38
SỞ Y TẾ THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỆNH VIỆN NHI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TTr - BVN Thanh Hoá, ngày tháng 04 năm 2015 TỜ TRÌNH “Đề nghị phê duyệt Đề án phát triển Bệnh viện Nhi Thanh Hoá từ năm 2015 đến năm 2020” Kính gửi: Sở Y tế Thanh Hoá Căn cứ Quyết định 1348/2001/QĐ - UB, ngày 01 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Thành lập Bệnh viện Nhi Thanh Hoá; Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ - BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế Bệnh viện; Căn cứ Quyết định số 202/QĐ - UBND ngày 19/01/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. Căn cứ kết quả hoạt động của bệnh viện trong thời gian qua và yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các địa bàn lân cận; 1 Dự thảo

SỞ Y TẾ THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …tph.vn/home/uploads/D- thao De an phat trien benh vien.doc · Web view- Phẫu thuật dị tât hậu môn trực tràng đường

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỞ Y TẾ THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỆNH VIỆN NHI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /TTr - BVN Thanh Hoá, ngày tháng 04 năm 2015

TỜ TRÌNH“Đề nghị phê duyệt Đề án phát triển Bệnh viện Nhi Thanh Hoá

từ năm 2015 đến năm 2020”

Kính gửi: Sở Y tế Thanh Hoá

Căn cứ Quyết định 1348/2001/QĐ - UB, ngày 01 tháng 6 năm 2001 của

UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Thành lập Bệnh viện Nhi Thanh Hoá;

Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ - BYT ngày 19/9/1997 của Bộ

trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế Bệnh viện;

Căn cứ Quyết định số 202/QĐ - UBND ngày 19/01/2009 của Chủ tịch

UBND tỉnh Thanh Hoá, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế

tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

Căn cứ kết quả hoạt động của bệnh viện trong thời gian qua và yêu cầu

khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các địa bàn lân cận;

Bệnh viện Nhi Thanh Hoá xây dựng đề án phát triển bệnh viện Nhi Thanh

Hoá đến năm 2020 (có đề án chi tiết kèm theo).

Kính trình Sở Y tế Thanh Hoá xem xét và phê duyệt./.

Nơi nhận GIÁM ĐỐC- Như trên- UBND tỉnh (b/c)- Lưu KH, VT

Dương Văn Hùng

1

Dự thảo

SỞ Y TẾBỆNH VIỆN NHI THANH HÓA

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆNGIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Dự th

Tháng 4 năm 2015ý kiến

2

óp ý)

3

MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ ÁN

TÊN ĐỀ ÁN: Đề án phát triển Bệnh viện giai đoạn 2015 – 2020

THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2015 - 2020KINH PHÍ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2015 -2020: 415.194.000.000đ

Trong đó:Vốn ngân sách sự nghiệp: 350.000.000.000 đồngVốn xã hội hóa và huy động khác: 65.194.000.000 đồng

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: BỆNH VIỆN NHI THANH HÓAĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: Sở Y Tế Thanh Hóa

MỤC LỤC

PHẦN THỨ I. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN................................................5I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.............................................................5II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN..............................................................61. Căn cứ pháp lý...................................................................................................63. Căn cứ dự báo....................................................................................................7III. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG Y TẾ.............................................................71.Đặc điểm tình hình Thanh Hóa..........................................................................72. Một số yếu tố ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của Bệnh viện............83. Thực trạng hoạt động của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đến năm 2014...............9VI. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN.............................................................................151. Mục tiêu chung: ..............................................................................................152. Mục tiêu cụ thể................................................................................................15PHẦN THỨ II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN................................16I. QUY MÔ..........................................................................................................16II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020..........................................161. Phạm vi và nhiệm vụ: .....................................................................................162. Phát triển cơ sở vật chất..................................................................................163. Phát triển tổ chức bộ máy, nhân lực................................................................174. Phát triển kỹ thuật............................................................................................18III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH..............................................................................19PHẦN THỨ III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.................................191. Đào tạo nguồn nhân lực...................................................................................192. Xây dựng cơ chế quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn hiện đại.........................203. Quan hệ quốc tế, nghiên cứu khoa học và liên kết với các bệnh viện tuyến trên (kể cả các bệnh viện nước ngoài)........................................................................204. Tăng cường công tác truyền thông:.................................................................205. Tài chính..........................................................................................................21PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.................................................................22PHẦN V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................23

4

SỞ Y TẾ THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỆNH VIỆN NHI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày tháng 04 năm 2015

ĐỀ ÁNPHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN NHI THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo tờ trình số: / TTr-BVN, ngày tháng 04 năm 2015)

PHẦN THỨ I. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 46 – NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thì “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”

Ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật – công nghệ, sự ra đời của nhiều nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện vận tải. đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: ô nghiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.

Bệnh viện Nhi Thanh Hoá thành lập: ngày 01 tháng 6 năm 2001 theo Quyết định số 1348/ QĐ - UB của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá;

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá chịu sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và Trung ương. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện thực hiện theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế Bệnh viện; Là một bệnh viện có cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đồng bộ cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết, trong những năm qua bệnh viện đã đạt được các kết quả nhất định trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các khu vực lân cận. Bên cạnh những thuận lợi trên cùng tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn: Bệnh viện mới được thành lập trong gia đoạn nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng…độ ngũ cán bộ nhân viện bệnh viện còn non

5

trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như công tác chuyên môn do đó chưa đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh, chữa bệnh ngày càng cao, cùng với mô hình bệnh tật phát sinh đa dạng và phức tạp.

Trước thực trạng đòi hòi Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phải được quy hoạch một cách toàn diện, tổng thể, khoa học và có tính khả thi cao để từng bước tập trung nguồn lực con người, trang thiết bị, tài chính… đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN1. Căn cứ pháp lý1.1. Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.1.2.Quyết định số 243/QĐ – TTg ngày 5/10/2005 của Thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị Quyết 46/BCT về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.1.3. Quyết định số 122/2013/QĐ – TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.1.4. Quyết định số 30/2008/QĐ – TTg ngày 22/02/2008 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.1.5. Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chiu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.1.6. Nghị định số 85/2012/NĐ – CP của Chính phủ: Về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.1.7. Quyết định số 153/2006/QĐ – TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam gia đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.1.8. Thông tư số 23/2005/TT – BYT ngày 25/8/2005 của Bộ y tế về việc hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.1.9. Thông tư 08/2007/TTLT – BYT – BNV ngày 5/6/2007 của Liên Bộ y tế - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước.1.10. Quyết định số1348/QĐ - UB ngày 01/6/2001 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.

6

2. Căn cứ thực tiễn- Căn cứ vào kết quả hoạt động của Bệnh viện qua các năm.- Căn cứ vào cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị máy móc hiện có của

Bệnh viện.- Căn cứ vào nguồn nhân lực phát triển chuyên môn của Bệnh viện.- Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao và đa dạng.- Diện bao phủ khám chữa bệnh có thẻ BHYT ngày càng phát triển.

3. Căn cứ dự báo- Dự báo dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 là 3.881000 người và đến

năm 2020 là 4.300.000 người. Thêm vào đó, dân số biến động cơ học do xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp. Tổng dân số của Thanh Hoá sẽ khoảng 4.040.000 người vào năm 2020. Mật độ dân số sẽ là 340 người /km2, cao hơn mật độ dân số chung của cả nước 1,4 lần, cao hơn "mật độ dân số chuẩn" khoảng 8-9 lần và có sự chênh lệch mật độ dân số giữa các khu vực thành phố, thị xã và các huyện trong tỉnh[1]. Xu hướng tiếp tục gia tăng nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh, đặc biệt là sự già hóa dân số dẫn tới tăng nhu cầu, sự chuyển đổi dịch tễ sang mô hình bệnh tật không lây nhiễm (tim mạch, ung bướu, chuyển hóa, có ngày nằm điều trị kéo dài) và sự tăng độ bao phủ của chương trình bảo hiểm y tế toàn dân.

- Sự phát triển kinh tế xã hội, người dân có thu nhập tăng lên nên gia tăng nhu cầu được khám chữa bệnh ở cơ sở chuyên khoa tuyến cuối.

- Căn cứ số liệu thống kê hoạt động của bệnh viện trong 7 năm gần đây, số lượt khám bệnh, chữa bệnh năm sau tăng hơn năm trước khoảng 5% đến 10%.III. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG Y TẾ1.Đặc điểm tình hình Thanh Hóa.

- Thanh Hoá là tỉnh Bắc Trung bộ có địa giới hành chính: phía Bắc giáp các tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La; Phía Nam giáp Nghệ An; Phía đông giáp Vịnh Bắc bộ, phía Tây giáp Lào. Là tỉnh có đồng bằng, miền núi, vùng cao biên giới và miền biển; Diện tích 11.168,3 km2 - xếp thứ 6 trong cả nước về diện tích; Nằm trong vành đai khí hậu nhịêt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều dễ gặp nhiều thiên tai bão, lũ lụt; Nhiệt độ trung bình: 23,5oC/năm; Lượng mưa trung bình: 1800mm/năm; số giờ nắng: 2300giờ/năm; Độ ẩm trung bình: 83%, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa ngày và đêm, giữa các mùa đông và mùa hạ khá

1[?]. Theo dự báo của chi cục dân số tỉnh Thanh Hóa năm 2014.

7

cao. Điều kiện tự nhiên này là điều kiện phát sinh rất nhiều bệnh tật cho nhân dân nhất là các đối tượng trẻ em.

- Dân số toàn tỉnh là 3.498 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 0,67% .

- Về kinh tế: là tỉnh có cơ cấu kinh tế tế công – nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, mức tăng trưởng bình quân 11,2 %, cao hơn 2 lần so với mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước; Đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện theo chiều hướng tích cực, một bộ phận không nhỏ có nhu cầu được hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao.

- Ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều và trầm trọng, đang diễn ra từng ngày và có ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống; Một bộ phận nhân dân, nhận thức về các vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm còn kém, cộng thêm các yếu tố về địa lý, phong tục tập quán của địa phương là nguyên nhân gây ra bệnh tật.

- Cơ cấu bệnh tật ngày một phức tạp, đa dạng, một số bệnh tỷ lệ mắc còn cao đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Tỷ lệ trẻ em tử vong < 1 tuổi 15%, Tỷ lệ trẻ em tử vong < 5 tuổi còn ở mức cao 19,5%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức 18,2 %, các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng và dị tật ở trẻ em hàng năm rất nhiều và còn phải giải quyết lâu dài [2]. Số bệnh nhân <16 tuổi đến khám và điều trị tại các bệnh viện trong toàn tỉnh ngày càng tăng. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của Bệnh viện.

- Cơ chế giao quyền tự chủ và thu viện phí theo dịch vụ y tế trong bệnh viện, đã bộc lộ một số mặt trái như tăng cung, kích cầu đối với dịch vụ khám chữa bệnh, gây nguy cơ lạm dụng xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao, kéo dài ngày điều trị. Trong khi, Bệnh viện lại chưa được phân bổ chỉ tiêu theo Thông tư 08, tạo gánh nặng công việc lớn hơn cho cán bộ y tế. Bên cạnh đó áp lực về mặt xã hội cũng như người dân ngày càng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Bệnh viện.

- Giá viện phí chậm thay đổi để phù hợp với giá thị trường, giá dịch vụ cùng một kỹ thuật thì tại bệnh viện các tuyến trung ương và các tuyến tỉnh, huyện không chênh lệch, hoặc chênh lệch không đáng kể; quy định tuyến kỹ thuật và quy định danh mục thuốc theo tuyến (tuyến trên thuốc tốt hơn, dịch vụ tốt hơn) phần nào đã thúc đẩy việc tự vượt tuyến của người bệnh.

- Một số cơ chế chính sách về thuốc, vật tư tiêu hao chưa hợp lý cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp và triển khai các dịch vụ y tế của Bệnh viện.2[?]. Báo cáo thống kê của Sở y tế Thanh Hóa năm 2014.

8

- Luật bảo hiểm y tế mới ra đời quy định người đi khám, kê đơn, điều trị ngoại trú sẽ không thanh toán và chỉ được thanh toán 40% khi nằm viện điều trị nội trú đối với tuyến trung ương, 60% đối với tuyến tỉnh. Từ 1-1-2016 mở thông tuyến giữa xã, huyện trên cùng địa bàn tỉnh cho người tham gia BHYT. Với người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, đặc biệt, huyện đảo, xã đảo có cơ chế được mở thông tuyến khám chữa bệnh từ xã, huyện, tỉnh lên Trung ương trên phạm vi cả nước. Đây là cơ hội cũng vừa là thách thức đòi hỏi Bệnh viện phải thay đổi kịp thích ứng với sự thay đổi, phát triển thêm nhiều dịch vụ có chất lượng nhằm thu hút bệnh nhân đến khám.

- Hệ thống phòng khám tư nhân và các bệnh viện ra đời ngày càng nhiều thu hút nguồn nhân lực có chất lượng và phát triển nhiều dịch vụ đòi hỏi bệnh viện phải nỗ lực tập trung các nguồn lực và các lợi thế để thu hút và cạnh tranh về nhân lực cũng như việc gia tăng bệnh nhân đến khám và điều trị.3. Thực trạng hoạt động của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đến năm 20143.1. Một vài nét khái quát về Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.

- Tiền thân của Bệnh viện Nhi Thanh Hoá là hai khoa Nội Nhi và Ngoại Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

- Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 1348/QĐ – UB ngày 01 tháng 06 năm 2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và chính thức tiếp nhận bệnh nhân từ tháng 9 năm 2007.

- Từ năm 2007 – 2012, Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá; Từ tháng 4 năm 2012 đến nay là Bệnh viện hạng I;

- Khi mới thành lập là bệnh viện hạnh II quy mô 200 giường. Hiện tại, Bệnh viện có quy mô 400 giường, theo lộ trình đến năm 2015, số giường do UBND tỉnh giao cho là 500 giường.

- Bệnh viện thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế của bệnh viện của Bộ y tế ban hành kèm theo QĐ số 1895/1997/BYT – QĐ, ngày 19/09/1998.

- Bệnh viện được xây dựng trên diện tích đất 54.000 m2, diện tích xây dựng 24.385m2, được xây dựng trên địa bàn phường Đông Vệ, cách trung tâm TP Thanh Hóa 5 km về phía nam, Bệnh viện nằm cạnh Quốc lộ 1A, là con đường huyết mạch giao thông của tỉnh Thanh Hoá, gần nơi tập trung các trung tâm y tế, Bệnh viện, các trường cao đẳng đại học của tỉnh Thanh Hoá3.2. Thực trạng cơ sở vật chất của bệnh viện.+ Về quy mô giường bệnh: Năm 2014 giường bệnh kế hoạch là 500 giường, thực kê 793 giường

9

+ Về cơ sở hạ tầngBệnh viện được xây dựng trên diện tích đất 54.000 m2, diện tích xây dựng

24.385m2, gồm:- Nhà A (7 tầng): Hiện tại đang bố trí khu làm việc của khoa Khám bệnh,

khoa RMH, Khoa TMH, Khoa Mắt, Khoa Nội dị ứng; Khoa Dược; Các phòng ban chức năng và Ban Giám đốc.

- Nhà B (6 tầng): Khu Xét nghiệm, Phòng mổ, Chẩn đoán hình ảnh (6 tầng). Hiện là khu sắp xếp cho các khoa: Chẩn đoán hình ảnh; Sinh Hoá - Huyết Học; Vi sinh ; Khoa Ngoại Tổng hợp, Ngoại Chấn thương, Tim mạch, khoa Giải phẫu bệnh, khoa chống nhiễm khuẩn;

- Nhà C (8 tầng): Khu điều trị nội trú gồm khoa HSCC, khoa sơ sinh, khoa Tiêu Hóa, khoa Thần kinh, khoa MTK, Khoa Hô Hấp, khoa Nội tổng hợp;

- Và khu 1 tầng dành cho Đơn nguyên Phục Hồi Chức năng, khu điều trị tự kỷ.+Về cơ cấu tổ chức bộ máy + Hệ thống lâm sàng gồm: 17 khoa

- Khoa Khám bệnh- Khoa Hô Hấp- Khoa Truyền nhiễm da liễu- Khoa cấp cứu và điều trị tích cực- Khoa Sơ sinh (gồm 2 đơn nguyên NICU và sơ sinh bệnh lý)- Khoa Mắt- Khoa Tim mạch lồng ngực- Khoa Nội Tổng hợp- Khoa Ngoại Chấn thương - Khoa TMH- khoa RHM- Khoa Thận khớp máu ung bướu, nội tiết, di truyền chuyển hóa- Khoa Ngoại tổng hợp- Khoa Gây mê hồi sức- khoa Thần kinh đông y phục hồi chức năng- Khoa Tiêu Hóa- Khoa Nội dị ứng cơ xương khớp

+ Hệ thống cận lâm sàng: 06- Khoa Sinh hóa – huyết học- di truyền tế bào, ung thư- Khoa Vi sinh- Khoa Chẩn đoán hình ảnh

10

- Khoa Giải phẫu bệnh- Khoa Chống nhiễm khuẩn- Khoa Dược

+ Hệ thống phòng chức năng: 08- Phòng Tài chính kế toán- Phòng Hành chính quản trị- Phòng KHTH- Phòng Tổ chức cán bộ- Phòng Điều dưỡng- Phòng Chỉ đạo tuyến- Phòng Tin học- Phòng VTYT

+ Nhân lực: Về nhân lực toàn Bệnh viện có 650 nhân viên trong đó 267 hợp đồng lao động, 383 biên chế; Trong đó: Bác sĩ chuyên khoa II: 5, Thạc sĩ : 27, Bác sĩ CKI, DSCKI: 38, Bác sĩ: 40, Dược sĩ  Đại học: 7, Trung học Dược: 23, Đại học ĐD: 25, Cao đẳng Điều dưỡng:  132, Trung học Điều dưỡng: 177, Kỹ thuật viên Y: 62, Đại học khác: 63, Hộ lý, bảo vệ, điện nước lái xe: 51 (Tính đến 30/11/2014) + Về trang thiết bị: Bệnh viện đã có một cơ sở vật chất phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh tương đối đồng bộ và khang trang, nhiều trang thiết bị, dụng cụ, máy móc được đầu tư, bao gồm nhiều hệ thống máy móc hiện đại: Máy DSA hai bình diện chụp mạch can thiệp, hệ thống dụng cụ trang bị cho 8 phòng mổ, hệ thống thiết bị, máy móc cho chẩn đoán hình ảnh: máy siêu âm màu, X.quang tăng sáng, CT scanner, C-arm, siêu âm chuyên tim, điện não, các hệ thống nội soi ống mềm cho hệ tiêu hóa, hô hấp; Hệ thống ECMO, hệ thống dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi phế quản, máy tim phổi nhân tạo Terumo System one; hệ thống xét nghiệm huyết học 25 thông số, máy sinh hóa tự động, máy định danh vi khuẩn tự động, máy chuyển mô tự động, hệ thống xét nghiệm Elisa, PCR realtime, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử, di truyền tế bào, máy xét nghiệm miễn dịch tự động… Các trang thiết bị phục vụ cho hồi sức cấp cứu như hệ thống máy thở chức năng cao dùng cho nhi khoa, hệ thống máy thở cao tần HFO, máy lọc máu liên tục, hệ thống khí y tế trung tâm, hệ thống monitor, bơm tiêm điện, truyền dịch điện, các máy Shock điện và nhiều trang thiết bị hiện đại khác…

+ Việc đào tạo, tập huấn xây dựng nguồn nhân lực, bao gồm:* Đào tạo trong nước:

11

- Bổ túc chuyên môn ngắn hạn theo phương châm học để ứng dụng và làm việc ngay; Đã cử nhiều lượt Bs và lượt KTV, ĐDV đi học.

- Đào tạo tại chỗ: mời các chuyên gia của các bệnh viện TW đào tạo về: các bệnh ung thư, mổ tim, chẩn đoán hình ảnh, cấp cứu nâng cao, tư vấn hen…phẫu thuật nụ cười sứt môi hở hàm ếch, sụp mi bẩm sinh, sửa sẹo xấu vùng mặt, cấp cứu bỏng, điều trị di chứng bỏng;

- Qua 7 năm phát triển, Bệnh viện liên tục cử các cán bộ đi đào tạo dài hạn với số lượng rất lớn hơn, kết quả Bệnh viện đào tạo được 03 bác sĩ CKII, 20 thạc sĩ và 40 bác sĩ chuyên khoa I đã được đào tạo tại các trung tâm lớn của cả nước: Đại học Y Hà Nội, Đại học Quân Y…;

-Tổ chức cho sinh viên, học sinh của các trường đại học y, cao đẳng y tế, trung cấp y tế của tỉnh và các tỉnh bạn thực tập tại bệnh viện;

- Tổ chức các lớp học tiếng Anh, tin học cho các bác sĩ, cán bộ, nhân viên của bệnh viện.

- Các tổ chức quốc tế đến tham quan, hỗ trợ, hướng dẫn và đào tạo như: + Tổ chức Children Action: dị tật về cơ xương khớp, di chứng sẹo bỏng; + Tổ chức Smile Train: Hỗ trợ kinh phí cho các bệnh nhân sứt môi hở hàm ếch.* Đào tạo ở nước ngoài: cử 5 bác sĩ, cử nhân kỹ thuật viên, cử nhân đại học điều dưỡng học tập tại Anh, Úc, Thái Lan.+ Kết quả khám chữa bệnh.

TT Chỉ tiêuĐơn vị

tínhNăm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1Giường bệnh kế hoạch Giường 400 400 450Giường bệnh thực kê Giường 521 605 793

2 Công suất sử dụng giường bệnh KH % 128.42 134 140.53 Tổng số khám bệnh Lượt 101.999 101,864 118,5814 Tổng số điều trị nội trú lượt 29,975 30,510 34,3055 Tổng số điều trị ngoại trú BN 1.709 1,975 6,6826 Tổng số ngày điều trị nội trú BN 187.496 160,646 230,8077 Tổng số ngày điều trị ngoại trú Ngày 22.359 23,220 68,4618 Ngày điều trị trung bình BN nội trú Ngày 6,26 5,3 6.79 Tổng số ca phẫu thuật, trong đó: Ca 3.331 4177 4,610

Phẫu thuật loại ĐB Ca 296 381 257 Phẫu thuật loại 1 Ca 1271 1,906 1,395 Phẫu thuật loại 2 Ca 1351 1,336 1,345 Phẫu thuật loại 3 Ca 413 554 1,613

10 Can thiệp tim mạch Ca 31 21 3711 Tổng số thủ thuật Ca 21201 31,124 31.411

12

TT Chỉ tiêuĐơn vị

tínhNăm 2012 Năm 2013 Năm 2014

12 Tỉ lệ tử vong chung: % 0,076 0,019 0,0213 Tỉ lệ chuyển tuyến % 2,01 3,4 2,314 Tổng số tai biến trong điều trị % 0 0 015 Tổng số XN huyết học tiêu bản 121,184 139,082 156.05816 Tổng số XN sinh hoá tiêu bản 80,840 90,320 113.59217 Giải phẫu bệnh lượt 4,899 3,732 3.51218 Vi sinh lần chụp 49,780 68,105 81.27319 XQ lần chụp 55,580 61,892 70.81520 CT Scanner, MRI Lượt 1,746 627 3.09021 Siêu âm Lượt 41,729 55,067 63.55422 Tổng số điện tim Lượt 6,446 4,565 8.50723 Tổng số điện não Lượt 3,336 1,865 49224 Tổng lượng máu sử dụng Ml 536,173 4,118 5.89325 Tổng số nội soi Lượt 1.880 638,050 688.691+ Những kỹ thuật chuyên môn đã thực hiện.+ Các kỹ thuật nội khoa

- Thay máu sơ sinh;- Chăm sóc sơ sinh non tháng, nhẹ cân;- Bơm surpactant điều trị bệnh màng trong;- Thở máy; Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi áp lực tĩnh mạch

trung tâm; Theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập liên tục…- Lọc máu liên tục, - Lọc màng bụng cấp cứu;- Shock tim điều trị ngừng tim, loạn nhịp- Đặt máy tạo nhịp trong bệnh lý nhịp tim- Nội soi phế quản điều trị như gắp dị vật, bơm rửa phế quản, lấy bệnh

phẩm, soi chẩn đoán;- Nội soi ống mềm dạ dày và sinh thiết, cắt polip đại trực tràng nội soi;- Điều trị tự kỷ, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ bại não trong đó có

tiêm botox và bó bột nẹp điều trị bại não thể co cứng, điều trị sớm bệnh bàn chân khèo theo phương pháp ponseti, phục hồi chức năng di chứng bỏng;

- Điều trị ung thư có tiêm thuốc tủy sống- Điều trị theo dõi quản lý bệnh nhân bệnh nội tiết, di truyền chuyển hóa,

tư vấn gia dình và bệnh nhân về bệnh và khám sức khỏe tiền hôn nhân+ Các kỹ thuật ngoại khoa

13

- Phẫu tim kín cắt khâu, thắt ống động mạch cho trẻ từ sơ sinh, hẹp quai eo động mạch chủ.

- Phẫu thuật tim mở thông liên thất từ 3kg trở lên, thông liên nhĩ, tứ chứng fallot sửa toàn bộ, thông sàn nhĩ thất, phẫu thuật glen

- Can thiệp tim mạch nong hẹp động mạch lớn, đặt dù còn ống động mạch, thông liên nhĩ;

- Các phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm phúc mạc ruột thừa, lồng ruột túi thừa meckel;

- Phẫu thuật nội soi cắt u nang ống mật chủ, nối mật ruột;- Phẫu thuật nội soi cắt lách- Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở điều trị bệnh Megacolon 01 thì- Phẫu thuật không hậu môn nội soi ,- Phẫu thuật dị tât hậu môn trực tràng đường sau xương cùng cụt- Phẫu thuật phình đại tràng qua hậu môn- Các phẫu thuật sơ sinh khác bừng mổ mở và nội soi (teo thực quản, khe

hở thành bụng, Phẫu thuật thoát vị cơ hoành bẩm sinh, teo ruột bẩm sinh …);- Phẫu thuật điều trị dị tật lỗ đái thấp, hẹp khúc nối bể thận niệu quản,

thận niệu quản đôi, megaureter và các bệnh tiết niệu sinh dục khác;- Phẫu thuật điều trị các dị tật bẩm sinh khác như: chân khoèo, não úng

thuỷ, trật khớp háng bẩm sinh, trật khớp xương bánh chè; kéo nắn, kết hợp gãy xương trên C- arm đóng đinh mềm điều trị gãy xương đùi mở tối thiểu.

- Phẫu thuật các loại chấn thương sọ não kín, hở..- Ghép da tự thân dày mỏng, chuyển vạt da điều trị sẹo bỏng co kéo ;- Điều trị cấp cứu bỏng nặng, bỏng hô hấp, tiêu hóa;- Che phủ bằng trung bì da lợn;- Phẫu thuật tạo hình sứt môi, hở hàm ếch, ghép xương ổ răng...; - Gây mê khí vòng kín lưu lượng thấp, tê đám rối cùng…- Căt amidal và nạo VA gây mê nội khí quản cắt hạt xơ dây thanh- Sụp mi

+ Các kỹ thuật trong xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh- Xét nghiệm định danh kháng sinh đồ;- Kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh nhiểm khuẩn,- Kỹ thuật miễn dịch Elisa; - Kỹ thuật tách chiết máu, chế phẩm máu;- Điện di Hemoglobin, protein, - Miễn dịch điện hóa phát quang chẩn đoán bệnh nội tiết, nhiễm trùng,

ung thư, dinh dưỡng14

- Kỹ thuật nhuộm PAS; cắt lạnh, chuyển đúc, cố định bệnh phẩm;- X.Quang và siêu âm tại giường;- Di truyền tế bào, di truyền ưng thư- Siêu âm tim, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm thóp, siêu âm khớp

háng;- Chụp CT chẩn đoán - Điện não đồ, điện tâm đồ

+ Thu, chi tài chính năm 2014

Stt Chỉ tiêuThực hiện năm 2013

(Đv:đ)Thực hiện năm 2014

(Đv:đ)I. Tổng thu 142.600.595 169.394.0831 NSNN cấp 27.582.582 32.847.3572 BHYT, viện phí 110.828.939 131.831.9723 Thu khác 4.189.074 4.714.754II. Tổng chi 142.600.595 169.394.083

VI. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN1. Mục tiêu chung: Xây dựng bệnh viện trở thành một bệnh viện đạt tiêu chuẩn Bệnh viện có chất lượng cao, hiện đại và thân thiện với các chuyên khoa mũi nhọn: Phẫu thuật tim mạch, sơ sinh, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật ngoại nhi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển ngành y tế Việt Nam theo khả năng của bệnh viện.2. Mục tiêu cụ thể1. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý

- Thành lập phòng quản lý chất lượng, phòng xã hội- Phát triển và chia tách khoa Huyết Học sinh hóa thành 2 khoa Huyết

Học Truyền máu và khoa Sinh hóa; Phát triển và chia tách khoa Sơ sinh thành khoa cấp cứu sơ sinh và khoa sơ sinh, khoa Ngoại chấn thương tiết niệu bỏng thành khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, tiết niệu và khoa bỏng tạo hình, khoa Hồi sức cấp cứu thành khoa Hồi sức cấp cứu và khoa cấp cứu lưu, khoa thần kinh đông y phục hồi chức năng thành khoa thần kinh và khoa Đông Y & Phục hồi chức năng, thành lập khoa Thăm dò chức năng.

- Phát triển khoa Dược theo hướng chuyên sâu, hình thành các đội công tác chuyên nghiệp về hoạt động dược lâm sàng; nâng cao năng lực quản lý việc

15

sử dụng thuốc hợp ký, an toàn, hiệu quả, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất, đạo đức tốt; trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu trong từng lĩnh vực; tạo một môi trường an toàn, thân thiện cho bệnh nhân.3. Phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, chuyên sâu; nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc và liên tục toàn diện; nang cao y đức, kỹ năng giao tiếp ứng xử, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.4. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động tài chính, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giúp người dân thuận tiện và tin tưởng trong việc tiếp cận và sử dụng; nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa chăm scos y tế trong bệnh viện theo hướng công bằng, hiệu quả, gắn với ngày càng cải thiện tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho toàn bộ viên chức và người lao động bệnh viện.

PHẦN THỨ II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

I. QUY MÔ- Giai đoạn 2015 -2016: Bệnh viện hạng I với quy mô 500 giường bệnh và

có khoảng 32 khoa, phòng chức năng.- Giai đoạn 2018 - 2020: Bệnh viện hạng I với quy mô 700 giường bệnh

và có khoảng 40 khoa, phòng chức năng.II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 20201. Phạm vi và nhiệm vụ: Tiếp nhận tất cả các bệnh nhân dưới 16 tuổi của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận đến khám và điều trị.2. Phát triển cơ sở vật chất.

+ Xây dựng nhà số và hoàn thiện nhà điều trị nội trú 11 tầng, nhà dinh dưỡng 3 tầng.

+ Bổ sung thêm một số trang thiết bị hiện đại cụ thể gồm (Có danh mục kèm theo)

- Máy chụp CT 128 lát cắt- Máy đo điện cơ, máy đo điện não đồ Holter, - Máy soi dạ dày ống mềm, máy soi đại tràng ống mềm, máy soi phế quản

ống mềm, + Hệ thống trang thiết bị phẫu thuật nội soi

16

3. Phát triển tổ chức bộ máy, nhân lựcTổ chức bộ máy:

+ Phát triển bệnh viện đạt hạng 1 với quy mô 700 giường + Hệ thống các phòng, khoa chuyên sâu đảm bảo hoạt động chuyên

nghiệp: 10 phòng chức năng, 8 khoa cận lâm sàng và 22 khoa lâm sàng.Phòng chức năng: 10

- Kế hoạch tổng hợp;- Tổ chức cán bộ;- Hành chính quản trị;- Tài chính kế toán;- Điều dưỡng;- Chỉ đạo tuyến;- Vật tư, điện tử y tế.- Phòng quản lý chất lượng.- Phòng xã hội

Khoa cận lâm sàng và phụ trợ: 08- Khoa Dược;- Khoa Chống nhiễm khuẩn;- Khoa Xét nghiệm Sinh hoá;- Khoa Xét nghiệm huyết học - truyền máu;- Khoa Xét nghiệm Vi sinh;- Khoa Giải phẫu bệnh;- Khoa Thăm dò chức năng;- Khoa Chẩn đoán hình ảnh.

Khoa lâm sàng: 22- Khoa Khám bệnh;- Khoa Cấp cứu lưu;- Khoa Gây mê phẫu thuật;- Khoa Hồi sức sau mổ;- Khoa Cấp cứu hồi sức;- Khoa Sơ sinh;- Khoa Cấp cứu sơ sinh- Khoa Tiêu hoá;- Khoa Hô hấp;- Khoa Thận, khớp;- Khoa Nội tổng hợp- Khoa Truyền nhiễm;

17

- Khoa Thần kinh;- Khoa Nội dị ứng- Khoa Đông Y và Phục hồi chức năng;- Khoa Mắt;- Khoa Tai mũi họng;- Khoa Răng hàm mặt;- Khoa Ngoại tổng hợp;- Khoa Chấn thương chỉnh hình;- Khoa Bỏng, tạo hình;- Khoa Tim mạch lồng ngực;

Nhân lực:+ Tổng số cán bộ, viên chức, lao động: 900, trong đó:- Bác sĩ: 160 (40 Tiến sĩ, CKII; 120 Thạc sĩ, CKI, bác sĩ chuyên khoa)- DSCKI: 8- DSCKII: 02- Điều dưỡng: 510(trong đó có 400 có trình độ cao đẳng, đại học)- DSTH: 40- Đại học khác: 120- Thành phần khác: 60

4. Phát triển kỹ thuật.+ Kỹ thuật nội khoa

- Quản lý hen tại cộng đồng- Thành lập câu lạc bộ hen nhi khoa nghành- Nội soi điều trị cấp cứu bệnh giãn vỡ tĩnh mạch thực quản- Tư vấn tiêm chủng, hen, dinh dưỡng- Thở NO- Sử dụng ECMO

+ Kỹ thuật ngoại khoa- Ghép tế bào gốc điều trị bệnh thalassemia- Ghép tuỷ điều trị bệnh leukemia- Phẫu thuật đảo gốc động mạch- Ghép xương ổ răng, nắn chỉnh nha- Mổ tạo hình vành tai (dị tật tai)- Phẫu thuật ghép thận, ghép gan- Theo dõi độ mê qua Entropy- Phẫu thuật thần kinh cho trẻ u não, động kinh kháng thuốc- Đặt dù bít thông liên thất, đặt stent ống động mạch

18

- Phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh- Mổ glocom bẩm sinh

+ Kỹ thuật xét nghiệm- Các kỹ thuật xét nghiệm nấm- Chụp MRI- Kỹ thuật sinh thiết tức thì (cắt lạnh)- Kỹ thuật hóa mô miễn dịch- Di truyền phân tử

III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH- Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt với các tổ chức Children

Action, Smile Train….- Tiếp tục đề xuất với Sở y tế Thanh Hóa, Bộ Y tế để có cơ chế chính sách

trong việc đầu tư trang thiết bị, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng.- Thực hiện việc xã hội hóa để huy động các nguồn lực nhằm nâng cao

năng lực khám chữa bệnh.- Xây dựng, đề xuất các chính sách thu hút nhân tài về làm việc phục vụ

cho Bệnh viện- Xây dựng bệnh viện Nhi Thanh Hoá trở thành trung tâm khám chữa

bệnh, đào tạo cán bộ y tế có chất lượng cao của khu vực và của cả nước với quy mô bệnh viện đa khoa nhi 700 giường bệnh và bệnh viện hạng I;

PHẦN THỨ III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đào tạo nguồn nhân lực+ Đào tạo nâng cao tay nghề cho 100% số bác sĩ mới theo định hướng

chuyên khoa;+ Đào tạo nâng cao tay nghề cho 100% điều dưỡng, trong đó có 20% gửi

đi đào tạo tại các bệnh viện tuyến trên, 80% đào tạo tại chỗ;+ Đào tạo trên đại học: đến năm 2020: 60 % bác sĩ có trình độ thạc sỹ,

CKI trở lên, trong đó có trên 25% Tiến sĩ hoặc CKII;+ Đào tạo đại học: đảm bảo có 30 % điều dưỡng có trình độ đại học;+ Đào tạo cho các chủng loại cán bộ khác: 30% số cán bộ khác được đào

tạo lại (bao gồm cả nâng cao nghiệp vụ, đại học và trên đại học);+ Đào tạo ngoại ngữ: 100% số bác sĩ có thể giao tiếp, đọc và dịch tài liệu

bằng tiếng nước ngoài, trong đó có 50% đủ khả năng viết bài, báo cáo khoa học, trình bày báo cáo bằng tiếng nước ngoài; 50% điều dưỡng có trình độ ngoại ngữ C.

19

2. Xây dựng cơ chế quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn hiện đại+ Hoàn thành việc xây dựng quy trình công tác ở tất cả các khâu trong

bệnh viện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế;+ Thực hiện rộng rãi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng

đơn vị;+ Xây dựng chính sách sử dụng con người để thu nhận và sử dụng người

tài: tạo môi trường làm việc tự do sáng tạo, có văn hoá, đảm bảo thu nhập tăng thêm bằng từ 1,5 lương trở lên;

+ Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tiến tới bệnh án điện tử;+ Triệt để cải cách hành chính;+ Chống tham nhũng, lãng phí;+ Thực hành y đức.

3. Quan hệ quốc tế, nghiên cứu khoa học và liên kết với các bệnh viện tuyến trên (kể cả các bệnh viện nước ngoài)

+ Mở rộng quan hệ quốc tế với tất cả các đối tác, tập trung cho những lĩnh vực xác định trọng tâm của bệnh viện: Sơ sinh, Ngoại khoa, tim mạch lồng ngực, Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng, Xét nghiệm, Ung thư, Hồi sức cấp cứu và kỹ năng quản lý.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tập trung cho các đề tài ứng dụng trong điều trị tại bệnh viện; Phấn đấu mỗi năm có 1 đề tài cấp tỉnh và cấp bộ;

+ Liên kết, hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện Nhi TW, các bệnh viện chuyên khoa tuyến TW (đặc biệt là lĩnh vực tim mạch) và các bệnh viện nước ngoài ở khu vực châu Á và thế giới (Hàn quốc, Mỹ).4. Tăng cường công tác truyền thông:

+Phối hợp với các tổ chức xã hội hỗ trợ giúp đỡ người bệnh; Tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh của bệnh viện qua các phương tiện truyền thông.

+ Đẩy mạnh công tác khám sàng lọc tại các xã đặc biệt là vùng xa, vùng sâu, hải đảo.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để giúp cải thiện đời sống tinh thần của nhân viên y tế và người bệnh; tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, chương trình gây quỹ của bệnh viện.5. Tài chính.5.1. Kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: 199.694.000.000đ

- Kinh phí xây dựng nhà nội trú 11 tầng 11.862m2 x 14.500.000đ = 171.999.000.000 đ;- Kinh phí xây dựng nhà dinh dưỡng

20

1.910m2 x 14.500.000đ = 27.695.000.000đ5.2. Các trang thiết bị (Theo phụ lục):

- Các trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị: 184.000.0000.000đ5.3. Kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực: 1.500.000.000đồng, trong đó:

+ Đào tạo trong nước: 10 x 6 tháng x 3.000.000đ x 5 năm = 900.000.000đ+ Kinh phí đào tạo tại chỗ: 100.000.000 đ x 5 năm = 500.000.000 đ+ Tài liệu phục vụ học tập (đầu tư cho thư viện): 500.000đ

5.4. Kinh phí cho cải cách công tác quản lý, ứng dụng công nghệ trong quản lý bệnh viện, quan hệ quốc tế và nghiên cứu khoa học.

5 năm x 1.000.000.000 đồng = 5.000.000.000 đ5.5. Kinh phí dự phòng: 25.000.000.000đ=> Tổng kinh phí: 415.194.000.000đ

Nguồn kinh phí: - Từ ngân sách nhà nước: 350.000.000.000đ- Từ quỹ phát triển và kinh phí hoạt động của bệnh viện: 25.000.000.000đ- Từ viện trợ: 25.000.000.000đ- Từ nguồn xã hội hoá:15.194.000.000đ

PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN1. Bệnh viện Nhi Thanh Hoá: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án do Giám đốc Bệnh viện và 03 phó ban là Phó Giám đốc Bệnh viện, các uỷ viên là lãnh đạo các phòng ban và một tổ thư ký giúp việc.

21

2. Ngành Y tế: Thành lập 01 Ban quản lý đề án do Giám đốc Sở làm Trưởng ban; 02 phó ban là 02 đồng chí phó giám đốc và uỷ viên là lãnh đạo các phòng chuyên môn Sở Y tế, 3. Tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ:Bệnh viện Nhi Thanh Hoá: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp của Đề án. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Sở Y tế kết quả tổ chức triển khai thực hiện Đề án để kịp thời chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn về nguồn vốn đầu tư và tiến độ của Đề án.Sở Y tế Thanh Hoá: Xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kinh phí chi cho các hoạt động của Đề án. Tạo các văn bản và hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc phát triển Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Hỗ trợ nguồn vốn của Đề án theo luật Ngân sách.Sở Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí nguồn kinh phí đáp ứng thực hiện đề án, theo dõi tiến độ.Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn vốn kinh phí cho các hoạt động của đề án trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.Các Sở Ban ngành khác: Có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Sở Y tế trong việc xây dựng đề xuất với tỉnh Thanh Hóa trong việc triển khai đề án.

PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về mặt xã hội+ Đối với ngành y tế tỉnh.

Xây dựng được một trung tâm y tế lớn trong khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và ngành y tế nói chung đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em ở tất cả các tuyến đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đồng thời hỗ trợ tích cực về mặt chuyên môn cho khu vực.+ Đối với kinh tế xã hội chung của tỉnh.

- Nhân dân trong tỉnh, nhất là trẻ em được hưởng các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật cao, hạn chế chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí của từng cá nhân, từng gia đình, tạo điều kiện đóng góp lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh do tiết kiệm được lao động là cha, mẹ các cháu bệnh nhi do rút ngắn thời gian điều trị và thời gian đi lại.+ Đối với Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

22

- Bệnh viện thu hút và đào tạo được đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu có tri thức và kỹ năng sử dụng các kỹ thuật cao về y khoa là điều kiện thuận lợi để bệnh viện thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh và trở thành trung tâm y tế chất lượng cao của khu vực;

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tác phong làm việc để bệnh viện trở thành một cơ sở chuyên khoa nhi ở nhiều cấp độ không chỉ cho tỉnh mà cho cả khu vực;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viện trong việc liên kết với các đối tác nước ngoài trong việc đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh.

+ Xây dựng được một bệnh viện Nhi Thanh Hóa hoàn chỉnh, hiện đại và thân thiện ở tỉnh Thanh Hóa

+ Tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ viên chức bệnh viện ngày càng tiếp cận với các kỹ thuật y học chuyên sâu, mang tính chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề, đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Tạo môi trường tốt để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo, liên tục, chỉ đạo tuyến đối với cán bộ viên chức bệnh viện

+ Nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với cán bộ quản lý bệnh viện2. Hiệu quả về mặt kinh tế

Đề án được triển khai góp phần vào nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần quan trọng cho lộ trình phát triển trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa.3. Tính bền vững của đề án

- Xây dựng được Bệnh viện Nhi Thanh Hóa có đủ cơ sở vật chất và nguồn lực đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của hơn 1,4 triệu trẻ em tỉnh Thanh Hoá

- Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em ngày càng được thực hiện tốt hơn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo./.

PHẦN V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

+ Lãnh đạo tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo về mọi mặt để kịp thời chấn chỉnh và định hướng cho các hoạt động của bệnh viện;

+ Nhanh chóng xem xét và giải quyết các đề xuất của đơn vị khi phát sinh một vấn đề mới mà chưa được quy định trong các văn bản quản lý nhà nước như ứng dụng các kỹ thuật mới trong điều trị./.

23

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Sở Y tế (phê duyệt);- UBND tỉnh (b/c).- Lưu KH, VT. Dương Văn Hùng

Phụ lục

DỰ KIẾN TRANG THIẾT BỊ Y TẾ ĐẦU TƯ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

24

TT Tên vật tư thiết bị y tếĐơn

vị tính

Số lượng

Giá dự

kiến (VNĐ)

Thành tiền

(VNĐ)

1 Máy chụp CT 128 lát cắt Cái 1 30 tỷ 30 tỷ

2 Máy chụp cộng hưởng từ Cái 1 25 tỷ 25 tỷ

3 Máy đo điện cơ Cái 1 1 tỷ 1 tỷ

4 Máy đo điện não đồ Holter Cái 1 500 triệu 500 triệu

5 Máy soi dạ dày ống mềm Cái 1 2 tỷ 2 tỷ

6 Máy soi đại tràng ống mềm HT 1 2 tỷ 2 tỷ

7 Máy soi phế quản ống mềm HT 1 1.5 tỷ 1.5 tỷ

8 Máy XQ kỹ thuật số Cái 1 4.5 tỷ 4.5 tỷ

9 Máy điện tâm đồ Cái 4 50 triệu 200 triệu

10 Máy điện não đồ Cái 1 500 triệu 500 triệu

11 Hệ thống phẫu thuật nội soi HT 2 1.7 tỷ 3.4 tỷ

12 Bộ dụng cụ phẫu thuật phẫu thuật tim mach Bộ 1 500

triệu 500 triệu

13 Bộ dụng cụ phẫu thuật phẫu thuật chấn thương Bộ 1 500

triệu 500 triệu

14 Bộ dụng cụ phẫu thuật vi phẫu Bộ 1 500 triệu 500 triệu

15 Bộ dụng cụ phẫu thuật phẫu thuật ngoại chung Bộ 1 500

triệu 500 triệu

16 Bộ dụng cụ phẫu thuật phẫu thuật Tai Mũi Họng Bộ 1 500

triệu 500 triệu

17 Bộ dụng cụ phẫu thuật phẫu thuật Răng Hàm Mặt Bộ 1 500

triệu 500 triệu

18 Bộ dụng cụ phẫu thuật phẫu thuật Mắt Bộ 1 500 triệu 500 triệu

19 Kính hiển vi phẫu thuật Cái 1 3.5 tỷ 3.5 tỷ

20 Đèn mổ công nghệ LED Cái 5 1,5 tỷ 7.5 tỷ

21 Máy gây mê Cái 5 1,2 tỷ 6 tỷ

22 Bơm tiêm điện Cái 100 25 triệu 2.5 tỷ

23 Máy truyền dịch Cái 50 30 triệu 1.5 tỷ

25

24 Máy hấp ướt 2 cửa Cái 2 200 triệu 400 triệu

25 Máy hấp nhiệt Cái 4 100 triệu 400 triệu

26 Máy rửa dụng cụ Cái 2 300 triệu 600 triệu

27 Máy giặt Cái 2 300 triệu 600 triệu

28 Máy sấy Cái 2 300 triệu 600 triệu

29 Monitor 7 thông số Cái 50 350 triệu 17.5 tỷ

30 Giường sưởi ấm Cái 10 300 triệu 3 tỷ

31 Cover Cái 4 500 triệu 2 tỷ

32 Máy thở Cái 20 630 triệu 12.6 tỷ

33 Máy thở cao tần Cái 5 1,6 tỷ 8 tỷ

34 Máy trợ thở CPAP Cái 10 100 triệu 1 tỷ

35 Bàn mổ sơ sinh Cái 1 800 triệu 800 triệu

36 Máy tiệt trùng bề mặt Cái 2 350 triệu 700 triệu

37 Máy thở NO Cái 1 2.5 tỷ 2.5 tỷ

38 Kính hiển vi kỹ thuật số Cái 2 200 triệu 400 triệu

39 Kính hiển vi Cái 10 50 triệu 500 triệu

40 Hệ thống xét nghiệm di truyền phân tử (bổ sung hoàn thiện thêm ) HT 1 10 tỷ 10 tỷ

41 Máy siêu âm Cái 3 02 tỷ 06 tỷ

42 Máy điện tim Cái 3 100 triệu 300 triệu

43 Hệ thống khí trung tâm (bổ sung) HT 1 05 tỷ 05 tỷ

44 Hệ thống PCR (bổ sung hoàn thiện thêm) HT 1 10 tỷ 10 tỷ

45 Bộ dụng cụ phẫu thuật võng mạc trẻ đẻ non Bộ 1 500

triệu 500 triệu

46 Kính sinh hiển vi phẫu thuật mắt Bộ 1 01 tỷ 01 tỷ

47 Bộ phẫu thuật nội soi tiết niệu nhi khoa Bộ 1 02 tỷ 02 tỷ

48 Máy bào da Cái 2 500 01 tỷ26

triệu

Tổng cổng: 184.000.0000.000đ

BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA

27