60
SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VIÊN Sử dụng cho cuộc họp tham vấn cộng đồng thôn Tháng 05 / 2010

S˛ d˙ng cho cu c h p tham v n c ng đ ... - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng...Phụ lục 1: Bộ tranh về mối liên hệ giữa Biến đổi khí hậu - Rừng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VIÊN Sử dụng cho cuộc họp tham vấn cộng đồng thôn Tháng 05 / 2010

2

STT Nội dung TrangLời mở đầu 4

I Mục tiêu của cuộc họp Thôn 8II Điều phối cuộc họp Thôn 8

1 Các nguyên tắc điều phối 81.1 Sự cùng tham gia1.2 Sự tự nguyện đi đến quyết định 9

2 Chương trình họp Thôn 112.1 Các giai đoạn chính của cuộc họp Thôn2.2 Các bước hoạt động của cuộc họp Thôn 122.3 Chuẩn bị trước khi họp Thôn 16

3 Phương pháp tiến hành cuộc họp 173.1 Trực quan hóa3.2 Chuẩn bị Phần mở đầu bài trình bày 183.3.Dẫn dắt nội dung bài trình bày 193.4. Gợi ý về cách trình bày có hiệu quả 20

Mục lục

3

STT Nội dung Trang3.5. Thảo luận 223.6. Điều phối giai đoạn người dân quyết định cam kết tham gia chương trình UN-REDD 26

4 Lưu ý khi chụp hình cuộc họp thôn 285 Báo cáo kết quả cuộc họp 28

Phụ lụcPhụ lục 1: Bộ tranh về mối liên hệ giữa Biến đổi khí hậu - Rừng – REDD và các hoạt động của chương trình UN-REDD tại Lâm Đồng

29

Phụ lục 2: Gợi ý khi tổ chức và tiến hành cuộc họp Thôn 34Phụ lục 3: 24 câu hỏi tình huống dùng trong cuộc họp Thôn 36Phụ lục 4: Cách mở đầu, dẫn dắt buổi họp 44Phụ lục 5: Gợi ý về xử lý tình huống khi điều phối thảo luận 50Phụ lục 6.1: Phiếu tổng hợp kết quả cuộc họp Thôn 52Phụ lục 6.2: Phiếu tổng hợp các đề nghị cải tiến chất lượng cuộc họp Thôn 53

Phụ lục 7: Thông tin tham khảo về văn hóa, phong tục tập quán người K’Ho 54

Phụ lục 8: Mẫu báo cáo Tuyên truyền viên 59

4

Lời Mở Đầu Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên hiệp quốc tại Việt Nam” (gọi tắt là Chương trình UN-REDD) được Chính phủ Na Uy và một số quốc gia khác tài trợ thông qua Sáng kiến các hành động khởi động nhanh. Cơ quan chủ quản Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

Là chương trình quốc gia đầu tiên chuẩn bị các hoạt động sẵn sàng thực thi REDD trên thực địa, Chương trình UN-REDD Việt Nam đi tiên phong trong quá trình tham vấn người dân (FPIC) ở hai huyện thí điểm Lâm Hà và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Tham vấn người dân (FPIC - Free, Prior, Informed, Consent) là một nguyên tắc dựa vào các quyền, diễn đạt cụ thể quyền tự quyết, các quyền liên quan đến đất đai, lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, quyền về văn hoá, cũng như quyền không bị phân biệt chủng tộc.

Bốn nguyên tắc chỉ đạo quá trình thí điểm tham vấn người dân bao gồm: 1.Tiến hành tham vấn người dân ở tất cả cộng đồng có rừng và những sống gần rừng.2.Chủ động quảng bá tham vấn người dân ở các cộng đồng, chứ không chờ họ tới mới triển khai. 3.Không thể giả định tính đồng nhất giữa các cộng đồng4.Những đối tượng hưởng lợi có liên quan sẽ hướng dẫn về các quy trình thủ tục tham vấn phù hợp.

5

Trong số nguyên tắc đơn giản của Chương trình UN-REDD là nguyên tắc tham vấn các dân tộc bản địa cũng như các cộng đồng khác sống dựa vào rừng phải được tôn trọng, cũng như có ý nghĩa cốt yếu đảm bảo rằng họ được tham gia đầy đủ và thiết thực trong các quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định trong các hoạt động của Chương trình UN-REDD.

Việt Nam có 53 tộc người, thuộc 8 nhóm ngôn ngữ, chiếm khoảng 16 triệu dân. Hầu hết các nhóm dân tộc ít người này sống ở các vùng rừng núi cao. Ở hai huyện thí điểm tỉnh Lâm Đồng nơi dự định triển khai các hoạt động của Chương trình UN-REDD Việt Nam có khoảng 30 dân tộc ít người, song trong đó chỉ có 6 tộc người thực sự là các dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác đến định cư trong mấy thập kỷ qua từ các nơi khác trong nước.

6

Việt Nam là một trong chín nước đầu tiên trên thế giới của chương trình UN-REDD tổ chức hoạt động này. Các hoạt động FPIC triển khai ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của không chỉ các chương trình khác trên thế giới mà còn của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ và các chương trình dự án khác. Kinh nghiệm thu được từ Việt Nam sẽ là bài học rất tốt để các nước khác tham khảo.

Với sự hỗ trợ tích cực của chuyên gia Trần Phong, chương trình UN-REDD Việt Nam đã xây dựng Cuốn Sổ tay dành cho Tuyên truyền viên của UN-REDD sử dụng cho các cuộc họp tham vấn người dân ở các thôn tại hai huyện Lâm Hà và Di Linh của tỉnh Lâm Đồng.

Chương trình UN-REDD hy vọng Cuốn Sổ tay này sẽ giúp các Tuyên truyền viên thực hiện hiệu quả các hoạt động tham vấn người dân. Cuốn Sổ tay cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các chương trình dự án khác có cùng hoạt động tương tự

7

5. Tiến hành cuộc họp thôn

6. Ghi chép quyết định đồng thuận

7. Tư liệu hóavà báo cáoUN-REDD VN

8. Theo dõivà đánh giáquá trình FPIC

2-3. Tuyển chọn và đào tạo TTV

4. Chuẩn bịcuộc họp thôn

1. Nâng caonhận thức

Thông qua hình thức biểu quyết và bỏ phiếu kín

Tư liệu hóa các thông tin về đồng thuận

Theo dõi, đánh giá độc lập và phổ biến bài học kinh nghiệm đánh giá

Liên hệ với Trưởng thôn, người dân để chuẩn bị cho cuộc họp tham vấn

TTV giải thích ý nghĩa của BĐKH, REDD, các hoạt động dự kiến của UN-REDD. Trả lời các thắc mắc của người dân và để họ tự thảo luận.

Hội thảo nâng cao nhận thức cấp xã, huyện TTV phát tờ rời, dán áp phích và nói chuyện với người dân tại thôn/buôn

Tuyển chọn, đào tạo, thực hành và rút kinh nghiêm chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc họp thôn

Bước chuẩn bị:• Tập hợp những cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động tham vấn thôn• Chuẩn bị tài liệu truyền thông• Tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan ở tỉnh / huyện về việc triển

khai FPIC

Nguyên tắc tham vấn người dân (FPIC)Quy trình 8 bước

8

I. Mục tiêu của cuộc họp Thôn

Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH1, về (REDD) và các hoạt động của UN-REDD Việt Nam (Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp quốc tại Việt Nam) và từ đó đồng thuận tham gia vào chương trình UN-REDD

II. Điều phối cuộc họp Thôn

Đây là phần rất quan trọng quyết định cho sự thành công của cuộc họp, do đó Tuyên truyền viên cần nghiên cứu thật kỹ để vận dụng vào thực tế 1. Các nguyên tắc điều phối

1.1. Sự cùng tham giaĐó là việc mọi người đến cùng nhau nghe, chia sẻ thông tin, thảo luận ý kiến, đi đến quyết định để đạt được những mong đợi của họ. Vì vậy, Tuyên truyền viên (TTV) phải thiết kế, tổ chức và hướng dẫn để đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội tham gia ở mức độ ngang nhau và được hiệu quả.Là một TTV, hiệu quả của sự cùng tham gia là yếu tố then chốt cho sự thành công của cuộc họp

1 BĐKH về giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng

9

Các nguyên tắc• Bình đẳng trong người tham dự• Mọi ý kiến đều có giá trị• Tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau• Tập trung vào nhu cầu người tham dự• Khuyến khích các suy nghĩ phê bình tích cực• Các mâu thuẫn và ý kiến tranh luận nên được trực

quan hoá và giải quyết với thời gian thích hợp• Các cảm giác không thoải mái phải được giải quyết

tức thời và hợp lý

Phương pháp và công cụ thúc đẩy sự cùng tham gia:

• Đối thoại để chia sẻ khái niệm, quan điểm....• Hỏi câu hỏi và cách thu thập ý kiến• Sử dụng các hỗ trợ trực quan• Đánh giá và phản hồi liên tục• Tạo môi trường và các hình thức làm việc phù

hợp

1.2. Sự tự nguyện đi đến quyết định

TTV không được tạo áp lực hoặc tìm cách ép buộc người dân ‘đồng thuận’ mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho họ:

(1) tìm hiểu thông tin về Biến đổi khí hậu (BĐKH), về REDD, về hoạt động của chương trình UN-REDD tại Huyện; (2) thảo luận để họ tự đi đến quyết định có tham gia giữ rừng hay không.

Đó chính là cách để người dân địa phương thực hiện được quyền của họ.

Quá trình đi đến quyết định dựa trên sự đồng thuận chứ không phải yêu cầu đạt được sự nhất trí hoàn toàn 100% một cách hình thức hoặc theo dạng ‘buông xuôi’ nhất trí theo xu hướng chung

1010

Trong trường hợp nếu người dân không đồng thuận, cần phân tích thật kỹ nguyên nhân, từng bước giải quyết vấn đề, tiếp tục tiếp xúc nói chuyện với họ trong và sau buổi họp (lưu ý sử dụng tờ rơi của Chương trình).

Quyết định theo sự đồng thuận nói trên còn cần mang tính đại diện hợp lý của các nhóm khác nhau (ví dụ: phụ nữ, người già, người dân tộc, người Kinh…) trong Thôn

1111

2. Chương trình họp thôn2.1. Các giai đoạn chính của cuộc họp Thôn:

1. Mọi người đến và làm quen lẫn nhau2. Giới thiệu mục tiêu, chương trình và phương

pháp làm việc3. Giới thiệu lần lượt các chủ đề, nội dung của

cuộc họp4. Thu thập thông tin và ý kiến5. Phân tích và quyết định6. Phản hồi, đánh giá kết quả

12

2.2. Quy trình tổ chức cuộc họp Thôn Trước cuộc họp Trong cuộc họp Sau cuộc họp

• Thông báo đến Thôn thời gian, mục đích, nội dung cuộc họp?

• Xác lập kênh thông tin liên lạc ?

• Thu thập thông tin cơ bản về thôn

• Tuyên tuyền trực tiếp tại một số hộ dân được chọn lựa

• Vai trò của đại diện Xã, Trưởng thôn?• (Bí thư chi bộ/thôn người kinh, Già làng,

ông trùm họ đạo)Vai trò của Già làng?

Chụp ảnh lưu niệm? Cách giữ liên lạc sau họp?• Phân công trong Nhóm TTV - Cộng tác

viên là người dân?• Người phiên dịch?

Cách huy động hiểu biết của người dân?

Kiểm tra: địa điểm họp, số lượng, thành phần người dự, bố trí chỗ ngồi

Thu thập thêm thông tin từ một số người dân, cán bộ địa phương?

• Nơi dán bộ posters, treo băng rôn ?• Kiểm tra âm thanh, ánh sáng...

Chuẩn bị kịch bản về cách đón dân ?

• Để lại bộ poster và các tờ rơi cho thôn?• Xếp lịch và đối tượng để tiếp tục quay lại truyền thông?

Rà soát• Kịch bản các bước điều phối cuộc họp• Nội dung trình bày về BĐKH - REDD - UNREDD• Bộ câu hỏi dẫn dắt thảo luận

Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Nhóm TTV

• Trình bày trực quan dựa vào bộ posters của chương trình?

• Dùng từ và câu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn?

• Quản lý thời gian?• Cách ứng xử thân thiện• Xử lý tình huống với phản ứng của người dân?

Đánh giá nhanh cuộc họp có sự cùng tham gia?

Họp nhóm TTV rút kinh nghiệm?

Hỏi: “Còn thiếu gì không?”-Tiếp xúc với Trưởng thôn trước khi họp ít nhất một ngày, chỉ dẫn chi tiết tỉ mỉ cho trưởng thôn về kịch bản, chuẩn bị (ghi ra giấy cho Trưởng thôn), cách nói về nội dung khi đi mời bà con.

• Điều phối để huy động sự cùng tham gia của người họp?

• Bộ câu hỏi định hướng thảo luận?

• Vai trò của trưởng thôn, già làng trong biểu quyết đồng thuận • Quan sát, ghi nhận xu thế đồng thuận?• Khi bỏ phiếu, chú ý hướng dẫn người không biết chữ (đặc biệt

đồng bào dân tộc).

Hỏi: “Điều gì cần cải tiến?”• Chụp ảnh giao lưu với bà con sau cuộc họp.• Họp nhóm tuyên truyền viên với trưởng thôn và ban ngành đoàn thể

thôn rút kinh nghiệm.

13

Trình bày và đối thoại

Biến đổi khí hậu?

RỪNGREDD?

2.2. Quy trình tổ chức cuộc họp Thôn Trước cuộc họp Trong cuộc họp Sau cuộc họp

• Thông báo đến Thôn thời gian, mục đích, nội dung cuộc họp?

• Xác lập kênh thông tin liên lạc ?

• Thu thập thông tin cơ bản về thôn

• Tuyên tuyền trực tiếp tại một số hộ dân được chọn lựa

• Vai trò của đại diện Xã, Trưởng thôn?• (Bí thư chi bộ/thôn người kinh, Già làng,

ông trùm họ đạo)Vai trò của Già làng?

Chụp ảnh lưu niệm? Cách giữ liên lạc sau họp?• Phân công trong Nhóm TTV - Cộng tác

viên là người dân?• Người phiên dịch?

Cách huy động hiểu biết của người dân?

Kiểm tra: địa điểm họp, số lượng, thành phần người dự, bố trí chỗ ngồi

Thu thập thêm thông tin từ một số người dân, cán bộ địa phương?

• Nơi dán bộ posters, treo băng rôn ?• Kiểm tra âm thanh, ánh sáng...

Chuẩn bị kịch bản về cách đón dân ?

• Để lại bộ poster và các tờ rơi cho thôn?• Xếp lịch và đối tượng để tiếp tục quay lại truyền thông?

Rà soát• Kịch bản các bước điều phối cuộc họp• Nội dung trình bày về BĐKH - REDD - UNREDD• Bộ câu hỏi dẫn dắt thảo luận

Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Nhóm TTV

• Trình bày trực quan dựa vào bộ posters của chương trình?

• Dùng từ và câu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn?

• Quản lý thời gian?• Cách ứng xử thân thiện• Xử lý tình huống với phản ứng của người dân?

Đánh giá nhanh cuộc họp có sự cùng tham gia?

Họp nhóm TTV rút kinh nghiệm?

Hỏi: “Còn thiếu gì không?”-Tiếp xúc với Trưởng thôn trước khi họp ít nhất một ngày, chỉ dẫn chi tiết tỉ mỉ cho trưởng thôn về kịch bản, chuẩn bị (ghi ra giấy cho Trưởng thôn), cách nói về nội dung khi đi mời bà con.

• Điều phối để huy động sự cùng tham gia của người họp?

• Bộ câu hỏi định hướng thảo luận?

• Vai trò của trưởng thôn, già làng trong biểu quyết đồng thuận • Quan sát, ghi nhận xu thế đồng thuận?• Khi bỏ phiếu, chú ý hướng dẫn người không biết chữ (đặc biệt

đồng bào dân tộc).

Hỏi: “Điều gì cần cải tiến?”• Chụp ảnh giao lưu với bà con sau cuộc họp.• Họp nhóm tuyên truyền viên với trưởng thôn và ban ngành đoàn thể

thôn rút kinh nghiệm.

14

TT Các bước, hoạt động Người thực hiện Thời gian

I. Bước chuẩn bịYêu cầu: Các TTV có thể đến thôn trước một khoảng thời gian phù hợp để làm quen với trưởng thôn, nắm được tình hình kinh tế - xã hội của thôn, thảo luận kỹ với trưởng thôn về công tác chuẩn bị, tốt nhất là thông qua tuyên truyền lưu động.

1 Gửi giấy mời (có thể TTV cùng đi) Trưởng thôn trước cuộc họp

2 Phát tờ rơi Trưởng thôn cùng lúc gửi giấy mời

3 Dán áp phích tại UBND xã, nhà họp thôn Cán bộ xã, TTV trước cuộc họp4 Truyền thanh thông báo hàng ngày kết hợp với

tuyên truyền lưu độngCán bộ xã, thôn, TTV trước cuộc họp

5 Chọn địa điểm họp và sắp xếp phòng họp Trưởng thôn, TTV trước cuộc họp6 Chuẩn bị tài liệu phát cho người dân TTV trước cuộc họp

Chương trình đề xuất áp dụng

15

TT Các bước, hoạt động Người thực hiện Thời gianII.Bước thực hiện: Lưu ý:

• Có thể kéo dài từ 90ph – 120ph, ban ngày hoặc đêm tùy theo điều kiện cụ thể của thôn.• Với các địa điểm không có điện, cần chuẩn bị loa phát thanh và không tổ chức vào ban đêm.

7 Văn nghệ, làm quen lẫn nhau. TTV trước cuộc họp chính thức

8 Giới thiệu chương trình, mục đích cuộc họp. Trưởng thôn 5p9 Phát biểu của đại diện chính quyền. Cán bộ xã 5p10 Trình bày về BĐKH, REDD và các hoạt động sắp tới

tại địa bàn.TTV 20-30p

11 Phát biểu của đại diện cộng đồng. Già làng, mục sư (nếu có) 5-10p12 Thảo luận. Người dân, cán bộ thôn, TTV 30-45p13 Tuyên truyền viên giới thiệu các nguyên tắc tham

vấn cộng đồng trước khi người dân bỏ phiếu/biểu quyết đồng thuận.

TTV hỗ trợ trưởng thôn 15p

14 Kết thúc cuộc họp TTV

16

2.3.Chuẩn bị trước cuộc họp Thôn

• Liên hệ, khảo sát và cùng với cán bộ Xã, Thôn quyết định chọn: địa điểm, thời gian cuộc họp, số lượng người dân đại diện tham gia cuộc họp, đại biểu khác tham dự.

• Thành phần tham gia họp: Đại diện chính quyền Huyện/Xã, tuyên truyền viên, đại diện các hộ gia đình, cán bộ hỗ trợ tổ chức (Kiểm lâm (địa bàn), Đoàn TN, Phụ nữ)

• Tìm hiểu trước một số nét văn hóa tiêu biểu, cách tiếp xúc và những điều cấm kỵ của người dân tộc tại địa bàn tổ chức cuộc họp

• Nghiên cứu kỹ tờ Phiếu lấy ý kiến đồng thuận :”Giúp bạn đưa ra quyết định về Chương trình UN-REDD”

• Chọn hoặc tìm người sẵn sàng hỗ trợ dịch thuật tiếng dân tộc trong cuộc họp (nếu người điều phối không biết tiếng dân tộc)

• Trang trí, bố trí sơ đồ tổ chức, loa đài, ánh sáng, bàn ghế/chỗ ngồi cho người dự họp, nơi để đính Bộ tranh của chương trình, nơi để ghi lại ý kiến thảo luận....

17

3. Phương pháp tiến hành cuộc họp3.1. Trực quan hoá:

Các thông tin về:(a) Biến đổi khí hậu, (b) REDD và (c) Chương trình UN-REDD tại Lâm Đồng đều được trình bày trực quan trong Bộ tranh với hình ảnh minh họa đơn giản, dễ hiểu (Xem Phụ lục 1)

-Thuận lợi của việc sử dụng Bộ tranh:

• Các thông tin/ý kiến “phức tạp” trở nên dễ hiểu hơn với ngôn ngữ trực quan, giảm đi sự hiểu sai.• Thu hút chú ý cho người theo dõi.• Thảo luận để đi đến nhất trí được dễ dàng hơn do thông tin được trình bày rõ ràng.

Trực quan hoá các ý kiến thảo luận: Khi điều kiện cho phép, có thể dùng phương tiện phù hợp (bút dạ, giấy A0, bảng viết,...) để ghi lại tóm tắt các nhóm ý kiến của người tham dự. Lưu ý ghi các ý kiến dưới hình thức phù hợp dễ theo dõi (sơ đồ, danh mục, hình ảnh…..)

18

3.2.Chuẩn bị Phần mở đầu bài trình bày

Đoạn giới thiệu: Trong khoảng một vài phút đầu tiên, bắt đầu bằng:

• Những vấn đề ‘nóng’, có thể được nhiều người quan tâm và mang tính thời sự . • Một nhận xét ‘gây sốc’ • Một loạt số liệu thống kê đơn giản về chủ đề hoặc bằng những con số gây ấn tượng • Câu chuyện cười nhẹ nhàng, dễ hiểu, ngắn gọn • Một đoạn thơ hoặc lời ca ‘nổi tiếng’, hoặc gắn với giai thoại địa phương. Sử dụng trích dẫn từ một người

nổi tiếng, từ các phương tiện truyền thông đại chúng • Một câu hỏi (không cần phải trả lời)

Câu chủ đề: Để định hướng ý kiến chủ đạo mà buổi họp đang hướng đến (giống như bảng chỉ đường). Giống như tiêu đề 1 cuốn sách: ‘thật ngắn gọn’ – Không: quá dài, quá phức tạp, quá nhiều thông tin. Ví dụ: Chủ đề buổi nói chuyện của tôi là……; Hôm nay tôi và mọi người sẽ bàn về …., nói về …..

19

3.3. Dẫn dắt nội dung bài trình bày:Cách tiếp cận Công thức Cách tiến hành

Tạo chú ý thông qua sự thay đổi

Quá khứ - Hiện tại – Tương lai Điều gì đã xảy ra trong quá khứ? – Điều gì đang xảy ra? – Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? (gắn liền với các quan điểm của bạn).

Trình bày trực tiếp quan điểm

Quan điểm – Lý do – Minh họa bằng ví dụ - Quan điểm

Đưa ra một nhận định cá nhân, nhấn mạnh một điều gì đó – Giải thích tại sao bạn có nhận định và cảm xúc như vậy? – Những ví dụ thực tiễn minh họa rõ cho quan điểm của bạn? – Trở lại và nói lại (có thể với cách khác) quan điểm ban đầu của bạn.

Khám phá và phân tích hệ thống

Phân tích lôgic theo 6 câu hỏi: Điều gì? Ở đâu? Tại sao? Ai? Như thế nào? Khi nào?

Điều gì xảy ra, nguyên nhân? Ai gây ra vấn đề, ai có liên quan?........

Kêu gọi hành động Mở đầu – Xác định tác động – Kêu gọi sự hưởng ứng – Tuyên bố hành động

Thu hút sự chú ý của người nghe bằng một thông tin, sự kiện… - Tạo ra sự quan tâm bằng cách chỉ ra rằng vấn đề này ảnh hưởng đến họ như thế nào – Đưa ra mong muốn người nghe hưởng ứng để có sự thay đổi – Đề xuất và tuyên bố hành động chung

Một số cấu trúc khác: Vấn đề - Nguyên nhân - Mục tiêu – Giải pháp; Trước – Sau; Mục tiêu - Thuận lợi – Khó khăn – Giải pháp………

(Nguồn: Jong Fernandez, InWEnt, 2008)

20

3.4.Gợi ý về cách trình bày có hiệu quả

1.Phân công rõ ràng nhiệm vụ trong Nhóm điều phối.2.Bố trí chỗ làm việc thoải mái, hợp lý để nhiều người cùng thấy được thông tin từ Bộ tranh và thuận lợi cho theo dõi thảo luận. 3.Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, vật dụng (lưu ý cả dự phòng).4.Thông tin sắp xếp trình bày hợp lý.5.Sử dụng và chỉ vào các hình ảnh trong Bộ tranh.6.Không đứng che lấp bảng, tranh ảnh.7.Nói mạch lạc, rõ ràng, dễ nghe.8.Đặt vấn đề rõ ràng: bối cảnh, mục tiêu...9.Dẫn chứng sự kiện, con số xác thực... tại địa phương để minh họa.10.Chọn lựa trọng tâm nội dung cân đối với thời gian trình bày.11.Cẩn thận khi dùng từ ngữ (chính xác, phù hợp, đơn giản, dễ hiểu....).12.Giảm bớt lời giải thích dài dòng.13.Cách trình bày sinh động. Không nhìn, đọc liên tục từ giấy cầm tay.

21

14.Không nói nhiều và liên tục. Có điểm dừng, điểm nhấn khi cần thiết.15.Thể hiện được sự cảm xúc theo mạch nội dung của chủ đề.16.Tư thế đứng không gò bó. Sử dụng ‘ngôn ngữ cơ thể’ hài hòa.17.Thay đổi không khí làm việc tránh đơn điệu, nhàm chán.18.Nghe kịp thời và chính xác ý kiến của người dự.19.Mắt luôn theo dõi người nghe.20.Nên nêu rõ nội dung định hướng thảo luận.21.Kiểm soát và điều phối được các mâu thuẫn xảy ra trong người dự.22.Đánh giá và điều chỉnh được tình hình làm việc.23.Cần có tóm tắt, kết luận rõ ràng khi kết thúc.

22

3.5. Thảo luận:3.5.1. Hỏi câu hỏi:

Dạng câu hỏi- Câu hỏi đóng: dẫn đến câu trả lời CÓ hoặc KHÔNG, dùng cho câu trả lời nhanh, khi cần đưa ra quyết định, nhưng không cung cấp nhiều thông tin Ví dụ: Chúng ta có cam chịu nhìn cảnh cây trồng chết dần do thời tiết ngày càng nóng lên và nguồn nước ngày càng cạn kiệt dần không?

- Câu hỏi mở: kích thích suy nghĩ và tạo ra nhiều hướng trả lời, dùng khi cần trao đổi thông tin giữa người tham dự, bắt đầu từ các từ nghi vấn: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Như thế nào? Ở đâu? Ai?

Ví dụ: sau khi trình bày Bộ tranh về Rừng – BĐKH - REDD, TT viên có thể dẫn dắt thảo luận toàn thể theo các câu hỏi gợi ý sau:

“Từ bài trình bày và các tranh vẽ,1.Bạn thích thú điều gì? 2.Bạn thấy lo lắng và không muốn điều gì xãy ra?3.Thông tin có dễ hiểu không? Có điều gì làm Bạn khó hiểu không?

23

4.Bạn có đồng ý rằng có phải rừng bị mất/suy thoái góp phần dẫn đến BĐKH không?5.Theo Bạn, chúng ta nên làm gì đối với rừng (để vừa có thu nhập ổn định, vừa tránh được tác hại của biến đổi khí hậu)? Hoặc: Vậy Bạn có ủng hộ việc cùng nhau bảo vệ rừng để người dân vừa có nguồn nước, thức ăn từ rừng,… vừa được hưởng lợi từ việc giảm BĐKH?6.Bạn có điều gì chưa hiểu về REDD?7.Bạn có ủng hộ việc giữ rừng để sau này có thêm lợi ích từ REDD không?(Theo Bạn, có thể nên hỏi người dân câu hỏi gì ngoài 7 câu hỏi trên để dẫn dắt nhận thức tốt nhất cho phần biểu quyết thỏa thuận tiếp theo dưới sau đây)8.TTV hỏi xem người dân có câu hỏi gì khác nữa không?”

Ngoài ra, TTV cần tự xây dựng và chuẩn bị trước một bộ câu hỏi dẫn dắt hỗ trợ khác.

3.5.2. Thảo luận nhóm: Trong trường hợp cần thiết, có thể chia nhóm thảo luận tại chỗ ngay trong phòng họp cho những vấn đề phức tạp, được nhiều người quan tâm, và có thể giúp cho sự đồng thuận đi đến quyết định của người dân tốt hơn

24

Nội dung thảo luận tại nhóm:

• Xác định các Thuận lợi / Khó khăn• Mô tả Vấn đề / Xác định các mong muốn và việc nên làm tiếp theo• Xác định Nguyên nhân / Giải pháp / Trở ngại

Qui tắc làm việc nhóm:

• Bố trí chỗ làm việc hợp lý để mọi người đều tham gia thuận lợi• Bố trí người điều phối, người ghi chép và người trình bày kết quả• Cùng thống nhất nội dung thảo luận, qui tắc làm việc và phân bổ thời gian thực hiện• Cho cá nhân có thời gian tự suy nghĩ và đưa ra các ý kiến• Thảo luận chung và thống nhất chọn lựa ý kiến• Chuẩn bị đại diện trình bày kết quả

Qui mô nhóm:

• Nhóm 2 người, nhóm 3-5 người, nhóm 6-8 người...• Nhóm lớn chung cho toàn bộ người tham dự

25

3.5.3. Vai trò của tuyên truyền viên:

• Đảm bảo việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý (thường ngồi theo vòng cung, chữ U, vòng tròn...để mọi người có thể nhìn thấy mặt nhau, hoặc theo vị trí các nhóm có định hướng trước)

• Hãy để mọi người thoải mái - đừng làm họ ngại. Bắt đầu buổi làm việc bằng cách giải toả sự năng nề về tâm lý, sự lo lắng của người dự (ví dụ như câu hỏi gây sự tò mò, câu chuyện vui…)

• Nói cho mọi người biết mục đích của buổi thảo luận• Trình bày chủ đề làm việc thật rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút sự chú ý.• Câu hỏi nên được viết ra trên bảng, giấy hoặc được nhắc lại rõ ràng• Hướng dẫn qui tắc thảo luận, giới hạn thời gian nói...và bảo đảm là các qui tắc đều được giám sát• Khuyến khích, lôi cuốn mọi người cùng thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của họ, ngay cả khi quan

điểm của họ khác của bạn. Trung gian, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến. • Bắt đầu từ vấn đề chung chuyển dần lần lượt sang từng vấn đề cụ thể• Sử dụng kỹ thuật trực quan (bộ tranh, chữ viết – sơ đồ trên giấy…) để bảo đảm các điểm thảo luận chính

đều được mọi người biết và các giai đoạn thảo luận đều có thể xác định được mọi lúc• Sẵn sàng cho “việc thăm dò”, ví dụ như; “Tôi không chắc là tôi hiểu, xin giải thích kỹ hơn…” hoặc “Anh có

thể cho tôi một ví dụ về những gì anh đang nói không?”

26

• Làm rõ những sự hiểu sai• Đừng nói quá nhiều• Nên biết lắng nghe ‘tích cực’• Kiểm soát những người có cá tính • khác khau• Kiểm soát thời gian

3.6 Điều phối giai đoạn người dân quyết định đồng thuận chương trình UN-REDD

• TTV nhấn mạnh 4 nguyên tắc Tham vấn cộng đồng (FPIC) – đề nghị mọi người nghe để quyết định sự tham gia vào chương trình UN-REDD

• F: Tự nguyện tham gia (Free)• P: Được tham vấn trước (Prior)• I : Được cung cấp đầy đủ thông tin (Informed)• C: Đồng thuận (Consent)

Khi lắng nghe, không nên:• Làm gián đoạn.• Đưa ra các câu hỏi dồn dập.• Đưa ra bình luận quá sớm.• Đi ngay đến kết luận.• Tranh cãi.• Để cảm xúc của người nói ảnh hưởng tới mình

27

• Câu hỏi: “Việc đồng ý tham gia chương trình này có ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta duy trì cuộc sống tốt đẹp hiện nay và tự bảo vệ cuộc sống mình khỏi ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu... bà con còn có vấn đề gì cần làm rõ nữa không?”.

• Nếu không thì mời mọi người biểu quyết/ bỏ phiếu. Nếu vẫn còn có vài câu hỏi, thảo luận trực tiếp. Nếu thấy không khí ‘căng thẳng’, có nhiều khuôn mặt băn khoăn, cho thảo luận nhóm nhỏ tại chỗ trong vòng 5-10p. Dành 10-15p để giải thích các ý kiến, phải bám vào Bộ tranh khi giải thích cho dân! (TTV sẳn sàng giải thích hoặc cung cấp thêm thong tin)

• Đối với những người vẫn không đồng thuận, mời họ ở lại để hỏi thêm họ muốn gì? cần gì? Gửi cho họ thông tin để về nhà xem, thảo luận với gia đình, và hẹn ngày quay lại nhà họ (cùng với cán bộ thôn) để cùng thảo luận và nhận bảng phản hồi của họ

Lưu ý:• Trưởng Thôn chỉ là người hỗ trợ cho cuộc họp, không phải là người áp đặt (hoặc lấy vị thế của mình để áp

đặt) cho người dân đồng thuận.

28

4.Lưu ý khi chụp hình cuộc họp thôn

1.Quang cảnh nơi họp2.Dân đi đến nơi họp3.Dân đọc tờ rơi, poster4.TTV đang trình bày5.Dân ngồi trong phòng họp6.Dân đang phát biểu7.TTV trao đổi ý kiến khi thảo luận với dân8.Dân biểu quyết9.Giao lưu sau họp giữa TTV với dân – Chụp ảnh chung sau buổi họp10.Người dân vui vẻ11.Cảnh ‘đặc sắc’ khác

(Quan tâm đến người già, phụ nữ, trẻ em………)Chọn lọc ra tối đa 20 ảnh/ ngày và chuyển lại cho Chương trình sau mỗi ngày theo các cảnh sau:Có ghi folder : Ngày – Địa bàn

5. Báo cáo kết quả cuộc họp:Tuyên truyền viên họp nhóm rút kinh nghiệm hàng ngày và viết báo cáo cá nhân gửi UN-REDD (theo mẫu tại phụ lục 6). Nhóm trưởng TTV tổng hợp.

29

PHỤ LỤC 1: SỰ LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU (BĐKH) – RỪNG - REDD

Không khí chúng ta hít thở bao gồm một vài loại khí khác nhau. Đối với người và động vật thì ô xy (O2) là loại khí quan trọng nhất để tồn tại. Con người hít khí ô xy và thải ra khí các-bon-níc (CO2)

Trong khi đó, để tồn tại cây cối lại cần khí các-bon-níc (CO2).

Khi chặt cây hoặc cháy rừng thì khí các-bon-níc sẽ được giải phóng ra ngoài khí quyển.

Nếu có quá nhiều khí các-bon-níc thải vào không khí thì toàn bộ trái đất của chúng ta sẽ ấm dần lên

Như vậy, chính do rừng hấp thu các-bon-níc, đã và đang giúp trái đất không bị nóng lên, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu

1

30

Khi chặt cây hoặc cháy rừng thì khí các-bon-níc sẽ được giải phóng ra ngoài khí quyển. Xe máy, ô tô và xe tải cũng thải khí các-bon-níc vào không khí. Nhiều ngành công nghiệp cũng thải khí các-bon-níc vào không khí.

Nếu có quá nhiều khí các-bon-níc thải vào không khí thì toàn bộ trái đất của chúng ta sẽ ấm dần lên khiến cây trồng không tăng trưởng được và có thể sẽ bị chết.

Trái đất ấm lên cũng có thể gây ra nhiều lụt lội, hạn hán, xói mòn đất hơn và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác.

Trong 50 năm qua, trên thế giới có quá nhiều người sử dụng xe máy, xe ô tô, xe tải và rừng bị chặt phá quá nhiều cho nên lượng khí các-bon-níc thải vào bầu khí quyển ngày càng nhiều. Do đó khí hậu đang thay đổi và sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho con người.

2

31

3Tất cả các nước trên thế giới đều đồng tình rằng giảm phát thải lượng các-bon-níc vào không khí là điều cần phải làm ngay. Ở Việt Nam, giảm lượng khí các-bon-níc bằng cách bảo vệ rừng và trồng rừng là hình thức quan trọng nhất.

Các nước giàu đã đồng ý chi trả tài chính để Việt Nam thực hiện hoạt động này và số tiền chi trả sẽ được sử dụng để giúp người dân nghèo sống trong và gần khu vực rừng. Chưa ai có thể nói sẽ chi trả bao nhiêu nhưng chắc chắn sẽ chỉ trả cho những hộ gia đình hay cộng đồng có những hành động bảo vệ rừng hoặc nâng cao chất lượng rừng.

Do cần phải mất thời gian xác định cách thức đo đếm sự đóng góp của mỗi hộ hoặc cộng đồng để từ đó có thể chi trả một cách công bằng nên có thể sẽ phải mất vài năm nữa thì mới có tiền để chi trả cho những hoạt động này.

Như vậy việc giữ rừng, ngoài việc mang lại lợi ích trực tiếp cho cuộc sống người dân hàng ngày, hạn chế tác động bất lợi của BĐKH, trong tương lai còn giúp mang lại thêm một số tiền hỗ trợ từ REDD cho những người bảo vệ rừng

32

GIỚI THIỆU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG

CỦA UN-REDD TẠI LẬM ĐỒNG

33

34

PHỤ LỤC 2: GỢI Ý KHI TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH CUỘC HỌP THÔN Trước cuộc họp Trong cuộc họp Sau cuộc họp

• Thông báo đến Thôn thời gian, mục đích, nội dung cuộc họp?

• Xác lập kênh thông tin liên lạc ?

• Thu thập thông tin cơ bản về thôn

• Tuyên tuyền trực tiếp tại một số hộ dân được chọn lựa

• Vai trò của đại diện Xã, Trưởng thôn?• (Bí thư chi bộ/thôn người kinh, Già làng,

ông trùm họ đạo)Vai trò của Già làng?

Chụp ảnh lưu niệm? Cách giữ liên lạc sau họp?• Phân công trong Nhóm TTV - Cộng tác

viên là người dân?• Người phiên dịch?

Cách huy động hiểu biết của người dân?

Kiểm tra: địa điểm họp, số lượng, thành phần người dự, bố trí chỗ ngồi

Thu thập thêm thông tin từ một số người dân, cán bộ địa phương?

• Nơi dán bộ posters, treo băng rôn ?• Kiểm tra âm thanh, ánh sáng...

Chuẩn bị kịch bản về cách đón dân ?

• Để lại bộ poster và các tờ rơi cho thôn?• Xếp lịch và đối tượng để tiếp tục quay lại truyền thông?

Rà soát• Kịch bản các bước điều phối cuộc họp• Nội dung trình bày về BĐKH - REDD - UNREDD• Bộ câu hỏi dẫn dắt thảo luận

Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Nhóm TTV

• Trình bày trực quan dựa vào bộ posters của chương trình?

• Dùng từ và câu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn?

• Quản lý thời gian?• Cách ứng xử thân thiện• Xử lý tình huống với phản ứng của người dân?

Đánh giá nhanh cuộc họp có sự cùng tham gia?

Họp nhóm TTV rút kinh nghiệm?

Hỏi: “Còn thiếu gì không?”-Tiếp xúc với Trưởng thôn trước khi họp ít nhất một ngày, chỉ dẫn chi tiết tỉ mỉ cho trưởng thôn về kịch bản, chuẩn bị (ghi ra giấy cho Trưởng thôn), cách nói về nội dung khi đi mời bà con.

• Điều phối để huy động sự cùng tham gia của người họp?

• Bộ câu hỏi định hướng thảo luận?

• Vai trò của trưởng thôn, già làng trong biểu quyết đồng thuận • Quan sát, ghi nhận xu thế đồng thuận?• Khi bỏ phiếu, chú ý hướng dẫn người không biết chữ (đặc biệt

đồng bào dân tộc).

Hỏi: “Điều gì cần cải tiến?”• Chụp ảnh giao lưu với bà con sau cuộc họp.• Họp nhóm tuyên truyền viên với trưởng thôn và ban ngành đoàn thể

thôn rút kinh nghiệm.

35

Trước cuộc họp Trong cuộc họp Sau cuộc họp

• Thông báo đến Thôn thời gian, mục đích, nội dung cuộc họp?

• Xác lập kênh thông tin liên lạc ?

• Thu thập thông tin cơ bản về thôn

• Tuyên tuyền trực tiếp tại một số hộ dân được chọn lựa

• Vai trò của đại diện Xã, Trưởng thôn?• (Bí thư chi bộ/thôn người kinh, Già làng,

ông trùm họ đạo)Vai trò của Già làng?

Chụp ảnh lưu niệm? Cách giữ liên lạc sau họp?• Phân công trong Nhóm TTV - Cộng tác

viên là người dân?• Người phiên dịch?

Cách huy động hiểu biết của người dân?

Kiểm tra: địa điểm họp, số lượng, thành phần người dự, bố trí chỗ ngồi

Thu thập thêm thông tin từ một số người dân, cán bộ địa phương?

• Nơi dán bộ posters, treo băng rôn ?• Kiểm tra âm thanh, ánh sáng...

Chuẩn bị kịch bản về cách đón dân ?

• Để lại bộ poster và các tờ rơi cho thôn?• Xếp lịch và đối tượng để tiếp tục quay lại truyền thông?

Rà soát• Kịch bản các bước điều phối cuộc họp• Nội dung trình bày về BĐKH - REDD - UNREDD• Bộ câu hỏi dẫn dắt thảo luận

Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Nhóm TTV

• Trình bày trực quan dựa vào bộ posters của chương trình?

• Dùng từ và câu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn?

• Quản lý thời gian?• Cách ứng xử thân thiện• Xử lý tình huống với phản ứng của người dân?

Đánh giá nhanh cuộc họp có sự cùng tham gia?

Họp nhóm TTV rút kinh nghiệm?

Hỏi: “Còn thiếu gì không?”-Tiếp xúc với Trưởng thôn trước khi họp ít nhất một ngày, chỉ dẫn chi tiết tỉ mỉ cho trưởng thôn về kịch bản, chuẩn bị (ghi ra giấy cho Trưởng thôn), cách nói về nội dung khi đi mời bà con.

• Điều phối để huy động sự cùng tham gia của người họp?

• Bộ câu hỏi định hướng thảo luận?

• Vai trò của trưởng thôn, già làng trong biểu quyết đồng thuận • Quan sát, ghi nhận xu thế đồng thuận?• Khi bỏ phiếu, chú ý hướng dẫn người không biết chữ (đặc biệt

đồng bào dân tộc).

Hỏi: “Điều gì cần cải tiến?”• Chụp ảnh giao lưu với bà con sau cuộc họp.• Họp nhóm tuyên truyền viên với trưởng thôn và ban ngành đoàn thể

thôn rút kinh nghiệm.

Trình bày và đối thoại

Biến đổi khí hậu?

RỪNGREDD?

36

1.Đề nghị cho biết lợi ích về mặt tài chính khi tham gia Chương trình UN-REDD ?

Ở giai đoạn này Chương trình không đem lại những lợi ích trực tiếp về tài chính cho người dân, có nghĩa là không có bất kỳ sự chi trả bằng tiền hoặc đầu tư vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Lợi ích về tài chính sẽ được nghiên cứu, tính toán và chỉ trả khi thực hiện giai đoạn 2 (khi tiến hành dự án thí điểm cơ chế chi trả).Giai đoạn này nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về vai trò của rừng đối với biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực kỹ thuật và thể chế để Việt Nam có thể sẵn sàng tham gia thực thi REDD vào năm 2012.

2.Đề nghị cho biết sẽ có những lợi ích khi tham gia Chương trình UN-REDD ?

Người dân và cộng đồng sẽ được hưởng 2 lợi ích chính khi tham gia Chương trình:Nhận thức và kỹ năng tham gia một số hoạt động về REDD được nâng cao để khi cơ chế REDD chính thức hoạt động thì các hộ gia đình, cộng đồng và các chủ rừng có thể đủ điều kiện tham gia. Đây là lợi thế so với những hộ gia đình và các chủ rừng không tham gia thì ít hoặc không có cơ hội được tham gia giai đoạn 2.Được chi trả (hưởng lợi ích tài chính) dựa trên kết quả tham gia các hoạt động bảo vệ rừng (Giai đoạn 2) của các hộ gia đình, cộng đồng và các chủ rừng.

PHỤ LỤC 3: 24 CÂU HỎI TÌNH HUỐNG DÙNG TRONG CÁC CUỘC HỌP THÔN

37

3.Trong thời gian chờ đợi lợi ích từ REDD người dân sẽ làm gì để đảm bảo cuộc sống nếu không phá rừng ?Tham gia tích cực vào các hoạt động của Chương trình UN-REDD trong giai đoạn chuẩn bị này nhằm chuẩn bị các kiến thức cần thiết cho giai đoạn chính thức thực thi REDD.

4.Những hộ dân không được giao rừng hoặc không ký hợp đồng bảo vệ rừng với Hạt Kiểm lâm, các Ban Quản lý rừng hoặc Ủy ban nhân dân xã thì có được hưởng lợi từ Chương trình hay không? Những hộ không có rừng có được hưởng lợi từ REDD không ?Hiện nay, Chương trình đang nghiên cứu xây dựng Cơ chế chia sẻ lợi ích khi tham gia thực hiện REDD. Dự kiến khi REDD chính thức được triển khai thì các hộ gia đình không có rừng vẫn được hưởng lợi ích gián tiếp vì Nhà nước sẽ sử dụng một phần tiền thu được từ việc thực hiện REDD đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường học, trạm y tế...

5.Tôi sẽ nhận được bao nhiều tiền nếu làm tốt ?Mức chi trả cho mỗi hộ gia đình trực tiếp tham gia vào Chương trình REDD sẽ tùy thuộc vào:

- Kết quả của các hoạt động bảo vệ rừng thể hiện thông qua việc tăng thêm trữ lượng các-bon của khu rừng mà họ được giao bảo vệ (sử dụng những câu, từ đơn giản là rừng có được bảo vệ tốt không, có bị chặt phát không, có nhiều cây mới được được mọc lên hay không?, vv…);- Giá các-bon của thị trường thế giới hoặc lượng kinh phí mà người mua trả hoặc nhà tài trợ cung cấp.

38

6.Đề nghị cho biết cơ hội tham gia Chương trình UN-REDD? Điều kiện gì để được tham gia dự án ?Tất cả mọi người dân và cộng đồng hay các chủ rừng đều có cơ hội tham gia thực hiện REDD. Tuy nhiên, mức độ tham gia phụ thuộc vào sự nhiệt tình, hiểu biết và kỹ năng thực hiện các hoạt động về REDD sẽ được giới thiệu và hướng dẫn ở giai đoạn này. Do vậy, sự tham gia của các hộ gia đình và chủ rừng ngay từ giai đoạn này đóng vai trò quan trọng

7.Công việc cụ thể phải làm khi tham gia Chương tình UN-REDD ?Tham gia các cuộc họp nâng cao nhận thức;Tuyên truyền vẫn động những người trong gia đình, trong gia tộc và những người xung quanh cùng tham gia bảo vệ rừng;Tham gia các khóa tập huấn giới thiệu, đào tạo kỹ năng thực hiện một số hoạt động về REDD;Tham gia bàn bạc khi Chương trình hỗ trợ địa phương điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

8.Khi nào chúng tôi sẽ được trả tiền khi tham gia các hoạt động bảo vệ rừng ?Người dân và các chủ rừng sẽ được nhận tiền khi:

-Kết thúc Giai đoạn 1 và trình độ hiểu biết và kỹ năng của các hộ gia đình và chủ rừng được nâng cao và triển khai giai đoạn 2 (Thí điểm thực hiện REDD); -Nhà tài trợ (người mua) đánh giá và công nhận kết quả của hoạt động bảo vệ rừng của người dân và chủ rừng, và-Nhà tài trợ (người mua) trả tiền cho Chính phủ Việt Nam

39

9.Chúng tôi sẽ được trang bị những gì để bảo vệ rừng ?Về nguyên tắc, người dân và các chủ rừng phải tự trang bị để bảo vệ rừng hoặc tham gia bảo vệ rừng. Tuy nhiên, khi tham gia Chương trình REDD người dân và chủ rừng sẽ được trang bị:

- Kiến thức về biến đổi khí hậu và vai trò của rừng với biến đổi khí hậu- Kỹ năng đo đếm, xác định loại rừng và trữ lượng rừng

10.Chúng tôi đi họp có được tiền hay bỗi dưỡng bằng vật chất không ?Theo quy định của Liên hiệp quốc, Chương trình UN-REDD không được phép phát tiền cho người dân tham dự bất kỳ cuộc họp nào. Chuong trình sẽ nghiên cứu để có quà tặng cho những người tham gia họp.

11.Tại sao chúng tôi phải bảo vệ rừng trong khi dân ở các xã bên cạnh vẫn phá rừng ?Việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân. Việc dân ở xã bên cạnh phá rừng là là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành. Nếu các hộ dân tham gia bảo vệ rừng thì họ sẽ có cơ hội nhận được lợi ích về tài chính (sẽ được chi trả).

12.Gia đình tôi sống nhờ vào rừng mà dự án yêu cầu bảo vệ rừng thì gia đình chúng tôi sống bằng gì? Hiện tại chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn, không phá rừng, đốt nương làm rẫy cuộc sống của chúng tôi sẽ khó khăn hơn. Chương trình có thể giúp chúng tôi như thế nào trong thời gian trước mắt ?Trong thời gian trước mắt khi chưa có tiền từ Chương trình REDD nhưng Nhà nước đã rất nhiều các chính sách, chương trình, dự án để ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào. Chương trình UN-REDD sẽ cùng

40

phối hợp với các chương trình dự án khác trên địa bàn để cải thiện sinh kế cho người dân.

13.Các dự án khác có xây dựng cơ sở hạ tầng cho người dân. Vậy Chương trình có hỗ trợ cho những hoạt động này không ?Chương trình UN-REDD không phải là Chương trình hay dự án xóa đói giảm nghèo hay phát triển kinh tế, xã hội. Chương trình này nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH. Tuy nhiên, Chương trình cũng gián tiếp hỗ trợ mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển KTXH thông qua việc chi trả cho công sức của người dân và các chủ rừng tham gia bảo vệ rừng.

Chương trình sẽ được thực hiện trên cơ sở lồng ghép với các Chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo hay phát triển kinh tế, xã hội đang thực hiện trên địa bàn để hỗ trợ bà con xây dựng cơ sở hạ tầng.

14.Nếu chúng tôi không tham gia dự án thì có vấn đề gì không ? Sự khác nhau giữa người đồng thuận và không đồng thuận ?Trước hết, Chương trình UN-REDD sẽ tìm hiểu kỹ lý do tại sao có hộ không đồng ý tham gia. Nếu do thiếu thông tin thì chương trình sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ và vận động các hộ tham gia. Nếu hộ gia đình đó vẫn quyết định không tham gia thì dó là quyền quyết định của họ. Nếu các hộ không tham gia Chương trình thì sẽ không có đủ hiểu biết và kỹ năng thực hiện REDD và cơ hội tham gia Giai đoạn 2 và sẽ không được nhận tiền chi trả cho các hoạt động bảo vệ rừng.

41

15.Nếu chúng tôi đồng thuận với UN-REDD, vậy UN-REDD cam kết với chúng tôi những điều gì ?Chương trình sẽ nỗ lực triển khai thành công giai đoạn nâng cao năng lực và vận động các nhà tài trợ để nhanh chóng triển khai giai đoạn 2 (thí điểm REDD)

16.Sau khi hoạt động tham vấn cộng đồng khi nào Chương trình triển khai các hoạt động cụ thể ?Đây là buổi tham vấn đầu tiên, Chương trình sẽ quay lại sớm để triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và kỹ năng tham gia một số hoạt động về REDD.

17.Chương trình có biện pháp gì thay thế việc đốt rẫy mà rẫy vẫn sạch và có năng suất cao ?Việc đốt rẫy là biện pháp truyền thống để làm sạch cỏ, các loại thực vật cạnh tranh và côn trùng sâu hại, đồng thời cung cấp thêm lượng phân bón cho cây trồng. Chương trình không khuyến khích các hộ gia đình sử dụng thuốc diệt cỏ vì chi phí cao và ô nhiễm môi trường. Ở giai đoạn hiện này, các hộ gia đình vẫn nên dùng lửa để dọn sạch rãy. Tuy nhiên, không nên đốt rẫy vào thời điểm không thích hợp (lúc nhiệt độ cao – từ 12-3 giờ chiều) và gió mạnh và không có người giám sát. Các hộ cần phải thông báo ngay cho các hộ khác, trưởng thôn và cán bộ kiểm lâm nếu lửa cháy lan sang rừng và ngoài tầm kiểm soát.

18.Làm thế nào để đánh giá lượng khí thải nếu chúng tôi không phải là người có chuyên môn ?Chương trình không yêu cầu từng hộ dân hay cộng đồng phải tính toán lượng khí thải vì rất phức tạp. Việc này sẽ do các cơ quan chuyên môn thực hiện.

42

Chương trình sẽ hỗ trợ bà con phương pháp và kỹ năng đánh giá hiệu quả các nỗ lực tham gia bảo vệ rừng của mình để làm cơ sở cho Nhà nước tính toán chi trả.

19.Điều kiện gì để được tham gia dự án ?Việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện

20.Tiêu chí nào để đánh giá sự chuẩn bị của người dân và Chương trình ?Nhận thức của người dân về BĐKH và vai trò của rừng có đầy đủ khôngCó một số kỹ năng cơ bản để tham gia các hoạt động về REDD khôngCó sẵn sàng tham gia các hoạt động về REDD không

21.Cán bộ chiếm giữ rừng và người dân không có rừng thì lợi ích thực hiện Chương trình UN-REDD thuộc về cán bộ hay người dân?Nếu có hiện tượng cán bộ chiếm giữ rừng và không giao cho dân thì nhân dân nên phản ảnh với chính quyền địa phương theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Hiện nay, Chính phủ đã có chính sách đẩy nhanh quá trình giao đất giao rừng ở các địa phương để đảm bảo mọi người dân có nguyện vọng nhận đất nhận rừng đều có cơ hội như nhau.

43

22.Làm thế nào để biết ai không phá rừng ?Chính người dân biết rất rõ và có trách nhiệm tố cáo những ai tham gia phá rừng trái phép.

Hiệu quả của việc bảo vệ rừng của các hộ gia đình và chủ rừng sẽ được bà con và cơ quan chuyên môn đánh giá và sẽ do một cơ quan độc lập kiểm tra.

23.Địa phương còn quỹ đất, Chương trình có những biện pháp cụ thể nào để trồng rừng trên những diện tích đất đó ?Chương trình REDD trước mắt chỉ tập trung bảo vệ và tăng cường trữ lượng các-bon của rừng chứ không đầu tư trồng rừng mới vì hiện nay Nhà nước đã có một số Chương trình, dự án trồng rừng, ví dụ: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (hay còn gọi là Chương trình 661), Quyết định 147 về một số biện pháp khuyến khích phát triển rừng sản xuất và Nghị quyết 30a cho 62 huyện nghèo.

24.Chương trình sẽ triển khai trong bao lâu ? (Tính bền vững của Chương trình REDD) ?Nhằm đảm bảo sự đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ rừng và ứng phó với BĐKH cũng như để bà con yên tâm tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, Chương trình REDD dự kiến sẽ được tiến hành trong thời gian dài nhưng sẽ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.

44

PHỤ LỤC 4: CÁCH MỞ ĐẦU, DẪN DẮT BUỔI HỌP(tổng hợp từ sáng kiến của các Nhóm TTV trong ngày tập huấn)

PHƯƠNG ÁN 1Thưa bà con! Chúng ta đang đứng trước một vấn đề môi trường nóng bỏng – nhiệt độ đang ngày càng nóng lên; bệnh tật và nghèo đối xuất hiện nhiều hơn; bão lũ, hạn hán thường gặp hơn, đe doạ cuộc sống của chúng ta và con cháu chúng ta.Hãy thử tưởng tượng xem, nếu tình trạng này cứ kéo dài, chúng ta sẽ ra sao? Đã đến lúc chúng ta phải làm điều gì đó để ứng phó? Một người không làm được, chính quyền không làm được, mọi người phải chung tay mới làm được. Đó chính là lý do hôm nay chúng tôi đến đây để nói với bà con về REDD và hoạt động của UN-REDD để ứng phó với biến đổi khí hậu. Nội dung trình bày của chúng tôi gồm: Biến đổi khí hậu và Rừng.REDD và hoạt động của UN-REDD trên địa bàn toàn huyện của chúng ta.

PHƯƠNG ÁN 2Thưa bà con, bà con có cảm nhận trời nóng lên không ạ? Vậy thì chúng ta phải giải quyết vấn đề này như thế nào, đó cũng chính là lý do chúng tôi đến đây để trao đổi với bà con về vấn đề biến đổi khí hậu, và tầm quan trọng của rừng cũng như những hoạt động của REDD trên địa bàn toàn huyện hiện nay. Như bà con đã biết, rừng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nguồn lợi từ rừng rẩt to lớn, hôm nay chúng tôi xin trình bày một lợi ích khác từ rừng.

45

PHƯƠNG ÁN 3Thưa bà con! Nước rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta dùng nước để uống, tắm giặt, nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày và cho cây trồng nữa. Bà con thử nghĩ xem chúng ta sẽ sống như thế nào nếu một ngày không có nước? Vậy bà con có thể cho biết nguồn nước ở địa phương mình có đủ cho sinh hoạt hàng ngày không?Vâng, nước rất quan trong trong đời sống của chúng ta, đó là lý do chúng tôi có mặt ở đây ở ngày hôm này để nói về những lợi ích từ rừng và hoạt động của REDD.

PHƯƠNG ÁN 4Trước đây khí hậu của chúng mát mẻ, mưa gió điều hoà. Nước sạch đầy đủ cung cấp cho mọi sinh hoạt của người dân, đất đai của chúng màu mỡ, còn bây giờ chúng ta thấy hạn hán kéo dài, đất đai khô cần, mưa thất thường, làm cho mùa màng thất bát, bão lũ xảy ra khắp nơi như chúng ta thấy trên tivi. Ở các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc thiệt hại đến tài sản và tính mạng của nhân dân. Nếu tình trạng này kéo dài chúng ta có sống được không? Và hình ảnh tương lai của chúng ta sẽ giống như hình ảnh số 1 mà chúng ta thấy đây. Tất cả điều này xảy ra vì không có rừng, vậy chúng ta phải làm gì?

PHƯƠNG ÁN 5Thưa bà con, chúng ta thấy khí hậu ngày càng ngay gắt, nhiệt độ thay đổi, lượng mưa ngày càng ít. Tình trạng nắng hạn ngày càng gia tăng, đó là lý do chúng tôi những tuyên truyền viên UN-REDD đến đây ngày hôm nay.

46

PHƯƠNG ÁN 6Mở đầu với vấn đề về nguồn nước.

ĐẶT CÂU HỎI:• Hiện nay bà con trồng cà phê lấy nguồn nước ở đâu?• Gặp khó khăn gì về nguồn nước tưới không?• Cách đây 10 năm thì việc tìm nguồn nước để trồng cà phê như thế nào?• Vì sao bây giờ lại kó tìm nguồn nước tưới như vậy?• Vì vậy, chúng ta phải giữ rừng và bảo vệ rừng.

PHÁT TRIỂN:Kể về ngày xưa, ngày nay,…. Rừng đâu nguồn là rừng thiêng, bất kể mọi sinh hoạt của buôn làng đều sử dụng nguồn nước từ rừng đầu nguồn.

Ngày xưa: nguồn nước trong xanh, mát lạnh mang về cho bà con, buôn làng cuộc sống ấm no, giảm đi bệnh tật khó khăn hầu như là không có. Con người hoà lẫn cuộc sống và gía trị văn hoá vào rừng.Ngày nay: rừng đầu nguồn bị mất đi sức sống bởi hoạt động khai thác vô ý thức. nguồn nước mẹ bị mất đi sức sống, kéo theo mất đi rau rừng, tôm cá dọc sông suối ngày càng hiếm hoi, bênh tất, nóng nực, mùa màng thất thu làm cuộc sống khó khăn hơn.

47

Câu hỏi:• Bà con có thể chỉ rừng đầu nguồn làng mình ở đâu? Ka la thượng• Ngày xưa có rừng bà con cảm thấy thế nào, còn bây giờ thì sao?

Ý TƯỞNG NHỎ: Tập hợp một số ảnh nghèo đói, lũ lụt, hạn hán…(khoảng 10 hình).+ Im lặng, yêu cầu bình luận của người dân.+ Hỏi: người dân có muốn cuộc sống như vậy không? Biểu hiện gieo lòng cảm thương đối với người dân.+ Giải thích sơ bộ ba áp phích.+ Kêu gọi hành động, làm một điều gì đó mà bà con có thể và bà con muốn làm hay không.Bà con có thể giữ rừng.

PHƯƠNG ÁN 7So sánh sự khác nhau giữa hai thôn (theo câu chuyện do TTV kể)Tuyên truyền viên kể câu chuyện cho bà con về cuộc gặp gỡ giữa tuyên truyền viên với 2 người dân ở 2 thôn.

• Hỏi người dân: bà con có biết mùa này là mùa gì không?• Vậy thôn của bà con đã có mưa chưa?• Tại sao thôn của mình lại mưa nắng thất thường vậy không?

48

• Bà con trả lời !!!!!• Đặt câu hỏi với bà con tại sao lại có sự khác nhau về thời tiết giữa 2 thôn như vậy, mặc dù 2 thôn này gần

nhau.• Tuyên truyền viên: Vây rừng có vai trò rất lớn trong điều tiết khí hậu và lượng mưa.• Dẫn dắt bà con đến việc bảo vệ rừng.

PHƯƠNG ÁN 8Nêu vấn đề từ xa xưa về vấn đề rau rừng mà bà con hay sử dụng làm thức ăn hàng ngày.

ĐẶT CÂU HỎI: VAI TRÒ CỦA RỪNG• Hiện tại ở thôn bản mình còn thấy hình ảnh đồng bào gùi đầy rau rừng không?• Vì sao lại như vậy?• Hiện nay bà con lên rừng liệu còn tìm thấy rau rừng không? • Măng, đọt mây, rau bếp.

HIỆN NAY:Nguồn rau rừng, cây thuốc khan hiếm.Khe suối khô cạn, nhiễm bẩn.Rừng còi cọc.ếch nhái, tôm cá ngày càng khan hiếm, không còn.

49

QUÁ KHỨ:Đưa ra hình ảnh cô gái đeo gùi vào rừng hái nấm, rau rừng, cây thuốc…phục vụ đời sống, chữa bệnh tật.Nhiều khe suối có nước có thể sử dụng cho sinh hoạt, uống, tắm, trồng trọt.Dọc khe suối cây cối tốt tươi.Tôm cá, ốc cua còn nhiều.Rau rừng nhiều.

DỰ BÁO TƯƠNG LAI:Nếu rừng ngày càng bị mất thì ngày càng mất đi những sinh vật thân thuộc. chỉ còn đồng cỏ, chăn nuôi không được. Bệnh tật, dịch bệnh cho cây trồng và con người.Những thiệt hại ở hiện tài càng trầm trọng hơn.

KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ RỪNG.Vậy rừng có vai trò rất quan trọng trong quá trình :

• Cung cấp các thực phẩm quý hiếm.• Bảo vệ nguồn nước.

50

PHỤ LỤC 5: GỢI Ý VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI ĐIỀU PHỐI THẢO LUẬN

Đối với Người nói nhiều:

• Cảm ơn, xin nghe thêm ý kiến người khác…

• Mỗi người chỉ nêu 1 ý kiến

• Xin mời một đại diện khác…và sẽ quay lại bổ sung sau

• Mời tham gia một hoạt động mà k phải nói (làm thư ký, chuyển micro, cầm tranh cho TTV,…)

• Xin ghi ý kiến ra giấy…

• Chúng ta còn X phút và cần nên nghe thêm Y ý kiến nữa….

• Xin phép cử người đền ghi lại kỹ càng, vì rất cần thiết cho công việc sau cuộc họp

• Sáng kiến khác của Bạn……..

51

Với không khí thụ động:

• Mời đại diện theo Tổ, theo Hội đoàn thể, theo giới,

theo lứa tuổi, theo ngành nghề – có sự hỗ trợ của

Trưởng thôn

• Chia nhóm tại chỗ (cho vấn đề phức tạp, cử TTV hỗ

trợ, khống chế thời gian, đặt rõ câu hỏi, khống chế

số lượng ý kiến trình bày nếu cần thiết…)

• Chỉ định (nhắm vào người tự tin và đang có dấu

hiện sẵng sàng trả lời, tuổi không quá trẻ và cũng

không quá già, người có uy tín, người đại diện cho

các đặc trưng khác nhau trong cộng đồng…)

• Sáng kiến khác của Bạn…….

52

PHỤ LỤC 6.1: Phiếu tổng hợp về lượng người tham gia cuộc họp ThônHuyện:Xã:Đợt , từ …../ /2010 đến ……/ /2010Tên TTV:Thôn / Ngày Số

lượng người tham dự

Tuối Giới tính Dân tộc Tỉ lệ người đồng thuận(%)

<20 20-40 40-60 >60 Nam Nữ Kinh K’Ho Mạ ...

Ngày...• Thôn...• Thôn...Ngày...• Thôn..Tổng cộng:

53

PHỤ LỤC 6.2: Phiếu tổng hợp các đề nghị cải tiến chất lượng cuộc họp Thôn

Tổng hợp từ các Thôn trong ngày ___

Điều thành công, hữu ích nên tiếp tục áp dụng

Điều hạn chế, không hiệu quả, nên cải tiến

Cải tiến bằng cách…

Trước khi họpTrong lúc họpSau khi họp

54

PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI KƠ HO TẠI LÂM ĐỒNG

I/ Nguồn gốc dân tộc K’ Ho trên lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng :

Nguồn gốc các Dân tộc bản địa trên lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng có quan hệ mật thiết đến lịch sử xuất hiện con người thời tiền sử ở Việt Nam . đó là dựa vào ngành khảo cổ học, thông qua khảo cổ học khai cuột được tại địa điểm vườn Dũ thuộc (tỉnh Bình Dương). Di chỉ khảo cổ học Hang Dòn hay di chỉ khảo cổ học Cầu Sắt đều thuộc huyện Xuân Lộc–Đồng Nai. Hay ở một di chỉ văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi… Kết quả của công tác khảo cổ học cho biết vào thời kỳ từ giữa thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên đến một vài thế kỷ đầu công nguyên, trên dãy đất ven biển miền trung và lưu vực sông Đồng Nai đã tìm thấy được nhiều dấu vét của một nền văn hóa vật chất đặc trưng cho giai đoạn đồ đồng, sắt của cư dân cổ. Do thiên cư trên bán đảo Đông Dương, trong một thời kỳ lâu dài đã chung sống hai cộng đồng người nguyên thủy tại chổ được gọi là chủng người Mong Gô Lố It (ở phương nam) và người Ôstra Lô it (hải đảo) . Sự hổn giao giữa hai chủng loại người đó đã hình thành một chủng người mới đặc thù của vùng này là người Anh đô Nê Diên. Người Anh đô Nê Diên ngày một phát triển đông thêm lan tỏa có mặt khắp cả miền nam bán đảo Đông Dương. Người Anh Đô Nê Diên đầu tiên sống chung theo thị tộc rồi phát triển thành bộ lạc, lúc đầu dùng công cụ lao động thô sơ dùng đá,gọt đẻo và quá trình về sau họ dùng công cụ sản xuất mới đó là đồng thau (tìm thấy ở Bầu Cạn ở Gia Lai) còn ở lưu vực sông Đồng Nai văn hóa sa huỳnh cũng tìm thấy. Điều đó đã xác nhận cách

55

đây gần 3000 năm trên lưu vực sông Đồng Nai mà lãnh thổ Lâm Đồng là thượng nguồn đã có những bộ lạc sinh sống với một nền văn hóa đồng, sắt đã phát triển và có đặc trưng riêng các bộ tộc này là tiền thân của dân tộc bản địa.

II/Phong tục tập quán tín ngưỡng của Dân tộc K’ Ho: Theo thống kê dân số năm 2009 dân tộc K’ Ho có 122.737 người chiếm 11,31% dân số tỉnh Lâm Đồng. Địa bàn cư trú chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm 5 nhóm chính:

• K’ Ho Sre, Chil, Nộp, Lạch, KơDon.• Sre là nhóm có dân số đông nhất tập trung chủ yếu ở huyện Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà và Lạc Dương.• Nhóm Chil: trước đây cư trú rãi rác trên vùng núi cao thuộc thượng lưu sông Krông Nô, vùng Bắc và

Đông Bắc Thành Phố Đà Lạt. Hiện nay họ cư trú trên địa bàn Đức Trọng , Lâm Hà, Lạc Dương và vùng phụ cận Thành Phố Đà Lạt.

• Nhóm Lạch: cư trú tập trung ở Xã Lát và một số vùng quanh TP Đà Lạt.• Nhóm Nộp: cư trú phía nam Di Linh, ven đường số 8 từ Di linh đi phan thiết.• Nhóm Kơ Don: cư trú ở miền núi phía đông nam Di Linh, đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, xã Gia Bắc.

Đời sống sản xuất: trồng trọt, người chil, Kơdon,Nộp cư trú ở vùng núi cao ,phát rừng làm rẩy trồng ngô, trồng lúa .sắn là nguồn lương thực chủ yếu của họ .còn người sre là trồng lúa nước, nên gạo là lương thực chính.

56

Chăn nuôi: trong gia đình người K’ Ho thường nuôi trâu, bò chủ yếu de dùng làm sức kéo và diết mổ vào các dịp tế lễ.

Nghề truyền thống: phổ biến nhất là nghề dệt vải thổ cẩm , đan lát do mây tre, cói, rèn nông cụ và vũ khí truyền thống , một số nơi còn có nghề làm gốm dùng trong gia đình và trao đổi.

Y phục: lúc xa xưa nam mặc áo vỏ cây, đóng khố ,nữ không mặc áo chỉ mặc váy, phân cấp xã hội, đơn vị phân cấp xã hội cao nhất mà người K’ Ho đã đạt đến, là một đơn vị kinh tế ttự cung tự cấp, đứng đầu bản là già làng, già làng có một uy tín tuyệt đối so với các thành viên khác của làng, người K’ Ho sống theo chế độ mẫu hệ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng, người phụ nữ hòan tòan đóng vai trò chủ động trong hôn nhân, tập tục cổ truyền của người K’ Ho tuyệtt đối cấm kỵ việc kết hôn những người có cùng một dòng họ, nhất là cùng một địa phương, sau khi vợ chết người chồng có thể kết hôn với người em gai của chồng, tín ngưỡng, người K’ Ho tin rằng mọi việc của cuộc sống đều do các thế lực siêu nhân quyết định, tin ngưỡng tin vào thờ đa thần. Ngay các lể nghi phong tục cổ truyền của người K’Ho vẫn được bảo tồn nhưng bên cạnh đó một số người đa theo thiên chúa giáo và tin lành.

Các ngày lễ lớn: Lễ đâm trâu, lễ cúng mừng lúa mới, lễ cưới chồng ,lễ mừng nhà mới, lễ cúng thần lúa ,thần rừng…

57

IV/Cánh tiếp xúc và làm quen:

Dân tộc K’Ho có trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là những cư dân ở xa Thành Phố, ở nơi gần rừng núi,ít tiếp xúc với người Kinh, nền văn hóa hiện đại do đó trình độ văn hóa của họ còn hạn chế ,ngại ngùng khi tiếp xúc với người xa lạ,vì vậy muốn được gặp gỡ tiếp xúc với người dân tộc thiểu số trên ta cần có những kinh nghiệm sau:

• Khi đi làm việc chúng ta cần đem giấy tờ giới thiệu xuống xã hoặc thôn buôn( nơi địa điểm chúng ta cần đến) sau đó trình báo với chính quyền địa phương,chính quyền địa phương sẽ trực tiếp giới thiệu hoặc cho người dẫn đường đến địa bàn nơi cần làm việc, cố gắng đặc vấn đề công việc ngắn gọn một cánh dễ hiểu làm quen với người dẫn đường người phiên dịch tốt thì chúng ta mới có kết qủa tốt đẹp.

• Khi làm việc với quần chúng nhân dân chúng ta nên tổ chức một buổi tóa đàm(có đầy đủ thành phần) giúp ta thuận lợi trao đổi công việc và đặt vấn đề cần thiết, buổi tòa đàm cần phải có thuốc lá,rượu,rượu cần,nước để tăng thêm sự nhiệt tình của quần chúng nhân dân đối với đoàn.

• Sau khi công việc hoàn tất thì chúng ta cần bồi dưỡng bằng tiền bạc,hoặc vật chất gì đó cho người có công dẫn đoàn làm việc.

• Nếu muốn công việc được thuận lợi hơn chúng ta cần có một số am hiểu về văn hóa của họ hay một số từ chào hỏi đơn giản bằng tiếng dân tộc như là xin chào,cám ơn ,hoặc tạm biệt.

• Cách xưng hô với người lớn tuổi (nếu là nam) gọi là bàp là ba hoặc là bố, với nữ gọi là me (là mẹ) còn lại những người trẻ hơn gọi là anh chị hay em.

58

V/ Những điều cấm kỵ, nên cấm:

Người dân tộc K’Ho ở Lâm Đồng trình độ nhận thức còn hạn chế tuy vậy họ rất thật thà và tốt bụng nên chúng ta không được khinh thường họ:

• Không được dùng từ người mọi (mọi là dơ dáy,ngu muội) chúng ta gọi bằng từ đồng bào,hay người dân tộc thiểu số.

• Vô nhà, họ cho chúng ta ngồi đâu thì chúng ta ngồi đó không được chê dơ,bẩn và thay đổi vị trí và nên hóa đồng với mọi người.

• Cần kiêng cử: quan hệ nam nữ trong nhà dân tộc, nhà nào có cắm cành cây xanh trước cửa nhà,hoặc trên mái nốc nhà là đó có người sinh đẻ không được vào nhà.

• Chúng ta không được nấu nướng tùy tiện đùa giỡn một cách vô ý thức khi ở trong nhà người đồng bào.• Cần hứa hẹn việc gì đó đúng thời gian và giữ lời hứa.• Không được lấy cắp bất kỳ thứ gì trong nhà người dân tộc khi chủ nhân chưa cho phép

59

PHỤ LỤC 8: MẪU BÁO CÁO CÁ NHÂNDành cho Tuyên truyền viên thôn / buôn

Tên TTV:____________________________________Ngày làm việc:Thôn/buôn đã đến tuyên truyền: Xã_________Huyện _______

NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC CUỘC HỌP 1- Những khó khăn trong quá trình điều hành cuộc họp cần lưu ý giải quyết ở trong cuộc họp tiếp theo

2- Điều gì hay mà bạn tâm đắc từ cuộc họp này

Các câu hỏi hay của người dânCâu hỏi 1Câu hỏi 2Câu hỏi 3Câu hỏi ...

Ý kiến khuyến nghị khác của TTV

Design by VM Studio | www.vmstudioh.com