gọi đầu tư;

- Thực hiện quy hoạch khu trồng khoai lang và kêu gọi đầu tư cho ngànhchế biến khoai lang;

- Thực hiện quy hoạch chi tiết cho nghề làm muối và có chính sách hỗ trợphát triển nghềmuối về vốn cũng như đào tạo nghề cho lao động.

2016-2020:

- Đưa vào sử dụng khu tổ hợp hậu cần cảng cá Bắc vịnh Bắc Bộ;

- Đưa vào sử dụng khu hậu cần nghề biển đảo Trần.

- Dự án phục vụ du lịch, bao gồm hệ thống khách sạn cao cấp, hệ thống dulịch sinh thái biển thông minh, hiện đại.

2020-2030:

- Đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt của các tổ hợp hậu cầncảng cá theo hướng phát triển một nền công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xanhtrên huyện đảo Cô Tô.

3.2.3. Định hướng phát triển du lịch - thương mại

3.2.3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển các lĩnh vực dịch vụ - thương mại

Quan điểm

Xây dựng Cô Tô theo định hướng đô thị du lịch sinh thái biển thông minh,hiện đại với các dịch vụ tiện ích hiện đại, và trong mối liên kết chặt chẽ với VânĐồn, phát triển xứng tầm là 1 trong 4 trung tâm du lịch của Quảng Ninh.

Du lịch là hoạt động kinh tế chủ đạo, các hoạt động kinh tế khác đượcphát triển và hoạt động xung quanh trục chính này. Phát triển những ngành dịchvụ cần thiết để hỗ trợ định hướng phát triển chung của Cô Tô là du lịch sinh tháibiển và chức năng hậu cần nghề biển.

Phát triển du lịch để phát triển kinh tế và kết hợp giáo dục và tuyên truyềnvề chủ quyền biển đảo.

Mục tiêu phát triển các lĩnh vực dịch vụ - thương mại

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Phấn đấu và tập trung nguồn lực để phát triển du lịch của Cô Tô.

- Phấn đấu đến năm 2020 trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượngcao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế. Cụ thể: toàn huyện đảo Cô Tôphát triển theo định hướng Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp du lịch thamquan và trải nghiệm.

- Phấn đấu trở thành một trong các điểm đến hấp dẫn của du khách trongnước và quốc tế. Địa danh Cô Tô phải có tên trên bản đồ quốc tế, tham gia vàhưởng lợi từ vào chuỗi sản phẩm du lịch toàn cầu, hình thành các tour du lịchhấp dẫn.

- Tập trung xây dựng hình ảnh độc đáo của Cô Tô để khai thác du lịchsinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch hưởng thụ và trải nghiệm cao cấp đểphát huy lợi thế cũng như hạn chế bớt các bất lợi khách quan về tính mùa vụ vàthời tiết đối với du lịch.

- Phấn đấu cơ cấu ngành dịch vụ tăng trong tổng cơ cấu kinh tế theo giaiđoạn là 28,1% (năm 2015), 39,8% (năm 2020), 50,5% (năm 2025) và 62,1%(năm 2030). Phấn đấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại toàn huyệntăng bình quân 22%/năm giai đoạn 2016-2020 lên tới 26%/năm cho giai đoạn từ2021-2030 với giá trị ước tính như sau: đến năm 2015: 47,651 tỷ đồng/năm; đếnnăm 2020: 128,787 tỷ đồng /năm; đến năm 2025: 859,141 tỷ đồng/ năm và đếnnăm 2030: 2.728,457 tỷ đồng/năm. Giá trị gia tăng ngành dịch vụ - thương mạităng nhanh trong giai đoạn 2015-2020 ở mức 25%/năm và tăng ổn định ở mức26%/năm giai đoạn 2021-2030 với với giá trị gia tăng của ngành ước tính nhưsau: đến năm 2015: 56,264 tỷ đồng/năm; đến năm 2020: 171,704 tỷ đồng /năm;đến năm 2025: 545,298 tỷ đồng/ năm và đến năm 2030: 1.731,756 tỷ đồng/năm.

3.2.3.2. Định hướng phát triển các lịch vực dịch vụ - thương mại:

a. Dịch vụ du lịch

- Quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ hóa và khai thác hiệu quảcác điểm du lịch hiện có của Cô Tô theo định hướng hình thức du lịch thamquan và du lịch biển (bãi biển Nam Hải, trung tâm thị trấn Cô Tô, chợ Cô Tô,Khu tưởng niệm Bác Hồ, Hải Đăng Cô Tô, Bãi đá Pealit, Cầu Mỵ, làng sản xuấtsứa Thanh Lân, Đường Tình Yêu, Đê chắn sóng).

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa (khu tưởng niệm Hồ Chủ Tịch, cácnhà thờ, Chùa) và phát triển văn hóa lễ hội Cô Tô để hướng tới việc cung cấpdịch vụ du lịch tâm linh, đặc biệt gắn chặt với chuỗi du lịch tâm linh – lịch sửYên Tử và Bạch Đằng.

- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tắm biển trung cấp ở các bãi biển khu vựctrung tâm thị trấn Cô Tô và bãi Nam Hải; Xây dựng Trung tâm đào tạo kỹ năngsinh tồn tại Đảo Cô Tô lớn (hoặc đảo Thanh Lân) có sự kết nối với các đảo conlân cận để thực hiện các chức năng phụ cho Trung tâm.

- Phát triển Trung tâm phục hồi chức năng tai nạn biển tại Đảo Cô Tônhằm phục vụ nhu cầu cho toàn bộ khu vực.

- Phát triển hệ thống giao thông đường bộ liên kết nội đảo và vòng quanhđảo, không chỉ phục vụ với chức năng kết nối giao thông mà phải được coi làmột trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Cô Tô để từ đó có các biện phápvà hành động trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường xung quanh và được khaithác hiệu quả như một sản phẩm du lịch.

- Phát triển món ăn đặc sản Cô Tô (sứa, ốc hương, mực một nắng) để bổsung vào chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch tại đảo.

- Đầu tư xây dựng công viên Sinh Thái Đảo Hòn Tây.

- Phấn đấu đến năm 2020 đón được 250.000 lượt khách du lịch/năm vàđến 2030 ổn định ở mức 300.000 lượt khách du lịch/năm;

b. Nhà hàng, khách sạn

- Phấn đấu đến năm 2015, 100% nhà hàng, khách sạn trên địa bàn đềuđược đào tạo kiến thức về nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, đạt tiêu chuẩn vệ sinhan toàn thực phẩm và áp dụng các quy chuẩn và có giải pháp về bảo vệ môitrường.

- Phấn đấu trên toàn huyện, đến năm 2015, các cơ sở kinh doanh kháchsạn có thể cung cấp cho thị trường 300 phòng nghỉ, trong đó 50% đạt tiêu chuẩn3 sao trở lên; đến năm 2020 là 1.000 phòng nghỉ, trong đó 70% đạt tiêu chuẩn 3sao trở lên.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

c. Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa

- Phát triển mô hình vận tải xanh trên Đảo Cô Tô nhằm phục vụ các hoạtđộng dân sinh và du lịch.

- Tăng tính chủ động trong việc kêu gọi đầu tư, khai thác và cung cấp dịchvụ vận tải hành khách và hàng hóa để đảm bảo vận chuyển hành khách và hànghóa thông suốt giữa đảo với đất liền và giữa đảo với đảo.

- Chủ trương đặt chất lượng và an toàn vận chuyển lên ưu tiên hàng đầu.

- Phát triển thêm tuyến vận tải (Quan Lạn-Cô Tô; Bãi Cháy-Cô Tô, CátBà-Cô Tô), đa dạng hóa hình thức vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dulịch đẳng cấp cao tại Cô Tô trong sự kết nối với Vân Đồn như thủy phi cơ, trựcthăng, canô cao tốc, du thuyền…; khuyến nghị bổ sung và tăng cường kết nốigiữa các bến du lịch gồm bến Cái Bầu, bến Minh Châu và bến Cô Tô.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% phương tiện giao thông nội đảo sử dụngcông nghệ thân thiện môi trường (VD: chạy bằng điện, gas, hy-brid, xe đạp)

d. Dịch vụ tài chính, ngân hàng

- Đảm bảo hoạt động tài chính ngân hàng thông suốt cho các giao dịchdân sinh, kinh doanh và của khách du lịch.

- Tăng tính cạnh tranh của dịch vụ tài chính, ngân hàng bằng việc vậnđộng nhiều hơn 1 ngân hàng có mặt và cung cấp dịch vụ tại Huyện. Các hoạtđộng tài chính ngân hàng phải lan rộng và có chân rết ở toàn bộ các đảo có dânsinh sống. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trên cơ sở đổi mới vàhiện đại hóa công nghệ, xây dựng đội ngũ cán bộ trình độ quản lý, sử dụng thiếtbị hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.

- Đa dạng hóa hình thức và nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh hoạtđộng tín dụng khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mởrộng sản xuất.Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện cho các chi nhánh ngânhàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư và phát triển mở tại thị xã để có thể

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

huy động hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đầu tư cho các thànhphần kinh tế phát triển.

- Mở rộng thanh toán qua ngân hàng đối với các tầng lớp dân cư có thunhập khá, tạo nguồn vốn rẻ, tạo lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng.

- Các ngân hàng đảm bảo các giao dịch tài chính quốc tế.

e. Dịch vụ bưu chính viễn thông

- Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết.

- Phát triển đồng bộ làm cơ sở nền tảng để xây dựng đô thị thông minh,hiện đại và chính phủ điện tử trong tương lai. Cô Tô là huyện đảo có diện tíchnhỏ, có thể đi đầu và trở thành một điển hình về đô thị đảo thông minh, hiện đạivà chính quyền điện tử của cả nước.

f. Chợ và trung tâm thương mại

- Xác định vai trò quan trọng của phát triển các chợ và trung tâm thươngmại là một trong những dịch vụ không thể thiếu của một đô thị, là nơi trungchuyển và giao thương và kích thích tiêu dùng tăng GDP của Huyện, đặc biệt,cũng chính là một sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong chuỗi các sảnphẩm về du lịch.

- Phát triển các chợ theo phong cách kiến trúc riêng có và thân thiện vớimôi trường như: đảm bảo vệ sinh môi trường, xả thải đúng nơi quy định, sửdụng các vật liệu thân thiện môi trường và dung năng lượng mặt trời và hệ thốngchiếu sáng tự nhiên là chủ đạo. Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa, quán triệtvà yêu cầu từng hộ kinh doanh thực hiện tôn chỉ “kinh doanh trung thực”.

- Phát triển chợ buôn bán, phân phối các mặt hàng thủy sản và phục vụkhách du lịch

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Giai đoạn 2014-2015: Di chuyển chợ trung tâm thị trấn Cô Tô sang địađiểm phù hợp hơn để đảm bảo giao thương, bảo vệ cảnh quan mặt tiền đô thị vàbảo vệ môi trường sinh hoạt.

- Xây dựng trung tâm thương mại hiện đại bao gồm đầy đủ các tiện ích(khu vui chơi trong nhà, hội trường, các kiốt bán hàng, vũ trường, quán bar…)tại vị trí chợ hiện tại. Quy hoạch địa điểm và cho phép chợ đêm hoạt động theohình thức kiốt di động tại khu vực trung tâm thị xã.

- Giai đoạn 2016-2020: Nâng cấp, cải tạo chợ Thanh Lân, quy hoạch chợthành chợ du lịch để phục vụ hoạt động du lịch trên đảo và xây mới chợ ĐồngTiến

g. Các dịch vụ khác

- Cung cấp các dịch vụ hậu cần du lịch khác phục vụ các dịch vụ cao cấpnhư cứu hộ, cứu nạn, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển, nhu yếu phẩm, cho thuê địađiểm tổ chức hoạt động…)

- Kết hợp với định hướng thương mại hóa và phát triển nông nghiệp côngnghệ cao (chuỗi sản phẩm và hàng hóa hóa sản phẩm nông nghiệp) và tiểu thủcông nghiệp là một trong những giá trị gia tăng quan trọng trong chuỗi sản phẩmdu lịch và định vị hình ảnh Cô Tô

3.2.3.4. Luận chứng sửdụng đất và phân khu chức năng (vị trí và diện tích-ha)

Các dự án ưu tiên:

Giai đoạn trước mắt, tập trung đầu tư để thực hiện và hoàn thành các dựán đã phê duyệt (danh mục đã tương đối đầy đủ, được tính toán tốt và sẽ pháthuy tối đa hiệu quả khi hoàn thành và đưa vào sử dụng)

Bổ sung dự án (có thể thuộc các lĩnh vực khác nhưng có hiệu ứng quan trọng vềdu lịch):

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Nhằm tạo được đột phá trong phát triển du lịch, đòi hỏi Huyện phải kêugọi và thu hút được nguồn đầu tư lớn để thay đổi diện mạo và đạt được đẳng cấpcủa du lịch ở tầm cao hơn. Các danh mục cần được ưu tiên thực hiện trong giaiđoạn tiếp theo (2016-2020) bao gồm:

- Trung tâm thương mại: là nơi để cư dân và khách du lịch mua sắm hànghóa và sử dụng các tiện ích. Trung tâm thương mại dự kiến được xây dựng tại vịtrí chợ trung tâm hiện tại với tổng diện tích 0,17 ha, xây dựng 4-5 tầng với đầyđủ các chức năng như: hội trường, câu lạc bộ thể thao, Vũ trường, Trung tâm vuichơi, Siêu thị, các gian hàng…. Dự kiến tổng vốn đầu tư là 145 tỷ ( giai đoạn 1:100 tỷ - đến hết 2015 và giai đoạn 2: 45 tỷ - đến hết 2016)

- Công viên sinh thái đảo Hòn Tây: công viên này được xây dựng là mộtđiểm du lịch hấp dẫn của Xã Thanh Lân. Tổng đầu tư dự kiến là 150 tỷ (giaiđoạn 1: 50 tỷ - đến hết 2015 và giai đoạn 2: 100 tỷ - đến hết 2020

- Các dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp độc lập được bố trí ở phần bãi biểnđẹp và tương đối tách biệt khu dân cư như khu Vàn Chảy, Bắc Vàn, Hồng Vàn,tổng diện tích cần thiết cho các khu nghĩ dưỡng này khoảng 170 ha trải dài trêncác bãi biển và với tổng mức đầu tư cho cả hai giai đoạn từ nay đến hết năm2020 là khoảng 7.000 tỷ kêu gọi từ sự đầu tư tư nhân.

- Dự án Trung tâm đào tạo kỹ năng sinh tồn được bố trí trên đảo Cô Tô to(hoặc Thanh Lân) và các đảo nhỏ lân cận để thực hiện các chức năng hỗ trợ. Vớitổng diện tích ước tỉnh khoảng 304 ha , Trung tâm này cần một khoản đầu tưkhoảng 6000 tỷ kêu gọi từ các tập đoàn đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng trungtâm sẽ bổ sung và cung cấp được cho thị trường sản phẩm du lịch và loại hìnhdịch vụ chưa từng có ởViệt Nam, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của tầng lớp dâncư trong nước bậc trung trở lên và khách hàng quốc tế. Việc xây dựng trung tâmcũng khắc phục được tính thời vụ của du lịch do đặc trưng thời tiết của toàn bộkhu vực biển miền Bắc Việt Nam.

3.2.3.5. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch

- Thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư là một điều hết sức quan trọngđể giúp huyện Cô Tô phát triển mạnh và bền vững. Việc kêu gọi vốn đầu tư vào

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Cô Tô không chỉ phụ thuộc vào việc kêu gọi các doanh nghiệp/tập đoàn lớn trênthế giới mà còn cần lưu ý vai trò đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ vàvừa trong nước, đặc biệt là nguồn đầu tư trong dân (trông đó phần lớn là dân cưcủa Đảo). Ở đây cần đặc biệt lưu ý đặc điểm hạn chế về quỹ đất phát triển dulịch của Cô Tô để kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

- Cô Tô hiện là một trong một số các địa điểm được áp dụng ưu đãi thuếcao nhất so với các địa bàn khác của Quảng Ninh5(đồng mức với các khu vựckhó khăn như Ba Chẽ, Bình Liêu và các điểm được ưu tiên đột phá phát triểnnhư Khu Kinh tếVân Đồn, Khu Kinh tếMóng Cái). Tuy nhiên, nếu nhìn vào vịđặc điểm địa lý của các điểm vừa kể tên, chỉ có Vân Đồn là huyện đảo còn cácđiểm còn lại đều nằm trên đất liền do vậy giá thành của đầu tư tại Cô Tô cao hơnvà hiệu quả vốn đầu tư thấp hơn so với trên đất liền. Đây là một bất lợi thế hếtsức đáng lưu ý. Do vậy, cần tranh thủ và phát huy tốt nhất lợi thế về khung ưuđãi thuế đã có nhưng cũng phải đồng thời tiếp tục vận động có thêm các ưu đãivượt trội để Cô Tô có thể khắc chế bất lợi về địa lý kêu gọi đầu tư vào lĩnh vựcdu lịch

Giải pháp đối với nguồn nhân lực du lịch

- Du lịch sẽ tạo ra công ăn việc làm ổn định cho lao động tham gia trựctiếp trong nhành du lịch. Số lượng lao động và tỷ lệ lao động trực tiếp sẽ tănglên tương ứng với tỷ lệ khách du lịch tại Cô Tô nếu phát triển theo xu hướng đạitrà như hiện nay. Với tốc độ tăng trưởng du lịch hiện tại của Cô Tô, chỉ trong 1-2 năm tới, cùng với chính sách hạn chế nhập cư của chính Quyền Cô Tô, huyệnsẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trong về lao động trong ngành. Điều này sẽdẫn tới hậu quả tất yếu là chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch của Cô Tô sẽgiảm sút (trên mặt bằng chưa cao hiện tại) => gây áp lực cho phát triển về lâudài. Và theo dự báo, bản thân toàn tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ rơi vào tình huốngthiếu lao động trong ngành du lịch và dịch vụ khi bản quy hoạch phát triển tổngthể của Quảng Ninh được thực hiện và đem lại hiệu quả phát triển bùng nổ. NếuCô Tô không nhìn thấy rõ xu thế này, không những sẽ không đáp sứng được nhucầu cung cấp nhân lực phát triển du lịch của Huyện mà còn phải đối mặt với tình

5 Website Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

huống “chảy máu lao động” và những nỗ lực chuẩn bị của chính quyền huyệnhiện tại sẽ không đem lại hiệu quả và giá trị gia tăng trong tương lai.

- Ngay lập tức cần xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực củaHuyện để có các giải pháp thiết thực, tạo cực hút về lao động tại huyện.

- Thành lập Ban điều hành hoạt động du lịch của Huyện

3.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực

Quan điểm phát triển nhân lực

- Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất trong công cuộc đổi mới vàphát triển. Phát triển nhân lực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cả hệthống chính trị và của toàn xã hội, trong đó có nhân lực chất lượng cao là nhiệmvụ hàng đầu và là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tronggiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trên cơ sở đánh giá đúng hiệntrạng nhân lực của huyện. Phát triển nhân lực phải đảm bảo đồng bộ cả về quymô, cơ cấu, số lượng, chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầuphát triển tỉnh Quảng Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ độnghội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng sống của người dân, không ngừng nâng cao trìnhđộ học vấn cho nhân dân. Có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừacấp bách vừa lâu dài của nhân lực. Có chính sách đúng sử dụng nhân lực, trọngdụng nhân tài, đặc biệt là đội ngũ trí thức, công nhân có tay nghề cao.

- Cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo, là những vấn đề quan trọng nhằm tạo ra nhân lực chất lượng cao .

- Tăng cường thông tin về nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làmcho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nhân lực.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực:

* Giai đoạn 2016-2020

- Lực lượng lao động đến năm 2020 là 3955 người. Tạo việc làm mớihàng năm cho 150 - 200 lao động;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt 60%.

- Lao động cơ quan nhà nước chiếm 6,4% tổng dân số.

- Cơ cấu lao động đến năm 2020: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnchiếm 29,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 25,4% và dịch vụ chiếm: 48,8%.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới hoặc bố trí trụ sở và cơ sở vật chất choTrung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Cô Tô; nhanh chóngđưa các nghề đã được đầu tư vào đào tạo.

* Giai đoạn 2021-2030

- Lực lượng lao động đến năm 2030 là hơn 4.400 người. Tạo việc làm mớihàng năm cho 150 - 200 lao động;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt 80%.

- Lao động cơ quan nhà nước chiếm 5% tổng dân số.

- Cơ cấu lao động đến năm 2020: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm16,0%; công nghiệp – xây dựng chiếm 30,8% và dịch vụ chiếm: 53,2%.

- Xây dựng mới trường mầm non (nhà trẻ) tại xã Đảo Trần

- Nâng cấp và sữa chữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở vàtrung học phổ thông trên địa bàn huyện.

- Nâng cấp Trung tâm y tế huyện và phân viện Thanh Lân có khả năngđáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng tương đương với các đô thịkhác của Quảng Ninh.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Chú trọng liên kết đào tạo với các trường đại học, trường đào tạo nghềtrong nước và quốc tế đặc biệt liên quan tới những ngành nghề trọng điểm củahuyện như dịch vụ du lịch, chế biến hải sản, kỹ thuật đánh bắt-nuôi trồng hảisản.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Giai đoạn 2016-2020

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhânlực chất lượng cao phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần laođộng phi nông nghiệp (chủ yếu tập trung làm việc trong ngành dịch vụ du lịch).Triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thu hútnguồn nhân lực của địa phương và các vùng, đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực chohoạt động kinh doanh du lịch và hậu cần dịch vụ nghề cá

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,công nghệ mới phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp, cải cách hành chính, dịch vụ công, bảo vệ môi trường,các ngành kinh tế trọng điểm, có lợi thế.

Giai đoạn 2021-2030

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, coi trọng thu hút đầu tưđào tạo nghề. Nâng cao về số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ,có chính sách phù hợp thu hút nhân tài và nguồn nhân lực có tay nghề, trình độcao về công tác trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực công táckhuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

- Tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đàotạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng mốiquan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệuquả công tác đào tạo nghề, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có tay nghề caovà sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

- Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụnglao động thông qua thị trường lao động, nâng cao chất lượng hoạt động của Sàngiao dịch việc làm và các trung tâm giới thiệu việc làm.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

3.3.2. Giáo dục

Định hướng hệ thống giáo dục cơ sở

Trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, nhu cầu đào tạo từ bậc trung họcphổ thông trở lên sẽ tăng lên do mặt bằng dân trí đang được cải thiện. Giáo dụctiểu học và THCS tăng do tăng dân số. Số học sinh tiểu học và trung học cơ sởtăng khá nhanh, cứ 3 năm tăng thêm một lớp, học sinh trung học phổ thông cứ 8năm tăng thêm một lớp. Tuy vậy, trong những năm tới dự kiến số học sinh trunghọc phổ thông sẽ tăng nhanh, nếu xây dựng thêm trường THPT tại xã Thanh Lânsẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất cho học sinh, chútrọng bồi dưỡng nhân tài, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Chútrọng chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh trên địa bàn huyện trêncơ sở hướng nghiệp và gợi ý cho học sinh về các ngành, lĩnh vực chủ đạo trênđịa bàn huyện trong giai đoạn tới để phụ huynh và học sinh dễ định hướng.

- Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhàtrường,các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mở rộng và nâng cao chất lượnghọc ngoại ngữ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt trình độ chuẩn vàtrên chuẩn để học sinh trên địa bàn huyện không phải lựa chọn những trườngtrong đất liền, những huyện thị/thành phố khác.

Đối với hệ thống cơ sở đào tạo dạy nghề

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống trường dạynghề cung ứng lao động qua đào tạo không chỉ cho nhu cầu về lao động trongtỉnh, mà cả trong vùng ĐBSH và lao động cho xuất khẩu.

Đẩy mạnh dạy nghề trong các làng nghề, dạy nghề và tạo cơ hội học nghề vàviệc làm cho lao động nông thôn, người học nghề là người nghèo, bộ đội xuất ngũ,học sinh vùng xa.Tăng cường giáo dục hướng nghiệp do trang thiết bị sản xuấtngày càng hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao hơn (đặc biệt làthuyền trưởng các tàu đánh cá, và kỹ thuật viên nuôi trồng hải sản).

Xây dựng Đề án phát triển hệ thống trường học ngoài công lập, các trungtâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

cho mọi người có thể học tập ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, phù hợp với hoàncảnh của mình.

3.3.3. Y tế

Hiện nay, hệ thống y tế trên địa bàn huyện Cô Tô được tổ chức theo mô hìnhhai chức năng: khám chữa bệnh và phòng bệnh; bao gồm 01 trung tâm y tế và 03trạm y tế xã, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia và có biên chế bác sỹ. Trung tâm Y tếhuyện có cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sứckhỏe nhân dân, 100% đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế. Đội ngũ y, bác sỹTrung tâm Y tế huyện có năng lực thực hiện tốt một số thủ thuật hồi sức cấp cứu cơbản và các phẫu thuật cấp cứu ngoại khoa, sản khoa, tiểu phẫu, trung phẫu đơngiản, kiểm tra sức khỏe cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, thanh niên thựchiện nghĩa vụ quân sự, tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh và triển khai cóhiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trên địa bàn.

Tuy nhiên, cũng như các đảo xa bờ có dân cư sinh sống trong cả nước, khókhăn lớn nhất đối với ngành y tế của huyện là địa hình cách trở, trang thiết bị y tếtuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; việc chuyển bệnh nhân từ đảo vào đất liềngặp nhiều khó khăn, nhất là những ngày giông, bão, biển động; đội ngũ y bác sỹhiện có còn nhiều hạn chế về chuyên môn; việc thu hút y, bác sỹ giỏi ra đảo côngtác gặp khó khăn... do đó chất lượng công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn tuy đãcó nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu của nhân dân.

Tiếp tục duy trì thực hiện mô hình trung tâm y tế hai chức năng và nâng cấpmở rộng quy mô lên 30 giường bệnh.Trong giai đoạn 2016-2020 nâng quy mô lên50 giường bệnh (bao gồm cả phân viện Thanh Lân) và 70 giường bệnh vào saunăm 2020. Trung tâm cần chú trọng đào tạo cán bộ y tế đảm bảo đủ nguồn nhânlực, phát triển một số chuyên khoa chính như: nội, ngoại, sản, nhi, y học biển…Tiếp tục đầu tư đủ các trang thiết bị để thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến kỹthuật, đảm bảo tốt nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện và hỗ trợ cho các trạm y tế; thựchiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia về ytế.

Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần thành lập bệnh viện/trung tâm phụchồi chức năng nghề biển và Trung tâm tìm kiếm cứu nạn bãi biển trên đảo Cô Tôlớn. Nâng cấp Trạm Y tế xã Thanh Lân lên Phân viện y tế để phục vụ khám, chữabệnh cho quân, dân huyện đảo và ngư dân hoạt động trên ngư trường vịnh Bắc Bộ.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Tăng cường thu hút bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên ngành nhằm hướng tớibệnh viện Cô Tô có thể phục chữa được mọi bệnh nhân và mọi ca cấp cứu ởmọicấp độ đối với người dân trên đảo cũng như ngư dân trên biển.Tăng cường lựclượng y, bác sỹ quân y theo mô hình quân - dân y kết hợp; tăng cường luân phiênbác sỹ tuyến tỉnh hỗ trợ cho huyện.

3.4.5. Văn hóa xã hội, dân tộc, tôn giáo

- Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nhằm quảng bá du lịch và hìnhảnh huyện Cô Tô với giới truyền thông, báo trí nhằm giới thiệu tới nhân dân cảnước và quốc tế. Tổ chức các lễ hội mang tính thường niên và quảng bá với quy môcấp tỉnh hoặc quốc gia ví dụ như các cuộc thi nặn bắt cá, câu cá,...

- Phát triển mạnh mạng lưới văn hóa cơ sở, quản lý tốt các hoạt động vănhóa thông tin trên địa bàn, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua tăng cường các hoạt động giaolưu, hội diễn, tổ chức các sự kiện gắn liền với quảng bá hình ảnh du lịch Cô Tônhằm giới thiệu tới cả nước và quốc tế.

- Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo tiếp tục được tăng cường,cộng đồng giáo dân trên địa bàn đảm bảo đời sống ổn định, chấp hành tốt các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địaphương.

3.4. Định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng huyện đảo và trên mỗi đảo

- Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật là khâu quan trọng, là điềukiện để đô thị Cô Tô nói riêng và toàn huyện Cô Tô nói chung đạt được các tiêuchuẩn của một đô thị sinh thái thông minh, hiện đại, cụ thể:

- Hoàn thiện cấu trúc đô thị khép kín, có năng lực duy trì sự cân bằng, đảmbảo đa dạng sinh học Giảm thiểu việc bê tông quá các kết cấu hạ tầng đô thị, đặcbiệt là hạ tầng giao thông, nâng tỷ trọng vỉa hè không sử dụng xi măng cát lánghoặc trát gạch. Các tuyến đường đi bộ sử dụng các vật liệu tự nhiên, sẵn có củađảo. Đảm bảo việc phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cânbằng

- Việc tiếp cận đến các dịch vụ công, dịch vụ cơ bản được thực hiện bằngcác phương tiện thân thiện với môi trường, bao gồm xe điện cá nhân hoặc công

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

cộng, hoặc đi bộ. Thứ tự ưu tiên: (1) Đi bộ; (2) đi xe đạp thường; (3) đi xe đạp, xemáy điện (bao gồm cả phương tiện công cộng và cá nhân); (4) xe ô tô tải nhỏ.

- Đối với phương tiện vận chuyển đóng vai trò kết nối giữa đảo với đất liềncó công nghệ cao, giảm phát thải đối với môi trường; Thứ tự ưu tiên (1) Tàu gỗ; (2)tàu cao tốc có công nghệ giảm phát thải

- Nâng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong năng lượng sinh hoạt và sảnxuất công nghiệp, nông nghiệp

- Hoạt động công nghiệp ít phát thải, tỷ trọng phế liệu, phụ liệu được tái chếtăng dần.

- Hạn chế việc sử dụng nước ngầm.

- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm phát thải, giảm tiêu thụnước

3.4.1. Hạ tầng giao thông vận tải

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng và hạ tầng giaothông nói chung trước hết căn cứ vào các quy hoạch, định hướng của TW đốivới các huyện đảo.

Những định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch trung cao cấp, địnhhướng phát triển kinh tế Biển cũng là cơ sở để định hướng phát triển hạ tầnggiao thông đối nội và đối ngoại

Định hướng phát triển giao thông đối ngoại

Phát triển các tuyến giao thông kết nối Huyện Cô Tô với các địa phươngkhác trong tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo việc vận chuyển hành khách và hàng hóađáp ứng nhu cầu kinh tế-xã hội của Huyện Cô Tô.

Duy trì kết nối Cô Tô (đảo chính) với Vân Đồn (cảng Cái rồng, cảng CáiBầu), và giữa Cô Tô (đảo Trần) với Móng Cái (cảng Vạn Gia).Tăng tần suấtphục vụ (tàu cao tốc và tàu gỗ), đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóangày một tăng của người dân trên đảo cũng như của khách du lịch. Phát triểngiao thông kết nối tam giác Vân Đồn- Cô Tô-Quan Lạn và Minh Châu, hướngtới sự phát triển của chuỗi du lịch Hạ Long- Vân Đồn- Cô Tô như quy hoạch củaTỉnh Quảng Ninh đặt ra. Bên cạnh đó, phát triển tam giác Cô Tô-Móng Cái-Đảo Trần để khai thác các tiềm năng du lịch trong tương lai.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Hình 14. Tam giác kết nối Cô Tô - Vân Đồn - Quan Lạn

Đến năm 2030, hình thành các tuyến giao thông liên kết nối Cô Tô (đảochính) với Hạ Long (cảng khách Hòn Gai); giữa Cô Tô (đảo chính) với MóngCái. Tuy nhiên, tính kinh tế của việc kết nối với Hạ Long và, đặc biệt là vớiMóng Cái còn phụ thuộc vào sự phát triển tuyến đường cao tốc Hạ Long-MóngCái (có kết nối với Vân Đồn như qui hoạch của Tỉnh Quảng Ninh) và của hiệuquả khai thác (tần suất khai thác) tuyến vận chuyển Vân Đồn- Cô Tô hiện có.

Định hướng phát triển giao thông đối nội

Trong số bốn đảo lớn nhất về diện tích là Cô Tô lớn, Thanh Lân, hiện chỉcó hai đảo tương đối phát triển về hạ tầng giao thông nội đảo, có điều kiện đểhình thành đường giao thông vòng quanh đảo, phục vụ các mục tiêu phát triểnkinh tế (du lịch), an ninh, quốc phòng, là Cô Tô lớn và Thanh Lân. Chính vì vậy,các dự án phát triển đường giao thông vòng quanh đảo Cô Tô lớn và Thanh Lânsẽ được ưu tiên ởmức cao hơn so với dự án đường vòng quanh đảo của các đảoCô Tô con và đảo Trần.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Hình 15. Hình thành tuyến đường vòng quanh đảo

Trong thời gian trung hạn (đến 2020), hình thành đường giao thông venđảo phía tây đảo Cô Tô con, kết nối mũi sư tử với các bãi tắm nằm ở phía namcủa đảo. Làm nền tảng để hình thành tuyến đường vòng quanh đảo Cô Tô controng dài hạn (2030).

Nâng cấp các cảng, bến tàu phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóaliên kết đảo; bao gồm bến tàu Bắc Vàn, cảng Cô Tô lớn để kết nối với đảo CôTô con và đảo Thanh Lân; Nâng cấp bến tàu cảng Thanh Lân phục vụ cho cáctàu chở khách và tàu cá, xây mới bến tàu trên đảo Cô Tô con.Các tàu phục vụvận chuyển hành khách và hàng hóa đều có gắn thiết bị định vị toàn cầu.

Đối với hạ tầng giao thông nội đảo, tuyến đường vòng quan đảo và tuyếnđường kết nối bến tàu khách Cô Tô với cảng Thanh Lân là những trục chính củađảo Cô Tô lớn sẽ nâng cấp thành đường bê tông nhựa. Hệ thống đường cấphuyện được nâng cấp, cải tạo, theo hướng chỉ ưu tiên phục vụ các loại xe đạpđiện và xe ô tô điện, kể cả ô tô điện chở hàng. Cải tạo đường kết nối đến ngọnhải đăng (hạ cốt) để các xe ô tô điện có thể chở khách tham quan vào đến gầnchân ngọn hải đăng.

Phát triển hạ tầng giao thông nội đảo theo hướng sinh thái, đảm bảo giaothông thuận tiện, linh hoạt. Hạ tầng giao thông phát triển, nâng cấp đồng bộ.Cụ

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

thể, hình thành hệ thống biển chỉ dẫn thông minh (điều khiển điện tử) đặt tại mộtsố nút giao thông quan trọng.

Nâng cấp hệ thống chiếu sáng đường đô thị và đường nông thôn.

Đầu tư mới và nâng cấp hệ thống biển báo, đèn báo (điện tử, đặt dướilòng đường) chỉ dẫn hướng đi. Phát triển các trạm năng lượng tại Vàn Chảy,Ngang đường cầu cảng, Hồng Vàn, bắc vàn để dễ dàng thay pin cho xe đạp, tạođiều kiện để Huyện Cô Tô trở thành nơi thí điểm mô hình đô thị với hệ thống xeđạp điện cho khách du lịch thuê sử dụng

3.4.2. Hạ tầngđiện

Với việc tiếp cận được lưới điện quốc gia, huyện Cô Tô hoàn toàn có khảnăng đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của người dân, điện sản xuấtcủa các hộ gia đình, điện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch …

Dự báo mức tiêu dùng điện trong tương lai tăng lên do mức sống củangười dân được cải thiện và do triển khai các loại hình dịch vụ du lịch chấtlượng cao được đầu tư, cũng như do phát triển một số ngành công nghiệp chếbiến nông, hải sản. Dự báo về cung ứng điện tại huyện đảo Cô Tô đến năm 2020Pmax là 13,3MW và tổng sản lượng điện dự kiến đạt 34,618 triệu kWh6. Dự báonhu cầu sử dụng điện, với sự phát triển của du lịch và hậu cần nghệ cá, sẽ là39,86 triệu kWh (2020) và 136,75 triệu kWh (2030).

Theo chủ trương của Chính phủđảo Trần huyện Cô Tô sẽ được cấp nguồnđiện từ hệ thống điện lưới quốc gia từ tuyến đường dây 22kV trên đảo VĩnhThực – Móng Cái7.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của một đô thị sinh thái thôngminh, hiện đại, định hướng sẽ nâng tỷ trọng điện được sản xuất từ các nguồnnăng lượng tái tạo trong tổng lượng điện tiêu thụ sẽ tăng lên mức 8% vào 2030(tại đảo Trần và các đảo nhỏ khác) và cao hơn ở những thập kỷ sau8.

Định hướng đến 2030, đầu tư mới điện mặt trời đặt ở các đảo Trần và cácđảo nhỏ khác. Đầu tư nâng cấp mạng điện, ngầm hóa hệ thống đường dây điện ở

6Quyết định số 2471/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 14/5/2012.7Văn bản số 3966/VPCP-KTN ngày 01/6/2014.8Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định 1208/QD/TTgngày 21/7/2011 của thủ tướng chính phủ), tỷ lệ điện quốc gia được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ là 5%năm 2020 và 6% năm 2030.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

các khu dân cư để đảm bảo an toàn, mỹ quan của đảo. Đầu tư phát triển mạnglưới cấp điện đến các khu du lịch và khu chế biến nông, hải sản.

Giải pháp huy động vốn

� Căn bản dựa trên nguồn vốn của chương trình biển – hải đảo� Sử dụng nguồn vốn của TW và của Tỉnh� Huy động đầu tư tư nhân thông qua quĩ phát triển đô thị

3.4.3. Hạ tầng cấp nước sinh hoạt

Hạ tầng cung cấp nước hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu nước sinhhoạt của người dân và của khách du lịch, mặc dù chất lượng nước còn yếu.Nhiềuhộ dân vẫn sử dụng nước giếng khoan phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt mặcdù nguồn nước này không ổn định giữa các mùa.

Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đến 2020 tầm nhìn 2030 như sau:Bảng 8. Nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất

Đối tượng dùng nướcĐơn vị Một ngày đêm Một năm

2020 2030 2020 2030

Hộ gia đình m3 960 1.260 350.400 459.900

Nước công cộng, tưới cây và rửađường m3

288 378 105120 137.970

Nước phục vụ du lịch m3 9.810 38.610 3.580.650 14.092.650

Nước công nghiệp m3 2.520 2.700 919.800 985.500

Tổng nhu cầu m3 13.578 42.948 4.955.970 15.676.020

Nguồn: tính toán của đơn vị tư vấn

Mục tiêu:

� Đến năm 2020, 100% hộ dân được thỏa mãn nhu cầu nước sạch đạt tiêuchuẩn quốc gia

� Đến năm 2030, 100% hộ dân được thỏa mãn nhu cầu nước sạch đạt tiêuchuẩn quốc tế

Định hướng

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Đầu tư mới nhà máy lọc nước sử dụng nguồn nước biển để cấp nướcsinh hoạt cho người dân trên đảo, cấp nước sản xuất và nước kinh doanh cho cáckhu du lịch.

- Hạn chế việc khai thác nước ngầm của người dân, đảm bảo các nguồnnước không bị cạn kiệt và do đó không gây ra những tác động tiêu cực đến hệsinh thái của huyện, nhất là trong mùa cạn nước.

- Khuyến khích các hộ dân xây bể chứa nước mưa, khuyến khích ngườidân sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt (điều này không có nghĩa là hạn chế ngườidân sử dụng nước thấp hơn mức 180m3/ngày).

- Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước, tách các nguồn cấp nước sử dụngcho ăn uống, sản xuất với nguồn cấp nước (tái chế) sử dụng cho tưới tiêu, trồngtrọt và nước dùng cho hệ thống vệ sinh, hay hệ thống rửa đường.

3.5.4. Hạ tầng xử lý nước thải

Hiện nay, chưa hình thành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thảicông nghiệp chế biến hải sản. Để đáp ứng yêu cầu một đô thị sinh thái biểnthông minh, hiện đại, định hướng từ nay đến 2020, đầu tư hai nhà máy xử lýnước thải tăng cường bằng hóa chất (CEPT) trên đảo Cô Tô lớn và đảo ThanhLân, mỗi nơi một nhà máy, có khả năng xử lý nước thải tập trung.

Mục tiêu

Phấn đấu nâng tỷ trọng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, chế biếnthủy sản được xử lý trước khi đưa trở lại môi trường lên mức 100% năm 2020và 100% năm 2030.

Phấn đấu đưa nước thải sau xử lý quay lại phục vụ các mục đích côngcộng (rửa đường, tưới cây, hoa trồng dọc đường…) và cả mục đích nước sinhhoạt khác (không phải nước ăn, nước tắm của người dân) trong tổng nước sinhhoạt lên mức 10% năm 2020 và 40% năm 20309.

Định hướng đầu tư hạ tầng thoát nước thải và hạ tầng dẫn nước thải sauxử lý đến các khu chức năng.

9Tính toán theo công thức 1 m3 nước sinh hoạt được sử dụng thì có 0,8m3 nước thải

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Đầu tư nhà máy xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến, sử dụng cácnguyên liệu thân thiện môi trường trong quá trình xử lý nước thải, ví dụ nhưcám gạo.

Bảng 9. Nhu cầu nước thải

Đối tượng dùng nước Đơn vị Một ngày đêm Một năm2020 2030 2020 2030

Hộ gia đình m3 384 957,6 140.160 349.524

Nước công cộng, tưới cây và rửađường

m3 115,2 287,28 42.048 104.857,2

Nước phục vụ du lịch m3 3.924 29.343,6 1.432.260 10.710.414

Nước công nghiệp m3 1.008 2.052 367.920 748.980

Tổng nhu cầu m3 5.431,2 32.640,48 1.982.388 11.913.775,2

Nguồn: tính toán của nhóm tư vấn

Giải pháp huy động vốn

� Căn bản dựa trên nguồn vốn của chương trình biển – hải đảo� Sử dụng nguồn vốn của TW và của Tỉnh� Huy động đầu tư tư nhân thông qua quĩ phát triển đô thị

3.4.5. Hạ tầng xử lý chất thải rắn

Hiện nay, Huyện Cô Tô đang đầu tư nhà máy đốt rác thải, có khả năng xửlý tốt lượng rác thải trong tương lai.Tuy nhiên, việc đốt toàn bộ rác thải, kể cảkhông gây ô nhiễm, vẫn chưa đảm bảo được các yêu cầu của đô thị sinh tháibiển thông minh, hiện đại.

Định hướng

Nâng cao ý thức tiêu dùng của người dân, đảm bảo giảm thiểu lượng rácthải cần phải xử lý. Khuyến khích người dân phân loại rác thải trước khi đưa racác khu tập trung thu gom rác thải. Đối với các loại rác thải trong sinh hoạt cóthể đưa vào làm phân bón, khuyến khích các hộ dân tự xử lý.

Đối với các loại rác thải không thể tự xử lý, khuyến khích và định hướngngười dân phân loại rác thải, thành các nhóm có thể tái chế được và không thểtái chế được

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Đầu tư mới nhà máy phân loại rác thải, ngay cạnh nhà máy đốt rác thải,để tiến hành phân loại, đưa các rác thải có thể tái chế được vào các nhà máy táichế trong tỉnh hoặc ở các địa phương khác.Chỉ đốt những loại rác thải không thểtái chế được và có khu chôn rác thải sau xử lý.

Giải pháp huy động vốn

� Căn bản dựa trên nguồn vốn của chương trình biển – hải đảo� Sử dụng nguồn vốn của TW và của Tỉnh� Huy động đầu tư tư nhân

3.4.6. Hạ tầng thông tin và truyền thông

Đầu tư đồng bộ, nâng cấp hạ tầng bưu chính viễn thông có chất lượng cao,đảm bảo việc phủ sóng wifi với tốc độ truy cập nhanh và chất lượng ổn định,đảm bảo các thông tin cập nhật về tình hình địa phương trên tất cả các mặt kinhtế, văn hóa-du lịch, quản lý nhà nước, đảm bảo khách du lịch có thể truy cậpthông tin cần thiết từ các thiết bị cầm tay.

Đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ định vị cá nhân, đảm bảo hạ tầng cho dulịch mạo hiểm, khám phá, cho các hoạt động cứu hộ, phát triển Cô Tôthành mộttrung tâm cứu hộ từ xa của tỉnh Quảng Ninh.

Đầu tư các tuyến cáp quang kết nối các khu đô thị đảm bảo cảnh quan môitrường.

Đầu tư phát triển hạ tầng thông tin đảm bảo cơ sở thực thi chính quyềnđiện tử.

3.4.7. Hạ tầng thương mại, chợ

Quy hoạch Cảng Cô Tô thành trung tâm dịch vụ hàng hải và giao lưuthương mại. Song song với việc nâng cấp cảng Cô Tô, cần hướng tới việc hìnhthành trung tâm hậu cần với quy mô nhỏ, đảm bảo nhu cầu kho vận hàng hóaphục vụ sinh hoạt, hàng hóa phục vụ du lịch cũng như hàng thủy sản xuất khẩuđược chế biến tại đảo.

Hướng phát triển chợCô Tô thành một khu thương mại với những nét vănhóa riêng, là nơi mua bán các loại thủy sản đánh bắt (quy mô nhỏ) từ biển về(nhưng không chế biến)

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Hình thành một khu thương mại tại xã Thanh Lân và trung tâm kho vậnquy mô lớn, đáp ứng yêu cầu của nghề cá theo định hướng của Tỉnh. Nâng cấphệ thống chợ hiện có ở xã Thanh Lân, đảm bảo thuận tiện về giao thông để cóthể sử dụng hiệu quả hệ thống chợ đã được đầu tư một phần.

Hệ thống kho: Xây dựng kho ở các cảng, các trung tâm thương mại.Trong đó, kho trung chuyển hàng xuất khẩu hải sản ở trung tâm thương mạiThanh Lân với quy mô 5.000-10.000 m2, ở khu vực cảng Cô Tô: 5.000 -10.000m2.

Định hướng cho người dân chỉ tập trung bán hàng tại những khu chợ, nhấtlà khi có nhiều khách du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khích ngườidân hạn chế dùng túi ny lon trong các chợ, thay vào đó là các túi vải khi đi chợ.

3.5. Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một trong hai giá trị cốt lõi của Cô Tô cần nhìn nhậntheo quan điểm tổng thể phát triển “xanh”, phát triển bền vững. Thực hiện Quyếtđịnh số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về nội dung xâydựng đảo Trần trở thành Khu bảo tồn biển Cô Tô-Đảo Trần với mục tiêu kết hợpviệc bảo vệ đa dạng sinh học với tăng cường an ninh quốc phòng khẳng địnhchủ quyền biển đảo tổ quốc .

Bảo vệ môi trường không khí thông qua giảm lượng khí thải CO2 và khícacbon ở các khu vực sản xuất chế biến nông lâm sản và xây dựng và bảo vệrừngcùng phát triển hệ thống cây xanh nông thôn, cây xanh đô thị hợp lý.

Bảo vệ môi trường nước, xử lý chất thải từ khu sản xuất và khu đô thị,bệnh viện và cần ứng dụng công nghệ sạch để phát triển sản xuất. Không ngừngtuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn vềcông tác bảo vệ môi trường.

Đối với các dự án, trước khi triển khai cần phải xây dựng báo cáo đánh giátác động môi trường trên địa bàn.

Nghiên cứu xây dựng dự án và các giải pháp xử lý nước và rác thải và táisử dụng nước thải và rác thải để giữ gìn môi trường huyện xã sạch, đẹp. Quyhoạch thêm 01 bãi chôn và xử lý rác thải tại đảo Thanh Lân.

Tiết kiệm quỹ đất và lên phương án bảo vệ môi trường bằng việc thay đổi

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

quy hoạch nghĩa trang sang công viên nghĩa trang.

Bên cạnh việc bảo trì hệ thống trữ nước ngọt, cần xây dựng nhà máy lọcnước theo tiêu chuẩn và công nghệ mới để người dân trên thị trấn Cô Tô đượctiếp cận tới nước sạch. Nghiên cứu tính khả thi để xây dựng nhà máy lọc nướcbiển để bổ sung vào nguồn cung cấp nước ngọt trên toàn huyện (trước mắt làđảo Cô Tô)

Khuyến khích các công trình công cộng và của tư nhân sử dụng hệ thốngnăng lượng sạch (năng lượng mặt trời để chiếu sáng và sinh nhiệt) tại đảo Trần

Hạn chế sử dụng túi nilong và khuyến khích sử dụng các loại túi ít gây ônhiễm

Chủ động nghiên cứu phương án ứng phó nước biển dâng;

Đối với khu vực đô thị, cần xây dựng các công trình xử lý chất thải, cóbiện pháp bắt buộc thay đổi công nghệ sản xuất đối với những cơ sở kinh doanhgây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Khoahọc và Công nghệ (Bộ KHCN) về bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm cáctrường hợp gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Việc xây dựng mới các côngtrình sản xuất, dịch vụ cũng như các công trình nhà ở phải tuân thủ quy hoạchkhông gian đô thị để bảo đảm sự hài hoà chung và phải có các công trình vệsinh, xứ lý chất thải. Phát triển hệ thống cây xanh, vườn hoa hợp lý để vừa làmđẹp cảnh quan đô thị, vừa góp phần tôn tạo và bảo vệ môi trường đô thị.

Đối với khu vực nông thôn, cần đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ, xửlý và sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt. Cải tạo và xây mới các công trình vệ sinhđạt tiêu chuẩn vệ sinh. Có biện pháp bảo vệ vùng triều, vùng nước lợ, vùngkhơi, sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu và phân hoá học để tránh gây ô nhiễm môitrường và góp phần bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên. Phát triển các dải cây xanh,vườn cây ăn quả để cải thiện môi trường sống ở khu vực nông thôn đồng thờităng thu nhập cho người dân nông thôn

Nâng cao nhận thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của nhândân và các cơ quan, doanh nghiệp trong huyện.

3.6. Công tác an ninh, quốc phòng

Định hướng công tác an ninh-quốc phòng

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Định hướng chung

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạomôi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đảm bảogiữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách dân tộc, chínhsách tôn giáo của nhà nước, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý và gắn công tácthi hành án với giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiếptục đẩy mạnh chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống matuý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Đẩy mạnhphong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm xây dựng lực lượngcông an nhân dân trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệan ninh, trật tự trong tình hình mới. Đẩy mạnh các biện pháp chống tham nhũng,các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm minh các vụ, việc tiêu cực tham nhũng.

Coi du lịch biển đảo là một hình thức tuyên truyền hữu hiệu về chủ quyềnbiển đảo và lãnh thổ với cộng đồng quốc tế để có sự đầu tư phù hợp.

Dần dần từng bước hỗ trợ để thực hiện chính sách dân bám đảo, bảo vệlãnh hải và phát triển kinh tế.

Giai đoạn đến năm 2020

Bảo đảm ổn định về chính trị, giữ vững quốc phòng – an ninh trong khuvực. Bước đầu triển khai xây dựng doanh trại Đoàn KTQP và các Đội sản xuấtđể điều hành quản lý các hoạt động trong Khu KTQP. Hỗ trợ đưa 20 hộ dân rasinh sống ổn định ở đảo Trần và đảo Mã Cháu. Hỗ trợ xây dựng các mô hìnhnuôi trồng thủy sản thâm canh, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân,

Giai đoạn 2021 – 2025

Bảo đảm vững chắc về chính trị, quốc phòng – an ninh trong khu vực.Hoàn thiện xây dựng doanh trại Đoàn KTQP và các Đội sản xuất, ổn định hoạtđộng của Khu KTQP. Hỗ trợ ổn đinh các điểm dân cư mới và các điểm dân cưcũ thông qua xây dựng một số hạng mục CSHT và đầu tư phát triển sản xuất.Tiếp tục phối hợp với các địa phương trong Khu KTQP, thực hiện lồng ghép các

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ pháttriển sản xuất và đời sống dân sinh. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình nuôitrồng thủy sản thâm canh, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân.

Nhiệm vụ

a) Tổ chức di dân ra đảo, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 30 hộ và ổn địnhcuộc sống cho 50 hộ.

b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: đường giao thông nôngthôn, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm xã, doanh trại:

- Đầu tư xây dựng đường giao thông các loại: 15,7km.

- Đầu tư cải tạo và nâng cấp hồchứa nước: 3 công trình.

- Đầu tư xây mới 1 đập nước, cải tạo 1 đập, khoan 1 giếng nước.

- Đầu tư xây dựng kênh dẫn nước bằng bê tông: 3,5 km

- Nâng cấp cảng Cô Tô, Bắc Vàn.

- Xây dựng bến cập tàu đảo Trần và đảo Thanh Lân.

- Đầu tư xây dưng 1 khu xử lý rác thải.

c) Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình:

- Hỗ trợmua sắm phương tiện đánh bắt: 30 thuyền.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản: 12ha, tập huấn kỹthuật: 1.270 lượt người, trồng và bảo vệ rừng: 230 ha, xây dựng chuồng trạichăn nuôi: 1,400 m2, hỗ trợ giống bò: 85 con, hỗ trợ giống lợn: 210 con, hỗ trợgiống dê: 150 con.

d) Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc giữ gìnan ninh chính trị, bảo vệ biên giới quốc gia.

đ) Hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân, bảovệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Góp phầnxây dựng nông thông mới theo các tiêu chí và định hướng của nhà nước.

3.7. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ

Định hướng phát triển không gian lãnh thổ của huyện Cô Tô được đặttrong định hướng phát triển không gian lãnh thổ của tỉnh Quảng Ninh, được xác

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

định là “một tâm, hay tuyến đa chiều và hai điểm đột phá”. Theo định hướngphát triển không gian lãnh thổ của Quảng Ninh, Huyện Cô Tô thuộc vào Tuyếnphía Đông: bao gồm Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà,Hải Hà và Móng Cái.

Trong định hướng của Tỉnh Quảng Ninh, Huyện Cô Tô được định hướngphát triển các lĩnh vực: (1) Đánh bắt cá bền vững, kỹ thuật hiện đại và tàu đánhbắt lớn; (2) Dịch vụ nghề cá, (3) Chế biến hải sản; (4) Du lịch biển.

Định hướng quy hoạch của Huyện Cô Tô đặt ra một số thách thức pháttriển cao hơn, là một trong các đô thị sinh thái của tỉnh Quảng Ninh và hướng tớisự phát triển đô thị thông minh.

Hình 16. Định hướng phát triển lãnh thổ huyện Cô Tô trong tỉnh QuảngNinh

Để thực hiện thành công các định hướng này, không gian lãnh thổ huyệnCô Tô sẽ được phân chia chức năng, trong đó:

- Đảo Cô Tô lớn sẽ nâng cấp các chức năng như đô thị sinh thái biểnthông minh, hiện đại và thông minh, chức năng cảng phục vụ hành khách vàhàng hóa quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu dân sinh và du lịch.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Đảo Thanh Lân sẽ nâng cấp chức năng đô thị sinh thái biển thông minh,hiện đại, chức năng cảng phục vụ nghề cá (theo định hướng của Tỉnh QuảngNinh) để đáp ứng được các tàu đánh bắt quy mô lớn ( năng lực …. DWT), trungtâm tránh bão cho các tàu đánh bắt tầm trung và tầm xa.

- Đảo Cô Tô con chỉ nâng cấp chức năng du lịch sinh thái.

- Xây dựng đảo Trần thành đảo thanh niên10. Đảo Trần nâng cấp chứcnăng đô thị sinh thái biển thông minh, hiện đại

3.7.1. Phương hướng sử dụng đất

Từ nay đến năm 2020 sẽ là thời kỳ chuẩn bị các nền tảng căn bản, đảmbảo cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện đảo Cô Tô trong giai đoạn 2021-2030

Khai thác và sử dụng quĩ đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ưutiên việc chuyển đổi đất lúa sang đất trồng các loại cây nông nghiệp, côngnghiệp khác. Chuyển đổi một số diện tích đất chưa sử dụng sang đất đô thị.

Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơcấu kinh tế Huyện Cô Tô, hướng tới phát triển du lịch sinh thái, có sự nghiêncứu, tính toán trên cơ sở dự báo tốt tình hình tăng trưởng kinh tế, sản xuất côngnghiệp, phát triển xã hội

Trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, cầnhạn chế thấp nhất việc chuyển đổi một cách manh mún, dẫn tới những phí tổnlớn cho chuyển đổi trong tương lai.

Đất dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và đô thị trong tương lai cầnđược quy hoạch khoa học, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đảm bảohiệu quả đầu tư cũng như đảm bảo tính động lực, lan tỏa phát triển từ các khoảnđầu tư này.

Trên cơ sở bố trí sản xuất của các ngành và lãnh thổ, tiến hành quy hoạchsử dụng đất đai chung theo nguyên tắc sử dụng tối đa và hiệu quả quỹ đất đaicủa Huyện. Để đảm bảo các mục tiêu của định hướng quy hoạch, dự báo từ năm2020 trở đi, trên 97% quĩ đất sẽ được đưa vào khai thác, phục vụ các mục tiêu

10 Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

phát triển kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Dự báo cơ cấu sử dụng đấtHuyện Cô Tô được tính toán như bảng dưới đây.

Bảng 10. Dự báo cơ cấu sử dụng đất (ha)

Mục đích sử dụng đất 2010 2013 2020 20301. Đất nông nghiệp 2476,11 2476,11 2619,53 2912,701.1. Đất sản xuất nông nghiệp 250,54 250,54 245,09 245,09

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 151,97 151,97 143,33 143,331.1.1.1. Đất trồng lúa 120,23 120,23 88,95 66,951.1.1.2. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 20,05 20,05 20,15 20,151.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 11,69 11,69 34,23 56,23

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 101,26 101,26 101,76 101,761.2. Đất lâm nghiệp 2090,57 2090,57 2190,57 2426,94

1.2.1. Đất rừng sản xuất 913,65 913,65 1013,65 1250,021.2.2. Đất rừng phòng hộ 1176,92 1176,92 1176,92 1176,921.2.3. Đất rừng đặc dụng - - - -

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 111,00 111,00 159,87 216,671.4. Đất làm muối 2,68 2,68 2,72 2,721.5. Đất nông nghiệp khác 24,00 24,00 24,00 24,002. Đất phi nông nghiệp 1364,91 1364,91 1764,90 1780,402.1. Đất ở 46,40 46,40 71,74 86,74

2.1.1. Đất ở tại nông thôn 31,34 31,34 36,98 41,982.1.2. Đất ở tại đô thị 15,06 15,06 34,76 44,76

2.2. Đất chuyên dùng 1318,51 1318,51 1641,66 1642,162.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp3,23 3,23 4,37 4,87

2.2.2. Đất quốc phòng, an ninh 1071,13 1071,13 1076,17 1076,172.2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp155,44 155,44 434,47 434,47

2.2.4. Đất có mục đích công cộng 88,71 88,71 126,65 126,652.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,62 12,62 18,74 18,742.5. Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 31,20 31,20 32,76 32,762.6. Đất phi nông nghiệp khác3. Đất chưa sử dụng 1032,94 1032,94 489,53 180,863.1. Đất bằng chưa sử dụng 944,50 944,50 430,84 132,173.2. Đất đồi núi chưa sử dụng3.3. Núi đá không có rừng cây 33,44 33,44 33,69 33,693.4. Đất có mặt nước ven biển 55,00 55,00 25,00 15,00

Nguồn: Tính toán của đơn vị tư vấn trên cơ sở số liệu quy hoạch

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

3.7.2. Định hướng phát triển đô thị

3.7.2.1. Định hướng chức năng đô thị Cô TôTừ nay đến 2020 sẽ là thời kỳ chuẩn bị các nền tảng căn bản cho việc

chuyển đổi đô thị theo hướng đô thị sinh thái biển thông minh, hiện đại.

Dựa trên lợi thế địa lý vốn có để hình thành ba khu đô thị tập trung, đáp

ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện Cô Tô theo hướng du lịch

sinh thái.

Mạng lưới đô thị của huyện được tổ chức theo hướng: Hai khu đô thị trên

đảo Cô Tô lớn, một khu đô thị trên đảo Thanh Lân. Cả hai khu đô thị đều được

định hướng phát triển du lịch sinh thái.

a) Thị trấn Cô Tô có các chức năng:� Trung tâm hành chính, chính trị của huyện

� Trung tâm du lịch sinh thái dựa trên hệ thống bãi biển, hệ thống công viên

cây xanh và các điểm du lịch.

� Trung tâm kho vận của huyện, đảm bảo giao lưu thương mại giữa huyện

với đất liền và với các đảo khác.

� Trung tâm văn hóa-thông tin.

Xếp loại: Cô Tô là đô thị loại IV (2020) và loại III (2030) theo tiêu chuẩn

phân loại đô thị, có quy mô dân số ổn định ởmức 5.000 người. Tuy nhiên, cần

bổ sung thêm các tiêu chuẩn để trở thành đô thị sinh thái biển thông minh, hiện

đại.

Định hướng phát triển Cô Tô là

thị trấn du lịch sinh thái thông minh,

với đặc trưng về màu sắc nhà cửa, hệ

thống bảng biểu chỉ dẫn, sự sẵn có của

các phương tiện đi lại thân thiện với

môi trường được cho thuê với giá phù

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

hợp, hệ thống thông tin biển báo luôn sẵn sàng kết nối. Hệ thống đường giao

thông luôn có phần đường dành cho người đi bộ, một số tuyến đường được dành

riêng cho người đi bộ và xe đạp điện.

Phần lớn khách sạn phải có hệ thống sử dụng nước tái chế để tiết kiệm

nước sinh hoạt.Các khách sạn, nhà dân cần được hạn chế chiều cao. Phát triển

phân khu đô thị phục vụ lao động ngoài huyện đến cung cấp các dịch vụ lao

động trong lĩnh vực du lịch-văn hóa

b) Thanh Lân:

Là điểm dân cư nông thôn biển đảo, nhưng định hướng phát triển cơ sở hạtầng theo kiểu đô thị để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch. Nâng cấp đồngbộ các hạ tầng cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển tiểu thủ công nghiệp, hậu cầnnghề biển, trung tâm tránh bão.

Xã Thanh Lân có các chức năng:

� Trung tâm du lịch sinh thái� Cụm công nghiệp chế biến thủy sản� Khu dịch vụ hậu cần nghề biển, phục vụ các tàu quy mô trung bình và lớn

(đến 2030)

c) Khu đô thị mới:

Định hướng phát triển thêm một khu đô thị mới ở đảo Cô Tô lớn, đáp ứngnhu cầu gia tăng dân số phục vụ du lịch sinh thái của huyện. Việc đầu tư pháttriển nguồn nhân lực phục vụ du lịch sẽ do tỉnh Quảng Ninh đảm nhiệm hoặc doquốc gia đảm nhiệm. Huyện Cô Tô không có chức năng đào tạo nguồn nhân lựcdu lịch này.

d) Đảo Cô Tô con và Đảo Trần

Có chức năng trung tâm du lịch sinh thái, du lịch khám phá.

Do quá trình phát triển không theo quy hoạch, việc cải tạo là cần thiết vàTỉnh, Huyện hỗ trợ các hộ dân cải tạo mặt tiền nhà ở, màu sơn theo hướng thốngnhất dựa trên kết quả các cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Hạ tầng giaothông nội thị khôngmở rộng quá 4 mét,chủ yếu hướng tớinâng cấp chất lượngđường. Tuy nhiên hệthống vỉa hè cần cảitạo theo hướng thânthiện môi trường vàtạo ra cảnh quan đẹpcho các con đường.

(Ảnh minh họa)

3.8. Luận chứng phương án tăng trưởng lựa chọn (luận giải tính khả thi)

Khác với cách thức truyền thống trong việc xây dựng các bản quy hoạchphát triển kinh tế-xã hội là tính toán và lựa chọn một phương án tăng trưởngđược cho là phù hợp và thể hiện được kỳ vọng phát triển của địa phương (hoặctăng trưởng trung bình, hoặc tăng trưởng khá hoặc tăng trưởng nhanh) cho cảgiai đoạn quy hoạch. Tuy nhiên, bất kỳ phương án tăng trưởng thuộc nhóm nàocũng khó đảm bảo tính thực tế do kỳ quy hoạch thường kéo dài 10 năm với tầmnhìn 20 năm, đây là khoảng thời gian tương đối dài, nên các điều kiện chủ quanvà khách quan sẽliên tục thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, với các kịch bản tăngtrưởng nhanh, cách thông thường là gán cho một địa phương những tỷ lệ tăngtrưởng nhanh ngay từ đầu kỳ quy hoạch để kỳ vọng phát triển được đảm bảo ởcuối kỳ quy hoạch. Tuy nhiên, với đại đa số các trường hợp, xuất phát điểm pháttriển của các địa phương thường là đang ở mức thấp hoặc mức khá. Do vậy, sẽlà thiếu tính thực tế nếu xây dựng một bản quy hoạch với kịch bản tăng trưởngmang tính “kỳ tích” để đáp ứng được kỳ vọng lớn dựa vào những tính toán thuầntúy vềmặt số học.

Với lập luận như trên, bản Quy hoạch này đề xuất một phương án tăngtrưởng tích hợp, là sự kết hợp hài hòa giữa cả ba sự lựa chọn tăng trưởng trungbình, tăng trưởng khá và tăng trưởng cao theo từng thời kỳ và là phù hợp nhấtvới một Huyện có xuất phát điểm phát triển thấp như của Cô Tô.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Phương án tăng trưởng tích hợp được giải trình cụ thể như sau:

Giai đoạn 2014-2015 (tăng trưởng trung bình)

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước hiện vẫn còn gặp khó khăndù tình hình kinh tế có cải thiện. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, tăngtrưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014 sẽ ở mức 3,2%, cao hơn so với tỷ lệtăng trưởng 2,4% đạt được trong năm 2013 và sẽ tiếp tục lên mức 3,4% và 3,5%trong các năm 2015 và 2016. Mức tăng trưởng này kém hơn so với thời kỳ trướckhủng hoảng nhưng phù hợp với tiềm năng thực tế. Đối với Việt Nam, tăngtrưởng kinh tế được Ngân hàng thế giới dự báo sẽ ổn định ởmức 5,4-5,5% trongcác năm từ 2014-2016. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam sẽ “đingang” trong 3 năm tới và nó cho thấy kinh tế còn nhiều thách thức vì đang nằmtrong “vòng xoáy” của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tếvượt qua giai đoạn khó khăn.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về cấu trúc kinh tế, về hạ tầng và thu hút đầu tưcủa Vân Đồn, của tỉnh Quảng Ninh chưa thể có những tác động lan tỏa nhanh vàlớn ngay lập tức đối với Cô Tô từ nay tới năm 2015.

Dựa trên điều kiện thực tế của Cô Tô với những lợi thế so sánh tĩnh và lợithế động từ những thay đổi của chính Cô Tô; những khó khăn và thách thức sẽphải đối mặt, giai đoạn từ nay đến 2015 tăng trưởng kinh tế của huyện sẽ khôngcó những thay đổi đột biến do cơ sở hạ tầng, trình độ và chất lượng lao độngkhông có thay đổi quá lớn và thu được những kết quả rõ rệt đối với kinh tế. Dođó, giai đoạn này, việc lựa chọn phương án tăng trưởng trung bình là phù hợpvới tình hình hiện tại. Cụ thể:

Giai đoạn 2014-2015:Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng12,2%/năm

Cơ cấu kinh tế năm 2015 có tỷ trọng: nông nghiệp chiếm 48,5%, côngnghiệp chiếm 23,4%, dịch vụ chiếm 28,1%.

Năng suất lao động đạt 83,9 triệu đồng/lao động/ năm; GDP bình quânđầu người đạt 34,7 triệu/người/năm.

Giai đoạn 2016-2020(tăng trưởng khá)

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Kinh tế thế giới và trong nước hồi phục và đi vào chu kỳ tăng trưởng mớinên sẽ có hiệu ứng tích cực tới hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước. Dođó, giai đoạn này sẽ có những tác động tốt tới phát triển kinh tế huyện Cô Tô

Trong giai đoạn này, khu KT-HC đặc biệt Vân Đồn dần hình thành và thuhút sự các nhà đầu tư trong nước và quốc tế nên xu hướng tác động sẽ tích cựcvà dần tác động lan tỏa đối với kinh tế Cô Tô. Hơn nữa, giai đoạn này các hạngmục hạ tầng và đầu tư cơ bản của Cô Tô như trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cáđi vào hoạt động, hệ thống khách sạn nhà hàng và các dịch vụ đi kèm được đầutư và phát triển, công nghiệp chế biến và nông nghiệp được cải thiện.

Theo đó, những dự báo chính về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,năng suất lao động và GDP bình quân đầu người của Cô Tô phù hợp với phươngán tăng trưởng khá, cụ thể:

- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2020 trung bình đạt tốc độ 16,3%.

- Cơ cấu dịch chuyển theo xu hướng tăng mạnh khu vực dịch vụ (chủ yếulà dịch vụ du lịch), giảm dần khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp chủyếu tập trung chế biến thủy hải sản chuyên sâu với giá trị gia tăng cao. Cụ thể,tới năm 2020, khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 33,1%; công nghiệp – xâydựng 27,1%, dịch vụ chiếm 39,8%.

- Năng suất lao động dần được cải thiện và ngày càng tăng cao, năm 2020đạt 151,8 triệu đồng/ người/năm

- GDP bình quân đầu người không ngừng được cải thiện do kinh tế dịchchuyển theo hướng tích cực, tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định, đến năm2020 đạt 65,1 triệu đồng/người/năm

Giai đoạn 2021-2030 (tăng trưởng nhanh)

Trong giai đoạn 2021-2030, hạ tầng cơ sở chính của Vân Đồn đã đượchoàn thiện, các nhà đầu tư ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và trở thànhcực tăng trưởng không chỉ của Quảng Ninh mà nó còn lan tỏa cả khu vực phíaBắc.

Các dịch vụ khác sạn nhà hàng của Cô Tô đều đã được nâng cấp và tínhchuyên nghiệp ở trình độ cao, các dịch vụ đi kèm như giao thông kết nối, sânbay trực thăng, bến du thuyền, đều đi vào hoạt động ổn định; công nghiệp chế

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

biến chuyên sâu khẳng định được thương hiệu; nông nghiệp như đánh bắt, nuôitrồng hải sản, chăn nuôi, trồng trọt đều sản xuất theo hướng hàng hóa với trìnhđộ cao. Cụ thể:

- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 bình quân đạt 19,8%/năm.

- Đến năm 2025 cơ cấu kinh tế với khu vực dịch vụ chiếm 50,5% tổng giátrị gia tăng, công nghiệp chiếm 27,4% và nông nghiệp chiếm 22,1%; - Năng suấtlao động bình quân đạt 361,0 triệu đồng/người/năm và GDP bình quân đầungười đạt 143,4 triệu đồng/người/năm.

- Đến năm 2030, khu vực dịch vụ chiếm 62,1%, công nghiệp chiếm25,3% và nông nghiệp chỉ chiếm 12,6% tổng giá trị gia tăng toàn huyện. Năngsuất lao động bình quân đạt 872,8 triệu đồng/người/năm và GDP bình quân đầungười đạt 345,6 triệu đồng/người/năm.

Bảng 11. Lựa chọn phương án tăng trưởng huyện Cô Tô

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030

Tốc độ tăng bìnhquân/năm (%)

2014-2015

2016-2020

2021-2030

Tổng giá trịsản xuất

Tr.đồng 300.586 600.295 1.488.574 3.876.957 13,00 15,30 21,10

Nông - lâm -ngư nghiệp

Tr.đồng 123.527 198.698 328.975 488.497 8,00 10,47 9,30

Công nghiệp Tr.đồng 87.733 162.680 407.869 980.870 15,00 12,69 20,49

Dịch vụ Tr.đồng 89.326 238.917 751.730 2.407.590 17,00 22,96 26,33

Tổng giá trịgia tăng

Tr.đồng 200.225 415.208 985.182 2.558.654 12,20 16,30 19,80

Nông - lâm -ngư nghiệp

Tr.đồng 97.016 137.434 326.095 322.390 8,00 7,02 9,11

Công nghiệp Tr.đồng 46.944 112.521 266.984 647.339 15,00 20,15 19,01

Dịch vụ Tr.đồng 56.264 165.253 392.102 1.588.924 17,00 25,87 25,35

Cơ cấu VANông - lâm -ngư nghiệp % 48,5 33,1 22,1 12,6

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Công nghiệp-xây dựng % 23,4 27,1 27,4 25,3

Dịch vụ % 28,1 39,8 50,5 62,1Năng suất laođộng

Tr.đồng 83,916 151,781 361,041 872,795

GDP bìnhquân đầungười

Tr.đồng 34,659 65,090 143,362 345,624

Nguồn: Tính toán của đơn vị tư vấn trên cơ sở số liệu quy hoạch

Bảng 12. So sánh một sốchỉ tiêu phát triển kinh tếđến năm 2020

CHỈ TIÊU Cô Tô BìnhLiêu Ba Chẽ Hải Hà Quảng

Ninh

1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 17,3 14,0 17,7 16,9 12,7

2. GDP bình quân đầu người(USD) 3.200 3.400 2.000 3.000 8.100

3. Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100

- Nông lâm ngư nghiệp 33,1 27,5 24,0 23,0 4,0

- Công nghiệp - Xây dựng 27,1 19,3 42,0 40,0 45,0

- Dịch vụ 39,8 53,2 34,0 37,0 51,0

3.9. Danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư

3.9.1. Lĩnh vựcưu tiên đầu tư

Dựa vào định hướng lựa chọn các ngành chủ lực đối với phát triển kinh tếhuyện Cô Tô đó là dựa vào ngành dịch vụ du lịch, công nghiệp dựa vào pháttriển hậu cần dịch vụ nghề cá, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp dựa vào nuôitrồng các mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, các công chương trình dự ánưu tiền đầu tư từ nay tới năm 2030 cần tập trung vào những lĩnh vực sau:

- Phát triển hạ tầng phục vụ kết nối du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch ngàycàng hiện đại, thuận lợi và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Cụ thể, đầu tưxây dựng hệ thống cảng kết nối, sân bay, bến du thuyền, các khu nghỉ dưỡng caocấp.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị với xu hướng tiết kiệm năng lượng, hạtầng đô thị đáp ứng cho nhu cầu sử dụng các phương tiện “sạch” như trạm sạc,

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

thay thế ác quy cho xe điện, hệ thống nhà chờ, đường xá, hệ thống đèn chiếusáng thông minh, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, hệ thống vỉa hè“xanh và sạch”,..

- Xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề biển, dịch vụ hỗ trợ ngưnghiệp, cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản chuyên sâu có hệ thống xử lýmôi trường nước thải khép kín

- Đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội như nâng cấp trung tâm y tế huyệnthành bệnh viện huyện, trung tâm huấn luyện nghề cá, đầu tư xây dựng trườngmầm non trên đảo Trần, xây dựng công viên, trung tâm vui chơi giải trí tại thịtrấn Cô Tô,...

Cụ thể:

Giai đoạn 1 (2014-2015): ưu tiên các dựán đầu tư liên quan tới dịch vụhầu cần nghề biển (bao gồm dự án nhà nước và tư nhân). Dự án thu hút côngnghệ sản xuất và chế biển phải cao, không gây ô nhiễm môi trường,..

Giai đoạn 2 (2016-2020): ưu tiên các dựán phát triển đô thị (vẫn đồngthời phát triển dịch vụ hậu cần biển) nhằm đảm bảo phát triển đô thị sinh tháibiển thông minh, hiện đại hiện đại và có bản sắc.

Giai đoạn 3 (2020-2030): ưu tiên thu hút các dựán phát triển du lịchnhằm hướng tới phát triển du lịch đẳng cấp vì Cô Tô có quy mô diện tích đấthạn chế, dân số nhỏ nên không nên làm đại trà. Hơn nữa, phát riển du lịch caocấp sẽ giúp Cô Tô kết nối và tận dụng tốt cơ hội từ Vân Đồn, Hạ Long.

3.9.2. Danh mục các dự ánưu tiênBảng 13. Các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện đến năm 2030

TT Tên dự án

Đã có quyhoạch/Quyhoạchmới

Nộidung Quymô Hìnhthức

Nămxây

dựng

1Khu dịch vụ hậu cầnnghề biển

Đã có quyhoạch

Côngnghiệp 6 ha

Đầu tư công -Đầu tư tư

nhân

2015-

2020

2 Trung tâm dịch vụ hỗtrợ ngư nghiệp

Đã có quyhoạch Công

nghiệp 6 ha Hợp tác côngtư

2015-

20203 Cụm công nghiệp Đã có quy Công 3 ha Đầu tư công - 2015

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

thương mại dịch vụChiến Thắng

hoạch nghiệp Đầu tư tưnhân

-2020

4 Dự án đóng mới vàcải hoán phương tiện

Đã có quyhoạch Công

nghiệp 2 ha Đầu tư tưnhân

2015-

2020

5 Công trình phát triểnđất công nghiệp khác

Đã có quyhoạch Công

nghiệp 31 ha Đầu tư tưnhân

2015-

2020

6 Trọng điểm dịch vụdu lịch

Đã có quyhoạch Dulịch 49 ha Đầu tư tư

nhân 2020

7 Đô thị mớiĐã có quy

hoạch Nhà ở 20 ha Đầu tư tưnhân

2016-

2020

8 Resort với nhữngngôi nhà ẩn lấp

Đã có quyhoạch Du lịch 17ha Đầu tư tư

nhân

2016-

2020

9 Resort bên bãi biểnĐã có quy

hoạch Du lịch 15ha Đầu tư tưnhân

2016-

2020

10 Bến du thuyền Quyhoạchmới

Cảngbiển

2ha(Diện

tích đấtliền)

Đầu tư tưnhân

2020-

2030

11 Sân bay trực thăng Đã có quyhoạch Sânbay 1ha BOT, BT,

BTO

2020-

2030

12 Sân bay thủy phi cơ Quy hoạchmới Sân bay 2ha BOT, BT,

BTO

2020-

2030

Bảng 14. Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá

TT Danh mục Địa điểm Quy mô (Lượt/cỡtàu lớn nhất)

Công suất(tấn/năm) Ghi chú

1 Cảng cá CôTô

Thị trấn CôTô 50 lượt/400 cv 8.000 Nâng cấp, mở rộng, kết

hợp trú bão

2 Bến cáThanh Lân

Xã ThanhLân 60 lượt/400 cv 7.000 Nâng cấp, mở rộng, kết

hợp trú bão và chợ cá

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Bảng 15. Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão tàu cá

TT Danh mục Địa điểm Quy mô Ghi chú

1 Cô Tô - Thanh Lân TT Cô Tô 600ch/600 cv Kết hợp cảng cá, bến cá vàTrung tâm DVHC nghề cá

2 Vũng Chiến Thắng TT Cô Tô 600ch/600 cv Kết hợp cảng cá, bến cá

Bảng 16. Các dự án xã hội ưu tiên đầu tư phát triển

TT Danh mục Địa điểm Ghi chú1 Trường mầm non xã Đảo Trần Xã Đảo Trần Sau 2015

2 Nâng cấp và sữa chữa các trường học trênđịa bàn huyện. Toàn huyện 2021-2030

3 Nâng cấp Trung tâm y tế huyện và phânviện Thanh Lân

Thị trấn Cô Tô, xãThanh Lân 2021-2030

4 Trung tâm dịch vụ hỗ trợ ngư nghiệp huyệnCô Tô

TT Cô Tô 2021-2025

5 Trung tâm tập huấn nghề cá Cô Tô TT Cô Tô 2021-2025

Danh mục các dựán ưu tiên thu hút đầu tư phân theo khu vực kinh tế đề xuất (xem chitiết phụ lục 2)

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

PHẦN 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYHOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

4.1. Giải pháp phát triển ngành

4.1.1. Giải pháp phát triển ngành nông nghiệpa. Trồng trọt

Khoai lang

- Các hộ nông dân trồng Khoai Lang ở Cô Tô vẫn chủ yếu sử dụng cácgiống sẵn có của địa phương, mặc dù chất lượng tương đối tốt nhưng năng suấtthấp điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm cao rất khó cạnh tranh được với cácloại khoai được chuyển về từ Thái Bình, Hưng Yên hoặc từ các huyện kháctrong tỉnh giá rẻ hơn nhiều. Vì vậy cần phải chọn các giống khoai lang mới năngsuất và chất lượng cao đưa vào trồng trên vùng đất được quy hoạch phục vụ chosản xuất hàng hóa. Có thể lựa chọn trồng thí điểm một số loại khoai lang có giátrị cao như: khoai lang KTB1 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp BắcTrung bộ và Trung tâm Tài nguyên thực vật chọn lọc từ các cá thể phân ly củagiống khoai lang Nhật Bản. Đây là loại sinh trưởng khoẻ, chống chịu rét khá, củthuôn dài, vỏ màu đỏ và ruột màu vàng đậm đặc trưng, ăn ngon và bở, không cónhiều sơ. Năng suất thực tế tại một số tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ đạt khá cao:15 – 20 tấn củ/ha. Hay có thể chọn khoai lang tím Nhật Bản có mùi thơm và làmón ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt loại khoai này có tác dụng giảmhuyết áp và giảm béo, chống lão hóa và làm sáng da. Đây là loại có giá trị kinhtế cao và giá bán cao hơn so với những loại khoai lang thông thường khác.

- Đầu tư cho công tác quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm vàbiến khoai lang trở thành thương hiệu nông sản của Cô Tô không chỉ đối vớikhách du lịch mà còn trở thành sản phẩm quen thuộc tại các siêu thị trên cả nước.

- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng khoai lang với các loại giống mớichất lượng cao để nông dân tiếp cận các khoa học mới áp dụng thực hiện trồngkhoai lang.

- Xây dựng các mô hình trình diễn trồng khoai lang trên địa bàn Cô Tô, tổchức hội nghị đầu bờmời các hộ dân thăm quan giao lưu học hỏi kỹ thuật trồngkhoai lang.

b. Chăn nuôi

Gà đồi:

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

- Đầu tư cho công tác quảng bá, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm gà đồiĐồng Tiến.

- Tổ chức xây dựng các mô hình, điểm nuôi trình diễn nhằm giới thiệu bàcon về kỹ thuật nuôi gà theo phương pháp mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Để phát triển chăn nuôi Gà đồi bền vững, trong những năm tiếp theo,huyện Cô Tô cần có những giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượngđàn Gà, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia cầm, thực hiện các cơ chế hỗ trợ,các mô hình liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi và xây dựngthương hiệu Gà đồi Cô Tô.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn bà con chăn nuôi tuân thủ nghiêmngặt các quy trình chăn thả theo hướng an toàn sinh học để giảm thiểu thiệt hạitrong chăn nuôi.

- Mỗi hộ cần tập trung vốn để đầu tư vào chăn thả Gà với quy mô lớn, cáckhu dân cư phải tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợichung để phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.

c. Ngư nghiệp

Đánh bắt thủy hải sản bền vững

- Tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước như: Quyết định48/2010/QÐ-TTg của Chính phủ đã ban hành ngày 13-7-2010 về "một số chínhsách khuyến khích hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hảisản trên các vùng biển xa". Ðề án hỗ trợ, cải hoán tàu, thuyền đánh bắt xa bờtheo Quyết định 289/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,..

- Hỗ trợ và cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất, như: tín dụng đểkhuyến khích cải hoán và đóng mới tàu cá của ngư dân đối với công suất lớnphục vụ khai thác hải sản xa bờ; hỗ trợ chi phí xăng, dầu trong quá trình khaithác hải sản xa bờ; hỗ trợ phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông côngích cho ngư dân;..

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: sớm hoàn thiện khu neo đậu tàu thuyền, khutránh trú bão đối với tàu thuyền và hậu cần nghề biển kết hợp cảng cá loại 1 cấpvùng.

- Đào tạo kỹ năng và kỹ thuật một cách toàn diện cho ngư dân trên đảo

- Kết hợp đánh bắt và phát triển hậu cần nghề biển trên đảo Trần nhằmphát triển kinh tế cũng như khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

- Kết hợp phát triển đánh bắt và chế biến thủy, hải sản cũng như du lịch(thăm quan và thử tham gia chế biến, du khách đi câu mực, đánh bắt cá cùngngư dân-thử làm ngư dân;)

- Quản lý khai thác: tránh khai thác cả mùa sinh sản, những loài chưatrưởng thành kích cỡ lưới, phương thức đánh bắt thông qua các quy định bằngvăn bản chính thức kết hợp tuyên truyền, đào tạo cho người dân và học sinh.

- Đào tạo kiến thức cho ngư dân hiểu rõ về phát triển bền vững chính làsinh kế của họ để giúp họ kết hợp đánh bắt, bảo vệ và phát triển những loài quíhiếm và có lợi thế của Cô Tô như cầu gai, mực, cá,…

Nuôi trồng

Hải sâm:

- Tuyển chọn mua các giống Hải Sâm khỏe mạnh tại khu vực Cô Tô,giống Hải Sâm được nhân chọn, tạo tại các trung tâm thủy sản trên địa bàn cảnước thích nghi phù hợp sinh trưởng phát triển trên địa bàn Cô Tô.

- Kiểm tra thường xuyên dịch bệnh trên đàn Hải Sâm được nuôi, sớm pháthiện các bệnh đểm kịp thời điều trị khắc phục.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào nuôi Hải Sâm với hình thứcquảng canh cải tiến.Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho hiệu quả kinh tếcao nhất.

- Thu hút và đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản Hải Sâm, tạo ra các sảnphẩm Hải Sâm chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng, song song với chếbiến nông sản việc bảo vệ môi trường phải được quan tâm hàng đầu.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm Hải Sâm Cô Tô trong giai đoạn quyhoạch.

- Tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới,Trung Quốc vẫn là thị trường chính lớn tiêu thụ sản phẩm Hải sâm.

Ốc hương:

- Xác định các vụng, vịnh có mặt nước yên tĩnh ít ảnh bị ảnh hưởng củathiên nhiên ( giông, bão, …) làm nơi khoanh nuôi và nuôi trồng.

- Khoanh vùng bảo tồn giống có sẵn tự nhiên ở vùng nuôi trồng.

- Tuyển chọn mua các giống Ốc Hương khỏe mạnh tại khu vực Cô Tô,giống Ốc Hương được nhân chọn tạo tại các trung tâm thủy sản trên địa bàn cảnước thích nghi phù hợp sinh trưởng phát triển trên địa bàn Cô Tô.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

- Kiểm tra thường xuyên dịch bệnh trên đàn Ốc Hương được nuôi, sớmphát hiện các bệnh để kịp thời điều trị khắc phục.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào nuôi Ốc Hương với hìnhthức quảng canh cải tiến (nuôi ghép Ốc hương với Hải Sâm), cải thiện môitrường nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Tổ chức nuôi một số các mô hình điểm, tổ chức hội nghị đầu bờ nhằmhướng dẫn và giới thiệu cho nhân dân việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôiỐc Hương trên địa bàn.

4.1.2. Giải pháp phát triển công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp,Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư,

làm tốt công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực để thu hút các nguồnlực đầu tư; chú ý đến việc phát triển các tiềm năng thế mạnh về kinh tế biển,phát huy tối đa hiệu quả của các công trình đã được đầu tư mang tính động lựcđối với sự phát triển của huyện.

a. Chếbiến thủy hải sản quy mô vừa và nhỏ:

Do trọng tâm của ngành này nhằm phục vụ phát triển nghề cá và hỗ trợphát triển du lịch của Cô Tô nên về dài hạn không khuyến khích việc phát triểnngành này theo quy mô lớn. Một mặt là do nguồn cung ứng đầu vào từ các hoạtđộng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng ở Cô Tô có hạn, mặt khác do những yêucầu về đảm bảo môi trường sinh thái Cô Tô nên duy trì mức hoạt động trong tầmkiểm soát về năng lực đầu tư và sản xuất, điều đó sẽ giúp các sản phẩm thủy hảisản chế biến của Cô Tô vừa có điều kiện phát triển sâu về chất lượng, vừa đảmbảo được sự phát triển bền vững của một đô thị sinh thái biển như Cô Tô. Bàihọc phát triển các làng chài và các đảo có nghề cá từ các quốc gia hàng đầu thếgiới là Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thấy việc xây dựng các nhà máy chế biến thủyhải sản trực tiếp trên đảo phải đối mặt với rất nhiều rủi ro (nguồn lợi thủy sản,vốn, thị trường, vận tải, công nghệ, chất lượng, v.v…). Định hướng phát triểnngành này ở quy mô vừa và nhỏ sẽ vừa đảm bảo được đầu ra cho nghề cá củangười dân nơi đây, vừa đảm bảo môi trường sạch sẽ và văn minh cho phát triểndu lịch của Cô Tô.

Những ngành nghề truyền thống của Cô Tô sẽ tiếp tục được phát triển nhưnghề chế biến sứa. Ngoài việc phục vụ cho thị trường Trung Quốc, Cô Tô nênhướng tới việc chế biến các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp từ sứa, như sứa ăn liền(đóng gói), để tăng giá trị gia tăng của nguồn lợi thủy sản này cũng như tạodựng một sản phẩm với thương hiệu sứa Cô Tô. Bên cạnh đó, các loại khô mựcvà khô cá cũng là sản phẩm đặc trưng biển đảo mà du khách sẽ quan tâm khi đến

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

thăm Cô Tô.Hải sâm, cầu gai cũng là một hướng phát triển nếu đa dạng hóađược các sản phẩm thay vì chỉ có rượu cầu gai như hiện nay.Thị trường cho cácsản phẩm tiêu dùng này ở Cô Tô cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu được khaithác tốt, không những người dân Cô Tôthu được giá trị gia tăng từ sản phẩm củamình mà còn giúp xây dựng và nâng cao hình ảnh du lịch của Cô Tô.

b. Các ngành hậu cần nghềbiển:

Việc xây dựng các cảng cá và khu tránh bão cho tàu thuyền hiện đã đượcđịnh hướng phát triển ở Cô Tô. Do đó, các ngành nghề phụ trợ cần phải đượcchú ý đó là ngành cơ khí sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ cung ứng xăng dầu, cáccơ sở sản xuất đá cây phục vụ tàu thuyền đánh bắt trên biển và hệ thống kho bảoquản đông lạnh trên bờ. Ngoài ra, vấn đề xử lý nước thải và rác thải cần được ưutiên đầu tư và hoàn hiện sớm trước khi thu hút đầu tư cho các hoạt động chế biếnthủy hải sản.

Bên cạnh đó, vấn đề hiện đại hóa tàu cá cho ngư dân hiện cũng nhận đượcsự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ, ban, ngành. Để tranh thủ chủtrương và chính sách này, việc đóng mới những tàu cá có công suất lớn nênđược ưu tiên và đặc biệt chú ý để hỗ trợ. Hơn nữa, hướng đi này phù hợp vớithực tế khai thác các nguồn lợi hải sản hiện nay, khi mà các ngư trường gần bờđã giảm dần trữ lượng có thể đánh bắt, các ngư trường xa bờ tuy vẫn còn tiềmnăng rất lớn nhưng đòi hỏi phải có những tàu thuyền lớn. Đà Nẵng là một trongnhững địa phương đi đầu trong việc thực hiện chủ trương này một cách hiệuquả: ngư dân có tàu đóng mới với công suất lớn để đánh bắt xa bờ được nhậncác mức hỗ trợ tùy theo công suất của tàu. Ngoài ra, chính sách cho vay vốn cóhỗ trợ mức lãi suất thấp cũng được các ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) ưu tiên đối với ngư dân có nguyện vọng đóng mới tàu cá công suất lớn.Thiết nghĩ đây là một chủ trương đúng đắn mà Cô Tô nên tranh thủ từ phíaChính phủ cũng như tỉnh Quảng Ninh.

c. Tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển du lịch:

Về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, để tận dụng nguồn nguyên vật liệu,Cô Tô có thể đặt vấn đề liên kết với những doanh nghiệp trong lĩnh vực này theohướng sản xuất các sản phẩm đặc trưng Cô Tô và thực sự có chất lượng để khaithác khả năng chi tiêu của du khách khi lên đảo. Cách làm này không chỉ đemlại nguồn lợi kinh tế, giữ chân khách tham quan và mua sắm mà còn góp phầnlàm sạch Cô Tô khi tận dụng các nguyên liệu phế thải từ hoạt động chế biếnthủy hải sản.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

4.1.3. Giải pháp phát triển du lịch, thương mạia. Du lịch

- Khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bám sát các địnhhướng xương sống đã nêu trong bản Quy hoạch tổng thể này. Tạo tính đặc sắc -phong cách riêng có của Cô Tô theo định hướng “sinh thái biển”

- Phân khu chức năng để đảm bảo tính khả thi và bền vững của việc pháttriển du lịch và hoạt động kinh tế tại các đảo. Cụ thể là: hoạt động du lịch đượcphát triển chủ yếu trên Đảo Cô Tô, Đảo Cô Tô Con và các đảo nhỏ lân cận. ĐảoThanh Lân và đảo Trần phát triển du lịch khám phá, du lịch sinh thái, phát triểntiểu thủ công nghiệp và nghề cá.

- Có các hoạt động cụ thể để định vị Cô Tô trên bản đồ du lịch của HạLong, của Việt Nam và của Thế giới với thương hiệu “Hòn ngọc”. Để thươnghiệu này không bị hòa lẫn vào các “hòn ngọc” hiện có, Cô Tô cần hết sức tậptrung cho việc xây dựng đặc trưng riêng, ở đây chính là sự khác biệt về phongcách kiến trúc, cảnh quan đô thịvà các hành động thiết thực bảo vệ môi trườngnhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên trên Huyện đảo.

- Xây dựng khẩu hiệu (slogan) cho phát triển du lịch của Cô Tô trong từnggiai đoạn để xác định rõ chủ đề phát triển du lịch của giai đoạn đó (Slogan hiệntại chưa làm nổi bật được đặc trưng của Cô Tô)

- Lập hồ sơ và tham gia các hiệp hội: du lịch, ẩm thực, lặn biển, resort caocấp… tầm quốc tế để đưa tên Cô Tô vào các chỉ dẫn du lịch bằng cách lập

- Tính toán và xác định các vị trí có góc nhìn đẹp trên các đảo để cắm mốc“điểm chụp ảnh” (Photo spot) và lập bản đồPhoto Spots và khuyến khích kháchdu lịch trải nghiệm toàn bộ các điểm này bằng cách phát triển tuyến giao thôngkết nối tiện ích

- Kêu gọi mở các tuyến du lịch liên kết giữa các trung tâm du lịch lớntrong và ngoài tỉnh với Cô Tô như: Hạ Long – Cẩm Phả - Vân Đồn – Cô Tô;Móng Cái – Vân Đồn – Cô Tô; Hà Nội – Hạ Long – Cô Tô…

- Hoàn thành và đưa vào thực hiện đề án quy hoạch tổng thể phát triển dulịch Cô Tô đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện và quy hoạch phát triển du lịch tỉnhQuảng Ninh.

- Đề nghị tỉnh tăng cường hỗ trợ hơn nữa các cơ chế để huyện Cô Tô pháttriển du lịch với mục tiêu xây dựng và phát triển Cô Tô trở thành khu du lịch

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

sinh thái biển đảo cao cấp của vùng Đông Bắc Tổ quốc, là điểm đến tin cậy đốivới du khách trong và ngoài nước.

- Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá du lịchdu lịch Quảng Ninh nói chung và Cô Tô nói riêng đến với du khách trong vàngoài nước bằng các hình thức đa dạng, hiệu quả trên tất cả các phương tiệnthông tin đại chúng.

- Xây dựng trang web du lịch chính thức của Cô Tô theo hình thức PPP vàcác doanh nghiệp trên địa bàn nộp phí duy trì hàng năm để được hưởng lợi từcác tiện ích của trang web này

- Xây dựng khu di tích đồng muối, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồnbiển đảo thuộc đảo Trần và đảo Cô Tô

b. Nhà hàng, khách sạn

- Hạn chế sự phát triển ồ ạt theo làn sóng bùng nổ các dịch vụ đón kháchdu lịch tại đảo Cô Tô theo hình thức du lịch cộng đồng như hiện tại. Khuyếnkhích xây dựng khách sạn đạt các tiêu chuẩn 3 sao trở lên để hướng tới thu hútdu khách trung lưu và thượng lưu nhằm tăng giá trị gia tăng cho chuỗi du lịch,giảm áp lực về số lượng gây tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của đảo.

- Vận động các hộ kinh doanh là hạt nhân hiện tại của đảo trong lĩnh vựcnày trong việc tăng cường nhận thức, kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và kỹnăng chuyên môn, đặc biệt lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm và nghệ thuậtphối kết hợp nguyên liệu để tạo ra những món ăn bổ dưỡng và đặc trưng riêngcó của cô-tô

- Vận động các nhà hàng, khách sạn tham gia các mạng du lịch trongnước và toàn cầu để tăng tính chủ động trong khai thác.

- Tham gia là thành viên trong trang mạng du lịch Cô Tô để được hưởnglợi các tiện ích

c. Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa

- Phối kết hợp với các hãng vận tải hiện có nhằm đảm bảo tần suất và lưulượng hành khách qua lại thường xuyên thông suốt giữa đất liền và đảo Cô Tô.Vận động đầu tư để phát triển thêm tuyến tàu Vân Đồn – Thanh Lân để giảm tảicho tuyến Vân Đồn – Cô Tô và để phân loại dịch vụ chuyên chở Hàng hóa (tàuchợ, tàu cá) và tàu khách.

- Hình thành chuỗi xe buýt điện hiện đại qua các điểm thăm quan du lịchtheo các lộ trình: ví dụ như cảng, Trung tâm đô thị, bãi tắm, ngọn hải đăng, ..) -

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

bán vé để được sử dụng các tuyến vận chuyển công cộng trên đảo không hạn chế(vé ngày cho du khách, bán vé tháng- quý -năm cho người dân địa phương). Xâydựng lộ trình thực hiện phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ theo từng giaiđoạn

- Tăng chuyến Cô Tô – Thanh Lân để đảm bảo kết nối giữa hai đảo vàphục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển hành khách cũng như vận chuyển hàng hóatươi sống phục vụ các hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu tại Cô Tô

- Khai thác tối đa các tuyến giao thông kết nối hiện tại để không bị cô lậpvề giao thông trong mọi tình huống

d. Các dịch vụ khác

- Kêu gọi thêm ít nhất 01 ngân hàng phát triển cơ sở và xây dựng mạng

lưới dịch vụ tại đảo. Ngân hàng này phải đáp ứng được nhu cầu giao dịch quốc

tế.

- Xây dựng bãi đáp cho Trực thăng (đón máy bay từ Sân bay Vân Đồn

hoặc sân bay Cát Bi) để tăng năng lực cung cấp dịch vụ ở phân khúc cao cấp cho

du lịch tại Cô Tô, đặc biệt trong bôi cảnh Vân Đồn trở thành Đặc khu và phát

triển các loại hình dịch vụ du lịch nhằm phục vụ nhóm khách thượng đẳng nhất

(casino)

- Đảm bảo hạ tầng để có thể đón tiếp khách hàng sử dụng phương tiện

Thủy phi cơ. Nếu Cô Tô đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng giao thông,

Cô Tô sẽ tận dụng được lợi thế và bứt phá trong phát triển du lịch và phát triển

kinh tế-xã hội nói chung.

4.1.4. Giải pháp cho công tác an ninh quốc phònga) Giải pháp vềvốn:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: 360.225,1 triệu đồng

Trong đó:

- Nguồn NSNN đầu tư XD Khu KTQP: 360.225,1 triệu đồng.

+ Năm 2015: 25.827,2 triệu đồng.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 167.334,6 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2020 – 2025 : 110.713,3 triệu đồng.

- Nguồn NSNN lồng ghép qua địa phương: 56.350,0 triệu đồng.

+ Năm 2015 : 1.110,0 triệu đồng.

+ Năm 2016 – 2020: 15.500,0 triệu đồng.

+ Năm 2020 – 2025: 39.750,0 triệu đồng.

b) Giải pháp vềnguồn nhân lực:

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao dân trí, tăng cường công tác đào

tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật về các lĩnh vực quản lý, khuyến nông – lâm –

ngư – công.

Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn một cách thiết thực cho lao động nông thôn,

học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác đối với học sinh tại địa bàn theo

chính sách hiện hành; tổ chức các mô hình dạy nghề đa dạng, linh hoạt phú hợp

với đặc điểm và điều kiện của từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn.

- Thực hiện chính sách ưu đãi cán bộ đến công tác tại đảo theo Nghị định

số 44/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của chính phủ để xây dựng Khu KTQP; chú

trọng việc đưa cán bộ của Đoàn KTQP và lực lượng lao động chưa có tay nghề

trong các Khu KTQP tham gia đào tạo tại trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề của

địa phương nhằm tăng năng lực dạy nghê cho người dân.

- Tận dụng tối đa số cán bộ, nhất là cán bộ là người dân tộc trong đội ngũ

tri thức trẻ tình nguyện lên xây dựng các Khu KTQP để giải quyết tình trạng

thiếu cán bộ kỹ thuật của Đoàn KTQP.

c) Giải pháp vềcơ chế chính sách :

- Thực hiện theo chính sách đã ban hành kèm theo Quyết định số

83/2010/QĐ-TT ngày 15/12/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành

cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu KTQP

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

d) Giải pháp chếbiến thu mua, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Phối hợp với địa phương xây dựng các chợ ở nơi cần thiết để tạo điều

kiện cho đồng bào mua bán nông sản và các vật tư tiêu dung khác.

- Cần đầu tư công nghiệp chế biến hoặc sơ chế sản phẩm của vùng dự án,

hạn chế bán nguyên liệu thô, tăng giá trị của sản phẩm; tăng nguồn thu nhập, tạo

điều kiện kích thích sản xuất.

- Ban Quản lý dự án cần tăng cường công tác dự báo thị trường, tiếp thị,

quảng cáo để mở rộng sản xuất đúng hướng và mở rộng thị trường.

- Cho phép các tổ chức, doah nghiệp ( có đủ điều kiện ) vào đầu tư và tổ

chức sản xuất, chế biến, thu mua, vận chuyển nông- lâm sản ở các Khu KTQP

với chính sách ưu đãi miễn thuế có thời hạn.

e) Vềbảo vệmôi trường, phát triển bền vững:

- Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường theo phương châm lấy phòng

ngừa và hạn chế làm chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm. Sử dụng hợp lý, có hiệu

quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất đai, rừng. Lồng ghép kế hoạch bảo vệ

môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Thiết lập và củng cố hệ thông rừng phoogf hộ ổn định, bền vững tại các

Khu vực biên giới, đồng thời quản lý chặt chẽ việc khai thác rừng, hạn chế

chuyển đỏi diện tích rừng tự nhiên sang các mục đích khác; đẩy mạnh trồng

rừng theo mô hình nông lâm kết hợp để giữ đất, giữ nguồn nước. Phát triển

phong trào trồng rừng tại các Khu du lịch, Khu dân cư trong cộng đồng dân cư

để bảo vệ môi trường Khu vực các Khu KTQP ngày càng xanh, sạch, đẹp.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường ngay từ khi lập kế hoạch, kế hoạch đến khi xây dựng và đi vào hoạt động.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Lồng ghép các chương trình, dự án của địa phương để xây dựng hệ thống thu

gom, xử lý chất thải rắn tại các Khu KTQP.

4.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo phương án tăng trưởng như

quy hoạch đã lựa chọn, nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn tới là rất lớn đòi hỏi

huyện phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tổng mức đầu tư cho cả giai

đoạn 2016-2020 là12.775,8 tỷ đồngvà giai đoạn 2021-2030 là 50.941,6tỷ

đồng.Vốn đầu tư giai đoạn sau cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Tổng

vốn đầu tư tính theo phương pháp ICOR cho giai đoạn 2014-2015 là 6, cho giai

đoạn 2016-2020 là 8 và cho giai đoạn 2021-2030 là 4.

Bảng 17. Nhu cầu tổng vốn đầu tư cho phát triển huyện Cô Tô (triệu đồng)

2015 2020 2025 2030Giai đoạn

2014-2015 2016-2020 2021-2030

Nông - lâm -ngư nghiệp 582.096,00 1.089.472,99 842.437,15 1.302.832,38 1.121.073,78 4.778.253,37 9.078.378,54

Côngnghiệp- xâydựng

281.664,00 940.516,25 1.122.539,98 2.679.583,71 526.589,22 3.368.161,65 13.832.972,87

Dịch vụ 337.584,00 1.322.021,99 2.045.390,01 6.329.123,63 626.117,33 4.629.361,27 28.030.293,48

Tổng 1.201.344,00 3.352.011,23 4.010.367,14 10.311.539,71 2.273.780,33 12.775.776,29 50.941.644,89

Nguồn: Tính toán của đơn vị tư vấn

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội huyện Cô Tô:

Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội (gắn với an ninh-quốc phòng)được chia làm hai thời kỳ chính. Trong thời kỳ 2016-2020, Trung ương và TỉnhQuảng Ninh cần bổ sung nguồn ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo phát triểnkết cấu hạ tầng căn bản cho huyện Cô Tô. Trong giai đoạn 2021-2030, nguồnvốn ngân sách sẽ giảm dần trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư (bảng 18)

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Bảng 18. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển huyện Cô Tô (triệu đồng)Năm

2015 2020 2025 2030Giai đoạn

Nguồn vốn 2014-2015 2016-2020 2021-2030Nguồn ngân sách nhà nước 268.901 514.180 871.810 1.512.404 537.802 4.391.423 15.134.870Trong đó

Từ An Ninh QuốcPhòng 26.927 36.567 30.093 29.010 53.854 182.834 300.926Còn lại 241.974 477.613 841.718 1.483.394 483.948 4.208.589 14.833.944

Ngoài ngân sách 932.443 2.837.831 3.138.557 8.799.135 1.735.978 8.384.353 35.806.775Tỷ lệ phần trămNguồn ngân sách nhà nước 22,38% 15,34% 21,74% 14,67% 23,65% 21,74% 14,67%Ngoài ngân sách 77,62% 84,66% 78,26% 85,33% 76,35% 78,26% 85,33%

Nguồn: Tính toán của đơn vị tư vấn

4.2.1. Định hướng chung

Quan điểm đầu tư là cần chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theođúng ngành nghề, lĩnh vực chủ đạo theo định hướng quy hoạch phát triển đểđảm bảo tập trung tối đa nguồn lực và đạt hiệu quả cao, tận dụng và phát huyđược lợi thế so sánh của Cô Tô.

Trong giai đoạn 2015-2020, các dự án đầu tư tập trung vào việc phát triểnhạ tầng cơ sở, chuyển đổi đô thị theo hướng đô thị sinh thái biển thông minh,hiện đại, chuẩn bị hạ tầng cơ sở cho việc thu hút đầu tư phát triển các khu dulịch, khu nghỉ dưỡng.

Trong giai đoạn 2020-2030, trên cơ sở các nền tảng hạ tầng đã được đầutư căn bản, Huyện sẽ phối hợp với cơ quan xúc tiến đầu tư của Tỉnh Quảng Ninhtrong việc thu hút các nhà đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, phát triển tiểu thủcông nghiệp chuyên sâu.

Xác định danh mục ưu tiên đầu tư. Đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm đểphát huy hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Có cơ chế thực hành tiết kiệm triệt để,chống thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

Để đạt được hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, cần phát huy cácgiải pháp căn bản, gốc rễ như: Hoàn thiện, công khai minh bạch quy trình thủtục đầu tư và môi trường kinh doanh; Thúc đẩy, khuyến khích đầu tư tư nhântrong nước; Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư đẩynhanh tiến độ công trình (trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hoặc nâng cao chấtlượng) như cơ chế thưởng tiến độ

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

Chủ động phối hợp với cơ quan xúc tiến của Tỉnh để kêu gọi đầu tư nướcngoài (đối với hạ tầng đô thị sinh thái và du lịch), đặc biệt ưu tiên dự án đầu tưnhà máy lọc-cung cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũngnhư dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, đảm bảomục tiêu nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng cho tưới tiêu các loại cây trồngtrên đảo hoặc đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn trước khi xả thải ra biển.

Xây dựng quĩ phát triển đô thị của tỉnh Quảng Ninh, tạo ra một kênh huyđộng các nguồn vốn tư nhân trong tỉnh cũng như trong nước phục vụ việc đầu tưphát triển các đô thị nói chung và đô thị thuộc huyện đảo Cô Tô nói riêng.

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, cần có sự phối hợp vớicác cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị quân đội trên địa bàn; đồng thờitrong việc xây dựng các công trình cần cân nhắc tính lưỡng dụng, vừa phục vụmục đích kinh tế, vừa đảm bảo phục vụ an ninh quốc phòng.

4.2.2. Giải pháp cụ thể

Huy động và sửdụng hiệu quả nguồn lực được cấp từngân sách nhà nước

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn theo chương trình Biển Đông vàHải đảo

Hiện tại Cô Tô đang được hưởng các ưu đãi về nguồn vốn ngân sách hàngnăm từ TW, từ chương trình Biển đông - Hải đảo.Tuy nhiên, những năm mức độtập trung của nguồn vốn cho huyện Cô Tô vẫn còn hạn chế. Năm 2005, nguồnvốn ngân sách tỉnh và TW là trên 110.207 triệu đồng, tập trung chủ yếu cho xâydựng cơ sở hạ tầng, giải quyết xóa đói giảm nghèo, xây dựng các trường học,trạm y tế... Trong giai đoạn 2012-2013, tổng vốn đầu tư từ ngân sách đạt mức374,745 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với giai đoạn 2005. Tuy nhiên, thực tếtriển khai cho thấy, nguồn vốn này được cấp phát chậm so với kế hoạch thựchiện dự án nên không đáp ứng được đúng tiến độ đề ra.

- Sử dụng hiệu quả vốn và tận dụng chính sách hỗ trợ của Tỉnh

Nguồn vốn của tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong những nguồn lực quantrọng trong việc phát triển Cô Tô.Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách địa phươngcũng không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư như đã dự báo ở trên. Chính vìvậy, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương, giải pháp chính

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

vẫn là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các khuyến nghị tập trung chủ yếu vàovấn đề giải ngân đúng thời hạn, đáp ứng nhu cầu đầu tư.

- Tổ chức đón nhận đầu tư bằng cách tăng cường năng lực và chuẩn bịđiểu kiện tiếp nhận đầu tư; nâng cao năng lực quản trị đầu tư; nâng cao năng lựcgiám sát vận hành vốn

Huy động nguồn vốn từtư nhân và doanh nghiệp

Hình thành quĩ phát triển Huyện đảo Cô Tô, huy động sự đóng góp củacác DNNN hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tập đoàn TKV, trong việchình thành quĩ.Mục tiêu hoạt động của quĩ này chủ yếu là đầu tư phát triển cáchạ tầng cứng trên đảo và sau đó khuyến khích chuyển giao cho tư nhân quản lý,khai thác.

Phối hợp với cơ quan xúc tiến đầu tư của Tỉnh, xây dựng chương trìnhxúc tiến đầu tư riêng cho Cô Tô. Là một huyện đảo, quy mô nhỏ, thu ngân sáchtừ doanh nghiệp trên địa bàn không đáng kể, Huyện Cô Tô có điều kiện đặc biệtthuận lợi để thử nghiệm các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài mới, đặc biệtlà hình mẫu thu hút đầu tư nước ngoài của Dubai. Tức là khuyến khích doanhnghiệp đầu tư, trọng tâm là dịch vụ nghỉ dưỡng, bằng ưu đãi về hạ tầng, và ưuđãi thuế. Miễn các loại thuế cho doanh nghiệp với điều kiện đảm bảo duy trì sốlượng việc làm sử dụng lao động địa phương và đóng góp ngân sách một lần(lúc đăng ký). Để làm được việc này, cần sự cho phép của TW và tỉnh về cácchính sách thuế có liên quan.

Một số giải pháp cụ thể để thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân:

- Cải cách thủ tục hành chính để mang lại môi trường đầu tư thôngthoáng.

- Ưu tiên tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, có sự hỗ trợ của tỉnh.

- Cô Tô cần phải nhận được những ưu đãi tương đương với đặc khuVân Đồn.

-Công bố danh sách (trên website của huyện, qua xúc tiến giới thiệu trựctiếp,..) dự án ưu đãi thu hút đầu tư với các phương án phân tích chi phí lợi íchcụ thể sẵn để các nhà đầu tư không mất thời gian, kinh phí điều tra nghiên cứukhảo sát, Các dự án kêu gọi có đầy đủ các thông tin như: địa chỉ, địa điểm dự

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

án, mục tiêu dự án, quy mô dự án, hình thức đầu tư, hiện trạng mặt bằng, giaothông, cấp nước, cấp điện, khả năng cung ứng lao động, chính sách ưu đãi nhàđầu tư ….thể hiện cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh để kêu gọi đầu tư.

- Xây dựng phim phóng sự, Video clip giới thiệu hình ảnh tài nguyênthiên nhiên, cảnh quan và con người Cô Tô bằng 2 ngôn ngữ Anh và Việt đăngtải trên Website của huyện.

- Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài truyền hình) củatỉnh và trung ương tăng cường quảng bá hình ảnh của huyện; chủ động giớithiệu tiềm năng, cơ hội, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của huyệntới các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước bằng các hình thức: gửi thư mời,thư điện tử, thông tin trên Website, thông qua các tổ chức quốc tế.

4.2. Đề xuất mô hình tổ chức hành chính Cô Tô

4.2.1. Về tổ chức bộ máy

Hiện tại, tổ chức bộ máy trên huyện đảo Cô Tô bao gồm: Cơ quan thuộckhối đảng, đoàn thể huyện gồm 12 đơn vị. Cơ quan thuộc khối chính quyền gồm16 đơn vị (trong đó có 10 phòng quản lý nhà nước và 6 đơn vị sự nghiệp) (Phụlục 3 và 4). Nhìn chung, những đơn vị này đã đi vào hoạt động ổn định.Tuynhiên, việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ thiếu kịp thời và thiếu cơ chế phốihợp cụ thể. Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan tham mưu giúpviệc của khối đảng và cơ quan chuyên môn khối chính quyền chưa mang tínhđồng bộ, thống nhất và liên thông. Bởi vậy, cần phải đổi mới theo hướng xâydựng bộ máy đơn giản, linh hoạt và hiệu quả.

- Tương ứng với chủ trương xây dựng Đô thị biển đảo Cô Tô hiện đại, cầnthiết kế lại hệ thống chính quyền Cô Tô. Định hướng chung là xây dựng môhình “chính quyền đô thị” tại Cô Tô. Đó sẽ là chính quyền một cấp, với việc sắpxếp lại các bộ máy chức năng theo hướng chuyên nghiệp, gọn nhẹ và hiện đạihóa. Theo mô hình này, tại Đô thị Cô Tô, sẽ không tổ chức chính quyền cấp xãnhư hiện nay nhằm giảm các thủ tục hành chính và tăng tính linh hoạt của hệthống chính quyền. Thay vào đó, sẽ thành lập Trung tâm hành chính công trựcthuộc Ủy ban nhân dân huyện, có trụ sở chính ở đảo Cô Tô, 01 văn phòng đạidiện tại đảo Thanh Lân, 01 văn phòng đại diện tại đảo Trần (khi hoàn thành việcdi dân ra đảo Trần) để giải quyết việc: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh; công chứng; khai sinh, khaitử, đăng ký kết hôn, đăng ký hộ tịch; tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo củacông dân

- Giảm 4 đầu mối các phòng ban cấp huyện theo hướng kết hợp chức nănglãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý, điều hành của chính quyền trong mộtbộ máy. Cụ thể là sáp nhập Ban Tổ chức Huyện ủy và phòng Nội vụ; sáp nhậpỦy ban Kiểm tra Huyện ủy và Thanh tra nhà nước huyện; sáp nhập Ban Tuyêngiáo Huyện ủy với phòng Văn hóa – Thông tin huyện; sáp nhập Văn phòngHuyện ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.

- Giảm 4 đơn vị sự nghiệp cấp huyện: Giải thể Đội Kiểm tra xây dựng vàTrật tự đô thị (giao chức năng kiểm tra xây dựng và trật tự đô thị về phòng Tàinguyên - Môi trường); giải thể Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện (giaochức năng nhiệm vụ công tác truyền thanh về phòng Văn hóa - Thông tin); sápnhập, giao chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đìnhvề phòng Y tế huyện; sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị với Trung tâmGiáo dục thường xuyên của huyện.

4.2.2. Về đội ngũ cán bộ

- Cải cách theo hướng giảm số lượng và nâng cao chất lượng đối với độingũ cán bộ huyện đảo.

- Có những cơ chế ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao từ đất liền.

4.3. Giải pháp phát triền nguồn nhân lực

4.3.1. Đối với cán bộ viên chức nhà nước

- Đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ củahuyện phải bám sát, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nghịquyết Đại hội XI của Đảng, phù hợp với các quy định của pháp luật; bảo đảmtăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước,phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đápứng yêu cầu phát triển của huyện Cô Tô trong thời kỳ mới.Việc đổi mới, kiệntoàn, tinh giản bộ máy biên chế và cán bộ phải thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ,với quyết tâm chính trị cao.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

- Xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ, hoạt động có chất lượng, hiệu quả; thí điểm thực hiệnmô hình “Chính quyền đô thị”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứccó số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyênmôn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của địa phương và có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống; chủ động tạonguồn cán bộ có điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu cán bộ của huyện vàgóp phần cung cấp cán bộ cho tỉnh.

- Tạo bước đột phá về mô hình tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; kiệntoàn lại một số phòng chuyên môn quản lý nhà nước; đề nghị cho thí điểm nhấtthể hóa một số cơ quan tham mưu giúp việc thuộc khối Đảng với cơ quan khốichính quyền; thí điểm thực hiện mô hình “Chính quyền đô thị”, không tổ chứcchính quyền cấp xã ở tất cả các xã, thị trấn hiện nay của huyện.

- Tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ của các phòng ban để bố trí sử dụngcán bộ, công chức cho phù hợp với trình độ chuyên ngành đào tạo;

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, côngchức; thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ ngườiđủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách thích hợp đối với những người khôngđủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy.

- Đổi mới cơ chế tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức. Tuyển dụngcán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chứcdanh cán bộ, công chức. Thông qua việc thi tuyển, xét tuyển, sát hạch, kiểm trađể tuyển dụng cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trongbộ máy nhà nước.

- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác tổ chức,cán bộ; đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp theo quy định, gắn liền vớinâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức đủ sức thực thinhiệm vụ.

4.3.2. Giải pháp đối với lao động trong các khu vực kinh tế (ngoài nhà nước)

- Đối với ngành dịch vụ, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần phốihợp, liên kết với các trường đại học, trường đào đạo nghề trong quá trình đào tạonghề cho người lao động, đặc biệt đào tạo kỹ năng cho người lao động trong lĩnh

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

vực du lịch (đào tạo các kỹ năng, kiến thức du lịch và ngoại ngữ). Gắn đào tạovới thực hành cụ thể thông qua việc gửi lao động đi đào tạo và thực hành ở cáckhách sạn từ 3 sao trở lên nhằm gắn với thực tế.

- Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồidưỡng nhân lực du lịch quốc tế kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của cácdoanh nghiệp về đào tạo nhân lực. Trong giai đoạn tới, số lượng lao động dịchchuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ du lịch là khá lớn nên việctổ chức liên kết đào tạo cho người lao động cần trú trọng ngay từ bây giờ.

- Đối với lao động công nghiệp, cần thông qua các lớp đào tạo chính quykết hợp với mô hình đào tạo nghề mang tính truyền thống (gia truyền) do đặcthu sản phẩm công nghiệp chế biến thủy, hải sản cần phải có những bí quyếtriêng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hút vào Cô Tô có vai trò rất quan trọngđối với chất lượng nguồn nhân lực, vì vậy doanh nghiệp cần cam kết đào tạo vàthu hút lao động địa phương và huyện cần có những ưu đãi đối với các doanhnghiệp này.

- Đối với lao động trong khu vực nông nghiệp, huyện có thể cử lao độngđi đào tạo kỹ thuật nuôi trồng các sản phẩm chủ lực kết hợp mời các chuyên giatrong từng lĩnh vực tới đào tạo, hướng dẫn theo các khóa cho nông dân tại huyện(cả lý thuyết và đào tạo đầu bờ). Tổ chức cho nông dân tham quan các mô hìnhnuôi trồng các sản phẩm tương tự tại những tỉnh thành khác đã thực hiện thànhcông. Bên cạnh đó, đào tạo cho nông dân kiến thức và nhận thức về vấn đề sảnxuất hàng hóa bền vững, kiến thức marketing và tiếp cận thị trường.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, đào tạo nghề nhằm huy độngmọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo nghề, đa dạng hóa cácloại hình đào tạo.Khuyến khích các trung tâm đào tạo nghề liên kết với cácdoanh nghiệp đồng thời thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (thuế, tín dụng,đất đai...) để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo lao độngcủa huyện.

- Hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷluật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hạnchế, đẩy lùi các mặt yếu, tồn tại của đội ngũ nhân lực Cô Tô hiện nay. Hướng tớiviệc lao động có khả năng đáp ứng kỹ năng và trình độ phục vụ nhu cầu du lịchcủa tầng lớp trung và thượng lưu.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

- Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện đểnâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo, kể cả việc khuyến khích cácdoanh nghiệp mở trường đào tạo, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợmột phần kinh phí.

4.3.3. Giải pháp thu hút nhân tài

- Nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, nhân lực chấtlượng cao về làm việc. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê, hợp tác, tư vấn đối vớichuyên gia đầu ngành (trong và ngoài nước) trong các lĩnh vực phục vụ cho quátrình phát triển

- Nghiên cứ thí điểm thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năngsuất lao động và kết quả công việc; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt(nhà ở, đào tạo ...) cho nhân lực có trình độ cao.

- Thực hiện bổ nhiệm cán bộ thông qua cơ chế thi tuyển công khai, tronggiai đoạn 2015 - 2020 áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo cấp phòng củacác cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền cấp huyện.

- Cán bộ có trình độ, năng lực đến làm việc trên địa bàn huyện cần đượcưu đãi về lương, nhà ở và các phúc lợi xã hội. Được giảm thuế thu nhập cá nhânđối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập.

- Xây dựng trung tâm đào tạo và hướng nghiệp đối với một số ngànhnghề chủ đạo trực tiếp phục vụ cho phát triển kinh tế huyện đảo: kỹ năng nghềcá, dịch vụ du lịch, dịch vụ, chế biến thủy hải sản, kỹ năng nuôi trồng thủy sản

4.4. Các giải pháp khác

4.4.1. Giải pháp quản lý hành chính

- Cải cách hành chính là nền tảng quan trọng thực hiện hàng loạt các biệnpháp hành chính, kinh tế khác, bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch vàcông bằng. Sử dụng có hiệu quả “Chính quyền điện tử” để làm đột phá nâng caochất lượng cải cách hành chính.

- Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng, rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyềnphê duyệt điều chỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơquan tham mưu, giúp việc cấp ủy của huyện đảm bảo sự đồng bộ, tinh gọn, đápứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện thực tế của Đảng bộ huyện.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệpcủa huyện; từng bước xã hội hóa các dịch vụ công của huyện; từng bước giảmchi lương cho viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp của huyện từ ngân sáchnhà nước.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công, trong đó chú trọng côngtác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh củadoanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, tạo bước đột phá mới về chất nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; loại bỏ những khâu bất hợp lý vàphiền hà.

- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong cáccơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công. Công khai minh bạch cơchế, chính sách, các dựa án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhànước huy động từ đóng góp nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công.

- Có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên các lĩnh vực, đặc biệt cácngành kinh tếmũi nhọn của huyện để có hướng xử lý, giải quyết kịp thời nhằmđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được thuận lợi.

4.4.2. Giải pháp khoa học công nghệ

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ nhằmnâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường� nâng caohiệu suất sử dụng và sử dụng tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, điện năng, nướcsạch.

- Đưa nhanh các phương tiện vận tải hiện đại, chất lượng cao vào hoạtđộng vận tải giữa vùng đảo với đất liền, vận tải nội bộ trên đảo (khuyến khíchđầu tư sử dụng công nghệ xanh như xe ô tô điện, xe đạp điện, xe đạp).

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới trongthăm dò, đánh giá tài nguyên nước ngầm trên các đảo; công nghệ kỹ thuật mớivào khai thác và đánh bắt hải sản.

- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoàinước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp các ngành trong nước, các tổ chứcnước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới côngnghệ. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác với cácđịa bàn lân cận, các tổ chức hoa học, hội nghề nghiệp.v.v...

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

- Nâng cao tính hợp lý trong sản xuất nông nghiệp: Tiết kiệm sử dụng đất,tiết kiệm nhân công lao động, tính toán khoa học trước khi lao động, đầu tư;tuyên truyền áp dụng các thông tin, tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước cho ngườidân.

- Chú trọng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho nângcao năng suất chất lượng nông sản, xây dựng các mô hình, tiến bộ kỹ thuật mới,đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.

- Chủ động phân bổ ngân sách địa phương để triển khai những giải phápvề khoa học công nghệ theo chủ trương tại Nghị quyết 04-NQ/TƯ của ban chấphành tỉnh Quảng Ninh và kế hoạch số 4673/UBND-KHCN ngày 24/9/2012 củaỦy ban nhân dân tỉnh.

4.4.3. Giải pháp về thị trường

- Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thịtrường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng thịtrường Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các huyện trong Tỉnh. Cụ thể,tiếp tục quảng bá thông qua các ấn phẩm giới thiệu du lịch Cô Tô, cập nhật cácthông tin du lịch trên trang web của huyện, thông qua các bài viết giới thiệu trêncác báo, tạp chí; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu thông qua các sự kiện lớn củatỉnh Quảng Ninh, của Hà Nội,..

- Đối với các sản phẩm nông nghiệp, các đặc sản như mực, hải sâm, thamgia và thiết lập các chứng nhận an toàn như VietGAP, GlobalGap,..) để tăng độtin cậy, uy tín cũng như giá trị của sản phẩm

- Xây dựng kênh phân phối và giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớnthông qua việc ký kết với hệ thống các siêu thị, cửa hàng đặc sản nhằm đảm bảoổn định đầu ra và giá bán sản phẩm.

- Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bìđược đóng gói (sứa, mực một nắng,..) theo quy cách sẽ nâng cao sức cạnh tranhsản phẩm và giá trị trên thị trường trong và ngoài nước.

4.5. Tổ chức thực hiện

4.5.1. Công khai quy hoạch

- Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quy hoạch,

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

���

UBND huyện giao cho các ban ngành có liên quan trong huyện khẩn trươngtriển khai thực hiện quy hoạch.

- Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu đối với pháttriển theo hướng bền vững, đối với sự dịch chuyển ngành nghề, hiểu rõ giữa lợiích cá nhân và lợi ích xã hội. Hiểu rõ tầm quan trọng của quy hoạch để có nhữngđiều chỉnh về nhận thức, điều chỉnh về hành vi kinh doanh, về định hướng nghềnghiệp nhằm tạo ra sự thống nhất phù hợp với yêu cầu trong phát triển

- Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bànhuyện, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiệnquy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư trong nướcvà nước ngoài. Tiếp tục triển khai các quy hoạch ngành chi tiết

4.5.2. Giám sát thực hiện quy hoạch

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, việc phổ biến và triển khai thực hiệncần phải được quán triệt và thực hiện với chế độ giám sát thường xuyên nhằmđảm bảo tính thống nhất và quy hoạch không bị phá vỡ.

- Sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháplý nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

- Chủ tịch UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện cần bảo đảmđược chế độ báo cáo, phải được thông tin đầy đủ và thường xuyên về việc thựchiện quy hoạch, kế hoạch, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện

- Các cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có được thôngtin về việc triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạonhằm đảm bảo quy hoạch thực hiện đúng hướng.

- HĐND các cấp đại diện cho dân thực hiện chức năng giám sát kiểm trathực hiện quy hoạch để kịp thời có ý kiến cho UBND tổ chức quản lý thực hiện

- UBND huyện tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt quyền được giámsát thực hiện quy hoạch đảm bảo tính dân chủ, đảm bảo nguyên tắc “dân biết,dân bàn, dân kiểm tra”.

- Quá trình thực hiện quy hoạch có sự phối kết hợp hành động giữa cáccấp chính quyền Trung Ương, Tỉnh, và Đoàn Kinh tếQuốc Phòng với huyện CôTô cũng như phối hợp thực hiện giữa các phòng ban trong huyện.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

4.6. Kiến nghị

4.6.1. Kiến nghị đối với Trung ương

- Sớm thay đổi quy định phê duyệt đô thị gắn với quy mô dân số. Đối vớimột số đô thị đặc thù có thể dựa trên những tiêu chí khác như cơ sở hạ tầng, chấtlượng cuộc sống, thu nhập bình quân đầu người, số lượng khách du lịch lưutrú,.. để xét duyệt. Cụ thể, để đáp ứng các tiêu chuẩn của một đô thị loại IV hoặcloại III, nhưng vẫn giữ nguyên những đặc thù của một huyện đảo, đề nghị chínhquyền trung ương cho phép huyện Cô Tô được phép quy đổi lượng khách dulịch thành dân định cư trong việc xem xét chỉ tiêu về dân số của một đô thị loạiIV hay loại III.

- Cho phép chuyển đổi và kết hợp mục đích sử dụng một số diện tích đấtquốc phòng có lợi thế cho phát triển du lịch. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệchủ quyền cũng là cách thức linh hoạt và mềm dẻo trong bảo vệ tổ quốc.

- Quy định cấp phép đối với khách du lịch cần đơn giản hóa thủ tục cũngnhư thời gian chờ đợi nhằm tạo môi trường thông thoáng trong việc thu hútkhách du lịch quốc tế và đây cũng là xu hướng phù hợp với bối cảnh hội nhập

- Tạo điều kiện thuận lợi về vốn vay ưu đãi đối với việc nâng cấp, muasắm mới các phương tiên khai thác và đánh bắt đối với các huyện đảo nhằm tạođiều kiện phát triển kinh tế cho ngư dân kết hợp với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

- Thành lập trung tâm huấn luyện nghề cá gắn với thực hành trên địa bànhuyện Cô Tô, thành lập trung tâm cứu hộ trên biển tại Cô Tô

- Có những chính sách đặc thù đối với nguồn nhân lực chất lượng cao racác huyện biển đảo, ví dụ như áp dụng chính sách cử các sinh viên tốt nghiệpcác trường đại học ra Cô Tô trong một khoảng thời gian cố định, sau đó khi trởvề được ưu tiên có việc làm tại các cơ quan nhà nước

4.6.2. Kiến nghị đối với Tỉnh

- Tiếp tục tăng cường đầu tư vốn phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảođồng bộ phục vụ phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ hỗ trợvốn đầu tư hạ tầng kết nối phục vụ du lịch và hạ tầng phát triển dịch vụ hầu cầnnghề biển, khu tránh trú bão cho tàu thuyền.

- Cho phép Cô Tô phối hợp với Vân Đồn đầu tư nghiên cứu xây dựng

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

cảng du lịch tại khu vực chùa Cái Bầu

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công viên và khu vui chơi giải trí trên đảo nhằmnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên đảo.

- Tỉnh thành lập điểm cấp phép lưu trú cho khách du lịch là người nướcngoài ngay trên địa bàn huyện nhằm giảm thủ tục hành chính và thời gian nhằmtăng thu hút khách quốc tế.

- Hỗ trợ huyện đề xuất xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại một số vịtrí có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch (bãi tắm Hồng Vàn, Cô Tô con)

- Hỗ trợ huyện đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang nhằm giảm tácđộng về ô nhiễm môi trường.

- Cho phép huyện Cô Tô thực hiện thí điểm chính quyền đô thị nhằmgiảm thủ tục hành chính và tăng sự linh hoạt trong quản lý điều hành.

- Tỉnh có chính sách hỗ trợ, trợ giá nhằm khuyến khích người dân vàdoanh nghiệp trên đảo sử dụng các phương tiện ít gây ô nhiễm môi trường nhưxe điện, xe đạp

- Xây dựng chính quyền điện tử tại Cô Tô.

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHỤ LỤC 1. PHÂN KHU VÀ PHÂN KHÚC PHÁT TRIỂN DU LỊCHTẠI HUYỆN CÔ TÔ

Ph.Khúc /Ph. khu

Địa điểm Caocấp

Trungcấp

Bìnhdân

Ghi chú

Đảo Cô Tô Trung tâm thịtrấn

x Nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng,dịch vụ ẩm thực trung cấp và bìnhdân, vũ trường và trung tâm sinhhoạt công cộng

Bãi Nam Hải x x Nhà nghỉ, khách sạn, bãi tắm côngcộng

Vàn Chảy x x Khu nghỉ dưỡng cao cấp và cácdịch vụ thụ hưởng cao cấp nhưchèo thuyền, canoeing, lặn biển,nhảy dù…

Bắc Vàn x x Khu nghỉ dưỡng cao cấpHồng Vàn x x Khu nghỉ dưỡng cao cấpCác thôn x x Lưu trú home-stay và trải nghiệm

cuộc sống cùng dân trên đảoĐảo ThanhLân

Các thôn 1,2, 3

x x Lưu trú home-stay và trải nghiệmcuộc sống cùng dân trên đảo

Mặt tiền bếnđò ThanhLân

x x Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉbình dân và trung cấp phục vụhoạt động du lịch tại đảo

Bãi Tám trâu x Du lịch khám phá biển rừngĐảo Cô Tôto (hoặcThanhLân) vàcác đảonhỏ lân cận

x x Trung tâm đào tạo kỹ năng sinhtồn và du lịch khám phá (khôngphải là du lịch mạo hiểm) vàTrung tâm phục hồi chức năng tainạn biển

Đảo Trần x Nhà trọ (thuộc chuỗi du lịch CôTô) – mục tiêu giáo dục và tuyêntruyền về chủ quyền biển đảo

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ

STT Tên dự án Địa điểmNăng lựcthiết kế

(ha)

A Nông nghiệp

1 Vùng trồng khoai lang

Tổng cộng 29

Xã Đồng Tiến 22

Thị trấn Cô Tô 7

2 Nuôi gà đồi Xã Đồng Tiến 18

3 Vùng nuôi hải sâm

Tổng cộng 196,8

Thị trấn Cô Tô (đã có 10 ha) 59,8

Xã Thanh Lân 137

4 Vùng nuôi ốc hương Xã Thanh Lân (đã có 1.5 ha) 6,5

B Công nghiệp

1 Khu hậu cần nghề biển Thị trấn Cô Tô 50,5

2 Cụm công nghiệp chế biến thủyhải sản Đảo Thanh Lân 6

3 Chế biến khoai langCụm công nghiệp và chế biếntiểu thủ công nghiệp đảo Cô

Tô lớn1,5

4 Tiểu thủ công, mỹ nghệ phục vụdu lịch

Cụm công nghiệp và chế biếntiểu thủ công nghiệp đảo Cô

Tô lớn5

5 Khu hậu cần nghề biển đảo Trần Đảo Trần 15ha

C Thương mại, dịch vụ, du lịch

1 Xây dựng hệ thống nhà hàng,khách sạn Toàn huyện

2 Mở rộng hệ thống ngân hàng tài Toàn huyện

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

chính

3 Công viên sinh thái Đảo Hòn Tây Đảo hòn Tây

4Di dời chợ sang khu đất T9 (theobàn đổ quy hoạch sử dụng đấtHuyện Cô Tô)

T9 1,25

5 Trung tâm thương mại Trung tâm thị trấn

6 Chợ đêm lưu động (tại chợ cũ Trung tâm thị trấn 0,17

7 Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấpVàn Chảy Bãi ven biển Vàn Chảy 25

8 Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấpBắc Vàn Bãi ven biển Bắc Vàn 50

9 Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấpHồng Vàn Bãi ven biển Hồng Vàn 100

10 Trung tâm đào tạo kỹ năng sinhtồn Cô Tô con và Đảo Dê 304

11 Dự án Xây dựng thí điểm mô hìnhnghỉ dưỡng trải nghiệm home-stay Toàn huyện

12

Dự án thương mại hóa sản phẩmdu lịch (nâng cấp và tăng khả năngtiếp đón du lịch của các điểm dulịch hiện có như Ngọn hải đăng,Bãi Đá, Bãi San Hô, Chùa, nhàthờ)

Toàn huyện

13 Nâng cấp chợThanh Lân thànhchợ du lịch Cạnh cầu cảng 0,4

14 Trung tâm phục hồi chức năng tainạn biển Cô Tô

D Hạ tầng kỹ thuật

1 Đầu tư hạ tầng cho khu đô thị mới Cô Tô

2 Nâng cấp, cải tạo các cảng hiện cócủa huyện Cô Tô Toàn huyện

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

3 Xây dựng đường vòng quanh đảo Toàn huyện

4 Cải tạo đường đi bộ Toàn huyện

5 Cải tạo đường cho xe điện Toàn huyện

6 Nâng cấp hệ thống chiếu sáng Toàn huyện

7 Nâng cấp hệ thống thoát nước đôthị Toàn huyện

8 Nâng cấp hệ thống biển báo, biểnchỉ đường Toàn huyện

9 Đầu tư hệ thống xe ô tô điện Toàn huyện

10 Đầu tư hệ thống xe đạp điện Toàn huyện

11 Xây mới các trạm thay pin cho ôtô và xe đạp điện Toàn huyện

12 Đầu tư trạm điện mặt trời Toàn huyện

13 Cải tạo và chuyển đổi công nănghồnước ngọt

14Xây dựng hệ thống nhà máy xử lýnước thải sử dụng công nghệ tăngcường hóa chất (CEPT)

180 ha

15 Xây dựng trung tâm phân loại, xửlý rác thải

E Văn hóa xã hội, môi trường

1 Nâng cấp trung tâm y tế huyện CôTô

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHỤ LỤC 3.TỔ CHỨC BỘMÁY CƠ QUAN ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CẤPHUYỆN HIỆN TẠI

CƠ QUANKHỐI ĐẢNG

CƠ QUAN ĐẢNGTRỰC THUỘC

KHỐI ĐOÀNTHỂ

CÁC BAN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

-Văn phòng Huyện ủy

- Ban Tổ chức

- Ban Dân vận

- UBKT Huyện ủy

- Ban Tuyên giáo

- Trung tâmBồi dưỡngChính trịhuyện

- 05 đảng bộ

- 18 chi bộ

- MTTQ huyện

- Đoàn TN huyện

- Hội Phụ nữ huyện

- Hội Nông dân

- Hội Cựu chiến binh

- LĐLĐ huyện

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN

BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHỤ LỤC 4.TỔ CHỨC BỘMÁY CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘCUBND HUYỆN HIỆN TẠI

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

- Phòng Nội vụ

- Phòng Tài chính-KH-Công Thương

- Phòng Tài nguyên-MT-Nông nghiệp

- Phòng Văn hóa - Thông tin

- Phòng Giáo dục - Đào tạo

- Phòng Y tế

- Phòng Tư pháp

- Văn phòng HĐND-UBND huyện

- Phòng Lao động - TB và XH

- Thanh tra Nhà nước

- Ban Quản lý Cảng

- Đài Truyền thanh - Truyền hình

- Trung tâm phát triển Quỹ đất

- Ban Quản lý Dự án

- Đội Kiểm tra XD và Trật tự đô thị

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

PHỤ LỤC 5. CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNGPhương án tăng trưởng trung bình

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030 Tốc độ tăng bình quân/năm2015-2015 2016-2020 2021-2030

Dân số người 5.777 6.379 6.872 7.403 2% 2% 1.50%Lao động người 3.582 3.955 4.123 4.442Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 121.271 178.186 249.916 350.519 8% 8% 7%Công nghiệp Triệu đồng 84.734 163.148 328.149 660.024 14% 14% 15%Dịch vụ Triệu đồng 82.155 180.120 429.829 1.025.724 17% 18% 19%GTSX Triệu đồng 288.159 521.454 1.007.893 2.036.268 13% 13.4% 15%Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 97.016 142.549 204.648 293.798 8% 8% 7.5%Công nghiệp Triệu đồng 43.114 86.717 166.965 321.478 15% 14.8% 14%Dịch vụ Triệu đồng 49.293 108.072 247.242 565.630 17% 17.3% 18%VA Triệu đồng 189.423 337.337 618.855 1.180.906 12.2% 12.3% 13.4%Cơ cấu VANông - lâm - ngư nghiệp % 51 42 33 25Công nghiệp- xây dựng % 23 26 27 27Dịch vụ % 26 32 40 48Năng suất lao động Triệu đồng 80.4 131.9 244.5 458.5 10.3% 10.5% 13.3%GDP bình quân đầungười Triệu đồng 32.8 52.9 90.1 159.5 10% 10.3% 11.7%

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Phương án tăng trưởng khá

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030Tốc độ tăng bình quân/năm

2014-2015 2016-2020 2021-2030Dân số người 5.777 6.379 6.872 7.403 2% 2% 1.50%Lao động người 3.582 3.955 4.123 4.442Gía trị sản xuất Triệu đồng 300.586 615.754 1.428.527 3510343 14% 15.3% 19%Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 123.527 190.061 299.202 471.015 8% 9% 10%Công nghiệp Triệu đồng 87.733 184.270 421.564 964.436 15% 16% 0.18Dịch vụ Triệu đồng 89.326 241.423 707.762 2.074.892 19% 22% 24%VA Triệu đồng 200.225 431.065 939.500 2.153.196 15.7% 16.3% 17.5%Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 97.016 142.549 219.329 337.465 7.8% 8% 9%Công nghiệp Triệu đồng 46.944 116.812 256.104 561.494 16% 20% 17%Dịch vụ Triệu đồng 56.264 171.704 464.067 1.254.237 20% 25% 22%Cơ cấu VANông - lâm - ngư nghiệp % 48.5 33.1 23.3 15.7Công nghiệp- xây dựng % 23.4 27.1 27.3 26.1Dịch vụ % 28.1 39.8 49.4 58.3Năng suất lao động Triệu đồng 83.9 155.7 346.5 790.3 12.8% 13% 17.60%GDP bình quân đầu người Triệu đồng 34.7 67.6 136.7 290.9 13.7% 14.0% 15.7%

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Phương án tăng trưởng cao

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030Tốc độ tăng bình quân/năm

2014-2015 2016-2020 2021-2030Dân số người 5.777 6.379 6.872 7.403 2% 2% 1.50%Lao động người 3.582 3.955 4.123 4.442Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 125.804 202.608 311.738 479.647 9% 10% 9%Công nghiệp Triệu đồng 92.330 220.331 571.483 1482.279 18.5% 19% 21%Dịch vụ Triệu đồng 92.279 270.528 859.141 2728.457 23% 24% 26%Gía trị sản xuất Triệu đồng 310.412 693.467 1.742.361 4690.383 16.7% 17.3% 21.1%Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 100.643 162.086 238.158 349.933 9.5% 10% 8%Công nghiệp Triệu đồng 47.730 123.798 295.427 704.993 20% 21% 19%Dịch vụ Triệu đồng 56.264 171.704 545.298 1.731.756 23.5% 25% 26%VA Triệu đồng 204.637 457.589 1.078.883 2.786.681 17% 17.3% 19.8%Cơ cấu VANông - lâm - ngư nghiệp % 49.2 35.4 22.1 12.6Công nghiệp- xây dựng % 23.3 27.1 27.4 25.3Dịch vụ % 27.5 37.5 50.5 62.1Năng suất lao động Triệu đồng 86.7 175.3 409.0 1.021.9 14.8% 15% 19.3%GDP bình quân đầungười Triệu đồng 35.4 71.7 157.0 376.4 14.5% 15% 18%

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��

Phương án tăng trưởng tích hợp (Phương án lựa chọn)

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030Tốc độ tăng bình quân/năm

2014-2015 2016-2020 2021-2030Dân số người 5.777 6.379 6.872 7.403 2% 2% 1,50%Lao động người 3.582 3.955 4.123 4.442Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 300.586 600.295 1.488.574 3.876.957 13,00% 15,30% 21,10%Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 123.527 198.698 328.975 488.497 8,00% 10,47% 9,30%Công nghiệp Triệu đồng 87.733 162.680 407.869 980.870 15,00% 12,69% 20,49%Dịch vụ Triệu đồng 89.326 238.917 751.730 2.407.590 17,00% 22,96% 26,33%Tổng giá trị gia tăng Triệu đồng 200.225 415.208 985.182 2.558.654 12,20% 16,30% 19,80%Nông - lâm - ngư nghiệp Triệu đồng 97.016 137.434 326.095 322.390 8,00% 7,02% 9,11%Công nghiệp Triệu đồng 46.944 112.521 266.984 647.339 15,00% 20,15% 19,01%Dịch vụ Triệu đồng 56.264 165.253 392.102 1.588.924 17,00% 25,87% 25,35%Cơ cấu VANông - lâm - ngư nghiệp % 48,5% 33,1% 22,1% 12,6%Công nghiệp- xây dựng % 23,4% 27,1% 27,4% 25,3%Dịch vụ % 28,1% 39,8% 50,5% 62,1%Năng suất lao động Triệu đồng 83,916 151,781 361,041 872,795GDP bình quân đầungười Triệu đồng 34,659 65,090 143,362 345,624

Quy hoạch Tổng thểPhát triển Kinh tế-Xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

��