25
RAU TIỀN ĐẠO Tổ 8 – Lớp Y3B

rau tien dao

Embed Size (px)

Citation preview

RAU TIỀN ĐẠO

Tổ 8 – Lớp Y3B

1. Định nghĩa

Rau tiền đạo là rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu và làm cho ngôi bình chỉnh không tốt gây đẻ khó.

2. Tỷ lệ mắc bệnh và yếu tố thuận lợi:

Rau tiền đạo chiếm khoảng 0,5-1% trong tổng số (theo thống kê của BVBM&TSS năm 1997)

Tỷ lệ tử vong do rau tiền đạo khoảng 1,16% tại BVBM&TSS năm 1961.

Yếu tố thuận lợi Các bà mẹ đẻ nhiều lầnViêm nhiễm sinh dụcTiền sử nạo hút thai nhiều lần hoặc có tiền sử mổ

lấy thaiTử cung bất thường: dị dạng, có u xơ.

3. Phân loại rau tiền đạo theo vị trí giải phẫu của bánh rau

Hình ảnh một số loại rau tiền đạo thường gặp

Phân loại

Rau bám thấp Rau bám bên Rau bám mép Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn

Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn

Vị trí giải

phẫu

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung,chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới

Phần lớn bánh rau bám vào đoạn dưới nhưng bờ rau chưa tới cổ tử cung

Bờ bánh rau chưa tới cổ tử cung nhưng chưa che lấp cổ tử cung 

Bánh rau che lấp một phần diện lỗ cổ tử cung

Bánh rau che kín cả lỗ tử cung khi tử cung đã mở

Hậu quả - Không gây chảy máu- Thường gây chảy máu sớm

- Chảy máu nhẹ - Chảy máu vừa - Khi thăm âm đạo thấy cả múi rau và màng rau- Chảy máu nhiều

- Thăm âm đạo không thấy múi rau, không thấy màng rau- Chảy máu rất nhiều

4. TRIỆU CHỨNG

4.1: BA THÁNG CUỐI THỜI KÌ THAI NGHÉN

Cơ năng: Chảy máu

- Đột ngột- Không rõ nguyên nhân- Không đau bụng- Máu đỏ loãng, có thể có cục- Lượng máu có thể nhiều hoặc

ít - Có thể tự cầm máu mặc dù

không điều trị- Ra máu từng đợt tái phát, lần

sau mất máu nhiều hơn lần trước.

Toàn thân

• Xanh xao

Đo huyết áp

Xét nghiệm hồng cầu

Xét nghiệm huyết sắc tố

=> thiếu máu nặng hay nhẹ

Thực thể Nắn thấy ngôi thai bất thường:- Ngôi ngang

- Ngôi ngược- Ngôi đầu cao lỏng

Nghe tim thai: - Mất máu ít -> tim thai

còn tốt- Mất máu nhiều -> tim

thai suy, có khi không nghe thấy tim thai

Thăm âm đạo:- Thấy ngôi còn cao- Cổ tử cung có thể bị

lệch (bên bị lệch là nơi rau bám)

- Thăm qua túi cùng, giữa ngôi và ngón tay có cảm giác thấy một lớp đệm dày khác với ối đó chính là bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung.

Cận lâm sàng

Siêu âm cho biết vị trí của mép bánh rau bám

4.2: Khi chuyển dạ

Cơ năng:• Chảy máu đỏ tươi (lượng

máu có thể rất nhiều hoặc ít tùy từng trường hợp)

• Chảy máu ồ ạt (rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn)

• Chảy máu ít một tái phát (rau bám tiền đạo bán trung tâm, loại bám mép, bám thấp)

Toàn thân

• Chảy máu nhiều• Thể trạng suy sụp nhanh• Trụy mạch

Thực thể

• Nắn thấy ngôi thai bất thường

- 73.3 % ngôi đầu cao lỏng

- 14.3 % ngôi ngang- 13.4% ngôi ngược

Tim thai

• Suy thai• Biến đổi nhịp tim thai

phụ thuộc vào lượng máu nhiều hay ít

Thăm âm đạo

• Sờ thấy các múi rau bịt kín cổ tử cung -> RTĐ trung tâm hoàn toàn

• Sờ thấy cả múi rau và đầu ối -> RTĐ bán trung tâm

• Sờ thấy bờ rau bánh rau không che lấp cổ tử cung -> RTĐ bám mép

• Chỉ thấy màng ối cứng -> RTĐ loại bám bên

5.1: Trong ba tháng cuối Thai chưa được tám thángNếu máu ra ít không ảnh hưởng tới mẹ thì cho sản phụ nghỉ ngơi tuyệt đối và theo dõi tới khi đủ tháng.Nếu máu ra nhiều khó giữ thai đến đủ tháng và cần cứu mẹ thì chọc ối, gây chuyển dạ

5. Thái độ xử trí

Thai được tám tháng, có khả năng sống được, nếu chảy máu tái diễn nhiều lần thì mổ lấy thai, không nên chờ đến khi chuyển dạ vì thường gây chảy máu rất nhiều khi chuyển dạ, khó cứu con.

5.2: KHI CHUYỂN DẠ Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Mổ

lấy thai, kể cả khi thai đã chết hoàn toàn để cứu me.

Rau tiền đạo các thể còn lại thì: Bấm ối, xé rộng màng ối để cầm máu. Nếu không cầm được máu thì mổ lấy

thai.

Khi mổ lấy thai cần chú ý:

Nếu diện rau bám chảy máu, có thể khâu cầm máu bằng các mũi chỉ catgut chữ X hoặc chữ U

Nếu vẫn không cầm được máu thì tiến hành cắt động mạch tử cung mà vẫn chảy máu thì tiến hành cắt tử cung bán phần thấp đối với người con rạ hoặc thắt động mạch hạ vị đối với người con so.

Nếu không có khả năng làm thủ thuật thì cắt tử cung bán phần thấp để cứu mẹ.

Thời kỳ sổ rau:

Nếu chảy máu phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung (chú ý đoạn dưới tử cung nơi rau bám) và cho thuốc co dạ con

Nếu vẫn không kết quả, phải cắt tử cung bán phần thấp dưới chỗ rau bám.

Người mẹ cần được theo dõi toàn trạng, số lượng hồng cầu huyết sắc tố, nếu thiếu máu phải truyền máu.

Trẻ sơ sinh phải được chăm sóc đặc biệt vì thường non tháng

6. PHÒNG BỆNH

Phát hiện sớm rau tiền đạo

Quản lí thai nghén tốt

Tuyên truyền tránh thai cho cả nam và nữ, kế hoạch hóa

gia đình

Tổ chức khám và điều trị định kì cho

phụ nữ

Đề phòng tai biến của rau tiền đạo

Điều trị tích cực cho sản

phụ được chẩn đoán là rau

tiền đạo

Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có chuyên

môn

The end