211
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI SỔ TAY HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN (BAO GỒM HƢỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH) BẢN SỬA ĐỔI THÁNG 11/2015 DỰ ÁN “QUỸ CHUẨN BỊ DỰ ÁN” (PPTAF) Hà Nội - 11/2015

SỔ TAY HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN BAO GỒM HƢỚNG …pptaf.mpi.gov.vn/Portals/0/Upload/POM_FMM (VIE).pdf · CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

SỔ TAY HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN

(BAO GỒM HƢỚNG DẪN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH)

BẢN SỬA ĐỔI THÁNG 11/2015

DỰ ÁN “QUỸ CHUẨN BỊ DỰ ÁN” (PPTAF)

Hà Nội - 11/2015

Mục lục Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang i

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................ 1

1.1. Mục tiêu của Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện và Quản lý Tài chính dự án (Sổ tay

Hƣớng dẫn) ...................................................................................................................... 1

1.2. Cơ sở pháp lý của Sổ tay Hƣớng dẫn ....................................................................... 1

1.3. Tổng quan và mục tiêu của dự án PPTAF ............................................................... 1

1.4. Các Hợp phần của dự án .......................................................................................... 3

1.5. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn ................................................................................. 4

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................. 6

2.1. Vai trò và trách nhiệm .............................................................................................. 6

2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban ĐPDA ....................................... 11

2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban QLTDA ..................................... 14

CHƢƠNG 3. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ TIỂU DỰ ÁN ................................................ 16

3.1. Quy trình đăng ký TDA ......................................................................................... 16

CHƢƠNG 4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.......................................................................... 20

4.1. Khuôn khổ chung về quản lý tài chính ................................................................... 20

4.2. Lập kế hoạch và ngân sách dự án ........................................................................... 30

4.3. Quy trình giải ngân ................................................................................................. 38

4.5. Hệ thống kế toán, báo cáo và quyết toán dự án...................................................... 61

4.6. Báo cáo quyết toán dự án, báo cáo hoàn thành dự án và thủ tục đóng dự án. ....... 67

4.7. Kiểm soát nội bộ .................................................................................................... 74

4.8. Kiểm toán tài chính ................................................................................................ 79

4.9. Giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án ........................................................................ 81

CHƢƠNG 5. ĐẤU THẦU ............................................................................................ 93

5.1. Các tài liệu quan trọng về đấu thầu ........................................................................ 93

5.2. Các hạng mục chi tiêu ............................................................................................ 94

5.3. Các hoạt động yêu cầu đối với Ban ĐPDA và các Ban QLTDA .......................... 95

5.4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ................................................................................... 97

5.5. Xem xét của WB .................................................................................................. 101

CHƢƠNG 6. CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG ............. 102

CHƢƠNG 7. QUẢN TRỊ, MINH BẠCH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG ................. 113

A. Bối cảnh .................................................................................................................. 113

Mục lục Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang ii

B. Khái quát về các biện pháp quản trị dự án PPTAF ................................................ 114

CHƢƠNG 8. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................................ 118

8.1. Trách nhiệm giám sát và đánh giá ........................................................................ 118

8.2. Khung giám sát và đánh giá ................................................................................. 118

8.3. Các chỉ số ............................................................................................................. 120

8.4. Các cuộc họp và làm việc của Ban ĐPDA với các Ban Quản lý/CQTH TDA .... 121

8.5. Thông tin liên lạc .................................................................................................. 121

PHỤ LỤC 1: MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TDA PPTAF ............................................... 123

PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TDA

PPTAF ......................................................................................................................... 136

PHỤ LỤC 3: MẪU THỎA THUẬN TÀI CHÍNH TDA PPTAF ............................... 143

PHỤ LỤC 4: MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIA HẠN VÀ/HO C ĐĂNG KÝ VỐN TÀI

TR BỔ SUNG CHO TDA ĐÃ ĐƢ C PH DUYỆT ............................................. 157

PHỤ LỤC 5: HỆ THỐNG KẾ TOÁN DỰ ÁN (QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2006 CỦA BỘ

TÀI CHÍNH)................................................................................................................ 160

PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ & BÖT TOÁN KẾ TOÁN.. 168

PHỤ LỤC 7: MẪU BIỂU BÁO CÁO DỰ ÁN ........................................................... 173

PHỤ LỤC 8: DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LÝ: LUẬT, NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT

ĐỊNH, THÔNG TƢ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN

ODA……..................................................................................................................... 180

PHỤ LỤC 9: MẪU HƢỚNG DẪN VỀ AN TOÀN ÁP DỤNG CHO TDA TRONG

GIAI ĐOẠN ĐẦU TƢ ................................................................................................ 183

PHỤ LỤC 10: KHUNG THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH ................................ 190

PHỤ LỤC 11: NỘI DUNG BÁO CÁO QUÝ CỦA CÁC BAN QUẢN LÝ TDA GỬI

BAN ĐPDA ................................................................................................................. 196

PHỤ LỤC 12: BI N BẢN XÁC NHẬN KẾT THÖC THỎA THUẬN TÀI CHÍNH

TIỂU DỰ ÁN .............................................................................................................. 204

Danh mục viết tắt Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ban ĐPDA Ban Điều phối dự án

Ban QLTDA Ban Quản lý Tiểu dự án

BCĐ Ban Chỉ đạo

BCTC Báo cáo tài chính

Bộ GDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GTVT Bộ Giao thông và Vận tải

Bộ KHCN Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TC Bộ Tài chính

Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

CPS Chiến lƣợc hợp tác quốc gia

CQCQ/CQTH Cơ quan chủ quản/Cơ quan thực hiện

CSHT Cơ sở hạ tầng

DPO Đề cƣơng chi tiết dự án

EA Đánh giá môi trƣờng

EIA Đánh giá tác động môi trƣờng

EMP Kế hoạch Quản lý môi trƣờng

GAF Khung Quản trị và Trách nhiệm

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTAP Kế hoạch hành động Quản trị Minh bạch

HCSN Hành chính sự nghiệp

HĐTĐC Hành động Tái định cƣ

KBNN Kho bạc Nhà nƣớc

KH Kế hoạch

KH QLMT Kế hoạch Quản lý môi trƣờng

KH PTKT-XH Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội

KT-XH Kinh tế - Xã hội

MOU Biên bản ghi nhớ

NGO Tổ chức phi chính phủ

NHNNVN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

NSNN Ngân sách Nhà nƣớc

Danh mục viết tắt Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang iv

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PPTAF Dự án “Quỹ Chuẩn bị dự án”

QA Đảm bảo chất lƣợng

QC Kiểm soát chất lƣợng

QLTC Quản lý Tài chính

RAP Kế hoạch hành động tái định cƣ

RSS Ban Thƣ ký An toàn khu vực

SOE Sao kê chi tiêu

SP-TT Nhóm công tác Tiểu dự án của Ngân hàng Thế giới

SS Bảng tóm tắt chi tiêu

TA Hỗ trợ kỹ thuật

TA-TT Nhóm công tác dự án PPTAF của Ngân hàng Thế giới

TDA Tiểu dự án

TĐC Tái định cƣ

TĐXH Tác động xã hội

TKCĐ Tài khoản Chỉ định

TKDA Tài khoản Dự án

TKTƢ Tài khoản Tạm ứng

TOR Điều khoản tham chiếu

TTTC Thỏa thuận Tài chính

UBND Ủy ban Nhân dân

USD Đô la Mỹ

VNĐ Đồng Việt Nam

Vụ KTĐN Vụ Kinh tế Đối ngoại

WB Ngân hàng Thế giới

Chƣơng 1. Giới thiệu chung và mô tả dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1. Mục tiêu của Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện và Quản lý tài chính dự án

(Sổ tay Hƣớng dẫn)

Mục tiêu của Sổ tay Hƣớng dẫn là để thiết lập và duy trì một hệ thống các thủ

tục thực hiện và quản lý tài chính dự án nhằm bảo đảm nguồn vốn của dự án

“Quỹ Chuẩn bị dự án” (PPTAF) đƣợc sử dụng hiệu quả. Tất cả các bên tham gia

dự án PPTAF phải tuân thủ thực hiện Sổ tay Hƣớng dẫn này, bao gồm:

Các Ban Quản lý Tiểu dự án (Ban QLTDA) của các Cơ quan chủ quản/Cơ

quan thực hiện (CQCQ/CQTH) gồm các Bộ và các cơ quan Chính phủ,

Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp Nhà

nƣớc;

Các cán bộ và nhân viên của Ban Điều phối dự án (Ban ĐPDA) thuộc Bộ

Kế hoạch và Đầu tƣ (Bộ KHĐT);

Các chuyên gia tƣ vấn độc lập tham gia thực hiện các nhiệm vụ công việc

cụ thể.

1.2. Cơ sở pháp lý của Sổ tay Hƣớng dẫn

Sổ tay Hƣớng dẫn đƣợc Bộ trƣởng Bộ KHĐT phê duyệt là tài liệu để thực hiện

trong phạm vi dự án PPTAF và các Tiểu dự án (TDA) liên quan. Tài liệu này

cũng đã đƣợc Ngân hàng Thế giới (WB) ban hành “Thƣ không phản đối”

(NOL). Sổ tay Hƣớng dẫn là “tài liệu động”, có thể đƣợc phát triển và bổ sung

trong quá trình thực hiện dự án. Yêu cầu phải có ý kiến chấp thuận chính thức

của Bộ KHĐT và WB trƣớc khi có bất kỳ sửa đổi nào đối với Sổ tay Hƣớng dẫn

này.

1.3. Tổng quan và mục tiêu của dự án PPTAF

Đầu tƣ công tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án hạ tầng kỹ thuật, thƣờng bị

chậm tiến độ so với kế hoạch đã đề ra trong giai đoạn hình thành dự án. Tình

trạng này xảy ra tƣơng tự đối với các dự án vốn vay WB cũng nhƣ các nhà tài

trợ khác. Mặc dù tỷ lệ giải ngân của các dự án thuộc nhóm sáu Ngân hàng tài trợ

có sự gia tăng đáng kể trong những năm vừa qua, nhƣng tỷ lệ này vẫn thấp hơn

tỷ lệ mới đƣợc cam kết. Kết quả là phần vốn tồn đọng chƣa giải ngân đƣợc tiếp

tục tăng lên, khoảng 11 tỷ USD vào cuối năm 2008. Việc thực hiện danh mục

Chƣơng 1. Giới thiệu chung và mô tả dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 2

đầu tƣ mà trƣớc đây đƣợc đánh giá là tốt đang trở nên đặc trƣng bởi tiến độ giải

ngân chậm trễ và xu hƣớng giảm tỷ lệ giải ngân gần đây. Điều này là do quá

trình khởi động chậm chạp của dự án cũng nhƣ do sự chậm tiến độ trong quá

trình thực hiện làm giảm lợi ích dự kiến của dự án và gia tăng chi phí dự án.

Dự án PPTAF sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện hiệu

quả thực hiện dự án. PPTAF thực hiện mục tiêu này thông qua việc cung cấp hỗ

trợ cho các bƣớc quan trọng của hoạt động chuẩn bị dự án, cả về phƣơng diện

tiến độ và chất lƣợng. Điều này sẽ đƣợc thực hiện thông qua việc thành lập Quỹ

“Chuẩn bị dự án” và thực hiện các TDA để chi cho công tác nghiên cứu khả thi,

thiết kế chi tiết, đấu thầu và các hoạt động chuẩn bị dự án cần thiết khác của tất

cả các lĩnh vực phát triển.

Hồ sơ đăng ký TDA PPTAF của các CQCQ tiềm năng đã đƣợc chấp thuận từ

tháng 10/2010. Ban đầu dự án đƣợc phê duyệt thực hiện trong 5 năm (tháng

10/2010 - tháng 12/2015) và dự kiến sẽ gia hạn đến ngày 31/10/2017.

Mục tiêu phát triển của dự án PPTAF là giúp tăng cƣờng năng lực cho các cơ

quan của Chính phủ trong công tác lập kế hoạch và chuẩn bị các dự án đầu tƣ

công hiệu quả và theo tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế. Các kết quả cần đạt đƣợc

của dự án sẽ bao gồm:

(a) Nâng cao chất lƣợng ngay từ giai đoạn ban đầu;

(b) Rút ngắn thời gian chuẩn bị và thời gian hiện thực hóa những lợi ích

của dự án;

(c) Tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan Chính phủ và công tác tƣ vấn

trong nƣớc để chuẩn bị các hồ sơ chuẩn bị dự án đạt chất lƣợng cao và

theo đúng tiến độ thời gian hợp lý.

Bộ KHĐT xác định rằng không có nguồn tài trợ nào khác phù hợp hơn nguồn

vốn PPTAF cho các hoạt động chuẩn bị trong khuôn khổ các TDA thuộc Hợp

phần A và B của dự án PPTAF (chi tiết các hợp phần đƣợc trình bày trong mục

1.4 dƣới đây).

Các TDA có các hoạt động chuẩn bị sau giai đoạn nghiên cứu khả thi (nhƣ thiết

kế kỹ thuật chi tiết, v.v…) có thể đƣợc tiếp tục hay không phụ thuộc vào kết quả

của nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, việc tài trợ cho công tác chuẩn bị thông qua

các TDA của Quỹ không đảm bảo rằng dự án sẽ tiếp tục đƣợc tài trợ từ nguồn

vốn đầu tƣ của WB.

Chƣơng 1. Giới thiệu chung và mô tả dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 3

1.4. Các Hợp phần của dự án

Dự án gồm 3 Hợp phần sau:

Hợp phần A: Quỹ Chuẩn bị dự án

Dự án sẽ tài trợ công tác chuẩn bị của các dự án đầu tƣ mới trong giai đoạn 05

năm thực hiện. Những TDA này hỗ trợ chuẩn bị cho cả những khoản đầu tƣ cơ

sở hạ tầng quy mô lớn và những khoản đầu tƣ cho lĩnh vực xã hội với quy mô

nhỏ. Phạm vi của Hợp phần này bao gồm tất cả các công việc cần thiết để hoàn

thành các TDA để các dự án đầu tƣ có thể bắt đầu ngay khi có vốn đầu tƣ. Một

TDA hợp lệ để đƣợc xem xét cấp tài trợ trong Hợp phần này phải nằm trong

danh mục các dự án ODA đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và phù hợp với Chiến

lƣợc hợp tác quốc gia (CPS) của WB dành cho Việt Nam hoặc thông qua một

thỏa thuận cụ thể giữa WB và Bộ KHĐT. Ngoài ra, các TDA có các hoạt động

chuẩn bị sau giai đoạn nghiên cứu khả thi (ví dụ nhƣ thiết kế kỹ thuật chi tiết) có

thể đƣợc tài trợ, tuỳ thuộc vào tính khả thi của dự án đầu tƣ.

Hợp phần B: Quản lý Quỹ Chuẩn bị dự án và Chƣơng trình tăng cƣờng

năng lực

Hợp phần này hỗ trợ cho Bộ KHĐT, CQCQ của dự án, trong quá trình thực hiện

dự án, đồng thời tăng cƣờng năng lực cho các CQTH TDA và hỗ trợ trong đối

thoại và nghiên cứu chính sách liên quan để cải thiện chƣơng trình phát triển

tổng thể của Việt Nam và kết quả thực hiện dự án. Hợp phần này gồm 3 Tiểu

hợp phần dƣới đây:

Tiểu hợp phần B-1: Dịch vụ hỗ trợ của Quỹ Chuẩn bị dự án

Những dịch vụ này sẽ đem lại những hỗ trợ cần thiết cho Bộ KHĐT để quản lý

dự án hiệu quả, thông qua một Nhóm tƣ vấn hỗ trợ gồm các tƣ vấn độc lập trong

nƣớc và quốc tế với chuyên môn sâu về quản lý dự án. Các lĩnh vực hỗ trợ chính

dành cho Bộ KHĐT bao gồm:

Xem xét và xử lý Hồ sơ đăng ký TDA;

Theo dõi và đánh giá tổng thể dự án;

Quản lý tài chính tổng hợp;

Hƣớng dẫn đấu thầu và an toàn cho các CQCQ/CQTH;

Chƣơng 1. Giới thiệu chung và mô tả dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 4

Quản lý danh mục và theo dõi/đảm bảo chất lƣợng và chuẩn bị chƣơng

trình tăng cƣờng năng lực để triển khai cho Tiểu hợp phần B-2 và B-3.

Tiểu hợp phần B-2: Dịch vụ hỗ trợ năng lực chuẩn bị dự án

Các dịch vụ này đƣợc thiết kế nhằm hỗ trợ hoạt động xây dựng năng lực tổng

thể (chủ yếu cho các CQCQ/CQTH) chuẩn bị TDA. Dƣới sự chỉ đạo của Bộ

KHĐT, tƣ vấn hỗ trợ năng lực sẽ cung cấp hỗ trợ cho: (a) Các CQCQ/CQTH

TDA nói riêng và dự án PPTAF nói chung nhằm nâng cao năng lực của các cơ

quan này trong việc chuẩn bị dự án hiệu quả theo tiêu chuẩn chất lƣợng cao; (b)

Các tƣ vấn và cơ quan lập kế hoạch của Việt Nam về khía cạnh kỹ thuật của tài

liệu chuẩn bị dự án.

Tiểu hợp phần B-3: Hỗ trợ chính sách và kiện toàn thể chế

Những dịch vụ này sẽ cung cấp các hỗ trợ chuyên môn cho Bộ KHĐT và các cơ

quan quản lý liên quan của Chính phủ nhƣ Bộ Tài chính (Bộ TC) và Ngân hàng

Nhà nƣớc Việt Nam (NHNNVN) để cải thiện thể chế và thủ tục dự án đầu tƣ

công nói chung của Việt Nam, bao gồm những hỗ trợ xuất phát từ hoạt động của

Sáng kiến hợp tác giữa Chính phủ và sáu Ngân hàng. Các tƣ vấn trong Hợp phần

B-1 sẽ hỗ trợ Bộ KHĐT xây dựng nhiệm vụ chi tiết cho Tiểu hợp phần này với

việc xem xét và phê duyệt của WB. Các hoạt động có thể bao gồm việc chuẩn bị

Sổ tay Hƣớng dẫn, hội thảo, in ấn và phát hành tài liệu.

Hợp phần C: Chi phí hoạt động và chi phí quản lý dự án:

Hợp phần C nhằm hỗ trợ Bộ KHĐT để: (a) Tiến hành kiểm toán độc lập hàng

năm; (b) Mua sắm các trang thiết bị và đồ dùng cần thiết để quản lý dự án.

Chính phủ Việt Nam phân bổ 3 triệu USD từ nguồn vốn đối ứng để chi trả cho

chi phí quản lý dự án của Bộ KHĐT.

Trong quá trình đăng ký TDA, các CQCQ/CQTH sẽ chuẩn bị và đề xuất Chính

phủ phân bổ vốn đối ứng cho cơ quan mình để chi cho quản lý TDA.

1.5. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tƣ cho dự án PPTAF đƣợc mô tả chi tiết nhƣ sau:

a) Tổng vốn đầu tƣ: 103 triệu USD, trong đó:

Vốn vay WB (IDA): 100 triệu USD, chiếm 97,09% tổng vốn dự án;

Chƣơng 1. Giới thiệu chung và mô tả dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 5

Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 57 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 3 triệu

USD), chiếm 2,91% tổng vốn dự án. Vốn đối ứng đƣợc cấp cho dự án sẽ

do Bộ KHĐT bố trí hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà

nƣớc;

Vốn đối ứng cho các TDA: Trong quá trình xin tài trợ, các CQCQ sẽ

chuẩn bị và đề xuất Chính phủ phê duyệt và phân bổ vốn đối ứng cho cơ

quan mình để chi cho quản lý TDA. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc sử dụng

nguồn ngân sách tự có của doanh nghiệp để chi cho quản lý TDA.

b) Cơ chế tài chính:

Khoản tín dụng của IDA là vốn vay của Chính phủ đƣợc cấp từ Ngân sách Nhà

nƣớc cho các TDA đã đƣợc phê duyệt.

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 6

CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Vai trò và trách nhiệm

Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong dự án đƣợc trình bày tổng

quát trong Sơ đồ 1 và Bảng 1.

Ban Chỉ đạo (BCĐ):

BCĐ dự án đƣợc thành lập tại Quyết định số 1968/QĐ-BKH ngày 12/11/2010

và đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 56/QĐ-BKHĐT ngày 19/01/2015

của Bộ KHĐT.

BCĐ dự án đƣợc thành lập để đảm bảo sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ

quan liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Trƣởng BCĐ dự án là Thứ

trƣởng Bộ KHĐT. Các thành viên BCĐ dự án bao gồm đại diện từ Bộ Tài chính

(Bộ TC), Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNNVN) và Văn phòng Chính phủ

(VPCP). WB sẽ phối hợp làm việc với BCĐ.

Bộ KHĐT là Cơ quan Chủ quản và Vụ Kinh tế Đối ngoại (Vụ KTĐN) là Chủ dự

án sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án và điều hành ngân sách dự án.

Vai trò chung của Bộ KHĐT là theo dõi, điều phối và quản lý dự án, đồng thời

có các biện pháp quản lý chất lƣợng thích hợp để đảm bảo rằng các CQCQ/

CQTH các TDA tuân thủ Sổ tay Hƣớng dẫn và tiến độ thực hiện đã đƣợc thống

nhất.

Ban Điều phối dự án (Ban ĐPDA):

Việc thành lập Ban ĐPDA thuộc Vụ KTĐN đƣợc sửa đổi, bổ sung theo các

Quyết định số 68/QĐ-BKHĐT ngày 21/01/2015 của Bộ KHĐT.

Bộ KHĐT thành lập Ban ĐPDA trực thuộc Vụ KTĐN và bổ nhiệm Giám đốc,

Điều phối viên, Kế toán trƣởng, chuyên gia Đấu thầu, cán bộ Giám sát và đánh

giá và Nhóm tƣ vấn độc lập đƣợc tuyển làm việc toàn thời gian. Ban ĐPDA có

trách nhiệm điều phối và thực hiện dự án - bao gồm các công việc đấu thầu

tuyển chọn tƣ vấn cho Hợp phần B và C, quản lý tài chính cho dự án, giám sát

và đánh giá, tuân thủ chính sách bảo đảm chất lƣợng và an toàn chung của dự

án, quản trị dự án, minh bạch và khung chống tham nhũng. Ban ĐPDA có quyền

(a) tổ chức đấu thầu để tuyển tƣ vấn trong nƣớc và quốc tế cần thiết cho dự án

và (b) mở một tài khoản chỉ định cho dự án. Bộ KHĐT sẽ tiến hành đấu thầu và

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 7

quản lý các Tư vấn độc lập. Các Tƣ vấn độc lập này sẽ hỗ trợ Ban ĐPDA trong

tất cả các nhiệm vụ của mình và giúp tăng cƣờng năng lực cần thiết cho các

CQCQ/CQTH.

Ban ĐPDA chịu trách nhiệm xem xét, sàng lọc và làm rõ đề xuất của các

CQCQ/CQTH dựa trên tiêu chí xét tính hợp lệ (đã đƣợc trình bày cụ thể trong

Hồ sơ đăng ký TDA) và một danh mục tiêu chí đơn giản (đã bao gồm trong bộ

Hồ sơ đăng ký TDA). Nhằm phản ánh mục tiêu cải thiện công tác giải ngân và

nâng cao tính sẵn sàng của dự án, Bộ KHĐT (với sự nhất trí của WB) có thể

giảm hoặc hủy bỏ khoản vốn đƣợc phân bổ cho một CQCQ nếu việc sử dụng

vốn kém hiệu quả hoặc chậm trễ đáng kể. Việc chuẩn bị và thực hiện từng TDA

là trách nhiệm của các CQCQ. Ban ĐPDA sẽ không chịu trách nhiệm phê duyệt

hay xác nhận các giao dịch của CQCQ.

Cơ quan chủ quản/Cơ quan thực hiện (CQCQ/CQTH) và Ban Quản lý TDA

(Ban QLTDA):

CQCQ/CQTH Tiểu dự án hoạt động thông qua Ban QLTDA của mình, chịu

trách nhiệm xin cấp kinh phí tài trợ, đấu thầu dịch vụ tƣ vấn để thực hiện các

hoạt động của TDA, quản lý tất cả các hợp đồng và chuẩn bị cho khoản vay đầu

tƣ sau đó. Ban QLTDA của CQCQ/CQTH cũng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn

về việc bảo đảm rằng các khoản tài trợ đƣợc quản lý theo đúng Sổ tay Hƣớng

dẫn và các chính sách, hƣớng dẫn của WB. Ban QLTDA/CQCQ chịu trách

nhiệm phê duyệt và xác nhận các giao dịch của các TDA và sẽ hợp tác chặt chẽ

với Nhóm công tác TDA của WB trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện

TDA.

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 8

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Ngân hàng Thế giới (WB):

WB sẽ giám sát quá trình thực hiện dự án PPTAF của Bộ KHĐT và các TDA

của các CQCQ. Nhóm công tác dự án PPTAF của WB sẽ chịu trách nhiệm

chung về toàn bộ dự án PPTAF, còn Nhóm công tác TDA của WB sẽ chịu trách

nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động của các CQCQ trong khuôn khổ các

TDA. Vai trò của các Nhóm công tác thuộc WB và Chính phủ Việt Nam đƣợc

trình bày trong Bảng 1.

Cụ thể, ở cấp dự án PPTAF, Nhóm công tác Dự án của WB sẽ hỗ trợ:

(a) Việc điều hành dự án của Bộ KHĐT, bao gồm phê duyệt tất cả các

hoạt động của tƣ vấn do Bộ KHĐT quản lý;

(b) Bộ KHĐT để đảm bảo rằng dự án tuân thủ các yêu cầu về tín dụng;

(c) Theo dõi và đánh giá toàn bộ danh mục TDA;

BAN CHỈ ĐẠO

(Bộ KHĐT, Bộ TC,

NHNN, VPCP)

Bộ KHĐT

- CQCQ

- Ban ĐPDA

Tƣ vấn tăng cƣờng

CS & thể chế (B.3)

Kiểm toán

Hợp phần C

Ban QLTDA

CQCQ TDA A

Ban QLTDA

CQCQ TDA B

Ban QLTDA

CQCQ TDA C

Nhóm

công tác

TDA của

WB

Nhóm

công tác

DA của

WB

Tƣ vấn tăng cƣờng

năng lực chuẩn bị (B.2)

Tƣ vấn hỗ trợ Quỹ

(B.1)

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 9

(d) Các đoàn công tác đánh giá.

Ở cấp TDA, Nhóm công tác TDA của WB sẽ có trách nhiệm giám sát công tác

chuẩn bị đầu tƣ và giám sát toàn bộ hoạt động chuẩn bị của CQCQ, bao gồm:

(a) Giám sát tất cả các hoạt động (đánh giá năng lực, hƣớng dẫn kỹ

thuật, quản lý tài chính, đấu thầu, an toàn, đảm bảo chất lƣợng/kiểm

soát chất lƣợng, theo dõi và đánh giá, v.v…) do CQCQ thực hiện;

(b) Đánh giá kỹ thuật và chất lƣợng đối với tất cả các kết quả giao nộp

của Chính phủ Việt Nam;

(c) Báo cáo tiến độ cho Nhóm công tác dự án của WB;

(d) Chuẩn bị khoản vay đầu tƣ tiếp theo sau TDA.

Bảng 1: Các hoạt động và phân định vai trò trong dự án

Cơ quan

Chủ quản

(Bộ KHĐT)

Cơ quan chủ

quản/Cơ quan

thực hiện TDA

(CQCQ/CQTH)

Nhóm công tác

dự án PPTAF

của WB

Nhóm công tác

TDA của WB

Nộp hồ sơ

đăng ký

TDA

Xem xét hồ sơ

đăng ký TDA

của CQCQ.

Phê duyệt Đề

xuất TDA và Hồ

sơ đăng ký

TDA.

Chuẩn bị Đề

xuất TDA và Hồ

sơ đăng ký

TDA.

Thông qua Đề

xuất, Hồ sơ đăng

ký TDA của

CQCQ do Bộ

KHĐT trình (sau

khi đã thông qua

Nhóm công tác

TDA).

Phối hợp với

CQCQ chuẩn bị Đề

xuất TDA

Xem xét và thông

qua Đề xuất, Hồ sơ

đăng ký TDA.

Đấu thầu Đấu thầu tuyển

tƣ vấn hỗ trợ

thực hiện dự án.

Hỗ trợ các

CQCQ/CQTH

trong hoạt động

đấu thầu.

Đấu thầu tất cả

các hàng hóa và

tƣ vấn TDA.

Giám sát và phê

duyệt hoạt động

đấu thầu do Bộ

KHĐT thực hiện.

Đánh giá năng lực

đấu thầu của

CQCQ.

Giám sát và phê

duyệt hoạt động đấu

thầu của CQCQ.

Quản lý

tài chính

Kiểm toán dự

án.

Kiểm toán TDA.

Kiểm soát chi.

Hỗ trợ Bộ KHĐT

và các TDA trong

Đánh giá năng lực

quản lý tài chính

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 10

Cơ quan

Chủ quản

(Bộ KHĐT)

Cơ quan chủ

quản/Cơ quan

thực hiện TDA

(CQCQ/CQTH)

Nhóm công tác

dự án PPTAF

của WB

Nhóm công tác

TDA của WB

Kiểm soát, phê

duyệt các hoạt

động chi tiêu

thuộc các Hợp

phần do Bộ

KHĐT quản lý

và Báo cáo tổng

hợp Tài chính

giữa kỳ (IFRs).

Lập báo cáo

IFRs của TDA.

công tác quản lý

tài chính.

của CQCQ. Hỗ trợ

các TDA trong hoạt

động quản lý tài

chính.

An toàn Tuân thủ các

quy định của

Quỹ.

Sàng lọc/xây

dựng phạm vi sơ

bộ.

Đƣa yêu cầu về

an toàn vào các

Điều khoản tham

chiếu.

Tuân thủ khi

thực hiện hoạt

động TDA.

Tuân thủ các quy

định của Quỹ.

Toàn bộ quá trình

sàng lọc và xây

dựng phạm vi.

Rà soát và thông

qua các tài liệu và

quy trình triển khai

của TDA.

Tuân thủ và giám

sát.

Quản lý

hợp đồng

Đối với tất cả

các hợp đồng

đƣợc Bộ KHĐT

đấu thầu trong

khuôn khổ dự

án.

Kiểm soát và

đảm bảo chất

lƣợng (QA/QC)

cấp dự án.

Đối với tất cả

các hợp đồng do

CQCQ đấu thầu

trong khuôn khổ

TDA.

Kiểm soát và

đảm bảo chất

lƣợng (QA/QC)

cấp TDA.

Giám sát/thông

qua hoạt động

đấu thầu các hợp

đồng của Bộ

KHĐT.

Giám sát/thông qua

hoạt động đấu thầu

các hợp đồng của

CQCQ.

Quản trị

và trách

nhiệm giải

trình

(G&A)

Thực hiện

khung G&A ở

cấp dự án.

Thực hiện khung

G&A ở cấp

TDA.

Giám sát sự tuân

thủ khung G&A

của Bộ KHĐT.

Giám sát sự tuân

thủ khung G&A của

CQCQ.

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 11

Cơ quan

Chủ quản

(Bộ KHĐT)

Cơ quan chủ

quản/Cơ quan

thực hiện TDA

(CQCQ/CQTH)

Nhóm công tác

dự án PPTAF

của WB

Nhóm công tác

TDA của WB

Theo dõi

và Đánh

giá

(M&E)

Báo cáo chƣơng

trình Theo dõi

kết quả.

Báo cáo về dự

án và theo dõi

kết quả của các

hoạt động TDA.

Giám sát hoạt

động theo dõi của

Bộ KHĐT, tổng

hợp toàn bộ hoạt

động giám sát

Quỹ.

Giám sát công tác

theo dõi của CQCQ.

2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban ĐPDA

Bộ KHĐT là CQCQ và Vụ KTĐN là Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm về việc

thực hiện dự án và điều hành ngân sách dự án. Bộ KHĐT thông qua Ban ĐPDA

để thực hiện vai trò chung của mình là theo dõi, điều phối và quản lý Quỹ với

các biện pháp đảm bảo chất lƣợng thích hợp để đảm bảo các CQCQ/CQTH tuân

thủ theo đúng hƣớng dẫn, yêu cầu và lịch trình tiến độ đã đƣợc phê duyệt.

2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Ban ĐPDA

Ban ĐPDA đƣợc Bộ KHĐT thành lập, chịu trách nhiệm chung về công tác thực

hiện và quản lý dự án PPTAF:

Điều phối và thực hiện dự án;

Xem xét và làm rõ những đề xuất của CQCQ/CQTH dựa trên tiêu chí xét

tính hợp lệ và các nội dung hoạt động của TDA (đã đƣợc nêu trong Hồ sơ

đăng ký TDA);

Đấu thầu để tuyển các tƣ vấn cần thiết thực hiện các chức năng của Ban

ĐPDA cũng nhƣ cung cấp hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật cho các

CQCQ/CQTH khi cần thiết;

Quản lý tài chính;

Theo dõi và đánh giá; điều phối thực hiện tại cả cấp độ Ban ĐPDA và các

Ban QLTDA;

Đảm bảo chất lƣợng của toàn dự án;

Tuân thủ các quy định về an toàn;

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 12

Quản trị, minh bạch và khung chống tham nhũng của dự án;

Xem xét cắt giảm hoặc chấm dứt việc phân bổ kinh phí cho các CQCQ

nếu việc sử dụng vốn chậm chễ, kém hiệu quả hoặc để chi trả cho các

hoạt động không hợp lệ;

Tổng hợp các báo cáo quý, báo cáo năm và nộp cho WB và các cơ quan

liên quan của Chính phủ theo đúng hƣớng dẫn về cơ chế báo cáo và quy

định nêu trong Hiệp định Tài trợ hay các tài liệu pháp lý có liên quan;

Hợp tác với đơn vị kiểm toán độc lập, đảm bảo rằng các tài khoản, chứng

từ, báo cáo tài chính và các hồ sơ liên quan khác bao gồm cả các báo cáo

nội bộ luôn sẵn sàng để cơ quan kiểm toán độc lập làm việc.

2.2.2. Sơ đồ tổ chức của Ban ĐPDA

Dƣới đây là sơ đồ tổ chức của Ban ĐPDA, bao gồm cả Nhóm tƣ vấn, cập nhật

vào tháng 9/2015.

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 13

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH & KẾ

TOÁNĐÀO TẠO

QUẢN LÝ DỰ ÁN & HÀNH

CHÍNH

HỒ THU THỦYTRẦN MỸ HẠNH NGUYỄN THU THỦY

KẾ TOÁN TRƢỞNG

NGUYỄN THANH PHƢƠNG

BẠCH THỊ NGỌC LAN

KẾ TOÁN DỰ ÁN NGUYỄN TUẤN CƢỜNG

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO A

KẾ TOÁN DỰ ÁN

NGUYỄN TRUNG THÀNH

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO B CÁN BỘ HỖ TR

KẾ TOÁN DỰ ÁN

ĐÀO KIM NHUNG

THỦ QUỸ

CAO MẠNH CƢỜNG

PHÓ VỤ TRƢỞNG VỤ KTĐN - GIÁM ĐỐC BAN ĐPDA

DƢƠNG HÙNG CƢỜNG

CÁN BỘ ĐIỀU PHỐI VỤ KTĐN/BAN ĐPDA

ĐÀO TRINH BẮC

PHÓ TƢ VẤN TRƢỞNG

ĐẤU THẦU AN TOÀN

NGUYỄN THỊ HẢI NINH NGÔ HUY TOÀN

CHUY N GIA MÔI TRƢỜNG CHUY N GIA ĐÀO TẠO

SƠ CẤP

CHUY N GIA QUẢN LÝ DỰ ÁN

(PHỤ TRÁCH ĐẤU

THẦU/GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH

GIÁ)

(VỤ KTĐN/BAN ĐPDA)

CHUY N GIA ĐẤU THẦU 2

CÁN BỘ CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN

PHI N DỊCH

ĐOÀN THỊ KIM QUY

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 14

2.2.3 Tổ chức và nhân sự

Ban ĐPDA đƣợc thành lập theo quyết định chính thức của Bộ KHĐT. Các cán

bộ quản lý giàu kinh nghiệm của Bộ KHĐT đƣợc giao quản lý và chỉ đạo Ban

ĐPDA, đồng thời giám sát công việc của Nhóm tƣ vấn.

Giám đốc Ban ĐPDA chịu trách nhiệm tổng thể về hiệu suất và hiệu quả của

công tác quản lý dự án, bao gồm cả quản lý tài chính, để đảm bảo rằng nguồn

vốn của dự án đƣợc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, thông qua việc:

Đƣa ra định hƣớng về chiến lƣợc và chỉ đạo quản lý dự án;

Giám sát tổng thể các hoạt động dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ và đƣa ra quyết

định dựa trên kết quả đầu ra của các tƣ vấn;

Đảm bảo công tác quản lý tài chính dự án đƣợc thực hiện hiệu quả.

Điều phối viên dự án chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc Ban ĐPDA để đảm bảo

công tác quản lý dự án và tài chính đƣợc thực hiện hiệu quả, đồng thời giám sát

công tác tƣ vấn theo yêu cầu của Giám đốc Ban ĐPDA.

Quy định về lƣơng, phụ cấp và chế độ công tác phí cho cán bộ tuân thủ theo các

quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về quản lý các dự án ODA.

2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban QLTDA

Mỗi một CQCQ sẽ thành lập một Ban QLTDA để chịu trách nhiệm chung về

quản lý và thực hiện các hoạt động của TDA cũng nhƣ thực hiện dự án đầu tƣ

sau này.

2.3.1. Chức năng nhiệm vụ của Ban QLTDA

Chuẩn bị nội dung chi tiết TDA và hồ sơ đăng ký TDA;

Đấu thầu tuyển chọn dịch vụ tƣ vấn thực hiện các hoạt động của TDA;

bao gồm tất cả các tài liệu cần thiết của quá trình đấu thầu;

Quản lý tất cả các hợp đồng;

Chuẩn bị cho khoản vay của dự án đầu tƣ sau đó;

Đảm bảo nguồn vốn đƣợc quản lý theo các chính sách và hƣớng dẫn của

WB và quy định của Chính phủ;

Chƣơng 2. Tổ chức thực hiện dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 15

Phối hợp chặt chẽ với Nhóm công tác TDA của WB trong quá trình chuẩn

bị, thực hiện và đóng TDA.

2.3.2. Tổ chức và nhân sự

Tổ chức và nhân sự của từng Ban QLTDA của CQCQ sẽ tuân thủ các yêu cầu

và hƣớng dẫn chung đã đƣợc lập cũng nhƣ theo yêu cầu riêng của từng TDA cụ

thể.

Chƣơng 3. Quy trình đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 16

CHƢƠNG 3. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ TIỂU DỰ ÁN

Chƣơng này trình bày các bƣớc trong quy trình đăng ký TDA để các CQCQ có

thể nhận đƣợc hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị dự án đầu tƣ.

Các TDA có các hoạt động chuẩn bị tiến hành sau giai đoạn nghiên cứu khả thi

(thiết kế kỹ thuật chi tiết, v.v…) có thể đƣợc tiếp tục hay không phụ thuộc vào

kết quả của nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, việc tài trợ cho công tác chuẩn bị dự

án đầu tƣ thông qua các TDA của Quỹ không đảm bảo rằng dự án sẽ tiếp tục

đƣợc tài trợ từ nguồn vốn đầu tƣ của WB.

Thủ tục, mẫu Hồ sơ đăng ký TDA và tất cả những thông tin liên quan đƣợc trình

bày trong những phụ lục ở phần sau để tham khảo. Có thể liên hệ với Ban

ĐPDA để lấy thông tin hoặc tải thông tin từ trang web của dự án.

Mẫu Hồ sơ đăng ký TDA PPTAF - xem Phụ lục 1;

Thủ tục đăng ký TDA PPTAF - Phụ lục 2;

Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA (TTTC) do Bộ KHĐT và CQCQ của

TDA đồng ký - Phụ lục 3;

Mẫu Hồ sơ đăng ký gia hạn và/hoặc đăng ký vốn tài trợ bổ sung cho các

TDA đã đƣợc phê duyệt - Phụ lục 4.

Quy trình, thủ tục đăng ký TDA PPTAF đƣợc trình bày tóm tắt dƣới đây.

3.1. Quy trình đăng ký TDA

Quy trình xem xét, phê duyệt Hồ sơ đăng ký TDA gồm 06 bƣớc, đƣợc minh họa

trong Bảng 2.

Bộ KHĐT sẽ yêu cầu các CQCQ (có TDA đủ tƣ cách hợp lệ) chuẩn bị Hồ sơ

đăng ký TDA PPTAF. Bộ KHĐT sẽ xem xét Hồ sơ đăng ký TDA và nộp cho

WB để ban hành Thƣ không phản đối. Sau khi đƣợc WB thông qua, Bộ KHĐT

sẽ phê duyệt vốn tài trợ cho TDA từ Quỹ PPTAF và đồng ký với CQCQ Thỏa

Chƣơng 3. Quy trình đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 17

thuận Tài chính TDA. Sau đó, Bộ KHĐT sẽ thông báo và hƣớng dẫn các CQCQ

bắt đầu triển khai các hoạt động của TDA đã đƣợc phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện TDA, các CQCQ sẽ chuẩn bị Đề cƣơng chi tiết dự án

(DPO1) cho dự án đầu tƣ để trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Đề xuất TDA bao gồm những thông tin cơ bản để xác định việc đáp ứng các tiêu

chí lựa chọn của TDA đƣợc đề xuất và khả năng đƣợc tài trợ kinh phí từ Quỹ

PPTAF. Các tiêu chí lựa chọn bao gồm:

a) Dự án đầu tƣ đƣợc nêu trong Chiến lƣợc hợp tác quốc gia (CPS) của

WB hoặc Danh mục dự án ODA của Chính phủ;

b) Những dự án đủ tƣ cách hợp lệ nhƣng lại chƣa đƣợc nêu trong Danh

mục dự án ODA vẫn có thể đƣợc xem xét để cấp kinh phí tài trợ thông

qua một thỏa thuận cụ thể giữa WB và Bộ KHĐT (đề nghị đính kèm hồ

sơ một bản sao của thỏa thuận này).

Hồ sơ đăng ký TDA: (xem Bảng 2) bao gồm những thông tin về TDA sẽ đƣợc

thực hiện, nguồn kinh phí cần thiết cho công tác chuẩn bị dự án đầu tƣ (bao gồm

cả vốn đối ứng của CQCQ cho công tác thực hiện TDA). Thông tin về TDA

đƣợc đề xuất phải nêu chi tiết các mục sau: mục tiêu, các hợp phần đầu tƣ, dự

toán kinh phí, sàng lọc sơ bộ và xây dựng phạm vi về an toàn, phân tích kinh tế

và tài chính sơ bộ, lịch trình thực hiện sơ bộ và các chỉ số về tính sẵn sàng.

Thông tin đƣợc nêu chi tiết trong yêu cầu chuẩn bị dự án bao gồm Điều khoản

tham chiếu (ĐKTC) tóm tắt dành cho tƣ vấn, các gói thầu, chi phí, lịch trình

thực hiện, và sự sẵn sàng của Ban QLTDA thuộc CQCQ tiểu dự án. Trong Hồ

sơ đăng ký TDA cũng sẽ có một phần đánh giá của Nhóm công tác TDA của

WB về năng lực quản lý tài chính và đấu thầu của Ban QLTDA và đƣa ra các

đầu vào sơ bộ cho nội dung an toàn.

1 Đề cƣơng Chi tiết Dự án (DPO) theo quy định của Chính phủ sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin của dự án đầu tƣ để Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và để tiếp tục công tác chuẩn bị. Sẽ cần có một quy trình về DPO riêng cho dự án đầu tƣ sau đó.

Chƣơng 3. Quy trình đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 18

Bảng 2: Quy trình đăng ký TDA (06 bƣớc)

Cơ quan chủ quảnBan hành Thƣ

không phản đối

Phê duyệt của Bộ trƣởng

Bộ KHĐT

Hồ sơ đăng ký TDA

+ Báo cáo thẩm

định + Thƣ thỏa

thuận của WBSPTT

Bộ KHĐT + Cơ

quan liên quan xem

xét Báo cáo thẩm

định

Nhóm công tác

Dự án của WBBộ KHĐT

Cơ quan thực

hiện (CQTH)

CQTH bắt đầu thực

hiện TDA HTKT

Nhóm công tác TDA

của WB

(WBSPTT)

Nhóm công tác

TDA của WB

(WBSPTT)

CQTH bắt đầu lên kế hoạch trƣớc

cho các hoạt động đấu thầu và

QLTC (VD: mở tài khoản ngân

hàng)

STEP 1 -IDENTIFICATION

STEP 2 -APPLICATION STEP 5 - SUBPROJECT IMPLEMENTATIONSTEPS 3 & 4 - REVIEW AND APPROVAL

BƯỚC 1 -XÁC ĐỊNH TDA

BƯỚC 2 -ĐĂNG KÝ TDA

BƯỚC 6 - THỰC HIỆN TDA HTKTBƯỚC 3, 4 & 5 - XEM XÉT VÀ PHÊ DUYỆT

Chƣơng 3. Quy trình đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 19

Ngoài ra, các bƣớc về thủ tục mang tính nội bộ giữa và trong các CQCQ/CQTH

với Bộ KHĐT cần phải đƣợc thực hiện phù hợp với các yêu cầu của Chính phủ

để chuẩn bị sẵn sàng cho việc phân bổ ngân sách/nguồn vốn và bắt đầu các hoạt

động, cụ thể:

1. Các bước cần thiết chuẩn bị cho việc thành lập Ban QLTDA thuộc CQCQ

và tiến hành đấu thầu, ký kết các hợp đồng dịch vụ tư vấn của Ban QLTDA.

a) Bộ trƣởng Bộ KHĐT phê duyệt kinh phí tài trợ cho các TDA trên cơ sở Hồ sơ

đăng ký TDA;

b) CQCQ thành lập một nhóm chuẩn bị để lập các tài liệu dự án ban đầu, bao

gồm tóm tắt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

2. Các bước cần thiết để Ban QLTDA tại CQCQ nhận vốn tài trợ:

a) Bộ KHĐT và CQCQ đồng ký Thỏa thuận Tài chính TDA (TTTC);

b) Một tài khoản riêng sẽ đƣợc mở cho Ban QLTDA của CQCQ;

c) Tùy thuộc vào dòng vốn/thanh toán lớn hay nhỏ mà phƣơng thức thanh toán

có thể là trực tiếp hoặc thông qua tài khoản riêng của Ban QLTDA tại CQCQ;

d) Các CQCQ sẽ có một khoảng thời gian nhất định để sử dụng khoản vốn tài

trợ. Sau khoảng thời gian này, CQCQ/CQTH phải hoàn trả số vốn không sử

dụng hết về Tài khoản Chỉ định của dự án PPTAF.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 20

CHƢƠNG 4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

4.1. Khuôn khổ chung về quản lý tài chính

4.1.1. Nguyên tắc chung

Quản lý tài chính, kế toán và giải ngân đối với các dự án của WB tài trợ tại Việt

Nam đƣợc thực hiện nhằm áp dụng thống nhất các quy định giữa WB và Chính

phủ về công tác quản lý và báo cáo có liên quan. Các mục tiêu đề ra nhƣ sau:

Nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý tài chính dự án, đảm bảo

nguồn lực của dự án đƣợc sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, tuân thủ

theo các quy định có liên quan;

Đƣa ra các hƣớng dẫn về các quy trình và thủ tục quản lý tài chính tại các

dự án nhằm hỗ trợ cho công tác giám sát và đánh giá của WB và các cơ

quan hữu quan của Việt Nam;

Cung cấp nội dung làm rõ các yêu cầu, quy trình, thủ tục của công tác

quản lý dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện

các TDA.

4.1.2. Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quản lý tài

chính

4.1.2.1. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNNVN)

NHNNVN đƣợc sự uỷ quyền của Thủ tƣớng Chính phủ là cơ quan đại

diện của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm:

i. Đàm phán, ký kết, sửa đổi Hiệp định Tài trợ (nếu có) với các tổ

chức Tài chính quốc tế nhƣ WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),

Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);

ii. Bàn giao các khoản vay thuộc các Hiệp định Tài trợ và thông

tin về các chƣơng trình, dự án ODA cho Bộ TC khi các Hiệp

định Tài trợ có hiệu lực, ngoại trừ các Thỏa thuận vay ký kết

với IMF.

NHNNVN phối hợp với Bộ TC xác định, công bố và lựa chọn các ngân

hàng thƣơng mại (tổ chức tài chính tín dụng) có đủ điều kiện lập và quản

lý Tài khoản Chỉ định của dự án theo đúng yêu cầu của WB và quy định

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 21

của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và cơ chế

quản lý tài chính có liên quan đƣợc áp dụng;

NHNNVN chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo 06 tháng và báo cáo

năm đối với các khoản rút vốn, khoản thanh toán đƣợc giải ngân thông

qua các Tài khoản Chỉ định (TKCĐ) và các báo cáo tiến độ thực hiện của

dự án.

4.1.2.2. Bộ Tài chính (Bộ TC)

Bộ TC có trách nhiệm:

Phối hợp với Bộ KHĐT xây dựng và phê duyệt các quy định và hƣớng

dẫn về cơ chế quản lý tài chính;

Phê duyệt và đồng ký xác nhận các Đơn rút vốn của Ban ĐPDA gửi đến

WB và các nhà tài trợ khác yêu cầu giải ngân vốn cho dự án;

Cấp vốn đối ứng của Chính phủ cho dự án theo kế hoạch hoạt động, tài

chính và giải ngân hàng năm đƣợc phê duyệt (ngoại trừ doanh nghiệp);

Giám sát chung về các hoạt động quản lý tài chính hợp lệ của dự án theo

đúng chức năng và nhiệm vụ của Bộ TC.

4.1.2.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Bộ KHĐT)

Bộ KHĐT có trách nhiệm:

Quản lý và giám sát việc thực hiện dự án của Ban ĐPDA;

Xem xét và phê duyệt Kế hoạch hoạt động, ngân sách hàng năm do Ban

ĐPDA xây dựng;

Cấp vốn đối ứng cho các hoạt động hợp lệ và đƣợc phê duyệt của Ban

ĐPDA;

Xem xét và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Ban ĐPDA

Giám sát quy trình thủ tục và kết quả đấu thầu của Ban ĐPDA.

4.1.2.4. Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN)

KBNN có trách nhiệm:

Kiểm soát các khoản chi tiêu từ nguồn vốn vay WB;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 22

Kiểm soát chi tiêu và thanh toán các khoản chi tiêu từ nguồn vốn đối ứng

của dự án.

4.1.2.5. Các Ngân hàng thƣơng mại (Ngân hàng phục vụ) cho Ban ĐPDA và

các Ban QLTDA

Các ngân hàng thƣơng mại có trách nhiệm:

Là ngân hàng phục vụ cho dự án;

Giữ Tài khoản Chỉ định (TKCĐ)/Tài khoản Tạm ứng (TKTƢ) của Ban

ĐPDA, các Tài khoản Dự án (TKDA)/TKTƢ của các Ban QLTDA và

các tài khoản phụ, nếu có, bằng USD và VNĐ;

Thực hiện thanh toán cho các chi tiêu hợp lệ của dự án thuộc nguồn vốn

WB thông qua TKCĐ/TKTƢ và các TKDA/TKTƢ theo yêu cầu và chỉ

thị thanh toán của Ban ĐPDA/các Ban QLTDA;

Chuyển vốn giữa TKCĐ của Ban ĐPDA vào các TKDA của các Ban

QLTDA và ngƣợc lại, theo đúng quy định về quản lý tài chính và giải

ngân của dự án PPTAF;

Thực hiện thanh toán cho các tƣ vấn và nhà cung cấp dịch vụ từ TKCĐ

của Ban ĐPDA và TKDA của các Ban QLTDA theo yêu cầu và chỉ thị

thanh toán của Ban ĐPDA/các Ban QLTDA;

Ngân hàng Techcombank là ngân hàng thƣơng mại giữ TKCĐ tiền USD

của dự án do Ban ĐPDA quản lý. Ban ĐPDA đề nghị các Ban QLTDA

mở TKDA bằng VNĐ tại các chi nhánh ngân hàng Techcombank nhằm

tiết kiệm chi phí và thời gian chuyển khoản, đảm bảo quản lý hiệu quả

TKCĐ và TKDA trong cùng một hệ thống ngân hàng;

Các ngân hàng phục vụ khác đƣợc phép giữ các TKCĐ/TKDA đối với

nguồn vốn IDA của WB nằm trong danh sách các ngân hàng thƣơng mại

do NHNNVN công bố và đƣợc WB đồng ý, có thể đƣợc chọn để quản lý

TKDA của các Ban QLTDA trong trƣờng hợp không có chi nhánh

Techcombank tại địa bàn làm việc của TDA.

4.1.2.6. Ban Điều phối Dự án (Ban ĐPDA)

Ban ĐPDA có trách nhiệm:

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 23

Xây dựng Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch tài chính hàng năm của dự án

đối với các hợp phần do Ban ĐPDA quản lý và thực hiện, đồng thời tổng

hợp các kế hoạch năm của Ban QLTDA thành kế hoạch chung của toàn

bộ dự án PPTAF;

Quản lý TKCĐ tại ngân hàng Techcombank, Hà Nội, Việt Nam;

Thực hiện và tuân thủ các quy định của Chính phủ về quản lý chi tiêu

công và ngân sách nhà nƣớc theo đúng quy trình kiểm soát chi thông qua

Kho bạc Nhà nƣớc;

Chuẩn bị Đơn xin rút vốn, trình Bộ TC phê duyệt và đồng ký đơn rút vốn

trƣớc khi gửi cho WB phê duyệt và giải ngân vốn cho dự án;

Thực hiện giải ngân nguồn vốn IDA của WB đến các CQTH/Ban

QLTDA theo điều khoản quy định trong Thỏa thuận Tài chính TDA đƣợc

ký kết giữa Bộ KHĐT và CQCQ của TDA. Ban ĐPDA không có trách

nhiệm phê duyệt các kế hoạch tài chính, báo cáo và các giao dịch của Ban

QLTDA;

Thiết lập và quản lý hệ thống quản lý tài chính tuân thủ các quy định của

WB và Chính phủ. Hệ thống kế toán đƣợc vi tính hóa nhằm đảm bảo tính

hiệu quả cho hoạt động kế toán, nhập, xử lý và lƣu trữ dữ liệu quản lý tài

chính, cung cấp thông tin tài chính của dự án một cách chính xác và kịp

thời;

Lập Báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm và báo cáo Chủ dự án và

CQCQ (Bộ KHĐT), WB và các cơ quan chịu trách nhiệm liên quan đúng

thời gian quy định;

Tổng hợp các Báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm của Ban QLTDA

để lập Báo cáo tài chính cho toàn bộ dự án PPTAF và báo cáo Chủ dự án

và CQCQ (Bộ KHĐT), WB và các cơ quan chịu trách nhiệm liên quan

đúng thời gian quy định;

Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả;

Tuyển dụng Tƣ vấn Quản lý Tài chính và Kế toán dự án cho Ban ĐPDA;

Đấu thầu tuyển chọn công ty kiểm toán độc lập cho toàn dự án, nộp báo

cáo kiểm toán tài chính hàng năm cho WB và các cơ quan liên quan của

Chính phủ theo đúng quy định trong Hiệp định Tài trợ;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 24

Đảm bảo nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn, chế độ báo cáo, thủ tục kết

thúc dự án và các trách nhiệm khác liên quan đến quản lý vốn và chi tiêu

dự án tuân thủ đúng các thủ tục, chính sách của WB và các quy định của

Chính phủ.

4.1.2.7. Cơ quan Chủ quản/Cơ quan Thực hiện của TDA (CQCQ/CQTH)

CQCQ/CQTH có trách nhiệm:

Ban hành hƣớng dẫn thực hiện dự án và giám sát hoạt động, việc thực

hiện công tác chuẩn bị dự án của Ban QLTDA;

Xem xét và phê duyệt các kế hoạch hoạt động, kế hoạch lựa chọn nhà

thầu và kế hoạch vốn do Ban QLTDA lập;

Cấp vốn đối ứng cho các hoạt động và chi tiêu đƣợc phê duyệt của Ban

QLTDA;

Kiểm tra, giám sát quy trình và kết quả đấu thầu do Ban QLTDA thực

hiện.

4.1.2.8. Ban Quản lý TDA của CQCQ (Ban QLTDA)

Các Ban QLTDA có trách nhiệm:

Có trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính của TDA;

Xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết hàng năm về việc thực hiện TDA

(kế hoạch lựa chọn nhà thầu, vốn), trong đó xác định rõ các nguồn lực,

tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, để làm cơ

sở theo dõi và đánh giá tiến độ giải ngân và khối lƣợng công việc đạt

đƣợc;

Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý tài chính và hệ thống kiểm soát nội

bộ hiệu quả đảm bảo việc quản lý các nguồn vốn tuân thủ theo các quy

định của WB và Chính phủ;

Chuẩn bị hồ sơ rút vốn trong khuôn khổ TTTC đã đƣợc phê duyệt và

trình Ban ĐPDA để thực hiện giải ngân;

Tuyển dụng Tƣ vấn Quản lý Tài chính và kế toán cho Ban QLTDA;

Lập và nộp báo cáo tài chính quý, năm;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 25

Đảm bảo (i) nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn, (ii) chế độ báo cáo; (iii)

thủ tục kết thúc dự án; và (iv) các trách nhiệm khác liên quan đến quản lý

vốn và chi tiêu dự án tuân thủ đúng chính sách và thủ tục của WB và quy

định của Chính phủ.

4.1.3. Trách nhiệm các vị trí cụ thể

Đối với Ban ĐPDA: Đội ngũ cán bộ Quản lý Tài chính (QLTC) đƣợc phân

công trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị dự án phải có trình độ chuyên môn về

kế toán và tài chính, kinh nghiệm làm việc có liên quan cho các chƣơng trình và

dự án ODA. Điều khoản tham chiếu của cán bộ QLTC đƣợc trình bày trong

chƣơng QLTC của Sổ tay Hƣớng dẫn này. Cán bộ QLTC của Ban ĐPDA sẽ

đƣợc đào tạo về QLTC (bao gồm kiến thức QLTC và giải ngân áp dụng đối với

các dự án do WB tài trợ). Ngoài ra, các khóa đào tạo chuyên đề cho cán bộ

QLTC cũng sẽ đƣợc tổ chức trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Đối với Ban QLTDA: Cán bộ QLTC có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

trong lĩnh vực kế toán tài chính sẽ đƣợc bổ nhiệm thực hiện công tác quản lý tài

chính tại các Ban QLTDA.

Đối với Ban ĐPDA và các Ban QLTDA:

Bộ phận QLTC gồm kế toán trƣởng, các kế toán viên, và tƣ vấn QLTC có

trách nhiệm phối hợp với bộ phận Đấu thầu và Điều phối viên thực hiện

những công việc dự án liên quan đến công tác quản lý tài chính và các

hoạt động đấu thầu;

Nhiệm vụ chính của bộ phận QLTC là đảm bảo hệ thống quản lý tài

chính dự án theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo sự tuân thủ nhằm cung

cấp đầy đủ thông tin về các nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của dự

án theo hợp phần nêu trong Hiệp định Tài trợ một cách chính xác và kịp

thời;

Tƣ vấn QLTC và/hoặc Kế toán của Ban ĐPDA có trách nhiệm hƣớng dẫn

các kế toán của Ban QLTDA thực hiện công tác quản lý tài chính và giải

ngân phù hợp với chính sách và thủ tục của WB và quy định của Chính

phủ. Các kế toán của Ban QLTDA có trách nhiệm chuẩn bị và nộp báo

cáo tài chính hàng quý và năm cho Ban ĐPDA để rà soát, lƣu trữ và tổng

hợp.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 26

Bảng 3: Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận Kế toán và QLTC

TT Vị trí Chức năng và nhiệm vụ Yêu cầu chuyên môn

1. Ban

ĐPDA

Giám đốc

Ban ĐPDA

- Chịu trách nhiệm chung đối với

việc triển khai các hoạt động và

tiến độ thực hiện toàn dự án.

- Có trách nhiệm báo cáo, giải

trình với Bộ KHĐT, Bộ TC, WB

và các cơ quan có liên quan về

các vấn đề thuộc thẩm quyền

quản lý.

Có năng lực chuyên môn, kinh

nghiệm công tác trong quản lý thực

hiện các chƣơng trình, dự án, hiểu

biết về chính sách và quy trình, thủ

tục của nhà tài trợ, có năng lực

quản lý và điều phối các hoạt động

của chƣơng trình, dự án.

Kiểm soát

nội bộ/Tƣ

vấn Quản lý

Tài chính

- Có trách nhiệm quản lý tài chính

dự án theo đúng quy định của

WB và Chính phủ;

- Hƣớng dẫn và hỗ trợ các Kế toán

của Ban QLTDA

- Nhiệm vụ cụ thể:

Kiểm tra và đối chiếu số liệu

trong báo cáo tài chính của

các Ban QLTDA;

Hỗ trợ Ban ĐPDA về công

tác QLTC và hƣớng dẫn Kế

toán của Ban QLTDA theo

yêu cầu của Ban QLTDA và

phê duyệt của Ban ĐPDA;

Kiểm tra và đánh giá hệ

thống QLTC, bao gồm cả

công tác kiểm soát nội bộ, tại

các Ban QLTDA theo yêu

cầu của Ban ĐPDA.

- Kinh nghiệm trong lĩnh vực

kiểm toán dự án, có chứng chỉ

kiểm toán nội bộ.

- Kinh nghiệm chuyên môn trong

các chƣơng trình, dự án tƣơng

tự.

- Kinh nghiệm về quản lý ngân

sách và quản lý tài chính dự án;

- Nói và viết tiếng Anh tốt.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 27

TT Vị trí Chức năng và nhiệm vụ Yêu cầu chuyên môn

Kế toán

trƣởng

Trách nhiệm QLTC theo quy định

của WB và Chính phủ và theo kinh

nghiệm thực tiễn của những chƣơng

trình/dự án có quy mô tƣơng tự.

Nhiệm vụ Kế toán trƣởng của Ban

ĐPDA:

- Quản lý hệ thống tài chính kế

toán, rà soát và phê duyệt báo

cáo tài chính trình Giám đốc Ban

ĐPDA;

- Duy trì hệ thống kiểm soát nội

bộ phù hợp;

- Lập Kế hoạch vốn trình Giám

đốc Ban ĐPDA phê duyệt;

- Phân tích tình hình tài chính của

toàn Dự án (vốn vay và vốn đối

ứng).

- Kinh nghiệm ở vị trí công tác

tƣơng tự.

- Có chứng chỉ kế toán trƣởng.

- Quen thuộc với quy trình và

chính sách quản lý ngân sách

công.

- Ƣu tiên ngƣời có kinh nghiệm

trong quản lý tài chính dự án.

- Sử dụng đƣợc tiếng Anh.

Kế toán

viên

Kế toán có trách nhiệm:

- Thực hiện, theo dõi hoạt động

giải ngân đảm bảo các khoản chi

tiêu của dự án hiệu quả và theo

đúng các quy định của Chính

phủ và WB;

- Thực hiện các thủ tục rút vốn từ

WB để chi trả cho các hoạt động

dự án tại Ban ĐPDA và giải

ngân vốn các Ban QLTDA;

- Thực hiện công tác kế toán, bao

gồm cả việc nhập và xử lý dữ

liệu; và lƣu trữ chứng từ trong hệ

thống, đúng theo quy định hiện

hành của Chính phủ;

- Lập báo cáo tài chính hàng quý,

năm theo quy định của Chính

phủ và WB.

- Tốt nghiệp Đại học chuyên

ngành tài chính kế toán.

- Có kinh nghiệm về quản lý tài

chính dự án.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 28

TT Vị trí Chức năng và nhiệm vụ Yêu cầu chuyên môn

Thủ quỹ Thủ quỹ có trách nhiệm:

- Quản lý tiền mặt của Ban ĐPDA,

kiểm tra và đối chiếu cân đối các

khoản thu chi bằng tiền mặt với

sổ sách kế toán theo các quy định

hiện hành về chế độ kế toán;

- Rút tiền mặt từ các tài khoản của

dự án và thanh toán cho các

khoản chi bằng tiền mặt của dự

án;

- Lƣu trữ tất cả tài liệu theo yêu

cầu, sổ Quỹ tiền mặt, phiếu thu,

chi tiền mặt, biên bản kiểm quỹ

tiền mặt;

- Hỗ trợ Kế toán trƣởng và Kế

toán viên trong công tác thanh

toán, giải ngân và các hoạt động

liên quan khác bằng tiền mặt và

các nhiệm vụ khác đƣợc phân

công;

- Nhiệm vụ của Thủ quỹ tách rời

công việc của Kế toán dự án.

Có trình độ và kinh nghiệm phù

hợp trong lĩnh vực kế toán dự án.

2. Ban

QLTDA

Giám đốc

Ban

QLTDA

- Chịu trách nhiệm chung đối với việc

triển khai các hoạt động và tiến độ

thực hiện toàn TDA.

- Có trách nhiệm báo cáo, giải trình

với Ban ĐPDA và các cơ quan có

liên quan về các vấn đề thuộc thẩm

quyền quản lý.

Có năng lực chuyên môn, kinh

nghiệm công tác trong quản lý thực

hiện các chƣơng trình, dự án; hiểu

biết về chính sách và quy trình, thủ

tục của nhà tài trợ; có năng lực

quản lý và điều phối các hoạt động

của chƣơng trình, dự án.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 29

TT Vị trí Chức năng và nhiệm vụ Yêu cầu chuyên môn

Kế toán

trƣởng

Trách nhiệm QLTC theo quy định

của WB và Chính phủ và theo thực

tiễn của những chƣơng trình, dự án

có quy mô tƣơng tự. Nhiệm vụ Kế

toán trƣởng của Ban QLTDA:

- Quản lý hệ thống tài chính kế

toán, rà soát và phê duyệt báo

cáo tài chính trƣớc khi trình

Giám đốc Ban QLTDA và Ban

ĐPDA;

- Duy trì hệ thống kiểm soát nội

bộ phù hợp;

- Lập kế hoạch vốn trình Giám

đốc Ban QLTDA phê duyệt;

- Phân tích tình hình tài chính của

TDA đối với vốn WB và vốn đối

ứng.

- Kinh nghiệm ở vị trí công tác

tƣơng tự, có chứng chỉ kế toán

trƣởng.

- Quen thuộc với quy trình và

chính sách quản lý ngân sách

công. Ƣu tiên ngƣời có kinh

nghiệm trong quản lý tài chính

dự án.

- Sử dụng đƣợc tiếng Anh.

Kế toán

viên

Kế toán có trách nhiệm:

- Thực hiện, theo dõi hoạt động

giải ngân đảm bảo các các khoản

chi tiêu của dự án hiệu quả và

theo đúng các quy định của

Chính phủ và WB;

- Thực hiện các thủ tục rút vốn từ

Ban ĐPDA để chi trả cho các

hoạt động dự án tại Ban

QLTDA;

- Thực hiện công tác kế toán, bao

gồm cả việc nhập và xử lý dữ

liệu; và lƣu trữ chứng từ trong hệ

thống, đúng theo quy định hiện

hành của Chính phủ;

- Lập báo cáo tài chính hàng quý,

năm theo quy định của Chính

phủ và WB.

- Tốt nghiệp Đại học chuyên

ngành tài chính kế toán.

- Có kinh nghiệm về quản lý tài

chính dự án.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 30

TT Vị trí Chức năng và nhiệm vụ Yêu cầu chuyên môn

Thủ quỹ - Quản lý tiền mặt của Ban ĐPDA,

kiểm tra và đối chiếu cân đối các

khoản thu chi bằng tiền mặt với

sổ sách kế toán theo các quy định

hiện hành về chế độ kế toán;

- Rút tiền mặt từ các tài khoản của

dự án và chi trả các khoản chi

bằng tiền mặt;

- Lƣu trữ tất cả tài liệu theo yêu

cầu, sổ Quỹ Tiền mặt, phiếu thu,

chi tiền mặt, biên bản kiểm quỹ

tiền mặt;

- Hỗ trợ Kế toán trƣởng và Kế

toán viên trong công tác thanh

toán, giải ngân và các hoạt động

liên quan khác bằng tiền mặt và

các nhiệm vụ khác đƣợc phân

công;

- Nhiệm vụ của Thủ quỹ tách rời

công việc của Kế toán.

Có trình độ và kinh nghiệm phù

hợp trong lĩnh vực kế toán dự án.

4.2. Lập kế hoạch và ngân sách dự án

4.2.1. Mục tiêu của công tác lập kế hoạch và quản lý dự án

Mục tiêu của quản lý dự án PPTAF là nhằm hoàn thành dự án đúng thời hạn

một cách có hiệu quả kinh tế nhất. Lập kế hoạch dự án là một công cụ quan

trọng giúp đạt các Mục tiêu Phát triển Dự án. Các nội dung nêu trên giúp

Ban ĐPDA và các Ban QLTDA thành lập các mục tiêu thực tiễn trong công

tác xây dựng kế hoạch hàng quý, năm trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Lập kế hoạch dự án là công cụ hỗ trợ cho Ban lãnh đạo, cán bộ dự án của

Ban ĐPDA và Ban QLTDA triển khai thực hiện các hoạt động của dự án gắn

với các Mục tiêu Phát triển Dự án. Đây cũng là một phƣơng tiện hữu hiệu để

Ban ĐPDA và các Ban QLTDA thông tin đến các cơ quan giám sát của

Chính phủ, WB và các cơ quan có liên quan khác.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 31

4.2.2. Trách nhiệm các bên

4.2.2.1 Đối với Ban ĐPDA

a) Quy định về lập kế hoạch: Bộ phận Đấu thầu và QLTC của Ban ĐPDA có

trách nhiệm tham vấn ý kiến của Nhóm công tác dự án của WB lập kế hoạch dự

án theo nhu cầu thực hiện trong thực tế và trình Giám đốc Ban ĐPDA xem xét

và phê duyệt:

Lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Kế hoạch vốn của Ban ĐPDA chi tiết

theo từng hợp đồng và gói thầu hàng quý, năm;

Tổng hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch vốn hàng quý, năm của

Ban ĐPDA và của các Ban QLTDA để lập kế hoạch tổng thể của dự án;

Ban ĐPDA không có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch năm của các Ban

QLTDA;

Gửi kế hoạch hàng năm đã đƣợc phê duyệt của dự án PPTAF tới (i) WB

theo đúng quy định của Hiệp định Tài trợ; và (ii) các cơ quan liên quan

của Chính phủ theo đúng quy định về quản lý chi tiêu công và ngân sách

nhà nƣớc.

b) Cơ sở pháp lý cho công tác lập kế hoạch dự án

Hiệp định Tài trợ (FA), Tài liệu thẩm định dự án (PAD), Báo cáo nghiên

cứu khả thi (FS) và các tài liệu có liên quan khác cấu thành phần không

tách rời Hiệp định Tài trợ;

Chi phí dự án (tổng mức đầu tƣ) và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã đƣợc

phê duyệt của Ban ĐPDA;

Chi phí TDA (tổng mức đầu tƣ) và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã đƣợc

phê duyệt của Ban QLTDA .

Tham khảo mẫu biểu lập kế hoạch và theo dõi thực hiện dự án trong mục 4.2.3.

của Sổ tay Hƣớng dẫn này.

c) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: Trên cơ sở các báo cáo thực hiện dự

án và việc giám sát tình hình thực hiện cũng nhƣ kết quả thực tế, Ban ĐPDA

phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kỳ trƣớc. Bộ phận Đấu thầu và

QLTC chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 32

4.2.2.2. Đối với các Ban QLTDA của các CQCQ

a) Quy định về lập kế hoạch: Bộ phận Đấu thầu và QLTC của Ban QLTDA có

trách nhiệm tham vấn ý kiến của Ban ĐPDA và Nhóm công tác TDA của WB

để lập các kế hoạch của TDA theo nhu cầu thực tế đối với việc triển khai hoạt

động TDA và trình Giám đốc Ban QLTDA, Lãnh đạo CQCQ phê duyệt:

Lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, vốn của toàn bộ TDA hàng quý, năm

chi tiết theo từng hợp đồng và gói thầu;

Gửi Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và vốn hàng quý, năm đã đƣợc phê

duyệt của Ban QLTDA đến (i) Ban ĐPDA để tổng hợp báo cáo và làm cơ

sở giải ngân; (ii) WB theo đúng quy định của TTTC và Hiệp định Tài trợ;

và (iii) các cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo đúng quy định về quản lý

chi tiêu công và ngân sách nhà nƣớc.

Gửi kế hoạch dự án hàng quý, năm đã đƣợc phê duyệt đến WB theo đúng

quy định của Hiệp định Tài trợ và các cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo

đúng quy định về quản lý chi tiêu công và ngân sách nhà nƣớc.

b) Cơ sở pháp lý cho công tác lập kế hoạch của các TDA

Thỏa thuận Tài chính (TTTC) và các văn bản có liên quan;

Chi phí TDA (tổng mức đầu tƣ) và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Ban

QLTDA;

(Tham khảo mẫu biểu lập kế hoạch dự án và theo dõi thực hiện trong mục 4.2.3

của Sổ tay Hƣớng dẫn này).

c) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: Trên cơ sở các báo cáo thực hiện

TDA và việc giám sát tình hình thực hiện thực tế và kết quả, Ban QLTDA phân

tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kỳ trƣớc. Bộ phận Đấu thầu và QLTC

chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

d) Công tác triển khai thực hiện các hoạt động của TDA và phê duyệt các kế

hoạch và giao dịch của Ban QLTDA thuộc trách nhiệm của các CQTH/Ban

QLTDA.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 33

Bảng 4. Tóm tắt trách nhiệm và thời gian lập kế hoạch chi tiết

của Ban ĐPDA và các Ban QLTDA

ĐƠN VỊ

THỰC HIỆN NỘI DUNG THỜI GIAN

Ban ĐPDA của

Bộ KHĐT phối

hợp với WB

(Nhóm công

tác dự án

PPTAF của

WB)

- Lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu hàng

năm chi tiết theo từng hợp đồng và

từng gói thầu của Ban ĐPDA.

- Lập Kế hoạch vốn hàng năm, quý chi

tiết theo từng hợp đồng và từng gói

thầu của Ban ĐPDA.

- Tổng hợp Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

và Kế hoạch vốn hàng năm, quý của

Ban ĐPDA và Ban QLTDA.

- Trình Giám đốc Ban ĐPDA phê duyệt

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Kế

hoạch vốn tổng hợp hàng năm.

- Gửi Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Kế

hoạch vốn tổng hợp hàng năm cho

WB theo đúng quy định trong Hiệp

định Tài trợ.

- Ngày 20 tháng 10 năm

trƣớc năm kế hoạch.

- Ngày 25 tháng 10 năm

trƣớc năm kế hoạch.

- Ngày 10 tháng 11 trƣớc

năm kế hoạch.

- Ngày 15 tháng 11 trƣớc

năm kế hoạch.

- Ngày 30 tháng 11 trƣớc

năm kế hoạch .

Các Ban

QLTDA của

các CQCQ

phối hợp với

Nhóm công tác

TDA của WB

- Lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu hàng

năm chi tiết theo từng hợp đồng và

từng gói thầu của Ban ĐPDA.

- Lập Kế hoạch vốn hàng năm, quý chi

tiết theo từng hợp đồng và từng gói

thầu của TDA.

- Gửi Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Kế

hoạch vốn hàng năm đã đƣợc phê

duyệtcủa TDA cho Bộ KHĐT (thông

qua Ban ĐPDA) để tổng hợp.

- Gửi Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Kế

hoạch vốn hàng năm cho WB để lƣu

tài liệu.

- Ngày 20 tháng 10 năm

trƣớc năm kế hoạch.

- Ngày 25 tháng 10 trƣớc

năm kế hoạch.

- Ngày 10 tháng 11 năm

trƣớc năm kế hoạch.

- Ngày 30 tháng 11 năm

trƣớc năm kế hoạch.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 34

4.2.3. Các biểu mẫu về lập kế hoạch và giám sát thực hiện dự án

4.2.3.1. Trách nhiệm và thời gian biểu của quy trình lập, điều chỉnh và cập

nhật các kế hoạch dự án đƣợc quy định trong Bảng 5 dƣới đây.

Bảng 5. Trách nhiệm và thời gian lập, cập nhật

và điều chỉnh kế hoạch dự án

CÔNG VIỆC BỘ PHẬN

CHUYÊN TRÁCH

THỜI GIAN THỰC

HIỆN

Lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Đấu thầu Sớm nhất có thể

Lập Kế hoạch tài chính (vốn) và

giải ngân QLTC 30/06 hàng năm

Theo dõi và cập nhật hoạt động

của các gói thầu, nếu và khi cần. Đấu thầu Thƣờng xuyên

Cập nhật và điều chỉnh Kế hoạch

lựa chọn nhà thầu (nếu cần) Đấu thầu

Hàng năm hoặc khi

có yêu cầu.

Theo dõi, cập nhật và thực hiện

thanh toán và giải ngân QLTC Thƣờng xuyên

Điều chỉnh Kế hoạch tài chính

(vốn) và giải ngân, nếu cần thiết QLTC

Ngày 10/06 hàng

năm, 20 ngày trƣớc

khi bắt đầu ½ năm tài

chính còn lại

Các kế hoạch hàng năm phải hoàn thành trƣớc khi bắt đầu năm tài chính

và phù hợp với quy trình lập và phê duyệt ngân sách Nhà nƣớc (trong

tháng 7 hàng năm);

Tiến độ thực hiện cần đƣợc theo dõi thƣờng xuyên. Việc điều chỉnh, bổ

sung kế hoạch, nếu cần, sẽ đƣợc thực hiện trong nửa năm tài chính còn lại

nhằm đảm bảo việc thực hiện của dự án theo đúng kế hoạch đề ra;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 35

4.2.3.2. Các biểu mẫu

a) Biểu mẫu lập kế hoạch năm

Kế hoạch vốn hàng năm của dự án đƣợc lập dựa trên theo hƣớng dẫn của Thông

tƣ 218/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 và Thông tƣ 01/2014/TT-

BKHĐT ban hành ngày 01/01/2014 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định

38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2014 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ đƣợc phản ánh

trong bảng 6 sau đây:

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 36

Bảng 6. Mẫu kế hoạch tài chính năm 200X

Đơn vị tính:

TT Nội dung

hoạt động

Tổng vốn theo quy

định Hiệp định Tài

trợ/TTTC

Tổng vốn đã phân bổ

từ đầu năm đến thời

điểm xây dựng KH

Luỹ kế giải ngân từ

đầu năm đến thời

điểm xây dựng KH

Ƣớc thực hiện cả

năm

Kế hoạch giải ngân

năm tiếp theo

Tổng

số

ODA

và vay

ƣu đãi

Vốn

đối

ứng

Tổng

số

ODA

và vay

ƣu đãi

Vốn

đối

ứng

Tổng

số

ODA

và vay

ƣu đãi

Vốn

đối

ứng

Tổng

số

ODA

và vay

ƣu đãi

Vốn

đối

ứng

Tổng

số

ODA

và vay

ƣu đãi

Vốn

đối

ứng

I. Hợp phần 1

Hoạt động

1.1

Hoạt động

1.2

II. Hợp phần 2

Hoạt động

2.1.

Hoạt động

2.2.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 37

b) Theo dõi thực hiện kế hoạch

Việc theo dõi thực hiện kế hoạch hàng quý theo mẫu quản lý hợp đồng dƣới đây:

Bảng 7. Mẫu quản lý hợp đồng

STT Tên

gói

thầu

Tên

nhà

thầu

Ngày

ký hợp

đồng

Ngày

dự kiến

hoàn

thành

Tiến

độ

công

việc

thực

hiện

(%)

Tổng giá trị

hợp đồng

(USD/VND)

Tiến độ thanh

toán thực tế

Tiến độ thanh

toán theo kế

hoạch

Giá trị còn lại

của HĐ

(USD/VND)

Giá trị % Giá trị %

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 38

Việc theo dõi và quản lý thực hiện dự án đƣợc giao cho các bộ phận Đấu

thầu, QLTC và Quản lý dự án đảm nhiệm. Bộ phận Đấu thầu có trách nhiệm

theo dõi kế hoạch và tiến độ thực hiện cho đến khi hoàn thành. Bộ phận

QLTC theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện về mặt tài chính, bao gồm tình

hình giải ngân, tiến độ thanh toán cho các nhà thầu/nhà cung cấp căn cứ theo

tiến độ hoàn thành công việc dựa trên kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Bộ phận

Quản lý dự án chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực

hiện của dự án.

Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cần phải nêu đƣợc các nội dung

sau:

a) Tiến độ thực hiện công việc, tiến độ thanh toán và giải ngân thực tế so với

kế hoạch và giá trị hợp đồng;

b) Nguyên nhân và những phân tích cho các khoản chênh lệch;

c) Biện pháp khắc phục và thúc đẩy tiến độ thực hiện theo kịp kế hoạch;

d) Ngƣời/bộ phận có trách nhiệm đƣa ra các giải pháp khắc phục. Việc phân

tích tình hình thực hiện dự án phải đƣa ra khả năng hoàn thành dự án

trong khuôn khổ thời gian quy định của Hiệp định Tài trợ bằng cách so

sánh tiến độ thực hiện trong thực tế đối với kế hoạch đề ra, và những sự

cải thiện đạt đƣợc từ việc áp dụng các giải pháp khắc phục. Phần phân

tích này phải đƣợc trình bày trong báo cáo tiến độ của dự án.

e) Các Ban QLTDA cần cập nhật thông tin theo mẫu quản lý hợp đồng, đƣa

vào báo cáo quý của TDA và nộp cho Ban ĐPDA.

4.3. Quy trình giải ngân

A. Vốn WB (IDA)

4.3.1. Nguyên tắc

Đối với Ban ĐPDA:

Đảm bảo công tác giải ngân đƣợc tổ chức thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp

định Tài trợ, tuân thủ đầy đủ các chính sách và thủ tục giải ngân của WB và

quy định của Chính phủ về quản lý chi tiêu công và ngân sách Nhà nƣớc;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 39

Mở và quản lý: (a) một Tài khoản chỉ định (TKCĐ)/Tài khoản tạm ứng (TKTƢ)

riêng với mức trần ban đầu là 5 triệu USD tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank), Chi nhánh Hai Bà Trƣng, Hà Nội, Việt

Nam; (b) một tài khoản tiền đồng Việt Nam (VNĐ) tại Kho bạc Nhà nƣớc

(KBNN) dùng để tiếp nhận vốn đối ứng và thanh toán chi phí dự án đƣợc phân

bổ từ ngân sách Nhà nƣớc; Một tài khoản VNĐ tại ngân hàng Techcombank

đƣợc sử dụng để chuyển đổi ngoại tệ sang VNĐ phục vụ cho việc thanh toán các

khoản chi tiêu hợp lệ bằng VNĐ của dự án; Tài khoản lãi - phí ngân hàng tại

ngân hàng Techcombank đƣợc sử dụng cho mục đích quản lý riêng tiền lãi và

thanh toán phí dịch vụ phát sinh từ TKCĐ của Ban ĐPDA. Mức trần của

TKCĐ/TKTƢ của Ban ĐPDA đã đƣợc tăng lên mức 8 triệu USD để đáp ứng

nhu cầu về vốn và tiến độ thực hiện trong thực tế của dự án. Hạn mức của

TKCĐ đã đƣợc thông qua dựa trên thỏa thuận trƣớc bằng văn bản giữa WB và

Bộ KHĐT theo nhƣ quy định trong Thƣ Giải ngân.

Mức trần của TKCĐ có thể đƣợc điều chỉnh dựa trên tiến độ thực tế và thỏa

thuận trƣớc bằng văn bản giữa WB và Bộ KHĐT theo nhƣ quy định trong Thƣ

Giải ngân.

Thực hiện các đơn rút vốn trong khuôn khổ Hiệp định Tài trợ đƣợc giải

ngân từ WB;

Thực hiện giải ngân đối với những chi phí thuộc các hợp phần do Ban

ĐPDA thực hiện và quản lý bằng các phƣơng pháp (a) Tạm ứng; (b)

Thanh toán trực tiếp; và (c) Hoàn vốn;

Cấp vốn cho các Ban QLTDA theo quy định trong các TTTC đã ký;

Thực hiện thanh toán cho các khoản chi tiêu của dự án bằng VNĐ và

ngoại tệ (USD và đồng tiền khác).

Tổng hợp số liệu giải ngân của dự án để báo cáo cho CQCQ (Bộ KHĐT),

WB và các cơ quan liên quan của Chính phủ theo quy định.

Đối với các Ban QLTDA

Áp dụng các phƣơng pháp giải ngân: (a) Tạm ứng, (b) Thanh toán trực

tiếp; và (c) Hoàn trả (bồi hoàn);

Mở và quản lý:

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 40

a. TKDA/TKTƢ tiền VNĐ tại ngân hàng Techcombank. Trong

trƣờng hợp không có chi nhánh ngân hàng Techcombank tại địa

phƣơng nơi đặt trụ sở Ban QLTDA, TKDA/TKTƢ có thể đƣợc

mở tại một ngân hàng thƣơng mại có tên trong danh sách các

ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép giữ và quản lý nguồn vốn

ODA do NHNNVN xác định và công bố và đã đƣợc WB chấp

thuận.

b. Một tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) dùng để tiếp nhận

vốn đối ứng và thanh toán cho các chi phí của TDA;

c. Tài khoản lãi - phí ngân hàng tại ngân hàng thƣơng mại đƣợc sử

dụng cho mục đích quản lý riêng tiền lãi và thanh toán phí dịch

vụ phát sinh từ Tài khoản Dự án (TKDA/TKTƢ) của Ban

QLTDA.

Định nghĩa mức trần TKDA/TKTƯ của Ban QLTDA. Mức trần là một số

tiền nhất định các Ban QLTDA đề nghị đƣợc cấp tạm ứng. Khi một khoản

thanh toán có giá trị vƣợt khỏi mức trần, các Ban QLTDA có thể yêu cầu

Ban ĐPDA (i) thanh toán trực tiếp cho bên thứ 3 (nhà thầu, nhà cung cấp,

hoặc tƣ vấn), hoặc (ii) đề nghị Ban ĐPDA điều chỉnh tăng mức trần để

đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản chi tiêu hợp lệ tại Ban

QLTDA. Hiện tại, mức trần tƣơng đƣơng 500.000 USD. Mức trần này có

thể đƣợc điều chỉnh trong quá trình thực hiện TDA. Mức trần căn cứ vào

dự toán mức chi tiêu cho việc thực hiện dự án trong khoảng thời gian 06

tháng tiếp theo;

Khoản tạm ứng ban đầu đƣợc cấp cho các Ban QLTDA bằng VNĐ theo

yêu cầu của Ban QLTDA;

Sau khi nhận đƣợc khoản tạm ứng từ Ban ĐPDA, các Ban QLTDA có

trách nhiệm thực hiện các hoạt động TDA và giải ngân cho các khoản chi

tiêu hợp lệ theo quy định trong TTTC. Việc cấp khoản tạm ứng tùy thuộc

vào hình thức thanh toán và phƣơng pháp giải ngân đƣợc áp dụng tại Ban

QLTDA;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 41

Báo cáo Ban ĐPDA về tất cả các khoản chi tiêu hợp lệ đã đƣợc giải ngân

từ TKDA/TKTƢ và đề nghị Ban ĐPDA cấp bổ sung vốn cho TKDA/

TKTƢ theo định kỳ (i) hàng tháng, hoặc (ii) muộn nhất là hàng quý;

Khoản tạm ứng cấp cho các Ban QLTDA sẽ đƣợc thu hồi trong các

trƣờng hợp sau:

a. Hoàn tạm ứng bằng chứng từ của các khoản chi tiêu hợp lệ đã

đƣợc giải ngân theo yêu cầu bằng văn bản của Ban QLTDA;

b. Ban QLTDA giữ các khoản tạm ứng trong 02 quý liên tiếp mà

không thực hiện báo cáo chi tiêu hợp lệ đƣợc giải ngân;

c. Khoản dƣ nợ tạm ứng trong các TKDA/TKTƢ của Ban

QLTDA sau khi hoàn thành TDA;

d. Ban QLTDA chi trả cho các khoản chi tiêu không hợp lệ

thông qua TKDA/TKTƢ mà không có chứng từ chi tiêu hợp lệ

thay thế.

Không đƣợc tạm ứng cho các Ban QLTDA sau ngày kết thúc TDA;

Thực hiện thanh toán cho các khoản chi tiêu hợp lệ bằng VNĐ của TDA;

Các khoản thanh toán trong khuôn khổ của các TTTC do các Ban

QLTDA thực hiện từ nguồn vốn của TDA sẽ đƣợc Ban ĐPDA/WB hoàn

trả sau khi nhận đƣợc đề nghị hoàn vốn kèm theo các chứng từ chi tiêu

của các Ban QLTDA;

Các khoản phí dịch vụ ngân hàng phát sinh đối với khoản thanh toán cho

các chi tiêu hợp lệ bằng phƣơng thức chuyển khoản do các Ban QLTDA

chịu trách nhiệm và đƣợc chi trả từ khoản tiền lãi ngân hàng.

4.3.2. Hƣớng dẫn giải ngân

4.3.2.1. Phƣơng pháp giải ngân

Ba phƣơng pháp giải ngân tuân thủ theo chính sách và thủ tục giải ngân của WB

đƣợc áp dụng trong khuôn khổ Hiệp định Tài trợ số 4779-VN:

Tạm ứng: WB cấp một khoản tiền tạm ứng từ khoản vay vào TKCĐ của dự

án đƣợc dùng để chi trả các khoản chi tiêu hợp lệ khi có phát sinh và theo đó

các chứng từ thanh toán sẽ đƣợc trình sau ngày cấp tạm ứng;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 42

Thanh toán trực tiếp: WB sẽ chi trả trực tiếp cho bên thứ 3 (VD: nhà cung

cấp, nhà thầu, hoặc tƣ vấn) đối với các khoản chi tiêu hợp lệ theo yêu cầu của

bên vay.

Hoàn vốn (bồi hoàn): WB thực hiện hoàn trả cho bên vay đối với các khoản

chi tiêu hợp lệ mà dự án đã thanh toán từ nguồn tài chính của bên vay;

4.3.2.2. Tài khoản Dự án (TKDA)

4.3.2.2.1. Tài khoản Chỉ định (TKCĐ) /TKTƯ tại Ban ĐPDA

Một TKCĐ/TKTƢ riêng đƣợc mở tại ngân hàng Techcombank do Ban

ĐPDA quản lý để tiếp nhận khoản tạm ứng ban đầu do WB cấp và đƣợc sử

dụng để chi trả cho các khoản chi tiêu hợp lệ của dự án nhằm giảm thiểu số

lƣợng đơn rút vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án;

Đồng tiền của TKCĐ là USD (Đôla Mỹ) với mức trần ban đầu là 5.000.000

USD (Năm triệu USD);

Mức trần của TKCĐ đã đƣợc điều chỉnh tăng thêm 3 triệu USD nên mức trần

hiện tại của TKCĐ là 8.000.000 USD (Tám triệu USD).

4.3.2.2.2. Tài khoản Dự án/Tài khoản Tạm ứng tại các Ban QLTDA

Theo quy định tại mục 4.3.1, các TKDA/TKTƢ tiền VNĐ của các Ban

QLTDA đƣợc mở tại ngân hàng Techcombank hoặc tại một ngân hàng

thƣơng mại có tên trong danh sách các ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép

quản lý nguồn vốn ODA do NHNNVN ban hành và đƣợc WB đồng ý;

Mức trần hiện tại của các TKDA/TKTƢ tƣơng đƣơng 500.000 USD (Năm

trăm nghìn USD).

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 43

4.3.2.3. Rút vốn về TKCĐ (phƣơng pháp Tạm ứng)

Sơ đồ 1: Quy trình rút vốn về TKCĐ (Ban ĐPDA)

Ghi chú: Đƣờng đi của tài liệu

Dòng tiền

Giải thích quy trình giải ngân:

1. Ban ĐPDA trình hồ sơ rút vốn đến Bộ TC (thông qua Cục Quản lý nợ

và Tài chính đối ngoại);

2. Bộ TC xem xét, thông qua và đồng ký đơn rút vốn của Ban ĐPDA trong

vòng 5 ngày làm việc;

3. WB xét và xử lý hồ sơ rút vốn và giải ngân vào TKCĐ của Ban ĐPDA

tại Techcombank trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc hồ

sơ;

4. Techcombank thông báo cho Ban ĐPDA sau khi nhận đƣợc khoản giải

ngân từ WB.

WB Bộ TC

Ban ĐPDA Techcombank

(2)

(1) (3)

(4)

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 44

Sơ đồ 2: Quy trình rút vốn từ Ban ĐPDA về TKDA/TKTƢ

của các Ban QLTDA

Ghi chú: Đƣờng đi của tài liệu

Dòng tiền

Giải thích quy trình giải ngân:

1. Ban QLTDA gửi Ban ĐPDA hồ sơ đề nghị tạm ứng;

2. Ban ĐPDA xét, xử lý và chấp thuận hồ sơ đề nghị tạm ứng của Ban

QLTDA trong vòng 5 ngày làm việc;

3. Ban ĐPDA yêu cầu Techcombank chuyển tiền vào TKDA/TKTƢ tại

ngân hàng phục vụ của Ban QLTDA;

4. Ngân hàng phục vụ thông báo cho Ban QLTDA sau khi nhận đƣợc vốn

từ Ban ĐPDA.

Ngân hàng phục vụ

Ban ĐPDA

(Techcombank)

Ban ĐPDA

Ban QLTDA Ngân hàng phục vụ

Ban QLTDA

(2)

(1) (3)

(4)

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 45

4.3.2.4. Rút vốn theo phƣơng pháp thanh toán trực tiếp

Sơ đồ 3: Quy trình rút vốn theo phƣơng pháp thanh toán trực tiếp

tại Ban ĐPDA

Ghi chú: Đƣờng đi của tài liệu

Dòng tiền

Giải thích quy trình giải ngân:

1. Nhà thầu gửi đề nghị thanh toán cho Ban ĐPDA;

2. Ban ĐPDA chuẩn bị hồ sơ và gửi KBNN kiểm soát chi;

3. KBNN thông báo kết quả kiểm soát chi cho Ban ĐPDA;

4. Ban ĐPDA trình hồ sơ rút vốn đến Bộ TC (thông qua Cục Quản lý nợ

và Tài chính đối ngoại) để xem xét và đồng ký đơn rút vốn;

5. Bộ TC xem xét, thông qua và đồng ký đơn rút vốn của Ban ĐPDA trong

vòng 5 ngày làm việc;

Bộ TC WB

Kho bạc Nhà nƣớc PCU Ngân hàng thƣơng

mại của nhà thầu

Nhà thầu/Nhà cung cấp/Tƣ vấn

(5)

(4)

(1)

(3)

(2)

(6)

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 46

6. WB xem xét, xử lý hồ sơ rút vốn và giải ngân trực tiếp cho nhà thầu của

Ban ĐPDA theo đề nghị thanh toán.

Sơ đồ 4: Quy trình rút vốn thanh toán trực tiếp đối với Ban QLTDA

Ghi chú: Đƣờng đi của tài liệu

Dòng tiền

Giải thích quy trình giải ngân:

1. Nhà thầu/Nhà cung cấp/Tƣ vấn gửi đề nghị thanh toán cho Ban QLTDA;

2. Ban QLTDA chuẩn bị hồ sơ và gửi KBNN kiểm soát chi;

3. KBNN thông báo kết quả kiểm soát chi cho Ban QLTDA;

4. Ban QLTDA gửi hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp và các chứng từ đến

Ban ĐPDA;

5. Ban ĐPDA xem xét đơn đề nghị và giá trị thanh toán để quyết định hình

thức giải ngân nhƣ sau:

a. Đề nghị Techcombank chuyển tiền cho nhà thầu của Ban

QLTDA; hoặc

Ban ĐPDA

KBNN

Nhà thầu/Nhà cung cấp/Tƣ vấn

Ban QLTDA

(4)

(5)

(6)

Techcombank/

WB

(1)

(2

(3)

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 47

b. Lập hồ sơ rút vốn theo phƣơng pháp thanh toán trực tiếp đệ trình

đến (i) Bộ TC xét duyệt và đồng ký đơn; và (ii) WB xét duyệt đơn

rút vốn và giải ngân trực tiếp cho nhà thầu của Ban QLTDA.

6. (a) Techcombank chuyển tiền trực tiếp cho nhà thầu của Ban QLTDA

theo chỉ thỉ thanh toán/ (b) WB giải ngân trực tiếp cho nhà thầu của Ban

QLTDA.

4.3.2.5. Rút vốn theo phƣơng pháp hoàn vốn cho Ban ĐPDA và Ban

QLTDA

Sơ đồ 5: Quy trình rút vốn theo phƣơng pháp hoàn vốn

Giải thích quy trình giải ngân:

1. 1(a), 1(b). Nhà thầu gửi hồ sơ đề nghị thanh toán lên Ban QLTDA/Ban

ĐPDA;

2. 2(a), 2(b). Ban QLDA/Ban ĐPDA chuẩn bị hồ sơ và gửi sang KBNN cho

mục đích kiểm soát chi;

Bộ TC WB

KBNN Ban ĐPDA

BanQLTDA

Nhà thầu A

Nhà thầu B

NH phục vụ của

Ban ĐPDA

NH phục vụ

của Ban

QLTDA

(6)

(5)

(7)

(4b)

(1b)

(3b)

(1a)

(4a)

(2a)

(2b)

(3a)

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 48

3. 3(a), 3(b). Ban QLTDA/Ban ĐPDA thanh toán cho nhà thầu của Ban

QLTDA/Ban ĐPDA bằng nguồn tài chính của các Ban sau khi có kết quả

kiểm soát chi;

4. Đối với Ban QLTDA:

4(a). Ban QLTDA gửi Ban ĐPDA hồ sơ đề nghị hoàn vốn;

4(b) Ban ĐPDA xem xét hồ sơ đề nghị hoàn vốn và giá trị đề nghị hoàn

vốn của Ban QLTDA để quyết định các phƣơng pháp giải ngân nhƣ sau:

Hoàn vốn cho các Ban QLTDA từ TKCĐ do Ban ĐPDA quản

lý theo chỉ thị thanh toán; hoặc

Lập hồ sơ rút vốn theo phƣơng pháp hoàn vốn đệ trình đến (i)

Bộ TC xét duyệt và đồng ký đơn; và (ii) WB xét duyệt đơn rút

vốn và giải ngân hoàn vốn cho Ban QLDA.

5. Đối với Ban ĐPDA, Ban ĐPDA lập đơn rút vốn và gửi hồ sơ đề nghị

hoàn vốn đến Bộ TC (Cục Quản lý và Tài chính đối ngoại) để đồng ký

đơn;

6. Bộ TC xem xét, thông qua và đồng ký hồ sơ đề nghị hoàn vốn cho Ban

ĐPDA;

7. WB xem xét hồ sơ rút vốn và giải ngân hoàn trả vốn vào tài khoản của

Ban ĐPDA.

Ghi chú: Giá trị tối thiểu của một đơn rút vốn (WA) theo các phương pháp giải

ngân Thanh toán trực tiếp và Hoàn vốn từ WB phải tương đương 20% giá trị

của số dư tạm ứng tại TKCĐ theo đúng quy định về thủ tục và chính sách giải

ngân của WB như trường hợp giải ngân mô tả tại sơ đồ 4, 5 và 6.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 49

4.3.2.6. Giải ngân thông qua TKCĐ/TKTƢ tại Ban ĐPDA và Ban QLTDA

4.3.2.6.1. Giải ngân các khoản chi tiêu có giá trị thanh toán tương đương

hoặc trên ngưỡng (mức trần) TKDA/ TKTƯ của Ban QLTDA.

Sơ đồ 6: Quy trình rút vốn thông qua TKCĐ của Ban ĐPDA

Giải thích quy trình giải ngân:

1. Nhà thầu nộp yêu cầu thanh toán cho Ban ĐPDA (1(a)) đối với trƣờng

hợp chi tiêu của Ban ĐPDA và cho Ban QLTDA (1(b)) đối với trƣờng

hợp chi tiêu của Ban QLTDA;

2. Ban ĐPDA gửi hồ sơ thanh toán đến KBNN (2(a)) và các Ban QLTDA

gửi hồ sơ thanh toán đến KBNN (2(b)) cho mục đích kiểm soát chi;

3. Ban QLTDA gửi hồ sơ thanh toán đến Ban ĐPDA;

4. Ban ĐPDA yêu cầu Techcombank chuyển tiền;

5. Techcombank thực hiện thanh toán cho nhà thầu của Ban ĐPDA trong

(5(a)) và nhà thầu của Ban QLTDA trong (5(b)).

Ban ĐPDA

TECHCOMBANK

Ban QLTDA

2(a)

Nhà thầu (B)

KBNN

Nhà thầu

(A)

5(b)

5(a)

2(b)

3

1(a)

4

1(b)

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 50

4.3.2.6.2. Giải ngân các khoản chi tiêu có giá trị thanh toán dưới ngưỡng

(mức trần) TKDA/TKTƯ của Ban QLTDA.

Sơ đồ 7: Quy trình rút vốn thông qua TKCĐ của Ban ĐPDA

Giải thích quy trình giải ngân:

1. Ban QLTDA gửi đề nghị tạm ứng đến Ban ĐPDA;

2. Ban ĐPDA đề nghị Techcombank chuyển khoản tạm ứng vào

TKDA/TKTƢ của Ban QLTDA mở tại ngân hàng thƣơng mại;

3. Techcombank của Ban ĐPDA thực hiện chuyển khoản tạm ứng vào

TKDA/TKTƢ của Ban QLTDA;

4. Các nhà thầu của Ban QLTDA gửi đề nghị thanh toán đến Ban QLTDA;

5. Ban QLTDA gửi hồ sơ thanh toán đến KBNN cho mục đích kiểm soát

chi;

6. Ban QLTDA đề nghị ngân hàng thƣơng mại giải ngân từ TKDA/TKTƢ

thanh toán cho nhà thầu của Ban QLTDA;

7. Ngân hàng thƣơng mại của Ban QLTDA chuyển tiền cho nhà thầu của

Ban QLTDA;

Ban ĐPDA Techcombank

KBNN Các Ban

QLTDA

Ngân hàng dịch vụ

của Ban QLTDA

Nhà thầu

2

5

1 8

7

3

4

6

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 51

8. Ban QLTDA lập báo cáo chi tiêu và chứng từ giải ngân gửi đến Ban

ĐPDA để yêu cầu: (i) bổ sung vào TKDA/TKTƢ của Ban QLTDA; hoặc

(ii) yêu cầu thu hồi tạm ứng theo định kỳ hàng tháng hoặc chậm nhất là

hàng quý.

4.3.3. Hồ sơ chứng từ

4.3.3.1. Hồ sơ rút vốn

Đối với Ban ĐPDA

4.3.3.1.1. Hồ sơ rút vốn về TKCĐ tại Ban ĐPDA

Thủ tục pháp lý

- Quyết định số 569/QĐ-BKH ngày 20/4/2010 về việc phê duyệt Báo

cáo nghiên cứu khả thi dự án PPTAF;

- Hiệp định Tài trợ số 4779-VN;

- Quyết định số 68/QĐ-BKHĐT ngày 21/01/2015 về việc sửa đổi, bổ

sung các Quyết định thành lập Ban ĐPDA PPTAF;

- Số tài khoản của TKCĐ tại Techcombank, và mẫu chữ ký có thẩm

quyền ký đơn rút vốn.

Hồ sơ rút vốn về TKCĐ

Hồ sơ rút vốn tạm ứng lần đầu bao gồm:

- Công văn đề nghị rút vốn tạm ứng của Ban ĐPDA gửi Bộ TC;

- Mẫu đơn rút vốn của WB;

- Hiệp định Tài trợ 4779-VN;

- Kế hoạch vốn hàng năm đã đƣợc duyệt.

Hồ sơ rút vốn bổ sung vào TKCĐ của Ban ĐPDA:

- Công văn đề nghị bổ sung vốn TKCĐ của Ban ĐPDA gửi Bộ TC;

- Mẫu đơn rút vốn của WB (đơn điện tử);

- Sao kê chi tiêu (SOE) áp dụng đối với các khoản chi tiêu hợp lệ thuộc

hợp đồng hậu kiểm;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 52

- Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) cùng đề nghị thanh toán của nhà thầu, đơn

vị cung cấp… thuộc hợp đồng yêu cầu có xem xét trƣớc của WB;

- Bảng cân đối TKCĐ (DA Reconciliation Statement);

- Bảng sao kê sổ phụ ngân hàng hàng tháng của TKCĐ do

Techcombank phát hành;

- Xác nhận kiểm soát chi của KBNN (phiếu giá);

- Hợp đồng và chứng từ khác có liên quan theo yêu cầu.

4.3.3.1.2. Hồ sơ rút vốn đối với phương pháp thanh toán trực tiếp

- Công văn của Ban ĐPDA đề nghị rút vốn thanh toán trực tiếp cho bên

thứ ba gửi Bộ TC;

- Mẫu đơn rút vốn của WB (đơn điện tử);

- Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) áp dụng đối với hợp đồng tiền kiểm theo

quy định về đấu thầu của WB; Đề nghị thanh toán của nhà thầu, đơn vị

cung cấp….

- Xác nhận kiểm soát chi của KBNN (phiếu giá);

- Hợp đồng và các chứng từ liên quan khác theo yêu cầu.

4.3.3.1.3. Hồ sơ rút vốn đối với phương pháp hoàn vốn

- Công văn của Ban ĐPDA đề nghị hoàn trả vốn về tài khoản của Ban

ĐPDA/tài khoản của Ban QLTDA gửi Bộ TC;

- Mẫu đơn rút vốn của WB (đơn điện tử);

- Sao kê chi tiêu (SOE) áp dụng đối với các khoản chi tiêu hợp lệ thuộc

các hợp đồng hậu kiểm;

- Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) áp dụng đối với hợp đồng tiền kiểm theo

quy định về đấu thầu của WB; Đề nghị thanh toán của nhà thầu, đơn vị

cung cấp…;

- Xác nhận kiểm soát chi của KBNN (phiếu giá);

- Hợp đồng và các chứng từ có liên quan khác theo yêu cầu.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 53

Ghi chú: Các Sao kê chi tiêu (SOE) và Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) do Ban

ĐPDA lập phải tuân thủ theo mẫu biểu của WB được quy định trong Thư

Giải ngân.

Đối với Ban QLTDA

4.3.3.1.4. Hồ sơ rút vốn về TKDA/TKTƯ của Ban QLTDA

Thủ tục pháp lý

- TTTC đã có hiệu lực;

- Quyết định thành lập Ban QLTDA có trách nhiệm thực hiện và quản lý

TDA;

- TKDA/TKTƢ tiền VNĐ của Ban QLTDA đƣợc mở tại ngân hàng dịch

vụ đƣợc chỉ định là chi nhánh của ngân hàng Techcombank tại địa

phƣơng nơi đặt trụ sở của Ban QLTDA;

- Số tài khoản của TKDA/TKTƢ và mẫu chữ ký của nhân sự có thẩm

quyền ký hồ sơ rút vốn.

Hồ sơ rút vốn theo phƣơng pháp tạm ứng

Hồ sơ rút vốn tạm ứng lần đầu

- Mẫu đơn rút vốn theo mẫu của Ban ĐPDA PPTAF (Công văn đề nghị

tạm ứng);

- Kế hoạch vốn (KHTC) hàng năm đƣợc phê duyệt.

Hồ sơ rút vốn bổ sung TKDA/TKTƢ

- Đề nghị rút vốn bổ sung TKTƢ theo mẫu của Ban ĐPDA PPTAF

(Công văn đề nghị bổ sung TKDA/TKTƢ);

- Sao kê chi tiêu (SOE) áp dụng đối với các khoản chi tiêu hợp lệ thuộc

các hợp đồng hậu kiểm;

- Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) kèm theo đề nghị thanh toán của nhà thầu,

đơn vị cung cấp đối với các hợp đồng tiền kiểm theo quy định về đấu

thầu của WB);

- Bảng cân đối TKDA/TKTƢ (sử dụng biểu DA Reconciliation

Statement);

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 54

- Bảng sao kê sổ phụ ngân hàng hàng tháng của TKDA/TKTƢ của Ban

QLTDA do ngân hàng dịch vụ phát hành;

- Xác nhận kiểm soát chi của KBNN (phiếu giá);

- Hợp đồng và các chứng từ liên quan khác theo yêu cầu.

4.3.3.1.5. Hồ sơ rút vốn theo phương pháp thanh toán trực tiếp

- Đề nghị rút vốn thanh toán trực tiếp cho nhà thầu theo mẫu của Ban

ĐPDA dự án PPTAF (Công văn đề nghị thanh toán trực tiếp);

- Sao kê chi tiêu (SOE) áp dụng đối với các khoản chi tiêu hợp lệ thuộc

các hợp đồng hậu kiểm;

- Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) áp dụng đối với hợp đồng tiền kiểm;

- Chứng từ có liên quan (hoá đơn, biên nhận, phiếu thu, phiếu chi, biên

bản/chứng nhận khối lƣợng công việc dịch vụ tƣ vấn hoàn thành, bàn

giao sản phẩm, hàng hóa…);

- Giấy tờ chứng minh các hoạt động của dự án đã đƣợc hoàn thành đúng

tiến độ hoặc đầy đủ áp dụng đối với cả hợp đồng tiền kiểm và hậu

kiểm;

- Xác nhận kiểm soát chi của KBNN (phiếu giá);

- Hợp đồng và các chứng từ liên quan khác theo yêu cầu.

4.3.3.1.6. Hồ sơ rút vốn theo phương pháp hoàn vốn

- Đề nghị hoàn vốn cho Ban QLTDA theo mẫu của Ban ĐPDA PPTAF

(Công văn đề nghị hoàn vốn);

- Sao kê chi tiêu (SOE) áp dụng đối với các khoản chi tiêu hợp lệ thuộc

các hợp đồng hậu kiểm;

- Bảng tóm tắt chi tiêu (SS) áp dụng đối với hợp đồng tiền kiểm;

- Chứng từ có liên quan (hoá đơn, biên nhận, phiếu thu, phiếu chi, biên

bản/chứng nhận khối lƣợng công việc dịch vụ tƣ vấn hoàn thành, bàn

giao sản phẩm, hàng hóa v.v…) chứng minh các hoạt động trong

khuôn khổ dự án đang đƣợc thực hiện hoặc đã hoàn thành áp dụng đối

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 55

với cả hợp đồng tiền kiểm và hậu kiểm theo quy định về đấu thầu của

WB;

- Xác nhận kiểm soát chi của KBNN (phiếu giá);

- Hợp đồng và các chứng từ liên quan khác theo yêu cầu.

4.3.4. Quy định về ngƣỡng giá trị hợp đồng và chứng từ thanh toán đi kèm

hồ sơ rút vốn

Những hợp đồng có giá trị trên ngƣỡng SOE nêu dƣới đây phải cung cấp đầy đủ

chứng từ kèm theo hồ sơ rút vốn:

- Các hợp đồng hàng hoá có giá trị tƣơng đƣơng hoặc lớn hơn 100.000

USD;

- Các hợp đồng dịch vụ của công ty tƣ vấn có giá trị tƣơng đƣơng hoặc

lớn hơn 100.000 USD;

- Các hợp đồng dịch vụ tƣ vấn cá nhân có giá trị tƣơng đƣơng hoặc lớn

hơn 50.000 USD.

Ghi chú:

- Tất cả các hợp đồng thuộc diện tiền kiểm nếu có giá trị thấp hơn các ngưỡng

quy định nêu trên phải cung cấp đầy đủ chứng từ thanh toán theo yêu cầu trong

hồ sơ rút vốn;

- Tất cả các hợp đồng thuộc diện hậu kiểm nếu có giá trị tương đương hoặc vượt

quá các ngưỡng nêu trên có thể không phải nộp đầy đủ chứng từ nếu giải ngân

theo phương pháp tạm ứng.

B. Vốn đối ứng

4.3.5. Quy định về cấp phát ngân sách vốn đối ứng

- Vốn đối ứng cho các hoạt động của dự án PPTAF đƣợc phân bổ từ

ngân sách nhà nƣớc và đƣợc sử dụng theo quy định trong Hiệp định

Tài trợ 4779-VN và TTTC;

- CQCQ của Ban ĐPDA (Bộ KHĐT) phân bổ và phê duyệt vốn đối ứng

hàng năm cho Ban ĐPDA từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo

cung cấp đủ vốn đối ứng cho các hoạt động của dự án;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 56

- CQCQ của các Ban QLTDA phân bổ và phê duyệt vốn đối ứng hàng

năm cho các Ban QLTDA từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo

đủ ngân sách cho các hoạt động đã đƣợc phê duyệt của TDA.

4.3.6. Quy trình giải ngân và dòng vốn luân chuyển

- Ban ĐPDA mở một tài khoản tiền VNĐ tại KBNN để tiếp nhận vốn và

thanh toán các chi phí đƣợc phân bổ từ vốn đối ứng;

- Các Ban QLTDA mở tài khoản dự án tiền VNĐ tại các KBNN để tiếp

nhận vốn và thanh toán các chi phí đƣợc phân bổ từ vốn đối ứng.

4.3.7. Cơ chế QLTC áp dụng đối với các khoản chi tiêu từ nguồn vốn đối

ứng phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ

- Thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 (thay thế Thông tƣ

79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003) quy định chế độ kiểm soát, thanh

toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN;

- Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 ban hành quy trình quy

trình một cửa trong kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc

qua KBNN.

C. Vốn khác

Ban ĐPDA có thể mở thêm một tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại hoặc

KBNN để tiếp nhận các nguồn vốn khác (nếu có) - không phải nguồn vốn

IDA và vốn đối ứng - để tài trợ cho các hoạt động của dự án theo phê duyệt

của Bộ KHĐT và WB đối với nguồn vốn bổ sung;

Các Ban QLTDA có thể mở thêm các tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại

hoặc KBNN để tiếp nhận nguồn vốn khác với nguồn vốn IDA và vốn đối ứng

để tài trợ cho các hoạt động của TDA theo phê duyệt của Bộ KHĐT và WB

đối với nguồn vốn bổ sung.

4.3.8. Các khoản chi tiêu hợp lệ do Ban ĐPDA quản lý và thực hiện

4.3.8.1. Hỗ trợ Quỹ Chuẩn bị dự án và Tăng cƣờng năng lực (Hợp phần B)

Hỗ trợ Bộ KHĐT trong việc xem xét và thẩm định hồ sơ đăng ký TDA, theo

dõi và đánh giá TDA;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 57

Tăng cƣờng năng lực cho cơ quan thực hiện TDA trong khuôn khổ TTTC và

các đơn vị có liên quan về phƣơng diện kỹ thuật của công tác thực hiện TDA,

bao gồm cả công tác an toàn môi trƣờng và xã hội;

Tăng cƣờng năng lực về các dự án đầu tƣ công nói chung cho Bộ KHĐT và

các Bộ, ngành có liên quan.

Chi tiêu phân bổ theo hoạt động của dịch vụ tư vấn

Dịch vụ tƣ vấn cá nhân trong lĩnh vực đấu thầu, quản lý tài chính, an toàn

môi trƣờng, xã hội, giám sát và đánh giá, hành chính, điều phối, tăng cƣờng

năng lực và quản lý dự án:

- Sàng lọc và xử lý các hồ sơ đăng ký TDA PPTAF;

- Theo dõi và đánh giá tổng thể dự án;

- Quản lý tài chính tổng hợp;

- Hƣớng dẫn và hỗ trợ cho các CQCQ/CQTH trong công tác đấu thầu;

- Hƣớng dẫn và hỗ trợ các CQCQ/CQTH trong công tác an toàn;

- Quản lý danh mục và theo dõi nhằm đảm bảo chất lƣợng và chuẩn bị

chƣơng trình tăng cƣờng năng lực.

Tăng cƣờng năng lực tổng thể cho công tác chuẩn bị dự án để hỗ trợ cho:

- Các CQTH/Ban QLTDA: các CQTH TDA theo từng TDA và tập hợp

tất cả các TDA để nâng cao năng lực quản lý công tác chuẩn bị dự án

cả về cả tính hiệu quả của công tác chuẩn bị và chất lƣợng của tài liệu

dự án;

- Các tƣ vấn và các cơ quan lập kế hoạch của Việt Nam về kỹ thuật và

an toàn trong các tài liệu chuẩn bị TDA;

- Hội thảo, chƣơng trình tập huấn trong và ngoài nƣớc; in ấn, chuẩn bị

tài liệu tập huấn hội thảo.

Các dịch vụ đƣợc cung cấp cho Bộ KHĐT và các cơ quan quản lý kinh tế

khác của Chính phủ nhƣ Bộ TC và NHNNVN, các hỗ trợ chuyên môn để cải

thiện thể chế và thủ tục dự án đầu tƣ công nói chung của Việt Nam, bao gồm

những hỗ trợ xuất phát từ hoạt động của Sáng kiến hợp tác giữa Chính phủ

và sáu Ngân hàng phát triển (đối tác phát triển). Các hoạt động bao gồm:

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 58

- Lập các hƣớng dẫn, tổ chức hội thảo, in ấn và phát hành tài liệu hƣớng

dẫn;

- Chuẩn bị các chiến lƣợc vay nợ nƣớc ngoài;

- Các chuyến nghiên cứu khảo sát khi cần thiết nhằm hỗ trợ phát triển

các chiến lƣợc và sáng kiến của Chính phủ.

4.3.8.2. Chi phí hoạt động và Chi phí quản lý dự án (Hợp phần C)

Vốn IDA: Kiểm toán tài chính độc lập hàng năm, ô tô, trang thiết bị làm việc

theo yêu cầu quản lý dự án;

Vốn đối ứng: Chi phí hoạt động đƣợc phân bổ từ vốn đối ứng gồm vật dụng

văn phòng, tài sản phục vụ công tác chuyên môn, chi phí dịch vụ ngân hàng,

thông tin liên lạc, vận hành ô tô dự án, bảo trì, bảo hiểm, thuê văn phòng làm

việc, tổ chức hội thảo, in ấn tài liệu, ấn phẩm truyền thông, chi phí đi lại công

tác và phụ cấp (trong và ngoài nƣớc), tiền lƣơng của cán bộ dự án theo hợp

đồng và thời vụ, lƣơng và phụ cấp lƣơng cán bộ kiêm nhiệm, chi phí của cán

bộ nhà nƣớc đối với các hoạt động theo dõi và đánh giá dự án.

4.3.9. Các khoản chi tiêu hợp lệ của các Ban QLTDA (Hợp phần A)

Vốn IDA. Quỹ Chuẩn bị dự án nhằm tài trợ các nghiên cứu khả thi, thiết kế

chi tiết, hoạt động đấu thầu và bao gồm các hoạt động nhƣ sau:

- Thiết lập quy mô và ƣu tiên về thành lập ý tƣởng dự án;

- Nghiên cứu các lựa chọn chiến lƣợc;

- Các công cụ an toàn;

- Khảo sát và kiểm nghiệm;

- Thiết kế chính sách;

- Lập Điều khoản tham chiếu đối với các dịch vụ tƣ vấn thực hiện TDA;

- Hỗ trợ quản lý và công tác QLTC;

- Hỗ trợ đấu thầu;

- Lập sổ tay thực hiện hoạt động dự án;

- Hội thảo và tập huấn;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 59

- Lập khung quản trị;

- Lập nghiên cứu khả thi theo hƣớng dẫn chung lập nghiên cứu khả thi

dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển tại Quyết định 48/2008/QĐ-CP do

Chính phủ ban hành ngày 03/04/2008;

- Lập tài liệu chuẩn bị TDA theo mô hình hợp tác công tƣ;

- Lập thiết kế đáp ứng theo yêu cầu của Luật Xây dựng;

- Các hoạt động khác theo thỏa thuận giữa Bộ KHĐT và WB.

Vốn đối ứng. Chi phí hoạt động, chi phí quản lý dự án và chi phí khác đƣợc

quy định cụ thể trong các TTTC trong khuôn khổ Hiệp định Tài trợ 4779-

VN.

4.3.10. Thủ tục kiểm soát chi đối với Ban ĐPDA và Ban QLTDA

Hồ sơ pháp lý gửi một lần cho KBNN để thực hiện kiểm soát chi:

- Hiệp định Tài trợ 4779-VN;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Thỏa thuận Tài chính TDA;

- Kế hoạch tài chính năm đã đƣợc phê duyệt;

- Hồ sơ gửi từng lần kiểm soát chi:

- Quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu,

hợp đồng;

- Thƣ không phản đối của WB;

- Hợp đồng đã đƣợc ký với nhà thầu/nhà cung cấp;

- Dự toán đã đƣợc phê duyệt đối với từng hạng mục, gói thầu thực hiện

theo phƣơng pháp chỉ định thầu và công việc thực hiện không qua hợp

đồng;

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;

- Bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng, nếu có, theo quy định định của hợp

đồng;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 60

- Biên bản kiểm tra và nghiệm thu khối lƣợng công việc hoàn thành theo

tiến độ thanh toán nhƣ quy định trong hợp đồng;

- Biên bản kiểm tra và bàn giao khối lƣợng công việc hoàn thành, Biên

bản thanh lý hợp đồng trong trƣờng hợp quyết toán hợp đồng;

- Hóa đơn/chứng từ của nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ tƣ vấn và

các nội dung khác theo đúng quy định của WB và Chính phủ.

Tài liệu khác (nếu có) theo hƣớng dẫn kiểm soát chi của Thông tƣ 161/2012/TT-

BTC ngày 02/10/2012 và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tƣ, nếu có. Quy

định về loại hồ sơ chứng từ nộp một lần và nộp theo từng đợt phục vụ công tác

kiểm soát chi và rút vốn đƣợc quy định cụ thể tại Thông tƣ 218/2013/TT-BTC

ngày 31/12/2013.

Tài liệu cung cấp phục vụ công tác kiểm soát chi phải bằng tiếng Việt. Tài liệu

bằng tiếng nƣớc ngoài phải đƣợc dịch sang tiếng Việt và có dấu và chữ ký

chứng thực của Chủ dự án. Đối với các hợp đồng bằng tiếng nƣớc ngoài, các

điều khoản thanh toán bắt buộc phải đƣợc dịch sang tiếng Việt và đƣợc chứng

thực bằng dấu và chữ ký của Chủ dự án.

4.4. Tài trợ hồi tố

4.4.1. Các hoạt động hợp lệ đƣợc áp dụng cơ chế tài trợ hồi tố

Các hoạt động tập huấn và tăng cƣờng năng lực liên quan đến việc lập Sổ tay

Hƣớng dẫn trong đó bao gồm thủ tục quản lý tài chính, giải ngân, thủ tục

mua sắm đấu thầu theo quy trình và chính sách của WB; và các hoạt động

đào tạo khác phục vụ công tác triển khai dự án;

Dịch vụ tƣ vấn cá nhân chuẩn bị trƣớc nội dung tài liệu tập huấn;

Việc mua sắm trang thiết bị cho Ban ĐPDA đã đƣợc thực hiện trƣớc.

4.4.2. Một số quy định liên quan đến tài trợ hồi tố

Tổng số tiền WB cho phép thực hiện cơ chế tài trợ hồi tố là 100.000 USD

tƣơng đƣơng 67.000 SDR (Quyền rút vốn đặc biệt);

Thời gian áp dụng tài trợ hồi tố từ ngày 01/06/2010 đến ngày Hiệp định Tài

trợ 4779-VN có hiệu lực;

Tất cả các khoản chi tiêu đều phải tuân thủ đúng thủ tục đấu thầu của WB;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 61

Phƣơng thức thực hiện: Chính phủ ứng trƣớc vốn từ ngân sách nhà nƣớc để

thanh toán các chi phí phát sinh. Sau khi Hiệp định Tài trợ có hiệu lực, Ban

ĐPDA gửi đơn rút vốn yêu cầu WB hoàn trả vốn cho Chính phủ.

4.5. Hệ thống kế toán, báo cáo và quyết toán dự án

4.5.1. Quy định chung

4.5.1.1 Nguyên tắc kế toán

Nhất quán. Chính sách và phƣơng pháp kế toán đƣợc chọn phải đƣợc áp

dụng một cách nhất quán trong vòng ít nhất một năm tài chính. Trƣờng hợp

nếu có thay đổi về chính sách và phƣơng pháp kế toán trong kỳ kế toán,

những thay đổi này phải đƣợc áp dụng một cách nhất quán và xuyên suốt kỳ

kế toán, và trong phần thuyết minh của Báo cáo tài chính nêu rõ những thay

đổi trong chính sách kế toán.

Khách quan. Các giao dịch kinh tế và tài chính phải đƣợc thu thập, ghi chép

đầy đủ và phản ánh chính xác trong Báo cáo tài chính của dự án.

Công khai. Thông tin và dữ liệu tài chính thuộc Báo cáo tài chính dự án

đƣợc công bố theo đúng quy định hiện hành của Chính phủ.

Thận trọng. Kế toán dự án phải xem xét, cân nhắc, đánh giá các ƣớc tính kế

toán trong các điều kiện không chắc chắn một cách cẩn trọng để không phản

ánh sai lệch hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của dự án.

Trọng yếu. Thông tin và dữ liệu tài chính của dự án đƣợc lập với sự tuân thủ

đầy đủ nguyên tắc Trọng yếu, nghĩa là không có sai sót hoặc thông tin không

chính xác dẫn đến những kết luận có tính chủ chốt trong các báo cáo tài

chính của dự án bị sai lệch làm ảnh hƣởng bất lợi đối với các quyết định

mang tính kinh tế của lãnh đạo dự án.

4.5.1.2. Chế độ kế toán của dự án

Chế độ kế toán áp dụng đối với Ban ĐPDA và các Ban QLTDA tuân thủ

theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) của Việt Nam áp dụng cho

các Ban Quản lý dự án thuộc dự án HCSN đƣợc ban hành theo Quyết định

19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ TC.

Báo cáo Tài chính dự án đƣợc lập trên cơ sở giá gốc.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 62

Năm tài chính: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

Phƣơng pháp ghi nhận nguồn vốn và xác định chi phí dự án: (i) các nguồn

vốn đƣợc xác định khi vốn đƣợc nhận về; và (ii) chi phí dự án đƣợc ghi nhận

khi có phát sinh.

Các giao dịch kinh tế đƣợc hạch toán kế toán bằng tiền đồng Việt Nam

(VNĐ).

Các giao dịch kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ kế toán đƣợc quy đổi

sang VNĐ theo tỷ giá ngoại tệ ngày giao dịch tuân thủ các quy định về quản

lý tài chính của Bộ TC áp dụng đối với các chƣơng trình và dự án ODA. Số

dƣ các khoản mục tiền tệ thuộc tài sản nợ và tài sản có bằng ngoại tệ đƣợc

quy đổi theo tỷ giá hiện hành của ngày lập bảng cân đối kế toán, ngày cuối

cùng của quý hoặc năm. Khoản chênh lệch tỷ giá đƣợc hạch toán đúng số

hiệu tài khoản kế toán và thể hiện trong bảng cân đối kế toán.

Đối với TKCĐ/TKTƢ tại Ban ĐPDA, các giao dịch kinh tế phát sinh đƣợc

phản ánh bằng USD.

Báo cáo tài chính theo yêu cầu của WB đƣợc phản ánh theo đồng tiền USD.

Trƣờng hợp báo cáo thực hiện theo đồng tiền VNĐ, các tỷ giá ngoại tệ

(USD/VNĐ) đƣợc áp dụng nhƣ sau:

- Tỷ giá đầu kỳ và cuối kỳ của kỳ kế toán đƣợc ghi chép theo tỷ giá

ngoại tệ phù hợp với nguyên tắc kế toán chung đƣợc thừa nhận;

- Các giao dịch kinh tế phát sinh trong kỳ đƣợc ghi nhận theo tỷ giá thực

tế ngày giao dịch do ngân hàng phục vụ công bố;

- Nội dung giải trình về tỷ giá áp dụng đƣợc phản ánh trong báo cáo tài

chính của dự án.

Phƣơng pháp thu thập chứng từ, lập hồ sơ và hạch toán kế toán:

- Kế toán dự án hiểu rõ các quy định trong các văn kiện dự án nhƣ Hiệp

định Tài trợ, TTTC, chính sách và thủ tục đấu thầu, quản lý tài chính

và giải ngân của WB nhằm đảm bảo sự tuân thủ trong suốt quá trình

thực hiện dự án;

- Hoạt động dự án và các giao dịch kinh tế đƣợc hạch toán và ghi sổ

sách kế toán bằng chứng từ gốc;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 63

- Căn cứ các chứng từ gốc đã đƣợc kiểm tra và đối chiếu, Kế toán dự án

lập bút toán và hạch toán vào sổ kế toán một cách chính xác, đúng hạn

và theo đúng trình tự quy định;

- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc hạch toán vào đúng tài

khoản trong hệ thống sổ kế toán dự án.

4.5.1.3. Hệ thống kế toán của dự án

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung;

Hệ thống sổ sách kế toán cơ bản sử dụng công cụ Excel (ứng dụng của

Microsoft) đƣợc áp dụng cho cả Ban ĐPDA và các Ban QLTDA. Một sự lựa

chọn khác đƣợc áp dụng là áp dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp nhằm

đáp ứng khối lƣợng công việc gia tăng, đảm bảo chất lƣợng thông tin và cung

cấp báo cáo tài chính kịp thời trong suốt thời gian thực hiện dự án. Chính

sách và thủ tục của việc áp dụng phần mềm kế toán trong dự án tuân thủ

đúng quy định hiện hành của Bộ TC;

Hệ thống kế toán dự án phản ánh đầy đủ các tài sản có và tài sản nợ thông

qua việc tiếp nhận nguồn vốn và các khoản hình thành chi phí dự án từ các

nguồn vốn dƣới dạng tiền mặt và tƣơng đƣơng tiền mặt, tài sản cố định, vật

liệu, các khoản phải thu, khoản phải trả v.v;

Hệ thống lƣu trữ chứng từ sổ sách tuân thủ theo quy định của WB và Chính

phủ.

4.5.1.4. Quy trình kế toán dự án

Các quy định về quy trình kiểm tra và kiểm soát các giao dịch và hồ sơ

chứng từ phải đƣợc tuân thủ đầy đủ nhằm đảm bảo khối lƣợng công việc

thực hiện phản ánh chính xác giá trị thực hiện về mặt tài chính.

Quy trình xử lý, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch kinh tế phát sinh và hồ

sơ chứng từ và hạch toán kế toán đối với tình hình tiếp nhận vốn và thanh

toán các khoản chi tiêu của dự án đƣợc mô tả nhƣ sơ đồ dƣới đây:

Giám đốc DA Kế toán trƣởng Kế toán dự án

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 64

Kế toán dự án lập hồ sơ và ký tất cả hồ sơ chứng từ của các giao dịch kinh tế

hợp lệ theo quy định trƣớc khi trình ký (cấp độ 1);

Kế toán trƣởng kiểm soát và phê duyệt hồ sơ chứng từ do Kế toán dự án trình

ký (cấp độ 2);

Giám đốc Ban ĐPDA/Ban QLTDA xem xét và phê duyệt hồ sơ chứng từ đã

đƣợc Kế toán trƣởng kiểm soát.

4.5.1.5. Lập và lƣu trữ hồ sơ chứng từ kế toán

Các tài khoản dự án và hồ sơ chứng từ kế toán đƣợc thành lập và quản lý

theo:

- Hợp phần dự án;

- Hoạt động dự án hoặc hạng mục chi tiêu;

- Nguồn vốn;

- Cấp quản lý dự án: Ban ĐPDA và Ban QLTDA.

Ban ĐPDA và các Ban QLTDA thiết lập và bảo quản các hệ thống lƣu trữ tài

liệu hồ sơ gốc kế toán, các báo cáo tài chính và các báo cáo có liên quan.

Các Ban QLTDA có trách nhiệm cung cấp tài liệu hồ sơ kế toán đến Ban

ĐPDA trong các kỳ kế toán tuân thủ theo cơ chế báo cáo của WB và của

Chính phủ.

Áp dụng hệ thống đánh số thứ tự theo trình tự thời gian trong các chứng từ kế

toán đối với các giao dịch phát sinh bằng tiền mặt và chuyển khoản trên cơ

sở liên tục trong từng năm tài chính.

Các Kế toán có trách nhiệm quản lý hồ sơ kế toán. Tất cả tài liệu hồ sơ kế

toán phải đƣợc bàn giao lại cho Ban ĐPDA và các Ban QLTDA trong trƣờng

hợp có sự thay thế, thuyên chuyển cán bộ, hoặc sắp xếp lại nhiệm vụ công

việc với sự đồng ý của Kế toán trƣởng và Giám đốc Ban ĐPDA và Ban

QLTDA tại từng cấp quản lý.

Khóa sổ kế toán vào thời điểm kết thúc năm tài chính.

4.5.2. Danh mục tài khoản kế toán của dự án (Phụ lục chi tiết đính kèm)

4.5.3. Hệ thống báo cáo của dự án

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 65

Báo cáo tài chính của dự án tuân thủ theo quy định của:

- Quyết định 19/2006/QĐ-BTC Bộ TC ban hành ngày 30/03/2006;

- Các yêu cầu của WB đƣợc quy định cụ thể trong Hiệp định Tài trợ

4779-VN và TTTC.

Loại báo cáo tài chính và kỳ hạn nộp báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính gửi đến WB

- Tổng hợp báo cáo tài chính toàn dự án của Ban ĐPDA: (i) Báo cáo tài

chính giữa kỳ (hàng quý) đƣợc lập và nộp trong vòng 45 ngày kể từ

ngày kết thúc quý; (ii) Báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán theo mẫu

nhƣ yêu cầu của WB phải đƣợc lập và nộp trong vòng 06 tháng kể từ

ngày kết thúc năm tài chính, nghĩa là ngày 30/06 của năm tiếp theo.

- Báo cáo tài chính giữa kỳ đƣợc phê duyệt của các Ban QLTDA phải

nộp cho Ban ĐPDA để tổng hợp trong vòng 21 ngày sau ngày kết thúc

mỗi quý. Báo cáo tài chính hàng năm của các Ban QLTDA theo mẫu

nhƣ yêu cầu của WB đƣợc kiểm toán riêng và đƣợc tổng hợp vào báo

cáo tài chính hàng năm của Ban ĐPDA để trình WB trong vòng 06

tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nghĩa là ngày 30/06 của năm

tiếp theo.

Báo cáo tài chính gửi CQCQ/Chủ dự án và các cơ quan liên quan của

Chính phủ

- Các báo cáo tài chính Ban ĐPDA và các Ban QLTDA tuân thủ theo

các quy định của Chính phủ (Quyết định 19/2006/QĐ-BTC) trình bày

tất cả các nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn chi cho các hoạt động

dự án theo từng hợp phần của Ban ĐPDA và các Ban QLTDA.

- Ban ĐPDA và các Ban QLTDA lập và báo cáo (i) Báo cáo tài chính

hàng quý đƣợc phê duyệt trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý;

và (ii) Báo cáo tài chính năm trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc

năm tài chính, nghĩa là ngày 31/01 của năm tiếp theo và/hoặc theo

ngày nộp báo cáo do CQCQ hoặc Chủ dự án quy định phù hợp với

Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 66

- Ban ĐPDA và các Ban QLDA nộp Báo cáo tài chính hàng năm đã

đƣợc kiểm toán theo quy định.

4.5.4. Yêu cầu về các báo cáo của Ban ĐPDA, Ban QLTDA

STT TÊN BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CQCQ BỘ

KHĐT

BỘ

TC WB

KBNN

VÀ CƠ

QUAN

KHÁC

1. Báo cáo giám sát đánh

giá dự án theo hƣớng

dẫn Thông tƣ

01/2014/TT-BKHĐT

thuộc Nghị định

38/2013/NĐ-CP).

Quý, Năm ✓ ✓ ✓

2. Báo cáo sao kê rút vốn

IDA (Thông tƣ

218/2013/TT-BTC).

Ngay sau

khi WB phê

duyệt đơn

rút vốn

(hàng

tháng, quý)

✓ ✓ ✓

3. Báo cáo tài chính dự án

hàng quý (IFRs).

Quý ✓ ✓ ✓

4. Báo cáo tài chính dự án

hàng năm đƣợc kiểm

toán.

Hàng năm ✓ ✓ ✓ ✓ ✓

5. Báo cáo quyết toán dự

án hàng năm.

Hàng năm ✓ ✓ ✓ ✓

6. Báo cáo kết thúc giải

ngân sau khi kết thúc dự

án (Thông tƣ

218/2013/TT-BTC).

30 ngày sau

khi đóng

khoản vay

✓ ✓ ✓ ✓

7. Báo cáo hoàn thành dự

án và báo cáo quyết toán

06 tháng

sau ngày

✓ ✓ ✓ ✓ ✓

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 67

STT TÊN BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CQCQ BỘ

KHĐT

BỘ

TC WB

KBNN

VÀ CƠ

QUAN

KHÁC

dự án sau khi hoàn thành

dự án (Nghị định

38/2013/NĐ-CP).

kết thúc dự

án

4.5.5. Các biểu mẫu báo cáo (Phụ lục đính kèm)

4.6. Báo cáo quyết toán dự án, báo cáo hoàn thành dự án và thủ tục đóng

dự án.

4.6.1. Báo cáo quyết toán dự án: tuân thủ theo hƣớng dẫn của Quyết định

19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006, Thông tƣ 01/2007/TT-BTC ngày

02/01/2007, Thông tƣ 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và các văn bản điều

chỉnh, bổ sung (nếu có) liên quan đến:

Thủ tục lập báo cáo quyết toán dự án;

Biểu mẫu báo cáo quyết toán dự án;

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán, xem xét và thẩm định;

Phê duyệt báo cáo quyết toán dự án;

Cơ chế QLTC áp dụng đối với chƣơng trình và dự án tại Việt Nam sử dụng

nguồn vốn ODA và các khoản vay ƣu đãi của các nhà tài trợ;

Báo cáo quyết toán dự án nhằm xác định các nguồn vốn và tình hình sử dụng

vốn tuân thủ các quy định của Chính phủ về quản lý chi tiêu công và ngân

sách nhà nƣớc, cụ thể là nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động dự án đƣợc sử

dụng đúng mục đích và góp phần vào việc đạt mục tiêu phát triển của dự án;

Báo cáo quyết toán dự án đƣợc lập hàng năm và/hoặc khi hoàn thành dự án.

Báo cáo quyết toán dự án hàng năm đƣợc tổng hợp vào báo cáo quyết toán

của Chủ dự án/CQCQ theo các cấp quản lý ngân sách khác nhau. Theo đó:

- Ban ĐPDA có trách nhiệm lập và gửi báo cáo quyết toán dự án hàng

năm đến Bộ KHĐT, KBNN và các cơ quan liên quan xem xét, thẩm

định và phê duyệt để đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của số liệu tài

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 68

chính báo cáo về nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn theo đúng

quy định về quyết toán dự án của Bộ KHĐT;

- Các Ban QLTDA có trách nhiệm lập và gửi báo cáo quyết toán dự án

đến CQCQ TDA, KBNN và cơ quan tài chính có liên quan xem xét,

thẩm định và phê duyệt để đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của số

liệu tài chính báo cáo về nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn

theo đúng quy định về quyết toán dự án của CQCQ/CQTH TDA.

4.6.2 Thủ tục đóng dự án và báo cáo hoàn thành dự án

4.6.2.1. Đối với Ban ĐPDA

a. Thủ tục giải ngân và quản lý tài chính

Trong vòng 04 tháng kể từ ngày kết thúc dự án quy định trong Hiệp định Tài

trợ số 4779-VN, Ban ĐPDA có trách nhiệm:

- Thanh toán tất cả các chi tiêu hợp lệ đối với các hoạt động đã hoàn

thành vào ngày hoặc trƣớc ngày đóng dự án thông qua các phƣơng

pháp giải ngân đƣợc áp dụng.

- Gửi hồ sơ rút vốn đến WB yêu cầu giải ngân theo đúng quy định về

hạn giải ngân cuối cùng đƣợc quy định trong Thƣ Giải ngân của WB

đính kèm với Hiệp định Tài trợ.

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày hết hạn giải ngân, Ban ĐPDA phải hoàn trả

WB khoản tạm ứng còn lại (nếu có) trong TKCĐ.

Trƣờng hợp giải ngân cho các hoạt động thực hiện sau ngày đóng dự án nhƣ

đối với việc thực hiện kiểm toán độc lập (nếu có), Ban ĐPDA phải báo cáo

WB sớm trƣớc ngày đóng dự án để đƣợc hƣớng dẫn việc thu xếp giải ngân

cho trƣờng hợp này nhằm đảm bảo rằng những chi phí nhƣ vậy đƣợc xem là

hợp lệ để giải ngân theo đúng thủ tục và chính sách của WB.

Ban ĐPDA thực hiện nộp số dƣ tiền lãi – phí ngân hàng thuộc tài khoản lãi-

phí của Ban ĐPDA vào Ngân sách Nhà nƣớc theo chi tiết dƣới đây:

- Số tài khoản: 068 137 001 0164

- Tên tài khoản: Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nƣớc

- Tại: Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 69

b. Quản lý tài sản dự án tại ngày và sau ngày kết thúc dự án theo quy định

của Thông tư 198/2013/TT-BTC ngày 20/12/2010 và Thông tư 218/2013/TT-

BTC ngày 31/12/2013 về quản lý và xử lý tài sản dự án.

Quản lý tài sản dự án:

- Khi kết thúc dự án, Ban ĐPDA có trách nhiệm: (a) quản lý tất cả tài

sản và sổ sách, số liệu tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan, đơn

vị, dự án có trách nhiệm nhận bàn giao tài sản; và/hoặc (b) hoàn thành

việc chuyển nhƣợng và xử lý tài sản theo Quyết định của cấp có thẩm

quyền.

- Trƣờng hợp dự án đã kết thúc, Ban ĐPDA là chủ thể pháp lý đã giải

thể nhƣng tài sản dự án chƣa đƣợc bàn giao hoặc xử lý, CQCQ có

trách nhiệm quản lý tất cả tài sản và sổ sách, số liệu tài sản, đảm nhiệm

các công việc còn lại của Ban ĐPDA theo quy định của Thông tƣ

198/2013/TT-BTC.

Xử lý tài sản dự án:

- Trong vòng 02 tháng kể từ ngày kết thúc dự án, Ban ĐPDA có trách

nhiệm tiến hành và lập hồ sơ kiểm kê tài sản TDA, quản lý tài sản, đề

xuất giải pháp xử lý và trình xin ý kiến của CQCQ.

- Tài sản dự án thừa hoặc thiếu khi kiểm kê tài sản phải đƣợc kê khai rõ

trong Biên bản kiểm kê tài sản và nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ

thể. Đề xuất biện pháp xử lý tuân thủ đúng quy định về quản lý tài sản

dự án đối với các Ban ĐPDA và trình CQCQ của Ban ĐPDA cho ý

kiến quyết định.

- Danh mục tài sản đề nghị xử lý: Mẫu số 04a-DM/TSDA, Mẫu số 04b-

DM/TSDA, Mẫu số 04c-DM/TSDA; Biên bản kiểm kê tài sản: Mẫu số

05a/TSDA thuộc Thông tƣ số 198/2013/TT-BTC.

- Nghiêm cấm việc: (a) tháo rời, thay đổi cấu trúc, và/hoặc thay thế bất

kỳ phụ tùng và linh kiện của tài sản dự án; (b) cho thuê, cho mƣợn

hoặc sử dụng những tài sản nếu không đƣợc các cơ quan có thẩm

quyền của Chính phủ phê duyệt.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 70

Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc bàn giao và xử lý tài sản

theo quy định phải đƣợc ban hành trong thời hạn 03 tháng sau khi kết thúc dự

án.

c. Lưu tr hồ sơ dự án

Nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra và kiểm toán trong thời

gian thực hiện và sau ngày kết thúc dự án, Ban ĐPDA cần số hóa các tài liệu

để lƣu tại Ban ĐPDA và nộp cho CQCQ của Ban ĐPDA.

Ban ĐPDA có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, lƣu trữ các tài liệu, hồ sơ

TDA do các Ban Quản lý TDA nộp cho Ban ĐPDA khi kết thúc TDA.

d. Chuẩn bị Báo cáo quyết toán dự án và Báo cáo kết thúc dự án

Trong vòng 06 tháng kể từ ngày kết thúc của dự án, Ban ĐPDA có trách nhiệm

lập và trình các báo cáo: quyết toán, kết thúc và hoàn thành của toàn bộ dự án

(theo quy định của Thông tƣ 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 quy định và

hƣớng dẫn về chế độ báo cáo thực hiện dự án) lên Chủ dự án, đơn vị có trách

nhiệm báo cáo Bộ KHĐT, Bộ TC và các cơ quan của Chính phủ có liên quan

theo quy định tại mục 4.5.4.

e. Giải thể Ban ĐPDA sau khi hoàn thành dự án theo Thông tư 01/2014/TT-

BKHĐT ngày 09/01/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2013/NĐ-CP

ngày 23/4/2013

Ban ĐPDA sẽ giải thể trong vòng 06 tháng sau ngày kết thúc dự án và hoàn

thành các hoạt động có liên quan đến dự án, bao gồm hoàn thành việc nộp

các báo cáo hoàn thành dự án, báo quyết toán dự án hoàn thành, đóng tài

khoản và bàn giao tài sản dự án theo quyết định của CQCQ.

Trƣờng hợp Ban ĐPDA không thể hoàn thành các hoạt động trên trong

khoảng thời gian 06 tháng kể từ ngày kết thúc dự án theo quy định, Ban

ĐPDA chuẩn bị báo cáo nêu rõ nguyên nhân chậm trễ. Tùy theo quyết định

của CQCQ của Ban ĐPDA, khoảng thời gian gia hạn tối đa có thể đƣợc phê

duyệt là 06 tháng để Ban ĐPDA tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ công việc

trong khuôn khổ ngân sách đã đƣợc phân bổ.

4.6.2.2. Đối với các Ban QLTDA

a. Thủ tục giải ngân và quản lý tài chính

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 71

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày kết thúc TDA theo quy định của TTTC, các

Ban QLTDA có trách nhiệm:

- Thanh toán tất cả các chi phí hợp lệ đối với các hoạt động đã hoàn

thành vào ngày hoặc trƣớc ngày đóng TDA theo các phƣơng pháp giải

ngân đang áp dụng;

- Gửi đề nghị rút vốn giải ngân đến Ban ĐPDA cùng với hồ sơ chứng từ

rút vốn theo quy định của dự án. Ngày cuối cùng của tháng thứ hai kể

ngày kết thúc TDA là hạn giải ngân cuối cùng.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết hạn giải ngân, Ban QLTDA có trách

nhiệm:

- Hoàn trả Ban ĐPDA khoản tạm ứng còn lại (nếu có) trong

TKDA/TKTƢ của Ban QLTDA;

- Nộp số dƣ tiền lãi thuộc tài khoản Lãi – Phí ngân hàng của các Ban

QLTDA vào Ngân sách Nhà nƣớc theo chi tiết dƣới đây:

+ Số tài khoản: 441100.01

+ Tên tài khoản: Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nƣớc

+ Tại: Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nƣớc.

Sau khi hoàn thành các công việc trên, Báo cáo quyết toán TDA đƣợc Ban

QLTDA lập và gửi đến CQCQ của TDA, Kho bạc Nhà nƣớc và cơ quan tài

chính có liên quan xem xét, thẩm định và phê duyệt. Trong vòng 3,5 tháng kể

từ ngày kết thúc TDA, Ban QLTDA gửi Ban ĐPDA 01 bản Báo cáo quyết

toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

Thông báo khoản giải ngân và kết thúc khoản vốn PPTAF cấp theo TTTC;

Sau khi nhận Báo cáo quyết toán TDA đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt,

Ban ĐPDA sẽ chuẩn bị Biên bản xác nhận kết thúc TTTC (đƣợc nêu tại mục

e dƣới đây) bao gồm các nội dung sau đây:

- Tổng số vốn IDA đƣợc cam kết trong TTTC cho TDA;

- Tổng số vốn đã đƣợc quyết toán cho TDA;

- Số vốn IDA còn lại (không sử dụng hết) của TDA sẽ đƣợc hoàn lại cho

Ban ĐPDA.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 72

b. Quản lý tài sản TDA tại ngày và sau ngày kết thúc TDA theo quy định của

Thông tư 198/2013/TT-BTC ngày 20/12/2010 và Thông tư 218/2013/TT-BTC

ngày 31/12/2013 về quản lý và xử lý tài sản dự án.

Quản lý tài sản TDA:

- Khi kết thúc TDA, Ban QLTDA có trách nhiệm: (a) quản lý tất cả tài

sản và sổ sách số liệu tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan, đơn vị,

dự án có trách nhiệm nhận bàn giao tài sản; và/hoặc (b) hoàn thành

việc chuyển nhƣợng và xử lý tài sản theo Quyết định của cấp có thẩm

quyền.

- Trƣờng hợp TDA đã kết thúc, Ban QLTDA là chủ thể pháp lý đã giải

thể nhƣng tài sản dự án chƣa đƣợc bàn giao hoặc xử lý, CQCQ có

trách nhiệm quản lý tất cả tài sản và sổ sách số liệu tài sản, đảm nhiệm

các công việc còn lại của Ban QLTDA theo quy định của Thông tƣ

198/2013/TT-BTC.

Xử lý tài sản TDA:

- Trong vòng 01 tháng kể từ ngày kết thúc TDA, Ban QLTDA có trách

nhiệm tiến hành và lập hồ sơ kiểm kê tài sản TDA, quản lý tài sản, đề

xuất giải pháp xử lý và trình xin ý kiến của CQCQ;

- Tài sản TDA thừa hoặc thiếu khi kiểm kê tài sản phải đƣợc kê khai rõ

trong Biên bản kiểm kê tài sản và nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ

thể. Đề xuất biện pháp xử lý tuân thủ đúng quy định về quản lý tài sản

dự án đối với các Ban QLTDA và trình CQCQ của các Ban QLTDA

cho ý kiến quyết định;

- Danh mục tài sản đề nghị xử lý: Mẫu số 04a-DM/TSDA, Mẫu số 04b-

DM/TSDA, Mẫu số 04c-DM/TSDA; Biên bản kiểm kê tài sản: Mẫu số

05a/TSDA thuộc Thông tƣ số 198/2013/TT-BTC;

- Nghiêm cấm việc: (a) tháo rời, thay đổi cấu trúc, và/hoặc thay thế bất

kỳ phụ tùng và linh kiện của tài sản dự án; (b) cho thuê, cho mƣợn

hoặc sử dụng những tài sản nếu không đƣợc các cơ quan có thẩm

quyền của Chính phủ phê duyệt;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 73

Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc bàn giao và xử lý tài sản

theo quy định phải đƣợc ban hành trong thời hạn 1,5 tháng sau khi kết thúc

TDA.

c. Lưu tr hồ sơ TDA:

Nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra và kiểm toán trong thời

gian thực hiện và sau ngày kết thúc TDA, các Ban QLTDA cần số hóa các tài

liệu để lƣu tại Ban QLTDA và nộp cho Ban ĐPDA 01 tháng trƣớc khi kết

thúc TDA;

Việc lƣu trữ hồ sơ TDA thực hiện theo hƣớng dẫn của Ban ĐPDA (Văn bản

số 61/BĐPDA ngày 16/7/2015 về Hƣớng dẫn lƣu trữ hồ sơ các TDA kèm

theo Mẫu hệ thống lƣu trữ tài liệu).

d. Chuẩn bị các Báo cáo kết thúc:

Sau khi kết thúc TDA, các Ban QLTDA có trách nhiệm lập và trình các Báo

cáo sau đây lên Chủ dự án và CQCQ TDA để xem xét, phê duyệt:

- Báo cáo kết thúc TDA theo mẫu VI-GSĐG 4 trong Thông tƣ số

01/2014/TT-BKHĐT của Bộ KHĐT;

- Báo cáo kết thúc giải ngân TDA theo mẫu VI-GSĐG 4.1 trong Thông

tƣ số 01/2014/TT-BKHĐT của Bộ KHĐT;

- Báo cáo chỉ số thực hiện hoặc kết quả đầu ra của TDA theo mẫu VI-

GSĐG 4.2 trong Thông tƣ số 01/2014/TT-BKHĐT của Bộ KHĐT;

- Danh mục các báo cáo kỹ thuật quan trọng của TDA thực hiện theo

mẫu VI-GSĐG 4.3 trong Thông tƣ số 01/2014/TT-BKHĐT của Bộ

KHĐT;

- Báo cáo hoàn thành TDA.

Trong thời hạn 3,5 tháng sau khi kết thúc TDA, CQCQ có trách nhiệm gửi

các Báo cáo nêu trên tới Bộ KHĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan

của Chính phủ theo quy định.

e. Biên bản ác nhận kết thúc TTTC gi a CQCQ của TDA và Bộ KHĐT:

Biên bản xác nhận kết thúc TTTC sẽ đƣợc đại diện CQCQ của TDA và đại

diện Bộ KHĐT đồng ký trong vòng 15 ngày sau khi hoàn thành các công

việc nêu tại các mục a, b, c và d nêu trên.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 74

f. Giải thể các Ban QLTDA sau khi hoàn thành:

Sau khi hoàn tất các thủ tục và công việc đóng TDA, Chủ dự án hoặc CQCQ

TDA ban hành Quyết định về việc giải thể Ban QLTDA. Quyết định về việc

giải thể Ban QLTDA đƣợc gửi cho Ban ĐPDA để tổng hợp.

4.7. Kiểm soát nội bộ

4.7.1. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát nội bộ

4.7.1.1. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của hệ thống quản lý tài chính dự

án nhằm:

Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án;

Đƣa ra sự đảm bảo hợp lý cho việc thực hiện và quản lý đạt hiệu quả tuân thủ

các chính sách và thủ tục về quản lý tài chính của WB và các quy định của

Chính phủ.

4.7.1.2. Nguyên tắc của kiểm soát nội bộ

Nguyên tắc cơ bản cho công tác Kiểm soát nội bộ nhƣ sau:

Ban quản lý dự án thiết lập chính sách và thủ tục cho hệ thống kiểm soát nội

bộ hoạt động hiệu quả nhằm kiểm tra và phê duyệt các hoạt động của dự án

trong các lĩnh vực hành chính, đấu thầu, quản lý tài chính, kế toán và theo dõi

giám sát và đánh giá.

Trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên dự án đƣợc phân công rõ ràng và

phù hợp với vị trí công việc và cấp thẩm quyền.

Tài liệu dự án đƣợc lƣu trữ và bảo quản theo quy định của WB và của Chính

phủ.

Thủ tục kiểm soát nội bộ đầy đủ và cụ thể đƣợc thiết lập và thực hiện nhằm

tăng cƣờng tính chính xác và độ tin cậy của hồ sơ dữ liệu kế toán của các tài

khoản dự án, các giao dịch kinh tế, kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro

của các sai sót (các lỗi do sai sót không cố ý) và các rủi ro do sai quy định

(các sai sót cố ý) trong quy trình kế toán.

Tài sản dự án đƣợc bảo quản và hồ sơ tài liệu tài sản đƣợc quản lý một cách

phù hợp đúng quy định.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 75

4.7.2. Cơ chế kiểm soát nội bộ

4.7.2.1. Trách nhiệm kiểm soát nội bộ

Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thiết lập, thực hiện và giám sát hệ thống kiểm

soát nội bộ của dự án.

4.7.2.2. Một số yêu cầu về kiểm soát nội bộ

Nhân sự có năng lực và đạo đức: Các nhân viên dự án cần đƣợc đào tạo

đầy đủ và giám sát hợp lý để đảm bảo rằng họ thực hiện nhiệm vụ và trách

nhiệm của mình một cách hiệu quả và hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc thực

thi một cách đồng bộ.

Phân định rõ chức năng nhiệm vụ: Một cơ chế phân công nhiệm vụ rõ ràng

và tách bạch áp dụng đối với nhân viên dự án đƣợc xác định nhằm tránh sự

trùng lắp, chồng chéo hoặc sự lạm dụng quyền trong công việc. Vì mục đích

này, nhân viên dự án cần hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ phân công tại từng cấp.

Sơ đồ tổ chức cần đƣợc thiết lập. Cụ thể là Kế toán dự án không đƣợc phép

đảm nhiệm song song vai trò công việc của Thủ quỹ.

Các biện pháp an toàn: Thủ tục và biện pháp an toàn đƣợc áp dụng nhằm

bảo quản tài sản, hồ sơ số liệu kế toán (ví dụ: sử dụng két sắt để giữ tiền mặt

và các tài sản có giá trị khác.

Giám sát: Các quy định kiểm soát nội bộ đƣợc thiết lập nhằm giám sát nhân

viên cho phép một cơ chế hiệu quả giám sát việc thực hiện công việc tại các

cấp. Cụ thể là cơ chế kiểm tra chéo nhằm đảm bảo tính minh bạch và công

tác phòng chống tham nhũng đƣợc tuân thủ trong quá trình thực hiện dự án.

Kiểm toán nội bộ: Kiểm soát viên nội bộ nên thƣờng xuyên kiểm tra và

đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để xác định xem tính hiệu quả của hệ

thống có đƣợc nhƣ thiết kế, bao gồm đánh giá các rủi ro. Các phát hiện và

các khuyến nghị và giải pháp giảm thiểu rủi ro cần đƣợc trình đến lãnh đạo

dự án và cải thiện chức năng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kiểm soát các giao dịch: Mỗi giao dịch cần phải đƣợc phân cấp trong việc

xử lý, kiểm tra, phê duyệt, ghi chép hồ sơ theo đúng quy trình hoạt động của

dự án. Ví dụ nhân viên đấu thầu không đƣợc tự tiến hành đấu thầu mà chƣa

đƣợc sự phê duyệt của lãnh đạo dự án.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 76

Hệ thống chuỗi số thứ tự: Các hồ sơ tài liệu kế toán của Ban ĐPDA và Ban

QLTDA cần đƣợc đánh số thứ tự theo trình tự thời gian nhằm đảm bảo sự

đầy đủ và tránh sự trùng lắp đối với các giao dịch kinh tế phát sinh thuộc

hoạt động dự án. Ví dụ: Chi phiếu (séc), hóa đơn, lệnh thanh toán và các

chứng từ cần đƣợc đánh theo số thứ tự.

Thực hiện theo trình tự: Hệ thống kiểm soát nội bộ nên đƣợc thiết lập theo

trình tự tích hợp đối với hoạt động dự án bao gồm công tác đấu thầu, thực

hiện công việc theo khối lƣợng, giải ngân, lập sổ sách kế toán, v.v... Ví dụ:

việc thanh toán không đƣợc phép hoặc không thể thực hiện trƣớc khi hàng

hóa hoặc dịch vụ đƣợc bàn giao cho dự án.

Thời hạn lƣu trữ tài liệu: Hồ sơ tài liệu kế toán của dự án đƣợc ghi chép và

quản lý theo quy định của WB và Chính phủ. Ví dụ: sổ sách kế toán phải

đƣợc lƣu giữ trong vòng 10 năm trong các điều kiện tốt để không bị hƣ hỏng

và dễ tìm khi cần thiết. Khi huỷ tài liệu (nếu cần) phải đƣợc cấp có thẩm

quyền phê duyệt trƣớc.

4.7.3. Các nội dung về kiểm soát nội bộ

4.7.3.1. Kiểm soát đối với tiền mặt và các tài khoản dự án

Kiểm soát tiền mặt:

Các quy định quản lý tiền mặt tại quỹ bao gồm:

Chức năng quản lý tiền mặt nên đƣợc tách biệt với hoạt động của kế toán dự

án. Thủ quỹ của dự án không nên đảm nhiệm các nhiệm vụ tƣơng tự nhƣ của

Kế toán;

Hạn mức tiền mặt tại quỹ: do Giám đốc Ban ĐPDA/Ban QLTDA quy định;

mức tồn quỹ tiền mặt tối đa là 50.000.000 đồng (bằng chữ: năm mƣơi triệu

đồng) dùng để thanh toán cho các khoản chi phát sinh trong quá trình thực

hiện đối với các hoạt động của dự án mà cần phải thanh toán bằng tiền mặt;

Quản lý an toàn tiền mặt: Tiền mặt của Ban ĐPDA /Ban QLTDA phải đƣợc

đảm bảo an toàn. Thủ quỹ là ngƣời duy nhất đƣợc giữ chìa khóa và mã số của

két đựng tiền và chịu trách nhiệm trong việc thu, chi, tồn quỹ tiền mặt;

Kiểm quỹ tiền mặt:

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 77

- Hàng ngày, Thủ quỹ phải kiểm tra, đối chiếu số dƣ tiền mặt thực tế trong

quỹ với Sổ quỹ tiền mặt. Nếu có bất kỳ sai khác nào, cần phải báo cáo

Giám đốc Ban ĐPDA/Ban QLTDA hoặc Kế toán trƣởng để ra quyết định

và có biện pháp giải quyết;

- Thủ quỹ và Kế toán trƣởng/Kế toán dự án thực hiện kiểm quỹ định kỳ

hàng tháng hoặc khi có yêu cầu và lập Biên bản kiểm quỹ theo mẫu quy

định;

- Thực hiện kiểm quỹ đột xuất nếu Giám đốc Ban ĐPDA/Ban QLTDA

hoặc Kế toán trƣởng yêu cầu. Kiểm quỹ đột xuất cần đƣợc thực hiện ít

nhất mỗi năm một lần.

Đối chiếu sổ sách: Hàng tháng, số dƣ tiền mặt thực tế phải đƣợc đối chiếu

với số dƣ tiền trên sổ quỹ (do Thủ quỹ ghi chép và lƣu giữ) và sổ kế toán

tiền mặt (do Kế toán ghi chép và lƣu giữ).

Tài khoản dự án tại Ngân hàng dịch vụ

Các tài khoản của dự án phải đƣợc theo dõi và quản lý đầy đủ để đảm bảo

việc sử dụng nguồn vốn tuân thủ theo đúng các chính sách và thủ tục của

WB và các quy định của Chính phủ;

Các Kế toán dự án chịu trách nhiệm ghi chép và báo cáo các giao dịch

phát sinh của từng tài khoản tƣơng ứng, lập đối chiếu tài khoản ngân hàng

định kỳ phù hợp và cân đối với số liệu sao kê ngân hàng do ngân hàng

dịch vụ phát hành;

Đối với các giao dịch thanh toán thông qua chuyển khoản/ngân hàng, Kế

toán dự án phải có trách nhiệm:

- Lấy sao kê ngân hàng của mỗi giao dịch để chứng minh là giao dịch

đã đƣợc hoàn thành;

- Lấy sao kê của ngân hàng mỗi tháng và lƣu lại đầy đủ trong hệ thống

kế toán dự án;

- Đóng (các) tài khoản ngân hàng trong trƣờng hợp không sử dụng.

Tất cả khoản chi tiêu của dự án phải hợp lệ theo quy định của Hiệp định

Tài trợ số 4779-VN.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 78

4.7.3.2. Quản lý đấu thầu

Chuyên gia tƣ vấn quản lý tài chính và các cán bộ kế toán cần cộng tác chặt chẽ

với các cán bộ đấu thầu để bảo đảm rằng:

Các hợp đồng và các hoạt động liên quan đến đấu thầu khác đƣợc lập

trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã đƣợc phê duyệt đƣợc thực hiện và

giám sát phù hợp với phê duyệt của Ban Quản lý dự án;

Giá trị hợp đồng đƣợc ghi rõ trong hợp đồng và tất cả các thay đổi điều

chỉnh của hợp đồng phải tuân thủ đầy đủ các chính sách và thủ tục về đấu

thầu của dự án;

Giá trị thanh toán trong yêu cầu thanh toán đã đƣợc phê duyệt phải chỉ rõ

ngày phê duyệt, số tiền phải thanh toán và những thông tin khác theo quy

định;

Tất cả các hợp đồng và khoản thanh toán phải đƣợc ghi chép vào hệ thống

kế toán và báo cáo trong mẫu quản lý hợp đồng.

4.7.3.3. Quản lý tài sản dự án

Tất cả tài sản cố định của dự án phải đƣợc đăng ký và ghi chép đầy đủ

trong hệ thống kế toán với số lƣợng, mã tài sản và thẻ nhãn hiệu đƣợc

phản ánh vào Sổ theo dõi tài sản cố định sau khi hoàn thành công tác mua

sắm;

Tài sản cố định của dự án đƣợc khấu hao lũy kế hàng năm;

Trƣờng hợp tài sản dự án đƣợc bàn giao cho bên thứ ba yêu cầu cần có

quyết định phê duyệt của cấp quản lý dự án và cần có biên bản bàn giao

tài sản xác nhận chi tiết giá trị và hiện trạng của tài sản đƣợc bàn giao. Tất

cả các trƣờng hợp bàn giao tài sản vì mục đích thực hiện dự án phải đƣợc

quản lý và báo cáo đầy đủ cho Ban ĐPDA và các Ban QLTDA để cho

việc kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản định kỳ hàng năm;

Việc kiểm kê tài sản cố định phải đƣợc tiến hành định kỳ hàng năm tại

Ban ĐPDA và các Ban QLTDA và đƣợc ghi chép trong các biên bản và

mẫu biểu kiểm kê tài sản;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 79

Khi kết thúc dự án, việc kiểm kê và đối chiếu tất cả tài sản cố định phải

đƣợc hoàn thành và báo cáo chi tiết lên CQCQ/Chủ dự án theo đúng các

quy định của Chính phủ về quản lý tài sản cố định của các dự án ODA

nhƣ đã nêu tại mục 4.6.

4.7.3.4. Quản lý hợp đồng, quản lý các khoản phải thu và các khoản phải

trả

Cán bộ dự án có liên quan đƣợc giao trách nhiệm quản lý các khoản phải

thu và phải trả của dự án;

Việc thực hiện hợp đồng và tiến độ thanh toán phải đƣợc ghi chép và báo

cáo theo nhƣ điều khoản hợp đồng đã thỏa thuận, theo các chính sách và

thủ tục về đấu thầu, quản lý tài chính và giải ngân;

Hàng tháng, Kế toán phải báo cáo với Kế toán trƣởng và Giám đốc dự án

về tình trạng các khoản phải thu và các khoản phải trả của dự án;

Định kỳ hàng quý tiến hành kiểm tra chéo và đối chiếu các khoản phải trả

và các khoản phải thu của dự án.

4.7.3.5. Quản lý các khoản tạm ứng đối với cán bộ dự án

Tạm ứng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các hoạt động của dự án chỉ

đƣợc áp dụng cho cán bộ dự án đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ và có sự

phê duyệt của Kế toán trƣởng và Giám đốc dự án;

Thủ tục và chính sách về thanh toán tạm ứng, hoàn tạm ứng đƣợc quy

định và thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QD-BTC.

4.8. Kiểm toán tài chính

4.8.1. Kiểm toán báo cáo tài chính của dự án

Ban ĐPDA chịu trách nhiệm tuyển chọn một công ty kiểm toán độc lập. Tất cả

các nguồn vốn tại Ban ĐPDA, Ban QLTDA phải đƣợc kiểm toán theo chuẩn

mực kiểm toán quốc tế và tuân thủ đầy đủ các điều khoản quy định trong Hiệp

định Tài trợ. Việc tuyển chọn công ty kiểm toán phải đƣợc tiến hành theo đúng

các quy định của Chính phủ, chính sách và thủ tục của WB về đấu thầu.

4.8.1.1. Mục đích của kiểm toán

Các kiểm toán viên độc lập phát hành ý kiến của họ về các nội dung:

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 80

(i) Tình hình tài chính của dự án vào cuối năm tài chính;

(ii) Nguồn và tình hình sử dụng vốn;

(iii) Sao kê chi tiêu (SOE);

(iv) Các tài khoản chỉ định/tài khoản tạm ứng của dự án;

(v) Hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kiểm toán báo cáo tài chính của dự án nhằm mục đích kiểm tra và xác minh

độ tin cậy và tính trung thực, khách quan trong trình bày của các báo cáo tài

chính của Ban ĐPDA và các Ban QLTDA phù hợp với các nguyên tắc kế

toán chung đƣợc WB và Chính phủ chấp thuận;

Kiểm toán báo cáo tài chính của dự án nhằm mục đích xác minh rằng các

nguồn vốn của dự án đƣợc Ban ĐPDA và các Ban QLTDA sử dụng theo

đúng các quy định, chính sách và thủ tục về đấu thầu và quản lý tài chính,

các chế độ tài chính và kế toán đã đƣợc WB và Chính phủ chấp thuận;

Kiểm toán báo cáo tài chính của dự án nhằm xác định những điểm yếu của hệ

thống kiểm soát nội bộ và những phƣơng diện cần phải đƣợc cải thiện trong

quy trình, thủ tục và chính sách đấu thầu và quản lý tài chính dự án;

4.8.1.2. Kiểm toán tài chính độc lập

Phạm vi của kiểm toán tài chính độc lập bao gồm các Báo cáo tài chính của

dự án, Tài khoản Chỉ định do Ban ĐPDA quản lý, các TKDA/TKTƢ do Ban

QLTDA quản lý, Đơn rút vốn (WA), Báo cáo chi tiêu và các tài liệu chứng từ

kèm theo;

Kiểm toán độc lập sẽ do một công ty kiểm toán độc lập có trong danh mục

các công ty kiểm toán đƣợc Bộ TC ban hành và đƣợc WB chấp thuận tiến

hành. Chi phí cho việc thuê kiểm toán độc lập đƣợc tài trợ 100% từ nguồn

vốn IDA;

Kiểm toán độc lập sẽ xem xét và đƣa ra ý kiến đối với một số vấn đề sau:

- Các Báo cáo tài chính có đƣợc chuẩn bị theo các chuẩn mực kế toán hiện

hành/nguyên tắc kế toán chung đã đƣợc chấp thuận đáp ứng các yêu cầu

báo cáo tài chính của WB và có đƣợc áp dụng một cách nhất quán;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 81

- Nguồn vốn có đƣợc sử dụng theo đúng mục đích quy định trong Hiệp

định Tài trợ về các khoản chi tiêu hợp lệ phát sinh và đƣợc giải ngân tuân

thủ theo đúng chính sách và thủ tục của WB về giải ngân và quản lý tài

chính và theo các quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính áp dụng cho

các chƣơng trình và dự án ODA tại Việt Nam;

- Công tác đấu thầu tuyển chọn dịch vụ tƣ vấn (cá nhân và công ty), mua

sắm hàng hóa và các dịch vụ phi tƣ vấn, và các hoạt động đấu thầu khác

có tuân thủ theo đúng quy định của Chính phủ và thủ tục, chính sách của

WB;

- Tất cả các tài liệu và ghi chép theo yêu cầu có đƣợc lƣu trữ đúng cách

trong điều kiện an toàn và có thể xác nhận giá trị các khoản chi tiêu đƣợc

nêu trong các báo cáo tài chính đệ trình lên WB và các cơ quan có thẩm

quyền của Chính phủ;

- Tài khoản chỉ định của dự án và tài khoản dự án của các TDA có đƣợc

quản lý đúng cách và nguồn vốn đƣợc giải ngân qua những tài khoản này

có tuân thủ đầy đủ quy định của các điều khoản trong Hiệp định Tài trợ.

4.8.2. Thời hạn nộp báo cáo kiểm toán

Các Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán bao gồm Báo cáo kiểm toán và Thƣ quản

lý phải đƣợc trình lên WB không muộn hơn 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài

chính, nghĩa là vào ngày 30/6 của năm tiếp theo.

4.9. Giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án

4.9.1. Nguyên tắc

Nguyên tắc chung áp dụng cho công tác giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA gồm:

a. Các CQCQ, Chủ dự án, bên hƣởng lợi TDA và các CQTH có trách

nhiệm quản lý và thực hiện dự án để đảm bảo (i) nguồn vốn của dự án

đƣợc sử dụng hợp lệ và đúng mục đích, (ii) các TDA đƣợc thực hiện

và hoàn thành đúng tiến độ đề ra, (iii) đạt yêu cầu về chất lƣợng dự án,

và (iv) thông tin đƣợc chia sẻ đầy đủ cho các cơ quan, tổ chức cấp vốn,

các nhà tài trợ/ đối tác phát triển và các bên liên quan của dự án.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 82

b. Đơn vị tài trợ chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát và hỗ trợ các

CQCQ, Chủ dự án, Ban ĐPDA, CQTH và các TDA trong suốt quá

trình thực hiện dự án.

c. Theo dõi và hỗ trợ công tác thực hiện TDA một cách hiệu quả để đảm

bảo đạt đƣợc các kết quả đầu ra và mục tiêu phát triển của chƣơng

trình/dự án nhằm xây dựng và củng cố mối quan hệ và sự phối hợp

giữa các bên liên quan cũng nhƣ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu

quả.

d. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong quá trình thực hiện dự án

nhằm nâng cao chất lƣợng các kết quả đầu ra của dự án và đạt đƣợc

các mục tiêu phát triển của dự án.

e. Rút ra bài học kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức với tất cả các bên liên

quan của chƣơng trình, dự án.

f. Tuân thủ và gắn kết với các hệ thống quản lý hiệu quả, tiêu chuẩn chất

lƣợng và báo cáo chính xác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất

lƣợng và giám sát và đánh giá.

4.9.2. Kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án

Trong khuôn khổ dự án PPTAF, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án là

hai chức năng có tính chất hỗ tƣơng và hoạt động liên kết có thể đƣợc xác định

nhƣ sau:

a) Kiểm tra giám sát hoạt động của dự án PPTAF nói chung hay TDA

nói riêng là cách thức quản trị các khoản vốn phân bổ theo (i) mục

đích sử dụng, (ii) nguồn vốn thông qua giám sám việc tiếp nhận

vốn , chi tiêu và thực hiện dự án của các CQCQ, Ban QLTDA tuân

thủ đúng quy định của TTTC đã ký trong khuôn khổ Hiệp định Tài

trợ số 4779-VN.

b) Hỗ trợ công tác chuẩn bị dự án trong đó tập trung vào (i) kết quả và

tác động của dự án dựa trên đánh giá tiến độ thực hiện so với các

chỉ số thực hiện, chỉ số kết quả đã thống nhất trong Khung giám sát

và đánh giá (M&E), (ii) phát hiện các vấn đề, giải pháp và hành

động khắc phục và giảm thiểu nguy cơ để đạt đƣợc mục tiêu phát

triển dự án trong khung thời gian quy định.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 83

c) Các CQCQ va Ban QLTDA tiếp nhận vốn IDA từ Quỹ PPTAF

thông qua Ban ĐPDA và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nƣớc có

trách nhiệm quản lý, thực hiện các TDA để đảm bảo việc sử dụng

vốn đúng mục đích, việc thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra,

chất lƣợng của các hoạt động chuẩn bị dự án và cung cấp đầy đủ

thông tin cho Bộ KHĐT, Ban ĐPDA, các cơ quan tài chính, WB;

d) Vụ KTĐN (Bộ KHĐT) thông qua Ban ĐPDA có trách nhiệm kiểm

tra, giám sát hoạt động và hỗ trợ CQCQ và Ban QLTDA thực hiện

TDA

4.9.3. Phƣơng thức giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án theo phƣơng pháp giám sát

trực tiếp với sự tham gia của các bên có liên quan nhằm đánh giá sự tuân thủ của

các hoạt động dự án do các cơ quan dƣới đây chủ trì và thực hiện:

a) Vụ KTĐN (thuộc Bộ KHĐT) thông qua Ban ĐPDA.

b) WB thông qua Nhóm công tác dự án PPTAF và các Nhóm công tác

TDA.

c) Vụ Thanh tra của Bộ KHĐT và các Bộ, ngành có chức năng năng

thanh tra, kiểm tra và kiểm toán dự án PPTAF.

d) Các cơ quan đơn vị đƣợc nêu tại mục (a), (b) và (c) phối hợp chặt

chẽ trong công tác thực hiện giám sát dự án các TDA và toàn bộ dự

án PPTAF.

4.9.4. Chu kỳ kiểm tra, giám sát

STT Các hoạt động chính trong chu kỳ giám sát TDA

1 Quy trình kiểm tra, giám sát

2 Vai trò và trách nhiệm kiểm tra, giám sát

3 Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát

4 Xem xét các văn bản pháp lý, bao gồm các hồ sơ đăng ký TDA PPTAF

5 Phân tích và đánh giá các kế hoạch công tác và kế hoạch ngân sách hàng năm của dự án.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 84

4.9.4.1. Quy trình kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA đƣợc tiến hành thƣờng

xuyên với các nhiệm vụ chính đƣợc giao và nhằm đảm bảo rằng công tác

giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA đƣợc duy trì liên tục. Kiểm tra, giám sát và

hỗ trợ thực hiện dự án phải tuân thủ theo các nguyên tắc giám sát và sự phối

hợp hiệu quả giữa các bên liên quan trong quá trình giám sát phù hợp với

mục tiêu và cách thức giám sát, và chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện dự

án theo cách thức “cầm tay chỉ việc”2.

Công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA đƣợc xác định theo các

mốc thời gian sau:

Kiểm tra, giám sát thực hiện TDA bắt đầu từ tháng thứ 06 sau ngày

TTTC có hiệu lực;

Kiểm tra, giám sát giữa kỳ;

Kiểm tra, giám sát TDA khi các TDA đã hoàn thành các hoạt động

chuẩn bị dự án;

2 Áp dụng tùy theo tình hình thực hiện thực tế và năng lực quản lý của từng TDA cụ thể

6

Phân tích và đánh giá các báo cáo tiến độ thực hiện dự án, bao gồm báo cáo khối lƣợng

công việc thực hiện, tình hình đấu thầu và quản lý hợp đồng, báo cáo giải ngân, báo cáo

tài chính, báo cáo kiểm toán, và công tác an toàn môi trƣờng và xã hội trong quá trình

chuẩn bị dự án.

7 Các nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA

8 Lập báo cáo kiểm tra, giám sát TDA

9 Theo dõi việc thực hiện của TDA sau đợt kiểm tra, giám sát

10 Hỗ trợ thực hiện TDA trong quá trình thực hiện dự án

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 85

Kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA dựa trên cácyêu cầu đã

đƣợc phê duyệt, nằm ngoài các đợt giám sát theo định kỳ đƣợc nêu

trên.

4.9.4.2. Lập kế hoạch giám sát và kế hoạch giám sát

Hoạt động kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA căn cứ theo kế hoạch

giám sát định kỳ và đột xuất đã đƣợc các bên đồng ý, phê duyệt và tuân thủ:

Thiết lập ƣu tiên thực hiện TDA, bao gồm các vấn đề chính yếu cần

đƣợc giải quyết trong quá trình kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện

TDA;

Phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ trong giám sát và hỗ trợ thực

hiện TDA.

Xác định các kết quả dự kiến của việc giám sát và hỗ trợ thực hiện

TDA.

Xác định thành phần nhóm công tác và ngân sách phân bổ cho công

tác kiểm tra giám sát TDA.

Việc lập kế hoạch và triển khai công tác giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA

đƣợc thực hiện linh hoạt tùy theo yêu cầu của tình hình thực tế và nhu cầu

của các TDA nói riêng và dự án PPTAF nói chung. Vì vậy, tần suất và thành

phần tham gia giám sát có thể thay đổi thay đổi trong suốt thời gian thực hiện

dự án phù hợp với các ƣu tiên mà bối cảnh thực hiện của dự án đặt ra.

4.9.4.3. Xem xét các văn bản pháp lý và tài liệu dự án quy định việc thực

hiện TDA

Xem xét các văn bản pháp lý và tài liệu dự án nhằm đánh giá sự tuân thủ của

Ban QLTDA/CQCQ đối với các quy định về quy trình và thủ tục đăng ký

TDA, thẩm định và phê duyệt nêu trong Sổ tay Hƣớng dẫn và các văn bản

điều chỉnh và bổ sung liên quan trong khuôn khổ dự án PPTAF.

4.9.4.4. Phân tích và đánh giá kế hoạch công tác và kế hoạch ngân sách

hàng năm

Tuân thủ các quy định của Hiệp định Tài trợ số 4779-VN và Thỏa thuận Tài

chính TDA về việc lập và thực hiện kế hoạch hàng năm.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 86

Nhằm hài hoà việc thực hiện theo quy định của WB và của Chính phủ, nội

dung và hình thức của kế hoạch thực hiện năm của dự án thống nhất áp dụng

theo nội dung và biểu mẫu hƣớng dẫn của Thông tƣ 01/2014/TT-BKHĐT

ngày 09/01/2014.

Xem xét và đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm tập trung vào các nội

dung:

Tổng quan và định hƣớng chiến lƣợc nhằm đạt mục tiêu phát triển của

dự án.

- Phân tích tình hình thực hiện TDA trong năm, bao gồm (a) kết quả

đạt đƣợc, (b) khó khăn, hạn chế và (c) các hoạt động dự kiến thực

hiện trong giai đoạn còn lại của năm.

- Thảo luận giữa các bên liên quan về định hƣớng chiến lƣợc, mục

tiêu và trọng tâm của TDA trong năm tiếp theo, trong đó đƣa ra kế

hoạch hành động chính yếu theo trình tự ƣu tiên cùng với việc xác

định những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra.

- So sánh các chi phí thực hiện và giải ngân thực tế của dự án với kế

hoạch đề ra.

Kế hoạch

- Các hoạt động và hợp phần do TDA thực hiện:

Phân tích kế hoạch công tác năm đã đƣợc phê duyệt theo

tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện thực tế của từng

hợp phần;

Phân tích tổng thể tình hình thực hiện trong năm hiện

hành và lập kế hoạch cho năm tiếp theo;

- Ngân sách và chi phí dự án

Phân tích vốn và chi phí dự án đƣợc phân bổ theo từng

hợp phần và hoạt động theo từng hợp phần và theo nguồn

vốn;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 87

Phân tích tình hình thực tế của TDA trong việc xác định

ngân sách hàng năm, chi phí dự án, mục tiêu và khả năng

giải ngân của dự án.

- Thông tin khác

Kiểm tra và giám sát kế hoạch công tác năm cùng với Kế

hoạch lựa chọn nhà thầu đã đƣợc phê duyệt của TDA và

các bản điều chỉnh, sửa đổi của kế hoạch này nhằm đánh

giá tính hợp lệ của các hoạt động và hạng mục chi tiêu

của TDA.

4.9.4.5. Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện TDA

Quy định về việc báo cáo thực hiện TDA trong khuôn khổ dự án PPTAF

nhằm hai mục tiêu chính: (a) phản ánh tiến độ thực hiện trong từng giai đoạn,

thông thƣờng theo quý, trong sự so sánh với các mục tiêu đề ra trong kế

hoạch năm và các tài liệu khác có liên quan của TDA; và (b) để xác nhận

mức độ phù hợp và sự tuân thủ của việc thực hiện TDA đối với các quy định

của Thỏa thuận Tài chính TDA và Hiệp định Tài trợ số 4779-VN.

Các báo cáo tiến độ thực hiện3 TDA đƣợc xem xét và đánh giá trong quá

trình kiểm tra và giám sát TDA, bao gồm:

Báo cáo thực hiện TDA hàng quý;

Báo cáo công tác thực hiện đấu thầu và quản lý hợp đồng;

Báo cáo giải ngân hàng quý;

Báo cáo tài chính hàng quý;

Báo tài chính hàng năm đƣợc kiểm toán;

Báo cáo giám sát & đánh giá dự án (nếu có);

Các hồ sơ chứng từ (chi tiết) đi kèm các báo cáo đƣợc nêu trên;

3 Các báo cáo tiến độ được xem xét và đánh giá bao gồm báo cáo theo quy định của WB và của Việt Nam

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 88

Giám sát hiện trƣờng tùy thuộc vào tính chất của dự án và công tác

chuẩn bị dự án.

4.9.4.6. Nội dung công tác công tác kiểm tra, giám sát TDA

Nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA cơ bản

bao gồm:

a) Đánh giá tiến độ thực hiện thực tế theo mục tiêu đặt ra trong kế

hoạch năm và kế hoạch tổng thể của TDA.

b) Xác định và thảo luận tình hình thực hiện thực tế của TDA và các

rủi ro, khó khăn có thể xảy ra đối với TDA;

c) Rà soát và đánh giá kế hoạch năm hiện hành, và đề xuất điều chỉnh,

nếu cần;

d) Rà soát và kiểm tra Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thực hiện và quản

lý hợp đồng căn cứ vào tài liệu dự án, kiểm tra các điều khoản của

hợp đồng đã ký, việc thực hiện và giải ngân hợp đồng theo các cam

kết của hợp đồng;

e) Kiểm tra chi phí và chi tiêu thực tế của dự án so với dự toán để

đánh giá khả năng TDA có thể hoàn thành các hoạt động nhƣ dự

toán ban đầu (bằng ngoại tệ và nội tệ);

f) Xác định khả năng chi phí TDA vƣợt tổng dự toán hoặc khoản kinh

phí tiết kiệm so với khoản vốn cam kết phân bổ theo Thỏa thuận

Tài chính TDA; và xác định nhu cầu cho việc phân bổ lại chi phí

giữa các hợp phần hoặc hủy khoản vốn tiết kiệm, nếu có;

g) Kiểm tra báo cáo chi tiêu, báo cáo tài chính, hồ sơ chứng từ kế toán

để xác minh độ chính xác theo tiêu chí hợp lệ của quy định về

QLTC dự án;

h) Xem xét và đánh giá hệ thống quản lý tài chính và kế toán của TDA

nhằm đảm bảo các hệ thống này phù hợp với yêu cầu báo cáo trong

khuôn khổ PPTAF;

i) Đánh giá sự tuân thủ của TDA đối với các quy định của Thỏa thuận

Tài chính TDA. Kiểm tra để phát hiện các trƣờng hợp không tuân

thủ hoặc chậm trễ trong việc tuân thủ;

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 89

j) Rà soát nhu cầu gia hạn thời gian thực hiện TDA hoặc ngày kết

thúc TDA;

k) Thảo luận và đánh giá các vấn đề khác liên quan đến các TDA mà

có thể làm chậm hoặc gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình thực hiện

TDA và ảnh hƣởng đến việc đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của

dự án.

Biên bản kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA phản ánh các nội dung

cơ bản dƣới đây:

a) Tóm tắt các phát hiện và khuyến nghị về các hành động cần thực

hiện để điều chỉnh và cải thiện tình hình cũng nhƣ chất lƣợng thực

hiện TDA sau khi diễn ra đợt giám sát;

b) Lập Biên bản ghi nhớ của đoàn giám sát về các phát hiện và những

kết luận tại các buổi làm việc với TDA đã đƣợc các bên đồng ý nhƣ

đã nêu cụ thể trong phần a;

c) Bất kỳ sửa đổi (thêm vào hoặc xóa đi) nào về nội dung của Biên

bản ghi nhớ của đoàn giám sát TDA phải báo cáo với lãnh đạo của

Ban ĐPDA và TDA và đƣợc các bên đồng ý trƣớc khi tiến hành

sửa đổi biên bản;

d) Sau khi đƣợc các bên xác nhận và thông qua, Biên bản ghi nhớ của

đoàn giám sát là tài liệu chính thức trong hệ thống báo cáo dự án, là

cơ sở để các bên thực hiện công tác theo dõi tiến độ thực hiện dự án

và phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan, đơn vị có

thẩm quyền và chức năng kiểm tra, giám sát TDA song song nhiệm

vụ quản lý của Ban ĐPDA.

4.9.4.7. Báo cáo giám sát TDA

Ban ĐPDA có trách nhiệm lập báo cáo kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện

TDA cho mỗi đợt công tác giám sát.

Báo cáo giám sát TDA là (a) công cụ quản lý dự án đƣợc Ban ĐPDA, các

TDA và các bên có liên quan của dự án sử dụng cho việc kiểm tra, theo dõi

và đánh giá tiến độ thực hiện và những tiến bộ trong thực hiện của từng TDA

và dự án PPTAF nói chung theo thời gian, và (b) là phƣơng tiện theo dõi và

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 90

đảm bảo cho việc đạt đƣợc các mục tiêu phát triển dự án, các tác động dự

kiến. Trọng tâm của báo cáo giám sát là khuyến nghị về kế hoạch hành động

theo mốc thời gian.

Các Biên bản ghi nhớ của đoàn giám sát TDA là thông tin đầu vào quan

trọng cho các Báo cáo giám sát TDA. Đồng thời, dữ liệu và thông tin về tiến

độ thực hiện, khối lƣợng công việc và công tác tài chính và giải ngân là một

phần quan trọng của Báo cáo giám sát TDA.

Nội dung của Báo cáo giám sát TDA gồm các phần sau:

a. Mục đích của công tác giám sát TDA;

b. Tình hình thực hiện công tác chuẩn bị TDA trong giai đoạn giám

sát TDA.

c. Tình hình thực hiện Kế hoạch công tác năm (theo hạng mục công

việc/hoạt động, ngân sách và giải ngân)

- Rà soát Kế hoạch công tác năm;

- Tiến độ thực hiện về mặt khối lƣợng công việc và tài chính theo

hợp phần, các gói thầu và các hoạt động;

- Các thành tựu, kết quả đạt đƣợc theo kế hoạch công tác năm;

- Những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện TDA.

d. Phân tích tiến độ thực hiện TDA để đạt mục tiêu phát triển của dự

án.

e. Kế hoạch hành động mà TDA cần thực hiện đối với công tác giải

ngân:

- Công tác đấu thầu, bao gồm cả quản lý hợp đồng;

- Quản lý tài chính, bao gồm cả công tác kế toán, kiểm soát nội bộ, tiếp

nhận và sử dụng vốn PPTAF và các nội dung liên quan khác.

f. Các hoạt động hỗ trợ công tác thực hiện TDA nếu có.

g. Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hành động sau khi kết

thúc đợt giám sát.

h. Kết luận.

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 91

Thời hạn lập Báo cáo giám sát

a) Báo cáo giám sát đƣợc lập ngay trong quá trình diễn ra đợt giám sát.

b) Trên cơ sở các phát hiện đã đƣợc các bên (Ban ĐPDA và TDA) thống

nhất trong đợt giám sát, báo cáo phải đƣợc hoàn thành trong vòng 2 tuần

sau khi kết thúc chuyến giám sát và trình nộp cho Ban ĐPDA và WB.

Công văn gửi TDA

Công văn gửi TDA là một tài liệu riêng với nội dung đƣợc soạn thảo dựa

trên các thông tin của biên bản ghi nhớ của đoàn giám sát và các báo cáo

giám sát TDA.

Công văn sẽ đƣợc gửi đến TDA ngay khi đƣợc Giám đốc Ban ĐPDA phê

duyệt.

4.9.4.8. Công tác theo dõi việc thực hiện sau sau kiểm tra, giám sát TDA

Các nhóm công tác chuyên môn của Ban ĐPDA có trách nhiệm tiếp tục theo

dõi các vấn đề còn tồn đọng và những hành động cần thực hiện để điều

chỉnh, cải thiện tình hình thực hiện TDA cũng nhƣ hỗ trợ các TDA thực hiện

theo các khuyến nghị và kế hoạch hành động đặt ra trong đợt giám sát.

Việc theo dõi và đôn đốc các TDA thực hiện theo kế hoạch hành động và

khuyến nghị của đoàn giám sát là một phần không thể tách rời của hoạt động

kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện TDA, có ý nghĩa quan trọng đối với

việc quản lý và thực hiện hiệu quả các cam kết của TDA.

Những phát hiện và các vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi và đôn đốc

các TDA thực hiện các yêu cầu của đợt giám sát phải đƣợc các bên (Ban

ĐPDA và Ban QLTDA) thống nhất và báo cáo lãnh đạo Ban ĐPDA và WB

bằng văn bản.

4.9.4.9. Hỗ trợ thực hiện TDA

Ban ĐPDA có trách nhiệm hỗ trợ các Ban QLTDA bằng cách thức và các

hoạt động phù hợp với nhu cầu và bối cảnh thực hiện thực tế của cả dự án

PPTAF và các TDA.

Công tác hỗ trợ của Ban ĐPDA nhằm cung cấp các giải pháp cho những vấn

đề và khó khăn thực tế mà TDA gặp phải và phối hợp với các TDA để xác

Chƣơng 4. Quản lý tài chính Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 92

định những vấn đề có thể xảy ra và các biện pháp giảm thiểu phù hợp. Theo

đó, giám sát hiệu quả TDA và tăng cƣờng năng lực cho nhóm công tác hoặc

cá nhân làm việc với TDA, và xây dựng thể chế khắc phục điểm yếu và hạn

chế của quá trình thực hiện TDA.

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 93

CHƢƠNG 5. ĐẤU THẦU

Chương này trình bày các hướng dẫn và yêu cầu về đấu thầu áp dụng cho dự án

PPTAF. Nếu và khi các CQCQ/CQTH tiếp tục giai đoạn dự án đầu tư tiếp theo

của quá trình thực hiện TDA thì các CQCQ/CQTH cũng phải tuân thủ các quy

định của WB về đấu thầu cụ thể cho từng TDA.

5.1. Các tài liệu quan trọng về đấu thầu

5.1.1. Ban ĐPDA và các Ban QLTDA sẽ thực hiện các hoạt động đấu thầu

trong khuôn khổ dự án theo các hƣớng dẫn và thủ tục sau:

Hƣớng dẫn của WB: “Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng

IDA” phiên bản tháng 01/2011 (Hƣớng dẫn Đấu thầu) áp dụng cho các

Thỏa thuận Tài chính TDA ký sau ngày 01/07/2013. Phiên bản trƣớc đó

của Hƣớng dẫn Đấu thầu ban hành tháng 5/2004 và đã đƣợc sửa đổi vào

tháng 10/2006 và 05/2010 sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các Thỏa thuận Tài

chính TDA ký trƣớc ngày 01/07/2013;

“Hƣớng dẫn: Lựa chọn và Tuyển dụng Tƣ vấn cho các Bên vay của Ngân

hàng Thế giới” phiên bản tháng 01/2011 (Hƣớng dẫn Tƣ vấn) áp dụng cho

các Thỏa thuận Tài chính TDA ký sau ngày 01/07/2013. Phiên bản trƣớc

đó của Hƣớng dẫn Tƣ vấn ban hành tháng 5/2004 và đã đƣợc sửa đổi vào

tháng 10/2006 và 05/2010 sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các Thỏa thuận Tài

chính TDA ký trƣớc ngày 01/07/2013;

Các điều khoản của Hiệp định Tài trợ cho dự án PPTAF;

Các điều khoản của Thỏa thuận Tài chính TDA cho các Ban QLTDA.

Mô tả chung về những nội dung khác nhau trong các hạng mục chi tiêu khác

nhau đƣợc trình bày ở các phần dƣới. Đối với mỗi hợp đồng đƣợc tài trợ bằng

tín dụng IDA, phƣơng pháp khác nhau về đấu thầu mua sắm hoặc lựa chọn tƣ

vấn, dự toán, yêu cầu xem xét trƣớc của WB và khung thời gian phải đƣợc thống

nhất giữa Bộ KHĐT và Nhóm công tác dự án của WB trong Kế hoạch lựa chọn

nhà thầu. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ đƣợc cập nhật hàng năm hoặc khi cần

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 94

thiết để phản ánh nhu cầu thực hiện dự án thực tế và những cải thiện trong năng

lực thể chế.

5.2. Các hạng mục chi tiêu

5.2.1. Mua sắm hàng hoá

Ban ĐPDA dự kiến sẽ mua sắm một lƣợng hàng hoá và thiết bị có hạn dùng cho

mục đích quản lý dự án (máy tính, máy in, thiết bị văn phòng, phƣơng tiện đi lại

chung v.v...).

Toàn bộ hàng hoá và thiết bị sẵn có bán trên thị trƣờng và có giá trị thấp

(tƣơng đƣơng mức dƣới 100.000 USD cho một hợp đồng) sẽ đƣợc đấu

thầu theo các thủ tục của hình thức chào hàng cạnh tranh (shopping);

Những hàng hoá chuyên dụng đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra nêu tại đoạn

3.6 trong Hƣớng dẫn Đấu thầu của WB có thể đƣợc đấu thầu theo hình

thức Chỉ định thầu (direct contracting) và phải có sự chấp thuận trƣớc của

WB.

5.2.2. Tuyển chọn tư vấn

Những dịch vụ tƣ vấn của dự án chủ yếu liên quan đến nghiên cứu khả thi, thiết

kế chi tiết và công tác đấu thầu - tuy nhiên cũng có thể bao gồm cả những hoạt

động cần thiết khác cho công tác chuẩn bị dự án của TDA. Những hoạt động này

có thể bao gồm:

(a) Xây dựng phạm vi và trình tự ƣu tiên của các ý tƣởng dự án;

(b) Nghiên cứu các phƣơng án chiến lƣợc;

(c) Tất cả các công cụ an toàn;

(d) Khảo sát và thử nghiệm;

(e) Xây dựng chính sách;

(f) Lập điều khoản tham chiếu cho dịch vụ tƣ vấn để thực hiện TDA;

(g) Hỗ trợ quản lý tài chính và quản trị;

(h) Hỗ trợ đấu thầu;

(i) Chuẩn bị Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện dự án;

(j) Đào tạo và hội thảo;

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 95

(k) Chuẩn bị tài liệu để xây dựng một TDA theo phƣơng thức quan hệ đối

tác công - tƣ (PPP);

(l) Các hoạt động khác đã đƣợc WB và Bên vay thống nhất.

Trong quá trình đấu thầu những dịch vụ tƣ vấn này, hình thức lựa chọn dựa trên

cơ sở Chi phí và Chất lƣợng (QCBS) sẽ đƣợc tính đến đầu tiên. Nếu hình thức

QCBS không phù hợp, những hình thức lựa chọn nhà thầu khác bao gồm Tuyển

chọn dựa trên chất lƣợng (QBS), Tuyển chọn trên cơ sở giá thấp nhất (LCS),

Tuyển chọn dựa trên năng lực tƣ vấn (CQS) (hình thức CQS chỉ có thể đƣợc sử

dụng cho những gói thầu nhỏ với giá ƣớc tính thấp hơn 300.000 USD/một hợp

đồng) và Tuyển chọn Tƣ vấn độc lập sẽ đƣợc áp dụng tuỳ thuộc vào bản chất và

giá trị của từng nhiệm vụ công việc cụ thể. Đối với những trƣờng hợp đặc biệt

nhƣ mô tả trong đoạn 3.10 của Hƣớng dẫn Tƣ vấn của WB, hình thức Chỉ định

thầu (Tuyển chọn theo một nguồn duy nhất - SSS) có thể đƣợc áp dụng nhƣng

phải có sự chấp thuận trƣớc của WB. Mẫu Hồ sơ mời thầu tiêu chuẩn của WB sẽ

đƣợc sử dụng trong tuyển chọn tƣ vấn (công ty tƣ vấn). Danh sách ngắn có thể

chỉ gồm toàn tƣ vấn trong nƣớc nếu đáp ứng một trong ba điều kiện sau:

Chi phí ƣớc tính của gói thầu dƣới 500.000 USD (phù hợp với các điều

khoản tại đoạn 2.7 của Hƣớng dẫn Tƣ vấn);

Có đủ số lƣợng các công ty đạt tiêu chuẩn để chọn ra một danh sách ngắn

các công ty với chi phí cạnh tranh;

Việc cạnh tranh có sự tham gia của các tƣ vấn nƣớc ngoài đƣợc cho là

không phù hợp hoặc tƣ vấn nƣớc ngoài không bày tỏ sự quan tâm.

5.3. Các hoạt động yêu cầu đối với Ban ĐPDA và các Ban QLTDA

Đấu thầu trong dự án đề xuất sẽ do Ban ĐPDA và các Ban QLTDA thực hiện.

Để đảm bảo sự tuân thủ các hƣớng dẫn về đấu thầu và củng cố năng lực thực

hiện đấu thầu của Ban ĐPDA và các Ban QLTDA, những hành động cụ thể sau

đã đƣợc WB và Bên vay thống nhất cần phải đƣợc tuân thủ:

Ban ĐPDA và tất cả các Ban QLTDA cần đƣợc bố trí nhân viên đầy đủ

với những nhân viên chủ chốt, bao gồm ít nhất một chuyên gia đấu thầu

với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn liên quan đến đấu thầu;

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 96

Ban ĐPDA tuyển chọn một số chuyên gia tƣ vấn đủ năng lực (chuyên gia

tƣ vấn quốc tế và chuyên gia tƣ vấn trong nƣớc) thuộc Nhóm tƣ vấn hỗ trợ

Quỹ (FSU) để hỗ trợ, giám sát và theo dõi hoạt động đấu thầu của Ban

ĐPDA và các Ban QLTDA;

Từng Ban QLTDA sẽ đƣợc Nhóm tƣ vấn hỗ trợ Quỹ (FSU) hỗ trợ trong

việc chuẩn bị Điều khoản tham chiếu (TOR), Hồ sơ mời thầu (HSMT),

đánh giá thầu, v.v.. cho TDA của mình. Nhóm chuyên gia đấu thầu thuộc

Nhóm tƣ vấn hỗ trợ Quỹ luôn sẵn sàng để tiến hành đào tạo trực tiếp về

đấu thầu, xem xét các tài liệu và đóng góp ý kiến cho từng Ban QLTDA

tại CQCQ/CQTH khi có yêu cầu để thúc đẩy các hoạt động đấu thầu đƣợc

thực hiện kịp thời, hiệu quả và phù hợp;

Sẽ tiến hành đào tạo chuyên sâu về đấu thầu cho cán bộ làm công tác đấu

thầu của các Ban QLTDA với sự hỗ trợ của Ban ĐPDA, trong đó tập

trung vào các phƣơng pháp tuyển chọn tƣ vấn, đặc biệt là quy trình, thủ

tục QCBS;

Sau khi đạt đƣợc thỏa thuận và các phê duyệt ban đầu sử dụng Quỹ

PPTAF cho các TDA, Ban QLTDA dƣới sự hỗ trợ của Ban ĐPDA cần

chuẩn bị và trình nộp Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho Ban ĐPDA. Kế

hoạch này sẽ nêu chi tiết cả nguồn lực quản lý đấu thầu của Ban QLTDA.

Kế hoạch này là cơ sở để WB xem xét trƣớc. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

của TDA đề xuất bao gồm cả dịch vụ tƣ vấn và các hạng mục đầu tƣ bao

gồm trong Thỏa thuận Tài chính TDA sẽ đƣợc trình nộp cho WB xem xét

và ban hành Thƣ không phản đối. Sau khi Thỏa thuận Tài chính TDA

đƣợc ký kết, Ban QLTDA sẽ gửi tất cả các bản sửa đổi sau đó của Kế

hoạch lựa chọn nhà thầu cho WB để xem xét/ ban hành Thƣ không phản

đối và gửi cho Ban ĐPDA để xem xét/góp ý kiến;

Các Ban QLTDA có thể tiến hành trƣớc một số hoạt động đấu thầu theo

sự phê duyệt của WB và Ban ĐPDA trƣớc khi hồ sơ đăng ký TDA đƣợc

phê duyệt.

Việc đăng quảng cáo trên trang UNDB và dgMarket thông qua Mạng lƣới

Khách hàng (Client Connection) là yêu cầu bắt buộc đối với Hồ sơ mời

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 97

quan tâm của các gói thầu dự kiến có giá trên 300.000 USD. Ban QLTDA

sẽ yêu cầu Ban ĐPDA PPTAF hỗ trợ trong việc đăng các quảng cáo này;

Kế hoạch hành động Quản trị Minh bạch (Governance Transparency

Action Plan - GTAP) chi tiết bao gồm những biện pháp cụ thể để nâng

cao tính công bằng và minh bạch cũng nhƣ hạn chế gian lận và tham

nhũng trong đấu thầu cần đƣợc thiết lập và tuân thủ bởi Ban ĐPDA và các

Ban QLTDA.

5.4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Đối với các TDA/các hoạt động đang trong quá trình triển khai thực hiện, Ban

ĐPDA/Ban QLTDA phải thƣờng xuyên cập nhật Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

hàng năm hoặc khi cần thiết để phản ánh nhu cầu thực hiện dự án thực tế và cải

thiện về năng lực thể chế. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cập nhật phải đƣợc trình

lên WB để xin ban hành Thƣ không phản đối. Đối với các đề xuất TDA, các Ban

Quản lý TDA phải lập và trình Kế hoạch lựa chọn nhà thầu TDA nhƣ một phần

của hồ sơ đăng ký TDA cho WB và Ban ĐPDA xem xét. Việc lập và cập nhật

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải theo các hình thức và phƣơng thức lựa chọn

nhà thầu và ngƣỡng xem xét trƣớc của WB nhƣ trình bày ở trang sau, thay đổi

tùy theo các thông báo sau này của WB.

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 98

Việt Nam

Ngƣỡng áp dụng đối với các hình thức và phƣơng thức lựa chọn nhà thầu và các gói thầu xem xét trƣớc

(Ngày hiệu lực: 01/2/2015)

Phân loại

Ngƣỡng áp dụng đối với các hình thức và phƣơng thức

lựa chọn nhà thầu

Ngƣỡng áp dụng cho gói thầu xem xét trƣớc

Cũ (2013) Mới Ghi chú Cũ (2013) Mới Ghi chú

Công trình xây lắp /Cung cấp và Lắp đặt

Đấu thầu cạnh

tranh quốc tế

(ICB)

>= 10tr

USD

>= 20tr

USD

Toàn bộ Tất cả các gói thầu Gói thầu có giá trị dƣới 20tr USD

nhƣng thực hiện theo hình thức ICB có

thể xem xét sau.

Đấu thầu cạnh

tranh trong

nƣớc (NCB)

< 10tr USD < 20tr USD - Rủi ro thấp (L/M): Hợp

đồng đầu tiên

- Rủi ro cao (H/S): 03 hợp

đồng đầu tiên

- Rủi ro thấp (L/M): không có,

hoặc hợp đồng đầu tiên.

- Rủi ro (H/S): Hợp đồng thứ

nhất hoặc thứ 2 cùng với các hợp

đồng có giá trị trên 15tr USD.

Chuyên gia đấu thầu đƣợc chứng

nhận của WB (APS) có thể thông

qua ngƣỡng xem xét trƣớc thấp

hơn cho một dự án cụ thể

(PMU/PPMU)

Rủi ro dựa trên phƣơng pháp thực hiện

(theo mức độ rủi ro đấu thầu). Số

lƣợng các hợp đồng xem xét trƣớc của

mỗi Ban Quản lý dự án

(PMU/PPMU). APS của WB quyết

định số gói thầu xem xét trƣớc tùy

theo năng lực và kinh nghiệm của Ban

Quản lý dự án. Đối với các dự án có

Ban Quản lý dự án TW và các Ban

Quản lý TDA, Tài liệu thẩm định dự

án cần quy định rằng Ban Quản lý TW

tiến hành xem xét trƣớc đối với các

gói thầu do các Ban Quản lý TDA có

năng lực kém thực hiện.

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 99

Phân loại

Ngƣỡng áp dụng đối với các hình thức và phƣơng thức

lựa chọn nhà thầu

Ngƣỡng áp dụng cho gói thầu xem xét trƣớc

Cũ (2013) Mới Ghi chú Cũ (2013) Mới Ghi chú

Chào hàng

cạnh tranh

(Shopping)

<0,2tr USD <0,2tr

USD

Không thay đổi Không có Không có Không thay đổi

Hàng hóa, hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ phi tư vấn

Đấu thầu cạnh

tranh quốc tế

(ICB)

>=1tr USD >=3tr USD Toàn bộ Tất cả các gói thầu Gói thầu có giá trị dƣới 3 triệu USD

nhƣng sử dụng hình thức ICB có thể

áp dụng xem xét sau.

Đấu thầu cạnh

tranh trong

nƣớc (NCB)

<1tr USD < 3tr USD Do các hàng hóa thƣờng không có

sẵn tại Việt Nam (ví dụ nhƣ một

số trang thiết bị và vật liệu điện,

trang thiết bị y tế), hình thức lựa

chọn ICB có thể đƣợc áp dụng cho

gói thầu ngay cả giá trị gói thầu ở

mức dƣới ngƣỡng.

- Rủi ro thấp (L/M): Hợp

đồng đầu tiên

- Rủi ro cao (H/S): 03 hợp

đồng đầu tiên

- Rủi ro thấp (L/M): không có,

hoặc hợp đồng đầu tiên.

- Rủi ro (H/S): Hợp đồng thứ

nhất hoặc thứ 2

Tham khảo phần ghi chú đối với nội

dung của hạng mục công trình.

Chào hàng

cạnh tranh

(Shopping)

<0,1tr USD <0.1tr

USD

Không thay đổi Không có Không có Không thay đổi

Dịch vụ tư vấn

Chƣơng 5. Đấu thầu Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 100

Phân loại

Ngƣỡng áp dụng đối với các hình thức và phƣơng thức

lựa chọn nhà thầu

Ngƣỡng áp dụng cho gói thầu xem xét trƣớc

Cũ (2013) Mới Ghi chú Cũ (2013) Mới Ghi chú

CQS < 0,3tr USD <0,3tr

USD

Các hình thức khác (QCBS, QBS,

FBS, LCS) có thể áp dụng cho các

gói thầu dƣới ngƣỡng 0,3tr USD.

Công ty: >=0,3tr USD

(đối với hình thức lựa chọn

cạnh tranh) cộng với hợp

đồng đầu tiên của mỗi hình

thức lựa chọn nhà thầu mà

không tính đến giá trị gói

thầu. Đối với hình thức lựa

chọn theo một nguồn duy

nhất (SSS), 50.000 USD

(Mục 3.9 của Hƣớng dẫn

Tƣ vấn 01/2011).

trƣờng hợp đặc biệt (đối với

hình thức lựa chọn cạnh

tranh); đối với SSS, 20.000

USD (Mục 5.6 của Hƣớng

dẫn Tƣ vấn, tháng 1/2011).

Hợp đồng kiểm toán:

Toàn bộ.

Công ty: >=0,5tr USD (đối với

hình thức lựa chọn cạnh tranh)

cộng với hợp đồng đầu tiên của

mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu

mà không tính đến giá trị khi cần

tùy thuộc vào năng lực của Ban

Quản lý dự án. Đối với SSS,

100.000 USD (Mục 3.9 của

Hƣớng dẫn Tƣ vấn 01/2011)

Cá nhân: chỉ trong trƣờng hợp

đặc biệt (đối với hình thức lựa

chọn cạnh tranh); đối với SSS,

50.000 USD (Mục 5.6 của

Hƣớng dẫn Tƣ vấn, tháng

1/2011)

SSS phải đƣợc nêu trong Kế

hoạch lựa chọn nhà thầu với giải

trình hợp lý.

Đối với tƣ vấn cá nhân, xem xét

trƣớc áp dụng cho các hợp đồng có giá

trị lớn (≥ $0.2tr USD) và dài hạn. Đối

với các tƣ vấn quản lý dự án quan

trọng hay quản lý công tác đấu thầu

hoặc pháp lý, Điều khoản tham chiếu

và Sơ yếu lý lịch của ứng cử viên đƣợc

chọn sẽ phải đƣợc xem xét trƣớc

nhƣng việc xem xét này không đƣợc

coi là xem xét trƣớc của giao dịch.

i thầu kiểm toán phải đƣợc

xử lý nhƣ các gói thầu khác và chỉ áp

dụng xem xét trƣớc nếu giá trị vƣợt

ngƣỡng. Trƣởng nhóm công tác dự án/

Chuyên gia Quản lý Tài chính của WB

có thể yêu cầu xem xét trƣớc đối với

Điều khoản tham chiếu, danh sách

ngắn, v.v dƣới góc độ kỹ thuật.

Danh sách

ngắn gồm toàn

các công ty tƣ

vấn trong nƣớc

<0,3tr USD <0,5tr

USD

Mục 2.7 của Hƣớng dẫn Tƣ vấn

(Tháng 1/2011). Ngƣỡng này áp

dụng cho các gói thầu công việc

mà các công ty tại địa phƣơng đáp

ứng đầy đủ về năng lực và số

lƣợng (ví dụ nhƣ thiết kế kỹ thuật,

giám sát thi công).

Ghi chú: Hình thức Chỉ định thầu đối với các gói thầu công trình/hàng hóa thường áp dụng xem xét trước, trừ trường hợp các gói thầu có giá trị

nhỏ (dưới 200.000 USD đối với hạng mục công trình và 100.000 USD đối với hạng mục mua sắm hàng hóa). Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải

nêu rõ hình thức Chỉ định thầu hay Tuyển chọn theo một nguồn duy nhất cùng với các giải trình đi kèm. Nếu các lý do giải trình hợp lý, những

gói thầu dưới ngưỡng có thể áp dụng xem xét sau.

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 101

Ban ĐPDA sẽ phải nộp báo cáo giám sát đấu thầu tổng hợp sáu tháng một lần

cho WB nhƣ là một phần của Báo cáo Theo dõi Hài hòa (HMR). Báo cáo này

phải bao gồm tình trạng thực hiện Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng nhƣ thông

tin về tiến độ hợp đồng và chi tiêu.

5.5. Xem xét của WB

5.5.1. Xem xét trƣớc của WB. WB sẽ xem xét các quyết định đấu thầu của Bên

vay theo hai phƣơng thức: xem xét trƣớc và xem xét sau. Kế hoạch lựa chọn nhà

thầu phải nêu cụ thể từng gói thầu tùy theo yêu cầu xem xét trƣớc hay sau.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các hợp đồng yêu cầu xem xét trƣớc, đối với

bất kỳ sửa đổi quan trọng cần thiết nào (ví dụ nhƣ gia hạn thời gian thực hiện

hợp đồng, thay đổi đáng kể phạm vi của công việc/dịch vụ, thay thế nhân sự chủ

chốt, sửa đổi hoặc xóa bỏ các điều khoản của hợp đồng, các lệnh thanh toán bổ

sung mà giá trị chiếm hơn 15% giá trị hợp đồng ban đầu, chấm dứt hợp đồng,

v.v…), Ban ĐPDA/các Ban QLTDA cần phải có Thƣ không phản đối của WB

trƣớc. Thông tin chi tiết về các yêu cầu xem xét trƣớc của WB có thể tham khảo

tại Phụ lục I của Hƣớng dẫn Tƣ vấn và Đấu thầu.

5.5.2. Xem xét sau của WB: Tất cả các gói thầu (mua sắm hàng hóa, tƣ vấn và

phi tƣ vấn) không thuộc diện xem xét trƣớc của WB nhƣ đề cập tại phần trên là

các gói thầu áp dụng xem xét sau của WB. Đối với những gói thầu này, Ban

ĐPDA/các Ban QLTDA tiến hành các thủ tục đấu thầu mà không cần phải xin

trƣớc Thƣ phản đối của WB. Ban ĐPDA/các Ban QLTDA giữ lại toàn bộ tài

liệu liên quan của các gói thầu tại văn phòng trong vòng 02 năm sau ngày kết

thúc khoản vay để phục vụ cho mục đích kiểm toán của WB. Trong quá trình

giám sát dự án, WB sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số gói thầu (ít nhất là 20%)

trong số các gói thầu xem xét sau để kiểm tra, giám sát chi tiết.

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 102

CHƢƠNG 6. CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG

Chương này đề cập tới các vấn đề về chính sách an toàn liên quan đến dự án

PPTAF đồng thời trình bày việc dự án sẽ giải quyết các vấn đề về an toàn như

thế nào. Do vậy, chương này cũng sẽ được sử dụng như là một Khung toàn diện

về Quản lý An toàn cho dự án.

KHUNG QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN

Giới thiệu chung và mô tả về dự án

Dự án PPTAF sẽ cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ quản lý cho Quỹ Chuẩn bị dự

án. Quỹ này sẽ đƣợc các Bộ, ngành, các doanh nghiệp Nhà nƣớc, các tỉnh và địa

phƣơng sử dụng cho công tác chuẩn bị dự án của các TDA là những dự án đầu

tƣ ƣu tiên của Chính phủ Việt Nam và dự kiến sẽ đƣợc WB tài trợ. Những hoạt

động chính do Quỹ hỗ trợ gồm nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật chi tiết, đấu

thầu và những hình thức hỗ trợ chuẩn bị khác, bao gồm đánh giá môi trƣờng, kế

hoạch hành động tái định cƣ và các loại công cụ an toàn cần thiết khác theo quy

định về chính sách an toàn của WB (ví dụ nhƣ: Báo cáo đánh giá xã hội, Khung

chính sách Tái định cƣ, Kế hoạch hành động Tái định cƣ, Khung chính sách

nhóm dân tộc thiểu số và Kế hoạch phát triển nhóm dân tộc thiểu số).

Ban đầu, Quỹ này sẽ chỉ tập trung vào các dự án dự kiến sẽ đƣợc WB tài trợ. Vì

vậy, các dự án đƣợc chuẩn bị bằng nguồn vốn từ Quỹ này sẽ ít có khả năng đƣợc

sử dụng vốn từ các nhà tài trợ khác, các cơ quan tài chính hay Chính phủ trong

giai đoạn đầu tƣ sau này. Trong mọi trƣờng hợp, tất cả các TDA sẽ đƣợc chuẩn

bị theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp về an toàn, do đó sẽ không có rủi ro về phía

WB. Hơn nữa, Nhóm công tác dự án của WB sẽ yêu cầu phải công bố công khai

toàn bộ tài liệu an toàn đƣợc lập nhờ nguồn hỗ trợ từ Quỹ, ngay cả nếu các dự

án đó không đƣợc WB tài trợ trong giai đoạn đầu tƣ sau này.

Dự án sẽ không tạo ra các tác động tiêu cực ảnh hƣởng trực tiếp nào đến môi

trƣờng và/hoặc xã hội. Tuy nhiên, dự án sẽ tài trợ cho các TDA thực hiện các

hoạt động chuẩn bị để phục vụ cho việc vay vốn của WB sau này, mà chúng có

thể có những tác động bất lợi về mặt môi trƣờng và xã hội. Các công cụ an toàn

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 103

đƣợc xây dựng trong những dự án vay vốn WB trong tƣơng lai sẽ đƣợc WB xem

xét và phê duyệt - đây là một bƣớc trong chu trình của các dự án này. Vì mục

đích đó, trong khuôn khổ dự án này sẽ có những quy trình thích hợp và nguồn

lực đầy đủ để: (a) Sàng lọc nguy cơ tác động đến xã hội và môi trƣờng và xem

xét phân loại hạng mục môi trƣờng đối với tất cả các TDA; và (b) Chuẩn bị

những công cụ an toàn cần thiết để đảm bảo tuân thủ tất cả các chính sách an

toàn hiện hành của WB. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, một Khung quản lý

an toàn đơn giản sẽ đƣợc sử dụng nhƣ mô tả dƣới đây.

Thể chế và tổ chức thực hiện dự án

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Bộ KHĐT) là Cơ quan điều hành dự án và có vai trò

là cơ quan điều phối đa ngành. Dự án sẽ làm việc với các CQCQ/CQTH (là các

Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ƣơng). Các cơ quan này sẽ tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ để chuẩn bị cho

các dự án đầu tƣ mà có thể có khả năng nhận đƣợc vốn tài trợ tiếp tục từ WB.

Bộ KHĐT là Cơ quan điều hành đồng thời là Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm

triển khai thực hiện dự án. Vai trò chung của Bộ KHĐT là giám sát, điều phối và

quản lý dự án, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cho các CQCQ/CQTH khi

cần thiết, và đảm bảo rằng các CQCQ/CQTH triển khai thực hiện các TDA của

mình đƣợc hiệu quả và theo lịch tiến độ đã đƣợc thống nhất, tuân thủ theo quy

định của Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện dự án.

Ban Điều phối dự án (Ban ĐPDA): Bộ KHĐT sẽ thành lập Ban ĐPDA. Ban

ĐPDA sẽ chịu trách nhiệm điều phối và thực hiện dự án, bao gồm các công việc

đấu thầu tuyển chọn các chuyên gia tƣ vấn cần thiết để thực hiện chức năng của

mình, quản lý tài chính dự án, giám sát và đánh giá, đảm bảo chất lƣợng ở mức

cao nhất đối với các hoạt động của các CQCQ/CQTH, nâng cao năng lực cho

các CQCQ/CQTH (đối với các CQCQ/CQTH cần có hỗ trợ này), việc tuân thủ

quy định về an toàn tổng thể của dự án và xử lý khiếu nại. Bộ KHĐT sẽ tổ chức

đấu thầu để tuyển và quản lý Nhóm tƣ vấn hỗ trợ Quỹ. Nhóm tƣ vấn hỗ trợ này

sẽ báo cáo lên Ban ĐPDA về tất cả các vấn đề thuộc trách nhiệm của họ. Dựa

trên các tiêu chí lựa chọn đã đƣợc thống nhất, Ban ĐPDA sẽ chịu trách nhiệm

sàng lọc và làm rõ những đề xuất TDA của các CQCQ/CQTH.

Cơ quan chủ quản/Cơ quan thực hiện (CQCQ/CQTH): Các CQCQ/CQTH

Tiểu dự án (thông qua Ban Quản lý dự án (BQLDA) của họ) sẽ chịu trách nhiệm

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 104

nộp hồ sơ đăng ký TDA, đấu thầu tuyển chọn dịch vụ tƣ vấn để thực hiện công

tác chuẩn bị dự án cho các TDA, quản lý tất cả các hợp đồng, và chuẩn bị cho

khoản vay đầu tƣ sau đó. Các CQCQ/CQTH cũng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn

trong việc đảm bảo rằng các khoản tài trợ đƣợc quản lý theo đúng Sổ tay Hƣớng

dẫn và các chính sách, hƣớng dẫn của WB. Các CQCQ/CQTH cần phối hợp

chặt chẽ với các Nhóm công tác TDA của WB trong suốt quá trình chuẩn bị và

thực hiện TDA.

Ngân hàng Thế giới (WB): WB sẽ giám sát quá trình thực hiện ở cấp dự án và

TDA. Ở cấp dự án, Nhóm công tác dự án của WB sẽ phối hợp và giám sát công

tác thực hiện dự án của Bộ KHĐT. Ở cấp TDA, Nhóm công tác TDA của WB

(chịu trách nhiệm chuẩn bị dự án đầu tƣ) sẽ chịu trách nhiệm phối hợp và giám

sát các hoạt động chuẩn bị dự án của các CQCQ/CQTH TDA. Nhóm công tác

dự án sẽ giám sát việc thực hiện TDA thông qua hệ thống giám sát trực tuyến

đƣợc xây dựng để phục vụ dự án, và khi cần sẽ gặp gỡ các Nhóm công tác TDA

để xác định và giải quyết các vấn đề làm chậm tiến độ triển khai TDA.

Sàng lọc Tiểu dự án

Nhóm công tác dự án của WB sẽ đảm bảo rằng danh mục thẩm định ban đầu của

TDA do các CQCQ có TDA lập và đệ trình sẽ bao gồm các thông tin chi tiết mô

tả đầy đủ về TDA đề xuất và thông tin sẵn có về những tác động môi trƣờng và

xã hội có thể gây ra. Đối với việc đăng ký tài trợ cho các nghiên cứu khả thi,

Nhóm công tác dự án của WB sẽ phối hợp với Nhóm công tác TDA để tiến hành

sàng lọc dựa trên danh mục an toàn và xem xét Điều khoản tham chiếu để đảm

bảo rằng các vấn đề môi trƣờng và xã hội liên quan đƣợc tính đến trong quá

trình nghiên cứu theo một cách thức phù hợp với các nguyên tắc về an toàn của

WB. Những thông tin sơ bộ về TDA do CQCQ/CQTH cung cấp này sẽ cho phép

Nhóm công tác TDA của WB thực hiện sàng lọc ban đầu và (a) xếp loại đánh

giá môi trƣờng (EA) sơ bộ, (b) xem xét Điều khoản tham chiếu cho việc lập các

công cụ an toàn, (c) hỗ trợ và giúp giám sát việc chuẩn bị các công cụ an toàn

cần thiết; công việc này bao gồm tƣ vấn và hỗ trợ dự thảo Điều khoản tham

chiếu. Việc sàng lọc ban đầu sẽ bao gồm tất cả các chính sách về an toàn có thể

áp dụng; danh mục sàng lọc là một phần của Hồ sơ đăng ký TDA (tham khảo

Phụ lục 1).

Khi việc nhận tài trợ từ Quỹ của TDA đƣợc thông qua, Nhóm công tác TDA của

WB sẽ đảm bảo rằng các nghiên cứu cho quá trình chuẩn bị bao gồm cả những

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 105

công cụ an toàn đã đƣợc xác định để tuân thủ đầy đủ các quy định về chính sách

an toàn của WB. Nhóm công tác TDA của WB cũng sẽ bảo đảm rằng những

nghiên cứu về an toàn sau đó đáp ứng yêu cầu của Điều khoản tham chiếu trên

mọi khía cạnh, đạt chất lƣợng cao và tuân thủ tất cả các chính sách và quy định

của WB.

Liên quan tới Điều khoản tham chiếu, cần có sự nỗ lực trong công tác tham vấn

giữa các CQCQ liên quan với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (Bộ TNMT) và

Nhóm công tác dự án của WB nếu cần, để thống nhất một Điều khoản tham

chiếu chung cho các nghiên cứu an toàn cần thiết đáp ứng các yêu cầu của chính

sách an toàn của WB cũng nhƣ tuân thủ theo luật pháp và quy định của Việt

Nam.

Bảng A1 dƣới đây tóm tắt các bƣớc của quy trình an toàn cùng với trách nhiệm

đƣợc phân định cho các bên liên quan.

Bảng A1. Các bƣớc của quy trình an toàn và nhiệm vụ của các bên

CÁC BƢỚC XỬ LÝ

TRÁCH NHIỆM

Chính phủ WB

Bộ

KHĐT

CQCQ TA-TT SP-TT RSS

Các bƣớc xử lý tại dự án PPTAF

Nộp hồ sơ đăng ký TDA S R

Xem xét tính hợp lệ R R

Phê duyệt (hoặc từ chối) hồ sơ

đăng ký TDA

S R

Hoàn thiện danh mục sàng lọc

ban đầu

S R

Sàng lọc về an toàn S R

Đánh giá năng lực về an toàn S R

Xếp loại đánh giá môi trƣờng sơ

bộ

S R

Lƣu ý: Các bƣớc dƣới đây thuộc phạm vi các bƣớc trong quy trình lập một dự án đầu

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 106

Họp đánh giá an toàn giai đoạn ý

tƣởng dự án

S S R

Xác định phạm vi và Điều

khoản tham chiếu cho các

nghiên cứu về an toàn

S R S

Tuyển chọn tƣ vấn và triển khai

công tác an toàn

S R S

Giám sát và rà soát các nghiên

cứu về an toàn

S R

Đóng góp ý kiến S R

Tham vấn cộng đồng theo yêu

cầu

S R

Hoàn thiện dự thảo tài liệu về an

toàn

R

Công bố tại địa phƣơng và thông

qua trung tâm thông tin

(InfoShop)

R R

Rà soát nội dung an toàn trong

tài liệu thẩm định dự án (PAD)

S R

Thông qua để thẩm định (các

vấn đề về an toàn)

S R

Họp để đƣa ra quyết định R S

R=Chịu trách nhiệm S=Vai trò hỗ trợ

Bộ KHĐT – Ban ĐPDA Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ – Ban Điều phối dự án

CQCQ Cơ quan Chủ quản, VD: các bộ hoặc cơ quan

trực thuộc Chính phủ của TDA tƣơng ứng

TA–TT PPTAF Task Team – Nhóm công tác dự án

PPTAF của WB

SP–TT (Sub-project Task Team) – Nhóm công tác TDA

(dự án đầu tƣ) của WB

RSS Regional Safeguard Secretariat – Ban thƣ ký An

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 107

toàn Khu vực (hoặc SM đối với trƣờng hợp các

dự án đƣợc chuyển giao và khi áp dụng theo

Hƣớng dẫn An toàn Khu vực).

Chi tiết các bƣớc của quy trình nhƣ sau:

- CQCQ của dự án đầu tƣ đƣợc đề xuất sẽ nộp hồ sơ đăng ký TDA PPTAF;

- Nếu TDA đề xuất đáp ứng các tiêu chí hợp lệ của dự án PPTAF, CQCQ

cùng với sự hỗ trợ của Ban ĐPDA thuộc Bộ KHĐT sẽ hoàn thiện Danh

mục sàng lọc ban đầu của TDA nhƣ là một phần của bộ Hồ sơ đăng ký

TDA. Danh mục này sẽ bao gồm những câu hỏi liên quan về quy mô, loại

hình, và phạm vi của các tác động môi trƣờng và xã hội tiềm năng; TDA

sẽ đƣợc sàng lọc theo tất cả các chính sách an toàn có thể áp dụng (xem

Phụ lục 1);

- Thông tin sàng lọc này sẽ cho phép Nhóm công tác TDA của WB, sau khi

tham vấn với Ban thƣ ký An toàn Khu vực của WB (RSS): (a) Xác nhận

xếp loại đánh giá môi trƣờng sơ bộ (EA Category); và (b) Xác định các

yêu cầu về an toàn, bao gồm (các) loại hình và phạm vi của các công cụ

an toàn cần thiết để xử lý những tác động có thể xảy ra;

- Danh mục sàng lọc ban đầu cũng sẽ thu thập thông tin về năng lực thực

hiện những công việc và nghiên cứu liên quan đến vấn đề an toàn của

CQCQ/CQTH (tham khảo Mẫu đánh giá năng lực trong Tài liệu đính kèm

1 - Phần 2). Nếu qua sàng lọc cho thấy năng lực còn chƣa đủ, Nhóm tƣ

vấn hỗ trợ dự án sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết thông qua chuyên gia

tƣ vấn về an toàn. Nếu CQCQ/CQTH cần đƣợc tăng cƣờng năng lực dài

hạn và toàn diện hơn, thì công tác này sẽ đƣợc thực hiện trong TDA đầu

tƣ sau đó;

- Sau đó, nếu cần, CQCQ/CQTH sẽ chuẩn bị dự thảo Điều khoản tham

chiếu cho (các) công cụ an toàn cần thiết dƣới sự hỗ trợ của Ban ĐPDA

và chuyên gia về an toàn trong Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án.

- Nhóm công tác TDA của WB sẽ rà soát Điều khoản tham chiếu và đƣa ra

các ý kiến đóng góp. Ban ĐPDA và Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án sẽ hỗ trợ

CQCQ/CQTH trong việc tuyển chọn những chuyên gia tƣ vấn đủ kinh

nghiệm và năng lực chuyên môn để chuẩn bị những công cụ an toàn khác

nhau. Nhóm công tác TDA của WB sẽ rà soát và thông qua các hoạt động

đấu thầu. Cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu của WB đối với các dự án đƣợc

xếp vào Nhóm A, theo đó Bên vay phải đảm bảo các chuyên gia đánh giá

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 108

môi trƣờng độc lập không liên kết với dự án để tiến hành đánh giá môi

trƣờng.

- Việc giám sát các nghiên cứu về phƣơng diện kỹ thuật sẽ do các CQCQ/

CQTH tiến hành và sẽ đƣợc chuyên gia an toàn của Nhóm tƣ vấn hỗ trợ

dự án hƣớng dẫn nếu cần thiết. Nhóm công tác TDA của WB sẽ rà soát và

đƣa ra các ý kiến đóng góp.

- Quy định của WB yêu cầu phải tiến hành tham vấn cộng đồng đối với các

chính sách Đánh giá môi trƣờng, Tái định cƣ bắt buộc và Dân tộc thiểu

số. Công việc này sẽ đƣợc tiến hành theo quy trình hai chiều, tức là các

bên liên quan và những ngƣời bị ảnh hƣởng của dự án sẽ tham gia thiết kế

TDA và có ý kiến về ảnh hƣởng của TDA đối với sinh kế và môi trƣờng

của họ. Tham vấn cộng đồng sẽ đƣợc tiến hành sao cho có thể thúc đẩy

đối thoại có ý nghĩa giữa Chính phủ, cộng đồng, các tổ chức phi Chính

phủ và các CQCQ/CQTH nhằm thảo luận tất cả các khía cạnh của TDA

đề xuất. Cần phải tiến hành ít nhất hai cuộc tham vấn cộng đồng đối với

các TDA thuộc nhóm A, chẳng hạn nhƣ tại giai đoạn xác định phạm vi

Điều khoản tham chiếu và giai đoạn dự thảo báo cáo cuối cùng và ít nhất

một đợt tham vấn đối với các TDA thuộc nhóm B.

- Sau khi hoàn thành dự thảo cuối cùng của báo cáo an toàn mà chính sách

an toàn của WB yêu cầu phải đƣợc công bố công khai, CQCQ/CQTH sẽ

thu xếp để công bố công khai tại địa phƣơng theo đúng chính sách của

WB. Nhóm công tác TDA của WB sẽ chuyển các tài liệu dự thảo về an

toàn cho Trung tâm Thông tin (InfoShop) của WB để công bố công khai.

- Dự án sẽ tài trợ việc chuẩn bị một số lƣợng đáng kể các TDA. Các TDA

này có thể là những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn cho đến những dự án

trong lĩnh vực y tế và giáo dục quy mô nhỏ. Dựa trên thông tin sơ bộ sẵn

có, một số dự án sẽ thuộc Nhóm A, một số thuộc Nhóm B và một số

thuộc Nhóm C. Dự kiến là các chính sách an toàn của WB sẽ đƣợc áp

dụng khi thực hiện một hoặc các TDA khác nhau mà sẽ đƣợc chuẩn bị với

sự trợ giúp từ Quỹ, vì vậy hoạt động sàng lọc sẽ bao trùm toàn bộ chính

sách của WB.

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 109

Năng lực quản lý an toàn của Việt Nam

Hiện nay năng lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị và thực hiện an toàn còn

hạn chế và có sự chênh lệch giữa các cơ quan khác nhau ở địa phƣơng. Để có

đƣợc những nghiên cứu liên quan đến vấn đề an toàn, đặc biệt là các nghiên cứu

môi trƣờng có chất lƣợng cao và hoàn toàn tuân thủ các chính sách đối với các

TDA lớn và/hoặc phức tạp sẽ đòi hỏi phải có sự tham gia của các chuyên gia tƣ

vấn quốc tế, sử dụng Điều khoản tham chiếu đã đƣợc chuẩn bị một cách toàn

diện, với sự hỗ trợ của chuyên gia về an toàn khi cần thiết (chuyên gia này sẽ là

thành viên trong Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án tại Ban ĐPDA).

Nhóm tƣ vấn này sẽ đƣợc hỗ trợ bởi các tƣ vấn chuyên ngành và đủ năng lực để

xác định phạm vi, dự thảo Điều khoản tham chiếu cho Đánh giá Tác động Môi

trƣờng (EIA) và Kế hoạch Hành động Tái định cƣ (RAP) và các công cụ an toàn

khác cho những dự án lớn và phức tạp. Sự giám sát chặt chẽ, đánh giá và ý kiến

đóng góp của chuyên gia an toàn thuộc Nhóm công tác TDA của WB sẽ bảo

đảm chất lƣợng và tính hoàn chỉnh của kết quả đầu ra, bao gồm các Kế hoạch

Quản lý Môi trƣờng (EMP) và việc triển khai tốt các tham vấn cộng đồng tại

những giai đoạn thích hợp của quy trình.

Luật và quy định liên quan của Việt Nam

Mặc dù nhiều cách tiếp cận hiện nay trong luật pháp Việt Nam cũng phù hợp với

quy định OP 4.12 của WB về chính sách tái định cƣ bắt buộc, vẫn còn tồn tại

những điểm khác nhau giữa Luật pháp Việt Nam và Chính sách của WB, ví dụ

nhƣ việc xử lý những ngƣời sử dụng đất đai bất hợp pháp hay tổ chức giám sát

độc lập. Việc ban hành Nghị định 47/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày

01/7/2014 thay thế Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2014 của Chính phủ

về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã thu hẹp nhiều

điểm khác nhau còn tồn tại giữa luật pháp Việt Nam và chính sách của WB.

Theo quy định trong Luật Đất đai số 45/2013/QH13 mới sửa đổi, Nghị định

47/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 và Nghị định

38/2013/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính

thức, các yêu cầu về chính sách của WB sẽ đƣợc áp dụng. Đoạn 7, Điều 6 của

Nghị định 38/2013/NĐ-CP quy định rằng “Trong trƣờng hợp có sự khác biệt

giữa điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi với quy định của pháp luật

Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế”. Đồng

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 110

thời, WB đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ TNMT tiến hành nhiều hoạt động

phân tích để giúp đỡ Chính phủ cải thiện hơn nữa các chính sách tái định cƣ

nhằm thu hẹp những khác biệt so với các chính sách của WB.

Liên quan đến vấn đề dân tộc thiểu số và ngƣời địa phƣơng, không có sự khác

biệt giữa quy định của Chính phủ và WB, ngoại trừ yêu cầu của WB về chuẩn bị

Kế hoạch phát triển cho ngƣời dân bản địa đối với các dự án/chƣơng trình có

ảnh hƣởng đến các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Hiến pháp của nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam yêu cầu Chủ dự án

phải tuân thủ những yêu cầu của quốc gia về bảo vệ môi trƣờng. Luật Bảo vệ

Môi trƣờng ban hành năm 2014 là cơ sở pháp lý chính cho những yêu cầu về

bảo vệ môi trƣờng. Hƣớng dẫn thực hiện Luật này đƣợc quy định cụ thể trong

các Nghị định và Thông tƣ.

Các văn bản pháp luật và quy định của Việt Nam điều chỉnh các vấn đề về môi

trƣờng đƣợc liệt kê dƣới đây. Danh sách này gồm những văn bản pháp lý thiết

lập nên công cụ pháp lý chủ yếu và không bao gồm các văn bản pháp lý liên

quan đến các vấn đề cụ thể của dự án:

Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và Nghị định

số 15/2015/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá

tác động môi trƣờng và kế hoạch quản lý môi trƣờng;

Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011quy định chi tiết một số

điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ

quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi

trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng;

Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý

chất thải nguy hại;

Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

QCVN01: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng

nƣớc ăn uống;

QCVN02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng

nƣớc sinh hoạt;

QCVN08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng

nƣớc mặt;

QCVN09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng

nƣớc ngầm;

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 111

QCVN05: 2009/BTNMT – chất lƣợng không khí – các tiêu chuẩn về

chất lƣợng không khí xung quanh;

QCVN06: 2009/BTNMT – chất lƣợng không khí – nồng độ tối đa cho

phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

Tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật địa phƣơng cho các vấn đề môi trƣờng do

các Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Nhƣ đã lƣu ý ở trên. Điều 6 của Nghị định 38 quy định rằng các chính sách

ODA của nhà tài trợ sẽ đƣợc ƣu tiên áp dụng nếu có khác biệt với Luật pháp

Việt Nam. Do đó, những yêu cầu trong Chính sách Môi trƣờng của WB sẽ đƣợc

ƣu tiên áp dụng nếu có khác biệt với Luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, khi dự

thảo Điều khoản tham chiếu cho các công cụ an toàn cần thiết, CQCQ/CQTH

cần nỗ lực tham vấn với Bộ TNMT nhằm thống nhất một Điều khoản tham

chiếu chung để các công cụ an toàn đƣợc chuẩn bị sẽ đáp ứng các yêu cầu của

chính sách an toàn của WB cũng nhƣ tuân thủ đầy đủ luật pháp và quy định của

Việt Nam.

Triển vọng cho các công cụ đánh giá môi trƣờng (EA) có chất lƣợng cao hơn

gần đây đã đƣợc cải thiện khi Chính phủ, thông qua Bộ TNMT, đã ban hành một

“Hƣớng dẫn chung về thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng (EIA)” mới vào

tháng 11/2009. Hƣớng dẫn này sẽ làm hài hòa các công tác chuẩn bị EIA giữa

Chính phủ và các đối tác tài trợ. Hƣớng dẫn đƣợc chuẩn bị bởi Nhóm chuyên gia

EIA của Nhóm Quan hệ Đối tác về Hiệu quả Viện trợ (Partnership Group for

Aid Effectiveness) thông qua những công tác của Nhóm về hài hòa EIA để hỗ

trợ Tuyên bố Hà Nội (Hanoi Core Statement). Vào tháng 12/2009, Nhóm này

cũng đã đƣa ra dự thảo “Hƣớng dẫn chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Môi trƣờng” và

dự thảo “Hƣớng dẫn thực hiện Tham vấn cộng đồng để hỗ trợ Đánh giá Tác

động Môi trƣờng ở Việt Nam”. Với việc tăng cƣờng sử dụng những hƣớng dẫn

mới và đƣợc cập nhật này – là những tài liệu giúp giải quyết những vấn đề chính

yếu trong hệ thống đánh giá môi trƣờng (EA) của Việt Nam – có thể kỳ vọng là

chất lƣợng của các quy trình và tài liệu EIA sẽ đƣợc cải thiện đáng kể trong

những năm tới.

Các hoạt động đƣợc chuẩn bị theo OP/BP 9.00, Chƣơng trình Tài trợ dựa trên

Kết quả, đủ điều kiện để đƣợc tài trợ từ Hợp phần 1(a) của dự án PPTAF trong

phạm vi các khoản tài trợ TDA nhƣ đã đƣợc xác định trong Hiệp định Tài trợ.

Cần lƣu ý rằng, theo OP/BP 9.00, các yêu cầu về đánh giá hệ thống công tác

quản lý các tác động môi trƣờng và xã hội “được hướng theo mục đích và mục

Chƣơng 6. Các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 112

tiêu của các chính sách an toàn môi trường và xã hội của dự án vốn vay đầu tư”

(theo nhƣ tài liệu về Chƣơng trình Tài trợ dựa trên Kết quả ngày 07/12/2011 đã

đƣợc Ban Giám đốc điều hành của WB phê duyệt). Do vậy, nếu các mục đích và

mục tiêu nhƣ vậy đƣợc phản ánh trong Khung này, chúng sẽ đƣợc áp dụng đối

với các hoạt động của Chƣơng trình Tài trợ dựa trên Kết quả.

Danh mục từ và chữ viết tắt

EA Đánh giá Môi trƣờng

EIA Đánh giá Tác động Môi trƣờng

EMP Kế hoạch Quản lý Môi trƣờng

NGO Tổ chức phi chính phủ

OP Chính sách hoạt động

RAP Resettlement Action Plan - Kế hoạch hành động tái định cƣ

RSS Regional Safeguard Secretariat - Ban thƣ ký An toàn khu vực

SP - TT Nhóm công tác Tiểu dự án của Ngân hàng Thế giới

TA - TT Nhóm công tác Dự án của Ngân hàng Thế giới

TOR Terms of Reference - Điều khoản tham chiếu

Chƣơng 7. Quản trị, minh bạch và chống tham nhũng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 113

CHƢƠNG 7. QUẢN TRỊ, MINH BẠCH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG

Chương này trình bày các yêu cầu và hướng dẫn về quản trị, minh bạch và

chống tham nhũng áp dụng đối với dự án PPTAF. Nếu và khi các CQCQ/CQTH

tiếp tục giai đoạn dự án đầu tư tiếp theo trong quá trình thực hiện TDA thì các

CQCQ/CQTH cũng phải tuân thủ các quy định của WB về minh bạch và chống

tham nhũng cụ thể cho từng TDA.

A. Bối cảnh

1. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành những cải thiện đáng kể đối với khung

pháp lý nhằm chống tham nhũng và lãng phí. Văn bản pháp luật quan trọng nhất

là Luật Phòng chống Tham nhũng ban hành tháng 11 năm 2005 (55/2005/QH11)

đã định nghĩa rõ về những hành vi tham nhũng, những nguyên tắc cơ bản để xử

lý tham nhũng và trách nhiệm của các Bộ và ngành khác nhau trong việc đấu

tranh chống tham nhũng. Một số điểm quan trọng nhất của Luật Phòng chống

Tham nhũng là: (a) các điều khoản nhằm nâng cao nhận thức của công chúng

qua việc tăng cƣờng sự minh bạch và công khai của các hoạt động thuộc các cơ

quan Chính phủ khác nhau, trong hoạt động đấu thầu và quản lý tài sản công,

các hoạt động xây dựng, và ngân sách quốc gia ở mọi cấp; (b) các điều khoản

cho phép công chúng đóng vai trò trung tâm trong việc đấu tranh chống tham

nhũng; và (c) định nghĩa của một nguyên tắc đạo đức và nghề nghiệp cho những

công chức Nhà nƣớc, với việc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm khi xảy ra

tham nhũng tại các cơ quan của họ.

2. Từ năm 2006 đến năm 2008, Chính phủ đã ban hành 09 Nghị định và

Nghị quyết quan trọng đƣa ra các chính sách và đƣờng lối hƣớng dẫn về các cơ

chế mang tính thể chế nhằm hạn chế tham nhũng và ban hành 15 Nghị định và

Quyết định hƣớng dẫn việc thực hiện các chính sách. Những văn bản pháp lý

này4 không những xây dựng đƣợc khung chính sách mà còn củng cố đƣợc công

4 Nghị định số 120/2006/ND-CP về việc thi hành minh bạch và công bố thông tin, bảo vệ và khen thƣởng cho ngƣời tố cáo tham

nhũng và yêu cầu cung cấp thông tin của ngƣời dân ; Nghị định số 37/2007/ND-CP yêu cầu minh bạch tài sản và công khai thu nhập của các

quan chức Chính phủ, Đảng và Quốc hội; Nghị định số 115/2008/ND-CP hƣớng dẫn việc công bố công khai các kết quả kiểm toán; Nghị

Chƣơng 7. Quản trị, minh bạch và chống tham nhũng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 114

tác thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng. Chính phủ đã phê chuẩn Công

ƣớc Chống Tham nhũng của Liên Hợp quốc vào 8/2009.

B. Khái quát về các biện pháp Quản trị Dự án PPTAF

3. Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện dự án PPTAF sẽ bao gồm một Ma trận Rủi

ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lược để xác định những nguy cơ rủi

ro về tham nhũng và các biện pháp giảm thiểu thích hợp đƣợc xây dựng với sự

tham vấn và nhất trí của Cơ quan điều hành dự án và WB. Sổ tay Hƣớng dẫn

thực hiện dự án/Hƣớng dẫn Quản lý tài chính và Ma trận Rủi ro Phân chia trách

nhiệm và Quản trị chiến lƣợc cần đƣợc rà soát trong quá trình thực hiện dự án và

có thể sẽ đƣợc điều chỉnh với những thoả thuận chung giữa WB và CQTH.

4. Ma trận Rủi ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lược cho toàn bộ

dự án PPTAF sẽ phác thảo những hành động giảm thiểu sau:

(a) Các điều khoản về Công bố thông tin và Tính minh bạch;

(b) Giám sát Xã hội Dân sinh;

(c) Cơ chế Giải quyết Khiếu nại;

(d) Biện pháp Xử lý và Khắc phục;

(e) Giảm thiểu Câu kết, Gian lận và Lạm dụng quyền lực.

Tất cả những hoạt động của dự án, bao gồm những hoạt động đƣợc tài trợ thông

qua các khoản tín dụng đầu tƣ dự kiến đều sẽ tuân thủ những nguyên tắc và quy

trình đƣợc trình bày trong Ma trận Rủi ro.

5. Dự kiến hầu hết các hoạt động chuẩn bị (chủ yếu bao gồm báo cáo nghiên

cứu khả thi, thiết kế, các công cụ an toàn, v.v..) do các CQCQ TDA tiến hành sẽ

không cần có một Khung Quản trị và Trách nhiệm (GAF) riêng. Tuy nhiên,

những biện pháp giảm thiểu rủi ro tài chính nghiêm ngặt sẽ đƣợc thực hiện nhƣ

đã đƣợc trình bày trong tài liệu này.

6. Những khoản tín dụng đầu tƣ sau đó đƣợc chuẩn bị thông qua PPTAF đòi

hỏi phải có một Khung Quản trị và Trách nhiệm riêng trong suốt quá trình thực

định số 47/2007/NĐ-CP và 107/2006/NĐ-CP quy định vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội dân sự và của lãnh đạo các cơ quan

chính phủ trong việc phòng chống tham nhũng. Sắc lệnh số 34/2007/PLUBTVQH11 quy định về việc công khai rộng rãi và tham vấn cộng

đồng về các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế để ngƣời dân đóng góp ý kiến và nhận đƣợc phản hồi.

Chƣơng 7. Quản trị, minh bạch và chống tham nhũng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 115

hiện và PPTAF có thể hỗ trợ các CQCQ Tiểu dự án để chuẩn bị Khung này

(hoặc các công cụ quản trị tƣơng đƣơng khác nhƣ Bản đồ Rủi ro và Kế hoạch

Hành động đầu tƣ cụ thể).

7. Một số ví dụ về biện pháp giảm thiểu rủi ro chiến lƣợc trong dự án đƣợc

thể hiện chi tiết trong ma trận dƣới đây.

Bảng 1. Ma trận Rủi ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lƣợc

Chủ đề Hoạt động can thiệp/Biện pháp Đơn vị chịu

trách nhiệm Thời hạn mục tiêu

Các điều

khoản về

Công bố

thông tin và

Tính minh

bạch.

Thiết lập phƣơng tiện truyền thông và

cơ sở công bố thông tin dự án: (a) trang

thông tin điện tử (trang web) của dự án,

kết nối với trang web của Bộ KHĐT và

các trang web của CQCQ; (b) lựa chọn

các phƣơng tiện truyền thông báo giấy

đƣợc phân phối đến các bên liên quan;

và (c) những phƣơng tiện truyền thông

quốc gia thích hợp.

Thiết lập một quy trình cập nhật thƣờng

xuyên những thông tin quan trọng lên

những trang thông tin này.

Bộ KHĐT-

Ban QLTDA

Trong vòng 1 tháng kể

từ khi dự án có hiệu

lực.

Thu thập và công bố: (a) Công bố thông

tin về tính liêm chính của ngƣời tham

gia (thông tin về những công bố của

Nhà nƣớc do các cán bộ dự án thực

hiện); và (b) thông tin tham khảo và

thông tin liên hệ của mỗi ngƣời tham

gia hợp đồng trong dự án.

Bộ KHĐT-

Ban QLDA

Trong vòng 2 tháng kể

từ khi dự án có hiệu

lực, và sau đó, thời hạn

đối với các CQCQ là

khi TDA đƣợc phê

duyệt về tài chính.

Chƣơng 7. Quản trị, minh bạch và chống tham nhũng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 116

Chủ đề Hoạt động can thiệp/Biện pháp Đơn vị chịu

trách nhiệm Thời hạn mục tiêu

Công bố trên trang web/bản tin và báo

Đấu thầu của Bộ KHĐT và CQCQ tất

cả các quyết định liên quan đến lựa

chọn, phạm vi, chi phí, bên hƣởng lợi,

phƣơng án thay thế, chính sách tái định

cƣ, bảo vệ môi trƣờng của dự án đầu tƣ

và tất cả các biện pháp xử lý có thể

đƣợc áp dụng

Bộ KHĐT-

Ban QLTDA/

các CQCQ

Trong suốt vòng đời

của dự án.

Giám sát xã

hội dân

sinh.

Đại diện bên hƣởng lợi của TDA đƣợc

khuyến khích tham gia vào các hoạt

động giám sát và tham gia mở thầu.

TDA cung cấp hỗ trợ cho các cộng

đồng địa phƣơng và xã hội trong việc

giám sát các công trình dự án theo Nghị

định 120/2006/NĐ-CP và Pháp lệnh Số

34/2007/PL-UBTVQH11.

Bộ KHĐT-

Ban

QLTDA/các

CQCQ

Trong suốt vòng đời

của dự án.

Cơ chế Giải

quyết Khiếu

nại.

Thiết lập những cơ chế và quy trình

hiệu quả cho chế độ báo cáo bảo mật về

những khiếu nại, quản lý ghi chép, xử

lý công bằng, giám sát và bảo mật.

Bộ KHĐT-

Ban

QLTDA/các

CQCQ

Trƣớc khi khoản vay

có hiệu lực.

Biện pháp

xử lý và

khắc phục.

Tuyên bố về tính minh bạch và đạo đức

trong dự án của các cán bộ dự án.

Bộ KHĐT Nhƣ là một phần của

Kế hoạch hành động

Quản trị Minh bạch

(GTAP), trƣớc khi giải

ngân các nguồn vốn.

Tuyên bố Quản trị, bao gồm một bản

mô tả các biện pháp xử lý đối với việc

cấu kết, gian lận, tham nhũng, ép buộc,

và cản trở trái phép, sẽ đƣợc đƣa vào tất

cả các tài liệu đấu thầu và hợp đồng của

dự án.

Bộ KHĐT -

Ban QLTDA

Nhƣ là một phần của

GTAP, trƣớc khi giải

ngân các nguồn vốn và

liên tục sau đó.

Chƣơng 7. Quản trị, minh bạch và chống tham nhũng Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 117

Chủ đề Hoạt động can thiệp/Biện pháp Đơn vị chịu

trách nhiệm Thời hạn mục tiêu

Kế hoạch triển khai dự án (PIP) bao

gồm những thủ tục áp dụng cho toàn bộ

dự án để xác định, báo cáo và giải quyết

việc cấu kết, tham nhũng và gian lận.

Trách nhiệm ở mỗi đơn vị/cấp đƣợc xác

định rõ ràng và phản ánh những hoạt

động giám sát cần thiết để giảm thiểu

rủi ro về cấu kết, tham nhũng và gian

lận.

Bộ KHĐT -

Ban QLTDA

Trƣớc khi giải ngân

các nguồn vốn.

Giảm thiểu

Cấu kết,

Gian lận, và

Lạm dụng

quyền lực.

Đạt đƣợc những tuyên bố có hiệu lực về

tính minh bạch và đạo đức của dự án từ

các cán bộ chủ chốt của dự án sau khi

hoàn thành khóa đào tạo GTAP của dự

án.

Bộ KHĐT -

Ban QLTDA

Trong vòng 4 tháng kể

từ khi dự án có hiệu

lực.

Bộ KHĐT/các CQCQ đã tin học hóa hệ

thống kế toán, cho phép việc nhập liệu

duy nhất thông tin giao dịch, và chỉ duy

trì một bộ các báo cáo tài chính.

Bộ KHĐT -

Ban

QLTDA/các

CQCQ

Trƣớc khi giải ngân

các nguồn vốn.

Định nghĩa rõ ràng về, và tuân thủ

những tiêu chuẩn chất lƣợng quy định

trong hợp đồng.

Bộ KHĐT/các CQCQ bố trí nhân viên

với chuyên môn và quyền hạn triển

khai phù hợp.

Kiểm toán kỹ thuật độc lập sẽ sử dụng

khi cần thiết, từ các tƣ vấn hỗ trợ Quỹ

trong lần đầu và sau đó là từ một đơn vị

độc lập bên ngoài nếu cần thiết.

Bộ KHĐT -

Ban

QLTDA/các

CQCQ

Khi cần thiết/Định kỳ

trong suốt vòng đời

của dự án.

Khác

Biên soạn Sổ tay GTAP và tài liệu đào

tạo của Bộ KHĐT, bao gồm: (a) định

nghĩa các hành vi tham nhũng và sao

nhãng/lãng phí; (b) những chính sách

và quy định chống tham những của Bộ

KHĐT và WB có thể áp dụng; và (c) tài

liệu đào tạo mô tả theo trƣờng hợp.

Bộ KHĐT -

Ban QLTDA

Trong vòng 3 tháng từ

khi ký Hiệp định Tài

trợ.

Chƣơng 8. Giám sát và đánh giá Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 118

CHƢƠNG 8. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Chương này sẽ nêu chi tiết các hướng dẫn và yêu cầu về các hoạt động giám sát

và đánh giá đối với dự án PPTAF. Nếu và khi các CQCQ tiến hành triển khai

thực hiện dự án đầu tư giai đoạn tiếp theo của các TDA, các CQCQ cũng phải

thực hiện các yêu cầu về giám sát và đánh giá của WB đối với từng TDA cụ thể.

8.1. Trách nhiệm giám sát và đánh giá

Bộ KHĐT/Ban ĐPDA có trách nhiệm giám sát và đánh giá dự án PPTAF và các

TDA, bao gồm việc thu thập dữ liệu, các báo cáo tài chính cũng nhƣ các thông

tin liên quan khác. Cuối mỗi quý, Bộ KHĐT/Ban ĐPDA sẽ gửi báo cáo tới WB

nêu chi tiết về hiện trạng của dự án PPTAF và các TDA PPTAF.

Các Ban QLTDA cần chuẩn bị và cung cấp các tài liệu, dữ liệu và các thông tin

liên quan khác một cách đầy đủ và chính xác để hỗ trợ cho công tác báo cáo của

Ban ĐPDA.

Nhóm công tác dự án của WB sẽ làm việc với Bộ KHĐT và Nhóm công tác

TDA của WB để giám sát các kết quả đầu ra của dự án. Nhóm công tác dự án và

TDA của WB cùng với các chuyên gia liên quan sẽ tiến hành giám sát và đánh

giá dự án và TDA theo thủ tục của WB.

Các hoạt động và khung giám sát và đánh giá dự án sẽ tuân thủ theo Nghị định

số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ và Thông tƣ số 01/2014/TT-

BKHDT của Bộ KHĐT ban hành ngày 09/1/2014 về công tác giám sát và đánh

giá dự án.

8.2. Khung giám sát và đánh giá

Khung giám sát bao gồm ba loại giám sát là: giám sát thực hiện, giám sát tuân

thủ và giám sát tác động. Giám sát thực hiện sẽ đƣợc sử dụng để cải thiện công

tác quản lý dự án và xác định các vấn đề trong quá trình thực hiện dự án. Giám

sát tuân thủ sẽ đƣợc sử dụng để đảm bảo rằng việc thực hiện dự án tuân thủ các

chính sách và thủ tục đã đƣợc quy định. Giám sát tác động (cũng nhƣ giám sát

thực hiện) sẽ cung cấp những bài học kinh nghiệm để đƣa vào các hoạt động hỗ

Chƣơng 8. Giám sát và đánh giá Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 119

trợ kỹ thuật liên quan nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý việc chuẩn bị

TDA ở Việt Nam.

8.2.1. Giám sát thực hiện

Giám sát thực hiện xác định tiến độ thực hiện dự án. Giám sát thực hiện gồm 02

nội dung là giám sát các hoạt động và giám sát quy trình trong việc xác định và

xếp thứ tự ƣu tiên các nhu cầu. Việc này sẽ đƣợc tiến hành thông qua:

Các báo cáo tiến độ hàng quý và hàng năm của các Ban QLTDA. Các báo

cáo quý của các Ban QLTDA phải nộp cho Ban ĐPDA trong vòng 21

ngày sau ngày kết thúc quý. Nội dung yêu cầu đối với báo cáo đƣợc trình

bày trong Phụ lục 11. Những báo cáo này sẽ đƣợc Ban ĐPDA tổng hợp và

báo cáo cho WB nhƣ là một phần của báo cáo quản lý tài chính của dự án;

Rà soát quy trình xác định và tuyển chọn TDA hàng năm.

Tham khảo Khung theo dõi kết quả đã đƣợc Ban ĐPDA duyệt tại Phụ lục

10.

8.2.2. Giám sát tuân thủ

Giám sát tuân thủ là việc đặc biệt quan trọng đối với dự án. Hệ thống giám sát

và đánh giá (M&E) của dự án sẽ phải đánh giá việc tuân thủ của dự án đối với

các hƣớng dẫn đã đƣợc quy định nhƣ:

Các tiêu chí đã đƣợc thống nhất liên quan tới các TDA hợp lệ;

Công tác quản lý tài chính đã đƣợc thống nhất;

Công tác đấu thầu đã đƣợc thống nhất;

Các điều khoản quy định về an toàn xã hội và môi trƣờng.

8.2.3. Giám sát tác động

Giám sát tác động đo mức độ đạt đƣợc mục tiêu phát triển của dự án. Mục tiêu

phát triển của dự án bao gồm:

Nâng cao chất lƣợng ngay từ giai đoạn ban đầu;

Rút ngắn thời gian chuẩn bị và thời gian hiện thực hóa những lợi ích của

dự án;

Tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan Chính phủ và công tác tƣ vấn trong

nƣớc để chuẩn bị các hồ sơ chuẩn bị dự án đạt chất lƣợng cao và theo

đúng tiến độ thời gian hợp lý.

Chƣơng 8. Giám sát và đánh giá Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 120

Giám sát này đƣợc tiến hành vào giai đoạn cuối của dự án thông qua Đánh giá

cuối cùng, hội thảo về các bài học kinh nghiệm.

8.3. Các chỉ số

Các chỉ số sẽ đƣợc sử dụng để đo lƣờng việc đạt đƣợc các mục tiêu và kết quả

của dự án PPTAF đƣợc mô tả chi tiết trong phần dƣới. Ban ĐPDA sẽ thu thập

các dữ liệu/thông tin cần thiết và gửi báo cáo hàng quý về hiện trạng của dự án

tới WB. Mỗi Ban QLTDA sẽ chuẩn bị và cung cấp các tài liệu, dữ liệu và các

thông tin liên quan khác của TDA một cách đầy đủ và chính xác để hỗ trợ cho

công tác báo cáo của Ban ĐPDA.

Giám sát thực hiện:

Số lƣợng các TDA PPTAF đang triển khai thực hiện chuẩn bị dự án hàng

năm;

Thời hạn cho thấy các giai đoạn/thời gian và các hoạt động chuẩn bị dự án

của từng TDA.

Giám sát tuân thủ:

Xác nhận rằng vốn của PPTAF đƣợc giải ngân cho các hoạt động chuẩn

bị TDA có chất lƣợng;

Xác nhận rằng các TDA đƣợc Quỹ PPTAF tài trợ phù hợp với các tiêu chí

hợp lệ đã đƣợc thống nhất;

Xác nhận việc tuân thủ các quy định về QLTC đã đƣợc thống nhất;

Xác nhận việc tuân thủ các quy định về đấu thầu đã đƣợc thống nhất;

Xác nhận việc tuân thủ các điều khoản quy định về an toàn xã hội và môi

trƣờng.

Giám sát tác động:

Bằng chứng về chất lƣợng TDA tại thời điểm bắt đầu đã đƣợc cải thiện -

thông qua việc tăng về chi tiết và các loại tài liệu sẵn sàng cho việc thẩm

định vốn vay đầu tƣ;

Bằng chứng về việc hoàn thành đáng kể các hoạt động khởi động trƣớc

khi phê duyệt vốn vay đầu tƣ;

Giảm thời gian chuẩn bị dự án so với trƣớc khi triển khai dự án PPTAF.

Tăng số lƣợng TDA có các hợp đồng sẵn sàng cho việc đấu thầu vào thời

gian phê duyệt dự án;

Chƣơng 8. Giám sát và đánh giá Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 121

Giảm thời gian để đạt các mục tiêu về giải ngân so với trƣớc khi triển khai

dự án PPTAF và so với các TDA đƣợc chuẩn bị không sử dụng vốn của

PPTAF.

8.4. Các cuộc họp và làm việc của Ban ĐPDA với các Ban Quản lý/CQTH

TDA

Vai trò giám sát, hỗ trợ và điều phối của Ban ĐPDA đƣợc thực hiện thông qua:

Các cuộc họp và làm việc định kỳ với TDA:

Ban ĐPDA làm việc với các Ban QLTDA: Ban ĐPDA sẽ tới làm việc với

từng CQTH TDA ít nhất 01 lần/01 năm. Những Ban QLTDA có năng lực

thấp sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ từ Ban ĐPDA và đƣợc Ban ĐPDA tới làm

việc thƣờng xuyên hơn. Các chuyên gia tƣ vấn về các lĩnh vực chuyên

môn chính của Ban ĐPDA (đấu thầu, quản lý tài chính, an toàn, quản lý

dự án và đào tạo, v.v…) sẽ tham dự các buổi làm việc với các TDA.

Ngoài các hoạt động chính, tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị dự

án và bất kỳ vấn đề khó khăn nào mà CQTH TDA phải đối mặt cũng sẽ

đƣợc thảo luận tại buổi làm việc. Ngay khi kết thúc buổi làm việc với

TDA, Ban ĐPDA sẽ soạn thảo biên bản tóm tắt nội dung cuộc họp và gửi

cho các bên liên quan.

Các cuộc họp và làm việc tại Hà Nội – Các Ban Quản lý TDA có thể đến

họp và làm việc tại Văn phòng Ban ĐPDA tại Hà Nội (Phòng 302, Tòa

nhà 144 Đội Cấn).

Các hoạt động đào tạo

Vai trò của Ban ĐPDA là tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn và hoạt động hỗ trợ

cho các cán bộ của Ban QLTDA. Kế hoạch đào tạo của Ban ĐPDA đƣợc đƣa

vào Kế hoạch công tác năm để trình WB và Chính phủ phê duyệt. WB và Ban

ĐPDA phối hợp trong việc lập kế hoạch đào tạo để giảm thiểu việc chồng chéo

và trùng lắp trong các hoạt động đào tạo.

8.5. Thông tin liên lạc

Các Ban QLTDA đƣợc lƣu ý rằng WB và Bộ KHĐT mỗi bên có vai trò riêng và

đều quan trọng đối với các hoạt động đƣợc tài trợ bởi Quỹ PPTAF. Tất cả những

thông tin trao đổi qua lại, bao gồm cả những đề xuất thay đổi về hoạt động hay

đấu thầu trong khuôn khổ TTTC đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc gửi cho tất cả các

Chƣơng 8. Giám sát và đánh giá Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 122

bên liên quan, bao gồm cả Bộ KHĐT và WB, để đảm bảo các bên biết thông tin

về việc xây dựng TDA và bất kỳ thay đổi nào trong giai đoạn trƣớc đó.

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 123

PHỤ LỤC 1

MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TDA PPTAF

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 124

PHỤ LỤC 1 – MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TDA PPTAF

DỰ ÁN “QUỸ CHUẨN BỊ DỰ ÁN” (PPTAF)

MẪU ĐĂNG KÝ TIỂU DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN PPTAF

HƯỚNG DẪN VÀ ĐỊNH NGHĨA:

Trong mẫu đăng ký này, thuật ngữ Tiểu dự án hỗ trợ kỹ thuật (Tiểu dự án

HTKT) sử dụng vốn PPTAF đƣợc định nghĩa là các hoạt động do quỹ PPTAF tài trợ

để chuẩn bị cho Dự án đầu tƣ tƣơng ứng,

Dự án đầu tư là dự án (thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế, đào tạo hoặc lĩnh

vực khác) mà Ngân hàng Thế giới (WB) đã có thoả thuận đầu tƣ với Cơ quan Chủ

quản/Cơ quan Thực hiện (CQCQ/CQTH),

Cơ quan Chủ quản/ Cơ quan Thực hiện là đơn vị sẽ chịu trách nhiệm thực hiện

dự án có liên quan,

Thông tin chi tiết và tài liệu tham khảo liên quan đến quy trình đăng ký xin tài trợ

PPTAF đƣợc đăng tải trên trang web của dự án (http://pptaf.mpi.gov.vn).

A. Tính hợp lệ

Mô tả tiêu chí hợp lệ phù hợp của Dự án đầu tƣ để đƣợc nhận hỗ trợ từ PPTAF và

chọn một trong các trƣờng hợp sau đây:

i. Dự án đầu tƣ nằm trong danh mục Chiến lƣợc hợp tác quốc gia (CPS)

của WB hoặc danh mục dự án ODA của Chính phủ;

ii. Các dự án có đủ điều kiện nhƣng chƣa nằm trong danh mục ODA vẫn

có thể đƣợc xem xét nhận hỗ trợ thông qua một văn bản thỏa thuận giữa

WB và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (đề nghị gửi kèm bản sao văn bản thỏa

thuận này).

B. Thông tin liên quan đến Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn PPTAF

B1. Tên Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn PPTAF:

B2. Dự kiến thời gian thực hiện Tiểu dự án HTKT: (điền thời gian từ tháng/năm đến

tháng/năm)

B3. Tóm tắt các mốc quan trọng của Tiểu dự án HTKT:

Bắt đầu đấu thầu tuyển dụng: …………

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 125

Bắt đầu các hoạt động chuẩn bị: …………

Hoàn tất các hoạt động chuẩn bị: …………

B4. Liệt kê: (I) Các hoạt động chuẩn bị có liên quan (đang thực hiện hoặc đã hoàn

thành) và nguồn vốn sử dụng để thực hiện các hoạt động này; (II) Các hoạt động

chuẩn bị đề xuất sẽ đƣợc tài trợ thông qua Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn

PPTAF; (III) Các hoạt động chuẩn bị khác sẽ không sử dụng nguồn vốn PPTAF.

STT Hoạt động Hiện trạng Tổng nguồn

vốn (USD)

Trong đó

Đối ứng IDA

I

II

III

Lưu ý liên quan đến các hoạt động hợp lệ. Dự án chủ yếu sẽ tài trợ cho các hoạt

động nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết và đấu thầu nhưng cũng có thể bao

gồm: (1) Phạm vi và ưu tiên của các ý tưởng dự án; (2) Các nghiên cứu chiến

lược; (3) Tất cả các công cụ an toàn; (4) Điều tra và thí điểm; (5) Thiết kế phục

vụ công tác chính sách; (6) Chuẩn bị điều khoản tham chiếu (TOR) cho dịch vụ

tư vấn để thực hiện tiểu dự án; (7) Hỗ trợ quản lý và quản lý tài chính; (8) Hỗ

trợ về đấu thầu; (9) Chuẩn bị Sổ tay hướng dẫn thực hiện; (10) Đào tạo và hội

thảo; (11) Khung quản trị; (12) Các nghiên cứu khả thi của Chính phủ Việt Nam

(theo Hướng dẫn chung về nghiên cứu khả thi của Chính phủ Việt Nam được ban

hành tại Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 của Thủ tướng Chính

phủ); (13) Biên soạn tài liệu để chuẩn bị một tiểu dự án theo hình thức hợp tác

công-tư (PPP); (14) Chuẩn bị các thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Luật Xây

dựng; (15) Các hoạt động khác theo thỏa thuận giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và

Ngân hàng. Quỹ PPTAF không được sử dụng để tài trợ cho các hạng mục công

trình xây lắp.

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 126

B5. Có nguồn vốn nào khác đã đƣợc đề nghị hoặc đã đƣợc phê duyệt dành cho các

hoạt động chuẩn bị Dự án đầu tƣ không? Có hoặc không? Nếu có hãy trình bày

chi tiết về các hoạt động, số tiền và thời gian dự kiến thực hiện.

B6. Hãy điền thông tin vào bản Danh mục sàng lọc ban đầu về chính sách an toàn

kèm theo (tại Phụ lục 3) để Chuyên gia an toàn của Ngân hàng xem xét và

Trƣởng nhóm công tác của WB thông qua.

(Lưu ý - Quỹ PPTAF sẽ không được sử dụng cho công tác giải phóng mặt bằng,

do vậy nếu có các hoạt động này thì phải được sử dụng bằng các nguồn vốn

khác. Tham khảo thêm Phụ lục 11 của Hồ sơ thẩm định dự án (PAD) để được

hướng dẫn chi tiết các vấn đề về Chính sách an toàn).

B7. Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn PPTAF có yêu cầu cho vay lại không? Có hoặc

không? Nếu có hãy trình bày năng lực tài chính của cơ quan để trả nợ khoản vay.

(Lưu ý: hình thức cho vay lại thường được áp dụng đối với các Tiểu dự án có tạo

ra doanh thu hoặc thu hồi vốn chẳng hạn như dự án đường cao tốc có thu lệ phí

đường và các dự án hợp tác công-tư (PPP). Quỹ PPTAF cung cấp tài trợ không

hoàn lại cho các Tiểu dự án không tạo ra doanh thu hoặc không thu hồi vốn).

B8. Cung cấp biểu đồ/ kế hoạch tiến độ thực hiện thể hiện đƣợc thời gian dự kiến

thực hiện cho tất cả các hoạt động của Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn PPTAF.

B9. Cung cấp Kế hoạch đấu thầu cho tất cả các hoạt động của Tiểu dự án HTKT sử

dụng vốn PPTAF đã đƣợc Trƣởng nhóm công tác WB phê duyệt. Mẫu nội dung

trình bày các hoạt động đấu thầu dịch vụ và mua sắm hàng hóa đƣợc đính kèm

trong Phụ lục 2.

B10. Cung cấp tóm tắt Điều khoản tham chiếu (TOR) của tất cả các hoạt động tƣ vấn

thuộc Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn PPTAF (Lưu ý: Mỗi phần tóm tắt Điều

khoản tham chiếu cần được trình bày không quá một phân đoạn).

C. Thông tin cơ bản về Cơ quan Chủ quản/ Cơ quan Thực hiện Tiểu dự án

HTKT đề xuất

C1. Tên Cơ quan Chủ quản:

C2. Tên Cơ quan Thực hiện:

C3. Đã có Quyết định chính thức về việc thành lập Ban Quản lý dự án cho Tiểu dự

án HTKT sử dụng vốn PPTAF (Ban QLTDA) theo Thông tƣ số 01/2014/TT-

BKH ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện một số

điều của Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quản lý

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 127

và sử dụng nguồn ODA và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ chƣa? Có

hoặc không?

- Nếu có hãy đính kèm bản sao Quyết định thành lập và cung cấp thông tin liên

hệ của Ban QLTDA:

Bao gồm thông tin về đầu mối liên hệ, chức danh, tên đơn vị, địa chỉ, email, số điện

thoại và fax.

- Nếu chƣa có hãy cho biết thời gian dự kiến khi Ban QLTDA đƣợc huy động

đầy đủ.

C4. (i) Trình bày tóm tắt mối quan hệ hành chính giữa các bên liên quan bao gồm

Cơ quan Chủ quản, Cơ quan Thực hiện, Ban QLTDA, (các) Tƣ vấn, (các) Nhà

tài trợ và các bên liên quan khác:

(ii) Trình bày sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLTDA của Tiểu dự án HTKT sử

dụng vốn PPTAF:

(iii) Trình bày tóm tắt nguồn nhân lực dự kiến để chứng minh có đủ năng lực về

Quản lý dự án, Đấu thầu, Quản lý tài chính và An toàn nhằm quản lý đƣợc các

kết quả đầu ra của Tiểu dự án HTKT sử dụng vốn PPTAF.

D. Cơ quan chuẩn bị hồ sơ:

Tên ngƣời đại diện:

Chức vụ:

Thông tin liên lạc:

Ngày, tháng và đóng dấu chính thức của cơ quan

E. Phần này sẽ do Trƣởng nhóm công tác Tiểu dự án của Ngân hàng Thế giới

hoàn thành:

Tôi xin xác nhận nhƣ sau (vui lòng đánh dấu vào các ô để xác nhận ý kiến):

Kế hoạch đấu thầu (Phụ lục 2) theo đúng mẫu yêu cầu và nội dung đã đƣợc Ngân

hàng thông qua,

Danh mục kiểm tra về an toàn (Phụ lục 3) đã đƣợc Ngân hàng thông qua,

Các đánh giá về năng lực thực hiện (nhƣ về tài chính, đấu thầu) đã đƣợc Ngân

hàng thông qua,

Dự kiến chi phí, ngân sách và điều khoản tham chiếu đã đƣợc Nhóm kỹ thuật của

Ngân hàng thông qua,

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 128

Tôi xác nhận rằng các nhân sự chủ yếu của Ban CBTDA/ Ban QLTDA đã đƣợc

bố trí đáp ứng với yêu cầu của Ngân hàng, hoặc sẽ có đủ thời gian trƣớc khi

nguồn vốn cho chuẩn bị đƣợc thực hiện.

Tôi xác nhận đã kiểm tra và thống nhất với hồ sơ đăng ký tài trợ này bao gồm cả

các mục liệt kê ở trên.

Họ và tên:

Chức vụ:

Chữ ký:

Ngày:

Địa chỉ Email:

Số điện thoại:

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 129

PHỤ LỤC 1 - THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƢ

F. Các nội dung trong Phụ lục này liên quan đến Dự án đầu tƣ đề xuất

Tên Dự án đầu tƣ:

Điền mã ngành (theo danh sách mã ngành ban hành kèm theo Quyết định số

10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ),

Dự kiến thời gian thực hiện Dự án đầu tƣ: (điền thời gian từ tháng/năm đến

tháng/năm)

Địa điểm thực hiện Dự án đầu tƣ: (trên cả nước, trong khu vực hay thành phố)

Tên Cơ quan Chủ quản của Dự án đầu tƣ:

Tên Cơ quan Thực hiện của Dự án đầu tƣ:

Chủ dự án có đồng thời là Cơ quan đề xuất Dự án đầu tƣ không? Có hoặc

không? Nếu không thì điền thông tin liên hệ đầy đủ Chủ dự án của Dự án đầu tƣ:

Đã thành lập Ban Chuẩn bị dự án/ Ban Quản lý dự án (Ban CBDA/ Ban QLDA)

cho Dự án đầu tƣ chƣa? Có hoặc không? Nếu có điền tên Ban CBDA/ Ban

QLDA?

Tổng chi phí dự kiến cho Dự án đầu tƣ là: ……… (USD), trong đó:

i. Dự kiến phần vốn do WB tài trợ là: …… (USD), (và các nhà tài trợ khác

nếu có);

ii. Dự kiến phần vốn đối ứng là: …… (VND) tƣơng đƣơng: …… (USD).

Tên (các) nhà tài trợ - WB hoặc các nhà tài trợ khác?

Hình thức của nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

i. Viện trợ không hoàn lại: ……… (USD)

ii. Vay ƣu đãi: ……… (USD)

iii. ODA hỗn hợp: ……… (USD)

Thời gian dự kiến cho các hoạt động của Dự án đầu tƣ:

Đề cƣơng sơ bộ:

DPO (Đề cƣơng chi tiết dự án) đƣợc phê duyệt:

FS (Nghiên cứu khả thi) đƣợc phê duyệt:

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 130

Thẩm định:

Trình bày Mục tiêu phát triển của Dự án đầu tƣ:

Các hợp phần chủ yếu của Dự án đầu tƣ và dự kiến kế hoạch phân bổ nguồn lực

tƣơng ứng cho từng hợp phần:

Tổng hợp và xem xét kết quả sàng lọc sơ bộ (nếu có) về các vấn đề an toàn môi

trƣờng, xã hội và tái định cƣ, kể cả phân loại sơ bộ về loại hình đánh giá môi

trƣờng (EA category):

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 131

PHỤ LỤC 2 - MẪU TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH ĐẦU THẦU CHO CÁC GÓI THẦU DỊCH VỤ TƢ VẤN VÀ HÀNG HÓA

(DÙNG CHO NỘI DUNG TẠI B9)

Dịch vụ tƣ vấn

STT Nội dung

Chi phí

dự kiến

(tính

bằng

USD)

(bao

gồm cả

VAT)

Gói

thầu số

Nguồn

vốn

Hình thức

lựa chọn

nhà thầu

(QCBS,

LCS, CQS,

“shopping”

v.v…)

Hình

thức

hợp

đồng

Yêu cầu

kiểm tra

của WB

(trƣớc

hay sau)

Ban

hành

Yêu cầu

quan

tâm

(REOI)

Ban

hành

Hồ sơ

mời

thầu

(RFP)

Nộp

hồ

dự

thầ

u

Ký kết

hợp

đồng

Bắt

đầu

thực

hiện

hợp

đồng

Thời

gian

thực

hiện

hợp

đồng

(tháng)

Tổng cộng:

Phụ lục 1 – Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 132

Hàng hóa, không phải dịch vụ tƣ vấn

STT Nội dung

Chi phí dự

kiến (tính

bằng USD)

(bao gồm cả

VAT)

Gói

thầu

số

Nguồn

vốn

Hình thức lựa chọn:

Chào hàng cạnh tranh

(Shopping) , Hợp đồng

trực tiếp (chỉ định

thầu)

Hình

thức

hợp

đồng:

SOE,

PO,

Yêu cầu

kiểm tra

của WB

(trƣớc

hay sau)

Ban

hành Hồ

sơ yêu

cầu

(RFQ)

Tiếp

nhận

Hồ sơ

dự

thầu

Ký kết

hợp

đồng

Ngày

chuyển

hàng

Tổng cộng:

Phụ lục 1. Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 133

PHỤ LỤC 3 – DANH MỤC KIỂM TRA SÀNG LỌC BAN ĐẦU

VỀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN

PHẦN 1: CHÍNH SÁCH AN TOÀN

– Kiểm tra và đánh vào ô CÓ hoặc KHÔNG và bổ sung thêm

thông tin, ý kiến liên quan và/hoặc giải thích trong phần trống

phía dƣới bảng câu hỏi

YES NO

1. Tiểu dự án có các tác động bất lợi lớn và không thể phục hồi

về không khí, nƣớc và đất, sức khỏe và an toàn của con ngƣời

hoặc các mặt về xã hội?

2. Tiểu dự án có thể có tác động nhỏ hoặc không có tác động

xấu không ?

3. Tiểu dự án có liên quan đến nguồn vốn đầu tƣ thông qua

hình thức tài chính trung gian cho nguồn vốn đầu tƣ chƣa xác

định với các tác động xấu tiềm tàng?

4. Tiểu dự án có gây ra những chuyển đổi lớn hoặc suy thoái

môi trƣờng sống tự nhiên nghiêm trọng, nhƣ các vùng đất ngập

nƣớc hoặc rừng nơi cho các dịch vụ và sản phẩm về môi

trƣờng?

5. Tiểu dự án có liên quan và/hoặc tài trợ việc sử dụng các loại

thuốc trừ sâu có hại?

6. Tiểu dự án có ảnh hƣởng đến các nguồn tài nguyên văn hóa

vật thể, nhƣ các điểm khảo cổ và lịch sử, các khu vực đô thị

lịch sử, các khu vực linh thiêng, nghĩa trang, hoặc các giá trị tự

nhiên độc đáo?

7. Tiểu dự án có yêu cầu việc thu hồi đất và/hoặc nhà không tƣ

nguyện? Nếu có cho biết con số ƣớc tính về ngƣời và/hoặc tài

sản bị ảnh hƣởng vào phần bên dƣới.

8. Tiểu dự án có liên quan hoặc ảnh hƣởng đến bất kỳ nhóm

ngƣời dân bản xứ, tức là các nhóm khác biệt, dễ bị tổn thƣơng,

Phụ lục 1. Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 134

xã hội và văn hóa gắn liền với môi trƣờng địa lý riêng biệt hoặc

vùng lãnh thổ lich sử, với một nền văn hóa riêng và có thể có

ngôn ngữ khác?

9. Tiểu dự án có xâm phạm các khu vực quan trọng của rừng

nguyên sinh và có thể tác động đến quyền của các cộng đồng

sử dụng các khu vực rừng truyền thống của họ?

10. Tiểu dự án có liên quan đến bất kỳ đập hiện hữu, hoặc tài

trợ đập mới, cao hơn 15m? Nếu các đập có liên quan đến tiểu

dự án có chiều cao thấp hơn 15m, hãy nêu rõ chiều cao, loại và

độ phức tạp của đập trong phần trống bên dƣới.

11. Tiểu dự án có ảnh hƣởng đến việc sử dụng và bảo vệ hiệu

quả tuyến đƣờng thủy quốc tế, hoặc có ảnh hƣởng xấu đến các

mối quan hệ giữa Ngân hàng và Những ngƣời vay của ngân

hàng và giữa các Quốc gia sở hữu đất ven sông?

12. Tiểu dự án có đƣợc đặt tại một vùng tranh chấp giữa các

quốc gia khác nhau?

13. Có thông tin nào thêm có liên quan?

PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ AN TOÀN – Kiểm

tra và đánh vào ô CÓ hoặc KHÔNG và bổ sung thêm thông tin,

ý kiến liên quan và/hoặc giải thích trong phần trống phía dƣới

bảng câu hỏi.

YES NO

1. Cơ quan thực hiện có nhân viên có kinh nghiệm về sàng lọc

và xác định phạm vi của Dự án ODA về đánh giá môi trƣờng

và/hoặc xã hội không? Nếu CÓ, liệt kê tên và các dự án có liên

quan vào phần bên dƣới.

2. Cơ quan thực hiện có nhân viên có kinh nghiệm về xác định

phạm vi và chuẩn bị kế hoạch tái định cƣ (RAP) cho dự án

ODA không? Nếu CÓ, liệt kê tên và các dự án có liên quan vào

phần bên dƣới.

3. Cơ quan thực hiện có hoàn thành tốt các báo cáo đánh giá

tác động môi trƣờng tổng thể theo tiêu chuẩn quốc tế, có phê

duyệt từ cơ quan tài trợ ODA, và thực hiện dự án? Nếu CÓ, liệt

kê các dự án vào phần bên dƣới.

Phụ lục 1. Mẫu hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 135

4. Cơ quan thực hiện có hoàn thành tốt toàn bộ Kế hoạch hành

động tái định cƣ hoặc Khung chính sách tái định cƣ (RPF) theo

tiêu chuẩn quốc tế, có phê duyệt từ cơ quan tài trợ ODA, và

thực hiện dự án? Nếu CÓ, liệt kê các dự án vào phần bên dƣới.

5. Cơ quan thực hiện, theo ý kiến của họ, có cần hỗ trợ về việc

sàng lọc, đánh giá phạm vi các nghiên cứu về môi trƣờng

và/hoặc xã hội, chuẩn bị TOR, lựa chọn tƣ vấn EA và giám sát

các nghiên cứu? Nếu CÓ, liệt kê loại và mức độ hỗ trợ cần

thiết.

6. Liệt kê bất kỳ các vấn đề khác liên quan đến năng lực về

công tác an toàn của Cơ quan thực hiện.

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang136

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH THỦ TỤC XÉT DUYỆT HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ TDA PPTAF

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 137

PHỤ LỤC 2 – QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT DUYỆT

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TDA PPTAF (Điều chỉnh ngày 06/3/2015)

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

CƠ QUAN

CHỊU

TRÁCH

NHIỆM

YÊU CẦU

THỰC HIỆN GHI CHÚ

BƢỚC 1 – CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TIỂU DỰ ÁN HTKT

1.1. Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký

Tiểu dự án HTKT (HSĐK) sử

dụng vốn PPTAF bằng tiếng

Việt và tiếng Anh theo Mẫu

Cơ quan chủ

quản

(CQCQ)/Chủ

dự án (CDA)

chuẩn bị

HSĐK và phối

hợp chặt chẽ

với Trƣởng

nhóm công tác

TDA của WB

và Bộ Kế

hoạch và Đầu

tƣ (Bộ KHĐT)

Có thể truy cập trang

web của dự án

http://pptaf.mpi.gov.vn

để tải về Mẫu HSĐK

và thông tin chi tiết về

dự án.

Thông tin đầu mối liên

hệ với Bộ KHĐT/Ban

Điều phối dự án (Bộ

KHĐT/Ban ĐPDA) là

Ông Dƣơng Hùng

Cƣờng, Cán bộ điều

phối dự án, Email:

[email protected],

ĐT (tại Hà Nội):

08043029.

Ban ĐPDA sẵn sàng

cung cấp hƣớng dẫn và

hỗ trợ cho các

CQCQ/CDA trong

việc hoàn thành quy

trình đăng ký tài trợ.

1.2. Họp điều phối trực tiếp

giữa các bên bao gồm

CQCQ/CDA, WB và Bộ

KHĐT/Ban ĐPDA để xác

định tính hợp lệ và thống nhất

nội dung HSĐK

CQCQ/CDA

cùng với

Trƣởng nhóm

công tác dự án

PPTAF và

trƣởng nhóm

công tác TDA

của WB và Bộ

Trong vòng 5 ngày

làm việc sau khi Bộ

KHĐT/Ban ĐPDA

nhận đƣợc HSĐK

Ban hành và gửi biên

bản ghi nhớ của cuộc

họp điều phối

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 138

KHĐT/Ban

ĐPDA (Vụ

Kinh tế Đối

ngoại - Phòng

Tài chính

Quốc tế)

1.3. Nếu HSĐK đƣợc xác

định là hợp lệ, CQCQ/CDA

xem xét điều chỉnh HSĐK

theo các ý kiến từ cuộc họp

điều phối và gửi lại cho

Trƣởng nhóm công tác TDA

của WB

CQCQ/CDA Trong vòng 5 ngày

làm việc sau cuộc

họp điều phối

1.4. Trƣởng nhóm công tác

TDA của WB xem xét HSĐK

và cho ý kiến nhận xét hoặc

hoàn thành Phần E trong

HSĐK

Trƣởng nhóm

công tác TDA

của WB.

Ý kiến nhận xét hoặc

hoàn thành Phần E

trong HSĐK trong

vòng 5 ngày làm việc

kể từ khi nhận đƣợc

HSĐK

Trƣởng nhóm công tác

TDA của WB cần xem

xét đối với các nội

dung sau:

Kế hoạch đấu thầu;

Danh mục kiểm tra

về an toàn;

Các đánh giá về

năng lực thực hiện

dự án (nhƣ về đấu

thầu, tài chính);

Dự kiến chi phí và

ngân sách;

Điều khoản tham

chiếu;

Mức độ đáp ứng về

nhân sự.

1.5. Sau khi đã đƣợc Trƣởng

nhóm công tác TDA của WB

ký trong Phần E của HSĐK,

CQCQ cần nộp bộ HSĐK đầy

đủ (bao gồm cả Quyết định

của CQCQ phê duyệt dự toán

của TDA) cho Bộ KHĐT

CQCQ/CDA CQCQ gửi công văn

chính thức tới Bộ

KHĐT kèm theo bộ

HSĐK đầy đủ cần

đƣợc hoàn thành

trong vòng 5 ngày

làm việc sau khi có ý

kiến của Trƣởng

Trong công văn chính

thức kèm HSĐK đầy

đủ của CQCQ cần

cung cấp thông tin

(các) đầu mối liên hệ

bao gồm tên, chức vụ,

địa chỉ và số điện

thoại.

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 139

nhóm công tác TDA

của WB Công văn nộp HSĐK

phải do ngƣời có thẩm

quyền của CQCQ ký

chẳng hạn nhƣ Chủ

tịch/Phó chủ tịch

UBND các Tỉnh/

Thành phố trực thuộc

Trung ƣơng hoặc Bộ

trƣởng/ Thứ trƣởng các

Bộ

BƢỚC 2 – BỘ KHĐT/ BAN ĐPDA XEM XÉT HSĐK VÀ CHUYỂN CHO TRƢỞNG

NHÓM CÔNG TÁC DỰ ÁN PPTAF CỦA WB

2.1. Bộ KHĐT/ Ban ĐPDA

xem xét HSĐK, gửi các ý

kiến nhận xét trực tiếp cho

CQCQ và đồng gửi cho

Trƣởng nhóm công tác TDA

và Trƣởng nhóm công tác Dự

án của WB.

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

Việc xem xét, gửi ý

kiến nhận xét (nếu

có) cần đƣợc hoàn tất

trong vòng 10 ngày

làm việc kể từ khi

nhận đƣợc HSĐK.

2.2. CQCQ/CDA xem xét

điều chỉnh HSĐK theo các ý

kiến nhận xét của Bộ

KHĐT/Ban ĐPDA và nộp lại

hồ sơ cho Bộ KHĐT.

CQCQ/CDA Việc điều chỉnh

HSĐK cần đƣợc

hoàn tất trong vòng 5

ngày làm việc kể từ

khi nhận đƣợc ý kiến

nhận xét của Bộ

KHĐT.

2.3. HSĐK đã hoàn chỉnh cần

đƣợc gửi xin ý kiến đóng góp

từ các cơ quan liên quan trƣớc

khi Bộ KHĐT phê duyệt:

Bộ Tài chính;

Các Bộ chuyên ngành liên

quan (nếu có);

Các đơn vị liên quan trong

Bộ KHĐT (nhƣ Cục Quản

lý đấu thầu, Vụ Thẩm định

và GSĐT…);

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

Ý kiến đóng góp từ

các cơ quan liên

quan phải đƣợc tổng

hợp trong vòng 10

ngày làm việc.

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 140

Các Phòng liên quan trong

Vụ KTĐN.

2.4. Bộ KHĐT/ Ban ĐPDA

gửi HSĐK đã đƣợc thống nhất

về nội dung cho Trƣởng nhóm

công tác Dự án của WB xem

xét và ban hành thƣ không

phản đối (NOL)

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

HSĐK cần đƣợc gửi

cho Trƣởng nhóm

công tác Dự án của

WB để xem xét và

thống nhất trong

vòng 05 ngày làm

việc kể từ khi nhận

đƣợc HSĐK.

BƢỚC 3 – TRƢỞNG NHÓM CÔNG TÁC DỰ ÁN CỦA WB XEM XÉT HSĐK VÀ CQCQ

LÊN KẾ HOẠCH BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI TIỀU DỰ ÁN HTKT

3.1. Trƣởng nhóm công tác

Dự án của WB xem xét

HSĐK và gửi thƣ Không phản

đối (NOL) tới Bộ KHĐT

Trƣởng Nhóm

công tác Dự án

phối hợp với

Trƣởng Nhóm

công tác TDA

của WB

Quá trình xem xét và

ban hành NOL cần

đƣợc hoàn thành

trong vòng 5 ngày

làm việc kể từ khi

nhận đƣợc HSĐK

3.2. CQCQ/CDA của Tiểu dự

án cần tiến hành mở tài khoản

tại ngân hàng theo quy định,

tiến hành phê duyệt chữ ký

mẫu và các hoạt động chuẩn

bị trƣớc để có thể sẵn sàng

tiếp nhận khoản tạm ứng đƣợc

duyệt sau khi Thỏa thuận Tài

chính tiểu dự án (SFA) đƣợc

chính thức ký kết;

CQCQ/CDA cần bắt đầu

chuẩn bị trƣớc các hoạt động

về đấu thầu (nếu thích hợp)

CQCQ/CDA Sớm nhất có thể

ngay sau khi NOL

đƣợc ban hành

3.3. Bộ KHĐT và Ban ĐPDA

chuẩn bị dự thảo Thỏa thuận

Tài chính tiểu dự án (SFA) và

chuyển cho CQCQ, Trƣởng

nhóm công tác Dự án và

Trƣởng nhóm công tác TDA

của WB xem xét, cho ý kiến

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

Dự thảo SFA cần

đƣợc chuẩn bị và

thống nhất (bằng cả

tiếng Anh và tiếng

Việt) trong vòng 05

ngày làm việc sau

khi nhận đƣợc Quyết

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 141

định phê duyệt

HSĐK.

BƢỚC 4 – BỘ TRƢỞNG BỘ KHĐT PHÊ DUYỆT HSĐK VÀ BỘ KHĐT/ BAN ĐPDA

THÔNG BÁO CHO CQCQ

4.1. Bộ trƣởng Bộ KHĐT xem

xét cho ý kiến hoặc phê duyệt

HSĐK hoàn thiện trên cơ sở ý

kiến đóng góp của các cơ

quan liên quan.

Bộ trƣởng Bộ

KHĐT

Bộ trƣởng hoàn

thành việc xem xét

và phê duyệt, hoặc

cho ý kiến trong

vòng 5 ngày sau khi

nhận đƣợc HSĐK

hoàn thiện.

Nếu Bộ trƣởng Bộ

KHĐT có ý kiến hoặc

không phê duyệt

HSĐK thì phải thông

báo bằng văn bản cho

CQCQ.

4.2. Ý kiến nhận xét hoặc việc

không phê duyệt của Bộ

trƣởng Bộ KHĐT cần đƣợc

thông báo bằng văn bản cho

CQCQ.

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

CQCQ/CDA cần

đƣợc thông báo trong

vòng 5 ngày sau khi

có ý kiến của Bộ

trƣởng.

4.3. Quyết định phê duyệt

đƣợc ban hành và gửi cho

CQCQ/CDA để bắt đầu tiến

hành các hoạt động của Tiểu

dự án HTKT.

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

Quyết định phê duyệt

cần đƣợc ban hành

và gửi cho CQCQ

trong vòng 05 ngày

làm việc kể từ khi

nhận đƣợc HSĐK

hoàn thiện.

BƢỚC 5 – KÝ THỎA THUẬN TÀI CHÍNH TIỂU DỰ ÁN HTKT (SFA)

5.1. Sau khi dự thảo SFA đã

đƣợc CQCQ và WB thống

nhất về nội dung, Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA chuẩn bị 10 bộ để

Lãnh đạo Bộ KHĐT ký trƣớc

khi chuyển cho CQCQ.

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

SFA cần đƣợc Lãnh

đạo Bộ KHĐT ký kết

trong vòng 05 ngày

làm việc sau khi

HSĐK dự án đƣợc

phê duyệt.

5.2. Bộ KHĐT/ Ban ĐPDA

gửi công văn thông báo kèm

theo 10 bộ SFA đã ký cho

CQCQ để đồng ký.

Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA

CQCQ/CDA cần

đƣợc thông báo trong

vòng 05 ngày sau khi

lãnh đạo Bộ KHĐT

ký SFA.

Trong công văn thông

báo của Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA cần cung

cấp thông tin (các) đầu

mối liên hệ bao gồm

tên, chức vụ, địa chỉ và

số điện thoại.

5.3. CQCQ tiến hành ký 10 bộ CQCQ/CDA SFA cần đƣợc

Phụ lục 2. Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 142

SFA nhận đƣợc và chuyển lại

05 bộ gốc đã ký cho Bộ

KHĐT.

CQCQ ký kết trong

vòng 05 ngày sau khi

nhận đƣợc công văn

thông báo.

BƢỚC 6 – BẮT ĐẦU TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU DỰ ÁN HTKT

6.1. Bắt đầu các hoạt động

của Tiểu dự án HTKT.

CQCQ Các hoạt động của

Tiểu dự án HTKT

cần bắt đầu ngay sau

khi nhận đƣợc Quyết

định phê duyệt

HSĐK của Bộ

KHĐT.

Các yêu cầu về thực

hiện Tiểu dự án HTKT

đƣợc quy định cụ thể

trong Sổ tay Hƣớng

dẫn thực hiện và quản

lý tài chính dự án

(POM&FMM).

6.2. Việc thực hiện các thủ tục

tín dụng dự án đầu tƣ đƣợc

bắt đầu đồng thời với các hoạt

động của Tiểu dự án HTKT.

Trƣởng nhóm

công tác TDA

của WB.

Việc thực hiện các

thủ tục tín dụng có

thể bắt đầu ngay khi

có công văn phê

duyệt của Bộ KHĐT/

Ban ĐPDA.

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang143

PHỤ LỤC 3

MẪU THỎA THUẬN TÀI CHÍNH TDA PPTAF

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang144

THỎA THUẬN TÀI CHÍNH CHO

TIỂU DỰ ÁN

(Số: PPTAF/abc/de_20xy)

giữa

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

[CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA TIỂU DỰ ÁN HTKT]

(CƠ QUAN THỤ HƢỞNG KHOẢN TÀI TR TIỂU DỰ ÁN HỖ TR KỸ

THUẬT CHUẨN BỊ DỰ ÁN “[ĐIỀN T N DỰ ÁN ĐẦU TƢ]”

Ngày: [điền ngày ký SFA]

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang145

THỎA THUẬN TÀI CHÍNH GIỮA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

CỦA NƢỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ [CƠ

QUAN CHỦ QUẢN CỦA TIỂU DỰ ÁN HTKT] (CƠ QUAN THỤ HƢỞNG

KHOẢN TÀI TR TIỂU DỰ ÁN HỖ TR KỸ THUẬT) SỬ DỤNG VỐN

TỪ KHOẢN TÍN DỤNG SỐ 4779-VN CỦA HIỆP HỘI PHÁT TRIỂN

QUỐC TẾ (IDA)

----------------------------------------------------------------------------------------------

Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án Hỗ trợ kỹ thuật (gọi tắt là Tiểu dự

án HTKT) đề ngày [điền ngày ký kết SFA] (sau đây gọi là “Thỏa thuận Tài

chính”) đƣợc ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ của Nƣớc Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam do [điền tên và chức vụ] làm đại diện và [Cơ quan Chủ

quản của Tiểu dự án HTKT] (Cơ quan thụ hƣởng khoản tài trợ Tiểu dự án

HTKT chuẩn bị dự án “[điền tên dự án đầu tƣ]”) (sau đây gọi là “[CQCQ]”)

do [điền tên và chức vụ] làm đại diện (và gộp chung lại gọi là “các Bên”).

CĂN CỨ VÀO:

(1) Hiệp định Tài trợ ngày 15/07/2010 cho Khoản tín dụng số 4779-VN (gọi

tắt là "Hiệp định Tài trợ”), đính kèm trong Phụ lục 1, đƣợc ký kết giữa

Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là “Việt Nam") và

Hiệp hội Phát triển Quốc tế (gọi tắt là "Hiệp hội”), Hiệp hội đã đồng ý

cho Việt Nam vay một Khoản tín dụng với tổng số tiền tƣơng đƣơng sáu

mƣơi sáu triệu hai trăm nghìn Quyền rút vốn đặc biệt (66.200.000 SDR)

(gọi tắt là “Khoản tín dụng”) để tài trợ cho Dự án Quỹ Chuẩn bị dự án

(gọi tắt là “PPTAF”) nhƣ mô tả trong Phụ lục 1 của Hiệp định Tài trợ.

(2) Căn cứ Điều 2 và Phụ lục 1 của Hiệp định Tài trợ, Việt Nam đồng ý bố

trí một phần của Khoản tín dụng từ Dự án PPTAF (sau đây gọi là

"Khoản tài trợ”) để thực hiện Tiểu dự án HTKT chuẩn bị dự án “[điền

tên dự án đầu tƣ]”.

(3) Căn cứ Điều 3 của Hiệp định Tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thay mặt

Chính phủ Việt Nam thực hiện Dự án PPTAF.

(4) [CQCQ] sẽ thực hiện Tiểu dự án HTKT theo Hồ sơ xin tài trợ Tiểu dự án

HTKT chuẩn bị dự án “[điền tên dự án đầu tƣ]” đã đƣợc phê duyệt, Hiệp

định Tài trợ, Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện bao gồm Hƣớng dẫn Quản lý

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 146

Tài chính, Ma trận Quản trị chiến lƣợc và Rủi ro trách nhiệm của Dự án

PPTAF và Hƣớng dẫn Chống tham nhũng.

(5) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và [CQCQ] đồng ý ký Thỏa thuận Tài chính cho

Tiểu dự án HTKT chuẩn bị dự án “[điền tên dự án đầu tƣ]” theo các điều

khoản và điều kiện quy định sau đây.

ĐIỀU I – CÁC ĐỊNH NGHĨA

Mục 1.01

Trừ khi hoàn cảnh có yêu cầu khác, các thuật ngữ viết hoa đƣợc sử dụng

trong Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT này đều có nghĩa

tƣơng ứng nhƣ đã đƣợc sử dụng trong Hiệp định Tài trợ hoặc Các điều

kiện chung của IDA đề ngày 1/7/2005 (bản sửa đổi ngày 15/10/2006)

cho các Khoản vay và Khoản tài trợ không hoàn lại, với các sửa đổi

đƣợc quy định tại Phần II của Phụ lục kèm theo Hiệp định Tài trợ).

ĐIỀU II – THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT

Mục 2.01

[CQCQ] công bố cam kết của mình đối với các mục tiêu của Tiểu dự án

HTKT nhƣ đƣợc quy định trong Hồ sơ xin tài trợ Tiểu dự án HTKT từ

PPTAF đƣợc đính kèm tại Phụ lục 2.

Để đạt đƣợc các mục tiêu đó, [CQCQ] phải đảm bảo thực hiện Tiểu dự

án HTKT theo các quy định tại Mục I.D.3, Phụ lục 2 của Hiệp định Tài

trợ, Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT, Hƣớng dẫn phòng

chống Gian lận và Tham nhũng đề ngày 15/10/2006 áp dụng cho các Dự

án đƣợc tài trợ bằng các Khoản vay từ IBRD và các Khoản tín dụng hoặc

viện trợ không hoàn lại từ IDA ("Hƣớng dẫn Chống tham nhũng") cũng

nhƣ Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện bao gồm Hƣớng dẫn Quản lý tài chính,

Ma trận Quản trị chiến lƣợc và Rủi ro trách nhiệm của Dự án PPTAF.

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 147

Mục 2.02

[CQCQ] chịu trách nhiệm chung về quản lý, thực hiện, theo dõi và giám

sát hàng ngày các hoạt động của Tiểu dự án HTKT bao gồm cả quản lý

hành chính, tài chính, đấu thầu và giải ngân. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có

đầy đủ quyền để bảo vệ lợi ích của mình và của Hiệp hội, bao gồm:

(a) Đình chỉ hoặc chấm dứt quyền sử dụng Khoản tài trợ cho Tiểu dự án

HTKT, hoặc yêu cầu thu hồi lại toàn bộ hoặc một phần của Khoản tài

trợ này nếu [CQCQ] không thực hiện đúng nhƣ Thỏa thuận Tài chính

cho Tiểu dự án HTKT;

(b) [CQCQ] cần phải:

(i) Thực hiện Tiểu dự án HTKT của mình một cách hiệu quả, phù

hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn về kỹ thuật, kinh tế, tài chính,

quản lý, môi trƣờng và xã hội đáp ứng đƣợc yêu cầu của Hiệp hội

và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ bao gồm Khung Quản lý an toàn, Ma

trận Quản trị chiến lƣợc và Rủi ro trách nhiệm và Hƣớng dẫn

Chống tham nhũng;

(ii) Cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết khi có yêu cầu để thực

hiện các mục tiêu của Tiểu dự án HTKT, bao gồm cả phần vốn

đối ứng;

(iii) Duy trì Ban Quản lý Tiểu dự án HTKT trong suốt quá trình thực

hiện Tiểu dự án HTKT với khung thể chế, chức năng và các

nguồn lực phù hợp với yêu cầu của Hiệp hội và Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ nhƣ việc đảm bảo nhân sự có năng lực và số lƣợng đầy đủ

đồng thời phải duy trì sự độc lập trong quản lý với Ban Quản lý

Dự án đầu tƣ. Các tài khoản ngân hàng của Tiểu dự án HTKT và

của Dự án đầu tƣ phải đƣợc quản lý và hoạt động một cách riêng

rẽ tƣơng ứng bởi Ban Quản lý Tiểu dự án HTKT và Ban Quản lý

Dự án đầu tƣ;

(iv) Tổ chức đào tạo cho các cán bộ của Ban Quản lý Tiểu dự án

HTKT, bao gồm cả các chuyên gia quản lý tài chính và đấu thầu;

(v) Đảm bảo rằng sẽ không sử dụng Khoản tiền HTKT để trang trải

cho các chi phí hoạt động của Tiểu dự án HTKT mà cần kịp thời

cung cấp kinh phí cho mục đích đó bằng các nguồn lực khác;

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 148

(vi) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (và/hoặc cơ quan đại diện của họ) và

Hiệp hội đƣợc quyền kiểm tra các hoạt động, các hồ sơ và tài liệu

có liên quan đến Tiểu dự án HTKT;

(vii) Chuẩn bị và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ và Hiệp hội liên quan đến các nội dung nêu trên;

(c) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ thực hiện các quyền của mình theo Thỏa

thuận Tài chính Tiểu dự án nhằm bảo vệ lợi ích của Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ, Hiệp hội và để đạt đƣợc các mục tiêu của Tiểu dự án HTKT;

(d) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và [CQCQ] không đƣợc thay đổi hoặc hủy

bỏ bất kỳ phần nào trong các quy định của Thỏa thuận này mà không

có sự đồng ý trƣớc bằng văn bản của Hiệp hội;

(e) Trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa các quy định của Hiệp định

Tài trợ và của Thỏa thuận Tài chính Tiểu dự án này thì các quy định

của Hiệp định Tài trợ sẽ mang tính quyết định.

ĐIỀU III – CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH

Mục 3.01

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đồng ý bố trí cho [CQCQ] một Khoản tiền

HTKT không quá [điền số] USD (bằng chữ: [số tiền bằng chữ] Đô la

Mỹ) ) để tài trợ cho Tiểu dự án HTKT. Khoản tiền HTKT này sẽ đƣợc

giải ngân theo quy định của Hiệp định Tài trợ, Hƣớng dẫn Quản lý tài

chính trong Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện dự án PPTAF và Hƣớng dẫn

chống tham nhũng.

[CQCQ] chịu trách nhiệm chuẩn bị yêu cầu thanh toán cho việc thực

hiện Tiểu dự án HTKT và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Yêu cầu thanh

toán sẽ đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xem xét và phê duyệt phù hợp với

các quy định của Hƣớng dẫn Quản lý tài chính. Sau khi khoản thanh toán

đƣợc giải ngân, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ thông báo cho [CQCQ] về số

tiền đƣợc giải ngân và ngày giải ngân.

Khoản tiền bố trí cho Tiểu dự án HTKT phải đƣợc sử dụng cho các chi

phí hợp lệ phát sinh vào hoặc sau ngày [điền ngày] với điều kiện là các

khoản chi phí hợp lệ này chƣa đƣợc yêu cầu thanh toán trƣớc đó.

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 149

ĐIỀU IV – CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU

Mục 4.01

[CQCQ] sẽ:

Thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá và dịch vụ tƣ vấn bằng vốn từ

Khoản tiền HTKT theo quy định tại Mục III - Phụ lục 2 của Hiệp

định Tài trợ.

Thực hiện theo Kế hoạch Đấu thầu trong Hồ sơ xin tài trợ Tiểu dự án

HTKT từ PPTAF đƣợc đính kèm tại Phụ lục 2.

ĐIỀU V – CHỐNG THAM NHŨNG

Mục 5.01

[CQCQ] phải bảo đảm rằng Tiểu dự án HTKT đƣợc thực hiện theo các

quy định trong Hƣớng dẫn Chống tham nhũng của Ngân hàng Thế giới;

đồng thời [CQCQ] cũng phải thực hiện Tiểu dự án HTKT theo các quy

định của Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện dự án, Ma trận Quản trị chiến

lƣợc và Rủi ro trách nhiệm đã đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phê duyệt và

Hiệp hội thông qua mà trong đó đã đƣa ra các biện pháp cụ thể nhằm

tăng cƣờng quản trị dự án, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động

của Tiểu dự án HTKT, nâng cao trách nhiệm cộng đồng và giảm bớt cơ

hội gian lận, tham nhũng hoặc thông đồng; và đảm bảo Tiểu dự án

HTKT đƣợc thực hiện theo đúng Ma trận này.

ĐIỀU VI – CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN

Mục 6.01

[CQCQ] phải đảm bảo Tiểu dự án HTKT đƣợc thực hiện theo các quy

định của Khung Quản lý an toàn; và ngoài việc chuẩn bị các báo cáo theo

quy định tại Điều VII của Thỏa thuận này, [CQCQ] cần phải áp dụng các

biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin chi tiết liên quan đến hiện

trạng tuân thủ Khung Quản lý về an toàn và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 150

tƣ và Hiệp hội, nhƣ một phần của công tác báo cáo của Tiểu dự án

HTKT. Các thông tin chi tiết bao gồm:

- Các biện pháp áp dụng để thực hiện Khung Quản lý an toàn;

- Các vấn đề, nếu có, gây cản trở hoặc đe dọa cản trở việc thực hiện đầy

đủ Khung Quản lý đó;

- Các biện pháp khắc phục đã thực hiện hoặc yêu cầu phải thực hiện để

giải quyết các vấn đề đó.

Đảm bảo Tiểu dự án HTKT sẽ không thực hiện các hạng mục giải phóng

mặt bằng hoặc công trình.

ĐIỀU VII – QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Mục 7.01

[CQCQ] sẽ:

Duy trì hệ thống quản lý tài chính và lập báo cáo tài chính theo các

tiêu chuẩn về sổ sách kế toán đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Hiệp

hội chấp thuận thống nhất áp dụng, đáp ứng đầy đủ cả về các hoạt

động, nguồn lực và chi phí liên quan đến Tiểu dự án HTKT;

Hợp tác chặt chẽ và cho phép đơn vị kiểm toán độc lập do Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ và Hiệp hội tuyển chọn cho dự án PPTAF đƣợc

tiếp cận với văn phòng, nhân viên và các dữ liệu lƣu trữ để tạo điều

kiện cho đơn vị kiểm toán có thể thực hiện đầy đủ dịch vụ kiểm

toán theo yêu cầu mô tả trong Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện và Quản

lý Tài chính dự án PPTAF.

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 151

ĐIỀU VIII – GIÁM SÁT, BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ VÀ SỔ TAY

HƢỚNG DẪN

Mục 8.01 – Báo cáo dự án

[CQCQ] phải theo dõi, đánh giá và lập báo cáo tiến độ của Tiểu dự án

HTKT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Báo cáo sẽ đƣợc thực hiện hàng quý

và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Ngân hàng Thế giới, chậm nhất

không quá hai mƣơi mốt (21) ngày sau khi kết thúc mỗi quý.

Mục 8.02 – Quản lý tài chính và Báo cáo tài chính

Ngoài báo cáo đƣợc quy định tại mục 8.01, [CQCQ] cần chuẩn bị báo

cáo tài chính hàng quý tạm thời chƣa kiểm toán của Tiểu dự án HTKT và

gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, chậm nhất không quá hai mƣơi mốt (21)

ngày sau khi kết thúc mỗi quý theo mẫu và nội dung yêu cầu của Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ.

Mục 8.03 – Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện và Quản lý Tài chính dự án

[CQCQ] sẽ:

(a) Thực hiện Tiểu dự án HTKT theo Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự

án PPTAF trong đó quy định cụ thể về cách thức thực hiện, cơ cấu tổ

chức, hành chính, giám sát và đánh giá, giám sát và giảm thiểu tác

động về môi trƣờng và xã hội và tổ chức đấu thầu nhằm thực hiện

các mục tiêu của Tiểu dự án HTKT;

(b) Thực hiện theo Sổ tay Hƣớng dẫn Quản lý tài chính, là một phần của

Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện Dự án PPTAF trong đó thiết lập hệ

thống quản lý tài chính và giải ngân nhằm thực hiện Tiểu dự án

HTKT.

ĐIỀU IX – CÁC CÔNG VIỆC KHÁC CẦN THỰC HIỆN

Mục 9.01

[CQCQ] cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để đảm bảo

rằng các mục tiêu của Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT này

sẽ đƣợc nỗ lực thực hiện để phía Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ của

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 152

mình theo Hiệp định Tài trợ cũng nhƣ theo Thỏa thuận Tài chính cho

Tiểu dự án HTKT.

Mục 9.02

[CQCQ] cần kịp thời gửi các bản sao của hồ sơ xin rút vốn, sao kê tài

khoản, giải trình hay các tài liệu đã nêu ở trên cho Bộ Kế hoạch và Đầu

tƣ theo đúng quy trình tiếp nhận hồ sơ.

Mục 9.03

[CQCQ] cần phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Hiệp hội để xem xét,

thống nhất trƣớc khi phê duyệt kế hoạch công tác và kế hoạch ngân sách

06 tháng cho Tiểu dự án HTKT với phạm vi và mức độ chi tiết theo yêu

cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, chậm nhất là một tháng trƣớc khi kết thúc

mỗi kỳ công tác 06 tháng, trừ kế hoạch công tác và ngân sách đầu tiên

cần phải đƣợc nộp trong vòng một tháng sau khi ký Thỏa thuận Tài

chính Tiểu dự án. Sau đó [CQCQ] cần đảm bảo dự án đƣợc thực hiện

theo đúng kế hoạch công tác và kế hoạch ngân sách đã đƣợc duyệt.

ĐIỀU X - XỬ LÝ VI PHẠM

Mục 10.01

Nếu [CQCQ] không hoàn thành nhiệm vụ nào theo Thỏa thuận Tài chính

cho Tiểu dự án HTKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ đƣợc phép yêu cầu

[CQCQ] khắc phục theo quy định của Pháp luật.

Mục 10.02

Không nội dung quy định nào ở đây có thể gây tổn hại hay ảnh hƣởng

đến quyền hạn và phƣơng thức xử lý vi phạm của Bộ Kế hoạch và Đầu

tƣ theo quy định của Pháp luật.

Mục 10.03

Nếu quyền rút vốn từ Tài khoản chỉ định của Việt Nam theo Hiệp định

Tài trợ bị tạm hoãn hay chấm dứt, dù vì bất kỳ lý do gì thì Thỏa thuận

Tài chính cho Tiểu dự án HTKT cũng sẽ đồng thời bị tạm hoãn trong

cùng khoảng thời gian đó hoặc chấm dứt tùy theo từng trƣờng hợp.

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 153

ĐIỀU XI – CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Mục 11.01

Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT này sẽ có hiệu lực kể từ

ngày ký và hết hiệu lực khi các Bên hoàn thành đầy đủ các quyền và

nghĩa vụ của mình theo quy định tại Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự

án HTKT này nhƣng không vƣợt quá ngày kết thúc đƣợc quy định trong

Hiệp định Tài trợ.

Mục 11.02

Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT này sẽ vẫn áp dụng đối với

Cơ quan kế nhiệm của [CQCQ] dƣới bất cứ hình thức thành lập nào.

Mục 11.03

Các bổ sung hay sửa đổi đối với các điều khoản và điều kiện của Thỏa

thuận Tài chính Tiểu dự án HTKT (nếu có) yêu cầu phải có sự đồng ý

trƣớc bằng văn bản của Ngân hàng Thế giới và đƣợc cả hai bên ký kết và

sẽ đƣợc coi là một phần cấu thành của Thỏa thuận này.

Mục 11.04

Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT này sẽ đƣợc lập thành 10

bản bằng tiếng Việt.

Mục 11.05

Bất kỳ tranh chấp nào xuất phát từ hay có liên quan đến việc thực thi

Thỏa thuận Tài chính Tiểu dự án HTKT mà các Bên không thể cùng

nhau giải quyết thì sẽ đƣợc xử lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Mục 11.06

Trong trƣờng hợp có bất kỳ điều khoản nào của Thỏa thuận Tài chính

cho Tiểu dự án HTKT đƣợc xác định là không có giá trị, phi pháp, không

thực hiện đƣợc hay đối lập, xung đột với luật pháp hiện hành, quy định

trong tƣơng lai hay quy định hiện hành của một đất nƣớc hay tổ chức có

thẩm quyền thì nội dung đó sẽ không làm ảnh hƣởng đến quá trình triển

khai hay ảnh hƣởng đến các phần, mục, điều, khoản hoặc quy định của

Thỏa thuận này, và các nội dung điều chỉnh sẽ tiếp tục có hiệu lực và

ràng buộc các bên theo Thỏa thuận này. Các phần, nội dung hay điều

khoản không có giá trị sẽ không đƣợc coi là một phần của Thỏa thuận.

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 154

Mục 11.07

Bất kỳ thông báo, yêu cầu hay thỏa thuận nào giữa các bên trong quá

trình triển khai Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT này đều cần

phải đƣợc trình bày bằng văn bản. Thông báo đó sẽ đƣợc coi là hợp lệ

khi chúng đƣợc chuyển đến địa chỉ của các bên đƣợc nhắc tới dƣới đây,

hay tới một địa chỉ khác theo yêu cầu. Địa chỉ liên hệ của các Bên nhƣ

sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ:

Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0804 3029

Fax: (04) 3823 0161

[Điền tên Cơ quan Chủ quản của Tiểu dự án HTKT]

Địa chỉ: [điền địa chỉ CQCQ]

Điện thoại: [điền số ĐT của CQCQ]

Fax: [điền số Fax của CQCQ]

Với sự chứng kiến của các Bên có liên quan, Đại diện đƣợc ủy quyền

của các Bên đã tiến hành ký kết Thỏa thuận Tài chính cho Tiểu dự án HTKT

chuẩn bị dự án “[điền tên dự án đầu tƣ]” và chuyển tới địa chỉ của các Bên

vào ngày, tháng, năm đƣợc nêu trên.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

[NGƢỜI ĐẠI DIỆN]

[Điền tên Ngƣời đại diện]

[CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA TIỂU

DỰ ÁN HTKT]

[NGƢỜI ĐẠI DIỆN]

[Điền tên Ngƣời đại diện]

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 155

PHỤ LỤC 1 – HIỆP ĐỊNH TÀI TR NGÀY 15/07/2010

CHO KHOẢN TÍN DỤNG SỐ 4779-VN

Phụ lục 3. Mẫu Thỏa thuận Tài chính TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 156

PHỤ LỤC 2 – HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XIN TÀI TR TIỂU DỰ ÁN HỖ

TR KỸ THUẬT CHUẨN BỊ DỰ ÁN “[ĐIỀN T N DỰ ÁN ĐẦU TƢ]”

PH DUYỆT NGÀY [ĐIỀN NGÀY]

Phụ lục 4. Mẫu Hồ sơ đăng ký gia hạn và/hoặc bổ sung vốn Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 157

PHỤ LỤC 4

MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIA HẠN VÀ/HOẶC ĐĂNG KÝ VỐN TÀI

TRỢ BỔ SUNG CHO TDA ĐÃ ĐƢỢC PHÊ DUYỆT

Phụ lục 4. Mẫu Hồ sơ đăng ký gia hạn và/hoặc bổ sung vốn Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 158

PHỤ LỤC 4 - MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIA HẠN VÀ/HOẶC ĐĂNG KÝ

VỐN TÀI TRỢ BỔ SUNG CHO TDA ĐÃ ĐƢỢC PHÊ DUYỆT

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ GIA HẠN VÀ/HOẶC ĐĂNG KÝ VỐN TÀI

TRỢ BỔ SUNG CHO TIỂU DỰ ÁN HTKT PPTAF ĐÃ ĐƢỢC PHÊ DUYỆT

(Ghi chú: Toàn bộ các hoạt động của Tiểu dự án HTKT PPTAF phải

được hoàn thành không muộn hơn ngày 30/09/2015; các báo cáo tài chính và

giải ngân liên quan phải được nộp cho Ban Điều phối dự án PPTAF không

muộn hơn ngày 31/12/2015)

BƢỚC 1 – CƠ QUAN THỰC HIỆN (CQTH) CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN

SAU ĐỂ YÊU CẦU GIA HẠN THỜI GIAN HOÀN THÀNH VÀ/HOẶC BỔ

SUNG VỐN CHO TIỂU DỰ ÁN

Đề nghị trình bày tóm tắt hiện trạng của tiểu dự án bao gồm cả tỷ lệ hoàn

thành các hoạt động chuẩn bị và tỷ lệ giải ngân ƣớc tính đến thời điểm hiện

tại?

Ngày hoàn thành tiểu dự án theo quy định của Thỏa thuận Tài chính

Tiểu dự án (SFA)?

Tiểu dự án có yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành nhƣ đã nêu trong

SFA không? Có hoặc Không?

Nếu “Có” đề nghị đƣa ra ngày hoàn thành Tiểu dự án điều chỉnh?

Đề nghị nêu tóm tắt lý do yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành Tiểu dự

án?

Tiểu dự án có yêu cầu bổ sung vốn không? Có hoặc Không?

Nếu “Có” đề nghị nêu rõ số tiền yêu cầu bổ sung nguồn vốn IDA ngoài

số vốn tài trợ đã đƣợc phê duyệt trƣớc đó theo SFA?

Đề nghị nêu rõ lý do yêu cầu bổ sung nguồn vốn tài trợ và những hoạt

động dự kiến sẽ sử dụng nguồn vốn bổ sung?

Đề nghị đính kèm theo đây bản Kế hoạch đấu thầu điều chỉnh đã đƣợc

Trƣởng nhóm công tác Tiểu dự án của WB phê duyệt.

Tôi xin cam đoan về tính xác thực của những thông tin nêu trên.

Phụ lục 4. Mẫu Hồ sơ đăng ký gia hạn và/hoặc bổ sung vốn Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 159

Chữ ký:

Tên:

Chức danh: Ngƣời đứng đầu Chủ dự án

Cơ quan thực hiện:

Tên Tiểu dự án PPTAF:

Ngày:

BƢỚC 2 – (Do Trƣởng nhóm công tác Tiểu dự án của WB hoàn thành)

Tôi xác nhận đã xem xét và thông qua Hồ sơ đăng ký gia hạn và/hoặc bổ

sung vốn tài trợ này bao gồm tất cả các khoản mục đã nêu ở trên.

Tên:

Chữ ký:

Ngày:

BƢỚC 3 – Ban Điều phối dự án PPTAF xem xét Hồ sơ đăng ký gia hạn

và/hoặc bổ sung vốn và nếu đồng ý thì chuyển Hồ sơ cho Trƣởng nhóm công

tác Dự án PPTAF của WB xem xét.

BƢỚC 4 - Trƣởng nhóm công tác Dự án PPTAF của WB xem xét và ban

hành Thƣ không phản đối.

BƢỚC 5 – Lãnh đạo Cơ quan Chủ quản Tiểu dự án HTKT có văn bản chính

thức (bao gồm toàn bộ các thông tin cụ thể nêu trên) gửi Lãnh đạo Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ xem xét và phê duyệt.

BƢỚC 6 – Quyết định phê duyệt chính thức do Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ ban hành kèm theo bộ hồ sơ đã đƣợc hoàn tất.

BƢỚC 7 – Quyết định phê duyệt chính thức do Lãnh đạo Cơ quan Chủ quản

Tiểu dự án HTKT ban hành sẽ là bƣớc cuối cùng xác nhận phê duyệt gia hạn

thời gian hoàn thành và/hoặc bổ sung vốn tài trợ cho Tiểu dự án HTKT.

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 160

PHỤ LỤC 5

HỆ THỐNG KẾ TOÁN DỰ ÁN

(QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2006/QĐ-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH)

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 161

Phụ lục 5 – HỆ THỐNG KẾ TOÁN DỰ ÁN

(QUYẾT ĐỊNH 19/2006/QĐ-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH)

a. Hệ thống kế toán dự án đƣợc tổ chức tập trung tại Ban ĐPDA và các

Ban QLTDA

b. Hệ thống chứng từ kế toán

STT TÊN CHỨNG TỪ KÝ HIỆU

I Chỉ số lao động và tiền lƣơng

1 Bảng chấm công C01a-HD

3 Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm C08-HD

4 Giấy đi đƣờng C06-HD

5 Bảng kê các khoản trích nộp theo lƣơng C11-HD

6 Bảng kê thanh toán công tác phí C12-HD

II Chỉ tiêu vật tƣ

7 Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ công cụ và vật tƣ C25-HD

III Chỉ tiêu tiền tệ

8 Phiếu thu C30-BB

9 Phiếu chi C31-BB

10 Giấy đề nghị tạm ứng C32-HD

11 Giấy thanh toán tạm ứng C33-HD

12 Giấy đề nghị thanh toán C37-HD

13 Biên bản kiểm quỹ tiền mặt (VNĐ) C34-HD

14 Bảng kê chi tiền cho ngƣời tham dự hội thảo tập huấn, C40a-HD

IV Chi tiêu tài sản cố định (TSCĐ)

15 Biên bản giao nhận TSCĐ C50-HD

16 Biên bản thanh lý TSCĐ C51-HD

17 Biên bản đánh giá lại TSCĐ C52-HD

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 162

c. Danh mục Tài khoản

18 Biên bản kiểm kê TSCĐ C53-HD

19 Bảng tính hao mòn TSCĐ C55a-HD

20 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ C55b-HD

V Chứng từ kế toán ban hành theo văn bản pháp lý

khác

21 Hóa đơn thuế GTGT 01GTKT

22 Hóa đơn bán hàng 02GTKT

23 Hóa đơn bán lẻ

24 Bảng kê mua hàng không có hóa đơn

25 Giấy rút dự toán NSNN, Đề nghị tạm ứng NSNN

26 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng NSNN

27 Giấy đề nghị ghi thu - ghi chi NSNN

SHTK TÊN TÀI KHOẢN CẤP TK

Loại I

111 Tiền mặt 1

1111 Tiền Việt Nam 2

11111 Tiền mặt Việt Nam vốn đối ứng 3

11112 Tiền mặt Việt Nam vốn IDA 3

1112 Ngoại tệ 2

112 Tiền gửi ngân hàng kho bạc 1

1121 Tiền Việt Nam 2

11211 Tiền Việt Nam vốn đối ứng 3

11212 Tiền Việt Nam vốn IDA 3

1122 Ngoại tệ 2

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 163

153 Công cụ dụng cụ 1

155 Sản phẩm, hàng hoá 1

1551 Sản phẩm 2

1556 Hàng hóa 2

Loại II

211 Tài sản cố định hữu hình 1

2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 2

2112 Máy móc, thiết bị 2

2113 Phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn 2

2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2

2118 Tài sản cố định khác 2

213 Tài sản cố định vô hình 1

2131 Phần mềm máy tính 2

2136 Chi phí chuyển giao công nghệ 2

2138 TSCĐ vô hình khác 2

214 Hao mòn tài sản cố định 1

2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình 2

2142 Hao mòn tài sản cố định vô hình 2

Loại III

311 Các khoản phải thu 1

3111 Phải thu của khách hàng 2

3113 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 2

3118 Phải thu khác 2

312 Tạm ứng 1

331 Các khoản phải trả 1

3311 Phải trả ngƣời cung cấp 2

3312 Phải trả nợ vay 2

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 164

3313 Phải trả đơn vị thi công 2

3318 Phải trả khác 2

332 Các khoản phải nộp theo lƣơng 1

3321 Bảo hiểm xã hội 2

3322 Bảo hiểm y tế 2

3323 Kinh phí công đoàn 2

3324 Bảo hiểm thất nghiệp 2

333 Các khoản phải nộp ngân sách 1

3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 2

33311 Thuế GTGT đầu ra 3

33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3

3332 Phí, lệ phí 2

3335 Thuế Thu nhập cá nhân 2

3337 Thuế khác 2

3338 Các khoản phải nộp khác cho NSNN 2

334 Phải trả viên chức 1

335 Phải trả đối tƣợng khác 1

336 Tạm ứng kho bạc 1

341 Kinh phí cấp cho cấp dƣới 1

342 Thanh toán nội bộ 1

Loại IV

413 Chênh lệch tỷ giá 1

462 Nguồn kinh phí dự án 1

4621 Nguồn kinh phí NSNS cấp 2

46211 Nguồn kinh phí quản lý dự án 3

46212 Nguồn kinh phí thực hiện dự án 3

4622 Nguồn kinh phí vốn viện trợ 2

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 165

46211 Nguồn kinh phí quản lý dự án 3

46212 Nguồn kinh phí thực hiện dự án 3

4628 Nguồn khác 2

466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 1

Loại V

511 Các khoản thu 1

5111 Thu phí, lệ phí 2

5118 Các khoản thu khác 2

51181 Thu khác - vốn đối ứng 3

51182 Thu khác - vốn IDA 3

Loại VI

662 Chi dự án 1

6621 Chi từ nguồn NSNN cấp 2

66211 Chi quản lý dự án 3

66212 Chi thực hiện dự án 3

6622 Chi từ nguồn IDA 2

66221 Chi quản lý dự án 3

66222 Chi thực hiện dự án 3

6628 Chi từ nguồn khác 2

Loại 0 - Tài khoản ngoài bảng

009 Dự toán chi chƣơng trình dự án 1

0091 Dự toán chi chƣơng trình dự án 2

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 166

d. Trình tự ghi sổ kế toán (theo hình thức Nhật ký chung)

Giải thích trình tự ghi sổ:

Ghi sổ hàng ngày

Ghi sổ cuối tháng

Đối chiếu sổ sách cuối tháng

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ tổng hợp chi tiết

Phụ lục 5. Hệ thống kế toán dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 167

e. Loại sổ kế toán

TT SỔ KẾ TOÁN KÝ HIỆU

1 Sổ cái S03-H

2 Sổ Nhật ký chung S04-H

3 Bảng cân đối số phát sinh S05-H

4 Sổ quỹ tiền mặt S11-H

5 Sổ tiền gửi ngân hàng, KBNN S12-H, S13-H

6 Sổ TSCĐ S31-H

7 Sổ chi tiết tài khoản S61-H

8 Sổ theo dõi nguồn kinh phí S42-H

9 Sổ tổng hợp nguồn kinh phí S43-H

10 Sổ chi tiết dự án S62-H

Ghi chú: Danh mục chứng từ kế toán và Sổ kế toán áp dụng có thể được bổ sung

từ danh mục của Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 căn cứ vào nhu

cầu sử dụng chứng từ và sổ sách kế toán của Ban ĐPDA và các Ban QLTDA

trong thực tiễn.

Phụ lục 6. Tóm tắt các giao dịch kinh tế và bút toán kế toán Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 168

PHỤ LỤC 6

TÓM TẮT CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ & BÖT TOÁN KẾ TOÁN

Phụ lục 6. Tóm tắt các giao dịch kinh tế và bút toán kế toán Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 169

PHỤ LỤC 6 – TÓM TẮT CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ

VÀ BÚT TOÁN KẾ TOÁN

STT NỘI DUNG

ĐƠN VỊ

HẠCH

TOÁN

BÚT TOÁN KẾ TOÁN

1 Rút vốn nguồn IDA về TKCĐ của

Ban ĐPDA.

Ban ĐPDA Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

(chi tiết TK ngoại tệ).

Có TK 4622: Nguồn Kinh phí (KP)

viện trợ.

2 a. Chuyển KP từ TKCĐ của Ban

ĐPDA về TKCĐ của Ban

QLTDA.

b. Chuyển KP từ TKCĐ của Ban

ĐPDA thanh toán trực tiếp cho

các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho

Ban QLTDA.

Ban ĐPDA Nợ TK 341: KP cấp cho cấp dƣới

(chi tiết theo từng tiểu dự án).

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng

(chi tiết TK tiền Việt Nam).

3 Tiếp nhận kinh phí từ TKCĐ của

Ban ĐPDA về TKCĐ của Ban

QLTDA.

Ban

QLTDA

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

Có TK 4622: Nguồn KP viện trợ.

4 Thu hồi kinh phí Ban QLTDA

không sử dụng hết nộp lại Ban

ĐPDA (khi kết thúc thanh toán

cho các hoạt động TDA trong kỳ

kế toán hoặc khi kết thúc TDA).

Ban ĐPDA Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

Có TK 341: KP cấp cho cấp dƣới

(chi tiết theo từng TDA).

5 Chuyển trả Ban ĐPDA kinh phí

không sử dụng hết (khi kết thúc

thanh toán cho các hoạt động

TDA trong kỳ kế toán hoặc khi

kết thúc TDA).

Ban

QLTDA

Nợ TK 4622: Nguồn KP viện trợ.

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

6 Có quyết định giao dự toán vốn

đối ứng (NSNN) năm.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Nợ TK 009: Dự toán chi dự án.

7 Kết thúc năm tài chính kế toán

phản ánh và cân đối tổng kinh phí

(KP) đối ứng đã sử dụng và KP

đối ứng (NSNN) còn lại.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Có TK 009: Dự toán chi dự án.

8 Thanh toán các chi phí thực hiện

dự án từ nguồn vốn đối ứng

(NSNN).

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Nợ TK 6621: Chi phí dự án (Nguồn

NSNN cấp, chi tiết theo mục lục

NSNN).

Có TK 4621: Nguồn kinh phí

NSNN cấp.

Phụ lục 6. Tóm tắt các giao dịch kinh tế và bút toán kế toán Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 170

9 Phát sinh các khoản thu bằng tiền

mặt/tiền gửi ngân hàng: nhận lệ

phí đăng ký và hồ sơ dự thầu…

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Nợ TK 111 / 112: Tiền mặt / Tiền

gửi ngân hàng.

Có TK 511(8): Các khoản thu

(khác).

10 Rút tiền mặt từ TKCĐ tại ngân

hàng về quỹ tiền mặt.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Nợ TK 111: Tiền mặt.

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

11 Chi thanh toán chi phí hoạt động

quản lý dự án: công tác phí, thuê

văn phòng, điện, nƣớc, điện thoại,

văn phòng phẩm, công cụ dụng

cụ.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Nợ TK 662: Chi phí dự án (chi tiết

theo nguồn KP: Viện trợ / Đối ứng)

theo quy định.

Có TK 111, 112: Tiền mặt, Tiền

gửi ngân hàng.

12 Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên

dự án (chi phí hội nghị, hội thảo,

công tác).

Ban

ĐPDA/Ban

QLTDA

Nợ TK 312: Tạm ứng (chi tiết theo

từng đối tƣợng).

Có TK 111: Tiền mặt.

13 Quyết toán tạm ứng tiền mặt. Ban

ĐPDA/Ban

QLTDA

1. Chi phí thực tế lớn hơn số tạm

ứng:

a. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn) / Có TK 312: Tạm

ứng;

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn) / Có TK 111: Tiền

mặt.

2. Chi phí thực tế nhỏ hơn số tạm

ứng:

a. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn) / Có TK 312: Tạm

ứng ;

b. Nợ TK 111: Tiền mặt / Có TK

312: Tạm ứng.

14 Mua sắm TSCĐ dự án. Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

a. Nợ TK 211: Tài sản cố định;

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời ghi:

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn);

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã

hình thành TSCĐ.

15 Tính và phản ánh giá trị hao mòn

TSCĐ vào cuối năm kế toán.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã

hình thành TSCĐ.

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.

16 Thanh toán tiền lƣơng, các khoản

phải nộp BHXH, BHYT, thuế

TNCN cho nhân viên dự án.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

Phụ lục 6. Tóm tắt các giao dịch kinh tế và bút toán kế toán Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 171

a. Thanh toán tiền lƣơng nhân viên

dự án.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

a. Nợ TK 334: Phải trả nhân viên

dự án;

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn: Viện trợ / Đối

ứng);

Có TK 334: Phải trả nhân viên dự

án.

b. Thanh toán BHXH, BHYT của

nhân viên dự án.

Ban

ĐPDA/Ban

QLTDA

a. Nợ TK 3321, 3322: BHXH,

BHYT;

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn: Viện trợ / Đối

ứng);

Có TK 3321, 3322: BHXH, BHYT.

c. Nộp thuế thu nhập cá nhân. Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

a. Nợ TK 3335: Thuế thu nhập cá

nhân;

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn: viện trợ/đối ứng);

c. Có TK 3335: Thuế thu nhập cá

nhân.

17 Thanh toán chi phí tƣ vấn (cá

nhân, công ty).

Ban ĐPDA

và Ban

QLTDA

a. Tạm ứng, thanh toán theo tiến độ

khối lƣợng công việc hoàn thành

(có sản phẩm theo giai đoạn, biên

bản nghiệm thu khối lƣợng hoàn

thành theo giai đoạn).

Nợ TK 331: Các khoản phải trả.

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

b. Quyết toán hợp đồng tƣ vấn căn

cứ biên bản thanh lý hợp đồng,

biên bản nghiệm thu theo điều

kiện thanh toán của HĐ.

a. Nợ TK 331: Các khoản phải trả;

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn).

Có TK 331: Các khoản phải trả.

c. Nộp thuế thu nhập cá nhân của tƣ

vấn.

a. Nợ TK 3335: Thuế thu nhập cá

nhân;

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

b. Nợ TK 662: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn: viện trợ/đối ứng).

c. Có TK 3335: Thuế thu nhập cá

nhân.

18 Hạch toán lãi TKTG – Phí ngân

hàng.

Ban ĐPDA

và Ban

QLTD

Phụ lục 6. Tóm tắt các giao dịch kinh tế và bút toán kế toán Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 172

a. Phát sinh lãi tiền gửi của TKTG. Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

(chi tiết theo nguồn vốn: Viện trợ /

Đối ứng).

Có TK 511(8): Các khoản thu khác

(chi tiết theo nguồn).

b. Phát sinh chi phí dịch vụ ngân

hàng từ TKTG.

Nợ TK 5118: Chi khác (chi tiết

theo nguồn).

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng

(chi tiết theo nguồn vốn: Viện trợ /

Đối ứng).

c. Cuối năm tài chính tính ghi nhận

tổng phí dịch vụ ngân hàng vào

chi phí dự án.

Nợ TK 6628: Chi dự án (chi tiết

theo nguồn vốn: Viện trợ / Đối

ứng).

Có TK 5118: Chi khác (chi tiết

theo nguồn).

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 173

PHỤ LỤC 7

MẪU BIỂU BÁO CÁO DỰ ÁN

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 174

PHỤ LỤC 7 – MẪU BIỂU BÁO CÁO DỰ ÁN

A. Báo cáo tài chính theo quy định của WB

Nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn phân theo hạng mục chi tiêu (Biểu báo cáo quý IFR1)

Tình hình sử vốn phân theo hoạt động dự án (Mẫu báo cáo quý IFR2)

Báo cáo TKCĐ/TKTƢ (Mẫu báo cáo quý IRF3)

B. Báo cáo giải ngân dự án theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của Bộ KHĐT

(đƣợc điều chỉnh bằng báo cáo theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 01/2014/TT-

BKHĐT ngày 09/01/2014).

Giải ngân nguồn vốn ODA theo hợp phần (Mẫu 4)

Giải ngân vốn đối ứng theo hợp phần (Mẫu 6)

C. Báo cáo theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng và đấu thầu

Tiến độ hợp đồng (Mẫu 12)

Biểu theo dõi đấu thầu Mẫu 7 – Mẫu 11

Ghi chú: Đối với biểu báo cáo tại điểm B và C sẽ được thay thế bằng Mẫu VI-

GSĐG 2 thuộc Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014: Mẫu báo cáo

tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, dự án hàng quý của chủ dự án, áp dụng đối với tất cả các chương trình, dự án.

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 6/2015 Trang 175

FORM IFR1: PROJECT SOURCES & USES OF FUNDS FOR THE QUARTER

MẪU IFR1: NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN QUÝ

In USD/VND

Đơn vị tính: USD hoặc VNĐ

Last year -

Năm trƣớc

Actual – Thực hiện Planned – Kế hoạch Variance in % - Tỷ lệ hoàn thành

(%)

Current Quarter

Quý hiện hành

Year

- To

Date

Lũy

kế từ

đầu

năm

đến

nay

Cummulative

- To Date

year

Lũy kế từ khi

dự án bắt đầu

thực hiện đến

nay

Current

quarter

Quý

hiện

hành

Year

- To

Date

Lũy

kế từ

đầu

năm

đến

nay

Cummulative

- To Date

year

Lũy kế từ khi

dự án bắt đầu

thực hiện đến

nay

Current

quarter

Quý

hiện

hành

Year - To

Date

Lũy kế từ

đầu năm

đến nay

Cummulative

- To Date

year

Lũy kế từ khi

dự án bắt đầu

thực hiện đến

nay

GOV-

Đối

ứng

IDA

GOV

- Đối

ứng

IDA

Total

-

Tổng

cộng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 = 3 / 6 10 = 4 / 7 11 = 5 / 8

Opening balance - Số dƣ đầu kỳ

IDA account

Tài khoản IDA

Counterpart account

Tài khoản vốn đối ứng

Other bank account(s)

Tài khoản ngân hàng khác

Total – Tổng cộng

Sources of Funds – Nguồn vốn

GOV - Vốn đối ứng của Chính

phủ Việt Nam

IDA Credit - Vốn vay IDA

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 6/2015 Trang 176

Other - Khác

Total Sources of Funds

Tổng nguồn

Foreign exchange difference

Chênh lệch tỷ giá

Less – Trừ:

Uses of Funds - Tình hình sử

dụng vốn (theo hợp phần / hoạt

động)

Total Uses of Funds

Tổng nguồn vốn sử dụng

Closing balance - Số dƣ cuối kỳ

IDA account

Tài khoản IDA

Counterpart account

Tài khoản vốn đối ứng

Other bank account(s)

Tài khoản ngân hàng khác

Cash – Tiền mặt

Total – Tổng cộng

Prepared by / Ngƣời lập bảng

Chief Accountant /Kế toán trƣởng

Project Director / Giám đốc Dự án

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 177

FORM IFR2: USES OF FUNDS BY ACTIVITIES

MẪU IFR2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG QUÝ

Currency: USD/VND

Đơn vị tính: USD hoặc VNĐ

Project Activities

(Eligible

Expenditure

Categories)/

Hoạt động của dự

án (Các hạng mục

chi tiêu hợp lệ)

Accumulat

ed actual

disburseme

ntat

31/12/last

year

Lũy kế

thực tế giải

ngân tính

đến 31/12

năm trƣớc

Disbursement in year – Giải ngân trong năm Accumulated from the

start of the project / Số lũy

kế từ đầu dự án Quarter I -

Quý I

Quarter II -

Quý II

Quarter III -

Quý III

Quarter IV -

Quý IV

Accumulated during the year

Số lũy kế trong năm

ID

A

Counter

part

Đối ứng

ID

A

Counter

part

Đối ứng

ID

A

Counter

part

Đối ứng

ID

A

Counter

part

Đối ứng

Planned

Annual

Disburse

ment

Số kế

hoạch giải

ngân năm

Cumulat

ive to

date

Số thực

hiện lũy

kế đến

nay

%

yearly

implem

en-

tation

%

Thực

hiện

năm

Net

amou

nt

Vốn

dự án

Cumulat

ive to

date

Số lũy

kế đến

nay

Achieve

ment rate

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

TOTAL / TỔNG

CỘNG

Prepared by / Ngƣời lập bảng

Chief Accountant / Kế toán trƣởng Project Director / Giám đốc Dự án

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 178

IFR3: IDA ACCOUNT STATEMENT AT END OF QUARTER/YEAR

MẪU IFR3: BÁO CÁO TÀI KHOẢN IDA (TKDA) VÀO CUỐI QUÝ/NĂM

Amount

Số tiền VND/USD

PART A: ACCOUNT TRANSACTION - PHẦN A: GIAO DỊCH TÀI KHOẢN

Opening Balance - Số dƣ đầu kỳ i

Add - Thêm

Total amount deposited by PCU/SPMU for the period

Tổng số tiền Ban ĐPDA/Ban QLTDA nhận đƣợc nộp vào TKDA trong kỳ ii

Bank interests/Lãi tiền gửi ngân hàng iii

Amount refunded to cover ineligible disbursements

Số tiền hoàn trả lại TKDA/TKTƢ đối với những khoản chi tiêu không hợp lệ iv

Deduct - Khấu trừ

Amount withdrawn for the period - Số tiền đã rút trong kỳ v

Bank charges - Phí ngân hàng vi

Amount refunded to PCU/SPMU - Số tiền hoàn trả lại cho Ban ĐPDA/Ban QLTDA vii

Closing Balance - Số dƣ cuối kỳ viii

PART B: ACCOUNT RECONCILIATION - PHẦN B: CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Amount advanced by PCU/SPMU – Số tiền Ban ĐPDA/Ban QLTDA nhận tạm ứng ix

Less - Khấu trừ

Total amount recovered by PCU/SPMU – Tổng số tiền đƣợc Ban ĐPDA/Ban QLTDA hoàn trả x

Outstanding amount advanced to IDA Account at the peiord end

Số dƣ nợ tạm ứng trong tài khoản chỉ định/TKTƢ cuối kỳ xi

Ending balance of IDA Account at the period end

Số dƣ tài khoản chỉ định/TKTƢ cuối kỳ xii

Phụ lục 7. Mẫu báo cáo dự án Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 179

Add - Thêm

Amount claimed but not yet credited

Số tiền đã đề nghị thanh toán nhƣng chƣa ghi có vào tài khoản xiii

Amount withdrawn but not yet claimed

Số tiền đã rút nhƣng chƣa làm đề nghị thanh toán xiv

Ineligible expenditure to be refunded

Số tiền chi không hợp lệ phải hoàn trả xv

Less - Khấu trừ

Bank interests - Lãi tiền gửi ngân hàng xvi

Total advances to IDA Account as at period end

Tổng số tạm ứng vào tài khoản chỉ định/TKTƢ cuối kỳ xvii

Prepared by

Ngƣời lập bảng

Chief Accountant

Kế toán trƣởng

Project Director

Giám đốc dự án

Phụ lục 8. Danh mục văn bản pháp lý Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 180

PHỤ LỤC 8

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LÝ: LUẬT, NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT

ĐỊNH, THÔNG TƢ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI

DỰ ÁN ODA

Phụ lục 8. Danh mục văn bản pháp lý Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 181

PHỤ LỤC 8 - DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LÝ:

LUẬT, NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH, THÔNG TƢ VỀ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ODA

Luật Ngân sách Nhà nƣớc 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Sửa đổi Luật

Ngân sách Nhà nƣớc 2002 (nếu có).

Luật Kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.

Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) số 04/2007/QH12 ngày 21/01/2007 và

Luật thuế TNCN sửa đổi 26/2012/QH13 ngày 22/01/2012 và Luật Thuế

GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Thông tƣ 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thay thế Thông tƣ số

108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 và các văn bản điều chỉnh bổ sung

Thông tƣ 108/2007/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với các

chƣơng trình và dự án sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và

khoản vay ƣu đãi của các nhà tài trợ; và Thông tƣ số 40/2011/TT-BTC sửa

đổi, bổ sung thông tƣ số108/2007/TT-BTC.

Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ

trợ chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ thay thế

Nghị định 131/2006/NĐ-CP.

Thông tƣ 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 hƣớng dẫn thực hiện Nghị

định 38/2013/NĐ-CP thay thế Thông tƣ 03 và 04/2007/TT-BKHĐT.

Thông tƣ 219/2009/TT-BTC ngày 29/12/2009 quy định định mức phí áp

dụng cho các khoản lƣơng, phụ cấp, phí tƣ vấn dành cho tƣ vấn trong nƣớc,

đào tạo, hội thảo, hội nghị cũng nhƣ các hoạt động khác trong khuôn khổ của

các chƣơng trình, dự án ODA tại Việt Nam.

Thông tƣ số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 sửa đổi định mức chi phí

thuộc Thông tƣ số 219/2009-TT-BTC.

Thông tƣ 102/2012/TT-BTC ngày 21/06/2012 quy định chế độ công tác phí

cho cán bộ, công chức nhà nƣớc đi công tác ngắn hạn ở nƣớc ngoài do

NSNN đảm bảo kinh phí.

Phụ lục 8. Danh mục văn bản pháp lý Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 182

Thông tƣ số 97/2010/TT-BTC ngày 07/07/2010 quy định chế độ chi tổ chức

các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập

tại Việt Nam.

Thông tƣ số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón

tiếp khách nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội

nghị, hội thảo, và các hoạt động liên quan khác từ nguồn NSNN.

Thông tƣ 181/2013/TT-BTC ngày 03/12/2013 hƣớng dẫn thực hiện chính

sách thuế và thuế ƣu đãi đối với chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ

chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ thay thế

Thông tƣ 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007.

Thông tƣ liên tịch 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,

Bộ Tài chính quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện Quy chế Chuyên gia

nƣớc ngoài thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA ban hành kèm theo

Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01/10/2009.

Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 ban hành chế độ kế toán

hành chính sự nghiệp.

Thông tƣ 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hƣớng dẫn xét duyệt, thẩm định

và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự

nghiệp, tổ chức đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế

độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua KBNN.

Thông tƣ số 198/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 quy định việc quản lý, sử

dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc.

Văn bản pháp lý khác có liên quan.

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 183

PHỤ LỤC 9

MẪU HƢỚNG DẪN VỀ AN TOÀN ÁP DỤNG CHO TIỂU DỰ ÁN

TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU TƢ

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 184

PHỤ LỤC 9: MẪU HƢỚNG DẪN VỀ AN TOÀN ÁP DỤNG CHO

TIỂU DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU TƢ

TỔNG QUAN QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN

Bƣớc thực hiện Mục tiêu

Sàng lọc Xác định xem dự án có phù hợp với yêu cầu của WB hay

không, khả năng gây ra các tác động môi trƣờng và xã hội,

các khả năng xung phát tiềm tàng đối với các chính sách hoạt

động về an toàn của WB và Nhóm dự án.

Việc sàng lọc cũng là để xác định xem cần lập Kế hoạch tái

định cƣ hoàn chỉnh hay tóm tắt.

Tham vấn cộng

đồng

Mục tiêu của việc tham vấn cộng đồng nhằm đảm bảo rằng ý

kiến của những đối tƣợng bị ảnh hƣởng của dự án, kiến thức

của họ về môi trƣờng/xã hội trong khu vực, sự chấp nhận của

họ đối với những tác động của dự án đƣợc xem xét và tính

đến trong quá trình nghiên cứu đánh giá và ra quyết định về

dự án.

Đối với các Tiểu dự án thuộc Nhóm A, việc tham vấn cộng

đồng sẽ đƣợc thực hiện hai lần: sau sàng lọc và trƣớc khi xác

định phạm vi ảnh hƣởng; sau khi lập xong dự thảo báo cáo

đánh giá môi trƣờng.

Đối với các vấn đề xã hội, các cuộc tham vấn cộng đồng có ý

nghĩa cần phải đƣợc tiến hành với những ngƣời bị ảnh hƣởng

bởi dự án và các bên có liên quan trong quá trình chuẩn bị,

triển khai và giám sát dự án.

Xác định phạm

vi tác động

Quyết định phạm vi của các tác động tiềm tàng và các vấn đề

cần rà soát chi tiết hơn - đây chính là cơ sở để lập Điều khoản

tham chiếu cho công tác Đánh giá môi trƣờng.

Đánh giá môi

trƣờng và An

toàn xã hội

Mục tiêu của nghiên cứu gồm:

• Nhận diện các tác động tiềm tàng;

• Xác định cƣờng độ/phạm vi/khả năng... của các tác động;

• Xác định mức độ nghiêm trọng hay khả năng chấp nhận

đƣợc của các tác động (bằng cách đối chiếu với các tiêu chuẩn

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 185

Bƣớc thực hiện Mục tiêu

hay tiêu chí về khả năng chấp nhận);

• Đề xuất phƣơng án phòng ngừa, giảm thiểu, giảm nhẹ, đền

bù, quản lý và giám sát các tác động tiêu cực ngoài mức chấp

nhận đƣợc. Nghiên cứu đƣợc dựa trên thông tin về dự án, các

đặc điểm môi trƣờng và xã hội, các tài sản hay tài nguyên có

thể bị ảnh hƣởng và chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ để đảm bảo

những đối tƣợng bị tác động có thể phục hồi hoàn toàn tài sản

hay sinh kế đã bị mất.

Kế hoạch quản

lý môi trƣờng

Thƣờng thì kế hoạch quản lý môi trƣờng sẽ đƣợc lập và là

một phần của Nghiên cứu đánh giá tác động để trình bày cách

thức thực hiện và đảm bảo các biện pháp giảm thiểu, quản lý

và giám sát.

Đối với các Tiểu dự án mà các cơ quan chức năng đã phê

duyệt Báo cáo Đánh giá môi trƣờng (EA) và Kế hoạch quản

lý môi trƣờng (EMP), sẽ tiến hành đánh giá Kế hoạch quản lý

môi trƣờng và xây dựng Kế hoạch quản lý rủi ro (nếu cần).

Công bố thông

tin

Cung cấp thông tin cho các bên bị ảnh hƣởng và phƣơng tiện

thông tin đại chúng để hỗ trợ cho quá trình tham vấn và thu

thập thêm quan điểm và ý kiến về dự án trƣớc khi ra quyết

định.

Tất cả các hồ sơ an toàn phải đƣợc thông báo trong khu vực

vào thời điểm phù hợp, tại các địa điểm dễ tiếp cận và theo

hình thức và bằng ngôn ngữ có thể hiểu đƣợc cho các bên có

liên quan chính, cũng nhƣ tại Trung Tâm thông tin phát triển

Việt Nam (VDIC) tại Hà Nội.

Giám sát Đánh giá thực tế những thay đổi về môi trƣờng và thực hiện

Kế hoạch tái định cƣ trong quá trình triển khai dự án để đảm

bảo tránh, giảm thiểu hay giảm nhẹ các tác động nhƣ đã đề

xuất.

Báo cáo Cung cấp thông tin về quá trình triển khai các biện pháp giảm

nhẹ, gồm cả Kế hoạch tái định cƣ (RP) và tổng thể hoạt động

môi trƣờng của dự án cho các bên có liên quan.

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 186

MẪU HƢỚNG DẪN AN TOÀN XÃ HỘI - TỔNG HỢP CÁC BƢỚC

VÀ HOẠT ĐỘNG

Giai đoạn Bƣớc thực

hiện Hoạt động

Xác định

dự án

Sàng lọc Cung cấp những thông tin ban đầu về dự án và kết

quả sàng lọc đối với khả năng xảy ra các tác động tái

định cƣ của dự án.

Xác định yêu cầu lập Kế hoạch tái định cƣ đầy đủ

hay sơ lƣợc.

Thiết kế

chi tiết

Đánh giá

tác động

môi trƣờng

và Kế

hoạch tái

định cƣ.

Lập và trình Kế hoạch tái định cƣ để các cơ quan

chức năng có liên quan và WB xem xét.

Triển khai

thực hiện

Thực hiện

và giám sát

Triển khai Kế hoạch tái định cƣ đã đƣợc phê duyệt.

Thực hiện giám sát nội bộ theo Kế hoạch tái định cƣ.

Trình nộp báo cáo quý và báo cáo năm theo yêu cầu.

Báo cáo

quá trình

triển khai

Kế hoạch

an toàn xã

hội

Báo cáo về chƣơng trình, tiến độ và kết quả triển

khai công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cƣ của dự án

và về mức độ hài lòng/thỏa mãn của các đối tƣợng bị

ảnh hƣởng.

Trình nộp báo cáo thƣờng kỳ đến Bộ Tài chính để

phê duyệt sơ bộ và sau đó là trình lên WB về việc

tuân thủ các chính sách an toàn xã hội của các dự án

đƣợc WB tài trợ.

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 187

MẪU HƢỚNG DẪN VỀ AN TOÀN MÔI TRƢỜNG - TỔNG HỢP CÁC

BƢỚC VÀ HOẠT ĐỘNG

Giai

đoạn

Bƣớc thực

hiện Hoạt động

Xác

định

dự án

Sàng lọc Chuẩn bị thông tin cơ sở về dự án.

Trình thông tin dự án và kết quả sàng lọc lên Bộ

TC/Bộ KHĐT và WB để xác định nhóm dự án.

Cung cấp đánh giá về năng lực thể chế cho các dự án.

Lập Đánh giá Tác động Môi trƣờng (ĐTM) cho các dự

án.

Đối với các dự án Nhóm B hay C, có thể chỉ lập Kế

hoạch quản lý môi trƣờng hoặc Cam kết bảo vệ môi

trƣờng).

(Nếu đã có Đánh giá tác động môi trƣờng hay Cam kết

bảo vệ môi trƣờng phê duyệt, cần lập Kế hoạch quản lý

rủi ro nếu thấy cần thiết).

Nghiên

cứu

khả thi

Xác định

phạm vi cho

các dự án

(nhóm A)

Lập Đề cƣơng tham chiếu cho Đánh giá tác động môi

trƣờng của dự án đề xuất.

Tiến hành tham vấn cộng đồng về Điều khoản tham

chiếu của Đánh giá tác động môi trƣờng.

Trình Ban quản lý TDA để đánh giá kết quả xác định

phạm vi và báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng,

Điều khoản tham chiếu cho dự án đề xuất.

Thiết

kế chi

tiết

Lập Đánh giá

môi trƣờng

cho các dự án

Lập dự thảo báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng

trong đó trình bày các phƣơng án thay thế, tác động,

biện pháp giảm thiểu và Kế hoạch quản lý môi trƣờng.

Tham vấn

cộng đồng và

Công bố

Trình bày dự thảo tổng hợp Đánh giá tác động môi

trƣờng, Kế hoạch quản lý môi trƣờng, Cam kết bảo vệ

môi trƣờng hay Kế hoạch quản lý rủi ro với các cộng

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 188

Giai

đoạn

Bƣớc thực

hiện Hoạt động

thông tin

đồng bị ảnh hƣởng.

Mời các đại diện của chính quyền xã/phƣờng hay đại

diện từ các cộng đồng bị ảnh hƣởng phát biểu ý kiến

theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

Tổng hợp các kết luận của Đánh giá tác động môi

trƣờng. Đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án

phải đƣợc thông báo tại các khu vực công cộng nằm

gần khu vực dự án.

Lƣu trữ thông tin và đính kèm các thông tin từ cuộc

tham vấn cộng đồng vào Đánh giá tác động môi trƣờng

và sau đó trình lên Ban QLTDA và WB.

Hoàn thiện

Báo cáo

Đánh giá môi

trƣờng và

trình báo cáo

Kết hợp ý kiến của các bên có liên quan bằng cách đƣa

các kết quả từ công tác tham vấn cộng đồng vào Báo

cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoàn thiện.

Trình báo cáo lên Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng/Sở Tài

nguyên & Môi trƣờng xin phê duyệt. Nếu dự án có khả

năng xảy ra nhiều rủi ro về môi trƣờng, trƣớc khi ký

hiệp định vay vốn, Đánh giá tác động môi trƣờng phải

đƣợc WB xem xét và phê duyệt trƣớc khi trình Bộ Tài

nguyên & Môi trƣờng/Sở Tài nguyên & Môi trƣờng

phê duyệt.

Triển

khai

thực

hiện

Triển khai Kế

hoạch quản lý

môi trƣờng

Trình kết quả phê duyệt Đánh giá tác động môi trƣờng

lên Ban QLTDA.

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu thông qua nhà

thầu.

Phối hợp với Ban QLTDA trong việc lập Điều khoản

tham chiếu cho công tác giám sát độc lập.

Phối hợp với các tổ chức/tƣ vấn giám sát độc lập do

Ban QLTDA chỉ định để đánh giá và cho ý kiến về báo

cáo giám sát độc lập và trình lên Ban QLTDA.

Phụ lục 9. Mẫu hƣớng dẫn về an toàn áp dụng cho TDA trong giai đoạn đầu tƣ Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 189

Giai

đoạn

Bƣớc thực

hiện Hoạt động

Giám sát nội bộ công tác triển khai các biện pháp an

toàn môi trƣờng của nhà thầu và gửi báo cáo giám sát

nội bộ theo định kỳ đƣợc thể hiện trong Kế hoạch quản

lý môi trƣờng, Hệ thống quản lý tài nguyên & môi

trƣờng hay Kế hoạch quản lý rủi ro.

Báo cáo Ban QLTDA về hiện trạng triển khai các biện

pháp giảm thiểu và những phát hiện của chƣơng trình

giám sát.

Giám sát và

báo cáo

Độc lập giám sát Kế hoạch quản lý môi trƣờng đối với

các dự án có rủi ro môi trƣờng cao Nhóm A.

Đánh giá báo cáo giám sát độc lập và báo cáo giám sát

nội bộ về việc triển khai các Kế hoạch quản lý môi

trƣờng, Cam kết bảo vệ môi trƣờng hay Kế hoạch quản

lý rủi ro.

Tổng hợp báo cáo giám sát độc lập và nội bộ và trình

Ban QLTDA.

Ban QLTDA xem xét các báo cáo và trình báo cáo

đƣợc phê duyệt lên WB.

Ban QLTDA hỗ trợ giám sát từ bên ngoài và hỗ trợ kỹ

thuật theo các yêu cầu an toàn.

Ban QLTDA tổng hợp báo cáo 06 tháng một lần và

trình WB.

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 190

PHỤ LỤC 10 – KHUNG THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 191

Phụ lục 10 – Khung Theo dõi kết quả và Giám sát dự án (Bản sửa đổi 26/5/2015)

Project Development Objective (PDO)/ Mục tiêu phát triển dự án (PDO):

Government agencies have increased capacity to plan and prepare public investments efficiently and to international quality standards.

Tăng cường năng lực của các cơ quan Chính phủ trong công tác lập kế hoạch và chuẩn bị đầu tư công hiệu quả và theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Revised Project Development Objective/ Mục tiêu phát triển dự án điều chỉnh:

No changes to the PDO.

Không có thay đổi nào đối với PDO.

PDO Level Results Indicators*

Các chỉ số kết quả cấp độ PDO*

Co

re/ Cốt lõi D=Dropped/Xóa

bỏ

C=Continue/Tiếp

tục

N=New/Mới

R=Revised/

Điều chỉnh

Unit of

Measure

Đơn vị đo

lường

Baseline

Cơ sở

Cumulative Target Values**

Giá trị mục tiêu lũy kế**

Frequency

Tần suất

đánh giá

Data Source/

Methodology

Nguồn d

liệu/Phương pháp

đánh giá

Responsibility

for Data

Collection

Trách nhiệm

thu thập d liệu

YR/

Năm

thứ

2

YR/

Năm

thứ

3

YR/

Năm

thứ

4

YR/

Năm

thứ

5

YR/

Năm

thứ

6

YR/

Năm

thứ

7

Improved project quality at entry

through an increase in the number of

projects prepared beyond usual

feasibility study level prior to appraisal.

Chất lượng đầu vào dự án được cải

thiện thông qua sự gia tăng các dự án

được hỗ trợ các hoạt động chuẩn bị

nhiều hơn hoạt động thông thường như

nghiên cứu khả thi trước khi thẩm định

khoản vay đầu tư.

D

Captured by

results

indicators

below

Đánh giá

bởi các chỉ

số kết quả

dưới đây.

Annual

Hàng năm

Portfolio Monitoring

of PPTAF and

creation of baseline.

Giám sát danh mục

quản lý các tiểu dự

án của PPTAF và

xây dựng dữ liệu cơ

sở

MPI

Bộ KHĐT

Number of PPTAF financed Sub-

projects with 30 percent of detailed

designs completed before board

approval.

Số TDA sử dụng vốn PPTAF hoàn

thành 30% thiết kế chi tiết trước khi

được Ban Giám đốc WB phê duyệt dự

án đầu tư.

N

Number

Số lượng

0 2 4 7 8 9 10

Annual

Hàng năm

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 192

Increase the number of projects

prepared under a sub-project that have

achieved the readiness criteria of

completion of procurement ready to

award contracts at time of financing

approval for either (i) 30% of the value

of the total project cost; or (ii) the first

18 months of activities.

Gia tăng về số lượng dự án được chuẩn

bị thông qua Tiểu dự án mà đạt được

tiêu chí sẵn sàng về đấu thầu để sẵn

sàng trao thầu tại thời điểm dự án được

phê duyệt cho (a) 30% giá trị của tổng

chi phí dự án; hoặc (b) các hoạt động

của 18 tháng đầu tiên.

D

Captured by

results

indicators

below

Đánh giá

bởi các chỉ

số kết quả

dưới đây.

Annual

Hàng năm

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Number of PPTAF financed sub-

projects detailed design packages using

international standards like

environment and social safeguards.

Số lượng các gói thầu thiết kế chi tiết

của các TDA sử dụng vốn PPTAF có áp

dụng các tiêu chuẩn quốc tế chẳng hạn

như các quy định về an toàn môi trường

và xã hội.

N

Number

Số lượng

0 3 9 12 14 16 18

Annual

Hàng năm

PPTAF sub-project

monitoring

Giám sát Tiểu dự án

PPTAF

MPI

Bộ KHĐT

OUTCOME INDICATORS/CÁC CHỈ SỐ ĐẦU RA

Outcome Indicator:

/Chỉ số đầu ra:

Evidence of improved project quality at

entry through an increase in detail and

range of documentation ready by

appraisal of the resulting investment

loan, and more substantial completion

of start-up activities prior to investment

loan approval.

D

Captured by

results

indicators

below

Đánh giá

bởi các chỉ

số kết quả

dưới đây.

Annual

Hàng năm

Portfolio Monitoring

of PPTAF and

creation of baseline.

Giám sát danh mục

quản lý dự án của

PPTAF và xây dựng

dữ liệu cơ sở

MPI

Bộ KHĐT

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 193

Bằng chứng về chất lượng đầu vào dự

án được cải thiện thông qua sự gia tăng

về chi tiết và các loại tài liệu sẵn sàng

tại thời điểm thẩm định khoản vay đầu

tư và hoàn thành nhiều hơn các hoạt

động hỗ trợ khởi động dự án trước khi

khoản vay đầu tư được phê duyệt.

Time taken to achieve first

disbursement from Effectiveness for

projects that have used PPTAF funds.

Thời gian để đạt được giải ngân đầu

tiên kể từ ngày hiệu lực của các dự án

đầu tư mà đã sử dụng vốn PPTAF để

chuẩn bị.

R

Months

Số tháng

21.6 12 9 7 7 6 6

Annual

Hàng năm

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian:

There is an increase in the number of

projects prepared under a sub-project

that have achieved the readiness criteria

of completion of procurement ready to

award contracts at time of financing

approval for either:(i) 30% of the value

of the total project cost; or (ii) the first

18 months of activities.

Gia tăng về số lượng dự án được chuẩn

bị thông qua Tiểu dự án đạt được tiêu

chí sẵn sàng về đấu thầu để sẵn sàng

trao thầu tại thời điểm dự án được phê

duyệt cho (a) 30% giá trị của tổng chi

phí dự án; hoặc (b) các hoạt động của

18 tháng đầu tiên.

D % i) 5

(ii.) n/a 25% 25% 25%

Quarterly

Hàng quý

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian: D %

(i) 21.6**

15m 15m

Quarterly

MPI status reports

and Bank portfolio

MPI

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 194

For projects prepared using the Project

facility, the time required to achieve

10% disbursement is reduced compared

with: (i) the situation before the facility

came into existence; and (ii) projects

prepared without accessing the facility.

Đối với những dự án sử dụng nguồn hỗ

trợ của Quỹ PPTAF để chuẩn bị dự án,

thời gian cần để đạt được 10% giải

ngân giảm so với (a) tình trạng trước

khi thực hiện dự án PPTAF; và (b)

những dự án được chuẩn bị mà không

sử dụng vốn từ dự án PPTAF.

(ii.) n/a Hàng quý monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

Bộ KHĐT

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian:

Number of PPTAF financed Project

Management Units (PMU) with

experience on World Bank policies and

guidelines before board approval

Số lượng những Ban Quản lý Dự án

(PMU) sử dụng vốn PPTAF có kinh

nghiệm về các chính sách và hướng dẫn

của WB trước khi được Ban Giám đốc

WB phê duyệt dự án đầu tư.

N

Number

Số lượng

0 2 5 7 8 9 10

Annual

Hàng năm

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian:

Quality of Detailed Design activities

financed by PPTAF that met

international standards.

Chất lượng của các hoạt động thiết kế

chi tiết do PPTAF tài trợ đạt các tiêu

chuẩn quốc tế.

N

Qualitative

assessment

Đánh giá

chất lượng

End of the

project

Kết thúc dự

án

This indicator will

be measured by an

independent review

of the detailed

designs

Chỉ số này được đo

lường thông qua 1

đánh giá độc lập về

các thiết kế chi tiết.

MPI

Bộ KHĐT

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 195

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian:

Time taken to complete international

procurement packages related to civil

works in PPTAF financed activities.

Thời gian để hoàn thành các gói thầu

quốc tế liên quan đến các hạng mục xây

dựng thuộc các hoạt động sử dụng vốn

PPTAF.

N

Months

Số tháng

30 30 29 20 16 14 12

Annual

Hàng năm

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian:

Number of officials and project staff

under PPTAF financed sub-projects

trained on World Bank fiduciary

requirements.

Số lượng các cán bộ và nhân viên thuộc

các TDA sử dụng vốn PPTAF được đào

tạo về các quy định về tài chính và đấu

thầu của WB.

N

Number

Số lượng

10 n/a

50 75 300 300 300

Annual

Hàng năm

MPI status reports

and Bank portfolio

monitoring tools

Báo cáo hiện trạng

của Bộ KHĐT và

các công cụ giám

sát danh mục quản

lý dự án của WB

MPI

Bộ KHĐT

Intermediate Result indicator:

/Chỉ số kết quả trung gian:

Inputs to the development of draft

Planning Law

Tài liệu xây dựng dự thảo Luật Quy

hoạch.

N

Number

Số lượng

No

Không

No

Không

No

Không

No

Không

Yes

Yes

Yes

Once

Một lần

MPI

Bộ KHĐT

MPI

Bộ KHĐT

Phụ lục 11. Nội dung Báo cáo Quý của TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 196

PHỤ LỤC 11 – NỘI DUNG BÁO CÁO QUÝ CỦA

CÁC BAN QUẢN LÝ TDA GỬI BAN ĐPDA

Phụ lục 11. Nội dung Báo cáo Quý của TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 197

ĐỀ CƢƠNG NỘI DUNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI

BÁO CÁO QUÝ CỦA TIỂU DỰ ÁN DO CQTH CHUẨN BỊ

Trang bìa

Mục lục

Các khái niệm/ Từ viết tắt sử dụng trong báo cáo

1. Giới thiệu

2. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện tiểu dự án

Đề nghị báo cáo theo các Hợp phần/ Gói thầu của TDA. Đồng thời trong phần

này cũng nêu r những vấn đề mà TDA gặp phải, tóm tắt những nguyên nhân và

những đề xuất giải pháp xử lý. Ngày kết thúc dự án theo kế hoạch hiện tại.

Lưu ý: Đề nghị điền thông tin và duy trì cập nhật vào Bảng 1(theo mẫu trang

bên).

3. Hoạt động đấu thầu

Lưu ý: Đề nghị báo cáo theo từng gói thầu, duy trì cập nhật đầy đủ thông tin và

đánh giá việc thực hiện so với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt vào

Bảng 2 (theo mẫu trang bên).

4. Các vấn đề An toàn

4.1. Chuẩn bị các công cụ an toàn

Đề nghị tóm tắt thực trạng tiến độ của việc chuẩn bị các công cụ an toàn cho Dự

án đầu tư. Những công cụ này có thể bao gồm: Đánh giá tác động môi trường (EIA),

Kế hoạch quản lý môi trường (EMP), Khung quản lý Môi trường và Xã hội, Kế hoạch

quản lý dịch bệnh (PMP), Đánh giá tác động xã hội, (Khung) Kế hoạch người dân tộc

bản địa, Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), Khung chính sách tái định cư

(RPF)…

- Báo cáo tình hình phê duyệt các hoạt động của cả hai phía WB và Chính phủ.

- Báo cáo về tình trạng công bố các công cụ an toàn áp dụng trong khu vực địa

phương.

4.2. Thực hiện công tác an toàn hiện trường

i. Các vấn đề môi trƣờng

Đề nghị báo cáo về việc lập các tài liệu an toàn trong quá trình thực hiện dự án.

Cụ thể là tình hình chuẩn bị Kế hoạch quản lý môi trường điều chỉnh hoặc các công

cụ an toàn được phê duyệt khác (nếu có), Kế hoạch quản lý môi trường chi tiết theo

Phụ lục 11. Nội dung Báo cáo Quý của TDA Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 198

hợp đồng (CSEP) do (các) nhà thầu lập, các báo cáo giám sát môi trường và xã hội

độc lập do (các) Tư vấn giám sát độc lập chuẩn bị. Ngoài ra, đề nghị cập nhật tình

hình kết hợp các yêu cầu về môi trường vào các Hợp đồng liên quan.

ii. Các vấn đề xã hội

Đề nghị tóm tắt tình trạng các vấn đề xã hội và các vấn đề cụ thể hiện đang còn

vướng mắc.

Phụ lục 11. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Bản sửa đổi tháng 9/2015 Trang 199

Bảng 1: Tóm tắt tình hình thực hiện TDA

STT

Tên hợp phần/ Gói

thầu

Giá trị Hợp phần/ Gói thầu Thời gian thực hiện Ƣớc tính tỷ lệ hoàn thành Ghi chú/ Các vấn đề chủ yếu

đang gặp phải Theo KH

trong

Thỏa

thuận Tài

chính

Theo HĐ đã ký Theo kế

hoạch

Theo HĐ

đã ký

Công tác

đấu thầu

Tiến độ thực

hiện công

việc

Giải ngân

USD USD VND % % %

1 Gói thầu 1 – Lập

BCKT,…

300.000 299.074 6.280.561.000 1/2014-

1/2015

7/2014-

7/2015

100% 90% 50% Đẩy nhanh giải ngân và chuẩn bị

thủ tục thanh lý hợp đồng

2 Gói thầu 2 –

TKCT,…

700.000 731.067 15.352.000.000 7/2014-

9/2015

3/2015-

9/2015

99% 0% 0% Việc đấu thầu kéo dài dẫn đến phải

ép tiến độ thực hiện gói thầu và do

đó phải đối mặt với khó khăn để

thực hiện gói thầu đúng thời hạn

và đảm bảo tiến độ

3 Gói thầu 3: Mua

sắm thiết bị

46.000 45.830 962.546.000 01/2014 11/2014 100% 100% 50% Dứt điểm giải ngân và thanh lý HĐ

4 Đào tạo hội thảo 20.000 20.000 60% 30% …

Tổng cộng 1.106.000 1.095.997 100% 50% 25%

Phần vốn dƣ tiết kiệm sau

đấu thầu

10.023

Lưu ý: Phần số liệu và thông tin điền trong bảng này chỉ là ví dụ gợi ý về cách điền thông tin.

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 200

Bảng 2: Báo cáo tóm tắt công tác đấu thầu

STT

Các nội dung

Gói thầu số

… - 01

Gói thầu số

… - 02

Gói thầu số

… - 03

1 Tên gói thầu

2 Giá gói thầu theo

KHĐT đã duyệt (USD)

3 Ngày WB cấp NOL cho

TOR

4

Ngày đăng tải thông

báo mời nộp hồ sơ quan

tâm

5

Ngày WB cấp NOL cho

Danh sách ngắn HSMT

và Dự toán

6

Ngày Chủ Đầu tƣ phê

duyệt cho Danh sách

ngắn HSMT và Dự toán

7 Dự toán (USD)

8 Ngày phát hành Hồ sơ

mời thầu

9 Thời gian đóng/mở thầu

(Đề xuất kỹ thuật)

10 Ngày trình kết quả đánh

giá Đề xuất kỹ thuật

11

Ngày WB cấp NOL cho

kết quả đề xuất kỹ thuật

(chỉ áp dụng đối với gói

thầu QCBS)

12

Ngày Chủ Đầu tƣ phê

duyệt kết quả đề xuất

kỹ thuật (chỉ áp dụng

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 201

STT

Các nội dung

Gói thầu số

… - 01

Gói thầu số

… - 02

Gói thầu số

… - 03

đối với gói thầu QCBS)

13

Thời gian mở Đề xuất

tài chính (chỉ áp dụng

đối với gói thầu QCBS)

14 Ngày trình Kết quả lựa

chọn nhà thầu.

15

Ngày WB cấp NOL cho

Kết quả lựa chọn nhà

thầu.

16

Ngày Chủ đầu tƣ phê

duyệt Kết quả lựa chọn

nhà thầu.

17 Ngày ký Hợp đồng

18 Tên nhà thầu trúng thầu

19 Giá Hợp đồng (USD)

20 Thời gian thực hiện

Hợp đồng (tháng)

21 Tiến độ thực hiện Hợp

đồng đến cuối Quý

22 Ngày thanh lý Hợp

đồng

23 Những vƣớng mắc

24

Đánh giá việc thực hiện

theo Kế hoạch lựa chọn

nhà thầu và kiến nghị

4.3. Đánh giá về việc tuân thủ các chính sách quy định về an toàn xã hội

và môi trường

Đề nghị đánh giá việc tuân thủ các chính sách, quy định về an toàn xã hội

và môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án. Việc tuân thủ này có thể

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 202

bao gồm các biện pháp giảm thiểu (dựa trên Kế hoạch quản lý môi trường hoặc

các công cụ an toàn liên quan đã được phê duyệt khác) về các vấn đề chất lượng

nước/không khí/tiếng ồn, phòng chống ô nhiễm, đa dạng sinh học và tài nguyên

thiên nhiên, sức khỏe và an toàn, nguồn lực văn hóa vật thể, tăng cường năng

lực… Đề nghị cung cấp bảng/ma trận tóm tắt từng biện pháp giảm thiểu tác

động môi trường được nêu cụ thể trong Kế hoạch quản lý môi trường.

- Trình bày tóm tắt những hoạt động giám sát môi trường và xã hội đã

được thực hiện. Tính hiệu quả và phù hợp của những biện pháp giảm thiểu đã

được thực hiện. Yêu cầu nâng cao nếu có?

- Cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM) có được thiết lập? Đề nghị cập nhật

thông tin về tính hiệu quả của GRM?

- Đề nghị xác nhận việc Ban Quản lý dự án có thành lập một Phòng phụ

trách về công tác an toàn hay không? Những cán bộ làm công tác an toàn đã

được các Chuyên gia an toàn của WB và Ban Điều phối dự án tập huấn hay

chưa? Đề nghị báo cáo về tình hình hoạt động của Phòng ban phụ trách về công

tác an toàn.

4.4. Thách thức và Giải pháp

Đề nghị nêu r những khó khăn trong việc thực hiện công tác an toàn và đề

xuất các giải pháp.

Đề nghị nêu r yêu cầu nếu cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn an

toàn của Ban Điều phối dự án hay WB.

5. Quản lý tài chính và kế toán

5.1. Chi tiết tài khoản ngân hàng của dự án

5.2. Tình hình giải ngân nguồn vốn tài trợ

6. Nhân sự

Đề nghị nêu tóm tắt tình hình nhân sự của Tiểu dự án (ví dụ: thuyên chuyển

cán bộ, tuyển dụng nhân sự mới…) và sơ đồ cơ cấu tổ chức minh họa kèm theo

trong đó ghi r tên và chức danh của từng vị trí.

7. Hoạt động đào tạo

Đề nghị nêu tóm tắt nội dung các khóa đào tạo được tổ chức trong quý.

8. Những vấn đề TDA gặp phải và những đề xuất giải pháp xử lý

Phụ lục 10. Khung theo dõi kết quả điều chỉnh Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 203

9. Các hoạt động dự kiến trong thời gian tới

Đề nghị gắn số giải ngân ước tính với các hoạt động, hợp đồng và gói thầu

cụ thể, v.v...

10. Các vấn đề khác (nếu có)

Phụ lục:

Phụ lục A: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất đã đƣợc phê duyệt

Phụ lục B: Cập nhật Bảng quản lý hợp đồng theo mẫu đính kèm

Phụ lục C: Báo cáo giải ngân (IFR) (theo mẫu của Ngân hàng Thế giới.

Đảm bảo báo cáo phải có đầy đủ chữ ký của các cán bộ liên quan).

Phụ lục 12. Biên bản xác nhận kết thúc TTTC Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 204

PHỤ LỤC 12 – BIÊN BẢN XÁC NHẬN KẾT THÖC THỎA

THUẬN TÀI CHÍNH TIỂU DỰ ÁN

Phụ lục 12. Biên bản xác nhận kết thúc TTTC Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 205

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

BIÊN BẢN XÁC NHẬN KẾT THÖC

THỎA THUẬN TÀI CHÍNH SỐ…. CỦA TIỂU DỰ ÁN

…..(Điền tên TDA)

Căn cứ Hiệp định Tài trợ ngày 15/7/2010 cho Khoản tín dụng số 4779-

VN để tài trợ cho dự án “Quỹ Chuẩn bị dự án” đƣợc ký giữa nƣớc Cộng hòa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế;

Căn cứ Thỏa thuận Tài chính (TTTC) cho Tiểu dự án (TDA) ……. (Điền

tên TDA) …. số …… đƣợc ký kết vào ngày ……. giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

và …… (Điền tên CQCQ TDA);

Căn cứ Báo cáo hoàn thành TDA đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt

ngày….. và các tài liệu kèm theo.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và …………..( Điền tên CQCQ TDA)

thống nhất các Bên đã hoàn thành đầy đủ các cam kết, quyền và nghĩa vụ của

mình theo quy định và ký Biên bản Xác nhận kết thúc Thỏa thuận Tài chính

TDA số………ngày ……...nêu trên.

Sau khi kết thúc Thỏa thuận Tài chính TDA, trách nhiệm của các Bên nhƣ

sau:

Cơ quan Chủ quản TDA có trách nhiệm:

- Bảo quản, lƣu trữ và quản lý toàn bộ giấy tờ, hồ sơ, tài liệu chứng từ của

TDA để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm toán TDA.

- Phối hợp với Bộ KHĐT, Ban Điều phối dự án, Ngân hàng Thế giới và các

cơ quan thanh tra, kiểm toán TDA khi có yêu cầu.

Phụ lục 12. Biên bản xác nhận kết thúc TTTC Sổ tay Hƣớng dẫn - PPTAF

Trang 206

- Hỗ trợ và hợp tác với Bộ KHĐT đối với các yêu cầu giải trình, làm rõ các

vấn đề liên quan đến TDA.

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có trách nhiệm:

- Tiếp nhận và lƣu trữ các tài liệu, hồ sơ TDA đã đƣợc Ban Quản lý TDA

gửi về Ban ĐPDA theo quy định.

- Phối hợp với Cơ quan Chủ quản TDA trong các đợt thanh tra, kiểm toán

theo quy định sau khi TDA kết thúc.

- Thông báo cho Ngân hàng Thế giới và các cơ quan liên quan sau khi đã

hoàn tất các thủ tục kết thúc TDA theo quy định.

Biên bản đƣợc lập thành 06 bản, mỗi Bên giữ 03 bản và có giá trị nhƣ

nhau.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

(Ngƣời đại diện)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN TDA

(Ngƣời đại diện)