56
BỘ XÂY DỰNG VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN QUỐC GIA Số 10 Hoa Lư- Hai Bà Trưng – Hà Nội, ĐT: 04.22210888 FAX: 04.39764339 THUYẾT MINH TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030 Đồng Nai tháng 6/2014 VIUP

THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

  • Upload
    lamdan

  • View
    228

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

BỘ XÂY DỰNG VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN QUỐC GIA Số 10 Hoa Lư- Hai Bà Trưng – Hà Nội, ĐT: 04.22210888 FAX: 04.39764339

THUYẾT MINH TÓM TẮT

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI

GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030

Đồng Nai tháng 6/2014

VIUP

Page 2: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

1

BỘ XÂY DỰNG

***

VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

NÔNG THÔN QUỐC GIA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ***

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

THUYẾT MINH

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI

GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030

Chỉ đạo thực hiện: Viện trƣởng. ThS. KTS. Ngô Trung Hải

Phó viện trƣởng. KTS. Phạm Thị Nhâm

GĐ Trung tâm: Nguyễn Chí Hùng

Chủ nhiệm:

KTS. Phạm Thị Nhâm

KS. Phan Thị Hà An

Cán bộ tham gia:

Kiến trúc TS.KTS. Trần Thị Lan Anh

KTS. Phạm Thị Nhâm

KTS.

Ths.KTS.

Phạm Thành Công

Nguyễn Hồng Diệp

Kinh tế KS

KS.

Phan Thị Hà An

Chu Thị Phương Lan

Kỹ thuật

Ths.KS. Nguyễn Đức Trường

Quản lý kỹ thuật:

Kiến trúc – Kinh tế ThS.KTS. Nguyễn Thành Hưng

Kỹ thuật ThS.KS. Trần Văn Nhân

Page 3: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

2

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do sự cần thiết xây dựng chƣơng trình

Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực phát triển

đô thị, đạt tỷ lệ đô thị hóa cao hơn trung bình toàn quốc, hệ thống hạ tầng đô thị đã được

đầu tư tương đối định hình, thuận lợi để tỉnh Đồng Nai kết nối các tỉnh khác trong vùng,

vận chuyển hàng hóa thuận lợi và phục vụ tốt an ninh - quốc phòng, giải quyết ách tắc

giao thông; góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Bên cạnh những

kết quả đạt được, việc phát triển đô thị vẫn còn nhiều tồn tại, đó là hạ tầng khung giao

thông vùng kết nối Đồng Nai với Thành phố Hồ Chí Minh chưa hình thành đồng bộ nên

đô thị mới Nhơn Trạch chưa thể phát triển theo quy hoạch; Thành phố Biên Hòa có diện

mạo đô thị chưa xứng tầm với một trung tâm đô thị lớn Vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam; nhiều khu dân cư cũ cơ sở hạ tầng không đồng bộ và chậm phát triển, do thiếu

nguồn lực đầu tư; Các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Đồng Nai

vừa qua chưa đề cập toàn diện đến phát triển đô thị, nên việc triển khai lộ trình nâng loại

đô thị tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-

2020 gặp khó khăn.

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống đô thị bền vững theo định hướng Quy

hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện.

Theo quy định của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Thủ tướng

Chính Phủ về việc phân loại đô thị, quy định “Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu

chuẩn phân loại đô thị được quy định tại Nghị định này lập Chương trình phát triển đô

thị, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị và các dự án đầu tư

xây dựng phát triển trên địa bàn đô thị...”

I.2. Cơ sở pháp lý

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật Quy hoạch Đô thị số

30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;

- Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi

tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về

phân loại đô thị;

- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc

Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt

Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày

07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình phát triển đô thị

Quốc gia giai đoạn 2012-2020; Quyết định 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và

tầm nhìn đến 2050; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và

tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/06/2008.

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX về việc thực hiện các mục

tiêu phát triển Kinh tế - xã hội Tỉnh đến năm 2015 nhiệm kỳ 2010-2015;

- Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 6/12/2013 về quyết toán ngân sách nhà nước

năm 2012 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Page 4: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

3

- Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh

về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy

hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về

việc Duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Chương trình, kế hoạch phát triển và nâng

cấp hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-

2025;

- Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về

việc phê duyệt Chương trình Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2011 – 2015;

- Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2050.

I.3. Quan điểm và mục tiêu

I.3.1. Quan điểm

Phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai phù hợp với lộ trình phát triển đô thị toàn quốc giai

đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng

Chính phủ và ý kiến của Bộ Xây dựng về điều chỉnh mốc thời gian và nâng loại đô thị

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại văn bản số 712/BXD-PTĐT ngày 18/4/2014; Quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 và

quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến năm 2015 xây dựng Đồng Nai cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; Đến năm

2020 là tỉnh công nghiệp phát triển có nền tảng kinh tế - xã hội công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Đến năm 2030 Đồng Nai s trở thành một

Trung tâm đô thị - công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao

và vùng nông lâm nghiệp hiện đại phát triển cân bằng và bền vững; Đến năm 2050 s

tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển theo mô hình đô thị xanh, đô thị sinh

thái.

I.3.2. Mục tiêu của chƣơng trình

a) Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại. Rà soát, bổ sung

và nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đô thị, từng bước hình thành hệ thống đô

thị xanh phù hợp trên địa bàn tỉnh, chú trọng phát triển đô thị xanh động lực tạo đà phát

triển kinh tế xã hội ( đặc biệt là kinh tế xanh);

- Rà soát, đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị của

tỉnh Đồng Nai;

- Làm cơ sở chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền lập quy hoạch, soạn thảo các

chương trình đầu tư, hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các điểm

dân cư nông thôn;

- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan các đô thị

theo hướng văn minh hiện đại và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của đô

thị.

b) Mục tiêu cụ thể.

Page 5: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

4

Xây dựng hệ thống đô thị theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng

Nai thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và đảm bảo theo 49 tiêu chí quy định

tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị:

- Năm 2015: Có 11 đô thị, trong đó có 01 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị

loại I (Biên Hòa), 02 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại III (Long Khánh,

Nhơn Trạch), 01 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV (Trảng Bom) và 07 đô

thị loại V (đô thị Long Thành, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán,

Tân Phú). Tỷ lệ đô thị hóa đạt là 40-45%;

- Năm 2020: Có 11 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 01 đô

thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại II (Nhơn Trạch(1)), 01 đô thị III (thị xã Long

Khánh), 02 đô thị loại IV (đô thị Long Thành, Trảng Bom) và 6 đô thị loại V (đô thị

Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An). Tỷ lệ đô thị hóa đạt là

50-60%;

- Năm 2030: Có 17 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 02 đô

thị loại II (Long Khánh, Nhơn Trạch), 02 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại III

(Long Thành, Trảng Bom), 07 đô thị loại IV (đô thị Bình Sơn, Dầu Giây, Gia Ray, Long

Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú) và 5 đô thị loại V (đô thị Phước Thái, Thạnh Phú,

Phú Lý, Phú Túc, La Ngà). Tỷ lệ đô thị hóa đạt là 60-70%.

I.3.3. Phạm vi, thời hạn và nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Trên ranh giới hành chính toàn tỉnh Đồng Nai .

- Thời gian nghiên cứu:

+ Giai đoạn đến 2020: Phát triển đô thị đáp ứng theo tiêu chuẩn tối thiểu về phân

loại đô thị theo định hướng phát triển đô thị toàn tỉnh.

+ Giai đoạn năm 2021-2030: Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội địa phương, trong đó chú trọng đến phát triển kinh tế xanh.

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng diện rộng: gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng kết

nối các đô thị (Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt công cộng đô thị, các công

trình đầu mối về cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, nghĩa trang, khu xử lý chất thải

rắn, trung tâm thông tin liên lạc) và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội diện rộng (các khu

công nghiệp, du lịch, y tế, trường đại học... phục vụ quy mô cấp vùng và quốc gia đóng

trên địa bàn tỉnh)

+ Mạng lưới đô thị: Gồm toàn bộ các công trình hạ tầng thuộc đô thị.

II. THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ

II.1. Thực trạng hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai

II.1.1. Thực trạng đô thị

Trong những năm qua quá trình đô thị hóa tại Đồng Nai phát triển ngày một mạnh

m khi có nhiều lao động tới làm việc tại các khu công nghiệp tập trung. Bằng chứng

cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng và mở rộng không gian đô thị tại Biên

Hòa, Long Khánh, Trảng Bom, Nhơn Trạch, nơi có các khu công nghiệp lớn hoạt động

các hiệu quả. Tuy nhiên đô thị hóa nhanh kéo theo nhiều hệ lụy về vấn đề môi trường,

nhà ở, phúc lợi xã hội đang tạo áp lực lên lĩnh vực phát triển đô thị.

a) Thực trạng về phân loại đô thị và phân cấp quản lý hành chính:

* Về phân cấp đô thị: Tỉnh Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính, trong đó:

1 Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

Page 6: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

5

- Thành phố Biên Hoà là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai;

- Thị xã Long Khánh;

- 06 thị trấn huyện lỵ là: thị trấn Long Thành (huyện Long Thành); thị trấn Trảng

Bom (huyện Trảng Bom); thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu); thị trấn Gia Ray (huyện

Xuân Lộc); thị trấn Định Quán (huyện Định Quán); thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú).

- 03 đô thị là Dầu Giây (huyện Thống Nhất), Long Giao (huyện Cẩm Mỹ), Hiệp

Phước (huyện Nhơn Trạch) đã có Nghị quyết HĐND tỉnh Đồng Nai, Nghị quyết HĐND

huyện Thống Nhất thông qua điều chỉnh địa giới hành chính, đề án thành lập thị trấn

Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất; nhưng chưa có Nghị định Chính phủ thành lập thị

trấn.

* Phân loại đô thị: Tỉnh Đồng Nai hiện có 11 đô thị.

- Có 1 đô thị loại II (thành phố Biên Hoà);

- Có 1 đô thị loại IV;

- Có 9 đô thị loại V.

Riêng thành phố mới Nhơn Trạch, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành

lập tại Quyết định 284/2006/QĐ-TTg ngày 21/12/2006, đến nay vẫn chưa hình thành tạo

nên không gian đô thị thực sự.

b) Hiện trạng quy mô đô thị.

Năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Đồng Nai đạt 33,43% (toàn quốc khoảng 30%), gấp

1,11 lần so với toàn quốc. Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng ở các giai đoạn

2011, 2012. Mật độ phân bố đô thị toàn tỉnh là 1,36 đô thị/1000km2.

Bảng:1. Hiện trạng hệ thống đô thị của tỉnh Đồng Nai năm 2011

T

T Tên đô thị

Đơn vị

hành chính

Diện tích

(km2)

Dân số đô

thị (người)

Tỷ lệ đô

thị hóa

(%)

Phân

loại đô

thị

Tính chất

1 Thành phố Biên Hòa Thành phố Biên Hòa 135,056 706.609 83,3 II Tỉnh lỵ

2 TX. Long Khánh TX. Long Khánh 9,513 54.357 40,2 IV Huyện lỵ

3 Thị trấn Vĩnh An H. Vĩnh Cửu 33,816 25.121 18,6 V Huyện lỵ

4 Thị trấn Tân Phú H. Tân Phú 8,094 23.170 14,4 V Huyện lỵ

5 Thị trấn Định Quán H. Định Quán 9,969 21.767 10,7 V Huyện lỵ

6 Thị trấn Gia Ray H. Xuân Lộc 13,858 14.959 6,7 V Huyện lỵ

7 Thị trấn Trảng Bom H. Trảng Bom 9,308 21.800 8,1 V Huyện lỵ

8 Đô thị Dầu Giây H. Thống Nhất V -

9 Thị trấn Long Thành H. Long Thành 9,284 29.808 14,5 V Huyện lỵ

10 Đô thị Hiệp Phước H. Nhơn Trạch V -

11 Đô thị Long Giao H. Cẩm Mỹ V -

Tổng cộng 228,899 897.591

Do các tác động của tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tốc độ đô thị

hoá tại Đồng Nai ngày một tăng nhanh, với nhịp độ tăng cơ học là 1,6%. Tỷ lệ đô thị

hóa là 33,67%. Một tỉ lệ cao so với mức bình quân của cả nước.

II.1.2. Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển đô thị theo quy định về phân loại

đô thị (Nghị định 42/2009/NĐ-CP và Thông tƣ 34/TT-BXD)

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Đồng Nai đã có những bước phát triển về kinh tế xã

hội, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nhân lực, an ninh quốc phòng,... Kinh tế

trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người tăng

dần. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được chú trọng nên chất lượng đô thị đã được cải

thiện hơn nhiều.

Page 7: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

6

Xem xét các tiêu chí của các loại đô thị, so sánh với thực trạng phát triển kinh tế

xã hội và tình hình phát triển đô thị của toàn tỉnh Đồng Nai tại thời điểm hiện nay, các

đô thị đã đạt được số điểm như sau:

- Thành phố Biên Hòa:

Đánh giá các tiêu chuẩn cơ bản về hạ tầng kỹ thuật đang dần tiếp cận các chỉ số

đạt tiêu chí đô thị loại I.

Một số các chỉ tiêu còn yếu cần được đầu tư như: Về hệ thống các công trình hạ

tầng đô thị gồm mật độ đường giao thông, mật độ đường cống thoát nước chính, chiếu

sáng ngõ hẻm, thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, xây dựng nhà tang lễ. Về kiến

trúc cảnh quan đô thị: cần xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị, xây dựng khu đô

thị mới kiểu mẫu, khu cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu theo quy hoạch

chung được phê duyệt, tổ chức công nhận các tuyến phố văn minh đô thị.

- Thị xã Long Khánh:

Các tiêu chuẩn cơ bản chưa đạt chỉ tiêu đô thị loại III, tuy nhiên thị xã đã đạt một

số về các chỉ tiêu như chức năng đô thị, mật độ dân số đô thị.

Một số các chỉ tiêu cần được tiếp tục đầu tư như: Về công trình hạ tầng đô thị còn

thiếu các chỉ tiêu về công trình công cộng đô thị (nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng,

trung tâm thương mại, siêu thị), chỉ tiêu về hạ tầng thiếu mật độ đường giao thông, vận

tải hành khách công cộng, mật độ đường cống thoát nước chính, chiếu sáng ngõ hẻm,

cây xanh công cộng, đô thị, thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, xây dựng nhà tang

lễ. Về kiến trúc cảnh quan đô thị cần xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị, xây

dựng khu đô thị mới, khu cải tạo chỉnh trang các khu dân cư cũ theo quy hoạch chung

được phê duyệt, tổ chức công nhận các tuyến phố văn minh đô thị.

- Các thị trấn: Long Thành, Trảng Bom.

Đánh giá các tiêu chuẩn cơ bản chưa đạt chỉ tiêu đô thị loại IV, đã đạt một số về

các mặt chỉ tiêu như chức năng đô thị, mật độ dân số đô thị, lao động phi nông nghiệp.

Một số các chỉ tiêu cần được tiếp tục đầu tư như: Về công trình hạ tầng đô thị:

thiếu chỉ tiêu về công trình công cộng đô thị như trung tâm văn hóa, trung tâm TDTT,

trung tâm thương mại, siêu thị..., về chỉ tiêu hạ tầng còn thiếu mật độ đường giao thông,

vận tải hành khách công cộng, mật độ đường cống thoát nước chính, dân số được cấp

nước sạch, chiếu sáng ngõ hẻm, cây xanh đô thị, thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải

rắn, xây dựng nhà tang lễ. Về kiến trúc cảnh quan đô thị như: Xây dựng quy chế quản lý

kiến trúc đô thị, xây dựng khu đô thị mới, khu cải tạo chỉnh trang khu dân cư cũ theo

quy hoạch chung được phê duyệt, tổ chức công nhận các tuyến phố văn minh đô thị.

Bảng:2. Đánh giá tổng hợp hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai

T

T Tên đô thị

Loại

đô thị

hiện

trạng

Loại đô

thị phấn

đấu

(đánh

giá)

Chỉ tiêu

Tổng

điểm Chức

năng

đô thị

Qui

dân

số

Mật

độ

dân

số

Tỷ lệ lao

động phi

nông

nghiệp

Hệ thống

các CT hạ

tầng đô

thị

Kiến trúc

cảnh

quan đô

thị

1 Thành phố Biên Hòa II I 13,5 9,8 4,3 5,0 38,6 6,3 78,1

2 Thị xã Long Khánh IV III 12,8 2,8 5,0 39,5 8,5 68,6

3 TT Định Quán V V 13,5 8,4 5,0 3,5 49,4 5,6 85,4

4 TT Long Thành V IV 12,4 2,8 5,0 5,0 37,0 5,6 67,8

5 TT Tân Phú V V 13,6 5,4 5,0 3,5 43,5 5,5 76,5

6 TT Vĩnh An V V 12,1 8,5 5,0 50,5 5,6 85,2

7 TT Gia Ray V V 13,6 4,2 5,0 5,0 47,3 5,6 80,7

8 TT Trảng Bom V IV 11,6 2,8 3,5 5,0 41,9 5,6 70,4

Page 8: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

7

T

T Tên đô thị

Loại

đô thị

hiện

trạng

Loại đô

thị phấn

đấu

(đánh

giá)

Chỉ tiêu

Tổng

điểm Chức

năng

đô thị

Qui

dân

số

Mật

độ

dân

số

Tỷ lệ lao

động phi

nông

nghiệp

Hệ thống

các CT hạ

tầng đô

thị

Kiến trúc

cảnh

quan đô

thị

9 Đô thị Long Giao V V 14,5 4,2 3,5 44,2 6,2 72,6

10 Đô thị Dầu Giây V V 14,5 4,2 3,5 5,0 43,9 6,2 77,3

11 Đô thị mới Nhơn Trạch V IV(*) 12,5 0 0 5 27,6 2,8 47,9

(*) Đô thị mới Nhơn Trạch (giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước đạt tiêu chí là đô

thị loại V) chưa hình thành không gian đô thị mới, tại thời điểm hiện trạng chưa thể

đánh giá tiêu chí đô thị loại III theo quy hoạch được, chỉ có thể đánh giá phân loại theo

tiêu chí đô thị loại IV.

II.1.3. Thực trạng nâng cấp và phát triển đô thị

a) Quy hoạch xây dựng các đô thị.

- Thành phố Biên Hòa: quy hoạch chung năm 1993 được phê duyệt, năm 2013

được lập quy hoạch điều chỉnh lần 2 và đã được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương lập Chương trình phát triển đô thị Biên Hòa đến

năm 2015 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I, năm 2020 đạt chuẩn đô thị loại I.

- Thị xã Long Khánh: Được thành lập từ năm 2003 theo Nghị định số

97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở thị trấn Xuân Lộc

cũ và một số xã thuộc huyện Long Khánh cũ. Thị trấn Xuân Lộc trước đây đã được phê

duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu dân cư thị trấn vào năm 1993. QH chung xây

dựng thị xã Long Khánh định hướng đến 2020 được phê duyệt năm 2007. UBND tỉnh

đã chấp thuận chủ trương lập chương trình phát triển đô thị Long Khánh đến năm 2015

cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại III và tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh trong giai

đoạn 2016-2020.

Đô thị mới Nhơn Trạch: Đô thị mới Nhơn Trạch được phê duyệt quy hoạch chung

xây dựng vào năm 1996 và phê duyệt điều chỉnh lần 1 vào năm 2006. Huyện Nhơn

Trạch đã lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cho các khu trung tâm huyện 347ha, KCN

Nhơn Trạch 2.700ha, … và rất nhiều dự án phát triển đô thị gắn với các nhà đầu tư cụ

thể đã được lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Hiên nay đô thị mới Nhơn Trạch đang

được Viện QH đô thị nông thôn Quốc gia nghiên cứu lập điều chỉnh (lần 2).

Thị trấn Long Thành: Quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 1994-2010 được duyệt

năm 1994. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Long Thành giai đoạn 2008-

2020 đã được phê duyệt. Hiện đang nghiên cứu lập điều chỉnh mở rộng ranh giới thị

trấn. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương lập chương trình phát triển đô thị Long

Thành đến năm 2020 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV.

Thị trấn Trảng Bom: Quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 1993-2010 được duyệt

năm 1993. Điều chỉnh quy hoạch chung giai đoạn 2010-2020 đã được phê duyệt. UBND

tỉnh đã chấp thuận chủ trương lập chương trình phát triển đô thị Trảng Bom đến năm

2015 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV, giai đoạn 2016-2020 đạt chuẩn đô thị

loại IV, giai đoạn đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại III.

Thị trấn Tân Phú: Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tân Phú giai đoạn 1996-

2010 được phê duyệt năm 1996. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn giai

đoạn 2008-2020 đã được phê duyệt với tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn 805,8ha.

Page 9: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

8

Thị trấn Định Quán: Quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 1996-2010 được duyệt

năm 1996. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 2009-2020 đã được phê

duyệt với tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn 1006,8ha

Thị trấn Gia Ray: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Gia Ray với

quy mô 250ha được phê duyệt năm 1999. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn

giai đoạn 2008-2020 đã được phê duyệt năm 2013 với tổng diện tích tự nhiên toàn thị

trấn 359ha.

Thị trấn Vĩnh An: Quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 1997-2005 và định hướng

đến năm 2010 với quy mô 410ha được phê duyệt năm 1997. Hiện hồ sơ điều chỉnh quy

hoạch chung xây dựng thị trấn giai đoạn 2010-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm

2013, khu vực trung tâm thị trấn cũng đã lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, quy hoạch

chi tiết tỷ lệ 1/500 khu hành chính huyện, trung tâm văn hóa –TDTT huyện đã được đầu

tư xây dựng.

Đô thị Dầu Giây: Quy hoạch chung xây dựng đô thị Dầu Giây với quy mô 601,8ha

được phê duyệt năm 2004. Khu vực trung tâm xung quanh khu vực ngã tư Dầu Giây đã

lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu hành chính huyện,

trung tâm văn hóa –TDTT huyện và các khu dân cư A1, B1, C1, khu dân cư xóm Hố

với tổng diện tích khoảng 300ha đã được phê duyệt đang thực hiện đầu tư xây dựng.

Đô thị Long Giao: Quy hoạch chung xây dựng đô thị với quy mô diện tích 600ha

được phê duyệt năm 2004. Tuy nhiên hiện nay huyện đang rà soát, lập chủ trương điều

chỉnh quy hoạch định hướng đến năm 2020 với quy mô diện tích hơn 1200 ha, do quy

mô 600 ha được duyệt chưa tính toán đầy đủ đất cây xanh, mặt nước.

b) Thực trạng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và kết quả thực hiện Chƣơng trình

phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Đồng Nai.

Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã dành nhiều nguồn lực để phát triển cơ sở

hạ tầng(2). Cụ thể, năm 2010, tổng vốn ngân sách xây dựng cơ bản tỉnh Đồng Nai đạt

khoảng 2700 ngàn tỷ đồng, năm 2011 đạt 3371,6 tỷ đồng, năm 2012 đạt 4473,9 tỷ đồng.

Vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản tăng khá nhanh. Tỉnh đã tích cực chỉ đạo đầu tư

có trọng điểm, công trình đã được khởi công, triển khai đầu tư hoặc đưa vào sử dụng

phục vụ các chương trình KT-XH của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

- Giai đoạn 2006 – 2010: Toàn tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng phát triển kết cấu

hạ tầng kỹ thuật đạt 18.287,91 tỷ đồng (3657,4 tỷ đồng/năm) đạt 56% so với kế hoạch

của chương trình trong 05 năm). Đã mang lại đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã

hội. Vốn ngân sách bằng 1/10 vốn doanh nghiệp chuyên ngành, BOT và tư nhân, xây

dựng giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn,

viễn thông, … Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách tỉnh dành cho đầu tư hàng năm thấp nên

việc cân đối vốn cho công trình không đáp ứng yêu cầu nên các công trình giao thông

vùng chưa thể thực hiện được. Dự án sử dụng vốn ODA có vốn đầu tư lớn nhưng chưa

triển khai thực hiện do phải thực hiện quy trình vốn ODA chờ cơ quan hỗ trợ ODA khảo

sát, đánh giá nên chưa xác định được nguồn vốn ODA.

- Giai đoạn từ 2010 đến nay: Hiện nay các Sở, Ngành, địa phương chưa đánh giá

tổng kết giữa kỳ chương trình thực hiện giai đoạn 2010-2015. Thời kỳ này, tỉnh tập

trung vào các lĩnh vực: Giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, dân

cư, cụ thể như sau:

2 Giai đoạn 2006-2010 không có số liệu

Page 10: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

9

+ Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 là 25,187 nghìn tỷ đồng, thực tế khả

năng cân đối và huy động vốn đạt 14,65 nghìn tỷ đồng (chiếm 58% tổng vốn), trung

bình 2930 tỷ đồng/năm. Tỉnh Đồng Nai đã phải huy động nhiều nguồn lực để đầu tư,

như từ vốn ODA, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan…,

vốn xã hội hóa chiếm tỷ trọng nhỏ.

+ Trong đó, nhu cầu vốn dành cho giao thông là 18,438 nghìn tỷ đồng (chiếm 73%

tổng vốn), thực tế khả năng cân đối và huy động vốn đạt 11,23 nghìn tỷ đồng (chiếm

61% tổng vốn), gồm vốn dự án giao thông cấp tỉnh và Trung ương đầu tư chiếm khoảng

56% vốn giao thông. Vốn dự án giao thông cấp huyện (ưu tiên nông thôn mới) chiếm

khoảng 44% vốn giao thông.

+ Giao thông: cấp huyện trực tiếp đầu tư theo phân cấp (ưu tiên công trình thuộc

xã điểm nông thôn mới) khoảng 2,44 nghìn tỷ, chủ yếu vốn ngân sách và 1 phần vốn xã

hội hóa. Thành phố Biên Hòa chiếm tỷ trọng lớn nhất là 300 tỷ (250 tỷ vốn ngân sách -

50 tỷ/năm và 50 tỷ vốn xã hội hóa), chiếm 12% tổng vốn; tương lai đây là vùng đô thị

hóa mở rộng của thành phố Biên Hòa.

II.1.4. Đánh giá chung

Tỉnh Đồng Nai có vị trí quan trọng trong vùng thành phố HCM, nằm trên các trục

giao thông quan trọng kết nối 2 đô thị lớn là thành phố HCM trung tâm kinh tế, văn hoá,

khoa học kỹ thuật lớn của cả nước và thành phố Vũng Tàu.

Các đô thị của tỉnh đảm nhiệm được vai trò hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của

từng vùng - nhanh chóng hình thành các đô thị công nghiệp và dịch vụ. Trong những

năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã tích cực tập trung và huy động nhiều

nguồn lực để mở rộng 1 số đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, cao tốc; chuẩn bị mặt bằng khởi

công một số tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tránh các đô thị. Đây là những cơ hội

rất lớn để tỉnh Đồng Nai phát huy tiềm năng về phát triển những thành phố mới, các

trung tâm dịch vụ cao cấp, công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu

cầu phát triển KT-XH trên địa bàn.

* Kết quả đạt đƣợc:

- Đến nay hệ thống giao thông liên kết vùng, huyện đã tương đối định hình, thuận

lợi để tỉnh Đồng Nai kết nối các tỉnh khác trong vùng, vận chuyển hàng hóa thuận lợi và

phục vụ tốt an ninh-quốc phòng, giải quyết ách tắc giao thông. Đã cơ bản hình thành

khung kết cấu hạ tầng các đô thị trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã

hội.

- Năm 2008, có 03 khu vực xã đã được công nhận là đô thị loại V (như: Hiệp

Phước – huyện Nhơn Trạch, Dầu Giây – huyện Thống Nhất, Long Giao – huyện Cẩm

Mỹ); nâng tổng số từ 8 lên 11 đô thị thuộc tỉnh, không có huyện không có đô thị.

* Chƣa đạt đƣợc:

- Hạ tầng khung giao thông vùng kết nối với TP.HCM chưa hình thành đồng bộ

nên đô thị mới Nhơn Trạch chưa thể phát triển theo quy hoạch.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn còn gặp nhiều khó

khăn do nguồn lực thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, nên tình trạng xây dựng tự

phát, lộn xộn, chắp vá, thiếu mỹ quan tại các đô thị mới phát triển, đặc biệt là tại các

khu dân cư nông thôn đang tiến lên đô thị hoá nhanh chóng như Long Thành, Trảng

Bom. Kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nhưng vẫn đang trong tình trạng

thiếu đồng bộ chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hoá trong điều kiện cạnh

tranh gay gắt của cơ chế thị trường và hội nhập, ...

Page 11: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

10

- Thành phố Biên Hòa: Diện mạo đô thị hiện nay chưa xứng tầm với một trung

tâm đô thị lớn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhiều khu dân cư cũ cơ sở hạ tầng

không đồng bộ và chậm phát triển, do thiếu nguồn lực đầu tư mặc dù thành phố Biên

Hòa đã có hàng trăm quy hoạch, dự án được duyệt.

- Các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Đồng Nai vừa qua chưa

đề cập toàn diện đến phát triển đô thị, nên việc triển khai lộ trình nâng loại đô thị tỉnh

Đồng Nai theo Quyết định số1659/QĐ-TTg về Chương trình phát triển đô thị Quốc gia

giai đoạn 2012-2020 gặp khó khăn.

II.2. Tóm tắt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2050

II.2.1. Dự báo dân số - đất đất xây dựng đô thị

a) Dự báo dân số

* Dự báo dân số toàn tỉnh:

- Đến năm 2020 : khoảng 3.100.000 – 3.200.000 người.

- Đến năm 2030 : khoảng 3.600.000 – 3.700.000 người.

* Dự báo dân số đô thị:

- Đến năm 2020 : 1.600.000 - 1.700.000 nguời; tỷ lệ đô thị hóa 50-60%.

- Đến năm 2030 : 2.500.000 - 2.600.000 nguời; tỷ lệ đô thị hóa 60-70%.

b) Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: Đối với đô thị loại I – III: 120 – 200 m2/người. Đối

với đô thị loại IV-V: 150–250 m2/người. Dự báo quy mô đất xây dựng đô thị toàn tỉnh,

như sau:

- Đến năm 2020 : khoảng 25.000 - 32.000 ha.

- Đến năm 2030 : khoảng 40.000 - 45.000 ha.

II.2.2. Phân vùng phát triển

Vùng tỉnh Đồng Nai được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế cụ thể như sau:

a) Tiểu vùng I – trung tâm vùng tỉnh.

Gồm thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành, huyện Trảng

Bom và 1 phần phía Nam huyện Vĩnh Cửu.

- Là vùng công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Thành phố Biên Hòa là trung tâm tiểu

vùng.

- Thế mạnh của vùng là có hệ thống hạ tầng cấp vùng và khu vực như: cảng hàng

không quốc tế Long Thành, hệ thống nhóm cảng biển số 5 tại Nhơn Trạch; tuyến cao

tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây, đường vành đai 3, 4…, nơi tập trung các khu

công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chuyên ngành, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển

các trung tâm thương mại – tài chính cấp vùng, trung tâm kho vận, tiếp vận lớn; Phát

triển dịch vụ du lịch, giải trí, du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử.

- Hình thành vùng đô thị Biên Hòa bao gồm: Đô thị Biên Hòa, đô thị Nhơn

Trạch(3), đô thị Long Thành, đô thị Trảng Bom, đô thị Thạnh Phú, đô thị Vĩnh An, đô thị

Bình Sơn (đô thị dịch vụ sân bay), đô thị Phước Thái (đô thị dịch vụ cảng biển). Trong

đó TP.Biên Hòa là đô thị hạt nhân của toàn vùng.

3 Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

Page 12: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

11

b) Tiểu vùng II (Vùng kinh tế phía Đông.)

- Gồm thị xã Long Khánh, các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc; Là vùng

phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Đồng Nai. Là phát triển vùng đô thị, công nghiệp tập

trung chuyên ngành. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh,

thương mại - dịch vụ cấp vùng.

- Khả năng hình thành vùng đô thị hóa mạnh phía Đông của vùng tỉnh bao gồm thị

xã Long Khánh, các đô thị Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao với động lực là công nghiệp,

thương mại - dịch vụ. Hạt nhân là thị xã Long Khánh.

c) Tiểu vùng III (Vùng sinh thái phía Bắc)

- Vùng sinh thái phía Bắc bao gồm huyện Định Quán, Tân Phú và một phần huyện

Vĩnh Cửu, quan hệ trực tiếp với tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước.

Vùng có chức năng bảo tồn rừng cảnh quan, bảo vệ nguồn nước và sự đa dạng sinh học.

Phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao (chủ yếu vùng chuyên canh sản

xuất cao su); phát triển thương mại dịch vụ; du lịch sinh thái cảnh quan rừng Nam Cát

Tiên, hồ Trị An, ven sông Đồng Nai, khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai. Hạt

nhân là thị trấn Định Quán.

- Hình thành vùng đô thị công nghiệp tập trung Tân Phú, Định Quán, La Ngà, Phú

Túc dọc quốc lộ 20 và đô thị Phú Lý, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại đô

thị vừa và nhỏ. Phát triển làng nghề đan lát phục vụ du lịch.

d) Phát triển các hành lang kinh tế - đô thị

Dựa trên khung phát triển giao thông vùng tỉnh Đồng Nai dựa trên định hướng

phát triển các trục hướng tâm, các trục vành đai đảm bảo kết nối đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế-xã hội trong vùng thành phố HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ, vùng

Tây nguyên-Duyên hải Nam Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế như

sau:

- Trục hành lang hướng tâm: Quốc lộ 1, QL 51, QL 20; đường bộ cao tốc Bắc -

Nam, Biên Hòa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

- Trục hành lang đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Xuyên kết nối Đồng Nai với

trung tâm TP. Hồ Chí Minh - TP.Vũng Tàu - Cần Thơ trung tâm Vùng Đồng bằng sông

Cửu Long và Campuchia.

- Hành lang các trục vành đai 3, 4 vùng TP. Hồ Chí Minh kết nối Đồng Nai với

quốc tế qua sân bay quốc tế Long Thành và cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị

Vải. Vành đai liên kết Đồng Xoài - Long Khánh – TP. Bà Rịa các cực phát triển đối

trọng của vùng.

- Trục hành lang kinh tế đường thủy: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Lòng Tàu,

sông Thị Vải kết nối Đồng Nai với quốc gia và quốc tế.

II.2.3. Phát triển các hạ tầng đô thị cấp vùng và quốc gia

a) Phát triển các KCN và cụm CN (4)

- Việc quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ vào kết

quả rà soát các cụm công nghiệp theo Chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã

được UBND tỉnh báo cáo Bộ Công thương tại văn bản số 6925/BC-UBND ngày

11/9/2012 và văn bản số 9689/BC-UBND ngày 04/12/2012 về việc rà soát tình hình

4 Nguồn: QHTT KT-XH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Page 13: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

12

triển khai, hoạt động của các dự án trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai, trong đó:

- Quy hoạch đến 2015 có 14 cụm công nghiệp đầu tư hạ tầng với diện tích 838,1

ha; bao gồm: 5 CCN với diện tích 291,5 ha đã và đang đầu tư cơ sở hạ tầng, 9 CCN

triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 triển khai 13 CCN đầu tư hạ tầng với diện tích

655,3 ha; bao gồm 12 CCN với diện tích 625,3 ha đã có quy hoạch và bổ sung 01 CCN

Bàu Trâm (thị xã Long Khánh) với diện tích 30 ha.

- Quy hoạch sau năm 2020: Triển khai đầu tư hạ tầng 10 CCN với diện tích 449,8

ha; bao gồm 6 CCN đã có quy hoạch và bổ sung 4 CCN mới.

- Ngoài ra trong giai đoạn 2012- 2020, tập trung triển khai xây dựng hạ tầng và

đưa vào hoạt động 06 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề nông thôn với tổng diện tích

20,6 ha.

b) Phát triển ngành dịch vụ

* Định hướng: Phát triển thành phố Biên Hòa là trung tâm đầu mối giao lưu

thương mai, dịch vụ logistic xuất nhập khẩu hàng hóa trong nội địa ở khu vực Đông

Nam bộ, phía Đông Bắc thành phố HCM.

* Dự kiến:

- Nâng cấp và xây dựng mới các cảng biển, cảng sông gắn với phát triển dịch vụ

cảng và sau cảng, các kho bãi hàng hóa. Các cảng Đồng Nai, Gò Dầu A, Gò Dầu B,

Phước An.

- Xây dựng Tổng kho trung chuyển Miền Đông đặt tại xã Phước Tân (Biên Hòa)

và các xã Giang Điền, Quảng Tiến, Đồi 61, Tây Hòa (Trảng Bom).

- Dịch vụ cảng hàng không và dịch vụ hậu cần sau sân bay Long Thành.

- Hình thành các trung tâm thương mại và các trung tâm tài chính ngân hàng tại

các đô thị trung tâm như thành phố Biên Hoà, thành phố Nhơn Trạch và thành phố khoa

học công nghệ Long Thành, xây dựng 1 số khu vực hình thành các trung tâm thương

mại qui mô cấp vùng với quy mô khoảng 45-50ha/khu. Ưu tiên đầu tư sớm vào trung

tâm thương mại cấp tỉnh tại Long Khánh.

c) Phát triển du lịch

Hình thành hệ thống các khu, điểm du lịch liên vùng nối với Thành phố HCM,

Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Nguyên, ... gắn liền với điều kiện di

tích văn hoá - lịch sử, cảnh quan sinh thái cần bố trí xây dựng thêm các khu tổ hợp du

lịch kết hợp công viên giải trí và thể dục thể thao ở các khu vực tiếp giáp Bà Rịa-Vũng

Tàu và nội thành thành phố HCM. Xây dựng 6 khu du lịch trọng điểm: khu du lịch văn

hoá Bửu Long; khu du lịch nghỉ dưỡng cù lao Hiệp Hòa ; khu du lịch Thác Mai; khu du

lịch vườn quốc gia Cát Tiên; Khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ Trị An diện tích khoảng

500ha; khu du lịch di tích lịch sử chiến khu D.

d) Giao thông

- Phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông liên kết hợp đường bộ, đường thủy,

đường sắt và đường hàng không. Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đối ngoại,

đường trục chính đô thị, đường tỉnh, đường liên kết cảng, khu công nghiệp, … với hệ

thống đường cao tốc, đường quốc lộ.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông gắn với các công trình hạ tầng đô thị khác

đảm bảo chất lượng đô thị trong các khu dân cư.

Page 14: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

13

g) Cấp nƣớc

Với các đô thị nằm đơn lẻ: Xây dựng hệ thống cấp nước phân tán riêng biệt, độc

lập. Với các đô thị gần kề và tập trung: Xây dựng các nhà máy nước cấp vùng để cấp

chung nhóm các đô thị gần kề và những khu vực khan hiếm về nguồn nước thô. Giảm

dần tiến tới ngừng khai thác nước ngầm của các hệ thống Tuy Hạ, Gò Dầu, Phước Thái,

Trảng Bom. Bảo vệ nguồn nước ngầm thành nguồn nước dự trữ tại khu vực.

h) Thoát nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng

Từ nay đến 2020 tăng cường đầu tư để cải thiện từng bước và nâng cao điều kiện

thoát nước và vệ sinh môi trường trong các đô thị. Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa

đảm bảo không để úng ngập trong các đô thị. Đối với nước thải sinh hoạt và công

nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước thải với các trạm xử lý nước thải tập trung cho các

đô thị với công suất của từng đô thị, đạt yêu cầu theo quy định hiện hành về nước thải

sinh hoạt trước khi xả ra sông rạch đặc biệt là đối với các khu công nghiệp tập trung.

II.2.4. Định hƣớng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2050

* Dự báo phát triển đô thị (5)

- Năm 2015: có 11 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I (Biên Hòa), 2 đô thị loại III

(Long Khánh, Nhơn Trạch), 1 đô thị loại IV (Trảng Bom) và 7 đô thị loại V (đô thị

Long Thành, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú).

- Năm 2020: có 11 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 1 đô thị

loại II (Nhơn Trạch), 1 đô thị III (thị xã Long Khánh), 2 đô thị loại IV (đô thị Long

Thành, Trảng Bom) và 6 đô thị loại V (đô thị Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray,

Long Giao, Vĩnh An).

- Năm 2030: có 17 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 2 đô thị

loại II (Long Khánh, Nhơn Trạch), 2 đô thị loại III (Long Thành, Trảng Bom), 7 đô thị

loại IV (đô thị Bình Sơn, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân

Phú) và 5 đô thị loại V (đô thị Phước Thái, Thạnh Phú, Phú Lý, Phú Túc, La Ngà).

- Tầm nhìn dài hạn: Đồng Nai hội tụ các ý tố chủ yếu để trở thành một siêu đô thị

lớn thứ hai ở khu vực các tỉnh phía Nam. Là đô thị có tổng hợp, dịch vụ, công nghiệp,

du lịch, khoa học - công nghệ. Trung tâm là thành phố Biên Hòa mở rộng liên kết với

các chuỗi đô thị là Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Đô thị vệ tinh là các thị trấn

trung tâm huyện hiện hữu và các đô thi xây dựng mới.

* Định hƣớng phát triển các đô thị.

(1). Thành phố Biên Hòa:

Thành phố Biên Hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Đồng

Nai, là một thành phố công nghiệp lớn của cả nước và là một trung tâm của vùng trọng

điểm kinh tế ở phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu và có

ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng đối với khu vực.

Cần chủ động và thực hiện các biện pháp phát triển cơ sở kinh tế - kỹ thuật hình

thành đô thị nhằm bảo đảm cho Biên Hòa phát triển xứng đáng là một trong các cực

tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.

5 Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn đến 2050.

Page 15: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

14

(2). Thị xã Long Khánh:

- Vai trò là đô thị hạt nhân vùng phía Đông của tỉnh Đồng Nai, đồng thời là đô thị

cực phát triển đối trọng phía đông vùng Thành phố HCM.

- Là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm vùng phía đông tỉnh Đồng Nai.

Cực phát triển đối trọng phía đông vùng Thành phố HCM. Là trung tâm công nghiệp

chuyên ngành, công nghiệp phụ trợ của tỉnh và vùng thành phố HCM. Trung tâm

thương mại – dịch vụ cấp vùng, trung tâm giao thương hàng hóa và kho vận nông lâm

sản của tỉnh Đồng Nai. Là trung tâm du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch văn hóa - lịch

sử cấp vùng.

(3). Thị trấn Định Quán

Đô thị Định Quán là hạt nhân hành lang đô thị vùng kinh tế sinh thái phía Bắc tỉnh

Đồng Nai. Là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ

thuật của vùng phía Bắc tỉnh Đồng Nai. Là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, trung

tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm sản vùng kinh tế

sinh thái tỉnh Đồng Nai .

(4). Thị trấn Long Thành

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Long Thành.

Là đô loại III thuộc vùng đô thị thành phố Biên Hòa. Trung tâm đào tạo – nghiên cứu

khoa học, trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng.

(5). Đô thị mới Nhơn Trạch (6)

Là đô thị vệ tinh độc lập vùng đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đô thị

loại II thuộc tỉnh đối trọng vùng đô thị Biên Hòa. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Nhơn Trạch. Trung tâm công nghiệp tập trung đa

ngành, chuyên ngành, trung tâm năng lượng của vùng tỉnh Đồng Nai và vùng Thành

phố HCM. Trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế. Trung tâm thương mại – dịch vụ du lịch

hỗn hợp cấp vùng. Đầu mối giao thông về đường bộ, đường thủy, đường hành không

của vùng, quốc gia, quốc tế.

(6). Thị trấn Tân Phú

Là đô thị trung tâm vùng kinh tế sinh thái phía Bắc tỉnh Đồng Nai. Đô thị loại IV

trực thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của huyện Tân

Phú. Trung tâm thương mại – dịch vụ vùng kinh tế sinh thái phía Bắc. Cửa ngõ giao

thương với vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

(7). Đô thị Dầu Giây

Là đô thị trung tâm huyện Thống nhất, đô thị vệ tinh vùng đô thị phía Đông vùng

tỉnh và cực đối trọng phía Đông vùng thành phố HCM. Là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh,

trung tâm công nghiệp, thương mại, giáo dục đào tạo, giải trí cấp vùng. Phát triển công

nghiệp tập trung. Phát triển dịch vụ giải trí. Phát triển giáo dục đào tạo cấp vùng.

(8). Thị trấn Vĩnh An

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của huyện Vĩnh Cửu.

Đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái cảnh quan rừng, hồ

của vùng tỉnh và vùng thành phố HCM.

6 Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

Page 16: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

15

(9). Thị trấn Gia Ray

Là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ

thuật của huyện Xuân Lộc. Đô thị vệ tinh vùng đô thị phía Đông vùng tỉnh và cực đối

trọng phía đông vùng thành phố HCM. Trung tâm công nghiệp – TTCN, thương mại –

dịch vụ vùng phía đông tỉnh Đồng Nai.

(10). Đô thị Long Giao

Là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học -

kỹ thuật của huyện Cẩm Mỹ. Đô thị vệ tinh vùng đô thị phía đông tỉnh Đồng Nai. Trung

tâm công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử vùng tỉnh.

(11). Thị trấn Trảng Bom:

Là đô thị loại III thuộc vùng đô thị thành phố Biên Hoà. Trung tâm chính trị, kinh

tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật huyện Trảng Bom. Trung tâm công nghệp tập trung đa

ngành, trung tâm tiếp vận, kho vận của vùng thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm giải trí,

du lịch hỗn hợp.

(12). Các đô thị mới- chuyên ngành:

Đô thị Thạnh Phú (Đô thị công nghiệp): Là đô thị mới thuộc huyện VĩnhCửu,

gắn với phía Bắc thành phố Biên Hòa, chức năng du lịch sinh thái cảnh quan sông Đồng

Nai, vườn cây ăn trái, dịch vụ du lịch hỗn hợp. Thương mại - dịch vụ khu công nghiệp

sạch.

Đô thị Bình Sơn (đô thị dịch vụ sân bay): Là đô thị dịch vụ sân bay trung tâm

công nghệ cao, thương mại – tài chính, khách sạn - văn phòng, triển lãm – hội nghị.

Trung tâm dịch vụ logitis, kho vận quốc tế. Đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt,

đườnh hành không, đường thủy của vùng, quốc gia, quốc tế.

Đô thị Phƣớc Thái (Đô thị dịch vụ cảng): Là đô thị mới, trung tâm công nghiệp

– dịch vụ, cảng biển trung chuyển Quốc tế, gắn với dịch vụ sân bay Quốc tế Long

Thành. Trung tâm dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn.

Đô thị Phú Túc (đô thị sinh thái vƣờn): Là đô thị kinh tế của huyện Định quán

nằm trên quốc lộ 20 và tỉnh lộ 763, tính chất đô thị sinh thái vườn gắn với vùng nông

nghiệp chuyên canh, dịch vụ du lịch văn hóa làng nghề, du lịch cảnh quan.

Đô thị du lịch sinh thái Phú Lý: Là đô thị kinh tế của huyện Vĩnh Cửu, đô thị du

lịch sinh thái cảnh quan rừng tự nhiên, hồ Trị An. Trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng

rừng cảnh quan quốc gia và Quốc tế, trung tâm nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học.

Đô thị La Ngà: Là đô thị công nghiệp của huyện Định Quán nằm trên quốc lộ 20.

Page 17: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

16

Bảng: Dự báo dân số đô thị tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.

TT

Đơn vị

hành

chính

Tên đô

thị

Tính chất

chức năng

Hiện trạng năm 2011 Dự báo

2015 2020 2030

Dân số toàn

đô thị

(người)

Dân số đô

thị (người)

Loại

đô thị

Đất XD

đô thị

(ha)

Dân số toàn

đô thị (người)

Dân số đô

thị (người)

Loại

đô thị

Đất XD

đô thị

(ha)

Dân số toàn

đô thị (người)

Dân số đô

thị (người)

Loại

đô thị

Đất XD

đô thị

(ha)

Dân số toàn

đô thị (người)

Dân số đô

thị (người)

Loại

đô thị

Đất XD

đô thị

(ha)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

I TP. Biên

Hòa

TP. Biên

Hòa

Đô thị cấp

vùng; trung

tâm chính trị,

kinh tế, văn

hóa, Khoa

học kỹ thuật

của tỉnh

848.384 706.609 II 950.000 800.000 I 12.000 1.100.000 1.000.000 I 18.000 1.400.000 1.400.000 I 21.000

II TX.

Long

Khánh

TX.

Long

Khánh

Trung tâm

vùng phía

Đông

135.311 54.357 IV 160.000 100.000 III 1.640 170.860 115.000 III 1.900 240.000 170.000 II 2.805

III Huyện

Long

Thành

205.991 29.808 240.000 60.000 900 250.000 80.000 1.170 290.000 235.000 4.140

Đô thị

Long

Thành

Trung tâm

vùng phía

Tây

29.808 V 60.000 V 900 100.000 80.000 IV 1.170 150.000 90.000 III 1.530

Đô thị

Bình Sơn

Đô thị dịch

vụ (sân bay)

95.000 IV 1.710

Đô thị

Phước

Thái

Đô thị dịch

vụ (cảng

biển)

50.000 V 900

IV Huyện

Nhơn

Trạch

178.660 200.000 120.000 2.400 260.000 170.000 5.000 350.000 245.000 7.000

Đô thị

Nhơn

Trạch

Đô thị hành

chính,

công nghiệp

V 200.000 120.000 III 2.400 260.000 170.000 II 5.000 350.000 245.000 II 7.000

V Huyện

Trảng

Bom

269.651 21.800 275.000 60.000 966 280.000 80.000 1.280 290.000 120.000 1.920

Thị trấn

Trảng

Bom

Đô thị hành

chính

21.800 V 60.000 IV 966 80.000 IV 1.280 150.000 120.000 III 1.920

Page 18: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

17

VI Huyện

Thống

Nhất

156.069 162.000 25.000 450 168.000 48.000 900 175.000 65.000 1.300

Đô thị

Dầu Giây

Đô thị hành

chính

V 25.000 V 450 48.000 V 900 65.000 IV 1.300

VII Huyện

Xuân

Lộc

223.590 14.959 226.000 20.000 340 230.000 28.000 500 240.000 50.000 1.000

Thị trấn

Gia Ray

Đô thị hành

chính

14.959 V 20.000 V 340 28.000 V 500 50.000 IV 1.000

VIII Huyện

Cẩm

Mỹ

147.677 0 150.000 20.000 330 155.000 30.000 510 165.000 65.000 1.300

Đô thị

Long

Giao

Đô thị hành

chính

0 V 20.000 V 330 30.000 V 510 65.000 IV 1.300

IX Huyện

Vĩnh

Cửu

135.190 25.121 137.500 26.000 390 140.500 26.500 483 155.000 120.000 1.920

Thị trấn

Vĩnh An

Đô thị hành

chính

25.121 V 26.000 V 390 35.000 26.500 V 483 50.000 40.000 IV 680

Đô thị

Thạnh

Phú

Đô thị công

nghiệp

70.000 V 1.040

Đô thị

Phú Lý Đô thị du lịch

10.000 V 200

X Huyện

Định

Quán

203.171 21.767 207.000 30.000 360 209.000 35.000 420 215.000 80.000 1.467

Thị trấn

Định

Quán

Trung tâm

vùng phía

Bắc

21.767 V 30.000 V 360 35.000 V 420 50.000 IV 1.000

Đô thị

Phú Túc Đô thị du lịch

10.000 V 250

Đô thị La

Ngà

Đô thị công

nghiệp

20.000 V 217

XI Huyện

Tân

Phú

161.385 23.170 164.500 29.500 336 167.000 35.000 420 175.000 50.000 750

Page 19: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

18

Ghi chú:

- Các đô thị Dầu Giây, Hiệp Phước, Long Giao được công nhận đô thị loại V từ năm 2008, tuy nhiên các đô thị này chưa được công nhận là thị trấn

nên 3 khu vực Dầu Giây, Hiệp Phước, Long Giao không tính dân số đô thị.

- Đô thị Nhơn Trạch (giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước)

- Các đô thị mới hình thành sau năm 2020 s phát triển trên cơ sở trung tâm xã hay điểm dân cư tập trung gắn với các khu công nghiệp, dịch vụ, dự

kiến dân số năm 2030 như: - Đô thị Bình Sơn (95.000 người), đô thị Phước Thái (50.000 người), đô thị Thạnh Phú (70.000 người), đô thị Phú Lý (10.000

người), đô thị La Ngà (20.000 người), đô thị Phú Túc (10.000 người).

Thị trấn

Tân Phú

Đô thị hành

chính

23.170 V 29.500 V 336 35.000 V 420 50.000 IV 750

Toàn

tỉnh

2.665.079 897.591

2.872.000 1.290.500 20.112 3.130.360 1.647.500 30.583 3.695.000 2.600.000 44.602

Số đô

thị 11 11 11 17

Page 20: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

19

III. CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI

Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai bao gồm 2 nhóm chương trình lớn là:

Nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng và nhóm chương trình xây dựng

mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

* Về xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng

- Chương trình dự án trọng điểm giao thông cấp Vùng: Kết nối tỉnh Đồng Nai với

các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thực hiện hoàn chỉnh dự án đường bộ

cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường vành đai III, IV,... Hạ

tầng kết nối hai đô thị lớn của tỉnh là thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch với các trung

tâm huyện lỵ; các tuyến giao thông kết nối các khu vực tập trung đô thị và khu công

nghiệp với các tuyến đường cao tốc, như cầu An Hảo (Biên Hòa), đường liên cảng

huyện Nhơn Trạch, cải tạo nâng cấp hoàn thiện Tỉnh lộ 25A (ĐT 769, đoạn từ Bến phà

Cát Lái đến ngã 3 Quốc lộ 51), nâng cấp mở rộng đường 25C, …

- Chương trình dự án trọng điểm giao thông cấp huyện: Kết nối các trung tâm

huyện lỵ.

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối cấp điện: Phát triển lưới điện truyền

tải đồng bộ bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là tại các khu,

cụm công nghiệp, khu du lịch, trung tâm hành chính, thương mại. Ưu tiên triển khai các

dự án xây mới và nâng công suất trạm cấp điện đầu mối (trạm 500/220kV, trạm

220/110kV); xây dựng các tuyến cao thế liên kết các trạm 500KV, 220KV, 110kV.

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối cấp nước: Xây dựng và nâng cấp các

nhà máy nước liên vùng, ưu tiên xây dựng hệ thống cấp nước Thiện Tân giai đoạn 2,

công suất 100.000m3/ngày; hệ thống cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 nâng công suất

lên 200.000m3/ngày, ....

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối thoát nước thải: Gồm các dự án thoát

nước và xử lý nước thải đô thị, tuyến thoát nước kết nối thoát nước từ các khu công

nghiệp, khu dân cư. Tập trung đầu tư các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị

thuộc thành phố Biên Hòa. Một số tuyến thoát nước cấp bách thuộc địa bàn Nhơn Trạch

để kết nối thoát nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư và các dự án kết nối thoát

nước thuộc các địa phương khác trong tỉnh như dự án trạm xử lý nước thải giai đoạn 01

công suất 16.000m3/ng.đ huyện Nhơn Trạch, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

thành phố Biên Hòa, giai đoạn 1, hệ thống thoát nước từ cầu Suối Cạn ra rạch Cái Sình,

hệ thống thoát nước thải tập trung thị trấn Trảng Bom giai đoạn 01, hệ thống thoát nước

và xử lý nước thải thị trấn Vĩnh An giai đoạn 01.

- Chương trình xây dựng công trình đầu mối quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

cấp vùng.

* Về xây dựng mạng lƣới đô thị

- Chương trình trọng điểm cấp tỉnh:

+ Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị động lực (Biên Hòa, Long Thành,

Nhơn Trạch, Long Khánh, Trảng Bom): Các dự án về mạng lưới giao thông, cấp điện,

cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang chính đô thị.

+ Chương trình phát triển hạ tầng khu công nghiệp và nhà ở xã hội: Phát triển

đồng bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; các dự án về nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công

nhân, nhà ở cho gia đình chính sách, hộ có công, nhà ở tái định cư, nhà ở công vụ cho

cán bộ công nhân viên, …

Page 21: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

20

+ Chương trình phát triển thương mại – du lịch: Các dự án xây dựng mới hạ tầng

thương mại, du lịch và tái thiết đô thị cũ, chuyển đổi khu công nghiệp Biên Hòa 1 để

xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ cấp vùng, chuyển đổi các nhà máy sản xuất

công nghiệp gây ô nhiễm trong các trung tâm đô thị để xây dựng công viên cây xanh

hoặc các công trình công cộng, ...

+ Chương trình cải thiện môi trường đô thị: Các dự án đầu tư phát triển về thoát

nước và phòng chống ngập lụt; nước thải và vệ sinh công cộng; quản lý chất thải rắn, …

Ưu tiên đầu tư về mặt công nghệ chiều sâu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống hạ tầng

đô thị.

+ Chương trình xây dựng đô thị văn minh hiện đại: Các dự án về xây dựng tuyến

phố văn minh, các dự án về công viên cây xanh, các dự án về tu bổ, tôn tạo các di tích

lịch sử, xây dựng các khu đô thị mới theo tiêu chuẩn, …

+ Chương trình chống biến đổi khí hậu: Các dự án đê bao, cống, đập ngăn mặn, hồ

trữ nước ngọt, các dự án gia cố nền cho những khu vực trọng điểm, …

- Chương trình trọng điểm cấp huyện: Các dự án động lực quan trọng phát triển đô

thị, chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị; cải tạo và chỉnh trang khu

dân cư; xây dựng đô thị mới.

Hai nhóm chương trình nêu trên sẽ được cụ thể hóa bởi các chương trình và dự

án sau đây:

III.1. Nhóm chƣơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng

* Giao thông

- Tiếp tục triển khai dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long

Thành - Dầu Giây. đường vành đai 3.

- Quốc lộ 1A: Mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua các đô thị. Quốc lộ 51: Hoàn chỉnh

đặt tiêu chuẩn đường cấp II. Quốc lộ 20: nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, một số

đoạn đạt cấp II theo dự án của Bộ Giao thông Vận tải. Quốc lộ 56: Nâng cấp mở rộng

kết nối với đường Tỉnh lộ 762 - với TL 322 kết nối thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu –

Long Khánh - Đồng Xoài

- Dự án tuyến mới đường sắt Bắc - Nam qua thành phố Biên Hòa. Dự án đường sắt

tốc độ cao Thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây - Phan Thiết.

- Nâng cấp cảng khu cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu. Kêu gọi đầu tư trung tâm

Logistics.

- Triển khai xây dựng sân bay Long Thành, đến năm 2020 đưa vào sử dụng.

* Thoát nư c m t:

Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị hiện hữu. Xây dựng dự

án k sông kênh mương đi qua đô thị và đặc biệt k sông Đồng Nai đoạn qua đô thị

thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành.

* Cấp điện:

- Hoàn thành xây dựng trạm biến thế 500/220kV Sông Mây 600MVA và các tuyến

cao thế 500kV Phú Mỹ - Sông Mây và Sông Mây – Tân Định.

- Xây dựng các trạm 220/110kV Xuân Lộc, Sông Mây cùng các tuyến 220kV đấu

nối liên hệ.

- Xây dựng một số trạm 110kV (Vĩnh An, Dầu Giây, Cẩm Mỹ, Hố Nai 3, Ông

K o, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 6, …) và các tuyến 110kV đấu nối liên hệ.

Page 22: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

21

- Nâng cấp, cải tạo các tuyến và trạm 22kV hiện hữu, xây dựng mới lưới phân

phối trung hạ thế theo quy hoạch xây dựng và quy hoạch lưới điện của từng địa phương.

Cần thực hiện ngầm hóa lưới điện ở trung tâm các đô thị lớn.

* Cấp nư c:

- Xây dựng và nâng cấp các nhà máy nước liên vùng đô thị, khu công nghiệp.

Như các nhà máy tại thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Khánh và các đô thị loại

IV, loại V.

- Ưu tiên thực hiện dự án cấp nước Thiện Tân giai đoạn 3, công suất 200.000m3/

ngày, dự án cấp nước Bửu Hòa, công suất 15.000 m3/ngày, mở rộng mạng lưới phân

phối và mạng cấp 3. Thực hiện các dự án chống thất thoát nước.

* Thoát nƣớc thải, chất thải rắn và nghĩa trang:

- Xây dựng tuyến ống nước thải và xử lý nước thải thành phố Biên Hòa, Nhơn

Trạch, Trảng Bom, Long Khánh.

- Xây dựng khu liên hợp xử lý rác và nghĩa trang Vĩnh Cửu, Long Khánh, Cẩm

Mỹ.

- Tiếp tục triển khai dự án thoát nước thải tại các đô thị đã có chủ trương đầu tư

trên địa bàn toàn tỉnh.

III.2. Nhóm chƣơng trình xây dựng mạng lƣới đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Phân làm 3 giai đoạn chính cần tập trung đầu tư và phát triển:

- Giai đoạn đến 2015: Tập trung các nguồn lực nhằm phát triển, hoàn thiện cơ sở

vật chất của 4 đô thị là Biên Hòa, Long Khánh, Trảng Bom và Nhơn Trạch(7). Đây được

xác định là các đô thị động lực thúc đẩy kinh tế xã hội và bộ mặt Vùng và tiểu Vùng.

- Giai đoạn 2016- 2020: Tiếp tục đầu tư, phát triển tiếp các trung tâm Vùng là

Long Thành và Nhơn Trạch, là hai đô thị trọng điểm của Vùng có những chức năng và

đặc trưng riêng biệt nên cần có quá trình đầu tư dài hạn và lâu dài.

- Giai đoạn 2021-2030: Hoàn thành đầu tư xây dựng, cải tạo các đô thị động lực

nhằm tạo tiền đề tiếp tục phát triển hệ thống các đô thị trung tâm huyện hiện hữu và hệ

thống các đô thị mới hình thành.

Bên cạnh đó vẫn song song đầu tư phát triển các chương trình, kế hoạch chiến lược

đã được xác định trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh và các chương trình,

kế hoạch các vấn đề cấp bách của các đô thị hiện hữu.

a) Đô thị Biên Hòa năm 2015 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I:

* Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung xây dựng, nâng cấp các tiêu chí còn thiếu

của Biên Hòa đạt với ít nhất tối thiểu của tiêu chí đô thị loại 1 theo Nghị định số

42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị, đặc biệt 4 tiêu chí

về hạ tầng kỹ thuật, gồm Giao thông, tiêu thoát nước - thủy lợi, Cây xanh, thu gom xử

lý chất thải rắn - nghĩa trang và Kiến trúc cảnh quan đô thị, cụ thể như:

- Giao thông: Tổ chức xây mới, cải tạo các tuyến đường chính đô thị như trục ven

sông Đồng Nai; Trục giữa: từ Ngã tư Vườn Mít qua cù lao Hiệp Hòa và kéo qua khu

Trung tâm hành chính mới; Trục Đồng Khởi – Amata – QL51 hiện hữu, … và các công

trình đường giao thông thôn xóm do thành phố Biên Hòa đầu tư theo phân cấp; phát

triển, nâng cấp đồng bộ hệ thống các công trình phục vụ giao thông như bến, bãi đỗ xe,

các cầu vượt, các nút giao thông, …; p dụng các công nghệ mới vào việc xây dựng hạ

tầng giao thông như: nhà xe tầng, bãi đỗ xe ngầm, …

7 Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

Page 23: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

22

- Tiêu thoát nư c - th y ợi: Tổ chức cải tạo, nạo vét, kè bờ hệ thống sông, trên

trên địa bàn thành phố như sông Đồng Nai, sông Cái, các suối Săn Máu, suối Linh, suối

Chùa, suối Bà Lúa, rạch Cụt Gia, … Lên kế hoạch cải tạo, đào mới các hồ trong thành

phố. Ngoài ra, ở giai đoạn này, cần tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống thoát nước

mưa riêng cho khu vực nội thị hiện hữu; Hoàn thiện hệ thống thoát nước thải riêng, xây

mới các trạm xử lý theo quy hoạch như Trạm xử lý nước thải số 1,2,3,4 nhằm đảm bảo

nước thải sau khi qua xủ lý đạt tiêu chuẩn.

- Cây xanh, thu gom xử lý chất thải - nghĩa trang: Ưu tiên xây dựng các công

viên, vườn hoa trong các khu dân cư nội thị hiện hữu, cây xanh dọc các tuyến đường,

tiếp tục đầu tư các khu vực cây xanh tập trung lớn như công viên sinh thái cù lao Hiệp

Hòa; Công viên dọc sông Đồng Nai…; Xây dựng hệ thống thu gom rác các phường, đầu

tư nâng cấp công nghệ, chuyển đổi chức năng bãi rác phường Trảng Dài thành trạm

trung chuyển rác Trảng Dài, xây mới thêm 2 khu vực trung chuyển nhằm đáp ứng nhu

cầu trước mắt hình thành khu tập trung rác tạm thời trước khi chuyển tới nhà máy xử lý

rác tại huyện Vĩnh Cửu; Ngoài việc tiếp tục xây dựng khu nhà tang lễ tại chùa Phúc

Lâm, đầu tư xây dựng nhà tang lễ đảm bảo phục vụ cho thành phố.

- Kiến trúc cảnh quan đô thị: Ưu tiên các chương trình dự án xây dựng quy chế

quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị nhằm tăng năng lực quản lý của địa phương, giúp dễ

dàng hơn trong việc cấp phép cũng như chỉ dẫn xây dựng trên toàn thành phố; Lập các

trương trình, dự án bảo tồn, tôn tạo di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng của thành phố

như di tích mộ Đoàn Văn Cự, di tích chùa Long Thiền, di tích nhà lao Tân Hiệp, di tích

thành Biên Hòa, di tích đình Tân Lân, …; Tại các tuyến chính, tuyến đường trung tâm

như đường Bùi Văn Hòa, đường Đồng Khởi, đường Hưng Đạo Vương, đường Phạm

Văn Thuận, đường Trục trung tâm đoạn từ ngã tư Vườn Mít tới bờ sông Cái thành các

tuyến phố văn minh, đầu tư xây dựng, cải tạo, trỉnh trang cây xanh, gạch lát h và bổ

sung các tiện ích công cộng đô thị nhằm đạt tiêu chí của tuyến phố văn minh.

Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy

hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.

* Giai đoạn 2016-2020: Cải tạo, xử lý các vấn đề nóng, bức xúc trong đô thị như

vấn đề về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công

nghiệp như khu công nghiệp Biên Hòa I, II, khu công nghiệp Amata, …, ô nhiễm môi

trường tại các sông suối của thành phố như suối Săn Máu, hồ Suối Mai, hồ Lá Buông,

ùn tắc giao thông tại các tuyến giao thông huyết mạch, …

- Xây mới Trung tâm hành chính cấp tỉnh;

- Ưu tiên đầu tư các hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội trọng yếu, công cộng,

các dự án trọng điểm, các dự án đợt đầu đã được xác định trong quy hoạch đợt đầu của

đồ án quy hoạch hoặc các dự án, chương trình trong các khu dân cư hiện hữu.

- Tiếp tục cải tạo, xây dựng đô thị Biên Hòa đạt các tiêu chí của đô thị loại I so với

Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.

* Giai đoạn 2021-2030:

- Tiếp tục hoàn thiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã

hội trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn thành phố Biên

Hòa.

* Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản:

Page 24: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

23

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thành phố Biên Hòa đạt các tiêu chuẩn cơ bản của

đô thị loại I, cần có: 156.956 tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 15.597,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 64.394,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 76.965,0 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 1.720 tỷ đồng (vốn phân bổ cho thành phố: 201,4 tỷ đồng).

b) Đô thị Long Khánh năm 2015 đạt đô thị loại III; năm 2030 đạt đô thị loại II

* Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung xây dựng, nâng cấp các tiêu chí còn thiếu

của Long Khánh đạt với ít nhất tối thiểu của tiêu chí đô thị loại III theo Nghị định số

42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị, gồm: giao thông,

tiêu thoát nước - thủy lợi, gây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang, cụ thể

như:

- Giao thông: Xây mới hệ thống giao thông đô thị như tuyến CMT8 nối dài, Hẻm

908 Hùng Vương – Xuân Định, đường Nguyễn Minh Khai nối dài, đường Vành Đai

(QL1A - Nguyễn Trãi), … cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông hiện hữu của đô thị

như tuyến Lý Thái Tổ, Tô Hiến Thành, Võ Duy Dương, Nguyễn Chí Thanh, … tiếp tục

hoàn thành nâng cấp các đường nội thị.

- Tiêu thoát nước - thủy lợi: Xây mới các tuyến ống thoát nước cùng các tuyến

giao thông trên; Xây dựng mới các tuyến cống trên đường nâng cấp. cải tạo như tuyến

trên đường Vanh Đai (QL1A-Nguyễn Trãi), Nguyễn Chí Thanh, Lương Định Của, …

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng cho khu vực nội thị hiện hữu; Hoàn thiện hệ

thống thoát nước thải riêng, xây mới các trạm xử lý, trạm bơm, hố ga tách dòng theo

quy hoạch như Trạm xử lý nước thải số 1, 2, trạm bơm 1,2,3,4 nhằm đảm bảo nước thải

sau khi qua xủ lý đạt tiêu chuẩn.

- Cây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang: Ưu tiên xây dựng các công

viên, vườn hoa trong các khu dân cư nội thị hiện hữu, cây xanh dọc các tuyến đường

như công viên trung tâm thị xã, công viên phường Xuân Hòa, công viên dọc suối Rết

phường Xuân Hòa, công viên mũi tàu (giữa đường 21-4 và đường Hồ Thị Hương), …

Xây dựng hệ thống thu gom rác tại các khu phố.

- Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch

tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.

* Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị nhằm hướng tới các tiêu chí tối đa so với Nghị định số

42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Xây mới các khu

vực chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự

án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực như Xây

dựng mới Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh; Trung tâm thương mại Long

Khánh; Trung tâm thương mại Xuân Tân, …

* Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá đô thị theo

quy hoạch, tiến tới thực hiện nâng loại đô thị lên loại II.

* Vốn đầu tƣ

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thị xã Long Khánh lên đô thị loại II, cần có: 6.872

tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 800,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 1.755,0 tỷ đồng.

Page 25: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

24

- Giai đoạn 2021-2030 : 4.317,0 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 534,7 tỷ đồng (vốn phân bổ cho thị xã: 93,1 tỷ đồng).

c) Đô thị Nhơn Trạch (giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phƣớc) năm 2015 đạt đô

thị loại III, năm 2020 đạt đô thị loại II

Năm 2008, đô thị Nhơn Trạch (đô thị Hiệp Phước) là đô thị loại V. Giai đoạn đến

năm 2015, ưu tiên nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tương đương tiêu chí đô thị loại

III. Giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tương đương

tiêu chí đô thị loại II.

Do tính đặc thù của Nhơn Trạch là đô thị được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn nên

cần có những mục tiêu cụ thể k m chương trình, giải pháp linh động xây dựng và phát

triển một số điều kiện về hạ tầng đô thị nhất định nhằm tạo điều kiện động lực thúc đẩy

đô thị phát triển, đó là:

* Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung đầu tư xây dựng 1 số công trình hạ tầng xã

hội tại Trung tâm huyện, nhà ở xã hội, giao thông vành đai, một số tuyến giao thông

chính đô thị, và một số đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị khác. Trong giai đoạn này có thể

phát triển đô thị với các tiêu chí của tối thiểu của tiêu chí đô thị loại III theo Nghị định

số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị, một số lĩnh vực

đạt tiêu chí theo đô thị loại IV (quy mô dân số, mật độ dân số, …).

- Về giao thông: Xây dựng hoàn thiện dự án đường Vành Đai + Cao tốc, xây dựng

đường vào khu công nghiệp Ông K o, đường và cầu Long Tân (vào khu Đại học),

Đường 25C nối từ 319B xuống xã Vĩnh Thanh. Huy động, tập trung xây dựng các công

trình đầu mối quan trọng như cầu Phú Tân, Phú Đông, bến xe Nhơn Trạch, …

- Về cấp nư c, cấp điện, thoát nư c đô thị: Xây dựng các nhà máy nước và hệ

thống đường ống thuộc dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 1, 2; Dự án trạm xử lý

nước thải giai đoạn 1 công suất 16.000m3/ng-đ huyện Nhơn Trạch; Dự án hệ thống thoát

nước từ khu công nghiệp Nhơn Trạch I ra rạch Bà Ký, …

- Về hạ tầng xã hội đô thị: Xây mới các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, các

trạm y tế, trường học,… đáp ứng nhu cầu ở cần thiết của người dân.

Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy

hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.

* Giai đoạn 2016- 2020: Tiếp tục tập trung cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu,

hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị Nhơn Trạch nhằm đạt các tiêu chí của đô thị loại III

so với Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị,

phấn đấu các tiêu chí đô thị loại II; Xây mới các khu vực chức năng, các hạng mục

trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động

đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực như các dự án Đại học Công nghiệp thành

phố Hồ Chí Minh (cơ sở 2), Đại học Y dược, các trung tâm thương mại lớn như siêu thị

Hiệp Phước, siêu thị Long Thọ, siêu thị Phước Thiền, …, hệ thống hạ tầng các khu đô

thị, khu công nghiệp như khu trung tâm thành phố mới Nhơn Trạch (600,94ha), Khu đô

thị du lịch sinh thái Đại Phước (465ha), cụm công nghiệp Phú Thạnh - Vĩnh Thanh,…

* Giai đoạn 2021- 2030: Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá đô thị theo

quy hoạch, tiến tới thực hiện nâng loại đô thị lên loại II.

* Vốn đầu tƣ

Page 26: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

25

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị Nhơn Trạch (8)

đạt các tiêu chuẩn cơ bản của

đô thị loại II, cần có: 44.641,6 tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 2.150,6 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 18.513,6 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 23.977,3 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 342 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 110 tỷ đồng).

d) Đô thị Long Thành năm 2020 đạt đô thị loại IV, năm 2025 đạt đô thị loại III.

* Giai đoạn đến năm 2015: Lập các quy hoạch chi tiết, phân khu;

- Đầu tư xây dựng các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1

(giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, cây xanh, vỉa hè).

* Giai đoạn 2016- 2020: Tập trung xây dựng, nâng cấp các tiêu chí còn thiếu của

Long Thành đạt với ít nhất tối thiểu của tiêu chí đô thị loại IV theo Nghị định số

42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị, gồm một số mặt

như: Giao thông, hệ thống thoát nước, Cây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa

trang và cảnh quan đô thị;

- Lập đề án nâng loại và nâng cấp đô thị;

- Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy

hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.

*Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Long Thành đạt các tiêu chí cao hơn của đô thị loại IV so với Nghị

định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị, phấn đấu

các tiêu chí đô thị loại III; Xây mới các khu vực chức năng, các hạng mục trọng điểm

được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến

lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Vốn đầu tƣ xây dựng

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thị trấn Long Thành lên đô thị loại III, cần có:

5.978 tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 1.291,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 1.550,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 3.137,0 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 211,3 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 109,3 tỷ đồng).

e) Đô thị Trảng Bom năm 2015 đạt đô thị loại IV, năm 2020 đạt đô thị loại IV,

đến năm 2030 đạt đô thị loại III.

* Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung xây dựng, nâng cấp các tiêu chí còn thiếu

của Trảng Bom đạt với ít nhất tối thiểu của tiêu chí đô thị loại IV theo Nghị định số

42/2009/NĐ-CP, gồm các mặt: cấp nước, cây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa

trang và cảnh quan đô thị.

- Về cấp nư c: Xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước đô thị như: Tu sửa các hạng

mục phụ trụ sở UBND huyện + cải tạo hệ thống ống cấp nước, xây dựng mới một số

tuyến đường ống cấp nước, xây dựng hệ thống cấp nước thị trấn Trảng Bom, …

- Cây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang: Xây dựng, bổ sung hệ

thống cây xanh đô thị như sân vận động huyện, các dự án khu công viên cây xanh. Tiến

8 Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

Page 27: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

26

hành cải tạo, bổ sung hệ thoáng thoát và xử lý nước thải đô thị như hệ thống mương

thoát nước trụ sở Công an huyện, hệ thống thoát nước thải tập trung thị trấn Trảng Bom

giai đoạn 1, giai đoạn 2, đầu tư xe ô tô chở rác tới khu xử lý chất thải rắn tại xã đồi 61,...

- Cảnh quan đô thị: Cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị như xây dựng xây dựng

tuyến phố văn minh đô thị, công trình di sản, văn hóa lịch sử, kiến trúc tiêu biểu được

trùng tu tôn tạo, …

- Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy

hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.

* Giai đoạn 2016- 2020: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện

hệ thống hạ tầng đô thị Trảng Bom nhằm hướng tới đạt các tiêu chí của đô thị loại IV so

với Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại III; xây mới các khu

vực chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự

án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Giai đoạn 2021- 2030: Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá đô thị loại III

theo quy hoạch.

* Vốn đầu tƣ xây dựng

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị Trảng Bom lên đô thị loại III, cần có:

2.145,9 tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 488,4 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 665,7 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 991,8 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 124,1 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 98,1 tỷ đồng).

f) Đô thị Dầu Giây giai đoạn 2021 - 2030 là đô thị loại IV

* Gai đoạn đến năm 2020: Tập trung xây dựng hoàn thiện mặt còn thiếu của đô

thị theo tiêu chí đô thị loại V theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, như: Giao thông, cây

xanh- thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang.

Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch tổng

thể kinh tế xã hội của tỉnh trên địa bàn đô thị.

* Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Dầu Giây nhằm đạt tối đa các tiêu chí của đô thị loại V so với Nghị

định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại IV; Xây mới các khu vực

chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có

tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Vốn đầu tƣ

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị Dầu Giây lên đô thị loại IV, cần có: 4.237,8

tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 511,3 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 1408,9 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 2317,5 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 229,1 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 107,4 tỷ đồng).

Page 28: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

27

g) Đô thị Gia Ray giai đoạn 2021-2030 đạt đô thị loại IV

* Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung xây dựng hoàn thiện mặt còn thiếu của đô

thị theo tiêu chí đô thị loại V theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, như: Cây xanh- thu

gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang và kiến trúc - cảnh quan đô thị.

Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch tổng

thể kinh tế xã hội của tỉnh trên địa bàn đô thị.

* Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Gia Ray nhằm đạt tối đa các tiêu chí của đô thị loại V so với Nghị

định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại IV; Xây mới các khu vực

chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có

tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Vốn đầu tƣ

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thị trấn Gia Ray lên đô thị loại IV: cần có: 4.251,4

tỷ đồng, Bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 396,9 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 1130,9 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 2723,5 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 225,2 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 87,5 tỷ đồng).

h) Đô thị Long Giao giai đoạn 2021 - 2030 đạt đô thị loại IV

* Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung xây dựng hoàn thiện mặt còn thiếu của đô

thị theo tiêu chí đô thị loại V theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP là giao thông đô thị.

Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch tổng

thể kinh tế xã hội của tỉnh trên địa bàn đô thị.

* Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Long Giao nhằm đạt tối đa các tiêu chí của đô thị loại V so với

Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại IV; Xây mới các khu

vực chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự

án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Vốn đầu tƣ xây dựng

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị Long Giao - Cẩm Mỹ lên đô thị loại IV, cần

có: 5.389 tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 350,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 1.210,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 3.828,0 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 279,3 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 87,2 tỷ đồng).

i) Đô thị Vĩnh An giai đoạn 2021 - 2030 đạt đô thị loại IV:

* Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung xây dựng hoàn thiện mặt còn thiếu của đô

thị theo tiêu chí đô thị loại V theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, như: Giao thông, hệ

thống thoát nước, cây xanh- thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang và kiến trúc - cảnh

quan đô thị.

Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch tổng

thể kinh tế xã hội của tỉnh trên địa bàn đô thị.

Page 29: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

28

* Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Vĩnh An nhằm đạt tối đa các tiêu chí của đô thị loại V so với Nghị

định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại IV; Xây mới các khu vực

chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có

tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Vốn đầu tƣ xây dựng

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thị trấn Vĩnh An lên đô thị loại IV, cần có: 9.416,3

tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 531,6 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 1298,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 7586,2 tỷ đồng

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 89,7 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 86,4 tỷ đồng).

k) Đô thị Định Quán giai đoạn 2021-2030 đạt đô thị loại IV.

* Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung xây dựng hoàn thiện mặt còn thiếu của đô

thị theo tiêu chí đô thị loại V theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, như: Giao thông, cấp

nước, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cây xanh- thu gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang

và kiến trúc- cảnh quan đô thị.

Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch tổng

thể kinh tế xã hội của tỉnh trên địa bàn đô thị.

* Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Định Quán nhằm đạt tối đa các tiêu chí của đô thị loại V so với

Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại IV; Xây mới các khu

vực chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự

án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

* Vốn đầu tƣ xây dựng

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thị trấn Định Quán lên đô thị loại IV, cần có: 1.830

tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 404,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 876,3 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2020-2025 : 549,7 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 212,6 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 86,4 tỷ đồng).

l) Đô thị Tân Phú giai đoạn 2021 - 2030 đạt đô thị loại IV.

* Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung xây dựng hoàn thiện mặt còn thiếu của đô

thị theo tiêu chí đô thị loại V theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, như: Cây xanh- thu

gom xử lý chất thải rắn - nghĩa trang và kiến trúc- cảnh quan đô thị.

Hoàn thiện các hạng mục đầu tư trọng điểm đã được xác định theo quy hoạch tổng

thể kinh tế xã hội của tỉnh trên địa bàn đô thị.

* Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ

thống hạ tầng đô thị Tân Phú nhằm đạt tối đa các tiêu chí của đô thị loại V so với Nghị

định số 42/2009/NĐ-CP, phấn đấu các tiêu chí đô thị loại IV; Xây mới các khu vực

chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có

tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực.

Page 30: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

29

* Vốn đầu tƣ xây dựng

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng thị trấn Tân Phú lên đô thị loại IV, cần có: 1.940,5

tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn đến năm 2015 : 365,6 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020 : 810,4 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 764,5 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách bố trí thanh toán lũy kế đến năm 2013 và dự kiến kế

hoạch 2014 là: 213,6 tỷ đồng (vốn phân bổ cho đô thị: 83,1 tỷ đồng).

m) Các đô thị phát triển mới (đô thị Bình Sơn-Long Thành, đô thị Phƣớc Thái-

Long Thành, đô thị du lịch Phú Lý-Vĩnh Cửu, đô thị công nghiệp Thạnh Phú-Vĩnh

Cửu, đô thị Phú Túc- Định Quán, đô thị La Ngà - Định Quán),

(1). Đô thị Bình Sơn, huyện Long Thành: Đến năm 2025 à đô thị oại V; đến

năm 2030 à đô thị oại IV:

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị Bình Sơn lên đô thị loại IV: cần có: 3.371 tỷ

đồng, Bao gồm:

- Giai đoạn 2021-2025 : 256,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn: 2026-2030 : 3.114,7 tỷ đồng.

(2). Đô thị Phư c Thái, huyện Long Thành: Giai đoạn 2021-2030 à đô thị oại V

Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị Phước Thái lên đô thị loại V, cần có: 1.687,5

tỷ đồng, bao gồm:

- Giai đoạn 2021-2025 : 165,2 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030 : 1.522,3 tỷ đồng.

(3). Đô thị phát triển m i Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu: Đô thị du lịch, quy mô 200

ha, ước tính tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 547,6 tỷ đồng, được đầu tư vào

giai đoạn 2026-2030.

- Giai đoạn 2021-2025 : 30,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030 : 517,1 tỷ đồng.

(4). Đô thị phát triển m i Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu: Đô thị công nghiệp,

Quy mô 1.040 ha, ước tính tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 2.008,5 tỷ đồng,

được đầu tư vào giai đoạn 2026-2030.

(5). Đô thị phát triển m i Phú Túc, huyện Định Quán: Đô thị du lịch, quy mô

250 ha, ước tính tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 1.055,6 tỷ đồng, được đầu tư

vào giai đoạn 2021-2030.

- Giai đoạn 2021-2025 : 119,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030 : 936,6 tỷ đồng.

(6). Đô thị phát triển m i La Ngà, huyện Định Quán: Đô thị công nghiệp, quy

mô 217 ha, ước tính tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 769,2 tỷ đồng, được đầu

tư vào giai đoạn 2021-2030.

- Giai đoạn 2021-2025 : 30,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030 : 738,7 tỷ đồng.

Page 31: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

30

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

IV.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản

a) Tổng hợp vốn đầu tƣ

Nhu cầu vốn của chương trình: khoảng 440,53 nghìn tỷ đồng.

* Phân theo giai đoạn thực hiện:

- Giai đoạn đến năm 2020 : 178,01 nghìn tỷ đồng, gồm:

+ Giai đoạn đến năm 2015 : 29,25 nghìn tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2016-2020 : 148,76 nghìn tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030 : 262,52 nghìn tỷ đồng.

* Phân theo ĩnh vực:

- Tổng nhu cầu vốn xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng: khoảng 187,43

nghìn tỷ đồng;

- Tổng nhu cầu vốn xây dựng mạng lưới đô thị: khoảng 253,10 nghìn tỷ đồng.

(Xem số liệu chi tiết tại Phụ lục)

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản được xác định trong Chương trình là

tổng nhu cầu vốn tối thiểu đầu tư hạ tầng thiếu yếu xây dựng đô thị theo Quy hoạch xây

dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được HĐND tỉnh

thông qua và UBND tỉnh phê duyệt. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2030, số lượng đô

thị của tỉnh Đồng Nai s tăng từ 11 đô thị lên 17 đô thị; 11 đơn vị hành chính của tỉnh

đều có nhiệm vụ tiến hành nâng cấp, mở rộng đô thị hoặc đầu tư xây dựng đô thị mới

theo những lộ trình khác nhau đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng

Nai và vùng KTTĐ phía Nam; phù hợp với quy hoạch Ngành (giao thông, thương mại,

y tế, giáo dục...) đã được UBND Tỉnh phê duyệt.

Tổng nhu cầu vốn được xác định trong Chương trình lớn hơn so với dự báo nhu

cầu vốn XDCB được xác định trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (viết tắt là QHTTKT-XH) đã được HĐND

thông qua. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, Chương trình xác định nhu cầu vốn

khoảng 178 nghìn tỷ (không đầu tư xây dựng khu vực nông thôn), gấp khoảng gần 2 lần

so với dự báo QHTTKT-XH là 91,19 nghìn tỷ (xem chi tiết tại bản dưới đây).

Bảng nhu cầu vốn XDCB và khả năng cân đối huy động vốn giai đoạn đến năm 2020 (nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025)

STT

Nhu cầu đầu tư

phân theo ngành

và lĩnh vực

Khả năng cân đối và huy động vốn

Tổng

số

Trong đó

Ngân

sách

tỉnh

Cấp

huyện

đầu tư

Vốn

TW hỗ

trợ

Đầu tư

BOT,

BT

Vốn

vay,

Vốn DN

Vốn

ODA

Vốn

xã hội

hóa

Tổng cộng 91.190 23.419 12.663 1.865 19.982 19.098 11.775 2.386

Tỷ lệ (%) 100% 26% 14% 2% 22% 21% 13% 3%

Theo dự báo của quy hoạch tổng thể KT-XH, đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu từ

nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện (chiếm khoảng 40% tổng vốn).

Thực tiễn, nhiều địa phương trong cả nước ở khu vực miền Trung, đồng bằng sông

Cửu Long, Trung du miền núi Bắc bộ … đã thành công trong việc sử dụng các nguồn

vốn từ xã hội hóa, vốn từ các tổ chức trong nước và quốc tế được lồng ghép với các

Page 32: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

31

Chương trình quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia, … để nâng cấp và phát triển đô

thị.

Để Chương trình có tính khả thi cao với tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 khoảng

440,53 nghìn tỷ đồng, đề nghị:

- Về cơ cấu ngồn vốn: Ngoài nguồn vốn ngân sách, tiếp tục tranh thủ các nguồn hỗ

trợ từ Trung ương để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng vùng. Huy động

thêm nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn từ xã hội hóa, nguồn vốn từ các tổ chức

trong nước và quốc tế được lồng ghép với các Chương trình quốc gia, Chương trình

mục tiêu quốc gia, …

- Về giải pháp nguồn vốn: Xác định các nguyên tắc sử dụng vốn và ưu tiên sử

dụng vốn ngân sách; đề xuất nội dung và khu vực ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn phù

hợp với yêu cầu nâng cấp và phát triển đô thị theo quy hoạch.

Page 33: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

32

Bảng: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển và nâng cấp đô thị tỉnh Đồng Nai

TT Danh mục Tổng vốn

đầu tư (trđ)

Giai đoạn đầu tư Trong đó

GĐ đến

2015 2016-2020 2021-2030

Quy hoạch phát triển đô thị Nâng cấp đô thị Phát triển đô thị

GĐ đến

2015

2016-

2020

2021-

2030

GĐ đến

2015 2016-2020 2021-2030

GĐ đến

2015 2016-2020 2021-2030

A Hạ tầng kỹ thuật

diện rộng

187.429.914 6.358.840 55.147.674 125.923.400 6.358.840 55.147.674 125.923.400

1 Dự án Giao thông 176.369.794 5.512.851 47.284.343 123.572.600

2 Các dự án cấp Điện 5.770.036 665.989 5.104.047 -

3

Quản lý chất thải rắn -

Nghĩa trang

1.000.000 - 325.000 675.000

4 Dự án cấp nước 4.070.084 150.000 2.244.284 1.675.800

5 Dự án thoát nước 220.000 30.000 190.000 -

B Các đô thị thuộc tỉnh 253.099.217 22.887.058 93.614.262 136.597.897 151.179 230.050 260.920 8.754.307 17.315.160 31.445.295 13.981.572 76.069.052 104.891.682

I Các đô thị cũ 199.018.021 20.736.430 75.100.586 103.181.005 144.679 211.400 50.570 7.308.283 11.342.680 16.868.587 13.283.468 63.546.506 86.261.848

1 TP Biên Hòa 156.955.971 15.597.194 64.393.749 76.965.028 35.379 52.000 49.070 4.951.290 6.999.874 7.623.175 10.610.525 57.341.875 69.292.783

2 TX Long Khánh 6.872.805 800.000 1.755.001 4.317.805 10.200 15.800 - 405.050 1.013.186 - 384.750 726.015 4.317.805

3 TT Định Quán 1.830.029 403.978 876.311 549.740 27.000 4.000 - 261.049 436.666 212.024 115.929 435.645 337.716

4 TT Long Thành 5.978.000 1.290.875 1.550.344 3.136.781 5.000 26.100 - 317.745 371.705 159.381 968.130 1.152.539 2.977.401

5 TT Tân Phú 1.940.558 365.620 810.417 764.521 12.500 18.500 - 174.187 456.911 230.892 178.933 335.006 533.629

6 TT Vĩnh An 9.416.309 531.667 1.298.452 7.586.191 3.000 28.000 - 151.840 525.958 6.755.279 376.827 744.494 830.912

7 TT Gia Ray 4.251.457 396.972 1.130.969 2.723.517 12.500 18.500 - 180.651 524.744 695.894 203.821 587.725 2.027.622

8 TT Trảng Bom 2.145.983 488.410 665.761 991.812 16.100 15.000 - 321.966 219.268 215.829 150.344 431.493 775.983

Page 34: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

33

TT Danh mục Tổng vốn

đầu tư (trđ)

Giai đoạn đầu tư Trong đó

GĐ đến

2015 2016-2020 2021-2030

Quy hoạch phát triển đô thị Nâng cấp đô thị Phát triển đô thị

GĐ đến

2015

2016-

2020

2021-

2030

GĐ đến

2015 2016-2020 2021-2030

GĐ đến

2015 2016-2020 2021-2030

9 Đô thị Long Giao 5.389.086 350.345 1.210.681 3.828.060 11.500 17.500 - 260.404 403.487 424.533 78.440 789.694 3.403.528

10 Đô thị Dầu Giây 4.237.823 511.370 1.408.904 2.317.549 11.500 16.000 1.500 284.100 390.882 551.580 215.770 1.002.022 1.764.469

II Các đô thị mới 54.081.196 2.150.628 18.513.676 33.416.892 6.500 18.650 210.350 1.446.024 5.972.481 14.576.708 698.104 12.522.545 18.629.834

11 Đô thị Nhơn Trạch 44.641.596 2.150.628 18.513.676 23.977.292 6.500 18.650 17.350 1.446.024 5.972.481 5.772.608 698.104 12.522.545 18.187.334

12 Đô thị Bình Sơn (sân

bay LThành)

3.371.200 3.371.200 40.500 3.330.700

13 Đô thị Phước Thái

(cảng biển)

1.687.500 1.687.500 30.500 1.657.000

14 Đô thị Phú Lý 547.600 - 547.600 30.500 517.100

15 Đô thị Là Ngà 769.200 769.200 30.500 738.700

16 Đô thị Thạnh Phú 2.008.500 2.008.500 30.500 1.978.000

17 Đô thị Phú Túc 1.055.600 1.055.600 30.500 582.600 442.500

Tổng 440.529.131 29.245.898 148.761.936 262.521.297 151.179 230.050 260.920 8.754.307 17.315.160 31.445.295 20.340.412 131.216.726 230.815.082

Tổng nhu cầu vốn trên là tổng nhu cầu vốn tối thiểu đầu tư hạ tầng thiếu yếu xây dựng đô thị phù hợp với các chiến lược phát triển quốc gia, vùng

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai; không bao gồm các công trình thượng tầng kiến trúc và các công trình đầu mối hạ tầng lớn, như: cảng sông, cảng biển, trung

tâm kho vận, nhà ga dự kiến, cảng hàng không, các nút giao thông khác cốt giữa các tuyến đường, hệ thống giao thông công cộng (tàu điện ngầm, tầu cao

tốc trên cao…); các dự án đặc thù về biến đổi khí hậu, môi trường, thủy lợi, nông nghiệp...

Page 35: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

34

Bảng: Dự báo suất đầu tư trung bình hệ thống các đô thị trên toàn tỉnh

T

T Danh mục

Nhu cầu vốn (tr. đồng) Quy hoạch đất XDĐT (ha) Nhu cầu đất XDDT

tăng thêm

Suất vốn đầu tư/ha đất

XDDT (tỷ đồng)

Suất vốn đầu tư/ha

đất XDDT tăng

thêm (tỷ đồng)

Đến năm

2015 2016-2020 2021-2030

Đến năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

Đến năm

2015

2016-

2020

Đến

năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

Đến

năm

2015

2016-

2020

A Hạ tầng kỹ thuật diện rộng 6.358.840 55.147.674 125.923.400

B Các đô thị thuộc Tỉnh 22.887.058 93.614.262 136.597.897 23.366 33.766 42.740 10.136 11.218

I Các đô thị cũ 20.736.430 75.100.586 103.181.005 19.566 25.950 33.240 6.336 6.383

1 TP Biên Hòa 15.597.194 64.393.749 76.965.028 13.500 16.000 17.500 2.921 2.500 1,2 4,0 4,4 5,3 25,8

2 TX Long Khánh 800.000 1.755.001 4.317.805 1.125 1.920 3.200 592 795 0,7 0,9 1,3 1,4 2,2

3 TT Định Quán 403.978 876.311 549.740 541 720 1.610 250 179 0,7 1,2 0,3 1,6 4,9

4 TT Long Thành 1.290.875 1.550.344 3.136.781 1.159 1.769 2.000 859 610 1,1 0,9 1,6 1,5 2,5

5 TT Tân Phú 365.620 810.417 764.521 413 630 1.200 180 217 0,9 1,3 0,6 2,0 3,7

6 TT Vĩnh An 531.667 1.298.452 7.586.191 727 961 1.350 282 234 0,7 1,4 5,6 1,9 5,6

7 TT Gia Ray 396.972 1.130.969 2.723.517 507 900 1.700 150 393 0,8 1,3 1,6 2,6 2,9

8 TT Trảng Bom 488.410 665.761 991.812 894 1.260 2.100 402 366 0,5 0,5 0,5 1,2 1,8

9 Đô thị Long Giao 350.345 1.210.681 3.828.060 200 740 1.080 200 540 1,8 1,6 3,5 1,8 2,2

10 Đô thị Dầu Giây 511.370 1.408.904 2.317.549 500 1.050 1.500 500 550 1,0 1,3 1,5 1,0 2,6

II Các đô thị mới 2.150.628 18.513.676 33.416.892 3.800 7.816 9.500 3.800 4.835 3,5

11 Đô thị Nhơn Trạch 2.150.628 18.513.676 23.977.292 3.500 7.000 8.100 3.500 3.500 0,6 2,6 3,0 0,6 5,3

12 Đô thị Bình Sơn (sân bay Long

Thành)

3.371.200 300 600 1.050 300 300 3,2

13 Đô thị Phước Thái (cảng biển) 1.687.500 216 350 216 4,8

14 Đô thị Phú Lý (Vĩnh Cửu) 547.600 144 200 144 2,7

15 Đô thị Là Ngà- Định Quán 769.200 217 3,5

16 Đô thị Thạnh Phú (Vĩnh Cửu) 2.008.500 675 1.040 675 1,9

17 Đô thị Phú Túc (Định Quán) 1.055.600 250 4,2

Page 36: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

35

b) Tổng nhu cầu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng

Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông chiếm tỷ trọng rất lớn trong

tổng vốn xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng. Các dự án giao thông vùng đóng vai trò

hết sức quan trọng thu hút nguồn lực đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn FDI, tỉnh nên có

cơ chế chính sách đặc biệt để hỗ trợ và đón nhận các dự án trọng điểm này.

TT Danh mục Tổng vốn đầu

tƣ (nghìn tỷ đ)

Giai đoạn đầu tƣ

GĐ đến 2015 2016-2020 2021-2030

Hạ tầng kỹ thuật

diện rộng 187,4 6,4 55,15 125,9

1 Dự án Giao thông 176,4 5,5 47,28 123,57

2 Các dự án cấp Điện 5,7 0,67 5,1 -

3 Quản lý chất thải

rắn - Nghĩa trang 1,0 - 0, 33 0,68

4 Dự án cấp nước 4,1 150.000 2,24 1,68

5 Dự án thoát nước 0,2 30.000 0,19 -

c) Tổng nhu cầu vốn xây dựng mạng lƣới đô thị

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ

nay đến năm 2030 cần 253,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

- Giai đoạn đến 2015 : 22,9 nghìn tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016-2020 : 93,6 nghìn tỷ đồng;

- Giai đoạn 2021-2030 : 136,6 nghìn tỷ đồng.

Bao gồm: tổng nhu cầu vốn lập quy hoạch và dự án, vốn phục vụ chương trình

nâng cấp đô thị, vốn chương trình phát triển đô thị theo quy hoạch. Trong đó:

(1) Tổng nhu cầu vốn lập quy hoạch và dự án

Tổng nhu cầu vốn lập quy hoạch và dự án khoảng 642 tỷ đồng. Giai đoạn đến năm

2015 khoảng 151 tỷ đồng. Giai đoạn đến năm 2016-2020 khoảng 230 tỷ đồng. Giai

đoạn 2021-2030 khoảng 261 tỷ đồng.

(2) Tổng nhu cầu vốn phục vụ chƣơng trình nâng cấp đô thị:

Tổng nhu cầu vốn phục vụ chương trình nâng cấp đô thị: 57,5 nghìn tỷ đồng.

Giai đoạn đến 2015 : 8,7 nghìn tỷ đồng;

Giai đoạn 2016-2020 : 17,3 nghìn tỷ đồng;

Giai đoạn 2021-2030 : 31,4 nghìn tỷ đồng.

Nhận thấy Biên Hòa và Nhơn Trạch s là 2 cực tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Theo kế hoạch phát triển của tỉnh Đồng Nai và các quy hoạch chung xây dựng đô thị

Biên Hòa, Nhơn Trạch rất lớn. Tuy nhiên nếu 2 đô thị này được đầu tư xây dựng theo kế

hoạch s là đầu tàu kéo theo các đô thị vừa và nhỏ khác trong tỉnh phát triển.

Tổng nhu cầu vốn phân loại theo ngành và lĩnh vực của từng đô thị, hạ tầng giao

thông trong đô thị, hạ tầng đầu tư nâng cấp và chỉnh trang đô thị mới chiếm tỷ trọng khá

lớn; tiếp đến là hệ thống thoát nước mưa, nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang, cấp nước,

xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục, … Chi tiết theo bảng sau:

Page 37: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

36

TT Danh mục Chƣơng trình nâng cấp đô thị

GĐ đến 2015 2016-2020 2021-2030

Các đô thị thuộc tỉnh 8.754.307 17.315.160 31.445.295

I Các đô thị cũ 7.308.283 11.342.680 16.868.587

1 Thành phố Biên Hòa 4.951.290 6.999.874 7.623.175

2 Thị xã Long Khánh 405.050 1.013.186 -

3 Thị trấn Định Quán 261.049 436.666 212.024

4 Thị trấn Long Thành 317.745 371.705 159.381

5 Thị trấn Tân Phú 174.187 456.911 230.892

6 Thị trấn Vĩnh An 151.840 525.958 6.755.279

7 Thị trấn Gia Ray 180.651 524.744 695.894

8 Thị trấn Trảng Bom 321.966 219.268 215.829

9 Đô thị Long Giao 260.404 403.487 424.533

10 Đô thị Dầu Giây 284.100 390.882 551.580

II Các đô thị mới 1.446.024 5.972.481 14.576.708

11 Đô thị Nhơn Trạch 1.446.024 5.972.481 5.772.608

12 Đô thị Bình Sơn (sân bay Long Thành) 3.330.700

13 Đô thị Phước Thái (cảng biển) 1.657.000

14 Đô thị Phú Lý 517.100

15 Đô thị Là Ngà 738.700

16 Đô thị Thạnh Phú 1.978.000

17 Đô thị Phú Túc 582.600

(3) Tổng nhu cầu vốn chƣơng trình phát triển đô thị theo quy hoạch

Tổng nhu cầu vốn chương trình phát triển đô thị theo quy hoạch là 194,9 nghìn tỷ

đồng. Giai đoạn đến 2015 khoảng 13,98 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng

76,07 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng 104,89 nghìn tỷ đồng.

TT Danh mục Chƣơng trình phát triển đô thị theo QHXD

GĐ đến 2015 2016-2020 2021-2030

Các đô thị thuộc tỉnh 13.981.572 76.069.052 104.891.682

I Các đô thị cũ 13.283.468 63.546.506 86.261.848

1 TP Biên Hòa 10.610.525 57.341.875 69.292.783

2 TX Long Khánh 384.750 726.015 4.317.805

3 TT Định Quán 115.929 435.645 337.716

4 TT Long Thành 968.130 1.152.539 2.977.401

5 TT Tân Phú 178.933 335.006 533.629

6 TT Vĩnh An 376.827 744.494 830.912

7 TT Gia Ray 203.821 587.725 2.027.622

8 TT Trảng Bom 150.344 431.493 775.983

9 Đô thị Long Giao 78.440 789.694 3.403.528

10 Đô thị Dầu Giây 215.770 1.002.022 1.764.469

II Các đô thị mới 698.104 12.522.545 18.629.834

11 Đô thị Nhơn Trạch 698.104 12.522.545 18.187.334

12 Đô thị Phú Túc 442.500

Nhu cầu vốn xây dựng các đô thị mới tính toán ở giai đoạn trước 2020 (nâng cấp

các khu dân cư nông thôn), giai đoạn sau 2020 chưa tính toán do chưa có quy hoạch xây

dựng.

e) Xác định suất vốn đầu tƣ trung bình

- Suất vốn đầu tư trung bình hạ tầng kỹ thuật cho các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai dao động trong khoảng từ: 0,5-1,8 tỷ đồng/ha đất xây dựng đô thị đến năm 2015; và

từ 0,9-4 tỷ đồng/ha đất xây dựng đô thị vào năm 2016- 2020; và từ 0,6 - 4,8 tỷ đồng/ha

Page 38: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

37

đất xây dựng đô thị vào năm 2021- 2030 (cao nhất là đô thị cảng Phước Thái, và đô thị

Thạnh Phú thấp nhất là đô thị Định Quán).

Tuy nhiên suất vốn đầu tư cho 1 ha đất xây dựng đô thị tăng thêm lại dao động

trong khoảng 0,6- 25,8 tỷ/ha (cao nhất là thành phố Biên Hòa: 25,8 tỷ; Đô thị Vĩnh An:

5,6), thấp nhất là đô thị Trảng Bom: 1,8 tỷ).

IV.2. Xác định nguồn vốn đầu tƣ

Bảng : Dự báo nhu cầu vốn huy động: (Biểu chi tiết các giai đoạn trong phụ lục)

T

T Nguồn vốn

Đến năm 2015 2016-2020 2021-2030 2011-2030

Tổng vốn

đầu tư (tỷ

đồng)

Cơ cấu

nguồn

vốn (%)

Tổng vốn

đầu tư (tỷ

đồng)

Cơ cấu

nguồn

vốn (%)

Tổng vốn

đầu tư (tỷ

đồng)

Cơ cấu

nguồn

vốn (%)

Tổng vốn

đầu tư (tỷ

đồng)

Cơ cấu

nguồn

vốn (%)

Tổng vốn đầu tƣ 29.246 100,0 148.762 100 262.521 100 440.529 100,0

1 Vốn nhà nước địa

phương quản lý 2.486 8,5 13.389 9,0 24.940 9,5 40.814 9,3

2 Vốn nhà nước Trung

ương quản lý 1.024 3,5 4.463 3,0 6.563 2,5 12.049 2,7

3 Vốn đầu tư của dân và

doanh nghiệp 11.406 39,0 59.505 40,0 107.634 41,0 178.544 40,5

4 Vốn đầu tư nước ngoài 13.746 47,0 66.943 45,0 119.447 45,5 200.136 45,4

5 Các nguồn vốn khác 585 2,0 4.463 3,0 3.938 1,5 8.986 2,0

IV.3. Các giải pháp thực hiện nguồn vốn

a) Quan đểm sử dụng vốn

- Phù hợp nhiệm vụ đột phá giai đoạn 2011-2015 được xác định trong Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011-2015 và Nghị quyết số 188/2010/NQ-

HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh. Phù hợp với lộ trình phát triển đô thị tỉnh

Đồng nai theo quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

giai đoạn đến năm 2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Ưu tiên các chương trình, dự án đang triển khai chuyển tiếp; các dự án, chương

trình nhằm khắc phục những vấn đề bức xúc của xã hội, tăng cường tiêu chuẩn về chức

năng cho các đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong tỉnh, đặc biệt

chú trọng đến phát triển kinh tế xanh.

- Các dự án đầu tư có thể nằm trong hay bên ngoài đô thị nhằm tạo động lực để các

đô thị khác phát triển theo.

- Các chương trình, dự án có nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, cấp tỉnh hay

vốn từ các tổ chức tính dụng như ADB, WB…

- Phát triển các chương trình lớn, dự án lớn nhằm thúc đầy phát triển kinh tế xã hội

và nâng cao chức năng cho các đô thị xanh trong vùng kinh tế. Các dự án cấp trung

ương, tỉnh thực hiện.

b) Nguyên tắc sử dụng các nguồn vốn

- Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách thực hiện các chương trình, dự án xây dựng cơ

bản đã được HĐND tỉnh thông qua giai đoạn 2011-2015; các dự án trọng điểm kết cấu

hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp tỉnh, các chương trình, dự án tạo động lực phát triển các

trọng điểm đô thị Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom kích

thích thu hút vốn FID; các dự án thuộc kế hoạch nâng loại và nâng cấp đô thị.

Page 39: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

38

- Nghiên cứu các chương trình, dự án đặc thù có thể sử dụng nguồn vốn từ ngân

sách Trung ương hoặc sử dụng vốn viện trợ từ các tổ chức tài chính trong nước hoặc

quốc tế như ADB, WB…;

- Phát huy nguồn vốn xã hội hóa để tăng cường chất lượng sống trong các khu dân

cư, giảm thiểu vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án thuộc Chương trình kết

cấu hạ tầng sử dụng nguồn vốn ODA, vốn doanh nghiệp bằng nhiều phương thức: BOT,

BT, PPP.

c) Nguyên tắc xác định khu vực ƣu tiên đầu tƣ

- Giao thông: Tập trung đầu tư các dự án chuyển tiếp, các công trình trọng điểm:

Các tuyến giao thông kết nối vào các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong

tỉnh, các tuyến giao thông kết nối các tuyến đường cao tốc. Cụ thể như Cầu An Hảo

(Biên Hòa), đường liên cảng huyện Nhơn Trạch, cải tạo nâng cấp hoàn thiện Tỉnh lộ

25A (ĐT769, đoạn từ Bến phà Cát Lái đến ngã 3 QL51), nâng cấp mở rộng đường 25C.

- Cấp nƣớc: Xây dựng và nâng cấp các nhà máy nước liên vùng, ưu tiên xây dựng

hệ thống cấp nước Thiện Tân giai đoạn 2, công suất 100.000m3/ngày; hệ thống cấp

nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 nâng công suất lên 200.000m3/ngày, ....;

- Thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải đô thị, dân cƣ: Tập trung đầu tư các dự án thoát

nước và xử lý nước thải đô thị thuộc thành phố Biên Hòa. Một số tuyến thoát nước cấp

bách thuộc địa bàn Nhơn Trạch để kết nối thoát nước từ các khu công nghiệp, khu dân

cư và các dự án kết nối thoát nước thuộc các địa phương khác trong tỉnh như dự án trạm

xử lý nước thải giai đoạn 01 công suất 16.000m3/ngđ huyện Nhơn Trạch, dự án hệ thống

thoát nước từ cầu Suối Cạn ra rạch Cái Sình, hệ thống thoát nước thải tập trung thị trấn

Trảng Bom giai đoạn 01, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Vĩnh An giai

đoạn 01, …

- Khu vực đô thị ƣu tiên đầu tƣ

Là các đô thị, cụm đô thị có ảnh hưởng phát triển cho một vùng hoặc một tiểu

vùng như cụm các đô thị Biên Hòa, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Thành, Long

Khánh, ... Đây là các đô thị lớn, là trung tâm của vùng và tiểu vùng. Vì vậy trong giai

đoạn đầu việc tập trung tối đa các nguồn lực nhằm phát triển đô thị s thúc đẩy sự phát

triển của cả vùng lân cận. Ngoài ra đây cũng là các đô thị có nhiều vấn đề bức xúc cần

giải quyết như các vấn đề về giao thông, ô nhiễm môi trường ở Biên Hòa hay biến đổi

khí hậu, nước biển dâng ở Nhơn Trạch, … Ưu tiên vốn ngân sách đầu tư triển khai một

số dự án chiến lược có tác động thu hút đầu trong vùng và cải thiện môi trường đầu tư.

d) Nội dung và khu vực ƣu tiên đầu tƣ

(Bảng chi tiết k m theo phụ lục 18)

d1) Giai đoạn đến năm 2020.

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ Địa bàn ưu tiên đầu tư: Thành phố Biên Hòa, đô thị mới Nhơn Trạch, thị xã

Long Khánh và thị trấn Trảng Bom;

+ Nội dung ưu tiên đầu tư:

Các dự án đầu tư xây dựng thuộc Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2011–2015 đã được HĐND tỉnh thông

qua;

Page 40: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

39

Lập chương trình phát triển đô thị và đề án nâng loại đô thị thành phố Biên Hòa,

thị xã Long Khánh, thị trấn Trảng Bom;

Đầu tư xây dựng mạng lưới hạ tầng đô thị nhằm khắc phục các điểm yếu theo quy

định của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô

thị để đưa thành phố Biên Hòa đạt tiêu chí cơ bản của đô thị loại I, Long Khánh đạt tiêu

chí cơ bản của đô thị loại III và chuẩn bị kế hoạch nâng cấp lên thành phố, Trảng Bom

đạt tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV, tiếp tục đầu tư đô thị mới Nhơn Trạch.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Địa bàn ưu tiên đầu tư: Thành phố Biên Hòa, đô thị mới Nhơn trạch (9)

, thị xã

Long Khánh, thị trấn Trảng Bom, thị trấn Long Thành.

+ Nội dung ưu tiên đầu tư:

Lập các quy hoạch phân khu các đô thị thuộc khu vực ưu tiên.

Xây dựng hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các công trình hạ tầng

chính các đô thị trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp, trung tâm thương mai - dịch vụ cấp vùng;

Đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội;

Mạng lưới hạ tầng đô thị chuẩn bị kế hoạch nâng cấp và nâng loại các đô thị: Nhơn

Trạch đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại II; Long Thành nâng lên đô thị loại IV.

Nâng cấp Long Khánh lên thành phố và Long Thành, Trảng Bom lên thành thị xã.

d2) Giai đoạn 2021-2030

- Giai đoạn 2021-2025.

+ Địa bàn ưu tiên đầu tư: Thành phố Biên Hòa, đô thị mới Nhơn trạch, các thị trấn

Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú.

+ Nội dung ưu tiên đầu tư:

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các công trình hạ tầng

chính các đô thị;

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị, lập chương trình phát triển đô thị;

lập đề án nâng loại đô thị; đầu tư cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và hoàn thiện

hạ tầng dân cư các đô thị Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú

đạt tiêu chuẩn cơ bản của đô thị loại IV;

Lập quy hoạch xây dựng các đô thị mới Bình Sơn, Phước Thái, Phú Lý, Thạnh

Phú, Phú Túc, La Ngà.

- Giai đoạn 2026-2030:

+ Địa bàn ưu tiên đầu tư: Thành phố Biên Hòa, đô thị mới Nhơn trạch, các đô thị

mới Bình Sơn, Phước Thái, Phú Lý, Thạnh Phú, Phú Túc, La Ngà.

+ Nội dung ưu tiên đầu tư:

Đầu tư xây dựng các đô thị mới Bình Sơn đạt tiêu chuẩn cơ bản của đô thị loại IV;

Phước Thái, Phú Lý, Thạnh Phú, Phú Túc, La Ngà đạt tiêu chuẩn cơ bản của đô thị loại

V;

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị, lập chương trình phát triển đô thị;

lập đề án nâng loại đô thị; đầu tư cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và hoàn thiện

hạ tầng dân cư các đô thị Long Thành và Trảng Bom đạt tiêu chuẩn cơ bản của đô thị

loại III và thành lập thành phố;

Triển khai dự án môi trường và biến đổi khí hậu.

9 Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

Page 41: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

40

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương, các

cơ quan liên quan huy động và tổng hợp nguồn lực thực hiện mục tiêu Chương trình;

Phối hợp với các Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây

dựng và các chủ đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các nguồn vốn

trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ mục tiêu của Trung ương, vốn hỗ trợ của các tổ chức

tài chính Quốc tế, vốn vay, vốn ODA; Xem xét đề xuất triển khai đầu tư những dự án có

điều kiện, bức xúc, cần thiết phải đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP, xã hội

hóa,…;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các

huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện các ưu đãi đầu tư cho các dự

án đầu tư phát triển đô thị;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp kế hoạch kinh phí đầu tư phát

triển hàng năm và các nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án đầu tư tại các đô

thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc

để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án

phát triển và nâng cấp đô thị.

- Xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định của

Luật Đất đai năm 2013; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất trong

trường hợp cụ thể để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự

án.

- Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc giới thiệu địa điểm, thu hồi

đất, giao đất để thực hiện các dự án nâng cấp và phát triển đô thị.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, địa

phương có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp kinh phí hàng năm

từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh trình

Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán chi hàng năm và hướng dẫn các địa phương,

đơn vị thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành

4. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban quản lý

khu vực phát triển đô thị trực thuộc tỉnh (theo khoản 2 Điều 46 Nghị định số

11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị);

Phối hợp với các địa phương để nâng cấp các đơn vị hành chính.

5. Sở Xây dựng:

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình phát triển đô thị

toàn tỉnh; Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các Bộ, ngành Trung ương

Page 42: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

41

lồng ghép Chương trình phát triển đô thị Đồng Nai với các Chương trình nâng cấp, phát

triển đô thị Quốc gia;

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban quản lý

khu vực phát triển đô thị trực thuộc tỉnh.

- Phối hợp với các huyện, Sở Nội vụ thành lập các thị trấn Long Giao, Dâu Giây,

Hiệp Phước. Phối hợp với các huyện, thị, thành phố lập, thẩm định chương trình, kế

hoạch, đề án nâng cấp và phát triển các đô thị.

- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về phát

triển đô thị trên phạm vi toàn tỉnh; Kiểm tra kết quả thực hiện của chương trình hàng

quý, 6 tháng và trong năm để tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và có hướng chỉ

đạo.

6. Các Sở, Ban, ngành có liên quan:

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn,

đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực của từng Sở, Ban,

ngành quản lý; đồng thời tham gia huy động nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đô

thị.

7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố

Biên Hòa:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có

trách nhiệm triển khai thực hiện đề án này đối với những nội dung liên quan đến địa bàn

mình quản lý;

- Đối với các đô thị chưa có thủ tục hành chính pháp lý công nhận đô thị hoặc

thành lập thị trấn, sớm hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét;

- Rà soát quy hoạch và có hướng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị cho

phù hợp với định hướng và lộ trình phát triển đô thị của tỉnh. Lập chương trình phát

triển đô thị, đề án nâng loại và nâng cấp đô thị thuộc địa bàn huyện, thị xã, thành phố;

- Đề suất các dự án trọng điểm đưa vào chương trình Nghị quyết Hội đồng nhân

dân hàng năm, làm cơ sở thực hiện kế hoạch nâng loại, nâng cấp đô thị trên địa bàn.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

- Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020 và giai

đoạn năm 2021 - 2030 đã đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư và dự báo nhu cầu vốn,

phân loại các loại nguồn vốn đầu tư theo các giai đoạn cho các dự án phát triển hạ tầng

diện rộng kết nối các đô thị, cũng như các dự án phát triển của từng đô thị, làm cơ sở để

chuẩn bị kế hoạch vốn xây dựng và phát triển hệ thống đô thị theo Quy hoạch xây dựng

vùng tỉnh Đồng Nai đã được HĐND tỉnh có Nghị quyết thông qua và UBND tỉnh triển

khai thực hiện tại quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 23/5/2014. Hướng tới mục tiêu

phát triển đô thị, nâng cao chất lượng sống của dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô

thị theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả và bền vững, đồng thời giữ gìn những giá trị

bản sắc văn hóa của mỗi đô thị, thực hiện các mục tiêu lớn về phát triển kinh tế – xã hội

của tỉnh Đồng Nai.

- Để chương trình được thực thi và phát huy hiệu quả trong thực tế phát triển đô

thị, đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt và chỉ đạo các Sở, ban ngành, chính quyền

Page 43: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

42

thành phố Biên Hòa, chính quyền cấp huyện tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cụ thể hơn

những cơ chế, chính sách để tạo nguồn vốn thực hiện chương trình phát triển đô thị

trong các giai đoạn sau này.

Kiến nghị

- Để đảm bảo tính khả thi “Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn

đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030” là Chương trình “mở”, gồm danh mục tổng thể

các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành và lĩnh vực, đồng thời chỉ ra các nguyên

tắc đề xuất các chương trình và dự án trọng điểm. Danh mục các dự án cụ thể s được

thực hiện trong Chương trình phát triển từng đô thị riêng lẻ.

- Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương và từng ngành, từng lĩnh vực; hàng

năm và trong mỗi giai đoạn 5 năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai s xem xét thông

qua “Danh mục chi tiết dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách” để cân đối./.

Page 44: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

43

VII. PHỤ LỤC

Bảng 1, Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị thành phố Biên Hòa.

Bảng 2: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Long Khánh.

Bảng 3: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Nhơn Trạch.

Bảng 4: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển thị trấn Long Thành.

Bảng 5: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển thị trấn Trảng Bom.

Bảng 6: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Dầu Dây.

Bảng 7: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Gia Ray.

Bảng 8: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Long Giao.

Bảng 9: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Vĩnh An.

Bảng 10: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Định Quán.

Bảng 11: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Tân Phú.

Bảng 12: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Bình Sơn- Long Thành:

Bảng 13: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Phước Thái- Long Thành.

Bảng 14: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Phú Lý- Vĩnh Cửu.

Bảng 15: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Thạnh Phú- Vĩnh Cửu:

Bảng 16: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Phú Túc - Định Quán.

Bảng 17: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị mới La Ngà - Định Quán

Bảng 18: Danh mục các dự án theo thứ tư ưu tiên đầu tư.

Page 45: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

44

Bảng 1: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị thành phố Biên Hòa

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm 2015 2016-2020 2021-2030

Tổng cộng 156.955.971 15.597.194 64.393.749 76.965.028

A Quy hoạch phát triển đô thị 136.449 35.379 52.000 49.070

B Nâng cấp Biên Hòa là đô

thị loại I

19.574.340 4.951.290 6.999.874 7.623.175

B1 Giao thông 11.542.025 4.330.685 3.912.619 3.298.720

B2 Cây xanh, thoát nước thải -

chất thải rắn - nghĩa trang

7.873.015 461.305 3.087.255 4.324.455

B3 Kiến trúc cảnh quan 159.300 159.300

C Phát triển đô thị theo quy

hoạch xây dựng

137.245.182 10.610.525 57.341.875 69.292.783

C1 Hạ tầng kinh tế 9.556.559 6.723 5.651.606 3.898.230

C2 Hạ tầng xã hội 30.056.341 4.172.555 14.503.161 11.380.626

I Thương mại - dịch vụ 6.676.570 595.420 3.355.270 2.725.880

II Y tế 7.100.773 2.665.726 2.783.088 1.651.960

III Giáo dục- đào tạo 9.531.423 803.940 4.239.193 4.488.290

IV Cây xanh- Văn hóa- thể thao 3.826.125 29.140 2.063.185 1.733.800

V Hành chính- công cộng xã

hội khác

2.921.450 78.329 2.062.425 780.696

C3 Hạ tầng kỹ thuật 44.789.688 5.614.473 18.533.200 20.642.015

I Giao thông 38.671.205 3.839.288 16.004.392 18.827.525

II Chuẩn bị kỹ thuật 1.486.735 254.975 734.184 497.576

III Cấp nước 928.655 216.000 557.985 154.670

IV Cấp điện và thông tin liên lạc 2.410.353 422.330 1.033.699 954.324

V Thoát nước- chất thải rắn-

nghĩa trang

1.282.940 878.940 200.000 204.000

VI Môi trường 9.800 2.940 2.940 3.920

C4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

các khu đô thị

52.842.594 816.774 18.653.908 33.371.912

Page 46: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

45

Bảng 2: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Long Khánh:

TT Tên, quy mô dự án

Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 26.000 10.200 15.800 0

B Nâng cấp đô thị 1.418.235 405.050 1.013.186 0

I Giao thông 504.420 129.679 374.741 -

II Cấp nước 56.820 21.210 35.610 0

III Thoát nước và vệ sinh môi trường 552.839 78.560 474.279

IV Cấp điện 7656,0 3100,5 4555,5 0,0

V Thương mại dịch vụ 45.000 14.500 30.500

VI Y tế 8.000 1.000 7.000

VII Giáo dục 125.500 83.000 42.500 0

VIII Văn hóa thể thao 68.000 36.000 32.000 0

IX Kiến trúc cảnh quan 50.000 38.000 12.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch

xây dựng

5.428.570 384.750 726.015 4.317.805

I Hệ thống y tế 20.000 - 20.000 -

II Hệ thống thương mại 621.400 106.000 262.000 253.400

III Khu đô thị mới 4.064.405 0 0 4.064.405

VI Giáo dục 151.000 89.500 61.500 0

V Văn hóa thể thao 46.500 22.500 24.000 0

VI Các lĩnh vực khác 525.265 166.750 358.515 0

Tổng cộng 6.872.805 800.000 1.755.001 4.317.805

Bảng 3: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Nhơn Trạch

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-2020 2021-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị

42.500

6.500

18.650

17.350

B Nâng cấp đô thị 13.191.113 1.446.024 5.972.481 5.772.608

I Giao thông 5.679.411 430.666 2.191.032 3.057.713

II Cấp nước 1.424.000 500.865 923.135

III Điện và chiếu sáng đô thị 1.064.300 159.645 425.720 478.935

IV Thoát nước mưa- nước thải -

Chất thải rắn - nghĩa trang

659.842 140.908 508.854 10.080

V Thương mại 148.000 14.000 96.000 38.000

VI Y tế 2.789.900 100.000 1.189.900 1.500.000

VII Văn hóa thể thao 514.900 70.940 245.960 198.000

VIII Giáo dục 825.760 29.000 346.880 449.880

IX Kiến trúc cảnh quan 85.000 - 45.000 40.000

C Phát triển đô thị theo quy

hoạch xây dựng

31.407.983 698.104 12.522.545 18.187.334

I Hệ thống giáo dục 1.500.000 400.000 500.000 600.000

II Hệ thống dịch vụ thương mại 1.559.800 98.104 816.032 645.664

III Hệ thống hạ tầng khu công

nghiệp

831.900 200.000 200.000 431.900

IV Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị 27.516.283 - 11.006.513 16.509.770

Tổng cộng 44.641.596 2.150.628 18.513.676 23.977.292

Page 47: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

46

Bảng 4: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển thị trấn Long Thành:

TT Tên, quy mô dự án Tổng

vốn (triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-2025 2021-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 31.100 5.000 26.100

B Nâng cấp đô thị 848.831 317.745 371.705 159.381

I Giao thông 287.929 152.965 134.965 -

II Cấp nước 40.200 15.000 10.080 15.120

III Điện và chiếu sáng đô thị 104.402 20.880 41.761 41.761

IV Thoát nước mưa- nước thải - chất

thải rắn - nghĩa trang

180.000 31.500 66.000 82.500

V Thương mại 26.400 26.400 -

VI Y tế 50.100 50.100 - -

VII Giáo dục 78.000 - 78.000 -

VIII Nhà văn hóa 1.800 900 900

IX Kiến trúc cảnh quan 80.000 20.000 40.000 20.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch

xây dựng

5.098.069 968.130 1.152.539 2.977.401

1 Khu công nghiệp 2.574.600 - 2.574.600

II Hệ thống giáo dục 600.000 300.000 300.000 -

III Hệ thống thương mại - dịch vụ 734.000 146.800 367.000 220.200

IV Hạ tầng kỹ thuật 481.409 163.730 155.079 162.601

V Y tế 708.060 357.600 330.460 20.000

Tổng 5.978.000 1.290.875 1.550.344 3.136.781

Bảng 5: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển thị trấn Trảng Bom.

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 31.100 16.100 15.000 -

B Nâng cấp đô thị 757.063 321.966 219.268 215.829

I Giao thông 174.146 52.244 52.244 69.658

II Cấp nước 26.320 7.242 12.908 6.171

III Điện và chiếu sáng đô thị 14.537 8.722 5.815

IV Thoát nước mưa- nước thải - chất thải

rắn - nghĩa trang

159.025 12.708 56.318 90.000

V Thương mại 48.000 48.000 -

VI Y tế 159.574 109.574 - 50.000

VII Văn hóa thể thao 11.969 5.985 5.985

VIII Giáo dục 81.492 25.492 56.000 -

IX Kiến trúc cảnh quan 82.000 52.000 30.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch

xây dựng

1.357.820 150.344 431.493 775.983

Tổng 2.145.983 488.410 665.761 991.812

Page 48: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

47

Bảng 6: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Dầu Giây

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-2020 2021-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 29.000 11.500 16.000 1.500

B Nâng cấp đô thị 1.226.562 284.100 390.882 551.580

I Giao thông 304.999 80.979 95.007 129.014

II Cấp nước 134.100 42.140 49.960 42.000

III Thoát nước mưa- nước thải - chất

thải rắn - nghĩa trang

185.618 30.685 59.247 95.685

IV Điện và chiếu sáng đô thị 104.402 19.683 31.919 52.800

V Thương mại 20.000 5.000 15.000 -

VI Y tế 134.163 19.233 24.349 90.582

VII Giáo dục 153.000 45.100 56.400 51.500

VIII Văn hóa thể thao 110.280 21.280 39.000 50.000

IX Kiến trúc cảnh quan 80.000 20.000 20.000 40.000

C Phát triển đô thị theo quy

hoạch xây dựng

2.982.261 215.770 1.002.022 1.764.469

Tổng cộng 4.237.823 511.370 1.408.904 2.317.549

Bảng 7: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Gia Ray:

TT Tên, quy mô dự án

Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến

năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 31.000 12.500 18.500

B Nâng cấp đô thị 1.401.289 180.651 524.744 695.894

I Giao thông 512.955 56.905 164.830 291.220

II Cấp nước 52.759 18.810 19.311 14.638

III Điện và chiếu sáng đô thị 15.485 3.496 8.493 3.496

IV Thoát nước mưa- nước thải - chất thải

rắn - nghĩa trang

133.500 45.750 46.250 41.500

V Thương mại 10.690 10.690 - -

VI Y tế 171.000 20.000 86.000 65.000

VII Văn hóa thể thao 118.700 5.000 88.000 25.700

VIII Giáo dục 306.200 - 91.860 214.340

IX Kiến trúc cảnh quan 80.000 20.000 20.000 40.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch

xây dựng

2.819.168 203.821 587.725 2.027.622

Tổng cộng 4.251.457 396.972 1.130.969 2.723.517

Page 49: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

48

Bảng 8: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Long Giao:

TT Tên, quy mô dự án Tổng

vốn (triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 29.000 11.500 17.500

B Nâng cấp đô thị 1.088.424 260.404 403.487 424.533

I Giao thông 514.178 116.164 140.151 257.863

II Cấp nước 1.403 200 1.203 -

III Thoát nước mưa- nước thải - chất

thải rắn - nghĩa trang 166.790 18.700 83.090 65.000

IV Điện và chiếu sáng đô thị 3.515 2.280 1.235

V Hệ thống thông tin liên lạc 2.300 690 1.610

VI Thương mại 73.000 8.000 37.000 28.000

VII Y tế 155.310 41.820 39.820 73.670

VIII Giáo dục 99.928 46.550 53.378

IX Văn hóa thể thao 22.000 16.000 6.000 -

X Kiến trúc cảnh quan 50.000 10.000 40.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch

xây dựng 4.271.662 78.440 789.694 3.403.528

Tổng 5.389.086 350.344 1.210.681 3.828.061

Bảng 9: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Vĩnh An:

TT Tên, quy mô dự án

Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015 2016-2020 2021-2030

A Quy hoạch phát triển đô

thị

31.000 3.000 28.000

B Nâng cấp đô thị 7.433.077 151.840 525.958 6.755.279

I Giao thông 46.500,0 22.500,0 12.000,0 12.000,0

II Cấp nước 23.872,0 - 14.323,2 9.548,8

III Thoát nước mưa- nước thải -

chất thải rắn - nghĩa trang

169.650,0 15.000,0 51.790,0 102.860,0

IV Điện và chiếu sáng đô thị 11.055,0 1.000,0 6.055,0 4.000,0

V Thương mại 50.300,0 4.000,0 46.300,0

VI Y tế 6.809.700 32.840,0 189.990 6.586.870

VII Giáo dục 187.000,0 31.000,0 156.000,0

VIII Văn hóa thể thao du lịch 75.000,0 45.500,0 29.500,0

IX Kiến trúc cảnh quan 60.000 - 20.000 40.000

C Phát triển đô thị theo quy

hoạch xây dựng

1.952.232 376.827 744.494 830.912

Tổng 9.416.309 531.667 1.298.452 7.586.191

Page 50: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

49

Bảng 10: Phân bố nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Định Quán:

TT Tên, quy mô dự án

Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 31.000 27.000 4.000

B Nâng cấp đô thị 909.739 261.049 436.666 212.024

I Giao thông 298.727 92.908 105.713 100.106

II Cấp nước 10.150 - 5.500 4.650

III Điện và chiếu sáng đô thị 104.402 16.658 41.362 46.382

IV Thoát nước mưa- nước thải - chất thải

rắn - nghĩa trang

177.460 40.984 75.590 60.886

V Thương mại 37.000 18.500 18.500 -

VI Y tế 102.000 2.000 100.000 -

VII Giáo dục 88.000 28.000 60.000

VIII Văn hóa thể thao 12.000 12.000

IX Kiến trúc cảnh quan 80.000 50.000 30.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch xây

dựng

889.290 115.929 435.645 337.716

Tổng 1.830.029 403.978 876.311 549.740

Bảng 11: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp và phát triển đô thị Tân Phú:

TT Tên, quy mô dự án

Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

Đến

năm

2015

2016-

2020

2021-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 31.000 12.500 18.500

B Nâng cấp đô thị 861.990 174.187 456.911 230.892

I Giao thông 151.300 10.010 70.320 70.970

II Cấp nước 26.170 5.754 16.652 3.764

III Điện và chiếu sáng đô thị 4.035 - 4.035

IV Hệ thống thông tin liên lạc 2.210 663 884 663

V Thoát nước mưa- nước thải - chất thải

rắn - nghĩa trang

208.175 36.210 76.470 95.495

VI Thương mại 85.000 22.000 63.000 -

VII Y tế 246.400 82.550 113.850 50.000

VIII Văn hóa thể thao 18.000 5.000 13.000

IX Giáo dục 70.700 2.000 68.700

X Kiến trúc cảnh quan 50.000 10.000 30.000 10.000

C Phát triển đô thị theo quy hoạch xây

dựng

1.047.568 178.933 335.006 533.629

Tổng 1.940.558 365.620 810.417 764.521

Page 51: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

50

Bảng 12: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Bình Sơn- Long Thành:

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu

đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

2020-2025 2025-

2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 40.500 40.500

B Nâng cấp đô thị 3.330.700 216.000 3.114.700

I Đầu t hạ tầng thu t đ ng ộ giao thông,

cấp n ớc, đi n và chiếu sáng, thoát n ớc

thải, thông tin iên ạc , quy mô 1710ha

2.052.000 - 2.052.000

II Thương mại 104.200 32.900 71.300

III Y tế 311.500 21.700 289.800

IV Văn hóa thể thao 152.600 - 152.600

V Giáo dục 685.400 161.400 524.000

VI Kiến trúc cảnh quan 25.000 - 25.000

Tổng cộng 3.371.200 256.500 3.114.700

Bảng 13: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Phước Thái- Long Thành:

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

2020-2025 2025-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 30.500 30.500

B Nâng cấp đô thị 1.657.000 134.750 1.522.250

I Đầu t hạ tầng thu t đ ng ộ giao thông,

cấp n ớc, đi n và chiếu sáng, thoát n ớc thải,

thông tin iên ạc , quy mô 00 ha

1.080.000 1.080.000

II Thương mại 63.100 16.500 46.600

III Y tế 7.200 7.200 -

IV Văn hóa thể thao 165.300 - 165.300

V Giáo dục 321.400 111.050 210.350

VI Kiến trúc cảnh quan 20.000 - 20.000

Tổng cộng 1.687.500 165.250 1.522.250

Bảng 14: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Phú Lý- Vĩnh Cửu:

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

2020-2025 2025-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 30.500 30.500

B Nâng cấp đô thị 517.100 - 517.100

I Đầu t hạ tầng thu t đ ng ộ giao thông, cấp

n ớc, đi n và chiếu sáng, thoát n ớc thải, thông

tin iên ạc , quy mô 200 ha

240.000 240.000

II Thương mại 46.600 - 46.600

III Y tế 18.300 - 18.300

IV Văn hóa thể thao 107.100 - 107.100

V Giáo dục 85.100 - 85.100

VI Kiến trúc cảnh quan 20.000 - 20.000

Tổng cộng 547.600 30.500 517.100

Page 52: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

51

Bảng 15: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Thạnh Phú- Vĩnh Cửu:

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn (triệu đồng)

Tổng cộng 2025-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 30.500 30.500

B Nâng cấp đô thị 1.978.000 1.978.000

I Đầu t hạ tầng thu t đ ng ộ giao thông, cấp

n ớc, đi n và chiếu sáng, thoát n ớc thải, thông tin

iên ạc , quy mô 00 ha

1.080.000 1.080.000

II Thương mại 98.000 98.000

III Y tế 12.000 12.000

IV Văn hóa thể thao 257.000 257.000

V Giáo dục 500.000 500.000

VI Kiến trúc cảnh quan 31.000 31.000

Tổng cộng 2.008.500 2.008.500

Bảng 16: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị Phú Túc - Định Quán:

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

2020-2025 2025-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 30.500 30.500

B Nâng cấp đô thị 582.600 - 582.600

I Đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ(giao thông,

cấp nước, điện và chiếu sáng, thoát nước

thải, thông tin liên lạc), quy mô 250 ha

300.000 300.000

II Thương mại 46.600 - 46.600

III Y tế 23.800 - 23.800

IV Văn hóa thể thao 107.100 - 107.100

V Giáo dục 85.100 - 85.100

VI Kiến trúc cảnh quan 20.000 - 20.000

C Phát triển đô thị theo QHXD 442.500 88.500 354.000

Tổng cộng 1.055.600 119.000 936.600

Bảng 17: Phân bổ nguồn vốn nâng cấp phát triển đô thị mới La Ngà - Định Quán

TT Tên, quy mô dự án Tổng vốn

(triệu đồng)

Giai đoạn đầu tƣ

2020-2025 2025-2030

A Quy hoạch phát triển đô thị 30.500 30.500

B Chƣơng trình xây dựng cơ sở vật chất

đô thị phục vụ nâng cấp

738.700 - 738.700

I Đầu t hạ tầng thu t đ ng ộ giao thông,

cấp n ớc, đi n và chiếu sáng, thoát n ớc thải,

thông tin iên ạc , quy mô 217 ha

260.400 260.400

II Thương mại 89.400 - 89.400

III Y tế 50.700 - 50.700

IV Văn hóa thể thao 180.600 - 180.600

V Giáo dục 127.600 - 127.600

VI Kiến trúc cảnh quan 30.000 - 30.000

Tổng cộng 769.200 30.500 738.700

Page 53: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

52

Bảng 18. Danh mục các dự án theo thứ tư ưu tiên đầu tư.

Số

TT DANH MỤC DỰ ÁN

I GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015

1.1 Tập trung hoàn thiện các dự án đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật diện rộng (thuộc Nghị

quyết số 98/NQ-HĐND ngày 6/12/2013 của HDND tỉnh Đồng Nai)

- Dự án Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đọan qua

Đồng Nai 42km;

- Đường liên cảng huyện Nhơn Trạch (xin vốn Trung ương hỗ trợ);

- Cầu đường từ Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh qua huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai;

- Xây dựng cầu An Hảo;

- Đầu tư mở rộng đường 25B huyện Nhơn Trạch;

- Nâng cấp mở rộng đường 25C;

- Đầu tư Hương lộ 10 đoạn từ ranh giới huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành đến vị trí

giao với đường tỉnh 769 và đoạn từ Trung tâm huyện Cẩm Mỹ đến Quốc lộ 1 (dự kiến

đề xuất đầu tư BOT);

- Đường Hố Nai 4 - Trị An (xây dựng đoạn đã bồi thường và tiếp tục bồi thường đoạn

còn lại);

- Dự án Hệ thống cấp nước Thiện Tân giai đoạn 2, công suất 100.000m3/ngày, Dự

ánTrạm 220kV Xuân Lộc 2x250MVA;

- Hệ thống cấp nước Nhơn Trạch, giai đoạn 2, công suất 100.000m3/ngày ( nâng công

suất lên 200.000m3/ngày);

- Các dự án cải tạo hạ tầng khác đã có danh mục trong nghị quyết.

1.2 Ƣu tiên phát triển các dự án thuộc đô thị Biên Hòa đạt các tiêu chí là đô thị loại I:

- Hoàn thiện các quy chế quản lý thành phố và lập đề án nâng loại đô thị;

- Nâng cấp cải tạo và xây dựng một số tuyến phố văn minh đô thị trong khu vực nội thị;

- Các dự án xử lý nước thải nhỏ khác dọc trục Quốc lộ 51, quy mô 10.000m3/ng;

- Cải tạo bãi chôn lấp chất thải rắn tại phường Trảng Dài thành điểm trung chuyển chất

thải rắn sinh hoạt tập trung 1, công suất 800T/ngđ, quy mô 1,5ha;

- Tu bổ tôn tạo một số di tích lịch sử trong đô thị;

- Dự án quy hoạch xây dựng và phát triển rừng phòng hộ môi trường, cảnh quan Lâm

trường Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;

- Xây dựng và cải tạo mới một số chợ và trung tâm thương mại trong nội thành;

- Lập dự án xây mới và cải tạo đầu tư hệ thống y tế thành phố;

- Cải tạo nâng cấp một số trường trong khu vực nội thành;

- Lập dự án đầu tư và nâng cấp cải tạo hệ thống Văn hóa – Thể dục thể thao;

- Nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nôi thành (cấp nước, cấp

điện, giao thông, thoát nước).

1.3 Ƣu tiên đầu tƣ các dự án để thị xã Long Khánh đạt tiêu chí đô thị loại III

- Lập quy hoạch và các đề án nâng cấp, nâng loại;

- Nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nôi thị (cấp nước, cấp điện,

giao thông, thoát nước);

- Dự án khu thương mại tổng hợp phường Xuân Bình (20 ha), Dự án Trung tâm thương

mại Xuân Tân;

- Xây dựng mới một số trường tạo động lực (trường Trung học phổ thông chuyên khu

vực Long Khánh, trường cao đẳng dạy nghề, ...);

- Xây dựng mới trung tâm văn hóa thể thao thị xã;

- Xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị;

- Xây mới hạ tầng các dự án du lịch thương mại;

- Nâng cấp cải tạo hệ thống trường học hiện có.

Page 54: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

53

1.4 Ƣu tiên Đầu tƣ xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch hƣớng tới đô thị loại III:

- Hoàn thiện quy hoạch chung;

- Xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, cấp điện,

cấp nước, thoát nước, cây xanh);

- Xây dựng chợ Trung tâm, Trung tâm thương mại, các công trình thể dục thể thao, công

viên cây xanh;

- Đầu tư hoàn thiện các dự án giáo dục (Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

(cơ sở 2), Đại học Y dược, Đại học Khoa học và Công nghệ hiện đại).

1.5 Ƣu tiên Đầu tƣ xây dựng thị trấn Trảng Bom tiến tới đô thị loại IV:

- Lập đề án nâng loại và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc;

- Hoàn thiện và cải tạo một số công trình hạ tầng kỹ thuật (Nâng cấp, xây dựng tuyến

đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Xây dựng mới tuyến đường Chất thải rắn đi xã Đồi 61,

Đường Lý Thường Kiệt (thị trấn Trảng Bom), Đường Hùng Vương (4B nối dài) - thị

trấn Trảng Bom, Xây dựng mới một số tuyến đường ống cấp nước, Dư án Hệ thống cấp

nước thị trấn Trảng Bom, vỉa h , cây xanh và chiếu sáng đường Lê Lợi, Cải tạo, xây

dựng điện chiếu sáng tuyến đường chính và ngõ hẻm, Hệ thống thoát nước thải tập trung

thị trấn Trảng Bom giai đoạn 1, ..);

- Hoàn thiện Chợ thị trấn Trảng Bom (giai đoạn 2: dãy kiốt, vỉa h , cấp thoát nước), xây

dựng mới trung tâm thương mại thị trấn;

- Cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Trảng Bom;

- Sân vận động huyện, dự án xây dựng khu công viên cây xanh;

- Cải tạo đầu tư một số trường trong thị trấn (Trường tiểu học Sông Thao, Trung tâm kỹ

thuật thực hành hướng nghiệp, dự án xây dựng mới trường Trung học phổ thông);

- Xây dựng tuyến phố văn minh đô thị;

- Bệnh viện đa khoa - Trường cao đẳng nghề hợp tác quốc tế.

II GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2016-2020

2.1. - Xây dựng hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các công trình hạ tầng chính

các đô thị trên địa bàn tỉnh theo các quy hoạch Ngành;

- Xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp, trung tâm thương mai - dịch vụ cấp vùng theo

các quy hoạch Ngành;

- Xây dựng Nhà ở xã hội.

2.2 Đô thị Biên Hòa:

- Lập các quy hoạch phân khu các phường trong khu vực nội thị;

- Hoàn thiện các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1 (giao thông, cấp

nước, cấp điện, thoát nước, cây xanh, vỉa h );

- Xây dựng hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp;

- Xây dựng hoàn thiện một số Trung tâm thương mại - dịch vụ;

- Hoàn thiện hệ thống y tế giai đoạn 1;

- Xây mới và cải tạo hệ thống giáo dục (các trường mầm non, Tiểu học – Trung học cơ

sở - Trung học phổ thông, Nâng cấp cơ sở hạ tầng 2 trường cao đẳng thành đại học, 2

trường trung cấp thành cao đẳng, Trung tâm đào tạo đại học dân lập cạnh công viên Hồ

Suối Mai, khu vực Trảng Dài, quy mô 54 ha, Cụm trường đại học Mở bán công thành

phố Hồ Chí Minh và cao đẳng Sonadezi tại khu vực Long Bình Tân, quy mô 54 ha, ...);

- Đầu tư xây mới trung tâm văn hóa, thông tin ,triển lãm cấp quốc gia, nhà hát lớn, Trung

tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh (quy hoạch công viên, sửa chữa...), Trung tâm văn

hóa lịch sử cấp tỉnh tại xã Hiệp Hòa (Nhà hát, bảo tàng khoa học, trung tâm thông tin,

trung tâm biểu diễn của 2 đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa nhân dân, nhà văn thiếu nhi, thư

viện điện tử....) 240ha, Trung tâm thể dục thể thao tại xã Phước Tân, quy mô 180ha;

- Xây mới Trung tâm hành chính cấp tỉnh;

- Xây mới cải tạo khối cơ quan Ủy ban nhân dân các phường, xã.

2.3 Đô thị Nhơn Trạch:

- Lập quy hoạch phân khu các phường, xã, lập Chương trình phát triển đô thị, lập đề án

nâng loại đô thị;

Page 55: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

54

- Hoàn thiện các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1 (giao thông, cấp

nước, cấp điện, thoát nước, cây xanh, vỉa h );

- Hoàn thiện các dự án xây dựng Trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, Thể dục thể thao,

văn hóa của giai đoạn 1;

- Xây mới một số công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt (giao thông, cấp

điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh);

- Xây mới một số siêu thị - Trung tâm thương mại;

- Xây mới một số công trình y tế, giáo dục, văn hóa theo quy hoạch được duyệt;

- Xây mới và hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội;

- Xây dựng hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp, khu dân cư.

2.4 Thị xã Long Khánh:

- Lập quy hoạch phân khu các phường, xã; lập đề án nâng cấp đô thị;

- Hoàn thiện các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1 (giao thông, cấp

nước, cấp điện, thoát nước, cây xanh, vỉa h );

- Hoàn thiện các dự án xây dựng Trung tâm thương mại, yế, giáo dục, Thể dục thể thao,

văn hóa của giai đoạn 1;

- Xây dựng 2 làng văn hóa dân tộc Châu Ro tại 2 xã Bảo Vinh và Bầu Trâm;

- Xây dựng hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp.

2.5 Ƣu tiên Đầu tƣ xây dựng thị trấn Long Thành tiến tới đô thị loại IV:

- Lập các quy hoạch chi tiết, phân khu, lập đề án nâng loại và nâng cấp đô thị;

- Hoàn thiện các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1 (giao thông, cấp

nước, cấp điện, thoát nước, cây xanh, vỉa h );

- Hoàn thiện các dự án xây dựng Trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, thể dục thể thao,

văn hóa của giai đoạn 1;

- Xây mới một số công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt (giao thông, cấp

điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh);

- Xây mới một số siêu thị - Trung tâm thương mại;

- Xây mới một số công trình y tế, giáo dục, văn hóa theo quy hoạch được duyệt;

- Xây dựng hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp, khu dân cư.

2.6 Đô thị Trảng Bom:

- Lập các quy hoạch chi tiết, phân khu, lập đề án nâng cấp đô thị,

- Tiếp tục hoàn thiện các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1(giao

thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, cây xanh, vỉa h );

- Hoàn thiện các dự án xây dựng trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, thể dục thể thao,

văn hóa của giai đoạn 1;

- Xây mới một số công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt (giao thông, cấp

điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh);

- Xây mới một số siêu thị - trung tâm thương mại;

- Xây mới một số công trình y tế, giáo dục, văn hóa theo quy hoạch được duyệt;

- Xây dựng hạ tầng khu dân cư Làng Sông Xanh, huyện Trảng Bom.

III GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2021-2025

a) Địa bàn ưu tiên đầu tư: thành phố Biên Hòa, đô thị mới Nhơn trạch, các thị trấn Dầu

Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú.

b) Nội dung ưu tiên đầu tư:

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các công trình hạ tầng chính

các đô thị;

- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị, lập chương trình phát triển đô thị; lập đề

án nâng loại đô thị; đầu tư cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và hoàn thiện hạ tầng

dân cư các đô thị Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú đạt tiêu

chuẩn nâng cấp lên đô thị loại IV;

- Lập quy hoạch xây dựng các đô thị mới Bình Sơn, Phước Thái, Phú Lý, Thạnh Phú,

Phú Túc, La Ngà.

Page 56: THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ

55

3.1. - Xây dựng hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các công trình hạ tầng chính

các đô thị trên địa bàn tỉnh theo các quy hoạch Ngành.

3.2 Thành phố Biên Hòa và Đô thị Nhơn Trạch:

- Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn thành phố Biên Hòa

và đô thị Nhơn Trạch.

3.3 Các thị trấn Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú.

- Lập quy hoạch chung xây dựng, Lập chương trình phát triển đô thị, Nâng loại và nâng

cấp đô thị theo lộ trình;

- Tiếp tục hoàn thiện các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1;

- Xây mới các dự án xây dựng siêu thị, chợ, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, công trình

văn hóa của giai đoạn 1;

- Xây mới một số công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt (giao thông,

cấp điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh).

Các đô thị mới Bình Sơn, Phƣớc Thái, Phú Lý, Thạnh Phú, Phú Túc, La Ngà.

- Lập quy hoạch xây dựng.

IV GIAI ĐOẠN 2026-2030:

4.1. - Xây dựng hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các công trình hạ tầng chính

các đô thị trên địa bàn tỉnh theo các quy hoạch Ngành.

4.2 Thành phố Biên Hòa và Đô thị Nhơn Trạch:

- Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn thành phố Biên Hòa

và đô thị Nhơn Trạch.

4.3 Đô thị Long Thành và Trảng Bom:

- Lập quy hoạch chung xây dựng, Lập chương trình phát triển đô thị, Nâng loại và nâng

cấp đô thị theo lộ trình;

- Đầu tư cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và hoàn thiện hạ tầng dân cư các đô thị

Long Thành và Trảng Bom đạt các tiêu chuẩn lên đô thị loại III và thành lập thành phố.

4.4 Các đô thị mới Bình Sơn, Phƣớc Thái, Phú Lý, Thạnh Phú, Phú Túc, La Ngà.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đô thị mới Bình Sơn đạt tiêu chí cơ bản của đô

thị loại IV;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đô thị mới Phước Thái, Phú Lý, Thạnh Phú,

Phú Túc, La Ngà đạt tiêu chí cơ bản của đô thị loại V.