40
LƯU HÀNH NỘI BSố 5 (2016)

Số 5 (2016) - phutan.bvdkphutanag.vnphutan.bvdkphutanag.vn/uploads/news/2016_12/tap-san-05-2016.pdf · Nobel Y học 2016: Cơ chế “ tự thực” và khả năng phát hiện

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Số 5(2016)

BAN BIÊN TẬP

BS CK1. Trương Tấn Thành

DS CK1. Ngô Thị Thu Trang

BS CK1. Lê Duy An

DS CK1. Lê Minh Đáng

KT. Hồ Thị Bích Thu

KTV. Đào Trần Phương Tâm

KTV. Lê Quang Tấn

Mục lục1. Xử trí sốt ở trẻ em Trang 1-3

BS.CK1. Lê Duy An - Khoa Nhi - BVĐK Phú Tân2. Tổng kết báo cáo ADR năm 2016 Trang 3-5

DS.CK1. Lê Minh Đáng - Khoa Dược - BVĐK Phú Tân3. Phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn - Định hướng chọn kháng sinh điều trị

Trang 6-8DS.CK1. Ngô Thị Thu Trang - P.KHTH&VTTBYT - BVĐK Phú Tân

4. Tương tác thuốc Trang 8-11DS. Lê Hồng Nguyên - Khoa Dược - BVĐK Phú Tân

5. Sự cần thiết triển khai dược lâm sàng ở bệnh viện Trang 11-14DS.CK1. Ngô Thị Thu Trang - P.KHTH&VTTBYT - BVĐK Phú Tân

6. Cập nhật thông tin dược lý đối với chế phẩm chứa Diacerein Trang 14-16Tổ thông tin thuốc - BVĐK Phú Tân

7. An toàn người bệnh các vấn đề thiết yếu Trang 16-21BS. Phan thị Ngọc Linh - Quality Management and Patient Safety Solutions

8. Bằng chứng mới về mối quan hệ giữa virut Zika và hội chứng GuillainBarre Trang 21-22

Hà Anh - Nguồn sức khỏe và đời sống9. Procalcitonin (PCT) - Marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩnhuyết Trang 23-26

DS.CKII. Nguyễn Thị Hương - Khoa Hóa sinh - Bệnh viện Bạch Mai

10. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Kỹ thuật chữa vô sinh an toànTrang 26-28

BS. Đặng Quang Vinh - Nguồn sức khỏe đời sống11. Nobel Y học 2016: Cơ chế “ tự thực” và khả năng phát hiện sớm các bệnhnguy hiểm Trang 28-29

Nhật Quang - Theo Science and avenir, BBC

12. Thông tin y dược Trang 30-33DS.CK1. Ngô Thị Thu Trang - P.KHTH&VTTBYT - BVĐK Phú Tân

Thư giãn Trang 34-36

Bản tin Y Dược số 5 20161

BS.CKI. Lê Duy AnKhoa Nhi - BVĐK Phú Tân

Định nghĩaSốt khi thân nhiệt đo ở hậu môn >380C.Sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi hay vi khuẩn, đôi khi do nguyênnhân không nhiễm trùng như bệnh hệ thống, bệnh ác tính hoặc sốt do thuốc, sau tiêmngừa.Sốt không phụ thuộc vào mức độ bệnh, sốt cao khi nhiệt độ ≥390C. Sốt >410C cónguy cơ co giật và tổn thương não.

Bất lợi của sốt• Khó chịu, biếng ăn.• Mất nước.• Tăng nhịp tim (tăng 10 nhịp/10C)• Tăng biến dưỡng (tăng 10 –

12%/10C)• Co giật.

Sốt có lợi cho trẻSốt < 390 C là phản ứng có lợi cho

trẻ• Giảm sinh sản siêu vi, vi khuẩn.• Tăng đáp ứng miễn dịch chống

lại vi khuẩn.

Thuốc hạ nhiệt có cải thiện diễn tiếnvà tử vong của bệnh nhiễm khuẩnkhông?Chưa có bằng chứng sử dụng thuốc hạnhiệt sẻ rút ngắn diễn tiến và tử vong ởtrẻ đang sốt.

Thuốc hạ nhiệt• Không cho thường quy với tất cả

trẻ sốt.• Không cho với mục đích đưa

nhiệt độ về bình thường khi trẻsốt vẫn sinh hoạt bình thường.

Chỉ định thuốc hạ nhiệt• Sốt cao > 390

• Sốt ≥ 38,50 kèm trẻ khó chịu dosốt (khóc, kích thích, biếng ăn,mất ngủ)

• Sốt ≥ 380 kèm bệnh lý tim phổi(giảm nhu cầu oxy, biến dưỡng)

• Sốt ≥ 380 tiền sử co giật do sốt(giảm co giật)

Có nên sử dụng thường quyparacetamol trước và sau tiêm chủngđể ngừa đau – hạ sốt không?

• Nghiên cứu chứng minhparacetamol làm trẻ giảm đápứng miễn dịch, giảm sản xuấtkháng thể khi tiêm vaccin.

• Kết luận:Không khuyến cáo paracetamolthường quy trước khi tiêmchủng.Thuốc hạ nhiệt chỉ được chỉ địnhkhi trẻ sốt sau tiêm chủng.

Tại sao không dùng aspirin để hạnhiệt ở trẻ em?

• Cấm sử dụng aspirin ở trẻ bịnhiễm siêu vi cúm hay thủy đậudo liên hệ hội chứng reye’s

• Hội chứng reye’s: Tổn thương não cấp với phù não,

thoái hóa mỡ ở gan, hạ đườnghuyết.

Tử vong cao.

Bản tin Y Dược số 5 20162

• Trẻ sốt khó xác định nguyênnhân:

→ Hiện nay không khuyến cáodùng aspirin để hạ nhiệt.

Tác dụng của IbuprofeneIbuprofene

• Ức chế cyclo – oxygenases, tổnghợp prostaglandins (quan trọngtrong sốt và viêm)

• Hấp thu: 1 -2 giờ• Tác dụng tối đa: 4 giờ• Tác dụng kéo dài: 6 – 8 giờ• Liều dùng: 5 – 10mg/kg mỗi 6 –

8 giờ• Không sử dụng ibuprofen: Trẻ

sơ sinh, dị ứng, sốt xuất huyết,viêm loét dạ dày

Chọn lựa thuốc hạ sốt paracetamolhay ibuprofene?So sánh tác dụng hạ nhiệt ibuprofen vàparacetamol

1. Một phân tích gộp so sánh tácdụng hạ nhiệt ibuprofene (5 –10mg/kg) và paracetamol (10 –15mg/kg)

Kết luận: Ibuprofene hạ nhiệt ở trẻtốt hơn ở thời điểm 2, 4 và 6 giờ sauuống.

2. Ibuprofene có tác dụng hạ nhiệtkéo dài hơn so với paracetamol,ít độc tính nguy hiểm hơn khiquá liều.

Trẻ sốt cao nên cho cùng lúcparacetamol và ibuprofen?

• Trên thực hành nhiều bác sĩ chocùng lúc 2 thuốc hạ nhiệtparacetamol và ibuprofene.

• Không khuyến cáo cho cùng lúc2 thuốc hạ nhiệt paracetamol vàibuprofene do không cần thiết vàtăng tác dụng phụ.

Làm gì khi thất bại với thuốc hạ nhiệtparacetamol?

1. Tăng liều paracetamol hoặcibuprofen đang dùng.

2. Chuyển sang nhét hậu mônparacetamol.

3. Lau mát hạ sốt.4. Phương pháp khác.

Paracetamol nhét hậu môn hạ nhiệttương đương đường uống, chỉ định khitrẻ không uống được, nôn ói.Lau mát kế hợp với thuốc hạ sốt khi sốtcao > 390 thất bại với thuốc. Tuy nhiênlau mát hạ sốt có nhiều khuyết điểm:

• Trẻ ít hoặc không hợp tác• Trẻ run làm tăng nhiệt độ• Cần chuẩn bị dụng cụ• Tốn công

Bản tin Y Dược số 5 20163

• Khi nào cho lau mát?Mục đích chờ thuốc tác dụng (trẻ sốttrở lại khi ngừng lau mát nếu chỉ laumát đơn thuần)

• Đang co giật do sốt• Sốt rất cao >400 C

• Sốt rất cao cho thuốc hạ nhiệt độkhông hết (kèm kích thích, dọaco giật).

Dùng thêm ibuprofene xen kẽparacetamol khi thất bại hạ nhiệt vớiparacetamol./.

DS.CKI. Lê Minh ĐángKhoa Dược - BVĐK Phú Tân

Trong năm 2016 (quý IV/2015 và quý I, II, III/2016) khoa Dược đã tiếp nhận 63 báocáo ADR từ các khoa lâm sàng, tăng 39 báo cáo so với cùng kỳ năm 2015, chủ yếu làcác phản ứng không nghiêm trọng. Trong đó, 63 báo cáo ADR liên quan đến thuốc,không có báo cáo nào liên quan đến chất lượng thuốc (Chi tiết báo cáo được trìnhbày trong hình 1 và hình 2).

Hình1: Số liệu báo cáo theo quý

I. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC KHOA LÂM SÀNG

1. Tình hình báo cáo

Bản tin Y Dược số 5 20164

Tính đến hết tháng 9 năm 2016, có 6 khoa lâm sàng: khoa HSCC, khoa Ngoại, khoaSản, khoa Nội, khoa Nhi, khoa Nhiễm gửi báo cáo ADR, Khoa Nội có số lượng báocáo nhiều nhất (15 ADR), khoa Nhiễm ít nhất (05 ADR). Đối tượng báo cáo chủ yếulà các dược sĩ trung cấp tại các khoa lâm sàng.

Hình 2: Số liệu báo cáo theo khoa

2. Các thuốc nghi ngờ gây ADR đượcbáo cáo

Trong số 63 báo cáo ADR, tổng sốthuốc nghi ngờ được báo cáo là 14thuốc. Các thuốc nghi ngờ ADR thuộc09 nhóm chính: Kháng sinh(Cefuroxim, Ciprofloxacin, Cefixim,Cefotaxim, Ceftazidim, Levofloxacin,Ofloxacin), các thuốc gây tê mê(Bupivacain, Fentanyl, Lidocain), giảmđau, kháng viêm (Paracetamol,Meloxicam, Diclofenac), dịch truyền,cao phân tử (Acid amin , Albumin ,Glucose, Natri clorid), thuốc tác dụnglên quá trình đông máu (Enoxaparin,Streptokinase), thuốc tim mạch(Amiodaron), tiết niệu (Colchicin), tiêuhóa (Domperidon), thuốc tác dụng trênđường hô hấp (salbutamol). Chi tiếtcác thuốc xem bảng sau:

STT Hoạt chấtSố

LượngKhoa

Báo cáo

1 Acid amin 3 Nội

2 Albumin 3 Nội

3 Allopurinol 1 Nhiễm

4 Amiodaron 1 HSCC

5 Bupivacain 2Sản,Ngoại

6 Cefaclor 2 Nhi

7 Cefalexin 1 HSCC

8 Cefixim 1 Nhi

9 Cefotaxim 4Sản,Nhi

10 Ceftazidim 1 Ngoại

11 Cefuroxim 3 Nhi

12 Ciprofloxacin 6HSCC,Nhiễm

Bản tin Y Dược số 5 20165

13 Colchicin 1 Ngoại

14 Diclofenac 5HSCC,Ngoại

15 Domperidon 1 Nhi

16 Enoxaparin 1 HSCC

17 Fentanyl 2 Ngoại

18 Glucose 1 Nội

19 Levofloxacin 2HSCC,

Nội

20 Lidocain 2 Sản

21 Meloxicam 2 Ngoại

22 Natri clorid 7HSCC,

Nội

23 Ofloxacin 1 Nhiễm

24 Paracetamol 5Nội, Ngoại,

Sản

25 Salbutamol 4HSCC,

Nhi

26 Streptokinase 1 HSCC

III. NHẬN XÉT

Đa số các báo cáo ADR ghi nhận đượclà các phản ứng ngoài da (mày đay,ngứa, ban đỏ), rối loạn tiêu hóa (buồnnôn, nôn, đau vùng thượng vị, tiêuchảy), đặc biệt có 01 trường hợp sửdụng Streptokinase mức độ phản ứngđe dọa tính mạng với các biểu hiện:Nôn ói, huyết áp tụt, tay chân lạnh.

Đa số các báo cáo chủ yếu được thựchiện bởi các dược sĩ trung cấp ở cáckhoa, chưa có báo cáo do bác sĩ, điềudưỡng trực tiếp thực hiện.

Chưa nhận được báo cáo nào từ khoaKhám bệnh và Liên chuyên khoa (lĩnh

vực điều trị ngoại trú).

IV. KẾT LUẬN

Trong năm 2016, khoa Dược đã tiếpnhận 63 báo cáo ADR từ các khoa lâmsàng, tăng 39 ca so với cùng kỳ năm2015. Tỷ lệ báo cáo chưa đồng đềugiữa các khoa, các khoa số lượng báocáo ADR còn ít như: Khoa sản, khoanhiễm. Dược sĩ trung cấp các khoa làđối tượng chính tham gia báo cáoADR, chưa có báo cáo nào từ bác sĩ,điều dưỡng. Trong tương lai, công táctheo dõi ADR cần tiếp tục được quantâm hơn nữa, đặc biệt cần có sự hợp tácchặt chẽ giữa dược sĩ - Bác sĩ - Điềudưỡng để phát huy vai trò chủ độngtrong công tác đảm bảo an toàn sửdụng thuốc nói chung và hoạt độngtheo dõi ADR nói riêng tại bệnh viện.

Bên cạnh việc báo cáo ADR của cácthuốc được sử dụng nhiều (kháng sinh,thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm) vàcác phản ứng thông thường (dị ứng, nổimẫn ngứa, rối loạn tiêu hóa), cán bộ ytế cần chú ý báo cáo các phản ứng cóhại khác của thuốc như: Rối loạn hôhấp (khó thở, co thắt phế quản…), rốiloạn nội tiết (suy giáp, tăng prolactinmáu, lupus ban đỏ do thuốc…), rốiloạn thần kinh, cơ (chóng mặt, đau cơ,tiêu cơ vân cấp…), rối loạn tim mạch(hạ huyết áp, tăng huyết áp, rối loạnnhịp tim…)Khoa Dược xin trân trọng cảm ơn cáckhoa phòng, các nhân viên y tế đã quantâm, đóng góp cho công tác quản lý,theo dõi ADR của bệnh viện. Rất mongtiếp tục nhận được sự hợp tác nhiệt tìnhcủa quý vị để triển khai hiệu quả hơnhoạt động giám sát ADR tại bệnhviện./.

Bản tin Y Dược số 5 20166

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG KHÁNG SINH

PHÂN TẦNG NGUY CƠ NHIỄM KHUẨNĐỊNH HƯỚNG CHỌN KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ

DS.CK1. Ngô Thị Thu TrangP.KHTH&VTTBYT - BVĐK Phú Tân

Đề kháng kháng sinh (KS) gia tăng ởbệnh nhân nhập viện là vấn đề toàn thếgiới, đang gây ra những hậu quả nghiêmtrọng về mặt lâm sàng và kinh tế. Mộttrong những yếu tố chính góp phần lanrộng đề kháng KS trong bệnh viện là việclạm dụng KS, sử dụng KS không hợp lý(chọn KS không phù hợp, thời gian sửdụng KS kéo dài, phối hợp nhiều loại KSkhông cần thiết, chuộng sử dụng các KSthế hệ mới trong các đơn vị hồi sức....)

Để ghi nhớ tên các loại vi khuẩn đa kháng hiện nay, người ta gom các chữ cái đầucủa chúng thành ESCAPE (thoát khỏi)

Nguồn: Peterson LR. Clin Infect Dis. 2009;49;992-3

Trong bối cảnh đề kháng KS ngày càng lan rộng trong bệnh viện mà số lượng KSmới được phát minh đưa vào sử dụng ngày càng ít thì với những bệnh nhiễm khuẩnnặng, nguy hiểm tính mạng, việc khởi đầu điều trị với KS sớm và thích hợp là mấuchốt để cứu sống bệnh nhân.Một thách thức lớn đặt ra cho bác sĩ lâm sàng là: Phải chọn được KS bao phủ đầy đủtheo kinh nghiệm mà không lạm dụng KS và gây chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc.

ESCAPEVấn đề nổi bậc của vi khuẩn là khả năng “thoát khỏi” hiệu quả của

các loại KSE Enterococcus faeciumS Staphylococcus aureusC Clostridium difficleA Acinetobacter baumanniiP Pseudomonas aeruginosaE Enterobacteriacea

Bản tin Y Dược số 5 20167

Cách tiếp cận truyền thống Cách tiếp cận mớiĐặc điểm:

- Bắt đầu bằng một KS phổ hẹp- Để dành những KS mạnh nhất

cho những BN có: Suy giảmmiễn dịch trầm trọng, không đápứng với trị liệu, có vi khuẩnkháng thuốc,..

Đặc điểm:- Chọn KS đúng ngay từ thời điểm đầu tiên.- Dùng KS phổ rộng ngay từ đầu cho bệnh

nhân nhiễm trùng nặng, có nguy cơ tửvong cao. Ưu tiên đơn trị liệu.

- Theo dõi đáp ứng theo kết quả vi sinh vàkháng sinh đồ.

- Xuống thang KS (De-escalation therapy):giảm liều/ dùng KS phổ hẹp hơn/ chuyểnKS từ đường tiêm TM sang đường uống(phù hợp sinh khả dụng)

Tại sao tiếp cận truyền thống?- Mong muốn tránh dùng KS khi

nhiễm khuẩn chưa xác định.- Liên quan vấn đề kháng thuốc- Liên quan vấn đề chi phí

Tại sao tiếp cận mới?- Khởi đầu điều trị sớm với KS thích hợp

để tăng khả năng cứu sống BN nhiễmkhuẩn nặng.

- Giảm phối hợp KS, rút ngắn thời giandùng KS phổ rộng để giảm nguy cơ pháttriển đề kháng KS.

PHÂN TẦNG NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN:Có 3 tầng nguy cơ:

(1). Nhiễm khuẩn mắc phải cộng đồng(2). Nhiễm khuẩn liên quan chăm sóc y tế(3). Nhiễm khuẩn mắc phải bệnh viện

Tiêu chí xét phân tầng (1) (2) (3)

Tiếp xúc cơ sở y tế Không CóNằm viện kéo dài≥5 ngày

Phẫu thuật / thủ thuậtKhông

Có xâm lấn tối thiểu(thông tiểu, truyền TMngoại biên)

Có xâm lấn,(catheter TMtrung ương)

Sử dụng KS(trong vòng 90 ngày gần đây) Không Có Có

Đặc điểm bệnh nhân

<60 tuổiKhông cóbệnh kèmtheo

≥60 tuổiCó bệnh mạn tính (Đáitháo đường, COPD,suy chức năng cơquan...)

Suy giảm miễndịch hoặc nhiềubệnh lý phối hợp

Dự đoán những tác nhân gâybệnh có thể gặp

Nhạy vớiKS phổ hẹpthôngthường

ESBLs / MRSAPseudomonas/Acinetobacter/MRSA / ESBLs

ESBLs (Extended-spectrum beta-lactamase):Vi khuẩn tiết beta-lactamase phổ rộngMRSA (Methicillin-resistant Staphyloccocus aureus): Tụ cầu kháng Methicillin

Bản tin Y Dược số 5 20168

ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỰA KSĐIỀU TRỊBệnh viện cần xây dựng được hướngdẫn điều trị (guidelines) về sử dụng KSdựa trên dữ liệu vi sinh và tình hình đềkháng KS tại bệnh viện (cập nhậtthường xuyên)

- KS phổ rộng được khởi đầu ngaykhi nghi ngờ nhiễm trùng nặng,cần chọn KS phủ được các vikhuẩn có thể hiện diện.

- Xem xét vị trí nhiễm khuẩn vàcơ quan nhiễm khuẩn để khoanhvùng loại vi khuẩn gây bệnh.

- Chọn KS hợp lý cần dựa trênmức độ nhạy cảm của các vikhuẩn này tại nơi điều trị, tínhthấm của thuốc vào cơ quan đích

- Các yếu tố cần xem xét: KS đã

điều trị trước đó, yếu tố nguy cơ nhiễmkhuẩn kháng thuốc, đặc điểm của bệnhnhân, độc tính và nguy cơ ảnh hưởngcủa thuốc,...Đánh giá kết quả trị liệu KS theo kinhnghiệm ở thời điểm 48-72 giờ sau khibắt đầu điều trị. Xây dựng tiêu chuẩnđáp ứng lâm sàng để làm cơ sở xem xétxuống thang KS (tránh việc xuốngthang KS chỉ dựa trên nhìn nhận chủquan).

KẾT LUẬN:Phân tầng yếu tố nguy cơ giúp cải thiệnviệc chọn lựa kháng sinh khởi đầu phùhợp trên cơ sở số liệu vi sinh và đềkháng KS tại chỗ, giúp cải thiện hiệuquả sử dụng KS trên bệnh nhân và gópphần hạn chế đề kháng KS./.

DS. Lê Hồng NguyênKhoa Dược - BVĐK Phú Tân

Trong điều trị, việc phối hợp thuốc là một vấn đề không thể tránh khỏi. Khi dùng từ 2thuốc trở lên có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc. Sự tương tác này có thể làmgiảm hoặc mất tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc với cơthể....Trong thực hành lâm sàng, thầy thuốc cần nhớ một số tương tác thuốc bất lợivà cách điều chỉnh, phòng tránh.

TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌCTương tác loại này xảy ra khi các thuốcphối hợp có vị trí tác dụng trên cùngmột thụ thể (receptor) hoặc khác thụthể nhưng cùng đích tác động. Hậu qủacủa tương tác có thể là :Tạo ra tác dụng hiệp đồng có lợi chođiều trị. Ví dụ: phối hợp thuốc trong

điều trị loét dạ dày – tá tràng doHelicobacter pylori, vi trùng lao.

Bản tin Y Dược số 5 20169

- Tạo ra tác dụng đối lập để giải độcthuốc, đối kháng làm giảm tác dụngdược lý hoặc tăng độc tính. Ví dụ :

+ Naloxon là chất đối kháng vớimorphin do tranh chấp thụ thể vớimorphin, dược dùng để giải độcmorphin.

+ Sử dụng đồng thờicloramphenicol với erythromycin, tạora sự cạnh tranh tại thụ thể 50S củaribosom vi khuẩn, hậu quả giảm tácdụng kháng khuẩn của kháng sinh.

+ Dùng furosemid (Lasix) có thểgây giảm K+/máu, làm tăng độc tínhcủa digoxin trên cơ tim.

+ Người bị tăng huyết áp đangdùng thuốc adalat (nifedipin) để kiểmsoát huyết áp. Lúc bị ho lại dùng thêmbiệt dược có chứa pseudoephedrin,phenylpropanolamin hay lúc bị hen lạidùng thêm thuốc giãn phế quảnephedrin. Pseudoephedrin, ephedrin,phenylpropanolamin là những thuốccường giao cảm làm tăng huyết áp, đảongược tác dụng hạ huyết áp của adalat

+ Người bệnh Parkinson đang dùnglevodopa, khi mất ngủ lại dùng thêmthuốc ngủ chlordiazepoxid thì thuốcngủ này lại đối kháng lại làm giảm tácdụng của levodopa.

TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC :Tương tác dược động học là tương tácxảy ra trong quá trình hấp thu, phân bố,chuyển hóa, thải trừ thuốc. Đây làtương tác hay gặp nhất trong điều trị.Hậu quả của tương tác dược động họcthường dẫn đến thay đổi nồng độ thuốctrong máu.

- Tương tác do thay đổi pH dịch vịNhững thuốc làm thay đổi pH dịch vịtheo kiểu làm tăng pH như các thuốcantacid (Maalox, Phosphalugel…) hoặc

các thuốc giảm tiết HCl (omeprazol,cimetidin…). Khi pH dạ dày tăng thìmột số thuốc cần môi trường pH acidđể hòa tan, hấp thu như: Ketoconazol,barbiturat, phenylbutazon, aspirin,sulfamid, coumarin chống đông… sẽ bịhấp thu kém hơn.Thuốc làm giảm pH dịch vị nhưvitamin C sẽ ảnh hưởng đến các thuốckém bền trong môi trường acid(ampicillin, cephalexin,erythromycin…) làm tăng phân hủycác thuốc này và giảm sinh khả dụng.

- Tương tác do tạo phức khó hấp thuĐiều này hay xảy ra khi ta sử dụng cácthuốc có chứa các ion kim loại hóa trịcao như Al3+, Ca2+, Mg2+, Fe2+, Fe3+…với kháng sinh, nhất là các nhómtetracyclin, fluoroquinolon.Cholestyramin (điều trị chứng tănglipid huyết) cũng có thể tạo phức vớimột số thuốc và cản trở hấp thu củadigoxin, thyroxin, tetracyclin.

- Tương tác do cản trở bề mặt hấpthu:Các thuốc bao niêm mạc như Smecta,Sucralfat…ngăn cản sự vận chuyểnnhiều thuốc qua niêm mạc ống tiêu hóavà làm giảm nồng độ thuốc phối hơp.Để tránh xảy ra tương tác trên, phảiuống các thuốc cách nhau tối thiểu 2giờ.

- Tương tác phân bố:Nguy cơ của tương tác loại này chủyếu xảy ra ở những thuốc kết hợpmạnh với protein huyết tương, ví dụ:

Bản tin Y Dược số 5 201610

Aspirin, phenylbutazon đẩy một thuốcgắn kết yếu như warfarin ra dạng tự dolàm tăng tác dụng và độc tính củathuốc này.

- Tương tác trong chuyển hóa:Một số thuốc ức chế enzym microsomgan như INH, cloramphenicol,cimetidin, quercetin, levodopa,enoxaparin, disulfiram, erythromycin,allopurinol, ciprofloxacin,clarithromycin, kháng nấm azol,fluoxetin, ritonavir… Làm ức chếchuyển hóa và đào thải nhiều loại thuốcsử dụng đồng thời gây nên tình trạngkéo dài tác dụng cũng như độc tính củathuốc.Đồng thời cũng có một số chất gây cảmứng enzym gan cytocrom P450 như:Phenobarbital, Rifampicin, khói thuốclá, carbamazebin, phenytoin…, sẽ làmcho nhiều thuốc khác chuyển hóa mạnhqua gan và mất tác dụng nhanh

- Tương tác trong thải trừ:Kiềm hóa nước tiểu làm tăng tái hấpthu các thuốc là kiềm yếu. Acid hóanước tiểu làm tăng tái hấp thu ở ốngthận của các thuốc acid yếu.Ví dụ: Kiềm hóa nước tiểu bằng natribicarbonat, acetazolamid, lợi tiểuthiazid, hoặc các antacid liều cao dàingày sẽ làm giảm đào thải (do tác dụnghiệp đồng), làm tăng tác dụng và độctính của các thuốc kiềm nhẹ nhưparacetamol, phenylbutazon,indomethacin, sulfinpyrazon.Ngoài ra còn có tương tác nằm ở khâuđào thải tích cực qua ống thận.Ví dụ:

+ Probenecid cạnh tranh trên cùngprotein vận chuyển ở ống thận vớipenicilin G, ampicilin, carbenicilin,cephalosporin làm chậm đào thải cáckháng sinh này, giúp đảm bảo đượcnồng độ tác dụng lên vi khuẩn. Đây là

một tương tác tích cực có lợi cho điềutrị.

+ Quinidin làm tăng nồng độ vàđộc tính của digoxin với cơ chế tươngtự.

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC HỢPLÝ LÀM GIẢM TÁC DỤNG BẤTLỢI CỦA THUỐC:

Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiếtvà luôn cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơvà tương tác khi sử dụng thuốc chobệnh nhân

- Chú ý nguy cơ xảy ra tương tácthuốc với các thuốc có khoảng điều trịhẹp:

+ Kháng sinh aminoglycosid(amikacin, gentamicin, tobramycin)

+ Carbamazepin+ Phenobarbital+ Insulin+ Thuốc điều trị đái tháo đường

đường uống nhóm sulfonylurea(glibenclamid, gliclazid, glimeprid)

+ Theophylin+ Heparin không phân đoạn+ Methotrexat+ Amiodaron+ Digoxin+ Phenobarbital

- Áp dụng dược lý thời khắc hiệu quảNhững thuốc bị thức ăn làm giảm hấpthu sẽ được uống xa bữa ăn ( trước khi

Bản tin Y Dược số 5 201611

ăn từ 30 phút đến 1 giờ). Những thuốckhông bị ảnh hưởng của thức ăn nênuống khi ăn để giảm tác dụng phụ trênống tiêu hóa. Các thuốc được thức ănlàm tăng hấp thu cũng có thể chọn thờiđiểm uống vào bữa ăn. Tuy nhiên, mộtsố trường hợp tốc độ hấp thu thức ănnhanh quá có thể gây nhiều tác dụngphụ hoặc độc tính thì nên chọn uống xabữa ăn.Khuyến khích dùng biệt dược đơn: Vídụ bị cảm nắng có sốt và ho nhẹ, chỉcần dùng paracetamol. Khi hết sốt sẽhết ho. Nếu dùng thêm biệt dược chữaho atussin (biệt dược này có chứa 5đơn chất trong đó cảphenylpropanolamin) làm tăng huyếtáp, thậm chí có thể gây tai biến mạchmáu não. Mỗi biệt dược kép chứa ítnhất 2 đơn chất, có khi 3-5 đơn chất.Khi dùng 3 biệt dược kép, tức đã dùng6-15 đơn chất, nguy cơ tương tác sẽ rấtcao.

Tóm lại chúng ta biết về tương tácthuốc còn hạn chế nên trong điều trịtránh dùng quá nhiều thuốc. Nghiêncứu trên thế giới cho biết nguy cơ gặptương tác khi dùng 2 loại chỉ 5%, dùng5 loại khoảng 50%, dùng 8 loại tăngđến 100%.Tương tác thuốc – thuốc chỉ là mộttrong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởngđến đáp ứng của người bệnh với điềutrị. Nhiệm vụ của người thầy thuốc làxác định có tương tác hay không vàtránh tối đa những tương tác thuốcnguy hại cho người bệnh. Cần quantâm đến tiền sử dùng thuốc của ngườibệnh vì họ có thể đang dùng các loạithuốc không kê đơn, thực phẩm chứcnăng hay đang điều trị cùng lúc nhiềuthầy thuốc. Phải theo dõi cả đáp ứng trịliệu và những biểu hiện bất lợi để có sựđiều chỉnh, tư vấn bệnh nhân tạm thờingưng các thuốc không cần thiết để hạnchế nguy cơ tương tác./.

DS.CK1. Ngô Thị Thu TrangP. KHTH&VTTBYT- BVĐK Phú Tân

Mục tiêu của hoạt động dược lâm sàng là đẩy mạnh việc dùng thuốc hợp lý - antoàn, tối ưu hoá việc điều trị bằng thuốc cho từng người bệnh.

Trên thế giới dược lâm sàng đã đượcáp dụng từ những năm 1960 và đã pháttriển mạnh ở các nước như Pháp, Mỹ,Úc... và một số nước châu Á như Thái

Lan, Malaisia, Singapore. Tuy nhiên,đến những năm cuối của thập kỷ 90 thếkỷ trước, dược lâm sàng (DLS) mớiđược du nhập vào Việt Nam.

Bản tin Y Dược số 5 201612

Dược lâm sàng: Sự cần thiết và việctriển khai ở nước taKhi xã hội càng phát triển thì lĩnh vựcy tế cũng cần phải được đẩy mạnh đểđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻcủa nhân dân. Việc tối ưu hóa sử dụngthuốc của dược sĩ lâm sàng ngày càngquan trọng với công tác điều trị tạibệnh viện.

DLS là hoạt động thực hành thuộc lĩnhvực khoa học sức khỏe, trong đó ngườidược sĩ thực hiện vai trò tư vấn vềthuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóaphác đồ điều trị. Đồng thời, thực hiệnvai trò cung cấp thông tin, tư vấn,hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợplý, hiệu quả cho cán bộ y tế và chongười bệnh.Dược sĩ lâm sàng ở bệnh viện có nhiệmvụ tư vấn, giúp Bác sĩ trong việc: Giám sát tương tác thuốc, đảm

bảo về liều lượng thuốc, nhịpdùng thuốc và tốc độ dùng thuốc.

Giám sát tác dụng có hại củathuốc (ADR) và báo cáo về trungtâm theo dõi ADR;

Tham gia cùng Hội đồng Thuốcvà Điều trị bệnh viện soạn thảocác phác đồ điều trị bằng thuốc.

Giúp bác sĩ lựa chọn thuốc dựatrên việc so sánh giữa nguy cơ -

lợi ích, giá thành - hiệu quả (giảmnguy cơ - tăng lợi ích; giảm giáthành - tăng hiệu quả) từ đó đề rakế hoạch dùng thuốc sao cho hợplý nhất.

Cập nhật và phổ biến thông tinthuốc, những tiến bộ mới trongđiều trị bằng thuốc cho bác sĩ vàđiều dưỡng.

Tư vấn cho bệnh nhân về nhữnglưu ý và thận trọng khi dùngthuốc. Giải thích các cách thứcdùng thuốc như cách pha thuốc,cách nhỏ thuốc, cách bôi thuốc,cách uống thuốc…

Tuy nhiên, để hoàn thành được nhữngnhiệm vụ DLS trong bệnh viện thì cácbệnh viện cần phải bổ sung và nângcao chất lượng nguồn nhân lực dược sĩlàm công tác lâm sàng. Đồng thời, phảicó những chính sách, hành động hỗ trợtích cực, giúp đỡ người dược sĩ tronggiai đoạn đầu triển khai công tác.

Nâng cao vai trò của hoạt động dượclâm sàng trong bệnh việnTrước khi ban hành Thông tư về tổchức và hoạt động của Hội đồng Thuốcvà Điều trị, Bộ Y tế đã có Thông tư số31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 vềviệc hướng dẫn hoạt động DLS trongbệnh viện, tạo điều kiện cho các cán bộdược phát huy vai trò và kinh nghiệmsử dụng thuốc của mình trong công tácđiều trị. Trong đó, dược sĩ lâm sàng cócác nhiệm vụ tham gia phân tích, đánhgiá tình hình sử dụng thuốc; Tham giatư vấn trong quá trình xây dựng danhmục thuốc của đơn vị, đưa ra ý kiếnhoặc cung cấp thông tin dựa trên bằngchứng về việc thuốc nào nên đưa vàohoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảođảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn,

Bản tin Y Dược số 5 201613

hợp lý và hiệu quả; Tham gia xây dựngcác quy trình chuyên môn liên quanđến sử dụng thuốc như: Quy trình phachế thuốc, quy trình kỹ thuật của bệnhviện, các hướng dẫn điều trị, quy trìnhgiám sát sử dụng đối với các thuốctrong danh mục (bao gồm các thuốc cókhoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụnghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cầnpha truyền đặc biệt, thuốc cần điềukiện bảo quản đặc biệt) do giám đốcbệnh viện ban hành trên cơ sở được tưvấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;Hướng dẫn và giám sát việc sử dụngthuốc trong bệnh viện.Trong công tác thông tin thuốc chongười bệnh và cán bộ y tế, dược sĩ lâmsàng có nhiệm vụ cập nhật thông tin sửdụng thuốc, thông tin về thuốc mới,thông tin cảnh giác dược gửi đến cánbộ y tế và đến người bệnh bằng nhiềuhình thức như: Trao đổi trực tiếp, bằngvăn bản, bảng tin bệnh viện, thư điệntử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trangthông tin điện tử. Đối với việc tậphuấn, đào tạo về DLS: Dược sĩ lâmsàng lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu,cập nhật kiến thức sử dụng thuốc chobác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹthuật viên, hộ sinh viên trong đơn vịcủa mình... Trong quá trình hoạt động,dược sĩ lâm sàng được mời tham giahội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệtđối với các trường hợp bệnh nặng,bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, ngườibệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;Tham gia bình bệnh án định kỳ tại cáckhoa lâm sàng, tại bệnh viện và giámsát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sửdụng thuốc đã được Hội đồng Thuốcvà Điều trị thông qua và giám đốc bệnhviện phê duyệt.

Tại khoa lâm sàng, dược sĩ lâm sàngtham gia đi buồng bệnh và phân tích vềsử dụng thuốc cho người bệnh. Tùytheo điều kiện, mỗi bệnh viện sẽ lựa

chọn khoa lâm sàng và đối tượng ngườibệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạtđộng thực hành DLS. Đối với từngngười bệnh, dược sĩ lâm sàng phải thựchiện khai thác thông tin về tiền sử dùngthuốc, tiền sử dị ứng thuốc, xem xéttoàn bộ các thuốc được kê đơn và các ylệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc về:Chỉ định, chống chỉ định, thận trọngtrong sử dụng thuốc - Đặc biệt với cácđối tượng như: Người có suy giảmmiễn dịch, suy gan, suy thận, phụ nữ cóthai, cho con bú – Xem xét liều dùng,khoảng cách dùng, thời điểm dùng,đường dùng thuốc; Cảnh báo về tươngtác thuốc, phản ứng có hại của thuốc...Để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc antoàn - hợp lý, trưởng khoa lâm sàngcần phối hợp chặt chẽ với khoa dượcđể triển khai hoạt động DLS và chỉ đạobác sĩ điều trị phối hợp với các dược sĩlâm sàng để cùng nhau chăm sóc, theodõi việc sử dụng thuốc của người bệnh.Bên cạnh đó, trưởng khoa lâm sàng chủđộng mời dược sĩ lâm sàng tham giahội chẩn chuyên môn khi cần thiết.

Bản tin Y Dược số 5 201614

Một số hạn chế, khó khăn:Công tác DLS trong những năm quathể hiện tương đối mờ nhạt trên sốlượng ít ỏi các can thiệp về sử dụngthuốc tại các bệnh viện. Tại đa số cácbệnh viện tuyến huyện, công tác DLSchưa được chú trọng, hoặc hoạt độngcòn mang tính hình thức, chưa đi vàochiều sâu và mang lại hiệu quả thiếtthực. Nhiệm vụ tư vấn sử dụng thuốccho bác sĩ cũng như cho bệnh nhân cònhạn chế, việc giám sát kê đơn của cácbác sĩ còn chưa thường xuyên, việc tưvấn, so sánh giữa nguy cơ - lợi ích và

giá thành - hiệu quả chưa đạt như kỳvọng.Do đó phải nổ lực đào tạo, bồi dưỡnglực lượng dược sĩ lâm sàng sao cho cótrình độ chuyên môn tốt, yêu nghề,ham học hỏi, có kỹ năng giao tiếp vàkhả năng phối hợp tốt với các bác sĩ,điều dưỡng, bệnh nhân nhằm tối ưuhoá hiệu quả sử dụng thuốc. Ngoài ra,để triển khai tốt công tác DLS cần sựthấu hiểu, ủng hộ tích cực từ phía Bangiám đốc và tập thể y bác sĩ, điềudưỡng các khoa. Tất cả vì mục tiêunâng cao hiệu quả điều trị ./.

Cập nhật thông tin dược lýđối với chế phẩm chứa diacerein

Tổ Thông tin thuốc – BVĐK Phú Tân

Các thuốc chứa diacerein được cấpphép lưu hành ở Pháp kể từ năm 1992dưới các tên biệt dược ART 50® vàZondar® trong điều trị triệu chứngbệnh thoái hóa khớp (osteoarthritis).Diacerein có hoạt tính chống viêm nhờvào cơ chế ức chế hoạt động củainterleukin-1, một protein tham gia vàoquá trình viêm và có vai trò quan trọngtrong các bệnh về khớp. Các thuốcchứa diacerein được dùng đường uốngvà hiện đang lưu hành tại một số nướcchâu Âu như Áo, Cộng hòa Séc, Pháp,Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Slovakiavà Tây Ban Nha.Năm 2008, sau khi rà soát và đánh giálại các thuốc chống viêm khớp tácdùng chậm, Cơ quan quản lý dượcphẩm Pháp (ANSM) đã yêu cầu thắtchặt chỉ định của các thuốc chứa

diacerein thành “điều trị theo cơ chếtác dụng chậm các triệu chứng thoáihóa khớp gối và khớp hông”, đồng thờibổ sung các tác dụng không mongmuốn vào tóm tắt đặc tính sản phẩmcủa thuốc.

Sau đó năm 2012, ANSM tiếp tục đánhgiá lại cân bằng lợi ích/nguy cơ của cácthuốc chứa diacerein. Dữ liệu Cảnhgiác dược cho thấy các phản ứng bấtlợi trên đường tiêu hóa xảy ra khá phổbiến như tiêu chảy (chủ yếu), nhiễmmelamin kết tràng. Các trường hợpviêm gan (thường kèm theo ly giải tếbào) và phản ứng trên da nghiêm trọnglà cũng là những tác dụng không mongmuốn đáng chú ý khi sử dụngdiacerein. Dữ liệu từ các thử nghiệmlâm sàng và các nghiên cứu về sử dụng

Bản tin Y Dược số 5 201615

thuốc cho thấy thuốc chỉ có hiệu quảhạn chế trong điều trị triệu chứng thoáihóa khớp (ít tác dụng đến biểu hiện đauvà triệu chứng cơ năng của bệnh) vàkhông giúp giảm tiêu thụ NSAID trênnhững bệnh nhân điều trị bằngdiacerein.

Từ những dữ liệu hiện có, ANSM đãđệ trình lên Ủy ban Cảnh giác dượcchâu Âu (PRAC) thuộc Cơ quan quảnlý dược phẩm châu Âu (EMA) tiếp tụcxem xét và đánh giá lại lợi ích/nguy cơcủa các thuốc chứa diacerein.

Ngày 19/09/2014, Cơ quan Quản lýDược phẩm Châu Âu (EMA) đã raquyết định cuối cùng về việc sử dụngcác chế phẩm có chứa diacerein sau khihoàn thành đánh giá lợi ích - nguy cơcủa thuốc. Ủy ban thuốc sử dụng trênngười (CHMP) thuộc EMA kết luậnrằng:- Diacerein không chỉ định cho bệnhnhân từ 65 tuổi trở lên.- Liều khởi đầu là 50 mg/ngày (thay vì100 mg trước đây).- Cần phải ngừng sử dụng thuốc nếu cótiêu chảy xảy ra.- Không kê đơn các chế phẩm chứa

diacerein cho bất kỳ bệnh nhân nàođang mắc các bệnh gan hay có tiền sửcác bệnh về gan và cần giám sát chặtchẽ chức năng gan trong suốt quá trìnhđiều trị.- Dựa trên những dữ liệu hiện có về antoàn và hiệu quả, diacerein chỉ nên giớihạn sử dụng để điều trị các triệu chứngcủa thoái hóa khớp (osteoarthritis)hông và gối.

Ngày 27/03/2015, Cục Quản lý Dược –Bộ Y tế cũng đã có công văn số5543/QLD-ĐK yêu cầu cập nhật thôngtin liên quan đến thuốc chứa diacereinvới các nội dung thay đổi/bổ sung vềchỉ định, liều dùng và cách dùng,chống chỉ định, cảnh báo và thận trọngkhi sử dụng thuốc.

* Về chỉ định:Điều trị triệu chứng cho các bệnh nhânthoái hóa khớp hông hoặc gối, với tácdụng chậm.Không khuyến cáo điều trị bằngdiacerein cho những bệnh nhân thoáihóa khớp hông có tiến triển nhanh donhững bệnh nhân này có thể đáp ứngyếu hơn với diacerein.

* Về liều dùng và cách dùng:Do một số bệnh nhân có thể bị đi ngoàiphân lỏng hoặc tiêu chảy, liều khởi đầukhuyến cáo của diacerein là 50mg –một lần / ngày vào bữa tối trong vòng2-4 tuần đầu tiên. Sau đó có thể tănglên liều 50mg x 2 lần/ ngày. Nên uốngthuốc vào bữa ăn và thuốc phải đượcnuốt nguyên vẹn với một ly nước.Liều thường dùng là 100mg x 2 lần/ngày.Nên điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhânsuy thận.

Bản tin Y Dược số 5 201616

* Về chống chỉ định:Bệnh nhân mẫn cảm với thuốc hoặc vớicác tá dược của thuốc hoặc bệnh nhâncó tiền sử quá mẫn cảm với các dẫnxuất của anthraquinone.Bệnh nhân đang mắc các bệnh về ganhoặc có tiền sử bệnh gan.

* Về cảnh báo và thận trọng khi sửdụng thuốc:Uống diacerein thường xuyên có thểgây tiêu chảy, dẫn tới mất nước vàgiảm kali máu. Nên ngừng sử dụngthuốc khi bị tiêu chảy và cân nhắc vềcác biện pháp điều trị thay thế

Đau thượng vịBuồn nôn, nôn mửa.

* Về tương tác thuốc:Không nên dùng diacerein cùng với cácthuốc làm tăng nhu động ruột.Tránh dùng đồng thời với các thuốcchứa nhôm hydroxyd và magnesihydroxyd, calci vì làm giảm hấp thudiacerein.Ở bệnh nhân đang dùng kháng sinhhoặc các thuốc làm ảnh hưởng đến hệvi khuẩn đường ruột, khi dùng đồngthời với diacerein có thể làm tăng cácvấn đề về đường ruột.Với các bằng chứng từ dữ liệu hiện có,các bác sỹ cần lưu ý chỉ giới hạn việcsử dụng diacerein trong điều trị cáctriệu chứng của bệnh viêm xương khớpvà thoái hóa khớp háng hoặc khớp gốiđồng thời tăng cường thực hiện việctheo dõi tác dụng không mong muốncủa thuốc trong quá trình sử dụng vàlưu hành./.

BS. Phan Thị Ngọc LinhQuality Managerment and patient safety solutions

Khi vào một cơ sở y tế để khám chữa bệnh, cái vốn quí giá nhất của người bệnh làsức khỏe, được ủy thác cho đội ngũ nhân viên y tế, đổi lại người bệnh luôn mong đợivà kỳ vọng được chăm sóc và điều trị một cách an toàn, có chất lượng. Vì vậy, đảmbảo an toàn cho người bệnh là trách nhiệm của các cơ sở y tế, các nhà quản lý vàcũng là sứ mệnh của mọi thầy thuốc và mọi nhân viên y tế.

An toàn người bệnh là một chương trình có sự khởi đầu nhưng không có điểm kếtthúc, bởi vì nguy cơ của các sự cố y khoa luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ

Bản tin Y Dược số 5 201617

khi nào. Các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế phải triển khai chương trình quản lý an toànngười bệnh càng sớm càng tốt và luôn duy trì, cải tiến liên tục.Các vấn đề thiết yếu nhất về an toàn người bệnh cần được triển khai tại các cơ sởcung cấp dịch vụ y tế bao gồm:

1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG NGƯỜIBỆNHXác định đúng một bệnh nhân chỉ mấtmột phút, nhưng có thể cứu cả mộtmạng người. Nhận diện sai người bệnhlà một vấn nạn - Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến rủi ro, sai sóttrong quá trình cung cấp dịch vụ y tếcho người bệnh.

* Một số lưu ý khi triển khai:- Khi triển khai cần lưu ý phải trả lờiđược 4 câu hỏi: “Tại sao cần phảinhận diện người bệnh? Ai sẽ nhậndiện? Nhận diện khi nào? Nhận diệnnhư thế nào?”.

- Sử dụng ít nhất hai yếu tố nhậndạng để nhận dạng người bệnh,không được phép sử dụng số phòngvà số giường của người bệnh như làyếu tố nhận dạng.

- Hỏi người bệnh các thông tin đểnhận dạng: Họ tên, tuổi, địa chỉ, sốhồ sơ bệnh nhân. Cần lưu ý phải hỏicâu hỏi mở để bệnh nhân tự nói racác thông tin, không hỏi các câu hỏiđóng và bệnh nhân trả lời đúng/sai.

- Có thể dùng vòng đeo tay để nhậndạng người bệnh. Thông tin trênvòng đeo tay gồm: Họ tên, địa chỉ,ngày sinh, cùng với số mã vạch.

- Tên và thông tin về người bệnhtrên các nhãn bệnh phẩm phải bảođảm dán chặt lên lọ hoặc ống đựngbệnh phẩm trước, trong và sau khilàm xét nghiệm, nếu có sự hiện diệnvà tham gia của người bệnh lúc dán

nhãn mẫu bệnh phẩm thì cố gắngphát huy tối đa.

(Vòng tay chống nhầm lẫn người bệnh)

- Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạntâm thần - hành vi, không nhận thứcđược bản thân, có thể đính kèm ảnhbệnh nhân trong bệnh án để nhânviên y tế nhận diện.

- Xác nhận người bệnh hôn mê:Thân nhân (người nhà) phải xácđịnh nhân thân cho họ. Nếu mộtngười bệnh hôn mê được đưa đếnbệnh viện bởi công an hoặc đơn vịdịch vụ cấp cứu và không có mộtchứng cứ nào về tên, tuổi để nhậndiện thì phải đặt cho người bệnhmột cái tên tạm thời và số hồ sơ.Những yếu tố nhận dạng này sau đócó thể dùng để xác định bệnh nhânvà để chắp nối với các công việckhác như dán nhãn xét nghiệm, ylệnh… Tiếp nhận một bệnh nhânhôn mê khó xác định nhân thânkhông phải là việc hiếm gặp, cầnđưa vấn đề này vào quy định vàbuộc mọi người phải tuân thủ quyđịnh một cách nhất quán.

Bản tin Y Dược số 5 201618

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIAOTIẾP GIỮA CÁC NHÂN VIÊN YTẾKhông khuyến khích y lệnh miệng.Tuy nhiên, ở hầu hết cơ sở y tế, xóa bỏy lệnh miệng là điều không thể. Các saisót rủi ro thường đến từ các y lệnhmiệng.

* Một số lưu ý khi triển khai:- Phải tuân thủ nguyên tắc “VIẾTXUỐNG – ĐỌC LẠI” khi bác sĩcho y lệnh miệng hoặc thông báokết quả xét nghiệm quan trọng.Người nhận thông tin phải viếtxuống hồ sơ các thông tin nhậnđược, sau đó đọc lại cho người choy lệnh hoặc thông báo kết quả xétnghiệm. Người cho y lệnh / thôngtin phải xác nhận lại là chính xác.

- Lưu ý: Người nhận y lệnh về thuốccần thận trọng với các loại thuốcđọc nghe giống nhau. Trong vòng24 giờ, bác sĩ phải ký nhận vào hồsơ xác nhận mình đã cho y lệnh này.- Chuẩn hóa danh mục các từ rútgọn, từ viết tắt:+ Thống nhất danh mục các từ viếttắt được phép sử dụng tại cơ sởcung cấp dịch vụ y tế và các quyđịnh khi viết tắt. Cần hạn chế tối đaviệc viết tắt nếu có thể.+ In danh mục từ viết tắt trên giấybìa cứng màu sáng và treo ở nơithuận tiện để nhắc nhở mọi ngườihoặc in danh mục từ viết tắt ngay ởgóc dưới các tờ điều trị hoặc phiếutheo dõi.+ Lưu danh mục viết tắt lên mạngnội bộ để dễ tra cứu.+ Tiến hành một cuộc khảo sát thửđể kiểm tra kiến thức nhân viên vềdanh mục từ viết tắt.

+ Đánh giá sự tuân thủ của nhânviên với danh mục từ viết tắt thôngqua kiểm tra hồ sơ bệnh án, bảođảm tỉ lệ tuân thủ 100%.

3. BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONGDÙNG THUỐCThuốc có nguy cơ gây hại cao và thuốc“NHÌN GIỐNG NHAU” hoặc “NGHEGIỐNG NHAU” (“LOOK ALIKE”,“SOUND ALIKE”)Cần có quy trình quản lý và hướng dẫnsử dụng để tăng cường và bảo đảm tínhan toàn khi sử dụng thuốc có nguy cơgây hại cao và thuốc “nhìn giống nhau”hoặc “nghe giống nhau”.

* Một số lưu ý khi triển khai:- Xem xét và xây dựng danh mụcthuốc có nguy cơ gây hại cao vàthuốc “nhìn giống nhau” hoặc “nghegiống nhau” tại bệnh viện đồng thờixây dựng quy trình hướng dẫn quảnlý và sử dụng các loại thuốc này đểtránh tối đa các sai sót trong quátrình sử dụng.

- Nhân viên của cơ sở y tế phải đượcthông tin đầy đủ về danh mục thuốcnày.

- Khi trao đổi thông tin về các thuốcnói trên yêu cầu phải viết và đọc lại

Bản tin Y Dược số 5 201619

tên thuốc và nên có sự kiểm trachéo.

- Các thuốc “nhìn giống nhau và gọitên giống nhau” - không nên để gầnnhau. Các thuốc nguy cơ gây hạicao nên để ở tủ có khóa. Nên cónhãn mác khác với các nhãn mácthông thường để cánh báo và nhắcnhân viên thận trọng khi sử dụng.

- Nhân viên phải tuyệt đối tuân thủquy trình an toàn sử dụng thuốc khicung cấp các thuốc này cho ngườibệnh.

- Tất cả các dung dịch có nồng độđậm đặc (ví dụ: kali clorua 5%) chỉcung cấp với số lượng hạn chế ở cáckhoa và chịu sự kiểm tra giám sátcủa khoa dược. Bệnh viện phải xâydựng một hạn mức cho phép về sốlượng các thuốc trên tại khoa.

- Phải kiểm soát việc sử dụng cácdung dịch này và phải có biện phápphòng ngừa thích hợp để tránh việccác dung dịch đậm đặc bị dùngnhầm với những loại thuốc có baobì giống với bao bì của dung dịch(ví dụ: ống nước cất và dung dịchKCl 5%).

- Phải có nhãn cảnh báo dễ nhìn, dễthấy ở nơi để thuốc.

4. AN TOÀN TRONG PHẪUTHUẬT, THỦ THUẬTĐể bảo đảm an toàn trong phẫu thuậtphải đảm bảo: Đúng người bệnh, đúngvị trí phẫu thuật và đúng loại phẫuthuật dự kiến thực hiện cho ngườibệnh.

* Một số lưu ý khi triển khai:Cơ sở y tế phải xây dựng quy trìnhnhằm loại bỏ việc phẫu thuật sai người

bệnh, sai vị trí phẫu thuật và sai loạiphẫu thuật:

- Cần đánh dấu vị trí mổ: đánh dấuvị trí phẫu thuật phải làm rõ việcphân biệt bên phải / bên trái, các cấutrúc giải phẫu nhiều thành phần(ngón tay, ngón chân, đốt xươngsống…). Quy định đánh dấu phảinhất quán trong mỗi cơ sở y tế. Việcsử dụng dấu “X” hiện nay ít áp dụngvì ý nghĩa mập mờ, “X” có thể hiểulà phẫu thuật ở đây hay không phẫuthuật ở đây. Một vạch chỉ vị trí phẫuthuật hoặc chữ “YES" là nhữngcách được chấp nhận để đánh dấu vịtrí phẫu thuật. Nếu vị trí phẫu thuậtliên quan đến X-quang, kiểm traxem phim có trong phòng mổ haychưa. Kiểm tra xem tên của bệnhnhân có giống với tên trên phim vàcó giống với tên trên bìa kẹp hồ sơhay không. Nếu có một vết thươngở vị trí phẫu thuật, không cần phảiđánh dấu. Tuy nhiên, nếu có nhiềuvết thương hoặc vết xước và chỉ cóvài vị trí sẽ được phẫu thuật, cầnđánh dấu các vị trí này.

- Cần có một bảng kiểm tra trước mổbảo đảm các dụng cụ và các chuẩnbị cần thiết cho ca mổ đã sẵn sàng,bệnh án và tài liệu liên quan phảisẵn sàng trước.

Bản tin Y Dược số 5 201620

- Thực hiện việc giao - nhận ngườibệnh trước mổ.- Cần một bảng kiểm trước khi bắtđầu gây mê để bảo đảm đúng ngườibệnh, đúng phương pháp gây mê…

- Cần thực hiện Time-out bởi toànbộ ê kíp mổ ngay trước thời điểmphẫu thuật viên bắt đầu ca mổ: Đọcvà xác định lại vị trí; Phương phápphẫu thuật và tên người bệnh.

- Cần một bảng kiểm trước khi bệnhnhân rời khỏi phòng mổ để bảo đảmcác chăm sóc quan trọng cho bệnhnhân được ghi nhận, mẫu bệnhphẩm được ghi nhận tên đầy đủ.

5. GIẢM NGUY CƠ NHIỄMKHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN NHÂNVIÊN Y TẾĐây là vấn nạn trong y tế. Nhiễm trùngbệnh viện sẽ gây tốn kém rất nhiều choviệc điều trị và đôi khi là sự nguy hiểmđến tính mạng người bệnh.

* Một số lưu ý khi triển khai:- Toàn bộ nhân viên y tế phải tuânthủ vệ sinh tay, rửa tay đúng lúc vàđúng cách.

- Mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnhphải cung cấp đủ các phương tiện

cần thiết để bảo đảm vệ sinh tay vàcó sẵn dung dịch sát khuẩn để vệsinh tay trên các bàn khám bệnh,các xe tiêm, xe làm thủ thuật, lối ravào phòng bệnh.

- Khuyến khích bệnh nhân, gia đìnhhọ yêu cầu nhân viên y tế vệ sinhtay trước khi chăm sóc, làm thủthuật cho người bệnh.

- Dán các bảng hướng dẫn cách rửatay tại các bồn rửa tay.

- Giám sát tuân thủ vệ sinh tay củanhân viên y tế và phản hồi vớingười phụ trách về việc thực hiệncủa nhân viên hoặc theo dõi sốlượng cồn sát khuẩn tay dùng chomỗi 1.000 ngày điều trị.

- Thực hiện một chương trình về vệsinh tay và làm cho các hoạt độngvệ sinh tay trở thành một ưu tiêncủa cơ sở y tế.

- Tuân thủ các phòng ngừa cách lytrong các cơ sở y tế để đảm bảo antoàn cho cả người bệnh và nhânviên y tế. Thực hiện các thực hànhvề phòng ngừa chuẩn, phòng ngừalây nhiễm theo đường tiếp xúc, theođường giọt bắn, theo không khí.

- Tuân thủ các quy định về vô khuẩnkhi làm thủ thuật xâm lấn: Dụng cụy tế phải đảm bảo vô khuẩn cho tớikhi sử dụng trên người bệnh, tuânthủ các kỹ thuật vô khuẩn trong khitiến hành các thủ thuật xâm lấn,thực hiện đúng quy trình khửnhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệtkhuẩn dụng cụ y tế.

- Thực hiện các giám sát nhiễmkhuẩn bệnh viện: Giám sát ngườibệnh nhiễm khuẩn, giám sát vikhuẩn kháng thuốc, giám sát sửdụng kháng sinh hợp lý.

Bản tin Y Dược số 5 201621

6. GIẢM TÉ NGÃ CHO NGƯỜIBỆNHGiảm té ngã cho người bệnh là mộttrong những mục tiêu bảo đảm an toàncho người bệnh. Người bệnh té ngã cóthể bị những tổn thương từ nhẹ đếnnặng, thậm chí là tử vong.

* Một số lưu ý khi triển khai:- Đánh giá nguy cơ dẫn đến té ngãcủa từng người bệnh: Liên quan đếntuổi, tình trạng bệnh, thuốc, phươngpháp điều trị và có các hành độngcan thiệp hiệu quả khi nguy cơ đượcnhận diện.

- Triển khai chương trình kiểm trachủ động, đánh giá các khu vực cónguy cơ té ngã trong bệnh viện đểcan thiệp và triển khai các biện pháp

phòng ngừa té ngã chủ động như:Lắp đặt chuông báo động tạigiường, trong các nhà vệ sinh, lối ravào, hạn chế việc mở cửa sổ, huấnluyện bệnh nhân và gia đình vềphòng ngừa ngã khi vào viện, sửdụng giường thấp và có thanh chắngiường cho những người bệnh cónguy cơ ngã, có lối đi riêng, nhà vệsinh riêng cho người có hạn chế vậnđộng, người khiếm thị...

- Cần có quy trình hướng dẫn xử trícho các tình huống té ngã xảy ra tạicơ sở để bảo đảm người bệnh đượckiểm tra, đánh giá tổn thương và xửtrí kịp thời, đồng thời triển khai cácbiện pháp cải tiến để ngăn ngừa cáctrường hợp tương tự trong tươnglai./.

Hà AnhNguồn: suckhoedoisong.vn

Các nhà khoa học Mỹ vừa thông báo đã phát hiện thêm bằng chứng cho thấymối liên hệ giữa virus Zika và hội chứng rối loạn Guillain-Barre, tức bệnh viêmđa dây thần kinh có thể khiến cơ thể tê liệt.

Trong công trình nghiên cứu đăng trêntạp chí Y học của Anh số ra ngày 5/10,các nhà nghiên cứu đến từ Đại họcJohns Hopkins (Mỹ) đã tiến hànhnghiên cứu trên 68 bệnh nhân mắcchứng Guillain-Barre tại 6 bệnh viện ởComlombia.Hầu hết những bệnh nhân này trước đóđã bị nhiễm virus Zika với các triệu

chứng sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đaucơ và khớp, phát ban. Kết quả nghiêncứu cho thấy gần một nửa trong số cácbệnh nhân trên xuất hiện các triệuchứng thần kinh chỉ sau 4 ngày khinhiễm virus Zika.Phản ứng này được cho là nhanh hơnmột cách bất thường so với nhữngngười bị nhiễm các virus khác, như

Bản tin Y Dược số 5 201622

cúm hay herpes. Tuy nhiên các nhànghiên cứu cho biết vẫn cần tiến hànhthêm những nghiên cứu mới để có thểchứng minh mối quan hệ nhân quả giữavirus Zika và hội chứng Guillain-Barre.Hội chứng Guillain-Barre là bệnh tựmiễn tác động lên các dây thần kinhngoại biên. Đây là bệnh rất hiếm gặp,với khoảng 1 -3 trường hợp trong100.000 người mỗi năm.

Khi bị mắc hội chứng Guillain-Barre,hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnhnhân tấn công một phần hệ thần kinhngoại biên, gây nên sự suy yếu của cơ,cơ quan giác quan và nặng hơn có thểgây liệt toàn thân.

Tuy nhiên, cho tới nay các chuyên giay tế vẫn chưa giải thích được tại saohội chứng Guillain-Barre lại xảy ra ở

một số trường hợp, cũng như cơ chếsinh bệnh.

Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedesaegypti, quan hệ tình dục và truyềnmáu, với các triệu chứng phổ biến nhấtkhi bị nhiễm là sốt, viêm kết mạc, nhứcđầu, đau cơ và khớp, phát ban.Đây là loại virus nguy hiểm, nhất là vớiphụ nữ mang thai vì có khả năng gây radị tật đầu nhỏ ở thai nhi, cũng như gâyra nhiều hội chứng rối loạn nhưGuillain-Barre ở người lớn. Virus Zikađã xuất hiện tại hơn 50 quốc gia trênthế giới song chưa có vaccine haythuốc đặc trị.

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thếgiới (WHO) cho thấy số trường hợp bịhội chứng Guillain- Barré tại các nướcnhư Brazil, Colombia, El Salvador,Surinam và Venezuela – những nướcđược ghi nhận có virus Zika – tăng cao.Tiến sĩ Jeremy Farrar, Giám đốcWellcome Trust, cho biết: "Nghiên cứunày cung cấp bằng chứng thuyết phụcnhất về mối quan hệ tác động giữaZika và hội chứng Guillain-Barré. Sựgia tăng trong trường hợp báo cáodường như cho thấy một tình huốngtương tự có thể xảy ra tại các ổ dịchhiện tại, mặc dù mối liên quan ở đâychưa được chứng minh rõ ràng”./.

Ngày 11/10/2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch bệnh do vi rút Zika đang códấu hiệu lan rộng tại châu Á và có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm virút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, dulịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp. Tại khu vực Đông Nam Ághi nhận 7/10 quốc gia có sự lưu hành vi rút Zika. Tại Việt Nam, đến ngày 17/10/2016 đãghi nhận 07 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương vàTP. Hồ Chí Minh.

Bản tin Y Dược số 5 201623

Marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết

DS.CKII Nguyễn Thị HươngKhoa Hoá sinh -BV Bạch Mai

Nhiễm khuẩn huyết (sepsis) là sự đápứng viêm hệ thống của cơ thể vớinhiễm trùng, thường được chẩn đoánqua các tiêu chí: Nhiệt độ, nhịp tim, sốlượng bạch cầu… Tuy nhiên, các tiêuchuẩn này thường không đặc hiệu vàhiện diện trong nhiều bệnh lý khácnhau, vài tiêu chuẩn thường dễ pháthiện và vài tiêu chuẩn ngay cả trongnhiễm khuẩn huyết vẫn không thấyhiện diện.

Vì vậy, các nhà lâm sàng rất khó đưa ratiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán và loạitrừ nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân nghingờ có tình trạng nhiễm khuẩn, việcquyết định có sử dụng kháng sinh hay

không có ý nghĩa rất quan trọng vì nếulạm dụng kháng sinh hay bỏ sót mộtbệnh lý nhiễm khuẩn đều có thể dẫnđến những hậu quả nghiêm trọng. Nếudùng không đúng dễ gây ra tình trạngđa kháng kháng sinh (Multi ResistenceAntibiotic) nguy hiểm. Đó chính là lýdo tại sao cần chẩn đoán sớm nhiễmkhuẩn huyết và marker nào đáp ứngđược yêu cầu chẩn đoán sớm và chínhxác tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Theo báo cáo của Hội nghị bàn tròn vềnhiễm khuẩn huyết tại Canada lần thứ5 (tháng 10 năm 2000), người ta phânloại các marker sinh học được sử dụngtrong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyếtnhư sau:

Trong số những marker trên người tanhận thấy: IL-6, CRP có thể tăngthoáng qua bởi nhiều kích thích kháchơn là nhiễm khuẩn, mặt khácendotoxin không cho biết mức độ nặngcủa quá trình viêm... Trong khi PCT có

nhiều ưu điểm hơn hẳn so với cácmarker khác.Đây là một marker đặc hiệu cho nhiễmkhuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Nó đượcsản xuất chuyên biệt bởi nhiễm trùngkhông do virus, có phạm vi định lượng

STT Marker Chẩn đoán Tiên lượng Theo dõi123456789

Rocalcitonin(PCT)Interleukin 6(IL-6)Số lượng bạch cầu

EndotoxinC- Reactive Protein

HLA-DRProtein C

Interleukin 10HMG-1

++++++++++++++

++

++++++

+++++

+++++++++

+++++++++++++++

++

Bản tin Y Dược số 5 201624

rất rộng (từ 0,01ng/ml đến 1000ng/mltrong huyết tương), không bị ảnhhưởng bởi nhiễm virus hoặc các đápứng tự miễn khác, thời gian bán hủydài (24h), nồng độ trong máu độc lậpvới chức năng thận, điều này đặc biệtquan trọng khi biện luận, đánh giá kếtquả.Những nghiên cứu về lâm sàng chothấy PCT giúp phân biệt được cónhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn.Nồng độ PCT thấp có giá trị tiên lượngâm tính cao để loại trừ nhiễm khuẩnhuyết và ngược lại, nồng độ PCT caoủng hộ chẩn đoán nhiễm khuẩn, nhiễmkhuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn nhất làkhi có rối loạn chức năng các cơ quan,hậu quả của quá trình viêm toàn thân,suy đa tạng. Nhiều nghiên cứu cũngcho thấy PCT có thể rút ngắn thời gianchẩn đoán bệnh, phân biệt được nhiễmkhuẩn do vi khuẩn hay siêu vi, theo dõiđáp ứng với điều trị kháng sinh vàkiểm soát ổ nhiễm khuẩn tốt hơn cácmarker khác.

• Cấu trúc, đặc tính sinh hóa họccủa PCT:

PCT là tiền chất của hormonecalcitonin, gồm 116 acid amin và hìnhthành từ gen CALC-1 thuộc nhiễm sắcthể 11 trong hệ thống gen ở người.

So với các marker khác, PCT có tínhđặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễmkhuẩn toàn thân nặng. Trong nhiễmkhuẩn, nồng độ PCT sẽ gia tăng và cóthể phát hiện được sau 2 giờ, trong khiđó CRP bắt đầu tăng sau khoảng 6 giờ.Các cytokine có thể tăng sớm hơn songthời gian bán hủy nhanh, kỹ thuật địnhlượng đòi hỏi phức tạp hơn nên ít thíchhợp trong điều kiện hiện nay. Với ưuđiểm về động học như vậy nên PCTthích hợp được sử dụng để hướng dẫnđiều trị và đánh giá tiên lượng bệnh.Khi tình trạng nhiễm khuẩn được hồiphục, PCT sẽ quay trở lại giá trị sinhlý. Vì vậy, diễn biến nồng độ PCT cóthể được sử dụng để theo dõi diễn biếnvà tiên lượng nhiễm khuẩn hệ thốngnghiêm trọng đồng thời là cơ sở đểđiều chỉnh các quyết định điều trị hiệuquả. Việc sử dụng động học của PCTkết hợp với các dữ liệu lâm sàng đểquyết định thời điểm bắt đầu và thờigian sử dụng kháng sinh tùy theo từngtrường hợp cụ thể là rất thiết thực đốivới các thầy thuốc lâm sàng. Điều nàycũng đặc biệt có ý nghĩa vì sử dụngkháng sinh không đúng sẽ dẫn tới sựkháng kháng sinh của hàng loạt vikhuẩn, đồng thời giảm chi phí, giảmtác dụng phụ của kháng sinh cũng làmột nhu cầu cấp thiết hiện nay.

• Ứng dụng lâm sàng của PCT:Năm 2006 Hiệp hội nhiễm khuẩn Đứcxuất bản các hướng dẫn cho chẩn đoánvà điều trị nhiễm khuẩn. Trong đó dựatrên các dữ liệu từ hơn 700 thử nghiệmlâm sàng, PCT được đánh giá theo cáctiêu chí cho y học bằng chứng.

• Giá trị nồng độ PCT đượckhuyến cáo sử dụng như sau:

• Giá trị bình thường: PCT < 0,05ng/ml

Bản tin Y Dược số 5 201625

• Giá trị PCT < 0,10ng/ml: Khôngchỉ định dùng kháng sinh

• Giá trị PCT < 0,25ng/ml: Khôngkhuyến cáo dùng kháng sinh,nếu trị liệu giảm xuống mức nàythì tiếp tục dùng cho hiệu quả.

• Giá trị PCT > 0,25ng/ml:Khuyến cáo và cân nhắc sử dụngkháng sinh.

• Giá trị PCT > 0,50 ng/ml: Chỉđịnh kháng sinh là bắt buộc.

• Giá trị PCT 0,50 - 2,0 (ng/ml):Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêmhệ thống tương đối, nguyên nhâncó thể là chấn thương, phẫuthuật sau chấn thương, sốc tim...

• Giá trị PCT 2,0 - 10 (ng/ml): Đápứng viêm hệ thống nghiêm trọng(SIRS), nguyên nhân bởi nhiễmtrùng hệ thống và nhiễm khuẩnhuyết, chưa có suy đa tạng.

• Giá trị PCT > 10 ng/ml: Đáp ứngviêm hệ thống sâu do nhiễmkhuẩn huyết nghiêm trọng hoặcsốc nhiễm khuẩn.

Khi nghiên cứu hơn 200 bệnh nhân bịnhiễm khuẩn đường hô hấp dưới(2004), tác giả Christ Crain và cộng sựnhận thấy 73% bệnh nhân trong nhómchuẩn được chỉ định dùng kháng sinh,trong khi chỉ có 23% bệnh nhân trongnhóm điều trị theo nồng độ PCT dùngkháng sinh cho kết quả tương đương.Dựa theo trị số của PCT có 10% bệnhnhân viêm phổi không có chỉ định dùngkháng sinh. Điều này gợi ý cho sự cầnthiết tìm những nguyên nhân viêm phổikhông do vi khuẩn (VD: viêm phổi dovirus, tắc mạch phổi, khối u...). Trongnhi khoa PCT giúp chẩn đoán sớmnhiễm khuẩn xâm lấn với độ chính xáccao ( sốt <12 giờ), đặc biệt là nhiễmkhuẩn toàn thân nặng de dọa mạng

sống của trẻ. Ngoài ra, PCT còn đượcchứng minh tiên lượng được biếnchứng, diễn biến của nhiễm khuẩnhuyết. PCT có thể còn giúp phân biệtgiữa nhiễm khuẩn huyết và SIRS, phânbiệt giữa nhiễm khuẩn và thải ghép...Tóm lại, những bệnh nhân nghi ngờnhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn huyết,bệnh nhân đang có nguy cơ đặc biệt(sau phẫu thuật, trung hoà miễn dịch...)là những bệnh nhân nên được địnhlượng PCT theo dõi và các nhà nghiêncứu khuyến cáo: Trong trường hợpnghi ngờ nhiễm khuẩn huyết nên xétnghiệm PCT ngay, nếu âm tính nên lặplại 6 giờ một lần để bắt được đáp ứngchẩn đoán sớm nhất. Để theo dõi diễnbiến của bệnh và hiệu quả của điều trịnên thực hiện xét nghiệm PCT mộtngày một lần. Nếu nồng độ PCT giảm30-50% theo ngày thì nhiễm khuẩn đãđược kiểm soát. Ngoài ra, trong ứngdụng trị liệu kháng sinh dựa trên giámsát nồng độ PCT, các nhà nghiên cứuvề PCT cũng khuyến cáo :Trường hợp 1. Ngừng kháng sinh nếu:

• Nồng độ PCT giảm <0,1 ng/mlhoặc > 80% NO

và• Tình trạng lâm sàng cải thiện

đáng kểTrường hợp 2. Đổi kháng sinh khácnếu:

• Nồng độ PCT không giảmvà• Triệu chứng lâm sàng tồn tại

hoặc tăng thêm dấu hiệu nhiễmtrùng.

Trường hợp 3. Tiếp tục kháng sinhđang dùng nếu:

• Triệu chứng lâm sàng được cảithiện

Bản tin Y Dược số 5 201626

• Nồng độ PCT không ứng vớitrường hợp 1 và 2.

TÓM LẠI:PCT với những giá trị vượt trội nhưtrên đã chứng tỏ là một công cụ đángtin cậy để chẩn đoán nhiễm khuẩn đặcbiệt là nhiễm khuẩn toàn thân và phânbiệt được các mức độ, đồng thời sử

dụng động học của PCT kết hợp vớicác dữ liệu lâm sàng là phương tiệntheo dõi hiệu quả diễn biến bệnh lýnhiễm trùng và trị liệu kháng sinh tincậy, qua đó làm giảm thời gian sử dụngkháng sinh, giảm hiện tượng vi khuẩnkháng thuốc và quan trọng là giảm chiphí điều trị...

KỸ THUẬT CHỮA VÔ SINH AN TOÀN

TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃNBS. Đặng Quang Vinh

Nguồn: Sức khỏe & Đới sống

Sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) được xem nhưlà một trong những cứu cánh cho các trường hợp vô sinh do bất thường tinhtrùng. Mặc dù số trẻ sinh ra từ các chu kỳ ICSI ngày càng tăng, tính an toàn củakỹ thuật vẫn còn là một mối bận tâm của nhiều nhà khoa học.

Những trường hợp nào áp dụngICSI?Số liệu y văn cho thấy, vấn đề vô sinhnam ngày càng lớn, có thể do cộnghưởng của nhiều nguyên nhân. Tìnhtrạng này, cùng với việc ngày càngđược mở rộng về chỉ định đã làm cho

ICSI trở thành một kỹ thuật phổ biếnvà quan trọng nhất trong hỗ trợ sinhsản hiện nay. Một trong những lợi điểmcủa ICSI là cho dù chất lượng tinhtrùng bất thường đến đâu, miễn là cómột tinh trùng sống là thụ tinh có thểxảy ra, phôi có thể hình thành và thaikỳ được ghi nhận. Do đó, ICSI hiệnnay được xem là điều trị chuẩn có hiệuquả cho những trường hợp bất thườngtinh trùng nặng. Bên cạnh đó, cáctrường hợp tinh trùng từ phẫu thuậttrên những bệnh nhân không tinh trùngcũng có thể được sử dụng để thụ tinh

Bản tin Y Dược số 5 201627

với noãn một cách có hiệu quả thôngqua ICSI.ICSI cũng được báo cáo áp dụng chonhững trường hợp bất thường tinhtrùng nhẹ. Nhiều tác giả cho rằng ICSInên được thực hiện thường quy trêncác bệnh nhân đáp ứng kém với kíchthích buồng noãn để hạn chế nguy cơthất bại thụ tinh hay thụ tinh thấp. Bêncạnh đó, trong một số trường hợp cầnkết hợp làm một số xét nghiệm chẩnđoán, ICSI có thể được chỉ định. Trongkỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làmtổ, khi được thực hiện bằng PCR thìnoãn nhất thiết phải được thụ tinh bằngkỹ thuật ICSI để hạn chế nguy cơ lâynhiễm ADN từ các tế bào quanh noãnhay tinh trùng. Ngoài ra, số liệu chothấy có khoảng 40 triệu người đang bịnhiễm HIV, trong đó, 75% đang trongđộ tuổi sinh sản, do đó, việc có con làmột nhu cầu có thực trong các trườnghợp này. Việc hạn chế lây nhiễm chocon, nhất là trong trường hợp người vợâm tính với HIV là một yêu cầu quantrọng trong điều trị. Ngày càng cónhiều bằng chứng cho thấy ICSI là mộtbiện pháp tốt để điều trị có thai trongnhững trường hợp này.

Tính an toàn của phương pháp ICSIMặc dù số trẻ sinh ra từ các chu kỳ

ICSI ngày càng tăng sau hơn 20 nămphát triển, tính an toàn của kỹ thuật vẫncòn là một mối bận tâm của nhiều nhàkhoa học. Về mặt lý thuyết, khi các ràocản tự nhiên không còn, bất kỳ một tổn

thương trong cấu trúc của tinh trùngcũng có thể được truyền qua trẻ làm

ảnh hưởng đến hình thể và sự phát triểncủa trẻ sau này. Tuy nhiên, trong một

nghiên cứu gần đây trên 13.745 trẻ sinhra từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, số

liệu cho thấy không có sự khác biệt vềtỷ lệ dị tật bẩm sinh ở các nhóm trẻ

sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm cổđiển, ICSI với tinh trùng từ tinh dịch và

ICSI với tinh trùng phẫu thuật. Bêncạnh đó, khi khảo sát trẻ ra đời từ cácchu kỳ ICSI có tuổi từ 5-12, kết quảcho thấy nhóm trẻ này có các chỉ số

phát triển về thể chất và tinh thần bìnhthường.

Kỹ thuật ICSI

Sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùngvào bào tương noãn được xem là mộtcuộc cách mạng trong điều trị vô sinh.Sau hơn 20 năm phát triển, ICSI ngàycàng được áp dụng rộng rãi, cả về sốchu kỳ thực hiện cũng như số trung tâmtriển khai. Nhiều yếu tố được cho là cóảnh hưởng đến kết quả của một chu kỳđiều trị với ICSI, nhưng gần đây, vaitrò của việc chọn lựa một tinh trùng“tốt” đang ngày càng được quan tâm.Mặc dù còn cần theo dõi thêm trongthời gian dài hơn với số liệu đầy đủhơn, nhưng các số liệu lớn hiện nayđều cho thấy ICSI là một kỹ thuật antoàn.Năm 1992, trường hợp đầu tiên ra đờitừ kỹ thuật ICSI được báo cáo đã mở ramột kỷ nguyên mới của điều trị vôsinh. Với ICSI, chỉ cần 1 tinh trùng làđủ để có thể thụ tinh với noãn, nhờ đó,

Bản tin Y Dược số 5 201628

rất nhiều trường hợp vô sinh đã đượcđiều trị thành công.Số liệu cho thấy, từ khi ICSI ra đời,nhu cầu xin tinh trùng để điều trị đãgiảm đáng kể và có đến trên 95% cáctrường hợp vô sinh nam có thể có concủa chính mình. Tại các trung tâm IVFlớn trên thế giới, số chu kỳ thực hiệnICSI chiếm tỷ lệ trên 70%.

Ngày càng nhiều trung tâm thực hiệnICSI để thụ tinh trứng cho toàn bộ cácchu kỳ điều trị, nhằm giảm thiểu nguycơ không thụ tinh hoàn toàn. Báo cáocủa Hiệp hội Phôi học và Sinh sảnngười châu Âu cho thấy xu hướng ứngdụng ICSI ngày càng tăng, chỉ trongvòng 5 năm, tỷ lệ áp dụng từ 49% đãtăng lên 62%./.

Nobel Y học 2016

Nhật QuangTheo Science and Avenir, BBC

Nobel Y học 2016 đã thuộc về Giáo sư Yoshinori Ohsumi với công trình nghiên cứuphát hiện ra cơ chế “tự thực” (Autophagie) của tế bào. Phát hiện này đã mở ranhững cách hiểu mới về nghiên cứu sinh lý người, trong đó có khả năng thích nghivới cơn đói hoặc phản ứng của cơ thể khi bị viêm nhiễm.

Thuật ngữ “tự thực”: Khái niệm vềTự thực (autophagie) lần đầu tiên xuấthiện năm 1963. Đây là thuật ngữ cónguồn gốc từ tiếng Hi Lạp với thành tốauto (tự) và phagein (ăn, thực). Cha đẻcủa thuật ngữ này là nhà khoa họcChristian de Duve, người đoạt giảiNobel Y học 1974.

Hình:Thể tự thực bào

Tự thực (autophagie) là một cơ chế tựnhiên của quá trình thoái hóa và tái tạocác thành phần của tế bào, hiểu nôm nalà cách các tế bào tái tạo các thànhphần của chính mình. Quá trình làmsạch các chất cặn bã trong tế bào (theocấu trúc kiểu túi lọc) kết hợp với cácenzyme men tiêu hóa sẽ giúp cơ thểloại bỏ các chất độc. Cơ chế này đượcphát hiện lần đầu tiên vào năm 1960khi các nhà khoa học phát hiện tế bàocó thể thải các thành phần của mìnhbằng cách đưa chúng vào một lớpmàng tạo thành một bọng hình túi vàvận chuyển túi này đến một trung tâmtái tạo bên trong tế bào.Ngược lại, đột

Bản tin Y Dược số 5 201629

biến gen tự thực có thể gây nhiều bệnh,trong đó có các căn bệnh nguy hiểmnhư ung thư và các bệnh Alzheimer,Parkinson, v.v…Trước đây, khoa học chỉ biết tới giớihạn cuối cùng của tế bào là khả năng tựhoại tử và biến mất. Bệnh lý xuất hiệnkhi tế bào bị “nhiễm bẩn” dẫn tới tìnhtrạng viêm. Phải mất nhiều thời giankhoa học mới chứng minh được rằng tếbào có thể chết đi trong một cơ thểsống, với quá trình tự thực. Tế bào chếtđi hay ở một dạng thức nào khác, đượccho là đã lập trình sẵn trong các gencủa chúng ta.. Theo tiêu chí của giảiNobel Y học, các công trình nghiêncứu đoạt giải phải có tầm quan trọngđặc biệt trong y học và khoa học đờisống, thay đổi các khuôn mẫu khoa họcvốn dĩ và đem lại lợi ích lớn cho conngườiQua quá trình nghiên cứu, Giáo sưNhật bản Ohsumi xác định được 15gen đóng vai trò quan trọng trong quátrình tự thực.Trước đó, từ những năm90 của thế kỷ trước, Giáo sư Nhật BảnOhsumi đã sử dụng men nở làm bánhđể xác định các gen điều khiển quátrình “tự thực” và sau đó chứng minhrằng cơ chế này cũng hoạt động tươngtự ở người. Đây là một quá trình có ýnghĩa quan trọng đối với việc ngăn sựphát triển ung thư và chống lại cácbệnh như tiểu đường. Giới thiệu vềnhững ứng dụng của công trình đượcvinh danh năm nay, Hội đồng Giảithưởng Nobel nhấn mạnh: “Những độtbiến trong gen tự thực có thể gây rabệnh tật và quá trình tự thực có liênquan đến một số tình trạng như ungthư, bệnh thần kinh”.Đây cũng là lý do khiến ông được Viện

Hàn lâm Khoa học Tụy Điển quyếtđịnh trao giải Nobel Y học 2016 choGiáo sư Japonais Ohsumi. “Kết quảnày không quá ngạc nhiên vì nó chophép phát hiện nhiều điều bí ẩn trongcơ thể người”, thành viên viện Hàn lâmKhoa học Thụy Điển - Người công bốgiải Nobel Y học 2016 ThomasPerlmann nói.Cũng theo Viện Hàn lâm Khoa họcThụy Điển, phát hiện của nhà khoa họcNhật bản đã giúp con người hiểu thêmvề quá trình sinh lý học, trao đổi chấtcủa cơ thể như cách thích nghi với việcthiếu ăn hoặc ứng phó với những viêmnhiễm.

Giáo sư Yoshinori Ohsumi là ai ?Giáo sư Yoshinori Ohsumi, sinh năm1945 tại Fukuoka , Nhật Bản. Ông lấybằng tiến sĩ năm 1964 ở Đại họcTokyo. Sau ba năm học tập tại ĐHRockefeller New York (Mỹ), ông trởvề Tokyo làm việc. Từ năm 2009 đếnnay, ông trở thành giáo sư Viện Côngnghệ tại Tokyo.Giáo sư Ohsumi là nhà khoa học thứsáu sinh ra tại Nhật Bản đã đoạt giảiNobel Y học và là nhà khoa học NhậtBản thứ 23 đoạt các giải Nobel danhtiếng./.

Hình: Giáo sư Yoshinori Ohsumi

Bản tin Y Dược số 5 201630

DS.CK1. Ngô Thị Thu TrangP. KHTH&VTTBYT- BVĐK Phú Tân

CÁC VACCIN CHỐNG EBOLA ĐANG ĐƯỢC THỬ NGHIỆMBa thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành nhằm điều chế mộtvaccin chống Ebola.Ở Pháp, Cơ quan nghiên cứu Inserm đã kêu gọi được 300 người thửnghiệm vaccin Ad26-ZEBOV. Ad26-ZEBOV cũng được song songthử nghiệm ở Anh, Burkina –Faso, Ouganda, Kenya, Rwanda và bờbiển Ngà. Một test khác Chad 3 được thử nghiệm tại Viện PasteurCameroun. Cuối cùng, vaccin VSV- ZEBOV đã được xác định hữuhiệu qua áp dụng cho 7000 người tại Guinee.

DS. Phạm Bách Cúc (Theo Sciences et Avenir, 2.2016)

BA TRẺ EM ĐÃ ĐƯỢC PHẨU THUẬT TIMĐÓNG NHỜ THIẾT BỊ 3DPhẫu thuật viên Pháp đã mổ tim đóng cho 3 trẻ nhỏ(5,6,9 tuổi) bị dị dạng tim bẩm sinh nhờ sử dụng EchoNavigator, một phần mềm mới làm hiện các thông tin3D trên màn hình. Với kỹ thuật này, các bác sĩ phẫuthuật qua tĩnh mạch, tránh được phẫu thuật tim mở,như vậy không để lại sẹo.Nói rõ hơn, phần mềm tạo ra hình ảnh 3D từ ảnh siêuâm tim và X quang của trẻ vào lúc các bác sĩ phẫuthuật đưa ống thông vào tĩnh mạch để sửa chữa tim.Echo Navigator, phần mềm mới đã được áp dụng chongười trưởng thành với chỉ định khác. Có khoảng 40trẻ em đang chờ được chữa trị tim qua phần mềm này.

TS. Phạm Phú Vinh (Theo Tribune Sante, 1.2016)

TIÊM THUỐC ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNGBệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến sự tích tuổi thường phát triển lặng lẽ vớitriệu chứng khi nhìn đường thẳng thấy bị gợn sóng. Khi trung tâm của võng mạc(điểm vàng) bị tổn thương, một đốm đen xuất hiệnở giữa mắt. Mặc dù tình trạng này gây khó chịunhư không đọc được, không viết được nhưng bệnhnhân không bị mù lòa vì võng mạc còn nguyênvẹn ở vòng ngoài điểm vàng. Các yếu tố nguy cơđược xác định: Sự tích tuổi, yếu tố di truyền,thuốc lá, béo phì. Vì vậy, phải có nếp sống lành

Bản tin Y Dược số 5 201631

mạnh để ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.Có 2 dạng thoái hóa điểm vàng:

- Dạng khô: số tế bào võng mạc mất dần, chiếm 80% các ca.- Dạng ướt: (20%) do sự phát triển của các tân mạch bất thường. Chỉ dạng ướt

mới có phương pháp điều trị.Phương pháp điều trị:Kỹ thuật laser đã được sử dụng từ lâu. Từ năm 2006, dạng ướt thoái hóa điểm vàngcó thể chữa trị nhờ chất ức chế VEGF, một yếu tố phát triển làm xuất hiện các tânmạch. Có 3 thuốc ức chế VEGF đang có mặt ở thị trường (gồm pegaptanib,ranibizumab, aflibercept) sử dụng bằng cách tiêm thuốc vào thể vân (trung bình 7 lần/năm).Nhiều kỹ thuật khác được áp dụng để điều trị thoái hóa điểm vàng bằng võng mạcnhân tạo và gen trị liệu.

TS. Phạm Văn Tất (Theo Sciences et Avenir, 2.2016)

HIỆN TƯỢNG SINH DUNG NẠP CỦA VI KHUẨNKhi đề kháng kháng sinh, vi khuẩn tiếp tục phát triển ồ ạt. Tuy nhiên, vi khuẩn cũngcó thể có một cách khác để tự vệ, tránh bị kháng sinh tấn công. Đó là hiện tượng sinhdung nạp, gần giống như việc vi khuẩn vào giấc ngủ.Với sinh dung nạp, các vi khuẩn không phát triển nhưng vẫn sống sót trong một thờigian dài. Các vi khuẩn sinh dung nạp là một mối đe dọa rất nguy hiểm vì chúng cónguy cơ chuyển biến thành kháng kháng sinh qua các đột biến di truyền.Các nhà nghiên cứu Viện đại học Louvain (Bỉ) cho thấy hiện tượng sinh dung nạp rấtthường thấy: 20-30% các vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh trong vòng vài ngày có thểtrở nên sinh dung nạp.Vì vậy, cần khẩn trương lưu ý đến hiện tượng sinh dung nạp với kháng sinh.

TS. Phạm Văn Tất (Theo Sciences et Avenir, 5.2016)

HỆ VI SINH MÔ VÚ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ VÚCho đến nay, các bác sĩ vẫn nghĩ mô vú vô trùng. Thật ramô vú có chứa một hệ vi sinh đặc biệt. Một nghiên cứuđăng trên tạp chí PLOS One, 2014 cho biết: Trong mô vúcủa các bệnh nhân bị ung thư, số vi khuẩn giảm sút, chỉbằng 1/10 số vi khuẩn ở mô bình thường kế cạnh hay ở môvú của phụ nữ không bị ung thư vú. Ngoài ra, thành phầncủa hệ vi sinh vú của bệnh nhân ung thư vú khác hẳn so vớimô không bệnh. Theo các nhà nghiên cứu viện John Waynenghiên cứu ung thư Santa Monica (California), Hoa Kỳ, sựmất cân bằng của hệ vi sinh vú ảnh hưởng xấu đến hệ miễndịch.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh DNA của vi khuẩn có mặt trong dịch hút từ núm vúcủa các phụ nữ bị ung thư vú và các phụ nữ không bị ung thư vú, nhận thấy có sựkhác biệt về thành phần hệ vi sinh giữa 2 nhóm.

TS. Phạm Phú Vinh (Theo Sciences et Avenir, 9.2016/ Scientific Reports, 6.2016)

Bản tin Y Dược số 5 201632

ẢNH HƯỞNG ĐỘC CỦA CÁC ACID BÉO BÃO HÒACác nhà nghiên cứu đều thống nhất: Dùng quá nhiều acid béo bão hòa gia tăng nguycơ ung thư đại tràng. Các acid béo bão hòa có mặt trong các mỡ động vật (bơ, phômai, thịt, thịt nguội) cũng như trong các thức ăn chế biến sẵn, các loại bánh ngọt,...Một nghiên cứu của Đức thực hiện với chuột có cơ địa dễ mắc bệnh ung thư đại tràngcho thấy: chế độ ăn giàu acid béo bão hòa làm mất cân bằng thành phần vi khuẩn ởhệ vi sinh ruột, dẫn đến ung thư ruột. Các tác giả cũng nhận thấy: Sự xuất hiện ungthư ở ruột đi kèm với giảm tỷ lệ butyrat ở phân chuột. Trái lại, nếu cung cấp butyratcho chuột thử nghiệm có chế độ ăn giàu các acid béo bão hòa, nguy cơ xuất hiện ungthư ở ruột giảm.Các nhà nghiên cứu Viện đại học kỹ thuật Munich đã chuyển hệ vi sinh ở phân chuộtbị ung thư do lạm dụng acid béo bão hòa cho chuột có cơ địa mắc ung thư nhưngkhông bị bệnh. Kết quả: Chuột lành bị ung thư mặc dùng không có một chế độ ăngiàu acid béo bão hòa. Như vậy, sự mất cân bằng trong thành phần vi khuẩn đườngruột có liên quan đến sự hình thành ung thư.

TS. Phạm Văn Tất (Theo Sciences et Avenir, 9.2016)

THỬ NGHIỆM MÁU CÓ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN SỚMBỆNH ALZHEIMER

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học y khoaRowan, bang New Jersey, Hoa Kỳ vừa mới pháttriển một loại “tiền –mẫu” (prototype) của xétnghiệm máu có khả năng phát hiện các dấu hiệusớm của bệnh Alzheimer mà các xét nghiệm hiệnthời không thấy được.Thử nghiệm này có thể định lượng một loại proteinđược gọi là beta-amyloid 42, mà sự hiện diện củanó trong dịch não tủy là dấu hiệu báo trước nguycơ phát triển bệnh Alzheimer. Các peptid này chỉcó một số lượng rất nhỏ trong máu nhưng thửnghiệm này vẫn có khả năng phát hiện được. Ngoài

ra, các nhà nghiên cứu còn cho biết, cùng một dạng thử nghiệm như vậy, khi sử dụngtrong xét nghiệm ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, bệnhxơ cứng rải rác hay ung thư vú, đều hoạt động cùng cơ chế và cho kết quả chính xác100%. Theo các nhà nghiên cứu, đây sẽ là vũ khí mới để chẩn đoán sớm các bệnhtrên.

BS. Nguyễn Văn Thông (Theo Passeport Sante.net, 6.2016)

GHÉP TẾ BÀO GỐC VÀO NÃO BỘ BỆNH NHÂNTAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Một nhóm nghiên cứu Viện đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã cải thiện, phục hồi chứcnăng của một số bệnh nhân bị tai biến mạch máu não với rối loạn vận động quantrọng.

Bản tin Y Dược số 5 201633

Thử nghiệm áp dụng cho 18 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não: Mở hộp sọ, tiêmthẳng vào não bộ ngay vùng bị tổn thương hỗn hợp tế bào gốc của bản thân bệnhnhân.Kết quả: Bảy bệnh nhân (7/18) có chức năng vận động được cải thiện rõ rệt, trong đó,một bệnh nhân 71 tuổi đã có thể tự đứng dậy được từ ghế ngồi. Kết quả này rất khảquan. Tuy nhiên, do số bệnh nhân thử nghiệm còn ít nên không thể kết luận vội vàng.

DS. Phạm Bách Cúc (Theo Sciences et Avenir, 2.2016)

HY VỌNG MỚI CHO UNG THƯ BÀNG QUANGTrong tháng 6/2016, Hội nghị quốc tế về ung thư(Asco) tại Chicago (Hoa Kỳ) có báo cáo về mộtphương pháp mới điều trị ung thư bàng quang bằngcách kích thích hệ miễn dịch để tấn công hữu hiệu hơncác khối ung thư.Atezolizumab là một kháng thể kháng PDLT đã kéodài cuộc sống của bệnh nhân ung thư bàng quang màkhông cần phẫu thuật. Một số bệnh nhân vẫn còn sống và tiếp tục dùng thuốc nàymỗi ngày như các bệnh nhân bị đái tháo đường hay cao huyết áp.Trước đây, để giải quyết ung thư bàng quang cần phải phẫu thuật lớn, xâm hại, loạibỏ bàng quang, đặt một túi hứng nước tiểu ngoài bụng suốt đời. Ngoài ra, phải sửdụng hóa trị liệu ciplastin với nguy cơ gây điếc và tổn thương thận

TS. Phạm Văn Tất (Theo Sciences et Avenir, 7.2016)

ĐIỀU TRỊ TRẺ EM CHẬM TĂNG TRƯỞNGHiện nay, để giải quyết vấn đề chậm tăng trưởng ở trẻ em, cần tiêm hormon cho trẻmỗi ngày. Vì vậy, trẻ thấy khó chịu và khó tuân thủ.Một thử nghiệm được áp dụng ở Hoa Kỳ với 60 trẻ 9 tuổi, trẻ chỉ cần tiêm 2 mũithuốc Somavaratan mỗi tháng. Thuốc này là một hormon tăng trưởng tổng hợp phóngthích dài hạn. Trong vòng 2 năm áp dụng thử nghiệm này, người ta nhận thấy có cảithiện biến dạng sinh lý (tỷ lệ IGF-1) cũng như phát triển tốt về chiều cao.Một nghiên cứu tiếp được tiến hành để xác định tính hữu hiệu và sự dung nạp củaSomavaratan.

DS. Phạm Bách Cúc (Theo Medscape,12.4.2016)

MẸ ĐỦ VITAMIN D, CON ÍT NGUY CƠ BỊ HEN SUYỄNMột nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết: Bà mẹ mang thai nếu phơinắng mỗi ngày 10 phút ở 3 tháng giữa thai kỳ có thể giảm nguycơ sinh con ra mắc bệnh hen suyễn. Các nhà khoa học nhận thấycác phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời ở3 tháng giữa thai kỳ có tỷ lệ vitamin D trong máu cao và consinh ra ít có nguy cơ bị suyễn.

Theo David Slusky, hướng dẫn viên nghiên cứu khuyên các phụ nữ mang thai: Thayvì dùng thực phẩm chức năng, nên ra ngoài khi ánh nắng mặt trời còn dịu.

TS. Phạm Văn Tất (Theo American Journal of Health Economics, 7.2016)

Bản tin Y Dược số 5 201634

TU DƯỠNG– Hồi trước vợ mình đối xử với mìnhhung dữ lắm. Thấy thế mình liền bảocô ấy đi học nhu đạo để tu tâm dưỡngtính.– Thế giờ cô ấy thế nào?– À, tốt hơn ngày xưa nhiều. Bây giờmỗi lần động thủ cô ấy đều cúi chàomình trước.

- ???

TIỀN– Lúc bé cứ nghĩrằng tiền có thểmua được mọi thứ,kể cả tình bạn, tìnhyêu, hạnh phúc, niềm vui. Lớn lên mớibiết mình nhầm to.– Em nói đúng. Đời người sao có thểgói gọn trong một chữ Tiền được.– Không. Ý em là lớn lên em mới biếtmình chẳng bao giờ có được nhiều tiềnnhư thế.

GIẬN

Hai vợ chồng nhà kia cãi nhau và giậnnhau nên không ai nói với ai một câunào.Trước khi đi ngủ, người chồng viết mộtmảnh giấy ném cho vợ:“Sáng mai đánh thức tôi dậy vào lúc 5giờ, tôi có việc quan trọng phải làm”.Hôm sau, người chồng thức dậy lúc 7giờ và tìm thấy một mảnh giấy ghi:“5 giờ rồi, dậy đi”

HỎIChàng trai gặp người bạnhọc trên phố cùng vớimột cô gái, anh ta hỏivới giọng nghiêm nghị:“Ai đây?”.Người bạn đáp:– Bạn gái tao.Chàng trai tức giận quát:– Tao không hỏi mày, tao đang hỏi vợtao!!!

RỖNG

Một giáo viên đưa ra bài học về sự lưuthông của máu. Cố gắng để làm chovấn đề rõ ràng hơn, ông nói: “Bây giờ,nếu tôi trồng cây chuối, như các bạn đãbiết, máu sẽ dồn xuống đầu và mặt tôisẽ chuyển sang màu đỏ”.Cả lớp đồng thanh:– Vâng, thưa thầy!Thầy giáo vui mừng hỏi tiếp:– Vậy tại sao khi tôi đang đứng thẳng ởvị trí bình thường, máu lại không dồnxuống chân tôi?Một cậu bé hét lên:– Vì chân không rỗng, thưa thầy!

Bản tin Y Dược số 5 201635

ĐỰC HAY CÁI

Một người phụ nữ đi về nhà và thấyông chồng đang đi loanh quanh vớimột cái vỉ đập ruồi trên tay. Cô hỏi:– Anh đang làm gì vậy?”.– Săn ruồi– Ồ, thế đã giết được con nào chưa?– Rồi, ba con đực, hai con cái!– Sao anh biết con nào đực, cái?– Ba con bò trên can bia, hai con đậu ởđiện thoại.– ???

NHANH TRÍTrong giờ địa lý, thầygiáo gọi Linh:– Em hãy chỉ đâu là châuÂu?– Thưa thầy, đây ạ! – Linh chỉ trên bảnđồ.– Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Tí hãynói cho thầy biết ai đã có công tìm rachâu Âu?– Thưa thầy, bạn Linh.

THIẾUThầy giáo hỏi học sinh: Nếu có 1 túiđạo đức và 1 túi tiền ở đường thì emnhặt túi nào?Trò không suy nghĩ , trả lời luôn : Thưathầy, em nhặt túi tiềnThầy liền hắng giọng : Nếu như là thầythì thầy sẽ nhặt túi đạo đức chứ khôngnhặt túi tiền, mà vì sao em lại chọn nhưvậy ?

Trò đáp tỉnh bơ : Thìem nghĩ ai thiếu gì thìnhặt thứ ấy!

LẦMMột bác sĩ nhận được một cuộc gọi vàolúc 3h sáng của một người chồng vớigiọng gấp gáp:– Vợ tôi bị đau ruột thừa, ông làm ơnđến nhà tôi ngay bây giờ.– Không thể có chuyện đó được, anhhãy bình tĩnh và chỉ cần cho cô ấy uốngmột liều thuốc ngủ là cô ấy lại ngủngon ngay thôi.– Nhưng thưa bác sĩ đây là trường hợprất khẩn cấp, cô ấy thật sự rất đau.– Ông bình tĩnh nhớlại đi. Tôi là ngườicách đây 2 năm trướcđã mổ cắt ruột thừacho vợ ông rồi. Ôngđã thấy ai có ruột thừathứ hai chưa?– Vâng thưa ông. Thế ông đã thấy aicưới vợ lần hai chưa?– ?!!!

ĐỘNG LỰCTôi hay để ảnh vợ trong ví, thỉnhthoảng khi gặp khó khăn, trắc trở, tôilại lấy ảnh vợ ra ngắm, và tự nhủ thầmrằng: Đấy, cô vợ này mà ta còn có thểchịu đựng được, thì bao khó khănngoài kia nào có ý nghĩa gì!

Đã cắt rồimà!

Bản tin Y Dược số 5 201636

BẢO HÀNHMột khách hàng gọi điện đến cửa hàngvi tính và hỏi:–Trên phiếu bảo hành các anh ghi bảohành 90 ngày có ý nghĩa gì?Nhân viên kỹ thuật giải đáp:–Nghĩa là khi máy về có vấn đề, quýkhách hãy gọi cho chúng tôi. Trongvòng 90 ngày sẽ có người đến khắcphục sự cố. Sau 90ngày mà không có aitới thì xem như đã hếthạn bảo hành.

OANMột anh chàng đi đến nhàhàng ăn cùng vợ.Đang lúc vui vẻ thì có 1 côgái trẻ đẹp bước tới nhìnvào mặt anh chàng và ngại

ngùng nói:– Anh ơi…em….em có thai…Cô gái chưa kịp dứt lời thì vợ anh ta vôcùng kinh ngạc, không nói gì, tát anh ta1 cái rất mạnh rồi đứng dậy chạyra ngoài. Mọi người trong quán nhìnanh ta với ánh mắt soi mói, anh ta ngồichết trân không nói được câu gì.Lúc này cô gái kia thỏ thẻ nói tiếp:– Làm phiền anh tắt thuốc lá hộ em.Em đang có thai. Cảm ơn anh!– Hu… hu… hu…

ĐENMột thanh niên luôn tựti khi mình có một lànda không được như ýcho lắm liền tìm đến sưphụ xin lời khuyên.– Thưa đại sư, con vốnđã đen rồi, hễ đến mùa hè là càng đenhơn, người ta cứ cười con, con phảilàm sao đây ạ?

Sư phụ không nói gì, thong thả đi ramở cánh cửa lớn ra, để ánh nắng chiếuvào bên trong.Chàng trai thấy vậy liền reo lên:– Con hiểu rồi thưa sư phụ, ngườimuốn con mở rộng cánh cửa trái tim,đừng để ý đến suy nghĩ của ngườikhác, đúng không ạ?– Không phải, thầy chỉ muốn nhìn chorõ xem rốt cuộc con đang đứng ở đâu!–

SHOCKCó một chàng traiyêu đơn phươngmột cô gái nhưngkhông dám nói ra.Một ngày kia, lấyhết can đảm, chàng soạn một tin nhắntỏ tình và nhấn send lúc 1h sáng. Tinnhắn trả lời đến ngay sau đó, nhưngchàng trai quyết định để ngày hôm sausẽ đọc.Sáng hôm sau, chàng trai mở tin nhắnlên và… shock.”Tài khoản của quí khách không đủ đểgửi tin nhắn,xin vui lòng nạp thêm”

HOA HẬUVợ nũng nịu hỏi chồng.– Anh yêu, anh có thấy em xinh bằnghoa hậu không?– Em đẹp hơn cả hoa hậu thế giới ấychứ.– Anh điêu quá à (cười tủm tỉm).– Thật mà, chỉ có danh hiệu Hoa hậungoài hành tinh mới xứng với em thôi.