92
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Phí tổn đầu tư ban đầu vào Toyota-Brazil Bảng 3.2 Bảng cân đối tài sản ban đầu Bảng 3.3 Lịch trả nợ vay của Toyota-Brazil Bảng 3.4 Bảng tỷ giá và giá bán qua các năm Bảng 3.5 Dự kiến doanh thu và lợi nhuận cho Toyota- Brazil Bảng 3.6 Các dòng tiền mà Toyota-Nhật nhận được Bảng 3.7 Hiện giá của Toyota-Brazil theo quan điểm công ty mẹ Bảng 3.9 Tỷ giá USD/BRL biến động qua các năm Biểu đồ 3.8 Sự biến động tỷ giá giữa USD và BRL Bảng 3.10 Tỷ giá USD/BRL cố định qua các năm Bảng 3.11 Dòng tiền của Toyota-Nhật Bảng 3.12 Lựa chọn của Toyota-Nhật Bảng 3.13 Hiện giá Toyota-Brazil theo quan điểm công ty mẹ i

T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

  • Upload
    rinlai

  • View
    241

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Phí tổn đầu tư ban đầu vào Toyota-Brazil

Bảng 3.2 Bảng cân đối tài sản ban đầu

Bảng 3.3 Lịch trả nợ vay của Toyota-Brazil

Bảng 3.4 Bảng tỷ giá và giá bán qua các năm

Bảng 3.5 Dự kiến doanh thu và lợi nhuận cho Toyota-Brazil

Bảng 3.6 Các dòng tiền mà Toyota-Nhật nhận được

Bảng 3.7 Hiện giá của Toyota-Brazil theo quan điểm công ty mẹ

Bảng 3.9 Tỷ giá USD/BRL biến động qua các năm

Biểu đồ 3.8 Sự biến động tỷ giá giữa USD và BRL

Bảng 3.10 Tỷ giá USD/BRL cố định qua các năm

Bảng 3.11 Dòng tiền của Toyota-Nhật

Bảng 3.12 Lựa chọn của Toyota-Nhật

Bảng 3.13 Hiện giá Toyota-Brazil theo quan điểm công ty mẹ

i

Page 2: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

NỘI DUNG TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1

1.1 Bối cảnh của đề tài............................................................................................11.2 Vấn đề cần nghiên cứu.....................................................................................11.3 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................21.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ............3

2.1 Công ty đa quốc gia..........................................................................................32.1.1 Khái niệm......................................................................................................32.1.2 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia..........................................32.1.3 Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầu..............................4

2.2 Các chiến lược kinh doanh của công ty đa quốc gia......................................5

2.2.1 Chiến lược quốc tế........................................................................................5

2.2.2 Chiến lược đa địa phương...........................................................................6

2.2.3 Chiến lược toàn cầu.....................................................................................6

2.2.4 Chiến lược xuyên quốc gia..........................................................................7

2.3 Khái niệm và đặc điểm hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế.............9

2.3.1 Khái niệm......................................................................................................9

2.3.2 Đặc điểm.....................................................................................................10

2.4 Cấu trúc vốn – Mô hình CAPM...................................................................10

2.4.1 Cấu trúc vốn...............................................................................................10

2.4.1.1 Khái niệm...............................................................................................10

2.4.1.2 Đặc điểm công ty ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của MNC.....................10

2.4.1.3 Đặc điểm quốc gia ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của MNC..................12

2.4.1.4 Đặc điểm công ty ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của MNC.........13

2.4.1.5 Đặc điểm quốc gia ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của MNC ......14

2.4.2 Ứng dụng mô hình CAPM.........................................................................15

2.5 Các tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư quốc tế............................................16

2.5.1 Tiêu chuẩn hiện giá ròng ..........................................................................17

2.5.1.1 Khái niệm...............................................................................................17

2.5.1.2 Công thức...............................................................................................17

2.5.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................18

2.5.1.4 Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV.....................................................18

2.5.2 Tiêu chuẩn suất sinh lời nội bộ...................................................................19

ii

Page 3: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

2.5.2.1 Khái niệm...............................................................................................19

2.5.2.2 Công thức...............................................................................................19

2.5.2.3 Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR...........................................................20

2.5.3 Thời gian hoàn vốn.....................................................................................20

2.5.3.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu ...................................................21

2.5.3.2 Thời gian hoàn có chiết khấu ...............................................................22

2.5.4 Chỉ số lợi nhuận..........................................................................................23

2.5.4.1 Khái niệm...............................................................................................23

2.5.4.2 Ưu nhược điểm của chỉ tiêu PI..............................................................23

2.5.5 Hiện giá điều chỉnh....................................................................................24

2.5.5.1 Vốn không chuyển về nước................................................................24

2.5.5.2 Ảnh hưởng lên doanh số của các bộ phận khác....................................24

2.5.5.3 Những hạn chế trong việc chuyển tiền về nước.....................................25

2.5.5.4 Các mức thuế khác nhau........................................................................25

2.5.5.5 Các khoản vay ưu đãi............................................................................25

2.5.5.6 Phương pháp hiện giá điều chỉnh APV.................................................25

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích vốn đầu tư quốc tế...........................31

2.6.1 Rủi ro tỷ giá.................................................................................................31

2.6.2 Rủi ro quốc gia...........................................................................................32

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY TẠI BRAZIL CỦA TOYOTA.......................................................................................36

KẾT LUẬN..............................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................56

iii

Page 4: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh đề tài

Thế giới ngày càng phát triển nhanh chóng, biến đổi không ngừng với nhiều

thành tựu vượt bật. Trong lĩnh vực kinh tế thì sự vươn ra mạnh mẽ của các công ty

đa quốc gia đã xóa nhòa mọi rào cản, ranh giới tiến dần tới một thế giới phẳng. Như

chúng ta đã biết một đầu tư là trong những cách tốt nhất để tạo ra tài sản. Bất kỳ

công ty đa quốc gia nào cũng nắm bắt được chiến lược này, nhưng để đầu tư hiệu

quả và sinh lợi không phải chuyện đơn giản. Bởi lẽ, đầu tư vốn dĩ bản thân nó đã

chứa đựng nhiều vấn đề về phương pháp, cách thức, mà còn chịu nhiều yếu tố ngoại

sinh phức tạp tác động.

1.2 Vấn đề cần nghiên cứu

Trong giai đoạn ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một nhu cầu tất yếu, và được

các công ty đa quốc gia tận dụng triệt để nhằm tìm kiếm nguồn thu lợi béo bở từ

bên ngoài cũng như để tăng vị thế trên thương trường quốc tế. Nhưng khó khăn nhất

của đầu tư quốc tế là hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Trong ba quyết định mà

CFO phải làm là quyết định đầu tư, tài trợ phân chia cổ tức, thì quyết định đầu tư là

đầu tiên. Trong vô vàn các cơ hội đầu tư một CFO phải nhìn ra những quyết định

đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp cao nhất, quyết định đầu tư thể hiện

công ty sử dụng nguồn lực tài chính dài hạn vốn như thế nào. Vấn đề cốt yếu của

đầu tư là hiệu quả, với một số vốn nhất định làm sao đem về nhiều lợi nhuận càng

tốt.

Thế nhưng dù nguồn vốn có lớn đến đâu nếu như không được đầu tư một cách

đúng đắn và khoa học sẽ không mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc hoạch

định ngân sách vốn đầu tư cho vấn đề đầu tư ra nước ngoài rất được chú trọng: nó

đóng vai trò then chốt trong sự thành bại và khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp.

Nhóm làm đề tài xin trình bày khái quát những kiến thức mà nhóm đã tìm tòi,

nghiên cứu trong thời gian qua để cung cấp một cái nhìn sơ lược về hoạch định

ngân sách vốn đầu tư quốc tế. Hẳn nhiên, nhóm sẽ có những thiếu sót, những tồn tại

1

Page 5: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

chưa giải quyết được, rất mong người đóng góp ý kiến để hoàn thiện đề tài nghiên

cứu.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích cấu trúc vốn của một công ty đa quốc gia, từ đó đưa ra quy trình

hoạch định ngân sách vốn đầu tư tài chính quốc tế cho phù hợp với tình hình chính

trị, kinh tế - xã hội của một quốc gia riêng biệt.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng phương pháp phân tích định lượng dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu

thực tế và một số giả định khác thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo tài chính,

dự toán và thông tin chính thức về dự án đầu tư của tập đoàn Toyota-Nhật.

2

Page 6: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ

QUỐC TẾ

2.1 Công ty đa quốc gia

2.1.1 Khái niệm

“Công ty đa quốc gia MNC là một công ty mà hoạt động sản xuất và phân phối

các sản phẩm – dịch vụ diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau.

(Alan Shapiro - Professor of English and Creative Writing at the University of

North Carolina, Chapel Hill)

“Công ty đa quốc gia là một công ty thực hiện đầu tư trực tiếp vào một nước

khác (không chỉ đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa sang nước đó) và thực hiện việc

điều hành và quản trị quá trình sản xuất kinh doanh cũng như các tài sản ở nước

ngoài (không chỉ nắm giữ các danh mục đầu tư ở nước ngoài)”

(Bertrand Quélin – Professor Strategy and Business Policy– HEC Paris)

Công ty đa quố c gia , thường viết tắt là MNC (Multinational corporation)

hoăc MNE (Multinational enterprises) là khái niệm để chỉ các công ty sản

xuất hay cung cấp d i ch vụ ở í t nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc

gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa

quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các

nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò

quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng

mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí

nghiệp liên hợp toàn cầu. Công ty đa quốc gia là công ty hoạt động và có

trụ sở ở nhiều nướ c khá c nhau (khác với công ty quốc tế: chỉ là tên gọi

chung chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó).

2.1.2 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia

Thứ nhất, do nhu cầu quốc tế hoá ngày càng mạnh cho các ngành sản

xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập

3

Page 7: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân

công re, khai thác các tiềm năng tại chô.

Thứ hai, do nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh

của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.

Thứ ba, nâng cao lợi nhuận và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những

bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia

đơn nhất. 

Ngoài ra, để tạo tính độc quyền cho một hoăc một số công nghệ hay bí

quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải

mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở

rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.

Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên

những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển, phân phối, điều

động vốn, thanh toán… đều có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường găp

của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:

Rủi ro t rong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo

hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…

Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính

quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản

lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ… 

Quản tr ị tài chính quốc tế t rong các công ty đa quốc gia chính là

quá trình quản trị rủi ro trong chuyển dịch vốn quốc tế.

2.1.3  Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầu

Thông thường nhiều người cho rằng các công ty tiến hành quốc tế hóa

hoạt động kinh doanh của nó đều dựa trên một lý do duy nhất đó là việc

t ìm kiếm và khai thác lợi nhuận từ các cơ hội kinh doanh trên thị trường

hải ngoại. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều động lực dẫn đến hoạt động

quốc tế hoá hoạt động kinh doanh của các công ty. Các động lực này có thể

được phân chia thành hai dạng: chủ động và thụ động. Trong từng dạng

như vậy người ta còn phân ra thành các nhân tố bên trong và nhân tố bên

ngoài.

4

Page 8: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

2.2 Các chiến lược kinh doanh của công ty đa quốc gia

Chiến lược kinh doanh quốc tế: có bốn chiến lược kinh doanh quốc tế

cơ  bản để thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Môi chiến

lược có thuận lợi và bất lợi riêng. Sự thích hợp của môi chiến lược khác

nhau với sự mở rộng áp lực giảm phí và yêu cầu của địa phương.

Chiến lược quốc tế (International strategy)

Chiến lược đa địa phương (Multidomestic strategy)

Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

2.2.1 Chiến lược quốc tế (International strategy)

Công ty đa quốc gia áp dụng chiến lược quốc tế chuyển kỹ năng và sản phẩm

có giá trị sang thị trường nước ngoài nơi mà đối thủ cạnh tranh thiếu kỹ năng và

những sản phẩm đó. Hầu hết công ty quốc tế tạo giá trị bằng cách chuyển sản phẩm

đề nghị phát triển ở nhà sang thị trường mới. Họ tập trung chức năng phát triển sản

phẩm ở nhà (R&D). Tuy nhiên, họ cũng có xu hướng thành lập chức năng chế tạo

và marketing trong môi quốc gia chủ yếu mà họ kinh doanh. Trong khi đó thực hiện

biến đổi sản phẩm theo địa phương và chiến lược marketing bị giới hạn, đồng thời

văn phòng chính duy trì kiểm soát chăt chẽ chiến lược marketing và sản phẩm ở hầu

hết các công ty quốc tế. Công ty quốc tế như Toys R Us, Mc Donald’s, IBM,

Kellogg, Procter & Gamble, Wal-mart, và Microsoft. Microsoft phát triển kiến trúc

hạt nhân cho sản phẩm ở cơ sở Redmond bang Washington và cũng viết một khối

lượng lớn mã của máy tính ở đây. Tuy nhiên, công ty cho phép công ty con phát

triểnchiến lược marketing và phân phối và biến đổi các khía cạnh của sản phẩm với

sự khác nhau căn bản của địa phương như là ngôn ngữ và kí tự. Procter & Gamble

có các cơ sở sản xuất truyền thống ở thị trường chính ngoài Mỹ, bao gồm Anh,

Đức, và Nhật. Sản phẩm của những cơ sở sản xuất khác nhau nàyđược phát triển

bởi công ty mẹ ở Mỹ và thường đưa ra thị trường sử dụng thông điệp phát triển ở

Mỹ. Lịch sử cho thấy, sự đáp ứng yêu cầu địa phương ở P&G có giới hạn. Chiến

lược truyền thống có ý nghĩa nếu một công ty có cạnh tranh hạt nhân có giá trị mà

các đối thủ nước ngoài thiếu, và nếu công ty đối măt với áp lực yếu đối với yêu cầu

5

Page 9: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

của địa phương và giảm chi phí. Trong những tình huống như vậy, chiến lược quốc

tế rất có giá trị. Tuy nhiên, công ty áp dụng chiến lược này nhấn mạnh vào sự tùy

biến sản phẩm đề nghị và chiến lược thị trường đối với điều kiện địa phương. Theo

sự hình thành một cơ sở tương tự, công ty áp dụng chiến lược quốc tế chịu chi phí

hoạt động cao. Điều này làm cho chiến lược không thích hợp trong ngành công

nghiệp mà áp lực chi phí cao.

2.2.2 Chiến lược đa địa phương (Multidomestic strategy)

Công ty áp dụng chiến lược đa thị trường nội địa thường hướng đến

đáp ứng yêu cầu địa phương tối đa. Sự phân biệt giữa đăc điểm của công ty

đa thị trường nội địa (multidomestic firms) là họ tùy biến sản phẩm đề

nghị và chiến lược marketing để đáp ứng yêu cầu địa phương. Như kết quả,

họ thường không có khả năng để nhận ra giá trị từ tác động của đường

cong kinh nghiệm và kinh tế vùng. Nhiều công ty đa thị trường nội địa có

cơ cấu chi phí cao. Họ thực hiện công việc cạnh tranh hạt nhân trong công

ty. Ví dụ: General Motors là công ty đa thị trường nội địa, đăc biệt liên

quan đến mở rộng hoạt động của châu Âu. Chiến lược đa thị trường nội địa

có ý nghĩa nhất khi có áp lực cao cho đáp ứng địa phương và áp lực chi phí

thấp. Cơ cấu chi phí cao ứng với thành lập một cơ sở sản xuất tương tự

làm cho chiến lược này thích hợp với ngành công nghiệp mà áp lực chi phí

mạnh mẽ. Một điểm yếu nữa của chiến lược này là nhiều công ty đa thị

trường nội địa đã phát triển liên hoàn không tập trung (decentralised

federations) theo đó môi công ty con ở môi quốc gia sản xuất một bộ phận

của xe hơi. Họ thường thiếu khả năng để chuyển những kỹ năng và sản

phẩm thu được từ cạnh tranh hạt nhân đến công ty con. Điều này là ví dụ

minh họa bởi sự thất bại của Philips NV thành lập VCR định dạng V2000

như là thiết kế độc quyền trong ngành công nghiệp VCR trong cuối thập

niên 70. Công ty con của Philips ở Mỹ từ chối chấp nhận V2000 định

dạng; thay vào đó họ mua VHS format VCRs của Matsushita và đính nhãn

hiệu của họ lên đó.

2.2.3 Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

6

Page 10: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Công ty áp dụng chiến lược toàn cầu tập trung vào tăng lợi nhuận bằng

cách giảm chi phí từ các hoạt động đường cong kinh nghiệm và kinh tế

vùng. Đó là họ áp dụng chiến lược giảm giá. Sản xuất, marketing, và hoạt

động R&D của công ty áp dụng chiến lược toàn cầu tập trung vào một địa

điểm thích hợp. Công ty toàn cầu không biến đổi sản phẩm đề nghị và

chiến lược marketing theo điều kiện của vùng bởi vì sự biến đổi này tăng

chi phí. Thay vào đó, công ty toàn cầu thích đưa ra thị trường sản phẩm

tiêu chuẩn toàn cầu để găt hái lợi nhuận tối đa từ qui mô kinh tế theo

đường cong kinh nghiệm. Họ cũng sử dụng lợi thế chi phí để hô trợ giá

trên thị trường thế giới. Chiến lược này cũng có ý nghĩa khi có áp lực

mạnh để giảm phí và nơi mà nhu cầu đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.

Những điều kiện này phổ biến ở nhiều ngành công nghiệp. Ngành công

nghiệp chất bán dẫn, mà nhu cầu khổng lồ xuất hiện đối với sản phẩm

chuẩn hóa toàn cầu. Những công ty như là Intel, Texas Instrument, và

Motorola áp dụng chiến lược này. Tuy nhiên, như chúng ta đề cập từ đầu,

những điều kiện này không tìm thấy ở các thị trường sản phẩm tiêu dùng,

nơi mà nhu cầu cho đáp ứng yêu cầu địa phương cao. Chiến lược này

không thích hợp khi nhu cầu cho đáp ứng yêu cầu địa phương là rất cao.

2.2.4 Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Christopher và Sumantra Ghoshal cho rằng môi trường ngày nay điều

kiện cạnh tranh khá mạnh trên thị trường toàn cầu, công ty phải khám phá

kinh tế chi phí dựa trên kinh nghiệm và kinh tế vùng, họ phải chuyển cạnh

tranh hạt nhân trong công ty, và họ phải làm tất cả để tập trung vào áp lực

đáp ứng yêucầu địa phương. Họ nêu lên rằng xí nghiệp kinh doanh hiện

đại, cạnh tranh hạt nhân không chỉ có ở nước nhà. Họ có thể phát triển ở

bất cứ hoạt động nào của công ty. Vì vậy, họ duy trì dòng chảy của kỹ

năng lao động, và sản phẩm đề nghị không chỉ trong một cách thức, từ

công ty nước chính quốc sang công ty con ở  nước ngoài, như trường hợp

của công ty áp dụng chiến lược quốc tế. Hơn nữa dòng chảy dòng chảy này

cũng sẽ từ công ty con đến chính quốc và từ công ty con này sang công ty

con nước ngoài khác - quá trình này được xem là học tập toàn cầu (global

7

Page 11: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

learning). Barlett và Ghoshal đưa ra chiến lược áp dụng để đạt đồng thời

tất cả các mục tiêu như là chiến lược xuyên quốc gia. Chiến lược xuyên

quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối măt với áp lực giảm chi phí cao

và áp lực cao với đáp ứng yêu cầu địa phương. Một công ty áp dụng chiến

lược chuyển đổi cố gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác nhau.

Như chúng ta thấy, chiến lược này không dễ. Như đề cập từ đầu là áp lực

cho đáp ứng yêu cầu địa phương và giảm chi phí là những mâu thuẫn trong

công ty. Đáp ứng yêu cầu địa phương sẽ nâng phí đồng thời yêu cầu

giảm phí sẽ khó để đạt được. Làm thế nào để công ty có thể áp dụng

chiến lược chuyển đổi? Vài ý tưởng có được từ trường hợp của

Caterpillar Inc. Cuối thập niên 70 nhu cầu cạnh tranh với các đối thủ có

chi phí thấp như là Komatsu và Hitachi của Nhật buộc Caterpillar tìm đến

kinh tế chi phí lớn hơn. Cùng lúc sự khác nhau về thực tiễn xây dựng và

qui định của chính phủ cho phép Caterpillar có thể duy trì sự đáp ứng với

nhu cầu địa phương. Về áp lực chi phí, Caterpillar thiết kế lại sản phẩm

của họ sử dụng nhiều bộ phận và đầu tư vào nhà máy sản xuất linh kiện qui

mô lớn, đăt ở địa điểm thích hợp, đáp ứng nhu cầu toàn cầu và nhận ra

kinh tế qui mô (scale economics). Cùng lúc công ty tăng sản xuất linh kiện

tập trung với nhà máy lắp ráp ở môi thị trường lớn. Những nhà máy này,

Caterpillar biến đổi sản phấmcho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng địa

phương. Bằng việc áp dùng chiến lược này, Caterpillar nhận ra nhiều lợi

ích của sản xuất toàn cầu khi đáp ứng áp lựcyêu cầu của địa phương bằng

sự khác biệt sản phẩm giữa thị trường các quốc gia. Caterpillar bắt đầu áp

dụng chiến lược này năm 1979, và vào năm 1997 có gấp đôi sản

phẩm/công nhân, giảm cơ cấu chi phí toàn bộ. Trong khi, Komatsu và

Hitachi, vẫn trung thành với chiến lược toàn cầu lấy Nhật Bản là trung tâm

(Japan- centric global strategy), làm mất lợi thế cạnh tranh và mất thị

trường vào Caterpillar. Uniliver là một ví dụ khác về công ty đa thị trường

nội địa chuyển về chiến lược chuyển đổi. Tăng cạnh tranh bằng chi phí

thấp buộc Uniliver tìm cách hợp lí hóa kinh doanh bột giăt của họ. Trong

thập niên 80 Uniliver có 17 cơ sở kinh doanh bột gi ăt độc lập ở Châu

8

Page 12: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Âu. Sự giống nhau về tài sản và marketing là rất lớn. Bởi vì Uniliver

quá phân tán, vì vậy tốn thời gian 4 năm để công ty giới thiệu sản phẩm

mới ở Châu Âu. Bây giờ Uniliver cố gắng tập trung hoạt động kinh doanh

ở Châu Âu, bột giăt được sản xuất ở nhà máy có chi phí hiệu quả và đóng

góp tiêu chuẩn và quảng cáo sử dụng ở khắp Châu Âu. Theo công ty ước

tính, tiết kiệm chi phí hàng năm là 200 triệu USD. Tuy nhiên, cùng lúc,

theo sự khác nhau giữa các quốc gia về kênh phân phối và ý thức về nhãn

hiệu. Uniliver nhận thấy rằng nó vẫn duy trì đáp ứng nhu cầu địa  phương,

ngay cả khi nó cố gắng nhận thức tính kinh tế từ hợp nhất sản xuất và

marketing ở thời điểm tối ưu.

2.3 Khái niệm và đặc điểm hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

2.3.1 Khái niệm

Đầu tư là hy sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đổi lấy một giá trị không chắc

chắn, nhưng cao hơn, trong tương lai. Đầu tư thể hiện các doanh nghiệp sử dụng

nguồn lực tài chính để định hướng hoạt động trong dài hạn.

Các nguyên tắc nền tảng của quyết định đầu tư:

Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

Xem xét giá trị tiền tệ theo thời gian.

Đánh đổi giữa rủi ro - tỷ suất sinh lợi.

Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư:

Các yếu tố vĩ mô.

Lợi thế cạnh tranh do đăc điểm của ngành và do sự khác biệt của sản phẩm.

Đăc thù của doanh nghiệp.

Quy trình phân tích và đưa ra quyết định đầu tư:

Xác định và đề xuất về dự án đầu tư.

Đánh giá dự án đầu tư: Ước lượng ngân lưu và lựa chọn suất chiết khấu hợp

lý.

Lựa chọn các tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư: NPV, IRR, PP, PI.

Phân tích rủi ro và sau đó đưa ra quyết định: chấp nhận hay từ chối dự án.

9

Page 13: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế là quá trình hoạch định đầu tư có

dòng tiền phát sinh trên một năm và có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc

gia khác hay từ quốc gia chủ sở hữu vốn đầu tư sang quốc gia nhận dự án đầu tư.

2.3.2 Đặc điểm

Do có sự di chuyển vốn vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới quốc gia của chủ đầu

tư nên quá trình đánh giá các dự án đầu tư quốc tế sẽ chịu tác động bởi các nhân tố

phức tạp mà bối cảnh trong nước đơn thuần không hề găp phải như: rủi ro tỷ giá, rủi

ro quốc gia, hạn chế trong việc chuyển tiền về nước, các mức thuế khác nhau giữa

hai hay nhiều quốc gia… sẽ được nhóm trình bày và phân tích dưới đây.

2.4 Cấu trúc vốn – Mô hình CAPM

2.4.1 Cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn của một công ty có ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và tới lượt

nó chi phí sử dụng vốn lại có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của doanh nghiệp.

2.4.1.1 Khái niệm

Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần. Cấu

trúc vốn tối ưu là sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần sao cho tối thiểu hóa chi phí sử

dụng vốn. Cấu trúc vốn tối ưu thay đổi tùy theo các đăc tính hoạt động của môi

doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn mục tiêu toàn cầu: Đối với các MNC, cấu trúc vốn tổng thể của

công ty là sự kết hợp của cấu trúc vốn công ty mẹ và các công ty con. Sự lựa chọn

tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn không chỉ phụ thuộc vào đăc trưng của chính bản thân

công ty mà còn bị chi phối bởi những đăc điểm của nước chủ nhà - là nơi các công

ty con đang hoạt động.

Chiến lược của các MNC là hướng tới bỏ cấu trúc vốn mục tiêu địa phương để

đạt tới cấu trúc vốn mục tiêu toàn cầu.

2.4.1.2 Đặc điểm công ty ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của MNC

Tính chất sở hữu đối với các công ty con: một vấn đề có liên quan quyết định

về cấu trúc vốn của MNC, đó là các công ty con nên được công ty mẹ sở hữu toàn

10

Page 14: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

phần hay chỉ sở hữu một phần. Khi một công ty sở hữu toàn phần là tránh được mâu

thuẫn quyền lợi (hay giảm được chi phí đại diện). Giám đốc của công ty con có thể

tập trung tối đa hóa tài sản của các cổ đông của MNC. Trong khi công ty con thuộc

sở hữu một phần, các giám đốc phải nô lực thỏa mãn đồng thời các cổ đông đa số

của MNC và cả các cổ đông bên ngoài của công ty con ở nước ngoài, điều này dẫn

đến mâu thuẫn quyền lợi.

Một doanh nghiệp có lưu lượng tiền ổn định có thể có một cấu trúc vốn thâm

dụng nợ vì nó có thể trả lãi vay bằng lưu lượng tiền tệ ổn định này. Sở dĩ lưu lượng

tiền tệ này ổn định là do tính đa dạng hóa nên làm giảm tác động bất kỳ của một

biến cố riêng le nào do đó các MNC có thể sử dụng một tỷ lệ nợ vay lớn hơn so với

một doanh nghiệp nội địa.

Nhưng bên cạnh đó, lưu lượng tiền tệ của công ty con đôi khi còn tùy thuộc vào

luật lệ về thuế khóa của nước chủ nhà và các luật lệ này lại thay đổi theo thời gian

hoăc khi chính phủ nước chủ nhà có thể buộc các công ty con giữ lại trong nước thu

nhập, không được chuyển ra nước ngoài. Khi đó tiền chuyển về công ty mẹ có thể

bị sụt giảm do đó gây bất ổn lưu lượng tiền tệ ròng từ góc nhìn của công ty mẹ do

đó sẽ hạn chế khả năng thanh toán lãi cho chủ nợ.

Rủi ro tỷ giá: Do các MNC chịu ảnh hưởng của các biến động tỷ giá hối đoái,

lưu lượng tiền ròng có thể bất ổn hơn. Nếu cấu trúc vốn của công ty mẹ không phải

là thâm dụng nợ, công ty có thể linh hoạt hơn trong việc cho phép thu nhập ở nước

ngoài được giữ lại ở nước đó.

Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng nếu một MNC được đa dạng hóa tốt giữa

các nước, thu nhập từ công ty con cũng bằng nhiều loại tiền khác nhau. Như vậy, sự

giảm giá của một hay vài loại tiền sẽ không làm giảm đáng kể tổng số tiền nội tệ mà

công ty mẹ nhận được.

Rủi ro tín dụng: Các công ty có rủi ro tín dụng thấp có thể dễ dàng tiếp cận với

các khoản vay hơn. Vì vậy những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của MNC sẽ

tác động đến quyết định về cấu trúc vốn.

Khả năng sử dụng lợi nhuận giữ lại: các MNC có mức lợi nhuận cao có thể

dùng một phần lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho nhu cầu vốn,vì vậy những công ty

11

Page 15: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

này thường có cấu trúc vốn thâm dụng vốn cổ phần. Trong khi, những MNC có

mức lợi nhuận giữ lại thấp phải dựa vào vốn vay.

Khả năng bảo lãnh nợ vay: các công ty con của MNC thường được công ty mẹ

đứng đằng sau bảo lãnh cho các khoản vay vì vậy khả năng vay mượn của công ty

này tăng lên hay có thể có một cấu trúc vốn thâm dụng nợ.Trong khi đó, khả năng

vay mượn của công ty mẹ có thể bị giới hạn khi các chủ nợ biết rằng các khoản cho

vay của họ được sử dụng để hô trợ cho các công ty con trong trường hợp xảy ra rủi

ro.

2.4.1.3 Đặc điểm quốc gia ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của MNC

Một MNC có thể thiết lập cấu trúc vốn khác nhau ở từng công ty con, tuy nhiên

tổng thể công ty vẫn có thể đạt được cấu trúc vốn mục tiêu chung trên cơ sở hợp

nhất.

Tỷ giá hối đoái: nếu đồng tiền của quốc gia nơi công ty con hoạt động được dự

báo giảm giá, nguồn tài trợ hợp lý trong trường hợp này là vốn vay bằng chính đồng

tiền đó. Bằng cách này, công ty sẽ giảm được số lợi nhuận chuyển về nước sau khi

đã dùng để trả nợ vay, nhờ đó giảm được độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá. Ngược

lại, nếu công ty mẹ dự báo rằng đồng tiền của công ty con sẽ tăng giá, công ty con

có thể được giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Thậm chí công ty mẹ còn có thể chuyển

thêm vốn để tài trợ thêm cho các cơ hội đầu tư của công ty con.

Rủi ro quốc gia: trong trường hợp công ty con của MNC hoạt động ở nước có

rủi ro cao như chính phủ nước chủ nhà thay đổi chính sách chuyển lợi nhuận vế

nước, quốc hữu hóa tài sản của công ty nước ngoài hay nước này đang có rối loạn

chính trị thì việc sử dụng nợ vay ở địa phương là thích hợp.

Luật thuế: cấu trúc vốn của công ty con còn phụ thuộc vào các quy định của

chính phủ nước sở tại đánh trên phần lợi nhuận chuyển về nước. Nếu mức thuế này

cao, công ty sẽ gia tăng sử dụng nợ vay ở nước sở tại dể dùng một phần thu nhập trả

lãi vay, nhờ đó giảm số lợi nhuận định kỳ chuyển về công ty mẹ. Nếu thuế suất cao,

các công ty cũng có xu thế gia tăng nợ vay để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế.

Sự giám sát cấu trúc vốn của các chủ nợ và nhà đầu tư: chiến lược bỏ qua cấu

trúc vốn mục tiêu địa phương để đạt đến cấu trúc vốn mục tiêu toàn cầu là hợp lý

với điều kiện các chủ nợ và nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận. Tuy nhiên, nếu các

12

Page 16: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

chủ nợ và nhà đầu tư nước ngoài giám sát chăt chẽ cấu trúc vốn mục tiêu địa

phương, họ có thể đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn từ các nguồn vốn cung cấp

cho ty con của MNC có tỷ lệ nợ cao (măc dù cấu trúc vốn toàn cầu của công ty mẹ

là cân bằng). Thông thường, thì công ty mẹ sẵn sàng đứng ra bảo đảm thanh toán

các khoản nợ cho công ty con, do đó có thể làm giảm rủi ro của nợ.

2.4.1.4 Đặc điểm công ty ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của MNC

Khả năng tiếp cận các thị trường vốn quốc tế: do thị trường vốn là phân cách,

nên chi phí sử dụng vốn có thể khác nhau giữa các thị trường. Các MNC lại có cơ

hội tiếp cận với nhiều thị trường vốn khác nhau nên có thể lựa chọn được nguồn tài

trợ với chi phí thấp. Ngoài ra các công ty con có thể nhận được vốn từ địa phương

với một chi phí thấp hơn công ty mẹ nếu lãi suất hiện hành ở nước chủ nhà tương

đối thấp. Hình thức tài trợ này có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn và sẽ không nhất

thiết gia tăng rủi ro tỷ giá của MNC.

Khả năng đa dạng hóa quốc tế: chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ gia

tăng cùng với xác suất về phá sản của doanh nghiệp đó. Do các MNC có luồng tiền

thu vào đến từ các nguồn ở nhiều quốc gia trên thế giới nên luồng tiền thu vào này

là ổn định. Nhờ đa dạng hóa quốc tế nên tổng doanh thu của MNC sẽ không chịu

tác động mạnh của một biến cố kinh tế riêng biệt nào. Vì vậy xác suất phá sản của

MNC sẽ giảm từ đó giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.

Những ưu đãi về thuế khóa: Do có sự khác biệt về chính sách thuế giữa các

quốc gia, MNC có thể lựa chọn các địa phương có luật lệ về thuế thuận lợi để mở

rộng hoạt động kinh doanh bởi các luật lệ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập

ròng của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể tận dụng được ưu đãi về thuế mà

chính phủ nước chủ nhà dành cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhờ đó giảm thiểu

được chi phí sử dụng vốn.

Quy mô công ty: khi các MNC vay những khoản tiền lớn họ có thể được các

chủ nợ dánh cho những ưu đãi,do đó có thể giảm được chi phí sử dụng vốn. Hay

trong trường hợp các MNC tổ chức các đợt phát hành cổ phiếu, trái phiếu với số

lượng lớn có thể giảm thiểu được chi phí phát hành do đó giảm chi phí sử dụng vốn.

Ưu thế nhờ quy mô này cũng có thể đạt được nếu các doanh nghiệp nội địa có quy

mô đủ lớn. Tuy nhiên, với phạm vi hoạt động ở tầm quốc tế, các MNC dễ dàng hơn

13

Page 17: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

trong việc đạt được một quy mô cần thiết để nhận được các ưu đãi từ chủ nợ so với

các doanh nghiệp nội địa.

Rủi ro tỷ giá: nếu như khả năng đa dạng hóa góp phần tạo ra sự ổn định dòng

tiền của các MNC thì biến động tỷ giá hối đoái lại khiến lưu lượng tiền tệ của một

MNC trở nên bất ổn hơn so với các doanh nghiệp nội địa cùng ngành (biến động có

thể theo hướng bất lợi hay có lợi). Ví dụ như khi đồng USD tăng giá, thu nhập ở

nước ngoài của các công ty con được chuyển về cho MNC mẹ ở Mỹ sẽ không có

giá trị như cũ. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay sẽ giảm sút , xác suất phá sản

cũng gia tăng. Điều này có thể buộc các chủ nợ và cổ đông đòi hỏi một tỷ suất sinh

lợi cao hơn, do đó làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của MNC.

Rủi ro quốc gia: một MNC thành lập công ty con ở nước ngoài có thể găp phải

rủi ro khi chính phủ nước chủ nhà thay đổi các chính sách có liên quan đến hoạt

động của công ty hay khi chính phủ quốc hữu hóa tài sản của công ty đó. Nếu các

tài sản quốc hữu hóa đó không được đền bù thỏa đáng, xác suất phá sản của MNC

sẽ gia tăng. Tài sản của một MNC đầu tư vào nước ngoài càng cao rủi ro quốc gia

chung của hoạt động ở các nước này càng cao thì xác suất phá sản và chi phi sử

dụng vốn của MNC càng cao. Ngoài ra rủi ro quốc gia còn có thể là những thay đổi

trong chính sách thuế hay xảy ra các biến động chính trị như chiến tranh, biểu tình,

khủng bố… vì vậy quá trình lập ngân sách vốn nên tính đến các loại rủi ro này.

2.4.1.5 Đặc điểm quốc gia ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của MNC

Xem xét sự khác biệt về chi phí sử dụng vốn giữa các quốc gia là cần thiết đối

với các MNC vì các lý do. Trước hết, điều này giúp giải thích tại sao các MNC hoạt

động tại một quốc gia này lại có lợi thế cạnh tranh hơn các MNC ở các quốc gia

khác, không chỉ về công nghệ, các nguồn lực sản xuất mà còn về chi phí sử dụng

vốn. Ở quốc gia có chi phí sử dụng vốn thấp các MNC có nhiều cơ hội lựa chọn các

dự án có NPV dương hơn, vì vậy dễ dàng gia tăng thị phần quốc tế. Việc so sánh

chi phí sử dụng vốn giữa các quốc gia cũng giúp các MNC điều chỉnh hoạt động

kinh doanh quốc tế và các nguồn lực tài chính của mình để tận dụng tối đa các lợi

thế từ sự khác biệt về chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, sự khác biệt về chi phí sử dụng

các nguồn vốn thành phần (nợ và vốn cổ phần) có thể giúp giải thích vì sao một số

14

Page 18: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

MNC ở nước này lại lựa chọn cấu trúc vốn thâm dụng nợ nhiều hơn các MNC ở

nước khác.

Sự khác biệt giữa các quốc gia trong chi phí sử dụng nợ: chi phí sử dụng nợ của

một doanh nghiệp thường được ấn định bởi lãi suất phi rủi ro của đồng tiền vay và

phần bù rủi ro do các chủ nợ đòi hỏi.

Khác biệt trong lãi suất phi rủi ro: lãi suất phi rủi ro được ấn định bởi quan hệ

cung-cầu về vốn. Vì vậy bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến cung và cầu sẽ ảnh hưởng

đến lãi suất phi rủi ro. Ở quốc gia, một số yếu tố quyết định cung cầu về vốn là luật

thuế, dân số, chính sách tiền tệ và các điều kiện về kinh tế.

Khác biệt trong phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro cho nợ vay phải đủ lớn để đền bù

cho các chủ nợ về rủi ro cho người đi vay không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ

thah toán nợ. Rủi ro này có thể khác nhau giữa các nước do sự khác biệt giữa các

nước trong điều kiện kinh tế, quan hệ giữa các doanh nghiệp và chủ nợ, sự can thiệp

của chính phủ và đô nghiêng đòn cân nợ.

Sự khác biệt giữa các quốc gia trong chi phí sử dụng vốn cổ phần:chi phí sử

dụng vốn cổ phần được xác định dựa vào các cơ hội đầu tư ở một số quốc gia. Nếu

một quốc gia có nhiều cơ hội đầu tư, thu nhập tiềm năng có thể cao và vì vậy cơ hội

phí của vốn cũng sẽ cao hay chi phi sử dụng vốn cao.

Kết hợp chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần. Chi phí sử dụng nợ

và vốn cổ phần được kết hợp để cho ra chi phí sử dụng vốn bình quân. Tỷ lệ tương

ứng giữa nợ và vốn cổ phần do các doanh nghiệp ở các nước sử dụng phải được áp

dụng để đánh giá chi phí sử dụng vốn này hợp lý. Với những khác biệt về chi phí sử

dụng nợ và vốn cổ phần giữa các quốc gia, chi phí sử dụng vốn của các MNC có thể

thấp hơn ở nước này so với nước khác . Vì vậy, các MNC thường tiếp cận với

nguồn vốn ở các quốc gia có chi phí thấp. Bên cạnh đó cần xem xét đến vấn đề rủi

ro tỷ giá để ra quyết định sử dụng nguồn vốn.

2.4.2 Ứng dụng mô hình CAPM

Để so sánh tỷ suất lợi nhuận của các MNC khác với tỷ suất lợi nhuận của các

doanh nghiệp trong nước, có thể áp dụng mô hình định giá tài sản vốn CAMP. Theo

mô hình này, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với một chứng khoán là:

15

Page 19: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Re=rf + β (rm-rf)

Rf : tỷ suất lọi nhuận phi rủi ro

Rm : tỷ suất lợi nhuận thị trường

β : chỉ số beta của chứng khoán

Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với cổ phiếu của doanh nghiệp là hàm số của lãi

suất phi rủi ro, tỷ suất lợi nhuận thị trường và chỉ số beta của chứng khoán. Chỉ số

beta tiêu biểu cho độ nhạy cảm của tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu đối với tỷ suất lợi

nhuận thị trường. Một MNC không kiểm soát được lãi suất phi rủi ro hay lợi nhuận

thị trường nhưng có thể tác động đến chỉ số beta của mình. Các MNC đa dạng hóa

hoạt động kinh doanh ở nước ngoài có thể giảm thiểu được beta của mình và nhờ

vậy giảm thiểu được tỷ suất lợi nhuận do các nhà đầu tư yêu cầu. Bằng cách này,

công ty có thể giảm chi phí sử dụng vốn. Chỉ số beta của một dự án biểu thị độ nhạy

cảm của lưu lượng tiền tệ của dự án đối với các điều kiện thị trường. Một dự án có

lưu lượng tiền tệ tách biệt với các điều kiện thị trường sẽ có một chỉ số beta thấp.

Khi một MNC hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau lưu lượng tiền tệ phát

sinh từ nhiều dự án ,môi một dự án bao gồm hai loại rủi ro là rủi ro phi hệ thống và

rủi ro có hệ thống. Lý thuyết CAMP cho rằng có thể bỏ qua rủi ro không hệ thống

của các dự án vì nó sẽ được bù trừ nhờ đa dạng hóa. Tuy nhiên, rủi ro có hệ thống

không đa dạng hóa được vì tất cả các dự án đều bị tác động như nhau. Chỉ số beta

của một dự án càng thấp, tức là rủi ro có hệ thống của dự án càng thấp, tỷ suất lợi

nhuận đỏi hỏi của dự án đó cũng sẽ thấp.

Như vậy theo CAMP, với khả năng đa dạng hóa cao, chi phí sử dụng vốn của

MNC thường thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Tuy vậy cũng có một

số MNC cho rằng cần tính đến rủi ro không hệ thống của dự án. Đó là trong trường

hợp các MNC đầu tư vào những dự án ở các quốc gia khác có rủi ro quốc gia cao.

Nếu vậy, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với các dự án của MNC sẽ không nhất thiết

thấp hơn so với tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với các dự án của doanh nghiệp nội

địa và việc xem xét những rủi ro phi hệ thống đối với MNC là cần thiết.

2.5 Các tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư quốc tế

16

Page 20: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Chúng ta được biết đến các phương pháp hoạch định ngân sách vốn đầu tưu

trong nước thông qua các chỉ số sau để đưa ra một lựa chọn đầu tư trong nước:

NPV ( phương pháp hiện giá thuần )

IRR ( tỷ suất sinh lời nội bộ )

PP ( thời gian hoàn vốn)

PI (chỉ số lợi nhuận)

Nhưng như ta biết môi trường đầu tư nước ngoài thì sẽ có nhiều nhân tố chi

phối quyết định đầu tư, như sự phụ thuộc của dòng tiền vào cấu trúc vốn do các

khoản vay có lãi suất thấp của Chính phủ nước ngoài, rủi ro tỉ giá, rủi ro quốc gia,

việc đánh thuế nhiều cấp, và hạn chế trong việc thu nhập chuyển về nước... Vì vậy

phương pháp nêu trên sẽ không còn phù hợp để nhà quản trị đầu tư có thể đưa ra

quyết định đầu tư trên thị trường quốc tế, mà ta sẽ sử dụng đến phương pháp kĩ

thuật APV - kĩ thuật hiện giá điều chỉnh, được mô tả như phương pháp “chia để trị”,

nó sẽ xử lí riêng rẽ từng khó khăn.

2.5.1 Tiêu chuẩn hiện giá ròng – The net present value NPV

2.5.1.1 Khái niệm

Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó

thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV)

là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu thích hợp. Việc tính

toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng phép tính này nhà

đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương

lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không.

2.5.1.2 Công thức :

NPV được tính theo công thức :

NPV = ∑t=1

n NCF t

(1+r)t – CF0

Trong đó:

NCFt: ngân lưu ròng năm t

17

Page 21: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

r: suất chiết khấu của dự án

n: tuổi thọ của dự án

2.5.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn

Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ

hội của vốn (suất sinh lời của dự án < suất chiết khấu) nên việc đầu tư bị từ chối.

Một dự án có NPV ≥ 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội

của vốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu). Ta chia thành 2 trường hợp:

Nếu đó là dự án độc lập : việc đầu tư được chấp nhận.

Nếu đó là dự án loại trừ lẫn nhau : ta chọn dự án nào có NPV lớn vì dự án đó

có hiệu quả hơn do nó tạo ra được giá trị cho công ty.

Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoăc bằng 0 và chỉ

khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm

cho nhà đầu tư.

2.5.1.4 Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV

Ưu điểm của tiêu chuẩn NPV

- Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian. Bất kỳ một nguyên

tắc đầu tư nào không ghi nhận giá trị thời gian của tiền tệ thì sẽ không thể đưa ra

quyết định đúng đắn được.

Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có

thể cộng dồn nó lại. Nếu bạn có hai dự án A và B, tiêu chuẩn NPV sẽ giúp bạn biết

được nhanh chóng giá trị hiện tại NPV của dự án đầu tư kết hợp là: 

NPV (A + B) = NPV (A) + NPV (B)

Tính chất có thể cộng dồn như trên có ý nghĩa quan trọng. Giả định dự án B có

NPV âm, nếu bạn kết hợp nó với dự án A, dự án kết hợp (A+B) sẽ có một NPV thấp

hơn NPV của bản thân dự án A. Do đó bạn sẽ không bị sai lầm trong việc chấp nhận

dự án xấu B chỉ bởi vì nó được gói chung với dự án A. Như chúng ta biết các tiêu

chuẩn khác không có tính chất cộng dồn này. Nếu bạn không cẩn thận bạn có thể bị

đánh lừa trong quyết định một gói dự án tốt và dự án xấu có thể sẽ tốt hơn là dự án

tốt một mình. 

18

Page 22: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Nhược điểm:

- NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ liện đó là dòng tiền được dự đoán từ dự

án và chi phí cơ hội đồng vốn. Bất kỳ một dự án đầu tư nào mà kết quả thẩm định bị

tác động bởi chủ quan của nhà quản lý, sự lựa chọn phương pháp kế toán hoăc khả

năng sinh lợi của những dự án độc lập khác đều sẽ dẫn đến những quyết định không

đúng. 

- Tiêu chuẩn hiện giá thuần - NPV có nhược điểm là nó không thể đưa ra kết

quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về măt thời gian cũng như xếp hạng ưu

tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới

hạn. 

2.5.2 Tiêu chuẩn suất sinh lời nội bộ - The internal rate IRR

2.5.2.1 Khái niệm

Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0, tức là tại mức

lãi suất mà dự án có thể đạt được đảm bảo cho tổng các khoản thu của dự án cân

bằng với các khoản chi ở thời gian măt bằng hiện tại.

2.5.2.2 Công thức xác định

Để xác định suất sinh lợi nội bộ, chúng ta thiết lập phương trình:

NPV = ∑t=1

n NCF t

(1+ IRR) t – CF0 = 0

Sau đó giải phương trình này để tìm IRR. Suất sinh lợi nội bộ, IRR, chính là

suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy một dự án được chấp nhận khi suất

sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoăc cao hơn suất sinh lời yêu cầu (suất chiết

khấu). Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR ≥ suất sinh lời

yêu cầu.

Tiêu chuẩn lựa chọn

- Khi IRR < WACC: nếu thực hiện dự án sẽ bị lô, nghĩa là khi đó NPV < 0. 

- Khi IRR > WACC: nghĩa là khi đó NPV > 0. 

o Nếu đây là dự án độc lập thì dự án đó được chọn.

19

Page 23: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

o Nếu đây là các dự án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau, thì dự án được chọn

chính là dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn nhất. 

2.5.2.3 Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR

Ưu điểm :

- Có tính đến thời giá tiền tệ

- Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu

- Tính đến toàn bộ ngân lưu

Nhược điểm:

- Vay hay cho vay? Phương pháp tỷ suất thu nhập nội bộ IRR cho rằng những

dự án đầu tư nào có IRR lớn hơn chi phí cơ hội của vốn đầu tư thì đều có thể chấp

nhận được. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng khi được áp dụng đối với các

trường hợp dự án bình thường tức NPV của dự án giảm dần khi lãi suất chiết khấu

tăng. Và nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt bởi vì không phải tất cả các

dòng tiền của các dự án đầu tư đều có NPV giảm dần khi mức lãi suất chiết khấu

tăng lên. 

- Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi dòng ngân lưu của dự án đổi dấu nhiều

lần, dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn IRR nào.

Ví dụ: ta có dòng ngân lưu ròng của một dự án như sau:

Năm 0 1 2 3 4

NCF -300 200 200 200 -200

Dự án này có 2 IRR là - 39,07% và 27,73%

- Bị hạn chế khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau có qui mô khác nhau hoăc

thời điểm đầu tư khác nhau, gọi là các dự án loại trừ nhau về măt qui mô hoăc các

dự án loại trừ nhau về măt thời gian.

2.5.3 Thời gian hoàn vốn - Payback period PP

Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí

đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là

20

Page 24: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoăc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi

là ngưỡng thời gian hoàn vốn.

2.5.3.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Khái niệm

Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm hay

thời gian hoàn vốn của dự án.

Công thức và phương pháp tính

Công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:

PBP = n + ∑t=0

n

NCF ¿ t

NCF ¿n+1

Trong đó:

n: số năm để ngân lưu tích lũy của dự án < 0

Nhưng ngân lưu tích lũy sẽ dương khi đến năm n+1, tức là: ∑t=0

n

NCF ¿ t < 0 và

∑t=0

n+1

NCF ¿ t >0

Tính toán thời kỳ hoàn vốn ta có thể chia ra 2 trường hợp:  

- Trường hợp thứ nhất: Các khoản thu nhập hàng năm bằng nhau, tạo nên một

chuôi thu nhập tiền tệ đồng nhất. Khi đó ta có: 

o Kỳ hoàn vốn = Chi phí đầu tư 

o Thu nhập hàng năm 

- Trường hợp thứ hai: Các khoản thu của dự án tạo thành các dòng tiền măt bất

thường, phương pháp làm như sau:

o Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm bằng cách tìm số

chênh lệnh giữa số vốn đầu tư và thu nhập tích luỹ. 

21

Page 25: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

o Khi số tiền còn phải thu hồi nhỏ hơn thu nhập của năm sau, ta làm các

phép chia của số tiền còn phải thu hồi với thu nhập của năm đó, và nhân với 12 tháng

để tìm số tháng còn phải thu hồi. 

Tiêu chuẩn lựa chọn

Nếu gọi T là thời gian cần thiết phải thu hồi đủ vốn đầu tư: 

- Nếu kỳ hoàn vốn > T: dự án bị loại 

- Nếu kỳ hoàn vốn < T: ta lại chia ra : 

o Nếu đấy là những dự án thuộc loại độc lập :tất cả được lựa chọn. 

o Nếu đấy là những dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có kỳ hoàn

vốn nhỏ nhất là dự án được lựa chọn. 

Ưu điểm

Chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro

của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao

và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án càng thấp. Nhược điểm của nó là không xem xét

dòng ngân lưu sau thời gian hoàn vốn, vì vậy sẽ găp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng

dự án theo tiêu chuẩn này. Măt khác, chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu không quan

tâm đến giá trị của tiền theo thời gian. Cuối cùng, thời gian hoàn vốn yêu cầu mang

tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định.

2.5.3.2 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Khái niệm

Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ tiêu

thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương pháp thời

gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giống

như công thức xác định thời gian hoàn vốn khụng chiết khấu, nhưng dựa trên dòng

ngân lưu có chiết khấu.

Phương pháp xác định

22

Page 26: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Chúng ta có thể hiểu về tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là

khoảng thời gian cần thiết mà dự án có thể hoàn lại được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu

được cảm nhận dưới góc độ tài chính. Nói rõ hơn, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn

có chiết khấu cho thấy chúng ta sẽ cần khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư đã có

tính đến cơ hội phí của việc sử dụng vốn đầu tư, khoảng sinh lợi mà số vốn này có

thể kiếm được từ những dự án khác. 

Một cách nhìn vấn đề dưới góc độ khác là đưa vốn đầu tư ban đầu và dòng thu

nhập về một giá trị tương đương trong tương lai và tìm mốc thời điểm mà hai giá trị

này bằng nhau, thời điểm này chính là thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cần thiết

của dự án. 

2.5.4 Tiêu chuẩn chỉ số lợi nhuận – The profitability index PI

2.5.4.1 Khái niệm

Chỉ số sinh lợi (PI) được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự

án đầu tư so với vốn đầu tư ban đầu  

Công thức xác định

PI=PVI

Trong đó:

PV: giá trị hiện tại của dòng tiền do dự án sinh ra 

I: vốn đầu tư ban đầu  

Tiêu chuẩn lựa chọn 

Trường hợp các dự án là độc lập lẫn nhau. Dự án nào có: 

- PI > 1: Chấp nhận dự án  

- PI < 1: Loại bỏ dự án  

Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn

1 sẽ được chọn. 

2.5.4.2 Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn PI 

23

Page 27: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Ưu điểm

Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên

các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên

theo tỷ số hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai so với vốn đầu tư bỏ ra ban

đầu tức là theo tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi PI.

Nhược điểm :

 Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI) vẫn có nhược điểm so với NPV khi thẩm định

dự án đầu tư. Bởi vì giống như IRR, tiêu chuẩn PI không giải thích được một cách

trực tiếp sự khác nhau về quy mô của dự án.

2.5.5 Hiện giá điều chỉnh APV

Hai lý do tại sao không áp dụng kỹ thuật NPV truyền thống vào các dự

án ở nước ngoài:

- Dòng tiền (tử số trong công thức NPV) được nhìn từ hai góc độ khác

nhau: từ quốc gia của nhà đầu tư và từ quốc gia mà dự án được thực hiện.

- Mức độ rủi ro của các dự án ở nước ngoài và suất chiết khấu thích hợp

(mẫu số trong công thức NPV).

2.5.5.1 Vốn không chuyển về nước

Nếu vốn không chuyển về nước hay bị hạn chế chuyển về mà có thể được sử

dụng lại trong một dự án đầu tư ở nước ngoài, thì đầu tư ban đầu (Io) có thể

giảm thấp đáng kể.

Từ góc độ của nhà đầu tư, có một dòng thu từ các nguồn vốn được sử

dụng lại này bằng chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của các nguồn vốn này

và hiện giá của chúng nếu được dùng với một cơ hội phí tốt nhất.

2.5.5.2 Ảnh hưởng lên doanh số của các bộ phận khác

Các nhà máy thường được xây dựng ở các nước mà trước đó các công ty đa

quốc gia đã từng xuất khẩu. Do đó nếu MNC dự định xây dựng nhà máy ở những

quốc gia này thì chỉ xem xét đến dòng tiền tăng thêm. Vì vậy, ta phải trừ đi bất cứ

24

Page 28: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

nguồn thu nhập nào mà MNC đáng lý có thể kiếm được từ việc xuất khẩu nếu

không thực hiện dự án, xem như nó là chi phí cơ hội của dự án.

2.5.5.3 Những hạn chế trong việc chuyển tiền về nước

Chỉ có những dòng tiền có thể chuyển về công ty mẹ mới được xem xét từ góc

độ của MNC. Nếu chỉ tính những khoản thu nhập có thể chuyển một cách công

khai và hợp pháp, ta sẽ có được một đánh giá thận trọng giá trị dự án. Nếu đó là số

âm, ta có thể cộng thêm thu nhập có thể chuyển về bằng cách lách những quy định

pháp lý (thu nhập chuyển về không hợp pháp).

Phương pháp hai bước này là ưu điểm chính của APV.

2.5.5.4 Các mức thuế khác nhau

Khi chúng ta tính toán dự án đầu tư ở nước ngoài từ góc độ của nhà đầu tư,

chúng ta sẽ dùng thuế suất T nào cao hơn trong thuế suất của nước nhà đầu tư và

của nước ngoài. Đây là một cách tiếp cận thận trọng. Trên thực tế, thuế thường

được làm giảm tới một mức thấp hơn T qua việc lựa chọn giá chuyển giao thích

hợp, trả tiền bản quyền…

Vì vậy, có thể điều chỉnh số tiền thuế thực trả thấp hơn này vào chi phí sử

dụng vốn hay như một thông số bổ sung khi tính APV.

2.5.5.5 Các khoản vay ưu đãi

Các chính phủ thường dành hô trợ tài chính đăc biệt hay các loại trợ giúp

khác cho một số dự á n đầu tư trong nước, và thường thì các nhà đầu tư nước

ngoài cũng được hưởng một số sự trợ giúp như đất thuê giá re, giảm lãi suất.

Trong đó những khoản vay ưu đãi là một vấn đề khá phức tạp trong cách tính

APV.

Việc tài trợ theo thỏa thuận cũng làm giảm chi phí sử dụng vốn của các

dự án đầu tư nước ngoài khác với các dự án đầu tư trong nước. Đây chính là

điều xảy ra trong thị trường vốn phân cách.

2.5.5.6 Phương pháp hiện giá điều chỉnh APV

APV được tính theo công thức :

25

Page 29: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

APV = - S0I0 + S0AF0f +∑t=1

n (S¿t

. CF¿t

– LS¿t

) (1-T)

(1+re )t

+ ∑t=1

nDA ¿ t . T(1+r ¿a)t +

∑t=1

nr ¿g . BC ¿0 .T

(1+r ¿b)t + S0[ CL0 - ∑t=1

nLR ¿ t

(1+r ¿c )t ] + ∑t=1

n TD ¿t

(1+r ¿d )t + ∑

t=1

n RF ¿t

(1+r ¿ f )t

Trong đó:

St*: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm t

S0 : Tỷ giá giao ngay tại thời điểm 0

I0 : Vốn đầu tư ban đầu tính bằng ngoại tệ

AF0 : Vốn tái đầu tư vào dự án do bị hạn chế chuyển về chính quốc

CFt* : Dòng tiền kỳ vọng có khả năng chuyển về nước bằng ngoại tệ

T : Thuế suất cao hơn trong hai mức thuế thu nhập ở nước ngoài và trong

nước

n : Số năm đời sống của dự án

LSt*: Lợi nhuận từ doanh số còn lại, đó trừ phần mất đi (nếu không thực hiện

dự án) tính bằng nội tệ

DAt : Chi phí khấu hao tính bằng nội tệ

BC0 : Đóng góp của dự án vào khả năng vay mượn tính bằng nội tệ

CL0 : Giá trị danh nghĩa của khoản vay ưu đãi tính bằng ngoại tệ

LRt : Hoàn trả trên khoản vay ưu đãi tính bằng ngoại tệ

TDt* : Tiết kiệm kỳ vọng do hoãn nộp thuế, bằng cách định giá chuyển giao

nội bộ giữa các công ty con

re : Suất chiết khấu cho dòng tiền

ra : Suất chiết khấu cho khấu hao

rb: Suất chiết khấu về khoản tiết kiệm thuế trên việc khấu trừ lãi vay do đóng

góp vào khả năng vay mượn

rc: Suất chiết khấu tiết kiệm do lãi suất thỏa thuận

rd: Suất chiết khấu tiết kiệm do chuyển giao nội bộ

rf: Suất chiết khấu cho dũng tiền của dự án chuyển về nước bất hợp lý

rg: Chi phí sử dụng vốn vay thị trường chính quốc

Chúng ta có những chỉ tiêu cụ thể như sau:

26

Page 30: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

S0I0: đầu tư của dự án, tính bằng ngoại tệ và chuyển đổi sang nội tệ với tỷ giá

giao ngay.

S0AF0: Đầu tư ban đầu của dự án đã giảm thiểu do vốn chuyển về nước được tái

đầu tư vào dự án, được chuyển sang nội tệ.

∑t=1

n (S¿t

. CF¿t

– LS¿t

) (1-T)

(1+re )t

CFt*: dòng tiền kỳ vọng có thể chuyển về nước hợp pháp tên doanh số từ dự án

mới ở năm t. Nó được tính bằng ngoại tệ và chuyển sang nội tệ theo tỷ giá kỳ vọng

S¿t . Chúng ta trừ CFt

* cho thu nhập nếu không thực hiện dự án. Nếu thu nhập bị mất

điđược tính bằng nội tệ trong trường hợp thiệt hại do công ty mẹ gánh chịu thì

chúng ta không nhân thu nhập mất đi với S¿t . Nếu thu nhập mất đi được tính bằng

ngoại tệ,ta sẽ nhân nó với S¿t . Các khoản thu nhập khác đã chuyển về nước thông

qua giá chuyển giao nội bộ và phương tiện bất hợp pháp khác được tính ở phần sau.

Các dòng tiền được điều chỉnh theo thuế suất có hiệu lực T, thường là mức cao hơn

trong hai mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho công ty trong nước và

công ty nước ngoài bất cứ sự khấu trừ nào từ mức này do kết quả việc chuyển các

thu nhập hoăc vốn từ nước có thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp có thể được

cộng thêm ở phần sau đó.Chúng ta giả thiết ở đây rằng thuế suất áp dụng cho thu

nhập mất đi trên doanh số bằng với thuế suất đánh trên thu nhập mới.Nếu phần thu

nhập mất đi đã chịu phần thuế suất khác, LS¿t phải được xem xét một cách tách biệt

với CFt*. Suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn cổ phần có phản ánh tất cả rủi ro có

hệ thống kể cả rủi ro do quốc gia và rủi ro tỷ giá.

∑t=1

nDA ¿ t . T(1+r ¿a)t

Khấu hao là một chi phí được miễn thuế khi ấn định thuế thu nhập cho các dự

án đăt ở nước ngoài cũng như trong nước. Dòng thu của chi phí khấu hao là số tiết

kiệm thuế có được từ chi phí khấu hao nhân với thuế suất thuế thu nhập đang được

áp dụng. Chúng ta đã có DAt, tính bằng nội tệ nên sẽ không nhân với St*, điều này

27

Page 31: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

sẽ thích hợp nếu mức thuế suất cao hơn để áp dụng là thuế suất trong nước. Trong

trường hợp này số tiền khấu hao sẽ được trừ vào phần thuế trong nước.Nếu thuế

suất cao hơn là thuế của nước ngoài, DAt* sẽ có thể được tính bằng ngoại tệ, và do

đó phải được chuyển đổi sang nội tệ với tỷ giá St.

∑t=1

nr ¿g . BC ¿o . T

(1+r ¿b )t

Khi nợ được dùng để tài trợ cho một dự án trong nước hay nước ngoài, khoản

tiền chi trả lãi được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Cho dù dự án đang xem xét có

tận dụng hết khả năng vay mượn, và do đó tiết kiệm được thuế hay không, số tiền

thuế tiết kiệm được tên số tiền có thể vay nên được xem như là dòng tiền thu vào.

Dòng tiền thu vào hàng năm bằng số tiền trả lãi tiết kiệm từ việc khấu trừ tiền lãi

vào thuế, lãi suất là lãi suất vay thị trường trong nước.

S0[ CL0 - ∑t=1

nLR ¿ t

(1+r ¿c )t ]

Giá trị hiện tại của lợi ích của một khoản vay ưu đãi là chênh lệch giữa giá trị

danh nghĩa của khoản vay và hiện giá của khoản tiền chi trả được chiết khấu với

mức lãi suất mà đáng lẽ ra phải trả nếu không được hưởng khoản tài trợ ưu đãi này.

Tổng giá trị này phải được chuyển sang nội tệ.

∑t=1

n TD ¿t

(1+r ¿d )t

Bằng cách dùng mức cao hơn trong hai mức thuế suất T, chúng ta đang thực

hiện một cách tính thận trọng. Trên thực tế một công ty đa quốc gia có khả năng

chuyển vốn từ nơi có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp và trì hoãn việc nộp

thuế do đó giảm được mức thuế suất có hiệu lực ở một mức dưới T. Dòng tiền có

thể thay đổi bởi cách điều chỉnh giá chuyển giao, chi phí quản lý trụ sở chính… và

việc trả thuế có thể được trì hoãn bằng cách tái đầu tư ở những nước có thuế suất

thấp. Kỹ thuật APV cho phép chúng ta tính các khoản tiết kiệm thuế này như một

đại lượng riêng biệt. Có thể tính theo hai bước. Chúng ta có thể đánh giá APV

không có TDt* và xem kết quả là dương hay âm. Nếu là số dương ta không cần phải

làm gì thêm. Nếu là số âm ta tính xem có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền thuế để làm

28

Page 32: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

cho APV dương và xem xét mức tiết kiệm như vậy có thể được dự kiến một cách

hợp lý không.

∑t=1

n RF ¿t

(1+r ¿ f )t

Dòng tiền chúng ta dùng cho CFt* - giống như thuế suất – là một dự án thận

trọng. CFt* chỉ bao gồm những dòng tiền có thể chuyển về nước khi giá chuyển giao,

tiền bản quyền…phản ánh giá thị trường hợp lý của chúng. Tuy nhiên, một công ty

đa quốc gia có thể sử dụng giá chuyển giao hoăc tiền trả bản quyền để chuyển về

nước nhiều thu nhập hơn (cũng như giảm thuế). Bất kỳ các khoản thu nhập phụ

thêm có thể chuyển về nước từ các kênh khác (và có thể bất hợp pháp) đều có thể

được tính vào sau khi đã tính APV từ dòng tiền hợp pháp, nếu kết quả âm. Tiến

trình hai bước này có thể áp dụng đồng thời cho cả thu nhập phụ thêm có thể

chuyển về nước và tiết kiệm thuế phụ thêm thông qua giá nội bộ và điều phối thu

nhập.

Chọn lựa các suất chiết khấu thích hợp: nếu có sự giảm thiểu rủi ro do có

sự độc lập giữa các dòng tiền từ các quốc gia khác nhau, nhưng việc gộp các dòng

tiền này lại với nhau không trực tiếp phân phối. Thì việc đa dạng hóa đầu tư nên

được phản ánh trong suất chiết khấu cũng như trong giá thị trường cổ phiếu. Bởi

vì điều này làm giảm thiểu rủi ro kinh doanh, mà thông thường là rủi ro tỉ giá và

rủi ro quốc gia. Các rủi ro này có thể dược đa dạng hóa bằng cách “đầu tư nhiều

trứng vào cùng một rổ”. Điều này có nghĩa phần bù rủi ro trong chiết khấu chỉ

phản ánh rủi ro có hệ thống, không cần phải lớn lắm.

Lạm phát và sự lựa chọn suất chiết khấu: điều quan tâm ở đây là việc lựa

chọn suất chiết khấu danh nghĩa hay suất chiết khấu thực. Sẽ dễ hơn khi dự đoán

đối với dòng tiền thực băng cách không đưa các tỉ lệ lạm phát dự kiến vào dòng

tiền và sau đó dùng các suất chiết khấu thực để chiết kháu dòng tiền về hiện giá.

Chúng ta nên dùng dòng tiền tính bằng ngoại tệ và chiết khấu bằng suất chiết

khấu ngoại tệ hay chuyển đổi dòng tiến sang nội tệ và dùng suất chiết khấu nội tệ.

Suất chiết khấu cho các khoản mục khác nhau:

29

Page 33: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Re: đây là suất chiết khấu danh nghĩa cho dòng tiền danh nghĩa do doanh số bán

với giá cố định trong tương lai. Bởi vì dòng tiền được chuyển đổi sang nội tệ theo

St*, suất chiết khấu sẽ là chiết khấu danh nghĩa nội tệ. Cần chú ý re là chi phí sử

dụng cổ phần thường, phản ánh rủi ro có hệ thống của dự án,bao gồm cả rủi ro tỷ

giá. Khi dòng tiền không phải là dòng tiền danh nghĩa, chúng ta phải dùng suất chiết

khấu thực, tỷ giá hối đoái hôm nay và dòng tiền dự kiến phát sinh đầu môi thời kỳ

với giá hôm nay.

ra : Do ở nhiều nước khấu hao được căn cứ trên giá lịch sử. DA t sẽ có giá danh

nghĩa cố định và ra vì vậy sẽ là suất chiết khấu danh nghĩa. Bởi vì chúng ta có DA t,

bằng nội tệ nên ta sẽ dùng suất chiết khấu nội tệ. Phần bù rủi ro chỉ được tính thêm

vào vì một lý do nào đó chi phí khấu hao không được tính hết vào suốt vòng đời của

dự án. Nếu nhà đầu tư cảm thấy rất tin tưởng là dự án sẽ đem đến dòng tiền dương,

rủi ro này sẽ thấp và vì vậy ra sẽ là suất chiết khấu danh nghĩa không rủi ro ở nước

chính quốc. Điều này đúng ngay cả khi DAt được tính bằng ngoại tệ với điều kiện ta

chuyển đổi sang nội tệ.

rb : Nếu sự đóng góp của dự án vào khả năng vay mượn được tính bằng nội tệ

danh nghĩa, chúng ta sẽ chiết khấu theo suất chiết khấu danh nghĩa trong nước. Rủi

ro ở đây là không thể sử dụng lá chắn thuế và nếu rủi ro này được coi là nhỏ ta sẽ

dùng suất chiết khấu không rủi ro.

rc : giá trị của một khoản vay ưu đãi ở nước ngoài phụ thuộc vào lãi suất đáng lẽ

phải trả nếu công ty phải đi vay bình thường và trả theo lãi suất thị trường. Nếu

khoản hoàn trả tiền vay là số tiền tính theo tỷ giá danh nghĩa chúng ta nên dùng lãi

suất danh nghĩa của đồng ngoại tệ là lãi suất mà doanh nghiệp đáng lý phải trả.

rd và rf : Các khoản nộp tiết kiệm thuế, thu nhập thêm chuyển về nước qua giá

chuyển giao nội bộ và việc trì hoãn nộp thuế do tái đầu tư ở nước ngoài có mức thuế

suất thấp có thể được tính bằng giá hôm nay hoăc giá trong tương lai. Nếu dự đoán

TDt* và RFt

*, theo giá hôm nay và do đó các đại lượng là thực, chúng ta phải dùng

chiết khấu thực. Nếu tính theo giá có tính lạm phát trong tương lai, chúng ta phải

dùng suất chiết khấu danh nghĩa. Nếu dự đoán bằng nội tệ, mà thường là như vậy,

chúng ta phải dùng suất chiết khấu trong nước. Bởi vì rủi ro trong trường hợp này

không có khả năng nhận diện chính xác các kỹ thuật để tiết kiệm thuế và chuyển

30

Page 34: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

thêm thu nhập về nước, suất chiết khấu thích hợp sẽ đòi hỏi một phần bù rủi ro.

Một số nhà kinh tế đề nghị nên sử dụng cùng một suất chiết khấu cho các dòng tiền.

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích vốn đầu tư quốc tế

2.6.1 Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị

kỳ vọng trong tương lai. Về cơ bản, rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt động chủ

yếu của doanh nghiệp quốc tế là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và

hoạt động tín dụng:

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc

gia hoăc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình

diện quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư và doanh thu được tính bằng

các loại đồng tiền khác nhau.

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên

găp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu

mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các

khoán thu hoăc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiểu quả hoạt động xuất nhập

khẩu bị ảnh hưởng năng nề.

Hoạt động tín dụng, đăc biệt là tín dụng bằng ngoại tệ cũng chứa đựng những

rủi ro rất lớn. Khoản nợ có thể trở nên trầm trọng hơn khi tỷ giá biến động.

Một số giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá:

Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá: các công ty đa quốc gia thường sử

dụng hai phương pháp sau đây để dự báo tỷ giá:

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis): tập trung vào việc nghiên cứu các lý

do hoăc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoăc giảm xuống. Chú ý đến các lực

lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, đầu tư, xuất

nhập khẩu…

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis): phương pháp dự báo dựa vào nghiên

cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào đồ

thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh

hướng của tỷ giá trong tương lai.

31

Page 35: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Lựa chọn ngoại tệ thanh toán: mức rủi ro tỷ giá phát sinh với môi loại ngoại tệ

khác nhau, nên việc lựa chọn ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh

nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: khi kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do

biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lăp ra quỹ dự phòng

bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất thì sử

dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt

động kinh doanh.

Sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối: để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá

và doanh nghiệp sẽ biết mình sẽ thu được bao nhiêu đồng nội tệ từ các hoạt động

xuất khẩu.

2.6.2 Rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan tới sự thay đổi hoăc khác biệt về kinh

tế - chính trị - chính sách ngoại hối - chính sách quản lý của một quốc gia với quốc

gia mẹ đối với một công ty đa quốc gia.

Phân loại rủi ro quốc gia:

Nhóm về kinh tế: rủi ro về chính sách và rủi ro về ngoại hối

Thuế quan: độ trễ của hàng hóa nhập khẩu hay sự thay đổi đột ngột trong chính

sách thuế quan và cả chính sách phi thuế quan sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các

công ty thương mại đa quốc gia qua sản lượng nhập, thời gian nhập gây thiệt hại về

măt doanh thu và làm giảm khả năng cạnh tranh so với các công ty còn lại.

Kiểm định chất lượng sản phẩm: đó là khó khăn thường găp phải của các công

ty đa quốc gia khi đầu tư vào một quốc gia nào đó vì tiêu chuẩn chất lượng của môi

quốc gia là khác nhau nên để xâm nhập được vào một thị trường không phải là việc

dễ dàng.

Vấn đề nợ nước ngoài hoăc đầu tư nước ngoài cũng là một nhân tố sẽ khiến

quốc gia sở tại siết chăt hoăc thả lỏng việc để ngoại hối chạy ra nước ngoài.

Vấn đề cán cân thanh toán mất cân bằng cũng là một nguyên nhân quan trọng

vì nó có thể làm quốc gia đó hoãn việc thanh toán ra quốc tế hoăc tạm dừng viêc

cấp phép cho đầu tư.

Nhóm rủi ro về văn hóa:

32

Page 36: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Sự khác biệt về văn hóa giữa hai quốc gia là một vấn đề rất khó khăn cho các

công ty đa quốc gia vì khi xâm nhập thì trường nếu có sự khác biệt về tiêu

dùng,khác biệt về phong tục, cách nhận thức doanh thu của công ty đa quốc gia đó

rất dễ dàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sự khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu

của một công ty đa quốc gia vì nếu có sự khác biệt giữa hàng hóa và tôn giáo cũng

sẽ gây khó khăn rất nghiêm trọng cho công ty đó.

Nhóm rủi ro về chính trị:

Sự bất ổn về thể chế chính trị trong quốc gia đang đầu tư rất nghiêm trọng vì nó

ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của công ty con đăt tại đó và số lượng tài sản và

uy tín của công ty môi khi có bất ổn về thể chế chính trị.

Nếu một quốc gia ổn định về chính trị, nhân quyền được tôn trọng thì việc đầu

tư và tìm kiếm cơ hội sẽ rất cao vì đó là một quốc gia ổn định, tiềm năng phát triển

mạnh.

Sự mâu thuẫn giữa quốc gia mẹ và quốc gia đầu tư cũng gây ảnh hưởng

nghiêm trọng tới việc đầu tư vì các chính sách sẽ gây khó dễ cho các công ty bắt

nguồn từ quốc gia có mâu thuẫn đó.

Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia:

Hệ thống chính sách và pháp luật của quốc gia: Hệ thống này sẽ là “cột sống”

cho mọi hành vi đầu tư của bất kỳ nhà đầu tư nào. Yếu tố này tác động đến nhiều

yếu tố khác như chế độ tỷ giá hối đoái, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu… từ đó sẽ

tác động đến rủi ro quốc gia.

Quy mô và cấu trúc của nợ nước ngoài trong mối quan hệ với nền kinh tế của

một quốc gia.

Tài khoản vãng lai của quốc gia. Tài khoản vãng lai của một quốc gia phản ánh

tình hình thu chi các dòng vốn ngắn hạn của một quốc gia cho nên nó ảnh hưởng

đến rủi ro quốc gia (rủi ro tài chính).

Mức độ lây lan các tác động bất lợi từ các quốc gia khác đến nền kinh tế của

quốc gia sẽ ảnh hưởng đến rủi ro quốc gia. Rõ ràng là nếu quốc gia có mức độ hội

nhập cao thì mức độ chịu ảnh hưởng từ lây lan sẽ cao hơn nếu quốc gia có mức độ

hội nhập thấp.

33

Page 37: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Quy mô và điều kiện của hệ thống ngân hàng quốc gia, bao gồm hệ thống giám

sát hoạt động ngân hàng tốt sẽ đem đến cho hệ thống tài chính của quốc gia hoạt

động hiệu quả và ngược lại hậu quả của một hệ thống ngân hàng yếu kém là làm

cho quốc gia đó trở nên dễ dàng tổn thương khi xảy ra khủng hoảng và khó phục

hồi.

Quy mô của các khoản vay mượn trực tiếp từ chính phủ hay sự can thiệp của

chính phủ có thể tác động bất lợi đến hệ thống ngân hàng, hay cơ cấu và khả năng

cạnh tranh của các ngành công nghiệp hay các điều khoản ưu đãi.

Viễn cảnh kinh tế của ngành công nghiệp mục tiêu của quốc gia sẽ tác động đến

tăng trưởng kinh tế của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro quốc gia. Viễn cảnh

kinh tế của các ngành công nghiệp mục tiêu tốt đẹp tất nhiên sẽ mang lại triển vọng

tăng trưởng kinh tế cao, từ đó mức độ rủi ro của quốc gia dưới con mắt các nhà đầu

tư sẽ giảm đi.

Vai trò của việc đánh giá rủi ro quốc gia:

Đánh giá rủi ro quốc gia là việc sử dụng các dữ liệu thống kê quốc gia, hay các

phân tích định tính hoăc kết hợp cả hai theo một mô hình cụ thể nhằm đưa ra một

xếp hạng hoăc phân loại cho từng quốc gia ứng với mức độ rủi ro quốc gia của quốc

gia đó.

Đánh giá rủi ro quốc gia đo lường các nhân tố kinh tế, tài chính, chính trị và các

tác động qua lại giữa các nhân tố này nhằm xác định rủi ro gắn liền với một quốc

gia cụ thể.

Đánh giá rủi ro quốc gia được thực hiện bởi nhiều phương pháp, trong đó

phương pháp xếp hạng rủi ro quốc gia được sử dụng thường xuyên do đem lại

những tác động rất quan trọng:

Xếp hạng rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến mức lãi suất mà quốc gia phải gánh

chịu để có thể đạt được một khoản tín dụng trên thị trường quốc tế: xếp hạng cao

(tức là mức độ rủi ro thấp) thì lãi suất sẽ thấp và ngược lại.

Xếp hạng rủi ro quốc gia cũng ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của các ngân

hàng và các công ty ở quốc gia đó và tác động đến khả năng thu hút các nhà đầu tư

nước ngoài thông qua việc ảnh hưởng đến việc đánh giá chi phí kinh doanh.

34

Page 38: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Các định chế đầu tư thường giới hạn mức rủi ro mà họ có thể chấp nhận, nghĩa

là họ không thể đầu tư vào các khoản nợ hoăc đầu tư cổ phần bị xếp hạng thấp hơn

một mức đã định.

35

Page 39: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ

MÁY TẠI BRAZIL CỦA TOYOTA

Để minh họa rõ hơn việc phân tích dự án nước ngoài, trong tiểu luận này xin

trình bày việc nghiên cứu trường hợp tập đoàn Toyota của Nhật (công ty mẹ) muốn

thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Brazil (công ty con). Tập đoàn

xe hơi Toyota (Toyota Jidosha Kabushiki-gaisha) là một tập đoàn đa quốc gia có trụ

sở chính tại Nhật Bản. Toyota được thành lập vào ngày 28/08/1937 bởi Kiichiro

Toyota từ một phần tách ra khỏi Toyota Industries. Sau một thời gian dài phát triển,

đến nay Toyota đã vươn lên trở thành tập đoàn sản xuất xe lớn nhất thế giới xét về

doanh số bán. Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có măt trong xếp hạng nhóm

10 thương hiệu đứng đầu. Toyota xây dựng những nhà máy tại mọi nơi trên thế

giới, sản xuất hoăc lắp ráp xe phục vụ nhu cầu tại chính thị trường đó. Những nhà

máy này có măt tại Apan, Úc, Ấn độ, Sri Lanka, Canada, Indonesia, Ba Lan, Nam

Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Anh, Mỹ, UAE, Pháp, Brazil, Bồ Đào Nha, Argentina,

Cộng hòa Séc, Mexico, Malaysia, Thailand, Pakistan, Ai Cập, Trung Quốc, Việt

Nam, Venezuela, Philippine, và Nga.

Hiện nay, tại Brazil, Toyota đã có một nhà máy sản xuất Corolla hoạt động từ

năm 1998 và một nhà máy khác chuyên sản xuất phụ tùng xe hơi. Nhận thấy tiềm

năng rất lớn tại Brazil khi kinh tế ngày càng phát triển, và các công ty ô tô dự báo

doanh số bán xe ở thị trường Brazil sẽ tăng vọt khi tầng lớp trung lưu phát triển

mạnh. Chính vì vậy, nhà máy mới tại Brazil sẽ giúp Toyota mở rộng ra thị trường

Nam Mỹ, phục vụ thị trường nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các quốc

gia lân cận với chi phí thấp.

Toyota đã bắt đầu dự án này với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD, dự kiến nhà

máy được đăt tại Sorocaba cách 100km về phía tây thành phố Sao Paolo , Brazil.

Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào đầu năm 2011 và dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt

động vào giữa năm 2012 với công suất tối đa là 70.000 chiếc/năm, sử dụng hơn

1500 công nhân Brazil, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu nước ngoài.

Trước khi quyết định tiếp tục đầu tư vào Braxin, Toyota đã xem xét các yếu tố

có thể tác động tới dòng tiền của dự án trong tương lai.

36

Page 40: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Phân tích mô hình PEST

Môi trường pháp lý    

Braxin có nền kinh tế thị trường phát triển khá đầy đủ, sớm có chính sách cải

cách, mở cửa  kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.  Luật Vốn đầu tư

nước ngoài tạo khung pháp lý đảm bảo cho nhà đầu tư an tâm đưa vốn, công nghệ,

được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.  

Nhà đầu tư được tự do tái xuất ngoại tệ bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu đã đưa

vào Braxin. Số ngoại tệ còn lại được coi là lợi nhuận thu được, cũng  được phép đưa

ra nước ngoài sau khi nộp thuế 15%.  Công dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước

ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh

quốc gia. Các nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư và hồ sơ khả thi còn được ưu

tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi.

Để được xét, cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào cần có hồ sư dự

án đầu tư, nêu rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư,

hình thức đầu tư, trình độ công nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô,

chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư

và chu chuyển vốn, tác động đến môi trường và kết quả đối với kinh tế xã hội. Hoạt

động đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Braxin  phải đăt dưới sự quản lý và giám sát

của Nhà nước thông qua một số cơ quan đầu mối như Ngân hàng Trung ương, và sự

phối hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính và 

Bộ Môi trường.

Tuy Nhà nước mở rộng cửa khuyến khích  vốn đầu  tư nước ngoài trực tiếp và

gián tiếp, nhưng đồng thời có các chính sách thắt chăt tài chính tiền tệ và kiểm soát

tín dụng, quản lý dòng ngoại tệ khá chăt chẽ.

Môi trường kinh tế

Braxin có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Sản lượng công nghiệp

chiếm một phần ba tổng thu nhập quốc nội GDP. Các ngành công nghiệp đa dạng

của Braxin bao gồm từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản

phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty

Braxin và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một

37

Page 41: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Braxin

được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước đạt cấp độ đầu tư “ ổn định, ít rủi

ro.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Brazil luôn duy trì ở mức trên dưới 5% hàng

năm. Năm 2007 đạt mức tăng trưởng 5.2%. Trong năm 2008 do khủng hoảng kinh

tế, nhưng ba quý đầu vẫn đạt 6.8%. Măc dù sau đó bị giảm sút, nhưng cả năm vẫn

đạt mức 1.6 ngàn tỷ, tăng trưởng 5.1%. Năm 2009, trong khi tăng trưởng kinh tế các

nước phát triển vẫn ì ạch, GDP của Brazil vẫn tăng trên 5.2%, đạt 1.77 ngàn tỷ

USD. Và trong quý I/2010 đạt 441.45 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 9%.

Braxin với dân số 192 triệu người, trong đó khoảng 7 người sở hữu một chiếc

xe, điều này mang lại một tiềm năng khổng lồ cho sự phát triển thị trường. Hiện ở

Braxin có khoảng 30 triệu chiếc xe hơi và các nhà sản xuất xe hơi lớn hy vọng thị

trường này sẽ bùng nổ hơn nữa và mang lại nhiều khách hàng hơn. Trái ngược hoàn

toàn so với Braxin, Mỹ và châu Âu được xem là thị trường bão hòa với triển vọng

phát triển thấp.

Brazil cũng là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về sản lượng sản xuất ô-tô với

3.64 triệu chiếc với 17 thương hiệu khác nhau. 60% xe sản xuất ở Brazil xuất khẩu

sang Argentina và 20% đến các nước khác ở khu vực. Về nhập khẩu, Brazil nhập

50% xe từ Argentina, 22% từ Hàn Quốc, 10% từ Mexico và 6.5% từ châu Âu và

Mỹ.

Môi trường văn hóa, xã hội

Braxin có 200 triệu người (2010). Tỷ lệ tăng dân số năm 2010 đạt 1,166 %.

Tuổi thọ trung bình đạt  hơn 73 năm. Brazil là một nước đa sắc tộc (53.7% da trắng,

38.5% da màu, 6, 2% da đen, các nhóm khác 1,6%), đa tôn giáo (công giáo 73,6%,

tin lành 15,4%,…) cùng với cơ cấu dân số tre (66, 8% dân số ở độ tuổi từ 15 đến

64), điều này không những giúp Toyota có thể tận dụng được nguồn lao động dồi

dào với chi phí thấp mà còn đóng góp rất lớn về nhu cầu sử dụng xe của đất nước

xinh đẹp này.

Môi trường kỹ thuật:

38

Page 42: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Trong thời kỳ còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha nền khoa học kỹ thuật chưa

được chú trong đúng mức. Đến thế kỷ 19, Brazil vẫn chưa có trường đại học

Phân tích đặc thù doanh nghiệp và các lợi thế cạnh tranh của Toyota

Tại Brazil Toyota có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện hãng xe Fiat của Italy

là hãng sản xuất ô tô lớn nhất tại Brazil, chiếm 23% tổng doanh số bán xe. Theo sát

là hãng Volkswagen của Đức với 22,7%. Sắp tới, Fiat có kế hoạch xây dựng nhà

máy sản xuất ô tô thứ 2 tại Brazil. Các hãng xe hơi như Huyndai Motor của Hàn

Quốc và Chery Automobile của Trung Quốc cũng lên kế hoạch mở nhà máy tại

Brazil. Nhìn chung, các nhãn hiệu xe đều đang nhắm đến thị trường Brazil để mở

rộng thị phần cũng như tầm ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.

Dự án xây dựng nhà máy lần này đã là dự án thứ 3 mà Toyota đầu tư ở Brazil.

Trước đó, Toyota đã có nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô tại Sao Bernardo và nhà máy

sản xuất mẫu Corolla ở Indaiatuba, đều ở bang Sao Paulo. Nhờ vào 2 dự án trước

đó, Toyota đã có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm khi đầu tư vào thị trường này. Khả

năng tiếp cận thị trường Brazil của Toyota cũng có nhiều khả quan, vì đã phần nào

nắm rõ các thông tin thị trường cũng như nhu cầu thị hiếu của khách hàng đối với

sản phẩm của doanh nghiệp.

Riêng về phía doanh nghiệp thì Toyota được xem là có ưu thế về công nghệ so

với những hãng xe cạnh tranh khác.

Măt khác, trong mối quan hệ với các nhà cung cấp Toyota cũng có nhiều thuận

lợi hơn.

Hãng này vẫn thường xuyên phái những ủy viên ban quản trị của mình đến các

nhà sản xuất linh kiện và vẫn dựa vào các nhà cung cấp để cùng phát triển những

sản phẩm mới cũng như sự mở rộng về măt địa lý.

Thêm vào đó, Toyota có một đăc điểm chính khác biệt so với các nhà sản xuất

ôtô khác, đó chính là Hệ thống Sản xuất Toyota. Hệ thống sản xuất đảm bảo vị thế

của Toyota trên thế giới với tư cách là nhà sản xuất ô tô hiệu quả nhất đã cho phép

công ty mở rộng các thị trường mới một cách nhanh chóng mà không găp phải quá

nhiều khó khăn.

Để đơn giản hóa việc phân tích đầu tư , ta sẽ ước tính dòng tiền của dự án trong

vòng 5 năm, và ước tính giá trị cuối cho khoản thời gian còn lại của dự án.

39

Page 43: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Ước tính dòng tiền của dự án

Về mặt nguồn vốn, công ty con sẽ nhận được sự tài trợ của công ty mẹ là 500

triệu USD trong đó theo hình thức cổ phần là 250 triệu USD, còn theo hình thức vay

dài hạn là 250 triệu USD. Ngoài ra công ty còn vay dài hạn từ ngân hàng Santander

Banespa, ngân hàng hàng đầu ở Brazil 130 triệu USD.

Dự báo doanh thu, lợi nhuận: với nhu cầu tăng trưởng về ô tô ở Brazil là 5%,

công ty mẹ dự kiến năm đầu bán được 50,000 chiếc nhưng nhà máy thực sự đi vào

hoạt động vào giữa năm 2012 nên doanh số năm đầu là 25,000 chiếc, và doanh số

này sẽ tăng môi năm 5% và cho đến năm thứ 5 sẽ là 60,775 chiếc. Một vấn đề mà

công ty mẹ phải tính toán là mức giá bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận, năm đầu dự

kiến giá bán là 35,000 BRL, theo tỷ lệ lạm phát dự kiến ở Brazil là 7%/năm, giá bán

cũng tăng 7%/năm. Theo các điều kiện đó, doanh thu của công ty con bằng đồng

BRL được hoạch định sẽ gia tăng theo tỷ lệ 12.35% là do sự phối hợp của sự gia

tăng nhu cầu về ô tô là 5%/năm và giá bán tăng 7%/năm (1.05 x 1.07 = 1.1235).

Doanh thu bằng đồng USD sẽ gia tăng 10.35% do sự giảm giá của đồng BRL dự

kiến là 2% một năm.

Về mặt chi phí, lượng tiền chi ra là chi phí đầu tư ban đầu bao gồm mua nhà

máy, thiết bị và nhu cầu vốn lưu động.

Công ty mẹ sẽ thuê ban điều hành từ ban điều hành của nhà máy Corolla, vì họ

đã có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết tại thị trường này, và 1500 công nhân

Brazil với chi phí nhân công thấp hơn là thuê nhân công lành nghề từ Nhật.

Toàn bộ vốn đầu tư ban đầu 600 triệu USD tức là 1050 triệu BRL (theo mức tỷ

giá hiện nay là 1USD = 1.75 BRL) được sử dụng để mua nhà máy, thiết bị. Tất cả

máy móc thiết bị này được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm,

môi năm khấu hao 210 triệu BRL, giá trị còn lại là 0. Ước tính nhu cầu vốn lưu

động là 20% doanh thu, được tài trợ bằng khoản vay từ ngân hàng Deutsche Bank

70 triệu USD và một phần từ nguồn vốn vay dài hạn, điều này đảm bảo cho dự án

có một cơ cấu tài chính an toàn.

40

Page 44: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Bảng 3.1 Phí tổn đầu tư ban đầu vào Toyota-Brazil (1USD = 1.75BRL)

Triệu BRL Triệu USD

Chi phí mua nhà máy và trang bị

Vốn lưu động

Nhu cầu vốn từ ngân hàng

Tổng vốn đầu tư ban đầu

1,050

175

1,225

600

100

700

Bảng 3.2 Bảng cân đối tài sản ban đầu (1USD = 1.75BRL)

Triệu BRL Triệu USD

Tài sản

Tài sản lưu động

Nhà máy và thiết bị

Tổng tài sản

175

1,050

1,225

100

600

700

Nợ

Nợ ngắn hạn (cho Deustch bank)

Nợ phải trả (cho Santander Banespa)

Nợ phải trả (cho Toyota-Nhật)

Tổng nợ

Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

122.5

227.5

437.5

787.5

437.5

1,225

70

130

250

450

250

700

41

Page 45: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Thanh toán nợ

Sau khi xác định được dòng tiền ròng, doanh thu, lãi lô từ hoạt động kinh

doanh… Toyota-Brazil phải hoàn trả các khoản vay cần thiết trước khi trả lãi cổ

phần. Trong vòng 5 năm đầu hoạt động, công ty sẽ trả những khoản nợ sau: môi

năm trả 20 triệu USD cho ngân hàng Santander Banespa đối với khoản vay dài hạn

và 24 triệu USD cho Deustch Bank đối với khoản vay vốn lưu động. Thêm vào đó,

Toyota-Brazil cũng phải hoàn trả khoản nợ 250 triệu USD cho công ty mẹ với tỷ lệ

25 triệu USD môi năm trong vòng 10 năm.

Bảng 3.3 Lịch trả nợ vay của Toyota-Brazil (triệu BRL)

Năm

1 2 3 4 5

1. Thanh toán nợ vay DH cho

Santander Banespa

2. Thanh toán lãi vay cho

Santander Banespa

3. Thanh toán nợ vay NH cho

Deuscth Bank

4. Thanh toán lãi vay cho Deustch

Bank

0

34.1

122.5

14.7

0

34.1

122.5

14.7

0

34.1

122.5

14.7

0

34.1

122.5

14.7

227.5

34.1

122.5

14.7

5. Tổng số tiền thanh toán 171.3 171.3 171.3 171.3 398.8

Bảng 3.4 Bảng tỷ giá và giá bán qua các năm

Năm

0 1 2 3 4 5

Giá (BRL) 35,000 37,450 40,072 42,877 45,878

Tỷ giá (USD/BRL)

0.57 0.56 0.55 0.54 0.53 0.52

42

Page 46: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Căn cứ trên các giả định: 70% linh kiện, phụ tùng để sản xuất ô tô được cung

cấp từ nhà máy sản xuất phụ tùng của Toyota tại Brazil, 30% còn lại được nhập từ

công ty mẹ. Biến phí cho một sản phẩm năm đầu dự kiến là 21,000 BRL và giả định

sẽ tăng 7%/năm theo mức lạm phát. Công ty mẹ tính công ty con tiền cấp phép và

chi phí quản lý nửa năm 2012 khoảng 50 triệu BRL, với tỷ lệ gia tăng là 7% một

năm, phí bản quyền ước tính khoảng 8% doanh thu. Chi phí sản xuất hằng năm cho

công ty con được ước tính trong bảng sau.

Một trong những chi phí lớn là bổ sung vốn lưu động ước tính bằng 20% doanh

thu. Do đó vốn lưu động tăng hằng năm theo tốc độ tăng của doanh thu là

12.35%/năm.

43

Page 47: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Bảng 3.5 Dự kiến doanh thu và lợi nhuận cho Toyota-Brazil (Triệu BRL)

Năm

0 1 2 3 4 5 5+

Số lượng bán

(chiếc)

25,000 52,500 55,125 57,880 60,775

Giá bán đơn vị

(BRL/chiếc)

35,000 37,450 40,072 42,877 45,878

Doanh thu 875 1,966 2,209 2,482 2,788

Biến phí đơn vị

(BRL/chiếc)

21,000 22,470 24,043 25,726 27,527

Tổng biến phí 525 1,180 1,325 1,489 1,673

Phí bản quyền 70 157.3 176.7 198.6 223

Chi phí quản lý 50 107 114.5 122.5 131.1

Khấu hao 210 210 210 210 210

Tổng chi phi 855 1,654.3 1,826.2 2,020.1 2,237.1

Lợi nhuận trước

thuế và lãi vay

20 312.2 382.4 461.7 551.2

Chi phí lãi vay 48.8 48.8 48.8 48.8 48.8

Lợi nhuận trước

thuế

-28.8 263.3 333.5 412.8 502.3

Thuế TNDN 0 0 0 103.2 125.6

Lợi nhuận sau

thuế

-28.8 263.3 333.5 309.6 376.7

44

Page 48: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Giá trị còn lại 5

năm

1,760.2

Vốn đầu tư ban

đầu

-1,225

Vốn lưu động 175 393.2 441.8 496.3 557.6

Nhu cầu tăng

vốn lưu động

0 218.2 48.6 54.6 61.3

Dòng tiền ròng

Toyota-Brazil

-1,225 181.2 255.1 495.0 465.1 525.5 1,760.2

Tỷ giá hối đoái

(USD/BRL)

0.57 0.56 0.55 0.54 0.53 0.52 0.52

Dòng tiền ròng

Toyota-Brazil

-700 101.5 140.0 266.2 245.1 271.4 909.2

NPV = −¿Io + ∑t=1

n X t

(1+k )t = -700 + 1037.3 = 337.3 (triệu USD)

Theo bảng 3.5, ta tính được lợi nhuận trước thuế bằng cách lấy tổng doanh thu

trừ tổng chi phí. Công ty Toyota – Brazil được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3

năm đầu theo chính sách ưu đãi của Chính phủ Brazil đối với các dự án đầu tư sản

xuất sản phẩm công nghệ cao. Từ đó ta có được lợi nhuận sau thuế làm cơ sở để tìm

dòng tiền ròng của Toyota – Brazil. Thêm nữa, Toyota – Brazil tính toán giá trị còn

lại dựa trên giả định giá trị còn lại của dự án sẽ bằng 2 lần dòng tiền ròng năm thứ 5

( Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao) mà tại đó giá trị còn lại hòa vốn của dự án xem

như chấp nhận được đối với công ty mẹ, và sau đó sử dụng nó như cột mốc để xác

định khả năng của hiện giá của dòng tiền tương lai vượt qua giá trị đó.(Alan C.

Shapiro).

Dòng tiền ròng = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Giá trị còn lại - Vốn đầu

tư ban đầu - Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm (Alan C. Shapiro).

45

Page 49: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Chúng ta đã có thể tính được hiện giá thuần của Toyota – Brazil theo quan điểm

của dự án từ bảng 3.5 với suất chiết khấu là 15% giả định tính trên mô hình CAPM.

NPV = −¿I0 + ∑t=1

n X t

(1+k )t = -700 + 1,037.3 = 337.3 (triệu USD)

NPV = ∑t=1

n NCF t

(1+ IRR) t – CF0 = 0. Ta tính được IRR của dự án là 27%b

NPV của dự án lớn hơn 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ

hội của vốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu) và khi ấy thu nhập từ dự án mới

đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư, dự án có thể

chấp nhận được. Tuy nhiên sẽ sai lầm khi kết luận như vậy mà không nhận biết và

giải thích các khác biệt giữa dòng tiền của dự án và dòng tiền của công ty mẹ và tác

động của nó lên giá trị đầu tư vào Toyota – Brazil. Công ty mẹ chỉ được hưởng lợi

từ việc đầu tư khi mà nó tạo ra được dòng tiền có thể chuyển ra khỏi Brazil. Do đó

giá trị của việc đầu tư nên được tính toán theo quan điểm của công ty mẹ tức là

Toyota – Nhật .

Chuyển thu nhập về cho Toyota-Nhật

Toyota-Brazil được hoạch định sẽ trả lãi cổ phần 100% dòng tiền còn lại sau

khi hoàn trả mọi khoản vay cần thiết. Chính phủ Brazil sẽ thu 8% thuế chuyển lợi

nhuận ra nước ngoài. Toyota-Nhật cũng sẽ trả thuế thu nhập doanh nghiệp trên lãi

cổ phần và các phí mà mình nhận được, trừ bất cứ khoản tín dụng nào cho doanh

thu ở nước ngoài và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài mà Toyota-Brazil đã trả.

Brazil và Nhật đã ký Hiệp định thuế song phương nhằm tránh đánh thuế thu

nhập doanh nghiệp hai lần. Biết rằng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Brazil là

25% và tại Nhật là 30%. Sau khi Toyota-Brazil đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

tại Brazil và chuyển thu nhập về cho công ty mẹ thì chỉ đóng thêm một khoản thuế

khấu trừ là 5% cho Chính phủ Nhật.

46

Page 50: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Bảng 3.6 Các dòng tiền mà Toyota-Nhật nhận được (triệu USD)

Năm

1 2 3 4 5

1. Dòng tiền ròng của Toyota-Brazil

2. Trả nợ vay

3. Lãi cổ phần chuyển về Toyata-Nhật

4. Phí bản quyền và chi phí quản lý

5. Thuế chuyển tiền ra nước ngoài

6. Thuế TNDN khấu trừ nộp cho Nhật

7. Phần thu nhập ròng Toyota-Nhật

nhận được

101.5

68.6

32.9

67.2

15.0

0

85.0

140.0

67.2

72.8

145.0

32.7

38.6

146.5

266.2

65.9

200.3

156.6

53.5

53.8

249.6

245.1

64.6

180.6

169.2

52.5

10.9

286.4

271.4

180.8

90.6

182.9

41.0

13.03

219.5

8. Tỷ giá hối đoái 0.56 0.55 0.54 0.53 0.52

Ước tính hiện giá thuần của dự án theo quan điểm của Toyota-Nhật

Bảng 3.7 Hiện giá của Toyota-Brazil theo quan điểm công ty mẹ (triệu USD)

Năm

0 1 2 3 4 5

A. Dòng tiền vào

1. Thanh toán nợ vay

2. Chia lãi cổ tức

3. Phí bản quyền và

chi phí quản lý

4. Tổng cộng

68.6

32.9

67.2

168.7

67.2

72.8

145.0

285.0

65.9

200.3

156.6

422.8

64.6

180.6

169.2

414.3

180.8

90.6

182.9

454.3

47

Page 51: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

B. Dòng tiền ra

1. Máy móc, thiết bị

2. Vốn lưu động

3. Thuế trả cho

Brazil

4. Thuế TNDN khấu

trừ trả cho Nhật

5. Tổng cộng

600

100

700

15

15.0

32.7

38.6

71.3

53.5

53.8

107.4

52.5

10.9

63.3

41.0

13.0

54.0

C. Dòng tiền ròng -700 153.6 213.8 315.5 351.0 400.3

D. Hệ số hiện giá

E. Hiện giá

F. Hiện giá tích luỹ

1.0

-700

-700

0.87

133.6

-566.4

0.76

161.6

-404.8

0.66

207.4

-197.3

0.57

200.7

3.4

0.49

199.01

202.4

NPV5 = −¿Io + ∑t=1

n X t

(1+k )t = -700 + 902.4 = 202.4 (triệu USD)

Sau khi hoạch định hiện giá thuần trong 5 năm đầu hoạt động dựa trên hai quan

điểm khác nhau, ta thấy NPV theo quan điểm Toyota-Nhật lớn hơn NPV theo quan

điểm Toyota-Brazil, chủ yếu là do các khoản như thanh toán nợ, chia lãi cổ tức, phí

bản quyền và chi phí quản lý tác động vào dòng lưu kim nhập và thuế trả cho Chính

phủ Brazil tác động vào dòng lưu kim xuất của công ty.

Phân tích kịch bản

Rủi ro tỷ giá và rủi ro quốc gia luôn được xem như những áp lực chính mà các

công ty đa quốc gia phải đối măt trong quá trình hoạt động kinh doanh trong môi

trường quốc tế (bên cạnh chính sách thuế của các chính phủ, môi trường cạnh tranh

tại quốc gia đầu tư, năng lực vốn…). Sau đây là bài phân tích các kịch bản rủi ro tỷ

giá và rủi ro quốc gia sẽ tác động như thế nào đến NPV của dự án.

o Kịch bản rủi ro tỷ giá

48

Page 52: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Theo thống kê trong 2 năm trở lại đây, đồng BRL luôn tăng giá so với USD,

đỉnh điểm là vào tháng 6/2011, tỷ giá giữa hai đồng tiền đã lên đến 0.653

USD/BRL.

Biểu đồ 3.8 Sự biến động tỷ giá giữa USD và BRL (2009 - 2011)

0.50.520.540.560.580.6

0.620.640.660.68

0.569 0.574 0.5630.569

0.5820000000000010.590000000000001

0.612000000000001

0.653000000000004

0.56

Tỷ

giá

(US

D/B

RL

)

Nguồn: http://www.exchange-rates.org/

Ngày 8/4/2011, Chính phủ Brazil ra quyết định đánh thuế đối với các khoản

vay nước ngoài để ngăn đồng real tăng giá. Cụ thể, các ngân hàng và công ty sẽ

phải chịu khoảng thuế 6% đối với các khoản vay có thời hạn 2 năm trở lên. Trong

dài hạn, nếu đồng real có chiều hướng tăng giá thì Chính phủ Brazil sẽ đưa ra thêm

hàng loạt các biện pháp mới để kiểm soát tiền tệ.

Trước những thông tin trên, ta có thể giả định BRL sẽ giảm giá nhẹ 2%/năm so

với USD trong vòng nhiều năm tới, cụ thể như sau:

Bảng 3.9 Tỷ giá USD/BRL biến động qua các năm

Năm

0 1 2 3 4 5 5+

Tỷ giá (USD/BRL) 0.57 0.56 0.55 0.54 0.53 0.52 0.52

NPV1 = -700 + 969 = 269 (triệu USD) (sử dụng số liệu từ bảng 3.3)

Khi BRL giảm giá so với USD thì sẽ có những tác động bất lợi lên PV của dự

án, cùng một khoản tiền BRL được hoạch định ban đầu, dưới tác động của tỷ giá

USD/BRL giảm thì sẽ thu được một khoảng USD ít hơn.

49

Page 53: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Để hiểu rõ hơn tác động bất lợi của tỷ giá USD/BRL giảm gây nên, ta giả định

Chính phủ neo tỷ giá cố định, không đổi qua các năm là 0.57 USD/BRL. Khi đó,

NPV của dự án được tính như sau:

Bảng 3.10 Tỷ giá USD/BRL cố định qua các năm

Năm

0 1 2 3 4 5 5+

Tỷ giá (USD/BRL) 0.57 0.57 0.57 0.57 0.57 0.57 0.57

Doanh thu

Tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị còn lại

Vốn đầu tư ban đầu -700

500

368.6

-16.5

-16.5

1124

825.1

150.5

150.5

1262

923.8

190.6

190.6

1418

1034.3

235.9

176.9

1593

1158.3

287.0

215.3

1005.9

Dòng tiền ròng Toyota-Brazil (triệu USD)

-700 103.5 145.8 282.8 265.7 300.3 1005.9

NPV2 = -700 + 1122.3 = 422.3 (triệu USD)

NPV2 – NPV1 = 85 (triệu USD)

Qua đó, ta thấy việc đồng BRL giảm giá đã gây nên những thiệt hại đáng kể

cho NPV của dự án. Nhưng đây là một giả định có xác suất xảy ra rất cao, khi mà

lạm phát dự kiến hằng năm của BRL luôn cao hơn của USD và các chính sách

Chính phủ Brazil nhằm giảm giá đồng tiền quốc nội để kích thích xuất khẩu trong

tương lai nên công ty mẹ cần phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro như lập quỹ

dự phòng rủi ro tỷ giá.

o Kịch bản rủi ro quốc gia

Có thông tin cho rằng sau khi dự án đi vào hoạt động đến hết năm thứ 5, Chính

phủ Brazil sẽ sung công nhà máy và hứa bồi thường 400 triệu USD trong vòng 5

năm. Giá trị còn lại của dự án trong 5 năm sau là 1005.9 triệu USD. Tuy nhiên,

50

Page 54: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

hãng xe hơi nội địa là TAC sẵn sàng mua lại toàn bộ dự án này với giá 500 triệu

USD ngay vào đầu năm thứ 5.

Trước thông tin trên, ta thấy Toyota-Nhật có hai phương án lựa chọn. Nếu bán

ngay dự án sẽ nhận được 500 triệu USD. Ngược lại, nếu chọn cách giữ lại dự án

không bán ra thì dòng tiền ròng sẽ là 1005.9 triệu USD nếu không có sung công và

chỉ được 400 triệu USD tiền bồi thường từ việc sung công của Chính phủ.

Tuy nhiên lại có thông tin cho rằng bắt đầu từ năm thứ 7 thì Ngân hàng Trung

Ương Brazil sẽ phong toả việc chuyển tiền về nước và chỉ cho phép chuyển 80%

tổng số tiền môi năm. Giả định rằng Toyota-Nhật chấp nhận rủi ro sung công, nhận

tiền bồi thường từ Chính phủ Brazil mà không bán dự án, suất chiết khấu là 15% và

xác suất của việc phong toả là 70% thì hiện giá của môi phương án như sau:

Bảng 3.11 Dòng tiền của Toyota-Nhật (triệu USD)

Lưu chuyển tiền tệ cuối năm

6 7 8 9 10

Kiểm soát tiền tệ 80 64 64 64 64

Không kiểm soát tiền tệ 80 80 80 80 80

Nếu kiểm soát tiền tệ không xảy ra, Toyota-Nhật sẽ nhận được 80 triệu USD

môi năm, bắt đầu từ năm thứ 6. Khi đó PV = 268.2 triệu USD

Tuy nhiên, nếu kiểm soát tiền tệ xảy ra, Toyota-Nhật sẽ nhận được 80 triệu

USD vào năm thứ 6, và 64 triệu USD vào các năm còn lại.

Khi đó: PV = 228.5 triệu USD

Tổng hiện giá của các tình huống là:

EPV = (0.3 x 268.2) + (0.7 x 228.5) = 240.4 triệu USD

Nếu xác suất của việc sung công là p thì giá trị NPV còn lại của dự án là:

240.4p + 1005.9(1 – p) = 1005.9 – 765.5p

Với suất chiết khấu 15% thì hiện giá của dự án này vào đầu năm thứ 5là:

(1005.9 – 765.5p)/1.15

Bảng 3.12 Lựa chọn của Toyota-Nhật (triệu USD)

Sung công Không sung công Ước tính hiện giá

51

Page 55: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Bán ngay 500 500 500

Chờ 240.4 1005.9 (1005.9 – 765.5p)/1.15

Nếu cân đối hiện giá của dự án với mức 500 triệu USD thì ta có p = 56%

Nói cách khác, xác suất sung công ít nhất là 56%. Toyota-Nhật nên bán ngay ở

giá 500 triệu USD. Nếu xác suất sung công nhỏ hơn 56% thì sẽ có lợi cho Toyota-

Nhật khi giữ lại dự án này.

o Kịch bản thuế chuyển tiền ra nước ngoài

Lãi suất: Lãi suất trả cho người không cư trú thông thường chịu thuế WHT là

15%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng lên thành 25% nếu nước của người nhận tiền chuyển về

có mức thuế thấp hơn Brazil, ví dụ 1 đất nước mà thuế TNDN thấp hơn 25%.

Phí bản quyền: phí bản quyền trả cho người không cư trú thông thường chịu

mức thuế WHT là 15%. Tỷ lệ này được tăng lên thành 25% nếu nước của người

nhận tiền chuyển về có mức thuế thấp hơn Brazil, ví dụ 1 đất nước mà thuế TNDN

thấp hơn 25%.

Nếu chính phủ Brazil tăng thuế WHT lên, thì với cùng 1 dòng lợi nhuận

chuyển về công ty mẹ năm nay so với năm trước, số tiền chuyển về công ty mẹ sẽ

giảm đi. Giả sử Chính phủ Brazil tăng WHT lên thành 25%, khi đó sẽ tác động lên

NPV theo quan điểm công ty mẹ như sau:

52

Page 56: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

Bảng 3.13 Hiện giá Toyota-Brazil theo quan điểm công ty mẹ

Năm

0 1 2 3 4 5

Dòng tiền vào 168.7 285.0 422.8 414.3 454.3

Dòng tiền ra

Máy móc, thiết bị

Vốn lưu động

Thuế trả cho Brazil

(25%)

Thuế TNDN khấu

trừ trả cho Nhật

Tổng cộng

600

100

700

25.0

0

25.0

54.5

38.6

93.1

89.2

53.8

143.1

87.4

10.9

98.3

68.4

13.0

81.4

Dòng tiền ròng -700 143.6 192.0 279.8 316.0 373.0

Hệ số hiện giá

Hiện giá

Hiện giá tích luỹ

1.0

-700

-700

0.87

124.9

-575.1

0.76

145.2

-429.9

0.66

184.0

-246.0

0.57

180.7

-65.3

0.49

185.4

120.1

NPV = 120.1 (triệu USD)

Khi WHT = 15% thì NPV = 202.4. Do đó, khi tăng thuế từ 15% lên 25% thì đã

làm giảm NPV theo quan điểm công ty mẹ 82.3 triệu USD.

Kết luận dự án

Với quá trình phân tích trên, dựa vào các tiêu chuẩn NPV và IRR tính toán trên

dự án đầu tư có khả thi. Tuy vẫn tồn tại những rủi ro khác nhau (rủi ro quốc gia, tỷ

giá, thuế…) nhưng đây là những rủi ro không thể nào tránh được trong quá trình sản

53

Page 57: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

xuất kinh doanh, chỉ có thể phần nào dự đoán trước để xác định mức độ ảnh hưởng

của nó lên dòng tiền. Vì thế ở đây chấp nhận dự án đầu tư là một quyết định đúng

đắn của tập đoàn Toyota-Nhật.

54

Page 58: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

KẾT LUẬN

Những thông tin mà nhóm nêu ra chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản về các

giai đoạn chủ yếu trong quá trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế. Mà hoạt

động đầu tư quốc tế bao gồm rất nhiều giai đoạn phức tạp, ngoài ra do hạn chế về

trình độ, kinh nghiệm thực tế nên đề tài chỉ dừng ở việc nghiên cứu về đầu tư ra

nước ngoài của một công ty đa quốc gia điển hình là Toyota với phương thức sử

dụng NPV để phân tích; còn trong thực tế các công ty đa quốc gia đều sử dụng APV

do tính bao quát, tổng hợp các yếu tố tác động nhiều hơn, phức tạp hơn, vì thế kết

quả sẽ chính xác hơn.

Với những chiến lược nêu trên thì một công ty hoàn toàn có thể sử dụng được

vốn đầu tư quốc tế của mình một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải

những chiến lược này đều hoàn toàn đúng trong mọi tình hình, bởi thực tế nó còn

tùy thuộc vào từng hoàn cảnh từng chính sách hô trợ của các quốc gia mà các công

ty này hướng đến. Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì các công ty nên áp dụng

nhiều phương án hoạch định khác nhau để mang lại được hiểu quả lớn nhất cho

nguồn vốn đầu tư bỏ ra. Tóm lại việc hoạch định vốn đầu tư quốc tế là nút thắt then

chốt trong quá trình vươn ra thị trường mới của các MNCS.

55

Page 59: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

I. Sách tham khảo

1. Ts.Ngô Thị Ngọc Huyền- Ths.Nguyễn Thị Hồng Thu (2009), Quản trị tài

chính Quốc tế, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

2. Trần Ngọc Thơ (2008), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê,

Hà Nội.

3. Ts.Nguyễn Thị Ngọc Trang (2004), Tài chính Quốc tế, Nxb Thống Kê,

Hà Nội.

II. Tài liệu từ Internet

4. Việt Khoa (2010), “Brazil: Thị trường ô tô lớn thứ 4 thế giới”, được lấy

về ngày 20-10-2011 từ:

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/09/10-thi-truong-xe-hoi-

lon-nhat-the-gioi/page_1.asp

5. Phan Thảo (2008), “Toyota đầu tư 700 triệu USD xây dựng nhà máy tại

Brazil”. Được lấy về ngày 20-10-2011 từ:

http://www.baomoi.com/Home/OtoXemay/www.vietnamplus.vn/Hang-

Toyota-tiep-tuc-xay-nha-may-thu-3-tai-Brazil/4564280.epi

6. Phạm Bá Uông, Tham tán, Trần sự, Tuỳ viên - Thương Vụ Việt Nam

tại CHLB.Braxin (2009), “Tìm hiểu thị trường Braxin -Brazil-Brasil

(23): Thuế nhập khẩu, thuế thu nhập và kiểm soát giá cả”, được lấy về

ngày 20-10-2011 từ:

http://www.tinkinhte.com/tim-hieu-thi-truong-braxin-brazilbrasil/tim-hieu-

thi-truong-braxin-brazilbrasil/

7. Phạm Bá Uông, Tham tán, Trần sự, Tuỳ viên - Thương Vụ Việt Nam

tại CHLB.Braxin (2009), “ Tìm hiểu thị trường Braxin -Brazil-Brasil

(2): Xã hội-Pháp luật”, được lấy về ngày 20-10-2011 từ:

56

Page 60: T01_Nhóm 7 & Nhóm 8_Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế

http://www.tinkinhte.com/tim-hieu-thi-truong-braxin-brazilbrasil/tim-hieu-

thi-truong-braxin-brazilbrasil/

8. Phạm Bá Uông, Tham tán, Trần sự, Tuỳ viên – Thường Vụ Việt Nam

tại CHLB.Braxin (2009), “ Tìm hiểu thị trường Braxin -Brazil-Brasil

(5): Đầu tư”, được lấy về ngày 20-10-2011 từ:

http://www.tinkinhte.com/tim-hieu-thi-truong-braxin-brazilbrasil/tim-hieu-

thi-truong-braxin-brazilbrasil/

9. Phạm Bá Uông, Tham tán, Trần sự, Tuỳ viên - Thương Vụ Việt Nam

tại CHLB.Braxin (2009), “Tìm hiểu thị trường Braxin -Brazil-Brasil

(20): Kinh tế”, được lấy về từ:

http://www.tinkinhte.com/tim-hieu-thi-truong-braxin-brazilbrasil/tim-hieu-

thi-truong-braxin-brazilbrasil/

B. Tài liệu tiếng Anh

I. Sách tham khảo

10. Alan C.Sharpiro (2007), Foundations ò Multinational Financial

Management, Fifth Edition, Jonh Wiley & Sons, Inc.

II. Tài liệu từ Internet

11. Ana Nicolaci da Costa (2010), “Toyota to built $600 mil compact car

plant in Brazil”, Được lấy về ngày 20-10-2010 từ:

http://mobile.reuters.com/article/idUSTOE66F0162100716?irpc=932

57