94
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------- NGUYỄN THỊ KIM CHI TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2009

Tailieu.vncty.com tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com/index.php

Citation preview

Page 1: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

--------------------

NGUYỄN THỊ KIM CHI

TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA

NAM CAO TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thái Nguyên - 2009

Page 2: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

--------------------

NGUYỄN THỊ KIM CHI

TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA

NAM CAO TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC

Chuyªn ngµnh: Ng«n ng÷ häc

M· sè: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS NguyÔn V¨n Léc

Thái Nguyên - 2009

Page 3: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn i

Mục lục Trang

Danh mục các bảng

A. MỞ ĐẦU ................................................................................................... i

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................... 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3

4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 4

4.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 4

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 5

5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 5

6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6

6.1. Về mặt lý luận .................................................................................... 6

6.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................. 6

7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 6

B. NỘI DUNG ............................................................................................... 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 7

1.1. Khái quát về tình thái ....................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm về tình thái ..................................................................... 7

1.1.2. Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái ......................... 10

1.1.3 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái ...................................... 14

1.1.4. Phân loại tình thái .......................................................................... 16

1.1.5. Phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan ..................... 18

1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt ................................ 19

1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt ................................... 20

1.2.2. Về tên gọi của tiểu từ tình thái ....................................................... 22

1.2.3 Phân loại tiểu từ tình thái ................................................................ 22

1.2.4 Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt ............................. 26

1.3 Lý thuyết về ngữ dụng học .............................................................. 27

1.3.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ ....................................................... 27

1.3.2 Lý thuyết về lập luận ...................................................................... 32

Page 4: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ii

1.3.3 Lý thuyết về hội thoại ..................................................................... 34

CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM

CAO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA ................. 38

2.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ

pháp. ............................................................................................................ 38

2.1.1. Các kiểu tiểu từ tình thái được phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ... 38

2.1.2. Tiểu kết .......................................................................................... 44

2.1.3 Căn cứ vào vị trí của tiểu từ tình thái trong phát ngôn .................... 45

2.2 Khả năng kết hợp của các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam

Cao ............................................................................................................... 51

2.2.1 Khả năng kết hợp của nhóm tiểu từ tình thái với các yếu tố cấu tạo

câu (phát ngôn) ..................................................................................................... 52

2.2.2 Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái .................... 57

2.3 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ

nghĩa ............................................................................................................ 64

2.3.1 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với hiện thực khách

quan ...................................................................................................................... 64

2.3.2 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe .. 69

CHƢƠNG 3. TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM

CAO NHÌN TỪ GÓC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC ..................................... 74

3.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với việc đánh dấu các

hành vi ngôn ngữ .......................................................................................... 74

3.1.1 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi ............................................ 75

3.1.2 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến .................................. 87

3.1.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định............................... 93

3.1.4 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định ................................... 94

3.1.5 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phản đối ................................... 96

3.2 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng định

hướng lập luận.............................................................................................. 97

3.2.1 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận +r .............................. 98

3.2.2 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r ............................. 101

Page 5: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn iii

3.3 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng

đánh dấu lời dẫn nhập, lời hồi đáp trong cặp thoại...................................... 103

3.3.1 Các tiểu từ tình thái đánh dấu lời dẫn nhập ( hành vi dẫn nhập) ... 103

3.3.2 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng đánh

dấu hành vi hồi đáp ............................................................................................. 108

3.4 Các tiểu từ tình thái với chức năng thể hiện vị thế của các nhân vật

giao tiếp ..................................................................................................... 111

3.4.1 Các tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế cao ......... 112

3.4.2. Tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp ............ 118

3.4.3 Tiểu từ tình thái biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế ngang bằng .... 120

3.5. Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng bộc lộ

hoàn cảnh giao tiếp ..................................................................................... 122

3.5.1 Tiểu từ tình thái thể hiện cuộc giao tiếp ở hoàn cảnh giao tiếp trang

trọng .................................................................................................................... 122

3.5.2 Tiểu từ tình thái thể hiện hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng .. 124

3.6 Tiểu từ tình thái và vấn đề chủ thể sử dụng........................................... 126

C. KẾT LUẬN .......................................................................................... 132

Tài liệu tham khảo

Tư liệu trích dẫn

Page 6: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn iv

Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Bảng tổng số tiểu từ tình thái có cấu tạo là từ đơn sử dụng

trong tác phẩm của Nam Cao ................................................................ 41

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao

phân loại theo cấu tạo ........................................................................... 44

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân loại tiểu từ tình thái trong tác phẩm của

Nam Cao theo vị trí .............................................................................. 50

Bảng2.4: Bảng tổng hợp tổ hợp tiểu từ tình thái khuôn 2 thành tố trong

tác phẩm của Nam Cao ......................................................................... 60

Bảng 3.1: Tổng hợp tiểu từ tình thái biểu thị hành vi hỏi trong tác phẩm

của Nam Cao ........................................................................................ 81

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp tiểu từ tình thái biểu thị vị thế của nhân vật

giao tiếp trong tác phẩm của Nam Cao 121

Page 7: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2

quát về lớp từ này. Có thể kể ra các tác giả và các công trình nghiên cứu về

tình thái trong ngôn ngữ như: Ch.Bally (Ngôn ngữ học đại cương và ngôn

ngữ học Pháp) Bản dịch của Phan Ngọc - Tài liệu đánh máy của Viện ngôn

ngữ học Việt Nam)), Cao Xuân Hạo (Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức

năng), Nguyễn Minh Thuyết (Thành phần câu tiếng Việt), Đỗ Hữu Châu (Đại

cương ngôn ngữ học), Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt phổ

thông),v.v…

Tuy nhiên, ở những công trình nghiên cứu nên trên, các tác giả đã đưa ra

các khái niệm và cách phân loại về tình thái chưa thực sự thống nhất. Hơn

nữa, do mục đích nghiên cứu riêng của các công trình nên các tác giả mới chỉ

đề cập đến vấn đề tình thái ở mức độ sơ lược và khái quát.

Trong phạm trù tình thái nói chung, có lớp tiểu từ tình thái cũng được

các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm, với những phương diện và cách thức

riêng, với các tên gọi khác nhau. Trong "Việt Nam Văn phạm", Bùi Đức Tịnh

gọi từ loại đang xét là "ngữ khí thán từ". Ở đây các tác giả chỉ đề cập đến 2

tiểu từ tình thái của tiếng Việt là "ạ" và "nhé", với nhận xét sơ lược. Các nhà

nghiên cứu: Nguyễn Kim Thản, Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê dùng

chung khái niệm "Ngữ khí từ", tuy hình thức không giống nhau nhưng có

cùng một nội dung. Trong "Việt Nam Văn phạm" Trần Trọng Kim lại dùng

thuật ngữ "Trợ từ ngữ khí", Hoàng Tuệ gọi là "Tiểu từ hậu khí". Một số nhà

nghiên cứu khác lại có những tên gọi khác. Lê Văn Lý gọi đây là "Phụ từ cảm

thán". "Trợ từ" là cách gọi của tác giả: Hồ Lê, Hoàng Văn Thung trong "Ngữ

Pháp tiếng Việt", Đái Xuân Ninh trong "Hoạt động của từ tiếng Việt" cũng đề

cập đến từ loại này với những tên gọi theo quan niệm của riêng mình là "từ

đệm cuối câu". Dù các nhà nghiên cứu định danh cho từ loại này bằng những

thuật ngữ khác nhưng về bản chất chúng đều có chung nội dung ý nghĩa. Đến

Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Biên, Phan Mạnh

Page 8: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 8

Tác giả đã dẫn và phân tích một loạt ví dụ để phân biệt hai yếu tố nghĩa

nói trên, chẳng hạn:

Ví dụ: (1) Em đi.

(2) Em đi nhé!

(3) Em đi à?

(4) Em đi đi!

(5) Em đã đi đâu.

Các phát ngôn vừa dẫn đều có chung một nội dung mệnh đề là Em đi.

Song mỗi phát ngôn lại có một ý nghĩa tình thái riêng, cụ thể: phát ngôn (1)

không có tiểu từ tình thái cuối câu là tình thái miêu tả; Ở phát ngôn (2) có từ

nhé thể hiện tình thái thông báo, ý chào, tạm biệt với sắc thái tình cảm thân

mật. Ở phát ngôn (3) từ à thể hiện tình thái nghi vấn và sự quan tâm của

người nói đối với người nghe. Ở phát ngôn (4) tình thái đi thể hiện mệnh lệnh,

giục giã. Ở phát ngôn (5) là tình thái phủ định đối với một nhận định đã được

đưa ra ở phát ngôn trước.

Cuối cùng Ch.Bally đã định nghĩa:"Tình thái là thái độ của người nói

được biểu thị đối với sự việc hay trạng thái được diễn đạt trong câu"

b) N. Chomsky [52]

Chomsky quan niệm rằng: câu bao giờ cũng là câu tường thuật hay câu

nghi vấn hoặc câu mệnh lệnh cho nên chúng chỉ khác nhau ở tính tình thái của

câu. Theo N. chomsky, tình thái tường thuật, nghi vấn hay mệnh lệnh là tình

thái bắt buộc trong câu. Ngoài ra câu còn có thể có một tình thái khác là tình

thái tuỳ nghi, gồm những yếu tố thể hiện sự thừa nhận, phủ nhận, chủ động, bị

động, nhấn mạnh,v.v...

Như vậy, so với quan điểm của Ch. Bally thì Noam Chomsky không

xét đến thái độ tình cảm của người nói đối với hiện thực hay đối với người

Page 9: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 9

nghe, mà ông chỉ xét đến các yếu tố có ý nghĩa phân biệt các kiểu câu theo

mục đích nói.

c) J. Lyon [54]

Theo J. Lyon, một câu thường tồn tại 3 kiểu nghĩa tình thái cơ bản là:

+ Tình thái tất yếu và khả năng: Loại tình thái này bắt nguồn từ sự phân

chia của các nhà logic.

+ Tình thái nhận thức: Là kiểu tình thái liên quan đến tính thực tế, tính

hiện thực

+ Tình thái nghĩa vụ: Liên quan đến trách nhiệm.

Từ quan điểm này, tác giả đưa ra định nghĩa về tình thái: "Tình thái là

thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay sự tình

mà mệnh đề đó miêu tả".

Quan niệm về tình thái của J. Lyon không tính đến thái độ của người

nói đối với người nghe - người tiếp nhận phát ngôn, diễn ngôn.

d) Cao Xuân Hạo [26]

Cao Xuân Hạo quan niệm rằng: Trong logic học, nội dung của một

mệnh đề được chia làm 2 phần là ngôn liệu và tình thái với cách hiểu như sau:

- Ngôn liệu :"Tức là cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ logic) và các

tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng". [Cao Xuân Hạo,

Tiếng Việt- sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KH XH, 1991, Tr50].

- Tình thái là "Cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối quan hệ ấy

là có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực),

là tất yếu hay không tất yếu, là có thể có được hay không thể có được".

Cách hiểu về tình thái như trên mới chỉ dừng lại ở thái độ của người

nói đối với hiện thực như J. Lyon.

Ngoài những quan điểm của các tác giả kể trên, còn nhiều quan niệm

của các nhà ngôn ngữ học khác như quan điểm của: M.V. Liapon, E.M.

Page 10: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 11

+ Ta ghép với tiểu từ tình thái "à" ta sẽ có kiểu câu nghi vấn: "Mẹ đi

chợ à?".

+ Ta ghép với tiểu từ tình thái "đi" ta sẽ được kiểu câu cầu khiến "Mẹ

đi chợ đi!".

- Chức năng biểu thị thái độ tình cảm của người nói:

Ta có phát ngôn (7) và (8) như sau:

(7) Mưa thế mà to.

(8) Cơn mãi mà không mưa.

Ở phát ngôn (7), ngoài nội dung mệnh đề mưa to ta thấy phát ngôn còn

có cả thái độ của người nói kèm theo là sự ngạc nhiên trước việc "mưa to". Ở

phát ngôn (8), ngoài nội dung mệnh đề trời có cơn nhưng không mưa ta còn

thấy thái độ mong mỏi, chờ đợi "trời mưa" của người nói.

- Chức năng xác định một số kiểu hành vi ngôn ngữ:

Các phương tiện biểu thị tình thái không chỉ có chức năng tạo kiểu câu

hay bộc lộ thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe. Chúng

còn có chức năng đánh dấu các hành vi, ngôn ngữ. Chẳng hạn, tiểu từ tình

thái "à', "ư" thường đi kèm đánh dấu hành vi hỏi, tiểu từ nhé thường đánh dấu

hành vi hỏi hoặc hành vi khuyên, tiểu từ quá đánh dấu hành vi khen hay hành

vi biểu cảm, v.v...

Ví dụ: (9) Anh về đấy ư?

(10) Anh về đấy à?

Hay từ tình thái "đi" thường đánh dấu hành vi cầu khiến như ở ví dụ

(11) dưới đây:

Ví dụ: (11) Anh về đi!

- Chức năng thiết lập quan hệ giao tiếp:

Page 11: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 12

Một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chức

năng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trong

phát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe.

Chẳng hạn, so sánh phát ngôn (12) và (13) dưới đây thì thấy sự khác

nhau giữa chúng chỉ là phần thể hiện thái độ của người nói đối với hiện thực

được nói đến trong phát ngôn:

Ví dụ (12): Trời mưa.

(13): Trời lại cứ mưa (mãi).

Ví dụ (12), không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với hiện thực

"trời mưa", còn ở ví dụ (13), người nói thể hiện thái độ bực bội trước hiện

thực "Trời mưa" kéo dài.

Tương tự, ở ví dụ (14) và (15), cùng một hiện thực được nói tới nhưng

nhờ sử dụng các phương tiện tình thái khác nhau mà ta nhận ra thái độ của

người nói đối với hiện thực ở hai phát ngôn này không giống nhau:

Ví dụ (14): Bây giờ đã 8h rồi.

(15): Bây giờ mới 8h thôi.

Các từ tình thái đã, rồi ở ví dụ (14) thể hiện người nói đánh giá thời

điểm (8h) là thời điểm đã muộn so với một cái mốc thời gian cần làm một

việc gì đó. Còn các từ tình thái mới, thôi ở ví dụ (15) lại thể hiện quan điểm

ngược lại của người nói trước hiện thực (8h): Thời điểm 8h là thời điểm còn

sớm so với cái mới thời gian cần làm việc gì đó.

Các phương tiện tình thái không chỉ có giá trị bộc lộ thái độ đánh giá

của người nói đối với hiện thực được nói trong phát ngôn mà còn thể hiện cả

thái độ của người nói đối với người nghe, tức người tiếp nhận phát ngôn. Có

thể thấy điều vừa nói qua ví dụ (16) và (17).

Ví dụ (16): Cơm chín đâu mà chín.

(17): Cơm chưa chín ạ.

Page 12: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 13

Thái độ của người nói thể hiện ở phát ngôn (16) là thái độ thiếu tôn trọng

đối với người nghe, còn thái độ của người nói đối với người nghe thể hiện ở

phát ngôn (17) là thái độ tôn trọng, kính trọng. Nhận biết được thái độ của

người nói đối với người nghe như vùa phân tích là nhờ các phương tiện tình

thái được sử dụng ở 2 phát ngôn này khác nhau: phát ngôn trong ví dụ (16)

thể hiện ý nghĩa tình thái qua hiểu cấu trúc ý nghĩa tình thái ở phát ngôn (17)

được thể hiện qua tiểu từ "ạ"

- Chức năng định hướng lập luận

Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thể hiện

thái độ của người nói với hiện thực với người nghe vv.. còn có chức năng

định hướng lập luận.

Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải do

nội dung của các sự hiện nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các

từ lập luận - tức các yếu tố tình thái.

Các ví dụ (18) (19) có hướng lập luận ngược chiều bởi các phương tiện

tình thái được sử dụng ở đây tiềm ẩn ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: (18) Bao gạo này chỉ 5kg thôi

Ví dụ: (19) Bao gạo này những 5kg cơ

Ở ví dụ (18) "chỉ …thôi" hàm chỉ ý nghĩa đối tượng (gạo) được nói đến

trong phát ngôn là ít và nhẹ đối với ai đó.

Ở ví dụ (19) "những …cơ" lại hàm chỉ đối tượng (gạo) được nói đến

trong phát ngôn là nhiều và nặng đối với ai đó.

Nên coi 2 phát ngôn vừa dẫn là 2 luận cứ và cho nối kết với 2 kết luận:

xác định hoặc không xác định thì luận cứ nói trong ví dụ (18) chỉ nối được với

kết luận "xách được", còn luận cứ ở ví dụ (19) chỉ có thể nói với kết luận

"không xách được"

Hai lập luận giả định có thể diến đạt như ở ví dụ (20) và (21)

Page 13: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 15

Tương tự, một phát ngôn có hình thức tường thuật nhưng được phát âm

với ngữ điệu khác nhau cũng cho ta các kiểu câu khác nhau. Hãy thử so sánh

3 phát ngôn sau đây:

Ví dụ (22): Thắng cai được ma tuý.

(22a): Thắng cai được ma tuý (rồi). Phát ngôn với ngữ điệu đi

lên cho ta phát ngôn có đích ở lời là hỏi.

(22b): Thắng cai được ma tuý (rồi). Phát ngôn kéo dài giọng ở

một số âm tiết: Thắng, cai, ma tuý ta sẽ được một phát ngôn có đích là hành

vi biểu cảm (bộc lộ)

Ngoài ngữ điệu, nhấn giọng vào một điểm nào đó trong phát ngôncũng

thể hiện được ý nghĩa tình thái thuộc cấp độ ngữ âm - âm vị.

Tóm lại, ngữ điệu là một trong những phương tiện thể hiện ý nghĩa tình

thái trong phát ngôn. Ngoài ngữ điệu, điểm nhấn cũng là một phương tiện ngữ

âm biểu thị ý nghĩa tình thái.

Luận văn này không quan tâm đến các phương tiện thể hiện ý nghĩa

tình thái này.

b) Ý nghĩa tình thái đƣợc thể hiện qua các phƣơng tiện từ vựng

Có thể nói, từ là một loại phương tiện thể hiện ý nghĩa tình thái trong

phát ngôn có hiệu quả và thường gặp hơn cả. Những lớp từ được sử dụng để

biểu thị tính tình thái trong tiếng Việt có thể là động từ, phụ từ, tiểu từ, trợ từ,

thán từ, v.v... Dưới đây là một số ví dụ về các lớp từ này.

- Động từ tình thái: muốn, toan, định, tin,v.v...

- Phụ từ tình thái: đã, sẽ, đang, vẫn, cứ, còn, v.v...

- Tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, chằn, chắc, chẳng, v.v...

- Trợ từ: ngay, cả, chính, đích, v.v...

- Thán từ: ôi, ối, chà, chao ôi, v.v...

Page 14: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 17

sự phân biệt được ngữ pháp hoá". Do vậy, tình thái của hành động phát ngôn ở

đây thuộc lĩnh vực dụng pháp.

- Về kiểu tình thái của lời phát ngôn: Ông cho rằng "Thuộc cái nội

dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay

câu hỏi) nó liên quan tới thái độ của người nói đối với điều mình nói ra hoặc

đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề".

Như vậy, theo cách hiểu này, tình thái của lời phát ngôn là một phần

của bình diện nghĩa học.

b) Ý kiến của tác giả J.Lyons. [Dẫn theo 54, tr11].

J.Lyons đã nêu ra ba loại tình thái, tình thái tất yếu, và khả năng, tình

thái nhận thức và tình thái nghĩa vụ.

- Tình thái tất yếu và khả năng: đây là kiểu tình thái bắt nguồn từ sự

phân chia của các nhà logic. Ví dụ:

(23) Hà có thể làm được bài tập này .

- Tình thái nhận thức: Kiểu tình thái này liên quan đến tính thực tế, tính

hiện thực. Ví dụ:

(24) Ngôi trường này đẹp và rộng quá!

- Tình thái nghĩa vụ: là kiểu tình thái liên quan đến trách nhiệm. Ví dụ:

(25) Mẹ hứa sẽ cho tôi đi chơi vườn bách thú.

c) Ý kiến của tác giả M.V.Lyapon. [Dẫn theo 54, tr.11].

Ông chia tình thái ra làm hai loại: tình thái khách quan và tình thái chủ quan.

- Theo M.V. Lyapon, tình thái khách quan là kiểu tình thái thể hiện mối quan

hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính và phi hiện thực

tính. Tình thái khách quan là dấu hiệu tất yếu của một phát ngôn bất kỳ.

Cách hiểu này cho thấy tình thái khách quan ccó liên quan đến vấn đề

đúng sai của logic học.

Page 15: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 21

tình cảm rất tế nhị đi kèm và dễ biến động trong mối quan hệ với từ, tổ hợp từ

mà chúng đi kèm"

"Tiểu từ tình thái là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể

phát ngôn với một nội dung phản ánh; hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn

với nội dung phản ánh"[6, Tr144]

Trong định nghĩa vê tiểu từ tình thái nêu trên, tác giả Diệp Quang Ban

lại định nghĩa chúng thiên về ngữ nghĩa (biểu thị quan hệ chủ thể phát ngôn

với nội dung phản ánh, quan hệ với đối tượng tiếp ngôn). Nội hàm của khái

niệm này chưa thể hiện hết được chức năng ngữ dụng và ngữ pháp của các

tiểu từ tình thái khi chúng đi vào hoạt động.

e) Nguyễn Thị Lƣơng [39]

Trong luận án của mình, tác giả cũng đã dẫn ra khái niệm về tiểu từ

tình thái của F. Keifer làm căn cứ cơ sở cho luận án như sau:

“Tiểu từ tình thái là những tiểu từ có hiệu lực tạo tính tình thái”

Tác giả cũng đã tổng hợp và chia chúng thành 3 nhóm chính.

- Các tiểu từ như: à, ư, nhỉ,... thường có hiệu lực tạo tình thái nghi vấn,

tạo câu hỏi cần có sự giải đáp.

- Các tiểu từ như: đi, nào, thôi… thường có hiệu lực tạo tính tình thái

cầu khiến, bày tỏ mong muốn của người phát ngôn đối với người nghe.

- Các tiểu từ như: thay, thật… thường có hiệu lực bộc lộ trạng thái, cảm

xúc của người phát ngôn.

Những nghiên cứu và cách định nghĩa trên đây của các tác giả cho thấy,

vấn đề định nghĩa của tiểu từ tình thái vẫn còn chưa thống nhất. Thật khó để

đưa ra một định nghĩa chính xác cho các tiểu từ tình thái câu tiếng Việt. Song

tựu chung lại, chúng ta có thể nhận xét chung về tiểu từ tình thái như sau:

Tiểu từ tình thái là những đơn vị từ vựng không biểu thị sự vật, hiện

tượng của thực tại, mà chỉ biểu thị thái độ, tình cảm của người nói với hiện

thực được nói đến trong câu và với người nghe.

Page 16: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 23

Là những từ hư xuất hiện ở bậc câu dùng để tạo tiêu điểm ở từ ngữ

đứng sau nó hoặc để đánh đấu sự phân đoạn nào đấy. Nhưng ý nghĩa phụ trợ

của trợ từ có thể có quan hệ với một bộ phận nào đó trong câu. Do đó, vị trí

của nó tương đối linh hoạt. Các trợ từ thường gặp là: ngay, cả, đích thị, chính,

chỉ, ngay như...

Ví dụ: (32) Đích thị hắn làm vỡ lọ hoa.

(33) Nó mua những hai cái bút.

+ Ngữ thái từ:

Là những từ được dùng để diễn đạt ý của người nói (như :hỏi, ra lệnh)

và thái độ của người nói đối với người nghe. Ngữ thái từ thường gặp: à, thế,

ấy, nhỉ, nhé, ư, hử, hả... Trong tiếng Việt, ngữ thái từ có thể góp phần làm cho

câu hoàn thiện.

Ví dụ, những từ, ngữ chưa thành câu: nước, đi, một cốc nước... Có thể

kết hợp với ngữ thái từ để hoàn chỉnh kiểu như: Nước nhé! Nước ư? Đi à? Đi

chứ? Đi hả? Một cốc nước nhé.!...

- Các tác giả Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Kim Thản chia các tiểu từ tình

thái thành 2 nhóm: + Các tiểu từ tạo câu: à, ư, nhỉ, đi, với, thay...

+ Các tiểu từ biểu thị thái độ: a, kia, vậy, mà, đấy, ...

*Dựa vào vị trí của tiểu từ tình thái trong câu:

Các tác giả: Đinh Văn Đức, Lê Biên, Phan Mạnh Hùng... lại phân

chia thành:

+ Những tiểu từ thương đứng đầu phát ngôn: à, à mà, ấy thế, thế mà,

đấy, này, này nhé...

Ví dụ: (34) Này! này! Người anh em!...[t1- tr 565]

(35) Ấy thế là sau cốc ấy, Hài đã lại uống thêm cốc thứ ba.[t2-tr46]

+ Những tiểu từ thường đứng ở cuối phát ngôn: ư, nhỉ, nhé, ấy, vậy,

đấy, hả, hử,...

Page 17: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 24

Ví dụ: (36) Ấy, chính tôi cũng không rõ nhé![t1- tr 425]

(37) Rồi nó quen đi chứ![t1- tr421]

+ Những tiểu từ vừa có khả năng đứng đầu vừa có khả năng đứng cuối

phát ngôn: ấy, đấy, đó, kia, vậy,...

Ví dụ: (38) Đấy, rồi chị xem. Nó ra phết đấy![t1- tr 434]

(39) Mày lẩn thẩn bỏ đời đi ấy![t1- tr 475]

(40) Ấy là ông rủa thầm ông chủ.

Tóm lại, ở mỗi một tiêu chí khác nhau, góc nhìn khác nhau các nhà

ngôn ngữ học lại có những sự phân loại khác nhau cho lớp từ này. Chúng tôi

đã tổng hợp và tiến hành phân loại theo các tiêu chí sau: Dựa vào chức năng

sử dụng, cấu tạo, vị trí của tiểu từ tình thái trong câu, dựa vào mục đích nói,

và dựa vào ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái.

a) Phân loại tiểu từ tình thái theo chức năng sử dụng

Tiểu từ tình thái được chia làm 2 loại cơ bản:

- Tiểu từ tình thái chuyên dụng. Ví dụ như: à, ư, nhỉ, nhé, đâu, đấy, ấy,

thế ấy,...

- Tiểu từ tình thái lâm thời. Ví dụ như: đi, đã,...

b) Phân loại tiểu từ tình thái theo cấu tạo hình thức

Tiểu từ tình thái chia làm các loại cấu tạo ngữ âm, cấu tạo ngữ pháp.

Trong đó lại có các tiểu loại sau:

- Về cấu tạo ngữ âm:

+ Tiểu từ tình thái có hình thức ngữ âm 1 âm tiết như: ấy, ôi, ơi, thôi, à,

ư, nhỉ,...

+ Tiểu từ tình thái có hình thức ngữ âm từ 2 âm tiết trở lên như: cơ chứ,

mà lại, chứ lị, ấy thế, thé mà, à mà,...

- Về cấu tạo ngữ pháp: tiểu từ tình thái có thể là từ đơn, có thể là từ ghép.

+ Tiểu từ tình thái là 1 từ đơn như: đấy, thôi, ôi, nhỉ, nhé, à, ư, ấy,...

Page 18: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 25

+ Tiểu từ tình thái là từ ghép như: than ôi, hỡi ôi, chăng chớ, mà lị,cơ

đấy,chứ lị, mà lại,...

c) Phân loại tiểu từ tình thái theo vị trí trong câu

Có thể chia làm 3 loại:

- Tiểu từ tình thái đứng ở đầu câu như: đấy, thôi, ôi, ấy, thế

- Tiểu từ tình thái đứng ở cuối câu như: à, ư, nhỉ, nhé, đâu, hả, hử,...

- Tiểu từ tình thái có khả năng đứng ở đầu câu và cũng có khả năng

đứng ở cuối câu như: ấy, đấy, thế, thôi, này, nào...

d) Phân loại tiểu từ tình thái theo mục đích nói

Theo tiêu chí này, tiểu từ tình thái có thể chia làm nhiều loại. Tuy

nhiên, có 4 loại phổ biến sau:

- Tiểu từ tình thái cầu khiến : nhỉ, nhé, với, đi...

- Tiểu từ tình thái cảm thán(cảm xúc): ôi, ư, , ạ, a, chao ôi, hỡi ôi...

- Tiểu từ tình thái nghi vấn: hả, hử, sao, phỏng, chăng...

- Tiểu từ tình thái tường thuật: đấy, đâu,...

e) Phân loại tiểu từ tình thái theo ngữ nghĩa

Nói tới ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái tức là nói tới nội dung tình thái

được biểu hiện bằng tiểu từ. Căn cứ vào nội dung có tính phổ quát được diễn

đạt bằng các tiểu từ tình thái, có thể chia các tiểu từ thành các tiểu loại sau:

- Tiểu từ tình thái hiện thực: là những tiểu từ biểu hiện tình cảm, thái độ

của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu. Ví dụ: đi, ấy, nữa,

này, đâu, sao, à, quá, lắm...

- Tiểu từ tình thái quan hệ: là những tiểu từ tình thái mà khi đọc lên cho

ta thấy được mối quan hệ giữa người nói với người nghe (người tiếp nhận)

diễn ngôn. Ví dụ: nhỉ, nào, đi, chứ, với, vậy, nhé...

Page 19: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 28

- Hành vi đưa ra lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên

những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc thì gọi là hành vi

phán xử.

- Hành vi đưa ra quyết định thuận lợi hoặc chống lại chuỗi hành động

nào đó thì gọi là hành vi hành xử

- Những hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi hành động nhất

định gọi là hành vi cam kết.

- Hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận giải thích

các từ như: khẳng định, phủ định... gọi là hành vi trình bày.

- Hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện

có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay thái độ

người khác thì gọi là hành vi ứng xử.

* Tiêu chí phân loại của Searle (Dẫn theo [12])

Searle đã nêu ra tới 11 tiêu chí khác nhau để phân loại hành vi ngôn

ngữ. Tuy nhiên tác giả chỉ dùng 4 trong số 11 tiêu chí để lập luận cho việc

phân loại hành vi ngôn ngữ của mình. Theo đó ông chia hành vi ngôn ngữ ra

làm 5 loại cơ bản:

- Hành vi tái hiện.

- Hành vi điều khiển.

- Hành vi cam kết.

- Hành vi biểu cảm.

- Hành vi tuyên bố.

* Tiêu chí phân loại của D.Wunderlich, F.Recanati, K.Bach, R.M.

Harnish (Dẫn theo [12])

- Tiêu chí phân loại của D.Wunderlich.

Ông cho rằng những tiêu chí của Austin và Searle là chưa thuyết phục

vì thế ông đưa ra 4 tiêu chí phân loại mới:

Page 20: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 29

+ Dựa vào dấu hiệu ngữ pháp của các hành vi ngôn ngữ trong các ngôn ngữ.

+ Dựa vào nội dung mệnh đề và hiệu quả ở lời.

+ Dựa vào chức năng, tức là theo vai trò dẫn nhập và hồi đáp của các

hành vi trong tổng hợp trong tổng hợp hành vi ngôn ngữ.

+ Dựa vào nguồn gốc.

- Tiêu chí phân loại của F. Recanati: Ông đã đưa ra 2 tiêu chí phân loại:

+ Hành vi cơ bản: Căn cứ vào nội dung sự phát ngôn lại có thể chia thành:

- Những hành vi mà nội dung được tạo bởi chính phát ngôn thì được

gọi là hành vi ngữ vi. Các hành vi như: điều khiển, hứa hẹn, tuyên bố đều là

hành vi ngữ vi. Bằng hành vi này, người nói mong muốn thay đổi hiện thực

bên ngoài bằng hiện thực bên trong của hành vi ngôn ngữ.

- Những hành vi nội dung vốn độc lập với phát ngôn thì được gọi là

hành vi khảo nghiệm.

+ Hành vi không cơ bản(không tái hiện tức ứng xử).

- Tiêu chí phân loại của K.Bach, R.M.Harnish.

Các ông đồng tình với các tiêu chí của Searle trừ tiêu chí "hướng khớp

ghép", nhấn mạnh vào thái độ của người nói. Dựa vào những tiêu chí đó họ đã

phân loại được 6 loại hành vi ngôn ngữ nằm trong 2 nhóm lớn:

+ Hành vi ở lời giao tiếp.

+ Hành vi ở lời quy ước.

Như vậy, có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại hành vi ngôn

ngữ và cũng từ đó lại có rất nhiều loại hành vi ngôn ngữ khác nhau được phân

lập trong các tiêu chí đó. Tuy nhiên xét cho cùng thì quan niệm và tiêu chí của

C.Austin vẫn là nổi trội hơn cả. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi lựa

chọn quan niệm và cách phân chia của C.Austin làm cơ sở lý thuyết. Có nghĩa

là phân lập hành vi ngôn ngữ ra làm 3 loại lớn (theo quan điểm của c.Austin):

Page 21: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 30

Hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn lờ (acte perlocutoire) và hành

vi ở lời (acte illocutoire). Cụ thể là:

- Hành vi ngôn ngữ tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ

như: ngữ âm từ, các kiểu kết hợp thành câu... để tạo ra phát ngôn về hình thức

và nội dung.

- Hành vi ngôn ngữ mượn lời: là những hành vi "mượn" phương tiện

ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả

ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.

- Hành vi ngôn ngữ ở lời: là những hành vi người nói thực hiện ngay

khi nói năng. Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là

chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.

c) Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

- Hành vi ngôn ngữ trực tiếp:

Là những hành vi ngôn ngữ được thể hiện đúng với đích ở lời, đúng với

điều kiện sử dụng của chúng.

Vd: (42) Mai bạn có đi học không? - Phát ngôn hỏi.

(43) Ngôi nhà này đẹp quá.- Phát ngôn khen.

(44) Bạn không nên nghỉ học.- Phát ngôn khuyên nhủ.

Mỗi một phát ngôn kể trên (hành vi ngôn ngữ ở lời) lại tương ứng với 1

đích ở lời khác nhau. Phát ngôn (42) đích phù hợp với đích hỏi- phát ngôn

hỏi. Phát ngôn (43) phù hợp với đích ỏ lời là khen- phát ngôn khen. Phát ngôn

(44) phù hợp với đích ở lời là khuyên nhủ- phát ngôn khuyên.

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Khi người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đến đích

ở lời của hành vi ngôn ngữ khác, hành vi đó gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Vd: (45) - A: Cậu cho tớ vay ít tiền được không?

- B: Tớ vừa mua máy tính.

Page 22: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 31

Phát ngôn B là phát ngôn hướng tới mục đích ở lời là từ chối gián tiếp.

Được thực hiện bằng 1 phát ngôn tường thuật.

(46) - A: Chào Linh!

- B: Đi đâu đấy?

Phát ngôn B là phát ngôn gián tiếp hỏi thay cho lời chào.

Cũng như những phương tiện khác của hành vi ngôn ngữ, hành vi ngôn

ngữ gián tiếp không chỉ đơn thuần như vậy mà nó còn phức tạp hơn nhiều.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng nó đưa ta vào sự sống động, phong phú,

đa dạng của hoạt động ngôn ngữ trong đời sống bình thường, nó giúp chúng

ta ý thức được và lý giải được: "trong giao tiếp tường thuật, chúng ta truyền

báo được nhiều hơn điều mình nói ra"[G.M.Green]. Hay "cùng một phát ngôn

có thể tiềm tàng nhiều hành động ngoài lời"[Nguyễn Thiện Giáp- Dụng học

Việt ngữ-Nxb ĐHQG- 2000]

Như vậy là các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương

thức tạo tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Tuy nhiên, không phải tuỳ tiện

muốn dùng hành vi trực tiếp nào để tạo ra hành vi ở lời gián tiếp nào cũng

được. Vì giữa chúng có những quy tắc riêng. có những hành vi ngôn ngữ trực

tiếp được dùng để thực hiền nhiều hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Ví dụ, một

hành vi có hình thức bề mặt là hành vi hỏi, nhưng lại có đích là hành vi chào

hay đề nghị. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu về hành vi ngôn ngữ gián tiếp

cần chú ý những điểm sau:

- Hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào cho hiệu lực ở lời trực tiếp.

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp phụ thuộc mạnh vào ngữ cảnh.

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp không phải là một hiện tượng riêng rẽ do

hành vi ngôn ngữ trực tiếp tạo ra mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

Lý thuyết lập luận, các phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên

kết, hội thoại...

Page 23: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 33

- Tác tử lập luận:

Là những yếu tố tình thái mà khi được đưa vào một nội dung miêu tả

nào đó sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu

tả vốn có của nó. Ví dụ, chúng ta có 1 phát ngôn:

(49) Bây giờ là 10 giờ.

Nếu đưa tác tử "đã" hoặc "mới" vào trong phát ngôn. chúng ta sẽ có 2

phát ngôn : + Bây giờ đã là 10 giờ rồi.

+ Bây giờ mới là 10 giờ.

Mặc dù nội dung mệnh đề của 2 phát ngôn trên là không hề thay đổi

nhưng phát ngôn sử dụng tác tử "đã" hướng tới kết luận "nhanh lên, khẩn

trương lên". Nhưng phát ngôn sử dụng tác tử "mới" lại hướng tới kết luận "cứ

từ từ","không vội".

- Kết tử lập luận.

Là những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng

từ và các trạng ngữ...) phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận

duy nhất. Hay nói đơn giản hơn kết tử chính là những yếu tố dùng để nối kết

các luận cứ với kết luận. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay

kết luận của 1 lập luận.

Ví dụ: (50) Trời mưa nên tôi nghỉ học.

Nên là kết tử nối kết phát ngôn - Luận cứ "trời mưa" với kết luận "tôi

nghỉ học".

Tóm lại, trong quá trình sử dụng lý thuyết về lập luận chúng ta cân chú

ý những điểm sau:

- Một lập luận có thể chỉ có 1 luận cứ, có thể có nhiều luận cứ.

- Các luận cứ trong 1 lập luận có thể có hiệu lực khác nhau. Hiệu lực

lập luận của các luận cứ có thể căn cứ vào vị trí của chúng trong lập luận, có

Page 24: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 35

- Số lượng người tham gia hội thoại: Số lượng nhân vật tham gia hội

thoại thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Chẳn hạn, hội thoại gồm hai bên

gọi là song thoại, ba bên gọi là tam thoại ...

- Cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại: Cương vị của các

bên tham gia hội thoại rất khác nhau vì nó phụ thuộc vào các yếu tố như:

+ tính chủ động hay thụ động của ngươig tham gia hội thoại.

+ Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại.

- Các cuộc thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích.

- Các cuộc thoại khác nhau ở tính có hình thức hay không có hình thức.

- Vấn đề ngữ vực trong hội thoại cũng ảnh hưởng tới hội thoại.

* Vận động của hội thoại.

Trong bất cứ một cuộc hội thoại nào cũng có ba sự vận động chủ yếu:

Sự trao lời, đáp lời và sự tương tác.

- Sự trao lời: là vận động mà người nói nói lượt của mình ra và hướng

lượt lời của mình về phía người nghe nhằm làm cho người nghe hiểu, nhận

biết rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho người nghe.

- Sự trao đáp: là vận động mà người nghe nói ra lượt lời đáp lại lượt lời

của người nói.

Cuộc thoại chính thức hình thành khi có hoạt động trao đáp và trao

nhận. Vận động trao đáp, cái cốt lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, với sự

thay đổi liên tục vai nói và vai nghe. Hai vận động trao lời và trao đáp có thể

được tiến hành bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời.

- Sự tương tác: là sự tác động qua lại (hiểu biết, tâm lý, tình cảm, ý

muốn...) giữa người nói với người nghe trong quá trình hội thoại.

b) Các quy tắc hội thoại

C.K.Orecchioni đã chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm [Dẫn theo12,tr 225]

- Các quy tắc điều hành sự luân phiên lần lượt.

Page 25: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 36

- Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.

- Những quy tắc chi phối quan hệ cá nhân – Phép lịch sự trong hội thoại.

Những nhóm quy tắc này còn bao gồm một hệ những quy tắc nhỏ khác

nhau hợp thành. Ví dụ:

- Nhóm các quy tắc điều hành sự luân phiên lần lượt gồm các quy tắc nhỏ:

+ Vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên), trong một cuộc hội thoại.

+ Mỗi lần chỉ có một người nói.

+ Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có biện

pháp để nhận biết khi nào thì lượt lời chấm dứt.

+ Vị trí ở đó, nhiều người cùng nói một thời điểm, tuy thường gặp

nhưng không bao giờ kéo dài.

+ Lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho các đối tác kia không bị ngắt

quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.

+ Cần có một số phương tiện dùng để chỉ định và phân phối lượt lời vì

trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định.

- Nhóm những quy tắc chi phối quan hệ cá nhân – phép lịch sự trong

hội thoại.

+ Lakoff đã định nghĩa về phép lịch sự như sau: “có thể định nghĩa lịch

sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (...);

những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ dặc biệt là làm cho cuộc tương tác

được thuận lợi”.

+ Lakoff nêu ra ba quy tắc về phép lịch sự:

Thứ nhất: không được áp đặt. quy tắc này thích hợp với những ngữ

cảnh trong đó những người tham gia tương tác có những khác biệt về quyền

lực và cương vị như: sinh viên và chủ nhiệm khao, công nhân và giám đốc...

Page 26: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 37

Thứ hai: dành cho người đối thoại sự lựa chọn. Đây là quy tắc thích

hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị

tương đương với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội.

Thứ ba: khuyến khích tình bạn bè. Quy tắc này thích hợp với những bạn

bè gần gũi hoặc thực sự thân mật với nhau.

Tóm lại, để thực hiện đề tài luận văn đã căn cứ vào lý thuyết về tiểu từ

tình thái, lý thuyết về ngữ dụng học và coi đó là những cơ sở lý luận chính để

xử lý những nội dung cần triển khai.

Ngoài ra những tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng được vận

dụng khi cần thiết, song đó là những tri thức ngôn ngữ quen thuộc nên luận

văn không trình bày ở đây.

Page 27: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 39

giới âm tiết thường trùng với rang giới của hình vị. Từ được cấu tạo bởi một

âm tiết cũng là từ được cấu tạo bởi một hình vị và là từ đơn. Từ được cấu tạo

từ hai âm tiết trở lên sẽ là từ phức.

a) Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao có cấu tạo là từ đơn

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi một hình vị. Theo tư liệu điều tra của

chúng tôi, tất cả những tiểu từ tình thái có hình thức cấu tạo là một âm tiết đều

được xếp vào loại từ đơn.

- Về số lượng sử dụng: Phần lớn tiểu từ tình thái trong tác phẩm của

Nam Cao đều có cấu tạo 1 âm tiết (một hình vị). Theo kết quả khảo sát trên

những ngữ liệu là 1 cuốn tiểu thuyết, 56 truyện ngắn và 1 truyện dài Nam Cao

đã sử dụng trên 40 tiểu từ tình thái khác nhau, với tổng số lượt sử dụng là

2888 lượt. Trong đó, nhóm tiểu từ tình thái có cấu tạo 1 âm tiết chiếm tới

2503 lượt sử dụng chiếm 87,5% tư liệu đã thống kê về tiểu từ tình thái,

khoảng trên 30 tiểu từ khác nhau. Phổ biến là các tiểu từ như: a, à, ư. nhỉ,

nhé, đấy, đâu, thế, chăng, ạ, kia, kìa, chứ, thôi, đi, đã, ấy, mà, hả, hử, hẳn,

vậy, với.....

Ví dụ: (1) Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng Lý Cường. [37-1]

(2) Mày tưởng ông quỵt hở? [t48-1]

(3) Đi vào nhà nhé! [t61- 1]

- Về tần số xuất hiện: Trong nhóm tiểu từ tình thái có cấu tạo đơn âm

tiết tức từ đơn thì tiểu từ được sử dụng nhiều nhất là tiểu từ "đấy". Với lượt sử

dụng lên tới 237 lượt, chiếm 10,9% trên tổng số tiểu từ tình thái có cấu tạo 1

âm tiết.

Ví dụ: (4) Cái tôi của tôi sự thật thì nó bỉ ổi như thế đấy! [t100-1]

(5) Còn khóc nữa! oan lắm đấy![t119-1]

(6) Cô Na ạ, cô nghe đấy! [t156-1]

Page 28: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 40

+ Tiểu từ có tần số sử dụng cao thứ hai là tiểu từ "ạ" có tần số sử dụng

là 228 lượt chiếm 9,12%.

Ví dụ: (7) -Vải hôm nay bán mấy?

- Kém ba xu dì ạ! [61-1]

(8) - Trời có mắt đấy, anh em ạ! [71-1]

(9) - Mày ăn đi!

- Tôi không ăn ạ! [97-1]

+ Đứng thứ ba về tần số xuất hiện là tiểu từ "thế" có 225 lượt sử dụng

và chiếm 9,0% tổng số tiểu từ tình thái có cấu tạo 1 âm tiết.

Ví dụ: (10) Thầy em làm sao thế? [263-1]

(11) Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế!

[290-1]

(12) Sao cụ lo xa quá thế? [298-1]

Sở dĩ các tiểu từ tình thái trên đây được Nam Cao sử dụng với tần số

khá lớn có lẽ bởi chúng có khả năng biểu đạt cao ý nghĩa tình thái cũng như

vai trò khác trong câu.

+ Trong nhóm tiểu từ tình thái có cấu tạo là từ đơn này, có một số tiểu

từ sử dụng rất ít chỉ sử dụng từ 1 đến 4 lượt đó là các tiểu từ "với" (1 lượt),

"nhớ" (1 lượt), " cơ" (2 lượt), "hẳn" (3 lượt), "nhá" (4 lượt).

Có lẽ vì chức năng biểu đạt tình thái của các tiểu từ này không lớn và

nó chỉ là những biến thể của các tiểu từ tình thái gốc VD: nhá, nhớ là biến thể

của tiểu từ "nhé"; hở, hử là biến thể của tiểu từ "hả". Hơn nữa, một số từ lại

chỉ tồn tại lâm thời(không cố định) nên khả năng hoạt động của chúng kém

hơn các tiểu từ tình thái chuyên dùng (cố định) khác. Bốn tiểu từ mà chỉ

chiếm số lượng và phần trăm rất hạn chế có 0,4%. Xin dẫn ra vài trường

hợp sử dụng tiêu biểu.

Ví dụ:(13) Thiệt nhớ? Vậy chiều hôm nay....[48-2]

Page 29: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 42

21. kìa 24 0.83

22. nào 85 2.94

23. với 2 0.06

24. nhớ 1 0.03

25. hẳn 4 0.13

26. cơ 2 0.06

27. chăng 53 0.83

28. hở 17 0.58

29. đã 26 0.90

30. sao 65 2.25

31. phỏng 3 0.10

b) Tiểu từ tình thái có cấu tạo là từ phức

Từ phức là từ được cấu tạo từ hai hình vị trở lên

- Về số lượng từ sử dụng: Nhóm tiểu từ tình thái có cấu tạo hơn 1 âm

tiết là từ phức có số lượng ít hơn loại tiểu từ tình thái đơn tiết. Loại này chỉ có

385 lượt sử dụng, chiếm 13,3% trong tổng số 2888 lượt sử dụng tiểu từ tình

thái trong tác phẩm của Nam Cao mà chúng tôi khảo sát được.

Ví dụ: (16) Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại [272-2]

(17) Rượu tí mới cay chứ lị [475-2]

(18) Lại chuối nữa kia à? [183-2]

(19) Tôi còn ăn kia mà! [181-2]

(20) Không thầy chứ lị []

- Về đặc điểm cấu tạo: Những tiểu từ này chủ yếu được tạo bởi do sự kết

hợp của các tiểu từ đơn âm tiết. Chẳng hạn, Tiểu từ đấy à trong ví dụ 23 là sự

kết hợp của tiểu từ đấy trong ví dụ (21) và à trong ví dụ (22)

Ví dụ: (21) Chúng tôi đánh lừa cô đấy! [185-2]

(22) Mày định để chúng tao xoay trần ra khiêng lấy à? [189-2]

Page 30: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 43

(23) Anh định ăn hết cả phần thằng Mô đấy à? [189-2]

Nhìn vào những ví dụ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy: Thông thường

những tiểu từ đơn tiết có thể hoạt động độc lập (ví dụ: 21, 22). Nhưng chúng

cũng có thể tổ hợp lại tạo ra những tiểu từ có hình thức ngữ âm lớn hơn và

mang một giá trị bộc lộ tình thái đa dạng hơn(ví dụ: 23).

Dựa trên những khả năng kết hợp này mà hàng loạt những tiểu từ tình

thái đa tiết được hình thành như: đấy à, kia à, kia mà. đấy nhé, đấy nhỉ, ấy

thế, ấy à,.. Trong tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi đã khảo sát được 66 loại

tổ hợp khác nhau, chiếm khoảng 40% số tiểu từ mà Nam Cao đã sử dụng).

Thật ra vấn đề về "từ", ranh giới “từ” trong thực từ đã là vấn đề phức

tạp và còn nhiều tranh luận, nên vấn đề ranh giới "từ " trong hư từ lại càng

khó có sự phân định rõ ràng, rành mạch. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh nội

dung nghiên cứu này, trên đây chỉ là những nhận xét hình thức rất sơ lược của

chúng tôi trong phạm vi tư liệu là truyện ngắn Nam Cao. Bởi vấn đề còn khá

phức tạp, nên muốn có sự phân định rõ ràng hơn, tổng quát hơn thì cần phải

có thời gian khảo cứu dài hơn, toàn diện hơn nữa. Như tác giả Phan Mạnh

Hùng cũng đã đưa ra vấn đề về các tiêu chí để phân định ranh giới từ của tiểu

từ tình thái trên Ngôn Ngữ số 4-1985. [37, tr 48]

"Các tổ hợp tiểu từ tình thái chỉ tiếp nhận tiêu chí xác định: chêm và lược:

a) Tổ hợp nào có thể chêm một yếu tố vào giữa các thành tố của chúng

mà nghĩa của tổ hợp không bị phương hại thì tổ hợp đó không phải là từ:

Ví dụ: Cô ấy đẹp như tiên ấy nhỉ?

- Cô ấy đẹp như tiên ấy Nam nhỉ?

Trong trường hợp này "ấy nhỉ" không phải là từ.

b) Tổ hợp nào có thể lần lượt lược bỏ yếu tố của nó mà không phương

hại đến kết cấu của câu, đồng thời, nghĩa tương hợp với yếu tố lược cũng bị

lược theo, thì tổ hợp đó không phải là từ.

Page 31: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 46

Xét về mặt ngữ nghĩa mà nó biểu hiện khi đứng ở vị trí này là khá

phong phú, đa dạng;

- Biểu thị sự nhận định đúng sai của hiện thực được nêu ở nòng cốt câu.

Ví dụ: (28) Thì chỉ đến chết là cùng, chứ gì? [351-1]

- Biểu thị sự đánh giá về lượng (mức độ) :

(29) Trông cái tướng thế mà giàu! [180-2]

- Biểu thị sự so sánh, đối lập về sự vật cùng loại hay tính chất, mức độ.

Ví dụ: (30) Tôi muốn mua chiếc kia cơ!

- Biểu thị sự hoài nghi với hiện thực.

Ví dụ: (31) San mà hôm nay cũng thâm thuý thế ư? [184-2]

(32) Thế nó lấy tiền đâu mà diện thế? [202-2]

- Biểu thị tình thái phủ định, phản bác.

Ví dụ: (33) Thưa cậu con có chim nó đâu! [204-2]

v.v...(Chúng tôi sẽ đề cập tới nhiều hơn trong mục 2.3: Ngữ nghĩa và

trong chương 3: Ngữ dụng)

Vị trí này không chỉ đúng khi xét những tiểu từ tình thái ở trong câu,

mà nó còn đúng khi xem xét trong nội bộ tổ hợp của nhóm tiểu từ tình thái.

Chẳng hạn: Có những tiểu từ thường chỉ đứng ở cuối tổ hợp khi đi kèm với

các tiểu từ khác như: ạ, nhỉ, nhé, nhá, nhớ, đâu, thôi, đi, ư...

Ví dụ: Tiểu từ "ạ"

(34) Thưa cậu, cậu đi đâu mãi thế ạ?[328-1]

(35) Thưa... cậu dạy gì kia ạ? [191-1]

(36) Không đâu ạ! [167-2]

-Tiểu từ "ư".

(37) Chỉ có ngót ba trăm mộ thôi ư? [510-2]

(38) Mẹ con về nhà quê thật đấy ư? [327-2]

(39) Anh thèm cái địa vị thằng xe đến thế ư? [235-2]

Page 32: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 47

Những ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng tiểu từ tình thái cuối câu trong

tác phẩm của Nam Cao không chỉ là những tiểu từ là từ đơn mà còn có những

tiểu từ là từ phức được tổ hợp từ những tiểu từ đơn. Xét đến đây có lẽ chúng

ta lại phải đề cập tới mặt nghĩa tình thái mà tiểu từ biểu hiện, liệu ngữ nghĩa

tình thái của chúng có thay đổi hoặc phong phú hơn không khi chúng tổ hợp

lại như vậy? Trong thực tế một phát ngôn có thể có nhiều nét nghĩa tình thái

đan xen nhau và chúng cũng có thể được biểu thị bằng nhiều phương tiện tình

thái khác nhau. Tuy nhiên, về mặt logic thì trong một phát ngôn không thể

đồng thời có hai nét nghĩa tình thái trái ngược nhau trong cùng một góc độ

nhìn nhận, đánh giá. Do vậy, những tiểu từ tình thái có tổ hợp từ 2 hoặc 3

thành tố thì chúng cũng phải có nét nghĩa tình thái tương đồng.

Chẳng hạn, những tiểu từ tình thái trong nhóm biểu thị tình thái nghi

vấn như : “ư” và “à”không thể kết hợp được với nhau.

Ví dụ: chúng ta có thể nói:

(40) Mẹ không đi chợ nữa à?

(41) Mẹ không đi chợ nữa ư?

Nhưng không thể nói:

(42) Mẹ không đi chợ nữa à ư?

(43) Mẹ không đi chợ nữa ư à?

Song cũng là sự tổ hợp trên nhưng những tiểu từ tình thái cùng trong

nhóm cầu khiến lại có khả năng tổ hợp trong cùng 1 phát ngôn. ví dụ như các

tiểu từ : đi, đã, chứ, nào, nhé,...

Ví dụ: (44) Nhưng ít cùng ra, mỗi người cũng phải làm xong bổn phận

của mình đã chứ! [281-2]

Chúng ta có thể thấy tiểu từ "chứ" tạo nên sắc thái phản bác, khẳng

định hành động cần phải "thực hiện bổn phận của mình". Tiểu từ "đã" thực

hiện sự phản bác ở đây không phải là hoàn toàn mà chỉ mang tính chất trì

Page 33: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 48

hoãn cho hành động kế tiếp của hành động thực hiện bổn phận của mỗi người.

Cũng như vậy, chúng ta có các ví dụ khác như:

Ví dụ: (45) Để tôi đóng cửa buồng đã nhé! [219-2]

(46) Im đã nào! anh dốt lắm. [159-2]

b) Nhóm tiểu từ tình thái đứng đầu phát ngôn

Nhóm tiểu từ này có số lượng hạn chế có 360 lượt sử dụng , chiếm

12,2%. Chúng thường được Nam Cao đưa vào đầu các phát ngôn của nhân

vật đóng vai trò như thành phần khởi ngữ trong câu. Về mặt hình thức, chúng

thường được tách biệt hẳn với thành phần nòng cốt câu bằng dấu chấm than,

dấu hỏi hoặc dấu phẩy.

Ví dụ: (47) ẤY thế! Máu tôi cũng vậy. [228-2]

(48) Kìa! nó đã dọn cơm kia kìa. [180-2]

Nhưng cũng có khi nó được đi liền trong thành phần câu để biểu thị

tình thái.

Ví dụ: (49) Thôi thì đằng nào chúng nó cũng chết, tôi đâm chúng nó

chết ở đây rồi ông bắt đi ở tù luôn thể. [44-1]

(50) Thế thì ăn thua gì? [62-1]

(51) ẤY thế mà anh thật đã đến sát cạnh cái chết rồi đấy, em

Oanh ạ! [289-2]

Lúc này, nó được đánh giá giống như là các quán ngữ tình thái và thán

từ hơn là chức năng của các tiểu từ.

Về mặt cấu tạo, nhóm tiểu từ tình thái đứng đầu phát ngôn này cũng có

thể là từ đơn tiết như : kìa, ấy, à, nào, này, đấy, thôi,...

Ví dụ: (52) ẤY, thì tôi đã tạt vào toan bấm [158-2]

(53) Nào! Mời anh!.. [228-2]

(54) Nhỉ? Anh Thứ nhỉ? [185-2]

Page 34: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 49

Bên cạnh đó cũng có những tiểu từ tình thái đầu câu là những từ song

âm tiết, từ phức. Tuy nhiên, chúng có số lượng hạn chế hơn, tần số sử dụng

cũng ít hơn. Thường thấy là các tiểu từ : ấy thế, này nhé, thôi nào,...

Ví dụ: (55) Này nhé! chị ấy nhất định không chịu ra, còn anh thì lại sợ

không vào... [255-2]

(56) Thôi nào! Các ông! Các ông có ăn chuối không? [184-2]

(57) ẤY thế mà cũng rách. [184-1]

(58) ẤY đấy! Tao đi kiếm.... cái thẻ của tao đâu rồi? [209-1]

Mặc dù nhóm tiểu từ này hạn chế về mặt số lượng nhưng về mặt ngữ

nghĩa tình thái mà nó biểu thị thì không kém phần phong phú. Ở những phát

ngôn và đích phát ngôn khác nhau chúng lại biểu thị một tình thái nghĩa khác

nhau:

Chẳng hạn: Biểu thị thái độ của người nói với một hiện thực khách

quan nào đó.

Ví dụ: (59) À, đấy là của nhà tôi, bởi tôi có nghề riêng. [210-1]

- Biểu thị tình thái đánh giá về lượng, tính chất, mức độ...

Ví dụ: (60) Ấy thế mà bây giờ hết nhắn, ông giáo ạ! [295-1]

- Biểu thị thái độ ngạc nhiên hay trạng thái tâm lý vui mừng của người nói.

Ví dụ: (61) A, ông đã nhận ra rồi! [308-1]

(62) Ấy chà! Thế thì nhất bu mày! []

- Biểu tình thái gợi mở,như sự dẫn nhập cho hiện thực sắp trình bày.

Ví dụ: (63) Này, ông lang này! Tôi chỉ có cái chứng thế này thì ông bảo

ra sao? [338-1]

- Biểu thị tình thái nghi vấn.(hỏi)

Ví dụ: (64) - Sao chị biết?

- Sao chả biết? [339-1]

(65) Rận đâu mà nhiều thế? [338-1]

Page 35: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 53

phải là ngẫu nhiên mà chúng được kết hợp một cách có quy luật. Nếu các tiểu

từ tình thái có nội dung tình thái hướng về lõi hiện thực đang được đề cập thì

tình thái mà nó biểu hiện sẽ có nghĩa với tác động tới toàn bộ phát ngôn. Còn

nếu nội dung tình thái của cá tiểu từ tình thái hướng trực tiếp( nhấn mạnh) vào

động từ ngôn hành trong phát ngôn thì chúng sẽ có tác động trực tiếp hướng tới

động từ ngôn hành đang miêu tả lõi hiện thực trong phát ngôn.

Trong tác phẩm của Nam Cao, phần lớn các tiểu từ tình thái có xu

hướng kết hợp với phát ngôn. Chiếm tới 87,2% tổng số tiểu từ dược sử dụng

và chúng thường ở vị trí đầu hoặc cuối của các phát ngôn.

Ví dụ (74) Hiểu lắm chứ! [349-2]

(75) Thế ông không nghe các quan Tây bảo đấy à? [349-2]

(76) Cái cờ vàng có ba gạch xanh giữa hai gạch trắng ấy à?

[349-2]

Theo khả năng kết hợp này, tác giả Phạm Hùng Việt đã phân chia

nhóm “trợ từ” (Trong do có chứa các tiểu từ tình thái) ra làm 4 tiểu nhóm

khác nhau:

- Tiểu nhóm 1: Những tiểu từ sử dụng trong phát ngôn tường thuật gồm

: à, ạ, ấy, chắc, chăng, chứ, cơ, đâu, đấy, đó, khối, kia, này, nhỉ, nào, nhé,

vậy, sao, thế, thôi...

- Tiểu nhóm 2: Những tiểu từ thường sử dụng trong câu nghi vấn gồm:

à, chắc, chứ, hả, kia, nhỉ, thế, ư, vậy, phỏng, chăng...

- Tiểu nhóm 3: Những trợ từ được sử dụng trong câu cầu khiến gồm:

cho, đi, nào, vào, với...

- Tiểu nhóm 4: Những trợ từ sử dụng trong câu cảm thán gồm: mất, ru,

sao, ta, thay, nhé...

Page 36: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 54

Chúng tôi đã lựa chọn cách phân loại này về mặt lý thuyết để làm căn

cứ cho việc thể nghiệm nó trong các tác phẩm của Nam Cao và thu được kết

quả sau:

- Nhóm 1: Những trợ từ sử dụng trong phát ngôn tường thuật chiếm số

lượng khá lớn; 1501 lượt, chiếm 51.9%, hơn một nửa số phát ngôn Nam Cao

có sử dụng tiểu từ tình thái.

Ví dụ (77) Bác cả còn sống đấy. Tất cả những người đi ăn giỗ hôm ấy

cũng còn sống trờ trờ cả đấy. [311-2]

- Nhóm 2: Những tiểu từ thường sử dụng trong câu nghi vấn: Có 764

lượt sử dụng, chiếm 26,7%.

Ví dụ (78) Sao mình về muộn thế? [301-2]

(79) Bà nuôi tằm à? [301-2]

- Nhóm 3: Những trợ từ được sử dụng trong câu cầu khiến: Chiếm 264

lượt, với 9,3%.

Ví dụ (80) Nhưng thôi, em cho anh ngừng viết để anh nằm nghỉ nhé!

[291-2]

- Nhóm 4: Những trợ từ sử dụng trong câu cảm thán: Có 324 lượt sử

dụng, chiếm 11,3%.

Ví dụ (81) Ôi chao! Em đối với anh lúc này sao mà quý thế! [290-2]

b) Tiểu từ tình thái kết hợp với đại từ hoặc danh từ trong phát

ngôn

Khả năng kết hợp này không giống nhau ở tất cả các tiểu từ tình thái

mà chỉ hạn chế trong một số tiểu từ nhất định, chăng hạn như: à, này, ạ...

Ví dụ (82) Ông ạ! Hôm nay ông lại rỗi [326-2]- thay lời chào.

(83) Này, chú ạ! Căn nhà tôi mới thuê rộng lắm. [318-2]

(84) Ai? À chú!... Sao chú lên muộn thế? [319-2]

Page 37: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 55

Những tiểu từ tình thái đi sau các đại từ và danh từ chỉ người, tên riêng

lúc này chúng chủ yếu bộc lộ tình thái thân mật của người nói với người nghe.

Tuy nhiên, khả năng kết hợp này như đã nói không rải đều trên tất cả

các tiểu từ. Song nhờ có sự kết hợp này mà nhóm tiểu từ tình thái góp thêm

cho văn phong của Nam Cao những giá trị biểu cảm nhất định.

Chẳng hạn trong tiểu thuyết “Sống mòn” có viết:

Ví dụ (85) Này, anh ạ! Chúng mình cũng chịu khó tìm mỗi thằng một

con vợ hai đi! [235-2]

Trong ví dụ này “ạ” đóng vai trò như một từ đệm không có chức năng

để hỏi mà chỉ bộc lộ tình thái thân mật và khơi gợi chú ý của người nói đối

với người nghe.

Ví dụ (86) Tôi ấy à? Chỗ anh em với nhau. Không ăn thì bảo ngay

không ăn, mà đã ăn thì cứ việc tự nhiên. [228-2]

“Ấy à” được sử dụng xét về mặt ngữ dụng để đánh dấu hành vi hỏi lại,

về mặt ngữ nghĩa nó biểu thị tình thái thân mật trong quan hệ giưa người nói

và người nghe. Có thêm tình thái này phát ngôn sau nó thể hiện được hết đích

phát ngôn của người nói (Nv Mô) : Mình không khách khí mà rất tự nhiên,

thân thiết như người nhà. Ngược lại, đích này sẽ khó bộc lộ được hết nếu phát

ngôn “Tôi ấy à?” bị lược bỏ. Vậy là tiểu từ tình thái không chỉ mang lại tình

thái cho phát ngôn mà còn có tác dụng liên phát ngôn: nhấn mạnh, bổ trợ về

nghĩa cho các phát ngôn trước và sau nó. Phương diện này chúng tôi sẽ đề cập

nhiều hơn trong phần ngữ nghĩa và chương 3: ngữ dụng.

c) Tiểu từ tình thái kết hợp với các quán ngữ tình thái

Đây là kiểu kết hợp trong phạm vi phát ngôn, không phải là sự kết hợp

chắp dính về mặt hình thức, cấu trúc mà là sự phối kết hợp về mặt ngữ nghĩa

tình thái. Trong phạm vi phát ngôn cùng xuất hiện hai yếu tố tình thái là quán

Page 38: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 56

ngữ tình thái và tiểu từ tình thái thì chúng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau làm

tăng sắc thái nghĩa tinh thái cho lõi hiện thực của phát ngôn.

Ví dụ (87) Quái! Họ đốt nến à? [233-2] tình thái ngạc nhiên

(88) Có lẽ chú chẳng viết thư cho thím ấy bao giờ đấy nhỉ?

[238-2]

(89) Có lẽ chỉ đành nằm chết mà thôi! [295-2]

Về khả năng kết hợp này, tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã nói đến khá chi

tiết và cụ thể trong “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” [tr 169, 170] của

mình. Tác giả còn đưa ra một bảng thống kê tổng hợp về khả năng kết hợp

của các quán ngữ tình thái và tiểu từ tình thái. Điều đó có nghĩa là sự kết hợp

này không phải là ngẫu nhiên mà có. Mà chúng kết hợp một cách có quy luật,

có tương tác và tác động lẫn nhau. Nhưng chúng cần phải thoả mãn điều kiện

cần có là nghĩa tình thái mà quán ngữ tinh thái và tiểu từ tình thái biểu thị

phải có cùng một góc độ nhìn nhận ,đánh giá. Chúng ta không thể nói :

153 May ra nó về thì khốn !” [33- 171]

Bởi lẽ, tình thái mà “may ra” biểu thị là tình thái đánh giá tích cực còn

tình thái mà “khốn” biểu thị lại là tình thái đánh giá tiêu cực.

Trong hệ thống tác phẩm của Nam Cao, số lượng quán ngữ tình thái

được ông sử dụng khá lớn như: đã đành, vẽ chuyện, có lẽ, may ra, làm như

thể, vả lại, giời ơi là giời, quái, quái lạ.... Song số quán ngữ được sử dụng đi

kèm với tiểu từ tình thái là không lớn, có thể đếm được số lượng rất nhỏ. Có lẽ,

bởi tầm tác động và sự chế định lẫn nhau giữa tiểu từ tình thái và quán ngữ tình

thái mà chúng được sử dụng hạn chế hơn so với các kết hợp khác. Nhưng

không thể phủ nhận vai trò biểu thị tình thái mà chúng mang lại cho phát ngôn

trong văn phong của Nam Cao. Hầu hết những kết hợp này xuất hiện trong các

phát ngôn của nhân vật thuộc tầng lớp nông dân nghèo, trong những đoạn thoại

thể hiện tranh luận, những cuộc cãi vã, va chạm, tương tác (bằng ngôn ngữ)

Page 39: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 58

phẩm của Nam Cao. Trong số đó có tới 64 kết hợp không giống nhau. Điều

này có nghĩa là khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái là vô

cùng phong phú, đa dạng. Trên đây, là những tổ hợp của nhóm tiểu từ tình

thái trong tác phẩm cụ thể của Nam Cao, nghĩa là chúng đã được đi vào hoạt

động trong phát ngôn. Nếu xét về mặt tổ hợp ngẫu nhiên của chúng ở trạng

thái "tĩnh" thì có thể nói số lượng tiểu từ là từ phức này vô cùng phong phú,

đa dạng. Nhưng xét trong đơn vị hành chức của nó thì nó được sử dụng hạn

chế hơn những tiểu từ tình thái là từ đơn (lượt sử dụng). Trong các sáng tác

của mình, Nam Cao cũng đã sử dụng khoảng trên 60 loại tiểu từ là từ phức

khác nhau( trên 353 lượt sử dụng). Phần lớn những tiểu từ này được sử dụng

1 lần hoặc giả tần số xuất hiện lại là khá ít so với những tiểu từ là từ đơn.

Trong đó, phổ biến là các tiểu từ: ấy thế (95 lượt/26,9%), đấy à (23

lượt/6,51%), ấy à (20lượt/5,66%). Riêng 3 tiểu từ này đã chiếm tới 39,07%

tổng số lượt sử dụng của những tiểu từ tình thái là từ phức.

Ví dụ: (93) ấy thế là lại vay! [55-2]

(94) U em đấy à? Đi đâu mà gọi mãi không lên thế? [175-2]

(95) Trọ ở nhà Hải Nam ấy à? [150-2]

Bên cạnh đó là những tiểu từ sử dụng với số lượng hạn chế hơn. Có thể

chỉ xuất hiện 1 lần trong tác phẩm của Nam Cao như các tiểu từ: thế hở, thế

chứ, kia ư, đấy nhỉ, thế ạ, đấy kia, đây ạ, hẳn đi,...

Ví dụ: (96) Có lẽ chú chẳng viết thư cho thím ấy bao giờ đấy nhỉ?

[238- 2]

(97) Không đâu ạ! Thưa cậu con đã biết đâu mà dám nhận?

[167-2]

(98) Nói một cách vui vẻ thẳng thắn thế đấy thôi. [446-2]

(99) Mẹ con tôi sắp đi đây ạ! [327-2]

Page 40: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 59

Vậy là xét về mặt hình thức tổ hợp, kết hợp của tiểu từ tình thái khuôn

2 thành tố sử dụng trong tác phẩm của Nam Cao khá phong phú, đa dạng.

Chúng có khả năng tương hỗ cho nhau về mặt nghĩa tình thái, giúp phát ngôn

nói chung và phát ngôn trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng đạt hiệu quả

diễn đạt nhất định.

Ví dụ (100) Thì mày cứ thuê hai người! Nhất ngay là bốn người cũng

được kia mà! [189-2].

Nếu chúng ta tiến hành phân tách nhóm tiểu từ tình thái trong phát

ngôn trên thành dạng đơn lẻ ta sẽ có các phát ngôn sau:

1) Nhất ngay là bốn người cũng được kia! (khẳng định, chắc chắn)

2) Nhất ngay là bốn người cũng được mà! (tình thái bộc lộ mối quan hệ

thân mật, khẳng định, duy trì mối quan hệ đó)

3) Nhất ngay là bốn người cũng được. (khẳng định- tình thái trung tính)

Như vậy, kết hợp tiểu từ ở 1 và 2 cho ta ví dụ (113): biểu thị tình thái

vừa khẳng định tính chắc chắn của sự việc đang được nói tới trong phát ngôn

lại vừa bộc lộ tình thái thân mật giữa người phát ngôn và người tiếp ngôn.

Đồng thời, duy trì được quan hệ đó, đúng hơn là nó không bị phá vỡ vì thái độ

không hài lòng của người phát ngôn.

Từ những mô tả và khảo sát trên đây cho thấy, những kết hợp của các

yếu tố tình thái không phải là ngẫu nhiên mà chúng kết hợp với nhau một

cách có tổ chức và nguyên tắc. nguyên tắc về nội dung mệnh đề và khung tình

thái (chúng tôi đã nhắc đến trong mục 2.1.3), xin không nhắc lại. Ngoài ra,

chúng ta cũng cần phải tính đến cả những trường hợp khung tình thái là tương

thích nhưng khả năng kết hợp của tiểu từ tình thái lại bị hạn chế do nét nghĩa

khu biệt của các tiểu từ này chế định. Ngay bản thân những tiểu từ tình thái đã

mang ý nghĩa tự thân như nhóm tiểu từ biểu thị tình thái hoài nghi, không

chắc chắn vào hiện thực có: à, ư, chăng, sao, phỏng, hẳn, hả... Nhưng bên

Page 41: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 61

17 đấy hở 6

18 đấy kia 1

19 đấy mà 5

20 đấy nhé 4

21 đấy nhỉ 1

22 đấy thôi 6

23 đi đã 1

24 đi thôi 1

25 cơ đấy 1

26 cơ mà 1

27 chứ sao 10

28 ấy đấy 3

29 ấy à 10

30 ấy ạ 2

31 ấy chứ 1

32 ấy kia 1

33 ấy mà 11

34 ấy nhỉ 1

35 ấy thế 29

36 hẳn đi 1

37 kia ư 1

38 kia đấy 7

39 kia à 10

40 kia ạ 3

41 kia kìa 5

42 kia mà 16

43 kia nhé 1

44 mà thôi 8

Page 42: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 62

45 sao ạ 2

46 sao kia 1

47 sao mà 1

48 thôi ư 4

49 thôi đâu 2

50 thôi à 3

51 thôi nào 2

52 thôi thế 4

53 thế ư 7

54 thế đâu 7

55 thế đấy 2

56 thế đi 1

57 thế à 3

58 thế ạ 1

59 thế cả 2

60 thế chăng 2

61 thế chứ 1

62 thế hở 2

63 thế mà 2

64 thế sao 1

65 thế thôi 9

66 vậy hả 1

* Ở khuôn kết hợp 3 thành tố

Trong tác phẩm của Nam Cao, sự kết hợp khuôn 3 thành tố là rất ít, chỉ

tính bằng con số hàng chục. Trong đó, phổ biến nhất là kết hợp: ấy thế mà.

Ví dụ (101) Ấy thế mà lại có anh hàng xóm khổ hơn, lúc chập tối trông

thấy ông ngâm cái củ chuối ở cầu ao. [197-2]

Page 43: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 63

Ví dụ (102) Ấy thế mà tôi lại dám chắc một thằng dốt đặc không bao

giờ có nhiều cái khổ như chúng mình. [215-2]

Ngoài ra, cũng còn một vài tổ hợp khác như: thế kia à, thôi đấy nhế, đi

đã chứ...

Ví dụ (103) Mồ hôi mồ kê thế kia à? [230-2]

(104) Ờ, thế bây giờ tôi lại hỏi anh thế này, không có gì, nhưng

tôi chỉ nói thí dụ thôi đấy nhé, thí dụ bây giờ đột nhiên anh nghe tin vợ anh

ngoại tình thì anh nghĩ thế nào? [164-2]

(105) Ừ, nhưng con cũng phải lấy vợ đi đã chứ?... [111-1]

Về vấn đề lý giải khả năng kết hợp này của nhóm tiểu từ tình thái có lẽ

chúng tôi không cần phải nói thêm nữa. Vì đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học

nghiên cứu và phân tích về vấn đề này khá sâu sắc và toàn diện. Trong nghiên

cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát và tìm hiểu nó trong phạm vi tác

phẩm của Nam Cao và những giá trị mà nó mang lại cho văn chương. Như đã

nói, những kết hợp này xét về mặt số lượng là không nhiều, có lẽ vì để kết

hợp được với nhau chúng phải đáp ứng một loạt điều kiện không dễ dàng.

Hơn thế nữa, chúng lại phải sắp xếp theo một trật tự nhất định trong quá trình

tổ hợp như lý giải của tác giả Nguyễn Văn Hiệp: Những tiểu từ có xu hướng

nghĩa gần gũi với lõi câu sẽ đứng gần lõi câu hơn, ngược lại những tiểu từ

tình thái có nghĩa tình thái hướng về phía người nghe sẽ có xu hướng đứng ở

phía cuối. Tác giả cũng mô hình hoá bằng công thức:

V x] y] z]

Trong đó V: là vị từ (lõi nội dung mệnh đề)

X, y, z lần lượt là các tiểu từ tình thái hướng về nội dung mệnh đề.

Về mặt ngữ nghĩa biểu hiện của những tiểu từ tình thái khuôn 3 thành

tố trong tác phẩm của Nam Cao cũng có những nét riêng biệt và giá trị nhất

định. Bởi lẽ, nghĩa tình thái mà chúng biểu hiện không phải là của 1 tiểu từ

Page 44: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 65

à, a, đã,... Trong đó có những tiểu từ chuyên dùng như: ấy, đâu, à, a, đấy,

chứ,... có những tiểu từ tình thái lâm thời (không chuyên dùng): đi, nữa, chắc,

đã,...

Ví dụ: (106a) Thầy cho đi thật à? [517-1] tình thái ngạc nhiên, hoài

nghi vào hiện thực khách quan

(106b) Kìa thằng Lộc! Tiền đâu![518-1] tình thái ngạc nhiên trước hiện thực

(107) Mợ mày ấy à? Mợ mày thì lại ở nhà bác cai Minh! [519-1] tình

thái mỉa mai, châm biếm trước hiện thực đang được nói đến.

Về hình thức thì chúng có thể là những tiểu từ đơn tiết, cũng có thể là

những tổ hợp tiểu từ. Tuy nhiên, dù ở hình thức và khả năng sử dụng nào thì

những tiểu từ tình thái hiện thực trên cũng mang lại những nội dung đánh giá

tình thái rất đa dạng. điều này thể hiện khá rõ trong các tác phẩm của Nam

Cao mà chúng tôi giới hạn làm tư liệu. Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả cụ thể

từng nét nghĩa mà ông đã sử dụng.

* Tiểu từ tình thái biểu thị sự đánh giá trí tuệ của người nói với hiện thực.

- Đánh giá về lượng: người nói thể hiện nhận định của mình đối với

hiện thực trong câu. Có các tiểu từ thường gặp như: đấy, cơ đấy, rồi,...

+ Tình thái bất ngờ trước hiện thực đạt vượt mức bình thường (trong tư

duy của người nói).

Ví dụ (108) Cũng là phúc nhà nó còn to đấy! [260-2]

(109) Thật cũng phúc đời nhà tôi đấy! [359-2]

+ Tình thái thoả mãn của người nói với hiện thực được nói tới.

Ví dụ (110) Thằng này khá lắm đấy! [31-2]

+ Đánh giá về lượng vượt mức, đáng lẽ không được thế.

Ví dụ (111) thế mà tôi lại vào hạng “đàng hoàng” kia đấy! [26-1]

(112) Những ba trinh kia đấy, như thế đã là nhiều lắm. [145-1]

Page 45: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 66

- Đánh giá về tính chân/nguỵ của hiện thực: Đây là tình thái mà người

nói cho rằng điều được nói đến có thật hay không có thật, tới mức độ nào. Có

nhiều tình thái biểu thị ý nghĩa này : đáy, mà, nữa, đâu, thôi, đây, cả, ấy, cơ

mà, chắc...

+ Hiện thực được nhắc tới xảy ra một cách tự nhiên và chân thực.

Ví dụ (113) Ấy thế là ngủ ù ỉ như lợn rồi đấy! [74-2]

+ Sự tồn tại của hiện thực là đáng ngờ, khó tin.

Ví dụ (114) Bịch đi xúc dậm ấy à? Ai khiến nó..[233-1]

+ Đánh giá mỉa mai, hiện thực được nói đén chỉ xứng đáng với 1 mức

độ nào đó.

Ví dụ (115) Có lẽ đi đến nhà nữa thì cũng thế thôi! [465-2]

(116) Còn chị vợ?... thì cô ả dại đứt đi rồi, nhưng bụng dạ đàn bà

ai cũng thế thôi. [231-2]

+ Người nói cho rằng điều mình nói ra là chắc chắn.

Ví dụ (117) Nó có biết thương mẹ già đâu. Chồng chết vừa mới xong

tang, nó đã phải vội vàng đi lấy chồng ngay. [265-1]

+ Người nói cho rằng sự tồn tại của hiện thực khách quan là tuyệt đối

chắc chắn.

Ví dụ (118) - Nghĩa là chẳng theo nàng nào cả?

- Chẳng theo nàng nào cả! [17-2]

+ Người nói cho rằng hiện thực được nói tới đã xảy ra và hoàn tất.

Ví dụ (119) Thôi, tôi đã xin bà rồi mà!... [504-1]

* Tình thái biểu thị thái độ, đánh giá tình cảm của người nói với đối

tượng được nói tới (nội dung mệnh đề).

- Biểu thị mức độ tin tưởng vào điều phỏng đoán.

Ví dụ: (120) Nhà chú đủ khung cửi rồi đấy chứ? [210-1]

- Biểu thị mức độ nửa tin, nửa ngờ vào điều phỏng đoán.

Page 46: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 67

Ví dụ: (121) Tơ đã bán cái xú-vơ-nia của Hàn để ăn bánh đúc chăng?

[244-1]

- Biểu thị mức độ nghi ngờ vào điều phỏng đoán.

Ví dụ: (122) Nhưng vợ hắn đã lại nhẹ nhàng nằm bên cạnh hắn; nó biết

chồng nhìn thấy chăng? [394-1]

- Biểu thị trạng thái ngạc nhiên đối với hiện thực khách quan.

Ví dụ: (123) Thứ viết cho mình thật ư? [287-1]

- Biểu thị sự băn khoăn trước hiện thực khách quan.

Ví dụ: (124) Oanh thất mình chẳng khó nhọc gì kiếm mỗi tháng bạc

trăm về cái trường này trong khi Thứ khó nhọc mà chẳng ăn gì, nên nói thế

chăng? [287-1]

- Biểu thị thái độ mỉa mai kèm phủ định hiện thực được nói tới.

Ví dụ: (125) Anh tưởng tôi cũng quý chị ta chắc?

- Biểu tình thái đánh giá mỉa mai, khinh miệt với hiện thực khách quan.

Ví dụ: (126) Đời cha ăn mặn, đời con khát nước thay đấy mà! [402-1]

v.v...

Có thể thấy rằng tình thái nghĩa mà tiểu từ tình thái biểu thị cho thái độ,

đánh giá của người nói với hiện thực được nói tới là vô cung đa dạng. Và

chắc hẳn trong tác phẩm của Nam Cao còn nhiều những nét ngữ nghĩa tình

thái biểu thị tình thái (của người nói với hiện thực) khác nữa. Điều này không

chỉ thể hiện trên bề rộng của cả nhóm liểu từ mà nó còn biểu hiện ở bề sâu

trong từng tiểu từ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu về phương diện ngữ nghĩa này ở tiểu

từ tiêu biểu.

* Tiểu từ “Chứ”.

- Nghĩa từ điển: - Trợ từ: dùng trong đối thoại, thường ở cuối câu hoặc

cuối đoạn câu.

Page 47: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 68

1. Từ biểu thị nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là

để xác định thêm.

2. Biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định hoặc yêu cầu cho là

không có khả năng ngược lại. [42]

- “Chứ” biểu thị sự khẳng định của người nói về hiện thực hoặc muốn

có, đạt được hiện thực khách quan đó.

Ví dụ (127) Đi hát chứ ? [47-2]

(128) Bây giờ chúng ta đi về nhà anh chứ? [48-2]

(129) Nó chim con đấy chứ! [204-2]

(130) Nến tốn hơn dầu nhiều chứ! [233-2]

- “Chứ” biểu thị tình thái không mong muốn có hiện thực hoặc phủ

định hiện thực đó.

Ví dụ (131) Không đánh để tiền làm gì chứ? [421-1]

- “Chứ” khẳng định hiện thực với tình thái thân mật, nũng nịu.

Ví dụ (132) Vợ chồng phả dắt con đi chơi chứ lị! [453-1]

- “Chứ” đi kết hợp với tiểu từ tình thái khác biểu thị ngữ nghĩa tình thái

phủ định hiện thực khách quan.

Ví dụ (133) May quần chùng áo dài cho cháu, bất quá chỉ mặc một

ngày cưới mà thôi, rồi cũng bằng để đấy, cảnh nhà chúng ta thì còn hội hè

đình đám gì, mà phải sắm quần chùng áo dài kia chứ!.. [354-1]

- “Chứ” biểu thị tình thái đồng tình với hiện thực.

Ví dụ (134) Có chứ!... con với ông ấy canh ti mà lại...mợ cứ giao cho

con. [473-1]

- “Chứ” biểu thị tình thái hoài nghi của người nói trước hiện thực đang

được nói tới.

Ví dụ (135) Bỏ tù nó thì dễ rồi, nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được

ra, liệu nó có để yên cho mình không chứ? [42-1]

Page 48: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 70

Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với người nghe trong

truyện ngắn Nam Cao khá phong phú. Đấy là chưa kể đến nó sẽ phong phú

hơn khi có sự phối hợp của ngữ điệu, cử chỉ kèm lời và hoàn cảnh giao tiếp

nhất định. Dưới đây là một vài tình thái biểu thị mối quan hệ này mà chúng

tôi khảo sát được trong truyện ngắn Nam Cao.

- Biểu thị mong muốn, yêu cầu người nghe đồng tình với mình.

Ví dụ: (142) Thế hai cậu cho đồng rưỡi nhé![189-2]

(143) Hiền nhỉ! Tôi mà còn trẻ như các anh thì không khi nào tôi

chịu thế. [362-2]

Trong ví dụ 142 “nhé” biểu thị sự mong muốn, vừa là yêu cầu của người

nói (thằng Mô) với người tiếp ngôn (San và Thứ) đồng tình với giá là “đồng

rưỡi”. Trường hợp này, “nhé” còn mang sắc thái kính trọng, nhẹ nhàng, yêu

cầu mà không vi phạm tới thể diện của người nghe. Còn “nhỉ” trong ví dụ 143

cũng biểu thị tình thái mong muốn sự tán đồng quan điểm của người nghe đối

với điều mà người nói đưa ra. Song trong ví dụ này “nhỉ” không biểu thị tình

thái hỏi cũng không mang sắc thái thân mật mà nó biểu thị tình thái mỉa mai,

coi thường của người nói (bác Hiền) đối với người nghe (Hiền).

- Biểu thị mong muốn người nghe thực hiện một việc gì đó.

Ví dụ: (144) A này! Lúc về mình nhớ tạt vào cụ lang ngõ Huyện lấy

thuốc cho em nhé! [52-2]

(145) Mày không được nói với ai kia nhé! [490-1]

“Nhé” biểu thị tình thái thân mật, mong muốn người nghe thực hiện

một hành động nào đó. Trong ví dụ 144, “nhé” biểu thị mong muốn của vợ

Điền đối với Điền là “ vào cụ lang ngõ Huyện lấy thuốc”.

- Biểu thị nhấn mạnh vào một hành vi cấm đoán mang tính áp đặt,

cưỡng chế, không tính đến hành vi, nguyện vọng của người nghe. Nhưng mục

đích cuối cùng vẫn là mong muốn có sự đồng tình từ người nghe.

Page 49: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 71

Ví dụ: (146) Không được cãi lại mẹ nhé!

(147) Cấm cười to đấy nhé! [467-1]

“Nhé” trong hai trường hợp trên nhấn mạnh vào hành vi cấm đoán

“cấm cãi”, “cấm cười” của người nói đối với người nghe.

- Biểu thị tình thái, thái độ doạ nạt, dăn đe đối với người tiếp ngôn.

Ví dụ: (148) Anh liệu đấy! Con mẹ béo chẳng vừa đâu. [102-2]

(149) Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! [12-2]

- Biểu thị tình thái yêu cầu người nghe tin, xác nhận lõi hiện thực được

nhắc đến trong câu.

Ví dụ: (150) Thổi một ít cơm nếp để uống nước sáng ấy kia? [191-2]

- Biểu thị tình thái yêu cầu người nghe cho ý kiến, bày tỏ thái độ đối

với lõi hiện thực.

Ví dụ: (151) Mày bảo còn liệu làm sao? [147-2]

(152) Ừ, thuê nhà cũng được nhưng còn ăn thì sao? [167-2]

- Biểu thị tình thái yêu cầu chấm dứt một hành động với một thái độ

tình cảm, thân mật.

Ví dụ: (153) - Nào! anh có uống đi không nào?

- Uống chứ!... Nào!... Mời anh! [228-2]

v.v...

Nói chung, các tiểu từ tình thái biểu thị thái độ người nói với người

nghe là rất đa dạng. Như đã nói, nếu xét nó (tiểu từ tình thái) ở trạng thá i

"động" [Nguyễn Văn Hiệp] thì biểu thị tình thái của nó là vô cùng. Trên đây

chúng tôi mới chỉ mô tả chưa đầy đủ một vài tình thái và những nét nghĩa tình

thái thường thấy trong truyện ngắn của Nam Cao. Có thể còn nhiều tình thái

khác mà chúng tôi không thể kể hết trong luận án này.

Như vậy, có thể thấy rằng chức năng, vai trò biểu hiện về mặt ngữ

nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái khá là phong phú. khi đứng ở trạng

Page 50: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 72

thái đơn lẻ, trạng thái "tĩnh" thì nó có thể chỉ là lớp hư từ mà tự thân không có

nghĩa. Nhưng khi xét nó trong quá trình hành chức, ở trạng thái "động" thì giá

trị mà nó mang lại cho ngôn ngữ nói chung và văn chương nói riêng là vô

cùng. Khả năng vận dụng tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao đã

phần nào minh chứng cho điều này.

Tóm lại, trong phạm vi chương 2 này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát

và mô tả nhóm tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao trên hai bình

diện lớn:

1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ

pháp.

2. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ

nghĩa.

Ở bình diện thứ nhất, chúng tôi lại khảo sát trên 3 góc độ: Cấu tạo hình

thức, vị trí (trong phát ngôn), khả năng kết hợp. Nhìn chung, về mặt cấu tạo,

phần lớn những tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao có cấu tạo đơn

tiết ( là từ đơn) (xem bảng 1). Những tiểu từ tình thái là từ đa tiết (từ ghép)

chiếm số lượng hạn chế hơn và khó xác định hơn. Bởi lẽ, trong thực tế, vấn đề

về ranh giới “từ” của tiểu từ tình thái vẫn còn nhiều tranh cãi. Nên kết quả

tổng hợp của chúng tôi chỉ là tương đối (xem bảng tổng hợp 2).

Về vị trí, phần lớn các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao

đều đứng ở vị trí cuối câu (phát ngôn) (87.5% tổng số tiểu từ Nam Cao sử

dụng). Ngoài vị trí thường gặp ở cuối phát ngôn thì tiểu từ tình thái còn có

khả năng hoạt động linh hoạt ở các vị trí khác như: Đầu và giữa phát ngôn.

Tuy nhiên, tần số xuất hiện của chúng ở những vị trí này là không lớn (xem

bảng 3). Song nhờ khả năng linh hoạt về vị trí và tách biệt với thành phần câu

mà tiểu từ tình thái đã góp phần không nhỏ vào việc biểu thị tình thái nghĩa

cho các phát ngôn chúng đi kèm.

Page 51: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 73

Không chỉ linh hoạt về mặt vị trí mà chúng còn có khá linh hoạt trong

khả năng kết hợp với các từ loại khác và trong nội bộ nhóm từ của chúng. Sự

kết hợp này đã đem lại cho chúng những nét nghĩa tình thái phong phú, đa

dạng hơn. Có nghĩa là, chúng sẽ lột tả được hết cái mà nhà văn, người viết

muốn gửi gắm tới bạn đọc.

Thứ hai, trên bình diện ngữ nghĩa, mặc dù thống kê chưa đầy đủ nhưng

cũng đủ cho chúng ta những kết luận bước đầu về tình thái nghĩa mà tiểu từ

tình thái mang lại. Điều này khẳng định rằng, tiểu từ tình thái là một trong

những phương tiện quan trọng để thể hiện tính tình thái trong phát ngôn (Xét

trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng và trong văn xuôi nói chung.). Không

chỉ dừng lại ở đây, mà tiểu từ tình thái còn có những chức năng ngữ dụng

phong phú khác, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong chương tiếp theo.

Page 52: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 76

Cũng theo tác giả, ngoài ra có một số trường hợp tiểu từ tình thái đứng

ở đầu câu (Trong chương 2- về vị trí chúng tôi cũng đã trình bày). Tuy nhiên

trong trường hợp này, tiểu từ tình thái hoặc không đảm nhiệm vai trò là tiểu từ

tình thái nữa hoặc không được dùng để biểu thị hành vi hỏi.

Trong tác phẩm của Nam Cao, hầu hết những tiểu từ tình thái dùng để

đánh dấu hành vi hỏi cũng đều có vị trí ở cuối phát ngôn. Xét về nội dung tình

thái biểu thị trên góc nhìn ngữ dụng học chúng ta thấy: Nam Cao là cây bút

hiện thực xuất sắc và “hiếm hoi” [chữ dùng của Nguyễn Đăng Xuyền] của văn

xuôi hiện đại Việt Nam. Điều đó đã khẳng định một phần nào tính chất trực

tiếp, hiện thực trong văn phong của Nam Cao. Thế nhưng, những tiểu từ tình

thái được Nam Cao sử dụng để đánh dấu hành vi hỏi phần lớn lại là hỏi không

chính danh. Nghĩa là hiệu lực trực tiếp là hành vi hỏi nhưng hiệu lực gián tiếp

có thể là cầu khiến, cảnh báo, doạ nạt, nhắc nhở, bác bỏ, nhắc lại, chào, đánh

giá, mỉa mai, xác nhận, than vãn... Theo khảo sát của chúng tôi trên tổng số

764 câu hỏi thì hỏi chính danh chỉ chiếm chưa đầy 20% (> 152 câu)

Ví dụ: (5) Bà lại làm sao thế? [110-1]

(6) Thư của ai đấy, cháu? [113-1]

Hành vi hỏi chính danh là những hành vi ngôn ngữ có hành vi thực

hiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng (lý thuyết về điều kiện

sử dụng của Austin, Sealer). Thông thường, những tiểu từ tình thái đi trong

phát ngôn này chỉ có chức năng đánh dấu hành vi hỏi mà không biểu lộ tình

thái gì khác. Cũng có một số ít ngoài việc đánh dấu hành vi ra chúng còn biểu

thị một vài sắc thái nghĩa khác nữa. Song con số đó không nhiều.

Nhưng trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có

một đích ở lời mà “đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực hiện

đồng thời một số hành vi(...). Hội thoại không phải là một chuỗi các phát

ngôn kế tiếp, mà là ma trận của các phát ngôn và các hành động gắn bó với

Page 53: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 77

nhau trong một mạng lưới những hiểu biết và phản ứng” [Labov & fan shel-

dẫn theo 13- 146]. Cũng có thể gọi chung chúng là những hành vi ngôn ngữ

gián tiếp. Trong việc đánh dấu hành vi hỏi thì hành vi hỏi chính danh giúp

chúng ta có thể xác định được những hành vi gián tiếp khác nhau tuỳ từng

ngữ cảnh sử dụng nhất định. Chẳng hạn như: hành vi hỏi đoán, hỏi lại, hỏi

chào, hỏi đánh giá, hỏi phản bác, hỏi xác nhận, hỏi mỉa, hỏi ướm, hỏi khẳng

định, hỏi nhắc nhỏ, hỏi gọi,... (xem thêm 12 hành vi hỏi gián tiếp trong luận

án của Nguyễn Thị Lương). Trong hệ thống tác phẩm của Nam Cao, những

hành vi hỏi này được biểu hiện khá cụ thể và phong phú trên những tiểu từ

dùng để đánh dấu hành vi hỏi như: à, ư, nhỉ, thế, sao, chăng, chứ, hẳn, phỏng,

hở, hả.... Dưới đây chúng tôi xin mô tả chi tiết từng hành vi hỏi đã khảo sát

được trong hệ thống tác phẩm của Nam Cao:

* Hành vi hỏi – chào:

Ví dụ: (7) - A! Thằng Hiền.... thằng Hiền kìa, mợ ơi!

- Ừ nhỉ! Thằng Hiền đấy à cháu? Bây giờ cháu học ở đâu?

[519-1]

Trong phát ngôn “Thằng Hiền đấy à cháu?” nội dung trực tiếp dùng để

hỏi, được bộc lộ dưới hình thức là một câu nghi vấn. Tuy nhiên, rõ ràng rằng:

đích ở lời của phát ngôn này không phải dùng để hỏi (vì bà Ngã trong hoàn

cảnh đó đã nhìn thấy rõ Hiền). Chính bà cũng đã xác nhận bằng phát ngôn

trước đó “Ừ nhỉ!”. Vì vậy, đích ở lời của phát ngôn này chỉ là thay cho lời

chào. Cũng giống như một lời dẫn nhập cho cuộc thoại của nhân vật. Hay cho

điều băn khoăn chính mà bà Ngã muốn hỏi: “Bây giờ cháu học ở đâu?”.

Những hành vi ngôn ngữ kiểu này không nhiều, chỉ chiếm 1,04% với 60 câu

giao tiếp.

Page 54: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 78

* Hỏi- đánh giá.

Ví dụ: (8) Nhưng thực ra thì cái cảnh vô tri làm gì nó biết, mà những

người lòng trong cảnh thì ai biết đâu được lòng họ đấy? [106-1]

(9) Chà! Chà! Hôm nay mát trời lắm nhỉ? [140-1]

Ở hành vi hỏi này, có thể người phát ngôn chưa biết tường minh (Ví dụ

8), kèm theo sắc thái đánh giá của người nói về nội dung mệnh đề: “Ai biết

đâu lòng họ”, có thể là người phát ngôn đã rõ (Ví dụ 9), thay vì một câu

khẳng định thông thường (chẳng hạn như: Hôm nay trời mát) thì người phát

ngôn lại lựa chọn hình thức là một câu hỏi, hành vi hỏi “Mát trời lắm nhỉ?”.

Phát ngôn này vừa có chứa nội dung mệnh đề thông báo, vừa có sắc thái đánh

giá, nhận xét về hiện thực khách quan “mát trời” (đồng nghĩa với không nóng,

không lạnh).

* Hỏi – yêu cầu.

Ví dụ: (10) – Ừ nhé! Mày có chịu làm em chúng tao không đã? [452-1]

(11) – Ừ nhưng con cũng phải lấy vợ đi đã chứ? [111-1]

Trong hành vi hỏi (Ví dụ 11) nêu trên, đích ở lời không phải là người

phát ngôn băn khoăn hay muốn hỏi về tình trạng hôn nhân của người tiếp

ngôn mà là gián tiếp yêu cầu người tiếp ngôn thực hiện hành động, yêu cầu

“lấy vợ” trong nội dung mệnh đề kèm theo tình thái hối thúc, thúc giục.

* Hỏi – dọa nạt.

Ví dụ: (12) Mày có câm không nào? [130-1]

(13) Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào? [152-1]

* Hỏi – phản bác.

Ví dụ: (13) Ai dám bảo cái áo ba-đơ-xuy này là cái áo ba-đơ-xuy đi

cày? Mà có bảo nữa thì đã sao? [154-1]

(14) – Sao con cứ xin của người ta thế? Trời bắt tội người ta tàn

tật, mình nghèo chả giúp đỡ được tí gì cho người ta thì thôi, lại còn bào người

ta hết cái này cái nọ, thế thì phải tội. Của người ta làm để bán.

Page 55: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 79

- Nhưng con có xin đâu? [472-1]

* Hỏi – xác nhận.

Ví dụ: (15) -Thầy giết chó, nhỉ?

- Ừ thầy giết chó để làm thịt chén.

- Thích nhỉ, cu con nhỉ? [144-1]

(16) Anh cầm được thổ huyết rồi. Thầy thuốc bảo có lẽ anh qua

khỏi được. Có thật thế không? Anh còn hi vọng được sống ư? Anh còn hi

vọng lại được trông thấy em ư? [291-2].

* Hỏi- mỉa mai.

Ví dụ: (17) Ấm đồng hay ấm đất đấy? Ấm thổ tả! [342-1]

(18) Bà tưởng nó đã làm giàu làm có gì cho tôi rồi đấy hẳn [270-1]

* Hỏi – lại.

Ví dụ: (19) Ai? Phúc ấy à? Còn phải nói. [258-1]

(20) – Bẩm ông, không được ạ.

- Không được à? Giấu ai chứ giấu tôi sao nổi. [227-1]

(21) - Ô hay, điên đấy à?

- Điên, điên à? Chẳng điên cuồng gì cả! [315-1]

* Hỏi - đoán.

Ví dụ: (22) Anh sợ tôi vay anh hở? [227-1]

(23) Bà lão này muốn quấy quơ gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng?

[270-1]

(24) Có lẽ vì thế mà lão ít nói chăng? [418-1]

* Hỏi – nhắc nhở.

Ví dụ: (25) - Chưa khuya à?

- Cũng hơi khuya rồi ạ!

- Khuya rồi sao em chưa đi ngủ? [462-1]

Page 56: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 80

* Hỏi – thăm dò.

Ví dụ: (26) Trông cái mặt đẹp chưa! Vẫn còn giận đấy à? [220-1]

* Hỏi- gọi.

Ví dụ: (27) Hương mới đâu? Chèo cho các cụ xem hay trẻ con xem thế

này? [233-1]

* Hỏi – bác bỏ.

Ví dụ:(28) Cái thứ người đâu mà ngang như cua vậy? Phải biết tao

muốn mất tiền làm gì chứ? [147-1]

.....

Trên đây là một số hành vi hỏi gián tiếp mà tiểu từ tình thái tham gia

với chức năng đánh dấu hành vi. Có thể đây là những thống kê chưa đầy đủ

(do hạn chế bởi nhiều mặt), nhưng qua đây cũng cho thấy sự đa dạng của tiểu

từ tình thái trong việc đánh dấu hành vi hỏi trong tác phẩm của Nam Cao.

Nhờ có chức năng này của các tiểu từ tình thái mà người phát ngôn bằng một

hành động ngôn từ mà có thể biểu đạt được nhiều đích ở lời. Hơn thế nữa,

những phân tích và những kiểu ngữ nghĩa mà chúng tôi thống kê trên đây có

thể giúp cho người đọc và học các tác phẩm của Nam Cao có những cái nhìn

toàn diện hơn, thể nghiệm sâu sắc hơn khi tiếp cận với tác phẩm của Nam

Cao, thấy được giá trị ngầm đằng sau lớp ngôn từ (tường minh) mà nhà văn

muốn gửi gắm.

Nam Cao là một nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý

nhân vật. Có lẽ những kiểu câu, kiểu hành vi ngôn ngữ được đánh dấu bởi

tiểu từ tình thái này góp phần không nhỏ vào việc làm nên tài năng của Nam

Cao vì sự phong phú, đa dạng của chúng. Theo lý thuyết về “Tiếp cận văn

học” của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn thì “Tác phẩm sẽ thực sự trở thành đối

tượng tiếp nhận khi người đọc vượt qua (thậm chí phá huỷ) được bức rào cản

có tính chất hình thức bề ngoài của kí hiệu ngôn ngữ, để có thể gặp gỡ tiếng

Page 57: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 82

20 đi 3

21 ấy 3

22 phỏng 2

23 thôi 1

24 đã 1

25 vậy 11

Sự phong phú đa dạng của chức năng đánh dấu hành vi hỏi trong tiểu

từ tình thái không chỉ biểu hiện trên bề rộng các tiểu từ mà nó còn thể hiện cả

ở bề sâu. Nghĩa là, ở mỗi tiểu từ tình thái thường dùng để đánh dấu hành vi

hỏi lại có sự phong phú khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin đi vào cụ thể một

số tiểu từ để minh chứng rõ hơn cho điều vừa nói.

* Tiểu từ “à” trong chức năng đánh đấu hành vi hỏi

“À” là một tiểu từ có tần số sử dụng tương đối cao. Theo số liệu thống

kê mà chúng tôi thu được thì số câu có sử dụng tiểu từ này lên đến 186 lượt.

Đấy là chưa tính đến những tổ hợp của tiểu từ này với các tiểu từ khác nữa.

Trong số đó lại có tới 132 lượt “à” được dùng để hỏi. Nói cụ thể hơn, tiểu từ

tình thái này được coi là một trong những phương tiện để đánh dấu hành vi

hỏi theo lối trực tiếp.

Ví dụ:(29) Mình đi đấy à? [53-2]

(30) Thưa cậu, cô giáo bảo với cậu thế à? [110-2]

Tuỳ từng hoàn cảnh sử dụng mà tiểu từ à lại giúp ta xác định những

hành vi hỏi khác nhau.

+ “À” dùng để hỏi lại.

Ví dụ: (31) - Vẽ chuyện!

- Vẽ chuyện à? Đốc tờ họ bảo... [37-2]

Page 58: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 83

Thông qua câu hỏi “Vẽ chuyện à?” Thị (nhân vật trong truyện ngắn

Cười) muốn hỏi lại, xác nhận lại câu nói của chồng Thị. Loại câu hỏi này

thông thường không yêu cầu trả lời từ phía người đối thoại. Có thể kèm theo

sắc thái biểu cảm mỉa mai, đay nghiến...

+ “À” dùng để hỏi doạ nạt.

Ví dụ: (32) Mày đứng đấy à? Mày có quét ngay không thì chết với tao

bây giờ. [72-2]

Loại hành vi hỏi này thông thường cũng không yêu cầu trả lời. Nó

thường đi kèm với hoàn cảnh giao tiếp miêu tả chủ ngôn với ngữ điệu, cử chỉ,

thái độ khó chịu. Trong ví dụ trên đây, Thị hỏi không phải là để xác nhận rằng

Hồng (tên nhân vật) vẫn còn đứng đó mà Thị hỏi để thúc giục, nhắc nhở và

doạ nạt Hồng. Nếu Hồng còn đứng đấy thì sẽ bị ăn đòn của Thị.

+ “À” dùng để hỏi đoán.

Ví dụ: (33) Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của

ta có lẽ đến hỏng à? [430-2]

Thông qua cầu trúc “như vậy...có lẽ....à?” người nói đưa ra phỏng đoán

về một hiện thực khách quan “cuộc kháng chiến của ta” khó có thể giành

thắng lợi “có lẽ đến hỏng à?”. Điều phỏng đoán này cả người nói và người

nghe đều không biết kết quả.

+ “À” dùng để hỏi khẳng định.

Ví dụ: (34) Ném không nổ thì ông dùng làm quả đấm. Không vỡ mặt

Việt gian đấy à? [471-2]

(35) Ta chẳng đã thấy đồng bào Mán ở huyện ta ăn cám để

nhường gạo cho giải phóng quân đấy à? [545-2]

+ “À” dùng để hỏi đánh giá.

Ví dụ: (36) Con ấy xấu thế mà cũng có amour kia à? [112-2]

(37) Đưa những chục bạc kia à? [111-2]

Page 59: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 84

Trong trường hợp này, “À” đứng cuối phát ngôn biểu thị hành vi hỏi

nhưng kèm theo sắc thái đánh giá của người nói về hiện thực khách quan đang

được nhắc tới trong phát ngôn. Ở ví dụ (36) là thái độ của “người đàn bà” đối

với “cô gái” “xấu mà cũng có amour”. Ví dụ (37) là đánh giá của Thứ (tên nhân

vật.) với hiện thực khách quan. Có lẽ theo Thứ thì thực tại không đạt tới điều

kiện đó “chục bạc”. Ngoài ra trong hai phát ngôn này à còn gián tiếp bộc lộ tình

thái ngạc nhiên của người nói trước hiện thực được nói đến trong phát ngôn.

+ “À” dùng để hỏi mỉa.

Ví dụ: (38) Nho! Nho gì! Nho thối ấy à? [159-2]

+ “À” dùng để hỏi xác nhận.

Ví dụ: (39) Thế ra anh vẫn ở Hà Nội đấy à? [362-2]

+ “À” dùng để hỏi phản bác.

Ví dụ: (40) - Thế mà cũng nói.

- Chứ không à? Chỉ ba bốn hôm nữa là tôi đi. [37-2]

(41) – Vẽ chuyện, tìm thứ lá gì mát cho nó uống rồi nó khỏi.

Mấy cái mụn việc gì mà phải thuốc? Thuốc bây giờ rẻ cũng một đồng một

thang. Nay thuốc, mai thuốc thì rồi lấy gì mà ăn?

- Không có ăn cũng phải mua cho nó uống. Chứng sài của nó ngày xưa

đấy. Nó mới phát, uống dần đi vài ba thang nó khỏi. Chả hơn để nó phát ra

đầy người, rồi mủ ế như ngày xưa cho tốn bằng chục thang ấy à? [53-2]

+ “À” dùng để hỏi nhắc nhở. (có thể xem thêm ví dụ 25)

Ví dụ: (42) Còn mày nữa! Không xách thằng cu con đi à? [150-1]

Những hành vi ngôn ngữ nêu trên đều được đánh dấu nhờ tiểu từ à.

Tuy chưa hẳn là đầy đủ vì có thể còn nhiều hành vi khác nữa mà chúng tôi

chưa có điều kiện xét đến, nhưng cũng đủ làm căn cứ để khẳng định rằng một

tiểu từ tình thái có thể được dùng để đánh dấu nhiều kiểu hành vi ngôn ngữ

khác nhau. Một số ít những hành vi này được tiểu từ à đánh dấu trực tiếp

Page 60: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 85

(trường hợp tiểu từ à dùng để hỏi chính danh), còn lại hầu hết các hành vi

được dùng theo lối gián tiếp, nghĩa là phải thông qua quá trình suy ý mới có

được. Những hành vi ngôn ngữ trên đây thường thấy trong những đoạn giao

tiếp, hội thoại giữa các nhân vật của Nam Cao.

* Tiểu từ “ư” trong việc đánh dấu hành vi hỏi

“Ư” cũng là một tiểu từ thường được dùng để đánh dấu hành vi hỏi cho

các phát ngôn. Mặc dù về mặt số lượng “ư” chiếm tỉ lệ không nhiều, (chỉ có

72 lượt sử dụng đơn lẻ và 19 lượt dùng trong tổ hợp với các tiểu từ tình thái

khác), trong đó, có tới 75 lượt sử dụng trong câu hỏi. So về tần số sử dụng thì

„ư” không được ưa dùng như tiểu từ “à” nhưng tình thái nghĩa và hành vi

ngôn ngữ mà “ư” đánh dấu cũng không kém phong phú hơn tiểu từ “à”.

Trong từ điển tiếng Việt [42] thì “ư” được gọi là trợ từ với hai nét nghĩa cơ

bản:

Nghĩa 1: “ư” là trợ từ, thường đứng ở cuối phát ngôn để biểu thị :

- Biểu thị ý hỏi, tỏ ra có điều gì hơi lấy làm lạ hoặc còn băn khoăn.

- Biểu thị thái độ ngạc nhiên trước điều mình có phần không ngờ tới,

nêu ra như muốn hỏi lại người đối thoại hoặc tự hỏi lại mình.

- Biểu thị thái hộ không bằng lòng, không được vừa ý về điều nêu ra

dưới dạng muốn hỏi, để cho người nghe phải suy nghĩ(khẩu ngữ).

Nghĩa 2: “ ư” là trợ từ khẩu ngữ, dùng sau phụ từ mức độ, kết hợp hạn

chế. Biểu thị ý nhấn mạnh mức độ hết sức cao, như không còn có thể hơn. Ví

dụ: Con người rất ư sảo quyệt.

+ “Ư” trong tác phẩm của Nam Cao cũng dùng để đánh dấu hành vi hỏi

trực tiếp, hỏi chính danh.

Ví dụ: (43) Anh đích ơi! Mệt lắm ư? [331-2]

+ “Ư” dùng để hỏi phản bác.

Page 61: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 86

Ví dụ: (44) - Chứng sài của nó ngày xưa đấy. Nó mới phát, uống dần đi

vài ba thang thì nó khỏi. Chả hơn để nó phát ra đầy người, rồi mủ ế như ngày

xưa tốn bằng chục thang ấy à?

- Ngày xưa khác. Ngày xưa bé mới sài chứ lên năm rồi còn sài ư? [53-2]

Phát ngôn “Ngày xưa... ư?” vừa là hành vi hỏi nhưng đồng thời là hành

vi bác bỏ phát ngôn trước đó của người đối thoại “Chứng sài của nó ngày xưa

đấy”. Ngoài ra, trong phát ngôn này còn hàm chứa cả tình thái phủ định hành

vi cầu khiến nhờ mua thuốc từ trước đó.

+ “Ư” dùng để hỏi mỉa mai.

Ví dụ: (45) - Thứ bĩu môi cười nhạt hỏi:

- Anh có chân trong Độc lập văn đoàn đấy ư? [103-2]

Trong phát ngôn này Thứ muốn mỉa mai San về cái tính thích tự khen

mình giống mấy ông trong “Độc lập văn đoàn”. Muốn hiểu được những hành

vi ngôn ngữ này thì chúng ta phải đặt chúng trong những ngữ cảnh nhất định

hoặc có thể kèm theo những yếu tố phi ngôn ngư như: cử chỉ, hành động, nét

mặt... (bĩu môi, cười nhạt).

+ “Ư” dùng để hỏi đánh giá.

Ví dụ: (46) Chỉ có thế thôi ư? [301-2]

(47) Một đĩa cá kho giá trị chỉ độ nửa đồng hào mà to tát

đến thế ư? [140-2]

+ “Ư” dùng để hỏi lại.

Ví dụ: (48) Nhưng hạnh phúc?... Anh tưởng văn minh tạo cho

loài người hạnh phúc ư? [216-2]

+ “Ư “dùng để hỏi xác nhận.

Ví dụ: (49) – Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho lang Rận.

- Thật ư? Cô trông thấy bao giờ? [340-1]

Page 62: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 88

vi cầu khiến mà một trong số chúng có thể đánh dấu các hành vi ngôn ngữ

khác nữa. chẳng hạn như tiểu từ “chứ” cũng có thể đánh dấu hành vi hỏi.

Ví dụ: (50) - Anh ghen chứ?

- Tất nhiên! [224-1]

Hay cũng có thể đánh dấu hành vi phản bác.

Ví dụ: (51) Đàn ông chả mấy người biết thương con cái... Thật thế ư?

Không có lẽ. Thầy Ninh thương chị em Ninh lắm chứ! [189-1]

“Chứ” biểu thị hành vi phản đối với nhận định được nêu ở trong phát

ngôn trước đó là “Đàn ông chả mấy người biết thương con cái”.

Nói như vậy có nghĩa là những tiểu từ đánh dấu hành vi cầu khiến mà

chúng tôi vừa kể trên là những tiểu từ thường thấy và có khả năng đánh dấu

hành vi cầu khiến (vì có những tiểu từ không có khả năng đánh dấu hành vi

cầu khiến hoặc ít khi dùng để đánh dấu hành vi này.)

Trong tác phẩm của Nam Cao, các tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu

khiến khá đa dạng về hình thức biểu hiện cũng như nội dung cầu khiến. Mặc

dù, xét về mặt số lượng tiểu từ này được sử dụng không nhiều. Hơn thế nữa,

chúng lại bị chế định bởi rất nhiều những yếu tố khác như: nhân tố ngữ cảnh,

nhân tố giao tiếp, nhân vật giao tiếp...v.v. Song tính đa dạng của chúng là

không thể phủ nhận. Ở mỗi ngữ cảnh và tình huống giao tiếp khác nhau mà tiểu

từ tình thái xuất hiện lại biểu thị một hành vi cầu khiến khác nhau, tình thái cầu

khiến khác nhau và người sử dụng lại lựa chọn những hình thức cầu khiến khác

nhau cho phù hợp và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Sự phức tạp này cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và

nhắc tới. Cụ thể , trong “Cơ sở phân tích cú pháp ngữ nghĩa”của Nguyễn Văn

Hiệp, tác giả cũng đã thống kê và tổng hợp các kết quả nghiên cứu và nhận

xét rằng: “Các tiểu từ tình thái khác nhau tham gia vào hình thành các hiệu

lực tại lời thông qua một cơ chế thường không trực tiếp mà có nhiều vòng,

Page 63: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 89

khâu chuyển tiếp và việc phân tách, chỉ ra các vòng, khâu đó không phải bao

giờ cũng dễ dàng.” [227]

Tác giả đã chỉ rõ việc phân tách thông tin đó và chia chúng thành 4 tiểu

nhóm có thể ảnh hưởng tới việc đánh dấu một hành vi ngôn ngữ trong phát ngôn.

1) Những thông tin gắn với kiểu tình huống giao tiếp nhất định, hay

gắn với những mối liên hệ giữa phát ngôn này với phát ngôn khác.

2) Những thông tin giả định của người nói đối với trạng thái hiểu biết

và nhận thức của người nghe.

3) Những thông tin cho biết vai trò, vị thế của các bên giao tiếp.

4) Những thông tin định hướng cho phản ứng hồi đáp.

Chẳng hạn, dựa vào những điều kiện trên đây (theo tác giả Nguyễn Văn

Hiệp) chúng ta sẽ xét tiểu từ tình thái “đi” trong tác phẩm của Nam Cao thoả

mãn những điều kiện nói trên. Ở mỗi tình huống, ngữ cảnh, vị thế và mối

quan hệ khác nhau “đi ” lại biểu thị hành vi cầu khiến khác nhau. Ví dụ, trong

ngữ cảnh bộc lộ mối quan hệ ngang hàng giữa các nhân vật giao tiếp thì “đi”

biểu thị hành vi cầu khiến yêu cầu.

Ví dụ trong tiểu thuyết “Sống mòn ” có đoạn hội thoại giữa Thứ và San

như sau: (52)- Lặng im, nào! .... Im, em bảo...

- Thôi đi! [194-2]

Trong phát ngôn này, “đi ” biểu thị hành vi cầu khiến yêu cầu của Thứ đối

với người bạn là San chấm dứt một hành động, một việc gì đó đang diễn ra mà

Thứ không hài lòng về việc ấy. Điều này được cụ thể hoá bằng phát ngôn miêu

tả sau đó là “Thứ hất mạnh tay San lại đang ôm lấy người y. San cười”.

Hay “đi” biểu thị hành vi cầu khiến thúc giục, hối thúc hành động.

ví dụ: (53) Con biếu bà để bà ăn bánh đúc. Bà về đi! [272-1] (người

dưới với người trên, kèm tình thái thân mật.)

Page 64: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 90

(54) Thế thì đánh trống đi. Muộn lắm rồi, chẳng có đứa nào nữa đâu.

[320-2] (người trên nói với người dưới)

(55) Được rồi, đi đi! Ông xua bác Tư như xua đuổi một thằng hủi.

[343-2] (chủ nhà và người giúp việc.)

Nhưng trong một ngữ cảnh khác:

ví dụ (56) – Chỉ ăn là nhẹn thôi! Được rồi. Quét đi!

- Bây giờ mày quét đi, tao xem nào! [72-2]

Vẫn là tiểu từ tình thái “đi” đánh dấu hành vi cầu khiến, song ở trong

ngôn cảnh này, là lời người mẹ (Thị) nói với con (Hồng) ở đây lại là hành vi

cầu khiến sai bảo. Thị muốn Hồng thực hiện hành động “quét nhà”, kèm theo

tình thái hối thúc.

Xét trong mối quan hệ người trên với người dưới: cụ thể là mối quan hệ mẹ

và con nhưng trong phát ngôn sau đây “đi” lại đánh dấu hành vi cầu khiến khác.

Ví dụ: (57) Hà! Thôi về đi! Về, về ngay, không mày chết với tao bây

giờ. [115-2]. Đây lại là hành vi cầu khiến mệnh lệnh, ra lệnh của bà cụ Hà với

cô con gái.

Trong quan hệ chủ – tớ.

Ví dụ (58) Đem chôn nó ngay đi! Bỏ vôi vào! Rồi lấy cơrêđin rưới

khắp nhà, hiểu không? [343-2] ( Hành vi cầu khiến mệnh lệnh.)

Quan hệ của hành vi này còn được cụ thể hoá trong phát ngôn hồi đáp

sau đó “Bẩm hiểu.” . Cũng ở mối quan hệ này nhưng trong ngữ cảnh bình

thường khác thì “đi” lại biểu thị hành vi cầu khiến sai bảo.

Ví dụ (59) Cất mâm đi, Mô mày! [183-2]

Như vậy, chúng ta có thể thấy được sự phong phú, đa dạng và không kém

phần phức tạp trong chức năng đánh dấu hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi

cầu khiến nói riêng của các tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao.

Với cách thức phân tích tương tự chúng tôi đã khảo sát và tìm thấy những hành

Page 65: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 91

vi cầu khiến do tiểu từ tình thái đánh dấu sau đây ngoài hành vi cầu khiến “chân

chính”(đáp ứng đầy đủ những điều kiện của một hành vi cầu khiến).

+ Hành vi cầu khiến- sai khiến, (sai bảo).

Ví dụ: (60) - Đi đun nước pha trà tàu! Cái ấm chuyên đâu rồi? Đem mà

rửa đi!

- Rửa sáng nay rồi ạ! [161-1]

(61) Đem đánh đôi giầy đi cho tao! [272-2]

+ Hành vi cầu khiến- khuyên bảo.

Ví dụ: (62) Thôi thì ác cũng được! Anh cứ trả lời thế đi! [251-2]

+ Hành vi cầu khiến – khích lệ.

Ví dụ (63) Ai chả biết! Nhưng bấn thì phải cố chứ! [229-1]

+ Hành vi cầu khiến- cấm đoán.

Ví dụ: (64) Im ngay! Tao cấm đấy! [220-1]

(65) Cấm cười to đấy nhé! [457-1]

(66) Nói khẽ chứ!... Ông nõ chơi với mày nữa đấy. [453-1]

+ Hành vi cầu khiến – thỉnh cầu.

Ví dụ : (67) – Tôi lạy anh! Anh cứ ra đi đã! [563-1]

(68) - Cô dạy tôi hái nhé!

- Cháu không dám ạ, cháu hái chậm lắm có thành thạo gì đâu. [238-1]

+ Hành vi cầu khiến- nhờ vả.

Ví dụ: (69) Anh Mô ơi! Hộ tôi một thùng với, anh Mô. [120-2]

+ Hành vi cầu khiến – khuyên bảo.

Ví dụ: (70) Mà mình bắt nó làm vừa vừa chứ. Nó còn non tuổi lắm. [74-2]

(71) Mày cứ lấy nó đi! Mô ạ! Vợ đẹp thế không lấy còn lấy ai?

[203-2]

+ Hành vi cầu khiến – mời.

Ví dụ: (72) Thì đấy! Mời anh cứ xơi cho đến đủ đi! [182-2]

Page 66: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 92

(73) Anh dừng tay vào uống nước đã! [380-1]

+ Hành vi cầu khiến – yêu cầu.

Ví dụ : (74) À quên để tôi bế con cho. Cậu đưa con đây nào! [454-1]

(75) Đưa mợ bóc cho nào! [514-1]

+ Hành vi cầu khiến - đề nghị.

ví dụ: (76) Tôi bảo anh này! Chúng mình chịu khó ở đây một vài năm.

[99-2]

(77) Im đã nào! Anh dốt lắm. Anh để tôi cắt nghĩa cho anh hiểu.

[159-2]

(78) Con ngồi đây nhé! Mợ lên gác chào ông giáo. [516- 1]

+ Hành vi cầu khiến - mệnh lệnh.

Ví dụ (79) Im đi! đừng lôi thôi. [389-1]

(80) - Thưa ông, ông làm ơn...

- Ơn oán gì? Đợi đấy! [57-2]

...v.v

Tóm lại, những hành vi cầu khiến kể trên mà tiểu từ tình thái có khả

năng tham gia biểu thị mặc dù chưa phải là đầy đủ nhưng cũng cho chúng ta

thấy khả năng phong phú, linh hoạt của tiểu từ tình thái trong chức năng đánh

dấu kiểu hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng. Việc

nghiên cứu và chỉ ra các kiểu hành vi ngôn ngữ này góp phần mở rộng chức

năng biểu thị của tiểu từ tình thái tiếng Việt. Điều này mang lại ý nghĩa lớn

không chỉ đối với tiểu từ tình thái nói chung mà còn đối với việc tìm hiểu tiểu

từ tình thái trong việc biểu đạt hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao

nói riêng. Do khuôn khổ của luận văn và hạn chế về ngữ liệu nên những kết

quả thu được vẫn chưa nói hết được khả năng của nhóm từ này. Nhưng xét

trong phạm vi tác phẩm của Nam Cao chúng tôi nghĩ những nghiên cứu này

Page 67: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 95

Ông Ngã phủ định hiện thực bằng cách miêu tả tương lai của Tiền (con gái

ông). Thế nghĩa là ông muốn giữ tiếng cho Tiền vì rất có thể sau này Tiền trở

thành bà đốc, bà tham... chứ Tiền không phải người tầm thường. Và thế cũng

có nghĩa là nếu ông đánh ít thì người ta sẽ cười, sẽ khinh Tiền.

Ví dụ : (91) - Bà không nuôi mày nữa! Cút ngay khỏi nhà bà từ hôm nay.

- Ấy người ta mấy cần! Nhi có thiết gì cái nhà này đâu! [385-1]

(92)- Nhưng cũng có người bảo ông không đuổi nhưng nó chửa

nên bỏ nhà trốn đi.

- Có mà trốn đường trời! [386-1]

(93) - Đã thế thì được. Chúng ta đều không phải, tôi cũng xin lỗi mợ.

- Em chả dám! [393-1]

+ Hành vi phủ định bác bỏ.

Ví dụ, trong Chí Phèo có phát ngôn :

(94) “Ông mua chứ ông có xin mày đâu!” [48-1]

Trong phát ngôn này hàm chứa nhiều hành vi ngôn ngữ, trong đó “chứ”

đánh dấu hành vi khẳng định của Chí là “mua”. Sau hành vi này là hành vi

phủ định được đánh dấu bởi cấu trúc: “có...đâu!” phủ định hành vi “xin”. Hai

hành vi này tương hỗ lẫn nhau trong phát ngôn tạo ra một sự tương tác qua

lại: Hành vi khẳng định để phủ định và hành vi phủ định để tăng giá trị cho

hành vi khẳng định. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy hàng loạt kiểu

hành vi phủ định được đánh dấu bởi các tiểu từ tình thái trong các tác phẩm

của Nam Cao.

Ví dụ (95) - Chỉ bậy thôi! [343-1]

(96) Chao ôi, nào có cứ gì phải những người tư tưởng! Ngay ở

những người không tư tưởng cũng đã có sự chia rẽ tư tưởng rồi! [408-1]

(97) Chúng nó có phải là đầy tớ nhà nó đâu! [424-1]

(98) Nào thị đã nói nặng gì bà ấy? [437-1]

Page 68: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 99

Những định hướng tới kết luận +r thường là những kết luận mang tính

chất tích cực. Để đi đến được kết luận trên, trong tác phẩm của mình, Nam

Cao đã sử dụng các tiểu từ tình thái như một dấu hiệu hình thức để “chỉ dẫn

lập luận”. Có thể kể ra một vài tiểu từ thường được sử dụng trong các lập

luận hướng kết luận đến +r như: đã, thôi, đến, tới, hẳn, cơ, những, mới...

Ví dụ (101) Nghỉ những ba tháng kia mà? [217-1]

Cấu trúc “...những...kia mà!” hướng tới kết luận +r: thời gian nghỉ dài,

nên về nghỉ ngơi ít ngày. “Hãy nghỉ ngơi một vài tuần rồi lại học thì cũng

được chứ sao?”. Trường hợp chúng ta bỏ những phương tiện biểu thị tình thái

đi chúng ta sẽ có phát ngôn sau: Nghỉ ba tháng. Luận cứ này có thể hướng

chúng ta tới kết luận +r: thời gian dài, có thể về thăm nhà. Nhưng cũng có thể

là hướng tới kết luận - r: thời gian ngắn, không thể về thăm nhà. Khi thêm

vào phát ngôn này những phương tiện biểu thị tình thái “những”, “kia mà” thì

ngay lập tức lập luận này hướng người nghe tới kết luận +r. Chúng ra không

thể nói : Nghỉ những ba tháng kia mà! thời gian ngắn quá! Không phải về

thăm quê đâu.

ví dụ (102) - Mấy hào thì mấy.... Độ nửa chai thôi mà.(a)

- Mới có nửa chai thôi mà? [310-1] (b)

Trong đoạn hội thoại trên đây có hai phát ngôn a và b. Trong phát ngôn

a “thôi mà” cho ta một lập luận hướng tới kết luận +r: ít thôi mà, mua đi.

Nhưng trong phát ngôn b cũng là lập luận đó với cấu trúc “mới....thôi mà!” lại

hướng lập luận tới kết luận -r. Bởi lẽ đây là phát ngôn nhắc lại, mang tình thái

mỉa mai. Vì thế “Mới có nửa chai thôi mà” không phải là đánh giá „ít” về

lượng mà là đánh giá ngược lại.

Ví dụ (103) Cái nhà này còn tốt đấy chứ!.. Nhà có bốn, năm người ở

thế này rộng chán! [166-1]

Page 69: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 100

Kết luận +r: Anh sống không đến nỗi nghèo túng, nếu không nói là

cũng khá giả.

Ví dụ (104) Trước sau thì cũng chết. Ai cũng chết. Mà ai cũng chỉ chết

một lần mà thôi. [168-1]

Lập luận logic hướng tới kết luận +r: “sống sẻn so làm gì?”. Ai cũng

chết một lần thôi, mà chết rồi thì hết=> Kết luận:

+ Phải sống, sống mạnh mẽ, táo bạo

+ Không việc gì phải sợ chết.

Một ví dụ khác trong đoạn đầu của tác phẩm Chí Phèo. Hắn đến nhà Bá

Kiến rạch mặt để ăn vạ nhưng đã bị Bá Kiến thuyết phục thế này:

(105) Nào, đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói

chuyện tử tế với nhau cần gì mà phải thành động lên thế, người ngoài biết,

mang tiếng cả.[39-1]

“Đã” nói lên giả định của người nói về tính ưu tiên, nên thực hiện một

hành vi (hành động) nào đó trước. Có nghĩa là kết luận mà “đã” mang lại có

tính ưu việt hơn (+r) hành động trước đó (có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra ).

Cụ thể trong ngữ cảnh của phát ngôn này, theo Bá Kiến thì Chí Phèo nên vào

nhà nói chuyện chứ không nên làm “thanh động” (như hắn vừa làm).

Ví dụ (106) Vào rồi hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá kiến

quả có ý dàn xếp với hắn thật [41-1]

Tình thái “thật” mang lại sự thừa nhận, khẳng định của người nói về

hiện thực khách quan trong phát ngôn. Định hướng lập luận tới kết luận +r :

Bá Kiến không mưu toan, không tính toán, không xấu như hắn (Chí Phèo) đã

nghĩ, mà BK muốn dàn xếp với hắn thật.

Ví dụ: (107) Mà có thế thôi đâu! [421-2]

Đây là phát ngôn của nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt khi nói

về người nông dân. Chỉ dừng lại ở phát ngôn này sẽ định hướng người đọc,

Page 70: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 102

Ví dụ: (109) Cái mặt mày đã đẹp lắm đấy, mà tao phải quyến rũ mày.

[342-1 ]

=> Kết luận -r: Không đẹp (sắc thái mỉa mai) => Lập luận phản bác:

Tao không quyến rũ mày.

(110) Viên y sĩ nghe tim. Ông đã lắc đầu rồi. [41-2]

Trong ví dụ này cấu trúc “đã...rồi” làm nên định hướng lập luận tới kết

luận -r: Sức khoẻ của anh ta không tốt => Kết luận: “Ông có bệnh”.

- Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r: từ chối.

Ví dụ:(111) - Việc gì thì cũng giữ em hộ tôi một lúc. Tôi phải đi dằng

này một lát.

- Đi đâu hãy để đấy đã. Người ta không đợi được. Việc cần.

[440-2]

“Đã” trong phát ngôn này đánh dấu một hành vi cầu khiến: yêu cầu

thực hiện một hành vi nào đó trước, đồng thời “đã ” cũng định hướng lập luận

tới kết luận -r: từ chối: tôi không thể giữ em giúp được.

- Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r: phủ định.

Ví dụ (112) Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? [411-1]

Định hướng lập luận tới kết luận -r: Bà không thể chu cấp đỡ cho dì

Hảo nữa hay cũng chỉ có thể cho dì rất ít “chỉ có thể cho dì một ngày một xu

quà và nhiều nước mắt”

(113) Hồi mười tám, đôi mươi, Hiệp đã cưới một người vợ nhà

quê. Để chiều ý mẹ mà thôi. [25-2]

Trong ngữ cảnh này “mà thôi” định hướng lập luận tới kết luận -r: Hiệp

không muốn lấy vợ (thời điểm đó), cũng có thể là Hiệp không muốn lấy một

người vợ nhà quê....

Như vậy đến đây chúng ta có thể đưa ra những kết luận bước đầu: Tiểu

từ tình thái không chỉ có khả năng đánh đấu hành vi ngôn ngữ mà chúng còn

có khả năng định hướng lập luận tới một kết luận nào đó theo chủ ý của người

phát ngôn (hoặc của người viết). Chức năng này có tác dụng rất lớn trong việc

Page 71: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 104

Trong phát ngôn này “à” giữ chức năng đánh dấu hành vi dẫn nhập

cuộc thoại. Nó biểu thị tình thái đưa đẩy, rào đón của Thứ (nhân vật), làm như

vừa chợt nhớ ra việc San về quê. Cũng có thể hiểu phát ngôn này là cái “cớ”

khơi gợi cuộc thoại mới mà vấn đề được đề cập là một vấn đề tế nhị.

Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều phát ngôn tương tự trong các tác

phẩm của Nam Cao.

Ví dụ (115) À, Bằng đấy à? Thế nào? Giữ liên lạc với Huyền luôn nhé!

[493-2]

(116) Này, cái tay lý Tôn bây giờ hay lắm nhé! Hấu với tụi mình

ghê lắm. [471-2]

(117) - Anh Tâm về xuôi hả?

- Vâng, chào chị nhé! [445-2].

“Hả ” dùng đánh dấu lời dẫn nhập cuộc thoại của Quyên và anh Tâm

(nhân vật). Hành vi dẫn nhập cho cuộc thoại này đồng thời là một hành vi hỏi-

chào, vừa biểu thị thái độ quan tâm của người nói (Quyên) với người nghe

(Tâm). “nhé” đánh dấu hành vi hồi đáp trong cặp thoại, vừa là lời chào, lời

tạm biệt với tình thái thân mật của người nói với người nghe.

(118) -Kìa! ông giáo! chào ông! [326-2]

- Ông ạ! Hôm nay ông lại rỗi.

“Kìa” đánh dấu hành vi dẫn nhập, lời dẫn nhập cho hội thoại giữa ông

giáo và Lão Hạc.

(119) Này, mày ạ! Hình như lớp này cô ấy cũng đánh bạc ra việc đấy.

[303-2]

“Này” đánh dấu hành vi dẫn nhập cho cuộc hội thoại giữa Bà Thứ và

Thứ (nhân vật trong Sống mòn) biểu thị tình thái thân mật của người nói với

người nghe, đồng thời khơi gợi sự chú ý của người nghe vào nội dung sắp đề

cập tới.

Page 72: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 105

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập đứng ở cuối phát ngôn.

Ví dụ: (120) -Tôi quấy cho mình một chút bột sắn mình ăn nhé!

- Không ăn! Đừng hỏi gì lôi thôi. [62-2]

“Nhé” đánh dấu hành vi dẫn nhập cuộc thoại giữa người vợ với người

chồng trong bối cảnh người chồng đang giận vợ. Người vợ muốn làm lành

bằng hành vi quan tâm, dịu dàng.

(121) Anh không sợ chị ở nhà khóc hết nước mắt ư? [360-2]

(122) Thế ra ông ấy nhà bà cũng có vợ hai đó ư, bà? [274-2]

“Ư” đánh dấu hành vi hỏi dẫn nhập tình thái ngạc nhiên, tò mò.

(123) - Xong rồi chứ?

- Xong! [ 149-1]

...v.v

Về mặt cấu trúc hình thức thì các tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn

nhập có thể xuất hiện trong kiểu câu cầu khiến, câu hỏi, câu nghi vấn, câu

khẳng đinh... Chẳng hạn trong kiểu câu hỏi như:

Ví dụ: (124) - Gầy lắm nhỉ?

- Sắp chết rồi còn gì? [318-2]

Hay trong kiểu câu cảm thán như:

Ví dụ (125) Đấy! Chả đòi bán mãi đi! [199-1]

(126) À! Đích thế nào? [315-2]...v.v

Những ví dụ trên cho chúng ta thấy khả năng hoạt động linh hoạt của

tiểu từ tình thái trong việc đánh dấu hành vi dẫn nhập cho cặp thoại trong tác

phẩm của Nam Cao. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là ở chỗ phân loại

chúng về mặt hình thức mà là ở chức năng dẫn nhập của chúng là gì? Mà

trong chức năng đánh dấu hành vi dẫn nhập này có thể các tiểu từ tình thái

còn biểu thị hàng loạt những hành vi ở lời khác nữa. Chẳng hạn như hành vi

trực tiếp dẫn nhập, gián tiếp yêu cầu thông tin, yêu cầu tán đồng ,ủng hộ,

Page 73: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 106

thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh... Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả

cụ thể từng hành vi mà chúng tôi khảo xát được trong tác phẩm của Nam Cao.

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp yêu cầu thông

tin phản hồi.

Ví dụ: (127) - Anh Chí đi đâu đấy?

- Lạy cụ ạ! Bẩm cụ... Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ!

[49-1]

“Đấy” trong phát ngôn đánh dấu hành vi dẫn nhập, rào đón, vừa là hành

vi hỏi - chào bắt đầu cuộc hội thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Đây là lối hỏi

thăm dò, rào đón (đặc trưng tính cách của nhân vật Bá Kiến) với lời dẫn này

yêu cầu người nghe phải có thông tin phản hồi, hồi đáp: đến để làm gì?

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp mong muốn sự

tán đồng, ủng hộ.

Ví dụ: (128) - Bưng mâm nhé?

- Ừ, làm thì làm. [149-1]

“Nhé” biểu thị hành vi dẫn nhập với tình thái gián tiếp mong muốn sự

đồng tình, tán đồng với nội dung mệnh đề đưa ra trong lời dẫn nhập. Trong

phát ngôn này là hành vi “bưng mâm” ra. Và để đáp ứng lại hành vi dẫn nhập

này có thể có 2 cách hồi đáp là đồng thuận, tán đồng hoặc là từ chối, không

tán đồng. Trong trường hợp ví dụ này là tán đồng, là hồi đáp tích cực: “ừ”.

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp thỉnh cầu

(thuộc lớp hành vi điều khiển).

Ví dụ: (129) Con bằng lòng nhé! Con bằng lòng đi để bà nói cho nó

mừng. [112-1]

“Nhé” đánh dấu hành vi dẫn nhập cặp thoại, gián tiếp là hành vi thỉnh

cầu của người nói với người nghe. Trong ngữ cảnh này bà Ngạn dẫn lời thoại

Page 74: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 107

này với mong muốn cháu bà (Ngạn) đòng ý lời thỉnh cầu của bà là lấy

Duyên(cô gái hàng xóm) để bà có người chăm sóc.

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp mời (lớp hành

vi điều khiển).

Ví dụ: (130) Làm cút rượu đã. [212-1].

Anh cu Thiêm dẫn nhập cuộc thoại bằng một phát ngôn

mời “Tôi” vào quán uống rượu.

(131) - Nào, cậu Phán mua mở hàng cho tôi nào.

- Ồ, thế cụ chua bán mở hàng, dư cụ? [155-1]

“Nào” đánh dấu hành vi dẫn nhập, gián tiếp mời: bà Đồ mời cậu Phán

Sinh mua hàng.

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp than.

VÍ DỤ : (132) Thôi, thế thì nó chẳng vào nhà mình ăn cơm nữa đâu.

Dọn cơm mà ăn thôi! [136-1].

“Thôi” đánh dấu hành vi dẫn nhập cuộc thoại gián tiếp bộc lộ tình thái

than vãn của ông Đồ với vợ con ông, cũng có thể là với chình ông về việc cậu

Phán không qua nhà ông ăn cơm, đồng nghĩa với việc không lấy con gái ông.

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập - gián tiếp ra lệnh (mệnh

lênh-lớp hành vi điều khiển).

Ví dụ: (133) Còn mày nữa! không xách thằng cu Con đi à? [150-1].

Tóm lại, các tiểu từ tình thái không chỉ được sử dụng trong việc đánh

dấu hành vi ngôn ngữ hay định hướng lập luận mà chúng còn được Nam Cao

dùng làm dấu hiệu ngữ vi cho các hành vi dẫn nhập trong cặp thoại. Đứng ở

vị trí này, các tiểu từ tình thái thường biểu thị tình thái đưa đẩy, rào đón lời

dẫn cho sự bắt đầu của một cặp thoại hay cuộc thoại thông thường. Nói như

vậy bởi lẽ cũng có thể trong những cuộc hội thoại ở những ngữ cảnh nhất

định nào đó thì tiểu từ tình thái không biểu thị tình thái như vậy. Ví dụ như

Page 75: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 109

- Thầy bảo con gì cơ? [65-2]

Về mặt cấu trúc hình thức, chúng cũng có thể xuất hiện trong câu cảm

thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu hỏi...

Ví dụ tiểu từ đánh dấu hành vi hồi đáp xuất hiện trong câu hỏi.

(138) - Thế thì chắc anh thích nghèo?

- Anh chưa nghèo bao giờ hay sao? [163-2]

Tiểu từ đánh dấu hành vi hồi đáp xuất hiện trong câu cầu khiến.

(139) Trời ơi! trời ơi! Anh làm ơn cắt phăng giùm tôi đoạn giáo đầu ấy

đi. [90-1]

....

Xét về chức năng hồi đáp của hành vi hồi đáp chúng ta lại có thể phân

loại hành vi này làm hai loại chính: hành vi hồi đáp theo hướng tích cực

(khẳng định, đồng tình, nhận lời...) và hành vi hồi đáp theo hướng tiêu cực

(phủ định, phản đối, từ chối...)

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hồi đáp tích cực.

Ví dụ (140) - Cái Hồng đâu rồi?

- Con đây ạ! [71-2] (miêu tả, tình thái thân mật)

(141) - Thế chúng nó đây rồi?

- Ấy, thằng lớn thì bố nó nuôi. Còn thằng bé bố nó cũng

đòi nuôi mãi nhưng tôi tức con đĩ tôi không cho nuôi. [275-2] ( trần thuật)

(142) - Cụ có nhà ở thị xã không?

- Có ba cái đấy! [501-2]

+ Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hồi đáp tiêu cực (phủ định, đánh

giá, từ chối...)

Đối với nội dung phát ngôn.

Ví dụ: (143) - Đã đói bụng rồi đấy à?

Page 76: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 110

- Đói hay không thì cũng phải ăn cho xong bữa chứ? [337-

1] (phủ định)

(144) - Ai?

- Vợ cái nhà anh xe thuê cái nhà lá ấy mà.

- Chị ta vừa về đấy thôi [254-2]

(145) -Ô ng ấy đâu rồi mày?

- Ông ấy ấy à? Bây giờ đang thế này này.... [444-1]

Đối với chính phát ngôn.

Ví dụ: (146) - Có phải con muốn lấy vợ thì để bà liệu cho. Gần không

được thì xa...

- Im đi! Đừng lôi thôi. [389-1]

(147) Mẹ! Không có sợi không bán thì để mà thờ ông tổ nhà

mày, hở? [209-1]

Tóm lại, đúng như hành vi ngôn ngữ đã khẳng định: Hành vi ngôn ngữ

ở lời không bao giờ đơn thuần chỉ là một hành vi ngôn ngữ nhất định. Bao giờ

cũng vậy, chúng là hàng loạt những hành vi kế tiếp xếp chồng, gối lên nhau

biểu thị đích ở lời của chủ ngôn. Trong đó, mỗi hành vi lại có dấu hiệu ngữ vi

khác nhau, hoặc có thể cùng một dấu hiệu ngữ vi đánh dấu cho nhiều hành vi

ngôn ngữ ở lời. (tuỳ thuộc vào ngữ cảnh, đối tượng và mục đích sử dụng).

Điều này thể hiện rõ không chỉ trong việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ

như: cầu khiến ,cảm thán, khẳng định, hỏi, bác bỏ... mà ở chức năng đánh dấu

hành vi dẫn nhập, hồi đáp trong cặp thoại chúng cũng được biểu hiện rất rõ.

Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhóm tiểu từ tình thái trong việc tạo ra các

hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp, làm phong phú và tăng tính hiện thực

cho các phát ngôn trong hội thoại. Nhờ vận dụng tốt những hành vi này mà

các cặp thoại, các cuộc hội thoại trong tác phẩm của Nam Cao trở nên gần gũi

với thực tế đời sống hơn, lột tả được tâm trạng của nhân vật một cách tinh tế,

Page 77: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 113

(151) Vẫn còn ngủ kia à? [216-1] (mẹ nói với con)

Theo lý thuyết về giao tiếp, các mối quan hệ giao tiếp được quy chiếu

trong hai kiểu quan hệ: Quan hệ thân sơ (là quan hệ gần gũi hay xa lạ giữa các

bên giao tiếp), quan hệ vị thế (là quan hệ được xác lập dựa trên địa vị xã hội

hay tuổi tác. Người có số chức quyền, địa vị xã hội, người lớn tuổi thường

được coi là bề trên). Để thấy rõ hơn vị thế này chúng tôi đã tiến hành phân

chia chúng trên những cơ sở lý thuyết trên.

* Xét trên trục quan hệ vị thế.

Quan hệ vị thế lại được xét trên hai phương diện: quan hệ tuổi tác, quan

hệ vị thế xã hội.

- Quan hệ về tuổi tác: Thông thường người có tuổi tác lớn hơn thường

có vị thế giao tiếp lớn hơn so với người ít tuổi.

Ví dụ: (152) A! Mợ đây, mợ đây mà! [20-2] (mẹ- con)

(153) Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại! [272-1] (bà- cháu)

(154) Thế mày cũng không biết mẹ mày ở đâu thật à? [519-1]

(người lớn- trẻ con)

(155) Mẹ mày, sao không bóc vỏ mà ăn đi! [514-1] (mẹ- con)

(156) Mày làm gì đấy hả? [491-1]

(157) Thằng Hiền đấy hở? [491-1] (người lớn- trẻ con)

- Quan hệ về vị thế xã hội: Thông thường người có vị thế xã hội cao,

cũng có vị thế giao tiếp cao hơn.

Ví dụ: (158) Trong Chí Phèo Nam Cao miêu tả phát ngôn của Bá Kiến

nói với Chí như sau: Cầm lấy mà cút đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ

báo người ta mãi à? [70-1]. “đi” đánh dấu hành vi cầu khiến của Bá kiến đối

với Chí. Thể hiện vị thế của người có địa vị xã hội cao hơn. ( quan lại- dân

thường)

+ Vị thế quan lại với dân thường

Page 78: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 114

(159) - Không ai đấy chứ?

- Bẩm quan không ạ! [543-1]

+ Vị thế quan lại với lính thú.

(160) Chúng bay đáng chém đầu! Tao bảo chúng bay đi bắt những con

mụ nào đòi Nam Kì là đất Việt Nam kia mà! [353-2]

+ Vị thế giữa thầy giáo với học sinh

(161) Mày nghĩ gì suốt ngày thế vậy?

(162) Làm thì chẳng việc gì là xấu đâu con ạ. [521-1]

+ Vị thế thầy giáo- phụ huynh học sinh.

(163) - Cơm dưa muối, cháu ăn được chứ?

- Bẩm được ạ. Cháu vẫn ăn như thế. [510-1]

(164) Tôi nói đùa đấy, cùng túng cả. Có lạ gì hở bác? [510-1]

+ Vị thế cấp trên - cấp dưới.

(165) Khoan đã, vấn đề lúa cụm cũng khá rắc rối đấy.

- Khó thì chúng mình chịu hay sao? [544-2]

- Nghe ổn đấy! các đồng chí thấy thế nào? [545-2]

- Các đồng chí đồng ý chứ? [546-2]

+ Vị thế chủ nhà với người thuê nhà.

(166) Anh đòi thế nào được tôi? Anh đòi thì tôi đập vào mặt anh ấy

chứ! [259-2]

(167) Tuỳ anh đấy. Tôi có ép đâu? [220-2]

+ Vị thế chủ với người ở (người giúp việc)

(168) - Thằng xe chuôn rồi mày ạ!

- Vâng thưa cậu, nó chuồn ba bốn hôm rồi! [259-2]

(169) Mở cửa đánh trống đi Mô nhé! [321-2]

(170) Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư? [65-1]

* Xét theo trục quan hệ thân sơ.

Page 79: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 115

- Tiểu từ tình thái biểu thị vị thế cao trong mối quan hệ thân mật.

Thông thường, những tiểu từ tình thái có sắc thái tình thái thân mật, gần

gũi như: à, nhé, kia, mà, chứ, thế... ưa được sử dụng trong quan hệ thân mật.

Ví dụ (171) Thôi, thầy cho em về nhé! [361-1] (quan hệ cha -con)

(172) Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé! [359-1]

Trong ví dụ (171) “nhé” biểu thị vị thế giao tiếp cao của nhân vật giao

tiếp trong quan hệ thân thuộc, cụ thể là lời cha nói với con.

Ví dụ (173) - Cái gương của mợ đâu?

- Mẹ mày! sao đứng ngây ra thế? [468-2]

(174) Không đi được mà! Xe ô tô, xe đạp nó đề bẹp giò. [507-2]

(mẹ- con)

(175) Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! [271-1]

(176) Chỉ đói đấy thôi, cháu ạ! chẳng sao hết. [272-1]

(bà -cháu).

- Tiểu từ tình thái biểu thị vị thế cao trong mối quan hệ không thân

thiết, xa lạ.

Ví dụ: (177) Anh không ra còn đứng làm gì đấy? [78-2]

(178) Thưa bác có đấy ạ! [509-1]

....

Tuy nhiên, trong hoạt động hội thoại, ở những hoàn cảnh giao tiếp cụ

thể nhiều khi những tiểu từ tình thái này không được sử dụng nhất quán theo

một chiều thuận (nghĩa là chúng chỉ chuyên dùng cho người có vị thế giao

tiếp cao). Vì “hội thoại là mảnh đất sống của ngôn ngữ và là môi trường hoạt

động của con người, một biểu hiện của cái gọi là xã hội loài người” [Đỗ Hữu

Châu-t358]. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho lập luận này là tiểu từ

“ạ”. Nó thường biểu thị thái độ, vị thế giao tiếp của người có vị thế giao tiếp

Page 80: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 116

thấp với người có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc người có vị thế giao tiếp

ngang bằng để bày tỏ thái độ kính trọng.

Ví dụ: (179) Cứ đi thong thả không cần vội đâu, cụ ạ! [502-2]

(180) Lạy quan lớn ạ, mời quan lớn vào đây mà xơi tống. [468-2]

- Biểu thị người nói có vị thế xã hội ngang hàng với người nghe.

Ví dụ: (181) Chúng mình không đi nữa thật à? [314-2]

Thế nhưng nó cũng có khi được sử dụng cho người có vị thế giao tiếp

cao với người có vị thế giao tiếp thấp thường để bày tỏ sự thân hữu hoặc sự

trìu mến và cũng có khi là trong cách nói mỉa mai, giễu cợt. Bởi lẽ đặc điểm

riêng của “ạ” là có thể xuất hiện sau phát ngôn để bày tỏ thái độ của người

nói đối với người nghe bằng cách đưa thêm vào đó sắc thái kính trọng bên

cạnh sắc thái thân hữu mà không thủ tiêu sắc thái này. Ví dụ trong “Chí

Phèo”, xét về trục quan hệ thân sơ và cả trong quan hệ vị thế (tuổi tác, vị thế

xã hội) thì Bá Kiến là người có vị thế giao tiếp cao hơn so với Chí Phèo thế

nhưng Bá Kiến lại dùng cách xưng gọi có thêm tiểu từ “ạ” ở cuối phát ngôn

trong khi giao tiếp với Chí.

Ví dụ: (182) Anh Chí ạ! Cả năm chục này phần anh. [51-1]

Anh bứa lắm! Nhưng này anh Chí ạ, anh muôn đâm cũng không khó gì?

[50-1]

Trong trường hợp này Bá Kiến sử dụng “ạ” như một chiến lược giao

tiếp của “cụ tiên chỉ làng Vụ Đại” với quan niệm sống “Mềm nắn rắn buông,

túm kẻ có tóc chứ ai túm kẻ trọc đầu”. Bá Kiến dùng “ạ” trong cách giao tiếp

với Chí Phèo nhằm thể hiện tình cảm, thân mật với hắn và thuần phục hắn

biến thành tay sai cho Bá Kiến. Qua đây thể hiện tài năng văn chương, óc

quan sát tinh tế của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật của mình.

Hay trong vị thế giao tiếp cao xét trong quan hệ vị thế xã hội và tuổi tác

Nam Cao lại có những đoạn viết như thế này:

Page 81: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 117

Ví dụ: (183) Cậu Vang đi đời rồi, ông giáo ạ! [295-1]

(184) Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy rồi... Thế nào rồi cũng xong.

[299-1]

Trong ngữ cảnh này, xét về quan hệ tuổi tác thì Lão Hạc phải là người

có vị thế cao hơn ông giáo. Thế nhưng xét về vị thế xã hội thì ông giáo lại có

vị thế giao tiếp cao hơn Lão Hạc. Thế cho nên việc Lão Hạc sử dụng phát

ngôn có kèm tiểu từ “ạ” (thường dùng cho người dưới) lại không có gì là vô

lý hay mâu thuẫn cả.

Ví dụ khác: (185) - Cháu vô phép cậu...

- Vâng ạ! Mời cô cứ đi. [236-1]...

Như vậy, trong việc thể hiện vị thế giao tiếp cao, hầu hết các tiểu từ

tình thái đều có thể sử dụng như các tiểu từ trong lớp hành vi hỏi: à, ư, nhỉ,

nhé, chứ..., tiểu từ trong lớp hành vi cầu khiến: đi, thôi, nào,... Trong lớp tiểu

từ biểu thị vị thế cao của nhân vật giao tiếp “ạ” ít được sử dụng hơn cả vì nó

mang sắc thái kính trọng của người có vị thế thấp với người có vị thế cao như

đã nói ở trên. Chúng tôi đã khảo xát và phân tích sự phong phú trong việc

biểu thị vị thế của các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao. Tuy những

phân tích này chưa phải là tất cả nhưng nó đã minh chứng cho việc sử dụng

tiểu từ tình thái trong việc thể hiện vị thế giao tiếp mà Nam Cao đã sử dụng

trong tác phẩm của mình là rất tinh tế và khá linh hoạt. Theo quan xát của

chúng tôi nó khá phù hợp với tâm lý giao tiếp truyền trống của người Việt là

“xưng khiêm hô tôn”. Chúng tôi đã tổng kết được kết quả như sau: Nam Cao

đã sử dụng tổng số 1690 lượt tiểu từ tình thái trong việc biểu thị vị thế giao

tiếp cho các nhân vật của mình. Trong đó có 624 lượt biểu thị cho vị thế giao

tiếp cao, chiếm 36,9% tổng số lượt sử dụng.

Page 82: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 119

(188) - À, cô thầy!... Hôm nay cô về?

- Ai thế?

- Con đây, cô ạ [462-1] (trẻ con- người lớn)

(189) - Con lấy ở đâu? Bảo thật mợ..

- Của ông Câm cho đấy mà!

(190) Thật thế? mợ trả tiền thật nhé? [472-1] (con- mẹ)

+ Vị thế xã hội:

Xét trên trục quan hệ vị thế xa hội cũng vậy, thường những người có vị

thế xã hội thấp sẽ có vị thế giao tiếp thấp hơn.

Ví dụ: (191) - Thầy đi đâu ạ?

- À cái ấy còn tuỳ... [525-1]

(192) - Cầm lấy... của mày đấy!

- Cái gì thế ạ ? [524-1] ( Học sinh- thầy giáo)

(193) - Anh này lại say khướt rồi!

- Bẩm không ạ! Bẩm thật là không say. [49-1]

( Dân thường - quan lại)

(194) - Chị ăn đi. tôi không đói.

- Mày ăn đi.

- Tôi không ăn ạ. [97-1]

(195) Thưa hai cậu, bây giờ thuê xe bò hay sao ạ? [188-2]

(người ở - chủ nhà)

(196) - Thưa ông, không có cửa sao ạ?

- Có....cũng có hai cửa sổ nhưng... [189-1]

(người thuê nhà - chủ nhà)

Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã sử dụng 364 lượt tiểu từ (chiếm

21,5%) trong việc biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp. Tuy nhiên, trong

hoạt động giao tiếp, các phát ngôn luôn chịu sự chi phối và tác động của

Page 83: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 123

Hoàn cảnh giao tiếp trang trọng là những hoàn cảnh giao tiếp mang tính

nghi thức, có quy ước chẳng hạn như: hội họp, nghi lễ, cưới hỏi, tang ma...

Thông thường trong những hoàn cảnh giao tiếp này, người tham gia giao tiếp

(nhân vật giao tiếp) thường lựa chọn những tiểu từ tình thái mang sắc thái

trang trọng, hoặc trung tính, thể hiện sự tôn trọng thể diện cao nhất giữa các

bên giao tiếp. Có các tiểu từ thường gặp như: à, ạ, nhé, nhỉ, ư, chăng, chứ...

Truyện của Nam Cao chủ yếu viết về người nông dân và những câu

chuyện đời thường, gần gũi hàng ngày vì vậy mà ít thấy những hoàn cảnh

giao tiếp trang trọng, mang tính nghi thức. Trong những tác phẩm viết trước

cách mạng, hoàn cảnh trang trọng được bộc lộ qua một số ít những hoạt động

giao tiếp như “Điếu văn”

Ví dụ (207) - Anh chết rồi đấy nhỉ?

- Thật đấy, anh Phúc ạ! [254-1]

Tình thái kính trọng khi nhắc tới người đã khuất (hoàn cảnh giao tiếp

có tính quy thức: phong tục tang lễ, ma chay)

Ví dụ (208) Vâng: mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.

[359-1]

Hoàn cảnh trang trọng: “Một đám cưới” (nghi lễ cưới hỏi)

Trong những sáng tác viết sau Cách mạng, hoàn cảnh trang trọng mang

tính nghi thức chủ yếu là các cuộc hội họp kháng chiến như trong: “Định

mức”, “Nỗi chuân chuyên của khách má hồng”, “Hội nghị nói thẳng”...

Ví dụ: (209) - Có ạ!

- Có thế nào?

- Có hại cho anh em ạ. [528-2]

(210) - Đúng ạ!

- Đúng thế nào?

- Đúng thế ấy ạ. [526-2]

Page 84: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 125

Ngoài ra, hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng còn được bộc lộ trong

hàng loạt những tác phẩm như: Đòn chồng, Quái dị, Một truyện tình, chuyện

người hàng xóm, Làm tổ...

Ví dụ: (214) - Mắt tôi có vẫn phải trông đấy chứ! [117-1]

- Khe khẽ chứ... Anh ấy dậy bây giờ thì được chết [120-1]

(215) - Tôi đây mà. Các ông đi gặt hẳn? [179-1]

(216) - Này, thì yên tôi bảo đã. [204-1]

(217) - Anh Lưu? Anh Lưu?... Anh Lưu đâu, hở thầy? [222-1]

(218) - Mày lại muốn học đánh đĩ hở? [450-1]

- Mợ mày cho mày đi chơi à? [452-1]

(219) À ra thế! Chị Mô đấy hở? [120-2]

Nếu như trong những tác phẩm viết về người nông dân xung đột giữa

con người với môi trường, hoàn cảnh sống tưởng chừng như vụn vặt nhưng

đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá về nhân cách, thì trong tác phẩm viết

về người trí thức Nam Cao làm rõ hoàn cảnh “áo cơm ghì sát đất ”của họ. Ở

đề tài này, các nhân vật giao tiếp bị chi phối nhiều bởi vị thế xã hội (họ là

những trí thức), cho nên hoàn cảnh giao tiếp trang trọng thường xuất hiện

nhiều hơn hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng.

Tóm lại, qua những phân tích và luận chứng trên đây cho thấy, tiểu từ

tình thái có khả năng bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp (trang trọng, không trang

trọng). Trong tác phẩm của Nam Cao, hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng

thường xuất hiện trong những nhân vật giao tiếp có vị thế ngang bằng, hoặc

giữa những nhân vật giao tiếp có mối quan hệ thân hữu, gần gũi. Hoàn cảnh

giao tiếp này còn xuất hiện chủ yếu trong mảng đề tài Nam Cao viết về người

nông dân với những sinh hoạt đời thường. Qua những tác phẩm của ông,

người ta thấy rõ hơn cái sức mạnh ghê gớm, khủng khiếp của những cái hàng

ngày. Miếng cơm ,manh áo với sức nặng vật chất của sự tồn tại, “Những bận

Page 85: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 127

mỗi một chủ thể sử dụng khác nhau trong những phát ngôn và hoàn cảnh giao

tiếp nhất định thì tiểu từ tình thái lại biểu thị ngữ nghĩa, chức năng khác nhau.

Cụ thể, trong 1690 lượt sử dụng cho hội thoại của nhân vật lại có sự khác

biệt giữa các nhân vật (chủ thể) khác nhau. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một

vài tiểu từ để mô tả sự chi phối của các chủ thể với nhóm tiểu từ tình thái.

* Tiểu từ “nhỉ”

- Nghĩa từ điển:ph 1. Từ đặt sau một câu nói để khẳng định : Vui nhỉ!

2. Từ đặt sau một đại từ ngôi thứ hai để tranh thủ sự đồng tình của người nói

chuyện với mình: Phim này hay đấy anh nhỉ!

Trong tác phẩm của Nam Cao, ngữ nghĩa tình thái tiểu từ “nhỉ” chịu

ảnh hưởng nhiều bởi chủ thể sử dụng.

Ví dụ: (220) Cụ thì bao giờ cũng có ạ. Cháu trông thấy rồi. Phải không,

cô Na nhỉ? [156-1]

Trường hợp này, “nhỉ” được sử dụng bởi chủ thể là: Cậu phán Sinh.

Nên nó bị chi phối bởi vị thế giao tiếp của chủ thể sử dụng (vị thế ngang hàng

với người nghe trong quan hệ thân sơ, vị thế cao hơn trong quan hệ xã hội), bị

chi phối bởi mục đích phát ngôn của chủ thể (cậu phán Sinh muốn tán tỉnh,

chêu chọc cô Na). Vì vậy trong trường hợp này “nhỉ” biểu thị tình thái đưa

đẩy, rào đón của chủ thể, đánh dấu hành vi hỏi nhưng không yêu cầu phải trả

lời từ phía người nghe.

Ví dụ (221) Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại ....bở! [239-1]

Ở ví dụ trên, chủ thể sử dụng tiểu từ tình thái có vai giao tiếp ngang

bằng với người nghe, mục đích giao tiếp là bày tỏ thái độ không hài lòng đối

với người nghe. Vì vậy, trong trường hợp này, “nhỉ” được dùng đánh dấu phát

ngôn hỏi nhưng không yêu cầu hành vi hồi đáp mà bộc lộ tình thái mỉa mai,

giễu cợt của chủ thể phát ngôn đối với người tiếp ngôn.

Ví dụ: (222) Anh chết rồi đấy nhỉ? [254-1]

Page 86: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 128

Ví dụ này chủ thể sử dụng tiểu từ tình thái là người có trình độ học vấn,

có vị thế xã hội cao hơn đối tượng đang được nói đến. Song đối tượng đó lại

là người đã khuất, do vậy chủ thể phát ngôn muốn bày tỏ thái độ kính trọng.

Vì thế "nhỉ" trường hợp này bị chủ thể chi phối nhằm thực hiện mục đích hỏi

xác nhận và bày tỏ thái độ xót thương với người đã mất.

Ví dụ (223) Cái tay trông đẹp nhỉ? [71-2]. Chủ thể phát ngôn là “Thị”

với vị thế giao tiếp người trên nói với người dưới (mẹ - con), trong trạng thái

tâm lý bực bội. Cho nên, trong trường hợp này “nhỉ” không được dùng để

biểu thị tình thái khen ngợi “Tay đẹp”, cũng không được dùng để biểu thị

hành vi hỏi cầu khiến (mong muốn sự tán đồng của người nghe) mà biểu thị

tình thái mỉa mai, trách mắng của chủ thể với đối tượng tiếp nhận.

Ví dụ (224) Chà, thích nhỉ! [514-1]. Chủ thể sử dụng là một người ít

tuổi, “nhỉ” được sử dụng nhằm mục đích biểu lộ cảm xúc.

*Tiểu từ “hẳn”.

- Nghĩa từ điển: tr (kng; dùng ở đầu câu hoặc cuối câu). Từ biểu thị ý

như muốn hỏi về điều mà thật ra mình đã khẳng định. Hẳn anh còn nhớ? Anh

lại quên rồi hẳn?

Ví dụ (225) Chư ông đi gặt hẳn? [176-1]. Chủ thể phát ngôn là một bà hàng

nước, đối tượng tiếp nhận là những người xa lạ. “Hẳn” trong trường hợp này biểu

thị tình thái hỏi, thể hiện tình cảm thân mật, suồng sã, không có quy thức.

Ví dụ (226) Chắc đã ton hót gì với thằng ấy hẳn? [176-1] “Hẳn” trong

trường hợp này lại bị chi phối bởi chủ thể là bà Ngạn với thái độ không hài

lòng và tâm trạng bực tức.

Ví dụ (227) Thì đã hẳn....[245-1]

Chủ thể của phát ngôn là “Tơ” ở độ tuổi còn thanh niên. Đối tượng tiếp

ngôn là những người bạn cùng trang lứa với Tơ, trong hoàn cảnh giao tiếp là

Page 87: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 129

một cuộc chuyện phiếm. Vì vậy, “hẳn” biểu thị tình thái thân mật, suồng sã,

bày tỏ tình thái khẳng định, đồng tình với người nghe.

Sở dĩ, tiểu từ tình thái chịu sự tác động, chi phối của chủ thể sử dụng

như trên là bởi vì mỗi một chủ thể sử dụng tiểu từ tình thái, mỗi một đối

tượng giao tiếp nói riêng lại chứa đựng những yếu tố chủ quan khác nhau.

Con người có thể giao tiếp với nhau được là do họ có cùng một “mã” của

ngôn ngữ đó tồn tại trong tâm linh và ý thức của họ. Nhưng khi bộc lộ ý thức

đó ra bằng ngôn ngữ ở mỗi một người lại một khác. Sự khác nhau này là do:

- Điều kiện sống của chủ thể là khác nhau.

- Hoàn cảnh xuất thân khác nhau.

- Tình trạng ngôn ngữ khác nhau.

- Giới tính khác nhau.

Vì mỗi một chủ thể tiếp nhận, hình thành ngôn ngữ ở những điều kiện

khác nhau như vậy (Điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, vốn kinh nghiệm

giao tiếp...) mà mỗi người lại có một vốn tiếp thu tiếng mẹ đẻ khác nhau.

Nghĩa là mỗi người (chủ thể) lại có vốn ngôn ngữ của riêng mình. Ngôn ngữ

học gọi đó là lời nói cá nhân.

Ngoài ra, mỗi chủ thể giao tiếp (sử dụng tiểu từ tình thái) này lại chịu

sự tác động của những yếu tố khách quan khác nữa như: đối tượng tiếp nhận,

môi trường giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp,... Chẳng hạn, đối tượng tiếp nhận là

người có vị thế giao tiếp cao hơn (tuổi tác, quan hệ vị thế xã hội) thì nhân vật

giao tiếp (chủ thể) cần phải lựa chọn những tiểu từ tình thái mang sắc thái

kính trọng hoặc mang sắc thái trung hoà như: à, nhỉ, ạ,...

Ví dụ (228) Mua thật ạ! Cháu đang ao ước [156-1] (người dưới- người trên)

(229) Thư cho chị Duyên bà ạ. [113-1] (người dưới- người trên)

Qua việc phân tích, tìm hiểu tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam

Cao trên góc nhìn ngữ dụng học, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau:

Page 88: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 130

Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao không chỉ có khả năng biểu đạt

về mặt ngữ nghĩa tình thái đơn thuần mà nhóm tiểu từ này còn có nhiều khả

năng ngữ dụng phong phú khác.

Thứ nhất, tiểu từ tình thái có khả năng làm dấu hiệu ngữ vị cho hành

động ở lời của phát ngôn. Nghĩa là nhờ có tiểu từ tình thái mà phát ngôn đó

được xác định là hành vi gì (hành vi hỏi, hành vi cầu khiến, hành vi khẳng

định, hành vi phản bác,...). Trong mỗi lớp hành vi này lại có thể chia thành

nhiều tiểu loại hành vi khác, ví dụ như: Lớp hành vi hỏi lại có thể chia thành

hỏi chính danh, hỏi không chính danh, hỏi tra xét, hỏi mỉa, hỏi chào, hỏi

đoán... Trong tất cả những lớp hành vi ngôn ngữ mà tiểu từ tình thái có khả

năng đánh dấu kể trên, thì hành vi hỏi chiếm số lượt sử dụng nhiều nhất

(trong tác phẩm của Nam Cao). Sự phong phú này, góp phần không nhỏ vào

việc biểu đạt nội dung thông tin mà nhà văn muốn gửi gắm.

Thứ hai, các tiểu từ tình thái có khả năng định hướng lập luận. Như đã

phân tích, từ một luận cứ nếu thêm vào các tiểu từ tình thái khác nhau ta sẽ có

những hướng kết luận khác nhau. Có thể những kết luận này đồng hướng với

lập luận, cũng có thể kết luận này nghịch hướng hoàn toàn với lập luận. ở vai

trò này, các tiểu từ tình thái đồng thời chính là những tác tử lập luận.

Thứ ba, tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao còn có chức năng

đánh dấu lời dẫn nhập, hồi đáp hay còn gọi là hành vi dẫn nhập, hồi đáp. Xét

trong hoạt động giao tiếp, hội thoại thì tiểu từ tình thái có khả năng đi kèm

với phát ngôn và cho ta biết đó là loại hành vi nào (dẫn nhập hay hồi đáp).

Thứ tư, đối với việc biểu thị vị thế của nhân vật giao tiếp, tiểu từ tình

thái có khả năng bộc lộ vị thế giao tiếp cao, thấp hay ngang hàng. Trong đó,

chỉ có tiểu từ “ạ” là thường được sử dụng cho người có vị thế thấp, vì nó

mang tình thái trang trọng, thể hiện sự kính trọng của người nói với người đối

thoại. Còn hầu hết các tiểu từ tình thái khác được Nam Cao sử dụng đa dạng

Page 89: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 131

phong phú ở tất cả các vị thế giao tiếp, tuỳ thuộc vào chủ thể sử dụng, hoàn

cảnh giao tiếp, mục đích phát ngôn...

Thứ năm, hoàn cảnh giao tiếp cũng được Nam Cao khá chú ý. Bởi lẽ,

nó là phông nền cho tác phẩm tồn tại. Vì vậy, tiểu từ tình thái cũng được Nam

Cao sử dụng nhiều trong việc bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp (trang trọng, không

trang trọng). Trong đó, hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng xuất hiện nhiều

hơn trong tác phẩm của Nam Cao. Vì ông viết chủ yếu về người nông dân với

những xung đột giữa con người với môi trường sống, với hoàn cảnh; những

nỗi bức bách, lo lắng “tẹp nhẹp” thường ngày bật ra thành tiếng.

Thứ sáu, vấn đề chủ thể sử dụng và tiểu từ tình thái cũng được nhà văn

lựa chọn và quan sát khá kĩ trước khi đưa vào ngôn ngữ của nhân vật. Tiểu từ

tình thái có thể đảm nhận nhiều chức năng, vai trò khác nhau, tuy nhiên chúng

cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, trong đó có chủ thể sử dụng. Nghĩa là,

mỗi một chủ thể khác nhau lại có sự lựa chọn tiểu từ tình thái khác nhau.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng, chi phối tới tiểu từ tình thái như: đối

tượng tiếp nhận, hoàn cảnh giao tiếp, môi trường giao tiếp,...mà chúng tôi

chưa có điều kiện tìm hiểu cụ thể trong luận văn này.

Page 90: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 133

cầu khiến…Tiểu từ tình thái biểu thị vị thế của nhân vật có : vị thế cao có 624

tiểu từ chiếm 36%, vị thế thấp 364 chiếm 21,5%, vị thế ngang bằng 702

chiếm 41,5%

Tóm lại, tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao rất đa dạng,

phong phú và chúng có vai trò quan trọng trong văn Nam Cao nói riêng và

trong tiếng Việt nói chung. Vì giới hạn của luận văn, chúng tôi mới chỉ dừng

lại ở việc khảo sát, phân tích đơn lẻ trong tác phẩm của Nam Cao ở một vài

phương diện như đã trình bày ở trên. Có thể đây chỉ là những mô tả, phân tích

phiến diện, một chiều. Song chúng tôi hi vọng rằng luận án cũng góp một

phần nhỏ vào việc nghiên cứu về lớp tiểu từ tình thái trong tiếng Việt. Đặc

biệt là tiểu từ tình thái trong văn Nam Cao nói riêng và văn xuôi nói chung.

Ngoài ra, những nghiên cứu này, cũng có thể giúp phần nào đó làm sáng tỏ

hơn văn phong của Nam Cao đối với người học và người đọc tác phẩm của

ông. Qua đó, cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về nhóm tiểu từ tình

thái vốn được coi là ngôn ngữ lời nói này.

Page 91: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Đỗ Xuân Thảo. Giáo trình: Tiếng Việt 1, Nxb GD, (2001)

2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb

GD, (2000)

3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiếng Việt (tập I), Nxb

GD, (2007)

4. Diệp Quang Ban. Giáo trình: Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, (2001)

5. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt (tập II), Nxb GD, (2006)

6. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việ, Nxb GD,(2005).

7. Lê Biên. Từ loại tiếng Việt hiện đại, Trường ĐHSP Hà Nội (1995)

8. Bùi Anh Chung. Tìm hiểu nhóm động từ tình thái chỉ sự cần thiết trong

tiếng Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002).

9. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học (tập II). Nxb

GD, (1993).

10. Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học, (tập I), Nxb GD, (2006).

11. Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học- ngữ dụng học (tập II). Nxb

GD, (2006).

12. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa. Nxb GD, (1999).

13. Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng- Từ ghép- Đoản ngữ).

Nxb ĐH Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. (1975).

14. Nông Thị Kim Cúc. Bước đầu tìm hiểu tiểu từ tình thái tiếng Tày, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp trường, ĐHSP (1999).

15. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán.

Nhập môn ngôn ngữ học. Nxb GD, (2007).

Page 92: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2

16. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt. Nxb GD, (2006).

17. Nguyễn Thị Hồng Chuyên. Tìm hiểu chức năng ngữ dụng của một số

tiểu từ tình thái trong tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHSP,

(2007).

18. Nguyễn Đức Dân. Lôgich – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, (1987).

19. Lê Thị Hương Giang. Các tiểu từ tình thái trong câu tiếng Việt, Luận

văn tốt nghiệp ĐHSP, (1991).

20. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội, (2000).

21. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi

Tất Tươm. Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Ngữ đoạn và từ loại (quyển

2). Nxb GD, (2005).

22. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt- sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB KH

XH, (1991)

23. Nguyễn Trọng Hoàn. Tiếp cận văn học, Nxb KHXH, (2002).

24. Nguyễn Văn Hiệp. Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. Nxb GD,

(2008).

25. Nguyễn Văn Hiệp. Hướng đến một số cách miêu tả và phân loại các

tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt. Ngôn ngữ số 5, (2001).

26. Nguyễn Văn Hiệp. Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái.

Ngôn ngữ số 11, (2001).

27. Phan Mạnh Hùng. Các kiểu tổ hợp tiểu từ tình thái tiếng Việt và vấn

đề ranh giới từ. Ngôn ngữ, số 4, (1985).

28. Phan Mạnh Hùng. Tiểu từ tình thái trong tiếng Việt hiện đại, Luận án

phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, (1982).

Page 93: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3

29. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ

trong tác phẩm văn học (ngôn từ – tác giả - hình tượng). Nxb ĐHSP,

(2003).

30. Nguyễn Như Ý. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Nxb GD,

(1997).

31. Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm trong nhà trường. Nxb GD,

(1977).

32. Nguyễn Thị Lương. Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu

thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt. Luận án TS. Khoa học ngữ

văn, Hà Nội, (1996).

33. Lê Văn Lý. Sơ thảo ngữ pháp tiếng Việt, Sài Gòn, (1972)

34. Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội,

(1978)

35. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Tiểu từ tình thái tiếng Mường và sự đối

chiếu với tiểu từ tình thái tiếng Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP,

(2002).

36. Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học

Hà Nội , (1998).

37. Hoàng Trọng Phiến. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Đại học và trung học

chuyên nghiệp (1980).

38. Nguyễn Anh Quế. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb KHXH, Hà Nội

(1988).

39. Nguyễn Hữu Quỳnh. Tiếng Việt hiện đại. Trung tâm biên soạn Từ điển

Bách khoa Việt Nam. Hà Nội, (1996).

40. Nguyễn Tú Quyên. Các phương tiện biểu thị tình thái trong câu tiếng

Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002).

Page 94: Tailieu.vncty.com   tieu tu-tinh_thai_trong_tac_pham_cua_nam_cao_tu_goc_nhin_ngon_ngu_hoc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4

41. Nguyến Kim Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân. Nxb KHXH Hà

Nội – (1967).

42. Nguyến Kim Thản. Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb thành phố HCM,

(1981)

43. Bùi Minh Toán. Giáo trình : Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb GD, (2002).

44. Trần Ngọc Thêm. Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb KHXH –

(1985).

45. Hoàng Tuệ. Về khái niệm tình thái, Tiếng Việt, (1/1988).

46. Vi Thi Thuý. Khảo sát tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Nùng. Luận án

tiến sĩ ,(2007) [ĐHSP Hà Nội].

47. Ngô Thị ánh Tuyết. Tìm hiểu tiểu từ “mà” trong văn Nam Cao. Luận

văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002).

48. Phạm Hùng Việt. Vấn đề tính tình thái cới việc xem xét chức năng ngữ

nghĩa của trợ từ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2 (1994).

49. Trần Đăng Xuyền. Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Nxb KHXH- (2008).

50.