86
LỜI NÓI ĐẦU ____ ời gian qua Ban Thường vụ Huyện ủy Long Mỹ đã xuất bản lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Long Mỹ 1937 – 1975, quyển lịch sử ra đời đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, được đông đảo cán bộ, đảng viên và bạn đọc đón nhận. Để tiếp tục phản ánh những hoạt động của Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển huyện nhà theo đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Giáo dục truyền thống yêu nước, chí khí cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hôm nay và mai sau; Ban Thường vụ Huyện uỷ tiếp tục biên soạn, xuất bản quyển Lịch sử “Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ 30 năm xây dựng và phát triển ( 1975 – 2005). T Việc biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ 30 năm xây dựng và phát triển ( 1975 – 2005) có ý nghĩa rất lớn, nhằm tổng kết, đánh giá một chặng đường vừa qua, giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Long Mỹ có thể khắc họa được một bức tranh toàn cảnh về khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo, xây dựng, đổi mới và phát triển, để Đảng bộ và nhân dân tin tưởng tiếp tục sự nghiệp đổi mới của Đảng. Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn quyển Lịch sử lần này thuận lợi hơn trước là có các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trung ương, tỉnh, huyện còn lưu giữ và nhận được nhiều ý kiến quý báu đóng góp, xây dựng của các cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là cán bộ Tỉnh ủy, Huyện ủy, các đồng chí trong Huyện ủy, các ban ngành, Phòng

Tải nội dung tại đây

  • Upload
    vantram

  • View
    220

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tải nội dung tại đây

LỜI NÓI ĐẦU____

ời gian qua Ban Thường vụ Huyện ủy Long Mỹ đã xuất bản lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Long Mỹ 1937 – 1975, quyển lịch sử ra đời đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng

cho thế hệ trẻ, được đông đảo cán bộ, đảng viên và bạn đọc đón nhận. Để tiếp tục phản ánh những hoạt động của Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển huyện nhà theo đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Giáo dục truyền thống yêu nước, chí khí cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hôm nay và mai sau; Ban Thường vụ Huyện uỷ tiếp tục biên soạn, xuất bản quyển Lịch sử “Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ 30 năm xây dựng và phát triển ( 1975 – 2005).

T

Việc biên soạn và xuất bản lịch sử “Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ 30 năm xây dựng và phát triển ( 1975 – 2005) có ý nghĩa rất lớn, nhằm tổng kết, đánh giá một chặng đường vừa qua, giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Long Mỹ có thể khắc họa được một bức tranh toàn cảnh về khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo, xây dựng, đổi mới và phát triển, để Đảng bộ và nhân dân tin tưởng tiếp tục sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn quyển Lịch sử lần này thuận lợi hơn trước là có các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trung ương, tỉnh, huyện còn lưu giữ và nhận được nhiều ý kiến quý báu đóng góp, xây dựng của các cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là cán bộ Tỉnh ủy, Huyện ủy, các đồng chí trong Huyện ủy, các ban ngành, Phòng Nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hậu Giang.

Ban Thường vụ Huyện uỷ Long Mỹ xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ đạo và đóng góp quý báu của các đồng chí.

Mặc dù Ban Tuyên giáo Huyện ủy Long Mỹ, nhóm sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn có nhiều cố gắng khai thác, biên soạn; song không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi kính mong sự đóng góp quý báu, sự phê bình chân thành của các đồng chí và bạn đọc để khi tái bản lần sau chúng tôi bổ sung, tu chỉnh hoàn chỉnh hơn.

Ban Thường vụ Huyện ủy Long Mỹ xin trân trọng giới thiệu quyển “Đảng bộ và dân Long Mỹ 30 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2005)” đến các đồng chí và bạn đọc.

BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN UỶ LONG MỸ

Page 2: Tải nội dung tại đây

CHƯƠNG IĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN LONG MỸ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG TRONG 10 ĐẦU SAU GIẢI PHÓNG

(5/1975 – 12/1985) _____

I – THỰC TRẠNG HUYỆN LONG MỸ NGAY SAU NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, GIẢI PHÓNG HUYỆN NHÀ ( ngày 1/5/1975)

Sau ngày 01/5/1975 Long Mỹ có diện tích tự nhiên 96.500 ha với dân số 126.658 người, có gần 6.000 người Khơmer với 12 xã và 1 thị trấ, 1 yếu khu, 2 thị tứ Sau ngày giải phóng Long Mỹ có 12 xã(1), 2 thị tứ Trà Lồng và Nàng Mau, 1 giáo khu.Thời điểm mới giải phóng dưới sự lãnh đạo, điều hành của Ban Quân quản huyện do đồng chí Hồ Phú Hữu huyện đội trưởng làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh làm phó ban.

Trên địa bàn huyện Long Mỹ có hơn 11.000 binh sĩ, sĩ quan ngụy quân – ngụy quyền tan rã và đầu hàng tại chỗ. Sau khi anh, em binh sĩ đầu hàng, giao nộp vũ khí, phương tiện chiến tranh, tài liệu thì chấp hành Chỉ thị của trên ta cho về sum hợp với gia đình.

Do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm hết sức ác liệt, chiến tranh đã tàn phá, cướp mất đi biết bao tài sản, sinh mệnh con người làm cho kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân rất khó khăn. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, độc canh cây lúa, manh mún, lạc hậu, có đến 2/3 diện tích đất sản xuất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lâu đời chỉ sản xuất được một vụ năng suất thấp, bình quân chỉ đạt 25 tấn/ ha. Nhiều vùng bị bỏ hoang hóa, chủ yếu là vườn tạp không có thu nhập gì đáng kể, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên; giao thông, thủy lợi chưa có gì, giao lưu đi lại chủ yếu bằng ghe xuồng.

Thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất, mua bán nhỏ lẽ ở thị trấn, thị tứ…người lao động thất nghiệp thiếu việc làm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện hơn 50% .

Việc chăm sóc sức khỏe nhân dân gặp không ít khó khăn thiếu y, bác sĩ, thuốc chữa bệnh không đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Cơ sở trường lớp tre lá tạm bợ siêu vẹo, thiếu giáo viên, tỷ lệ lưu ban, bỏ học, người mù chữ còn cao, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Bọn phản cách mạng câu kết với phần tử xấu tuyên truyền, kích động nói xấu chế độ XHCN gây tâm lý hoan mang trong nhân dân.

Đảng bộ huyện Long Mỹ lúc bấy gời có khoảng 450 đảng viên, Ban Chấp đảng bộ huyện có 25 đồng chí, do đồng chí Tô Văn Tiên làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Lâm Thành An làm chủ tịch. Cán bộ, đảng viên tuy có kinh nghiệm trong

1(?) Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Thuận Hưng, Xà Phiên, Hỏa Lựu, Lương Tâm, Long Bình, Long Trị, Long Phú.

……………………………………………………………………2

Page 3: Tải nội dung tại đây

chiến đấu, khi hòa bình chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn quản lý kinh tế - xã hội mới mẽ lúng túng, tư tưởng thỏa mãn với thành tích, lãnh đạo điều hành chủ quan, nắm bắt giải quyết những vấn đề phát sinh mới không kịp thời, nhất là trong tiến hành cải tạo và xây dựng.

II - ĐẢNG BỘ LONG MỸ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (5/1975 - 1977)

Từ thực trạng tình hình trên, từ tháng 5 đến cuối năm 1975, Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ tập trung thực hiện một số công việc cấp thiết trước mắt như sau:

Đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện học tập cải tạo và truy bắt một số tên ngoan cố không chịu ra trình diện học tập, trong thời gan này Ban quân quản huyện lập 3 phiên tòa xét xử 10 tên ác ôn, nhiều nợ máu với nhân dân ở thị trấn Long Mỹ và nàng Mau, có hàng ngàn nhân dân và gia đình đương sự đến dự nhằm giáo dục và trấn áp bọn ngoan cố cách mạng.

Chăm lo sản xuất cải thiện đời sống nhân dân: Trước mắt huyện phải đi mượn 50 tấn lúa gạo của các chủ nhà máy xay xát để kịp thời cứu đói cho nhân dân; đồng thời hướng dẫn cho nhân dân về nơi cũ làm ăn ổn định, phân phối vật tư phục vụ kịp thời cho vụ sản xuất và các mặt hàng thiết yếu khác, chuẩn bị kế hoạch làm Thủy lợi mùa khô 1976.

Ngày 22/9/1975 thực hiện Chỉ thị 09 của trung ương về việc đổi tiền, thu đổi tiền của chính quyền Sài Gòn, tỷ lệ thu đổi 1 đồng tiền mới bằng 500 đồng tiền cũ. Chấp hành sự lãnh đạo của trên, tiến hành nhanh chóng tuyên truyền giải thích

trong nhân dân và thực hiện chủ trương đổi tiền đúng qui định, tạo niềm tin mới vào chính quyền cách mạng.

Giấy bạc 20 đồng của Ngân hàng Việt Nam

Ngày 29/9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 24 (khóa III) đã ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế trong giai đoạn mới: “Việc kết hợp cải tạo và xây dựng phải đem lại kết quả thiết thực là sản xuất không ngừng phát triển, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều và đời sống xã hội ngày càng lành mạnh, tiến bộ, điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong một thời gian nhất định ở miền Nam còn nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, kinh tế công tư hợp doanh sử dụng mọi khả năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh sản xuất”.

……………………………………………………………………3

Page 4: Tải nội dung tại đây

Thực hiện Nghị quyết 24 (khóa III) của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Ban Thường vụ Huyện uỷ Long Mỹ tập trung chỉ đạo thực hiện một số mặt công tác lớn:

Tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp, khai hoang, phục hóa (15.000 ha), cải tạo vườn trồng cây ăn trái, đẩy mạnh trồng mía, khoai lang… Đặc biệt đẩy mạnh công tác thủy lợi phục vụ và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quan tâm ngăn mặn, đưa nước ngọt về tháo chua, rửa phèn. Cụ thể đào Kinh Long Mỹ I, đấp đập Trà Bang Nhỏ, xây dựng một số tuyến đê có đặt cống thoát nước...

Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, địa phương quân, du kích, dân quân tự vệ, động viên phong trào thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Quan tâm chính sách thương binh liệt sĩ. Thực hiện việc lập hồ sơ cho thương binh liệt sĩ và tìm hài cốt liệt sĩ huy tập về các nghĩa trang liệt sĩ. Chăm lo chính sách hậu phương quân đội, nhằm giải quyết chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sĩ và ổn định cuộc sống cho gia đình có công với cách mạng.

Chấp hành những công tác lớn của Huyện uỷ, đảng bộ và các ngành, các cấp nhận thức yếu tố quyết định là tập trung làm công tác thủy lợi để ngăn mặn đưa nước ngọt về phục vụ sản xuất, đây là vấn đề mang ý nghĩa rất quan trọng trong công tác sản xuất nông nghiệp của huyện. Đầu tháng 2/1976, huyện huy động

15.000 dân công tổ chức đào kênh Mười Thước (Long Mỹ I), nối từ đoạn cuối kinh Bà Đầm (tại rạch Tràm Tróc, xã Thuận Hưng) đến đầu kinh Thanh Thiên (tại rạch Xẻo Đước, ấp 10 xã Vĩnh Viễn), để dẫn nước ngọt từ Thuận Hưng về xã Vĩnh Viễn.Kênh 10 Thước (Long Mỹ I) đào năm 1976

Cùng với việc đào kênh Mười Thước, huyện còn chỉ đạo đấp đập Trà Bang Nhỏ để ngăn nguồn nước mặn từ Ngã Năm lên, giữ nước ngọt tại thị trấn Long Mỹ và phần lớn tuyến hạ nguồn sông Cái Lớn qua các xã Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Hoả Lựu. Tiến hành làm thuỷ lợi đấp đê, làm bờ vùng, bờ thửa, kinh mương, đấp đập, xây cống… trên 80 km để ngăn mặn, 2/3 các xã trong huyện được đưa nước ngọt về phục vụ sản xuất, tăng sản lượng, đưa năng suất lúa lên cao. Đây là bước ngoặt có tính lịch sử về thủy lợi của huyện, đứng đầu phong trào trong tỉnh, nhân dân thường gọi là vắt đất ra nước thay trời làm mưa. Trong phong trào thuỷ lợi, đã xuất hiện nhiều cá nhân có thành tích tiêu biểu, đồng chí Bảy Hén, Hai Lành xuống cùng nhân dân chỉ đạo trực tiếp.

Sau khi có thuỷ lợi, nước ngọt đã về, điều kiện sản xuất có nhiều thuận lợi, trong 2 năm 1976 và 1977, Huyện uỷ đã chủ trương tuyên truyền vận động nhân dân sản xuất vụ hè thu. Do chưa biết, nghe rất xa lạ nên dân chưa đồng tình, bước đầu chỉ có một số ít hộ của thị trấn Long Mỹ, Long Bình, Vị Thủy, Vĩnh Thuận

……………………………………………………………………4

Page 5: Tải nội dung tại đây

Đông làm thí điểm với diện tích chung khoảng 500-700 ha; sau tăng lên 1.000 – 2.000 ha, đời sống nhân dân có bước triển biến.

Tháng 2/1976, đầu tiên luật nghĩa vụ quân sự được áp dụng ở miền Nam sau ngày giải phóng. Đây là một vinh dự rất lớn của nhân dân Long Mỹ đối với đất nước. Kết quả, huyện Long Mỹ đã tổ chức đưa 1.000 thanh niên lên đường xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

Ngành giáo dục đã được khôi phục. Riêng giáo dục phổ thông được vận động xây cất mới trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Công tác bổ túc văn hóa cũng đạt những kết quả bức đầu. Đội ngũ giáo viên các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị, nghiệp vụ nên có chuyễn biến tiến bộ.

Về y tế, tổ chức mạng lưới y tế cơ sở khá tốt để chăm sóc nhân dân. Xây dựng 10/12 xã có ban y tế và trạm xá, đáp ứng ông tác khám và chữa bệnh cho nhân dân, ngăn chặn kịp thời một số dịch nguy hiểm.

Lợi dụng nhân dân ta còn ít hiểu biết và tình hình an ninh trật tự chưa ổn định, bọn phản động đã lén lúc hoạt động, tiến hành chiến tranh tâm lý, tung tin thất thiệt, nào là “cách mạng về sẽ trả thù, trả oán”, “người giàu bị bắt đi lao động cải tạo”, “cách mạng sẽ cấm đạo”, “kỳ thị người Khơ-me”, loan truyền gây mê tín dị đoan “tối trời, tối đất”, “mưa máu đổi đời”, “rắn thần nổi”... Ngoài ra, chúng thành lập đảng “Thanh Long”, “Việt Nam phục quốc”, một số tên phản động trốn tránh cải tạo, lén lúc nhen nhóm hoạt động chống phá cách mạng, làm mất an ninh trật tự thôn xóm, làm cho nhân dân lo lắng. Qua công tác đấu tranh, giáo dục đã ngăn chặng kịp thời âm mưu phản động, phân hóa nội bộ chúng, số đông có chiều hướng tiến bộ trở về cuộc sông lương thiện.

Tóm lại: dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Long Mỹ, việc khai hoang phục hóa, định canh, định cư đạt được những kết quả bước đầu; phong trào đấp đê ngăn mặn, đào kinh dẫn nước đã đưa năng suất, diện tích canh tác tăng lên, đời sống các tầng lớp nhân dân trong huyện được nâng lên một bước, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Long Mỹ có sự chuyển biến mới, tình hình an ninh trật tự ổn định.

III. HUYỆN LONG MỸ XÂY DỰNG KINH TẾ - XÃ HỘI THEO CƠ CHẾ MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1978 – 1985)

1. Đảng bộ lãnh đạo tiến hành cải tạo cơ chế cũ, xây dựng cơ chế mới xã hội chủ nghĩa (1978 – 1980 )

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ I, nhiệm kỳ (1978 – 1980) Đại hội đã bầu Ban Chấp hành đảng bộ huyện gồm 33 uỷ viên(2), trong đó 31 uỷ viên chính thức và 02 uỷ viên dự khuyết; đồng chí Nguyễn Công Danh được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Lâm Quang Ngọc làm Phó Bí thư thường thực; đồng chí Đinh Công Luận (Tư Luận) Phó Bí thư - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện; đồng chí Trần Văn Tốt (Hai Thanh), Phó Bí thư, phụ trách xã điểm Vị

2

……………………………………………………………………5

Page 6: Tải nội dung tại đây

Thanh. (Đồng chí Đinh Công Luận làm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện từ tháng 01/1978 – 01/1979; sau đó đồng chí Tô Văn Tiên thay Tư Luận làm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện đến cuối năm 1981). Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Công Danh (Bảy Danh) đại diện Tỉnh uỷ đọc quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thành huyện Long Mỹ.

Đại hội Huyện Đảng bộ đã đề ra Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 1978 - 1979 và phương hướng đến năm 1980. Trên cơ sở phương hướng chung, Nghị quyết xác định phát triển nông nghiệp của huyện là: “Tập trung khả năng, lực lượng trong huyện đẩy mạnh phát triển vượt bật sản xuất nông nghiệp (lúa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi), vừa giải quyết yêu cầu lương thực, thực phẩm của địa phương và góp phần cho tỉnh, tạo ra những điều kiện vật chất thuận lợi để thực hiện cùng một lúc hai yêu cầu cơ bản và cấp bách là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, cải tạo một bước đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân trong huyện”.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Huyện uỷ nêu những nhiệm vụ tập trung trước mắt là:

1- Tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đẩy mạnh và phát triển sản xuất lương thực, để góp phần với Trung ương giải quyết khó khăn về lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

2- Tuyên truyền vận động đưa đủ quân số về trên để xây dựng lực lượng vũ trang góp phần bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng kẻ thù xâm lược ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc.

3- Hoàn thành các công trình thủy lợi, các trạm bom ngăn mặn, đưa nước ngọt về tưới tiêu phát triển sản xuất lương thực.

4- Xây dựng hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể) trong sạch vững mạnh, để giữ vững sự ổn định chính trị.

Bốn nhiệm vụ cấp bách trước mắt có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chủ yếu là bung ra sản xuất để có đủ lương thực để giải quyết nạn thiếu đói tại địa phương và góp phần với Trung ương giải quyết khó khăn về lương thực, thực phẩm. Từ đó, Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ nông nghiệp là trọng tâm hàng đầu. Biện pháp đầu tiên là thủy lợi, nên phong trào thủy lợi phát triển rầm rộ, được nhân dân các xã, thị trấn và các ban, ngành hưởng ứng tích cực. Do ta tích cực làm công tác thủy lợi nên nhiều con kinh mới ra đời dẫn nguồn nước ngọt tưới tiêu cho một số cánh đồng ở các xã Vĩnh Viễn, Hỏa Lựu, Lương Tâm, Xà Phiên bị chua phèn và ngặp mặn, đưa ruộng lúa những nơi này từ sản xuất một vụ lúa thành hai vụ.

Thực hiện Chỉ thị 47 của Trung ương về nhường cơm sẻ áo, huyện đã tập trung tuyên truyền vận động một số trung nông, phú nông giúp người nông dân nghèo khó không đất, thiếu đất sản xuất. Kết quả, huyện đã vận động được 3.000

……………………………………………………………………6

Page 7: Tải nội dung tại đây

ha, cấp cho 5.000 hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất, tạo ra tình đoàn kết giữa nông dân nghèo với trung, phú nông trong huyện.

Thực hiện Chỉ thị số 43 - CT/TW về việc đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, mở rộng xây dựng các tập đoàn sản xuất, làm thí điểm và từng bước xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp. Huyện Long Mỹ được Trung uơng và tỉnh chọn làm điểm chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, huyện và tỉnh đã chọn xã Vị Thanh làm xã điểm của huyện trong việc cải tạo nông nghiệp. Để đưa nông dân vào làm ăn tập thể, ta đã phân công cán bộ xuống tận xóm ấp để tuyên truyền giáo dục làm cho nông dân hiểu mục đích, yêu cầu và lợi ích của việc làm ăn tập thể để thuyết phục, giác ngộ họ vào làm ăn tập thể. Hình thức tổ chức làm ăn tập thể từ thấp đến cao, từ tổ đoàn kết sản xuất nâng lên tập đoàn sản xuất, rồi tiến tới hợp tác xã.

Xã Vị Thanh do được huyện và tỉnh chọn làm xã điểm nên phong trào đưa nông dân vào làm ăn tập thể diễn ra khẩn trương. Từ tháng 01 đến tháng 3/1978, toàn xã đã xây dựng hoàn thành 79 tổ đoàn kết sản xuất. Qua việc xây dựng tổ đoàn kết sản xuất tại xã điểm Vị Thanh, huyện đã tổ chức rút kinh nghiệm để nhân rộng ở các xã còn lại trong huyện.

Trong quá trình tiến hành họp tác hóa nông nghiệp ở xã điểm xã Vị Thanh, thì xuất hiện một số tổ chức chính trị phản động lén lúc nhen nhóm hoạt động chống ta, chúng đã rải truyền đơn kêu gọi nhân dân, học sinh, sinh viên, trí thức đứng lên đánh đổ cộng sản, chống phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Những truyền đơn đều ký tên, tư lệnh trưởng Võ Hoàng Long, tư lệnh phó Cao Thanh Bình với danh nghĩa “Mặt trận Liên minh dân chủ đỏ Việt Nam”.

Đêm 17 rạng 18/7/1978, địch rải truyền đơn ở ấp 8, ấp điểm của xã điểm kêu gọi nhân dân nổi dậy tiêu diệt chính quyền cách mạng và cấm lá cờ của ngụy thật lớn tại đây.

Sau khi nắm khá chắc âm mưu và hoạt động của địch, ngày 29/7/1978, Ban chuyên án đã báo cáo với Ban lãnh đạo Công an huyện. Trong lúc đó địch có kế hoạch ám sát cán bộ ta ở Vị Thanh, là đồng chí Ba Khen, tổ trưởng tổ đoàn kết sản xuất. Chúng đã ném lựu đạn vào nhà đồng chí Tám Lép - Bí thư Chi bộ ấp Trường Ninh 2, xã Trường Xuân huyện Ô Môn, làm vợ và một đứa con đã chết, còn đồng chí Tám Lép bị thương nặng.

Do tình hình đột xuất, quần chúng rất hoang mang, công an huyện quyết định phá ngay vụ án. Được sự nhất trí của Thường vụ Huyện uỷ, Viện kiểm sát, Tòa án Nhân dân huyện, ngày 10/8/1978 vụ án nổ ra. Kết quả, ta bắt ngay 03 tên đầu sỏ chỉ huy, bắt tên Cao Thanh Bình quê ở Ô Môn, mang danh là thiếu tá tư lệnh phó “Mặt trận Liên minh dân chủ đỏ Việt Nam”, hắn đã nhận ném lựu đạn vào nhà giết vợ con đồng chí Tám Lép; trong hai ngày 10 và 11/8/1978, ta tiếp tục bắt 18 tên trong tổ chức phản động này, sau đó chúng tiếp tục ra trình diện 24 tên.

……………………………………………………………………7

Page 8: Tải nội dung tại đây

Qua phá vụ án này, phong trào cách mạng của Vị Thanh và trong huyện tăng lên, đặc biệt là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhân dân tin tưởng cách mạng. Tại ấp 8 thuộc xã Vị Thanh đã dựng lên 3 tập đoàn sản xuất thí điểm. Đây là những tập đoàn sản xuất đầu tiên trong huyện. Bên cạnh đó, ta còn tiến hành thành lập các ban sản xuất xã, thị trấn, ấp để lo cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.

Song song với quá trình cải tạo nông nghiệp ta còn tiến hành cải tạo tư thương nhằm từng bước xóa bỏ thương nghiệp tư nhân, mở rộng mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, làm cho thương nghiệp quốc doanh và tập thể chiếm lĩnh thị trường. Ta đã chuyển 44 hộ buôn bán (có 8 hộ trung thương) ở hai thị trấn Long Mỹ và Vị Thanh về nông thôn trực tiếp tham gia sản xuất. Huyện cũng đã tiếp nhận 65 hộ tư sản từ thành phố Hồ Chí Minh đưa về, tạo điều kiện họ sinh sống và sản xuất. Để từng bước thay thế tư thương, ngành thương nghiệp đã mở thêm một số hợp tác xã mua bán ở các xã phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới cũng được huyện quan tâm, như: tập trung học tập Nghị quyết 16 của Trung ương Cục, Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV), Nghị quyết 228, Nghị quyết 254 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 159, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ I. Trên cơ sở đó, đã giải quyết một số nhận thức về tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối xây dựng kinh tế, kịp thời uốn nắn tư tưởng, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên được nâng lên toàn diện, căn cơ hơn.

Ngày 3/5/1978, Nhà nước phát hành giấy bạc mới của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thu đổi các loại tiền cũ ở cả 2 miền Nam Bắc. Tỷ giá thu đổi: 1 đồng tiền ngân hàng mới bằng 1 đồng tiền ngân hàng cũ miền Bắc và bằng 80 xu tiền ngân hàng cũ miền Nam. Kể từ đây nước Việt Nam thống nhất đã có đồng tiền chung.

Giấy bạc 5 xu phát hành tháng 5/1978

Chấp hành lệnh của trên, ngày 12/12/1978, huyện Long Mỹ cùng với huyện Mỹ Xuyên và Thanh Trị, mỗi huyện thành lập một tiểu đội đưa sang Cam-pu- chia giúp bạn.

Vào tháng 02/1979, nhân dân Long Mỹ đã nhận 1.000 hộ đồng bào dân tộc Khơ-me ở Tri Tôn, tỉnh An Giang tạm lánh nạn ở đồng bằng sông Cửu Long; mục đích giúp đồng bào dân tộc không còn trà trộn ở biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia gây khó khăn trong chiến đấu. Hưởng ứng lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, có khoản 60 thanh niên Long Mỹ tình nguyện đi chiến đấu tại biên giới phía Bắc.

……………………………………………………………………8

Page 9: Tải nội dung tại đây

Khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, để cứu giúp đồng bào, Đảng và Chính phủ kêu gọi nhân dân trong cả nước với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, cứu trợ cho đồng bào 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, tính từ ngày 25/5 đến 29/6/1979, Long Mỹ vận động đồng bào ở các xã, thị trấn nguyên góp gần 6 tấn gạo, hơn 30 tấn lúa và 8.483 đồng gửi tặng 6 tỉnh biên giới phía Bắc và các chiến sĩ quân đội ta đang chiến đấu tại biên giới phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Cam-pu-chia. Số lượng quà vật tuy nhỏ, nhưng đó là tấm lòng của nhân dân Long Mỹ ở hậu phương đối với tiền tuyến.

Ngày 30/6/1979, xã Vị Thanh tổ chức đại hội đại biểu xã viên thành lập hợp tác xã Thanh Bình với 9 đội sản xuất cơ bản. Đây là hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên được thành lập tại huyện Long Mỹ, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là mô hình kinh tế ở nông thôn nhằm tập hợp và đưa nông dân vào làm ăn theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, ta còn lập một nông trường quốc doanh ở xã Lương Tâm và 3 cụm sản xuất khóm ở 3 xã Vĩnh Viễn, Xà Phiên và Lương Tâm với diện tích trên 450 ha. Tuy nhiên, do mô hình mới nên năng xuất, chất lượng, hiệu quả kém.

Công tác thủy lợi được quan tâm đầu tư, xây dựng 2 trạm bom điện tại xã Vị Thanh và xã Vĩnh Tường. Trạm bom điện Vị Thanh có lúc tập trung nhân công đến hàng ngàn người. Công suất của trạm bom là 15.000m3/giờ nhằm phục vụ tưới tiêu cho vùng lúa cao sản của xã rộng trên 3.000 ha. Đây là những trạm bom lớn, đầu tiên được xây dựng ở huyện Long Mỹ.

Năm 1979, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn, nhân dân đau bệnh nhiều nhưng lại thiếu thuốc chữa trị. Để khắc phục tình trạng này, Huyện uỷ chỉ đạo cho xây dựng Xí nghiệp Dược phẩm huyện đặt tại thị trấn Vị Thanh để sản xuất cho địa phương. Lượng thuốc sản xuất tuy còn ít và chất lượng hạn chế nhưng đã đáp ứng đáng kể nhu cầu chữa trị bệnh cho nhân dân. Uỷ ban Nhân dân huyện, mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, nhất là hệ thống hội chữ thập đỏ đã tích cực tuyên truyền phát động trong nhân dân trồng thuốc nam và mở phòng thuốc nam ở các xã, đẩy mạnh thực hiện Đông – Tây y kết hợp trong điều trị bệnh cho nhân dân.

Ngày 08/5/1980, Huyện uỷ đã ra Nghị quyết đẩy mạnh việc củng cố các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp đã có và phát triển tập đoàn sản xuất mới, gắn với sản xuất vụ hè thu và vụ mùa 1980. Nghị quyết đã chỉ rõ cải tạo nông nghiệp phải nắm vững phương châm tích cực và vững chắc”, hiện nay phải nhấn mạnh tính vững chắc, phải thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi. Huyện và xã, thị trấn cần hỗ trợ đắc lực đối với các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã.

2. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thách thức, nổ lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị đặc ra (1980 – 1982)

……………………………………………………………………9

Page 10: Tải nội dung tại đây

Ngày 26/5/1980, Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ II, nhiệm kỳ (1980 – 1982) tiến hành Đại hội. Tham dự Đại hội có 187 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 35 ủy viên(3), trong đó có 33 chính thức và 02 uỷ viên dự khuyết; do đồng chí Nguyễn Công Danh (Bảy Danh) làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Bùi Bạch Quang (Năm Tuấn) làm Phó Bí thư thuờng trực, đồng chí Tô Văn Tiên Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện .

Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ Long Mỹ thực hiện chủ trương cải tạo công thương nghiệp và nông nghiệp. Việc cải tạo công thương nghiệp và nông nghiệp gắn với cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” huyện Long Mỹ đã có những bước thăng trầm, nhất là việc cải tạo nông nghiệp, xây dựng tập đoàn sản xuất, hợp tác xã. Tình hình chưa chín muồi, quần chúng chưa tự giác. Cán bộ rập khuôn máy móc, thực hiện theo kiểu “cào bằng, khoán chạy. Do sản xuất kém hiệu quả nên nhiều nơi nông dân bỏ ruộng, không ra đồng hoặc xuống ghe đi mua bán thứ khác. Phong trào đưa nông dân vào làm ăn tập thể bị chựng lại và số lượng tập đoàn sản xuất bị giảm sút. Trong thời gian này, tập đoàn thiếu vốn, thiếu vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, phần lớn máy cày, máy kéo, máy cũ hư hỏng, không có phụ tùng sửa chữa. Do chạy theo chỉ tiêu, thành tích xây dựng tập đoàn sản xuất, hợp tác xã khung, hình thức để cho có, chất lượng hiệu quả kém, không có hoạt động.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IV) về “mở sản xuất bung ra”, Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị “về cải tiến phân phối lưu thông”, được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 8 của Tỉnh uỷ Hậu Giang. Năm 1980, Long Mỹ đạt tổng sản lượng lương thực 120.000 tấn, trong đó sản lượng lúa là 117.190 tấn, tăng 9% so với năm 1979, bình quân lương thực đầu người là 553 kg.

Công tác huy động lương thực được huyện xem là công tác trung tâm đột xuất. Long Mỹ dồn sức cho trung tâm trọng điểm chiến dịch theo phương châm: “dứt điểm, cuốn chiếu”, coi trọng cả 3 khâu: thu thuế, thu nợ, thu mua. Huyện ủy đã tổ chức chu đáo, đưa 80 cán bộ lãnh đạo các ban ngành cấp huyện xuống hỗ trợ các xã, ấp làm công tác huy động lương thực. Ta tổ chức các ngày Hội giao lương vào các ngày 29 tháng 01, 20 tháng 02 và ngày 07 tháng 3 năm 1981 với khí thế rầm rộ. Các đoàn đi giao lương đều trương cờ, khẩu hiệu, đánh trống, phát loa, có đoàn lân; số người tham gia rất đông, đã có trên 3.000 người tham gia giao lương. Trong ngày hội giao lương này, nhân dân đã đóng góp 4.176 tấn lúa.

Qua đợt huy động lương thực đầu năm 1981 khối lượng tăng hơn cả năm 1980 là 6.000 tấn. Các xã Long Trị, Long Phú, Vị Thủy, Lương Tâm, Xà Phiên, thị trấn Long Mỹ, thị trấn Vị Thanh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. Riêng các xã Xà Phiên, Lương Tâm, thị trấn Long Mỹ, thị trấn Vị Thanh đã dứt điểm thuế cả năm. Hai hợp tác xã Thanh Bình, Vị Thắng và 4 tập đoàn sản xuất đã hoàn thành dứt điểm 3 thu.

3(?) Nguyễn Công Danh, Bùi Bạch Quang, Tô Văn Tiên……………………………………………………………………10

Page 11: Tải nội dung tại đây

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng có bước phát triển tương đối khá; sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1980 đạt giá trị 6,378 triệu đồng, đạt 151% kế hoạch, tăng gấp 3 lần so với năm 1979.

Tuy nhiên, tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nhà nước phân phối nhu yếu phẩm cho nhân dân thông qua sổ mua hàng, bằng “tem phiếu”. Cửa hàng quốc doanh và hợp tác xã mua bán thường thiếu các mặt hàng thiết yếu, như xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, vải mặc… nên sinh ra nạn mua bán chợ đen. Do ta không quản lý được tình trạng này, làm cho thị trường, thương nghiệp, dịch vụ mua bán mất ổn định, gây khó khăn cho nhân dân. Việc thu mua sản phẩm, thu thuế, nghĩa vụ lương thực… còn bất hợp lý, như “đo bồ lúa”, nếu dân không bán thì bị “niêm bồ”. Khi bán phải bán cho nhà nước với giá thấp, không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Do xã hội khan hiếm hàng hoá và nhà nước thu mua giá thấp nên dẫn tới tình trạng “bán như cho, mua như giựt”. Ngoài ra, còn tổ chức nhiều trạm gác quản lý thị trường theo trục giai thông thuỷ bộ, lập các đội quản lý thị trường quản lý chặt chẽ các chợ. Công ty Lương thực và Công ty Thương nghiệp huyện lập các trạm thu mua khắp các xã, thị trấn trong huyện. Sau này ta gọi đây là thời kỳ này “ngăn sông cấm chợ”. Nhà nước bán vật tư 2 chiều cho nông dân, nhưng do việc sản xuất bị sút kém nên đa phần nông dân không có lúa để trả lại cho nhà nước.

Tình hình trên làm cho cuộc sống rất thiếu thốn khó khăn, nợ nần trong dân rất lớn, hơn 30.000 tấn (trong đó nợ vật tư 2 chiều là 10.000 tấn, nợ thuế 20.000 tấn, nợ nhiều năm, kể cả cán bộ, công nhân viên nhà nước). Các xã thu thuế, nợ chỉ đạt từ 22 – 27%, nhiều nhất là 30%, khá nhất là thị trấn Long Mỹ cũng chỉ đạt từ 50 - 70%. Tình hình thu ngân sách rất khó, nội bộ thiếu gương mẫu, nhân dân không đóng thuế nợ.

Trước tình hình trên, Huyện uỷ đã đề ra Nghị quyết về khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân trong năm 1981. Nghị quyết xác định phải tập trung làm chuyển biến tình hình, nhất là đi sâu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân.

Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100 về cải tiến công tác “khoán mở rộng”, “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Chỉ thị 100 của Ban Bí thư đánh dấu sự đổi mới bước đầu cơ chế quản lý nông nghiệp, làm cho nông dân rất phấn khởi, từng bước đem mang lại những chuyển biến tích cực. Trong các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp, trong tập đoàn viên và xã viên đã có luồng sinh khí mới, họ hăng hái lao động sản xuất, khai hoang, phục hóa đất đai để mở rộng diện tích canh tác. Do có Chỉ thị 100 của Trung ương Đảng soi sáng, cộng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, nên tổng sản lượng lương thực của huyện năm 1981 đạt trên 124.800 tấn. Có những nơi, qua thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, năng suất lúa tăng từ 2 lên 4 - 6 tấn/ha/vụ. Năm 1981 đã huy động lương thực được 32.083 tấn, đạt 110,25% chỉ

……………………………………………………………………11

Page 12: Tải nội dung tại đây

tiêu trên giao, đây là khối lượng lương thực được huy động nhiều nhất từ trước đến nay. Tình hình chuyển biến trên bắt nguồn từ sự thống nhất từ trong nội bộ Đảng ra quần chúng, sự chỉ đạo tập trung của cấp ủy đảng, tinh thần hăng hái của nhân dân, sức mạnh tổng hợp phong trào cách mạng của nhân dân ở khắp các địa phương được khơi dậy và phát huy.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư cũng còn những hạn chế, lệch lạc. Trong quá trình xây dựng và củng cố tập đoàn sản xuất, ta cũng mắc phải những thiếu sót, như việc cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu, lợi dụng việc trang trải ruộng đất để đổi ruộng xấu lấy ruộng tốt hoặc trang trải không đúng đối tượng. Một số nơi nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị 100 của Trung ương và Kế hoạch 41 của Tỉnh uỷ chưa tốt, nên việc thực hiện còn khoán trắng cho bên dưới, đưa nông dân vào làm ăn tập thể một cách ồ ạt, thiếu vững chắc, chưa đi sâu giáo dục nông dân đến nơi đến chốn để họ tự nguyện tham gia, nên dẫn đến tan rã hàng loạt tập đoàn sản xuất.

Mạng lưới thương nghiệp được tổ chức tận xã ấp, đã đáp ứng một phần nhu cầu về hàng tiêu dùng cho nhân dân và góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện là khóm, được nhân dân trồng nhiều nhất ở các xã Vĩnh Viễn, Hoả Lựu...Trong chỉ đạo, ta hạn chế tư thương, tập trung phát triển thương nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, mạng lưới thương nghiệp nhà nước phát triển chưa vững chắc, thị trường tự do còn chi phối, nạn đầu cơ buôn lậu vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc nắm và quản lý nguồn hàng chưa chặt. Do công tác cải tạo công thương nghiệp chưa gắn chặt với công tác cải tạo nông nghiệp, nên quá trình đi vào cải tạo gặp nhiều khó khăn. Đối với tư thương, ta tiến hành niêm yết giá và buộc họ phải bán theo giá đã niêm yết.

Bên cạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội, đời sống tinh thần nhân dân cũng được Đảng bộ quan tâm chăm lo. Ngày 30/5/1981, Huyện uỷ đã ra Chỉ thị 01 về việc nâng cao ý thức làm chủ tập thể của nhân dân trên mặt trận văn hóa – xã hội. Hoạt động văn hóa văn nghệ rất sôi nổi, toàn huyện có 13 đoàn văn nghệ xã, thị trấn, 85 đội văn nghệ ấp và 5 đội văn nghệ ở các ban ngành cấp huyện. Năm 1981 bình quân mỗi người dân trong huyện được xem các các loại hình nghệ thuật cơ bản được 5,26 lần. Các hoạt động văn hóa – xã hội đã góp phần giáo dục con người mới, xây dựng xã hội mới, tạo khí thế mới ở vùng nông thôn, tích cực chống lại văn hóa – văn nghệ đồi trụy, phản động của địch, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục và Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 09/9/1981 của Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục trong 2 năm học 1981 – 1982 và 1983 – 1984. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng với phương châm nhân dân và Nhà nước cùng chung lo, huyện đã tập trung sửa chữa trường lớp, khắc phục từng bước tình trạng thiếu bàn ghế, phòng học 3 ca, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”... đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

……………………………………………………………………12

Page 13: Tải nội dung tại đây

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được Đảng bộ và chính quyền địa phương quan tâm, phong trào “5 dứt điểm” trong ngành y tế được mở rộng. Tuy nhiên, trong công tác phòng chống dịch bệnh chưa chủ động và chưa giải quyết tốt vệ sinh nguồn nước. .

Thực hiện Ngị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ II, nhân dân Long Mỹ đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, vươn lên lập được nhiều thành tích đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

3. Đảng bộ lãnh đạo tiếp tục hoàn thiện cơ chế mới (1982 – 1985) Thực hiện Chỉ thị 119 của Hội đồng Bộ trưởng, được sử chỉ đạo trực tiếp của

Tỉnh uỷ, ngày 15/02/1982, huyện Long Mỹ được chia ra thành 2 huyện - Long Mỹ và Vị Thanh.

BCH Huyện uỷ Long Mỹ lâm thời có 34 đồng chí(4), do đồng chí Tô Văn Tiên làm bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Tuyết làm phó bí thư thường trực, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh làm phó bí thư, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện.

Huyện Long Mỹ gồm có 14 xã và 1 thị trấn (5), có tổng dân số 154.436 người, trong đó, người Kinh là 146.436, người Khơ-me 7414, người Hoa 898. Sự phân bố dân cư không đồng đều, người dân sống tập trung dọc theo các kênh lớn; mật độ dân số trung bình 390 người/km2, tỷ lệ dân số tự nhiên 1,38%. Số lượng người trong độ tuổi lao động là 85.418 người, chiếm tỷ lệ 55,31% số dân, trong đó, lực lượng lao động nông nghiệp 70.952 người, chiếm tỷ lệ 94,31% lực lượng lao động.

Về tôn giáo, có 10.226 tín đồ Phật giáo, 9.496 tín đồ Công giáo, 195 tín đồ Tin Lành, 1.189 tín đồ Cao Đài và 145 tín đồ Phật giáo Hoà Hảo.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng và các Nghị quyết, Chỉ thị tiếp theo của Ban Chấp hành trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ III, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh, với tinh thần cách mạng tiến công, với truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ và nhân dân, Long Mỹ đã ra sức khắc phục khó khăn, vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, và đạt được những kết quả quan trọng, khắc phục từng bước những khó khăn thách thức để tiến lên, nhất là những khó khăn của buổi đầu chia tách.

4(?) Gồm các đồng chí: 1/ Tô Văn Tiên, 2/ Nguyễn Thị Tuyết (Tám Tuyết), 3/ Nguyễn Văn Mạnh (Ba Manh), 4/ Đồng Quang Năm (Năm Bé), 5/ Lê Quang Hạnh (Tư Rau), 6/ Trịnh Minh Đang (Năm Đờn), 7/ Lư Văn Kiệt, 8/ Nguyễn Thị Nguyệt, 9/ Lê Thanh Tống, 10/ Trần Công Đáng, 11/ Nguyễn Thanh Bình, 12/ Hoàng Xuân Diễn, 13/ Trần Hữu Thâu, 14/ Phạm Văn Tám (Tám Tèo), 15/ Định Văn Lên, 16/ Phan Quang Đàm (Bảy Đàm), 18/ Nguyễn Thành Văn, 19/ Danh Bông, 20/ Nguyễn Quốc Việt, 21/ Lê Việt Hùng (Năm Hùng), 22/ Đồng Quang Minh (Tư Đồng), 23/ Dương Văn Xiếu, 25/ Phan Văn Hên, 27/ Phạm Minh Nữa, 28/ Phạm Minh Cảnh, 29/ Nguyễn Thị Hai (Vợ Tư Ngàn), 30/ Lê Văn Biên, 31/ Nguyễn Thanh Hồng, 32/ Bùi Thị Chính (Chín Lùn), 33/ Nguyễn Thanh Hùng, 34/ Phạm Hồng Ân (Hai Ròm).

5(?) Long Bình, Long Hoà, Long Trị, Long Tân, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Thuận Hoà, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Xà Phiên, Tân Thành, Lương Tâm, Lương Nghĩa và Thị trấn Long Mỹ.

……………………………………………………………………13

Page 14: Tải nội dung tại đây

Ngày 11/11/1982 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ III, nhiệm kỳ (1983 – 1985). Đại hội đã bầu ra 25(6) uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, do đồng chí Tô Văn Tiên làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Nguyễn Thị Tuyết làm Phó Bí thư thường trực, đồng chí Đồng Quang Năm, Ủỷ viên Thường vụ, làm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ giai đoạn 1983-1985, Huyện uỷ Long Mỹ đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp, hướng chủ yếu là thâm canh, tăng vụ; tiếp tục củng cố và xây dựng các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã.

Trong 2 năm 1983 – 1984 thực hiện Chỉ thị 19 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 154/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1983 của Hội Đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) Huyện ủy tập trung chỉ đạo thực hiện công tác điều chỉnh ruộng đất, gắn với tổ chức tổ đoàn kết sản xuất, hợp tác xã. Từ cuộc điều chỉnh này, toàn huyện đã cải tạo phát triển khá nhanh, từ 49 tập đoàn sản xuất thời điểm năm 1982 tăng lên 460 tập đoàn sản xuất, 2 hợp tác xã và 2 liên tập đoàn sản xuất, đưa 92% diện tích canh tác vào làm ăn tập thể. Tuy nhiên, việc điều chỉnh ruộng đất lại sa vào tình trạng cào bằng hơn là thực hiện chính sách công bằng, phân chia cụ thể theo từng đối tượng, làm cho một bộ phận nhân dân bị mất đất, làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình trạng người dân. Trong khi đó, có những hộ không sản xuất nông nghiệp, thậm chí không biết và không tha thiết với sản xuất nông nghiệp lại được chia đất. Từ đó, tất yếu nảy sinh những mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân. Tình trạng tranh chấp bắt đầu manh nha diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân. Việc phát triển tập đoàn còn chạy theo số lượng, nên không ít tập đoàn viên, người lao động không tha thiết gắn bó việc làm ăn tập thể, dẫn đến việc khoáng trắng, tập đoàn khung, không phát huy được hiệu quả.

Năm 1985: Huyện ủy tập trung công tác cải tạo trong nông nghiệp là một trong những công tác trọng tâm trong năm, cũng cố phát triển tập đoàn sản xuất trong toàn huyện, đến cuối năm 1995, Long Mỹ đã hoàn thành cơ bản công tác cải tạo nông nghiệp.

Những thành quả chủ yếu đạt được:- Toàn huyện có 406 tập đoàn sản xuất, 2 hợp tác xã và 2 liên tập đoàn sản

xuất, đưa 92% diện tích canh tác vào làm ăn tập thể. Các tập đoàn sản xuất tuy là “tập đoàn khung”, nhưng các hộ dân từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học -

6(?) Gồm các đồng chí: Tô Văn Tiên, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Văn Mạnh, Đồng Quang Năm, Lê Quang Hạnh, Trần Thanh Vân, Lư Văn Kiệt, Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Thanh Tống, Trần Công Đáng, Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Xuân Diễn, Trần Hữu Thâu, Phạm Văn Tám, Định Văn Lên, Phan Quang Đàm, Nguyễn Thành Văn, Danh Bông, Nguyễn Quốc Việt, Lê Việt Hùng, Đồng Quang Minh, Dương Văn Xiếu, Phan Văn Hên, Phạm Minh Nữa, Phạm Minh Cảnh, Nguyễn Thị Hai, Lê Văn Biên, Nguyễn Thanh Hồng, Bùi Thị Chính, Nguyễn Thanh Hùng, Phạm Hồng Ân.

……………………………………………………………………14

Page 15: Tải nội dung tại đây

kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh làm thủy lợi nội đồng, thay đổi giống mới kháng sâu rầy… trên cơ sở đó thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất.

- Bước đầu phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, đưa cây màu luân canh trên đất lúa như: Mía, khoai lang, đậu xanh, đậu nành… đồng thời kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển chăn nuôi gia đình, phát triển kinh tế gia đình.

-Công tác thủy lợi được huyện quan tâm. Để thúc đẩy sản xuất phát triển, với phương chăm chỉ đạo “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện đã huy động lao động, đào đấp và nạo vét kinh thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất.

-Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V), Nghị quyết của Tỉnh uỷ Hậu Giang và chủ trương của Huyện uỷ Long Mỹ về cải tạo công thương nghiệp, Huyện ủy quan tâm củng cố, xây dựng mở rộng cơ sở quốc doanh như: Xí nghiệp gạch, xí nghiệp nước đá, xưởng cơ khí, xí nghiệp đường, xí nghiệp cưa xẻ gỗ, xí nghiệp ép dầu dừa…Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô còn hạn chế, thiếu vốn, chưa cân đối với yêu cầu phát triển, năng lực cán bộ quản lý còn yếu, cán bộ kỹ thuật thiếu, tiểu thủ công nghiệp mang tính tự phát…từ đó hiệu quả kinh tế của công nghiệp quốc doanh không đáng kể, có những cơ sở bị thua lỗ (xí nghiệp gạch, cưa xẻ gỗ…).

- Giao thông nông thôn kết hợp với thuỷ lợi được huyện quan tâm thực hiện, đã chú ý phát triển thủy lợi nội đồng, phục vụ cho sản xuất, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

- Về giáo dục, có bước phát triển mới. Đặc biệt phong trào xây dựng trường lớp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”, đã xây dựng cơ bản 01 trường cấp III khu vực (Vĩnh Viễn), 01 trường cấp II (Tân Thành), 01 trường phổ thông cơ sở (Long Phú)… Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ nên đã nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng giảng dạy, các hoạt đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, số lượng học sinh còn thấp, chất lượng giáo dục còn hạn chế, cơ sở vật chất còn yếu, tình trạng lớp học 3 ca, tre lá còn nhiều trong nông thôn.

- Về y tế, được quan tâm, nhất là phong trào vệ sinh, phòng bệnh, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, có 16/16 xã, thị trấn có trạm y tế. Hình thành phân viện khu vực xã Vĩnh Viễn, đầu tư xây dựng nâng cấp bệnh viện huyện. Song, vẫn còn những tồn tại yếu kém, do chỉ đạo thiếu quan tâm thường xuyên, mạng lưới cơ sở tuy có củng cố, phát triển nhưng chưa đủ mạnh. Vệ sinh môi trường còn yếu kém, chất lượng khám và điều trị bệnh còn hạn chế, nhất là tuyến cơ sở. Đội ngũ cán bộ chuyên môn (y, bác sĩ) thiếu và yếu, chậm được đào tạo bổ sung.

- Các hoạt động thông tin văn hóa, văn nghệ, phim ảnh, nhất là phong trào văn nghệ quần chúng được đẩy mạnh, góp phần tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm con người mới, đồng thời đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các ảnh hưởng

……………………………………………………………………15

Page 16: Tải nội dung tại đây

văn hóa đồi trụy. Lĩnh vực văn hóa xã hội, được Huyện uỷ quan tâm chỉ đạo, huyện đã tập trung nguồn vốn, vật tư xây dựng nhà văn hóa huyện với quy mô 1.600 chỗ ngồi (khánh thành 9/1984), thiết thực phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân.

-Tình hình an ninh và trật tự xã hội được các ngành, các cấp quan tâm, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong nội bộ và nhân dân, quan tâm giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế. Lực lượng an ninh kết hợp với quân sự và ngành nội chính đối phó, trấn áp kịp thời và có hiệu quả các hoạt động phá hoại của địch và bọn xấu. Đã phát hiện 2 tổ chức phản động vừa nhen nhóm, trong đó đã phá một vụ án của bọn phản động đội lốt tôn giáo phái Cao đài Tây Ninh (tại thị trấn Long Mỹ). Ta đã bắt giáo dục, đấu tranh, xử lý 42 tên, được quần chúng đồng tình, ủng hộ, ảnh hưởng tốt về chính trị. Đi đôi với công tác an ninh, phong trào quốc phòng toàn dân phát triển khá tốt, quan tâm xây dựng lực lượng dân quân du kích, dân quân tự vệ.

- Công tác xây dựng đảng được quan tâm trên trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chất lượng cơ sở đảng được nâng lên, chi bộ vững mạnh tăng lên hàng năm. Đã kết nạp được 278 đảng viên mới, lấp được 25 ấp trắng. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ được huyện quan tâm, đưa đi đào tạo bồi dưỡng ở các trường trung ương và tỉnh 77 đồng chí. Ngoài ra, trường Đảng huyện đã mở lớp bồi dưỡng cơ sở Đảng cho 366 đảng viên và 723 đối tượng phát triển Đảng.

-Các đoàn thể cách mạng được mở rộng hoạt động. Trong 3 năm ( 1983 -1985) đã có 37.984 quần chúng được kết nạp vào tổ chức cách mạng. Mặt trận và các đoàn thể phối hợp khá đồng bộ trong giáo dục quần chúng, vận động phong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, phát huy vai trò làm chủ tập thể của nhân dân, thể hiện rõ vai trò trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nhất là các đợt sinh hoạt chính trị, tự phê bình trong Đảng và bầu cử hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp; thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo, dân tộc của Đảng.

Tóm lại; trong 10 năm đầu sau giải phóng ( 1975 – 1985) Long Mỹ bước vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định an ninh trật tự, trong điều kiện hậu quả chiến tranh để lại nặng nề về nhiều mặt, đời sống nhân dân bị xáo trộn sau chiến tranh, mức sống thấp và nhiều khó khăn. Kinh tế Long Mỹ là nền kinh tế thuần nông. Nền sản xuất xã hội là sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu. Điều kiện đi lại, học học, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân…hết sức khó khăn. Nhưng với ý chí tự lực tự cường, tinh thần cách mạng tiến công, với truyền thống đoàn kết thống nhất, Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ đã vượt qua khó khăn, chủ động vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ sát hợp với tình hình thực tế của địa phương, đã giành được những thắng lợi khá quan trọng, từng bước đưa sự nghiệp cách mạng địa phương phát triển.

……………………………………………………………………16

Page 17: Tải nội dung tại đây

CHƯƠNG IIĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN LONG MỸ MỸ THỰC HIỆN

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 – 1990)

1. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 1988)Bước vào năm 1986, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn trong tình trạng khủng

hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu thôn, cung không đủ cầu (chỉ số tăng giá trong năm là 6,3 lần, giá trị đồng tiền mới chỉ còn bằng 70% đồng tiền cũ, các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đình đốn thua lỗ, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng quá thiếu...), nhưng chủ trương xoá ngăn sông cấm chợ, giải thể các trạm kiểm soát trên đường giao thông, làm cho tư tưởng nhân dân cảm thấy thoải mái, phấn khởi… Chủ trương đổi mới này của Đảng như liều thuốc “hồi sinh”, quần chúng tin Đảng, tin vào cuộc sống.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh uỷ, Huyện uỷ đã nghiêm túc phê bình và tự phê bình trong toàn đảng bộ, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Đợt sinh hoạt chính trị này đã tác động mạnh mẽ Đảng bộ, cán bộ, đảng viên dám nhìn thẳng vào sự thật và các khuyết điểm của mình. Đây là bước ngoặt trong đời sống chính trị của Đảng, của nhân dân, tạo niềm tin về đường lối đổi mới của Đảng.

Tháng 9/1986, Đảng bộ huyện Long Mỹ tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ (1986 – 1988). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm có 29 đồng chí(7), do đồng chí Lữ Minh Chánh làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Phó Bí thư thường trực.

Đồng chí Huỳnh Ngọc Lành, Ủy viên Thường vụ Huyện uỷ, được giao đảm nhận chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Long Mỹ (Phó chủ tịch có các đồng chí Huỳnh Phong Tranh).

Thực hiện vấn đề trọng tâm là đổi mới kinh tế, nhằm ổn định tình hình xã hội, Đảng bộ tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Sau khi rút kinh nghiệm của các địa phương, cải tiến cơ chế khoán, theo tinh thần Chỉ thị 100-CT/TW, thành khoán gọn đến hộ xã viên đạt kết quả tốt. Ngày 03/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nội dung của Nghị quyết 10 là sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. Nghị quyết đã chỉ ra: hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; có tính pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật với các đơn vị kinh tế khác, có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới trong

7(?) ……………………………………………………………………17

Page 18: Tải nội dung tại đây

hợp tác xã nông nghiệp, thay cho cơ chế khoán theo Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/09/1981. Cơ chế khoán mới này có ý nghĩa thực tiễn.

Đảng bộ Long Mỹ đã xác định nhiệm vụ, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, mở rộng diện tích.

Chương trình lương thựcThực hiện Nghị quyết Trung ương, của tỉnh và nghị quyết Đại hội Đảng bộ

huyện, lĩnh vực nông nghiệp có bươc phát triển mới, đã mở rộng diện tích sản xuất vụ hè thu tăng từ 3.000 ha năm 1983 lên 9.000 ha năm 1986 và 11.461 ha năm 1998. Tổng sản lượng lương thực tăng từ 125.000 lên 130.000 tấn. Huyện quan tâm phát động nông dân làm vụ đông xuân năm 1987 – 1988 được gần 1.000 ha ở thị trấn Long Mỹ và các xã Long Bình, Vị Thắng, Vĩnh Thuận Đông. Đến thời điểm cuối năm 1988, các loại cây khóm, dừa, mía, đào, tiêu… diện tích có phát triển hơn so với năm 1986 và đều đạt kế hoạch năm 1988. Tuy nhiên, do chính sách đầu tư và giá cả chưa hợp lý nên diện tích cây đào, mía, khóm có chiều hướng giảm sút.

Bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới trong tình hình kinh tế - xã hội chưa thoát khỏi khủng hoảng còn nhiều khó khăn lúng túng, bị động và chạy theo giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra phức tạp và từng lúc có nơi căng thẳng, chất lượng tập đoàn sản xuất, hợp tác xã ngày càng sa sút.

Do công tác cải tạo nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặc dù Đảng bộ và các ngành, các cấp có nhiều cố gắng, nhưng kết quả huy động lương thực ngày càng giảm dần, từ 18.670 tấn năm 1987 xuống còn 15.754 tấn năm 1988, chỉ đạt 60,6% chỉ tiêu tỉnh giao.

Việc thu chi ngân sách lúc này cũng hết sức căng thẳng. Ngân sách phải tự cân đối trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - xã hội, thu không đủ chi, lương của ngành giáo dục và y tế có lúc 3 – 4 tháng chưa trả lương được. Tỷ lệ thu thuế nợ đạt rất thấp: thu thuế và nợ năm 1988 chỉ được 1.225 tấn/chỉ tiêu kế họach 5.700 tấn (tổng nợ 2 chiều trong dân trên 30.000 tấn). Thu thuế, nợ các xã, thị trấn chỉ đạt 25-30% mất cân đối ngân sách.

Chương trình thủy lợi Quan tâm đầu tư cho các công trình thuỷ lợi cơ sở, cùng với việc huy động

ngày công lao động kết hợp cơ giới đã thi công đào đấp và nạo vét kinh Long Mỹ I và Long Mỹ II, xây đúc cống ... nhằm tạo nguồn và ngăn mặn phục vụ phát triển sản xuất. Tính chung hệ thống thuỷ lợi cơ sở có khả năng phục vụ tăng vụ 11.516 ha hè thu và 4.000 ha đông xuân.

Cuối năm 1988, Chỉ thị 47 của Bộ Chính trị và Quyết định 15 của Hội đồng Bộ trưởng được triển khai sâu rộng đến tận cơ sở; chỉ đạo sửa sai về cải tạo nông nghiệp, nhìn nhận chỉ đạo còn chủ quan, nóng vội, gò ép, chưa mang tính tự

……………………………………………………………………18

Page 19: Tải nội dung tại đây

nguyện, tự giác cao, chưa để người nông dân tự chủ sản xuất, kinh doanh trên miếng ruộng của mình. Huyện ủy chủ trương cho các xã tiến hành họp dân trả đất lại cho hộ gốc, xóa khoán cào bằng, xân canh, xáo canh. Thực hiện sự chỉ đạo của trên, nông dân trở về “chân đất cũ, đủ phần khoáng” và Uỷ ban Nhân dân huyện cấp quyền sử dụng đất tạm thời 15 năm cho nông dân. Vấn đề tồn tại trong giai đọan này là có một số hộ có đất gốc khoán cho hộ cán bộ, khi giải quyết trả lại đất gốc một số cán bộ phản ứng, cho rằng ta thụt lùi, vì vậy quan điểm giải quyết từng lúc, từng nơi con khác nhau …nhưng thực tế thực hiện chủ trương này phù hợp lòng dân nên sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Xem như kinh tế hợp tác xã trong thời kỳ bao cấp dần dần bị tan rã. Thời kỳ 1988 – 1989, tranh chấp đất đai trong nông dân diễn ra gay gắt, mỗi ngày có hàng trăm hộ nông dân kéo lên huyện, tỉnh, lên thành phố Hồ Chí Minh khiếu kiện.

Chương trình phát triển công nghiệp biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu

Tháng 4/1987 Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VI, ra Nghị quyết. xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển các hoạt động kinh tế sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, khuyến khích mở rộng kinh doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế để phát triển và giao lưu hàng hóa dưới nhiều hình thức thích hợp, xóa bỏ các hình thức cấm đoán lưu thông, chia cắt thị trường theo địa giới hành chính, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các trục lộ giao thông trong cả nước, chuyển phương thức kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, hợp đồng thuận mua, vừa bán, không còn tùy tiện nâng giá; thực hiện thu mua nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Trung ương, huyện Long Mỹ đã tiến hành giải thể các trạm kiểm soát, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, nhất là lúa gạo, từng bước đáp ứng giữa cung và cầu, giá cả hợp lý. Nhân dân yên tâm phấn khởi, tích tích cực lao động sản xuất làm ra của cải vật chất, đời sống nâng lên một bước đáng kể; từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Hội đồng Bộ trưởng đã bàn hành Chỉ thị 08 về từng bước đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo.

Thực hiện Quyết định 217 và Chỉ thị của 08 của Hội đồng Bộ trưởng về giao quyền tự chủ trong quản lý sản xuất kinh doanh, huyện tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải; quan tâm đầu tư chiều sâu đối với khu vực quốc doanh, mở rộng một bước quy mô sản xuất, khôi phục và cải tiến, bổ sung thiết bị máy móc cho một số đơn vị quan trọng như cơ khí, xí nghiệp đường, xí nghiệp nước đá, xí nghiệp gạch, xí nghiệp cưa xẻ gỗ…, các đơn vị này từng bước đi vào hoạt động ổn định, hoạch định sản xuất, kinh doanh. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã khắc phục khó khăn về nguyên liệu, vật tư, tiền vốn…, thực hiện giá trị tổng sản lượng hằng năm đều đạt kế hoạch và tăng so với năm 1986. Tuy có khắc phục cải tiến một số máy móc thiết bị, nhưng vẫn

……………………………………………………………………19

Page 20: Tải nội dung tại đây

còn lạc hậu, trong khi đó sử dụng công suất còn thấp, chưa có khả năng chế biến hết nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp ở địa phương. Tiểu thủ công nghiệp có phát triển nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có ngành nghề, sản phẩm xuất khẩu. Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề còn yếu và thiếu. Thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh còn nhiều khó khăn.

Phong trào làm giao thông có bước phát triển, bắc mới 11 cầu bê tông, đảm bảo yêu cầu vận chuyển của địa phương. Tuy nhiên, phong trào giao thông nông thôn địa phương phát triển còn ở tốc độ chậm, những công trình xây dựng chậm hoàn chỉnh và hư hỏng do bảo vệ chưa tốt.

Cùng với việc thực hiện các chương trình mục tiêu cơ bản huyện ủy còn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác văn hóa – xã hội.

- Việc nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho cán bộ và nhân dân được các ngành các cấp quan tâm, từng bước tạo ra ý thức xây dựng nếp sống mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Tuy nhiên, đời sống văn hoá của nhân dân và xây dựng gia đình văn hoá mới còn nhiều hạn chế, các thủ tục lạc hậu mê tín dị đoan, ảnh hưởng văn hoá đồi truỵ, phản động từng lúc có chiều hướng phục hồi, phát triển.

- Sự nghiệp giáo dục: mặc dù còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Long Mỹ ngành giáo dục có bước phát triển mới, số lượng trường lớp và học sinh ngày càng nhiều; đã xây dựng mới 50 phòng học. Tuy nhiên, trường lớp, giáo viên vẫn còn thiếu, nhất là vùng nông thôn sâu, xây dựng trường bán kiên cố, xuống cấp, hiện còn 101 phòng học ca 3. Mẫu giáo và nhà trẻ phát triển chậm, còn xã trắng, chất lượng dạy và học giảm sút, có 133 giáo viên bỏ việc (năm 1987 - 1988) hoặc tìm nơi khác công tác thu nhập cao hơn. Đời sống giáo viên chưa được quan tâm, gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng.

- Phong trào vệ sinh phòng bệnh, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” được huyện chỉ đạo quan tân nhiều hơn. Đã xây dựng vào đưa vào sử dụng phòng khám khu vực Long Phú, bình quân hiện có 1,5 giường bệnh trên một vạn dân, chất lượng khám và điều trị có nâng lên. Song, phong trào vệ sinh phòng bệnh phát triển chưa rộng mạnh, vệ sinh môi trường chưa tốt, mạng lưới y tế cơ sở chất lượng còn yếu, cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu khám và điều trị.

- Công tác chăm lo gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được các cấp chính quyền quan tâm. Công trình nghĩa trang liệt sĩ đang được đầu tư thi công. Tình hình đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở một số khu vực được ổn định và cải thiện. Tuy nhiên, nhân dân lao động ở một số khu vực (vùng dân tộc, vùng độc canh cây lúa, dân nghèo ở khu vực thị trấn…) đã gặp nhiều khó khăn về đời sống. Đặc biệt là đối với cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang, những người trong diện hưởng chính sách còn nhiều khó khăn.

……………………………………………………………………20

Page 21: Tải nội dung tại đây

- Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu về số lượng và yêu cầu về chất lượng. Trong hai năm qua đã đưa 594 thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Công tác thu gom và xử lý quân đào rã ngũ, quản lý quân dự bị được chú ý hơn. Tuy nhiên, sau khi cũng cố số lượng và chất lượng, dân quân tự vệ hiện không đạt yêu cầu, việc giáo dục nghĩa vụ thiếu thường xuyên.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 12/9/1987 về thực hiện cuộc vận động “làm trong sạch, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”. Từ ngày 14 đến ngày 20/6/1988, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VI đã họp Hội nghị lần thứ 5 quyết định một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, đảm bảo thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 12/1988 về việc kết luận những vấn đề trước mắt công tác tư tưởng. Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Hậu Giang, tập trung giải quyết một số vụ việc tiêu cực đang tồn đọng, tạo ra phong trào hưởng ứng “Những việc cần làm ngay” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng, nhanh chóng sửa sai trong điều chỉnh ruộng đất.

Nhận thức Nghị quyết, chủ trương của Trung ương, của Tỉnh ủy, Đảng bộ Long Mỹ quan tâm học tập, quán triệt cho cán bộ đảng viên, nhằm tạo sự nhất trí với đường lối, chủ trương của Đảng. Qua đó, xác định nhiệm vụ chính trị phù hợp với thực tế, xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng thời gian hoặc chuyên đề những công tác. Về công tác tổ chức có chú ý việc chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, gắn liền với việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, kiện toàn các ban tham mưu của Đảng và phát triển đảng viên . Đi đôi với tăng cường với công tác kiểm tra việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, đảng viên chấp hành về trách nhiệm, thiếu gương mẫu, thiếu thuế, nợ, qua đó xử lý kỷ luật 87 cán bộ, đảng viên vi phạm (khai trừ và đưa ra khỏi Đảng 53 đảng viên), trong số này có một Huyện uỷ viên, 5 trường hợp phải xử lý bằng pháp luật.

Tuy nhiên, công tác chính trị tư tưởng chưa sắc bén, kém tính chiến đấu, chưa theo kịp tình hình, trong khi tình hình trong Đảng có biểu hiện giảm sút. Một bộ phận đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, đáng lưu ý là có hơn 10 đảng viên xin ra khỏi Đảng. Bên cạnh đó, ý chí tự lực phấn đấu rèn luyện của đảng viên kém... việc phát triển đảng viên còn chậm, nhất là các thành phần khoa học kỹ thuật, giáo viên, các tổ chức kinh tế… giải quyết các vụ tiêu cực trong nội bộ Đảng còn kéo dài, chưa triệt để, thiếu nghiêm minh.

Quá trình hơn 2 năm, huyện Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, chuyển từ cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” sang “hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa”. Đây là giai đoạn tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ đã có sự cố gắn, nỗ lực lớn, từng bước ổn định tình hình, kết quả đạt được rất có ý nghĩa, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.

……………………………………………………………………21

Page 22: Tải nội dung tại đây

2. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh thực hiệc công cuộc đổi mới (1989 – 1990)

Bước vào giai đoạn 1989 – 1990, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh thực hiện đường lối đổi mới. Cả nước đã phấn đấu vượt qua thử thách của khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định , dân chủ ở các địa phương được phát huy. Do năng lực sản xuất bước đầu được giải phóng, các thành phần kinh tế được phát huy, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước nên đã tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước và địa phương phát triển. Từ đó, nhân dân đã đồng thuận và tích cực đóng góp cho Đảng, Nhà nước để đất nước ổn định và phát triển, vượt qua khó khăn thách thức. Đảng và Nhà nước đã tập trung kiện toàn hệ thống chính trị, hiệu quả công tác xây dựng Đảng và mặt trận, đoàn thể ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, tình hình chung đang đặt ra những khó khăn thử thách mới. Đó là sự khủng hoảng, sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Tình hình này có ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã gây khó khăn và làm mất chỗ dựa của nền kinh tế nước ta. Các thế lực thù địch thừa cơ hội ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng ta.

Tháng 7/1989, huyện Đảng bộ Long Mỹ tiến hành Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ (1989 – 1990). Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới gồm có 33 đồng chí. Đồng chí Lữ Minh Chánh tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; phó bí thư gồm các đồng chí Lê Thanh Tống và Hùynh Ngọc Lành.

Đồng chí Lê Thanh Tống được phân công Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ; đồng chí Huỳnh Ngọc Lành được giao đảm nhận chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Long Mỹ (phó chủ tịch có các đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Thanh Tâm).

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V. Long Mỹ tập trung lãnh đạo thực hiện 3 chương trình lớn: Chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm; Chương trình hàng tiêu dùng; Chương trình hàng xuất khẩu. Nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, mở rộng diện tích sản xuất. Đảng bộ huyện Long Mỹ chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm. Tập trung đầu tư và ứng dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật, nhất là các khâu thuỷ lợi, làm đất, chọn giống, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh… cả 3 mặt diện tích, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội đề ra. So với năm 1988, năng suất cây lương thực bình quân cả năm tăng từ 6,5 tấn lên 7 tấn/ha, sản lượng từ 130.000 tấn lên 140.000.

Cây ăn quả cam, quýt và phong trào trồng dưa hấu, làm nấm rơm có bước phát triển tốt, đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình. Trồng cây phân tán trong nhân dân có bước phát triển.

……………………………………………………………………22

Page 23: Tải nội dung tại đây

Phong trào nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trong nhân dân tiếp tục chuyển biến; sản lượng khai thác, thu hoạch đến thời điểm năm 1990 đạt 388,5 tấn (có 120 tấn tôm) tăng 20% so với năm 1988, cơ bản đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ đề ra.

Tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản những công trình lớn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, như công trình nắm dòng sông Lái Hiếu – Vịnh Rẫy (Long Bình); Kinh Long Mỹ I, Long Mỹ II; nâng cấp đê ngăn mặn; xây cống; làm hệ thống thuỷ lợi nội đồng ở cơ sở… Từ đó, đã đưa diện tích lúa hè thu được tưới tiêu 12.000 ha, khép kín gần 10.000 ha có khả năng sản xuất lúa đông xuân; đưa nước ngọt đến 50% diện tích xã Lương Tâm (là nơi nhiễm mặn nặng nhất trong huyện). Tuy nhiên, trong chỉ đạo biểu hiện từng lúc, từng nơi chưa tập trung đúng mức, toàn diện theo quy hoạch, kế hoạch, chưa cân đối giữa trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây xuất khẩu và chăn nuôi. Trong sản xuất lương thực, vẫn còn tình trạng độc canh cây lúa. Diện tích màu chậm phát triển, cây công nghiệp, cây xuất khẩu, cây ăn quả (mía, khóm, dừa…) không ổn định, tăng giảm do tự phát, sản xuất chạy theo giá cả thị trường.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02, Nghị quyết 61 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng và Kế hoạch của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh về đổi mới cơ chế quản lý trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện quyết tâm tập trung huy động vốn để đưa điện quốc gia về Long Mỹ. Qua một quá trình chuẩn bị tích cực, dự án kéo điện trung thế từ thị trấn Phú Lộc (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) về huyện Long Mỹ với tổng chiều dài 36 km. Ngày 31/12/1989, huyện Long Mỹ long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình điện về Long Mỹ. Có thể nói đây là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử đối với Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, mở ra triển vọng to lớn thúc đẩy sự phát triển của một huyện nông thôn sâu. Nguồn điện quốc gia đã nhanh chóng thúc đẩy các ngành chế biến nông sản, nước đá, xây xát, cưa mộc, cơ khí, sản xuất nông cụ… phát triển, đáp ứng một bước cho yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ còn thấp, một số đơn vị sản xuất kinh doanh mua bán lổ lã, nợ lãi chồng chất; không vốn sản xuất.

Phong trào giao thông nông thôn có bước phát triển khá, đã có 7/10 đơn vị xã thông xe 2 - 4 bánh liền huyện, 60% ấp có đường bộ nối liền xã.

Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang chọn năm 1990 là “Năm văn hóa xã hội” và những năm tiếp theo là “Năm cần kiệm xây dựng quê hương tập trung cho cơ sở”. Thực hiện chủ trương trên, huyện đẩy mạnh triển khai các chương trình sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới…đạt nhiều kết quả, nên đại bộ phận nhân dân trong huyện có thu nhập khá hơn. Mức thu nhập lương thực bình quân đầu người tăng từ 705 kg năm 1988 tăng lên 919 kg năm 1990, nhà ở kiên cố tăng lên 10%, nhà ở bán kiên cố tăng 27%. Hệ thống thuỷ lợi giao thông được phát huy tác dụng, nhiều chợ nhỏ hình thành trong nông thôn. Phong trào cải

……………………………………………………………………23

Page 24: Tải nội dung tại đây

tạo vườn tạp phát triển, kinh tế gia đình đã có chuyển biến trong nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể, nhưng phát triển chưa đều, nhất là vùng đất nhiễm phèn mặn, khu vực đồng bào dân tộc, đối tượng chính sách, lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên còn nhiều khó khăn. Tình trạng phát triển dân số vẫn ở tỷ lệ cao, 2,24% năm 1990; thanh niên lớn lên chưa có việc làm ngày càng tăng lên.

Chính sách xã hội được quan tâm hơn, đã xây dựng và sửa chữa 50 nhà tình nghĩa cho các gia đình liệt sĩ - thương binh tiêu biểu. Quy tập 750 mộ trong kế hoạch 1.200 mộ liệt sĩ về nghĩa trang liệt sĩ huyện. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng đời sống của một bộ phận đối tượng chính sách còn nhiều khó khăn.

Chất luợng dạy và học tiếp tục duy trì, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở đạt từ 60 - 70% và phổ thông trung học đạt từ 30 - 40%, các lớp học mầm non được giữ vững ổn định. Phong trào bổ túc văn hoá được quan tâm chỉ đạo, có 100 cán bộ ngành huyện và cán bộ chủ chốt ở xã học xong cấp II và một bộ phận nâng lên cấp III. Cơ sở vật chất được xây dựng thêm, phòng học ca 3 năm học 1990 - 1991 giảm 25% so với năm 1988 - 1989. Tuy nhiên, hiện còn 144 phòng học tre lá tạm bợ phải thường xuyên sửa chữa, đời sống của đội ngũ giáo viên còn nhiều khó khăn. Từ đó, đã ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp giáo dục.

Mạng lưới y tế cơ sở được hình thành 10/10 đơn vị xã và 59/113 ấp (cũ). Trung tâm y tế huyện, phân viện Vĩnh Viễn, phòng khám khu vực Xà Phiên tiếp tục được củng cố, đội ngũ bác sĩ được tăng cường, chất lượng hoạt động được nâng lên. Phong trào sinh đẻ có kế hoạch, chương trình tiêm chủng mở rộng… đều được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, hoạt động y tế còn những mặt tồn tại: chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở còn yếu. Các hoạt động y dược tư nhân quản lý còn nhiều sơ hở. Phong trào vệ sinh phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, xử lý môi trường, sinh đẻ có kế hoạch còn hạn chế.

Khi có Chỉ thị 117 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy Hậu Giang về xây dựng nếp sống mới, huyện Long Mỹ từng bước đã xóa bỏ một số tập tục lạc hậu, lãng phí. Quy định tổ chức các ngày lễ, tết cổ truyền, cưới hỏi, tang lễ… theo hướng tiết kiệm và thực hiện nếp sống mới. Hoạt động (nghệ thuật, phim ảnh), hệ thống truyền thanh và các phương tiện nghe, nhìn trong nhân dân đã đáp ứng một mức nhu cầu đời sống tinh thần trong nhân dân. Hoạt động thể dục thể - thao tiếp tục tạo phong trào trong nhân dân, hàng năm Nhà nước đều tổ chức được các loại hình thi đấu vào dịp các ngày lễ kỷ niệm.

Tuy nhiên, phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới chưa được quan tâm chỉ đạo. Tệ nạn Video, băng nhạc và các loại văn hoá phẩm có nội dung thiếu lành mạnh chưa được quản lý và xử lý tốt; tệ nạn mê tín dị đoan, các tập tục cũ trong nhân dân chưa kịp thời ngăn chặn có hiệu quả.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được Đảng quan tâm, đặc biệt là các đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, các

……………………………………………………………………24

Page 25: Tải nội dung tại đây

Nghị quyết của Trung ương Đảng (khoá VI). Từ đó, đã nâng cao nhận thức, củng cố quan điểm lập trường cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng. Khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của Đảng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch.

Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, tự phê và phê bình, giữ vững chế độ hội hợp, sinh hoạt lệ trong Đảng bộ, từng bước có chuyển biến tiến bộ. Công tác củng cố tổ chức cơ sở Đảng được chú ý, nhất là qua đại hội cấp cơ sở và huyện, đã có bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ cấp uỷ viên, trình độ chính trị, văn hoá được nâng lên. Hai năm qua có 71 cán bộ được đào tạo chương trình chính trị trung, cao cấp (có 2 cao cấp). Bồi dưỡng kết nạp 109 đảng viên mới, xoá dứt điểm ấp trắng, không có đảng viên tại chỗ.

Nhiệm kỳ của Đảng bộ năm 1988 – 1990 đã thi hành kỷ luật khai trừ, xoá tên và đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức hơn 200 đảng viên, có 3 cấp huyện, 30 cấp ủy cơ sở do thiếu thuế, thiếu nợ.

Thực hiện Chỉ thị 03 ngày 20-01-1987 của Ban Bí Thư trung ương Đảng, và Thông tri số 04 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hậu Giang. Huyện Long Mỹ đã lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá VIII và bầu cử Hội đồng nhân dân hai cấp thắng lợi, nhân dân đi bầu đạt tỷ lệ khá cao trên 90% và kết thúc sớm. Thực hiện tinh thần đổi mới của Đảng, thật sự dân chủ, đúng pháp luật, bầu ra một Quốc hội có năng lực, bảo đảm chức năng luật pháp và giám sát.

Cùng với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia được đặt lên hàng đầu. Do đó, Tỉnh ủy ra Nghị quyết về tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng quốc phòng toàn dân từ năm 1988 – 1990. Đến tháng 3/1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VI đã thông qua Nghị quyết quan trọng về tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng (Nghị quyết 8A). Nghị quyết 8A chủ trương đổi mới về an ninh - quốc phòng trong tình hình mới được triển khai học tập quán triệt sâu rộng trong Đảng bộ, Chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và nhân dân. Cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về chiến lược “ diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Từ đó, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống tội phạm được giữ vững, ngăn chặn tiêu cực xã hội giảm dần.

Thực hiện Nghị quyết 8B của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Nghị quyết 11 của Tỉnh uỷ về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác vận động quần chúng. Các cấp uỷ Đảng quan tân hơn công tác quần chúng, tăng cường cán bộ cho mặt trận, các đoàn thể, học tập nâng cao một bước nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ý thức giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào hành

……………………………………………………………………25

Page 26: Tải nội dung tại đây

động cách mạng của quần chúng. Mặt trận, đoàn thể các cấp đã cố gắng củng cố tổ chức và phát triển tổ chức, Các cấp uỷ Đảng, mặt trận, đoàn thể các cấp đã quan tâm đến lợi ích thiết thực của nhân dân, củng cố lòng tin đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung nhiệm kỳ 2 năm qua (1989-1990) việc vận dụng và thực hiện tinh thần đổi mới Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ IV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ đã phấn đấu vượt qua khó khăn về kinh tế- xã hội đưa sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện một bước mới. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khởi động tiềm năng các thành phần kinh tế, năng lực sản xuất, thu nhập quốc dân có tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và cải thiện.

……………………………………………………………………26

Page 27: Tải nội dung tại đây

CHƯƠNG III:HUYỆN LONG MỸ TIẾP TỤC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1991 – 2005)

I – ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN BẮT TAY VÀO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1991 – 1995)

Giai đoạn 1991 nền kinh tế của cả nước chuyển mạnh sang cơ chế quản lý bằng chính sách và pháp luật, bằng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua thực hiện các chuyên đề “Năm văn hoá xã hội” 1989 và “Năm cần kiệm xây dựng quê hương tập trung cho cơ sở” năm 1990, bước đầu tạo được một số mặt chuyển biến nhất định về mặt văn hoá xã hội và xây dựng cơ sở vật chất nông thôn (điện, đường, trường, trạm…); tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương đang có sự chuyển biến dần.

Ngày 09 đến ngày 11/12/1991 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ VI tiền hành Đại hội. Đại hội bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI, gồm 34 đồng chí(8) . Đồng chí Huỳnh Ngọc Lành được bầu làm Bí thư; Phó Bí thư gồm các đồng chí Nguyễn Thanh Hùng và Huỳnh Phong Tranh.

Đến năm 1993, đồng chí Huỳnh Phong Tranh được rút về tỉnh, đồng chí Nguyễn Thanh Tâm thay làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện.

Quán triệt đường lối đổi mới Đại hội VII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ VIII, Đảng bộ Long Mỹ đã vận dụng các chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Từ đó, tình hình kinh tế trong huyện phát triển ổn định và tăng trưởng liên tục, có một số mặt đạt tốc độ nhanh hơn so với mức dự kiến, các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mức đề ra. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm về giá trị sản xuất (GO) là 14,55%, giá trị tăng thêm (GDP) là 15,20% đạt mức chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển đổi từng bước theo hướng đa dạng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại.

Sản xuất nông nghiệp: phát triển khá ổn định, giá trị sản lượng tăng hằng năm đều vượt so với chỉ tiêu đề ra; Sản lượng lúa năm 1995 đạt 250.000 tấn so với năm 1990. Cơ cấu sản xuất (cây trồng, vật nuôi…) đã có sự chuyển dịch, khắc phục từng bước độc canh cây lúa.

8(?) Gồm các đồng chí: Huỳnh Ngọc Lành, Nguyễn Thanh Hùng, Huỳnh Phong Tranh, Lê Thanh Tống, Phạm Minh Nữa (Út Nữa), Lê Việt Hùng, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Văn Khiêm, Phạm Ngọc Hùng, Đặng Thị Lệ, Lương Tấn Dũng, Huỳnh Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Bâng, Mai Hồng Thuận, Võ Nam Vốn, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Thanh Cần, Nguyễn Trung Thành, Võ Thị Lượm, Trịnh Phong Phú, Nguyễn Minh Sử, Nguyễn Thanh Bảnh, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Minh Trường , Võ Việt Hùng, Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Thanh Quyền, Lê Văn Năm, Nguyễn Hoàng Vân , Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Tuấn Kiệt, Hà Văn Trường, Danh Dạt.

……………………………………………………………………27

Page 28: Tải nội dung tại đây

Phong trào làm giao thông gắn với thủy lợi phát triển mạnh; lúc đầu đã xuất hiện tư tưởng ngán dội trong cán bộ, đảng viên, nhưng với sự chỉ đạo quyết tâm của Huyện ủy nên phong trào giao thông dần dần phát triển mạnh. Kết quả, trong nhiệm kỳ đã huy động gần 200 tỷ đồng để đầu tư cho giao thông-thuỷ lợi, trong đó dân đóng góp 50%, bình quân mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng. Năm 1994 – 1995, đào kênh Hậu Giang III nối từ Ngã Bảy (Phụng Hiệp) đến ngọn sông Nước Trong ở xã Xà Phiên, trực tiếp dẫn nước ngọt sông Hậu về các xã vùng sâu nhiễm mặn của huyện Long Mỹ, làm ngọt hoá cơ bản diện tích nhiễm nặng trước đây, nâng chất trên 23.000 ha đất sản xuất, xoá xong cơ bản diện tích lúa mùa một vụ.

Việc ứng dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất được quan tâm đẩy mạnh, có trên 95% diện tích cây lúa được sử dụng giống mới. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản lượng bình quân hằng năm tăng 13,5%, vượt 1,49% so với chỉ tiêu. Chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí sửa chữa nhỏ… là những lĩnh vực có mức phát triển tương đối ổn định.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư khá toàn diện, xây dựng và phát triển nhanh so với dự kiến, như: điện, giao thông, thuỷ lợi, trường, trạm, thông tin liên lạc, chợ nông thôn…Tổng vốn mức đầu tư lĩnh vực này 5 năm qua đạt trên 104 tỷ đồng, tăng lên 34 lần so với nhiệm kỳ trước, trong đó nhân dân đóng góp 31 tỷ đồng. Điện đưa về các trung tâm xã và điện khí hóa được hai xã Vĩnh Viễn và Xà Phiên, tỷ lệ sử dụng đạt hơn 50%. Hệ thống thương mại, dịch vụ nông thôn phát triển. Bình quân tốc độ tăng trưởng 30,85%/năm.

Tuy nhiên, vẫn còn mặt hạn chế, tồn tại là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, thiếu toàn diện, hiệu quả trong sản xuất còn thấp. Tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện vẫn chưa được khai thác tốt cho sự phát triển. Nông nghiệp phát triển chưa toàn diện. Công nghiệp còn trong tình trạng kèm phát triển và chưa có hướng đi lên. Sản xuất chưa gắn với thị trường. Ngân sách chưa cân đối được thu chi, các nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế. Việc củng cố kinh tế quốc doanh chưa được chú trọng.

Lĩnh vực văn hoá – xã hội cũng đạt nhiều kết quả đáng kể. Đời sống mọi mặt của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể, đã xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo, số hộ khá, trung bình tăng lên. Bình quân thu nhập đầu người năm 1995 đạt mức tương đương 331 USD. Các điều kiện về ăn ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi, giải trí… được cải thiện đáng kể.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng; công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thực hiện thường xuyên. vệ sinh môi trường được chú ý hơn. Bệnh viện huyện được trang bị phương tiện như: máy siêu âm, X quang, điện tim; mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng, đội ngũ y bác sĩ được bổ sung đáp được khả năng điều trị bệnh tại chỗ. Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình có sự chuyển biến, tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,24% năm 1990 xuống còn 1,98% năm 1995. Số học sinh phổ thông tăng lên hàng năm; số lượng học sinh giỏi và tốt

……………………………………………………………………28

Page 29: Tải nội dung tại đây

nghiệp các cấp không ngừng tăng lên, đã khắc phục một bước tình trạng thiếu giáo viên; cơ sở vật chất được đầu tư tăng cường gấp đôi nhiệm kỳ trước.

Sau khi có “năm văn hóa – xã hội”, huyện đã quan tâm đầu tư một số công trình văn hóa, lịch sử trọng điểm. Năm 1994 – 1995 được Bộ Văn hóa thông tin công nhận đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm và Di tích Chiến thắng 75 tiểu đoàn ngụy ở xã Vĩnh Viễn là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Các hoạt động văn hóa về lễ hội truyền thống từng bước được phục hồi và phát triển. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa có chuyển biến tích cực, với hình thức khu văn hóa, gia đình văn hóa, ấp văn hóa. Xã Long Phú dẫn đầu trong toàn huyện, là xã văn hóa đầu tiên của tỉnh và khu vực. Từ những kết quả trên, đã tạo được môi trường văn hóa tốt đẹp, góp phần tích cực đẩy lùi các loại văn hóa có nội dung không lành mạnh trên địa bàn.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa được các ngành, các cấp và nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện. Những người có công với nước được quan tâm chăm sóc ngày một tốt hơn; 104 bà mẹ có công đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đã xây cất 138 căn nhà tình nghĩa, tặng 280 sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh liệt sĩ. Nghĩa trang liệt sĩ của huyện được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh. Công tác xóa đối giảm nghèo, từ thiện được quan tâm mở rộng, thiết thực góp phần giúp đỡ cho nhiều gia đình khó khăn và người tàn tật, neo đơn.

Quốc phòng – an ninh được quan tâm củng cố, tăng cường theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), ý thức cảnh giác cách mạng được đề cao hơn, nhất là phòng chống âm mưu bạo loạn lật đổ, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Mặc dù tình hình có những diễn biến phức tạp, nhưng an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững.

Công tác tuyển gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, dẫn đầu khu vực. Lực lượng dân quân tự vệ xây dựng đạt 2,06% dân số. Hằng năm đều tổ chức diễn tập thực hành, hội thao quân sự, hành quân dã ngoại, huấn luyện theo kế hoạch nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Công tác xây dựng và cũng cố bộ máy tổ chức được qua tâm sắp xếp phù hợp theo loại hình hoạt động, chất lượng sinh hoạt các chi bộ được nâng lên. Phong cách lãnh đạo có bước cải tiến, đổi mới. Các cấp ủy Đảng hoạt động có quy chế. Số lượng đơn vị cơ sở vững mạnh tăng hàng năm. Chất lượng đảng viên không ngừng nâng lên, tỷ lệ đảng viên yếu kém giảm dần. Công tác phát phát triển đáng viên có chú trọng hơn về chất lượng.

Nhiệm kỳ qua các cấp ủy Đảng đã xử lý kỷ luật 347 đảng viên, xóa tên và khai trừ ra khỏi Đảng 101 đảng viên, đã tạo ra được tác dụng ngăn ngừa tiêu cực và hạn chế đảng viên vi phạm, đảm bảo các Nghị quyết, chủ trương của trên.

Từ những thành tựu trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ huyện Long Mỹ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiệm kỳ 1991-

……………………………………………………………………29

Page 30: Tải nội dung tại đây

1995. Đặc biệt, Huyện đã vinh dự được Chính phủ khen tặng “Huân chương Lao động hạng 3” về thành tựu các mặt trong các năm qua.

Mặt trận và các đoàn thể được củng cố về số lượng và chất lượng. Nội dung và phương thức hoạt động từng bước đổi mới, sinh hoạt thiết thực hơn theo từng giới, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Như phong trào nông dân sản xuất giỏi, nhóm phụ nữ tiết kiệm. Hình thức “câu lạc bộ gia đình trẻ”, phong trào thanh niên lập nghiệp; Nghiệp đoàn ngoài quốc doanh có tác dụng thiết thực trong việc giải quyết việc làm và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động trong cơ chế thị trường... Vai trò mặt trận, các đoàn thể thể hiện tích cực trong việc tham gia củng cố đoàn kết trong nhân dân giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhìn chung thành tựu 5 năm ( 1991- 1995) là hết sức quan trọng, đánh dấu sự nỗ lực vươn lên, sự trưởng thành của Đảng bộ so với giai đoạn trước. Những thành tựu và tiến bộ đạt được bắt nguồn từ đường lối đúng đắn của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Nghị quyết Đại huyện huyện Đảng bộ Long Mỹ lần thứ VI và nỗ lực sáng tạo và tinh thần đoàn kết của Đảng và nhân dân trong huyện.

II – ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2000)

Đại hội lần thứ XIII của Đảng (tháng 6/1996) đã chính thức đề ra chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xác định mục tiêu đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Huyện Long Mỹ tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ VII (1996 -2000). Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 đồng chí(9), bầu đồng chí Huỳnh Ngọc Lành làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Thanh Hùng, Phó Bí thư thường trực, đồng chí Nguyễn Thanh Tâm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện. Đây là chặng đường có ý nghĩa rất quan trọng để Long Mỹ tiếp tục phát triển đi lên theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đại hội đã đề ra mục tiêu rất tích cực: Phấn đấu đến năm 2000, đưa Long Mỹ ra khỏi tình trạng nghèo, chậm phát triển.

Quán triệt đường lối Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội VIII của Đảng và Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh Cần Thơ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ nhiệm kỳ (1996 - 2000). Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long Mỹ bước vào kế hoạch 5 năm cuối của thế kỷ 20 đã tạo được những kết quả quan trọng. Nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng liên tục, đặc biệt có một số mặt đạt tốc độ phát triển nhanh hơn so với dự kiến. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển đổi từng bước theo hướng đa dạng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại.

9(?): Huyện uỷ gồm có các đồng chí: Huỳnh Ngọc Lành, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Thanh Bảnh, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Lượm, Nguyễn Thanh Cần, Trịnh Phòng Phú, Lê Hồng Phương, Nguyễn Thanh Quyền, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Minh Nữa, Võ Nam Vốn, Nguyễn Văn Bâng, Dương Văn Xiếu, Nguyễn Văn Trường

……………………………………………………………………30

Page 31: Tải nội dung tại đây

Nông nghiệp phát triển khá ổn định, giá trị sản lượng tăng bình quân hàng năm 13,90%. Cơ cấu sản xuất ( cây trồng, vật nuôi…) đã có sự chuyển dịch, khắc phục từng bước độc canh cây lúa.

Việc đầu tư cho sản xuất ngày càng tăng lên, đặc biệt là thủy lợi, vốn, khuyến nông…đã thực hiện trên 7,3 triệu m3 đất cho thủy lợi tạo nguồn và nội đồng, đã làm ngọt hóa cơ bản diện tích đất nhiễm mặn trước đây, nâng chất trên 23 ngàn ha đất sản xuất, xóa xong cơ bản diện tích lúa mùa một vụ; các biện pháp khoa học, kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất, trên 95% diện tích cây lúa được sử dụng giống mới.

Lĩnh vực giao thông được huyện quan tâm đẩy mạnh, xây mới 78 km đường nhựa, 103 đường bê tông, đặc biệt, năm 1999 đã hoàn thành chương trình nhựa hóa từ huyện về trung tâm các xã. Long Mỹ được trên đánh giá là một trong những địa phương có phong trào giao thông nông thôn phát triển khá mạnh ở khu vực. Phong trào thủy lợi kết hợp với giao thông dẫn đầu trong toàn tỉnh. Năm 1997 - 1998 được Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải tặng cờ; hàng chục tỉnh bạn và thành phố Hồ Chí Minh đến tham quan học tập kinh nghiệm.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá cao. Chế biến lương thực, cơ khí sửa chữa nhỏ… là những lĩnh vực có mức phát triển tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng lớn. Dịch vụ có sự phát triển khá, bình quân tăng tốc độ hằng năm 16,84%. Các loại hình dịch vụ phát triển khá đa dạng, không ngừng tăng lên về quy mô, nhiều cụm dịch vụ thương mại thị trấn và chợ nông thôn được đầu tư phát triển.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) “về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc”. Đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao, Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được các cấp các ngành trong huyện quan tâm, đã xây dựng 42 ấp văn hóa và 4 xã văn hóa, 23.470 gia đình văn hóa, đạt 107,2% chỉ tiêu Nghị quyết. Hoạt động văn hóa – văn nghệ, lễ hội, thể thao, truyền thanh có bước phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công với nước được xã hội hưởng ứng thực hiện tốt. Các gia đình chính sách được quan tâm chăm sóc ngày một tốt hơn, nhất là các “mẹ Việt Nam anh hùng”, các gia đình thương binh liệt sĩ; cơ bản đã giải quyết hồ sơ chính sách khen thưởng qua các thời kỳ, huyện được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; hằng trăm tập thể và cá nhân được khen thưởng nhiều danh hiệu cao quý khác của Đảng, Nhà nước (trong đó 06 Huân chương Lao động hạng III và 01 Huân chương Chiến công hạng III); xây cất 310 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách. Công tác từ thiện, nhân đạo được chú ý thường xuyên, về cơ bản xóa được hộ đói và giảm hộ nghèo. Các điều kiện về ăn ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi, giải trí… được cải thiện đáng kể, nhất là những vùng nông thôn sâu.

……………………………………………………………………31

Page 32: Tải nội dung tại đây

Sự nghiệp giáo dục đào tạo được chú trọng, chất lượng dạy và học nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường; huyện được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đẩy mạnh; chất lượng khám và điều trị bệnh từng bước được nâng lên. Trước đây, y tế huyện chỉ khám điều trị được các bệnh thông thường thì nay đã đảm nhận được cả một số bệnh nặng. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Năm 2000 huyện Long Mỹ được trên công nhận thanh toán xong bệnh phong. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 33,16% xuống còn 24,26%, tỷ lệ bác sĩ tăng từ 0,19% lên 0,25%/1000 dân. Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, vừa nhằm hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, vừa bảo vệ tốt sức khỏe cho những bà mẹ, chăm sóc tốt trẻ em. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nhiệm vụ đặc ra cho từng Đảng bộ, các ngành, các cấp, do đó tỉ lệ tăng dân số giảm dần.

Từ khi đổi mới, trong cơ chế thị trường phức tạp, công tác An ninh - quốc phòng đổi mới phương thức hoạt động gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội. Ta đã kịp thời phá 1 tổ chức nhen nhóm câu kết với phản động nước ngoài ở khu vực Trà Lồng xã Long Phú. Các kế hoạch phòng chống bạo loạn và tội phạm hằng năm được chú ý và xây dựng. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc có bước phát triển, đã xây dựng 57/77 ấp an toàn về an ninh trật tự. Tuy tình hình chung vẫn ổn định, nhưng âm mưu “ diễn biến hòa bình” và lợi dụng tôn giáo dân tộc của các các thế lực thù địch vẫn ngấm ngầm; tình hình khiếu kiện day dẳng, vượt cấp chưa được khắc phục tốt.

Hệ thống tổ chức cơ sở đảng và chi bộ trực thuộc cơ sở được sắp xếp phù hợp theo loại hình hoạt động, sinh hoạt chi bộ đi vào nền nếp, có chất lượng; số lượng đơn vị vững mạnh tăng hàng năm. Công tác quy hoạch đào tạo cán bộ được chú ý, việc bố trí cán bộ đạt hiệu quả tốt, đã đào tạo chính trị 3.713 lượt cán bộ, trong đó có 224 trung cấp, 19 cao cấp, 13 đại học; chất lượng đảng viên không ngừng tăng lên, yếu kém còn dưới 2%. Đã kết nạp 684 đảng viên, nâng tổng số có 1.665 đảng viên.

Thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Huyện uỷ chỉ đạo đẩy mạnh công tác phê và tự phê bình, nghiêm túc xử lý các sai phạm. Các cấp đã xử lý kỷ luật 179 đảng viên sai phạm, giảm hơn so với nhiệm kỳ trước, trong đó khai trừ 61 (chiếm 34%); ngoài ra, còn đưa ra khỏi Đảng và xóa tên trong danh sách 48 đảng viên.

Bộ máy chính quyền các cấp thường xuyên được kiện toàn. Hội đồng nhân dân ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò cơ quan dân cử trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Dân chủ xã hội được phát huy trên nhiều lĩnh vực, trước hết là về kinh tế như: công khai hóa tài chính - ngân sách và nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở xóm ấp… công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm hơn (thực hiện chế độ làm việc một cửa thống nhất từ huyện

……………………………………………………………………32

Page 33: Tải nội dung tại đây

đến cơ sở, rà soát, loại bỏ kịp thời những văn bản không phù hợp, giảm dần phiền hà đối với công dân…). Việc thanh tra, xét xử, giải quyết những khiếu tố của công dân được chú ý, 5 năm qua đã tiến hành thanh tra trên 30 cuộc, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1,6 tỷ đồng, trên 90,62% số đơn đã đưa ra giải quyết.

Công tác vận động quần chúng được các cấp ủy Đảng quan tâm và tiếp tục có sự chuyển biến. Nội dung và phương thức hoạt động tiếp tục có bước đổi mới, thiết thực hơn vì lợi ích quần chúng và gắn với mục tiêu chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong 5 năm, các đoàn thể, mặt trận đã huy động gần 9,5 tỷ đồng vốn từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ trên 35.140 lượt đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn trong cuộc sống; kết quả có 2.292 đoàn viên, hội viên vượt qua đói nghèo, ổn định cuộc sống.

Tóm lại, tuy còn nhiều khó khăn yếu kém, nhưng thành tựu đạt trong nhiệm kỳ qua hết sức quan trọng: kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn đã có bước khởi sắc, chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình an ninh trật tự ổn định, dân chủ cơ sở được mở rộng, hệ thống chính trị được củng cố thường xuyên… Thành quả đó thể hiện sự nỗ lực và tiến bộ vượt bật của Đảng bộ và nhân dân trong huyện; có thể khẳng định Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ lần thứ VII đã thâm nhập được vào đời sống xã hội và đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu đề ra: Phấn đấu đến năm 2000, đưa Long Mỹ ra khỏi tình trạng nghèo, chậm phát triển. Năm 1996 – 2000 có nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhiều phong trào nổi bật dẫn đầu trong toàn tỉnh, Long Mỹ trở thành huyện mạnh toàn diện. Đảng bộ Long Mỹ 10 năm liền đều đạt “trong sạch vững mạnh”, năm 2000 được Chính phủ tặng “Huân chương Lao động hạng nhì”.

Đây là cơ sở quan trọng làm tiền đề thuận lợi giúp Đảng bộ triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

III – ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI THÚC ĐẨY GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG (2001 – 2005)

Năm 2001, nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, khoa học – công nghệ tiên tiến đang phát triển mạnh mẽ, mở ra thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, cả nhân loại quan tâm giải quyết đói nghèo, bệnh tật, bảo vệ môi trường sinh thái… trong điều kiện thiên nhiên thay đổi bất thường, thiên tai xảy ra liên tiếp và đặc biệt đất nước ta các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày 16/12/2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Long Mỹ tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII ( 2000 – 2005). Đại hội bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 33 đồng chí10; đồng chí Nguyễn Thanh Hùng được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng

10(?) Gồm các đồng chí: 1/ Nguyễn Thanh Hùng, Bí thư; 2/ Phạm Ngọc Hùng, Phó Bí thư thường trực; 3/ Nguyễn Thanh Tâm (Sáu Tâm), Phó Bí thư, Chủ tịch UBND; 4/ Trần Văn Bé, TV, Tuyên giáo; 5/ Nguyễn Thanh Cần, TV, KTHU; 6/ Nguyễn Văn Giang, TV, CA; 7/ Nguyễn Tuấn Kiệt, TV, DVHU; 8/ Lâm Quang Tố, TV, huyện

……………………………………………………………………33

Page 34: Tải nội dung tại đây

chí Phạm Ngọc Hùng Phó Bí thư thường trực và đồng chí Nguyễn Thanh Tâm Phó Bí thư, phụ trách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện. (Đến tháng 01/2004 đồng chí Nguyễn Thanh Hùng được rút về tỉnh; đồng chí Phạm Ngọc Hùng thay làm Bí thư Huyện ủy (2004 – 2009); đồng chí Mai Hồng Thuận làm Phó Bí thư thường trực và đồng chí Lê Văn Be Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, thay cho đồng chí Nguyễn Thanh Tâm (rút về tỉnh)).

Thục hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII ( 2000 – 2005), trong quá trình chỉ đạo và điều hành đã bám sát với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện chính sách khuyết khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, huy động ngày càng cao nguồn lực cho phát triển. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDPdần được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 10,7%, trong đó: khu vực I tăng 5,07% , khu vực II tăng 14,39%, khu vực III tăng 16,45% . Bình quân thu nhập đầu người 5.650.500 đồng, tăng 1,45 lần so với năm 2000. Trọng tâm là vùng lúa chuyên canh chất lượng cao, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng mía, trồng màu, vườn cây ăn trái… xen canh, áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích; nhiều mô hình đạt trên 50 triệu đồng/ha, đặc biệt có một số mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha.

Thực hiện Quyết định 99 của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ huyện phát động phong trào xây dựng hệ thống đê bao chống lũ kết hợp với giao thông, nhất là các tuyến giao thông đối ngoại, có tính huyết mạch liên huyện, liên tỉnh đã hoàn thành đưa vào sử dụng, như đường tỉnh 931, Lương Tâm – Vĩnh Tuy (Kiên Giang), Lương Tâm – Hồng Dân (Bạc Liêu), Ba Voi – Vịnh Chèo, các tuyến đường nội bộ từ huyện về xã tiếp tục nâng cấp, các tuyến từ xã về ấp được làm mới, một số tuyến xe ô tô về tận xóm ấp, tạo điều kiện trong đi lại và trao đổi hàng hóa. Mạng lưới thủy lợi nội đồng, đảm bảo ngọt hóa, chủ độg tưới tiêu, tháo chua, rửa phèn, chống xâm nhập mặn và khép kín trên 80% diện tích sản xuất nông nghiệp, đã phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm 22,64%. Các cơ sở có năng lực tiếp tục đầu tư thiết bị công nghệ mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng dần sức cạnh tranh trên thị trường, các cơ sở chế biến lương thực, nấm rơm, cơ sở sửa chữa, sản xuất nước đá…

Song song phát triển công nghiệp, lưới điện quốc gia ngày càng mở rộng đã phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đã có 5/9 đơn vị xã, thị trấn có điện, hộ sử dụng điện đạt 92,02%. Sử dụng điện thoại tăng lên 2,6% máy

đội trưởng; 9/ Mai Hồng Thuận, TV, TCHU; 10/ Lê Văn Be; 11/ Nguyễn Văn Chiến; 12/ Nguyễn Chí Hoà; 13/ Lê Thanh Hoàng; 14/ Nguyễn Văn Hùng ; 15/ Nguyễn Hiếu Lâm ; 16/ Đặng Thị Lệ ; 17/ Lê Văn Năm ; 18/ Nguyễn Văn Nhân; 19/ Võ Minh Như; 20/ Huỳnh Chí Nguyện; 21/ Huỳnh Thanh Minh; 22/ Lê Hữu Phước; 23/ Võ Đình Quế; 24/ Lâm Văn Quới; 25/ Võ Thành Tài; 26/ Nguyễn Tấn Thành; 27/ Nguyễn Trung Thành; 28/ Bùi Văn Thắng; 29/ Nguyễn Văn Bảy; 30/ Lê Kim Thuỷ; 31/ Võ Quang Trung; 32/ Nguyễn Minh Tuấn; 33/ Văn Thế Ý.

……………………………………………………………………34

Page 35: Tải nội dung tại đây

lên gần 4 máy/1.000 dân. Nước sạch được nối mạng và giếng bơm tay phát triển, hộ sử dụng nước sạch chiếm tới 50%.

Thương mại – dịch vụ tăng trưởng hằng năm, nhiều cụm thương mại, dịch vụ, chợ nông thôn, đặc biệt là trung tâm thương mại thị trấn Long Mỹ được đầu tư, mở rộng thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa. Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, tăng thêm về quy mô như: Vận tải, bưu chính viễn thông, cung ứng vật tư hàng hóa…thương mại - dịch vụ trở thành khu vực chiếm tỷ trọng lớn sau khu vực I, trong cơ cấu kinh tế chung của huyện

Thu ngân sách hằng năm đều vượt kế hoạch, mức thu tăng bình quân 18,41%/năm. Tình trạng thất thu và bội thu lớn của những năm trước đã giảm dần, chi thể hiện tinh thần tiết kiệm, đảm bảo tính cân đối cho ngân sách. Vốn tín dụng đầu tư của các công trình phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh, hình thức đầu tư ngày càng đa dạng, cả vốn trung và dài hạn.

Nhìn chung, tổng mức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 5 năm 1.081 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động trong dân là 104,7 tỷ đồng, nhiều công trình xây dựng hoàn thành đã đưa vào sử dụng, tăng thêm năng lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là việc quy hoạch, nâng cấp mở rộng, xây dựng mới các cụm kinh tế - xã hội, các trung tâm chợ, nhất là thị trấn Long Mỹ đã tạo diện mạo của một đô thị mới, văn minh, sạch đẹp, xứng đáng là trung tâm văn hóa - xã hội của huyện, góp phần thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương không ngừng phát triển.

Về văn hóa – xã hội phát triển và đạt được những thành tích quan trọng: Phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã xây dựng đạt 67/83 ấp và 5/9 xã, thị trấn văn hóa, gia đình văn hóa đạt 88,75%. Công tác truyền thanh có nhiều tiến bộ, thể dục thể thao lớn mạnh, nhiều môn thể thao đạt thứ hạng cao của tỉnh.

Giáo dục có bước phát triển mới, quy mô trường lớp phát triển ở các bật học đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động các em đến trường, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của phụ huynh học sinh. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, nhiều trường học bán kiên cố, đã được xây dựng, đã mở mới hai điểm trường trung học phổ thông ở xã Vĩnh Viễn và xã Long Phú. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học đã đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hóa, chất lượng dạy và học không ngừng tăng lên, số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh thi đổ vào các trường đại học ngày càng nhiều. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đạt kết quả tốt. Đến cuối năm 2004 các xã và các thị trấn đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học cơ sở; công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm thực hiện tốt hơn.

Các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện thường xuyên, thu hút nhiều kết quả, nhất là trong lĩnh vực y tế dự phòng, tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. Mạng luới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố kiện toàn,

……………………………………………………………………35

Page 36: Tải nội dung tại đây

các trạm y tế đều có bác sĩ và 5/9 trạm đã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Công tác điều trị bệnh có bước chấn chỉnh nâng cao chất lượng, đã hạ thấp tỷ lệ tử vong, không xảy ra bệnh dịch lớn; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 22%; tỷ lệ phát triển dân số còn 0,98%.

Công tác xóa đói giảm nghèo được tập trung đầu tư lồng ghép nhiều chương trình dự án, từ đó hộ nghèo giảm còn 2,26%; người lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm hằng năm từ 1.800 - 2.000 lao động, xuất khẩu 138 lao động .

Các gia đình chính sách được quan tâm chăm sóc tốt hơn, nhất là bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ; đã giải quyết xong hồ sơ chính sách khen thưởng qua các thời kỳ; các hoạt động xã hội từ thiện, cứu trợ ngày càng phát triển. Trong 5 năm qua đã xây dựng 697 căn nhà tình nghĩa, 1.668 căn nhà tình thương, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố tăng nhiều hơn.

Đảng bộ huyện quan tâm lãnh đạo tốt nhiệm vụ an ninh – quốc phòng. An ninh chính trị ổn định, ý thức cảnh giác cách mạng được nâng cao, kế hoạch phòng chống bạo loạn và tội phạm hằng năm đều được xây dựng. Trật tự xã hội được giữ vững, bảo vệ an toàn mục tiêu trọng điểm, liên tục tấn công, trấn áp các loại tội phạm. Tình hình phạm pháp hình sự giảm, tỷ lệ phá án được nâng cao, đặc biệt phá được đường dây trộm cấp và cướp tài sản với quy mô lớn, đã tạo thêm niềm tin của quần chúng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục phát triển tốt, các cấp, các xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn địa bàn “4 không”; an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ được quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự còn một số mặt cần quan tâm, công tác nắm bắt tình hình, phát hiện, xử lý, ngăn chặn các đối tượng tội phạm từng lúc chưa kịp thời. Một số vụ việc khiếu kiện về đất đai đã được các cấp, các ngành giải quyết, nhưng chưa dứt khoát còn một số vụ việc kéo dài.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm. Các chi, đảng bộ đã xác định được nội dung, phương thức hoạt động và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa chi bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân; xây dựng quy chế hoạt động, phân định rõ trách nhiệm của tập thể cà cá nhân, của cấp ủy viên thường vụ; xác định được mối quan hệ cơ bản giữa cấp ủy và chính quyền, đoàn thể; giữa bí thư và chủ tịch; giữa lãnh đạo và quản lý điều hành. Các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo tuyên truyền giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác vận động quần chúng, công tác tôn giáo, dân tộc đạt và thực hiện đựơc nhiều kết quả. Đã thu hút 66,81% lực lượng quần chúng tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hôi, nghề nghiệp. Đoàn viên, hội viên từng bước tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ (2000 - 2005 ) hết sức quan trọng; kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng và an ninh được giữ vững, lòng tin của nhân dân được nâng cao, làm tiền đề cho Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ bước sang nhiệm kỳ 2005 – 2010, với ý chí cách mạng tiến công “Quyết tâm đưa

……………………………………………………………………36

Page 37: Tải nội dung tại đây

quê hương Long Mỹ anh hùng vượt qua khó khăn trước mắt, đảm bảo phát triển nhanh hơn, giàu hơn, đẹp hơn”.

Tóm lại nhìn suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh có nhiều thuật lợi song cũng có rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long Mỹ quan tâm phát triển kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu tương khá toàn diện, tiêu biểu nhất là mặt kinh tế, văn hóa, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và an ninh quốc phòng…Trong 10 năm đầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long Mỹ tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp. Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, huy động sức dân làm thủy lợi, ngăn mặn, tháo chua sổ phèn, giải quyết khâu tưới tiêu và ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển. Thành quả sản xuất nông nghiệp thời kỳ bao cấp có phát triển, nhưng chậm, không điều, nhưng có ý nghĩa đảm bảo trang trãi lương thực cho cả huyện. Đặc biệt là 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long Mỹ luôn quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở và hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện trong các giai đoạn tiếp theo.

** *

KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆP……………………………………………………………………37

Page 38: Tải nội dung tại đây

I – KẾT LUẬNTrải qua chặng đường lịch sử 30 năm (1975 - 2005) đất nước thanh bình, dưới

sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam tiến hành “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thời gian tuy không dài, nhưng nhân dân ta đã vượt qua hai thời kỳ đầy thách thức rất quan trọng đối với đời sống chính trị của đất nuớc. Đó là thời kỳ những năm đầu sau ngày giải phóng có nhiều phức tạp, do chịu ảnh hưởng nặng nề hậu quả của 30 năm chiến tranh ác liệt để lại; đồng thời liên tiếp bị thiên tai, dịch hại; kẻ thù bao vây cắm vận; ta thực hiện cơ chế “ tập trung quan liêu bao cấp”, các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gò bó chưa thực sự thông thoáng đã làm cho các tầng lớp nhân dân thiếu an tâm, lo lắng, cuộc sống khó khăn, làm giảm niềm tin đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đường lối đổi mới ra đời, đất nước ta bầu trời bừng lên xán lạng, với sức sống mới kỳ diệu, niềm tin mới ở chế độ ta. Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc tiếp theo đã đưa đất nước ta tiến bước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mở cửa hội nhập, đường lối ngoại giao rộng mở, uy thế chính trị ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Long Mỹ nằm trong bối cảnh chung của đất nước, Đảng bộ và nhân dân phấn khởi tin tưởng khi có đường lối đổi mới của Đảng và các Nghị quyết Đại hội Đảng tiếp theo ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Long Mỹ đã phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của địa phương đẩy mạnh và phát triển kinh tế - xã hội; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, giữ vững kỹ cương pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, giữ vững danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền.

Trên cơ sở xác định nguồn lực của địa phương và thế mạnh của huyện, suốt 30 năm qua, nhất là 20 năm đổi mới theo nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ Long Mỹ đã tập trung chỉ đạo sản xuất, thâm canh tăng vụ, từng bước ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng giống mới, kháng sâu rầy, đưa năng sức cây trồng, vật nuôi có giá trị cao; vận động nhân dân làm thủy lợi kết hợp với giao thông, mở ra nhiều ngành nghề mới, kinh doanh mới… xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Bộ mặt nông thôn Long Mỹ có bước khởi sắc biến đổi rõ rệt, từ thực hiện năm “văn hóa xã hội”, năm “cần kiệm xây dựng quê hương tập trung cho cơ sở”, đã làm thay đổi cơ sở hạ tầng. Điện, đường, cầu cống, trường học, trạm y tế… đã được đầu tư xây dựng, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” được sự đồng thuận của nhân dân.

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên như: xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, truyền thông dân số, khuyến nông, khuyến ngư… gia

……………………………………………………………………38

Page 39: Tải nội dung tại đây

đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa được công nhận càng nhiều trong nông thôn. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố tăng cường, dân chủ trong nội bộ Đảng và ngoài nhân dân ngày càng được mở rộng và phát huy, tạo được sự đoàn kết nhất trí về chính trị, tư tưởng và hành động cách mạng trong Đảng và nhân dân.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Long Mỹ mạnh dạn quy hoạch đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ trẻ thế hệ mới trong công cuộc đổi mới của Đảng như: cán bộ chính trị, văn hóa - văn nghệ, giáo dục, y tế, khoa học – kỹ thuật, kinh doanh giỏi… ngày càng đông, xuất thân từ con em của giai cấp công nông hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội. Đó là thành quả cách mạng, đã góp phần với Đảng, Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong điều kiện khó khăn phức tạp, những bước thăng trầm của mấy chục năm qua, nhất là sau những năm đầu đất nước thanh bình, trong giai đoạn cải tạo nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, nhất là trong thời kỳ “ngăn sông cấm chợ”, “giá-lương-tiền”, ruộng đất cào bằng, tập đoàn sản xuất, hợp tác xã hoạt động yếu kém, mang nặng tính hình thức, xa lạ với tập quán sản xuất của nông dân, một số chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước chưa phù hợp thực tế của địa phương, nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Những năm đổi mới, tuy huyện nhà đã vượt qua khó khăn thách thức, vươn lên, về kinh tế có phát triển nhưng chưa vững chắc, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn nhiều khó khăn; khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật còn hạn chế, một bộ phận nhân dân đời sống còn thấp, khả năng tích lũy trong nội bộ chưa nhiều, chưa đáp ứng nguồn lợi đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

Năng lực tổ chức sản xuất còn hạn chế, vai trò kinh tế hợp tác, nhất là hợp tác xã chưa phát huy tác dụng tích cực trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trình độ năng lực lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với thời kỳ mới; còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ khoa học – kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa huyện nhà.

Những tồn tại, thiều sót cần nghiêm khắc đánh giá, uốn nắn sửa chữa kịp thời để tiến lên trong giai đoạn mới. Long Mỹ tiếp tục phát huy những thành tựu trong những năm qua, quyết tâm vượt qua những khó khăn, tập trung cao độ tạo ra sự chuyển biến tích cực, đồng bộ trong các lĩnh vực, trên cơ sở xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, đồng thời phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần cho xã hội. Từ đó, Long Mỹ thực sự chuyển mình vươn lên, mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần cùng với tỉnh Hậu Giang và cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

……………………………………………………………………39

Page 40: Tải nội dung tại đây

văn minh”. Quyết tâm đưa quê hương Long Mỹ anh hùng vượt qua khó khăn trước mắt, đảm bảo “phát triển nhanh hơn, giàu hơn, đẹp hơn”.

II – BÀI HỌC KINH NGHIỆMTừ thực tiễn trong hoạt động và trưởng thành của Đảng bộ huyện Long Mỹ,

có thể rút ra một số bài học về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong 30 năm qua như sau:

Bài học thứ nhất: Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của địa phương.

Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, môi trường muốn lãnh đạo và điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương thì phải nắm vững quan điểm, đường lối, nghị quyết, chính sách của đảng và nhà nước để vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể khách quan một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng giai đoạn, từng thời gian hiện tại của địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của cấp trên có những việc làm được, có những việc làm còn khó khăn vướn mắc phải có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, không chủ quan, nóng dội, chấp hành rập khuôn máy móc mà phải biết vận dụng sáng tạo linh hoạt, phát huy những việc làm được và khắc phục những việc còn cản trở.

Bài học thứ hai: Xây dựng một tinh thần đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi sự lãnh đạo của Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nếu đơn vị, địa phương nào mà nội bộ đoàn kết thống nhất cao thì cho trình độ, năng lực còn hạn chế, nhưng quyết tâm phấn đấu, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân thì hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngược lại, có trình độ năng lực giỏi mà không có sự đoàn kết thống nhất, nội bộ mất đoàn kết, chia bè kéo cánh thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ, dẫn đến mất lòng tin với nhân dân, nhân dân không tính nhiệm. Vì thế nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc khó khăn cũng như thuận lợi, ta càng đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, tạo sự đồng lòng trong nhân dân trở thành một ý chí, là nhân tố quan trọng giữ vững sự ổn định và chính trị, để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đây là bài học thực tiễn của Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ qua 30 năm xây dựng và phát triển.

Bài học thứ ba: Phải tin dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc và phát huy quyền dân chủ trong nhân dân.

Kinh nghiệm thực tế ở nhiều địa phương, nếu nơi nào biết dựa vào dân, tin dân, nắm được dân thì nơi đó xuất hiện nhiều phong trào hành động cách mạng, như: phong trào làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực tiễn hơn 30 năm qua đảng bộ và nhân dân long Mỹ huy động toàn xã hội đóng góp

……………………………………………………………………40

Page 41: Tải nội dung tại đây

công sức, tiền vốn gần 10 ngàn tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng. Có dân là có tất cả, việc gì khó có dân cũng thành công.

Bài học thứ tư: Trong lãnh đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền phải nhất quán, đồng bộ nhịp nhàn và có bản lĩnh quyết đoán kịp thời.

Phát huy tốt vai trò lãnh đạo lãnh đạo của tập thể, cá nhân phụ trách trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Đặc biệt là nêu cao vai trò người lãnh đạo đứng đầu, phải có trách nhiệm cao, tâm quyết, biết phát hu8y nội lực, khai thác thế mạnh, tiềm năng lợi thế của địa phương với tinh thần tự lực, tự cường không trông chờ ỷ lại vào cấp trên; đồng thời nắm chặt tình hình cụ thể trên địa bàn mình phụ trách. Biết tranh thủ thời cơ, tranh thủ sự lãnh đạo giúp đỡ cấp trên, sự đồng thuận bên dưới; thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra uốn nắn rút kinh nghiệm tháo rỡ khó khăn mới phát sinh để có quyết đoán kịp thời đúng lúc. Trong cơ chế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng vai trò tập thể nêu chủ trương là rất quan trọng, song trách nhiệm của người đứng đầu và sự quyết đoán của cấp ủy trong tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất to lớn. Nếu chậm thì mất thời cơ, nếu cùng điều kiện, cùng thời gian nhưng thiếu mạnh dạng quyết đoán, thiếu trách nhiệm, thiếu tập trung vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể thì sự chuyển biến chậm, không để lại dấu ấn trong lịch sử.

Bài học thứ năm: Xuất phát từ thực tế khách quan, tránh chủ quan, làm việc phải theo phương pháp khoa học, kịp thời ứng dụng các tiến bộ khoa học trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội.

Làm việc có phương pháp khoa học vừa rút ngắn thời gian, vừa đem lại kết quả. Như chng1 ta đã biết thời kỳ bao cấp do duy ý chí chủ quan, rập kuo6n trong thời gian dài đã gây nên bất ổn cho tình hình, sản xuất không phát triển, nhân dân không yên tâm, triệt tiêu sức sản xuất và gây nhiều tổn thất. trong thời kỳ đổi mới, lúc đầu do hạn chế về kiến thức khoa học, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường để lại sự thiệt hại không nhỏ. Do đó, vấn đề làm việc phải có phương pháp khoa học có ý nghĩa rất quan trọng. Cho nên vấn đề khảo sát, quy hoạch, nghiên cứu, lắng nghe, tham mưu nhiều chiều, nhiều phía, thẩm định, giám sát trên cơ sở đó mới có quyết định chính sát.

Những bài học thực tiễn rút ra trong 30 năm qua là những hành trang vô cùng quý báu để Đảng bộ và nhân dân Long Mỹ viết tiếp những trang sử vẻ vang hào hùng nhất trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần xây dựng tỉnh nhà trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2010, trong thế kỷ XXI.

PHỤ LỤC I

……………………………………………………………………41

Page 42: Tải nội dung tại đây

BÍ THƯ HUYỆN UỶ LONG MỸ TRONG THỜI KỲXÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 2005).

_____

Đồng chí Tô Văn Tiên, sinh năm 1937, tại xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang), giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy lần thứ I (11/1974 – 11/1977); lần II từ (2/1982 – 1985).

Đồng chí Nguyễn Công Danh, sinh năm 1929, tại xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, giữ chức vụ Bí thư Huyện uỷ lần thứ I ( 1977 – 1980); lần II (5/1980 – 1982).

Đồng chí Lữ Minh Chánh, sinh năm 1937, tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang), giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy lần thứ I (9/1986 – 1988); lần II (1989 – 12/1990).

Đồng chí Huỳnh Ngọc Lành, sinh năm 1947, tại xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang), giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy lần thứ I (1991– 1995); lần II (1996 – 2000).

Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng, sinh năm 1954, tại xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang), giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy (2000 – 2003).

……………………………………………………………………42

Page 43: Tải nội dung tại đây

Đồng chí Phạm Ngọc Hùng, sinh năm 1952, tại xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang), giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy lần thứ I( 01/2004 – 2006); lần II ( 2006 – 2009).

……………………………………………………………………43

Page 44: Tải nội dung tại đây

PHỤ LỤC II

PHÓ BÍ THƯ HUYỆN UỶ LONG MỸ TRONG THỜI KỲXÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 2005).

Thời gian Họ và tên Phụ trách

(1974 -1977) Lữ Minh Chánh Thường trực

(1978 – 1980)

Lâm Quang Ngọc Thường trực

Đinh Công Luận Chủ tịch UBND

Trần Văn Tốt (Hai Thanh) (phụ trách xã điểm Vị Thanh)

(1980 – 1982)Bùi Bạch Quang (Năm Tuấn) Thường trực

Tô Văn Tiên Chủ tịch UNBD (1979 – 1981)

(15/2/1982)Nguyễn Thị Tuyết Thường trực

Nguyễn Văn Mạnh Chủ tịch UBND

(1983 – 1985)Nguyễn Thị Tuyết Thường trực

Đồng Quang Năm Chủ tịch UBND

(1986 – 1988)Nguyễn Thị Tuyết Thường trực

Huỳnh Ngọc Lành Chủ tịch UBND

(1989 – 1990)Lê Thanh Tống Thường trực

Huỳnh Ngọc Lành Chủ tịch UBND

(1991 – 1995)Nguyễn Thanh Hùng Thường trực

Huỳnh Phong Tranh Chủ tịch UBND

(1996 – 2000) Nguyễn Thanh Hùng Thường trực

……………………………………………………………………44

Page 45: Tải nội dung tại đây

Nguyễn Thanh Tâm Chủ tịch UBND

(2000 – 2005)Phạm Ngọc Hùng Thường trực

Nguyễn Thanh Tâm Chủ tịch UBND

PHỤ LỤC IIIBAN CHẤP HÀNH QUA CÁC THỜI KỲ

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ III ( 1983 -1985)1. Tô Văn Tiên Bí thư Huyện ủy2. Nguyễn Thị Tuyết Phó Bí thư Huyện ủy3. Nguyễn Văn Mạnh Ủy viên BTV4. Đồng Quang Năm //5. Lê Quang Hạnh //6. Trần Thanh Vân //7. Lư Văn Kiệt //8. Nguyễn Thị Nguyệt //9. Lê Thanh Tống //10. Trần Công Đáng //11. Nguyễn Thanh Bình Huyện ủy viên12. Hoàng Xuân Diễn //13. Trần Hữu Thâu //14. Phạm Văn Tám //15. Đinh Văn Lên //16. Phan Quang Đàm //17. Nguyễn Thành Văn //18. Danh Bông //19. Nguyễn Quốc Việt //20. Võ Việt Hùng //21. Đồng Quang Minh //22. Trương Văn Xiếu //23. Phan Văn Hên //24. Phạm Minh Nữa //

……………………………………………………………………45

Page 46: Tải nội dung tại đây

25. Nguyễn Minh Cảnh //26. Nguyễn Thị Hai //27. Lê Hồng Phương //28. Lê Văn Biên //29. Nguyễn Thanh Hồng //30. Bùi Thị Chính //31. Nguyễn Thanh Hùng //32. Phạm Hồng Ân Ủy viên dự khuyếtDANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ IV (1986 – 1988)1. Lữ Minh Chánh - Bí thư 2. Nguyễn Thị Tuyết - Phó Bí thư 3. Đồng Quang Năm //4. Huỳnh Anh Duyệt //5. Nguyễn Thanh Bình //6. Nguyễn Thanh Hùng //7. Lê Việt Hùng //8. Đinh Văn Lên //9. Huỳnh Ngọc Lành //10. Nguyễn Thị Nguyệt //11. Bùi Thị Chính Huyện ủy viên12. Nguyễn Minh Cảnh //13. Nguyễn Thanh Cần //14. Hoàng Xuân Diễn //15. Nguyễn Hoàng Vân //16. Trần Công Đáng //17. Hồ Văn Hiến //18. Võ Việt Hùng //19. Võ Việt Hồng //20. Phạm Ngọc Hùng //21. Đặng Thị Lệ //22. Võ Thị Lượm //

……………………………………………………………………46

Page 47: Tải nội dung tại đây

23. Đồng Quang Minh //24. Nguyễn Quốc Thanh //25. Mai Hồng Thuận //26. Lê Minh Thường //27. Nguyễn Thành Văn //28. Dương Văn Xiếu //29. Nguyễn Tuấn Kiệt //30. Nguyễn Văn Bâng //31. Huỳnh Phong Tranh //32. Đồng Chí Thắng //33. Nguyễn Thanh Hồng //34.Nguyễn Văn Bảy ủy viên dự khuyết35. Lương Tấn Dũng //36. Phan Văn Đàm //37. Võ Văn Đệ //38. Nguyễn Tấn Thành //39. Nguyễn Quốc Việt //40. Huỳnh Văn Vĩnh //DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ V (1989 – 1990)1. Đồng chí Lữ Minh Chánh - Bí thư 2. Đồng chí Lê Thanh Tống - Phó Bí thư 3. Đồng chí Huỳnh Ngọc Lành - Phó Bí thư4. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Thường vụ Huyện ủy5. Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt //6. Đồng chí Đinh Văn Lên //7. Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng //8. Đồng chí Lê Việt Hùng //9. Đồng chí Phạm Minh Nữa //10. Đồng chí Huỳnh Phong Tranh //11. Đồng chí Nguyễn Thanh Hồng //12. Đồng chí Võ Việt Hùng Huyện ủy viên chính thức

……………………………………………………………………47

Page 48: Tải nội dung tại đây

13. Đồng chí Nguyễn Thanh Tâm //14. Đồng chí Phạm Ngọc Hùng //15. Đồng chí Nguyễn Thanh Cần //16. Đồng chí Nguyễn Văn Bâng //17. Đồng chí Phan Văn Hên //18. Đồng chí Nguyễn Văn Bảy //19. Đồng chí Nguyễn Thanh Bảnh //20. Đồng chí Võ Thị Lượm //21. Đồng chí Đặng Thị Lệ //22. Đồng chí Lê Hồng Hương //23. Đồng chí Nguyễn Văn Khiêm //24. Đồng chí Lương Tấn Dũng //25. Đồng chí Mai Hồng Thuận //26. Đồng chí Trịnh Phong Phú //27. Đồng chí Nguyễn Minh Trường //28. Đồng chí Huỳnh Văn Vĩnh //29. Đồng chí Nguyễn Minh Sử //30. Đồng chí Nguyễn Trung Thành //31.Đồng chí Võ Nam Vốn //32. Đồng chí Trần Công Đáng //33. Đồng chí Nguyễn Hùng Cường //34. Đồng chí Hồ Văn Hiến ủy viên dự khuyết35. Đồng chí Bùi Thị Chính //36. Đồng chí Nguyễn Quốc Thanh //DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ VI (1991 – 1995). Đồng chí Huỳnh Ngọc Lành - Bí thư 2. Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng - Phó Bí thư 3. Đồng chí Huỳnh Phong Tranh - Phó Bí thư4. Đồng chí Lê Thanh Tống Thường vụ Huyện ủy5. Đồng chí Phạm Minh Nữa //6. Đồng chí Lê Việt Hùng //

……………………………………………………………………48

Page 49: Tải nội dung tại đây

7. Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt //8. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết //9. Đồng chí Nguyễn Thanh Tâm //10. Đồng chí Nguyễn Thanh Hồng //11. Đồng chí Nguyễn Văn Khiêm //12. Đồng chí Phạm Ngọc Hùng Huyện ủy viên chính thức13. Đồng chí Đặng Thị Lệ //14. Đồng chí Lương Tấn Dũng //15. Đồng chí Huỳnh Văn Vĩnh //16. Đồng chí Nguyễn Văn Bâng //17. Đồng chí Mai Hồng Thuận //18. Đồng chí Nguyễn Văn Bảy //19. Đồng chí Nguyễn Thanh Bảnh //20. Đồng chí Võ Nam Vốn //21. Đồng chí Nguyễn Thanh Cần //22. Đồng chí Nguyễn Trung Thành //23. Đồng chí Trịnh Phong Phú //24. Đồng chí Nguyễn Minh Sử //25. Đồng chí Nguyễn Thanh Bảnh //26. Đồng chí Nguyễn văn Bảy //27. Đồng chí Nguyễn Minh Trường //28. Đồng chí Võ Việt Hùng //29. Đồng chí Nguyễn Quốc Thanh //30. Đồng chí Nguyễn Thanh Quyền //31.Đồng chí Lê Bé Năm //32. Đồng chí Nguyễn Hoàng Vân //33. Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng //34. Đồng chí Nguyễn Tuấn Kiệt //35. Đồng chí Hà Văn Trường //36. Đồng chí Danh Thị Dạt //

……………………………………………………………………49

Page 50: Tải nội dung tại đây

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ VII (1996 – 2000)1. Đồng chí Huỳnh Ngọc Lành - Bí thư2. Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng - Phó Bí thư3. Đồng chí Nguyễn Thanh Tâm - Phó Bí thư4. Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Ủy viên Thường vụ 5. Đồng chí Nguyễn Thanh Cần //6. Đồng chí Phạm Ngọc Hùng //7. Đồng chí Phạm Minh Nữa //8. Đồng chí Huỳnh Văn Vĩnh //9. Đồng chí Nguyễn Hoàng Vân //10. Đồng chí Nguyễn Văn Bâng //11. Đồng chí Đặng Thị Lệ //12. Đồng chí Lê Văn Năm Ủy viên BCH 13. Đồng chí Mai Hồng Thuận //14. Đồng chí Nguyễn Trung Thành //15. Đồng chí Trịnh Phong Phú //16. Đồng chí Nguyễn Văn Bảy //17. Đồng chí Nguyễn Văn Trường //18. Đồng chí Nguyễn Văn Quyền //19. Đồng chí Nguyễn Văn Kiệt //20. Đồng chí Võ Đình Quế //21. Đồng chí Duy Thị Lệ //22. Đồng chí Bùi Văn Thắng //23. Đồng chí Nguyễn Văn Giang //24. Đồng chí Nguyễn Văn Tho //25. Đồng chí Đặng Văn Quốc //26. Đồng chí Trần Văn Bé //27. Đồng chí Trần Thanh Giang //28. Đồng chí Hồ Chí Dậu //29. Đồng chí Lâm Văn Quới //30. Đồng chí Lê Văn Be //

……………………………………………………………………50

Page 51: Tải nội dung tại đây

31. Đồng chí Huỳnh Chí Nguyện //32. Đồng chí Trịnh Xuân Nguyên //33. Đồng chí Lê Kim Thủy //34. Đồng chí Lê Thanh Hoàng //35. Đồng chí Võ Quang Trung //DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ VIII (2000 -2005)1. Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng - Bí thư 2. Đồng chí Phạm Ngọc Hùng - Phó Bí thư3. Đồng chí Nguyễn Thanh Tâm - Phó Bí thư4. Đồng chí Trần Văn Bé Ủy viên Ban Thường vụ5. Đồng chí Nguyễn Tuấn Kiệt //6. Đồng chí Nguyễn Văn Giang //7. Đồng chí Mai Hồng Thuận //8. Đồng chí Lâm Quang Tố //9. Đồng chí Nguyễn Thanh Cần //10. Đồng chí Lê Văn Năm //11. Đồng chí Huỳnh Chí Nguyện Ủy viên Ban Chấp hành 12. Đồng chí Lê Thanh Hoàng //13. Đồng chí Bùi Văn Thắng //14. Đồng chí Huỳnh Thanh Minh //15. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng //16. Đồng chí Nguyễn Văn Chiến //17. Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn //18. Đồng chí Lâm Văn Quới //19. Đồng chí Nguyễn Tấn Thành //20. Đồng chí Võ Quang Trung //21. Đồng chí Nguyễn Chí Hòa //22. Đồng chí Võ Đình Quế //23. Đồng chí Nguyễn Văn Bảy //24. Đồng chí Lê Văn Be //25. Đồng chí Nguyễn Trung Thành //

……………………………………………………………………51

Page 52: Tải nội dung tại đây

26. Đồng chí Lê Kim Thủy //27. Đồng chí Võ Thành Tài //28. Đồng chí Lê Hữu Phước //29. Đồng chí Nguyễn Hiếu Lâm //30. Đồng chí Võ Minh Như //31. Đồng chí Văn Thế Ý //32. Đồng chí Nguyễn Văn Nhân //33. Đồng chí Đặng Thị Lệ //

……………………………………………………………………52

Page 53: Tải nội dung tại đây

MỤC LỤC

Lời nói đầu Trang 5

CHƯƠNG I:ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN LONG MỸ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG TRONG 10 ĐẦU SAU GIẢI PHÓNG

(5/1975 – 12/1985) _____

I – THỰC TRẠNG HUYỆN LONG MỸ NGAY SAU NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, GIẢI PHÓNG HUYỆN NHÀ ( ngày 1/5/1975)

II - ĐẢNG BỘ LONG MỸ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ( 5/ 1975 - 1977)

III. HUYỆN LONG MỸ XÂY DỰNG KINH TẾ - XÃ HỘI THEO CƠ CHẾ MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1978 – 1985)

CHƯƠNG II:ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN LONG MỸ MỸ THỰC HIỆN

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 – 1990)

1. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 19882. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh thực hiệc công cuộc đổi mới

(1989 – 1990)CHƯƠNG III:

HUYỆN LONG MỸ TIẾP TỤC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚIĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

(1991 – 2005)

I – ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN BẮT TAY VÀO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1991 – 1995)

……………………………………………………………………53

Page 54: Tải nội dung tại đây

II – ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2000)

III – ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI THÚC ĐẨY GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG (2001 – 2005)

KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I – KẾT LUẬNII – BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Phụ lục Danh sách Bí thư Huyện ủy Long Mỹ (1975 – 2005).Danh sách Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Long Mỹ (1975 – 2005).Danh sách Ban chấp hành Huyện ủy Long Mỹ (1975 – 2005).

……………………………………………………………………54

Page 55: Tải nội dung tại đây

Chỉ đạo Biên soạn và sản xuấtBan Thường vụ Huyện ủy Long Mỹ

Biên soạnBan Tuyên giáo Huyện ủy Long Mỹ

Biên tậpNguyễn Trung Vinh

Trần Văn Thiệu

Tư liệu lịch sửCó sự đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí trong

Ban Chấp hành Huyện ủy và cán bộ, các ban, ngành huyện

Ảnh tư liệuBan Tuyên giáo, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Long Mỹ

Hoàng Hà (sưu tầm)

……………………………………………………………………55