33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC LIỆU ************** TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ : TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU RAU ĐẮNG BIỂN Người thực hiện : Nguyễn Thu Hương Lớp A2K66 MSV:1101244 1

rau đắng biển

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: rau đắng biển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

**************

TIỂU LUẬN

CHỦ ĐỀ : TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU RAU ĐẮNG BIỂN

Người thực hiện : Nguyễn Thu Hương

Lớp A2K66

MSV:1101244

1

Page 2: rau đắng biển

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 4

I. Tổng quan .............................................................................................. 5

1.1. Đặc điểm thực vật chi Bacopa........................................................... 5

1.1.1. Vị trí phân loại ....................................................................... 5

1.1.2. Tóm tắt đặc điểm họ Hoa Mõm Chó 5

1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Bacopa............................................... 6

1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của Rau đắng biển............................. 6

1.2.1. Tên họ.................................................................................... 6

1.2.2. Mô tả ................................................................................... 7

1.2.3. Phân bố sinh thái, thu hái, chế biến........................................ 13

II. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Rau đắng biển.................. 14

2.1.Thành phần.......................................................................................... 14

2.2.Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 16

III. Tác dụng dược lý………………………………………………… . 17

IV. Tính vị, công năng............................................................................... 18

V. Công dụng............................................................................................. 18

VI. Một số sản phẩm từ Rau đắng biển đang được ứng dụng trên

thị trường hiện nay.................................................................................... 19

2

Page 3: rau đắng biển

6.1.Thuốc Thuốc EFTIHEPHA................................................................ 19

6.2.Thực phẩm chức năng PM Kids Intelligent......................................

6.3.Viên nang GACHI………………………………………………….

20

21

Kết luận ………………………………………………………………… 23

Tài liệu tham khảo..................................................................................... 24

ĐẶT VẤN ĐỀ

3

Page 4: rau đắng biển

Rau đắng biển, còn được gọi Rau đắng, Sam đắng. Tên khoa học: Bacopa monnieri (L),thuộc họ Hoa mõm chó Scrofulariacea. Rau đắng biển được sử dụng như một vị thuốc từ hàng nghìn năm trước trong y học Ayurvedic - Ấn Độ và có trong sách thuốc Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI. Tác dụng và công dụng của nó đã được công nhận trong nhiều công trình nghiên cứu.

Rau đắng biển hiện nay được phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới như Lào, Srilanka, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Ở Việt Nam cây cũng mọc ở nhiều vùng.

Hiện nay rau đắng biển được sử dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng bổ não, điều trị chứng mất ngủ và căng thẳng thần kinh, phòng và điều trị bệnh lú lẫn cho người già. Rau đắng biển đặc biệt thích hợpcho học sinh, sinh viên và những người làm việc trí óc vì nó tăng cường khả năng học tập, ghi nhớ, giúp tinh thần tỉnh táo và tập trung .

Để giúp các bạn hiểu hơn về loại dược liệu tuyệt vời này, tôi xin trình bày một số nét tổng quan về rau đắng biển.

I. Tổng quan

4

Page 5: rau đắng biển

1.1. Đặc điểm thực vật

1.1.1. Vị trí phân loại

Rau đắng biển . Tên gọi khác: Rau sam đắng, cây ruột gà, cây ba kích. Tên

tiếng Anh: Water Hyssop, Bacopa. Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Wettst.

Tên đồng nghĩa: Herpetis monnieri (L.) H.B.K., Gratiola onniera L., Septas

repens Lour., Bramia indica Lamk.

Phân loại thực vật: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae); Bộ Hoa Mõm

Chó (Scrophulariales); phân lớp Cúc (Asteridae) ;lớp Ngọc lan(Magnoliopsida),

ngành Ngọc Lan( Magnoliophyta), giới thực vật (Plantae).

Giới thực vật (Plantae)

Ngành Ngọc Lan (Liliopsida)

Phân lớp Cúc (Asteridae)

Bộ Hoa Mõm Chó (Scrophulariales)

Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)

1.1.2. Tóm tắt đặc điểm họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)

Cây thân cỏ, sống nhiều năm, cây bụi, ít khi là cây gỗ.

Lá mọc so le hay mọc đối, lá nguyên không có lá kèm.

Hoa đơn độc hoặc cụm hoa xim, bông, chùm. Hoa không đều, lưỡng tính,

mẫu 5, có 5 lá đài liền nhau, tràng hoa thường hình mặt nạ.

Bộ nhị 4 nhị do có 1 nhị lép, bộ nhị 2 trội, có khi chỉ còn 2 nhị.

Bộ nhụy gồm 2 lá noãn. Bầu trên, 2 ô.

Quả nang, ít khi quả mọng, nhiều hạt, nội nhũ nạc.

Hoa thức: ↑♂ K(5) C(5) A2-4 G(2)

Hoa đồ

5

Page 6: rau đắng biển

1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Bacopa

Cây thảo mọc hằng năm hay sống dai, có thân mọc bò hay mọc đứng, hình trụ

hay hơi có 4 cạnh. Lá mọc đối, không cuống, có mép nguyên hoặc chỉ hơi có

răng.

Hoa đơn độc và ở nách; lá bắc con 2, tồn tại. Đài có 5 lá đài rời đến tận gốc, có

tiền khai ngũ điểm, lá đài trên, lớn hơn, hình trứng hay hình trứng rộng, hai lá đài

bên nhỏ hơn, hình ngọn giáo hay hình dải. Tràng hình ống hay hình chuông, có

hai môi, với 5 thùy gần bằng nhau. Nhị thường 4, ít khi 2 hay có 2 cái dài hơn,

thụt vào trong, chỉ nhị hình sợi; bao phấn có 2 ô song song, dính nhau. Bầu hình

bầu dục; vòi nhụy dạng sợi, có 2 thùy bằng nhau ở đỉnh.

Quả nang hình trứng hay hình cầu, nằm trong đài tồn tại, mở ô bởi 2 van; hạt

nhiều, nhỏ, với vỏ có vân mạng.

1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của Rau đắng biển

1.2.1. Tên họ

Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Wettst.

Tên đồng nghĩa: Herpetis monnieri (L.) H.B.K., Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia indica Lamk.

Họ : Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

1.2.2. Mô tả

6

Page 7: rau đắng biển

Bacopa monnieri

Thân cỏ, mọc bò dài trên mặt đất, sống lâu năm. Thân nhẵn, màu xanh, thân non đôi khi có màu hơi nâu đỏ, tiết diện tròn, mọng nước, có rễ ở mấu, phân nhánh nhiều, mọc đứng. Thân lá có vị đắng. Lá đơn, mọc đối, không lông, dày, mọng nước, có dạng hình muỗng hay hình trứng ngược, tà ở đầu, dài 2-2,8 cm, rộng 0,5-0,7 cm, mép nguyên, không lông, ở 2 mặt lá có nhiều chấm lõm. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dưới, 1 gân chính, gân phụ không rõ. Hoa đơn độc, mọc ở nách lá, màu trắng hay màu tím nhạt. Hoa không đều, lưỡng tính mẫu 5. Cuống hoa dài 2,6-5,6 cm, không lông, hai lá bắc con hình dải, dài 0,6 cm, ở đỉnh cuống hoa. Bao hoa: 5 lá đài rời, không đều, lá đài sau to nhất, hình trứng, có 5 gân chính, dài 0,8 cm, rộng 0,5 cm, 2 lá đài trước hình trứng, mũi nhọn, 3 gân chính, dài 0,7 cm, rộng 0,4 cm, 2 lá đài bên nhỏ nhất, hình dải, 1 gân, có lông ở bìa, dài 0,6 cm, rộng 0,1 cm. Lá đài 5, có màu xanh đậm ở mép, xanh nhạt ở bên trong và có chấm lõm ở 2 mặt, tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, có lông, mỗi cánh hoa có 3 gân, dính nhau bên dưới tạo thành ống dài 0,4 cm, đáy ống màu tím nhạt hay màu trắng, tiền khai ngũ điểm hay kết lợp. Nhị 4, không đều, 2 nhị dài 5 mm ở phía trước, 2 nhị ngắn 1 mm ở phía sau. Nhị sau bị trụy không để lại dấu vết. Nhị đính gần đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị nhẵn, hình sợi. Bao phấn 2 ô, rời, xếp song song cạnh nhau, mở dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục hay hình tròn có 3 thùy, có rãnh. Lá noãn 2, vị trí trước sau, dính nhau thành bầu trên 2 ô, mỗi ô

7

Page 8: rau đắng biển

chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, ở đỉnh bầu, dạng sợi, nhẵn, dài 5 mm, đầu nhụy hình chén chia 2 thùy, màu xanh nhạt. Quả nang, hình trứng, kích thước 5 x 3 mm, có mũi, đựng trong đài nhẵn, vòi nhụy tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, hình tam giác, có cạnh.

Hoa thức và Hoa đồ:

Đặc điểm giải phẫu:

Thân

Vi phẫu gần tròn. Tế bào biểu bì có kích thước không đều nhau, hình chữ nhật, cutin mỏng có răng cưa, trên biểu bì có nhiều lỗ khí và lông tiết đa bào. Dưới biểu bì là mô mềm xốp, hình đa giác hay hình bầu dục, kích thước không đều, sắp xếp không thứ tự chừa những khuyết rất to. Thân già có nhiều tế bào cương thể nằm bên trong tế bào mô mềm, thân non không có. Nội bì khung caspary rõ, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, không đều. Trụ bì gồm 2 lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, tạo thành vòng liên tục. Các bó libe gỗ tạo thành vòng liên tục, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Tia tủy gồm 1-3 dải tế bào. Libe 1 tập trung thành từng đám. Mạch gỗ 2 kích thước không đều nhau. Mô mềm tủy gồm nhiều tế bào hình bầu dục to, không đều, sắp xếp lộn xộn chừa những khuyết nhỏ. Hạt tinh bột nhiều trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy và nội bì.

8

Page 9: rau đắng biển

Vi phẫu mặt cắt ngang của thân Bacopa monnieri

a.Bó mạch b.TB nhu mô liên kết c. Tinh thể canxi oxalat d. Libe và gỗ

Chiều dày của thịt lá gần bằng của gân giữa. Gân giữa: biểu bì cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, tế bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn tế bào của biểu bì dưới. Lớp cutin mỏng, có răng cưa. Mô mềm đạo gồm 3-4 lớp tế bào hình bầu dục dài hay hình đa giác. Các bó libe gỗ xếp thành hình bầu dục, libe ở dưới, gỗ ở trên, libe tập trung thành từng đám úp trên gỗ. Tia tủy hẹp 1 dải tế bào. Phiến lá: Biểu bì của thịt lá cấu tạo tương tự như biểu bì của gân giữa, trên biểu bì có nhiều lỗ khí và lông tiết đa bào, lỗ khí nằm thấp hơn so với biểu bì. Lông tiết đa bào gồm 2 dãy tế bào vách mỏng, nằm thụt sâu hơn so với tế bào biểu bì. Dưới biểu bì trên là mô mềm đạo, gồm 3 lớp tế bào, lớp tế bào trên hình bầu dục, 2 lớp tế bào dưới hình bầu dục dài. Trên biểu bì dưới gồm nhiều lớp tế bào mô mềm hình đa giác, không đều. Tinh bột có nhiều trong mô mềm,

9

Page 10: rau đắng biển

đặc biệt tập trung rất nhiều ở 2 mép lá. Các bó gân phụ bị cắt ngang có cấu tạo tương tự như bó gân giữa nhưng số lượng libe gỗ ít hơn, một số ít gân phụ bị cắt xéo.

Vi phẫu lá Bacopa monnieri

a. Kích thước lá b. Mặt cắt ngang gân lá c. Bó mạch d. Libe gỗ e. Lỗ khí

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột thân màu vàng nâu, xơ nhiều. Thành phần gồm: Tế bào mô cứng hình chữ nhật, riêng lẻ hay tập trung thành đám. Tế bào cương thể nằm bên trong tế bào mô mềm hay nằm ngoài tế bào mô mềm, vách mỏng. Mảnh biểu bì vách uốn lượn nhiều, mang lỗ khí kiểu hỗn bào hay lông tiết đa bào. Mảnh tế bào mô mềm hình bầu dục hay hình chữ nhật dài. Hạt tinh bột nhiều, nhỏ, hình tròn, đường kính khoảng 5µm, tễ không rõ. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng.

10

Page 11: rau đắng biển

Vi phẫu bột thân dược liệu

a. Sợi b-e. Hạt tinh bột c. Tinh thể hình lăng trụ d. Mảnh mô mang tinh bột

Bột lá màu xanh nâu, mịn, có mùi thơm. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì của gân lá gồm các tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mảnh biểu bì vách uốn lượn, mang lỗ khí kiểu hỗn bào hay lông tiết đa bào. Mảnh mô mềm thịt lá hình bầu dục dài, xếp chừa những khuyết nhỏ. Mảnh mô mềm của mép lá chứa rất nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn. Hạt tinh bột tập trung thành đám, hình tròn, đường kính khoảng 3,75 µm, tễ không rõ.

11

Page 12: rau đắng biển

Vi phẫu bột lá dược liệu

a. tinh thể Anicocytic b. Lỗ khí c. Sợi hóa gỗ d. Giọt tinh dầu e. tinh thể lăng trụ f. Mảnh mạch

Bột hoa màu nâu nhạt, ít xơ.Thành phần gồm: Mảnh biểu bì trên của cánh hoa hơi uốn lượn. Mảnh biểu bì dưới cánh hoa vách uốn lượn nhiều, có lông che chở đa bào. Mảnh mô mềm hình bầu dục dài, chứa tinh bột. Mảnh biểu bì lá đài vách uốn lượn, chứa lỗ khí kiểu hỗn bào, lông tiết đa bào, lông che chở đa bào. Hạt phấn hình tròn hay hình bầu dục, có rãnh, đường kính khoảng 50 µm. Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch xoắn.

12

Page 13: rau đắng biển

1.2.3. Phân bố sinh thái, thu hái, chế biến

1.2.3.1. Phân bố:

Bacopa monnieri phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây thường phát triển trong khu vực đầm lầy trên khắp Ấn Độ , Nepal , Sri Lanka , Trung Quốc , Đài Loan , Việt Nam , và cũng được tìm thấy ở Florida , Hawaii và các tiểu bang miền Nam khác của Hoa Kỳ, nơi nó có thể được phát triển trong điều kiện ẩm ở vườn, ao, đầm lầy.

Ở Việt Nam, cây phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500 m, bãi sông, bờ kênh mương, ở nước ta gặp từ Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, cây còn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể cả phần còn sót lại sau khi cắt.

1.2.3.2. Cách trồng

Cây có khả năng sống trong nước thậm chí có thể sống ở nước lợ. Trồng và nhân giống do chồi hay thân, rể mọc từ đốt thân ra. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500 m, bãi sông, bờ kênh mương.

13

Page 14: rau đắng biển

Mùa rau đắng mọc rộ nhất là từ tháng 3 âm lịch đến tháng 11 âm lịch.Vào những ngày mưa, rau đắng biển lớn nhanh như thổi. Chọn hái rau đắng biển phải cũng chính lúc này cây rau mới no nước và mập mạp. Hái rau đắng biển người ta cứ cầm nguyên nắm mà cắt sát chân rau bỏ lại rễ. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, cây còn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể cả phần còn sót lại sau khi cắt.

1.2.3.3. Chế biến

Thu hái phần trên mặt đất, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

II. Nghiên cứu thành phần hóa học cây Rau đắng biển ( Bacopa monnieri)

2.1 Thành phần:

Thành phần hóa học chính của bacopa monnieri gồm các triterpen tự do, saponin, flavonoid, alkaloid và các phenylethanoid glycosid. Trong đo thành phần được biết đến nhiều nhất là các saponin.

Các saponin trong Rau đắng biển có thành phần chính là jujubogenin và pseudojujubogenin. Cho tới nay đã có trên 14 saponin được biết từ cây này. Các chất này gồm:

Jujubogenin Pseudojujubogenin

Saponin có sapogenin là jujubogenin: bacosaponin A,bacosid A3, bacopasaponin E, bacosaponin F, bacopasid N1, bacopasid X, bacopasid IV…

14

Page 15: rau đắng biển

Saponin có sapogenin là pseudojujubogenin: bacosaponin B, bacopasaponin C, bacosid N2, bacopasid I, bacopasid II, bacopasid III, bacopasid V…

Bacobitacin A R=R1=R2=OHBacobitacin B R=R1=H R2=OHBacobitacin C R=X R1=R2=HBacobitacin D R=X R1=OH R2=H

Các saponin khác nhau chủ yếu ở phần đường trên C-3 và C-20. Tất cả các saponin đều có mạch đường ở C-3. Mạch đường trên C3 có từ 1-3 đường. Khi là 3 đường , mạch đường có thể phân nhán. Chỉ có 3 bacopasaponin A,E và F ở C-20 có thêm 1 mạch đường với 1 đường duy nhất là α-L-arabinopyranose.Các nghiên cứu ban đầu về chi này báo cáo về sự hiện diện của 2 saponin chính là bacosid A à bacosid B.Cấu trúc của bacosid A được xác định là 3-(α-L-arabinopyranose)-O-β-D-glucopyranosid-10,20-dihydroxy-16-keto-dammar-(24)-en.Nhiều nghiên cứu dược lí sau đó cũng công bố những kết quả thử nghiệm trên 2 saponin này. Các nghiên cứu về hóa học này đã tìm ra nhiều saponin mới trong Rau đắng biển. Nhiều chất là thành phần hỗn hợp mà trước đây thường được gọi là bacosid A và B.

Ngoài các thành phần saponin, Rau đắng biển còn có các nhomd hợp chất khác bao gồm: Các cucurbitacin là bacobitacin A,B,C và D, cucurbitacin E. Triterpen tự do: ebelin lactone, bacogenin A1, A2, A3, jujubogenin, pseudojujubogenin, bacosin, acid betulinic. Các phytosterol Các alkaloid là brahmin, một lượng rất nhỏ nicoyin và các alkaloid khác, Các dẫn xuất phenyl ethanoid glycosid là monierasid I-III và plantanosid B, 3,4-dihydroxyphenylelthyl alcohol (2-O-feruloy)-β-D-glucopyranosid và

15

Page 16: rau đắng biển

phenylethyl alcohol [5-O-p-hydroxybenzoyl-β-D-apiofuranosyl-(1→2)] β-D-glucopyranosid… Ngoài ra còn có dẫn chất mastutaka alcohol [(3R)-1-octan-3-yl-(6-O-sulfony)-β-D-gluco-pyranosid] và herpestin.

2.2 Phương pháp nghiên cứu kiểm nghiệm Saponin2.2.1. Dựa trên tính chất tạo bọt: Ðây là tính chất đặc trưng nhất của saponin do phân tử saponin lớn và có cùng một lúc một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Người ta dựa trên hiện tượng gây bọt ở môi trường kiềm và acid để sơ bộ phân biệt saponin steroid và triterpenoid.

Có thể dựa vào chỉ số bọt để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin: chỉ số bọt là số ml nước để hoà tan saponin trong 1g nguyên liệu cho một cột bọt cao 1cm sau khi lắc và đọc (tiến hành trong điều kiện qui định).

2.2.2. Dựa trên tính chất phá huyết: Ðây cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Tuy nhiên cũng có một vài saponin không thể hiện rõ tính chất này. Khả năng phá huyết cũng khác nhau nhiều tùy loại saponin. Người ta cho rằng tính phá huyết có liên quan đến sự tạo phức với cholesterol và các ester của nó trong màng hồng cầu nhưng lại thấy rằng giữa chỉ số phá huyết và khả năng tạo phức với cholesterol có nhiều trường hợp không tỷ lệ thuận với nhau nên người ta cho rằng phải xét đến ảnh hưởng của saponin trên các thành phần khác của màng hồng cầu. Qua việc theo dõi tính phá huyết của saponin người ta thấy rằng cấu trúc của phần aglycon có tác dụng trực tiếp đến tính phá huyết nhưng phần đường cũng có ảnh hưởng. Hồng cầu của các động vật khác nhau cũng bị tác động khác nhau đối với một saponin. Hồng cầu cừu dễ bị phá huyết nên dùng tốt, có thể dùng máu của súc vật có sừng khác, hoặc dùng máu thỏ thường dễ kiếm đối với các phòng thí nghiệm.

Ðể đánh giá một nguyên liệu chứa saponin, người ta dựa trên chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hoà tan saponin có trong 1g nguyên liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một thứ máu đã chọn (tiến hành trong điều kiện qui định).

2.2.3. Dựa trên độ độc đối với cá: Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin để thuốc cá (đừng nhầm với rotenon). Ðể đánh giá nguyên liệu chứa saponin, người ta có thể dựa vào chỉ số cá. Chỉ số cá cũng phải tiến hành trong những điều kiện quy định: môi trường, loại cá,...

16

Page 17: rau đắng biển

D- Khả năng tạo phức với cholesterol: Những saponin triterpenoid tạo phức kém hơn loại steroid. Trong loại steroid thì digitonin kết hợp với cholesterol gần như hoàn toàn, do đó digitonin được dùng làm thuốc thử để định lượng cholesterol trong hoá sinh.

2.2.4. Các phản ứng màu: Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá hay lơ-tím (phản ứng Salkowski). Phản ứng Liebermann-Burchardt cũng hay dùng để phân biệt 2 loại sapogenin: lấy vài miligram sapogenin hoà nóng vào 1ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu lơ-xanh lá, còn dẫn chất triterpenoid thì có màu hồng đến tía.

2.2.5. Sắc ký lớp mỏng2.2.6. Ðịnh lượng:

Phương pháp cân. Chiết saponin rồi cân. Cách tiến hành chiết như SKLM. Phương pháp đo quang: Phương pháp này có thể dùng định lượng riêng biệt

các sapogenin sau khi tách bằng sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng.

2.2.7. Xác định bằng quang phổ: Các sapogenin triterpenoid trong H2SO4 đậm đặc có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng tử ngoại ở 310 nm. Cực đại này không thể hiện với các saponin steroid.

Phổ hồng ngoại của các sapogenin steroid đặc biệt có 4 pic đặc trưng của mạch nhánh spiroacetal: pic thứ nhất ở 850 - 857 cm-1 đối với các chất 25 S hoặc 860 - 866 cm-1 đối với các chất 25 R. Pic thứ hai ở gần 900 (894-905), pic thứ ba ở gần 915 (915-923), pic thứ tư ở gần 980 (980-987). Ðể phân biệt sapogenin thuộc 25 R hoặc 25 S thì căn cứ vào cường độ hấp thu của pic thứ hai và pic thứ ba: các chất 25 R thì pic thứ hai có cường độ hấp thụ mạnh hơn pic thứ ba; đối với 25 S thì ngược lại.

III. Tác dụng dược lýỞ chuột, cao chiết ethanol của Rau đắng biển tăng lượng GABA trong não 15

phút sau khi uống. Chuột cống uống cao rau Đắng trong 24 ngày, tăng khả năng học hỏi. Cao chiết ethanol của Rau đắng làm giãn cơ trơn hồi tràng, cơ trơn khí quản, động mạch chủ của thú thử nghiệm có sự tham gia của các prostaglycin và tác dụng đối vận calci không chọn lọc.

17

Page 18: rau đắng biển

Saponin của cây này giảm hoạt tính vận động ở chuột lớn có tác dụng làm an thần ở chuột lớn nhưng không ngăn chặn được phản ứng phòng vệ có điều kiện cũng như bảo vệ chuột khỏi bị động kinh do tác động âm thanh. Mới đây, cao rau Đắng cải thiện nhiều mẫu tư thái học hỏi của chuột (behavioral models of learning). Các bacosid A và B cho thấy tác động phụ thuộc vào liều dùng. Triterpen tự do bacosin có tính giảm đau qua hệ thống opioid.

Các saponin cũng làm tan huyết và có tác dụng trên giun. Một số chất trong rau đắng biển có tác dụng hạ đường huyết nhẹ trên mô hình streptozocin [J. Nat.Prod.,2002,65(12), 1759-63].

IV. Tính vị, công năng

Rau đắng biển có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, còn dùng khai vị kích thích, chống co thắt, thông hơi, trợ thần kinh và trợ tim.

Thường được dùng trị: 1. Xích, bạch lỵ (lỵ ra máu, mủ); 2. Mắt đỏ sưng đau; 3. Da sưng đỏ; 4. Nhức mỏi tê bại, đòn ngã tổn thương; 5. Viêm gan vàng da (thay vị rau má); 6. Ho. Dùng ngoài da tắm trị ghẻ.

Ở Ấn Ðộ, người ta dùng toàn cây để trị hen suyễn, động kinh, điên rồ, mất tiếng và dùng thân lá trị rắn cắn. Ở Xri Lanca toàn cây dùng làm thuốc xổ, và đun nước nóng rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như da voi.

V. Công dụng

5.1.Rau đắng biển được dùng làm rau

Dùng để ăn sống: Có thể dùng riêng hoặc dùng chung với các loại rau khác. Tuy nhiên do vị đắng đậm nên rất ít người quen ăn sống. Rau đắng biển ăn với cháo nóng rất tốt. Rau luộc: Rau đắng biển tốt nhất là đem luộc, chất đắng bị loại bớt do tan vào nước. Rau đắng biển luộc chấm với thịt kho, cá kho, tương, chao, mắm kho, mắm ruốc… Xào: Rau đắng biển được xào với dầu, mỡ, nước cốt dừa vớt thịt, tôm, ếch, nhái. Nấu canh: Rau đắng biển có thể náu canh với thịt, cá, tôm, cua, ếch, nhái ăn rất bổ dưỡng.

5.2. Rau đắng biển được dùng làm thuốc

18

Page 19: rau đắng biển

Ở Ấn Ðộ,trong y học cổ truyền người ta coi Rau đắng biển là một dược liệu quý, được dùng trong rất nhiều bài thuốc để trị hen suyễn, khản tiếng, động kinh, điên rồ, mất tiếng, dùng thân lá trị rắn cắn và cũng được xem như thuốc bổ thần kinh, tim, thuốc lợi tiểu. Ở Xri Lanca toàn cây dùng làm thuốc xổ, và đun nước nóng rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như da voi.

Trong y học cổ truyền Việt Nam Rau đắng biển thường được dùng trị: 1. Xích, bạch lỵ (lỵ ra máu, mủ); 2. Mắt đỏ sưng đau; 3. Da sưng đỏ; 4. Nhức mỏi tê bại, đòn ngã tổn thương; 5. Viêm gan vàng da (thay vị rau má); 6. Ho. Dùng ngoài da tắm trị ghẻ.

Rau đắng biển thường được dùng trong các trường hợp lo âu, mất ngủ, suy giảm hay mất trí nhớ.

Khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

5.3. Tác dụng không mong muốn

Khuyến cáo những phụ nữ mang thai không nên dùng hay trong thời kỳ cho con bú.

VI. Một số sản phẩm từ Rau đắng biển đang được ứng dụng trên thị trường hiện nay

6.1. Thuốc EFTIHEPHA

Thành phần :cho 1 viên nén

19

Page 20: rau đắng biển

Bột Diệp hạ châu ( Herba Phyllanthi urinariae powder)100 mg

Bột Actisô ( Folium Cynarae powder).............................40 mg

Bột Rau đắng (Bacopa monnieri powder)......................20 mg

Cao râu mèo ( Herba Orthosiphonis Extractum).............10mg

Tá dược :Colloidal silica anhydrous, Calci carbonat, Nipagin, Ethanol 96%, Magnesi stearat, Natri starch glycolat, Shellac, Gôm Arabic, Titan dioxyd, Đỏ Ponceau 4R, Màu Brown HT, Vàng Tartrazin, Gelatin, Bột Talc, Đường trắng, Nước tinh khiết, Sáp ong trắng, Sáp ong nâu.

Liều dùng: Người lớn: Uống 2 viên/lần, ngày 3 lần.

Trẻ em: ½ liều người lớn.

Uống thuốc trước bữa ăn.

Đóng gói:Hộp 10 vỉ x10 viên bao đường

Tác dụng: Làm giảm men gan và phục hồi chức năng gan. Dùng trong viêm gan siêu vi B mạn tính, mụn nhọt, mẩn ngứa. Thông tiểu, bài tiết chất độc cơ thể, giúp tiêu hóa tốt.

Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai. Người đang có bệnh chảy máu.

6.2.Thực phẩm chức năng PM Kids Intelligent

20

Page 21: rau đắng biển

Hoạt chất

Mỗi một viên nang có chứa

Acetyl L'Carnitine ………………………………………………...40mg

Dầu cá tự nhiên(docosahexaenoic acid–DHA 15mg)……………125mg

Dầu cá tự nhiên(Cá Ngừ)(docosahexaenoic acid–DHA 32.5mg)..125mg

Axit Folic…………………………………………………………50mcg

Zinc amino acid chelate(tương đương Zinc 1mg)…………………..5mg

Bacopa monnieri (Brahmi tương đương với để khô)……………...50mg

Tác dụng: Cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ: Giúp cho hệ thần kinh phát triển, cải thiện độ tập trung, nhận thức, khả năng học tập và trí nhớ, giúp duy trì tuần hoàn ngoại biên, cung cấp thêm các chất dinh dưỡng .

Liều dùng: Trẻ em: 1 viên một ngày

Đóng gói:60 viên / hộp vỉ

6.3.Viên nang GACHI

Thành phần :cho 1 viên nén

Linh chi (Ganoderma Lucidum)......................................... : 2000mg

Dừa cạn (Herba Catharanthi rosei).................................... : 2000mg

21

Page 22: rau đắng biển

Sơn tra (Fructus Mali)........................................................ : 500mg

Rau đắng biển (Bacopa monnieri)....................................... : 250mg

Cao lá Bạch quả (Extractum Ginkgo biloba)........................... : 20mg

Tác dụng

Giúp làm giảm cholesterol máu, hỗ trợ ổn định huyết áp.

Trợ giúp tiêu hoá, giải độc và tăng cường chức năng gan, cải thiện trí nhớ.

Giúp tăng khả năng miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Đối tượng sử dụng:

Dùng cho người bị bệnh tim mạch như: cao huyết áp, thiểu năng mạch vành.

Người bị mỡ trong máu cao, gan nhiễm mỡ.

Các trường hợp suy giảm chức năng gan, thiểu năng tuần hoàn não, người bị ung thư sau hóa trị, xạ trị.

Liều dùng:

Người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên

Trẻ em từ 12 – 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên

Đối với người bệnh sau xạ trị, hóa trị liệu: Ngày 2 lần, lần 3 viên.

Có thể sử dụng lâu dài mà không sợ tác dụng phụ.

Đóng gói: Chai 30 viên nang.

22

Page 23: rau đắng biển

KẾT LUẬN

Ngày nay thế giới có xu hướng chung là quay về nghiên cứu và sử dụng các

sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để điều trị bệnh nhờ sự an toàn và tác dụng đa

dạng. Rau đắng biển là một một vị thuốc dân gian với những tác dụng phong phú,

dễ trồng, dễ thu hái và chế biến. Vì vậy nghiên cứu và phát triển loại cây này

trong y dược là hướng đi đầy tiềm năng. Bài tiểu luận đã cung cấp những thông

tin khái quát về Rau đắng biển cũng như sản phẩm của nó. Bài tiểu luận vẫn còn

nhiều thiếu sót,em rất mong quí thầy cô và các bạn góp ý để hoàn thiện hơn!

23

Page 24: rau đắng biển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Dược liệu học tập 1 (2011), Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, Hội đồng Dược điển Việt Nam.

3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam II, NXB Khoa học

và kỹ thuật Hà Nội.

4. Phạm Hoàng Hộ , Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ.

5. Giải phẫu hình thái thực vật, Hoàng Thị Sản (chủ biên), NXB GD 1998

Tài liệu từ Internet

6. http://www.wikipedia.org

7. http://duoclieu.org

8. http://www.botanyvn.com/

9. http://www.ayujournal.org/

24