5
Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minh Chương I: Phần mở đầu: 1/Lí do lựa chọn đề tài: Trong trường học PTTH hiện nay năng lực, kĩ năng, hứng thú học văn của học sinh nhìn chung rất yếu, chán học, đặc biệt là phương pháp làm văn, nhất là văn thuyết minh. Đối với học sinh lớp 10, mặc dù đây là thể loại đã được học và thực hành ở THCS nhưng các em vẫn còn rất mơ hồ, thậm chí không biết cách làm một bài văn khi đã lên THPT. Để định hướng kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 10, giúp giáo viên đứng lớp có phương pháp hướng dẫn cụ thể thích hợp, phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh và kĩ năng truyền đạt của giáo viên nên tôi lựa chọn đề tài này. 2/ Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh nắm được mục đích yêu cầu, kĩ năng, phương pháp làm văn thuyết minh hiệu quả. - Giúp giáo viên đứng lớp định hướng rõ ràng, trình bày mạch lạc, ví dụ cụ thể. 3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: học sinh lớp 10, bậc PTTH - Phạm vi nghiên cứu: trường THPT Trần Cao Vân 4/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, khảo sát, đánh giá, so sánh việc dạy và học giữa các lớp trong khối 10. - Nghiên cứu thực trạng học và làm văn thuyết minh của học sinh lớp 10. - Đề xuất các phương pháp giảng dạy thích hợp, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. 5/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát đối tượng: trong các giờ học văn, giờ sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ - Phương pháp điều tra: tình hình học tập môn văn của các lớp khối 10 - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: chọn 3 đối tượng khá, trung bình, yếu kém. - Phương pháp so sánh: tình hình của học tập môn văn giữa các lớp rút ra nhận xét. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:kiểm tra 15’, kiểm tra 1 tiết(đề chung)

Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minh

Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minhChương I:Phần mở đầu:1/Lí do lựa chọn đề tài:Trong trường học PTTH hiện nay năng lực, kĩ năng, hứng thú học văn của học sinh nhìn chung rất yếu, chán học, đặc biệt là phương pháp làm văn, nhất là văn thuyết minh. Đối với học sinh lớp 10, mặc dù đây là thể loại đã được học và thực hành ở THCS nhưng các em vẫn còn rất mơ hồ, thậm chí không biết cách làm một bài văn khi đã lên THPT. Để định hướng kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 10, giúp giáo viên đứng lớp có phương pháp hướng dẫn cụ thể thích hợp, phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh và kĩ năng truyền đạt của giáo viên nên tôi lựa chọn đề tài này.2/ Mục đích nghiên cứu:- Giúp học sinh nắm được mục đích yêu cầu, kĩ năng, phương pháp làm văn thuyết minh hiệu

quả.- Giúp giáo viên đứng lớp định hướng rõ ràng, trình bày mạch lạc, ví dụ cụ thể.

3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:- Đối tượng: học sinh lớp 10, bậc PTTH- Phạm vi nghiên cứu: trường THPT Trần Cao Vân

4/ Nhiệm vụ nghiên cứu:- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, khảo sát, đánh giá, so sánh việc dạy và học giữa các

lớp trong khối 10.- Nghiên cứu thực trạng học và làm văn thuyết minh của học sinh lớp 10.- Đề xuất các phương pháp giảng dạy thích hợp, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.5/ Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp quan sát đối tượng: trong các giờ học văn, giờ sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động

ngoài giờ- Phương pháp điều tra: tình hình học tập môn văn của các lớp khối 10- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: chọn 3 đối tượng khá, trung bình, yếu kém.- Phương pháp so sánh: tình hình của học tập môn văn giữa các lớp rút ra nhận xét.- Phương pháp kiểm tra đánh giá:kiểm tra 15’, kiểm tra 1 tiết(đề chung)

6/ Nội dung đề tài: Phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minhChương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu:Khảo sát tình hình học sinh lớp 10 học môn ngữ văn với phương pháp làm văn thuyết minh kết quả thu được như sau:1/ Kết quả kiểm tra đánh giá:

TT LớpSĩ số

Kiểm tra 15' Kiểm tra 45' Kết quảG K TB Y G K TB Y Trên TB Dưới TB

                                                                                                    2/ Kết quả dự giờ:3/ Kết quả phỏng vấn:Chương III: C ác biện pháp và giải pháp chủ yếu:1/Cơ sở đề xuất các giải pháp:Dựa trên thực tế tình hình học văn của học sinh lớp 10 nhìn chung yếu kém là đa số và kết quả kiểm tra đánh giá khảo sát thực tế các lớp như bảng trên. Tôi đề xuất các giải pháp sau:

Page 2: Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minh

Phân loại đối tượng học sinh khá, trung bình, yếu, kém.Sau đó lại chia ra 2 đối tượng: đối tượng nắm được kiến thức cơ bản và đối tượng mất kiến thức căn bản.Từ đó có biện pháp thích hợp riêng cho từng đối tượng.Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh:Giúp học sinh nắm vững kiến thức về lí thuyết văn bản thuyết minh, phương pháp làm văn thuyết minh, hình thành dàn ý, lập dàn bài, viết thành văn bản.2/ Phương pháp làm văn thuyết minh:2.1/ Khái niệm về văn thuyết minh:Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượngÍt dùng so sánh liên tưởng, đảm bảo khách quan khoa học2.2/ Các phương pháp thuyết minh- Phương pháp nêu định nghĩa: vd: giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng

2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.- Phương pháp liệt kê: vd: cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con

người:thân dừa là máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh…

- Phương pháp nêu ví dụ: vd : Người ta cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( ở Bỉ từ năm 1987 vi phạm lần 1 phạt 40 USD, tái phạm phạt 500 USD)

- Phương pháp dùng số liệu: vd: Hoa chuông cao từ 10-20cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt.

- Phương pháp so sánh: vd: Ở biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần biển Bắc Băng Dương bé nhất.

- Phương pháp phân loại phân tích: vd: Muốn thuyết minh về một thành phố có thể tìm hiểu từng mặt: vị trí địa lí, khí hậu, dân số, lịch sử , văn hóa, con người, sản vật…

2.3/ Các bước làm một bài văn thuyết minh:Bước 1: Chuẩn bịXác định đối tượng thuyết minhSưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viếtLựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợpSử dụng ngôn từ, diễn đạt chính xác rõ ràng, dễ hiểu để làm nổi bật các đặc điểm của đối tượng.Bước 2: Lập dàn ý:

Tùy theo các dạng đề văn thuyết minh thì lập dàn ý như sau:a/ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: trình tự các ý - Vị trí địa lí- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng- Những truyền thống lịch sử văn hóa, phong tục tập quán gắn liền với đối tượng- Cách thưởng ngoạn đối tượng- Sức hấp dẫn, thu hút, niềm tự hào của đối tượng.

b/ Thuyết minh về một đặc sản : trình tự các ý- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản- Đặc điểm riêng của món ăn: dáng vẻ, màu sắc, hương vị- Cách chế biến, cách thưởng thức- Sức thu hút làm nên thương hiệu của đặc sản

c/ Thuyết minh về một danh nhân văn hóa: trình tự các ý

Page 3: Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh lớp 10 làm tốt bài văn thuyết minh

- Hoàn cảnh xã hội, thân thế và sự nghiệp- Đánh giá của xã hội và tầm ảnh hưởng của danh nhân- Bài học

d/Thuyết minh về một tác phẩm văn học- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại- Chủ đề tư tưởng, giá trị nội dung nghệ thuật- Đánh giá khái quát, ý nghĩa giáo dục- Vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc và thế giới.

Bước 3: Viết thành bài vănVí dụ : thuyết minh về bánh chưng ngày tếtBánh chưng là một sản vật xuất hiện từ thời văn minh lúa nước của người Việt lưu truyền cho đến nay và mãi về sau. Bánh chưng luôn hiện diện trong đời sống văn hóa ẩm thực và văn hóa tâm linh người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng vừa có sức sống trường tồn mãnh liệt vừa gần gũi với đời sống thường nhật, là sản vật độc đáo mang giá trị văn hóa ẩm thực và tâm linh truyền thống của người Việt Nam.Phong bánh chưng ngày tết được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên là một mỹ tục được truyền lại từ thời các vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu. Một trong những người con của vua Hùng là Lang Liêu đã dùng lúa nếp thơm để làm nên những chiếc bánh chưng, bánh giầy thay cho các sơn hào hải vị để dâng tiến vua cha. Từ đó mới xuất hiện từ ‘ Ngọc thực’’ , nó là biểu trưng cho lòng thành kính mộc mạc của con cháu đối với ông bà cha mẹ tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ ‘ Ngọc’’ đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc Việt Nam từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn đời sau. Trong những ngày tết Nguyên đán không có gia đình người Việt nào lại thiếu bánh chưng xanh trên bàn thờ tổ tiên. Bánh chưng được chuẩn bị từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc là việc quen thuộc đối với mỗi người nông dân khắp mọi miền tổ quốc. Bánh chưng cũng có thể mua được như những loại hàng hóa khác đối với dân đô thị trong và ngoài nước. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự làm hay được mua về đều có chung một đặc điểm là: đều được làm từ loại nếp thơm ngon với nhân đậu xanh,đậu phụng, thịt mỡ gói bằng lá dong hoặc là chuối nấu chín. Đó là nét đẹp truyền thống lâu đời trong văn hóa tâm linh của người Việt……………Ví dụ thuyết minh về danh nhân văn hóa thế giới: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.