44
http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche S09 - ThHai, ngày 07/8/2017 PHÁT HÀNH HNG TUN - LƯU HÀNH NI BTRONG SNÀY Chống tham nhũng: Nhng cánh cửa đã mTrang 2 Người dân thiếu cảnh giác trước thiên tai, li do cán bTrang 4 Dân có thêm công cđể giám sát công an Trang 23 Hn chế tối đa bắt giam trem Trang 28 Ban hành kế hoch thc hin Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 Thlcuc thi "Tìm hiu pháp lut trc tuyến" năm 2017 Trang 9 Trang 10 Cht mức tăng lương ti thi ểu vùng năm 2018 là 6,5% Trang 7 Không bất bình đẳng vthuế gia taxi truyn thng vi Grab, Uber Trang 33 Sa thc phm chức năng: Sphải đăng ký giá bán lTrang 18 XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG · nghiêm chế độ trực; rà soát điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án sát thực tế tình hình, tổ chức luyện

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche Số 09 - Thứ Hai, ngày 07/8/2017

PHÁT HÀNH HẰNG TUẦN - LƯU HÀNH NỘI BỘ

TRONG SỐ NÀY

Chống tham nhũng:

Những cánh cửa đã

mở Trang 2

Người dân thiếu

cảnh giác trước

thiên tai, lỗi do cán

bộ Trang 4

Dân có thêm công cụ để giám sát công an Trang 23

Hạn chế tối đa bắt

giam trẻ em Trang 28

Ban hành kế

hoạch thực hiện

Chương trình

PBGDPL giai

đoạn 2017-2021

Thể lệ cuộc

thi "Tìm hiểu

pháp luật

trực tuyến"

năm 2017

Trang 9 Trang 10

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5% Trang 7

Không bất bình đẳng về thuế giữa

taxi truyền thống với Grab, Uber Trang 33

Sữa và thực

phẩm chức năng:

Sẽ phải đăng ký

giá bán lẻ Trang 18

XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHÀO NGÀY MỚI

Chống tham nhũng: Những cánh cửa đã mở

Bước sang những ngày đầu tiên của tháng Tám, dồn dập những sự kiện pháp lý nóng hổi với trọng

điểm là việc chống tham nhũng.

Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương sơ kết 6 tháng đầu năm với những đánh giá tích

cực, làm chuyển biến tình hình trong lĩnh vực này, Tổng Bí thư khái quát: “Khi lò đã nóng thì củi tươi

cũng cháy!”.

Cùng thời điểm, công bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những trường hợp tổ chức và cá

nhân sai phạm với những hình thức kỷ luật tương xứng, mở ra những bước tiếp theo xử lý hành chính

và cả hình sự với những hành vi vi phạm pháp luật đã rõ ràng.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã là câu trả lời rõ ràng cho những nghi vấn âm ỷ trong

dư luận xã hội về cách làm giàu của cán bộ cũng như sự thăng tiến của họ, làm sáng tỏ những góc

khuất trong lĩnh vực cổ phần hóa và bổ nhiệm cán bộ cùng với các hành vi tham nhũng.

Vào ngày cuối cùng của tháng Bảy, Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, chấm dứt những nghi ngờ về

chuyện không bắt nổi ông ta. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những cánh cửa phiên tòa sẽ mở ra

cho những bị cáo đã rõ danh tính và cả những bị cáo còn chưa lộ diện. Đây có lẽ là sự kiện nóng nhất,

thu hút sự chú ý của nhiều người, đánh dấu một bước ngoặt của quá trình tố tụng, làm rõ những những

góc khuất trong đường đi của khoản tiền dầu khí và cả đường quan lộ của một số nhân vật liên quan.

Ngày đầu tiên của tháng Tám, một người nổi tiếng trong giới ngân hàng và cũng nhiều tai tiếng trong

dư luận xã hội là ông Trầm Bê đã bị bắt cùng với đồng sự của mình. Đây là bước tiếp theo của hành

trình đại án Phạm Công Danh, trước đó, một số người khác, chỉ là có “quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”

trong vụ án này đã bị khởi tố bị can như Trang “núi” chẳng hạn.

Tiếp diễn vụ án Ngân hàng Đại dương, hai bị cáo chóp bu bị cáo buộc thêm tội danh “Hối lộ” và thay

đổi các tội danh truy tố với mức độ nặng hơn thì một tin vui đối với không ít người là hơn 200 bị cáo,

những Giám đốc chi nhánh và nhân viên của ngân hàng này được đề nghị xem xét miễn tố bởi họ chỉ

làm theo chỉ đạo của cấp trên mà thôi.

Sự công bằng được thiết lập ngay cả khi phiên tòa chưa kết thúc. Cánh cửa chống tham nhũng càng

rộng mở bao nhiêu thì con đường tham nhũng càng hẹp và ngắn lại bấy nhiêu. Đó chính là sự mong

mỏi của lòng dân thành hiện thực!

2

CHÀO NGÀY MỚI

Cán bộ tham nhũng và tha hóa gây bất công xã hội

Thời gian gần đây nổi lên nhiều chuyện liên quan đến đạo đức, lối sống, cách hành xử của cán

bộ nhà nước như sở hữu tài sản lớn, phát ngôn hồ đồ, đánh bạc và đánh nhau,... gây bức xúc trong

dư luận xã hội.

Ngày trước, trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, “tội danh” – hành vi vi phạm đạo đức-

nặng nề và xấu xa nhất đối với cán bộ là “tham ô” và “hủ hóa”. Những ai vướng vào hai thứ này thì

dứt khoát nếu không ở tù thì cũng bị loại trừ ra khỏi đội ngũ cán bộ. Theo thời gian, tội “hủ hóa” dần

mất đi, tội “tham ô” vẫn còn đó, chẳng những xấu xa trong con mắt người dân mà đối với pháp luật,

tội này cũng cực “xấu”: Mức án tối đa là tử hình.

Với sự trừng phạt nặng nề như vậy nên trong các vụ án kinh tế hiện nay, có một số trường hợp

có dấu hiệu tham ô hẳn hoi nhưng được truy tố bằng các tội danh khác, có vẻ tương tự nhưng nhẹ

hơn, chẳng hạn như “Cố ý làm trái”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” hay “Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản”,...

Mới đây, điển hình là vụ đại án Ngân hàng Đại dương – OceanBank, Tòa đã trả hồ sơ để bổ

sung tội danh này và kết cục một vài bị cáo sừng sỏ đã bị cáo buộc tội “Tham ô”.

Không được suôn sẻ như vụ đại án án này, vụ đại án Huyền Như cũng trả hồ sơ để xem xét bổ

sung tội “Tham ô” nhưng 2 lần đều không được vì Viện kiểm sát giữ quan điểm của mình. Nếu

Huyền Như bị truy tố về tội danh này thì cục diện của bản án sẽ thay đổi đáng kể, không những bị

cáo đối diện với án tử hình mà trách nhiệm bồi thường cho các bị hại sẽ chuyển sang ngân hàng mà

Huyền Như công tác. Phải thế chăng mà khó truy tố cô ta tội danh này.

Tình hình sẽ khác nếu phiên xử tới đây, Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh đó. Dẫn ra

những trường hợp này để thấy một hiện tượng, đối với cán bộ nhà nước, hình như vẫn có chuyện

nương tay trong thực thi pháp luật nhằm giảm nhẹ tội trạng của những người mắc sai phạm.

Tội “hủ hóa” không còn, thay vào đấy là sự “tha hóa trong đạo đức, cách sống của một bộ phận

cán bộ”. Biểu hiện rõ nhất của sự tha hóa của cán bộ chính là tham nhũng (trong đó có tội tham ô)

nhưng ở đây ý nghĩa của nội hàm tha hóa muốn nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và thực hành đạo lý.

Người ta có thể sở hữu tài sản lớn không cần che giấu, khoe mẽ một đời sống xa hoa, tiện nghi

đắt tiền, sài sang và cho con du học,... Những thứ mà xưa kia cho là xấu xa, tồi tệ, biểu hiện đời

sống hưởng lạc như rượu ngon, gái đẹp thì giờ chẳng có nghĩa lý gì với một số người cả, họ cho đó

là sự đương nhiên.

Sự tha hóa có sức cuốn hút lớn và khiến những người “đồng liêu” bênh vực và bao che cho

nhau để tiếp tục hưởng lạc. Vì thế, mới xuất hiện các biệt phủ ở khắp nơi, sở hữu cổ phần lớn,

chống lưng cho doanh nghiệp, tạo ra hệ thống các công ty “sân sau”, thao túng đời sống kinh tế - xã

hội từ đấu thầu đến phân phối dự án.

Tham nhũng và tha hóa của một bộ phận cán bộ gây nên bất công xã hội và suy giảm lòng tin

của người dân. Đã xác định tham nhũng là “giặc nội xâm” thì phải thi đua giết giặc, cứu nước là lẽ

đương nhiên!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

3

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Người dân thiếu cảnh giác trước thiên tai, lỗi do cán bộ

“Người dân nắm chưa vững, còn chủ quan, chính là trách nhiệm của cán bộ, các tổ chức, các cấp

chính quyền trong việc tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng các cấp chính quyền và người dân phải luôn tuyệt đối không được chủ quan, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên từng địa bàn

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng các cấp chính quyền và người dân tuyệt đối không được

chủ quan, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên từng địa bàn, từ đó chủ động kịp thời với mọi tình

huống. Khi xảy ra sự cố, thiên tai cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, báo cáo kịp thời tham mưu

đề xuất triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả. Phó Thủ tướng đưa ra ý kiến này tại Hội nghị đánh

giá công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm

2016, những tháng đầu năm 2017 và triển khai công tác trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và biểu những nỗ lực của lực lượng tìm kiếm cứu nạn,

trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt, trong việc hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản

cho nhân dân và Nhà nước. “Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo

cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách duy trì

nghiêm chế độ trực; rà soát điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án sát thực tế tình hình, tổ chức

luyện tập sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra”, Phó Thủ

tướng nói. Công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn đã được các lực lượng triển khai kịp thời, có hiệu quả

theo phương châm "4 tại chỗ".

Ưu tiên cao nhất là tìm kiếm người mất tích tại Yên Bái, Sơn La

Phó Thủ tướng cũng ghi nhận và biểu dương các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang rất nỗ lực, chạy

đua với thời gian để tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ người dân ổn định cuộc

sống sau trận lũ quét lịch sử rạng sáng ngày 3/8.

“Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tôi

ghi nhận nỗ lực của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là khẩn trương

tìm kiếm những người còn mất tích”, Phó Thủ tướng nói.

Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng đã chỉ đạo tốt công tác huấn

luyện, hội thao, diễn tập qua đó đã nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, điều hành, phối hợp và khả năng

cơ động ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng; từng bước làm tốt công tác thông tin tuyên

truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ

tìm kiếm cứu nạn.

4

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Người dân chưa cảnh giác, lỗi là từ cán bộ

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả nổi bật, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công tác tìm

kiếm cứu nạn trên cả nước vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục. Theo Phó Thủ

tướng, vẫn còn tình trạng chủ quan trong việc ứng phó với thiên tai, sự cố. Nhiều lúc, nhiều nơi còn bị

động khi gặp tình huống khẩn cấp. Việc rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, di dời

người dân... còn chủ quan. Người dân cũng chủ quan, do đó khi tình huống xảy ra, gặp rất nhiều khó

khăn trong khắc phục.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo hội nghị

Công tác tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố tuy đã được quan tâm, chú trọng hơn trong thời

gian qua, song nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thật đầy đủ, vẫn còn tư tưởng chủ

quan, đơn giản, nhất là trong việc sơ tán khi có bão lũ.

Phó Thủ tướng cho rằng, việc chủ quan, lơ là của người dân chính là từ sự chủ quan của cán bộ,

chính quyền các cơ quan chức năng. “Người dân nắm chưa vững, còn chủ quan, chính là trách nhiệm

của cán bộ, các tổ chức, các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền về ứng phó thiên tai, sự cố”, Phó

Thủ tướng nói. Ông cũng cho rằng, công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, mưa lũ, nguy cơ

cháy rừng… còn nhiều hạn chế. “Chỉ cần dự báo, cảnh báo sớm được vài phút cũng sẽ góp phần quan

trọng giảm thiệt hại, tạo thuận lợi hơn cho công tác tìm kiếm, cứu nạn”.

Một hạn chế nữa trong công tác tìm kiếm cứu nạn thời gian qua là việc duy trì chế độ ứng trực, theo

dõi nắm tình hình vụ việc và thực hiện chế độ báo cáo theo phân cấp của ban chỉ huy phòng chống

thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở có vụ việc chưa kịp thời; công tác phối hợp hiệp đồng với cấp

ủy chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ, điển hình như việc xả lũ sai quy trình, không thông báo

sớm với người dân như vừa qua.

Cùng với đó, vẫn còn tình trạng cung cấp và báo cáo thông tin cứu nạn chậm, chưa chính xác; tình

trạng báo nạn giả còn nhiều; gây khó khăn, tốn kém trong tìm kiếm cứu nạn. Theo thống kê, trong năm

2016 có 499 vụ báo nạn, trong đó có 119 vụ báo nạn giả. Trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn còn

thiếu, nhất là các trang bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn biển xa và ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn sự cố

công trình ngầm, thiết bị chữa cháy... Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành giao thông trong việc kiểm soát

phương tiện giao thông còn hạn chế, xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Đây là một trong các nguyên nhân

dẫn đến các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Sẵn sàng ứng phó để tìm kiếm cứu nạn hiệu quả

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, do tác động của biến đổi khí hậu năm 2017 và những năm

tiếp theo tình hình thời tiết, khí hậu tiếp tục diễn biến rất phức tạp, cực đoan và khó lường. Cùng với đó,

trong quá trình phát triển sản xuất, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất công nghiệp sẽ

luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, sự cố khó lường có thể xảy ra cả trên đất liền và trên biển. “Đây

chính là những thách thức vô cùng lớn đối với công tác ứng phó thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn.

Muốn giảm nhẹ được thiệt hại, phải gắn việc chủ động ứng phó với công tác tìm kiếm cứu nạn”, Phó

Thủ tướng nói.

5

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cấp chính quyền và người dân

“tuyệt đối không được chủ quan, luôn nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên từng địa bàn, từ đó chủ

động kịp thời với mọi tình huống. Khi xảy ra sự cố, thiên tai cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng,

báo cáo kịp thời tham mưu đề xuất triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả các tình huống”.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên

tai và tìm kiếm cứu nạn cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát,

điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn;

đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao về sự cố, thiên tai; kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh,

siêu bão; mưa lũ đặc biệt lớn, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần,... sát tình hình thực tế của

địa phương. “Phải có cơ chế gắn trách nhiệm các bộ, ngành, các địa phương với kết quả ứng phó với

thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn. Nơi nào xảy ra sự cố mà công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn hiệu

quả kém thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình

thức hấp dẫn, sáng tạo, trong đó đề cao trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác ứng phó sự

cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chống mọi biểu hiện chủ quan trong nhận thức, đơn giản trong xây dựng

kế hoạch, biện pháp thực hiện. Tăng cường kiểm tra các bộ, ngành, địa phương về phương án, kế

hoạch ứng phó, công tác quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên

tai và tìm kiếm cứu nạn.

Một yêu cầu nữa cũng được Phó Thủ tướng đặt ra với lực lượng tìm kiếm cứu nạn là tăng cường

quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các nước trong khu vực và quốc tế để trao đổi

dữ liệu khí tượng, thủy văn, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão, lũ; học tập kinh nghiệm về huấn

luyện, đào tạo, quản lý, phòng ngừa sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch xúc tiến, trao đổi, hợp tác công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, đàm

phán vùng tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực theo kế hoạch thực

hiện Công ước SAR79 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. “Cần sớm xây dựng thêm cơ chế hợp

tác trực tiếp giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn quốc tế với nhau bên cạnh các cơ chế như hiện nay,

qua đó giúp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn”, Phó Thủ

tướng yêu cầu.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

Triển khai Hệ thống thông tin quản lý rủi ro thiên tai ngành Giáo dục

Trong 03 ngày (từ ngày 11/7 đến ngày 13/7/2017), thực hiện Công văn số 1626/BGDĐT-

CSVCTBTH ngày 21/4/2017 của Bộ GDĐT về việc triển khai Hệ thống thông tin quản lý rủi ro thiên

tai ngành giáo dục, Sở GDĐT tỉnh Bình Dương đã tổ chức lớp tập huấn công tác triển khai Hệ thống

thông tin quản lý rủi ro thiên tai ngành giáo dục cho các Phòng GDĐT, các Trường Trung học phổ

thông trong tỉnh và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Theo đó, yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo

dục trong toàn ngành hoàn thành việc cập nhật số liệu vào Hệ thống trước ngày 30/9/2017.

Nâng cao nhận thức về Phòng, chống thiên tai cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

Năm 2016, Sở GDĐT tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 1972/KH-SGDĐT ngày

21/10/2016 về việc tổ chức “Ngày pháp luật Việt Nam”, trong đó yêu cầu các đơn vị tập trung tuyên

truyền, phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.

Năm 2017, Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL về

phòng, chống thiên tai cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng có liên quan.

Theo kế hoạch năm 2017, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Bình Dương dự kiến tổ chức lớp tập huấn Luật Phòng, chống thiên tại và Bộ chỉ số theo dõi và đánh

giá thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”

cho các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong 02 ngày (từ ngày 15/8 đến ngày 16/8/2017) tại Sở Nông

nghiệp và Nông thôn (trụ sở cũ), trong đó có Sở GDĐT và các Phòng GDĐT.

Phòng Chính trị, tư tưởng – Pháp chế (Sở GDĐT)

6

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5%

Đại diện của người lao động và người sử dụng lao động khẳng định chưa hài lòng với các phương

án tăng lương.

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tổ chức bỏ phiếu với mức tăng là 6,5%. Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Pro Active Global Việt Nam (Bình Dương).

Ngày 7-8, sau ba phiên họp, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” được hai phương án tăng

lương tối thiểu vùng năm 2018 để trình Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, đại diện của người lao động

(NLĐ) và người sử dụng lao động khẳng định chưa hài lòng với các phương án trên.

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cho biết

sau ba phiên thảo luận, khoảng cách đề xuất tăng lương tối thiểu vùng giữa đại diện NLĐ và người sử

dụng lao động đã thu hẹp dần. Trong đó, đại diện NLĐ đề xuất từ 13% xuống 7%; chủ doanh nghiệp

(DN) từ chỗ không tăng, rút xuống hai phương án là 6,5% và 7%. Cuối cùng, Hội đồng Tiền lương Quốc

gia đã tổ chức bỏ phiếu với mức tăng là 6,5%. Cụ thể, mức tăng 180.000-230.000 đồng tùy theo từng

vùng.

Ông Diệp khẳng định: “Các cuộc đối thoại đều thiện chí giữa các bên nhằm chia sẻ thành quả phát

triển kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích cho NLĐ cũng như đỡ gánh nặng chi phí cho DN”. Cũng theo ông

Diệp, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại 17 tỉnh, thành trước đó cho thấy hơn 51%

NLĐ có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống; hơn 20% phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% thu nhập

không đủ sống và chỉ 16% NLĐ có thể có tích lũy.

Bàn về các phương án đã được chốt, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam, cho biết chưa hài lòng với mức tăng trên. “Theo tính toán của Tổng Liên đoàn, nếu mức tăng

thấp như trên thì lộ trình lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu theo Điều 91 Bộ luật Lao động phải

lùi lại sau năm 2018” - ông Chính cho biết.

Trong khi đó, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI),

nhận định mức tăng trên vẫn khiến nhiều DN lao đao. Trước kỳ họp, DN đều khuyến nghị không tăng

lương tối thiểu năm nay để họ có cơ hội phát triển. Suốt 10 năm lương tối thiểu đã liên tục tăng, nếu cứ

tiếp tục tăng thì DN khó xoay xở. “DN mong muốn NLĐ cải thiện thu nhập thì phải dựa vào năng suất

lao động và khả năng cống hiến, chứ không thể cứ trông chờ vào việc tăng lương tối thiểu” - ông Phòng

nói.

7

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Năm trước, sau hai phiên họp, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới thống nhất được mức tăng lương

tối thiểu vùng năm 2017. Theo đó, vùng I tăng từ 3,5 lên 3,75 triệu đồng; các vùng II, III và IV tăng

tương ứng là 3,32 triệu đồng, 2,9 triệu đồng và 2,58 triệu đồng. Theo tính toán của bộ phận kỹ thuật,

mức tăng này đáp ứng được khoảng 93% mức sống tối thiểu của NLĐ.

Ngay cả khi lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu thì điều kiện sống của NLĐ chưa

chắc đã tăng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Thực tế lương tối thiểu mới đáp ứng được

90% mức sống tối thiểu, chúng tôi mong muốn NLĐ phải phấn đấu hơn trong công việc, nâng cao

trình độ tay nghề, kỷ luật và năng suất lao động. Qua đó có thêm tiền thưởng về năng suất lao động,

thưởng cải tiến kỹ thuật, chế độ phúc lợi xã hội khác mà chủ DN mang lại. Chỉ có sự cố gắng của

hai bên thì mức sống của NLĐ mới có thể tăng lên được.

Ông HOÀNG QUANG PHÒNG, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI)

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

8

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Ban hành kế hoạch thực hiện

Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021

Bộ Tư pháp vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)

giai đoạn 2017 - 2021.

Ảnh minh họa

Kế hoạch yêu cầu xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong

Chương trình; gắn triển khai các nhiệm vụ và Đề án của Chương trình với triển khai nhiệm vụ công tác

PBGDPL hằng năm.

Các nội dung, hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ

trách nhiệm chủ trì, phối hợp; chú trọng việc lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu

quả; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác PBGDPL hiện nay.

Nội dung của kế hoạch gồm tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Chương trình; xây dựng, ban hành

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về

PBGDPL; Rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác

PBGDPL; Triển khai thực hiện các giải pháp đổi mới công tác PBGDPL gắn với tăng cường ứng dụng

công nghệ thông tin; Tăng cường quản lý nhà nước; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án về

PBGDPL và các Kế hoạch tiếp tục thực hiện các Đề án về PBGDPL theo Chương trình để đạt mục tiêu

đã đề ra; Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí; bảo đảm cân đối ngân sách thực hiện công tác PBGDPL tại

các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách thuộc diện ngân sách trung ương phải hỗ trợ...

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

Ngày 25/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc ban

hành Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021. Trong đó có nội dung:

b) Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển

khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”

đến năm 2021.

Phòng Chính trị, tư tưởng – Pháp chế (Sở GDĐT)

9

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Ban hành Thể lệ cuộc thi

"Tìm hiểu pháp luật trực tuyến" năm 2017

Website cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức

Thực hiện Kế hoạch số 1835/KH-BTP ngày 31/5/2017 của Bộ Tư pháp về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu

pháp luật trực tuyến”(gọi tắt là Cuộc thi); căn cứ Quyết định số 848/QĐ-BTP ngày 15/6/2017 của Bộ

trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Ban Tổ chức và Tổ Thư ký giúp việc, Ban Tổ chức cuộc thi ban

hành Thể lệ cuộc thi như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

Người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

II. NỘI DUNG THI

Một số văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân, một số Điều ước

quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Trọng tâm là các chủ đề sau đây:

1. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015;

2. Pháp luật về đất đai: Quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất;

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất; quyền

của nhà nước đối với đất đai; thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

4. Công ước Luật biển 1982: Quá trình hình thành, các quy định của UNCLOS 1982 so với các văn

bản pháp lý trước đó; nội dung UNCLOS 1982; việc thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài

phán trên biển của Việt Nam trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Quốc tế (UNCLOS 1982…).

III. THỜI GIAN THI:

1. Cuộc thi lần thứ nhất: Tổ chức trong thời gian từ ngày 01/8/2017 - 31/8/2017;

2. Cuộc thi lần thứ hai: Tổ chức trong thời gian từ ngày 01/9/2017 - 30/9/2017;

3. Cuộc thi lần thứ ba: Tổ chức trong thời gian từ ngày 01/10/2017 - 31/10/2017;

4. Cuộc thi lần thứ tư: Tổ chức trong thời gian từ ngày 01/11/2017 - 30/11/2017;

Thời gian thi cụ thể sẽ được thông tin trên Website Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp).

10

THỜI SỰ TỔNG HỢP

IV. HÌNH THỨC THI

1. Cách thức đăng ký dự thi

Thi trực tiếp trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện

thoại thông minh). Thí sinh đăng ký tham gia thi trực tiếp trên website http://pbgdpl.moj.gov.vn.

Để được dự thi, thí sinh cần hoàn thành việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng

dẫn tại website như sau:

+ Họ và tên (thông tin bắt buộc);

+ Địa chỉ (thông tin bắt buộc);

+ Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (thông tin bắt buộc);

+ Số điện thoại (di động hoặc cố định của bản thân hoặc của gia đình) (thông tin bắt buộc);

+ E-mail (thông tin không bắt buộc).

- Thông tin người dự thi đăng ký sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức cuộc thi xét và trao giải. Người dự thi

có thể tham gia thi nhiều lần.

- Ban Tổ chức cuộc thi sẽ không công nhận kết quả đối với người dự thi khi có bất kỳ trường thông

tin đăng ký nào sai lệch với thực tế.

2. Cách thức thi, cách tính điểm

Mội cuộc thi có 10 câu hỏi. Bài thi chỉ được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 10 câu hỏi.

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Người dự thi trả lời 09 câu hỏi (08 câu hỏi trực tiếp; 01 câu hỏi tình huống) về nội dung trong các

văn bản pháp luật có liên quan theo mục II Thể lệ này.

2.2. Câu hỏi phân loại

Tại câu hỏi số 10 trong bài thi, người dự thi phải dự đoán số người trả lời đúng các câu hỏi trắc

nghiệm trong bài thi này.

2.3. Cách tính điểm

Người đạt giải là người trả lời đúng nhiều câu hỏi trắc nghiệm nhất.

Trường hợp nhiều người dự thi có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau thì người

nào trả lời câu số 10 đúng hoặc gần đúng nhất sẽ đạt giải theo thứ tự từ cao đến hết.

Trường hợp nhiều người dự thi có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau thì người

nào trả lời câu số 10 đúng hoặc gần đúng nhất trùng nhau thì ưu tiên người gửi bài dự thi sớm hơn.

Việc chọn bài thi đạt giải do Ban Tổ chức quyết định.

V. GIẢI THƯỞNG

Giải thưởng mỗi Cuộc thi gồm 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba.

+ Giải nhất: 1.000.000 đồng/giải;

+ Giải nhì: 700.000 đồng/giải;

+ Giải ba: 500.000 đồng/giải.

11

THỜI SỰ TỔNG HỢP

VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ BAN TỔ CHỨC

Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại:

024.62739466.

Hỗ trợ về kỹ thuật:

+ Điện thoại: 024.62739466.

+ Email: [email protected].

Mọi thay đổi sẽ được thông báo và cập nhật trên website: http://pbgdpl.moj.gov.vn.

(Theo Bộ Tư pháp)

Ngày 12/6/2017, Bộ Tư pháp ban hành văn bản số 1973/BTP-PBGDPL gửi UBND các tỉnh,

thành phố về việc phối hợp tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học

sinh THPT năm 2017;

Ngày 23/6/2017, UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản số 2552/UBND-NC gửi Bộ Tư pháp

về việc đăng ký tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh THPT năm

2017.

Do chưa rõ thông tin về các cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức, vì

vậy Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Sở Tư pháp để có kế hoạch tham gia phù hợp, tránh

tình trạng thi chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh và công tác quản lý của

nhà trường.

Phòng Chính trị, tư tưởng – Pháp chế (Sở GDĐT)

12

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Đề xuất chấp nhận bản sao cà vẹt khi kiểm tra

Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công an về những vướng mắc trong việc

nhận thế chấp tài sản đảm bảo là phương tiện giao thông.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp cho phép người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản sao cà vẹt xe có xác nhận của tổ chức tín dụng khi lưu thông

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp, đề nghị bộ

này hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 163/2006, Nghị định 11/2012

(sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm) theo hướng quy định bên nhận

thế chấp có quyền giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

Đồng thời, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành nghị định thay thế, NHNN cũng đề nghị Bộ Công

an chỉ đạo cơ quan công an các cấp cho phép người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản

sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông (cà vẹt xe) có xác nhận của tổ chức tín dụng

(TCTD) khi lưu thông.

Dân khổ vì những quy định mâu thuẫn

Theo NHNN, thời gian qua NHNN đã nhận được nhiều văn bản kiến nghị của các TCTD và doanh

nghiệp phản ánh việc CSGT xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng bản sao cà vẹt xe có xác nhận

của TCTD nhận thế chấp khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, Nghị định 11/2012 quy định bên thế chấp (tạm gọi là người mua xe) được giữ bản chính

cà vẹt xe. Thực tế điều này đã nảy sinh những tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bên nhận thế chấp. Như thế

dễ dẫn tới các TCTD phải ngừng cho vay có thế chấp bằng phương tiện giao thông vận tải. Khi đó

người dân, doanh nghiệp sẽ không còn cơ hội để vay vốn; bị giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín

dụng NH, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Trong khi đó, Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định rõ bên nhận thế chấp có quyền giữ giấy tờ liên quan

đến tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Do đó, việc người mua xe giữ bản chính cà vẹt xe,

đồng thời vẫn giữ tài sản thế chấp như quy định tại Nghị định 11 đã không còn phù hợp với quy định

của Bộ luật Dân sự 2015 và dẫn tới những khó khăn, vướng mắc như đã nảy sinh trong thời gian qua.

Cần thêm thời gian

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Phạm Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch

bảo đảm (Bộ Tư pháp), cho biết khi có ý kiến từ NHNN, Cục sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp về việc

trình Chính phủ phương án xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 11/2012. Nội dung nghị định thay thế

theo hướng nào cần có sự thống nhất giữa các bộ, ngành. “Việc này cần có thêm thời gian vì Bộ Tư

pháp còn phải trình Chính phủ xin ý kiến cho phép xây dựng nghị định thay thế” - ông Ngọc nói.

13

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế NH (Hiệp hội NH Việt

Nam), cho rằng việc xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 11 là khó thực thi trong thời gian ngắn vì

muốn sửa Nghị định 11 thì phải xây dựng chương trình từ năm nay và có khả năng sang năm mới thực

hiện được.

Bên cạnh đó, theo ông Đức, việc NHNN đề nghị Bộ Công an trong thời gian chờ nghị định thay thế

có thể chấp nhận bản sao giấy đăng ký cũng rất khó thực hiện, bởi phía công an không được phép làm

điều này, nếu thực hiện sẽ trái luật. Giấy đăng ký xe liên quan đến rất nhiều luật, nhất là Luật Giao thông

đường bộ. Do vậy, theo ông Đức, trong trường hợp này Chính phủ cần ra văn bản tạm dừng xử phạt để

chờ nghiên cứu các phương án phù hợp.

Căn cứ BLDS 2015 để áp dụng

Trước đó, ngày 24-5-2017, NHNN đã ban hành văn bản gửi các TCTD yêu cầu thực hiện

nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính cà vẹt xe trong thời gian hợp đồng thế chấp

có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 11/2012 của Chính phủ. Đồng thời văn bản này cũng được

gửi cho Bộ Công an. Kế đến, ngày 31-5-2017, Cục CSGT (Bộ Công an) đã có công văn gửi công an

các tỉnh, nêu rõ đối với những phương tiện thế chấp tại NH khi tham gia giao thông thì bên thế chấp

được giữ bản chính cà vẹt xe trong thời hạn thực hiện hợp đồng thế chấp tại Nghị định 11/2012.

Tuy nhiên, các NH thương mại vẫn tiếp tục hướng dẫn nhân viên tín dụng làm việc với khách

hàng để giữ bản gốc cà vẹt xe. Các NH thương mại cũng viện dẫn Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015

khẳng định quyền của bên nhận thế chấp là “Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường

hợp hai bên có thỏa thuận, trừ trường hợp có quy định khác”. Theo đó, trường hợp luật có quy định

khác thì việc thỏa thuận đó của các bên phải tuân thủ theo luật chứ không tuân theo quy định khác

của nghị định.

Theo các NH thương mại, căn cứ theo Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

năm 2015 thì trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một

vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Theo quy định, luật sẽ có hiệu lực pháp lý

cao hơn nghị định. Do đó, các NH thương mại sẽ căn cứ vào BLDS 2015 để áp dụng.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

CSGT yêu cầu cà vẹt xe để làm gì?

Chuyện rất không hay khi quyền lợi hợp pháp của hàng triệu người dân đang bị đụng chạm mà đến

giờ “tranh chấp” giữa cơ quan công an với ngân hàng (NH) về quyền giữ bản chính giấy đăng ký xe (còn

gọi là cà vẹt xe) thế chấp vẫn chưa kết thúc.

Theo các NH thì họ cần phải giữ cà vẹt xe để được đảm bảo khả năng thu hồi nợ, phòng tránh chủ

xe tự ý thế chấp hay bán xe… cho người khác. Việc giữ giấy như thế đã được họ và khách hàng thống

nhất thực hiện từ lâu, đồng thời cũng được BLDS 2005, 2015 cho phép.

Ngược lại, Cục CSGT - Bộ Công an cho rằng Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008 bắt buộc mọi

người lái xe đều phải mang theo cà vẹt xe. Cạnh đó, hai nghị định về giao dịch bảo đảm (163/2006 và

11/2012) cũng không đồng ý cho bên nhận thế chấp giữ cà vẹt xe. Và như vậy, hành vi lái xe với bản

sao cà vẹt xe có xác nhận của NH nhận thế chấp bị xem là vi phạm nên có thể bị xử phạt.

Một câu hỏi không thể không đặt ra ngay: NH có lý do chính đáng để giữ cà vẹt xe thế chấp,

còn CSGT đòi bản chính giấy này để làm gì?

So với Luật GTĐB cũ chỉ yêu cầu người lái xe phải mang theo một giấy duy nhất là giấy phép lái xe

thì Luật GTĐB 2008 buộc các tài xế phải mang đến bốn loại giấy, trong đó có cà vẹt xe. Tại sao có sự

tăng lên này? Tờ trình của Chính phủ khi đệ trình dự thảo luật cho Quốc hội xem xét ban hành chỉ nêu

ngắn gọn là để đáp ứng yêu cầu quản lý, nâng các quy định của nghị định xử phạt về giao thông có hiệu

lực lúc bấy giờ thành luật.

14

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Ảnh minh họa

Gần đây, có ý kiến cho biết cơ quan công an dùng cà vẹt xe để phục vụ việc xác định nguồn gốc xe,

nhất là khi có tai nạn giao thông… Ừ thì cứ cho là vậy đi nhưng giấy này mười mươi liên quan đến

quyền sở hữu tài sản của dân và không liên quan trực tiếp đến việc lưu thông xe. Thay vì khăng khăng

đòi bản chính làm cản trở quyền định đoạt tài sản của người dân, cớ gì CSGT không chấp nhận bản

sao (được bên nhận thế chấp xác nhận) để trọn vẹn đôi đàng?

Chưa kể, hai nghị định giao dịch bảo đảm có nội dung trái với BLDS 2015 khi bác bỏ quyền

giữ cà vẹt xe của các NH, lý gì Cục CSGT cứ áp dụng?

Sự cố đang xảy ra chỉ là thêm một đơn cử cho thấy pháp luật khi xây dựng thì có sự chồng chéo, khi

thực thi chỉ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước nhưng gây khó cho những đối tượng bị tác

động.

Trước mắt, trong khi chờ Luật GTĐB 2008 cùng hai nghị định về giao dịch bảo đảm được sửa đổi để

không tiếp tục gây ra những xung đột tương tự với BLDS 2015, Bộ công an có thể xem xét cho người lái

xe đang thế chấp được tạm sử dụng bản sao cà vẹt xe. Có vậy thì những đòi hỏi không phù hợp với

thực tế cuộc sống mới không gây ra những tổn thất lớn cho xã hội.

Chênh lệch khá lớn giữa hai cách phạt

Theo cảnh báo của NH Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 3851 ngày 24-5-2017, việc điều

khiển xe với bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của NH nhận thế chấp có thể bị xử phạt lỗi

“không có giấy đăng ký xe”. Nếu thực sự vậy thì mức phạt khá cao theo quy định của Nghị định

46/2016 (2-3 triệu đồng đối với ô tô, ngoài ra người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy

phép lái xe 1-3 tháng; 300.000-400.000 đồng đối với xe máy).

Trường hợp CSGT quyết định xử phạt lỗi “không mang theo giấy đăng ký xe” vì sự thực xe có

giấy đăng ký chứ không phải không có thì mức phạt thấp hơn (200.000-400.000 đồng đối với ô tô;

80.000-120.000 đồng đối với xe máy).

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

15

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Phạt xe thế chấp: Chờ Thủ tướng quyết định

Bộ Tư pháp sẽ báo cáo để Thủ tướng xem xét, cân nhắc và quyết định.

Ông Đặng Thanh Sơn Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp)

Liên quan đến việc xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông không mang bản chính giấy

đăng ký xe (cà vẹt xe), tại cuộc họp báo thường kỳ sáng 20-7, Bộ Tư pháp cho biết đã giao Cục Quản lý

xử lý vi phạm hành chính (QLXLVPHC) và theo dõi thi hành pháp luật phối hợp với Cục Hộ tịch, quốc

tịch, chứng thực, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và một số đơn vị liên quan nghiên cứu, đề

xuất hướng xử lý.

Dân hoang mang, dừng thế chấp

“Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu của

thực tiễn, Cục QLXLVPHC và theo dõi thi hành pháp luật đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây

dựng, trình lãnh đạo Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng về vấn đề này” - Chánh Văn phòng, người phát

ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện có khoảng 1,3 triệu phương tiện giao thông đang thực hiện việc

thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Cục trưởng Cục QLXLVPHC và theo dõi thi hành pháp luật Đặng

Thanh Sơn cho rằng việc CSGT xử phạt người điều khiển phương tiện không mang theo giấy đăng ký

xe bản chính “là có cơ sở pháp lý”. Điều này căn cứ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và

Nghị định 46/2016 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận thực tế này khiến người dân hoang mang và có tình trạng nhiều

người đang có ý định thực hiện phương thức thế chấp tại các tổ chức tín dụng để mua ô tô, xe máy đã

dừng việc này lại.

Trong khi đó, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm quy định trường hợp tài sản thế chấp là máy

bay, tàu biển, phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu,

giấy đăng ký các phương tiện này. Nói cách khác, các tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cho vay

thế chấp đối với phương tiện không được giữ đăng ký xe bản chính của bên thế chấp.

Trên thực tế, các tổ chức tín dụng đã giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện thế chấp để bảo đảm

an toàn trong hoạt động kinh doanh của họ, tránh rủi ro và nợ xấu. Trong một số trường hợp, họ yêu

cầu người thế chấp làm đơn nhờ tổ chức tín dụng giữ hộ giấy tờ gốc chứ không quy định việc này trong

hợp đồng nhận thế chấp.

16

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất

Cục trưởng Đặng Thanh Sơn cũng thừa nhận hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này đang có sự

chồng chéo, không đồng bộ. Chẳng hạn, BLDS quy định bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan

đến tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp

luật có quy định khác. Còn pháp luật về chứng thực quy định bản sao được chứng thực từ bản chính có

giá trị sử dụng thay cho bản chính, trừ pháp luật có quy định khác.

Cạnh đó, Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải

mang theo giấy đăng ký xe thì cũng có cách hiểu là không nhất thiết phải mang theo bản chính. “Pháp

luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa bảo đảm rõ ràng, minh bạch để ai cũng hiểu giống nhau” - ông Sơn

nhấn mạnh. Ông cũng thừa nhận: “Việc yêu cầu người dân phải tuân thủ cả hai loại pháp luật liên quan

đến giao thông đường bộ và giao dịch bảo đảm là khó cho họ. Nếu tiếp tục xử phạt người không mang

theo giấy đăng ký xe bản chính thì có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính, kinh tế, người

dân có thể không thực hiện việc thế chấp vay vốn nữa”.

Ông Sơn cho biết Bộ Tư pháp đã cân nhắc tất cả yếu tố để vừa bảo đảm lợi ích của người dân,

doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước đối với giao dịch bảo đảm, giao thông đường bộ... Từ đó Bộ

có báo cáo gửi Thủ tướng đề xuất phương án giải quyết trước mắt cũng như giải pháp lâu dài. “Khi Thủ

tướng xem xét, cân nhắc và quyết định, chúng tôi sẽ thông tin đến cơ quan báo chí sau” - ông Sơn nói.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

17

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Sữa và thực phẩm chức năng: Sẽ phải đăng ký giá bán lẻ

Từ ngày 10/8/2017 Thông tư 08/2017/TT-BTC quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực

phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ

Công thương vẫn đang… “hồi hộp” chờ danh mục sẽ phải đăng ký kê khai và niêm yết giá từ Bộ Y tế và

các đầu mối khác nhau.

Chỉ ở Việt Nam mới có sữa dành cho trẻ em từ 3-6 tuổi?

Giá bán lẻ các vùng khác nhau

Thông tư 08 quy định, các thương nhân sản xuất nhập khẩu sữa phải đăng ký giá bán lẻ khuyến

nghị và thông báo giá này đến toàn bộ hệ thống phân phối của mình. Mức giá bán lẻ của các thương

nhân phải được niêm yết và không được vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký. Thông tư

cũng quy định thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa có thể thực hiện đăng ký các mức bán lẻ khuyến

nghị phù hợp với từng khu vực địa lý nhất định.

Theo ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Thông tư

08 đã ưu việt hơn hẳn so với Thông tư 07 trước đây (quy định giá bán buôn và hệ thống phân phối

không được đưa ra chênh lệch giá bán quá 15% so với giá bán buôn đã đăng ký). Ông Nguyễn Lộc An

khẳng định, Thông tư 08 này đảm bảo giá cả đến tay người tiêu dùng chuẩn xác nhất và là cơ sở chính

xác nhất để quản lý giá sữa, bất chấp việc các doanh nghiệp sữa phải thông qua bao nhiêu khâu trung

gian phân phối mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội sữa cho rằng, Thông tư 08 quy định khi có biến động giá

dưới 5% so với giá kê khai đã đăng ký, các doanh nghiệp sẽ không phải tiến hành đăng ký lại cũng là

một ưu điểm, là hình thức trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp làm

ăn có lãi và nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định, Bộ Công Thương sẽ chỉ quản lý đăng ký kê khai và

niêm yết giá đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu lớn, có thể gây tác động lớn đến giá cả thị

trường sữa trong nước. Hiện nay, có 7 công ty, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kê khai giá với Bộ,

các doanh nghiệp còn lại sẽ đăng ký với Sở Công Thương các tỉnh.

Một đại diện của Hội Bảo vệ người tiêu dùng chia sẻ, Thông tư 08 đã có nhiều điểm rạch ròi hơn

nhưng vì yêu cầu kê khai giá cuối cùng nên doanh nghiệp sẽ đăng ký với Bộ Công Thương giá sẽ bán

tại vùng sâu, vùng xa nhất, trong khi thực tế, có thể doanh nghiệp mới chỉ phân phối đến khu vực trung

du miền núi. Đây là vấn đề cần phải đề cập rõ ràng để tránh trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng kê

khai giá bán lẻ ở điểm xa nhất nhưng vẫn bán ở các khu vực nội thành các thành phố lớn.

18

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Nhiều đầu mối cung cấp danh mục sản phẩm phải quản lý giá

Trước đây, danh mục quản lý giá chỉ có sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nhưng Nghị định 179 đã

đưa thêm danh mục sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) cũng cần phải quản lý về giá nên các Bộ

Công Thương, Tài chính, Y tế đã phải bàn bạc rất nhiều.

Hiện nay, TPCN theo quy định có 3 nhóm, gồm: thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung

và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm bổ sung được hiểu sản phẩm được sản xuất trên cơ sở một

thành phần tự nhiên, có bổ sung vi chất. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe lại chỉ cần có các vi chất, không

quy định cần phải có thành phần tự nhiên.

“Vì có nhiều khái niệm như thế nên chúng tôi thống nhất chỉ đưa những sản phẩm dinh dưỡng phục

vụ trẻ nhỏ, trong đó có sữa hoặc không có sữa nhưng có thành phần đáp ứng nhu cầu phát triển thể

chất của trẻ nhỏ là thuộc danh mục phải quản lý giá. Trong nhóm thực phẩm bổ sung cũng chỉ nhắm

vào sản phẩm dinh dưỡng là chính”, đại diện Bộ Y tế thông tin.

Đại diện Bộ này cũng cho biết thêm, danh mục các sản phẩm sữa và TPCN cần kê khai đăng ký và

niêm yết giá sẽ được công bố trong thời gian tới. Và nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ bị loại ra khỏi

danh mục. Tuy nhiên, có một vướng mắc đối với Bộ Y tế, là theo phân bố chức năng, Bộ Y tế chỉ công

bố hợp quy các sản phẩm có bổ sung dinh dưỡng, từ đấy mới chuyển các sản phẩm này sang Bộ Công

Thương để quản lý về giá.

Còn các sản phẩm thuần về sữa sẽ do các cơ quan chức năng địa phương công bố. Do đó, Bộ Y tế

cũng không thể cung cấp tất cả các danh mục sản phẩm phải quản lý giá cho Bộ Công Thương được.

Như vậy, có thể thấy, các cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương sẽ phải có trách nhiệm

báo cáo Sở Công Thương về các sản phẩm thuần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để Sở tổng hợp,

đưa danh mục cần phải kê khai đăng ký về Bộ Công Thương.

“Trên thế giới, sản phẩm dinh dưỡng công thức chỉ xuất hiện đối với độ tuổi dưới 36 tháng. Từ 36

tháng tuổi đổ lên là không có, không xuất hiện bất kỳ một loại sữa dành cho một độ tuổi nhất định nào

khác, mà dành toàn bộ quyền lựa chọn cho người tiêu dùng. Còn ở thị trường của mình các doanh

nghiệp cứ đưa độ tuổi vào”, đại diện Bộ Y tế cho biết.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

19

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Hướng dẫn áp dụng án lệ

trong xét xử những vụ án tương tự

TANDTC vừa ban hành Công văn 146/TANDTCPC hướng dẫn việc viện dẫn khi áp dụng án lệ trong

xét xử và giải quyết vụ việc tương tự.

Ảnh minh họa

Theo đó, khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu và áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc

tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự phải được giải quyết như nhau.

Đối với những vụ việc đã có án lệ thì Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để đưa ra

quyết định việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng án lệ.

Nếu áp dụng án lệ thì số án lệ, số bản án và quyết định của Tòa án phải có chứa đựng án lệ, tính

chất cộng với tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và vấn đề pháp lý trong án lệ phải được

viện dẫn.

Trường hợp Hội thẩm, thẩm phán thấy rằng án lệ không phù hợp để áp dụng nhưng một trong các

bên đương sự, người bào chữa… đề nghị áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do không áp dụng án lệ trong

bản án, quyết định của Tòa án.

Án lệ - hạn chế “lách luật” do tiêu cực

Qua hơn 1 năm thực hiện quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ theo Nghị quyết số

03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, án lệ ở Việt Nam đã từng bước đi vào thực

tiễn. Tuy nhiên, số án lệ được công bố chưa nhiều và việc áp dụng cũng chưa phổ biến, đòi hỏi phải

có giải pháp phát triển án lệ nhằm hạn chế việc “lách luật” do tiêu cực của các bên liên quan trong

các vụ việc.

Mới áp dụng 1/10 án lệ đã công bố

Thời gian qua, cơ sở pháp lý cho việc công nhận và áp dụng án lệ tại Việt Nam đã từng bước

được hoàn thiện. Theo đó, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Tố tụng

Hành chính 2015 quy định Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Chánh án TANDTC có nhiệm vụ lựa

chọn các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết

phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, viện dẫn trong xét xử; quy định

các nguyên tắc áp dụng, viện dẫn án lệ trong xét xử. Trên cơ sở các quy định trên, ngày

28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy

trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Thực hiện Nghị quyết 03/2015, cho đến thời điểm hiện tại, Chánh án TANDTC đã ban hành

được 10 án lệ để các tòa án nghiên cứu, viện dẫn trong xét xử kể từ ngày 1/12/2016.

20

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Các án lệ được công bố chủ yếu thuộc lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại, hình sự, hành

chính. Mặc dù số lượng các án lệ được ban hành còn khiêm tốn nhưng đã thể hiện được quyết tâm

của Chánh án TANDTC, các thẩm phán TANDTC; được nhìn nhận là dấu ấn quan trọng về cải cách

tư pháp, góp phần minh bạch hóa các bản án, quyết định của tòa án, bảo đảm những vụ việc có tình

tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

Các án lệ mới được công bố đã phần nào đáp ứng được mong đợi của người dân, khắc phục

được các khiếm khuyết và bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử, tạo

tính ổn định, minh bạch trong các phán quyết của tòa án.

Hơn nữa, với việc lựa chọn, ban hành án lệ, xác định trách nhiệm của thẩm phán và HĐXX phải

nghiên cứu, áp dụng án lệ trong xét xử thì sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc hạn chế đến mức thấp

nhất các vụ việc xét xử oan, sai, hạn chế việc “lách luật” do tiêu cực của những người tiến hành tố

tụng, luật sư và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Liên quan đến tình hình áp dụng 10 án lệ đã được ban hành, đại diện TANDTC cũng cho biết,

căn cứ theo Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, sau khi ban hành

10 án lệ tình hình triển khai áp dụng tại các tòa án đã có kết quả bước đầu.

Hiện có tòa án tại Quảng Ngãi đã áp dụng Án lệ số 04 vào xét xử. Nhiều địa phương cho rằng

Án lệ số 04 này là cơ sở rất quan trọng để viện dẫn áp dụng trong nhiều vụ án tương tự.

Phải nâng cao chất lượng bản án

Tuy nhiên, bước đầu áp dụng cũng cho thấy các thẩm phán còn khá lúng túng trong việc viện

dẫn, lập luận vào bản án mà họ xét xử và TANDTC vừa có công văn hướng dẫn về vấn đề này. Một

thực tế nữa là đa số các bản án, quyết định của tòa án còn tập trung vào những nội dung mang tính

sự vụ, lập luận của thẩm phán về đường lối giải quyết vụ việc còn thiếu những nội dung mang tính

khái quát cao nên khó có thể lựa chọn được nhiều án lệ có chất lượng tốt.

Để khắc phục được tình trạng trên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (TANDTC)

Ngô Văn Nhạc cho biết, phải tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tham mưu, giúp

việc cho Hội đồng Thẩm phán TANDTC trong công tác xây dựng và phát triển án lệ; đẩy mạnh công

tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về án lệ và tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các

nước về án lệ để học tập những mặt tích cực, đáp ứng thực tiễn và truyền thống pháp lý của Việt

Nam.

Đặc biệt, theo ông Nhạc, cần nâng cao chất lượng bản án, quyết định của tòa án tạo nguồn phát

triển án lệ, bảo đảm những lập luận, phán quyết của tòa án trong bản án, quyết định được ban hành

có giá trị vận dụng để giải quyết những vụ việc tương tự khác.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, thẩm phán, hội thẩm không bắt buộc phải viện dẫn án

lệ một cách cứng nhắc. Họ có quyền không viện dẫn án lệ trong trường hợp án lệ không còn phù

hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ. Ngoài ra, họ cũng có quyền không viện dẫn án lệ khi

có chuyển biến tình hình dẫn tới việc án lệ không còn phù hợp.

Đây cũng chính là của các nước theo hệ thống dân luật như Việt Nam. Mặc dù vậy, Thẩm phán

Tòa án Tối cao Hàn Quốc Park Hyun Soo cho biết, các thẩm phán ở Hàn Quốc đều công nhận giá

trị của những án lệ này và thường xét xử theo định hướng mà án lệ đã đưa ra.

Theo ông Park, tại Hàn Quốc, những bản án được công bố thành án lệ chứ không phải qua quy

trình nào cả và án lệ cũng được coi là nguồn để tham khảo đối với những vụ án trong tương lai. Bên

cạnh đó, hàng năm Hàn Quốc đều xuất bản tuyển tập án lệ và có cả những bình luận xung quanh

án lệ. Những quan điểm của Tòa án Tối cao đưa ra trong những án lệ đó rất chặt chẽ. Kinh nghiệm

này của Hàn Quốc rất phù hợp với kiến nghị của đại diện TANDTC nêu trên.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

21

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Sắp tới, cho, tặng xe phải báo công an biết

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2014/TTBCA

quy định về đăng ký xe.

Ảnh minh họa

Dự thảo có nhiều nội dung mới, đáng chú ý liên quan đến công tác cấp biển số xe, đăng ký xe, quản

lý phương tiện đối với chủ sở hữu xe. Đặc biệt, khi cho hoặc tặng xe, chủ phương tiện phải thông báo

bằng văn bản tới cơ quan công an để theo dõi.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 của dự thảo thông tư quy định ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho

hoặc tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu ban hành đến cơ quan đã cấp giấy chứng

nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Nếu không thông báo, chủ xe phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về

chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang

tên.

Riêng đối với xe của cơ quan, tổ chức đã đăng ký, cấp biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng,

khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng thì chủ xe phải làm thủ tục thu hồi, nộp lại đăng ký, biển số

cho cơ quan đăng ký xe trước khi bàn giao xe cho tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng

xe...

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

22

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Dân có thêm công cụ để giám sát công an

Bộ Công an vừa công bố dự thảo thông tư ban hành quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân

dân (CAND) để lấy ý kiến nhân dân.

Ảnh minh họa

Trong dự thảo này nêu rõ các nguyên tắc, quy tắc ứng xử chung của cán bộ, chiến sĩ CAND; quy tắc

ứng xử khi thực hiện chức trách; ứng xử trong nội bộ, trong quan hệ xã hội và với môi trường tự nhiên.

Đặc biệt, dự thảo nêu hàng loạt hành vi bị nghiêm cấm đối công an khi giao tiếp, làm việc với nhân

dân như: Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công

việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc; không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai

lệch hồ sơ…

Thực ra nhiều quy định trong dự thảo là sự hệ thống hóa, cụ thể hóa “6 điều Bác Hồ dạy CAND”; “5

lời thề danh dự” và “10 điều kỷ luật của CAND” mà bất kỳ chiến sĩ, lãnh đạo công an nào cũng thuộc

nằm lòng và thực thi hằng ngày. Trên thực tế, các cán bộ, chiến sĩ công an có các hành vi không đúng

mực khi giao tiếp, ứng xử đã, đang và sẽ bị kỷ luật theo quy định của ngành và quy định chung của

pháp luật.

Tuy nhiên, các nội quy, điều lệ, quy định lâu nay mà ngành công an áp dụng để xử lý, kỷ luật cán bộ,

chiến sĩ vi phạm nằm rải rác ở rất nhiều văn bản riêng của ngành cũng như các văn bản pháp luật

chung và người dân không dễ và không thể nắm bắt hết. Vì vậy, khi không hài lòng về thái độ, ứng xử,

giao tiếp... của cán bộ, chiến sĩ công an, người dân không dám chắc là thái độ của người thực thi công

vụ có đúng mực, có vi phạm gì hay không nên đã bỏ qua. Vô hình trung hành vi sai của chiến sĩ sẽ

không được chấn chỉnh kịp thời.

Pháp điển hóa những nội quy, điều lệ, quy định riêng của ngành thành thông tư sẽ thành nguyên tắc

xử sự chung để mọi người dân đều nắm bắt là một bước tiến quan trọng, hiện thực hóa nguyên tắc

giám sát của nhân dân với lực lượng công an.

Cách khác, một khi Thông tư được ban hành, người dân sẽ có công cụ để đối chiếu, so sánh những

hành vi không đúng của công an. Mặt khác, điều này còn giúp bản thân cán bộ, chiến sĩ CAND có cách

hành xử đúng mực, tốt hơn trong công việc cũng như giao tiếp xã hội. Thông tư sẽ là công cụ, bước tiến

quan trọng trong việc giám sát toàn dân với riêng lực lượng công an.

23

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Người dân muốn gì ở lực lượng công an?

Dự thảo thông tư về quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân vừa ban hành có thể xem

là bản tập trung đầy đủ kỳ vọng cốt lõi nhất của người dân.

Trong dự thảo được Bộ Công an ban hành, ngoài những nguyên tắc ứng xử chung, ban soạn

thảo dành hẳn một điều để quy định về quy tắc ứng xử giữa công an và nhân dân. Cụ thể như công

an phải kính trọng, tận tình, trách nhiệm, lắng nghe nhân dân... Tuy không có nhiều điểm mới nhưng

dự thảo vẫn khiến dư luận quan tâm. Ghi nhận ý kiến của người dân về dự thảo này cho thấy công

chúng có nhiều kỳ vọng rất cụ thể dành cho những người giữ nhiệm vụ bảo an cho xã hội.

Bình đẳng, điềm tĩnh

Một vài lần làm việc với công an địa phương, tôi nhận thấy còn một số cán bộ dựa vào quyền

hạn và bộ cảnh phục của mình để lấy oai, cư xử không đúng mực. Điều này gây tâm lý e sợ, nhất là

với những người dân ở thôn quê, gây hiểu lầm về bộ máy chính quyền. Khi làm việc với dân, dù

người có vi phạm hay không, công an và dân cũng là bình đẳng. Thái độ bề trên, nóng nảy sẽ đẩy

những hành động bình thường thành mâu thuẫn, căng thẳng. Không thiếu trường hợp người dân

sai và làm quá nhưng nếu lực lượng chức năng khôn khéo, điềm tĩnh, dùng sự nghiêm minh của

pháp luật để trấn áp thì ai cũng sẽ nể phục.

TRẦN THU HIẾU, biên tập viên

Công khai, minh bạch

Thực tế trong lực lượng công an, nhất là CSGT vẫn còn hiện tượng lạm dụng quyền hành để

làm khó, trục lợi khi xử phạt, kiểm tra hành chính. Một số CSGT, công an khi làm việc với dân không

trao đổi công khai, minh bạch, chỉ rõ hành vi vi phạm (nếu có) mà lại áp đặt và có đòi hỏi không thỏa

đáng. Những kiểu “kiểm tra chớp nhoáng” gần đây sau khi người dân tố giác đã được xử lý mạnh

tay, dứt điểm, rất đáng mừng. Tôi hy vọng việc làm này được đẩy mạnh để dân ra đường thấy

CSGT là an tâm vì đúng sai sẽ được xử lý rõ ràng, tâm phục khẩu phục.

NGUYỄN ĐỨC ĐẠT, lập trình viên

Tôn trọng, hợp tác với dân

Người dân cần có cái nhìn toàn diện về lực lượng công an. Ví dụ những ngày lễ, Tết ai cũng

được nghỉ, đi chơi thì lực lượng này phải luôn trực chiến 24/24 giờ để bảo vệ tài sản, bình yên cho

xã hội. Chúng ta sẽ thấy rõ vai trò của công an khi xảy ra chuyện như cháy nhà, kẹt xe, cướp giật

hay gây rối trật tự… Khi ấy lực lượng công an phải đứng mũi chịu sào, giải quyết mọi việc, bảo vệ

người dân chứ còn trông vào ai? Tôi muốn người dân và công an hợp tác với nhau, trong mối quan

hệ này phía công an có vẻ “có quyền” hơn nên cần thái độ nhiệt thành, tôn trọng người dân bởi

chính các anh cũng cần sự hỗ trợ, hợp tác trong dân rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ.

THÂN PHƯƠNG THẢO, chuyên viên

Thân thiện, nhiệt tình

Bộ cảnh phục vốn đã dựng lên bức tường vô hình giữa người dân và công an, giống học sinh dù

ngoan vẫn luôn ngại giám thị vậy. Khoảng cách đó là cần thiết nhưng chỉ nên dừng lại ở tác dụng

khiến người dân tôn trọng sự nghiêm minh của pháp luật, chứ không phải là cấp quyền hạn cho

người công an hành xử sao cũng được.

Mong muốn của tôi rất đơn giản, chỉ cần công an thân thiện, nhiệt tình khi làm việc với dân. Về

pháp luật, rõ ràng công an hiểu rõ hơn dân nên cần chỉ dẫn cho dân làm đúng. Làm ngành này rất

vất vả, áp lực. Người dân luôn cần công an giữ bình yên, ngược lại công an phải thực sự vì nhân

dân phục vụ thì sẽ được tin yêu, ủng hộ.

PHẠM HUYỀN, chuyên viên truyền thông

24

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Trang bị tốt công cụ tác nghiệp

Công việc của công an động chạm trực tiếp tới quyền lợi của người dân như bắt giam, phạt, trấn

áp, cưỡng chế… nên rất dễ bị định kiến xấu. Nhiều trường hợp cãi cọ chẳng qua vì công an nói có

lỗi, người dân nói không. Để xác thực, lực lượng chức năng cần trang bị phương tiện, công cụ, điều

luật thật đầy đủ để chứng minh tại chỗ hành vi vi phạm. Như vậy vừa hiệu quả, không mất thời gian

mà người mắc lỗi không phản bác được. Khi xảy ra chuyện, nhiều hình ảnh rất tích cực của công an

ai cũng thấy như giúp đỡ người bị ngã xe, đứng trong mưa phân làn giao thông… Theo tôi, những

hành vi tiêu cực của công an như nhận tiền để cho qua cũng có phần trách nhiệm của người dân đã

dung dưỡng.

ANH ĐÔNG, nhiếp ảnh gia

Chuyên nghiệp và có tâm

Công an cũng là con người, cũng không thể hòa nhã khi gặp phải đối tượng quá khích, cố tình

chống đối. Tuy nhiên, chỉ cần họ thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, kiên quyết những việc

cần làm đúng theo luật định là quá tốt rồi. Người làm trong ngành cảnh sát đều được đào tạo rất kỹ,

có văn hóa và hiểu biết về pháp luật nên khi hành xử chuyên nghiệp chắc chắn không xảy ra tiêu

cực hay điều đáng tiếc. Tốt hơn nữa thì cần có tâm, biết lắng nghe, hết lòng hỗ trợ cho dân. Căn

bản chỉ cần chuyên nghiệp, làm đúng chức trách, nhiệm vụ một cách vô tư là xã hội đã phát triển,

bình yên rồi.

PHAN QUANG HÙNG, nhân viên văn phòng

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

25

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Tăng mức phạt vi phạm hành chính

về an toàn thực phẩm

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP)

mà Bộ Y tế đang xây dựng, Bộ này đề xuất tăng nặng mức phạt chính và bổ sung các hình thức xử phạt

bổ sung (tước quyền sử dụng giấy, đình chỉ hoạt động có thời hạn), biện pháp khắc phục hậu quả (buộc

tiêu hủy hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người).

Ảnh minh họa

Bộ Y tế cho biết, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi

phạm hành chính về an toàn thực phẩm (Nghị định 178/2013/NĐ-CP) được ban hành và có hiệu lực từ

ngày 31/12/2013, đã quy định các hành vi VPHC tương đối đầy đủ; chế tài xử phạt rõ ràng, minh bạch,

góp phần quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương duy trì và bảo

đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước về ATTP. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện,

bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định 178/2013/NĐ-CP đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập,

không đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Theo đó, một số quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP chưa đủ sức răn đe, do vậy, dự thảo

Nghị định thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP được xây dựng theo hướng tăng nặng mức phạt chính và

bổ sung các hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy, đình chỉ hoạt động có thời hạn), biện

pháp khắc phục hậu quả (buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người).

Các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định một cách nghiêm minh, chặt chẽ

với mức xử phạt cao nhất mà pháp luật cho phép. Đồng thời, hạn chế quy định hình thức xử phạt cảnh

cáo, trường hợp có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo cần quy định rõ cho từng hành vi cụ thể, tách

riêng ra khỏi hình thức phạt tiền.

Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến an toàn thực phẩm được quy

định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về ghi nhãn, chất lượng, quảng cáo sản phẩm cần

tích hợp đưa vào Nghị định này cho phù hợp với xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Dự thảo Nghị định được soạn thảo trên cơ sở các quan điểm quy định đầy đủ các hành vi cấm trong

Luật ATTP, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP, đồng thời tuân thủ nguyên tắc một hành vi chỉ

bị xử phạt một lần với một đối tượng và không chồng chéo, lặp lại các hành vi đã được quy định trong

lĩnh vực khác.

26

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Dự thảo cũng đưa ra các quy định mức phạt tiền phù hợp, khả thi, tuân thủ Luật xử lý VPHC năm

2012, Luật ATTP và Bộ luật Hình sự, theo đó, mức phạt có thể được quy định theo hành vi vi phạm

hoặc theo hành vi vi phạm với giá trị số lượng hàng hoá vi phạm. Đối với đa số các hành vi vi phạm,

mức tiền phạt được áp dụng theo hành vi hoặc theo phần trăm giá trị hàng hóa vi phạm thì có quy định

mức phạt tối đa.

Còn đối với một số hành vi vi phạm, mức tiền phạt được áp dụng theo Luật xử lý VPHC và Luật

ATTP (Khoản 3 Điều 6 Luật ATTP) thì không quy định mức phạt tối đa mà số tiền phạt được quy định

không quá 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm (Mức tiền phạt bằng 3,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với cá

nhân và bằng 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với tổ chức).

Trong bản dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 51 điều, bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã

đề xuất những quy định xử phạt quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;

điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; vi phạm quy định chất

lượng sản phẩm thực phẩm…

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án khoán xe công

Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử

dụng ô tô.

Trong đó quy định tiêu chuẩn, định mức ô tô được hình thành từ nguồn vốn ngân sách, có nguồn

gốc ngân sách, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước (kể cả viện trợ, quà biếu, tặng cho của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của

pháp luật). TTXVN chiều 19-7 đưa tin trên.

Theo dự thảo, có hai phương án là khoán gọn hoặc thanh toán theo kilomet thực tế và đơn giá dịch

vụ của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường. Đối tượng thực hiện khoán kinh phí xe công

gồm phó trưởng ban của Đảng ở trung ương, phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, phó chủ

nhiệm ủy ban của Quốc hội, phó viện trưởng VKSND Tối cao, phó chánh án TAND Tối cao, phó tổng

Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, thứ trưởng…

Việc khoán kinh phí sử dụng xe phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả hơn việc trang bị ô tô theo tiêu

chuẩn, định mức quy định.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

27

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Hạn chế tối đa bắt giam trẻ em

Việc bắt, giam giữ, phạt tù đối với trẻ em chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời

hạn ngắn nhất.

“Đối với người chưa thành niên (CTN) vi phạm pháp luật phải có cái nhìn nhân bản. Nếu chúng ta

quan điểm như bây giờ thì ngày xưa có khi tôi cũng bị bỏ tù rồi”. Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao

Trần Văn Độ đã chia sẻ như trên tại cuộc hội thảo nghiên cứu sự cần thiết xây dựng hệ thống tư pháp

CTN ở Việt Nam, do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 13-7.

“Nỡ nào bỏ tù học sinh lớp 12?”

PGS-TS Trần Văn Độ chia sẻ: “Hồi 13-14 tuổi chăn trâu, tôi cũng trộm cắp, hái mít, hái trái cây của

nhà này, nhà kia. Rồi cũng dàn trận đánh nhau, lấy đá ném nhau bươu đầu sứt trán. Nhưng các bậc cha

mẹ chỉ đơn giản nghĩ đây là việc vui vẻ của trẻ con nên cha mẹ, anh chị nhắc nhở một vài câu thôi. Chứ

bây giờ như vậy đã coi là vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm thì phải xử phạt, thậm chí bêu xấu trẻ con

trước cộng đồng. Nếu nhìn nhận như thế thì tôi đã không thể trở thành trung tướng, là cán bộ…”.

Ông Độ cho hay ở nhiều nước, ban đầu tòa gia đình và người CTN sẽ xem xét với vi phạm như vậy

thì xử lý trẻ phi hình sự hay bằng biện pháp tư pháp. Nếu bằng con đường tư pháp thì CQĐT, VKS mới

bắt đầu vào cuộc. Trong khi ở Việt Nam thì phân hóa sau, công an cứ bắt, giam, VKS truy tố, sau đó tòa

án xét xử. Khi đã bị tạm giam rồi thì tức là người CTN sẽ bị đuổi học, vì thế sau đó tòa án xử lý thế nào

cũng vô nghĩa.

Ông Độ dẫn chứng sự việc một em học sinh lớp 12 tát CSGT bị khởi tố tội chống người thi hành

công vụ. Khi ông gọi điện thoại cho lãnh đạo tòa quận hỏi xem thế nào thì được báo cáo: “Thủ trưởng

ơi, bọn em xử chín tháng tù rồi”. Tiếp tục liên lạc với chánh án TAND TP thì nhận được trả lời: “Anh ơi,

bọn em xử rồi, giảm ba tháng tù, còn tù sáu tháng..”. Ông Độ thốt lên: “Trời ơi, em ấy đang học lớp 12,

làm sao để em ấy được đi học thành người chứ bỏ vào tù thì cuộc đời coi như mất. Tôi nói xong thì vị

chánh án đó cho biết luôn em học sinh đó đã bị đuổi học sau khi bị khởi tố”.

Một phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên tại TP.HCM

Chính sách riêng bị chi phối

Theo TS Hoàng Anh Tuyên (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND Tối cao),

BLTTHS 2015 đã quy định chặt chẽ căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với

người CTN phạm tội. Luật cũng rút ngắn thời hạn tạm giam đối với người CTN bằng 2/3 thời hạn tạm

giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên.

28

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Ông Tuyên đánh giá quy định này nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án. Nó còn tránh những

hậu quả tiêu cực có thể ảnh hưởng đến các em do phải tách khỏi môi trường gia đình, gián đoạn việc

học hành, cũng như nguy cơ tái phạm do phải tiếp xúc với những ảnh hưởng xấu từ những người bị

giam, giữ khác. Nhưng thủ tục này vẫn tuân theo quy định chung của BLTTHS và Luật Thi hành tạm

giữ, tạm giam năm 2015 và chưa phù hợp với yêu cầu của Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là

thành viên.

Liên quan đến công tác xét xử người CTN, ThS Nguyễn Văn Tùng (Trưởng phòng Pháp luật hình

sự, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TAND Tối cao) cho biết là chưa thống nhất. Lý do là chưa có

hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để quyết định xét xử kín hay xét xử công khai. Thực tế không ít trường

hợp cùng là người CTN nhưng tòa này cho rằng cần xử kín, tòa khác lại bảo phải xử công khai. Cạnh

đó, việc có xử lưu động những vụ án có bị cáo là người CTN hay không cũng là vấn đề gây tranh cãi...

“Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng (đặc biệt là HĐXX) phải chịu

sức ép rất lớn của dư luận, truyền thông dẫn đến có trường hợp áp dụng hình phạt quá nặng, có khi lại

quá nhẹ, tạo ra sự không thống nhất trong chính sách hình sự đối với người CTN” - ông Tùng nói.

Cạnh đó, có khi cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ định người bào chữa cho người CTN. Chỉ đến

khi sang giai đoạn xét xử, tòa án mới phát hiện, trả hồ sơ, CQĐT mới mời người bào chữa để hợp lý

hóa các chứng cứ, bản cung trước đây. “Nếu người bào chữa có tâm, có dũng khí thì sẽ không đồng ý

ký vào những bản cung để hợp lý hóa và đề nghị thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS. Nhưng vì

nể nang, e ngại, sợ ảnh hưởng đến công việc sau này nên họ vẫn ký...” - ông Tùng nói.

Cần đạo luật về tư pháp cho trẻ em?

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, việc xử lý người CTN có hành vi vi phạm pháp luật nằm rải rác ở nhiều

lĩnh vực, văn bản khác nhau. Do đó để có sự thống nhất trong chính sách xử lý và bảo đảm quyền lợi tốt

nhất cho người CTN, ông đề xuất cần xây dựng một đạo luật về tư pháp người CTN. Ý kiến này cũng

được ông Hoàng Anh Tuyên tán thành.

Ông Trần Văn Độ thì đề xuất cần phải có một quan điểm thống nhất, tổ chức các CQĐT thân thiện,

công tố thân thiện, khắc phục tình trạng hiện nay cơ quan nào cũng muốn tiện cho mình, không nghĩ

đến người CTN.

Ông Độ cũng đề cập tới những bất cập của hệ thống trường giáo dưỡng hiện nay. Tòa án tuyên đưa

người CTN vào trường giáo dưỡng thì bị kháng cáo xin phạt tù cho hưởng án treo, bởi cả cha mẹ lẫn bị

cáo đều cho rằng vào trường giáo dưỡng khiến trẻ hư thêm chứ không tốt lên.

“Chúng tôi sang Úc, thấy một trường giáo dưỡng chỉ có bảy em thôi và mỗi em như vậy có năm

chuyên gia chăm sóc (giáo dục, tâm lý, thể chất…). Tôi hỏi chi phí có nhiều quá không. Họ nói không vì

chục cháu này lấy chồng, lấy vợ đẻ ra vài chục người khác, nếu chúng ta giáo dục tốt thì thế hệ sau tốt

lên, còn làm xấu đi thì thế hệ sau xấu đi” - ông Độ nói và “chốt” lại: “Công lý đắt đỏ lắm thưa quý vị

nhưng phải thực hiện vì có được công lý có được con người tương lai”.

Không còn cách nào mới bắt giam

Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ

hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối

cùng, áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Trích Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em năm 1989

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

29

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Tiếp thị qua điện thoại, dễ phạm luật

Sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong việc ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác,

cùng với sự vào cuộc tích cực của các nhà mạng tới nay tin nhắn rác đã được hạn chế. Tuy nhiên, bề

nổi là vậy, trên thực tế các cuộc gọi rác lại xuất hiện ngày một nhiều hơn. Được mang danh là những

“thượng đế” nhưng giờ đây, các thượng đế Việt đang rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi được những

nhân viên tư vấn khách hàng qua điện thoại gọi “hỏi thăm” quá nhiệt tình.

Ảnh minh họa

Tiếp thị nhưng đừng để gây “dị ứng”

Thời gian gần đây, số lượng tin nhắn rác người dân nhận được mỗi ngày đã giảm mạnh so với

trước đây, tuy nhiên, tình trạng các cuộc gọi đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là các cuộc gọi mời mua

bất động sản, bảo hiểm. Các cuộc gọi rác cũng không trừ một ai, từ người lao động, nhân viên văn

phòng cho đến giám đốc, lãnh đạo các cơ quan nhà nước… Nhiều người phản ánh có ngày nhận tới cả

chục cuộc gọi mời mua nhà đất, bảo hiểm của cùng một dự án, cùng một Cty.

“Có những lúc điện thoại reo, không nghe thì sợ lỡ các cuộc gọi quan trọng của đối tác, của người

thân hay bạn bè cần sự trợ giúp nhưng cuối cùng cũng chỉ là cuộc gọi quảng cáo, mời mua nhà, mua

bảo hiểm, tài chính,…”, chị Nguyễn Thị Huyền, một khách hàng chia sẻ.

Trường hợp của chị Huyền cũng là tình trạng mà hàng ngàn thuê bao khác gặp phải. Vì áp lực

doanh số, nhân viên của các Cty đã liên tục gọi điện “khủng bố” khách hàng chào mời sản phẩm, thậm

chí một ngày 3 – 4 nhân viên cùng gọi.

Đôi khi dù biết sản phẩm của Cty có nhiều loại tốt, phù hợp với mình nhưng với kiểu tư vấn, chào

mời trên điện thoại như thế vậy thì hầu hết ai cũng thấy bực bội. Không chỉ trong lĩnh vực tài chính, bảo

hiểm, bất động sản... mà rất nhiều lĩnh vực khác cũng đang áp dụng hình thức này, do đó biến các giao

dịch qua điện thoại trở nên không đáng tin, thiếu rõ ràng.

Trên thực tế, một số ngành như mỹ phẩm cao cấp, thời trang... cũng vẫn đang sử dụng điện thoại

làm phương tiện để kết nối với khách hàng nhưng được đánh giá là ít đem đến cảm giác bực bội cho

khách hàng bởi những nhãn hàng này chỉ dừng lại ở mức điện thoại nhắc nhở về sản phẩm nhằm giữ

chân khách hàng.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại, telesales (telemarketing)

được thừa nhận là một hình thức hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng hình thức này đang ngày càng tràn

lan, khó kiểm soát.

Phương thức này cần được sự cho phép của khách hàng, tuy nhiên với hình thức tiếp thị, bán hàng

này khách hàng sẽ phải bị động trả lời ngay lập tức nên dễ gây phiền toái.

30

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Tiếp thị gây phiền hà là vi phạm pháp luật

Những cuộc gọi điện cho khách hàng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tình trạng bị lộ, lọt những

thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng nhiều trong vài năm trở lại đây. Có rất nhiều nguồn có thể làm

rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng, như từ bệnh viện, trường học, siêu thị, ngân hàng, bảo hiểm,…

những nơi mọi người phải cung cấp số điện thoại khi giao dịch.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật An toàn thông tin mới đây đã quy định rất rõ, người tiêu dùng

khi tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ thì được quyền bảo đảm thông tin cũng như bí mật cá

nhân của mình. Do đó, những tổ chức, cá nhân khi thu thập những thông tin khách hàng đều phải có

trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin đó.

Trong trường hợp các tổ chức, cơ quan để lộ bí mật thông tin của khách, dù là vô tình hay hữu ý tùy

mức độ vi phạm, họ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bồi thường thiệt hại khi gây ra tổn hại cho cá

nhân bị lộ thông tin, thậm chí tùy mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước đó, tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2017 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Trương

Minh Tuấn cho biết, thời gian tới sẽ siết chặt quản lý với các cuộc gọi kiểu này. Bộ TT&TT yêu cầu Cục

Viễn thông tiếp tục tăng cường xử lý tin nhắn rác, cuộc gọi rác; tổ chức các cuộc làm việc với các doanh

nghiệp quảng cáo để có biện pháp xử lý, ngăn chặn các cuộc gọi rác, làm phiền người sử dụng di động.

Luật sư Phan Nhật Luận - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc các Cty liên tục điện thoại, nhắn

tin tiếp thị các dịch vụ, sản phẩm trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công

việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng là hành vi quấy rối bị nghiêm cấm.

Các tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình có được thông tin của

người tiêu dùng một cách hợp pháp, được sự đồng ý của người tiêu dùng nhưng lại chuyển giao hoặc

không có biện pháp bảo mật để thông tin người tiêu dùng lộ ra ngoài thì các Cty, tổ chức này cũng vi

phạm quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Xét về mặt khách quan có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực này đã tương đối

đầy đủ và chặt chẽ. Cụ thể, theo Bộ luật Dân sự thì quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và

được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người

đó đồng ý.

Nhưng trên thực tế, tình trạng mua bán thông tin cá nhân, các cuộc gọi làm phiền vẫn đang diễn ra

hàng ngày, hàng giờ. Do đó, đề cập đến giải pháp cho tình trạng trên theo các chuyên gia, người dùng

cần tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế cung cấp các thông tin cá nhân, có thể cài đặt chế độ tiếp nhận

cuộc gọi hay sử dụng các phần mềm sàng lọc cuộc gọi đến.

Mặt khác, nếu các nhà mạng chung tay cùng xử lý, chắc chắn các cuộc gọi rác đó sẽ được đẩy lùi.

Đồng thời, điểm cốt yếu để khắc phục tình trạng này vẫn phụ thuộc vào các Cty kinh doanh.

Mỗi Cty cũng cần xây dựng lại phương thức kinh doanh của mình làm sao vừa đạt hiệu quả nhưng

không làm khó chịu, gây phiền toái cho khách hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao

chuyên môn và kỹ năng bán hàng của nhân viên một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất. Quan trọng

phải để khách hàng tin tưởng và tự tìm đến sản phẩm của Cty thay vì liên tục gọi điện “khủng bố” bắt ép

khách hàng nghe về sản phẩm, dịch vụ của Cty mình.

Luật sư Phan Nhật Luận - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Người tiêu dùng bị gọi điện quấy rối

có thể tố cáo vi phạm

“Việc những nhân viên bán hàng qua điện thoại tiếp thị các dịch vụ, sản phẩm trái với ý muốn

của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của người tiêu dùng là hành

vi quấy rối bị pháp luật nghiêm cấm.

31

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Người tiêu dùng bị cá nhân, doanh nghiệp gọi điện quấy rối nhiều lần qua điện thoại có thể tố

cáo vi phạm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử

phạt cá nhân, doanh nghiệp vi phạm theo như quy định pháp luật trên, hoặc có thể khởi kiện tổ

chức, cá nhân có hành vi quấy rối mình ra tòa án để buộc các đối tượng trên chấm dứt vi phạm, xin

lỗi công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Để có căn cứ tố cáo hay khởi kiện, người tiêu dùng cần cung cấp bằng chứng cụ thể như băng

ghi âm lại nội dung các cuộc gọi “bị cho là quấy rối”.

Chuyên gia Telesales Hoàng Yến: Một telesales tốt là phải biết làm bạn với khách hàng

“Tư vấn bán hàng qua điện thoại mà làm khách thấy sợ, thấy phiền mỗi khi nghe máy là đã thất

bại. Càng như thế càng không hiệu quả vì khách hàng không nghe, không trả lời, từ chối dịch vụ

ngay từ câu đầu tiên.

Nếu vậy các Cty, các nhân viên nên xem xét điều chỉnh lại hoạt động tư vấn của mình, đừng đặt

lợi nhuận lên trên hết, bởi tình trạng đó càng kéo dài càng làm người tiêu dùng mất thiện cảm với

thương hiệu gây nên hiệu ứng ngược.

Một telesales tốt là phải biết cách tìm điểm kết nối, làm bạn với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu

của khách hàng thay vì chỉ trình bày sản phẩm hay khai thác thông tin khách hàng”.

Ông Nguyễn Văn Mạnh (nhân viên công nghệ thông tin):

“Hiện thông tin cá nhân có thể bị lộ qua các trang mạng xã hội mà khi tham gia, người dân phải

kê khai rõ các thông tin riêng tư của mình. Sau đó thông tin này được “bán” cho một bên khác sử

dụng vào mục đích làm phiền người dân.

Dạng thứ hai, thông tin bị thu thập qua các phần mềm có thể “vợt” các số điện thoại khi người

dân sử dụng các giao dịch trực tuyến có để lộ thông tin cá nhân. Phần mềm này do các cá nhân,

đơn vị sản xuất website thành lập, lấy, khớp nối, phân loại các thông tin cá nhân và nguồn này có

thể đến tay các dịch vụ: mua bán nhà đất, ngân hàng, bảo hiểm… để họ tiếp cận khách hàng.

Dạng còn lại là người dùng sơ ý làm lộ thông tin qua mua bán, trao đổi, sử dụng các dịch vụ đơn

giản khi mua sắm, spa,… Có lẽ đã đến lúc cơ quan chức năng cần thể chế hóa và thực thi triệt để

quy định bảo mật thông tin. Việc bảo mật thông tin phải đến từ nhiều phía gồm người dân, doanh

nghiệp và cơ quan chức năng”.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

32

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Không bất bình đẳng về thuế

giữa taxi truyền thống với Grab, Uber

Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) khẳng định, pháp luật về thuế hiện hành áp dụng thống nhất giữa

các loại hình doanh nghiệp (DN), tức thống nhất về mức thuế suất, về điều kiện ưu đãi đầu tư, chế độ

miễn, giảm thuế...

Ảnh minh họa

Trước đó, tại các công văn giải đáp (Công văn 11828/BTC-CST ngày 24/8/2016 gửi Cục Thuế các

tỉnh, TP trực thuộc TW, Công văn 3166 /BTC-CST ngày 10/3/2017 trả lời Hiệp hội taxi TPHCM, Công

văn 5471/BTC-CST ngày 27/4/2017 trả lời Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Bộ Tài chính đã có

hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Pháp luật về thuế hiện hành áp dụng thống nhất giữa các loại hình DN. DN xác định được doanh

thu, chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh (KD) thì phải nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Phương pháp tỷ lệ trên doanh thu tính thuế chỉ áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài không đáp ứng

điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai, tổ chức không phải là DN hoặc DN nộp thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp, cá nhân KD có hoạt động KD hàng hoá, dịch vụ mà các đơn vị này xác định

được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động KD.

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải Uber, Grab

Cty TNHH Uber B.V Hà Lan không đáp ứng điều kiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,

không đáp ứng nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 và điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC

ngày 12/4/2012 và Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện

nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài KD tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt

Nam thì nghĩa vụ thuế của Uber B.V Hà Lan như sau: Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được

hưởng là 3%; Tỷ lệ % để tính thuế TNDN trên doanh thu được hưởng là 2%.

Đối với tổ chức (DN, HTX) KD vận tải được thành lập theo quy định của pháp luật ký kết hợp đồng

với Cty TNHH Uber B.V Hà Lan để KD có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với phần

doanh thu được hưởng theo hợp đồng (không bao gồm phần doanh thu của Cty TNHH Uber B.V Hà

Lan).

Đối với cá nhân ký kết hợp đồng với Cty TNHH Uber B.V Hà Lan để KD vận tải thì nghĩa vụ thuế

như sau: Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được hưởng là 3%; Tỷ lệ % để tính thuế TNCN trên

doanh thu được hưởng là 1,5%.

Đối với hoạt động KD vận tải Grab, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 384/TCT-TNCN ngày

08/02/2017 gửi Cục Thuế một số tỉnh, TP hướng dẫn về chính sách thuế thực hiện thống nhất theo

nguyên tắc hợp đồng hợp tác KD chia sẻ doanh thu như áp dụng đối với Uber.

33

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Hoạt động kinh doanh taxi truyền thống

Một số DN KD taxi truyền thống đề nghị được áp dụng cách tính doanh thu tính thuế như đã hướng

dẫn đối với Uber, Grab hoặc cho taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5% thay vì 10% như

hiện nay; đồng thời kiến nghị doanh thu tính thuế đối với Uber, Grab phải trên cơ sở 100% doanh thu.

Vụ Chính sách thuế giải thích:

Về thuế GTGT: Pháp luật thuế hiện hành đã quy định, đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT,

DN áp dụng thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải là 10%, thuế GTGT phải nộp bằng thuế GTGT

đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào. Do vậy, khi xác định thuế GTGT phải nộp DN được khấu trừ thuế GTGT

của các chi phí đầu vào (như chi phí văn phòng, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định...). Theo Chiến

lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 thì thuế suất thuế GTGT dần được quy về áp dụng

thống nhất 10%, thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với hàng hóa thiết yếu và thuế suất 0% áp dụng đối với

hàng xuất khẩu. Do vậy, kiến nghị “cho taxi truyền thống nộp thuế GTGT với thuế suất 5%” là không có

cơ sở.

Về thuế TNDN: Toàn bộ doanh thu từ hoạt động KD vận tải đều phải kê khai, nộp thuế. Đối với từng

tổ chức, cá nhân KD vận tải theo hình thức hợp đồng hợp tác KD chia sẻ doanh thu có nghĩa vụ nộp

thuế trên phần doanh thu được chia theo thỏa thuận hợp tác.

Nếu xác định doanh thu tính thuế của Uber, Grab là 100% doanh thu vận tải thu được từ khách

hàng, sẽ dẫn đến việc đánh thuế trùng và không hợp lý, vì: trong số 100% doanh thu vận tải thu được từ

khách hàng, Uber chỉ được hưởng 20% doanh thu vận tải; phần còn lại 80% doanh thu vận tải được

chia cho tổ chức, cá nhân hợp tác với Uber theo thỏa thuận hợp đồng hợp tác KD và tổ chức, cá nhân

này phải kê khai, nộp thuế theo quy định đối với phần doanh thu được hưởng.

“Với thông tin cho rằng “taxi truyền thống đang phải chịu khá nhiều loại thuế, phí với mức thuế suất

chênh lệch khá xa so với Grab, Uber” là không đúng. Bộ Tài chính đang chỉ đạo Tổng cục Thuế rà soát

các trường hợp có dấu hiệu rủi ro gian lận về thuế để xử lý theo quy định của pháp luật…”, đại diện Vụ

Chính sách thuế khẳng định.

Uber, Grab mang lại lợi ích cho người tiêu dùng

Liên quan đến các hoạt động tố Uber, Grab cạnh tranh không lành mạnh bằng các chương trình

khuyến mãi liên tục, đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội, hãng taxi Vinasun đã gửi đơn đến các cơ quan

liên quan. Người phát ngôn của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ rất quan

tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên bước đầu ghi nhận, mô hình kinh doanh mới này đã mang lại lợi ích

tốt cho người tiêu dùng cả về giá cả, chất lượng.

Nói về việc các doanh nghiệp taxi truyền thống tố Uber, Grab cạnh tranh không lành mạnh bằng

chương trình khuyến mại, giảm giá, Thứ trưởng Hải cho rằng, doanh nghiệp liên tục khuyến mại

không có nghĩa là vi phạm. Ông Hải cũng khẳng định, Bộ sẽ phối hợp với Bộ GTVT giám sát loại

hình hoạt động này để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. “Khi đã hoạt động tại Việt Nam thì Uber,

Grab sẽ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”, Thứ trưởng Công Thương nhấn mạnh.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

34

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa được thực hiện như thế nào?

Trường hợp nào thì Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung đó? Việc thay đổi địa

vị tố tụng trước khi mở phiên tòa trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn có yêu

cầu phản tố?

Ảnh minh họa

Liên quan đến những nội dung nhiều người quan tâm này, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, theo

quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi

kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì

Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không

vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp nguyên

đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa

án ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trong quyết định đó phải thể hiện

rõ việc thay đổi địa vị tố tụng: bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn.

Trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ riêng mà phải

nhận xét trong phần Nhận định của Tòa án trong bản án và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu trong

phần Quyết định của bản án

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

35

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Xử lý sao hành vi chống người thi hành công vụ?

Đối với hành vi chống người thi hành công vụ, tùy mức độ, tính chất có thể bị phạt hành chính hoặc

xử lý trách nhiệm hình sự.

Sau khi gây tai nạn, tài xế ô tô đã lớn tiếng chửi bới và tát vào mặt CGST. Người này sau đó đã bị khởi tố. (Ảnh cắt từ clip)

Thời gian gần đây, nhiều vụ chống người thi hành công vụ, đặc biệt là người vi phạm giao thông chủ

động gây nguy hiểm cho các chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ nghiêm

trọng. Bộ Công an mới đây đã có công điện gửi thủ trưởng các tổng cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc;

giám đốc công an, cảnh sát PCCC các tỉnh, thành để giải quyết vấn nạn này.

Từ chống đối đến án mạng

Ngày 15-4, một chiến sĩ CSGT thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai bị cán tử vong khi cố

ngăn cản xe có dấu hiệu vi phạm tại Trạm thu phí cầu Đồng Nai. Ngày 30-6, một tài xế xe container cố

tình đánh võng, hất chiến sĩ CSGT đang đeo bám ở kính xe xuống đường trên quốc lộ 1A (Hà Tĩnh). Hai

vụ này cho thấy việc chống người thi hành công vụ có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Công

điện của Bộ Công an nêu rõ: Tình trạng người vi phạm trật tự, an toàn giao thông không chấp hành hiệu

lệnh của cảnh sát, chống lại lực lượng thi hành công vụ gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, xâm

phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân và cán bộ, chiến sĩ thi hành công vụ.

“Đây là hành vi gây bức xúc trong nhân dân, đòi hỏi cơ quan chức năng phải có hình thức xử lý thật

nghiêm minh để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tương tự trong thời gian tới” - công

điện nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, lực lượng

làm nhiệm vụ được phép sử dụng mọi phương tiện, biện pháp công tác để ngăn chặn, xử lý nghiêm

theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể bị phạt tù đến bảy năm

Thực tế hành vi chống người thi hành công vụ đang diễn biến phức tạp, gia tăng với tính chất ngày

càng manh động. Một số vụ việc đã được đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa

tội phạm chung nhưng hiểu biết pháp luật của người dân về vấn đề này vẫn còn thiếu.

36

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Nghị định 167/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã

hội…) phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra,

kiểm soát; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ… Đồng thời còn

phạt tiền 3-5 triệu đồng nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; gây

thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.

Ở mức độ nặng hơn, theo quy định tại Điều 257 BLHS, người có hành vi chống đối có thể bị truy

cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng

đến ba năm đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi

hành công vụ thực hiện công vụ. Hoặc phạt tù 2-7 năm nếu phạm tội có tổ chức; vi phạm nhiều lần; xúi

giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Riêng Đồng Nai đã gần chục vụ

Theo thống kê của Công an TP Biên Hòa, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP đã xảy ra gần

chục vụ chống lại lực lượng công an khi đang thi hành công vụ.

Ngày 14-6, bực tức vì bị tổ công tác đồn Công an Khu công nghiệp Tam Phước nhắc nhở

hành vi không đội mũ bảo hiểm, Nguyễn Văn Khi cùng con trai đã dùng kéo sắt, dao gọt trái cây tấn

công nhóm CSGT khiến một chiến sĩ bị thương tích.

Ngày 18-4, tài xế taxi Trần Văn Hương đậu xe lấn chiếm lòng lề đường, không xuất trình

được giấy tờ và bỏ chạy nên bị tổ trật tự cảnh sát Công an TP Biên Hòa truy đuổi. Để trốn thoát,

Hương còn dùng dao đâm bị thương một trung úy của tổ công tác.

Ngày 15-5, tại khu 3, ấp Phước Hội, xã Long Hưng, TP Biên Hòa xảy ra vụ va chạm giao

thông. Khi Công an xã Long Hưng đến xử lý hiện trường thì bị Trương Thanh Hậu cùng khoảng 20

đồng bọn chửi, đánh.

Ngày 27-5, tại tổ 35, khu phố 5, phường Hố Nai, công an phường mời Tô Vũ Nhật Trường,

người bị tố cáo vô cớ đánh người về trụ sở thì người này chửi bới rồi bỏ đi. Thiếu úy Đỗ Văn Thái

đuổi theo khống chế, bất ngờ bị Trường đánh trả, giật súng. Rất may Thiếu úy Thái giữ chặt được

khẩu súng, còn Trường nhanh chân bỏ chạy…

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

37

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Hành xử trịch thượng

Tại Hà Nội, một nữ cán bộ lãnh đạo quận bị chủ quán cà phê không cho đỗ xe trước cửa quán của

mình, bà đã gọi Chủ tịch phường và Công an phường ra xử lý, can thiệp. Những công chức mẫn cán,

hết lòng vì cấp trên này đã có mặt tại hiện trường, bảo vệ chiếc xe và yêu cầu người chủ quán phải xin

lỗi. Cách hành xử này đã gây nên làn sóng bất bình trong dư luận xã hội, người ta phê phán không tiếc

lời cả vị nữ lãnh đạo quận và cả những người “thực thi công vụ”.

Sự việc này còn chưa nguôi ngoai thì lại xảy ra chuyện ở Cần Thơ, một vị tướng về hưu, nguyên là

đại biểu Quốc hội khi bị cảnh sát giao thông chặn xe vì đi quá tốc độ đã không ngớt lời rủa xả người

đang thi hành công vụ này, thậm chí còn dọa dẫm cách chức cả sếp của anh ta. Lại một cơn bão dư

luận nữa, không ai đồng tình với cách xử sự thô bạo ấy, cho dù là đối với cảnh sát giao thông.

Trước đó, tại Thủ đô, một thầy thuốc đáng kính đã đập gãy gương, bể kính chiếc xe ô tô đậu trước

nhà mình, ngăn lối vào của xe ông ta. Dư luận cũng phản ứng và chê bai hành động phi trí thức này.

Những người dùng ô tô đi lại ở Hà Nội quá cám cảnh tình trạng đỗ xe ở đâu cũng bị ngăn cản, cho

dù đường phố đó được phép đậu xe. Các hàng quán thì coi khoảng không gian, kể cả hè phố và lề

đường là của mình, bất khả xâm phạm, xe nào trờ tới là đuổi quầy quầy. Thậm chí hàng rong chiếm vỉa

hè cũng cho mình cái quyền đó, không cho xe ô tô đỗ trước nơi mình bán hàng, đuổi không được thì họ

chửi với lời lẽ tục tằn không ai chịu đựng được.

Việc cự cãi với cảnh sát giao thông xảy ra khá phổ biến, cũng có trường hợp cảnh sát giao thông

sai, dừng xe vô lý để “kiểm tra hành chính”. Hoặc, dừng xe chỉ để nhận tiền “cà phê”, dúi tiền là cho đi.

Hiện tượng này khá phổ biến nên hình ảnh người bảo vệ trật tự giao thông bị xấu đi rất nhiều, thậm chí,

bị coi thường và ác cảm.

Ở một khía cạnh khác, có những người lái xe đỗ hết sức tùy tiện, nghịch mắt, cản trở sự đi lại của

người khác cũng thường xảy ra, gây nên sự trái tai, gai mắt của những người chung quanh.

Đặt trong hoàn cảnh đó để thấy rằng ai rơi vào tình trạng trên cũng có thể biểu hiện những cách xử

sự thiếu kiềm chế và dư luận có sự thông cảm nhất định. Nhưng cách xử sự này lại rơi vào những

người làm cán bộ nhà nước, am hiểu pháp luật thì sự mẫu mực, làm gương, lịch thiệp là yếu tố cần phải

có, đằng này, anh lạm dụng cương vị của mình, tự cho phép mình đứng trên người khác, đứng trên

pháp luật và đạo lý theo kiểu trịch thượng như vậy bị dư luận phê phán, cười chê là lẽ đương nhiên!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

38

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Đèn đỏ có được phép rẽ phải?

Ảnh minh họa

Tôi là người dân ở tỉnh vừa lên TP.HCM sinh sống. Hôm trước tôi chạy xe trên đường, gặp đèn đỏ tôi

dừng lại sát mép đường, bỗng dưng ở phía sau có người bóp còi inh ỏi bảo tôi nhường đường cho họ rẽ

phải. Lúc đó tại ngã tư có CSGT chốt nhưng khi người này rẽ cũng không bị phạt dù tại ngã tư không có

biển báo cho phép rẽ phải. Nếu như ở quê tôi là bị phạt ngay. Cho tôi hỏi, đèn đỏ ở TP.HCM có được

phép rẽ phải không? Luật quy định như thế nào? Và nếu vi phạm sẽ bị phạt bao nhiêu?

Nguyễn Thanh Quang (Quận 9, TP.HCM)

- Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Tại Điều 10 Quy chuẩn số

41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì tín hiệu xanh là cho phép đi,

tín hiệu đỏ là dừng lại. Riêng tín hiệu vàng thì người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước

vạch sơn “Vạch dừng xe”; nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo

chiều đi. Nếu khi đèn đã chuyển sang màu vàng mà người điều khiển phương tiện chạy qua vạch sơn

“Vạch dừng xe” thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Trường hợp tại nơi giao nhau nhưng có đèn tín hiệu cho phép rẽ phải thì người tham gia giao thông

được phép rẽ. Những trường hợp còn lại phải chấp hành theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước Cộng

hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, người bấm còi rẽ phải mà bạn đề cập nêu trên đã đi sai luật.

Theo Điều 5 và Điều 6 của Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu

không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000

đồng đối với ô tô và từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện),

các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng các hình

thức xử phạt bổ sung, đó là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.

Người dân được phép lưu thông khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ trong các trường hợp:

- Có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;

- Có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;

- Có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao

thông.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

39

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Nuôi chó không cẩn thận sẽ bị phạt

Ảnh minh họa

Hàng xóm nhà tôi có nuôi bốn con chó, chủ nhà này thường xuyên dẫn chó ra ngoài đường cho chó

tiểu tiện bừa bãi. Nhiều lần chúng tôi nhắc nhở thì chủ nhà lấy nước dội rửa làm nước lẫn chất thải tiểu

tiện của chó chảy sang nhà bên cạnh gây ô nhiễm môi trường. Người dân xung quanh đã báo lên chính

quyền địa phương nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Cho tôi hỏi người nuôi súc vật mà để

chúng tiểu tiện gây mất vệ sinh nơi công cộng có bị xử phạt không và cơ quan nào xử phạt?

Thu Hương, quận Tân Phú, TP.HCM

- Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo Nghị định 05/2007 thì người nuôi

chó có nghĩa vụ “Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng

tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt,

giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt”.

Tại Điều 7 Nghị định 167/2013 quy định nếu để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng

uế ở nơi công cộng thì người nuôi bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. Đồng thời người nuôi chó

còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trong trường hợp chủ nhân của những chú chó đó có dọn chất thải của chúng phóng uế ra nơi công

cộng nhưng dọn không sạch thì vẫn bị phạt. Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 46/2016 quy định

xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi không đủ dụng cụ

đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố sẽ bị phạt

cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 60.000 đồng.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

40

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Kinh doanh gây ồn ào quá 10 giờ đêm sẽ bị phạt

- nguyenvandung…@yahoo.com: Gần nhà tôi có một quán nhậu. Quán này mở cửa từ 17 giờ đến

tận 24 giờ mới đóng. Mỗi tối dân nhậu tập trung đến đây ăn uống, nhậu nhẹt, hò hét inh ỏi. Chẳng

những thế, thỉnh thoảng chủ quán còn thuê dàn nhạc sống để phục vụ khách. Những người dân trong

khu vực báo lên chính quyền địa phương xử lý nhưng chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đó. Tôi xin hỏi

những quán ăn hoạt động đêm khuya ảnh hưởng đến người khác có bị xử phạt không và mức phạt như

thế nào?

- Luật sư Lê Văn Phiến, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Những gia đình phải sống gần nơi các điểm

kinh doanh phát ra tiếng ồn thì thật là khó chịu. Chính vì vậy, pháp luật đã có quy định để bảo vệ không

gian chung của mọi người. Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh cáo

hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng đối với một trong những hành vi như gây tiếng động lớn, làm ồn

ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng

hôm sau. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 6 của nghị định trên thì đối với hành vi dùng loa

phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không

được phép của các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với hành vi.

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy

định tại khoản 2 này.

Mua tài sản không phải của người bán, có phải trả lại?

Tháng 5 vừa rồi tôi có mua căn nhà của bà A. Sau khi làm thủ tục sang tên, tôi đã thanh toán tiền

đầy đủ cho bà A và đã nhận nhà ở. Tuy nhiên, trong quá trình ở thì có bà B xưng là chủ nhà trên và yêu

cầu tôi trả lại nhà cho bà ta. Theo bà B trình bày thì trước đây bà ấy có vay bà A một số tiền và cả hai bà

có làm hợp đồng mua bán nhà. Đến hạn, bà B không trả hết nợ nên bà A mới làm thủ tục sang tên bà A

và bà A bán lại cho tôi. Cho tôi hỏi, nếu đúng là giao dịch giữa bà A với bà B là giả tạo thì tôi có phải trả

lại nhà cho bà B không, pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Ông Trần Đại Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM

- Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự

2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu quy định: “Trường

hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau

đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ

vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu…”.

Vì thế, trong trường hợp này giao dịch giữa ông và bà A vẫn được pháp luật công nhận, ông không

phải trả lại nhà cho bà B.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

41

LUẬT PHÁP BỐN PHƯƠNG

Chỉ là sáng kiến hay cả cuộc cách mạng?

Ở nước Đức, cuộc tranh luận hiện đang rất sôi động và theo Bộ Tư pháp nước này thì rất có thể rồi

đây sẽ trở thành sự thật khi bằng lái xe ô tô được pháp luật sử dụng làm vũ khí chiến lược đa năng trong

công cuộc ngăn ngừa và trừng trị tội phạm.

Ảnh minh họa

Ý tưởng ở sau đó là đối với những tội nhẹ, mức phạt chỉ là phạt tiền hoặc hưởng án treo thì từ nay

áp dụng hình thức phạt là cấm lái ô tô hoặc tước bằng lái xe ô tô trong thời gian nhất định.

Xin nói cho rõ ở đây là những bị cáo này vi phạm pháp luật nhưng không phải là vi phạm luật lệ giao

thông, không gây ra tai nạn giao thông nào hết.

Ở nơi nào đó khác trên thế giới như thế nào thì không biết chứ còn ở nước Đức, kết quả thăm dò dư

luận cho thấy bằng lái xe ô tô rất được coi trọng và việc bị cấm lái xe ô tô hay tước bằng lái xe khiến

đau đớn và mất thể diện hơn nhiều so với bị phạt tiền, tù án treo hoặc thậm chí cả ngồi tù thời gian

ngắn. Bị phạt tiền thì chỉ cần đi nộp phạt là xong. Tù án treo hoặc ngồi tù vài ngày nhanh chóng bị quên

lãng.

Có thể thấy là động chạm đến bằng lái xe và việc được sử dụng xe ô tô gây nên được tác động răn

đe rất lớn. Sử dụng hình thức phạt mới này trong tố tụng thì đúng là sáng kiến thật, sáng kiến hay nữa

là khác. Nhưng nó còn có được coi là một cuộc cách mạng về tư pháp ở nước Đức hay không thì đúng

là còn có nhiều cái đáng để bàn và phải bàn.

Đối với những ai phải sử dụng xe ô tô để làm việc hàng ngày thì hình thức phạt này vô cùng tai hại.

Tức là ý tưởng thì ổn, nhưng luật hoá nó như thế nào để có được tác dụng vẹn toàn và hợp lý cho mọi

trường hợp thì thật sự không biết có khả thi hay không.

Xem ra, sáng kiến tư pháp không thôi đã khó khả thi thì chưa thể đề cập đến được cả cuộc cách

mạng.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

42

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016:

Quyết tâm khắc phục những bất cập

Không thể phủ nhận việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã

đạt những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế thì công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế; đặc biệt là tình trạng bổ nhiệm thừa cấp phó

diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, đến mức trong cơ quan, sếp nhiều hơn nhân viên, gây bức xúc,

bất bình trong dư luận…

Quang cảnh hội nghị

Chuyện xảy ra từ năm ngoái. Hệ thống báo động của một cửa hiệu bán thuốc lá và báo chí bị kích

hoạt không biết do lỗi lầm gì đó. Cảnh sát xuất hiện ngay và chính những viên cảnh sát này điện báo về

trung tâm. Điều đáng chú ý ở đây là cảnh sát xuất hiện không phải vì được báo về sự báo động kia mà

vì đang ở ngay cạnh đó để xử lý một vụ tai nạn giao thông trên đường phố.

Nhìn nhận rõ thực trạng này và để tìm ra giải pháp khả quan, hôm qua (14/7), Đoàn Giám sát của

Quốc hội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách,

pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. Phó Chủ tịch Quốc hội

Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì Hội nghị.

Nhiều mục tiêu cải cách bộ máy chưa đạt được

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, trong hơn 20 năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2011-

2016, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ

thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cải cách tiền lương, việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính

nhà nước đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể

chế, luật pháp tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ được kiện toàn tinh gọn hơn và sắp xếp, điều chỉnh theo mô hình Bộ

quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với chức năng, nhiệm vụ tập trung vào quản lý vĩ mô. Việc quản lý biên

chế, chất lượng đội ngũ CBCC trong bộ máy hành chính nhà nước có bước được nâng lên…

Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, hiện vẫn còn nhiều mục tiêu cải cách bộ máy hành chính

nhà nước chưa đạt được: tổ chức bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh, nhiều đầu mối và tầng nấc trung

gian; còn tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, chưa thực hiện tốt nguyên tắc một việc chỉ giao

cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế; chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra, nhất là trong

khu vực sự nghiệp công lập, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ

dân phố...

43

Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế)

Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tel: (0274) 3.897.261 - 0913.823.524

E-mail: [email protected] - [email protected]

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

“Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quan điểm chủ trương đúng đắn của Đảng về cải cách bộ

máy còn thiếu thống nhất, chưa thực sự kiên quyết; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện việc đổi mới

kiện toàn tổ chức bộ máy chưa được tiến hành đồng bộ…”- Trưởng đoàn giám sát của QH nhận định.

Có thể nói, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã diễn ra tình trạng “bội thực” lãnh

đạo cấp phòng, thậm chí có những sở có hàng chục cấp phó phòng, có địa phương bổ nhiệm thừa cả

trăm phó phòng, khiến dư luận địa phương không thể không nghi vấn liệu có sự bất thường gì ở đây?

Trước thực tế này, tại Phiên họp thứ hai của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về

cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016 diễn ra cuối tháng 5 vừa qua, các

thành viên của Đoàn đã đề nghị đại diện Chính phủ và các bộ, ngành liên quan thuộc Chính phủ làm rõ

các vấn đề liên quan đến biên chế công chức, số lượng viên chức và người làm việc trong bộ máy hành

chính nhà nước.

Cụ thể, tỷ lệ số lượng người giữ chức vụ lãnh đạo (từ cấp phó trưởng phòng trở lên) so với số lượng

công chức, viên chức, người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp

có hợp lý không? Việc quản lý, sử dụng biên chế ra sao (việc giao biên chế đã hợp lý chưa, có tình

trạng sử dụng biên chế vượt so với số được giao không, tình trạng sử dụng lao động hợp đồng để thực

hiện công việc chuyên môn có phổ biến không)?...

Sử dụng vượt hơn 7.900 biên chế

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 15/3/2017, tổng số đối tượng được thẩm tra tinh giản

biên chế là gần 5.000 người. Kết quả giám sát cho thấy, tại 11 địa phương gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,

Long An sử dụng vượt hơn 7.900 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.

Lý giải về việc tăng biên chế công chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng nguyên

nhân là do bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp

luật chuyên ngành và việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính cấp, huyện, xã. Vì vậy, thời

gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý, sử dụng biên chế, tinh

giản biên chế và thực hiện nghiêm túc việc quản lý và sử dụng biên chế công chức...

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện chính sách pháp luật và tổ chức

thực hiện các mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Chẳng hạn, quy định cụ thể về

biên chế, cấp phó của các cơ quan làm cơ sở để rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong các bộ.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, để tinh gọn bộ máy và biên chế phải có cách nhìn, quan

điểm thống nhất, tổng thể. “Từ nay cho đến khi kết quả giám sát báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4

không còn nhiều, trong khuôn khổ của hội nghị ngày hôm nay với tinh thần dân chủ, khoa học, tôi đề

nghị các đồng chí thành viên Đoàn giám sát, các vị đại biểu phát huy trí tuệ, nêu cao tinh thần trách

nhiệm, thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cụ thể.

Đây là chuyên đề giám sát khó, phức tạp nhưng có ý nghĩa quan trọng được cử tri và các đại biểu

Quốc hội đặc biệt quan tâm”- Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị và cho biết, trên cơ sở các ý kiến, Đoàn

Giám sát sẽ tiếp thu để xây dựng, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, bổ sung đầy đủ lập

luận, số liệu, phụ lục kèm theo để báo cáo tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đoàn Giám sát dự kiến

tổ chức vào cuối tháng này, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8 và tiếp tục chỉnh

lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ tư vào tháng 10 tới.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

44