27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HƯƠNG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 HÀ NỘI - 2019

TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ HƯƠNG

TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2019

Page 2: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Thị Toan

2. TS Đinh Văn Thụy

Phản biện 1: ........................................................................

........................................................................

Phản biện 2: ........................................................................

........................................................................

Phản biện 3: ........................................................................

........................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và

Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, A.Toffler - nhà tương lai học dựa trên

những thành tựu của tri thức khoa học, kỹ thuật đương thời đã đưa ra những dự

báo về tương lai ở cấp độ toàn cầu. Trong các tác phẩm nổi tiếng: Cú sốc tương

lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực A.Toffler đã phác họa nền kinh tế

thế giới dịch chuyển vào tương lai với yếu tố tri thức, khoa học công nghệ trở

thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. A.Toffler khẳng định: Con đường quyền lực

và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên

liệu và gân cốt của con người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con

đường Tâm Trí mà thôi.

Ở Việt Nam, quán triệt vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới, Đảng

Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng và phát huy vai trò

của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, chất

lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn yếu, thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp

ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hơn nữa, hiện

nay nước ta còn đang lúng túng giữa hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

và thứ ba trong khi các nước phát triển đã bắt nhịp với cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư. Việt Nam nếu không nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vượt qua

thách thức thì sẽ bị tụt hậu xa hơn. Để phát huy có hiệu quả vai trò của nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước gắn với xu hướng toàn

cầu hóa, nắm bắt những thời cơ quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ tư, việc phát triển trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là chìa

khóa, bước đột phá quan trọng về “chất” của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu

cầu thực tiễn.

Đặc biệt, trong thời đại ngày nay những tác động quan trọng của nguồn tài

nguyên tri thức đối với sự phát triển của các quốc gia, những quan điểm đề cao

thậm chí là tuyệt đối hóa vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự

phát triển, những quan điểm trái chiều về sở hữu đã và đang đặt ra những hoài

nghi về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong xu thế toàn cầu

hóa, hội nhập quốc tế và tác động mạnh mẽ toàn diện, sâu rộng của cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những hiệu ứng khuếch đại vai trò của tri

thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của các quốc gia. Việc nghiên

cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức - đại diện tiêu biểu của tư tưởng giai

cấp tư sản, giúp chúng ta có quan điểm toàn diện hơn trong tiếp cận, đánh giá

những giá trị và hạn chế quan điểm triết học của A.Toffler trong khuôn khổ hệ tư

Page 4: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

2

tưởng tư sản góp phần bảo vệ, bổ sung và phát triển quan điểm mác xít về tính tất

yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội trong tiến trình của lịch sử nhân loại.

Vì thế, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Alvin Toffler về vai

trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam

hiện nay”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án phân tích, hệ thống hóa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri

thức, đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng đó, rút ra ý nghĩa đối với

việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nước ngoài và trong nước bàn về cơ sở hình

thành, nội dung tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa tư tưởng

A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng

A.Toffler về tri thức.

- Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với

việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; trong phương thức sản

xuất và sự biến đổi quyền lực chính trị.

- Đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của

tri thức, rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức

trong: năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; phương thức sản xuất; kiến trúc

thượng tầng: làm rõ vai trò tri thức trong sự biến đổi quyền lực chính trị.

- Tác phẩm luận án nghiên cứu: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và

Thăng trầm quyền lực.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính

Page 5: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

3

sách của Nhà nước về vai trò của tri thức và chiến lược phát triển nguồn lực chất

lượng cao ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: Logic -lịch sử,

phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, thống kê xã hội học, so

sánh, đối chiếu, tổng kết thực tiễn...và các phương pháp nghiên cứu liên ngành.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức.

- Làm sáng tỏ tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với năng lực

thích nghi của chủ thể xã hội; vai trò của tri thức đối với phương thức sản xuất và

quyền lực tri thức.

- Đánh giá khách quan, khoa học những giá trị và hạn chế trong tư tưởng

A.Toffler về vai trò của tri thức, từ đó rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó đối

với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-

Lênin trong tư tưởng của A.Toffler, mối dây liên hệ giữa tư tưởng của chủ nghĩa

Mác - Lênin về vai trò của tri thức khoa học với những tư tưởng của A.Toffler về

vai trò tri thức là sự kế thừa, tiếp nối cơ bản là trên cùng một hướng tư tưởng;

Luận án làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler về vai

trò của tri thức; kế thừa có phê phán những tư tưởng đó, bổ sung, làm phong phú

hơn lí luận về vai trò của tri thức, khoa học trong thời đại ngày nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc

giảng dạy môn Triết học (phần Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội), một số học

phần của chuyên ngành Kinh tế - chính trị học, Chính trị học... ở các trường đại

học, cao đẳng hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo trong việc

hoạch định, thực thi các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 6: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng

Alvin Toffler về vai trò tri thức

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Alvin

Toffler về tri thức Ở trong nước, các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương Quốc Dân trong cuốn

Khái lược tương lai học, cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của

A.Toffler các công trình đã có những đánh giá chung, khái quát về cơ sở hình

thành tư tưởng của A.Toffler. Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra những điều kiện

kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng trực tiếp hình thành nên những quan điểm của

A.Toffler về vai trò tri thức. Trong bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về

xã hội, tác giả mới đề cập đến sự tiếp cận của A.Toffler về về lịch sử xã hội, chưa

đi sâu nghiên cứu chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa hợp lý tư tưởng của C.Mác trong hệ

thống quan điểm tiếp cận về xã hội của A.Toffler. Luận án tiến sĩ Quan điểm của

Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển nền kinh tế tri

thức trong thời đại hiện nay, tác giả đã chỉ ra những giá trị trong tư tưởng của

F.Bacon trở thành cơ sở hình thành thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, đặt nền móng

cho tư tưởng đề cao quyền lực tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai

trò của tri thức Trên thế giới, quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức được nhiều học giả

đi sâu nghiên cứu. Trong các tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công

nghệ; Tương lai khác thường và Dự báo về thế giới thế kỷ 21 có những ghi nhận

và đánh giá cao quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức đối với lịch sử phát

triển của nhân loại. Cuốn Chinh phục các làn sóng văn hóa bàn về tác động của

Làn sóng thứ ba có ý nghĩa đem lại những ý tưởng và kỹ năng tạo dựng văn hóa

doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu chinh phục các làn sóng văn hóa của thế giới

trong thời đại ngày nay. Cuốn Thời đại kinh tế tri thức; Kinh tế tri thức xu thế mới

của xã hội thế kỷ XXI và cuốn Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm

năm chấn hưng đất nước được viết ra như là sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của

A.Toffler về vai trò của tri thức. Bài viết Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại, tác

giả G.A.Duganov ghi nhận và đánh giá rất cao tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri

thức, thông tin, văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị. Tác giả Michael

Page 7: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

5

Finley với bài viết Alvin Toffler and the Third Wave đã phác họa nội dung tư

tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong nền kinh tế trong nền văn minh mới

của lịch sử nhân loại - Làn sóng thứ ba.

Các bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future

Society và A.Toffler and the economico - social evolution, đánh giá về những tác

động tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức khoa học công nghệ đối với sự thay đổi

quan trọng của xã hội. Bài viết The contribution of A.Toffler to the theoretical and

conceptual imaginary of communication nhấn mạnh những đóng góp của

A.Toffler về khoa học truyền thông. Bài viết Toffler's Powershift Based on

Knowledge bàn về quan điểm quyền lực dựa trên tri thức của A.Toffler. Các bài

viết Education Lessons from A.Toffler và Education for a Future of Change:

Lessons from the Past-Re-examining Progressive Education đánh giá cao những

tư tưởng của A.Toffler về một nền giáo dục. Bàn về những giá trị tư tưởng

A.Toffler sau khi ông qua đời tác giả đã khẳng định, kết quả của nghiên cứu của

A.Toffler trong tác phẩm Cú sốc tương lai trở nên nổi tiếng thế giới.

Ở trong nước, các công trình: Góp phần nhận thức thế giới đương đại; Diện

mạo và triển vọng của xã hội tri thức; Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức

và cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức, các tác giả đã tiếp nhận tư tưởng của

A.Toffler về vai trò tri thức để xây dựng những quan điểm về nền kinh tế tri thức,

phác họa xu hướng vận động của nền kinh tế - xã hội. Bàn về nội dung tác phẩm

Làn sóng thứ ba các công trình: Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler và Khái lược

tương lai học đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức

trong các làn sóng văn minh, sự chuyển tiếp của các nền văn minh trong lịch sử

dưới tác động của tri thức. Tiếp cận ở khía cạnh chính trị học, cuốn Giáo trình

chính trị học đại cương và cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của

A.Toffler đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức

trong hình thành hình thái quyền lực mới.

Cuốn Khuyến tài đề cập tới quan điểm của A.Toffler trong tác phẩm Làn

sóng thứ ba bàn về đạo đức con người mới mà A.Toffler đề cập tới. Ngoài ra, còn

nhiều tác phẩm có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Lịch sử văn minh nhân loại;

Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội; Nền kinh tế tri thức; Thế

kỷ 21 thách thức và triển vọng,... các công trình này, các tác giả ít nhiều đã bị ảnh

hưởng tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự phát triển của lịch

sử nhân loại.

Những bài viết bàn đến các quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển

xã hội như: Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler và Quan điểm của

Page 8: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

6

C.Mác và A.Toffler về xã hội, các tác giả có sự đồng tình với quan điểm của

A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, công nghệ có tác động quan trọng tới

lịch sử phát triển của xã hội. Tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba, các bài viết Sẵn

sàng đón Làn sóng thứ ba; Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng

văn minh đã phác họa những luận điểm cơ bản của A.Toffler về các làn sóng văn

minh trong lịch sử nhân loại. Trong luận án Quan điểm của Francis Bacon về vai

trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại hiện

nay tác giả Lê Thị Huyền đánh giá cao những quan điểm của A.Toffler về vai trò

của tri thức. Đề tài khoa học Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong

điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức nhóm

tác giả đã khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của A.Toffler về vai trò của

tri thức.

Nhìn chung vấn đề vai trò của tri thức trong tư tưởng của A.Toffler đã được

nhiều học giả trong và ngoài nước tiếp cận trên các góc độ, các lĩnh vực khác

nhau. Các tác giả đã thấu triệt tư tưởng A.Toffler đề cao vai trò to lớn của tri thức

khoa học và chỉ ra trong mọi thời đại sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào

nguồn vốn tri thức trở thành lợi thế cho các quốc gia tăng sự phát triển và vị thế

trên vũ đài chính trị thế giới.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về

vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay Công trình ở nước ngoài, cuốn Thời đại kinh tế tri thức và Kinh tế tri thức

xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI các tác giả đã chỉ ra những ý nghĩa quan trọng

trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với việc hình thành nền kinh tế

dựa vào tri thức - một xu hướng tất yếu của nền kinh tế của tương lai nhân loại.

Các công trình ở trong nước, cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính

trị của A.Toffler; Khái lược tương lai học; Hành trang kinh tế tri thức, đánh giá

cao tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, các tác giả cho rằng: những tư tưởng

của A.Toffler về vai trò tri thức đã đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành nền

kinh tế tri thức, khẳng định vai trò của trí lực mang tính quyết định tạo nên bước

chuyển lịch sử cho sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, kinh tế trí

lực đồng nhất với kinh tế tri thức. Bài viết Thời đại kinh tế tri thức - cơ hội và

thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển bàn luận về cách tiếp cận kinh

tế tri thức với những thời cơ và thách thức cho các nước đang phát triển nói chung

và cho Việt Nam nói riêng.

Qua khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận

án, cho thấy việc nghiên cứu những giá trị tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri

thức và rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam chưa được các

tác giả trực tiếp nghiên cứu.

Page 9: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

7

1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN

CỨU, LÀM SÁNG TỎ THÊM

1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu trên đây có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt

khoa học mà luận án tham khảo và kế thừa

Thứ nhất, các công trình đã có sự nghiên cứu chỉ ra một số điều kiện, tiền đề

hình thành tư tưởng A.Toffler nói chung.

Thứ hai, các công trình tổng quan trên đã làm sáng tỏ một số khía cạnh về

vai trò của tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler, cung cấp tài liệu tham khảo

cho tác giả luận án khai thác các giá trị tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri

thức mang tính hệ thống hơn.

Thứ ba, bàn về tư tưởng A.Toffler và vai trò tri thức đối phát triển nguồn trí

lực ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khắc

họa vai trò của tri thức đối với sự phát triển kinh tế nói chung, phân tích tư tưởng

của A.Toffler về vai trò của tri thức trong khoa học, kỹ thuật, vai trò của công

nghệ thông tin, chưa có một công trình nào trực tiếp bàn đến ý nghĩa tư tưởng của

A.Toffler về vai trò của tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam một

cách có hệ thống.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm

Một là, tác giả luận án cần hệ thống hóa cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler

về vai trò tri thức.

Hai là, luận án cần nghiên cứu có hệ thống và làm rõ hơn nữa tư tưởng của

A.Toffler về vai trò của tri thức ở các khía cạnh: 1. Vai trò của tri thức đối với việc

hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; 2. Vai trò của tri thức đối với

phương thức sản xuất (Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất); 3. Vai trò của tri

thức đối với sự biến đổi quyền lực chính trị. Đồng thời, luận án cần đánh giá thực

chất giá trị và hạn chế tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên tinh thần khách

quan, khoa học.

Ba là, luận án cần nghiên cứu và chỉ ra những ý nghĩa hiện thời trong tư

tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam

hiện nay, nhằm phát triển nguồn nhân lực có sự biến đổi quan trọng về “chất” đáp

ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế toàn cầu hóa, để

tạo ra sức mạnh nội lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới.

Page 10: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

8

Chương 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER

VỀ TRI THỨC

2.1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER

VỀ TRI THỨC

2.1.1. Điều kiện hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức

2.1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục nước Mĩ

nửa sau thế kỷ XX

* Điều kiện kinh tế

Kinh tế nước Mĩ những năm 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX phát triển

nhanh chóng, trong khoảng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ

phát triển nhanh và thuận chiều. Nguyên nhân cơ bản của sự phát triển nhanh của

nền kinh tế Mĩ là: Mĩ áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật

hiện đại. Tuy nhiên với tốc độ phát triển ngày càng nóng của nền kinh tế, Mĩ cũng

gặp phải thách thức về nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.

Đồng thời, giai đoạn này nước Mĩ đứng trước những tác động bởi ô nhiễm môi

trường. Mặt khác từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Mĩ cũng luôn luôn phải chịu sức

ép cạnh tranh rất lớn từ Tây Âu, Nhật Bản, các nền công nghiệp mới (NICs). Với

những biến động quan trọng của nền kinh tế nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX,

A.Toffler đã viết các tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm

quyền lực và ngầm đưa ra một triết lý phát triển, hướng tới phát triển nền kinh tế

bền vững trong nền siêu công nghiệp của Làn sóng thứ ba với tài nguyên số một là

tri thức, khoa học - công nghệ.

* Điều kiện chính trị

Nền chính trị nước Mĩ là điển hình cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà

nước với chế độ hai Đảng, chế độ chính trị của Mĩ là chế độ Tổng thống. Với tiềm

lực về kinh tế và sức mạnh về quân sự giới cầm quyền Mĩ luôn theo đuổi chiến

lược toàn cầu với tham vọng bá chủ toàn cầu. Những kết quả của chiến lược toàn

cầu cho thấy, việc tạo ra một trật tự thế giới mới, một địa chính trị mới mà ở đó Mĩ

là cường quốc số một giữ vai trò lãnh đạo, với vị thế nước Mĩ trên hết bằng nòng

súng và đôla không còn là thượng sách. Thứ quyền lực mà Mĩ đang sử dụng dựa

vào sức mạnh quân sự và đôla hiện không mang lại những sức mạnh khuất phục

trong thế giới đương đại. Hình thức quyền lực mà đất nước Mĩ cần nắm lấy trong

thế kỷ XXI là quyền lực mềm, là quyền lực thông minh. Trong các tác phẩm bàn

về tương lai, A.Toffler cho rằng hình thức quyền lực của tương lai là quyền lực

của tri thức.

Page 11: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

9

* Điều kiện văn hóa - giáo dục

Văn hóa Mĩ có tính năng động và mang tính thích nghi cao với con người

Mĩ giàu nghị lực và đầy ý chí. Với đặc điểm của một đất nước nhập cư A.Toffler

như thấu hiểu tâm lý hẫng hụt, choáng váng của các cá nhân bỗng nhiên được đặt

mình trong một nền văn hóa khác. Nhưng trên đất nước Mĩ với phẩm chất năng

động họ đã tạo ra khả năng thích nghi nhanh, tự lực tự cường và đầy ý chí để tồn

tại và phát triển.

Về giáo dục, do Mĩ đầu tư rất nhiều vào giáo dục nên mặt bằng chung dân

trí của Mĩ rất cao. Nhìn chung, Mĩ là quốc gia trẻ trong lịch sử song lại có những

thành tựu giáo dục rất lớn.

2.1.1.2. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nửa cuối thế

kỷ XX ở Mĩ

Tới nửa cuối thế kỷ XX, lịch sử nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng

công nghiệp với những tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội, tạo ra những động lực hết sức to lớn cho sự phát triển của văn minh nhân loại.

Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba làm thay đổi căn bản trong các

lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của

chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của lực lượng sản xuất cũng bị

thay đổi hoàn toàn. Trong đó, quan trọng nhất là việc nổi lên vai trò hàng đầu của

yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất với khối lượng tri thức và sức

sáng tạo của trí tuệ.

2.1.2. Tiền đề hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức

2.1.2.1. Tư tưởng của các triết gia về vai trò của tri thức khoa học

* Tư tưởng của Plato bàn về vai trò tri thức khoa học

Plato (427-347 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại luôn đặt vai trò của tri

thức, trí tuệ lên hàng đầu. Đặc biệt, trong hoạt động chính trị bàn về vai trò của

người đứng đầu nhà nước, bàn về quyền lực nhà nước Plato cho rằng nó thuộc về

những nhà thông thái, triết học. Những người nắm tri thức là những người nắm

quyền cai trị trong xã hội. Để xây dựng một nhà nước lý tưởng ông đề cao tri thức,

ông khẳng định nhà nước ấy phải được lãnh đạo bởi những con người có tri thức,

có sự hiểu biết và khôn ngoan.

* Tư tưởng của Francis Bacon bàn về vai trò tri thức khoa học

Francis Bacon (1561 - 1626) là nhà tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp và sâu

sắc nhất tới tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức. Nổi bật trong hệ thống triết

học F.Bacon là vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận, vai trò của tri thức khoa

học trong đời sống xã hội, mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo vấn đề cải tổ tri

thức và xây dựng một xã hội lý tưởng dựa trên quyền lực tri thức, vận dụng tri

Page 12: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

10

thức khoa học vào việc xây dựng xã hội lý tưởng dựa trên việc chỉ ra quyền lực

của tri thức qua đó đã dự báo khả năng của kinh tế tri thức của tương lai nhân loại.

* Tư tưởng của Rene Descartes về vai trò tri thức khoa học

Rene Descartes (1596 - 1650) cũng như F.Bacon, R.Descartes đặt trách

nhiệm cho mọi khoa học là phục vụ con người, làm tăng khả năng của con người,

giúp con người chinh phục tự nhiên, trở thành người chủ và người thống trị tự

nhiên. Đồng thời, ông có nguyện vọng: bắt các khoa học phải phục vụ nhiệm vụ

thực tiễn cao cả nhất, đó là làm tăng quyền lực và nâng cao khả năng của con

người trước giới tự nhiên. Học thuyết triết học duy lý của R.Descartes thể hiện

khẳng định niềm tin và đề cao vai trò của chủ thể nhận thức với năng lực tư duy

nhận thức chân lý. Tư tưởng này của R.Descartes đã đặt nền tảng cho tư tưởng của

chủ nghĩa duy lý - là một trong những tiền đề lý luận quan trọng hình thành tư

tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức.

* Tư tưởng của C.Mác về vai trò tri thức khoa học

C.Mác (1818 - 1883) trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Người đã

chỉ ra vai trò quan trọng của tri thức khoa học đối với sự phát triển của lịch sử sản

xuất vật chất của xã hội. Tri thức khoa học là sản phẩm của tư duy sáng tạo trong

trí tuệ của con người, tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi

nó được chuyển hóa vào trong hoạt động thực tiễn, vật hóa thành máy móc, công

cụ lao động để nhân lên sức mạnh sản xuất của cải vật chất cho xã hội. C.Mác còn

chỉ ra khuynh hướng vận động của tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

sẽ là nhân tố cơ bản tạo nên những sự chuyển biến về chất trong quan hệ giữa

người với người về sở hữu tư liệu sản xuất - chuyển từ sở hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất hình thành sở hữu xã hội - đặt cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.

A.Toffler đã chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng của chủ nghĩa Mác về vai trò của tri

thức khoa học đối với sự phát triển của lịch sử xã hội. Tuy nhiên, với tư duy triết

học của hệ tư tưởng tư sản nên trong cách tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler

chưa mang tính khách quan, do chịu sự chi phối về lợi ích giai cấp.

2.1.2.2. Chủ nghĩa thực chứng - khoa học và chủ nghĩa kỹ trị * Chủ nghĩa thực chứng - khoa học

Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và

xã hội học, các triết gia chủ trương giải quyết các vấn đề thực tiễn, giải thích chân

lý sự việc dựa trên nguyên tắc duy lý và nguyên tắc thực chứng trực tiếp, logic

khoa học, triết học khoa học. Cho nên, trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây hình

thành nên chủ nghĩa duy khoa học. Quan điểm của chủ nghĩa duy khoa học chính

là sự phản ánh sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, đánh giá đề cao giá trị kinh tế và

xã hội của tri thức khoa học, nền văn minh kỹ thuật và xã hội công nghiệp hiện đại

với vai trò của giai cấp tư sản.

Page 13: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

11

* Chủ nghĩa kỹ trị - khuynh hướng của triết học tư sản hiện đại

Chủ nghĩa kỹ trị (La technocratie) là một khuynh hướng của triết học tư sản

hiện đại, là hệ tư tưởng tư sản được hình thành trên cơ sở đề cao đến mức tuyệt đối

hóa sức mạnh và vai trò của tri thức khoa học kỹ thuật đối với mọi mặt của đời

sống xã hội. Chủ nghĩa kỹ trị khẳng định vai trò quan trọng của khoa học công

nghệ có tính chất vạn năng, trở thành thước đo cho sự phát triển của các quốc gia

trên thế giới; nhấn mạnh vai trò của khoa học - công nghệ làm thay đổi cơ cấu của

nền sản xuất hàng hóa; các nhà kỹ trị khẳng định vấn đề sở hữu tác động ngày

càng ít hơn đến quá trình phát triển xã hội; quan điểm kỹ trị khẳng định tầng lớp

trí thức giữ vai trò quan trọng, nắm trong tay quyền lực thực sự. 2.2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER

VỀ TRI THỨC

2.2.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Alvin Toffler Alvin Toffler (1928-2016) sinh tại thành phố Los Angeles, bang California.

Năm 1950, ông tốt nghiệp Đại học New York và chuyển đến Cleveland. Năm

1954, A.Toffler bắt đầu làm phóng viên, đến năm 1959, ông viết bài cho tạp chí

Fortune, là biên tập viên chuyên về lao động. Năm 1962, ông rời tạp chí Fortune

để viết tự do. Giữa thập niên 1960, A. Toffler cùng vợ là Heidi Toffler bắt đầu

thực hiện bản thảo của cuốn sách Cú sốc tương lai. Năm 1970, cuốn Cú sốc tương

lai được xuất bản. Năm 1976, A.Toffler làm cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện

Hoa Kỳ. Năm 1980, cuốn Làn sóng thứ ba được xuất bản. Năm 1990, cuốn Thăng

trầm quyền lực được xuất bản. Năm 1996, A.Toffler cùng Tom Johnson sáng lập

Toffler Associates - công ty tư vấn thực hiện các ý tưởng đã được A.Toffler viết

ra. A.Toffler mất ngày 27 tháng 6 năm 2016, ở tuổi 88.

Ngoài ba tác phẩm kể trên, A.Toffler còn viết một số tác phẩm khác như

Báo cáo về môi trường (1975), Bản xem trước và tiền đề (1983), Tổng công ty

thích ứng (1985); Chiến tranh và chống chiến tranh (1993); Tạo dựng một nền

văn minh mới - chính trị của Làn sóng thứ ba (1994); Chiến tranh và chống chiến

tranh (1995); Cách mạng của sự giàu có (2006). Trong đó, có một số cuốn là công

trình nghiên cứu đồng tác giả của A.Toffler và Heide Toffler.

2.2.2. Những tác phẩm tiêu biểu của Alvin Toffler

2.2.2.1. Tác phẩm Cú sốc tương lai Tác phẩm Cú sốc tương lai được xuất bản năm 1970, được xem là tuyên

ngôn của A.Toffler về bản chất của thời đại lịch sử, với những biến cố xảy ra dồn

dập khiến con người cần có sự điều chỉnh hành vi, phương thức sống một cách cẩn

trọng và buộc phải biết đặt mình trong cỗ máy thời gian đang chuyển động ngày

một nhanh và thích ứng với tốc độ biến đổi của nó. Cuốn sách gồm sáu phần với

hai mươi chương, phần một: cái chết của sự vĩnh cửu; phần hai: tính nhất thời;

Page 14: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

12

phần ba: những việc mới lạ; phần bốn: sự đa dạng; phần năm: những giới hạn của

khả năng thích nghi; phần sáu: chiến lược tồn tại.

2.2.2.2. Tác phẩm Làn sóng thứ ba Tác phẩm Làn sóng thứ ba xuất bản năm 1980, tác giả nhấn mạnh vai trò

của tri thức - động lực phát triển trong nền văn minh trí tuệ ngày nay. Tác phẩm

gồm: Lời nói đầu và hai mươi bẩy chương, song kết cấu nội dung bàn về: sự va

chạm của các làn sóng; Làn sóng thứ hai; Làn sóng thứ ba và phần kết luận. Tác

phẩm đã thể hiện được thế giới công nghệ và sự tác động của nó tới đời sống cũng

như những thay đổi trong nền kinh tế, đồng thời nêu bật lên những yêu cầu về đạo

đức, văn hóa và tư tưởng cũng như các định chế và cơ cấu chính trị, dự báo xu thế

vận động của lịch sử trên cơ sở tiến bộ của tri thức khoa học và công nghệ, sự phát

triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành nền kinh tế tri thức.

2.2.2.3. Tác phẩm Thăng trầm quyền lực Tác phẩm Thăng trầm quyền lực được xuất bản năm 1990, nội dung được

chia thành sáu phần: Phần một: định nghĩa về quyền lực, về thời kỳ chuyển đổi

quyền lực: bạo lực, của cải và tri thức; phần hai: sinh hoạt trong nền kinh tế siêu

tượng trưng; phần ba: chiến tranh thông tin; phần bốn: quyền lực trong các công

ty uyển chuyển; phần năm: biến đổi quyền lực chính trị; phần sáu: biến đổi quyền

lực toàn cầu. Thăng trầm quyền lực ra đời kế thừa tinh thần hai bộ sách trước và

tập trung vào vai trò then chốt của tri thức trong việc chuyển đổi quyền lực, đồng

thời đề xuất quan niệm mới về “quyền lực xã hội”, tìm hiểu những biến chuyển

tương lai trong mậu dịch kinh tế, chính trị và cục diện thế giới.

Tiểu kết chương 2 Trong nội dung chương 2, luận án nghiên cứu và chỉ ra cơ sở khách quan và

nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. Qua đó khẳng định, tư

tưởng A.Toffler về vai trò tri thức là sản phẩm tất yếu của điều kiện kinh tế, chính

trị - xã hội và văn hóa - giáo dục của nước Mĩ đương thời; phản ánh những thành

quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học hiện đại nửa cuối thế kỷ XX. Đồng

thời, tư tưởng A.Toffler là sự tiếp nối quan điểm về vai trò tri thức của các nhà

triết học trong lịch sử như Plato, R.Decartes, khuynh hướng triết học thực chứng

và chủ nghĩa kỹ trị trong triết học phương Tây hiện đại, đặc biệt là sự kế thừa trực

tiếp tư tưởng của F.Bacon và chủ nghĩa Mác về vai trò của tri thức khoa học. Tiếp

cận ba tác phẩm nổi tiếng của A.Toffler, độc giả như được tìm hiểu về một “nền

văn minh mới” của địa cầu trong kỷ nguyên mới. Những tác phẩm đó đã ghi dấu

mốc tên tuổi, tư tưởng của ông trong lịch sử tư tưởng nhân loại, với những tác

động mạnh mẽ, sâu sắc đến nhận thức, chiến lược phát triển của nhiều chính trị gia

ở các nước lớn trên thế giới.

Page 15: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

13

Chương 3

TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC

3.1. QUAN NIỆM CỦA ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC VÀ CÁC TÍNH

CHẤT CỦA TRI THỨC

3.1.1. Quan niệm của Alvin Toffler về tri thức A.Toffler quan niệm tri thức khoa học bao gồm: Những điều kiện như giả

thiết, giá trị, hình ảnh, sự khích động cùng với khả năng kỹ thuật chính xác. Có lúc

ông lại cho rằng: Kỹ thuật cao là tri thức được đông đặc. Tri thức không chỉ đơn

thuần là sự sáng tạo về khoa học, phát minh mới về khoa học và công nghệ mà

còn mang những giá trị thực tiễn, đáp ứng những điều kiện thực tiễn phát triển của

một quốc gia. A.Toffler không chỉ bàn đến vai trò của tri thức là sản phẩm của tư

duy của con người nhận thức về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình, mà ông

nhấn mạnh tới tính thực tiễn, vai trò thực tiễn và sự thích ứng của tri thức trong

những điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của một

quốc gia. Theo A.Toffler tri thức mới được hình thành, sáng tạo trên chất liệu cơ

bản là thông tin. Thông tin là nền tảng của tri thức. Thông tin trở thành cứ liệu đầu

tiên, giúp con người có những nhận thức ban đầu về các sự vật hiện tượng và hình

thành nên tri thức. Theo A.Toffler, ngày nay vấn đề tri thức đã vượt ra ngoài phạm

trù nhận thức luận, phạm trù kinh nghiệm và trở thành phương pháp thực tiễn, là

công cụ sáng tạo, cội nguồn đặc biệt của quyền lực tối cao trong tương lai.

3.1.2. Các tính chất của tri thức A.Toffler đã phác hoạ các tính chất của tri thức: tính cách mạng; tính vô tận

và tính dân chủ. Trong tư tưởng của A.Toffler những tính chất khác biệt, riêng có

của tri thức đã trở thành cội nguồn quyền lực, mở cổng bá quyền của thế kỷ XXI. 3.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC

3.2.1. Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với việc hình thành

năng lực thích nghi của chủ thể xã hội Bàn về năng lực thích nghi A.Toffler làm rõ căn bệnh Cú sốc tương lai và

trên cơ sở tìm nguyên nhân của Cú sốc tương lai, ông đưa ra một số giải pháp

nhằm gia tăng năng lực thích nghi cho các chủ thể xã hội.

Trong tác phẩm Cú sốc tương lai, A.Toffler phác họa xã hội tương lai với

các đặc điểm: tốc độ thay đổi nhanh chóng, gia tốc của sự thay đổi tăng theo cấp

lũy thừa, chủ thể trong xã hội tương lai luôn phải đối mặt với sự mới lạ, sự đa

dạng và sự thay đổi ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nếu các chủ thể xã hội không

có năng lực thích nghi đối phó với tốc độ thay đổi, sự mới lạ, sự đa dạng của

tương lai thay đổi đó thì sẽ phải đối mặt với sự choáng váng, gặp phải “cú sốc” vì

tương lai đến quá sớm và không tránh được sự sụp đổ tập thể.

Page 16: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

14

Truy tìm nguyên nhân của Cú sốc tương lai, A.Toffler chỉ ra hai nguyên

nhân cơ bản sau: Nguyên nhân thứ nhất là do sự phát triển của nền siêu công

nghiệp, song nguyên nhân sâu xa là do tốc độ gia tăng của tri thức mới. Nguyên

nhân thứ hai là con người không có đủ tri thức để có thể kiểm soát được những

thành tựu của khoa học - công nghệ.

Nhằm tạo ra những sự thích nghi của các chủ thể xã hội đối với tốc độ thay

đổi của nền kinh tế siêu công nghiệp, A.Toffler chỉ ra các giải pháp nâng cao

năng lực thích nghi của các chủ thể xã hội.

Giải pháp đối với các cá nhân. Mỗi cá nhân cần có kế hoạch kiểm soát,

quản lý được sự thay đổi cũng như tốc độ của sự thay đổi và đưa ra những nhận

thức và quyết định phù hợp, tạo ra “vùng ổn định” trong cuộc sống của cá nhân.

Để kiến tạo được các vùng ổn định các cá nhân cần gia tăng sự nhận thức, sự hiểu

biết và các năng lực xử lý các thông tin, không ngừng thay đổi nhận thức bằng

việc “học lại thực tại” gia tăng tri thức mới, nhận thức mới về thực tại để luôn

thích nghi với gia tốc thay đổi, tính nhất thời và sự mới lạ của xã hội trong nền

siêu công nghiệp của tương lai.

Giải pháp thực hiện cuộc cách mạng giáo dục. A.Toffler cho rằng giáo dục

cần trang bị tri thức, kỹ năng thích nghi cho các chủ thể xã hội đối phó với một xã

hội thay đổi không ngừng. Nhiệm vụ của giáo dục là: làm tăng khả năng đối phó

của con người. Đổi mới giáo dục trong đó giáo dục tăng cường việc gia tăng tri

thức, trang bị kỹ năng tự học chủ động tiếp cận tri thức, làm chủ tri thức, gia tăng

khả năng sáng tạo, thích nghi với gia tốc của sự thay đổi. A.Toffler đề cao việc

giáo dục suốt đời, tự học, tự giáo dục và tự đào tạo lại.

Giải pháp xây dựng thiết chế chính trị và tổ chức xã hội sáng tạo, mang tính

nhất thời và dân chủ hóa cao.

Một là, cần có sự kết hợp và có mối liên hệ với các nhà khoa học, các tổ

chức nghiên cứu khoa học cũng như các doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý

xã hội.

Hai là, thực hiện nền dân chủ chính trị.

Ba là, các thiết chế chính trị và tổ chức xã hội cần có khả năng sáng tạo và

có nhiệm vụ kiểm soát nền công nghiệp.

Bốn là, chủ thể tham gia các thiết chế chính trị và tổ chức xã hội cần phải là

“giới tinh hoa”.

3.2.2. Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức trong phương thức

sản xuất

3.2.2.1. Vai trò của tri thức đối với sự phát triển lực lượng sản xuất Thứ nhất, vai trò của tri thức đối với người lao động. Theo A.Toffler lao

động của nền kinh tế trong Làn sóng thứ ba là những công nhân giỏi có khối

Page 17: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

15

lượng tri thức lớn và toàn diện, biết dựa trên vốn tri thức năng động, sáng tạo và

chủ động trong quá trình sản xuất với những ý tưởng và sáng kiến mới thích nghi

nhanh với nền kinh tế sáng tạo. Công việc của công nhân trong Làn sóng thứ ba là

“công việc trí óc”.

Thứ hai, vai trò của tri thức đối với tư liệu sản xuất.

Một là, tri thức trở thành công cụ lao động trực tiếp nhất sáng tạo nên của

cải. Trong quá trình phát triển nền kinh tế của Làn sóng thứ ba tri thức tiên tiến trở

thành công cụ sáng tạo mọi nguồn nguyên, nhiên, vật liệu, hình thành nên hệ

thống kinh tế tiên tiến có nhiều khả năng “từ không làm ra có”.

Hai là, tri thức đáp ứng nhu cầu nguồn nhiên liệu. Nền văn minh Làn sóng

thứ ba cũng sẽ dựa trên cơ sở công nghệ khác nhau như sinh học, công nghệ gen,

điện tử, khoa học vật liệu, kỹ thuật vũ trụ và đại dương học.

Ba là, vai trò của tri thức đối với nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản

nhất trong nền văn minh Làn sóng thứ ba phải kể đến là tin tức, gồm cả trí tưởng

tượng. Với bất cứ nền kinh tế nào trong Làn sóng thứ ba cần sử dụng tri thức như

một công cụ sản xuất đa năng và hữu hiệu nhất để hạ thấp mức tiêu thụ vật liệu,

năng lượng, nhân công, thời gian, không gian, tiền vốn...

3.2.2.2. Tư tưởng của Alvin Toffler về vai trò của tri thức trong quan hệ

sản xuất

Thứ nhất, vai trò của tri thức trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.

Tri thức quyết định đến quan hệ sở hữu trong sản xuất. Tuy nhiên, ông chưa

chỉ ra sự thay đổi mang tính cách mạng hóa trong quan hệ sản xuất, tạo ra bước

chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu xã hội là tất yếu khách quan.

Thứ hai, vai trò tri thức trong tổ chức và quản lý sản xuất. A.Toffler khẳng

định, tri thức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý sản xuất, thể hiện qua

vai trò nổi trội của các nhà quản lý sở hữu tri thức.

Thứ ba, vai trò của tri thức trong đánh giá năng lực người lao động, phân

phối sản phẩm trong xã hội. Trong nền kinh tế của Làn sóng thứ ba năng lực của

người lao động được đánh giá bằng sự đóng góp của họ đối với sự gia tăng tri thức

của công ty. Lương người lao động được trả cũng dựa vào sự đóng góp tri thức

mới của họ cho sự phát triển của công ty trong quá trình sản xuất tạo ra những sản

phẩm có hàm lượng tri thức cao.

3.2.2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về giải pháp phát triển kinh tế tri thức

Thứ nhất, thực hiện cuộc cách mạng trong giáo dục.

Thứ hai, các quốc gia cần có chiến lược phát triển dựa vào tri thức khoa học

kỹ thuật.

Thứ ba, hình thành hệ thống thông tin hiện đại.

Page 18: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

16

Thứ tư, đổi mới trong hoạt động quản lý kinh tế. Các chính phủ cần có sự

thay đổi trong quản lý phân phối thông tin, phân phối tri thức, tạo ra môi trường

dân chủ khuyến khích sự sáng tạo và tự do tư tưởng.

3.2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với sự biến đổi

quyền lực chính trị

3.2.3.1. Quan niệm của Alvin Toffler về quyền lực, hình thái và phẩm

chất của quyền lực

Quan niệm của A.Toffler về quyền lực: Quyền lực là hiện tượng xã hội cơ

bản, là những phép tắc liên hệ giữa cá nhân với quốc gia, là sự khống chế giữa

con người với con người, buộc kẻ khác phải hành động theo ý của mình.

Về các hình thái và phẩm chất của quyền lực: Trong tác phẩm Thăng trầm

quyền lực A.Toffler cho rằng quyền lực có ba hình thái: quyền lực bạo lực, quyền

lực của cải và quyền lực tri thức. Quyền lực của bạo lực có phẩm chất thấp nhất.

Quyền lực của cải có phẩm chất bậc trung. Quyền lực tri thức có phẩm chất cao

nhất. Tri thức chuyển mình biến thành phẩm chất quyền lực tối cao ngày nay, giữ

vai trò cốt tuỷ của quyền lực. Quyền lực tri thức là một trong những hình thái cơ

bản của quyền lực, có phẩm chất tối cao, có tính chất dân chủ, vô tận.

3.2.3.2. Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò của tri thức đối với sự biến đổi

quyền lực

Bàn về vai trò của tri thức đối với sự biến đổi quyền lực, A.Toffler chỉ ra

những biểu hiện vai trò của tri thức đối với sự biến đổi trong quyền lực chính trị,

nguyên nhân của sự biến đổi quyền lực chính trị và đưa ra các giải pháp giành và

kiểm soát quyền lực.

Thứ nhất, biểu hiện về vai trò tri thức đối với sự biến đổi quyền lực.

* Vai trò tri thức trong sự biến đổi của tam giác quyền lực: bạo lực, của cải

và tri thức. A.Toffler cho rằng, quyền lực của một quốc gia luôn được thiết lập

trên sự khống chế bạo lực, của cải và tri thức. A.Toffler cho rằng, ngày nay đang

có những sự chuyển biến quyền lực có tính chất lịch sử, hai nguồn lực cơ bản nhất

của quyền lực là bạo lực và của cải, ngày nay đang tùy thuộc vào nguồn lực thứ ba

là tri thức. Trong thời đại ngày nay chúng ta sẽ cần thấu triệt được ba dòng chủ lưu

của quyền lực nhất là đối với dòng thứ ba là tri thức.

* Tri thức làm biến đổi cơ cấu của quyền lực, hình thành sự đa nguyên

quyền lực. Quyền lực trong thời đại của nền kinh tế dựa vào tri thức chuyển từ

nhất nguyên quyền lực chuyển sang đa nguyên quyền lực.

Quyền lực của những công nhân tri thức. Trong nền kinh tế Làn sóng thứ ba

người lao động có tri thức, có khả năng sáng tạo và thích ứng với những điều kiện

thực tiễn sản xuất vật chất đã tạo nên những giá trị cơ bản của người lao động và

Page 19: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

17

sự biến đổi quyền lực của họ. Khả năng sáng tạo của người công nhân chính là

yếu tố tạo nên quyền lực của họ.

Quyền lực của các công ty sở hữu tri thức. A.Toffler đã khẳng định: Tri

thức sẽ trở thành nguồn tài nguyên cơ bản khống chế nền kinh tế trong tương lai,

tư bản nhân lực đã thay thế cho tư bản tiền bạc. Tri thức biến thành nguồn tư liệu

quan trọng cho các xí nghiệp, vì nó là sản phẩm thay thế cuối cùng. Ngày nay,

công ty nào hay nhóm kỹ nghệ gia nào chiếm được một chỗ trong chu kỳ tuần

hoàn này đều có thể nắm giữ quyền lực kinh tế đáng kể và tiếp theo là thế lực

chính trị. Chiếm lĩnh địa vị này không phải nhờ ở tư bản mà là nhờ trí óc - trí óc

trong máy điện toán, trong phần mềm và trong mạng lưới điện tử.

Quyền lực của các quốc gia tri thức: Vị thế của các quốc gia trên vũ đài

chính trị thế giới là sự kết hợp của các yếu tố: kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật

- công nghệ, văn hoá, thông tin...Trong đó, chìa khoá quan trọng giúp các quốc gia

sở hữu quyền lực trong thời đại ngày nay chính là tri thức.

* Vai trò của tri thức trong khuynh hướng biến đổi quyền lực toàn cầu. Dựa

trên ba nguồn quyền lực: bạo lực (quân sự), của cải (kinh tế) và tri thức, A.Toffler

khẳng định quyền lực của các quốc gia tư bản chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến:

Tam giác quyền lực: Tokyo - Berlin - Washington. Ông bảo vệ quyền lực trong

trật tự thế giới tư bản nói chung, trong đó Mĩ có vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Thứ hai, nguyên nhân của sự biến đổi quyền lực.

Một là, sở hữu tri thức trở thành cội nguồn tạo nên sự chuyển dời quyền lực

trong thế kỷ XXI.

Hai là, mô hình kinh tế siêu tượng trưng đặt ra yêu cầu khách quan thiết lập một

quyền lực mới, nó quyết định sự lên ngôi của quyền lực tri thức trong thế kỷ XXI.

Thứ ba, quan điểm của A.Toffler về giải pháp giành và kiểm soát quyền lực

tri thức.

- Cần có một chiến lược phát triển dựa vào tài sản trí tuệ. - Dựa vào ba nền tảng: giáo dục, kỹ thuật thông tin và tự do tư tưởng. 3.3. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ

VAI TRÒ TRI THỨC

3.3.1. Giá trị tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức Thứ nhất, A.Toffler khẳng định vai trò quan trọng của tri thức trong sự phát

triển của lực lượng sản xuất. Thứ hai, tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức minh chứng khẳng định

luận điểm của C.Mác: Khoa học - kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Thứ ba, xây dựng nền kinh tế tri thức trở thành động lực phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Page 20: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

18

3.3.2. Hạn chế trong tư tưởng của Alvin Toffler về vai trò tri thức Một là, A.Toffler đã tuyệt đối hóa vai trò của tri thức trở thành động lực duy

nhất phát triển lịch sử xã hội. A.Toffler tiếp cận thiên về nhấn mạnh vai trò quyết định của tri thức trong sự phát triển kinh tế - xã hội mà chưa bàn đến những tác động của các nhân tố của chính trị, thời đại, đặc thù về văn hóa, dân tộc.

Hai là, A.Toffler sai lầm trong quan niệm về sở hữu. Quan điểm của A.Toffler về sở hữu là sự tiếp nối các quan điểm của một số nhà kỹ trị, xem nhẹ “trục sở hữu” trong quan hệ kinh tế, chưa nhận thấy những hệ lụy của trục sở hữu tư liệu sản xuất đối với xã hội.

Ba là, quan điểm tiếp cận về lịch sử phát triển xã hội của A.Toffler chưa mang tính hệ thống và toàn diện. Học thuyết ba làn sóng văn minh của ông chưa mang đến một quan điểm tiếp cận lịch sử xã hội mang tính khoa học để thuyết phục cũng như chưa vượt qua được chủ nghĩa Mác về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.

Bốn là, chịu ảnh hưởng lập trường giai cấp tư sản, A.Toffler đã bỏ qua tính khách quan trong quá trình vận động của lịch sử xã hội..

Tiểu kết chương 3

Trong nội dung chương 3, luận án nghiên cứu và trình bày hệ thống quan

điểm A.Toffler về tri thức, các tính chất của tri thức và nội dung tư tưởng

A.Toffler về vai trò của tri thức, cụ thể là: vai trò tri thức đối với việc hình thành

năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; vai trò của tri thức đối với lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất và vai trò của tri thức đối với

sự biến đổi quyền lực chính trị. Tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức có

những giá trị tích cực, khẳng định vai trò quan trọng của tri thức trong sự phát

triển của lực lượng sản xuất; là minh chứng khẳng định luận điểm của C.Mác:

Khoa học - kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; tư tưởng

A.Toffler về vai trò tri thức khẳng định việc xây dựng nền kinh tế tri thức trở

thành động lực phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tư tưởng của

A.Toffler về vai trò tri thức thể hiện một số hạn chế, ông đã tuyệt đối hóa vai trò

của tri thức trở thành động lực duy nhất phát triển lịch sử xã hội; A.Toffler có

quan điểm sai lầm về sở hữu; quan điểm tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler chưa

mang tính hệ thống và toàn diện; trong quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri

thức bị chi phối bởi lập trường giai cấp, bảo vệ quyền lực trong trật tự thế giới tư

bản nói chung, trong đó Mĩ có vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Page 21: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

19

Chương 4

Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ

TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tri thức và trí lực có mối quan hệ biện chứng trong quá trình phát triển. Trong đó, tri thức là cơ sở cho sự phát triển của trí lực, trí lực được coi là động lực sáng tạo hình thành tri thức mới, phát triển tri thức lên những nấc thang cao hơn trong nhận thức về thế giới khách quan. Tri thức là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trí lực. Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa và đánh giá khách quan khoa học quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức, tác giả rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay.

4.1. NGUỒN TRÍ LỰC VÀ TÍNH TẤT YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Khái quát về trí lực và nguồn trí lực Trí lực là gì? Có thể hiểu khái niệm trí lực là năng lực trí tuệ của con người

trong nhận thức và cải tạo thực tiễn. Đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa những thông tin, tri thức đã biết, những kinh nghiệm tồn tại đơn lẻ, rời rạc. Tính sáng tạo là phẩm chất quan trọng nhất của trí lực. Sản phẩm của trí lực là: tri thức mới, năng lực thích nghi với sự biến đổi của môi trường trong thực tiễn. Kết cấu của trí lực bao gồm: 1. Tri thức; 2. Năng lực tư duy sáng tạo; 3. Năng lực thích nghi trong hoạt động thực tiễn.

Nguồn trí lực là gì? Hiểu theo nghĩa chiết tự “nguồn” là những gì mà tổ chức hay cá nhân sở hữu và có thể sử dụng để gia tăng sự giàu có cho cá nhân, tổ chức hay một quốc gia. Nguồn lực là “nguồn” tạo nên “lực”- sức mạnh tạo nên sự giàu có và thịnh vượng cho cá nhân, tổ chức hay một quốc gia.

Nguồn trí lực Việt Nam là khái niệm dùng để chỉ năng lực trí tuệ Việt Nam với tư cách một nguồn lực có khả năng mang đến sức mạnh, sự giàu có và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam. Luận án chỉ đề cập tới nguồn trí lực Việt Nam trong thời đại ngày nay, nguồn trí lực được tổ chức ở phạm vi quốc gia...Nguồn trí lực ấy trước hết thể hiện ở người lao động Việt Nam có tri thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thích nghi với mọi sự biến đổi trong hoạt động thực tiễn. Phát triển nguồn trí lực Việt Nam là nâng cao năng lực trí tuệ của người lao động, của các tổ chức xã hội để trở thành cội nguồn sức mạnh thúc đẩy sự phát triển, mang lại sự giàu có, thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam.

4.1.2. Tính tất yếu phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, sự nghiệp đổi mới đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu phát triển nguồn trí lực để

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Page 22: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

20

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang đặt

ra yêu cầu cần kíp phát triển nguồn trí lực Việt Nam.

Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu đặt ra đối với

phát triển nguồn trí lực.

Trong bối cảnh của sự nghiệp đổi mới đất nước thực hiện sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu

hóa và hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

đặt ra yêu cầu đối với phát triển nguồn trí lực của Việt Nam hiện nay là: Thứ nhất,

phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ tri thức chuyên môn, năng lực đổi

mới sáng tạo thích nghi nhanh với tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư. Thứ hai, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo trong khoa học,

công nghệ. Thứ ba, hoàn thiện và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ

thông tin và truyền thông hiện đại. Thư tư, nâng cao chất lượng thể chế quản lý

kinh tế, thúc đẩy đẩy đổi mới sáng tạo. Thứ năm, xây dựng chính phủ điện tử, sáng

tạo, kiến tạo, thực hành nền dân chủ rộng rãi. Thứ sáu, phát huy các giá trị văn hóa

xây dựng các chủ thể xã hội tích cực học tập nâng cao tri thức, phát triển toàn diện

vừa hồng vừa chuyên, tạo lập hồ sơ thích nghi trong thời đại ngày nay. 4.2. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

4.2.1. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nâng cao trình

độ người lao động Về mục tiêu giáo dục: xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục là phát triển trí

lực của người học. Về nội dung giáo dục: Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ

yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực của người học, trong đó đặc biệt chú

ý đến năng lực tư duy sáng tạo, ứng dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức trong hoạt

động thực tiễn hình thành nên kỹ năng thích nghi cao ở người học với sự thay đổi

của môi trường kinh tế - xã hội. Tăng cường kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thực

hành, năng lực tự học cập nhật các tri thức khoa học hiện đại trên thế giới, nâng cao

chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Về hình thức giáo dục: giáo dục tạo có sự gắn kết

giữa giáo dục - đào tạo với nghiên cứu khoa học và có sự tham gia của các doanh

nghiệp. Phát triển hệ thống giáo dục học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là

nhiệm vụ quan trọng trong phát triển trí lực cho nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục

đại học quốc gia hệ thống giáo dục có tính liên thông giữa các cấp học, gắn với các

doanh nghiệp và thị trường sức lao động. Về phương pháp giảng dạy: Giảng viên

giảng dạy cần sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính chủ động,

sáng tạo và năng lực tư duy của người học, chuyển hướng giảng dạy áp đặt, một

chiều từ thầy đến trò một cách thụ động, máy móc, cần chuyển sang hướng trang bị

các phương pháp tiếp cận, thu nhận và kỹ năng xử lý thông tin và tri thức nhằm

Page 23: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

21

hình thành, bồi dưỡng và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tạo nếp tư duy độc

lập, sáng tạo, chủ động của người học. Về đội ngũ giảng viên, xây dựng đội ngũ

giảng viên đại học đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Về cơ chế quản lý, thực

hiện trao quyền tự chủ cho các trường đại học nhằm khai phóng năng lực sáng tạo

trong giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học.

4.2.2. Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ nâng cao trình độ công

nghệ trong sản xuất

* Phát triển nguồn trí lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học,

các tổ chức nghiên cứu và phát triển và các doanh nghiệp.

Một là, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của cán bộ nghiên

cứu tại các cơ sở giáo dục đào tạo nghề là các trường đại học.

Hai là, khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ các trường đại học

thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức

và cá nhân đào tạo nhân lực và giải quyết việc làm, đầu tư nghiên cứu khoa học,

gắn khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.

Ba là, tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đại

học, các viện nghiên cứu theo ngành hoặc nhóm sản phẩm, hình thành, phát triển

những ngành công nghiệp có ý nghĩa chiến lược, dựa trên công nghệ mới.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ các tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu - phát triển.

* Xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa

học và công nghệ.

Một là, xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học và công

nghệ, đặc biệt là cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa

học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Hai là, ban hành chính sách sử dụng, trọng dụng và đãi ngộ cán bộ khoa học

và công nghệ.

Ba là, ban hành và thực thi quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và

công nghệ nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các nhà

khoa học trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương chính sách,

dự án phát triển kinh tế - xã hội.

* Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hoàn thiện chính sách bảo

hộ bản quyền sản phẩm trí tuệ.

* Tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, khuyến

khích phát triển các doanh nghiệp tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ.

* Tăng cường đầu tư ngân sách phát triển năng lực sáng tạo và đổi mới

trong nghiên cứu khoa học.

* Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

Page 24: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

22

4.2.3. Nâng cao trình độ tổ chức, quản lý kinh tế

Thứ nhất, trọng tâm của quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay cần chuyển sang quản lý tri thức và quản lý dựa trên tri thức, nhằm khơi dậy các năng lực sáng tạo tri thức mới và sử dụng có hiệu quả tri thức mới, biến tri thức thành chuỗi giá trị. Kiên định xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với nền kinh tế tri thức.

Thứ hai, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước trong quản lý hoạt động kinh tế.

4.3. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

4.3.1. Ý nghĩa đối với xây dựng chính phủ điện tử, kiến tạo Để tăng năng lực thích nghi của các chính phủ hiện nay thì buộc phải thay

đổi khi vai trò trung tâm của chính phủ trong triển khai chính sách. Chính phủ trong thời đại ngày nay được coi là trung tâm dịch vụ công và được đánh giá theo khả năng cung cấp dịch vụ mở rộng hiệu quả nhất và được cá nhân hóa cao nhất. Để làm được điều đó chính phủ cần có sự gắn bó mật thiết với nhân dân và ngày càng hiệu quả hơn; hoàn thiện nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng chính quyền điện tử và triển khai các giải pháp quản lý thông minh.

4.3.2. Ý nghĩa đối với xây dựng hạ tầng internet, công nghệ số hiện đại ứng dụng trong quản lý xã hội

Các chính phủ cần có sự nhận thức cao về vai trò của công nghệ và hạ tầng internet đem lại. Chính phủ không chỉ áp dụng công nghệ trong tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển dịch vụ, trong quản trị xã hội mà cần thúc đẩy hỗ trợ triển khai sử dụng trên phạm vi quy mô rộng lớn những ứng dụng công nghệ đó, xây dựng một xã hội thông tin kết nối internet toàn cầu.

4.3.3. Ý nghĩa đối với đổi mới chính sách khai phóng trí lực của đội ngũ trí thức, nhân tài

Đảng và nhà nước cần tạo ra điều kiện và môi trường thuận lợi để sử dụng và phát huy cao độ năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức; mở rộng đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ trí thức nhất là trí thức trẻ, nhanh chóng hình thành một đội ngũ trí thức lớn mạnh về số lượng và cả về trình độ chuyên môn thực sự trở thành nguồn trí lực tinh hoa, lực lượng nòng cốt và động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài tạo ra một môi trường và phong khí xã hội “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài”.

4.3.4. Ý nghĩa đối với xây dựng và phát huy nền dân chủ rộng rãi Thứ nhất, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh, công bằng

làm động lực thúc đẩy sự phát triển trí lực của nguồn nhân lực.

Page 25: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

23

Thứ hai, xây dựng môi trường văn hóa, xã hội, chính trị ổn định, lành mạnh

làm điều kiện cho sự phát triển trí lực của nguồn nhân lực.

Thứ ba, cần tạo ra một môi trường làm việc thông minh. Môi trường với tài

nguyên thông tin, tri thức được lưu chuyển không ngừng, con người với năng lực

thích ứng, làm chủ nguồn thông tin, tri thức có khả năng thu thập thông tin, dữ liệu

tri thức để sáng tạo, khai phóng năng lực thích ứng với thực tiễn. 4.4. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC

ĐỐI VỚI PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA HÌNH THÀNH CÁC CHỦ THỂ

XÃ HỘI VỪA HỒNG VỪA CHUYÊN, CÓ NĂNG LỰC THÍCH NGHI

Động lực của sự phát triển trong thời đại ngày nay không thể chỉ là kết quả

dựa vào những tài nguyên vật chất và khoa học công nghệ. Nó đòi hỏi việc hình

thành và phát triển ở con người những năng lực văn hóa, bản lĩnh văn hóa, ham

hiểu biết, không ngừng học tập, học tập suốt đời. Học để hiểu biết, để làm việc,

làm người, để giao tiếp, ứng xử và cùng chung sống và nâng cao năng lực thích

nghi với thực tiễn. Nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhất là ở cấp hoạch định chiến lược

bắt buộc phải đáp ứng được yêu cầu về năng lực và bản lĩnh văn hoá, sự hiện hữu

của quyền lực phải được bảo đảm bởi văn hoá - thực chất đó là văn hoá chính trị.

Đối với người lao động trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và kỷ nguyên số hiện nay,

cần xây dựng văn hóa mới tạo ra sự chuyển biến về chất trong vốn nhân lực -

không chỉ là trí tuệ mà còn là nhân cách, có phương pháp tư duy sáng tạo, năng

lực tự giáo dục, nắm lấy phương pháp để tự sản sinh ra tri thức mới; cần xây dựng

kế hoạch học tập, nghiên cứu, bổ sung, cập nhật kiến thức, không ngừng làm giàu

trí tuệ bản thân; tích cực chuyển quá trình “đào tạo” sang quá trình “tự đào tạo”,

luôn phát huy tính chủ động tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của tư duy, trí

tuệ, rèn luyện và hình thành năng lực và phương pháp tư duy khoa học.

Tiểu kết chương 4

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, nhận thức

những giá trị to lớn tư tưởng đó đối với tương lai nhân loại đặc biệt là trong xu

hướng phát triển của thế giới đang chịu sự chi phối sâu, rộng và toàn diện của cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác giả nghiên cứu và chỉ ra những ý nghĩa tư

tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực Việt Nam hiện

nay. Với yêu cầu tất yếu khách quan tiến vào nền kinh tế sáng tạo - kinh tế tri thức

và đáp ứng tốc độ sáng tạo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc

gia trong đó có Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển coi trọng tri thức, phát

triển nguồn trí lực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, phát huy các giá trị văn hóa

xây dựng các chủ thể xã hội vừa hồng vừa chuyên, có năng lực thích nghi.

Page 26: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

24

KẾT LUẬN

Tiếp cận tư tưởng A.Toffler về vai trò tri, luận án đã khảo nghiệm, trình bày

và đánh giá có hệ thống cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức: hệ

thống hóa các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục; sự phát triển

của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX, phân tích và

đánh giá những tác động đến sự hình thành quan điểm A.Toffler về vai trò tri thức.

Luận án đã nghiên cứu, hệ thống hóa và chỉ ra những tiền đề cơ bản đặt nền móng

tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức, cụ thể là tư tưởng của các nhà triết học

về vai trò của tri thức: Plato, F. Bacon, R. Descartes và C.Mác; chủ nghĩa thực

chứng khoa học và chủ nghĩa kỹ trị.

Luận án đã nghiên cứu và trình bày có hệ thống quan điểm A.Toffler về vai

trò tri thức đối với việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; vai trò

của tri thức đối với phương thức sản xuất và sự biến đổi quyền lực chính trị. Tư

tưởng A.Toffler về vai trò tri thức là sự khẳng định vai trò quan trọng của tri thức

trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, là minh chứng khẳng định luận điểm

khoa học của C.Mác: tri thức khoa học đã và đang trở thành lực lượng sản xuất

trực tiếp, khẳng định động lực phát triển của các quốc gia trên thế giới là xây dựng

nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức thể hiện

một số hạn chế như: A.Toffler đã tuyệt đối hóa vai trò của tri thức trở thành động

lực duy nhất phát triển lịch sử xã hội; A.Toffler sai lầm trong quan điểm về sở

hữu; quan điểm tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler chưa mang tính hệ thống và

toàn diện; A.Toffler chịu ảnh hưởng của lập trường giai cấp mà bỏ qua tính khách

quan trong quá trình vận động của lịch sử xã hội.

Nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức luận án đã chỉ ra những ý

nghĩa hiện thời quan trọng đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam trong các

lĩnh vực kinh tế, chính trị và phát huy các giá trị văn hóa xây dựng chủ thể xã hội

vừa hồng vừa chuyên, có năng lực thích nghi đáp ứng yêu cầu của công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội

nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay./.

Page 27: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA … · 2019. 10. 2. · hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC

GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Duong Thi Huong (2018), “Discussing about the Dialectical

Relationship between Knowledge and Mentality”, American Journal of

Educational Research, Vol.6, No.5 (2018), p.436-442, ISSN (online):

2327 - 6150.

2. Duong Thi Huong (2019), “Alvin Toffler’s thought on “future

education must move into the future” and it’s meaning for training

teachers to meet the requirements of revolution 4.0 in Vietnam at

present”, Proceedings of the first international conference on teacher

education renovation - ICTER 2018: “Teacher education in the context

of industrial revolution 4.0”, Thai Nguyen University publishing house,

p.587-595, ISBN: 978-604-915-759-2.

3. Dương Thị Hương (2019), “Alvin Toffler bàn về vai trò tri thức đối với

việc hình thành quyền lực tri thức và giá trị của nó ở Việt Nam hiện

nay”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 3 (52), tr.57-62.