9
Sấm K ý {Tận Thế và Hội Long Hoa} Mẹ đấy con! chén kia khi bể, Dù khéo tay không thể gắn liền. (trích quyển Rằm Tháng Mười câu 1989-1990, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ngày 15-12- 1958) Bồ Tát Thanh Sĩ cảnh báo lãnh tụ cường quốc hãy tự kềm chế, đừng tiến tới quá nhanh, quá tham lam tranh giành quyền lực lợi danh sẽ lãnh đại họa, giục tốc bất đạt. Khi sự cố bể chén đã xảy ra rồi, dù có muốn quay trở lại cũng đã muộn màng, quá trễ: Dù khéo tay không thể gắn liền! Công việc viết sấm ký đòi hỏi Bồ Tát phải dùng đến một hình thái nghệ thuật rất cao siêu. Vì thiên cơ bất khả lộ. Bồ Tát muốn viết thiên cơ báo động trước những sự kiện xảy ra có khi hàng nhiều thế kỷ, phải có cách theo đúng luật Thiên Đình {thiên cơ bất khả lộ}, tức là phải có nghệ thuật tinh vi phi thường: Nói Mẹo, tức là nói quanh co vòng vo bóng gió hư hư thực thực tưởng chừng như quá tầm thường vô nghĩa, kẻ ngu nghe sấm ký như đờn khảy tai trâu ngơ ngác rồi cho rằng Tiên Phật nói chuyện khùng điên, và mãi đến khi nào sự kiện xảy ra rồi thì người trí mới hiểu nổi; còn chừng nào sự kiện tiên tri chưa xảy ra, dù người có trí cao cỡ nào cũng không thể hiểu nổi. Ông Ba Nguyễn văn Thới viết Sấm Kim Cổ Kỳ Quan, có lời dặn: Thánh nhân lời nói thiệt thà, Lý xa muôn dặm, nghĩa gần đây. (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 233:77, ông Ba Thới viết năm 1915) Trong sấm ký phái Đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương, chư vị Tiền Bối dùng một hình thái nghệ thuật rất đặc biệt mượn phương tiện rất tầm thường ở nơi nấu ăn chốn nhà bếp như: bể chén, bể nồi, bể om, để lồng vào cái lý thiên cơ sâu kín huyền diệu vô cùng. Gia đình Việt Nam thời xưa thường có những phương tiện nấu nướng ẩm thực như cái nồi hay cái om để nấu cơm, cái chén để đựng cơm trong bữa ăn, cái bình trà, hoặc bình rượu cho các ông thưởng thức hương vị tuyệt hảo danh trà mỹ tửu, hay là cái bình vôi cho các ăn trầu nhai bỏm bẻm kể chuyện cổ tích trầu cau cho con cháu nghe. Ngày trước tất cả những đồ dùng trong gia đình như cái nồi, cái om, cái chén, cái bình vv…đều làm bằng đất nung. Nếu va chạm mạnh hay lỡ tay làm rớt xuống đất thì chắc chắn những món đồ bằng đất nung ấy sẽ phải bể nát từng mảnh. Trong Sấm Truyền khi xưa Đức Phật Thầy viết bể chén; nay Đức Cậu Bần Sĩ nói bể nồi. Thiên cơ bất khả lộ, nhưng vì lòng đại từ đại bi, muốn tiết lộ biến cố quan trọng để chúng sanh có đủ thời gian tu nhân tích đức ngõ hầu vượt qua cuộc biến thiên tận thế Hội Long Hoa long trời lở đất, nên chư vị Bồ Tát buộc phải nói thiên cơ. Nhưng khổ nỗi không được nói thẳng, mà phải dụng cách nói mẹo, nói bóng gió quanh co, nói cái này để ám chỉ cái kia, dương đông kích tây, lời truyền sấm như là bài toán đố mẹo, mượn cái sự để ẩn cái lý sâu kín bên trong. Nếu ai là người trí tu hành thành tâm suy gẫm thấu đáo sẽ tìm ra đáp số khi sự kiện xảy ra. Năm 1939, Huỳnh Giáo Chủ viết quyển Giác Mê Tâm Kệ, đã khuyên bổn đạo rằng: Lời truyền sấm như bài toán đố, Toán đố mẹo Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ. GÁNH HÁT BÌNH DƯƠNG. …Không lo âu yếm tu tịnh cho rồi, Nứt nắp bể nồi chè xôi trôi hết. * Từ đây tới tết kẻ lết người bò, Đói khổ xuôi cò chuyện trò ai nữa. Giờ mau tắm rửa đóng cửa từ bi, Cậu nói vân vi dị kỳ quá sá. Miền Nam quý giá cao cả biết bao, Bá tánh đồng bào rủ nhau cho lẹ. Đừng nên ganh hẹ sau sẽ nguy nàn,

Sấm K ý {T n Th và Hội Long Hoa} · muốn quay trở lại cũng đã muộn màng, quá trễ: Dù khéo tay không thể g

  • Upload
    vophuc

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sấm K ý {Tận Thế và Hội Long Hoa}

Mẹ đấy con! chén kia khi bể, Dù khéo tay không thể gắn liền.

(trích quyển Rằm Tháng Mười câu 1989-1990, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ngày 15-12- 1958)

Bồ Tát Thanh Sĩ cảnh báo lãnh tụ cường quốc hãy tự kềm chế, đừng tiến tới quá nhanh, quá tham lam tranh giành quyền lực lợi danh sẽ lãnh đại họa, giục tốc bất đạt. Khi sự cố bể chén đã xảy ra rồi, dù có

muốn quay trở lại cũng đã muộn màng, quá trễ: Dù khéo tay không thể gắn liền!

Công việc viết sấm ký đòi hỏi Bồ Tát phải dùng đến một hình thái nghệ thuật rất cao siêu. Vì thiên cơ bất khả lộ. Bồ Tát muốn viết thiên cơ báo động trước những sự kiện xảy ra có khi hàng nhiều thế kỷ, phải có cách theo đúng luật Thiên Đình {thiên cơ bất khả lộ}, tức là phải có nghệ thuật tinh vi phi thường: Nói Mẹo, tức là nói quanh co vòng vo bóng gió hư hư thực thực tưởng chừng như quá tầm thường vô nghĩa, kẻ ngu nghe sấm ký như đờn khảy tai trâu ngơ ngác rồi cho rằng Tiên Phật nói chuyện khùng điên, và mãi đến khi nào sự kiện xảy ra rồi thì người trí mới hiểu nổi; còn chừng nào sự kiện tiên tri chưa xảy ra, dù người có trí cao cỡ nào cũng không thể hiểu nổi. Ông Ba Nguyễn văn Thới viết Sấm Kim Cổ Kỳ Quan, có lời dặn:

Thánh nhân lời nói thiệt thà, Lý xa muôn dặm, nghĩa mà gần đây. (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 233:77, ông Ba Thới viết năm 1915)

Trong sấm ký phái Đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương, chư vị Tiền Bối dùng một hình thái nghệ thuật rất đặc biệt là mượn phương tiện rất tầm thường ở nơi nấu ăn chốn nhà bếp như: bể chén, bể nồi, bể om, để lồng vào cái lý thiên cơ sâu kín huyền diệu vô cùng. Gia đình Việt Nam thời xưa thường có những phương tiện nấu nướng ẩm thực như là cái nồi hay cái om để nấu cơm, cái chén để đựng cơm trong bữa ăn, cái bình trà, hoặc bình rượu cho các ông thưởng thức hương vị tuyệt hảo danh trà mỹ tửu, hay là cái bình vôi cho các bà ăn trầu nhai bỏm bẻm kể chuyện cổ tích trầu cau cho con cháu nghe. Ngày trước tất cả những đồ dùng trong gia đình như cái nồi, cái om, cái chén, cái bình vv…đều làm bằng đất nung. Nếu va chạm mạnh hay lỡ tay làm rớt xuống đất thì chắc chắn những món đồ bằng đất nung ấy sẽ phải bể nát từng mảnh. Trong Sấm Truyền khi xưa Đức Phật Thầy viết bể chén; nay Đức Cậu Bần Sĩ nói bể nồi. Thiên cơ bất khả lộ, nhưng vì lòng đại từ đại bi, muốn tiết lộ biến cố quan trọng để chúng sanh có đủ thời gian tu nhân tích đức ngõ hầu vượt qua cuộc biến thiên tận thế Hội Long Hoa long trời lở đất, nên chư vị Bồ Tát buộc phải nói thiên cơ. Nhưng khổ nỗi không được nói thẳng, mà phải dụng cách nói mẹo, nói bóng gió quanh co, nói cái này để ám chỉ cái kia, dương đông kích tây, lời truyền sấm như là bài toán đố mẹo, mượn cái sự để ẩn cái lý sâu kín bên trong. Nếu ai là người trí tu hành thành tâm suy gẫm thấu đáo sẽ tìm ra đáp số khi sự kiện xảy ra. Năm 1939, Huỳnh Giáo Chủ viết quyển Giác Mê Tâm Kệ, đã khuyên bổn đạo rằng:

Lời truyền sấm như bài toán đố, Toán đố mẹo Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ. GÁNH HÁT BÌNH DƯƠNG.

…Không lo âu yếm tu tịnh cho rồi,

Nứt nắp bể nồi chè xôi trôi hết. * Từ đây tới tết kẻ lết người bò, Đói khổ xuôi cò chuyện trò ai nữa. Giờ mau tắm rửa đóng cửa từ bi, Cậu nói vân vi dị kỳ quá sá. Miền Nam quý giá cao cả biết bao, Bá tánh đồng bào rủ nhau cho lẹ. Đừng nên ganh hẹ sau sẽ nguy nàn,

Ức triệu bạc vàng cũng trôi ra biển. Về nhà cầu nguyện Phật hiện cứu đời, Sau đẹp tuyệt vời xa xa trông thấy. Ai xài bạc giấy sau mất sạch trơn, Bảy núi Thất Sơn nghe đờn lừng lẫy. Trò đâu có thấy mây bạc chín từng, Đừng có vui mừng nửa lừng lửa cháy. Kêu trong đạo phái ráng hãy tường tri, Ráng sống mau đi đặng mình coi hát. Bình Dương ngào ngạt gánh hát đủ màu Đen trắng cùng nhau đủ đào đủ kép.* Ráng về mà khép coi hát nghe hôn, Ráng hãy bôn chôn dựng cồn dựng bãi. Coi đi trai gái Gánh Hát Bình Dương, Cậu đã phô trương đủ tài đủ phép… (băng Lộ Huyền Cơ 7, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết thập niên 80, kết tập sách Hòa Đồng Tôn Giáo tr. 117-118, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm Tân Tị 2001)

Lời bình: Câu sấm: Nứt nắp bể nồi chè xôi trôi hết. Thiên cơ bất khả lộ, Bồ Tát nói thiên cơ không được nói thẳng, phải nói quanh co bóng gió, nói mẹo, dương đông kích tây, nói cái này để ám chỉ cái kia. Cụm từ bể nồi ám chỉ bể cái gì? Cụm từ bể nồi phải chăng là thuật ngữ thiên cơ của Đức Cậu Bần Sĩ thuyết nhằm ám chỉ tên lãnh tụ cường quốc gây trận giặc Biển Đông bị tử vong trong Đệ Tam Thế Chiến? Khi người đứng đầu cường quốc chết {bể nồi}, đất nước tan hoang, chức tước quyền hành tài sản của cải cũng mất luôn {chè xôi trôi hết}. Những cụm từ: Gánh hát đủ màu, Đen trắng, đủ đào đủ kép, Gánh Hát Bình Dương, ám chỉ trận giặc Biển Đông Thái Bình Dương có nhiều cường quốc tham chiến. Câu sấm: Ráng hãy bôn chôn dựng cồn dựng bãi, ám chỉ cường quốc lấn ranh lãnh hải gấp rút xây dựng cồn đảo nhân tạo làm sân bay bến tàu quân sự trên Biển Đông, âm mưu khống chế cả Biển Đông, gây ra trận chiến núi xương sông máu chết chóc hãi hùng! Nói thiệt không phải nói chơi, NGỌ MÙI THÂN DẬU lập Đời đó dân. Lập rồi cái hội Tân Dân, Lập rồi cái đại Phong Thần kỳ ba. Bây giờ TA mới nói ra, Sắp đây mở Hội Long Hoa bớ người. Lọc ai phước đức cao dư, Đặng mà lập lại con người Thượng Nguơn Nói ra có kẻ buồn hờn, TA đâu có sợ keo sơn được rồi. Nói đi nói đứng nói ngồi,

Nói rằng nứt nắp bể nồi rã hai. Nói rằng cuồng loạn hăng say, Từ đây cháy hết được quay chỗ nào. Bên Tây rồi lại bên Tàu, Bên Anh bên Nhựt cũng nhào tiêu diêu. Không mai ắt cũng đến chiều, Mỹ Nga cũng vậy Mỹ miều cũng san! (trích băng Mùa Hè Năm Dê, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết, kết tập sách Thiền Tịnh Bửu Sơn tr. 105, Hội Cư Sĩ Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002)

Lời bình: Câu sấm: Nói rằng nứt nắp bể nồi rã hai, cụm từ bể nồi ám chỉ lãnh tụ cường quốc gây trận giặc Biển Đông sẽ chết; cụm từ rã hai, ám chỉ sau khi vị lãnh tụ cường quốc gây chiến Biển Đông chết, thì hai ông trùm Mỹ Nga giành giựt đánh bằng vũ khí nguyên tử, biển bắc bán cầu nhiễm phóng xạ nguyên tử. Câu sấm: Mỹ Nga cũng vậy Mỹ miều cũng san. Chữ san nghĩa là san bằng tiêu tan, vì kể từ năm Gà Đinh Dậu 2017, các cường quốc đấu chiến hỏa tiễn nguyên tử bay rợp trời đông tây, chết chóc khủng khiếp. Khi thấy có sự cố bể nồi hay bể chén, bá tánh biết đó là điềm tận thế đến. Hãy tu gấp!

Tân Bình Ngô Đại Cáo. (Đức Cậu Bần Sĩ thuyết thập niên 80)

Trong đêm Cậu giảng trút cạn đôi lời, Chúc hết mọi nơi vẹn bề thanh tịnh. Từ đây đừng dính bụi bám chi nhiều, Đất nước hoang liêu buổi chiều sương tuyết Đời đà quá kiệt dân biết không dân, Nói xa nói gần nói tần nói tảo. Nói cho người đạo trí thức được nghe, Xuân hết tới Hè ra tre mà ở. Về đi trả nợ ráng nhớ đừng buồn, Bần Sĩ điên cuồng đêm nay mới nói. Bạc mo bạc gói ỉa ói hết trơn, Ráng giữ đừng sờn keo sơn chặt chẽ. Tâm lòng mát mẻ vui vẻ mới tồn, Bao sự dập dồn từ đây sắp tới. Hoàn cầu thế giới bốn biển năm châu, Nó cũng đau sầu từ đây sẽ thấy. Sa vào cạm bẫy lại với chông gai, Thanh tịnh ra bài lô tô Cậu gởi. Cậu chờ Cậu đợi biết mấy đông xông, Chúc hết chị ông Mây Rồng Phật mở. Nếu ai thiếu nợ ráng trả cho rồi,

Nứt nắp bể nồi chạy dài hết ráo. * Cậu về Cậu cáo với lịnh Ngọc Hoàng, Mau xuống hạ san phạt đàn ma quỷ. Để chi thế kỷ báo quá hiền lương, Dày dạn gió sương trăm đường chi xiết. Từ đây ráo riết tát cạn biển khơi, Cậu nói mà chơi không lời không vốn. Không thua không tốn nguy khốn cận kề Nói chút Cậu về Cậu đâu có ở. Lấy ai nâng đỡ dạy dỗ cho trò, Tu hành không lo bòn tro đãi trấu. Từ đây nguyện thấu ở lịnh Thiên Vương Thấy khổ nhiều đường đau thương gấp mấy. Sang năm rồi thấy anh chị em ơi, Cậu chẳng nói chơi đôi lời nói thiệt. Nói ra đời kiệt rồi với đời tàn, Nói xóm nói làng nói sa nói ngã. Nợ kia phải trả đạm chớ có vay, Đêm vắn ngày dài từ đây rốt ráo. Ai người có đạo Phật chở Trời che, Cậu thấy sợ e đồng bào chết đói. Ba mo bảy gói Cậu thấy cũng tàn, Đổi xóm đổi làng đổi quan đổi chức. Đổi ơi cho khuất đừng có mà còn, Đổi núi đổi non bà con đổi hết. Chắc rằng phải chết cho hết Hạ Nguơn, Tu tịnh đừng sờn keo sơn ráng giữ. Bền lòng hai chữ thi cử đắc thân, Nói xa nói gần nói Tần mới đến. Gởi cùng cảm mến anh chị đông xông,

* Câu sấm quan trọng: Nứt nắp

bể nồi chạy dài hết ráo,

thiên cơ bất khả lộ, Bồ Tát phải

nói mẹo bóng gió, nói cái này ám

chỉ cái kia, dương đông kích tây;

cụm từ bể nồi ám chỉ cái chết

của người lãnh tụ cường quốc

gây chiến Biển Đông. Khi thấy

xảy ra sự cố bể nồi, bá gia biết

rằng ngày tận thế đến. Nghĩa là

cuộc chiến đưa đến kết quả

thảm khốc tất cả đều thua:

…chạy dài hết ráo.

Ráng nhớ mà trông một lòng mới được. Thuyền trời nước ngược đạo sĩ ráng bơi, Chẳng được lả lơi kêu Trời giậm đất. Từ đây sắp mất của cải vàng muôn, Mắt lệ sắp tuôn ngồi buồn thê thảm. Cậu đâu có dám bụi bám làm sao, Tiếng nói Cậu rao đồng bào xa lạ. Ráng tu đừng ngả trôi chả mất rồi, Đổi núi đổi đồi giang sơn biển hải. Nghe rồi đừng cãi van vái mau lên, Gặp Phật dựng nền gặp Vua gặp Chúa. Từ đây tài của sự sản cũng tan, Hết MỸ tới Nga hết Tàu tới Thổ. * Nó tìm đủ chỗ nó đến Việt Nam, Nó luận nó đàm nó đua nó lấn. Nếu ta tinh tấn chẳng sợ đâu đâu, Có Phật ngôi lầu chứng minh tất cả. Từ đây phải rã phải trả đất đai, Hãy cố mà hay ra bài chặt chẽ. Chúc cầu mát mẻ cô bác chỗ này, Cậu chẳng phải Thầy ở đây luận giảng. Trút thơ thăm bạn biệt dạng bớ trò, Đói khổ đừng lo giàu to sợ lắm. Từ đây mua sắm Cậu thấy uổng công, Nó bắt cạo lông của đồng cũng giựt. Thấy rồi nồng nực các bực anh tài, Cố gắng một ngày mau mau sắp tới. Người tu vì bởi nghiệp quả oan khiên, Ráng nhớ Cậu điên Cậu buồn Cậu điếc. Cậu cho mà biết đời tiệt hoang vu, Kêu hết người tu từ đây sắp đến. Gởi cùng đạo mến ăn ở phương xa, Nói Cậu về nhà kính thăm đồng đạo. Tay thơ bút thảo Cậu nói lô tô, Nước MỸ sắp vô nước Miên sắp đánh.* Nếu ai có tánh hãy hiểu cực kỳ, Khắc khổ ai bi li bì xiêu ngả. Giành thôi cha chả chẳng biết làm sao, Giựt Chúa giựt trào giựt nào bửu bối. Chắc rằng thắng thối sống mới tường tri, Cậu nói làm chi việc gì của đó. Nhưng mà sáng tỏ đặng biết thiên cơ, Nói ngu nói khờ nói bờ nói bụi. Đánh nhau hè hụi một buổi sẽ thành, Nó giựt nó giành đài châu bửu báu. Nhưng mà xốc xảo người đạo hưởng ân, Nói xa nói gần nói Tần gần bước. Nói thôi cho được mấy lượt đăng san, Giàu khổ cơ hàn đói cơm khát nước. Nghèo ta làm phước sau được ấm no, Trời Phật ban cho có đò qua biển. Đủ tài trình diện Phật hiện lưới trần, Đủ các toàn phần đua chen đấu pháp.

Mưa ngâu gió táp Cậu thấy rõ ràng, Các nước lân bang từ đây sắp tới. Hoàn cầu thế giới Cậu thấy đảo điên, Thấy rõ chẳng yên thấy hiền thấy dữ. Bảo trò thi cử hai chữ từ bi, Đừng nói nữa chi hãy đi tu sửa. Chắc rằng binh lửa thiêu đốt địa cầu, Bốn biển năm châu co đầu hết trọi. Cậu làm tôi mọi tất cả quần sinh, Nấu sử sôi kinh tâm tình cốt nhục. Đêm nay nói chút mai mốt Cậu hồi, Sự đến đây rồi sự tồi sự bại. Ai khôn ở trại ai dại ở nhà, Sự tới kia cà dân đâu có rõ. Người nào kheo mỏ rồi đến múa môi, Chắc lẽ phải trôi bẩn tồi thiêu hủy. Thấy rồi niên kỷ Cậu chỉ cho tường, Đốt phố cháy phường đoạn trường ghê gớm. Đánh làng đánh xóm ghê gớm thiết tha, Giết mẹ giết cha giết anh giết chị. Từ đây chắc bị trả quả lộn nhau, Tu tịnh một màu ôi thôi một sắc. Giờ này Cậu bắc cho được nhịp cầu, Cậu chứng canh thâu từng câu cầu nguyện. Ráng đi thực hiện cứu vớt người lành, Tâm dạ an thanh từ bi sẽ hiểu. Đôi lời Cậu biểu dân chúng tường tri, Nói rồi Cậu đi ở nơi chỗ khác. Tự tha tự giác mới thấy nhiệm mầu, Bốn biển năm châu co đầu hết ráo. Cậu về Cậu cáo với lịnh Phật Vương, Thấy vậy mà thương nhiều đường lắt léo. Có tròn có méo có khéo cũng tan, Có bạc có vàng từ đây cũng mất. Có tài có vật Cậu thấy cũng trôi, Có chức có ngôi từ đây cũng rã. Nói cho cha chả không biết nói gì, Điên dại từ khi từ đây Cậu dặn. Nơi miền lội lặn thăm kính đồng bào, Cậu chẳng sợ hao thân tàn cốt hủy. Ở trong niên kỷ Cậu mới ra bài, Kính thăm quý Ngài chỗ này vĩnh viễn. Ráng cầu Phật hiện độ hết trần gia, Là con số 3. {Con số 3 ám chỉ cái gì ?}

(Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết thập niên 80, kết tập sách Sấm Giảng Đạo Khùng tr. 89-94, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002) .

Bài pháp Lôtô hé lộ thiên cơ trận Thái Bình Dương có nhiều cường quốc

tham chiến, bể nồi, gây ra cảnh chết chóc núi xương sông máu thật hãi hùng!

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An tiên tri trận Thái Bình Dương.

Nay xem cảnh thế thình lình, * Vô thường quỷ dẫn ai binh đặng nào.

Sớm còn tối mất lao đao, Tỉ như trời chớp sáng nào đặng lâu.

* Câu sấm quan trọng: Nứt nắp bể nồi

chạy dài hết ráo, thiên cơ bất khả lộ,

Bồ Tát phải nói mẹo bóng gió, nói cái này

ám chỉ cái kia; cụm từ bể nồi ám chỉ cái

chết của người lãnh tụ cường quốc gây

chiến Biển Đông. Khi thấy xảy ra sự cố

bể nồi, bá gia biết rằng ngày tận thế đến.

Nghĩa là cuộc chiến đưa đến kết quả tất

cả đều thua: …chạy dài hết ráo.

Dặm canh thâu, dặm canh thâu, Thở than than thở lo âu cho đời.

Nghĩ trong cuộc thế vơi vơi, Khổ tăng gia khổ trong đời gian nan.

Kìa kìa quỷ mị khởi loàn, Xà thương Hổ giảo đa đoan hội này.

Phần thời giặc giã phủ vây, Phần thời đói khát thân rày chẳng yên

Lăng xăng nhiều cuộc đảo điên, Sợ trong thế sự như thuyền chạy khơi.

Đã hết lời, đã hết lời, Khuyên răn dạy biểu cho người thiện duyên

Trách lòng nhiều sự chẳng kiêng, Ốm đau cầu giảm, an thuyên chẳng màng

Biến sanh những sự tà gian, Hủy tăng phá giới lòng toan hại người.

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn.

Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày.

Ít ai tỏ biết đặng hay,

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! * Thầy xưa lời dặn hẳn hòi,

Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không. Oan oan tương báo chập chồng,

Tham tài tích đại mình không xét mình. Khiến xui phụ tử tương tranh,

Cha không lành thảo con lành đặng đâu Trung quân, phụ tử làm đầu,

Phản quân, sát phụ, hỡi câu sách nào? Trời xui trăm vật trăm hao,

Để cho đồ khổ, xiết bao nhọc nhằn. Ngọn phù thủy, cuộc đất xây,

Rồng nằm đáy biển sông hằng hứng sương. Bao giờ hưởng thọ Kỳ Hương,

Tuế tăng vạn tuế lưu phương lâu dài.

(Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An, tr. 106-107 lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ Dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Mẹ đấy con! chỉ bao lẽ đó, Con ráng suy cho rõ mà hành; Cuộc thế gian như sợi chỉ mành, Hãy liệu gấp chớ nên chậm trễ.

Mẹ đấy con! chén kia khi bể, * Dù khéo tay không thể gắn liền;* Họa đến rồi niệm Phật sao yên, Lùi hơn sự tiến lên là khổ. Mẹ đấy con! vắng người trên lộ, Trong nhà không kẻ ở đìu hiu; Sợ người như gà nọ sợ diều, Cảnh ấy sẽ còn nhiều chưa hết. Mẹ đấy con! nếu là phải chết, Nên chết cho rạng tiết con người.(Rằm Tháng Mười, câu 1985-1998, Bồ Tát Thanh Sĩ viết năm 1958)

Bồ Tát Thanh Sĩ khuyên lãnh tụ cường quốc gây chiến Biển Đông nên cẩn thận, hãy lùi bước, đừng tham lam vội vàng tiến bước nhanh quá; nếu tiến nhanh quá sẽ lãnh hậu quả tang thương:

Mẹ đấy con! chén kia khi bể, *

Dù khéo tay không thể gắn liền;*

Họa đến rồi niệm Phật sao yên,

Lùi hơn sự tiến lên là khổ. *

Mẹ đấy con! vắng người trên lộ,

Trong nhà không kẻ ở đìu hiu…

Câu sấm: Ví như cầm chén rủi tay bể rồi, hoặc câu: Mẹ đấy con! chén kia khi bể, * ghép chữ bể vào chữ chén, sẽ có cụm từ thiên cơ bể chén. Xưa Đức Phật Thầy và Bồ Tát Thanh Sĩ viết bể chén; và nay Đức Cậu Bần Sĩ thuyết bể nồi, cả hai cụm từ bể chén, bể nồi đều ám chỉ cái chết của lãnh tụ cường quốc gây chiến Biển Đông. Thiên cơ bất khả lộ, Bồ Tát phải dụng chước nói mẹo quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Những thuật ngữ thiên cơ bể chén, bể nồi có tầm thiên cơ quan trọng, nó báo động điềm Tận Thế và Hội Long Hoa. Khi nào thấy có hiện tượng bể chén, bể nồi, bá gia biết đó là ngày Tận Thế đến, hãy lo tu gấp, trì chay, làm lành lánh dữ tạo công đức vơi nghiệp chướng mới qua được cuộc sàng sảy sắp tới. Câu Sấm:

Mẹ đấy con! chén kia khi bể, Dù khéo tay không thể gắn liền.

Bồ Tát Thanh Sĩ cảnh báo các vị lãnh tụ cường quốc hãy tự kềm chế, đừng tiến tới quá nhanh, quá tham lam tranh giành quyền lực lợi danh sẽ lãnh đại họa, giục tốc bất đạt. Khi sự cố bể chén, bể nồi đã xảy ra rồi,

dù có muốn quay trở lại cũng đã muộn màng, quá trễ: Dù khéo tay không thể gắn liền!

Sau cuộc biến thiên long trời lở đất, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, người hiền sống sót lên đời Thượng Nguơn Thánh Đức. Kể từ năm con chuột Canh Tí 2020, năm con trâu Tân Sửu 2021 trở đi, Trời Phật dùng phép huyền linh biến đổi ngũ hành, thời kỳ Canh Tân thời tiết điều hòa, đất thạnh phù sa, cây lành trái ngọt, đời người trường thọ hàng trăm tuổi, hòa bình vĩnh cửu, nhà ngủ khỏi đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai lượm, bồng lai tại trần. Thánh địa Di Lạc Phật Vương tại miền Nam VN.

Chuột nhỏ đào ổ quá sâu, Nằm hang ca hát ai đâu biết gì.

Trâu tôi rất giỏi ai bì, Chờ cho nước cạn bắt thì cày chơi.

Mặc tình đúng buổi nghỉ ngơi, Thượng nguơn ăn tết chiều mơi đã gần.

(Kinh Giảng Xưa của Tứ Thánh)

Sydney, 14-8-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo *** (Facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son)

.