21
1 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KH&CN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 Ths. Phạm Thị Hồng Loan Phó Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai Mục đích của Nghị quyết Trung ương 7 là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Vì vậy, KH&CN có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố mang tính quyết định sự phát triển nông nghiệp nước Nhà. Với quan điểm đó, các hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai đã tập trung thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp, đã thu được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng. Từ năm 2010 đến nay, đã triển khai thực hiện 64 đề tài, dự án (duyệt mới 39 đề tài/dự án và chuyển tiếp là 25). Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là 45 đề tài chiếm 70,3%, còn lại là các lĩnh vực khác. Một số kết quả nổi bật là: Đối với lĩnh vực cây trồng: Cây lương thực: Chọn tạo được 03 giống lúa lai (LC25, LC212, LC270) mang thương hiệu Lào Cai năng suất trung bình đạt 70-80 tấn/ha đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới và được giải Bông lúa vàng năm 2012. Bên cạnh đó hiện nay đang tiếp tục chọn lọc, duy trì sản xuất hạt giống gốc dòng mẹ của các tổ hợp lúa lai 2 dòng kháng bệnh bạc lá. Khảo nghiệm và lựa chọn được 6 giống mới phù hợp điều kiện Lào Cai gồm: 02 giống lúa JAPONICA (ĐS1 và J01) có năng xuất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên của Lào Cai, hiện các giống này đã được nhân rộng trên 500 ha trong năm 2012 ở các huyện vùng thấp như Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát …, năng suất đạt từ 60-65 tạ/ha); 02 giống ngô (LVN61 và LCH9) là các giống có năng suất cao đạt 65-70 tấn/ha cao gấp 1,5 lần so với năng suất bình quân cây ngô toàn tỉnh và khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, cơ cấu giống ngô lai chiếm 94,2%; 2 giống khoai lang (KLC3, VC68-2) có năng suất đạt 20-25 tấn/ha cao gấp trên 2 lần giống địa phương đang trồng. Ngoài ra, bảo tồn, khai thác và phát triển được 03 giống lúa bản địa có giá trị kinh tế cao đó là: Lúa Séng Cù, Khẩu Nậm Xít và Chăm Pét, 3 giống này hiện nay đang được sản xuất theo hướng hàng hóa, trong đó sản phẩm gạo 02 giống lúa Khẩu Nậm xít và Séng cù đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, giá trị gạo thương phẩm tăng gấp 1,5-2 lần so với trước đây. Việc áp dụng quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực khác đến nền sản xuất nông nghiệp của địa phương như: ”Ứng dụng sản xuất lúa theo quy trình thâm canh cải tiến SRI” đã góp phần giảm thiểu chi phí nhân công, phân bón, giống và tăng hiệu quả kinh tế gấp 1,2 lần so với phương pháp canh tác truyền thống... Từ các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần hàng năm đáp ứng được khoảng 60% giống lúa tốt cho nhân dân trong tỉnh, tiến tới sẽ hoàn toàn chủ động việc sản xuất giống lúa lai tại tỉnh mà không phải nhập ngoại.

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – …laocai.gov.vn/Uploads/so 5 nam 2013.pdfSẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KH&CN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2013

Ths. Phạm Thị Hồng Loan

Phó Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai Mục đích của Nghị quyết Trung ương 7 là xây dựng nền nông nghiệp phát

triển toàn diện, hiện đại, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Vì vậy, KH&CN có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố mang tính quyết định sự phát triển nông nghiệp nước Nhà.

Với quan điểm đó, các hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai đã tập trung thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp, đã thu được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng.

Từ năm 2010 đến nay, đã triển khai thực hiện 64 đề tài, dự án (duyệt mới 39 đề tài/dự án và chuyển tiếp là 25). Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là 45 đề tài chiếm 70,3%, còn lại là các lĩnh vực khác. Một số kết quả nổi bật là:

Đối với lĩnh vực cây trồng: Cây lương thực: Chọn tạo được 03 giống lúa lai (LC25, LC212, LC270) mang

thương hiệu Lào Cai năng suất trung bình đạt 70-80 tấn/ha đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới và được giải Bông lúa vàng năm 2012. Bên cạnh đó hiện nay đang tiếp tục chọn lọc, duy trì sản xuất hạt giống gốc dòng mẹ của các tổ hợp lúa lai 2 dòng kháng bệnh bạc lá. Khảo nghiệm và lựa chọn được 6 giống mới phù hợp điều kiện Lào Cai gồm: 02 giống lúa JAPONICA (ĐS1 và J01) có năng xuất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên của Lào Cai, hiện các giống này đã được nhân rộng trên 500 ha trong năm 2012 ở các huyện vùng thấp như Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát …, năng suất đạt từ 60-65 tạ/ha); 02 giống ngô (LVN61 và LCH9) là các giống có năng suất cao đạt 65-70 tấn/ha cao gấp 1,5 lần so với năng suất bình quân cây ngô toàn tỉnh và khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, cơ cấu giống ngô lai chiếm 94,2%; 2 giống khoai lang (KLC3, VC68-2) có năng suất đạt 20-25 tấn/ha cao gấp trên 2 lần giống địa phương đang trồng. Ngoài ra, bảo tồn, khai thác và phát triển được 03 giống lúa bản địa có giá trị kinh tế cao đó là: Lúa Séng Cù, Khẩu Nậm Xít và Chăm Pét, 3 giống này hiện nay đang được sản xuất theo hướng hàng hóa, trong đó sản phẩm gạo 02 giống lúa Khẩu Nậm xít và Séng cù đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, giá trị gạo thương phẩm tăng gấp 1,5-2 lần so với trước đây. Việc áp dụng quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực khác đến nền sản xuất nông nghiệp của địa phương như: ”Ứng dụng sản xuất lúa theo quy trình thâm canh cải tiến SRI” đã góp phần giảm thiểu chi phí nhân công, phân bón, giống và tăng hiệu quả kinh tế gấp 1,2 lần so với phương pháp canh tác truyền thống...

Từ các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần hàng năm đáp ứng được khoảng 60% giống lúa tốt cho nhân dân trong tỉnh, tiến tới sẽ hoàn toàn chủ động việc sản xuất giống lúa lai tại tỉnh mà không phải nhập ngoại.

Cây rau, hoa: Đã khảo nghiệm thành công 2 giống khoai tây (Sinora và Marabel) là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng năng suất đạt từ 19-20 tấn/ha; nghiên cứu thử nghiệm sản xuất rau mầm chất lượng cao và rau an toàn theo Vietgap như Cải xanh, cải bắp, đậu Hà Lan, đã phát triển sản xuất rau hoa công nghệ cao quy mô lớn tập trung ở những địa phương có lợi thế đồng thời khuyển khích phát triển vườn nhà như hoa hồng, hoa ly, hoa lan tại Sa Pa, Bắc Hà.. .

Cây ăn quả: Thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu, khảo nghiệm tập đoàn nho và cây ăn quả với vùng Aquitaine - Cộng hoà Pháp, đã kết luận được 04 giống nho, 01 giống mận, 06 giống đào và 01 giống táo là có triển vọng phát triển ở Lào Cai. Hiện nay 2 giống mới: lê VH6 và đào Maycrest/GF 305–1 đã nhân rộng được 489,6 ha tạo thành vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới chất lượng cao, cung ứng sản phẩm tốt cho thị trường trong và ngoài tỉnh; 02 giống nhãn muộn (PH99M - 1.1, HTM1), 02 giống xoài xanh (L4 và VRQ-XX1) và cam Vinh cũng đang tiến hành trồng thử nghiệm tại Lào Cai để bổ sung cơ cấu cây trồng của tỉnh. . Ngoài ra, cây ăn quả nhiệt đới như chuối, dứa cũng được quan tâm phát triển, đã tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cây chè: KH&CN đã góp phần quan trọng trong phát triển cả về diện tích và chất lượng chè của tỉnh. Tiến hành các nghiên cứu nhằm bảo tồn nguồn gen các giống cây trồng bản địa như giống chè tím tại huyện Mường Khương; triển khai Dự án Xây dựng vùng sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Mường Khương và nay 1000 ha chè tại Mường Khương đã được công nhận sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP.

Cây Lâm nghiệp: Đã tiến hành nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế và ý nghĩa khoa học đó là: Bách tán Đài Loan, Táo mèo và cây keo lai ... và một số nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới trong công tác xác định nguy cơ và phòng cháy rừng như kỹ thuật GIS và xây dựng băng cản lửa.

Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: Chăn nuôi: Tăng cường nghiên cứu chọn lọc, phục tráng và phát triển các

giống gia súc, gia cầm bản địa như lợn đen Mường Khương, Bắc Hà; gà ác Hmong... hàng năm sản xuất hàng nghìn con giống chất lượng tốt cung ứng tại chỗ cho sản xuất, hạn chế việc nhập con giống từ nơi khác đến, an toàn dịch bệnh tăng hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi. Ngoài ra tích cực khảo nghiệm, thử nghiệm nuôi các giống mới như: lợn rừng, gà Hmông, gà Ai Cập, kỳ đà, dúi, nhím, rắn hổ mang. gà Đông Tảo, Gà Zô la, chim Bồ Câu Pháp.... và đặc biệt là đưa ong ngoại vào nuôi khảo nghiệm theo hướng quy mô trang trại phù hợp từ khâu sản xuất đến khâu chế biến tạo sản phẩm an toàn VSTP cho hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng các giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất theo hướng công nghiệp, bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao như phát triển đàn lợn lai tại các huyện vùng thấp, đàn ngựa lai Cabadin, trâu Bảo Yên...

Thủy sản: Đã có nhiều dự án khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân trong tỉnh

ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất, phát triển các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá Hồi, cá tầm, cá chiên, Ba Ba gai, ...Tiến hành khảo nghiệm sinh sản nhân tạo một số giống mới như cá rô đầu vuông, cá trắm đen, cá nheo; khảo nghiệm nuôi thương phẩm cá lăng nha, cá chẽm, cá lăng chấm, cá nheo vàng... bước đầu đánh giá được tính thích nghi và tiềm năng phát triển của chúng tại Lào Cai. Dự án ”nuôi cá thâm canh tổng hợp” đưa năng suất bình quân đạt trên 10 tấn/ha/năm, tăng gấp 2 đến 2,5 lần so với trước đây. Sau sự thành công của mô hình nuôi cá nước lạnh đầu tiên tại Sa Pa, đến nay mô hình đã được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó phát triển mạnh tại Sa Pa với hơn 30 cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm, sản lượng đạt trên 150 tấn mỗi năm. Cả tỉnh có 1.720 ha diện tích mặt nước được người dân đưa vào khai thác nuôi trồng thủy sản. Công tác sản xuất con giống tại chỗ được đặc biệt quan tâm, bước đầu đã đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm của nhân dân.

Mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Từ năm 2010 đến nay triển khai mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, đã hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu tập thể, Sáng chế và Chỉ dẫn địa lý. Số lượng nhãn hiệu và kiểu dáng được cấp tăng lên nhanh chóng, từ 45 nhãn hiệu và kiểu dáng trong giai đoạn trước năm 2010, đến nay đã có 130 nhãn hiệu và 4 kiểu dáng được cấp. Việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ làm tăng giá trị sản phẩm, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, nó là công cụ pháp lý để bảo vệ sản phẩm đó.

Ngoài ra, ứng dụng tiến bộ KH&CN ngành thông tin truyền thông được tăng cường, thời gian qua đã đầu tư phát triển mạnh mẽ mạng thông tin di động phủ sóng đến tận các vùng sâu, vùng xa của tỉnh; Mạng Internet tốc độ cao phát triển ngày càng thông dụng trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, phường thị trấn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và cả trong các hộ gia đình. Dự án ”thư viện điện tử KH&CN Lào Cai” đã hỗ trợ 20 xã với nhiều tiện ích phục vụ khai thác hiệu quả thông tin KH&CN, góp phần nâng cao dân trí và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của các dân tộc vùng cao;

Tóm lại, KH&CN đã thúc đẩy nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 6,57%, đã bổ sung 11cây con, giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của Lào Cai vào cơ cấu giống của tỉnh Bảo tồn, khai thác và phát triển được 05 giống cây con, bản địa có giá trị kinh tế cao góp phần bảo tồn nguồn gen và phát triển kinh tế bền vững từ đó đã góp phần quan trọng để sản lượng lương thực tỉnh năm 2012 đạt 260 nghìn tấn về trước 3 năm so với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Chăn nuôi phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,19%/năm; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 124,2 tỷ đồng, tăng 39,47 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,1%. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 39 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2008.

Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất, đời sống cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định như: nguồn nhân lực hoạt động KH&CN còn ít,

thiếu các chuyên gia đầu ngành; việc ứng dụng khoa học và công nghệ còn nhỏ lẻ, kết quả một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học chưa được áp dụng rộng rãi vào sản xuất; các huyện, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, hầu hết hoạt động kiêm nhiệm nên chất lượng chưa cao.

Để phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, từ nay đến năm 2015 tập trung thực hiện một số định hướng:

- Nghiên cứu, ứng dụng để tạo ra các sản phẩm chủ lực trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh thông qua các hoạt động: Tập trung nghiên cứu chọn tạo một số giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao mang thương hiệu của tỉnh; Bảo tồn, khai thác, phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc hữu, quý hiếm có giá trị kinh tế cao của tỉnh để tạo ra các sản phẩm đặc sản, hướng tới sản xuất hàng hóa tăng thu nhập cho người dân địa phương; Khảo nghiệm đưa vào sản xuất một số giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của Lào Cai, qua đó sẽ bổ sung vào cơ cấy cây trồng tăng vụ nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác; Thử nghiệm phương thức canh tác bền vững theo tiêu chuẩn Quốc gia, Quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa phù hợp từng vùng sinh thái của địa phương; Nghiên cứu đưa tiến bộ KH&CN vào bảo quản, chế biến để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm.

- Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với từng vùng và tiểu vùng sinh thái để hình thành và phát triển những vùng kinh tế nông nghiệp điển hình như: vùng trồng rau, hoa; cây công nghiệp, lâm nghiệp và vùng nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN mới nhằm hạn chế, ngăn chặn xứ lý suy thoái, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất tập trung, các làng nghề.

- Đẩy mạnh việc hỗ trợ xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của các tổ chức và cá nhân.

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hỗ trợ của Trung ương, sự nỗ lực và trách nhiệm của các cấp, các ngành, với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo và đặc biệt là nguồn lực khoa học công nghệ đang được tăng cường tạo điều kiện đưa hàm lượng chất xám ngày càng cao vào sản phẩm, tất yếu sẽ tạo những đột phá cho sự phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh trong những năm tới./.

HOẠT ĐỘNG KH-CN TRONG TỈNH

Kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lào Cai năm 2013

Vũ Thị Hợi GĐ Trung tâm UDTBKHCN

Những năm qua hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh

Lào Cai có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả góp phần quan trọng trong việc

phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một số kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nổi bật trong năm 2013 là:

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: KH&CN đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao và công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Mô hình trồng địa lan tại Sa Pa (ảnh: Ngọc Thắng)

Về cây lúa, diện tích gieo cấy vụ xuân đạt 9.885 ha, trong đó giống lúa lai chiếm 49,3%, giống lúa chất lượng cao chiếm 23,2% bao gồm các giống Séng cù, ĐS1, Bắc thơm và Hương thơm, năng suất bình quân đạt 56,2 tạ/ha sản lượng đạt 55.553 tấn; Tăng cường sản xuất hạt giống lúa lai và lúa thuần chất lượng cao tại tỉnh, diện tích lúa lai vụ xuân là 73 ha, năng suất đạt 2,5 tấn/ha hạt lai F1, sản lượng dự kiến đạt 182 tấn, sản xuất 05 ha giống lúa séng cù cấp nguyên chủng, sản lượng đạt 20 tấn và 7 ha hạt giống cấp xác nhận năng suất đạt 5 tấn/ha, sản lượng 35 tấn; Cây ngô diện tích trồng 23.772 ha, trong đó ngô đông xuân 11.126 ha, năng suất bình quân đạt 36,51 tạ/ha. Cơ cấu giống ngô lai chiếm 94,2%, còn lại là các giống ngô địa phương; Cây đậu tương, diện tích trồng

1.882 ha, năng suất bình quân đạt 10,18 tạ/ha, sản lượng 1.915 tấn; Cây thuốc lá, diện tích trồng đến 30 tháng 6 là 276 ha, về năng suất ước đạt từ 1,7-2,2 tấn/ha, chất lượng tốt; Cây chè, năm 2012 tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 4.368,12 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 3.609,87 ha, diện tích cho thu sản phẩm ổn định là 2.971 ha, sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm đạt 3.047 tấn.

Về cây rau, một số huyện Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát và thành phố Lào Cai đã phát triển sản xuất rau chuyên canh an toàn với diện tích trồng trên 100ha gồm các giống rau bắp cải, bí đỏ, cà chua, cải thảo và nổi bật lên là cây su su Sa Pa, sau khi được bảo hộ nhãn hiệu tập thể sản phẩm su su Sa Pa đã có mặt ở nhiều nhà hàng, siêu thị thuộc các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh…, diện tích vùng sản xuất su su đã đạt trên 120 ha, năng suất quả dự kiến khoảng 50 tấn/ha/năm với giá giao hiện nay cho các nhà hàng, siêu thị ở các tỉnh là 4.000đồng/kg thì sẽ cho doanh thu khoảng 24 tỷ đồng ...

Để khai thác lợi thế vùng ôn đới, Lào Cai tiếp tục phát triển một số giống hoa như hoa hồng, hoa lý, hoa lan tại Sa Pa, Bắc Hà đồng thời nghiên cứu, chọn tạo và phát triển một số dòng cây ăn quả ôn đới có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: mận tam hoa Bắc Hà; cây Lê VH6 và giống đào Pháp chín sớm xây dựng tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mận Bắc Hà” nhằm nâng cao giá trị sản phẩm mận địa phương và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, cây ăn quả nhiệt đới như chuối, dứa cũng được nhân dân quan tâm phát triển, đã tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với cây chè: KH&CN đã góp phần quan trọng trong phát triển cả về diện tích và chất lượng chè của tỉnh. Đến nay tổng diện tích chè tập trung toàn tỉnh đạt trên bốn ngàn ha, trong đó chè kinh doanh đạt gần ba ngàn ha, năng suất bình quân đạt 45,9 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi cả năm ước đạt 13.639 tấn. Đồng thời để nâng cao chất lượng sản phẩm, Lào Cai đã triển khai Dự án Xây dựng vùng sản xuất chè an toàn theo hướng ViệtGAP tại huyện Mường Khương.

Về chăn nuôi: Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng các giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất theo hướng công nghiệp, bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao phát triển đàn lợn lai tại các huyện vùng thấp, phát triển đàn bò lai Shin, đàn ngưa lai Cabadin... Đồng thời tăng cường chọn lọc, phát triển các giống gia súc, gia cầm bản địa như lợn đen Mường Khương, Bắc Hà; đàn bò vàng Mường Khương; gà ác Hmong... tạo ra các sản phẩm đặc trưng của từng vùng. Ngoài ra tích cực khảo nghiệm các giống vật nuôi đặc hữu như lợn rừng, dúi, nhím, cầy hương, cầy nhung đen, rắn hổ mang... nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến khích nhân ra diện rộng tạo ra các đặc sản tại địa phương.

Dự án nuôi khảo nghiệm Ba Ba gai tại Lào Cai (ảnh: Thanh Phúc)

Về nuôi trồng thủy sản: 1.720 ha diện tích mặt nước được người dân đưa vào khai thác nuôi trồng thủy sản; sản lượng ước đạt hai nghìn tấn. Công tác sản xuất con giống tại chỗ được đặc biệt quan tâm, bước đầu đã đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm của nhân dân, 6 tháng đầu năm 2013 đã sản xuất được 3,6 triệu con giống cá rô phi đơn tính, chép lai ba máu, mè…, đã cung ứng cho nhân dân khoảng 2 triệu con. Tiến hành khảo nghiệm sinh sản nhân tạo một số giống mới như cá rô đầu vuông, cá trắm đen, cá nheo; khảo nghiệm nuôi thương phẩm cá lăng nha, cá chẽm, cá lăng chấm, cá nheo vàng... bước đầu đánh giá được tính thích nghi và tiềm năng phát triển của chúng tại Lào Cai.

Ngoài ra, nhiều lĩnh vực khác cũng đã tăng cường ứng dụng tiến bộ KH&CN, nổi bật lên là ngành thông tin truyền thông, thời gian qua đã đầu tư phát triển mạnh mẽ mạng thông tin di động phủ sóng đến tận các vùng sâu, vùng xa của tỉnh; Mạng Internet tốc độ cao phát triển ngày càng thông dụng trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, phường thị trấn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và cả trong các hộ gia đình. Hiện nay nhiều xã đã xây dựng được các thư viện điện tử tại trung tâm xã với nhiều tiện ích phục vụ khai thác thông tin, góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân các dân tộc vùng cao; Ngành y tế, đã đầu tư nhiều thiết bị khám chữa bệnh hiện đại tại các cơ sở tuyến dưới góp phần nâng cao sức khỏe ban đầu, giảm chi phí khám chữa bệnh cho nhân dân, giảm thiểu sự quá tải của các cơ sở y tế tuyến trên.

Công tác tuyên truyền ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cũng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Riêng Bản tin ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ năm 2013 xuất bản 06 số với 1.800 cuốn. Các bản tin chuyển tải kịp thời những thành tựu về KH&CN, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án; kết quả việc ứng dụng tiến bộ KH&CN của các tổ chức, cá nhân; giới thiệu thành quả của KH&CN; giới thiệu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong nước, nước ngoài…; hướng dẫn áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; các văn bản có liên quan đến phát triển KH&CN của các cấp, các ngành; các gương điển hình tiên tiến trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả đạt được trong hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân lên 1,5- 2 lần, cải thiện đời sống của nhân dân; nhiều sản phẩm mũi nhọn của Lào Cai và là thế mạnh của tỉnh đã được đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ.

Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất, đời sống cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định

như: vẫn chủ yếu tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; nguồn nhân lực hoạt động KH&CN còn ít, thiếu các chuyên gia đầu ngành; việc ứng dụng khoa học và công nghệ còn nhỏ lẻ, kết quả một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học chưa được áp dụng rộng rãi vào sản xuất; các huyện, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, hầu hết hoạt động kiêm nhiệm nên chất lượng chưa cao.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên Lào Cai đã xây dựng đề án Phát triển KH&CN tỉnh Lào Cai 2011- 2015, với chủ trương huy động tối đa nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Có thể nói, những kết quả đạt được, cũng như tồn tại hạn chế trong ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống trong thời gian qua là cơ sở để các ngành có cái nhìn tổng quan, đề ra những định hướng, biện pháp phù hợp, cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV đề ra./.

Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan HCNN

Đinh Thị Thúy Nga Phó phòng Kế hoạch - Tổng hợp

Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng

cao, biên giới, có tổng diện tích tự nhiên

là 6.360,76 km2, chia thành 08 huyện và

01 thành phố trực thuộc tỉnh với 164 xã,

phường, thị trấn; có 27 dân tộc anh em,

trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,1%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh 5

năm qua đạt 13%, cơ cấu kinh tế đang

ngày càng chuyển dịch tích cực. Bộ máy

các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hiện có

22 sở, ban, ngành; các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND cấp huyện dao động

từ 12-14 phòng ban. Những năm qua,

nhằm xây dựng một nền hành chính dân

chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên

nghiệp hóa và hoạt động thật sự có hiệu

quả theo mục tiêu chương trình cải cách

hành chính đặt ra, Lào Cai đã xây dựng

đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính”.

Đề án xác định một trong năm mục tiêu

cụ thể là: “Từng bước hiện đại hóa nền

hành chính nhà nước; áp dụng có hiệu

quả công nghệ thông tin trong quản lý

hành chính nhà nước; triển khai áp

dụng hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào các hoạt

động của các cơ quan hành chính nhà

nước của tỉnh…”

Cùng với công cuộc cải cách

hành chính thời gian qua, Lào Cai cùng

với các tỉnh trong cả nước đang tích cực

đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số

144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ về áp dụng Hệ thống quản lý chất

lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động

của các cơ quan hành chính nhà nước.

Đến nay, Lào Cai đã có 43/43 đơn vị

tiến hành xây dựng và áp dụng

HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2008 và đã được Tổng cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy

chứng nhận, chứng nhận lại và đánh giá

chứng nhận phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn

ISO 9001:2008. Các cơ quan sau khi

được cấp giấy chứng nhận, hàng năm

tiến hành đánh giá giám sát định kỳ (12

tháng/lần) và đánh giá chứng nhận lại

nhằm xác nhận việc duy trì hệ thống và

tuân thủ các yêu cầu chứng nhận.

Năm 2013, Lào Cai tiếp tục xây

dựng thí điểm HTQLCL ở 09 xã,

phường, thị trấn thuộc 09 huyện và

thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng thời,

sẽ tiến hành đánh giá giám sát HTQLCL

ở 43 cơ quan hành chính nhà nước trên

địa bàn tỉnh, trong đó, 11 đơn vị đánh

giá giám sát lần 1 sau chứng nhận lại; 15

đơn vị đánh giá giám sát lần 1 sau

chứng nhận; 17 đơn vị đánh giá giám sát

lần 2.

Quang cảnh lớp tập huấn kiến thức hệ thống quản lý chất lượng theo

TCVN ISO 9001:2008

Quá trình triển khai áp dụng HTQLCL

theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008

bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực

trong việc thực hiện Chương trình cải

cách hành chính của tỉnh. Thông qua áp

dụng ISO, lãnh đạo đơn vị kiểm soát

được quá trình giải quyết công việc trong

cơ quan; cán bộ, công chức được phân

công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình

xử lý công việc; phục vụ tốt cho thực

hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong

tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của các

tổ chức và công dân; từng bước nâng cao

chất lượng và hiệu quả của công tác quản

lý và cung cấp dịch vụ hành chính công,

góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính.

Tuy nhiên, Lào Cai là một tỉnh

miền núi, trình độ dân trí không đồng

đều, việc thấu hiểu các yêu cầu của tiêu

chuẩn ISO đối với từng lĩnh vực hoạt

động tại các đơn vị hiện nay còn nhiều

hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu

quả của việc áp dụng. Để phát huy tốt

tính ưu việt của HTQLCL, rất cần có sự

quan tâm đúng mức của lãnh đạo các

cấp, các ngành; sự hiểu biết, thực thi tốt

nhiệm vụ của cán bộ công chức và sự

tham gia, giám sát chặt chẽ của nhân

dân để việc áp dụng HTQLCL theo tiêu

chuẩn ISO vào hoạt động của các cơ

quan quản lý hành chính nhà nước thực

sự có hiệu quả, góp phần đắc lực đẩy

nhanh công cuộc cải cách hành chính tại

địa phương.

Quá trình áp dụng ISO, xin rút

ra một số kinh nghiệm trong triển khai

thực hiện như sau:

Một là: Thủ trưởng cơ quan

ngoài việc cam kết thực hiện áp dụng

HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO bằng văn

bản còn phải trực tiếp chỉ đạo, tham gia,

giám sát toàn bộ quá trình xây dựng,

duy trì, cải tiến HTQLCL theo Tiêu

chuẩn ISO.

Hai là: Kết hợp việc áp dụng

HTQLCL với việc chuẩn hoá công vụ,

áp dụng công nghệ thông tin, truyền

thông trong hoạt động thực thi công vụ

để nâng cao hiệu lực hiệu, hiệu quả

QLHCN một cách tốt nhất.

Ba là: Thường xuyên tổ chức các

lớp đào tạo, tổ chức hội thảo về chất

lượng nhằm nâng cao nhận thức về hệ

thống quản lý chất lượng cho lãnh đạo,

cán bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn

tỉnh.

Bốn là: Thường xuyên theo dõi,

đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai xây

dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu

chuẩn ISO trong các cơ quan QLHCNN

trên địa bàn tỉnh.

Năm là: Cần đẩy mạnh công tác

thông tin tuyên truyền để mọi người

hiểu rõ những ưu điểm của việc áp dụng

HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO, nhằm

nâng cao nhận thức cho cộng đồng, để

họ tham gia một cách tốt nhất vào các

giai đoạn của các quy trình trong

HTQLCL của cơ quan QLHCNN.

Có thể nói, việc áp dụng

HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2008 trong hoạt động của các cơ

quan hành chính là một chủ trương đúng

đắn. Với những kết quả ban đầu đạt

được tại Lào Cai cho thấy việc áp dụng

và triển khai HTQLCL theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008 đã góp phần

quan trọng trong công tác cải cách hành

chính. Đặc biệt, năm 2012, Lào Cai đã

hoàn thành việc xây dựng HTQLCL

sớm hơn 1 năm so với lộ trình của

Chính phủ tại Quyết định 118/2009/QĐ-

TTg. Nhằm đảm bảo hiệu lực của Giấy

chứng nhận, trong thời gian tới, Lào Cai

tiếp tục duy trì, cải tiến HTQLCL;

thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng

dẫn các cơ quan mở rộng HTQLCL đáp

ứng yêu cầu Mô hình khung của Bộ

Khoa học và Công nghệ và Bộ thủ tục

hành chính được UBND tỉnh công bố áp

dụng tại đơn vị. Để làm được điều đó,

không chỉ có cố gắng của cán bộ làm

công tác ISO, mà cần có sự phối hợp

chặt chẽ của các cơ quan hành chính nhà

nước, hướng đến xây dựng một nền

hành chính hiện đại, hiệu lực lấy thước

đo sự thoả mãn khách hàng làm cơ sở

cho việc đánh giá hiệu quả cho hoạt động

của các đơn vị mà trong đó HTQLCL là

một công cụ hữu hiệu, là điều kiện cần

thiết cho mọi hoạt động quản lý./.

Kết quả hoạt động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh năm 2013

Mai Thị Thu Huệ

Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học

Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất kinh

doanh, đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng KH&CN sản xuất nông lâm nghiệp Lào Cai đã có những bước khởi sắc, hoạt động Khoa học và Công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đến phát triển

nông nghiệp và nông thôn; nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo huớng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

Đ/c Doãn Văn Hưởng phát biểu tại phiên

họp Hội đồng tư vấn KHCN cấp tỉnh. Hoạt động nghiên cứu khoa học

trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2013 đã triển khai thực hiện 20 đề tài, dự án cấp tỉnh (duyệt mới 05 đề tài/dự án). Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp là 13 đề tài chiếm 65%, lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn 06 đề tài chiếm 30%; Lĩnh vực khác 01 đề tài chiếm 5%. Kết quả cụ thể như sau:

Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Triển khai thực hiện 13 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã được ứng dụng nhiều vào đời sống sản xuất. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi đưa vào khảo nghiệm như: Các giống khoai lang (Khoai lang tím Nhật Bản HL491, KLC3, VC68-2, KLC5 thích hợp trồng tăng vụ đông ); Các giống hoa chất lượng cao (hoa tuy líp, hoa địa lan); các giống cây ăn quả (nhãn chín muộn và xoài ăn xanh); các giống thủy sản (Ba ba gai và cá chiên). Đây là

các giống mới có năng suất, chất lượng cao, có triển vọng phát triển tại địa phương. Góp phần bổ sung cho tỉnh bộ giống cây trồng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó, còn tiến hành các nghiên cứu nhằm bảo tồn nguồn gen các giống cây trồng bản địa như giống chè tím tại huyện Mường Khương, 2 loài cây lâm nghiệp Bách tán Đài loan đang có nguy cơ tuyệt chủng, loài cây đa mục đích táo mèo. Ngoài ra, còn tiến hành nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lai chuyển gen nhằm phát triển tổ hợp lai 2 dòng mới có khả năng kháng bệnh bạc lá lúa góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống lúa lai của tỉnh; ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để sản xuất thử nghiệm giống chuối bằng nuôi cấy mô tế bào đây sẽ là cơ sở để phát triển và tiến tới sản xuất hàng hoá tạo ngành nghề mới cho người dân của địa phương.

Thông qua việc triển khai các dự án, các mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, kết hợp với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân đã tập huấn được cho hàng trăm lượt người dân về kỹ thuật tiến bộ mới và đào tạo được hàng chụ kỹ thuật viên cơ sở, chuyển giao được nhiều quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của Lào Cai. Giúp cho người dân được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới và chủ động tìm kiếm, lựa chọn và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và khác: Tập trung nghiên cứu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, khôi phục, phát triển và

bảo tồn các lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của người H’mông và các nhân tố truyền thống tác động đến đời sống của người H’mông.... Kết quả của các đề tài đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, các di sản văn hoá truyền thống, ổn định và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa tỉnh Lào Cai.

Các nghiên cứu xây dựng giải pháp dạy phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 tuổi dân tộc Hmông tại huyện Bắc Hà; Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá cán bộ công chức các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Lào Cai; Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tỉnh Lào Cai 20 năm tái lập, đổi mới và phát triển; Nghiên cứu đánh giá vai trò đại biểu dân cử là người dân tộc thiểu số… đã góp phần vào việc xây dựng những luận cứ cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu, các giải pháp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, như: Tạo luận cứ khoa hoc góp phần định hướng cho việc hoạch định và xây dựng đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh, tạo các luận cứ đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo và luận cứ khoa học cho việc hoạch định và xây dựng các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng của cả hệ thống chính trị của tỉnh. Về lĩnh vực khác: Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ phân vùng có nguy cơ cháy rừng và chỉ huy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2013 hoạt động nghiên cứu khoa học được xác định đúng trọng tâm, trọng

điểm; tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Khoa học nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuât vào trong sản xuất và đời sống, thông qua việc triển khai các mô hình khảo nghiệm các giống cây, con mới; áp dung các công nghệ mới trong bảo quản và chế biến các sản phẩm nông, lâm sản; Kết quả các nhiệm vụ KH&CN đã được ứng dụng thiết thực vào đời sống, nhất là việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống và thay đổi tập quán canh tác theo hướng tích cực đã góp phần tạo sự tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát triển; phục vụ thiết thực trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Để hoạt động nghiên cứu đạt được hiệu quả tốt hơn, thì trong thời gian tới cần có một số Giải pháp như sau:

Một là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức ứng dụng tiến bộ KH&CN;

Hai là: Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị, phục vụ phát triển nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm và chuyển giao KHCN;

Ba là: Xây dựng cơ chế liên kết giữa cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học với người sản xuất và doanh nghiệp về chuỗi ứng dụng KHCN, sản xuất, tiêu thụ;

Bốn là: Đào tạo nâng cao trình độ năng lực cán bộ, công chức để có thể đảm đương công tác tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đồng thời tạo mọi điều kiện để

phát huy năng lực cán bộ hình thành nên hệ thống chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ từ tỉnh đến cơ sở. Triển khai nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật, kỹ năng canh tác, kiến thức sản xuất mới cho nông dân;

Năm là: Đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ./.

Hoạt động Khoa học và Công nghệ Lào Cai

ứng phó với biến đổi khí hậu Ths. Đinh Văn Tuyến

Phó trưởng phòng QLKHCN CS

Biến đổi khí hậu, cạn kiện tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học là những vấn đề lớn, mang tính toàn cầu, đã và đang làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại. Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có ý nghĩa sống còn, là những nhân

tố quyết định đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013).

Trong những năm qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống và sản xuất của nhân dân tỉnh Lào Cai. Ảnh hưởng của BĐKH ngày càng đa dạng và sâu sắc tới tất các ngành và lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước, năng lượng và công nghiệp, ... Các hiện tượng thời tiết bất thường như rét đậm, rét hại và khô hạn, nắng nóng kéo dài, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, … trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đều có liên quan đến vấn đề BĐKH.

Tỉnh Lào Cai cũng có nhiều giải pháp cụ thể để ứng phó với BĐKH. Về mặt chính sách, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3555/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án “Xây dựng kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai nhằm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, với nhiều mục tiêu cụ thể như: Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh

xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; …

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của ứng phó với BĐKH, trong thời gian qua Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai đã tham mưu và tổ chức xét duyệt nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học góp phần tăng cường năng lực thích ứng và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến đời sống và sản xuất ở địa phương. Từ năm 2008 đến năm 2013, đã có 64 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được phê duyệt, trong đó lĩnh vực khoa học nông lâm nghiệp có 40 đề tài được phê duyệt chiếm 62.5%. Đặc biệt trong số các đề tài dự án này có nhiều đề tài, dự án đã và đang được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp tăng khả năng thích ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp với những biến đổi thời tiết bất thường ở Lào Cai thông qua thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật mới, và sử dụng giống mới.

- Cây ngô là cây lương thực có vai trò quan trọng đối với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng … Sản lượng ngô được sản xuất ra chủ yếu được sử dụng làm lương thực và trong chăn nuôi. Vốn là một loại cây thường được địa phương trồng trên đất đồi, vừa cao vừa dốc, đất nghèo dinh dưỡng không chủ động được nước tưới, nay do thời tiết thường khô hạn kéo dài, việc trồng và chăm sóc cây ngô càng thêm khó khăn. Năm 2010 Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ tỉnh đã xét duyệt đề cương đề tài NCKH cấp tỉnh: Nghiên cứu, thử nghiệm một số giống ngô ngắn ngày chịu hạn tại tỉnh Lào Cai, do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện từ 4/2010 đến tháng 11/2011 nhằm mục tiêu tìm ra các giống ngô chịu hạn có năng xuất cao phù hợp với điều kiện Lào Cai. Sau hơn một năm thực hiện, đề tài đã chọn được 2 giống ngô lai LVN61 và LCH9 ngắn ngày chịu hạn thích hợp trên cả đất bằng, đất dốc ở Lào Cai. Hơn thế nữa đề tài cũng đã xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp để trồng các giống ngô chịu hạn ở điều kiện khô hạn đạt năng xuất cao (7 tấn/ha) (Báo cáo Tổng hợp kết quả Đề tài NCKH năm 2013).

- Cây lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở huyện Sa Pa. Tuy nhiên không phải tất cả các xã đều có điều kiện thuận lợi để trồng cây lúa do thời tiết lạnh và BĐKH cũng có thể dẫn đến mùa đông lạnh và kéo dài hơn thậm chí

ở cả các xã vùng thấp của huyện Sa Pa. Năm 2010, đề tài: Khảo nghiệm một số giống lúa Japonica chất lượng cao có khả năng chịu rét tốt tại huyện Sa Pa - Lào Cai, do Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai đề xuất đã được phê duyệt thực hiện từ năm 2009 đến 2010. Sau khi khảo nghiệm 6 giống lúa (ĐS1, J01, J09, Koshihikari, Séng cù, Hương thơm), đề tài đã xác định giống lúa ĐS 1 nhập nội từ Đài Loan có năng xuất cao nhất đạt 60.09 – 64.55 tạ/ha (Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học năm 2013). So với các giống lúa truyền thống như Hương thơm và Séng cù, giống ĐS1 có khả năng chịu lạnh tốt (12 – 150C), chống chịu sâu bệnh cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu Sa Pa.

- Một vấn đề nữa đang được người trồng hoa lan Sa Pa quan tâm là thời điểm ra hoa thất thường và sâu bệnh hại diễn biến phức tạp trên cây địa lan. Hoa Địa lan Sa Pa là sản phẩm rất có giá trị và được yêu thích trên thị trường hoa cây cảnh vào mỗi dịp tết Nguyên Đán. Tuy nhiên những năm gần

Ngô chịu hạn ở Mường Khương - Lào Cai (Ảnh: Phòng QLKHCNCS)

đây, do sự thay đổi thất thường của thời tiết ảnh hưởng đến quang chu kỳ của cây và làm thay đổi thời điểm ra hoa. Mặt khác, sự thay đổi về điều kiện thời tiết cũng gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho loại cây có giá trị này như bệnh thối nõn do virut và các loại bệnh nấm lá. Nhằm khắc phục tình trạng trên, năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh xét duyệt đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại trên hoa địa lan tại Sa Pa và điều tiết nở hoa theo ý muốn, do phòng Kinh tế huyện Sa Pa thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014.

- Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến tài nguyên đa dạng sinh học ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Trong những năm qua, thời tiết nắng nóng kéo dài luôn dẫn đến nguy cơ cháy rừng với quy mô lớn và nghiêm trọng ở nhiều khu vực của Lào Cai đặc biệt là rừng đặc dụng trên dãy Hoàng Liên. Từ năm 2008 đến nay mật độ các vụ cháy rừng có xu hướng thường xuyên và diễn biến phức tạp hơn, điển hình là những vụ cháy rừng năm 2010 và 2012 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Năm 2012 Hội đồng Tư vấn Khoa học

và Công nghệ tỉnh để xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ phân vùng có nguy cơ cháy rừng và chỉ huy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Hơn nữa ở Lào Cai, lũ quét và sạt lở đất là những biểu hiện tiêu biểu nhất của BĐKH. Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn là những giải pháp quan trọng và mang tính bền vững để hạn chế sạt lở đất và lũ quét. Để phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn trong việc hạn chế các rủi ro do BĐKH gây ra, Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ tỉnh đã xét duyệt nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu khả năng chịu lửa của một số loài cây, xác định tập đoàn cây trồng đường băng xanh cản lửa tại Lào Cai (Viện cải thiện giống và phát triển lâm sản thực hiện từ năm 2011 – 2013); Ứng dụng khoa học và công nghệ để trồng rừng keo cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ tại tỉnh Lào Cai; Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và nhân giống cây Xoan đào (Pygeum arboreum) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn cho tỉnh Lào Cai.

Nhìn chung, các hoạt động Khoa học và Công nghệ được triển khai trong thời gian qua đang đóng góp tích cực vào nâng cao năng lực thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thông qua các áp dụng các giải pháp về giống và kỹ thuật mới. Trong thời gian tới Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu./.

CÔNG TÁC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀO CAI

Ths. Mai Văn Sơn Phó trưởng phòng Quản lý Công nghệ

Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người,

tài sản, sinh vật sống khác, cũng như môi trường. Vận chuyển hàng nguy hiểm là việc các doanh nghiệp vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Để các doanh nghiệp vận chuyển hàng nguy hiểm được thuận lợi và đảm bảo an toàn cho cả người và phương tiện, tránh những rủi ro xấu có thể sảy ra.

Lào Cai là tỉnh biên giới có điều kiện

thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất như: Nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam); có khu công nghiệp Tằng Loỏng dành cho những dự án luyện kim, hóa chất quan trọng của tỉnh và của cả nước như: dự án luyện đồng, dự án sản xuất phốt pho vàng, dự án sản xuất phân bón, gang thép…, có cửa khẩu Quốc tế. Những năm qua, công tác quản lý và cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng và tăng cường, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giúp cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng nguy hiểm được an toàn, tránh những rủi ro sấu có thể xảy ra khi vận chuyển hóa chất.

Để thực hiện tốt Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn (Thuộc nhóm 5, 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thông tư 25), Sở KH&CN đã chủ động, tích cực tổ chức triển khai thu được một số kết quả, cụ thể như sau:

Công tác Tham mưu:

- Xin chủ trương thực hiện và được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện hiện tại Công văn số 1170/UBND-VX ngày 13/5/2011 của UBND tỉnh về việc thẩm xét

hồ sơ và cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc thẩm quyền của Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai;

Chủ động tham mưu Công văn số 955/BKHCN-PC ngày 10/4/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc giải đáp một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

- Tham mưu ban hành các văn bản phối hợp thực hiện:

+ Công văn số 71/SKHCN-QLCN ngày 24/02/2012 của Sở Khoa học và Công nghệ gửi các tổ chức, cá nhân đề nghị báo cáo tình hình vận chuyển nhóm hàng nguy hiểm của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

+ Công văn số 52/SKHCN-QLCN ngày 25/02/2013 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh trong trong công tác quản lý Nhà nước đối với các đơn vị vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc nhóm 5,8 trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn nhiều văn bản quan trọng khác...

+ Công văn số 152/SKHCN-QLCN ngày 17/4/2012 của Sở Khoa học và Công nghệ gửi các tổ chức, cá nhân về việc hướng dẫn, cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc nhóm 5,8 cho các doanh nghiệp,

đơn vị vận chuyển hàng nguy hiểm trên địa bàn tỉnh;

+ Công văn số 176/SKHCN-QLCN ngày 02/5/2012 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Cục Hải quan tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước đối với các đơn vị vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc nhóm 5,8;

Công tác thẩm xét hồ sơ, cấp giấy phép:

Căn cứ vào thủ tục hành chính về cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nhóm 5, 8 thuộc thẩm quyền giải

quyết của Sở khoa học và Công nghệ, được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 2981/QĐ-UBND ngày 03/11/2011, Sở Khoa học và Công nghệ đã niêm yết công khai, tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của Sở, tuyên truyền trên các số bản tin của Sở, đồng thời hướng dẫn, niêm yết trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa).

Tính đến 30/92013, đã hướng dẫn, thẩm xét và cấp được tổng số 18 Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc nhóm 5, 8 bằng phương tiện cơ giới đường bộ cho các doanh nghiệp, với các loại hóa chất, cụ thể như sau:

Stt Năm cấp Giấy phép

Đơn vị vận chuyển Nhóm hàng nguy hiểm 5

Nhóm hàng nguy hiểm 8

Số lượng

I 2012 8

1 Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Lào Cai

Calcium hypochlorite

Chlorine (Cl2); 4

2 Công ty TNHH MTV Supe Lân Apromaco Lào Cai

Axit Sunfuric

(H2SO4)

2

3 Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam Oxy (O2); 2

II 2013

(9 tháng)

10

1 Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Lào Cai

Calcium hypochlorite

Chlorine (Cl2); 4

2 Công ty TNHH Công Mậu Long Trần Hà Khẩu (Trung Quốc)

Axit Sunfuric

(H2SO4)

4

3 Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam Oxy (O2); 1

4 Công ty TNHH MTV Supe Lân Apromaco Lào Cai

Axit Sunfuric

(H2SO4)

1

III Tổng: 18

1

Trong thời gian qua Công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nhóm 5, 8 trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều kết quả:

- Hoạt động vận chuyển nhóm hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc thẩm quyền của Sở Khoa học và Công nghệ đã đi vào nề nếp, các doanh nghiệp đã nhận thức và chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng quy định;

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đã được chủ động tăng cường trong công tác rà soát, thống kê, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị đăng ký xin cấp giấy phép. Trong đó có nhiều đơn vị đã thực hiện và chấp hành tốt như: Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Lào Cai, Công ty TNHH MTV Supe Lân Apromaco Lào Cai, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, công ty TNHH Công Mậu Long Trần Hà Khẩu (Trung Quốc).

Một số khó khăn và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

- Chưa có hướng dẫn liên ngành trong công tác phối thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận hàng nguy hiểm lưu thông trên địa bàn và việc tổ chức cấp giấy phép vận chuyển, đối với những chất nguy hiểm thuộc nhiều ngành quản lý.

- Một số doanh nghiệp tổ chức vận chuyển nhóm hàng nguy hiểm không chấp hành việc làm thủ tục hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển với cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Một số doanh nghiệp thiếu giấy phép hoặc không có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm vẫn tổ chức vận chuyển, không chấp hành đúng quy định tại Nghị định số 104/2009/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

- Một số doanh nghiệp vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc 2 cơ quan quản lý thì phải được cả 2 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Tuy nhiên có đơn vị mới chỉ được 01 cơ quan cấp giấy phép, mặc dù còn thiếu 01 giấy phép nữa, đơn vị vẫn tổ chức vận chuyển hàng nguy hiểm.

- Chưa thông kế được số lượng các đơn vị chưa thực hiện việc cấp phép vận chuyển nhưng vẫn vận chuyển;

- Chưa có sự phối hợp của các đơn vị cấp phép đối với loại hóa chất thuộc 2 cơ quan quản lý khác nhau.

NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI

Theo Thông tư 25 thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép gồm có:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép vận

chuyển.

2. Danh sách phương tiện vận

chuyển, người điều khiển, người áp tải.

3. Lịch trình vận chuyển.

4. Bản cam kết vận chuyển hàng hóa.

5. Lệnh điều động vận chuyển.

6. Phiếu an toàn hóa chất, Giấy

chứng nhận huấn luyện vệ sinh an toàn

thực phẩm đối với người áp tải (bản sao

công chứng).

7. Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận

kiểm định xe (bản sao công chứng). 8. Phiếu kiểm định bình chứa (bản sao công chứng).

Rau mầm: Một hướng đi mới trong sản xuất rau sạch tại Lào Cai

Trần Công Mạnh Phòng Quản lý Khoa học

Rau mầm là loại rau ăn lá, rau sạch, thường được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh,cải ngọt, rau muống, hành tây, đậu xanh…được sử dụng khi rau còn non. Đây là loại rau sạch, bổ dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng. Rau mầm có chứa nhiều chất xơ, vitamin (vitamin B, C, E…) amino axit cần thiết cho cơ thể và là một trong các loài rau sạch được ưa chuộng hiện nay.

Rau mầm dễ trồng, thu hoạch nhanh, an toàn và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang nghiên cứu triển khai quy trình sản xuất rau mầm tại hợp tác xã Vạn Hòa – Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Qua nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 5 loại rau phổ biến tại Lào Cai để sản xuất rau mầm như: Rau cải mèo địa phương, rau muống, rau củ cải trắng, rau cải ngọt, củ cải đỏ…để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; Nghiên cứu ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất rau mầm an toàn phù hợp với Lào Cai để tạo ra sản phẩm rau đảm bảo dinh dưỡng cao, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng( đạt được các tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định), nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất; Tài liệu hóa quy trình sản xuất rau mầm, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp (Rơm rạ, thân lá cây họ đậu) để làm giá thể sản xuất rau mầm phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ rau ở Thành phố Lào Cai; Tuyên truyền, xây dựng mô hình, nhân rộng sản xuất

Rau mầm được trồng theo phương pháp 4 không: Không sử dụng đất thật: Không sử dụng thuốc hóa học: Không sử dụng phân hóa học: Không sử dụng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhóm nghiên cứu đã lựa chọn, thử nghiệm trên 05 công thức để lựa chọn 03 công thức (VnA1.2; GT1; GT2) phù hợp là nguyên liệu phụ phẩm có sẵn tại địa phương). Qua đó trồng để so sánh năng xuất, chất lượng và hiệu quả sản xuất rau mầm trên các giá thể khác nhau , đảm bảo sản xuất rau mầm sạch. Các loại rau mầm được gieo trên các khay gieo. Về kích thước, hình dạng tuỳ theo từng điều kiện mà lựa chọn khay hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Chiều cao của khay tốt nhất 7 - 8 cm. Rau mầm được gieo trên giá thể được thanh trùng bằng cách đưa vào nồi hấp nóng nhằm diệt nấm, vi khuẩn nên không sợ bị nhiễm kim loại nặng như trồng trên đất. Chỉ trồng trong thời gian ngắn nên không bị sâu bệnh (rau mầm không chịu nhiều ánh sáng), không cần sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Sau khi gieo hạt khoảng 7 - 15 ngày (tuỳ từng loại rau) là có thể thu hoạch. Thông thường rau mầm có từ 2 - 3 lá, thân dài trung bình 10 cm, về cảm quan rau xanh non, có thể chế biến như các loại rau thông

thường khác như: sào, luộc, nhúng, ăn sống.

Trong giai đoạn mầm, cây mầm không sinh trưởng, phát triển nhờ đất hay phân bón hoá học mà hoàn toàn sinh sôi dựa trên dinh dưỡng dự trữ của hạt giống và nước, không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, rau mầm cần được cung cấp đủ nước (vừa đủ độ ẩm) từ khi gieo đến khi thu hoạch. Đặc biệt là chọn hạt giống, chọn hạt giống là khâu quan trọng vì hạt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau mầm. Nên chọn hạt to, đều (hạt to có chứa nhiều dinh dưỡng), không nên chọn hạt quá khô hoặc hạt được sử dụng làm thực phẩm vì có thể hạt này đã được sấy khô xác suất nảy mầm không cao. Không nên chọn hạt giống dễ bị nấm, mốc bảo quản không tốt, có nguồn gốc không rõ ràng hoặc hạt giống Trung Quốc vì những hạt này dễ bị tẩm hoá chất.

Kết quả nghiên cứu: Sản xuất giá thể tại chỗ để sản xuất rau mầm rất đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với giá thể Vn.A, sử dụng phụ phẩm sẵn có ở địa phương như rơm rạ để làm giá thể, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Đề tài không khuyến cáo sử dụng thân lá cây họ đậu làm giá thể sản xuất rau mầm. Sử dụng rau cải củ trắng sinh trưởng tốt nhất, mùi vị hơi cay, thơm ngon, giòn, phù hợp với chế biến nhiều món, nhất là gỏi cá, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ làm, có tiềm năng về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các nhà hàng gỏi cá... Tùy nhu cầu của thị trường mà sản xuất rau muống, đậu xanh cũng cho hiệu quả cao./.