2
Sydney, 30-7-2017, KVân Cư Sĩ sưu tm (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/ Tn-Thế bằng cách nào? Đó là một cuc lc la lớn lao và kỳ-diu của Đức Ngc-Đế mà với trí phàm con người khó thể nghĩ bàn được vì nó sẽ làm thay đổi được tt cvn-vt mt cách mầu-nhiệm và chớp nhoáng. Sau một cuc lđất long tri tối tăm mù-mịt, người đứng cách nhau trong gang tấc không thấy, tiếng cây ngã đá xiêu quên nghe và có những lời khóc than kêu cứu thm thiết mà không ai làm sao đỡ-gạc cho nhau được. Trong lúc đó hốt nhiên những cái cũ-k, nh ững cái trái ngược đạo- lý, những cái đảo lộn nhân- tâm và những điều không được tương-ng với cơ tạo-hóa bên trong cũng như bên ngoài con người thy thảy đều btn-dit hết c. Vbên ngoài của con người: - Nhng loi thuc vkhoáng-vật như đao, kiếm, súng ống, bom đạn v.v… - Nhng loi thuc vthc-vật như cây có gai, cây có chất hôi, chất độc và cây vô-dụng vô ích v.v… - Nhng loi thuc vđộng-vật như rắn, rít, sói, lang, beo, gấu, trâu, bò, mèo, chó v.v…(1) Nói tóm lại các loại bên ngoài con người bt kth nào, dù khoáng-vt, th c-vật hay động-vật cũng vậy, hlà loại không có ích cho thời đó về smát mẻ cũng như về scần dùng mà ngược lại còn làm tổn hi cho con người thì bị tiêu-dit ngay. Vbên trong của con người: Nht thiết vngôn- ng ữ, tư- tưởng và hành-động bt công bất chánh, không đạo không đức, đê-tin xu-xa, càn-ngang thô-lv.v…mà con người có từ trước đến giđều btiêu-dit ngay trong lúc biến- thiên ấy. Tại sao? Vì kẻ đã có những bm-tánh và hành-vi ti- tchc-chắn không được tn-tại; trái lại người được tn-ti trong thời đó nhứt-định không có những chxu xa kia. Tại sao Đức Ngc-Đế có quyền tiêu-diệt được cvn- vt quđịa cầu này? Vẫn được và càng được nhiu hơn nữa trong thi-kmt-pháp này bởi lNgài là mt vcầm cán một cơ-quan chưởng-qun cvn vt cõi ngũ trược-ác thế này, nên chi lúc nào Ngài cũng có quyền chiếu theo công-lý của luật nhân quả báo- ứng mà thưởng pht vn vt thế-gian. Đây chẳng khác nào một cuc trng-thanh ca một chánh-ph . Tuy nhiên, trước khi đem ra trừng trvn-vật mà nhứt là người vnhng ti lỗi hung hăng giảo-quyt, thì Đức Ngc-Đế cùng Đức Phật đồng ý cho các vị Thinh-văn, Duyên -Giác, La-Hán, Bồ-Tát và các bực Thần, Tiên gấp rút lâm phàm cùng một khu-hiu cùng một giáo-pháp (song có nhiề u th-thức khác nhau, ấy là tùy theo căn cơ và địa vc) để dy dkêu réo những người có thiện-căn, có âm-đức mau mau hồi đầu thc tỉnh lánh dữ vlành hầu có nhờ sng- hcủa các đấng Tiên, Phật, Thánh, Thần để tránh khỏi cơ tậ n-dit tới đây. Đồng thời các Vì thiêng- liêng ấy cho người đời biết trước Hi Long-Hoa smti thế-gian miền Nam nước Vit. Hi Long-Hoa như thế nào? Long-Hoa là mộ t hi chn la nhng phn-t ưu-tú có đạo-đức chơn chánh, có hiếu hạnh đầy đủ, có trung-nghĩa vẹn toàn, nói tóm lại là những người tâm tánh trong sạch hiền lương để lp lại cõi đời an-lc công bằng thi-kThượng- Nguơn. Trong khon kế cn Hi Long-Hoa, tt cloài người loài vật cho đến tho-mộc côn-trùng trên thế -gian đều trong cnh giết hại tàn-phá, đau đớn hơn hết là con người đua nhau nồi da xáo thịt gây nên nạn đói đau thê-thm. Đến ngày Hội Long-Hoa scó nhiều vic nhim mầu không thể tưởng- tượng được, nào là hai phái tà -giáo và chánh-giáo đua nhau trổ tài đấu phép làm kinh thiên động địa, nào là loài người và loài thú sát-hi nhau làm thần su qukhóc. Trong cảnh ấy, hai phái chánh-giáo và tà-giáo xô nhau đến cnh giết chóc xương chồng tnúi, máu chảy thành sông mà chung qui phái chánh-giáo được trn thng, nh-pháp của Đức Pht phù trợ. Còn những loại thú dữ do phép mầu ca Thần Tiên hóa hiện để sát phạt loài người có lòng ác độ c, tuy mang l ốt người mà chẳng chút giống người, chbiết khu danh trc lợi ích-ktn-nhân, nói tóm lại là lòng của hnhư thú-vật nên bị thú-vt giết hại đúng theo phản-lc nhân-qu. Sau khi trxong nhng hạng ác-nhân thì các vị Thần Tiên thâu phép mầu l ại và các loại thú dữ không còn nữa. Đến đây là lúc các vị Tiên, Phật, Thánh, Thần đồng giáng phàm để tùy theo nhân duyên mà cứu độ, nghĩa là người có duyên với Phật thì được Phật rướ c vcõi Phật, có duyên với Tiên thì được Tiên rướ c vcõi Tiên, còn những người vào bảng Phong-Thần thì làm Thần, những người kém đức-hạnh hơn mấy hạng nói trên thì ở lại làm dân hoặc làm quan phò Chúa Thánh. Có một điều l nhứt là phần nhiều và có thể nói là gần hết các vị cu thn trung-quân ái-quc ca Vit-Nam t đời Đinh, Lê, Lý, Trần trli đây đều tái kiếp. Trong cảnh tà chánh phân-tranh nhân-vt cấu xé đó, Đức Di-Lc ra đời lp Hi Long-hoa có cả chúng-sanh của ba ngàn thế-giới tham thính như Thinh-Văn, Duyên-Giáo, La- Hán , Bồ-Tát, chư Tiên, chư Thần, Tri, người, rng, hổ, điểu v.v… đều xoay quanh bửu tòa của Ngài để nghe nhng li vi-diu nhim-mầu chưa từng có. Ngài sẽ thng nht tt ckinh lut l ại làm một khiến cho tt cchúng-sanh không còn sự tranh- chấp câu-nđạo này chánh đạo kia tà. Ngài là vị thnăm trong năm vị Pht hin-hiếp. Vào thời-k mt-phát này đến lượt Ngài ra đời kế truyn chánh-pháp của Đức Thích-Ca, bởi sau khi Đức Thích-Ca dit-độ đến nay đã hơn 2500 năm (2515 năm theo Phật-lch), l i di-giáo, bsai l c tinh- lý vì bị truyn qua dch li nhiu lần. Càng nhờ Ngài mà nhân-loi sđược mt thế -gii trang-nghiêm, thanh-lch, an l c phi-thường. Đường đi như lót cẩm-thch, ctnệm bông. Người đẹp như Tiên không làm có ăn, không may có mặc, cư xử nhau rất nên hiền-hòa lị ch s. Vi m-lấy, con người l ại có cái đặt-biệt là không cánh mà bay, sống lâu muôn tui, tr í-hóa thông-minh một cách dị- thường. Vì phần nhiều là người thượng-ctái-kiếp nên phong-tc tp-quán được gigìn nghiêm minh liêm-khiết. Đây là nói ngay ở x Vit-Nam. S-dĩ nướ c Vit- Nam được cái diễm- phúc như nói trên là bởi các vì vua chúa cho đến quan dân Việt-Nam vào đời Đinh, Lê, Lý, Trần trlại đây phần nhiều đều qui-ngưỡng vPht đạo và Nho-đạo một cách thâm-thiết. Trong đó có một vì vua phát nguyện sau khi thành đạo s trli ch- trì nền đạo và phong-tc Vit- Nam. Nhcông-quvà công-đức y mi khiến thay đổi được địa vca nước Vit-Nam vy. Còn nước Vit-Nam strthành địa-điểm Trung-Ương của đời Thượng-Nguơn là vì tuần-t theo định-lut tun-hoàn của cơ tạo-hóa. Thanh Sĩ viết ngày 20-10-1952 ti Long Kiến (Tn Thế và Hội Long Hoa tr. 213-217, Vương Kim biên khảo năm 1952) (1) S-dĩ không có loại con trâu bò là vì đến thời Thượng-Nguơn khỏi cày cấy, ngoài đồng t-nhiên có lúa mọc sn, mỗi khi đến klúa chín thì nó tự lăn vào nhà khỏi cn phi gặt hái. Còn không có chó mèo bởi trong nhà không có chuột bvà không có trộm cp. Tn Thế và Hội Long Hoa xảy ra như thế nào?

Tận Thế và Hội Long Hoa xảy ra như thế nào? · đau đớn hơn hết là con người đua nhau nồi da xáo thịt gây nên ... hay không mà TA dám tiên ... Hoa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tận Thế và Hội Long Hoa xảy ra như thế nào? · đau đớn hơn hết là con người đua nhau nồi da xáo thịt gây nên ... hay không mà TA dám tiên ... Hoa

Sydney, 30-7-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ sưu tầm (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Tận-Thế bằng cách nào?

Đó là một cuộc lọc lừa lớn lao và kỳ-diệu của Đức Ngọc-Đế mà với trí phàm con người khó thể nghĩ bàn được vì nó sẽ làm thay đổi được tất cả vạn-vật một cách mầu-nhiệm và chớp nhoáng. Sau một cuộc lở đất long trời tối tăm mù-mịt, người đứng cách nhau trong gang tấc không thấy, tiếng cây ngã đá xiêu quên nghe và có những lời khóc than kêu cứu thảm thiết mà không ai làm sao đỡ-gạc cho nhau được. Trong lúc đó hốt nhiên những cái cũ-kỹ, những cái trái ngược đạo-lý, những cái đảo lộn nhân-tâm và những điều không được tương-ứng với cơ tạo-hóa bên trong cũng như bên ngoài con người thảy thảy đều bị tận-diệt hết cả. Về bên ngoài của con người: - Những loại thuộc về khoáng-vật như đao, kiếm, súng ống, bom đạn v.v… - Những loại thuộc về thực-vật như cây có gai, cây có chất hôi, chất độc và cây vô-dụng vô ích v.v… - Những loại thuộc về động-vật như rắn, rít, sói, lang, beo, gấu, trâu, bò, mèo, chó v.v…(1) Nói tóm lại các loại bên ngoài con người bất kỳ thứ nào, dù khoáng-vật, thực-vật hay động-vật cũng vậy, hễ là loại không có ích cho thời đó về sự mát mẻ cũng như về sự cần dùng mà ngược lại còn làm tổn hại cho con người thì bị tiêu-diệt ngay. Về bên trong của con người: Nhứt thiết về ngôn- ngữ, tư-tưởng và hành-động bất công bất chánh, không đạo không đức, đê-tiện xấu-xa, càn-ngang thô-lỗ v.v…mà con người có từ trước đến giờ đều bị tiêu-diệt ngay trong lúc biến-thiên ấy. Tại sao? Vì kẻ đã có những bẩm-tánh và hành-vi tồi-tệ chắc-chắn không được tồn-tại; trái lại người được tồn-tại trong thời đó nhứt-định không có những chỗ xấu xa kia. Tại sao Đức Ngọc-Đế có quyền tiêu-diệt được cả vạn-vật ở quả địa cầu này? Vẫn được và càng được nhiều hơn nữa trong thời-kỳ mạt-pháp này bởi lẽ Ngài là một vị cầm cán một cơ-quan chưởng-quản cả vạn vật ở cõi ngũ trược-ác thế này, nên chi lúc nào Ngài cũng có quyền chiếu theo công-lý của luật nhân quả báo-ứng mà thưởng phạt vạn vật ở thế-gian. Đây chẳng khác nào một cuộc trừng-thanh của một chánh-phủ. Tuy nhiên, trước khi đem ra trừng trị vạn-vật mà nhứt là người về những tội lỗi hung hăng giảo-quyệt, thì Đức Ngọc-Đế cùng Đức Phật đồng ý cho các vị Thinh-văn, Duyên-Giác, La-Hán, Bồ-Tát và các bực Thần, Tiên gấp rút lâm phàm cùng một khẩu-hiệu cùng một giáo-pháp (song có nhiều thể-thức khác

nhau, ấy là tùy theo căn cơ và địa vực) để dạy dỗ kêu réo những người có thiện-căn, có âm-đức mau mau hồi đầu thức tỉnh lánh dữ về lành hầu có nhờ sự ủng-hộ của các đấng Tiên, Phật, Thánh, Thần để tránh khỏi cơ tận-diệt tới đây. Đồng thời các Vì thiêng-liêng ấy cho người đời biết trước Hội Long-Hoa sẽ mở tại thế-gian ở miền Nam nước Việt.

Hội Long-Hoa như thế nào?

Long-Hoa là một hội chọn lựa những phần-tử ưu-tú có đạo-đức chơn chánh, có hiếu hạnh đầy đủ, có trung-nghĩa vẹn toàn, nói tóm lại là những người tâm tánh trong sạch hiền lương để lập lại cõi đời an-lạc công bằng ở thời-kỳ Thượng-Nguơn. Trong khoản kế cận Hội Long-Hoa, tất cả loài người loài vật cho đến thảo-mộc côn-trùng trên thế-gian đều ở trong cảnh giết hại tàn-phá, và đau đớn hơn hết là con người đua nhau nồi da xáo thịt gây nên nạn đói đau thê-thảm. Đến ngày Hội Long-Hoa sẽ có nhiều việc nhiệm mầu không thể tưởng-tượng được, nào là hai phái tà-giáo và chánh-giáo đua nhau trổ tài đấu phép làm kinh thiên động địa, nào là loài người và loài thú sát-hại nhau làm thần sầu quỉ khóc. Trong cảnh ấy, hai phái chánh-giáo và tà-giáo xô nhau đến cảnh giết chóc xương chồng tợ núi, máu chảy thành sông mà chung qui phái chánh-giáo được trọn thắng, nhờ bí-pháp của Đức Phật phù trợ. Còn những loại thú dữ do phép mầu của Thần Tiên hóa hiện để sát phạt loài người có lòng ác độc, tuy mang lốt người mà chẳng chút giống người, chỉ biết khu danh trục lợi ích-kỷ tổn-nhân, nói tóm lại là lòng của họ như thú-vật nên bị thú-vật giết hại đúng theo phản-lực nhân-quả. Sau khi trừ xong những hạng ác-nhân thì các vị Thần Tiên thâu phép mầu lại và các loại thú dữ không còn nữa. Đến đây là lúc các vị Tiên, Phật, Thánh, Thần đồng giáng phàm để tùy theo nhân duyên mà cứu độ, nghĩa là người có duyên với Phật thì được Phật rước về cõi Phật, có duyên với Tiên thì được Tiên rước về cõi Tiên, còn những người vào bảng Phong-Thần thì làm Thần, những người kém đức-hạnh hơn mấy hạng nói trên thì ở lại làm dân hoặc làm quan phò Chúa Thánh. Có một điều lạ nhứt là phần nhiều và có thể nói là gần hết các vị cựu thần trung-quân ái-quốc của Việt-Nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần trở lại đây đều tái kiếp. Trong cảnh tà chánh phân-tranh nhân-vật cấu xé đó, Đức Di-Lạc ra đời lập Hội Long-hoa có cả chúng-sanh của ba ngàn thế-giới tham thính như Thinh-Văn, Duyên-Giáo, La-Hán , Bồ-Tát, chư Tiên, chư Thần, Trời, người, rồng, hổ, điểu v.v… đều xoay quanh bửu tòa của Ngài để nghe những lời vi-diệu nhiệm-mầu chưa từng có. Ngài sẽ thống nhứt tất cả kinh luật lại làm một khiến cho tất cả chúng-sanh không còn sự tranh-chấp câu-nệ đạo này chánh đạo kia tà. Ngài là vị thứ năm trong năm vị Phật hiền-hiếp. Vào thời-kỳ mạt-phát này đến lượt Ngài ra đời kế truyền chánh-pháp của Đức Thích-Ca, bởi sau khi Đức Thích-Ca diệt-độ đến nay đã hơn 2500 năm (2515 năm theo Phật-lịch), lời di-giáo, bị sai lạc tinh-lý vì bị truyền qua dịch lại nhiều lần. Càng nhờ Ngài mà nhân-loại sẽ được một thế-giới trang-nghiêm, thanh-lịch, an lạc phi-thường. Đường đi như lót cẩm-thạch, cỏ tợ nệm bông. Người đẹp như Tiên không làm có ăn, không may có mặc, cư xử nhau rất nên hiền-hòa lịch sự. Với mỹ-lệ ấy, con người lại có cái đặt-biệt là không cánh mà bay, sống lâu muôn tuổi, trí-hóa thông-minh một cách dị-thường. Vì phần nhiều là người thượng-cổ tái-kiếp nên phong-tục tập-quán được giữ gìn nghiêm minh liêm-khiết. Đây là nói ngay ở xứ Việt-Nam. Sở-dĩ nước Việt-Nam được cái diễm- phúc như nói trên là bởi các vì vua chúa cho đến quan dân Việt-Nam vào đời Đinh, Lê, Lý, Trần trở lại đây phần nhiều đều qui-ngưỡng về Phật đạo và Nho-đạo một cách thâm-thiết. Trong đó có một vì vua phát nguyện sau khi thành đạo sẽ trở lại chủ-trì nền đạo và phong-tục Việt-Nam. Nhờ công-quả và công-đức ấy mới khiến thay đổi được địa vị của nước Việt-Nam vậy. Còn nước Việt-Nam sẽ trở thành địa-điểm Trung-Ương của đời Thượng-Nguơn là vì tuần-tự theo định-luật tuần-hoàn của cơ tạo-hóa. Thanh Sĩ viết ngày 20-10-1952 tại Long Kiến

(Tận Thế và Hội Long Hoa tr. 213-217, Vương Kim biên khảo năm 1952) (1) Sở-dĩ không có loại con trâu bò là vì đến thời Thượng-Nguơn khỏi cày cấy, ngoài đồng tự-nhiên có lúa mọc sẵn, mỗi khi đến kỳ lúa chín thì nó tự lăn vào nhà khỏi cần

phải gặt hái. Còn không có chó mèo bởi trong nhà không có chuột bọ và không có trộm cắp.

Tận Thế và Hội Long Hoa xảy ra như thế nào?

Page 2: Tận Thế và Hội Long Hoa xảy ra như thế nào? · đau đớn hơn hết là con người đua nhau nồi da xáo thịt gây nên ... hay không mà TA dám tiên ... Hoa

Sydney, 18-7-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Thương nhân mến vật là bậc Thánh Hiền, Cửa Thánh nhà Tiên về miền xưa ấy. Sửa sai sửa quấy mới thấy Thượng Nguơn

Không có gì hơn hết cơn đau khổ. Hoa rừng đua trổ hoa súng dưới ao, Sen ở dưới bàu mùi thơm bát ngát. Trái cây không chát mà chẳng có chua, Đổi tiết thay mùa tàn cây thảo mộc. Không còn bẻ chọc trồng cực như nay, Trái cây có hoài ăn không có hết. Thật là mê mết cái cảnh Thượng nguơn, Cây lá như đờn lá reo lên tiếng. Không còn ao giếng bàu vũng như nay, Đất chẳng có cày gieo ngay hạt giống. Tự nhiên có mộng nẩy nở phát sinh, Chẳng phải có sình đất xinh tuyệt đẹp. Không còn giày dép đi hỡi giẫm bừa, Đất đổi buổi trưa chiều thời thấy khác. Trời mưa man mát ánh nắng hồng soi, Các thú các loài sống chung hớn hở. Người không trêu trớ giết bắn thú lang, Nó ở dưới làng người dân thương mến. Ngày kia tại bến nước chẳng xuồng ghe, Cá thu cá mè làm ghe nó chở. Người ơi ráng nhớ sung sướng vô cùng, Ngủ chẳng giăng mùng không ruồi không muỗi

Ráng đi cho giỏi thay lớp đổi màn, Dân chúng cả làng cơ quan bản thể. Không còn kinh kệ kêu réo như nay, Không có hằng ngày cuốc đai còn khổ. Đất thì không lỗ không chỗ lố gò, Trời đất ban cho san bằng lập lại. Không còn đạo phái đạo nọ đạo kia, Không sớm không khuya không chiều không sáng

Người đi thấy dạng giống hệt tiên nga, Không còn ơ à cô bà ỉ lại. Ngày sau trai gái ơi hỡi rất hiền, Không có lụy phiền lời qua tiếng lại. Nhắc cho người hãy ráng sống tới đời, Thương nhau không rời khít bên năm tháng

Bây giờ quá chán cái cảnh chát chua, Trời đổi tiết mùa sau chùa biến mất. Tiền không có cất sau có xài hoài, Bạc tiền ngày nay sương mai mục nát. Sau này đồng bạc giá trị vô cùng, Sống cảnh ung dung trùng phùng vĩnh cửu.

Nước nhà quy tụ nhựt nguyệt thay nhau, Trăng sáng đủ màu trời hồng thanh đạm Bụi đâu có bám gió thổi vi vu, Không có lao tù, nhà thương cũng dẹp. Không giày không dép đất cát pha lê, Cây mọc hướng về mùa nào cũng có. Nói về mưa gió mưa dạng như kim, Mưa rất êm đềm hạt mưa nhỏ rít.

Gió giông không dịch thổi tấp ạt ào, Ngọn gió ngạt ngào ngày nào cũng có. Nói về cây cỏ mọc ven bên đường, Cỏ còn biết thương người đi trong sạch Nó còn biết lách mọc cách thức nào, Nói về cải rau thiên nhiên gieo giống. Thấy không có mộng mọc thật ngộ đời,

Non nõn vậy thời tuyết sương vun tưới Lòng từ khấp khởi nhắc đến thú cầm, Mình quá giết đâm thù thâm cấu xé. Giết đâm thú nhé nó hận oán mình, Đời nay ráng nhìn quả căn phải trả. Bây giờ tập xóa thương vật mến nhơn,

Sau đời Thượng Nguơn chập chờn thấy nó

Keo sơn gắn bó nó sẽ gần mình, Kết bạn thâm tình với loài thú dã. Nói về bầy cá bơi lội dưới sông, Nước trời lọc trong vi mang thấy rõ. Mắt cá rất tỏ nó thấy người đi, Khoe vảy khoe vi nó đùa lấp lánh. Còn chim xòe cánh bay sát bên mình, Như muốn kết tình líu lo kêu hót. Không còn đau xót ghê gớm như nay, Cọp beo rừng dài làm mền làm gối. Nếu đi mệt mỏi nó tới ngả lăn, Làm chiếu làm chăn ngả lưng đôi phút Như tình cốt nhục kết nghĩa thâm giao Ngày ấy ngày nào Thầy cho người biết Đời nay đã tiệt mới đến nghe chưa, Thượng Nguơn Trời chừa Tân dân Phật đợi

Cứ tu đừng sợ vui vẻ bình an, Đừng có tính toan lụa vàng tài chất. Một mai đã mất không thấy Thượng Nguơn,

Thánh Đức nghe đờn Tiên Ông đã khảy Nhắc cho trai gái đạo phái cùng chung,

Lão đã điên khùng ngày cùng cho biết. Bài này Thầy viết trước nhắc người xưa

Ngày nay quá thừa thôi Thầy yên nghỉ .

Nam Mô Đức Phật Tổ Phật Thầy Bửu Sơn Kỳ Hương.

Thầy xin tất cả quý vị đạo hữu cùng đồng bào hoan hỉ cho Bần Sĩ nói trong bài Lôtô Thượng Nguơn Thánh Đức. Có thiệt hay không mà TA dám tiên đoán như vậy? Chưa ai thấy. Nếu Bần Sĩ kể ra, chắc cũng có những người cho rằng nói chuyện hoang đường. Như thế cũng không sao. Nhưng dù sao cũng hầu giúp vui, mong bá tánh phấn đấu tu hành theo lời Phật dạy. Lời của Bần Sĩ là để nung đúc tinh thần mọi người tinh tiến trên đường đạo, nhìn về phía trước đẹp đẽ cố gắng vươn lên. Ta không thể trả lời có hay không. Trong đời Thượng Nguơn thay đổi tất cả. Ngay việc ăn uống cũng đổi thay. Bần Sĩ xin kệ như sau:

Thi bài.

Ăn để sống vui chơi xem cảnh, Không còn ăn như tánh phàm đời. Thượng Nguơn ăn uống vui chơi, Tạm dùng hoa quả Phật Trời thưởng ban

Trái cây chẳng leo thang mà hái, Gần bên mình đi lại tay cầm. Như chờ người đã nhiều năm, Ăn thời một trái ngồi nằm mấy trăng. No mãi mãi không ăn nhiều quá, Trời thưởng ban no dạ hằng ngày. Muốn ăn thì có bớ ai, Trái cây hoa quả bắp khoai gần kề. Muốn ăn nó khỏi bê khỏi lượm, Dâng tới mình từng nhóm từng cành. Thò tay bế nhẹ không nhanh, Nếm mùi trái ngọt thơm lành thiên nhiên.

Nay Thầy đã nhủ khuyên ráng sống, Đừng bỏ tâm lêu lổng nghe người. Ráng gieo phước đức cho dư, Tới ngày Nguơn Thượng thân người thanh bai.

Ăn miếng gì khỏi nhai khỏi nghiến, Vừa ăn vô sẽ biến mất rồi. Sống đến đời ấy ráng coi, Không phải nấu nướng bếp nồi như nay

Dân nguơn ấy sống hoài tột bực, Trời thanh thanh không nực không nồng

Không còn bão táp mưa dông, Uống ăn không phải gieo trồng như nay

Đó là cảnh bồng lai tại thế, Kêu dân ơi kinh kệ sớm chiều. Đời nay Thầy thấy quạnh hiu, Nhìn coi phong vũ chắc tiêu không còn

Ngày Thánh Đức món ngon không có, Ngày với đêm sáng tỏ như đèn. Uống ăn không có ngợi khen, Mười ngày một bữa của Tiên thưởng người

Đời ấy chẳng ác ư bận rộn, Không còn nghe nguy khốn vang rền. Con người không có tuổi tên, Sống hoài sống mãi kề bên Phật Trời. Nay Thầy có mấy lời bịa đặt, Xin lỗi người TA nhắc điên khùng. Chừng nào sấm nổ không trung, Tan mây mất gió ngày cùng rồi coi.

(Đường Về Tà Lơn tr. 132-136, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2013)

Phụ lục:

Thương hải tang điền ắt chẳng yên, Thiên địa diệt gian dĩ thiện riêng.* 7/3

Cơ thâm họa diệt từ đây có, Bộ máy Thiên Cơ ắt đảo huyền. TUẤT HỢI nhị niên giai tiền định, Huờn lai Thượng Cổ mới bình yên.

(Lộ Chút Cơ Huyền, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

(Lộ Chút Cơ Huyền, Đức Huỳnh Giáo

Đời Thượng Nguơn