32
ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 1 T hực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 2 đến 11 tháng 5 năm 2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 7 để thảo luận, cho ý kiến kết luận và thông qua các nghị quyết để chỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; và một số vấn đề quan trọng khác. Để nghị quyết Trung ương nhanh chóng đi vào cuộc sống, các cấp ủy đảng cần tổ chức việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7. Trước hết, cần quán triệt, nắm vững những quan điểm chỉ đạo, những định hướng của Ban Chấp hành Trung ương đối với những vấn đề quan trọng, những nội dung cơ bản đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7, khóa XI, nhất là những vấn đề mà thực tiễn đặt ra cần phải tháo gỡ để phát triển. Trong đó, cần lưu ý những vấn đề sau đây: Đối với việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị: Trung ương chỉ đạo phải bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm của Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, văn kiện Đại hội XI của Đảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công việc này cần đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội), đồng bộ giữa tổ chức bộ máy với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hoàn thiện hệ thống luật pháp với tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Việc tổ chức bộ máy ở địa phương cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cần thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao; những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi, thì kiên quyết thực hiện, những vấn đề chưa đủ rõ thì cần khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, làm thí điểm, tổng kết thực tiễn để làm rõ, có bước đi thích hợp; không nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Ban Chấp hành Trung ương cho rằng: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải hướng tới việc xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý về số lượng, bảo đảm chất lượng chính trị, chuyên môn, có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống. Đối với Nghị quyết về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới": Đánh giá về công tác dân vận trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối TỔ CHỨC VIỆC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA XI) Ngô VăN HùNg UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

TỔ CHỨC VIỆC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/201386/Tuyengiao08.pdf · tổ chức bộ máy với hoàn thiện chức

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 1

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 2 đến 11 tháng 5 năm 2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 7 để thảo luận, cho ý kiến kết luận và thông qua các nghị quyết để chỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; và một số vấn đề quan trọng khác.

Để nghị quyết Trung ương nhanh chóng đi vào cuộc sống, các cấp ủy đảng cần tổ chức việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7.

Trước hết, cần quán triệt, nắm vững những quan điểm chỉ đạo, những định hướng của Ban Chấp hành Trung ương đối với những vấn đề quan trọng, những nội dung cơ bản đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7, khóa XI, nhất là những vấn đề mà thực tiễn đặt ra cần phải tháo gỡ để phát triển. Trong đó, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Đối với việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị: Trung ương chỉ đạo phải bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm của Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, văn kiện Đại hội XI của Đảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới;

tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công việc này cần đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội), đồng bộ giữa tổ chức bộ máy với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hoàn thiện hệ thống luật pháp với tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Việc tổ chức bộ máy ở địa phương cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cần thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao; những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi, thì kiên quyết thực hiện, những vấn đề chưa đủ rõ thì cần khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, làm thí điểm, tổng kết thực tiễn để làm rõ, có bước đi thích hợp; không nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Ban Chấp hành Trung ương cho rằng: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải hướng tới việc xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý về số lượng, bảo đảm chất lượng chính trị, chuyên môn, có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống.

Đối với Nghị quyết về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới": Đánh giá về công tác dân vận trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối

TỔ CHỨC VIỆC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ

TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA XI)

Ngô VăN HùNgUVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/20132

quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Trong những năm qua, công tác dân vận của Đảng được tăng cường, từng bước đổi mới. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực, phù hợp cho từng đối tượng, từng lĩnh vực. Đồng thời, đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, tăng cường, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang trong công tác dân vận. Từ đó, đã tạo ra phong trào quần chúng rộng lớn, huy động và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện sự nghiệp đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao.

Tại Hội nghị lần thứ 7, Khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân làm chủ. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Công tác dân vận là công tác của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương lưu ý, để tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới đạt kết quả, cần tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân; củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Trong đó, các cấp, các ngành cần quan tâm tổ chức quán triệt, làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò công tác dân vận, về chủ trương tăng cường, đổi mới công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng, khắc phục có hiệu quả bệnh hành chính, quan liêu. Coi trọng xây dựng,

củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ dân vận, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ công tác dân vận cho cán bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả trong công tác dân vận.

Về tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Đây là công việc hết sức quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của đồng bào ta ở nước ngoài trong năm 2013. Đã có hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức, hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Qua góp ý kiến của nhân dân, nhìn chung, tuyệt đại đa số nhân dân tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố. Đồng thời, nhân dân cũng đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm vào các nội dung cụ thể của Dự thảo.

Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục chỉ đạo: Trên cơ sở bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, về những quan điểm cơ bản, định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực ý kiến của các tầng lớp nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp một cách nghiêm túc, chất lượng với tinh thần chung là chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về Nghị quyết "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 3

môi trường": Đây là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của nước ta. Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, do đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, trình độ phát triển, nước ta dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu; tài nguyên, môi trường chịu áp lực lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, công tác này đã có bước chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động; khi có thiên tai thường gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản; tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, thậm chí khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, có xu hướng gia tăng, có nơi nghiêm trọng; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng.

Ban Chấp hành Trung ương định hướng mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảo vệ môi trường.

Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm vụ cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên, về bảo vệ môi trường với các giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;

đổi mới, hoàn thiện cơ chế, quản lý tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Về Kết luận "Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020": Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, đánh giá về việc triển khai thực hiện Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XI về "Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020". Sau gần một năm triển khai thực hiện đạt được một số kết quả bước đầu: ban hành một số nghị quyết, nghị định; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung và ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2013.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất chỉ đạo: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này từ nay đến năm 2014 cần bám sát những quan điểm, định hướng, mục tiêu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công được ghi trong các văn kiện của Đảng tại các kết luận của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX, Hội nghị Trung ương 6 khóa X và Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

Trên cơ sở nắm vững những quan điểm, những định hướng của Ban Chấp hành Trung uơng, các cấp ủy, tổ chức đảng cần xây dựng chương trình, kế hoạch sát với tình hình thực tiễn của địa phương để tổ chức thực hiện nhằm góp phần đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 7, khóa XI đã đề ra.,.

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/20134

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã thảo luận rất sâu, rất trách nhiệm và thống nhất cao ban hành Kết luận số

51-KL/TW, ngày 29/10/2012 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Kết luận tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho GD & ĐT phải được ưu tiên đi trước. Mục tiêu cốt lõi của GD&ĐT là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Xác định quan điểm trên, lần này, Trung ương quyết định cần phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc những nội dung: nhận thức và tư duy về GD&ĐT; về công tác quản lý; về nội dung và phương pháp giáo dục; hình thức và phương thức đánh giá chất lượng giáo dục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính; phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân thành hệ thống giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông phục vụ đổi mới giáo dục. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục. Kết luận của Trung ương cũng chỉ rõ cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương đã nêu ở Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), kết luận Trung ương 6 (khoá IX), Thông báo kết luận số 242-TB/TW, ngày 15/04/2009 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, trước mắt, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

1- Nâng cao nhận thức và bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực thể hiện quan điểm GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, phải đi trước và được đầu tư trước.

2- Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và nhân lực của các tỉnh, thành và bộ, ngành để thực hiện chuyển

đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm cho nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là từ các nước có nền khoa học - công nghệ và giáo dục hiện đại. Triển khai mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của mỗi địa phương.

3- Các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành giáo dục cần có kế hoạch triển khai đợt sinh hoạt, hiến kế và xây dựng chương trình hành động, khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, việc lạm thu, sử dụng không đúng mục đích các nguồn thu và tiêu cực trong thi cử.

4- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

5- Kiểm tra, chấn chỉnh việc đào tạo tại chức, đào tạo liên kết với nước ngoài bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

6- Tích cực triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tăng cường dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân; chuẩn bị đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

7- Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính sách đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng

TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TrầN VăN CậNPhó Trưởng Ban Trực Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 5

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Xuất phát từ những quan điểm, chủ trương có

tính chiến lược và nhiệm vụ lớn đặt ra trong giai đoạn mới mà kết luận đã nêu, đồng thời nhận diện từ thực tiễn, đặc biệt từ những hạn chế, yếu kém của GD& ĐT tỉnh ta, ngày 28/12/2012, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã thảo luận và ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Quảng Nam đến năm 2020”. Nghị quyết khẳng định: Đầu tư cho GD & ĐT là đầu tư cho phát triển bền vững, trong tổng thể chiến lược phát triển GD &ĐT của cả nước, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của toàn xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước. Tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển GD&ĐT, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng ở tất cả các cấp học, ngành học; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của GD&ĐT, Nghị quyết khẳng định mục tiêu cần đạt là xây dựng giáo dục - đào tạo tỉnh ta phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đảm bảo số lượng và chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về đức, trí, thể, mỹ và lao động đáp ứng nhu cầu, khả năng phát triển của tỉnh, của đất nước và hội nhập quốc tế.

Để có cơ sở đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, thể hiện hành động đưa Nghị quyết vào cuộc sống có hiệu quả, Nghị quyết Tỉnh ủy nêu ra một số chỉ tiêu cơ bản làm điểm mốc phấn đấu thực hiện đến năm 2020 như sau: 100% giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn; trong đó, trên 70% giáo viên mầm non, 80% giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, và 10% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ trên chuẩn. Trường Đại học Quảng Nam đạt tỷ lệ giáo viên có trình độ tiến sỹ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường cao đẳng công lập có trên 70% giáo viên có trình độ trên đại học, trong đó ít nhất 25% có trình độ tiến sỹ. Xây dựng 60% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó 5% đạt chuẩn mức độ 2, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp, 25% trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, 90% trẻ từ 3 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 90% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc

gia, trong đó có 40% đạt chuẩn mức độ 2. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 60% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trong đó 30% đạt chuẩn mức độ 2. Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 trường chất lượng cao. Trên 98% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, học nghề dài hạn; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đạt trên 40% (tổng số dự thi); 15% trường phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; lao động qua đào tạo nghề đạt 60%. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên là người dân tộc thiểu số để nâng tỷ lệ giáo viên là người dân tộc thiểu số lên 30% Tất cả các trường học đều có thư viện; trong đó, 60% trường đạt chuẩn quốc gia và hầu hết các trường học (kể cả các điểm lẻ) có đủ công trình vệ sinh đạt yêu cầu, có nhân viên y tế.

Để thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản trên, Nghị quyết Tỉnh ủy nêu lên một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân cần thật sự tạo chuyển biến khởi sắc về nhận thức, trách nhiệm trong hành động thể hiện qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT theo hướng bền vững trước tình hình mới. Mặt khác, tạo cho mọi thành viên trong xã hội nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GD&ĐT là cơ sở phát triển nguồn nhân lực của đất nước; làm cho GD&ĐT thật sự là quốc sách hàng đầu.

Hoàn thiện quy hoạch hệ thống trường học, cơ sở giáo dục đảm bảo cân đối, hợp lý giữa quy mô, cơ cấu, giữa các loại hình, vùng miền, các cấp học và ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Xây dựng đề án sáp nhập, kiện toàn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp cấp huyện, thành phố. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và trường Trung học phổ thông chuyên Trần Quý Cáp thành các trường chất lượng cao của tỉnh.

Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trường học theo hướng: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết, có năng lực chuyên môn và quản lý, đặc biệt đội ngũ trường chuyên. Có cơ chế phù hợp để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm loại giỏi về dạy tại các trường chuyên và các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/20136

thi đua thực hiện các cuộc vận động trong ngành giáo dục, nhất là đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành và nghiên cứu đề xuất có những cơ chế, chính sách mới phù hợp đối với đội ngũ của ngành. Tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng, các đoàn thể phát triển vững mạnh, đồng thời, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên, làm nòng cốt thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong các nhà trường.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT; thực hiện tốt phân cấp quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường học và các cơ sở giáo dục; tạo động lực để cán bộ, giáo viên tự giác, tự chủ trong các hoạt động chuyên ngành. Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần chấn chỉnh nền nếp trong dạy học và quản lý.

Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Có cơ chế và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, môi trường giáo dục lành mạnh.

Đa dạng hóa lực lượng xã hội tham gia đào tạo nghề như các doanh nghiệp, các hợp tác xã; các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề. Đặc biệt, chú trọng phương thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nhằm gắn nhanh lý thuyết với thực hành.

Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự nghiệp GD&ĐT theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ hoá, kiên cố hoá và hiện đại hoá, đảm bảo các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học.

Tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn vốn nhằm đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng ký túc xá cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên, trong đó đặc biệt ưu tiên cho giáo dục vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Cung cấp sách giáo khoa và học phẩm miễn phí,

hoặc giảm giá bán sách giáo khoa cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là con em của gia đình chính sách, học sinh là con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc đang sinh hoạt và học tập tại các vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện tốt chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo và tuyển dụng đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số. Nâng cấp các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện thành trường có nhiều cấp học; đầu tư nâng cao chất lượng dạy, học và phát triển trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh thành trường chất lượng cao dành cho con em người dân tộc thiểu số.

Cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp về phát triển GD&ĐT với quan điểm “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Điều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách về khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa tạo mọi nguồn lực phát triển GD&ĐT, xây dựng “xã hội học tập”. Mở rộng cơ hội học tập cho mọi đối tượng. Chú trọng liên kết, liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.

Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến. Các huyện, thành phố nghiên cứu chỉ đạo, xây dựng trường trung học cơ sở chất lượng cao và nhiều trường đạt chuẩn cấp độ 2 để nhân rộng điển hình tiên tiến ở mỗi cấp học.

Tóm lại, ý kiến ngày càng phổ biến và được khẳng định GD&ĐT có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng –Jacques Doloss đã nói: "Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để sáng tạo nên tương lai”; một trong 21 khuyến nghị của UNESCO đã chỉ ra rằng “Giáo dục thường xuyên cho mỗi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời, không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường - có nghĩa là phải cải tổ toàn diện nền giáo dục. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thật sự” và cùng với những tư tưởng, chủ trương lớn và quyết sách đúng đắn, cụ thể của Đảng ta đề ra trên lĩnh vực GD&ĐT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, thiết tưởng các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là vai trò của các nhà quản lý GD&ĐT có những phương pháp, phương thức mới, nội dung toàn diện, phù hợp, với quyết tâm chính trị cao nhất định sẽ giành được những chất lượng, hiệu quả trong hoạt động. "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”./.

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 7

Gương mẫu là một giá trị chuẩn mực đạo đức được hình thành nên từ nhân cách sống và phát ra từ tâm hồn trong sáng, là mệnh lệnh

không lời của trái tim, phản ánh đầy đủ tư chất tích cực nhất của một con người. Sức mạnh của nêu gương đạo đức được bắt nguồn từ tính tự giác cao, từ hành vi khiêm tốn, chịu khó học hỏi, trau dồi, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu gương về đạo đức, học và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta đến năm 2020 có một nền kinh tế công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại; trước hết tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” có hiệu quả, thiết thực, củng cố niềm tin đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho mọi người học tập và noi theo. Tấm gương đạo đức của Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạo đức đời thường. Người nhận thức rằng: Đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Do vậy, khi địa vị càng cao, trách nhiệm càng lớn thì yêu cầu gương sáng càng cao, Người đã ra sức tự hoàn thiện mình để trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, toàn diện.

Gương sáng Hồ Chí Minh… Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, đến khi

trở về cùng đồng chí, đồng bào cả nước “nếm mật, nằm gai” làm cách mạng, phải đấu tranh vượt qua biết bao gian lao và thử thách để làm nên Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khi nước nhà vừa giành được độc lập, chính quyền còn non trẻ, buổi đầu gây dựng cơ đồ, đất nước đang phải đối chọi với 3 loại giặc: “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết, quyết tâm tiêu diệt 3 loại giặc trên. Với “giặc đói”, Người phát động toàn xã hội bằng hành động cụ thể, cứ mười ngày mỗi người nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương nói đi đôi với làm, thực hiện trước điều ấy. Người khuyên rằng, đạo lý truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam là “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, phải nhường cơm xẻ áo cho nhau để vượt qua đói nghèo; đi đôi với việc làm trước mắt, Người kêu gọi quốc dân đồng bào đoàn kết, giúp nhau lao động sản xuất, đẩy mạnh tăng gia, làm ra nhiều của cải vật chất để chăm lo cho gia đình và dành một phần ủng hộ Chính phủ nuôi quân đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. Đối với “giặc dốt”, Người phát động phong trào “bình dân học vụ”- người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, không phân biệt trẻ già, trai gái, tất cả với tinh thần khiêm tốn, tự tin, ngày thì lo tăng gia sản xuất, tối đến rũ nhau đi học; ai siêng năng, học giỏi, sớm biết đọc, biết viết thì Người viết thư khen ngợi biểu dương, chẳng bao lâu cả nước có hàng triệu người đọc thông, viết thạo. Đối với "giặc

Học tập, nêu gương đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lê Vũ DũNg Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/20138

(Xem tiếp trang 11)

ngoại xâm", tuy chúng đã thất bại, nhưng không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Người yêu cầu mọi người phải đề cao cảnh giác, ra sức bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, thành quả của cách mạng vừa giành được; tất cả điều đó đã nâng lên thành triết lý hành động cách mạng vì dân, vì nước trong mỗi con người Việt Nam ta.

Học tập và nêu gương Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước

hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm- Nói phải nói đúng, nói đủ; làm thì phải làm đến nơi, đến chốn. Trong đó chủ yếu trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo… mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hàng ngày; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, khoan dung, độ lượng, không dối trá, lừa lọc; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trên, lên trước việc tư), đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.

Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” . Trong gia đình, ông bà là tấm gương mẫu mực cho con cháu; cha mẹ là tấm gương sáng cho các con; anh chị là tấm gương đối với các em; cả gia đình là tấm gương trong sáng của dòng tộc và làng xóm; trong nhà trường, thầy, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới; người này có thể nêu gương cho người khác học tập và làm theo. Trong cuộc sống hàng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng mà còn phải là tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.

Xây phải đi đôi với chống. Hồ Chí Minh đã sớm khởi xướng và kiên trì cuộc đấu tranh chống chủ

nghĩa cá nhân trong mọi thời điểm cách mạng. Người chỉ rõ: “Muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân” . Vì chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh chính, đẻ ra trăm thứ bệnh và nhiều thói hư tật xấu trong cán bộ, đảng viên. Nguy hiểm hơn, “những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà tự tư, tự lợi. Dùng của công làm của tư; dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình”. Người đã tiên lượng, thấy trước tính nguy hiểm, độc hại của chủ nghĩa cá nhân khi nước ta hòa bình, thống nhất: “Việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần là một khó khăn, đau xót” . Những dự cảm, tiên lượng đó của Người đã được thực tiễn chứng minh, làm rõ.

Không lâu trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” . Bởi vì “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” .

Sau 01 năm, Đảng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” . Nghị quyết thẳng thắn chỉ ra rằng: Hiện nay, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh và 4 nhóm giải pháp, trong đó chú trọng nhất, tiên quyết là nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên, gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà cốt lõi của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là: tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Như vậy, để tiếp tục

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 9

Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam hiện có 62 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc (31 đảng bộ và 31 chi bộ) với 3.100 đảng viên. Trong những năm qua, Đảng bộ luôn quan tâm, coi trọng công tác phát triển đảng viên mới. Từ năm 1997 đến nay, toàn Đảng bộ kết nạp được 2.650 đảng viên; trong đó, đoàn viên, thanh niên là 1.145 đồng chí (chiếm 43,21%), đảng viên nữ 1.064 đồng chí (chiếm 40,15%). Tỷ lệ đảng viên kết nạp đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 1.473 đồng chí (chiếm 56%); sau đại học là 60 đồng chí (chiếm 2,26%).

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Đảng ủy khối

các cơ quan tỉnh đã cụ thể hóa thành kế hoạch, hướng dẫn và chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả trong toàn Đảng bộ.

Qua kiểm tra, giám sát, phân loại đánh giá tổ chức đảng và đảng viên hàng năm cho thấy: hầu hết công tác phát triển đảng viên ở cơ sở thuộc Đảng bộ có chuyển biến tích cực; số lượng đảng viên được kết nạp đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; nội dung lãnh đạo và nhiệm vụ phát triển đảng viên được quan tâm, thường xuyên và cụ thể hơn trong sinh hoạt chi bộ định kỳ; đảm bảo nguyên tắc, đúng quy định...

Nhiều tổ chức cơ sở đảng làm tốt công tác phát triển đảng viên, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, tiêu biểu như: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Đại học Quảng Nam, Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên - Môi trường... Riêng năm 2012, toàn Đảng bộ kết nạp được 283 đảng viên, vượt 88,6% so với chỉ tiêu đề ra. Hầu hết đảng viên mới kết nạp đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là tấm gương sáng để quần chúng noi theo; nhiều đảng viên được đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh trưởng, phó phòng và tương đương ở các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của tổ chức đảng.

Tuy nhiên, một số cấp ủy cơ sở chưa quan tâm, coi trọng đúng mức đến công tác này, có chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên; lại có chi, đảng bộ chạy theo chỉ tiêu số lượng, ít chú ý đến chất lượng; thực hiện quy trình xét chọn quần chúng bồi dưỡng kết nạp chưa chặt chẽ; còn thiếu sót về nguyên tắc, thủ tục; một số đảng viên trẻ chưa

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN

TỈNH QUẢNG NAM

NguyễN TrọNg LĩNHBan Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh

Toàn cảnh Diễn đàn phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên do Đoàn Dân Chính Đảng tổ chức.

-Ảnh: Trọng Lĩnh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201310

thực sự tỏa sáng, rụt rè, không thể hiện chính kiến, thậm chí vi phạm kỷ luật và bị xóa tên khỏi Đảng.

Để làm tốt công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ trong thời gian tới; thiết nghĩ, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thư nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy 02 cấp, đi đôi với việc kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ về công tác phát triển đảng viên.

Trước hết, quán triệt kỹ trong cấp ủy, đảng viên về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng. Mặt khác, bám sát và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác phát triển đảng viên, nhất là Chỉ thị số 51 - CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Quy định số 45 - QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, Hướng dẫn số 01 - HD/TW của Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng (khoá XI).

Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, chặt chẽ các khâu trong quy trình phát triển đảng viên. Bên cạnh đó, cấp ủy, UBKT các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác phát triển đảng viên, việc thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, tìm ra giải pháp sát đúng nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, tạo nguồn phát triển đảng.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn, phương châm, phương hướng kết nạp đảng viên. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng, góp phần lựa chọn, kết nạp những người thực sự ưu tú, đồng thời đề cao cảnh giác với các phần tử cơ hội, phản động chui vào phá hoại Đảng.

Kết nạp Đảng phải coi trọng tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn giác ngộ chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác; người được kết nạp phải thực sự tiêu biểu, có uy tín trong các tổ chức đoàn thể. Mặt khác, thực hiện nghiêm phương châm: coi trọng chất lượng, tránh chạy theo số lượng đơn thuần; kiên quyết khắc phục tình trạng chạy theo thành tích, coi nhẹ tiêu chuẩn. Đồng thời, khắc phục tư tưởng hẹp hòi, địa phương; tránh tình trạng dễ dãi, tình cảm cá nhân, bỏ qua nguyên tắc, tiêu chuẩn; chú trọng bồi dưỡng xét kết nạp những quần chúng có trình

độ văn hoá, chuyên môn cao, giác ngộ lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, có động cơ vào Đảng đúng đắn, có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác và các phong trào hành động cách mạng của tổ chức đoàn thể ở cơ sở.

Thứ ba, làm tốt công tác lựa chọn, giáo dục, bồi dưỡng nguồn kết nạp Đảng. Đây là khâu tiền đề quan trọng. Muốn làm tốt khâu này, cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần tích cực chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tạo điều kiện để quần chúng tham gia các phong trào hành động cách mạng. Qua đó, phát hiện những nhân tố mới ưu tú, có phẩm chất đạo đức, năng lực tốt để giáo dục, bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng.

Cùng với quá trình rèn luyện, tự học; bồi dưỡng kết nạp Đảng là khâu không thể thiếu trong quy trình phát triển đảng viên nhằm cung cấp cho quần chúng những kiến thức cơ bản về Đảng. Do vậy, cấp ủy có chức năng phải thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, hình thức, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng và tình hình thực tiễn; đảm bảo tính toàn diện cả về kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống. Việc tổ chức học tập, cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kết nạp Đảng phải thực hiện theo đúng quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Thứ tư, thực hiện đúng quy trình, quy định và tổ chức kết nạp đúng nguyên tắc, thủ tục; giáo dục, bồi dưỡng đảng viên dự bị, chuyển đảng chính thức đúng kỳ hạn và làm tốt công tác quản lý đảng viên.

Trên cơ sở lựa chọn, bồi dưỡng nguồn kết nạp, cấp ủy cơ sở cần thực hiện tốt các bước, nội dung trong quy trình xem xét, kết nạp người vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng: kiểm tra điều kiện của người vào Đảng, lấy ý kiến nhận xét của tổ chức quần chúng; tiến hành thẩm định vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người được xem xét kết nạp theo đúng quy định của Trung ương, nhất là Quy định số 57 - QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Một số vấn đề Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” trước khi trình cấp có thẩm quyền chuẩn y. Tổ chức lễ kết nạp đúng nguyên tắc, thủ tục, bảo đảm sự trang trọng, có tác dụng giáo dục sâu sắc; làm cho người được kết nạp nhận rõ niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm khi đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Sau khi kết nạp, cấp ủy, tổ chức đảng cần phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ; tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 11

theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương; định hướng mục tiêu để người được kết nạp tiếp tục phấn đấu, rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực công tác nhằm hội đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển đảng chính thức đúng kỳ hạn.

Mặt khác, cấp ủy, tổ chức đảng cần làm tốt công tác quản lý đảng viên nhằm theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, chất lượng hoạt động, năng lực công tác, chiều hướng phấn đấu, phát triển... của người mới kết nạp để có biện pháp giáo dục hoặc đề bạt, bố trí, sử dụng cho phù hợp.

“Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát triển, hoạt động lãnh đạo của Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng” (*). Do vậy, làm tốt công tác phát triển đảng viên vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

(*) Trích Chỉ thị 51 - CT/TW, ngày 21/01/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).

thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định về xây dựng Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, khóa XI, Đảng ta một lần nữa yêu cầu phải phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác, học tập, phong cách lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, trong tổ chức đảng và ở nơi cư trú.

Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất vẫn là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Mất lòng tin của nhân dân là mất tất cả. Bởi vì, một khi quần chúng, nhân dân đã mất niềm tin vào đạo đức của người cầm quyền, người lãnh đạo thì niềm tin chính trị của họ cũng không còn. Người lãnh đạo có được nhân dân tâm phục, khẩu phục hay không là ở chỗ đó. Sau khi Lê-nin qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết những dòng xúc động về tấm gương đạo đức vĩ đại của V.I.Lê-nin: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc Châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” . Đến

lượt mình, Hồ Chí Minh đã để lại một tấm gương đạo đức cao đẹp trong sáng, trở thành một trong những người có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nhân dân các nước trên thế giới trong thế kỷ XX; là tấm gương anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Gương mẫu là một mệnh lệnh của trái tim, thể hiện bằng hình ảnh soi sáng. Sức mạnh của nêu gương đạo đức, phong cách vô cùng to lớn.

Năm 2013, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề nội dung: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu gương về đạo đức, phong cách lối sống, từ tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mỗi người chúng ta ai cũng có thể học và làm được. “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” nếu như mỗi chúng ta khiêm tốn, tích cực và thường xuyên phấn đấu học hỏi lẫn nhau, ra sức tu thân, tu chí, thì nhất định sẽ là tấm gương sáng của nhiều người. Nêu gương sẽ có hiệu ứng lan tỏa, lôi kéo quần chúng noi theo, đảng viên đi trước, làng nước đi sau, tạo thành sức mạnh tổng hợp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

(Tiếp theo trang 8)Học tập, nêu gương đạo đức,...

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201312

Biên soạn lịch sử Đảng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của công tác xây dựng Đảng hiện nay. Hoạt động nghiên cứu,

tổng kết, đánh giá lịch sử Đảng có tầm quan trọng to lớn, đó là: giữ vai trò là mối quan hệ hữu cơ với công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác tư tưởng, công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên thành những con người ưu tú, có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực thực tiễn để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu lịch sử Đảng góp phần tích cực xác định và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Nghiên cứu lịch sử Đảng tức là nghiên cứu quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, vạch ra đường lối, chính sách và phương pháp cách mạng qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử; tuyên truyền, vận động và tổ chức chính trị, đưa quần chúng ra đấu tranh và tham gia thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My với tình yêu thương quê hương, đất nước, một lòng theo Đảng và Bác Hồ kính yêu, đánh đuổi kẻ thù xâm lược, góp phần làm nên trang sử vẻ vang của quê hương, đất nước. Nam Trà My, nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng của Liên Khu ủy 5 nói chung, tỉnh Quảng Nam và huyện Trà My nói riêng. Đặc biệt, Nước Là - Mật khu Đỗ Xá, cùng với khu căn cứ Nước Oa (Bắc Trà My), Phước Trà (Hiệp Đức) từng là nơi đứng chân của các cơ quan đầu não Liên Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, hoạch định chủ trương, đề ra nguyện vọng có ý nghĩa quyết định góp phần xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Xác định được tầm quan trọng ấy, ngay từ những ngày đầu tái lập huyện Nam Trà My (01/8/2003), Ban Thường vụ Huyện ủy đã đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu lịch sử Đảng của Đảng bộ huyện. Để

triển khai thực hiện tốt công tác nghiên cứu lịch sử Đảng trên địa bàn huyện, trước hết, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quán triệt sâu sắc nội dung tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thông tri số 16-TT/TU ngày 23/6/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam (khóa XVIII) về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ngành, hội, đoàn thể địa phương” cho các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở, các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh việc sưu tầm tư liệu lịch sử, thực hiện tốt công tác lưu trữ nhằm phục vụ tốt cho hoạt động nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, lịch sử đấu tranh cách mạng ngành, đoàn thể về sau.

Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Trà My đã phối hợp với Huyện ủy Bắc Trà My và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam tiến hành nghiên cứu công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 - 2003). Đây là một công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ huyện qua các giai đoạn lịch sử. Trên cơ sở đó, đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, phù hợp với địa phương trong việc lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn cách mạng mới. Tiếp đến, năm 2010, Huyện ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo tiến hành sưu tầm, biên soạn tập sách “Mật khu Đỗ Xá - Căn cứ Nước Là, khí phách của một thời và mãi mãi”. Tập sách đã ghi lại những hoạt động của Liên Khu ủy 5 và Ban Quân sự Khu 5 trên địa bàn huyện Nam Trà My; những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc địa phương đối với việc xây dựng và bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng, góp phần làm nên những thắng lợi to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu cứu nước. Công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay, đã hoàn thành việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản tập sách Lịch sử Đảng bộ

ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM TRÀ MY VỚI CÔNG TÁC BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG

NguyễN VăN THiBan Tuyên giáo Huyện ủy Nam Trà My

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 13

ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM TRÀ MY VỚI CÔNG TÁC BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG

xã Trà Mai (1945 - 2010); hoàn thành việc sưu tầm tư liệu, xây dựng bản thảo hoàn chỉnh và tổ chức Hội thảo Lịch sử Đảng bộ xã Trà Linh (1945 - 2010). Ngoài ra, các đảng ủy xã đã và đang tiến hành chỉ đạo việc sưu tầm, thu thập tư liệu phục vụ cho việc biên soạn lịch sử của địa phương. Trong đó, một số xã đã tiến hành tốt công tác sưu tầm tư liệu như Trà Tập, Trà Nam, Trà Cang.

Tuy nhiên, đối với một huyện miền núi cao như Nam Trà My, công tác lịch sử Đảng gặp rất nhiều khó khăn: địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều; do chiến tranh tàn phá nên công tác lưu trữ tư liệu những năm trước đây chưa được thực hiện tốt; đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng thiếu và hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, các nhân chứng sống ngày càng già yếu, trí nhớ ngày một thuyên giảm, kinh phí chi hoạt động không có, nhất là cơ sở… Những yếu tố trên gây trở ngại không nhỏ cho việc nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn lịch sử Đảng bộ của các xã trên địa bàn huyện.

Qua thực tiễn, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ huyện và các xã trên địa bàn huyện, cũng đã có được một số kinh nghiệm nhất định: Ban Thường vụ Huyện ủy đã trưng dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường học tại các xã tham gia giúp các xã làm công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ của các địa phương. Đã tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để đội ngũ cộng tác viên nắm vững những phương pháp cơ bản trong quá trình sưu tầm tư liệu lịch sử…

Để thực hiện tốt công tác biên soạn lịch sử Đảng trong thời gian đến, Đảng bộ huyện Nam Trà My sẽ tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Một là, tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, ban, ngành, các đoàn thể chính trị huyện đẩy mạnh công tác sưu tầm, hệ thống tư liệu lịch sử; thực hiện tốt công tác lưu trữ của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo khoa học, chính xác nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, lịch sử đấu tranh cách mạng, ngành, đoàn thể trong giai đoạn tiếp theo.

Hai là, có cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo nguồn ngân sách phục vụ cho việc sưu tầm, hệ thống và sử dụng những tư liệu quý về đề tài chiến tranh cách mạng cũng như công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng trên địa bàn huyện; kịp thời động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác lịch sử Đảng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ba là, trên cơ sở những công trình nghiên cứu đã được xuất bản, chỉ đạo các ngành chuyên môn, nhất là ngành giáo dục - đào tạo, tiến hành nghiên cứu, biên soạn giáo trình để đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, phát huy giá trị các công trình nghiên cứu trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời, nghiên cứu, đánh giá, tổng kết lịch sử nhằm hoạch định đường lối, chủ trương trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với sự quyết tâm của Đảng bộ huyện, các cơ quan, ban, ngành, địa phương, cùng với tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, đặc biệt có đề án hỗ trợ kinh phí viết lịch sử Đảng đối với các huyện miền núi của tỉnh, tin tưởng rằng trong vài năm sắp đến, công tác biên soạn lịch sử Đảng ở huyện Nam Trà My sẽ cơ bản hoàn thành với mốc thời gian hiện tại./.

Ban Chỉ đạo sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã họp triển khai nhiệm vụ - Ảnh: V. Thi

Hội thảo Lịch sử Đảng bộ xã Trà Mai (1945-2010) - Ảnh: V. Thi

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201314

Bước vào năm 1940, tình hình thế giới có nhiều biến đổi; tại Việt Nam với những

hoạt động tích cực của các phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ. Ngày 8/2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Bác Hồ đã trở về Tổ quốc để cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Dưới ngọn cờ của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam từ năm 1941 đã đứng về phía đồng minh chống phát xít, trực tiếp có mối liên hệ với phe đồng minh ở phía Nam Trung Quốc, tổ chức và phát triển lực lượng.

Và năm 1945, thời cơ giành được thắng lợi đã đến. Ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, chủ trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cử ra ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, đề ra đường lối đối nội, đối ngoại trong tình hình mới (lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã được ban hành lúc 11 giờ đêm, ngày 13/8/1945). Ngày 16/8, Đại hội Quốc dân họp,

tán thành chủ trương của Đảng là lãnh đạo quần chúng nổi dậy, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, đứng ở địa vị làm chủ nước mình mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương. Đại hội thông qua 10 Chính sách, thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam (tức là Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội qui định Quốc kỳ là nền đỏ, giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca. Đại hội quốc dân cũng nhận định: "Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết". Sau Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến! Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta!".

Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra trên khắp cả ba miền đất nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã được ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm

1945 là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam chống đế quốc thực dân, phát huy cao nhất truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc đã được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử.

Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám thắng lợi có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành

Ý NGHĨA TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

PHaN THaNH HậuTrưởng Phòng Thông tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Bác Hồ năm 1945Ảnh: tư liệu

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 15

một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào một cuộc trường chinh mới với những biến đổi cách mạng lớn lao và sâu sắc. Kỷ nguyên mới của dân tộc là kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập, thống nhất và phục hưng đất nước, kỷ nguyên kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, mà chủ thể của sự nghiệp vĩ đại này không có ai khác là con người Việt Nam, là cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn mang trong mình khí phách quật cường của mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Dân tộc có độc lập thì con người mới tự do, hạnh phúc. Không thể có quyền con người khi quyền độc lập dân tộc, của cả một cộng đồng bị chà đạp. Khi đất nước được độc lập thì con người mới được giải phóng, mới có thể cùng nhau xây dựng nước nhà giàu mạnh, công bằng, văn minh. Độc lập, tự do, hạnh phúc - những nội dung ấy được Hồ Chủ tịch nêu

lên đã gắn bó quyền của dân tộc với quyền của mỗi con người. Đó cũng là động lực thúc đẩy toàn dân tộc vượt qua muôn vàn thử thách, hiểm nguy để giành và giữ chính quyền non trẻ, để tiến hành 30 năm trường kỳ kháng chiến và chiến thắng hai đế quốc hung bạo nhất, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh

cao ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hoà quyện với những tư tưởng của C.Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh, với xu thế của thời đại vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi này, nước ta không những trở thành một nước độc lập, tự do mà còn trở thành một trong những nước đi tiên phong trong việc xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của biết bao thế hệ người Việt Nam xưa và nay.

Thứ ba, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám còn khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay

Các đồng chí trong Ủy ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng Nam - Đà Nẵng (8/1945. -Ảnh tư liệu

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201316

một nước phong kiến và nửa thuộc địa lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự phát triển rất sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Cách mạng tháng Tám như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng quan trọng thành trì của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới của loài người: kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đúng như Hồ Chủ tịch nói: với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp

bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại những bài học vô cùng to lớn. Đó là bài học về xác định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp của Đảng lãnh đạo; đó là bài học về dự báo thời cơ, nắm chắc thời cơ, không bỏ lỡ thời cơ; đó là bài học xây dựng lực lượng cách mạng, từ lực lượng chính trị đến lực lượng quân sự, huy động được lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung; đó là bài học về kết hợp thời, thế và lực để lấy ít địch nhiều,

lấy yếu thắng mạnh; đó là bài học phân hoá kẻ thù, biết mình biết địch, nhân nhượng có nguyên tắc; đó là bài học về khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành thắng lợi hoàn toàn cho một cuộc cách mạng. Thời đại mới mà Cách mạng tháng Tám mở ra đã đi tiếp một chặng đường dài trên một nửa thế kỷ với nhiều mốc son mới trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tinh thần của Cách mạng tháng Tám, những bài học của Cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

1. Chỉ đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố tiếp tục triển khai chiến lược truyền thông, lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đợt 2 năm 2013 đến các xã vùng dân số có mức sinh cao; các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

2. Ký kết hợp đồng với trường Cao đẳng y tế Quảng Nam để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số -KHHGĐ đạt chuẩn viên chức cho cán bộ làm công tác Dân số -KHHGĐ ở huyện, xã.

3. Ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh về công tác truyền thông giáo dục dân số -KHHGĐ.

4. Tiếp tục mở các lớp tập huấn quản lý chương trình Dân số -KHHGĐ cho thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số -KHHGĐ các xã, phường, thị trấn và các thành phần khác về chính sách dân số

-KHHGĐ cho các ban, ngành liên quan.5. Tham mưu tổng kết 10 năm thực hiện Pháp

lệnh dân số (2003 -2013).6. Tổ chức các sự kiện hưởng ứng Tháng hành

động quốc gia về dân số (tháng 12/2013) và kỷ niệm ngày Dân số Thế giới (11/7); ngày Dân số Việt Nam (26/12).

7. Hướng dẫn các địa phương khẩn trương thực hiện rà soát thông tin biến động dân số - KHHGĐ trong kho dữ liệu điện tử, tiến tới báo cáo điện tử thay báo cáo thủ công theo chỉ đạo của Trung ương.

8. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013, giám sát chuyên đề các dự án, mô hình.

Phòng VH-KG, BTGTU tổng hợp

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 17

Đồng chí Tôn Đức Thắng với sự nghiệp cách mạng và cống hiến của mình được xem là một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng

sản kiên cường, mẫu mực, lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Việt Nam, hiện lên trên hết ở đó một nhân cách sống mẫu mực, một phẩm chất đạo đức cách mạng điển hình về tính cần, kiệm, liêm, chính, vì nước quên mình, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

Với cách mạng Việt Nam, vai trò và sự đóng góp của đồng chí Tôn Đức Thắng được khái quát trên một số lĩnh vực sau:

1. Người thành lập Công hội bí mật đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, là người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, áp dụng đường lối của phong trào công nhân quốc tế một cách phù hợp để

NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN MẪU MỰC,

Một nhân cách lớnNguyễN Hữu THiêN

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Phòng không - Không quân theo dõi chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972. Ảnh tư liệu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 ở làng Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang. Bị địch bắt 15 năm khổ sai tại nhà tù Côn Đảo đã trở thành chiến sĩ cộng sản mẫu mực. Trong sự nghiệp cách mạng, về mặt chính quyền là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), rồi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969-1980). Về mặt Đảng, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa III đến khóa V. Về mặt đoàn thể, là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1980). Đồng chí mất ngày 30 tháng 3 năm 1980.

giác ngộ giai cấp và phát triển phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của giai cấp công nhân Việt Nam. Dưới sự áp bức, bóc lột của các chủ nhà máy, xí nghiệp, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển một cách mạnh mẽ nhưng thiếu đường lối thống nhất, khoa học, mang tính chất tự phát. Năm 1920, sau khi giác ngộ Cách mạng tháng Mười Nga và Nhà nước Xô Viết, về nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tổ chức công nhân thành lập Công hội bí mật- tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, điển hình là lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son vào tháng 8 năm 1925, đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”, từ “giai cấp tự mình” vươn thành “giai cấp cho mình”. Có thể khẳng định rằng, với sự ra đời của Công hội bí

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201318

mật này đã từng bước đưa giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị và trở thành lực lượng chính trị độc lập, mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới, giai đoạn đấu tranh có tổ chức. Không những thế, để chuẩn bị những điều kiện cho công nhân thợ thuyền Ba Son tiếp thu những quan điểm, tư tưởng mới, trong thời gian ở tù Côn Đảo, đồng chí không chỉ tự nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn chủ trương cùng Chi bộ nhà tù xuất bản tờ báo “ý kiến chung”, tạp chí “Tiến lên”, bằng uy tín của mình, đồng chí đã nhờ binh lính và công chức Pháp ở Côn Đảo mua hộ sách báo kinh điển Mác - Lênin để làm tài liệu tuyên truyền chỉ đạo, hướng dẫn tù nhân đấu tranh.

2. Đồng chí Tôn Đức Thắng với việc đưa ra những chủ trương, chính sách cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, bằng đức độ, tài năng và uy tín của mình, đồng chí Tôn Đức Thắng có nhiều thành tích trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Ngay sau khi Công hội bí mật thành lập đã có chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân Việt Nam với các giai tầng khác trong xã hội nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng trong xã hội. Với vai trò là Hội trưởng, đồng chí đã chỉ đạo và thường xuyên cùng anh em Hội viên công nhân xuống tận các xí nghiệp, làng quê các tỉnh để tuyên truyền, tạo nên mối quan hệ gắn bó những người yêu nước ở các vùng quê với Công hội. Tiếp đó, đứng trước tình thế khó khăn của đất nước, vận mệnh Tổ quốc như “nghìn cân treo sợi tóc”, với nhiệm vụ được giao, ngày 2/5/1946, đồng chí Tôn Đức Thắng đã thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt). Với cương vị Phó Chủ tịch Hội, đồng chí đã có công trong việc liên minh các giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo để tập hợp lực lượng kháng chiến. Đặc biệt, tiến hành thống nhất Việt Minh- Liên Việt vào năm 1951 đã làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường và phát triển thêm một bước mới, khẳng định ý chí quật cường của toàn dân. Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí đã góp phần vào việc xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, mở rộng mối quan hệ đoàn kết quốc tế.

3. Là một chiến sĩ cộng sản quốc tế, có nhiều đóng

góp quan trọng vào xây dựng quan hệ đoàn kết giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Năm 1916, trong thời gian hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn Pháp, đồng chí đã tích cực vận động anh em thủy thủ, thợ máy Pháp và các nước thuộc địa đấu tranh chống tệ phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử trong quân đội Pháp. Đây là nền móng đầu tiên cho mối quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân Pháp. Đặc biệt, sự kiện đồng chí Tôn Đức Thắng tham gia cuộc khởi nghĩa ở Biển Đen năm 1919, cho thấy được tinh thần quốc tế vô sản, người tiên phong xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Nga Xô Viết với Cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Chính hành động đó đã tạo xúc cảm cho Nhà thơ Nguyễn Đình Thi với Bài thơ Hắc Hải nổi tiếng:

"... Trên chiến hạm Pari đêm ấyNghe xung quanh náo động xôn xao

Có người lính da vàng ngồi mãi…Hạ hết những lá cờ chết chóc

Đời xích xiềng đạp xuống biển khơi...Kéo lên cờ Cách mạng tháng Mười

Đoàn người đã ào ào sang tớiNhư đàn ong tíu tít say sưa

Anh lính Việt Nam tay đón lấyMột lá cờ không biết ai đưa

Anh chạy tới cột cờ cao nhấtAnh băng mình thoăn thoắt leo nhanh

Bóng anh mất trên trời sâu hútGiữa gió gầm lồng lộn vùng quanh..."

Vào năm 1925, tại Quảng Châu, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc, các nước đế quốc phương Tây đã can thiệp bằng cách đưa lực lượng hải quân do chiếc tàu tuần dương thiết giáp Jules Michelet chỉ huy đến trấn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến hạm này bị hỏng phải đưa vào xưởng Ba Son để sửa chữa. Với tinh thần quốc tế cao cả, đồng chí đã cùng với ban lãnh đạo Công hội Sài Gòn - Chợ Lớn vận động công nhân Ba Son kéo dài thời gian sửa chữa tàu Michelet, để ủng hộ những người anh em công nông Trung Quốc.

Sau đó, trên cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kết nối tình cảm giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, giúp họ hiểu thiện chí hòa bình

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 19

của dân tộc ta qua các chuyến thăm các nước Liên Xô, Pháp, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà nhân dân Hung-ga-ri, Anbani, Balan, Mông Cổ. Bất cứ cương vị nào, đồng chí cũng luôn chăm lo đến tình đoàn kết quốc tế, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân ta với bè bạn thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng chí Tôn Đức Thắng từng là Chủ tịch danh dự Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng hoà bình thế giới. Năm 1955, được tặng giải thưởng Stalin “Về sự nghiệp củng cố hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc”. Năm 1967, được nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.

Đôi điều học hỏi từ một nhân cách lớn...1. Tinh thần yêu nước, lý tưởng cộng sản và kiên

định lập trường giai cấp công nhân.Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước dưới ách

đô hộ của thực dân Pháp, sớm hun đúc tinh thần yêu nước - hành trang đầu đời cho sự nghiệp cách mạng. Khi chưa phải là đảng viên cộng sản, với lập trường của người yêu nước, hiểu rõ nỗi khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng chí đã sớm tham gia các hoạt động đấu tranh của học sinh, sinh viên, binh lính, thủy thủ và công nhân ở Chợ Lớn - Sài Gòn. Sau khi giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đồng chí đã trở thành người cộng sản chân chính, luôn kiên định

lập trường giai cấp và cách mạng. Điều này được thể hiện trong 15 năm bị đày trong nhà tù Côn Đảo, đồng chí tỏ rõ nghị lực phi thường, trung kiên, bất khuất. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của người tù khổ sai Tôn Đức Thắng trong hầm xay lúa ở ngục tù Côn Đảo mãi mãi là bản anh hùng ca về khí tiết của người cộng sản trước quân thù.

2. Phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cộng sản.

Dù giữ nhiều cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng đồng chí luôn giữ vững những đức tính vốn có của mình, sống bình dị, không đòi hỏi gì về vật chất, nêu gương sáng về sự trung thành, lòng tận tụy phục vụ nhân dân. Là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, nói đi đôi với làm, cán bộ,

đảng viên cần phải luôn nêu gương. Phẩm chất đạo đức ấy luôn được thể hiện trong cuộc sống thường ngày, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ đạo đức cách mạng đến đời thường. Đối với người cộng sản, đồng chí là tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, chí công vô tư, đặc biệt đó là sự khiêm tốn giản dị, hồn nhiên trong sáng, ý chí phấn đấu bền bỉ. Đạo đức đồng chí Tôn Đức Thắng là kiểu mẫu hoàn chỉnh về lối sống, nhân cách của một người cách mạng, là sự kết tinh những giá trị đạo đức dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại.

3. Tác phong, nhân cách của một nhà lãnh đạo cách mạng.

Trong công tác, đồng chí luôn mẫu mực về tính nguyên tắc, tính tổ chức, dù làm việc lớn, việc nhỏ đều phấn đấu không mệt mỏi. Đề cao ý thức chấp hành kỷ luật; gương mẫu đi đầu, trách nhiệm cao với công việc. Trải qua thực tiễn lịch sử quá trình công tác, hiện lên trên hết đó là một lãnh đạo có tác phong dân chủ, gần gũi, hoà đồng với nhân dân. Với tài năng đức độ, uy tín của mình, đồng chí đã quy tụ được lòng người, làm cho quân và dân tin vào cách mạng, vào Đảng. Nhờ đó xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân, dân vì mục tiêu chung.

Đặc biệt, ở đồng chí luôn hiện hữu tấm lòng, tình thương yêu nhân dân. Với quan điểm lấy dân làm gốc, sự nghiệp cách mạng là của dân, luôn với tinh thần trọng dân, học hỏi từ dân, tìm mọi cách phát huy sức mạnh, trí lực của nhân dân. Cho nên đồng chí là một lãnh đạo sâu sát thực tiễn, xuống tận địa phương, các ngành, các cấp để kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, gặp gỡ, gần gũi lắng nghe nguyện vọng, đề xuất của dân để đưa ra những chỉ đạo,

Bác Hồ và Bác Tôn Đức Thắng gặp mặt các dũng sĩ miền Nam năm 1968- Ảnh: tư liệu.

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201320

Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng gắn liền với quá trình ra đi tìm đường cứu nước và truyền bá con đường cứu

nước vào Việt Nam của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng cứu nước của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, mà sự kiện có ý nghĩa quyết định chính là khi Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng toàn văn trên báo Nhân đạo ngày 16 và 17-7-1920. Từ đó, Người ra sức truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam. Công tác tuyên truyền được Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng tiền bối trực tiếp tiến hành bằng các hình thức in ấn, xuất bản, phát hành tài liệu, sách, báo, truyền đơn, tổ chức lớp huấn luyện cán bộ… Đồng thời, các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã lập ra những bộ phận chuyên phụ trách công tác tuyên truyền như Ban Huấn luyện, Bộ Tuyên truyền….

Những hoạt động đó đã góp phần tích cực tiến

tới sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc: thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Sau Hội nghị thành lập Đảng, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng ta là tuyên truyền những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi theo Đảng làm cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng. Ban Cổ động và Tuyên truyền đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động công nhân, nông dân mít tinh, biểu tình chống khủng bố, đòi độc lập dân tộc, dân chủ. Đặc biệt, vào ngày 1-8-1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu “Ngày quốc tế đỏ 1/8” nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô-Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu gọi binh lính đoàn kết với nhân dân, hưởng ứng cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. Đây là tài liệu duy nhất, sớm nhất còn lưu giữ cho đến nay đề rõ “Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành”. Tài liệu này khi vừa được phát hành đã gây được dư luận rất lớn trong xã hội đương thời và có sức cổ vũ to lớn đối với quần chúng công nông nước ta đứng lên đấu

CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO GÓP PHẦN TO LỚN VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG, CỦA NHÂN DÂN

Kỷ niệm 83 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 – 01/8/2013) là điều kiện để chúng ta điểm lại quá trình lịch sử với dấu ấn về sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục của Đảng - một lĩnh vực với sự ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo cách mạng, đồng thời khẳng định tầm quan trọng hàng đầu từ công tác tư tưởng của Đảng. Trong bất kỳ giai đoạn nào, công tác Tuyên giáo của Đảng cũng làm nhiệm vụ là người lính tiên phong trên tất cả các mặt trận và đã có những đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 21

tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên bang Xô-viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Kể từ ngày 1 tháng 8 đến tháng 10 năm 1930, trong cả nước đã nổ ra hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân ta.

Từ đó, ngày 1/8 trở thành một mốc lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với sự ra đời của một tài liệu lịch sử quý giá, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác tuyên giáo của Đảng.

Căn cứ vào những tài liệu và sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khoá VIII) quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày Truyền thống công tác tư tưởng - văn hoá của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng.

Như vậy, Ngày 1-8-1930 được coi là Ngày thành lập, hoặc Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng. Nhưng trên thực tế, công tác tuyên giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng, từ khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu các hoạt động truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam.

Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hoá sâu sắc. Đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của lĩnh vực công tác tuyên giáo của Đảng - lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng trong các hoạt động thành lập Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng. Trải qua lịch sử 83 năm xây dựng và phát triển, cơ quan chuyên trách làm công tác tuyên giáo của Đảng đã có những tên gọi khác nhau và có những lần chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng, nhưng trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, lĩnh vực tuyên giáo cũng luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Đây là dịp để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành và cán bộ làm công tác tuyên giáo nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của công tác tuyên giáo, coi đó là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác tuyên giáo bao gồm các lĩnh vực: lý luận chính trị, tư tưởng, văn

hoá, khoa giáo, lịch sử... nó tác động đến tư tưởng, trí tuệ, tình cảm của con người một cách tinh tế, nhạy bén, đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng với những yêu cầu ngày càng cao, mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Qua đó, góp phần củng cố, giữ vững trận địa tuyên giáo của Đảng, bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, kiên định các nguyên tắc, nâng cao niềm tin trong Đảng và nhân dân. Đây cũng là dịp các cấp ủy đảng tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo; cơ quan quản lý nhà nước các cấp tăng cường mối quan hệ, phối hợp công tác với ban tuyên giáo các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo là cơ hội để ôn lại và phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành Tuyên giáo, củng cố và tăng cường niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng, bồi đắp thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn của Ngành Tuyên giáo vào cuộc chiến đấu vinh quang của các thế hệ đi trước. Đây cũng là dịp để cán bộ ngành tuyên giáo và đông đảo cán bộ, chiến sĩ hoạt động trên các lĩnh vực tuyên giáo ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, thể hiện quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Với lược sử và ý nghĩa sâu sắc này, 83 năm qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ Quảng Nam đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, góp phần hết sức quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Đảng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà.

Cùng với cả nước, trên quê hương Quảng Nam, công tác Tuyên giáo đã có mặt ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng bộ Quảng Nam. Đặc biệt trong 21 năm chống Mỹ, công tác tuyên giáo đã tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân ổn định tư tưởng, dám đánh và đã đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, điển hình là trận đầu thắng Mỹ ở Núi Thành. Cùng với cả tỉnh, cả nước, hàng chục cán bộ tuyên huấn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; hàng trăm đồng chí là thương binh, bệnh binh. Đội ngũ làm công tác Tuyên giáo thật sự nêu cao tấm gương về tinh thần tiên phong, tận tụy, hết mình vì sự nghiệp cách mạng

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201322

của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ làm công tác tuyên giáo ngày càng được tăng cường về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong việc xây dựng và phát triển Quảng Nam.

Với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực hoat động, ngành Tuyên giáo Quảng Nam đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2003, Huân chương Độc lập hạng Ba vào năm 2008 và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Để tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, công tác Tuyên giáo các cấp sẽ nỗ lực hơn nữa trên lĩnh vực công tác thông tin tư tưởng, tuyên truyền,

công tác lý luận chính trị, nắm bắt, điều tra dư luận xã hội; tham mưu và tham gia giải quyết các vấn đề dư luận và nhân dân quan tâm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đấu tranh với các thế lực thù địch, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của toàn Đảng bộ, xây dựng tỉnh Quảng Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Xứng đáng là những người chiến sĩ “Tiên phong trên mặt trận tư tưởng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần xây dựng Quảng Nam phát triển bền vững”.

Phòng Thông tin BTG Tỉnh ủy tổng hợp

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, ngày 30/11/2005 của Ban Bí

thư “Về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày 20/7/2006 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư, trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã tích cực triển khai kế hoạch phòng, chống HIV trên địa bàn tỉnh và đạt được một số kết quả sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã phát hiện 22 trường hợp nhiễm HIV, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 12 người; có 02 trường hợp tử vong do AIDS và các bệnh liên quan. So với cùng kỳ năm 2012, số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số tử vong do AIDS đều giảm.

Tính từ khi Quảng Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên cho đến ngày 30/6/2013 thì tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện là 784 trường

hợp; trong đó có 383 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 298 trường hợp tử vong do AIDS và liên quan.

Phân tích số trường hợp nhiễm qua các năm cho thấy:

- Giới tính: Lũy tích, nam giới chiếm 77%, nữ giới chiếm 23% các trường hợp nhiễm HIV. Tuy nhiên, những năm gần đây xu hướng nữ giới nhiễm HIV ngày càng tăng.

- Độ tuổi: Các trường hợp nhiễm HIV chủ yếu nằm trong độ tuổi 20-39, chiếm trên 83% trường hợp.

- Đường lây: Chủ yếu vẫn là lây truyền qua đường máu do dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma tuý (chiếm 67%), do quan hệ tình dục 28%, lây truyền từ mẹ sang con chiếm 3% và có 2% số trường hợp không rõ đường lây truyền.

- Đối tượng: Lũy tích, đối tượng nhiễm HIV nhiều nhất vẫn là những người tiêm chích ma tuý, chiếm 35,1%. Đối tượng thứ hai là người hành nghề mại dâm

chỉ chiếm khoảng 3,3% số trường hợp phát hiện. Có 38,4% trường hợp phát hiện nhiễm HIV là bệnh nhân nghi AIDS đến khám tại các cơ sở y tế, trong số này chủ yếu do tiêm chích ma tuý. Bên cạnh đó, các trường hợp bệnh nhân Lao phát hiện đồng nhiễm HIV (chiếm 4,6%), Phụ nữ mang thai nhiễm HIV chiếm 3,4%, phạm nhân tại các trại giam chiếm 8,2%, vợ người nhiễm chiếm khoảng 2,4%...

Nhìn chung, dịch HIV/AIDS ở tỉnh ta đã có dấu hiệu chững lại, tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1% dân số. Dịch vẫn tiếp tục lây lan với một số thay đổi đáng lưu ý như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ như phụ nữ mang thai… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao…

Xuân Hiển

TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS 6 THÁNG ĐẦU NĂM TẠI QUẢNG NAM

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 23

Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP về việc chia tách huyện Hiên thành hai đơn vị hành

chính mới là huyện Đông Giang và huyện Tây Giang hiện nay, trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Huyện Đông Giang được tái lập là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nhằm tạo điều kiện cho huyện Đông Giang và huyện Tây Giang phát triển nhanh và vững chắc. Đồng thời, qua sự kiện quan trọng này đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với miền núi, vùng căn cứ địa trước đây ở phía Tây của tỉnh Quảng Nam.

Sau khi được tái lập, Đông Giang có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 01 thị trấn) với dân số 21.201 người. Sau ngày tái lập, Đông Giang có nhiều thuận lợi cơ bản, nguồn tài nguyên đất phong phú, độ che phủ của rừng còn cao, khí hậu mát mẻ, bản sắc văn hóa của tộc người Cơ tu là tiềm năng cho phát triển dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, huyện nằm gần thành phố Đà Nẵng là một yếu tố quan trọng

có tác động lan tỏa cho sự phát triển của huyện, hệ thống đường giao thông phát triển khá thuận lợi với tuyến đường huyết mạch 14G dài hơn 70 km nối thị trấn Prao (Đông Giang) với thành phố Đà Nẵng, đặc biệt có đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện dài hơn 38 km. Song, bên cạnh đó, Đông Giang cũng phải đối mặt với không ít khó khăn ban đầu do điều kiện lịch sử để lại, đó là điểm xuất phát về kinh tế, xã hội của huyện còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu tự cung tự cấp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn phân tán, nhỏ bé; thương mại, dịch vụ còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống; kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (gần 35% - chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005); chất lượng nguồn nhân lực phổ thông thấp; đội ngũ cán bộ, công chức thiếu về số lượng, nhất là cán bộ cơ sở chưa đạt chuẩn; hầu hết các quy hoạch định hướng cho phát triển đều chưa được lập; bản sắc văn hóa tộc người Cơ tu bị mai một; tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài trong nhân dân còn nặng; thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm thiệt hại nặng nề về kết cấu hạ tầng và tài sản của nhân dân.

Trước những khó khăn đó, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 14/10/2003 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiên khóa XV (nhiệm kỳ 2001-2005) cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Tiếp theo là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XVI (nhiệm kỳ 2005-2010) và khóa XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), các Nghị quyết trên tiếp tục khẳng định và xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu và định hướng phát triển của huyện.

10 năm xây dựng và phát triểnLê VăN TrưởNg

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đông Giang

Trung tâm hành chính huyện Đông Giang. - Ảnh: Lê Văn Trưởng.

Đông Giang -

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201324

10 năm qua có thể khẳng định, kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ đạt được hàng năm đều tăng khá. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng cao từ 37,2 tỷ đồng năm 2003 lên 63 tỷ đồng năm 2012. Sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 6.111 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2003. Tổng đàn gia súc: 40.203 con năm 2012, tăng gần 3 lần so với năm 2003. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2012 đạt 54,15 tỉ đồng, tăng 6 lần so với năm 2003.Tổng thu ngân sách Nhà nước từ 3,7 tỷ đồng năm 2003 lên 287,5 tỷ đồng năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng năm 2012 đạt 30,89 tỉ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2003; nếu tính giá trị phát sinh ở 7 nhà máy thủy điện thì hàng năm giá trị ngành sản xuất này đóng góp cho nền kinh tế khoảng trên 150 tỷ đồng. Hoàn thành các quy hoạch: quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Đông Giang đến năm 2020, quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, quy hoạch đất đai, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, quy hoạch phát triển cây cao su…Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư đã tạo ra bước đột phá cho sự phát triển. Đến nay, 11/11 xã có đường ô tô, 90/95 thôn có đường ô tô đến thôn; điện thoại di động phủ sóng trên toàn huyện; gần 100% hộ dân được sử dụng điện và nước sinh hoạt. Hạ tầng du lịch và dịch vụ có chuyển biến khá, hình thành mô hình du lịch cộng đồng, gắn với khai thác tiềm năng văn hoá Cơ tu, nghề truyền thống tại thôn Bhơhồông 1, xã Sông Kôn và thôn Đhơroòng, xã Tà Lu, tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân đầu tư xây dựng mới thêm 3 nhà nghỉ tại thị trấn Prao để phục vụ du khách. Lĩnh vực giáo dục cũng đạt được những kết quả nhất định, năm 2003 toàn huyện có 16 trường, với 184 phòng học, thì nay toàn huyện có 20 trường, với 220 phòng học, có 02 trường đạt chuẩn quốc gia; 11/11xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, hiện đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông; chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, số học sinh đạt khá, giỏi chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đặc biệt, tỷ lệ đỗ thẳng vào đại học, cao đẳng từ 0% vào năm 2003, thì năm 2012 đạt trên 16%, đó là động lực tạo chuyển biến trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện nhà. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, huyện đã xây dựng mới Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, tăng cường trang thiết bị và đội ngũ y, bác sỹ cơ bản đáp ứng một bước yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân

dân. Từ chỗ bệnh viện chỉ có 47 giường năm 2003, thì nay có 72 giường; số cán bộ y tế chỉ có 71 người (6 bác sĩ), thì nay có 100 người (trong đó có 17 bác sĩ). Công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên được quan tâm, dịch bệnh không xảy ra.

Công tác thực hiện chế độ chính sách, người có công cách mạng được đặc biệt quan tâm. Trong 10 năm qua, đã triển khai xây dựng 1.236 ngôi nhà, với tổng kinh phí 24,6 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, đối tượng nghèo, đối tượng xã hội có khó khăn về nhà ở; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chú trọng thực hiện và đạt nhiều kết quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao từ 2,174 triệu đồng năm 2003 lên 8,7 triệu đồng vào năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm, đến cuối năm 2012 còn 47,95%. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, có những chuyển biến tích cực: năm 2003 toàn huyện có 217 hộ được công nhận gia đình văn hóa và 4 thôn được công nhận thôn văn hóa, đến năm 2012 có 3.673 hộ và 75 thôn được công nhận; hoàn thành xây dựng 77 Gươl và nhà sinh hoạt cộng đồng. Các giá trị văn hoá Cơ tu tiếp tục được quan tâm giữ gìn và phát huy. An ninh quốc phòng được tăng cường, công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác tuyển quân đảm bảo số lượng và chất lượng qua từng năm. Hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường. Toàn Đảng bộ có 32 Đảng bộ, chi bộ trực thuộc, có 134 chi bộ thôn trực thuộc Đảng bộ xã, có 34 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ quan, có 11 chi bộ trường học. Với 1.588 đảng viên toàn Đảng bộ huyện; công tác cán bộ được đặc biệt quan tâm, huyện đã đào tạo 555 cán bộ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị. Lao động có trình độ đại học ở cấp xã chiếm tỷ lệ 11,06% năm 2020 tăng 10,7% so với năm 2003, trình độ cao đẳng 2,3%, trung cấp 48,93%. Cán bộ có trình độ Đại học làm việc tại huyện chiếm tỷ lệ 52,88% năm 2012 tăng 38,59% so với năm 2003.

Có thể khẳng định rằng, 10 năm tái lập huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đông Giang luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đảng bộ các cấp đề ra, đạt được kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển; cơ cấu cây trồng, con vật nuôi được xác định rõ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và

(Xem tiếp trang 30)

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 25

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng của người dân, nhất là

của bà mẹ và trẻ em. Nhờ vậy 10 năm qua, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) cân nặng trên tuổi giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 17,5% năm 2010. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao trên tuổi 36,5% năm 2000 giảm xuống còn 29,3% năm 2010.

SDD và thiếu các vi chất dinh dưỡng của trẻ đang là vấn đề mang ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo báo cáo mới đây của Viện Dinh dưỡng, hiện nay tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 26,7% và SDD cân nặng là 16,2%. Hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày; tỷ lệ trẻ béo phì và thừa cân cũng đang gia tăng – đặc biệt là ở đô thị, cứ 3-4 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi mầm non và tiểu học thì có 1 trẻ có tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng. Trẻ em suy dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

Hiện nay, tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh ta là 30,1%. Cứ 3 trẻ thì có 01 trẻ bị thấp chiều cao so với tuổi. Trên toàn tỉnh có khoảng 33.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, đây là một con số không đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ chưa tốt.

Ths. Bs Nguyễn Thị Nha – Giám đốc Trung tâm CSSKSS cho biết 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng là: Bà mẹ, gia đình, cộng đồng chưa hiểu được đầy đủ tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ nên chưa có sự quan tâm đầu tư hợp lý; Thiếu kiến thức chăm sóc dinh dưỡng trong 3 giai đoạn: mang thai, nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng đầu và nuôi dưỡng trẻ từ 6- 24 tháng; Thiếu niềm tin vào các hướng dẫn khoa học.(ví dụ khi đi sinh mang theo bình bú và sữa bột); Bị ảnh hưởng/cản trở bởi phong tục tập quán và những quan niệm cổ hũ của người thân trong gia

đình, người xung quanh, cộng đồng; Bị ảnh hưởng bởi quảng cáo của các công ty kinh doanh sữa và các sản phẩm thay thế sữa mẹ; Bà mẹ lo làm kinh tế, không dành thời gian hợp lý, không kiên nhẫn trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Do đó, để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ phải thực hiện một cách đồng bộ, bắt đầu ngay từ khi người phụ nữ chuẩn bị mang thai cho đến khi sinh và nuôi dưỡng em bé được 5 tuổi. Người mẹ mang thai cần phải ăn uống đầy đủ, đảm bảo số lượng, chất lượng và cân đối các chất, các nhóm thức ăn. Khi trẻ sinh ra phải được bú mẹ, bú càng sớm càng tốt và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian cho bú ít nhất là 18 tháng cho đến 24 tháng. Chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng và hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Từ tháng thứ 7, các bà mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung, thức ăn bổ sung cần cân đối chất dinh dưỡng, chuyển dần thức ăn từ dạng lỏng sang đặc; cán bộ y tế địa phương cũng phải phối kết hợp, theo dõi sự phát

QUẢNG NAM NỖ LỰC PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM

TrưởNg Hoa

Tư vấn dinh dưỡng. -Ảnh: Trưởng Hoa

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201326

triển của trẻ để kịp thời tư vấn các biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng.

Năm 2010, Sở Y tế Quảng Nam được UBND tỉnh giao tiếp nhận thực hiện Dự án phòng, chống SDD trẻ em Alive & Thrive (A&T) giai đoạn 2010 – 2013 do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam. Mục tiêu của dự án là tăng gấp đôi trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; giảm tỷ lệ trẻ SDD thấp còi ở trẻ dưới 24 tháng tuổi ít nhất 2%/năm; cải thiện cho trẻ thực hành ăn bổ sung cả về chất lượng lẫn số lượng... Một số mục tiêu cụ thể như nâng cao năng lực cho các tuyên truyền viên cơ sở trong việc tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nâng cao kiến thức và kỹ năng của người chăm sóc trẻ về nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến huyện và xã trong việc quản lý và điều trị trẻ bị SDD cấp tính, giảm tỷ lệ cho trẻ sơ sinh ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì khác trước khi cho bú mẹ, tăng tỷ lệ trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh... Đến nay, Dự án A & T đã góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu tình trạng SDD trẻ em tại tỉnh ta.

Bài học của chị Nguyễn Thị T, TP Tam Kỳ đưa con đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” thuộc Trung tâm CSSKSS Quảng Nam mới biết được những sai lầm của mình trong việc nuôi con nhỏ. Bé nhà chị T đã hơn 10 tháng tuổi nhưng chỉ cân nặng được 7kg. Chị cho biết: “Tôi bắt đầu cho con ăn từ tháng thứ 7, cũng rất kỹ lưỡng trong việc chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn chậm tăng cân. Tôi cũng mua xương, thịt về hầm để lấy nước nấu cháo cho cháu ăn nhưng vẫn không thấy cháu phát triển, tăng cân”. Chính sự thiếu kiến thức về dinh dưỡng ở trẻ nhỏ của chị T nên con chị không được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chị đã bỏ đi phần xác, phần thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, chị không biết rằng khi nấu cháo cho trẻ cần phải nấu cả cái lẫn nước.

Khi thấy con mình bốn tháng liền không tăng cân, chị Hoàng Thị Lệ, công nhân may tại TP Tam Kỳ mới đưa con đi khám. Bác sĩ cho biết nguyên nhân khiến con chị bị suy dinh dưỡng là do chị cho bé ăn dặm quá sớm khi bé mới được 4 tháng tuổi khiến hệ tiêu hóa của cháu bị ảnh hưởng, việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng kém. Thấy con chậm tăng cân, lại gầy yếu nên chị nghe theo lời tư vấn các chủ cửa hàng bán sữa, liên tục thay đổi các loại sữa công thức cho con, làm cháu bị rối loạn tiêu hóa và hay bị tiêu chảy.

Có thể thấy, việc tăng cường công tác truyền thông GDSK để nâng cao nhận thức, kiến thức khoa học, hướng dẫn cách chăm sóc mẹ, bé cho cộng đồng là nhiệm vụ rất quan trọng trong phòng, chống suy dinh dưỡng tại tỉnh nhà. Đây là nhiệm vụ không mấy dễ dàng bởi vẫn còn một bộ phận rất lớn người dân còn khó khăn về kinh tế và nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Đại diện Lãnh đạo Trung tâm CSSKSS Quảng Nam chia sẻ: “Hiện nay, điều kiện làm việc và kinh tế của những cán bộ làm công tác PCSDDTE (đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng) còn nhiều khó khăn, vì hiện Quảng Nam có đến 34 xã thuộc 6 huyện miền núi, địa bàn đi lại không thuận lợi, cộng tác viên dinh dưỡng thực hiện nhiều hoạt động trong công tác phòng chống SDDTE nhưng lại không có chế độ phụ cấp. Các địa phương chưa có sự đầu tư để nâng chất lượng công tác phòng chống SDDTE, các ban, ngành chưa tích cực phối hợp hoặc tham gia vào hoạt động này mà đa số là khoán trắng cho ngành y tế”.

Để công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em ở xã ngày càng có hiệu quả, Bs A lăng Cưu – Trạm phó Trạm y tế xã Zà Hung, huyện Đông Giang cho biết: “Để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, chúng tôi tập trung vào từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Hàng tháng tổ chức thực hành dinh dưỡng nuôi con cho các bà mẹ mang thai, tổ chức truyền thông về dinh dưỡng trong các cuộc họp đoàn thể, họp thôn, bản. Ngoài ra, chúng tôi sẽ vận động người dân thực hiện mô hình VAC ngay tại gia đình, như trồng các loại rau, nuôi gà, vịt để lấy thịt, lấy trứng; vừa tạo thêm kinh tế cho gia đình, vừa đa dạng hóa nguồn thực phẩm trong bữa ăn, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ”.

Như vậy có thể thấy, công tác phòng chống SDD trên địa bàn tỉnh đang còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ y tế làm công tác phòng chống SDD và cộng tác viên dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh, rất cần có sự chỉ đạo, đầu tư đúng mức từ các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống SDD, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm vóc người dân, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 27

Sinh năm 1976, tuy cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng với quyết tâm của mình, năm 1994, ngay sau khi tốt

nghiệp phổ thông trung học, chàng trai trẻ Nguyễn Quốc Tuấn đã thi đậu vào Trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân 2. Sau 2 năm miệt mài học tập, năm 1996, anh tốt nghiệp ra trường và được phân công về công tác tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ). Là một cảnh sát làm việc trên lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội, công việc phức tạp nhưng anh đã không ngừng cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1999, được Ban Chỉ huy Công an Thị xã tạo điều kiện, anh tiếp tục ôn tập và thi đậu vào Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Tại đây, anh không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện tư cách người chiến sĩ Công an Nhân dân. Năm 2003, tốt nghiệp Đại học và trở về công tác tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thị xã Tam Kỳ. Năm 2008, được Ban Chỉ huy Công an thành phố phân công về công tác tại Công an phường Tân Thạnh, đến năm 2011, anh tiếp tục được điều động về làm Phó rồi Trưởng Công an phường An Mỹ. Mặc dù, liên tục thay đổi đơn vị

công tác, trên nhiều cương vị, với nhiều công việc khác nhau, nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của mình, anh đã hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân vào năm 2012.

Với cương vị là Trưởng Công an phường An Mỹ, một phường dù có diện tích tự nhiên không lớn nhưng lại tập trung một lượng dân số lớn với 3.399 hộ, 18.621 nhân khẩu; địa bàn tương đối phức tạp về trật tự xã hội, anh đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia cùng với cán bộ, chiến sỹ Công an phường nắm tình hình, điều tra, xác minh nhanh chóng làm rõ nhiều băng nhóm, đối tượng cướp giật, trộm cắp, cố ý gây thương tích, mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc…xảy ra trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và sự bình yên của nhân dân trên địa bàn, được quần chúng nhân dân nhiệt tình hoan nghênh, ủng hộ. Điển hình như vào ngày 23/11/2011, đã trực tiếp điều tra làm rõ một nhóm gồm 05 đối tượng do Nguyễn Nho Dũng - 1994, trú thôn 2 - Tam Quang - Núi Thành cầm đầu thực hiện 05 vụ cướp giật điện thoại di động. Một vụ án khác, đó là vào tháng 4/2012 anh đã trực tiếp nắm tình hình điều tra làm rõ vụ trộm cắp tài sản do Nguyễn Ngọc Cường (Cường Tương) - 1984, trú: 45 Phan

Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn:Người sĩ quan cương nghị, tận tâm

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng trên quê hương Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ, ngay từ nhỏ, anh Nguyễn Quốc Tuấn đã nung nấu ước mơ trở thành một chiến sĩ công an để góp phần gìn giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân trên chính mảnh đất mình đã sinh ra và lớn lên.

Lê Hoài NgọC Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Tam Kỳ

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201328

Chu Trinh - KP 1 - Phước Hòa đã đột nhập vào cửa hàng điện thoại Đức Hạnh số 249 Hùng Vương – Tam Kỳ vào đêm ngày 03/4/2012 trộm cắp 126 sim điện thoại số đẹp, 10 điện thoại di động và một số tài sản khác, tổng trị giá tài sản trên 55 triệu, qua đó thu hồi được tài sản và trả lại cho người bị mất. Trong 6 tháng đầu năm 2013, anh đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia phá 17 vụ án, trong đó có vụ án trộm cắp với giá trị tài sản trên 40.000.000 đồng xảy ra tại nhà ông Lâm ở khối phố 9 phường An Mỹ, thu hồi tài sản trả lại cho người bị mất.

Bên cạnh việc tham gia chỉ đạo và trực tiếp phá án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nhân dân trong giải quyết công việc có liên quan, với khẩu hiệu “Không quan liêu, không mệnh lệnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân”, “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”, “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” anh đã trực tiếp chỉ đạo rà soát và đề nghị cấp trên loại bỏ những thủ tục giấy tờ không cần thiết, công khai hóa các thủ tục, quy trình hành

chính để nhân dân nắm, biết thực hiện; đồng thời hướng dẫn tận tình, rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho nhân dân. Trong công việc, không kể ngày hay đêm, trong ngày làm việc cũng như những ngày nghỉ, khi nhân dân có việc cần đều được anh hướng dẫn và giúp đỡ tận tình.

Làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với lòng nhiệt tình và sự sáng tạo của mình, anh đã xây dựng được trên địa bàn phường An Mỹ nhiều mô hình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội hoạt động có hiệu quả cao như mô hình “Tổ tự quản” ở khối phố 6, mô hình “Thực hiện hài hòa, xóa đói giảm nghèo và vệ sinh môi trường” ở khối phố 9, mô hình “Phòng chống mại dâm” ở khối phố 10, mô hình “Chi hội CCB phòng ngừa, tố giác tội phạm, đảm bảo ANTT khu dân cư” ở khối phố 3, mô hình “Ký túc xá an toàn, không có tội phạm và tệ nạn xã hội” ở trường Đại học Quảng Nam…

Trong cuộc sống đời thường, anh có ý thức rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng của người chiến sĩ công an theo 6 điều Bác Hồ dạy, thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", sống khiêm tốn, giản dị, gần gũi với mọi người, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân.

Với những thành tích nêu trên, trong 5 năm vừa qua, anh liên tục được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở và được các cấp tặng Bằng khen, Giấy khen. Đặc biệt, năm 2012 anh đã được Bộ Công an tặng Bằng khen với thành tích xuất sắc trong đợt thi đua kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát nhân dân và trong 2 năm liên tục (2011 và 2012), anh được Thành ủy Tam Kỳ tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo lời Bác. Những phần thưởng dành cho anh là sự khích lệ, động viên to lớn để anh tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ được giao./.

Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn trình bày tham luận tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 03 –CT/TW do

Thành ủy Tam Kỳ tổ chức. -Ảnh: Văn Hoành.

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 29

Sinh ra trên mảnh đất Đại Hồng anh hùng, ông cũng như bao nhiêu người con của quê hương đã sống và chiến đấu hết mình vì độc lập tự do

của dân tộc, của quê hương, đất nước. Thời kỳ chiến tranh, ông tham gia lực lượng du kích địa phương, cùng nhân dân bám đất, giữ làng. Hòa bình lập lại, ông cùng gia đình tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Không những vậy, ông còn hăng hái tham gia công tác xã hội ở địa phương. Năm 1984, được sự tín nhiệm của bà con nhân dân, ông được bầu giữ chức Trưởng thôn Ngọc Kinh Tây. Việc làng trên xóm dưới, ông không nề hà vất vả, chỗ nào cần đến ông, ông đều có mặt. Năm 1990, ông Tăng Bồn được bầu làm chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã. Việc đầu tiên ông làm là xây dựng chương trình Hũ gạo tình thương cho trẻ em tật nguyền. Ông cho biết: Đại Hồng trong thời kỳ chiến tranh là nơi hứng chịu nhiều bom đạn của kẻ thù nên trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, bị dị tật xếp thứ nhất, nhì huyện. Nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó bất hạnh cũng chính từ di chứng mà chiến tranh để lại. Xót xa trước những hoàn cảnh đó, ông luôn tâm nguyện phải làm cái gì đó để xoa dịu những mất mát, bù đắp những thiệt thòi cho những người dân quê ông, đặc biệt là trẻ em. Từ khi làm chủ tịch Hội chữ thập đỏ đến nay, đã có hàng trăm mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh được ông giúp đỡ. Không chỉ phụ trách công tác Hội chữ thập đỏ, nhiều năm liền, ông Tăng Bồn còn phụ trách thêm các Hội như Hội từ thiện, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội người khuyết tật, Hội người mù. Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, ông cũng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông tâm sự: “Mặc dù tuổi đã cao song được lãnh đạo địa phương tin tưởng, tôi nghĩ mình phải cố hết sức để đừng phụ lòng mong đợi của các anh ấy”.

Hàng ngày, trên chiếc xe đạp cũ, ông đi khắp làng

trên xóm dưới để gặp gỡ những gia đình khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là những đứa trẻ là nạn nhân của di chứng chiến tranh. Ông kể lại trường hợp gia đình anh Huỳnh Tấn Tám ở thôn Hòa Hữu Đông, xã Đại Hồng có 2 đứa con thì cả hai đều bị ảnh hưởng chất độc da cam, cuộc sống nghèo khổ cứ đeo bám gia đình anh. Thấy vậy, ông vận động các nhà hảo tâm và xin hỗ trợ kinh phí từ cấp trên được gần 30 triệu cho anh làm nhà. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ anh Tám heo giống để gia đình anh tăng gia sản xuất. Ông cho biết, trường hợp như anh Tám ở xã ông còn nhiều lắm. Hiện tại, trên địa bàn xã ông còn hơn 100 trường hợp người khuyết tật. Hàng năm, ông đều vận động các nhà hảo tâm, con em xã Đại Hồng ở Sài Gòn, Đà Nẵng và các vùng lân cận chung tay góp sức giúp đỡ người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, các cháu khuyết tật trên địa bàn xã. Mỗi năm, số tiền và hiện vật ông vận động được cũng lên tới gần 50 triệu đồng. Ngoài ra, hàng tháng ông còn vận động sư cô Thích Nữ Minh Như,

ÔNG CHỦ TỊCH

NGUYỄN ATrưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đại Lộc

Về xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, hỏi ông Tăng Bồn- Chủ tịch của các hội hẳn ai cũng biết và hết lời ngợi khen ông. Một tấm gương hết lòng yêu thương con người, một “ông Bụt của thời hiện đại”. Ông Tăng Bồn năm nay đã 83 tuổi, song từ mấy chục năm qua, ông hăng hái, xông xáo tham gia công tác xã hội của địa phương.

Ông Tăng Bồn chăm sóc nạn nhân chất độc da cam. -Ảnh: Việt Trung.

“ĐA HỘI”

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201330

trụ trì chùa Lập Thuận (Đại Hồng) hỗ trợ 300 kg gạo cho 53 hộ nghèo trên địa bàn xã. Nhận xét về những việc làm của ông, Chủ tịch UBND xã Đại Hồng, ông Đặng Văn Kỳ cho biết: “Ông Bồn là một cán bộ tiêu biểu nhất của xã Đại Hồng nói riêng và huyện Đại Lộc nói chung. Ông luôn hết lòng vì công việc, vì cuộc sống của những người nghèo. Ông làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng tình thương”.

Năm 2012 vừa qua, mặc dù thường xuyên bị bệnh tật tuổi già hoành hành, song ông vẫn tích cực xin hỗ trợ cho địa phương. Ông đã thành lập được Đội Tây Y và Đông y để khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, người già neo đơn trên địa bàn xã mỗi năm 2 đợt, mỗi đợt trên 100 người. Ông còn vận động các thầy cô ở các trường học trên địa bàn xã quyên góp được hơn 10 triệu đồng để hỗ trợ học sinh nghèo trong dịp Tết; vận động được 3,5 triệu đồng tặng cho hai em học sinh bị tai nạn…

Trong những năm ông làm chủ tịch các hội, hoạt động của các hội xã Đại Hồng luôn đứng ở tốp đầu trong phong trào thi đua của huyện. Hiện nay, do tuổi cao sức yếu, ông đã xin với lãnh đạo xã chỉ phụ

trách Hội Chữ thập đỏ và kiêm thêm Hội người mù. Mặc dù hay đau yếu song ông không khi nào vắng mặt mỗi lần có hội họp ở huyện. Xã ông cách trung tâm huyện gần 20 cây số, mỗi lần đi họp là ông lại đạp xe đi bởi ông sợ phiền đến con cháu.

Từ những việc làm thiết thực và mang ý nghĩa sâu sắc của ông đối với nhân dân, đặc biệt là những hoàn cảnh bất hạnh, ông đã được các cấp tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Hiện nay, trong căn nhà nhỏ bé của ông không còn chỗ để treo Bằng khen, Giấy khen và Kỷ niệm chương. Mới đây nhất, ông vinh dự là cá nhân duy nhất của huyện Đại Lộc được UBND tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Ông cho biết, mong muốn lớn nhất của ông hiện nay là có thêm sức khỏe để tiếp tục với công tác xã hội mà ông đeo đuổi hơn 20 năm qua. Chia tay ông, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người tâm huyết với công tác Hội như ông để xã hội của chúng ta ngày càng phát triển hơn, tốt đẹp hơn.

tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư; các lĩnh vực văn hóa –xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của bà con nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể; an ninh chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tốt, tạo được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặc dù vậy, Đông Giang vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung cả tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Kinh tế phát triển chậm, thiếu bền vững, quy mô nhỏ và giá trị tuyệt đối thấp. Các tiềm năng và thế mạnh tận dụng và phát huy chưa tốt; huy động và

sử dụng các nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế. Chất lượng giáo dục chưa ngang tầm; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Cơ tu triển khai chậm. Các tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu. Hệ thống chính trị cơ sở chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, các cấp uỷ, chi uỷ chậm đổi mới; chất lượng quy hoạch, đào tạo cán bộ còn thấp, một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Phát huy truyền thống cách mạng và những thành tựu đạt được qua 10 năm tái lập huyện, thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Giang tiếp tục chung sức, đồng lòng, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh phấn

đấu chuyển nền kinh tế từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, tạo lập vùng sản xuất chuyên canh tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm nông nghiệp để phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng. Bảo tồn, phát triển văn hóa Cơ tu, duy trì văn hóa cơ sở. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Giang quyết tâm đưa Đông Giang thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt trên 500 USD, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 30% vào năm 2015, tạo ra sức bật mới trong phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra./.

Đông Giang... (Tiếp theo trang 24)

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/2013 31

DIỄN ĐÀN TRẺ EM TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2013

Trong 2 ngày 08 - 09/7/2013 tại hội trường Khách sạn Hương Sưa, thành phố Tam Kỳ, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Diễn đàn Quyền trẻ em tỉnh Quảng Nam với chủ đề “Trẻ em Quảng Nam với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em” năm 2013.

Tham dự khai mạc Diễn đàn có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Phước Thanh, gần 100 đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội ,đoàn thể thuộc tỉnh, huyện, thành phố và 190 em học sinh đại diện cho hơn 414 ngàn trẻ em trên toàn tỉnh về tham dự.

Các hoạt động của Diễn đàn gồm có 3 nội dung chính: Trưng bày góc truyền thông thể hiện những ước mơ, nguyện vọng của trẻ; trình bày thông điệp thông qua hình thức sân khấu hóa; đặt câu hỏi trực tiếp với lãnh đạo. Thông qua các tiểu phẩm, các em đã thể hiện được những ước mơ, nguyện vọng của mình mà chưa được người lớn quan tâm, thông cảm đối với lứa tuổi của các em. Cũng trong chuỗi các hoạt động của Diễn đàn, sáng ngày 09/7/2013, các em được đối thoại trực tiếp với đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân và các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh. Ý kiến của các em tại diễn đàn được các đại biểu trả lời thẳng thắn, trách nhiệm; trong đó tập trung vào các lĩnh vực học tập, chăm sóc sức khỏe, môi trường học đường, sân chơi cho trẻ em, lao động trẻ em, các vấn đề về xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, tham gia các hoạt động xã hội và đưa ra các ý tưởng với mong muốn: Lắng nghe trẻ em bằng trái tim - Bảo vệ trẻ em bằng hành động. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh lắng nghe ý kiến của trẻ em trên cơ sở đó tăng

cường kiểm tra, giám sát việc thực các hiện tốt Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Tại đêm khai mạc Diễn đàn, Ban tổ chức đã trao thưởng cho 10 cá nhân và 08 tập thể có thành tích xuất sắc trong cuộc thi viết tìm hiểu về Lao động trẻ em nhân ngày thế giới phòng chống Lao động trẻ em (12/6) và nội dung triển lãm góc truyền thông với 3 giải A và 3 giải B.

Các ý kiến của trẻ em sau Diễn đàn cấp tỉnh sẽ được gửi tới tham gia cùng với trẻ em các địa phương khác trong cả nước tại Diễn đàn trẻ em cấp quốc gia diễn ra vào đầu tháng 8/2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại thủ đô Hà Nội, góp phần vào việc hoàn thiện việc sửa đổi Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

Hữu Thanh

KHAI MẠC ĐẠI HỘI THỂ DỤC, THỂ THAO VÀ NGÀY HỘI VĂN HOÁ CƠTU HUYỆN ĐÔNG GIANG LẦN THỨ NHẤT NĂM 2013

Sáng ngày 11/7/2013, UBND huyện Đông Giang tổ chức Lễ khai mạc Đại hội Thể dục, Thể thao huyện lần thứ VII và Ngày Hội văn hoá truyền thống Cơtu lần thứ I năm 2013. Tham dự Lễ khai mạc có ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du Lịch tỉnh Quảng Nam, đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn và có khoảng 1.210 người (bao gồm vận động viên, diễn viên, nghệ nhân). Ông Lê Duy Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc Đại hội.

Tại lễ khai mạc, với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức Lễ, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân; các nghi thức tiến hành một cách trọng thể; qua đó phần nào đã biểu dương được lực lượng quần chúng

Trẻ em nói về nguyện vọng của mình. - Ảnh: Hữu Thanh

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 8/201332

nhân dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” theo phương châm “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ngoài sự tham gia diễu hành của lực lượng vũ trang, công an, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, đội ngũ công nhân viên chức lao động còn có sự tham gia của 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đại hội Thể dục, Thể thao và ngày Hội văn hóa Cơtu diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16/7/2013 gồm các hoạt động như: Bóng đá mi ni 7 người, bóng chuyền nam, chuyền nữ, kéo co, bắn ná, cầu lông, đẩy gậy, điền kinh, chạy việt dã leo núi và các hoạt động giao lưu văn hoá người Cơtu như: hát lý, nói lý, phục dựng lễ mừng lúa mới, phục dựng lễ đoàn kết, múa trống, chuyên, lễ đâm trâu, tổ chức các trò chơi dân gian và giao lưu ẩm thực người Cơtu.

Đại hội Thể dục, Thể thao và ngày Hội văn hoá Cơtu đây là sự kiện văn hoá, xã hội quan trọng của huyện, là dịp để cán bộ, nhân dân giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Qua đó, đưa phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của huyện lên một bước mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã đề ra trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao../.

Nguyễn Kiều Diễm

THĂNG BÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ GIAO BAN AN NINH TƯ TƯỞNG QUÝ II NĂM 2013

Sáng ngày 05/7/2013, tại Hội trường cơ quan Quân sự huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện đã phối hợp tổ chức giao ban công tác an ninh tư tưởng quý II/2013 và triển khai một số nhiệm vụ tuyên truyền trong quý III năm 2013 cho đội ngũ Báo cáo viên Huyện ủy.

Tại Hội nghị này, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã thông qua báo cáo tình hình an ninh tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện trong 6 tháng qua, đồng thời định hướng một số nhiệm vụ tuyên truyền cho đội ngũ Báo cáo viên Huyện ủy. Theo báo cáo tổng hợp, về trật tự an toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn huyện đã xảy ra 24 vụ vi phạm trật tự xã hội, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 11 vụ. Xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (làm chết 23 người, bị thương 10

người, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 9 vụ, 13 người chết, giảm 01 người bị thương)…

Đặc biệt, ngoài những nội dung thường kỳ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện mời lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện và lãnh đạo Chi cục thuế huyện thông tin đến các đồng chí Báo cáo viên những nội dung về một số chủ trương, chính sách mới đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng; Một số nội dung cơ bản của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Đây là những nội dung hết sức quan trọng và cần thiết giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở nắm rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để triển khai thực hiện.

Nguyễn Thị Ngân

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Ngân Ánh

HỘP THƯ

Trong thời gian qua, Ban Biên tập Bản tin “Thông tin Tuyên giáo” đã nhận được nhiều tin, ảnh, bài... của nhiều tác giả, nhưng do số lượng trang in có hạn nên chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng và đăng tải vào các số sau.

Ban Biên tập Bản tin rất mong nhận được sự tham gia, cộng tác nhiệt tình của quý vị.

Kính chúc quý cộng tác viên hạnh phúc, thành đạt.

Chân thành cảm ơn!