8
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân 300 SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN TẬP TỤC TRỒNG CÂY NÊU NGÀY TẾT CỦA VIỆT NAM ĐNG THY LIÊN * ABSTRACT On New Year is one of the most important holidays in the year of Vietnam, the Tet practice has long been considered the crystallization of national culture. The research with an insight into the origin and meaning of these practices has contributed to a more beautiful, humane values in the fine arts of the nation. In the New Year traditions, our people have many activities off the old year, or welcome the new year, as a folk saying: “ fat meat, pickles, red sentences. New year plants, fireworks, green ricecake’’. Since ancient time New year plants have become the meaningful symbol in Vietnamese New Year, but over time, along with the growth of the modern life, many of us have forgotten these customs, consequently many of them gradually disappear. Therefore, the study of the original meaning of these practices contributes to the activities going back in time to learn the ancient human values of the nation. With this hope, this article on the study of the relationship between the practices set up on New Year tree of the Vietnamese and the practices of hanging red charms on the New Year of the Chinese will help us somewhat understand more about the significance and origin of the plants, as well as the interaction of culture over time between the two countries over 1000 years of history interference. Keyworks: the crystallization; ethnic culture; coconut; practice sentences red; colon artillery; practices gradually. 1. Đặt vn đ Từ xưa đến nay, trong hoạt động “tống cựu nghênh tân” của người Việt Nam, tập tục trồng cây nêu được biết đến như một tập tục khá quen thuộc, nó bắt nguồn từ hình tượng chiếc áo cà sa được treo trên ngọn tre cao vút, giúp con người xua đuổi ma quỷ, giành lại đất đai sinh tồn, đồng thời mong muốn cuộc sống bình yên, no ấm. Sau này, với nhu cầu thực tiễn cuộc sống ngày càng tăng cao của người dân, cây nêu ngày tết còn biểu thị những nhu cầu cao xa hơn, con người cầu mong cuộc sống giàu sang, sung túc, xã hội phồn vinh, thịnh vượng. * ThS, Trường Đại học Duy Tân

SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

300

SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN TẬP TỤC TRỒNG

CÂY NÊU NGÀY TẾT CỦA VIỆT NAM

ĐĂNG THUY LIÊN *

ABSTRACT

On New Year is one of the most important holidays in the year of Vietnam, the Tet practice has long been considered the crystallization of national culture. The research with an insight into the origin and meaning of these practices has contributed to a more beautiful, humane values in the fine arts of the nation. In the New Year traditions, our people have many activities off the old year, or welcome the new year, as a folk saying: “ fat meat, pickles, red sentences. New year plants, fireworks, green ricecake’’. Since ancient time New year plants have become the meaningful symbol in Vietnamese New Year, but over time, along with the growth of the modern life, many of us have forgotten these customs, consequently many of them gradually disappear. Therefore, the study of the original meaning of these practices contributes to the activities going back in time to learn the ancient human values of the nation. With this hope, this article on the study of the relationship between the practices set up on New Year tree of the Vietnamese and the practices of hanging red charms on the New Year of the Chinese will help us somewhat understand more about the significance and origin of the plants, as well as the interaction of culture over time between the two countries over 1000 years of history interference.

Keyworks: the crystallization; ethnic culture; coconut; practice sentences red; colon artillery; practices gradually.

1. Đặt vân đê

Từ xưa đến nay, trong hoạt động “tống cựu nghênh tân” của người Việt Nam, tập tục trồng cây nêu được biết đến như một tập tục khá quen thuộc, nó bắt nguồn từ hình tượng chiếc áo cà sa được treo trên ngọn tre cao vút, giúp con người xua đuổi ma quỷ, giành lại đất đai sinh tồn, đồng thời mong muốn cuộc sống bình yên, no ấm. Sau này, với nhu cầu thực tiễn cuộc sống ngày càng tăng cao của người dân, cây nêu ngày tết còn biểu thị những nhu cầu cao xa hơn, con người cầu mong cuộc sống giàu sang, sung túc, xã hội phồn vinh, thịnh vượng.

* ThS, Trường Đại học Duy Tân

Page 2: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

301

Càng đi sâu tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa của tập tục trồng cây nêu ngày tết, chúng ta càng thấy được cái hay, cái đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Và sẽ càng thú vị hơn khi chúng ta nghiên cứu tập tục treo bùa đào ngày tết - tiền thân của tập tục treo tranh tết và viết câu đối tết ngày nay của Trung Quốc, để nhận ra rằng tập tục trồng cây nêu ngày tết của Việt Nam và tập tục treo bùa đào ngày tết của Trung Quốc có mối liên quan mật thiết với nhau, sự tương đồng và khác biệt giữa hai tập tục này đã nói lên được sự ảnh hưởng qua lại của văn hóa hai nước trong quá trình giao lưu hơn 1000 năm lịch sử. Để từ đó chúng ta nhận định được rằng, dù trải qua thời gian dài chịu sự đô hộ của cường quốc phương Bắc, dù chấp nhận hay miễn cưỡng tiếp nhận nền văn hóa này, dân tộc ta vẫn giữ lại những nét rất riêng trong văn hóa dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước, biết tiếp nhận cái hay, cái mới, nhưng vẫn bảo tồn và phát huy truyền thống của cha ông.

2. Hình tượng cây nêu ngay tết của Viêt Nam

Tết Nguyên Đán vốn là một tập tục lớn nhất trong năm của người Việt Nam, trong đó từ “Tết” là từ thuần Việt, được tạo nên bởi từ có âm Hán Việt là “Tiết”, “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, “Đán” có nghĩa là sáng sớm, như vậy Tết Nguyên Đán có nghĩa là ngày lễ bắt đầu từ buổi sáng sớm của một năm mới. Do vậy, đối với cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam, Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô vùng quan trọng, là thời khắc tống tiễn những gì không tốt đẹp của năm cũ, và chào đón những gì may mắn, hạnh phúc của năm mới. Do người dân Việt Nam quan niệm rằng tết là thời điểm vạn vật hồi sinh, các linh hồn và ma quỷ cũng từ âm gian trở về dương gian, nếu không có biện pháp đề phòng và xua đuổi, chúng dễ dàng quấy nhiễu cuộc sống người dân. Chính và vậy, họat động trồng cây nêu ngày tết để trừ khử ác quỷ, ám khí, bảo vệ con người càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Từ xa xưa con người đã bị loài qủy thống lĩnh đất đai, con người ăn nhờ ở đậu và làm lẽ trên đất ruộng của chúng. Qủy đối với người ngày càng quá tay, chúng tăng dần số hoa màu phải nộp và theo thể lệ do chúng đặt ra là “cho ngọn ăn gốc”, loài người phản đối, nhưng không thể nào làm khác được, đành phải làm theo. con người chỉ còn trơ gốc rạ, nạn đói diễn ra khắp nơi. Phật thấy thế thương tình, tìm cách giúp con người, rồi bằng cách linh hoạt thay đổi các hình thức sản xuất khác nhau như trồng khoai, trồng lúa, rồi trồng ngô…., lũ quỷ không tài nào có thể lấy được thành quả công sức của con người, nên chúng tức tối lắm. Năm ấy, lũ quỷ lấy lại tất cả số đất đai, không cho con người thuê nữa. Phật bảo người điều đình với quỷ cho tậu một miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa, nghĩa là người sẽ trồng một cây tre, trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của người ở đó. Ban đầu quỷ không ưng thuận, nhưng thấy giá quá hời nên đã đồng ý. Khi tre được trồng xong, Phật đứng trên ngọn tung áo cà sa thành một miếng vải tròn, Phật hóa phép cho cây tre cao vút mãi tận trời xanh. Bóng chiếc áo cà sa cứ thế lan rộng, che kín mặt đất, lũ quỷ đành phải dắt nhau chạy ra biển Đông.

Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật một năm được ở lại vài ba ngày vào đất liền thăm phần phần mộ ông bà tổ tiên. Phật thấy chúng khóc lóc nên thương tình đông ý. Từ đó, hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là ngày quỷ vào thăm đất liền, nhân dân

Page 3: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

302

ta theo tục trồng cây nêu để cho quỷ không bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi có gió thì chuông phát ra tiếng động để nhắc lũ quỷ nghe mà tránh, trên đó cũng buộc một bó lá dứa hoặc cành đa để cho quỷ sợ. Người ta còn vẽ cung tên hướng mũi nhọn về hướng đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày tết để cấm cửa quỷ.

Mặc dù câu chuyện cây nêu Việt Nam được xem là một chuyện cổ tích dân gian, nhưng nó hoàn toàn không phải không có cơ sở, và đã thể hiện một cách sâu sắc tư duy, tập quán của người dân về phương thức bài trừ ma quỷ, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc. Theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu, “Cây nêu là một thân cây được đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.” Trong phong tục của người dân Việt Nam, phong tục trồng cây nêu được tiến hành vào cuối năm, lúc đó mùa màng đã xong xuôi, người dân bắt đầu đi vào thời kì nông nhàn, do vậy cây nêu chính là vật nối kết năm cũ và năm mới, là vật tượng trưng để con người tống biệt những gì không tốt đẹp trong năm cũ, chào đón những điều may mắn trong năm mới. Ngoài ra, cây nêu còn được xem là vật quan trọng gắn kết trời và đất, chào đón ánh mặt trời của năm mới, như giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng cây nêu là cây biểu tượng của tết, là cây “vũ trụ”, cây ‘đón mặt trời”, trong tập "Phong vị Tết Việt", ông còn cho rằng:

Ngày 23 tháng Chạp người ta dựng cây nêu. Cây nêu ngày tết của người Việt có tiền thân và tên gọi từ cây tà-leo của các dân tộc bản nguyên Đông Nam Á (Môn Khơme-Tày-Thái cổ). Cây nêu mang ý nghĩa phổ quát của Cây Vũ Trụ (arbre cosmique), còn gọi là Cây Mặt Trời, mặt trời được huyền thoại tượng trưng như cánh chim đỏ thắm đậu trên cây vũ trụ mà tượng hình trên cây nêu là túm lông gà sống thiến, miếng vải đỏ hay vật đan hình tròn mắt lưới. Sự tích cây nêu Việt Nam mà ai cũng biết là một huyền thoại cổ đã được Phật hóa về cành tre treo áo cà sa đức Phật xua đuổi bầy quỷ sứ từ biển Đông (tượng trưng bóng tối, thế lực hắc ám) lợi dụng lúc cuối năm vô chủ-thần linh, ào vào đất liền tranh giành lãnh thổ của con người. Việc dùng vôi trắng (tượng trưng ánh sáng)vẽ cung tên trên sân nhà hướng về Đông cũng xuất phát từ ý nghĩa đó: ánh sáng xua tan đêm tối, mặt trời đi ngủ Đông, dựng cây tà-leo để đón ánh mặt trời, để mặt trời có chỗ đậu ngay khi vừa tỉnh giấc xuân.”

Về thời gian dựng cây nêu, theo tác giả Phạm Văn Bân, cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp hoặc chiều 30 Tết, theo phong tục, gốc cây nêu phải hướng ra ngoài cửa, phòng trừ ma quỷ xâm nhập, cây nêu được dỡ vào mùng 7 tháng giêng, có nơi lại tiến hành trong thời gian từ 23 đến 30 tháng chạp. Không phải ngẫu nhiên người dân Việt Nam chọn những ngày này để dựng cây nêu, vì những ngày tết, thần linh về trời, nên người dân cần có một bảo bối để bảo vệ mình khỏi sự uy hiếp của các thế lực siêu nhiên, cụ thể là sự hoành hành của ma quỷ trong mấy ngày lễ tết, do vậy, cây nêu đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân. Ngoài ra, ở một số địa phương, cây nêu còn tượng trưng cho quyền lực của gia đình, cây nêu càng cao, quyền lực của gia đình càng mạnh.

Đến thế kỉ 20, khi thực dân Pháp và Mỹ chiếm đóng Việt Nam, tập tục dựng cây

Page 4: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

303

nêu ngày tết cũng đã có nhiều thay đổi, tác giả Nguyễn Ngọc Phan cho rằng: “Đến khoảng những năm 1960-1964, chiến tranh bắt đầu ác liệt hơn, cuộc sống luôn bất ổn, người ta bắt đầu bỏ tục dựng nêu và thay thế bằng tục treo bùa nêu. Xâu bùa nêu đã được chuẩn bị sẵn, đến giờ Giao thừa người ta đem một cái bàn nhỏ ra sân, bày nhang đèn lễ vật, khấn vái rồi đem treo xâu bùa trấn yểm ngay cửa cái.” Sau này, hoạt động cách mạng chống lại đế quốc xâm lược của người dân ngày càng phát triển, nên cuộc sống người dân không ổn định, hơn nữa tư tưởng phương Tây đã ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân, lúc này họ cho rằng ma quỷ chỉ là một điều mê tín, nên hoạt động xua đuổi ma quỷ cũng là điều mê tín và không thực tế, do vậy, việc trồng cây nêu ngày tết từ đó cũng dần xóa bỏ theo. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động trồng cây nêu ngày tết chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc Bộ hay Tây Nguyên. Còn ở thành phố, hầu hết các gia đình ngày tết đến đều treo cờ Tổ quốc trước sân nhà, ngoài ra còn chưng hoa đào, hoa mai, dán câu đối tết hoặc treo tranh tết…

3. Hình tượng treo bùa đao ngay tết của Trung Quôc

Trung Quốc có lịch sử hơn 5000 năm, người Trung Quốc quan niệm rằng con người và ma quỷ có quan hệ mật thiết với nhau, con người sau khi chết đi, thể xác sẽ tiêu tan, nhưng linh hồn vẫn tồn tại ở trần gian, trở thành ma quỷ, chuyên đi ám hại người khác. Đối với người dân Trung Quốc, tết là dịp mọi người cúng tế tổ tiên, gia đình đoàn tụ, đồng thời cũng là dịp người dân cầu chúc bình an, vui chơi giải trí , do vậy, ma quỷ càng nhân cơ hội này quấy phá trần gian. Chính vì vậy, việc xua đuổi ma quỷ, bài trừ yếm khí rất được người dân chú ý quan tâm, cụ thể là cứ mỗi độ tết đến xuân về, thường có tập tục treo bùa lên thân cây đào, dựng trước cửa, với hi vọng xua đuổi ma quỷ, bài trừ ám khí, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Người Trung Quốc cổ đại đã quan niệm rằng đào có thể trừ yêu diệt quỷ. Nói một cách khác, đào chính là một loại cây có thể trừ yêu tích lộc, còn được người TQ cổ đại gọi là “tiên mộc”. Đây được xem là hình ảnh sớm nhất của hình tượng bùa đào ngày tết ở Trung Quốc.

4. So sanh

4.1 Ý nghĩa của các đặc điểm giống nhau:

Đi sâu nghiên cứu về sự giống nhau mà hai hoạt động này biểu hiện, ta thấy có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, về tầm quan trọng của ngày tết đối với người dân hai nước: Ngày mùng 1 tháng giêng được xem là ngày “tam nguyên”, đây là ngày bắt đầu của 1 năm, 1 tháng và của 1 ngày mới trong năm. Người dân hai nước quan niệm rằng vào thời điểm càng nhạy cảm này, ma quỷ càng dễ hoành hành quấy nhiễu cuộc sống con người, do vậy ngoài việc tổ chức tiễn năm cũ, mừng năm mới, còn chú trọng việc xua đuổi sự xâm nhập và quấy phá của ma quỷ.

Page 5: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

304

Thứ hai, người dân hai nước quan niệm ác quỷ có cùng một nơi cư ngụ, đó là biển Đông, trong nội dung câu chuyện Sự tích cây nêu ngày tết của Việt Nam, loài quỷ cuối cùng đã bị Phật đày ra biển Đông, mỗi năm chỉ được vào thăm đất liền vào dịp tết, do vậy, mỗi năm cứ đến dịp tết, người dân lại trồng cây nêu có gốc hướng về hướng đông, và vẽ cung tên bằng vôi bột cũng có vị trí hướng về phía đông để trừ ma diệt quỷ.

4.2. Ý nghĩa của các đặc điểm khác nhau:

Thứ nhất, về thời gian dựng cây nêu và treo bùa đào ngày tết: Tuy người dân hai nước có cùng cách suy tính về thời gian, nhưng theo các quan niệm và sự tư duy khác nhau, nên họ đã chọn những mốc thời gian khác nhau cho tập tục của mình. Trong tập tục dựng cây nêu ngày tết, Ở Việt Nam, người miền Bắc thường trồng cây nêu vào ngày 23 tết, vì người Việt Nam quan niệm rằng ngày đó đến ngày 30 tháng chạp Táo quân về trời, ma quỷ nhân cơ hội đó sẽ quấy phá cuộc sống người dân. Ở miền Nam, người dân có tập tục dựng nêu vào ngày 30 tháng chạp, vì người dân cho rằng đêm 30 là thời khắc thiêng liêng, dựng cây nêu sẽ hữu hiệu trong việc phòng ngừa và xua đuổi ma quỷ. mới

Thứ hai, về không gian xua đuổi ma quỷ, đối với tập tục trồng cây nêu ngày tết của Việt Nam, người dân thường trồng trước sân nhà, có thể với những lí do sau đây: Thứ nhất, vì hình dáng cây nêu cao to, cần đặt ở nơi có không gian rộng lớn, do vậy con người phải dựng ở trước sân nhà, phù hợp với vai trò xua đuổi ma quỷ, đồng thời có thể treo nhiều vật trang trí trên ngọn cây nêu để đón năm mới. càng rộng lớn hơn. Thứ ba, nhờ không gian và phạm vi xua đuổi ma quỷ càng lớn này, nên ngoài việc bảo vệ con người ra, nó còn có thể bảo vệ nhà cửa, vườn tược và các vật nuôi trong nhà, trong vườn. Thứ tư, người Việt Nam quan niệm rằng ma quỷ đến từ biển Đông, do vậy trồng cây nêu trước nhà hướng về phía đông sẽ càng dễ dàng xua đuổi ma quỷ. Hơn nữa, mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây, do vậy cây nêu được dựng về phía đông vào ngày đầu năm cũng mang ý nghĩa đón ánh mặt trời đầu năm, còn thể hiện tư tưởng sùng bái mặt trời của người dân Việt Nam. Đồng thời khẳng định ánh sáng sẽ đẩy lùi đêm tối, khẳng định thêm về quyền uy của con người đối với ác quỷ. Thứ năm, người Việt Nam trồng cây nêu trước nhà, trên cây nêu treo các lồng đèn cũng mang mục đích chào đón và dẫn đường cho tổ tiên về ăn tết cùng với con cháu, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với tập tục treo bùa đào ngày tết của Trung Quốc, người dân thường treo ở trước cửa, vì người Trung Quốc quan niệm rằng tất cả những vật dụng gì có liên quan đến đời sống con người đều có thần linh, đặc biệt cửa là nơi con người ra vô hàng ngày, do vậy cửa đã trở thành thần linh che chở bình yên cho con người và các vật dụng trong nhà. Cửa cũng là vật che chở cho con người tránh khỏi các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt bên ngoài, giúp tránh xa sự tấn công của các loài ác thú. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy cửa đã thể hiện sự tiến bộ văn minh của con người, người nguyên thủy cổ đại chỉ biết trú mưa trú gió và các loài ác thú chứ không có quan niệm về cửa, chính vì vậy, sau này với sự phát triển trong nhận thức của mình, cửa cũng chính là vật cách ly giữa các vật trong và ngoài, giữa người và quỷ, giữa chính và tà, giữa thiện và ác…, điều này cũng cho thấy người Trung Quốc coi trọng cửa nhà, sùng bái môn thần. Đó cũng là lí do mà người dân Trung Quốc vào đêm 30 thường treo bùa đào lên cửa.

Page 6: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

305

Thứ ba, về phương pháp xua đuổi ma quỷ: Về các vật dụng treo trên cây nêu, đầu tiên phải nói đến hình ảnh chiếc áo cà sa, cũng là hình ảnh của Phật, người dân Việt Nam rất sùng bái đạo Phật, do vậy người dân quan niệm rằng Phật có thể giúp dân bài trừ những điều ác, bảo vệ con người luôn được bình an. Ngoài ra, trên cây nêu còn có các vật phẩm khác, hầu như mỗi vật phẩm được treo lên đều mang ý nghĩa tâm linh rất thiêng liêng và rất riêng của người dân Việt Nam, như chiếc khánh đất, vì chiếc khánh khi có gió thổi sẽ phát ra những tiếng kêu leng keng, khẳng định địa phận đất thuộc về sở hữu của con người, ma quỷ nghe thấy những âm thanh này sẽ sợ hãi mà bỏ chạy. Ngoài ra còn có các vật như lá dứa, vì người Việt Nam quan niệm lá dứa có gai, ma quỷ sợ gai, nên sẽ không dám tới gần, hình ảnh nhánh xương rồng cũng mang ý nghĩa như vậy; tỏi có mùi hôi nên ma quỷ sẽ sợ hãi; cành đa tượng trưng cho sự cát tường và trường thọ, xung khắc với cái u ám mờ mịt của đêm tối và chết chóc của ác quỷ. Không chỉ vậy, theo thời gian và tùy mỗi địa phương, các vật dụng xuất hiện trong tập tục này cũng ngày càng phong phú hơn, ống sáo trên cây nêu mỗi khi có gió cũng phát ra âm thanh, quỷ sẽ sợ hãi, ngoài ra, đây cũng là vật dùng để trang trí trong ngày tết. Hình ảnh lông gà cho thấy có sự xuất hiện của thiên kê, có thể xua đuổi ma quỷ; nhánh thiên tuế tượng trưng cho sự bình an, trường thọ, hình ảnh này cũng thể hiện tác dụng xua đuổi ma quỷ và đêm tối, cầu chúc sự bình an. Ngoài ra trên ngọn cây nêu còn có con cá chép làm bằng đất sét, có nơi treo cá chép bằng giấy, đây chính là phương tiện để ông Táo lên trời bẩm báo về tình hình của gia chủ trong năm vừa qua.

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc, bắt nguồn từ năm 111 TCN, từ khi Hán Vũ Đế kéo quân xâm lược Việt Nam đến năm 938 Ngô Quyền đem quân ra trận giành được độc lập dân tộc, Việt Nam đã chịu hơn 1000 năm đô hộ của chính quyền phương Bắc. Do vậy, văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là tập tục đón tết đã ảnh hưởng đến Việt Nam, đến ngày nay đã trở thành một truyền thống văn hóa lâu đời không thể thiếu của dân tộc ta, giống như tác giả Khai Đăng đã nhận định: “Tết Nguyên đán của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc, do vậy một số phong tục trong ngày Tết cũng có nguồn gốc Hán.”. Việt Nam tiếp nhận để học hỏi những cái hay, cái đẹp từ văn hóa nước bạn, làm cho văn hóa bản địa Việt Nam ngày càng phong phú đa dạng, nhưng vẫn mang nhiều nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Page 7: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

306

5. Kết luân

Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay đã có mối quan hệ thân thiết, như một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nhận định: “Việt Nam và Trung Quốc sông liền sông, núi liền núi, từ trước đến nay đã xây dựng mối quan hệ thân thiết gần gũi.” Do vậy trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như trong các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là các phong tục tập quán ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc. Thông qua cách nhìn nhận về sự phát triển của hai tập tục trồng cây nêu và treo bùa đào ngày tết của hai nước như trên, chúng ta có thể hiểu được quan niệm của người xưa về không gian, thời gian, về quan niệm tôn giáo, về cách nhìn nhận về cuộc sống, xã hội...Hơn nữa, bài viết này cũng cho phép chúng ta khẳng định rằng cùng một đặc điểm văn hóa, nhưng trong hoàn cảnh địa lí, tự nhiên, khí hậu, con người khác nhau, sẽ giúp sản sinh ra những đặc trưng văn hóa khác nhau, phù hợp với những nét đặc trưng của riêng dân tộc đó. Mặc dù tập tục trồng cây nêu ngày tết nhận sự ảnh hưởng từ tập tục treo bùa đào ngày tết của Trung Quốc, nhưng nó không hoàn toàn mang những nét chính của tập tục này, mà đã có sự chuyển hóa phù hợp với văn hóa Việt Nam, đó là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa sự giao lưu học hỏi kết hợp quá trình “Việt Nam hóa” để tạo ra những sự khác biệt, thể hiện tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của cha ông ta.

Page 8: SO SÁNH TẬP TỤC TREO BÙA ĐÀO NGÀY TẾT CỦA TRUNG …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6b4bd843-83d3... · 2011-11-02 · đậu trên cây vũ trụ mà tượng

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

307

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thanh Hiển "Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc" (Đồng Nai: Nhà xuất bản Đồng Nai, 2010), trang 127-131.

[2] Đậu Xuân Luận "Hỏi đáp về phong tục, tập quán Việt Nam" (Hà Nội: Quân đội nhân dân, 2008), trang 29.

[3] Trần Quốc Vượng “Văn hóa Tết và Tết văn hóa”, Nhiều tác giả “Phong vị Tết Việt” (Hà Nội: Phụ nữ, 2010), trang 19.

[4] Tham khảo Phạm Văn Bân "Phong tục ngày Tết" trích từ Nguyễn Ngọc Phan và các tác giả" Tết trong đời sống tâm linh người Việt" (Hà Nội : Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2008) , trang 52.

[5] Thọ Cao “Tết: Những Tết xưa”, Nhiều tác giả “Tết Việt” (Hà Nội: Lao động xã hội, 2007), trang 176.

[6] Đậu Xuân Luận "Hỏi đáp về phong tục, tập quán Việt Nam" (Hà Nội: Quân đội nhân dân, 2008), trang 22

[7] “Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên” Nhiều tác giả “Tết trong đời sống tâm linh người Việt” (Hà Nội: Văn hóa thông tin, 2008), trang 130.

[8] Lương Tông Lẫm "Kinh Sở Tuế Thì Kí" (Bắc Kinh : Trung Hoa Thư cục, 1991), trang 2, nghĩa là: tập" Điển thuật" có viết: “đào là kết tinh của ngũ hành, có thể yếm phục tà khí, khống chế bách quỷ.”

[9] Đông Hán, Ứng Thiệu soạn Vương Lợi Khí chú "Phong tục thông nghĩa giáo chú Tự điển" (Đài Bắc : Hán Kinh văn hóa sự nghiệp hữu hạn công ty, 1983), trang 370-371, Tạm dịch là cắm nhánh đào trước cửa, trẻ con không sợ, nhưng ma quỷ sợ.