38
HộI THảO TậP HUấN Nghiên cứu thiết lập hoạt động truyền thông về môi trường Bs. Phạm Vũ Thiên – Dự án vệ sinh môi trường cho mọi người Do SNV thực hiện tại Nghệ An Tháng 3, 2012

Tài liệu tập huấn formative research

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài liệu tập huấn formative research

HộI THảO TậP HUấNNghiên cứu thiết lập hoạt động truyền thông

về môi trường

Bs. Phạm Vũ Thiên – Dự án vệ sinh môi trường cho mọi người Do SNV thực hiện tại Nghệ AnTháng 3, 2012

Page 2: Tài liệu tập huấn formative research

Mục tiêu

Tập trung vào tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy (motivation) và trở ngại (barrier) cho các hành vi vệ sinh thực hành vệ sinh đặc biệt cần thiết cho việc thiết kế chiến lược BCC, công cụ và phương tiện cũng như cho việc đánh giá can thiệp

Thông tin từ nghiên cứu thiết lập sẽ được dùng cho việc thiết kế chương trình giáo dục sức khỏe về vệ sinh với:

Phương pháp giáo dục sức khỏe phù hợp Tài liệu IEC phù hợp Thông điệp phù hợp với đối tượng Thực hành sử dụng hố xí Rửa tay bằng xà phòng

Page 3: Tài liệu tập huấn formative research

Nghiên cứu thiết lập sẽ được tiến hành tại 03 xã và 06 thôn Đại diện về địa lý: 01 xã vùng xa trên sâu, vùng xa 01

xã vùng trung gian và 01 xã vùng gần trung tâm. Cân nhắc điều kiện kinh tế, xã hội (lưu ý xã nghèo và

xã trung bình), Mức độ nghèo: bao gồm cả mức rất nghèo, nghèo và không nghèo.

Cân nhắc yếu tố dân tộc (nếu có), trình độ học vấn của từng xã (cân nhắc các xã có tỉ lệ học vấn thấp)

Dân tộc: bao phủ các dân tộc thiểu số khác nhau như Thái, H’Mông, Khơ-mú.

Khoảng cách từ thị trấn: Các điều tra viên có thể tới các địa bàn nghiên cứu trong ngày (đi bằng ô tô, xe máy và đi bộ)

Page 4: Tài liệu tập huấn formative research

Tiến trình và hoạt động chính

Soạn tài liệu tập huấn Soạn hướng dẫn nghiên cứu thiết lập (kế

hoạch, bộ công cụ) Tập huấn cho cán bộ TT Y tế dự phòng Nghệ

An Nghiên cứu tại thực địa Hướng dẫn phân tích và viết báo cáo nghiên

cứu

Page 5: Tài liệu tập huấn formative research

Tổng quan về truyền thông và khung FOAM trong truyền thông về vệ sinh môi trường

Tổng quan về truyền thông (Truyền thông là gì? Hành vi? Chuyển đổi hành vi vs. truyền thông một chiều?)

Hành vi và động lực thay đổi hành vi (yếu tố thúc đẩy, yếu tổ cản trở)

Đối tượng, kênh truyền thông, hoạt động truyền thông

Khung FOAM trong truyền thông về vệ sinh môi trường

Page 6: Tài liệu tập huấn formative research

Truyền thông là gì?

Quá trình truyền thông tin từ người này sang người khác với một mục đích cụ thể

Mục đích gì? Đưa tin (cung cấp tin mới cho đối tượng), Định hướng, giáo dục (giúp cho đối tượng nhận

thức được một kiến thức mới, vấn đề mới hoặc nội dung mới trong một vấn đề đã có),

Tạo sự quan tâm, tạo cảm xúc cho đối tượng (giúp đối tượng có thái độ cụ thể với vấn đề, có cảm xúc cụ thể với vấn đề: yêu, ghét, thích thú, thù hận…) và

Thay đổi hành vi của đối tượng

Page 7: Tài liệu tập huấn formative research

Hành vi  Là hành động của một cá nhân, một nhóm,

cộng đồng với một vấn đề cụ thể dựa trên kiến thức, thái độ, khả năng thực hiện và niềm tin của cá nhân hay nhóm đó

Hành vi: rửa tay bằng xà phòng, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, cho con bú sữa non, không uống rượu khi lái xe…

Page 8: Tài liệu tập huấn formative research

Ví dụ về hành vi

Page 9: Tài liệu tập huấn formative research

Truyền thông chuyển đổi hành vi Là quá trình hỗ trợ đối tượng đích chuyển đổi

từ hành vi có hại sang hành vi có lợi về sức khỏe, xã hội

Lưu ý: Truyền thông chuyển đổi hành vi không chỉ là thay đổi về kiến thức

Page 10: Tài liệu tập huấn formative research

Nghiên cứu trường hợp

Trường hợp 1: Chương trình vận động 100% bao cao su, được triển khai tại một địa phương (X) với sự tham gia của y tế, phụ nữ, vận động nhóm nữ mại dâm mang theo và sử dụng bao cao su với 100% bạn tình. Sau khi triển khai 1 tháng, tại các điểm công cộng có nhiều chị em bị bắt vì truy quét tệ nạn xã hội và bằng chứng là có mang theo bao cao su ra công viên…

  Chương trình không thành công, tại sao?

Page 11: Tài liệu tập huấn formative research

Trường hợp 2: Vận động người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm thành công với trên 90% người dân ra đường đội mũ bảo hiểm thành công? Tại sao?

Page 12: Tài liệu tập huấn formative research

Trong tình huống 1: Bên cạnh việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ và xác lập niềm tin cho đối tượng, cần chú ý đến các yếu tố bao gồm: việc cung cấp sản phẩm (tính sẵn có, dễ tiếp cận) và các yếu tố khác bao gồm, nguy cơ (ngoài sức khỏe: mang bao cao su có thể dễ bị bắt, bị thu gom hơn), chính sách về tệ nạn xã hội và bao cao su…

Trong tình huống 2: không phải là kiến thức quyết định thay đổi hành vi, mà sự lo sợ (threat) về việc bị phạt, mất tiền… và sự hỗ trợ xã hội (social support) mọi người cùng thực hiện, tâm lý cộng đồng đã giúp cho thực hiện thành công hành vi.

Page 13: Tài liệu tập huấn formative research

Đối tương, kênh truyền thông, hoạt động truyền thông

Đối tượng: Nhóm đích thứ nhất: Ai là người có hành vi cần thay đổi? Nhóm đích thứ hai: Ai là người có thể tác động để nhóm đích

thứ nhất thay đổi?Ví dụ: Phụ nữ và trẻ em là đối tượng đích thứ nhất cần thay đổi

thực hành rửa tay vì họ là người dễ bị ảnh hưởng về sức khỏe (lây bệnh tật) và lây bệnh tật cho người khác đặc biệt là trẻ em khi chăm sóc: chuẩn bị thức ăn, cho ăn, vệ sinh cho trẻ…

Chương trình không uống rượu khi lái xe: Nam giới – nhóm đích thứ nhất; Nữ giới (vợ của nam giới uống rươu) – nhóm đích thứ hai

Page 14: Tài liệu tập huấn formative research

Kênh truyền thông Truyền thông đại chúng: mass media: truyền

thanh, truyền hình, báo in, báo mạng, diễn đàn

Truyền thông trực tiếp: truyền thông nhóm, giáo dục sức khỏe nhóm, cá nhân, tư vấn, cung cấp tài liệu truyền thông: tờ rơi, sách nhỏ, tờ quảng cáo…

Page 15: Tài liệu tập huấn formative research

Hoạt động truyền thông Tổ chức truyền thông nhóm/ câu lạc bộ định

kỳ tại cộng đồng Tổ chức ngày hội rửa tay Tổ chức truyền thông kích hoạt xây dựng và

sử dụng hố xí tại cộng đồng Đưa tin, bài về hoạt động vận động rửa tay

bằng xà phòng tại trường học

Page 16: Tài liệu tập huấn formative research

Tài liệu truyền thông Film truyền thông: phóng sự, tài liệu, hướng

dẫn, tình huống Tranh/ ảnh cho truyền thông nhóm Tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ, tranh ảnh cho truyền

thông, tư vấn cá nhân Băng rôn, khẩu hiệu, tờ áp phích cho hoạt

động truyền thông, vận động cộng đồng Tài liệu trên mạng internet

Page 17: Tài liệu tập huấn formative research

Khung FOAM

Page 18: Tài liệu tập huấn formative research

Mục tiêu hướng dẫn về khung FOAM

Tăng nhận thức của người quản lý về giá trị của khung FOAM trong thay đổi hành vi rửa tay

Hiểu và áp dụng khung FOAM trong thiết kế chương trình và triển khai chương trình

Thảo luận về khung thay đổi hành vi và cách đề cấp để phối hợp trong khung FOAM

Page 19: Tài liệu tập huấn formative research

Yếu tố quyết định hành vi

Hành vi được quyết định bởi các yếu tố bên trong (như suy nghĩ, kiến thức, hoặc niềm tin) hoặc các yếu tố bên ngoài như các yếu tố kiểm soát cá nhân, như sự sẵn có của sản phẩm, áp lực xã hội từ những người khác trong cộng đồng

Một số ví dụ: Sự có sẵn của thuốc đánh răng là một yếu tố bên

ngoài của việc thực hành đánh răng Kiến thức về nguy cơ trong bệnh sởi ở trẻ em là yếu

tố bên trong quyết định cho việc tiêm vắc xin cho trẻ Sự sợ hãi HIV/AIDS là yếu tố bên trong chi phối đến

việc hành vi sử dụng bao cao su

Page 20: Tài liệu tập huấn formative research

F (focus) – Tính tập trung

Nhóm đích là ai (target audience) và hành vi nào là hành vi được mong đợi (desired behaviour)

Nhóm đích: Xác định rõ đối tượng đích với mỗi chương trình can thiệp. Ví dụ: đối tượng đích của chương trình rửa tay bằng xà phòng bao gồm học sinh, những người chăm sóc trẻ, và người bán thức ăn ở đường phố.

Hành vi mong đợi: Rửa tay bằng xà phòng là hành vi mong đợi.  Hành vi này được cụ thể với việc rửa tay thường xuyên, rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… và chương trình can thiệp cũng cần mô tả về thời gian và cách rửa tay, cách lau khô tay…

Page 21: Tài liệu tập huấn formative research

Cơ hội (opportunity) - Cá nhân có cơ hội không?

Cơ hội là yếu tố quyết định tác động đến hành vi được thực hiện nó bao gồm: chuẩn xã hội không hạn chế hành vi, đặc tính của sản phẩm cũng như tính sẵn có của sản phẩm

Cơ hội là một yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng

Page 22: Tài liệu tập huấn formative research

Cơ hội (tiếp)

Tiếp cận được/ sự sẵn có:  Xà phòng và nước sạch có sẵn hay không?

Có chỗ rửa tay riêng không/ ở đó có để sẵn nước sạch, xà phòng phù hợp để rửa tay không? ( Tại gia đình, trường hoặc điểm mà đối tượng đích tập trung…)

Page 23: Tài liệu tập huấn formative research

Cơ hội (tiếp)

Đặc tính của sản phẩm:   Xà phòng và nước có những đặc tính nhất

định và nó có thể là yếu tố thúc đẩy (xúc tác) cũng như cản trở việc thực hành rửa tay. Sản phẩm có mùi thơm? Sản phẩm có mức độ tẩy cao? Nước có trong, sạch hay không…

Page 24: Tài liệu tập huấn formative research

Cơ hội (tiếp)

Chuẩn xã hội Là những quy định vận hành (chi phối/ kiểm soát) hành vi của

cá nhân, hoặc nhóm trong xã hội. Bất cứ hành vi nào ngoài các chuẩn đều bị xếp vào bất thường và điều này sẽ cản trở việc thực hành hành vi mới.

Với rửa tay, chuẩn có thể khách quan và có thể quan sát trong cộng đồng. thì cá nhân có thể nhận thức được chuẩn xã hội về quan sát người khác rửa tay tại chỗ công cộng và đây cũng có thể là chuẩn gia đình.

Trẻ có thể nhận thức được việc trẻ có được mong đợi là rửa tay với xà phòng trước khi ăn với gia đình hay không (ví dụ hành vi rửa tay trước khi ăn của người Ấn độ được thực hiện với tất cả mọi người vì người Ấn độ ăn bốc).

Page 25: Tài liệu tập huấn formative research

Khả năng (ability) - Là khả năng của cá nhân trong việc thực hiện hành vi?

Là việc cá nhân nhận định hoặc khả năng cụ thể để thực hiện hành vi được xác định. Một số khả năng là được quyết định bởi kiến thức, tự nhận thức (cá nhân tin rằng anh ta có đủ năng lực để tiến hành hành vi cụ thể) và những hỗ trợ xã hội. khái niệm khả năng được phát triển trên mô hình nhận thức xã hội (social cognition) và các lý thuyết về tâm lý xã hội.

Page 26: Tài liệu tập huấn formative research

Khả năng (tiếp)

Kiến thức  Kiến thức thu được qua học tập về vấn đề, hành

vi, về sản phẩm và thâm chí là hậu quả. Một điểm cần nhấn mạnh là kiến thức, nhìn một cách phê phán (cụ thể) không thúc đẩy thay đổi hành vi. Khoảng cách giữa kiến thức – hành vi giải thích rằng chỉ có một phần nhỏ người thực hiện hành vi dù nhóm đối tượng đã nhận thức được các nguy cơ (ví dụ việc đội mũ bảo hiểm, sử dụng bơm kim tiêm sạch, đeo bao cao su…).

Page 27: Tài liệu tập huấn formative research

Khả năng (tiếp)

Sự hỗ trợ của cộng đồng Sự hỗ trợ này được nhìn nhận cả về vật chất

và cảm xúc đến với từng cá nhân, từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc những người khác. Vật chất ví dụ như mẹ giúp trẻ xát xà phòng khi rửa tay hoặc về cảm xúc như cán bộ y tế tuyên dương người mẹ đã rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn cho con…

Page 28: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (motivation) - Cá nhân có mong muốn thực hiện hành vi không?

Động lực/ động cơ của hành động được quyết định bằng việc với các cơ hội và khả năng đã có thì việc thực hiện hành vi là ý thích cá nhân. Một số yếu tố động lực như đánh giá nguy cơ cá nhân (liệu tôi có thể nhiễm HIV không?) và kết quả mong đợi (tôi sẽ ra sao nếu tôi có nguy cơ nhiễm HIV?)

Page 29: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Yếu tố động lực trong khung FOAM được phát triển từ mô hình nhận thức xã hội trong thay đổi hành vi.

Trong khung lý thuyết này, thì động lực được cho rằng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, và chịu sự chi phối của khả năng và cơ hội để thực hiện thành công hành vi mong đợi. Ví dụ hành khách đi xe buýt muốn sử dụng dây đai an toàn vi chị ta sợ bị tai nạn (động lực), nhưng ở đó không có dây đai an toàn (cơ hội) hoặc chị ấy không biết đeo dây an toàn (khả năng) và rồi chị ấy không thực hiện được hành vi.

Page 30: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Thái độ và niềm tin Đối tượng có thái độ như thế nào với hành vi

mong đợi.

Ví dụ, học sinh háo hức được rửa tay với xà phòng thơm thì hành vi rửa tay sẽ dễ được thực hiện hơn

Nếu người dân thờ ơ với việc đội mũ bảo hiểm… thì vận động đội mũ bảo hiểm sẽ khó được người dân chấp nhận

Page 31: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Niềm tin: đối tượng tin, hay không tin hành vi mong đợi có ích với họ?

Ví dụ: Đối tượng có tin là rửa tay có thể giúp giảm bệnh tật? Đối tượng tin là việc rửa tay sẽ giúp họ sống văn minh hơn? Được cộng đồng tôn trọng hơn? … Nếu tin vào những điều này thì hành vi sẽ dễ được thực hiện

Thái độ, niềm tin có thể đúng, có thể chưa đúng nhưng nó có thể tác động rất lớn đến việc thực hành của nhóm đích với hành vi mong đợi.

Page 32: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Mong đợi về kết quả  Mong đợi là nhận thức về kết quả của hành vi

được thực hiện, ví dụ rửa tay với xà phòng. Nếu đối tương nhận thức kết quả sẽ là tích cực, và có ích thì hành vi sẽ dễ dàng được diễn ra (theo lí thuyết về niềm tin sức khỏe – health belief model) và ngược lại. Ví dụ, một người mẹ sẽ không rửa tay với xà phòng có mùi hắc trước khi nấu ăn cho trẻ, nếu chị ấy cho rằng mùi đó sẽ làm con khó chịu khi ăn.

Page 33: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Sự đe dọa Sự đe dọa được định nghĩa là nhận thức về sự nguy hiểm hoặc

hậu quả tiêu cực có liên quan trực tiếp đến rửa tay bằng xà phòng. Sự đe dọa có hai khía cạnh, thứ nhất là nhận thức mức độ trầm trọng (severity) và nhận thức về tính nhạy cảm (susceptibility).

Vấn đề đó có trầm trọng (severity) không? Ví dụ bệnh tả, bệnh tiêu chảy cấp có trầm trọng không? Nếu có thì hành vi sử dụng hố xí, phòng tránh tiêu chảy sẽ dễ thực hiện được. Ví dụ, mức độ nguy hiểm của bệnh tả có thể khiến mọi người dân rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức sau khi thông tin về dịch được công bố (do người dân sợ bệnh tả)

Tính nhay cảm/ khả năng mắc phải vấn đề nguy cơ với bản thân tôi có cao hay không (ví dụ, tôi sống như vậy liệu tôi có khả năng nhiễm HIV, hoặc tôi sống trong cộng đồng, và thực hành rửa tay như vậy liệu tôi có bị bệnh tả)? Nếu tôi cảm nhận là không có nguy cơ nhiều thì hành vi mong muốn sẽ khó thiết lập được.

Page 34: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Dự định Là kế hoạch của cá nhân với một hành vi nào đó, nếu

kế hoạch đó là cụ thể và rõ ràng thì việc thực hiện sẽ dễ có khả năng được thực hiện.

Ví dụ, một người dự định mua xà phòng, lấy nước về nhà và chuẩn bị chỗ rửa tay sẽ có xu hướng thực hiện hành vi này nhiều hơn những người không có dự định này.

Dự định là một động lực quan trọng và đầy sức mạnh theo lý thuyết Hành động có lý luận “Reasoned Action” và nó tiên đoán về sự thay đổi hành vi

Page 35: Tài liệu tập huấn formative research

Động lực (tiếp)

Ứng dụng Nghiên cứu, tìm hiểu về hành vi, động lực và

trở ngại của đối tượng trong chuyển đổi hành vi vệ sinh

Thiết kế thông điệp truyền thông Thiết kế, tổ chức hoạt động truyền thông

chuyển đổi hành vi tại cộng đồng

Page 36: Tài liệu tập huấn formative research

Áp dụng khung FOAM trong xác định các yếu tố thúc đẩy hành vi rửa tay bằng xà phòng

Tập trung Cơ hội Khả năng Động lực

Đối tượng:Học sinh

Tính sẵn có:Có xà phòng, nước sạch ở nơi học sinh sinh hoạt (nhà, trường)

Kiến thức:Rửa tay bằng xà phòng diệt vi khuẩnTạo cảm giác sạch sẽ, thoải mái

Thái độ, niềm tinQuan tâm đến sức khỏe của bản thânTay sạch khỏi bị bạn bè chê cười…Phòng được bệnh

Đặc điểm của sản phẩm: xà phòng có mùi thơm, hấp dẫn, mầu sắc bắt mắt, tạo cho trẻ thích thú

Kết quả của hành vi

Hành vi mong đợi: rửa tay bằng xà phòng

Chuẩn xã hộiCô giáo, bố mẹ hướng dẫn trẻ cách rửa tay

Hỗ trợ của xã hội/ cộng đồng:- Trẻ sạch sẽ được tuyên dương, khen ngợi…

Sự đe dọa:Trẻ nhận thức được mức độ trầm trọng của tiêu chảy và nhận thấy bản thân trẻ có khả năng bị tiêu chảy

Dự định:

Page 37: Tài liệu tập huấn formative research

Tập trung Cơ hội Khả năng Động lực

Đối tượng:Học sinh

Tính sẵn có:Không có sẵn xà phòng, không có nước sạch ở nơi học sinh sinh hoạt (nhà, trường); không có chỗ để rửa tay; không có tiền mua xà phòng!?Không cung cấp xà phòng

Kiến thức:Chưa nhận thức được tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng

Thái độ, niềm tinTrẻ không háo hức với rửa tay bằng xà phòng, trẻ không tin rằng rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp không bị bệnh

Đặc điểm của sản phẩm: trẻ bị dị ứng với xà phòng, mùi hương không hợp, mầu sắc trẻ không thích

Kết quả của hành viTrẻ thực hiện khi bị nhắc nhở, hoặc sao đỏ kiểm tra

Hành vi mong đợi: rửa tay bằng xà phòng

Chuẩn xã hội Hỗ trợ của xã hội/ cộng đồng:Thày cô giáo, gia đình không rửa tay bằng xà phòng

Sự đe dọa:Không nhận thấy có nguy cơ bị mắc tiêu chảy…

Dự định:

Page 38: Tài liệu tập huấn formative research

Quan điểm: không làm thì thôi, còn làm thì làm cho đẹp…

Áp dụng giá 30-40 triệu (công đắt) Vùng sát sông có cát… Làm theo ông… không làm là thôi